Ngày 07-01-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa chịu Phép Rửa
Lm. Jude Siciliano, OP
00:01 07/01/2022

LỄ CHÚA CHỊU PHÉP RỮA -C
Isaia 42: 1-4, 6-7; Tvịnh 103; Cvtđ 10: 34-38; Luca 3: 15-16, 21-22

Thánh Luca bắt đầu dẫn chúng ta ra khỏi sự tập chú đầy sức lôi cuốn vào ông Gioan Tẩy Giả sang Chúa Giêsu. Bài phúc âm hôm nay bỏ qua các câu (19-20) nói về vua Herod bắt giam Gioan Tẩy Giả. Trong những câu đó thánh Luca nói điều gì sẽ xãy ra cho Gioan Tẩy Giả. Phúc âm thánh Luca bây giờ chú trọng về Chúa Giêsu. Đối với thánh Luca, thời kỳ của Israel đã kết thúc cùng với ông Gioan Tẩy Giả (16:6). Nó như là một bức màn mang danh Gioan Tẩy Giả được kéo lên để lộ ra danh thánh Chúa Giêsu. Một thời đại mới lại bắt đầu.

Thánh Luca nhanh chóng vượt qua phép rữa trong nước và chuyển đến phép rửa trong Chúa Thánh Linh. Đấng được nêu trong phúc âm của thánh Luca và trong phần tiếp theo là sách Công Vụ Tông Đồ. Thời thơ ấu của Chúa Giêsu đã kết thúc, và chúng ta được giới thiệu Chúa Giêsu bắt đầu là một người trưởng thành với sứ vụ công khai của mình cùng với sự hiện hữu của Chúa Thánh Thần và loan báo cho chúng ta biết rằng Ngài là "Con chí ái của Thiên Chúa". Kể từ lúc này trở đi, tất cả những việc Ngài làm và lời Ngài, điều là của Thiên Chúa dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần. Ngài được mặc lấy cho đời sống và sứ vụ của Ngài.

Trong bài phúc âm hôm nay chúng ta nghe vọng lại bài đọc thứ nhất về việc ngôn sứ Isaia diễn tả về Đấng mà Thiên Chúa đã chọn làm Tôi Tớ và người được chọn đó đã được Thiên Chúa ban cho Thánh Thần để trở nên "Đây là người tôi trung Ta nâng đở, là người Ta tuyển chọn, và hết lòng quý mến. Ta cho Thần Khí Ta ngự trên người..." Ông GioanTẩy Giả, ngôn sứ cuối cùng, đã rút lui và một thời đại mới đã bắt đầu với sự xuất hiện của đầy tớ trung thành đầy Thần Khí Thiên Chúa, người tôi trung đó chính là Chúa Giêsu Kitô.

Chúng ta không thể suy ngẫm về phép rửa của Chúa Giêsu trong sự liên kết với chúng ta mà không cảm thấy có sự gắn kết với Ngài qua chính bản thân của chúng ta. Chúng ta cũng đã được chịu phép rửa tội để được làm tôi tớ mến yêu của Thiên Chúa. Cộng đoàn của chúng ta cũng đã chịu phép rửa tội để cùng hợp nhất với Chúa Kitô và hòa hợp với nhau. Khi chúng ta chịu phép rửa tội, chúng ta cũng nhận được ơn Thần Khí của Thiên Chúa. Chúng ta bắt đầu cảm nghiệm được tình yêu thương của Thiên Chúa một cách đậm đà hơn, là chúng ta được sai đến trong thế gian. Câu chuyện thánh Luca nhắc chúng ta nhớ là chúng ta là một cộng đoàn được kết nối với nhau qua phép rửa, chúng ta không tự cứu rổi được. Chúng ta không đơn độc trên hành trình với Chúa Kitô. Chúng ta là một cộng đoàn phải cùng đồng hành xuyên suốt lịch sử.

Có nhiều điều làm ngăn cách chúng ta với những người cùng thi hành phụng vụ cùng với chúng ta hôm nay. Chỉ cần nhìn xung quanh chúng ta sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng trong màu da, áo quần, tuổi tác. Hãy nghe tiếng nói và giọng nói của từng quốc gia. Hãy nhìn những chiếc xe đi ra sau thánh lễ. Hãy nhìn những chiếc đồng hồ đeo tay khác nhau mà chúng ta đeo, có một số rất đơn giản và hình thức thực dụng; một số người khác lại có loại đồng hồ tuy chỉ để xem giờ nhưng rất xa xỉ có giá hằng ngàn đô la.

Vì sao chúng ta cùng nhau tụ họp ở đây, trong cùng một không gian phụng vụ mà lại khác nhau nhiều như thế? Điều gì đã thu hút chúng ta đến với nhau vậy? Có thể vì nghĩa vụ buộc chúng ta phải đến đây chăng? Những điều đó có thể là chưa đủ. Có thể chúng ta cần đến đây để tiếp cận với Thiên Chúa hơn, hay chúng ta cần được giúp đỡ về một vấn đề nào đó thế nên chúng ta cùng nhau đến để cầu nguyện. Điều đó tốt thật, nhưng còn nhiều hơn thế nữa. Chúng ta cùng nhau đến đây với nhiều khác biệt cùng ngồi trên một hàng ghế. Họ có thể rất khác với chúng ta, nhưng chúng ta cùng nhau chia sẻ một phép rửa và cùng nhau kết hợp với Đấng được gọi là Đấng Cứu Chuộc của mình.

Đâu là nguồn gốc khiến chúng ta bị thôi thúc phải ra khỏi nhà để đi đến nơi phụng vụ, rồi sau đó khi ra về mới đi chợ, rồi về nhà nấu nướng mà chúng ta phải làm cho môt tuần sắp tới? Điều gì khiến chúng ta phải liên kết với nhau thành một cộng đoàn thờ phượng. Bất chấp những ý thức khác biệt trong chúng ta có thể về nhạc, về bài giảng, về phong cách phụng vụ và bàn quỳ không được êm ái. Thánh Luca đã nêu lên nguồn gốc của sự kết dính chúng ta lại với nhau: Chính Thánh Linh Ngài đã ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rửa và thúc đẩy Ngài ra đi thi hành sứ vụ và những hy sinh sẽ đến với Ngài. Phép rửa của chúng ta sẽ đưa chúng ta bước vào đời sống của Thánh Linh Chúa và khiến chúng ta nên thành viên của cộng đoàn này. Phải đấy, gồm cả người thanh niên đang ngồi bên cạnh chúng ta hát quá lớn và lạc giọng!

Thánh Luca bắt đầu câu chuyện về phép rửa của Chúa Giêsu bằng cách nói với chúng ta là "Dân chúng đặt nhiều câu hỏi, và họ tự hỏi có phải ông Gioan Tẩy Giả là Chúa Kitô hay không”. Ông Gioan Tẩy Giả làm rất tốt công việc của mình. Ông đã làm cho những người nghe ông phải phấn kích lên với mong muốn chờ đợi. Và cuối cùng Thiên Chúa đã đưa người đến cứu dân Israel được tự do phải không? Cuối cùng, sau bao nhiêu thế hệ chờ đợi dưới ách kẻ thù đàn áp, sau bao nhiêu năm chờ đợi Thiên Chúa đã đến để giải cứu họ để được tự do.

Thật ra, Chúa Giêsu không phải là người dân chúng đang mong đợi hay hy vọng. Chúa Giêsu không xuất hiện như một thủ lãnh cúa một đạo binh hùng mạnh nhằm lật đổ người La Mã. Nếu dân chúng ngẫm suy đến lời của ngôn sứ Isaia, thì những người ở với Chúa Giêsu là ai lúc Ngài chịu phép rửa. Và trong suốt những tháng năm Ngài thi hành sứ vụ, thì họ sẽ có chuẩn bị tốt khi đến với Chúa Kitô và đường lối của Ngài.

Bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia là phần thứ nhất của 4 bài ca về người tôi tớ đau khổ. Đây là bài ca mô tả người được Thiên Chúa tuyển chọn, Người sẽ giúp giải phóng dân Israel. Người tôi tớ này sẽ được xức dầu bởi Thần Khí Thiên Chúa, và sẽ kêu gọi mọi dân tộc đến cùng Thiên Chúa với lời nói dịu dàng ("người sẻ không kêu to, không nói lớn") và hiện diện một cách nhân hậu. Người sẽ không ép buộc hay đe dọa dân chúng về sư trả báo của Thiên Chúa.

Những ai trong chúng ta đã đáp lại lời mời của người tôi tớ hiền hòa mà Thiên Chúa đã gởi đến cho chúng ta là Đức Giêsu. Và khi chúng ta chịu phép rửa, chúng ta sẽ bước vào một đời sống mới trong Thần Khí Thiên Chúa. Chúng ta có thể nói là Thiên Chúa có thể chọn một nhóm người tốt hơn để thực hiên chương trình của Thiên Chúa cho thế giới. Chúng ta có thể không là những người đặc biệt đó, nhưng sự thật là chúng ta đã được xức dầu bởi Thần Khí Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta luôn có sự hiện diện mật thiết của Thiên Chúa trong tâm hồn, và là động lực thúc đẩy chúng ta đến với thế giới. Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Ngài đã ra đi truyền giáo. Phép rữa tội của chúng ta cũng thúc đẩy chúng ta hiệu quả như vậy, ở nhiều nơi khác do Thiên Chúa sai chúng ta đến.

Xuyên suốt phúc âm, thánh Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn cầu nguyện trong những thời điểm quan trọng mà Ngài gặp phải trong sứ vụ của Ngài, Ngay cả khi Ngài bị treo trên cây thập giá. Nơi mà Thần Khí Ngài đã dẫn dắt chúng ta đến đây để phụng thờ. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, không chỉ riêng cho nhu cầu của từng cá nhân, nhưng là cho giáo hội, cho cộng đoàn tín hữu những người đã chịu phép rửa tội. Hơn nữa, do Thần Khí Thiên Chúa thúc đẩy, chúng ta cầu nguyện cho toàn thế giới của chúng ta, cho hòa bình và sự công chính cho mọi dân tộc. Trong dịp mừng lễ phép rửa, chúng ta cũng được nhắc đến hình ảnh sống động của các người tỵ nạn đã bất chấp hiểm nguy của biển Địa Trung Hải, hay băng qua sông Rio Grande. Họ hy vọng nước sẽ giúp cứu đời sống họ và giúp họ bắt đầu một đời sống mới. Phép rửa của chúng ta đã ban cho chúng ta sự sống mới. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho những người liều mạng sống họ, hy vọng một đời sống mới sẽ lại bắt đầu trong an toàn.

Chúng ta có thể xem chúng ta là công chúng bình thường. Có thể chúng ta không gây được tiếng vang lớn trong xã hội, ngay cả trong thế giới riêng của chúng ta. Dù vậy, chúng ta đã được mời gọi, như người tôi tớ trong bài của ngôn sứ Isaia, để làm việc nhẹ nhàng trong thế giới. Phải làm việc ra sao, và ở nơi nào để thi hành việc này? Chúng ta hãy cầu nguyện và tin tưởng rằng con đường sẽ lộ ra cho chúng ta như người tôi tớ, Thiên Chúa đã phán với chúng ta "Ta đã nắm lấy tay ngươi, đã dựng nên ngươi và đặt ngươi làm giao ước với mọi dân tộc, hãy nên ánh sáng chiếu soi cho muôn nước…".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


BAPTISM OF THE LORD -C-
Isaiah 42: 1-4, 6-7; Ps 104; Acts 10: 34-38; Luke 3: 15-16, 21-22

Luke is beginning to shift our attention away from the charismatic John the Baptist to Jesus. Today’s gospel omits the verses (19-20) that tell of Herod’s imprisoning John. In those verses Luke is anticipating what will happen to the Baptist. The focus of his Gospel is now on Jesus. For Luke, the period of Israel comes to an end with the Baptist (16:6). It’s as if a curtain is drawn on John and then opens on Jesus. Now a new age is beginning.

Luke passes over the baptism quickly to move on to the Holy Spirit, who is featured in this gospel and its sequence, the Acts of the Apostles. Jesus’ childhood has ended and we are introduced to the adult who is commencing his public ministry with the descent of the Holy Spirit and the proclamation to us that he is God’s "beloved Son." From now on all he does and says is as God’s beloved and under the influence of the Spirit. He is well-equipped for his life of mission and ministry.

In the gospel we hear echoes of the first reading, Isaiah’s description of the one God has chosen as servant and upon whom God has put God’s Spirit. "Here is my servant whom I uphold, my chosen one with whom I am pleased, upon whom I have put my spirit…." John, the last prophet, has withdrawn and a new age has begun with the emergence of God’s Spirit-filled, loving and faithful servant – Jesus Christ.

We cannot reflect on Jesus’ baptism without feeling linked to him through our own. We too have been baptized as servants to a loving God. The baptized community is united to Christ and one another. When we were baptized we also received the Spirit, began to experience the love of God in a more intimate way and were sent forth into the world. Luke’s account reminds us that we are a community connected to one another through our baptism. We are not saved by ourselves. We are not alone on our journey with Christ. We are a community on a pilgrimage together through history.

There is a lot that separates us from those worshiping with us today. Just look around and see the visible differences in our skin color, the quality of our clothes and our ages. Listen for our regional and national accents. See the cars we drive out of the parking lot in after the service. Catch sight of the different wristwatches we wear, some are plain and practical, others tell the same time, but may cost in the thousands.

How did we ever get here, so varied, yet all in the same worship space? What draws us here today? Maybe we are here out of a sense of obligation? That’s not enough. Maybe we came to draw closer to God, or we need help with a problem and so we came to pray. That’s good, but there’s more. Being here brings us together with all these people around us in the pews. They may be very different from us, but we share the same baptism and are drawn together to follow more closely the one we call our Savior.

What is the source of the tug that urged us to drop things at home and put off, till after worship, the shopping and cooking we need to do for the week ahead? What is the glue that keeps us together as a worshiping community, despite our complaints about the music, preaching, liturgical styles and the discomfort of the kneelers? Luke has named the source and the glue for us: it’s the very Spirit that descended on Jesus at his baptism and fired him for his mission and the sacrifices that lay ahead of him. Our baptism was our entrance into the life of the Spirit and it incorporated us into this community – yes, even with the man next to us in the pew who is singing so loudly and off key!

Luke begins his narrative of Jesus’ baptism by telling us, "The people were filled with expectation and all were asking in their hearts whether John might be the Christ." John did his job well. He got his hearers fired up and excited with expectation. Could it be that God was finally coming to set Israel free? Finally, after all the generations of waiting under oppressive foes, after longing for so long, God was coming to deliver them.

Well, Jesus wasn’t exactly what the people expected, or hoped for. He certainly didn’t make his entrance at the head of a powerful army to overthrow the Romans. If they had reflected on our Isaiah reading, those who were with Jesus at his baptism and throughout his ministry, would have been better prepared for Christ and his ways.

The Isaiah passage is the first of four Songs of the Suffering Servant. These songs describe the one appointed by God who will free Israel. This servant will be anointed by God’s Spirit and will call people to God with a gentle voice ("not crying out, not shouting") and a kind presence. He will not be coercive; not threaten people with God’s vengeance.

Those of us who respond to the gentle servant God has sent us, Jesus, have in our baptism, entered into a new life in the Spirit. We might say that God could have picked a better crew of workers to accomplish the plans God has for the world. We may not be extraordinary, but the fact is we have been anointed by the Spirit. So, we always have with us the intimate presence of God, the foundation of our lives and the driving energy that sends us into the world. After Jesus’ baptism he went on mission. Our baptism impels us to do similarly, in the many and diverse places God has sent us.

Throughout his gospel Luke shows Jesus praying at key moments of his ministry, even while he is hanging on the cross. One place his Spirit has led us is here to worship. Together we are moved to pray; not only for our personal needs, but for the church, the community of the baptized. Still more, the Spirit moves us to pray for our world, for peace and justice among peoples. In celebrating the waters of baptism, we are also reminded of the vivid images we have seen of refugees making their passage over the dangerous waters of the Mediterranean, or fording the Rio Grande. They are hoping the waters will be life saving for them and enable them to begin a new life. Our baptism has given us new life and so we pray for those who have risked their lives, hoping to begin again in safety.

We may consider ourselves just ordinary folk. Perhaps we don’t make a big splash, even in our personal worlds. Still, we are called, like the Isaian servant, to work gently in the world. How and where can we do that? We pray today and trust that the way will be shown to us for, like the Servant, God says to us, "I have grasped you by the hand. I formed you and set you as a covenant of the people, a light for the nations...."
 
Ngày 08/01: Thế nào là Chứng Nhân của Thiên Chúa - Suy Niệm: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:35 07/01/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đi tới miền Giu-đê. Người ở lại nơi ấy với các ông và làm phép rửa. Còn ông Gio-an, ông cũng đang làm phép rửa tại Ê-nôn, gần Sa-lim, vì ở đấy có nhiều nước, và người ta thường đến chịu phép rửa. Lúc ấy, ông Gio-an chưa bị tống giam.

Bấy giờ, có một cuộc tranh luận xảy ra giữa các môn đệ của ông Gio-an và một người Do-thái về việc thanh tẩy. Họ đến gặp ông Gio-an và nói: “Thưa thầy, người trước đây đã ở với thầy bên kia sông Gio-đan và được thầy làm chứng cho, bây giờ ông ấy cũng đang làm phép rửa, và thiên hạ đều đến với ông.” Ông Gio-an trả lời: “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban. 28 Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: ‘Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người.’ Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi.”

Đó là lời Chúa
 
Chúa chịu Phép Rửa mở cửa Tình Trời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:20 07/01/2022

CHÚA CHỊU PHÉP RỬA MỞ CỬA TÌNH TRỜI

Chúa Giêsu là Đấng Thánh vô tội, vậy sao Ngài lại chịu phép rửa? Phép rửa chỉ để rửa sạch tội hay còn ban ơn sủng khác nữa? Lễ Chúa chịu phép rửa cho chúng ta câu trả lời.

1. Chúa liên đới gánh tội đời .Loài người sa ngã, chìm trong tội lỗi. Nhưng Chúa là tình yêu, đầy lòng từ bi và nhân ái, Chúa không nỡ lòng nào để con người phải chết. Vì tình liên đới, Chúa đã gánh lấy tội loài người như người Việt thường nói “Con dại cái mang” hay “Cá chuối đắm đuối vì con”, đúng như lời ca: “Chúa đau nỗi đau của con. Chúa buồn nỗi buồn của con.” Chúa không muốn kết tội, Chúa chỉ muốn tha tội mà thôi.

2. Tình Cha con trời với đất . Ađam-Evà phạm tội đã cắt đứt tình nghĩa loài người với Chúa, thì nay Chúa Giêsu đến gánh tội trần gian và nối lại tình Cha-con giữa Chúa và loài người. Vì thế, trời đã mở ra và từ đó có tiếng phán: “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về con.” Khi chịu phép rửa không chỉ được sạch tội, mà quan trọng hơn là được trở nên con Chúa, con Hội thánh và là anh chị em với nhau.

Thế nên, mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa là dịp chúng ta sung sướng tạ ơn Chúa tha tội và nhận ta làm con. Đồng thời, nhắc nhớ phép rửa tội chúng ta đã chịu từ khi mới chào đời. Để sống tình liên đới anh chị em yêu thương nhau, tình liên đới với Chúa của người con hiếu thảo, ngoan hiền. Sống như thế để Chúa cũng có thể nói với mỗi người chúng ta: “Con là con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về con.” Amen.
 
Trước – Sau
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:21 07/01/2022
Trước – Sau

(Thứ Hai sau Chúa Nhật I TN – Mc 1,14-20)

“Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã gần đến. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Nhờ các chuyên gia Thánh Kinh chúng ta hiểu rằng động thái ăn năn sám hối là một sự đổi thay cuộc sống cách triệt để, khởi đi từ tâm trí đến hành vi thiết thực cụ thể. Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều lối diễn giải quá nghiêng về khía cạnh luân lý. Dù rằng không sai, vì chiều kích luân lý như là điểm tới của việc thay đổi đời sống. Và cũng đã có ý kiến cho rằng đạo nào cũng như đạo nào, thảy đều dạy người ta cởi bỏ điều xấu xa và ăn ngay ở lành.

Xin có cái nhìn về lời rao giảng của Chúa Giêsu: “Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Hai phạm trù này “ăn năn sám hối” và “tin vào Tin Mừng”, điều nào trước, điều nào sau? Chúng ta ăn năn sám hối rồi tin vào Tin Mừng hay ngược lại, nhờ tin vào Tin Mừng nên chúng ta ăn năn sám hối tức là thay đổi đời sống? Làm rõ thứ tự trước sau hai phạm trù này thì chúng ta sẽ nhận ra nét riêng của niềm tin Kitô giáo và chúng ta tin đây là nét trỗi vượt.

Tin Mừng mà Chúa Giêsu loan báo chủ yếu ở những điểm này: Đấng dựng nên vũ trụ đất trời, cho chúng ta từ chốn hư vô làm người chính là Cha Toàn Năng Chí Ái. Người cho mọi vật mọi loài hiện hữu là để thông chia vinh quang và hạnh phúc cho các loài thụ tạo, cách riêng loài người chúng ta, loài được chọn làm hình ảnh và là họa ảnh của Người. Tất cả mọi người bất phân màu da, sắc tộc, ngôn ngữ thảy đều là anh chị em với nhau trong tình một Cha Trên Trời, với người Anh Cả Giêsu, Đấng làm người. Hạnh phúc đích thực của chúng ta là được hiệp thông với Thiên Chúa qua lối diễn tả “tám mối phúc thật” mà Chúa Giêsu rao giảng (x.Mt 5,1-12. Và cách thế để đạt hạnh phúc thật đó là hãy sống với nhau trong tình yêu liên đới, cách rõ nét nhất là như Chúa Giêsu yêu thương chúng ta (x.Ga 15,12).

Đây chính là nội hàm đức tin Kitô giáo, là Tin Mừng. Tin vào Tin mừng là đón nhận chân lý hằng sống này. Như thế việc tin vào Tin Mừng phải là động thái đi trước làm nền tảng cho việc sám hối ăn năn, thay đổi đời sống. Thiết nghĩ rằng điều phải thay đổi trước tiên đó là hành vi đức tin của chúng ta. Phải thay cái nhìn về Thiên Chúa như một Ông chủ khắt khe hay như vị Quan tòa nghiêm minh vốn bàng bạc trong các niềm tin tôn giáo và cả trong Cựu Ước để rồi tin nhận Người là Cha Toàn Năng Chí Ái như lời Chúa Kitô mạc khải. Khi đã chỉnh sửa cái nhìn đức tin thì những việc đổi thay sẽ tự nhiên kéo theo như là hệ quả tất yếu.

Phải chăng hình thức sống đạo kiểu thụ động, ích kỷ, vụ lợi của đoàn tín hữu Kitô cách nào đó chưa phán ánh niềm tin vào Thiên Chúa là Cha Toàn Năng Chí Ái, Cha của hết mọi người? Phải chăng cung cách phục vụ và quản trị kiểu độc quyền, độc tôn, đọc đoán theo tinh thần giáo sĩ trị của nhiều mục tử trong Giáo Hội Công Giáo không chỉ làm lu mờ mà còn làm biến dạng chân dung Đấng Toàn Năng là Cha giàu lòng thương xót?

