Ngày 09-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy trở nên ánh sáng cho mọi người
Lm Jude Siciliano OP
18:38 09/01/2015
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỮA (B)
Isaia 42:1-4,6-7; T.vịnh 28; TĐCV 10:34-38; Máccô 1: 7-11

HÃY TRỞ NÊN ÁNH SÁNG CHO MỌI NGƯỜI

Chúng ta không nên vội vã tìm đến phúc âm hôm nay. Các thầy giảng, các người lo phần nhạc, và các người tổ chức thường có thói quen hỏi "phúc âm hôm nay ra sao?". Rồi họ bắt đầu lo bài giàng và phụng vụ. Vì thế chúng ta nên dừng lại, không nên vội vã như thế. Bài trích sách ngôn sứ Isaia nhằm mục đích mời gọi chúng ta qua lời văn đầy hình ảnh nhẹ nhàng và đầy chất thơ.

Trí tưởng tượng là một khích lệ cho những người không thấy tương lai và không hy vọng. Lời văn thơ hay có thể khích lệ trí tưởng tượng của chúng ta và gây sống động trong chúng ta và cho chúng thêm hy vọng. Và đó là chủ ý của đoạn văn của Isaia hôm nay.

Đây là bài thơ thứ nhất trong 4 bài Ca nói về "Người Tôi Tớ" (Is 40-55). Mỗi bài Ca trình bày hình ảnh tương đương với phúc âm. Đó là những bài "Ca" với lời thơ văn đẹp đẻ giúp chúng ta tìm phương thế nếu chúng ta không tưởng tượng ra được. Nếu chúng ta là những người cần tìm chi tiết chính xác, chúng ta sẽ thất vọng khi chúng ta nghe lời ngôn sứ. Cử chỉ đầu tiên là chúng ta hỏi "Ai chính là Người Tôi Tớ mà ngôn sứ nói đến?"

Không có câu trả lời nào dễ dàng cho câu hỏi đó. Người Tôi Tớ đây là một người được gọi để làm trung gian ứng nghiệm thánh ý Thiên Chúa. Người Tôi Tớ có thể chính là ngôn sứ với phần việc nói với một dân tộc bị thất bại trong lưu đày - đó là "cây sậy dập" và "tim đèn leo lét". Người Tôi Tớ có thể là dân Chúa, dân Israel. được gọi trở nên ánh sáng cho các dân tộc để thu hút họ về với Thiên Chúa. Hãy tưởng tượng những người đau khổ vì lưu đày có thể nghe và trông thấy qua lời của ngôn sứ. Họ có thể đang bị đánh đập. bị thua thiệt. Nhưng Thiên Chúa hứa sẽ nâng họ đứng lên. Rồi họ sẽ trở thành công cụ của Thiên Chúa để sửa mọi sự cho ngay thẳng ở trần gian. Họ sẽ săn sóc những người yếu ớt nhất Họ sẽ thu hút những người khác về với Thiên Chúa. Người ta sẽ tự hỏi làm sao một dân tộc bị đàn áp như thế lại có thể thay đổi và vùng lên. Họ sẽ phải kết luận là "chỉ có Thiên Chúa của Israel mới có thể làm nên điều đó được".

Người Tôi Tớ là ai, không cần phải là điểm chính. Điều rõ ràng là người được chọn sẽ thi hành thánh ý Thiên Chúa, nhưng không phải vì có lực lượng hay sức mạnh. Trái lại, Người Tôi Tớ phải hiền hoà, nhìn thấy nhu cầu của kẻ yếu hèn. "Cây sậy dập, người không nỡ bẻ". Bên trong hình ảnh của Người Tôi Tớ hiền hoà, chúng ta có sơ phát về hình ảnh bản tính của Thiên Chúa, Đấng đã chọn và gởi Người Tôi Tớ đến với những kẻ cần được giúp đở.

Trong khi chính quyền và các lãnh đạo do dự bởi các tài trợ lớn trong các phe đảng chính trị, Người Tôi Tớ của Thiên Chúa nghe tiếng khóc than của những người trong các nhà tù. Thế giới xét các vị lãnh đạo qua các việc họ đã chinh phục và các chiến thắng của họ. Chắc rằng không một ai trong dịp bầu cử sắp đến dám đưa ra chương trình không nỡ bẻ "cây sậy dập và tắt tim đèn leo lét".

Vấn đề lãnh đạo mà Người Tôi Tớ trình bày không phải yếu ớt và do dự, ngoại trừ chăm sóc cho người yếu hèn nhất. Đây là Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã rèn luyện người đó để nên dấu chỉ của lời giao ước của Thiên Chúa đối với dân Ngài. Mục đích của Người Tôi Tớ là gây nên công chính. Người Tôi Tớ có thể hiền hoà, nhưng không yếu hèn, hay thay đổi mau lẹ ra khỏi bổn phận Thiên Chúa đã giao phó cho mình.

Isaia nói về hy vọng trong khó khăn của dân chúng. Đó là lúc người Israel đặt câu hỏi mà chúng ta thường hỏi trong những lúc khó khăn của chúng ta. Trên đất Babylon, với các vị thần của họ, có phải Thiên Chúa của Israel là Chúa thật hay không? Họ tự hỏi Thiên Chúa của họ có mạnh hơn các vị thần của người Babylon hay không? Và đối với người bị nô lệ, họ tự hỏi Thiên Chúa của họ có đủ sức mạnh để che chở họ hay không? Nếu đủ, thì sức mạnh đó sẽ đến với họ như thế nào?

Vì dân Chúa bị lưu đày và bị đau khổ, không những về phần vật chất mà cả về phần thiêng liêng nữa. Chẳng lẽ họ không trông đợi Thiên Chúa nhanh đến cứu họ với một sức mạnh, dập tắt kẻ thù và nâng đỡ Israel, con Chúa, đang thất bại? Trong những lúc khốn đốn chúng ta cũng đặt những câu hỏi như người Israel: Khi nào thì Thiên Chúa sẽ làm điều gì cho chúng ta? Khi nào thì Thiên Chúa sẽ hành động một cách mạnh mẻ thay cho chúng ta?

Trong bài Ca Người Tôi Tớ, người Israel hiểu thêm về thái độ của Thiên Chúa đáp ứng với chúng ta trong những hoàn cảnh yếu hèn. Thiên Chúa sẽ gởi Người Tôi Tớ hiền hoà, không nỡ bẻ cây sậy dập, không nỡ tắt tim đèn leo lét. Còn gì nữa Người Tôi Tớ sẽ tiếp tục phần việc của mình cho dù gặp bao cản trở.

