Ngày 25-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cùng xây dựng đời sống
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
09:31 25/01/2012
Cùng xây dựng đời sống

Đời sống mỗi người là một con đường dài khởi đầu từ ngày thành hình sự sống trong cung lòng mẹ cha.

Rồi suốt dọc đời sống ở trần gian trong thời gian những năm tháng ngày giờ với những giai đoạn chặng đường biến cố thăng trầm lên xuống.

Vui mừng hạnh phúc có, và cũng có cả đau khổ buồn thảm;

Đạt được thành công có và cũng có cả thất bại cay đắng;

Có những lúc nuôi chí khí vươn lên cao hướng về phía đàng trước, và cũng có những lúc chán nản chùng xuống muốn buông xuôi;

Có giai đoạn dấn thân làm việc bác ái việc thiện hảo, và có cả giai đoạn sống ích kỷ chỉ cho riêng mình thôi;

Có lúc nghĩ cùng làm điều lành thánh tốt đẹp. Nhưng cũng có cả lúc nghĩ làm điều không lành thánh tốt đẹp;

Có những khi chu toàn việc bổn phận xuất sắc, và cũng có khi trễ nải không hoàn thành việc bổn phận;

Có thời gian sống giữ kỷ luật chặt chẽ. Nhưng cũng có thời gian chỉ sống theo ý thích riêng không muốn hay quên nếp sống kỷ luật;

Có thời gian hăng say với việc chung đạo giáo, việc chung trong xã hội. Nhưng cũng có lúc chỉ muốn rút về “tháp ngà” riêng của mình, của gia đình thôi.

Có những lúc giữ nếp sống đạo đức kinh lễ cầu nguyện với cả tấm lòng nhiệt thành kính mến. Nhưng cũng có lúc thất vọng rồi bỏ bê không muốn màng chi tới việc đạo đức kinh lễ nữa.

Có những khi chăm chỉ hăng hái làm việc hướng về tương lai. Nhưng cũng có khi lại muốn hưởng an nhàn, chiều theo sự dễ dãi của bản tính thân xác con người, mặc kệ tới đâu thì tới!.

Có những thời điểm nhiệt thành với việc chung đạo đời dấn thấn quên mình, tôn trọng con người. Nhưng cũng có thời điểm lại tự phụ chỉ biết lấy mình là trung tâm điểm cho là đúng, là phải!

Có những ngày tháng chuyên chăm nghiên cứu tìm tòi học hỏi. Nhưng cũng cũng có ngày tháng lại tự mãn không muốn trau dồi mở rộng thêm kiến thức sự hiểu biết.

Có những khi thành tâm nhận ra sự tương đối, sự hay đổi thay ở đời. Nhưng cũng có khi bám vào đó mà cho rằng như thế là tuyệt đối, la vững chắc cố định !

Có những khi hiểu chân nhận ra giới hạn, sự nhỏ bé của mình về khả năng tinh thần cũng như thể xác. Nhưng cũng có khi lại ngủ quên trên thành công mà nghĩ tưởng mình có thể bao thầu làm cùng biết hết mọi sự!

Con đường đời sống dù phát triển thế nào đi chăng nữa cũng sẽ có thời điểm đến mức kết thúc tận cùng.

Có suy tư tin tưởng cho rằng con đường đời sống của con người sau khi kết thúc chấm dứt ở không gian trên mặt đất, vẫn còn tiếp tục ở không gian bên kia thế giới.

Con đường đời sống mới ở không gian bên kia thế giới như thế nào, không ai biết. Nhưng theo giáo lý niềm tin đạo đức, sự thành hình con đường sống đó tùy thuộc vào con đường đời sống của mỗi người hiện tại trên trần gian sống như thế nào.

Thời gian năm tháng ngày giờ năm cũ theo chu trình xoay chuyển trong vũ trụ đi đến giai đoạn kết thúc. Nhưng dẫu vậy, thời gian vẫn luôn tiếp tục trong dòng sông năm mới, cùng mang đến cơ hội mới cho con người làm việc, sửa đổi nếp sống cũ, cùng xây dựng kiến tạo con đường đời sống mình hôm nay và ngày mai .

„Ngày xuân kiến tạo bức tranh xuân,
vươn tới đỉnh cao Chân – Thiện – Mỹ.
Năm mới dựng xây con người mới,
chói ngời gương sáng Đức – Tài – Tâm.“


Mồng Ba Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc LongLm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thái Lan: Hội nghị Liên tôn tại Bangkok
Nguyễn Trọng Đa
09:33 25/01/2012
Thái Lan: Hội nghị Liên tôn tại Bangkok

Hội nghị thảo luận các thách thức xã hội, vốn cần sự hợp tác của các tôn giáo

ROMA – Trong tháng này, các nhà lãnh đạo tôn giáo ở châu Á và phương Tây đã gặp nhau tại Bangkok, Thái Lan, để thảo luận nhiều thách thức xã hội khác nhau, vốn có thể được giải quyết thông qua đối thoại tôn giáo và hợp tác giữa các tôn giáo khác nhau.

Khoảng 50 chuyên gia và học giả của các nền văn hóa và các tôn giáo châu Á, bao gồm Phật giáo, Kitô giáo, Khổng giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Kỳ-na giáo (Jainism) và Lão giáo – đến từ Ấn Độ Campuchia, Đài Loan, Hong Kong, Lebanon, Ma Cao, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ - dự hội nghị từ ngày 11 đến ngày 13-1, theo nhật báo L'Osservatore Romano ngày 20-1.

Hội nghị này được điều phối bởi Đức Tổng Giám mục Thomas Menamparampil, tổng giám mục nghỉ hưu của tổng giáo phận Guwahati, Ấn Độ, người phụ trách Văn phòng Phúc Âm hoá của Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Á (FABC).

Các tham dự viên đã thảo luận về bạo lực, khủng hoảng kinh tế, tham nhũng, xung đột giữa các nền văn hóa, thiệt hại môi trường, hủy diệt các nền văn hóa và các giá trị, cũng như chính phủ tốt.

Một trong các mục đích của hội nghị là để chứng minh sự đa dạng tôn giáo và văn hóa phong phú của các quốc gia khác nhau. Đồng thời, nó cũng nhằm tạo ra các thái độ tích cực đối với các truyền thống tôn giáo khác, và đề cao chân, thiện và mỹ hiện diện trong các tôn giáo đó.

Đức Tổng Giám mục Menamparampil đã hài lòng với số lượng người tham dự hội nghị, và nêu ra rằng loại hội nghị này có mục tiêu của nó là "tìm kiếm các tầm nhìn và nguồn cảm hứng từ nền văn hóa và truyền thống, được mỗi học giả đại diện."

Ngài nói thêm: "Với toàn cầu hóa đang phát triển, có vô số khả năng đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh và đức tin; đây là một dịp để lắng nghe các ý tưởng của nhau, và tìm hiểu quan điểm của nhau.”

Các chủ đề khác bao gồm các suy tư về giá trị nội tại của châu Á, sinh thái trong Lão giáo, thách thức của hành động đạo đức trong bối cảnh Trung Quốc, và đạo đức Nho giáo trong xã hội hiện đại.

Khi được hỏi liệu sự trao đổi văn hóa này có thể giúp làm giảm bớt căng thẳng ở một số vùng của châu Á, nơi mà các Kitô hữu, cũng như các nhóm thiểu số dân tộc và thiểu số tôn giáo, là nạn nhân của các cuộc tấn công hay không, Tổng Giám mục nói rằng "sự trao đổi như thế có thể là một đóng góp có giá trị, nhưng nguyên nhân sâu xa của căng thẳng phải được nghiên cứu, và động cơ của sự không hài lòng cũng cần được xem xét."

Đức Tổng Giám mục Menamparampil nói thêm rằng "lúc đầu thật khó khăn để trình bày với nhiều người khác dự án đưa các người của nhiều nền văn hóa và truyền thống khác nhau đến nói chuyện với nhau, nhưng một khi ý tưởng đã được làm sáng tỏ, nhiều người đã ủng hộ dự án một cách thật nhiệt tình". (Zenit.org 24-1-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Thánh Cha đề nghị phải thinh lặng để có thể suy niệm, và truyền thông chân thật
Bùi Hữu Thư
12:16 25/01/2012
Ngài nói thinh lặng cần thiết khi có quá nhiều thông tin

VATICAN, ngày 24, tháng 1, 2012 (Zenit.org).- "Khi có quá nhiều các tin tức và thông tin, thinh lặng trở nên thiết yếu nếu chúng ta muốn phân biệt những gì quan trọng với những gì không đáng kể hay phụ thuộc."

