Ngày 02-02-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Được gọi để chuyển trao
Lm. Minh Anh
00:45 02/02/2022

ĐƯỢC GỌI ĐỂ CHUYỂN TRAO
“Công đức của các ngài không chìm vào quên lãng”.

Rudyard Kipling, một nhà thơ người Anh, đã nói, “Thiên Chúa không thể có mặt ở khắp mọi nơi; vì thế, Ngài đã tạo nên các bà mẹ!”.

Anh Chị em,

Rudyard Kipling không chỉ nói đến các bà mẹ, mà là tất cả các bà mẹ của mọi loài, ngay cả thảo mộc và động vật. Bởi lẽ, nói đến mẹ là nói đến sự sống; nói đến sự sống là nói đến Thiên Chúa, nguồn mạch mọi sự sống. Hôm nay, mồng hai Tết, Giáo Hội cho con cái dành riêng một ngày để kính nhớ ông bà cha mẹ; đó là những con người chuyển trao sự sống. Họ đón nhận mầm sống từ Thiên Chúa, làm cho mầm ấy trổ sinh và trao về lại cho Thiên Chúa. Tắt một lời, họ là những con người ‘được gọi để chuyển trao’, chuyển trao sự sống, chuyển trao đức tin!

Một cách hình tượng, Augustino đã viết về sự chuyển trao, cũng như sự kế thừa của các thế hệ thế này, “Hỡi các bạn! Các thế hệ trên mặt đất như những chiếc lá luôn luôn xanh tươi trên cành; trái đất mang những con người như những thân cây mang đầy những chiếc lá. Địa cầu đầy dẫy những con người kế tiếp nhau, người này khóc chào đời, người kia vẫy tay giã biệt. Cây không bao giờ cởi bỏ chiếc áo xanh của mình, nhưng xin các bạn hãy nhìn xuống gốc. Các bạn đang đạp trên một tấm thảm đầy những chiếc lá khô mục!”. Sách Huấn Ca hôm nay gọi các ngài là những vĩ nhân, “Công đức của các ngài không chìm vào quên lãng”. Còn hơn các vĩ nhân, các ngài là ‘vĩ nhân của các vĩ nhân’; vì lẽ, họ đã sinh ra các vĩ nhân và các thánh nhân.

Chỉ trong 5 tuần gần đây, “Mang Tiền Về Cho Mẹ”, một tác phẩm thể loại Rap của nhạc sĩ Đen Vâu, tạo nên một cơn sốt cho giới trẻ Việt Nam; hơn 53 triệu lượt view sau hơn một tháng ra mắt. BBC có bài viết tựa đề, “Con số lượt xem ấn tượng, nhưng thông điệp có thực sự phá cách?”. Một nhà báo nhận định, “Tác giả muốn nhắc nhở những đứa con xa nhà phải làm ăn chăm chỉ và chân chính để có thành quả ‘đo bằng tiền’ mang về. Tất nhiên đây là điều tốt, nhưng việc nhắc đi nhắc lại 3 lần một câu một trong điệp khúc 4 dòng đã khiến ‘thông điệp vật chất’ bị nhấn mạnh đến mức lấn át khía cạnh tinh thần; trở thành một kiểu khẩu hiệu, kim chỉ nam”. Riêng tôi, một cách nào đó, có phần đồng tình với nhà báo kia; và ước có được thời giờ, để viết thêm bài “Mang Tình Về Cho Mẹ”. Tiền quả là cần, nhưng với tôi, mẹ cha cần tình hơn cần tiền!

Cần tình hơn cần tiền! Mẹ cha cần sự gần gũi, kính trọng và nâng niu; cần được yêu thương và vâng lời. Thư Êphêsô hôm nay nói, “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa, để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”. Chúa Giêsu cũng nhắc lại luật Cựu Ước vốn khá khắt khe trong Tin Mừng hôm nay, “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, phải bị xử tử!”.

Anh Chị em,

“Hạnh phúc thay cho con có mẹ, mẹ ơi; đau đớn thay cho người, người trong cảnh mồ côi!”. Tôi đã trải nghiệm một cách sâu sắc câu nói ấy cách đây 14 năm và 7 năm khi biết thế nào là mồ côi mẹ, và mồ côi cha. May thay, sau đó, tôi cảm nhận hơn tình thương của Cha trên trời; đồng thời, được an ủi bởi sự chăm sóc của Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Maria, La Vang. Cảm nhận mất mát này, tôi viết ca khúc “Mẹ Dạy Con Tin Yêu Hy Vọng”. Con Thiên Chúa đến trần gian qua một gia đình nhỏ, trong đó Maria và Giuse cũng dạy Ngài tin yêu hy vọng, nên người, nên thánh. Và trẻ Giêsu hằng vâng phục và phụng dưỡng cha mẹ mình; trước khi tắt hơi, Ngài ân cần trao Mẹ cho môn đệ thân tín chăm sóc. Ngài để lại cho chúng ta gương hiếu thảo của kẻ làm con. Hãy nhớ rằng, hiếu thảo với mẹ cha, không chỉ là hiếu thảo với các đấng sinh thành thể lý; nhưng qua đó, chúng ta đáp trả Thiên Chúa, Đấng ban sự sống mà các ngài là người chuyển trao.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã cho con có mẹ có cha; xin cho con biết trân quý sự sống và đức tin Chúa ban qua các ngài; nhờ đó, con khỏi phụ lòng các đấng ‘được gọi để chuyển trao’”, Amen.

( Tgp. Huế)

Kính mời Anh Chị em thưởng thức sáng tác “Mẹ Dạy Con Tin Yêu Hy Vọng” của người viết ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=R-NHxR8qmTk
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:26 02/02/2022

11. Đọc sách thiêng liêng là điều cần thiết, bởi vì sách thiêng liêng chỉ cho chúng ta phải biết nên làm gì, nên tránh gì, nên đi về hướng nào.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:34 02/02/2022
86. CƯỚP TƯỜNG BAN NGÀY

Trong kinh thành có một phú ông muốn mua gạch để xây tường, ông Giáp đến nhà nói:

- “Bức tường che ngoài cổng của vương phủ nọ muốn phá bỏ để xây lại, sao ngài không đến mua gạch cũ của ông ta?”

Phú ông nói:

- “Vương gia không có bán gạch”.

Ông Giáp nói:

- “Tôi làm sai dịch ở vương phủ lâu rồi, nên không nói dối đâu. Xin ngài sai người đi với tôi đến vương phủ, đợi vương gia đi ra thì tôi đến nói, khi thấy vương phủ gật đầu thì ngài phá cũng không muộn”.

Phú ông bèn sai người nhà đem đồ dùng đo đạc đi theo ông Giáp. Theo lệ cũ, nếu người mua gạch cũ dùng đồ đo đạc để đo chiều dài chiều rộng của bức tường, thì có thể hạ một nửa giá tiền. Vừa đúng lúc vương gia từ triều đình về đến nhà, ông Giáp liền chận lại đến trước ngựa của vương gia, quỳ xuống lẩm bẩm nói nhỏ bằng tiếng Mãn Châu, quả nhiên vương gia gật đầu lấy ngón tay chỉ bức tường nói:

- “Để nó đo”.

Sau khi đo đạc xong thì hô giá là một trăm lượng bạc, gia nhân trở về nói lại, phú ông lập tức cho ông Giáp năm mươi lượng, và chọn ngày tốt hoàng đạo, sai gia nhân đem người đến dở bức tường.

Người gác cổng của vương phủ bắt họ và tra hỏi, gia nhân của phú ông nói:

- “Vương gia có ra mệnh lệnh ạ”.

Vương gia nghe bẩm báo thì cười nói:

- “Ngày nọ người chận đầu xe ngựa của ta trên đường nói rằng, chủ nhân của nó muốn xây bức tường chắn bên ngoài cổng, thích kiểu dáng của nhà ta, xin phép cho nó đo đạc kiểu dáng để theo đó mà xây tường, ta đồng ý để nó đo đạc, nhưng ta không hề nói là bán bức tường mà !”

Phú ông mới biết mình bị lừa. Lúc ấy ông Giáp đã sớm cao bay chạy xa rồi.

(Tự Bất Ngôn)

Suy tư 86:

Ở đời, người dễ bị lừa nhất chính là người nhẹ dạ, nhẹ dạ tức là cả tin, cả tin là ai nói gì tin đó mà không suy nghĩ kiểm chứng, nhưng cũng có một hạng người dễ bị người khác lừa nữa, đó là những người giàu mà có lòng tham lam và keo kiết.

Mua gạch cũ để xây tường mới thì giống như người nọ muốn trở thành người tốt, nhưng vẫn cứ giao du với bạn bè xấu, rượu chè be bét, họ có lòng tham ăn tham uống; cũng giống như cô gái điếm nọ muốn kiếm một ông chồng, nhưng lại không muốn từ bỏ cái nghề làm điếm, họ có lòng tham sống hưởng thụ đua đòi xa hoa.

Ki-tô hữu là người giàu có nhất về ân sủng, về sự hiểu biết về hạnh phúc đời sau, nhưng vẫn cứ có người bị thế gian và ma quỷ lừa cho đến bỏ Chúa bỏ Mẹ, bỏ luôn cả đức tin của mình, cú lừa ngoạn mục nhất của ma quỷ là ngày đêm rỉ rã to nhỏ bên tai họ: “của cải Chúa ban cho hưởng thụ đi, Chúa nhân từ lắm không phạt liền đâu mà sợ.v.v...” thế là họ bị lừa mất cả linh hồn.

Thật tội nghiệp cho người giàu có lòng tham.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thánh Lễ Mồng Ba Tết Nguyên Đán 3/2 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
15:17 02/02/2022

BÀI ĐỌC 1 St 2:4b-9,15

Bài trích sách Sáng thế.

Ngày Đức Chúa là Thiên Chúa làm ra đất và trời, chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Đức Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai. Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên và tưới khắp mặt đất.

Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.

Đức Chúa là Thiên Chúa khiến mọc lên từ đất đai đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai.

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2 Cv 20:32-35

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

Khi ấy ông Phao-lô ngỏ lời cùng các kỳ mục trong cộng đoàn Ê-phê-xô rằng:

“Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến.

Vàng bạc hay quần áo của bất cứ ai, tôi đã chẳng ham. Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp.

Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận.”

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG Mt 11:28

Alleluia. Alleluia.

Chúa nói: Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Ai ở lại trong Thầy, thì sinh nhiều hoa trái.

Alleluia.

TIN MỪNG Mt 25:14-30

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này:

“Người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi.

Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy đến và yêu cầu họ thanh toán sổ sách.

Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!”

Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!”

Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên vẹn đây này!”

Ông chủ đáp: “Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”

Đó là Lời Chúa.

LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

Chủ tế: Chủ tế: Anh chị em thân mến, lao động là một ân huệ Chúa ban để con người cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Chúng ta cảm tạ Chúa, xin Chúa thánh hóa, chúc lành cho công việc làm ăn của chúng ta trong năm mới Nhâm Dần này.

1. “Thiên Chúa đặt con người vào vườn Ê- đen để con người canh tác và coi sóc đất đai”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các mục tử trong Hội Thánh ý thức mình được Chúa cắt đặt, chăm sóc tâm hồn các tín hữu, phân phát các mầu nhiệm Thánh, để luôn trung thành và quảng đại chu toàn trách vụ Chúa trao, giúp các tín hữu mỗi ngày sống thánh thiện hơn. Chúng ta cùng cầu xin Chúa

2. “Cha ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các tín hữu, luôn biết tận tụy chu toàn bổn phận trong việc làm ăn và công việc phục vụ Hội Thánh, để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho bản thân và tha nhân. Chúng ta cùng cầu xin Chúa

3. “Cho thì có phúc hơn là nhận”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các quốc gia giàu, biết chia sẻ công việc làm, của cải vật chất cho những nước nghèo, để mọi người được sống no đủ xứng hợp với nhân phẩm của họ, đặc biệt trong thời gian khó khăn của đại dịch Covid-19 gây nên. Chúng ta cùng cầu xin Chúa

4. “Ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho mọi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, tích cực cộng tác và chu toàn bổn phận công việc được giao trong gia đình của mình, sẵn sàng chia sẻ những thành quả việc làm cho những người nghèo đói, để được Chúa thưởng công trên Nước Trời. Chúng ta cùng cầu xin Chúa

Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa nói: Các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai”. Xin cho chúng con biết tin cậy vào sự quan phòng yêu thương của Chúa, biết tận dụng mọi khả năng Chúa ban để làm việc phục vụ Chúa, phục vụ gia đình, nuôi sống bản thân và giúp đỡ tha nhân, hầu được Chúa khen thưởng hạnh phúc muôn đời trên Nước Trời. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
 
Dựa vào Lời Thầy tôi xin thả lưới
Lm. Đan Vinh
22:19 02/02/2022

CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN C
Is 6,1-2a.3-8; 1 Cr 15,1-11; Lc 5,1-11
DỰA VÀO LỜI THẦY TÔI XIN THẢ LƯỚI

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG : Lc 5,1-11

(1) Một hôm, đám đông chen lấn nhau đến sát bên Người để nghe Lời Thiên Chúa, mà Người thì đang đứng bên bờ hồ Ghen-nê-xa-rét. (2) Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lướt. (3) Đức Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Si-mon, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông. (4) Giảng xong, Người bảo ông Si-mon : “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”. (5) Ông Si-mon đáp : “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. (6) Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. (7) Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá đến gần chìm. (8) Thấy vậy, ông Si-mon Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói : “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi !” (9) Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-mon và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. (10) Cả hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-mon cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ, Đức Giê-su bảo ông Si-mon : “Đừng sợ. Từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta”. (11) Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.

2. Ý CHÍNH : MAU MẮN ĐÁP LẠI ƠN CHÚA KÊU GỌI LÀM TÔNG ĐỒ

Bài Tin mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su đã ngồi trên thuyền của Si-mon mà rao gảng Tin mừng cho dân chúng, và sau đó đã cho Si-mon đánh bắt được một mẻ cá lạ lùng. Trước phép lạ này, Si-mon đã tuyên xưng đức tin : Đức Giê-su là Con Thiên Chúa và đã “Từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2 : + Bờ hồ Ghen-nê-xa-rét : Đây là chiếc hồ lớn hình quả trám nằm tại miền Ga-li-lê, được thánh sử Lu-ca gọi là hồ Ghen-nê-xa-rét (x Lc 5,1), Mát-thêu gọi là biển hồ Ga-li-lê (x. Mt 4,13) Mác-cô gọi trống là Biển Hồ (x. Mc 4,1), còn Gio-an gọi là Biển hồ Ti-bê-ri-a (x Ga 21,1).
- C 3-4 : + Người bảo ông Si-mon : “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” : Ra chỗ nước sâu hay “ra khơi”, là chỗ “nước trên vực thẳm”. Đức Giê-su ra lệnh cho con thuyền Hội thánh tiến vào nơi vực thẳm của thế gian với nhiều nguy hiểm đang chờ đón (x. Lc 10,3).
- C 5-7 : + Chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả : Câu nói của Phê-rô cho thấy sự yếu đuối bất lực của các ông. Nhưng chính sự bất lực này lại làm nổi bật quyền năng mạnh mẽ vô song của Thiên Chúa (x Ga 15,5).
- C 8-9 : + Si-mon Phê-rô : Ở đây Lu-ca dùng biệt danh Phê-rô (nghĩa là Đá) mà sau đó Đức Giê-su sẽ chính thức đặt cho ông khi chọn ông vào danh sách 12 Tông đồ (x. Lc 6,14; Mt 16,18). + Sấp mình dưới chân Đức Giê-su : Trước sự hiện diện của Thiên Chúa, Si-mon cảm thấy mình tội lỗi bất xứng và đã run sợ sấp mặt xuống đất vì không dám diện kiến thánh nhan của Chúa như Mô-sê (x. Xh 2,6) hay như I-sai-a xưa (x. Is 6,4). + “Lạy Chúa” : “Ku-ri-os” trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là “Chúa”, một danh hiệu dành riêng để gọi Đức Giê-su sau khi phục sinh (x. Lc 24,34-35; Pl 2,6-11).
- C 10-11 : + “Đừng sợ” : Đây chính là một lời an ủi thường được các thiên sứ nói với những kẻ đang sững sờ khi gặp điều linh thánh (x. Lc 1,13.30; 2,10); là lời Đức Giê-su nói với các Tông đồ đang sợ hãi giữa biển khơi (x. Mt 14,27), và khi Người hiện ra vào buổi chiều ngày phục sinh (x. Mt 28,10). + Bỏ hết mọi sự mà theo Người : Các Tông đồ đã đáp trả ơn Chúa kêu gọi bằng việc quảng đại từ bỏ mọi sự mà đi theo Người và sẵn sàng cộng tác với Người chu toàn sứ vụ truyền giáo (x. Lc 5,11).

4. CÂU HỎI :

1) Hồ Ga-li-lê còn được các sách Tin mừng gọi bằng những tên gì khác?
2) Ra khơi có liên quan thế nào đến công việc truyền giáo được Chúa trao cho Hội thánh?
3) “Đức Giê-su” được gọi là “Chúa” từ khi nào?
4) Câu “Đừng sợ” có nghĩa là gì?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA : “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5,5).

2. CÂU CHUYỆN :

1) ƠN GỌI CỦA NGÔN SỨ I-SAI-A :
Khi chứng kiến vinh quang của Đức Chúa nơi Đền thờ, Ngôn sứ I-sai-a đã thốt lên : “Khốn cho tôi, tôi chết mất, vì lưỡi tôi nhơ bẩn !” (Is 6,5). Nhưng sau khi được một thiên thần lấy than hồng từ bàn thờ đến thanh tẩy môi miệng, ông đã tình nguyện xin lãnh nhận nhiệm vụ : “Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con” (Is 6,8).

2) ƠN GỌI RA KHƠI CỦA TÔNG ĐỒ SI-MON PHÊ-RÔ :
Bài Tin mừng hôm nay cho biết ông Si-mon đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì. Ông đã khiêm tốn nói lên sự bất lực của mình với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào Lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5,5). Quả thật nhờ vâng Lời Chúa mà Si-mon đã đánh bắt được một mẻ cá lạ lùng. Trước kết quả lớn lao này, ông đã tin Đức Giê-su chính là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa, ông sấp mình dưới chân Người và thưa rằng : “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con ra, vì con là kẻ tội lỗi !”. Kẻ tự nhận mình là tội lỗi bất xứng ấy sau này đã trở thành “đá tảng” của đức tin, mà trên đá đức tin đó, Hội thánh đã được xây dựng và sẽ tồn tại bền vững đến muôn đời (x. Mt 16,16-18). Từ đây, Phê-rô trở thành thủ lãnh của Nhóm 12, được Chúa Giê-su trao chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc tháo cởi (x. Mt 16,19) và còn được trao nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên của Người là Hội thánh (x. Ga 21,15-17).

3) ƠN GỌI CỦA CHA GIO-AN VI-AN-NÂY :
Khi bị giáo sư thần học quở trách là dốt như con lừa ! Thầy Vi-an-nây đã khiêm tốn thừa nhận sự dốt nát của mình, và chỉ biết trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa. Cuối cùng Vi-an-nây bất tài vô lực kia đã trở thành một vị thánh lớn trong Hội thánh, được đặt làm bổn mạng của các linh mục chăm sóc các linh hồn và nên gương mẫu cho các mục tử noi theo. Chính nhờ ơn Chúa giúp, mà cha Vi-an-nây đã làm được việc hoán cải các tâm hồn, đưa được nhiều tội nhân trở về với Chúa.

4) NHỮNG CUỘC RA KHƠI CỦA ĐỨC THÁNH GIÁO HOÀNG GIO-AN PHAO-LÔ II :
Noi gương Chúa Giê-su, đức thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã liên tục ra khơi, chèo ra chỗ nước vừa sâu lại vừa nguy hiểm. Qua 26 năm của triều đại giáo hoàng, ngài đã thực hiện 146 chuyến công du bên trong nước Ý (không tính Rô-ma), 104 chuyến công du ra ngoài nước Ý để thăm viếng hơn 130 quốc gia trên thế giới. Tưởng cũng cần thêm rằng trong số đó, ngài đã tám lần đến thăm viếng các nước Hồi Giáo, đặc biệt ngài là vị giáo hoàng đầu tiên bước vào một ngôi Đền thờ Hồi giáo cổ kính tại Sy-ri-a vào năm 2001.
Tính ra, Thánh Gio-an Phao-lô II đã đi công du 1,400,607 km, tương đương 28 lần vòng quanh trái đất. Ngoài ra mỗi ngày Ngài còn làm việc đến 18 tiếng đồng hồ.

