Ngày 02-01-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 03/01: Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn – Lm. Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:26 02/01/2023


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Hôm sau, khi ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.

Tôi đã không biết Người, nhưng tôi đến làm phép rửa trong nước để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en.” Ông Gio-an còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: ‘Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.’ Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”

Đó là lời Chúa
 
Cuốn theo Thánh Thần
Lm. Minh Anh
15:39 02/01/2023

CUỐN THEO THÁNH THẦN
Tôi đã không biết Người!”.

Moody nói, “Tôi tin chắc, ngay khi lòng chúng ta không còn kiêu ngạo, ích kỷ, tham vọng và mọi điều trái luật Chúa, thì Chúa Thánh Thần sẽ lấp đầy mọi ngóc ngách trong đó. Nhưng nếu lòng chúng ta đầy kiêu ngạo, tự phụ và tham vọng thế gian, Chúa Thánh Thần sẽ không có chỗ. Phải trống rỗng trước khi được lấp đầy; bấy giờ, bạn mới có thể ‘cuốn theo Thánh Thần!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay giới thiệu Gioan, một người đã nên trống rỗng để được lấp đầy! Là vị tiền hô của Chúa Giêsu, nhưng thoạt tiên, Gioan khiêm tốn nhìn nhận, “Tôi đã không biết Người!”; tuy thế, Gioan vẫn để cho mình được gợi hứng bởi Thánh Thần và ‘cuốn theo Thánh Thần!’.

Quả vậy, Gioan đã không để cho sự không chắc chắn về các chi tiết ngăn cản mình; vì lẽ, Thiên Chúa có một kế hoạch và Gioan ý thức mình được kêu gọi để tham gia vào kế hoạch đó. Và ngay khi biết hướng nào phải đi, Gioan đã đi, bất chấp việc không biết chính xác điểm đến! Đôi khi, chúng ta cũng muốn có một sự hiểu biết đầy đủ về kế hoạch của Chúa, nhưng lại ngần ngại tiến về phía trước cho đến khi chắc chắn biết chính xác điều gì phải làm. Tuy nhiên, hiếm khi Thiên Chúa cho ai đó một cái nhìn đầy đủ về những hoạch định của Ngài trước khi người ấy bắt đầu. Ngài muốn chúng ta tín thác, hành động theo những gì đã biết và tin chắc; phần còn lại, Ngài lo. Không phải không cần, hoặc không nên có một tầm nhìn xa như mỗi người có thể, nhưng chúng ta đừng trông mong việc Chúa cho chúng ta tham gia vào “kế hoạch tổng thể” của Ngài. Khi Chúa gọi, phản ứng tốt nhất của chúng ta là đi theo mà không thắc mắc về đường lối, và cứ cho phép mình được ‘cuốn theo Thánh Thần!’.

Thực tế là chúng ta phải tuyệt đối tin cậy nơi Chúa và hết sức chú ý đến công việc của Ngài; từ đó, đọc ra kế hoạch Ngài định. Gioan đã nhận ra Chúa Giêsu vì Gioan hoàn toàn chú ý đến những dấu chỉ Chúa Cha ban. Dấu chỉ đó là Thánh Thần, “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần”. Thiên Chúa thường không phán với chúng ta qua những khải tượng và những dấu chỉ đặc biệt; tuy nhiên, nếu chúng ta có một thái độ cởi mở như Gioan trước những linh hứng của Thánh Thần và nhìn thấy thánh ý Thiên Chúa trong các biến cố chung quanh, chúng ta cũng sẽ nhận ra kế hoạch của Ngài cho cuộc đời mình, và làm theo kế hoạch đó. Thời gian quan trọng nhất để lắng nghe tiếng Chúa là trong khi cầu nguyện! Vì vậy, việc dành thời gian để ở bên Chúa phải là một phần trong thói quen hàng ngày của mỗi người chúng ta; nhờ đó, bạn và tôi mới có thể ‘cuốn theo Thánh Thần!’.

Anh Chị em,

“Tôi đã không biết Người!”. Thật lạ lùng khi Gioan nói, “không biết Người!”. Hiểu biết của Gioan ở đây là sự hiểu biết về một Đấng Messia, mặc dù trước đó, Gioan biết rõ Chúa Giêsu là ai, một người họ hàng với Gioan, con trai của người em họ mẹ mình; và cũng có thể Gioan đã biết Chúa Giêsu khi còn trẻ trước khi Gioan đi vào sa mạc. Tuy nhiên, Gioan vẫn nói rõ, Gioan không biết Chúa Giêsu cho đến khi Thánh Thần tiết lộ danh tính thực sự của Ngài. Rõ ràng, Gioan đã làm cho lòng mình trống rỗng; ở đó, “không còn kiêu ngạo, ích kỷ, tham vọng và mọi điều trái luật Chúa”. Và Thánh Thần đã có cơ hội lấp đầy con người khiêm hạ này! Chớ gì nhìn nhận khiêm tốn của Gioan cũng là nhìn nhận thực sự của bạn và tôi khi lòng chúng ta không còn “kiêu ngạo, tự phụ và tham vọng thế gian”; bấy giờ, Chúa Thánh Thần sẽ có chỗ, và Ngài cũng sẽ lấp đầy. Và rồi, như Gioan, bạn và tôi có thể thanh thản để mình ‘cuốn theo Thánh Thần!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con can đảm bước ra khỏi vùng an toàn của mình, dám trở nên trống rỗng, hầu cũng được lấp đầy; bấy giờ, con có cơ may ‘cuốn theo Thánh Thần!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngài Đã Ở Đây, Trước Đó - John 1:29
Nguyễn Trung Tây
19:07 02/01/2023
Nguyễn Trung Tây

Ngài Đã Ở Đây, Trước Đó – John 1:29


Trong quá khứ, những nhà truyền giáo được hiểu là họ phải vượt đường biên giới quốc gia để mang Tin Mừng của Đức Giêsu tới những vùng đất dân ngoại, nơi đó người dân địa phương chưa nhận ra Đức Giêsu Kitô.

Nhưng cách hiểu này đã thay đổi dựa vào mô hình Gioan Tiền Hô. Khi nhận ra Đức Giêsu xuất hiện giữa đám đông người Do Thái, ngôn sứ Gioan đã giới thiệu Ngài tới người dân Do Thái bằng một tuyên ngôn truyền giáo: “Đây Chiên Thiên Chúa” (John 1:29).

Qua tuyên ngôn truyền giáo John 1:29, ngôn sứ Gioan Tiền Hô đưa ra đồng thời cũng xác nhận một nét thần học. Đó là, Đức Giêsu đã và đang xuất hiện, đồng hành, và sinh hoạt với người địa phương. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo tôn giáo Gioan chính là giới thiệu Đức Giêsu Kitô, Đấng đang có mặt trong vùng nhưng chưa được nhận ra, tới người dân địa phương.

Tương tự như thế, dựa vào mô hình truyền giáo Gioan Tiền Hô, nhà truyền giáo và các vị lãnh đạo giáo hội địa phương của ngày hôm nay cũng có nhiệm vụ giúp người dân bản xứ nhận ra Đức Giêsu Kitô đã ở đây, trước đó, giữa người dân địa phương.

Chuyện kể trong nhà nguyện của một giáo xứ truyền giáo tại đảo quốc Samoa có một bức tranh tường. Người họa sĩ vẽ bức tranh diễn tả lại giây phút người dân bản xứ kéo tới bãi biển chào đón thuyền gỗ chở những nhà truyền giáo phương xa. Giữa đám đông dân chúng tụ họp tại bãi biển, người ta nhận ra Đức Giêsu cũng đứng giữa cư dân địa phương. Ngài cũng tươi cười rạng rỡ chào đón những nhà truyền giáo thuyền gỗ. Thần học gia kết thúc bài giảng hôm đó bằng một câu hóm hỉnh, “Thật là bất ngờ, Đức Giêsu Kitô cất tiếng hỏi những nhà truyền giáo một câu: ‘Thầy đã sinh hoạt ở đây từ bao lâu rồi! Sao mãi bây giờ các con mới tới?’”

(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta, sẽ xuất bản)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người viết tiểu sử Đức Bênêđíctô nói: Đức Bênêđictô XVI là một vị thánh. Tôi sẽ rất nhớ đến ngài
Đặng Tự Do
05:54 02/01/2023


Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “Benedict XVI is a saint. I will miss him terribly”: His biographer shares his closeness”, nghĩa là “Người viết tiểu sử Đức Bênêđíctô chia sẻ sự gần gũi với ngài và nói: “Đức Bênêđictô XVI là một vị thánh. Tôi sẽ rất nhớ đến ngài”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.

Peter Seewald đã đồng hành với Đức Bênêđictô XVI trong hơn một phần tư thế kỷ trên phương diện báo chí. “Lần tới tôi sẽ gặp lại anh trên thiên đường,” Đức Bênêđíctô nói, khi vẫy tay tạm biệt tôi.

“Mọi thứ về Đức Bênêđictô XVI rất khiêm tốn, đơn sơ, dễ tiếp cận. Tôi đã rời bỏ Giáo hội, nhưng tôi quay về khi trải nghiệm các ấn tượng bởi cách Đức Ratzinger nói về tình yêu.” Peter Seewald sinh năm 1954, là người đã đồng hành, trong hơn một phần tư thế kỷ, trên phương diện báo chí với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger sau này là Đức Bênêđíctô XVI, vị Giáo hoàng danh dự đầu tiên trong nhiều thế kỷ.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này cho Aleteia, nhà báo người Đức nêu bật lòng dũng cảm của Đức Giáo Hoàng Danh dự trong việc bảo vệ đức tin, không màng đến sự nổi tiếng và không thỏa hiệp. Ngài là một thiên tài, được yêu mến và bị ghét bỏ. Đức Bênêđictô XVI là một vị thánh. Tôi sẽ rất nhớ đến ngài”

“Công nghiệp của ngài sẽ còn mãi.”

Seewald, tác giả của cuốn tiểu sử hai tập Cuộc Đời Đức Bênêđíctô, cho biết: “Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, huấn quyền của Đức Bênêđictô XVI là không thể thiếu đối với tương lai của Giáo hội.

Những cảm xúc và suy tư nào mà những ngày cuối cùng trong cuộc đời của Đức Bênêđictô XVI khơi dậy nơi anh?

Một mặt, tôi rất buồn khi Đức Giáo Hoàng Danh dự kết thúc cuộc đời trần thế của mình. Đáng buồn hơn hết là ngài đã phải chịu đựng quá nhiều. Mặt khác, tôi đã cầu nguyện cho ngài có một cái chết êm đẹp để được “về quê hương” vĩnh hằng, là điều mà ngài đã mong mỏi từ lâu.

Hình ảnh về nhiều cuộc gặp gỡ của chúng tôi cũng lướt qua tâm trí tôi. Là một cựu đảng viên cộng sản và là nhà văn của Der Spiegel, một tuần báo nổi tiếng của Đức, tôi không cảm thấy đặc biệt gần gũi với Đức Joseph Ratzinger. Đó là lý do tại sao tôi càng ngạc nhiên hơn khi bắt gặp trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi vào tháng 11 năm 1992, một người không mảy may có chút gì là ông hoàng của Giáo hội, và thậm chí chẳng có chút gì là “Hồng Y Panzer”, hay “Hồng Y thiết giáp” một thuật ngữ do những người chỉ trích Đức Ratzinger đặt ra. Panzer là một loại xe tăng được Đức Quốc xã sử dụng trong Thế chiến II.

Mọi thứ về ngài có vẻ khiêm tốn, đơn sơ, dễ gần gũi. Tôi đã rời bỏ Giáo hội, nhưng tôi có ấn tượng sâu sắc với cách Đức Ratzinger nói về tình yêu. Ngài đã chỉ ra rằng tôn giáo và khoa học, đức tin và lý trí không đối lập nhau như thế nào.

Cách dạy bảo của ngài làm tôi nhớ đến những vị thầy tâm linh không thuyết phục người ta bằng những bài học sáo rỗng, mà bằng những cử chỉ lặng lẽ, những ám chỉ nhẹ nhàng và nhiều đau khổ. Trên hết, thông qua tấm gương của chính ngài, bao gồm sự chính trực, trung thực, can đảm và sẵn sàng chịu đựng.

Tôi thấy sự dũng cảm của ngài để đứng lên bảo vệ niềm tin của mình là đặc biệt gây ấn tượng. Ngay cả khi vì thế mà ngài không được người ta ưa chuộnh. Đặc biệt khi ngài chống lại mọi nỗ lực biến thông điệp của Chúa Kitô thành một tôn giáo phù hợp với nhu cầu của “xã hội dân sự”.

Ngài nói: “Giáo hội có ánh sáng từ Chúa Kitô. Nếu nó không thu được ánh sáng đó và truyền nó đi, thì nó chẳng khác gì một mảnh đất buồn tẻ.”

Tôi cũng thích sự thanh thản, thái độ cao quý, sự hài hước của ngài. Đức Bênêđictô XVI là một vị thánh. Tôi sẽ rất nhớ đến ngài.

Anh nghĩ Đức Bênêđíctô sẽ được nhớ đến như thế nào?

Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta và vào sự phát triển của Giáo hội. Dù sao đi nữa, Đức Joseph Ratzinger đã để lại một khối tác phẩm trong đó ngài đưa ra những câu trả lời quan trọng cho các vấn đề của một xã hội đã đánh mất ý thức về Thiên Chúa; và các vấn nạn của một Giáo hội đang đánh mất niềm tin.

Có một điều chắc chắn: với sự qua đi của Đức Bênêđictô XVI, thế giới đã mất đi một nhân cách phi thường. Không phải ngẫu nhiên mà ngài được coi là một trong những trí thức quan trọng nhất của thế kỷ và là nhà thần học vĩ đại nhất từng đảm nhận chức vụ giáo hoàng. Nhiều người coi ngài là Tiến sĩ Hội thánh thời hiện đại. Trong mỗi bài viết của mình, thái độ cơ bản của ngài rất rõ ràng: Giáo hội và đức tin không thể được tạo ra bởi một người cho riêng mình.

Nếu Chúa hiện hữu, nếu mặc khải hiện hữu, nếu nền tảng của Chúa Giêsu hiện hữu, thì điều này không đến từ chúng ta, mà đến như một ân sủng. Đối với những kẻ thù của mình, ngài có thể vẫn là “Hồng Y thiết giáp” khủng khiếp, nhưng hàng triệu người Công Giáo trên khắp thế giới nhìn thấy ở Đức Bênêđíctô ánh sáng trên ngọn đồi, một biểu tượng của sự chính thống để định hướng bản thân. Công việc của Đức Bênêđíctô sẽ tồn tại.

Tôi rất vui được tham gia cùng người kế nhiệm của ngài trong đánh giá này. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, huấn quyền của Đức Bênêđictô XVI là điều không thể thiếu cho tương lai của Giáo hội. Thật vậy, “nó sẽ” ngày càng vĩ đại và mạnh mẽ hơn từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

Kỷ niệm cuối cùng của anh về Đức Bênêđictô XVI là gì?

Ngài đã bị yếu sức buộc phải sử dụng xe lăn trong một thời gian dài. Tinh thần của ngài rất tỉnh táo, nhưng gần đây giọng nói của ngài trở nên yếu ớt đến mức hầu như không thể nghe được. Trong cuộc gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi, vào ngày 15 tháng 10, điều có thể sờ thấy rõ nhất là nỗi đau khổ mà ngài mang trên vai, nỗi buồn sâu sắc của ngài về những gì đang xảy ra trên thế giới và cuộc khủng hoảng trong Giáo hội, đặc biệt là ở quê hương của ngài.

“Papa Benedetto, cha nghĩ tại sao cha vẫn chưa được về với Chúa?” Tôi đã hỏi Đức Giáo Hoàng danh dự. Câu trả lời của ngài là ngài vẫn phải ở lại, như một “dấu chỉ”. Một dấu chỉ của tiến trình mà ngài đang bảo vệ; đó là thông điệp của Chúa Giêsu, người mà ngài đã dành trọn cuộc đời mình để truyền đạt một cách thuần khiết.

“Lần tới tôi sẽ gặp lại anh trên thiên đường,” ngài nói, vẫy tay tạm biệt tôi. Ngài biết chính xác cuộc hành trình sẽ đi về đâu và điều gì đang chờ đợi ngài ở đích đến. Lời hứa về cuộc sống vĩnh cửu của Chúa Kitô là một trong những chủ đề yêu thích của Đức Bênêđíctô.

Ngài từng nói: “Nếu việc thuộc về Giáo hội có ý nghĩa gì, thì đó là việc nó mang lại cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu và do đó, cuộc sống công bằng và chân chính. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”

 
Phản ứng trước sự ra đi của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
15:58 02/01/2023

Đại đa số người Công Giáo đều cảm thấy mất mát lớn khi Đức Bênêđíctô XVI quá vãng vì dù thế nào, ngài vẫn đã là vị Cha chung của họ, và do đó, một nguồn cảm xúc sâu xa đã tràn ngập tâm hồn họ trong những ngày này.

Trong một bài trước, chúng tôi đã đề cập đến phản ứng một của một số thân hữu, học trò, giáo phẩm, chính khác, nhà báo, nhà bỉnh báo trước sự ra đi của ngài. Tất cả, tất nhiên, đều hết lời ca ngợi ngài.



Tuy nhiên không thiếu các thái độ dè dặt đối với ngài, ngay trong giới Công Giáo. Tạp chí CruxNow chẳng hạn, trong khi lên tiếng ca ngợi các đóng góp của ngài, đã không quên nhắc nhở bạn đọc về khía cạnh gây tranh cãi của ngài.

Thực vậy, Elise Ann Allen chạy hàng tít sau đây: “World mourns loss of complicated, controversial and cerebral Pope Benedict” (Thế giới tiếc thương việc mất Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI phức tạp, gây tranh cãi và đầy đầu óc). Còn John Allen Jn. thì chạy hàng tít “Death of Benedict XVI marks passing of a ‘Pope of Ironies’” (Cái chết của Đức Bênêđíctô XVI đánh dấu việc ra đi của một vị “Giáo hoàng của những nghịch lý”).

Theo Elise, khắp thế giới, các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, cũng như các nhà tranh đấu và cựu đồng nghiệp và bạn bè, đã tưởng niệm cuộc đời và di sản của Đức cố Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, chào kính ngài như một trong các đầu óc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 và thế kỷ 21.

Trong khi nhiều người vẫn tiếp tục nêu vấn đề với một số chính sách của Đức Bênêđíctô XVI về luân lý và tín lý và các nhà phê bình vẫn còn tra vấn thành tích chống nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục.

Ca ngợi

Về phía ca ngợi, Elise tường thuật phát biểu của Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Còn Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay, thì cho rằng Đức Bênêđíctô XVI là một người bạn của bản thân ngài, và cái chết là “một mất mát lớn” không những cho Giáo Hội hoàn cầu mà còn là “một mất mát đặc biệt cho các Giáo hội Á Châu vì ngài vốn là một người ủng hộ lớn lao cho Giáo Hội tại Á Châu”. Đức Hồng Y cho rằng qua suốt triều Giáo Hoàng của Ngài, Đức Bênêđíctô XVI “hoàn tất điều Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng gieo vãi và suy tư”.

