Ngày 26-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:31 26/01/2015
CỨU GIÚP CỦA THƯỢNG ĐẾ
N2T

Có một người tự cho mình là người rất tin tưởng vào thượng đế.
Một hôm, trời đổ một trận mưa lớn làm cho nước sông dâng lên ngập lụt nhà hàng xóm, giòng nước lớn đã đổ ra thì khó mà thu lại.
Khi ông ta hoảng loạn bò lên nóc nhà thì có một người hàng xóm bơi thuyền lại nói với ông ta: “Lên thuyền mau”, nhưng ông ta trả lời rất tự tin: “Khỏi cần, thượng đế sẽ đến cứu tôi.”
Không lâu sau đó, lại có một chiếc thuyền cứu hộ qua đó, ông ta vẫn kiên quyết cự tuyệt, và lần cuối khi những nhân viên đội cứu hỏa cương quyết kéo ông ta lên thuyền, thì ông ta kháng cự đến cùng, kiên quyết không lên thuyền.
Không bao lâu thì nước dâng lên ngập nóc nhà, đương nhiên cũng dìm ông ta chết.
Đến trước thiên đàng, ông ta giận dữ chất vấn thượng đế tại sao không đến cứu ông ta khi mà ông ta có lòng tin mạnh.
Thượng đế bất đắc dĩ phải nói:
- “Đương nhiên là ta có đi cứu nhà ngươi, ta phái ba chiếc thuyền đi cứu ngươi, nhưng đều bị ngươi nhất nhất cự tuyệt.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Người có đức tin thì luôn nhận ra ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, nhất là trong đau khổ và thử thách; người tự nhận mình có đức tin mà không thấy được những phương tiện và hoàn cảnh của Chúa gởi đến, thì không phải là người có đức tin phó thác hoàn toàn.
Lần thứ nhất người hàng xóm đến cứu nhưng vẫn tin vào Chúa sẽ cứu mà không lên thuyền, có thế tha thứ được; lần thứ hai thuyền cứu hộ đến để cứu mà vẫn chưa nhận ra ý Chúa cứu mình thì cũng bỏ qua cho; nhưng lần thứ ba các nhân viên cứu hộ cưỡng bức phải lên thuyền mà cũng chưa nhận ra là ba lần Chúa đã cứu mình, thì không thể nói là nhận ra ý Chúa trong cuộc sống.
Có một vài người Ki-tô hữu cũng có “đức tin cứng” như thế, Chúa đã dùng rất nhiều cách, nhiều lần và nhiều hoàn cảnh để giúp họ thoát ra khỏi vòng vây tội lỗi của ma quỷ, nhưng họ vẫn cứ khăng khăng nói sẽ có một ngày họ hoàn lương, sẽ sống tốt hơn, còn bây giờ thì chưa...
Coi chừng, đợi đến ngày đó thì sẽ muộn mất khi mà giờ Chúa định cho tôi đã tới thình lình mà tôi không biết.
Vậy thì đừng trách Chúa là không công bằng hoặc là không có nhân từ nhé !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:34 26/01/2015
N2T

12. Tất cả các đức hạnh đều có tương giao với đức ái.

(Thánh Francis of Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ân xá quốc tế kêu gọi Ả rập Saudi hủy bỏ hình phạt đánh đòn một blogger
Nguyễn Việt Nam
11:33 26/01/2015
Những trận đòn nhằm trừng phạt một blogger Ả rập Saudi bị buộc tội xúc phạm Hồi giáo đã được trì hoãn vì nạn nhân còn quá yếu do những vết thương cũ. Ân xá quốc tế đã cho biết như trên trong bối cảnh những áp lực được gia tăng từ các đồng minh phương Tây của Ả Rập Saudi yêu cầu chính quyền nước này hủy bỏ hình phạt cho nạn nhân.

Ân xá Quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn cho biết rằng tám bác sĩ đã kiểm tra y tế cho Raif Badawi, 31 tuổi, và đồng thanh đề nghị trì hoãn các vụ đánh đập diễn ra vào mỗi thứ sáu hàng tuần cho đến khi nạn nhân hồi phục.

Trận đòn giữa chốn công cộng lần cuối diễn ra hôm 09 tháng Giêng tại thành phố Jiddah đã dẫn đến một làn sóng lên án trên thế giới. Cả hai Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã kêu gọi chính quyền Ả rập Saudi huỷ bỏ các hình phạt. Bộ Ngoại giao Thụy Điển triệu tập đại sứ Ả rập Saudi để phản đối việc đánh đòn này.

Badawi đã bị bắt vào năm 2012 sau khi viết bài báo phê bình các giáo sĩ Ả Rập Saudi trên một blog tự do do ông tạo ra. Blog này đã bị đóng cửa. Ông bị kết tội vi phạm luật công nghệ thông tin của Ả Rập Saudi và xúc xiểm các nhân vật Hồi giáo thông qua blog của mình.

Ông bị kết án vào năm 2013 đến 7 năm tù giam và 600 hèo. Dưới những áp lực quốc tế, tòa đã xử lại và để “dằn mặt quốc tế”, tòa đã tăng hình phạt lên 10 năm tù giam và 1,000 hèo. Badawi cũng bị phạt 1 triệu riyal Saudi, hay khoảng 266,000 Mỹ Kim.

Ả Rập Saudi dự trù sẽ đánh đòn blogger này mỗi tuần 50 hèo trong vòng 20 tuần.

Vợ và ba đứa con của ông Badawi đã được can thiệp đưa đi định cư tại Canada.

Souad al-Shammari, người đồng sáng lập ra blog với Badawi, bị bắt vào tháng Mười năm ngoái. Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết Souad al-Shammari là mẹ của sáu người con đã bị bắt sau khi bị thẩm vấn về những lời nhận xét do cô đưa ra trên Twitter được cho là chế giễu các văn bản tôn giáo và chính quyền, và kích động phụ nữ Ả Rập Saudi nổi loạn chống lại hệ thống giám hộ nam giới.

Giám hộ nam giới nghĩa là một người phụ nữ muốn đi ra ngoài thì phải được phép của một người đàn ông trong nhà: cha, anh, em trai hay thậm chí là đứa con trai của người phụ nữ.

Luật sư Waleed Abul-Khair bào chữa cho Souad al-Shammari nói là cô đang thụ án tù 15 năm vì tội "khinh thường các quan chức chính quyền", "kích động dư luận" và "xúc phạm trình tự tư pháp."
 
Bài giảng tại Santa Marta: Vai trò trước hết và trên hết của phụ nữ trong việc thông truyền đức tin
Đặng Tự Do
15:05 26/01/2015
Vai trò chính yếu và không thể thiếu được của phụ nữ trong việc thông truyền đức tin cho các thế hệ trẻ là trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta vào sáng thứ Hai 26 tháng Giêng nhân lễ nhớ hai Thánh Timôthê và Titô - giám mục và là các môn đệ của Thánh Phaolô Tông Đồ. Đức Thánh Cha đã đặc biệt khai triển bức thư thứ hai của Thánh Phaolô gởi ông Timôthê.

Các bà mẹ và bà ngoại thông truyền đức tin

Thánh Phaolô nhắc nhớ là "đức tin chân thành" của Timôthê đến từ đâu: đức tin của người môn đệ ngài đến từ Chúa Thánh Thần, "qua mẹ và bà ngoại" của ông. Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp: "Mẹ và bà ngoại là những người [chủ yếu] thông truyền đức tin".

Có hai khía cạnh: một là truyền lại đức tin, hai là dạy dỗ những vấn đề đức tin. Đức tin là một ân sủng: người ta không thể nghiên cứu Đức tin. Chúng ta nghiên cứu những khiá cạnh của đức tin, đúng thế, để hiểu đức tin tốt hơn, nhưng chỉ nghiên cứu mà thôi ta sẽ không bao giờ đạt tới được đức tin. Đức tin là một ân sủng của Chúa Thánh Thần, vượt lên tất cả việc đào tạo mang tính"học thuật".

Đức tin, hơn thế nữa, là một ân sủng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua các "công việc tốt đẹp của các bà mẹ và những người bà, và những công việc đẹp đẽ của những phụ nữ đóng những vai trò này" trong một gia đình", cho dù họ là người giúp việc hoặc cô dì," những người đang lưu truyền đức tin.

Câu hỏi được đặt ra là: tại sao những người thông truyền đức tin lại chủ yếu là những phụ nữ? Đơn giản bởi vì Đấng đã mang Chúa Giêsu đến cho chúng ta là một người phụ nữ. Đó là con đường đã được Chúa Giêsu lựa chọn. Ngài muốn có một người mẹ: hồng ân đức tin đến với chúng ta thông qua những người phụ nữ, như Đức Giêsu đã đến với chúng ta qua Đức Maria.

Trân trọng hồng ân đức tin để đức tin đừng lụi tàn

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Ngày nay, chúng ta cần xem xét liệu người phụ nữ có thực sự nhận thức được nghĩa vụ phải thông truyền đức tin của họ không." Thánh Phaolô mời gọi Timôthê hãy bảo vệ Đức tin, kho tàng Đức tin, tránh xa "thứ tranh luận ngoại giáo trống rỗng, thứ tranh luận rỗng tuếch của thế gian"

Đức Thánh Cha nói tiếp, "Chúng ta - tất cả chúng ta - đã nhận được hồng ân đức tin. Chúng ta phải giữ gìn nó, ít nhất là để nó không bị tàn lụi, để đức tin vẫn vững mạnh, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần là Đấng đã ban đức tin cho chúng ta". Chúng ta giữ vững đức tin bằng cách trân trọng và dưỡng nuôi nó mỗi ngày.

Nếu chúng ta không chăm sóc mỗi ngày, không linh hoạt hồng ân này của Thiên Chúa là Đức Tin, nhưng cứ để đức tin chúng ta suy yếu, tan loãng, thì kết cục đức tin chỉ còn là một thứ văn hóa: "Vâng, tôi là một Kitô hữu, đúng lắm "- nhưng chỉ là một thứ văn hóa –một kiến thức ngộ đạo, hay một dạng chuyên biệt của kiến thức:" Vâng, tôi biết rõ tất cả các khía cạnh của đức tin, tôi rành rẽ giáo lý'. Nhưng anh chị em sống đức tin của mình như thế nào? Như thế, điều trọng yếu là phải linh hoạt hồng ân này mỗi ngày: phải đưa nó vào cuộc sống.

Đức tin không thể gia tăng nếu ta nhút nhát và xấu hổ vì đức tin

Thánh Phaolô nói rằng có hai điều đặc biệt tương phản với một đức tin sống động: đó là "tinh thần hèn nhát và xấu hổ".

Thiên Chúa đã không ban cho chúng ta một tinh thần nhút nhát. Thái độ rụt rè đi ngược lại với hồng ân đức tin: nó không để cho đức tin phát triển, vươn lên, và lớn mạnh. Còn xấu hổ thì là tội lỗi sau đây, [chẳng hạn có người nói] "Vâng, tôi có đức tin, nhưng tôi che đậy nó, để người ta thấy chút chút thôi'. Một chút chỗ này, một chút chỗ kia - như các bậc tiền bối của chúng ta thường gọi là thứ đức tin "nước hoa hồng" - bởi vì tôi xấu hổ không dám sống đức tin mạnh mẽ. Không. Như thế không còn là Đức tin nữa: Đức tin không thể rụt rè cũng không thể xấu hổ. Vậy, đức tin là gì? Thưa, đó là một tinh thần mạnh mẽ, yêu thương, và khôn ngoan: đức tin là như thế"

Đức tin là không thể thương lượng

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng tinh thần của sự khôn ngoan là biết rằng chúng ta không thể làm tất cả mọi thứ chúng ta muốn: nó có nghĩa là tìm kiếm những cách thế để thăng tiến đức tin một cách thận trọng.

Đức Thánh Cha kết luận rằng:

"Chúng ta cầu xin ân sủng của Chúa để chúng ta có thể có một đức tin chân thành, một đức tin không tương nhượng tùy theo những hoàn cảnh cụ thể, một đức tin được chúng ta linh hoạt mỗi ngày hay ít nhất là xin Chúa Thánh Thần linh hoạt nó cho chúng ta, và làm cho nó sinh nhiều hoa trái. "
 
Tây Âu khó diệt được quân khủng bố Hồi Giáo
Nguyễn Long Thao
14:00 26/01/2015
Tây Âu khó diệt được quân khủng bố Hồi Giáo

Trong tuần báo Time số đề ngày 26 tháng Giêng 2015, ký giả David Von Drehle viết bài “Mặt Trận Âu Châu” (the European Front), trình bày các nước Âu Châu khó diệt được quân khủng bố Hồi Giáo.

Theo tác giả, hiện nay hầu như nước Tây Âu và Bắc Âu nào cũng có các ổ người Hồi Giáo quá khích trực tiếp tham gia vào các hoạt động quân sự của Nhà Nước Hồi Giáo tại Iraq và Syria.

Sau đây là số quân Hồi Giáo tại mỗi nước Âu Châu đang tham gia lực lược ISIS ở Iraq và Syria. Vấn đề nghiêm trọng là sau khi tham chiến ở Syria và Iraq, các tay súng này trở về nước, sẽ là những tay khủng bố ngay trên đất nước mình. Đó là những trường hợp đã xẩy ra ở Pháp, Bỉ, Canada trong mấy tháng gần đây.

Pháp : 1200

Anh : 500 – 600

Bỉ : 440

Hòa Lan : 200 - 250

Thụy Điển 150 – 180

Đan Mạch : 100 – 150

Áo : 100 -150

Tây Ban Nha : 50 – 100

Ý : 80

Phần Lan : 50 – 70

Na Uy : 60

Thụy Sĩ : 40

Ái Nhĩ Lan 30

Ký giả này nhấn mạnh rằng khó mà dập tắt được hoạt động của quân khủng bố Hồi Giáo tại Âu Châu vì trong vòng 20 năm sắp tới, sinh xuất của người Hồi Giáo tăng, trong khi dân số người Âu Châu chính gốc giảm.

Sau đây là số phần trăm người Hồi Giáo tại mỗi nước Âu Châu vào năm 2010 so với năm 2030.

Quốc gia Năm 2010 Năm 2030
Pháp 7.5% 10.3%
Bỉ 6% 10.2%
Thụy Điển 4.9% 9.9%
Áo 5.7% 9.3%
Anh 4.6% 8.2%
Thụy Sĩ 5.7% 8.1%
Đức 5% 7.1%
Hòa Lan 5.5% 7.8%
Ý 2.8% 5.4%
Na Uy 3% 6.5%
Đan Mạch 4.1% 5.6%
Tây Ban Nha 2.3% 3.7%
Ái Nhĩ Lan 0.9% 2.2%
Lục Xâm Bảo 2.3% 2.3%
Bồ Đào Nha 0.6% 0.6%
 
ĐGH Phanxicô bổ nhiệm Đức Ông Stefan Heße làm Tổng Giám Mục mới của Hamburg
Lm. Phạm Văn Tuấn
16:22 26/01/2015
ĐGH Phanxicô bổ nhiệm Đức Ông Stefan Heße làm Tổng Giám Mục mới của Hamburg, Đức Quốc

Hamburg, 26.01.2015 - Linh mục Tổng Đại Diện của Tổng Giáo phận Köln, Đức Ông Stefan Heße (48 tuổi) trở thành Tổng giám mục mới của TGP Hamburg. Việc bổ nhiệm này đã được công bố bởi Liên giáo phận Osnabrück – Hildesheim – Hamburg trong vùng Bắc Đức cũng như Tòa Thánh Vatican vào cùng một thời điểm, trưa thứ hai, 26.01.2015, lúc 12 giờ. Kinh nghiệm điều hành một giáo phận Đức Ông Heße đã có vì tại TGP Köln từ lúc Đức Hồng Y Joachim Meisner nghỉ hưu thì cha Tổng Đại Diện Heße là người đứng đầu chăm sóc giáo phận gần nửa năm trời.

Trong một phản ứng đầu tiên được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Hamburg, Đức Ông Heße cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho sự tin tưởng của ngài. Việc bổ nhiệm đã làm Đức Ông ngạc nhiên và "trong tâm tư rất băn khoăn". Đối với thành phố Hamburg và các vùng xung quanh Đức Ông chỉ biết được trong những dịp đi nghỉ hè tại đây. "Bây giờ tôi vui mừng có dịp làm quen và gặp gỡ với những người dân sống tại miền Bắc nước Đức." Noi gương cho sứ mạng mục vụ tương lai chính là Thánh quan thày Ansgar của TGP Hamburg. "Thánh Ansgar là một người sống nội tâm và can đảm cho việc dấn thân - cả hai điều này, tôi ước muốn cho sứ vụ của tôi là Giám Mục của Hamburg", Tổng Giám Mục Heße chia sẻ vào trưa nay.

Hồ sơ tóm gọn của tân TGM Stefan Heße

- 07.08.1966: Sinh ra ở Köln, con trai của một gia đình làm bánh.

- 1986: tốt nghiệp trung học ở Köln-Weiden, sau đó học triết học và thần học tại Bonn và Regensburg.

- 18.06.1993: Đức Hồng Y Joachim Meisner phong chức linh mục cho thày Stefan Heße tại nhà thờ chính tòa Köln.

- 1993-1997: Bổ nhiện làm cha phó tại giáo xứ St. Remigius ở Bergheim.

- 1997-2003: Dạy học tại chủng viện thần học Collegium Albertinum tại Bonn.

- 2001: Đậu Tiến sĩ thần học với luận án về thần học ơn gọi của Hans Urs von Balthasar.

- 2003: Làm việc trong Tòa giám mục của TGP Köln, ban đầu là giám đốc quản lý nhân viên.

- 2006: Bổ nhiệm làm Phó Tổng đại diện của TGP Köln.

- 2010: Được thăng chức Đức Ông.

- 16.03.2012: Bổ nhiệm làm Tổng đại diện của TGP Köln.

- 28.02.2014: Được trao trách nhiệm quản trị Giáo phận sau khi Đức Hồng Y Joachim Meisner chính thức nghỉ hưu.

- 20.09.2014: Được tái bổ nhiệm làm Tổng đại diện của TGP Köln, sau lễ nhậm chức của Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki làm TGM Köln.

- 26.01.2015: Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm Đức Ông Stefan Heße vào chức vụ Tổng Giám mục của TGP Hamburg.

Hiện nay TGM Stefan Heße là vị giám mục trẻ nhất tại Đức. Là một Tổng giám mục tương lai của Hamburg, TGM Heße chăm sóc cho 400.000 giáo dân đang sống trong một diện tích lớn nhất tại Đức được nối dài qua nhiều thành phố lớn nằm trong các tiểu bang Hamburg, Mecklenburg-Vorpommern và Schleswig-Holstein. TGM Stefan Heße là vị giám mục thứ ba của TGP Hamburg, một giáo phận rất non trẻ được thành lập vào năm 1995 sau khi nước Đức được thống nhất. Người tiền nhiệm là Tổng Giám mục Werner Thissen đã đệ đơn từ chức vào tháng 3 năm 2014. Vị giám mục tiên khởi của TGP Hamburg là TGM Ludwig Averkamp với thời gian cai quản giáo phận từ 1995-2002. Đức TGM Ludwig Averkamp đã qua đời vào ngày 29.07.2013, hưởng thọ 86 tuổi.

Tỷ lệ phần trăm so với tổng dân số trong TGP Hamburg, người Công Giáo chỉ chiếm được 10%. Tỷ lệ người Tin Lành nhiều hơn khoảng 30%, vì thế Giáo Hội Công Giáo tại vùng Bắc Đức được mệnh danh là miền đất Diaspora, vùng ít người Công Giáo.

Việc bổ nhiệm Đức Ông Stefan Heße trở thành Tổng giám mục mới của Hamburg ban đầu điều này có vẻ giống như một cú sốc văn hóa, bởi vì ngài xuất thân từ một vùng có nhiều văn hóa truyền thống dọc theo sông Rhein (dài 1.238 km) và từ một giáo phận lớn nhất nước Đức với 2,2 triệu giáo dân, cũng như Köln một giáo phận quan trọng nhất của Đức. Mới đây qua sự lãnh đạo của Đức Ông Stefan Heße tại TGP Köln khi trống ngôi giám mục đã chứng tỏ tài năng điều khiển guồng máy Giáo Hội tại đây, kể cả trong thời chuyển tiếp với Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki vào năm ngoái thật tốt đẹp.

Việc bổ nhiệm một linh mục từ TGP Köln cho thấy sự quan trọng về nhân sự trong Giáo Hội Đức từ nhiều năm nay qua ảnh hưởng rất lớn của ĐHY Joachim Meisner. TGP Köln đã cung cấp nhiều linh mục lên hàng giám mục cho Giáo Hội Đức như Đức Cha Friedhelm Hoffman cho GP Würzburg vào năm 2004, Đức Cha Norbert Trelle cho GP Hildesheim vào năm 2005, ĐHY Rainer Maria Woelki cho TGP Berlin vào năm 2011 và đã trở về Köln vào năm 2014, Đức Cha Heiner Koch cho GP Dresden vào năm 2013 và mới nhất là TGM Stefan Heße cho TGP Hamburg vào năm 2015.