Ngài đã 'chèo' đến những vùng biển nhiều sóng gió: đến thăm cả những miền đất thù nghịch với Hội Thánh, vào những 'miền đất thánh' của Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo hay Chính Thống giáo... vào cả những nơi mà một số đông dân chúng sở tại không muốn cho ngài đến, lại đòi ngài phải xin lỗi họ (như trong chuyến tông du tại Hy Lạp vào tháng 5 năm 2001), đến cả những nơi mà tính mạng bị đe doạ... Ngài là vị giáo hoàng can đảm nhất trong lịch sử, sẵn sàng ra khơi, dấn thân vào những 'chỗ nước sâu', những vũng xoáy, những nơi sóng gió nguy hiểm cho tính mạng... mà không hề biết sợ là gì, miễn sao Tin Mừng được loan báo.

3. THẢO LUẬN :

1) Phê-rô trong Tin mừng hôm nay đã thưa với Đức Giê-su : “Dựa vào Lời Thầy con sẽ thả lưới” và sau đó ông đã bắt được mẻ cá lạ lùng. Vậy để làm được những việc tông đồ vượt quá sức tự nhiên như Phê-rô, chúng ta phải dựa vào ai?

2) Trong những ngày này tôi sẽ làm gì để ra khơi, hầu đưa được nhiều đồng bào lương dân Việt Nam về làm con Thiên Chúa?

4. SUY NIỆM :

Sau khi đã trải qua thử thách bị đồng hương bất tín hãm hại, Đức Giê-su vẫn tiếp tục chu toàn sứ vụ rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Tin Mừng hôm nay đan kết việc rao giảng của Đức Giê-su trên thuyền với phép lạ mẻ cá lạ lùng giúp đỡ ông Si-mon, nhằm kêu gọi ông và các bạn bè thuyền chài của ông quyết tâm từ bỏ mọi sự mà đi theo làm môn đệ của Người, tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin Mừng đi khắp thế gian.

1) Gương đáp tại ơn Chúa kêu gọi của tông đồ Phê-rô :
- Đức Giê-su xuống thuyền của Si-mon giảng đạo và kêu gọi ông : Sau một đêm vất vả chài lưới luống công vô ích, Si-mon và các bạn đã neo thuyền gần bờ để giặt lưới. Đức Giê-su đã chọn xuống thuyền của ông Si-mon và yêu cầu ông chèo thuyền ra xa bờ một chút, rồi Ngừơi sử dụng thuyền ấy như một giảng đài lộ thiên để công bố Tin Mừng cho đám đông dân chúng đang đứng chen chúc nhau trên bờ hồ.
- “Hãy ra khơi thả lưới bắt cá” : Giảng xong, Đức Giê-su bảo ông Si-mon : “Hãy chèo thuyền ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”. Trước lời mời gọi ấy, tuy cảm nhận được sự bất lực của mình do đã vất vả làm việc suốt đêm cách vô ích, nhưng sau khi nghe Đức Giê-su giảng đạo trên thuyền, ông Si-mon đã tin vào sứ vụ Thiên Sai của Người. Lòng tin yêu Chúa đã khiến ông mạnh dạn thưa với Người : “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Kết quả thật bất ngờ : Si-mon đã bắt được một mẻ cá lớn. Sự thành công này cho thấy không phải do tài sức của ông mà hòan tòan do quyền năng của lời Đức Giê-su đem lại, khiến ông xác tín Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai rồi tình nguyện đầu phục Chúa và dứt khóa đi theo làm môn đệ của Người.
- “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi !” : Phê-rô đã ý thức thân phận tội nhân yếu đuối của mình trước sự cao cả khôn lường của Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, nên ông đã khiêm tốn thưa với Người rằng : “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi !”. Đây cũng là thái độ của các ngôn sứ như Mô-sê đã sấp mình xuống khi đối diện với Đức Chúa hiện ra trong lửa bụi gai cháy mãi không tàn; như I-sai-a khi được Chúa gọi đã cảm thấy mình dơ bẩn bất xứng… Còn chúng ta hôm nay cần có thái độ nào khi lên rước lễ gặp Chúa mỗi ngày?
- “Từ nay, anh sẽ là người cứu sống người ta” : Qua câu này, Đức Giê-su đã chọn Si-mon vào hàng ngũ tông đồ của Người. Thực ra Si-môn được Đức Giê-su chọn làm tông đồ không phải vì sự tài giỏi : Về văn hóa chắc Si-mon học không cao. Về tài năng thì ngoài nghề lưới cá cũng không có gì giỏi giang. Về tính khí thì hay nóng nảy và phát ngôn bộc trực… Nhưng ông vẫn được Đức Giê-su chọn đứng đầu Hội Thánh chính là nhờ đức tin (x Mt 16,15-19) và lòng mến dành cho Thầy (x Ga 21,15-17). Từ giây phút này tên của Si-mon được Đức Giê-su gắn liền với tên mới Phê-rô nghĩa là Đá Tảng đức tin (x Mt 16,18). Chính ơn Chúa đã biến đổi Si-mon từ một người bắt cá biển trở thành kẻ chuyên đánh bắt các linh hồn.

2) Chúng ta phải làm gì?
- Quảng đại góp phần và khiêm tốn cậy nhờ ơn Chúa giúp : Trong Tin Mừng hôm nay, chính nhờ vâng nghe và làm theo lời Chúa mà ông Si-mon đã ra khơi thả lưới và đã bắt được một mẻ cá lạ lùng. Trong việc tông đồ, các tín hữu chúng ta cũng chỉ đạt kết quả nếu biết năng học sống Lời Chúa và cậy trông vào Thần Khí của Chúa trợ giúp như Người đã cho biết : “Vì không có Thầy anh em không làm được gì” (Ga 15,5).
- Bỏ hết mọi sự mà đi theo Chúa : Đức Giê-su không từ chối thiện chí của chúng ta. Bất kể chúng ta là ai, có khả năng gì, yếu đuối tội lỗi như thế nào… Người luôn mời gọi chúng ta đồng hành để loan báo Tin Mừng cho những anh em lương dân chưa biết Thiên Chúa. Chúng ta hãy mau mắn đáp lại ơn Chúa kêu gọi bằng việc năng tham dự các buổi Học Sống Lời Chúa dưới ơn soi dẫn của Thánh Thần, quyết tâm chừa bỏ các thói hư, xin ơn Chúa biến đổi chúng ta nên hòan thiện hơn, chu tòan được sứ vụ loan báo Tin Mừng, làm chứng nhân cho Chúa, hầu giúp mọi người được ơn cứu độ.

5. NGUYỆN CẦU :

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trước đây con cứ thắc mắc không biết tại sao Chúa lại chọn ông Si-mon, một người thuyền chài ít học và đã có vợ con đùm đề, đi theo làm môn đệ của Chúa, trở thành người đứng đầu Nhóm 12 Tông Đồ. Xem ra Chúa đã xây dựng Hội thánh trên tảng đá Phê-rô không mấy vững chắc, vì ông đã từng hèn nhát chối Chúa ba lần và có nhiều khuyết điểm khiến Chúa phải uốn nắn; Có những lời nói chiều theo ý riêng khiến Chúa phải nặng lời quở trách là Sa-tan ! Nhưng qua Tin mừng hôm nay, con nhận ra rằng : Chúa thường sử dụng những gì thế gian coi thường, những con người yếu đuối, dốt nát... như các người thuyền chài, người thu thuế, gái điếm... cộng tác với Chúa trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Chúa cũng chọn một Vi-an-nây bị đánh giá dốt như con lừa làm linh mục... để qua những con người yếu đuối này, Chúa biểu lộ quyền năng cao cả của Chúa.
- LẠY CHÚA. Xin dạy con biết sống quảng đại: Biết phụng sự Chúa cho xứng đáng. Biết cho đi mà không cần tính toán. Biết chiến đấu mà không sợ thương tích. Biết làm việc mà không tìm an nghỉ. Biết xả thân mà không tìm một phần thưởng nào khác, ngoài việc biết mình đã thi hành thánh ý Chúa- AMEN” (Lời cầu của thánh I-nha-xi-ô Loy-ô-la).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc buộc người Tây Tạng bỏ đạo để có công ăn việc làm
Đặng Tự Do
05:20 02/02/2022


Một thông báo chính thức của Trung Quốc cho biết, những người Tây Tạng đang tìm việc làm trong khu vực nhà nước trước tiên phải từ bỏ mọi ràng buộc với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma như một điều kiện để được tuyển dụng.

Chỉ thị được công bố hôm thứ Ba tới tất cả các tỉnh và thành phố của Khu tự trị Tây Tạng nói rằng các công nhân viên chức làm việc trong các văn phòng chính phủ Tây Tạng, trường học hoặc bệnh viện phải là “công dân đáng tin cậy, sốt sắng” và trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền.

Họ cũng phải từ bỏ Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người theo ngài. Chỉ thị đã đề cập đến những người ủng hộ đã hình thành xung quanh nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong trong những năm qua như một “bè lũ” phản động.

Nói với RFA, một nguồn tin ở Tây Tạng nói rằng lệnh mới của Trung Quốc hạn chế hơn nữa quyền của người Tây Tạng sống dưới sự cai trị của Bắc Kinh. Lệnh mới vi phạm ngay cả chính luật pháp của Trung Quốc.

“Cho dù đó là việc làm mới, nhập học hay thăng tiến trong công việc hiện tại của bạn, các quyền cơ bản của bạn đều bị từ chối nếu bạn không đáp ứng các điều kiện do bọn cầm quyền Trung Quốc yêu cầu”, nguồn tin nói với RFA.

“Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định rõ ràng rằng mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, vì vậy thông báo mới này đã phủ nhận các quyền cơ bản của người Tây Tạng. Thật đáng buồn khi chính phủ Trung Quốc thấy cần phải khống chế những người Tây Tạng sống ở Tây Tạng có lòng trung thành và sùng kính đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma”.

Tenzin Lekshey, phát ngôn viên của chính phủ lưu vong tại Ấn Độ của Tây Tạng, gọi lệnh mới của Trung Quốc là “một nỗ lực vô ích của bọn cầm quyền Bắc Kinh nhằm buộc người Tây Tạng từ bỏ Đức Đạt Lai Lạt Ma và từ bỏ đức tin của họ”.

“Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc nên đáp ứng nguyện vọng của người dân Tây Tạng để giải quyết vấn đề Tây Tạng,” Lekshey nói.

“Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chiến lược như vậy trong quá khứ,” Gonpo Dhondup, chủ tịch Đại hội Thanh niên Tây Tạng có trụ sở tại Ấn Độ nói thêm. “Tuy nhiên, lòng trung thành và sùng kính mà người Tây Tạng dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma chưa bao giờ phai nhạt”.

“Đại hội Thanh niên Tây Tạng lên án mạnh mẽ những chính sách này do Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt,” anh nói.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, bị các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là có ý định giành lại độc lập cho Tây Tạng, một quốc gia độc lập và có chủ quyền trước khi bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc bằng vũ lực vào năm 1950.

Đạt Lai Lạt Ma, hiện đang sống lưu vong ở Ấn Độ, chỉ nói rằng ông tìm kiếm một quyền tự chủ lớn hơn cho Tây Tạng như một phần của Trung Quốc, với sự bảo đảm cho ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.

Bọn cầm quyền Trung Quốc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với Tây Tạng và các khu vực Tây Tạng ở phía tây Trung Quốc, hạn chế các hoạt động chính trị của người Tây Tạng và các biểu hiện hòa bình của bản sắc dân tộc và tôn giáo, đồng thời bắt bớ, tra tấn, bỏ tù và giết người Tây Tạng một cách phi pháp.
Source:Licas News
 
Truyền thống tặng các loại hoa của Hà Lan cho Tòa Thánh chấm dứt sau 35 năm
Đặng Tự Do
05:20 02/02/2022


Sau 35 năm, quảng trường Thánh Phêrô sẽ không còn được trang trí biển hoa của Hà Lan như thường lệ. Đủ các loại hoa hồng, hoa thủy tiên vàng, hoa tulip, hoa loa kèn và dạ lan hương được chở tươi bằng xe tải từ miền Bắc và được sắp xếp bởi một nhóm 30 người trồng hoa do Paul Deckers điều phối.

Truyền thống cho thấy Đức Giáo Hoàng cảm ơn người Hà Lan bằng ngôn ngữ của họ trong buổi đọc sứ điệp Urbi et Orbi, “Bedankt voor de bloemen” cảm ơn vì những bông hoa

Theo một truyền thống bắt đầu từ năm 1985, nhờ ông Nic van der Voort nhân dịp phong chân phước cho Thánh Titus Bransma, sau đó được em của ông là Charles van der Voort tiếp tục, hàng năm thềm Đền Thờ Thánh Phêrô được trang hoàng bởi 30 công ty sản xuất hoa tại Hà Lan với 2, 500 bông hồng Avanlanche, 6,000 hoa huệ đủ mầu và 8,000 hoa huệ vàng, thêm 1,200 hoa tulip đỏ, vàng, cam, trắng, hồng và tím, 2,500 hoa jacinthe thơm ngào ngạt, rhododendron, hoa mận, acer, forsithia vàng, strelizia, magnolia, delphinum trắng, xanh, hồng, nâu, và các hoa đặc biệt khác như hoa eliconia mầu da cam... Và tại ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô có những hoa lan trắng mảnh mai.

Ông Charles van der Voort cho biết hàng năm có những xe vận tải chở hoa đã chạy suốt 24 tiếng từ Thứ Hai Tuần Thánh để cho sự phục sinh của Chúa được thể hiện huy hoàng với cơ man những hương thơm ngào ngạt, và biết bao mầu sắc và hình thể chung quanh bàn thờ.

Trước khi lên đường, những bông hồng Avalanche đã được Đức Cha Hans van den Hende, Giám Mục Rotterdam chúc phúc.

Năm ngoái là năm thứ hai liên tiếp, các bậc thềm của Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma vào lễ Phục sinh không được trang điểm bằng hoa Hà Lan, vì các tín hữu không được phép tụ tập trong buổi ban phép lành Phục sinh và đọc sứ điệp Urbi et Orbi truyền thống. Tuy nhiên, nhà thiết kế hoa Paul Deckers từ Posterholt, là người phụ tách chính trong việc sắp xếp các hoa Hà Lan trên thềm Đền Thờ Thánh Phêrô từ năm 2015, đã tổ chức một chuyến vận chuyển hàng nghìn bông hoa hồng sang Rôma.

Tuy nhiên, đại dịch coronavirus đã làm điêu đứng các nhà trồng hoa nên họ đã đi đến quyết định hủy bỏ truyền thống này.
Source:Vatican Insider
 
Hồng Y Marx hô hào bãi bỏ luật độc thân linh mục, giảm bớt quyền bính Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
18:13 02/02/2022
Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục của Munich-Freising, tuyên bố ủng hộ việc bãi bỏ luật độc thân linh mục của Giáo Hội. “Sẽ tốt hơn cho một số linh mục nếu họ được kết hôn,” Hồng Y Marx nói với Süddeutsche Zeitung trong ấn bản thứ Năm 3 tháng Hai. Theo Đức Tổng Giám Mục Munich, không thể hình dung một việc cấm đoán đời sống độc thân là “lối sống của Chúa Giêsu. Nhưng nếu tôi coi nó như một yêu cầu cơ bản đối với mọi linh mục, thì tôi sẽ đặt một nghi vấn về điều đó. Tôi không nghĩ mọi thứ có thể tiếp diễn như bây giờ”. Theo Hồng Y Marx, lối sống độc thân của các linh mục là “bấp bênh”. “Tôi tiếp tục nói với các linh mục trẻ. Sống một mình không dễ dàng gì”. Như thế, “Một số người sẽ nói, ‘Nếu chúng ta không còn có chế độ độc thân bắt buộc nữa, thì mọi linh mục sẽ kết hôn ngay bây giờ’. Câu trả lời của tôi là: nếu đúng như vậy, nếu mọi linh mục kết hôn thì đó sẽ là một dấu hiệu thực sự cho thấy mọi thứ đang không suôn sẻ”.

Đây là lần đầu tiên Hồng Y Marx tự định vị rõ ràng và hoàn toàn về câu hỏi này. Trước Thượng hội đồng Amazon vào năm 2019, ông nói rằng ông có thể hình dung việc loại bỏ luật độc thân linh mục ở những khu vực thiếu linh mục. Những lập luận chống lại nó ngày càng yếu đi đối với anh ta. “Chúng ta chưa đi đến cùng, tôi chỉ biết rằng chúng ta cần một sự đồng thuận lớn. Hoặc toàn bộ tòa nhà sẽ đổ vỡ”.

Hồng Y Marx cũng nói rằng việc điều trị lạm dụng tình dục không nên tách rời khỏi các cuộc cải cách. “Đó là về những thứ mang tính hệ thống, về chủ nghĩa giáo quyền, chủ nghĩa độc thân, đàn ông và phụ nữ. Bạn không thể bỏ qua tất cả những điều đó “.

Hai tuần trước, công ty luật Munich Westpfahl Spilker Wastl (WSW) đã công bố báo cáo của mình về lạm dụng tình dục ở tổng giáo phận Munich và Freising. Báo cáo xác định 235 thủ phạm lạm dụng, bao gồm 173 linh mục, 9 phó tế, 5 nhân viên mục vụ, và 48 người trong các trường Công Giáo.

Báo cáo cho rằng Đức Tổng Giám Mục Joseph Ratizinger lúc bấy giờ đã có những sơ suất trong 3 trường hợp. Có một trường hợp thứ tư trong đó hành động của ngài đầu tiên bị đặt vấn đề, nhưng sau đó các nhà điều tra đã khẳng định ngài hành động đúng.

Bất chấp thực tế là báo cáo chỉ dám phàn nàn Đức Tổng Giám Mục Joseph Ratizinger 3 trường hợp trong tổng số 235 trường hợp, cuộc họp báo đã xoáy một cách không cân xứng về Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, cho thấy rõ ý đồ của cái gọi là Ủy ban điều tra “độc lập” do Hồng Y Marx dựng nên.

Hồng Y Marx cũng bày tỏ sự không hài lòng với Vatican và việc cải cách Giáo triều, nói rằng “vẫn còn chỗ để cải thiện”. Kiểm soát thể chế, tư vấn, minh bạch là cần thiết, “và không phải cuối cùng bạn tự quyết định mọi thứ”. Ông cho rằng sứ vụ giáo hoàng cũng phải được thay đổi. “Chưa bao giờ có giáo huấn của Giáo hội mà theo đó mọi lời của Đức Giáo Hoàng phải là vàng ròng”.
Source:Il Sismografo
 
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Thánh Giuse và Hiệp thông Các Thánh
Vũ Văn An
19:24 02/02/2022

Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung tại Hội trường Thánh Phaolô VI, Thứ 4, ngày 2 tháng 2 năm 2021, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Thánh Giuse với việc nhấn mạnh tới mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài dựa theo bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Trong những tuần gần đây, chúng ta đã có thể thâm hậu hóa cái hiểu của chúng ta về nhân vật Thánh Giuse, được hướng dẫn bởi một số thông tin ít ỏi nhưng quan trọng được cung cấp trong các sách Tin Mừng, và cũng bởi các khía cạnh trong nhân cách của ngài mà Giáo hội qua nhiều thế kỷ đã có thể làm nổi bật qua lời cầu nguyện và lòng sùng kính. Bắt đầu từ sentire commune (“cảm thức chung”) của Giáo hội vốn đi kèm với nhân vật Thánh Giuse này, hôm nay tôi muốn tập chú vào một tín điều quan trọng của đức tin có thể làm phong phú đời sống Kitô hữu của chúng ta và cũng định hình mối liên hệ của chúng ta với các thánh, và với những người thân yêu đã khuất của chúng ta theo cách tốt nhất có thể: Tôi muốn nói đến mầu nhiệm hiệp thông các thánh. Trong Kinh Tin Kính, chúng ta thường đọc "Tôi tin sự hiệp thông của các thánh". Nhưng nếu anh chị em hỏi sự hiệp thông của các thánh là gì, thì tôi nhớ khi còn nhỏ tôi thường trả lời ngay lập tức: “À, các thánh rước lễ”. Đó là một điều mà… chúng ta không hiểu những gì chúng tôi đọc. Sự hiệp thông của các thánh là gì? Không phải các thánh rước lễ, không phải vậy. Đó là một điều gì đó khác hẳn.