Giáo Hội Công Giáo đang nỗ lực cùng nhau đổi thay “cách sống đạo” qua Thượng Hội Đồng “Hiệp Hành – Tham Gia – Sứ Vụ” đang mở ra. Ước gì nội hàm Tin Mừng được thể hiện cách rõ nét trong đời sống đức tin của Kitô hữu thuộc mọi thành phần từ việc cầu nguyện đến cử hành và tham dự các bí tích, từ các cơ chế luật lệ đến các hoạt động tông đồ và xã hội. Không phải nhờ thay đổi đời sống rồi chúng ta mới tin vào Tin Mừng, nhưng chính nhờ tin vào Tin Mừng mà chúng ta đổi thay đời sống, đổi thay cả cung cách sống đạo của mình.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Bài học khiêm nhường từ sông Gio-đan
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
10:23 07/01/2022
Bài học khiêm nhường từ sông Gio-đan

(Suy niệm lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa)

Có thể khẳng định ngay rằng ngang qua lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa, Thiên Chúa cũng muốn tỏ mình Ngài nơi Đức Giê-su, Ngôi Lời Nhập Thể. Một Thiên Chúa cao sang và tinh tuyền, một Thiên Chúa uy nghi vô cùng, lọn tốt lọn lành mà lại chấp nhận bước xuống dòng sông Gio-đan để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình. Cũng tại dòng sông Gio-đan, Thiên Chúa Cha đã giới thiệu Con của Ngài là Đức Giê-su cho nhân loại: “Đây là Con yêu dấu của Ta.”. Chiêm ngắm nơi dòng sông Gio-đan hôm nay, chúng ta đã bắt gặp hai gương mặt thật sự khiêm nhường đáng để chúng ta noi gương bắt chước.

Bài học khiêm nhường của Gio-an Tẩy Giả.

Sinh ra bởi gia đình Da-ca-ri-a, một tư tế giàu có, nhưng chúng ta lại bắt gặp một Gio-an hết sức đơn sơ, giản dị và nghèo khổ ngang qua việc cư ngụ nơi hoang địa thay vì nhà cao cửa rộng, ăn châu chấu và uống mật ong thay vì sơn hào hải vị, mặc áo lông lạc đà thay vì bảnh bao và sang trọng,…Ngài được sinh ra là làm sứ giả để dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Có lẽ ông biết rõ bổn phận và sứ vụ của mình hơn ai hết, nên hôm nay trong khi nhiều người nhầm tưởng ông là Đấng Mesia, Ông đã khiêm tốn để khẳng định cách chắc chắn rằng: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa.” (Lc 3, 16). Nếu xét theo tính xác thịt, ai ai cũng muốn được tâng bốc, muốn được người khác ca tụng và tôn vinh, nhưng Gioan đã không phải như vậy, ông đã chối từ ngay cái danh hiệu và cái cao sang mà dân chúng gán cho ông. Thái độ khiêm tốn của Gioan Tẩy Giả càng làm cho con người của ông có giá trị hơn, lời giảng thêm sâu sắc hơn khi ông giới thiệu về Đấng Cứu Thế cho dân chúng. Đấng đó có quyền thế và sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần và bằng lửa, còn Gioan Tẩy Giả chỉ làm phép bằng nước để kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để lãnh nhận ơn cứu độ. Phải chăng khi con người biết khiêm nhường là con người sẽ dễ dàng được đón nhận và được kính trọng? Đúng, Gioan Tẩy Giả đã được dân chúng đón nhận ngang qua lời kêu gọi sám hối của ông. Họ đã mau mắn ăn năn sám hối và đón nhận phép rửa của ông nơi dòng sông Gio-đan.

Bài học khiêm nhường của Đức Giê-su

Là Con Thiên Chúa làm người, giống con người mọi đang ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4,15), nhưng tại sao Đức Giê-su lại phải bước xuống sông Gio-đan để Gioan Tẩy Giả rửa tội cho mình? Có tội mới phải rửa tội, phải chịu thanh tẩy, ngược lại Đức Giê-su không có tội mà lại trở thành kẻ tội nhân. Điều này có nghĩa như thế nào? Chúng ta phải hiểu như thế nào đây? Chúng ta biết rằng Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho dân chúng tại sông Gio-đan để kêu gọi ăn năn sám hối nhằm đón nhận ơn cứu độ. Chúng ta thấy người tội lỗi xếp thành hàng để được nhận chìm nơi dòng sông Gio-đan bởi ông Gioan Tẩy Giả. Nơi đó, chúng ta cũng thấy xuất hiện một Đấng, Ngài là Ngôi Lời nhập thể, Đấng có quyền tha tội mà lại chấp nhận xếp vào hàng với những người tội lỗi để được đón nhận phép rửa của Gioan Tẩy Giả. Một hành động hơi ngược nhưng đây lại là bài học khiêm tốn của một vị Thiên Chúa toàn năng ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa làm người. Ngài là Thiên Chúa hữu hình ở với nhân loại, Ngài muốn cứu độ nhân loại thì Ngài cũng đã trở nên giống con người trong mọi sự. Ngài không mang tội nhưng dòng sông đầy những vết nhơ, đầy tội lỗi sẽ được thánh hoá khi Ngài bước xuống. Từ Con Người cực Thánh, ba lần Thánh “Thánh, Thánh, Thánh”, Đức Giê-su Ki-tô một khi đã chấp nhận hạ mình để đi vào trong tội luỹ của con người, thì con người tội lỗi đó sẽ được biến đổi và trở nên giống Con Thiên Chúa. Thật vậy, việc Đức Giê-su không mang tội nhưng đã chấp nhận để đi cùng đoàn người tội lỗi bước xuống dòng nước Gio-đan để được đón nhận phép rửa Gioan Tẩy Giả là một cử chỉ hết sức khiêm tốn. Nhờ việc sánh bước đó, mà từ nay những người tội lỗi sẽ được tha thứ và đón nhận sự đổi mới để trở thành thụ tạo mới, sinh khí mới. Nhờ việc bước xuống dòng sông Gio-đan để lãnh nhận phép rửa bởi nước, Đức Giê-su đã thánh hoá dòng nước Gio-đan và thiết lập bí tích Rửa tội không chỉ bằng nước nhưng còn bằng Thánh Thần và lửa nữa.

Quả thật, nhờ thái độ khiêm tốn của Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, con người chúng ta được sinh ra một lần nữa trong Thánh Thần. Nhờ thái độ khiêm tốn đó, Đức Giê-su đã đón nhận được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần tựa chim bồ câu đậu trên hai vai và đón nhận được lời minh chứng rõ ràng của Thiên Chúa Cha : “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con.” (Lc 3,22). Mặt khác, qua việc Đức Giê-su bước xuống sông Gio-đan đón nhận phép rửa, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mặc khải một cách rõ ràng: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Chúng ta phải sống như thế nào khi đã lãnh nhận Bí tích rửa tội?

Chúng ta thú nhận với nhau rằng ai đó trong chúng ta mới ghi danh vào sổ rửa tội cho có tên thánh và mang vào mình ‘cái mác’ người Công Giáo, nhưng xét cho kỹ thì chúng ta chưa thật sự sống bí tích rửa tội nơi môi trường chung quanh. Do đó, chúng ta không chỉ ghi tên vào sổ rửa tội, nhưng chúng ta được mời gọi sống xứng là con cái Chúa. Sống như thế nào đây? Chúng ta phải yêu thương nhau vì tình yêu bắt người từ Thiên Chúa. Để có tình yêu thì buộc chúng ta phải ở lại trong Thiên Chúa, gặp gỡ Chúa và đón nhận Ngài. Một khi đã đón nhận và gặp gỡ Ngài, chúng ta không thể không yêu thương và ở lại trong anh em. Vì thế, học hỏi gương khiêm tốn từ Gioan Tẩy Giả và Đức Giê-su nơi dòng sông Gio-đan, chúng ta biết sống khiêm tốn nhận ra thân phận yếu đuối thấp hèn của bản thân, tội lỗi của mình để biết chạy đến với Đức Giê-su, hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa hầu đón nhận sự bình an, sự tha thứ và sự sống đời đời. Chính Thánh Phaolô cũng đã khuyên nhủ chúng ta ngang qua ông Ti-tô: “chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.” (Tt 2,12). Phải chăng đây là một trong những cách thức chúng ta sống trọn vẹn bí tích Rửa tội trong cuộc sống thường ngày?

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Khánh Nhật Truyền Giáo 2022 của Đức Thánh Cha Phanxicô: Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
03:16 07/01/2022


Khánh Nhật Truyền Giáo là một ngày dành riêng cho Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới để đổi mới dấn thân của mình cho sứ mệnh truyền giáo. Khánh Nhật Truyền Giáo được tổ chức vào Chúa Nhật thứ ba của tháng 10 hàng năm. Năm nay Khánh Nhật Truyền Giáo được cử hành vào ngày Chúa Nhật 30 tháng 10.

Mỗi năm Đức Thánh Cha sẽ công bố một chủ đề cho Khánh Nhật Truyền Giáo của năm đó. Chủ đề năm nay là “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1: 8).

Khánh Nhật Truyền Giáo được Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 thiết lập vào năm 1926 và được cử hành lần đầu tiên vào năm 1927. Như Thánh Gioan Phaolô II đã giải thích vào năm 2001, Đức Thánh Cha Piô “chấp nhận yêu cầu của Hiệp hội Giáo hoàng Truyền bá Đức tin về việc thiết lập một ngày cầu nguyện và quảng bá cho việc truyền giáo 'sẽ được cử hành vào cùng một ngày ở mọi giáo phận, giáo xứ và các cơ cấu trong thế giới Công Giáo... và khuyến khích việc dâng hiến cho sứ mệnh truyền giáo.'”

Hôm 6 tháng Giêng, Lễ Hiển Linh, Tòa Thánh đã công bố sứ điệp Khánh Nhật Truyền Giáo năm nay của Đức Thánh Cha.

Nguyên bản tiếng Ý và các ngôn ngữ khác có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


“Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1: 8)

Anh chị em thân mến!

Những lời này đã được Chúa Giêsu Phục Sinh nói với các môn đệ ngay trước khi Người lên trời, như chúng ta biết từ Sách Tông Đồ Công Vụ: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (1: 8). Những lời đó cũng là chủ đề của Khánh Nhật Truyền Giáo 2022, là ngày như mọi khi, nhắc nhở chúng ta rằng Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo. Khánh Nhật Truyền Giáo năm nay mang đến cho chúng ta cơ hội để kỷ niệm một số sự kiện quan trọng trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội: đó là kỷ niệm bốn trăm năm ngày thành lập Congregatio de Propaganda Fide - Bộ Truyền Bá Đức Tin, nay là Congregatio pro Gentium Evangelizatione - Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và kỷ niệm hai trăm năm Hội Truyền bá Đức tin. Một trăm năm trước, hội này, cùng với Hiệp hội Tuổi thơ Thánh và Hiệp hội Thánh Phêrô Tông đồ, đã được nâng lên hàng các hội “Giáo hoàng”.

Chúng ta hãy suy ngẫm về ba cụm từ chính tổng hợp ba nền tảng của cuộc đời và sứ mệnh của mỗi môn đệ: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”, “đến tận cùng trái đất” và “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần”.

1. “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” là lời kêu gọi mọi Kitô Hữu làm chứng cho Chúa Kitô

Đây là điểm trung tâm, trọng tâm của giáo huấn Chúa Giêsu dành cho các môn đệ, liên quan đến việc họ được sai đến thế gian. Các môn đệ phải trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu, nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà họ sẽ nhận được. Bất cứ nơi nào họ đi và ở bất cứ nơi nào họ đến. Đức Kitô là người đầu tiên được sai đi, với tư cách là “nhà truyền giáo” của Chúa Cha (x. Ga 20:21), và như vậy, Người là “chứng nhân trung thành” của Chúa Cha (x. Kh 1: 5). Tương tự như thế, mọi Kitô hữu được kêu gọi trở thành nhà truyền giáo và làm chứng cho Chúa Kitô. Và Giáo Hội, là cộng đoàn các môn đệ của Chúa Kitô, không có sứ mệnh nào khác hơn là đem Tin Mừng đến cho toàn thế giới bằng cách làm chứng cho Chúa Kitô. Truyền giáo là căn tính của Giáo Hội.

Nhìn sâu hơn vào những từ này, “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”, có thể làm sáng tỏ một vài khía cạnh luôn hợp thời trong sứ mệnh mà Chúa Kitô đã giao phó cho các môn đệ. Hình thức số nhiều của động từ nhấn mạnh tính chất cộng đồng và Giáo Hội của ơn gọi truyền giáo dành cho các môn đệ. Mỗi người được rửa tội được mời gọi truyền giáo, trong Giáo Hội và theo sự ủy thác của Giáo Hội: do đó, việc truyền giáo được thực hiện cùng nhau, không phải riêng lẻ, nhưng trong sự hiệp thông với cộng đồng Giáo Hội, và không phải theo sáng kiến của riêng ai. Ngay cả trong những trường hợp một cá nhân trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó thực hiện sứ vụ loan báo Tin Mừng một mình, thì người đó phải luôn luôn hiệp thông với Giáo Hội đã ủy quyền cho mình. Như Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã dạy trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi – Loan Báo Tin Mừng, một tài liệu mà tôi yêu quý: “Truyền giáo không phải dành cho một cá nhân như một hành động riêng lẻ và biệt lập; nó là một điều có tính Giáo Hội sâu sắc. Khi một nhà thuyết giáo, giáo lý viên hoặc một mục tử rao giảng Tin Mừng ở vùng đất xa xôi ít người biết đến nhất, tập hợp cộng đồng nhỏ của người ấy lại với nhau hoặc thực hiện một bí tích, dù chỉ một mình, thì người đó đang thực hiện một hành động mang tính Giáo Hội, và hành động của người đó chắc chắn gắn liền với hoạt động truyền bá Tin Mừng của toàn thể Giáo Hội bằng các mối quan hệ thể chế, nhưng cũng bằng các liên kết vô hình sâu xa trong trật tự ân sủng. Điều này giả định rằng người ấy hành động không phải vì sứ mệnh tự gán cho mình hoặc theo cảm hứng cá nhân, nhưng kết hợp với sứ mệnh của Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội” (số 60). Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu sai các môn đồ ra đi truyền giáo theo từng cặp; Việc làm chứng của các Kitô hữu cho Chúa Kitô trước hết mang bản chất cộng đồng. Do đó, khi thực hiện sứ mệnh, sự hiện diện của một cộng đồng, bất kể quy mô của nó, có tầm quan trọng cơ bản.

Ngoài ra, các môn đệ còn được thúc giục sống cuộc sống cá nhân của mình trên cơ sở truyền giáo: họ được Chúa Giêsu sai đến thế gian không chỉ để thực hiện sứ vụ được trao phó, mà còn và trên hết là sống sứ vụ ấy; không chỉ để làm chứng, mà còn và trên hết là trở thành chứng nhân của Chúa Kitô. Theo những lời đầy xúc động của Tông đồ Phaolô, “Chúng ta luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng ta” (2 Cô 4:10). Bản chất của sứ vụ là làm chứng cho Chúa Kitô, nghĩa là làm chứng cho cuộc đời, cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người vì tình yêu của Chúa Cha và nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà các Tông đồ tìm kiếm người thay thế Giuđa trong số những người giống như các ngài, nghĩa là đã từng là nhân chứng cho sự phục sinh của Chúa (xem Công vụ 1:21). Chúa Kitô, đúng ra phải nói là Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết, là Đấng mà chúng ta phải làm chứng và là Đấng mà chúng ta phải chia sẻ sự sống. Những nhà truyền giáo của Chúa Giêsu Kitô không được sai đến để tự truyền đạt thông tin, để thể hiện những phẩm chất và khả năng thuyết phục hoặc kỹ năng quản lý của họ. Thay vào đó, họ có niềm vinh dự tột bậc khi được trình bày về Chúa Kitô bằng lời nói và việc làm, loan báo cho mọi người Tin Mừng về ơn cứu rỗi của Ngài, như các Tông đồ đầu tiên đã làm, với sự vui mừng và mạnh dạn.

Thành ra, suy cho cùng, nhân chứng đích thực là “người tử vì đạo”, người hiến mạng sống của mình cho Chúa Kitô, đáp lại món quà là chính Ngài mà Chúa Kitô đã trao ban cho chúng ta. “Lý do chính để truyền giáo là tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta đã nhận được, cảm nghiệm cứu độ thúc giục chúng ta ngày càng yêu mến Người hơn nữa” (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, 264).

Cuối cùng, khi nói đến chứng tá Kitô giáo, nhận xét của Thánh Phaolô Đệ Lục vẫn luôn có giá trị: “Con người hiện đại sẵn lòng lắng nghe những người làm chứng hơn là những người thầy, và nếu anh ta lắng nghe những người thầy, đó là vì họ là những nhân chứng” (Evangelii Nuntiandi, 41). Vì lý do này, lời chứng của một đời sống Kitô hữu đích thực là nền tảng cho việc truyền bá đức tin. Mặt khác, sứ vụ rao giảng về con người và sứ điệp của Chúa Kitô cũng cần thiết như nhau. Thật vậy, Đức Phaolô Đệ Lục tiếp tục nói: “Việc rao giảng, tức là việc công bố sứ điệp bằng lời nói, thực sự luôn luôn là điều không thể thiếu… Lời nói vẫn luôn có liên quan, đặc biệt khi lời nói ấy mang lại quyền năng của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao tiên đề của Thánh Phaolô, “Tin là do bởi được nghe” (Rm 10:17), vẫn luôn còn giữ được tính thời sự của nó: chính lời được nghe dẫn đến đức tin” (sđd, 42).

Vì thế, trong việc truyền bá Tin Mừng, gương sáng của đời sống Kitô hữu và việc rao truyền Chúa Kitô không thể tách rời. Điều này phục vụ cho điều kia. Chúng là hai lá phổi mà bất kỳ cộng đồng nào cũng phải hít thở, nếu muốn truyền giáo. Hình thái chứng tá trọn vẹn, nhất quán và vui tươi này chắc chắn sẽ là một sức mạnh lôi cuốn đối với sự phát triển của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ ba. Tôi khuyến khích mọi người một lần nữa hãy lấy lại lòng can đảm, sự thẳng thắn và sự bạo dạn của những Kitô hữu tiên khởi, để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô bằng lời nói và việc làm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

2. “Đến tận cùng trái đất” – Tính thời sự trường tồn của sứ mệnh truyền bá Tin Mừng toàn cầu

Khi bảo các môn đệ làm nhân chứng cho Người, Chúa Phục sinh cũng cho họ biết nơi họ được sai đi: “… tại Giêrusalem, khắp miền Giuđêa, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1: 8). Ở đây chúng ta thấy rõ tính cách phổ quát trong sứ mệnh của các môn đệ. Chúng ta cũng thấy sự mở rộng địa lý theo hình thái “ly tâm” của sứ mệnh, như thể trong các vòng tròn đồng tâm, bắt đầu từ Giêrusalem, nơi mà truyền thống Do Thái coi là trung tâm của thế giới, tới Giuđêa và Samaria và đến “tận cùng trái đất”. Các môn đệ được sai đến không phải để chiêu dụ tín đồ, nhưng để rao truyền; Kitô hữu không chiêu dụ tín đồ. Sách Tông Đồ Công Vụ nói về sự mở rộng truyền giáo này và cung cấp một hình ảnh nổi bật về Giáo Hội “ra đi” trung thành với lời kêu gọi làm chứng cho Đức Kitô là Chúa và được hướng dẫn bởi sự quan phòng của Thiên Chúa trong những điều kiện cụ thể của cuộc đời mình. Sau khi bị bắt bớ ở Giêrusalem, các môn đệ lan rộng khắp miền Giuđêa và Samari, những Kitô hữu đầu tiên làm chứng cho Chúa Giêsu ở khắp mọi nơi (xem Cv 8: 1, 4).

Một cái gì đó tương tự vẫn xảy ra trong thời đại hôm nay của chúng ta. Do sự đàn áp tôn giáo và tình hình chiến tranh và bạo lực, nhiều Kitô hữu buộc phải chạy trốn khỏi quê hương của họ đến các quốc gia khác. Chúng ta biết ơn những anh chị em này, những người không để mình bị giam cầm trong đau khổ của riêng mình nhưng đã làm chứng cho Chúa Kitô và cho tình yêu của Thiên Chúa tại các quốc gia chấp nhận họ. Do đó, Thánh Phaolô Đệ Lục khuyến khích họ nhận ra “trách nhiệm đặt lên vai những người nhập cư tại quốc gia tiếp nhận họ” (Evangelii Nuntiandi, 21). Càng ngày, chúng ta càng thấy sự hiện diện của các tín hữu thuộc nhiều quốc tịch khác nhau làm phong phú thêm bộ mặt của các giáo xứ và làm cho các giáo xứ trở nên hoàn vũ hơn, Công Giáo hơn. Do đó, việc chăm sóc mục vụ cho người di cư nên được coi trọng như một hoạt động truyền giáo quan yếu cũng có thể giúp các tín hữu địa phương khám phá lại niềm vui của đức tin Kitô mà họ đã lãnh nhận.

Những từ ngữ “cho đến tận cùng trái đất” nên thách thức các môn đệ của Chúa Giêsu trong mọi thời đại và thúc giục họ vượt ra khỏi những nơi quen thuộc để làm chứng cho Ngài. Bất kể tất cả những lợi ích của du lịch hiện đại, vẫn còn những khu vực địa lý mà các nhân chứng truyền giáo của Chúa Kitô chưa đến để mang Tin mừng về tình yêu của Người. Vì thế cũng không có thực tại nào của con người là xa lạ với mối quan tâm của các môn đệ của Chúa Giêsu trong sứ mệnh của họ. Giáo Hội của Chúa Kitô sẽ tiếp tục “ra đi” hướng tới những chân trời địa lý, xã hội và hiện sinh mới, hướng tới những nơi chốn “biên giới” và những hoàn cảnh ngoại vi của con người, để làm chứng cho Chúa Kitô và tình yêu của Người trước những người nam nữ của mọi dân tộc, mọi nền văn hóa và địa vị xã hội. Theo nghĩa này, việc truyền giáo sẽ luôn là một missio ad gentes – sứ mệnh cho muôn dân, như Công đồng Vaticanô II đã dạy. Giáo Hội phải không ngừng tiến về phía trước, vượt ra ngoài giới hạn của chính mình, để làm chứng cho tất cả tình yêu của Chúa Kitô. Ở đây, tôi muốn ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những nhà truyền giáo đã hy sinh mạng sống của họ để “đẩy mạnh” việc thể hiện tình yêu của Chúa Kitô nơi tất cả những anh chị em mà họ đã gặp.

3. “Anh em sẽ nhận được quyền năng” từ Chúa Thánh Thần - Chúng ta hãy luôn được Thần Khí củng cố và hướng dẫn.