Theo tin hành lang Đức Ông Stefan Heße không được lựa chọn trong bảng danh sách tiên cử của giáo phận. Tuy nhiên danh tính của ngài đã nằm trong bảng danh sách ba người do ĐHY Joachim Meisner tiến cử làm người kế vị của ĐHY cho TGP Köln. Vì vậy, điều này không có gì ngạc nhiên khi cha Heße lại được nằm trong danh sách quan trọng cho chức vụ TGM Hamburg trong những tháng qua, để cuối cùng Tòa Thánh Vatican và TGP Hamburg chọn ngài làm vị chủ chăn.

Phản ứng với việc bổ nhiệm Tổng Giám Mục mới Stefan Heße cho TGP Hamburg

- Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức chúc mừng Tổng giám mục tương lai về việc bổ nhiệm Đức Ông Heße và chúc cha phúc lành của Thiên Chúa cho các nhiệm vụ mới. "Trong hơn 20 năm, cha là một linh mục của Tổng Giáo phận Köln. Các kinh nghiệm mục vụ phong phú, trách nhiệm của cha tại chủng viện Collegium Albertinum, các vị trí quan trọng trong Tòa giám mục và năng lực điều khiển trong chức vụ Tổng đại diện thì một người sinh ra ở Köln vùng Rhein chắc chắn cũng sẽ phát triển tốt trên vùng sông Elbe của Hamburg và chắc chắn sẽ sớm trở thành thân thiết với trái tim mình".

- Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln: "Tôi hết lòng chúc mừng Đức Ông Stefan Heße được bổ nhiệm bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm Tổng giám mục mới của Hamburg. Tôi rất vui vì TGM Stefan Heße, và trên tất cả, tôi chúc mừng cho các tín hữu trong TGP Hamburg, vì tôi thực sự bị thuyết phục có một Tổng giám mục mới rất tốt, vị chủ chăn có một trái tim cho người dân và sẽ tham gia vào các cuộc đối thoại với người dân".

Cho TGP Köln và cho cá nhân tôi, tôi xin lỗi vì sau một thời gian ngắn như vậy một nhân viên rất đáng tin cậy và rất tốt, vị Đại Diện của tôi phải chia tay. Nhiều người đã nhìn thấy Đức Ông Stefan Heße trong những công việc tuyệt vời tại Tổng Giáo Phận của chúng tôi. Hamburg thật là may mắn để có được Đức Ông Stefan Heße làm Tổng giám mục mới của mình. Tôi mừng cho TGM mới và chúc ngài phúc lành của Thiên Chúa. Thưa TGM Heße, xin chúc mừng và xin Thiên Chúa chúc lành!"

- Chủ tịch quốc hội tiểu bang Schleswig-Holstein, ông Klaus Schliemann vui mừng cho việc bổ nhiệm này. "Với TGM Heße người Công Giáo sẽ nhận được ở miền Bắc nước Đức một người chủ chăn kinh nghiệm và có thể tiếp cận với mọi người."

- Đức Giám Mục phụ tá Hans-Jochen Jaschke của TGP Hamburg: "Tôi rất vui mừng cho một tổng giám mục trẻ. Thánh Ansgar, lúc đến Hamburg chỉ ở độ tuổi 31 tuổi, TGM Stefan Heße lớn hơn một chút, 48 tuổi. Tôi hy vọng Đức TGM tiếp cận công việc của mình với rất nhiều năng động."

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
Top Stories
Pope Francis: women first and foremost in transmitting faith
Vatican Radio
13:03 26/01/2015
(Vatican 2015-01-26) The primary and indispensable role of women in transmitting the faith to new generations: this was the focus of Pope Francis’ remarks to the faithful following the readings of the day at Mass on Monday morning in the chapel of the Santa Marta residence in the Vatican. On the day when the Church celebrates the memory of Saints Timothy and Titus – bishops and disciples of St Paul the Apostle, Pope Francis commented in particular on the second letter of Paul to Timothy.

Mothers and Grandmothers transmit the faith

Paul reminds Timothy of where his “sincere faith” comes from: his faith comes from the Holy Spirit, “through his mother and grandmother.” Pope Francis went on to say, “Mothers and grandmothers are the ones who [in primis] transmit the faith.” The Holy Father went on to say:

It is one thing to pass on the faith, and another to teach the matters of faith. Faith is a gift: it is not possible to study Faith. We study the things of faith, yes, to understand it better, but with study [alone] one never comes to Faith. Faith is a gift of the Holy Spirit, which surpasses all [“academic”] formation.

Faith, moreover, is a gift that passes from generation to generation, through the “beautiful work of mothers and grandmothers, the fine work of the women who play those roles,” in a family, “whether they be maids or aunts,” who transmit the faith:

It occurs to me: why is it mainly women, who to pass on the faith? Simply because the one who brought us Jesus is a woman. It is the path chosen by Jesus. He wanted to have a mother: the gift of faith comes to us through women, as Jesus came to us through Mary.

Cherish the gift of faith because you waters down

“We need,” said Pope Francis, “in our own day to consider whether women really are aware of the duty they have to transmit the faith.” Paul invites Timothy to guard the Faith, the deposit of Faith, avoiding “empty pagan chatter, empty chatter of the world.” He went on to say, “We have – all of us – received the gift of faith: we have to keep it, at least in order that it not become watered down, so that it remains strong, with the power of the Holy Spirit who gave it to us.” We keep the faith by cherishing and nurturing it every day:

If we do not have this care, every day, to revive this gift of God which is Faith, but rather let faith weaken, become diluted, Faith ends up being a culture: ‘Yes, but, yes, yes, I am a Christian, yes yes,’ – a mere culture – or a gnosis, [specialized kind of] knowledge: ‘Yes, I know well all the matters of Faith, I know the catechism’. But how do you live your faith? This, then, is the importance of reviving every day this gift: to bring it to life.

Timidity and shame they do not increase the faith

Saint Paul says that there are two things in particular, which contrast with a living Faith: “the spirits of timidity and of shame”:

God has not given us a spirit of timidity. The spirit of timidity goes against the gift of faith: it does not let faith grow, advance, be great. Shame, in turn, is the following sin, [which says]: ‘Yes, I have Faith, but I cover it up, that it not be seen too much’. It’s a little bit here, a little bit there – it is, as our forebears called it, a “rosewater” Faith – because I am ashamed to live it powerfully. No: this is not the Faith: [Faith knows] neither timidity nor shame. What is it, then? It is a spirit of power and of love and of prudence: that is what Faith is This is the faith. "

Faith is not negotiable

Pope Francis explained that the spirit of prudence is knowing that we cannot do everything we want: it means looking for the ways, the path, the manners by which to carry the Faith forward, cautiously. “We ask the Lord’s grace,” he concluded, “that we might have a sincere Faith, a Faith that is not negotiable depending on the opportunities that come, a Faith that every day I try to revive or at least ask the Holy Spirit to revive it, and make it bear much fruit.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Vincent Long chủ sự Thánh lễ tạ ơn của Cộng đồng Công giáo Việt Nam TGP Melbourne.
Trần Văn Minh
05:58 26/01/2015
Melbourne, vào lúc 11 giờ Ngày 26/1/2015. Tại Nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne cùng với quý linh mục Việt Nam đồng tế Thánh lễ tạ ơn và mừng tất niên tiễn năm Giáp Ngọ, Thánh lễ có sự hiện diện của các tu sĩ nam nữ Việt Nam và đông đảo giáo dân đã về tham dự.

Mời coi hình

Trước Thánh lễ, ông Quang Minh Phó ngoại vụ cộng đồng đã thay mặt cộng đồng ngỏ lời chào mừng đến Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn đã về cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa và Mẹ rất thánh đã ban cho cộng đồng một năm qua bình an và chuẩn bị đón mừng năm mới Ất Mùi.

Trong bài chia sẻ lời Chúa, xin tóm tắt một vài ý chính. Đức cha Vincent đã nói đến ước mơ của Ngài khi lãnh nhận sứ vụ Giám mục là làm sao để gắn kết các cộng đoàn Công giáo trong tổng giáo phận và phát triển giúp cộng đồng đi lên. Sự dấn thân phục vụ của các anh chị em trong cộng đồng, phục vụ cho cộng đồng, theo gương phục vụ của Chúa. Không phải với cương vị cao để được kính trọng, mà phải biết sống khiêm nhường phục vụ. Hướng về Đại hội La Vang 2 sắp tới. Năm nay đặc biệt chúng ta cũng kỷ niệm 40 năm Người Việt Nam định cư trên khắp thế giới, con số 40 năm mang nhiều ý nghĩa trong Kinh Thánh nói về thân phận lưu đầy của dân tộc Do Thái khi xưa. Chúng ta còn nhiều hoài bão chưa đạt được trong lịch sử 40 năm với căn cước tỵ nạn đã qua, chúng ta chưa làm được nhiều việc, để có thể giúp đỡ những anh em đồng đạo ở khắp nơi, nhất là anh chị em giáo dân đang sống ở quê nhà. Là người Công giáo chúng ta luôn cố gắng sống làm sao cho đẹp, sống tốt lành để làm sáng danh Chúa.

Thánh lễ kết thúc qua sự cám ơn của anh Nguyễn Ngọc Trúc chủ tịch Cộng đồng Công giáo Việt Nam Melbourne, cám ơn Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đồng, nhân dịp năm mới sắp tới, năm Ất Mùi, năm con D nên ông cũng dùng chữ D để chúc mọi người hai chữ D là Dồi dào:
Dồi dào “Ơn Chúa” để lòng được an lành
Dồi dào “Hạnh phúc” để giữ tâm hồn được ngọt ngào
Dồi dào “Thử thách” để giữ mình luôn kiên cường
..
..
Dồi dào “sức khỏe” để tiếp tục phục vụ cộng đồng.

Sau Thánh lễ tạ ơn, một tiệc mừng tất niên do cộng đồng khoản đãi được tổ chức tại hội trường trung tâm với phần văn nghệ thật đặc sắc với MC duyên dáng Quang Minh, và phần hợp ca bản nhạc bất hủ của Nhạc sỹ Phạm Đình Chương, để mừng Xuân qua: “Ly rượu mừng” được Đức cha, quý cha và các tu sĩ cùng tham gia, với một sinh hoạt văn nghệ thật vui bao gồm tam ca, song ca, đơn ca, thơ và hợp ca trong khi mọi người vừa thưởng thức món ăn, vừa thưởng thức văn nghệ.

Thánh lễ tạ ơn và bữa tiệc tất niên của Cộng đồng Công giáo Việt Nam đã đem lại cho cộng đồng một sinh hoạt thật vui trong những ngày cuối năm. Do trùng vào ngày Quốc Khánh Úc Đại Lợi nên mọi người có nhiều thời gian hơn chung niềm vui bên nhau.
 
Cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên thăm Tỉnh Dòng Tên Việt Nam.
Chỉnh Trần, S.J.
09:41 26/01/2015
Cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên thăm Tỉnh Dòng Tên Việt Nam.

Sau khi viếng thăm tỉnh Dòng Tên Trung Hoa, cha Adolfo Nicolás, S.J. Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên đã viếng thăm Tỉnh Dòng Tên Việt Nam từ ngày 17-25/01/2015. Cùng đi với Cha Bề Trên Tổng Quyền có cha Daniel P. Huang, S.J. Phụ tá Bề trên Tổng quyền đặc trách Vùng Châu Á Thái Bình Dương, cha Antoine Kerhuel, S.J., Phụ tá Bề trên Tổng quyền đặc trách Vùng Tây Âu. Buổi chiều cùng ngày, cha Bề Trên Tổng Quyền đã chủ sự Thánh Lễ khấn cuối và nhận lời khấn cuối của 11 anh em Dòng Tên tại nhà nguyện Học viện Thánh Giuse Thủ Đức.

Xem Hình

Sáng ngày 18/01, hiệp thông với niềm vui của Tỉnh Dòng Việt Nam nhân dịp Lễ bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng trên Đất Việt, cha Bề Trên Tổng Quyền, quý cha Phụ tá và quý cha bề trên thượng cấp Dòng Tên Vùng Châu Á Thái Bình Dương đã tham dự Thánh Lễ bế mạc Năm Thánh do Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J., Giám mục Bắc Ninh chủ sự, cùng với 15 Đức Giám Mục đến từ 3 Giáo tỉnh, 120 linh mục đồng tế và hơn 3000 tín hữu.

Sau đại lễ, cha Bề Trên Tổng Quyền đã tham dự cuộc họp thường niên của các bề trên thượng cấp Vùng Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức tại Trung tâm mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Sau khi cuộc họp kết thúc, trưa ngày 23/01, cha Bề Trên Tổng Quyền và quý cha đã đến thăm Nhà Ứng sinh Dòng Tên Việt Nam tại giáo xứ Thiên Thần trong sự chào đón nồng nhiệt của quý cha quý thầy trong Ban huấn luyện và 178 ứng sinh. Cha Bề Trên Tổng Quyền rất được ấn tượng không chỉ bởi số lượng ứng sinh đông đảo mà còn bởi sự năng động và nhiệt huyết của các bạn ứng sinh. Thế nên, trong bài phát biểu, cha Bề Trên Tổng Quyền đã đặc biệt nhấn mạnh đến một nền đào tạo thiêng liêng và tri thức sâu xa trong việc huấn luyện ứng sinh; đồng thời mời gọi các bạn ứng sinh dùng chính sự năng động và sức trẻ của mình để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.

Sáng ngày 24/01, cha Bề Trên Tổng Quyền đã có cuộc gặp với quý cha quý thầy đã khấn cuối tại Hội trường Học viện Dòng Tên. Buổi chiều cùng ngày, ngài tiếp tục gặp quý cha quý thầy đang trong thời gian huấn luyện. Trong 2 cuộc gặp gỡ và chia sẻ này, cha Bề Trên Tổng Quyền mời gọi anh em Dòng Tên tiếp tục khám phá và đào sâu linh đạo Inhã để làm vinh danh Chúa hơn và phục vụ con người hôm nay hữu hiệu hơn. Ngài cũng nhiều lần nhắc đến mẫu gương sống và giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô, tu sĩ Dòng Tên đầu tiên được bầu làm Giám mục Rôma kế vị thánh Phêrô để mời gọi anh em Dòng Tên tiếp tục can đảm vươn đến những biên cương mới trong việc phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người bằng tinh thần Magis – Hơn nữa.

Ngày 25/01, cha Bề Trên Tổng Quyền, quý cha phụ tá Vùng với sự tháp tùng của cha Phụ tá Giám tỉnh Việt Nam đã đến chào thăm Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Đức Giáo Hoàng tại Việt Nam tại nhà khách của Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn. Hai bên đã có những trao đổi thân tình về đời sống Giáo Hội hoàn vũ cũng như Giáo Hội tại Việt Nam. Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, cha Bề Trên Tổng Quyền đã gửi tặng Đức Tổng Giám mục Girelli cuốn tạp chí mới nhất của Dòng về chuyên đề Môi trường.

Sau khi rời Trung tâm Mục vụ, Cha Tổng Quyền và quý cha đã đến thăm cộng đoàn Thánh Gia tại giáo xứ Ngũ Phúc, giáo phận Xuân Lộc và chủ sự nghi thức làm phép nhà tĩnh tâm linh thao Phêrô Favre.

Sau khi kết thúc thăm viếng cộng đoàn Thánh Gia, cha Tổng Quyền và quý cha Phụ tá rời Việt Nam và trở về Rôma trong buổi chiều cùng ngày, kết thúc tốt đẹp chuyến viếng thăm Tỉnh Dòng Việt Nam.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Giáo phận Xuân Lộc hân hoan đón tiếp đức hồng y Fernando Filoni
BTT Giáo phận Xuân Lộc
11:50 26/01/2015
XUÂN LỘC - Trong niềm vui hân hoan của toàn giáo phận Xuân Lộc, ngày 24-01-2015, bầu không khí tại quảng trường Tòa Giám mục rộn ràng chuẩn bị chào đón Đức Hồng Y Filoni, Bộ trưởng Bộ Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc đến thăm giáo phận Xuân Lộc.

Hình ảnh (giaophanxuanloc.net)

Trước hết, phái đoàn đi đón Đức Hồng Y Fernando tại phi trường Tân Sơn nhất gồm có Đức Cha Phụ Tá Giuse Đinh Đức Đạo, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Trưởng ban Loan Báo Tin Mừng của giáo phận, Cha Giuse Nguyễn Văn Việt, Chưởng Ấn TGM Xuân Lộc và Đại diện tu sĩ nam nữ, Thường vụ BHG, giới Gia Trưởng, Hiền mẫu và Giới Trẻ.

Từ phi trường Tân Sơn Nhất, phái đoàn đã đi về Tòa Giám Mục Xuân Lộc ngang qua vùng dân cư Công Giáo đông đúc Biên Hòa, Hố Nai, Trảng Bom, Bàu Cá. Vào lúc 13 giờ 10, phái đoàn về đến Tòa Giám mục Xuân Lộc, Đức Cha Chính Đaminh đã ra tiền sảnh TGM để chào đón ĐHY Bộ Trưởng cùng phái đoàn.

Đức Hồng Y Fernando Filoni gặp gỡ các chủng sinh ĐCV Xuân Lộc

Vào lúc 15 giờ 00, Đức Hồng Y Filoni đã có cuộc thăm viếng Đại Chủng viện (ĐCV) Thánh Giuse Xuân Lộc và gặp gỡ các chủng sinh tại Hội Trường TGM Xuân Lộc. Cùng hiện diện với Đức Hồng Y có Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đức Cha Chính Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Đức Cha Phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo, Giám đốc ĐCV và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương.

Hiện diện trước mặt ĐHY có Quí Cha Giáo ĐCV, 379 chủng sinh ĐCV và 200/604 tu sinh. Có thể nói Đại Chủng Viện Xuân Lộc là một trong những Chủng viện nhận được sự quan tâm và nâng đỡ của Bộ Truyền Giáo, nên khi Đức Hồng Y trong tư cách là Bộ Trưởng Bộ Truyền giáo đến thăm ĐCV, thì đây là một niềm vinh hạnh cho ĐCV và là dịp để ĐCV bày tỏ lòng biết ơn với Thánh bộ truyền giáo.

Gặp gỡ Cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Xuân Lộc

Sau cuộc thăm viếng ĐCV Thánh Giuse và gặp gỡ các chủng sinh. ĐHY tiến lên lễ đài chính diện quảng trường TGM Xuân Lộc để gặp gỡ dân chúng. Ban lễ tân của Giáo hạt Gia Kiệm và nhạc đoàn Giáo hạt Xuân Lộc đã lập thành đoàn, rước ĐHY lên lễ đài.

Quảng trường TGM Xuân Lộc chiều hôm nay đã chật kín người với số lượng khoảng 14.000 người, bao gồm mọi thành phần dân Chúa. Trong đó có hai Đức Giám Mục giáo phận, Đức Ông Tổng Đại diện, quí Cha trong toàn giáo phận, quí tu sĩ chủng sinh và anh chị em giáo dân.

Đức ông Vinhsơn Đặng Tăn Tú, Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc trình bầy đôi nét về Giáo Phận

Giáo phận chúng con hân hoan kính chào ĐHY, Quý Đức Tổng, Quý Đức Cha, Quý Đức Ông đến thăm Giáo Phận Xuân Lộc. Cuộc viếng thăm quý báu này vừa biểu lộ lòng nhân ái đặc biệt của Tòa Thánh, của cá nhân ĐHY, dành cho Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt cho giáo dân Việt Nam mà Giáo phận Xuân Lộc chúng con được diễm phúc đại diện, vừa đem lại cho chúng con niềm phấn khởi xây dựng Giáo Phận ngày một thăng tiến, nhất là ĐHY đến với chúng con vào những ngày khởi đầu của Năm Thánh Kim Khánh Giáo Phận. Nhân dịp quý báu này, xin cho phép con được giới thiệu đôi nét về Giáo Phận, đặc biệt về người giáo dân:

I. TÌNH HÌNH GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

Giáo phận Xuân Lộc được thành lập ngày 14.10.1965, tách từ Giáo Phận Sàigòn, với 164.144 giáo dân trong số 521.595 dân cư thuộc các tỉnh Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và thị xã Vũng Tàu.

Tỉ lệ Công Giáo 31,46%. Qua những biến cố thời cuộc, nhất là từ sau năm 1975, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu đã tiếp đón đồng bào cả nước đến lập nghiệp, đưa dân số lên tới 3.304.920 người vào năm 2005, trong đó có 975.033 giáo dân Công Giáo.