Đức Thánh Cha Benedict XVI trình bầy suy tư của ngài hôm nay trong sứ điệp gửi cho Ngày Truyền Thông Quốc Tế, ngài đã chọn chủ đề là "Thinh Lặng và Lời: Con Đường Phúc Âm Hóa."

Ngài nói về nhu cầu cần có một sự cân bằng giữa thinh lặng và lời: "Khi lời và thinh lặng trở thành tách biệt riêng rẽ thì có sự trở ngại truyền thông, hoặc gây ra bối rối, hay ngược lại, gây nên một bầu khí lạnh lẽo; tuy nhiên, khi hai điều này bổ túc cho nhau thì truyền thông có giá trị và ý nghĩa."

Đức Thánh Cha nói: Thinh lặng "giúp cho có truyền thông năng động hơn, đòi hỏi sự tế nhị và khả năng lắng nghe đôi khi thể hiện được bản chất chân thật của mối tương quan liên hệ."

Đề cập đến Mạng Lưới Toàn Cầu như diễn đàn cho các giải đáp thắc mắc, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng "ngày nay người ta thường bị bao chùm bởi những giải đáp họ chưa bao giờ đặt câu hỏi và những nhu cầu họ chưa hề nhận biết. Nếu chúng ta ý thức và tập trung vào những vấn đề thật sự quan trọng, thì thinh lặng là một tiện ích quý giá giúp chúng ta nhận định chính xác trước một sự bão hòa của những kích thích và tài liệu chúng ta nhận được."

Ngài đề nghị: "Cuối cùng, nguồn suối liên tục các câu hỏi biểu lộ sự bứt rứt không ngưng nghỉ của con người, không ngừng tìm kiếm sự thật, nhiều hay ít quan trọng hơn, để có thể đem đến cho họ ý nghĩa và niềm hy vọng cho đời sống. Người ta không thể hài lòng với một sự trao đổi hời hợt và không thắc mắc về các ý kiến và kinh nghiệm đáng nghi ngờ về đời sống -- tất cả chúng ta đều tìm kiếm sự thật và chúng ta chia xẻ ước muốn sâu xa này ngay nay nhiều hơn bao giờ hết."

Đức Thánh Cha nhắc rằng: tuy nhiên, thinh lặng là điều chúng ta cần có để nói chuyện với Thiên Chúa.

Ngài nói: "Nếu Thiên Chúa nói với chúng ta ngay trong thinh lặng, chúng ta sẽ khám phá trong thinh lặng khả năng để nói với Chúa về Chúa."

Đức Thánh Cha tiếp: "Trong sự chiêm niệm thinh lặng, Lời Hằng Sống, qua Đấng cấu tạo thế giới, trở nên hiện diện mạnh mẽ hơn và chúng ta ý thức nhiều hơn về kế hoạch cứu chuộc Chúa đang thực hiện trong lịch sử chúng ta bằng lời nói và việc làm."

Ngài kết luận: "Lời nói và thinh lặng: học cách truyền thông là học cách lắng nghe và chiêm niệm cũng như học nói."
 
Top Stories
Bangladesh: Ordination du premier évêque d’ethnie santal
Eglises d'Asie
10:22 25/01/2012
Pour la première fois dans l’histoire de l’Eglise catholique au Bangladesh, un membre de l’ethnie santal a été élevé à l’épiscopat. Mgr Sebastian Tudu, 44 ans, sera ordonné évêque du diocèse de Dinajpur le 27 janvier prochain. Il succède à Mgr Moses M. Costa, qui a été transféré au siège de Chittagong en mai dernier.

Le 29 octobre dernier, Benoît XVI nommait à la tête du diocèse de Dinajpur, le P. Sebastian Tudu, alors vice-recteur du grand séminaire du Saint-Esprit à Dhaka et directeur diocésain des Œuvres pontificales missionnaires (OPM). Le nouvel évêque avait exprimé avoir « été effrayé par une telle responsabilité, mais avoir également reçu tant de soutien de la part des fidèles que des ordres religieux du diocèse que cela [lui] avait donné la force de s’engager dans cette nouvelle mission » dont il avait accueilli la nouvelle comme « aussi incroyable qu’inattendue ».

Né le 17 juin 1967 à Changura, sur le territoire même du diocèse où il sera nommé évêque, Sebastian Tudu est issu de l’ethnie santal, l’une des minorités aborigènes les plus marginalisées et déconsidérées du Bangladesh (1). Après avoir effectué ses études secondaires à la St. Philip’s High School de Dinajpur, il a poursuivi sa formation à Dhaka avant d’entrer au grand séminaire du Saint-Esprit de la capitale bangladaise. Ordonné prêtre en 1999 pour le diocèse de Dinajpur, il a exercé en paroisse jusqu’en 2003, année où il est parti à Rome préparer un doctorat en missiologie à l’Université pontificale urbanienne. Revenu au Bangladesh, il est devenu vice-recteur et professeur au grand séminaire du Saint-Esprit à Dhaka.

Dans cette région du nord du pays que couvre le diocèse de Dinajpur, les Santal représentent l’ethnie dominante et une part importante de la petite communauté catholique du Bangladesh. Selon le P. Anthony Sen, secrétaire de la Commission ‘Justice et Paix’ de Dinajpur, les catholiques représentent à peine plus de 0,2 % de la population du diocèse (2). Au Bangladesh, les chrétiens toutes confessions confondues ne sont que 2 % sur une population musulmane à 80 %.

L’Eglise a toujours été particulièrement active auprès de la communauté santal, qui souffre au sein de la société bangladaise de fortes discriminations. Les premiers missionnaires dans la région furent des baptistes américains au début du XIXe, suivis par les missionnaires catholiques des PIME en 1855. Ces derniers, toujours très présents dans l’encadrement ecclésiastique, furent les premiers évêques du diocèse érigé en 1927 (dans le nord-est de l’Inde à l’époque).

Les nombreuses conversions de Santal ces dernières décennies doivent certainement beaucoup à la très forte implication de l’Eglise dans les domaines éducatifs, médicaux, sanitaires ou encore juridiques avec la défense des droits et de la culture des aborigènes. L’Eglise diocésaine s’est même engagée dans l’organisation régulière de fêtes traditionnelles ou de commémorations comme le Santal Revolt Day, qui célèbre l’insurrection manquée de 1855, l’un des symboles les plus forts de la revendication identitaire santal (3). Selon des sources ecclésiastiques locales, plus de 50 000 des 225 000 Santals du Bangladesh seraient chrétiens aujourd’hui, parmi lesquels on compterait 70 % de catholiques.

Dans ce diocèse en pleine croissance, la nomination du P. Sebastian Tudu est un pas de plus dans la reconnaissance de la place des Santal au sein de la communauté catholique de Dinajpur, dont elle est devenue la principale caractéristique. Quant au dynamisme de la communauté aborigène au sein de l’Eglise, il a été attesté tout récemment par l’ordination du premier prêtre santal missionnaire en septembre dernier (4). Le jeune P. Lucas Marandy a été envoyé au Brésil, au titre de la Société de Saint François Xavier pour les Missions étrangères.

Les objectifs que le nouvel évêque s’est fixé pour son ministère sont les mêmes que ceux qu’il poursuivait déjà en tant que prêtre, avec l’accès à l’éducation comme fer de lance. « L’Eglise a toujours choisi de créer des écoles pour tous ceux qui n’avaient pas les moyens d’y aller. Aujourd’hui, il est clair que l’éducation est un point crucial pour le développement du Bangladesh et de sa société tout entière », a déclaré Mgr Sebastian Tudu, qui connaît bien les besoins de son diocèse, en particulier ceux « des pauvres et des marginalisés ».

Le nouvel évêque de Dinajpur, bien que décidé à faire avancer la reconnaissance des droits des aborigènes, lesquels sont régulièrement spoliés de leurs terres ou victimes de violences de la part des communautés musulmanes (5), se veut néanmoins « au service de tous » désirant œuvrer encore davantage « en faveur de la paix et de l’harmonie entre les différentes communautés ».

