Ngày 20-01-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng gặp gỡ thân phụ cô gái tử thương trong tai nạn sau thánh lễ ở Tacloban
Đặng Tự Do
01:55 20/01/2015
Cô Kristel Mae Padasas
Sáng Chúa Nhật 18 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với cha của Kristel Padasas, một tình nguyện viên 27 tuổi đã chết sau Thánh Lễ hôm thứ Bảy tại Tacloban.

Cô Kristel Mae Padasas, đã chết vì giàn giáo của khán đài cử hành Thánh Lễ rớt trúng đầu. Cô là nhân viên của Catholic Relief Service từ sau trận bão Hải Yến đổ vào vùng này hồi tháng 11 năm 2013.

Theo các viên chức y tế địa phương, sự việc xảy ra sau Thánh Lễ khi người phụ nữ và nhóm của cô đi ngang qua khán đài nơi Đức Giáo Hoàng cử hành thánh lễ trước đó.

Những cơn gió mạnh gây ra bởi cơn bão nhiệt đới "Amang" đã làm sập những giàn giáo và rớt vào đầu người phụ nữ, làm nứt xương sọ của cô. Ngay lập tức cô được chở đến một bệnh viện tư nhưng đã chết sau đó.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết cuộc họp đã diễn ra tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh tại Manila, và kéo dài hơn 20 phút. Trong cuộc họp, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle đã hiện diện cùng Đức Thánh Cha và phiên dịch.

Cha Lombardi, cho biết trong cuộc họp, hai bức ảnh thời thơ ấu của Kristen đã được đặt trên bàn. Ngài cũng cho biết người cha đã bị xúc động mạnh bởi cái chết của con gái, nhưng an ủi bởi cô đã có thể giúp chuẩn bị cho thánh lễ của Đức Giáo Hoàng.

Mẹ Kristel đang ở Hồng Kông vào thời điểm xảy ra tai nạn, và quay về Phi Luật Tân vào hôm thứ Hai để lo việc mai táng. Cô là người con duy nhất của hai ông bà.

Trong cuộc họp với 30,000 bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:

“Trước tiên, hôm nay có một tin buồn: Hôm qua sau khi Thánh Lễ kết thúc không lâu, một mảnh của giàn giáo rơi xuống đã đánh trúng đầu một thiếu nữ làm việc tại khu vực. Và cô ấy đã qua đời. Tên cô ấy là Kristel. Cô ấy làm cho cơ quan chuẩn bị cho chính Thánh Lễ ấy. Cô ấy mới có 27 tuổi, trẻ như các con. Cô làm việc cho một cơ quan gọi là Catholic Relief Service trong tư cách một thiện nguyện viên. Cha muốn tất cả các con, trẻ như cô ấy, cầu nguyện giây lát trong im lặng cùng với cha và chúng ta cầu nguyện với mẹ chúng ta, Đức Bà ở trên trời.”

Sau đó, Đức Thánh Cha và các bạn trẻ đã đọc một Kinh Kính Mừng để cầu nguyện cho cô và một kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho cha mẹ cô.

Trong một thông cáo báo chí, Catholic Relief Service là cơ quan bác ái của Công Giáo Hoa Kỳ cho biết:

"Cống hiến của Kristel cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão vượt xa công việc chính thức của cô với Catholic Relief Service. Cô đã phải di chuyển rất xa để tình nguyện giúp chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng và tưởng nhớ các nạn nhân của cơn bão Hải Yến."

Tuyên bố cũng cho biết chi nhánh Catholic Relief Service Phi Luật Tân thương tiếc sự mất mát của cô cùng với gia đình, bạn bè và những người thân yêu.

"Đồng nghiệp của Kristel sẽ nhớ đến cô như một người luôn có nụ cười trên môi và là người luôn sẵn sàng hỗ trợ dân chúng vượt xa những nhiệm vụ bình thường của mình. Cô tìm thấy niềm vui lớn trong việc có thể đóng góp vào các nỗ lực phục hồi khi làm việc trực tiếp với các cộng đồng và gia đình. Chúng tôi đồng hành với gia đình Kristel và những người thân yêu trong lời cầu nguyện chân thành nhất. "
 
Nguyên văn cuộc họp báo của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Manila về Rôma
Vũ Van An
03:44 20/01/2015
Trong một cuộc họp báo bàn về nhiều vấn đề, trên chuyến bay từ Manila về Rôma, Đức GH Phanxicô đề cập tới thối nát trong chính phủ và Giáo Hội, nhu cầu khôn ngoan với tự do ngôn luận, tại sao gần đây ngài không gặp Đức Dalai Lama, và chủ trương của Giáo Hội đối với việc kiểm soát sinh đẻ.

Ngài cũng đề cập tới các cuộc viếng thăm ba thành phố Hoa Kỳ và, dù chưa có kế hoạch sau cùng, ba nước Châu Mỹ La Tinh là Ecuador, Bolivia và Paraguay, và 2 nước Châu Phi là Uganda và Cộng Hòa Trung Phi trong năm nay. Ngài hy vọng sẽ thăm Á Căn Đình, Chilê và Uruguay vào năm tới, 2016.

Ngài thảo luận việc phong thánh cho chân phúc Junipero Serra và phong chân phúc cho Đức TGM Romero. Ngài suy tư về lời kêu gọi của ngài đối với các nhà lãnh đạo ôn hòa của Hồi Giáo, xin họ lên án bạo lực khủng bố nhân danh Hồi Giáo, và chia sẻ cảmnghĩ của ngài về chuyến tông du Phi Luật Tân.

Sau đây là nguyên văn nội dung cuộc họp báo dựa vào bản dịch tiếng Anh của Gerard O’Connell (tạp chí America) và đồng nghiệp từ trên chuyến bay.


Cha Lombardi : Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn Đức Thánh Cha đã hiện diện với chúng con, chúng con thấy Đức Thánh Cha rất rạng rỡ sau những ngày du hành này, và chúng con cũng xin cám ơn Đức Thánh Cha đã cho chúng con nhiều việc làm hơn hôm nay, vì cuộc đàm đạo của Đức Thánh Cha sẽ cung cấp việc làm cho chúng con trong thời gian du hành này. Trước khi chúng con đặt câu hỏi, có lẽ Đức Thánh Cha muốn nói điều gì đó với chúng con.

Đức GH: Trước nhất, xin chào tất cả các bạn. Xin chào, cám ơn các bạn về việc làm của các bạn. Nó quả đầy thách thức, như chúng tôi quen nói bằng tiếng Tây Ban Nha “pasada per agua” (trời mưa trên cuộc diễn hành). Việc làm này thật tươi đẹp, và tôi xin cám ơn các bạn rất nhiều về những gì các bạn đã thực hiện.

1.Đức Thánh Cha học được gì từ người Phi Luật Tân?

Cha Lombardi: Câu hỏi thứ nhất sẽ của Kara David, người vốn là thành phần của nhóm Phi Luật Tân.

Kara David (Hệ thống GMA): Kính chào Đức Thánh Cha, con xin nói tiếng Anh. Cám ơn Đức Thánh Cha rất nhiều đã viếng thăm đất nước chúng con vàđã mang lại cho người Phi Luật Tân thật nhiều hy vọng đến thế. Chúng con muốn Đức TC trở lại đất nước chúng con một lần nữa. Câu hỏi của con là: người Phi Luật Tân đã học được rất nhiều nhờ lắng nghe các sứ điệp của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha có học được điều gì từ người Phi Luật Tân, từ cuộc gặp gỡ của Đức TC với chúng con không?

Đức GH: Các cử chỉ! Các cử chỉ làm tôi xúc động. Chúng không phải là những cử chỉ có tính nghi lễ, mà là những cử chỉ tốt lành, những cử chỉ được cảm nhận, những cử chỉ của trái tim. Một số cử chỉ khiến người ta muốn khóc. Trong đó có mọi sự: đức tin, tình yêu, gia đình, lừa gạt, tương lai. Cử chỉ của những người cha nghĩ tới con cái muốn chúng được Đức GH chúc lành. Không phải một, có những người cha, nhiều lắm nghĩ tới con cái mình khi chúng tôi chạy qua trên đường, một cử chỉ màở những nơi khác, người ta không thấy, như thể họ muốn nói: đây là trân châu ngọc quí của con, đây là tương lai của con, đây là tình yêu của con, vì nó mà con đáng làm việc, vì nó mà con đáng chịu đau khổ. một cử chỉ hết sức độc đáo phát sinh từ trái tim.

Cử chỉ thứ hai làm tôi thán phục rất nhiều là niềm phấn khởi không hề giả dối, niềm vui, niềm hạnh phúc (allegria), khả năng cử hành. Dù dưới mưa, một trong các người hướng dẫn lễ nghi (MC) cho tôi hay ông được khai sáng rất nhiều vì những người phục vụ không bao giờ tắt nụ cười (trên gương mặt). Quả là một niềm vui, không hề giả dối. Không phải một nụ cười vẽ vời. Không, không! Đó là một nụ cười tự phát, vàđàng sau nụ cười ấy là một cuộc sống bình thường, có đau đớn, vấn nạn.

Rồi có những cử chỉ của các bà mẹ đem những đứa con bệnh hoạn tới. Thực vậy, nói chung, các bà mẹđãđem chúng tới, nhưng thường các bà mẹ không nâng được con lên cao lắm, chỉ tới đây thôi. Các ông bố làm được, người ta thấy họ làm. Ở đây bố! Rồi nhiều trẻ em khuyết tật, với những khuyết tật khiến người ta cóấn tượng; họ không dấu diếm các em, họ mang các em tới cho Đức GH để ngài chúc lành cho chúng. Đây là con con, nó của con. Mọi bà mẹ biết điều đó, họ làm điều đó. Nhưng chính cung cách họ làm khiến tôi thán phục. Cử chỉ làm mẹ, làm cha, cử chỉ phấn khởi, hân hoan.

Có một từ ngữ khó để ta hiểu vì được thông tục hóa quá nhiều, bị dùng sai quá nhiều, bị hiểu sai quá nhiều, nhưng là một từ ngữ có chất lượng: nhẫn nhục (resignation). Người biết cách chịu đau khổ là người có khả năng chỗi dậy.

Hôm qua, tôi được khai sáng rất nhiều khi nói chuyện với người cha của Kristel, người thiếu nữ thiện nguyên viên chết tại Tacloban. Ông nói nàng chết trong lúc phục vụ, ông tìm lời lẽ làm mình vững mạnh trong hoàn cảnh này, làm mình chấp nhận việc này. Một người biết cách chịu đau khổ, đó làđiều tôi thấy và giải thích cử chỉ của ông.

2. Các cuộc tông du Phi Châu

Jean Louis De La Vaissiere (AFP): Thưa Đức Thánh Cha, đến nay, Đức TC đãđi Á Châu hai lần. Người Công Giáo Phi Châu chưa được Đức TC viếng thăm. Đức TC biết rằng từ Nam Phi tới Nigeria, Uganda, nhiều tín hữu đang chịu đau khổ vì cảnh nghèo, chiến tranh, chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo rất hy vọng được Đức Thánh Cha viếng thăm trong năm nay. Nên con muốn hỏi Đức TC, bao giờ Đức Thánh Cha nghĩ Đức TC sẽđi vàđi đâu?

Đức GH: Tôi xin trả lời cách giả định. Kế hoạch làđi Cộng Hòa Trung Phi và Uganda, hai nước này, trong năm nay. Tôi nghĩ sẽ là vào cuối năm, vì thời tiết, không đúng sao? Họ phải tính toán khi nào trời không mưa, khi nào thời tiết không xấu. Chuyến đi này kể là hơi trễ, vì có vấn đề Ebola. Tổ chức những cuộc tụ tập lớn là một trách nhiệm lớn, lây lan, không phải sao? Nhưng ở các nước này, không có vấn đề. Hai chuyến đi này chỉ là giảđịnh, nhưng sẽ trong năm nay.

3. Chủ nghĩa khủng bố nhà nước và nền văn hóa vứt bỏ

Cha Lombardi: Bây giờ chúng ta sẽ nhường chỗ cho ông bạn Izzo Salvatore của chúng ta, thuộc hãng tin Ý AGI.

Salvatore Izzo (AGI): Thưa Đức Thánh Cha, tại Manila, chúng con ở một khách sạn rất đẹp. Mọi người đều rất tử tế và chúng con ăn rất ngon, nhưng liền khi rời khỏi khách sạn này, Đức Thánh Cha liền, có thể nói, chạm trán, ít nhất làtrong tinh thần, với cảnh nghèo. Chúng con đã thấy nhiều trẻ em bên đống rác, có lẽ bị đối xử, con dám nói thế, như đồ phế thải. Bây giờ, con có đứa con trai 6 tuổi và con sẽ rất xấu hổ nếu nó sa vào tình trạng khốn khổ như thế. Con có đứa con trai tên Rocco, cháu rất hiểu những điều Đức TC nói khi ngài bảo phải chia sẻ với người nghèo. Nên trên đường đi học, cháu cố gắng phân phối các bữa quà cho các người hành khất trong khu vực. Còn đối với con, việc ấy có khó khăn hơn. Đối với những người khác cũng rất khó khăn. Chỉ có một vị Hồng Y 40 năm trước đây đã bỏ mọi sự và đến ở giữa người cùi, nên con muốn biết tại sao theo gương sáng ấy lại khó khăn vậy, cả với các vị Hồng Y? Con cũng muốn hỏi Đức TC một điều khác. Đó là về Sri Lanka. Ở đấy, chúng con thấy toàn là “favelas” (ổ chuột) trên đường tới phi trường, chúng là những túp lều tựa vào cây. Nói một cách thực tế, họ sống dưới cây. Phần lớn là người Tamils v àhọđang bị bách hại. Sau cuộc thảm sát tại Paris, có lẽ ngay sau A CALDO, Đức TC nói có chủ nghĩa khủng bố lẻ tẻ và có chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ. Đức TC muốn nói gì khi nói tới “chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ”? Đối với con, điều này có nghĩa kỳ thị vàđau khổ của những người này.

Đức GH: cám ơn bạn.

Izzo: Thưa Đức TC, còn một điều nữa, con muốn thưa với Đức TC rằng hãng tin của con, Hãng AGI, năm nay được 65 năm. Nên, dù không lấy gì khỏi ANSA, nhưng con muốn Đức TC biết rằng chúng con đang làm việc rất hăng ởÁ Châu, vì theo vết chân Enrico Mattei, AGI đang ký các thỏa hiệp hợp tác với các hãng tin khiêm nhường tại Palestine, tại Pakistan, tại Algeria, tại một số quốc gia. Chúng con cũng mong được Đức TC khuyến khích. Hiện có khoảng 20 hãng tin liên hợp với chúng con tại các nước đang mở mang.