Hôm nay Chúa Giêsu bước vào nước rữa, và Thiên Chúa bày tỏ Ngài hài lòng. Chúa Giêsu, Đấng Thiên Chúa gởi đến, là Đấng mọi người trông đợi. Chúa Giêsu không phải là người hoạt động mau lẹ để giải quyết vấn đề ngay lúc đó. Ngài là Đấng hiền hoà, nghĩ đến việc Ngài làm và sẽ thực hiện điều Ngài làm dưới sự dẫn dắt khôn ngoan của Thiên Chúa đối với chúng ta. Người Tôi Tớ sẽ bị bạc đãi, nhưng sẽ tiếp tục tin tưởng vào thánh ý của Thiên Chúa.

Chúng ta liên hệ với Chúa Giê su qua phép rữa. Đó không phải chỉ là một bí tích để bước vào Giáo Hội. Đó là bước đầu tiên chúng ta gia nhập vào mầu nhiệm của sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Qua phép rữa tội, chúng ta cùng với Chúa Kitô trở nên tôi tớ của Thiên Chúa. Bài Ca Người Tôi Tớ không chỉ nói về Chúa Kitô, nhưng nói về bản tính của mỗi người trong chúng ta được lãnh qua bí tích rữa tội,

Bây giờ chúng ta, những người tôi tớ hiền hoà, nói lên lời hy vọng đối với những người bị thất vọng. Chúng ta cùng với họ chiến đấu cho công chính và tự do theo đường lối Chúa Giêsu cùng với chúng ta khi Ngài bước vào nước rữa. Giờ đây chúng ta biểu dương quyền uy của Thiên Chúa qua sự hiện diện của chúng ta cùng với những người Chúa Giêsu chấp nhận với phép rữa của Ngài, là cây sậy dập, là tim đèn leo lét, là những người kêu gọi cho công chính qua lời nói và lối sống. Chúng ta là "ánh sáng của các dân tộc" được gọi dể mở mắt cho người mù và đem người bị tù ra khỏi nơi giam giử.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


BAPTISM OF THE LORD (B) –
Isaiah 42:1-4,6-7; Psalm 29; Acts 10:34-38; Mark 1: 7-11


Let’s not move too quickly to the gospel today. It is the tendency, isn’t it, for preachers, musicians and liturgical planers to ask, "What’s the gospel?" Then we usually proceed to our preparations for preaching and worship. So, instead of a fast move to the gospel, we pause. The Isaiah reading calls out to us, if for no other reason, than by its poetic imagery and gentle mood.

So much of the scripture draws on the power of language to engage us. Imagination is a powerful stimulus for people who see no future and have no hope. Powerful literature can stir our imagination and breathe life into us and give us hope. Which was Isaiah’s intent in today’s passage.

Our text is the first of four "Servant Songs" found in Isaiah (40-55). Each paints pictures that find parallels in the gospels. They are called "songs," emphasizing their poetic qualities and thus freeing us to ponder possibilities we might otherwise not dare to imagine. If we are the kind of people who just want precision and facts we will be frustrated as we listen to the prophet. Our first instinct may be to ask, "Who exactly is this servant the prophet raises before us?"

There is no easy answer to that question. This servant is a mediator called to fulfill God’s purposes. The servant could be the prophet himself, given the mission to speak to the downcast and despairing nation in exile – the "bruised reed" and "smoldering wick." The servant could be God’s people Israel, called to be light to all nations, drawing them to God. Imagine what these downtrodden exiles might be hearing and seeing through the words of the prophet. They may be beaten and defeated now, but God promises to raise them up. Then they will be God’s instrument to set things right in the world. They will care for the most frail. They will draw others to God because people will wonder how such a defeated people could be so changed and raised up. They would have to conclude, "Only the God of Israel could have done this."

The identity of the servant might not be the main issue. What is clear is that this chosen one is to accomplish God’s will, but not by a show of force or strength of arms. Rather, the servant is tender, seeing the needs of the vulnerable. "A bruised reed he will not break." Behind this image of a tender servant we have a glimpse into the nature of God, the one who chooses and sends the servant to those in need.

While governments and leaders are swayed by the influential and by big donors to political parties, God’s servant hears the cries of those in prisons and dungeons. The world judges great leaders by their conquests and victories. Certainly no one in the next election cycle will run on a platform promising to tend to "the bruised reed" and not to quench "the smoldering wick."

The type of leadership the servant will display is not weak or timid, despite caring for the most vulnerable. This is God’s servant and God has formed the servant to be a sign of God’s covenant with the people. The servant’s goal is to establish justice. The servant may be gentle, but is not weak or easily swayed from the task God has entrusted to him.

Isaiah spoke of hope in the midst of the people’s crisis. It was a time the Israelites asked the same questions we might ask in hard times. In the land of the Babylonians, with their panoply of gods, was the God of the Israelites the true God? They would wonder if their God was stronger than the gods of the Babylonians. Also important for the enslaved people: Does God have the power to protect them? If so, how will that power be used on the people’s behalf?

Since God’s chosen people were enslaved and suffering, not only physically but spiritually, wouldn’t they expect God to come rushing in with a powerful arm to smash their enemies and raise up the defeated children of Israel? In very bad times, we might ask questions similar like the ones the Israelites would have asked: When is God going to do something for us? When is God going to make a dramatic and decisive move on our behalf?

In the Songs of the Servant the Israelites and we learn of God’s manner of responding to us in our fragile state. God will send the servant who will not break the bruised reed or quench a smoldering wick. What’s more, the servant will persist in his mission even though he meets resistance.

Jesus enters John’s baptismal waters today and God expresses approval: Jesus is the one God sends, the one the people longed to see. He is not a quick and powerful solution to immediate problems. He is gentle and single-minded and will accomplish his purpose guided by the wisdom of God and the power of God’s love for us. The servant will be rejected, but will continue to trust in God’s will.

Our connection with Jesus is through our baptism. It wasn’t just an entrance ritual into the church. It was our first step into the mystery of Christ’s life, death and resurrection. Because of our baptism we, with Christ, are servants of the Lord. The Servant Songs speak not only of Christ, but are addressed to the identity each of us has through our vocation as the baptized.

Now we are the ones called to be the gentle servants who speak a word of hope to the hopeless. Now we must join them in their struggles for justice and freedom, the way Jesus joined us when he entered the waters. Now we are the expressions of God’s power by our abiding presence with those Jesus identified with at his baptism: the bruised reed, smoldering wick and those crying out for justice. By our words and manner of living we are to be "light of the nations" – called to open the eyes of the blind and to bring out prisoners from confinement.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vụ khủng bố kinh hoàng tại Paris – Tuyên bố của Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Pháp
VietCatholic Network
01:05 09/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng 8 tháng Giêng, Cha Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh nói với báo chí rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ "sự lên án mạnh mẽ nhất đối với cuộc tấn công khủng khiếp gây tang tóc cho thành phố Paris" vào ngày 07 tháng Giêng, "gieo rắc cái chết, làm toàn xã hội Pháp mất tinh thần, và gây ra sự lo ngại cho tất cả mọi người yêu chuộng hòa bình".

