Ngày 04-02-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật V Thường Niên C
Lm. Jude Siciliano, OP
01:12 04/02/2022


CHÚA NHẬT V Tn -C-

Isaia 6: 1-2a, 3-8; Tvịnh 137; I Côrintô 15: 1-11; Luca 5: 1-11

Không phải chỉ một mình Phêrô là người duy nhất cực nhọc “làm việc suốt đêm”. Nhiều người trong chúng ta cũng đã làm việc suốt đêm. Điều gì chúng ta đã làm việc cực nhọc suốt ngày rồi làm cho chúng ta không ngủ được ban đêm. Với những hạn chế giao tiếp trong dịch Covid, nhiều người trong chúng ta đã phải “làm việc suốt đêm” từ trong nhà của họ. Chúng ta có thể cảm nhận được hình ảnh của mình trong sự mệt mỏi và thất vọng trong cuộc sống giống như Phêrô. Có những lần trong đời sống chúng ta khi chúng ta nói lên những lời như Phêrô trong phúc âm hôm nay "Chúng con không được gì cả...".

Chúng ta đã: Hết sức cố gắng gìn giữ mối quan hệ với nhau, rồi chỉ để thấy tan rã; chúng ta đã cố gắng phụ giúp gia đình trong những lúc mất việc làm; chúng ta đã cố gắng dạy con cái sống đức tin, rồi tới một lúc nào đó, khi chúng ra khỏi nhà đi làm thì chúng nó bỏ đức tin; chúng ta vẫn cố gắng làm việc cho đến cuối cuộc đời thì vẩn thấy chúng ta bị thiếu sức khỏe, thiếu hụt vật lực hay tài lực v.v... Với Phêrô và các bạn của ông, chúng ta thấy có rất nhiều yếu tố tâm lý cần phải quan tâm.

Phêrô không còn không có giờ để nghỉ ngơi thì làm gì có thời giờ rảnh để nghe lời Chúa Giêsu giảng trên sườn núi, hay trong hội đường. Ông ta có nhiều việc quan trọng cần phải lo trong ngày. Ông ta có một gia đình cần phải nuôi sống và một công việc cần phải làm. Bởi thế, Phêrô không thể đến để gặp Chúa Giêsu được, nên Chúa Giêsu đến với Phêrô. Chúa Giêsu chọn thuyền của Phêrô làm “bục giảng” cho mình. Từ nơi đó Chúa Giêsu rao giảng cho dân chúng. Thánh Luca mô tả hình ảnh những người đó là “họ chen lấn nhau khi gặp Chúa Giêsu để nghe lời của Thiên Chúa...” Chúng ta, những người rao giảng cũng rất muốn gặp những hình ảnh như thế, là có đám đông dân chúng chen nhau để nghe chúng ta giảng! Có lẽ Chúa Giêsu đã nói điều gì mà họ cho là quan trọng và có thể áp dụng vào đời sống của họ. Phêrô có thể chưa nghe được những gì Chúa Giêsu đang nói mặc dù ông đang cùng ở trên thuyền với Ngài. Lời Chúa Giêsu nói cảm động đến nỗi Phêrô sẵn lòng làm trái với kinh nghiệm của ông đã qua nhiều năm đánh cá, và tin vào lời Chúa Giêsu khi Ngài bảo ông "đưa thuyền ra chổ sâu và thả lưới xuống để đánh bắt …" Phê rô vâng lời.

Đây là lúc chúng ta chính thức bước vào câu chuyện. Chúng ta có một người đang làm việc mà cuộc sống luôn bị thất bại. Chính trong hoàn cảnh sống đó, Chúa Giêsu đã đến bằng lời mời gọi lôi kéo dân chúng về với Ngài. Phêrô nghe được lời đó và đã đáp lại, rồi ông ta khám phá ra rằng đời sống của ông phải được sinh nhiều hoa trái – Đó là cảm nhận lúc ông lưới được rất nhiều cá. Câu chuyện này không nói quá lố hay có tính không tưởng. Đó là câu chuyện Chúa Giêsu nói với người đã làm việc bận rộn cả ngày và người đó đáp lại lời Ngài. Phêrô đi từ chổ không biết định hướng và bị thất bại đến khi xác định được mục đích và được nhiều kết quả. Phêrô đã nhận ra được những gì đang xảy ra và quyết định nghe lời người có thể lưới cá cho ông, và hơn thế, lời người đó mang lại sự sống.

Nhưng Phêrô lúc đầu có những do dự. Ông ta cảm thấy không xứng đáng được đứng trước Đấng ông ta vừa được nghe và dạy ông ta; là ngư dân chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm đánh bắt cá. Bây giờ Chúa Giêsu chỉ ra những loại cá khác để đánh bắt. Bắt đầu với Phêrô và các bạn đồng nghiệp của ông, Chúa Giêsu dùng lưới mới đó chính là lời cúa Thiên Chúa để lưới các người này. Có thể họ không xứng đáng, nhưng, nếu họ có lòng tin, không phải tin vào bản thân họ mà vào lời của Chúa Giêsu thì họ sẽ "lưới người". Bởi thế, họ không thể dựa vào họ, nhưng phải dựa vào lời của Thiên Chúa, họ nên gạt đi những do dự và đi theo Chúa Giêsu.

Đời sống chúng ta rất bận rộn. Những điều làm chúng ta lo lắng và bận tâm suy nghĩ đến qua hết đêm không phải là những điều vô nghĩa chóng qua, đó là một phần của cuộc sống chúng ta; nó liên quan nhiều đến đời sống của chúng ta, và chúng ta cần phải tỉnh táo định hướng những lo nghĩ này hầu giúp chúng ta chú ý và xác quyết được vấn đề. Mặc dù chúng ta biết không có giải pháp nào dễ dàng và nhanh chóng cho những vấn đề quan trọng mà chúng ta phải đối mặt đó. Nhưng chúng ta vẩn muốn suy nghĩ kỹ càng. Chúng ta muốn có một ý nghĩa phân định rỏ điều gì quan trọng và theo chiều hướng nào. Nói cách khác, chúng ta muốn tiếp tục nghe lời mời gọi đi theo người của Chúa Giêsu. Và chúng ta muốn làm như thế trong khi chúng ta đang vượt qua những giai đoạn đôi khi rất đen tối trong đời sống của chúng ta.

Cuộc sống bận rộn của Phêrô đã trở thành "nơi lắng nghe" cho ông ta. Chính lúc ông đang dọn dẹp thuyền sau một ngày làm việc xuyên đêm cực nhọc mà không có kết quả; ông đã nghe được tiếng Chúa Giêsu nói. Trước hết, ông đã nghe được lời Chúa Giêsu đang hoà trộn trong những lời của những người khác đang có mặt hôm đó. Đó cũng là cách mà chúng ta đang nghe lời Chúa trong cộng đoàn này, trong lúc chúng ta cử hành phụng vụ. Tôi nghĩ tiếng của cộng đoàn đã giúp Phêrô nghe được tiếng tiếp theo – Đó là lời mời gọi riêng của ông. Những thánh lễ hằng tuần mà chúng ta chia sẻ với những người khác là một nơi lắng nghe quan trọng cho chúng ta là thành viên của cộng đoàn giáo hội. Chúng ta cùng nhau nghe Chúa Kitô nói với chúng ta. Và qua ảnh hưởng của lời Ngài, đã giúp chúng ta trở nên một "giáo hội lưới cá" của Ngài. Như Ngài đã làm, chúng ta hãy đưa tay ra cứu giúp những người đang lạc lối và bối rối, để giúp họ biết định hướng, và một nơi chấp nhận họ. Sứ vụ lời Chúa của chúng ta bây giờ là đáp lại như lời Phêrô thưa với Chúa Giêsu "chúng con đã làm việc suốt đêm mà chẳng lưới được gì..."

Nhưng, ngoài việc nghe lời Chúa Giêsu trong tổng thể sự kiện, Phêrô còn được nghe lời Chúa Giêsu nói trực tiếp với ông trong trong cuộc sống đầy bận rộn với lời mời gọi theo Chúa Giêsu. Bởi thế, trong cuộc sống hằng ngày có thể là nơi chúng ta lắng nghe lời Thiên Chúa. Như có tiếng nói "Hãy nghe đây". Hãy tập thói quen lắng nghe như những điều chúng ta đã trải nghiệm và nghe thấy mỗi ngày. Thí dụ: chúng ta có một người bạn khôn ngoan nói về sự thật thì chúng ta cần phải nghe chứ? Chúng ta có nhận được câu Kinh Thánh, mà chúng ta nghe mỗi Chúa Nhật, và rồi đem ra áp dụng nó trong đời sống của chúng ta hay không? Mỗi khi chúng ta làm xong công việc hằng ngày, chúng ta có thể tạm nghỉ, hít một hơi và hỏi "Lạy Chúa còn gì khác nữa không?", và rồi lắng nghe Chúa phản hồi chăng? Chúng ta có thể khởi đầu mỗi ngày với quyết tâm lắng nghe Chúa Kitô nói trong khi làm việc không?

Bài phúc âm hôm nay có một trình tự mà chúng ta cần lưu ý. Bắt đầu với khó khăn về nhu cầu, rồi kế đến là lời phát ngôn và dân chúng hồi đáp lại những gì họ đã nghe được. Lời họ hồi đáp lại sinh hoa quả, rồi đến một lời khác được nói lên và có lời hồi đáp khác. Đây là khởi sự chuổi hành trình của cuộc sống. Không có không có gì đảm bảo được sự thành công cho những người đã chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu, ít nhất là không theo những cách thông thường mà chúng ta có thể tính toán được. Chúng ta có thể không đến bờ với chiếc thuyền đầy cá. Chúa Giêsu không nói rõ là đời sống của các môn đệ mới sẽ ra sao. Họ sẽ làm thực hiện cách "lưới người" như thế nào? Phải bao nhiêu lần "đánh lưới" mới có thành quả? Cuộc hành trình này họ sẽ bắt đầu lúc nào? Và sẽ đưa họ đến đâu? Rất niều câu hỏi mà tôi muốn có câu trả lời khi tôi ký giao kèo suốt đời. Trái lại, Chúa Giêsu cho Phêrô và chúng ta biết sự hiên diện của Ngài trên cuộc hành trình. Chúng ta sẽ không sinh hoạt một mình. Chúng ta sẽ đồng hành với người khác và Người đó sẽ ở giữa chúng ta. Chúng ta tin tưởng rằng trên đường đời Người đó sẽ tiếp tục nói với với chúng ta, nhất là những lúc chúng ta mất tự tin sau một đêm làm việc không có kết quả.

Phêrô trông thấy cá, nhưng ông ta còn thấy nhiều hơn thế. Đây là Đấng có thể đi vào đời sống ông và chỉ cho ông cách đánh bắt thành công, với nhiều ý nghĩa, thị kiến và hy vọng. Đấng đó sẽ làm cho ông ta ý thức là ông còn ở xa Thiên Chúa như thế nào và làm sao ông thay đổi đời sống ông nên tốt hơn. Bởi thế, ông ta nói lên cảm giác không xứng đáng của mình, không phải nói sự tội lỗi của mình một cách cưởng điệu nhưng từ kinh nghiệm là chúng ta cũng muốn được sống trong sự hiện diện của Đấng Chí Thánh.

Ngôn sứ Isaia đã có kinh nghiệm với Thiên Chúa làm cho ông ta sợ sệt và hoảng hốt. Cũng như Phêrô, Isaia quỳ xuống trước Chúa Giêsu vì kinh nghiệm ông ta không xứng đáng trước lòng thương cảm của Thiên Chúa. Chính thật ông ta là "một người không có môi miệng trong sạch". Nhưng, đối với Thiên Chúa đó không phải là một trở ngại. Sứ vụ của Isaia không dựa vào việc ông ta có xứng đáng hay không, nhưng tuỳ thuộc vào lời của Đấng đã gọi và sai ông đi. "Này con đây", ông ta đã đáp lại lời gọi của Đức Chúa "xin hãy sai con". Đó có thể là lời cầu nguyện của chúng ta trong suốt tuần này. Mặc dù chúng ta cảm thấy có xứng đáng hay không, trong sự bận rộn của đời sống hằng ngày, chúng ta cầu nguyện và tin tưởng vào ơn gọi của mình và thưa "Con đây, xin Chúa sai con".

Người Phi Châu có câu ngạn ngữ "Không xứng đáng đứng gần một người chủ". Ông Simon Phêrô có thể cảm thấy như thế và chúng ta cũng có thể cảm thấy như vậy. Điều gì Thiên Chúa hỏi chúng ta, một khi chúng ta chấp nhận lời mời gọi tiếp cận Ngài? Thiên Chúa muốn bao nhiêu? Và còn tốt hơn nữa là Chúa muốn cho bao nhiêu? Câu trả lời vẫn chưa có cho ông Simon Phêrô và cho ca chúng ta nữa. Điều gì chúng ta có bây giờ là lời khuyến khích "Con đừng sợ". và một lời mời gọi đi theo và hãy tin tưởng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

5th SUNDAY -C-

Isaiah 6: 1-2a, 3-8; Psalm 138; I Corinthians 15: 1-11; Luke 5: 1-11

Peter is not the only worker who has "worked hard all night." Many of us can identify with an "all-night-labor"; something we have worked hard at all day and that still keeps us up at night. With the Covid limitations many are doing "all-night-labors" from their own homes. We can hear in Peter’s our own voice of fatigue, frustration and failure. There are times in our lives when we can say what Peter expresses in today’s gospel, "we have caught nothing...."

We have: struggled to keep a relationship together, only to have it crumble; tried to support our families during these times of firings; taught our children the faith, only to have them give it up when they left the house; come towards the end of our hard-working lives to find ourselves limited by physical or financial constraints, etc. With Peter and his partners, we have a lot on our minds and have much to preoccupy us.

Peter hasn’t had the time or leisure to listen to Jesus preach on some hillside or local synagogue. He has important things to tend to on this day; he’s got a family to feed and a business to maintain. So, since Peter couldn’t go to Jesus, Jesus goes to him. He chooses Peter’s boat as his "pulpit." From there Jesus preaches to the crowds, whom Luke describes as, "pressing in on Jesus and listening to the word of God...." Don’t we preachers envy that: people pressing in to hear our preaching! Jesus must have been saying something they found important and applicable to their lives. Peter couldn’t help hearing what Jesus was saying, after all, they were in the same boat. Jesus’ words were so moving that Peter was willing to act against his experience, honed by years of fishing, and to trust Jesus’ word. When he tells Peter, "Put out into the deep and lower your nets for a catch...," Peter does it.

Here is where we are at this point of the story: we have a working person whose life is frustrating and failing. Into that life and world Jesus enters with a word that draws people to himself. Peter hears that word and responds to it and discovers that his life bears fruit – the kind a fisherman would recognize, a huge catch. This story is not ethereal, or other-worldly. It’s about Jesus addressing a person in the midst of a busy day and that person responding to him. Peter goes from indirection and failure to purpose and bounty. He realizes what has happened and decides to follow the one who can catch fish for him and more – whose word bears life.

But Peter has initial hesitation. He feels unworthy in the presence of the one he has just heard speak and taught him, the experienced fishermen, how to catch fish. Jesus now has other fish to capture; beginning with Peter and his companions. He uses the same net to catch these men he used to catch the fish – his word. They may be unworthy, but if they trust, not in themselves but Jesus’ word, they will be "catching people." So, relying not on themselves but upon the Word, they put their hesitations aside and follow Jesus.

