Phụng Vụ - Mục Vụ
Hạnh phúc thật
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:35 11/02/2019
Chúa Nhật VI THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 6,17-18.20-26
Sống trên đời giầu và nghèo là hai thái cực, hai giai cấp luôn đối chọi nhau.Tin Mừng của thánh luca hôm nay cho chunh1 ta hiểu thế nào là lời chúc, thế nào là lời nguyền rủa của Chúa. Hạnh phúc mà con người muốn đạt được ở trần gian này, chắc chắn không phải là cái gì mau qua, chóng tàn mà phải là sự bền lâu, vĩnh viễn..Tin Mừng mô tả các mối phúc để mời gọi người tín hữu chọn lựa.
Tin Mừng của thánh Luca hôm nay đưa ra bốn lời chúc phúc của Chúa Giêsu cho những kẻ nghèo đói, khóc than, bị khử trừ, bị sỉ vả và bốn lời nguyền rủa, chúc dữ cho những người giầu có ,no phỉ,vui cười, được nhiều người ở đời ca tụng, tán dương. Đây là những điều nghịch lý, phản đề, đối chọi,mời gọi người môn đệ Chúa phải biết phân định, chọn lựa vv…
Điều Chúa muốn hướng chúng ta và mọi người về những người xấu số, khổ cực, đói nghèo, những kẻ thấp cổ bé họng , đồng thời Ngài đem lại cho họ niềm hy vọng.Thực tế, Chúa không lên án những người giầu có vì họ có lắm tiền, nhiều của, Chúa không bần cùng hóa xã hội, nhưng Chúa chỉ lên án những người giầu có khi họ có tiền của mà không biết chia sẻ, dùng tiền của vung vít, bừa bãi mà không nghĩ đến những người nghèo, những người cơ cực trong xã hội. Chúa chỉ lên án người giầu khi họ dùng tiền, tài sản như vật cản đường không cho người khác đến với Chúa, và vào Nước Trời.
Tiền bạc, của cải, tài sản tự nó không phải những gì xấu xa, tội lỗi. Cách sử dụng tiên của sao cho phù hợp mới là điều quan trọng. Tiền của, vật chất có thể được dùng vò việc tốt và việc xấu. Điều quan trọng là biết chia sẻ và trao ban. Anh thanh niên giầu có trong Tin mừng là một điển hình cụ thể. Anh có thể thao Chúa, nhưng với điều kiện duy nhất là đừng bám víu, đừng ham của cải nữa mà về bán hết tài sản, phân chia cho những người nghèo khó và đi theo Đức Giêsu. Tự bản chất, giầu không phải là xấu.Nghèo cũng không phải là nhân đức.
Khốn cho người giầu có khi họ chỉ bo bo giữ của cho riêng mình, không biết xót thương, chia sẻ, trao ban. Họ thu tích của cải, tiền bạc vào kho, rồi đóng kín kho không biết mở ra để giúp người nghèo, giúp những công việc chung vv…Hạnh phúc đích thật là con người biết yêu thương, chia sẻ, quảng đại cho đi mà không đòi lại.
Vâng, người ta sinh ra ở đời là để được sống hạnh phúc. Cả cuộc sống trần gian của con người là tìm kiếm hạnh phúc. Con người có thể ở giữa cái họa và cái phúc. Nhưng họa là khi con người chỉ bo bo, nông cạn tìm điều phúc ngắn hạn, những thú vui mau qua ở trần gin. Hạnh phúc đích thực là chính Chúa mà con người phải tìm kiếm. Lúc con người đặt Chúa ưu tiên trong cuộc sống, lắng nghe tiếng Người và phục vụ, thực thi Lời Chúa trong cuộc sống.Chắc chắn, khi lắng nghe, cầu nguyện, xin ơn soi sáng thì các mối phúc của Chúa dạy là lời an ủi, khích lệ, động viên mạnh mẽ và đó cũng chính là lời thức tỉnh cho những ai bước trên hành trình theo Chúa, và giúp những ai biết xây dựng đời sống của mình trên những thực tại vĩnh viễn, trường cửu của Nước Thiên Chúa hơn là chỉ dựa vào những việc mau qua ở trần gian, ở thế giới này.Nói cách khác, con người phải biết cộng tác với Chúa để các mối phúc được hiện thực ngay nơi trần thế này, nhờ biết chia sẻ, trao ban tiền của cho tha nhân, đem lại hy vọng, niềm vui cho những kẻ khó nghèo, sầu khổ vv…
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con biết đem yêu thương và phụng sự Chúa nơi mọi người, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem thứ tha vào chốn lỗi lầm. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bốn mối phúc nói gì cho chúng ta ?
2.Bốn mối họa nói gì cho chúng ta ?
3.Hạnh phúc đích thực là gì ?
4.Ai ban cho chúng ta hạnh phúc đích thực ?
5.Chúng ta phải làm gì để các mối phúc của Chúa được thành tựu ở đời này ?
Lc 6,17-18.20-26
Sống trên đời giầu và nghèo là hai thái cực, hai giai cấp luôn đối chọi nhau.Tin Mừng của thánh luca hôm nay cho chunh1 ta hiểu thế nào là lời chúc, thế nào là lời nguyền rủa của Chúa. Hạnh phúc mà con người muốn đạt được ở trần gian này, chắc chắn không phải là cái gì mau qua, chóng tàn mà phải là sự bền lâu, vĩnh viễn..Tin Mừng mô tả các mối phúc để mời gọi người tín hữu chọn lựa.
Tin Mừng của thánh Luca hôm nay đưa ra bốn lời chúc phúc của Chúa Giêsu cho những kẻ nghèo đói, khóc than, bị khử trừ, bị sỉ vả và bốn lời nguyền rủa, chúc dữ cho những người giầu có ,no phỉ,vui cười, được nhiều người ở đời ca tụng, tán dương. Đây là những điều nghịch lý, phản đề, đối chọi,mời gọi người môn đệ Chúa phải biết phân định, chọn lựa vv…
Điều Chúa muốn hướng chúng ta và mọi người về những người xấu số, khổ cực, đói nghèo, những kẻ thấp cổ bé họng , đồng thời Ngài đem lại cho họ niềm hy vọng.Thực tế, Chúa không lên án những người giầu có vì họ có lắm tiền, nhiều của, Chúa không bần cùng hóa xã hội, nhưng Chúa chỉ lên án những người giầu có khi họ có tiền của mà không biết chia sẻ, dùng tiền của vung vít, bừa bãi mà không nghĩ đến những người nghèo, những người cơ cực trong xã hội. Chúa chỉ lên án người giầu khi họ dùng tiền, tài sản như vật cản đường không cho người khác đến với Chúa, và vào Nước Trời.
Tiền bạc, của cải, tài sản tự nó không phải những gì xấu xa, tội lỗi. Cách sử dụng tiên của sao cho phù hợp mới là điều quan trọng. Tiền của, vật chất có thể được dùng vò việc tốt và việc xấu. Điều quan trọng là biết chia sẻ và trao ban. Anh thanh niên giầu có trong Tin mừng là một điển hình cụ thể. Anh có thể thao Chúa, nhưng với điều kiện duy nhất là đừng bám víu, đừng ham của cải nữa mà về bán hết tài sản, phân chia cho những người nghèo khó và đi theo Đức Giêsu. Tự bản chất, giầu không phải là xấu.Nghèo cũng không phải là nhân đức.
Khốn cho người giầu có khi họ chỉ bo bo giữ của cho riêng mình, không biết xót thương, chia sẻ, trao ban. Họ thu tích của cải, tiền bạc vào kho, rồi đóng kín kho không biết mở ra để giúp người nghèo, giúp những công việc chung vv…Hạnh phúc đích thật là con người biết yêu thương, chia sẻ, quảng đại cho đi mà không đòi lại.
Vâng, người ta sinh ra ở đời là để được sống hạnh phúc. Cả cuộc sống trần gian của con người là tìm kiếm hạnh phúc. Con người có thể ở giữa cái họa và cái phúc. Nhưng họa là khi con người chỉ bo bo, nông cạn tìm điều phúc ngắn hạn, những thú vui mau qua ở trần gin. Hạnh phúc đích thực là chính Chúa mà con người phải tìm kiếm. Lúc con người đặt Chúa ưu tiên trong cuộc sống, lắng nghe tiếng Người và phục vụ, thực thi Lời Chúa trong cuộc sống.Chắc chắn, khi lắng nghe, cầu nguyện, xin ơn soi sáng thì các mối phúc của Chúa dạy là lời an ủi, khích lệ, động viên mạnh mẽ và đó cũng chính là lời thức tỉnh cho những ai bước trên hành trình theo Chúa, và giúp những ai biết xây dựng đời sống của mình trên những thực tại vĩnh viễn, trường cửu của Nước Thiên Chúa hơn là chỉ dựa vào những việc mau qua ở trần gian, ở thế giới này.Nói cách khác, con người phải biết cộng tác với Chúa để các mối phúc được hiện thực ngay nơi trần thế này, nhờ biết chia sẻ, trao ban tiền của cho tha nhân, đem lại hy vọng, niềm vui cho những kẻ khó nghèo, sầu khổ vv…
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con biết đem yêu thương và phụng sự Chúa nơi mọi người, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem thứ tha vào chốn lỗi lầm. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bốn mối phúc nói gì cho chúng ta ?
2.Bốn mối họa nói gì cho chúng ta ?
3.Hạnh phúc đích thực là gì ?
4.Ai ban cho chúng ta hạnh phúc đích thực ?
5.Chúng ta phải làm gì để các mối phúc của Chúa được thành tựu ở đời này ?
Phúc cho Anh Em là những kẻ nghèo khó
Lm Đan Vinh
06:41 11/02/2019
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN C
Gr 17,5-8 ; 1 Cr 15,12.16-20 ; Lc 6,17.20-26
HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 6,17.20-26
(17) Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông. Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đon đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. (20) Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. (21) Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. (22) Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. (23) Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa. Vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các Ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế. (24) Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. (25) Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than. (26) Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.
2. Ý CHÍNH: PHÚC CHO KẺ NGHÈO KHÓ
Bài Tin mừng Lu-ca hôm nay ghi lại bài giảng khai mạc của Đức Giê-su tương đương với Tám Mối Phúc Thật trong Tin mừng Mát-thêu. Nội dung được tóm lại như sau:
- BỐN LỜI CHÚC PHÚC (c 20-23) : Phúc cho những kẻ nghèo hèn, đói khát, ưu sầu và bị bách hại, vì bây giờ Chúa đến thiết lập Nước Thiên Chúa, họ sẽ được đền bù những thiệt thòi kia bằng ơn cứu độ và hạnh phúc đời đời
- BỐN LỜI THỞ THAN (c 24-26) : Đây là những lời cảnh báo và ngăm đe đối với những kẻ đang sống trong giàu có, được no đầy, vui cười và được ca tụng, vì những điều ấy sẽ không còn nữa khi Nước Thiên Chúa đến trong Ngày của Chúa. Bấy giờ kẻ giàu có sẽ hóa nên trắng tay, kẻ no nê sẽ phải chịu đói khát, kẻ vui cười sẽ phải chịu khổ đau, kẻ được vinh dự trước mặt người đời sẽ bị tước đọat tất cả.
3. CHÚ THÍCH:
- C 20-21: +Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó...: Nghèo khó ở đây là sự nghèo về tiền bạc vật chất, khác với Tin mừng Mát-thêu nói về sự nghèo khó trong tâm hồn. Nghèo khó còn được hiểu là sự bé mọn (x. Lc 10,21), khiêm nhường tự hạ (x. Lc 14,11), là thái độ không dựa vào thế lực của tiền bạc, mà chỉ biết tín thác vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. +Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói...: Sự đói khát và no thỏa ở đây cần hiểu theo chiều hướng cánh chung hay thế mạt. +đang phải khóc...: Người ta cần phải biết đón nhận đau khổ gặp phải hằng ngày trong mầu nhiệm tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
- C 22-23: +Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa: “Bị xóa tên như đồ xấu xa” nghĩa là bị bôi nhọ thanh danh. +Hãy vui mừng nhảy múa: vì Chúa đến sẽ thiết lập một Trời Mới Đất Mới (x. Kh 21,1), và sẽ đền bù cho những ai đang bị thiệt thòi bằng ơn cứu độ.
- C 24-26: +Khốn cho các ngươi...: Bốn lời tuyên bố nói đây song đối với bốn mối phúc ở trên. Đây không phải là những lời nguyền rủa, nhưng chỉ là sự xác nhận, than thở và ngăm đe, nhằm kêu gọi người ta ăn năn hối cải để thay đổi đời sống. +Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có: Lời kêu gọi người giàu có phải hồi tâm sám hối, vì không thể cùng lúc làm tôi hai chủ là Thiên Chúa và tiền bạc được (x. Lc 16,13). +Khốn cho các ngươi bây giờ đang được no nê, đang được vui cười: Đức Giê-su cảnh báo về một sự đảo ngược tình thế: No nê bây giờ, nếu không chịu chia sẻ cơm bánh cho người nghèo thì sau này chính mình sẽ bị đói khát! Vui cười hôm nay, cần phải đề phòng mai ngày sẽ phải khóc than! +Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng: Nếu kẻ nào chỉ lo tìm kiếm hư danh cho mình ở đời này, nếu không sống theo sự chân thật công chính, thì số phận sau này của họ sẽ phải chịu đau khổ nhục nhã mà bọn ngôn sứ đạo đức giả sẽ phải gánh chịu!
4. CÂU HỎI: Tại sao Đức Giê-su lại chúc phúc cho những kẻ nghèo khó tiền bạc, những kẻ đang chịu đói khát, khóc lóc sầu khổ và bị người đời thù ghét bách hại, là những điều không ai mong muốn và thường mang lại sự bất hạnh ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6,20).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐỐI CỦA TIỀN BẠC:
Một cuộc khảo sát do Đại Học PO-LY-TECH-NIC ở Hong Kong thực hiện phỏng vấn 2,000 người giúp việc Philippines ở Hong Kong và 300 ông bà chủ của họ. Kết quả là 92% người giúp việc Phi cảm thấy “hạnh phúc” hơn các ông bà chủ của họ.
- Tuy nhiên, khi hỏi nếu được hoán đổi vị trí xã hội để trở thành ông bà chủ, thì 100% các chị em ô-sin đều sẵn sàng hoán đổi, dù họ biết rất rõ là các người chủ của họ hàng ngày phải lo lắng đối phó với bao điều phức tạp như: Bị căng thẳng do áp lực của công việc kinh doanh, lúc nào cũng lo xem chỉ số chứng khoán lên xuống, nên không có giờ vui chơi giải trí hay giao tiếp với người thân, luôn phải suy nghĩ để cải tiến kỹ thuật giúp công ty tồn tại và phát triển...
- Ngược lại, khi hỏi các ông bà chủ có muốn hoán đổi vị trí để trở thành ô-sin không, thì 100% đều dứt khoát trả lời “không bao giờ”, dù trước đó họ vừa công nhận là những người giúp việc đang sống “hạnh phúc” hơn họ nhiều.
Như vậy tiền bạc tuy có giá trị vì là thành quả của tài trí khôn ngoan và lao động chăm chỉ. Nhưng giá trị của tiền bạc cũng chỉ là tương đối, dễ bị tiêu tan và không phải lúc nào cũng đem lại hạnh phúc… như tựa đề một cuốn phim: “Người giàu cũng khóc !”. Chính thái độ đối với tiền bạc mới là nguyên nhân làm cho người ta được hạnh phúc hay bị bất hạnh. Người nghèo tiền bạc vẫn có thể hạnh phúc nếu biết quan tâm chia sẻ cho tha nhân những gì mình đang có. Và người giàu cũng có thể bị bất hạnh nếu coi đồng tiền là ông chủ và tìm mọi cách để sở hữu nó càng nhiều càng tốt. Chính khi biết quên mình để lo tìm hạnh phúc cho tha nhân bằng việc chia cơm xẻ áo cho những người nghèo ở bên cạnh như lời Chúa dạy: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
2) CHIẾC QUẦN LÓT CỦA GÃ CHĂN CHIÊN HẠNH PHÚC:
Một ông vua kia có đủ mọi thứ của cải trên đời: Nào là cung điện nguy nga tráng lệ, vàng bạc chất đầy kho, ăn uống no say với đủ thứ cao lương mỹ vị, lại có cả một đoàn hầu thiếp mỹ nữ phục vụ ngày đêm... Thế mà nhà vua vẫn không cảm thấy được hạnh phúc. Vua ngày một bị buồn phiền không thiết đến việc ăn uống đến bị phát bệnh. Các thày thuốc giỏi trong triều đình ngày đêm chữa trị cho nhà vua nhưng tất cả đều bó tay. Cuối cùng một vị thần y đã được phát hiện và được cấp thời triệu vời vào hoàng cung chũa bệnh cho nhà vua. Sau khi thăm mạch, vị danh y cho biết Đức vua chỉ bị tâm bệnh, không cần dùng thuốc, mà chỉ cần mặc được chiếc quần lót của người nào thực sự hạnh phúc là bệnh sẽ lập tức khỏi ngay. Một đoàn thái y được sai đi khắp nơi để tìm kiếm con người hạnh phúc để lấy chiếc quần lót mang về trị bệnh cho nhà vua. Sau nhiều ngày tìm kiếm khắp nơi nhưng đoàn vẫn không sao tìm ra được người nào thực sự hạnh phúc, nên viên quan trưởng đoàn đành quyết định quay về triều chịu tội. Một hôm khi đi ngang qua một cánh đồng cỏ thì đột nhiên đoàn thái y nghe thấy có tiếng ca hát rất hồn nhiên vui vẻ. Lần theo tiếng hát thì đoàn thái y gặp một gã chăn chiên nằm dưới gốc cây đa và đang nghêu ngao ca hát. Khi được hỏi, gã chăn chiên cho biết dù luôn sống nghèo khó, nhưng lúc nào gã cũng thấy hạnh phúc. Đoàn người liền vui mừng hè nhau trói gã lại, lột chiếc áo khoác cũ kỹ gã đang mặc trên người để tìm lấy chiếc quần lót đem về cho nhà vua chữa bệnh. Thế nhưng thật bất ngờ: Gã chăn chiên này lại nghèo đến nỗi ngoài chiếc áo khoác sờn rách đang mặc, trên người gã chẳng còn bất kỳ thứ quần áo nào ngay cả một chiếc quần lót !
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ những người giàu sở hữu nhiều của cải mới được hạnh phúc. Vì thế, họ không thỏa mãn với số tài sản đang có, và luôn tìm mọi cách để của cải ngày một gia tăng. Đang khi thực ra hạnh phúc không hệ tại sở hữu nhiều tiền bạc của cải mà bắt nguồn từ sự bình an nội tâm như lời Chúa dạy: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời sẽ là của họ” (Mt 5,3).
3) KHI TIỀN VÀO NHÀ THÌ CHÚA ĐI RA:
Có một đôi vợ chồng tá điền kia làm công cho một ông lãnh chúa giàu có. Hai vợ chồng tuy nghèo nhưng rất có lòng đạo đức: Ngày nào cũng vậy, cả hai đều thức giấc khi gà vừa gáy sáng và dâng giây phút đầu ngày tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa. Trong ngày dù phải chịu vất vả làm việc nắng nôi, họ cũng không quên hát những bài thánh ca quen thuộc. Trước và sau bữa ăn đạm bạc, cả hai đều có những lời cầu nguyện sốt sắng. Ngày nào họ cũng đọc kinh tối: ăn năn sám hối tội lỗi và đọc 50 kinh Mân côi dâng kính Đức Mẹ rồi phó thác hồn xác cho Chúa trước khi nghỉ đêm. Tiếng lành về lòng đạo đức của đôi vợ chồng tá điền đã đến tai ông lãnh chúa. Ông ta quyết định thử để biết nếu đôi vợ chồng này giàu lên thì họ có còn giữ được lòng đạo đức như hiện tại hay không ?