Ngày 22.11.2005 Giáo Phận Xuân Lộc được Tòa Thánh tách một phần để lập nên Giáo Phận mới Bà Rịa với 224.758 giáo dân. Giáo Phận Xuân Lộc còn 758.275 giáo dân định cư trong địa bàn tỉnh Đồng Nai và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Dân số Đồng Nai vẫn tăng và sinh hoạt xã hội cũng như Tôn giáo vẫn tiếp tục phát triển. Hiện nay có thể nhận thấy đôi nét đặc trưng về Giáo Phận Xuân Lộc như sau:

1. Số tín hữu: Theo thống kê tính đến ngày 30.09.2014, Giáo Phận Xuân Lộc có: 940.080 giáo dân sống trong 228.965 gia đình tại 248 giáo xứ và 29 cơ sở chờ lên giáo xư, với sự tham gia của 14.136 quý chức Ban Hành Giáo, 9.665 GLV do 02 Đức Giám Mục và 559 linh mục Triều - Dòng chăm sóc mục vụ, cùng với sự phục vụ của 2.113 tu sĩ nam nữ.

2. Sinh hoạt tôn giáo: Giáo Phận Xuân Lộc là một trong 26 giáo phận Công Giáo tại Việt Nam. Hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội Việt Nam, trong đó có Giáo Phận Xuân Lộc, luôn nỗ lực sống Phúc âm trong hoàn cảnh thực tế: “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống, một lỗi diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc; tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc” (thư chung HĐGMVN năm 1980).

- Từ năm 1965, Đức cố Giám mục tiên khởi Giuse Lê Văn An đã tổ chức Ban Hành Giáo, kiện toàn hàng ngũ tông đồ giáo dân, thành lập các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành.

- Từ năm 1975, các hội đoàn Công Giáo tiến hành không có điều kiện sinh hoạt. Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng và các ĐGM kế nhiệm đã vận dụng Giới tính và ơn gọi đời sống hôn nhân gia đình để liên kết, nâng đỡ nhau trong cuộc sống tôn giáo và xã hội. Đến nay các giới Cao Niên, Gia Trưởng, Hiến Mẫu, Giới trẻ và giới Thiếu nhi vẫn là hình thức sinh hoạt tập thể chính yếu. Ít năm gần đây một số đoàn thề Công Giáo tiến hành đã được phép hoạt động trở lại như: Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Legio Mariae, Khôi Bình, Cursilo, Tác viên Tin Mừng, … góp phần sinh động, hiệu quả cho sinh hoạt mục vụ và truyền giáo.

- Từ năm 1990, nhân dịp Ngân khánh thành lập Giáo phận, Đức cố GM Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đã phổ biến chương trình Giáo lý chung cho toàn Giáo phận nhằm đào tạo toàn diện cho người tín hữu.

- Sau Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã đẩy mạnh nổ lực đào tạo người giáo dân với kế hoạch Ngũ Niên (2011-2015) chuẩn bị mừng Kim khánh thành lập Giáo phận vào năm 2015 với chủ đề: “Canh tân đời sống đức tin để gia đình và giáo xứ thành gia đình của Thiên Chúa”

- Ngày 31.03.2014, Chính quyền tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận cho Giáo phận thành lập TRUNG TÂM ĐỨC MẸ NÚI CÚI tại xã Gia Tân I, huyện Thống Nhất, Đồng Nai: Đây là tin vui ĐGM thông báo và mời gọi mọi tín hữu trong ngoài Giáo phận tham gia xây dựng để cảm tạ Thiên Chúa, tôn vinh Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và để góp phần tái khám phá phẩm giá cao quý của con người, là “hình ảnh” (x. St 1,27) và là con Thiên Chúa (x. Ga 1,20).

II. THAM GIA SINH HOẠT GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VÀ BÁC ÁI XÃ HỘI

A. Sinh hoạt giáo dục đào tạo:

1. Năm 2005, Giáo phận được phép mở Đại Chủng Viện để đào tạo các ứng viên linh mục cho các Giáo phận Bà Rịa, Đàlạt, Phan Thiết, Xuân Lộc và sau đó còn nhận thêm một số ứng sinh từ một số Giáo phận Miền Bắc. Năm học 2014-2015 này, ĐCV có 379 chủng sinh theo học, đến từ 10 Giáo phận. Trong tương lai có thể lên tới trên 500 ứng viên. Hằng năm Giáo phận có tổ chức thi tuyển ơn gọi từ lớp 10. Hiện nay, Giáo phận có 229 chủng sinh, 604 dự tu thuộc cấp III Trung học và 4 năm Đại học:

2. Dựa vào chính sách Xã hội hóa giáo dục của Nhà Nước:

a. Giáo phận đã mở trưởng nghề Trung cấp Hòa Bình. Trường đã đi vào hoạt động năm học 2012-2013. Tháng 10.2014 đã có 120 học viên tốt nghiệp. Năm học 2014-2015 chiêu sinh 790 học viên. Hiện nay trường có 1.180 học viên theo học 8 khoa với 18 ngành nghề khác nhau.

b. Các Dòng Tu đã mở các trường Mẫu giáo dân lập hiện có 25 trường của các dòng tu trên 272 trường trong tỉnh Đồng Nai và các “Nhóm Trẻ” phục vụ hàng chục ngàn cháu trong độ tuổi từ 3-5. Ước mong trong tương lai, Giáo phận và các Dòng Tu được tham gia công tác giáo dục đào tạo Văn hóa ở các cấp cao hơn vốn là mối quan tâm hàng đầu và sở trưởng của Giáo Hội Công Giáo.

B. Sinh hoạt bác ái – xã hội: Bác ái là bản chất của người Công Giáo nên Giáo phận luôn mời gọi và thúc đẩy các tín hữu sống yêu thương, nhất là đối với những người nghèo khó, khổ đau… Trong những năm vừa qua, Caritas Giáo phận đã tổng kết, ghi nhận một số sinh hoạt BAXH tại các Giáo xứ, Dòng tu và Giáo phận về các mặt: Khuyến học đào tạo – Chăm sóc bệnh nhân – Phòng chóng ma túy, giúp đỡ những em bị bệnh xã hội, chăm sóc bệnh nhân - bảo vệ sự sống – Xã hội hóa Giao thông – Bác ái từ thiện – Xóa đói giảm nghèo- phát triển Công tác bác ái xã hội khác.

III. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO:

A. Những nỗ lực truyền giáo: vì xác tín Truyền giáo là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội lữ hành (x. SL Truyền giáo, 2), nên Giáo phận luôn cố gắng hướng dẫn các sinh hoạt nhắm tới việc truyền giáo thông qua sự hiện diện của các linh mục, tu sĩ nơi các vùng truyền giáo, đào tạo người tín hữu thành những “nhà truyền giáo” tại chỗ và tích cực tham gia công cuộc truyền giáo:

1. Người giáo dân tại các giáo xứ, mặc dầu cuộc sống còn nhiều khó khăn, vẫn tích cực hỗ trợ công cuộc truyền giáo: cầu nguyện, thăm viếng, hỗ trợ tài chánh cho các giáo xứ nghèo, các điểm truyền giáo

2. Nét đặc biệt của các giáo xứ vùng kinh tế mới sau 1975 là: Những giáo dân đã tự quy tụ hình thành cộng đoàn tín hữu (lý do: theo chính sách Kinh tế mới, Linh mục và Tu sĩ không đi theo dân). Nhiều giáo dân đã tự dâng hiến nhà, đất cho cộng đoàn làm nơi thờ tự. Các Linh mục đã có nhiều sáng kiến đồng hành với những cộng đoàn tự phát này. Khi được nhà nước chấp thuận, Tòa Giám Mục mới có thể bổ nhiệm Linh mục đến ở với dân. Từ năm 2005 đến nay (2015), đã có 55 trong số 76 giáo xứ được thành lập xuất phát từ hình thức này. Riêng tại 29 địa điểm chưa được Nhà nước chấp thuận và các địa điểm tương lai còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong hình thành và sinh hoạt tôn giáo.

3. Các Linh mục, dưới sự điều động của các Đức Giám Mục hăng say dấn thân vào công cuộc mục vụ và truyền giáo: Nhất trí cao với đường hướng mục vụ của Giáo phận, chấp nhận gian khổ của cuộc sống thực tế nhất là tại 97 giáo xứ được thành lập từ 1975, đồng hành với giáo dân, từng bước xây dựng tôn giáo đồng nhất trong toàn Giáo phận, tự bơi chải để xây dựng cơ sở giáo xứ. Đến nay, chừng 80% trong số 248 giáo xứ đã có nhà thờ, nhà xứ, nhà mục vụ tương đối ổn định.

4. Giáo phận có 171 tu sĩ nam và 1.938 tu sĩ nữ thuộc 74 Hội Dòng, Tu Hội Đời và Tu đoàn Tông Đồ đang làm việc trong Giáo Phận. Các tu sĩ này đã cộng tác với Giáo phận, góp phần đắc lực vào công cuộc mục vụ và truyền giáo, đặc biệt dưới hình thức mẫu giáo, nhóm trẻ và các việc bác ái từ thiện.

5. Từ năm 2013, Giáo phận đã chia sẻ công cuộc truyền giáo với các nơi qua nỗ lực ươm trồng ơn gọi truyền giáo, sai 05 Linh mục tham gia mục vụ truyền giáo ở ngoài Giáo phận. Các Dòng Nữ thuộc quyền Giáo phận và các Tỉnh Dòng tại Xuân Lộc đã sai 635 nữ tu làm việc ở ngoài Đồng Nai.

B. Thành quả Truyền Giáo:

Xét theo con số, còn hạn chế, nhưng xét theo ảnh hưởng trên môi trường xã hội chúng ta có thể ghi nhận: các giáo dân trong Giáo phận bằng cuộc sống gia đình, nghề nghiệp, xã hội, đã góp phần chuyển biến nhận thức và cải thiện mối quan hệ xã hội:

- Từ quan điểm tôn giáo là mê tín, dị đoan… đến nhìn nhận Tôn giáo là sinh hoạt của một bộ phận quần chúng nhân dân và còn tồn tại. Những thành quả kinh tế, xã hội hằng năm vẫn được nhìn nhận “có sự đóng góp tích cực của các chức sắc và bà con Công Giáo”

- Từ ngộ nhận đạo Công Giáo bỏ Ong Bà, Tổ tiên đi đến nghi kỵ, xa cách, nay đã gần thấy giá trị tích cực của lòng hiếu thảo Kitô giáo. Từ đó, anh em lương dân có thiện cảm, hợp tác, kính nể… “Tình làng – nghĩa xóm” ngày càng sâu đậm, thân thiện.

- Các địa bàn đông dân Công Giáo được nhìn nhận là ổn định, ít tệ nạn xã hội.

Niềm thao thức đi ra đem Tin Mừng cho dân tộc VN, cho những lương dân sống bên cạnh và những vùng xa đang là thao thức của Hai Đức Giám Mục, của Linh mục đoàn và của mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận, nhất là trong tinh thần của Năm Thánh Kim Khánh Giáo phận và hậu kim khánh sau năm 2015 này.

Trọng kính ĐHY, kính thưa Quý Đức Cha, Quý Đức ông,

Bên cạnh một vài nét đẹp trong lịch sử hình thành và phát triển của Giáo phận Xuân Lộc trên đây, chúng con vẫn cảm thấy Xuân Lộc đang đứng trước những thách đố mới: xu hướng tục hóa, tiện nghi, hưởng thụ, ly hôn, nạo phá thai… đang tạo nên một nguy cơ đức tin và thách đố cho công cuộc truyền giáo.

Kính xin Đức Hồng Y, Quý Đức Tổng Giám mục, Quý Đức Cha và quí vị cầu nguyện, chúc lành và chỉ dạy cho chúng con.

Trân trọng kính chào Đức Hồng Y, Đức Tổng Giám mục và Quý vị.


Thánh lễ Tạ ơn tại Quảng Trường TGM Xuân Lộc

Cao điểm cuộc thăm viếng Giáo phận Xuân Lộc của Đức Hồng Y Fernando Filoni và phái đoàn là Thánh tễ Tạ Ơn.

Vào lúc 17h00 ngày 24 thánh 01 năm 2014, Thánh lễ tạ ơn mừng kim khánh Giáo phận Xuân Lộc do Đức Hồng Y Fernando Filoni chủ sự đã diễn ra tại Quảng trường TGM Xuân Lộc.

Cùng đồng tế với Đức Hồng Y Filoni có Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc – Chủ tịch HĐGMVN, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh - Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm - Giám mục Gp. Bà Rịa, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống - Giám mục Gp. Phan Thiết, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Gp. Phú Cường, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Nguyên Giám mục Phú Cường và Đức Cha Phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo. Ngoài ra còn có Đức Ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Đức Ông Vinhsơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện Gp. Xuân Lộc, hơn 400 Linh mục trong và ngoài giáo phận.

Cha Chính Đaminh chào mừng Đức Hồng Y Fernando Filoni và phái đoàn:

Trọng kính Đức Hồng Y(ĐHY) Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Loan Báo tin mừng cho các dân tộc
Trọng kính Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt nam
Kính thưa Đức Tổ Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN, Quý Đức Cha và Quý Đức Ông.

Cùng với Đức Tổng Giám mục Phaolô, chúng con các giam mục, viện phụ, linh mục, phó tế, chủng sinh và anh chị em giáo dân giáo dân giáo tỉnh Tp. HCM kính dâng lên Đức Hồng Y, Quý Đức Tổng và Quí Đức Cha lời chào mừng trân trọng nhất cảu chúng con.

Trọng kính Đức Hồng Y Tổng Trưởng, từ khi được HĐGMVN trao vinh dự thay mặt cho khối giáo dân của Giáo Hội Việt Nam, nhất là giáo tỉnh Tp. HCM để đón tiếp ĐHY đến viếng thăm, tất cả giáo phận chúng con từ Giám mục đến linh mục, tu sĩ và giáo dân đều hân hoan mong đợi ngày vui ấy. Chúng con xin tạ ơn Chúa đã gửi ĐHY đến với Gaió phận chúng con.

Dân số Việt nam hiện nay hơn 90triệu người nhưng chỉ có khoảng 7 triệu người Công Giáo, thuộc 26 giáo phận. Do nhiều yếu tố kinh tế, địa lý, chính trị-xã hội, số giáo dân tại mỗi giáo phận khá chênh lệch nhau, có Giáo phận chưa đến 10ngàn giáo dân như Lạng Sơn nhưng cũng có Giáo phận gần 1 triệu giáo dân như Xuân Lộc chúng con.

Giáo dân Việt Nam rất tốt lành, hết lòng yêu mến Đức Thánh Cha và rất yêu mến, kính trọng, vâng lời, và nhiệt thành cộng tác với các vị chủ chăn trong Giáo Hội, sốt sắng tham dự các cử hành Phục vụ nhất là Thánh lễ; thích các lễ hội, rước kiệu, dâng hoa… chia sẻ bác ái và tích cực tham gia việc truyền giáo cũng là nét nổi bật của đa số giáo dân.

Từ nhiều năm qua, Giáo Hội Việt Nam, trong đó có Giáo phận Xuân Lộc chúng con, đã luôn đón nhận được sự quan tâm hướng dẫn của Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân tộc. Nhân dịp này, chúng con xin cám ơn ĐHY và các nhân viên của Thánh Bộ.

Kinh xin ĐHY chuyển đến Đức Thánh Cha Phanxicô lời chào thăm và lời chúc sức khỏe, lòng tôn kính, vâng phục, yêu mến và biết ơn của các tín hữu trong giáo phận Xuân Lộc chúng con cũng như của người Công Giáo Việt Nam. Chúng con luôn nhớ cầu nguyệncho Đức Thánh Cha."


Sau đó Đức Cha Chính Đaminh cũng dâng lời cám ơn Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và Qúy Đức Cha, Đức Ông đã đến hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn và cầu nguyện cho Giáo phận.

Đức Cha Chính Đaminh đã dâng tặng ĐHY, Đức TGM Lepoldo Girelli, Đức TGM Phaolô và các ĐGM cùng đồng tế những lẵng hoa. Đặc biệt, Đức Cha Đaminh còn tặng cho Đức Hồng Y Bộ Trưởng món quà kỷ niệm tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm, là bổn mạng của Thánh Bộ Truyền Giáo và cũng là tượng Đức Mẹ tại Trung Tâm hành hương Núi Cúi mà Giáo phận Xuân Lộc đang xây dựng.

Đức Hồng Y Tổng Trưởng cám ơn Đức Cha về những cánh hoa và bức tượng thật đẹp. Ngài cũng tặng lại Giáo phận Xuân Lộc một chén thánh để mừng kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận.

(Nguồn: giaophanxuanloc.net)
 
ĐHY Filoni dâng Thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa Sài Gòn
Linh Hữu & Văn Chiến
13:00 26/01/2015
Đức Hồng Y Fernando Filoni (ĐHY Filoni) đã rời Toà Giám mục Xuân Lộc lúc 20g30. Khi vào địa bàn Saigon, đoàn xe đưa rước ĐHY Filoni đã dạo một vòng các con đường ở trung tâm Sài Gòn để ngài có dịp ngắm nhìn thành phố về đêm. Khi tới Toà Tổng Giám mục lúc 22g30, đoàn xe từ từ tiến vào khuôn viên trong tràng pháo tay giòn giã của đại diện cộng đoàn dân Chúa Sài Gòn đã đứng thành hàng rào danh dự chờ sẵn tại đây.

Hình ảnh (Photo: tongiaophansaigon.com)

Sau lời chào mừng ngắn gọn của Đức Tổng Giám mục Sài Gòn Phaolô Bùi Văn Đọc, ĐHY Filoni đã diễn tả sự ngạc nhiên trước cuộc chào đón trong đêm đầy nhiệt tình của cộng đoàn dân Chúa tại đây. Ngài mời mọi người tham dự Thánh lễ sáng mai tại Nhà thờ chính toà và chúc mọi người một đêm ngon giấc. Các đại diện dân Chúa đã ra về sau khi chụp hình chung theo nhóm với ĐHY Filoni.

Thánh lễ tại Nhà thờ chính toà Saigòn

ĐHY Filoni đã chủ sự Thánh lễ đồng tế trong ngôi thánh đường 135 tuổi của Sài Gòn vào sáng ngày 25-01-2015 với sự tham dự của gần 1.500 tu sĩ và giáo dân.

Đúng 8g, ĐHY Filoni cùng đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến ra Quảng trường Hòa Bình, xông hương tượng Đức Mẹ Hòa Bình rồi tiến vào nhà thờ. Đồng tế với ngài có ĐTGM Leopoldo Girelli, ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, ĐGM Antôn Vũ Huy Chương, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống, ĐGM Stêphanô Tri Bửu Thiên, ĐGM Tôma Nguyễn Văn Trâm, ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ, ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước, ĐGM Giuse Đinh Đức Đạo, ĐGM Giuse Trần Văn Toản, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương và hơn 300 linh mục trong và ngoài Tổng giáo phận.

Trước Thánh lễ, ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc long trọng chào mừng ĐHY Filoni và trình bày những nét chính yếu về 10 giáo phận của Giáo tỉnh Sài Gòn. Ngài báo cáo về Tổng Giáo phận TP.HCM: có 683.988 giáo dân cùng với 550.000 di dân Công Giáo trên tổng số 7.395.078 dân định cư cùng với hơn 2 triệu di dân (9,25 %), 785 linh mục, 952 tu sĩ, 4.294 nữ tu. Thay mặt cộng đoàn, ngài đã dâng tặng ĐHY Tổng trưởng bức tranh thêu XQ mang chủ đề “Cánh cò quê hương” nhằm giới thiệu vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam (mảnh mai, duyên dáng và siêng năng, nhẫn nại như những cánh cò) cũng như khả năng truyền giáo của các nữ tu Việt Nam. Những bó hoa tươi thắm cũng đã được các cháu thiếu nhi dâng tặng ĐHY và các ĐGM.

Đáp từ, ĐHY Filoni cảm ơn sự đón tiếp chân thành của cộng đoàn dân Chúa Giáo tỉnh Sài Gòn, đồng thời gửi tặng một áo lễ để kỷ niệm chuyến viếng thăm của ngài.

Trong bài giảng lễ, ĐHY Filoni trước hết dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và cảm ơn hàng giáo phẩm, cùng cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam đã cho ngài được trải nghiệm vẻ đẹp đức tin sống động của dân Chúa Việt Nam và niềm vui của 222 tân tòng vừa được ngài và các giám mục ban các bí tích khai tâm ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm quý báu mà ngài sẽ khắc sâu trong tim và sẽ về thuật lại với Đức Thánh Cha Phanxicô (ĐTC) với hy vọng ĐTC sẽ có thể đích thân đến thăm các tín hữu Việt Nam.