(1) Les Santal sont considérés comme la minorité aborigène la plus importante du sous-continent indien. D’origine mal connue, ils sont aujourd’hui essentiellement présents dans les Etats indiens du Jharkhand, de l’Orissa, du Bengale-Occidental, de l’Assam et du Bihar, ainsi que dans certaines régions du Bangladesh et du Népal, parfois depuis des millénaires. On évalue leur population entre 5 à 10 millions d’individus.
(2) Le diocèse de Dinajpur est suffragant de l’archidiocèse de Dhaka. Selon les dernières statistiques ecclésiastiques, il compte une quinzaine de paroisses et 18 missions desservies par 56 prêtres, une dizaine de religieux, 141 religieuses, 8 séminaristes et 36 catéchistes. Aux côtés des Santal, le diocèse accueille également des Bengali, ethnie dominante au Bangladesh, ainsi que d’autres groupes aborigènes dont les Oraon, les Mundari et les Malo, eux aussi majoritairement chrétiens.
(3) L’insurrection des Santal, réprimée dans le sang en 1855, est commémorée solennellement tous les 30 juin au Bangladesh comme en Inde. Voir EDA 512 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/bangladesh/leglise-catholique-soutient-le-combat-des-santal
(4) Voir dépêche EDA du 13 septembre 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/bangladesh/l2019eglise-locale-se-rejouit-de-l2019ordination-de-son-premier-missionnaire-aborigene
(5) Voir EDA 551

(Source: Eglises d'Asie, 25 janvier 2012 )
 
Bangkok Hosts Interreligious Meeting
Zenit
10:48 25/01/2012
Group Looks at Social Challenges That Need Cooperation Between Creeds

ROME, JAN. 24, 2012 (Zenit.org).- Religious leaders from regions of Asia and the West met in Thailand this month to consider the various social challenges that can be dealt with through religious dialogue and cooperation between different creeds.

Fifty experts and scholars of Asian cultures and religions, including Buddhism, Christianity, Confucianism, Hinduism, Islam, Jainism and Taoism – from Cambodia, China, Hong Kong, India, the Lebanon, Macao, the Philippines, Taiwan, Thailand, Turkey, Vietnam and the United States -- met Jan. 11-13, as reported last Friday by L'Osservatore Romano.

The event was coordinated by Archbishop Thomas Menamparampil, the retired archbishop Guwahati, India, who is in charge of the office for evangelization of the Federation of Asian Episcopal Conferences.

The group discussed violence, the economic crisis, corruption, conflicts between cultures, environmental damage, the destruction of cultures and values, as well as good government.

One of the purposes of the encounter was to demonstrate the rich religious and cultural diversity of the different countries. As well, it was intended to create positive attitudes toward other religious traditions and to highlight the goodness, truth and beauty present in them.

Archbishop Menamparampil was pleased with the numbers present at the meeting and pointed out that this type of event has as its objective "to seek visions and inspirations from the culture and tradition represented by each scholar."

"With progressive world globalization, there is an infinity of possibilities for dialogue between culture, civilization and faith; it is an occasion to hear the ideas of each one and to learn from others' point of view," he added.

Other topics included reflections on Asia's intrinsic values, ecology in Taoism, the challenge of ethical action in the Chinese context, and Confucian ethics in modern society.

Asked if this cultural exchange can help to alleviate tensions in some parts of Asia, where Christians, as well as ethnic and religious minorities, are victims of attacks, the archbishop said that "it could be a valuable contribution, but the profound cause of the tensions must be studied and the motives of dissatisfaction."

Archbishop Menamparampil added that "at first it was very difficult to communicate to the people the project of bringing together persons of different cultures and traditions to talk among themselves, but once the idea was clarified, many have supported it enthusiastically."
 
Vietnam: Les habitants de la commune où s’est déroulée la confiscation de terres du 5 janvier dernier signent une plainte mettant en cause les propos calomnieux des dirigeants provinciaux
Eglises d'Asie
10:51 25/01/2012
L’épouse de M. Doan Van Vuon, directeur de l’exploitation confisquée par les pouvoirs publics après un échange de coups de feu dans la commune de Vinh Quang (district de Tiên Lang, ville de Haiphong), le 5 janvier dernier (1), vient de rédiger une plainte adressée à de nombreuses instances. Elle y dénonce le feu-vert donné par les autorités provinciales à la confiscation...

... et les propos mensongers et calomniateurs tenus publiquement par de hauts dirigeants de la province à propos des événements survenus ce jour-là. Il semble que les habitants de la commune de Vinh Quang, mis en cause par les déclarations des autorités provinciales, ont été nombreux à apposer leur signature au bas de cette lettre.

Lors de l’opération de récupération du terrain, les forces de l’ordre ne s’étaient pas contentées de s’emparer du terrain de l’exploitation, elles avaient totalement rasé la maison familiale de M. Vuon, qui, pourtant, était située en dehors du périmètre de l’exploitation récupérée par les pouvoirs publics. La lettre dénonce l’attitude dans cette affaire du vice-président du Comité populaire de Haiphong, M. Dô Trung Thoai, et du directeur de la Sécurité publique de cette même ville, Dô Huu Ca. Ils ont couvert et toléré l’opération de confiscation, malgré son illégalité. Ils ont publiquement nié que les forces de l’ordre aient détruit totalement la maison de M. Vuon et ils ont attribué cette destruction à la population locale. Celle-ci, selon les témoignages recueillis sur place par Radio Free Asia, a été particulièrement choquée par ces déclarations (2).

Dans une conférence de presse tenue le 17 janvier dernier, le vice-président du Comité populaire de Haiphong avait, en effet, nié que les forces de l’ordre aient été à l’origine de la destruction de l’habitation privée du dirigeant de l’exploitation. Il avait affirmé que c’était là l’œuvre de la population locale excédée. Cette affirmation, considérée comme calomnieuse par l’épouse de M. Vuon, avait aussitôt suscité de nombreuses critiques, y compris dans la presse officielle. Le journal Dân Tri avait affirmé que de tels propos, dans la bouche d’un haut dirigeant, étaient « totalement dénués de pudeur ». D’autres critiques avaient suivi, certaines émanant d’anciens hauts dirigeants qui estimaient que l’opération de récupération des terres du 5 janvier était dénuée de toute légalité. Des centaines d’articles dénonçant le comportement des autorités provinciales ont été mis en ligne sur Internet.

Quatre des six membres de la famille de M. Doan Van Vuon ayant résisté, les armes à la main, à la récupération par la force de leur exploitation, avaient été arrêtés et mis en garde à vue, inculpés de tentative d’homicide. Les épouses de M. Vuon et de son parent, M. Quy, ont été inculpées pour s’être opposées à des agents dans l’exercice de leurs fonctions et sont, à cette heure, toujours assignées à résidence.

(1) Voir la dépêche EDA du 17 janvier 2012 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/l2019eveque-de-haiphong-vient-au-secours-d2019un-catholique-spolie-de-son-exploitation
(2) On peut lire ces témoignages sur le script de l’émission en langue vietnamienne de Radio Free Asia du 25 janvier 2012.

(Source: Eglises d'Asie, 25 janvier 2012 )
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Giáo Thừa Tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA
Bùi Hữu Thư
11:50 25/01/2012
Arlington, VA: ngày 23/1/2012: Đêm 22/1/2012 lúc 8 giờ tối, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, VA đã từng bừng bế mạc năm Tân Mão và chuẩn bị đón chào năm Nhâm Thìn bằng một chương trình đón xuân thật tưng bừng nhộn nhịp. Ngay từ 6 giờ chiều ca đoàn tổng hợp đã tập dượt để trình diễn trong chương trình diễn nguyện cùng với dàn nhạc thiếu nhi có gần 40 nhạc công, trong đó có các em tí hon mới 7 tuổi kéo vĩ cầm.

Sau khi ông Bùi Hữu Thư, chủ tịch HĐMV chào mừng quý cha, quý thầy quý sơ và toàn thể quan khách và giáo dân, cô Như La, uỷ viên giới trẻ của HĐMV đã giới thiệu chương trình.

1. Mở đầu là bài Chúa Xuân của nhạc sĩ Vọng Sinh và do chính tác giả điều khiển ca đoàn tổng hợp và dàn nhạc trẻ:



2. Kế đến là bài Xuân Hy Vọng do nhạc sĩ Văn Duy Tùng điều khiển ca đoàn tổng hợp và dàn nhạc trẻ:



3. Bài thứ ba là Mùa Xuân Đến với Ca Đoàn Gioan Phaolô II và dàn nhạc trẻ do nhạc trưởng Phạm Dương Hãn điều khiển:



4. Bài cuối cùng là bài Xuân An Bình của LM Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng sáng tác và điều khiển:



Nhà thờ chật ních, giáo dân kê ghế ngồi ngoài hành lang kín mít. Trên cung thánh có 10 linh mục đồng tế gồm 6 cha Việt và 4 cha Mỹ. Dưới cử toạ cũng có các sơ Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.