Đôi khi, ngay cả Kitô giáo cũng có thể rơi vào những hình thức sùng kính mà dường như phản ánh một não trạng ngoại giáo hơn là Kitô giáo. Sự khác biệt căn bản là lời cầu nguyện và lòng sùng kính của chúng ta đối với những người trung thành, trong những trường hợp này không dựa trên sự tin tưởng vào một hữu thể nhân bản, vào một hình ảnh hoặc một đồ vật, ngay cả khi chúng ta biết chúng linh thiêng. Tiên tri Giêrêmia nhắc nhở chúng ta: “Đáng nguyền rủa là những kẻ tin cậy nơi loài người, [...] phúc thay những ai tin cậy nơi Chúa” (17: 5,7). Ngay cả khi chúng ta hoàn toàn tin cậy vào lời chuyển cầu của một vị thánh, hay thậm chí là lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, thì sự tin cậy của chúng ta chỉ có giá trị trong mối liên hệ với Chúa Kitô. Như thể con đường hướng về vị thánh này hay về phía Đức Mẹ không kết thúc ở đó, không. Không phải ở đó, nhưng trong mối liên hệ với Chúa Kitô. Người là mối dây liên kết, Chúa Kitô là mối dây liên kết chúng ta với Người và với nhau, và có một tên gọi chuyên biệt: mối dây liên kết tất cả chúng ta, giữa chính chúng ta và giữa chúng ta với Chúa Kitô này, đó là “sự hiệp thông của các thánh”. Không phải các thánh làm phép lạ đâu! Vị thánh này thật là lạ lùng… Không, anh chị em nên dừng lại ở đó. Các thánh không tạo ra phép lạ, mà chỉ có ân sủng của Thiên Chúa tác động qua các ngài. Phép lạ được thực hiện bởi Thiên Chúa, bởi ơn thánh của Thiên Chúa hành động qua một người thánh thiện, một người công chính. Điều này phải được làm cho rõ ràng. Có những người nói, "Tôi không tin Thiên Chúa, tôi không biết, nhưng tôi tin vào vị thánh này". Không, điều này sai. Thánh nhân là một người chuyển cầu, một người cầu nguyện cho chúng ta và chúng ta cầu nguyện với ngài, và ngài cầu nguyện cho chúng ta và Chúa ban cho chúng ta ân sủng: Chúa, nhờ vị thánh.

Vậy thì “sự hiệp thông của các thánh” là gì? Sách Giáo lý của Hội thánh Công Giáo khẳng định: “Hiệp thông các thánh là Hội thánh” (số 946). Anh chị em hãy xem đây là một định nghĩa đẹp đẽ xiết bao! "Hiệp thông các thánh là Giáo hội". Điều đó có nghĩa gì? Phải chăng có nghĩa là Giáo hội được dành cho những người hoàn thiện? Không. Nó có nghĩa là cộng đồng của những tội nhân được cứu rỗi [Nó là : peccatori salvati, các tội nhân được cứu rỗi]. Giáo hội là cộng đồng của những người tội lỗi được cứu rỗi. Định nghĩa này quả đẹp đẽ. Không ai có thể loại mình ra khỏi Giáo hội, tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội được cứu rỗi. Sự thánh thiện của chúng ta là hoa trái của tình yêu thương của Thiên Chúa thể hiện trong Chúa Kitô, Đấng thánh hoá chúng ta bằng cách yêu thương chúng ta trong cảnh khốn cùng của chúng ta và cứu chúng ta khỏi điều đó.

Thánh Phaolô nói rằng luôn nhờ ơn Người, chúng ta tạo thành một thân thể duy nhất, trong đó Chúa Giêsu là đầu và chúng ta là chi thể (x. 1Cr 12:12). Hình ảnh Nhiệm thể Chúa Kitô và hình ảnh thân thể này ngay lập tức làm chúng ta hiểu ý nghĩa của việc ràng buộc với nhau trong sự hiệp thông: Chúng ta hãy lắng nghe điều Thánh Phaolô nói: “Nếu một chi thể đau khổ”, Thánh Phaolô viết, “tất cả các chi thể cùng đau khổ; và nếu một chi thể được vinh danh, tất cả các chi thể sẽ vui mừng với họ. Giờ đây, anh em là thân thể của Đức Kitô và, mỗi người tùy theo phần của mình mà là chi thể của Người ”(1Cr 12:26-27). Đây là điều Thánh Phaolô nói: tất cả chúng ta là một thân thể, tất cả được hiệp nhất nhờ đức tin, nhờ phép rửa… Tất cả trong sự hiệp thông: hiệp nhất trong hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô. Và đấy là sự hiệp thông của các thánh.

Anh chị em thân mến, niềm vui và nỗi buồn chạm vào cuộc sống của tôi ảnh hưởng đến tất cả mọi người, cũng như niềm vui và nỗi buồn chạm vào cuộc sống của anh chị em bên cạnh chúng ta cũng ảnh hưởng đến tôi. Tôi không thể thờ ơ với người khác, bởi vì tất cả chúng ta đều ở trong một thân thể, trong sự hiệp thông. Theo nghĩa này, ngay cả tội lỗi của một cá nhân cũng luôn ảnh hưởng đến mọi người, và tình yêu của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nhờ sự hiệp thông của các thánh, sự kết hợp này, mọi chi thể của Giáo hội đều gắn bó với tôi một cách sâu xa. Nhưng tôi không nói “với tôi” bởi vì tôi là Giáo hoàng; [Tôi nói] với mỗi người chúng ta, ngài được ràng buộc, chúng ta được ràng buộc, và được ràng buộc một cách sâu sắc và mối ràng buộc này mạnh mẽ đến mức không thể bị phá vỡ ngay cả bởi sự chết. Ngay cả bởi sự chết. Thật vậy, sự hiệp thông của các thánh không chỉ liên quan đến những anh chị em đang ở bên cạnh tôi trong thời điểm có tính lịch sử này, hoặc những người sống trong thời điểm lịch sử này, nhưng cũng liên quan tới những người đã kết thúc cuộc hành trình của mình, cuộc hành hương dương thế và vượt qua ngưỡng cửa của cái chết. Họ cũng đang hiệp thông với chúng ta. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xem xét điều này, trong Chúa Kitô, không ai có thể thực sự tách chúng ta ra khỏi những người chúng ta yêu thương bởi vì mối dây liên kết là mối dây hiện sinh, mối dây bền chặt trong chính bản chất của chúng ta; chỉ có cách sống với nhau mới thay đổi, nhưng không gì và không ai có thể phá vỡ mối ràng buộc này. “Thưa Cha, chúng ta hãy nghĩ về những người đã chối bỏ đức tin, những người bội giáo, những kẻ bách hại Giáo hội, những người đã bác bỏ phép rửa của họ: Những người này cũng ở trong nhà sao?” Vâng, cả những người này nữa. Mọi người trong số họ. Những người phạm thượng, tất cả những người này. Chúng ta là anh em. Đó là sự hiệp thông của các thánh. Sự hiệp thông của các thánh liên kết cộng đồng các tín hữu dưới đất và trên trời, và dưới đất, tất cả các thánh, những người tội lỗi, tất cả.

Theo nghĩa này, liên hệ bằng hữu mà tôi có thể xây dựng với anh chị em bên cạnh tôi, tôi cũng có thể thiết lập với anh chị em trên trời. Các thánh là những người bạn mà với các ngài, chúng ta thường thiết lập liên hệ bằng hữu. Điều chúng ta gọi là lòng sùng kính một vị thánh - “Tôi rất sùng kính vị thánh này hay vị thánh nọ” – điều mà chúng ta gọi là lòng sùng kính thực ra là một cách phát biểu tình yêu thương từ chính mối dây kết hợp chúng ta này. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, người ta có thể nói: “Nhưng người này có lòng sùng kính cha mẹ già biết bao”: không, đó là một cách yêu thương, một cách biểu lộ tình yêu thương. Và chúng ta đều biết rằng chúng ta luôn có thể hướng về một người bạn, đặc biệt là khi chúng ta gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ. Và chúng ta có những người bạn trên thiên đàng. Tất cả chúng ta đều cần bạn bè; tất cả chúng ta đều cần những mối liên hệ có ý nghĩa để giúp chúng ta vượt qua cuộc sống. Chúa Giêsu cũng có những người bạn của Người, và Người hướng về họ vào những thời điểm quyết định nhất của kinh nghiệm làm người của Người. Trong lịch sử Giáo hội, có một số hằng số đồng hành với cộng đoàn tín hữu: trước hết là tình cảm cao cả và mối dây liên kết rất bền chặt mà Giáo hội luôn cảm thấy đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng ta. Nhưng cũng là niềm vinh dự và tình cảm đặc biệt mà Đức Mẹ đã dành cho Thánh Giuse. Dù sao, Thiên Chúa đã giao phó cho ngài điều quý giá nhất của Người: Con của Người là Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria. Luôn luôn nhờ sự hiệp thông của các thánh mà chúng ta cảm thấy các thánh nam và nữ gần gũi với chúng ta luôn; các ngài vốn là những người bảo trợ chúng ta - chẳng hạn vì tên chúng ta mang, vì Giáo hội mà chúng ta thuộc về, vì nơi chốn chúng ta sống, và v.v..., cũng như vì lòng sùng kính cá nhân -. Và đó là sự tin tưởng luôn phải thúc đẩy chúng ta hướng về các ngài trong những thời điểm quyết định của cuộc đời. Đó không phải là một loại ma thuật, không phải là mê tín dị đoan, đó là sự sùng kính đối với các vị thánh. Chỉ đơn giản là nói chuyện với một người anh em, một người chị em, người đang hiện diện trước mặt Thiên Chúa, người đã sống một cuộc sống công chính, một cuộc sống kiểu mẫu và hiện đang ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Và tôi nói chuyện với anh này, chị này, và xin họ chuyển cầu cho các nhu cầu của tôi.

Chính vì lý do này, tôi muốn kết thúc bài giáo lý này bằng một lời cầu nguyện với Thánh Giuse mà tôi đặc biệt gắn bó và tôi đã đọc kinh này mỗi ngày trong hơn 40 năm qua. Đó là lời cầu nguyện mà tôi tìm thấy trong một cuốn sách cầu nguyện của các Nữ tu Chúa Giêsu và Mẹ Maria, từ những năm 1700, cuối thế kỷ thứ mười tám. Nó rất đẹp, nhưng hơn cả một lời cầu nguyện, nó còn là một thách thức, đối với người bạn này, đối với người cha này, đối với người giám hộ chúng ta, Thánh Giuse. Sẽ thật là tuyệt vời nếu anh chị có thể học và lặp lại lời cầu nguyện này. Tôi sẽ đọc nó.

“Lạy Thánh Tổ phụ Giuse Vinh hiển, đấng có quyền năng biến điều không thể thành có thể, xin đến giúp đỡ con trong những lúc lo âu và khó khăn này. Xin hãy đặt dưới sự bảo vệ của ngài các tình huống nghiêm trọng và khó khăn mà con trao phó cho ngài, để chúng có thể có một kết quả tốt đẹp. Lạy cha yêu dấu của con, trọn lòng tin tưởng của con đều ở nơi cha. Trọn lòng tin tưởng của con đều ở nơi cha. Xin cha đừng để người ta nói rằng con đã cầu xin cha một cách vô ích, và vì cha có thể làm mọi điều với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, xin cho con thấy rằng lòng nhân hậu của cha cũng lớn lao như quyền năng của cha. Amen”.

Và nó kết thúc với một thách thức, đây là thách thức đối với Thánh Giuse: “Ngài có thể làm mọi việc với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, xin cho con thấy rằng lòng nhân hậu của ngài cũng lớn như quyền năng của ngài”. Đấy là một lời cầu nguyện… Tôi đã phó thác cho Thánh Giuse mỗi ngày với lời cầu nguyện này trong hơn 40 năm qua: đó là một lời cầu nguyện cổ xưa. Amen.

Cách đây vài phút, chúng ta nghe thấy một người la to, la to, người này có vấn đề gì đó, tôi không biết có phải là thể lý, tâm lý, hay thiêng liêng: nhưng đó là một trong những người anh em của chúng ta đang gặp rắc rối. Tôi muốn kết thúc bằng cách cầu nguyện cho anh ấy, người anh em đang đau khổ, tội nghiệp của chúng ta: nếu anh ấy la to thì đó là vì anh ấy đang đau khổ, anh ấy có một số nhu cầu. Chúng ta đừng làm ngơ trước nhu cầu của người anh em này. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ cho anh ấy: Kính mừng

Chúng ta hãy tiến lên phía trước, hãy can đảm, trong sự hiệp thông này của tất cả các thánh chúng ta có trên trời và dưới đất: Chúa không bỏ rơi chúng ta. Cảm ơn anh chị em.

__________________

Các lời kêu gọi

Sau bài giáo lý, Đức Thánh Cha đã đưa ra các lời kêu gọi sau đây:

Từ một năm nay, chúng ta đã theo dõi tình trạng bạo lực ở Miến Điện với nỗi đau buồn. Tôi lặp lại lời kêu gọi của các giám mục Miến Điện yêu cầu cộng đồng quốc tế làm việc để hòa giải giữa các bên liên hệ. Chúng ta không thể không nhìn nỗi đau khổ của rất nhiều anh chị em. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa trong lời cầu nguyện để Người an ủi dân tộc bị khốn khổ này. Chúng ta giao phó các nỗ lực kiến tạo hòa bình của chúng ta cho Người.

* * *

Ngày mốt, 4 tháng 2, chúng ta sẽ kỷ niệm Ngày Quốc tế Huynh đệ Nhân bản lần thứ hai. Một lý do để hài lòng là các quốc gia trên toàn thế giới đang tham gia vào lễ kỷ niệm này, nhằm cổ vũ đối thoại liên tôn và liên văn hóa, như đã được kêu gọi trong Văn kiện về Tình Huynh đệ Nhân bản và Hòa bình Thế giới và Chung sống, được ký vào ngày 4 tháng 2 năm 2019 ở Abu Dhabi, bởi Đại giáo trưởng Al-Azhar, Muhammad Aḥmad al-Tayyib, và chính tôi. Tình huynh đệ có nghĩa là vươn tay ra với người khác, tôn trọng họ và lắng nghe họ với trái tim rộng mở. Tôi hy vọng rằng những bước đi cụ thể sẽ được thực hiện cùng với các tín đồ của các tôn giáo khác, và với những người có thiện chí, để khẳng định rằng ngày nay là thời kỳ của tình anh em, tránh gây xung đột, chia rẽ và đóng cửa. Chúng ta hãy cầu nguyện và dấn thân hàng ngày để tất cả chúng ta có thể sống trong hòa bình, như anh chị em.

* * *

Thế vận hội và Vận hội Song hành mùa đông sắp khai mạc tại Bắc Kinh, lần lượt vào ngày 4 tháng 2 và ngày 4 tháng 3. Tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả những người tham gia. Xin chúc ban tổ chức thành công và các vận động viên thi đấu tốt nhất. Thể thao, với ngôn ngữ phổ quát của nó, có thể xây dựng những nhịp cầu hữu nghị và đoàn kết giữa các cá nhân và các dân tộc thuộc mọi nền văn hóa và tôn giáo. Do đó, tôi đánh giá cao sự kiện này là đối với phương châm lịch sử của thế vận hội “Citius, Altius, Fortius” - nghĩa là “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn” - Ủy ban Thế vận quốc tế đã thêm từ “communiter”, nghĩa là “cùng nhau”: để các môn thi đấu Thế vận hội có thể mang lại một thế giới huynh đệ hơn. Cùng với nhau.

Tôi ủng hộ với một ý nghĩ đặc biệt toàn bộ thế giới Vận hội Song hành (Paralympic): chúng ta sẽ cùng nhau giành được huy chương quan trọng nhất, nếu tấm gương của các vận động viên khuyết tật giúp tất cả mọi người vượt qua định kiến và nỗi sợ hãi và làm cho cộng đồng của chúng ta được chào đón và hòa nhập hơn. Đây là huy chương vàng thực sự. Tôi cũng theo dõi với sự chú ý và xúc động về những câu chuyện cá nhân của các vận động viên tị nạn. Mong các chứng từ của họ giúp khuyến khích các xã hội dân sự cởi mở một cách tin tưởng nhiều hơn với tất cả mọi người, không bỏ sót một ai. Tôi cầu chúc cho đại gia đình Thế vận hội và Vận hội Song hành một trải nghiệm độc đáo về tình huynh đệ và hòa bình nhân bản: phúc thay những người kiến tạo hòa bình!

__________________

Lời chào thăm đặc biệt

Cũng nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời chào thăm một số nhóm đặc biệt:

Tôi xin gửi lời chào thân ái đến những người hành hương nói tiếng Ý. Đặc biệt, tôi chào thăm các linh mục tham gia khóa học do Đại học Santa Croce quảng bá; nhóm "Amici di Spello"; và Ca đoàn "Tau" của các Nữ tu Thừa sai Người nghèo Phanxicô.

Cuối cùng, như thường lệ, suy nghĩ của tôi xin gửi tới các người già, người bệnh, người trẻ và các cặp vợ chồng mới cưới. Hôm nay, chúng ta mừng lễ Dâng Chúa trong Đền thờ Giêrusalem. Từ mầu nhiệm này xuất hiện một sứ điệp cho tất cả mọi người: Chúa Kitô tự trình bày mình như một tấm gương trong việc dâng hiến cho Chúa Cha, cho thấy lòng quảng đại cần thiết xiết bao để tuân theo thánh ý Thiên Chúa và để phục vụ anh chị em của chúng ta. Và hôm nay cũng là ngày lễ “gặp gỡ”, cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với dân Người, và đặc biệt là cuộc gặp gỡ của hài nhi Giêsu với các Trưởng lão. Tôi khuyên chúng ta nên tiếp tục phát triển thái độ gặp gỡ này giữa trẻ em và ông bà, người trẻ và người già: đây là kho dự trữ mà chúng ta có của nhân loại. Người già cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục, trí nhớ của họ, lịch sử của họ; và người trẻ mang nó tiến lên phía trước. Chúng ta cũng hãy làm việc cho cuộc gặp gỡ này của những đứa cháu với ông bà, của những người trẻ với những người già.

Tôi xin chúc lành cho mọi người!
 
Đức Thánh Cha chia sẻ trong Thánh lễ Chúa Dâng Mình: Một cái nhìn đổi mới về đời sống thánh hiến
Thanh Quảng sdb
19:52 02/02/2022
Đức Thánh Cha chia sẻ trong Thánh lễ Chúa Dâng Mình: Một cái nhìn đổi mới về đời sống thánh hiến

Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế Thánh lễ mừng Chúa Dâng Mình Vào Đền Thờ ngày 2 tháng Hai, cũng là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Đời sống Thánh hiến.

(Tin Vatican)

Trong bài giảng vào tối thứ Tư (2/2/22), Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư từ lễ Dâng Mình của Chúa được cử hành vào ngày 2 tháng Hai.

Đức Thánh Cha nhắc lại hai vị bô lão Simeon và Anna, những người luôn ẩn mình trong Đền thờ chờ đợi “việc Thiên Chúa thực hiện giao ước mà Ngài đã hứa với dân Người: sự xuất hiện của Đấng Mê-sia.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay ông Simeon được đầy Thần Khí đã thốt lên: “Tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ nơi Hài Nhi Giêsu và ông đã ôm lấy Hài Nhi trong vòng tay của ông.”

Điều gì hối thúc chúng ta?


Sau đó, Đức Thánh Cha đã chia sẻ ba tác động và chia sẻ điều mà hối thúc chúng ta?

ĐTC giải thích, giống như ông Simeon, Chúa Thánh Linh “cho phép chúng ta phân biệt sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa không phải trong những điều cao cả, mà nơi những hình thức bề ngoài hay biểu hiện của vũ lực, mà ở sự nhỏ bé, mong manh dễ tổn thương”.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra một vấn nạn: “Ai đang điều khiển chúng ta? Đó là Thần Linh Chúa hay tinh thần thế tục?”

Trong Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Đời sống Thánh hiến, Đức Thánh Cha đã cùng các thành viên của Thánh bộ Đời sống Thánh hiến và nhiều nam nữ Tu sĩ tham dự Thánh lễ tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô, và ĐTC nhận xét “đây là một vấn nạn mà tất cả mọi người, đặc biệt những người thánh hiến cần phải tự hỏi lòng mình."

ĐTC tiếp tục: “Thánh Linh thúc đẩy chúng ta nhìn thấy Chúa bé bỏng, mong manh của một em bé, còn chúng ta có nguy cơ chỉ nhìn sự dâng hiến của chúng ta nhằm vào kết quả, mục tiêu và thành công: chúng ta tìm kiếm ảnh hưởng, để biểu dương những thành quả...”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh Chúa Thánh Linh, “không cần điều này. Ngài muốn chúng ta trau dồi lòng chung thủy hàng ngày và chú ý đến những việc nhỏ nhặt được giao phó cho chúng ta”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều quan trọng đối với những người thánh hiến là phải xem xét các động lực bên trong của mình và phân biệt các biến động thiêng liêng của mình, “để từ đó đổi mới đời sống thánh hiến của chúng ta”.

Mắt chúng ta nhìn thấy gì?

Sau đó, Đức Thánh Cha chuyển sự chú ý sang câu hỏi thứ hai, Mắt chúng ta nhìn thấy gì? Ngài lưu ý rằng Thiên Chúa nhìn chúng ta với "ánh mắt nhân từ", và cho chúng ta "đôi mắt mới để nhìn vào bản thân và thế giới chúng ta đang sống." ĐTC nói đó là một cái nhìn “không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài, nhưng đi vào chính những dấu vết của những yếu đuối và thất bại của chúng ta, để nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa ở đó”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng thật là tốt đẹp nếu mọi người năng “đến thăm các tu sĩ lớn tuổi, để thấy cách họ nói chuyện, trao đổi, và lắng nghe họ chia sẻ. Cha nghĩ đó là liều thuốc tốt”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh Chúa “không bao giờ không ban đủ những dấu hiệu mời gọi chúng ta nuôi dưỡng một cái nhìn mới về đời sống thánh hiến.”