Chia sẻ các bài đọc của Thánh lễ, ĐHY Filoni mời gọi cộng đoàn suy niệm câu Thánh vịnh: “Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Ngài” (Tv 24,4b) để lựa chọn bước theo Chúa và trưởng thành trên con đường đức tin. Chúa đích thân gọi tên từng người để mời họ đi theo Ngài trên con đường truyền giáo. Tên mỗi người đều được ghi khắc trong tim và trên tay của Chúa, giống như truyền thuyết kể về Tôma đã trông thấy tên mình trong vết thương trên tay của Chúa để kêu lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Theo Chúa, mỗi người có bổn phận giới thiệu Đức Giêsu cho mọi người để họ cũng “sám hối và tin vào Phúc Âm” (Mc 1,15). Cần phải noi gương Gioan Baotixita mạnh dạn dọn đường cho Chúa, rồi nhỏ đi để Chúa Giêsu được lớn lên: “Người phải nổi bật lên, còn thầy thì phải lu mờ đi” (Ga 3,30). Đây là nhiệm vụ của mọi Kitô hữu.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ĐHY Filoni đã chúc Tết âm lịch và gửi đến mỗi người một món quà tết nho nhỏ gồm cuốn “Khám phá một nguồn vui” và một phong bao đỏ với lời nhắn nhủ: “Mỗi người hãy khám phá niềm vui khi được biết Chúa, và sống đức tin trong gia đình qua kinh nguyện, và cầu nguyện mọi lúc mọi nơi”.

Thánh lễ kết thúc lúc 10g với lời cám ơn cha Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân.

Sau đó, ĐHY đã đến thăm ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, gặp gỡ các chủng sinh ở Đại Chủng viện Thánh Giuse và chuyện trò với cộng đoàn Dân Chúa tại Trung tâm Mục vụ của Tổng giáo phận.

Cuối cùng ĐHY Filoni viếng Thánh thể tại giáo xứ Gia Định và kết thúc chuyến thăm mục vụ tại Việt Nam.

(Nguồn: tonggiaophansaigon.com)
 
Giáo xứ Tam Kỳ khánh thành tượng đài Đức Mẹ Lữ hành
Hoàng Trung Thành
16:34 26/01/2015
ĐÀ NẴNG - Thứ bảy ngày 24/01/2015 vào lúc 17giờ 30, giáo xứ Tam Kỳ rất vui mừng được chào đón Đức Cha Giu se Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Đức Cha Alphongso Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, quý cha trong giáo hạt về thăm mục vụ giáo xứ và cắt băng khánh thành tượng đài Đức Mẹ Lữ Hành.

Hình ảnh

Hoa viên Đức Mẹ Lữ hành như lời cha quản xứ Giuse đã trình bày trong thánh lễ đã đươc Đức Giám Mục giáo phận Đà Nẵng đặt viên đá đầu tiên cách nay hai năm, đã được chính quyền cấp phép thế nhưng trải qua bao nhiêu khó nhọc vất vả chạy nhược chạy xuôi thiếu điều hụt hơi. Nhờ ơn Mẹ Maria luôn cầu bầu cùng Chúa, luôn che chở gìn giữ, ngày hôm nay công trình đã hoàn thành tốt đẹp tuy rằng không đúng như thiết kế ban đầu. Tượng đài phải hạ thấp xuống, hàng rào không được cao quá một mét.

Khánh thành tượng đài Đức Mẹ Lữ hành chúng con đã được hai Đức Cha cắt băng khánh thành, sau đó Đức Cha Alphongso mở khăn che tượng Mẹ và Đức Cha Giuse làm phép tượng đài. Đức Cha Giuse đã ngẫu hứng làm một câu thơ lục bát tặng cho giáo xứ rất hay như sau:

Thuyền đời xuôi ngược chòng chành,
Vững tin có Mẹ đồng hành cùng con.


Từ nay, trên đường hành hương đến với Đức Mẹ La vang, với vị trí giữa đường từ miền Nam ra Quảng Trị chúng ta có chỗ nghỉ chân sau một chặng đường dài mệt nhọc. và nhất là chúng con nài xin Mẹ cùng đồng hành với chúng con và đem bình an đến với đoàn chúng con.
 
Đại Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney
Diệp Hải Dung
18:42 26/01/2015
Chiều thứ Hai 26/01/2015 các anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Đại Hội Đồng Mục Vụ thường niên nhân dịp đầu năm mới 2015. Trước khi khai mạc Đại Hội là giờ tinh thần do Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm chia sẻ và thuyết giảng, kế tiếp mọi người cùng sốt sắng Chầu Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô, nguyện xin Chúa soi ơn Thánh Thần đến mọi người để phục vụ làm tròn trọng trách của mình và sau đó khai mạc Đại Hội.

Hình ảnh

Ban Thường Vụ trình chiếu những hình ảnh sinh hoạt của Cộng Đồng trong những tháng vừa qua, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên báo cáo những sinh họat trong năm vừa rồi và nêu dự án xây dựng Văn Phòng Trung Tâm Mục của CĐCGVN TGP đồng thời anh cũng tổng kết Ban Thường Vụ và Hội Đồng Mục Vụ niên khóa 2012 – 2015 sắp chấp dứt và chuẩn bị cho niên khóa mới 2015 – 2018 sắp tới.

Sau đó là phần chia sẻ và phát biểu đóng góp ý kiến của các thành viên Hội Đồng Mục Vụ. Mọi thắc mắc và những câu hỏi nêu nên đã được quý Cha trong Ban Tuyên Úy giải đáp thỏa đáng.

Trước khi kết thúc Đại Hội Đồng Mục Vụ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng ngỏ lời tri ân cám ơn Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm qúy Cha và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Đại Hội Đồng Mục Vụ nhân dịp đầu năm 2015.

Sau cùng Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm cũng ngỏ lời cám ơn đến quý Cha, Sơ và mọi người sau đó cùng ở lại dự tiệc liên hoan mừng Tất Niên tại nhà ăn Trung Tâm. Diệp Hải Dung
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm hiểu Tin Mừng của Thánh Luca: Khía cạnh thần học
Vũ Van An
06:01 26/01/2015
Mỗi soạn giả nhìn chủ đề tín lý của Tin Mừng Luca một khác. E.E. Ellis (1) cho rằng chủ đề đó là bản chất tư cách Kitô và sứ vụ của Chúa Giêsu; chủ đề này được khai triển bằng nhiều trình đoạn (episodes). Các trình đoạn này đem lại “chứng tá” ý nghĩa cho con người Chúa Giêsu và việc xuất hiện Nước Thiên Chúa mà chính Người rao giảng. Chủ chốt của chứng tá này là vai trò của Chúa Thánh Thần.

Linh mục Léon Dufour (2) thì tin rằng Tin Mừng Luca nhằm đem lại một trình bày lịch sử cho các biến cố cứu rỗi. Có thể gọi ngài là tin mừng gia của kế hoạch Thiên Chúa: mầu nhiệm Phục Sinh là tâm điểm, Chúa Thánh Thần là tác giả và cộng đồng phổ quát của mọi tín hữu là hạn định của kế hoạch này.

Linh mục Karris (3) thì cho rằng Thánh Luca viết tin mừng cho một cộng đồng chủ yếu gồm các tín hữu gốc dân ngoại. Vấn đề chủ yếu của cộng đồng này là nền thần học tự nhiên (theodicy): nếu Thiên Chúa đã không giữ lời hứa với Dân Riêng của Người bằng cách để cho Kinh Thành và Đền Thờ của họ bị san bằng, thì há cớ gì các Kitô hữu dân ngoại có thể tin được rằng vị Thiên Chúa ấy chịu trung thành với các lời Người hứa với họ? Với sơ truyền thuật truyện của mình, Thánh Luca muốn chứng minh rằng qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa trung thành với các lời hứa đã ngỏ với It-ra-en và một cách không ngờ với cả Dân Ngoại, người dơ bẩn, kẻ nghèo hèn, phụ nữ, người Samaria, người thu thuế, đủ mọi hạng người bị khinh thường, coi rẻ nếu biết thống hối ăn năn vì khởi đầu đã khước từ Chúa Giêsu, tiên tri của Thiên Chúa và là Đấng Kitô. Tất cả cũng vẫn là It-ra-en, nhưng là một It-ra-en tái tạo.

Đối với I. Howard Marshall (4), chủ đề chính của Thánh Luca không hẳn là việc tái lên khuôn sứ điệp Kitô Giáo vào lịch sử cứu rỗi mà là làm cho con đường cứu rỗi trở thành dễ hiểu đối với độc giả của mình. Nói cách khác, chủ đề trung tâm của Thánh Luca là trình bày câu truyện về Chúa Giêsu để dẫn người ta tới sự cứu rỗi; cứu rỗi mới là chủ đề chính trong các trước tác của Thánh Luca, nó là sợi chỉ xuyên suốt cả Tin Mừng Luca lẫn Công Vụ Tông Đồ (*).

Riêng linh mục Fitzmyer (5), khi bàn đến nền thần học của Thánh Luca, đã chú trọng đến nhiều yếu tố khác nhau. Trong 9 yếu tố, ta thấy có sơ truyền (kerygma), viễn ảnh địa dư, viễn ảnh lịch sử, Kitô học, cứu thế học, Chúa Thánh Thần, cánh chung học, việc làm môn đệ… Thiển nghĩ, phương thức của tác giả này giúp ta hiểu cặn kẽ khía cạnh tín lý trong các trước tác của Thánh Luca hơn. Trong các chương trước, ta đã xem qua một số yếu tố vừa kể, nhất là viễn ảnh địa dư và viễn ảnh lịch sử. Về viễn ảnh địa dư, ở đây, chỉ xin nhấn mạnh thêm điều này: Thánh Luca quan tâm đến việc làm nổi bật vai trò của Giêrusalem, như là kinh thành mà Chúa Giêsu phải tới (Lc 13:33) và như điểm then chốt đối với sự cứu rỗi nhân loại. Cảnh đầu tiên (Giacaria dâng của lễ) và cảnh cuối cùng (các môn đệ tới cầu nguyện) trong trình thuật Luca đều diễn ra tại kinh thành này. Viễn ảnh đó, vì thế, đã trở thành một nhân tố trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa. Trong chương này, xin đề cập rộng dài đến một vài yếu tố sau đây.

I. Sơ truyền của Thánh Luca

Trong Tân Ước, sơ truyền (kerygma) thường có ba nghĩa: nghĩa hoạt động chỉ sự công bố hay rao giảng (1Cor 2:4); nghĩa nội dung chỉ điều được rao giảng (Rm 16:25); và nghĩa trách vụ chỉ chức vụ rao giảng của một cá nhân nào đó (1Tm 1:3). Ở đây, ta chỉ bàn tới hai nghĩa đầu, dùng để chỉ việc công bố về Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại, như là hành động cứu rỗi cánh chung của Thiên Chúa; hay như là lời thách thức diễn ra trong hành động cứu rỗi của Chúa Kitô. Trong sơ truyền của Kitô Giáo buổi đầu, Chúa Giêsu không những chỉ là vị rao giảng hay vị tiên tri loan báo hành động cứu rỗi ấy, mà còn là Đấng, tuy trước đây là người mang sứ điệp, nhưng nay đã được cuốn hút vào sứ điệp ấy đến nỗi trở thành nội dung chủ yếu của nó. Người công bố đã trở thành Đấng Được Công Bố.

Vấn đề ở đây là: trong các trước tác của Thánh Luca, Người đã trở nên như thế cách nào? Trước khi trả lời câu hỏi này, tưởng cũng nên biết Thánh Luca chỉ sử dụng danh từ kerygma có một lần để chỉ sự rao giảng của Giôna (Lc 11:32). Nhưng động từ keryssein thì được ngài sử dụng đến 17 lần: 9 lần trong Tin Mừng, 8 lần trong Công Vụ, hơn hẳn các soạn giả Tân Ước khác. Ấy là chưa kể, ngài còn dùng nhiều động từ khác với ý nghĩa tương tự như: euangelizesthai (10 lần), didaskein (17 lần), laleinkatangellein.

A. Sơ truyền , hiểu như hành động công bố

1. Việc rao giảng của Chúa Giêsu. Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu công bố sự kiện cứu rỗi cánh chung của Thiên Chúa, tức biến cố Người dứt khoát can thiệp vào lịch sử con người, đề nghị với It-ra-en một lối cứu rỗi mới hẳn. Dù Người chưa bao giờ được gọi là sứ giả (keryx), nhưng thực sự Người được mô tả trong vai trò sứ giả hay ngôn sứ của Thiên Chúa, vì Người là người rao giảng về cánh chung.

Thánh Luca lấy hình ảnh rao giảng và dạy dỗ của Chúa Giêsu từ Thánh Máccô và nhiều nguồn khác, nhưng ngài sử lý hình ảnh này theo lối riêng. Ngài không phân biệt giữa rao giảng và dạy dỗ, như một số trước tác Kitô Giáo buổi đầu. Dù Chúa Giêsu rao giảng hay dạy dỗ, tất cả đều được coi là sự công bố của Người, một công bố cũng đòi hỏi, cũng thúc bách và cũng không kém tính lịch sử như trong Tin Mừng Máccô.

Tuy ở đầu trình thuật về thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu (Lc 4:14b-15), Thánh Luca chỉ sơ lược nói tới việc rao giảng tại các hội đường, chứ không nhấn mạnh tới việc công bố của Chúa Giêsu như Thánh Máccô: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15). Nhưng ngay sau phúc trình sơ lược ấy, Thánh Luca thuật lại biến cố Nadarét, được coi là do chính Thánh Luca soạn thảo làm chương trình tổng quát cho thừa tác vụ của Chúa, trong đó, Chúa Giêsu áp dụng vào Người lời của Isaia 61:1-2: “Thần Trí của Thiên Chúa ở trên tôi, vì Người đã tấn phong tôi… để tôi công bố năm hồng ân của Thiên Chúa” và mạnh dạn nói tiếp: “Hôm nay, đoạn Thánh Kinh này đã ứng nghiệm” (Lc 4:21). Nghĩa là một thời đại mới đang ló rạng, thời đại thiên sai, vì người công bố là người được “xức dầu”; người ấy công bố năm hồng ân của Thiên Chúa: người giam cầm được tha, người mù được thấy, người bị áp bức được giải thoát.

Nội dung công bố của Người còn là Nước Thiên Chúa như Lc 4:43 xác nhận: việc công bố này chính là sứ vụ của Người. Và quả tình sau đó, Người du hành khắp nơi để “rao giảng và loan báo Nước Thiên Chúa (Lc 8:1). Trong sứ điệp gửi cho Gioan Tẩy Giả, Người nhấn mạnh tới việc tiếp nhận lời công bố của Người (Lc 7:23): “phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” nghĩa là Chúa thế nào, họ phải tiếp nhận Người như thế. Chắc chắn lời lẽ của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Luca về việc được tiếp nhận vào Nước Thiên Chúa hay bị ruồng bỏ khỏi đó (Lc 13:22-30) cũng không kém thẳng thừng như trong Mátthêu 7:13-14, 22-23; 25:10b-12.

Tuy nhiên, chỉ có Tin Mừng Luca mới đề cập tới việc Chúa Giêsu bắt đầu huấn luyện các môn đệ tiếp tục việc công bố của Người rằng “triều đại Thiên Chúa đã đến gần” và: “Ai lắng nghe các con là lắng nghe Thầy” (Lc 10:6, 11, 16). Điều này dẫn ta tới việc rao giảng của các môn đệ.

2. Việc rao giảng của các môn đệ. Tin Mừng Máccô chỉ đề cập tới sứ vụ rao giảng hạn chế của Nhóm Mười Hai (Mc 6:7-13, 30), trong khi Tin Mừng Luca, không những nói tới sứ vụ của Nhóm này, được minh nhiên sai đi để “rao giảng Nước Thiên Chúa” (Lc 9:1-6, 10), mà còn nói tới sứ vụ rao giảng của Nhóm Bẩy Mươi (Hai) nữa (Lc 10:1-16) với cùng nhiệm vụ nói cho mọi người hay “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. Đủ thấy sứ điệp của Người quan trọng đến thế nào: sự nghiêm trọng của sứ vụ được nhấn mạnh ở chỗ phải thật ít cản trở, không cần phải chào hỏi ai dọc đường…

Cuối Tin Mừng, Chúa Phục Sinh, một lần nữa, lại khẩn khoản trao phó sứ vụ rao giảng cho các ông “phải nhân danh Thầy rao giảng cho muôn dân” (Lc 24:47). Sứ vụ này được thực thi cùng khắp Công Vụ Tông Đồ, một cách bạo dạn (Cv 4:13, 29, 31; 28:31). Hạn từ parresia trong các câu này không những có nghĩa không sợ sệt, thẳng thắn công bố mà còn có ý nói tới tính quả quyết của thách đố đưa ra nữa. Hai câu sau có thể tóm lược đầy đủ bản chất của việc công bố này: “Xin tất cả quí vị và toàn dân It-ra-en biết cho rằng: nhân danh chính Chúa Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quí vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho chỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quí vị… Ngoài Người ra, không ai đem lại; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4:10,12).

3. Việc rao giảng của Thánh Luca. Vì viễn ảnh lịch sử của Thánh Luca, nhiều người cho rằng ngài đã lịch sử hóa sơ truyền của Giáo Hội tiên khởi, làm nó hoàn toàn biến chất. Nhưng nếu hiểu sơ truyền là việc công bố một sự kiện do Thiên Chúa loan báo, thì rõ ràng Thánh Luca đã cộng tác tích cực vào diễn trình sơ truyền của Giáo Hội ấy. Thực vậy, ngay ở lời mở đầu Tin Mừng, ngài đã cho rằng trình thuật của ngài liên quan tới “các biến cố đã nên trọn giữa chúng ta” (Lc 1:1), chứ không phải chỉ là các sự kiện lịch sử. Còn trong lời mở đầu Công Vụ, ngài nói rõ trình thuật Tin Mừng đề cập tới “những việc Chúa Giêsu làm và những điều Người dạy” (Cv 1:1). Trong Tin Mừng, ngài đã mô tả tỉ mỉ lời rao giảng và dạy dỗ của Chúa Giêsu; còn trong Công Vụ, ngài chi tiết hóa lời rao giảng về Chúa Giêsu hay về biến cố Chúa Kitô.

Đã đành, tin mừng của Ngài có dáng dấp một cuốn tiểu sử về Chúa Giêsu hơn là các Tin Mừng Máccô và Mátthêu, nhưng nó vẫn không đánh mất đặc điểm công bố. Vì dù sao, ngài cũng đã công bố cho Thêôphilô và những người có đầu óc như ông hành động cứu rỗi cánh chung của Thiên Chúa và đòi hỏi nơi họ một đáp ứng Kitô Giáo. Hơn nữa, khi soạn thảo tin mừng của mình bằng một bút pháp Hy Lạp công phu như thế, hẳn Thánh Luca không phải chỉ nhằm một mình Thêôphilô hay một số người giống như ông mà thôi. Sau cùng, Thánh Luca, khi soạn thảo, đã soạn thảo với một cam kết bản thân vượt xa cam kết của các sử gia thế tục và vượt quá cả cam kết có tính hộ giáo của Josephus. Điều vượt quá ấy chính là đặc điểm sơ truyền, như chứng tá niềm tin nhằm công bố biến cố Chúa Kitô và gợi lên một đáp trả bằng đức tin Kitô Giáo.

B. Sơ truyền, hiểu như điều được công bố

Như các soạn giả tin mừng khác, Thánh Luca cũng đã trình bày sơ truyền theo nghĩa nội dung, tức theo đối tượng của việc công bố Kitô Giáo, nhưng ngài có cái hiểu chuyên biệt về sứ điệp của Chúa Giêsu, của các môn đệ và của cả chính ngài nữa. Trước khi đi xa hơn, ta nên lưu ý, sơ truyền theo nghĩa nội dung trong các soạn tác của Thánh Luca không phải là nhân loại học hay Giáo Hội học. Đây không phải là một cố gắng lên khuôn cái hiểu của con người về chính họ hay mô tả Giáo Hội như một cộng đồng cánh chung. Đúng hơn, đối tượng sơ truyền này chính là Chúa Giêsu Kitô, Người là Đấng được công bố trong đó.

1. Được chính Chúa Giêsu công bố.