Trong khi cầu nguyện cho những người bị thương và gia đình của những người chết, Đức Giáo Hoàng "kêu gọi tất cả mọi người hiệp lực chống lại bằng mọi giá sự lây lan của hận thù và của tất cả các hình thức bạo lực, về thể chất và đạo đức, đang hủy hoại sự sống và vi phạm phẩm giá của con người, phá hoại nền tảng tốt đẹp để chung sống hoà bình giữa các cá nhân với nhau bất kể sự khác biệt về quốc tịch, tôn giáo và văn hóa".

Cha Lombardi nói thêm "Dù động lực của hành động này là gì đi chăng nữa, bạo lực giết người bao giờ cũng đáng kinh tởm. Điều đó không bao giờ là chính đáng. Cuộc sống và phẩm giá của tất cả mọi người phải được quyết tâm bảo đảm và bảo vệ. Mọi kích động hận thù phải bị loại bỏ. Sự tôn trọng lẫn nhau phải được xiển dương. "

Trong thánh lễ sáng 08 tháng 4 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng cuộc tấn công này "thể hiện cả sự tàn bạo nhân loại đến cùng cực cũng như các chiều kích kinh hoàng của chủ nghĩa khủng bố, cả thứ khủng bố riêng lẻ lẫn chủ nghĩa khủng bố nhà nước."

Đức Thánh Cha than thở: "Con người có thể tàn ác đến là ngần nào! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thánh lễ này, cho rất nhiều các nạn nhân của sự tàn bạo này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ tàn ác như vậy, xin Chúa hoán cải con tim của họ."

Trong thông cáo công bố vài giờ sau vụ khủng bố diễn ra tại tòa soạn báo Charlie Hebdo, Đức Hồng Y Jean Pierre Ricard chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp bày tỏ sự xúc động và kinh hoàng trước vụ khủng bố này.

Ngài nói: “Giáo Hội Công Giáo Pháp cũng nghĩ đến các gia đình và người thân của các nạn nhân đứng trước sự kinh hoàng không thể hiểu nổi của vụ tàn sát dã man này. Giáo Hội cũng chia buồn với tòa soạn và các ký giả và nhân viên của báo Charlie Hebdo.”

Ngài khẳng định rằng “Một sự khủng bố như vậy thật là khôn tả. Không gì có thể biện minh cho bạo lực như thế. Nó làm thương tổn đặc biệt là tự do ngôn luận là yếu tố cơ bản của xã hội chúng ta. Xã hội này gồm những khác biệt đa dạng, và chúng ta phải làm việc không ngừng để kiến tạo hòa bình và tình huynh đệ. Sự dã man trong vụ thảm sát này làm thương tổn tất cả chúng ta. Nhưng cả trong tình trạng bi đát này, khi sự thịnh nộ đang xâm chiếm và đè nặng tâm hồn chúng ta, chúng ta càng phải gia tăng tấp đôi sự chú ý đến tình huynh đệ đang trở nên mong manh hơn và đến nền hòa bình ngày càng phải củng cố”.

Tuần báo Charlie Hebdo đã nhiều lần bị những thành phần cực đoan đe dọa sau những lần đăng tải những hí họa mà họ cho là xúc phạm đến ngôn sứ Mohammed của Hồi giáo. Chẳng hạn hồi năm 2011, tòa soạn báo này đã bị ném bom xăng sau khi đăng hí họa ngôn sứ Mohammed.

Lúc 11:25 phút sáng thứ Tư 7 tháng Giêng, khi hoạ sĩ biếm họa Corrine Rey cùng đứa con gái nhỏ đến tòa soạn báo biếm họa Charlie Hebdo, cô bị hai tên bịt mặt trang bị tiểu liên tự động AK 47 buộc phải mở cửa vào toà báo bằng mật mã của mình.

Chúng bắt cô dẫn lên phòng họp ở lầu hai. Tại đây chúng bắn chết chủ nhiệm toà báo là Stephane Charbonnier, viên cảnh sát bảo vệ ông và ba hoạ sĩ biếm họa.

Chúng lùng sục vào các phòng khác và giết chết thêm 4 ký giả nữa trước khi rút lui. Sau khi ra tới ngoài đường chúng bắn loạn xạ vào người đi đường giết chết thêm 2 người nữa và làm 12 người bị thương, trong đó 5 người đang trong tình trạng nguy hiểm.

Chúng tẩu thoát trên đường Allee Verte nhưng bị một xe cảnh sát chặn đường. Chúng xuống xe bắn xối xả vào chiếc xe cảnh sát. Người cảnh sát cô đơn và bị thương nhiều chỗ không chống cự nổi đành de xe nhường đường cho chúng rút lui. Vì de quá nhanh và hoảng hốt, anh tông vào một xe hơi đang đậu trên đường. Anh lết ra khỏi xe và giơ tay xin hàng nhưng bọn khủng bố bắn vào đầu anh, giết chết anh tại chỗ. Chúng lao lên xe phóng đi khoảng 3 km sau đó chận cướp một chiếc xe khác và tẩu thoát.

Dựa theo những băng ghi hình tại chỗ, cảnh sát khẳng định những tên khủng bố này là hai anh em Cherif Kouachi (33 tuổi) và Said Kouachi (34 tuổi). Cả hai đều đã từng bị bắt vào năm 2005 vì tham gia trong nhóm Buttes Chaumont, một nhóm chuyên tuyển mộ thanh niên Hồi Giáo sang chiến đấu tại Iraq. Cherif Kouachi bị kết án 3 năm tù giam và 18 tháng tù treo.

Sau vụ khủng bố, người dân Paris đã tụ tập biểu tình với các khẩu hiệu “Je suis Charlie”, “Tôi là Charlie đây” để bày tỏ sự ủng hộ với tòa soạn và với các ký giả bị thảm sát.

Khoảng gần 8 sáng thứ Năm 8 tháng Giêng, theo giờ địa phương, cuộc tấn công thứ hai của bọn khủng bố đã diễn ra tại Montrouge, Paris. Quân khủng bố trang bị tiểu liên tự động M5 bắn chết một nữ cảnh sát khi cô dừng lại để kiểm tra một tai nạn giao thông. Một người phu quét đường bị bắn trọng thương và đang trong tình trạng hiểm nghèo.

Các nhân chứng cho biết bọn khủng bố mặc áo chắn đạn và trang bị hùng hậu. Một tên trong bọn đã thoát đi dễ dàng trên một chiếc xe mầu trắng hiệu Renault Clio. Tên thứ hai được báo cáo là đã bị bắt tại hiện trường.
 
Biến chuyển đột ngột: 72 giờ trước khi Đức Thánh Cha lên đường, Sri Lanka đổi ngôi tổng thống
Đặng Tự Do
00:40 09/01/2015
Sáng sớm thứ Sáu 9 tháng Giêng, tổng thống Rajapaksa tuyên bố thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống được tổ chức vào một ngày trước đó, tức là hôm thứ Năm 8 tháng Giêng.