ĐTC nói: “Chúng ta hãy mở rộng nhãn quan của mình ra để đón nhận Chúa Thánh Linh đang mời gọi chúng ta giữa những khủng hoảng, trước những số ngày càng suy giảm, để đổi mới cuộc sống và cộng đoàn của chúng ta.

Trong Bài giảng của mình, Đức Thánh Cha cũng cảnh báo cám dỗ “lùi bước để được an ninh vì sợ hãi, và nại vào việc gìn giữ đức tin và ơn đặc sủng đã Đấng sáng lập”.

ĐTC nói: “Cả ông Simeon và bà Anna đều không khư khư cổ hủ,“ nhưng họ tràn đầy tự do và vui mừng.”

Ôm lấy Chúa


Cuối cùng, Đức Thánh Cha tập trung vào câu hỏi thứ ba: chúng ta nắm lấy những gì trong vòng tay của chính mình?

Đức Thánh Cha nói: “Đôi khi chúng ta có nguy cơ mất hứng thú, bị cuốn hút vào hàng nghìn thứ khác, bị ám ảnh về những vấn đề nhỏ nhặt hoặc lao vào những dự án mới, tuy nhiên “trung tâm của mọi sự là Chúa Kitô, hãy ôm lấy Người như Chúa của cuộc đời chúng ta.”

Đức Thánh Cha cũng cảnh báo: “Nếu những người nam nữ thánh hiến thiếu những lời chúc tụng Chúa và trân quí người khác, nếu họ thiếu niềm vui, thiếu sự nhiệt tình vì không thành công, nếu cuộc sống huynh đệ của họ chỉ là việc thứ yếu, thì lỗi đó không phải của ai đó hay điều gì khác. Đó là vì vòng tay của họ không còn ôm lấy Chúa Giêsu nữa”.

ĐTC nói khi điều đó xảy ra, "trái tim của chúng ta rơi vào tình trạng cay đắng, phàn nàn về những thứ cứng nhắc và thiếu linh hoạt, trước sự ảo tưởng về sự vượt trội của chính chúng ta."

Một tầm nhìn mới

Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả những người thánh hiến hãy “đổi mới sự thánh hiến của chúng ta”, hỏi điều gì đang “lay chuyển tâm hồn và hành động của chúng ta, tầm nhìn đổi mới mà chúng ta đang được kêu gọi trau dồi, và trên hết, chúng ta hãy ôm lấy Chúa Giêsu trong vòng tay của chúng ta”, giống như ông Simeon và bà Anna đã làm.
 
Bài Giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ kỷ niệm Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ 26 2/2/2022
J.B. Đặng Minh An dịch
21:54 02/02/2022


Lúc 5 giờ 30 chiều ngày thứ Tư Mùng Hai Tết Nhâm Dần, 2 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Đức Mẹ Dâng Chúa vào Đền Thánh, kỷ niệm Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ 26 bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Đây là ngày kỷ niệm đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết định vào năm 1997.

Trong thông điệp Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích rằng ngày này có ba mục đích:

Trước hết, đó là cơ hội để chúng ta ngợi khen Chúa một cách trang trọng và cám tạ Ngài vì hồng ân lớn lao của cuộc sống thánh hiến đã và đang làm phong phú cũng như linh hoạt các cộng đoàn Kitô với vô số đặc sủng và các hoa trái của rất nhiều cuộc sống hoàn toàn được tận hiến cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng.

Thứ hai, ngày này nhằm mục đích quảng bá các kiến thức về đời sống tận hiến và lòng yêu mến cuộc sống thánh hiến trong toàn thể dân Chúa.

Lý do thứ ba liên quan trực tiếp đến những người tận hiến. Các vị được mời gọi cử hành cùng nhau một cách long trọng những điều kỳ diệu mà Chúa đã thực hiện trong họ, khám phá ra những tia sáng từ tôn nhan Thiên Chúa đang dõi chiếu đường đời của họ và có một ý thức sinh động hơn về sứ mệnh không thể thay thế của họ trong Giáo Hội và trên thế giới. Trong một thế giới thường bị kích động và mất tập trung, những người tận hiến cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến để trở lại nguồn mạch ơn gọi của họ, và để tái khẳng định cam kết hiến dâng cuộc sống cho Chúa.

Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong năm Phụng Vụ, không có ngày lễ nào thích hợp hơn để cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới cho bằng ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh. Ngài nhận xét rằng “Việc dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh là một biểu tượng hùng hồn cho sự hiến dâng trọn vẹn cuộc sống của tất cả những ai được kêu gọi để trình bày trong Giáo Hội và trước thế giới các nét đặc trưng của Chúa Giêsu – đó là trong sạch, khó nghèo và vâng phục.”

Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ, có Đức Hồng Y João Aviz de Braz, người Ba Tây, Tổng Trưởng Bộ các Dòng Tu, Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký José Rodríguez Carballo, các chức sắc của Bộ này, một số các cha Bề trên Tổng quyền, và các linh mục dòng, cùng sự hiện diện của một số nhỏ các tu sĩ nam nữ và giáo dân vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus.

Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép nến và một cuộc rước tiến lên bàn thờ.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Hai vị trưởng lão, Ông Simêon và Bà Anna, đang chờ đợi trong đền thờ sự hoàn thành lời hứa mà Thiên Chúa đã giao ước với dân Ngài: đó là sự xuất hiện của Đấng Mêsia. Nhưng sự chờ đợi của họ không thụ động, nó tràn đầy những chuyển động. Do đó, chúng ta hãy theo dõi những chuyển động của Ông Simêon: trước hết ông được Thần Khí đánh động, sau đó ông nhìn thấy ơn cứu độ của Người nơi Hài Nhi và cuối cùng ông đón Người trong vòng tay của mình (x. Lc 2:26-28). Chúng ta hãy tập trung ở ba hành động này và suy tư về một số câu hỏi quan trọng đối với chúng ta, đặc biệt là đối với đời sống thánh hiến.

Đầu tiên là: chúng ta đang di chuyển bởi điều gì? “Được Thánh Thần linh báo” (câu 27), Ông Simêon đi đến đền thờ. Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của cảnh này: chính Người làm cho lòng khao khát Thiên Chúa bùng cháy trong lòng Ông Simêon, chính Người làm sống lại niềm mong đợi trong tâm hồn ông, chính Người thúc đẩy bước chân ông về phía đền thờ và làm cho đôi mắt ông có khả năng nhận ra Đấng Mêsia, ngay cả khi Ngài tỏ mình ra trong hình hài một hài nhi nhỏ bé và nghèo hèn. Đây là những gì Chúa Thánh Thần thực hiện: Ngài làm cho chúng ta có khả năng nhận thức được sự hiện diện của Thiên Chúa và công việc của Người không phải nơi những điều cao cả, với vẻ bên ngoài sặc sỡ, phô trương sức mạnh, nhưng nơi sự bé nhỏ và mong manh. Chúng ta hãy nghĩ đến thập tự giá: ở đó cũng có sự nhỏ bé, mong manh, thậm chí là một bi kịch. Nhưng ở đó có sức mạnh của Chúa. Cụm từ “được Thánh Thần linh báo” gợi lại những gì tâm linh học gọi là “những chuyển động tâm linh”: chúng là những chuyển động của linh hồn mà chúng ta cảm thấy bên trong mình và chúng ta được kêu gọi để lắng nghe, để phân định xem chúng đến từ Chúa Thánh Thần hay đến từ những thứ gì khác. Hãy chú ý đến những chuyển động bên trong của Thánh Linh.

Vì thế, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta chủ yếu để mình được lay động bởi ai: bởi Chúa Thánh Thần hay bởi tinh thần thế gian? Đó là một câu hỏi mà tất cả chúng ta phải cân nhắc để chống lại, đặc biệt khi chúng ta là những người thánh hiến. Thánh Linh hướng dẫn chúng ta nhận ra Thiên Chúa trong sự nhỏ bé và mong manh của một hài nhi, nhưng đôi khi chúng ta mạo hiểm nghĩ về đời sống thánh hiến của chúng ta trên phương diện kết quả, mục tiêu, thành công: chúng ta di chuyển để tìm kiếm không gian, tầm nhìn, con số: đó là một sự cám dỗ. Mặt khác, Thánh Linh không yêu cầu điều này. Ngài muốn chúng ta trau dồi lòng trung thành hàng ngày, ngoan ngoãn với những việc nhỏ nhặt đã được giao phó cho chúng ta. Lòng chung thủy của Ông Simeon và Anna đẹp biết bao! Mỗi ngày họ đến đền thờ, mỗi ngày họ chờ đợi và cầu nguyện, ngay cả khi thời gian trôi qua và dường như không có gì xảy ra. Họ chờ đợi cả đời, không nản lòng và không phàn nàn,

Anh chị em thân mến, chúng ta có thể tự hỏi: điều gì làm thay đổi ngày tháng của chúng ta? Tình yêu nào thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước? Chúa Thánh Thần hay niềm đam mê của thời điểm này, là bất cứ điều gì chăng? Làm thế nào để chúng ta di chuyển trong Giáo Hội và trong xã hội? Đôi khi, ngay cả đằng sau vẻ ngoài của những tác phẩm hay, vẫn có thể ẩn giấu con sâu của lòng tự ái hay sự thèm muốn phản kháng. Trong những trường hợp khác, trong khi thực hiện nhiều việc, các cộng đồng tôn giáo của chúng ta dường như bị lay động nhiều hơn bởi sự lặp lại máy móc - làm những việc theo thói quen, chỉ để làm - hơn là bởi lòng nhiệt thành tuân theo Chúa Thánh Thần. Sẽ tốt cho tất cả chúng ta khi kiểm tra các động lực bên trong của chúng ta ngày hôm nay, chúng ta hãy phân biệt các động lực thiêng liêng, bởi vì việc canh tân đời sống thánh hiến trước hết bắt đầu từ đây.

Câu hỏi thứ hai: mắt chúng ta thấy gì? Ông Simêon, được Thánh Linh thúc đẩy, nhìn thấy và nhận ra Chúa Kitô. Và ông ấy cầu nguyện rằng: “Mắt con đã thấy ơn cứu độ của Chúa” (câu 30). Đây là phép lạ vĩ đại của đức tin: Ông Simêon mở mắt ra, biến đổi cái nhìn, thay đổi cái nhìn. Như chúng ta đã biết qua nhiều lần gặp gỡ Chúa Giêsu trong các sách Tin Mừng, đức tin được sinh ra từ ánh mắt từ bi mà Thiên Chúa nhìn chúng ta, làm tan chảy sự chai cứng của trái tim chúng ta, chữa lành vết thương của chúng ta, cho chúng ta đôi mắt mới để nhìn bản thân và thế giới. Đó là những cái nhìn mới về bản thân, về người khác, về tất cả những hoàn cảnh chúng ta đang sống, ngay cả khi đau đớn nhất. Đó không phải là một vấn đề về một cái nhìn ngây thơ, không, đó là vấn đề về cái nhìn khôn ngoan; cái nhìn ngây thơ trốn tránh thực tế hoặc giả vờ như không nhìn thấy các vấn đề; thay vào đó, đó là một vấn đề về đôi mắt biết làm thế nào để “nhìn bên trong” và “nhìn xa hơn”; chứ không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài,

Đôi mắt già nua của Ông Simêon, dù mỏi mệt vì năm tháng, nhưng đôi mắt ấy nhìn thấy Chúa, nhìn thấy ơn cứu rỗi. Còn chúng ta thì sao? Mọi người đều có thể tự hỏi mình: mắt chúng ta nhìn thấy gì? Chúng ta có tầm nhìn nào về đời sống thánh hiến? Thế giới thường coi đó là một sự “lãng phí”: “Hãy nhìn xem, cậu bé ngoan đó lại trở thành một tu huynh”, hoặc “một cô gái tốt như vậy, lại trở thành một nữ tu… Thật lãng phí. Nếu họ xấu xí thì đã đành... Nhưng họ, họ đẹp như thế, thật lãng phí “. Vì vậy, chúng ta nghĩ rằng. Thế giới có lẽ coi đời sống thánh hiến là một thực tại của quá khứ, một điều gì đó vô ích. Nhưng chúng ta, những cộng đồng Kitô hữu, linh mục và tu sĩ nam nữ, chúng ta thấy gì? Chúng ta đang nhìn về phía sau, hoài niệm về những gì không còn tồn tại hay chúng ta có khả năng nhìn xa trông rộng bằng con mắt đức tin, phóng chiếu vào bên trong và bên ngoài? Có trí tuệ nhìn - điều này là do Thánh Thần ban cho: nhìn cẩn thận, đo lường khoảng cách tốt, hiểu rõ thực tại. Tôi thật vui khi thấy những tu sĩ nam nữ tận hiến là những người lớn tuổi, những người vẫn tiếp tục mỉm cười với đôi mắt sáng, mang lại hy vọng cho những người trẻ. Hãy nghĩ xem khi nào chúng ta gặp những cái nhìn tương tự và chúng ta tán tụng Chúa vì điều đó. Đó là những cái nhìn của hy vọng, mở ra cho tương lai. Và có lẽ sẽ tốt cho chúng ta, trong những ngày này, có một cuộc gặp gỡ, thăm hỏi những tu sĩ nam nữ lớn tuổi của chúng ta, nhìn họ, nói chuyện, hỏi han, nghe họ nghĩ gì. Tôi tin rằng đó sẽ là một liều thuốc tốt.

Thưa anh chị em, Chúa không quên ban cho chúng ta những tín hiệu để mời gọi chúng ta vun trồng một đời sống thánh hiến được đổi mới. Điều đó diễn ra dưới ánh sáng, và dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Chúng ta không thể giả vờ như không nhìn thấy những tín hiệu này và tiếp tục như không có gì xảy ra, lặp lại những điều tương tự như mọi khi, kéo bản thân theo quán tính vào những hình thức của quá khứ, tê liệt bởi nỗi sợ thay đổi. Tôi đã nói nhiều lần: ngày nay, có cám dỗ lùi lại, vì an ninh, vì sợ hãi, vì muốn giữ đức tin, muốn giữ đặc sủng sáng lập… Đó là một cám dỗ. Sự cám dỗ để quay trở lại và giữ “truyền thống” một cách cứng nhắc. Hãy hiểu nó đúng: cứng nhắc là một sự biến thái, và dưới mỗi độ cứng đều có những vấn đề nghiêm trọng. Cả Ông Simêon và Bà Anna đều không cứng nhắc, không, họ được tự do và có niềm vui cử mừng: Ông Simêon, ngợi khen Chúa và nói tiên tri với lòng can đảm cho mẹ của Ngài; và Bà Anna, giống như một bà già tốt bụng, đi từ bên này sang bên kia và nói: “Nhìn này, nhìn này!” Họ vui mừng đưa ra thông báo, ánh mắt tràn đầy hy vọng. Không có quán tính quá khứ, không có độ cứng. Hãy mở rộng tầm mắt của chúng ta: qua những cuộc khủng hoảng - vâng, đó là sự thật, có những cuộc khủng hoảng -, những con số còn thiếu - “Thưa cha, không có ơn gọi nào cả, bây giờ chúng con sẽ đến hòn đảo Indonesia đó để xem có tìm được không” -, Những sức mạnh đã thất bại, Thánh Linh mời gọi chúng ta đổi mới cuộc sống và cộng đồng của chúng ta. Và chúng ta làm điều này như thế nào? Ngài sẽ chỉ đường cho chúng ta. Chúng ta mở rộng trái tim mình, với lòng can đảm, không sợ hãi. Chúng ta hãy mở rộng trái tim. Hãy nhìn Ông Simêon và Bà Anna: ngay cả khi họ đã cao tuổi, họ không dành nhiều thời gian để tiếc nuối về một quá khứ không bao giờ quay trở lại, nhưng họ mở rộng vòng tay đón nhận tương lai sẽ đến với họ. Anh chị em thân mến, chúng ta đừng lãng phí ngày hôm nay để nhìn vào ngày hôm qua, hoặc mơ về một ngày mai không bao giờ đến, nhưng chúng ta hãy đặt mình trước mặt Chúa, để tôn thờ, và cầu xin đôi mắt biết nhìn điều thiện và nhìn thấy những đường lối của Thiên Chúa. Chúa sẽ ban chúng cho chúng ta, nếu chúng ta cầu xin. Với niềm vui, với sự kiên cường, không sợ hãi.

Cuối cùng, một câu hỏi thứ ba: chúng ta nắm giữ cái gì trong tay? Ông Simêon chào đón Chúa Giêsu trong vòng tay của mình (xem câu 28). Đó là một cảnh dịu dàng và ý nghĩa, duy nhất trong các sách Phúc âm. Thiên Chúa đặt Con Ngài trong vòng tay của chúng ta bởi vì việc chào đón Chúa Giêsu là điều cốt yếu, là trung tâm của đức tin. Đôi khi chúng ta có nguy cơ lạc lối và phân tán trong một ngàn thứ, cố định mình trên những khía cạnh thứ yếu hoặc đắm mình vào những việc phải làm, nhưng trung tâm của mọi sự là Chúa Kitô, để được chào đón như Chúa của cuộc đời chúng ta.

Khi Ông Simêon ôm Chúa Giêsu trong tay, môi ông thốt lên những lời chúc tụng, ngợi khen và kinh ngạc. Và chúng ta, sau bao nhiêu năm sống đời thánh hiến, chúng ta có đánh mất khả năng kinh ngạc không? Hay chúng ta vẫn có khả năng này? Chúng ta hãy xem xét điều này, và nếu ai đó không tìm thấy nó, hãy cầu xin ân sủng của sự kinh ngạc, sự ngạc nhiên trước những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đang thực hiện trong chúng ta, kín nhiệm như những gì xảy ra trong đền thờ, khi Ông Simêon và Bà Anna gặp Chúa Giêsu. Nếu những người thánh hiến thiếu những lời chúc tụng Thiên Chúa và cám ơn những người khác, nếu không có niềm vui, nếu thiếu động lực, nếu cuộc sống huynh đệ chỉ là mệt mỏi, nếu không có sự ngạc nhiên, thì không phải vì chúng ta là nạn nhân của ai đó hay điều gì đó, lý do thực sự là cánh tay của chúng ta không còn ôm chặt Chúa Giêsu nữa. Và khi cánh tay của người thánh hiến không ôm lấy Chúa Giêsu, họ ôm lấy những khoảng trống mà họ cố gắng lấp đầy bằng những thứ khác, nhưng đó là sự trống rỗng. Hãy siết chặt Chúa Giêsu bằng cánh tay của chúng ta: đây là dấu chỉ, đây là con đường, đây là “công thức” để đổi mới. Khi chúng ta không ôm lấy Chúa Giêsu, trái tim chúng ta đóng lại trong cay đắng. Thật đáng buồn khi thấy những người tận hiến, tận hiến một cách cay đắng: họ khép mình trong việc phàn nàn về những điều không diễn ra đúng thời điểm. Họ luôn phàn nàn về một điều gì đó: bề trên, cấp trên, anh em, cộng đoàn, bếp núc… Nếu không có lời phàn nàn thì họ không sống nổi. Nhưng chúng ta phải ôm lấy Chúa Giêsu trong sự tôn thờ và cầu xin đôi mắt biết nhìn điều thiện và nhận ra đường lối của Thiên Chúa. Nếu chúng ta chào đón Chúa Kitô với vòng tay rộng mở, thì chúng ta cũng sẽ chào đón người khác với lòng tin cậy và khiêm nhường. Khi đó xung đột không leo thang, khoảng cách không lớn dần và sự cám dỗ lạm dụng và làm tổn thương nhân phẩm của một số anh chị em bị dập tắt. Chúng ta hãy mở rộng vòng tay của mình, cho Chúa Kitô và cho anh chị em!Chúa Giêsu đứng ở đó.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy nhiệt thành đổi mới sự thánh hiến của mình hôm nay! Chúng ta hãy tự hỏi mình động lực nào thúc đẩy tâm hồn và hành động của chúng ta, đâu là tầm nhìn đổi mới mà chúng ta được kêu gọi để vun đắp và trên hết để đón nhận Chúa Giêsu trong vòng tay của mình. Ngay cả khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi và chán chường - điều này thường xảy ra, thậm chí có cả thất vọng, chúng ta hãy làm như Ông Simêon và Bà Anna, những người kiên nhẫn chờ đợi lòng trung tín của Chúa và không cho phép mình bị cướp mất niềm vui của cuộc gặp gỡ. Chúng ta hãy hướng tới niềm vui của cuộc gặp gỡ: điều này rất đẹp! Chúng ta hãy đặt Chúa trở lại trung tâm và tiến về phía trước với niềm vui. Cầu xin được như thế.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ CTTĐVN Seattle Mừng Tết Nhâm Dần.
Nguyễn An Quý
09:50 02/02/2022
Tukwila. Mồng Một Tết Nhâm Dần năm nay lại rơi vào thứ ba ngày 01 tháng 02 năm 2022. Hôm nay, cao nguyên tình xanh lại có một ngày khá đẹp trời, với ánh nắng dịu dàng nơi cái xứ vốn mưa nhiều giữa mùa đông. Theo truyền thống tốt đẹp của người Công Giáo Việt Nam ngày đầu năm là ngày tạ ơn Chúa và là ngày cầu bình an.Giáo xứ CTTĐVN Tổng Giáo Phận Seattle mừng ngày Mồng Một Tết có 2 Thánh Lễ lúc 11 giờ và 7 gìờ tối.