Đức GH: Khi một trong các bạn hỏi tôi tôi mang sứđiệp nào tới Phi Luật Tân, tôi trả lời: người nghèo. Đúng, đó là sứđiệp được Giáo Hội ngày nay đưa ra, cũng là sứđiệp mà bạn nói về Sri Lanka, về người Tamil và kỳ thị, không phải sao? Người nghèo, các nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ. Điều này có thật. Ngày nay, người ta không chỉ vứt bỏ giấy tờ v ànhững gì còn dư lại. Chúng ta đang vứt bỏ những con người. Và kỳ thị là vứt bỏ, những người này đang bị vứt bỏ. Và ta phần nào nghĩ tới hình ảnh đẳng cấp, không phải sao? Việc này không thể tiếp tục được. Nhưng ngày nay, vứt bỏ xem ra là chuyện thông thường. Và bạn nói tới khách sạn sang trọng, rồi các túp lều. Trong giáo phận Buenos Aires của tôi có một khu vực hoàn toàn mới gọi làPuerta Madero gần trạm xe lửa và rồi bắt đầu những “Villas Miserias” (túp lều nghèo nàn), người nghèo. Túp này tiếp theo túp khác. Vàtại khu vực này, có 36 nhà hàng sang trọng. Nếu bạn ăn ở đó, họ sẽ chém đầu bạn. Nhưng ởđây làđói khát. Cái này bên cạnh cái kia. Còn chúng ta thì có khuynh hướng quen thuộc với hiện trạng, không phải sao? Quen với điều này, quen với điều nọ… đúng, đúng, chúng ta ởđây và có những người bị ném bỏ. Đó là cảnh nghèo, tôi nghĩ Giáo Hội phải làm gương, phải làm gương hơn nữa ởđây, phải khước từ mọi tính thế gian. Chúng ta, các người tận hiến, các giám mục, linh mục, nữ tu, giáo dân có thực sự tin rằng tội nặng nhất vàđe dọa nặng nhất chính là tính thế gian hay không? Qủa là xấu xa thực sự khi bạn thấy một người nam tận hiến, một người nam của Giáo Hội, một nữ tu, có tính thế gian. Xấu lắm. Đó không phải là cung cách của Chúa Giêsu. Nó là đường lối của cơ quan phi chính phủ, được gọi là “Giáo Hội” nhưng thực ra không hề là GH của Chúa Kitô, thứ cơ quan phi chính phủ ấy.

Vì GH không phải là một cơ quan phi chính phủ mà là một điều gì khác, nhưng khi một phần của GH trở nên có tính thế gian, nó trở nên một cơ quan phi chính phủ và hết thuộc về GH. GH là Chúa Giêsu chịu chết và sống lại để ta được cứu rỗi và làm chứng tá. Ta là Kitô hữu nếu ta theo chân Chúa Kitô.

Tai tiếng bạn nói tới có thật, đúng thế. Tai tiếng, nhưng Kitô hữu chúng ta đôi khi gây tai tiếng. Kitô hữu chúng ta làm cớ cho người ta xúc phạm. Bất luận ta là linh mục hay giáo dân vì con đường của Chúa Giêsu là con đường khó khăn. Quả thực GH cần tự lột xác. Nhưng bạn làm tôi nghĩ tới chủ nghĩa khủng bố nhà nước. Việc vứt bỏ này giống y hệt chủ nghĩa khủng bố. Tôi chưa bao giờ nghĩ về nó một cách trung thực nhưng nó làm tôi suy nghĩ. Tôi không biết phải nói gì với bạn nhưng đây không phải là những vuốt ve, thực đó. Như thể bảo “Không, bạn không, bạn không thể”. Hay khi… xẩy ra ở đây ở Rôma này, có người đàn ông vô gia cư bị bệnh đau dạ dầy. Con người đáng thương. Khi bạn đau dạ dầy, bạn đi nhà thương, vào đơn vị cấp cứu, người ta cho bạn một viên aspirin hay một viên gì tương tự rồi họ hẹn gặp bạn lại trong 15 ngày. Rồi người đàn ông này tới gặp một linh mục, thấy tình trạng của anh ta, vị linh mục xúc động, bèn nói ‘cha sẽ đem con tới nhà thương nhưng cha muốn con cho cha một ơn huệ. Khi cha bắt đầu giảng giải với họ hiện trạng của con, con phải giả vờ xỉu’. Và đó là điều đã xẩy ra. (Cái ông linh mục này quả là) tay nghệ sĩ. Ngài làm rất khá. Là chứng viêm màng bụng! Người đàn ông ấy bị vứt bỏ. Anh ta ra về một mình, anh ta bị vứt bỏ và đang hấp hối. Vị chánh xứ kia thông minh, ngài nắm tình thế khá HAY. Ngài đâu có tính thế gian, đúng không? Ta có cho đó là chủ nghĩa khủng bố nhà nước hay không? Đúng, ta có thể nghĩ thế.

Xin cám ơn, chúc mừng hãng thông tấn của bạn.

4. Thực dân ý thức hệ, và chủ trương của Đức Phaolô VI về kiểm soát sinh đẻ

Jan Christoph Kitzler (Bayerischer Rundfunk): Con muốn trở lại một phút với cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các gia đình. Đức Thánh Cha nói tới việc thực dân có tính ý thức hệ. Đức Thánh Cha có thể giải thích ý niệm này hơn một chút chăng? Cả Đức Phaolô VI, khi nói tới “các nguyên nhân đặc thù” vốn quan trọng đối với gia đình… Đức Thánh Cha có thể cho một thí dụ về các chính nghĩa đặc thù này và có lẽ cho biết liệu có cần mở đường, mở một hành lang cho những chính nghĩa này không?

Đức GH: Thực dân ý thức hệ. Tôi chỉ xin cho bạn một thí dụ về những gì tôi thấy cách nay 20 năm, năm 1995. Một vị bộ trưởng Giáo Dục Công Cộng xin một khoản vay lớn để xây trường cho người nghèo, trường công. Họ cấp khoản vay với điều kiện tại các trường phải có sách của trường cho học sinh tới một trình độ nào đó, không phải sao? Đó là một cuốn sách soạn rất đàng hoàng, trong đó, người ta dạy lý thuyết về phái tính. Người phụ nữ này cần tiền nhưng đó là điều kiện. Bà ta khá khôn . Bà nói: được, và buộc họ cũng cho một cuốn sách khác, thuộc một xu hướng khác. Và thế là bà thành công. Đó là thực dân ý thức hệ. Họ bước vào với một ý niệm chẳng liên quan gì tới dân chúng; với những nhóm người thì được nhưng với nhân dân thì không. Họ thực dân hóa nhân dân với một ý niệm muốn thay đổi tâm thức hay cơ cấu.

Tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, các giám mục Phi Châu ta thán điều này: một số khoản vay có điều kiện. Tôi chỉ nói điều tôi đã thấy. Tai sao họ nói thực dân hóa ý thức hệ? Vì họ lấy nhu cầu thực sự của nhân dân làm cơ hội để bước vào và tự làm cho họ trở nên mạnh mẽ đốivới trẻ em. Nhưng điều này không có chi mới lạ, các nhà độc tài của thế kỷ trước vốn đã làm thế. Họ đến với một học thuyết riêng. Hãy nghĩ tới Balilla (Tuổi Trẻ Phát Xít thời Mussolini), hãy nghĩ tới Tuổi Trẻ Hitler.

Chúng thực dân hóa nhân dân, và chúng muốn làm thế. Nhưng [gây nên] biết bao đau khổ. Người ta không thể mất tự do. Dân tộc nào cũng có văn hóa riêng, lịch sử riêng. Mọi dân tộc đều có nền văn hóa riêng của họ.

Nhưng khi các đế quốc thực dân áp đặt các điều kiện, chúng luôn tìm cách làm các dân tộc quên căn tính của họ và làm họ ra như nhau. Đây chính là hoàn cầu hóa quả cầu, mọi điểm đều cách đều tâm điểm. Nhưng hoàn cầu hóa thực sự, theo tôi, không phải là quả cầu, mà như khối đa diện. Nghĩa là mọi dân tộc, mọi thành phần, duy trì được căn tính riêng của họ chứ không bị thực dân hóa một cách ý thức hệ. Đó là các cuộc htực dân hóa có tính ý thức hệ.

Có một cuốn sách, xin lỗi tôi đang quảng cáo, có một cuốn sách có lẽ hơi nặng một chút ở lúc đầu vì được viết vào năm 1903 ở London. Đây là một cuốn sách mà vào thời ấy người viết đã được chứng kiến bi kịch thực dân hóa ý thức hệ và viết trong cuốn sách đó, gọi là “Chúa Trái Đất” hay tựa khác là “Chúa Thế Giới”. Một trong hai tựa này. Tác giả là Benson, viết năm 1903. Nhưng tôi khuyên các bạn đọc cuốn sách này, vì đọc nó, các bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì về việc ‘thực dân hóa ý thức hệ’.

Về Đức Phaolô VI: quả tình việc cởi mở chào đón sự sống là một điều kiện đối với bí tích hôn nhân. Một người đàn ông không thể ban bí tíchi cho một người đàn bà, và người đàn bà không thể ban nó cho chàng, nếu họ không phù hợp với điểm cởi mở đối với sự sống này. Nếu chúng minh được rằng chàng hay nàng kết hôn với ý định không Công Giáo (trong điểm này) thì bí tích không thành. (Đây là) một nguyên nhân làm cho hôn nhân vô hiệu, không phải sao? Phải mở cửa chào đón sự sống.

Đức Phaolô VI đã nghiên cứu vấn đề này qua một ủy ban về sự sống, phải làm gì giúp nhiều trường hợp, nhiều vấn đề, không phải sao? Có nhiều vấn đề quan trọng để giải quyết tình yêu sự sống; những vấn đề hàng ngày, nhưng mà nhiều, rất nhiều.

Nhưng còn một điều nữa. Việc từ chối của Đức Phaolô VI không những chỉ là về các vấn đề bản thân, là những vấn đề ngài bảo các vị giải tội phải nhân từ, phải hiểu xem điều đó có đúng không, rồi (ngài bảo các vị) “các con phải nhân từ thương xót, thông cảm nhiều hơn”. Ngà xem xét chủ nghĩa Tân Malthus lúc ấy đang thịnh hành khắp thế giới. Các bạn gọi chủ nghĩa Tân Malthus là gì? Hơn một trăm phần trăm sinh suất ở Ý. Ở Tây Ban cũng vậy. Chủ nghĩa Tân Malthus này tìm cách kiểm soát nhân loại nhân danh quyền lực (hiện nay).
Điều trên không có nghĩa Kitô hữu phải sinh con hàng loạt. Tôi từng khiển trách một phụ nữ mấy tháng trước đây tại một giáo xứ vì nàng có thai đến 8 lần, bẩy lần phải mổ mới sinh được. “Có phải con muốn bỏ 7 đứa con mồ côi hay sao? Làm thế là thử thách Thiên Chúa!”. (Đức Phaolô VI) nói tới việc làm cha mẹ có trách nhiệm. Điều tôi muốn nói là Đức Phaolô VI không lỗi thời, không hẹp hòi trong tâm trí. Không, (ngài là) một tiên tri, mà với thông điệp này đã nói để ta coi chừng cái chủ nghĩa Tân Malthus đang tới. Đó là điều tôi muốn nói.

5. Tự do phát biểu và việc cần phải khôn ngoan

Cha Lombardi: Con xin cám ơn Đức Thánh Cha. Bây giờ tôi xin dành câu hỏi cho Valentina, nhưng tôi muốn các bạn chú ý sự kiện này: ta đang ở trên không phận Trung Quốc, vì đã vượt qua Đại Hàn.

Valentina ALazraki Crastich (Televisa): Trên chuyến bay rời Sri Lanka, Đức TC dùng hình ảnh để trả lời rằng người đáng thương này (Alberto Gasbarri, người tổ chức chuyến đi của Đức GH) có thể có công nếu anh ta nhục mạ mẹ Đức Thánh Cha. Lời của Đức TC không phải ai ai trên thế giới cũng hiểu rõ và dường như một cách nào đó đã biện minh cho việc dùng bạo lực khi bị khiêu khích. Đức Thánh Cha có thể giải thích rõ hơn một chút nữa điều ngài muốn nói?

Đức GH: Trên lý thuyết, ta có thể nói rằng một phản ứng bạo động khi bị tấn công hay khiêu khích, trên lý thuyết, đúng thế, không phải là điều tốt, ta không nên làm thế. Trên lý thuyết, ta có thể nói điều Tin Mừng vốn dạy, rằng ta nên giơ má khác. Trên lý thuyết, ta có thể nói ta được tự do phát biểu, và điều này quan trọng. Nhưng trên lý thuyết tất cả chúng ta đều đồng ý như thế. Nhưng ta là người và ta có đức khôn ngoan, vốn là một nhân đức để sống chung giữa người với người. Tôi không thể liên lỉ nhục mạ, khiêu khích một con người cách liên tục vì liều mình tôi sẽ làm họ nổi giận, và liều mình tôi sẽ nhận được một phản ứng bất chính, một phản ứng bất công. Con người là thế. Vì lý do này, tôi nói rằng tự do phát biểu phải tính đến thực tại nhân bản và vì lý do đó, ta phải khôn ngoan. Đó chỉ là cách nói rằng ta phải có giáo dục, phải ý tứ. Khôn ngoan ý tứ là một nhân đức điều hòa các mối liên hệ của ta. Tôi có thể lên tới đây, tôi có thể lên tới kia, và tới kia, quá đó thì không. Điều tôi muốn nói là trên lý thuyết, tất cả chúng đều đều đồng ý: có tự do phát biểu, một gây hấn bạo động là điều không tốt, nó luôn luôn xấu. Tất cả chúng ta đều đồng ý, nhưng trong thực hành, ta hãy dừng lại một chút vì ta là con người và ta có nguy cơ khiêu khích người khác. Vì lý do này, tự do phải được đồng hành với khôn ngoan. Đó là điều tôi muốn nói.

6. Đức GH tới Mỹ, phong thánh cho Junipero Serra và phong chân phúc cho Đức TGM Romero

Nicole Winfield (AP): Xin Đức Thánh Cha cho chúng con biết về chuyến viếng thăm Hiệp Chúng Quốc của Đức TC và Đức TC sẽ thăm những thành phố nào, và liệu Đức TC có đến California để phong thánh cho (chân phúc) Junipero Serra không, hay tới biên giới với Mễ Tâ Cơ? Và Đức TC sẽ thăm các nước nào của Châu Mỹ La Tinh, và Đức TC có ý định chủ tọa lễ phong chân phúc cho Đức TGM Romero không?

Đức GH: Tôi sẽ bắt đầu với phần cuối (của câu hỏi). Sẽ có cuộc chiến tranh giữa Đức HY Amato và Đức Cha Paglia (cười) về việc ai trong hai vị sẽ chủ tọa lễ phong chân phúc. Không, tự bản thân (mà nói), các cuộc phong chân phúc thường do vị HY của bộ hay một người khác chủ tọa.

Bây giờ tới câu hỏi thứ nhất về cuộc thăm viếng Hiệp Chúng Quốc. Ba thành phố là Philadelphia, để dự cuộc gặp gỡ các gia đình; New York, tôi đã có ngày tháng nhưng không nhớ, để viếng LHQ, và Hoa Thịnh Đốn. Đó là ba thành phố.

Tôi muốn đi California để phong thánh cho Junipero (cha Junipoero Serra), nhưng tôi nghĩ có vấn đề thì giờ. Nó đòi tới hai ngày nữa.
Tôi nghĩ tôi sẽ phong thánh tại Đền Thánh Quốc Gia (Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội) ở Hoa Thịnh Đốn, đây là biến cố có tính quốc gia. Tại Hoa Thịnh Đống, (tôi không biết chắc ở chỗ nào) sẽ có tượng (chân phúc) Junipero tại Điện Capitol nơi có tượng Abraham Lincoln.