Lo sợ việc chuyển giao quyền lực sẽ khó khăn và có thể gây ra đổ máu, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói:

“Tôi đề nghị tổng thống Rajapaksa chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử theo truyền thống đáng tự hào về việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình và trật tự.”

Lo ngại của Hoa Kỳ có thể là thái quá. Thật vậy, phát ngôn viên phủ tổng thống cho biết “Tổng thống đã gặp lãnh tụ đối lập Ranil Wickramasinghe và bảo đảm với ông một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm. Sau đó, tổng thống đã dọn ra khỏi dinh Temple Trees.” Temple Trees là nơi cư trú của tổng thống Sri Lanka.
Sáng sớm thứ Sáu 9 tháng Giêng, tổng thống Rajapaksa chấp nhận thất bại
Theo tin giờ chót, phát ngôn viên của tân tổng thống Maithripala Sirisena là Saman Athaudahetti cho biết: “Để chuẩn bị tốt cho cuộc đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô, ngay chiều nay thứ Sáu 9 tháng Giêng, lúc 6 giờ chiều, tân tổng thống sẽ tuyên thệ nhậm chức tại quảng trường Độc Lập”.

Tuy chưa có kết quả cuối cùng nhưng ông Maithripala Sirisena đã qua mặt đương kim tổng thống Rajapaksa với hơn 410,000 phiếu, nghĩa là tình hình đã là vô phương lật ngược lại được.
Dân chúng đã tràn ra đường đón mừng kết quả cuộc bỏ phiếu.
Các quan sát viên cho rằng một trong các yếu tố đã khiến cho ông Maithripala Sirisena thắng lớn là tâm tình lo sợ Trung quốc của người Sri Lanka.

Một trong những câu thường được Sirisena lặp đi lặp lại là:

“Đất nước của chúng ta đã từng bị người da trắng thôn tính bằng sức mạnh quân sự. Ngày nay, mảnh đất này đang bị thôn tính một lần nữa bởi tiền hối lộ của nước ngoài cho một số ít người. Nếu xu hướng này tiếp tục, chỉ cần sáu năm nữa nước ta sẽ trở thành một thuộc địa và chúng ta tất cả sẽ trở thành nô lệ. Trong một thập niên qua số nợ của chúng ta với Trung quốc đã tăng đến 50 lần và cho đến năm 2012 chúng ta đã mắc nợ họ đến 490 triệu Mỹ Kim”.

Mahinda Rajapaksa đã là tổng thống Sri Lanka từ ngày 19 tháng 11 năm 2005. Nhiệm kỳ tổng thống tại Sri Lanka là 6 năm và hiến pháp chỉ cho phép một vị tổng thống được đảm nhiệm tối đa là 2 nhiệm kỳ. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2010, Quốc Hội bỏ phiếu tu chính hiến pháp mở đường cho tổng thống Mahinda Rajapaksa có thể làm thêm một nhiệm kỳ thứ ba.

Sau khi giải giáp được quân du kích Hổ Tamil vào năm 2009, uy tín của tổng thống Rajapaksa đã lên rất cao và ông đã thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2010 để đảm đương nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Bình thường ra thì cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2017. Tuy nhiên, sợ ký ức của người dân Sri Lanka về chiến thắng oai hùng của ông với quân du kích Hổ Tamil, một chiến thắng đã chấm dứt được 25 năm nội chiến, bị phai nhạt đi nên tổng thống Rajapaksa đã muốn bầu cử sớm đến 2 năm. Ông đã tính toán sai.

Theo dự trù, Đức Thánh Cha sẽ rời Rôma vào tối thứ Hai 12 tháng Giêng, để bay đến Colombo, Sri Lanka (hay còn gọi là Tích Lan), và sẽ đến nơi vào sáng thứ Ba. Sau buổi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp với các giám mục Sri Lanka trước khi có cuộc viếng thăm xã giao tại dinh tổng thống lúc 17 giờ.
 
Cảnh sát Pháp đang vây những kẻ khủng bố trong một nhà in gần phi trường Charles de Gaulle
Đặng Tự Do
07:37 09/01/2015
Sáng sớm ngày thứ Sáu 9 tháng Giêng, hai tên khủng bố Cherif Kouachi (33 tuổi) và Said Kouachi (34 tuổi) là những kẻ đã gây ra cuộc thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo đã cướp một xe hơi tại Montagny-Sainte-Felicite.

Người chủ chiếc xe bị cướp nhận ra bọn chúng đã báo cáo ngay cho cảnh sát. Một cuộc rượt đuổi đã diễn ra cho đến thị trấn Dammartin-en-Goele cách Paris 35km về phía Đông Bắc.

Bộ trưởng nội vụ Pháp là ông Bernard Cazeneuve xác nhận là những kẻ khủng bố đã bắt một hoặc nhiều con tin và đang cố thủ bên trong nhà in có tên là CTD.

Lúc 8:45 sáng máy bay trực thăng vần vũ trên bầu trời và một lực lượng cảnh sát đông đảo đã bao vây khu vực. Học sinh trong các trường học được giao trả lại cho phụ huynh. Cư dân trong vùng được yêu cầu ở yên bên trong nhà họ. Trong khi đó, các viên chức ở phi trường Charles de Gaulle cho biết các đường bay đã được thay đổi để phù hợp với tình hình an ninh và hoạt động của các trực thăng cảnh sát.

Thị trưởng thành phố Dammartin-en-Goele cho biết đã liên lạc được bằng điện thoại với bọn khủng bố và chúng tuyên bố muốn được chết như “những vị tử đạo”.

Nhà in nơi bọn khủng bố đang cố thủ
Trực thăng vần vũ trên bầu trời
 
Cuộc tấn công khủng bố lần thứ ba tại Paris: hai người chết, sáu người bị bắt làm con tin
Đặng Tự Do
08:21 09/01/2015
Trong khi hai tên khủng bố đã tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo đang bị vây tại nhà in CTD ở Dammartin-en-Goële, một thị trấn với 8,000 dân ở phía Đông Bắc Paris; thì tại Port de Vincinnes thuộc quận 11 của thủ đô Paris, một tên khủng bố khác đã tấn công vào một tiệm tạp hóa của người Do Thái.

Tờ Le Monde, trích thuật nguồn tin của cảnh sát, nói thủ phạm trong vụ tấn công này là Amedy Coulibaly, 32 tuổi. Đến nay, y đã bắt giữ ít nhất là 6 con tin trong tiệm tạp hóa và 2 người đã bị giết chết. Cảnh sát vẫn đang bao vây tiệm tạp hóa.

Cảnh sát xác nhận Amedy Coulibaly là kẻ đã bắn chết một nữ cảnh sát tại Montrouge hôm thứ Năm 8 tháng Giêng. Cảnh sát đang truy nã gắt gao một phụ nữ tên Hayat Boumeddiene, 26 tuổi là người chung sống với Amedy Coulibaly.
 