Khi Chúa Kitô Phục Sinh ủy thác cho các môn đệ làm nhân chứng cho Người, Người cũng hứa ban cho họ những ân sủng cần thiết để hoàn thành trách nhiệm cao cả này: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1: 8). Theo lời tường thuật trong sách Tông Đồ Công Vụ, chính sau khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các môn đệ, hành động đầu tiên làm chứng cho Chúa Kitô bị đóng đinh và phục sinh đã diễn ra. Lời tuyên bố kerygmatic - bài diễn văn “truyền giáo” của Thánh Phêrô cho các cư dân của Giêrusalem - đã mở đầu một kỷ nguyên phúc âm hóa thế giới của các môn đệ Chúa Giêsu. Trước đây họ yếu đuối, sợ hãi và cuộn tròn vào chính mình, nhưng Chúa Thánh Thần đã ban cho họ sức mạnh, lòng can đảm và sự khôn ngoan để làm chứng cho Chúa Kitô trước mọi người.

Cũng như “không ai có thể nói 'Đức Giêsu là Chúa', ngoại trừ bởi Chúa Thánh Thần” (1Cr 12, 3), thì cũng vậy, không một Kitô hữu nào có thể làm chứng đầy đủ và đích thực cho Đức Kitô là Chúa nếu không được Thần Khí soi dẫn và trợ giúp. Tất cả các môn đệ truyền giáo của Chúa Kitô được kêu gọi để nhận ra tầm quan trọng thiết yếu trong công việc của Thánh Linh, trong sự hiện diện của Ngài hàng ngày và nhận được sức mạnh và sự hướng dẫn không ngừng của Ngài. Thật vậy, chính khi cảm thấy mệt mỏi, không có động lực hoặc bối rối, chúng ta nên nhớ cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng lời cầu nguyện đóng một vai trò cơ bản trong đời sống truyền giáo, vì nó cho phép chúng ta được làm mới và củng cố bởi Thánh Linh, là nguồn thần linh vô tận của năng lượng tái tạo và niềm vui trong việc chia sẻ sự sống của Chúa Kitô với những người khác. “Nhận được niềm vui của Thánh Linh là một ân sủng. Hơn nữa, đó là sức mạnh duy nhất giúp chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng và tuyên xưng đức tin của chúng ta nơi Chúa” (Thông điệp gửi các Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng, ngày 21 tháng 5 năm 2020). Vì vậy, Chúa Thánh Thần là nhân vật chính thực sự của sứ mệnh. Chính Ngài là người cho chúng ta lời nói đúng đắn, vào đúng thời điểm và đúng cách.

Dựa trên hành động này của Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng muốn xem xét các ngày kỷ niệm truyền giáo sẽ được cử hành vào năm 2022. Việc thành lập Bộ Truyền Bá Đức Tin vào năm 1622 được thúc đẩy bởi mong muốn thúc đẩy sứ mệnh truyền giáo trong các lãnh thổ mới. Một tầm nhìn sâu sắc được Chúa quan phòng! Thánh Bộ đã tỏ ra có vai trò quan trọng trong việc thiết lập sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo Hội sao cho thực sự không bị các thế lực thế gian can thiệp, nhằm thành lập các Giáo Hội địa phương mà ngày nay đang thể hiện sức mạnh to lớn. Chúng ta hy vọng rằng, như trong bốn thế kỷ qua, Thánh Bộ, với ánh sáng và sức mạnh của Thánh Linh, sẽ tiếp tục và tăng cường công việc điều phối, tổ chức và thúc đẩy các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội.

Cũng chính Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Giáo Hội hoàn vũ, cũng truyền cảm hứng cho những người nam nữ bình thường thực hiện những sứ mệnh phi thường. Thành ra, một phụ nữ trẻ người Pháp, Pauline Jaricot, đã thành lập Hiệp hội Truyền bá Đức tin cách đây đúng hai trăm năm. Việc phong chân phước cho bà sẽ được cử hành trong năm thánh này. Mặc dù sức khỏe yếu, bà đã đón nhận sự soi dẫn của Thiên Chúa để thiết lập một mạng lưới cầu nguyện và quyên góp cho các nhà truyền giáo, để các tín hữu có thể tích cực tham gia vào sứ mệnh “đến tận cùng trái đất”. Ý tưởng tuyệt vời này đã làm nảy sinh ra lễ kỷ niệm Khánh Nhật Truyền Giáo hàng năm, trong đó số tiền thu được trong các cộng đồng địa phương được áp dụng cho quỹ chung để Đức Giáo Hoàng hỗ trợ các hoạt động truyền giáo.

Về vấn đề này, tôi cũng nghĩ đến Giám mục người Pháp Charles de Forbin-Janson, là người đã thành lập Hiệp hội Tuổi thơ Thánh để thúc đẩy việc truyền giáo giữa trẻ em, với phương châm “Trẻ em truyền giáo cho trẻ em, trẻ em cầu nguyện cho trẻ em, trẻ em giúp đỡ trẻ em toàn thế giới”. Tôi cũng nghĩ đến Jeanne Bigard, người đã thành lập Hiệp hội Thánh Phêrô Tông đồ để hỗ trợ các chủng sinh và linh mục trong các xứ truyền giáo. Ba Hội Truyền giáo đó đã được công nhận là các hội “Giáo hoàng” cách đây đúng một trăm năm. Cũng chính dưới sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Chân phước Paolo Manna, sinh ra cách đây 150 năm, đã thành lập Liên Hiệp Các Hội Giáo Hoàng Truyền giáo ngày nay, nhằm nâng cao nhận thức và khích lệ tinh thần truyền giáo giữa các linh mục, nam nữ tu sĩ và toàn thể dân Chúa. Chính Thánh Phaolô Đệ Lục đã là một phần của Hội này, và ban cấp tư cách hội “Giáo hoàng” cho hội ấy. Tôi đề cập đến bốn Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng này vì những công lao lịch sử to lớn của họ, nhưng cũng để khuyến khích anh chị em vui mừng với họ, trong năm đặc biệt này, vì những hoạt động mà họ đã thực hiện nhằm hỗ trợ sứ mệnh truyền bá Tin Mừng trong Giáo Hội, cả trên bình diện hoàn vũ lẫn địa phương. Tôi hy vọng rằng các Giáo Hội địa phương sẽ tìm thấy trong các Hội này một phương tiện chắc chắn để nuôi dưỡng tinh thần truyền giáo trong dân Chúa.

Anh chị em thân mến, tôi tiếp tục mơ ước về một Giáo Hội truyền giáo hoàn toàn, và một kỷ nguyên mới của hoạt động truyền giáo giữa các cộng đồng Kitô. Tôi xin nhắc lại ước muốn lớn lao của Ông Môisê đối với dân Chúa trong cuộc hành trình của họ: “Phải chi tất cả đoàn dân Chúa đều là những nhà tiên tri!” (Dân số 11:29). Thật vậy, ước chi tất cả chúng ta trong Giáo Hội đều là những gì chúng ta đã nhận được nhờ phép rửa tội: là các tiên tri, các nhân chứng, và là những nhà truyền giáo của Chúa, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, cho đến tận cùng trái đất!

Lạy Đức Maria, Nữ vương Truyền Giáo, cầu cho chúng con!

Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, ngày 6 tháng Giêng năm 2022, Lễ Hiển Linh

+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Source:Holy See Press Office
 
Biến thể Omicron: Quebec đóng cửa các nơi thờ tự cho đến khi có thông báo mới
Đặng Tự Do
06:06 07/01/2022


Trong một nỗ lực để ngăn chặn sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi biến thể Omicron, Quebec đã áp đặt một loạt các biện pháp hạn chế có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 và sẽ có hiệu lực vô thời hạn. Trong đó có việc đóng cửa các cơ sở thờ tự, kể cả nhà thờ, trừ việc cử hành tang lễ, với giới hạn 25 người tham dự. Như trường hợp đóng cửa trước đây, các dịch vụ và các hoạt động phụng vụ khác có thể được phát trực tuyến.

Thánh lễ ngoài trời được phép

Tòa Giám Mục Quebec cho biết

“Các tổ chức cộng đồng, bao gồm cả những tổ chức hỗ trợ người nghèo,” có thể tiếp tục các hoạt động của họ, thường sử dụng các hội trường giáo xứ hay tầng hầm của các nhà thờ. Các thánh lễ ngoài trời vẫn được phép. Bộ phận truyền thông của Giáo Hội Công Giáo Quebec cho biết: “Bất chấp thời tiết lạnh giá, một số giáo xứ đã bày tỏ sự vui mừng của họ khi được tổ chức thánh lễ”.

Ngoài việc hạn chế các dịch vụ thờ phượng, Quebec đã khôi phục lệnh giới nghiêm từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng Những người vi phạm phải đối mặt với khoản tiền phạt từ 1,000 đô la đến 6,000 đô la Canada nếu họ không thể biện minh đầy đủ lý do đi ra ngoài trong thời gian bị hạn chế. Thời gian bắt đầu năm học ở các trường tiểu học, trung học và đại học đã bị hoãn lại đến ngày 17 tháng Giêng và các cuộc tụ tập riêng tư bị cấm.

Trước đó, khi tình hình sức khỏe ngày càng xấu đi, Tổng Giám mục Thành phố Quebec đã quyết định đình chỉ tất cả các Thánh lễ trong giáo phận của mình từ nửa đêm ngày 23 tháng 12 đến ngày 10 tháng Giêng năm 2022. Sẽ không có Thánh lễ Giáng Sinh tại Thành phố Quebec”.

“Tôi biết rằng sẽ rất thất vọng nếu không được tụ tập trong nhà thờ trong năm nay để tổ chức lễ Giáng Sinh và Năm mới, nhưng tôi coi nhiệm vụ của chúng ta là tham gia vào nỗ lực tập thể để ngăn chặn sự lây lan thêm của coronavirus,” Đức Hồng Y Gérald C. Lacroix, Tổng giám mục của Thành phố Quebec, cho biết như trên trong một tuyên bố đưa ra ngày 22 tháng 12.

Với thông báo mới này, sau ngày 10 tháng Giêng, các thánh lễ bên trong các ngôi thánh đường vẫn có thể chưa được tái tục trở lại.
Source:Aleteia
 
Tòa Thánh quyết định bổ nhiệm Tân Giám Mục thay cho Giám Mục đã bỏ ngang lấy vợ
Đặng Tự Do
06:06 07/01/2022


Chiều ngày 3 tháng Giêng, Tòa thánh, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha và Giám mục Vic đã thông báo rằng Đức Cha Francisco Conesa sẽ là Tân Giám mục của Solsona. Đây là cuộc bổ nhiệm giám mục đầu tiên ở Tây Ban Nha vào năm 2022. Đức Cha Conesa sẽ thay thế Xavier Novell, người đã từ chức để kết hôn với Sílvia Caballol, một nhà văn viết tiểu thuyết dâm ô có âm bội satan. Với quyết định kết hôn dân sự, Xavier Novell tự động bị đình chỉ chức vụ giám mục của mình.

Novell hiện đang làm việc tại công ty chăn nuôi heo Semen Cardona, trong bộ phận chiết xuất tinh trùng. Nhiều vị trong hàng giáo phẩm Tây Ban Nha tin rằng ngoài việc trải qua một quá trình yêu đương, một điều có lẽ đã xảy ra với vị cựu giám mục là ông đã bị quỷ ám.

Để lật sang một trang mới càng sớm càng tốt trước tai tiếng mà Novell gây ra, Giáo Hội không muốn lao vào bất kỳ một cuộc phiên lưu nào và vì thế đã chọn một nhân vật có một tiếng tăm nổi bật là Đức Cha Francisco Conesa.

Đức Cha Francisco Simón Conesa, 60 tuổi, quê quán ở Alicante, Mercedarian và là thành viên của Ủy ban Giám mục về Giáo lý Đức tin.

Ngài sinh ngày 25 tháng Tám, 1961, là con cả trong một gia đình Công Giáo đạo hạnh có 4 người con. Năm 12 tuổi, ngài gia nhập tiểu chủng viện Orihuela; và sau đó được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 9, 1985.

Ngài đã hoạt động mục vụ tại Giáo phận quê hương Orihuela-Alicante, với tư cách là một cha sở, cha hạt trưởng và là một cha giáo tại nhiều chủng viện khác nhau. Ngày 27 tháng 10, 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Menorca. Lễ tấn phong được cử hành ngày 7 tháng Giêng, 2017.

Tân giám mục Solsona đã xuất bản nhiều tác phẩm khác nhau về triết học tôn giáo, thần học cơ bản, mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, và Misterio de Elche, là vở ca kịch của Công Giáo Tây Ban Nha diễn lại biến cố Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Các tác phẩm lừng danh của ngài là 'El nuevo ateísmo' - 'Chủ nghĩa vô thần mới', 'El eclipse de Dios’ - 'Nhật thực của Chúa’, ‘Veinte náufragos y nuevos ateos’ - ‘Hai mươi điều thường bị bỏ qua và những người vô thần mới ', trong đó đề cập đến sự hoài nghi ngày càng tăng của thời đại chúng ta.
Source:ABC.es
 
Nhật ký trừ tà số 171: Satan sẵn sàng hủy diệt nước Mỹ
Đặng Tự Do
06:07 07/01/2022


Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #171: Satan is Out to Destroy America”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 171: Satan sẵn sàng hủy diệt nước Mỹ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Ai cũng biết rằng Satan rất ghét Giáo Hội và đang tập trung vào việc phá hủy Giáo Hội. Tôi tin rằng Satan cũng đã nhắm vào nước Mỹ. Với sức mạnh và nguồn lực to lớn của mình, đất nước này có tiềm năng ảnh hưởng đến thế giới vì những điều tốt đẹp, đặc biệt là trong việc thúc đẩy tự do, bình đẳng và các nhân đức của con người. Nhưng chúng ta cũng có khả năng thúc đẩy những cái ác rất lớn.

Tôi thấy ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy bàn tay của Satan đang cố gắng phá hủy đất nước này. Ngày càng có nhiều sự ngờ vực và phủ nhận thẩm quyền của những người như các thầy cô giáo, chính trị gia và chính phủ, cảnh sát, giáo sĩ và Giáo Hội. Trong khi chắc chắn có những ví dụ về những người trong các chức vụ như thế làm điều ác, một sự lên án bừa bãi vơ đũa cả nắm những người phục vụ đất nước của chúng ta là không cần thiết và phá hoại xã hội.

Chúng ta cũng thấy sự đổ vỡ của “hội thánh tại gia”, nghĩa là gia đình. Hôn nhân trọn đời của một người nam và một người nữ với việc nuôi dạy con cái trong đức tin ngày nay dường như là một điều quái đản. Ngay cả những gia đình ổn định nuôi dạy con cái theo đức tin cũng ngày càng sa sút, con cái bị ảnh hưởng bởi những thế lực phá hoại xung quanh, sa vào tệ nạn ma tuý, lăng nhăng và ngoại giáo.

Ngày càng có nhiều sự xói mòn đối với Kitô Giáo và tôn giáo nói chung ở quốc gia của chúng ta, đồng thời với sự gia tăng nhanh chóng những người xác định mình là “người không theo đạo” (người vô thần, người theo thuyết bất khả tri và những người không liên kết với một tôn giáo nào.) Trong khi đó hiện tượng “loãng hóa Kitô Giáo”, thực hành ma thuật, phù thủy và những trò huyền bí xảy ra khắp mọi nơi. Đây không phải là một bất ngờ. Nếu con người không nắm lấy Ánh sáng, bóng tối sẽ tràn ngập họ.

Chúng ta đang bắt tay vào một năm mới. Trái với tinh thần ủ rũ, tôi cảm thấy rất lạc quan. Cá nhân tôi đã từng thấy hiệu quả của một chút nước thánh, một cây thánh giá, và việc nhắc đến tên cực trọng của Chúa Giêsu đối với Satan và tay sai của hắn. Chúng chỉ là hạt bụi so với Ngôi Lời hóa thành nhục thể. Bất chấp mọi mối đe dọa của ma quỷ, tấm áo choàng của Đức Mẹ bảo vệ chúng ta và Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cùng các thiên thần thánh thiện bao quanh chúng ta.

Chúng ta đang chiến đấu vì linh hồn của quốc gia và dân tộc của chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu năm nay với việc trang bị “gươm của Thần Khí là Lời Thiên Chúa” chính là Chúa Giêsu (Ep 6:17). Tôi khuyên anh chị em nên thường xuyên lãnh nhận các Bí tích, lần chuỗi mân côi hàng ngày và cầu nguyện liên tục.

Để đối phó với sự thù hận, bất hòa và bạo lực đang dâng tràn xung quanh chúng ta, chúng ta hãy yêu thương, đặc biệt là những người mà chúng ta thấy đáng ghê tởm. Chúng ta hãy ngừng phán xét bất cứ ai - phán xét là công việc của Thiên Chúa, không phải của chúng ta. Hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của đất nước chúng ta, họ cần sự hỗ trợ của chúng ta. Mong chúng ta trút bỏ sự tức giận đối với bất cứ ai có thể đã làm tổn thương chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện cho họ, chúng ta được tự do. Satan và các tay sai của hắn nuôi dưỡng sự tức giận, bất hòa và sợ hãi. Vào năm 2022, chúng ta hãy thay thế hận thù bằng tình yêu.

Tôi muốn đặc biệt cầu xin các tín hữu Kitô dành cho năm nay những hành động yêu thương thường xuyên đối với Chúa Giêsu và Mẹ của ngài. Những hành động yêu thương nhỏ bé của chúng ta sẽ được đền đáp bằng một luồng ân sủng thiêng liêng. Vào năm 2022, chúng ta sẽ lại chứng kiến “Satan từ trên trời rơi xuống như tia chớp” (Lc 10,18). Nó không thể khác được. Cho nên, chúng ta cần ân sủng Chúa hơn bao giờ.
Source:Catholic Exorcisms
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh ơn kêu gọi qua phép rửa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:20 07/01/2022
Hình ảnh ơn kêu gọi qua phép rửa.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, nhưng cũng xin chịu phép rửa do Ông Thánh Gioan Tẩy giả thực hiển cho mọi người bên bờ sông Jordan.

Ngày nay các nhà Kinh thánh cùng Khảo Cổ đã tìm ra địa điểm lịch sử có tên Qasr el yahud, ở ma9n phía Đông cách xa thành phố cổ Jericho, là nơi Chúa Giêsu đã chịu phép rửa nằm bên bờ sông Jordan giữa hai nước Do Thái và Jordanie.

Tại sao vậy?

Xưa nay theo truyền thống trong dòng lịch sử người Công gíao từ lúc còn thơ bé đã nhận lãnh làn nước bí tích rửa tội gia nhập cộng đòan đời sống Giáo Hội.

Bí tích rửa tội là bí tích cánh cửa mở ra cho người tín hữu Công gíao được tiếp tục lãnh nhận 06 Bí tích khác trong Gíao hội Công gíao: Hòa giải, Mình Thánh Chúa, Thêm sức, Hôn phối,chức linhmục, và Xức dầu bệnh nhân.

Chúa Giêsu đã nhận lãnh phép rửa, nhưng không nhận lãnh những bí tích khác nữa như chúng ta. Vì chính Ngài là nội dung các Bí tích.

Hằng năm Giáo hội mừng kỷ niệm Phép Rửa của Chúa Giêsu, không chỉ nhớ đến biến cố lịch sử thánh đức đã xảy ra trong đời Ngài. Nhưng sâu xa hơn nghĩ nhớ đến phép rửa của chính chúng ta, một ý nghĩa căn bản cho đời sống đức tin vào Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đã đến xếp hàng như bao người thời lúc đó chờ đến lượt xin nhận Phép rửa do Ông Gioan làm. Qua đó Chúa Giêsu muốn nói lên Phép rửa là một tín hiệu mới báo trước mang đến chúc lành cần thiết cho đời sống tinh thần đức tin cho từng người, kể cả Con Thiên Chúa. Và sứ mạng do Thiên Chúa trao phó cho được mặc khải ra.

“ Vậy khi tất cả dân chúng đã chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đã chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".( Lc 3,22)

Tiếng Thiên Chúa nói ra từ trời cao vọng xuống, theo như phúc âm thuật viết lại, là lời công bố công khai, sự chuẩn thuận sai đi. Như thế có thể nói được phép rửa Chúa Giêsu lãnh nhận là sứ mạng ơn kêu gọi của Thiên Chúa trao cho Ngài.

Theo phúc âm thuật lại Chúa Giêsu tiếp nhận biến cố phép rửa ngay lúc trước khi bắt đầu đời sống công khai ra đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa trong lòng xã hội con người. Như thế, Chúa Giêsu tiếp nhận cùng trong đời sống đã nói lên sự ưng thuận chấp nhận sứ mạng do Thiên Chúa trao cho thi hành.

Như Chúa Giêsu, qua làn nước Bí tích rửa tội, người Công Giáo cũng được Thiên Chúa trao cho sứ mạng ơn kêu gọi trong đời sống làm chứng cho khuôn mặt tình yêu Thiên Chúa giữa lòng xã hội.

Bí tích rửa tội là tình yêu của Thiên Chúa nói với con người. Và là dấu hiệu diễn tả sự trung thành của Thiên Chúa với con người.

Giáo hội Chúa ở trần gian cần con người sống với ơn kêu gọi sứ mạng được Thiên Chúa trao phó từ khi lãnh nhận làn nước Bí tích rửa tội.

Đời sống ơn kêu gọi sứ mạng đó hiển thị bộ mặt của Gíao hội Chúa nơi trần gian qua việc họ cùng tích cực sống đức tin hướng đến xây dựng phát triển đời sống đức tin vào Chúa.

Ngày xưa, Chúa Giêsu Kitô qua phép rửa do Ông Thánh Gioan Tẩy gỉa thực hiện cho, đã lãnh nhận sứ mạng ơn kêu gọi Thiên Chúa trao cho. Ngài đã chấp nhận thi hành trọn vẹn trong đời sống mình hầu mang lại ơn đức chữa lành cứu độ cho linh hồn con người thoát khỏi hình phạt tội lỗi, dẫn đưa đến sự sống lại ngày sau.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Thánh Charles de Foucauld 1858-1916-Phó Tế Phạm Bá Nha
Phó tế Phạm Bá Nha
18:03 07/01/2022
Thánh Charles de Foucauld 1858-1916

Từ nhiều năm, người ta mong đợi Giáo Hội phong thánh cho Cha Charles de Foucauld. Tin vui đã đến. Ngày 13.11. 2005, Cha được phong Chân Phước, và 5 2022, Giáo Hội tôn vinh Ngài lên Hiển Thánh một vị ẩn tu thánh thiện, chết như vị tử đạo, có tinh thần truyền giáo mạnh mẽ, rao giảng Tin Mừng bằng đời sống khó nghèo. Bước theo Thánh mới của Giáo Hội, các anh chị dòng Tiểu Đệ và Tiểu Muội đang lăn xả để tuyên chứng đức tin giữa mọi tầng lớp dân nghèo. Đúng như tôn chỉ của Dòng: Chúa Kitô Là Tình Yêu (Jésus est Caritas).

