Ngày 16-02-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một linh mục bị giết tại Hung Gia Lợi
Nguyễn Việt Nam
02:21 16/02/2014
Cha András Szarvas
Dựa trên những báo cáo mới đây của cảnh sát tại Cibakháza, ở miền Bắc Hung Gia Lợi (Hungary), thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa thêm tên cha András Szarvas vào danh sách các vị tông đồ mục vụ bị giết trong năm 2013. Danh sách này đã được Fides công bố hôm 03 tháng Giêng năm nay. Như thế, trong năm 2013 có tới 23 chứ không phải là 22 vị tông đồ mục vụ bị thiệt mạng trong đó có 20 linh mục.

Cha András Szarvas sinh năm 1940 tại Heves, ở miền Bắc Hungary. Ngài là công dân danh dự của thành phố Cibakháza (thuộc giáo phận Vac), vì những đóng góp đáng kể cho thành phố này, đặc biệt là trong việc giúp đỡ người nghèo và tất cả những người tìm đến ngài. Ngài đã bị giết ngày 11 tháng 9 năm 2013.

Cơ thể ngài đã được tìm thấy trong tầng hầm của giáo xứ. Một thanh niên 19 tuổi vẫn thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của ngài nhìn nhận đã giết ngài tại tầng hầm để cướp của. Cảnh sát đã bắt được hung thủ trốn trong một khu đậu xe công cộng của thành phố.
 
Báo Tin Lành nhận định về Đức Phanxicô: Giáo Hoàng cuả những người Tin Lành.
Trần Mạnh Trác
15:05 16/02/2014


Giáo Hoàng của những người Tin Lành (Pope of the Evangelicals) là tiêu đề cuả một bài xã luận của ông Micheal Wear, cựu cố vấn tranh cử cho Tổng Thống Obama trong chương trình tranh cử Liên Tôn gọi là Values Partnerships.

Bài viết đã được đăng trên bản tin On Faith (cuả tờ báo The Washington Post) và tờ báo The Christian Post vừa mới đăng lại trên trang đầu ngay trong ngày lễ Valentine vừa qua.

The Christian Post là một tờ báo uy tín cuả Tin Lành có trụ sở tại Washington DC, New York, San Francisco và nhiều quốc gia khác như Indonesia, Singapore, và Mexico. Vị chủ tịch đương nhiệm là William L. Wagner, từng làm phó chủ tịch cuả Southern Baptist Convention (Liên Hiệp các hội thánh Baptist Miền Nam). Trong số cộng sự viên người ta thấy có nhiều nhân vật danh giá như muc sư Billy Graham, Charles Colson, R. Albert Mohler, Jr. ..

Tuy rằng quan điểm cuả tác giả không nhất thiết là đồng điệu với người Công Giáo chúng ta, nhưng chúng tôi cũng xin được lược dịch bài viết này để cống hiến cho qui độc giả một cái nhìn về những ý nghĩ hiện thời cuả xã hội bên ngoài:


Giáo Hoàng của những người Tin Lành

MICHAEL WEAR, CP OP-ED CONTRIBUTOR

Ngày 14 tháng Hai, 2014

Trong một thế giới hậu thế tục và hậu Kitô giáo ở Mỹ, người ta đã tưởng rằng xã hội không còn có thể có được những bậc vĩ nhân trên hai lãnh vực tôn giáo và trên bình diện quốc tế được nữa. Thế mà lại xuất hiện một vị Giáo Hoàng Phanxicô - người từng chỉ được biêt đến một cách mơ hồ là Tổng Giám Mục Jorge Mario Bergoglio - đã trở thành một ngôi sao sáng chói giống như một ngôi siêu sao nhạc rock mà người ta đã nghĩ là không còn có thể có trong môi trường tôn giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tạo được một cử toạ rộng lớn, thân thiện tại Hoa Kỳ, và người Công Giáo Mỹ đã tìm thấy một niềm hy vọng mới cho Giáo Hội của họ.

Mặc dù người Tin lành không thích thú gì trước sự nở rộ của Giáo Hội Công Giáo, nhưng thực ra những người Tin lành vẫn có thể dự phần vào sự thành công và vào sức quyến rũ của Ngài (ĐTC Phanxicô). Sự cất cánh tung bay cuả hiện tượng Phanxicô cho thấy rằng, trong thế kỷ mới này, người Kitô giáo vẫn có thể có một sự hiện diện và có thể gây tác động đến đời sống công cộng của Mỹ.

Sức quyến rũ cuả giáo hoàng Phanxicô dựa vào phương cách tiếp cận cuả Ngài là nhắm vào việc mục vụ, bao gồm những người khác biệt, và sự khiêm tốn về chức vụ giáo hoàng. Ngài né tránh không xử dụng các đặc quyền thế tục giống như những vị tiền nhiệm, thí dụ, Ngài chọn một tủ quần áo đơn giản và một chỗ ở và một chiếc xe ít sang trọng. Ngài tiếp cận nhiều người một cách bất ngờ như việc Ngài rửa chân cho một cô gái Hồi giáo, gặp gỡ và ăn cơm với những người vô gia cư và những người sống bên lề xã hội, Ngài cho nhà báo vô thần Eugenio Scalfari phỏng vấn, khuyến khích các bà mẹ cho con bú trong nhà thờ, và nói năng cách khiêm tốn khi đề cập đến chủ đề linh mục đồng tính.