Đây là lần đầu tiên sau 33 năm thành lập giáo xứ, có buổi diễn nguyện trước Thánh Lễ Giao Thừa. Khi khánh thành nhà thờ mới năm 2010 giáo xứ cũng đã có tổ chức diễn nguyện, và Giáng Sinh 2011 các ca đoàn cũng đã được khuyến khích trình diễn. Với 6 ca đoàn của giáo xứ và 2 ca đoàn của cộng đồng Mẹ La vang Chantilly, con số ca viên lên tới gần 100 người. Nhờ các thiện nguyện viên đóng thêm các bậc thềm trước cung thánh, việc sắp xếp cho ca viên có đủ cỗ đứng trình diễn đã được dễ dàng. Còn về dàn nhạc trẻ thì hơi khó khăn vì các nhạc cụ kềnh càng, các em ngồi gần hết lối đi giữa và khu vực trước và hai bên cung thánh.

Các nữ ca viên trong áo dài đủ màu rực rỡ và các nam ca viên trong âu phục màu đậm và cà vạt đỏ làm tăng vẻ đẹp cho khung cảnh đón mừng xuân mới.

Sau thánh lễ mọi người đua nhau lên hái lộc từ hai cây mai hai bên cung thánh. Hàng năm các tờ lộc được cuộn tròn và treo lên cành cây. Mỗi người, mỗi nhà đều mang về để treo trên tường một câu trích dẫn Thánh Kinh làm tôn chỉ cho đời sống suốt năm.

10:30 tối mọi người xuống hội trường để ăn mừng năm mới với đầy đủ thức ăn do các hội đoàn và hảo tâm cung cấp.

Trong chương trình văn nghệ giúp vui có Karaoke do anh Tiến Kèn phụ trách, với các ca sĩLinh mục Vượng Nguyễn, Sơn Hoàng và các nghệ sĩ cây nhà lá vườn. Ngoài ra còn có màn Sớ Táo Quân do các ông Bùi Hữu Thư, Nguyễn Văn Vọng, Nguyễn Văn Huấn và bà Bùi Vĩnh Sinh trình diễn. Tiệc liên hoan “réveillons” kéo dài đến 1 giờ đêm. Mọi người ra về xông đất nhà mình luôn.

Cảm tạ ơn Chúa qua sự bầu cử của Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã ban cho giáo xứ một năm đầy ơn lành và mọi sự phát triển. Đặc biệt ngày thứ bẩy 21/1 tuyết rơi khoảng 1 inch, Chợ Tết Cộng Đồng tại một trường Trung Học Công Lập bị đóng cửa, ngày hôm sau là ngày 30 Tết thời tiết hơi lạnh nhưng lại tạnh ráo giúp cho mọi người đế được nhà thờ không bị trở ngại lưu thông. Tuần trước cũng thế, khi giáo xứ tổ chức hội chợ Tết trong hai ngày 14 và 15/1 thời tiết cũng thuận hòa nên các ban ngành đoàn thể, hội đoàn đã gây quỹ rất tốt đẹp cho các sinh hoạt của hội mình.

Ngoài ra trong hai ngày cuối tuần 14 và 15/1/2012, Giáo Xứ CTTĐVN Arlington cũng tổ chức hai ngày Hội Chợ Tết để mừng xuân và để giúp cho các ban ngành đoàn thể có ngân quỹ sinh hoạt. Năm nay có 18 gian hàng và 3 gian hàng trò chơi của thiếu nhi, tổng cộng là 21 gian hàng, kể cả gian hàng hớt tóc của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm. Năm nay cha xứ chỉ lấy 10% tiền lời để xung vào quỹ của giáo xứ, các hội đoàn được giữ 90%.

Sau đây là phóng sự Hội Chợ Tết Nhâm Thìn do anh Vọng Sinh thực hiện, với ba video youtube:

Phóng sự Hội Chợ Tết Nhâm Thìn Phần I:



Phóng sự Hội Chợ Tết Nhâm Thìn Phần II:



Phóng sự Hội Chợ Tết Nhâm Thìn Phần III:

 
Ban Chấp Hành các giáo xứ của giáo phận Phát Diệm họp mặt mừng xuân
BTT
10:10 25/01/2012
Ban Chấp Hành các giáo xứ của giáo phận Phát Diệm họp mặt mừng xuân

Trong không khí rộn ràng của những ngày cuối năm âm lịch, chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn, Ban Chấp Hành các giáo xứ trong toàn giáo phận Phát Diệm đã có buổi họp mặt tất niên ấm áp, thân tình tại Tòa Giám Mục Phát Diệm ngày 14-01-2012.

Cuộc gặp mặt do Ủy Ban giáo dân của giáo phận tổ chức nhằm mục đích cho các quý chức đang phục vụ tại các giáo xứ trong toàn giáo phận cơ hội gặp gỡ, chia sẻ về công việc phục vụ, nắm bắt những tổng kết đánh giá của Ủy Ban Giáo Dân cũng như lắng nghe những giáo huấn của Bản Quyền giáo phận sau một năm.

Buổi gặp mặt có sự hiện diện của Đức cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận, cha trưởng Ban giáo dân Antôn Đoàn Minh Hải và các cha phó Ban Antôn Phạm Hoàng Lãm, Phêrô Lê Minh Hưởng, Phêrô Trần Văn Tĩnh cùng quý cha trong giáo phận.

Sau giờ khởi động và giới thiệu, cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, giám đốc Tiểu chủng viện thánh Phaolô Phát Diệm đã thuyết trình đề tài “Mối tương quan giữa cha xứ và các Ban Chấp Hành giáo xứ, giáo họ, các hội đoàn”. Cha giám đốc đã dựa trên Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt từ hiến chế về Giáo Hội của công đồng Vatican II để nói lên ý nghĩa quan trọng của sứ mạng tông đồ của Ban Chấp Hành nơi các giáo xứ. Ý nghĩa cao trọng nhất là tiếp tục sứ vụ phục vụ, thánh hóa dân Chúa mà Chúa Giêsu đã làm để và cứu độ trần gian. Tuy bổn phận mục vụ là của các cha xứ nhưng Ban Chấp Hành xứ cũng bổn phận tham gia vào và cộng tác vào công việc đó một cách tích cực. Vì vậy, Ban Chấp Hành các giáo xứ chính là cánh tay nối dài của các cha xứ để đem ơn cứu độ của Chúa đến được nhiều người.

Sau phần thuyết trình của cha giám đốc Tiểu Chủng viện, quý chức đã dành thời gian để hội thảo theo những câu hỏi gợi ý của Ủy Ban Giáo Dân. Qua phần thảo luận sôi nổi, những phát biểu ý kiến đóng góp và những đề nghị thiết thực cuả các quý chức cho hoạt động của Ban Chấp Hành, Ủy ban giáo dân đã ghi nhận những công việc cần làm ngay như: có những khóa huấn luyện chuyên môn cho quý chức hằng năm, thống nhất các mẫu giấy tờ mà các Ban Chấp Hành sử dụng, có những hướng dẫn cụ thể cho việc chăm sóc các hội đoàn nơi giáo xứ.

Sau phần thảo luận, ông chánh trương giáo xứ chính tòa Phát Diệm đã đại diện cho quý chức hân hoan dâng lời chúc tuổi mới Đức cha giáo phận nhân dịp đón Tết Nguyên Đán.

Đáp lại tâm tình của quý chức, Đức cha Giuse cũng dành những lời cầu chúc tốt đẹp cho quý chức trong năm mới này. Với vai trò là chủ chăn giáo phận, Đức cha Giuse cũng có những ưu tư cho việc mục vụ trong năm mới này. Ngài đã chia sẻ những ưu tư ấy với các quý chức, những người cộng tác với các cha xứ để hướng dẫn giáo dân sống đạo. Trọng tâm mục vụ trong năm nay là chăm sóc đời sống gia đình mà việc làm cụ thể là thực hiện tốt chủ đề “gia đình sống Lời Chúa”. Nêu lên thực trạng gia đình ngày nay đang có nhiều nguy cơ đổ vỡ và thực tế tỷ lệ ly dị đang ngày càng tăng, Đức cha đã nhấn mạnh việc cần xây dựng gia đình trên nền tảng đức tin, nền tảng Lời Chúa. Ngài đề nghị những việc làm cụ thể để quý Ban Chấp Hành có định hướng phục vụ dân Chúa. Trước hết là việc giáo dục con cái trong gia đình. Các bậc cha mẹ cần dành thời gian nhiều hơn để chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ con cái, không chỉ đời sống vật chất mà cả đời sống đạo cho chúng nữa. Đặc biệt, các bậc cha mẹ cần tôn trọng và bảo vệ sự sống cho con cái ngay từ lúc phôi thai bởi con số các thai nhi bị giết ngày càng khủng khiếp và đáng báo động. Muốn làm được điều này, cần đào tạo lương tâm con người nơi mỗi gia đình. Đó là việc làm cấp bách bởi nhiều người ngày nay lương tâm đang trở nên chai lỳ nên đã đánh mất cảm thức tội lỗi. Những người phá thai và tham gia phá thai không những quên đi rằng họ đã cướp quyền ban sự sống của Thiên Chúa mà nguy hiểm hơn họ coi đó là chuyện bình thường chứ không cảm thấy đó là tội ác.