Kết thúc cuộc khủng hoảng con tin tại Paris: 3 tên khủng bố và 4 con tin bị giết
Đặng Tự Do
13:15 09/01/2015
Đài truyền hình France 24 cho biết cảnh sát đã tấn công gần như đồng thời vào hai địa điểm là nhà in CTD, nơi hai tên khủng bố Cherif Kouachi (33 tuổi) và Said Kouachi (34 tuổi) là những kẻ đã gây ra cuộc thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo đã cố thủ; và siêu thị Hyper Cacher, là nơi tên thứ ba Amedy Coulibaly (32 tuổi) bắt giữ hàng chục con tin.

Sáng sớm ngày thứ Sáu 9 tháng Giêng, hai tên khủng bố Cherif Kouachi và Said Kouachi đã cướp một xe hơi tại Montagny-Sainte-Felicite.

Người chủ chiếc xe bị cướp nhận ra bọn chúng đã báo cáo ngay cho cảnh sát. Một cuộc rượt đuổi đã diễn ra cho đến thị trấn Dammartin-en-Goele cách Paris 35km về phía Đông Bắc.

Hai tên khủng bố đã bắt một con tin và cố thủ bên trong nhà in có tên là CTD.

Tên thứ ba Amedy Coulibaly, 32 tuổi lập tức tấn công vào siêu thị Hyper Cacher của người Do Thái bắt giữ hàng chục con tin và đe dọa nếu cảnh sát tấn công vào nhà in CTD nơi hai tên đồng bọn của y đang bị vây thì y sẽ giết các con tin.

Trước khi cảnh sát mở cuộc tấn công, Amedy Coulibaly đã giết chết 4 con tin và không ngừng gào lên trong điện thoại “Tụi bây biết tao là ai mà” với ý đồ đe dọa sẽ giết tiếp các con tin khác.

Cảnh sát đã tấn công vào nhà in CTD giải thoát an toàn con tin duy nhất ở địa điểm này là người chủ của nhà in CTD. Hai anh em Cherif Kouachi và Said Kouachi đã chống cự quyết liệt và đã bị giết tại chỗ.

Trong khi đó, một biệt đội cảnh sát khác cũng tấn công vào siêu thị Hyper Cacher, giải thoát ít nhất 12 con tin và bắn chết tên khủng bố Amedy Coulibaly.
 
Tân tổng thống Sri Lanka thề đưa đất nước thoát ách nô dịch Trung quốc
Đặng Tự Do
16:42 09/01/2015
Tân tổng thống Maithripala Sirisena
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21
Tân tổng thống Maithripala Sirisena đã tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ được chuẩn bị vội vã tại quảng trường Độc Lập lúc 18h ngày thứ Sáu 9 tháng Giêng. Cùng tuyên thệ nhậm chức với ông là tân thủ tướng Ranil Wickremesinghe.

Trong diễn văn nhậm chức, tân tổng thống thề sẽ đưa quốc gia hội nhập vào cộng đồng thế giới, thoát ra khỏi tình trạng lệ thuộc nặng nề vào Trung quốc như hiện nay. Chính sách mới của ông được thể hiện trong cương lĩnh của đảng mới được thành lập “New Democratic Front” – “Mặt trận dân chủ mới” trong đó duy trì thế cân bằng trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung quốc, Ấn Độ, và các nước Đông Nam Á.

Tham vọng xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” của Trung quốc coi như bị đứt một mắt xích quan trọng.

Trung quốc đã xác định Sri Lanka là một phần quan trọng trong chiến lược “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” được chủ tịch Tập Cận Bình đề cập đến lần đầu vào cuối năm 2013 trong đó lôi cuốn các quốc gia trong vùng Nam và Đông Nam Á vào một quỹ đạo để hình thành một bàn đạp cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung quốc, và là một dấu ấn chứng tỏ ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc như một siêu cường toàn cầu. Sri Lanka đặc biệt sẽ là một điểm chính giữa các cảng phía đông của Trung Quốc và Địa Trung Hải.

Bắc Kinh đã cam kết tài trợ cho một dự án lên đến 1.4 tỷ Mỹ Kim để hình thành ra một "Thành Phố Cảng" ở Colombo. Đó sẽ trở thành một phần quan trọng của “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.

Trong những cáo buộc chống lại cựu tổng thống Rajapaksa có những quan ngại rằng Trung quốc đã mua chuộc Rajapaksa và chính phủ của ông với hàng triệu Mỹ Kim, và hàng chục các thỏa thuận và hiệp ước song phương. Dự án "Thành Phố Cảng" ở Colombo bao gồm việc tạo ra gần 600 ha đất khai hoang ngoài khơi bờ biển phía tây Sri Lanka, ngay bên cạnh một cảng container lớn nhất Nam Á mà Trung Quốc đã xây dựng và đang kiểm soát.

Bên cạnh đó, cũng có những cáo buộc cho rằng chính Trung quốc đã áp lực cựu tổng thống Rajapaksa tổ chức tuyển cử sớm hơn vì hai năm còn lại của ông không đủ để hoàn thành công trình "Thành Phố Cảng" ở Colombo.

Cảnh cáo người dân Sri Lanka về ách nô dịch của Trung quốc, Sirisena thường lặp đi lặp lại trong chiến dịch tranh cử rằng:

“Đất nước của chúng ta đã từng bị người da trắng thôn tính bằng sức mạnh quân sự. Ngày nay, mảnh đất này đang bị thôn tính một lần nữa bởi tiền hối lộ của nước ngoài cho một số ít người. Nếu xu hướng này tiếp tục, chỉ cần sáu năm nữa nước ta sẽ trở thành một thuộc địa và chúng ta tất cả sẽ trở thành nô lệ. Trong một thập niên qua số nợ của chúng ta với Trung quốc đã tăng đến 50 lần và cho đến năm 2012 chúng ta đã mắc nợ họ đến 490 triệu Mỹ Kim”.

 
Các nhà thần học nói: Đức Tổng Giám mục Oscar Romero bị giết vì sự thù ghét đức tin
Đặng Tự Do
17:30 09/01/2015
Một ủy ban các nhà thần học được Tòa Thánh bổ nhiệm đã xác nhận rằng Đức Tổng Giám mục Oscar Romero bị giết "vì sự thù ghét đức tin". Nhật báo Avvenire của Ý đã cho biết như trên.

Với quyết định này án phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Romero tiến một bước rất đáng kể. Avvenire nói các nhà thần học do Bộ Phong Thánh bổ nhiệm đã tuyên bố rằng Đức Tổng Giám mục Salvador đã chết như một người tử vì đạo. Đức Tổng Giám mục Romero như thế đủ điều kiện cho việc Chân Phước.

Tháng Tám vừa qua, khi được hỏi về triển vọng trong việc phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Romero, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các phóng viên rằng ngài đã chờ đợi kết quả của một cuộc điều tra nghiêm ngặt vào vấn đề là liệu Đức Tổng Giám Mục Romero có phải đã bị giết chết vì hận thù đức tin hay không. Đó là câu hỏi mà ủy ban các nhà thần học vừa có câu trả lời.