Rồi vào Mỹ từ biên giới Mễ Tây Cơ sẽ là một điều tốt đẹp, như dấu chỉ tình huynh đệ và hỗ trợ người di dân. Nhưng các bạn biết tới Mễ Tây Cơ mà không tới thăm Đức Bà (Guadalupe) quả là một bi kịch. Một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra (cười).

Nhưng mà như vậy sẽ cần thêm 3 ngày nữa, và việc này chưa rõ. Nên tôi nghĩ sẽ chỉ có 3 thành phố mà thôi. Sau này sẽ có lúc đi Mễ Tây Cơ.

Tôi có quên điều gì không?

Các nước Châu Mỹ La Tinh?

Chúng tôi đã dự trù cho năm nay, mọi sự vẫn còn đang dự thảo: Ecuador, Bolivia và Paraguay. Ba nước này.

Năm tới, nếu Chúa muốn, nhưng mọi sự vẫn còn trong dự thảo, tôi muốn đi Chilê, Á Căn Đình và Uruguay. Peru không có trong đó, nhưng chúng tôi không biết đặt nó ở đâu.

Cha Lombardi: Con xin cám ơn Đức TC. Chúng tôi đã có chương trình chính xác về các chuyến đi của Đức GH. Mọi sự chỉ tạm thời (đây là một chương trình dự thảo), chưa có gì quyết định cả.

7. Thối nát trong các chính phủ và trong Giáo Hội

Jhemmyrlrut Teng ( TVS Network Inc): Đức Thánh Cha làm gì để chống thối nát không những trong các chính phủ mà có lẽ cả trong Giáo Hội nữa?

Đức GH: Đây là một câu hỏi hắc búa, đấy nhỉ? Thối nát là trật tự trong ngày trên thế giới ngày nay, và thái độ thối nát rất dễ tìm được nơi cư trú trong các định chế, vì định chế có nhiều ngọn ngành đó đây, rất nhiều xếp và rất nhiều phó xếp, như thế, rất dễ cho nó sa sẩy và cung cấp tổ ấm cho thối nát và mọi định chế đều có thể sa phạm ở điểm này. Thối nát là lấy của dân. Người thối nát làm những chuyện tham nhũng là xử lý hay cai trị một cách thối nát hay liên hiệp với người khác để thực hiện các vụ thối nát, ăn cướp của dân. Các nạn nhân là những người, bạn kia đâu rồi, người bạn với lễ kỷ niệm (của AGI)?, họ là những người mà bạn nói sống ở đàng sau các khách sạn sang trọng, không phải sao? Họ là nạn nhân của thối nát. Thối nát không đóng kín ở trong mình; nó đi ra ngoài và sát hại. Các bạn có hiểu không? Ngày nay, thối nát là vấn đề khắp thế giới. Một lần kia, vào năm 2001 hay hơn kém gì đó, tôi hỏi ông tổng thư ký của phủ tổng thống vào thời đó xem chính phủ nào là chính phủ mà ta nghĩ là không tham nhũng, thực vậy, khôn tham nhũng: “Xin ông cho tôi biết, khoản việc trợ mà ông gửi tới trong nước, bất luận bằng tiền mặt hay thực phẩm hoặc quần áo, tất cả những thứ ấy, bao nhiều đến được nơi”. Người đàn ông này, vốn là một người chân thực, trong sạch, trả lời ngay: “35%”. Đó là điều ông ta nói với tôi. Chuyện ấy xẩy ra năm 2001 tại quê hương tôi. Và bây giờ, thối nát trong các định chế của Giáo Hội. Khi nói tới GH, tôi muốn nói tới giáo dân, người đã chịu phép rửa, toàn thể GH, không phải sao? Trong trường hợp ấy, tốt hơn nên nói tới những kẻ tội lỗi. Tất cả chúng ta đều là kẻ có tội, không phải sao? Nhung khi nói tới thối nát, ta nói tới một là người thối nát hai là các định chế trong GH đã sa vào thối nát. Và quả có những trường hợp như thế, đúng, có. Tôi nhớ một lần kia, vào năm 1994, khi tôi mới được cử làm giám mục của khu Flores thuộc Buenos Aires, hai nhân viên hay viên chức của một bộ đến nói với tôi: “Đức Cha có quá nhiều nhu cầu ở đây với không biết bao nhiêu người nghèo trong các “villas miserias” (nhà ở chuột)”. “Vâng đúng”, tôi trả lời và họ bảo tôi “chúng con có thể giúp Đức Cha. Nếu Đức Ch amuốn, chúng con có khoản trợ cấp 400,000 pesos”. Vào lúc đó, hối xuất là 1 dollar lấy 1 pesos. 400,000 dollars. “Các ông có thể làm điều này?” “Vâng, vâng”. Tôi lắng nghe, vì với số tiền dâng cúng quá lớn như thế, đến ông thánh cũng phải động lòng. Và họ nói tiếp: “Để thực hiện việc này, chúng con sẽ ký thác, rồi Đức Cha cho chúng con một nửa”. Lúc đó, tôi nghĩ ngay mình phải làm gì: một là mạ lỵ họ và đá họ vào nơi mặt trời không bao giờ mọc hay chơi trò đánh lừa họ. Tôi đã chơi trò đánh lừa mà nói với họ rằng “tòa đại diện của chúng tôi không có chương mục; các ông phải ký thác tại văn phòng toà TGM và lấy biên nhận. Và chỉ có thế. “Ồ, chúng con không biết” và họ rời khỏi. Nhưng sau này tôi tự nghĩ nếu hai người này tới nơi mà không thèm hỏi lối thoát, đây là một ý nghĩ tồi, thì chính là vì ai đó đã đồng ý với họ. Nhưng đó là một ý nghĩ tồi, không phải sao?

Thối nát có xẩy ra dễ dàng không? Ta hãy nhớ điều này: tội lỗi thì được, tham nhũng thì không, không bao giờ tham nhũng. Ta phải xin lỗi thay cho những người Công Giáo, những Kitô hữu gây tai tiếng vì tham nhũng. Đây là một vết thương trong Giáo Hội. Nhưng hiện có rất nhiều vị thánh, rất nhiều người thánh thiện. Và các ông bà thánh tội lỗi, như gkhông tham nhũng. Ta cũng hãy nhìn sang phía khác, Giáo Hội vốn thánh thiện. Có những vị thánh đó đây. Cám ơn bạn đã có can đảm hỏi câu hỏi này.

8. Vấn đề Trung Quốc

Anais Feuga (Radio France): Chúng ta vừa bay qua Trung Quốc. Từ Korea trở về, Đức TC nói rằng ngài sẵn sàng tới Trung Quốc vào ngày hôm sau. Dưới ánh sán glời tuyên bố ấy, xin Đức TC giải thích vì sao Đức TC đã không tiếp Đức Dalai Lama khi ngài có mặt ở Rôma trước đây không lâu, và các liên hệ với TQ hiện nay ra sao?

Đức GH: Cám ơn bạn đã hỏi tôi câu hỏi này. Thói quen trong lễ tân của Phủ Quốc Vụ Khanh là không tiếp các vị đứng đầu nhà nước và nhân dân ở bình diện ấy khi họ tham dự một cuộc hội nghị quốc tế ở Rôma. Thí dụ, với (những vị dự) hội nghị FAO (Cơ Quan Lương Nông LHQ), tôi không tiếp kiến ai cả. Đó là lý do ngài đ ãkhông được tiếp kiến. Tôi đã thấy một số tờ báo nói rằng tôi không tiếp ngài vì sợ Trung Quốc. Điều ấy không đúng. Lúc ấy, (lễ tân) này là lý do. Ngài có yêu cầu gặp tôi, và người ta nói thế… nhưng ngày giờ, một điểm nào đó, ngài đã có trước nhưng không phải cho lúc đó, chúng tôi vẫn liên lạc với nhau. Động lực không phải là khước từ một người, hay vì sợ Trung Quốc. Vâng, chúng tôi cởi mở, chúng tôi muốn hòa bình với mọi người…

Các liên hệ với Trung Quốc hiện nay ra sao? Chính phủ Trung Quốc đáng kính (có hiểu biết), chúng tôi cũng đáng kính (có hiểu biết), ta hãy xét sự việc từng bước một. Đó là cách sự việc đang diễn tiến trong lịch sử, không phải sao? Chúng tôi chưa biết, nhưng họ biết rằng tôi sẵn sàng một là tiếp đón [một ai đó] hai là đi [Trung Quốc].

9. Đáp ứng của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo ôn hòa đối với lời kêu gọi của Đức GH

Marco Ansaldo (La Repubblica): Khi Đức Thánh Cha ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức TC đã yêu cầu các nhà lãnh đạo trong thế giới Hồi Giáo, cả chính trị, lẫn tôn giáo và học thuật, có chủ trương chống lại chủ nghĩa khủng bố khi các hành vi khủng bố xẩy ra. Xem ra lời kêu gọi của ngài chưa được tầng lớp cao của Hồi Giáo ôn hòa hưởng hứng…

Đức GH: Cũng có lời kêu gọi được tôi lặp lại vào đúng ngày tôi lên đường qua Sri Lanka, (lời kêu gọi) tôi đã đưa ra trong bài diễn văn với ngoại giao đòan sáng hôm đó. Trong bài diễn văn này, tôi nói, tôi không nhớ những lời chính xác, rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị, học thuật và trí thức nên lên tiếng. Cả dân chúng, thế giới Hồi Giáo ôn hòa, cũng nên yêu cầu các nhà lãnh đạo của họ làm việc này. Một số trong số họ đã làm một điều gì đó. Tôi nghĩ ta nên dành cho họ thêm thì giờ, vì đối với họ, tình thế không dễ dàng. Và tôi có hy vọng, vì giữa họ, có những người tốt lành. Tôi chắc chắn nó sẽ tới. Tôi muốn nói cùn gmột điều mà tôi đã lặp lại lúc lên đường.

10. Đáp ứng của Giáo Hội đối với lời chỉ trích chủ trương của GH về kiểm soát sinh đẻ

Christoph Schmidt (CIC): Giáo Hội đáp ứng ra sao đối với các lời chỉ trích chủ trương của mình về kiểm soát sinh đẻ vì dân số thế giới đang gia tăng rất nhiều. Và đối với lời chỉ trích đứa con?

Đức GH: Tôi nghĩ con số 3 (đứa con) mỗi gia đình mà bạn nói, đó là con số mà các chuyên viên cho là quan trọng để giữ cho dân số tiến… Ba đứa con mỗi cặp vợ chồng. Kh ixuống dưới con số ấy, thái cực khác sẽ xẩy ra, như đang xẩy ra cho Ý. Tôi từng nghe, tôi không biết có thực không, rằng đến năm 2024, sẽ không có tiền trả người hưu trí vì có sự giảm thiểu dân số.

Do đó, để trả lời bạn, từ ngữ chủ yếu được GH luôn dùng và cả tôi cũng quen dùng là làm cha mẹ có trách nhiệm. Ta thự chiện điều này cách nào? Bằng đối thoại. Mỗi người cùng với mục tử của mình tìm cách thực hiện việc làm cha mẹ có trách nhiệm này.

Thí dụ tôi đã nhắc trên đây về người phụ nữ đang chờ sinh đứa con thứ tám và đã có tới 7 đưa con sinh ra bằng cách mổ. Đó là vô trách nhiệm. (Người phụ nữ đó có thể sẽ nói) “không, nhưng con phó thác nơi Chúa”. Nhưng Chúa ban cho chị các phương pháp để có trách nhiệm. Một số người nghĩ rằng, xin lỗi nếu ôi dùng chữ này, muốn là người Công Giáo tốt ta phải giống như thỏ. Không. Phải làm cha mẹ có trách nhiệm! Điều này rất rõ ràng và đó là lý do tại sao trong GH có những nhóm hôn nhân, có những chuyên viên về vấn đề này, có các mục tử, những người ta có thể tìm tới và tôi biết có rất nhiều, rất nhiều cách bên cạnh đó rất hợp pháp và từng hữu ích trong vấn đề này. Bạn đã hành động tốt khi hỏi tôi điều này.

Một điều nữ aliên quan tới việc này là: đối với phần lớn người nghèo, đứa con là gia bảo. Quả thực cả ở đây nữa, bạn cũng phải khôn ngoan nhưng đối với họ đứa con vẫn là một gia bảo. (Nhiều người cho rằng) “Chúa biết cách giúp tôi” và có lẽ một số người trong số này không khôn ngoan, điều này có thật. Làm cha mẹ có trách nhiệm nhưng ta cũng phải xét tới lòng quảng đại của người cha người mẹ biết coi mọi đứa con đều là gia bảo.

11. Những giây phút xúc động nhất tại Phi Luật Tân

Elisabetta Pique (La Nacion): Đại diện nhóm nói tiếng Tây Ban Nha, con có hai câu hỏi. Đây là chuyến đi rất cảm động đối với mọi người. Chúng con thấy người ta khóc suốt buổi tại Tacloban, ngay cả phóng viên chúng con cũng khóc. Hôm qua, Đức TC nói, thế giới cần phải khóc. Con muốn hỏi Đức TC, đâu là, và điều ấy rất xúc động, đâu là giây phút xúc động nhất đối với Đức TC, vì thánhlễ ở Tacloban là một giây phút như thế và cả hôm qua nữa khi bé gái bắt đầu khóc. Đó là câu hỏi thứ nhất, đối với Đức TC giây phút đó là gì. Câu hỏi thứ hai, hôm qua Đức TC đã tạo nên lịch sử. Đức Thánh Cha đã vượt qua kỷ lục của Đức Gioan Phaolô II, tại cùng một nơi, đã có 6 hay 7 triệu người. Đức TC cảm nhận ra sao khi thấy, Đức HY Tagle cho chúng con hay trong Thánh Lễ trước bàn thờ Đức TC hỏi ngài, nhưng có bao nhiêu người ở đây? Đức TC cảmnhận ra sao khi vượt qua kỷ lục này, khi bước vào lịch sử như một vị giáo hoàng vớikhối người tham dự cao nhất trong lịch sử? Con cám ơn Đức TC.

Đức GH: Giây phút xúc động nhất… Đối với tôi thánh lễ tại Tacloban là xúc động nhất. Rất xúc động. Khi thấy mọi người dân Chúa đứng im lặng, cầu nguyện, sau thảm họa này, nghĩ đến tội lỗi tôi và những người đó, thật là xúc động, một giâ phút rất xúc động. Trong lúc cử hành thánh lễ ở đó, tôi cảm thấy mình như thể tan biến, gần như không nói được nữa. Tôi không còn cảm thấy chi, tôi không biết điều gì đã xẩy ra cho mình, có lẽ đó là sự xúc động, tôi không biết. Nhưng ot6i không cảm thấy gì cả, quả là điều lạ. Và rồi các cử chỉ bắt đầu chuyển động. Mọi cử chỉ. Khi tôi đi qua và một cha làm (cử chỉ) này thì tôi chúc lành cho ngài, hình như ngài cám ơn nhưng… đối với họ, một chúc lành đã đủ. Tôi nghĩ, nhưng tôi, người vốn có nhiều kỳ vọng, tôi muốn điều này, tôi muốn điều nọ. Điều này tốt cho tôi, không phải sao? Những giây phút xúc động. Sau này, tôi mới thấy ra rằng ở Tacloban, chúng tôi đáp xuống ở sức gió 70 dặm một giờ, tôi coi trọng lời cảnh cáo rằng chúng tôi phải rời không trễ hơn lúc 1 giờ vì có nguy hiểm. Nhưng tôi không sợ.