Một hôm chờ lúc đêm khuya ông lãnh chúa sai đầy tớ bí mật mang một hòm tiền đựng 100 đồng vàng đến để trước cửa nhà của đôi vợ chồng tá điền rồi quan sát động tĩnh. Hôm ấy khi nghe tiếng gà gáy sáng, theo lệ thường hai vợ chồng bác nông dân liền thức dậy đọc kinh râm ran rồi ăn sáng qua loa trước khi ra đồng làm việc. Chợt anh chồng phát hiện ra một chiếc hòm rất đẹp nằm ngay trước cửa nhà. Anh liền gọi vợ ra khiêng vào nhà. Cả hai rất đỗi ngạc nhiên khi mở hòm ra đếm được tới 100 đồng tiền vàng, một tài sản lớn lao mà không bao giờ hai người dám mơ ước. Thế là họ không đi làm như mọi khi mà ở nhà bàn nhau cách cất giấu hòm tiền vàng. Họ hết đào góc nhà lên chôn hòm tiền vàng xuống, rồi lại moi lên mang cất giấu chỗ khác trong nhà vì không yên tâm. Buổi trưa hôm ấy họ không cảm thấy đói và bỏ ăn luôn cả bữa chiều. Đến tối họ cũng không còn đọc kinh râm ran như mọi khi và lúc nào cũng thắc mắc hòm tiền kia của ai và lý do tại sao xuất hiện trước cửa nhà mình. Ba ngày sau, do ăn uống thất thường và tâm trạng quá lo lắng, nên sức khỏe suy kiệt và cả hai vợ chồng đều nằm liệt giường với chiếc hòm tiền được cất giấu ngay dưới gầm giường.
Tất cả thái độ và cách ứng xử của đôi vợ chồng đều được gia nhân báo cáo cho ông lãnh chúa nên ba ngày sau, ông liền đến nhà đôi vợ chồng tá điền thăm hỏi và báo tin nhà ông bị trộm mất một hòm tiền vàng. Lúc đầu cả hai vợ chồng đều chối, nhưng một phần vì sợ bị đi tù và phần khác biết không thể tiếp tục dấu được mãi, nên hai vợ chồng đành phải thành thật khai báo đã cất giữ hòm tiền vàng ra sao và xin được hoàn lại chủ cũ để tránh sự tù tội. Từ ngày đó, do không còn lo lắng về tiền của bất minh nên hai vợ chồng bác nông dân đã dần dần bình tâm trở lại và tiếp tục thói quen cầu nguyện chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa như trước. Từ nay họ bằng lòng với hòan cảnh hiện tại và đã rút ra bài học này: “Khi tiền vào nhà thì Chúa đi ra!”.
3. THẢO LUẬN: Mỗi người chúng ta phải làm gì để góp phần xóa đói giảm nghèo, thăng tiến và phát triển con người ngay từ trong gia đình ra đến môi trường xã hội ta đang sống ?
4. SUY NIỆM:
1) Con người sinh ra là để được sống hạnh phúc: Cuộc đời mỗi người là một cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Người đời thường coi hạnh phúc bắt nguồn từ sự giàu sang phú quý, có danh thơm tiếng tốt và quyền cao chức trọng... Thế nhưng Đức Giê-su lại chúc phúc cho những kẻ nghèo khó! Thế nhưng Người không đề cao sự bần cùng, vì “bần cùng sinh đạo tặc!”.
2) Đức Giê-su đã thực hiện các mối phúc: Người đã làm nghề thợ mộc vất vả để kiếm sống; Người đã bị rơi vào vảnh đói khát sau khi ăn chay 40 ngày. Người đã nhỏ lệ khóc thương bạn thân là anh La-da-rô mới chết; Trong cuộc khổ nạn, Người chấp nhận mọi đau khổ, xỉ nhục, đòn vọt và chịu đóng đinh chân tay vào thập giá... Nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người vẫn luôn hạnh phúc vì đã bỏ đi ý riêng để vâng theo thánh ý Chúa Cha...
3) Đức Giê-su đến để xóa bỏ các đau khổ bất công: nhân loại đang giàu có đã trở nên nghèo khó, đang sung sướng hạnh phúc lại phải chịu đau khổ bệnh tật và còn phải chết là do tội lỗi đã phạm, bắt đầu từ tội tổ tông truyền và sau đó là tội của tất cả mọi người. Đức Giê-su đến để chia sẻ thân phận nghèo khó ấy để mở ra con đường cứu độ giúp loài người chúng ta lại được ơn nghĩa với Thiên Chúa như thánh Phao-lô đã dạy: “Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã hóa nên nghèo khó vì anh em, để lấy sự nghèo khó của mình mà làm cho anh em nên giàu có” (x. 2 Cr 8,9). Người đến ban ơn cứu độ bằng việc: xua trừ ma quỷ, tha thứ tội nhân, mở mắt người mù, mở tai kẻ điếc, cho kẻ què được đi, người câm nói được, phục sinh kẻ chết, mở xiềng xích cho các tù nhân và công bố Năm Hồng Ân của Thiên Chúa (x Lc 4,18-21).
4) Chúng ta phải làm gì ? Hôm nay Đức Giê-su muốn các tín hữu chúng ta tiếp tục sứ mệnh cứu độ bằng cách thay Người thăm viếng chia sẻ tiền bạc cho những bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, những trẻ em đường phố ... Người muốn chúng ta cộng tác với những người thiện chí để xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ các tệ nạn xã hội như: mê tín, mù chữ, sì-ke ma túy, đĩ điếm..., tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, sản xuất nhiều của cải phục vụ xã hội... Người muốn chúng ta sống có nhân cách: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Tóm lại, Đức Giê-su đã tự nguyện sống khó nghèo, để nêu gương chịu đựng gian khổ và góp phần biến đổi thế giới đau khổ hiện tại nên Trời Mới Đất Mới như sách Khải huyền đã tiên báo: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,4).
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sao Chúa lại sinh ra trong thân phận người nghèo? Đói nghèo cực khổ lắm như Chúa đã quá biết : Vừa bị túng thiếu đói khát lại vừa phải sống vất vả nhọc nhằn, và còn bị người khác khinh dể. Thật là thiệt thòi đủ thứ! Chúa chọn sống nghèo như thế làm chi ? Nếu không phải là Chúa, thì thế nào người ta cũng sẽ chê cười và coi Chúa là kẻ khờ dại dở hơi thôi!
- LẠY CHÚA. Chúa đã chúc phúc cho người nghèo không phải để họ tiếp tục sống trong sự bần cùng nghèo khổ. Sứ mệnh của Chúa đến là để thiết lập Nước Trời, một “Trời Mới Đất Mới” công bình và hạnh phúc. Trong đó mọi người yêu thương nhau và chia sẻ tình thương cho nhau. Chúa đến nhằm tái lập “công lý và hòa bình”, để cất đi những sự thiệt thòi bất công mà người nghèo phải gánh chịu. Xin cho chúng con ý thức trách nhiệm của mình là phải sống vị tha, quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất cho người nghèo và làm cho xã hội chúng con đang sống ngày một ấm no hạnh phúc hơn và công bình nhân ái hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Gr 17,5-8 ; 1 Cr 15,12.16-20 ; Lc 6,17.20-26
HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 6,17.20-26
(17) Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông. Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đon đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. (20) Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. (21) Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. (22) Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. (23) Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa. Vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các Ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế. (24) Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. (25) Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than. (26) Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.
2. Ý CHÍNH: PHÚC CHO KẺ NGHÈO KHÓ
Bài Tin mừng Lu-ca hôm nay ghi lại bài giảng khai mạc của Đức Giê-su tương đương với Tám Mối Phúc Thật trong Tin mừng Mát-thêu. Nội dung được tóm lại như sau:
- BỐN LỜI CHÚC PHÚC (c 20-23) : Phúc cho những kẻ nghèo hèn, đói khát, ưu sầu và bị bách hại, vì bây giờ Chúa đến thiết lập Nước Thiên Chúa, họ sẽ được đền bù những thiệt thòi kia bằng ơn cứu độ và hạnh phúc đời đời
- BỐN LỜI THỞ THAN (c 24-26) : Đây là những lời cảnh báo và ngăm đe đối với những kẻ đang sống trong giàu có, được no đầy, vui cười và được ca tụng, vì những điều ấy sẽ không còn nữa khi Nước Thiên Chúa đến trong Ngày của Chúa. Bấy giờ kẻ giàu có sẽ hóa nên trắng tay, kẻ no nê sẽ phải chịu đói khát, kẻ vui cười sẽ phải chịu khổ đau, kẻ được vinh dự trước mặt người đời sẽ bị tước đọat tất cả.
3. CHÚ THÍCH:
- C 20-21: +Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó...: Nghèo khó ở đây là sự nghèo về tiền bạc vật chất, khác với Tin mừng Mát-thêu nói về sự nghèo khó trong tâm hồn. Nghèo khó còn được hiểu là sự bé mọn (x. Lc 10,21), khiêm nhường tự hạ (x. Lc 14,11), là thái độ không dựa vào thế lực của tiền bạc, mà chỉ biết tín thác vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. +Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói...: Sự đói khát và no thỏa ở đây cần hiểu theo chiều hướng cánh chung hay thế mạt. +đang phải khóc...: Người ta cần phải biết đón nhận đau khổ gặp phải hằng ngày trong mầu nhiệm tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
- C 22-23: +Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa: “Bị xóa tên như đồ xấu xa” nghĩa là bị bôi nhọ thanh danh. +Hãy vui mừng nhảy múa: vì Chúa đến sẽ thiết lập một Trời Mới Đất Mới (x. Kh 21,1), và sẽ đền bù cho những ai đang bị thiệt thòi bằng ơn cứu độ.
- C 24-26: +Khốn cho các ngươi...: Bốn lời tuyên bố nói đây song đối với bốn mối phúc ở trên. Đây không phải là những lời nguyền rủa, nhưng chỉ là sự xác nhận, than thở và ngăm đe, nhằm kêu gọi người ta ăn năn hối cải để thay đổi đời sống. +Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có: Lời kêu gọi người giàu có phải hồi tâm sám hối, vì không thể cùng lúc làm tôi hai chủ là Thiên Chúa và tiền bạc được (x. Lc 16,13). +Khốn cho các ngươi bây giờ đang được no nê, đang được vui cười: Đức Giê-su cảnh báo về một sự đảo ngược tình thế: No nê bây giờ, nếu không chịu chia sẻ cơm bánh cho người nghèo thì sau này chính mình sẽ bị đói khát! Vui cười hôm nay, cần phải đề phòng mai ngày sẽ phải khóc than! +Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng: Nếu kẻ nào chỉ lo tìm kiếm hư danh cho mình ở đời này, nếu không sống theo sự chân thật công chính, thì số phận sau này của họ sẽ phải chịu đau khổ nhục nhã mà bọn ngôn sứ đạo đức giả sẽ phải gánh chịu!
4. CÂU HỎI: Tại sao Đức Giê-su lại chúc phúc cho những kẻ nghèo khó tiền bạc, những kẻ đang chịu đói khát, khóc lóc sầu khổ và bị người đời thù ghét bách hại, là những điều không ai mong muốn và thường mang lại sự bất hạnh ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6,20).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐỐI CỦA TIỀN BẠC:
Một cuộc khảo sát do Đại Học PO-LY-TECH-NIC ở Hong Kong thực hiện phỏng vấn 2,000 người giúp việc Philippines ở Hong Kong và 300 ông bà chủ của họ. Kết quả là 92% người giúp việc Phi cảm thấy “hạnh phúc” hơn các ông bà chủ của họ.
- Tuy nhiên, khi hỏi nếu được hoán đổi vị trí xã hội để trở thành ông bà chủ, thì 100% các chị em ô-sin đều sẵn sàng hoán đổi, dù họ biết rất rõ là các người chủ của họ hàng ngày phải lo lắng đối phó với bao điều phức tạp như: Bị căng thẳng do áp lực của công việc kinh doanh, lúc nào cũng lo xem chỉ số chứng khoán lên xuống, nên không có giờ vui chơi giải trí hay giao tiếp với người thân, luôn phải suy nghĩ để cải tiến kỹ thuật giúp công ty tồn tại và phát triển...
- Ngược lại, khi hỏi các ông bà chủ có muốn hoán đổi vị trí để trở thành ô-sin không, thì 100% đều dứt khoát trả lời “không bao giờ”, dù trước đó họ vừa công nhận là những người giúp việc đang sống “hạnh phúc” hơn họ nhiều.
Như vậy tiền bạc tuy có giá trị vì là thành quả của tài trí khôn ngoan và lao động chăm chỉ. Nhưng giá trị của tiền bạc cũng chỉ là tương đối, dễ bị tiêu tan và không phải lúc nào cũng đem lại hạnh phúc… như tựa đề một cuốn phim: “Người giàu cũng khóc !”. Chính thái độ đối với tiền bạc mới là nguyên nhân làm cho người ta được hạnh phúc hay bị bất hạnh. Người nghèo tiền bạc vẫn có thể hạnh phúc nếu biết quan tâm chia sẻ cho tha nhân những gì mình đang có. Và người giàu cũng có thể bị bất hạnh nếu coi đồng tiền là ông chủ và tìm mọi cách để sở hữu nó càng nhiều càng tốt. Chính khi biết quên mình để lo tìm hạnh phúc cho tha nhân bằng việc chia cơm xẻ áo cho những người nghèo ở bên cạnh như lời Chúa dạy: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
2) CHIẾC QUẦN LÓT CỦA GÃ CHĂN CHIÊN HẠNH PHÚC:
Một ông vua kia có đủ mọi thứ của cải trên đời: Nào là cung điện nguy nga tráng lệ, vàng bạc chất đầy kho, ăn uống no say với đủ thứ cao lương mỹ vị, lại có cả một đoàn hầu thiếp mỹ nữ phục vụ ngày đêm... Thế mà nhà vua vẫn không cảm thấy được hạnh phúc. Vua ngày một bị buồn phiền không thiết đến việc ăn uống đến bị phát bệnh. Các thày thuốc giỏi trong triều đình ngày đêm chữa trị cho nhà vua nhưng tất cả đều bó tay. Cuối cùng một vị thần y đã được phát hiện và được cấp thời triệu vời vào hoàng cung chũa bệnh cho nhà vua. Sau khi thăm mạch, vị danh y cho biết Đức vua chỉ bị tâm bệnh, không cần dùng thuốc, mà chỉ cần mặc được chiếc quần lót của người nào thực sự hạnh phúc là bệnh sẽ lập tức khỏi ngay. Một đoàn thái y được sai đi khắp nơi để tìm kiếm con người hạnh phúc để lấy chiếc quần lót mang về trị bệnh cho nhà vua. Sau nhiều ngày tìm kiếm khắp nơi nhưng đoàn vẫn không sao tìm ra được người nào thực sự hạnh phúc, nên viên quan trưởng đoàn đành quyết định quay về triều chịu tội. Một hôm khi đi ngang qua một cánh đồng cỏ thì đột nhiên đoàn thái y nghe thấy có tiếng ca hát rất hồn nhiên vui vẻ. Lần theo tiếng hát thì đoàn thái y gặp một gã chăn chiên nằm dưới gốc cây đa và đang nghêu ngao ca hát. Khi được hỏi, gã chăn chiên cho biết dù luôn sống nghèo khó, nhưng lúc nào gã cũng thấy hạnh phúc. Đoàn người liền vui mừng hè nhau trói gã lại, lột chiếc áo khoác cũ kỹ gã đang mặc trên người để tìm lấy chiếc quần lót đem về cho nhà vua chữa bệnh. Thế nhưng thật bất ngờ: Gã chăn chiên này lại nghèo đến nỗi ngoài chiếc áo khoác sờn rách đang mặc, trên người gã chẳng còn bất kỳ thứ quần áo nào ngay cả một chiếc quần lót !
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ những người giàu sở hữu nhiều của cải mới được hạnh phúc. Vì thế, họ không thỏa mãn với số tài sản đang có, và luôn tìm mọi cách để của cải ngày một gia tăng. Đang khi thực ra hạnh phúc không hệ tại sở hữu nhiều tiền bạc của cải mà bắt nguồn từ sự bình an nội tâm như lời Chúa dạy: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời sẽ là của họ” (Mt 5,3).
3) KHI TIỀN VÀO NHÀ THÌ CHÚA ĐI RA:
Có một đôi vợ chồng tá điền kia làm công cho một ông lãnh chúa giàu có. Hai vợ chồng tuy nghèo nhưng rất có lòng đạo đức: Ngày nào cũng vậy, cả hai đều thức giấc khi gà vừa gáy sáng và dâng giây phút đầu ngày tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa. Trong ngày dù phải chịu vất vả làm việc nắng nôi, họ cũng không quên hát những bài thánh ca quen thuộc. Trước và sau bữa ăn đạm bạc, cả hai đều có những lời cầu nguyện sốt sắng. Ngày nào họ cũng đọc kinh tối: ăn năn sám hối tội lỗi và đọc 50 kinh Mân côi dâng kính Đức Mẹ rồi phó thác hồn xác cho Chúa trước khi nghỉ đêm. Tiếng lành về lòng đạo đức của đôi vợ chồng tá điền đã đến tai ông lãnh chúa. Ông ta quyết định thử để biết nếu đôi vợ chồng này giàu lên thì họ có còn giữ được lòng đạo đức như hiện tại hay không ?
Một hôm chờ lúc đêm khuya ông lãnh chúa sai đầy tớ bí mật mang một hòm tiền đựng 100 đồng vàng đến để trước cửa nhà của đôi vợ chồng tá điền rồi quan sát động tĩnh. Hôm ấy khi nghe tiếng gà gáy sáng, theo lệ thường hai vợ chồng bác nông dân liền thức dậy đọc kinh râm ran rồi ăn sáng qua loa trước khi ra đồng làm việc. Chợt anh chồng phát hiện ra một chiếc hòm rất đẹp nằm ngay trước cửa nhà. Anh liền gọi vợ ra khiêng vào nhà. Cả hai rất đỗi ngạc nhiên khi mở hòm ra đếm được tới 100 đồng tiền vàng, một tài sản lớn lao mà không bao giờ hai người dám mơ ước. Thế là họ không đi làm như mọi khi mà ở nhà bàn nhau cách cất giấu hòm tiền vàng. Họ hết đào góc nhà lên chôn hòm tiền vàng xuống, rồi lại moi lên mang cất giấu chỗ khác trong nhà vì không yên tâm. Buổi trưa hôm ấy họ không cảm thấy đói và bỏ ăn luôn cả bữa chiều. Đến tối họ cũng không còn đọc kinh râm ran như mọi khi và lúc nào cũng thắc mắc hòm tiền kia của ai và lý do tại sao xuất hiện trước cửa nhà mình. Ba ngày sau, do ăn uống thất thường và tâm trạng quá lo lắng, nên sức khỏe suy kiệt và cả hai vợ chồng đều nằm liệt giường với chiếc hòm tiền được cất giấu ngay dưới gầm giường.
Tất cả thái độ và cách ứng xử của đôi vợ chồng đều được gia nhân báo cáo cho ông lãnh chúa nên ba ngày sau, ông liền đến nhà đôi vợ chồng tá điền thăm hỏi và báo tin nhà ông bị trộm mất một hòm tiền vàng. Lúc đầu cả hai vợ chồng đều chối, nhưng một phần vì sợ bị đi tù và phần khác biết không thể tiếp tục dấu được mãi, nên hai vợ chồng đành phải thành thật khai báo đã cất giữ hòm tiền vàng ra sao và xin được hoàn lại chủ cũ để tránh sự tù tội. Từ ngày đó, do không còn lo lắng về tiền của bất minh nên hai vợ chồng bác nông dân đã dần dần bình tâm trở lại và tiếp tục thói quen cầu nguyện chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa như trước. Từ nay họ bằng lòng với hòan cảnh hiện tại và đã rút ra bài học này: “Khi tiền vào nhà thì Chúa đi ra!”.