Xem Hình

Hôm nay dù là ngày làm việc, nhưng khá đông đảo giáo dân đã đến tham dự Thánh Lễ tạ ơn đón mừng năm mới để cảm tạ Chúa về bao ơn lành mà Chúa đã thương ban cho mọi người đã vượt qua biết bao gian nguy của mùa đại dịch. Mới hơn 10 giờ 30, trong nhà thờ đã đầy kín các ghế ngồi, hội trường chính cũng đã hết chỗ ngồi, những giáo dân đến sau phải ngồi dâng lễ ở các khu vực phụ khác, tất cả đều có trực tiếp truyền hình Thánh Lễ trên màn ảnh lớn.

Thánh Lễ tạ ơn được long trọng cử hành đồng tế do cha Trần Hữu Lân chủ tế, cha chánh xứ Đào Xuân Thành đồng tế và thầy Đặng Minh Triết phụ tế Thánh Lễ. Trước Thánh Lễ là nghi thức niệm hương được cử hành một cách long trọng. Đúng 11 giờ, MC bắt đầu nói về ý nghĩa của nghi thức niệm hương với đoạn giới thiệu: Trước thềm năm mới của mùa xuân Nhâm Dần. Gia đình giáo xứ CTTĐVN Tổng Giáo Phận Seattle cùng nhau hướng về quê hương và giáo hội Việt Nam thân yêu. Trong giây phút thiêng liêng của ngày đầu năm Chúng con dâng lên Chúa nén hương với những ước nguyện của chúng con trong năm mới. Xin cho tất cả được tràn đầy phúc, lộc, an hòa trong n ă m mới( MC: xin ba hồi chiêng trống ) Ba hồi chiêng trống ngânn vang làm tăng them sự trang trọng của buổi lễ. Tiếng chiêng trống vừa dứtt ca đoàn hát bài ca nhập lễ. Nghi đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Bài ca nhập lễ vừa dứt, nghi thức niệm hương bắt đầu, trước hết là quý cha và quý thầy. MC đọc lời dẫn: Hương trầm trên tay quý cha, quý thầy là niềm tri ân dạt dào, là lời cảm tạ về bao hồng ân mà Chúa đã ban cho chúng con trong năm qua. Xin Chúa chúc lành và ban bình an cho gia đình giáo xứ chúng con trong năm mới. Trong giây phút thiêng liêng của ngày đầu năm chúng con niệm nhớ đến các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc, các tín hữu trong giáo xứ đã ra đi, linh hồn các đồng bào Việt nam đã bỏ mình nơi rừng sâu, trên biển cả khi đi tìm tự do”, các nạn nhân đã chết trong mùa đại dịch, cùng vong linh các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ nền tự do tại Hoa Kỳ và Việt Nam.

Quý cha dâng hương và Ca đoàn hát: Hương Trầm tỏa bay lên trước Thiên Nhan (điểm ba tiếng chiêng trống ).Tiếp đến là từng cặp nam nữ đại diện các thành phần trong giáo xứ gồm lớp Tuổi Thơ, Thanh Niên, Trung Niên và Cao Niên với lời dẫn theo từng thành phần khá cảm động như thành phần Tuổi Thơ : Tạ ơn Chúa, cám ơn cha mẹ đã lo cho con khi con vào đời. Nén hương của tuổi thơ chúng con mong được bay vút lên tòa Chúa với ước nguyện: Xin Chúa luôn gìn giữ tâm hồn chúng con được trong trắng, đơn sơ, ngoan hiền, xin cho chúng con được lớn lên trong tình yêu của Chúa.

Sau mỗi thành phần dâng hương đều điểm ba tiếng chiêng trống với tiếng hát : “Hương trầm tỏa bay lên trước Thiên Nhan” làm tăng thêm sự thiêng liêng của phần niệm hương.

Nghi thức niệm hương kết thúc và Thánh lễ bắt đầu. Mở đầu Thánh Lễ cha chủ tế chào mừng tòan thể cộng đoàn hiện diện và chúc mừng năm mới Nhâm Dần đến mọi người.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Thánh Lễ Mồng Một Tết Nguyên Đán. Tin Mừng hôm nay Thánh Matthêu giới thiệu đoạn tin mừng Chúa Giêsu khuyên bảo các môn đệ đừng qúa lo lắng cho đời sống vật chất với đoạn: Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn, hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin. Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó... “

Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài nhấn mạnh : “trong đời sống, chúng ta đừng quá lo lắng về của cải vật chất mà hãy sống và thực hành lời Chúa…”

Trong Thánh Lễ mừng ngày đầu năm Nhâm Dần phần dâng lễ vật khá trịnh trọng gồm đại diện của ba miền Trung, Bắc, Nam và Hải Ngoại với bánh rượu, Bánh Chưng- Mân quả - Hoa - Lộc Lời Chúa và Của Lễ con dâng. Từng cặp đôi nam nữ đại diện cho từng thành phần với lời dẫn:

-Miền Trung dâng Bánh và Rượu với lời dẫn: Miền Trung, nơi đã viết lên trang sử oai hùng của Giáo Hội Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn với những chứng nhân anh hùng tử đạo, nơi vun trồng tinh thần bảo vệ tự do tôn giáo mà Cố Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là chứng nhân của sự thật Nơi được vươn lên trong niềm hy vọng, sống theo gương cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Từ những đau thương đó, như lúa miếng làm thành bánh thánh, như nho ép nên Rượu Thánh mà chúng con dậng lên Chúa bánh rượu này. Xin cho ban cho quê hương Việt Nam và đất nước mà chúng con đang sống sự bình an trong năm mới của mùa Xuân Nhâm Dần- Xuân Hiệp Hành.

-Miền Bắc dâng bánh chưng và mâm quả với lời dẫn: Quê hương miền Bắc là hạt giống của Giáo Hội Việt Nam, với biết bao anh hùng tử đạo, và đến nay dân chúng vẫn còn chịu cảnh áp bức, bất công do nhà nước cộng sản áp đặt cho nhiều xứ đạo. Chúng con dâng lên Chúa bánh chưng và mâm quả này, tượng trưng cho sự vui mừng và niềm hy vọng của chúng con. Xin Chúa thương ban cho đời sống dân lành được no cơm, áo ấm, được hạnh phúc và an bình trong tình yêu Chúa.

- Miền Nam dâng hoa với lời dẫn: Chúng con dâng lên Chúa những hoa thơm từ miền Nam trù phú. Xin cho công lý và hoà bình chính trực sớm đơm hoa kết trái trên mảnh đất đầy tình người đơn sơ và chân thật, xin cho mọi người dân Việt được tự do phát triển, để cùng nhau vui sống an hoà trên miền đất trù phú mà Chúa đã thương ban.

- Đại diện hải ngoại dâng Lộc Lời Chúa và Tiền dâng cúng với lời dẫn: Chúng con xin dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn của giáo dân từ ba miền Bắc, Trung, Nam trong giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đón xuân Nhâm Dần với nhiều ước mơ. Xin cho mơ ước tiến đến việc xây dựng ngôi nhà thờ mới được tiến hành đúng kế hoạch dự trù. Lạy Chúa, của lễ chúng con dâng hôm nay là sự đóng góp chân tình của từng cụ già và của cả những em bé. Xin cho chúng con luôn biết sống và thực hành Lời Chúa. Xin Chúa đón nhận và chúc lành cho gia đình giáo xứ chúng con.

Phần dâng lễ vật trong Thánh Lễ khá trang trọng đã tạo thêm sự sốt sắng với tất cả long nguyện cầu và tạ ơn của cộng đoàn dân Chúa hiện diện trong Thánh Lễ của ngày đầu Năm.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, một đại diện giáo xứ là anh Vũ Hoàng Trực chủ tịch Hội Đồng Tài Chánh đã có lời cảm ơn và chúc mừng năm mới đến quý cha, quý Giáo Đoàn, Ca Đoàn, Các Hội Đoàn và toàn thể cộng đoàn hiện diện. Để thể hiện tinh thần biết ơn, giáo xứ đã trân trọng trao quà tặng đến cha chánh xứ, cha Lân, thầy Triết và Souer Mai với tất cả tâm tình biết ơn. Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể từ cha chủ tế và cha đồng tế.

Thánh Lễ kết thúc vào lúc 12 giờ 40, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Những niềm vui của nhóm Bông Hồng Xanh
Maria Vũ Loan
10:13 02/02/2022
Niềm Vui 1

Thế là năm 2021 đã trôi qua; một năm gây nên nỗi sợ hãi nhất trong cuộc đời chúng tôi. Dự thánh lễ giao thừa tại giáo xứ, chúng tôi có nhiều cảm xúc như xem lại thước phim của thời gian vừa qua và thấy lòng mở ra những hy vọng cho đời sống của mình, nhịp sống đạo của giáo xứ, nét tươi trẻ của Sài Gòn và một niềm vui chan hòa trên quê hương đất nước.

Lời bài hát trong thánh lễ như làm người giáo dân yên lòng trong cuộc sống: “Mùa Xuân đang xuống trên quê hương muôn người vui mừng. Vì xuân đem đến bao yên vui cho người sầu khổ. Lạy Chúa, con hát lên câu ca, ca tụng Chúa Trời. Tình Cha như ánh xuân yêu đương ấp ủ đời con.” Năm mới này, giáo xứ Vinh Sơn 3 có “hai điểm nhấn” đáng chú ý (mà cha chánh xứ Phanxico A. nói trước cộng đoàn), đó là toàn bộ ghế trong nhà thờ được thay đổi hết, màu ghế mới làm thánh đường sáng hẳn lên. Và giáo xứ đang chuẩn bị những công việc để mừng 50 năm thành lập giáo xứ vào năm 2023. Trước đó, chúng tôi nghĩ chỉ khi “hết Covid” thì mới thực hiện được việc thay ghế, nào ngờ, khi có bàn tay giáo dân trong giáo xứ và ở hải ngoại, việc này quá dễ dàng!

Xem Hình

Thế mới biết, sự chung sức của giáo dân mạnh mẽ dường nào. Giáo dân là thành phần dân Chúa không thể thiếu trong Giáo Hội địa phương và Giáo Hội toàn cầu. Một vị chủ chăn đã than rằng, khi dâng thánh lễ trực tuyến, Ngài nhìn vào ống kính, thấy buồn và khô khan, nhưng tin rằng có những giáo dân đang theo dõi để hiệp dâng thì cái ống kính kia mới “có hồn” trong tâm tư của Ngài.

Niềm Vui 2

Một thành viên Nhóm Bông Hồng Xanh vừa được phong chức phó tế, chúng tôi vui mừng mời em lại nhà trò chuyện và dùng bữa trưa thân tình. Vì không được dự lễ trực tiếp mà chỉ “online” nên chúng tôi ríu rít nói chuyện. Chúng tôi cười rung cả bàn vì nhắc lại những kỷ niệm khi đi công tác mà thấm nhất là chuyến đi vùng miền đông, chủ nhà buổi sáng không cho ăn gì, dù chỉ cần một bát mì gói, thế là thầy tập hát không nổi, muốn rũ cả người, rồi sau lễ, mua được ổ bánh mì, chúng tôi ăn ngồm ngoàm mà thiếu đi một chút lịch sự!

Chúng tôi nói với thầy phó tế trẻ: “Hành trang của quí bề trên đã cho quí Thầy đủ tròn trịa để sau này bước lên bàn thánh, nhưng với kinh nghiệm của người có tuổi, cô chỉ khuyên Thầy ba ý nhỏ: Thứ nhất là sử dụng bục giảng đúng chức năng; thứ hai là đừng ôm lấy 99 con chiên “mượt mà” rồi lơ đi một con chiên “đau khổ”, nó sẽ làm bạn với cọp rồi vồ Thấy đấy! Thứ ba là trong bất cứ tình huống nào, cũng không được xúc phạm cha mẹ người khác, vì điều đó không thể tha thứ được!”. Thầy phó tế vui vẻ gật gù, còn chúng tôi thì thấy vui vui trong lòng.

Vài ngày sau, khi đã “yên vị” ở nước ngoài, thầy goi điện cho chúng tôi, trò chuyện được vài câu thì nước mắt chảy xuống như mưa. Chúng tôi im lặng, trân trọng cảm xúc của người khác. Thì ra, ơn gọi ở bậc nào cũng có nốt trầm nốt bổng, cũng có nụ cười và nước mắt. Trong những cảm xúc ấy, chúng tôi hứa với Chúa, từ nay sẽ không có “cái nhìn khe khắt” đối với các vị mục tử: có kiêu căng một tí cũng được; mượt mà áo quần, điệu đàng một tí cũng chẳng sao; nóng tính hay “giáo sĩ trị” một vài khoảnh khắc chắc cũng không ảnh hưởng đến “hòa bình thế giới”!

Chiều 29 Tết, một thầy phó tế khác chúng tôi mới quen, từ vùng sâu về ăn Tết ở Sài Gòn cũng ghé thăm. Chúng tôi “hết hồn” khi nghe thầy nói: “Mấy ngày trước em có ăn cơm với cha Thanh, nghe tin Cha bị sát hại, em rụng rời tay chân!” Chúng tôi đáp lời: “Chị sững sờ, nước mắt chảy xuống từ từ, chắc là ông Cố và anh chị em của cha khóc dữ lắm!?”. Thầy nói: “Không khóc được nữa ấy!”. Hôm sau, Đài phát thanh Công Giáo nước ngoài gọi Cha Thanh là “vị tử đạo mới”, lòng chúng tôi mới dịu lại một chút. Phải tin vào tình yêu Thiên Chúa mới không buồn trước biến cố này. Chúng tôi bùi ngùi nhớ lại chuyến đi công tác tại Gia Lai và Kontum năm 2013, một vùng truyền giáo rộng lớn…nay đã có máu đào đổ ra vì Tin Mừng Đức Kitô.

Niềm Vui 3

Chia sẻ cho người có hoàn cảnh khó khăn ngày Tết là việc làm chung của cả xã hội Việt Nam; ở các giáo xứ, giáo điểm thì càng không thể thiếu. Dù nhiều chuyến bay trong nước đã khởi hành; xe hợp đồng theo chuyến rất dễ thuê, nhưng chúng tôi quyết định chỉ rảo quanh đường phố Sài Gòn để chia sẻ với người lao động vất vả ngày 30 Tết. Đường phố Sài Gòn thưa thớt, người bán hoa mai hoa cúc ít hơn các năm trước. Chúng tôi tặng “tiền tươi” (không cần phong bì), chỉ chụp hình từ xa và hỏi thăm vài câu để biết hoàn cảnh người nhận quà: Bà cụ già chờ bán nốt mớ rau rồi đón xe về Cần Giuộc. Một ông dáng gầy gò ngồi ở công viên bán hoa: “Tui phụ giúp chủ vườn bán hoa, bán hết ba giỏ cúc này là về Bến Tre. Một cô bé có khuôn mặt khá xinh, em lượm nilon ngay bãi rác chợ Nghĩa Hòa (Tân Bình), nhận tiền của chúng tôi xong em bước đi thật nhanh. Có một ông ngồi trên đường Tô Hiến Thành, khi lại gần chúng tôi mới biết ông chờ nhà gần đó cúng xong thì xin nguyên mâm cúng về nhà; rồi một chú xe ôm; hai vợ chồng mang cau trầu từ An Giang lên Sài Gòn bán….những người lao động này nhận tiền thì ngạc nhiên trong ánh mắt nhiều hơn là niềm vui trên nụ cười. Chỉ đơn cử vài trường hợp, vì còn nhiều hoàn cảnh đáng thương nữa.

Dịp Noel vừa qua, chúng tôi chia sẻ cho vùng cao miền tây bắc; một bộ hình ảnh thật ấn tượng làm cho những ân nhân xúc động nên Mùa Chay sau Tết, chúng tôi tiếp tục tặng quà cho vùng này. Hơn nữa, cha giúp mục vụ vùng cao nói: “Người khó khăn thì mênh mông bao la cô ơi….Nhóm của cô trợ giúp thì chúng con lại đi chia tiếp!”.

Niềm Vui 4

Từ khi làm công tác bác ái xã hội, chúng tôi có cơ hội quen biết nhiều quí Cha, quí Sơ, quí Thầy; được thăm nhiều nhà thờ. Nếu gom những lần gặp gỡ ấy thì có một niềm vui đong đầy. Những ngày gần Tết, chúng tôi nhận được nhiều lời chúc Tết từ những vị ấy. Chúng tôi ưu tiên đáp lại những lời cầu chúc thân thương đó trước và trả lời họ hàng, thân hữu sau. Có cha ở miền trung mời chúng tôi bay ra và sẽ cùng thực hiện một hành trình. Cha ở miền bắc thì sẵn sàng chở chúng tôi đến mấy danh lam thắng cảnh và trở về thăm mộ cha ông tổ tiên gần nhà thờ chánh tòa Bùi Chu. Có mấy cha ở miền tây và ở vùng đất cuối nước Việt Nam mời trở lại thăm vùng sông nước…chúng tôi lại mơ màng nghĩ đến những chuyến đi.

Có lần, chúng tôi còn nghĩ vui thế này: quen biết nhiều “các đấng bậc” như thế, khi biết tin chúng tôi được Chúa gọi về, chắc là quí cha thương dâng lễ cầu nguyện cho, thế là chúng tôi “bắn một phát” lên góc thiên đàng. Nếu thánh Phêrô có hỏi thì khéo léo thưa rằng: “Xin ưu tiên cho con đền tội ở góc thiên đàng này, để được mát mẻ một chút, con hứa đền đủ tội, không dám lân la ra chỗ sang trọng của các thánh quấy rầy. Vui lòng cho con kết nối internet 10G trên thiên đàng này để con tiếp tục viết bài…”.

Còn vài tháng nữa, chúng tôi đánh dấu hành trình ba mươi năm công tác. Làm thế nào gọn, nhẹ cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay đây?. Hy vọng ơn Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng và niềm vui tiếp tục được lan tỏa.

Niềm Vui 5

Một tín hiệu vui mừng trong những ngày Tết: Sài Gòn đang là “vùng xanh” Covid. Người ta ra phố vui vẻ, đến phòng trà với phong thái lịch sự để thưởng thức ca nhạc. Dù khó khăn nhiều cách người Sài Gòn vẫn lạc quan và hy vọng. Đối với người Kitô hữu, năm nay là Xuân Hiệp Hành, đó là Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ. Tiếng chuông nhà thờ ngân vang, giáo dân dự thánh lễ ngày mồng một Tết đông vui, đủ sắc màu của trang phục. Nhiều người như trẩy hội, đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn để hành hương minh niên. Thánh lễ minh niên ngày mồng hai Tết, Đức TGM Giáo phận Sài Gòn đã nói về lòng hiếu thảo với cha mẹ, công ơn của ông bà tổ tiên trong trách nhiệm của người Kitô hữu, rất sâu sắc.

Và Đức Cha đã kết thúc bài giảng như sau: “Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta những bậc cha mẹ, sinh thành nên chúng ta. Các Ngài đã rèn luyện và có được kết quả là chính cuộc đời của chúng ta hôm nay. Chúng ta ý thức như thế để cầu nguyện cho các đấng sinh thành đã qua đời; đồng thời cũng ý thức bổn phận đối với cha mẹ còn đang sống, nhất là đã già yếu, bệnh tật. Chúng ta hay quên trách nhiệm này. Lời Chúa soi sáng cho chúng ta nhưng chính ân sủng của Chúa mới biến đổi chúng ta. Chúng ta dâng thánh lễ này, xin quyền năng Phục Sinh của Chúa ban cho các linh hồn đã qua đời được tham dự vào sự sống lại của Chúa. Xin quyền năng Thánh Thể biến đổi và ban cho chúng ta sự sống đầy tràn, để đời sống cá nhân, gia đình và xã hội được biến đổi, làm nên một cộng đồng mới, một xã hội mới, biết đặt nền tảng trên tình thương, trên sự sống, chứ không đặt trên nền tảng vật chất, tiền bạc và sự giả dối. Nguyện xin Chúa tuôn đổ ơn lành cho tất cả cộng đoàn chúng ta. Amen”.

Qua một năm dịch bệnh kinh hoàng, chúng tôi thấy mình “vẫn còn sống” để hiệp thông với Giáo Hội địa phương trong thánh lễ giao thừa thánh lễ, trong thánh lễ trực tuyến, để nhận ra hồng ân Thiên Chúa vẫn đổ xuống trên chúng tôi từng ngày. Xin tạ ơn Người vì đó là một niềm vui không “cân, đo, đong, đếm” được!

Maria Vũ Loan

 
Lễ Kính nhớ tổ tiên và chúc thọ, Mùng Hai Tết tại Trung Tâm Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
16:30 02/02/2022
Melbourne, Mùng Hai Tết Nhâm Dần, nhằm ngày 2/2/2022. Hợp cùng Giáo Hội Việt Nam dành ngày Mùng Hai tết, ngày thiêng liêng nhất trong năm để cho mọi người nhớ đến và cầu nguyện cho tổ tiên ông bà. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã tổ chức thánh lễ đồng tế trọng thể để mọi người kính nhớ cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà đã qua đời, và tặng quà chúc thọ đến ông bà, cha mẹ đang còn hiện diện đến dâng lễ.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Phê Rô Phạm Văn Ái tuyên úy cộng đoàn chủ tế, cùng với Linh mục Tuyên úy Giuse Phạm Minh Ước đồng tế. Ca đoàn Belem phụ trách thánh ca đặc biệt với những bản thánh ca với chủ đề Xuân và nhớ đến tổ tiên thật đặc sắc. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm phụ trách phần tế tổ mang đầy ý nghĩa và là bài học sống dậy cho các em thiếu nhi biết sống hiếu thảo với tổ tiên, ông bà và cha mẹ.

Trong bài chia sẻ lời Chúa. Linh mục Phạm Minh Ước đã nhấn mạnh đến giới răn Thứ Bốn là: phải thảo kính cha mẹ. Linh mục cũng nhắc đến tục ngữ và ca dao Việt Nam dạy người ta phải biết sống có hiếu với cha mẹ, và còn nâng tầm chữ hiếu thành một đạo, “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Với biết bao nhiêu điển tích được dẫn chứng về sự hiếu kính ở đời, mà Thiên Chúa yêu mến những con người biết sống hiếu thảo.

Sau phần chia sẻ lời Chúa. Các em Thiếu Nhi Thánh Thể của Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm trong các bộ quốc phục áo dài. Nam áo thụng xanh, trắng, vàng, đỏ cách tân, nữ áo dài hồng in hoa rất đẹp tiến vào các vị trí tế tổ. Sau ba hồi chiêng trống trang nghiêm. Ca đoàn hát bài nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Sau bài văn tế nhớ công lao của ông bà, tổ tiên. Các em dâng lễ vật theo hướng dẫn nghi thức tế tổ, nhịp nhàng theo tiếng trống, tiến lên trước bàn thờ, dâng rượu, dâng bánh, dâng hương hoa.

Dưới các hàng ghế, quý cụ ông, cụ bà trong các bộ trang phục đẹp nhất, trong cái mát mẻ của của một buổi chiều Xuân mà thời tiết trở nên dịu mát, quý cụ ngồi thoải mái để dâng lễ và nghe con cháu ghi nhớ công ơn. Quý cụ ai khỏe tự lái xe đến, hay là được con cháu chở đến nhà thờ trong niềm vui tươi. Những mái đầu tóc trắng bên những mái đầu xanh, đến để hiệp dâng thánh lễ cảm tạ Thiên Chúa, cầu cho các bậc tổ tiên của mình, sau đó, đón nhận những lời thành kính chúc thọ của con cháu dâng lên cảm nhận một niềm vui quá lớn.

Ca đoàn Belem nhân dịp ngày đầu năm, đã hát tặng cộng đoàn một bài hát đặc biệt, được sự hưởng ứng của toàn thể cộng đoàn.

Linh mục chủ tế trước khi ban phép lành cuối lễ đã làm phép quà tặng quý vị cao niên. Hai cha tuyên úy đã tự tay tặng quà chúc thọ cho quý cụ, quý cụ mỗi người một tấm bánh chưng có chữ Phúc, Lộc, hay THỌ. Quà được tặng cho quý cụ từ 70 tuổi trở lên. Và đặc biệt, hai cha cũng lì xì cho các cháu trong ban tế tổ như một lời khen, khích lệ.

Sau khi ban phép lành cuối lễ. Đoàn lân của các em Thiếu Nhi Thánh Thể đã múa mừng thọ, mừng Xuân cho cả cộng đoàn. Tiếng trống múa lân, hòa cùng tiếng pháo mừng Xuân nổ dòn dã đem niềm vui đến cho mọi người mừng Xuân Nhâm Dần thật vui vẻ. Nhìn nét mặt tươi vui của quý cụ, mùa Xuân như còn mãi và như có Chúa đem mùa Xuân đến và ở cùng mọi người trọng sự biết ơn, cảm tạ. Một số người sau đó đã vui lên cây mai chụp hình kỷ niệm ngày Xuân.
 
VietCatholic TV
Quá ác: TQ buộc người ta bỏ đạo để có công ăn việc làm. Đừng vu cáo ĐTC, ngài không hề tán thành hôn nhân đồng giới
VietCatholic Media
05:17 02/02/2022


1. Quá ác: Trung Quốc buộc người Tây Tạng bỏ đạo để có công ăn việc làm

Một thông báo chính thức của Trung Quốc cho biết, những người Tây Tạng đang tìm việc làm trong khu vực nhà nước trước tiên phải từ bỏ mọi ràng buộc với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma như một điều kiện để được tuyển dụng.

Chỉ thị được công bố hôm thứ Ba tới tất cả các tỉnh và thành phố của Khu tự trị Tây Tạng nói rằng các công nhân viên chức làm việc trong các văn phòng chính phủ Tây Tạng, trường học hoặc bệnh viện phải là “công dân đáng tin cậy, sốt sắng” và trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền.

Họ cũng phải từ bỏ Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người theo ngài. Chỉ thị đã đề cập đến những người ủng hộ đã hình thành xung quanh nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong trong những năm qua như một “bè lũ” phản động.

Nói với RFA, một nguồn tin ở Tây Tạng nói rằng lệnh mới của Trung Quốc hạn chế hơn nữa quyền của người Tây Tạng sống dưới sự cai trị của Bắc Kinh. Lệnh mới vi phạm ngay cả chính luật pháp của Trung Quốc.

“Cho dù đó là việc làm mới, nhập học hay thăng tiến trong công việc hiện tại của bạn, các quyền cơ bản của bạn đều bị từ chối nếu bạn không đáp ứng các điều kiện do bọn cầm quyền Trung Quốc yêu cầu”, nguồn tin nói với RFA.

“Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định rõ ràng rằng mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, vì vậy thông báo mới này đã phủ nhận các quyền cơ bản của người Tây Tạng. Thật đáng buồn khi chính phủ Trung Quốc thấy cần phải khống chế những người Tây Tạng sống ở Tây Tạng có lòng trung thành và sùng kính đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma”.

Tenzin Lekshey, phát ngôn viên của chính phủ lưu vong tại Ấn Độ của Tây Tạng, gọi lệnh mới của Trung Quốc là “một nỗ lực vô ích của bọn cầm quyền Bắc Kinh nhằm buộc người Tây Tạng từ bỏ Đức Đạt Lai Lạt Ma và từ bỏ đức tin của họ”.

“Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc nên đáp ứng nguyện vọng của người dân Tây Tạng để giải quyết vấn đề Tây Tạng,” Lekshey nói.

“Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chiến lược như vậy trong quá khứ,” Gonpo Dhondup, chủ tịch Đại hội Thanh niên Tây Tạng có trụ sở tại Ấn Độ nói thêm. “Tuy nhiên, lòng trung thành và sùng kính mà người Tây Tạng dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma chưa bao giờ phai nhạt”.

“Đại hội Thanh niên Tây Tạng lên án mạnh mẽ những chính sách này do Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt,” anh nói.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, bị các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là có ý định giành lại độc lập cho Tây Tạng, một quốc gia độc lập và có chủ quyền trước khi bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc bằng vũ lực vào năm 1950.

Đạt Lai Lạt Ma, hiện đang sống lưu vong ở Ấn Độ, chỉ nói rằng ông tìm kiếm một quyền tự chủ lớn hơn cho Tây Tạng như một phần của Trung Quốc, với sự bảo đảm cho ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.

Bọn cầm quyền Trung Quốc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với Tây Tạng và các khu vực Tây Tạng ở phía tây Trung Quốc, hạn chế các hoạt động chính trị của người Tây Tạng và các biểu hiện hòa bình của bản sắc dân tộc và tôn giáo, đồng thời bắt bớ, tra tấn, bỏ tù và giết người Tây Tạng một cách phi pháp.


Source:Licas News

2. Truyền thống tặng các loại hoa của Hà Lan cho Tòa Thánh chấm dứt sau 35 năm

Sau 35 năm, quảng trường Thánh Phêrô sẽ không còn được trang trí biển hoa của Hà Lan như thường lệ. Đủ các loại hoa hồng, hoa thủy tiên vàng, hoa tulip, hoa loa kèn và dạ lan hương được chở tươi bằng xe tải từ miền Bắc và được sắp xếp bởi một nhóm 30 người trồng hoa do Paul Deckers điều phối.

Truyền thống cho thấy Đức Giáo Hoàng cảm ơn người Hà Lan bằng ngôn ngữ của họ trong buổi đọc sứ điệp Urbi et Orbi, “Bedankt voor de bloemen” cảm ơn vì những bông hoa

Theo một truyền thống bắt đầu từ năm 1985, nhờ ông Nic van der Voort nhân dịp phong chân phước cho Thánh Titus Bransma, sau đó được em của ông là Charles van der Voort tiếp tục, hàng năm thềm Đền Thờ Thánh Phêrô được trang hoàng bởi 30 công ty sản xuất hoa tại Hà Lan với 2, 500 bông hồng Avanlanche, 6,000 hoa huệ đủ mầu và 8,000 hoa huệ vàng, thêm 1,200 hoa tulip đỏ, vàng, cam, trắng, hồng và tím, 2,500 hoa jacinthe thơm ngào ngạt, rhododendron, hoa mận, acer, forsithia vàng, strelizia, magnolia, delphinum trắng, xanh, hồng, nâu, và các hoa đặc biệt khác như hoa eliconia mầu da cam... Và tại ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô có những hoa lan trắng mảnh mai.

Ông Charles van der Voort cho biết hàng năm có những xe vận tải chở hoa đã chạy suốt 24 tiếng từ Thứ Hai Tuần Thánh để cho sự phục sinh của Chúa được thể hiện huy hoàng với cơ man những hương thơm ngào ngạt, và biết bao mầu sắc và hình thể chung quanh bàn thờ.

Trước khi lên đường, những bông hồng Avalanche đã được Đức Cha Hans van den Hende, Giám Mục Rotterdam chúc phúc.

Năm ngoái là năm thứ hai liên tiếp, các bậc thềm của Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma vào lễ Phục sinh không được trang điểm bằng hoa Hà Lan, vì các tín hữu không được phép tụ tập trong buổi ban phép lành Phục sinh và đọc sứ điệp Urbi et Orbi truyền thống. Tuy nhiên, nhà thiết kế hoa Paul Deckers từ Posterholt, là người phụ tách chính trong việc sắp xếp các hoa Hà Lan trên thềm Đền Thờ Thánh Phêrô từ năm 2015, đã tổ chức một chuyến vận chuyển hàng nghìn bông hoa hồng sang Rôma.

Tuy nhiên, đại dịch coronavirus đã làm điêu đứng các nhà trồng hoa nên họ đã đi đến quyết định hủy bỏ truyền thống này.
Source:Vatican Insider

3. Đức Giáo Hoàng kêu gọi các bậc cha mẹ 'đừng bao giờ lên án' những đứa con đồng tính của họ

Hôm Thứ Tư, trong cử chỉ mới nhất của ngài nhằm tiếp cận cộng đồng LGBTQ vốn từ lâu đã bị hàng giáo phẩm Công Giáo gạt ra bên lề, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các bậc cha mẹ đừng lên án con cái của họ nếu chúng là người đồng tính.

Đức Phanxicô đã ứng khẩu phát biểu trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần được dành để nói về hình tượng của Thánh Giuse, thân phụ của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang suy nghĩ đặc biệt về những bậc cha mẹ đang phải đối mặt với những tình huống “đáng buồn” trong cuộc sống của con cái họ.

Khi đề cập đến các bậc cha mẹ phải đối phó với những đứa trẻ đau ốm, tù tội hoặc bị tai nạn xe hơi thiệt mạng, Đức Phanxicô nói thêm: “Các bậc cha mẹ thấy con mình có những khuynh hướng tình dục khác lạ, họ đối phó với điều đó như thế nào và đồng hành cùng con cái ra sao mà không che đậy đằng sau thái độ lên án.”

Ngài nói: “Đừng bao giờ lên án một đứa trẻ”.

Giáo huấn chính thức của Giáo Hội kêu gọi tôn trọng và yêu thương những người đồng tính nam và đồng tính nữ, nhưng coi hoạt động tình dục đồng giới là “rối loạn về bản chất”. Tuy nhiên, Đức Phanxicô đã tìm cách làm cho Giáo Hội chào đón những người đồng tính hơn, nổi tiếng nhất với nhận xét năm 2013 của ngài “Tôi là ai để phán xét?”

Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình, Tu sĩ Dòng Tên cũng đã nói về mục vụ của chính ngài đối với những người đồng tính và chuyển giới, khẳng định họ là con cái của Chúa, được Chúa yêu thương và xứng đáng được Giáo Hội đồng hành.

Đức Phanxicô cũng đã thực hiện một số cử chỉ tiếp cận cộng đồng Công Giáo đồng tính và những người ủng hộ họ, bao gồm một lá thư gần đây chúc mừng một nữ tu người Mỹ từng bị Vatican cấm chế, là Sơ Jeannine Gramick, sau 50 năm hoạt động mục vụ cho người LGBTQ.

Tuy nhiên, Đức Phanxicô cũng cho phép xuất bản năm 2021 một tài liệu từ Vatican khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ không chúc lành cho các kết hiệp đồng tính bởi vì Thiên Chúa “không thể chúc phúc cho tội lỗi”. Đức Phanxicô gần đây đã trao nhiệm vụ khác cho viên chức Vatican được cho là đứng sau tài liệu này.
Source:AP

Trong các ngày qua, có nhiều nguồn tin giả cho rằng Đức Thánh Cha công nhận hôn nhận cái gọi là hôn nhân đồng tính. Chúng tôi khẳng định với quý vị và anh chị em đó là một sự vu cáo bôi lọ Đức Thánh Cha Phanxicô.

Nhân đây, chúng tôi xin trình bày lại với quý vị và anh chị em một tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Ngay cả việc chúc phúc cho các kết hiệp đồng giới cũng là không thểcông nhận được, nói chi đến hôn nhân đồng tính.

4. Phúc đáp của Bộ Giáo lý Đức tin đối với nghi vấn về việc chúc phúc cho kết hiệp đồng giới, 15.03.2021

Trong thời gian gần, tại Đức có một số giám mục và linh mục tuyên bố ủng hộ và đã đưa ra thực hành việc chúc lành cho các cặp đồng giới và tình trạng này đang lan tràn rất nhanh.

Hôm thứ Hai 15 tháng Ba, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố bản phúc đáp sau.

CÂU HỎI ĐƯỢC ĐỀ XUẤT:

Giáo Hội có quyền chúc phúc cho các kết hiệp đồng giới tính không?

TRẢ LỜI:

Không.

Ghi chú giải thích

Trong một số bối cảnh của Giáo hội, các kế hoạch và đề xuất việc chúc phúc cho kết hiệp đồng giới đang được đưa ra. Những dự án như vậy không thường xuyên được thúc đẩy bởi mong muốn chân thành chào đón và đồng hành với những người đồng tính luyến ái, những người được đề nghị những con đường thăng tiến đức tin, “để những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái có thể nhận được sự trợ giúp mà họ cần để hiểu và thực hiện trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ” [1].

Trên những con đường như vậy, việc lắng nghe lời Chúa, cầu nguyện, tham gia vào các hoạt động phụng vụ của Giáo hội và thực thi bác ái có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ dấn thân đọc lịch sử của chính mình và tuân thủ tự do và có trách nhiệm đối với lời kêu gọi nhận được trong phép Rửa Tội của người ấy, bởi vì “Thiên Chúa yêu thương mọi người và Giáo hội cũng vậy” [2], bác bỏ mọi sự phân biệt đối xử bất công.

Trong số các hành động phụng vụ của Giáo Hội, các á bí tích có một tầm quan trọng nổi bật: “Đây là những dấu chỉ thiêng liêng giống với các bí tích: chúng biểu thị những hiệu quả, đặc biệt là những hiệu quả thiêng liêng, có được nhờ sự chuyển cầu của Giáo hội. Nhờ các á bí tích này, con người được chuẩn bị để lãnh nhận hiệu quả chính các bí tích, và được thánh hóa trong các dịp khác nhau của cuộc sống” [3]. Do đó, Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo chỉ rõ rằng “các á bí tích không ban ơn Chúa Thánh Thần theo cách mà các bí tích làm, nhưng bằng lời cầu nguyện của Giáo hội, chúng chuẩn bị cho chúng ta đón nhận ân sủng và để chúng ta hợp tác với ơn thánh đó” (# 1670).

Việc chúc phúc thuộc hàng các á bí tích, nhờ đó Giáo hội “kêu gọi chúng ta ca ngợi Thiên Chúa, khuyến khích chúng ta khẩn cầu sự bảo vệ của Người, và khuyên chúng ta tìm kiếm lòng thương xót của Người bằng sự sống thánh thiện của chúng ta” [4]. Ngoài ra, “được thiết lập như một kiểu bắt chước các bí tích, việc chúc phúc trên hết là dấu chỉ của các hiệu quả thiêng liêng đạt được nhờ sự chuyển cầu của Giáo hội” [5].

Do đó, để phù hợp với bản chất của các á bí tích, khi một hành động chúc phúc được cầu khẩn trên các mối quan hệ cụ thể của con người, ngoài ý định đúng đắn của những người tham gia, điều cần thiết là những gì được ban phép lành phải xứng hợp một cách khách quan và tích cực để nhận được và thể hiện ân sủng theo kế hoạch của Thiên Chúa đã ghi khắc trong sáng tạo, và được Chúa Giêsu Kitô mặc khải hoàn toàn. Vì vậy, chỉ những thực tại tự nó xứng hợp nhằm phục vụ những mục đích đó mới phù hợp với bản chất của việc chúc phúc do Giáo hội trao ban.

Vì lý do này, sẽ không hợp luật khi ban phép lành cho các mối quan hệ, hoặc các trường hợp sống chung, thậm chí ổn định, liên quan đến hoạt động tình dục ngoài hôn nhân (nghĩa là, bên ngoài sự kết hợp bất khả phân ly của một người nam và một người phụ nữ tự nó mở ra cho việc truyền sự sống), như trong trường hợp kết hiệp đồng giới [6]. Trong các mối quan hệ như vậy, sự hiện diện của các yếu tố tích cực, tự bản thân chúng đã được coi trọng và đánh giá cao, không thể biện minh cho những mối quan hệ này, cũng không thể biến chúng trở thành đối tượng hợp pháp của một sự chúc phúc của Giáo Hội, vì các yếu tố tích cực này tồn tại trong bối cảnh của một kết hiệp không theo kế hoạch của Đấng Tạo Hóa.

Hơn nữa, vì việc ban phép lành trên con người liên quan đến các bí tích, nên không thể coi việc chúc phúc cho kết hiệp đồng tính luyến ái là phù hợp. Điều này là bởi vì chúng sẽ tạo thành một sự bắt chước hoặc một sự tương tự nhất định đối với việc chúc hôn [7] được cầu khẩn trên người nam và người nữ được kết hợp trong Bí tích Hôn phối, trong khi trên thực tế “hoàn toàn không có căn cứ nào để coi sự kết hợp đồng tính luyến ái là tương tự hoặc thậm chí tương đồng xa xôi với kế hoạch của Thiên Chúa cho hôn nhân và gia đình” [8].

Do đó, việc tuyên bố tính chất bất hợp pháp của việc chúc phúc cho kết hiệp đồng giới không phải, và không có ý định, là một hình thức phân biệt đối xử bất công, mà là một lời nhắc nhở về sự thật của nghi thức phụng vụ và của chính bản chất của các á bí tích như Giáo hội hiểu chúng.

Cộng đồng Kitô hữu và các Mục tử được kêu gọi chào đón với sự tôn trọng và nhạy cảm với những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, và sẽ biết cách tìm ra những cách thức thích hợp nhất, phù hợp với giáo huấn của Giáo hội, để loan báo Tin Mừng một cách trọn vẹn cho họ. Đồng thời, họ phải nhận ra sự gần gũi đích thực của Giáo hội – trong lời cầu nguyện cho họ, trong sự đồng hành với họ và chia sẻ hành trình đức tin Kitô của họ [9] - và đón nhận những giáo lý với sự cởi mở chân thành.