Án phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Romero đã vấp phải những quan ngại cho rằng ngài đã bị giết vì tham gia chính trị, chứ không phải vì đức tin của mình. Năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã khai thông mọi bế tắc trong tiến trình phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero. Ngài nói rằng Đức Tổng Giám Mục Romero “đáng được phong Chân Phước, tôi không bao giờ hồ nghi về điều đó”.

Biểu tình tưởng nhớ ĐTGM Oscar Arnulfo Romero
Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero đã bị giết ngay tại Vương Cung Thánh Đường San Salvador trong khi ngài đang cử hành thánh lễ hôm 24/3/1980.

Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero là chứng nhân can đảm đã tố cáo các tội ác dã man của giới quân nhân nước này trong thời gian nội chiến. Cuộc chiến tại El Salvador đã kết thúc với hiệp định ngưng bắn vào năm 1992 chấm dứt 12 năm nội chiến. Tuy nhiên, mãi cho đến nay, xã hội El Salvador vẫn còn nhiều chia rẽ và bạo lực vì bao nhiêu oan khiên không được giải tỏa. Cái chết của Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero là tiêu biểu cho thế giới thấy các thủ đoạn tàn bạo của Biệt Đội Tử Thần do nhóm quân nhân El Salvador dựng lên.

Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia, người trực tiếp nhúng tay vào vụ sát hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã di cư sang Mỹ vào giữa thập niên 1980 để chạy tội nhưng y bị bắt và bị đưa ra tòa. Trước tòa án tại California, Alvaro Rafael Saravia không nói một lời nào nhằm bác bỏ hay công nhận trách nhiệm của mình trước cáo buộc đã giết hại Đức Cha Romero. Y cũng không thèm mướn luật sư cãi lại. Tòa án tại California đã trưng ra những bằng cớ không thể phủ nhận được về vai trò trực tiếp giết hại Đức Cha Romero của ông Saravia, vai trò ông này trong Biệt Đội Tử Thần El Salvador cũng như liên hệ giữa ông này và cố đại tá Roberto D'Aubuisson, người đã thành lập đảng ARENA. Tòa đã truyền cho ông Saravia phải đền cho thân nhân Đức Cha Romero 10 triệu Mỹ Kim.
 
Những phản ứng khác nhau tại Ý về vụ thảm sát ở Paris
Đặng Tự Do
19:26 09/01/2015
Tại Ý đã có những phản ứng rất khác biệt về vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris diễn ra hôm thứ Tư 7 tháng Giêng.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý là Đức Hồng Y Angelo Bagnasco đã thách thức các nhà lãnh đạo Hồi giáo có trách nhiệm phải lên án tất cả các hình thái bạo lực chính trị, trong khi một nhà lãnh đạo chính trị dân sự có khuynh hướng bảo thủ đã cho rằng Vatican không nên tiếp tục đối thoại với Hồi giáo.

"Cộng đồng Hồi giáo ôn hòa thực sự phải tránh xa những hình thái bạo lực tàn bạo này," Đức Hồng Y Angelo Bagnasco nói. Ngài cũng nói thêm rằng người dân châu Âu nói chung phải giữ bình tĩnh và nên "khắc phục các nguy cơ phản ứng dữ dội lại với những cuộc tấn công của một thiểu số Hồi Giáo quá khích.”

Trong khi đó, Mattw Salvini, người đứng đầu tổ chức Liên Minh Phương Bắc của Italia nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang "làm hại" Giáo Hội bằng cách cố gắng thiết lập một cuộc đối thoại với Hồi giáo. "Hồi giáo là một vấn đề," Salvini nói. "Họ đang chém giết, đang cắt cổ họng người ta nhân danh Allah. Đức Giáo Hoàng nên thúc đẩy hòa bình, đúng thế, nhưng ngài cũng nên quan tâm đến những người đang bị sát tế trên toàn thế giới."

Thực ra, một trong những mục tiêu của Tòa Thánh trong các cuộc đối thoại với Hồi Giáo là cố gắng tách các thành phần cực đoan Hồi Giáo ra khỏi khối Hồi Giáo nói chung để cô lập, và do đó hạn chế những tác hại của trào lưu bạo lực Hồi Giáo.

Cộng đồng Hồi giáo trên thế giới đã có những phản ứng trái ngược về vụ thảm sát tại tòa báo Charlie Hebdo.

Tại Vatican, 4 vị giáo trưởng Hồi Giáo tại Pháp là Tareq Oubrou, Azzedine Cami, Mohammed Moussaoui, Djelloul Seddiki đang đi cùng Đức Giám Mục Michel Dubost, chủ tịch Ủy Ban Đối Thoại Liên Tôn của Hội Đồng Giám Mục Pháp, và là Giám Mục giáo phận Evry-Corbeil et Essonnes dự buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha hôm 7 tháng Giêng đã lập tức ký vào một tuyên ngôn cùng với Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn cực lực lên án vụ thảm sát.

Trong khi đó, tại Úc Đại Lợi giáo trưởng Junaid Thorne thẳng thừng tuyên bố ủng hộ vụ thảm sát. Ông nói: “Nếu người ta chấp nhận tự do nói không có giới hạn, người ta cũng phải chấp nhận quyền phản ứng lại vô giới hạn”.
 
Boko Haram thảm sát 2,000 người tiêu hủy nhiều nhà thờ Công Giáo
Đặng Tự Do
19:47 09/01/2015
Trong bản tin đánh đi hôm thứ Sáu 9 tháng Giêng, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nói ít nhất 2,000 người đã thiệt mạng, hầu hết là các Kitô hữu, và nhiều nhà thờ bị đốt cháy trong các cuộc tấn công mới nhất của Boko Haram vào một làng Kitô Giáo ở Đông Bắc Nigeria hôm 8 tháng Giêng.

Trước đó, một căn cứ quân sự của quân đội Nigeria ở thị trấn Baga đã bị quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram tràn ngập vào ngày thứ Bẩy 3 tháng Giêng. Quân Nigeria đã phải rút lui sang phía biên giới Cameroon xin lánh nạn.

Hôm 8 tháng Giêng, Boko Haram lại đánh bại một lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia đang trấn đóng tại thị trấn Baga của người Kitô Giáo. Hàng ngàn cư dân của thị trấn và khu vực xung quanh đã chạy trốn.

Cha Patrick Tor Alumuki, một phát ngôn viên của Tổng Giáo phận Abuja, nói với Fides rằng các báo cáo thương vong đã bị chính phủ cố ý giảm bớt đi vì cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Hai sắp tới.

Ngài quan ngại rằng quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram giờ đây đã được tăng cường các tân binh từ các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Libya và Mali.
 