Đức cha cũng nhắc nhở, động viên quý chức cần thực hiện tốt những điều vừa nói trên nơi chính bản thân và gia đình mình trước để có được kinh nghiệm và uy tín khi làm công việc điều hành và phục vụ giáo xứ. Cuối bài huấn dụ, Đức cha lưu ý và hướng dẫn thêm vài điểm mục vụ nơi gia đình như việc ma chay, cưới hỏi theo một số câu hỏi đề nghị của quý chức trong hội trường.

Sau phần gặp gỡ chia sẻ, Đức cha, quý cha và quý chức đã cùng nhau chầu Chúa Giêsu Thánh Thể trong tâm tình vui mừng, tạ ơn.

Buổi họp mặt mừng xuân của Ban Chấp Hành các giáo xứ được kết thúc bằng bữa ăn tất niên thân mật và hiệp thông tại Tòa giám mục. Một mùa xuân đang tới. Trên gương mặt hân hoan của quý chức hôm nay ánh lên niềm hy vọng cho một năm mới tốt đẹp qua men ướp của tình Chúa, tình người.

BTT
 
Thánh lễ Minh Niên tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà
Nguyễn An
13:54 25/01/2012
Hà Nội - Sáng nay ngày mùng 3 Tết Nhâm Thìn 2012, giáo dân khắp nơi trong giáo tỉnh miền Bắc đã hành hương về Đến Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà để tham dự Thánh lễ Minh Niên và cầu bình an trong năm mới.

Xem hình ảnh

Chủ sự Thánh lễ Minh Niên hôm nay là Đức Cha phụ tá TGP Hà Nội Lorenso Chu Văn Minh. Cùng đồng tế với Đức Cha Lorenso còn có Đức Giuse Nguyễn Văn Yến - Phó chủ tịch Ủy Ban Bác ái Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và quý Cha đến từ các giáo phận khác.

Hàng năm cứ vào ngày 3 Tết Âm Lịch, giáo dân miền Bắc lại có dịp hành hương về về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà để cầu bình an cho bản thân, cho gia đình và cho quê hương đất nước Việt Nam thân yêu. Đây là một truyền thống rất tốt đẹp của con cái Chúa trong ngày đầu năm mới.

Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà được chăm lo coi sóc bởi các Cha Dòng Chúa Cứu Thế. Khuôn viên Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà rất nhỏ hẹp vì trước đây bị chính quyền mượn nhà và đất mà chưa trả lại. Hiên tại thì chính quyền vẫn thường gây khó khăn cho nơi đây nhưng mỗi lần gây khó khăn thì giáo dân lại tuôn về rất đông để cầu nguyện với Đức Mẹ.

Người ta vẫn thường nói: “Thái Hà là biểu tượng cho Công lý và những ai đến Thái Hà thì đó là dấu chỉ của người yêu mến công lý”. Điều này có lẽ rất đúng trong Thánh lễ đầu năm hôm nay, vì thấy có sự hiện diện của nhiều Cha rất quyết liệt trong công cuộc tìm kiếm công lý như Cha chính xứ Đạo Truyền Giacobe Nguyễn Văn Lý, Cha chính xứ Lang Thíp - Giáo Phận Hưng Hóa Phanxico Nguyễn Văn Thái…

Không chỉ có sự hiện diện và hiệp thông mà còn dám nói về Công lý cho cộng đoàn, đó là tâm tình chia sẻ của Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến trong bài giảng. Đức Cha mở đầu bài giảng bằng thông điệp về Công lý của Đức Thánh Cha Benedicto XVI và Ngài đã nhấn mạnh: “Con người không thể sống hạnh phúc được nếu không có Công lý”.

Kết thúc Thánh lễ là tâm tình của Cha Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội gửi đến quý Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn dân Chúa. Ngài đã nói lên tấm lòng biết ơn tới tất cả mọi người và cầu chúc mọi người được nhiều ơn lành của Chúa trong năm mới này.
 
Hành hương Đền Thánh Đức Mẹ La Vang Tết Nhâm Thìn
Trương Trí
10:20 25/01/2012
LA VANG - áng hôm nay mùng Ba Tết Nhâm Thìn, như thường lệ giáo phận Huế tổ chức Hành Hương Kính viếng Đức Mẹ La Vang và dâng Thánh Lễ cầu bình an trong năm mới.

Xem hình ảnh

Trời mưa tầm tả và gió rét vẫn không ngăn cản được bước chân của những người con thảo đến với Mẹ hiền La Vang. Thánh lễ diễn ra lúc 8 giờ, nên từ sáng sớm từng đoàn xe máy và xe ôtô mang nhiều biển số các tỉnh khác nối đuôi nhau hướng về Thánh Địa La Vang. Bãi xe đông kín không khác gì những ngày hành hương tháng 8 hàng năm.

Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám Mục Stêphanô chủ tế cùng với Đức Giám Mục phụ tá và Đức Đan Viện phụ dòng Thiên An cùng trên 50 linh mục đồng tế.

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế tâm tình: “ Mỗi dịp Xuân về, con cái Mẹ lại sum vầy bên Mẹ La Vang, để cùng với Mẹ dâng lời chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa, vì bao ơn lành Chúa đã ban cho trong năm qua. Đồng thời dâng lên Thiên Chúa với nhiều ước nguyện, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ La Vang. Cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Cầu cho Hội Thánh được hiệp nhất và bình an theo Thánh Ý của Chúa. Cầu cho ông bà đã khuất và các bậc sinh thành còn sống. Cầu cho mưa thuận gió hòa, trăm họ ấm no, nhà nhà hạnh phúc an vui. Cầu cho công việc làm ăn khấm khá, thắng vượt gian khó.

Xin cho mỗi một người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn được tươi mới lại và sinh nhiều hoa trái, trong cuộc sống biết yêu thương phục vụ.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã nói: “ Ngày đầu năm mới, chúng ta thường chúc cho nhau được bình an thịnh vượng, làm ăn xuôi thuận gặp nhiều may mắn.

Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa là Cha nhân Lành. Chúa đã lo choc him trời cá nước, hoa cỏ đồng nội, huống chi con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên chúa.”

Ngài nhắc nhở cộng đoàn đừng vì quá bộn bề lo toan cho cuộc sống mà quên đi sự bình an trong tâm hồn, nhất là mất thuận hòa trong gia đạo. Mỗi người hãy nhớ điều quan trọng hàng đầu: đó là tìm kiếm nước Thiên Chúa và ăn ở công chính ngay lành.

Ngài cũng nhắc lại hình ảnh Chúa Giêsu, một hình ảnh luôn yêu thương và đồng cảm với những người tội lỗi. Ngài chạnh lòng thương người đàn bà góa khóc thương người con trai duy nhất bên quan tài. Ngài chạnh lòng với Lazarô đã chết trong mồ. Ngài chạnh lòng thương GiaKêu là một người tham nhũng hối lộ của dân để rồi cảm hóa được ông đem một nửa gia tài phát cho người nghèo. Ngài chạnh lòng thương người đàn bà ngoại tình bị những người biệt phái bắt quả tang và đòi ném đá, Chúa Giêsu bảo: “ Ai trong các ngươi cảm thấy mình không có tội thì hãy ném đá trước đi “ để rồi họ phải tức tưởi bỏ đi.

Rồi Ngài cũng nhắc lại những sự việc đã xảy ra trong xã hội ngày nay mà báo chí đã nêu lên: tại Hà nội, hai cha con nọ bị bọn lưu manh móc túi ở bến xe, bị phát hiện thì lại bị bọn côn đồ xông vào đánh giữa hàng trăm con mắt hững hờ không dám can ngăn. Tại Sài Gòn: một chiếc xe điện tong hàng loạt gây ra nhiều người chết và bị thương, nhiều người đi đường không những không cứu giúp mà còn xông vào hôi của những nạn nhân trước bao nhiêu cặp mắt của người đi đường. Trong bệnh viện mà ngày xưa người ta gọi là “ Nhà thương “, thì ngày nay y bác sĩ mà người ta gọi là “ lương y như từ mẫu “ chỉ cứu chữa cho những ai đã đóng tiền trước. Trong nhiều trường học xãy ra những vụ đánh nhau, không chỉ là nam sinh mà còn là những nữ sinh, những học sinh đứng xung quanh thì không can ngăn mà còn cổ vũ hò hét.

Không phải là vơ đũa cả nắm, nhưng Ngài muốn nhắc cho cộng đoàn thấy được trong xã hội thực dụng ngày nay, con người đã quá vô cảm trước những đau thương của người khác.