Đối với sự tham dự đông đảo, tôi cảm thấy mình như tan biến ra không. Đây là dân Thiên Chúa, và Thiên Chúa đang hiện diện, và niềm hân hoan có Chúa hiện diện nói với chúng tôi, các bạn hãy suy nghĩ kỹ điều này, rằng các con là đầy tớ của những người này, họ là những người chủ đạo. Một điều gì giống như thế.

Điều khác nữa là việc khóc. Một trong những điều bị mất đi khi có quá nhiều của cải hay khi các giá trị bị hiểu lầm hay khi ta trở nên quen thuộc với bất công, với thứ văn hóa vứt bỏ này, là khả năng khóc. Đây là một ơn phúc mà ta phải xin cho có. Trong cuốn sách lễ cũ, có lời nguyện rất đẹp để được khóc. Nó ít nhiều đọc như thế này: Lạy Chúa, Chúa đã làm để Môsê dùng chiếc gậy mà làm cho nước vọt ra từ tảng đá, xin làm cho từ hòn đá là trái tim con vọt ra làn nước mắt. Quả là một lời cầu nguyện đẹp. Kitô hữu chúng ta phải xin cho được ơn biết khóc, nhất là những Kitô hữu khá giả. Và khóc cho bất công và khóc cho tội lỗi. Bởi vì khóc sẽ mở lòng các bạn hiểu nhiều thực tại mới hay nhiều chiều kích mới của thực tại. Đó là điều em bé gái đã nói, đó là điều tôi đã nói với em. Em là người duy nhất hỏi câu hỏi không có câu trả lời, tại sao trẻ em chịu đau khổ? Văn hào Dostoyevsky đã tự hỏi câu đó, và ông ta không trả lời được. Tại sao trẻ em chịu đau khổ? Em, với cái khóc của em, một phụ nữ khóc. Khi tôi nói điều quan trọng là phụ nữ phải được coi trọng trong GH, thì không phải chỉ dành cho họ một chức năng như thư ký một thánh bộ, dù điều này cũng tốt thôi. Không, phải là việc họ cho ta biết họ cảm nhận và nhìn thực tại như thế nào. Vì phụ nữ nhìn sự việc từ một sự phong phú khác, một phong phú lớn lao hơn. Còn điều nữa tôi mốn nhấn mạnh là những gì tôi nói với người thanh niên cuối cùng (tại cuộc gặp gỡ giới trẻ), người làm việc rất giỏi, anh ta cho, cho và cho, anh ta tổ chức giúp người nghèo. Nhưng đừng quên rằng chúng ta cũng cần làm ăn mày, ăn mày họ, anh mày người nghèo. Vì người nghèo giảng Tin Mừng cho chúng ta. Nếu chúng ta lấy người nghèo khỏi Tin Mừng, chúng ta sẽ không thể hiểu sứ điệp của Chúa Giêsu. Người nghèo giảng Tin Mừng cho chúng ta. Tôi đi giảng Tin Mừng cho người nghèo, đúng, nhưng hãy để các bạn được họ giảng tin mừng cho. Vì họ có những giá trị mà các bạn không có.

Đức GH cám ơn truyền thông

Tôi xin cám ơn các bạn rất nhiều vì việc làm của các bạn. Cám ơn các bạn nhiều lắm. Tôi biết thật là một hy sinh đối với các bạn. Cám ơn các bạn nhiều lắm. Tôi muốn tỏ những lời cám ơn này cách cụ thể đối với nữ phó tế của chúng ta, mà ngày sinh nhật rơi vào hôm nay. Chúng tôi không thể nói bà bao nhiêu tuổi nhưng bà đã làm việc ở đây từ lúc là một đứa trẻ, một đứa trẻ, một đưá trẻ. Xin cầu chúc những điều tốt đẹp nhất.
 
Tòa Thánh làm rõ nhận xét của Đức Giáo Hoàng về tờ Charlie Hebdo
Đặng Tự Do
04:51 20/01/2015
Cha Thomas Rosica thuộc phòng Báo chí Tòa Thánh đã ra một tuyên bố làm rõ nhận xét của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tự do ngôn luận và chuyện báng bổ tôn giáo người khác.

Theo dòng thời gian, đã có những sự kiện sau xảy ra tiếp theo vụ thảm sát tại toà báo Charlie Hebdo.

Đức Giáo Hoàng cực lực lên án vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo

10 người bị giết, 45 nhà thờ bị đốt tại Niemey, Niger
Hàng triệu người biểu tình chống tờ Charlie Hebdo tại Chechnya
Hàng trăm ngàn người biểu tình chống tờ Charlie Hebdo tại Pakistan
ĐTC trong cuộc họp báo, bên cạnh là tiến sĩ Alberto Gasparri
Sáng thứ Năm 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành thánh lễ đầu tiên tại nhà nguyện Santa Marta sau kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh để cầu nguyện cách riêng cho những nạn nhân của vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris

Ngài nói rằng cuộc tấn công này "thể hiện cả sự tàn bạo nhân loại đến cùng cực; lẫn các chiều kích kinh hoàng của chủ nghĩa khủng bố, cả thứ khủng bố riêng lẻ lẫn chủ nghĩa khủng bố nhà nước."

Đức Thánh Cha than thở: "Con người có thể tàn ác đến là ngần nào! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thánh lễ này, cho rất nhiều các nạn nhân của sự tàn bạo này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ tàn ác như vậy, xin Chúa hoán cải con tim của họ."

Các vị Hồng Y và Giám Mục Pháp cũng cực lực lên án vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo

Cũng trong ngày thứ Năm 8 tháng Giêng, trong một phút mặc niệm 12 người gồm các ký giả, các nhân viên cảnh sát và người đi đường bị thiệt mạng trong vụ thảm sát một ngày trước đó, nhà thờ Đức Bà Paris đã rung chuông trong một cử chỉ chia buồn với những nạn nhân của một vụ khủng bố được xem là trầm trọng nhất tại Pháp trong nửa thế kỷ qua.

Các vị Hồng Y và Giám Mục Pháp cũng hiện diện trong các cuộc biểu tình lên án bọn khủng bố.

Phản ứng của tờ Charlie Hebdo

Những thành viên còn sống của tờ Charlie Hebdo đã nhờ các cơ quan ngôn luận tại Pháp giúp tiếp tục tái bản và hôm thứ Tư 14 tháng Giêng đã phát hành với một số lượng lớn gấp 50 lần trước đó.

Trong số báo này, tờ báo đã có một biếm họa chỉ trích tiên tri Môhamét của Hồi Giáo nặng nề. Vì thế, hàng loạt những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo đã nổ ra trên toàn thế giới. Đặc biệt, nghiêm trọng là 10 người bị giết và 45 nhà thờ Kitô Giáo tại thủ đô Niamey của Niger đã bị tấn công và đốt cháy.

Bên cạnh đó, tờ báo cũng vẽ một biếm họa đả kích Đức Giáo Hoàng Phanxicô và hàng giáo phẩm Công Giáo Pháp. Biên tập viên của tờ tạp chí viết rằng họ không muốn sự hỗ trợ của Giáo Hội Công Giáo và chế giễu một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã tham gia vào các cuộc biểu tình.

Tờ báo viết:

“Điều đã làm cho chúng tôi cười nhiều nhất là các quả chuông của nhà thờ Notre Dame đã rung lên nhằm vinh danh chúng tôi. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô -- người cũng là Charlie tuần này: Chúng tôi chỉ chấp nhận các chuông của nhà thờ Notre Dame được đánh lên nhằm vinh danh chúng tôi nếu những quả chuông ấy được đánh bởi những phụ nữ FEMEN".

(FEMEN là nhóm nữ quyền quá khích mà các thành viên đã thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình để ngực trần bên trong nhiều nhà thờ châu Âu. Diễn biến gần đây nhất là vụ một phụ nữ trong nhóm này để ngực trần chạy trên quảng trường Thánh Phêrô và xông vào hang đá giật đi tượng Chúa Hài Đồng vào ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12).

Thực ra, hàng giáo sĩ Pháp xuất hiện trong các cuộc biểu tình là nhằm lên án hành vi bạo lực của khủng bố Hồi Giáo, chứ không phải là nhằm vinh danh tờ Charlie Hebdo, một tờ báo khét tiếng bài bác tất cả các tôn giáo, không riêng gì là Hồi Giáo.

Cuộc họp báo trên chuyến bay từ Colombo sang Manila

Hôm thứ Năm 15 tháng Giêng, trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Sri Lanka sang Phi Luật Tân, sau khi cực lực lên án vụ thảm sát tại toà báo Charlie Hebdo như ngài đã làm trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta đúng một tuần trước đó, Đức Giáo Hoàng so sánh việc báng bổ tôn giáo với việc chửi cha mắng mẹ người khác, và nhận xét rằng xúc phạm cha mẹ người ta, tức là muốn người ta cho mình một cú đấm.

Trả lời câu hỏi của một ký giả Pháp xin ngài nhận định về những vụ khủng bố gần đây tại Paris, và tương quan giữa tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, Đức Thánh Cha nói:

“Cả hai tự do này đều là những quyền căn bản của con người. Kẻ nào chủ trương giết người nhân danh Thiên Chúa thì rơi vào lầm lạc, và những kẻ nào xúc phạm tôn giáo nhân danh quyền được nói những gì mình thích nói cũng là sai lầm. Về tự do ngôn luận: mỗi người không những có tự do và có quyền, nhưng còn có nghĩa vụ nói điều mà mình nghĩ là có thể giúp xây dựng công ích.”

“Chắn chắn là không thể dùng bạo lực để phản ứng lại sự xúc phạm, nhưng cũng đừng khiêu khích. Không thể mạ lỵ tín ngưỡng của người khác, không thể chế nhạo đức tin, vì tự do ngôn luận có một giới hạn, đó là phẩm giá của mỗi tôn giáo”.

Theo thói quen hài hước của ngài, Đức Thánh Cha lấy một ví dụ để minh họa những điều ngài nói:

"Nếu người bạn tốt của tôi là Tiến Sĩ Gasparri đây chửi thề đối với mẹ tôi, ông có thể mong đợi một cú đấm. Đó là bình thường. Đó là bình thường. Bạn không thể kích động. Bạn không thể xúc phạm đức tin của người khác. Bạn không thể mang đức tin của người khác ra làm trò cười."

Tiến Sĩ Alberto Gasparri là người luôn có mặt trong các cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng. Ông phụ trách việc hoạch định các chuyến tông du của các vị Giáo Hoàng. Ông thường cùng với Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đứng hai bên Đức Thánh Cha trong các buổi họp báo trên các chuyến bay.

Nhiều tờ báo đã dùng thủ đoạn cắt cúp và kết án Đức Giáo Hoàng là bênh vực cho những kẻ khủng bố. Nhẹ nhất thì bênh vực “quyền tự do xúc phạm người khác” như thủ tướng David Cameron của Anh quốc.

Vì thế, Cha Thomas Rosica đã ra một thông báo tường trình toàn bộ nội dung nhận xét của Đức Giáo Hoàng và nêu bật rằng:

"Nhận xét của Đức Giáo Hoàng không có cách nào có thể giải thích là một sự biện minh cho hành vi bạo lực và khủng bố diễn ra tại Paris vào tuần trước".

Cần lưu ý rằng những lời của Đức Giáo Hoàng "được nói một cách bộc trực, trong bối cảnh thân thiện giữa những người cùng đi và những bạn bè trong cuộc hành trình"

Cha Rosica nói thêm rằng "lời nói của ngài có nghĩa là có những giới hạn khi đùa cợt và châm biếm đặc biệt là trong những cách thức mà chúng ta đề cập đến các vấn đề về tôn giáo và niềm tin."

Phát ngôn viên nói thêm:

“Phản ứng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tương tự như những gì chúng ta cảm thấy khi những người thân yêu nhất đối với chúng ta bị xúc phạm hoặc bị hại. Phong cách phát biểu không gò bó của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là trong những tình huống như trong một cuộc họp báo, phải được đánh giá trung thực và không thể bị bóp méo hoặc xuyên tạc. Đức Giáo Hoàng đã nói rõ ràng rằng ngài chống lại chủ nghĩa khủng bố và các hành vi bạo lực xảy ra tại Paris và ở miền khác trên thế giới. Bạo lực sinh ra bạo lực. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không hề thốt lời ủng hộ bạo lực trên chuyến bay.”
 
Ði tìm cơ quan phi chính phủ đã giúp bé gái Phi khiến Đức Phanxicô nghẹn lời
Vũ Van An
16:50 20/01/2015
Với một câu hỏi đầy nước mắt, một bé gái Phi Luật Tân đã khiến Đức GH Phanxicô và cả thế giới nghẹn lời.

"Tại sao Thiên Chúa cho phép chuyện này xẩy ra? Trẻ em không có lỗi chi. Tại sao chúng con chỉ được một số ít người giúp đỡ?"

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không biết phải nói gì.Thực thế, câu trả lời tốt nhất ngài có thể đưa ra là một cái ôm.

Bất hạnh thay, rất nhiều trẻ em ở Phi Luật Tân phải chịu tất cả những gì bé gái Glyzelle đã trải qua. Đức GH Phanxicô có cơ hội gặp một số em khi ngài tới thăm một trung tâm tại Manila do nhóm ANAK-Tnk quản trị. Đây là một cơ quan phi chính phủ đã cứu Glyzelle ra khỏi cảnh sống ngoài đường phố.

Được thành lập năm 1998 bởi một linh mục Dòng Tên, cơ quan này hiện đang chăm sóc các trẻ bị bỏ rơi. Chúng buộc phải tự kiếm sống, không cha mẹ, không nhà cửa, và phải ngủ ngoài đường phố. Phần lớn các em bị lừa vào đĩ điếm và ma túy.

Không ai muốn các em cả, và các em không hề biết tới cha mẹ. Thối nát ở Phi Luật Tân đã cản trở việc áp dụng các đạo luật chống đĩ điếm là những luật lệ bảo vệ các em. Theo cơ quan phi chính phủ này, gần 60,000 trẻ em ở Phi Luật Tân bị khai thác về tính dục.

ANAK-Tnk cứu các em và lo bảo đảm để các em có cơ hội lần thứ hai. Với hơn 12 trung tâm tại Manila, họ cung cấp nơi ở và chăm sóc 220 trẻ em. Họ cũng có các chương trình đặc biệt dành cho những người thiếu dinh dưỡng, có một khuyết tật nào đó và những người quen sống cạnh các bãi rác ở Manila.

Hai trong 3 người ở Phi Luật Tân sống với chưa tới 2 dollars một ngày. Gần một nửa số họ dưới 15 tuổi.

Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc với www.anak-tnk.org
 
Nhận định từ giới Phật Giáo về cuộc Tông Du Phi Luật Tân cuả ĐTC.
Trần Mạnh Trác
16:52 20/01/2015




Mọi tôn giáo đều dạy lòng thương xót và sự từ bi, là ý kiến chung cuả nhiều nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau sau khi được tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Giáo Hoàng Học Viện Santo Tomas.

Sư Bà Pei Ven Chueh, một nữ tu Phật giáo, chủ trì chuà Fo Guang Shan lớn nhất ở Đài Loan, cho biết cơ hội gặp gỡ giữa nhiều nhà lãnh đạo cuả các tôn giáo khác nhau như thế này là "rất tốt đẹp".

Cầm đầu phái đoàn Phật Giáo tham dự cuộc họp liên tôn đặc biệt trong dịp này, Sư Bà Pei nói rằng bà "vui mừng được gặp Đức Giáo Hoàng. " Bà cho biết sự kiện bà được đưa vào danh sách như là một phụ nữ cuả hội đồng liên tôn tỏ rõ rằng "chỉ với sự bình đẳng, chúng ta mới có thể tìm ra được hòa bình cho thế giới."

Được biết cũng còn có một người phụ nữ khác nữa trong danh sách là tiến sĩ Lilian Sison, cựu khoa trưởng phân khoa cao học trường UST (Giáo Hoàng Học Viện Santo Tomas.)

Sư Bà Pei Ven Chueh đã từng sống ở Argentina 14 năm, đã là người được trò chuyện với Đức Giáo Hoàng lâu nhất trong các đại diện tôn giáo.

"Đức Giáo Hoàng đã rất thân thiện với chúng tôi. Chúng tôi đã đồng ý rằng cuộc đối thoại giữa các tôn giáo là rất quan trọng và phải có thêm nhiều hơn nữa để đối phó với các cuộc khủng hoảng cuả thế giới trong tương lai. Chúng tôi cần nhiều thời gian hơn nữa để đối thoại và bàn bạc về những gì mà các tôn giáo có thể làm cho mọi người, đặc biệt là các quan điểm về hòa bình và tình yêu thương cho nhân loại, " bà nói.



Lặp lại ý kiến cuả Sư Bà Pei, một Ni Cô trong đoàn là Miao Ven Jing cũng đánh giá cao cuộc tông du như sau: "Chúng tôi thấy rằng Đức Giáo Hoàng đã mang lại không chỉ ơn phước mà thôi mà còn là một sự thống nhất".

Ni Cô Miao ca ngợi và cảm ơn Đức Thánh Cha đã "đem con người hiệp nhất lại với nhau, đặc biệt là giữa các nền tảng khác nhau, tôn giáo, văn hóa, truyền thống."

Dù Ni Cô Miao đã không được đích thân gặp mặt Đức Giáo Hoàng, Ni Cô Miao cho thấy cũng rất cảm kích từ khi nhận được lời mời từ Vatican và từ Đức Hồng Y Luis Tagle cuả Manila.

Các đại diện Phật Giáo cho biết họ dự định mời Đức Giáo Hoàng đến thăm các cộng đồng Phật Giáo cuả họ.

"Nhân dịp Đức Giáo Hoàng đi nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt như trong những tháng vừa qua, chúng tôi chân thành và khiêm tốn mời Ngài dừng chân đến thăm chúng tôi," Ni Cô Miao nói, và thêm rằng "Mọi Phật Tử sẽ rất vui mừng được gặp Đức Giáo Hoàng."



Được biết xây dựng từ năm 1967, chuà Fo Guang Shan đã phát triển thêm được nhiều chi nhánh trên Thế Giới như Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp và Ba Tây.

"Chúng tôi thấy thế giới đang chuyển động về tương lai, và chúng tôi luôn luôn nhìn thấy có sự hy vọng, đặc biệt là cho những người có đức tin," Ni Cô Miao nói.
 
Top Stories
Cardinal Filoni in Vietnam: ''a living Church,'' distinguished from ''the steadfast Faith of the Vietnamese faithful''
+ Cardinal Fernando Filoni
09:46 20/01/2015
Hanoi - "I am very happy to be here with you and sincerely thank the Episcopal Conference for the invitation allowing me to visit your Country... I, too, on this occasion, can see with my own eyes the vitality of your Community, the steadfast Faith of the Vietnamese faithful": are the sentiments expressed by Cardinal Fernando Filoni, Prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples, in the meeting with the Bishops of the Episcopal Conference of Vietnam, which took place this morning in Hanoi, at the beginning of his pastoral visit in the Asian country .

In Vietnam, religious practice is high "not just for Sunday Mass, but also throughout the week", the Cardinal highlighted. In all of the Dioceses and parishes the faithful love to gather together in organizations for the lay apostolate. Everywhere the faithful "show a particular interest in the Word of God and in study of the Catechism. Moreover, they desire to contribute, using their own labor and talents, to the building up and development of the Church, as well as the Country".Therefore, the Prefect stressed to the Bishops that the Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium: "is an invaluable document, because it is the programmatic text of the Church today and represents the vision that Pope Francis has given for the years to come. He says that the joy of the Gospel is the basis for evangelization. It is born and reborn in the personal encounter with Jesus, from which is derived the change in life and the missionary spirit".

After mentioning the 50th anniversary of the conciliar Decree "Ad Gentes" concerning the Missionary Activity of the Church, Cardinal Filoni recalled that the first seeds of the Faith were brought to Vietnam by the Jesuits, the Fathers of the Foreign Mission Society of Paris, the Dominicans, the Augustinians, the Franciscans, and so many others. "The tiny seeds have taken root in the culture and customs, such that today the Faith has become a part of the lives of many Vietnamese Christians. In 2010, the Church in Vietnam celebrated the Jubilee Year, commemorating the 350th Anniversary of the first two Apostolic Vicariates, and the 50th Anniversary of the Establishment of the Hierarchy. Today, we must remember that it has been 400 years since evangelization here first began".Reiterating, therefore, that the Conciliar Document Ad Gentes still remains valid for us today, the Cardianal highlighted that: "every Bishop must continue to personally assume responsibility for evangelization" and that "the Bishop, as head and center of the Diocesan apostolate, must promote, direct, and coordinate missionary activity, and, furthermore, must encourage all the members of the People of God to participate in missionary works", without forgetting that "this missionary task can only be realized with the collaboration and prayer of the entire Church".

Finally, the Cardinal emphasized that "the path of evangelization is not an easy one to tread", and in this regard, "the Servant of God Cardinal Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận, a witness to hope and minister of the mercy of God, is an extraordinary example of announcing the Gospel in every moment, convenient or inconvenient; yet, he shows us as well how to exercise patience and prudence, especially in dialogue". Link correlati :The full text of the Cardinal’s speech, in Italian The full text of the Cardinal’s speech, in English The full text of the Cardinal’s speech, in French
 
Hanoi: The meeting of the Prefect of Evangelization of Peoples with the Vietnamese Priests
+ Cardinal Fernando Filoni
09:52 20/01/2015
Meeting of the Prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples with the Priests

20/01/2015 - Hà Nội

Dear Brothers in the Priesthood,

1. Greeting.

I greet you, dear Brothers, and I bring you the blessing of our Holy Father, Pope Francis. I am happy to be in this holy land, a land of a living and steadfast Church, where the blood of many martyrs has flowed heroically. Every year on the 24th of November – the day on which the Church celebrates the Memorial of the priest, St. Andrew Dung-Lac, and his 126 Companion Martyrs – I have the occasion to read again the beautiful letter of St. Paul Lê Bảo Tịnh, written to the seminarians from his prison cell. I am deeply moved by his love for the Lord Jesus and for the Church, as well as his pastoral concern for the seminarians entrusted to him. His example always prompts in me an ardent desire for the Lord and to serve His Church. As priests and those responsible for the Church in Vietnam, you are called to be “salt and light” (cf. Mt. 5:13-15) in this society. Imitate your heroic predecessor martyrs and be worthy to be their successors.

2. Evangelii gaudium. Dear Brothers, the theme of evangelization is still relevant and will always be present, since the Church by her nature is missionary. This theme is reaffirmed and underlined by Pope Francis, particularly in the Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (EG). This invaluable document must be the point of reference for the Church of Vietnam, which is called concomitantly to a path of conversion and to a strong commitment to evangelization. In this sense, we recall that evangelization comes forth from the Gospel and is continuously reborn in the personal encounter with Jesus. This encounter with Jesus brings with it a change of life and, at the same time, gives true and profound joy that always seeks to communicate itself. “For if we have received the love which restores meaning to our lives,” the Pope writes, “how can we fail to share that love with others?” (EG, n. 8). To evangelize is to proclaim Christ, and to encounter Him is to be renewed by Him. What the Pope wrote in his Encyclical Lumen Fidei, and reiterated in Evangelii Gaudium, is interesting: “It is not by proselytizing that the Church grows, but ‘by attraction’” (n.15). As those evangelizing, we experience this joy of the Gospel in becoming sons of God, in being priests of the Lord, and in the service to the faithful entrusted to our care.

3. Spiritual Life. First of all, I would like to speak about the spiritual life of priests, because “If we live in the Spirit, let us also follow the Spirit”, according to the teaching of St. Paul to the Galatians (5:25). With these words, the Apostle reminds us that the spiritual life of the priest must be animated and guided by the Spirit of God, Who leads us to sanctity, perfected by charity. We priests, more than the rest of the faithful, are called to sanctity through our identity: being consecrated with the Anointing and sent to announce glad tidings to the poor. The sanctification of the priest consists above all in his intimate and profound bond with Jesus, Head and Pastor of the Church. Priests are called to radically live the Gospel, following the example of the chaste, poor, and obedient Christ. The priest is, first and foremost, one who is called to be configured to Jesus, the Eternal High Priest. In other words, we must love as Jesus loves, think as Jesus thinks, act as Jesus acts, and serve as Jesus serves in every moment of our lives. The priesthood is not a profession or a bureaucratic office, fulfilled by working contracted hours; it is a “style of life”, not a job. The priest lives out his Priesthood, but he never possesses it all. We must be priests of God rather than being “clerical”: simply going through the motions of being religious. To fully live out the priestly identity, the spiritual life of the priest must be tied to prayer, to listening to the Word of God. Pray and listen like Mary. This is the behavior of him who places his trust in the power of God, allowing himself to be transfigured by Jesus, the Good Shepherd, allowing himself to be corrected by God and allowing God to act in his own life.

4. Moral Life. Regarding the moral life, I would like to speak of priestly celibacy. This choice must be considered within the context of “…the link between celibacy and Sacred Ordination, which configures the priest to Jesus Christ the head and spouse of the Church. The Church, as the spouse of Jesus Christ, wishes to be loved by the priest in the total and exclusive manner in which Jesus Christ her head and spouse loved her” (Pastores Dabo Vobis, n. 29). Understood thus, the priest embraces celibacy “continually renewed with a free and loving decision” (Ibid.), being aware of the weakness of his own human condition. Thus, we know that “To put into practice all the moral, pastoral and spiritual demands of priestly celibacy, it is absolutely necessary that the priest pray humbly and trustingly” (Ibid.). One way to protect the priestly life is to foster fraternal relationships with brother priests. The accompaniment and support of other priests are always a gift of grace and an invaluable aid to bringing life into our Priesthood and into our ministry. If this fraternal relationship is lacking among priests, a crisis always follows. A good relationship of esteem and confidence must also be fostered with one’s own Bishop, as the father and head of our local Church.

5. Pastoral Life. Concerning the pastoral life, our Holy Father, Pope Francis, has warned us of the risk that runs among priests “obsessed with protecting their free time”. He writes: “This is frequently due to the fact that people feel an overbearing need to guard their personal freedom, as though the task of evangelization was a dangerous poison rather than a joyful response to God’s love which summons us to mission and makes us fulfilled and productive. Some resist giving themselves over completely to mission and thus end up in a state of paralysis and acedia” (EG, n. 81). In order to dedicate our entire lives and all that we have to the service of the Church, we need to have the pastoral charity of Jesus, Who has given His life for the flock. We must imitate Jesus in His gift of Self and in His service. It is precisely pastoral charity, with which we must be imbued, that enriches our priestly ministry and will determine “our way of thinking and acting, our way of relating to people” (Pastores Dabo Vobis, n. 23). Pastoral charity asks of us a pastoral conversion, urging us to “go forth from our own comfort zone in order to reach all the ‘peripheries’ in need of the light of the Gospel” (EG, n. 20). The privileged recipients of pastoral charity are the poor, the marginalized, the little ones, the sick, sinners, and unbelievers.

In a particular way in the large cities, we need to focus our attention on the immigrants and to the “slaves” of the modern day. In his Message for the World Day of Peace 2015, the Holy Father spoke of the various kinds of slavery: workers reduced to servitude, migrants, female and male sex slaves, to name a few. Furthermore, in his message for the 101st Word Day of Migrants and Refugees 2015 (September 3, 2014), he wrote that “Jesus is ‘the evangelizer par excellence and the Gospel in person’ (ES, 209). His solicitude, particularly for the most vulnerable and marginalized, invites all of us to care for the frailest and to recognize His suffering countenance, especially in the victims of new forms of poverty and slavery.” Pastoral charity renders us always more available to assume whatever responsibilities arise for the good of the Church and of souls.

Dear Brothers in the Priesthood, I thank you for your zeal and for your tireless commitment to evangelization. Let us continue onward, animated by our common love for the Lord and for Holy Mother Church. May Our Lady of La Vang protect you and walk by your side. May we remain always united in prayer.
 
Cardinal Filoni to Bishops of Vietnam: Evangelii Gaudium the programmatic text of the Church today
+ Cardinal Fernando Filoni
17:26 20/01/2015
The Prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples, Cardinal Fernando Filoni, is this week making a pastoral visit to Vietnam. On Tuesday (20/01/2015), he held meetings in Hà Nội with the members of the Bishops’ Conference of Vietnam, in his discourse, he spoke of the missionary activity of the Church, especially in relation to Pope Francis’ Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium. The full text of this discourse is below:

Meeting of the Prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples with the Bishops of the Episcopal Conference of Vietnam

Your Eminence, Cardinal John Baptist Pham Minh Mân,
Your Excellency, the Papal Representative,
Your Excellency, the President of the Episcopal Conference of Vietnam,
Brothers in the Episcopate:

Allow me to greet with particularly warm wishes His Excellency, Monsignor Peter Nguyễn Văn Nhơn, Archbishop of Hà Nội, who was created a Cardinal by Pope Francis only a few days ago, and who will be joined to the College of Cardinals this coming February 14th.

This is a most beautiful gesture toward this zealous Confrere, and a great honor for the Church of Hà Nội and all of Vietnam. I am very happy to be here with you and sincerely thank the Episcopal Conference for the invitation allowing me to visit your Country. I have before me an entire week in which to meet, from North to South, the many members of the People of God in Vietnam – Bishops, priests, religious men and women, seminarians, and laity – and to pray together in the celebration of various liturgies. My two predecessors, Cardinal Crescenzio Sepe and Cardinal Ivan Dias, both visited Vietnam, returning with a wonderful impression of a living Church. I, too, on this occasion, can see with my own eyes the vitality of your Community, the steadfast Faith of the Vietnamese faithful, about which you have told me in our meetings and from the reports of the Papal Representative. I know that religious practice is high (80-93%) and fervent - not just for Sunday Mass, but also throughout the week. I know also that in all of the Dioceses and parishes the faithful love to gather together in organizations for the lay apostolate, and this is very interesting. Everywhere they show a particular interest in the Word of God and in study of the Catechism. Moreover, they desire to contribute, using their own labor and talents, to the building up and development of the Church, as well as the Country.