3. THẢO LUẬN: Mỗi người chúng ta phải làm gì để góp phần xóa đói giảm nghèo, thăng tiến và phát triển con người ngay từ trong gia đình ra đến môi trường xã hội ta đang sống ?
4. SUY NIỆM:
1) Con người sinh ra là để được sống hạnh phúc: Cuộc đời mỗi người là một cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Người đời thường coi hạnh phúc bắt nguồn từ sự giàu sang phú quý, có danh thơm tiếng tốt và quyền cao chức trọng... Thế nhưng Đức Giê-su lại chúc phúc cho những kẻ nghèo khó! Thế nhưng Người không đề cao sự bần cùng, vì “bần cùng sinh đạo tặc!”.
2) Đức Giê-su đã thực hiện các mối phúc: Người đã làm nghề thợ mộc vất vả để kiếm sống; Người đã bị rơi vào vảnh đói khát sau khi ăn chay 40 ngày. Người đã nhỏ lệ khóc thương bạn thân là anh La-da-rô mới chết; Trong cuộc khổ nạn, Người chấp nhận mọi đau khổ, xỉ nhục, đòn vọt và chịu đóng đinh chân tay vào thập giá... Nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người vẫn luôn hạnh phúc vì đã bỏ đi ý riêng để vâng theo thánh ý Chúa Cha...
3) Đức Giê-su đến để xóa bỏ các đau khổ bất công: nhân loại đang giàu có đã trở nên nghèo khó, đang sung sướng hạnh phúc lại phải chịu đau khổ bệnh tật và còn phải chết là do tội lỗi đã phạm, bắt đầu từ tội tổ tông truyền và sau đó là tội của tất cả mọi người. Đức Giê-su đến để chia sẻ thân phận nghèo khó ấy để mở ra con đường cứu độ giúp loài người chúng ta lại được ơn nghĩa với Thiên Chúa như thánh Phao-lô đã dạy: “Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã hóa nên nghèo khó vì anh em, để lấy sự nghèo khó của mình mà làm cho anh em nên giàu có” (x. 2 Cr 8,9). Người đến ban ơn cứu độ bằng việc: xua trừ ma quỷ, tha thứ tội nhân, mở mắt người mù, mở tai kẻ điếc, cho kẻ què được đi, người câm nói được, phục sinh kẻ chết, mở xiềng xích cho các tù nhân và công bố Năm Hồng Ân của Thiên Chúa (x Lc 4,18-21).
4) Chúng ta phải làm gì ? Hôm nay Đức Giê-su muốn các tín hữu chúng ta tiếp tục sứ mệnh cứu độ bằng cách thay Người thăm viếng chia sẻ tiền bạc cho những bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, những trẻ em đường phố ... Người muốn chúng ta cộng tác với những người thiện chí để xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ các tệ nạn xã hội như: mê tín, mù chữ, sì-ke ma túy, đĩ điếm..., tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, sản xuất nhiều của cải phục vụ xã hội... Người muốn chúng ta sống có nhân cách: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Tóm lại, Đức Giê-su đã tự nguyện sống khó nghèo, để nêu gương chịu đựng gian khổ và góp phần biến đổi thế giới đau khổ hiện tại nên Trời Mới Đất Mới như sách Khải huyền đã tiên báo: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,4).
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sao Chúa lại sinh ra trong thân phận người nghèo? Đói nghèo cực khổ lắm như Chúa đã quá biết : Vừa bị túng thiếu đói khát lại vừa phải sống vất vả nhọc nhằn, và còn bị người khác khinh dể. Thật là thiệt thòi đủ thứ! Chúa chọn sống nghèo như thế làm chi ? Nếu không phải là Chúa, thì thế nào người ta cũng sẽ chê cười và coi Chúa là kẻ khờ dại dở hơi thôi!
- LẠY CHÚA. Chúa đã chúc phúc cho người nghèo không phải để họ tiếp tục sống trong sự bần cùng nghèo khổ. Sứ mệnh của Chúa đến là để thiết lập Nước Trời, một “Trời Mới Đất Mới” công bình và hạnh phúc. Trong đó mọi người yêu thương nhau và chia sẻ tình thương cho nhau. Chúa đến nhằm tái lập “công lý và hòa bình”, để cất đi những sự thiệt thòi bất công mà người nghèo phải gánh chịu. Xin cho chúng con ý thức trách nhiệm của mình là phải sống vị tha, quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất cho người nghèo và làm cho xã hội chúng con đang sống ngày một ấm no hạnh phúc hơn và công bình nhân ái hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhận định của Sandro Magister về Tuyên Ngôn Đức Tin của Đức Hồng Y Müller
Anthony Nguyễn
00:02 11/02/2019
Trong bài Dal cardinale Müller un “Manifesto della fede” per la Chiesa d’oggi - “Tuyên Ngôn Đức Tin cho Giáo Hội ngày nay từ Hồng Y Müller”, đăng trên tờ L’Esspresso ở Ý hôm 9 tháng Hai, ký giả Sandro Magister có bài nhận định sau:
“Credo del Popolo di Dio” – “Kinh Tin Kính dành cho dân Chúa” – của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục được công bố vào năm 1968 có thể coi là tiền thân của “Manifesto della fede” – “Tuyên Ngôn Đức Tin” – mà Đức Hồng Y Müller vừa công bố ngày hôm nay trên toàn thế giới.
Vào thời điểm đó, cũng như bây giờ, Giáo hội đang ở trong một cơn bão tố và chính đức tin của Giáo hội đang bị dao động mạnh. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cảm thấy bổn phận của mình là tái khẳng định các trụ cột của đạo lý Giáo hội. Hôm nay, người đưa ra chứng từ công khai về đức tin này là một vị Hồng Y, người đã từng là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 2012 đến 2017.
Đức Hồng Y Müller quyết định thực hiện bước này trước sự thúc đẩy từ các yêu cầu của “nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Công Giáo”, đang lo ngại về “sự hoang mang ngày càng lan rộng trong giáo huấn về đức tin”.
Nếu như Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã dùng Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicê làm khung cho “Credo del Popolo di Dio” thì Đức Hồng Y Müller đã phác thảo bản “Manifesto della fede” của ngài trên Sách Giáo Lý Công Giáo với đầy các con số trong ngoặc đơn để người đọc tham chiếu văn bản được đề cập đến.
Ngay từ đầu, Giáo hội đã thấy mình bị đặt vào giữa những thử thách tận nền tảng của đức tin, như Tông đồ Phaolô đã viết cho Ti-mô-thêô (2 Tm 4: 3-5): “sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh.”
Với Tuyên Ngôn này, Đức Hồng Y Müller đã thực hiện trách vụ Thánh Phaolô ủy thác cho đồ đệ của mình.
Source:L’Esspresso Dal cardinale Müller un “Manifesto della fede” per la Chiesa d’oggi
“Credo del Popolo di Dio” – “Kinh Tin Kính dành cho dân Chúa” – của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục được công bố vào năm 1968 có thể coi là tiền thân của “Manifesto della fede” – “Tuyên Ngôn Đức Tin” – mà Đức Hồng Y Müller vừa công bố ngày hôm nay trên toàn thế giới.
Vào thời điểm đó, cũng như bây giờ, Giáo hội đang ở trong một cơn bão tố và chính đức tin của Giáo hội đang bị dao động mạnh. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cảm thấy bổn phận của mình là tái khẳng định các trụ cột của đạo lý Giáo hội. Hôm nay, người đưa ra chứng từ công khai về đức tin này là một vị Hồng Y, người đã từng là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 2012 đến 2017.
Đức Hồng Y Müller quyết định thực hiện bước này trước sự thúc đẩy từ các yêu cầu của “nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Công Giáo”, đang lo ngại về “sự hoang mang ngày càng lan rộng trong giáo huấn về đức tin”.
Nếu như Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã dùng Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicê làm khung cho “Credo del Popolo di Dio” thì Đức Hồng Y Müller đã phác thảo bản “Manifesto della fede” của ngài trên Sách Giáo Lý Công Giáo với đầy các con số trong ngoặc đơn để người đọc tham chiếu văn bản được đề cập đến.
Ngay từ đầu, Giáo hội đã thấy mình bị đặt vào giữa những thử thách tận nền tảng của đức tin, như Tông đồ Phaolô đã viết cho Ti-mô-thêô (2 Tm 4: 3-5): “sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh.”
Với Tuyên Ngôn này, Đức Hồng Y Müller đã thực hiện trách vụ Thánh Phaolô ủy thác cho đồ đệ của mình.
Source:L’Esspresso
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm mục vụ Tổng Giáo phận Naples của Ý vào tháng 6
Thanh Quảng sdb
17:18 11/02/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm mục vụ Tổng Giáo phận Naples của Ý vào tháng 6
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm mục vụ Tổng Giáo phận Naples của Ý vào ngày 21 tháng 6.
Trong chuyến viếng thăm mục vụ này vào ngày 21 tháng 6 năm 2019, ĐTC sẽ tham dự cuộc họp Thần học hội thảo về Tông huấn “Niềm Vui của Chân Lý” (Veritatis Gaudium) trong bối cảnh Địa Trung Hải.
Trong một thông báo được loan ra vào thứ Hai vừa qua, Vị Giám đốc lâm thời của Văn phòng Báo chí Vatican, Ông Alessandro Gisotti, cho biết ĐTC sẽ đến vào khoảng 9 giờ sáng và tham gia phần đúc kết của những tham dự viên trong Đại hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám mục của Napoli, Đức Giám Mục Francesco Marino của Giáo phận Nola, và Cha Arturo Sosa, Bề trên cả của Dòng Tên tiếp đón.
Hội nghị được Phân Khoa Thần học của Đại học Giáo hoàng Thánh Louis miền Nam nước Ý tổ chức.
Theo thông cáo báo chí thì ĐTC sẽ thuyết trình chủ đề gặp gỡ với Chúa, trước khi Ngài trở về lại Vatican vào buổi chiều.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã quyết định thực hiện một chuyến viếng thăm mục vụ đến Tổng Giáo phận Napoli vào ngày 21 tháng 3 năm 2019 sắp tới.
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm mục vụ Tổng Giáo phận Naples của Ý vào ngày 21 tháng 6.
Trong chuyến viếng thăm mục vụ này vào ngày 21 tháng 6 năm 2019, ĐTC sẽ tham dự cuộc họp Thần học hội thảo về Tông huấn “Niềm Vui của Chân Lý” (Veritatis Gaudium) trong bối cảnh Địa Trung Hải.
Trong một thông báo được loan ra vào thứ Hai vừa qua, Vị Giám đốc lâm thời của Văn phòng Báo chí Vatican, Ông Alessandro Gisotti, cho biết ĐTC sẽ đến vào khoảng 9 giờ sáng và tham gia phần đúc kết của những tham dự viên trong Đại hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám mục của Napoli, Đức Giám Mục Francesco Marino của Giáo phận Nola, và Cha Arturo Sosa, Bề trên cả của Dòng Tên tiếp đón.
Hội nghị được Phân Khoa Thần học của Đại học Giáo hoàng Thánh Louis miền Nam nước Ý tổ chức.
Theo thông cáo báo chí thì ĐTC sẽ thuyết trình chủ đề gặp gỡ với Chúa, trước khi Ngài trở về lại Vatican vào buổi chiều.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã quyết định thực hiện một chuyến viếng thăm mục vụ đến Tổng Giáo phận Napoli vào ngày 21 tháng 3 năm 2019 sắp tới.
Ái Nhĩ Lan thắp những nến đền tội để cầu nguyện cho cuộc họp thượng đỉnh về nạn lạm dụng tính dục
Đặng Tự Do
18:23 11/02/2019
Mười ngày trước cuộc họp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Rôma, từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 2, với các chủ tịch, hay đại diện, của tất cả các Hội đồng Giám mục để thảo luận về việc bảo vệ trẻ em trong toàn Giáo hội, Ái Nhĩ Lan sẽ tổ chức Ngày cầu nguyện hàng năm cho những nạn nhân bị lạm dụng tình dục vào ngày Thứ Sáu, 15 tháng Hai.
Trong ngày này, một lời cầu nguyện đặc biệt được soạn ra cho dịp này sẽ được đọc trước “những ngọn nến Đền Tội” được thắp sáng tại các nhà thờ và giáo xứ trên khắp Ái Nhĩ Lan để “cầu xin sự tha thứ cho một Giáo hội quá đau khổ vì tội lỗi lạm dụng”, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin của tổng giáo phận Armagh và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan cho biết như trên.
“Khi thắp lên những ngọn nến này chúng ta hãy nhớ đến những anh chị em của chúng ta, và gia đình của họ, những người đã phải chịu một nỗi đau suốt đời vì bị lạm dụng, niềm tin đã bị phản bội sâu sắc và đã bị thử thách tàn nhẫn Trong những tuần gần đây, tôi đã vinh dự gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng và các thành viên trong gia đình họ ở bốn tỉnh của Ái Nhĩ Lan. Nhiều người đã nói với tôi về tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho những nạn nhân và nhu cầu của Giáo hội phải cởi mở với công lý, đền tội và không bao giờ quên họ. Tôi đã bị rúng động bởi lòng can đảm của họ và bị choáng ngợp bởi sự hào phóng của họ. Ý định của tôi là truyền đạt kinh nghiệm sống và hiểu biết của những nạn nhân ở Ái Nhĩ Lan, và của cả cá nhân tôi cho Đức Thánh Cha Phanxicô, và rộng rãi hơn cho các thành viên trong cuộc họp ở Rôma vào cuối tháng này.”
Đức Tổng Giám Mục Martin khuyến khích các giáo phận và giáo xứ trên khắp Ái Nhĩ Lan thực hiện sáng kiến cầu nguyện mới này và thắp “ngọn nến đền tội” trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục với Đức Thánh Cha tại Rôma.
Ngài nhấn mạnh rằng “Những ngọn nến là một dấu chỉ của sự ăn năn, là ánh sáng trong bóng tối, và là hy vọng”.
Lời cầu nguyện được dâng lên khi thắp sáng các ngọn nến này là: “Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con là những kẻ đã phạm quá nhiều tội lỗi. Chúng con đau buồn và ăn năn với tất cả trái tim của chúng con vì đã xúc phạm Chúa, vì những thất bại trầm trọng và sự bỏ bê những người trẻ tuổi và dễ bị tổn thương. Lạy Chúa, xin mang lại sự bình an cho cuộc sống tan vỡ của họ và chỉ cho chúng con thấy mọi phương cách để thoát khỏi bóng tối và đi vào ánh sáng của Lời Chúa.”
Source:SIR Meeting on abuse: candles to be lit in all churches across Ireland. Mgr. Martin, “I will relay to Pope Francis the survivors’ experience”
Trong ngày này, một lời cầu nguyện đặc biệt được soạn ra cho dịp này sẽ được đọc trước “những ngọn nến Đền Tội” được thắp sáng tại các nhà thờ và giáo xứ trên khắp Ái Nhĩ Lan để “cầu xin sự tha thứ cho một Giáo hội quá đau khổ vì tội lỗi lạm dụng”, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin của tổng giáo phận Armagh và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan cho biết như trên.
“Khi thắp lên những ngọn nến này chúng ta hãy nhớ đến những anh chị em của chúng ta, và gia đình của họ, những người đã phải chịu một nỗi đau suốt đời vì bị lạm dụng, niềm tin đã bị phản bội sâu sắc và đã bị thử thách tàn nhẫn Trong những tuần gần đây, tôi đã vinh dự gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng và các thành viên trong gia đình họ ở bốn tỉnh của Ái Nhĩ Lan. Nhiều người đã nói với tôi về tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho những nạn nhân và nhu cầu của Giáo hội phải cởi mở với công lý, đền tội và không bao giờ quên họ. Tôi đã bị rúng động bởi lòng can đảm của họ và bị choáng ngợp bởi sự hào phóng của họ. Ý định của tôi là truyền đạt kinh nghiệm sống và hiểu biết của những nạn nhân ở Ái Nhĩ Lan, và của cả cá nhân tôi cho Đức Thánh Cha Phanxicô, và rộng rãi hơn cho các thành viên trong cuộc họp ở Rôma vào cuối tháng này.”
Đức Tổng Giám Mục Martin khuyến khích các giáo phận và giáo xứ trên khắp Ái Nhĩ Lan thực hiện sáng kiến cầu nguyện mới này và thắp “ngọn nến đền tội” trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục với Đức Thánh Cha tại Rôma.
Ngài nhấn mạnh rằng “Những ngọn nến là một dấu chỉ của sự ăn năn, là ánh sáng trong bóng tối, và là hy vọng”.
Lời cầu nguyện được dâng lên khi thắp sáng các ngọn nến này là: “Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con là những kẻ đã phạm quá nhiều tội lỗi. Chúng con đau buồn và ăn năn với tất cả trái tim của chúng con vì đã xúc phạm Chúa, vì những thất bại trầm trọng và sự bỏ bê những người trẻ tuổi và dễ bị tổn thương. Lạy Chúa, xin mang lại sự bình an cho cuộc sống tan vỡ của họ và chỉ cho chúng con thấy mọi phương cách để thoát khỏi bóng tối và đi vào ánh sáng của Lời Chúa.”
Source:SIR
Sĩ quan binh lính Venezuela ngăn cản viện trợ lương thực và y tế là phạm vào tội ác chống nhân loại
Đặng Tự Do
18:49 11/02/2019
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Catholic News Agency, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio nói rằng lệnh ngăn chặn viện trợ qua biên giới là bất hợp pháp. Các sĩ quan và binh lính Venezuela phải từ chối thi hành lệnh này.
“Họ đang được yêu cầu làm một điều bất hợp pháp, họ đang được yêu cầu làm một điều - mà nếu đây là một cuộc xung đột vũ trang – thì chắc chắn nó sẽ cấu thành một tội ác chiến tranh”, Rubio nói.
“Theo Công ước Geneva, việc từ chối vận chuyển thực phẩm và thuốc men đến dân cư sẽ là một tội ác chiến tranh - đó là những gì họ được yêu cầu tham gia.”
Ông Marco Rubio là Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thuộc tiểu bang Florida, và là một chiến lược gia và cố vấn chính cho chính quyền Trump trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo ở Venezuela.
Rubio nói rằng trong khi hỗ trợ quốc tế là quan trọng, cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo ngày càng leo thang ở Venezuela chỉ có thể được chấm dứt bởi hàng lãnh đạo và dân chúng của quốc gia.
“Cuối cùng, vấn đề được đặt trên vai người dân Venezuela, bao gồm cả các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, lực lượng vũ trang và lực lượng cảnh sát. Họ phải tự quyết định vận mệnh và tương lai của chính họ.”
“Cộng đồng quốc tế chỉ có thể giúp đỡ và hỗ trợ, nhưng chính họ phải hành động.”
Thượng nghị sĩ Rubio nhấn mạnh rằng Maduro phải từ bỏ quyền lực để mang lại sự ổn định cho một quốc gia đã phải chứng kiến hơn 3 triệu người chạy trốn khỏi đất nước kể từ năm 2015 trong bối cảnh lạm phát gia tăng, và thiếu lương thực, thuốc men.
Các tình huống mà Maduro có thể bị thuyết phục từ bỏ quyền lực là không rõ ràng, thượng nghị sĩ nói.
“Anh hỏi tôi có nghĩ Maduro cuối cùng sẽ mất quyền lực hay không? Tôi tuyệt đối tin vào điều đó. Hắn ta sẽ làm điều đó một cách tự nguyện hay không thì tôi không biết. Nhưng điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những người hộ hắn ta.”
“Đây là điểm mấu chốt: quân nhân các cấp không ủng hộ Maduro, nhưng họ không sẵn sàng đối mặt với những hậu quả rất nghiêm trọng khi đoạn tuyệt với hắn ta.”
“Có bốn hoặc năm nhà lãnh đạo quân sự cấp cao, bắt đầu với bộ trưởng quốc phòng Vladimir Padrino López, nếu họ công nhận chính phủ lâm thời, thì đó sẽ là ngày tàn của chế độ Maduro.”