Cuối cùng, Ngài mời gọi cộng đoàn hãy cầu xin với Mẹ Maria La vang, Mẹ của từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung, Mẹ của ân cần tinh tế, Mẹ đã đồng cảm với việc thiếu rượu tại tiệc cưới Cana. Khi mỗi người chúng ta quá lo lắng đến vật chất và những tiện nghi trong cuộc sống. Làm xao lãng tình người, không cảm thông và tế nhị trong cuộc sống hàng ngày. Xin Mẹ cho chúng con trong năm mới Nhâm Thìn này, được trở nên những môn đệ dễ thương của Chúa Giêsu, biết mang tâm hồn nhạy cảm và đầy tình thương của Thầy mình. Xin Mẹ cầu cùng Chúa Giêsu, biến đổi tính vô cảm và lạnh nhạt như nước lã của chúng con, thành rượu ngon như Mẹ đã đồng cảm trong tiệc cưới Cana. Để chúng con trở nên những con người bén nhạy và biết cảm thương với mọi hoàn cảnh trong xã hội ngày nay.

Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, quản nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang đã đọc thư của Đức Tổng Giám Mục gởi đến mọi thành phần trong giáo phận, công bố việc giáo phận sẽ đón tiếp phái đoàn của Tòa Thánh sẽ đến Việt Nam, trong đó có Tổng Giáo Phận Huế, để điều tra về việc phong Chân Phước và Hiển Thánh cho vị Tôi Tớ Chúa: Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận vào ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng Tư sắp đến.

Sau Thánh Lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, chủ tịch HĐGX giáo xứ chính tòa Phủ Cam, thay mặt cộng đoàn Dân Chúa dâng lời chúc Năm Mới lên Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan viện phụ và quý Cha đồng tế. Tiếp đó, các em thiếu nhi dâng lên các Ngài những bó hoa tươi thắm của ngày ngày đầu Xuân. Đức Tổng Giám Mục cùng quý Cha đồng đồng tế và cộng đoàn được thưởng thức những màn múa trống rất dễ thương của các em thiếu nhi thuộc giáo xứ La Vang.

Cuối cùng Đức Tổng Giám Mục ban phép lành cho cộng đoàn hành hương.
 
Thánh lễ Tất Niên tại Giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Qúy
12:19 25/01/2012
Thánh lễ Tất Niên tại Giáo xứ CTTĐVN Seattle.

SEATTLE. Cao nguyên tình xanh sau một tuần chìm ngập trong bảo tuyết. Tuyết trắng phủ đầy các vùng chung quanh thành phố ngọc bích từ hôm thứ bảy ngày 14 tháng 01 năm 2012 cho đến thứ sáu ngày 20 vài nơi xa thành phố Seattle vẫn còn tuyết đổ. Hôm nay thứ bảy 21 tháng 01 năm 2012 , tuyết hết rơi trên các vùng phụ cận thành phố Seattle, trời khá đẹp, đường sá đã khô ráo trở lại sau một tuần mà người dân nơi đây được đón mùa tuyết trắng đầu tiên của năm 2012. Trận tuyết năm nay hầu như phủ toàn tiểu bang Washington chạy dài từ Bắc xuống Nam từ Đông sang Tây chẳng chừa nơi nào, có nơi lên đến 10 hoặc 12 inches. Bây giờ là 5 giờ 40 chiều thứ bảy ngày 21 tháng 01 năm 2012, trời không mưa, giáo dân cùng nhau đến tham dự thánh lễ tất niên tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle khá đông đảo. Tết Nhâm Thìn năm nay, ngày Mồng Một Tết rơi vào ngày thứ hai, ngày làm việc của xứ Cờ Hoa, nên những lễ hội về ngày Tết của người Việt nơi đây được tổ chức vào ngày cuối tuần. Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có thông lệ hằng năm tổ chức ngày vui Tết theo các nghi lễ tôn giáo như Thánh Lễ Tất Niên hay Giao Thừa, Thánh Lễ Mừng Xuân, hay còn gọi là Tân Niên. Năm nay Thánh Lễ Tất Niên năm Tân Mão được cử hành vào tối thứ bảy 29 Tết tại nhà thờ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle lúc 6 giờ với Thánh Lễ Đồng tế do Đức Giám Mục Alex. Brunett nguyên Tổng Giám Mục Giáo Phận Seattle Chủ Tế cùng với các linh mục trong Giáo Xứ . Đức GM Brunett hiện đã nghỉ hưu, nhân ngày Tết cổ truyền của người Công Giáo Việt nam , ngài đã đến thăm Giáo Xứ và cùng dâng Thánh lễ nhân dịp Tất Niên để cầu nguyện cho Giáo Xứ, ngài cũng là vị Giám Mục đã ban Sắc Lệnh thành lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle cách đây hơn một năm trước khi ngài nghỉ hưu.

Xem hình

Đúng 6 giờ, Thánh Lễ bắt đầu, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với Đức Giám Mục và các linh mục Đồng Tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên Bàn Thánh.

Thánh lễ Tất Niên được cử hành trọng thể theo truyền thống cổ truyền của dân tộc với Nghi thức Niệm hương trước Bàn Thờ Tổ Tiên được tổ chức khá trang trọng và rất cảm động. Xin ghi lại vài nét của buổi niệm hương. Buổi niệm hương được bắt đầu với lời giới thiệu của một xướng ngôn viên giọng nam:

“Kính thưa Cộng Đoàn dân Chúa: Trong giây phút thiêng thiêng này, với tâm tình của những người Việt đang xa xứ cùng nhau hướng về cội nguồn Dân tộc, hướng về quê hương và giáo hội Việt Nam thân yêu qua nghi thức cử hành đêm tất niên tiễn đưa năm Tân Mão và chuẩn bị chào đón năm Nhâm Thìn. Chúng con toàn thể mọi thành phần trong giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle cùng nhau tạ ơn Chúa trong năm Tân Mão, chúng con đã được hưởng nhiều phúc lộc mà Chúa đã trao ban cho chúng con. Theo nghi thức cổ truyền giờ đây chúng con dâng lên Chúa những nén hương với những ước nguyện của chúng con trong năm mới qua các tầng lớp đại diện cho mọi thành phần trong giáo xứ chúng con. Xin cho từng giáo dân Việt Nam trong giáo xứ và trong tổng giáo phận này được tràn đầy phúc, lộc, an, hoà trong năm mới.”

Người MC nói: Xin ba hồi chiêng trống tiến cử.

Tiếng chiêng trống ngân vang làm tăng phần thiêng liêng của buổi niệm hương, tất cả đều hướng lòng về với cội nguồn dân tộc trong giây phút tạm biệt năm cũ và chuẩn bị chào đón năm mới. Ba hồi chiêng trống vừa dứt. Trước hết Đức Giám Mục Brunett cùng với qúy cha tiến lên bàn thờ niệm hương, sau đó đoàn niệm hương lần lượt tiến lên bàn thờ để niệm hương theo từng lứa tuổi như Tuổi Thơ, Thanh Niên, Trung Niên, Cao Niên

Khi Đức Giám Mục và quý Cha niệm hương vị xướng ngôn viên đọc lời dẫn niệm như sau:

1. “Hương trầm trên tay Đức Giám Mục cùng Quý Cha trong Giáo xứ là những lời cảm tạ, là những niềm tri ân dạt dào, vì bao hồng ân Chúa đã ban xuống cho chúng con trong những mùa xuân xa quê hương. Mặc dầu, những ước mơ của xứ đạo chúng con chưa tròn, nhưng chúng con luôn tin tưởng Chúa sẽ chúc lành cho những dự kiến phát triển giáo xứ của chúng con về mọi mặt trong tương lai. Ước mong năm mới đến với sự bình an, yêu thương, hiệp nhất trong cộng đoàn giáo xứ, trong mỗi cộng đoàn địa phương, trong các hội đoàn, mỗi gia đình và từng tâm hồn. Giữa giây phút linh thiêng này, chúng con không quên niệm nhớ đến các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc, các linh hồn trong giáo xứ đã ra đi trước chúng con. Chúng con cùng hiệp nhớ đến linh hồn các đồng bào ruột thịt đã bỏ mình trên biển cả, nơi rừng sâu khi đi tìm hai chữ “tự do”, niệm nhớ vong linh các chiến sĩ đã hy sinh đấu tranh cho nền độc lập, tự do, dân chủ cho Việt Nam”.