Đức Hồng Y Gracias cũng cho rằng “Ngài là một trong các thần học gia vĩ đại nhất thời ta. Lịch sử sẽ phán xử ngài một cách tốt đẹp, thuận lợi như một người đã đóng góp cho sự tiến triển của thần học. Tôi rất khâm phục tính đa dạng trong các chủ đề được ngài nói đến và sự sâu sắc trong cái hiểu Kinh thánh của ngài”, cả phụng vụ cũng thế.

Còn về phía các chính khách, hôm qua chúng tôi đã nhắc đến phát biểu của Joe Biden. Riêng Costa Rica, một đất nước đa số theo Công Giáo, Tổng thống Rodrigo Chaves Robles đã công bố 4 ngày để thương tiếc Đức Bênêđíctô XVI.

Vua Charles của Vương quốc Thống nhất tỏ “niềm đau buồn sâu xa” trước tin Đức Bênêđíctô XVI qua đời, nhắc nhớ chuyến tông du của Đức Cố Giáo Hoàng năm 2010 tại Vương quốc Thống nhất và ca ngợi “ các cố gắng liên tục cổ vũ hòa bình và thiện chí đối với mọi người”.

Điều hiếm hoi là Tổng thống Nga, Vladimir Putin, ca ngợi Đức Bênêđíctô XVI như “nhân vật tôn giáo và nhà nước xuất chúng, một người bảo vệ các giá trị Kitô truyền thống. Tôi sẽ luôn duy trì mãi mãi những ký ức sáng lạn về ngài”.

Ursula von der Leyen, Chủ tịch Cao Ủy Âu Châu, cho hay Đức Bênêđíctô XVI “đã thiết lập một dấu hiệu mạnh mẽ qua việc ngài từ chức” và tự coi mình “trước nhất là tôi tớ của Thiên Chúa và của Giáo Hội ngài. Một khi sức lực thể lý giảm đi, ngài tiếp tục phục vụ qua sức mạnh của lời cầu nguyện”.

Bên cạnh đó, ta có các nhân vật tôn giáo hoàn cầu biểu lộ đau buồn và tưởng nhớ Bênêđíctô XVI. Chủ tịch Hội đồng Do thái Thế giới, Ronald S. Lauder, gọi Bênêđíctô XVI “là nhân vật cao ngất”, người, trong tư cách Hồng Y và giáo hoàng “đã đem lại cho mối tương quan Công Giáo – Do thái giáo một căn bản thần học và sự hiểu biết thăng tiến. Không vị giáo hoàng nào trước ngài từng thăm viếng nhiều hội đường như ngài, và ngài đã tạo ra điểm gặp gỡ với các đại diện cộng đồng Do Thái bất cứ khi nào ngài viếng thăm một nước ngoài”.

Ông nói rằng “Phần lớn, chính trên việc xây nền của Đức Bênêđíctô mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã củng cố tình thân hữu và dây liên kết giữa người Do Thái và người Công Giáo”.

Cả Liên đoàn Phật giáo Ý cũng ca ngợi Đức Bênêđíctô XVI như “con người của suy tư và tìm tòi thần học sâu sắc, lưu tâm tới đối thoại liên tôn”.

Họ cho rằng “tầm cỡ ngài như một học giả đường bệ đi song hành với sự hiền lành của ngài. Việc ngài từ bỏ ngai giáo hoàng là một cử chỉ tác động lên toàn thế giới và cộng đồng các tín đồ của mọi tín ngưỡng”.

Cộng đồng Hồi giáo ở Rôma cũng bày tỏ các thiện cảm của họ và ca ngợi “tầm cỡ thần học” của Đức Bênêđíctô XVI, một tầm cỡ “tạo dịp cho cuộc tranh luận trí thức giữa các Kitô hữu và thế giới Hồi Giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện để niềm khao khát sự thật này cuối cùng có thể gặp Chúa của nó trong nền hòa bình vĩ đại”.

Họ không nhắc chi tới bài diễn văn Regensburg năm 2006, một bài diễn văn vốn làm nổi lên nhiều phản đối khắp thế giới Hồi Giáo về một trích dẫn của một hoàng đế Byzantine, người đã liên hệ Muhammad với bạo lực.

Điều đáng lưu ý là các phát biểu của Đức Cha Georg Bätzing chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức và của Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich và Freising. Hai vị này, trong hàm ý của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, đã gây rất nhiều đau khổ cho Cố Giáo Hoàng trong vụ tố cáo ngài che đậy lạm dụng.

Bätzing ca ngợi Đức Bênêđíctô như “một thần học gia vĩ đại, một linh mục và giám mục đầy thuyết phục, một nhân chứng của đức tin, đức cậy và đức mến, và một nhân cách mà lời nói kéo được chú ý khắp thế giới”.

Bätzing nói thêm, “Hôm nay là một ngày tang chế và giã từ, nhưng theo tôi từ trong thâm tâm, đúng ra nó là một ngày tạ ơn và tôn kính một vĩ nhân của Giáo hội nhiều hơn”. Vị giám mục này gọi ngài là “một thần học gia sáng chói”, người, giống một số ít khác, “cố gắng hết mình làm cho đức tin trở nên rõ ràng với người ta”.

Còn Hồng Y Reinhard Marx thì ca ngợi Đức Bênêđíctô như “một giáo hoàng vĩ đại, người đã thi hành chức vụ mục tử của mình một cách thẳng thắn và đầy đức tin tuyệt diệu”.

Vị Hồng Y này nói tiếp, “Là một thần học gia, ngài lên khuôn Giáo Hội về lâu về dài một cách bền vững (nhưng bản thân ngài) vẫn luôn khiêm tốn và luôn đặt vai trò của ngài lên phía trước chứ không phải con người ngài”. Vị Hồng Y này ngỏ lời cám ơn Đức Bênêđíctô về “nền thần học tuyệt vời và một chứng từ đầy ấn tượng về sự sống và đức tin. Di sản của ngài sẽ tiếp tục sinh hiệu quả”.

Chỉ trích

Mặc dù các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo đã dành nhiều lời khen ngợi cho Đức Bênêđictô, nhưng cái chết của ngài cũng mang lại tiếng nói mới cho những người chỉ trích nghi ngờ hồ sơ của ngài về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ; họ nói rằng lập trường của ngài về các vấn đề như đồng tính luyến ái đã gây tổn hại lớn cho các cá nhân và gia đình.

Anne Barret Doyle, đồng giám đốc của Bishop Accountability, cho biết Đức Bênêđictô XVI sẽ được nhớ đến một cách đáng buồn “vì ngài đã không đạt được điều lẽ ra phải là công việc của ngài: khắc phục hậu quả khôn lường đã gây ra cho hàng trăm ngàn trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi các linh mục Công Giáo.”

Bà nói: “Khi từ chức Giáo hoàng, ngài đã để lại quyền lực cho hàng trăm giám mục đáng trách và một nền văn hóa giữ bí mật nguyên vẹn”.

Doyle lập luận rằng công bằng mà nói, Đức Bênêđictô XVI đã đạt được một số bước quan trọng, chẳng hạn như quyết định hợp nhất tất cả các trường hợp giáo sĩ lạm dụng tình dục trong Bộ Giáo lý Đức tin (DDF) của Vatican, mà bà nói, “dường như đã sắp xếp hợp lý diễn trình áp dụng kỷ luật đối với các linh mục sai lầm và dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong việc sa thải các linh mục lạm dụng, đặc biệt là khi Đức Bênêđictô XVI trở thành giáo hoàng”.

Bà cũng hoan nghênh quyết định xử phạt linh mục nổi tiếng người Mễ Tây Cơ, Cha Marcial Maciel, người sáng lập có ảnh hưởng của Legionaries of Christ [Đạo binh Chúa Kitô], nhưng nói rằng tới thời điểm thừa tác vụ của Maciel bị hạn chế, “nhiều nạn nhân của ông đã đứng ra tố cáo, và bằng chứng chống lại ông đã được đưa ra không chỉ có tính áp đảo mà còn công khai”.

Trích dẫn điều bà cho là sự chậm chạp trong hành động và trong việc huyền chức các linh mục lạm dụng nổi tiếng ngay từ đầu, Doyle lập luận rằng Đức Bênêđictô “cuối cùng đã làm tổn thương đức tin mà ngài trân trọng. Nếu ngài trừng phạt nghiêm khắc việc che đậy hành vi lạm dụng tình dục trẻ em như việc ngài đã làm với việc vi phạm tín lý, thì ngài đã có thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục rồi”.

Tương tự, một tuyên bố từ Mạng lưới những người sống sót trong số những người bị các linh mục lạm dụng (SNAP) lập luận rằng Đức Bênêđictô “quan tâm nhiều đến hình ảnh bị xấu đi của Giáo hội và lượng tài chính cho Phẩm trật hơn là nắm được ý niệm thực sự xin lỗi, tiếp theo là việc đền bù thực sự cho các nạn nhân bị lạm dụng”.

“Di sản của Đức Bênêđictô trong tư cách là giáo hoàng đã bị vấy bẩn bởi vụ tai tiếng lạm dụng tình dục hoàn cầu vào năm 2010, mặc dù với tư cách là một Hồng Y, ngài chịu trách nhiệm thay đổi lập trường của Vatican về vấn đề này,” họ nói như thế, đồng thời cho biết bất cứ cuộc cử hành nào cho “những kẻ kích động lạm dụng như Đức Bênêđictô phải chấm dứt”.

Hồ sơ của Đức Bênêđictô về sự cam kết với cộng đồng LGBTQ cũng bị thách thức, với Marianne Duddy-Burke, Giám đốc điều hành của DignityUSA, nói rằng sự ra đi của Đức Bênêđictô “đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên dài và đau đớn đối với những người Công Giáo LGBTQIA+, gia đình chúng ta và toàn Giáo hội”.

Dù nhấn mạnh rằng mọi cái chết đều là một dịp đáng buồn và bày tỏ sự tiếc thương đối với những người thân cận với cố giáo hoàng, Duddy-Burke nói rằng với tư cách là người đứng đầu Thánh bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, Đức Hồng Y Ratzinger khi đó “đã gây ra thiệt hại to lớn cho những người LGBTQIA+ và những người thân yêu của chúng tôi".

Bà đơn cử lá thư năm 1986 của ngài, “Về việc chăm sóc mục vụ cho những người đồng tính luyến ái,” lá thư mà bà cho rằng đã dán nhãn hiệu cho khuynh hướng đồng tính luyến ái là “rối loạn một cách khách quan” và coi các mối liên hệ đồng tính là “xấu xa từ trong nội tại” và “về cơ bản là buông thả bản thân”.

Duddy-Burke nói: “Đức Bênêđictô XVI là một trong những nhà lãnh đạo hoàn cầu mạnh mẽ và có tiếng nói nhất đã chống lại chủ trương bình đẳng hôn nhân và những người đồng tính nam và đồng tính nữ nuôi dạy con cái, gây ra thiệt hại to lớn trên toàn thế giới".

Đồng tình với những bình luận của Duddy-Burke là Francis DeBernardo, giám đốc điều hành của New Ways Ministry, người trong một tuyên bố cũng chỉ trích bức thư năm 1986 của Đức Bênêđictô, mà theo ông đã gây ra “tổn hại mục vụ nghiêm trọng cho nhiều người LGBTQ+ và cho những người Công Giáo biết nhìn thấy sự tốt lành, thánh thiện và tình yêu Thiên Chúa trong mối liên hệ của các cặp đồng tính”.

Ông nhớ lại cuộc gặp gỡ tình cờ năm 1998 trên chuyến bay từ Rome đến Munich giữa Đức Hồng Y Ratzinger lúc bấy giờ và Nữ tu Jeannine Gramick, người đồng sáng lập Thừa Tác Vụ New Ways, trong khi Gramick đang bị Bộ Giáo Lý Đức Tin điều tra.

Trong tuyên bố, DeBernardo cho biết Gramick đã mô tả cuộc trò chuyện “giống như trải nghiệm con người của Đức Hồng Y: ấm áp và thân thiện, nhẹ nhàng, hài hước và dễ mến.”

“Mặc dù không đồng ý với quan điểm của ngài về đồng tính luyến ái, nhưng bà cảm thấy ngài là một người có đức tin sâu sắc và cam kết sâu sắc với Giáo hội để phục vụ dân Chúa,” ông nói như thế và lưu ý rằng, như Gramick đã kể, có lúc bà đã hỏi Đức Hồng Y Ratzinger xem liệu ngài có từng gặp người đồng tính nam hoặc đồng tính nữ nào chưa.

Ông nói, khi Ratzinger trả lời rằng ngài đã từng xem một cuộc tuần hành đòi quyền lợi cho người đồng tính ở Berlin, Gramick “rất buồn vì câu trả lời của ngài cho thấy ngài không có liên hệ bản thân với những người đồng tính nữ và đồng tính nam; hình ảnh của ngài về họ là những người biểu tình, không phải là những con người đầy đủ, yêu thương và tràn đầy niềm tin mà bà từng biết.

Người ít may mắn nhất

Đối với John Allen Jr., Đức Bênêđíctô XVI là một nhà trí thức thiên phú cố gắng trở thành một giáo hoàng giảng huấn nhưng thấy triều giáo hoàng của mình đôi khi bị lật úp bởi các cuộc khủng hoảng quản trị.

John Allen cho rằng theo quan điểm hoàn toàn giao tế nhân sự (PR), Đức Bênêđíctô có lẽ là người ít may mắn nhất khi nắm quyền lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo. Kẹp giữa hai vị giáo hoàng nổi tiếng là Gioan Phaolô II và Phanxicô, Đức Bênêđíctô cả thẹn và sống bằng đầu óc có lẽ lúc nào cũng có số phận bị đánh giá thấp.

Dù sao nhìn lại, Allen cho rằng ngài là vị “giáo hoàng cao ngất của những nghịch lý”.

Nghịch lý đầu tiên, trong phần lớn sự nghiệp của mình, nhà thần học và giám mục trở thành Đức Bênêđictô XVI vốn được coi là “Tiến sĩ Không” vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo do việc đứng đầu ngành tín lý của Vatican. Không có cuộc tranh cãi nào trong Đạo Công Giáo trong một phần tư thế kỷ, trong đó Đức Hồng Y Joseph Ratzinger không đóng vai trò lãnh đạo, thường là người áp dụng kỷ luật bắt các nhà thần học ương ngạnh phải thi hành đúng nhiệm vụ.

Tuy nhiên, sau khi trở thành giáo hoàng, Đức Bênêđictô đã đi tiên phong trong “Nền chính thống khẳng định”, nghĩa là trình bày giáo huấn Công Giáo cổ điển một cách lạc quan và tích cực nhất có thể. Ý tưởng là để nhấn mạnh chữ “có” Công Giáo hơn là chữ “không” truyền thống của Giáo hội.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2006, Đức Bênêđíctô nói rằng

“Kitô giáo, Công Giáo, không phải là một tập hợp những điều cấm đoán. Đó là một lựa chọn tích cực. Chúng ta đã nghe rất nhiều về những điều không được phép nên nay là lúc để nói rằng chúng ta có một ý tưởng tích cực để cung cấp”.

Nói cách khác, “Tiến sĩ Không” với tư cách là cơ quan giám sát giáo lý đã trở thành “Cha Có” trong tư cách giáo hoàng.

Nghịch lý thứ hai: Đức Bênêđíctô ít có thiên hướng lẫn huấn luyện về quản trị. Ngài từng tuyên bố “tôi không có đặc sủng quản trị”. Ngài đã phải trả giá đắt, đặc biệt với vụ “rò rỉ Vatican” vốn làm hoen ố các giai đoạn sau cùng của triều giáo hoàng của ngài và, trong con mắt của một số nhà quan sát, đã đẩy ngài đến chỗ từ chức.

Tuy nhiên, người không có tài quản trị này cũng đã đưa ra những cải cách quản trị mang tính lịch sử đối với hai nguồn chính gây ra tai tiếng cho đạo Công Giáo, đó là lạm dụng tình dục trẻ em và hồ sơ rõ ràng hỗn tạp của Vatican về tiền bạc. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên áp dụng chính sách “tuyệt đối không khoan nhượng” đối với lạm dụng, và là người đầu tiên mở cửa Vatican cho việc thanh tra các trương mục của mình do những người thế tục ở bên ngoài đảm nhiệm.

Khi làm như thế, Đức Bênêđictô đã phải đối đầu với sự phản đối mạnh mẽ nội bộ, và vào cuối triều đại của ngài, các viên chức phản đối cải cách ở cả hai mặt trận đã phần lớn hoạt động ngầm. Mặc dù chưa hoàn thành vào thời điểm nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài kết thúc, nhưng cả hai hoạt động dọn dẹp nhà cửa này đã được tiếp tục dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô.

Nghịch lý thứ ba, và có lẽ là nghịch lý đáng chú ý nhất, là việc một vị giáo hoàng đôi khi bị coi là kiêu ngạo và xa cách thực sự lại là một người khiêm tốn nổi bật.

Một thí dụ xảy ra ngay sau khi ngài đắc cử, khi ngài nhất quyết đòi trở về căn hộ ở Vatican để thu dọn đồ đạc và mang chúng trở lại căn hộ của giáo hoàng. Trước khi rời khỏi tòa nhà, ngài gõ cửa các vị Hồng Y khác sống ở đó – không phải để nói lời tạm biệt, vì rõ ràng là ngài sẽ gặp lại họ, mà để cảm ơn các nữ tu đã nấu nướng và dọn dẹp vì họ là những người hàng xóm tốt.

Khi Đức Phanxicô làm điều tương tự, trở lại một khách sạn ở Rome để thu dọn hành lý và thanh toán hóa đơn, nó đã trở thành một tin chấn động.

Đức Bênêđíctô chưa bao giờ nhận được những tràng pháo tay như vậy, một phần vì câu chuyện về “Chó Rottweiler của Chúa” xung quanh ngài khiến điều đó trở nên khó khăn.

Tất nhiên, sự từ bỏ quyền lực tự nguyện của Đức Bênêđíctô được cho là hành động khiêm tốn nhất của một vị giáo hoàng trong nhiều thế kỷ, nếu không muốn nói là mọi thời đại.

Nếu mong muốn của chính ngài được tôn trọng, ngài sẽ càng ít được chú ý hơn khi nghỉ hưu. Các phụ tá tiết lộ rằng cựu giáo hoàng ban đầu hy vọng sẽ trở lại quê hương Bavaria của mình, nhưng đã để mình được thuyết phục ở lại Rome với những mũ mão cân đai của ngôi vị giáo hoàng.

Một nhân vật phân cực trong phần lớn cuộc đời của mình, Đức Bênêđíctô XVI dường như nhận được sự đồng cảm cho đến cuối cùng ngay cả từ những người chỉ trích trước đây, một phần vì đã xử lý những năm sau khi nghỉ hưu của mình một cách đĩnh đạc và thận trọng. Bất chấp bất cứ sự khác biệt nào mà ngài có thể cảm thấy đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài đã cam kết lòng trung thành của ngài và hầu như đứng ngoài cuộc xung đột.