Dear Brother Bishops, the Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium [EG] is an invaluable document, because it is the programmatic text of the Church today and represents the vision that Pope Francis has given for the years to come. He says that the joy of the Gospel is the basis for evangelization. It is born and reborn in the personal encounter with Jesus, from which is derived the change in life and the missionary spirit. In fact, joy, by its nature, always seeks to communicate itself: “For if we have received the love which restores meaning to our lives, how can we fail to share that love with others?” (n. 8). Evangelization is the natural consequence of this joy, that consists in having met the Lord and having been renewed by Him: “It is not by proselytizing that the Church grows, but ‘by attraction’” (n. 15). It follows that one who evangelizes must be in continual, personal conversion in order to become an authentic witness to the Gospel. The virtuous life of all the members of the People of God manifests the noble and fascinating beauty of the Gospel. At the same time, it is a decisive requisite for the work of evangelization in the world of today.

This year marks the Fiftieth Anniversary of the Conciliar Decree Ad Gentes [AG], concerning the missionary activity of the Church. There is says that missionary activity flows directly out of the nature itself of the Church. Through this missionary impulse, the first seeds of the Faith were brought here to Vietnam through the work of the Jesuits, the Fathers of the Foreign Mission Society of Paris, the Dominicans, the Augustinians, the Franciscans, and so many others. The tiny seeds have taken root in the culture and customs, such that today the Faith has become a part of the lives of many Vietnamese Christians. In 2010, the Church in Vietnam celebrated the Jubilee Year, commemorating the 350th Anniversary of the first two Apostolic Vicariates, and the 50th Anniversary of the Establishment of the Hierarchy. Today, we must remember that it has been 400 years since evangelization here first began. The initial creation of the Hierarchy marked the passage from “mission” status to the first configurations of a local Church, with the Bishops beginning to assume direct responsibility. Hence, every Bishop must continue to personally assume responsibility for evangelization, because “The mandate of Christ to preach the Gospel to every creature (Mark 16:15) primarily and immediately concerns them (the Bishops), with Peter and under Peter” (AG, n. 38).

The Conciliar Document Ad Gentes still remains valid for us today. The Holy Father, Pope Francis, in Evangelii Gaudium, citing Redemptoris Missio, reaffirmed that “…today missionary activity still represents ‘the greatest challenge for the Church’ and ‘the missionary task must remain foremost’” (n. 15) the responsibility of the Bishop. The Bishop, as head and center of the Diocesan apostolate, must promote, direct, and coordinate missionary activity, and, furthermore, must encourage all the members of the People of God to participate in missionary works. Priests, religious brothers and sisters, as close collaborators with the Bishops in evangelization, are called to live their own proper vocations and charisms to become “the salt of the earth and light of the world”. In the one Body of Christ that is the Church, each baptized person has received from God a personal call to be a witness to the Gospel in every circumstance in which one finds oneself. One must avoid any self-centered mentality that seeks to preserve the Faith only for one’s personal salvation; rather, one must contribute to the building up and growth of the community, committing himself to the apostolate. It must be remembered that “Every Christian is a missionary to the extent that he or she has encountered the love of God in Christ Jesus: we no longer say that we are “disciples” and “missionaries”, but rather that we are always “missionary disciples” (EG, n.120). One must never forget that this missionary task can only be realized with the collaboration and prayer of the entire Church.

It is noteworthy that this missionary task “is one and the same everywhere and in every condition, even though it may be carried out differently according to circumstances” (AG, n. 6). That is to say that the path of evangelization is not an easy one to tread, and in fact, “…circumstances are sometimes such that, for the time being, there is no possibility of expounding the Gospel directly and forthwith” (AG, n. 6). We certainly must not forget that St. Paul urged the proclamation of the Word of God whether “convenient and inconvenient” (2 Timothy 4:2), but, “in this case”, the Conciliar Document Ad Gentes writes “…missionaries can and must at least bear witness to Christ by charity and by works of mercy, with all patience, prudence and great confidence. Thus they will prepare the way for the Lord and make Him somehow present” (n. 6). The Servant of God Cardinal Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận, a witness to hope and minister of the mercy of God, is an extraordinary example of announcing the Gospel in every moment, convenient or inconvenient; yet, he shows us as well how to exercise patience and prudence, especially in dialogue. Our Holy Father Francis often affirms the need to promote dialogue and the culture of encounter.

The role of your Episcopal Conference consists primarily in orienting and coordinating the works of evangelization, avoiding wasteful use of resources in terms of persons and projects, and in such a way that at every level – local, civil, and social – the whole reality can be integrated, putting into communion the works of the persons and groups that make up the Church. As such, this realizes unity in plurality - that unity which is not uniformity.

Before concluding my brief remarks, I would like to offer to all of you, dear Brother Bishops, a word of appreciation for the work of evangelization that you have undertaken through your pastoral generosity and through your laudable communion with the Holy Father.

I entrust each one of you, your Dioceses, and your pastoral ministry to the maternal protection of Our Lady of La Vang. May the Holy Spirit, through the intercession of Mary, renew in you the desire to serve the Reign of God with your whole heart and strength, in solidarity with the Holy Father and with each other.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Giuse Nguyễn Ngọc Bích - Tân giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Thiên Ánh Dương
09:15 20/01/2015
Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích sinh ngày 25.7.1952, khấn dòng ngày 4.1.1977, lãnh sứ vụ Linh Mục ngày 3.5.1990.

Sau hai vòng bầu cử, ngày 5.11.2014, cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã đắc cử chức vụ Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nhiệm kỳ 4 năm, 2015-2018.

Đúng 10 giờ sáng thứ năm ngày 15.1.2015, trước sự chứng kiến của đông đảo quý cha, quý thầy trong Tỉnh Dòng, cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã chính thức nhận chức vụ Giám Tỉnh.

Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho nhiệm kỳ mới của cha Tân Giám Tỉnh và 6 cố vấn của ngài đã diễn ra trong bầu khí ấm cúng, trang nghiêm và sốt sắng.

Qua bài giảng của cha Đaminh Nguyễn Đức Thông, cố vấn mới của Tỉnh Dòng, mọi người nhận ra được cha Tân Giám Tỉnh đã dựa vào Lời Chúa để như kim chỉ nam dẫn đường chỉ lối, để định hướng cũng như điều chỉnh, dẫn dắt mọi hành vi, hành động của ngài trong nhiệm kỳ mới này. Làm người lãnh đạo, không phải dùng quyền để thống trị mà để yêu thương và phục vụ. Làm người mục tử không phải để được kẻ hầu người hạ mà để nâng đỡ chăm sóc anh em trong Tỉnh Dòng. Làm lớn không phải để kiêu căng tự mãn mà khiêm tốn, khiêm nhường giúp đỡ chăm lo cho anh em để anh em hoàn thành sứ vụ và ơn gọi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế của mình. Ngài sẽ phải noi gương Chúa Cứu Thế, Đấng là mục tử tốt lành, nhân hiền, khiêm nhường để lo lắng chăm sóc cho đoàn chiên Chúa trao phó là chính anh em trong Tỉnh Dòng.

Trong phần cuối thánh lễ, cha Tân Giám Tỉnh đã có lời cám ơn quý cha Giám Tỉnh tiền nhiệm, những người đã qua đời hay vẫn còn sống, đặc biệt là cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành. Ngài đã kể ra những cống hiến cho Tỉnh Dòng trong thời gian vừa qua của cha Vinh Sơn để nói lên lời cám ơn chân thành.

Cha Tân Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã chỉ ra chủ đề cho năm đầu tiên nhiệm kỳ của ngài là: “Hiệp thông vì sứ vụ”. Qua chủ đề này, ngài mời gọi tất cả các thành viên trong Tỉnh Dòng hãy luôn hiệp nhất, yêu thương, hiệp thông với nhau vì sứ vụ, cho sứ vụ cao cả là loan báo Tin Mừng bình an. Có như vậy, việc phục vụ và xây dựng cộng đoàn, xây dựng Hội Thánh và loan báo Tin Mừng mới đem lại kết quả tốt nhất, đồng thời hoàn thành sứ vụ và ơn gọi của mình.

Một nhiệm kỳ mới của cha Tân Giám Tỉnh và các cố vấn của ngài đang được mở ra, chắc chắn phía trước không phải là con đường nhung lụa, không thiếu những khó khăn, chông gai, thử thách, còn biết bao nhiêu tâm hồn đang khát khao ơn thánh. Mong lắm cha Tân Giám Tỉnh và các cố vấn của ngài được tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, dồi dào hoa trái của Thánh Thần, dư đầy sức mạnh của Chúa Cứu Thế để hoàn thành sứ mạng Chúa và Hội Thánh trao, để đem Tin Mừng và ơn cứu độ của Chúa đến cho muôn dân, nhất là những người neo đơn, nghèo khổ, bơ vơ, tất bạt.
 
Huấn từ ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo cho các Linh Mục Việt Nam
Lm Gioan Trần Công Nghị
17:17 20/01/2015
ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo đã có cuộc gặp gỡ với các Linh mục Việt Nam tại Hà Nội ngày 20/01/2015 và Ngài đã ban huấn từ và sau đây là bản dịch Việt ngữ của Lm Gioan Trần Công Nghị như sau:

Anh em thân mến trong chức linh mục,

1. Chào mừng

Tôi chào anh em thân yêu, và tôi mang đến cho anh em những phước lành của Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi hạnh phúc khi được hiện diện ở vùng đất thánh này, nơi mà Giáo Hội sống động và kiên định, nơi máu của nhiều vị Tử đạo đã tuôn trào cách anh dũng. Hàng năm vào ngày 24 tháng 11 - ngày mà Giáo Hội cử hành tưởng niệm thánh Linh mục Anrê Dũng-Lạc, và 126 Bạn Tử Đạo - Tôi có dịp đọc lại lá thư tuyệt vời của thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh viết cho các chủng sinh từ phòng lao tù của mình. Tôi rất cảm động bởi tình yêu của Cha Thánh đối với Chúa Giêsu và Giáo Hội, cũng như mối quan tâm mục vụ của Ngài cho các chủng sinh đượ trao phó cho mình. Gương sáng của Ngài luôn luôn nhắc nhở trong tôi một ước muốn mãnh liệt cho Chúa và phục vụ Giáo Hội. Là linh mục và những người chịu trách nhiệm cho Giáo Hội tại Việt Nam, anh em được gọi là "muối và ánh sáng" (cf. Mt. 5: 13-15) trong xã hội này. Hãy noi gương các vị Anh hùng Tử đạo tiền nhân của anh em và xứng đáng là người kế vị.

2. Niềm Vui Tin Mừng

Anh em thân mến, chủ đề của phúc âm hóa sẽ vẫn còn có liên quan và sẽ luôn luôn hiện thực, vì Giáo Hội tự bản chất của mình là truyền giáo. Chủ đề này được tái khẳng định và nhấn mạnh bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đặc biệt là trong Tông Huấn Niềm Vui tin Mừng (Evangelii Gaudium - EG). Tài liệu vô giá này phải là điểm tham chiếu cho Giáo Hội Việt Nam, được kêu gọi cùng đồng hành trên con đường hoán cải và cùng lúc cam kết mạnh mẽ cho việc loan báo Tin Mừng. Trong ý nghĩa này, chúng ta nhớ lại rằng truyền giáo khởi đi từ trong Tin Mừng và liên tục được tái sinh trong cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu. Cuộc gặp gỡ này với Chúa Giêsu đem lại một sự thay đổi đời sống, đồng thời, tạo niềm vui chân thật và sâu sắc hầu luôn tìm cách thông truyền chính mình. "Vì nếu chúng ta nhận được tình yêu mà khôi phục lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình, thì làm sao mà chúng ta lại không chia sẻ tình yêu đó với những người khác?" Đức Giáo Hoàng đã viết trong Tông huấn nêu trên. (EG, n. 8). Rao giảng Tin Mừng là loan báo Chúa Kitô, và để gặp Ngài là để được đổi mới bởi Ngài. Những gì Đức Giáo Hoàng đã viết trong Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin (Lumen Fidei) và được nhắc lại trong Niềm Vui tin Mừng (Evangelii Gaudium) thì thật là thú vị: "Không phải là do việc đi cải đạo mà Giáo Hội phát triển, nhưng là bằng sức ‘thu hút '" (n.15). Như những người rao giảng Tin Mừng, chúng ta trải nghiệm niềm vui của Tin Mừng trong việc trở thành con cái Thiên Chúa, là linh mục của Chúa, và phục vụ cho các tín hữu đã được ủy thác cho chúng ta chăm sóc.

3. Đời sống thiêng liêng

Trước hết, tôi muốn nói về đời sống thiêng liêng của linh mục, bởi vì "Nếu chúng ta sống trong Thánh Linh, chúng ta cũng hãy theo Thánh Linh", theo giáo huấn của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát (5:25). Với những lời này, vị Tông Đồ nhắc nhở chúng ta rằng đời sống thiêng liêng của linh mục phải được linh hoạt và hướng dẫn của Thánh Linh của Thiên Chúa, Đấng dẫn chúng ta đến sự thánh, được hoàn thiện bằng đức ái. Linh mục chúng ta, so với các tín hữu, được gọi hiến thân hơn đến sự thánh thiện qua chính căn tính của chúng ta: được Xức dầu thánh hiến được sai đi loan báo Tin mừng cho người nghèo. Sự thánh hiến của linh mục bao gồm trên tất cả trong sự liên kết mật thiết và và sâu sắc với Chúa Giê-su, là Đầu và và là Mục Tử của Giáo Hội. Các linh mục được mời gọi sống triệt để Tin Mừng, theo gương đời sống khiết tịnh, nghèo, và vâng lời Chúa Kitô. Các linh mục, đầu tiên và quan trọng nhất, là người được kêu gọi đồng dạng đồng hình với Chúa Giêsu, Linh mục Tối Cao Đời Đời. Nói cách khác, chúng ta phải yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương, suy nghĩ như Chúa Giêsu nghĩ, hành động như Chúa Giêsu hành động, và phục vụ như Chúa Giêsu phục vụ trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Chức linh mục không phải là một nghề hay một văn phòng hành chính, làm tròn bổn phận bằng cách làm việc giờ ký hợp đồng; mà là một "phong cách sống", không phải là một công việc. Các linh mục sống ra linh mục, nhưng linh mục không bao giờ sở hữu tất cả. Chúng ta phải là những linh mục của Thiên Chúa chứ không phải là "giáo sĩ": đơn giản chỉ là trải qua các công tác có tình cách tôn giáo.

Để sống trọn vẹn ra căn tính linh mục, đời sống thiêng liêng của linh mục phải được gắn liền với cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa. Hãy cầu nguyện và lắng nghe như Mẹ Maria. Đây là hành vi của mục tử đã đặt niềm tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, để cho mình được biến đổi bởi Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành, để cho mình được sửa chữa bởi Chúa và để cho Chúa hành động trong cuộc sống riêng của mình.