Top Stories
Cardinal Parolin regards Church a bridge in Sri Lanka ‎
ViS
11:02 09/01/2015
2015-01-09 Vatican - If there is any place where the role of a bridge is most apt, it is in Sri Lanka, and it is the Church in the ‎country. ‎Vatican Secretary of State, Cardinal Pietro Parolin, made the observation in an interview to ‎Vatican newspaper, L’Osservatore Romano, Vatican Radio and Vatican television CTV, ahead of the ‎visit of Pope Francis to Sri Lanka and the Philippines next week. After visiting the island nation, Jan. ‎‎13-15, the Holy Father will fly to the Philippines from where he will return to the Vatican, Jan. 19. The Sinhalese who are mostly Budddhist, make up over 74% of Sri Lanka’s ‎over 21 million population; whereas the Tamils, who are largely Hindu, form some 13%. Catholics are a little over 1.5 million. Sri Lanka was wracked by a 26-year ‎civil war between Tamil rebels and the predominantly Sinhalese government which ended in May 2009 ‎with the defeat of the Tamils. Cardinal Parolin explained that the Catholic Church with members on both sides of the ‎nation’s ethnic divide has the duty of bringing about national dialogue, reconciliation and collaboration. He ‎observed that the island nation has a tradition of inter-religious harmony, but regretted that some ‎extremist groups manipulate public opinion and create tension. He hoped that the nation’s authorities ‎will be able to maintain the tradition of religious coexistence. He hoped the visit of Pope Francis will ‎help the nation to look forward rather than reopen old wounds.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chặng đàng Thánh Giá thứ nhất được phát hiện tại Đất Thánh?
Trần Mạnh Trác
16:35 09/01/2015


Các cuộc khai quật tại Đất Thánh đưa tới kết luận là nơi quan Philatô luận xét Đức Chuá Giêsu có thể đã được tìm ra.

Trong một nỗ lực mở rộng viện bảo tàng The Tower of David (Tháp David) 15 năm trước, các nhà khảo cổ đã khai quật thêm một khoảng đất lân cận, và phát hiện ra một căn nhà tù có từ thời đế quốc Ottoman bị bỏ quên.

Khi đào bới dưới nền cuả căn nhà, họ phát hiện ra một cung điện cũ cuả vua Hêrôđê, và tìm được nhiều phế tích có thể trả lời những câu hỏi về lịch sử chưa được giải quyết trong các đoạn Kinh Thánh.

"Đối với những Kitô hữu quan tâm về độ chính xác cuả những sự kiện lịch sử, thì điều này là rất quan trọng," Yisca Harani, một chuyên gia về Kitô giáo và hành hương ở Đất Thánh nói. "Còn đối với những người hành hương khác, đặt trọng tâm vào khiá cạnh tâm linh mà thôi, thì việc này không đáng quan tâm miễn là cuộc 'đi đàng Thánh Giá' của họ kết thúc tại đồi Golgotha."

Hầu hết các khách hành hương đi theo chặng Đàng Thánh Giá, được gọi là Via Dolorosa (tiếng Latin có nghĩa là "Con đường đau Thương"), thì thường không bắt đầu từ viện Bảo tàng Tower of David hoặc từ địa điểm đang được khai quật. Nhưng các nhân viên cuả viện bảo tàng hy vọng nơi đây sẽ trở thành chặng khởi đầu cho khách hành hương về sau này.

Theo các sách Phúc Âm, thì Chúa Giêsu đã bị quan Philatô xử trong một "praetorium," theo nghĩa Latin là 'lều', tức là 'dưới chướng cuả vị quan Tổng Trấn'. Do đó nhiều người tin rằng praetorium này phải nằm ở trong một doanh trại cuả quân La Mã. Có một doanh trại cổ nằm ở phiá đông bắc thành phố, gọi là thành Antonia, gần khu Đền Thờ.



Nhưng nhiều người khác, chẳng hạn như giáo sư khảo cổ Shimon Gibson cuả trường Đại học North Carolina ở Charlotte, thì hầu như chắc chắn phiên tòa này phải diễn ra ở trong khuôn viên cuả cung điện vua Hêrôđê, ở phía Tây thành phố, dưới một cái cổng và trên một viả hè gập ghềnh.

Tin Mừng cuả thánh Gioan đã mô tả phiên toà diễn ra trên một 'con đường trải đá' (The Pavement,) tiếng Do Thái là Gab'batha (John 19:13), và Tin Mừng cuả thánh Máccô (Mác 15:16,) mô tả Chúa Giêsu được điệu tới dưới cổng một cung điện.

Những phát hiện khảo cổ gần căn nhà tù phù hợp với những kết luận trên.

"Dù không có những dòng chữ khắc ghi trên đá để chứng minh sự việc ấy, nhưng tất cả mọi thứ - từ dữ liệu khảo cổ, cho đến lịch sử và Kinh Thánh - thì đều ăn khớp với nhau," giáo sư Gibson nói.

Mục sư David Pileggi, một mục sư Tin Lành đang cai quản giáo đoàn Anh giáo gần viện bảo tàng, cũng cho rằng sự phát hiện là phù hợp với "những gì mọi người thường nghĩ, rằng phiên tòa phải diễn ra gần Tháp của David."

Tuy nhiên, mục sư Pileggi không nghĩ rằng căn nhà tù sẽ trở thành một chặng chính của đàng Thánh Giá.

'Điều làm cho một nơi trở thành thánh địa là việc mọi người đã tới đó từ hàng trăm năm, để cầu nguyện, khóc lóc hay tôn kính, vì vậy tôi không nghĩ rằng sẽ có một thay đổi nào trong một tương lai gần."
 
Vì sao đạo Islam được gọi là Hồi Giáo.
Nguyễn Long Thao
19:59 09/01/2015
Vì sao đạo Islam được gọi là Hồi Giáo.

Người Việt gọi đạo Islam là Hồi Giáo. Từ Islam trong tiếng Ả Rập có nghiã là “ Vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”. Người theo đạo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là Muslim, được dịch sang tiếng Pháp là Musulman; tiếng Anh là Muslim hay Moslem, tiếng Việt được dịch là tín đồ Hồi Giáo, người theo đạo Hồi, người Hồi Hồi. Vì sao Islam được dịch là Hồi Giáo ?

Hồi Giáo 回教 có nghiã là đạo của người Hồi 回. Vậy Hồi là dân tộc nào? Ngày nay Hồi là một sắc dân thiểu số của Trung Quốc, nhưng vào những năm 616 đến 840, dân Hồi có một quốc gia lấy tên là Hội Hột 回紇, hay còn gọi Hồi Hồi 回 回, nằm ở vùng Tân Cương, phía bắc Trung Quốc. Về sau danh từ Hồi Hồi phổ biến hơn là Hội Hột. Lúc thịnh nhất, nước Hồi Hồi có diện tích rất rộng, phía đông giáp Mãn Châu, phía tây giáp Trung Á. Nước Hồi Hồi có một lực lượng quân sự hùng mạnh, đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn nên có ảnh hưởng rất lớn đến nước Tàu. Tuy nhiên về sau nước Hồi Hồi bị nhà Nguyên (1260 - 1368) thôn tính, sát nhập vào nước Tàu.