Nhà báo người Ý Ettore Bernabei từng mô tả Đức Bênêđictô XVI là “một chiến binh khiêm tốn và dễ mến vì sự thật.” Trong phần lớn cuộc đời của ngài, phần “chiến binh” trong công thức đó dường như là lớn nhất; chỉ khi về hưu, và bây giờ có lẽ là khi đã qua đời, thì sự niềm nở và khiêm tốn của Đức Bênêđictô cuối cùng đã được công nhận như nhau.

Còn 1 kỳ
 
Nhà thờ Công Giáo Thành phố Scott bị hư hại trong vụ trộm bất thành
Đặng Tự Do
17:05 02/01/2023


Sở cảnh sát thành phố Scott cho biết Nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse đã bị hư hại trong một vụ trộm bất thành. Nhà thờ tọa lạc tại 1002 Main Street.

Sở cảnh sát cho biết sự việc xảy ra trong khoảng thời gian từ 7 giờ tối đêm Giáng Sinh đến 8 giờ sáng ngày Giáng Sinh.

Cảnh sát cho biết bọn trộm ra về tay trắng nhưng có lẽ bực mình nên đã gây ra một số thiệt hại.

Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào liên quan đến tội phạm, hãy liên hệ với Sở cảnh sát thành phố Scott qua số 620-872-2133.
Source:KSN Tv
 
Câu chuyện đằng sau đôi giày đỏ của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI
Đặng Tự Do
17:07 02/01/2023


Khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI thoái vị vào năm 2013, ngài đã từ chức giám mục Rôma - và rời khỏi đôi giày da màu đỏ nổi tiếng của mình.

Trong thời gian trị vì của ngài, đôi giày đỏ của Đức Bênêđíctô đã trở thành một thương hiệu, truyền cảm hứng cho ABC News gọi ngài là “fashionista”, một người ưa chuộng thời trang. Tại một thời điểm khác, đôi giày của ngài đã gây ra tranh cãi sau khi có tin đồn thất thiệt cho rằng chúng được chế tác bởi nhà thời trang cao cấp nhất của Ý Prada.

Sự lựa chọn giày của Đức Bênêđíctô nổi bật bởi vì người tiền nhiệm và người kế vị của ngài - Thánh Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Phanxicô – mang những đôi giầy mầu đen. Tuy nhiên, việc các Đức Giáo Hoàng đi giầy màu đỏ là điều thường thấy trong nhiều thế kỷ.

Trong những bức ảnh về thi hài của Đức Bênêđictô XVI do Vatican công bố hôm nay, ngài mặc lễ phục màu đỏ và vàng và đi giày giáo sĩ màu đen thông thường.

Khác xa với những tuyên bố liên quan đến thời trang, trong đức tin Công Giáo, màu đỏ tượng trưng cho sự tử vì đạo và Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

Nói cách khác, chúng có nghĩa là Đức Giáo Hoàng đang theo bước chân của Chúa Kitô.

Hai người thợ giày người Ý được cho là đã tạo ra những đôi giày cho Đức Bênêđictô trong triều đại giáo hoàng của ngài là Adriano Stefanelli và Antonio Arellano.

Theo hãng tin ANSA của Ý Stefanelli, một thợ thủ công người Ý, đã tạo ra những đôi giày cho một danh sách dài các nhà lãnh đạo đáng chú ý, bao gồm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Barack Obama và George W. Bush.

Ông lần đầu giao giày cho Vatican khi chứng kiến Đức Gioan Phaolô II bị đau vào năm 2003. Anh ấy tự hỏi mình có thể làm gì, về mặt cá nhân, để giúp đỡ. Anh quyết định làm giầy cho ngài.

Truyền thống đó được tiếp tục với Đức Bênêđictô XVI.

Ông nói với trên tờ Quan Sát Viên Rôma: “Sự hài lòng lớn nhất là khi nhìn vào các bức ảnh và hình ảnh của Đức Bênêđíctô XVI, thấy rằng chiếc giày được sử dụng và mang rất tốt, rất thoải mái.

Một thợ thủ công khác, Arellano, đã sửa giày cho Đức Bênêđictô khi ngài còn là Hồng Y. Xuất thân từ Trujillo, Peru, Arellano chuyển đến Rôma vào năm 1990 để mở một cửa hàng sửa giày cạnh Vatican.

Khi người bạn của ông là Hồng Y trở thành giáo hoàng, ông đã rất phấn khởi.

“Mọi người đang chạy qua các đường phố, và tôi thấy Đức Hồng Y Ratzinger xuất hiện trên truyền hình,” trước đó ông đã nói với CNA. “Tôi đã rất ngạc nhiên vì ngài là khách hàng của tôi và tôi đã rất hạnh phúc.”

Arellano cho biết ông nhớ cỡ giày của Đức Bênêđíctô, số 42 và quyết định tặng vị tân giáo hoàng một đôi giày màu đỏ trong buổi tiếp kiến chung tại Vatican.

“Khi chúng tôi đến đó để chào đón ngài, Đức Giáo Hoàng đã nhận ra tôi, mỉm cười và nói: 'Đây là người thợ đóng giày của tôi.' Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời, bởi vì ngài khiến bạn cảm thấy mình quan trọng,” Arellano nhớ lại. “Ngài đã ban phước lành cho tôi và gia đình tôi và chúng ta nói lời tạm biệt.”

Món quà đó khiến Vatican yêu cầu một đôi giày khác để Đức Giáo Hoàng mang trong lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II.

“Thật là tuyệt vời, bởi vì lúc đó tôi thực sự cảm thấy mình là người thợ đóng giày của Đức Thánh Cha,” anh nói và thêm rằng “tặng quà cho Đức Thánh Cha là một chuyện; việc họ gọi bạn để đặc biệt làm một số đôi giày cho ngài lại là một chuyện khác.”

Khi về hưu, vị giáo hoàng danh dự đã bỏ đôi giày màu đỏ của mình để đi đôi giày đen bằng da được thiết kế bởi một người thợ giày Công Giáo người Mễ Tây Cơ, tên là Armando Martin Dueñas.
Source:Catholic News Agency
 
Cha Lombardi xem xét lịch sử sẽ nhớ đến Đức Bênêđíctô như thế nào
Đặng Tự Do
17:08 02/01/2023


Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “Father Lombardi considers how history will remember Benedict”, nghĩa là “Cha Lombardi xem xét lịch sử sẽ nhớ đến Đức Bênêđíctô như thế nào”.

Vị linh mục từng là phát ngôn viên của Vatican trong hầu hết triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI đã suy tư về những cống hiến và di sản của ngài.

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi có một cái nhìn sâu sắc độc đáo về Đức Bênêđictô XVI, với tư cách là một con người và một vị giáo hoàng. Cha Lombardi là phát ngôn viên của Vatican trong gần như toàn bộ triều đại giáo hoàng của Bênêđictô.

Cha Lombardi được bổ nhiệm vào tháng 7 năm 2006 để kế nhiệm Tiến Sĩ Joaquín Navarro-Valls, một giáo dân đã giữ chức vụ này trong 22 năm. Sau đó, Cha Lombardi giữ chức giám đốc văn phòng báo chí của Vatican cho đến khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của ngài vào năm 2016. Thành ra, trong 10 năm đó, ngài đã thực hiện vai trò này trong suốt giai đoạn lịch sử của sự thoái vị, mật nghị giáo hoàng và những khởi đầu độc đáo của một thời kỳ đặc biệt trong Giáo hội với một Giáo hoàng và một Giáo hoàng danh dự.

Aleteia hỏi Cha Lombardi để cùng chúng tôi suy tư về di sản của Đức Bênêđictô XVI.

Xin cha cho chúng con biết ấn tượng của cha về khoảnh khắc khi Đức Bênêđictô XVI, ở tuổi 85, bước lên chiếc trực thăng màu trắng và rời bỏ ngai giáo hoàng mãi mãi.

Đó là một khoảnh khắc rất xúc động và cũng là một khoảnh khắc lịch sử bởi vì chưa bao giờ trong thời đại của chúng ta lại xảy ra sự thoái vị của một giáo hoàng còn sống. Đây là những hình ảnh lịch sử nhưng vẫn còn rất sống động. Tuy nhiên, đối với tôi, thời điểm quan trọng là việc Đức Bênêđictô tuyên bố thoái vị vào ngày 11 tháng Hai, 2013. Tôi nhớ lời tuyên bố của ngài, mà ngài đã thực hiện trực tiếp, gây ngạc nhiên cho các Hồng Y hiện diện.

Đức Bênêđictô tuyên bố thoái vị với lập luận rằng “sức lực của ngài, do tuổi cao,” không còn “thích hợp để thi hành thừa tác vụ của thánh Phêrô”. Cha nhớ đến tuyên bố ấy như thế nào?

Tôi trải nghiệm điều đó một cách vô cùng thanh thản, bởi vì một mặt tôi không coi đó là một điều thực sự và hoàn toàn bất ngờ. Những người theo sát Đức Bênêđíctô XVI đều nhận ra rằng ngài luôn thi hành công việc phục vụ của mình một cách đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu, nhưng với sự mệt mỏi về thể chất ngày càng tăng, đặc biệt là do các vấn đề liên quan đến việc đi lại hoặc các lễ kỷ niệm trọng đại tại Đền thờ Thánh Phêrô, và do đó ngài đã suy tư về tình trạng sức khỏe để có thể tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đức Giáo Hoàng đã phát biểu trước Công nghị Hồng Y về việc thoái vị. Cha nghĩ sao về điều đó?

Về khả năng thoái vị; đối với tôi, thật vô cùng sáng tỏ về cách mà Đức Giáo Hoàng đã nói về điều đó một cách rõ ràng trong cuốn sách phỏng vấn Ánh sáng của Thế gian, khi được Peter Seewald đặt câu hỏi. Khi sức khỏe và sức lực của ngài vẫn hoàn toàn bình thường, ngài đã nói: “Nếu một giáo hoàng nhận thấy rõ ràng rằng ngài không còn khả năng về thể chất, tâm lý và tinh thần để đảm đương các nhiệm vụ của mình, thì ngài có quyền và trong một số trường hợp, cũng là nghĩa vụ phải thoái vị”.

Cha có nghĩ đó là một sự lựa chọn hợp lý không?

Theo tôi, đó là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý được đưa ra trước mặt Chúa trong lời cầu nguyện và với trách nhiệm trước Giáo hội. Không kích động, không phải vì lý do sợ hãi hay yếu kém về tinh thần, mà vì lý do đánh giá sức mạnh của ngài liên quan đến nhiệm vụ sắp tới. Đây thường là lý luận “hợp lý”, được thực hiện trong bầu không khí của niềm tin, điều mà tôi hoàn toàn đồng ý.

Cha có cảm giác cá nhân gì về điều này?

Tôi luôn bị ấn tượng bởi thực tế là triều đại giáo hoàng liên tục được đi kèm với những suy tư về tinh thần và văn hóa của Đức Bênêđictô XVI, người đã có thể hoàn thánh tuyển tập ba cuốn sách tuyệt vời của ngài về Chúa Giêsu. Thật đáng ngưỡng mộ và phi thường khi một vị giáo hoàng với tất cả những công việc đa đoan của mình lại có khả năng và ý chí viết một tác phẩm về Chúa Giêsu, một điều thường liên quan đến ơn gọi thần học và tâm linh của ngài, nhưng cũng liên quan đến dấn thân của ngài với tư cách là giáo hoàng để trở thành nhân chứng và thầy dậy hỗ trợ đức tin của chúng ta.

Đức Hồng Y J. Ratzinger đã trải qua triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, kể cả trong thời gian bệnh tật của vị Giáo Hoàng Ba Lan. Cha có nghĩ rằng chúng ta cũng có thể liên kết việc thoái vị của ngài với một hiệu ứng “tấm gương” liên quan đến những năm cuối cùng trong triều đại giáo hoàng của Đức Wojtyla không?

Đức Ratzinger đã trải qua toàn bộ triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, và cũng với một cường độ đặc biệt trong suốt thời kỳ ngài bị bệnh. Vì vậy, ngài sẽ có những cân nhắc của riêng mình. Rõ ràng là mỗi vị giáo hoàng đều khác biệt, đều là chính mình, đều có kinh nghiệm riêng, và trong mối tương quan với Thiên Chúa, sống ơn gọi phục vụ Giáo hội theo cách riêng của mình. Đức Ratzinger đã suy tư về sự kiện là ngài có thể trải qua một thời gian ốm yếu kéo dài, trong thời gian đó việc cai quản Giáo hội sẽ bị ảnh hưởng.

Đức Celestinô Đệ Ngũ đã thoái vị chỉ sau vài tháng, vào ngày 13 tháng 12 năm 1294, trong thời kỳ rất khó khăn đối với Giáo hội. Cha nghĩ sao về bối cảnh khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thoái vị?

Trong lời tuyên bố thoái vị, Đức Bênêđíctô cũng giải thích rằng bối cảnh ngày nay, bối cảnh trong đó sự phục vụ của giáo hoàng được thực hiện trong cái mà chúng ta có thể gọi là một thế giới toàn cầu hóa, là một bối cảnh trong đó các sự kiện lịch sử xảy ra nhanh chóng, và do đó cần có sự can thiệp và quyết định liên tục. Cai quản Giáo Hội trong một bối cảnh như thế đòi hỏi năng lượng phi thường và sức mạnh thể chất và tâm lý.

Những khoảng khắc khó khăn nhất trong triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô là gì, thưa cha?

Những thời khắc khó khăn mà tôi đặc biệt quan tâm liên quan đến vấn đề giải quyết tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, vốn diễn ra trong phần lớn triều đại giáo hoàng và nhờ đó mà Đức Bênêđíctô có công rất lớn đối với lịch sử Giáo hội, bởi vì ngài đã đương đầu với nó một cách không chút do dự và một tầm nhìn rộng lớn, cả từ quan điểm pháp lý và mục vụ. Đức Bênêđíctô đã chỉ đường: Chúng ta hãy nhớ đến bức thư của ngài gửi cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan vào ngày 19-3-2010, việc nhìn nhận các tội lạm dụng và các lỗi lầm của các giám mục; trên hết, ngài hiểu mức độ nghiêm trọng trong sự đau khổ của các nạn nhân và hành động với những can thiệp về mặt giáo luật rất hiệu quả.

Đức Bênêđictô XVI đã trải qua cuộc khủng hoảng lạm dụng này ngay khi ngài còn là Hồng Y, phải không thưa cha?

Cuộc khủng hoảng lạm dụng đã bắt đầu bộc lộ vào cuối triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, nhưng không có bằng chứng và sự rõ ràng; rồi sau đó nó tự bộc lộ một cách gia tăng và dần dần. Đức Bênêđictô hầu như đối mặt với một vụ nổ, và ngài đã làm điều đó một cách khôn ngoan, trung thực, can đảm và cũng cụ thể bằng cách gặp gỡ các nạn nhân. Ngài đã đặt nền móng cho việc đối phó với cuộc khủng hoảng này. Đức Phanxicô tiếp tục bằng cách thực hiện các bước tiến về mặt pháp lý, soạn thảo các tài liệu quan trọng như Vos estis lux mundi gần đây vào năm 2019. Về vấn đề này, Đức Bênêđíctô đã tập hợp các giám mục trên thế giới tại Vatican, đồng thời viết hai bức thư cho dân Chúa.

Trong chuyến tông du Hoa Kỳ, vào ngày 17-04-2008, đó có phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nạn nhân bị các linh mục lạm dụng.

Đức Bênêđíctô luôn tổ chức các cuộc gặp gỡ với các nạn nhân một cách hết sức kín đáo, với tư cách là một người có tính cách rất sâu sắc, chu đáo và dự phần, nhưng cũng là người dè dặt. Đức Phanxicô mạnh mẽ hơn trong các biểu hiện cảm xúc và giao tiếp, nhưng Đức Bênêđictô là người đầu tiên gặp các nạn nhân và cũng làm như vậy một cách có hệ thống trong các chuyến tông du của mình.

Đức Bênêđictô trục xuất hơn 400 linh mục khỏi Giáo hội vì lạm dụng, phải không thưa cha?

Trong thời gian làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài đã bắt đầu hiểu được tầm nghiêm trọng của những vấn đề này. Khi trở thành giáo hoàng, ngài đã có sẵn kinh nghiệm và kiến thức cơ bản về các vấn đề hiện tại giúp ngài có thể giải quyết chúng theo quan điểm thủ tục và kỷ luật. Ngài đã bắt đầu theo những đường hướng này ngay cả trong những năm cuối cùng của triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II.

Trong trường hợp lạm dụng tình dục và lạm dụng quyền lực và lương tâm do Marcial Maciel, người sáng lập dòng Đạo Binh Chúa Kitô, gây ra, Đức Bênêđictô XVI đã ra lệnh thực hiện một cuộc thanh tra tông tòa và đổi mới tinh thần và cơ cấu của dòng mày.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã can thiệp vào vấn đề các tu sĩ một cách rất thận trọng, kiên quyết và khôn ngoan, đồng thời cũng cố gắng bảo tồn những gì tốt đẹp có thể có trong cuộc sống và sự việcng hiến của rất nhiều người đã đáp ứng ơn gọi tu trì với ý định tốt.

Tại Hoa Kỳ và một số quốc gia Âu Châu, một số nhóm Công Giáo cực kỳ bảo thủ có nguồn lực và động cơ ý thức hệ đã sử dụng Đức Bênêđictô XVI, chỉ ra rằng ngài là vị giáo hoàng chân chính duy nhất. Cha nghĩ sao về điều này?

Đức Bênêđictô đã thoái vị. Ngài biết mình đang làm gì, và Ngài làm điều đó để Giáo hội có một giáo hoàng mới ở đỉnh cao quyền lực và sức mạnh của mình. Theo một nghĩa nào đó, Đức Bênêđíctô muốn Đức Thánh Cha Phanxicô tồn tại và mở đường cho ngài. Đức Bênêđíctô không bao giờ nghĩ đến việc can thiệp vào triều đại giáo hoàng của người kế vị mình. Các lý luận cho rằng Đức Bênêđíctô chống lại Đức Thánh Cha Phanxicô là những lập trường vô nghĩa và vô căn cứ.

Cha nghĩ lịch sử sẽ nhớ đến Đức Joseph Ratzinger như thế nào?

Tôi nghĩ lịch sử sẽ nhớ đến ông như một giáo hoàng thần học. Một đầy tớ của Giáo hội, người không tìm cách trở thành nhân vật chính một cách cá nhân trong các sáng kiến lịch sử hoặc phi thường so với người tiền nhiệm của mình, người đã thực sự thực hiện vô số hành động, kết thúc bằng một Năm Thánh lịch sử. Đức Bênêđíctô đã không thực hiện các hành động đặc biệt đáng chú ý trong triều đại giáo hoàng của mình. Ngài sẽ được nhớ đến như một vị giáo hoàng có huấn quyền và tính liên tục trong nội dung giáo huấn của Giáo hội so với vị tiền nhiệm là Đức Gioan Phaolô II.

Cha có nghĩ là Đức Bênêđíctô có nguy cơ bị nhớ đến chỉ vì sự thoái vị của ngài không?