4. Đời sống luân lý

Về đời sống luân lý, tôi muốn nói về đời sống độc thân linh mục. Sự lựa chọn này phải được xem xét trong bối cảnh "... liên kết giữa độc thân và Chức Thánh, mà đồng hình linh mục với Chúa Giêsu Kitô là đầu và người phối ngẫu của Giáo Hội. Giáo Hội, như người phối ngẫu của Chúa Giêsu Kitô, muốn được yêu thương bởi linh mục một cách toàn diện và độc quyền mà Đức Giêsu Kitô đứng đầu và người phối ngẫu của Giáo Hội" (Pastores Dabo Vobis, n. 29). Hiểu như vậy, vị linh mục chấp nhận đời sống độc thân "tiếp tục đổi mới với một quyết tâm tự do và yêu thương" (Ibid.), Nhận thức được sự yếu đuối của thân phận con người của chính mình. Do đó, chúng ta biết rằng "Để thực hiện được tất cả các yêu cầu về đạo đức, mục vụ và thiêng liêng của đời sống độc thân linh mục, thì điều hoàn toàn cần thiết là linh mục cầu nguyện khiêm tốn và tin tưởng" (Ibid.). Một cách để bảo vệ đời sống linh mục là việc thúc đẩy mối quan hệ huynh đệ với các anh em linh mục khác. Có các anh em linh mục khác đồng hành và hỗ trợ thì luôn luôn là một món quà ân sủng và trợ giúp vô giá giúp mang sức sống thêm cho chức linh mục và cho sứ vụ của chúng ta. Nếu giữa các linh mục mà không có mối quan hệ huynh đệ này thì rồi cuộc khủng hoảng sẽ xẩy ra sau. Một mối quan hệ tốt đẹp của lòng tự trọng và sự tự tin cũng cần phải được chính Đức Giám Mục bản quyền cổ võ, vì Ngài như người cha và người đứng đầu của Giáo Hội địa phương.

5. Đời sống Mục Vụ

Liên quan đến đời sống mục vụ, Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã cảnh báo chúng ta về những nguy cơ mà các linh mục gặp phải "bị ám ảnh muốn bảo vệ thời gian tự do của mình". Ngài viết: "Đây là thường xuyên do sự kiện rằng mọi người cảm thấy một nhu cầu độc đoán để bảo vệ tự do cá nhân của họ, và do vậy coi nhiệm vụ loan báo Tin Mừng là một độc tố nguy hiểm hơn là một đáp ứng vui vẻ đối với tình yêu của Thiên Chúa kêu gọi chúng vào sứ vụ truyền giáo và làm cho chúng ta được hoàn thành và hiệu quả. Một số người không muốn dấn thân hoàn toàn cho sứ mệnh và do đó kết cục là tình trạng tê liệt và tuyệt vọng" (EG, n. 81). Để cống hiến toàn cuộc sống và tất cả những gì chúng ta có cho việc phục vụ Giáo Hội, chúng ta cần phải có đức ái mục vụ của Chúa Giêsu, Đấng đã ban sự sống của Ngài cho đoàn chiên. Chúng ta phải bắt chước Chúa Giêsu trao ban chính Mình làm Món Quà và trong sự phục vụ của Ngài. Chính là đức ái mục vụ mà chúng ta phải được thấm nhuần, nó làm phong phú thêm sứ vụ linh mục của chúng ta và đó sẽ quyết định "cách chúng ta suy nghĩ và hành động, cách chúng ta liên quan đến dân chúng" (Pastores Dabo Vobis, n. 23). Bác ái mục vụ đòi hỏi nơi chúng ta sự hoán cải đổi với mục vụ, thúc giục chúng ta "đi ra khỏi vùng thoải mái của riêng của chúng tôi để vượt tới tất cả các 'ngoại vi' cần ánh sáng của Tin Mừng" (EG, n. 20). Những người nhận đặc quyền của đức ái mục vụ là những người nghèo, những người bị thiệt thòi, những người nhỏ bé, người bệnh, những người tội lỗi, và người không tin.

Một cách đặc biệt ở các thành phố lớn, chúng ta cần phải tập trung sự chú ý của chúng ta đối với những người nhập cư và các "nô lệ" của thời hiện đại. Trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2015, Đức Thánh Cha đã nói về các hình thái khác nhau của chế độ nô lệ: người lao động giảm xuống thành nô lệ, người di cư, nô lệ tình dục nam và nữ, chỉ đan cử vài trường hợp... Hơn thế, trong thông điệp kỉ niệm 101 năm Ngày Người Di cư và Tị nạn năm 2015 (ngày 3 tháng Chín năm 2014), Đức Thánh Cha viết rằng "Chúa Giêsu là nhà truyền giáo tuyệt hảo và chính Người là Tin Mừng' (ES, 209). Sự lo âu và quan tâm của Người, đặc biệt là cho những người dễ bị tổn thương nhất và thiệt thòi, mời gọi tất cả chúng ta để chăm sóc cho các người yếu đuối nhất và để nhận ra sự đau khổ sắc của họ, đặc biệt là trong các nạn nhân của hình thức nghèo mới và chế độ nô lệ." Lòng bác ái mục vụ làm cho chúng ta luôn luôn có sẵn nhiều hơn nhận lấy bất cứ trách nhiệm nào phát sinh vì lợi ích của Giáo Hội và các linh hồn.

Anh em thân mến trong chức linh mục, tôi cảm ơn anh em vì lòng nhiệt tình và sự cam kết không mệt mỏi của anh em để loan báo Tin Mừng. Chúng ta hãy tiếp tục đi tới, được linh động bởi tình yêu chung của chúng ta đối với Chúa và đối với Giáo Hội Mẹ Thánh. Xin Đức Mẹ La Vang bảo vệ anh em và đi bên cạnh anh em. Ước chi chúng ta vẫn luôn luôn hiệp nhất trong lời cầu nguyện.
 
ĐHY Fernando Filoni chủ sự thánh lễ tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
12:30 20/01/2015
HÀ NỘI - Vào trưa thứ Hai, ngày 20 tháng 01 năm 2015, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng cho các dân tộc, đã chủ sự Thánh lễ trọng thể cầu cho việc Truyền giáo tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội. Đây là một điểm nhấn quan trọng trong chuyến thăm viếng mục vụ của ngài tại Giáo tỉnh Hà Nội, là cao điểm của sự gặp gỡ và hiệp nhất trong gia đình Hội Thánh.

Cùng hiện diện và đồng tế thánh lễ với Đức Hồng Y Tổng trưởng có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám mục Hà Nội, Đức TGM. Leopoldo Girelli – Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Đức TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc – Chủ tịch HĐGM, Đức TGM. Cossy – Phó Chủ tịch HĐGM.Canada cùng quý Đức Cha đến từ tất cả các Giáo phận trong cả nước. Có khoảng 400 linh mục cùng đồng tế thánh lễ này. Tham dự thánh lễ có đông đảo quý tu sỹ, chủng sinh và bà con giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội.

Vào lúc 11 giờ, đoàn đồng tế trang trọng từ nhà nguyện Fatima nơi khuôn viên Tòa Tổng Giám mục tiến sang Nhà thờ Chính Tòa để cử hành Thánh lễ, trong sự hân hoan của cộng đoàn Dân Chúa, giữa tiếng kèn, tiếng trống thật rộn ràng và những lời thánh ca đầy ý nghĩa.

Thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa hiện diện, Đức Hồng Y Phêrô đã đọc diễn văn chào mừng Đức Hồng Y Tổng trưởng nhân chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tới Việt Nam. Đức Hồng Y nhấn mạnh: Ngày hôm nay nơi ngôi thánh đường này là sự hiện diện sống động của Giáo Hội tại Việt Nam. Thánh lễ hôm nay mang một ý nghĩa đặc biệt về sự hiệp thông và tình hiệp nhất trong Hội Thánh khi cộng đoàn gồm mọi thành phần cùng quy tụ để cử hành Phụng vụ Thánh, là trung tâm của đời sống Giáo Hội và nguồn sức mạnh của công cuộc truyền giảng Tin Mừng.

Trong diễn văn chào mừng, Đức Hồng Y Phêrô cũng trình bày sơ lược về hiện tình Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, là một cánh đồng truyền giáo bao la và nhiều thách đố đồng thời mang nhiều nét đặc thù. Chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Tổng trưởng là một biến cố trọng đại và mang một ý nghĩa sâu xa, thúc đẩy việc truyền giảng Tin Mừng trong Giáo Hội Việt Nam. Sự hiện diện của Đức Hồng Y làm cho mọi thành phần Dân Chúa ý thức hơn về sự hiệp thông và sứ mệnh truyền giáo của mình. Đồng thời, Đức Hồng Y Phêrô cũng bày tỏ tâm tình yêu mến, vâng phục và lắng nghe của Giáo Hội tại Việt Nam tới Đức Thánh Cha. Qua Đức Hồng Y Tổng trưởng, mọi người cảm nhận được tình liên đới sâu xa với vị Chủ Chăn của Hội Thánh toàn cầu.

Kết thúc bài diễn văn, Đức Hồng Y Phêrô cầu chúc Đức Hồng Y Tổng trưởng một năm mới tràn đầy ân sủng và bình an, cầu chúc chuyến viếng thăm mục vụ của ngài được tốt đẹp.

Sau bài diễn văn chào mừng, Đức Tổng Giám mục Phaolô Chủ tịch HĐGM.Việt Nam đã trịnh trọng dâng tặng Đức Hồng Y Tổng trưởng món quà lưu niệm mang bản sắc Việt Nam để ghi nhớ chuyến thăm của ngài.

Vào lúc 11 giờ 30, Thánh lễ trọng thể cầu nguyện cho việc Rao giảng Tin Mừng do chính Đức Hồng Y Tổng trưởng chủ sự được bắt đầu. Phụng vụ hôm nay được cử hành bằng tiếng Latinh, với các bài Sách Thánh và phần thưa đáp bằng tiếng Việt.

Trong bài giảng lễ, Đức Hồng Y Tổng trưởng một lần nữa bày tỏ niềm vui mừng lớn lao khi đến thăm Giáo Hội Việt Nam, ở nơi đây ngài cảm thấy như về chính ngôi nhà và gia đình thân thương của mình. Ngài cảm kích trước tấm lòng và sự đón tiếp nồng hậu mà mọi người đã dành cho ngài. Ngài cảm ơn và chào mừng các vị Giám mục Việt Nam – những người luôn nhiệt thành và hết mình vì Giáo Hội. Ngài cũng bày tỏ sự cảm phục và biết ơn tới các linh mục hiện diện, các nam nữ tu sĩ sống đời tận hiến trong sứ mạng phục vụ Chúa và Dân Thánh. Ngài vui mừng chào thăm và cảm ơn tới đông đảo giáo dân đang hiện diện nơi đây. "Tâm tình của tôi cũng chính là tâm tình của Đức Thánh Cha gửi tới toàn thể Hội Thánh tại Việt Nam" – Đức Hồng Y nhấn mạnh. Ngài tin tưởng rằng với sự quan tâm và lòng yêu mến của mọi người, từ hàng Giáo phẩm cùng mọi thành phần Dân Chúa tới các vị chính quyền hữu trách, chuyến viếng thăm của ngài sẽ thành công tốt đẹp.

Chia sẻ về những bài đọc Sách Thánh trong Thánh lễ hôm nay, Đức Hồng Y Tổng trưởng mời gọi mọi người suy tư đặc biệt về những ước mơ, thao thức trong cuộc sống, khởi đi từ chính ước mơ và thao thức của Chúa Giêsu. Ngài đặt ra câu hỏi cho mọi người: Anh chị em có ước mơ hay không? Chắc chắn là mỗi người đều có những ước mơ khác nhau. Những ước mơ làm cho cuộc đời thêm sinh động và tươi mới, tăng thêm nghị lực cho con người. Trong đời sống thiêng liêng cũng vậy, nếu thiếu những ước mơ và khát vọng thì ta sẽ cảm thấy rất buồn tẻ và thiếu sức sống.

Mang lấy thân phận con người, Chúa Giêsu cũng có những ước mơ, những khát vọng trong cuộc đời. Ước mơ là tất cả muôn dân tụ họp về bên bàn thờ Thiên Chúa để gặp gỡ Người, tất cả mọi dân nước sống trong hòa bình, hiệp nhất, tất cả nhân loại trở thành anh chị em với nhau và là con cái của Thiên Chúa. Ước mơ ấy không nhất thời nhưng kéo dài liên lỉ. Mỗi người chúng ta được mời gọi đi vào mối tương quan và ước mơ ấy với Chúa Giêsu, để lời tuyên xưng đức tin của chúng ta không chỉ trên môi miệng nhưng khởi xuất từ con tim và lòng xác tín.

Kết thúc bài chia sẻ, Đức Hồng Y Tổng trưởng một lần nữa nhấn mạnh tư tưởng thiêng liêng mà ngài muốn gửi tới cộng đoàn Phụng vụ: Hãy tin với tất cả tâm hồn. Hãy tuyên xưng Đức Kitô bằng tất cả tình yêu và cuộc sống của mình. Hãy thực hiện ước mong của Đức Kitô ngay trên đất nước Việt Nam thân yêu này.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, một lần nữa, Đức Hồng Y Tổng trưởng nói lên sự cảm phục và lời khen ngợi của ngài về sự tham dự rất sốt sắng và trang trọng của cộng đoàn Phụng vụ trong Thánh lễ hôm nay. Đặc biệt, như một món quà đơn sơ nhưng ý nghĩa, nhân chuyến viếng thăm này, ngài tặng lại chiếc áo lễ mà ngài sử dụng trong Thánh lễ hôm nay cho Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.

Sau đó, Đức Hồng Y Tổng trưởng cùng với Đức Hồng Y Phêrô, các Đức Tổng Giám mục và Giám mục hiện diện đã long trọng ban Phép lành cho toàn thể cộng đoàn Phụng Vụ.

Thánh lễ kết thúc lúc 13 giờ. Cộng đoàn cùng gặp gỡ và chào thăm Đức Hồng Y Tổng trưởng trong tâm tình yêu mến và chan hòa niềm vui.

(Photos: Việt Anh)
 
Diễn văn của ĐHY Filoni cho các Giám mục VN: Tông thư Niềm Vui Tin Mừng là văn bản chương trình của Giáo Hội hôm nay
Lm Gioan Trần Công Nghị chuyển ngữ
19:15 20/01/2015
HÀ NỘI - ĐHY Fernando Filoni, Trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, tuần này đang có chuyến thăm mục vụ tại Việt Nam. Hôm thứ ba (20/01/2015), Ngài đã có cuộc họp tại Hà Nội với các thành viên của Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong bài diễn văn, Ngài đã nói về các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, đặc biệt là trong mối quan hệ với Tông Huấn Niềm vui Tin Mừng - Evangelii Gaudium – của Đức Thánh Cha Phanxicô. Dưới đây là bản tiếng Việt do LM Gioan Trần Công Nghị chuyển ngữ:

Huấn từ ĐHY Tổng Trưởng của Thánh Bộ Truyền giáo với các Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Kính thưa Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn,
Thưa Đức TGM Đại diện của Đức Giáo Hoàng,
Thưa Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Thưa Anh Em trong hàng Giám mục:

Cho phép tôi chào đón với những lời chúc nồng nhiệt với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội, mà mới vài hôm trước đây đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt làm Hồng Y, và người sẽ gia nhập vào Hồng Y Đoàn sắp tới vào ngày 14 tháng 2.