Our lives are busy. The things that concern us and keep our minds preoccupied during the night, are not superficial matters, they are an integral part of our lives and we need to tend to them. But we can use some help to keep us focused and guide our decisions. While we know there are no easy and quick solutions to the important issues we face, still we do want to keep our heads about us; we want a sense of priorities and direction. In other words, we want to continue hearing Jesus’ invitation to follow him and we want to do that as we toil through the sometimes, very dark periods of our lives.

Peter’s busy life turned out to be a "listening place" for him. It was while he was cleaning up after his laborious and unrewarding night’s work that he heard Jesus speak. First, he listens to Jesus as one among the many who were there that day. It’s the way we hear the Word of God in this community, at our liturgical celebration. I think that communal hearing set the stage for what Peter heard next – his personal call. These weekly celebrations we share with others is an important listening place for us as a church community. Together we hear Christ address us and, through his fruitful word, enable us to be his "fishing church," reaching out, as he did, to the lost and confused, to offer them direction and a place of acceptance. Our ministry now is to respond to those who say what Peter first said to Jesus, "We have worked hard all night and have caught nothing."

But besides hearing Jesus in a communal setting, Peter also heard Jesus speak directly to him in the midst of his busy life with an invitation to follow him. So, daily life can be our personal listening place to the Word. As the saying has it, "Listen up!" Practice attentiveness to what we experience and hear each day. For example, do we have a wise friend who speaks the truth we need to hear? Do we take the Scriptures we hear each Sunday and try to apply them to our lives? When we complete a task or chore can we pause, take a breath and ask, "What next Lord?" And listen for a response? Can we begin each day with a resolution to try to find Christ and listen to him while we work?

There is a sequence in today’s gospel. It starts with trouble and need; then words are spoken and people respond to what they hear; their response bears fruit; then another word is spoken and a new response is made – a life-time journey begins. There is no guarantee of success for those who accepted Jesus’ invitation, at least not in the usual ways we measure it. We may not come up with a boat load of fish. Jesus doesn’t spell out exactly what the lives of the new disciples will be like. "Catching people" – How will they do it? How many "catches" will make a success? Where will this journey they are beginning take them? How will it end up? Lots of questions I would like answered before I would sign a lifetime contract. Instead, Jesus offers Peter and us his presence on the journey. We will not be on our own, we will have one another and he will be in our midst. We have confidence that along the way he will continue to speak a word, especially at the moments when we lose confidence after another all-night of fruitless labor.

Peter sees the fish, but he sees more. Here is someone who can enter into his life and direct him to bounty, meaning, vision and hope. Here is someone who makes him aware how far he is from God and how unfulfilling life on his own can be. So, he speaks his feelings of unworthiness, not out of an exaggerated or neurotic sense of guilt, but from the experience we too would have in the presence of the Holy One.

Isaiah had an experience of the holy God that frightened him and also filled him with awe. Isaiah, like Peter kneeling before Jesus, experiences his own unworthiness and God’s compassion. Yes, he is "a man of unclean lips." But for God that’s not an obstacle. Isaiah’s mission won’t depend on his own worthiness, but on the word of the One who is calling and sending. "Here I am," he responds to the voice of the Lord, "Send me." That might be our prayer throughout this week. Whether we feel worthy or not, from the midst of our daily lives we pray and trust our call and say, "Here I am, send me.

The Africans have a proverb; "It’s not too good to be near a chief." Simon Peter may have had feelings like that; so might we. What will God ask of us once we accept the invitation to draw close? How much does God want? Still better, how much does God want to give? The answer isn’t provided yet, to Simon or us. All we have now is an encouraging word, "Don’t be afraid" and an invitation to follow and trust.
 
Tiếng thì thầm bên trong
Lm. Minh Anh
01:34 04/02/2022

TIẾNG THÌ THẦM BÊN TRONG
“Vua không được phép chiếm lấy vợ anh mình!”.

Nói đến lương tâm, Sidney J. Harris có một nhận định khá sâu sắc, “Một khi chúng ta trấn an lương tâm bằng cách gọi điều gì đó là “điều xấu cần thiết”, nó bắt đầu trông ngày càng ‘cần thiết’ hơn, và ngày càng ‘ít ác’ hơn. Thật hiểm nghèo, bạn đã dập tắt ‘tiếng thì thầm bên trong!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay văng vẳng ‘tiếng thì thầm bên trong’ nơi hai con người. Đavít, sau khi phạm tội, nhờ Nathan, đã nghe được tiếng ấy; Hêrôđê thì không, dù rất chiến đấu, ông thua cuộc. Kết quả là gì? Máu một vị thánh đã đổ ra; và Gioan, ngôn sứ cuối cùng trở nên vị tử đạo đầu tiên!

Bài đọc Huấn Ca khen ngợi Đavít, một nghệ sĩ tài hoa, kẻ chiến thắng quân thù, và là một minh quân; thế nhưng, cũng con người này, một đại tội nhân! May thay, nhờ nghe ‘tiếng thì thầm bên trong’, Đavít tỏ lòng sám hối; nhờ đó, được Chúa xót thương, được thứ tha mọi tội lỗi. Những mảng đen trong cuộc đời Đavít được bài đọc Huấn Ca hôm nay tóm tắt trong một câu ngắn gọn, “Chúa đã thứ tha tội lỗi của người, và tán dương sức mạnh của người đến muôn đời”. Và Đavít đã thưa lên, “Chúc tụng Thiên Chúa là Đấng cứu độ tôi”, như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca.

Tương tự như thế, Tin Mừng nói đến ‘tiếng thì thầm bên trong’ nơi Hêrôđê, “Vua không được phép chiếm lấy vợ anh mình!”. Và này, một cuộc chiến đã dậy lên trong tâm hồn vị vua đáng thương này! Ông bị giằng co giữa điều thiện phải theo và điều ác đã làm khi ông biết Gioan là người thánh thiện và rất kính trọng Gioan; nhưng ông đã trót tống giam Gioan vì sợ Gioan. Theo sử gia Josephus, Hêrôđê sợ Gioan nổi loạn; vì bấy giờ, mọi người đang đi theo Gioan. Marcô cho biết, “Nghe ông nói, vua rất phân vân, nhưng lại vui lòng nghe”. Nhưng cuối cùng, Hêrôđê đã thất bại! Tại sao? Nhục dục nơi con người này đã khiến ông mù loà; sĩ diện của ông quá lớn khi không dám rút lại một lời hứa nông nổi với một cô bé trước mặt bá quan. Satan, kẻ đứng sau tất cả những vọng động này, đã khiến Hêrôđê bịt tai trước ‘lời thì thầm bên trong’; nó gieo hận thù nơi một phụ nữ, gieo phù phiếm nơi một cô gái và gieo thối nát trong lòng một vị vua. Kết quả, Gioan bị chém đầu trong một nhà giam tối tăm, vì ý thích của một vũ công vô tích sự, lòng căm thù của một phụ nữ nham hiểm và sự đồi bại của một ông vua thiếu quyết đoán.

Vậy mà, ‘tiếng thì thầm bên trong’ nào để Hêrôđê yên! Như nhiều người thắc mắc về Chúa Giêsu, ông cũng phân vân về Ngài, “Đó chính là Gioan, trẫm đã chặt đầu, nay sống lại”. Tiếng lương tâm mách cho Hêrôđê biết, tội giết người luôn rọi vào hiện tại của ông như một ký ức đầy ám ảnh. Ai từ chối tiếng Thiên Chúa, quay lưng với lương tâm, cuối cùng, vẫn là người bất an nhất trần gian; cho dù họ quyền lực, giàu có, thông minh hoặc sở hữu những khả năng tuyệt vời. Bởi lẽ, khi điều thiện thực sự xuất hiện trong cuộc sống, họ coi nó như một mối đe dọa; vì nó lên án họ và xa lánh họ. Nhưng đó chính là sức mạnh của lương tâm, tiếng nói của luật Thiên Chúa; nó cho biết điều gì đúng, điều gì sai và chúng ta nên làm theo ý của Chúa như thế nào. Thánh John Henry Newman gọi lương tâm là “Vị Đại Diện của Chúa Kitô” trong linh hồn.

Anh Chị em,

Đừng dập tắt ‘tiếng thì thầm bên trong!’. Ân sủng của Thiên Chúa qua đi, không bao giờ trở lại. Tuy nhiên, trong tất cả chúng ta, ngay cả những kẻ ác, lòng tốt luôn luôn có đủ để mỗi người được cứu, đủ để Thiên Chúa có thể ban cho lẽ thật về sự cứu rỗi trong chừng mực tự do của chúng ta cho phép. Ân huệ ấy chỉ tồn tại trong một thời gian, không phải là mãi mãi. Những khoảnh khắc này không thể được coi là những khoảnh khắc tạm thời xoa dịu lương tâm, để chúng ta tiếp tục phạm tội và phản kháng chống lại một lối sống thánh khiết. Bạn không thể đùa giỡn với Chúa và giành chiến thắng! Hêrôđê thua cuộc và phản kháng những gì ông biết ông nên làm. Thảm kịch này dạy chúng ta phải thành tâm và đừng bao giờ giam cầm tiếng Chúa trong tâm hồn; trái lại, hãy để ‘tiếng thì thầm bên trong’ lên tiếng. Hãy sử dụng tự do để đáp lại tiếng nói của Chúa, tiếng ấy sẽ phá bỏ xiềng xích đang trói buộc chúng ta trong đêm trường.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con ước cuộc sống con luôn nở hoa thánh thiện; nhưng nếu phải lầm lỡ ngã sa, cho con biết khiêm hạ, mở lòng mình, làm theo những gì ‘tiếng thì thầm bên trong’ nhắc bảo!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 05/02: Điều kiện theo Chúa – Lễ Thánh Agata – Suy Niệm: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
04:38 04/02/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.”
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:13 04/02/2022

13. Trong tay con nên cầm quyển sách Kinh Thánh, làm khiên thuẫn hộ thân, để ngăn cản những mũi tên độc hại bắn vào lòng con.

(Thánh Jerome)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:19 04/02/2022
88. TỰ LÀM KHỔ MÌNH

Có một ngự sứ, tính tình đa nghi.

Mới đầu mua chỗ ở gần chùa Vĩnh Quang, bởi chung quanh trống vắng nên sợ có trộm, bèn gia tăng người đến luân lưu trực ban cầm canh coi đêm, vì sợ họ biếng nhác, cho nên ông ta bất chấp xuân hạ thu đông, ban đêm tự mình cầm đèn đi quan sát.

Về sau, lại mua thêm một nơi ở khác, bởi vì nó liền với nhà dân cư trong thành, ngự sứ sợ hỏa hoạn nên trong mỗi phòng đều kê một thùng gỗ đựng nước, và vẫn sai người cầm canh coi đêm.

Lại mua thêm chỗ ở nữa, bởi vì ngôi nhà này vắng vẻ yên ắng, hoài nghi sẽ có âm hồn, nên trước tiên mời hòa thượng đến tụng kinh đốt nhang khói, sau đó lại mời đạo sĩ đến lập tế đàn triều mời thiên tướng, gõ não bạt đánh trống náo nhiệt tưng bừng, nói là siêu độ âm hồn và hồ ly tinh. Thực ra căn nhà này vốn chẳng có chuyện gì, ồn ào như thế này mà lại còn nói là âm hồn làm chuyện kỳ quái, không phải ném đá ném sành, nhưng là trộm cắp đồ vật, đêm đêm không thể yên ổn.

Mấy đứa nha đầu, bảo mẫu, sai dịch, nô bộc cũng do đó mà làm chuyện bại hoại, tổn thất vật chất nhiều không thể tính được.

(Tự Bất Ngôn)

Suy tư 88:

Người đa nghi thì luôn làm khổ bản thân mình vì luôn nghi ngờ chuyện này chuyện nọ; người đa nghi thì dù có tiền bạc cũng không tìm được hạnh phúc, vì cứ lo sợ viễn vông vào các chuyện do mình suy ra; người đa nghi thì ít có bạn tri kỷ vì luôn nghi ngờ người này người nọ.

Đa nghi là biểu lộ một tâm hồn bất an.

Có một vài người Ki-tô hữu có tính đa nghi như Tào Tháo, cho nên có những lúc họ không biểu lộ được tinh thần Phúc Âm trong cuộc sống của mình: họ nghi ngờ bạn bè nói xấu họ, nghi ngờ đồng sự “chơi” họ, nghi ngờ cấp trên “đì” mình, cho nên đi đâu họ cũng cảm thấy chung quanh mình có nhiều người xấu, nhiều người chống đối mình, và thế là họ không có dịp để bày tỏ tình thân thiện với mọi người.

Người có tính đa nghi dù cho có ở trên trời thì cũng nghi trên trời...có quỷ ma.

Đúng là họ tự làm khổ mình !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Hãy chèo ra chỗ nước sâu
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
00:59 04/02/2022


Sau khi Chúa Giê-su đã tuyển chọn 4 môn đệ đầu tiên thì Ngài lập tức bắt tay vào việc đào tạo. Ngài không dạy bằng lời nói, nhưng bằng thực hành cụ thể.

Ngài truyền cho các học trò “hãy chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” cho dù các anh đang ở trong tâm trạng mệt mỏi chán chường vì phải lao nhọc suốt đêm qua mà chẳng bắt được con cá nào.

Dù vậy, Phê-rô và các bạn chài vẫn vâng lời ra khơi buông lưới. Kéo lưới lên, các anh kinh ngạc đến sững sờ: Cá nhiều đến nỗi gần rách cả lưới! Thế là các anh đã học được bài học đầu tiên: Muốn bắt được nhiều “cá”, thì hãy vâng lời Chúa chèo thuyền ra khơi, chứ ở yên trên bờ thì đừng hòng bắt được cá.

Hội thánh mời gọi ra khơi

Tiếp theo lệnh truyền “Hãy ra khơi buông lưới của Chúa Giê-su”, Hội thánh không ngừng động viên, thúc đẩy con cái mình xông pha lên đường như những đoàn quân xông vào trận mạc. Lời kêu gọi, động viên của các vị Cha chung như những hồi trống thúc quân, như những tiếng kèn xung trận… thôi thúc đạo binh truyền giáo của mình tiến lên.

Hồi kèn xung trận thứ nhất

Trong tông thư “Tiến về thiên niên kỷ mới”, Thánh Giáo hoàng Gioan Phao-lô II khẩn thiết kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trên khắp thế giới hãy “chèo ra chỗ sâu” để thả lưới, vì “một thiên niên kỷ mới đang mở ra trước mặt Hội thánh như là một biển cả mà chúng ta sẽ mạo hiểm trong đó…” (số 58).

Hồi kèn xung trận thứ hai

Trong dịp Hội đồng Giám mục Việt Nam triều yết Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phao-lô II ngày 22-1-2002, vị Cha chung của Hội thánh cũng mời gọi Giáo hội Việt Nam ra khơi, Ngài nói: “Giáo hội Việt Nam được mời gọi ra khơi: Tôi khích lệ anh em hãy hết sức quan tâm rao giảng Tin mừng và truyền giáo…”

Hồi kèn xung trận thứ ba

Và gần đây, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, trong Thông điệp “Niềm vui Tin mừng” thôi thúc chúng ta bằng tiếng hô xung phong rất quyết liệt. Ngài viết: “Chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô… Tôi thà có một Hội thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình.” (Tông huấn Niềm vui Tin mừng số 49).

Sau ba hồi kèn xung trận, sau ba hồi trống thúc quân giục giã như thế, thử hỏi có mấy ai hưởng ứng để lên đường thi hành sứ vụ Chúa Giê-su trao ban.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúng con xin thú lỗi với Chúa là chúng con chỉ muốn ở mãi trên bờ cho yên ổn chứ chẳng muốn ra khơi, vì ra khơi thì quá nhọc nhằn, đòi hỏi nhiều hy sinh cố gắng mà đời sống lại rất đỗi bấp bênh.

Chúng con cũng không muốn “đi ra… vì sợ bầm dập, sợ mang thương tích và nhơ nhuốc...”

Xin ban Thần Khí của Chúa cho chúng con như đã ban cho các tông đồ trong Lễ Ngũ tuần năm xưa, để chúng con anh dũng nối gót các ngài, hiến dâng cuộc đời còn lại loan báo Tin mừng và tích cực chia sẻ hồng ân cứu độ cho những người chung quanh.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
13 người hành hương Công Giáo chết trong vụ tai nạn đường cao tốc Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
05:19 04/02/2022


Một vụ tai nạn trên đường cao tốc ở Mễ Tây Cơ đã cướp đi sinh mạng của 13 người trong một cuộc hành hương khi chiếc xe chở khách của họ bị lật vào ngày 29 tháng Giêng, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đưa tin.

Những người hành hương đang trên đường đến thăm tượng Đức Mẹ La Candelaria ở San Juan de los Lagos thuộc bang Jalisco của Mễ Tây Cơ. Mười người cũng bị thương trong vụ tai nạn.

Hàng năm, hơn một triệu người đến miền trung Mễ Tây Cơ để chiêm ngưỡng bức tượng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được gắn liền với một phép lạ xảy ra vào năm 1623.

Theo truyền thống, khi con gái của người biểu diễn nhào lộn vô tình bị giết trong một chuyến đi lưu diễn, cha mẹ đau buồn đã đưa con gái của họ đến nhà nguyện của Đức Mẹ San Juan để chôn cất. Vợ của người trông coi nhà nguyện đã thúc giục họ cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria. Khi đứa trẻ đã chết được đặt bên bức tượng, cô ấy bắt đầu cựa quậy và thoát ra khỏi tấm vải liệm mà không hề hấn gì.

Lời lan truyền về phép lạ và lòng sùng kính đối với bức tượng ngày càng tăng và vẫn lan rộng khắp Mễ Tây Cơ và các vùng của Hoa Kỳ. Bức tượng được lưu giữ tại Tiểu Vương cung thánh đường San Juan de los Lagos. Vào cuối tháng Giêng, những người hành hương đến từ khắp nơi trong một tuần pháo hoa, âm nhạc và tôn kính.

Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ “bày tỏ tình đoàn kết trong lời cầu nguyện với thân nhân của các nạn nhân vụ lật xe tải chở khách cùng những người hành hương từ Toluca ở bang Mễ Tây Cơ đang trên đường đến viếng Đức Mẹ La Candelaria ở San Juan de los Lagos, bang Jalisco”.

Tuyên bố của các giám mục kết luận: “ Cầu xin Chúa của chúng ta là Thiên Chúa và Đức Mẹ Guadalupe, Đức Mẹ của chúng ta nâng đỡ anh chị em trong những thời điểm khó khăn này và ban cho anh chị em có thể sớm tìm được ơn an ủi”.
Source:Aleteia

 
Nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng sẽ sớm đến thăm Li Băng
Đặng Tự Do
05:19 04/02/2022


Từ Beirut, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ “sớm thăm Li Băng”, nhật báo tiếng Pháp L'Orient le Jour đưa tin ngày 1 tháng 2.

Đức Tổng Giám Mục Gallagher, trụ cột của chính sách ngoại giao Vatican, đã đến Beirut hôm thứ Hai để thăm chính thức 5 ngày, để viếng thăm đất nước đang chìm trong khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị nghiêm trọng. Ngài đã gặp các cơ quan chính trị và tôn giáo cao nhất của đất nước.

Sau cuộc gặp với Tổng thống Michel Aoun vào ngày 1 tháng Hai, vị Giám Mục người Anh đã trả lời báo chí. “Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Li Băng, đó là những gì ngài đã nói với tôi trước chuyến thăm của tôi đến Beirut,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói nhưng không xác định ngày tháng.

Một chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Vùng đất của những cây cam tùng đã được Vatican xem xét nghiêm túc trong ít nhất một năm. Vào tháng 3 năm 2021, trên chuyến bay trở về sau chuyến tông du tới Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã hứa sẽ đến thăm đất nước đang gặp khủng hoảng này.

Vào tháng 6 năm 2021, Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã đề cập đến một chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, nếu một chính phủ mới được thành lập. Vài ngày sau tuyên bố này, một “hội nghị thượng đỉnh đại kết vì hòa bình ở Li Băng” đã được tổ chức tại Vatican.

Tháng 11 năm ngoái, vị Giáo Hoàng Á Căn Đình đã tiếp kiến tại Vatican chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Najib Mikati, người đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ Li Băng vài tuần trước đó.

Chuyến thăm cuối cùng của một vị giáo hoàng đến đất nước này là của Đức Bênêđíctô XVI vào tháng 9 năm 2012. Đức Gioan Phaolô II đã đến thăm vào năm 1997. Vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân đến Li Băng là Đức Phaolô Đệ Lục vào năm 1964; Ngài đang dừng chân để đến Ấn Độ và không rời khỏi sân bay quốc tế Beirut.

“Chúng tôi cầu nguyện rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến để nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc sống trong tình huynh đệ, cách duy nhất để đảm bảo sự tồn tại của các Kitô hữu và các cộng đồng khác ở đây,” Đức Cha Edouard Daher, Tổng Giám mục Công Giáo Hy Lạp-Melkite của Tripoli và Bắc Li Băng, nói với I.MEDIA vào tháng 3 năm 2021.
Source:Aleteia
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Hãy nắm lấy tình huynh đệ để ngăn chặn sự hủy diệt!
Thanh Quảng sdb
05:30 04/02/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: 'Hãy nắm lấy tình huynh đệ để ngăn chặn sự hủy diệt!'

Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành một thông điệp video để đánh dấu Ngày Quốc tế lần thứ 2 về “Tình huynh đệ nhân loại”, và kêu gọi tất cả mọi người hãy bước đi trên con đường đó dù có gặp nhiều khó khăn trước những định kiến và xung đột chia rẽ.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Ngày Quốc tế Tình huynh đệ nhân loại được Đại hội đồng Liên hợp quốc thiết lập để kỷ niệm việc Đức Thánh Cha Phanxicô và Đạo Giáo Trưởng Imam Al-Azhar, Ahmed Al-Tayyeb đã cam kết xây dựng Tình huynh đệ vì hòa bình thế giới và cùng nhau chung sống vào ngày 4 tháng 2 năm 2019 ở Abu Dhabi.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video vào thứ Sáu (4/2/2022) khi thế giới đánh dấu kỷ niệm lần thứ hai của Tông huấn lịch sử này. Đức Thánh Cha cho biết, tình huynh đệ có thể hoạt động như một “bức tường thành chống lại những hận thù, bạo lực và bất công”.

ĐTC cám ơn rất nhiều người và nhiều tổ chức - đặc biệt là ông Sheikh Mohammed bin Zayed, Thái tử Abu Dhabi và Ủy ban cấp cao về tình huynh đệ - vì nhiều sáng kiến nhằm thực hiện các giá trị trong Tài liệu.

“Tình huynh đệ là một trong những giá trị căn bản và phổ quát cần những mối quan hệ cơ bản giữa các dân tộc, để những người đau khổ hoặc thấp kém không cảm thấy bị loại trừ và lãng quên, nhưng được chấp nhận và hỗ trợ như một thành phần của gia đình nhân loại, vì tất cả chúng ta là anh chị em của nhau!”

Thờ phượng Thiên Chúa và yêu thương tha nhân

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết tất cả mọi người, bất kể tôn giáo hay tín ngưỡng, đều được kêu gọi xây dựng một “nền văn hóa hòa bình”, rộng mở tâm lòng chào đón mọi người, đồng thời cùng nhau vun góp sự phát triển và đoàn kết.

Xuyên suốt trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha lặp đi lặp lại lời khẳng định rằng “tất cả chúng ta đều hướng về cùng một thiên đàng” vì chúng ta tất cả là con cái của Thiên Chúa, bất kể màu da hay tầng lớp xã hội.

ĐTC cho biết mỗi người đều phải góp bàn tay làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, bằng cách giúp người khác “hãy hướng mắt và mơ ước về nươc trời…”

'Thống nhất trong sự đa dạng'

ĐTC chia sẻ khi thế giới đối diện với đại dịch Covid-19, chúng ta phải xác tín rằng chúng ta không thể được cứu một mình. Nên chúng ta phải mở rộng bàn tay “để kết hợp chúng ta trong một đời đa dạng – một sự hợp nhất chứ không phải một sự đồng nhất!”

ĐTC còn chia sẻ thêm: “Thời của tình huynh đệ đã đến, vì vậy chúng ta hãy cố gắng “sống đoàn kết với nhau”.

ĐTC cũng chia sẻ những buồn đau trước nhiều cuộc chiến đây kia - một “cuộc chiến đang bục phá tại nhiều quốc gia đệ tam” – đang hủy diệt nhiều sinh mạng, đẩy đưa tuổi trẻ vào sự đói nghèo và không được hưởng sự giáo dục.

ĐTC nhấn mạnh: "Giờ không phải là thời điểm thờ ơ hững hờ nữa: hoặc chúng ta là anh chị em với nhau hoặc chúng ta sẽ bị hủy diệt."

Đức Thánh Cha nói: Chúng ta không được thờ trước những khổ đau của nhau. Di sản chung của chúng ta, những người tín hữu của Chúa, những anh chị em Hồi giáo và người Do Thái đều thừa hưởng lời hứa của Thiên Chúa đã hứa với Ápraham tất cả được “nên một trong một tình huynh đệ rộng lớn và đông đảo như những vì sao trên trời”.

'Cái neo cứu rỗi cho nhân loại'

Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa gửi lời chào đến “người anh em thân yêu” của ngài là Đại Giáo trưởng Grand Imam, và thừa nhận rằng con đường của tình huynh đệ là “một con đường dài và đầy thử thách” nhưng nó là “cái neo cứu rỗi cho nhân loại.”

ĐTC nói: “Chúng ta hãy chống lại những gì đe dọa đẩy đưa chúng ta vào những thời khắc tăm tối và những suy tư chống lại tình huynh đệ, hãy chấp nhận người khác và tôn trọng danh tính của họ, mời gọi họ cùng tham gia vào một cuộc hành trình chung.

Đức Thánh Cha nói thêm: Mỗi người cần được tôn trọng trước một bản sắc và nhân cách khác nhau của họ.

Và ĐTC kết luận bằng cám ơn tất cả những ai xác tín vào một thế giới trong đó mọi người có thể chung sống hòa thuận, vì tất cả chúng ta đều là “tạo vật của Chúa, là anh chị em của nhau”.

Và ĐTC “khuyến khích mọi người hãy chung tay xây dựng hòa bình và đáp ứng cụ thể các vấn đề và nhu cầu của những người nghèo và những người không có khả năng tự vệ chính mình! Quyết tâm của chúng ta là sát cánh cùng nhau, vì ‘tất cả chúng ta là anh chị em của nhau’, và mong ước chúng ta trở thành những nghệ nhân của hòa bình và công lý, sống hài hòa trước những khác biệt và tôn trọng bản sắc của người khác”.
 
Một Linh mục ở Wichita bất ngờ được phán quyết vô tội
Đặng Tự Do
16:46 04/02/2022


Một linh mục Công Giáo bị buộc tội lạm dụng tính dục trẻ em sẽ không bị buộc tội vì thời hiệu đã kết thúc, Thẩm phán Marc Bennett của Quận Sedgwick cho biết hôm thứ Tư.

Giáo phận Công Giáo Wichita đã yêu cầu Cha Michael Schemm tạm nghỉ hành chính vào tháng 11 năm ngoái sau khi nhận được một cáo buộc chống lại ngài, mặc dù, vị linh mục nhất quyết kêu oan.

Các cáo buộc được cho là xảy ra từ năm 1993 đến năm 1996, khi Cha Schemm coi sóc giáo xứ Thánh Elizabeth Ann Seton ở Wichita.

Thẩm Phán Bennett cho biết, đứa trẻ lúc đó ở trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi, năm nay là 40 tuổi.

Theo luật tiểu bang, thời hiệu hết hạn vào năm 2009, khi nạn nhân tố cáo bước sang tuổi 28.

Bennett cho biết quyết định của ông là một kết luận pháp lý và được đưa ra “không có bình luận hay kết luận nào” về các cáo buộc.
Source:Crux
 
Satan xăm hình thánh giá lộn ngược lên vai nạn nhân
Đặng Tự Do
16:46 04/02/2022


Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #120: Branded by Satan”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 120: Bị Satan đóng dấu”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Jason tỉnh dậy với một cây thánh giá lộn ngược, dài 4 inch, rất xấu xí, đốt sâu vào vai. Thật kỳ lạ, anh ấy nói rằng anh ấy không cảm thấy gì cả, chỉ là một chút nhột nhạt. Bốn ngày sau, nó nhanh chóng biến mất.

Jason đã khờ khạo yêu cầu Satan giúp cho mình thành công trong công việc kinh doanh và tài chính của mình. Nhiều năm sau, anh ăn năn và trở lại với Giáo Hội. Nhưng Satan đã không quên anh ta và bây giờ đang đòi anh ta. Vào ban đêm, Jason nghe thấy giọng nói của Satan trong đầu mình, “Mày thuộc về tao.”

Thập tự giá lộn ngược là một sự nhạo báng thập tự giá của Chúa Kitô. Sự xuất hiện của nó mà không gây đau đớn và không thể chữa lành nhanh chóng chứng thực nguồn gốc phi tự nhiên của nó. Giống như việc đóng dấu trên một con vật, Satan đang đòi quyền sở hữu.

Giữa các buổi trừ tà sử dụng Nghi thức trừ tà mới, Jason lặp lại lời thề rửa tội của mình. Anh ta từ bỏ Satan và mọi công việc của hắn. Tôi đã yêu cầu Jason nói thêm ba lần một cách rõ ràng, “Tôi thuộc về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi của tôi.”

Trong Nghi thức Rửa tội cho trẻ sơ sinh, vị linh mục cầu nguyện, “Cha thánh hóa con cho Chúa Kitô bởi dấu thánh giá” Khi vang lên những lời bí tích này, tôi cầu nguyện cho Jason, “Cha cầu xin sức mạnh của những chiếc chìa khóa của Thánh Phêrô và bằng quyền lực của Giáo hội, Cha phá bỏ mọi giao ước giữa anh và Kẻ ác. Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu hủy bỏ mọi quyền sở hữu của Sa-tan có thể đã có trên anh”. Tôi tuyên bố thánh hóa Jason cho Chúa Kitô là Cứu Chúa của chúng ta. Nhân danh thánh của Chúa Giêsu, tôi đã giải phóng anh ta.

Về cơ bản, một lễ trừ tà là phủ nhận lời tuyên bố quyền sở hữu của Sa-tan. Trong phép Rửa Tội, chúng ta được tuyên xưng là con cái Chúa, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Nghi thức Trừ tà là một sự đổi mới của bí tích rửa tội và một lần nữa giải phóng một linh hồn khỏi sự nắm bắt của Satan. Tôi đã thực hiện những kinh nghiệm này với một sự cảm kích và biết ơn sâu sắc hơn đối với bí tích rửa tội mà tất cả chúng ta nhận được và sức mạnh của nó để giải thoát chúng ta khỏi Ác quỷ.
Source:Catholic Exorcisms
 
Sandro Magister: Người Cầm Lái Vĩ Đại đánh bom Hương Cảng, và Giáo Hội cũng bị cháy
J.B. Đặng Minh An dịch
16:47 04/02/2022


Tháng 10 tới đây thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục sẽ hết hạn. Thỏa thuận này có được gia hạn hay không trong bối cảnh Tập Cận Bình vừa được tặng danh hiệu “Người Cầm Lái Vĩ Đại”, và liên tục đưa ra các bước quyết liệt nhằm khống chế các tôn giáo tại Hoa Lục?

Sandro Magister, ký giả kỳ cựu về Vatican vừa có bài viết liên quan đến vấn đề này nhan đề “Il ‘Grande Timoniere’ bombarda Hong Kong e anche la Chiesa è sotto tiro”, nghĩa là “ ‘Người Cầm Lái Vĩ Đại’ đánh bom Hương Cảng, và Giáo Hội cũng bị cháy”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Tháng 10 tới đây, chúng ta sẽ chứng kiến sự hết hạn của thỏa thuận tạm thời và bí mật giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục, được ký vào ngày 22 tháng 9 năm 2018 và được gia hạn thêm hai năm vào năm 2020. Còn quá sớm để nói liệu nó có được xác nhận lại trong một hình thức ổn định hơn không. Tất nhiên, điều không còn là tạm thời nữa là quyền lực vượt trội của Tập Cận Bình, người kể từ tháng 12 đã được trao tặng danh hiệu mang tính biểu tượng cao nhất là danh xưng “Người Cầm Lái Vĩ Đại”, giống như Mao Trạch Đông trước đây.

Điều này ngụ ý rằng lập trường chính trị do ông Tập đưa ra phải được đón nhận vô điều kiện và lâu dài, với biên độ thương lượng rất hẹp nếu không muốn nói là không tồn tại đối với một phe đối lập vốn đã yếu như Vatican. Trên thực tế, trong việc lựa chọn các tân giám mục, sự thống trị của Trung Quốc đang áp đảo và ngoại lệ được đại diện bởi giáo phận Hương Cảng, được miễn trừ khỏi thỏa thuận năm 2018, cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Năm ngoái, Rôma đã bổ nhiệm giám mục cho Hương Cảng mà không cần thông qua bọn cầm quyền Trung Quốc. Nhưng một tháng trước khi vị tân giám mục được thánh hiến, Bắc Kinh đã thực hiện một bước đi báo trước sự thống trị gần như hoàn toàn của Trung Quốc không chỉ đối với vị Giám Mục Hương Cảng, đang trong tiến trình được sắc phong, mà còn đối với Giáo Hội Công Giáo sôi động hiện diện tại thuộc địa cũ của Anh.

Tân giám mục của Hương Cảng, Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ), 62 tuổi, một tu sĩ Dòng Tên, đã được tấn phong vào ngày 4 tháng 12. Trước đó, vào ngày 31 tháng 10, một cuộc họp chưa từng có đã diễn ra trong thành phố, ban đầu được giữ bí mật nhưng sau đó được hãng tin Reuters cho biết trong một phúc trình ngày 30 tháng 12.

Cuộc họp được bảo trợ bởi Văn phòng Liên lạc Chính phủ Trung ương của Bắc Kinh tại Hương Cảng, với sự giám sát từ đại lục của Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước.

Về phía Trung Quốc có ba giám mục và 15 linh mục và nam nữ tu sĩ của Giáo Hội quốc doanh được chính quyền Bắc Kinh công nhận. Về phía Hương Cảng có hai giám mục và 13 linh mục và nam nữ tu sĩ.

Trưởng phái đoàn Hương Cảng là Cha Phêrô Thái Huệ Văn (Choy Wai-man - 蔡蕙文), vị linh mục ngoan ngoãn mà chính quyền Trung Quốc rất vui khi được nhìn thấy đứng đầu giáo phận. Cha Stêphanô Châu, vị giám mục mới được chỉ định, chỉ tham gia cuộc họp một thời gian ngắn khi bắt đầu, trong khi sự kiện được khai mạc và bế mạc bởi Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon 湯漢), giám mục hiệu tòa của Hương Cảng và đang là Giám Quản Tông Tòa của giáo phận. Đương nhiên là vắng mặt vị Hồng Y chín mươi tuổi Giuse Trần Nhật Quân (陈日君, Zen Ze-kiun), biểu tượng cho sự phản đối bọn cầm quyền Trung Quốc và chỉ trích gay gắt thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh.

Các đại biểu từ đại lục nhấn mạnh rằng Hương Cảng cũng phải hoàn toàn nằm dưới chính sách của cái gọi là “sự Trung Quốc hóa” các tôn giáo, với sự phục tùng rõ rệt hơn của Giáo Hội Công Giáo đối với những đặc điểm riêng biệt của Trung Quốc, là những điều do Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc quy định.

“Trung Quốc hóa” các tôn giáo là nền tảng chính sách của họ Tập, là người mà chương trình nghị sự thực tế đã được những người tham gia cuộc họp biết rõ. Trong suốt cả ngày, không ai đề cập đến chủ tịch Trung Quốc, nhưng “ông Tập là con voi trong phòng”, một thành viên của phái đoàn Hương Cảng nói với Reuters. “Một số người trong chúng tôi coi ‘Trung Quốc hóa’ chỉ là mật mã cho ‘Tập Cận Bình hóa’”. Xin mở ngoặc để giải thích thêm cụm từ “con voi trong phòng”, tiếng Anh là “the elephant in the room”, được dùng trong thế giới nói tiếng Anh để chỉ một vấn đề, hay một nhân vật sờ sờ ra đó và có một tầm ảnh hưởng lớn nhưng người ta cố ý không đề cập đến.

Cuộc họp ở Hương Cảng hoàn toàn không phải là một sáng kiến đơn lẻ. Vào đầu tháng 12, ông Tập đã có bài phát biểu tại Bắc Kinh trong khuôn khổ “Hội nghị quốc gia về công việc liên quan đến các vấn đề tôn giáo”, trong đó ông nhắc lại rằng tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc đều phải phục tùng Đảng Cộng sản, là đảng có quyền “thiết lập đường lối cho hoạt động tôn giáo”, vì lợi ích của một “xã hội Trung Quốc hóa toàn diện”.

Nhưng trên hết, phải tính đến văn kiện cơ bản được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua ngày 11 tháng 11, với tiêu đề “Nghị quyết về những thành tựu chính và kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong một thế kỷ qua.”

Một nghị quyết như vậy là nghị quyết lần thứ ba trong toàn bộ lịch sử của cộng sản Trung Quốc. Lần thứ nhất là với Mao Trạch Đông năm 1945, lần thứ hai với Đặng Tiểu Bình năm 1981, và lần thứ ba, theo lệnh của Tập Cận Bình, liên quan đến những nghị quyết khác như một kiểu tổng hợp Hegel, với tham vọng kết hợp những gì tốt nhất mà Mao đã làm, những luận điểm, và những sửa sai bởi Đặng Tiểu Bình, hay những phản đề.

Trong phần thứ năm, nghị quyết chỉ trích hệ thống dân chủ Tây phương, được tạo thành từ chủ nghĩa hợp hiến, sự luân phiên của các chính phủ và sự phân chia quyền lực, một hệ thống mà nếu được thông qua được cho là “có thể dẫn đến sự hủy hoại của Trung Quốc”.

Nhưng đặc biệt, Tập từ chối “tự do tôn giáo kiểu Tây phương.” Ở Trung Quốc, “các tôn giáo phải được định hướng theo kiểu Trung Quốc” và liên tục chịu sự “chỉ đạo tích cực” của Đảng Cộng sản “để các tôn giáo thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa”.

Tại Vatican, họ đã khá quen thuộc với chính sách này và cố gắng thuần hóa nó như là “bổ sung” cho tầm nhìn của Công Giáo về “sự hội nhập văn hóa”. Vào tháng 5 năm 2019, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo “Hoàn Cầu Thời Báo” (Global Times, 环球时报), một cơ quan ngôn luận bằng tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nói rằng “sự hội nhập văn hóa” và “sự Trung Quốc hóa” cùng nhau “có thể mở ra những con đường cho đối thoại,” khi nhớ rằng “ý định được nhắc đi nhắc lại” của chính quyền Trung Quốc “không làm suy yếu bản chất và giáo lý của mỗi tôn giáo.”

Nhưng lời bào chữa sâu sắc nhất cho chính sách “Trung Quốc hóa” xuất hiện từ Vatican vẫn là bài báo đăng vào tháng 3 năm 2020 của nhà Trung Quốc học dòng Tên Benoit Vermander được đăng trên tạp chí “La Civiltà Cattolica” – “Văn Minh Kitô” - như mọi khi với sự chấp thuận trước của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Tác giả so sánh những người ngày nay phản đối “Trung Quốc hóa” – nêu đích danh Đức Hồng Y Quân và sau đó là giám đốc của “Asia News” Cha Bernardo Cervellera - với những người theo chủ nghĩa dị giáo Montanist và Donatist trong những thế kỷ đầu tiên, ngoan cố trong việc lên án những Kitô Hữu đã nhượng bộ các yêu cầu của Đế chế La Mã.

Vermander bảo vệ hoàn toàn cả thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Quốc vào tháng 9 năm 2018, lẫn thông điệp đính kèm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với người Công Giáo Trung Quốc, và hướng dẫn sau đó của Vatican về cách ghi danh với Giáo Hội chính thức.

Nhưng trên tất cả, ông nhấn mạnh điều mà ông coi là mặt tốt của “Trung Quốc hóa”: thực tế là “Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc tiếp tục chính thức bảo đảm quyền tự do tôn giáo”; chính quyền Trung Quốc áp dụng cách đối xử nhân từ hơn với người Công Giáo so với người theo các tôn giáo khác; năng lực thích ứng của thế hệ trẻ; lòng kiên nhẫn đã thấm nhuần trong những người Công Giáo Trung Quốc bởi tình yêu đối với đất nước của họ, “không tìm kiếm sự tử đạo bằng bất cứ giá nào”.

Để làm bằng chứng cho điều này, Vermander khơi dậy sức sống của một giáo xứ Thượng Hải mà anh ta biết, trong đó mọi thứ dường như đang diễn ra tốt nhất, mặc dù thực tế là “các linh mục phải thường xuyên tham gia 'các khóa đào tạo' do Văn phòng các vấn đề tôn giáo tổ chức.”

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tu sĩ Dòng Tên này không hề đề cập đến thực tế là giám mục Thượng Hải, Tađêô Mã Đại Thanh (Ma Daqin, 马达钦), đã bị quản thúc tại gia kể từ ngày được thụ phong vào năm 2012, chỉ vì đã rời khỏi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, là công cụ chính của chế độ nhằm thao túng Giáo Hội. Ngài thậm chí không thể nhận được sự khoan hồng qua hành động phục tùng công khai mà ngài đã cúi đầu khuất phục vào năm 2015, giữa tiếng vỗ tay - cũng vô ích - của tờ “Văn Minh Kitô”, gọi cử chỉ khuất phục ấy là một mô hình mẫu mực về “sự hòa giải giữa Giáo Hội ở Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc”.

Chưa kể đến sự im lặng hoàn toàn, kéo dài của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về điều này và về nhiều vết thương khác mà chế độ Tập gây ra cho người Công Giáo ở Trung Quốc và Hương Cảng, đã bị đàn áp nặng nề và bây giờ rất gần chung cuộc nằm hoàn toàn dưới sự thống trị. của “Người Cầm Lái Vĩ Đại” mới.
Source:magister.blogautore.espresso.repubblica.it
 
ĐTC Phanxicô Tiếp Kiến Đức TGM Pháp Michel Aupetit
Lê Đình Thông
18:30 04/02/2022
Hai tháng sau ngày ĐTC Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Đức TGM Michel Aupetit, vào sáng ngày 3/2/2022, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến vị cựu TGM Paris.

Ngày 4/2/2022, Đức TGM Aupetit thông báo cho Vatican News việc Đức Thánh Cha vẫn tín nhiệm vị cựu TGM Paris và cho biết ngài vẫn là thành viên của thánh bộ Giám mục.

Trả lời phỏng vấn của Vatican News, Đức TGM Aupetit cho biết ngài đã đề cập đến nhiều vấn đề trong tình cha con. Đức Thánh Cha đã quyết định lưu nhiệm Đức Cha Aupetit làm thành viên của Thánh bộ Giám mục. Ngài có mặt ở Vatican mỗi 15 ngày để xem xét các hồ sơ của thánh bộ, trong đó có việc bổ nhiệm các vị giám mục trên khắp thế giới.

Trong buổi tiếp kiến, Đức Cha Aupetit đã nói về hiện tình giáo hội Pháp, Hiệp hội Thân hữu (Association pour l’amitié), nhằm hội nhập những người vô gia cư cũng như các nhà hưu dưỡng (Ehpad), dư án Misericordia ở Aubervilliers nhằm tuyển dụng những người trẻ để giúp đỡ các trẻ em gặp khó khăn.

Đức TGM Georges Pontier, giám quản tông tòa tổng giáo phận Paris, sẽ chủ lễ kỷ niệm 75 năm thánh lập Giáo Xứ Paris vào ngày 22/05/2022. Nhân dịp này, Giáo Xứ sẽ ấn hành cuốn Kỷ Yếu ghi lại các sinh hoạt mục vụ của Giáo Xứ từ 1947 đến nay.

Theo nguồn tin thông thạo, Đức TGM Celestino Migliore, Sứ thần Tòa thánh tại Pháp đã đệ trình Đức Thánh Cha Phanxicô danh sách ba vị giám mục để vị lãnh đạo Hội thánh bổ nhiệm một vị làm TGM Paris.

Lê Đình Thông
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư Chung Tết Nhâm Dần Của Giáo Phận Kon Tum
+ Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
06:45 04/02/2022

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh về Thiên Chúa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:32 04/02/2022
Hình ảnh về Thiên Chúa

Con người do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tạo dựng ban cho sự sống cùng quan phòng nuôi dưỡng, như cha mẹ. Nhưng không ai nhìn thấy Ngài bằng chính con mắt.

Trái lại đó đây trong các thánh đường đền đài nơi thờ phượng tôn kính, cả ở nơi nhà riêng đều có những hình tượng về Thiên Chúa, như tượng hình Thiên Chúa ba ngôi, tượng hình Chúa Giêsu Kitô, Đức Mẹ Maria cùng các Thánh.

Trong Kinh Tjánh từ thời thánh tiên tri Mose xa xưa có luật cấm tạc vẽ hình tượng Thiên Chúa

“ Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ.” ( Sách Xuất Hành 20,4, Sách Đệ nhị Luật 5,8).

Vì thế nơi Hội Đường Do Thái Giáo không có hình tượng tranh ảnh về Thiên Chúa. Nhưng chỉ có cuộn sách Tora Kinh Thánh Cựu Ước trên nơi cung thánh.

Vì nghĩ tin tưởng rằng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, qúa to lớm vượt qúa khỏi tầm suy hiểu của trí khôn con người. Và như thế con người không thể thu gọn Ngài nơi một hình ảnh hay bức tượng hay một hình ảnh biểu tượng nào.

Dẫu vậy hình ảnh về Thiên Chúa cũng tìm thấy trong Kinh Thánh qua ngôn ngữ chữ viết.

Ngôn sứ Isaia đã diễn tả hình ảnh về Thiên Chúa đầy uy phong quyền năng thần thánh như một vị Vua, trong thị kiến, khi Thiên Chúa kêu gọi ông sai đi làm Ngôn sứ ở đền thờ Jerusalem. ( Isaia 6,1-2, 3-8).

Bằng ngôn từ vẽ diễn tả Thiên Chúa nơi hoàng cung trên trời cung giống tựa như một hình ảnh vị hoàng đế nơi trần gian ở cung đình vua chúa. Thiên Chúa là vị Vua của thế giới hoàn vũ có tên là Giave. Sức mạnh uy quyền vinh quang của Ngài vượt qua khỏi mọi khung hình nơi chốn trên mặt đất. Sự xuất hiện của Thiên Chúa Giavê phủ kín tràn đầy cả đền thờ.

Ngôn từ biểu tượng hình ảnh này nhắc nhớ đến hình ảnh tượng các vị Vua Pharao bên xứ nước Aicập thời cổ xưa. Hình tượng các vị Vua Pharao được khắc vẽ tạc có hình con rắn thần Ureus với đôi cánh làm biểu tượng bảo vệ cho triều thiên vương miện vua, và cũng bảo vệ cả cung vua. Hình ảnh này không chỉ phổ biến bên nước Aicập, nhưng còn cả ở bên nước Do Thái cũng được biết đến ngay từ thời Ngôn sứ Isaia.

Lời tung hô ca hát Thiên Chua Giave là Đấng Thánh, mà Ngôn sứ Isaia nghe trong thị kiến do các Thần Sốt Mến ( Serafin) ca hát, ngày nay trong nghi lễ Misa được dùng hát lên long trọng ca tụng Thiên Chúa.

"Thánh, Thánh, Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, toàn thể địa cầu đầy vinh quang Chúa". Các nền nhà đều rung chuyển trước tiếng tung hô, và nhà cửa đều đầy khói.”

Hình ảnh Các Thiên Thần Serafin với đôi cánh đứng qùi trước ngai Thiên Chúa trên trời ca hát ca ngợi Thiên Chúa diễn tả sự uy hùng Thánh thiêng của Thiên Chúa uy linh cao cả. Và đôi cánh của họ cũng diễn tả sự bảo vệ Thiên Chúa uy linh cao cả trước những tấn công của thần dữ.

Ngày nay người tín hữu Chúa Giêsu Kitô hát chúc tụng Thiên Chúa, như các Thiên Thần Serafin trên trời thi hành, không phải để bảo vệ Thiên Chúa, nhưng để xin được bảo vệ từ Thiên Chúa cho đời sống mình.

Ca ngợi sự thánh thiêng nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa vô hình, không phải để nói lên sự uy hùng cao xa diệu vợi của Ngài.

Nhưng muốn nói lên tâm tư suy hiểu tin tưởng rằng Thiên Chúa là người mẹ đầy tình yêu thương che chở đùm bọc, là người cha hằng quan tâm lo lắng cho người con, là người mục tử nhân lành lo cho sự no đủ, sức khoẻ của đoàn vật.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Henri De Lubac: Tư Tưởng Của Cha Teilhard De Chardin 6
Vũ Văn An
17:44 04/02/2022

Chuơng 2: Sự đóng góp của Teilhard vào việc hiểu biết Thiên Chúa*

Cần phải bắt đầu bằng cách nói rằng trong những gì liên quan đến sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa, công trình của Teilhard không đóng góp và không cho là mình đóng góp bất cứ điều gì có tính yếu tính có thể được mô tả là mới mẻ thực sự (1).



Đó có phải là vấn đề về những con đường nhờ đó con người đạt được sự hiểu biết về Thiên Chúa không? Một mặt, Teilhard thừa nhận rằng lý trí của con người có khả năng đạt tới xác tín rằng Thiên Chúa hiện hữu; mặt khác, ngài phán đoán rằng sự hiện hữu này tự nó không phải là điều hiển nhiên và lý trí của chúng ta chỉ nhận ra nó ở cuối một diễn trình biện chứng (2). Diễn trình này giả định nhiều hình thức khác nhau trong công trình của ngài, nó bao gồm các hành trình khác nhau, nhưng điểm khởi hành thường được thực hiện trong kinh nghiệm của thế giới khả giác. Ở đó, một lần nữa, chúng ta lại tìm thấy các chủ đề quen thuộc đối với phần lớn Trường phái Kinh viện. Đặc biệt đây là chủ trương của Thánh Tôma Aquinô.

Có phải đây là vấn đề ý niệm Thiên Chúa trong đó việc làm này của lý trí con người kết thúc không? Những thuộc tính chính mà Teilhard nhận ra nơi Thiên Chúa là những thuộc tính mà triết học cổ truyền nhất vẫn thừa nhận nơi Người: tự chủ, hiện thực, không thể đảo ngược, siêu việt (3). Chúng sẽ được củng cố, hoàn thiện, hợp nhất, thăng hoa, bởi mạc khải Kitô giáo, một mạc khải vốn dạy rằng Thiên Chúa là Tình yêu.

Cuối cùng đây có phải là vấn đề về nhận thức bên trong mà con người có thể thu nhận được hay đúng hơn tiếp nhận được trong sâu thẳm bản thân mình về sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa không? Giống như nhiều người khác, ở đây, Teilhard cùng đường hướng với các nhà huyền nhiệm Kitô giáo vĩ đại. Kinh nghiệm của họ phần nào cũng là kinh nghiệm của riêng ngài. Ngài đã được nuôi dưỡng bằng các trước tác của họ, và ngài vốn công nhận họ như các bậc thầy và anh cả của ngài. Hơn một lần, ngài kêu cầu “Thiên Chúa của các nhà huyền nhiệm”. Ngài viện dẫn chứng từ của họ. Trên hết, ngài nhắc đến Thánh Phaolô và Thánh Gioan; nhưng ngài cũng nhận thức được mối liên hệ quen thuộc của mình với “các Giáo phụ Hy Lạp”, đặc biệt là với Thánh Grêgôriô thành Nyssa. Trong số những người khác, ngài hết sức trân trọng Ruysbroek, Angela thành Foligno, Teresa thành Avila, Cha Surin (4) — và dĩ nhiên, ngài là đệ tử của Thánh Inhaxiô thành Loyola, nhà huyền nhiệm của Contemplatio ad amorem [chiêm ngắm tình yêu]. Giống như họ hết thẩy, ngài hồi tâm — đối lập với mọi “thuyết duy nội tại”, thứ thuyết mà đôi khi ngài phải bác khước như một thứ cám dỗ - trong cảm thức “Thánh nhan toàn năng của Thiên Chúa” (5). Tuy thế, công trình của Cha Teilhard cũng có tính bản thân hết sức. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên nếu, về chủ đề mà chúng ta quan tâm ở đây, công trình này không cung cấp cho chúng ta một số đặc điểm độc đáo nào cả.

Sau đây là các đặc điểm mà bây giờ chúng ta sẽ làm một bản kiểm kê.

Chúng ta đã nói rằng Teilhard đã lấy điểm xuất phát của ngài trong kinh nghiệm khả giác, trong thế giới bao quanh chúng ta và điều đó buộc chúng ta phải chú ý, như một dữ kiện. Nhưng, thay vì xem xét sự kiện chuyển động đơn giản trong nó, theo cách của các nhà triết học cổ thời, ngài cho rằng chuyển động biến hóa vĩ đại trong nó cho phép ngài nói rằng vũ trụ chính sự Biến hóa này. Từ đó xuất hiện tiêu đề của một trong các trước tác của ngài: Du cosmos à la cosmogénèse [Từ vũ trụ đến diễn trình hình thành vũ trụ]. Và trước nhất, nó không hẳn như một nguyên tắc chuyển động đầu tiên mà ngài vốn quan niệm là Thiên Chúa (người chuyển động bất di bất dịch, lực thúc đẩy, nguyên nhân đầu hết), cho bằng như Đấng bảo đảm sự thành công dứt khoát của biến hóa, hay của “diễn trình hình thành vũ trụ” (6) (điểm Omega, lực hút, nguyên nhân cuối cùng). Một quan điểm như vậy là điều mà ngày nay một số nhà thần học-triết học tự do chấp nhận, khi nói về Thiên Chúa, như “tương lai tuyệt đối” của con người (7).

Mặt khác, chính quan niệm về Biến hóa được Teilhard đưa ra — một quan niệm mà chúng ta không cần phải giải thích ở đây — khiến vũ trụ học của ngài phát triển thành một nhân học. Nếu con người, theo một nghĩa nào đó, là sản phẩm của vũ trụ, thì theo một nghĩa khác, sâu xa hơn, vũ trụ được giải thích bởi con người. Về bản chất, con người không phải là một hiện tượng phụ [epiphenomenon] hay một trợ hiện tượng [paraphenomenon]; con người là hiện tượng trung tâm, hiện tượng trục (8). Như thế, nếu cần phải xem, trước hết, tinh thần được sinh ra từ vật chất như thế nào, để, sau đó, nhận ra rằng “mọi tính nhất quán đều phát sinh từ Tinh thần”, “vũ trụ, không phải nhờ Vật chất, mà là nhờ Tinh thần” (9) Như thế, bằng chứng về Thiên Chúa, mà trong căn bản vốn có tính biến hóa, sẽ được biến đổi và, từ một bằng chứng vũ trụ, sẽ trở thành một bằng chứng nhân học. Con người là “Tinh thần của Trái đất” (10), họ mang vận mệnh của thế giới đã sinh ra họ — và vận mệnh cuối cùng của con người là ở Thiên Chúa. Đó là nguồn gốc của sự khác biệt quan trọng với quan điểm cổ điển.

Thực thế, chúng ta biết rằng bằng chứng vũ trụ học của người xưa đã dẫn tới việc khẳng định về một Hữu thể mà các thuộc tính của nó, ít nhất là trực tiếp, không bao gồm nhân cách. Chúng ta biết những khó khăn mà những người đại diện cho tư tưởng Kitô giáo gặp nhiều lần — mà một số người ngày nay vẫn còn gặp phải, khi họ không được truyền thống sống động nâng đỡ họ trong các nỗ lực suy nghĩ của họ — trong việc làm cho Thiên Chúa bản vị của Kinh thánh và thể tuyệt đối trong triết lý của họ trùng hợp nhau trong một và cùng một Hữu thể. Trong trường hợp Teilhard, nói rằng khó khăn này đã vượt qua là điều không đủ: người ta phải nói rằng khó khăn này không hiện hữu. Và qua điều này, chúng ta không chỉ muốn nói rằng, vì nền giáo dục Kitô giáo của ngài, như chính ngài đã tuyên bố, ngài không cảm thấy bối rối về trật tự tâm lý trong việc ngỏ với Thiên Chúa như một “Đấng tối cao” (11). Toàn bộ chuyển động trong tư tưởng của ngài buộc ngài phải quan niệm Thiên Chúa của ngài như một Thiên Chúa bản vị, “cực kỳ bản vị và cực kỳ bản vị hóa” (12). Thực thế, bảo đảm sự thành công của biến hóa phổ quát, đối với ngài, là bảo đảm đặc tính không thể phản hồi của việc bản vị hóa vũ trụ. Bergson nói rằng vũ trụ là “cỗ máy tạo ra các vị thần”. Teilhard sẽ không tiếp nhận cách diễn đạt này làm của riêng ngài: dưới mắt ngài, vũ trụ chỉ đơn thuần là một cỗ máy tạo ra những bản vị. Nó “hội tụ nơi Bản vị” (13). Nhưng điều cần thiết là Thiên Chúa hiện hữu để hành động bản vị hóa vũ trụ này có hiệu quả, không thể đảo ngược và dứt khoát.

Chắc chắn, Teilhard sẽ chỉ trích một số hình thức trình bày xu hướng này, nếu được nhấn mạnh quá mức, muốn biến Thiên Chúa thành một loại Cá nhân vĩ đại —như các vị thần trong thần thoại. Trong một cụm từ mà người ta cảm thấy có điểm luận chiến, ngài tuyên bố đã qua thời mà người ta có thể quan niệm Hữu thể thần linh như “sở hữu chủ vĩ đại của thời đại đồ đá mới” (14). Có lẽ sai khi tin, hoặc cho ấn tượng, rằng điều này, đối với nhân loại, trước hết là một vấn đề thời đại; nó liên kết sự nhất thiết không ngừng của việc thanh lọc ý niệm về Thiên Chúa với kiến thức ngày càng tăng mà ngày nay chúng ta có về vũ trụ, hơn cả điều nó nên làm. Tuy nhiên, trên thực tế, trong lời phê phán của mình - điều không có gì tiêu cực cả -, ngài đồng ý không những với tất cả những tâm trí đã suy tư phần nào về mầu nhiệm Thiên Chúa mà với tất cả những tâm hồn thành tâm có tinh thần tôn giáo; ngài hoàn toàn biết rõ rằng lời phê phán này không ảnh hưởng đến Thiên Chúa của triết học cũng như Thiên Chúa của Tin Mừng và của truyền thống Kitô giáo, mà đối với ngài cũng như đối với bất cứ người Công Giáo nào, vốn hiển nhiên là Thiên Chúa chân chính duy nhất đích thực. Việc phê phán của ngài về “não trạng cha ông thời đồ đá mới” [neolithic paternalism] có xu hướng khôi phục lại khái niệm đích thực về “tính phụ thân thần linh” [divine patrenity], trong đó ngài nhìn thấy chính yếu tính của sứ điệp Chúa Kitô (15). Như nhiều người khác, ngài thận trọng phân biệt hai khái niệm về cá nhân và bản vị; ngài lưu ý rằng, trong điều kiện hiện tại của chúng ta, chúng ngụ hàm lẫn nhau, nhưng đồng thời, ngài cho rằng cá tính [individuality], tự nó, là một điều tạm thời, gắn liền với các giới hạn của sự hiện hữu không-thời gian, những giới hạn mà con người hy vọng có thể giải phóng mình khỏi đó, và là điều mà sẽ vô lý và phạm thượng nếu ta gán thần tính cho nó (16).

Chúng ta cũng nên lưu ý một đặc điểm khác trong bằng chứng của Cha Teilhard, một đặc điểm mỗi ngày một được khẳng định nhiều hơn theo năm tháng. Đó là bằng chứng "năng lực" [energetic]. Thoạt đầu, quan điểm của Cha Teilhard không hẳn là "trí thức" hơn, mà là "duy trí thức" hơn. Giả thiết hữu thể của thế giới là khả niệm và tốt lành, nghĩa là, có thể được tâm trí hiểu thấu và tốt hơn là không hiện hữu (vốn thừa kế luận đề Kinh viện cũ là ens et verum et bonum convertuntur [hữu thể, sự chân và sự thiện hoán đổi cho nhau] phần lớn như một phản ảnh của chủ nghĩa lạc quan từ nền tảng), người ta có thể chỉ bác bỏ được giả thuyết theo đó hữu thể này sẽ kết thúc, simpliciter [một cách đơn giản], trong thất bại. “Trừ khi người ta nhất định thừa nhận rằng vũ trụ là một điều vô lý tự bản chất, thì sự lớn lên của Tinh thần phải được coi là không thể đảo ngược” (17); như thế, không thể làm gì khác hơn là tìm kiếm các điều kiện của tính không thể đảo ngược này; bởi thế, từng bước một, chúng ta đi đến kết luận rằng nó không thể tưởng tượng được nếu không có Thiên Chúa. Nhưng, chính ở mức độ bằng chứng vũ trụ học đã được biến đổi hoặc mở rộng thành một bằng chứng nhân học, chính trong ý thức của con người mà vấn đề đã được đặt ra với độ sắc nét sống động nhất của nó. Từ quan điểm khách quan, người ta chuyển sang quan điểm suy tư. Nói cách khác, vấn đề biến hóa nói chung, hay vấn đề tương lai của thế giới, đã trở thành vấn đề hành động của con người - hay chính xác hơn (18), là vấn đề “kích hoạt năng lực của con người” (19).

Nơi con người, biến hóa trở nên ý thức. Một “khả năng ghê gớm” đã nảy sinh, khả năng “đo lường hoặc phê phán sự sống”, và hậu quả là khả năng “dấn thân hoặc rút lui khỏi nỗ lực” (20). Trong nguyên tắc, điều kiện mới này của vũ trụ, giai đoạn mới này của lịch sử nó, bắt đầu với những ngày sớm nhất của “diễn trình nhân hóa" [hominization]. Tuy nhiên, cho đến thời đại của chúng ta, con người có thể tiếp tục hành động ít nhiều theo bản năng, vì, trong hành động của mình, họ vẫn chỉ nghĩ đến việc duy trì hoặc tô điểm cuộc sống của mình. Nhưng bây giờ, ở đây, vì trùng hợp với việc khám phá ra sự biến hóa của vũ trụ, chúng ta đã đạt đến một mức độ suy tư khiến họ nhất thiết phải rõ ràng xem xét một hình thức hành động mới: hình thức mà Teilhard đặt tên là “hành động đích thực”, hay “tìm hiện hữu nhiều hơn”, vốn là thành quả của “niềm đam mê phát triển” (21). Chính do sự kiện này mà ngài được đặt trước lựa chọn nghiêm trọng nhất trong số các lựa chọn. Vì một hành động như vậy, một hành động duy nhất xứng đáng với nhân tính, sẽ trở nên bất khả đối với họ nếu họ không thể tin vào “một giá trị tuyệt đối nào đó” của chuyển động biến hóa mà họ có bổn phận phải theo đuổi. Họ chỉ có thể, chỉ dấn vào diễn trình "hành động thực sự" này với động cơ tối hậu sẽ hoàn tất “một công trình tồn tại mãi mãi” theo kiểu nói của Thucydides, sẽ đóng góp vào “việc chuẩn bị một điều độc đáo và không thể thiếu cho tính viên mãn của hiện thực” (22). Nếu không, nó sẽ là một cuộc tấn công hoặc một sự tê liệt — cả hai ẩn dụ đều là của Teilhard —. Tóm lại, "hành động phản tỉnh và toàn diện, sự biến dạng được thấy trước là không tương ứng về phương diện vũ trụ". Như thế, điều cần thiết là thế giới phải đi đến một kết thúc thành công, chuyển động của nó phải không thể đảo ngược, nghĩa là, nó phải là người mang “một số giá trị tuyệt đối” nào đó, nhờ một cùng đích dứt khoát; một điều buộc chúng ta, trước nguy cơ phải tuyệt vọng dừng cuộc phiêu lưu của con người rộng lớn lại, phải thiết lập điểm Omega như Teilhard đã xác định trong giai đoạn thứ hai của việc chứng minh của ngài (23).

Thực thế, trong giai đoạn đầu, Omega vẫn còn có tính nội tại [immanent]. Nó được đề xuất, trong tương lai, như một thế giới thống nhất, đã đến cùng đích của nó. Đó là “cực cao hơn của việc đồng phản tỉnh [coreflection] của con người”, hay một lần nữa, là điểm “phản tỉnh hoàn toàn của tuệ quyển trên chính nó” (24). Hơn nữa, sự thống nhất cuối cùng, hay “việc tổng hợp toàn bộ” (25) như vậy, hoàn toàn trái ngược với sự giản lược vào tính đồng nhất: Teilhard nói rắng đó là “một hệ thống tập trung các trung tâm”; nó là một vũ trụ của các bản vị, hay, như ngài thích nói, “một thế giới của các linh hồn” (26).

Nhưng diễn trình biến hóa chắc chắn đang trên đường đi đến cùng đích này thế nào, thì dường như ta cũng không thể nghĩ rằng, tự bản thân, cùng đích này có thể được duy trì và vĩnh cửu hóa, bao lâu người ta còn coi nó từ bên trong như một vũ trụ mà định luật là thoái giảm năng lực [entropy]: "Ngừng tiến lên là lùi lại đàng sau". Như thế, người ta không thể tránh việc thừa nhận “một cực ngoài vũ trụ nơi người ta tìm thấy thể toàn bộ phản tỉnh không thể diễn tả được hình thành liên tiếp trong vũ trụ được hoàn toàn thu thập và được củng cố dứt khoát... trong diễn trình biến hóa” (27).

“Trước nguy cơ bất lực tạo nền tảng cho tuệ quyển, 'Omega' chỉ có thể được quan niệm như điểm gặp gỡ giữa vũ trụ đã đạt đến giới hạn tập trung của nó và một Trung tâm khác vẫn còn sâu hơn, một Trung tâm tự hiện tồn, và là Nguyên lý tuyệt đối tối hậu của tính bất khả phản hồi và bản vị hóa: Omega duy nhất đích thực...” (28)

“Nhìn theo hướng đi lên từ phía chúng ta của sự vật, đỉnh của hình nón biến hóa (điểm Omega) thoạt đầu nổi bật trên đường chân trời như một tiêu điểm [focus] của sự hội tụ đơn giản có tính nội tại; nhân tính hoàn toàn phản tỉnh về chính mình. Nhưng, nếu chúng ta nhìn kỹ hơn, rõ ràng là nếu tiêu điểm này được duy trì với nhau, thì giả thiết phải có một hạt nhân siêu việt, thần linh đằng sau nó, và sâu xa hơn nó” (29).

“Nếu Omega, một cách nào đó, không thoát được các điều kiện thời gian và không gian, nó sẽ không thể hiện diện với chúng ta — cũng như sẽ không có khả năng tạo hy vọng có được tính bất khả đảo ngược mà nếu không có nó, dựa trên cơ sở con người, diễn trình hình thành trung tâm [centrogenesis] sẽ ngưng hoạt động (vì chính nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc thoái giảm năng lực [entropy] không thể nào tránh khỏi). Do đó, qua một mặt của chính nó, khác với mặt mà chúng ta thấy nó đang được hình thành, nó xuất hiện mãi mãi bên trên một thế giới mà từ đó, tuy ở một góc độ khác, nó vẫn đang trong diễn trình xuất hiện” (30).

Nói cách khác, Omega, “Omega duy nhất đích thực”, nhất thiết phải là Alpha (31). Chúng ta chỉ đưa ra một bản tóm tắt về những nét chính trong lập luận của Teilhard, hay đúng hơn, một trong những sơ đồ về lập luận của ngài. Ở đây một lần nữa, nếu các yếu tố được sử dụng có thể mới và có tính bản vị như là sự phản tỉnh có thể kết hợp chúng (32) thì dễ nhận ra trong tư duy của Cha Teilhard có một tiền lệ hai mặt, thậm chí chúng ta có thể nói một nguồn hai mặt — mà chính ngài đã sẵn lòng thừa nhận ở nơi khác. Thực thế, ngài không hề biết đến luận đề tuyệt vời của phái Thomist về desiderium naturae (ước muốn của tự nhiên], luận đề chắc chắn đã giữ một vị trí nào đó trong giáo huấn ngài đã nhận được và là giáo huấn, dù sao, bạn của ngài, Pierre Rousselot, đã giúp hồi sinh; khi thừa nhận rằng "từ trong cấu trúc, vũ trụ không thể đánh lừa ý thức mà nó đã tạo ra", ngài cũng không nghĩ rằng Thánh Tôma rơi vào "chủ nghĩa thực dụng tồi tệ" (33) và "cuộc tấn công tuyệt đối" mà ngài kêu gọi vì mối đe dọa không phải phát xuất từ một sự nhạy cảm thất vọng mà là từ một trở ngại [scandal] của trí khôn; nó không phải là một sự rút lui trước sự kinh hoàng có thể cảm nhận được nhưng là một việc ngừng lại trước tính phi lý của cái chết tuyệt đối. Để “có thể suy nghĩ được”, thế giới phải “có thể sống được” (34). Mặt khác, Teilhard đã suy gẫm về “vấn đề hành động”, theo Maurice Blondel, người có ảnh hưởng sâu sắc đến ngài. Mặc dù ngài di chuyển các chủ đề của Blondel sang một khuôn khổ tư duy hoàn toàn khác, chúng vẫn mang tính quyết định đối với ngài: hai tháng trước khi ngài qua đời, trong khi gợi lại dự án vĩ đại về “các yếu tố năng lực tinh thần” mà ngài mới chỉ viết những bản thảo thô sơ, ngài muốn nói rằng các yếu tố năng lực này “có liên quan đặc biệt với Siêu hình học hành động của Blondel” (35).

Cuối cùng, chúng ta hãy nhấn mạnh một nét ngày càng nổi bật trong ý niệm Thiên Chúa do Teilhard đề xuất; một nét mà chính ngài đã đơn giản hóa, lên sơ đồ, củng cố, đến mức làm cho nó trở thành như một khẩu hiệu. Ngài nói, Thiên Chúa của ngài vừa là “Thiên Chúa từ trên cao” vừa là “Thiên Chúa từ phía trước”. Điều này có thể diễn dịch, mặc dù nó có ý nói chuyên biệt hơn: Thiên Chúa của siêu hình học cũng là Thiên Chúa của “cơ điện tử” [metachronics] (36).

Ghi chú

*Một phiên bản viết tắt của bản văn này đã được xuất bản trong Teilhard de Chardin, trong loạt sách “Génies et réalités” (Paris: Hachette, 1969), 193-214. Chúng tôi cung cấp ở đây toàn bộ nội dung của bài báo.

1 Tự hạn chế vào các xem xét khá tổng quát về những gì có trước mắt chúng tôi và chỉ có thể trích dẫn khá ít bản văn và cung cấp một số chi tiết, chúng tôi chỉ xin giới thiệu với độc giả, một lần và mãi mãi, các tác phẩm của chúng tôi viết về Teilhard: La Pensée Religieuse du père Pierre Teilhard de Chardin (Paris: Aubier, 1962) [Bản tiếng Anh: The Religion of Teilhard de Chardin (New York: Desclée, Năm 1967)]; La Prière du père Teilhard de Chardin (Paris: Fayard, 1964), ấn bản 2, 1968 [Bản tiếng Anh: Teilhard de Chardin: The Man and His Meaning (New York: Hawthorn Books, 1965)]; Teilhard Missionnaire et apologiste (Toulouse: “Prière et vie” ed., 1966); Maurice Blondel et Pierre Teilhard de Chardin, correspondence avec commentaires (Paris: Beauchesne, 1965); “Teilhard et Monchanin ”, trong Images de l’abbé Monchanin (Paris: Aubier, 1967); L’Éternel féminin, Étude sur un texte du père Teilhard de Chardin (Paris: Aubier, 1968).

2 Comment je vois (1948), no. 20.

3 Le Phénomène humain, 305; Esquisse d’un univers personnel (1936); Oeuvres, 6: 103; La Centrologie, no. 20-24, 7: 117-19; Du cosmos à la cosmogénèse (1951), 7: 271.

4 Ngài nại đến thẩm quyền của họ. Le Milieu mystique (1917): “Tôi nghĩ, không ai sẽ hiểu các nhà huyền nhiệm vĩ đại, cả Thánh Phanxicô, lẫn Chân phước Angela, cũng như những vị khác, nếu họ không hiểu một cách sâu sắc rằng Chúa Giêsu phải được yêu thương như một thế giới”. Écrits du temps de la guerre, 167; cf. 293, Le Prêtre: “Chúa Kitô được yêu thương giống như Bản vị và tự áp đặt Người như một Thế giới”.

5 L’Atomisme de l’esprit (1941), 7:61; Genèse d’une pensée, 393; La Messe sur le monde (1923); lời cầu nguyện cuối cùng.

6 Đôi khi, phần cuối được xem xét, như ở đây, trong phần mở rộng lớn nhất của nó; tại những nơi khác, ngài chỉ định giai đoạn đầu tiên, mà tiếp nối là diễn trình hình thành trí khôn và diễn trình hình thành Chúa Kitô (= cơ cấu của "Nhiệm Thể”)

7 Như thế E. Schillebeeckx, trong L’Église dans le monde de ce temps (Mame, 1067), 158: “Tương lai tuyệt đối này là chính Thiên Chúa được dành cho con người.... ” Rõ ràng đây là một "định nghĩa" đầy đủ về Thiên Chúa đối với cả Schillebeeckx, Rahner lẫn Teilhard!

8 L’Hominisation (1923), 3: 75-112, v.v.

9 Man univers (1924), 9: 77-79; Le Phénomène Spirituel (1937), 6: 123; Lettres de voyage (1931), 140.

10 L’Esprit de la terre (1931), 6: 23-58.

11 Le Coeur de la matière (1950), phần 3.

12 Comment je vois (1948), số 20; Comment je crois (1934); Esquisse d’un univers personnel (1936), 6:89; L’Énergie humaine (1937): “Bản vị khác biệt với tất cả các bản vị mà nó hoàn thành bằng cách hợp nhất với họ ”, 6: 180; Le Sens de l’espèce chez I’homme (1949), 7: 210, v.v.

13 Ngày 15 tháng 11 năm 1935.

14 Gửi Léontine Zanta, ngày 26 tháng 1 năm 1936, tr. 127, v.v.

15 L’Énergie humaine (1937), 6: 193.

16 Le Phénomène humain, 286-93; “Bản ngã thực sự phát triển bởi lý do nghịch với ‘Chủ nghĩa duy ngã’ [egotism]. Trong hình ảnh Omega, điều thu hút nó, yếu tố chỉ trở thành bản vị bằng cách được phổ quát hóa” (La Centrologie [1944], số 28, 7: 124-24. Esquisse d’un univers personnel, 6: 81-82.)

17 Xem Oeuvres, 3: 322-23; 9: 125 và 279-80, v.v.

18 Cả trong luân lý, cũng như chính trị và kinh tế, điều xuất hiện với Cha Teilhard trong một thứ ánh sáng ngày càng rõ ràng hơn là đối với một ngành khoa học thực tiễn về con người, điều cần thiết là phải chuyển từ “vấn đề cân bằng” sang “vấn đề năng lực”. Lá thư ngày 22 tháng 11 năm 1936.

19 Action et activation (1945), 9: 221-29; Le Goût de vivre (1950), 7: 237-52; L’Énergie d’évolution (1953), 7: 381-93; L’Activation de l’énergie humaine (1953), 7: 407-16; Contingence de l’univers et goût de Survivre (1953); vv.

20 L’Hominisation (1923), 3: 105-6. Cf Oeuvres, 6: 155; 9: 178, 180, 391.

21 Comment je crois; La Place de l’homme dans l’univers (1942), 3: 322-24; L’Énergie humaine, 6. 172-75: vv.

22 Action et activation , 9: 224; La Place de l’homme dans l’univers: “Con người (bất cứ điều gì Jeans và Langevin nghĩ) sẽ không bao giờ đồng ý làm việc như một Sisyphus ”, 3: 323; vv

23 Le Groupe zoologique humain, ad. của năm 1956, 157-62; Le Phénomène humain, 254-59; Les Singularités de l’espèce humaine (1954), 2: 357-62; vv.

24 La Centrologie, no. 18-19, 7: 117. Cf Le Phénomène humain, 289.

25 L’Énergie humaine, 6: 180.

26 xem La Vie cosmique, chương 3; Écrits, 36-39; Allocution de mariage, June 14, 1928; Các bức thư ngày 25 tháng 2 năm 1929 và ngày 24 tháng 8 năm 1934; Sauvons l’humanité (1936), 9: 189; La Mystique de la science (1939), 6: 222.

27 Esquisse d’une dialectique de l’esprit (1046), 7: 151-52. Cf La Vie et planètes (1945), 5: 155-56; vv.

28 Le Groupe zoologique humain, 162. Cf. Comment je crois, no. 13.

29 Esquisse d’une dialectique de l’esprit, 7: 152.

30 La Centrologie, no. 24, 7: 119. Cf. “It is the dilemma of action. To believe in the World, one must believe in God...” [Đó là tình thế lưỡng nan của hành động. Để tin vào Thế giới, người ta phải tin vào Thiên Chúa] (Ngày 10 tháng 11 năm 1917).

31 Cũng nên xem L’Énergie humaine 6: 183; L’Esprit de la terre, 6:56; Esquisse d’une dialectique de l’esprit, 7: 158; vv. Xem ở trên, chú thích 3.

32 Chúng ta hãy đặc biệt chỉ ra ngoại hình “hiện sinh” mà với nó, Teilhard thường đánh dấu biện chứng pháp của ngài; chứ không phải là sự triển khai một "chuỗi lý do", điều được trình bày như “trục tâm lý của sự tiến triển tâm linh hướng tới Thiên Chúa”. Đây không phải là vì ngài muốn chứng tỏ về mình; nhưng, vì xác tín rằng “Trong căn bản, con người đều như nhau nơi mọi người”, nên ngài hy vọng sẽ khơi dậy ở người khác một trải nghiệm tương tự như của ngài và để giải phóng nơi họ một chuỗi suy nghĩ tương tự, bằng cách biểu lộ nơi họ “dấu vết, trong trái tim [họ], của sự bất an và kỳ vọng vốn đánh dấu tình trạng tôn giáo của thế giới ngày nay”. Nét này, mà chúng tôi chỉ có thể chỉ ra, sẽ xứng đáng được nghiên cứu chu đáo hơn.

33 Gửi Léontine Zanta, ngày 3 tháng 10 năm 1923 và ngày 23 tháng 8 năm 1929, trang 61 và 105.

34 La Peur de l’existence (1949), 7: 197-98.

35 Gửi Đức Cha Bruno de Solages, ngày 8 tháng 2 năm 1955. Cf. Comment je crois (mimeo., 19); Le Goût de vivre (1950), 7: 239.

36 xem Dom Christopher Butler, The Idea of the Church [Ý niệm Giáo Hội] (Baltimore: Helicon Press, 1962).

Còn tiếp
 
VietCatholic TV
Trường hợp Cha Giuse Trần Ngọc Thanh: Đấng Bản Quyền Địa Phương lên tiếng, nhận định của một luật sư
VietCatholic Media
04:46 04/02/2022

 
Mùng Hai Tết, đoàn hành hương gặp nạn. Đức Bênêđíctô rất yếu. GM Georg Bätzing, tung đòn nặng tay
VietCatholic Media
04:51 04/02/2022


1. Đức Bênêđíctô rất yếu. Giám mục Georg Bätzing, hành động như chính trị gia chuyên nghiệp, ra đòn nặng tay với ngài.

Franca Giansoldati của tờ Il Messaggero cho biết Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, sẽ đến tuổi 95 vào ngày 16 tháng Tư tới đây, trong những ngày này rất yếu vì đau buồn trước những tấn kích vô lý nhắm vào ngài.

Trong bài “‘Ratzinger chieda scusa per aver coperto un pedofilo’: la richiesta choc del Presidente dei vescovi tedeschi”, nghĩa là “Đòi hỏi gây sốc của chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức: ‘Ratzinger phải xin lỗi vì che đậy ấu dâm’”, ký giả này bày tỏ sự ngỡ ngàng sau khi Giám mục Georg Bätzing tung ra một đòn tấn công trực tiếp nhắm vào Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16. Theo Georg Bätzing, Đức Bênêđíctô phải ngay lập tức xin lỗi về vai trò của mình trong vụ tai tiếng lạm dụng tính dục trong Giáo hội và nhận lỗi của mình trong việc che đậy các vụ việc.

Ông Georg Bätzing đã nói như trên với ZDF, đài truyền hình công cộng Đức.

Ông đã đưa ra tuyên bố này sau khi báo cáo về lạm dụng tình dục ở Tổng giáo phận Munich-Freising được công bố ngày 20 tháng Giêng cho thấy ít nhất 497 người đã bị lạm dụng trong tổng giáo phận Đức từ năm 1945 đến năm 2019.

Được biên soạn bởi công ty luật Westpfahl Spilker Wastl, nó được ủy quyền bởi Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich-Freising.

Báo cáo xác định 235 thủ phạm lạm dụng, bao gồm 173 linh mục, 9 phó tế, 5 nhân viên mục vụ, và 48 người trong các trường Công Giáo.

Báo cáo cho rằng Đức Tổng Giám Mục Joseph Ratizinger lúc bấy giờ đã có những sơ suất trong 3 trường hợp. Có một trường hợp thứ tư trong đó hành động của ngài đầu tiên bị đặt vấn đề, nhưng sau đó các nhà điều tra đã khẳng định ngài hành động đúng.

Bất chấp thực tế là báo cáo chỉ dám phàn nàn Đức Tổng Giám Mục Joseph Ratizinger 3 trường hợp trong tổng số 235 trường hợp, Bätzing chỉ tấn công một mình Đức Ratizinger mà không nhắc gì đến những người khác, kể cả Hồng Y Marx là người bị cáo buộc sai sót trong 2 trường hợp.

Bätzing cho biết trong cuộc phỏng vấn với ZDF rằng ông ta tin rằng vấn đề của Benedict trong suốt sứ vụ của mình là có những cố vấn không có tài, một nhận xét hết sức hàm hồ.

Bätzing kêu gọi Đức Bênêđíctô tránh xa các cố vấn của mình: “Tôi hy vọng rằng ông ta [Đức Bênêđíctô] sẽ loại bỏ các cố vấn của mình” và đưa ra một tuyên bố rõ ràng: “Tôi đã phạm sai lầm và xin được tha thứ”. Trừ phi Bätzing có thể đưa ra các bằng chứng xác đáng cho nhận xét này, tuyên bố của ông ta cho rằng Đức Bênêđíctô phải tránh xa các cố vấn là hàm hồ. Ngoài Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, và các nữ tu phụ giúp ngài trong cuộc sống hàng ngày, Đức Bênêđíctô được tin là không có cố vấn nào cả.

Đây không phải là lần đầu tiên Bätzing chỉ trích Đức Ratzinger. Một ngày sau khi báo cáo được công bố, ông ta đã nói rằng bây giờ hoàn toàn rõ ràng “hoàn toàn rõ ràng rằng Giáo hội đã hành xử thảm hại như thế nào,” bao gồm cả các nhà lãnh đạo Giáo Hội, “ngay cả một Giáo hoàng danh dự.”

“Tôi xấu hổ vì chúng ta đã có quá khứ như vậy và để thiết lập lại uy tín của mình, chúng ta phải… kiên quyết đối mặt với sự thật dù đau đớn đến đâu,” Bätzing nói.

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, gần 95 tuổi dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố sau khi ngài có thời gian để đọc bản báo cáo 1.900 trang, được cung cấp cho ngài vào ngày nó được công bố. Tuy nhiên, hơn 10 ngày sau khi bản báo cáo được đưa ra, Đức Bênêđíctô rất yếu vì đau buồn trước những tấn kích vô lý nhắm vào ngài chưa đưa ra được tuyên bố nào.

Sáu ngày sau khi báo cáo được công bố, Vatican đã công bố một bản tuyên bố do ông Andrea Tornielli, giám đốc biên tập của Bộ Truyền thông, trong đó ông bảo vệ thành tích của Đức Bênêđíctô XVI trong quyết tâm chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục trong Giáo Hội.

Vấn đề đối với Bätzing, và các Giám Mục cấp tiến Đức là họ xác tín rằng Giáo Hội cần phải được cải tổ bằng mọi giá, kể cả bằng các thủ đoạn chính trị. Thủ đoạn nổi bật nhất của họ là đem tai tiếng lạm dụng tính dục ra làm chiêu bài cho các cải cách cấp tiến.

Các thống kê khách quan chỉ ra rằng các vụ lạm dụng tính dục xảy ra ở mọi môi trường trong xã hội. Nạn lạm dụng tính dục xảy ra thường xuyên nhất là trong môi trường gia đình. Tội lỗi lạm dụng tình dục do hàng giáo sĩ gây ra không quá 1% trong tổng số các vụ lạm dụng. Xoáy mạnh vào tai tiếng lạm dụng tính dục, dùng nó như con ngáo ộp để thúc đẩy các chương trình nghị sự, họ đang gây ra tai tiếng rất lớn cho Giáo Hội.

Tội lỗi lạm dụng tính dục thì có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo? Hay có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan đến việc thay đổi giáo huấn về tính dục của Giáo Hội. Thực tế, tội lỗi lạm dụng tính dục chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu.

Tiến Trình Công Nghị ở Đức là một quá trình trong đó các giám mục và giáo dân tại quốc gia này tham gia để giải quyết các vấn đề như thực thi quyền lực, luân lý tình dục, chức tư tế và vai trò của phụ nữ trong Giáo hội.

Quá trình này bắt đầu vào ngày 1 tháng 12 năm 2019 và dự kiến kết thúc vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, trong cuộc họp cuối cùng tháng 10, phiên họp toàn thể của nó đã đột ngột kết thúc sau khi bỏ phiếu ủng hộ một văn bản tán thành việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính. Hơn một nửa các tham dự viên đã bỏ về khi thấy Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức yêu cầu thảo luận xem chức tư tế có cần thiết hay không. Chức tư tế là do chính Chúa Giêsu thiết lập trong bữa Tiệc Ly. Họ thấy rõ Bätzing đã đi quá xa khi dám chất vấn một quyết định của chính Chúa Giêsu chứ không phải của một vị Giáo Hoàng hay một Công Đồng. Thành thử, Bätzing phải kết thúc đột ngột phiên họp vì không đủ túc số cho các cuộc bỏ phiếu, và dời ngày kết thúc Tiến Trình Công Nghị đến ngày nào đó chưa xác định vào năm 2023 để cố đạt cho được chương trình nghị sự của mình.


Source:ilsismografo

2. 13 người hành hương Công Giáo chết trong vụ tai nạn đường cao tốc Mễ Tây Cơ

Một vụ tai nạn trên đường cao tốc ở Mễ Tây Cơ đã cướp đi sinh mạng của 13 người trong một cuộc hành hương khi chiếc xe chở khách của họ bị lật vào ngày 29 tháng Giêng, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đưa tin.

Những người hành hương đang trên đường đến thăm tượng Đức Mẹ La Candelaria ở San Juan de los Lagos thuộc bang Jalisco của Mễ Tây Cơ. Mười người cũng bị thương trong vụ tai nạn.

Hàng năm, hơn một triệu người đến miền trung Mễ Tây Cơ để chiêm ngưỡng bức tượng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được gắn liền với một phép lạ xảy ra vào năm 1623.

Theo truyền thống, khi con gái của người biểu diễn nhào lộn vô tình bị giết trong một chuyến đi lưu diễn, cha mẹ đau buồn đã đưa con gái của họ đến nhà nguyện của Đức Mẹ San Juan để chôn cất. Vợ của người trông coi nhà nguyện đã thúc giục họ cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria. Khi đứa trẻ đã chết được đặt bên bức tượng, cô ấy bắt đầu cựa quậy và thoát ra khỏi tấm vải liệm mà không hề hấn gì.

Lời lan truyền về phép lạ và lòng sùng kính đối với bức tượng ngày càng tăng và vẫn lan rộng khắp Mễ Tây Cơ và các vùng của Hoa Kỳ. Bức tượng được lưu giữ tại Tiểu Vương cung thánh đường San Juan de los Lagos. Vào cuối tháng Giêng, những người hành hương đến từ khắp nơi trong một tuần pháo hoa, âm nhạc và tôn kính.

Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ “bày tỏ tình đoàn kết trong lời cầu nguyện với thân nhân của các nạn nhân vụ lật xe tải chở khách cùng những người hành hương từ Toluca ở bang Mễ Tây Cơ đang trên đường đến viếng Đức Mẹ La Candelaria ở San Juan de los Lagos, bang Jalisco”.

Tuyên bố của các giám mục kết luận: “ Cầu xin Chúa của chúng ta là Thiên Chúa và Đức Mẹ Guadalupe, Đức Mẹ của chúng ta nâng đỡ anh chị em trong những thời điểm khó khăn này và ban cho anh chị em có thể sớm tìm được ơn an ủi”.


Source:Aleteia

3. Nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng sẽ sớm đến thăm Li Băng

Từ Beirut, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ “sớm thăm Li Băng”, nhật báo tiếng Pháp L'Orient le Jour đưa tin ngày 1 tháng 2.

Đức Tổng Giám Mục Gallagher, trụ cột của chính sách ngoại giao Vatican, đã đến Beirut hôm thứ Hai để thăm chính thức 5 ngày, để viếng thăm đất nước đang chìm trong khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị nghiêm trọng. Ngài đã gặp các cơ quan chính trị và tôn giáo cao nhất của đất nước.

Sau cuộc gặp với Tổng thống Michel Aoun vào ngày 1 tháng Hai, vị Giám Mục người Anh đã trả lời báo chí. “Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Li Băng, đó là những gì ngài đã nói với tôi trước chuyến thăm của tôi đến Beirut,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói nhưng không xác định ngày tháng.

Một chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Vùng đất của những cây cam tùng đã được Vatican xem xét nghiêm túc trong ít nhất một năm. Vào tháng 3 năm 2021, trên chuyến bay trở về sau chuyến tông du tới Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã hứa sẽ đến thăm đất nước đang gặp khủng hoảng này.

Vào tháng 6 năm 2021, Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã đề cập đến một chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, nếu một chính phủ mới được thành lập. Vài ngày sau tuyên bố này, một “hội nghị thượng đỉnh đại kết vì hòa bình ở Li Băng” đã được tổ chức tại Vatican.

Tháng 11 năm ngoái, vị Giáo Hoàng Á Căn Đình đã tiếp kiến tại Vatican chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Najib Mikati, người đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ Li Băng vài tuần trước đó.

Chuyến thăm cuối cùng của một vị giáo hoàng đến đất nước này là của Đức Bênêđíctô XVI vào tháng 9 năm 2012. Đức Gioan Phaolô II đã đến thăm vào năm 1997. Vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân đến Li Băng là Đức Phaolô Đệ Lục vào năm 1964; Ngài đang dừng chân để đến Ấn Độ và không rời khỏi sân bay quốc tế Beirut.

“Chúng tôi cầu nguyện rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến để nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc sống trong tình huynh đệ, cách duy nhất để đảm bảo sự tồn tại của các Kitô hữu và các cộng đồng khác ở đây,” Đức Cha Edouard Daher, Tổng Giám mục Công Giáo Hy Lạp-Melkite của Tripoli và Bắc Li Băng, nói với I.MEDIA vào tháng 3 năm 2021.
Source:Aleteia
 
Hi hữu: Sa tan xăm hình thánh giá lộn ngược lên vai nạn nhân. GH Hương Cảng dưới ách Tập
VietCatholic Media
16:44 04/02/2022


1. Một Linh mục ở Wichita bất ngờ được phán quyết vô tội

Một linh mục Công Giáo bị buộc tội lạm dụng tính dục trẻ em sẽ không bị buộc tội vì thời hiệu đã kết thúc, Thẩm phán Marc Bennett của Quận Sedgwick cho biết hôm thứ Tư.