Source:Catholic News Agency Rubio: Blocking aid to Venezuela is a 'crime against humanity'
“Họ đang được yêu cầu làm một điều bất hợp pháp, họ đang được yêu cầu làm một điều - mà nếu đây là một cuộc xung đột vũ trang – thì chắc chắn nó sẽ cấu thành một tội ác chiến tranh”, Rubio nói.
“Theo Công ước Geneva, việc từ chối vận chuyển thực phẩm và thuốc men đến dân cư sẽ là một tội ác chiến tranh - đó là những gì họ được yêu cầu tham gia.”
Ông Marco Rubio là Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thuộc tiểu bang Florida, và là một chiến lược gia và cố vấn chính cho chính quyền Trump trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo ở Venezuela.
Rubio nói rằng trong khi hỗ trợ quốc tế là quan trọng, cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo ngày càng leo thang ở Venezuela chỉ có thể được chấm dứt bởi hàng lãnh đạo và dân chúng của quốc gia.
“Cuối cùng, vấn đề được đặt trên vai người dân Venezuela, bao gồm cả các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, lực lượng vũ trang và lực lượng cảnh sát. Họ phải tự quyết định vận mệnh và tương lai của chính họ.”
“Cộng đồng quốc tế chỉ có thể giúp đỡ và hỗ trợ, nhưng chính họ phải hành động.”
Thượng nghị sĩ Rubio nhấn mạnh rằng Maduro phải từ bỏ quyền lực để mang lại sự ổn định cho một quốc gia đã phải chứng kiến hơn 3 triệu người chạy trốn khỏi đất nước kể từ năm 2015 trong bối cảnh lạm phát gia tăng, và thiếu lương thực, thuốc men.
Các tình huống mà Maduro có thể bị thuyết phục từ bỏ quyền lực là không rõ ràng, thượng nghị sĩ nói.
“Anh hỏi tôi có nghĩ Maduro cuối cùng sẽ mất quyền lực hay không? Tôi tuyệt đối tin vào điều đó. Hắn ta sẽ làm điều đó một cách tự nguyện hay không thì tôi không biết. Nhưng điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những người hộ hắn ta.”
“Đây là điểm mấu chốt: quân nhân các cấp không ủng hộ Maduro, nhưng họ không sẵn sàng đối mặt với những hậu quả rất nghiêm trọng khi đoạn tuyệt với hắn ta.”
“Có bốn hoặc năm nhà lãnh đạo quân sự cấp cao, bắt đầu với bộ trưởng quốc phòng Vladimir Padrino López, nếu họ công nhận chính phủ lâm thời, thì đó sẽ là ngày tàn của chế độ Maduro.”
Source:Catholic News Agency
Sau sáu năm từ nhiệm Đức Thánh Cha Danh dự Benedictô - Suy tư về Huấn quyền của Vị Đại diện Thánh Phêrô
Thanh Quảng sdb
19:03 11/02/2019
Sau sáu năm từ nhiệm Đức Thánh Cha Danh dự Benedictô suy tư về: Huấn quyền của Vị Đại diện Thánh Phêrô
Ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức thánh Benedictô XVI tuyên bố từ chức. Vị Giám đốc chủ biên tờ tin Vatican nhìn lại sự kiện và cho rằng có thể đây là một sai lầm mỗi khi ngài nghĩ đến Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI.
Tác giả Andrea Tornielli cho hay sau sáu năm trôi qua, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên về việc từ chức của Đức Giáo Hoàng vì lý do sức khỏe và lớn tuổi được công bố. Sau tám năm của Triều đại Giáo hoàng của Ngài, Đức Benedictô XVI tuyên bố ý định từ chức chức vụ đại diện Thánh Phêrô vào cuối tháng 2; vì Ngài cảm thấy không thể chu toàn sứ vụ này cách hữu hiệu cả về thể chất lẫn tinh thần - một quyết định đã gây sốc, làm đảo lộn những truyền thống lâu đời trong quá khứ suốt nhiều thế kỷ qua... cả về mặt truyền thống, dấn thân và ảnh hưởng quốc tế.
Những suy tư của Đức Benedictô XVI
Nhiều điều đã được nói và viết về sự từ nhiệm này của Đức Benedictô XVI. Kết quả là chúng ta đối diện với nguy cơ chỉ tập trung hoàn toàn vào chính sự việc từ chức, mà không lưu ý tới tâm tình và trên hết là ý niệm về Huấn quyền của Đức Benedictô XVI.
Chỉ ít ngày sau Đức Benedictô từ nhiệm thì một Hội nghị Bảo vệ trẻ vị thành niên được tổ chức tại Vatican, với sự tham gia của các vị Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục từ khắp nơi trên thế giới, họp lại cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô. Theo như những suy tư của Đức Benedictô thì điều cần phải nhìn nhận là chính Ngài là người đã bắt đầu gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng. Các cuộc họp này được diễn ra cách thầm lặng không kèn không trống của các phương tiện truyền thông báo chí và Truyền hình! Nhưng đã diễn ra trong thinh lặng, lắng nghe, cầu nguyện và nước mắt. Đi cùng với các cuộc họp này là các quy luật rõ ràng và quyết đoán mạnh mẽ để chống lại căn bệnh dịch khủng khiếp của việc lạm dụng tính dục này.
Ngày nay, không còn nghi ngờ gì nữa, nhiều thay đổi cần thiết về tâm lý, về phía các giám mục và các cấp bề trên dòng tu, trước hết là tạo ra các cuộc họp để gặp gỡ các nạn nhân và gia đình họ. Tiến trình này đòi hỏi phải đồng cảm với những nỗi đau của những câu chuyện mang nhiều bi kịch của họ, với một ý thức rằng hiện tượng này chưa bao giờ được đối diện với các quy tắc và quy luật nhằm đề ra một cách giải quyết tốt nhất...
Huấn quyền theo Đức Benedictô XVI
Huấn quyền theo Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI thường được nhìn và diễn giải cách đơn giản, được lồng trong những khuôn đúc có sẵn, chứ không được nhìn dưới nhãn quan phong phú, phức tạp hầu trung thành với những lời giảng dạy của Công đồng Vatican II. Làm sao chúng ta không nhớ được niềm xác tín của Ngài về Giáo hội "không có gì là của riêng Giáo Hội mà mọi sự thuộc về Đấng sáng lập ra Giáo Hội, để Giáo Hội có thể tuyên xưng: đây là một điều tuyệt vời mà chúng ta có thể làm! Sự gắn bó của Giáo hội vào Chúa hầu trở thành nguồn ơn cứu chuộc cho chính mình và tha nhân qua lời của Chúa và làm thế giới được hiệp nhất yêu thương trong Chúa ".
Đó là tầm nhìn với sự tin tưởng vào các chiến lược và dự án như Đức Benedictô đã phát biểu trong buổi hòa nhạc ở Freiburg im Breisgau, vào tháng 9 năm 2011, Ngài đã mô tả cái nhìn của Ngài về Giáo hội: "Khi Giáo hội thực sự là Giáo Hội, Giáo hội ấy phải luôn chuyển động; sự phục vụ của sứ mệnh mà Giáo hội đã nhận lãnh từ Chúa. Do đó, Giáo hội phải luôn luôn mở rộng trước những quan tâm của thế giới, mà chính Giáo hội đang là thành phần, dấn thân để hiện diện và tiếp tục thánh hóa thế giới qua chính mầu nhiệm Nhập thể của vì Thiên Chúa".
Cũng trong bài phát biểu đó, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cảnh báo chống lại khuynh hướng: một Giáo hội tự thỏa mãn hài lòng, co ro trong một nơi chốn của thế giới này... Giáo hội không được co rút vào những việc tổ chức và thể chế hóa hơn là sống ơn gọi của mình theo ý định của Thiên Chúa. Qua lời phát biểu đó, Đức Giáo Hoàng Benedictô đã thể hiện một cách tích cực phương diện trần thế, đóng góp đáng kể vào việc thanh tẩy và cải cách nội tâm" của Giáo hội, bằng cách phân quyền và loại bỏ các đặc quyền của mình như Ngài đã kết luận, "một khi được giải phóng khỏi gánh nặng vật chất, chính trị và đặc quyền, Giáo hội có thể tiếp cận hiệu quả hơn và sống thực sự tinh thần Kitô giáo với thế giới, Giáo hội ấy có thể thực sự mở lòng mình ra cho thế giới. Giáo hội ấy có thể sống tự do hơn với ơn gọi của mình, chu toàn bổn phận thờ phượng Chúa và phục vụ tha nhân ".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt ngày quốc tế bệnh nhân
Vinh Sơn Trần văn Đẩu
10:29 11/02/2019
“ Sứ điệp của ngày Quốc tế bệnh nhân năm nay Đức Thánh Cha Phanxico đã lấy lời của Chúa Giê su nói với các Tông đồ khi sai các Ông đi rao giảng Tin mừng là : “ Các con đã lãnh nhận như không thì hãy cho như không … “ Đó là lời chia sẻ của Cha chánh xứ Đa minh khi Ngài chủ sự Thánh lễ cầu cho các bệnh nhân diễn ra lúc 10g ngày Chúa Nhật 10/2/2019 tại giáo xứ tân việt hạt Tân sơn nhì.
Trước đó vào lúc 9g các bệnh nhân đã được đưa tới nhà thờ để các cha ban các Bí tích ,xức dầu tại chỗ cho các bệnh nhân .
Xem Hình
Chia sẻ Tin Mừng Cha chủ tế nói : Sứ điệp của ngày quốc tế bệnh nhân năm nay Đức Thánh Cha đã lấy lời của Chúa Giê su nói với cac Tông đồ khi sai các Ông đi rao giảng Tin mừng là : “Các con đã nhận như không thì hãy cho như không “.
Quả thật , tất cả những gì chúng ta có đều do Chúa ban, chúng ta có được không do tài năng hay lòng đạo đức của mình mà là do Chúa ban. Ban để chúng ta thực hiện theo ý Chúa trong công trình của Ngài. Mỗi chúng ta khi sinh ra Chúa đã đặt cho chúng ta một kế hoạch , đế chúng ta sống theo kế hoạch mà Ngài đã ban .
Ngày hôm nay Chúa mời gọi chúng ta đến để phục vụ những người đang gặp khó khăn , đau khổ vì bệnh tật . Chúa luôn hiện diện nơi chính những người anh chị em này. Ước mong sao quý Ông bà và anh chị em luôn thật nhiều sức khỏe , bình an và hạnh phúc trong năm mới này.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể
Sauk hi ban phép lành Cha chánh xứ và Cha phó gởi đến quý bệnh nhân một món quà nhân dịp năm mới.
Lạy Mẹ là nguồn an ủi cho những người đau yếu , bệnh tật . Chúng con xin dâng lên Mẹ tất cả những bệnh nhân đau yếu tinh thần và thể xác. Xin ban ơn trợ giúp để chúng con nhận ra Thánh ý Chúa mỗi ngày trong đời sống.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Trước đó vào lúc 9g các bệnh nhân đã được đưa tới nhà thờ để các cha ban các Bí tích ,xức dầu tại chỗ cho các bệnh nhân .
Xem Hình
Chia sẻ Tin Mừng Cha chủ tế nói : Sứ điệp của ngày quốc tế bệnh nhân năm nay Đức Thánh Cha đã lấy lời của Chúa Giê su nói với cac Tông đồ khi sai các Ông đi rao giảng Tin mừng là : “Các con đã nhận như không thì hãy cho như không “.
Quả thật , tất cả những gì chúng ta có đều do Chúa ban, chúng ta có được không do tài năng hay lòng đạo đức của mình mà là do Chúa ban. Ban để chúng ta thực hiện theo ý Chúa trong công trình của Ngài. Mỗi chúng ta khi sinh ra Chúa đã đặt cho chúng ta một kế hoạch , đế chúng ta sống theo kế hoạch mà Ngài đã ban .
Ngày hôm nay Chúa mời gọi chúng ta đến để phục vụ những người đang gặp khó khăn , đau khổ vì bệnh tật . Chúa luôn hiện diện nơi chính những người anh chị em này. Ước mong sao quý Ông bà và anh chị em luôn thật nhiều sức khỏe , bình an và hạnh phúc trong năm mới này.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể
Sauk hi ban phép lành Cha chánh xứ và Cha phó gởi đến quý bệnh nhân một món quà nhân dịp năm mới.
Lạy Mẹ là nguồn an ủi cho những người đau yếu , bệnh tật . Chúng con xin dâng lên Mẹ tất cả những bệnh nhân đau yếu tinh thần và thể xác. Xin ban ơn trợ giúp để chúng con nhận ra Thánh ý Chúa mỗi ngày trong đời sống.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Thánh Lễ Và Hội Xuân Dân Tộc Lần Thứ 20 Tại Giáo Phận Pa & Essen Đức Quốc
Trầm Hương Thơ
17:50 11/02/2019
Thánh Lễ Và Hội Xuân Dân Tộc Lần Thứ 20 Tại Giáo Phận Pa & Essen
Tết đến mai vàng tươi nghĩa tết
Xuân về đào đỏ thắm tình xuân
Trong bầu không khí xuân tươi đang mở ra cho nhân loại giữa đất trời, gió xuân đưa hơi ấm về bắt đầu thổi trôi đi những giá lạnh của mùa đông. Những chồi non bắt đầu nảy mầm khơi lại nguồn sống để bừng lên những nụ mai vàng và những hoa đảo đỏ thì Việt Nam ta trên khắp cõi nhân gian bắt đầu đón Xuân và mừng Tết.
Xem Hình
Vào lúc 15g00 thánh lễ đồng tế tại thánh đường thánh Giuse Dortmund do 3 Lm. PX. Nguyễn Ngọc Thủy, Lm. Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy và Lm. GB. Nguyễn Chí Thiện.
PX. Nguyễn Ngọc Thủy chủ tế và LM. GB. Nguyễn Chí Thiện thuộc dòng Phanxicô ở tỉnh dòng Đức Quốc chia sẻ Lời Chúa.
Ngài chia sẻ về kinh nghiệm 2 năm nhà dòng Đức cử về Việt Nam phục vụ vừa chấm dứt. Việt Nam còn rất nhiều những cái khó khăn và thiếu thốn trong vấn đề tự do tôn giáo. Những linh mục đi dâng lễ thì hầu như trong thánh lễ nào cũng có một chú công an vào ngồi đó rình nghe xem các ngài giảng cái gì để báo cáo. Đặc biệt những vùng sâu xa thì những người dân càng khó khăn và đói nghẻo hơn rất nhiều. Còn nhiều lắm nhưng tôi chỉ ghi lại một chút vậy thôi vì khuôn khổ bài có giới hạn.
Lời nguyện giáo dân hôm nay ngoài những lời cầu cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội cũng như thế giới. Có một lời nguyện khá lạ mà đánh động tôi đó là: Lời nguyện cầu cho những người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa đã và đang bị phân biệt đối xử hơn 43 năm nay chịu chung với dân oan nghèo khó như Vườn Rau Lộc Hưng, và còn cầu cho những người bên thắng cuộc biết nhìn lại những gì mình đã đối xử không nhân văn với người anh em mình nữa.
Sau khi nhận phép lành trọng thể và Lộc Thánh xong, mọi người cùng tiến sang hội trường để tham dự Hội Xuân Dân Tộc lần thứ 21.
PHẦN II: ĐẠI HỘI MỪNG XUÂN
Hàng ngàn người thuộc hai giáo phận Paderbon và Essen và những vùng lân cận đã tựu về thành phố Dortmund đễ tham dự Hội Xuân Dân Tộc lần thứ 21 được tổ chức tại trung tâm văn hóa Dietrich Keuning-Haus thành phố Dortmund này.
Trong hội trường thật nhộn nhịp tay bắt mặt mừng của ngày đại hội Xuân dân tộc lần thứ 21 mừng xuân Kỷ Hợi 2019. Từ khắp nơi tìm về đây để hưởng những không khí của ngày xuân nơi đất khách, ngoài trời tuy còn giá lạnh nhưng trong đây thật ấm áp tình người nơi viễn xứ với đầy những hương xuân. Sau khi thưởng thức hương vị của ngày tết cổ truyền với những quầy hàng luôn đầy ắp người, những bạn bè lâu ngày gặp lại, những ly Cà phê và bên cốc bier hàn huyên tâm sự. Xen lẫn trong giờ này là những tiếng hô Loto vang lên thật vui nhộn.
18 giờ30 Sau phần chào mừng và phát biểu của ông Phạm Hữu Minh trưởng ban tổ chức năm nay đến qúy cha, qúy quan khách, và qúy đồng hương.
Tiếp theo là nghi thức rước Hoàng Kỳ lên khán đài với nghi lễ dâng hương và chào Quốc Kỳ nghiêm trang và tưởng nhớ tới những tiền nhân chúng ta đã hy sinh xương máu để bảo vệ non sông và Tổ Quốc.
Tất cả mọi người luôn cảm thấy hãnh diện khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng của tự do dân chủ, của lòng thương yêu giữa 3 miền Đất Nước, của sự cao sang qúy trọng mà tiền nhân chúng ta để lại đến bây giờ. Mỗi khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đò và hát Quốc Ca tôi luôn cảm thấy một sự cao qúy lạ lùng như đang sống lại những ngày vàng son trước đây hơn 43 năm về trước. Tôi chắc chắn rằng một ngày không xa nữa lá cờ biểu tưỡng cho tự do dân chủ này sẽ phất phới tung bay trên bầu trời tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Tiếp theo là phần khai mạc chương trình văn nghệ mừng xuân Kỷ Hợi.
Liền theo sau là phần mở màn vô cùng sôi động với tiết mục múa lân, mặc dù thiếu tiếng pháo đì đùng nhưng lấp vào khoảng trống đó là những hồi trống dồn dập, vang dội, quyện vào trong những tràng pháo tay như bất tận. Nhiều người đã đưa tiền mừng tuổi cho những chú lân ngộ nghĩnh và dễ thương này. Chương trình văn nghệ vui xuân năm nay vô cùng phong phú với mấy chục tiết mục ca vũ nhạc kịch, chắc đã được tập dợt trong bao ngày tháng qua nên những màn trình diễn rất chuyên nghiệp và đẹp mắt.
3 MC. Mai Tâm, Quốc Khang và Thùy Trâm thật tài ba thay phiên nhau điều hợp chương trình khéo léo kéo dài cả dạ vũ nữa là gần 6 tiếng đồng hồ cho tới nửa đêm.
Ban nhạc thật trẻ, phải nói là rất trẻ nhưng phần đệp nhạc cũng như biểu diễn rất là chuyên nghiệp. Tôi phải khen chắc có lẽ là ban nhạc trẻ nhất nước Đức mà đệm đàn cho nguyên một chương trình văn nghệ dài như vậy. Tuổi của các cháu chừng từ 14- 17 thôi à ở dưới nhìn lên thấy mà phục các cháu hết sức. vì không những đệm đàn tốt mà còn hát rất hay nữa.
Những màn vũ năm nay chuyên nghiệp hơn những năm qua, vì sau bao năm đến ngày nay các cháu càng có nhiều kinh nghiệm nên trình diễn chuyên nghiệp hơn. Năm nay có nhiều màn trình diễn của các em thiếu nhi nhí từ 1 cho đến 7 tuổi nhưng không kém phần xuất sắc như màn trinh diễn " Cô Ba sài Gòn" nhảy rất đẹp mặc dù các em chắc chưa biết Sài Gòn là gì cả. rất tuyệt vời" cảm ơn các cháu nhiều lắm. Màn vũ của các em nhỏ với bài "Thương Ca Việt Nam" thật cảm động!