I. Người thiếu niên nơi quê ngoại. (1858-1876)

Charles de Foucauld sinh ngày 15.9.1858, tại Strasbourg, Pháp. Thân phụ là Édouard de Foucauld làm kiểm lâm. Thân mẫu là Élisabeth Beaudet de Morlet, nội trợ. Trong cùng một năm 1864, ông bà thân sinh của Charles đều qua đời. Anh em Charles và Marie mồ côi cha mẹ. Người cô và ông ngoại nhận hai cháu nuôi chăm sóc, ở Saverne. Những ngày vui bên nhà bà cô, để lại ấn tượng tốt về đời sống gia đinh Công Giáo đạo hạnh và kiểu mẫu. Năm 1869, ông ngoại về hưu, nên gia đình di chuyển, sinh sống ở Nancy, Alsace. Ngày 18.4.1872, Charles được xưng tội, rước lễ lần đầu, và chịu phép Thêm Sức, ở Nancy. Charles đi học trường tiểu học Công Giáo Saint-Arbogast và học tiếp lên trung học Strasbourg. Ở trường cậu là học sinh lanh lợi, thông minh, ngoan, nhưng sức khỏe yếu nên đôi khi vắng mặt. Ngày 12.8.1874, Charles đậu Tú tài phần nhất, hạng bình thứ (assez bien).

II. Mất đức tin, nhập ngũ xây dựng sự nghiệp (1876-1881)

Từ 1874-1876, về Paris, Charles vào học nội trú trường các cha Dòng Tên. Tháng 8.1875, Charles đậu Tú tài phần hai, xuất sắc điểm sử địa, và rất rành rẽ về Algérie. Theo thời khóa biểu của trường, phải dậy từ 4g30, xem lễ, ca hát, đọc kinh, kỷ luật khắt khe, ăn uống sơ xài, không được ra ngoài. Trong trường, người học trò này khép kín và nhạy cảm bắt đầu trống vắng, và để lấp đầy, cậu bắt đầu làm quen với sách vở nhảm nhí. Hậu quả là vào năm thứ nhất triết học, đức tin anh bị lung lay. Rồi dần dần xa Chúa, đến mất luôn đức tin. Anh xác nhận: ‘‘Con cứ xa Chúa và càng ngày càng xa. Sự sống của con bắt đầu trở nên sự chết.Trong 12 năm tôi sống trong trình trạng đó. Không chối mà không tin Chúa. Vì Ngài không có bằng chứng nào rõ rệt đối với con’’.

Từ đây người thiếu niên trẻ tuổi bị khủng hoảng tinh thần làm anh mất đức tin, nên lao mình vào cuộc ăn chơi trác táng. Không còn lối nào khác, ngày 30.10.1876, Charles thi đậu nhập trường sỹ quan Saint Cyr, mới 18 tuổi. Đối với Anh là quá may, xếp hạng 82 / 112 sinh viên được chọn. Năm 20 tuổi, đang học năm thứ hai trường sỹ quan Saint Cyr, thì ông ngoại qua đời (1878). Anh càng chới với. Biến cố này ảnh hưởng rất mạnh người cháu tài ba.

III. Mạo hiểm ở Algérie và Maroc (1882-1885)

Năm 22 tuổi, năm 1876, Charles tốt nghiệp sỹ quan Saint Cyr, với cấp bậc thiếu úy, và được gửi đi làm việc tại Saumur, Algérie, năm 1882. Năm 1883, Anh mạo hiểm phiêu lưu qua Maroc. Anh muốn chinh phục Maroc, nhưng anh đã bị Maroc chinh phục. Tại Maroc, anh nhờ người hướng dẫn là Mardochée Abi Serour, sinh viên nghèo. (Charles de Foucauld, JJ Antier. tr. 58-81). Ở đây, qua chứng từ những người Hồi Giáo, Anh thức tỉnh và tự hỏi: "Thiên Chúa có thực hiện hữu hay không? Anh viết: Nhìn nơi họ một đức tin sống động cùng sự liên lỷ kết hợp với Chúa, tôi cảm thấy một cái gì cao cả chân thật hơn các bận tâm trần thế. Hồi Giáo đã đánh động mạnh, sâu xa nơi tôi. Cử chỉ thờ Chúa đó tiếp tục thâm nhập sâu xa hơn nơi Anh, làm cho Anh hăng hái tìm kiếm vị Thiên Chúa tối cao của họ: Tôi tự ép mình học hỏi về đạo đó cùng Thánh Kinh. Nhờ ơn Chúa đánh động, đức tin trong thời thơ ấu được củng cố và canh tân dần dần lại nơi tôi. Ngoài ra, Anh còn thán phục tinh thần huynh đệ của họ. Do đó, Anh muốn trở nên một người anh em của họ. (GXVN. 28. 11.1986, tr. 9)

IV. Trở lại Paris, người con nay trở về (1886-1888).

Sau khi phiêu bạt giang hồ, năm 1886, trở lại Paris, gia đình không hất hủi, lại đón tiếp Anh rất tử tế và thân mật. Anh có dịp tiếp xúc với nhiều người, thông minh, đạo đức và sống sâu xa tinh thần Kitô giáo. Anh tự hỏi: ‘‘có lẽ đạo này không phi lý như mình nghĩ’’. Có gì thúc đẩy, anh hay đến các nhà thờ. Mặc dầu chưa tin gì, nhưng tại đây anh cảm thấy thoải mái. Từng giờ trong nhà thờ, anh thường nhắc lại lời cầu nguyen: ‘‘Lạy Chúa, nếu Chúa có thật, xin cho con biết Chúa’’. Một ý kiến nảy sinh. Phải tìm hiểu biết về tôn giáo này. Giờ đây cần tìm đến linh mục, xin chỉ dẫn. Sáng 29.10.1886, Charles đến nhà thờ St Augustin, Paris tìm gặp linh mục Henri Huvelin (1838-1910), Giáo sư Cao Đẳng Sư Phạm. Cha đang ngồi tòa giải tội. Sau đối dáp, vị linh mục âu yếm nhìn người thanh niên trụy lạc và nói: Này anh, anh lầm rồi. Còn một trở ngại làm anh không tin, là tâm hồn phải trong sạch. Thôi, hãy quì xuống và khiêm nhượng thú nhận tội lỗi trước mặt Chúa, rồi anh sẽ tin. Chàng thanh niên xua tay phản đối. Do dự, một lúc sau, và cuối cùng anh quì gối, xưng tội và ăn năn sám hối. Ngay sau đó, cha giải tội đã cho anh rước Mình Thánh Chúa luôn. Người thanh niên Charles đã tin và trở nên người thánh thiện. Ngày nay, tại nhà thờ St Augustin, quận 5, bên trái, người ta còn để hình ảnh kỷ niệm nơi chính Charles xưng tội và được ơn hoán cải. Từ đây, Anh được linh mục Huvelin tận tình nâng đỡ và hướng dẫn. Anh Charles de Foucauld đã đổi mới hoàn toàn cuộc đời và sống cho bác ái.

V. cuộc sống ẩn tu, truyền giáo trong sa mạc (1888-1916)

Sau khi được hoán cải, Anh Charles đã thực sự đi tìm đời sống ẩn tu khổ hạnh, qua các nơi: Tìm Chúa qua Thánh tích ở Jérusalem, Bethlem, Nazareth (1888-1890).Thực tập như thầy khổ tu Xitô (1890-1896). Về Roma một năm (1896-1897). m thầm làm vườn cho Dòng Clarisses (1897-1900) (Charles de Foucauld, JJ Antier. tr. 139-156)

Ngày 7.10.1900, Anh đến Dom Martin, vào Notre-Dame-des-Neiges cấm phòng và chuẩn bị nhận các chức thánh. Ngày 23.3.1901, Anh nhận chức Phó tế và thụ phong linh mục, tại giáo phận Viviers, ngày 09.06.1901, tai Dòng Lazariste. (SSđ. tr. 157-163). Giống như Chúa Giêsu, Cha Charles có những năm ẩn tu và những năm công khai truyền giáo và kết thúc bằng hy sinh mạng sống. Sau khi lãnh chức Linh mục, Cha Charles khời sự truyền giáo, đầy gian lao và nguy hiểm: Đầu tiên là ở Benis Abbès (1900-1902). Làm quen và thực sự sống giữa sa mạc Sahara (1903-1904). Đến Tamanrasset nguy hiểm hơn (1905). Xây tịch liêu ở Touareg, chiêu mộ tu sinh (1905-1908). Thân một mình (1908-1909). Cô đơn ở Asekrem (1911-1924). Bị hăm dọa từ miền Đông (1915-1916)

Ngày 10.9.1901, Cha xin qua sống trong sa mạc miền khô cằn Bénis-Abbès, tại Algérie. Đến Alger Cha tạm trú tại nhà các Cha Dòng Áo Trắng ít lâu. Với tư cách là cựu sỹ quan, Cha nhờ một số sỹ quan Pháp giúp đỡ, Cha xây dựng cơ sở đầu tiên, với diện tích đất 9 mẫu. Đời sống trong sa mạc, được Cha viết lại cho một đan sỹ: Phải bước vào sa mạc và dừng lại để lãnh nhận ơn thánh. Tại đây chúng ta có thể loại bỏ tất cả những gì không thuộc về Ngài. Tâm hồn chúng ta cần có bầu khí thinh lặng và tĩnh mịch, cần quên đi tạo vật để Thiên Chúa có thể thiết lập vương quốc Ngài, và vun trồng nơi chúng ta đời sống nội tâm thân mật với Ngài. Tâm hồn chúng ta có thể đàm đạo chuyện vãn với Ngài trong đức Tin, đức Cậy và đức Mến. Nội tâm chúng ta càng được thao luyện bao nhiêu, sau này càng mang lại hoa trái bấy nhiêu. (Chúa là Tình Yêu. tr.41).

Ngày 27.5.1903, qua trung gian của hai cha Dòng Áo Trắng khám phá ra khu mới đông người ở. Ngã ba giữa Algérie, Maroc và Sahara. Cha Charles đến Iàm quen rồi sinh sống với họ. Đây là nơi quân đội Pháp thường qua lại. Họ sống có qui củ thành làng và chỉ biết có trời, không biết gì về Thiên Chúa.

Sau đó, ngày 11.8.1905, Cha chuyển qua sa mạc Tamanrasset. Bắt đầu từ miền hoang vu nóng bỏng cát trắng. Cha may mắn gặp bạn cũ học ở Saint-Cyr là tướng Lyautey, người đạo đức rất tốt. Cha bắt đầu bị bệnh, mệt mỏi và cô đơn. Cha bị người ta gán ghép cho là ‘‘thầy phù thủy’’ và tìm cách hãm hại. Đã có lần Cha bị thương dọc đường. Ông đề nghị cho lính hộ tống Cha đi đó đây. Nhưng Cha từ chối, thích đi một mình. Tại đây, thiếu tá Laperrine đã giúp Cha dựng nhà tường đất, mái lá. Đặc biệt Cha có Paul Embarek, giáo lý viên đắc lực và tận tâm giúp phụng vụ. Anh là người nô lệ đen, đã được Cha chuộc từ Soudan về. Ngoài ra, Cha cũng gặp bác sỹ Béraud, chăm sóc sức khỏe. Riêng ĐC Guérin Giám Mục Sahara, người đã nâng đỡ tinh thần và khuyên nhủ Cha Charles trong lúc cô đơn. (Charles de Foucauld. JJ Aantier, tr. 206-227)

Những ngày tại sa mạc, Cha say mê tìm đến với những người du mục sống trong hoang địa, làm quen, học tiếng của họ. Cha đã dịch Phúc m ra tiếng? Rập. Ban ngày cha giúp đỡ họ những công việc cần và chiều tối một mình về nhà suy gẫm. Cha không thuyết phục họ theo Đạo, nhưng cố nêu cao đời sống tông đồ bác ái. Chính nơi đây, lòng nhiệt thành của Cha Chúa đã đón nhận như của lễ hy sinh.

VI. Như của lễ hy sinh vào cuối đời

Ngày 1.12.1916, khi trời vừa tối, khoảng 40 người đến vây quanh khu Tamarasset, sa mạc Sahara, nơi Cha Charles de Foucauld mới đến cư ngụ được 5 tháng. Họ là những người Touareges ở Ajjer, nổi lên chống lại người Pháp. Họ có nhiệm vụ bắt cóc ‘‘thầy bùa ngải’’ mà họ nhắm và gán ghép vào Cha Charles, đã sinh sống ở vùng này hơn 10 năm. Họ nghĩ rằng phải giết hoặc bắt làm con tin người u Châu này, vì Cha có ảnh hưởng nhiều đến các thủ lãnh bản xứ. Đó là ý định của nhóm nhỏ thuộc nhóm ‘‘thánh chiến’’ của Hội tôn giáo của Senoussiya ở Fezzan, miền Lybie.

Những người Touareges bất bạo động, đã dùng khoảng 30 khẩu súng, của quân đội Pháp để lại cho dân làng, có nhiệm vụ tự vệ. Nhóm Touareges bắt ép đem theo vợ chồng Paul Embarek, đã quen lối sinh sống của Cha làm chỉ điểm, đến gõ cửa nhà Cha.

Hôm ấy, cha Charles một mình sống trong tịch liêu. Như thường lệ, anh Lazaoui ben Aâmdour, người thường dân Ả Rập phát thơ, từ chiều hôm trước, đến trao cho Cha 8 lá thơ, rồi nhận thơ mới của Cha đi gửi. Các thơ Cha nhận có: ba thơ của chị họ Marie, một của anh rể Raymond de Blic, hai của Laperrine, hai của Masssignon và một của Saint-Léger. Ngay sáng đó, Cha đã trả lời đầy đủ cho từng người (thơ chưa gửi đi). Đang khi Cha Charles đợi người đem thơ về, thường vào chiều.

Ba người đến trước cửa tịch liêu, đứng sẵn ngoài cửa là: El Madani, Mohammed agg Akda d’Iherir và Elghlem agg Afekou ở Ayt Loayen. El Madani gõ cửa. Cha ra mở và khi Cha mới thò một tay ra ngoài cửa. Lập tức Madani nắm, kéo tay Cha. Cha rị lại. Lập tức, hai người kia xông vào và kéo Cha ra ngoài. Họ trói hai tay Cha lại phía sau lưng, bắt qùi xuống và chất vấn. Cha vẫn thinh lặng. Rồi họ để Cha cho cậu bé Sermi ag Tora, 15 tuổi canh giữ Cha. Còn họ vào trong lục soát đồ đạc...

Bỗng có báo động hô lên. Những người A Rập cỡi lạc đà ào ào tới. Thế là có tiếng súng nổ vang lên. Không biết họ có bao nhiêu? Cha có cựa quạy để cởi trói không? Vì sợ Cha trốn chạy, cậu Sermi chỉ để miệng súng vào dưới tai trái của Cha, như để hăm dọa. Trong lúc hốt hoảng súng nổ, viên đạn đâm thâu mắt trái của Cha và đầu đạn cắm vào tường. Cha nằm sóng sượt trên mặt đất. Máu chảy lai láng, Cha chết không kịp nói. Cậu Sermi cùng đồng bọn bỏ chạy. Sau chốc lát vụ nổ súng của nhóm Touareges, nhóm lính? Rập bạn Cha mới tới. Sáng hôm sau, người ta thấy người mang thơ cũng bị giết. Thi hài Cha được chôn cất vội vàng sơ sài trong một rãnh bờ cát gần nhà. Từ 1929, ngôi mộ của Cha đặt ở El Goléa, giữa đồng cát trống. (Frère Charles de Foucauld, tr.38).

Cha Charles de Foucauld qua đời giữa cuộc thế chiến và đầy bạo loạn. Cha bị sát hại tại Hoggar, miền nóng bỏng của sa mạc Tamanrasset. Như một vị tử đạo. (Fêtes et Saisons. No. 386, Juin Juillet. 1984, tr. 4; La Mort de Charles de Fioucauld, tr. 102-104, 137-142, 172-181). Ba tuần sau khi Cha qua đời, người ta tìm thấy Chén và Mình Thánh Chúa chôn vùi dưới cát nơi Cha bị giết. (GXVN, số 28. 11-1986. tr. 8).(La Mort de Charles de Foucauld, tr. 160. Chúa là Tình Yêu. tr. 73). 15 năm trước khi từ trần, Cha đã viết: Hãy sống ngày hôm nay như tôi phải tử đạo chiều nay (Vivre aujourd’hui comme si je devais mourir ce soir. Martyr.).

Phép lạ nhờ lời cầu bầu của thánh nhân

Trưa 4.3.2003, ĐHY Dionigi Tettamanzu, TGM Milan, bắc Ý đã chủ sự nghi thức kết thúc tiến trình điều tra cấp giáo phận về một phép lạ nhờ lời cầu bầu của cha Charles de Foucauld. Tham dự có bà Giovanna, 46 tuổi, sinh quán tại Desio, gần Milan, bà bị ung thư xương và vú, được khỏi một cách kỳ lạ, năm 1984. (TTĐM. Số 304, 4-2003. tr.53). Ngày 20.12.2004, ĐHY Von Galen, công bố công nhận phép lạ trên và loan báo sẽ phong chân phước cho Cha Charles de Foucauld vào trong năm 2005.

VII. thành lập Dòng của Cha Charrles de Foucauld

Sau cái chết của Cha Charles de Foucauld (1916), tưởng là những hy sinh cao cả và cuộc đời đạo đức thánh thiện của Ngài sẽ đi vào quên lãng. Nhưng Ngài như hạt giống đã chôn vùi chờ ngày trổ sinh hoa trái. Quả thật, Cha Charles de Foucauld là người cha của các dòng Tiểu Muội cho Nữ và Tiểu Đệ cho Nam, một dòng hoạt động và phát triển mạnh trên thế giới. Năm 1933, Ngành Nam do Cha René Voillaume thành lập. Còn ngành Nữ do Chị Magdeleine lập năm 1939. Toàn thế giới có 1.324 Tiểu Muội và 1.286 Tiểu Đệ.

Người khởi sự và lập Dòng

Cha Charles de Foucauld muốn thiết lập Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, nhưng không ai chịu theo. Mãi đến năm 1933, sau 17 năm Cha qua đời mới có người khởi sự đứng ra lập Dòng cho Nam, và năm 1939 Dòng cho Nữ:

A. Ngành Nam, Tiểu Đệ, do Cha René Voillaume, người Pháp, lập năm 1933. Cùng với 5 linh mục thuộc giáo phận Paris, các Cha lập một nhà đầu tiên ở El Abiod sidi Cheikh, Algérie. Dòng có hai loại: linh mục và tu sỹ

Ban đầu, mới có nhóm nhỏ gồm linh mục, tu sy và giáo dân tu họp trao đổi tư tưởng của Cha Charles de Foucauld, như tưởng niệm. Năm 1917, nhóm này do sinh viên Louis Masaignon đứng đầu, hoạt động như ‘‘hiệp hội’’, được phép của Tòa Thánh. Trong đó có đại chủng sinh chủng viện Issy les Moulineaux là René Voillaume, sau làm linh mục. Được phép của bề trên, René đem chia sẻ và phổ biến cho các bạn khác trong chủng viện.

Châm ngôn và mục đích: Bắt chước và sống như Chúa Giêsu ở Nazareth

Chúa Giêsu sống ẩn dật tại Nazareth 30 năm. Một cuộc đời bình thường của mọi người, của người nghèo lẫn thợ thuyền. Đây là con đường vạch ra cho những ai muốn hiến dâng cho Thiên Chúa. Con đường dẫn đến Chúa Cha, đến Ơn Cứu Độ. Khi sống như người thợ ở Nazareth, một người nghèo giữa người nghèo, Chúa Giêsu bắt đầu công cuộc cứu rỗi của mình. Những gì Ngài giảng dạy trong 3 năm, thì Ngài sống, thực hiện trong 30 năm.

Đời sống của anh em Tiểu Đệ

Như Chúa Giêsu Nazareth, Anh Charles và các Tiểu Đệ được kêu gọi sống đời bình thường cho Thiên Chúa và cho hết mọi người, nhưng thi?n cảm với những người bị bỏ rơi trong xã hội. Anh em đến với họ không để giảng dạy, nhưng để sống giữa họ, và chia sẻ thân phận với họ. Trở nên người anh em dịu hi?n. Tự kiếm kế sinh nhai bên cạnh người lao động.

Anh em Tiểu Đệ sống thành cộng đoàn nhỏ là nhà Huynh Đệ. Một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ như những nhà khác, trong hoàn cảnh đa dạng: với những người nông dân, thợ thuyền, bệnh tật, già yếu, hay bị bỏ rơi.

Quan trọng hơn, đời sống thiêng liêng của Tiểu Đệ phải sống chiêm niệm giữa đời và gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể. (GHCGVN. Niên Giám 2004. ttr. 328-329). Nhà chính Tiểu Đệ ở Pháp: Congrégation des Petits Frères de Jésus, 22 rue Tapis Vert. Marseille. France (VNCG. Niên Giám 1964, tr.433).

B. Ngành Nữ, Tiểu Muội, do cô Elisabeth Hutin, người Pháp, sau làm bề trên tổng quyền mãn đời gọi là Magdeleine de Jésus (1898-1989), thành lập năm 1939.

Tinh thần và lịch sử, công trình lập Dòng chị Magdeleine viết: Chúa đã nắm tay tôi và tôi nhắm mắt bước đi theo Ngài...Trong cảnh bề ngoài hoàn toàn u tối và tất cả mọi phương tiện nhân sự đều vắng bóng. Nhưng với lòng tin cậy vô bờ bến vào sức toàn năng của Chúa Giêsu. Chính Ngài là Thầy những gì mà sức người không làm nổi..

Chúa đã chọn Chị và trao phó công việc: Ngài đã chuẩn bị tôi từ thời thơ ấu, và đã kêu gọi tôi theo Ngài, chắc chắn ngay khi tôi bước vào tuổi có trí khôn. Ngài đã gieo vào lòng tôi yêu mến Châu Phi, đồng thời cũng làm tôi yêu chuộng những người bé nhỏ nhất, nghèo nàn nhất và bị bỏ rơi nhất.

Chị Magdeleine đã lập Huynh Đoàn các Tiểu Muội Chúa Giêsu, ngày 8.9.1939, tại Touggourt, sa mạc Sahara, bên Algérie. Sau hai năm lập dòng, Chị kể lại cảm nghĩ ban đầu: Chúa theo đuổi tôi với câu nói này: ngài đã gửi họ đi từng hai người một đến các phố làng mạc’’. Câu nói ấy là kỷ niệm tản mát của các Tông Đồ. Tôi thấy các Tiểu Muội ở khắp nơi cùng lúc, gieo rắc tình thương như một tia sáng thật nhỏ. Mặc dầu các chị đầy khuyết điểm, hèn kém. Tôi thấy chính mình đang làm lan rộng ngọn lửa Chúa ủy thác. Tôi chẳng có gì đẹp hoặc tốt, mà chỉ có ngọn đuốc đang cháy. Tôi phải mang nó đi khắp nơi. Nó sẽ khêu dậy và bừng sáng khi tỏa lan và truyền được sức sống.

Điểm nổi bật nơi con người Magdeleine là chất chứa tình yêu Chúa Kitiô nóng bỏng. Tinh yêu này thúc đẩy Chị không ngừng đi đến với những người nghèo khổ nhất, những người bị bỏ rơi ở khắp nơi. Qua họ, từ tình bạn, trao truyền tình yêu thương dịu hiền của Thiên Chúa (Sđd. tr 5). Nhà chính của Tiểu Muội ở Ý: via di Aque Salvie 2, Tre Fontaine. 00142. Roma. Italia.