( Ba tiếng chiêng trống – Ca Đoàn hát : Trầm hương)

Tuổi Thơ: Tạ ơn Chúa, cám ơn cha , cám ơn mẹ đã cho con vào đời. Theo năm tháng chúng con khôn lớn dần, thêm tuổi mới khi mỗi độ Xuân về. Nén hương tuổi thơ của chúng con mong được bay vút lên toà Chúa với ước nguyện: Xin Chúa gìn giữ tâm hồn chúng con luôn trong trắng, đơn sơ, ngoan hiền, cho chúng con nên giống Chúa Giêsu và càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan.

(Ba tiếng chiêng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm), vị xướng ngôn viên nói: xin mời 2 vị đại diện lớp Thanh niên lên niệm hương:

Thanh niên: Khói hương của những người trẻ dâng lên Chúa với tâm niệm chúng con luôn khắc ghi trong lòng lời nhắn nhủ của Đức cố Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị: “Đừng sợ!”. Vâng, Lạy Chúa, xin cho chúng con thêm lòng can đảm để được xứng đáng là những chiến sĩ của Đức Kitô. Xin cho chúng con thêm lòng cậy trông, tin yêu, luôn biết nương tựa vào Chúa để vượt thắng mọi yếu đuối, mọi thử thách trong cuộc đời. Xin cho thế hệ chúng con luôn sẵn sàng tiếp nối các thế hệ trước, dấn thân gánh vác những chương trình hữu ích cho Giáo xứ, cho Giáo Hội và xã hội. Cách riêng cho sự thăng tiến đời sống tâm linh của từng người trẻ chúng con tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tại các cộng đoàn địa phương nơi mà chúng con sẽ đồng hành với giới trẻ địa phương khi dấn thân phục vụ Giáo xứ và Giáo Hội.

(Ba tiếng chiêng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm).

Vị xướng ngôn viên nói: xin 2 vị đại diện Trung niên lên niệm hương

Trung Niên: Tuổi trung niên là thành phần đại diện cho hình ảnh từng gia đình nhỏ của mọi đại gia đình trong giáo xứ. Trong giây phút tĩnh mịch thiêng liêng của đêm tất niên , chúng con dâng lên Chúa nén hương với lời nguyện cầu : xin cho mỗi gia đình Việt Nam trong giáo xứ, trong Tổng giáo phận Seattle được trở thành hương thơm bay lên từ nơi mái ấm của mỗi gia đình Kitô hữu. Xin cho tình yêu của mọi gia đình được sống mãi với tình son … của Chúa Trời … ” Xin Chúa thương nhậm lời, và ban cho chúng con năm Nhâm Thìn có được đời sống thánh thiện, yêu thương, hạnh phúc và tận tình hổ trợ công việc xây dựng giáo xứ.

(Ba tiếng chiêng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)

Xướng ngôn viên nói tiếp: xin 2 vị đại diện cao niên lên niệm hương.

Cao Niên: Các bậc cao niên là gốc cội của trầm hương, các ngài đã bao năm tháng dài luôn luôn lan toả hương thơm về những phúc đức cho con cháu noi theo. Trước thềm năm mới, xin Chúa ban cho các ngài thêm tuổi thọ . Xin Chúa luôn gìn giữ và chúc phúc cho các bậc cao niên trong giáo xứ, là những thành phần trụ cột đã dầy công xây dựng cộng đồng chúng con từ một cộng đoàn Đức Tin nhỏ bé lên hàng Giáo Xứ, Xin cho quý cụ luôn được tràn đầy phúc, lộc, chan hòa trên đàn con, đàn cháu và an vui trong tuổi già.

(Ba tiếng chiêng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)

Buổi niệm hương đã hướng mọi người vào giây phút thiêng liêng của đêm tĩnh mịch để cùng nhớ về cội nguồn trong nghi thức giả biệt năm cũ và chuẩn bị chào đón năm mới. Sau phần niệm hương, Cha Chánh Xứ đã ngỏ lời chào mừng và cám ơn Đức Giám Mục Brunett, cám ơn Soeur Tổng quyền Dòng Mến Thánh Giá đến từ Việt Nam đã đến với giáo xứ trong ngày lễ theo truyền thống của dân tộc Việt, cám ơn sự hiện diện của Soeur Tổng Quyền Dòng Mến Thánh Giá đến từ Việt Nam, cám ơn sự hiện diện của quý tu sĩ nam nữ, cám ơn sự hiện diện của đông đảo giáo dân trong các Hội Đoàn các Cộng Đoàn và những giáo dân từ các Cộng Đoàn điạ phhương cùng đến, ngài nói: “xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong niềm vui chuẩn bị đón mừng năm mới“ Tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu.

Cha chánh xứ phụ trách phần giảng thuết trong thánh lễ, ngài đã chia sẻ về 8 mối phúc thật : phúc cho những ai nghèo khó, phúc cho những kẻ hiền lành và khiêm nhường trong lòng, phúc cho những ai chịu khổ đau, chịu bách hại…với lời kết luận. Chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ muôn hồng ân mà Chúa đã trao ban cho từng người, từng gia đình và giáo xứ trong năm qua . Xin cho năm mới được thăng tiến hơn, nhất là cùng nhau chung sức xây dựng để giáo xứ có nơi thờ phượng khang trang hơn.

Kết thúc Thánh lễ lúc 7 giờ 45 phút với lời cám ơn của Cha Chánh Xứ Đào Xuân Thành, đồng thời vị đại diện của Giáo Xứ cũng tặng quà Tết đến Đức Giám Mục Alex. Brunett. Mọi người ra về và hẹn gặp nhau trong Thánh lễ Mừng Xuân vào sáng Chúa Nhật ngày 22 tháng 01 năm 2012 tại Hội trường Aki Kurosse lúc 11 giờ với chương trình đặc biệt đón mừng xuân Nhâm Thìn.

Nguyễn An Quý.
 
Ngày Tết Nhâm Thìn tại giáo xứ Thanh Đa
Hồ Anh Minh
21:03 25/01/2012
SAIGÒN - Năm Nhâm Thìn 2012, Giáo xứ Thanh Đa đã triển khai chủ đề sống đạo năm nay do Hội Đồng Giám Mục đề xướng: “hiểu biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội” với châm ngôn:

"Hãy mang trong anh em những tâm tư của Đức Kitô Giêsu" (Pl 2,5)

Mời quý vị xem một số hình ảnh hoạt động của giáo xứ trong các ngày Xuân.

Để chủ đề trên đi vào lòng người cách thiết thực, cần phải dựa trên 2 nền tảng là Lời Chúa và Thánh Thể. Trong Thánh lễ Giao Thừa Xuân Nhâm Thìn, Cha Sở Đaminh Nguyễn Đình Tân đã tặng cộng đoàn Dân Chúa câu đối Tết:

"Xuân Hạnh Phúc Nhà Nhà Sống Lời Chúa
Tết An Bình Người Người Yêu Thánh Thể"
 
Thông Báo
Cáo phó: Thân mẫu LM Nguyễn Văn Tuyên vừa qua đời tại Nam Cali
Tang Quyến
00:38 25/01/2012
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, gia đình chúng tôi xin báo
tin đến Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha, Quý Thầy Sáu, Quý Tu Sĩ
Nam Nữ, cùng toàn thể Công Đoàn Dân Chúa, Quý Thông Gia, Thân
Bằng quyến thuộc, và các bạn hữu xa gần
Bà Cố, Bà, Chị, Cô, Bác, Dì, Em và Mẹ của chúng tôi là:

Bà Cố MARIA NGUYỄN MÙI
Nhũ danh Nguyễn Thị Thê
Sinh ngày 14 tháng 5 năm 1927 tại Phú Nhai, Bùi Chu, Việt Nam
được Thiên Chúa gọi về lúc 7:03 AM, ngày 21 tháng 1 năm 2012
tại Tư Gia, Thành Phố Garden Grove, California – Hoa Kỳ
Hưởng Thọ 84 tuổi.

Xin Quý Cha, Quý Tu sĩ Nam Nữ,
Quý Thân Bằng quyến thuộc và Cộng Đoàn Dân Chúa,
hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Maria sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.

TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO
Trưởng Nữ: Nguyễn Thị Sa – Hoa Kỳ
Trưởng Nam: Nguyễn Văn Chuyên, Vợ con và cháu – Hoa Kỳ
Thứ Nữ: Bà Quả Phụ Nguyễn Thị Huê – Việt Nam
Thứ Nam: Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên – Hoa Kỳ
Thứ Nữ: Nguyễn Thị Cúc, Chồng và các con – Pháp Quốc
Thứ Nam: Nguyễn Tân, Vợ và các con – Hoa Kỳ
Út Nữ: Nguyễn Thị Hồng, các con và các cháu – Hoa Kỳ
Thứ Nam: Nguyễn Thủy, Vợ và các con – Hoa Kỳ
Út Nam: Nguyễn Thanh Joseph, Vợ và các con – Hoa Kỳ
Cháu đích tôn: Nguyễn Việt, Vợ và con - Hoa Kỳ
Dưỡng Tử: Linh Mục Trương Hồng Chương, Ban Mê Thuột, Việt Nam
Dưỡng Nữ: Sr. Nguyễn Thị Thảo, Dòng Chúa Quan Phòng, Việt Nam

GIA ĐÌNH LINH TÔNG
Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ
Linh Mục Cao Tuyền Bill
Linh Mục Phan Tấn Khởi
Linh Mục Trần Benjamin
Linh mục Trần Thọ, SDB – Việt Nam
Thầy Sáu Ngô Đình Đông và Phu Nhân – Hoa Kỳ
Thầy Sáu Joseph Nguyễn Khiết và Phu Nhân – Hoa Kỳ
Ứng viên Vũ Viết Toan và Phu Nhân – Hoa Kỳ
Thầy Đặng Bradon, St. Patrick Seminary – Hoa Kỳ
Sr. Mai Hoa, OP - Pháp Quốc
Sr. Cecilia Phạm Xuân Trang, LHC – Hoa Kỳ
Sr. Trần Tâm, OP– Hoa Kỳ
Sr. Phi Thảo, OFM – Phi Châu
Sr. Nguyễn Quyên, MTG – Hoa Kỳ
Sr. Nguyễn Thanh Nga, MTG – Việt Nam
Sr. Nguyễn Thu Hứa, MTG – Norway

CHÁU ĐỠ ĐẦU
Bà Phạm Lang Dung – Hoa Kỳ
Bà Nguyễn Thị Du – Hoa Kỳ
Giang Hạnh và các con – Hoa Kỳ
Nguyễn Uyên – Hoa Kỳ.

Thay vì Hoa Tang và Phúng Điếu, xin giúp cho
HỘI BẢO TRỢ NỮ TU HƯU TRÍ VIỆT NAM
13192 Hilton Lane.
Garden Grove, CA 92843
Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên (714) 454-4822
Ông Chủ Tịch Nguyễn Việt (714) 425-7160
Ông Trần Đức Nhã (714) 655-1966
 
Văn Hóa
Ngày Tết Nhâm Thìn An Bình
Tuyết Mai
14:09 25/01/2012
Từ trong bàn ăn nhà tôi nhìn ra sau vườn thấy được ánh nắng rọi lên khắp cả sân, làm cho lòng tôi thêm rộn rã. Cây hồng đào sau nhà năm nay ra bông rất đúng lúc, cả cây mai vàng nữa. Trời nắng đẹp quá, không thể nào ngồi trong nhà mà chỉ nhìn ra thôi, thế thì không đã. Tôi phải ra ngoài sân để hít khí trời và nhìn ngắm năm con rùa đủ cỡ của tôi. Tôi nghe thiên hạ nói là nhà nuôi rùa thì hên quanh năm, tôi chẳng biết thế có phải không, nhưng chúng ta là người Công Giáo không nên nghĩ nhăng nghĩ cuội như thế, thưa có phải?.

Sở dĩ tôi thích nuôi rùa là vì chúng dễ thương mà không quấy phá hay cực khổ gì với chúng. Hôm nào nắng ấm tôi đem chúng ra khỏi bồn nước của chúng và bỏ vào chuồng rào, cho chúng phơi nắng và chạy vòng quanh. Chúng ăn uống cũng rất dễ dãi, chỉ toàn cải và rau. Thứ gì tôi bỏ vào chúng cũng ăn hết, rất dễ nuôi. Không sủa, không tốn công dắt đi, và hầu hạ hằng ngày.

Chậu hoa mai năm nay cũng cho bông kha khá, vì quên tỉa tháng 12 rồi, nên lá nhiều hơn hoa. Nhưng cũng rất đẹp. Tôi chẳng biết nhà của anh chị em ra sao, nhưng chúng tôi vì ở trên đất Mỹ nên cũng đại khái cho có cái không khí Tết. Mọi người đều phải đi làm như thường lệ, học trò thì cũng phải đến trường, không có gì là nhộn nhịp cả!. Chỉ trừ những nơi thương mại, thì ngày thường họ cũng buôn hoa, bán bánh, và kẹo mứt. Cuối tuần này Tổng Hội Sinh Viên họ mới tổ chức 3 ngày Hội Chợ Tết, vào ngày mồng 5,6,7 Tết ta, và ngày lễ diễn hành của quân đội như thường năm.

Vì cả nhà chúng tôi ai cũng bị bệnh tiểu đường, nên năm nay đi tết nhau, thiếu hình ảnh của bánh chưng. Được bà chị cho cái bánh chưng để gọi là có chứ tất cả thì là tết nhau ruốc, giò chả, và giò thủ. Bánh mứt thì cũng không vì chứa đường rất nhiều. Theo phong tục thì nhà chúng tôi cũng cúng kiến ông bà tổ tiên vào ngày mùng 1 Tết. Trên bàn thờ cao là Chúa, dưới là Đức Mẹ, cuối hàng là hình ảnh của ông bà. Trên bàn ăn là khay ngũ quả, cộng những thức ăn cả chay lẫn mặn. Vì má của ông nhà tôi khi xưa đi tu chùa, tuy sau này có chồng có con, nhưng vẫn giữ chay trường.

Các con cái của chúng tôi, con gái thì mặc áo dài, đứng xếp hàng để chúc tuổi cha mẹ, xem ra cũng đủ lễ bộ trong ngày mùng một Tết lắm!. Con cái chúc cha chúc mẹ rồi cho chúng bao đỏ gọi là Lì Xì cho hên trong năm. Cha mẹ chúc lại con cái và cũng là dịp để nhắc nhở các con sống sao có trên có dưới, biết có Chúa có Mẹ. Biết trên thuận dưới hòa. Anh chị em phải biết thương yêu lẫn nhau. Biết trách nhiệm của chính mình và ngoài xã hội.

Chúng tôi luôn dậy các con phải luôn cố gắng học hành. Phải có bằng cấp là chìa khóa và là dụng cụ để sống cho cuộc đời của chúng. Vì một ngày rất gần chúng phải có gia đình của riêng chúng. Nếu không học hành thì làm sao mà tự mình có thể sống nổi?. Chính mình đã sống không nổi thì chớ có đèo bòng. Phải có bằng cấp mới tự nuôi chính mình, gia đình, và xã hội. Chúng tôi dậy các con luôn là con người hữu dụng, cho chính mình, cho gia đình, và cho anh chị em. Chớ sống ích kỷ như bao nhiêu người là chỉ biết cái Tôi (me), bản thân tôi (my self), và của tôi (and my), thì là không được.

Tôi cũng không quên nhắc nhở và chúc cho ông nhà tôi ở tuổi hưu, sống vui, sống khỏe, sống mạnh mẽ, nhất là tinh thần của mình. Cái đầu có khỏe thì giúp cho cả thân thể được khỏe. Đừng lo lắng nhiều quá mà hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng. Cần nhất là tình yêu thương dành cho gia đình là điều cần thiết và quan trọng nhất, vì vợ có thể bỏ mình ra đi bất cứ lúc nào khi Chúa gọi, còn các con chúng đâu sống đời với mình. Cho nên hãy luôn sống từng ngày một, để biết quý cuộc sống Chúa ban cho chính mình; biết quý vợ, thương con, và giúp đỡ cho anh chị em của mình nữa!.

Có phải không khi Chúa ban cho chúng ta hằng muôn vạn hồng ân, trong cuộc sống ngày qua ngày này, thì chúng ta cũng biết cảm tạ Chúa, và trả ơn cho Người, qua anh chị em của chúng ta. Được thế chúng ta mới qua được những ngày tháng năm một cách yêu đời hơn, tha thiết với cuộc đời, thông cảm cho anh chị em mình, tha thứ dễ dàng hơn, hy sinh hơn, giang rộng đôi bàn tay hơn, v.v…….

Nhân dịp Tết Nhâm Thìn, xin kính chúc anh chị em tràn đầy tình yêu Thiên Chúa, sự bảo bọc của Mẹ Maria, và mọi sự được thông suốt hơn năm cũ. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta sức khỏe khả quan, tinh thần minh mẫn, sống lạc quan, và nhìn đời và người bằng con mắt bác ái, để chúng ta dễ thông cảm lẫn nhau hơn.

(01/25/12)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xuân Về Vườn Sau
Thérésa Nguyễn
22:17 25/01/2012
XUÂN VỀ VƯỜN SAU
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Chim hót khúc hoan ca
Khắp nơi mai đào nở
Mừng Xuân sang pháo đỏ
Cánh hồng hé thật xinh..
(Trích thơ của L.T Quỳnh Hương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền