Ngày 13-02-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/02: Đức Kitô, Một Nhà Giáo Dục Tài Ba– Lm. Phêrô Đoàn Hoàn Khôi Anh, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:31 13/02/2023


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, các môn đệ Đức Giê-su quên đem bánh theo; trên thuyền, các ông chỉ có một chiếc bánh. Người răn bảo các ông: “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê!” Các ông mới bàn tán với nhau về chuyện các ông không có bánh. Biết thế, Người nói với các ông : “Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Anh em chưa hiểu chưa thấu sao? Lòng anh em ngu muội thế! Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao: khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh?” Các ông đáp: “Thưa được mười hai.” “Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh?” Các ông nói: “Thưa được bảy.” Người bảo các ông: “Anh em chưa hiểu ư?”

Đó là lời Chúa
 
Cậy Trời mà không cậy mình
Lm Minh Anh
14:01 13/02/2023

CẬY TRỜI MÀ KHÔNG CẬY MÌNH
“Ông Noe được nghĩa trước mặt Chúa”.

Ngày kia, có một bánh xe gỗ, nó rơi mất một mảnh. Khập khà khập khiễng, nó vụng về lăn qua các nẻo đường để tìm lại mảnh vỡ đã mất. Ngạc nhiên thay! Nhờ khiếm khuyết này, nó trở nên thân thiện với hoa lá và bạn bè hai bên đường. Cho đến một ngày, bánh xe tìm được mảnh vỡ, nó vui mừng và cố sức ráp lại; nó thấy mình tròn trịa duyên dáng. Nhưng cũng từ đó, nó cảm thấy xa lạ và không còn thân thiện như trước. Nó xé gió, lao đi vun vút; cỏ cây, chim chóc hai bên đường khiếp sợ. Rồi một chiều, nó cảm thấy cô đơn. Và rồi, nó dừng lại, quyết định tháo mảnh vỡ và ném nó thật xa. Bánh xe trở nên chính mình trong dáng vẻ trước đó; lần thần, khiêm hạ. Nhưng lạ thay, nó bình an; chim chóc, ong bướm, cỏ cây và mọi cảnh vật đang đón chờ nó.

Kính thưa Anh Chị em,

Trải nghiệm của bánh xe gỗ kia cũng có thể là trải nghiệm của mỗi người chúng ta; trải nghiệm về sự kiêu ngạo, trải nghiệm về sự khiêm nhường! Sách Sáng Thế và Tin Mừng hôm nay nói đến một điều mà Thiên Chúa gớm ghiếc, đó là kiêu ngạo; loài người kiêu ngạo, các môn đệ kiêu ngạo; đó là những con người ‘cậy mình mà quên cậy Trời’. Đang khi Thiên Chúa ưa thích những con người khiêm nhượng, những con người ‘cậy Trời mà không cậy mình!’.

Bài đọc Sáng Thế nói, “Thiên Chúa thấy tội ác loài người lan tràn trên mặt đất, tư tưởng lòng người luôn hướng về đàng xấu; Ngài đau lòng mà nói, ‘Ta sẽ huỷ diệt khỏi mặt đất loài người Ta đã dựng nên… Ta lấy làm tiếc đã tạo dựng nó’”. Giữa loài người kiêu căng, ai ai cũng ‘cậy mình mà quên cậy Trời’. May thay, Thiên Chúa tìm thấy Noe, một người ‘cậy Trời mà không cậy mình’; ông cậy trông Thiên Chúa, tuyệt đối khiêm nhường và Ngài đã cứu cả gia đình ông.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy các môn đệ bài học khiêm nhường nhân việc họ quên mang bánh. Phải chăng Ngài đã đọc được sự tự phụ nơi các học trò khi họ đổ lỗi cho nhau, “Tự mình không mang bánh”; hay phải chăng họ tự phụ ỷ lại việc đã có Thầy, một người đã từng nuôi đến mấy ngàn người với chỉ năm chiếc bánh và hai con cá; hay phải chăng lòng họ đã quá kiêu ngạo đến nỗi vô lo? Vì thế, Ngài bảo, “Các con hãy coi chừng và giữ mình cho khỏi men biệt phái”. Họ là những người coi mình tài giỏi, đạo đức; cho mình là may mắn hơn người bởi họ cầu nguyện nhiều, ăn chay nhiều và nhiệm nhặt giữ luật. Đó là lý do để họ kênh kiệu, tự coi là công chính, và khinh dể kẻ khác; thậm chí, coi khinh cả thầy trò Chúa Giêsu.

Anh Chị em,

“Ông Noe được nghĩa trước mặt Chúa”. Chớ gì, bạn và tôi là những người được nghĩa trước mặt Chúa. Để được vậy, điều quan trọng là chúng ta phải suy gẫm thường xuyên cùng với lòng biết ơn, “Bạn có gì mà đã không nhận được?”. Hãy nhớ rằng, ngay cả việc nên thánh của mỗi người chúng ta cũng khởi sự từ Thiên Chúa. Và nếu Ngài đã đưa chúng ta tiến xa đến mức này chỉ với ‘một lượng hợp tác’ khiêm tốn từ phía mỗi người, thì chúng ta có thể tiến xa hơn biết bao nếu cống hiến hết mình cho Ngài? Bao điều tốt đẹp sẽ nảy nở trong cuộc sống! Bao vấn đề sẽ được bàn tay Ngài định hình vì lợi ích của linh hồn mỗi người! Đừng quên, Thiên Chúa yêu thích những con người khiêm hạ, họ là những con người ‘cậy Trời mà không cậy mình!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con hợm hĩnh ‘cậy mình mà quên cậy Trời’; cho con xác tín rằng, trong mọi việc, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa, kể cả việc con nên thánh!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 13/02/2023

28. Có hai loại yêu mến được thiết lập trên hai khu vực khác nhau: một là thành trì trên mặt đất được thiết lập trên ích kỷ tự ái dẫn đến khinh miệt Thiên Chúa; và một là thành trì trên trời được thiết lập trên lòng yêu mến Thiên Chúa, dẫn đến khinh miệt bản thân.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 13/02/2023
61. MẸO THUẬT SỐNG LẠI

Nước Lỗ có người tên là Công Tôn Trác khoe khoang với mọi người, nói:

- “Tôi có thể làm cho người chết sống lại.”

Người nhà liền hỏi anh ta có phương pháp thần kỳ gì vậy? Công Tôn Trác trả lời:

- “Trước đây tôi giỏi trị bệnh bán thân bất toại, bệnh nhân nửa sống nửa chết. Bây giờ tôi đem lượng thuốc của phương thuốc ấy mà tăng gấp đôi, thì bệnh nhân không phải có thể từ chết chuyển qua sống hay sao?”

(Lữ thị xuân thu)

Suy tư 61:

Trên thế gian này, trừ Đức Chúa Giê-su ra, thì không một ai có thể nhân danh mình để cho người chết sống lại.

Khi chúng ta cố tình phạm tội trọng thì coi như linh hồn của chúng ta đã chết, và chúng ta không thể nhân danh mình để được tha tội hoặc được sống lại phần linh hồn, nhưng chúng ta có thể góp phần vào việc sống lại ấy, đó chính là mỗi người tự sám hối ăn năn những tội mình đã phạm, rồi đi thú tội với Chúa qua các linh mục của Ngài trong bí tich Giải Tội.

Chúng ta chỉ có nhân danh chính mình khi quyết tâm từ bỏ những thói hư tật xấu làm cho mình sa ngã trong tội lỗi.

Đức Chúa Giê-su là Đấng rất nhân từ, Ngài là Đấng “hay quên” những tội tôi đã sám hối và hòa giải với Thiên Chúa nơi bí tích giải tội, nhưng Ngài cũng là Đấng “nhớ dai” vô cùng về những việc làm mà tôi vì yêu Ngài đã làm cho các anh chị em tôi.

“Hay quên các tội” và “nhớ dai những việc lành” của con người là đặc tính cốt lõi của Thiên Chúa tình yêu.

Mẹo thuật sống lại của người Ki-tô hữu chính là ở nơi bí tích Giải Tội.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc tìm cách ve vãn Tòa Thánh trong bối cảnh vụ khinh khí cầu bay lạc
Đặng Tự Do
05:12 13/02/2023


Mới đây thôi, trong một tuyên bố ngày 26 tháng 11, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Tòa Thánh “ngạc nhiên và lấy làm tiếc” khi biết về việc Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu (Peng Weizhao, 彭卫照), được Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Giang tây, một giáo phận mà Tòa Thánh khẳng định là giáo phận ma “không được Tòa Thánh công nhận”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng lặng lẽ tấn phong Giám Mục cho hai linh mục Tôma Trần Thiên Hạo (Chen Tianhao, 陈天皓) và Phanxicô Thôi Khánh Kỳ (Cui Qingqi, 崔庆琪) mà hoàn toàn không thông báo cho Tòa Thánh.

Quan hệ Vatican - Trung Quốc căng thẳng như vậy, nhưng trong bối cảnh khinh khí cầu vừa bị bắn hạ Trung Quốc đã tìm cách ve vãn Tòa Thánh. Tờ Crux vừa có bài tường trình nhan đề “Digital gift a small reminder of big thaw in China-Vatican relations”, nghĩa là “Món quà kỹ thuật số nhắc nhở nhỏ về sự tan băng lớn trong quan hệ Trung Quốc-Vatican”.

Ngay khi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc một lần nữa sa lầy trong những lời buộc tội, lần này là do một quả khinh khí cầu bị phá hủy mà Hoa Kỳ mô tả là một thiết bị gián điệp mà Trung Quốc tiếp tục cãi bướng rằng đó chỉ là một công cụ khí tượng, có một lời nhắc nhở nhỏ khác về mối quan hệ giữa Rôma và Bắc Kinh dường như đang nóng lên.

Thứ Tư vừa qua, khi kết thúc Buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Tiểu Vũ Nam (Xiao Wunan, 萧武男) một doanh nhân Trung Quốc được coi là thân cận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và là phái viên thường xuyên thay mặt Bắc Kinh tại Ý.

Mục đích bề ngoài của cuộc gặp gỡ được dàn xếp chớp nhoáng là để Tiểu Vũ Nam tặng Đức Thánh Cha tác phẩm đầu tiên trong số 12.000 tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số mô tả chiếc áo choàng được mặc bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nay là Thánh Gioan Phaolô, khi ngài khai mạc Năm Thánh vào chiều Vọng Lễ Giáng Sinh năm 2000.

Được thiết kế bằng hình ảnh do máy tính tạo ra, tác phẩm nghệ thuật được coi là NFT hoặc “mã thông báo không thể thay thế”, nghĩa là một phần tài sản kỹ thuật số độc nhất vô nhị. Nó dựa trên thiết kế của Stefano Zannella của X Regio, một công ty may đã sản xuất lễ phục cho các vị giáo hoàng từ năm 1997.

Hai mươi ba năm trước, màu sắc ấn tượng và thiết kế tương lai của chiếc áo choàng đã để lại ấn tượng sâu sắc. Đức Tổng Giám Mục Piero Marini, lúc đó là Chưởng Nghi của Đức Giáo Hoàng, đã từng khôi hài rằng “không ai nhớ ngài đã nói gì vào đêm hôm đó, nhưng mọi người đều nhớ ngài đã ăn mặc như thế nào.”

Tiểu Vũ Nam đã thêm một lá thư vào món quà kỹ thuật số.

“Trung Quốc là một đất nước tuyệt vời, và Công Giáo có một lịch sử lâu đời ở Trung Quốc,” Tiểu Vũ Nam viết.

“Tôi có nhiều bạn bè tin vào đạo Công Giáo, và mặc dù tôi là một Phật tử, tôi vẫn thường đến các nhà thờ Công Giáo Trung Quốc. Trong những năm gần đây, chúng tôi biết rõ rằng dưới sự hướng dẫn của ngài, quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican đã được cải thiện.”

Tiểu Vũ Nam, một giám đốc điều hành của Tổ chức Hợp tác Á Châu Thái Bình Dương, cũng ca ngợi vai trò của Đức Phanxicô như một người kiến tạo hòa bình.

“Chúng tôi vô cùng hy vọng có thể đóng góp vào việc giải quyết xung đột,” ông nói, đồng thời bày tỏ “lòng biết ơn và sự tôn trọng đối với sự hỗ trợ mạnh mẽ và phước lành của Đức Thánh Cha trong công việc vì hòa bình thế giới này.”

Tiểu Vũ Nam, 59 tuổi, là một cựu quan chức của chính phủ Trung Quốc, người đã đóng một vai trò quan trọng như một trung gian không chính thức giữa Trung Quốc và Ý. Ông đã đóng một vai trò trong việc quảng bá “Milan World Expo” năm 2015 tại Trung Quốc, đồng thời giúp môi giới các thỏa thuận kinh tế giữa Ý và Trung Quốc.

Năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký một thỏa thuận gây tranh cãi với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo ở nước này, về cơ bản trao cho chính phủ một vai trò chính thức trong việc lựa chọn các ứng cử viên. Ban đầu được hình thành như một thỏa thuận hai năm, thỏa thuận này đã được gia hạn vào năm 2020 và một lần nữa vào năm 2022.

Phát ngôn nhân của Vatican đã ca ngợi thỏa thuận này là điều cần thiết để khắc phục sự rạn nứt lịch sử giữa một Giáo Hội Công Giáo chính thức ở Trung Quốc được nhà nước công nhận và một Giáo Hội thầm lặng từ chối chấp nhận sự kiểm soát của Cộng sản. Những người chỉ trích phàn nàn rằng thỏa thuận này dẫn đến sự đầu hàng trước chính phủ, và cũng khẳng định rằng sau khi nó được ký kết, sự đàn áp những người theo đạo Kitô ở Trung Quốc thực sự trở nên dữ dội hơn.

Vào tháng 11 năm 2022, Vatican cáo buộc Bắc Kinh vi phạm các điều khoản của thỏa thuận bằng cách bổ nhiệm một giám mục vào một giáo phận không được Rôma công nhận. Một tuyên bố vào thời điểm đó khẳng định rằng việc bổ nhiệm Giám mục Gioan Bành Vệ Chiếu làm Giám Mục Giang Tây không “phù hợp với tinh thần đối thoại” của thỏa thuận năm 2018.

Bất chấp những trục trặc như vậy, hầu hết các nhà quan sát đều tin rằng quan hệ Vatican-Trung Quốc dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn mạnh mẽ và đang được cải thiện, vượt qua xu hướng thù địch chung giữa Bắc Kinh và các chính phủ phương Tây.
Source:Crux
 
Thánh Bộ Giáo Hoàng Truyền Giáo phát động đợt quyên góp đặc biệt hỗ trợ các nạn nhân động đất Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Thanh Quảng sdb
15:42 13/02/2023
Thánh Bộ Giáo Hoàng Truyền Giáo (PMS) phát động đợt quyên góp đặc biệt hỗ trợ các nạn nhân động đất Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

(Tin Vatican)

Theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, Thánh bộ Giáo hoàng Truyền giáo (PMS) đang huy động các linh mục truyền giáo, các tu sĩ, và giáo dân, đồng thời phát động một đợt quyên góp đặc biệt để hỗ trợ những người sống sót sau trận động đất ngày 7 tháng 2 ở Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Bắc Syria.

Khi số người chết trong trận động đất kinh hoàng tuần trước ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tiếp tục gia tăng một cách khủng khiếp, Ban Giám đốc các quốc gia của Thánh bộ Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), đã phát động một đợt quyên góp đặc biệt để cứu trợ cho những người sống xót, đáp lại lời kêu gọi đoàn kết của Đức Thánh Cha Phanxicô với nhân dân hai nước láng giềng.

Các Hội truyền giáo Công Giáo, còn được gọi là Missio, bao gồm Thánh bộ Truyền bá Đức tin, Thánh bộ Thánh Phêrô Tông đồ, Thánh bộ phát triển trẻ thơ và Thánh bộ Linh mục và Tu sĩ Truyền giáo.

Theo cơ quan Fides, số tiền thu được từ việc quyên góp do các PMS quốc gia thực hiện sẽ được bá cáo thông qua Đức Tổng Giám Mục Emilio Nappa, Chủ tịch PMS, phối hợp với các Ban Giám đốc PMS của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, để phân phối theo nhu cầu cấp thiết nhất.

Kêu gọi những tấm lòng hảo tâm

Linh mục Adrian E. Loza, OFM, Giám đốc Quốc gia của Hội Truyền giáo Giáo hoàng Ú châu cho biết trong tuyên bố do Ban Giám đốc Quốc gia PMS-Úc: “Thông điệp của tôi là lời kêu gọi cầu nguyện và quảng đại giúp đỡ trong thời gian tiếp theo, “Sau những khoảnh khắc động đất kinh hoàng đã qua, giai đoạn thứ hai và thứ ba đã bắt đầu, đây là thời gian thương nhớ và xây dựng lại. Chúng ta sẽ phải xây dựng lại và sửa chữa nhiều tòa nhà, nhà thờ và giúp cho mọi người tiến tới.”

PMS-Úc là một trong những Ban giám đốc quốc gia đầu tiên đưa ra lời kêu gọi giúp đỡ cho các nạn nhân động đất Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cùng với các Hội tại Thụy Sĩ, Pháp, Tây Ban Nha, Malta và Hoa Kỳ.

Tình hình ở tỉnh Aleppo thật thê thảm

“Tình hình ở Aleppo ngày nay thật là một thảm họa, hỗn loạn và hoang vu”, Đức cha Mounir Saccal, giám đốc quốc gia của PMS ở Syria và Tổng đại diện của Giáo Hội Công Giáo Syro ở Aleppo, cho biết. “Hôm nay chúng tôi chôn cất những người chết, và chúng tôi ý thức mức độ của thảm họa này, chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu kinh tế để khắc phục các thiệt hại”, Đức Giám Mục nói với PMS Tây Ban Nha.

Đức cha nài nỉ: “Xin giúp chúng tôi để các Kitô hữu còn sống có thể ở lại tiếp tục làm chúng tá cho Chúa nơi đây, để gìn giữ 'chiếc nôi' Kitô giáo, và cầu nguyện cho chúng tôi có đủ sức mạnh để an ủi lẫn nhau, hầu tìm thấy niềm tin và hy vọng cho những gì tốt đẹp hơn.”

Hơn 50.000 nạn nhân

Theo ước tính mới nhất, cho đến nay, hơn 50.000 người đã thiệt mạng trong trận động đất cực mạnh 7,8 độ richter, hàng chục nghìn người bị thương và hàng triệu người mất nhà cửa và phải vật lộn để sinh tồn, đặc biệt là ở Syria, nơi đã bị chiến tranh tàn phá, nơi viện trợ quốc tế không đến được do luật trừng phạt và vì những xung đột đang diễn ra trong nước. Còn nơi mà thảm cảnh động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sinh sống của gần 14 triệu người, trong đó có khoảng 2 triệu người tị nạn, chủ yếu đến từ Syria.
 
Phiên họp Lục Địa Châu Đại Dương về tính Đồng nghị tại Suva, Fiji
Vu Van An
18:04 13/02/2023

Trên trang mạng của văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng, Sơ Bernadette Mary Reis, fsp, có bài tường thuật về Phiên họp của châu Đại dương tại Suva, Fiji về Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới về Tính Đồng nghị.



Thực vậy, Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Công Giáo Châu Đại Dương (FCBCO) đã tổ chức Phiên họp cấp Lục địa tại Suva, Fiji. Liên đoàn này bao gồm các Hội đồng Giám mục New Zealand, Papua New Guinea và Quần đảo Solomon, Úc và Thái Bình Dương. Tiến trình Thượng hội đồng đã được hướng dẫn bởi một Ủy ban điều hành gồm tám giám mục, một nhóm làm việc thần học gồm năm thành viên và một Lực lượng đặc nhiệm gồm chín thành viên, có liên hệ chặt chẽ với trụ sở Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Công Giáo Châu Đại Dương ở Suva.

Diễn trình Giai đoạn Lục địa do Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Công Giáo Châu Đại Dương thực hiện bao gồm:

- Diễn trình biện phân tài liệu trong từng thực thể tạo nên Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Công Giáo Châu Đại Dương (27/11 – 09/12)

- Họp nhóm Biện phân và Soạn thảo gồm 20 thành viên để cầu nguyện, suy tư và tổng hợp tài liệu đã nộp (9-13/01)

- Phiên họp ở Suva sẽ bao gồm hai buổi thảo luận biện phân về bản thảo tổng hợp do Nhóm Biện phân và Soạn thảo thực hiện vào tháng 1 (5-10 tháng 2)

Phiên họp tại Suva bắt đầu vào Chúa nhật với Thánh lễ cử hành tại Nhà thờ Thánh Tâm, sau đó là nghi lễ chào đón truyền thống của người Fiji. Cuối ngày Chúa Nhật, Đức Hồng Y Michael Czerny, Tổng trưởng Bộ Cổ vũ Sự Phát triển Con người Toàn diện, và Đức Tổng Giám Mục Loy Chong, Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Công Giáo Châu Đại Dương, chào đón những người tham dự và giải thích những gì họ có thể mong đợi trong tuần.

Sơ Reis cũng cho biết: Vào giữa tháng 3, bản dự thảo sửa đổi của Đệ trình Châu Đại Dương được soạn thảo tại Phiên họp Suva sẽ được xem xét, thảo luận và xác minh bởi các thành viên Điều hành của Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Công Giáo Châu Đại Dương, các thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm Châu Đại Dương và Nhóm Soạn thảo Phân tích. Dự thảo cuối cùng sau đó sẽ được đệ trình lên Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng trước ngày 31 tháng Ba. Đệ trình này, cũng như sáu đệ trình từ các Châu lục khác, sau đó sẽ tạo thành cơ sở của Tài liệu làm việc sẽ được thảo luận tại Phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng vào tháng 10.

Đức Hồng Y Grech truyền đạt phép lành từ của Đức Thánh Cha cho Phiên họp Suva về Thượng hội đồng

Sơ Reis cũng tường trình rằng, trong một thông điệp video gửi hôm Chúa nhật tới Phiên họp Lục địa ở Suva, Đức Hồng Y Grech nhắc lại rằng đây là một kinh nghiệm về “việc thực hành biện phân của Giáo hội dựa trên niềm xác tín rằng Thiên Chúa đang hoạt động trong lịch sử thế giới, và cụ thể trong những biến cố và hoàn cảnh mà dân Chúa đang sống ở mỗi châu lục”.

Nhân dịp này, Đức Hồng Y Mauro Grech nói rằng ngài đồng hành cùng hội nghị với những lời cầu nguyện của mình và chuyển “phước lành từ phụ” của Đức Thánh Cha Phanxicô.

“Thật vinh dự và đặc ân khi tôi có thể nói chuyện với các Giáo hội ở Châu Đại Dương”, Đức Hồng Y Grech bắt đầu thông điệp video của ngài như thế. Ngài lưu ý rằng bản chất của Hội đồng Lục địa ở Suva là “để suy tư, để nhận thức về những gì dân Chúa đang nói liên quan đến một Giáo hội đồng nghị”.

Ngài cảm ơn những người tham gia Phiên họp về việc làm của họ, mà ngài nói là “tạo điều kiện cho toàn thể Giáo hội tiếp tục con đường mà ở rất nhiều nơi trên thế giới đang đổi mới sức sống của dân Chúa và trên hết là động lực cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng mà Chúa đã ủy thác cho mỗi người chúng ta một cách cá nhân, nhưng trên hết là cho tất cả mọi người, cùng với nhau”.

Đức Hồng Y khuyến khích những người tham gia Phiên họp lớn lên trong “ý thức về ‘chúng ta’ mà chúng ta vốn là” thông qua “thái độ đồng nghị tức thông qua đối thoại, con đường duy nhất mà trên đó, chúng ta có thể phát triển với tư cách là một Giáo hội. Điều này đòi hỏi phải nói một cách can đảm và chân thành, nghĩa là hội nhập chân lý và bác ái một cách tự do nội tâm sâu xa”.

Sau đó, Đức Hồng Y Grech làm rõ rằng “lời nói thẳng thắn luôn đi kèm với sự khiêm tốn trong việc lắng nghe”, một sự cởi mở với những điều mới mẻ và sẵn sàng thay đổi quan điểm dựa trên những gì đã được lắng nghe “từ những người khác dưới ánh sáng của Lời Chúa và Huấn quyền của Giáo hội”.

“Đừng ngại nói. Đừng ngại lắng nghe, hãy cố gắng đón nhận và hiểu người khác. Ngoài ra, đừng ngại thay đổi suy nghĩ của bạn dựa trên những gì bạn nghe được.”

Ngài cũng khuyến khích họ lắng nghe “Chúa Thánh Thần, nhân vật chính thực sự của hành trình đồng nghị, vang vọng trong lời của dân Chúa”. Trên thực tế, ngài nói tiếp, Chúa Thánh Thần “sẽ chỉ cho chúng ta con đường phải theo và đồng hành với chúng ta để đi theo con đường đó”. Ngài cũng thừa nhận rằng có nhiều yếu tố của con đường đồng nghị tương tự nhau, trong khi cách thức tổ chức của mỗi con đường là khác nhau, ngài nói, một dấu hiệu “của sự phong phú và sôi nổi. Đây là cách Chúa Thánh Thần thực sự hoạt động”.

Đức Hồng Y nói, đây là những điều kiện sẽ cho phép các Phiên họp Lục địa “trở thành điều chúng phải là – một việc thực thi biện phân của Giáo hội dựa trên niềm xác tín rằng Thiên Chúa đang hành động trong lịch sử thế giới, và cụ thể là trong những biến cố và hoàn cảnh mà dân Chúa sống ở mỗi châu lục”. Các điều kiện sẽ cho phép chia sẻ “những cộng hưởng mà việc đọc Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn Lục địa đã gợi ra trong mỗi Giáo hội”, hạn chế đưa ra “các quyết định để phát triển các kế hoạch”, khả năng “nhận ra những gì Thần Khí gợi ý cho các Giáo hội của mỗi châu lục”. Theo cách này, Đức Hồng Y nói, Thượng Hội Đồng Giám mục tháng 10 sẽ càng có tính kích thích hơn.

“Cũng hãy nhớ ý nghĩa sâu xa của tiến trình thượng hội đồng là thúc đẩy toàn thể Giáo hội, mọi tín hữu, tiến một bước về phía chiều sâu không thể đo lường được này, trong đó nguồn gốc đích thực của việc chúng ta cùng nhau đồng hành phát sinh”.

Để kết luận, Đức Hồng Y nhắc nhở các tham dự viên của Hội nghị tại Suva rằng “tiếng của Chúa kêu gọi sứ vụ chung, loan báo Tin Mừng của Người, và mang ơn cứu độ của Người đến một thế giới bị tổn thương đang rất cần đến nó. Tính đồng nghị hoạt động khi nó hướng đến việc phục vụ truyền giáo và do đó mang dấu ấn của niềm vui Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và cuộc sống của những ai gặp gỡ Chúa Giêsu”.

Ngài kết thúc bằng cách hứa với những người tham gia lời cầu nguyện của ngài và một lời biết ơn về “sự cam kết” của họ.

Đức Hồng Y Czerny tại Thượng Phiên họp Châu Đại Dương: 'Dám ước mơ'

Trong khi đó, Christopher Wells tường trình rằng Đức Hồng Y Michael Czerny, SJ, đã đọc diễn văn khai mạc tại Phiên họp của Liên Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Châu Đại Dương, nêu bật hai chủ đề căn bản của Phiên họp: biến đổi khí hậu và tính đồng nghị.

Thực vậy, Bộ trưởng Bộ Phát triển Con người Toàn diện, Đức Hồng Y Michael Czerny, SJ, đã khai mạc Phiên họp của Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Công Giáo Châu Đại Dương tại Fiji, vào Chúa nhật, cử hành Thánh lễ khai mạc cho Phiên họp, và sau đó đọc diễn văn khai mạc.

Phiên họp, với chủ đề “Cứu đại dương để cứu mẹ trái đất,” cũng sẽ là một phần của giai đoạn lục địa của Thượng hội đồng về tính đồng nghị.

Hai chủ đề biến đổi khí hậu và tính đồng nghị là những chủ đề chính được Đức Hồng Y Czerny nhấn mạnh trong bài diễn văn khai mạc của ngài. “Biến đổi khí hậu thuộc phạm vi ‘quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta’, mà ở đây [ở Châu Đại Dương] cũng có nghĩa là quan tâm đến đại dương.”

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong khi thừa nhận rằng đại dương là “cái nôi của sự sống” và thừa nhận sự cần thiết phải tôn trọng tạo thế, Đức Hồng Y cũng nhận ra nhiều căng thẳng ảnh hưởng đến khu vực – bao gồm việc khai thác không bền vững các nguồn tài nguyên đại dương, nạn buôn người, di cư và các cuộc cạnh tranh địa chính trị.

Ngài nói, để đối phó với những căng thẳng này, Giáo hội đề xuất “sự phát triển con người toàn diện”. Theo chân Đức Thánh Cha Phaolô VI, Đức Hồng Y Czerny đã liên kết sự phát triển toàn diện của con người với “sự sống dồi dào” mà Chúa Giêsu đã nói đến trong các Tin Mừng, và thúc giục Giáo hội chú ý đến những gì mà sự sống và sự phát triển đó đang bị đe dọa.

Giáo hội được kêu gọi không chỉ lên tiếng về sự phát triển của con người, mà còn can thiệp vào lịch sử nhân loại, “làm phong phú hiện tại bằng những điều tốt đẹp”. Ngài nói, để làm được điều này, Giáo hội phải đồng hành với mọi người, điều phải bắt đầu bằng việc lắng nghe họ.

Hành trình đồng nghị

Điều này đã khiến Đức Hồng Y Czerny suy tư về chủ đề tính đồng nghị. Ngài giải thích rằng Giáo hội phải học cách “cùng nhau bước đi” – tính đồng nghị – “điều đang đổi mới Giáo hội cho sứ mệnh của Giáo hội trong Thiên niên kỷ thứ ba.

Điều này có nghĩa là lắng nghe tất cả mọi người, bao gồm cả người dân bản địa của Châu Đại Dương. Trích lời các nhà lãnh đạo Thượng Hội đồng, Đức Hồng Y Mario Grech và Đức Hồng Y Jean Claude Hollerich, Đức Hồng Y Czerny nhấn mạnh rằng “chúng ta được kêu gọi vạch ra một lộ trình chung bắt đầu với sự đóng góp của tất cả mọi người”.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng tiến trình thượng hội đồng này phải bắt đầu bằng “sự hoán cải thực sự”, bao gồm cả việc thừa nhận “sự đồng lõa của cá nhân và tập thể chúng ta trong việc làm suy thoái môi trường của chúng ta, và những hậu quả thảm khốc của việc đó đối với các cộng đồng nghèo và bị gạt ra ngoài lề xã hội”.

“Giấc mơ chung của chúng ta”

Cuối cùng, Đức Hồng Y Czerny nhấn mạnh rằng công việc đang được thực hiện ở Châu Đại Dương không được thực hiện một cách cô lập: “Trong hành trình khám phá và biến đổi này, các bạn không ở ngoài đại dương một mình. Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo triều Rôma, Văn phòng Thư ký Thượng Hội đồng, Bộ Cổ vũ Sự Phát triển Con người Toàn diện đều ở bên các bạn”.

Ngài giải thích rằng công việc của các cơ quan đó, trước hết là “công nhận và hỗ trợ công việc mà các Giám mục làm cho Tin Mừng và Giáo hội”, cũng như đưa ra lời khuyên cho những nỗ lực của họ nhằm bảo đảm cho “các dân tộc có thể có cuộc sống sung mãn” trong Chúa Kitô.

Đức Hồng Y tiếp tục giải thích rằng một cách để đánh giá sự thành công của Phiên họp là hỏi họ đã học tốt như thế nào để đánh giá cao chủ đề chung của Thượng Hội đồng, và cụ thể hơn, họ đang nỗ lực thực hành tốt như thế nào khi cùng làm việc với nhau.

“Khi chúng ta tụ họp trong tuần này để lắng nghe và học hỏi lẫn nhau và nhận ra nơi nào Thần Khí đang dẫn dắt các cộng đồng của chúng ta,” Đức Hồng Y Czerny nói trong phần kết luận, “chúng ta cầu nguyện để có được sự táo bạo để mơ những giấc mơ vĩ đại cho toàn thể nhân loại, cho thế giới được tạo dựng, và cho Giáo Hội của chúng ta.”

“Chúng ta hãy chèo và chèo thuyền cùng với Chúa Giêsu Kitô của chúng ta.”

Kỳ tới: Nhìn và lắng nghe kinh nghiệm của người dân
 
Nhân kỷ niệm 10 năm triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô có một ý cầu nguyện đặc biệt
Thanh Quảng sdb
22:24 13/02/2023
Nhân kỷ niệm 10 năm triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô có một ý cầu nguyện đặc biệt

Một sáng kiến cầu nguyện trực tuyến để đánh dấu kỷ niệm 10 năm triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô được tổ chức vào ngày 13 tháng Ba tới.

(Tin Vatican)

Để làm nổi bật biến cố kỷ niệm quan trọng này được “lan truyền”, Ban Kỹ thuật số đã đề ra một chương trình bản trực tuyến đặc biệt với những ngọn nến được thắp sáng tượng trưng cho những lời cầu nguyện của các tín hữu trên toàn thế giới dành cho ngài trong một tháng từ 13/3 – 13/4).

Theo thông cáo báo chí cho hay “Sự kế vị thánh Phêrô là một hồng ân lớn lao mà Chúa Giêsu đã ban cho Giáo hội và chúng ta phải luôn biết ơn về hồng ân này. Vì vậy, cầu nguyện là món quà tốt nhất chúng ta thể hiện để dâng lên Thiên Chúa Đấng đã chọn và trao quyền này như lời hứa ‘xây Giáo hội trên tảng đá Phêrô’, Chúa đã và đang thể hiện trong thời gian và lịch sử”.

Bất cứ ai muốn tham gia sáng kiến này xin vào trang web để đọc một hoặc nhiều Kinh Kính Mừng. "Cuối cùng, chúng tôi sẽ gửi cho Đức Thánh Cha tấm bản đồ được thắp sáng bằng 'những ngọn nến nhỏ' tượng trưng cho những Kinh Kính Mừng mà quí vị cầu nguyện cho ĐTC để tạ ơn Chúa vì Lòng Thương Xót của Chúa".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt: Ngày thế giới bệnh nhân
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
10:46 13/02/2023
Ngày này được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập để các tín hữu dâng lời cầu nguyện cho những người bệnh tật đau yếu, cũng là ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức.

Lúc 9g sáng ngày 12/02/2023 tại giáo xứ Tân Việt, lm chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ đã chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho những bệnh nhân trong giáo xứ và qua đó cũng nhớ đến những trận động đất đang diễn ra tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina.

Xem Hình

Trước khi bước vào Thánh lễ hai cha đã xức dầu cho những bệnh nhân hiện diện trong ngôi thánh đường này.

Bài giảng ngài chia sẻ: Giáo xứ chúng ta có truyền thống Ngày Lễ Đức Mẹ Lộ Đức cũng dâng Thánh lễ cầu cho các bệnh nhân trong xứ, quan tâm dến nhau, dâng một chút hy sinh để cầu xin Chúa chữa lành. Xin Chúa chúc lành cho những bác sĩ, y tá…những người ngày đêm giúp đỡ các bệnh nhân.

Trog tâm tình của ngày lễ Lm chủ tế đã tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các bệnh nhân hiện diện và những bệnh nhân đau yếu không thể dự lễ. Ngài cũng không quên cám ơn ca đoàn, các đoàn thể đã hỗ trợ, đã đưa đón những bệnh nhân tới dự trong ngày hôm nay.

Xin cho những tâm tình trong ngày lễ còn đọng lại trong suy nghĩ từng người, nhất là những bệnh nhân đau yếu. Xin Chúa nâng đõ họ về mọi mặt.

Vinh sơn Trần Văn Đẩu
 
Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân Lần Thứ 31 Tại Giáo Xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội
BTTGx. Tụy Hiền
10:53 13/02/2023
Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân Lần Thứ 31 Tại Giáo Xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội

Sáng ngày 11 tháng 02 năm 2023, toàn thể các cụ già yếu, người ốm đau và tàng tật được người nhà cùng với các hội viên Đạo Binh Đức Mẹ đưa đến tập trung tại Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức Đông Mỹ để lắng nghe Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng, cùng nhau lần hạt Mân Côi khấn xin Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn, Đức Bà bầu chữa kẻ có tội cầu thay nguyện giúp và đỡ nâng trước tòa Chúa uy linh cao cả.

Xem Hình

8 giờ 30, hồi chuông nguyện, Cha xứ xướng Kinh Truyền Tin, khai mạc giờ lần hạt kính Đức Mẹ. Mỗi chục một người đại diện lên đọc phần Kinh Kính Mừng... cả cộng đoàn đọc vế thứ hai: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời... có chục cả mẹ lẫn con lên đọc. Cứ thế cho hết 20 ngắm thì lắng nghe Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi các bệnh nhân với chủ đề: “Hãy săn sóc người này. Lòng cảm thương cùng nhau chữa lành”.

9 giờ 30: Thánh lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức do Cha Antôn Nguyễn Văn Độ cử hành. Trong phần giảng lễ, ngài đề cao vai trò của Đức Mẹ trong việc chuyển ơn Chúa xuống cho loài người, nhất là kẻ ốm đau bệnh tật. Nêu cao tấm gương người Samaritano nhân hậu trong Tin Mừng Luca mà Sứ điệp Đức Thánh Cha khuyên làm theo. Đồng thời mời gọi mọi người cố gắng bắt chước người Samaritanô, quan tâm săn sóc các những người già cả, bệnh tật trong gia đình và chung quanh ta, giúp họ vượt thắng tình trạng cô độc.

Sau phần bài giảng là nghi thức Xức Dầu Bệnh Nhân, có 29 người nam và 83 người nữ gồm già cả, ốm đau và tàng tật.

Thánh lễ kết thúc, mọi người hướng về Mẹ với lòng tạ ơn và phó thác, ai nấy mừng vui vì được ơn Chúa đỡ nâng qua sự hộ phù của Đức Mẹ.

Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn. Cầu cho chúng con. Amen.



BTTGx. Tụy Hiền
 
VietCatholic TV
Chấn động: Khinh khí cầu xuất hiện ở cả Ukraine. Putin sợ trùm Wagner. Nga hô hào pháo kích London
VietCatholic Media
03:20 13/02/2023

1. Phát hiện chấn động của quân đội Ukraine: Hàng chục khinh khí cầu đang bay trên bầu trời khu vực Dnipropetrovsk
Trong bản báo cáo sáng thứ Hai 13 tháng 12, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết “Thông tin về những chiếc máy bay không người lái tự sát Shahed được đối phương sử dụng ở khu vực Dnipropetrovsk vào tối ngày 12 tháng 2 đang được lan truyền trên một số kênh Telegram là không chính xác”
Ông cho biết đối phương đã sử dụng máy bay không người lái trinh sát và “một số khinh khí cầu có phản xạ góc”.
Phát hiện này của không quân Ukraine đang gây quan ngại sâu xa vì nó được đưa ra sau một thời gian quân Ukraine trong khu vực liên tiếp bị tấn công. Theo Đại Tá Yurii Ihnat, Nga đã sử dụng các khinh khí cầu bay ở tầm rất cao và có các thiết bị làm nhiễu cảm biến điện từ khiến radar không phát hiện được.
Nhận định này của Đại Tá Yurii Ihnat trùng hợp với nhận xét của các phi công theo dõi một UFO vừa bị bắn hạ hôm thứ Sáu tại Alaska. Họ cho biết radar radar phát hiện được, các phi công nhìn thấy nó bằng mắt của chính họ.
Hôm Chúa Nhật 12 tháng Hai, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ, gọi tắt là NORAD, cho biết họ đã “thực hiện lệnh cấm bay tạm thời trong một vùng trời hạn chế trên Hồ Michigan” vào khoảng giữa trưa theo giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Động thái này - được thực hiện “với sự hợp tác của Cục Hàng không Liên bang” - nhằm “bảo đảm an toàn giao thông hàng không trong khu vực khi các hoạt động của NORAD đang diễn ra”, tổ chức quốc phòng chung Mỹ-Canada cho biết.
NORAD đã không giải thích chi tiết vào thời điểm đó, nhưng đã đổ lỗi cho sự bất thường của radar. Lần này thì radar báo động nhưng NORAD cho biết các máy bay chiến đấu của quân đội “không xác định được bất kỳ vật thể nào có liên quan đến các phát hiện của radar”.
Các chuyên gia cho biết, các khinh khí cầu nếu được trang bị các thiết bị làm nhiễu cảm biến điện từ khiến radar không phát hiện được, bay ở độ rất cao, và có các thiết bị ghi hình với độ phân giải cao có thể cung cấp các tin tức chiến thuật. Nó có thể ở lâu trên không và không gây ra tiếng động, hình ảnh rõ ràng và sắc nét hơn vệ tinh.
2. Các lực lượng Ukraine tiến hành mười cuộc tấn công vào các vị trí của đối phương vào ngày 12 tháng 2
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 13 tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết hôm Chúa Nhật, 12 tháng 2, các lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành mười cuộc tấn công vào các khu vực tập trung binh lính và thiết bị của Nga, đồng thời phá hủy vị trí phòng không và hai kho đạn dược của đối phương.
“Trong suốt cả ngày, máy bay của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã thực hiện hai cuộc tấn công vào các khu vực tập trung quân nhân và thiết bị của quân xâm lược. Các đơn vị của lực lượng hỏa tiễn và pháo binh đã tấn công tám khu vực tập trung nhân lực, một vị trí phòng không và hai kho đạn của đối phương”.
Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, trong ngày, đối phương đã tiến hành hai cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và sử dụng nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt khoảng 23 lần.
“Đối phương đang tập trung nỗ lực chính vào việc tiến hành các chiến dịch tấn công ở các khu vực Kupiansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Novopavlivka. Quân xâm lược đang củng cố nhóm quân của mình ở các khu vực Lyman và Bakhmut. Đối phương đang tích cực sử dụng máy bay để tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các vị trí của quân đội chúng ta”
Tại thành phố Bakhmut, quân Wagner và quân chính quy Nga đã tấn công dữ dội vào sườn phía Đông của thành phố. Yevgeny Prigozhin, người sáng lập tập đoàn Wagner của Nga, cho biết lực lượng lính đánh thuê đã chiếm được ngôi làng Krasna Hora, ở rìa phía bắc của thành phố Bakhmut.
Trong một tin nhắn âm thanh do dịch vụ báo chí của mình đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram, Prigozhin cho biết: “Hôm nay, khu định cư Krasna Hora đã bị lực lượng tấn công của công ty quân sự tư nhân Wagner chiếm giữ.”
Prigozhin cũng công bố một đoạn video ngắn, dường như cho thấy các chiến binh Wagner ở biển báo lối vào Krasna Hora, nơi có dân số trước chiến tranh là 600 người.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov đã bác bỏ tin này và cho biết quân Ukraine vẫn tiếp tục giữ vững Krasna Hora.
Ông cũng nhắc lại rằng trong 24 giờ trước đó, 900 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng 13 xe tăng, 14 xe thiết giáp, một chiến đấu cơ Su-24, 17 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 11 Tháng Hai, lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 137.780 binh sĩ Nga. Ngoài ra, quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 3.280 xe tăng Nga, 6.488 phương tiện chiến đấu bọc thép, 2.287 hệ thống pháo, 465 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 234 hệ thống tác chiến phòng không, 296 máy bay, 286 máy bay trực thăng, 2.007 máy bay không người lái chiến thuật, 857 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.148 phương tiện và xe chở nhiên liệu, và 215 thiết bị đặc biệt.
3. Zemfira, một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Nga, đã bị đưa vào danh sách “đặc vụ nước ngoài”
Theo Bộ Tư pháp Nga, Zemfira, một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Nga, đã bị đưa vào danh sách “đặc vụ nước ngoài” với lý do cô ủng hộ Ukraine và chỉ trích “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại quốc gia đó. Bộ đã bổ sung một số người khác vào danh sách “đặc vụ nước ngoài” của mình, bao gồm chính trị gia đối lập Dmitry Gudkov, nhà phân tích chính trị Abbas Gallyamov, và các nhà hoạt động Aleksandra Kazantseva và Tatyana Nazambaeva.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở Á Căn Đình đang cảnh báo về làn sóng những phụ nữ Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine đã bắt đầu tới Buenos Aires để sinh con nhằm lấy quốc tịch Á Căn Đình cho con của họ. Giám đốc văn phòng nhập cư của Á Căn Đình, Florencia Carignano, cho biết hôm thứ Sáu rằng một cuộc điều tra tư pháp đã được tiến hành đối với những gì bà mô tả là một doanh nghiệp béo bở hứa hẹn cấp hộ chiếu Á Căn Đình cho cha mẹ người Nga.
4. Một Đồng Minh của Putin nói rằng Các Nhà Lãnh Đạo Điện Cẩm Linh 'Sợ Hãi' Người Sáng Lập Tập Đoàn Wagner
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kremlin Leaders 'Fear' Wagner Group Founder, Putin Ally Says”, nghĩa là “Một Đồng Minh của Putin nói rằng Các Nhà Lãnh Đạo Điện Cẩm Linh 'Sợ Hãi' Người Sáng Lập Tập Đoàn Wagner.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng
Theo Sergei Markov, một đồng minh chủ chốt của Tổng thống Nga Vladimir Putin, các nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh sợ người sáng lập Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin.
Khi cuộc chiến Nga-Ukraine sắp tròn một năm vào cuối tháng này, bất chấp quy mô quân sự khổng lồ của mình, Nga vẫn đang phải vật lộn để đạt được các mục tiêu quan trọng chống lại Ukraine. Những thách thức của Nga trong việc duy trì các lực lượng được huấn luyện bài bản, có động cơ đã mở ra cơ hội cho Ukraine khởi động một cuộc phản công vào mùa thu, cho phép nước này chiếm lại hàng nghìn dặm vuông lãnh thổ bị xâm lược trước đây đồng thời gây ra những tổn thất lớn cho Putin.
Đối mặt với tổn thất ngày càng tăng, Mạc Tư Khoa trong những tháng gần đây đã chuyển sang Tập đoàn Wagner, một đơn vị bán quân sự, với hy vọng xoay chuyển cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình. Nhóm này, trong nhiều năm đã có mặt ở các nơi khác trên thế giới bao gồm cả Phi Châu, và trong hàng ngũ của Wagner có rất nhiều tù nhân được biết đến với sự tàn bạo và coi thường luật pháp quốc tế.
Nga đã phủ nhận các mối liên hệ với nhóm này, nhưng đã công khai ca ngợi những nỗ lực của nhóm tại thành phố Soledar của Ukraine là một trong những chiến thắng quan trọng nhất của họ trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ bác bỏ tuyên bố rằng Nga nắm quyền kiểm soát thành phố quan trọng, đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của Wagner ở Ukraine. Trong khi đó, nhóm của Prigozhin được cho là đã gây ra sự chia rẽ ở Mạc Tư Khoa trong bối cảnh phản ứng chính trị dữ dội về cuộc chiến.
Markov, một nhà phân tích chính trị người Nga, người ủng hộ Putin và thường xuyên xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga - vốn chủ yếu đóng vai trò là bộ máy tuyên truyền của Putin - nói với The New York Times trong một cuộc phỏng vấn đăng hôm thứ Bảy rằng một số nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh sợ Prigozhin “không thể đoán trước”.
Markov nói với tờ Times rằng Điện Cẩm Linh đã gửi một chỉ thị tới các chuyên gia truyền hình nhà nước Nga để không “quảng cáo quá mức cho Prigozhin và Wagner”. Anh ấy không nói chính xác ai đã đưa ra yêu cầu, chỉ làm rõ rằng nó đến từ “lãnh đạo”.
“Họ dường như không muốn đưa Prigozhin vào lĩnh vực chính trị vì anh ấy rất khó đoán – họ hơi sợ anh ấy,” Markov nói thêm.
Nhận xét của Markov là dấu hiệu mới nhất cho thấy căng thẳng ngày càng tăng giữa Putin và Prigozhin. Bất chấp tuyên bố giành chiến thắng ở Soledar, Tập đoàn Wagner đã phải vật lộn để chiếm thành phố Bakhmut đang bị bao vây, và Điện Cẩm Linh báo hiệu rằng họ không tin rằng họ cần nhóm lính đánh thuê để giành chiến thắng thành công trong cuộc chiến.
Thành công được cho là của Tập đoàn Wagner ở Soledar cũng đã thúc đẩy tham vọng chính trị của Prigozhin. Các chuyên gia trước đây đã nói với Newsweek rằng anh ta dường như đang nhắm đến một vị trí quyền lực, công khai, hơn là vị trí hiện tại của anh ta với tư cách là một nhà tài trợ hậu trường của nhóm bí ẩn.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ, hồi tháng trước cho biết Prigozhin đang mất dần ảnh hưởng ở Mạc Tư Khoa khi các nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh thay thế các chiến binh Wagner bằng các quân nhân chuyên nghiệp. Trước đó, ông ta được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của Putin.
Newsweek đã liên hệ với dịch vụ báo chí của chính phủ Nga, cũng như các nhà phân tích chính trị Nga để bình luận.
5. Đồng minh của Putin kêu gọi tấn công Luân Đôn và cho rằng đối với Nga 'Không còn lằn ranh đỏ nào cả’
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Calls for Striking Parliament in London: 'No More Red Lines'“, nghĩa là “Đồng minh của Putin kêu gọi tấn công Luân Đôn và cho rằng đối với Nga 'Không còn lằn ranh đỏ nào cả’” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Vladimir Solovyov, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga và là đồng minh trung thành của Tổng thống Vladimir Putin, đã kêu gọi tấn công Luân Đôn trong một phát biểu chỉ trích sự ủng hộ của các quốc gia phương Tây đối với Ukraine.
“Cuối cùng chúng ta không thể tấn công Luân Đôn sao? Vấn đề là gì?” Solovyov đã hỏi khán giả của mình trong một phần chương trình của ông ta được đăng lên Twitter vào hôm Chúa Nhật với phụ đề tiếng Anh của Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine.
“Không, không, không— Không chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự. Phải nhắm cả vào tòa nhà quốc hội,” nhà tuyên truyền người Nga nói thêm.
Solovyov tiếp tục tuyên bố phản đối việc các quốc gia phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine, chỉ ra rằng điều đó cho phép quốc gia Đông Âu tấn công lãnh thổ mà Nga tuyên bố chủ quyền nhưng không được phương Tây công nhận, chẳng hạn như Crimea. Mạc Tư Khoa đã cưỡng chế sáp nhập bán đảo này từ Ukraine vào năm 2014, gây ra phản ứng dữ dội từ quốc tế.
“Họ sẽ đưa máy bay cho Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Đồng thời, họ xảo quyệt nói: 'Không, chúng ta chỉ không công nhận Crimea là của Nga', Solovyov nói.
“Bây giờ bạn sẽ phải xác định Nga là gì đối với bạn? Không phải người dân Nga sẽ quyết định điều đó, không phải một cuộc trưng cầu dân ý, không phải một cuộc bỏ phiếu, mà chính các bạn sẽ phải quyết định nước Nga là gì đối với bạn?” anh ta nói.
“Trong trường hợp này, chúng ta sẽ không công nhận gì cả - đối với chúng ta thì không có nước Anh nào cả. Không có Pháp. Không có Đức. Thay vào đó, có các quốc gia Đức Quốc xã thống nhất bởi lòng căm thù đối với mọi thứ của Nga,” đồng minh của Putin nói.
“Và vì vậy chúng ta hãy nghiêm túc. Họ có nghĩ rằng không có lằn ranh đỏ hay không? ĐƯỢC RỒI. Chà, hãy cho họ thấy rằng không còn đường đỏ nào nữa. Hãy tấn công! Vì vậy, các nắm tay hãy giơ lên”, anh ta nói.
Một số thành viên NATO, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã cung cấp cho Ukraine xe tăng và vũ khí, cũng như các hình thức hỗ trợ quân sự khác để giúp quân đội chống lại các lực lượng Nga trong cuộc chiến đang diễn ra, đã kéo dài gần một năm. Các lực lượng của Putin đã tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào quốc gia Đông Âu vào ngày 24 tháng 2 năm ngoái, gây ra sự lên án nhanh chóng và rộng rãi của quốc tế.
Trong khi đó, Nga gần đây đã mất hơn chục xe tăng, xe bọc thép và một máy bay, theo bản cập nhật được Bộ Tổng tham mưu Ukraine công bố hôm Chúa Nhật. Quân đội Ukraine cho biết lực lượng của họ đã bắn rơi một máy bay Su-25 của Nga, loại máy bay một chỗ ngồi, hai động cơ từ thời Liên Xô.
Bộ Tổng tham mưu cũng báo cáo rằng 900 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong 24 giờ qua. Newsweek không thể xác minh độc lập những con số đó.
Trước đó vào thứ Năm, Solovyov đã tấn công vào các nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu khi ông gợi ý rằng họ nên bị trục xuất khỏi Nga trong một “công-ten-nơ được niêm phong” hoặc “đóng gói trong một toa xe được niêm phong”.
Trong một cuộc khẩu chiến sôi nổi trên truyền hình, Solovyov đã hỏi khán giả của mình rằng liệu Nga có “bất kỳ đại diện nào của Liên minh Âu Châu” hay không.
“Một lũ cặn bã! Chúng ta nên đóng gói tất cả chúng vào một toa xe được niêm phong, không phải máy bay mà là trong một chiếc xe tải, niêm phong chúng và đưa chúng ra khỏi đất nước trong một công-ten-nơ 20 feet,” Solovyov nói.
“Tôi không muốn chúng được nhắc đến nữa! Tại sao chúng ta lại dung túng cho lũ cặn bã của Đức Quốc xã này? Có ai cần giải thích gì không? Không. Không có gì để giải thích,” anh ta nói.
Trong vài tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, các quốc gia Âu Châu đã trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga.
Quyết định này đã bị Điện Cẩm Linh chỉ trích, mô tả đây là một “bước đi thiển cận” sẽ chỉ gây khó khăn cho việc liên lạc. Để đối phó với các vụ trục xuất, vào tháng 5 năm 2022, Nga tuyên bố trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Âu Châu.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
6. Yevgeny Prigozhin thừa nhận còn lâu lắm mới chiếm được thành phố Bakhmut
Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner, cho biết các lực lượng Nga phải chiếm được thành trì Bakhmut của Ukraine để tiến hành chiến dịch của họ, nhưng thừa nhận rằng quân đội Ukraine đang kháng cự quyết liệt.
Các lực lượng Nga đang cố gắng bao vây và đánh chiếm Bakhmut, một thành phố ở vùng Donbas phía đông, nơi đã trở thành tâm điểm phản kháng của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga và nỗ lực của Mạc Tư Khoa nhằm giành lại động lực chiến trường.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên quân sự Nga, được Reuters và AP đưa tin, Prigozhin cho biết Mạc Tư Khoa phải thiết lập các mục tiêu rõ ràng trong chiến dịch của mình - thiết lập vững chắc sự hiện diện của mình ở miền đông Ukraine hoặc tiến tới chiếm thêm đất nước.
Hắn ta nói: Bakhmut là cần thiết để quân đội của chúng ta có thể hoạt động thoải mái. Tại sao lại gọi là máy xay thịt? Bởi vì quân đội Ukraine đang gửi ngày càng nhiều đơn vị đến đó.
Hắn ta nói thêm: “Có lẽ còn quá sớm để nói rằng chúng ta gần đạt được chiến thắng. Có nhiều đường ra và ít đường vào. Quân đội Ukraine được huấn luyện tốt… và giống như bất kỳ thành phố lớn nào, không thể đánh chiếm nó từ đầu. Chúng ta đang làm rất tốt. Đầu tiên chúng ta phải lặng lẽ chiếm Bakhmut và sau đó chúng ta có thể nói to và rõ ràng rằng chúng ta đã chiếm được nó.
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết quân đội của ông sẽ chiến đấu để giữ Bakhmut càng lâu càng tốt. “Không ai sẽ cho đi Bakhmut. Chúng ta sẽ chiến đấu lâu nhất có thể. Chúng ta coi Bakhmut là pháo đài của mình,” ông nói hồi đầu tháng này.
Prigozhin cho biết có thể mất từ 18 tháng đến 2 năm để Nga hoàn toàn kiểm soát được trung tâm công nghiệp Donbas ở phía đông Ukraine.
Hắn ta nói thêm rằng cuộc chiến có thể tiếp diễn trong ba năm nếu Nga quyết định chiếm các vùng lãnh thổ rộng lớn hơn ở phía đông sông Dnipro.
Tuyên bố của Prigozhin, một đồng minh thân cận của Vladimir Putin, đánh dấu sự thừa nhận những khó khăn mà Điện Cẩm Linh đã phải đối mặt trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
 
TQ tìm cách ve vãn Tòa Thánh trong bối cảnh vụ khinh khí cầu tai tiếng có thể dẫn đến chiến tranh
VietCatholic Media
05:09 13/02/2023


1. Trung Quốc tìm cách ve vãn Tòa Thánh trong bối cảnh vụ khinh khí cầu bay lạc

Mới đây thôi, trong một tuyên bố ngày 26 tháng 11, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Tòa Thánh “ngạc nhiên và lấy làm tiếc” khi biết về việc Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu (Peng Weizhao, 彭卫照), được Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Giang tây, một giáo phận mà Tòa Thánh khẳng định là giáo phận ma “không được Tòa Thánh công nhận”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng lặng lẽ tấn phong Giám Mục cho hai linh mục Tôma Trần Thiên Hạo (Chen Tianhao, 陈天皓) và Phanxicô Thôi Khánh Kỳ (Cui Qingqi, 崔庆琪) mà hoàn toàn không thông báo cho Tòa Thánh.

Quan hệ Vatican - Trung Quốc căng thẳng như vậy, nhưng trong bối cảnh khinh khí cầu vừa bị bắn hạ Trung Quốc đã tìm cách ve vãn Tòa Thánh. Tờ Crux vừa có bài tường trình nhan đề “Digital gift a small reminder of big thaw in China-Vatican relations”, nghĩa là “Món quà kỹ thuật số nhắc nhở nhỏ về sự tan băng lớn trong quan hệ Trung Quốc-Vatican”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Ngay khi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc một lần nữa sa lầy trong những lời buộc tội, lần này là do một quả khinh khí cầu bị phá hủy mà Hoa Kỳ mô tả là một thiết bị gián điệp mà Trung Quốc tiếp tục cãi bướng rằng đó chỉ là một công cụ khí tượng, có một lời nhắc nhở nhỏ khác về mối quan hệ giữa Rôma và Bắc Kinh dường như đang nóng lên.

Thứ Tư vừa qua, khi kết thúc Buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Tiểu Vũ Nam (Xiao Wunan, 萧武男) một doanh nhân Trung Quốc được coi là thân cận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và là phái viên thường xuyên thay mặt Bắc Kinh tại Ý.

Mục đích bề ngoài của cuộc gặp gỡ được dàn xếp chớp nhoáng là để Tiểu Vũ Nam tặng Đức Thánh Cha tác phẩm đầu tiên trong số 12.000 tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số mô tả chiếc áo choàng được mặc bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nay là Thánh Gioan Phaolô, khi ngài khai mạc Năm Thánh vào chiều Vọng Lễ Giáng Sinh năm 2000.

Được thiết kế bằng hình ảnh do máy tính tạo ra, tác phẩm nghệ thuật được coi là NFT hoặc “mã thông báo không thể thay thế”, nghĩa là một phần tài sản kỹ thuật số độc nhất vô nhị. Nó dựa trên thiết kế của Stefano Zannella của X Regio, một công ty may đã sản xuất lễ phục cho các vị giáo hoàng từ năm 1997.

Hai mươi ba năm trước, màu sắc ấn tượng và thiết kế tương lai của chiếc áo choàng đã để lại ấn tượng sâu sắc. Đức Tổng Giám Mục Piero Marini, lúc đó là Chưởng Nghi của Đức Giáo Hoàng, đã từng khôi hài rằng “không ai nhớ ngài đã nói gì vào đêm hôm đó, nhưng mọi người đều nhớ ngài đã ăn mặc như thế nào.”

Tiểu Vũ Nam đã thêm một lá thư vào món quà kỹ thuật số.

“Trung Quốc là một đất nước tuyệt vời, và Công Giáo có một lịch sử lâu đời ở Trung Quốc,” Tiểu Vũ Nam viết.

“Tôi có nhiều bạn bè tin vào đạo Công Giáo, và mặc dù tôi là một Phật tử, tôi vẫn thường đến các nhà thờ Công Giáo Trung Quốc. Trong những năm gần đây, chúng tôi biết rõ rằng dưới sự hướng dẫn của ngài, quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican đã được cải thiện.”

Tiểu Vũ Nam, một giám đốc điều hành của Tổ chức Hợp tác Á Châu Thái Bình Dương, cũng ca ngợi vai trò của Đức Phanxicô như một người kiến tạo hòa bình.

“Chúng tôi vô cùng hy vọng có thể đóng góp vào việc giải quyết xung đột,” ông nói, đồng thời bày tỏ “lòng biết ơn và sự tôn trọng đối với sự hỗ trợ mạnh mẽ và phước lành của Đức Thánh Cha trong công việc vì hòa bình thế giới này.”

Tiểu Vũ Nam, 59 tuổi, là một cựu quan chức của chính phủ Trung Quốc, người đã đóng một vai trò quan trọng như một trung gian không chính thức giữa Trung Quốc và Ý. Ông đã đóng một vai trò trong việc quảng bá “Milan World Expo” năm 2015 tại Trung Quốc, đồng thời giúp môi giới các thỏa thuận kinh tế giữa Ý và Trung Quốc.

Năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký một thỏa thuận gây tranh cãi với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo ở nước này, về cơ bản trao cho chính phủ một vai trò chính thức trong việc lựa chọn các ứng cử viên. Ban đầu được hình thành như một thỏa thuận hai năm, thỏa thuận này đã được gia hạn vào năm 2020 và một lần nữa vào năm 2022.

Phát ngôn nhân của Vatican đã ca ngợi thỏa thuận này là điều cần thiết để khắc phục sự rạn nứt lịch sử giữa một Giáo Hội Công Giáo chính thức ở Trung Quốc được nhà nước công nhận và một Giáo Hội thầm lặng từ chối chấp nhận sự kiểm soát của Cộng sản. Những người chỉ trích phàn nàn rằng thỏa thuận này dẫn đến sự đầu hàng trước chính phủ, và cũng khẳng định rằng sau khi nó được ký kết, sự đàn áp những người theo đạo Kitô ở Trung Quốc thực sự trở nên dữ dội hơn.

Vào tháng 11 năm 2022, Vatican cáo buộc Bắc Kinh vi phạm các điều khoản của thỏa thuận bằng cách bổ nhiệm một giám mục vào một giáo phận không được Rôma công nhận. Một tuyên bố vào thời điểm đó khẳng định rằng việc bổ nhiệm Giám mục Gioan Bành Vệ Chiếu làm Giám Mục Giang Tây không “phù hợp với tinh thần đối thoại” của thỏa thuận năm 2018.

Bất chấp những trục trặc như vậy, hầu hết các nhà quan sát đều tin rằng quan hệ Vatican-Trung Quốc dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn mạnh mẽ và đang được cải thiện, vượt qua xu hướng thù địch chung giữa Bắc Kinh và các chính phủ phương Tây.

2. Tiến sĩ George Weigel: Tòa Thánh và các chế độ côn đồ trên thế giới

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ.

Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa có bài nhận định sau liên quan đến chính sách ngoại giao của Tòa Thánh đối với các chế độ côn đồ như Trung Quốc và Belarus. “The Holy See and Thug Regimes” nghĩa là “Tòa Thánh và các Chế độ côn đồ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Danh sách các vấn đề nghiêm trọng phải được đề cập đến trong khoảng thời gian trống ngôi giáo hoàng trong tương lai, và bởi các Hồng Y cử tri trong cơ mật viện sắp tới, tiếp tục kéo dài ra.

Tài chính của Tòa thánh được cho là đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn bất kỳ lúc nào kể từ thời kỳ trống ngôi giáo hoàng năm 1922; lúc đó, Tòa Thánh phải vay tiền để trả cho cơ mật viện vì Đức Bênêđíctô XV hầu như đã phá sản Vatican trong nỗ lực hỗ trợ người tị nạn và tù binh trong Thế chiến thứ nhất. Bất chấp những cải cách mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện, Tòa thánh hiện đang phải đối mặt với trách nhiệm về quỹ hưu trí rất lớn không được tài trợ; việc quản lý đầu tư thiếu hiệu năng (và còn tệ hơn) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho bảng cân đối của Vatican; và những đóng góp, đặc biệt là cho Quỹ Đồng Tiền Thánh Phêrô, đang giảm đáng kể.

Sau đó là Giáo Hội ở Đức, nơi nhiều nhà lãnh đạo của họ dường như muốn biến Công Giáo Đức thành một hình thức của đạo Tin lành cấp tiến. Tất cả các vấn đề tranh cãi, mà đại đa số các giám mục Đức, và các nhà lãnh đạo giáo dân trong “Tiến Trình Công Nghị Đức” đưa ra, đều đón nhận nền văn hóa thế tục với những lối sống tháo thứ, thay vì cố gắng hoán cải nó. Phải chăng hàng lãnh đạo của Giáo Hội Đức đã hoàn toàn từ bỏ lời dạy của Công đồng Vatican II rằng người Công Giáo phải sống trong những ranh giới giáo lý và đạo đức nhất định?

Ngoài ra còn có vết thương đang mưng mủ do nạn lạm dụng tình dục giáo sĩ, càng trở nên tồi tệ hơn bởi sự lãnh đạo của các giám mục kém hiệu quả trong việc phản ứng lại những tội lỗi và tội ác nghiêm trọng này. Nhiều năm qua đã chứng minh rằng cuộc khủng hoảng này hoàn toàn không chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ. Trong cùng thời kỳ đó, cũng có thể thấy rõ rằng có quá ít Hội Đồng Giám Mục các quốc gia đã áp dụng các thực hành về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, mặc dù có những giới hạn và khiếm khuyết, hiện nay đang đặc trưng cho phản ứng của Giáo Hội Hoa Kỳ đối với bệnh dịch xã hội này.

Và sau đó là “chính sách đối ngoại” của Tòa thánh và những giả định được dùng để định hướng cho hoạt động ngoại giao của Tòa thánh.

Có bao nhiêu người Công Giáo hiểu biết và hàng giáo sĩ cao cấp sẵn sàng bảo vệ chính sách đối với Trung Quốc hiện tại của Tòa thánh, vốn đã trao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc vai trò hàng đầu trong việc lựa chọn giám mục? Tôi dám đánh cuộc là rất ít. Giờ đây, những tiếng nói chỉ trích từ các giám mục và Hồng Y có thể chưa được nghe thấy vì lòng trung thành (hoặc sợ hãi). Nhưng những tiếng nói ấy vẫn còn đó, và sẽ được nghe thấy khi thời gian trống ngôi giáo hoàng cho phép thẳng thắn nói ra. Và những tiếng nói đó có lẽ (và hầu chắc) sẽ cho rằng chính sách hiện tại là một thảm họa đối với sứ vụ truyền giáo. Bất kể tuyên bố của các nhà ngoại giao Vatican cho rằng “cần phải làm những điều gì đó”, thực tế vẫn là những gì đã và đang được thực hiện vi phạm giáo luật của chính Giáo Hội, đã làm cho những người Công Giáo Trung Quốc trung thành với Rôma mất tinh thần, đã thất bại trong việc thuyết phục những kẻ chống đối Kitô Giáo trong chế độ Trung Quốc, và đã tạo cơ hội mới cho chế độ đó thâm nhập và kiểm soát Công Giáo Trung Quốc. Tất cả những điều này đã làm cho việc truyền giáo của Công Giáo ở Trung Quốc trở nên khó khăn hơn rất nhiều, trong bối cảnh các cộng đồng Tin lành Trung Quốc tiếp tục phát triển.

Sau đó là tình hình gần đây ở Belarus. Vào ngày 31 tháng 8 năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz của Minsk-Mogilev, đến thăm gia đình ở nước láng giềng Ba Lan, đã bị chế độ côn đồ của Tổng thống Alexander Lukashenko ngăn cản không cho trở về Belarus (quê hương của ngài). Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã ủng hộ nhiều người Belarus đang phản đối một cách ôn hòa điều mà mọi quan sát viên khách quan đều biết là một cuộc bầu cử tổng thống gian lận vào đầu tháng 8, 2020. Lukashenko và chế độ côn đồ của hắn ta rõ ràng đã cảm thấy tức tối trước sự can đảm mục tử này và thêu dệt các lý do để trừng phạt Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz bằng cách ngăn không cho ngài trở về Tòa Giám Mục của mình.

Tình hình dường như đã được giải quyết khi vị tổng giám mục được phép trở lại Belarus để cử hành lễ Giáng Sinh với người dân của mình, những người đã tiếp đón ngài quay về với sự nhiệt tình và tôn kính. Nhưng sau đó vào ngày 3 tháng Giêng, 2021, ngay đúng ngày ngài tròn 75 tuổi, lá thư từ chức theo luật định của Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã được chấp nhận ngay lập tức và một vị giám quản tông tòa đã được đưa lên để thay ngài. Phải chăng hai nhà ngoại giao của Vatican, không nổi tiếng về khả năng chống lại các hành vi côn đồ, khi được cử đến Minsk để đàm phán cho Đức Tổng Giám Mục trở lại Belarus, đã đồng ý với một thỏa thuận trong đó Vatican sẽ loại bỏ một người khó chịu với chế độ Lukashenko, nếu chế độ này chịu chấp thuận một lễ Giáng Sinh cuối cùng ở Minsk cho vị tổng giám mục? Có vẻ như nhiều khả năng như thế; thực sự, rất có khả năng là điều đó đã xảy ra.

Hành động hiện tại của Vatican nhằm ve vãn các chế độ côn đồ nhân danh đối thoại đang gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín quốc tế của Giáo Hội Công Giáo với tư cách là người ủng hộ và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Quan trọng hơn nữa, nó đang làm tổn hại đến sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội. Một Giáo Hội không dám nói sự thật trước quyền lực không phải là một Giáo Hội có thể công bố một cách thuyết phục về Chúa Giêsu Kitô, “Đấng là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14: 6). Thái độ ve vãn không bao giờ có tác dụng với bọn côn đồ, về mặt chính trị. Nó cũng chẳng có hiệu quả về mặt truyền giáo.

3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 12 tháng Hai

Chúa Nhật 12 tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Sáu Mùa Quanh Năm.

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu.

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.

“Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha ri sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.

“Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.

“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục.

“Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.

“Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê ru sa lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Trong bài Tin Mừng của phụng vụ hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Các con đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ lề luật hay lời tiên tri. Thầy đến không phải để hủy bỏ nhưng để kiện toàn” (Mt 5:17). Để nên trọn: đây là từ khóa để hiểu Chúa Giêsu và sứ điệp của Người. Nhưng sự hoàn thành này có nghĩa là gì? Để giải thích, Chúa bắt đầu bằng cách nói về những gì chưa hoàn thành. Kinh thánh nói “Chớ giết người”, nhưng đối với Chúa Giêsu điều này là chưa đủ nếu sau đó anh em bị tổn thương bằng lời nói; Kinh thánh nói “Chớ ngoại tình”, nhưng điều này vẫn chưa đủ nếu một người sau đó sống một tình yêu bị vấy bẩn bởi sự hai lòng và giả dối; Kinh thánh nói “chớ làm chứng gian”, nhưng thề long trọng thì chưa đủ nếu một người sau đó hành động giả hình (x. Mt 5:21-37). Đây không phải là sự hoàn thành.

Để đưa ra một ví dụ cụ thể, Chúa Giêsu tập trung vào “nghi thức dâng lễ vật”. Việc dâng lễ vật cho Thiên Chúa là để đáp lại những ơn huệ của Ngài. Đó là một nghi thức rất quan trọng - dâng lễ vật là để đáp lại một cách tượng trưng, sự nhưng không trong những ân sủng mà Ngài ban cho chúng ta - quan trọng đến mức việc làm gián đoạn buổi lễ bị cấm trừ khi có những lý do hết sức nghiêm trọng. Nhưng Chúa Giêsu nói rằng buổi lễ phải bị gián đoạn nếu một người anh em có điều gì đó chống lại chúng ta, hãy để của lễ ở đó và đi làm hòa với anh ta trước (x. cc. 23-24): chỉ bằng cách này thì nghi thức mới được hoàn thành. Thông điệp rất rõ ràng: Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước hết, một cách nhưng không, bước những bước đầu tiên về phía chúng ta cho dù chúng ta có xứng đáng hay không; và vì vậy chúng ta không thể ca tụng tình yêu của Người mà không đến lượt chúng ta thực hiện bước đầu tiên là hòa giải với những người đã làm tổn thương chúng ta. Bằng cách này, có sự hoàn thành trước mắt Thiên Chúa, nếu không thì việc tuân giữ bề ngoài, thuần túy theo nghi thức là vô nghĩa, nó trở thành một sự giả vờ. Nói cách khác, Chúa Giêsu làm cho chúng ta hiểu rằng các quy tắc tôn giáo là cần thiết, là tốt đẹp, nhưng chúng mới chỉ là khởi đầu: để thực hiện chúng, cần phải vượt ra ngoài khuôn khổ chữ nghĩa và sống theo ý nghĩa của chúng. Các điều răn mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta không được nhốt trong các hầm kín của việc tuân thủ hình thức; nếu không, chúng ta bị giới hạn vào một thứ tôn giáo bên ngoài, tách biệt, là tôi tớ của “Chúa là Chủ” hơn là con cái của “Chúa Cha”. Chúa Giêsu muốn điều này: không có ý tưởng phục vụ một Thiên Chúa là Chủ, nhưng là Chúa Cha; và đây là lý do tại sao cần phải vượt ra ngoài chữ nghĩa.

Thưa anh chị em, vấn đề này không chỉ hiện diện vào thời Chúa Giêsu; nó cũng xuất hiện ngày hôm nay. Chẳng hạn, đôi khi chúng ta nghe nói: “Cha ơi, con không giết người, con không trộm cắp, con không làm hại ai cả…”, như muốn nói: “Con không sao cả”. Đây là sự tuân thủ theo nghi thức, tức là hài lòng với mức tối thiểu trần trụi, trong khi Chúa Giêsu mời gọi chúng ta khao khát mức tối đa có thể. Đó là: Chúa không lý luận bằng những phép tính và bảng biểu; Người yêu chúng ta say mê: không ở mức tối thiểu, nhưng đến mức tối đa! Ngài không nói, “Ta yêu mến con đến một mức nào đó”. Không, tình yêu đích thực không bao giờ đạt đến một điểm nào đó, và không bao giờ thỏa mãn; tình yêu luôn vượt lên trên, vô giới hạn. Chúa đã cho chúng ta thấy điều này bằng cách hiến mạng sống trên thập giá và tha thứ cho những kẻ giết mình (x. Lc 23:34). Và Người đã ủy thác cho chúng ta điều răn mà Người yêu quý nhất: chúng ta hãy yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta (x. Ga 15:12). Đây là tình yêu làm nên trọn Lề luật, đức tin, sự sống đích thực!

Vì vậy, thưa anh chị em, chúng ta có thể tự hỏi: làm thế nào để tôi sống đức tin? Đó có phải là vấn đề tính toán, chủ nghĩa hình thức hay một câu chuyện tình yêu với Chúa? Tôi chỉ hài lòng với việc không làm hại, giữ “mặt tiền” cho tốt, hay tôi cố gắng lớn lên trong tình yêu thương đối với Thiên Chúa và những người khác? Và thỉnh thoảng, tôi có xét mình về điều răn lớn nhất của Chúa Giêsu không, tôi có tự hỏi mình có yêu người thân cận như Chúa yêu tôi không? Vì có lẽ chúng ta thiếu linh hoạt trong việc xét đoán người khác mà quên sống xót thương, như Chúa ở cùng chúng ta.

Xin Mẹ Maria, Đấng đã tuân giữ Lời Chúa một cách hoàn hảo, giúp chúng ta làm cho đức tin và đức ái của chúng ta được viên mãn.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến!

Chúng ta hãy tiếp tục gần gũi, bằng lời cầu nguyện và sự hỗ trợ cụ thể, cho các nạn nhân trận động đất ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi đã xem trên chương trình truyền hình “A Sua Immagine” những hình ảnh về thảm họa này, nỗi đau của những người dân đang phải gánh chịu hậu quả của trận động đất. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, đừng quên họ, hãy cầu nguyện và suy nghĩ về những gì chúng ta có thể làm cho họ. Và chúng ta đừng quên đất nước Ukraine đang bị dày vò: xin Chúa mở ra những con đường hòa bình và ban cho những người có trách nhiệm can đảm bước theo những con đường đó.

Tin tức từ Nicaragua đã làm tôi rất buồn, và tôi không thể không nhớ đến Đức Giám Mục Rolando Álvarez của Matagalpa, người mà tôi vô cùng quan tâm, đã bị kết án 26 năm tù, và cả những người đã bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Tôi cầu nguyện cho họ và cho tất cả những người đang đau khổ trong quốc gia thân yêu đó, và tôi xin anh chị em cầu nguyện. Chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, mở rộng tâm hồn của các nhà lãnh đạo chính trị và mọi công dân để thành tâm tìm kiếm hòa bình, một hòa bình phát sinh từ sự thật, công lý, tự do và tình yêu, và đạt được nhờ bệnh nhân theo đuổi đối thoại. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện với Đức Mẹ.

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

Tôi chào tất cả anh chị em, người Rôma và khách hành hương từ Ý và các nước khác. Tôi chào các nhóm đến từ Ba Lan, Cộng hòa Tiệp và Peru. Tôi chào các công dân Congo đang hiện diện ở đây. Đất nước của anh chị em rất đẹp, rất là đẹp! Hãy cầu nguyện cho đất nước! Tôi chào các sinh viên đến từ Badajoz, Tây Ban Nha, và các sinh viên của Học Viện Giáo Hoàng Grêgoriô của Lisbon.

Tôi chào các bạn trẻ của Amendolara-Cozenza và nhóm AVIS từ Villa Estense-Padua.

Và tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
 
Biệt kích Ukraine đột kích lúc 0h. Bộ Tư Lệnh, cả Lữ Đoàn TQLC Nga tử trận. Tư Lệnh Nga bị đầu độc
VietCatholic Media
17:01 13/02/2023


1. Toàn bộ Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Nga, kể cả Bộ Tư Lệnh, đã tử trận

Tờ Politico có bài tường trình nhan đề “Russia may have lost an entire elite brigade near a Donetsk coal-mining town”, nghĩa là “Nga có thể đã mất toàn bộ cả một Lữ Đoàn tinh nhuệ gần một thị trấn khai thác than ở Donetsk”.

Trích thuật các báo cáo của quan chức Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, tờ báo cho biết Nga có thể đã mất toàn bộ Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 khi xông vào thành phố Vuhledar, miền đông Ukraine.

Một “số lượng lớn” lực lượng Nga, bao gồm cả Bộ Tư Lệnh, đã bị “tiêu diệt” gần các thành phố Vuhledar và Mariinka ở Donetsk, một quan chức tình báo Ukraine nói với tờ Politico.

Ông cho biết Nga cũng đã mất khoảng 130 đơn vị thiết bị, trong đó có 36 xe tăng, trong tuần qua.

Lực lượng Nga cũng mất 150 đến 300 lính Thủy Quân Lục Chiến mỗi ngày gần Vuhledar. Ông ước tính lữ đoàn có tổng cộng khoảng 5.000 binh sĩ, những thành viên của họ đã bị giết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh.

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết Lữ đoàn 155 đã phải tái biên chế ba lần. Lần đầu tiên sau Irpin và Bucha; lần thứ hai họ bị đánh bại gần Donetsk – họ đã phục hồi trở lại. Và bây giờ gần như toàn bộ lữ đoàn đã bị tiêu diệt gần Vuhledar.

Ông nói thêm rằng ông ước gì vũ khí phương Tây sẽ “đến nhanh hơn, vì điều đó sẽ cho chúng tôi cơ hội không chỉ để tự bảo vệ mình và ngăn chặn các cuộc tấn công mà cuối cùng còn đẩy lùi quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ của chúng ta”.

2. Tư Lệnh lực lượng đặc biệt Nga 'bị đầu độc'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Special Forces Commander 'Poisoned'“, nghĩa là “Tư Lệnh lực lượng đặc biệt Nga 'bị đầu độc'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Tổng thống Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, Ramzan Kadyrov, cho biết vị tướng hàng đầu của ông ở Ukraine đã bị đầu độc sau khi chạm vào một phong bì.

Kadyrov đã viết trên kênh truyền thông xã hội Telegram của mình rằng Apti Alaudinov, tư lệnh lực lượng đặc biệt Akhmat, đã chạm đến một lá thư vào ngày 8 tháng 2 chứa đầy một chất có mùi nồng nặc.

“Các bạn, người anh em thân yêu của chúng ta... Apti Alaudinov, đã bị đầu độc vài ngày trước,” nhà lãnh đạo Chechnya viết.

Alaudinov, cũng như những nhân viên khác tiếp xúc với chiếc phong bì, đã được các nhân viên y tế điều trị nhằm “tránh những hậu quả nghiêm trọng,” Kadyrov cho biết.

Nhà lãnh đạo Chechnya cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành về cái mà ông mô tả là “âm mưu ám sát” và rằng “đã có kết quả” trong cuộc điều tra trong đó những người liên quan đang được xác định.

Alaudinov, người cùng với hai đồng nghiệp của mình, đang được điều trị tại một bệnh viện ở Mạc Tư Khoa. Ramzan Kadyrov cho biết thêm: “Bây giờ mọi thứ đều ổn với anh ấy, không có gì đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của anh ấy.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga về những tuyên bố của Kadyrov, điều này cũng đã được báo cáo bởi hãng tin độc lập tiếng Nga The Insider.

Alaudinov đứng đầu lực lượng của Kadyrov chiến đấu cho Vladimir Putin ở Ukraine và cũng là khách mời thường xuyên trên truyền hình nhà nước Nga, nơi ông đưa ra các thông tin cập nhật về chiến trường. Ông đã gọi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc “thánh chiến” chống lại các giá trị “Satan” của phương Tây.

Vào tháng 10, Kadyrov đã chỉ trích Tướng Alexander Lapin sau khi quân đội Nga rút khỏi Krasny Liman ở Donetsk Oblast. Lapin sau đó đã bị cách chức tư lệnh Quân khu Trung tâm của Nga.

Quân đội từ nước cộng hòa Nga chủ yếu theo đạo Hồi mà ông lãnh đạo được gọi là “Kadyrovtsy” hoặc “Kadyrovites”. Kadyrov đã chỉ trích các chỉ huy Nga vì những thất bại quân sự ở Ukraine, mặc dù với tư cách là đồng minh thân cận của Vladimir Putin, ông đã kiềm chế không trực tiếp chỉ trích tổng thống Nga.

Bất chấp những lời chỉ trích lặp đi lặp lại về cuộc chiến của điện Cẩm Linh với 3 triệu người theo dõi trên kênh truyền thông xã hội của mình, tuần trước, Kadyrov khẳng định rằng Nga sẽ thắng thế trong cuộc chiến và rằng “phương Tây sẽ quỳ gối”.

“Các quốc gia Âu Châu sẽ phải hợp tác trong mọi lĩnh vực với Liên bang Nga,” ông nói sau cuộc chiến mà ông tin rằng sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Ông cũng cho biết Ba Lan có thể là quốc gia tiếp theo mà Nga sẽ tìm cách “phi Quốc Xã hóa và phi quân sự hóa” đề cập đến một số lời biện minh mà Điện Cẩm Linh đã đưa ra cho cuộc xâm lược Ukraine.

3. Doanh trại Nga, xe tải chở đạn trúng HIMARS nổ long trời gần Mariupol

Doanh trại của Nga và 4 xe tải chở đầy đạn dược đã bị tấn công tại khu định cư kiểu đô thị Nikolske gần thành phố Mariupol. Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai 13 tháng Hai, Đại Tá Georgi Gleba cho biết:

“Khoảng 10 giờ đêm, ngày 12 tháng 2 năm 2023, ba tiếng nổ lớn đã làm rung chuyển thành phố Mariupol. Quân Nga trong khuôn viên trường học đã bị tấn công ở làng Nikolske. Nhiều vụ nổ thứ cấp đã xảy ra sau các vụ nổ ban đầu”.

Thương vong của Nga đang được xác định. Tuy nhiên, các nguồn tin tình báo địa phương cho biết các phương tiện giao thông và khí tài chiến tranh của Nga vừa đưa sang đã bị nổ tung.

Theo các nguồn tin tình báo, Nga đang tích cực chuyển quân sang Ukraine chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công mới. Nga đã tích lũy được khoảng 1.800 xe tăng, 3.950 xe bọc thép, 2.700 hệ thống pháo, 810 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt từ thời Liên Xô, 400 máy bay chiến đấu và 300 trực thăng.

Điện Cẩm Linh được cho là chuẩn bị ném từ 300.000 đến 500.000 lính nghĩa vụ vào trận chiến để cố gắng chinh phục miền đông Ukraine.

4. Đặc công Thủy Quân Lục Chiến Ukraine đột kích phía sau phòng tuyến Nga, phá hủy hoàn toàn một kho đạn Msta-B

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai 13 tháng Hai, Đại Tá Georgi Gleba cho biết khuya Chúa Nhật 12 tháng 2, rạng sáng ngày thứ Hai, đơn vị đặc công của Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 35, đã đột kích phía sau phòng tuyến Nga tại thị trấn Polohy trong vùng Zaporizhzhia. Đặc công Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 5 lính Nga, phá hủy hai xe tăng chiến đấu chủ lực, một khẩu pháo kéo Msta-B và một kho đạn dược.

“Toán đặc công đã rút lui không gặp trở ngại nào. Dữ liệu cuối cùng về tổn thất của đối phương đang được xác minh”.

Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm 22 Tháng Giêng, quân Nga đã huy động một số lượng quân đông đảo tập trung tại Polohy, trong vùng Zaporizhzhia. Họ tấn công Dorozhnyanka, nhưng đã mất 5 xe tăng, và 12 xe thiết giáp dọc theo xa lộ T0401. Ngoài ra, quân Nga còn mất thêm 9 hệ thống pháo và 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. 14 xe chuyển quân bị phá hủy nên tàn quân phải chạy bộ về Polohy.

Đại Tá Georgi Gleba cho biết trong 24 giờ qua, quân xâm lược đã mất thêm 560 quân nhân, 3 xe tăng, 4 xe thiết giáp, 3 hệ thống pháo.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 13 Tháng Hai, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 138.340 quân xâm lược Nga. Ngoài ra, quân đội Ukraine cũng phá hủy 3.283 xe tăng Nga, 6.492 xe thiết giáp, 2.290 hệ thống pháo, 465 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 234 hệ thống phòng không, 296 máy bay, 286 trực thăng, 2.007 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 857 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.150 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 217 đơn vị thiết bị đặc biệt.

5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, được công bố ngày 13 tháng Hai, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:

Kể từ ngày 07 tháng 2 năm 2023, hình ảnh nguồn mở cho thấy Nga có khả năng đã củng cố thêm các công sự phòng thủ ở trung tâm tỉnh Zaporizhzhia, miền nam Ukraine, đặc biệt là gần thị trấn Tarasivka.

Đến ngày 08 Tháng Giêng năm 2023, Nga đã thiết lập các công sự phòng thủ giữa các thị trấn Vasilyvka và Orikhiv, tỉnh Zaporizhzhia.

Bất chấp sự tập trung hoạt động hiện tại vào trung tâm Donbas, Nga vẫn lo ngại về việc bảo vệ các điểm tiền tiêu của giới tuyến kéo dài của mình.

Điều này được thể hiện bằng việc tiếp tục xây dựng các công sự phòng thủ ở các tỉnh Zaporizhzhia và Luhansk cũng như những cuộc triển khai nhân lực. Giới tuyến của Nga ở Ukraine dài khoảng 1.288 km trong đó riêng tỉnh Zaporizhzhia do Nga xâm lược dài 192 km.

Một bước đột phá lớn của Ukraine ở Zaporizhzhia sẽ thách thức nghiêm trọng khả năng tồn tại của 'cây cầu trên đất liền' của Nga nối vùng Rostov của Nga với Crimea; Thành công của Ukraine ở Luhansk sẽ làm suy yếu thêm mục tiêu chiến tranh được tuyên bố của Nga là 'giải phóng' Donbas.

Việc quyết định ưu tiên đối phó với mối đe dọa nào trong số này có thể là một trong những vấn đề nan giải chính đối với các nhà hoạch định chiến lược của Nga.

6. Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cảnh báo Nga có thể tấn công hỏa tiễn ồ ạt vào ngày 24 tháng Hai

Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn khác. Với xu hướng nghỉ khoảng 2 tuần giữa các đợt tấn công, quân đội Nga nhiều khả năng sẽ tiến hành một đợt tấn công hỏa tiễn khác vào ngày 24 tháng Hai. Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk đã đưa ra lập trường trên trong cuộc họp báo qua cầu truyền hình tại Trung Tâm Báo Chí Kyiv chiều thứ Hai 13 tháng Hai.

“Nói về khoảng cách thời gian từ cuộc tấn công bằng hỏa tiễn lớn này đến cuộc tấn công hỏa tiễn lớn khác, thường lên đến hai tuần. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, từ lần trước đến lần sau, chính xác là vào ngày 24 tháng 2. Hãy ghi nhớ nỗi ám ảnh của người Nga đối với các biểu tượng, và cần phải cảnh giác,” Humeniuk nói.

7. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: Chúng ta đang chứng kiến cuộc tấn công của Nga bắt đầu

Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, nói rằng “thực tế là chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu” một cuộc tấn công mới của Nga ở Ukraine.

Tổng thống Vladimir Putin đang gửi thêm “hàng trăm nghìn quân”, chấp nhận “tỷ lệ thương vong rất cao” và chịu “tổn thất lớn” nhưng gây áp lực lên người Ukraine, ông nói.

“Những gì Nga thiếu về phẩm chất, họ cố gắng bù đắp bằng số lượng,” điều này nhấn mạnh mức độ cấp bách của phương Tây đối với việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine.

Ông nói: Kyiv càng nhanh chóng được cung cấp vũ khí, đạn dược và phụ tùng thay thế, nhiên liệu thì càng cứu được nhiều sinh mạng.

Tổng thư ký NATO cho biết liên minh cần “đẩy mạnh sản xuất” đạn dược vì tốc độ sử dụng của Ukraine đang vượt xa khả năng sản xuất hiện tại và làm cạn kiệt kho dự trữ.

Ông Stoltenberg nói với các nhà báo: “Cuộc chiến ở Ukraine đang tiêu tốn một lượng lớn đạn dược và làm cạn kiệt kho dự trữ của đồng minh”.

“Tỷ lệ chi tiêu đạn dược hiện tại của Ukraine cao gấp nhiều lần so với tỷ lệ sản xuất hiện tại của chúng ta. Điều này đặt các ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta vào tình trạng căng thẳng.”

Ông Stoltenberg thừa nhận rằng NATO đang đối mặt với một “vấn đề” khi thời gian chờ đợi hiện tại đối với đạn dược cỡ nòng lớn đã tăng từ 12 lên 28 tháng.

Tuy nhiên, ông khẳng định rằng ông tự tin rằng các bước đi được thực hiện cho đến nay có nghĩa là các thành viên NATO đang “đi trên con đường cho phép chúng ta tiếp tục hỗ trợ Ukraine, nhưng cũng đồng thời bổ sung nguồn dự trữ của chính chúng ta”.

Stoltenberg nói rằng “không có dấu hiệu nào” cho thấy Vladimir Putin đang chuẩn bị cho hòa bình và nhà lãnh đạo Nga vẫn muốn kiểm soát Ukraine.

Ông từ chối suy đoán về những gì Mạc Tư Khoa dự định làm để đánh dấu kỷ niệm cuộc xâm lược của họ vào ngày 24 tháng 2, nhưng nói rằng “điều quan trọng hơn là họ đang gửi thêm quân, nhiều vũ khí hơn, nhiều khả năng hơn” để chiến đấu ở Ukraine.

Ông nói thêm rằng Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksii Reznikov, sẽ tham gia cuộc họp của NATO vào thứ Ba, và họ sẽ cùng nhau “giải quyết các nhu cầu cấp bách của Ukraine”.

8. Nữ Tổng thống Moldova cáo buộc Nga âm mưu xâm lược quốc gia của bà

Tổng thống Moldova, Maia Sandu, đã cáo buộc Nga lên kế hoạch sử dụng những kẻ phá hoại nước ngoài để lật đổ chính phủ của đất nước bà, ngăn cản nước này gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và sử dụng Moldova như một địa bàn trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Những bình luận của Sandu được đưa ra sau khi tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, tuần trước cho biết rằng đất nước của ông đã ngăn chặn các kế hoạch của cơ quan mật vụ Nga “muốn hủy diệt Moldova” – tuyên bố này sau đó đã được các quan chức tình báo Moldova xác nhận.

Phát biểu với các phóng viên tại cuộc họp báo ngày hôm nay, Sandu cho biết:

Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo liên quan đến các hành động có sự tham gia của những kẻ nghi binh được huấn luyện quân sự, ngụy trang trong trang phục dân sự, những kẻ sẽ thực hiện các hành động bạo lực, tấn công một số tòa nhà của nhà nước và thậm chí bắt giữ con tin.

Mục đích của âm mưu là “lật đổ trật tự hiến pháp, thay đổi quyền lực hợp pháp từ Chișinău thành quyền lực bất hợp pháp”, cô nói, “điều này sẽ đặt đất nước của chúng ta vào tay Nga, nhằm ngăn chặn quá trình hội nhập Âu Châu. “

Bà cho biết kế hoạch này có sự tham gia của công dân Nga, Montenegro, Belarus và Serbia vào Moldova để cố gắng châm ngòi cho các cuộc biểu tình nhằm “thay đổi chính phủ hợp pháp thành một chính phủ bất hợp pháp do Liên bang Nga kiểm soát”.

Nhà lãnh đạo Moldova, quốc gia có biên giới giáp với Ukraine, đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về ý định của Mạc Tư Khoa đối với nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và về sự hiện diện của quân đội Nga tại khu vực ly khai Transnistria.

Cô thề một cách thách thức rằng: “Những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm mang lại bạo lực cho đất nước chúng ta sẽ không thành công. Mục tiêu chính của chúng ta là an ninh của công dân và nhà nước. Mục tiêu của chúng ta là hòa bình và trật tự công cộng trong nước.”

9. Ramzan Kadyrov, nhà lãnh đạo Chechnya, tuyên bố Nga 'sẽ chiếm 100% Kyiv, Kharkiv và Odesa' vào cuối năm nay

Ramzan Kadyrov, nhà lãnh đạo Chechnya do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, cho biết Mạc Tư Khoa sẽ đạt được các mục tiêu của mình ở Ukraine vào cuối năm nay.

Trong một cuộc phỏng vấn được phát trên truyền hình nhà nước Nga, Kadyrov cho biết Nga có lực lượng để chiếm thủ đô Kyiv và họ cần phải chiếm thành phố thứ hai của Ukraine là Kharkiv và cảng chính của nó, Odesa.

Hắn ta nói: “Tôi tin rằng, đến cuối năm, chúng ta sẽ hoàn thành 100% nhiệm vụ hôm nay đặt ra.”

Kadyrov, người đứng đầu đầy quyền lực của khu vực Chechnya, miền nam nước Nga, chủ yếu là người Hồi giáo, thường tự mô tả mình là “lính bộ binh” của Vladimir Putin.

Các lực lượng của ông đã đóng một vai trò nổi bật khi chiến đấu ở Ukraine, và ông đã thành lập một liên minh không chính thức với người đứng đầu nhóm lính đánh thuê người Nga Wagner, Yevgeny Prigozhin, và những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa cứng rắn khác ủng hộ cuộc chiến.

Ông tiếp tục nói trong cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước rằng sẽ là “sai lầm” nếu đàm phán với tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy.

10. Ấn Độ là khách hàng mua vũ khí lớn nhất thế giới của Nga, chiếm khoảng 20% trong đơn đặt hàng hiện tại của Mạc Tư Khoa.

Nguồn cung cấp vũ khí của Nga cho Ấn Độ trị giá 13 tỷ đô la trong 5 năm qua và Ấn Độ đã đặt hàng với Nga về vũ khí và thiết bị quân sự vượt quá 10 tỷ đô la, theo truyền thông nhà nước Nga.

Ấn Độ không lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga và thủ tướng nước này, Narenda Modi, đã kêu gọi đối thoại và ngoại giao để giải quyết xung đột.

Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á vẫn duy trì mối quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga, các hãng thông tấn nhà nước Nga đưa tin, dẫn lời ông Dmitry Shugayev, người đứng đầu cơ quan hợp tác kỹ thuật-quân sự của Nga.

Hãng Interfax dẫn lời Shugayev nói: Bất chấp áp lực chưa từng có đối với Ấn Độ từ các nước phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu liên quan đến hoạt động đặc biệt của Nga ở Ukraine, Ấn Độ vẫn tiếp tục là một trong những đối tác chính của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.

Xuất khẩu vũ khí hàng năm vào khoảng 14 tỷ đô la đến 15 tỷ đô la và sổ đặt hàng vẫn ổn định ở mức khoảng 50 tỷ đô la.

Cơ quan này cũng dẫn lời một quan chức quân sự khác của Nga nói rằng Mạc Tư Khoa hiện đang sản xuất các hệ thống hỏa tiễn đất đối không S-400 Triumf cho Ấn Độ và dự định hoàn thành việc giao hàng đúng hạn.
 
Căng thẳng: TQ đã công khai thách thức Mỹ. Hạm Đội 7 tập trận. TQ tung 11 máy bay xâm phạm Đài Loan
VietCatholic Media
22:08 13/02/2023


1. Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn nữa sau khi Trung Quốc nói rằng Mỹ đã bay ít nhất 10 khinh khí cầu trên không phận của họ trong năm qua

Tờ New York Post có bài tường trình nhan đề “China says US flew at least 10 balloons over its airspace in past year”, nghĩa là “Trung Quốc nói rằng Mỹ đã bay ít nhất 10 khinh khí cầu trên không phận của họ trong năm qua.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hôm thứ Hai Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ là đạo đức giả trong vấn đề do thám, và tuyên bố rằng chính quyền Biden đã bay hơn 10 khinh khí cầu tầm cao trong không phận của họ trong năm qua. Đó là một tuyên bố mà Washington kiên quyết bác bỏ.

Cáo buộc của Trung Quốc được đưa ra 9 ngày sau khi quân đội Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Bắc Kinh đi từ Alaska đến Nam Carolina, gây ra một cuộc khủng hoảng mới trong quan hệ giữa hai cường quốc vốn đã ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Vương Văn Bân không đưa ra bằng chứng chứng minh cho tuyên bố về những khinh khí cầu của Mỹ, chẳng hạn như cách chúng được giải quyết hoặc liệu chúng có liên kết với chính phủ hay quân đội hay không.

“Việc khinh khí cầu của Mỹ xâm nhập bất hợp pháp vào không phận của các quốc gia khác cũng là điều bình thường,” ông Vương nói trong một cuộc họp báo hàng ngày. “Kể từ năm ngoái, khinh khí cầu tầm cao của Mỹ đã bay trái phép qua không phận Trung Quốc hơn 10 lần mà không có sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc.”

Ông Vương cho biết Mỹ “trước tiên nên tự kiểm điểm và thay đổi hướng đi, thay vì bôi nhọ và xúi giục đối đầu”.

Phát ngôn nhân an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby đã bác bỏ dứt khoát cáo buộc của Trung Quốc.

“Không đúng. Chúng ta không làm điều đó. Hoàn toàn không đúng sự thật,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC. “Chúng ta không thả khinh khí cầu qua Trung Quốc.”

Phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Adrienne Watson lặp lại bình luận của Kirby, nói rằng bất kỳ tuyên bố nào cho rằng chính phủ Hoa Kỳ vận hành khinh khí cầu do thám Trung Quốc là sai.

“Chính Trung Quốc có chương trình khinh khí cầu do thám tầm cao để thu thập thông tin tình báo, do Quân đội Giải phóng Nhân dân điều hành, mà họ đã sử dụng để vi phạm chủ quyền của Hoa Kỳ và hơn 40 quốc gia trên khắp năm châu,” Watson nói.

“Đây là ví dụ mới nhất về việc Trung Quốc cố gắng kiểm soát thiệt hại. Họ đã nhiều lần tuyên bố sai khinh khí cầu do thám mà họ gửi qua Hoa Kỳ là một khinh khí cầu thời tiết và cho đến ngày nay vẫn chưa đưa ra được bất kỳ lời giải thích đáng tin cậy nào cho việc nó xâm phạm không phận của chúng ta và không phận của những nước khác”.

Bất kể các phản đối của Hoa Kỳ Vương Văn Bân đã tăng thêm những luận điệu của mình, cáo buộc rằng Hoa Kỳ có một mạng lưới do thám tinh vi hơn nhiều.

Ông nói: “Mỹ biết có bao nhiêu khinh khí cầu do thám mà họ đã gửi lên bầu trời trên thế giới. Cộng đồng toàn cầu đã quá rõ quốc gia nào là đế chế gián điệp số một thế giới.”

Trung Quốc vẫn khẳng định rằng khinh khí cầu bị Mỹ bắn rơi vào ngày 4 tháng 2 là một khí cầu không người lái được chế tạo cho nghiên cứu khí tượng đã bị thổi bay. Họ đã cáo buộc Hoa Kỳ về một “phản ứng thái quá không kềm chế” khi bắn hạ nó; và đe dọa sẽ có hành động đáp trả.

Sau sự việc khinh khí cầu, Ngoại trưởng Antony Blinken đã hủy bỏ chuyến thăm Bắc Kinh đã được lên kế hoạch mà nhiều người hy vọng sẽ ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng trong quan hệ với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, thương mại, nhân quyền và các hành động đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông đang tranh chấp.

Cũng trong ngày thứ Hai, Phi Luật Tân cáo buộc một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc nhắm vào một trong những tàu bảo vệ bờ biển của Manila bằng tia laser cấp độ quân sự và làm mù tạm thời một số thủy thủ đoàn ở Biển Đông, gọi đây là hành vi vi phạm “trắng trợn” chủ quyền của quốc đảo này.

Vương Văn Bân cho biết một tàu bảo vệ bờ biển Phi Luật Tân đã xâm phạm vùng biển Trung Quốc mà không được phép vào ngày 6 tháng Hai và các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã phản ứng “một cách chuyên nghiệp và có kiềm chế”.

“Trung Quốc và Phi Luật Tân đang duy trì liên lạc thông qua các kênh ngoại giao về vấn đề này,” Vương Văn Bân nói.

Cho đến nay, quân đội Hoa Kỳ đã bắn hạ một khinh khí cầu và ba vật thể chưa xác định, gọi tắt là UFO. Chiếc khinh khí cầu bị bắn hạ ở gần Nam Carolina vào hôm thứ Bẩy 4 tháng Hai. Trong ba ngày 10, 11 và 12, không quân Hoa Kỳ bắn hạ thêm 3 UFO lần lượt tại Alaska, Yukon của Canada, và hồ Huron. Đây là một chuỗi sự kiện bất thường trên không phận Hoa Kỳ mà các quan chức Ngũ Giác Đài tin rằng chưa có tiền lệ trong thời bình.

Khinh khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn rơi được trang bị để phát hiện và thu thập tín hiệu tình báo như một phần của chương trình do thám trên không khổng lồ, có liên kết với quân đội nhắm vào hơn 40 quốc gia, chính quyền Biden tuyên bố hôm thứ Năm, trích dẫn hình ảnh từ máy bay do thám U-2 của Mỹ.

Tướng Glen VanHerck, người đứng đầu NORAD và Bộ Tư lệnh phía Bắc của Hoa Kỳ, cho biết một phần lý do dẫn đến bốn vụ bắn hạ trong tám ngày là do “cảnh báo cao độ” sau vụ khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc.

Hôm thứ Hai, khi được hỏi liệu ba vật thể mới nhất bị Hoa Kỳ bắn hạ có nguồn gốc từ Trung Quốc hay không, Vương Văn Bân nói nói rằng ông “không biết gì về điều đó”.

“Chúng tôi cho rằng không nên đưa ra những bình luận vô trách nhiệm khi chưa có bằng chứng rõ ràng”, ông nói. “Và chúng tôi hoàn toàn phản đối những câu chuyện bịa đặt và bôi xấu Trung Quốc.”

Bộ Quốc phòng đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Sau 4 vụ bắn hạ này, Hoa Kỳ đã đặt ra các hạn chế kinh tế đối với sáu thực thể Trung Quốc mà họ cho là có liên quan đến các chương trình hàng không vũ trụ của Bắc Kinh như một phần trong phản ứng của họ đối với vụ việc.

Hạ viện cũng đã bỏ phiếu nhất trí vào tuần trước để lên án Trung Quốc vì “sự vi phạm trắng trợn” chủ quyền của Hoa Kỳ và nỗ lực “lừa dối cộng đồng quốc tế thông qua những tuyên bố sai sự thật về các chiến dịch thu thập thông tin tình báo của họ”.

2. Hạm Đội 7 của Mỹ tập trận ở Biển Đông giữa căng thẳng với Trung Quốc

Tờ New York Post có bài tường trình nhan đề “US holds drills in South China Sea amid China balloon tensions”, nghĩa là “Mỹ tập trận ở Biển Đông giữa căng thẳng với Trung Quốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hải quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đang tổ chức các cuộc tập trận chung ở Biển Đông vào thời điểm căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh về vụ bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc.

Hạm đội 7 có trụ sở tại Nhật Bản cho biết hôm Chúa Nhật rằng nhóm tấn công hàng không mẫu hạm USS Nimitz và Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 13 đã tiến hành “các hoạt động của lực lượng tấn công viễn chinh tổng hợp” ở Biển Đông.

Hạm đội cho biết các cuộc tập trận liên quan đến tàu, lực lượng bộ binh và máy bay đã diễn ra vào hôm thứ Bảy nhưng không đưa ra thông tin chi tiết về thời điểm bắt đầu hoặc liệu chúng đã kết thúc hay chưa.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông và phản đối mạnh mẽ hoạt động quân sự của các quốc gia khác trên tuyến đường thủy đang tranh chấp, nơi vận chuyển hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Hoa Kỳ không có lập trường chính thức nào về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng cho rằng quyền tự do hàng hải và hàng không phải được bảo vệ. Vài lần trong năm, họ cho tàu đi qua các tiền đồn kiên cố của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, khiến Bắc Kinh phản đối.

Hoa Kỳ cũng đang tăng cường liên minh quốc phòng với Phi Luật Tân, quốc gia đã phải đối mặt với sự xâm phạm các đảo và ngư trường của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và các hạm đội trên danh nghĩa dân sự nhưng do nhà cầm quyền Trung Quốc hậu thuẫn.

Cuộc tập trận của quân đội Mỹ đã được lên kế hoạch từ trước. Chúng diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh càng trở nên trầm trọng hơn do tranh chấp ngoại giao gây ra bởi khinh khí cầu bị bắn rơi vào cuối tuần trước trên không phận Hoa Kỳ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.

Mỹ cho biết khinh khí cầu không người lái được trang bị để phát hiện và thu thập tín hiệu tình báo, nhưng Bắc Kinh khẳng định đó là khí cầu nghiên cứu thời tiết đã vô tình bị thổi bay.

Khinh khí cầu đã khiến Ngoại trưởng Antony Blinken đột ngột hủy bỏ chuyến đi đầy rủi ro tới Bắc Kinh được lên kế hoạch trước đó nhằm xoa dịu căng thẳng.

Sau lần đầu tiên bày tỏ sự hối tiếc rất hiếm hoi về khinh khí cầu, Trung Quốc đã có những lời lẽ cứng rắn hơn, gọi việc Mỹ bắn hạ là một phản ứng thái quá và vi phạm các quy tắc quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từ chối nhận cuộc điện thoại của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin để thảo luận về vấn đề này.

Kể từ đó, Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen sáu thực thể của Trung Quốc mà họ cho là có liên quan đến các chương trình hàng không vũ trụ của Bắc Kinh như một phần trong phản ứng của họ đối với vụ việc. Hạ viện cũng nhất trí bỏ phiếu lên án Trung Quốc vì “sự vi phạm trắng trợn” chủ quyền của Hoa Kỳ và những nỗ lực “lừa dối cộng đồng quốc tế thông qua những tuyên bố sai sự thật về các chiến dịch thu thập thông tin tình báo của họ”.

Ngũ Giác Đài cho biết khinh khí cầu là một phần của chương trình do thám lớn mà Trung Quốc đã tiến hành trong vài năm. Hoa Kỳ cho biết khinh khí cầu Trung Quốc đã bay qua hàng chục quốc gia trên khắp năm châu lục trong những năm gần đây và họ đã biết thêm về chương trình khinh khí cầu sau khi theo dõi chặt chẽ một quả bị bắn rơi gần Nam Carolina.

Trong thông cáo báo chí, Hạm đội 7 cho biết hoạt động chung đã “thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực, hỗ trợ hòa bình và ổn định”.

“Là một lực lượng phản ứng sẵn sàng, chúng ta củng cố một loạt các nhiệm vụ bao gồm đổ bộ Thủy quân lục chiến lên bờ, cứu trợ thảm họa nhân đạo và ngăn chặn những đối phương tiềm năng thông qua sức mạnh chiến đấu hiện tại và hữu hình,” thông cáo cho biết.

3. Máy bay phản lực Trung Quốc xâm phạm không phận Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng khinh khí cầu do thám đang diễn ra với Mỹ

Tờ New York Post có bài tường trình nhan đề “Chinese jets enter Taiwan airspace during ongoing spy balloon tensions with US”, nghĩa là “Máy bay phản lực Trung Quốc xâm phạm không phận Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng khinh khí cầu do thám đang diễn ra với Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Gần hai chục máy bay quân sự và tàu chiến của Trung Quốc đã bị phát hiện ở eo biển Đài Loan hôm thứ Hai - và 11 máy bay của Bắc Kinh đã vượt qua đường trung tuyến ngăn cách hai nước, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết.

Việc xâm nhập vào vùng đệm xảy ra sau khi Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ hôm thứ Bảy thông báo rằng họ đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung ở Biển Đông.

Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh thậm chí còn trở nên căng thẳng hơn sau khi một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua phần lớn lục địa Hoa Kỳ hồi đầu tháng này trước khi bị một máy bay chiến đấu của Không quân Hoa Kỳ bắn hạ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.

Hoa Kỳ đã bắn hạ thêm ba vật thể chưa biết, gọi tắt là UFO— vào hôm Thứ Sáu ở ngoài khơi Alaska, hôm Thứ Bảy trên Lãnh thổ Yukon ở Canada và hôm Chúa Nhật trên Hồ Huron — nhưng nguồn gốc của chúng vẫn chưa được xác định.

Hạm đội 7 của Hải quân, có trụ sở tại Nhật Bản, hôm thứ Bảy đã thông báo rằng Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Nimitz và Đơn vị viễn chinh thủy quân lục chiến số 13 đang tổ chức “các hoạt động tấn công” ở Biển Đông. Các cuộc tập trận có sự tham gia của tàu, lực lượng mặt đất và máy bay, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố mà không cho biết khi nào cuộc tập trận bắt đầu hoặc khi nào sẽ kết thúc.

Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đã phát hiện 18 máy bay của Quân đội Giải phóng Nhân dân ở eo biển Đài Loan và 11 chiếc trong số đó đã vượt qua đường trung tuyến và đi vào vùng nhận dạng phòng không phía tây nam của đất nước. Bốn tàu Trung Quốc cũng được xác định gần Đài Loan.

Quốc đảo tự trị này đã báo cáo về việc nhìn thấy máy bay và tàu Trung Quốc gần như hàng ngày ở vùng biển xung quanh Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông và phản đối mạnh mẽ hoạt động quân sự của các quốc gia khác trên tuyến đường thủy đang tranh chấp, nơi vận chuyển hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Hoa Kỳ không có quan điểm chính thức về chủ quyền đối với Biển Đông, nhưng khẳng định rằng quyền tự do hàng hải và hàng không phải được bảo vệ. Vài lần trong năm, họ cho tàu đi qua các tiền đồn kiên cố của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, khiến Bắc Kinh phản đối.

Trung Quốc coi Đài Loan là một lãnh thổ ly khai và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần nói về việc thống nhất đảo quốc này với Trung Quốc đại lục — và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự để làm như vậy. Chính sách “một Trung Quốc” của Hoa Kỳ đối với Đài Loan thừa nhận các yêu sách của Trung Quốc, nhưng không có lập trường nào đối với chúng.

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn đã rạn nứt vì vấn đề Đài Loan và việc Trung Quốc gia tăng hành động gây hấn quân sự ở Biển Đông, càng trở nên phức tạp hơn do khinh khí cầu do thám Trung Quốc — đi qua một số cơ sở quân sự nhạy cảm, bao gồm các cơ sở phòng thủ hỏa tiễn và các địa điểm vũ khí hạt nhân trước khi nó bị bắn hạ.

Căng thẳng ngoại giao về khinh khí cầu đã khiến Ngoại trưởng Antony Blinken đột ngột hoãn chuyến thăm đã lên kế hoạch tới Bắc Kinh, nơi ông dự kiến sẽ gặp Tập trong nỗ lực thảo luận về việc hàn gắn mối quan hệ rạn nứt giữa hai nước.

Trong khi Trung Quốc tuyên bố khinh khí cầu được sử dụng để thu thập dữ liệu khí tượng và bị thổi bay, các quan chức Mỹ cho biết quả cầu này được trang bị các hệ thống cảm biến và thiết bị tinh vi cho phép nó thu thập dữ liệu tình báo.

4. Thượng nghị sĩ nêu 2 câu hỏi về vật thể bay bị bắn hạ ở Alaska

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Senator Raises These 2 Questions About Flying Object Shot Down Over Alaska”, nghĩa là “Thượng nghị sĩ nêu 2 câu hỏi về vật thể bay bị bắn hạ ở Alaska.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Thượng nghị sĩ Bill Hagerty, một đảng viên Cộng hòa Tennessee, đã đưa ra hai câu hỏi “ngay lập tức” mà ông nói là vì “lợi ích của công chúng” để biết về vật thể bay không xác định đã bị bắn hạ ở Alaska hôm thứ Sáu.

“Vụ việc ngày hôm qua đặt ra hai câu hỏi ngay lập tức về sự quan tâm của công chúng. Đầu tiên, thứ gì đã bị bắn hạ trong không phận có chủ quyền của Hoa Kỳ trên Alaska? Một ngày sau, thông tin chi tiết vẫn còn khan hiếm một cách kỳ lạ,” thượng nghị sĩ viết trên Twitter hôm thứ Bảy.

Trong cùng một chủ đề, Hagerty đã tweet: “Câu hỏi thứ hai: Tại sao tổng thống Joe Biden ra lệnh hành động ngay lập tức trong sự việc ngày hôm qua, nhưng không đưa ra bất kỳ mệnh lệnh nào cho đến ** vài ngày ** sau khi chính quyền Hoa Kỳ lần đầu tiên phát hiện hành vi vi phạm ban đầu của khinh khí cầu do thám Trung Quốc đối với chủ quyền Hoa Kỳ trên không phận Alaska?”

“Vật thể tầm cao” hôm thứ Sáu đã bị một máy bay chiến đấu F-22 bắn hạ ngoài khơi bờ biển phía bắc Alaska sau khi Tổng thống Joe Biden ra lệnh bắn hạ nó.

Theo phát ngôn viên John Kirby, Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về Truyền thông Chiến lược, vật thể này có “kích thước bằng một chiếc xe hơi nhỏ” bay ở độ cao 40.000 feet hay 12.2km, nghĩa là nó gây ra “mối đe dọa hợp lý” đối với hàng không thương mại.

Kirby nói: “Chúng ta không biết ai sở hữu nó, cho dù đó là sở hữu nhà nước hay công ty hay tư nhân.”

Tuy nhiên, Hagerty tin rằng công chúng nên biết thêm chi tiết về đối tượng.

“Thượng nghị sĩ Hagerty tin rằng công chúng nên có quyền truy cập kịp thời vào thông tin chưa được phân loại về vật thể ở Alaska là gì, nó đến từ đâu và bản chất mối đe dọa của nó là gì—đặc biệt là sau khi một khinh khí cầu do thám Trung Quốc gần đây được phép hoạt động ở 'gần không gian' ' trong khi vi phạm không phận thuộc chủ quyền của Mỹ trong nhiều ngày và bay qua các tiểu bang của Mỹ, nơi có các cơ sở quân sự và vũ khí hạt nhân nhạy cảm của Mỹ,” phát ngôn viên của Hagerty nói với Newsweek hôm Chúa Nhật.

Trong khi đó, những người khác bày tỏ lo ngại về những chi tiết hiếm hoi được tiết lộ về vật thể không xác định bay qua Alaska.

“Tôi cùng với các thành viên trong phái đoàn của mình mong chờ câu trả lời từ các nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta về cách các vật thể không xác định có thể xâm nhập không phận của chúng ta trong những tuần gần đây...Chúng ta cần biết về bất kỳ vật thể nào khác như vậy ở Alaska,” Dân biểu Mary Peltola, của đảng Dân Chủ đơn vị Alaska, cho biết trong một tuyên bố theo Alaska Public Media.

Trong khi đó, hãng tin cũng đưa tin hôm thứ Sáu rằng Thượng nghị sĩ Dan Sullivan, một đảng viên Cộng hòa Alaska, nói rằng một số vật thể tương tự đã được phát hiện trên bầu trời tiểu bang này trong những tuần gần đây.

“Có những thứ được nhìn thấy trên radar nhưng không được giải thích,” Sullivan, thành viên của Ủy ban Thượng viện về Dịch vụ Vũ trang cho biết. “Vì vậy, tôi không biết chúng là gì, nhưng tôi nghĩ quân đội của chúng ta cũng đang cố gắng tìm ra điều đó.”

“Nhưng điều này có những dấu hiệu tương tự,” ông nói thêm, so sánh vật thể bay hôm thứ Sáu với những vật thể bay được phát hiện trong quá khứ mà không trích dẫn nguồn thông tin của mình.

“Nếu vài ngày qua là bất kỳ dấu hiệu nào, thì đây có thể là tiêu chuẩn mới và chúng ta phải chuẩn bị,” ông nói hôm thứ Sáu. “Lực lượng Vệ binh Quốc gia Alaska đang hợp tác chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Miền Bắc Hoa Kỳ và các cơ quan khác để cung cấp mọi hỗ trợ theo yêu cầu. Vụ việc mới nhất này chứng minh rằng Alaska vẫn là địa điểm chiến lược nhất trên trái đất về cả địa chính trị và quốc phòng.”

Một số đảng viên Cộng hòa ca ngợi phản ứng nhanh chóng đối với vật thể bay, với Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski, một đảng viên Cộng hòa Alaska, đã tweet: “Tôi khen ngợi những người đàn ông và phụ nữ phục vụ trong vùng Alaska NORAD, Lực lượng Không quân 11 và Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Alaska. Họ đã thực hiện công việc của mình một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và với độ chính xác cao để hạ gục một vật thể không xác định trên lãnh thổ Alaska.”

Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đảng viên Cộng hòa Georgia, cũng bày tỏ lòng biết ơn vì phản hồi nhanh chóng, nhưng nói thêm rằng điều đó “chứng minh tất cả những lời bào chữa của họ về Khinh khí cầu Gián điệp Trung Quốc tuần trước là rác rưởi.”

Thứ Bảy tuần trước, chính quyền Biden đã ra lệnh bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trên Đại Tây Dương sau khi nó bay qua không phận Mỹ trong vài ngày sau khi được phát hiện bay lơ lửng trên Billings, Montana. Nó được nhìn thấy lần đầu tiên ở phía bắc quần đảo Aleutian của Alaska vào ngày 28 Tháng Giêng, và di chuyển qua bang này vào phía tây Canada vào ngày 30 Tháng Giêng.

Biden ban đầu kêu gọi bắn hạ khinh khí cầu gián điệp vào thứ Tư tuần trước sau khi ông được thông báo, tuy nhiên các quan chức an ninh quốc gia đã từ chối, viện dẫn những lo ngại về an toàn có thể xảy ra đối với những người dưới mặt đất.

Vài ngày sau, Cục Hàng không Liên bang, gọi tắt là FAA, đã đóng cửa không phận đối với các khu vực Bắc Carolina và Nam Carolina. Theo quyết định của Biden, khinh khí cầu đã bị một máy bay chiến đấu F-22 bắn rơi cách bờ biển Myrtle Beach, Nam Carolina khoảng 6 hải lý.

Không giống như vật thể bị bắn hạ hôm thứ Sáu, khinh khí cầu do thám của Trung Quốc “cao hơn hẳn các phương tiện giao thông hàng không thương mại” và không “gây ra mối đe dọa quân sự hay thể chất cho những người dưới mặt đất”, Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Patrick Ryder cho biết vào thời điểm đó..