Một thực tế không thể tránh khỏi là ông sẽ được nhớ đến vì sự thoái vị của mình, nhưng ngài đã thể hiện sự khiêm tốn sâu sắc. Sau ngài, con đường thoái vị của một giáo hoàng đang rộng mở; nó dễ dàng hơn cho những người đến sau. Nó đã ở đó trước đây, nhưng không ai sử dụng nó. Theo tôi, chủ yếu đây là một triều đại giáo hoàng có thẩm quyền, sâu sắc từ quan điểm về mối quan hệ giữa đức tin và văn hóa trong thế giới ngày nay, trở thành một tấm gương về sự phục vụ Chúa và Giáo hội một cách khiêm nhường và vị tha, chứ không quá ràng buộc với bản thân.
Source:Aleteia
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Từ Ngữ Đầu Thai Có Vẻ Có Âm Hưởng Nhà Phật
Nguyễn Văn Nghệ
11:59 02/01/2023
Từ Ngữ “Đầu Thai” Có Vẻ Có Âm Hưởng Nhà Phật

Hôm Chúa nhật ngày 01/01/2023 lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đọc đoạn Phúc âm Luca 2, 16-21 và những câu cuối của đoạn Phúc âm ấy: “Khi đã đủ 8 ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ”[*]

Tôi có một ông bạn lớn tuổi, sau khi nghe hai chữ “đầu thai” thì không hài lòng với cách dịch như vậy và ông bạn bảo là “đầu thai” chỉ có trong thuyết luân hồi của Phật giáo mà thôi.

Chúng ta thường nghe cụm từ “đầu thai hóa kiếp” trên môi miệng của Phật tử Việt Nam. Trong giáo lý Phật giáo sự đầu thai hóa kiếp sẽ được xoay vòng trong 6 cõi (lục đạo) là: Cõi Trời; Cõi Atula; Cõi Địa ngục; Cõi Ngạ quỷ; Cõi Súc sanh; Cõi Con người. Tùy theo sự “gieo nhân tạo nghiệp” của kiếp trước mà quyết định điểm đến trong kiếp sau, sẽ là một trong sáu cõi này.

Giữa Phật giáo Nam tông (Thượng tọa bộ -Theravada) và Bắc tông (Đại chúng bộ-Mahayana) có quan điểm khác nhau về thời gian “đầu thai hóa kiếp” của một người sau khi chết. Phật giáo Nam tông quan niệm là sau khi chết, nếu vong linh người chết chưa thoát khỏi vòng luân hồi thì ngay lập tức được đầu thai hóa kiếp vào một trong 6 cõi tùy theo sự “gieo nhân tạo nghiệp” của họ. Phật giáo Bắc tông có quan niệm hơi khác: Ngoại trừ những người sau khi chết thoát khỏi vòng luân hồi, còn lại thì phải “đầu thai hóa kiếp” vào một trong 6 cõi. Họ tin rằng sau khi chết những người chưa thoát khỏi vòng luân hồi sẽ có thời gian “thọ thân trung ấm” có nghĩa là linh hồn còn lẩn quất đâu đó chưa được đầu thai hóa kiếp và thời gian “thọ thân trung ấm” tối đa là 49 ngày sau khi chết. Có người được đầu thai hóa kiếp vào “thất thứ nhất” (ngày thứ 7 sau khi chết) hoặc thất thứ hai (14 ngày sau khi chết), hoặc thất thứ ba…thất thứ bảy. Do đó sau khi chết có nghi lễ Cúng thất (cứ 7 ngày cúng một lần và cúng 7 lần và lần thứ 7 đúng vào ngày thứ 49 sau khi chết). Ngày thứ 49 là ngày vong linh phải đầu thai hóa kiếp chứ không còn lẩn quất đâu đó nữa!

Đối với giáo lý Công Giáo thì không có chuyện “đầu thai hóa kiếp”: “Chúa Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống như phàm nhân sống như người trần thế…”(Pl 2, 6-11). Do đó không thể sử dụng từ ngữ “đầu thai” trong trường hợp của Đức Giê su.

Trước đây chúng ta thường nghe những từ dùng cho việc Ngôi Hai xuống thế làm người, như: “Nhập thể”, “thụ thai”… Để so sánh chúng ta dùng bản Phúc âm bằng chữ Hán đọc trong ngày lễ này và đoạn chót xin được phiên âm: “Mãn liễu bát thiên, hài tử ứng thụ cát tổn, ư thị cấp tha khởi danh khiếu Da Tô, giá thị tha giáng dựng mẫu thai tiền, do Thiên sứ sở khởi đích”. Phúc âm chữ Hán dùng từ “giáng dựng”, Phúc âm tiếng Việt dùng từ “đầu thai” (có nơi dùng từ “thụ thai”). Vậy từ “giáng dựng” có giống từ “đầu thai”, “thụ thai”?

Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu từ “giáng” thuộc bộ Phụ có nghĩa là xuống, bực trên đánh xuống bực dưới gọi là Giáng, như Giáng quan: quan phải giáng xuống chức dưới cái chức đang làm. Giáng chức; giáng cấp…

Dựng thuộc bộ Tử (con) có nghĩa là chửa, có thai, có mang, thai, như: Hữu dựng=có thai; Dựng phụ= phụ nữ có thai. Như vậy: Giáng dựng= Xuống thai.

Từ “Giáng” trong “giáng dựng” được sử dụng trong ngữ cảnh này rất là xứng hợp với mầu nhiệm Ngôi Hai “bỏ trời xuống thế làm người”.

Trong Kinh Tin kính đọc trong thánh lễ có câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai sinh bởi Bà Maria đồng trinh”.

Vậy chúng ta dùng từ “xuống thai” (giáng dựng) trong đoạn Phúc âm Luca 2, 16-21 là chuẩn xác nhất. Nếu chúng ta dùng từ “đầu thai” sẽ khiến Phật tử nghĩ rằng kiếp trước Đức Giê su “gieo nhân tạo nghiệp” xấu nên phải đầu thai hóa kiếp vào cõi Con người (một trong 6 cõi).

Nguyễn Văn Nghệ

Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang

[*]- conggiao.info/0101-thanh-maria-me-thien-chua---le-trong-d-70576

Bài Phúc âm chữ Hán cũng được đăng trên trang conggiao.info
 
VietCatholic TV
Đại lộ kinh hoàng P66: Nga dại dột đưa tân binh vây quân thiện chiến Ukraine. 1500 lính Nga tử trận
VietCatholic Media
03:02 02/01/2023


1. Tình hình chiến sự trong ngày đầu năm mới tại Ukraine. Đại lộ kinh hoàng P66: Nga dại dột đưa tân binh bao vây quân thiện chiến Ukraine

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai mùng 2 tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong ngày đầu năm mới con số thương vong của quân Nga đã lên rất cao với 760 người bị loại khỏi vòng chiến.

Trong khu vực thành phố Bakhmut của tỉnh Donetsk, những ngày trước, quân Nga đã thực hiện đến 3 mũi tấn công. Hướng Nam, quân Wagner và cái gọi là lực lượng Cộng hòa Nhân Dân Donetsk tiến từ phía Odradivka, tấn công vào làng Opyne. Do các tổn thất nghiêm trọng, quân Nga đã tăng cường thêm 3 Tiểu đoàn Chiến thuật của Tập Đoàn Quân Số 2 của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Luhansk. Trong ngày 1 tháng Giêng, không có cuộc tấn công nào theo hướng này.

Hướng Đông, từ Pokrovske, một ngày trước quân Nga điều Trung Đoàn 488 thay cho Trung Đoàn 254 súng trường cơ giới trong cố gắng kiểm soát hai xa lộ T0504 và M03. Trong ngày đầu năm, Trung Đoàn 488 phối hợp với quân Wagner đã tấn công vào vùng Woodland ở phía Tây Bắc của thành phố Bakhmut. Gần 20 cuộc tấn công trong 24 giờ qua đã diễn ra theo hướng này.

Hướng Bắc, Trung Đoàn Xe Tăng Cận Vệ số 59, và Tiểu Đoàn 148 Trinh Sát, cả hai cùng thuộc Sư Đoàn 144 súng trường cơ giới đang tham chiến trong chiến trường Soledar đã được điều động tăng viện cho quân Wagner. Hôm thứ Bẩy, họ đã tìm cách tấn công vào làng Pidhorodne, để xuyên thủng phòng tuyến quân Ukraine về phía Bắc. Tất cả các cố gắng này đã thất bại. Trong một trận đấu súng lẻ tẻ, quân Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 10 binh sĩ Nga và bắt giữ hai người. Trong một diễn biến khác, một xe chiến đấu bộ binh của Tiểu Đoàn 148 Trinh Sát Nga dường như đã đi lạc chứ không có ý tấn công. Vì họ không có ý đầu hàng nên giao tranh đã diễn ra, chiếc xe cùng toàn bộ tổ lái đã bị loại khỏi vòng chiến.

Trong khu vực thành phố Kreminna của tỉnh Luhansk, Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai cho biết quân Ukraine đã ở bên ngoài thành phố này sau khi cắt đứt xa lộ P66 nối Svatove và Kreminna tại thị trấn Chervonopopivka. Trong cố gắng tuyệt vọng để cứu thành phố Kreminna, quân Nga đã tấn công vào Karmazynivka và Bilohorivka để tạo thành một hình vòng cung bao quanh các lực lượng Ukraine đang tiến đánh Kreminna. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng ông Serhiy Haidai cho biết quân Ukraine đã lường trước kế hoạch này. Đồng thời, các lực lượng muốn bao vây quân Ukraine là từ Trung Đoàn 752 Súng Trường Cơ Giới, thuộc Sư Đoàn 3 Súng Trường Cơ Giới. Đó là lực lượng đã phải bỏ chạy khỏi thị trấn Chervonopopivka hôm 15 tháng 12 vừa qua. Họ vẫn còn sợ và gồm phần lớn là tân binh mới bị gọi nhập ngũ nên kế hoạch bao vây thất bại, bỏ chạy để lại nhiều xác đồng đội.

Trong khu vực Zaporizhzhia, tình hình tỏ ra đáng ngại sau khi quân Nga đã chiếm được khu định cư Dorozhnyanka, phía nam Hulyaipole.

Đáp lại, Không quân Ukraine tiến hành 13 cuộc tấn công vào các vị trí của quân xâm lược Nga, tập trung vào khu vực Zaporizhzhia, đồng thời các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã tấn công vào hai khu vực tập trung nhân lực và thiết bị quân sự của người Nga.

Theo Bộ Tổng tham mưu, quân đội Nga đã tiến hành 35 cuộc không kích trong ngày. Đặc biệt, kẻ thù đã sử dụng máy bay không người lái Shahed-136 — tất cả chúng đều bị các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Ukraine bắn hạ.

Tối ngày 1 tháng Giêng năm 2023, quân xâm lược Nga đã tung hai đợt máy bay không người lái cảm tử vào lãnh thổ Ukraine. Vào, đêm 1 tháng Giêng, quân đội Ukraine đã phá hủy 45 máy bay không người lái cảm tử Shahed 131 và 136 do Iran sản xuất, được quân đội Nga sử dụng để tấn công lãnh thổ Ukraine.

Trong ngày qua, những kẻ xâm lược đã thực hiện 16 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, bao gồm cả vào bệnh viện nhi ở thành phố Kherson.

Mối đe dọa về các cuộc không kích và tấn công bằng hỏa tiễn của kẻ thù vẫn còn trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết nhìn chung, quân xâm lược Nga đã mất 760 người chỉ riêng ngày hôm qua khi tiếp tục thực hiện các hành động tấn công theo hướng Bakhmut, và Kreminna; và cố gắng cải thiện vị trí chiến thuật ở các hướng Kupiansk, Lyman và Avdiivka. Quân xâm lược đang tổ chức phòng thủ ở các hướng Novopavlivske và Zaporizhzhia, đồng thời đang tập trung quân ở hướng Kherson”

Để gây bất ổn cho tình hình nhân đạo tại các vùng lãnh thổ bị xâm lược tạm thời của vùng Kherson và buộc người dân địa phương phải “di tản tự nguyện”, quân đội Nga đang bắn súng cối vào Oeshky, Hola Prystan, Plavni, cũng như các khu định cư giữa các khu vực vừa nêu.

Các biện pháp “huy động” đang được tiến hành ở Crimea tạm thời bị xâm lược. Theo Bộ Tổng tham mưu, các ủy ban quân sự đã bắt đầu kiểm tra danh sách những người chưa tham gia vào cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine và là đối tượng phải “nhập ngũ” vào năm 2023.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 1 tháng Giêng, 106.720 lính Nga ở Ukraine đã bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 3.031 xe tăng, 6.084 xe thiết giáp, 2.021 hệ thống pháo, 423 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 213 hệ thống tác chiến phòng không, 283 máy bay, 269 trực thăng, 1.792 máy bay không người lái, 723 tên lửa hành trình, 16 tàu chiến, 4.720 xe chuyển quân và nhiên liệu và 181 thiết bị đặc biệt

2. Ukraine cho biết gần 1.500 người Nga thiệt mạng trong hai ngày chiến tranh cuối cùng

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Nearly 1,500 Russians Killed in Last Two Days of War: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết gần 1.500 người Nga thiệt mạng trong hai ngày chiến tranh cuối cùng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Thương vong của Nga chồng chất hơn bình thường trong hai ngày cuối cùng của năm dương lịch 2022. Bộ Quốc phòng Ukraine hôm Chúa Nhật tuyên bố rằng số binh sĩ Nga thiệt mạng trong 24 giờ qua là 760, cao hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày thông thường là dưới 600.

Bộ Quốc phòng hôm thứ Bảy đã liệt kê 710 người Nga thiệt mạng, nâng tổng số thương vong trong hai ngày lên tới 1.470 người Nga. Nga hiện đã mất khoảng 106.720 binh sĩ kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng 2 năm 2022.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong bài phát biểu tối Chúa Nhật trước quốc dân cho biết Nga “sợ hãi” và ông cảm nhận được sự “sợ hãi” của họ.

“Họ sợ. Các bạn có thể cảm thấy nó. Và họ có lý do khi sợ hãi. Bởi vì họ đang thua cuộc. Máy bay không người lái, hỏa tiễn, bất cứ thứ gì khác sẽ không giúp được gì cho họ. Bởi vì chúng ta ở bên nhau. Và họ chỉ ở cùng nhau với nỗi sợ hãi,” Zelenskiy nói.

Zelenskiy nói thêm rằng Ukraine đã bắn hạ 45 máy bay không người lái Shahed vào ngày đầu tiên của năm mới và ông gọi người Nga là “thảm hại”.

“Những kẻ khủng bố Nga thật thảm hại, và chúng bước vào năm nay vẫn như cũ. Các hậu vệ của chúng ta thật tuyệt vời và vào ngày 1 tháng Giêng, họ đã thể hiện rất tốt,” Zelenskiy nói.

Các quan chức quốc phòng Ukraine hôm Chúa Nhật cũng tuyên bố thêm tổn thất nặng nề về thiết bị của Nga trong ngày thứ 312 của cuộc chiến, bao gồm 9 xe chiến đấu bọc thép và 13 xe chuyển quân và xe tăng.

Chỉ một tuần trước, Zelenskiy nói rằng Nga đã mất rất nhiều trong cuộc chiến này, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp tục tiến về phía trước.

“Nga đã mất mọi thứ có thể trong năm nay,” Zelenskiy cho biết một ngày sau lễ Giáng Sinh. “Nhưng Putin đang cố gắng bù đắp cho những tổn thất của mình bằng sự xảo quyệt của những kẻ tuyên truyền sau các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào đất nước chúng ta, vào lĩnh vực năng lượng của chúng ta.

“Còn vài ngày nữa trong năm nay. Chúng ta phải biết rằng kẻ thù của chúng ta sẽ cố gắng làm cho khoảng thời gian này trở nên đen tối và khó khăn đối với chúng ta”, ông Zelenskiy nói. “Tôi biết rằng bóng tối sẽ không ngăn cản chúng ta dẫn quân xâm lược đến những thất bại mới của họ, nhưng chúng ta phải chuẩn bị cho mọi tình huống.”

Thông điệp Giáng Sinh của Ông Zelenskiy bi quan hơn một chút

“Những ngôi nhà và đường phố của chúng ta không thể sáng sủa như trước. Và chuông Giáng Sinh có thể không vang lên thánh thót và đầy cảm hứng. Thay vào đó là những tiếng còi báo động không kích, hoặc thậm chí tồi tệ hơn nữa là tiếng súng và tiếng nổ. Và tất cả những điều này cùng nhau có thể gây ra một mối đe dọa lớn hơn. Đó là một sự thất vọng gây ra bởi cường quyền và sức mạnh trên lòng tốt và công lý trên thế giới. Mất hy vọng. Mất tình yêu. Đánh mất chính mình...”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.

3. Cậu bé 13 tuổi hai lần trúng đạn quân Nga ở vùng Kherson

Một cậu bé 13 tuổi đã hai lần bị trúng đạn quân Nga ở vùng Kherson. Đầu tiên, em bị thương trong vụ quân Nga pháo kích vào làng Naddniprianske, và lần thứ hai là khi em được đưa vào chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện nhi đồng.

Thống Đốc khu vực Kherson, là ông Yaroslav Yanushevych cho biết: “Yaroslav, một cậu bé 13 tuổi đã hai lần bị quân xâm lược tấn công trong những ngày mừng năm mới”.

Vào ngày 31 tháng Giêng, quân đội Nga tấn công làng Naddniprianske, nằm cách thành phố Kherson không xa. Yaroslav và em gái của em đang trở về nhà thì bị kẻ thù bắn. Cậu bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng.”

“Vào ngày 1 tháng Giêng, quân xâm lược Nga lại tấn công Bệnh viện Nhi đồng Khu vực Kherson nơi Yaroslav đang ở phòng chăm sóc đặc biệt, và các cửa sổ đã bị thổi bay”.

“Em được di tản đến thành phố Mykolaiv, nơi các bác sĩ tiếp tục chiến đấu để giành lấy mạng sống của em”.

4. Gỡ thủy lôi chống tàu ngoài khơi bờ biển Odesa

Một quả thủy lôi chống hạm của đối phương đã được phát hiện và vô hiệu hóa ngoài khơi bờ biển Odesa.

Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của Cục quản lý quân sự khu vực Odesa, đã cho biết như trên.

Ông nói: “Odesa giờ có thể thở phào nhẹ nhõm. Một vụ nổ có kiểm soát đối với một quả thủy lôi chống hạm của đối phương đã được thực hiện ngoài khơi bờ biển. Chúng ta cảm ơn lực lượng quốc phòng vì công việc chuyên nghiệp của họ,” Bratchuk nói.

Theo báo cáo của Ukrinform, một quả thủy lôi trôi dạt vào bờ và phát nổ gần làng Kobleve ở vùng Mykolaiv vào ngày 27 tháng 12.

5. Tổng thống Ukraine: Tinh thần đoàn kết của chúng ta trái ngược với nỗi sợ hãi bao trùm ở Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tổng kết kết quả của ngày đầu tiên của năm 2023, lưu ý rằng cảm giác thống nhất và tính xác thực của Ukraine trái ngược hoàn toàn với nỗi sợ hãi đang ngự trị ở Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu qua video với quốc dân đồng bào.