Việc công bố này được trình bày nhiều cách:

a) Ngay cả trước khi “Nước Thiên Chúa” xuất hiện trên môi miệng Người lần đầu tiên (Lc 4:43), Chúa Giêsu đã công bố rằng Người và việc rao giảng của Người ứng nghiệm điều đã được Thánh Kinh trước đây liên kết với ơn cứu rỗi của Thiên Chúa. Trong con người và lời rao giảng của Người, Chúa Giêsu khai mở năm hồng ân đã được Isaia 61:1-2 nói đến. Năm đây chỉ một thời đại đã bắt đầu, trong đó, Người là sứ giả cánh chung và tiên tri của một phong thái tha, thấy và tự do mới đã được Isaia nói đến. Lời công bố này vừa làm người cùng quê của Người vui vừa làm họ giận. Và đó chính là đặc tính căn để trong sơ truyền của Chúa Giêsu, theo Thánh Luca. Việc ứng nghiệm lời của Isaia này sẽ còn được tái quả quyết trong lời Người nhắn với Gioan Tẩy Giả lúc ấy đang ngồi tù (Lc 7:22-23). Trong một đoạn khác của riêng Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu phục sinh sẽ tóm lược sứ vụ của Người bằng cách giải thích điều vốn liên quan tới Người trong Cựu Ước (Lc 24:27, 32, 45). Phương thức của Chúa Giêsu quả đã in sâu vào tâm trí các tín hữu sơ khai khi sơ truyền của họ luôn luôn hiểu Đấng loan báo cũng là Đấng được loan báo.

b) Không như Tin Mừng Mátthêu (Mt 3:2), một tin mừng cho rằng Gioan Tẩy Giả là người đầu tiên rao giảng về Nước Trời, Tin Mừng Luca khẳng định: vai trò đó là của Chúa Giêsu (Lc 4:43); và cũng chính ở đây, Thánh Luca viết thêm “vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó”. Nước Thiên Chúa quả đã đến cùng với sơ truyền, và Chúa Giêsu chính là người loan báo sơ truyền ấy.

Việc rao giảng về Nước Thiên Chúa của Chúa Giêsu như trên đã được Thánh Luca lấy từ các nguồn của ngài. Nhưng trong khi Mc 10:29 nói tới việc các môn đệ phải bỏ cửa bỏ nhà, bỏ cả gia đình “vì Thầy và vì Tin Mừng” thì Lc 18:29 chỉ nói: “vì Nước Thiên Chúa”.

Mặt khác, về việc gần kề của Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu trong Tin Mừng Luca có một cái nhìn khá đặc biệt. Người nói: “Hãy biết rằng Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần” (Lc 21:31), tuy nhiên, Người cũng không do dự cho hay: nó đã hiện hữu trong chính con người và hành động của Người: “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17:21), trong khi vẫn đề cập đến việc nhiều điều sẽ nên trọn trong vương quốc sắp đến (Lc 22:16,30). Những đoạn tỏ ra có đặc tính Luca này nhắc tới Nước Thiên Chúa dưới cả hai chiều kích: hiện tại và tương lai, phù hợp với cánh chung học trong các trước tác của Thánh Luca nói chung. Một điều đáng lưu ý nữa là Chúa Giêsu trong Tin Mừng Luca nói tới phản ứng căn để đối với việc rao giảng Nước Thiên Chúa này khi Người bảo “ai cũng dùng sức mạnh mà vào” Nước ấy (Lc 16:16).

Ngoài ra, Thánh Luca còn mô tả Chúa Kitô phục sinh nói với các môn đệ về Nước Thiên Chúa (Cv 1:3) và chỉnh sửa sự hiểu lầm của họ về Nước này (Cv 1:6), một sự hiểu lầm đóng vai trò chuyển tiếp. Vì sau đó, việc rao giảng của các ông sẽ được liên kết với sự rao giảng của Chúa Giêsu. Cũng nên lưu ý một điều, trong Tân Ước, có hai hạn từ cùng chỉ một thực tại, đó là Nước Thiên Chúa hay Nước Trời. Riêng Thánh Luca chỉ sử dụng Nước Thiên Chúa mà thôi, có thể là để nhấn mạnh tới việc coi Thiên Chúa là vua như truyền thống Cựu Ước (xem 1Sm 12:12; Is 6:5; Gr 8:19; Mk 4:7; Tv 47:3,8…). Nước Giavê trong Cựu Ước thường để mô tả niềm hy vọng cánh chung vào một thời đại khi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa được thực hiện, khi việc Người thống trị tâm trí và cuộc sống con người được hoàn tất, khi con người thoát khỏi vòng lệ thuộc sự ác và tội lỗi. Kiểu nói đó cũng ám chỉ việc Thiên Chúa điều hướng lịch sử con người (Tl 21:25), một lịch sử không còn bị khống chế bởi lực lượng thù địch nữa. Trong Tân Ước, Nước Thiên Chúa đã bước vào lịch sử trong sứ vụ, trong cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Trong tư cách Đấng Kitô và Chúa phục sinh, Người là sứ giả được Thiên Chúa xức dầu đặc biệt để rao giảng và thiết lập sự thống trị kia giữa loài người từ nay trở đi.

c) Trong Tin Mừng Luca, ngoài việc công bố Người làm nên trọn lời Thiên Chúa hứa ban ơn thứ tha (Is 61) và vương quốc ra, Chúa Giêsu cũng công bố về “ơn cứu rỗi” nữa. Lời công bố từ chính miệng Chúa Giêsu này chỉ có trong Lc 19:9, thốt ra nhân dịp gặp Giakêu, người thu thuế: “Hôm nay, ơn cứu rỗi đã đến nhà này”. Tuy chỉ được thốt ra có một lần, nhưng việc công bố này rất quan trọng, vì ơn cứu rỗi này, trong thần học của Thánh Luca, vốn được coi như là hiệu quả của biến cố Chúa Kitô.

2. Được các môn đệ công bố.

Ta sẽ bàn đến sơ truyền của các môn đệ dưới các khía cạnh: công bố Nước Thiên Chúa, công bố lời Chúa và công bố chính Chúa Giêsu cho tới tận cùng thế giới (Cv 1:8).

a) Công bố Nước Thiên Chúa: Trong Tin Mừng Luca, khi sai Nhóm Mười Hai và Nhóm Bẩy Mươi (Hai) đi rao giảng, Chúa Giêsu chỉ rõ đối tượng của việc rao giảng này là “Nước Thiên Chúa” (Lc 9:2, 60,62; 10:9,11). Trong Công Vụ Tông Đồ, Nước Thiên Chúa là chủ đề rao giảng của Philíp (Cv 8:12), của Barnaba và Phaolô (14:22) và của riêng Phaolô (Cv19:8; 20:25; 28:23, 31).

b) Công bố lời Chúa: Trong Công Vụ, chủ đề công bố của các môn đệ hay được nhắc đến nhất chính là “lời của Thiên Chúa” (ho logos tou Theou) hay “lời của Chúa” (ho logos tou Kyriou) và đôi khi chỉ là lời (ho logos hay to rema). Đó là các kiểu nói của Thánh Luca để chỉ sứ điệp Kitô Giáo, một thứ lời có sức mạnh và hành động với sức mạnh, tương tự như các lời phán đầy hiệu lực của Chúa Giavê trong Cựu Ước (xem Is 55:11; so sánh với Cv 20:32).

Hàm ngụ trong “lời Thiên Chúa” là việc Thiên Chúa mạc khải và cứu rỗi ngỏ lời với con người và đòi họ phải đáp ứng bằng đức tin (xem Cv 6:7; 13:48). Nó được mô tả như lời Thiên Chúa đã ngỏ với It-ra-en (Cv 10:36), và đôi khi được xác định như “lời cứu rỗi” (Cv 13:26) hay “lời tin mừng” (Cv 15:7) hay “lời ơn thánh” (Cv 14:3; 20:32). Lời ấy không hề tĩnh tụ, vì một khi đã công bố, nó làm người ta đau đớn trong lòng (Cv 2:37); “lời Thiên Chúa cứ lớn lên và thêm mạnh mẽ” (Cv 19:20; xem thêm Cv 6:7; 12:24).

c) Công bố Chúa Giêsu: Các môn đệ công bố một Chúa Giêsu chịu đóng đinh, sống lại và được hiển dương là Đấng Mêxia và là Chúa (Cv 2:32, 36; 5:30-31), “đấng được Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết” (Cv 1110:42). Liên quan tới việc công bố Chúa Giêsu là tác nhân ơn cứu rỗi của Thiên Chúa, các môn đệ cũng đã rao giảng, rửa tội và chữa bệnh “nhân danh Chúa Giêsu” (Cv 2:38; 3:6,16; 4:10,12,30…). Truyền thống Thánh Kinh vẫn coi “tên” là “người”. Cho nên công bố Chúa Giêsu hay rao giảng nhân danh Chúa Giêsu chỉ là kiểu nói của Thánh Luca để chỉ việc loan truyền biến cố Chúa Kitô như cách ta nói bây giờ, một cách nói để chỉ tất cả những gì đã được hoàn tất trong và nhờ con người, sứ vụ, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu thành Nadarét để cứu rỗi nhân loại. Biến cố Chúa Kitô (Christ-event) vì thế được dùng để tóm lược nội dung lời được rao giảng hay Chúa Kitô được công bố trong tất cả sự viên mãn của Người.

3. Được Thánh Luca công bố.

Theo linh mục Fitzmyer, việc công bố của Thánh Luca chỉ là theo truyền thống, nhất là truyền thống Phaolô. Như ta đã biết, đối tượng sơ truyền của Thánh Phaolô là công bố các sự kiện về cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô trong một khung cảnh cánh chung nhằm đem lại ý nghĩa cho các sự kiện kia. Sơ truyền này đánh dấu bước chuyển tiếp từ “thời đại xấu xa này” tới “thời đại sắp đến”, hay thời đại ứng nghiệm. Nó cho thấy tầm quan trọng của lời công bố rằng Chúa Kitô đã chết và đã sống lại “như lời Thánh Kinh”. Sơ truyền ấy có thể phác thảo như sau: các lời tiên tri của Cựu Ước đã ứng nghiệm và một thời đại mới đã khai mở trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Người sinh ra từ dòng dõi Đavít; chết như lời Thánh Kinh tiên báo, để giải thoát nhân loại khỏi thời đại xấu xa hiện tại. Người được chôn cất. Ngày thứ ba, Người chỗi dậy như lời Thánh Kinh. Người được Thiên Chúa hiển dương bên tay phải Thiên Chúa, được đặt làm Chúa người sống và người chết. Người sẽ trở lại làm thẩm phán và cứu chúa của nhân loại.

Thánh Luca cũng có cùng một sơ truyền như vậy: Thời đại ứng nghiệm đã ló rạng (Cv 2:16; 3:18, 24). Nó diễn ra trong thừa tác vụ, cái chết, và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Ngài lồng sơ truyền này trong một tường thuật với chứng cớ Thánh Kinh cho thấy: mọi sự đều diễn ra “theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước” (Cv 2:23): trong dòng dõi Đavít của Người (Cv 2:30-31), trong thừa tác vụ (Cv 2:22; 3:22), trong cái chết (Cv 2:23; 3:13-14), và trong sự phục sinh của Người (Cv 2:24-31; 3:15; 4:10). Người được hiển dương bên tay phải Thiên Chúa, làm thủ lãnh thiên sai của It-ra-en mới (Cv 2:33-36; 3:13; 4:11; 5:31) và Thánh Thần trong cộng đồng là dấu chỉ quyền năng và vinh quang hiện nay của Chúa Kitô (Cv 2:33; 5:32). Thời đại thiên sai này chẳng bao lâu sau sẽ đạt tới viên mãn lúc Chúa Kitô trở lại (Cv 3:21). Do đó, hãy sám hối và hồi tâm (Cv 2:38-39; 3:25-26; 5:31).

II. Kitô học của Thánh Luca

Khuôn mặt chủ yếu trong lịch sử cứu rỗi của Thánh Luca, dĩ nhiên, là Chúa Giêsu Kitô, vì “ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu rỗi; dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu rỗi” (Cv 4:12). Thánh Luca coi Người không phải chỉ là đỉnh cao của hoạt động Thiên Chúa nơi It-ra-en, mà còn là tâm điểm của lịch sử cứu rỗi.

Thánh Luca mô tả Chúa Giêsu là một người Do Thái sống tại Palestine, sinh tại Bêlem (Lc 2:6-7), thuộc dòng Đavít (Lc 1:27; 2:4; 3:31), lớn lên tại Nadarét (Lc 4:16), một người đàn ông được Thiên Chúa chứng thực bằng những việc phi thường, những dấu thiêng điềm lạ (Cv 2:22), một con người nhân bản biết quan tâm tới người khác. Dù không nhấn mạnh tới các cảm xúc của Chúa Giêsu như Thánh Máccô, nhưng Thánh Luca nói nhiều tới các đức tính nhân bản cũng như phản ứng nhân bản trước định mệnh của Người và việc Người tùng phục ý muốn của Chúa Cha (Lc 22:42), một sự tùng phục đến hơi thở cuối cùng (Lc 23:46).

Dĩ nhiên, Thánh Luca không quên nhấn mạnh đến những điều vượt lên trên thân phận nhân bản của Chúa Giêsu: (1) Người được thụ thai đồng trinh bằng quyền phép Chúa Thánh Thần (Lc 1:34-35). (2) Thừa tác vụ của Người được Thánh Thần hướng dẫn cách độc đáo (Lc 3:22; 4:1, 14,18; 10:21). (3) Người có liên hệ đặc biệt với Chúa Cha trên trời (Lc 2:49; 3:22; 9:35; 10:21-22; 23:46). (4) Người sống lại từ cõi chết (Lc 24:6a; Cv 2:24, 32; 3:15…). (5) Người lên trời (Lc 24:51c; Cv 1:9) hay được hiển dương bên tay hữu Chúa Cha (Cv 2:33; 5:31); về điểm này, Thánh Luca mô tả lên trời như một hiện tượng khả giác (Cv 1:9-10), trong khi ngài không mô tả chính việc Chúa phục sinh. Và trong Công Vụ, ngài còn định vị rõ biến cố lên trời này trong thời gian: 40 ngày sau khi sống lại (Cv 1:3), trong không gian: trên núi Cây Dầu (Cv 1:12), cũng như cách thế: “được cất lên” (Cv 1:9), và cả nơi đến nữa: trời (Cv 1:11).

Năm yếu tố siêu việt trên hợp với các khía cạnh nhân bản đã nói lên quan điểm của Thánh Luca đối với biến cố Chúa Kitô, một biến cố phức hợp trong cuộc hiện sinh của Chúa Giêsu Kitô từng tác động mạnh mẽ trên nhân loại, qua thừa tác vụ, qua cuộc khổ nạn, cái chết và việc chôn cất của Người, qua sự sống lại, lên trời và hiển dương của Người. Chính việc phối hợp các khía cạnh nhân bản và siêu việt của cuộc đời Chúa Giêsu đã tạo nên quan điểm của Thánh Luca về biến cố Chúa Kitô của ngài.

Dù không dùng chính chữ parousia, Kitô học của Thánh Luca có nói tới việc Chúa Giêsu trở lại như giai đoạn sau cùng trong vai trò của Người. Thiên thần nói với các môn đệ: “Chúa Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời (Cv 1:11). Người sẽ trở lại trong “quyền năng và vinh quang cao cả” (Lc 21:27), “để xét xử thiên hạ theo công lý” (Cv 17:31).

Như thế, trong Kitô học của Thánh Luca, ta thấy 4 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ lúc được thụ thai đồng trinh cho tới lúc xuất hiện trong hoang địa để chịu phép rửa. Giai đoạn hai từ lúc chịu phép rửa tới lúc lên trời. Giai đoạn ba từ lúc lên trời tới ngày lại đến. Giai đoạn thứ tư là chính việc lại đến. Sự phân chia này quan trọng, khi ta bàn tới các tước hiệu của Chúa Giêsu trong trước tác của Thánh Luca.

B. Các tước hiệu Kitô học

Các tước hiệu của Chúa Giêsu thì nhiều. Ở đây, ta chỉ chú trọng tới các tước hiệu trong trước tác của Thánh Luca.

1. Đấng Mêxia hay Đấng Kitô

Tước hiệu christos xuất hiện trong câu hỏi Chúa Giêsu đặt cho hai môn đệ trên đường Emmau: “Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24:26). Thánh Luca sử dụng tước hiệu này đến 24 lần: 12 lần trong Tin Mừng, 12 lần trong Công Vụ (Lc 2:11,26; 3:15; 4:41; 9:20; 20:41; 22:67; 23:2, 35, 39; 24:26, 46; Cv 2:31,36; 3:18,20; 4:26; 5:42; 8:5; 9:22; 17:3; 18:5, 28; 26:23). Mêxia là tiếng Do Thái, được Bản Bẩy Mươi dịch qua tiếng Hy Lạp là christos, chỉ người được xức dầu để phục vụ hay che chở It-ra-en. Nó thường được áp dụng vào vua chúa It-ra-en, nhưng đôi khi cũng áp dụng vào nhiều người khác như tư tế chẳng hạn, và cả Kyrô, Vua Ba Tư nữa. Trong các thế kỷ cuối cùng trước thời Kitô giáo, tại It-ra-en, cả truyền thống chính trị lẫn truyền thống tôn giáo đều có một lòng mong chờ Đấng Mêxia, hay niềm tin Thiên Chúa sẽ sai một Đavít tương lai hay một nhân vật được xức dầu tới cứu Dân của Người. Chúa Giêsu hẳn biết rõ lòng mong chờ này.

Tuy nhiên, nghĩa chính trị của tước hiệu christos hình như thắng thế vào thời của Người, nên dù trong Tin Mừng Máccô, Người thẳng thắn nhìn nhận tước hiệu ấy trước mặt thượng tế (Mc 14:62), nhưng trong Lc 22:67, xem ra Người không trực tiếp nhìn nhận nó: “Tôi có nói, các ông cũng chẳng tin”.

Sau khi Người qua đời và vào thời Thánh Luca viết tin mừng của ngài, tước hiệu Kitô đã được gắn liền với tên của Chúa Giêsu thành Nadarét. Nghĩa là việc này đã xẩy ra trước thời Thánh Luca. Việc gắn liền này một phần do tước hiệu “Vua dân Do Thái” (Mc 15:26) mà Philatô cho viết gắn lên thập giá của Chúa Giêsu. Việc ấy cho thấy có sự liên kết Người với lòng mong chờ đấng được xức dầu vào thời ấy. Nói cách khác, Người bị đóng đinh trong tư cách ấy. Và một khi bị đóng đinh trong tư cách vua, Người nhanh chóng trở thành Đấng Mêxia đối với các môn đệ của Người, và tước hiệu này mau chóng trở thành nội dung của sơ truyền như 1Cor 15:3 từng viết “Đấng Kitô chết vì tội lỗi ta đúng như lời Thánh Kinh”.

Thánh Luca duy trì việc áp dụng tước hiệu Kitô cho Chúa Giêsu trong lời tuyên xưng của Thánh Phêrô (Lc 9:20) nhưng ngài cũng giữ nguyên việc Chúa Giêsu cấm sử dụng tước hiệu này cho Người và lời Người minh xác về tước hiệu này (Lc 9:22). Bị thẩm vấn trước thượng tế, Người không trả lời câu hỏi bằng một câu thẳng thắn “tôi là Đấng ấy” như trong Mc 14:62, mà chỉ trả lời mập mờ, nửa chừng (Lc 22:67-68) như trên đã nói. Đàng khác, Chúa Giêsu phục sinh đã gạt qua một bên câu hỏi của các môn đệ về việc tái lập vương quốc It-ra-en (Cv 1:6), đủ thấy: Người không chấp nhận cung giọng chính trị trong lòng mong chờ Đấng Mêxia lúc ấy, dù việc đồng hóa “Mêxia” với “Vua” đã được dùng chỉ về Người (Lc 23:2).

Tuy nhiên, nếu Thánh Luca không muốn nhấn mạnh tới tước hiệu christos trong Tin Mừng, thì, trong Công Vụ, tước hiệu này đã được liên kết với sự phục sinh của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô, trong bài rao giảng tuyệt diệu vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, đã nói với cử tọa: “Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã làm cho sống lại… Chúa Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô” (Cv 2:32, 36). Tóm lại, việc áp dụng tước hiệu christos cho Chúa Giêsu đã diễn ra trong giai đoạn thứ ba của Người. Và bằng cái nhìn trở lui, Thánh Luca cũng đã dùng tước hiệu này áp dụng vào Chúa Giêsu ở giai đoạn đầu tiên của Người trong trình thuật tuổi thơ: “Hôm nay, một Đấng Cứu Rỗi đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2:11).

Hai điểm nữa cũng nên được lưu ý về tước hiệu Kitô trong các trước tác của Thánh Luca. Thứ nhất, Chúa Giêsu như Đấng Kitô còn phải đến. Trong lời rao giảng của Thánh Phêrô tại Giêrusalem, ngài khuyên cử tọa: “anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em. Như vậy thời kỳ an lạc mà Ðức Chúa ban cho anh em sẽ đến, khi Người sai Ðấng Kitô Người đã dành cho anh em, là Ðức Giêsu. Ðức Giêsu còn phải được giữ lại trên trời, cho đến thời phục hồi vạn vật, thời mà Thiên Chúa đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ của Người mà loan báo tự ngày xưa” (Cv 3:19-21). Ở đây, rõ ràng Thánh Phêrô nói tới Chúa Giêsu như Đấng Kitô sẽ đến, Đấng mà trên trời còn giữ lại cho tới thời tốt lành của Thiên Chúa xuất hiện, một Đấng Kitô của thời quang lâm, thời thứ tư trong hiện sinh của Chúa Giêsu. Chưa có chỗ nào trong Tân Ước nói tới Đấng Kitô này. Chính Thánh Luca cũng chỉ đề cập đến Đấng Kitô này ở đây mà thôi.