Câu trả lời cho nghi vấn được đề ra không loại trừ các phép lành được ban cho những cá nhân có khuynh hướng đồng tính luyến ái [10], những người biểu lộ ý muốn sống trung thành với các kế hoạch đã được mạc khải của Thiên Chúa như giáo huấn của Giáo hội đã đề xuất. Thay vào đó, câu trả lời cho câu hỏi này tuyên bố tính chất bất hợp pháp của bất kỳ hình thức chúc phúc nào có xu hướng thừa nhận sự kết hiệp của họ như vậy. Trong trường hợp này, trên thực tế, sự chúc phúc sẽ không biểu lộ ý định giao phó những cá nhân như vậy cho sự bảo vệ và giúp đỡ của Thiên Chúa, theo nghĩa đã đề cập ở trên, nhưng là chấp thuận và khuyến khích một lựa chọn và một lối sống không thể được công nhận là xứng hợp một cách khách quan với các kế hoạch được mạc khải của Thiên Chúa [11].

Đồng thời, Giáo hội nhắc lại rằng chính Thiên Chúa không bao giờ ngừng chúc phúc cho mỗi người con lữ hành của Ngài trên thế giới này, bởi vì “chúng ta quan trọng đối với Thiên Chúa hơn tất cả những tội lỗi mà chúng ta có thể phạm” [12]. Nhưng Ngài không và không thể ban phước cho bất kỳ tội lỗi nào: Ngài ban phước cho con người tội lỗi, để anh ta có thể nhận ra rằng anh ta là một phần trong kế hoạch yêu thương của Người và để cho mình được hoán cải bởi Người. Trên thực tế, Ngài “coi chúng ta như chúng ta vốn có, nhưng không bao giờ bỏ chúng ta như chúng ta vốn có” [13].

Vì những lý do đã đề cập ở trên, Giáo hội không có và không thể có quyền chúc phúc cho sự kết hợp của những người cùng giới tính theo nghĩa đã xác định ở trên.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại buổi Tiếp kiến được dành cho Tổng Trưởng của Bộ này là người ký tên dưới đây, đã được thông báo và đồng ý cho công bố Bản phúc đáp nêu trên, với Bản giải thích phụ lục.

Rôma, từ Văn phòng của Bộ Giáo lý Đức tin, ngày 22 tháng 2 năm 2021, Lễ Kính Ngai Tòa Thánh Phêrô, Tông đồ.

✠ Đức Hồng Y Luis F. Ladaria, SJ

Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin

✠ Giacomo Morandi

Tổng giám mục hiệu tòa Cerveteri

Thư ký


5. Vatican phản ứng với kế hoạch của Đức về những lời chúc phúc đồng giới

Tờ The Pillar của Công Giáo Hoa Kỳ có bài nhận định nhan đề “Nicht, nicht: Vatican responds to German plans for same-sex blessings” nghĩa là “Không, không. Vatican phản ứng với kế hoạch của Đức về những lời chúc phúc đồng giới.”

Bộ Giáo lý Đức tin hôm 15/3/2021 đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Liệu Giáo hội có quyền ban phép lành cho các kết hiệp đồng giới không?” Câu trả lời, được ký bởi Đức Hồng Y Luis Laradria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, là “KHÔNG”.

Bản phúc đáp đã được công bố vào ngày 15 tháng 3. Văn bản giải thích kèm theo của Đức Hồng Y Ladaria cho biết câu trả lời của Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF, đã được xây dựng vào tháng trước, và Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân phê duyệt và truyền cho công bố.

Tuyên bố từ CDF được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một số viên chức lãnh đạo của Giáo triều Rôma nói với tờ The Pillar rằng ngày càng có nhiều lo ngại ở Vatican rằng các kế hoạch chúc phúc cho người đồng giới, được đề xuất bởi cái gọi là Tiến Trình Công Nghị (Synodaler Weg) do Hội đồng Giám mục Đức tổ chức, đã được thực hiện ở một số nơi.

Cũng chính các viên chức này, bao gồm cả những người thân cận với CDF, nói với The Pillar vào tuần trước rằng, trong khi CDF và các bộ phận khác của Vatican đã sẵn sàng đối phó với những thách thức ở Đức đối với giáo huấn và kỷ luật của Giáo hội, thì Đức Hồng Y Ladaria và những người đứng đầu các cơ quan trung ương khác của Giáo triều Rôma đang chờ đợi sự dẫn dắt rõ ràng của Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi đối đầu với các giám mục Đức.

Câu trả lời của CDF cho dubium, tức là một câu hỏi chính thức nhằm tìm kiếm sự minh định về giáo huấn của Giáo hội, đã không đề cập cụ thể đến Tiến Trình Công Nghị Đức, hoặc xác định ai là người ban đầu đã gửi câu hỏi để yêu cầu trả lời. Tuy nhiên, một viên chức lãnh đạo gần gũi với CDF nói với The Pillar hôm thứ Hai rằng “câu trả lời là dành cho người Đức”.

“Bản dubium đã được hỏi và trả lời, nhưng công bố câu trả lời là cần thiết vì sự lầm lạc công khai được tạo ra bởi một số giám mục ở Đức, và Tiến Trình Công Nghị - vốn không phải là một thượng hội đồng”.

Trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo rằng Tiến Trình Công Nghị Đức, bắt đầu vào năm 2019 và dự kiến kết thúc vào năm sau, không có thẩm quyền thay đổi kỷ luật hoặc giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.

Bộ Giám mục trước đây đã bác bỏ kế hoạch của Tiến Trình Công Nghị Đức, chủ đề của nó, các cấu trúc và các kết quả được đề xuất là “không có giá trị về mặt giáo hội học”.

Tuy nhiên, Tiến Trình Công Nghị Đức vẫn tiếp diễn, đưa ra các khuyến nghị về những thay đổi đối với giáo luật và giáo lý của Giáo hội trong một số lĩnh vực, bao gồm việc quản trị Giáo hội, luân lý tình dục, chức linh mục và việc phong chức phụ nữ. Tháng mười một năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ mối “quan tâm rất lớn” trước đường hướng mà các giám mục Đức theo đuổi.

Một số giám mục Đức đã tuyên bố công khai ủng hộ việc ban phép lành cho các kết hiệp đồng giới, bất kể làm như thế là mâu thuẫn với giáo huấn và kỷ luật Công Giáo.

Tháng trước, Giám mục Peter Kohlgraf của Mainz nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với việc công nhận các kết hiệp đồng giới và bảo vệ sự tán thành của ông đối với một cuốn sách về các phép lành và nghi thức phụng vụ dành cho các kết hiệp đồng giới.

Giám mục Georg Bätzing, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Đức, cũng đã nhiều lần kêu gọi thay đổi giáo huấn của Giáo hội về tình dục con người, việc truyền chức cho phụ nữ và cho người không Công Giáo được rước lễ.

Năm ngoái, trong một phản ứng tương tự, CDF đã bác bỏ những lời kêu gọi của các giám mục Đức về hiệp thông Thánh Thể chung với những người theo đạo Tin lành.

Phúc đáp từ Đức Hồng Y Ladaria đã trích dẫn cả tài liệu cuối cùng từ Thượng hội đồng năm 2019 về phân định Giới trẻ, Đức tin và Ơn gọi và Tông huấn hậu Thượng hội đồng năm 2016 Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Dựa trên các tài liệu này, CDF nhắc lại rằng “không hợp luật để ban phép lành cho các mối quan hệ hoặc việc chung sống, cho dù là ổn định đi chăng nữa, liên quan đến hoạt động tình dục ngoài hôn nhân”, bao gồm các kết hiệp đồng tính, cũng như các kết hiệp dị tính không phải là những cuộc hôn nhân hợp lệ, bao gồm cả những kết hợp đơn thuần về mặt dân sự liên quan đến người Công Giáo sau khi ly hôn.

Đức Hồng Y Ladaria nhắc lại rằng Giáo hội bác bỏ mọi hình thức “phân biệt đối xử bất công” đối với những người đồng tính luyến ái. Ngài cũng nhìn nhận rằng những người kêu gọi chúc phúc cho những người đồng tính luyến ái thường làm như vậy vì “mong muốn chân thành được chào đón và đồng hành với những người đồng tính luyến ái”.

Tuy nhiên, câu trả lời giải thích rõ rằng các phép lành là các á bí tích, “là những dấu chỉ thiêng liêng tương tự như các bí tích: chúng biểu thị những hiệu quả, đặc biệt là về mặt tâm linh, có được nhờ sự chuyển cầu của Giáo hội”.

“Do đó, để phù hợp với bản chất của các á bí tích, khi một phước lành được cầu xin trên những mối quan hệ cụ thể của con người, ngoài ý định đúng đắn của những người tham gia, điều cần thiết là những gì được ban phước phải xứng hợp một cách khách quan và tích cực để tiếp nhận và thể hiện ân sủng, theo ý định của Thiên Chúa được ghi trong sáng tạo, và được Chúa Kitô mạc khải hoàn toàn”.

Theo Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, “Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1 Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: ‘Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’ (x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, tuyên ngôn “persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này là không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.” (GLCG 2357)

Sách Giáo lý đưa ra sự phân biệt giữa các hành vi đồng tính luyến ái và phẩm giá nhân bản thiết yếu của “những người đàn ông hay những người phụ nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái”.

“Khuynh hướng lệch lạc ấy là một thử thách. Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống, và, nếu là Kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp những khó khăn họ có thể gặp phải do hoàn cảnh của mình với hy lễ thập giá của Chúa.”

CDF tiếp tục giải thích rằng “Trong các mối quan hệ như vậy, sự hiện diện của các yếu tố tích cực, tự bản thân chúng đã được coi trọng và đánh giá cao, không thể biện minh cho những mối quan hệ này, cũng không thể biến chúng trở thành đối tượng hợp pháp của một sự chúc phúc của Giáo Hội, vì các yếu tố tích cực này tồn tại trong bối cảnh của một kết hiệp không theo kế hoạch của Đấng Tạo Hóa.”

“Do đó, việc tuyên bố tính chất bất hợp pháp của việc chúc phúc cho kết hiệp đồng giới không phải, và không có ý định, là một hình thức phân biệt đối xử bất công, mà là một lời nhắc nhở về sự thật của nghi thức phụng vụ và của chính bản chất của các á bí tích như Giáo hội hiểu chúng.”
Source:Pillar Catholic
 
Nghiêm trọng: ĐTC bị tấn công bằng lời nói trong buổi triều yết chung Mùng Hai Tết. Phản ứng của ngài
VietCatholic Media
16:03 02/02/2022


Náo loạn đã xảy ra trong buổi triều yết chung mùng Hai Tết Nhâm Dần, 2 tháng Hai. Một người đàn ông đã hét toáng lên bằng tiếng Anh khi Đức Thánh Cha đang trình bày bài giáo lý của ngài.

Lúc gần 9 giờ sáng, thứ Tư ngày 2 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung khoảng 2,000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ năm từ đầu năm đến nay.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, đến phần tôn vinh Lời Chúa với đoạn Tin mừng trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Côrintô, được đọc bằng 8 thứ tiếng.

“Ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.” (1 Cr 12:12-13).

Trong bài giáo lý tiếp đó, Đức Thánh Cha đã trình bày tiếp loạt bài về thánh Giuse. Bài thứ mười này mang tựa đề: “Thánh Giuse, và sự hiệp thông với các thánh”.

Trong khi Đức Thánh Cha đang trình bày bài giáo lý của ngài, một người đã la hét bằng tiếng Anh. Một hiến binh Vatican với sự giúp đỡ của các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, đã trục xuất người đàn ông phá đám trong độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi.

Theo Eva Fernández, một nhà báo có mặt tại đây, đầu tiên người đàn ông đeo khẩu trang y tế nhưng tháo nó ra khi hét lên một cách khó hiểu bằng tiếng Anh. Những người khác nói rằng thực ra anh ta đang hét lên bằng tiếng Ý, và nói, “Đây không phải là Hội thánh của Thiên Chúa,” và liên tục lặp đi lặp lại những lời này.

Sự gián đoạn xảy ra vào gần cuối bài suy tư của Đức Giáo Hoàng về Sự Hiệp Thông Với Các Thánh. Người đàn ông, ngồi cách xa những người hành hương khác ở phía sau Đại Thính Đường. Anh ta được hiến binh và Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ “tháp tùng” ra bên ngoài, nhưng không có vũ lực.

Đức Thánh Cha đã nhận thấy những tiếng la hét mà người đàn ông thốt ra, nhưng nói ngài tha thứ cho điều đó. Cuối bài phát biểu, ngài ngỏ lời với các tín hữu và cầu xin những lời cầu nguyện cho người đàn ông này. Đức Thánh Cha nói: “Cách đây ít lâu, chúng ta nghe thấy một người liên tục la hét; anh ấy có một số vấn đề, tôi không biết đó là thể chất, tinh thần hay tâm linh. Một người anh em của chúng ta có một số vấn đề”.

Và ngài nói thêm: “Tôi xin chúng ta kết thúc bằng việc cầu nguyện cho anh ấy. Đối với người anh em của chúng ta, người đau khổ, tội nghiệp, đó là lý do tại sao anh ấy hét lên. Nếu anh ấy hét lên là vì anh ấy đau khổ vì anh ấy cần thứ gì đó. Chúng ta không thể làm ngơ trước tiếng kêu của người anh em đó”.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến: Trong bài giáo lý liên tục về Thánh Giuse, chúng ta đã thấy Giáo hội, khi suy ngẫm về sứ điệp Tin Mừng, đã phát triển lòng sùng kính vị thánh vĩ đại này như thế nào. Sự tôn kính của chúng ta đối với các thánh và sự tin tưởng của chúng ta vào sự chuyển cầu của các ngài được đặt nền tảng từ chính mầu nhiệm của Giáo hội là “sự hiệp thông của các thánh”, được cứu chuộc nhờ sự hy sinh cứu độ của Chúa Kitô và kết hợp với Người như những chi thể trong nhiệm thể của Người. Sự tin tưởng của chúng ta vào lời cầu bầu của các ngài được phát sinh từ sự kết hợp của chúng ta với các ngài trong Chúa Kitô, và những mối dây liên đới thiêng liêng hợp nhất Giáo hội lữ hành trên đất với các thánh trên trời. Người Kitô hữu luôn hướng về các thánh như bạn của Chúa Kitô và do đó, là bạn của chúng ta, luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ chúng ta vào những thời điểm quyết định trong cuộc đời của chúng ta. Trong số các thánh, Giáo hội đặc biệt tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng ta. Vì vậy, chúng ta cũng dành sự tôn vinh đặc biệt cho Thánh Cả Giuse, người mà Thiên Chúa đã giao phó cho Thánh Gia. Chúng ta hãy cất lên lời cầu nguyện mà tôi đã đọc hàng ngày trong nhiều năm, tất cả chúng ta hãy đặt mình dưới sự bảo vệ của Thánh Giuse và, trong sự kết hợp với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, xin Người cho chúng ta biết sức mạnh vĩ đại của tình bạn và tình yêu của Người.

Tôi chào những người hành hương nói tiếng Anh có mặt trong buổi tiếp kiến hôm nay, đặc biệt là những người đến từ Hoa Kỳ. Hôm nay, Lễ Dâng Chúa Vào Đền Thánh, chúng ta hãy cầu nguyện cách đặc biệt cho tất cả các tu sĩ nam nữ và các thành viên trong các tu hội đời sống tông đồ, nhân Ngày Thế giới Đời sống Thánh hiến. Tôi cầu xin niềm vui và sự bình an của Chúa tuôn đổ trên tất cả các bạn và gia đình các bạn. Xin Chúa phù hộ các bạn!

Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giáo lý của mình bằng lời cầu nguyện với Thánh Giuse, như ngài đã làm trong mỗi buổi giáo lý mà ngài dành cho dưỡng phụ của Chúa Giêsu.

Lời cầu nguyện này là lời cầu nguyện mà Đức Thánh Cha đã chia sẻ trước đây như một lời cầu nguyện mà ngài đã đọc trong hơn 40 năm và là lời cầu nguyện mà ngài nói rằng ngài rất thích vì đó là một “thử thách” đối với vị thánh đầy quyền năng.

Đây là lời cầu nguyện:

Lạy Thánh Cả Giuse Vinh Quang, người có quyền năng biến điều không thể thành có thể, xin hãy đến giúp con trong những lúc đau khổ và khó khăn này.

Xin hãy đặt dưới sự bảo vệ của ngài trong những tình huống nghiêm trọng và rắc rối mà con phó dâng lên ngài, để có thể có một kết quả như lòng mong đợi.

Lạy Thánh Cả yêu quý của con, tất cả sự tin tưởng của con đặt ở nơi ngài. Xin đừng nói rằng con đã cầu xin Thánh Cả một cách vô ích, và vì Thánh Cả có thể làm mọi việc với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hãy cho con thấy rằng lòng nhân từ của Thánh Cả cũng vĩ đại như quyền năng của ngài. Amen.
Source:Aleteia
 
Đạo Đức Sinh Học
Bài 2 - THẦN HỌC LUÂN LÝ CỦA THÁNH AN-PHONG ĐỆ LIGÔRIA
Linh mục Tiến sĩ Đôminicô Trần Quốc Bảo, C.Ss.R
23:26 02/02/2022
THẦN HỌC LUÂN LÝ CỦA THÁNH AN-PHONG ĐỆ LIGÔRIA
Dịch thuật : Lm Dominic Trần Quốc Bảo, DCCT

(tiếp theo kỳ trước)