VIII. 150 năm sau, như hạt giống cần mục nát

Cha Charles de Foucauld như cây chính có hai nhánh là Cha René Voillaume và Chị Magdeleine. Từ gốc chính này, đã sinh hoa quả rờm rà tỏa bóng mát khắp nơi.

Gia đình thiêng liêng của Cha Charles de Foucauld có 11 Dòng: 6 nữ và 5 nam (Congrégitions) và 10 hiệp hội (Associations) và 18 gia đình (Familles). Tờ báo chung là Jesus Caritas, phát hành 3 tháng một lần.

Các nhà Dòng của Cha Charles có mặt ở khắp nơi, như: Hong Kong, Iraq, Syrie, Afrique, Ukraine, BaLan, Áo, Mỹ Châu La Tinh, Pakistan, Ấn Độ, Egypte, Maroc, Thụy Sỹ. Ý, Pháp: Aix en Provence, Marseille, Bagnolet, Rennes, Việt Nam

Hiện có nhiều người trẻ Vìệt Nam, cả nam lẫn nữ đang tu và hoạt động trong Dòng này, ở ngay Việt Nam và ngoại quốc. Tại hải ngoại có 10 chị đang hoạt động tại Ý, Pháp, Úc, Giêrusalem

Tại Việt Nam có cả Tiểu Đệ và Tiểu Muội.

Ồ Dòng Tiểu Muội có mặt tại Việt Nam từ 1953,.

Châm ngôn: Giêsu Tình Yêu. Đặc sủng: Chiêm niệm giữa đời theo tinh thần con trẻ của Tin Mừng. Hoạt động: sống đời thường như Chúa Giêsu Nazareth. Bổn mạng lễ Giáng Sinh 12-12. Địa chỉ liên lạc: 25/ 4 Phan Văn Hân, Q. Bình Thạnh. TP Hồ Chí Minh. Bề trên là Matta Emmanuelle Nguyễn thi Nguyệt Ánh. (GHCGVN Niên Giám. Tr. 374)

Ồ Dòng Tiểu Đệ có mặt tại VN từ 1954, nhà đầu tiên ở Bàn Cờ, Sài gòn. Hiến pháp được Tòa Thánh phê chuẩn năm 1968. Châm ngôn và mục đích: Bắt chước Chúa Giêsu Nazareth. Bổn Mạng là lễ Giáng Sinh, 25-12. Hoạt động: Kiếm kế sinh nhai bằng lao động, đến và chia sẻ với những người nghèo. Địa chỉ liên lạc: 243/48 Tôn Thất Thuyết, Q 4, TP Hồ Chí Minh. (GHCGVN Niên Giám. Tr. 328). Việt Nam có ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, nhập Dòng năm 1955.

Các chứng từ để kết luận

Xin chọn lời của hai Đức Giáo Hoàng nói về Cha Charles de Foucauld:

Thánh GH Phaolô VI đã viết trong thông điệp Populorum progressio (26-3-1967): Cha Charles de Foucauld là vị truyền giáo bằng bác ái, là gương mẫu anh em sống đại đồng, luôn hướng dẫn mặt tu đức. Thánh GH Gioan Phaolô II đã 5 lần (1980, 1983, 1984, 1991 và 1994) nói về con người và tinh thần của Cha Charles: Nhờ Cha Chrales mà có đối thoại với người thổ dân du mục để dễ rao giảng Tin Mừng. Cha Charles xứng đáng là vị truyền giáo lớn như François d’Assisie, như Matteo Ricci. Trong thế kỷ chúng ta, có nhiều người biết đến đạo Chúa là nhờ Cha Charles, nêu gương đơn nghèo, kết hợp với Thiên Chúa, sống bác ái, huynh đệ, và yêu thương (4-1984). (Sđd. tr. 306)

Ngày nay, biết bao nhiêu người trẻ, tại nhiều nơi trên thế giới, không biết mệt mỏi theo gương Thánh Charles de Foucauld, làm tròn bổn phận với Chúa, với Giáo Hội và giữ đúng tinh thần trách nhiệm liên đới với anh em chung quanh.

Những dòng trên chưa khám phá được hết những hoạt động của người chứng nhân đạo Bác Ái, đạo Yêu Thương Thiên Chúa. Sống tinh thần Phục Sinh là cần phải canh tân và hòa giải. Thiết nghĩ không gì bằng đến với Chúa nhân từ trong tòa giải tội.? đây, Ngài sẽ rửa sạch tâm hồn và khoác lại cho chúng ta chiếc áo trắng ngày Phục Sinh. Chiếc áo này sẽ là bằng chứng tình yêu không hề phai giữa chúng ta với Ngài và sự liên kết bền chặt với anh em. Õ

Phạm Bá Nha

Tài liệu tham khảo

Jean-jacques Antier: Charles de Foucauld, Ferrin, Paris 2004
 
Văn Hóa
Henri de Lubac, Hồng Y Thần Học Gia, Chuyên Viên Vatican II, Bênh vực Thành công Pierre Teilhard de Chardin, 4
Vũ Văn An
15:53 07/01/2022

Làm Giáo sư ở Lyons

Lyons không chỉ là một nơi đầy ắp lịch sử, mà cho đến ngày nay, bất chấp sự tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước, còn là một trung tâm phồn thịnh của đời sống Giáo hội. Thành phố nằm ở hợp lưu của sông Saône và sông Rhône. Người La Mã định cư trên ngọn đồi nhìn ra sông Saône. Là Giáo Hội đầu tiên được thành lập ở phương Tây (sau Rôma) bởi vị giám mục tử đạo Pothinus (mất năm 177 SCN), Lyons là cái nôi của Kitô giáo ở Pháp; nó cũng quan trọng như là bối cảnh thừa tác vụ của người kế vị ngài, Thánh Irênê vĩ đại (mất năm 202). Vào ngày lễ của ngài (28 tháng 6), Đại học Công Giáo Lyons tổ chức một buổi lễ tại lăng mộ của ngài ở hầm mộ của Nhà thờ Saint Irênê. Vào thời Trung cổ, Lyons đã tổ chức hai công đồng: năm 1245 (trong số những điều khác, đã ban hành sắc lệnh về bầu cử giáo hoàng) và năm 1274, Thánh Tôma Aquinô qua đời trên đường đến Công đồng Lyons thứ hai này. Chủ tọa nó là Đức Hồng Y Bonaventura, người, sau khi đem lại việc thống nhất với người Hy Lạp (sau đó không lâu bị đình chỉ), đã chết vì kiệt sức vào ngày 15 tháng 7, trước khi Công đồng chính thức kết thúc, và được chôn cất tại Lyons.



Sau những cơn bão Cách mạng Pháp, Lyons đã phục hồi về tâm linh và bầu không khí Kitô giáo mạnh mẽ của nó đã làm nó trở thành mảnh đất màu mỡ cho ba hiệp hội truyền giáo, được thành lập ở đó vào nửa đầu thế kỷ XIX. Bắt đầu từ năm 1892, Marius Gonin đã tổ chức Semaines Sociales de France (Các Tuần lễ Xã hội Pháp), các tuần lễ, từ năm 1904, đã giải quyết những thách thức của một xã hội ngày càng kỹ nghệ hóa, phù hợp với Thông điệp xã hội Rerum novarum (Tân sự) (1891). Cơ quan ngôn luận của họ là ấn phẩm Chronique sociale [Sử biên Xã hội] (thành lập năm 1893), cũng có trụ sở chính tại Lyons. Trong phòng họp của tổ chức xã hội Chronique Sociale, de Lubac đã trình bầy hai bài diễn thuyết cho một nhóm nghiên cứu của phong trào xã hội Kitô giáo; hai bài này sẽ được đưa vào phần đầu của cuốn Catholicisme của ngài (Phục Vụ Giáo hội, trang 27). Trong đó, ngài phản đối mọi lối giải thích về Kitô giáo nhằm giới hạn Tin mừng vào một sứ điệp cứu rỗi đầy tính cá nhân chủ nghĩa và ngài bảo vệ luận điểm cho rằng đạo Công Giáo do chính bản chất có tính xã hội, đến mức cụm từ “xã hội Công Giáo” là thừa thãi một cách không cần thiết (Catholicisme, tr. 15).

Tại Lyons năm 1930, de Lubac làm quen với một chuyên gia lỗi lạc về tôn giáo Viễn Đông (người có thể đọc các bản văn bằng nguyên ngữ tiếng Phạn), đó là Abbé Monchanin, người sẽ dẫn nhập ngài vào thế giới Phật giáo. Bản thân Monchanin đã đến Ấn Độ vào năm 1939 với tư cách là một nhà truyền giáo. Từ năm 1950 trở đi, ngài sống một cuộc sống hoàn toàn dành cho việc chiêm niệm và chỉ trở về Pháp vào năm 1957 khi ngài sắp qua đời. De Lubac đã dựng một tượng đài cho ngài vào năm 1967: một tập sách nhỏ, được chuẩn bị đầy yêu thương với một câu chuyện sống động và được minh họa bằng một số bức ảnh. Cuốn sách nhỏ (1), dành riêng cho các linh mục của Tổng giáo phận Lyons, không những mô tả vị linh mục và nhà truyền giáo đầy ấn tượng này mà còn mang đến cho người đọc cái nhìn sinh động về sinh hoạt trí thức và giáo hội của Lyons trong những năm 1930. Chẳng hạn, Chương Ba (các trang 29-37) được dành cho Abbé Couturier, người đã trở thành quen thuộc ở Bỉ với Tuần Tám ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo và đã đưa nó vào Lyons năm 1933. Qua Cha Couturier, de Lubac đã tham gia vào phong trào đại kết. Có lần ngài được mời giảng trong tuần cầu nguyện 8 ngày. Điều này đã dẫn ngài đến việc tiếp xúc với hai mục sư trẻ Thụy Sĩ, Roger Schutz và Max Thurian, những người vào thập niên 1940 đã thành lập cộng đồng đơn tu Tin Lành ở Taizé gần Cluny, không xa Lyons (Phục Vụ Giáo hội, trang 45).

Niềm đam mê duy nhất của tôi

Vào tháng 9 năm 1929, de Lubac “hạ sơn” xuống ở tại một nhà của Dòng Tên trên đường Rue d’Auvergne (theo lời ngài là một tòa nhà cũ kỹ, xiêu vẹo). Tháng 10 năm 1929, người hướng dẫn mới đã có bài giảng đầu tiên của mình, "Apologetics and Theology" [Khoa Hộ giáo và Thần học] (2). Trong đó, de Lubac phác họa một hình thức hộ giáo khác với quan điểm thông thường của môn thần học, môn mà ngài sắp sửa dạy này. Trong khóa học Tân kinh viện, người ta coi nhiệm vụ của hộ giáo là bảo vệ hệ thống tín lý khép kín và cố định của các niềm tin Công Giáo (vì nó được quy định một cách toàn diện trong thần học tín lý) trước sự phản đối của các nhà phê bình tôn giáo và để bảo vệ nó khỏi các câu hỏi và thách thức nảy sinh trong thời Cải cách. De Lubac không bao giờ phản bác tầm quan trọng của việc “bảo vệ đức tin” đúng đắn, một điều cũng luôn là một dấu hiệu cho thấy sinh lực của nó. Thực vậy, trong một lá thư năm 1961 cho Cha Phó Bề trên cả của Dòng Tên, ngài viết, “Niềm đam mê duy nhất của đời con là bảo vệ đức tin của chúng ta” (Phục Vụ Giáo hội, trang 324). Tuy nhiên, trong cuốn Đạo Công Giáo: Chúa Kitô và Số phận chung của Con người, ngài phàn nàn phần nào rằng thật bất hạnh khi học giáo lý để chống lại ai đó (Catholicisme, 309). Khi ở thế phòng thủ, người ta luôn yếu thế, để cho đối phương lựa chọn các chủ đề; mãi phụ thuộc vào những lời chỉ trích và có nguy cơ không nhìn thấy sức mạnh và vẻ đẹp thực sự của lập trường mình và che khuất nó khỏi tầm nhìn của người khác. Theo De Lubac, Giáo Hội không bao giờ nên tự thỏa mãn với nguyên bằng chứng là mình vẫn hiện hữu. Đúng hơn, Giáo Hội được sai đi vào thế giới và đem Tin Mừng đến cho mọi người. Do đó, de Lubac, được Maurice Blondel truyền cảm hứng rõ ràng, đã cố gắng xem xét tình huống trí thức của con người hiện đại, con người phần lớn đã ra xa lạ với đức tin và Giáo hội. Ngài không thích coi đức tin của Giáo hội như một khối khép kín, bắt nguồn từ một sắc lệnh thần linh và do đó con người phải chấp nhận không cần giải thích về mọi điều liên quan đến cuộc sống của mình. Lấy con người, như một hữu thể được sắp xếp cho sự siêu việt thần linh, làm điểm xuất phát, kiểu hộ giáo mà Henri de Lubac có trong tâm trí phải chứng minh sứ điệp Tin Mừng giải quyết ra sao các vấn đề thực sự của tinh thần con người và cuối cùng, (nói theo cách nói của Thánh Augustinô), phải chứng minh cho những người ngoại giáo, bằng lý lẽ, không tin là điều phi lý đến chừng nào. Trong diễn trình này, con đường từ lý lẽ đến đức tin hoàn toàn không hề là con đường một chiều. Sau “cái nhìn sâu sắc vào đức tin” là “cái nhìn sâu sắc nhờ đức tin”. Ánh sáng đức tin soi sáng lý trí và làm cho chúng ta có thể hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về mầu nhiệm Thiên Chúa và về con người. Bài giảng đầu tiên của De Lubac vào năm 1929 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử thần học từ hộ giáo sang thần học căn bản như ngày nay được hiểu rộng rãi.

Henri de Lubac nhắc đi nhắc lại rằng ngài đã không được chuẩn bị cho nhiệm vụ mới làm giáo sư chủng viện. Ngài không được yêu cầu viết luận án tiến sĩ (bằng cấp là cần thiết, vì vậy nó đã được trao cho ngài theo quy định), và bất cứ khi nào ngài yêu cầu thời gian để nghiên cứu sau đó, đơn thỉnh cầu của ngài luôn bị từ chối. Thay vào đó, ngài nhận được một nhiệm vụ giảng dạy bổ sung. Ngay từ mùa xuân năm 1930, khoa trưởng của khoa, Podechard, đã yêu cầu ngài chuẩn bị cho các khóa giảng về lịch sử tôn giáo. Năm 1938, ngài được bổ nhiệm làm giáo sư thần học căn bản, và cuối cùng, vào năm 1939, ngài cũng được bổ nhiệm làm giáo sư lịch sử tôn giáo.

Ở Lyons, Henri de Lubac đã giảng dạy các sinh viên thần học của bốn mươi giáo phận khác nhau và các thành viên của nhiều cộng đồng tu trì, nhưng không có một sinh viên Dòng Tên nào; hơn nữa, ngài là tu sĩ Dòng Tên duy nhất trong số các giáo sư của khoa thần học [tại Đại học Công Giáo]. Bạn của ngài, người cùng dòng và cùng nhà của ngài, Auguste Valensin, là người giảng dạy tại khoa triết học.

Nổi bật trong số các đồng nghiệp của de Lubac trong khoa thần học là hai khoa trưởng, người đầu tiên là Emmanuel Podechard, một Cha Dòng Xuân Bích và là học giả Cựu Ước. Công việc trong lĩnh vực này vẫn bị cản trở rất nhiều vào những năm 1930 bởi những hạn chế của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh, điều này đã khiến Podechard, một người luôn vâng lời Giáo hội, rất đau khổ, vì ngài không thể công bố kết quả nghiên cứu của mình. Sau đó, Georges Jouassard, một nhà giáo phụ học, người cũng dạy lịch sử tín lý, trở thành khoa trưởng của de Lubac. Jouassard, một người có sở trường ngoại giao, ngay thập niên 1930, đã thấy một cách hơi lo lắng việc de Lubac trình bày thần học của mình một cách thẳng thắn, một điều va chạm với nhiều lập trường của Tân Kinh viện, và đã cảnh báo ngài về những hậu quả có thể xảy ra. Tuy nhiên, sau đó, sau khi nổ ra vụ xung đột đã dự đoán trước, vị này đã đứng về phía ngài và như de Lubac nhấn mạnh, ngày càng trở thành một người bạn của ngài.

Fourvière: Huyền thoại và Thực tại

Việc Henri de Lubac, vào năm 1934, chuyển đến cư trú tại trường cao đẳng Dòng Tên “trên đồi” ở Lyons-Fourvière đã gây ra những hậu quả cực kỳ quan trọng đối với lịch sử thần học. Mặc dù ngài không liên quan gì đến chương trình học ở học viện dòng Tên (ngoại trừ một vài bài giảng về Phật giáo và một thời gian ngắn thay thế cho một nhà thần học tín lý bị ốm), ngài vẫn tạo được ấn tượng gây ảnh hưởng đối với cả một thế hệ các sinh viên trẻ Dòng Tên đã học ở Fourvière trong các thập niên ba mươi và bốn mươi, những người cảm thấy nhàm chán, chưa kể là chán ghét nền thần học Kinh viện được cung cấp ở đó, trong khi họ bị cuốn hút bởi Henri de Lubac, người sống cùng một ngôi nhà. Hans Urs von Balthasar nhớ lại rằng:

“May mắn thay, Henri de Lubac đã ở đó, và ngài đã giới thiệu với chúng tôi vượt qua chủ nghĩa kinh viện để gặp các Giáo phụ, ngài đã quảng đại cung cấp cho chúng tôi các ghi chú và trích dẫn của ngài. Vì vậy, trong khi những người khác chơi túc cầu, tôi cùng với Daniélou, Bouillard và một số người khác (Fessard không còn ở đó nữa) đã học hỏi, và tôi đã viết mấy cuốn sách về Origen, Grêgoriô thành Nyssa, và Maximô”(3).

Một bức tranh sống động cũng được cung cấp bởi hồi ký của một sinh viên khác tại Fourvière vào thời điểm đó, Xavier Tilliette (sinh năm 1921), người đã viết rằng de Lubac “Không phải là một giáo sư trong học viện, mà đúng hơn ở ‘bên dưới’trong phân khoa Đại học Công Giáo. Mặc dù kiệt lực, ngài không bao giờ trở lên bằng dây cáp kéo [funiculaire], nhưng leo lên một cách vất vả bằng cách vượt qua những đường phố dốc và hẹp. Tuy nhiên, ‘ở bên trên’, ngài đã tiến hành một loại thừa tác vụ giảng dạy bí mật; các giáo sư và sinh viên đều đến thăm phòng của ngài thường xuyên. Bản thân ngài không bao giờ quan tâm đến việc có ‘đệ tử’, ‘Các con chỉ có Một Thầy’, nhưng thay vào đó là việc truyền cảm hứng để họ trở thành những nhà thần học cần mẫn. Các nghiên cứu của họ giả thiết phải mang lại mô thức cho cho đời họ và huấn luyện họ trở thành những nhân chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Từ khóa giảng dạy yên tĩnh, khiêm tốn này đã phát sinh điều người ta có thể gọi là ‘trường phái Fourvière’. Nhưng ai mô tả được mùa xuân thần học này, nở rộ ở đó không lâu trước và trong những năm chiến tranh kinh hoàng? Trong căn bản, nó hoàn toàn không phải là một ‘trường phái’, càng không phải là một nền ‘thần học mới’. Thay vào đó, các nguồn giáo phụ xưa, gần với Kitô giáo sơ khai, bắt đầu xuất hiện và tuôn chẩy thành nhiều dòng.... Người đứng đầu trường phái là một người đang đau đớn, người đã mang về nhà sau thế chiến thứ nhất một vết thương nặng ở đầu từng cản trở công việc của ngài trong nhiều ngày và nhiều tuần liên tục. Rất nhiều lần, chúng tôi thấy ngài ngồi trên một chiếc ghế êm ái hoặc nằm dài trên giường, hiếm khi nói được. Chúng tôi ngấu nghiến sách của ngài.... Từ một tầm nhìn trung tâm duy nhất, tác phẩm của ngài đã khai triển theo mọi hướng, giống như một thân cây tự do vươn các nhánh của nó ra. Ngài rất coi trọng việc ‘hoán cải cõi lòng’ cần thiết cho mọi cuộc nghiên cứu thần học. Ngài nhấn mạnh vào tính khách quan, tuân phục các dữ kiện, nghĩa là, những gì có đó, và nếu là Mặc khải Thần linh, thì phải tuân phục mầu nhiệm” (4).

Nhóm các nhà thần học trẻ tuổi, có năng khiếu này tập hợp xung quanh người bạn và là thầy của họ, Henri de Lubac, có một sinh khí và năng lực thần học đổi mới đến nỗi những người chống đối sau này nói tới một “trường phái Fourvière” và toàn bộ câu chuyện thậm chí còn thổi phồng thành “huyền thoại Fourvière”.

Các nguồn Kitô giáo và Thần học

Năng lực của thế hệ thần học trẻ này đã được thể hiện trong hai loạt ấn phẩm. Henri de Lubac đóng một vai trò ảnh hưởng trong cả hai loạt tác phẩm này.

Ý tưởng làm loạt ấn phẩm Sources chrétiennes (nghĩa đen: Các Nguồn Kitô giáo) đã có từ trước Thế Chiến thứ hai. Dự án là đứa con tinh thần của Cha Victor Fontoynont (5), người ban đầu chỉ nghĩ đến việc xuất bản các bản văn của các Giáo phụ Hy Lạp, vốn được cha cho sẽ là một nguồn đầy hứa hẹn trong cuộc gặp gỡ đại kết với các Giáo hội Đông phương. Với việc bắt đầu chiến tranh và sự thuyên chuyển của Cha Chaillet, người phụ trách dự án lúc đầu, trách nhiệm đối với nó nay thuộc về Henri de Lubac. Năm 1942, tập đầu tiên xuất hiện: bản dịch cuốn Cuộc Đời Môsê của Thánh Grêgôriô thành Nyssa do Jean Daniélou (6) dịch. De Lubac và Daniélou đã cùng nhau làm biên tập viên của loạt sách này: Daniélou, ở Paris, chịu trách nhiệm quảng cáo và phân phối ở vùng nước Pháp bị chiếm đóng, trong khi de Lubac, ở Lyons, cũng làm như vậy đối với nước Pháp chưa bị chiếm đóng. Các chuyên viên, trong các lĩnh vực tương ứng của họ, đã được tuyển lựa để trình bày các bản văn không bị cắt xén của các Giáo phụ Latinh và Hy Lạp, cũng như các trước tác của các nhà thần học thời Trung cổ. Sau chiến tranh, các tập sách ngày càng mang tính bác học cao. Bên cạnh bản dịch tiếng Pháp, hầu hết các tập đều trình bày một ấn bản gốc có phê phán, cùng với phần dẫn nhập có tính lịch sử và thần học. Bộ sách Sources chrétiennes, đến năm 1999 đã tăng lên hơn 440 tập, không những tạo nên một sự đổi mới đáng kể trong việc nghiên cứu các giáo phụ, vốn đã có ảnh hưởng lâu dài đối với thần học Pháp và linh đạo của Giáo hội Pháp, mà còn thiết lập tiêu chuẩn biên tập và là một điển hình cho thế giới nói tiếng Đức (kể từ năm 1990, loạt sách Fontes Christiani, tiếng Latinh có nghĩa là “các nguồn Kitô giáo”, đã được Herder xuất bản).