Thứ hai, thuật ngữ riêng của Thánh Luca còn đề cập tới một Đấng Kitô chịu đau khổ: “Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24:26); “Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, chỗi dậy từ cõi chết” (Lc 24:46, xem thêm Cv 3:18; 17:3; 26:23). Trong Cựu Ước và trong mọi trước tác Do Thái Giáo, không có ám chỉ nào về một Đấng Mêxia chịu đau khổ cả. Is 52:13-53:12 chỉ đề cập tới Người Tôi Tớ đau khổ của Giavê. Trong Tân Ước, cũng không có soạn giả nào nói tới Đấng Kitô chịu đau khổ. Mc 8:29-31 chỉ nói tới Con Người chịu đau khổ, chứ không nói tới Đấng Kitô chịu đau khổ.

2. Chúa

Tước hiệu Chúa được Thánh Luca dùng gần gấp đôi tước hiệu Kitô, và mãi mãi chỉ là tước hiệu chứ không là tên như tước hiệu Kitô. Tước hiệu này được ngài dùng cho cả Chúa Giavê lẫn Chúa Giêsu, và không phải chỉ riêng ngài dùng như thế. Cả Thánh Máccô (Mc 11:9) và Thánh Mátthêu (Mt 4:10) cũng dùng như vậy. Theo linh mục Fitzmyer (6), có người cho rằng nguồn gốc của tước hiệu này nằm bên ngoài Palestine, tại phía đông thế giới Địa Trung Hải, nơi “thần cũng lắm mà chúa cũng nhiều. Nhưng đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha… và cũng chỉ có một Chúa là Chúa Giêsu Kitô” (1Cor 8: 5-6). Chính trong môi trường ấy, Thánh Luca đã áp dụng kiểu nói độc lập “chúa thượng” để chỉ Nêrông (Cv 25:26). Nhưng thực ra, Cựu Ước cũng đã dùng tước hiệu này rồi để chỉ Chúa Giavê (Hípri là adon, Aram là mare, Hy Lạp là kyrios). Nên không lạ khi các Kitô hữu gốc Do Thái lúc ban đầu đã áp dụng tước hiệu này cho Chúa Giêsu.

Khi áp dụng như thế, họ đã đặt Chúa Giêsu ngang hàng nhưng không đồng hóa với Chúa Giavê, vì Người không bao giờ được xưng là abba. Đàng khác, trong lời cầu marana tha, được duy trì nguyên ngữ Aram trong bản văn Hy Lạp của 1Cor 16:22: “Lạy Chúa, xin hãy đến”, ta thấy tước hiệu này, trước nhất, được áp dụng cho Chúa Giêsu tái lâm (xem 1Cor 11:26).

Trong Tin Mừng Luca, tước hiệu Chúa không được áp dụng vào Chúa Giêsu tái lâm, nhưng trong Công Vụ, tước hiệu đó đã áp dụng vào Người sau khi phục sinh: “Thiên Chúa đã đặt Người làm Chúa và làm Đấng Kitô” (Cv 2:36). Tuy nhiên, Tin Mừng Luca đã nhiều lần phóng chiếu tước hiệu này vào giai đoạn Chúa Giêsu còn tại thế. Thực vậy, trong khi tước hiệu độc lập “Chúa” chỉ xuất hiện một lần trong Mc 11:3, thì nó thường xuyên xuất hiện trong Tin Mừng Luca (Lc 7:13, 19; 10:1, 39, 41; 11:39; 12:42a; 13:15; 17:5,6; 18:6; 19:8a, 31,34; 20:44; 22:61 hai lần; 24:3,34). Trong suốt thời gian thi hành sứ vụ trên trần gian, Chúa Giêsu được nhiều người xưng “lạy Chúa” (Lc 5:8, 12; 6:46 hai lần; 7:6; 9:54,59,61; 10:17,40; 11:1; 12:41; 13:23,25; 17:37; 18:41; 22:33,38,49). Ngay ở giai đoạn đầu cuộc sống dương thế của Chúa Giêsu, Tin Mừng Luca cũng đã phóng chiếu tước hiệu này cho Chúa Giêsu rồi: trong lời loan báo cho các mục đồng (Lc 2:11), trong lời chào mừng của Bà Êlisabét (Lc 1:43).

3. Đấng Cứu Rỗi

Tuy Thánh Gioan có sử dụng tước hiệu Đấng Cứu Rỗi (soter) để chỉ Chúa Giêsu (Ga 4:42), nhưng trong các tin mừng Nhất Lãm, chỉ duy có Tin Mừng Luca sử dụng tước hiệu này, và chỉ sử dụng một lần khi thiên thần báo tin cho các mục đồng Bêlem (Lc 2:11). Điều này khá lý thú, vì ở đây, Thánh Luca đã áp dụng tước hiệu này vào Chúa Giêsu ngay ở giai đoạn đầu cuộc hiện sinh của Người. Trong khi ở Cv 5:31, ngài áp dụng tước hiệu đó vào giai đoạn ba tức vào Chúa Giêsu đã phục sinh và được Thiên Chúa hiển dương.

Thực ra, tước hiệu soter vốn rất quen thuộc trong thế giới La Hy đương thời. Họ sử dụng nó để chỉ cả các thần minh, triết gia, y sĩ, chính khách, lẫn vua chúa và các hoàng đế. Ptolemy V Epiphanes (203-181 trước CN) từng được xưng tụng là soter. Cựu Ước thì dùng tước hiệu này cho Thiên Chúa đã đành mà chỉ cả những người Được Thiên Chúa thiết lập để giải phóng Dân nữa (Tl 3:9,15). Trước Thánh Luca, thư Philíphê 3:20 đã sử dụng tước hiệu này và áp dụng vào Chúa Giêsu tái lâm. Điều cũng đáng lưu ý, Thánh Luca không hề sử dụng tước hiệu này trong Thời Kỳ Chúa Giêsu, là thời kỳ mà ơn cứu rỗi đã được hoàn tất. Dưới đây, khi bàn tới cứu thế học, ta sẽ hiểu đôi chút về ý nghĩa của cứu rỗi nơi Thánh Luca.

4. Con Thiên Chúa

Thánh Luca sử dụng đến 3 kiểu nói khác nhau để chỉ cùng một tước hiệu của Chúa Giêsu: Con Thiên Chúa (Lc 1:35) , Con Đấng Tối Cao (Lc 1:32), hoặc vỏn vẹn Con Ta (Lc 3:22; 9:35) hay Người Con (Lc 10:22).

Kiểu nói Con Thiên Chúa (Con Trời) vốn là kiểu nói quen thuộc của Cận Đông xưa, để chỉ các Vua Ai Cập chẳng hạn. Thế giới La Hy cũng dùng nó chỉ các nhà cai trị, và ngay cả những người nổi tiếng như Platông. Dĩ nhiên, Thánh Luca theo truyền thống Cựu Ước, dù trong đó, tước hiệu này có khi áp dụng cho cả các thiên thần (St 6:2), cho It-ra-en cách chung (Xh 4:22)… nhưng không áp dụng vào Đấng Mêxia (7). Thành thử phải coi việc áp dụng tước hiệu này cho Chúa Giêsu dứt khoát là một yếu tố trong sơ truyền buổi đầu của Kitô Giáo mà dấu tích đầu tiên tìm thấy trong các thư của Thánh Phaolô (1Tx 1:10; Rm 1:3-4). Điều này càng rõ hơn khi trong Công Vụ (Cv 13:33-34), Thánh Luca liên kết tước hiệu này với việc phục sinh, và điều này cho thấy ngài lặp lại truyền thống của Thánh Phaolô trong Rm 1:3-4, trong đó, ba yếu tố Con Thiên Chúa, phục sinh và Chúa Thánh Thần đã được phối hợp với nhau. Về liên hệ giữa Chúa Thánh Thần và tước hiệu Con Thiên Chúa, Thánh Luca đặc biệt nhắc đến sự kiện nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đức Maria đã thụ thai Chúa Giêsu và do đó, Người sẽ được gọi là “Con Thiên Chúa” (Lc 1:35).

5. Con người

Nguồn gốc tước hiệu này và ý nghĩa của nó là điều hiện được nhiều người tranh cãi (8). Trong các bản văn Syria và Palestine tiền Kitô Giáo, kiểu nói này có hai nghĩa: nghĩa chỉ loại (generic) chỉ chung con người nhân bản, hay chết, và nghĩa bất định (indefinite) chỉ một ai đó, chứ không chỉ về một nhân vật khải huyền hay dùng thế cho “tôi” hay cho “ông ta”. Theo linh mục Fitzmyer, sự liên hệ tước hiệu này với bar enas trong Đanien 7:13 mà ta thường dịch là “như một con người” gặp điều khó khăn này là: kiểu nói bar enas của Đanien dường như là một biểu tượng của tập đoàn các “chư thánh của Đấng Tối Cao”, những người được hứa hẹn sẽ thừa hưởng vương quốc (Đn 7:18). Nếu đúng như thế, thì vấn đề ở đây là giải thích ra sao việc khai triển từ nghĩa tập đoàn này qua nghĩa tước hiệu dành cho một cá nhân như trong Tân Ước.

Bước chuyển tiếp ấy dường như đã được thực hiện bởi Khanóc 1, một soạn phẩm không có trong qui điển Do Thái cũng như Kitô Giáo, mà chỉ được Giáo Hội Chính Thống Êtiôpia và Êritria công nhận, tuy có người cho rằng đã được Thư Thánh Giuđa trích dẫn (Gđ 14-15). Trong soạn phẩm này, kiểu nói trên được áp dụng vào một nhân vật huyền bí sẽ được mạc khải: ngài được gọi là “Đấng Được Chọn” (49:2-4), “Đấng Chính Trực và là Đấng Được Chọn” (53:6), “Đấng Được Xức Dầu của Chúa” (48:10) và “Ánh Sáng Lương Dân” (48:4).

Trong các soạn phẩm của Thánh Luca, tước hiệu này dường như được sử dụng theo nghĩa chỉ loại. Ngài sử dụng nó để đề cập tới sứ vụ trên trần gian của Chúa Giêsu, có ý nói tới thân phận phàm trần hay chết của Người (Lc 5:24; 6:5; 11:30; 12:10; 19:10; 22:48, với ý hướng đáng kính; còn trong Lc 6:22; 7:34; 9:58 thì với ý hướng phục dịch hay thấp hèn). Thánh Luca cũng dùng tước hiệu đó trong các câu nói ám chỉ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (Lc 9:22,44; 18:31; 22:22; 24:7). Tuy nhiên, ngài cũng dùng tước hiệu này khi nói tới việc Chúa Giêsu đến trong vinh quang hay để phán xét (Lc 9:26; 12:8,40; 17:22,24,26,30; 18:8; 21:27,36; 22:69). Tóm lại, Thánh Luca hiểu tước hiệu này như dùng để nói lên cả nhân tính và thần tính của Chúa Giêsu Kitô.

6. Các tước hiệu khác

Thánh Luca còn dùng nhiều tước hiệu chỉ về Chúa Giêsu, trong đó, không thể không kể tước hiệu Người Tôi Tớ Thiên Chúa (Cv 3:13,26; 4:27,30). Khi nói tới người tôi tớ, tự nhiên ta liên tưởng tới Người Tôi Trung trong Is 42:1; 50:10; 52:13, tôi trung kiểu Đavít (1V 11:34). Tuy Thánh Luca không nói tới người tôi trung đau khổ của Is 53:12, nhưng ngài có nói tới Con Người đau khổ (Lc 9:22). Tước hiệu Tiên Tri cũng thường được dùng cho Chúa Giêsu (Lc 7:16; 9:8, 19; 24:19) nhưng không phải thứ tiên tri gọi lửa trên trời xuống trừng phạt làng mạc Samaria (Lc 9:54-55), mà là một tiên tri, qua Người, Thiên Chúa tràn đổ Chúa Thánh Thần vào những ngày sau hết (Cv 2:17,33). Trong các soạn giả Nhất Lãm, tước hiệu Vua đã được một mình Thánh Luca đặt trực tiếp vào môi miệng thị dân Giêrusalem trong buổi tiếp đón Người vào kinh thành: “Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa” (Lc 19:38). Dù tước hiệu Vua có âm sắc chính trị trong Lc 23:2,3,37, 38 và Cv 17:7, nhưng ở đây, rõ ràng Thánh Luca nhấn mạnh tới ý nghĩa tôn giáo: nhân danh Chúa mà đến.

Ngoài ra, Thánh Luca cũng dùng các tước hiệu khác chỉ về Chúa Giêsu: Con Đavít (Lc 18:38,39; 20:41,44) lấy của Mc 10:47; 12:35. Nhưng cũng được ngụ ý trong Lc 1:32; 1:69; 2:11 và 3:31. Tước hiệu Thủ Lãnh (archegos) có thể tìm thấy trong Lc 5:31, được dùng chỉ nhiều nghĩa: người tiên phong, tác giả hay người khơi nguồn như trong Lc 3:15. Tước hiệu Đấng Thánh (hagios) được nhắc đến trong Lc 1:35; 4:34, với nghĩa tận hiến cho Thiên Chúa. Đấng Công Chính (dikaios) được nhắc tại Lc 23:47 với nghĩa vô tội. Tước hiệu Thầy trong xưng hô (didaskale) được dùng nhiều hơn (Lc 7:40; 9:38; 10:25; 11:45; 12:13; 18:18; 19:39; 20:21,28,39;21:7). Còn tước hiệu Thiên Chúa thì sao? Nơi Thánh Luca, tước hiệu này không rõ ràng, nhưng quả có ngụ ý áp dụng vào Chúa Giêsu: Xem Lc 8:39; 9:43; Cv 20:28: “hãy chăn dắt Giáo Hội của Thiên Chúa, Giáo Hội Người đã mua bằng máu của chính mình”. Ngụ ý này cho thấy vào lúc Thánh Luca viết tin mừng của ngài, các Kitô hữu đã vững tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa.
___________________________________________________________________________________________________________
(1) The Gospel of Luke, Oliphants, reprinted, 1977
(2) Introduction to the New Testament, Desclee, 1965
(3) The Gospel according to Luke, trong The New Jerome Biblical Commentary, Student Edition, Geoffrey Chapman, 2000, tr. 676
(4) Luke, Historian and Theologian, The Paternoster Press, paperback edition, 1979, tr.
(5) Joseph A. Fitzmyer, The Gospel According To Luke I-IX, Anchor Bible 28, Doubleday, 1981, các trang 143-283
(6) Fitzmyer, đã dẫn, tr. 202
(7) Fitzmyer, đã dẫn, tr.206
(8) Xem Fitzmyer, đã dẫn, các tr. 208-211
(*) nên đọc thêm từ trang 92.
 
Tìm hiểu Tin Mừng thứ ba: các khía cạnh thần học khác
Vũ Van An
22:54 26/01/2015
Phần lớn dựa vào công trình nghiên cứu của linh mục Fitzmyer, trong Chương sáu, ta đã xem một số khía cạnh thần học của Tin Mừng Luca. Trong chương này, ta tiếp tục xem một số khía cạnh thần học khác của Tin Mừng Thứ Ba (1).

III. Cứu thế học

Ta đã thấy Thánh Luca không viết khảo luận về nhân học hay Giáo Hội học, mà ý định của ngài rõ ràng có tính Kitô học và cứu thế học. Khía cạnh Kitô học đã được bàn ở Chương 6. Cứu thế học được xác định minh nhiên ở Cv 4:12: “ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu rỗi”. Ta sẽ dựa vào hai lãnh vực để tìm hiểu cứu thế học của Thánh Luca: cái chết của Chúa Giêsu trong trước tác Thánh Luca, và các hiệu quả của biến cố Chúa Kitô.

A. Cái chết của Chúa Giêsu

Điều đáng nói đầu tiên là Tin Mừng Luca không tường thuật việc Chúa Giêsu vác thập giá: “khi điệu Chúa Giêsu đi, họ bắt một người… tên là Simôn… đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Chúa Giêsu” (Lc 23:26). Nên một số tác giả cho rằng thần học của Thánh Luca không phải là thần học thập giá (theologia crucis) mà là thần học vinh quang (theologia gloriae). Hình như văn bản của Thánh Luca cũng đã khiến người ta có nhận định ấy, vì ngài hay dùng kiểu nói “treo lên cây gỗ” (Cv 5:30; 10:39). Vả lại, ngài cũng không coi cái chết của Chúa Giêsu như lễ hy sinh (xem Eph.5:2) hay như việc đền tội (xem Rm 3:25).

Theo linh mục Fitzmyer, dù thế đi chăng nữa, câu hỏi đặt ra là nơi Thánh Luca, Thiên Chúa được mô tả là đem kế hoạch cứu rỗi của Người đến chỗ thực hiện bất cần sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu hay cần đến sự đau khổ và cái chết ấy? Có thể trả lời ngay rằng cho dù trình thuật của Thánh Luca xem ra cho thấy cái chết của Người có liên hệ tới sự hiểu lầm của một số nhà lãnh đạo Do Thái (Lc 23:34; Cv 3:14-17), nhưng điều này vẫn không làm cho ngài mất cái nhìn ra ý nghĩa cứu rỗi trong cái chết của Chúa Giêsu.

Về điều này, ta chỉ cần nhớ: Thánh Luca là người duy nhất mô tả Chúa Giêsu là Đấng Mêxia chịu đau khổ (xem Chương Sáu). Giống mọi soạn giả Nhất Lãm, ngài cũng mô tả Chúa Giêsu hấp hối trong Vườn Cây Dầu (Lc 22:42), là đấng tiên tri sẽ phải chết tại Giêrusalem (Lc 13:33), là Con Người “trước đó phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ” (Lc 17:25). Nói cách khác, kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa nhất thiết đòi cái chết của Chúa Giêsu.

Dù không hiểu tại sao Thánh Luca bỏ câu nói của Tin Mừng Máccô về việc Con Người “hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10:45), nhưng ngài là Nhất Lãm Gia duy nhất duy trì các lời phán trên bánh trong Bữa Tiệc Ly: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em” (Lc 22:19). Rõ ràng câu ấy có âm sắc hy lễ. Cả câu 22:20 cũng có âm sắc hy lễ nữa: “chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em”.

Ngoài ra, dù giải thích thế nào thì giải thích, câu Cv 20:28 chắc chắn nhắm nói tới ý nghĩa cứu rỗi trong cái chết của Chúa Giêsu: “Hãy chăn dắt Giáo Hội của Thiên Chúa, Giáo Hội Người đã mua bằng máu của chính mình”. Cái chết này là một trong các biến cố đã ứng nghiệm nơi chúng ta (Lc 1:1) và do đó có tính cánh chung mà ý nghĩa cứu rỗi chỉ có thể được hiểu trong ngữ cảnh toàn bộ thảm kịch cứu rỗi hay đúng hơn trong toàn bộ kế hoạch cứu rỗi. Thánh Luca diễn tả điều đó như sau: “có lời Thánh Kinh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân… kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội”. Điều này ngụ ý: ơn tha tội chỉ đến nhân danh Đấng là Mêxia chịu đau khổ. Đàng khác, chỉ một mình Tin Mừng Luca cho ta thấy lời Chúa Giêsu, lúc ấy đã bị đóng đinh, nói với tên trộm bên cạnh mình: “Hôm nay, con sẽ ở cùng Ta trên Thiên Đàng” (Lc 23:43). Muốn hiểu thiên đàng ra sao thì hiểu, nhưng rõ ràng Chúa Giêsu bảo tên trộm “lành” rằng chính hôm đó, anh ta sẽ được ở với Người, nhờ cái chết cứu rỗi của Người.

B. Hiệu quả của biến cố Chúa Kitô nơi Thánh Luca

Xin nhắc lại ý nghĩa của biến cố Chúa Kitô. Biến cố này chỉ toàn bộ sứ vụ, sự đau khổ, cái chết, việc chôn cất, việc sống lại và lên trời hay hiển dương của Chúa Kitô, hay toàn bộ tác động đối với nhân loại của con người chúa Giêsu, của những điều Người nói và làm. Tên gọi sau này trong thần học chính là toàn bộ công trình của Chúa Kitô hay ơn cứu chuộc khách quan, hiểu theo nghĩa đã được Chúa Kitô thực hiện một lần cho mãi mãi (Rm 6:10).

Nói về hiệu quả của biến cố này, Thánh Luca chú trọng tới: sự cứu rỗi, sự tha tội, bình an, và sự sống. Ta sẽ đi vào chi tiết các hiệu quả này.