Giáo phận Công Giáo Wichita đã yêu cầu Cha Michael Schemm tạm nghỉ hành chính vào tháng 11 năm ngoái sau khi nhận được một cáo buộc chống lại ngài, mặc dù, vị linh mục nhất quyết kêu oan.

Các cáo buộc được cho là xảy ra từ năm 1993 đến năm 1996, khi Cha Schemm coi sóc giáo xứ Thánh Elizabeth Ann Seton ở Wichita.

Thẩm Phán Bennett cho biết, đứa trẻ lúc đó ở trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi, năm nay là 40 tuổi.

Theo luật tiểu bang, thời hiệu hết hạn vào năm 2009, khi nạn nhân tố cáo bước sang tuổi 28.

Bennett cho biết quyết định của ông là một kết luận pháp lý và được đưa ra “không có bình luận hay kết luận nào” về các cáo buộc.
Source:Crux

2. Satan xăm hình thánh giá lộn ngược lên vai nạn nhân

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #120: Branded by Satan”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 120: Bị Satan đóng dấu”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Jason tỉnh dậy với một cây thánh giá lộn ngược, dài 4 inch, rất xấu xí, đốt sâu vào vai. Thật kỳ lạ, anh ấy nói rằng anh ấy không cảm thấy gì cả, chỉ là một chút nhột nhạt. Bốn ngày sau, nó nhanh chóng biến mất.

Jason đã khờ khạo yêu cầu Satan giúp cho mình thành công trong công việc kinh doanh và tài chính của mình. Nhiều năm sau, anh ăn năn và trở lại với Giáo Hội. Nhưng Satan đã không quên anh ta và bây giờ đang đòi anh ta. Vào ban đêm, Jason nghe thấy giọng nói của Satan trong đầu mình, “Mày thuộc về tao.”

Thập tự giá lộn ngược là một sự nhạo báng thập tự giá của Chúa Kitô. Sự xuất hiện của nó mà không gây đau đớn và không thể chữa lành nhanh chóng chứng thực nguồn gốc phi tự nhiên của nó. Giống như việc đóng dấu trên một con vật, Satan đang đòi quyền sở hữu.

Giữa các buổi trừ tà sử dụng Nghi thức trừ tà mới, Jason lặp lại lời thề rửa tội của mình. Anh ta từ bỏ Satan và mọi công việc của hắn. Tôi đã yêu cầu Jason nói thêm ba lần một cách rõ ràng, “Tôi thuộc về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi của tôi.”

Trong Nghi thức Rửa tội cho trẻ sơ sinh, vị linh mục cầu nguyện, “Cha thánh hóa con cho Chúa Kitô bởi dấu thánh giá” Khi vang lên những lời bí tích này, tôi cầu nguyện cho Jason, “Cha cầu xin sức mạnh của những chiếc chìa khóa của Thánh Phêrô và bằng quyền lực của Giáo hội, Cha phá bỏ mọi giao ước giữa anh và Kẻ ác. Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu hủy bỏ mọi quyền sở hữu của Sa-tan có thể đã có trên anh”. Tôi tuyên bố thánh hóa Jason cho Chúa Kitô là Cứu Chúa của chúng ta. Nhân danh thánh của Chúa Giêsu, tôi đã giải phóng anh ta.

Về cơ bản, một lễ trừ tà là phủ nhận lời tuyên bố quyền sở hữu của Sa-tan. Trong phép Rửa Tội, chúng ta được tuyên xưng là con cái Chúa, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Nghi thức Trừ tà là một sự đổi mới của bí tích rửa tội và một lần nữa giải phóng một linh hồn khỏi sự nắm bắt của Satan. Tôi đã thực hiện những kinh nghiệm này với một sự cảm kích và biết ơn sâu sắc hơn đối với bí tích rửa tội mà tất cả chúng ta nhận được và sức mạnh của nó để giải thoát chúng ta khỏi Ác quỷ.
Source:Catholic Exorcisms

3. “Người Cầm Lái Vĩ Đại” đánh bom Hương Cảng, và Giáo Hội cũng bị cháy

Tháng 10 tới đây thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục sẽ hết hạn. Thỏa thuận này có được gia hạn hay không trong bối cảnh Tập Cận Bình vừa được tặng danh hiệu “Người Cầm Lái Vĩ Đại”, và liên tục đưa ra các bước quyết liệt nhằm khống chế các tôn giáo tại Hoa Lục?

Sandro Magister, ký giả kỳ cựu về Vatican vừa có bài viết liên quan đến vấn đề này nhan đề “Il ‘Grande Timoniere’ bombarda Hong Kong e anche la Chiesa è sotto tiro”, nghĩa là “ ‘Người Cầm Lái Vĩ Đại’ đánh bom Hương Cảng, và Giáo Hội cũng bị cháy”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Tháng 10 tới đây, chúng ta sẽ chứng kiến sự hết hạn của thỏa thuận tạm thời và bí mật giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục, được ký vào ngày 22 tháng 9 năm 2018 và được gia hạn thêm hai năm vào năm 2020. Còn quá sớm để nói liệu nó có được xác nhận lại trong một hình thức ổn định hơn không. Tất nhiên, điều không còn là tạm thời nữa là quyền lực vượt trội của Tập Cận Bình, người kể từ tháng 12 đã được trao tặng danh hiệu mang tính biểu tượng cao nhất là danh xưng “Người Cầm Lái Vĩ Đại”, giống như Mao Trạch Đông trước đây.

Điều này ngụ ý rằng lập trường chính trị do ông Tập đưa ra phải được đón nhận vô điều kiện và lâu dài, với biên độ thương lượng rất hẹp nếu không muốn nói là không tồn tại đối với một phe đối lập vốn đã yếu như Vatican. Trên thực tế, trong việc lựa chọn các tân giám mục, sự thống trị của Trung Quốc đang áp đảo và ngoại lệ được đại diện bởi giáo phận Hương Cảng, được miễn trừ khỏi thỏa thuận năm 2018, cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Năm ngoái, Rôma đã bổ nhiệm giám mục cho Hương Cảng mà không cần thông qua bọn cầm quyền Trung Quốc. Nhưng một tháng trước khi vị tân giám mục được thánh hiến, Bắc Kinh đã thực hiện một bước đi báo trước sự thống trị gần như hoàn toàn của Trung Quốc không chỉ đối với vị Giám Mục Hương Cảng, đang trong tiến trình được sắc phong, mà còn đối với Giáo Hội Công Giáo sôi động hiện diện tại thuộc địa cũ của Anh.

Tân giám mục của Hương Cảng, Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ), 62 tuổi, một tu sĩ Dòng Tên, đã được tấn phong vào ngày 4 tháng 12. Trước đó, vào ngày 31 tháng 10, một cuộc họp chưa từng có đã diễn ra trong thành phố, ban đầu được giữ bí mật nhưng sau đó được hãng tin Reuters cho biết trong một phúc trình ngày 30 tháng 12.

Cuộc họp được bảo trợ bởi Văn phòng Liên lạc Chính phủ Trung ương của Bắc Kinh tại Hương Cảng, với sự giám sát từ đại lục của Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước.

Về phía Trung Quốc có ba giám mục và 15 linh mục và nam nữ tu sĩ của Giáo Hội quốc doanh được chính quyền Bắc Kinh công nhận. Về phía Hương Cảng có hai giám mục và 13 linh mục và nam nữ tu sĩ.

Trưởng phái đoàn Hương Cảng là Cha Phêrô Thái Huệ Văn (Choy Wai-man - 蔡蕙文), vị linh mục ngoan ngoãn mà chính quyền Trung Quốc rất vui khi được nhìn thấy đứng đầu giáo phận. Cha Stêphanô Châu, vị giám mục mới được chỉ định, chỉ tham gia cuộc họp một thời gian ngắn khi bắt đầu, trong khi sự kiện được khai mạc và bế mạc bởi Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon 湯漢), giám mục hiệu tòa của Hương Cảng và đang là Giám Quản Tông Tòa của giáo phận. Đương nhiên là vắng mặt vị Hồng Y chín mươi tuổi Giuse Trần Nhật Quân (陈日君, Zen Ze-kiun), biểu tượng cho sự phản đối bọn cầm quyền Trung Quốc và chỉ trích gay gắt thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh.

Các đại biểu từ đại lục nhấn mạnh rằng Hương Cảng cũng phải hoàn toàn nằm dưới chính sách của cái gọi là “sự Trung Quốc hóa” các tôn giáo, với sự phục tùng rõ rệt hơn của Giáo Hội Công Giáo đối với những đặc điểm riêng biệt của Trung Quốc, là những điều do Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc quy định.

“Trung Quốc hóa” các tôn giáo là nền tảng chính sách của họ Tập, là người mà chương trình nghị sự thực tế đã được những người tham gia cuộc họp biết rõ. Trong suốt cả ngày, không ai đề cập đến chủ tịch Trung Quốc, nhưng “ông Tập là con voi trong phòng”, một thành viên của phái đoàn Hương Cảng nói với Reuters. “Một số người trong chúng tôi coi ‘Trung Quốc hóa’ chỉ là mật mã cho ‘Tập Cận Bình hóa’”. Xin mở ngoặc để giải thích thêm cụm từ “con voi trong phòng”, tiếng Anh là “the elephant in the room”, được dùng trong thế giới nói tiếng Anh để chỉ một vấn đề, hay một nhân vật sờ sờ ra đó và có một tầm ảnh hưởng lớn nhưng người ta cố ý không đề cập đến.

Cuộc họp ở Hương Cảng hoàn toàn không phải là một sáng kiến đơn lẻ. Vào đầu tháng 12, ông Tập đã có bài phát biểu tại Bắc Kinh trong khuôn khổ “Hội nghị quốc gia về công việc liên quan đến các vấn đề tôn giáo”, trong đó ông nhắc lại rằng tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc đều phải phục tùng Đảng Cộng sản, là đảng có quyền “thiết lập đường lối cho hoạt động tôn giáo”, vì lợi ích của một “xã hội Trung Quốc hóa toàn diện”.

Nhưng trên hết, phải tính đến văn kiện cơ bản được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua ngày 11 tháng 11, với tiêu đề “Nghị quyết về những thành tựu chính và kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong một thế kỷ qua.”

Một nghị quyết như vậy là nghị quyết lần thứ ba trong toàn bộ lịch sử của cộng sản Trung Quốc. Lần thứ nhất là với Mao Trạch Đông năm 1945, lần thứ hai với Đặng Tiểu Bình năm 1981, và lần thứ ba, theo lệnh của Tập Cận Bình, liên quan đến những nghị quyết khác như một kiểu tổng hợp Hegel, với tham vọng kết hợp những gì tốt nhất mà Mao đã làm, những luận điểm, và những sửa sai bởi Đặng Tiểu Bình, hay những phản đề.

Trong phần thứ năm, nghị quyết chỉ trích hệ thống dân chủ Tây phương, được tạo thành từ chủ nghĩa hợp hiến, sự luân phiên của các chính phủ và sự phân chia quyền lực, một hệ thống mà nếu được thông qua được cho là “có thể dẫn đến sự hủy hoại của Trung Quốc”.

Nhưng đặc biệt, Tập từ chối “tự do tôn giáo kiểu Tây phương.” Ở Trung Quốc, “các tôn giáo phải được định hướng theo kiểu Trung Quốc” và liên tục chịu sự “chỉ đạo tích cực” của Đảng Cộng sản “để các tôn giáo thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa”.

Tại Vatican, họ đã khá quen thuộc với chính sách này và cố gắng thuần hóa nó như là “bổ sung” cho tầm nhìn của Công Giáo về “sự hội nhập văn hóa”. Vào tháng 5 năm 2019, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo “Hoàn Cầu Thời Báo” (Global Times, 环球时报), một cơ quan ngôn luận bằng tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nói rằng “sự hội nhập văn hóa” và “sự Trung Quốc hóa” cùng nhau “có thể mở ra những con đường cho đối thoại,” khi nhớ rằng “ý định được nhắc đi nhắc lại” của chính quyền Trung Quốc “không làm suy yếu bản chất và giáo lý của mỗi tôn giáo.”

Nhưng lời bào chữa sâu sắc nhất cho chính sách “Trung Quốc hóa” xuất hiện từ Vatican vẫn là bài báo đăng vào tháng 3 năm 2020 của nhà Trung Quốc học dòng Tên Benoit Vermander được đăng trên tạp chí “La Civiltà Cattolica” – “Văn Minh Kitô” - như mọi khi với sự chấp thuận trước của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Tác giả so sánh những người ngày nay phản đối “Trung Quốc hóa” – nêu đích danh Đức Hồng Y Quân và sau đó là giám đốc của “Asia News” Cha Bernardo Cervellera - với những người theo chủ nghĩa dị giáo Montanist và Donatist trong những thế kỷ đầu tiên, ngoan cố trong việc lên án những Kitô Hữu đã nhượng bộ các yêu cầu của Đế chế La Mã.

Vermander bảo vệ hoàn toàn cả thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Quốc vào tháng 9 năm 2018, lẫn thông điệp đính kèm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với người Công Giáo Trung Quốc, và hướng dẫn sau đó của Vatican về cách ghi danh với Giáo Hội chính thức.

Nhưng trên tất cả, ông nhấn mạnh điều mà ông coi là mặt tốt của “Trung Quốc hóa”: thực tế là “Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc tiếp tục chính thức bảo đảm quyền tự do tôn giáo”; chính quyền Trung Quốc áp dụng cách đối xử nhân từ hơn với người Công Giáo so với người theo các tôn giáo khác; năng lực thích ứng của thế hệ trẻ; lòng kiên nhẫn đã thấm nhuần trong những người Công Giáo Trung Quốc bởi tình yêu đối với đất nước của họ, “không tìm kiếm sự tử đạo bằng bất cứ giá nào”.

Để làm bằng chứng cho điều này, Vermander khơi dậy sức sống của một giáo xứ Thượng Hải mà anh ta biết, trong đó mọi thứ dường như đang diễn ra tốt nhất, mặc dù thực tế là “các linh mục phải thường xuyên tham gia 'các khóa đào tạo' do Văn phòng các vấn đề tôn giáo tổ chức.”

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tu sĩ Dòng Tên này không hề đề cập đến thực tế là giám mục Thượng Hải, Tađêô Mã Đại Thanh (Ma Daqin, 马达钦), đã bị quản thúc tại gia kể từ ngày được thụ phong vào năm 2012, chỉ vì đã rời khỏi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, là công cụ chính của chế độ nhằm thao túng Giáo Hội. Ngài thậm chí không thể nhận được sự khoan hồng qua hành động phục tùng công khai mà ngài đã cúi đầu khuất phục vào năm 2015, giữa tiếng vỗ tay - cũng vô ích - của tờ “Văn Minh Kitô”, gọi cử chỉ khuất phục ấy là một mô hình mẫu mực về “sự hòa giải giữa Giáo Hội ở Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc”.

Chưa kể đến sự im lặng hoàn toàn, kéo dài của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về điều này và về nhiều vết thương khác mà chế độ Tập gây ra cho người Công Giáo ở Trung Quốc và Hương Cảng, đã bị đàn áp nặng nề và bây giờ rất gần chung cuộc nằm hoàn toàn dưới sự thống trị. của “Người Cầm Lái Vĩ Đại” mới.


Source:magister.blogautore.espresso.repubblica.it