Các nhà xuất bản của Sources chrétiennes nhận ra rằng chỉ cung cấp các bản văn và lặp lại khẩu hiệu “trở về nguồn” là đã đủ. Cũng cần phải giải thích nội dung lâu dài của nền thần học giáo phụ và áp dụng nó vào một loạt các vấn đề đương thời khác.

Một loạt sách khác được dành riêng cho mục đích này nhằm bổ sung cho việc thu thập các nguồn qua việc xuất bản các nghiên cứu đặc biệt về các chủ đề trong thần học giáo phụ và thời trung cổ. Bộ sưu tập thứ hai này được gọi là Théologie (Thần Học), với phụ đề là “Các nghiên cứu xuất bản dưới sự chỉ đạo của Khoa Thần học của Dòng Tên tại Lyons-Fourvière”. Nhà xuất bản Aubier ở Paris cũng bắt đầu in bộ sưu tầm này, ngay trước khi Thế Chiến thứ hai kết thúc. Tập 1 là luận án Rôma của Henri Bouillard (7) về Sự Hoán cải và Ân sủng nơi Thánh Tôma Aquinô (1944), trong đó, trích dẫn Rousselot và các nhà thần học [thế kỷ XX] khác, tác giả đi theo con đường tái tạo lại điều Thánh Tôma thực sự muốn nói. Luận án tiến sĩ của Jean Daniélou về Thánh Grêgôriô thành Nyssa đã được in thành tập 2. Tập 3, xuất hiện vào năm 1944, là Corpus mysticum (Nhiệm Thể), của Henri de Lubac, người sau đó đã xuất bản hầu hết các chuyên khảo của mình trong loạt sách này.

Cuốn đầu tiên của ngài: "Một cuốn sách xuất sắc"

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy tại trường đại học, de Lubac còn được mời thuyết trình về nhiều chủ đề khác nhau. Điều này dẫn đến một số tiểu luận, một số đã được xuất bản. Khi Cha Yves Congar, O.P. (8) yêu cầu de Lubac soạn một cuốn về chủ đề giáo hội học cho bộ Unam Sanctam, mà Cha Congar chủ biên, cha đã đề nghị de Lubac thu thập một tuyển tập các tiểu luận này thành một cuốn sách. Đó là nguồn gốc của cuốn sách đầu tiên của de Lubac, Catholicisme: Les Aspects Sociaux du dogme [Công Giáo: Các Khía cạnh Xã hội của Tín điều] (Bản dịch tiếng Anh: Catholicism: Christ and the Common Destiny of Man [Công Giáo: Chúa Kitô và Số phận chung của Con người]), xuất hiện lần đầu năm 1938 và đã được tái bản nhiều lần. Từ các chương của cuốn sách này mà xuất hiện “các nhánh của các tác phẩm lớn tiếp theo như thể từ một thân cây duy nhất”, như Hans Urs von Balthasar đã sắc sảo nhận định. Do đó, cuốn sách là một dẫn nhập tốt để đọc de Lubac, nhưng cũng là một người bạn đồng hành thích đáng cho các tác phẩm lớn sau này. Đối với những tiểu luận ngắn ban đầu này, chúng ta thường thấy các luận đề sau này và các lập luận chính ở dạng cô đọng và dễ nắm bắt. Hơn nữa, so sánh giữa cuốn Catholicisme và các tác phẩm sau này cho thấy sự nhất quán tuyệt vời trong tư tưởng của de Lubac, không có bất cứ sự gián đoạn hay khác biệt nào. Ngay từ năm 1943, bản dịch tiếng Đức của Hans Urs von Balthasar cuốn Catholicisme [Công Giáo] đã được Benziger xuất bản, và ấn bản thứ hai được nhà xuất bản Johannes Verlag của Balthasar in vào năm 1970. Khó khăn của Balthasar trong việc tìm cách dịch chính xác tựa đề sang tiếng Đức đã minh họa các vấn đề nảy sinh từ chủ đề quan yếu của cuốn sách. Ấn bản đầu tiên được gọi là Katholizismus als Gemeinschaft [Công Giáo như một cộng đồng], gần giống với tựa gốc bằng tiếng Pháp. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng, như chính Balthasar sau này đã nhận ra (xem trang 23, số 9). Trong tất cả các tiểu luận của cuốn sách này, de Lubac không quan tâm đến việc trình bày những gì chuyên biệt là Công Giáo như một “giáo phái”. Người đọc nào mong đợi một cuốn sách như vậy sẽ thấy rằng cả chương nói về ngôi giáo hoàng lẫn các suy gẫm về tầm quan trọng của Thánh truyền đều không có. Tuy nhiên, de Lubac không có ý định sản xuất một sách giáo khoa Công Giáo về Giáo hội. Thay vào đó, ngài quan tâm đến tính Công Giáo [catholicity] như một chiều kích của Giáo hội. Ngay từ giờ phút đầu tiên hiện hữu, Giáo hội đã là Công Giáo, vì “nơi mỗi cá nhân [Giáo Hội] kêu gọi toàn thể con người, ôm lấy họ như họ hiện hữu toàn bộ bản chất họ” (Catholicisme, tr. 49).

Karl Rahner, người duyệt cuốn sách trong Zeitschrift fur Katholische Theologie (Tạp chí Thần học Công Giáo), đã viết như đinh đóng cột rằng:

“Một cuốn sách xuất sắc. Mặc dù được viết bằng một văn phong giản dị, rõ ràng nhằm thu hút nhiều độc giả hơn, về những vấn đề 'hợp thời', nó vẫn có chiều sâu thần học đáng kể. Nó không bàn đến phần học thuyết luân lý của Giáo hội vốn được gọi là giáo huấn xã hội, cũng không bàn tới các vấn đề về “nghiệp đoàn lao động”, mà đúng hơn bàn đến sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại trong Chúa Kitô và trong Giáo hội. Nó giải thích cái nhìn sâu sắc này là, theo các nguyên lý căn bản nhất của đức tin Kitô giáo, nhân loại không những là một tổng thể bên ngoài, ngẫu nhiên gồm các cá nhân đơn lẻ, mỗi cá nhân chỉ biết làm việc cho sự cứu rỗi của chính mình. Đúng hơn, trong kế hoạch cứu rỗi nguyên thủy, trong Cuộc Sa Ngã, trong việc Chúa Kitô cứu chuộc họ, trong trọn lịch sử cứu rỗi từ Ađam đến tận thế và ngay cả trong sự cứu rỗi đời đời, nhân loại là một sự hiệp nhất thánh thiện trong Chúa Kitô và trong Giáo hội" (9).

Kỳ tới: Corpus mysticum [Nhiệm Thể]
 
VietCatholic TV
Phóng sự đặc biệt: Lễ Hiển Linh 06/01 tại Vatican. ĐTC kêu gọi các tín hữu tự vấn tình trạng đức tin
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:07 07/01/2022

Tại nhiều nơi trên thế giới, Chúa nhật 2 tháng Giêng vừa qua là Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, trước đây còn gọi là Lễ Ba Vua. Tuy nhiên, tại Ý và nhiều nơi khác có truyền thống mừng lễ Hiển Linh vào đúng ngày chính lễ 6 tháng Giêng, thì Chúa nhật 2 tháng Giêng vừa qua là Chúa Nhật thứ Hai sau lễ Giáng Sinh, hôm nay mới là lễ Hiển Linh.

Lúc 10h sáng thứ Năm Lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


Các đạo sĩ đi đến Bêlem. Cuộc hành hương của các vị cũng ngỏ lời với chúng ta, là những người được mời gọi hành trình về phía Chúa Giêsu, vì Người là Sao Bắc Đẩu thắp sáng bầu trời sự sống và hướng dẫn chúng ta tiến tới niềm vui đích thực. Nhưng, cuộc hành hương của các đạo sĩ để gặp gỡ Chúa Giêsu bắt đầu từ đâu? Điều gì đã khiến những người đàn ông phương Đông này bắt đầu cuộc hành trình của họ?

Họ có những lý do rất thuyết phục để không khởi hành. Họ là những nhà thông thái và nhà chiêm tinh, nổi tiếng và giàu có. Khi đạt được sự an toàn về văn hóa, xã hội và kinh tế, họ có thể vẫn hài lòng với những gì họ đã biết và sở hữu. Nhưng thay vào đó, họ đã để cho mình cảm thấy bối rối trước một câu hỏi và một dấu chỉ: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người” (Mt 2: 2). Họ không cho phép trái tim của mình rút lui vào hang động của sự u ám và thờ ơ; họ khao khát được nhìn thấy ánh sáng. Họ không bằng lòng với cuộc sống, nhưng khao khát những chân trời mới và lớn hơn. Mắt họ không dán chặt vào đây bên dưới này; nhưng đôi mắt họ là cửa sổ mở ra thiên đàng. Như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, các đạo sĩ là “những người đàn ông có trái tim không yên nghỉ… Họ tràn ngập sự mong đợi, không hài lòng với thu nhập bảo đảm và vị trí đáng kính của họ trong xã hội… Họ là những người tìm kiếm Thiên Chúa” (Bài giảng ngày 6 tháng 1 năm 2013).

Lòng bồn chồn lành mạnh này đã khiến họ lên đường trên hành trình của mình xuất phát từ đâu? Thưa: Nó được sinh ra từ lòng ao ước. Bí mật của họ là khả năng biết khát khao. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này. Lòng khao khát là điều tiếp thêm nhiên liệu cho ngọn lửa bùng cháy trong chúng ta; nó thúc đẩy chúng ta nhìn xa hơn những gì trước mắt và những gì có thể nhìn thấy được. Khao khát có nghĩa là đón nhận cuộc sống như một mầu nhiệm vượt lên chúng ta, như một khoảng không luôn tồn tại trên bức tường vẫy gọi chúng ta nhìn vào khoảng không, vì cuộc sống không chỉ là những gì ở đây và bây giờ của chúng ta, mà là một cái gì đó lớn hơn nhiều. Nó giống như một tấm vải trống không trên giá vẽ đang gọi mời màu sắc. Một họa sĩ vĩ đại, Vincent Van Gogh, từng nói rằng nhu cầu của ông đối với Chúa đã thúc đẩy ông ra ngoài trời vào ban đêm để vẽ các vì sao. Vì đó là cách mà Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta: khi tràn đầy khao khát, chúng ta được hướng dẫn, giống như các đạo sĩ, hướng tới các vì sao. Không hề phóng đại, chúng ta có thể nói rằng chúng ta là những gì chúng ta mong muốn. Vì chính những ao ước của chúng ta sẽ mở rộng tầm nhìn và hướng cuộc sống của chúng ta về phía trước, vượt ra khỏi những rào cản của thói quen, vượt ra khỏi chủ nghĩa tiêu thụ tầm thường, vượt ra ngoài một đức tin u sầu và nhạt nhòa, vượt ra ngoài nỗi sợ hãi để có thể tham gia và phục vụ người khác và công ích. Theo lời của Thánh Augustinô, “toàn bộ cuộc đời của chúng ta là việc thực hiện các ao ước thánh thiện” (Bài giảng về Thư thứ nhất của Gioan, IV, 6).

Thưa anh chị em, đối với các đạo sĩ, đối với chúng ta cũng vậy. Hành trình sống và đức tin đòi hỏi một khát vọng sâu xa và lòng nhiệt thành bên trong. Đôi khi chúng ta sống với tinh thần “bến đỗ”; chúng ta đậu lại, không có sự thôi thúc của ao ước đưa chúng ta về phía trước. Chúng ta nên tự hỏi: chúng ta đang ở đâu trên hành trình đức tin của mình? Phải chăng chúng ta đã bị mắc kẹt quá lâu, nép mình bên trong các nghi lễ theo tiền lệ, bề ngoài và hình thức không còn sưởi ấm trái tim của chúng ta và thay đổi cuộc sống của chúng ta nữa? Lời nói và cử hành phụng vụ của chúng ta có còn khơi dậy trong lòng người niềm khao khát hướng về Thiên Chúa, hay chúng chỉ còn là một “ngôn ngữ chết” chỉ nói về chính nó và với chính nó? Thật đáng buồn khi một cộng đồng tín hữu đánh mất ước muốn của mình và bằng lòng với sự “duy trì” hơn là cho phép mình giật mình trước Chúa Giêsu và trước niềm vui bùng nổ và bồi hồi thổn thức của Tin Mừng. Thật buồn khi một linh mục đã khép lại cánh cửa khao khát, thật buồn khi sa vào chủ nghĩa chức năng giáo sĩ, thật đáng buồn.

Sự khủng hoảng đức tin trong cuộc sống của chúng ta và trong xã hội của chúng ta cũng liên quan đến sự lu mờ của lòng khao khát đối với Thiên Chúa. Nó liên quan đến một loại tinh thần uể oải, đến thói quen hài lòng sống từ ngày này qua ngày khác, mà không bao giờ hỏi Chúa thực sự muốn gì ở chúng ta. Chúng ta xem qua các bản đồ trần gian, nhưng quên nhìn lên trời. Chúng ta có rất nhiều thứ, nhưng không khao khát có được lòng ao ước đối với Thiên Chúa. Chúng ta chết kẹt trong các nhu cầu của chính mình, trong những gì chúng ta sẽ ăn và sẽ mặc (x. Mt 6,25), thậm chí đến mức chúng ta để cho lòng khao khát những điều lớn lao hơn bốc hơi. Và chúng ta thấy mình đang sống trong những cộng đồng khao khát mọi thứ, muốn có mọi thứ, nhưng tất cả thường không cảm thấy gì ngoài sự trống rỗng trong tâm hồn: những cộng đồng khép kín gồm các cá nhân, các giám mục, các linh mục hoặc những người nam nữ thánh hiến. Quả thực, việc thiếu ao ước chỉ dẫn đến nỗi buồn và sự thờ ơ, khiến các cộng đoàn buồn bã, các linh mục hay giám mục buồn bã.

Trước hết, chúng ta hãy nhìn lại chính mình và tự hỏi: Cuộc hành trình đức tin của tôi diễn ra như thế nào? Đây là một câu hỏi mà chúng ta, mỗi người trong chúng ta, có thể tự hỏi ngày hôm nay. Hành trình đức tin của tôi đang diễn ra như thế nào? Nó đang đậu lại ở một bến đỗ hay nó đang di chuyển? Đức tin, nếu muốn lớn lên, phải bắt đầu lại từ đầu. Nó cần được khơi dậy bởi ao ước đón nhận thử thách khi bước vào một mối quan hệ sống động và linh hoạt với Thiên Chúa. Trái tim tôi có còn cháy bỏng khao khát Chúa không? Hay tôi đã để cho cường lực của thói quen và những thất vọng của bản thân dập tắt ngọn lửa đó? Anh chị em ơi, hôm nay là ngày chúng ta nên hỏi những câu hỏi này. Hôm nay là ngày chúng ta nên quay lại nuôi dưỡng ao ước của mình. Chúng ta sẽ làm như thế nào? Thưa: Chúng ta hãy đến gặp các nhà Đạo sĩ và học hỏi từ “trường phái khao khát” của họ. Họ sẽ dạy chúng ta trong trường phái khát khao của họ. Chúng ta hãy xem xét các bước họ đã thực hiện và rút ra một số bài học từ các vị.

Ngay từ đầu, họ đã cất bước lên đường trước ánh sao đang vươn lên. Các đạo sĩ dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải liên tục cất bước lên đường mỗi ngày, trong cuộc sống cũng như đức tin, vì đức tin không phải là một bộ áo giáp bao bọc chúng ta; thay vào đó, nó là một cuộc hành trình hấp dẫn, một chuyển động liên tục và không ngừng nghỉ, luôn luôn tìm kiếm Thiên Chúa, luôn luôn xác định rõ con đường của chúng ta về phía trước.

Sau đó, tại Giêrusalem, các đạo sĩ đặt câu hỏi: họ hỏi nơi có thể tìm thấy Hài Nhi. Họ dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải đặt câu hỏi. Chúng ta cần lắng nghe cẩn thận những câu hỏi của trái tim và lương tâm chúng ta, vì ở đó Thiên Chúa thường nói với chúng ta. Ngài nói với chúng ta qua các câu hỏi hơn là qua các câu trả lời. Chúng ta phải học cho kỹ điều này: Thiên Chúa nói với chúng ta qua các câu hỏi hơn là qua các câu trả lời. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng băn khoăn trước những câu hỏi của con cái chúng ta, và trước những nghi ngờ, hy vọng và ước muốn của những người nam nữ trong thời đại chúng ta. Chúng ta cần phải cảm thấy hứng thú trước những câu hỏi.

Sau đó các đạo sĩ thách thức Hêrôđê. Các ngài dạy chúng ta rằng chúng ta cần một đức tin dũng cảm, một đức tin không ngại thách thức luận lý nham hiểm của quyền lực, và trở thành hạt giống của công lý và tình huynh đệ trong các xã hội nơi mà các Hêrôđê hiện đại ngày nay vẫn tiếp tục gieo rắc cái chết và tàn sát những người nghèo và vô tội, trong bối cảnh thờ ơ chung.

Cuối cùng, các đạo sĩ trở lại “bằng một con đường khác” (Mt 2:12). Các ngài thách thức chúng ta đi những con đường mới. Ở đây chúng ta thấy sự sáng tạo của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn mang đến những điều mới mẻ. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ của Thượng Hội Đồng mà chúng ta đang đảm nhận: cùng đồng hành và lắng nghe lẫn nhau, để Thánh Linh gợi ý cho chúng ta những phương cách và con đường mới để mang Tin Mừng đến tâm hồn những người đang ở xa, thờ ơ hoặc không có hy vọng, nhưng vẫn tiếp tục tìm kiếm điều mà các đạo sĩ đã tìm thấy: đó là “một niềm vui lớn” (Mt 2:10). Chúng ta phải luôn tiến lên phía trước.

Vào cuối cuộc hành trình của các đạo sĩ là thời điểm cao trào: khi họ đến đích, “họ quỳ gối xuống và thờ lạy Chúa Hài đồng” (xem câu 11). Họ tôn thờ. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này: hành trình đức tin chỉ tìm thấy sức mạnh mới và sự viên mãn khi nó được thực hiện với sự hiện diện của Thiên Chúa. Chỉ khi nào chúng ta phục hồi được “sở thích” của mình đối với việc thờ phượng thì niềm khao khát của chúng ta mới được nhen nhóm. Lòng khao khát dẫn chúng ta đến sự tôn thờ và sự tôn thờ làm mới lại lòng khát khao của chúng ta. Vì lòng khao khát của chúng ta đối với Thiên Chúa chỉ có thể lớn lên khi chúng ta đặt mình trong sự hiện diện của Ngài. Vì chỉ một mình Chúa Giêsu mới thỏa mãn được những khao khát của chúng ta. Ngài chữa lành những khao khát của chúng ta khỏi cái gì? Thưa: Khỏi sự chuyên chế của nhu cầu. Thật vậy, tâm hồn chúng ta trở nên ốm yếu bất cứ khi nào những ao uớc của chúng ta chỉ trùng khớp với những nhu cầu của chúng ta. Trái lại, Thiên Chúa nâng cao những ao ước của chúng ta; Người thanh tẩy những ao ước ấy và loại đi tính ích kỷ trong đó, mở những ao ước ấy ra trước tình yêu thương đối với Người và đối với anh chị em của chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta không nên bỏ bê việc thờ phượng, vì lời cầu nguyện trong sự thờ lạy im lặng vốn không quá phổ biến trong chúng ta. Xin cho chúng ta đừng quên sự tôn thờ.

Như thế, giống như các đạo sĩ, chúng ta sẽ có sự chắc chắn hàng ngày rằng ngay cả trong những đêm đen tối nhất, một ngôi sao vẫn tiếp tục tỏa sáng. Đó là ngôi sao của Chúa, Đấng đến chăm sóc nhân loại yếu đuối của chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu trên con đường hướng tới Người. Chúng ta đừng để sự thờ ơ và cam chịu có sức mạnh đẩy chúng ta vào một cuộc sống vô cảm và tầm thường. Hãy để trái tim bồn chồn của chúng ta đón nhận sự bồn chồn của Thánh Linh. Thế giới mong đợi từ các tín hữu một sự bùng nổ nhiệt tình mới đối với những điều trên trời. Giống như các đạo sĩ, chúng ta hãy ngước mắt lên, lắng nghe ước muốn ẩn chứa trong lòng mình, và nhìn theo ngôi sao mà Thiên Chúa làm cho chiếu sáng trên chúng ta. Là những người tìm kiếm không ngừng nghỉ, chúng ta hãy luôn mở lòng ra đón nhận những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. Thưa anh chị em, chúng ta hãy ước mơ, hãy tìm kiếm và hãy tôn thờ.
Source:Holy See Press Office
 
Trúng tà, Giám Mục bỏ ngang sứ vụ đi nuôi heo, khuôn mặt nhìn ngây dại, mất hết nét tinh anh ngày nào
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:04 07/01/2022


1. Biến thể Omicron: Quebec đóng cửa các nơi thờ tự cho đến khi có thông báo mới

Trong một nỗ lực để ngăn chặn sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi biến thể Omicron, Quebec đã áp đặt một loạt các biện pháp hạn chế có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 và sẽ có hiệu lực vô thời hạn. Trong đó có việc đóng cửa các cơ sở thờ tự, kể cả nhà thờ, trừ việc cử hành tang lễ, với giới hạn 25 người tham dự. Như trường hợp đóng cửa trước đây, các dịch vụ và các hoạt động phụng vụ khác có thể được phát trực tuyến.

Thánh lễ ngoài trời được phép

Tòa Giám Mục Quebec cho biết

“Các tổ chức cộng đồng, bao gồm cả những tổ chức hỗ trợ người nghèo,” có thể tiếp tục các hoạt động của họ, thường sử dụng các hội trường giáo xứ hay tầng hầm của các nhà thờ. Các thánh lễ ngoài trời vẫn được phép. Bộ phận truyền thông của Giáo Hội Công Giáo Quebec cho biết: “Bất chấp thời tiết lạnh giá, một số giáo xứ đã bày tỏ sự vui mừng của họ khi được tổ chức thánh lễ”.

Ngoài việc hạn chế các dịch vụ thờ phượng, Quebec đã khôi phục lệnh giới nghiêm từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng Những người vi phạm phải đối mặt với khoản tiền phạt từ 1,000 đô la đến 6,000 đô la Canada nếu họ không thể biện minh đầy đủ lý do đi ra ngoài trong thời gian bị hạn chế. Thời gian bắt đầu năm học ở các trường tiểu học, trung học và đại học đã bị hoãn lại đến ngày 17 tháng Giêng và các cuộc tụ tập riêng tư bị cấm.

Trước đó, khi tình hình sức khỏe ngày càng xấu đi, Tổng Giám mục Thành phố Quebec đã quyết định đình chỉ tất cả các Thánh lễ trong giáo phận của mình từ nửa đêm ngày 23 tháng 12 đến ngày 10 tháng Giêng năm 2022. Sẽ không có Thánh lễ Giáng Sinh tại Thành phố Quebec”.