Đây là một cử chỉ đẹp nhất đối với Hiền Huynh nhiệt tâm này, và là một vinh dự lớn cho Giáo Hội của Hà Nội và cả nước Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc được có mặt ở đây với Hiền Huynh và xin chân thành cảm ơn Hội Đồng Giám Mục mời tôi đến thăm quốc gia của anh em. Tôi sẽ có cả một tuần lễ để gặp gỡ, từ Bắc đến Nam, nhiều thành phần Dân Chúa tại Việt Nam - Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, và giáo dân - và cùng nhau cầu nguyện trong các cử hành phụng vụ khác nhau. Hai Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe và Đức Hồng Y Ivan Dias, cả hai đã đến thăm Việt Nam, các Ngài trở về với một ấn tượng tuyệt vời về một Giáo Hội sống động. Tôi cũng vậy, trong chính dịp này, có thể thấy tận mắt riêng tôi sức sống sinh động của Cộng đồng của Anh Em, Đức tin kiên định của các tín hữu Việt Nam, mà chính Anh Em đã nói cho tôi biết trong các cuộc họp, và từ các báo cáo của Vị đại diện của Đức Giáo Hoàng. Tôi biết rằng việc thực hành giữ đạo là rất cao (80-93%) và sốt sắng - không chỉ cho Thánh Lễ Chúa Nhật, mà còn trong các thánh lễ suốt cả tuần. Tôi cũng biết được là trong tất cả các giáo phận và các giáo xứ thì giáo dân thích tụ hợp lại với nhau tham gia vào các đoàn thể Công Giáo Tiến hành cho các công tác tông đồ giáo dân, và điều này là rất thú vị. Ở khắp mọi nơi giáo dân tỏ ra sự quan tâm đặc biệt với Lời Chúa và học hỏi Giáo lý. Hơn nữa, họ mong muốn đóng góp, sử dụng lao động và tài năng của mình, vào việc xây dựng và phát triển của Giáo Hội, cũng như đất nước.

Anh Em Giám mục thân mến, Tông Huấn Niềm Vui tin Mừng Evangelii Gaudium [EG] là một tài liệu vô giá, bởi vì nó là văn bản chương trình của Giáo Hội ngày nay và đại diện cho tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra cho những năm tới. Ngài nói rằng niềm vui của Tin Mừng là cơ sở cho việc loan báo Tin Mừng. Nó được sinh ra và tái sinh trong các cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu, từ đó phát sinh nguồn gốc sự thay đổi trong cuộc sống và tinh thần truyền giáo. Trong thực tế, niềm vui, bởi bản chất của nó, luôn luôn tìm cách truyền thông chính mình: "Vì nếu chúng ta đã nhận được tình yêu nó làm khôi phục lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, thì làm sao chúng ta lại không chia sẻ tình yêu với những người khác?" (8 n.). Truyền giáo là hậu quả tự nhiên của niềm vui này, bao gồm việc gặp gỡ với Chúa và được đổi mới bởi Người: "Không phải là do công tác cải đạo mà Giáo Hội phát triển, nhưng chính là do sức ‘thu hút'" (n 15.). Tiếp nối sau, người làm việc truyền giáo phải liên tục, canh tân cá nhân hầu trở thành một nhân chứng xác thực cho Tin Mừng. Đời sống đạo đức của tất cả các thành viên của Dân Chúa biểu lộ được vẻ đẹp quý phái và hấp dẫn của Tin Mừng. Đồng thời, nó là một điều kiện tiên quyết cho việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 Hiến chế Công Đồng “Đến Muôn Dân” - Ad Gentes- [AG], liên quan đến các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội. Hiến chế nói rằng hoạt động truyền giáo tuôn tràn trực tiếp tự bản chất của Giáo Hội. Thông qua động lực truyền giáo này, những hạt giống đầu tiên của Đức Tin được mang tới Việt Nam nơi đây, thông qua công việc của các tu sĩ Dòng Tên, các Linh mục của Hội Thừa Sai Paris, các Linh mục Dòng Đaminh, dòng Augustinô, Dòng Phanxicô, và rất nhiều người khác. Các hạt giống nhỏ đã bắt rễ trong văn hóa và phong tục, để đến ngày nay Đức Tin đó đã trở thành một phần của cuộc sống của nhiều Kitô hữu Việt Nam. Năm 2010, Giáo Hội tại Việt Nam tổ chức Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm đầu tiên hai giáo phận Tông Tòa, và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Hôm nay, chúng ta phải nhớ rằng nó đã được 400 năm kể từ công cuộc truyền giáo đầu tiên đã bắt đầu ở nơi đây. Việc thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt nam ban đầu đánh dấu sự chuyển đổi từ tình trạng "truyền giáo" thành những cấu hình đầu tiên của một Giáo Hội địa phương, với các Giám Mục bắt đầu chịu trách nhiệm trực tiếp. Do đó, mỗi Giám mục phải tiếp tục tự chịu trách nhiệm việc rao giảng Tin Mừng, vì "Lời Truyền của Chúa Kitô là rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật (Mark 16:15) chủ yếu trước tiên và ngay lập tức liên quan đến họ (các giám mục), cùng với thánh Phêrô và và dưới quyền thánh Phêrô" (AG, n. 38).

Hiến chế Công đồng “Đến Muôn Dân” - Ad Gentes - vẫn còn hiệu lực đối với chúng ta ngày hôm nay. Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong tông huấn Niềm Vui tin Mừng Evangelii Gaudium, trích dẫn từ Sứ vụ Đấng Cứu Thế - Redemptoris Missio-, tái khẳng định rằng "... Hoạt động truyền giáo ngày nay vẫn còn là "những thách thức lớn nhất cho Giáo Hội "và" nhiệm vụ truyền giáo vẫn phải là trách nhiệm trước hết'" (n. 15) của Đức Giám Mục. Đức Giám Mục, là người đứng đầu và là trung tâm của các hoạt động tông đồ của Giáo phận, phải phát huy, chỉ đạo, phối hợp hoạt động truyền giáo, và hơn nữa, phải khuyến khích tất cả các thành phần Dân Chúa tham gia vào công việc truyền giáo. Các linh mục, tu sĩ nam và các chị em nữ tu, như là các cộng tác viên sát cánh với các Giám mục trong việc truyền giáo, họ được mời gọi để sống ơn gọi riêng của họ và những đặc sủng hầu trở thành "muối đất và ánh sáng thế gian". Trong một Thân Thể của Đức Kitô là Giáo Hội, mỗi người khi được rửa tội đã nhận được từ Thiên Chúa một ơn gọi cá nhân để thành chứng nhân cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh đời sống hằng ngày của chính mình. Ta phải tránh bất kỳ não trạng nào lấy mình làm trung tâm, chỉ muốn duy trì Đức tin cho phần rỗi cá nhân của mình; thay vào đó, người ta phải góp phần vào việc xây dựng và phát triển của cộng đồng, dấn thân làm việc tông đồ. Phải được nhớ rằng "Mỗi Kitô hữu là một nhà truyền giáo đến mức độ là họ đã đụng chạm vào tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô: chúng ta không còn nói rằng chúng tôi là" đệ tử "và" nhà truyền giáo ", mà đúng hơn phải nói chúng tôi luôn luôn là "môn đệ truyền giáo "(EG, n.120). Người ta không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ truyền giáo này chỉ có thể được thực hiện với sự hợp tác và lời cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội.

Điều đáng chú ý là công việc truyền giáo này "là một và giống nhau ở khắp mọi nơi và trong mọi điều kiện, mặc dù nó có thể được thực hiện một cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh" (AG, n. 6). Đó có thể nói rằng con đường của Phúc Âm hóa không phải là một điều dễ dàng bước đi, và trong thực tế, "... hoàn cảnh đôi khi như vậy đó, trong thời gian này, không có khả năng giảng giải Tin Mừng trực tiếp và ngay lập tức" (AG, n. 6). Chúng ta chắc chắn không được quên rằng Thánh Phaolô kêu gọi việc công bố Lời Chúa cho dù "thuận tiện và bất tiện" (2 Tim 4: 2), nhưng, "trong trường hợp này", Hiến chế Công đồng “Đến Muôn Dân” Ad Gentes viết "... các nhà truyền giáo có thể và ít nhất phải làm chứng cho Chúa Kitô bằng việc bác ái và các công tác của lòng thương xót, với tất cả sự kiên nhẫn, sự thận trọng và sự tự tin cao độ. Do đó, họ sẽ dọn đường cho Chúa và làm cho Người bằng cách nào đó có mặt "(n. 6). Người Tôi Tớ Chúa là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một nhân chứng cho hy vọng và mục tử của lòng thương xót của Thiên Chúa, là một mẫu gương ngoại thường thường trong việc loan báo Tin Mừng trong mọi thời điểm, thuận lợi hay không thuận tiện; chưa hết, Ngài cũng chỉ cho chúng ta cách thế như thế nào để thực thi sự kiên nhẫn và thận trọng, đặc biệt là trong đối thoại. Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta thường khẳng định sự cần thiết phải thúc đẩy đối thoại và văn hóa của cuộc gặp gỡ.

Vai trò của Hội Đồng Giám Mục của Anh Em bao gồm chủ yếu trong việc định hướng và điều phối các công việc loan báo Tin Mừng, tránh sử dụng lãng phí các nguồn lực về nhân sự và các dự án, và cũng cùng cách như vậy ở mọi cấp độ - địa phương, dân sự và xã hội - toàn bộ thực tế có thể được tích hợp, đẫn đến sự hiệp thông các nỗ lực của các cá nhân và nhóm, bởi chính đó làm thành Giáo Hội. Có như vậy, nó thể hiện được sự thống nhất trong đa dạng- rằng có sự hiệp nhất mà không phải là đồng nhất.

Trước khi kết thúc bài phát biểu ngắn của tôi, tôi muốn cung cấp cho tất cả anh em Giám Mục thân yêu, một lời đánh giá cao về việc truyền giáo mà Anh Em đã thực hiện thông qua sự rộng lượng và mục vụ của anh em và qua sự hiệp thông rất đáng khen ngợi của Anh Em đối với Đức Thánh Cha.

Tôi phó thác mỗi người trong các anh em, các giáo phận và công tác mục vụ của anh em cho sự phù trợ của Đức Mẹ La Vang. Nguyện xin Chúa Thánh Thần, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, đổi mới trong anh em niềm mong muốn phục vụ Nước Chúa với tất cả tâm và sức mạnh của anh em, trong tình liên đới với Đức Thánh Cha và với nhau.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: “Địa điểm tập họp” của nhà thờ có liên quan gì đến phụng vụ?
Nguyễn Trọng Đa
21:47 20/01/2015
Giải đáp phụng vụ: “Địa điểm tập họp” của nhà thờ có liên quan gì đến phụng vụ?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Xin cha giải thích sự liên quan phụng vụ của "địa điểm tập họp" ở nhà thờ? - J. A., George, Nam Phi.


Đáp: Tôi đoán rằng qua từ ngữ "địa điểm tập họp" (gathering space) bạn hiểu đó là hiên nhà thờ (narthex), tiền sảnh hoặc hiên ở lối vào nhà thờ, và được tách biệt khỏi nhà thờ bằng một bức tường, rào chắn hoặc một bình phong. "Địa điểm tập họp” này hoạt động như một vùng đệm ngăn cách cuộc sống thế tục khỏi việc tiếp xúc với Thiên Chúa.

Ở một số nơi trong thời cổ, "địa điểm tập họp” đôi khi được gọi là "paradysus" và thường được trang trí với hình ảnh của ông Ađam và bà Eva trong Vườn Địa đàng, hoặc được sơn màu xanh tượng trưng cho hạnh phúc vĩnh cửu.

Trong lịch sử, "địa điểm tập họp” đã được sử dụng cho nhiều mục đích. Một là cho các dự tòng và hối nhân, những người không được phép đi vào nhà thờ, và phải đi ra ngoài trước lời nguyện tín hữu. Trong trường hợp này, hiên nhà thờ thường có một bình phong hoặc một tường thấp, để tín hữu vẫn được nghe Phụng Vụ Lời Chúa và bài giảng.

Hai là nó được sử dụng như một địa điểm tập họp cho các người tham gia đoàn rước; như là một nơi cho việc phân xử và các mục đích dân sự khác; và cũng là một nơi diễn ra nghi thức an táng.

Theo thời gian, địa điểm này đã liên tục giảm nhỏ lại. Trước tiên, người ta bỏ phần hiên bên ngoài, vốn tạo nên một rào chắn giữa đường phố và không gian thánh. Khoảng năm 1000, địa điểm đã được chuyển vào hiên lớn phía tây ở các nhà thờ Gothic thời đầu. Dần dà một tiền sảnh cổ thường được biến thành một địa điểm chật hẹp giữa cửa chính và phần nhà thờ, và được sử dụng chủ yếu như một điểm chắn gió và một nơi gắn bảng thông báo.

Sự phục hồi một địa điểm tập họp thích hợp trong một số nhà thờ hiện đại có lợi ích lớn, đặc biệt trong việc cắt giảm hiệu quả tiếng ồn của giao thông đô thị, và thúc đẩy một bầu khí suy niệm có lợi cho mọi người.

Trong các nhà thờ hiện đại, địa điểm này có thể phục vụ các mục đích thực tế khác, vốn được minh họa bởi tài liệu “Built of Living Stones” của Hội đồng Giám mục Mỹ:

"Địa điểm tập họp hoặc hiên nhà thờ

"§95 Hiên nhà thờ là nơi chào đón - một không gian nằm giữa phần nhà thờ và môi trường bên ngoài. Trong thời sơ khai của Giáo Hội, đó là một "khu vực chờ đợi” cho các dự tòng và hối nhân. Ngày nay nó phục vụ như một địa điểm tập họp, là lối vào và lối ra của nhà thờ. Địa điểm tập họp giúp các tín hữu thực hiện sự chuyển đổi từ cuộc sống hàng ngày đến việc cử hành phụng vụ, và sau buổi phụng vụ, nó giúp họ trở lại với cuộc sống hàng ngày, để sống mầu nhiệm đã được cử hành. Trong địa điểm tập họp, người ta tụ tập để chuẩn bị cuộc rước và buổi cử hành phụng vụ. Chính tại địa điểm tập họp diễn ra nhiều khoảnh khắc phụng vụ quan trọng: các người nam và người nữ tham gia vào nghi thức trở thành Dự tòng, và sau đó nghi thức khai tâm đầy đủ để gia nhập Giáo Hội; cha mẹ, người đỡ đầu, và trẻ sơ sinh được chào đón để cử hành bí tích Rửa tội; và các Kitô hữu được chào đón lần cuối khi thi hài của họ được đưa vào nhà thờ để cử hành nghi thức an táng.

"§96. Ngoài các chức năng tôn giáo của mình, địa điểm tập họp là nơi dẫn đến phòng thánh (phòng mặc áo), phòng ca đoàn tập hát, phòng lưu trữ, nhà vệ sinh, và phòng cho người hướng dẫn chỗ ngồi và thiết bị của họ. Địa điểm cho các cuộc tập họp khác sẽ là một yếu tố quan trọng cần cứu xét trong việc quy hoạch hiên nhà thờ và các khu vực liền kề khác". (Zenit.org 20-1-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Sa Mạc
Lê Trị
21:50 20/01/2015
TRĂNG SA MẠC
Ảnh của Lê Trị
Trăng mùa nào tím như màu nhung nhớ
Đêm đong đầy vần điệu của bơ vơ…
(Trích thơ của Hoàng Sa)