HỌC TẬP VỚI CÁC LUẬT SƯ THẾ GIÁ

Lúc 12 tuổi, thông minh và kỷ luật, cậu học sinh An-phong đã hoàn thành xuất sắc mọi bộ môn trong chương trình trung học, gồm cả môn triết lý Descartes. Tháng 10-1708, cậu thi vào trường Luật, kỳ thi do giáo sư trứ danh Giambattisto Vico sát hạch. Và An-phong đã trúng tuyển.
Đại học của An-phong là nơi trước kia thánh Tôma Aquinô đã từng giảng dạy. Lúc đó, ban giảng sư gồm có 30 người; nhưng thật ra, chỉ có 7 người là giáo sư thông thái, uy tín, có chất lượng. May mắn cho An-phong, 4 trong số 7 vị thầy lỗi lạc đó chuyên môn về ngành luật. Đó là: phân khoa trưởng Dân luật Domenico Aulisio, người mà Vico ca ngợi là ‘nhân vật thông suốt về ngôn ngữ và khoa học’; Nicola Caravita, giảng sư môn Luật pháp Phong kiến đồng thời là Chánh án tòa thượng thẩm; Gennaro Cusano và Nicola Capasso, hai vị đặc trách môn Các Sắc chỉ Tòa thánh.
Sự thông thái của các giáo sư trên đây còn được hỗ trợ bởi phương pháp giảng dạy tân tiến mà họ xử dụng. Cậu sinh viên An-phong được những nhân vật trứ danh dẫn lối vượt qua khu rừng luật lệ. Đây là những người đã từng để lại tên tuổi mình trong giòng tư tưởng luật pháp, văn chương thời đó. Trả lại các suy luận vô bổ cho ngành triết lý và thần học trừu tượng, các vị thầy này tập chú suy tư của họ vào nguồn gốc và lịch sử phát triển của ngành luân lý, phong hoá xã hội, và luật pháp. Họ nghiên cứu luật pháp thực chứng (positive law), như phương pháp sau này của môn thần học thực nghiệm (positive theology). ‘Thực chứng’ ở đây nghĩa là hiện thực.
An-phong đã được học tập cách suy nghĩ sáng tạo, độc lập; tránh xa cung cách từ chương, lắm lời của Descartes. Với các giáo sư và luật sư thông thái, chàng càng hấp thụ nhiều điều phong phú. Đó là sự cảm thức về thực tế và tính đặc thù của mỗi cảnh huống đời sống; sự ý thức về tầm quan trọng của cách phán đoán độc lập, không vì định kiến có sẵn; khả năng nhận diện sự quan trọng tương đối của các ý kiến; khả năng phân tích cách đánh giá khác nhau giữa các thẩm quyền tối cao; sự am tường về tính biến hóa trong ngành lý đoán; và quan trọng hơn cả, sự cảm thông cho nỗi khó khăn trong việc tìm kiếm sự thiện ích tự tại, và xây dựng thiện ích chung cho mọi người.
Ngày 21-1-1713, vừa qua 17 tuổi tròn, chàng hiệp sĩ trẻ An-phong nhận được đặc ân của hoàng gia miễn trừ một học kỳ và bốn năm phụ. Chàng tiếp nhận áo choàng tiến sĩ của ngành giáo luật và dân luật. Trong kỳ trình bày và bảo vệ luận án tiến sĩ, An-phong được yêu cầu biện giải về “Sự ưu tiên của Công Lý và Công Bằng trên chữ nghĩa lề luật”, theo bộ luật Justinianô.
Với không đầy chín học kỳ, An-phong đã thông làu toàn vẹn Bộ Dân Luật. Để hình dung ra sự rối rắm phức tạp của các loại luật, lệ, lệnh, các đòi buộc và đặc ân trong luật pháp của vương quốc Nêapôli, ta cần biết một điều là từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước đó, kinh đô Parthênopianô (Nêapôli xưa) chưa bao giờ thực sự tự chủ với sự hiểu biết về các luật lệ của chính mình. Cả thảy mười một triều đại ngoại quốc đã tiếp nối nhau trị vì nơi đó. Mỗi vương triều đều thêm thắt luật này lệ khác vào bộ luật bản xứ. Hết triều đại Roma, rồi đến Bizantinô, Lombarđô, Swabianô, Angiơvinô, Normanđia, Aragônêsê, Castillianô, Áo quốc, phong kiến, và cả Giáo triều Roma với bộ Giáo luật. Mười một bộ luật khác nhau tranh dành uy thế và đất sống tại Nêapôli. Với tháng năm, tất cả các luật ấy đan quyện với nhau thành một mạng lưới vô cùng rối rắm, phức tạp. Ngoài ra, giữa ‘mê cung’ pháp luật đó, còn phải kể đến các luật lệ địa phương của từng vùng, từng quận.
Bộ luật Công Giáo cũng được hình thành với nhiều nguồn gốc và thể loại khác nhau. Quả vậy, trong bộ Giáo luật của Hội thánh, chúng ta có thể phân loại các khoản luật chung, sắc chỉ Toà thánh, sắc lệnh Gratianô, và tập hợp dày cộm các loại quy luật mà toát yếu thường được bao bọc bởi thứ văn chương cầu kỳ.
Từ thời đó, người ta đã có thói quen tự nhiên là mã hóa các luật lệ. Kết quả điển hình là các Bộ Luật Thụy điển (1734), Bộ Luật Prusianô (1794), Bộ Luật Napôlêon (1804), hay Bộ Giáo luật Công Giáo chính thức (ban hành năm 1917 và tái duyệt và sửa đổi năm 1983). Việc mã hoá trong các bộ luật giúp đơn giản hoá, liên kết mạch lạc và tiếp thu cách rõ ràng các luật lệ. Nhưng đồng thời việc đó cũng có thể tạo nên tác động tiêu cực là ‘thần thánh hóa’ chữ nghĩa luật lệ, làm cho nó trở nên cứng cỏi, khắc nghiệt đè bẹp con người và hoàn cảnh hiện thực. Do đó, cần phải có chú giải và ứng dụng cụ thể luật lệ. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết, trí biện phân, tinh thần khoáng đạt, khả năng phân tích khôn ngoan và tế nhị. Chỉ như thế mới có thể đánh giá chính xác các ý kiến, phán đoán khéo léo, và đáp trả cách đúng đắn những hoàn cảnh đặc thù trong thực tế. Luật lệ được làm ra vì con người, không phải con người vì luật lệ. Nếu so sánh giữa việc ban hành luật và ứng dụng luật, ta có thể nói rằng người làm luật tựa như dược sĩ chỉ biết phân phối thuốc men đã được bào chế, đóng hộp và mã hoá. Còn người biết ứng dụng luật chính là dược sư chuyên nghiên cứu dược chất, cân đo hàm lượng, thí nghiệm, chuẩn bị cẩn thận các loại thuốc, theo kiến thức và kinh nghiệm cụ thể về bệnh lý.
Mặc dù đã nên bao cớ vấp phạm cho người cùng đinh, bao cớ nản lòng cho các luật sư, tổ rối luật lệ trong thời đại An-phong phản ảnh sự đắc thắng của giới lập pháp Nêapôli. Cách làm luật của giới này âm vang đến bên ngoài nước Ý, và đánh động chốn pháp đình toàn cõi Tây phương. Sử gia Piertro Colletta từng nói : “Kể từ sau đế quốc Roma, không một nước nào ở Âu châu có giới luật sư đông đúc, giàu có, quyền thế, và nổi danh như tại vương quốc Nêapôli”.
Duyệt qua các biên khảo thần học luân lý của An-phong đệ Ligôria, chỉ một tác phẩm Thần học Luân lý cũng đã cho thấy rằng nội vấn đề giáo luật và dân luật đã làm vất vả cho việc nghiên cứu của tác giả biết bao. Nhưng, nếu không có khả năng biện giải và ứng dụng luật mà môi trường, thâm niên, và nghề nghiệp đã chuẩn bị cho ngài trong suốt mười lăm năm, thì có lẽ tác phẩm Thần học Luân lý đã không ra đời. Hoặc nữa, tác phẩm ấy sẽ chẳng đạt đến chất lượng một thư liệu công phu, vững chãi, ứng dụng với nhiều biến động của đời sống như thế.
Một điểm may mắn cho nhà thần học luân lý tương lai An-phong là, ở Nêapôli thời đó, không thể nào hành nghề luật sư dân sự và hình sự mà không am tường về giáo luật. Thật vậy, luật Giáo hội thời đó hiệu lực trong mọi vấn đề dân sự và hình sự liên quan đến giáo sĩ, tu sĩ, và ngay cả giáo dân. Luật ấy chi phối không chỉ tôn giáo mà cả phong hoá dân sự nữa. Nó có năng quyền đặc biệt trong các lãnh vực thánh đường, tu viện, cơ sở từ thiện và giáo dục, đất thánh, và cả những việc trộm cắp nơi thánh thiêng.
Trong môi trường xã hội thần trị bao trùm bởi nhiều cơ cấu Giáo hội, hầu như không có gì là không mang dấu thần thánh. Giáo luật được ứng dụng hầu như trong mọi nố, và dường như còn mạnh hơn dân luật nữa. Vì thế, các thẩm phán và luật sư đã đứng lên phản kháng các toà án, cơ quan thẩm quyền Giáo hội như Hội đồng Giáo triều Roma (tại Vatican hay qua các tòa Khâm sứ), Toà Tổng giám mục, Hội đồng giáo triều Hoàng gia, Bộ Giám lý Đức tin, và vô số các phòng bộ và tổ chức khác của Giáo hội.
Vậy, trong những ngày tháng đầu của Kỷ nguyên Ánh sáng, có gì đáng ngạc nhiên với tình trạng luật pháp theo dấu chân khoa học để đào thoát khỏi sự giám hộ của Giáo hội chăng? Có gì đáng trách về những quan chức pháp đình và chính khách dân sự? Họ là những người đã luôn phải bất đắc dĩ ‘vâng phục’ Giáo quyền. Vì thế họ phải dấn thân vào cuộc cách mạng chống lại giáo triều và trở thành ‘hoàng phái’ (nghĩa là những người cổ võ việc vương quốc trần thế trở thành xã hội dân sự trưởng thành, độc lập).
Các giáo sư của An-phong, mặc dù là những Kitô hữu xác tín, đã liên lỉ tranh đấu để ‘dân sự hóa’ các cơ quan hành pháp. Họ là những người ‘hoàng phái’ đáng kính nhưng rất cả quyết trong việc chống Giáo triều. Họ đã họp thành ‘Hội Hoàng phái Nhiệt thành’ và thường xuyên gặp gỡ nhau tại hội quán Caravita. An-phong cũng có nhiều dịp tham dự các cuộc hội họp ấy. Giáo sư môn Luật Pháp Phong Kiến của An-phong là Đức Thượng phụ Nicola Caravita, linh hồn của Hội, đã gây tiếng vang lớn qua việc phổ biến tác phẩm Nullum jus Romani Pontificis in Regno Neapolitano (Đức Giáo Hoàng Rôma không có quyền pháp trị trên vương quốc Nêapôli). Luận đề đó là kết quả của công trình nghiên cứu cách khoa học, với những trao đổi trí thức của ông. Đó chính là tiếng gào lịch sử của khuynh hướng đấu tranh chống lại chủ nghĩa giáo quyền. Qua nhóm Kitô hữu bị giằng co giữa đức tin và chính kiến như thế, vị luật sư trẻ tuổi An-phong đã nhận ra Kỷ nguyên Ánh sáng đang ló dạng.

BÌNH MINH CỦA KỶ NGUYÊN ÁNH SÁNG

Mặc dù bị hiểu cách đơn giản, Kỷ nguyên Ánh sáng tại Âu châu không chỉ giới hạn nơi tư tưởng của nhóm ‘Bách khoa’, và không chỉ mang tính cách mạng của Voltaire. Trong lời phi lộ cho tác phẩm Tư tưởng Âu châu thế kỷ 18 (xuất bản tại Cleverland, New York 1963, 1969), Paul Hazard liệt kê các sự kiện lịch sử. Ông viết:

Cảnh huống như chúng ta nhận thấy, đã diễn ra tương tự như sau. Trước hết, những sự phê phán vang dội ầm ỹ mọi nơi với một giọng điệu hùng hổ. Đó là tiếng đồng thanh của thế hệ mới đang chê trách các tiền thân đã làm họ u uẩn với cơ cấu xã hội bệnh hoạn, cơ cấu đã tạo nên những cha mẹ yếu nhược và những đứa con ảo tưởng. Thời gian dai dẳng như thế đưa đến hậu quả gì? Phá sản. Nhưng, họ tự hỏi, tại sao lại như thế? Và rồi, họ thẳng thắn lên án với sự táo bạo chưa từng bao giờ có. Vậy nên, thủ phạm đã được lôi ra công đình; và đây, thủ phạm chính là Đức Kitô! Thế kỷ 18 này không chỉ yêu cầu một sự cải cách mà là một sự lật đổ Thánh giá, phá bỏ hoàn toàn Đức tin, nghĩa là, mọi Mạc khải thiêng liêng. Các sự phê phán quyết chí phá hủy những gì tôn giáo coi như lẽ sống.

Và Hazard nhận xét về tư tưởng và nhược điểm của Kỷ nguyên Ánh sáng như sau: “Các thế hệ của kỷ nguyên ấy đến rồi đi mà chẳng bao giờ lưu lại cho hậu duệ mình điều gì ngoài những cái vỏ của toà nhà hoang vắng…Cho nên, phần họ cũng thế, những con người của ‘thế hệ mới’ này đã đến đây như bao người khác, rồi ra đi mà chỉ để lại, chẳng phải những cơ chế hằng mong ước, nhưng duy nhất những hoang mang, xáo trộn trầm trọng hơn trước”. Dù sao, tác giả chỉ trình bày một phần của bức tranh bộ đôi. Ông nói:

Để giới hạn sự nhận định -đã quá giới hạn- chúng ta nên tập chú vào một tầng lớp…các Triết gia và các kẻ Duy lý…Thật đáng tìm hiểu về những nhóm đồng nhánh khác trong gia đình của người trí thức,…những người nô lệ của khát vọng, những nạn nhân của tình yêu nhân loại và Thiên Chúa, và lắng nghe tiếng khẩn cầu, nài nẵng của họ…Với họ, hãy chờ xem ánh quang (chân thật) sẽ chan hoà trong bóng đêm.

Quả là “Thật chính đáng!”, như Pierre Chaunu đã nói rất đúng rằng:

Tư tưởng người Pháp trong Kỷ nguyên Ánh sáng hiển hiện giống như đôi cánh của một trào lưu, vẫy đập mạnh đến độ khó mà kiểm soát. Hiểu như thế, các nhà tư tưởng của Kỷ nguyên ấy không còn là phản tôn giáo, mà tinh thần của họ chính là thích ứng và khai quật.

Trên thứ ‘công trường xây dựng’ đó, An-phong, vị thánh của Kỷ nguyên Ánh sáng, đã cầm lấy dụng cụ và làm công việc của mình.
Chaunu vẽ thêm một nét chấm phá khác với một ghi chú đặc biệt rằng:

Âm nhạc vang dội khắp nơi trong thế kỷ 18, và cùng với âm nhạc, Kỷ nguyên Ánh sáng đạt đến cao điểm, nhất là trong lãnh vực sân khấu giải trí. Thế kỷ 18 say mê với thứ nghi thức xã hội ấy (âm nhạc). Và trong thế kỷ 18, giải trí là ca kịch (opera), môn nghệ thuật đã được chào đời tại Ý đại lợi thời Barốc, đầu thế kỷ 17.

Nói đúng hơn, ngành ca kịch đã xuất hiện từ năm 1606 với tác phẩm Orfeo của tác giả Monteverdi (1567-1643). Và “hồi thế kỷ 18, Nêapôli là cái nôi của nền ca kịch” với Alexander Scarlatti (1660-1725). Bởi đó, không biết trong tất cả xứ Nêapôli, có người yêu nhạc nào say mê ca kịch hơn chàng nhạc sĩ tài ba, điêu luyện về phong cầm, là nhà luật sư trẻ An-phong Ligôri chăng?.
Âm nhạc xác định các nhà tư tưởng Kỷ nguyên Ánh sáng sống vào thế kỷ 17. Điều này trùng hợp với giả thuyết của Paul Hazard rằng “cuộc khủng hoảng của ý thức hệ Âu châu” nằm vào khoảng năm 1680-1715. Cuộc khủng hoảng ấy bao hàm những chất vấn nghiêm chỉnh về mối tương quan giữa con người và thiên nhiên, khoa học, nghệ thuật, xã hội, chính trị và Giáo hội.
Ngoại trừ giáo sư Jean Delumeau và cuộc nghiên cứu của ông về Ý đại lợi từ thời Botticelli đến Napôlêon Bonaparte, đa số các sử gia nước Pháp và cả nước Anh khi sưu tra về văn minh Âu châu thường tỏ ra quên bẵng rằng Âu châu bao gồm miền nam núi Alpes và rặng Pêrynê. Rằng, hai quốc gia quần đảo là Ý đại lợi và Tây ban nha cũng đã từng có thời cực thịnh của về văn hoá, nghệ thuật và đời sống tâm linh. Họ cứ nghĩ rằng chỉ có nước Anh, Pháp và Đức là hiện hữu; trong khi đó, giữa khoảng năm 1680-1730, Nêapôli đã phát triển với một sức sinh động phong phú, sáng tạo. Người ta có thể hiểu lầm, quên lãng sự thông thái của Giambattista Vico (1668-1744), nhưng vẫn còn đó cả đoàn luật sư Kỷ nguyên Ánh sáng đã mời ông thuyết trình và lắng nghe ông thường xuyên ở hội quán Caravita.
Nhưng tại sao lại nhiều luật sư như thế tại Nêapôli? Đó là do sự việc rằng, Kỷ nguyên Ánh sáng Nêapôli phát sinh chủ yếu từ tinh thần sống động, phổ cập của cố luật sư trứ danh Francesco d’Andrea (1625-1698). Nhân vật này đã vượt thoát khỏi thói quen tri thức cổ điển, và đã mở rộng chân trời văn chương, triết lý, sử học, và dĩ nhiên, đặc biệt là khoa luật pháp. Chắc chắn, ảnh hưởng lớn nhất của ông là ở phạm trù pháp đình và luật khoa. Vì thế, hơn bất cứ nơi nào, các luật sư ở Nêapôli say mê ngữ học, lịch sử, khoa học, văn chương, triết lý, và chính trị. Các tạp chí và các tác phẩm văn chương tiếng Pháp, Đức, Bắc âu tràn ngập quanh họ. Khác xa với đám thầy kiện thiển cận, ham tiền, họ hít thở không khí trong lành của trí thức, văn hoá, của nguồn tư tưởng canh tân, nếu không nói là cách mạng. Đa số trong họ là thành viên trong nhóm giao lưu của giáo sư Nicola Caravita.
Thầy giáo Cavarita có người con Domenico Caravita hồi đó làm thẩm phán toà thượng thẩm. An-phong gặp gỡ các nhân vật này mỗi tối. Gaetano Argento, Costantino Grimaldi, Alessandro Ricardi, Giambattista Vico, và Pietro Giannone thường hội họp, và đã để lại trong lịch sử nhiều âm vang về tri thức và danh tánh của họ. Họ là những Kitô hữu nhiệt thành trong đức tin cũng như trong việc chống lại chủ nghĩa giáo sĩ. Qua ngòi viết, họ tranh đấu cho sự tự do thật sự của Giáo hội đối với thế quyền và của cải. Caravita, Riccardi, Argento, và Grimaldi đã bị liệt vào ‘danh sách đen’ (Index) những tác giả bị giáo quyền Roma cấm đọc. Họ bị kết án hỏa ngục bởi hai luật sư đầy tham vọng của địa phận Nêapôli mà sau này sẽ lên giám mục. Giannone (1676-1748) là người đã từng mài kỹ ngòi bút để viết ra các tác phẩm như cuốn Istoria civile del Regno di Neapoli (Lịch sử Dân chính Vương quốc Nêapôli), xuất bản năm 1723; và cuốn Tritregno (Tam đầu chế). Cuốn này đã khiến ông bị vạ tuyệt thông, mang đi lưu đầy ở Geneva, rồi chết trong ngục tối ở Turinô.
Trong suốt mười năm, An-phong hít đầy tâm trí luồng khí kích thích, đôi khi pha trộn mùi lưu huỳnh, nếu không phải là khói lửa. Là một trong những luật sư hàng đầu ở kinh thành, ngài không như cậu thiếu niên ngây thơ, nhưng là một con người dấn thân. Trong môi trường đó, ngài học được tập quán tự do tư tưởng khiến ngài sẽ trở thành một nhà luân lý độc lập, thức thời và đầy sáng tạo. Ngài cũng hấp thụ được khả năng phán đoán và chất vấn vững chãi. Điều đó rất cần thiết, vì cuộc đời và hoạt động tông đồ tương lai của ngài sẽ đi vào một giai đoạn lịch sử, trong đó, Kitô giáo Âu châu bị đẩy xuống thật thấp. Ngài phải đối diện với các thứ chủ nghĩa tự thần, duy vật, hà khắc của Jansen, Pháp giáo, Nhóm Febronianus, Phái phò hoàng triều. Các chủ nghĩa và nhóm phái này đồng loạt lên án tử cho thẩm quyền Giáo hội La mã. Đó là mặt thứ hai của bức tranh đôi Kỷ nguyên Ánh sáng, một phần mặt lộ liễu nhưng, mâu thuẫn thay, cũng rất u tối.
Sau hai năm tập sự, An-phong trở thành luật sư thực thụ. Từ năm 1715 đến năm 1723, ngài không hề thua một vụ kiện nào. Ta không thể coi thường những gì tám năm tranh biện ở chốn pháp đình đã đào luyện cho nhà luân lý tương lai về khả năng phân tích vấn đề và tìm ra những cách giải chính đáng. Uy danh của ngài đã đem đến cho ngài những thân chủ ‘có máu mặt’, và cả những vụ kiện quốc tế. Thế nên, vào mùa xuân 1723, ngài được mời tranh biện cho một vụ kiện đã bị thua ở tòa Sơ thẩm. Ngài tin rằng vụ ấy bất công, và đã tiếp nhận để kháng cáo lên toà Tối cao. Đó là một vụ án quốc tế liên can đến chính Hoàng đế Charles VI, và một số tiền là sáu trăm ngàn Đức quan. Hai đối phương tranh kiện gồm: một bên là bá tước Nêapôli tên Filippo Orsini di Gravina, cháu của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XIII; bên kia là đại bá tước xứ Toscani tên Cosimo III de Medici. Vì thân thuộc với họ hàng Ligôria, Orsini đã trao phó vụ kiện cho vị luật sư trẻ tuổi bách chiến bách thắng An-phong. Mặc dù có những chứng cớ về sự gian xảo của đối phương, An-phong bỏ qua chữ nghĩa luật lệ mà chỉ đòi buộc sự công bằng, phân minh. Nhưng trò chính trị tinh xảo và sự tham nhũng của đối phương đã gây tác động. Vào tháng 7 năm 1723, khi vụ kiện đến hồi kết thúc, phán quyết của chánh án chỉ là một kết luận đã được dàn xếp trước. Trên cán cân công lý của Nêapôli, tài hùng biện của luật sư An-phong và những chứng cớ luật pháp đã nhẹ hơn sợi tơ. Bất mãn, thất vọng với những vị chánh án mà ngài tưởng là liêm chính; hổ thẹn với tấm áo thầy kiện choàng trên mình trong suốt 10 năm, An-phong đã xé toạc mảnh áo ấy ra và vĩnh viễn giã từ pháp đình với lời tự nhủ : “Hỡi thế gian, ta đã nhận ra bản chất của ngươi!”. Thế rồi, đi đặt thanh gươm quý tộc dưới chân Đức Mẹ Thương Xót, An-phong gia nhập đại chủng viện giáo phận. Thân phụ của ngài lên cơn bực giận cậu quý tử của mình, sự buồn giận sẽ kéo dài suốt 5 năm trường.

Còn tiếp…