“Tôi biết rằng sẽ rất thất vọng nếu không được tụ tập trong nhà thờ trong năm nay để tổ chức lễ Giáng Sinh và Năm mới, nhưng tôi coi nhiệm vụ của chúng ta là tham gia vào nỗ lực tập thể để ngăn chặn sự lây lan thêm của coronavirus,” Đức Hồng Y Gérald C. Lacroix, Tổng giám mục của Thành phố Quebec, cho biết như trên trong một tuyên bố đưa ra ngày 22 tháng 12.

Với thông báo mới này, sau ngày 10 tháng Giêng, các thánh lễ bên trong các ngôi thánh đường vẫn có thể chưa được tái tục trở lại.
Source:Aleteia

2. Làm Giám Mục không muốn, lại muốn nuôi heo. Tòa Thánh quyết định bổ nhiệm Tân Giám Mục thay cho Giám Mục đã bỏ ngang lấy vợ

Chiều ngày 3 tháng Giêng, Tòa thánh, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha và Giám mục Vic đã thông báo rằng Đức Cha Francisco Conesa sẽ là Tân Giám mục của Solsona. Đây là cuộc bổ nhiệm giám mục đầu tiên ở Tây Ban Nha vào năm 2022. Đức Cha Conesa sẽ thay thế Xavier Novell, người đã từ chức để kết hôn với Sílvia Caballol, một nhà văn viết tiểu thuyết dâm ô có âm bội satan. Với quyết định kết hôn dân sự, Xavier Novell tự động bị đình chỉ chức vụ giám mục của mình.

Novell hiện đang làm việc tại công ty chăn nuôi heo Semen Cardona, trong bộ phận chiết xuất tinh trùng. Nhiều vị trong hàng giáo phẩm Tây Ban Nha tin rằng ngoài việc trải qua một quá trình yêu đương, một điều có lẽ đã xảy ra với vị cựu giám mục là ông đã bị quỷ ám.

Để lật sang một trang mới càng sớm càng tốt trước tai tiếng mà Novell gây ra, Giáo Hội không muốn lao vào bất kỳ một cuộc phiên lưu nào và vì thế đã chọn một nhân vật có một tiếng tăm nổi bật là Đức Cha Francisco Conesa.

Đức Cha Francisco Simón Conesa, 60 tuổi, quê quán ở Alicante, Mercedarian và là thành viên của Ủy ban Giám mục về Giáo lý Đức tin.

Ngài sinh ngày 25 tháng Tám, 1961, là con cả trong một gia đình Công Giáo đạo hạnh có 4 người con. Năm 12 tuổi, ngài gia nhập tiểu chủng viện Orihuela; và sau đó được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 9, 1985.

Ngài đã hoạt động mục vụ tại Giáo phận quê hương Orihuela-Alicante, với tư cách là một cha sở, cha hạt trưởng và là một cha giáo tại nhiều chủng viện khác nhau. Ngày 27 tháng 10, 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Menorca. Lễ tấn phong được cử hành ngày 7 tháng Giêng, 2017.

Tân giám mục Solsona đã xuất bản nhiều tác phẩm khác nhau về triết học tôn giáo, thần học cơ bản, mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, và Misterio de Elche, là vở ca kịch của Công Giáo Tây Ban Nha diễn lại biến cố Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Các tác phẩm lừng danh của ngài là 'El nuevo ateísmo' - 'Chủ nghĩa vô thần mới', 'El eclipse de Dios’ - 'Nhật thực của Chúa’, ‘Veinte náufragos y nuevos ateos’ - ‘Hai mươi điều thường bị bỏ qua và những người vô thần mới ', trong đó đề cập đến sự hoài nghi ngày càng tăng của thời đại chúng ta.
Source:ABC.es

3. Nhật ký trừ tà số 171: Satan sẵn sàng hủy diệt nước Mỹ

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #171: Satan is Out to Destroy America”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 171: Satan sẵn sàng hủy diệt nước Mỹ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Ai cũng biết rằng Satan rất ghét Giáo Hội và đang tập trung vào việc phá hủy Giáo Hội. Tôi tin rằng Satan cũng đã nhắm vào nước Mỹ. Với sức mạnh và nguồn lực to lớn của mình, đất nước này có tiềm năng ảnh hưởng đến thế giới vì những điều tốt đẹp, đặc biệt là trong việc thúc đẩy tự do, bình đẳng và các nhân đức của con người. Nhưng chúng ta cũng có khả năng thúc đẩy những cái ác rất lớn.

Tôi thấy ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy bàn tay của Satan đang cố gắng phá hủy đất nước này. Ngày càng có nhiều sự ngờ vực và phủ nhận thẩm quyền của những người như các thầy cô giáo, chính trị gia và chính phủ, cảnh sát, giáo sĩ và Giáo Hội. Trong khi chắc chắn có những ví dụ về những người trong các chức vụ như thế làm điều ác, một sự lên án bừa bãi vơ đũa cả nắm những người phục vụ đất nước của chúng ta là không cần thiết và phá hoại xã hội.

Chúng ta cũng thấy sự đổ vỡ của “hội thánh tại gia”, nghĩa là gia đình. Hôn nhân trọn đời của một người nam và một người nữ với việc nuôi dạy con cái trong đức tin ngày nay dường như là một điều quái đản. Ngay cả những gia đình ổn định nuôi dạy con cái theo đức tin cũng ngày càng sa sút, con cái bị ảnh hưởng bởi những thế lực phá hoại xung quanh, sa vào tệ nạn ma tuý, lăng nhăng và ngoại giáo.

Ngày càng có nhiều sự xói mòn đối với Kitô Giáo và tôn giáo nói chung ở quốc gia của chúng ta, đồng thời với sự gia tăng nhanh chóng những người xác định mình là “người không theo đạo” (người vô thần, người theo thuyết bất khả tri và những người không liên kết với một tôn giáo nào.) Trong khi đó hiện tượng “loãng hóa Kitô Giáo”, thực hành ma thuật, phù thủy và những trò huyền bí xảy ra khắp mọi nơi. Đây không phải là một bất ngờ. Nếu con người không nắm lấy Ánh sáng, bóng tối sẽ tràn ngập họ.

Chúng ta đang bắt tay vào một năm mới. Trái với tinh thần ủ rũ, tôi cảm thấy rất lạc quan. Cá nhân tôi đã từng thấy hiệu quả của một chút nước thánh, một cây thánh giá, và việc nhắc đến tên cực trọng của Chúa Giêsu đối với Satan và tay sai của hắn. Chúng chỉ là hạt bụi so với Ngôi Lời hóa thành nhục thể. Bất chấp mọi mối đe dọa của ma quỷ, tấm áo choàng của Đức Mẹ bảo vệ chúng ta và Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cùng các thiên thần thánh thiện bao quanh chúng ta.

Chúng ta đang chiến đấu vì linh hồn của quốc gia và dân tộc của chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu năm nay với việc trang bị “gươm của Thần Khí là Lời Thiên Chúa” chính là Chúa Giêsu (Ep 6:17). Tôi khuyên anh chị em nên thường xuyên lãnh nhận các Bí tích, lần chuỗi mân côi hàng ngày và cầu nguyện liên tục.

Để đối phó với sự thù hận, bất hòa và bạo lực đang dâng tràn xung quanh chúng ta, chúng ta hãy yêu thương, đặc biệt là những người mà chúng ta thấy đáng ghê tởm. Chúng ta hãy ngừng phán xét bất cứ ai - phán xét là công việc của Thiên Chúa, không phải của chúng ta. Hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của đất nước chúng ta, họ cần sự hỗ trợ của chúng ta. Mong chúng ta trút bỏ sự tức giận đối với bất cứ ai có thể đã làm tổn thương chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện cho họ, chúng ta được tự do. Satan và các tay sai của hắn nuôi dưỡng sự tức giận, bất hòa và sợ hãi. Vào năm 2022, chúng ta hãy thay thế hận thù bằng tình yêu.

Tôi muốn đặc biệt cầu xin các tín hữu Kitô dành cho năm nay những hành động yêu thương thường xuyên đối với Chúa Giêsu và Mẹ của ngài. Những hành động yêu thương nhỏ bé của chúng ta sẽ được đền đáp bằng một luồng ân sủng thiêng liêng. Vào năm 2022, chúng ta sẽ lại chứng kiến “Satan từ trên trời rơi xuống như tia chớp” (Lc 10,18). Nó không thể khác được. Cho nên, chúng ta cần ân sủng Chúa hơn bao giờ.
Source:Catholic Exorcisms
 
Sứ điệp Khánh Nhật Truyền Giáo 2022 của ĐTC Phanxicô: Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:34 07/01/2022

Khánh Nhật Truyền Giáo là một ngày dành riêng cho Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới để đổi mới dấn thân của mình cho sứ mệnh truyền giáo. Khánh Nhật Truyền Giáo được tổ chức vào Chúa Nhật thứ ba của tháng 10 hàng năm. Năm nay Khánh Nhật Truyền Giáo được cử hành vào ngày Chúa Nhật 30 tháng 10.

Mỗi năm Đức Thánh Cha sẽ công bố một chủ đề cho Khánh Nhật Truyền Giáo của năm đó. Chủ đề năm nay là “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1: 8).

Khánh Nhật Truyền Giáo được Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 thiết lập vào năm 1926 và được cử hành lần đầu tiên vào năm 1927. Như Thánh Gioan Phaolô II đã giải thích vào năm 2001, Đức Thánh Cha Piô “chấp nhận yêu cầu của Hiệp hội Giáo hoàng Truyền bá Đức tin về việc thiết lập một ngày cầu nguyện và quảng bá cho việc truyền giáo 'sẽ được cử hành vào cùng một ngày ở mọi giáo phận, giáo xứ và các cơ cấu trong thế giới Công Giáo... và khuyến khích việc dâng hiến cho sứ mệnh truyền giáo.'”

Hôm 6 tháng Giêng, Lễ Hiển Linh, Tòa Thánh đã công bố sứ điệp Khánh Nhật Truyền Giáo năm nay của Đức Thánh Cha.

Nguyên bản tiếng Ý và các ngôn ngữ khác có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


“Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1: 8)

Anh chị em thân mến!

Những lời này đã được Chúa Giêsu Phục Sinh nói với các môn đệ ngay trước khi Người lên trời, như chúng ta biết từ Sách Tông Đồ Công Vụ: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (1: 8). Những lời đó cũng là chủ đề của Khánh Nhật Truyền Giáo 2022, là ngày như mọi khi, nhắc nhở chúng ta rằng Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo. Khánh Nhật Truyền Giáo năm nay mang đến cho chúng ta cơ hội để kỷ niệm một số sự kiện quan trọng trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội: đó là kỷ niệm bốn trăm năm ngày thành lập Congregatio de Propaganda Fide - Bộ Truyền Bá Đức Tin, nay là Congregatio pro Gentium Evangelizatione - Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và kỷ niệm hai trăm năm Hội Truyền bá Đức tin. Một trăm năm trước, hội này, cùng với Hiệp hội Tuổi thơ Thánh và Hiệp hội Thánh Phêrô Tông đồ, đã được nâng lên hàng các hội “Giáo hoàng”.

Chúng ta hãy suy ngẫm về ba cụm từ chính tổng hợp ba nền tảng của cuộc đời và sứ mệnh của mỗi môn đệ: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”, “đến tận cùng trái đất” và “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần”.

1. “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” là lời kêu gọi mọi Kitô Hữu làm chứng cho Chúa Kitô

Đây là điểm trung tâm, trọng tâm của giáo huấn Chúa Giêsu dành cho các môn đệ, liên quan đến việc họ được sai đến thế gian. Các môn đệ phải trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu, nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà họ sẽ nhận được. Bất cứ nơi nào họ đi và ở bất cứ nơi nào họ đến. Đức Kitô là người đầu tiên được sai đi, với tư cách là “nhà truyền giáo” của Chúa Cha (x. Ga 20:21), và như vậy, Người là “chứng nhân trung thành” của Chúa Cha (x. Kh 1: 5). Tương tự như thế, mọi Kitô hữu được kêu gọi trở thành nhà truyền giáo và làm chứng cho Chúa Kitô. Và Giáo Hội, là cộng đoàn các môn đệ của Chúa Kitô, không có sứ mệnh nào khác hơn là đem Tin Mừng đến cho toàn thế giới bằng cách làm chứng cho Chúa Kitô. Truyền giáo là căn tính của Giáo Hội.

Nhìn sâu hơn vào những từ này, “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”, có thể làm sáng tỏ một vài khía cạnh luôn hợp thời trong sứ mệnh mà Chúa Kitô đã giao phó cho các môn đệ. Hình thức số nhiều của động từ nhấn mạnh tính chất cộng đồng và Giáo Hội của ơn gọi truyền giáo dành cho các môn đệ. Mỗi người được rửa tội được mời gọi truyền giáo, trong Giáo Hội và theo sự ủy thác của Giáo Hội: do đó, việc truyền giáo được thực hiện cùng nhau, không phải riêng lẻ, nhưng trong sự hiệp thông với cộng đồng Giáo Hội, và không phải theo sáng kiến của riêng ai. Ngay cả trong những trường hợp một cá nhân trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó thực hiện sứ vụ loan báo Tin Mừng một mình, thì người đó phải luôn luôn hiệp thông với Giáo Hội đã ủy quyền cho mình. Như Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã dạy trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi – Loan Báo Tin Mừng, một tài liệu mà tôi yêu quý: “Truyền giáo không phải dành cho một cá nhân như một hành động riêng lẻ và biệt lập; nó là một điều có tính Giáo Hội sâu sắc. Khi một nhà thuyết giáo, giáo lý viên hoặc một mục tử rao giảng Tin Mừng ở vùng đất xa xôi ít người biết đến nhất, tập hợp cộng đồng nhỏ của người ấy lại với nhau hoặc thực hiện một bí tích, dù chỉ một mình, thì người đó đang thực hiện một hành động mang tính Giáo Hội, và hành động của người đó chắc chắn gắn liền với hoạt động truyền bá Tin Mừng của toàn thể Giáo Hội bằng các mối quan hệ thể chế, nhưng cũng bằng các liên kết vô hình sâu xa trong trật tự ân sủng. Điều này giả định rằng người ấy hành động không phải vì sứ mệnh tự gán cho mình hoặc theo cảm hứng cá nhân, nhưng kết hợp với sứ mệnh của Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội” (số 60). Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu sai các môn đồ ra đi truyền giáo theo từng cặp; Việc làm chứng của các Kitô hữu cho Chúa Kitô trước hết mang bản chất cộng đồng. Do đó, khi thực hiện sứ mệnh, sự hiện diện của một cộng đồng, bất kể quy mô của nó, có tầm quan trọng cơ bản.

Ngoài ra, các môn đệ còn được thúc giục sống cuộc sống cá nhân của mình trên cơ sở truyền giáo: họ được Chúa Giêsu sai đến thế gian không chỉ để thực hiện sứ vụ được trao phó, mà còn và trên hết là sống sứ vụ ấy; không chỉ để làm chứng, mà còn và trên hết là trở thành chứng nhân của Chúa Kitô. Theo những lời đầy xúc động của Tông đồ Phaolô, “Chúng ta luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng ta” (2 Cô 4:10). Bản chất của sứ vụ là làm chứng cho Chúa Kitô, nghĩa là làm chứng cho cuộc đời, cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người vì tình yêu của Chúa Cha và nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà các Tông đồ tìm kiếm người thay thế Giuđa trong số những người giống như các ngài, nghĩa là đã từng là nhân chứng cho sự phục sinh của Chúa (xem Công vụ 1:21). Chúa Kitô, đúng ra phải nói là Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết, là Đấng mà chúng ta phải làm chứng và là Đấng mà chúng ta phải chia sẻ sự sống. Những nhà truyền giáo của Chúa Giêsu Kitô không được sai đến để tự truyền đạt thông tin, để thể hiện những phẩm chất và khả năng thuyết phục hoặc kỹ năng quản lý của họ. Thay vào đó, họ có niềm vinh dự tột bậc khi được trình bày về Chúa Kitô bằng lời nói và việc làm, loan báo cho mọi người Tin Mừng về ơn cứu rỗi của Ngài, như các Tông đồ đầu tiên đã làm, với sự vui mừng và mạnh dạn.

Thành ra, suy cho cùng, nhân chứng đích thực là “người tử vì đạo”, người hiến mạng sống của mình cho Chúa Kitô, đáp lại món quà là chính Ngài mà Chúa Kitô đã trao ban cho chúng ta. “Lý do chính để truyền giáo là tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta đã nhận được, cảm nghiệm cứu độ thúc giục chúng ta ngày càng yêu mến Người hơn nữa” (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, 264).

Cuối cùng, khi nói đến chứng tá Kitô giáo, nhận xét của Thánh Phaolô Đệ Lục vẫn luôn có giá trị: “Con người hiện đại sẵn lòng lắng nghe những người làm chứng hơn là những người thầy, và nếu anh ta lắng nghe những người thầy, đó là vì họ là những nhân chứng” (Evangelii Nuntiandi, 41). Vì lý do này, lời chứng của một đời sống Kitô hữu đích thực là nền tảng cho việc truyền bá đức tin. Mặt khác, sứ vụ rao giảng về con người và sứ điệp của Chúa Kitô cũng cần thiết như nhau. Thật vậy, Đức Phaolô Đệ Lục tiếp tục nói: “Việc rao giảng, tức là việc công bố sứ điệp bằng lời nói, thực sự luôn luôn là điều không thể thiếu… Lời nói vẫn luôn có liên quan, đặc biệt khi lời nói ấy mang lại quyền năng của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao tiên đề của Thánh Phaolô, “Tin là do bởi được nghe” (Rm 10:17), vẫn luôn còn giữ được tính thời sự của nó: chính lời được nghe dẫn đến đức tin” (sđd, 42).

Vì thế, trong việc truyền bá Tin Mừng, gương sáng của đời sống Kitô hữu và việc rao truyền Chúa Kitô không thể tách rời. Điều này phục vụ cho điều kia. Chúng là hai lá phổi mà bất kỳ cộng đồng nào cũng phải hít thở, nếu muốn truyền giáo. Hình thái chứng tá trọn vẹn, nhất quán và vui tươi này chắc chắn sẽ là một sức mạnh lôi cuốn đối với sự phát triển của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ ba. Tôi khuyến khích mọi người một lần nữa hãy lấy lại lòng can đảm, sự thẳng thắn và sự bạo dạn của những Kitô hữu tiên khởi, để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô bằng lời nói và việc làm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

2. “Đến tận cùng trái đất” – Tính thời sự trường tồn của sứ mệnh truyền bá Tin Mừng toàn cầu

Khi bảo các môn đệ làm nhân chứng cho Người, Chúa Phục sinh cũng cho họ biết nơi họ được sai đi: “… tại Giêrusalem, khắp miền Giuđêa, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1: 8). Ở đây chúng ta thấy rõ tính cách phổ quát trong sứ mệnh của các môn đệ. Chúng ta cũng thấy sự mở rộng địa lý theo hình thái “ly tâm” của sứ mệnh, như thể trong các vòng tròn đồng tâm, bắt đầu từ Giêrusalem, nơi mà truyền thống Do Thái coi là trung tâm của thế giới, tới Giuđêa và Samaria và đến “tận cùng trái đất”. Các môn đệ được sai đến không phải để chiêu dụ tín đồ, nhưng để rao truyền; Kitô hữu không chiêu dụ tín đồ. Sách Tông Đồ Công Vụ nói về sự mở rộng truyền giáo này và cung cấp một hình ảnh nổi bật về Giáo Hội “ra đi” trung thành với lời kêu gọi làm chứng cho Đức Kitô là Chúa và được hướng dẫn bởi sự quan phòng của Thiên Chúa trong những điều kiện cụ thể của cuộc đời mình. Sau khi bị bắt bớ ở Giêrusalem, các môn đệ lan rộng khắp miền Giuđêa và Samari, những Kitô hữu đầu tiên làm chứng cho Chúa Giêsu ở khắp mọi nơi (xem Cv 8: 1, 4).

Một cái gì đó tương tự vẫn xảy ra trong thời đại hôm nay của chúng ta. Do sự đàn áp tôn giáo và tình hình chiến tranh và bạo lực, nhiều Kitô hữu buộc phải chạy trốn khỏi quê hương của họ đến các quốc gia khác. Chúng ta biết ơn những anh chị em này, những người không để mình bị giam cầm trong đau khổ của riêng mình nhưng đã làm chứng cho Chúa Kitô và cho tình yêu của Thiên Chúa tại các quốc gia chấp nhận họ. Do đó, Thánh Phaolô Đệ Lục khuyến khích họ nhận ra “trách nhiệm đặt lên vai những người nhập cư tại quốc gia tiếp nhận họ” (Evangelii Nuntiandi, 21). Càng ngày, chúng ta càng thấy sự hiện diện của các tín hữu thuộc nhiều quốc tịch khác nhau làm phong phú thêm bộ mặt của các giáo xứ và làm cho các giáo xứ trở nên hoàn vũ hơn, Công Giáo hơn. Do đó, việc chăm sóc mục vụ cho người di cư nên được coi trọng như một hoạt động truyền giáo quan yếu cũng có thể giúp các tín hữu địa phương khám phá lại niềm vui của đức tin Kitô mà họ đã lãnh nhận.

Những từ ngữ “cho đến tận cùng trái đất” nên thách thức các môn đệ của Chúa Giêsu trong mọi thời đại và thúc giục họ vượt ra khỏi những nơi quen thuộc để làm chứng cho Ngài. Bất kể tất cả những lợi ích của du lịch hiện đại, vẫn còn những khu vực địa lý mà các nhân chứng truyền giáo của Chúa Kitô chưa đến để mang Tin mừng về tình yêu của Người. Vì thế cũng không có thực tại nào của con người là xa lạ với mối quan tâm của các môn đệ của Chúa Giêsu trong sứ mệnh của họ. Giáo Hội của Chúa Kitô sẽ tiếp tục “ra đi” hướng tới những chân trời địa lý, xã hội và hiện sinh mới, hướng tới những nơi chốn “biên giới” và những hoàn cảnh ngoại vi của con người, để làm chứng cho Chúa Kitô và tình yêu của Người trước những người nam nữ của mọi dân tộc, mọi nền văn hóa và địa vị xã hội. Theo nghĩa này, việc truyền giáo sẽ luôn là một missio ad gentes – sứ mệnh cho muôn dân, như Công đồng Vaticanô II đã dạy. Giáo Hội phải không ngừng tiến về phía trước, vượt ra ngoài giới hạn của chính mình, để làm chứng cho tất cả tình yêu của Chúa Kitô. Ở đây, tôi muốn ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những nhà truyền giáo đã hy sinh mạng sống của họ để “đẩy mạnh” việc thể hiện tình yêu của Chúa Kitô nơi tất cả những anh chị em mà họ đã gặp.

3. “Anh em sẽ nhận được quyền năng” từ Chúa Thánh Thần - Chúng ta hãy luôn được Thần Khí củng cố và hướng dẫn.