Islam mà ngày nay ta gọi là Đạo Hồi đã theo các thương nhân trên Con Đường Tơ Lụa từ Trung Đông vào bắc Trung Quốc, là vùng Tân Cương, nơi có nước Hồi Hồi. Do vậy, Islam trở thành tôn giáo chính của dân tộc Hồi Hồi hay Hồi Hột. Từ nước Hồi Hồi, đạo Islam truyền vào Trung Quốc nhưng không mạnh so với Phật Giáo, Lão Giáo.

Thời nhà Đường tôn giáo chính của Tàu là Phật Giáo, Lão Giáo, còn Islam được coi là đạo ngoại lai. Do vậy, người Tàu đã gọi đạo Islam là đạo của người Hồi.

Vì người Tàu dùng từ Hồi Giáo để chỉ Islam nên cha ông ta đã bắt chước người Tàu gọi đạo Islam là Hồi Giáo tức tôn giáo của người Hồi. Do vậy, kho tàng ngôn ngữ Việt Nam có từ Hồi Giáo.

Nguyễn Long Thao
 
Giải đáp phụng vụ: Đúng chăng một số Dòng tu được ban năng quyền tha vạ cho tội?
Nguyễn Trọng Đa
20:09 09/01/2015
Giải đáp phụng vụ: Đúng chăng một số Dòng tu được ban năng quyền tha vạ cho tội?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con nghe nói rằng một số Dòng tu được ban năng quyền tha vạ cho một số tội. Thưa cha, điều này là đúng không? Các Dòng tu nào được ban năng quyền ấy? - T. M., Shillong, Ấn Độ.


Đáp: Quả là đúng như thế, nhưng trong thực tế không thể đưa ra danh sách này, vì chúng ta đang ở trong lĩnh vực đặc ân được ban đặc biệt bởi các sắc lệnh của Tòa Thánh, và không được công bố. Phạm vi và trương độ của các đặc ân này cũng có thể thay đổi từ nơi này đến nơi khác.

Một đặc ân lâu đời như vậy là đặc ân của Dòng Tên, và các Dòng Hành khất như Dòng Phanxicô, Dòng Đa Minh và Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ (Servites) để tha vạ tuyệt thông tiền kết cho hối nhân về tội phá thai. Vì đây là một đặc ân của Đức Thánh Cha, các thành viên của các Dòng tu này, khi họ có năng quyền giải tội, duy trì đặc ân này mọi lúc mọi nơi, ngay cả trong các trường hợp mà vị Giám mục địa phương dành quyền tha vạ cho mình, hoặc giới hạn số lượng lần, mà linh mục có thể tha vạ, trước khi xin gia hạn năng quyền.

Tôi nhớ một cuộc thảo luận liên quan đến đặc ân này khoảng 25 năm trước đây, khi tôi sắp được truyền chức linh mục, trong một diễn đàn tổ chức tại Tòa Ân Giải Tối Cao, tức Văn phòng Tòa Thánh đặc trách giải quyết các vấn đề lương tâm. Một linh mục thuộc một Dòng Hành Khất nói rằng một Giám mục đã tìm cách từ chối đặc ân này cho cha. Đức Hồng Y phụ trách trả lời rằng bởi vì đặc ân này đã được phổ biến phổ quát trong giới giáo sĩ, nhiệm vụ của Giám mục là chứng minh rằng đặc ân đã không tồn tại, chứ không phải nhiệm vụ của Dòng tu là chứng minh mình duy trì đặc ân ấy.

Đôi khi, các đặc ân khác được ban cho vị Tổng quyển của các Dòng tu, và các vị có thể ban lại đặc ân ấy cho một số thành viên khác của Dòng tu mình. Trong các trường hợp này, phạm vi và giới hạn của đặc ân cần được xác định rõ ràng trong sắc lệnh ban đặc ân. Đặc ân này có thể là vĩnh viễn, nhưng thường trong một khoảng thời gian nhất định, thường là năm năm, và có thể gia hạn nhiều lần. Mặc dù người ta không cần sự cho phép của Giám mục để thực thi đặc ân, ít nhất Giám mục cần được thông báo về sự hiện hữu và phạm vi của nó.

Loại đặc ân này thường ban cho các linh mục, sau khi các vị đã có năng quyền giải tội, năng quyển tha vạ cho hối nhân (vạ tuyệt thông, vạ huyền chức và vạ cấm chế), vốn đã không được tuyên bố công khai. Nó không bao gồm các vạ đã được tuyên bố công khai, hoặc không bao gồm các vạ được dành riêng cho Tòa Thánh, chẳng hạn như người không có chức tư tế mà dám cử hành Hy Tế Thánh Thể, linh mục vi phạm trực tiếp ấn bí tích, linh mục giải tội cho người phạm tội điều răn thứ sáu với mình, Giám Mục nào không có ủy nhiệm thư giáo hoàng mà phong chức Giám Mục cho người khác, cũng như người nào được truyền chức do Giám Mục ấy, và người nào hành hung Ðức Thánh Cha.

Một đặc ân khác đôi khi được ban là đặc ân giải các lời khấn tư, hoặc thay đổi nó bằng việc đạo đức khác. Các lời khấn tư như thế được thực hiện cách riêng tư bởi một tín hữu để làm điều tốt lành - ví dụ, một lời khấn kiêng rượu vĩnh viễn hoặc trong một thời gian. Nếu vì một lý do chính đáng (chẳng hạn vì mục đích y tế) mà việc giữ lời khấn này trở nên nặng nề, linh mục có thể giải nó hoặc thay đổi nó bằng việc khác. Đặc ân này không áp dụng cho các lời khấn công khai, chẳng hạn việc khấn ba lời khuyên Phúc âm là Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng lời.

Nói tóm lại, linh mục Dòng nào khi có đặc ân trên, có các năng quyền giống với năng quyền, mà các Giám mục thường ban cho một số linh mục của giáo phận, chẳng hạn như các kinh sĩ giải tội của kinh sĩ hội chính tòa, hoặc các vị phụ trách một số đền thánh, nơi tín hữu thường đến xưng tội, hoặc đến tìm hướng dẫn đời sống thiêng liêng.

Vị tổng quyền của Dòng tu, khi ban lại đặc ân mà Tòa Thánh đã ban cho mình, nên xem xét các tình hình mục vụ như Giám mục có thể làm, và ban các đặc ân ấy cho các linh mục đang rất cần chúng để sử dụng. (Zenit.org 6-1-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Núi Rừng Ngày Đẹp
Nguyễn Bá Khanh
22:10 09/01/2015
NÚI RỪNG NGÀY ĐẸP
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Lòng ngưỡng mộ
những vẻ đẹp thiên nhiên có thể
trở thành một lời cầu nguyện.
(Lời của ĐGH Bênêđictô XVI )