Nhưng có lẽ điểm nổi bật đã trở thành định nghĩa cuả triều đại Phanxicô vẫn là cách lãnh đạo về mục vụ của Ngài. Đây là một người đặt ưu tiên lên việc làm thế nào để cho người ta trải nghiệm sự sống đạo, và Ngài hiểu được rằng học thuyết mà không có kinh nghiệm thực tế thì rất là giới hạn. Sự thay đổi về nhận thức này đã được chính Ngài mô tả rõ ràng như sau:

Điều mà Giáo Hội đang cần là khả năng chữa lành vết thương và hâm nóng trái tim của các tín hữu, Giáo Hội cần sự gần gũi, tiếp cận. Tôi coi nhà thờ như là một bệnh viện dã chiến sau một cuộc giao tranh. Thật là vô ích mà hỏi một người bị trọng thương rằng họ có độ cholesterol cao bao nhiêu và độ đường trong máu ra sao! Bạn cần chữa vết thương của họ đã. Rồi sau đó chúng ta có thể nói về tất cả mọi thứ khác.

Tấm gương lãnh đạo của Ngài, mặc dù không phải là chưa từng có, đã đánh trúng vào yếu huyệt cuả nhiều người Mỹ từng có nhiều hoài nghi về đức tin. Và do đó, sau nhiều thập kỷ suy giảm, người Công Giáo Mỹ đang bắt đầu cảm thấy có một làn gió thuận thổi ở sau lưng.

Trong lúc Giáo Hoàng Phanxicô đang thành công giúp người Công Giáo tìm lại vị thế cuả họ trong thế kỷ XXI, thì những người Tin Lành đang cảm thấy rằng họ dần dà bị mất chân đứng. Cái xu hướng về tôn giáo trong thập kỷ vừa qua là "sự trỗi dậy của những người không tin" ( "rise of the nones," ) là những người không có tôn giáo nào cả. Đại đa số những người Tin lành (71%) cảm thấy rằng tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ sẽ bị hạn chế hơn trong năm năm tới. Bảy mươi hai phần trăm người Tin Lành tin rằng đức tin đang mất dần ảnh hưởng ở Mỹ. Người Tin Lành cảm thấy họ bị áp lực trên tất cả mọi lãnh vực: nhân số, tinh thần, chính trị, và văn hóa.

Chỉ mới 50 năm trước, John Kennedy (Công Giáo) đã buộc phải đảm bảo với những người theo đạo Tin Lành ở Mỹ rằng ông sẽ không tìm kiếm lời khuyên từ Vatican nếu ông làm tổng thống. Thế mà ngày nay, nhiều người Tin Lành lại đang nhìn đến tấm gương cuả Giáo Hoàng Phanxicô để tìm kiếm một lối đi cho họ trong quốc gia mới này.

Ngài cống hiến một mô hình truyền giáo thú vị mà một số thế hệ Tin Lành trẻ đang học cách áp dụng trên một quy mô nhỏ hơn, với nhiều mức độ khác nhau, một cách âm thầm. Người ta có thể nhìn thấy ngay trong đường lối lãnh đạo cuả Jim Daly của nhóm Focus on the Family, là tập trung sự chỉ đạo vào nhiệm vụ cốt lõi là phát triển các vấn đề về gia đình thay vì hoạt động như là một tổ chức vận động chính trị. Hay như cuả Russell Moore, tân chủ tịch ủy ban Đạo Đức và Tự Do Tôn Giáo cuả Liên Hiệp Baptist Miền Nam (Southern Baptist Convention's Ethics & Religious Liberty Commission), chú trọng nhiều hơn đến hy vọng và sự cam kết toàn diện. Nhiều làn sóng của các tổ chức Kitô giáo mới cuả thế kỷ XXI như những chương trình Q, Catalyst, Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo toàn cầu Willow Creek (Willow Creek Global Leadership Summit), Hội đồng Công Lý (the Justice Conference), và những tổ chức khác cũng đang tìm cách đối diện với những thách thức của ngày hôm nay bằng những phương pháp sáng tạo hơn và thanh nhã hơn. Người ta cũng tìm thấy phương pháp tiếp cận cuả Ngài được băt chước bời các blogger và các nhà văn Kitô giáo, tức là tranh biện những vấn đề đang gây tranh cãi với một tinh thần tự giác và suy tư chứ không còn là công kích hay ném bom vào địch thủ.