1. Sự cứu rỗi

Trong các chương trước, ta đã nhiều lần nói tới cứu rỗi. Đây là lúc cần phải đưa ra câu định nghĩa về nó. Cứu rỗi đây nói tới việc giải thoát con người khỏi sự ác, theo cả nghĩa vật lý, luân lý, chính trị lẫn đại tai biến (cataclysmic). Nó bao hàm một chiến thắng, một cứu vớt họ khỏi tình trạng bác bỏ và tái lập họ trở lại tình trạng nguyên vẹn ban đầu. Trong trường hợp biến cố Chúa Kitô, sự nguyên vẹn nói đây là tình trạng con người được tái lập trở lại trong mối liên hệ tốt đẹp với chính Thiên Chúa. Việc này bao hàm việc cứu vớt họ khỏi tội lỗi, tức tình trạng bị tha hóa xa rời Thiên Chúa, và nói theo thần học hậu Tân Ước, được giải thoát khỏi bị kết án đời đời.

Hình ảnh mô tả sự cứu rỗi đã có trước Thánh Luca. Nó dựa vào các câu nói của Chúa Giêsu được duy trì trong truyền thống Máccô (Mc 5:34; 15:31). Nơi Thánh Phaolô, ta thấy các hình thức trừu tượng (2Cor 7:10; Rm 1:16; 10:10; 13:11). Trong các hình ảnh của Thánh Phaolô, ta thấy ngài muốn nói tới yếu tố cánh chung, hướng về tương lai, cho thấy hiệu quả ấy còn cần được thực hiện trong tương lai. Bởi thế, ngài nói: Kitô hữu phải “biết run sợ mà gắng sức lo sao cho mình được ơn cứu độ” (Pl 2:12). Ngược lại, khi nói tới cứu rỗi, Thánh Luca cho biết nó đã được thực hiện rồi.

Khi nói về tước hiệu Đấng Cứu Rỗi, ta đã thấy nguồn gốc không rõ của tước hiệu này. Phần chắc là Thánh Luca rút ra từ truyền thống Cựu Ước nên Thánh Luca đã trích dẫn Is 49:6 trong Cv 13:47. Tuy nhiên, khi ngài nhấn mạnh rằng: ơn cứu rỗi nhân loại không đến từ bất cứ ai khác dưới gầm trời này, thì hình như ngài hiểu rõ người đương thời thường gán tước hiệu ấy cho hoàng đế Rôma hay cho một ân nhân nào đó của nhân loại. Dù sao, đối với ngài, cứu rỗi rõ ràng là một hiệu quả quan trọng của Biến Cố Chúa Kitô. Ngài là Nhất Lãm Gia duy nhất sử dụng tước hiệu Đấng Cứu Rỗi (Lc 2:11; Cv 5:31; 13:23) và danh từ trừu tượng hoặc giống cái soteria (Lc 1:6, 71, 77; 19:9) hay trung tính soterion (Lc 2:30; 3:6). Ngài cũng thường dùng động từ sozein nhiều hơn các soạn giả khác (Thánh Máccô 13 lần, Thánh Mátthêu 15 lần, Thánh Luca 17 lần trong Tin Mừng và 13 lần trong Công Vụ).

Trong Tin Mừng Luca, cứu rỗi thường chỉ việc giải thoát khỏi bệnh hoạn, tàn tật, hay tội lỗi; và mối liên hệ của nó với đức tin (pistis) thường được ghi nhận (Lc 7:50; 8:48,50). Trái lại, trong Công Vụ, cả danh từ lẫn động từ cứu rỗi đều cho thấy một ý nghĩa toàn bộ hơn, từ Đấng nay đã trở thành đối tượng của công bố. Thánh Luca nhìn nhận Chúa Giêsu đem ơn cứu rỗi cho It-ra-en (Cv 13:23) qua đủ mọi hạng người thất thế. Điều này có thể thấy rõ trong câu nói của chính Chúa Giêsu tại Lc 19:10 “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”.

2. Sự tha tội

Danh từ tha (aphesis) có nguồn gốc kinh tế và xã hội thời xưa: tha nợ, tha hình phạt, tha khỏi tù. Nó cũng là chữ được bản Cựu Ước Hy Lạp dùng để dịch chữ yobel (năm toàn xá, Lv 25:30), deror (tha không giết, Gr 41:8) hay semittah (tha nợ, Đnl 15:1) của Do Thái. Chỉ có ở Lv 16:26, chữ tha mới được dùng trong ngữ cảnh liên quan tới tội. Tuy nhiên, trong Cựu Ước, động từ aphienai thường được dùng với tội làm túc từ (Xh 32:32; Lv 4:20; 5:6…). Hình thức danh từ của “tha tội” thì không hề có trong Cựu Ước.

“Tha tội” dưới hình thức động từ thì được dùng nhiều hơn nữa trong các bản văn Tân Ước. Còn dưới hình thức danh từ thì xuất hiện một lần duy nhất trong Mc 1:4 và Mt 26:28. Thánh Luca lấy lại hình thức ấy của Thánh Máccô (xem Lc 3:3). Tại đây và tại Lc 1:77, nó được dùng khi nói tới Gioan Tẩy Giả. Và đặc biệt, nó được dùng trong dịp Chúa Giêsu long trọng ủy nhiệm cho Nhóm Mười Một và nhiều người khác vào đêm Chúa Nhật Phục Sinh: “phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân… kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24:47). Trong Công Vụ, hình thức này được sử dụng nhiều hơn nữa (xem Cv 2:38; 5:31; 10:43; 13:38; 26:18).

Tuy nhiên, theo linh mục Fitzmyer (2), điều đáng lưu ý là dù Thánh Luca hay mô tả Chúa Giêsu tha tội, nhưng trong bài giảng tại Nadarét, khi phác thảo chương trình hành động của Người, Chúa Giêsu lại đã chỉ dùng chữ tha theo nghĩa Cựu Ước mà không có từ bổ nghĩa “tội”: tha cho tù nhân và những người bị áp bức (Lc 4:18). Điều ấy muốn nói: trong thừa tác vụ Tin Mừng, khi muốn tóm lược hiệu quả toàn bộ công trình của Chúa Giêsu, Thánh Luca đã diễn tả nó bằng việc Người giải thoát con người khỏi mọi nợ nần của họ trước mặt Thiên Chúa. Bằng chính con người và việc làm của mình, Chúa Giêsu đã hủy bỏ món nợ mà con người mắc phải do tác phong xấu xa của họ gây ra.

3. Sự bình an

Bình an (salom) trong Cựu Ước không những chỉ có nghĩa không có chiến tranh mà hơn nữa còn là tình trạng trù phú và an lạc do Thiên Chúa ban cho, bao gồm thuận hòa, hòa hợp, trật tự, an ninh và thịnh vượng (xem Is 48:18; Ed 34:25-29; Tv 29:11; 85:8-10; Gr 16:5; Ds 6:24-26). Với thời gian, bình an đã trở thành dấu chỉ của vương quốc thiên sai (Is 52:7). Trong Công Vụ 10:36, Thánh Luca đã phản ảnh ý niệm này khi viết: “Người đã gửi đến cho con cái It-ra-en lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Chúa Giêsu Kitô”.

Trong một ít câu nói của Chúa Giêsu, ta thấy bình an có nghĩa không có chiến tranh như Lc 11:21; 14:32. Nhưng phần lớn, nó là hình ảnh của một an lạc do Người và thừa tác vụ của Người mang đến cho con người. Bình an đã được loan báo cho các mục đồng trong trình thuật giáng sinh: “Bình an dưới thế cho người lòng ngay” (Lc 2:14), một bình an lối mới, một thứ “bình an trên trời” (Lc 19:38), một thứ bình an, mà bất hạnh thay, Giêrusalem không hiểu: “phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được” (Lc 19:42).

Trên môi miệng Chúa Giêsu, bình an đôi khi được liên kết với cứu rỗi (Lc 7:50; 8:48). Khi sai các môn đệ đi trước Người tới một số thị trấn, Người chỉ thị cho các ông nói lời này: “bình an cho nhà này” (Lc 10:5). Lối nói này dù rất giống lối nói trong Cựu Ước salom leka, bình an cho bạn (Tl 6:23; 19:20), nhưng do sự kiện họ phải là người đầu tiên nói câu đó, ta đủ thấy Chúa muốn nói tới hiệu quả mà Người và sứ điệp của Người phải tạo được trên những “ai đáng hưởng bình an” sống trong đó (Lc 10:6). Cũng lời chào này lại đã xuất hiện trên môi miệng Người khi Người hiện ra với nhóm Mười Một và nhiều người khác vào Tối Chúa Nhật Phục Sinh (Lc 24:36).

Nghịch lý một điều là Chúa Giêsu có lần tuyên bố rằng Người đến không phải để đem bình an: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để đem bình an cho trái đất đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12:51). Ta phải hiểu câu này thuộc một thể tài khác, một thể tài đã được báo trước trong trình thuật tuổi thơ, khi ông già Simêon nói về em bé ông đang ôm trên tay rằng em đã được đặt để làm cớ vấp ngã hay chỗi dậy cho nhiều người It-ra-en (Lc 2:34). Thành thử phải hiểu câu đó theo nghĩa: con người phải đưa ra quyết định về Người, đi theo Người hay chống lại Người. Và những ai quyết định đi theo Người, chắc chắn sẽ cảm nghiệm được bình an, vốn là hiệu quả của biến cố Chúa Kitô.

Sau cùng, Thánh Luca cũng hiểu bình an theo nghĩa chính trị, khi mô tả cộng đồng tín hữu tiên khởi “được bình an” tại khắp miền Giuđêa, Galilê và Samaria (Cv 9:31). Tuy hình ảnh này không quan trọng như hai hình ảnh trên đây, nhưng nó vẫn cho thấy đó là một hiệu quả của biến cố Chúa Kitô.

4. Sự sống

Tuy không nói tới “đời sống mới” hay “thụ tạo mới” như Thánh Phaolô (Rm 4:6; Gl 6:15; 2Cor 5:17), nhưng Thánh Luca có nói tới một hình thức sống vượt trên cuộc hiện sinh thông thường của con người nhân bản. Theo ngài, khi bị Satan cám dỗ, Chúa Giêsu đã trích dẫn Đnl 8:3 để nói rằng “con người không phải chỉ sống nhờ cơm bánh” (Lc 4:4), có nghĩa là có thứ sự sống được nuôi dưỡng bằng những thứ khác. Cũng vậy, trả lời câu hỏi của một luật sĩ: phải làm gì để được thừa hưởng sự sống đời đời? Chúa Giêsu đã trả lời: “cứ làm như thế là sẽ được sống” (Lc 10:25-28).

Tin Mừng Luca không những mô tả Chúa Giêsu nói về thứ sự sống đời đời này, mà còn cho thấy Người có sự sống ấy qua việc sống lại của Người. Các thiên thần ở mộ Chúa Giêsu hỏi các phụ nữ: “Sao các bà tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” (Lc 24:5c). Còn trong Công Vụ, không những Thánh Luca cho thấy Chúa Giêsu muốn chứng tỏ cho các môn đệ thấy “Người vẫn sống, sau khi chịu khổ hình” (Cv 1:3), mà còn khẳng định rằng Người chính là “Đấng khơi nguồn sự sống” (Cv 3:15). Và khi giải thoát các tông đồ khỏi nhà tù, thiên thần nói với các ông hãy vào Đền Thờ “mà nói với dân những lời ban sự sống” (Cv 5:20) nghĩa là giảng giải cho họ sứ điệp ban sự sống của biến cố Chúa Kitô. Sự sống ấy, ngay Lương Dân cũng được dự phần (Cv 11:18).

Trên đây, ta đã bàn qua về 4 hiệu quả của của biến cố Chúa Kitô. Tuy nhiên, Thánh Luca cũng còn hai lối trình bày nữa về hiệu quả này. Một là ơn công chính hóa trong diễn văn của Thánh Phaolô tại hội đường ở Antiôkia thuộc Pisiđia: “Vậy thưa anh em, xin biết cho điều này: chính nhờ Đấng ấy mà ơn tha tội được loan báo cho anh em; và tất cả những gì anh em đã không được tha để nên công chính nhờ Luật Môsê, thì nhờ Người, mọi kẻ tin đều được nên công chính” (Cv 13:35-38). Đây là lần duy nhất, Thánh Luca nói tới công chính hóa và ngài minh nhiên liên kết nó với ý niệm quen thuộc hơn của ngài là sự tha tội. Xem ra, ngài muốn chứng tỏ rằng ngài biết ý niệm công chính hóa của Thánh Phaolô, nhưng ngài muốn lồng ý niệm ấy vào ý niệm tha tội mà theo ngài thích hợp hơn. Hai là lời Chúa Giêsu nói với người trộm lành: “Hôm nay, con sẽ ở với Ta trên thiên đàng” (Lc 23:43). Hiệu quả này được mô tả như sự liên kết thân mật với Chúa Giêsu, một sự thân mật mà các Kitô hữu mong đợi và được Thánh Phaolô mô tả là “được ở cùng Chúa” (1Tx 4:17c; Pl 1:23).

IV. Chúa Thánh Thần

Ở Chương Ba, ta đã nói qua tới chủ đề Chúa Thánh Thần trong các trước tác của Thánh Luca. Giờ đây, ta sẽ bàn đến chủ đề này trong tương quan với Kitô học và cứu thế học. Ta sẽ xét tới mối tương quan của Chúa Thánh Thần với Chúa Cha và kế hoạch cứu rỗi của Người, với Chúa Giêsu và với cộng đồng Kitô hữu mới thành hình.

Trước nhất, ta nên lưu ý điều này: Thánh Luca dùng nhiều hạn từ để nói về Chúa Thánh Thần: đôi khi chỉ là “Thần Khí” (the Spirit), đôi khi là Chúa Thánh Thần (the holy Spirit), đôi khi là “Thần Trí Chúa Kitô” hay “Thần Trí Thiên Chúa”, có thể là do yếu tố tu từ học. Nhưng điều rõ ràng là ngài nói nhiều tới Chúa Thánh Thần: trong khi Thánh Máccô nói 6 lần, Thánh Mátthêu nói 12 lần, thì ngài nói tới Người 17 lần riêng trong Tin Mừng và 57 lần trong Công Vụ (3). Điều đáng nói là xem ra Thánh Luca thường nhắc đến Chúa Thánh Thần ở khoảng đầu một giai đoạn nào đó: ít nhất 7 lần ở trình thuật tuổi thơ, 6 lần trong các chương 3-4 khai mạc sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, và 4 lần trong các chương 10-12, tức các chương gần lúc bắt đầu trình thuật du hành. Tuy nhiên, khó giải thích tại sao Chúa Thánh Thần không xuất hiện ở khúc cuối trình thuật du hành (các chương 13-19), trong trình thuật về sứ vụ của Chúa Giêsu tại Giêrusalem (19:28-21:38), trong trình thuật khổ nạn và trong trình thuật phục sinh, dù có ám chỉ xa gần khi nói đến “điều Cha Thầy đã hứa” (Lc 24:49). Trong Công Vụ cũng thế, Chúa Thánh Thần xuất hiện rất thường trong phần đầu của Công Vụ (các chương 1-16), rồi thưa thớt dần, còn chỉ vào khoảng 12 lần từ chương 17 trở đi.

Nhận định trên càng được củng cố khi Thánh Luca giữ nguyên việc nhắc đến Chúa Thánh Thần ở Mc 1:8, 10, 12 (=Lc 3:16, 22; 4:1), nhưng lại bỏ việc nhắc đến ấy ở Mc 3:29; 12:36; 13:11 (xem Lc 11:23; 20:42; 21:14). Rõ ràng ngài nuốn chứng tỏ rằng khởi đầu một số giai đoạn nào đó phải được dẫn khởi dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Điều này thấy rất rõ ở những đoạn song hành mô tả việc khai mạc Thời Kỳ Chúa Giêsu (chịu phép rửa, chịu cám dỗ, và biến cố Nadarét) và khai mạc Thời Kỳ Giáo Hội (lên trời, hiện xuống).

Trong phần lớn các trường hợp, Thánh Luca mô tả Chúa Thánh Thần theo lối Cựu Ước, như là sự hiện diện của Thiên Chúa trong thiên nhiên và con người dưới hình thức hơi thở hay sức gió, nhằm sáng tạo (Tv 33:6; Gđt 16:14), cho xuất hiện các thủ lãnh (Tl 6:34; 11:29; Is 11:1-5), linh hứng các tiên tri (Ds 24:2; Hs 9:7; 1Sm 11:6). Nói cách khác, Người được mô tả như một sức mạnh vô ngã. Tuy có lúc, Thánh Luca thêm vào một số hành động hữu ngã như Lc 2:26; 4:1; Cv 16:7; và những đoạn Cựu Ước ảnh hưởng mạnh nhất trên ngài chính là Is 61:1-2 và Ge 3:1-2.

Có người cho rằng trong Gioen 3:1-2 vừa nhắc, Chúa Thánh Thần được mô tả như một hồng ân của Thiên Chúa trong cánh chung, nhưng đối với Thánh Luca, Người không còn được coi như thế nữa, mà là một giải pháp cho việc trì hoãn quang lâm. Nói cách khác, trong Thời Kỳ Giáo Hội, “điều Cha Thầy đã hứa” ở Lc 24:49 đã trở thành nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo và cho sức chịu đựng trước thử thách và bách hại. Theo linh mục Fitzmyer, ta không thể rút gọn ý niệm Chúa Thánh Thần của Thánh Luca vào điểm đó. Vì trong các trước tác của Thánh Luca, cũng một Chúa Thánh Thần từng được hứa cho cánh chung, nay được khai mở trong Thời Kỳ Giáo Hội (Cv 1:4; 2:4, 17), nhưng vốn đã hành động trong trình thuật tuổi thơ, tức Thời Kỳ It-ra-en, và ở buổi đầu sứ vụ công khai tức Thời Kỳ Chúa Giêsu.

Khi nhắc đến “điều Cha Thầy đã hứa” tới hai lần: tại Lc 24:49 và tại Cv 1:4, và khi liên kết việc tràn đổ điều hứa này trong Lễ Ngũ Tuần với lời tiên tri Gioen 3:1-2, Thánh Luca muốn cho ta thấy mối liên hệ của Chúa Thánh Thần với Cựu Ước, với Chúa Giavê trong tư cách Cha của Chúa Giêsu, và với chính Chúa Giêsu. Mối liên hệ của Chúa Thánh Thần với Chúa Cha sau đó không được giải thích thêm, trừ trong Cv 2:33 khi Thánh Phêrô công bố rằng Chúa Giêsu đã được “Thiên Chúa ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Chúa Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống”.

Điều trên ngụ ý rằng Chúa Thánh Thần được đổ tràn ra như mới. Dù Thánh Luca không bao giờ tham chiếu một đoạn như Ed 36:26 trong đó Thiên Chúa hứa sẽ đặt “một thần khí mới” vào lòng It-ra-en, nhưng xem ra suy nghĩ của ngài cũng theo đường hướng này khi sử dụng Gioen và mô tả Chúa Thánh Thần hành động trong Thời Kỳ It-ra-en: Gioan Tẩy Giả tràn đầy Chúa Thánh Thần ngay trong bụng mẹ (Lc 1:15) bởi thế ông được coi là “tiên tri của Đấng Tối Cao” (Lc 1:76). Cũng một ảnh hưởng này đã tác động trên Bà Êlisabét (Lc 1:41), Ông Giacaria (Lc 1:67) và Ông Simêon (Lc 2:25,27) khi những đại diện tín thành của It-ra-en xưa này được đánh động để nhận định về tầm quan trọng của hai con trẻ vừa sinh hay sắp sinh nhưng cùng được lồng vào It-ra-en. Nhưng trong tư cách sức sáng tạo của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần đặc biệt thủ vai hành động rõ rệt nhất nơi Đức Maria: Người rợp bóng và ngự xuống trên Đức Maria khiến ngài thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu. Tuy việc thụ thai diệu kỳ của Gioan Tẩy Giả được mô tả không do Chúa Thánh Thần, nhưng phương cách Chúa Thánh Thần tác động trên hai con trẻ thì quả được ngụ ý với song đối trong trình thuật tuổi thơ: được tràn đầy Thần Trí tiên tri, Gioan trở thành tiên tri của Đấng Tối Cao, còn Chúa Giêsu, thì nhờ được rợp bóng bởi sức sáng tạo của Thiên Chúa, nên đã sinh ra trong tư cách Con Thiên Chúa. Trong Công Vụ, Thánh Luca còn mô tả cách khác việc Chúa Thánh Thần từng hành động trong Thời Kỳ It-ra-en. Ngài viết: cả Thánh Phêrô lẫn Thánh Phaolô đều tuyên bố rằng Chúa Thánh Thần thực sự đã lên tiếng qua miệng Đavít (Cv 1:16; 4:25) và Isaia (Cv 28:25-26).