Ông nói:

Chúc các bạn sức khỏe, những người Ukraine thân mến!

Năm mới, ngày mới, tổng kết mới. 45 chiếc “Shahed” bị bắn hạ trong đêm đầu tiên của năm.

Tôi cảm ơn Lực lượng Không quân của chúng ta - phi công, chiến sĩ phòng không. 33 “Shahed” bị bắn hạ là nhờ họ. Lòng biết ơn đối với lực lượng phòng không của Lực lượng Lục Quân của chúng ta đối với 12 máy bay không người lái khác của Iran bị bắn rơi. Làm tốt lắm, các bạn!

Những kẻ khủng bố Nga thật thảm hại, và chúng bước vào năm nay vẫn như cũ. Các hậu vệ của chúng ta thật tuyệt vời, và vào ngày 1 tháng Giêng, họ đã thể hiện rất tốt.

Bạn biết đấy, những ngày này, người ta thấy rõ rằng chúng ta đã tách biệt về mặt tinh thần, và nhân bản như thế nào so với những gì mà nước Nga đang “sôi sục”.

Họ sợ. Các bạn có thể cảm thấy điều đó. Và họ có lý do khi sợ hãi. Bởi vì họ đang thua cuộc. Máy bay không người lái, hỏa tiễn, bất cứ thứ gì khác sẽ không giúp được gì cho họ. Bởi vì chúng ta ở bên nhau. Và họ ở bên nhau chỉ với nỗi sợ hãi.

Và họ sẽ không lấy đi một năm nào của Ukraine, họ sẽ không lấy đi nền độc lập của chúng ta. Chúng ta sẽ không nhượng bộ cho họ bất cứ điều gì.

Tôi xin cảm ơn tất cả những người đang ngày đêm đánh giặc nơi tiền tuyến! Chúng ta đáp trả mọi cuộc tấn công của Nga vào Kherson, Nikopol, khu vực Kharkiv, tất cả các thành phố và cộng đồng của chúng ta. Nó rất hữu hình đối với họ.

Tôi biết ơn tất cả binh sĩ năng lượng của chúng ta, binh sĩ tiện ích vì đã cung cấp năng lượng ổn định và giảm thiểu sự việc mất điện - có tính đến tất cả các tình huống hiện có. Bất cứ nơi nào đường dây truyền tải và các cơ sở năng lượng khác bị hư hại do pháo kích, việc khôi phục sẽ tiếp tục suốt ngày đêm. Hôm nay cũng vậy.

Và điều rất quan trọng là làm thế nào để tất cả người Ukraine nạp lại năng lượng bên trong trong đêm giao thừa này.

Và làm thế nào chúng ta cảm ơn các chiến binh của chúng ta. Làm thế nào chúng ta cảm ơn những người thân yêu của chúng ta. Đã hàng triệu lần trên khắp Ukraine, trên khắp thế giới tự do, lời chúc của chúng ta - lời chúc chiến thắng - đã vang lên và vẫn vang lên.

Chúng ta sẽ làm mọi thứ để giành chiến thắng!

Vinh quang cho tất cả các chiến binh của chúng ta!

Vinh quang cho tất cả những người làm việc cho chiến thắng của Ukraine!

Niềm tự hào cho Ukraine!

6. Hơn 20.000 binh sĩ Ukraine đang được huấn luyện ở nước ngoài

Hơn 20.000 binh sĩ của Lực lượng Vũ trang Ukraine đang trải qua các khóa huấn luyện ở nước ngoài.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến của Bộ Tổng tham mưu đã cho biết như trên.

“Các binh sĩ và các đơn vị quân sự kết hợp của Lực lượng Vũ trang Ukraine đang được huấn luyện tại Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Slovakia, cũng như bởi lực lượng Hoa Kỳ tại Đức. Năm 2022, việc huấn luyện sở chỉ huy lữ đoàn cũng như các đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội, khẩu đội pháo và khẩu đội phòng không được tiến hành trên lãnh thổ của các quốc gia đối tác. Ngoài ra, việc đào tạo các chuyên viên sử dụng vũ khí và thiết bị quân sự nước ngoài, được nhận như một phần hỗ trợ kỹ thuật, đang diễn ra. Gần 10.000 người đã được đào tạo ở 17 quốc gia trong năm qua,” Hromov nói.

Ông cũng lưu ý rằng, với sự giúp đỡ của các đối tác, việc đào tạo chuyên nghiệp cho các binh chủng đặc biệt đang được thực hiện bao gồm đặc công, quân y chiến đấu, xạ thủ hàng không và pháo binh tiên tiến, người nhái, trinh sát, hạ sĩ quan và chuyên gia phòng thủ. Hơn 10.000 người đã được đào tạo ở các nước Âu Châu vào năm ngoái.

Ngoài ra, các pháo binh Ukraine đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện ở Đức để bảo đảm sử dụng hiệu quả các loại vũ khí được viện trợ quốc tế từ các nước đối tác trong chiến đấu. Nhìn chung, hơn 20.000 quân nhân đã được đào tạo nhờ các quốc gia đối tác trong năm, Hromov nói.
 
Vatican: Không khí ngày đầu Năm Mới. Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, ngày hòa bình thế giới lần thứ 54
VietCatholic Media
05:03 02/01/2023

Ngày 1 tháng Giêng không chỉ đánh dấu ngày bắt đầu một năm mới — đó còn là Lễ trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 54.

Hai lễ kỷ niệm này liên kết với nhau bởi vì, như Thánh Phaolô Đệ Lục đã viết vào năm 1974, Đức Maria là Nữ Vương Hòa Bình.

Trong bài giảng thánh lễ lúc 10h sáng, Đức Thánh Cha nói:

Mẹ thánh của Thiên Chúa! Đây là lời tung hô hân hoan của Dân thánh Thiên Chúa vang vọng trên đường phố Êphêsô vào năm 431, khi các Nghị phụ Công đồng tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Sự thật này là một dữ liệu cơ bản của đức tin, nhưng trên hết, đó là một sự thật kỳ diệu. Thiên Chúa có một người Mẹ và do đó gắn bó mãi mãi với nhân loại của chúng ta, giống như một đứa trẻ với mẹ của mình, đến mức nhân loại của chúng ta là nhân loại của Ngài. Đó là một sự thật đáng kinh ngạc và an ủi, đến nỗi Công đồng gần đây nhất, nhóm họp tại Đền thờ Thánh Phêrô này, đã tuyên bố rằng, “bằng sự nhập thể của mình, Con Thiên Chúa, theo một cách nào đó, đã kết hợp với mỗi cá nhân. Ngài làm việc bằng bàn tay con người, Ngài suy nghĩ bằng khối óc con người, Ngài hành động bằng ý chí con người và yêu thương bằng trái tim con người. Được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, Người đã thực sự trở thành một người trong chúng ta, giống chúng ta mọi sự, trừ tội lỗi” (Gaudium et Spes, 22). Đó là điều Thiên Chúa đã làm khi được sinh ra bởi Đức Maria: Người đã bày tỏ tình yêu cụ thể của Người đối với nhân loại chúng ta, đón nhận nó một cách thực sự và trọn vẹn. Anh chị em thân mến, Thiên Chúa không yêu chúng ta bằng lời nói nhưng bằng việc làm; không phải từ “trên cao”, nhưng “đến gần”, chính xác là từ “trong” xác thịt của chúng ta, bởi vì nơi Mẹ Maria, Ngôi Lời đã trở nên xác phàm, bởi vì Chúa Kitô tiếp tục có một trái tim bằng thịt đập cho mỗi người chúng ta!

Mẹ thánh của Thiên Chúa! Nhiều cuốn sách và bộ sách quan trọng đã được viết về tước hiệu này của Đức Mẹ. Tuy nhiên, những lời này phần lớn đã đi vào trí óc và trái tim của Dân thánh Thiên Chúa qua lời cầu nguyện đơn sơ và quen thuộc đi kèm với nhịp điệu hàng ngày của chúng ta, những khoảnh khắc mệt mỏi và những khát vọng lớn nhất của chúng ta: đó là Kinh Kính Mừng. Sau một vài câu rút ra từ lời Chúa, phần thứ hai của lời nguyện tiếp tục: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội…” Lời khẩn cầu này, thường được lặp đi lặp lại trong ngày, đã cho phép Thiên Chúa đến gần, qua Đức Maria, trong cuộc sống của chúng ta và lịch sử của chúng ta. Lạy Mẹ Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con là những kẻ tội lỗi… Lời kinh ấy được đọc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trên những chuỗi hạt Mân Côi và vào những lúc cần thiết, trước ảnh thánh hoặc khi đi trên đường. Mẹ Thiên Chúa luôn đáp lại lời khẩn cầu này; Mẹ nghe những lời thỉnh cầu của chúng ta; ẵm Con của Mẹ trong vòng tay, Mẹ chúc lành cho chúng ta và mang đến cho chúng ta tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa nhập thể. Tóm lại, Mẹ Maria cho chúng ta niềm hy vọng. Vào đầu năm nay, chúng ta cần hy vọng, cũng như trái đất cần mưa. Năm nay mở ra với việc cử hành Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của chúng ta, nói với chúng ta rằng chìa khóa của niềm hy vọng là Mẹ Maria và điệp ca của niềm hy vọng là lời khẩn cầu, Mẹ Thánh Thiên Chúa. Và hôm nay, chúng ta phó thác Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI cho Mẹ Rất Thánh của chúng ta, xin Mẹ đồng hành với ngài trên hành trình từ thế gian này đến với Thiên Chúa.

Chúng ta hãy đặc biệt cầu xin Mẹ của chúng ta cho những người con trai và con gái của Mẹ đang đau khổ và không còn sức để cầu nguyện, và cho rất nhiều anh chị em của chúng ta trên khắp thế giới là nạn nhân của chiến tranh, đang trải qua những ngày lễ này trong bóng tối và giá lạnh, trong nghèo đói và sợ hãi, đắm chìm trong bạo lực và thờ ơ! Đối với tất cả những ai không có hòa bình, chúng ta hãy khẩn cầu Đức Maria, người phụ nữ đã mang đến thế giới vị Hoàng tử hòa bình (x. Is 9:6; Gal 4:4). Nơi Mẹ, Nữ Vương Hòa Bình, lời chúc phúc mà chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất đã được nên trọn: “Nguyện Chúa đoái thương nhìn đến anh em và ban bình an cho anh em” (Ds 6:26). Dưới bàn tay của một người Mẹ, bình an của Thiên Chúa muốn đi vào nhà của chúng ta, trái tim của chúng ta và thế giới của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải làm gì để nhận được sự bình an đó?

Chúng ta hãy để những người mà chúng ta gặp trong bài Tin Mừng hôm nay hướng dẫn, những người đầu tiên nhìn thấy Đức Mẹ và Hài Nhi: đó là các mục đồng Bêlem. Họ là những người nghèo và có lẽ hơi thô lỗ, và đêm đó họ đang làm việc. Tuy nhiên, họ, chứ không phải những người uyên bác hay quyền thế, lại là những người đầu tiên nhận ra Thiên Chúa giữa chúng ta, Thiên Chúa đã trở nên nghèo khó và yêu thương ở với người nghèo. Tin Mừng nhấn mạnh hai điều rất đơn giản mà các mục đồng đã làm: những điều đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Họ đã đi và thấy. Hai hành động: Đi và thấy.

Đầu tiên, đi. Tin Mừng cho chúng ta biết rằng các mục đồng “vội vàng ra đi” (Lc 2:16). Họ đã không chờ đợi xung quanh. Lúc đó là ban đêm, họ phải giữ đàn gia súc, và tự nhiên họ cảm thấy mệt mỏi: họ có thể dễ dàng chờ đợi bình minh, trì hoãn cho đến khi mặt trời mọc để đi xem Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Thay vào đó, họ ra đi một cách vội vã, bởi vì trong bối cảnh liên quan đến những điều quan trọng, chúng ta cần phải phản ứng nhanh chóng và không chờ đợi, vì “ân sủng của Thánh Thần không thể chậm trễ” (SAINT AMBROSE, Commentary on Saint Luke, 2). Và thế là họ gặp được Đấng Mêsia, Đấng được chờ đợi trong nhiều thế kỷ, Đấng mà rất nhiều người khác đã tìm kiếm từ lâu.

Thưa anh chị em, nếu chúng ta muốn chào đón Thiên Chúa và sự bình an của Người, chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn mọi việc tốt đẹp hơn. Chúng ta cần đứng dậy, nhận ra những khoảnh khắc của ân sủng, lên đường và mạo hiểm. Chúng ta cần phải mạo hiểm! Hôm nay, trong ngày đầu năm mới này thay vì đứng suy nghĩ và hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi, chúng ta nên tự hỏi bản thân: “Năm nay mình muốn đi đâu? Tôi có thể giúp ai đây?” Rất nhiều người, trong Giáo hội và ngoài xã hội, đang chờ đợi điều tốt lành mà anh chị em và chỉ anh chị em mới có thể làm, họ đang chờ đợi sự giúp đỡ của anh chị em. Ngày nay, giữa sự thờ ơ làm tê liệt các giác quan của chúng ta, sự thờ ơ làm tê liệt trái tim chúng ta và sự cám dỗ lãng phí thời gian dán mắt vào bàn phím trước màn hình máy tính, những người chăn chiên đang kêu gọi chúng ta lên đường và tham gia vào thế giới của chúng ta, để bẩn tay của chúng ta và để làm một số tốt. Họ đang mời gọi chúng ta gác lại nhiều thói quen và những tiện nghi của chúng ta để mở lòng đón nhận những điều mới mẻ của Thiên Chúa, những điều được tìm thấy trong sự khiêm nhường phục vụ, trong sự can đảm chăm sóc người khác. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy bắt chước các mục đồng: chúng ta hãy mau mắn lên đường!

Tin Mừng cho chúng ta biết khi đến nơi, các mục đồng “gặp được bà Maria, ông Giuse và hài nhi nằm trong máng cỏ” (c. 16). Sau đó, Tin Mừng nói thêm rằng “sau khi nhìn thấy” Hài Nhi (x. câu 17), họ lên đường, đầy kinh ngạc, để nói với những người khác về Chúa Giêsu, tôn vinh và chúc tụng Thiên Chúa về mọi điều họ đã nghe và thấy (x. 17-18, 20). Điều quan trọng là họ đã nhìn thấy Người. Điều quan trọng là nhìn thấy, nhìn quanh và giống như những người chăn chiên, dừng lại trước Hài Nhi đang nằm trong vòng tay của mẹ Người. Không nói gì, không hỏi gì, không làm gì. Chỉ đơn giản là nhìn trong thinh lặng, tôn thờ và chiêm ngưỡng tình yêu dịu dàng và an ủi của Thiên Chúa làm người, và Mẹ của Người và cũng là Mẹ của chúng ta. Vào đầu năm nay, trong số tất cả những điều khác mà chúng ta muốn làm và trải nghiệm, chúng ta hãy dành một chút thời gian để nhìn, để mở mắt và chú ý trước những gì thực sự quan trọng: đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Chúng ta hãy can đảm để trải nghiệm điều kỳ diệu của cuộc gặp gỡ, đó là phong cách của Thiên Chúa. Đó là một cái gì đó rất khác với sự quyến rũ của thế giới, là thứ dường như làm chúng ta bình tĩnh. Điều kỳ diệu của Thiên Chúa và của cuộc gặp gỡ mang lại cho chúng ta bình an; thế giới chỉ có thể gây mê chúng ta và mang lại sự an tâm.

Đã bao nhiêu lần, trong cuộc sống bận rộn của chúng ta, chúng ta không dừng lại, dù chỉ một lúc, để gần gũi với Chúa và lắng nghe lời Người, để đọc kinh, để tôn thờ và ngợi khen Người. Chúng ta cũng làm như vậy với những người khác: bận bịu với công việc của mình hoặc lo chuyện tiến lên, chúng ta không có thời gian để lắng nghe vợ, chồng mình, nói chuyện với con cái, hỏi han chúng xem chúng thực sự thế nào, và không chỉ đơn giản là về việc học tập hoặc sức khỏe của chúng. Và thật tốt biết bao khi chúng ta dành thời gian lắng nghe những người lớn tuổi, những ông bà của chúng ta, để ghi nhớ ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc đời chúng ta và tìm lại cội nguồn của mình. Chúng ta cũng hãy tự hỏi, liệu chúng ta có khả năng nhìn thấy những người hàng xóm, những người sống trong cùng một tòa nhà, những người chúng ta gặp hàng ngày trên đường phố hay không. Anh chị em, chúng ta hãy noi gương các mục đồng: chúng ta hãy học cáh nhìn! Để hiểu làm sao nhìn bằng trái tim của chúng ta. Chúng ta hãy học cách nhìn.

Đi và thấy. Hôm nay Chúa đã đến giữa chúng ta và Mẹ Thiên Chúa đặt Người trước mắt chúng ta. Chúng ta hãy khám phá lại nhiệt tình đi ra và ngạc nhiên khi nhìn thấy bí mật có thể làm cho năm nay thực sự “mới”, và nhờ đó vượt qua sự mệt mỏi vì bế tắc hoặc sự yên bình giả tạo quyến rũ.

Và giờ đây, thưa anh chị em, tôi mời tất cả anh chị em hãy nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria. Chúng ta hãy cầu khẩn Mẹ ba lần, như người dân Êphêsô đã cầu xin: Lạy Mẹ thánh Thiên Chúa! Lạy Mẹ thánh Thiên Chúa! Lạy Mẹ thánh Thiên Chúa!

Chúc anh chị em ngày mới tốt lành và hạnh phúc!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Tại sao kẻ thù gọi Đức Bênêđíctô là Hồng Y Thiết Giáp? ĐTC chúc mừng năm mới và ban phép lành
VietCatholic Media
05:53 02/01/2023


1. Người viết tiểu sử Đức Bênêđíctô nói: “Đức Bênêđictô XVI là một vị thánh. Tôi sẽ rất nhớ đến ngài”

Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “Benedict XVI is a saint. I will miss him terribly”: His biographer shares his closeness”, nghĩa là “Người viết tiểu sử Đức Bênêđíctô chia sẻ sự gần gũi với ngài và nói: “Đức Bênêđictô XVI là một vị thánh. Tôi sẽ rất nhớ đến ngài”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.

Peter Seewald đã đồng hành với Đức Bênêđictô XVI trong hơn một phần tư thế kỷ trên phương diện báo chí. “Lần tới tôi sẽ gặp lại anh trên thiên đường,” Đức Bênêđíctô nói, khi vẫy tay tạm biệt tôi.

“Mọi thứ về Đức Bênêđictô XVI rất khiêm tốn, đơn sơ, dễ tiếp cận. Tôi đã rời bỏ Giáo hội, nhưng tôi quay về khi trải nghiệm các ấn tượng bởi cách Đức Ratzinger nói về tình yêu.” Peter Seewald sinh năm 1954, là người đã đồng hành, trong hơn một phần tư thế kỷ, trên phương diện báo chí với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger sau này là Đức Bênêđíctô XVI, vị Giáo hoàng danh dự đầu tiên trong nhiều thế kỷ.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này cho Aleteia, nhà báo người Đức nêu bật lòng dũng cảm của Đức Giáo Hoàng Danh dự trong việc bảo vệ đức tin, không màng đến sự nổi tiếng và không thỏa hiệp. Ngài là một thiên tài, được yêu mến và bị ghét bỏ. Đức Bênêđictô XVI là một vị thánh. Tôi sẽ rất nhớ đến ngài”

“Công nghiệp của ngài sẽ còn mãi.”

Seewald, tác giả của cuốn tiểu sử hai tập Cuộc Đời Đức Bênêđíctô, cho biết: “Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, huấn quyền của Đức Bênêđictô XVI là không thể thiếu đối với tương lai của Giáo hội.

Những cảm xúc và suy tư nào mà những ngày cuối cùng trong cuộc đời của Đức Bênêđictô XVI khơi dậy nơi anh?

Một mặt, tôi rất buồn khi Đức Giáo Hoàng Danh dự kết thúc cuộc đời trần thế của mình. Đáng buồn hơn hết là ngài đã phải chịu đựng quá nhiều. Mặt khác, tôi đã cầu nguyện cho ngài có một cái chết êm đẹp để được “về quê hương” vĩnh hằng, là điều mà ngài đã mong mỏi từ lâu.

Hình ảnh về nhiều cuộc gặp gỡ của chúng tôi cũng lướt qua tâm trí tôi. Là một cựu đảng viên cộng sản và là nhà văn của Der Spiegel, một tuần báo nổi tiếng của Đức, tôi không cảm thấy đặc biệt gần gũi với Đức Joseph Ratzinger. Đó là lý do tại sao tôi càng ngạc nhiên hơn khi bắt gặp trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi vào tháng 11 năm 1992, một người không mảy may có chút gì là ông hoàng của Giáo hội, và thậm chí chẳng có chút gì là “Hồng Y Panzer”, hay “Hồng Y thiết giáp” một thuật ngữ do những người chỉ trích Đức Ratzinger đặt ra. Panzer là một loại xe tăng được Đức Quốc xã sử dụng trong Thế chiến II.

Mọi thứ về ngài có vẻ khiêm tốn, đơn sơ, dễ gần gũi. Tôi đã rời bỏ Giáo hội, nhưng tôi có ấn tượng sâu sắc với cách Đức Ratzinger nói về tình yêu. Ngài đã chỉ ra rằng tôn giáo và khoa học, đức tin và lý trí không đối lập nhau như thế nào.

Cách dạy bảo của ngài làm tôi nhớ đến những vị thầy tâm linh không thuyết phục người ta bằng những bài học sáo rỗng, mà bằng những cử chỉ lặng lẽ, những ám chỉ nhẹ nhàng và nhiều đau khổ. Trên hết, thông qua tấm gương của chính ngài, bao gồm sự chính trực, trung thực, can đảm và sẵn sàng chịu đựng.

Tôi thấy sự dũng cảm của ngài để đứng lên bảo vệ niềm tin của mình là đặc biệt gây ấn tượng. Ngay cả khi vì thế mà ngài không được người ta ưa chuộnh. Đặc biệt khi ngài chống lại mọi nỗ lực biến thông điệp của Chúa Kitô thành một tôn giáo phù hợp với nhu cầu của “xã hội dân sự”.

Ngài nói: “Giáo hội có ánh sáng từ Chúa Kitô. Nếu nó không thu được ánh sáng đó và truyền nó đi, thì nó chẳng khác gì một mảnh đất buồn tẻ.”

Tôi cũng thích sự thanh thản, thái độ cao quý, sự hài hước của ngài. Đức Bênêđictô XVI là một vị thánh. Tôi sẽ rất nhớ đến ngài.

Anh nghĩ Đức Bênêđíctô sẽ được nhớ đến như thế nào?

Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta và vào sự phát triển của Giáo hội. Dù sao đi nữa, Đức Joseph Ratzinger đã để lại một khối tác phẩm trong đó ngài đưa ra những câu trả lời quan trọng cho các vấn đề của một xã hội đã đánh mất ý thức về Thiên Chúa; và các vấn nạn của một Giáo hội đang đánh mất niềm tin.

Có một điều chắc chắn: với sự qua đi của Đức Bênêđictô XVI, thế giới đã mất đi một nhân cách phi thường. Không phải ngẫu nhiên mà ngài được coi là một trong những trí thức quan trọng nhất của thế kỷ và là nhà thần học vĩ đại nhất từng đảm nhận chức vụ giáo hoàng. Nhiều người coi ngài là Tiến sĩ Hội thánh thời hiện đại. Trong mỗi bài viết của mình, thái độ cơ bản của ngài rất rõ ràng: Giáo hội và đức tin không thể được tạo ra bởi một người cho riêng mình.

Nếu Chúa hiện hữu, nếu mặc khải hiện hữu, nếu nền tảng của Chúa Giêsu hiện hữu, thì điều này không đến từ chúng ta, mà đến như một ân sủng. Đối với những kẻ thù của mình, ngài có thể vẫn là “Hồng Y thiết giáp” khủng khiếp, nhưng hàng triệu người Công Giáo trên khắp thế giới nhìn thấy ở Đức Bênêđíctô ánh sáng trên ngọn đồi, một biểu tượng của sự chính thống để định hướng bản thân. Công việc của Đức Bênêđíctô sẽ tồn tại.

Tôi rất vui được tham gia cùng người kế nhiệm của ngài trong đánh giá này. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, huấn quyền của Đức Bênêđictô XVI là điều không thể thiếu cho tương lai của Giáo hội. Thật vậy, “nó sẽ” ngày càng vĩ đại và mạnh mẽ hơn từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

Kỷ niệm cuối cùng của anh về Đức Bênêđictô XVI là gì?

Ngài đã bị yếu sức buộc phải sử dụng xe lăn trong một thời gian dài. Tinh thần của ngài rất tỉnh táo, nhưng gần đây giọng nói của ngài trở nên yếu ớt đến mức hầu như không thể nghe được. Trong cuộc gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi, vào ngày 15 tháng 10, điều có thể sờ thấy rõ nhất là nỗi đau khổ mà ngài mang trên vai, nỗi buồn sâu sắc của ngài về những gì đang xảy ra trên thế giới và cuộc khủng hoảng trong Giáo hội, đặc biệt là ở quê hương của ngài.

“Papa Benedetto, cha nghĩ tại sao cha vẫn chưa được về với Chúa?” Tôi đã hỏi Đức Giáo Hoàng danh dự. Câu trả lời của ngài là ngài vẫn phải ở lại, như một “dấu chỉ”. Một dấu chỉ của tiến trình mà ngài đang bảo vệ; đó là thông điệp của Chúa Giêsu, người mà ngài đã dành trọn cuộc đời mình để truyền đạt một cách thuần khiết.

“Lần tới tôi sẽ gặp lại anh trên thiên đường,” ngài nói, vẫy tay tạm biệt tôi. Ngài biết chính xác cuộc hành trình sẽ đi về đâu và điều gì đang chờ đợi ngài ở đích đến. Lời hứa về cuộc sống vĩnh cửu của Chúa Kitô là một trong những chủ đề yêu thích của Đức Bênêđíctô.

Ngài từng nói: “Nếu việc thuộc về Giáo hội có ý nghĩa gì, thì đó là việc nó mang lại cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu và do đó, cuộc sống công bằng và chân chính. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”

2. Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng năm mới và ban phép lành

Ngày 1 tháng Giêng, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Lễ trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 54.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca

Khi ấy, các người chăn chiên hối hả ra đi đến Bê lem. Họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ kể lại điều họ đã được nghe nói về Hài Nhi này.

Tất cả những ai nghe đều ngạc nhiên về những gì các người chăn chiên nói cho biết. Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.

Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được tai nghe mắt thấy theo như họ đã được loan báo.

Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Khởi đầu của năm mới được phó thác cho Đức Maria Rất Thánh mà chúng ta mừng kính hôm nay là Mẹ Thiên Chúa. Vào lúc này, chúng ta hãy xin Mẹ chuyển cầu đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI, người đã rời bỏ thế giới này vào sáng hôm qua. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau, với một trái tim và một linh hồn, tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân người tôi tớ trung thành của Tin Mừng và của Giáo hội. Gần đây chúng ta đã xem trên TV, chương trình “Sua Immagine”, tất cả những gì ngài đã làm và cuộc đời của Đức Bênêđictô.

Khi chiêm ngắm Mẹ Maria trong chuồng gia súc nơi Chúa Giêsu sinh ra, chúng ta có thể tự hỏi: Đức Trinh Nữ dùng ngôn ngữ nào để nói với chúng ta? Đức Maria nói như thế nào? Chúng ta có thể học được gì từ Mẹ cho năm mới đang bắt đầu này? Chúng ta có thể nói: “Lạy Đức Mẹ, xin dạy chúng con phải làm gì trong năm nay”.

Trong thực tế, nếu chúng ta quan sát khung cảnh mà Phụng vụ hôm nay trình bày cho chúng ta, chúng ta sẽ nhận thấy rằng Đức Maria không nói. Mẹ đón nhận mầu nhiệm Mẹ đang cảm nghiệm với lòng kính sợ, Mẹ ấp ủ mọi sự trong lòng và nhất là Mẹ quan tâm đến Hài Nhi, như Phúc Âm đã nói, “được đặt nằm trong máng cỏ” (x. Lc 2,16). Động từ “đặt” này có nghĩa là đặt cẩn thận, và điều này cho chúng ta biết rằng ngôn ngữ riêng của Đức Maria là từ mẫu: Mẹ dịu dàng chăm sóc Hài Nhi. Đây là sự vĩ đại của Đức Maria. Khi các thiên thần hát mừng, những người chăn cừu chạy đến và mọi người lớn tiếng ca ngợi Chúa về những gì đã xảy ra, Đức Maria không nói, Mẹ không giải thích cho khách của mình mọi thứ đã xảy ra với Mẹ, Mẹ không đánh cắp buổi biểu diễn – với chúng ta những người thích phỗng tay trên các chương trình! – Mẹ không đánh cắp chương trình. Ngược lại, Mẹ đặt Hài Nhi làm trung tâm, Mẹ âu yếm chăm sóc Người. Một nhà thơ đã từng viết rằng Đức Maria “thậm chí còn biết cách im lặng một cách trang trọng, […] bởi vì Mẹ không muốn đánh mất Chúa của mình” (A. Merini, Corpo d'amore. Un incontro con Gesù, Milano 2001, 114).

Đây thường là ngôn ngữ của người mẹ: sự dịu dàng khi chăm sóc. Trên thực tế, sau khi sinh ra món quà là một thần đồng bí ẩn trong bụng mẹ suốt 9 tháng, các bà mẹ liên tục đặt con mình vào trung tâm của sự chú ý: họ cho chúng ăn, ẵm chúng trên tay, dịu dàng đặt chúng vào nôi.. Chăm sóc – đây là ngôn ngữ của Mẹ Thiên Chúa, ngôn ngữ của những bà mẹ: đó là chăm sóc.

Thưa anh chị em, giống như tất cả những người mẹ, Đức Maria đã cưu mang sự sống trong cung lòng của mình và do đó, Mẹ nói với chúng ta về tương lai của chúng ta. Nhưng đồng thời, Mẹ cũng nhắc nhở chúng ta rằng, nếu chúng ta thực sự muốn có một Năm Mới tốt lành, nếu chúng ta muốn xây dựng lại niềm hy vọng, chúng ta cần phải từ bỏ ngôn ngữ, những hành động và những lựa chọn do chủ nghĩa vị kỷ khởi xướng và học ngôn ngữ của tình yêu, đó là hãy chăm sóc. Chăm sóc là một ngôn ngữ mới chống lại những ngôn ngữ của chủ nghĩa vị kỷ. Đây là cam kết: hãy chăm sóc cuộc sống của chúng ta – mỗi người chúng ta cần chăm sóc cuộc sống của chính mình – chăm sóc thời gian của chúng ta, tâm hồn của chúng ta; chăm sóc tạo vật và môi trường chúng ta đang sống; và hơn thế nữa, hãy chăm sóc người lân cận của chúng ta, những người mà Chúa đã đặt bên cạnh chúng ta, cũng như những anh chị em của chúng ta đang gặp khó khăn và những người kêu gọi sự quan tâm và lòng trắc ẩn của chúng ta. Khi nhìn Đức Mẹ đang chăm sóc Hài Nhi của Mẹ, chúng ta hãy học cách chăm sóc người khác, kể cả chính mình, chăm sóc sức khỏe nội tâm, đời sống thiêng liêng, bác ái.

Kỷ niệm Ngày Hòa bình Thế giới hôm nay, chúng ta hãy ý thức lại trách nhiệm đã được trao phó cho chúng ta để xây dựng tương lai – trước những khủng hoảng cá nhân và xã hội mà chúng ta đang sống, trước thảm kịch chiến tranh,” chúng ta được kêu gọi đương đầu với những thách thức của thế giới chúng ta với tinh thần trách nhiệm và lòng trắc ẩn” (Thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 56, 5). Và chúng ta có thể làm được điều này nếu chúng ta quan tâm đến nhau và nếu tất cả chúng ta cùng nhau chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.

Chúng ta hãy cầu xin Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, để trong thời đại này, bị ô nhiễm bởi sự lạnh lùng và thờ ơ, Mẹ có thể làm cho chúng ta có khả năng cảm thương và quan tâm – có khả năng cảm thương và quan tâm – có khả năng “nhìn kỹ hơn”. và thông cảm với người khác bất cứ khi nào cần thiết” (Apos. Tông huấn Evangelii Gaudium, 169).

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Với tất cả anh chị em có mặt ở đây, và với tất cả những ai đang theo dõi qua các phương tiện truyền thông, tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất cho Năm Mới. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tổng thống Cộng hòa Ý, Ngài Sergio Mattarella, cầu chúc sự thịnh vượng cho người dân Ý; và những lời chúc tương tự đến với Thủ tướng chính phủ.

Vào ngày này mà Thánh Phaolô Đệ Lục muốn dành để cầu nguyện và suy tư cho hòa bình trên thế giới, chúng ta hãy cảm nhận mạnh mẽ hơn nữa sự tương phản của chiến tranh, mà ở Ukraine và ở các khu vực khác, đang gieo rắc chết chóc và hủy diệt. Tuy nhiên, chúng ta đừng mất hy vọng vì chúng ta có niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng đã mở ra cho chúng ta con đường bình an nơi Đức Giêsu Kitô. Kinh nghiệm về đại dịch đã dạy chúng ta rằng không ai có thể tự cứu mình mà cùng nhau chúng ta có thể theo đuổi con đường hòa bình và phát triển. Trên khắp thế giới, từ mọi người dân, tiếng kêu đang vang lên: Không chiến tranh! Không tái vũ trang! Cầu xin cho các nguồn tài nguyên hướng tới phát triển, y tế, thực phẩm, giáo dục, việc làm.

Trong số vô số sáng kiến được thúc đẩy trong cộng đồng Kitô hữu, tôi nhớ lại cuộc tuần hành toàn quốc diễn ra ngày hôm qua ở Altamura, sau bốn đoàn lữ hành đã mang tình đoàn kết của họ đến Ukraine. Tôi xin chào và cảm ơn đông đảo bạn bè của cộng đồng Thánh Egidio, những người đã đến trong năm nay để làm chứng cho cam kết của họ vì hòa bình ở mọi vùng đất, ở đây và ở nhiều thành phố trên thế giới. Cảm ơn các anh chị em thân yêu của cộng đồng Thánh Egidio.

Và tôi chào mừng hai ban nhạc đến từ Virginia và Alabama, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – chúng ta muốn nghe họ ngay sau đây! Tôi chào các bạn trẻ thuộc phong trào Regnum Christi – cám ơn các bạn! Họ đang làm cho mình được lắng nghe! – từ nhiều quốc gia khác nhau ở Mỹ Châu và Âu Châu, cũng như các trẻ em và gia đình từ Cộng đồng Nhà Tiệc Ly, xin chúc lành cho Mẹ Elvira và cho tất cả cộng đồng.

Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật thú vị và một năm mới hạnh phúc. Đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Putin tê tái: Cú HIMARS lúc 0 giờ, 400 lính Nga tử trận cùng lúc. Ukraine tấn công xuyên biên giới
VietCatholic Media
16:47 02/01/2023


1. Cuộc tấn công bằng HIMARS kinh hoàng nhất từ trước đến nay, 400 binh sĩ Nga tử trận cùng một lúc.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai mùng 2 tháng Giêng, Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai đã xác nhận một báo cáo đã được các phương tiện truyền thông Nga và Ukraine đồng loạt loan tin. Một vụ tấn công bằng hỏa tiễn của quân Ukraine vào một trại lính Nga đã khiến hàng trăm lính Nga tử trận cùng một lúc.

Ông Serhiy Haidai cho biết vụ tấn công đã diễn ra chỉ 2 phút sau khi bước sang ngày thứ Hai 2 tháng Giêng; và nhằm vào một tòa nhà ở thành phố Makiivka, nơi là một trường dạy nghề, đã bị các lực lượng Nga chiếm làm nơi đóng quân. Ông đồng ý với con số được các phương tiện truyền thông Ukraine đưa ra là 400 binh sĩ Nga đã chết trong cuộc tấn công này; và nhấn mạnh rằng đã có những vụ nổ rất lớn, làm bể cửa kiếng trong khu vực lân cận, kéo dài đến sáng thứ Hai.

Ông cho biết thêm 300 người bị thương ngoài con số ước tính 400 người thiệt mạng. Nếu các tuyên bố được xác nhận, đây có thể là một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất của Ukraine vào các mục tiêu của Nga trong cuộc chiến.

Các nhà chức trách thân Nga thừa nhận thương vong nặng nề, nhưng không xác nhận con số 400 được báo cáo.

Daniil Bezsonov, một quan chức cấp cao do Nga hậu thuẫn tại các khu vực bị xâm lược của Donetsk, cho biết hỏa tiễn đã tấn công Makiivka hai phút sau nửa đêm ngày đầu năm mới.

“Một đòn giáng mạnh đã giáng xuống trường dạy nghề từ hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Himars của Mỹ,” ông nói, đề cập đến các hỏa tiễn do Mỹ cung cấp.

“Đã có người chết và bị thương, con số chính xác vẫn chưa được biết,” Bezsonov nói.

Makiivka là một quận công nghiệp ở miền đông Ukraine. Nằm cách thủ phủ Donetsk 15 kilômét. Makiivka là một trung tâm luyện kim và khai thác than hàng đầu của khu vực Donets, với các nhà máy công nghiệp nặng và luyện than cốc hỗ trợ ngành công nghiệp than và thép địa phương. Mặc dù được quốc tế công nhận là một phần của Ukraine, nhưng thành phố này đã nằm dưới sự quản lý trên thực tế của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk kể từ khi bị lực lượng thân Nga chiếm giữ vào năm 2014. Thành phố này có dân số 339.000 người

Một số nhà bình luận và blogger người Nga đã thừa nhận vụ tấn công - nhưng cho rằng con số thấp hơn so với con số 400 được tuyên bố.

Vladimir Solovyov, một người dẫn chương trình người Nga, đã viết trên Telegram “tổn thất là đáng kể… nhưng 400 thì quá xa”.

Nhưng Igor Girkin, một nhà bình luận thân Nga, cho biết hàng trăm người đã thiệt mạng và bị thương, mặc dù con số chính xác vẫn chưa được biết vì một số lượng lớn vẫn còn mất tích. Ông cho biết bản thân tòa nhà đã “gần như bị phá hủy hoàn toàn”.

Ông nói thêm rằng các nạn nhân chủ yếu là tân binh mới được huy động - nghĩa là những người mới bị gọi nhập ngũ gần đây, chứ không phải những người đã có kinh nghiệm chiến đấu. Ông cũng cho biết đạn dược được cất giữ trong cùng tòa nhà với binh lính, khiến thiệt hại trở nên quá sức trầm trọng.

“Hầu như tất cả các thiết bị quân sự cũng bị phá hủy. Họ để chúng ngay bên cạnh tòa nhà mà không có bất kỳ sự ngụy trang cần thiết nào,” ông nói.

Girkin là một blogger quân sự nổi tiếng, người đã lãnh đạo lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn khi họ xâm lược phần lớn miền đông Ukraine vào năm 2014. Gần đây, anh ta bị kết tội giết người vì tham gia bắn hạ chuyến bay MH17.

Bất chấp lập trường thân Nga, ông thường xuyên chỉ trích giới lãnh đạo quân đội Nga và chiến thuật của họ.

Ukraine chưa xác nhận các cuộc tấn công được thực hiện bằng hỏa tiễn Himars, duy trì một chiến lược lâu dài là không tiết lộ chi tiết về các cuộc tấn công của mình.

Trong các trường hợp bị tấn công với mức độ thương vong kinh hoàng như thế này, không thể giấu diếm được, Bộ Quốc Phòng Nga loan tin nhưng giải thích rằng tai nạn là do bất cẩn của binh lính Nga.

Khi được hỏi lý do của các vụ nổ long trời dẫn đến những cái chết này, Ông Serhiy Haidai, nói một cách mỉa mai rằng những cái chết là kết quả của việc “giải quyết bất cẩn các thiết bị sưởi ấm, bỏ qua các biện pháp an toàn, hút thuốc ở một nơi không được phép”.

Vài giờ sau cuộc tấn công ở Makiivka, Kyiv bị tấn công. Vitaly Klitschko, thị trưởng Kyiv, thủ đô Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn đã nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng.

Một thanh niên 19 tuổi ở Kyiv đã bị thương do mảnh vỡ từ một máy bay không người lái của Nga bị bắn hạ

Tất cả 39 máy bay không người lái do Iran sản xuất cuối cùng đã bị Ukraine bắn hạ. Tuy nhiên, ông thị trưởng cho biết các cơ sở năng lượng đã bị hư hại, làm gián đoạn nguồn cung cấp điện và sưởi ấm.

Nga đã tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong vài tháng, phá hủy các nhà máy điện và khiến hàng triệu người chìm trong bóng tối trong mùa đông lạnh giá của đất nước.

2. Biệt kích và pháo binh Ukraine trừng trị các xạ thủ Nga bắn vào vùng Kherson

Quân xâm lược Nga đã tấn công vùng Kherson 71 lần vào ngày đầu năm mới, giết chết một người.

Thống Đốc khu vực Kherson, là ông Yaroslav Yanushevych, cho biết: “ Những kẻ xâm lược Nga đã pháo kích vào lãnh thổ của vùng Kherson 71 lần. Kẻ thù đã tấn công các khu định cư yên bình trong khu vực bằng pháo binh, hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, súng cối và xe tăng”

Quân Nga bắn trúng đường dây điện, bệnh viện nhi đồng khu vực, hồ bơi, các tòa nhà tư nhân và chung cư. Đáp lại, biệt kích Ukraine đã tấn công vào một khu vực pháo binh của quân Nga ở Hola Prystan, tiêu diệt toàn bộ một trung đội pháo binh Nga đang bắn phá Kherson. Pháo binh cũng đã phản pháo vào Oleshky Radensk, và quận Henichesk.

Ông lưu ý rằng chính từ những vị trí này, kẻ thù đã phát động một cuộc tấn công bằng pháo lớn vào Kherson vào ngày 31 tháng 12.

Theo báo cáo của Ukrinform, một phụ nữ ở Naddniprianske, 82 tuổi, bị thương do pháo kích của kẻ thù vào ngày 31 tháng 12, đã chết trong một bệnh viện ở vùng Kherson. Một thiếu niên 13 tuổi bị thương hiện đang trong tình trạng nguy kịch, trong khi tính mạng của em gái cậu, 12 tuổi, không bị đe dọa.

“Cậu bé, tên là Yaroslav, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng. Vào ngày 1 tháng Giêng, quân xâm lược Nga lại tấn công Bệnh viện Nhi đồng Khu vực Kherson nơi Yaroslav đang ở phòng chăm sóc đặc biệt, và các cửa sổ đã bị thổi bay”.

“Em được di tản đến thành phố Mykolaiv, nơi các bác sĩ tiếp tục chiến đấu để giành lấy mạng sống của em”.

3. Nga nói Ukraine tấn công xuyên biên giới vào thành phố Voronezh bằng máy bay không người lái

Aleksandr Gusev, Thống Đốc Voronezh, cho biết tối Chúa Nhật rạng sáng ngày thứ Hai, quân Ukraine đã tấn công xuyên biên giới vào thành phố Voronezh, phía tây nam nước Nga vào tối Chúa Nhật.

Phát biểu với thông tấn xã TASS của nhà nước Nga, Gusev nói: “Đêm qua, lực lượng phòng không đã phát hiện và bắn hạ một máy bay không người lái trinh sát nhỏ tiếp cận Voronezh, được phóng từ Ukraine”.

Không có báo cáo về thương vong hoặc thiệt hại. CNN đã không thể xác minh độc lập báo cáo của TASS.

4. Cựu Tư lệnh Nga cho rằng thành công của Ukraine là do Điện Cẩm Linh cẩu thả

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ex-Russian Commander Credits Ukraine's Success to Kremlin's Sloppiness”, nghĩa là “Cựu Tư lệnh Nga cho rằng thành công của Ukraine là do Điện Cẩm Linh cẩu thả.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hôm Chúa Nhật, cựu chỉ huy quân đội Nga Igor Girkin cho rằng những thành công của Ukraine trước quân đội của Vladimir Putin là do sự cẩu thả của Điện Cẩm Linh sau khi Mạc Tư Khoa tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn đêm giao thừa nhằm vào Kyiv.

Nhận xét của Girkin được đưa ra hơn 10 tháng sau khi Putin ra lệnh thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào ngày 24 tháng 2, nhằm giành chiến thắng nhanh chóng; nhưng kế hoạch đó đã bị ngăn chặn bởi các hoạt động phòng thủ của Ukraine, được hỗ trợ bởi viện trợ quân sự của phương Tây.

Bất chấp quy mô lớn của quân đội Nga, các binh sĩ của Putin đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu quan trọng ở Ukraine, trong khi Kyiv đã giành lại quyền kiểm soát các khu vực quan trọng trước đây do Nga xâm lược trong suốt mùa thu và mùa đông. Đối mặt với tổn thất ngày càng tăng, nhà lãnh đạo Nga giờ đây đã chuyển hướng sang các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine khi các lực lượng trên bộ của ông phải vật lộn để làm sao có các lực lượng được huấn luyện tốt và có động lực.

Girkin, một người theo chủ nghĩa dân tộc Nga được biết đến với bí danh Igor Ivanovich Strelkov, là một người nổi tiếng vì vai trò của ông trong vụ sáp nhập Crimea năm 2014. Ông đã đổ lỗi những thất bại của Nga là do sự cẩu thả của các nhà lãnh đạo quân đội Nga.

Ông cho rằng Ukraine và Nga trong những ngày gần đây đã tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn vào nhau, mặc dù Ukraine chỉ tấn công vào các cơ sở quân sự chứ không phải cơ sở hạ tầng dân sự như Nga đã làm. Ông thừa nhận rằng các cuộc tấn công của Ukraine đã thành công và tiếp tục đưa ra lời giải thích của mình về lý do tại sao Nga lại gặp khó khăn trước nước láng giềng Đông Âu nhỏ hơn.

“Thật không may, ở một số nơi, các cuộc tấn công của họ vào các cơ sở quân sự của chúng ta hóa ra đều có mục tiêu và thành công do sự hoang phí quá mức đang diễn ra trong việc chỉ huy các đơn vị và đội hình của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga. Tôi có ấn tượng rằng các chỉ huy của chúng ta về nguyên tắc là không thể dạy bảo được.”

Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của riêng mình, nhắm vào các khu dân cư bao gồm cả Kyiv, Ukraine cho biết. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã tweet: “Lần này, cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt của Nga đang cố tình nhắm vào các khu dân cư, thậm chí không phải cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng ta. Tội phạm chiến tranh Putin 'ăn mừng' năm mới bằng cách giết người.”

Girkin nói thêm rằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga, phần lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng hơn là các khu vực dân thường sinh sống, đã được tăng cường. Tuy nhiên, ông vẫn cho biết các cuộc không kích sẽ “chắc chắn không có tác dụng buộc Đức quốc xã Kyiv phải làm hòa” với Nga.

Khi phát động cuộc chiến, Putin nói rằng mục tiêu của ông là loại bỏ chính phủ Ukraine khỏi Đức quốc xã. Lời biện minh này từ lâu đã vấp phải dè bỉu, vì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là người Do Thái.

Khi cuộc chiến ở Ukraine gặp khó khăn, Girkin là một trong số các chuyên gia quân sự đã chỉ trích cách điện Cẩm Linh giải quyết cuộc chiến. Ông đã lên án chỉ huy quân sự của Nga trong một bài đăng Telegram hồi đầu tháng 12.

“Tôi phải khẳng định một lần nữa rằng chỉ huy quân sự của chúng ta - xét về mức độ ngoan cố ngu ngốc và hoàn toàn không có khả năng sáng tạo - xứng đáng được so sánh với các loại cừu non có rất ít điểm chung với các loài linh trưởng, nói chi đến con người”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine để bình luận.

5. Cựu chỉ huy NATO nhận định rằng Nga có thể 'không bao giờ trỗi dậy' từ khu rừng tối tăm của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia May 'Never Emerge' From Putin's Dark Forest: Former NATO Commander”, nghĩa là “Cựu chỉ huy NATO nhận định rằng Nga có thể 'không bao giờ trỗi dậy' từ khu rừng tối tăm của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hôm Chúa Nhật, cựu Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO James Stavridis đã cảnh báo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang dẫn dắt đất nước của ông “vào một khu rừng tối tăm mà từ đó nó có thể không bao giờ thoát ra được”.

Stavridis, một đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, đã đăng lại một đoạn video từ chương trình đặc biệt mừng Năm Mới được phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga. Đoạn clip mô tả một ca sĩ biểu diễn cùng với một số vũ công trong trang phục sặc sỡ, với máy quay thỉnh thoảng chuyển sang khán giả nơi các quân nhân Nga được nhìn thấy đang vỗ tay theo nhịp điệu.

Stavridis sau đó so sánh video với các hoạt động mừng năm mới khác đang diễn ra trên khắp thế giới.

“Một sự tương phản đáng buồn với hàng nghìn người trên khắp thế giới từ màn bắn pháo hoa ở Cảng Sydney đến quả cầu pha lê rơi xuống Quảng trường Times để chào mừng một năm mới với niềm vui thực sự,” ông viết. “Putin tiếp tục dẫn nước Nga vào một khu rừng tối tăm mà từ đó nước này có thể không bao giờ thoát ra được.”

Vào đêm giao thừa, Ukraine đã hứng chịu một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga khiến ít nhất 4 người thiệt mạng ở Kyiv, theo France 24.

Trong khi đó, Newsweek đưa tin hôm Chúa Nhật rằng cựu chỉ huy quân đội Nga, Igor Girkin, đã cho rằng những thành công gần đây của Ukraine trước quân đội Nga là do sự cẩu thả của Điện Cẩm Linh.

Các lực lượng của Putin đã hứng chịu những thất bại đáng xấu hổ kể từ khi nhà lãnh đạo Nga tiến hành cuộc xâm lược vào quốc gia Đông Âu này vào tháng 2 năm ngoái. Cuộc chiến Nga-Ukraine ngay từ đầu đã bị các nhà lãnh đạo quốc tế lên án gay gắt.

Trong quá khứ, Stavridis cũng từng chỉ trích cả chiến lược và “thiết kế tồi” của thiết bị quân sự của Nga.

Hôm Chúa Nhật, ông ta đã đăng lại một bài đăng từ Julia Davis, người phụ trách chuyên mục The Daily Beast, là người cũng đã tạo ra dự án giám sát, Russian Media Monitor.

“Chương trình đặc biệt năm mới trên truyền hình nhà nước Nga thật rùng rợn và siêu thực,” Davis đã tweet, cùng với video về chương trình đặc biệt năm mới của Nga. “Các nhà tuyên truyền hàng đầu ủng hộ Điện Cẩm Linh ngồi cạnh các vị khách quân sự, những người mà sự hiện diện của họ chắc chắn sẽ nhắc nhở khán giả rằng vào chính thời điểm đó, Nga đang ném bom các thành phố của Ukraine và tàn sát thường dân ở quốc gia bên cạnh.”

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba, thay vì tấn công vào cơ sở hạ tầng, “các cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt” trong ngày thứ Bảy đã cố tình nhắm vào các khu dân cư. Ông tweet rằng Putin đang “ăn mừng” đầu năm 2023 “bằng cách giết người”.

Một người dân Kyiv nói với Newsweek rằng sau khi nghe thấy tiếng còi báo động không kích, cô ấy lo lắng rằng mình có thể bị giết.

“Nó rất ồn ào và đáng sợ,” Daryna Antoniuk nói. “Các vụ nổ bắt đầu trước khi tôi tới hầm tránh bom. Tôi bắt đầu chạy. Sau đó, hóa ra hỏa tiễn đã đánh rất gần nhà tôi.”

Bất chấp các cuộc tấn công đang diễn ra, nhiều người Ukraine đã tập trung vào thứ Bảy tại một nhà ga ở Kyiv, theo hãng tin Euromaidan Press. Họ được cho là đến đó để tham dự một buổi hòa nhạc đêm giao thừa và được quay phim hát quốc ca của đất nước họ.

Newsweek đã liên hệ với Stavridis để nhận thêm bình luận.

6. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng bài diễn văn Đêm Giao Thừa của Putin cho thấy ông ta không muốn tìm giải pháp hòa bình

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's NYE Address Shows He's Unwilling To Find Peaceful Solution: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng bài diễn văn Đêm Giao Thừa của Putin cho thấy ông ta không muốn tìm giải pháp hòa bình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bài phát biểu đêm giao thừa của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho thấy ông “vẫn không sẵn lòng” xem xét một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến ở Ukraine, theo một viện nghiên cứu của Mỹ.

Bài phát biểu hàng năm của Putin minh họa rằng ông “không chắc chắn về khả năng định hình không gian thông tin của Nga và vẫn tập trung vào việc biện minh cho chiến tranh và cái giá phải trả đối với người dân của mình” 10 tháng sau khi ông ra lệnh xâm lược Ukraine, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, đã viết như trên trong báo cáo gần đây nhất của mình.

Trong một đoạn video dài 9 phút được chiếu trên truyền hình khi mỗi khu vực múi giờ của Nga đếm ngược những phút cuối cùng của năm 2022 vào hôm thứ Bảy, ông Putin đã lên án phương Tây gây hấn và cáo buộc các nước đang cố gắng sử dụng cuộc xung đột ở Ukraine để phá hoại nước Nga.

Putin cho biết năm 2022 là “một năm của những quyết định khó khăn, cần thiết, của những bước đi quan trọng hướng tới việc giành được toàn bộ chủ quyền của nước Nga và sự củng cố vững chắc xã hội chúng ta”.

Ông nói thêm rằng “tương lai có chủ quyền, độc lập và an toàn của Nga chỉ phụ thuộc vào chúng ta, vào sức mạnh và quyết tâm của chúng ta”.

Ông cũng cho biết bảo vệ Tổ quốc “là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta đối với tổ tiên và con cháu”.

ISW cho biết bài phát biểu tiếp tục “đưa ra luận điệu của Putin rằng Nga có quyền lịch sử đối với Ukraine, mà hơn thế nữa nó còn cho rằng độc lập và chủ quyền của Nga phụ thuộc vào việc giành quyền kiểm soát Ukraine.”

Putin “do đó cố gắng biến chiến thắng trong cuộc chiến thành điều cần thiết để nước Nga tiếp tục tồn tại với tư cách là một quốc gia độc lập,” bài báo viết.

ISW viết rằng những bình luận như vậy có thể nhằm biện minh cho cuộc chiến tốn kém cũng như kêu gọi cộng đồng ủng hộ chiến tranh theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Họ cũng chỉ ra rằng Putin “vẫn không sẵn lòng dự tính một giải pháp hòa bình có ý nghĩa cho cuộc chiến mà ông đã bắt đầu ngoài những điều khoản mà ông đưa ra cho Ukraine và phương Tây”.

Báo cáo nói thêm rằng nhà lãnh đạo Nga “không thể chấp nhận bất kỳ kết quả nào kém hơn: trừ khi Ukraine, với sự giúp đỡ của các đồng minh phương Tây, có thể gây ra những thất bại quy mô lớn hơn nữa cho lực lượng Nga và giải phóng thêm nhiều lãnh thổ của nước này.

ISW nhận định rằng bài phát biểu từ trụ sở của Quân khu phía Nam, với các quân nhân mặc đồng phục phía sau, “như một phần trong nỗ lực không ngừng để thể hiện mình là một nhà lãnh đạo hiệu quả trong thời chiến, tích cực kiểm soát nỗ lực chiến tranh”.

Nhưng báo cáo lưu ý rằng Putin không sử dụng bài phát biểu để đưa ra bất kỳ thông báo nào về cách các lực lượng Nga dự định đảo ngược thất bại ở Ukraine và đạt được mục tiêu của mình.

“Sự tầm thường của hầu hết bài phát biểu phù hợp với các đánh giá trước đây của ISW rằng Vladimir Putin có thể đã hoãn bài phát biểu thường niên của mình trước Quốc hội Liên bang Nga vì ông ấy không chắc chắn về khả năng định hình không gian thông tin của Nga trong bối cảnh ngày càng có nhiều chỉ trích về việc ông ấy tiến hành chiến tranh”

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận.
 
Tại sao Đức Bênêđíctô đi giầy đỏ? Cha Federico Lombardi: Lịch sử nhớ đến Đức Bênêđíctô như thế nào?
VietCatholic Media
17:04 02/01/2023


1. Nhà thờ Công Giáo Thành phố Scott bị hư hại trong vụ trộm bất thành

Sở cảnh sát thành phố Scott cho biết Nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse đã bị hư hại trong một vụ trộm bất thành. Nhà thờ tọa lạc tại 1002 Main Street.

Sở cảnh sát cho biết sự việc xảy ra trong khoảng thời gian từ 7 giờ tối đêm Giáng Sinh đến 8 giờ sáng ngày Giáng Sinh.

Cảnh sát cho biết bọn trộm ra về tay trắng nhưng có lẽ bực mình nên đã gây ra một số thiệt hại.

Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào liên quan đến tội phạm, hãy liên hệ với Sở cảnh sát thành phố Scott qua số 620-872-2133.


Source:KSN Tv

2. Câu chuyện đằng sau đôi giày đỏ của Giáo hoàng Benedict XVI

Khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI thoái vị vào năm 2013, ngài đã từ chức giám mục Rôma - và rời khỏi đôi giày da màu đỏ nổi tiếng của mình.

Trong thời gian trị vì của ngài, đôi giày đỏ của Đức Bênêđíctô đã trở thành một thương hiệu, truyền cảm hứng cho ABC News gọi ngài là “fashionista”, một người ưa chuộng thời trang. Tại một thời điểm khác, đôi giày của ngài đã gây ra tranh cãi sau khi có tin đồn thất thiệt cho rằng chúng được chế tác bởi nhà thời trang cao cấp nhất của Ý Prada.

Sự lựa chọn giày của Đức Bênêđíctô nổi bật bởi vì người tiền nhiệm và người kế vị của ngài - Thánh Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Phanxicô – mang những đôi giầy mầu đen. Tuy nhiên, việc các Đức Giáo Hoàng đi giầy màu đỏ là điều thường thấy trong nhiều thế kỷ.

Trong những bức ảnh về thi hài của Đức Bênêđictô XVI do Vatican công bố hôm nay, ngài mặc lễ phục màu đỏ và vàng và đi giày giáo sĩ màu đen thông thường.

Khác xa với những tuyên bố liên quan đến thời trang, trong đức tin Công Giáo, màu đỏ tượng trưng cho sự tử vì đạo và Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

Nói cách khác, chúng có nghĩa là Đức Giáo Hoàng đang theo bước chân của Chúa Kitô.

Hai người thợ giày người Ý được cho là đã tạo ra những đôi giày cho Đức Bênêđictô trong triều đại giáo hoàng của ngài là Adriano Stefanelli và Antonio Arellano.

Theo hãng tin ANSA của Ý Stefanelli, một thợ thủ công người Ý, đã tạo ra những đôi giày cho một danh sách dài các nhà lãnh đạo đáng chú ý, bao gồm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Barack Obama và George W. Bush.

Ông lần đầu giao giày cho Vatican khi chứng kiến Đức Gioan Phaolô II bị đau vào năm 2003. Anh ấy tự hỏi mình có thể làm gì, về mặt cá nhân, để giúp đỡ. Anh quyết định làm giầy cho ngài.

Truyền thống đó được tiếp tục với Đức Bênêđictô XVI.

Ông nói với trên tờ Quan Sát Viên Rôma: “Sự hài lòng lớn nhất là khi nhìn vào các bức ảnh và hình ảnh của Đức Bênêđíctô XVI, thấy rằng chiếc giày được sử dụng và mang rất tốt, rất thoải mái.

Một thợ thủ công khác, Arellano, đã sửa giày cho Đức Bênêđictô khi ngài còn là Hồng Y. Xuất thân từ Trujillo, Peru, Arellano chuyển đến Rôma vào năm 1990 để mở một cửa hàng sửa giày cạnh Vatican.

Khi người bạn của ông là Hồng Y trở thành giáo hoàng, ông đã rất phấn khởi.

“Mọi người đang chạy qua các đường phố, và tôi thấy Đức Hồng Y Ratzinger xuất hiện trên truyền hình,” trước đó ông đã nói với CNA. “Tôi đã rất ngạc nhiên vì ngài là khách hàng của tôi và tôi đã rất hạnh phúc.”

Arellano cho biết ông nhớ cỡ giày của Đức Bênêđíctô, số 42 và quyết định tặng vị tân giáo hoàng một đôi giày màu đỏ trong buổi tiếp kiến chung tại Vatican.

“Khi chúng tôi đến đó để chào đón ngài, Đức Giáo Hoàng đã nhận ra tôi, mỉm cười và nói: 'Đây là người thợ đóng giày của tôi.' Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời, bởi vì ngài khiến bạn cảm thấy mình quan trọng,” Arellano nhớ lại. “Ngài đã ban phước lành cho tôi và gia đình tôi và chúng ta nói lời tạm biệt.”

Món quà đó khiến Vatican yêu cầu một đôi giày khác để Đức Giáo Hoàng mang trong lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II.

“Thật là tuyệt vời, bởi vì lúc đó tôi thực sự cảm thấy mình là người thợ đóng giày của Đức Thánh Cha,” anh nói và thêm rằng “tặng quà cho Đức Thánh Cha là một chuyện; việc họ gọi bạn để đặc biệt làm một số đôi giày cho ngài lại là một chuyện khác.”

Khi về hưu, vị giáo hoàng danh dự đã bỏ đôi giày màu đỏ của mình để đi đôi giày đen bằng da được thiết kế bởi một người thợ giày Công Giáo người Mễ Tây Cơ, tên là Armando Martin Dueñas.


Source:Catholic News Agency

3. Cha Lombardi xem xét lịch sử sẽ nhớ đến Đức Bênêđíctô như thế nào

Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “Father Lombardi considers how history will remember Benedict”, nghĩa là “Cha Lombardi xem xét lịch sử sẽ nhớ đến Đức Bênêđíctô như thế nào”.

Vị linh mục từng là phát ngôn viên của Vatican trong hầu hết triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI đã suy tư về những cống hiến và di sản của ngài.

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi có một cái nhìn sâu sắc độc đáo về Đức Bênêđictô XVI, với tư cách là một con người và một vị giáo hoàng. Cha Lombardi là phát ngôn viên của Vatican trong gần như toàn bộ triều đại giáo hoàng của Bênêđictô.

Cha Lombardi được bổ nhiệm vào tháng 7 năm 2006 để kế nhiệm Tiến Sĩ Joaquín Navarro-Valls, một giáo dân đã giữ chức vụ này trong 22 năm. Sau đó, Cha Lombardi giữ chức giám đốc văn phòng báo chí của Vatican cho đến khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của ngài vào năm 2016. Thành ra, trong 10 năm đó, ngài đã thực hiện vai trò này trong suốt giai đoạn lịch sử của sự thoái vị, mật nghị giáo hoàng và những khởi đầu độc đáo của một thời kỳ đặc biệt trong Giáo hội với một Giáo hoàng và một Giáo hoàng danh dự.

Aleteia hỏi Cha Lombardi để cùng chúng tôi suy tư về di sản của Đức Bênêđictô XVI.

Xin cha cho chúng con biết ấn tượng của cha về khoảnh khắc khi Đức Bênêđictô XVI, ở tuổi 85, bước lên chiếc trực thăng màu trắng và rời bỏ ngai giáo hoàng mãi mãi.

Đó là một khoảnh khắc rất xúc động và cũng là một khoảnh khắc lịch sử bởi vì chưa bao giờ trong thời đại của chúng ta lại xảy ra sự thoái vị của một giáo hoàng còn sống. Đây là những hình ảnh lịch sử nhưng vẫn còn rất sống động. Tuy nhiên, đối với tôi, thời điểm quan trọng là việc Đức Bênêđictô tuyên bố thoái vị vào ngày 11 tháng Hai, 2013. Tôi nhớ lời tuyên bố của ngài, mà ngài đã thực hiện trực tiếp, gây ngạc nhiên cho các Hồng Y hiện diện.

Đức Bênêđictô tuyên bố thoái vị với lập luận rằng “sức lực của ngài, do tuổi cao,” không còn “thích hợp để thi hành thừa tác vụ của thánh Phêrô”. Cha nhớ đến tuyên bố ấy như thế nào?

Tôi trải nghiệm điều đó một cách vô cùng thanh thản, bởi vì một mặt tôi không coi đó là một điều thực sự và hoàn toàn bất ngờ. Những người theo sát Đức Bênêđíctô XVI đều nhận ra rằng ngài luôn thi hành công việc phục vụ của mình một cách đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu, nhưng với sự mệt mỏi về thể chất ngày càng tăng, đặc biệt là do các vấn đề liên quan đến việc đi lại hoặc các lễ kỷ niệm trọng đại tại Đền thờ Thánh Phêrô, và do đó ngài đã suy tư về tình trạng sức khỏe để có thể tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đức Giáo Hoàng đã phát biểu trước Công nghị Hồng Y về việc thoái vị. Cha nghĩ sao về điều đó?

Về khả năng thoái vị; đối với tôi, thật vô cùng sáng tỏ về cách mà Đức Giáo Hoàng đã nói về điều đó một cách rõ ràng trong cuốn sách phỏng vấn Ánh sáng của Thế gian, khi được Peter Seewald đặt câu hỏi. Khi sức khỏe và sức lực của ngài vẫn hoàn toàn bình thường, ngài đã nói: “Nếu một giáo hoàng nhận thấy rõ ràng rằng ngài không còn khả năng về thể chất, tâm lý và tinh thần để đảm đương các nhiệm vụ của mình, thì ngài có quyền và trong một số trường hợp, cũng là nghĩa vụ phải thoái vị”.

Cha có nghĩ đó là một sự lựa chọn hợp lý không?

Theo tôi, đó là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý được đưa ra trước mặt Chúa trong lời cầu nguyện và với trách nhiệm trước Giáo hội. Không kích động, không phải vì lý do sợ hãi hay yếu kém về tinh thần, mà vì lý do đánh giá sức mạnh của ngài liên quan đến nhiệm vụ sắp tới. Đây thường là lý luận “hợp lý”, được thực hiện trong bầu không khí của niềm tin, điều mà tôi hoàn toàn đồng ý.

Cha có cảm giác cá nhân gì về điều này?

Tôi luôn bị ấn tượng bởi thực tế là triều đại giáo hoàng liên tục được đi kèm với những suy tư về tinh thần và văn hóa của Đức Bênêđictô XVI, người đã có thể hoàn thánh tuyển tập ba cuốn sách tuyệt vời của ngài về Chúa Giêsu. Thật đáng ngưỡng mộ và phi thường khi một vị giáo hoàng với tất cả những công việc đa đoan của mình lại có khả năng và ý chí viết một tác phẩm về Chúa Giêsu, một điều thường liên quan đến ơn gọi thần học và tâm linh của ngài, nhưng cũng liên quan đến dấn thân của ngài với tư cách là giáo hoàng để trở thành nhân chứng và thầy dậy hỗ trợ đức tin của chúng ta.

Đức Hồng Y J. Ratzinger đã trải qua triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, kể cả trong thời gian bệnh tật của vị Giáo Hoàng Ba Lan. Cha có nghĩ rằng chúng ta cũng có thể liên kết việc thoái vị của ngài với một hiệu ứng “tấm gương” liên quan đến những năm cuối cùng trong triều đại giáo hoàng của Đức Wojtyla không?

Đức Ratzinger đã trải qua toàn bộ triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, và cũng với một cường độ đặc biệt trong suốt thời kỳ ngài bị bệnh. Vì vậy, ngài sẽ có những cân nhắc của riêng mình. Rõ ràng là mỗi vị giáo hoàng đều khác biệt, đều là chính mình, đều có kinh nghiệm riêng, và trong mối tương quan với Thiên Chúa, sống ơn gọi phục vụ Giáo hội theo cách riêng của mình. Đức Ratzinger đã suy tư về sự kiện là ngài có thể trải qua một thời gian ốm yếu kéo dài, trong thời gian đó việc cai quản Giáo hội sẽ bị ảnh hưởng.

Đức Celestinô Đệ Ngũ đã thoái vị chỉ sau vài tháng, vào ngày 13 tháng 12 năm 1294, trong thời kỳ rất khó khăn đối với Giáo hội. Cha nghĩ sao về bối cảnh khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thoái vị?

Trong lời tuyên bố thoái vị, Đức Bênêđíctô cũng giải thích rằng bối cảnh ngày nay, bối cảnh trong đó sự phục vụ của giáo hoàng được thực hiện trong cái mà chúng ta có thể gọi là một thế giới toàn cầu hóa, là một bối cảnh trong đó các sự kiện lịch sử xảy ra nhanh chóng, và do đó cần có sự can thiệp và quyết định liên tục. Cai quản Giáo Hội trong một bối cảnh như thế đòi hỏi năng lượng phi thường và sức mạnh thể chất và tâm lý.

Những khoảng khắc khó khăn nhất trong triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô là gì, thưa cha?

Những thời khắc khó khăn mà tôi đặc biệt quan tâm liên quan đến vấn đề giải quyết tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, vốn diễn ra trong phần lớn triều đại giáo hoàng và nhờ đó mà Đức Bênêđíctô có công rất lớn đối với lịch sử Giáo hội, bởi vì ngài đã đương đầu với nó một cách không chút do dự và một tầm nhìn rộng lớn, cả từ quan điểm pháp lý và mục vụ. Đức Bênêđíctô đã chỉ đường: Chúng ta hãy nhớ đến bức thư của ngài gửi cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan vào ngày 19-3-2010, việc nhìn nhận các tội lạm dụng và các lỗi lầm của các giám mục; trên hết, ngài hiểu mức độ nghiêm trọng trong sự đau khổ của các nạn nhân và hành động với những can thiệp về mặt giáo luật rất hiệu quả.

Đức Bênêđictô XVI đã trải qua cuộc khủng hoảng lạm dụng này ngay khi ngài còn là Hồng Y, phải không thưa cha?

Cuộc khủng hoảng lạm dụng đã bắt đầu bộc lộ vào cuối triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, nhưng không có bằng chứng và sự rõ ràng; rồi sau đó nó tự bộc lộ một cách gia tăng và dần dần. Đức Bênêđictô hầu như đối mặt với một vụ nổ, và ngài đã làm điều đó một cách khôn ngoan, trung thực, can đảm và cũng cụ thể bằng cách gặp gỡ các nạn nhân. Ngài đã đặt nền móng cho việc đối phó với cuộc khủng hoảng này. Đức Phanxicô tiếp tục bằng cách thực hiện các bước tiến về mặt pháp lý, soạn thảo các tài liệu quan trọng như Vos estis lux mundi gần đây vào năm 2019. Về vấn đề này, Đức Bênêđíctô đã tập hợp các giám mục trên thế giới tại Vatican, đồng thời viết hai bức thư cho dân Chúa.

Trong chuyến tông du Hoa Kỳ, vào ngày 17-04-2008, đó có phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nạn nhân bị các linh mục lạm dụng.

Đức Bênêđíctô luôn tổ chức các cuộc gặp gỡ với các nạn nhân một cách hết sức kín đáo, với tư cách là một người có tính cách rất sâu sắc, chu đáo và dự phần, nhưng cũng là người dè dặt. Đức Phanxicô mạnh mẽ hơn trong các biểu hiện cảm xúc và giao tiếp, nhưng Đức Bênêđictô là người đầu tiên gặp các nạn nhân và cũng làm như vậy một cách có hệ thống trong các chuyến tông du của mình.

Đức Bênêđictô trục xuất hơn 400 linh mục khỏi Giáo hội vì lạm dụng, phải không thưa cha?

Trong thời gian làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài đã bắt đầu hiểu được tầm nghiêm trọng của những vấn đề này. Khi trở thành giáo hoàng, ngài đã có sẵn kinh nghiệm và kiến thức cơ bản về các vấn đề hiện tại giúp ngài có thể giải quyết chúng theo quan điểm thủ tục và kỷ luật. Ngài đã bắt đầu theo những đường hướng này ngay cả trong những năm cuối cùng của triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II.

Trong trường hợp lạm dụng tình dục và lạm dụng quyền lực và lương tâm do Marcial Maciel, người sáng lập dòng Đạo Binh Chúa Kitô, gây ra, Đức Bênêđictô XVI đã ra lệnh thực hiện một cuộc thanh tra tông tòa và đổi mới tinh thần và cơ cấu của dòng mày.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã can thiệp vào vấn đề các tu sĩ một cách rất thận trọng, kiên quyết và khôn ngoan, đồng thời cũng cố gắng bảo tồn những gì tốt đẹp có thể có trong cuộc sống và sự việcng hiến của rất nhiều người đã đáp ứng ơn gọi tu trì với ý định tốt.

Tại Hoa Kỳ và một số quốc gia Âu Châu, một số nhóm Công Giáo cực kỳ bảo thủ có nguồn lực và động cơ ý thức hệ đã sử dụng Đức Bênêđictô XVI, chỉ ra rằng ngài là vị giáo hoàng chân chính duy nhất. Cha nghĩ sao về điều này?

Đức Bênêđictô đã thoái vị. Ngài biết mình đang làm gì, và Ngài làm điều đó để Giáo hội có một giáo hoàng mới ở đỉnh cao quyền lực và sức mạnh của mình. Theo một nghĩa nào đó, Đức Bênêđíctô muốn Đức Thánh Cha Phanxicô tồn tại và mở đường cho ngài. Đức Bênêđíctô không bao giờ nghĩ đến việc can thiệp vào triều đại giáo hoàng của người kế vị mình. Các lý luận cho rằng Đức Bênêđíctô chống lại Đức Thánh Cha Phanxicô là những lập trường vô nghĩa và vô căn cứ.

Cha nghĩ lịch sử sẽ nhớ đến Đức Joseph Ratzinger như thế nào?

Tôi nghĩ lịch sử sẽ nhớ đến ông như một giáo hoàng thần học. Một đầy tớ của Giáo hội, người không tìm cách trở thành nhân vật chính một cách cá nhân trong các sáng kiến lịch sử hoặc phi thường so với người tiền nhiệm của mình, người đã thực sự thực hiện vô số hành động, kết thúc bằng một Năm Thánh lịch sử. Đức Bênêđíctô đã không thực hiện các hành động đặc biệt đáng chú ý trong triều đại giáo hoàng của mình. Ngài sẽ được nhớ đến như một vị giáo hoàng có huấn quyền và tính liên tục trong nội dung giáo huấn của Giáo hội so với vị tiền nhiệm là Đức Gioan Phaolô II.

Cha có nghĩ là Đức Bênêđíctô có nguy cơ bị nhớ đến chỉ vì sự thoái vị của ngài không?

Một thực tế không thể tránh khỏi là ông sẽ được nhớ đến vì sự thoái vị của mình, nhưng ngài đã thể hiện sự khiêm tốn sâu sắc. Sau ngài, con đường thoái vị của một giáo hoàng đang rộng mở; nó dễ dàng hơn cho những người đến sau. Nó đã ở đó trước đây, nhưng không ai sử dụng nó. Theo tôi, chủ yếu đây là một triều đại giáo hoàng có thẩm quyền, sâu sắc từ quan điểm về mối quan hệ giữa đức tin và văn hóa trong thế giới ngày nay, trở thành một tấm gương về sự phục vụ Chúa và Giáo hội một cách khiêm nhường và vị tha, chứ không quá ràng buộc với bản thân.
Source:Aleteia