"Tiếng việt còn trong mọi người,
người việt còn thì còn nước non
Giữ tiếng việt như ngày nào,
hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau
Tiếng việt còn trong mọi người
Hồn việt mình còn nguyên vẹn tròn
Giữ tiếng việt cho nối đời,
lời quê hương ấy lời sắt son"
Năm nay chương trình tổ chức thật phong phú hay và đầy ý nghĩa tình tự văn hóa dân tộc. 23 giờ khuya tôi ra lái xe về đến nhà là 01giờ00 sáng. Tuy mệt mỏi nhưng cảm thấy vui vì các em các cháu đã và đang tiếp nối những công việc truyền bá văn hóa Việt Nam cho nhau nơi quê hương thứ hai Đức Quốc này.
Xuân rất an bình, xuân rất tươi
Xuân gieo nắng mới, nụ mai cười
Má thắm hồng đào ngây cơn gió
Hương xuân quyến rũ khắp muôn người
Trầm Hương Thơ
Tường thuật và ghi hình
Tết đến mai vàng tươi nghĩa tết
Xuân về đào đỏ thắm tình xuân
Trong bầu không khí xuân tươi đang mở ra cho nhân loại giữa đất trời, gió xuân đưa hơi ấm về bắt đầu thổi trôi đi những giá lạnh của mùa đông. Những chồi non bắt đầu nảy mầm khơi lại nguồn sống để bừng lên những nụ mai vàng và những hoa đảo đỏ thì Việt Nam ta trên khắp cõi nhân gian bắt đầu đón Xuân và mừng Tết.
Xem Hình
Vào lúc 15g00 thánh lễ đồng tế tại thánh đường thánh Giuse Dortmund do 3 Lm. PX. Nguyễn Ngọc Thủy, Lm. Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy và Lm. GB. Nguyễn Chí Thiện.
PX. Nguyễn Ngọc Thủy chủ tế và LM. GB. Nguyễn Chí Thiện thuộc dòng Phanxicô ở tỉnh dòng Đức Quốc chia sẻ Lời Chúa.
Ngài chia sẻ về kinh nghiệm 2 năm nhà dòng Đức cử về Việt Nam phục vụ vừa chấm dứt. Việt Nam còn rất nhiều những cái khó khăn và thiếu thốn trong vấn đề tự do tôn giáo. Những linh mục đi dâng lễ thì hầu như trong thánh lễ nào cũng có một chú công an vào ngồi đó rình nghe xem các ngài giảng cái gì để báo cáo. Đặc biệt những vùng sâu xa thì những người dân càng khó khăn và đói nghẻo hơn rất nhiều. Còn nhiều lắm nhưng tôi chỉ ghi lại một chút vậy thôi vì khuôn khổ bài có giới hạn.
Lời nguyện giáo dân hôm nay ngoài những lời cầu cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội cũng như thế giới. Có một lời nguyện khá lạ mà đánh động tôi đó là: Lời nguyện cầu cho những người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa đã và đang bị phân biệt đối xử hơn 43 năm nay chịu chung với dân oan nghèo khó như Vườn Rau Lộc Hưng, và còn cầu cho những người bên thắng cuộc biết nhìn lại những gì mình đã đối xử không nhân văn với người anh em mình nữa.
Sau khi nhận phép lành trọng thể và Lộc Thánh xong, mọi người cùng tiến sang hội trường để tham dự Hội Xuân Dân Tộc lần thứ 21.
PHẦN II: ĐẠI HỘI MỪNG XUÂN
Hàng ngàn người thuộc hai giáo phận Paderbon và Essen và những vùng lân cận đã tựu về thành phố Dortmund đễ tham dự Hội Xuân Dân Tộc lần thứ 21 được tổ chức tại trung tâm văn hóa Dietrich Keuning-Haus thành phố Dortmund này.
Trong hội trường thật nhộn nhịp tay bắt mặt mừng của ngày đại hội Xuân dân tộc lần thứ 21 mừng xuân Kỷ Hợi 2019. Từ khắp nơi tìm về đây để hưởng những không khí của ngày xuân nơi đất khách, ngoài trời tuy còn giá lạnh nhưng trong đây thật ấm áp tình người nơi viễn xứ với đầy những hương xuân. Sau khi thưởng thức hương vị của ngày tết cổ truyền với những quầy hàng luôn đầy ắp người, những bạn bè lâu ngày gặp lại, những ly Cà phê và bên cốc bier hàn huyên tâm sự. Xen lẫn trong giờ này là những tiếng hô Loto vang lên thật vui nhộn.
18 giờ30 Sau phần chào mừng và phát biểu của ông Phạm Hữu Minh trưởng ban tổ chức năm nay đến qúy cha, qúy quan khách, và qúy đồng hương.
Tiếp theo là nghi thức rước Hoàng Kỳ lên khán đài với nghi lễ dâng hương và chào Quốc Kỳ nghiêm trang và tưởng nhớ tới những tiền nhân chúng ta đã hy sinh xương máu để bảo vệ non sông và Tổ Quốc.
Tất cả mọi người luôn cảm thấy hãnh diện khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng của tự do dân chủ, của lòng thương yêu giữa 3 miền Đất Nước, của sự cao sang qúy trọng mà tiền nhân chúng ta để lại đến bây giờ. Mỗi khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đò và hát Quốc Ca tôi luôn cảm thấy một sự cao qúy lạ lùng như đang sống lại những ngày vàng son trước đây hơn 43 năm về trước. Tôi chắc chắn rằng một ngày không xa nữa lá cờ biểu tưỡng cho tự do dân chủ này sẽ phất phới tung bay trên bầu trời tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Tiếp theo là phần khai mạc chương trình văn nghệ mừng xuân Kỷ Hợi.
Liền theo sau là phần mở màn vô cùng sôi động với tiết mục múa lân, mặc dù thiếu tiếng pháo đì đùng nhưng lấp vào khoảng trống đó là những hồi trống dồn dập, vang dội, quyện vào trong những tràng pháo tay như bất tận. Nhiều người đã đưa tiền mừng tuổi cho những chú lân ngộ nghĩnh và dễ thương này. Chương trình văn nghệ vui xuân năm nay vô cùng phong phú với mấy chục tiết mục ca vũ nhạc kịch, chắc đã được tập dợt trong bao ngày tháng qua nên những màn trình diễn rất chuyên nghiệp và đẹp mắt.
3 MC. Mai Tâm, Quốc Khang và Thùy Trâm thật tài ba thay phiên nhau điều hợp chương trình khéo léo kéo dài cả dạ vũ nữa là gần 6 tiếng đồng hồ cho tới nửa đêm.
Ban nhạc thật trẻ, phải nói là rất trẻ nhưng phần đệp nhạc cũng như biểu diễn rất là chuyên nghiệp. Tôi phải khen chắc có lẽ là ban nhạc trẻ nhất nước Đức mà đệm đàn cho nguyên một chương trình văn nghệ dài như vậy. Tuổi của các cháu chừng từ 14- 17 thôi à ở dưới nhìn lên thấy mà phục các cháu hết sức. vì không những đệm đàn tốt mà còn hát rất hay nữa.
Những màn vũ năm nay chuyên nghiệp hơn những năm qua, vì sau bao năm đến ngày nay các cháu càng có nhiều kinh nghiệm nên trình diễn chuyên nghiệp hơn. Năm nay có nhiều màn trình diễn của các em thiếu nhi nhí từ 1 cho đến 7 tuổi nhưng không kém phần xuất sắc như màn trinh diễn " Cô Ba sài Gòn" nhảy rất đẹp mặc dù các em chắc chưa biết Sài Gòn là gì cả. rất tuyệt vời" cảm ơn các cháu nhiều lắm. Màn vũ của các em nhỏ với bài "Thương Ca Việt Nam" thật cảm động!
"Tiếng việt còn trong mọi người,
người việt còn thì còn nước non
Giữ tiếng việt như ngày nào,
hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau
Tiếng việt còn trong mọi người
Hồn việt mình còn nguyên vẹn tròn
Giữ tiếng việt cho nối đời,
lời quê hương ấy lời sắt son"
Năm nay chương trình tổ chức thật phong phú hay và đầy ý nghĩa tình tự văn hóa dân tộc. 23 giờ khuya tôi ra lái xe về đến nhà là 01giờ00 sáng. Tuy mệt mỏi nhưng cảm thấy vui vì các em các cháu đã và đang tiếp nối những công việc truyền bá văn hóa Việt Nam cho nhau nơi quê hương thứ hai Đức Quốc này.
Xuân rất an bình, xuân rất tươi
Xuân gieo nắng mới, nụ mai cười
Má thắm hồng đào ngây cơn gió
Hương xuân quyến rũ khắp muôn người
Trầm Hương Thơ
Tường thuật và ghi hình
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát Để Làm Gì ?
Hà Minh Thảo
18:04 11/02/2019
Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát Để Làm Gì ?
Ngày 22.01.2019, Phái đoàn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu, đến trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HÐNQLHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ, để tham dự Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát và trả lời việc thi hành các khuyến nghị về Nhân quyền đã được Ðịnh chế quốc tế này trao cho Việt Nam năm 2014.
I./ KIỂM ÐIỂM ÐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR, Universal Periodic Review, tiếng Anh và EPU, Examen Périodique Univel, tiếng Pháp).
Theo quy định của Liên hiệp quốc (LHQ), việc kiểm điểm được thi hành đối với tất cả thành viên quốc gia nhằm tạo cơ hội cho mỗi nước tự chọn hành động để tăng cường tình hình Nhân Quyền tại nước mình và, đồng thời, phải chu toàn những cam kết về Nhân Quyền.
Ðối với Việt Nam, đây là lần Kiểm điểm Ðịnh kỳ Phổ quát (viết tắt là UPR) lần thứ ba với định kỳ là 5 năm. Tại lần thứ ba này, có 122 nước thành viên LHQ tham dự cuộc đối thoại để nghe Trưởng Phái đoàn Việt Nam trình bày về ‘Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR chu kỳ III HÐNQLHQ’. Để hậu thuẫn cho Trưởng Phái đoàn bảo vệ thành công cho điều được gọi là ‘Thành tích thực thi quyền con người’, Việt Nam còn gửi theo các Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
A.- Quan điểm Việt Nam.
Trong bản tin Bộ Ngoại giao ngày 23.01.2019, Việt Nam tự khen: « Với chủ trương coi con người là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, kể từ lần rà soát trước (năm 2014), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người, xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và hội nhập quốc tế. Cuối cùng, họ khoe các nước đã: « Đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; cho rằng Việt Nam đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR.»
Trong phiên điều trần tại được tường thuật trực tiếp, Bộ Ngoại Giao Việt Nam báo cáo rằng Việt Nam thực hiện được hơn 96% khuyến nghị nhân quyền LHQ. « Chúng tôi đã có những sáng kiến đặc biệt, ghi nhận khuyến nghị hữu ích của các thủ tục đặc biệt trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam. » Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam phát biểu tại phiên họp. Nhưng, sự thật là Việt Nam cộng sản và độc tài đã bị đại đa số các quốc gia HÐNQLHQ thay phiên nhau, chỉ khoảng một phút cho mỗi nước, lên án những vi phạm Nhân Quyền và chính sách đàn áp Tự do, Dân chủ ngày càng tồi tệ.
Ngoài ra, cần biết rằng Việt cộng đã dùng Luật An ninh mạng, có hiệu lực ngày 01.01.2019, để triệt hạ quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng người dân như thế nào. Trên 90 triệu đồng bào trong nước không những chỉ bị khóa miệng mà 60 triệu người đang sử dụng Internet chẳng những bị đe dọa khóa sổ sử dụng các mạng lưới thông tin toàn cầu mà Luật này còn cho phép các cơ quan an ninh mạng xâm phạm trắng trợn vào đời sống riêng tư như đã được ngăn cấm bởi Điều 21 Hiến pháp 2013.
B.- Khuyến cáo của các quốc gia.
1. Vương quốc Anh nêu vấn đề: Chính phủ Việt Nam giải thích thế nào về những phát giác của Ủy ban LHQ về tra tấn tại quý quốc tháng 11/2018 cho thấy đã có tình trạng tra khảo tàn tệ các tù nhân bởi công an để họ phải nhận tội, chết trong nhà giam, tình trạng đối xử với những phạm nhân tử hình, kể cả xiềng xích họ.
Những bước đi nào chính phủ sẽ thi hành để chu toàn những cam kết đã qui định trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, ICCPR) để thành lập một hệ thống truyền thông độc lập, kể cả việc ngăn chặn những website thông tin và không hình sự hóa hành động xúc phạm.
Việt Nam có kế hoạch nào để bảo vệ và tôn trọng quyền tự do hội họp, kể cả việc duyệt xét những chỉ đạo cho lực lượng an ninh trong việc duy trì các cuộc chống đối bất bạo động, và bảo đảm là việc thực hành được minh bạch. Những bước nào sẽ được Chính phủ áp dụng để đưa đến một xã hội an toàn, bao gồm cả việc điều tra ngay lập tức những hành động chống những người bất đồng.
Chính phủ có sẵn sàng mời các chuyên gia đặc biệt HÐNQLHQ và đáp ứng khả thi về yêu cầu thăm Việt Nam của một Đặc ủy viên về tự do hội họp không?
2. Cộng hòa Liên bang Đức:
Chúng tôi quan ngại về quyền tự do biểu tình, quyền tự do hội họp đối với những người bảo vệ nhân quyền và khuyến nghị:
a. rà soát lại tất cả các điều khoản ảnh hưởng tới quyền tự do biểu đạt là điều 79, 88 trong luật hình sự. (Chú thích – Ðiều 79 Luật Hình sự cũ: ‘Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, Ðiều 88 luật hình sự cũ: ‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’) ;
b. giảm các tội chịu án tử hình, loại bỏ các án tử hình áp dụng đối với các tội như gián điệp hoặc chống chính phủ ;
c. hợp tác với LHQ các thủ tục đặc biệt ;
d. tăng cường tiếp cận đối với huấn nghệ, đặc biệt đối với các nhóm dễ tổn thương’.
- Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ? Dược liệu gì được dùng để giết chết người thọ án? Chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế hay những nhà ngoại giao các nước đến thăm các tử tù không?
Khi nào Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành qui định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân?
3. Thụy Ðiển tra vấn :
Rất nhiều tin tức cho biết những người bảo vệ nhân quyền và các đại diện xã hội dân sự độc lập bị ngăn cấm rời Việt Nam. Làm sao để chính phủ bảo đảm cho mọi công dân được tự do và không hạn chế ra ngoại quốc ?
Biện pháp nào sẽ được nhà nước áp dụng để bảo đảm quyền tự do hội họp và biểu tình bất bạo động, theo đúng với tiêu chuẩn đã ghi trong ICCPR, kể cả việc đưa ra một quy trình hợp pháp để cho những tổ chức bất vụ lợi có thể hoạt động mà không gặp trở ngại nào?...
-> Tại UPR lần này về Việt Nam, có đến 122 nước tham dự. Ngoài năm ba nước bênh vực Việt Nam như Trung cộng và những nước có tình trạng vi phạm nhân quyền gần như Việt Nam, đa số các nước còn lại đều đề nghị như ba quốc gia nói trên. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua Hoa Kỳ là nước số một gây ra thực trạng cực kỳ dã man ở Quê hương chúng ta hiện nay.
4. Mỹ quốc đã nói gì ?
Việt Nam đã thông qua Công ước chống tra tấn năm 2015. Nhưng, chúng tôi ghi nhận là những điều kiện giam cầm ở đây rất bạo tàn, các tin rất xác đáng về tình trạng xúc phạm thể xác và không cho phép được điều trị, đặc biệt đối với những tù nhân bị án về an ninh quốc gia. Họ đã bị lạm dụng và hành hạ đến chết. Việt Nam có bảo đảm là tất cả tù nhân bị giam giữ phải được ở trong tình trạng phù hợp với các cam kết mà Việt Nam hứa khi ký ICCPR cũng như Công ước chống tra tấn? Việt Nam có một cơ quan Cảnh sát có thẩm quyền để điều tra những khiếu nại về bị đối xử bất nhẫn, tra tấn và chết trong nhà giam không?
Điều 21 ICCPR buộc Việt Nam phải bảo vệ quyền được hội họp ôn hòa. Nhưng, thật sự, Việt Nam đã bắt giam hàng trăm người trong các cuộc biểu tình khắp nước hồi tháng 6/2018. Họ đã truy tố một số người với những điều khoản mơ hồ như ‘lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống lại lợi ích nhà nước hoặc quyền lợi hợp pháp của những cá nhân và tổ chức’, để kết án đến 7 năm tù, hay ‘đã phổ biến, tàng trữ, phát tán và tung ra những tin bịa đặt, tài liệu hoặc dụng cụ chống lại nhà nước’, để kết án tới 20 năm.
Chính phủ sẽ thi hành thế nào để bảo đảm Luật an ninh mạng không xâm phạm quyền riêng tư của người sử dụng, quyền tự do diễn đạt, hay khả năng tìm kiếm thông tin. Làm sao để Chính phủ giải thích việc lưu giữ dữ liệu trong nước sẽ được sử dụng, quản lý và bảo vệ?
Làm thế nào để chính phủ xây dựng và thi hành các luật cho phù hợp với những tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, International Labor Organization) về tự do tập họp, quyền tài phán, lao động cưỡng bách, lao động trẻ em và không kỳ thị trong việc làm? Việt Nam sẽ cho phép thành lập các tổ chức Công đoàn độc lập.
5. Ít nhất có 2 quốc gia khuyến nghị yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm là những nhà bảo vệ nhân quyền :
- ông Ludvic Eger, Cộng hòa Séc, khuyến nghị Việt Nam ‘tạo điều kiện cho đa nguyên chính trị và dân chủ’ và ‘đảm bảo cho công dân toàn quyền bầu cử, ứng cử’, trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
- ông Jason Ross Mack, Hoa Kỳ, nêu tên 4 tù nhân lương tâm gồm Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên Hội Anh em dân chủ với yêu cầu ‘trả tự do ngay lập tức’.
Mỹ gọi đây là ‘những người đã bị bắt độc đoán hoặc không phù hợp với pháp luật vì thực hiện các quyền con người của mình’.
Trước các chất vấn trực diện quan trọng của Trưởng đoàn các nước Aâu châu và Hoa Kỳ, liệu Việt Nam có thỏa mãn được không hay lại tìm mọi cách để chống chế như trước nay?
C. Tin tức Bên lề UPR
1.- Các cuộc Biểu tình.
- Lúc 10 giờ ngày 22.01.2019, nhiều trăm người đã tham dự cuộc biểu tình tại trụ sở LHQ ở Geneva, Thụy sĩ, do Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền tổ chức với các ca khúc và khẩu hiệu kêu gọi tôn trọng Nhân quyền và chống Tàu cộng xâm lược bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Luật sư Trần Kiều Ngọc, Chủ tịch Phong trào nói với phóng viên VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) về cuộc biểu tình : « Thông điệp mà ban tổ chức cuộc biểu tình muốn gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam là họ đừng nghĩ rằng quốc tế và đồng bào chúng ta sẽ làm ngơ hay không biết gì về những điều dối trá hay những âm mưu bán nước. Chúng tôi muốn cho họ biết rằng chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đấu tranh để đất nước của chúng ta có được Tự do thật sự, Nhân quyền thật sự ».
- Khoảng 14 giờ 30 cùng ngày, trong khi diễn ra Kỳ kiểm điểm lần thứ 3 cơ chế UPR về Việt Nam, hàng trăm người từ Hoa Kỳ, Úc, các nước Aâu châu, u, và cả Việt Nam đã tham gia biểu tình lên án vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
2. Phúc trình ký giả bị tù.
Phúc trình thường niên năm 2018 ngày 13.12.2018, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ, Committee to Protect Journalists) liệt kê Việt Nam đứng hàng thứ 6 trong danh sách các nước kết án tù nhiều nhà báo nhất thế giới trong năm này với 11 người, cao hơn số người bị kết án trong năm 2017, với 10 người. Tất cả ký giả bị đưa vào các nhà tù ở Việt Nam đều bị kết án với cáo buộc ‘chống phá nhà nước’. Ðứng đầu danh sách này là Thổ Nhĩ Kỳ (68 ký giả), Tàu cộng (47), Ai Cập (25), Ả Rập Saudi và Eritrea (mỗi nước 16 ký giả).
3. Ngày 14 và 15.11.2018, phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, trưởng đoàn, trình bày và trao đổi Báo cáo Quốc gia lần thứ 1 về thực thi Công ước chống tra tấn trước Ủy ban của LHQ.
Uỷ ban Chống tra Tấn LHQ đã đưa ra 25 khuyến cáo, trong đó có 3 khuyến cáo buộc Việt Nam nhất thiết cần trả lời:
i. Khuyến cáo về sử dụng vũ lực quá đáng và tử vong khi bị giam giữ: bảo đảm tất cả các trường hợp bị cáo buộc về việc gây ra tử vong trong khi bị giam giữ và các khiếu nại về việc sử dụng vũ lực quá đáng, trong các cơ quan nhà nước và trên đường phố, được điều tra kịp thời, hữu hiệu và công minh bởi một cơ chế độc lập không có mối liên hệ với các cơ sở bị cáo buộc.
ii. Khuyến cáo về bảo vệ pháp lý cơ bản: Thiết lập một sổ đăng ký tại trung ương về các trường hợp giam giữ, trong mọi giai đoạn điều tra và thụ lý, bao gồm việc thuyên chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác, thông báo cho Ủy ban biết về loại thông tin được ghi nhận lại và các biện pháp cụ thể được thực hiện để đảm bảo việc lưu giữ hồ sơ chính xác nhằm phòng ngừa việc giam giữ một cách bí mật và làm ra vẻ nạn nhân mất tích.
iii. Khuyến cáo về tình trạng ép cung bằng tra tấn: Truy tố và trừng phạt tất cả các quan chức, công chức đã thực thi thu thập bằng chứng bằng tra tấn, bao gồm cả những người khai man và cung cấp tài liệu giả mạo.
II.- KẾT LUẬN UPR CHU KỲ 3.
Nhóm Làm việc về UPR chu kỳ III HÐNQLHQ, có nhiệm vụ chuẩn bị, chủ tọa và hoàn tất các khuyến cáo đã được đề nghị trong phiên UPR ngày 22.01.2019 đối với Việt Nam. Ngày 25.01.2019, Nhóm này đã đồng thuận thông qua Báo cáo về kết quả UPR của Việt Nam tại phiên họp tại trụ sở LHQ. Báo cáo của Nhóm Làm việc ghi nhận 291 khuyến nghị do 122 nước đưa ra, đề cập đến nhiều lĩnh vực như xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho người dân, tăng cường hợp tác với các cơ chế về Nhân quyền của LHQ. Các nước cũng kêu gọi Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế, xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc làm.
III./ KIỂM ÐIỂM ÐỊNH KỲ PHỔ QUÁT MANG LẠI KẾT QUẢ ?
Việt Nam đã phải ba lần trả lời tại cơ chế UPR :
- Năm 2009 để nhận được tổng số 146 khuyến nghị ; trong đó chấp nhận 94, từ chối 46, trả lời chung 5 và để ngỏ 1 khuyến nghị.
- Năm 2014, Việt Nam nhận tổng số 227 khuyến nghị ; trong đó chấp nhận 182, từ chối 54 khuyến nghị.
- Năm 2019, Việt Nam nhận tổng số 291 khuyến nghị.
So sánh tổng số khuyến nghị từng kỳ UPR, chúng ta thấy số khuyến nghị đã tăng đều qua từng kỳ UPR. Vậy cơ chế này có ích lợi gì cho người dân Việt Nam phải nhịn ăn đóng thuế để trả mọi chi phí cho phái đoàn Việt Nam XHCN đến ‘xạo hết chổ nói’. Bằng chứng :
1. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ngày 01.02.2019, truyền đi Thông cáo chỉ trích chính phủ Việt Nam ‘đã đệ trình một hình ảnh rất sai sự thực về hồ sơ Nhân quyền tại HÐNQLHQ ở Geneva ngày 22.01.2019’. Theo đó, Việt Nam tuyên bố đã thực thi 175 trong tổng số 182 khuyến nghị mà Việt Nam đã thuận nhận từ đợt UPR năm 2014 là khác xa so với thực tế.
‘Các lãnh đạo Việt Nam lẽ ra có thể vận dụng cơ chế UPR để thực thi các cải cách về Nhân quyền thực sự, nhưng họ lại lún sâu hơn qua việc chối bỏ hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình. Họ cần nhận thấy, khi chỉ Trung Quốc là nưóc duy nhất chúc mừng Việt Nam ‘tiến bộ nhân quyền’ thì đúng là mình đã phạm quá nhiều sai lầm,” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng chỉ ra những vi phạm nhân quyền mà Việt Nam che giấu ở Geneva.
Cụ thể là tại đợt kiểm định UPR này, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu rằng Việt Nam đảm bảo cho mọi người “quyền bình đẳng trước pháp luật” và được tiếp cận luật sư biện hộ.
Tuy nhiên theo HRW, trên thực tế, hệ thống tư pháp là một công cụ đàn áp của chính quyền, quyền tiếp xúc với luật sư và quyền được xét xử công bằng bị hạn chế. Các luật sư bào chữa không có đủ thời gian để chuẩn bị cho các phiên xử có động cơ chính trị và trình bày ý kiến trước tòa.
Hầu hết các phiên xử về tội danh an ninh quốc gia chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày, một số vụ thậm chí chỉ vẻn vẹn trong hai tiếng đồng hồ.
Tổ chức này ghi nhận chỉ trong 2 năm 2017 và 2018 có ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger bị bắt giữ tùy tiện, trong đó việc bắt giữ gần đây nhất là vụ bắt ông Nguyễn Văn Viễn, một nhà hoạt động thuộc hội Anh em dân chủ, diễn ra chỉ chín ngày trước phiên UPR.
2. Nhà báo Phạm Chí Dũng, trong ‘phản biện’ cái gọi hơn 97% mà chế độ csvn rêu rao trước (NQ/LHQ), cho biết ông tin về con số đó mà nó phải đảo ngược, tức Việt Nam chỉ thực hiện được 3% và 97% chưa thực hiện. Theo ông, ở Việt Nam có 2 chuyện khôi hài nhất :
- các cuộc biểu tình về an ninh xã hội thì bị đánh đập dã man, nhưng các cuộc tuần hành của giới đồng tính luyến ái, trần truồng thì không ai dám đụng tới, làm gì cả ;
- trong năm 2018, xảy ra ít nhất 11 người chết trong các đồn công an thì cuối năm này, luật cấm đánh đập trâu bò, chó mèo…, tạm gọi là súc quyền. Như vậy, việc Việt Nam tham gia HÐNQLHQ để tôn trọng súc quyền hơn nhân quyền.
Nghe cuộc phỏng vấn
Kết luận. Như vậy, UPR chỉ là thời điểm để các bên tự do phát biểu, bất kể đúng sai, chờ hết tháng lãnh lương. KêÙt quả, khổ dân Việt gánh chịu…
Hà Minh Thảo
Ngày 22.01.2019, Phái đoàn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu, đến trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HÐNQLHQ) tại Geneva, Thụy Sĩ, để tham dự Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát và trả lời việc thi hành các khuyến nghị về Nhân quyền đã được Ðịnh chế quốc tế này trao cho Việt Nam năm 2014.
I./ KIỂM ÐIỂM ÐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR, Universal Periodic Review, tiếng Anh và EPU, Examen Périodique Univel, tiếng Pháp).
Theo quy định của Liên hiệp quốc (LHQ), việc kiểm điểm được thi hành đối với tất cả thành viên quốc gia nhằm tạo cơ hội cho mỗi nước tự chọn hành động để tăng cường tình hình Nhân Quyền tại nước mình và, đồng thời, phải chu toàn những cam kết về Nhân Quyền.
Ðối với Việt Nam, đây là lần Kiểm điểm Ðịnh kỳ Phổ quát (viết tắt là UPR) lần thứ ba với định kỳ là 5 năm. Tại lần thứ ba này, có 122 nước thành viên LHQ tham dự cuộc đối thoại để nghe Trưởng Phái đoàn Việt Nam trình bày về ‘Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR chu kỳ III HÐNQLHQ’. Để hậu thuẫn cho Trưởng Phái đoàn bảo vệ thành công cho điều được gọi là ‘Thành tích thực thi quyền con người’, Việt Nam còn gửi theo các Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
A.- Quan điểm Việt Nam.
Trong bản tin Bộ Ngoại giao ngày 23.01.2019, Việt Nam tự khen: « Với chủ trương coi con người là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, kể từ lần rà soát trước (năm 2014), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người, xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và hội nhập quốc tế. Cuối cùng, họ khoe các nước đã: « Đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; cho rằng Việt Nam đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR.»
Trong phiên điều trần tại được tường thuật trực tiếp, Bộ Ngoại Giao Việt Nam báo cáo rằng Việt Nam thực hiện được hơn 96% khuyến nghị nhân quyền LHQ. « Chúng tôi đã có những sáng kiến đặc biệt, ghi nhận khuyến nghị hữu ích của các thủ tục đặc biệt trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam. » Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam phát biểu tại phiên họp. Nhưng, sự thật là Việt Nam cộng sản và độc tài đã bị đại đa số các quốc gia HÐNQLHQ thay phiên nhau, chỉ khoảng một phút cho mỗi nước, lên án những vi phạm Nhân Quyền và chính sách đàn áp Tự do, Dân chủ ngày càng tồi tệ.
Ngoài ra, cần biết rằng Việt cộng đã dùng Luật An ninh mạng, có hiệu lực ngày 01.01.2019, để triệt hạ quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng người dân như thế nào. Trên 90 triệu đồng bào trong nước không những chỉ bị khóa miệng mà 60 triệu người đang sử dụng Internet chẳng những bị đe dọa khóa sổ sử dụng các mạng lưới thông tin toàn cầu mà Luật này còn cho phép các cơ quan an ninh mạng xâm phạm trắng trợn vào đời sống riêng tư như đã được ngăn cấm bởi Điều 21 Hiến pháp 2013.
B.- Khuyến cáo của các quốc gia.
1. Vương quốc Anh nêu vấn đề: Chính phủ Việt Nam giải thích thế nào về những phát giác của Ủy ban LHQ về tra tấn tại quý quốc tháng 11/2018 cho thấy đã có tình trạng tra khảo tàn tệ các tù nhân bởi công an để họ phải nhận tội, chết trong nhà giam, tình trạng đối xử với những phạm nhân tử hình, kể cả xiềng xích họ.
Những bước đi nào chính phủ sẽ thi hành để chu toàn những cam kết đã qui định trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, ICCPR) để thành lập một hệ thống truyền thông độc lập, kể cả việc ngăn chặn những website thông tin và không hình sự hóa hành động xúc phạm.
Việt Nam có kế hoạch nào để bảo vệ và tôn trọng quyền tự do hội họp, kể cả việc duyệt xét những chỉ đạo cho lực lượng an ninh trong việc duy trì các cuộc chống đối bất bạo động, và bảo đảm là việc thực hành được minh bạch. Những bước nào sẽ được Chính phủ áp dụng để đưa đến một xã hội an toàn, bao gồm cả việc điều tra ngay lập tức những hành động chống những người bất đồng.
Chính phủ có sẵn sàng mời các chuyên gia đặc biệt HÐNQLHQ và đáp ứng khả thi về yêu cầu thăm Việt Nam của một Đặc ủy viên về tự do hội họp không?
2. Cộng hòa Liên bang Đức:
Chúng tôi quan ngại về quyền tự do biểu tình, quyền tự do hội họp đối với những người bảo vệ nhân quyền và khuyến nghị:
a. rà soát lại tất cả các điều khoản ảnh hưởng tới quyền tự do biểu đạt là điều 79, 88 trong luật hình sự. (Chú thích – Ðiều 79 Luật Hình sự cũ: ‘Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, Ðiều 88 luật hình sự cũ: ‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’) ;
b. giảm các tội chịu án tử hình, loại bỏ các án tử hình áp dụng đối với các tội như gián điệp hoặc chống chính phủ ;
c. hợp tác với LHQ các thủ tục đặc biệt ;
d. tăng cường tiếp cận đối với huấn nghệ, đặc biệt đối với các nhóm dễ tổn thương’.
- Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ? Dược liệu gì được dùng để giết chết người thọ án? Chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế hay những nhà ngoại giao các nước đến thăm các tử tù không?
Khi nào Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành qui định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân?
3. Thụy Ðiển tra vấn :
Rất nhiều tin tức cho biết những người bảo vệ nhân quyền và các đại diện xã hội dân sự độc lập bị ngăn cấm rời Việt Nam. Làm sao để chính phủ bảo đảm cho mọi công dân được tự do và không hạn chế ra ngoại quốc ?
Biện pháp nào sẽ được nhà nước áp dụng để bảo đảm quyền tự do hội họp và biểu tình bất bạo động, theo đúng với tiêu chuẩn đã ghi trong ICCPR, kể cả việc đưa ra một quy trình hợp pháp để cho những tổ chức bất vụ lợi có thể hoạt động mà không gặp trở ngại nào?...
-> Tại UPR lần này về Việt Nam, có đến 122 nước tham dự. Ngoài năm ba nước bênh vực Việt Nam như Trung cộng và những nước có tình trạng vi phạm nhân quyền gần như Việt Nam, đa số các nước còn lại đều đề nghị như ba quốc gia nói trên. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua Hoa Kỳ là nước số một gây ra thực trạng cực kỳ dã man ở Quê hương chúng ta hiện nay.
4. Mỹ quốc đã nói gì ?
Việt Nam đã thông qua Công ước chống tra tấn năm 2015. Nhưng, chúng tôi ghi nhận là những điều kiện giam cầm ở đây rất bạo tàn, các tin rất xác đáng về tình trạng xúc phạm thể xác và không cho phép được điều trị, đặc biệt đối với những tù nhân bị án về an ninh quốc gia. Họ đã bị lạm dụng và hành hạ đến chết. Việt Nam có bảo đảm là tất cả tù nhân bị giam giữ phải được ở trong tình trạng phù hợp với các cam kết mà Việt Nam hứa khi ký ICCPR cũng như Công ước chống tra tấn? Việt Nam có một cơ quan Cảnh sát có thẩm quyền để điều tra những khiếu nại về bị đối xử bất nhẫn, tra tấn và chết trong nhà giam không?
Điều 21 ICCPR buộc Việt Nam phải bảo vệ quyền được hội họp ôn hòa. Nhưng, thật sự, Việt Nam đã bắt giam hàng trăm người trong các cuộc biểu tình khắp nước hồi tháng 6/2018. Họ đã truy tố một số người với những điều khoản mơ hồ như ‘lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống lại lợi ích nhà nước hoặc quyền lợi hợp pháp của những cá nhân và tổ chức’, để kết án đến 7 năm tù, hay ‘đã phổ biến, tàng trữ, phát tán và tung ra những tin bịa đặt, tài liệu hoặc dụng cụ chống lại nhà nước’, để kết án tới 20 năm.
Chính phủ sẽ thi hành thế nào để bảo đảm Luật an ninh mạng không xâm phạm quyền riêng tư của người sử dụng, quyền tự do diễn đạt, hay khả năng tìm kiếm thông tin. Làm sao để Chính phủ giải thích việc lưu giữ dữ liệu trong nước sẽ được sử dụng, quản lý và bảo vệ?
Làm thế nào để chính phủ xây dựng và thi hành các luật cho phù hợp với những tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, International Labor Organization) về tự do tập họp, quyền tài phán, lao động cưỡng bách, lao động trẻ em và không kỳ thị trong việc làm? Việt Nam sẽ cho phép thành lập các tổ chức Công đoàn độc lập.
5. Ít nhất có 2 quốc gia khuyến nghị yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm là những nhà bảo vệ nhân quyền :
- ông Ludvic Eger, Cộng hòa Séc, khuyến nghị Việt Nam ‘tạo điều kiện cho đa nguyên chính trị và dân chủ’ và ‘đảm bảo cho công dân toàn quyền bầu cử, ứng cử’, trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
- ông Jason Ross Mack, Hoa Kỳ, nêu tên 4 tù nhân lương tâm gồm Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên Hội Anh em dân chủ với yêu cầu ‘trả tự do ngay lập tức’.
Mỹ gọi đây là ‘những người đã bị bắt độc đoán hoặc không phù hợp với pháp luật vì thực hiện các quyền con người của mình’.
Trước các chất vấn trực diện quan trọng của Trưởng đoàn các nước Aâu châu và Hoa Kỳ, liệu Việt Nam có thỏa mãn được không hay lại tìm mọi cách để chống chế như trước nay?
C. Tin tức Bên lề UPR
1.- Các cuộc Biểu tình.
- Lúc 10 giờ ngày 22.01.2019, nhiều trăm người đã tham dự cuộc biểu tình tại trụ sở LHQ ở Geneva, Thụy sĩ, do Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền tổ chức với các ca khúc và khẩu hiệu kêu gọi tôn trọng Nhân quyền và chống Tàu cộng xâm lược bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Luật sư Trần Kiều Ngọc, Chủ tịch Phong trào nói với phóng viên VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) về cuộc biểu tình : « Thông điệp mà ban tổ chức cuộc biểu tình muốn gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam là họ đừng nghĩ rằng quốc tế và đồng bào chúng ta sẽ làm ngơ hay không biết gì về những điều dối trá hay những âm mưu bán nước. Chúng tôi muốn cho họ biết rằng chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đấu tranh để đất nước của chúng ta có được Tự do thật sự, Nhân quyền thật sự ».
- Khoảng 14 giờ 30 cùng ngày, trong khi diễn ra Kỳ kiểm điểm lần thứ 3 cơ chế UPR về Việt Nam, hàng trăm người từ Hoa Kỳ, Úc, các nước Aâu châu, u, và cả Việt Nam đã tham gia biểu tình lên án vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
2. Phúc trình ký giả bị tù.
Phúc trình thường niên năm 2018 ngày 13.12.2018, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ, Committee to Protect Journalists) liệt kê Việt Nam đứng hàng thứ 6 trong danh sách các nước kết án tù nhiều nhà báo nhất thế giới trong năm này với 11 người, cao hơn số người bị kết án trong năm 2017, với 10 người. Tất cả ký giả bị đưa vào các nhà tù ở Việt Nam đều bị kết án với cáo buộc ‘chống phá nhà nước’. Ðứng đầu danh sách này là Thổ Nhĩ Kỳ (68 ký giả), Tàu cộng (47), Ai Cập (25), Ả Rập Saudi và Eritrea (mỗi nước 16 ký giả).
3. Ngày 14 và 15.11.2018, phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, trưởng đoàn, trình bày và trao đổi Báo cáo Quốc gia lần thứ 1 về thực thi Công ước chống tra tấn trước Ủy ban của LHQ.
Uỷ ban Chống tra Tấn LHQ đã đưa ra 25 khuyến cáo, trong đó có 3 khuyến cáo buộc Việt Nam nhất thiết cần trả lời:
i. Khuyến cáo về sử dụng vũ lực quá đáng và tử vong khi bị giam giữ: bảo đảm tất cả các trường hợp bị cáo buộc về việc gây ra tử vong trong khi bị giam giữ và các khiếu nại về việc sử dụng vũ lực quá đáng, trong các cơ quan nhà nước và trên đường phố, được điều tra kịp thời, hữu hiệu và công minh bởi một cơ chế độc lập không có mối liên hệ với các cơ sở bị cáo buộc.
ii. Khuyến cáo về bảo vệ pháp lý cơ bản: Thiết lập một sổ đăng ký tại trung ương về các trường hợp giam giữ, trong mọi giai đoạn điều tra và thụ lý, bao gồm việc thuyên chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác, thông báo cho Ủy ban biết về loại thông tin được ghi nhận lại và các biện pháp cụ thể được thực hiện để đảm bảo việc lưu giữ hồ sơ chính xác nhằm phòng ngừa việc giam giữ một cách bí mật và làm ra vẻ nạn nhân mất tích.
iii. Khuyến cáo về tình trạng ép cung bằng tra tấn: Truy tố và trừng phạt tất cả các quan chức, công chức đã thực thi thu thập bằng chứng bằng tra tấn, bao gồm cả những người khai man và cung cấp tài liệu giả mạo.
II.- KẾT LUẬN UPR CHU KỲ 3.
Nhóm Làm việc về UPR chu kỳ III HÐNQLHQ, có nhiệm vụ chuẩn bị, chủ tọa và hoàn tất các khuyến cáo đã được đề nghị trong phiên UPR ngày 22.01.2019 đối với Việt Nam. Ngày 25.01.2019, Nhóm này đã đồng thuận thông qua Báo cáo về kết quả UPR của Việt Nam tại phiên họp tại trụ sở LHQ. Báo cáo của Nhóm Làm việc ghi nhận 291 khuyến nghị do 122 nước đưa ra, đề cập đến nhiều lĩnh vực như xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho người dân, tăng cường hợp tác với các cơ chế về Nhân quyền của LHQ. Các nước cũng kêu gọi Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế, xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc làm.
III./ KIỂM ÐIỂM ÐỊNH KỲ PHỔ QUÁT MANG LẠI KẾT QUẢ ?
Việt Nam đã phải ba lần trả lời tại cơ chế UPR :
- Năm 2009 để nhận được tổng số 146 khuyến nghị ; trong đó chấp nhận 94, từ chối 46, trả lời chung 5 và để ngỏ 1 khuyến nghị.
- Năm 2014, Việt Nam nhận tổng số 227 khuyến nghị ; trong đó chấp nhận 182, từ chối 54 khuyến nghị.
- Năm 2019, Việt Nam nhận tổng số 291 khuyến nghị.
So sánh tổng số khuyến nghị từng kỳ UPR, chúng ta thấy số khuyến nghị đã tăng đều qua từng kỳ UPR. Vậy cơ chế này có ích lợi gì cho người dân Việt Nam phải nhịn ăn đóng thuế để trả mọi chi phí cho phái đoàn Việt Nam XHCN đến ‘xạo hết chổ nói’. Bằng chứng :
1. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ngày 01.02.2019, truyền đi Thông cáo chỉ trích chính phủ Việt Nam ‘đã đệ trình một hình ảnh rất sai sự thực về hồ sơ Nhân quyền tại HÐNQLHQ ở Geneva ngày 22.01.2019’. Theo đó, Việt Nam tuyên bố đã thực thi 175 trong tổng số 182 khuyến nghị mà Việt Nam đã thuận nhận từ đợt UPR năm 2014 là khác xa so với thực tế.
‘Các lãnh đạo Việt Nam lẽ ra có thể vận dụng cơ chế UPR để thực thi các cải cách về Nhân quyền thực sự, nhưng họ lại lún sâu hơn qua việc chối bỏ hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình. Họ cần nhận thấy, khi chỉ Trung Quốc là nưóc duy nhất chúc mừng Việt Nam ‘tiến bộ nhân quyền’ thì đúng là mình đã phạm quá nhiều sai lầm,” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng chỉ ra những vi phạm nhân quyền mà Việt Nam che giấu ở Geneva.
Cụ thể là tại đợt kiểm định UPR này, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu rằng Việt Nam đảm bảo cho mọi người “quyền bình đẳng trước pháp luật” và được tiếp cận luật sư biện hộ.
Tuy nhiên theo HRW, trên thực tế, hệ thống tư pháp là một công cụ đàn áp của chính quyền, quyền tiếp xúc với luật sư và quyền được xét xử công bằng bị hạn chế. Các luật sư bào chữa không có đủ thời gian để chuẩn bị cho các phiên xử có động cơ chính trị và trình bày ý kiến trước tòa.
Hầu hết các phiên xử về tội danh an ninh quốc gia chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày, một số vụ thậm chí chỉ vẻn vẹn trong hai tiếng đồng hồ.
Tổ chức này ghi nhận chỉ trong 2 năm 2017 và 2018 có ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger bị bắt giữ tùy tiện, trong đó việc bắt giữ gần đây nhất là vụ bắt ông Nguyễn Văn Viễn, một nhà hoạt động thuộc hội Anh em dân chủ, diễn ra chỉ chín ngày trước phiên UPR.
2. Nhà báo Phạm Chí Dũng, trong ‘phản biện’ cái gọi hơn 97% mà chế độ csvn rêu rao trước (NQ/LHQ), cho biết ông tin về con số đó mà nó phải đảo ngược, tức Việt Nam chỉ thực hiện được 3% và 97% chưa thực hiện. Theo ông, ở Việt Nam có 2 chuyện khôi hài nhất :
- các cuộc biểu tình về an ninh xã hội thì bị đánh đập dã man, nhưng các cuộc tuần hành của giới đồng tính luyến ái, trần truồng thì không ai dám đụng tới, làm gì cả ;
- trong năm 2018, xảy ra ít nhất 11 người chết trong các đồn công an thì cuối năm này, luật cấm đánh đập trâu bò, chó mèo…, tạm gọi là súc quyền. Như vậy, việc Việt Nam tham gia HÐNQLHQ để tôn trọng súc quyền hơn nhân quyền.
Nghe cuộc phỏng vấn
Kết luận. Như vậy, UPR chỉ là thời điểm để các bên tự do phát biểu, bất kể đúng sai, chờ hết tháng lãnh lương. KêÙt quả, khổ dân Việt gánh chịu…
Hà Minh Thảo
Thông Báo
Không share được bài của VietCatholic trên Facebook – Cách khắc phục
VietCatholic Network
20:03 11/02/2019
Khi xem một bài trên VietCatholic, đôi khi quý vị và anh chị em muốn share bài đó với những bạn bè trên Facebook của mình nhưng gặp lỗi 404 – File Not Found, mặc dù bài đó thực sự tồn tại, quý vị và anh chị em thấy ngay trước mắt mình.
Lỗi này chỉ xảy ra đối với Facebook, tất cả các mạng xã hội khác đều hoạt động như bình thường.
Chúng tôi đã liên lạc với Facebook để báo cáo sai sót này. Tạm thời, nếu quý vị và anh chị em muốn share trên Facebook, có thể làm như sau:
Vào VietCatholic theo url: http://vietcatholicnews.org thay vì các url quý vị và anh chị em vẫn dùng. Chắc chắn quý vị và anh chị em sẽ share được.
Lỗi này chỉ xảy ra đối với Facebook, tất cả các mạng xã hội khác đều hoạt động như bình thường.
Chúng tôi đã liên lạc với Facebook để báo cáo sai sót này. Tạm thời, nếu quý vị và anh chị em muốn share trên Facebook, có thể làm như sau:
Vào VietCatholic theo url: http://vietcatholicnews.org thay vì các url quý vị và anh chị em vẫn dùng. Chắc chắn quý vị và anh chị em sẽ share được.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Lan Ngọc Ngà
Tấn Đạt
15:50 11/02/2019
HOA LAN NGỌC NGÀ
Ảnh của Tấn Đạt
Hoa lan dưới nắng dịu dàng
Trong xanh như ngọc nhẹ nhàng như thơ.
(bt)
Ảnh của Tấn Đạt
Hoa lan dưới nắng dịu dàng
Trong xanh như ngọc nhẹ nhàng như thơ.
(bt)
VietCatholic TV
Tuyên Ngôn Đức Tin giữa những mơ hồ về đạo lý
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:26 11/02/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong tuyên ngôn được công bố hôm 8 tháng Hai, Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 2012 đến năm 2017, đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến các cuộc tranh luận thần học trong Giáo Hội về khả thể cho những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ, thậm chí cho cả các Kitô hữu ngoài Công Giáo cũng được rước Mình Thánh Chúa, việc phong chức cho phụ nữ và các vấn đề thần học khác.
Theo Đức Hồng Y Gerhard Müller, ngày nay, nhiều Kitô hữu thậm chí không còn nhận thức được những đạo lý cơ bản của Đức tin, vì vậy ngày càng có nguy cơ lạc xa khỏi con đường dẫn đến sự sống đời đời. Thêm vào đó, nhiều giám mục thích làm chính trị gia hơn là những người loan báo Tin Mừng và những thầy dạy trong Đức tin.
Trong bối cảnh đó, chúng ta cần phải có một định hướng rõ ràng vì mục đích chính của Giáo Hội vẫn giữ nguyên như từ trước đến nay là dẫn dắt nhân loại đến với Chúa Giêsu Kitô, là ánh sáng của các dân tộc. Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo lý Giáo Hội Công Giáo là một “tiêu chuẩn an toàn cho tín lý.” Vì thế, Đức Hồng Y đã viết ra “Manifesto of Faith” – Bản Tuyên Ngôn Đức Tin – tóm tắt những điểm chính trong sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo với mục đích củng cố đức tin của anh chị em tín hữu trong thời điểm niềm tin của họ đã bị hoang mang trầm trọng bởi “chế độ độc tài của thuyết tương đối”.
Bản tuyên ngôn của Đức Hồng Y Gerhard Müller đề cập đến 5 lĩnh vực của giáo lý Công Giáo là Kitô học, Giáo Hội học, các phép bí tích, luân lý và cuối cùng là cánh chung học, một nhánh thần học đề cập đến cái chết, sự phán xét, thiên đàng và địa ngục.
Bản tiếng Anh nhan đề “Manifesto of Faith”, có thể đọc tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn Tuyên Ngôn này
Anh em đừng xao xuyến! (Ga 14:1)
Trước sự nhầm lẫn ngày càng tăng về đạo lý, nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Công Giáo đã yêu cầu tôi đưa ra một chứng từ công khai về chân lý mặc khải. Nhiệm vụ của chính các mục tử là hướng dẫn những người được giao phó cho họ trên con đường cứu độ. Điều này chỉ có thể thành công nếu họ biết con đường này và chính họ đi theo con đường ấy. Những lời của Thánh Phaolô thật đúng ở đây: “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận” (1 Cr 15: 3). Ngày nay, nhiều Kitô hữu thậm chí không còn nhận thức được những đạo lý cơ bản của Đức tin, vì thế ngày càng có nguy cơ lạc xa con đường dẫn đến sự sống đời đời. Tuy nhiên, mục đích chính của Giáo Hội vẫn là dẫn dắt nhân loại đến với Chúa Giêsu Kitô, là ánh sáng của các dân tộc (xem LG 1). Trong tình huống này, nảy sinh vấn đề cần phải định hướng. Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo lý Giáo Hội Công Giáo là “một tiêu chuẩn an toàn cho tín lý” (Fidei Depositum IV). Sách giáo lý được viết ra với mục đích củng cố đức tin của những anh chị em mà niềm tin của họ đã bị hoang mang trầm trọng bởi chế độ độc tài của thuyết tương đối.
1. Thiên Chúa Ba Ngôi duy nhất được mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô
Tuyệt đỉnh đức tin của tất cả các Kitô hữu được tìm thấy trong lời tuyên xưng Chúa Ba Ngôi. Chúng ta đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, con cái và bạn bè của Thiên Chúa qua phép Rửa Tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Sự phân biệt của Ba Ngôi trong sự hiệp nhất của Thiên Chúa (Sgl 254) đánh dấu một sự khác biệt cơ bản trong niềm tin vào Thiên Chúa và hình ảnh con người so với các tôn giáo khác. Các tôn giáo không đồng ý với nhau chính là về niềm tin này vào Chúa Giêsu Kitô. Ngài là Thiên Chúa thật và là Người thật, được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ duy nhất của thế gian (Sgl 679) và là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (Sgl 846). Vì thế, thư thứ nhất của Thánh Gioan nói kẻ nào chối bỏ thiên tính của Ngài thì đều là kẻ phản Kitô (1 Ga 2:22), vì Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, từ thuở đời đời là một với Thiên Chúa, Cha của Ngài (Sgl 663). Chúng ta phải chống lại với một quyết tâm rõ ràng sự tái phạm những sai lầm của các dị giáo xa xưa, trong đó chỉ xem Chúa Giêsu Kitô như một người tốt, một người anh em bằng hữu, hay như một tiên tri hoặc một nhà đạo đức. Trước hết và trên hết, Ngài là Ngôi Lời hằng ở cùng Thiên Chúa và là Thiên Chúa, Con của Chúa Cha, Đấng mặc lấy bản tính loài người của chúng ta để cứu chuộc chúng ta và là Đấng sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Ngài là Đấng duy nhất chúng ta tôn thờ trong sự hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần như là Thiên Chúa duy nhất và chân thật (Sgl 691).
2. Giáo Hội
Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo Hội như một dấu chỉ hữu hình và là công cụ cứu rỗi được thực hiện trong Giáo Hội Công Giáo (Sgl 816). Ngài đã ban cho Giáo Hội của Ngài, “nảy sinh từ cạnh sườn của Chúa Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá” (Sgl 766), một cơ cấu bí tích tồn tại cho đến khi Nước Người được hoàn thành trọn vẹn (Sgl 765). Chúa Kitô, là Đầu và các tín hữu như các chi thể của thể xác, là một nhiệm thể (Sgl 795), đó là lý do tại sao Giáo Hội là thánh thiện, vì Đấng Trung Gian duy nhất đã thiết kế và duy trì cấu trúc hữu hình của Giáo Hội (Sgl 771). Thông qua Giáo Hội, công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô trở nên hiện diện trong thời gian và không gian thông qua việc cử hành các Bí tích Thánh, đặc biệt trong Hy Tế Thánh Thể, là Thánh lễ (Sgl 1330). Giáo Hội truyền đạt với thẩm quyền của Đức Kitô mặc khải về Thiên Chúa, “trải rộng tới tất cả các yếu tố của đạo lý, trong đó có đạo lý về luân lý, nếu không có những yếu tố này, các chân lý cứu độ của đức tin sẽ không thể được bảo toàn, trình bày hay tuân giữ” (Sgl 2035).
3. Phẩm trật bí tích
Giáo Hội là bí tích cứu độ phổ quát trong Chúa Giêsu Kitô (Sgl 776). Giáo Hội không phản chiếu chính mình, nhưng phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô, tỏa sáng trên khuôn mặt của Giáo Hội. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi chân lý do Chúa Giêsu Kitô mạc khải trở thành điểm quy chiếu, chứ không phải là quan điểm của đa số hoặc tinh thần của thời đại; vì chính Chúa Kitô đã ủy thác ân sủng và sự thật trọn vẹn cho Giáo Hội Công Giáo (Sgl 819), và chính Ngài hiện diện trong các bí tích của Giáo Hội.
Giáo Hội không phải là một hiệp hội do loài người tạo ra mà cấu trúc của nó được các thành viên bầu chọn theo ý muốn của họ. Giáo Hội có nguồn gốc thần thánh. “Chính Chúa Kitô đã thiết lập thừa tác vụ, và trao ban thẩm quyền, sứ vụ, phương hướng và mục đích cho thừa tác vụ trong Hội Thánh” (Sgl 874). Lời quở trách của Thánh Phaolô dành cho bất cứ ai dám công bố một phúc âm khác “kể cả chúng tôi, hoặc một thiên thần nào từ trời xuống” (Gal 1: 8) vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Việc làm trung gian đức tin bị ràng buộc chặt chẽ với uy tín cá nhân của các sứ giả, là những người trong một số trường hợp đã bỏ rơi những người được giao phó cho họ, làm họ xao xuyến, và thậm chí làm tổn hại nghiêm trọng đến đức tin của họ. Ở đây, Lời Kinh Thánh cảnh cáo những người không nghe theo sự thật nhưng chạy theo dục vọng của mình, theo những kẻ tâng bốc mình, không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh (x. 2 Tim 4: 3-4).
Nhiệm vụ của Huấn Quyền Hội Thánh là “bảo vệ dân Thiên Chúa khỏi những sai lệch và bội giáo”, để “bảo đảm cho họ khả năng khách quan có thể tuyên xưng đức tin chân thực không chút tì vết (Sgl 890). Điều này đặc biệt đúng đối với tất cả bảy bí tích. Bí Tích Thánh Thể là “nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô giáo” (Sgl 1324). Hy Tế Thánh Thể, trong đó Chúa Kitô bao gồm chúng ta trong Hy Tế của Người trên Thánh giá, là nhằm vào sự kết hiệp mật thiết nhất với Ngài (Sgl 1382). Do đó, Kinh Thánh khuyên răn về việc rước lễ như sau: “bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.” (1 Cor 11:27). “Ai biết mình đang mắc tội trọng, thì phải lãnh nhận bí tích Hòa Giải trước khi đi lên rước lễ” (Sgl 1385). Luận lý nội tại của bí tích này cho thấy những người đã ly dị và tái hôn dân sự, trong khi hôn nhân bí tích của họ vẫn tồn tại trước mặt Thiên Chúa, cũng như những Kitô hữu không hiệp thông trọn vẹn với Đức tin Công Giáo và Giáo Hội, thì giống như tất cả những ai không thích hợp để nhận Bí tích Thánh Thể một cách hiệu quả (Sgl 1457), vì nó không mang lại cho họ ơn cứu rỗi. Vạch ra điều này là vì lòng thương xót dành cho các linh hồn [thương linh hồn bẩy mối: lấy lời lành mà khuyên người].
Việc xưng thú tội lỗi trong bí tích hòa giải ít nhất một lần một năm là một trong những luật buộc của Giáo Hội (Sgl 2042). Khi các tín hữu không còn thú nhận tội lỗi của mình và không còn trải nghiệm ơn xá giải các tội lỗi của họ, ơn cứu rỗi trở nên bất khả thi; nói cho cùng, Chúa Giêsu Kitô đã giáng trần thành Con Người để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi. Sức mạnh của ơn tha thứ mà Chúa Phục sinh đã ban cho các Tông đồ và những người kế vị các ngài trong chức vụ giám mục và linh mục cũng áp dụng cho những tội nặng và tội nhẹ mà chúng ta phạm phải sau khi chịu Bí tích Rửa tội. Thực hành xưng tội phổ biến hiện nay cho thấy rõ rằng lương tâm của tín hữu chưa được hình thành một cách đầy đủ. Lòng thương xót của Chúa được ban cho chúng ta là để chúng ta có thể thực thi các Giới Răn của Ngài ngõ hầu nên một với Thánh ý của Ngài, chứ không phải để tránh né lời mời gọi ăn năn (Sgl 1458).
“Linh mục tiếp tục công việc cứu chuộc trên trái đất” (Sgl 1589). Việc phong chức linh mục “ban cho ngài một sức mạnh thiêng liêng” (Sgl 1592), không thể thay thế được, bởi vì qua đó, Chúa Giêsu trở nên hiện diện một cách bí tích trong hành động cứu độ của Ngài. Do đó, các linh mục tự nguyện chọn đời sống độc thân như “một dấu chỉ của cuộc sống mới” (Sgl 1579). Đó là sự tự hiến để phục vụ của Chúa Kitô và vương quốc sắp đến của Ngài
4. Luật luân lý
Đức tin và cuộc sống không thể tách rời, vì Đức tin không có việc làm là Đức tin chết (Sgl 1815). Luật đạo đức là công việc của thượng trí Thiên Chúa và đưa con người đến với phúc lành đã hứa (Sgl 1950). Do đó, “kiến thức về luật thần linh và tự nhiên là cần thiết” để thực thi điều thiện và đạt tới mục đích của mình (Sgl 1955). Chấp nhận sự thật này là điều cần thiết cho tất cả mọi người có thiện chí. Vì kẻ chết trong tội lỗi mà không ăn năn sẽ mãi mãi xa cách Thiên Chúa (Sgl 1033). Điều này dẫn đến những hậu quả thực tế trong cuộc sống của các Kitô hữu, mà thường bị bỏ qua ngày nay (x. 2270-2283; 2350-2381). Luật luân lý không phải là gánh nặng, nhưng là một phần của sự thật giải phóng (x. Ga 8,32) qua đó người Kitô hữu bước đi trên con đường cứu rỗi; và như thế luật luân lý không thể bị tương đối hóa.
5. Cuộc sống vĩnh cửu
Ngày nay, nhiều người tự hỏi, Giáo Hội tồn tại nhằm mục đích gì, khi mà ngay cả các giám mục cũng thích làm các chính trị gia hơn là loan báo Tin Mừng như những thầy dạy trong Đức tin. Vai trò của Giáo Hội không được hạ thấp bởi những điều tầm thường, nhưng vị trí thích hợp của Giáo Hội cần phải được đề cập đến. Mỗi con người đều có một linh hồn bất tử, tách ra khỏi thân xác khi chết đi, với niềm hy vọng được sống lại từ trong kẻ chết (Sgl 366). Cái chết khiến cho quyết định tùng phục hoặc chống lại Thiên Chúa của con người thành ra chung cuộc. Mọi người phải đối mặt với sự phán xét cụ thể ngay sau cái chết (Sgl 1021). Hoặc một sự thanh luyện là cần thiết, hoặc con người đi thẳng vào hạnh phúc thiên đàng và được phép nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt. Ngoài ra còn có khả năng khủng khiếp là người ấy vẫn chống lại Thiên Chúa đến giờ phút sau cùng, và bởi sự từ khước tình yêu của Ngài, kẻ ấy “đã lên án chính mình ngay lập tức và mãi mãi” (Sgl 1022). “Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta mà không có chúng ta, nhưng Ngài không muốn cứu độ chúng ta mà không có chúng ta” (Sgl 1847). Sự bất tận của hình phạt địa ngục là một thực tế khủng khiếp, mà - theo lời chứng của Thánh Kinh – cuốn hút tất cả những ai chết trong tình trạng tội lỗi nghiêm trọng (Sgl 1035). Người Kitô hữu phải đi qua cổng hẹp, vì “cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó” (Mt 7:13).
Giữ im lặng về những điều này và những sự thật khác của Đức tin để rồi theo đó mà dạy người ta là một sự dối trá lớn nhất mà Sách Giáo lý cảnh báo mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho thử thách cuối cùng của Giáo Hội và đưa con người đến một ảo tưởng tôn giáo, “với giá phải trả là sự bội giáo” (Sgl 675); đó là mưu gian chước dối của tên phản Kitô. “Nó sẽ lừa dối những kẻ phải hư mất bằng mọi phương thế bất công, vì những kẻ ấy đã đóng kín chính mình không đón nhận lòng yêu mến chân lý để được cứu độ” (2 Thessalônica 2:10).
6. Lời kêu gọi
Là những người thợ trong vườn nho của Chúa, tất cả chúng ta có trách nhiệm nhắc nhớ những sự thật cơ bản này bằng cách bám vào những gì chúng ta đã được nhận lãnh. Chúng ta muốn khích lệ các tín hữu can đảm đi theo con đường của Chúa Giêsu Kitô với quyết tâm, để có được sự sống đời đời khi tuân theo các lệnh truyền của Ngài (Sgl 2075).
Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta biết ân sủng Đức tin Công Giáo quý giá là dường nào, vì Đức tin ấy mở ra cánh cửa dẫn đến sự sống đời đời. “Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người.” (Mc 8:38) Do đó, chúng ta phải cam kết củng cố Đức tin bằng cách tuyên xưng chân lý, là chính Chúa Giêsu Kitô.
Cả chúng ta, và đặc biệt là các giám mục và linh mục, cũng được Thánh Phaolô, Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, khuyên bảo khi thánh nhân nhắc nhở Timôthê là người bạn đồng hành và là người kế vị của mình: “Trước mặt Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh.” (2 Tim 4: 1-5).
Xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cầu bầu cho chúng ta ân sủng để trung thành không dao động trong sứ vụ tuyên xưng sự thật về Chúa Giêsu Kitô.
Hiệp nhất trong đức tin và lời cầu nguyện
+ Đức Hồng Y Gerhard Müller, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin 2012-2017
Source:Catholic News Agency Manifesto of Faith
Theo Đức Hồng Y Gerhard Müller, ngày nay, nhiều Kitô hữu thậm chí không còn nhận thức được những đạo lý cơ bản của Đức tin, vì vậy ngày càng có nguy cơ lạc xa khỏi con đường dẫn đến sự sống đời đời. Thêm vào đó, nhiều giám mục thích làm chính trị gia hơn là những người loan báo Tin Mừng và những thầy dạy trong Đức tin.
Trong bối cảnh đó, chúng ta cần phải có một định hướng rõ ràng vì mục đích chính của Giáo Hội vẫn giữ nguyên như từ trước đến nay là dẫn dắt nhân loại đến với Chúa Giêsu Kitô, là ánh sáng của các dân tộc. Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo lý Giáo Hội Công Giáo là một “tiêu chuẩn an toàn cho tín lý.” Vì thế, Đức Hồng Y đã viết ra “Manifesto of Faith” – Bản Tuyên Ngôn Đức Tin – tóm tắt những điểm chính trong sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo với mục đích củng cố đức tin của anh chị em tín hữu trong thời điểm niềm tin của họ đã bị hoang mang trầm trọng bởi “chế độ độc tài của thuyết tương đối”.
Bản tuyên ngôn của Đức Hồng Y Gerhard Müller đề cập đến 5 lĩnh vực của giáo lý Công Giáo là Kitô học, Giáo Hội học, các phép bí tích, luân lý và cuối cùng là cánh chung học, một nhánh thần học đề cập đến cái chết, sự phán xét, thiên đàng và địa ngục.
Bản tiếng Anh nhan đề “Manifesto of Faith”, có thể đọc tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn Tuyên Ngôn này
Tuyên ngôn Đức tin
Anh em đừng xao xuyến! (Ga 14:1)
Trước sự nhầm lẫn ngày càng tăng về đạo lý, nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Công Giáo đã yêu cầu tôi đưa ra một chứng từ công khai về chân lý mặc khải. Nhiệm vụ của chính các mục tử là hướng dẫn những người được giao phó cho họ trên con đường cứu độ. Điều này chỉ có thể thành công nếu họ biết con đường này và chính họ đi theo con đường ấy. Những lời của Thánh Phaolô thật đúng ở đây: “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận” (1 Cr 15: 3). Ngày nay, nhiều Kitô hữu thậm chí không còn nhận thức được những đạo lý cơ bản của Đức tin, vì thế ngày càng có nguy cơ lạc xa con đường dẫn đến sự sống đời đời. Tuy nhiên, mục đích chính của Giáo Hội vẫn là dẫn dắt nhân loại đến với Chúa Giêsu Kitô, là ánh sáng của các dân tộc (xem LG 1). Trong tình huống này, nảy sinh vấn đề cần phải định hướng. Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo lý Giáo Hội Công Giáo là “một tiêu chuẩn an toàn cho tín lý” (Fidei Depositum IV). Sách giáo lý được viết ra với mục đích củng cố đức tin của những anh chị em mà niềm tin của họ đã bị hoang mang trầm trọng bởi chế độ độc tài của thuyết tương đối.
1. Thiên Chúa Ba Ngôi duy nhất được mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô
Tuyệt đỉnh đức tin của tất cả các Kitô hữu được tìm thấy trong lời tuyên xưng Chúa Ba Ngôi. Chúng ta đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, con cái và bạn bè của Thiên Chúa qua phép Rửa Tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Sự phân biệt của Ba Ngôi trong sự hiệp nhất của Thiên Chúa (Sgl 254) đánh dấu một sự khác biệt cơ bản trong niềm tin vào Thiên Chúa và hình ảnh con người so với các tôn giáo khác. Các tôn giáo không đồng ý với nhau chính là về niềm tin này vào Chúa Giêsu Kitô. Ngài là Thiên Chúa thật và là Người thật, được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ duy nhất của thế gian (Sgl 679) và là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (Sgl 846). Vì thế, thư thứ nhất của Thánh Gioan nói kẻ nào chối bỏ thiên tính của Ngài thì đều là kẻ phản Kitô (1 Ga 2:22), vì Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, từ thuở đời đời là một với Thiên Chúa, Cha của Ngài (Sgl 663). Chúng ta phải chống lại với một quyết tâm rõ ràng sự tái phạm những sai lầm của các dị giáo xa xưa, trong đó chỉ xem Chúa Giêsu Kitô như một người tốt, một người anh em bằng hữu, hay như một tiên tri hoặc một nhà đạo đức. Trước hết và trên hết, Ngài là Ngôi Lời hằng ở cùng Thiên Chúa và là Thiên Chúa, Con của Chúa Cha, Đấng mặc lấy bản tính loài người của chúng ta để cứu chuộc chúng ta và là Đấng sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Ngài là Đấng duy nhất chúng ta tôn thờ trong sự hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần như là Thiên Chúa duy nhất và chân thật (Sgl 691).
2. Giáo Hội
Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo Hội như một dấu chỉ hữu hình và là công cụ cứu rỗi được thực hiện trong Giáo Hội Công Giáo (Sgl 816). Ngài đã ban cho Giáo Hội của Ngài, “nảy sinh từ cạnh sườn của Chúa Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá” (Sgl 766), một cơ cấu bí tích tồn tại cho đến khi Nước Người được hoàn thành trọn vẹn (Sgl 765). Chúa Kitô, là Đầu và các tín hữu như các chi thể của thể xác, là một nhiệm thể (Sgl 795), đó là lý do tại sao Giáo Hội là thánh thiện, vì Đấng Trung Gian duy nhất đã thiết kế và duy trì cấu trúc hữu hình của Giáo Hội (Sgl 771). Thông qua Giáo Hội, công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô trở nên hiện diện trong thời gian và không gian thông qua việc cử hành các Bí tích Thánh, đặc biệt trong Hy Tế Thánh Thể, là Thánh lễ (Sgl 1330). Giáo Hội truyền đạt với thẩm quyền của Đức Kitô mặc khải về Thiên Chúa, “trải rộng tới tất cả các yếu tố của đạo lý, trong đó có đạo lý về luân lý, nếu không có những yếu tố này, các chân lý cứu độ của đức tin sẽ không thể được bảo toàn, trình bày hay tuân giữ” (Sgl 2035).
3. Phẩm trật bí tích
Giáo Hội là bí tích cứu độ phổ quát trong Chúa Giêsu Kitô (Sgl 776). Giáo Hội không phản chiếu chính mình, nhưng phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô, tỏa sáng trên khuôn mặt của Giáo Hội. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi chân lý do Chúa Giêsu Kitô mạc khải trở thành điểm quy chiếu, chứ không phải là quan điểm của đa số hoặc tinh thần của thời đại; vì chính Chúa Kitô đã ủy thác ân sủng và sự thật trọn vẹn cho Giáo Hội Công Giáo (Sgl 819), và chính Ngài hiện diện trong các bí tích của Giáo Hội.
Giáo Hội không phải là một hiệp hội do loài người tạo ra mà cấu trúc của nó được các thành viên bầu chọn theo ý muốn của họ. Giáo Hội có nguồn gốc thần thánh. “Chính Chúa Kitô đã thiết lập thừa tác vụ, và trao ban thẩm quyền, sứ vụ, phương hướng và mục đích cho thừa tác vụ trong Hội Thánh” (Sgl 874). Lời quở trách của Thánh Phaolô dành cho bất cứ ai dám công bố một phúc âm khác “kể cả chúng tôi, hoặc một thiên thần nào từ trời xuống” (Gal 1: 8) vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Việc làm trung gian đức tin bị ràng buộc chặt chẽ với uy tín cá nhân của các sứ giả, là những người trong một số trường hợp đã bỏ rơi những người được giao phó cho họ, làm họ xao xuyến, và thậm chí làm tổn hại nghiêm trọng đến đức tin của họ. Ở đây, Lời Kinh Thánh cảnh cáo những người không nghe theo sự thật nhưng chạy theo dục vọng của mình, theo những kẻ tâng bốc mình, không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh (x. 2 Tim 4: 3-4).
Nhiệm vụ của Huấn Quyền Hội Thánh là “bảo vệ dân Thiên Chúa khỏi những sai lệch và bội giáo”, để “bảo đảm cho họ khả năng khách quan có thể tuyên xưng đức tin chân thực không chút tì vết (Sgl 890). Điều này đặc biệt đúng đối với tất cả bảy bí tích. Bí Tích Thánh Thể là “nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô giáo” (Sgl 1324). Hy Tế Thánh Thể, trong đó Chúa Kitô bao gồm chúng ta trong Hy Tế của Người trên Thánh giá, là nhằm vào sự kết hiệp mật thiết nhất với Ngài (Sgl 1382). Do đó, Kinh Thánh khuyên răn về việc rước lễ như sau: “bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.” (1 Cor 11:27). “Ai biết mình đang mắc tội trọng, thì phải lãnh nhận bí tích Hòa Giải trước khi đi lên rước lễ” (Sgl 1385). Luận lý nội tại của bí tích này cho thấy những người đã ly dị và tái hôn dân sự, trong khi hôn nhân bí tích của họ vẫn tồn tại trước mặt Thiên Chúa, cũng như những Kitô hữu không hiệp thông trọn vẹn với Đức tin Công Giáo và Giáo Hội, thì giống như tất cả những ai không thích hợp để nhận Bí tích Thánh Thể một cách hiệu quả (Sgl 1457), vì nó không mang lại cho họ ơn cứu rỗi. Vạch ra điều này là vì lòng thương xót dành cho các linh hồn [thương linh hồn bẩy mối: lấy lời lành mà khuyên người].
Việc xưng thú tội lỗi trong bí tích hòa giải ít nhất một lần một năm là một trong những luật buộc của Giáo Hội (Sgl 2042). Khi các tín hữu không còn thú nhận tội lỗi của mình và không còn trải nghiệm ơn xá giải các tội lỗi của họ, ơn cứu rỗi trở nên bất khả thi; nói cho cùng, Chúa Giêsu Kitô đã giáng trần thành Con Người để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi. Sức mạnh của ơn tha thứ mà Chúa Phục sinh đã ban cho các Tông đồ và những người kế vị các ngài trong chức vụ giám mục và linh mục cũng áp dụng cho những tội nặng và tội nhẹ mà chúng ta phạm phải sau khi chịu Bí tích Rửa tội. Thực hành xưng tội phổ biến hiện nay cho thấy rõ rằng lương tâm của tín hữu chưa được hình thành một cách đầy đủ. Lòng thương xót của Chúa được ban cho chúng ta là để chúng ta có thể thực thi các Giới Răn của Ngài ngõ hầu nên một với Thánh ý của Ngài, chứ không phải để tránh né lời mời gọi ăn năn (Sgl 1458).
“Linh mục tiếp tục công việc cứu chuộc trên trái đất” (Sgl 1589). Việc phong chức linh mục “ban cho ngài một sức mạnh thiêng liêng” (Sgl 1592), không thể thay thế được, bởi vì qua đó, Chúa Giêsu trở nên hiện diện một cách bí tích trong hành động cứu độ của Ngài. Do đó, các linh mục tự nguyện chọn đời sống độc thân như “một dấu chỉ của cuộc sống mới” (Sgl 1579). Đó là sự tự hiến để phục vụ của Chúa Kitô và vương quốc sắp đến của Ngài
4. Luật luân lý
Đức tin và cuộc sống không thể tách rời, vì Đức tin không có việc làm là Đức tin chết (Sgl 1815). Luật đạo đức là công việc của thượng trí Thiên Chúa và đưa con người đến với phúc lành đã hứa (Sgl 1950). Do đó, “kiến thức về luật thần linh và tự nhiên là cần thiết” để thực thi điều thiện và đạt tới mục đích của mình (Sgl 1955). Chấp nhận sự thật này là điều cần thiết cho tất cả mọi người có thiện chí. Vì kẻ chết trong tội lỗi mà không ăn năn sẽ mãi mãi xa cách Thiên Chúa (Sgl 1033). Điều này dẫn đến những hậu quả thực tế trong cuộc sống của các Kitô hữu, mà thường bị bỏ qua ngày nay (x. 2270-2283; 2350-2381). Luật luân lý không phải là gánh nặng, nhưng là một phần của sự thật giải phóng (x. Ga 8,32) qua đó người Kitô hữu bước đi trên con đường cứu rỗi; và như thế luật luân lý không thể bị tương đối hóa.
5. Cuộc sống vĩnh cửu
Ngày nay, nhiều người tự hỏi, Giáo Hội tồn tại nhằm mục đích gì, khi mà ngay cả các giám mục cũng thích làm các chính trị gia hơn là loan báo Tin Mừng như những thầy dạy trong Đức tin. Vai trò của Giáo Hội không được hạ thấp bởi những điều tầm thường, nhưng vị trí thích hợp của Giáo Hội cần phải được đề cập đến. Mỗi con người đều có một linh hồn bất tử, tách ra khỏi thân xác khi chết đi, với niềm hy vọng được sống lại từ trong kẻ chết (Sgl 366). Cái chết khiến cho quyết định tùng phục hoặc chống lại Thiên Chúa của con người thành ra chung cuộc. Mọi người phải đối mặt với sự phán xét cụ thể ngay sau cái chết (Sgl 1021). Hoặc một sự thanh luyện là cần thiết, hoặc con người đi thẳng vào hạnh phúc thiên đàng và được phép nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt. Ngoài ra còn có khả năng khủng khiếp là người ấy vẫn chống lại Thiên Chúa đến giờ phút sau cùng, và bởi sự từ khước tình yêu của Ngài, kẻ ấy “đã lên án chính mình ngay lập tức và mãi mãi” (Sgl 1022). “Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta mà không có chúng ta, nhưng Ngài không muốn cứu độ chúng ta mà không có chúng ta” (Sgl 1847). Sự bất tận của hình phạt địa ngục là một thực tế khủng khiếp, mà - theo lời chứng của Thánh Kinh – cuốn hút tất cả những ai chết trong tình trạng tội lỗi nghiêm trọng (Sgl 1035). Người Kitô hữu phải đi qua cổng hẹp, vì “cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó” (Mt 7:13).
Giữ im lặng về những điều này và những sự thật khác của Đức tin để rồi theo đó mà dạy người ta là một sự dối trá lớn nhất mà Sách Giáo lý cảnh báo mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho thử thách cuối cùng của Giáo Hội và đưa con người đến một ảo tưởng tôn giáo, “với giá phải trả là sự bội giáo” (Sgl 675); đó là mưu gian chước dối của tên phản Kitô. “Nó sẽ lừa dối những kẻ phải hư mất bằng mọi phương thế bất công, vì những kẻ ấy đã đóng kín chính mình không đón nhận lòng yêu mến chân lý để được cứu độ” (2 Thessalônica 2:10).
6. Lời kêu gọi
Là những người thợ trong vườn nho của Chúa, tất cả chúng ta có trách nhiệm nhắc nhớ những sự thật cơ bản này bằng cách bám vào những gì chúng ta đã được nhận lãnh. Chúng ta muốn khích lệ các tín hữu can đảm đi theo con đường của Chúa Giêsu Kitô với quyết tâm, để có được sự sống đời đời khi tuân theo các lệnh truyền của Ngài (Sgl 2075).
Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta biết ân sủng Đức tin Công Giáo quý giá là dường nào, vì Đức tin ấy mở ra cánh cửa dẫn đến sự sống đời đời. “Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người.” (Mc 8:38) Do đó, chúng ta phải cam kết củng cố Đức tin bằng cách tuyên xưng chân lý, là chính Chúa Giêsu Kitô.
Cả chúng ta, và đặc biệt là các giám mục và linh mục, cũng được Thánh Phaolô, Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, khuyên bảo khi thánh nhân nhắc nhở Timôthê là người bạn đồng hành và là người kế vị của mình: “Trước mặt Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh.” (2 Tim 4: 1-5).
Xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cầu bầu cho chúng ta ân sủng để trung thành không dao động trong sứ vụ tuyên xưng sự thật về Chúa Giêsu Kitô.
Hiệp nhất trong đức tin và lời cầu nguyện
+ Đức Hồng Y Gerhard Müller, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin 2012-2017
Source:Catholic News Agency