Thời Kỳ Chúa Giêsu thì được khai mở với việc rao giảng của Gioan Tẩy Giả. Trong tư cách một con người thuộc Thời Kỳ It-ra-en, ông công bố việc xuất hiện gần kề của Đấng Phải Đến, Đấng sẽ rửa bằng Chúa Thánh Thần (Lc 3:16), một phép rửa vượt trên phép rửa bằng nước của ông nhiều. Thánh Luca duy trì chi tiết Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Chúa Giêsu lúc Người chịu phép rửa, lấy từ nguồn Máccô, như một cách để giải thích mối liên hệ giữa Người và Chúa Thánh Thần. Điều này có thể nói là dư thừa, vì ngài đã từng giải thích điều đó trong trình thuật tuổi thơ rồi, qua câu truyện thụ thai đồng trinh. Thánh Máccô cần đến giải thích ấy vì ngài không có trình thuật tuổi thơ. Thánh Luca muốn duy trì nó là để chứng tỏ rằng sứ vụ của Chúa Giêsu chịu ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Đàng khác, không có gì trong Lc 3:21-22 cho thấy mối liên hệ này có tính thiên sai, nhưng trong Cv 10:38, Thánh Luca giải thích nó như việc xức dầu Chúa Giêsu bằng Chúa Thánh Thần.

Chúa Giêsu còn được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa để bị qủy cám dỗ (Lc 4:1). Sau đó, Người “được quyền năng Chúa Thánh Thần thúc đẩy” từ hoang địa trở về (Lc 4:14) để khởi đầu sứ vụ tại Galilê. Tại Hội đường Nadarét, một trong các cách thế nói tới chương trình hành động của Chúa Giêsu là vai trò của Chúa Thánh Thần ở buổi đầu sứ vụ của Người: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi” (Lc 4:18). Điều được Isaia (61:1-2) nói tới nhiều thế kỷ trước đó nay đã ứng nghiệm theo một nghiã mới “hôm nay” (Lc 4:21). Như thế, toàn bộ buổi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu đã được đặt dưới sự bảo trợ của Chúa Thánh Thần, và vai trò của Chúa Thánh Thần như Đấng khởi sự không phải chỉ hạn chế vào buổi đầu Thời Kỳ Giáo Hội mà thôi.

Sau những nhắc nhớ đến Chúa Thánh Thần lúc đầu ấy, Thánh Luca chỉ còn nhắc đến Người ở Lc 10:21; 11:13; 12:10, 12. Trong ba câu cuối cùng, Chúa Thánh Thần được nhắc đến trong các lời Chúa Giêsu nói, trong khi câu 10:21 nói tới Chúa Giêsu hớn hở trong Chúa Thánh Thần.

Về cuối Tin Mừng Luca, mối liên hệ đặc biệt giữa Chúa Thánh Thần và Chúa Giêsu phục sinh đã được ám chỉ khi Chúa Giêsu dặn nhóm Mười Một và các môn đệ khác chờ đợi “điều Cha Thầy đã hứa” (Lc 24:49), một câu sẽ trở nên rõ ràng với Cv 1:4-5. Vai trò mới của Chúa Thánh Thần từ nay được xem sét theo khía cạnh nó không còn giới hạn ở tác động đối với Gioan Tẩy Giả hay đối với Chúa Giêsu mà thôi; toàn bộ It-ra-en sẽ được tái tạo như mới. Trong Công Vụ, Chúa Thánh Thần được mô tả như sự hiện diện đầy sáng tạo và có tính tiên tri của Thiên Chúa (Cv 5:9; 8:39), và cũng của cả Chúa Giêsu nữa (Cv 16:7): ở đây, Chúa Thánh Thần không phải chỉ là “giải pháp cho vấn đề trì hoãn quang lâm” mà còn thay thế cho chính Chúa Kitô phục sinh, khi Người không còn hiện diện bằng thể lý với các môn đệ của Người nữa. Sau khi từ giã họ trong cảnh lên trời, Chúa Kitô từ đó chỉ được “nhận ra” như đang hiện diện với họ trong việc “bẻ bánh” (Lc 24:35) và trong “điều Cha Thầy đã hứa” được đổ tràn trên họ.

Chúa Thánh Thần, được tràn đổ trong Lễ Ngũ Tuần, đã khai mở một thời đại mới, đó chính là trọng điểm của cảm nghiệm Hiện Xuống được thuật lại trong Cv 2. Đây cũng là lý do tại sao ta phải chấp nhận quan điểm 3 thời kỳ trong lịch sử cứu rỗi của thần học Thánh Luca. Vì vai trò của Chúa Thánh Thần như Đấng khởi sự không những quan trọng đối với việc khai mở cuộc đời và sứ vụ của Chúa Giêsu; mà nay, nó còn quan trọng như là khởi sự cho một thời đại mới trong lịch sử cứu rỗi, khi Chúa Thánh Thần trở thành sự hiện diện của Thiên Chúa với dân mới của Người. Điều này cũng có thể giải thích phần nào lý do Chúa Thánh Thần không hề hiện diện trong trình thuật khổ nạn và phần lớn trong trình thuật phục sinh. Chỉ ở phần cuối trình thuật sau, vai trò tương lai của Người mới được ngụ ý.

Trong Công Vụ, Chúa Thánh Thần trở thành sức mạnh hướng dẫn các môn đệ và chứng nhân Kitô Giáo. Việc ấy được minh nhiên mô tả hoặc trong việc điều hướng hoạt động của họ (Cv 2:4c; 4:31; 8:29, 39; 10:19, 44; 11:28; 13:2,4; 15:28; 19:21; 20:22,28) hoặc trong việc ngăn cản hoạt động đó (Cv 16:6,7; 21:4).

Ngoài ra, trong Công Vụ, điều rõ ràng là Chúa Thánh Thần chỉ được ban cho khi nhóm Mười Hai hiện diện hay đại diện của các vị có mặt tại hiện trường. Đó là cách Thánh Luca mô tả cộng đồng Kitô Giáo được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Việc tái lập nhóm Mười Hai (Cv 1:15-26) là một chuẩn bị cần thiết để Chúa Thánh Thần được tràn đổ ra (Cv 2:1-4). Điều ấy cũng giải thích tại sao dù Philíp, một người không phải là tông đồ, nhưng chỉ là một trong Bẩy Người được chỉ định phục vụ bà ăn (Cv 6:2-6), đã rao giảng Tin Mừng tại Samaria và rửa tội tại đó rồi, nhưng Thánh Phêrô và Thánh Gioan vẫn phải được sai đi trước khi người Samaria được nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Cũng thế, phải đợi đến Thánh Phaolô, người được nhóm Mười Hai gián tiếp ủy quyền, tới Êphêsô, thì các tân tòng mới được rửa tội nhân danh Chúa Giêsu Kitô đồng thời được lãnh nhận Chúa Thánh Thần từ việc đặt tay của ngài (Cv 19:1-6). Ngoại lệ duy nhất là trường hợp của chính Thánh Phaolô, được Anania rửa tội và nhận lãnh Chúa Thánh Thần từ việc đặt tay của ông (Cv 9:17-18). Việc này là để nhấn mạnh đến ơn thánh đặc biệt ban cho người sẽ trở thành “lợi khí Ta chọn” để đem danh Giêsu tới cho dân ngoại, vua chúa và con cái It-ra-en (Cv 9:15), người anh hùng của phần hai trong Công Vụ.

V. Cánh chung luận

Cánh chung luận là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất liên quan tới thần học của Thánh Luca. Và ta khó hiểu được điều này nếu không nhớ lại những điều đã trình bầy trên đây liên quan tới quan điểm của Thánh Luca về lịch sử cứu rỗi, về nước Thiên Chúa, về việc lại đến và về Chúa Thánh Thần. Vấn đề lớn nhất phát sinh từ việc Thánh Luca viết thêm cái hậu (sequel) cho câu truyện về Chúa Giêsu (Công Vụ Tông Đồ). Vì khi viết câu truyện về cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi ngay sau khi viết câu truyện về Chúa Giêsu ấy, Thánh Luca ngầm cho hiểu: ngài có quan điểm riêng biệt về sự cận kề của nước Chúa, hay việc sắp trở lại nay mai của Con Người với quyền uy và vinh quang cũng như thịnh nộ, không giống quan điểm của các soạn giả Nhất Lãm khác.

Thánh Luca quả có tái giải thích khá nhiều câu nói về việc lại đến, như ta sẽ thấy. Nhưng điều cũng đúng là: ngài không bác bỏ chính việc lại đến ấy. Thực vậy, ngài là soạn giả Tân Ước đã công khai khẳng định rằng Chúa Giêsu sẽ trở lại cùng một cách như Người đã lên trời (Cv 1:11). Ngoài ra, như đã thấy, tại Lc 21:27, ngài đã duy trì một câu từ nguồn “Mc” nói rằng Con Người sẽ đến trong quyền uy và vinh quang. Trong Cv 3:19-21, ngài còn nói tới “thời kỳ an lạc” và “thời phục hồi vạn vật”. Những câu ấy cho thấy Thánh Luca rõ ràng có ý nói đến điểm tận cùng thời gian. Câu hỏi còn lại chỉ là: đối với ngài, cái điểm tận cùng ấy còn bao xa hay còn bao gần mà thôi. Muốn trả lời câu hỏi này, ta nên xét thêm một vài khía cạnh trong các trước tác của Thánh Luca.

1. Bỏ qua một số câu nói từ tài liệu gốc: Đôi khi Thánh Luca bỏ qua một số câu nói của tài liệu nguồn minh nhiên đề cập tới cánh chung cận kề, hay ít nhất sửa đổi chúng cho bớt độ bén nhậy theo nghĩa cánh chung luận. Bởi thế, lời công bố trong Mc 1:15 “thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần; hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” đã không được Thánh Luca ghi nhận nhưng được ngài thay thế bằng một câu mô tả thông thường “Người giảng dạy trong các hội đường và được mọi người tôn vinh” (Lc 4:15). Trong diễn văn khai mạc sứ vụ sau đó tại Nadarét, Chúa Giêsu trong Tin Mừng Luca đã chuyển đổi việc nhấn mạnh vào chính Người và vào việc ứng nghiệm lời tiên tri Is 61:1-2 ngay “hôm nay” lúc công chúng ngồi chăm chú lắng nghe Người (Lc 4:18-21). Lời Người có tính sơ truyền, nhưng không nói gì tới việc nước trời gần đến. Rồi câu nói của Chúa Giêsu trong Mc 9:1 “Tôi bảo thật các ông: trong số những người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết, trước khi thấy Triều Đại Thiên Chúa đến” đã được Thánh Luca sửa thành một câu không còn nhắc chi tới việc gần đến ấy nữa (Lc 9:27). Thánh Luca xem ra đã thay thế ý niệm đến của nước Chúa bằng một quan niệm vô thời gian về nó. Trong một câu khác mà người ta cho là thuộc nguồn riêng của Thánh Luca, Chúa Giêsu bác bỏ việc Nước Thiên Chúa sắp đến, mà quả quyết với người biệt phái rằng “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17:20-21). Còn trong dụ ngôn mười nén bạc, mà Thánh Luca thừa hưởng từ nguồn “Q”, ngài thêm lời dẫn nhập của mình, cho thấy: Chúa Giêsu kể dụ ngôn này vì “họ tưởng Nước Chúa sắp xuất hiện đến nơi rồi” (Lc 19:11).

2. Ngầm cho thấy có sự trì hoãn: Khá nhiều câu trong Tin Mừng Luca cho thấy có sự trì hoãn thời cánh chung. Đó là những câu liên quan tới việc phải tỉnh thức hay sẵn sàng: đầy tớ không biết khi nào chủ sẽ trở về (Lc 12:38, 45), hay dụ ngôn cây vả không có trái (Lc 13:8): “cứ để nó lại năm nay nữa… may ra sang năm…”. Tất cả đều cho thấy một trì hoãn, một triển hạn.

3. Những cột mốc chung cuộc hoặc bị loại bỏ hoặc bị giảm thiểu: Đặc biệt các cột mốc chung cuộc trong diễn từ cánh chung của Mc 13 đều bị loại bỏ hay giảm thiểu trong Lc 21: dấu hiệu khủng khiếp của chung cuộc “Đồ Ghê Tởm Khốc Hại đứng ở nơi nó không được phép đứng” (Mc 13:14) đã bị Tin Mừng Luca loại bỏ; thay vào đó, “Giêrusalem bị các đạo quân vây hãm” đã được dùng làm dấu hiệu “ngày khốc hại của thành” (Lc 21:20). Các học giả tin rằng khi nhắc đến việc Giêrusalem bị vây hãm, Thánh Luca có ý nói tới sự kiện lịch sử nó bị Rôma huỷ diệt, chứ không phải dấu hiệu khải huyền như Đn 9:27; 12:11. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người ta không rõ liệu Thánh Luca muốn phi cánh chung hóa diễn từ trong Mc 13 hay chỉ vì ngài e rằng các độc giả Kitô hữu gốc dân ngoại không hiểu được vấn đề. Nhưng dù ngài tách biệt việc nhắc tới biến cố hủy diệt có tính lịch sử khỏi việc ám chỉ tới thời chung cuộc, Thánh Luca vẫn không hoàn toàn phi cánh chung hóa hay loại bỏ mọi cột mốc khải huyền vì ngài vẫn còn nhắc đến việc “Con Người đầy quyền năng và vinh quang sẽ ngự trong đám mây mà đến” (Lc 21:27), liên kết nó với tin vui: “anh em sắp được cứu chuộc”. Đúng hơn, Thánh Luca chỉ muốn lồng hình thức cánh chung của ngài vào việc hủy diệt có tính lịch sử của Giêrusalem để ngụ ý rằng như việc đã xẩy ra, ta hãy tin chắc rằng sự giải thoát của Thiên Chúa cũng sẽ xẩy đến.

4. Vẫn có những câu cho thấy Nước Chúa sắp đến: Ngược lại, Thánh Luca vẫn duy trì nhiều câu từ truyền thống tin mừng nguyên khởi nói về việc phán xét gần kề hay việc Nước Chúa hay Con Người sắp sửa đến nay mai. Những câu này không ít và không kém quan trọng. Thánh Gioan Tẩy Giả, chẳng hạn, được mô tả đang thách thức đám đông về “cơn thịnh nộ của Thiên Chúa” (Lc 3:7) và cho họ thấy “cái rìu đã đặt sát gốc cây” (Lc 3:9) và cái nia phán xét đã rê sạch lúa trong sân (Lc 3:17). Những câu thuộc nguồn “Q” này đã được Thánh Luca giữ nguyên, không phi cánh chung hóa. Cũng thế, khi sai bẩy mươi (hai) môn đệ ra đi, Chúa Giêsu truyền cho họ công bố rằng Nước Thiên Chúa đã gần kề (Lc 10:9). Dù thuộc nguồn “Q”, nó vẫn có âm vang của Mc 1:15. Rồi thêm vào Lc 21:27, đã trích trên đây và gần như y hệt Mc 13:26, Chúa Giêsu nói rằng “thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xẩy ra” (Lc 21:32, y hệt Mc 13:30).

5. Thêm những câu khác về việc sắp đến của Nước Chúa hay sự phán xét: Ngoài ra, Thánh Luca không ngần ngại thêm một số lời nói về việc sắp đến của Nước Chúa hay sự phán xét. Thí dụ trong việc sai bẩy mươi (hai) môn đệ ra đi, Thánh Luca thêm câu: Nước Thiên Chúa đã gần kề (Lc 10:11), lặp lại câu Lc 10:9 trước đó (Mt 10:14 không có câu này). Cũng thế, trong dụ ngôn quan tòa bất lương, Thánh Luca thêm: “liệu Người có trì hoãn chăng? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ” (Lc 18:7-8). Rồi trong dụ ngôn cây vả nữa, chỉ có Thánh Luca thêm câu kết luận này: “thì hãy biết Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần” (Lc 21:31). Hơn nữa, Thánh Luca còn kết thúc diễn từ cánh chung bằng lời khuyên “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21:36).

Khi suy nghĩ tới các câu trên đây, ta hiểu rằng Thánh Luca không hoàn toàn bác bỏ niềm tin vào lòng mong chờ sớm đến ngày chung cuộc. Nhưng hiển nhiên ngài phải đương đầu với sự trì hoãn ngày quang lâm, một điều khiến các Kitô hữu sơ khai bỡ ngỡ. Vả lại, các kiểu nói hai gọng kìm tìm thấy trong trước tác của Thánh Luca không hẳn là của chính ngài. Ta có lý do tin rằng chúng thuộc truyền thống trước Thánh Luca. Nhưng khi sử dụng các truyền thống này, ngài cho thấy một trì hoãn nào đó đối với việc quang lâm. Chính Thánh Phaolô cũng cho thấy một chuyển đổi đối với biến cố chung cuộc này. Trong 1Tx 4:13-17, Thánh Phaolô rõ ràng nói tới việc nó xuất hiện nay mai, nhưng trong Pl 1:22-24 và 2Cor 5:1-10, Thánh Phaolô dường như có ý tưởng ngài có thể chết trước khi ngày quang lâm tới. Một sự mù mờ như thế cũng đã có trong truyền thống trước Thánh Luca, dù nó không hoàn toàn giải thích hết việc ngài nhấn mạnh đến độ dài của khoảng trống giữa Thời Kỳ Chúa Giêsu và ngày quang lâm.

Ta không nên qui việc nhấn mạnh trên của Thánh Luca cho cuộc khủng hoảng của Giáo Hội sơ khai đối với sự trì hoãn này cũng như hiểu nó như một cảnh báo chống lại việc phái ngộ đạo đồng hóa quang lâm với việc phục sinh/lên trời của Chúa Giêsu. Đúng hơn, khi nhấn mạnh như thế, Thánh Luca chỉ muốn chuyển sự nhấn mạnh trong một số lời nói của Chúa Giêsu từ eschaton qua semeron để chứng minh rằng chúng vẫn còn là các hướng dẫn giá trị đối với tác phong của thế hệ ngài. Điều này đặc biệt hiển nhiên trong lối Thánh Luca sử dụng hạn từ semeron (hôm nay) (Lc 4:21; 5:26; 19:5,9; 23:43) hay cụm từ liên hệ kath’hemeron (hằng ngày) (Lc 9:23; 11:3; 16:19; 19:47): “ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Việc chuyển đổi nhẹ nhàng này giúp Kitô hữu bớt chú ý tới việc gặp gỡ Chúa Kitô trong biến cố quang lâm cận kề để chú ý nhiều hơn tới việc hiểu tác phong của Người như một linh hướng và một hướng dẫn cho cuộc sống Kitô Giáo trong Thời Kỳ Giáo Hội Thử Thách (ecclesia pressa). Có lẽ vì thế, Thánh Luca đã cố gắng làm nhụt cái sắc nét của cánh chung trong một số câu nói của Chúa Giêsu để làm chúng trở thành phương tiện khuyến dụ lối sống hàng ngày của Kitô hữu.

Suy nghĩ kỹ hơn các nhân tố khác nhau trong suy tư của Thánh Luca về cánh chung luận, ta càng thấy rõ ngài không đơn giản phi cánh chung hóa sơ truyền. Vì quả tình ngài có duy trì một số câu trong truyền thống vốn nhắc tới việc đến gần của vương quốc/Con Người/phán xét. Ta không thể bỏ qua điều đó khi nhìn tới mẫu mực phổ quát hơn của việc chuyển đổi nơi Thánh Luca: ngài rất có thể loại bỏ mọi tư liệu của truyền thống liên quan tới việc đến nay mai của cánh chung. Nhưng ngài không làm thế vì hiểu rõ tầm quan trọng của chúng, nên đã giữ lại một số. Đồng thời, ngài cố gắng giúp các Kitô hữu chuyển việc tập chú vào tính cận kề của cánh chung qua việc hiểu ra rằng Thời Kỳ Giáo Hội hiện nay cũng có chỗ đứng trong lịch sử cứu rỗi của Thiên Chúa. Đối với độc giả thế kỷ 21, việc chuyển đổi này càng quan trọng khi ta thấy khoảng trống giữa việc công bố sứ điệp Kitô Giáo lúc ban đầu và thời đại ta quả lớn hơn cả khoảng trống ở thời Thánh Luca rất nhiều. Và do đó, cánh chung học và sơ truyền của Thánh Luca càng có ý nghĩa hơn đối với chúng ta.

______________________________________________________________________________________________
(1) Joseph A. Fitzmyer, The Gospel According to Luke I-X, Anchor Book, Doubleday, 1981, các tr. 219-235
(2) Fitzmyer, đã dẫn, tr. 224
(3) Fitzmyer, đã dẫn, tr. 227
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cắt Tóc Bên Hè
Tấn Đạt
00:09 26/01/2015
CẮT TÓC BÊN HÈ

Ảnh của Tấn Đạt

Cái răng cái tóc là vóc con người.

(Ca dao)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Thể
Diệp Hải Dung, Australia
22:03 26/01/2015
THÁNH THỂ
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Tạ ơn Thánh Thể muôn đời
Giê su ánh sáng mặt trời chói chang
Như Abraham vâng phục lẹ làng
Tình yêu tự hủy sẵn sàng chết thay…
(Trích thơ của Lm. Khuất Dũng sss)