Khi Chúa Kitô Phục Sinh ủy thác cho các môn đệ làm nhân chứng cho Người, Người cũng hứa ban cho họ những ân sủng cần thiết để hoàn thành trách nhiệm cao cả này: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1: 8). Theo lời tường thuật trong sách Tông Đồ Công Vụ, chính sau khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các môn đệ, hành động đầu tiên làm chứng cho Chúa Kitô bị đóng đinh và phục sinh đã diễn ra. Lời tuyên bố kerygmatic - bài diễn văn “truyền giáo” của Thánh Phêrô cho các cư dân của Giêrusalem - đã mở đầu một kỷ nguyên phúc âm hóa thế giới của các môn đệ Chúa Giêsu. Trước đây họ yếu đuối, sợ hãi và cuộn tròn vào chính mình, nhưng Chúa Thánh Thần đã ban cho họ sức mạnh, lòng can đảm và sự khôn ngoan để làm chứng cho Chúa Kitô trước mọi người.

Cũng như “không ai có thể nói 'Đức Giêsu là Chúa', ngoại trừ bởi Chúa Thánh Thần” (1Cr 12, 3), thì cũng vậy, không một Kitô hữu nào có thể làm chứng đầy đủ và đích thực cho Đức Kitô là Chúa nếu không được Thần Khí soi dẫn và trợ giúp. Tất cả các môn đệ truyền giáo của Chúa Kitô được kêu gọi để nhận ra tầm quan trọng thiết yếu trong công việc của Thánh Linh, trong sự hiện diện của Ngài hàng ngày và nhận được sức mạnh và sự hướng dẫn không ngừng của Ngài. Thật vậy, chính khi cảm thấy mệt mỏi, không có động lực hoặc bối rối, chúng ta nên nhớ cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng lời cầu nguyện đóng một vai trò cơ bản trong đời sống truyền giáo, vì nó cho phép chúng ta được làm mới và củng cố bởi Thánh Linh, là nguồn thần linh vô tận của năng lượng tái tạo và niềm vui trong việc chia sẻ sự sống của Chúa Kitô với những người khác. “Nhận được niềm vui của Thánh Linh là một ân sủng. Hơn nữa, đó là sức mạnh duy nhất giúp chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng và tuyên xưng đức tin của chúng ta nơi Chúa” (Thông điệp gửi các Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng, ngày 21 tháng 5 năm 2020). Vì vậy, Chúa Thánh Thần là nhân vật chính thực sự của sứ mệnh. Chính Ngài là người cho chúng ta lời nói đúng đắn, vào đúng thời điểm và đúng cách.

Dựa trên hành động này của Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng muốn xem xét các ngày kỷ niệm truyền giáo sẽ được cử hành vào năm 2022. Việc thành lập Bộ Truyền Bá Đức Tin vào năm 1622 được thúc đẩy bởi mong muốn thúc đẩy sứ mệnh truyền giáo trong các lãnh thổ mới. Một tầm nhìn sâu sắc được Chúa quan phòng! Thánh Bộ đã tỏ ra có vai trò quan trọng trong việc thiết lập sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo Hội sao cho thực sự không bị các thế lực thế gian can thiệp, nhằm thành lập các Giáo Hội địa phương mà ngày nay đang thể hiện sức mạnh to lớn. Chúng ta hy vọng rằng, như trong bốn thế kỷ qua, Thánh Bộ, với ánh sáng và sức mạnh của Thánh Linh, sẽ tiếp tục và tăng cường công việc điều phối, tổ chức và thúc đẩy các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội.

Cũng chính Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Giáo Hội hoàn vũ, cũng truyền cảm hứng cho những người nam nữ bình thường thực hiện những sứ mệnh phi thường. Thành ra, một phụ nữ trẻ người Pháp, Pauline Jaricot, đã thành lập Hiệp hội Truyền bá Đức tin cách đây đúng hai trăm năm. Việc phong chân phước cho bà sẽ được cử hành trong năm thánh này. Mặc dù sức khỏe yếu, bà đã đón nhận sự soi dẫn của Thiên Chúa để thiết lập một mạng lưới cầu nguyện và quyên góp cho các nhà truyền giáo, để các tín hữu có thể tích cực tham gia vào sứ mệnh “đến tận cùng trái đất”. Ý tưởng tuyệt vời này đã làm nảy sinh ra lễ kỷ niệm Khánh Nhật Truyền Giáo hàng năm, trong đó số tiền thu được trong các cộng đồng địa phương được áp dụng cho quỹ chung để Đức Giáo Hoàng hỗ trợ các hoạt động truyền giáo.

Về vấn đề này, tôi cũng nghĩ đến Giám mục người Pháp Charles de Forbin-Janson, là người đã thành lập Hiệp hội Tuổi thơ Thánh để thúc đẩy việc truyền giáo giữa trẻ em, với phương châm “Trẻ em truyền giáo cho trẻ em, trẻ em cầu nguyện cho trẻ em, trẻ em giúp đỡ trẻ em toàn thế giới”. Tôi cũng nghĩ đến Jeanne Bigard, người đã thành lập Hiệp hội Thánh Phêrô Tông đồ để hỗ trợ các chủng sinh và linh mục trong các xứ truyền giáo. Ba Hội Truyền giáo đó đã được công nhận là các hội “Giáo hoàng” cách đây đúng một trăm năm. Cũng chính dưới sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Chân phước Paolo Manna, sinh ra cách đây 150 năm, đã thành lập Liên Hiệp Các Hội Giáo Hoàng Truyền giáo ngày nay, nhằm nâng cao nhận thức và khích lệ tinh thần truyền giáo giữa các linh mục, nam nữ tu sĩ và toàn thể dân Chúa. Chính Thánh Phaolô Đệ Lục đã là một phần của Hội này, và ban cấp tư cách hội “Giáo hoàng” cho hội ấy. Tôi đề cập đến bốn Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng này vì những công lao lịch sử to lớn của họ, nhưng cũng để khuyến khích anh chị em vui mừng với họ, trong năm đặc biệt này, vì những hoạt động mà họ đã thực hiện nhằm hỗ trợ sứ mệnh truyền bá Tin Mừng trong Giáo Hội, cả trên bình diện hoàn vũ lẫn địa phương. Tôi hy vọng rằng các Giáo Hội địa phương sẽ tìm thấy trong các Hội này một phương tiện chắc chắn để nuôi dưỡng tinh thần truyền giáo trong dân Chúa.

Anh chị em thân mến, tôi tiếp tục mơ ước về một Giáo Hội truyền giáo hoàn toàn, và một kỷ nguyên mới của hoạt động truyền giáo giữa các cộng đồng Kitô. Tôi xin nhắc lại ước muốn lớn lao của Ông Môisê đối với dân Chúa trong cuộc hành trình của họ: “Phải chi tất cả đoàn dân Chúa đều là những nhà tiên tri!” (Dân số 11:29). Thật vậy, ước chi tất cả chúng ta trong Giáo Hội đều là những gì chúng ta đã nhận được nhờ phép rửa tội: là các tiên tri, các nhân chứng, và là những nhà truyền giáo của Chúa, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, cho đến tận cùng trái đất!

Lạy Đức Maria, Nữ vương Truyền Giáo, cầu cho chúng con!

Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, ngày 6 tháng Giêng năm 2022, Lễ Hiển Linh

+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Source:Holy See Press Office
 
Cuộc rước kiệu lớn nhất thế giới thu hút hàng triệu tín hữu Công Giáo trong bối cảnh biến thể mới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 07/01/2022
1. Cuộc rước kiệu hàng năm thu hút hàng triệu tín hữu Công Giáo Phi Luật Tân bị hủy bỏ vì coronavirus lây quá nhanh

Các nhà chức trách Phi Luật Tân đã hủy bỏ một cuộc rước hàng năm, thường thu hút hàng triệu tín hữu Công Giáo trong cuộc rước qua các đường phố ở Manila để cung nghinh một bức tượng bằng gỗ màu đen Chúa Giêsu Kitô đang vác thánh giá.

Lực lượng đặc nhiệm chống coronavirus của chính phủ, và Giáo Hội địa phương đã đồng ý hủy bỏ cuộc rước “Black Nazerene”, một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất của đất nước vào ngày 9 tháng Giêng.

Cuộc rước nói là vào ngày 9 tháng Giêng, nhưng thực ra luôn được bắt đầu vào hai ngày trước là ngày 7 tháng Giêng.

Năm ngoái không có cuộc rước, nhưng vẫn có thánh lễ tại Nhà thờ Quiapo, nơi là điểm xuất phát của cuộc rước kiệu. Năm nay, tình hình còn nghiêm trọng hơn, nên không có thánh lễ nào trong nhà thờ, nơi có bức tượng hàng thế kỷ, và cảnh sát sẽ được triển khai để ngăn cản mọi người tụ tập bên ngoài tòa nhà.

Cha Douglas Badong, Cha Sở nhà thờ nói trong một cuộc họp báo:

“Chúng tôi hiểu việc hủy bỏ vì lý do an toàn và sức khỏe của chúng tôi”. Ngài cho biết các thánh lễ với đông đảo dân chúng tham dự vẫn có thể diễn ra ở các tỉnh khác nơi tình trạng đại dịch coronavirus khả quan hơn. Còn riêng tại Manila sẽ chỉ có thánh lễ trực tuyến.

Trong những năm trước, các tín hữu mặc đồ màu vàng và hạt dẻ đã vây chặt bức tượng có kích thước như người thật trong cuộc rước kiệu diễu hành qua các đường phố ở Manila trên một chiếc xe kéo bằng dây thừng.

Các trường hợp COVID-19 hàng ngày ở Phi Luật Tân đã tăng lên hơn 5,400 ca mắc mới trong 24 giờ của ngày thứ Ba 4 tháng Giêng. Trước đó, số trường hợp mắc mới đạt đến mức cao nhất là vào ngày 21 tháng 12 vẫn chưa đến 200. Các trường hợp lây nhiễm hiện nay một số là do biến thể Omicron. Điều này buộc chính phủ phải thắt chặt các biện pháp hạn chế trong tuần này.

Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết vào cuối ngày thứ Ba: “Chúng ta đã thấy COVID-19 lây lan nhanh như thế nào sau kỳ nghỉ lễ. Thành ra, chúng tôi đang kêu gọi đình chỉ tất cả các cuộc tụ tập đông người”.

Cho đến nay, Phi Luật Tân đã phát hiện 14 trường hợp trong nước của biến thể Omicron rất dễ lây lan, điều này đã làm tăng số trường hợp mắc bệnh COVID-19 và làm giảm bớt các lễ hội Năm mới trên khắp thế giới.

Với hơn 2.86 triệu trường hợp nhiễm coronavirus và 51,604 trường hợp tử vong, Phi Luật Tân là quốc gia có số ca nhiễm và thương vong do COVID-19 cao thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
Source:CNA

2. Lịch sử cuộc rước kiệu tượng Chúa chịu nạn tại Manila.

Giáo Hội Công Giáo và chính quyền Phi Luật Tân đã đồng ý hạn chế sự tham dự của anh chị em giáo dân trong cuộc rước tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene tại thủ đô Manila. Đây là một trong những sự kiện lớn nhất của đất nước, thường quy tụ vài triệu người, có năm đạt đến kỷ lục là 15 triệu người.

Tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene, làm bằng gỗ, với kích thước như người thật, nhìn xa giống như làm bằng đồng đen nhưng thực ra làm bằng gỗ.

Bức tượng được một nghệ nhân Mễ Tây Cơ chạm trỗ vào thế kỷ thứ 16 và được các giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Augustinô đưa đến Phi Luật Tân vào năm 1606. Truyền thuyết cho rằng bức tượng có màu đen sau khi trải qua một trận hỏa hoạn trên chiếc thuyền buồm Tây Ban Nha chở bức tượng này.

Năm 1650, Đức Giáo Hoàng Innôcentê thứ 10, ban phép cho các sư huynh dòng Santo Cristo Jesús Nazareno được dùng bức tượng này trong việc truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu chịu nạn tại thủ đô Manila của Phi Luật Tân. Trong những thập niên đầu, bức tượng được trưng bày tại nhiều nhà thờ khác nhau. Lý do là vì bức tượng được cho là có quyền năng kỳ diệu. Càng ngày càng có nhiều người nhận được ơn lạ, cho nên bức tượng phải được dời đến các nhà thờ lớn hơn cho phù hợp với số tín hữu đến kính viếng. Cuối cùng, vào năm 1787, sau khi Tiểu Vương Cung Thánh Đường Black Nazarene được xây xong tại quận Quiapo, bức tượng được đưa đến đây từ đó cho đến nay.

Mỗi năm bức tượng được đưa ra khỏi Tiểu Vương Cung Thánh Đường trong các cuộc rước vào ngày 9 tháng Giêng, ngày thứ Sáu Tuần Thánh và ngày 31 tháng 12.

Trong ba cuộc rước trên, cuộc rước vào ngày 9 tháng Giêng là trọng thể hơn cả vì đó là dịp người dân Phi Luật Tân cầu mong một năm mới tốt lành. Năm ngoái cuộc rước kéo dài 7km này lôi cuốn đến 9 triệu người.

Trong cuộc rước ngày 9 tháng Giêng hàng năm, bức tượng được đưa từ Tiểu Vương Cung Thánh Đường đến nhà thờ San Nicolás de Tolentino trong khu Intramuros (Nội Thành), là nơi bức tượng được trưng bày trước khi được chuyển đến Quiapo.

Tại nhà thờ Quiapo các thánh lễ được tổ chức từ nửa đêm 8 tháng Giêng cho đến sáng ngày mùng 9 khi bức tượng được long trọng rước trở lại để tái diễn lại việc di dời bức tượng. Cuộc rước này, do đó, gọi là Traslación, nghĩa là “chuyển giao long trọng” từ nhà thờ cũ ở Intramuros về nhà thờ mới.

Trong cuộc rước kiệu ngày 9 tháng Giêng, hàng chục ngàn người đi chân đất mặc áo màu vàng và màu hạt dẻ cố chen lấn để chạm được vào tượng Chúa chịu nạn. Nhiều trường hợp khỏi bệnh kỳ lạ và tức khắc đã được ghi nhận.

Những ai không thể chạm vào bức tượng thì ném những chiếc khăn tay của họ vào các tình nguyện viên đứng trên xe hoa được các thanh niên kéo bằng dây thừng. Các tình nguyện viên sẽ lau những khăn này trên những phần của thập tự giá và bức tượng với niềm tin chủ nhân của những chiếc khăn ấy sẽ được chữa khỏi những bệnh tật, được sức khỏe tốt, và một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đám rước hàng năm này, luôn luôn là một sự kiện náo nhiệt và gây nhiều cảm xúc, đã diễn ra dưới sự bảo vệ an ninh rất chặt chẽ. Khoảng 5,000 cảnh sát và quân đội được giao nhiệm vụ bảo vệ cuộc rước kiệu, cùng với những con chó đánh hơi bom và máy bay do thám vần vũ trên bầu trời.

Năm nay, vì đại dịch coronavirus, sẽ không có cuộc rước kiệu long trọng này.

Thay vì hôn bức tượng, một thực hành còn được gọi là pahalik, những người tham dự sẽ có thể tôn kính và cầu nguyện với bức tượng, bức tượng sẽ được hiển thị trên ban công của nhà thờ.

“Thay vì pahalik, nghĩa là tri ân. Chúng tôi đặt tượng Nazarene bên ngoài để mọi người có thể đến thăm bất cứ lúc nào và vẫy chiếc khăn tay của họ để thể hiện sự tôn vinh đối với Black Nazarene,” Cha Badong, là cha phó xứ nói với ABS-CBN.

Vị linh mục không khuyến khích những người tham dự mang các bản sao rất lớn của bức tượng. Ngài nói những hình ảnh nhỏ hơn thì được.

Attendance limited at Black Nazarene Masses in Philippines

https://www.catholicnewsagency.com/news/47056/attendance-limited-at-black-nazarene-masses-in-philippines

3. George Weigel: Các nhà Đạo sĩ dạy chúng ta điều gì?

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ.

Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa có bài nhận định sau liên quan đến trình thuật Phúc Âm về các nhà Đạo sĩ, là những người theo ánh sao Bethlehem, đã đến triều bái Chúa Giêsu Hài Đồng.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

What the Magi Teach Us?

by George Weigel

Các nhà Đạo sĩ dạy chúng ta điều gì?


Trong số những hoài nghi kinh niên của giới khoa bảng, một số đoạn Tin Mừng bị cắt, băm và tung lên ném xuống trên sàn phòng mổ xẻ để bị chụp mũ là “thần thoại”. Thường xuyên nhất là câu chuyện về các Đạo sĩ, là “các nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: ‘Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người’” (Mt: 2:2)

Thế giới học thuật có một thói quen thật đáng tiếc là xem xét các văn bản cổ với một sự nghi ngờ đầy ngạo mạn. Trong cuốn Chúa Giêsu thành Nagiarét: Các trình thuật về thời thơ ấu, Đức Joseph Ratzinger, cũng là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã tránh được cái thói quen ấy và đưa ra một cái nhìn khác. Ngài viết, các Đạo sĩ không phải là những nhân vật thần thoại trong “một bài suy niệm được trình bày dưới vỏ bọc của những câu chuyện”. Đúng hơn, “Thánh Matthêu đang kể lại một sự kiện lịch sử có thật”, nhưng đó là “lịch sử được tư duy và giải thích về mặt thần học”. Đó là lý do tại sao câu chuyện của các Đạo sĩ giúp chúng ta “hiểu sâu sắc hơn về mầu nhiệm của Chúa Giêsu”.

Các Đạo sĩ dạy chúng ta điều gì?

Đầu tiên, họ định vị Chúa Giêsu trong câu chuyện dài của nhân loại, trong thời gian và địa điểm thực, khi trình bày sự kiện những người hành hương kỳ lạ này đã tiếp xúc với Vua Hêrôđê, mà chúng ta biết nhiều về triều đại tàn bạo của ông ta. Tham chiếu đến Xê-da Au-gút-tô trong Luca 2:1 cũng thực hiện chức năng “định vị” tương tự. Khi bắt đầu câu chuyện về Chúa Giêsu, Thánh Matthêu và Thánh Luca nói với độc giả của các ngài (vào thời đó, có lẽ là những thính giả hơn là các độc giả) rằng Chúa Giêsu thành Nagiarét không phải là hình ảnh của trí tưởng tượng tôn giáo gây sốt của ai đó. Chúa Giêsu có thật như thực tại diễn ra.

Thứ hai, các Đạo sĩ là những nhà hiền triết, những thầy tu và những nhà thiên văn. Cho nên, những thành tựu về phương diện hoán cải của các Đạo sĩ có một ý nghĩa vượt ra ngoài các bằng chứng. Đức Bênêđíctô XVI lưu ý rằng những thành tựu này nhắc nhở chúng ta rằng “sự khôn ngoan về tôn giáo và triết học” có thể là “động lực để đi đúng hướng” trong cuộc sống: nghĩa là, trí tuệ của con người, đối với những người có tâm hồn và trái tim rộng mở, cuối cùng có thể dẫn dắt họ đến với Chúa Kitô.

Là những người có sự cởi mở sâu sắc nếu chưa được thỏa mãn với đấng thiêng liêng, các Đạo sĩ, là những “người kế vị của Áp-ra-ham”, đã cất bước trên một cuộc hành trình để đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa. Tuy nhiên, là những triết gia, họ cũng là “những người kế tục của Socrates và thói quen đặt câu hỏi của ông trên và vượt ra ngoài sự khôn ngoan thông thường để có thể hướng đến chân lý cao hơn”. Như vậy những nhân vật bí ẩn này (được mô tả trong nhà nguyện Bethlehem của Đền Thờ Đức Bà Cả của Rôma với các quần áo nhiều màu sắc, có những chấm lớn trên đó) là ‘tiền thân’, là ‘những người dọn đường cho những người tìm kiếm sự thật, mà chúng ta thấy trong mọi thời đại’ - ít nhất là trong số những người có sự khiêm tốn để có thể từ chối một cái nhìn chật chội, duy vật về thế giới và đặt ra câu hỏi “Chẳng lẽ tất cả trên đời này chỉ có thế thôi sao?”

Thứ ba, việc các Đạo sĩ không phải là người Do Thái nhắc chúng ta nhớ đến sứ mệnh truyền giáo ad gentes, “cho muôn dân”, được gắn liền ngay từ đầu với thực tại về Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Thế được mong đợi từ lâu của người Do Thái. Những người đầu tiên trong dân ngoại nhận ra “vị vua mới sinh của dân Do Thái” là những người có trí tuệ và khoa học. Điều này dạy chúng ta một bài học quan trọng khác: Mọi sự thật đều dẫn đến một Sự thật. Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô khẳng định rằng mọi rung động tôn giáo đích thực của con người đều “liên quan đến việc tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Thiên Chúa thật và do đó ‘triết học’, theo nghĩa nguyên thủy của từ này, là lòng yêu mến sự khôn ngoan”. Sự khôn ngoan thanh tẩy “kiến thức khoa học”, vì sự khôn ngoan không cho phép “khoa học” bị hạn chế trong chiều kích duy lý nội quan: Sự khôn ngoan nhắc khoa học rằng có nhiều sự thật hơn là các phương trình, công thức, và dữ liệu.

Thứ tư, các Đạo sĩ “từ phương Đông” — địa điểm của bình minh — là biểu tượng cho sự khởi đầu mới. Do đó, họ là những du khách đúng lúc vào cuối một năm tồi tệ mà lịch sử dường như đã mất đi phương hướng. Đức Bênêđíctô một lần nữa nhắc chúng ta rằng: Các Đạo sĩ “đại diện cho cuộc hành trình của nhân loại hướng về Chúa Kitô”, trong đó câu chuyện về cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của con người có một khởi đầu mới mẻ. Các Đạo sĩ “khởi đầu một cuộc rước được tiếp tục trong suốt lịch sử... họ đại diện cho khát vọng bên trong của tinh thần con người, động lực của các tôn giáo và lý trí của con người hướng về Ngài”, Đấng duy nhất có thể làm cho “tất cả mọi thứ trở nên mới mẻ” (Kh 21: 5) - ngay cả giữa đại dịch và giữa chính trị của nền văn hóa sự chết.

Cuối cùng, các đạo sĩ tiên báo lời dạy của Thánh Phaolô rằng Chúa Giêsu Kitô là chủ tể của vũ trụ cũng như chủ tể của lịch sử. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô viết, Giáo Hội sơ khai đã phải đương đầu với những thách thức của đủ loại “thần thánh trung gian” được cho là phụ trách vũ trụ và cuộc sống của chúng ta — không khác gì thách thức đặt ra ngày nay bởi một sự tin cậy rộng rãi về tử vi. Do đó, công trình thần học của Thánh Matthêu liên quan đến câu chuyện của các nhà thông thái tạo nên một điểm cốt yếu, mà như lời của Đức Bênêđíctô, “không phải ngôi sao quyết định số phận của hài nhi; nhưng hài nhi mới là người chỉ đạo ngôi sao”. Thiên Chúa là chủ tể: không phải các ngôi sao, các hành tinh, hay các lực lượng ngẫu nhiên khác.

Vì vậy, xin chào mừng một lần nữa, Caspar, Melchior và Balthasar. Thời đại hoang mang của chúng tôi rất cần đến các ngài.


Source:First Things
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Lời Ru Thánh - Lullaby, Holy One - Ca Sĩ Lệ Hằng
Ca Sĩ Lệ Hằng
03:21 07/01/2022