Những loại người Tin Lành mới mạnh mẽ tin rằng, đức tin kiểu mù quáng theo lối bè phái cuả các thế hệ trước đã vĩnh viễn gây tổn thương cho Giáo Hội cuả họ. Câu hỏi mà họ đang thử nghiệm qua các công việc của họ, và (cũng là) câu hỏi cốt lõi của giáo triều Phanxicô, đó là liệu rằng một sự bao dung hơn, mục vụ hơn, và khiêm tốn hơn có đủ để duy trì một tiếng nói Kitô giáo mạnh mẽ trên thị trường cạnh tranh giữa các ý tưởng ở Mỹ không.

Đức Thánh Cha Phanxicô một phần nào đã có sẵn một ưu thế là được tổ chức của Hội Thánh hỗ trợ trên nhiều phương diện quan trọng. Trong một quốc gia mà việc chỉ trích giáo lý Kitô giáo trở thành công khai hơn bao giờ hết, thì những nghi lễ và lịch sử của Giáo Hội Công Giáo cung cấp một lời nhắc nhở về truyền thống của đức tin. Ngay cả nhiều người Tin Lành trẻ cũng cảm thấy họ đang cần có lời nhắc nhở này và đã tham gia một số nhà thờ đặt nghi lễ phụng vụ lên hàng đầu.

Nhưng một số điểm mạnh của Công Giáo không dễ dàng áp dụng cho người Tin Lành trong quang cảnh chính trị văn hóa hiện tại. Ví dụ, người Tin Lành vì nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể giải thích Thánh Kinh, đã làm cho nhiều quan điểm cuả họ, dù là có gốc tích vững vàng trong lịch sử, trở thành chủ quan và không cần thiết đối với người bên ngoài, trong khi đó thì người Công Giáo có thể dựa vào lịch sử và vào những thành quả đã đạt được bằng những giá đắt đỏ cuả Giáo Hội từ trước. Người Công Giáo lại có một học thuyết xã hội, được thể chế hóa qua nhiều thông điệp và tông huấn, và được xây dựng lên qua nhiều thiên niên kỷ.

Cuối cùng, bởi vì Giáo Hội Công Giáo có một người lãnh đạo rõ ràng, cho nên một sự thay đổi lãnh đạo có thể cung cấp một cơ hội tự nhiên để "sửa đổi nhãn hiệu" và sửa chữa lối đi trong phong cảnh văn hóa. Còn các giáo phái Tin Lành, vì ít thứ bậc và ít ảnh hưởng lên trên các thành viên, thì việc lãnh đạo có vẻ như là ở trong một thị trường bị sứt mẻ. Nhìn dưới một con mắt lạc quan nhất thì điều này có thể tạo điều kiện cho phép các ý tưởng nổi bật được mau chóng thăng tiến lên cao, nhưng nó cũng tạo ra điều kiện cho một nạn phân hoá và, trớ trêu thay, vì thiếu một cơ cấu thống trị, bất kỳ một nỗ lực 'tự làm lại mình' nào cũng đều trở thành chậm trễ.

Sự nổi lên của hiện tượng Phanxicô làm cho người Tin Lành tưởng tượng đến sự nổi lên cuả chính họ một cách dễ dàng hơn. Chúng ta cần lưu ý rằng cảm tình cuả công chúng Mỹ dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là kết quả của một sự đồng quan điểm giữa Ngài và cuả họ. Đây là một giáo hoàng đang thúc đẩy việc truyền giáo cho những người ngoài Kitô giáo, đang tìm cách duy trì quan điểm của Giáo Hội trên nhiều vấn đề khác nhau, từ việc truyền chức linh mục cho nữ giới cho đến vần đề hôn nhân và phá thai, và là một người rõ ràng, hoàn toàn sống trong tình yêu với Chúa Giêsu.

Không biết tuần trăng mật giữa người Mỹ và vị Giáo Hoàng này sẽ còn kéo dài được bao lâu. Đã có, một số tiếng nói đặt câu hỏi liệu rằng cách tiếp cận cuả Đức Phanxicô là có đủ không, hoặc học thuyết Công Giáo sẽ có thể làm suy giảm sự ngưỡng mộ rộng rãi với Đức Giáo Hoàng hay không. Một số những người theo dõi tôn giaó đã có một cảm giác lo ngại, một loại linh cảm rằng những yếu tố giáo lý không được lòng dân cuối cùng sẽ bắt kịp với vị Giáo Hoàng. Tuy nhiên, cho tới nay thì hy vọng vẫn còn dẫy đầy. Qua một năm giáo hoàng của Ngài, người Mỹ đã dọn một phòng cho một vị Giáo Hoàng khiêm tốn, bao dung, và mục vụ này. Và trong khi Ngài vẫn còn tiếp tục truyền cảm hứng cho người Mỹ, thì người Tin Lành vẫn còn có một sự tự tin là vẫn còn một chỗ ở cho họ trên đất nước này.
 
Hình thức tông đồ cho người đồng tính
Vũ Văn An
18:29 16/02/2014
Đáp ứng nhu cầu của một số người cảm thấy bị tách biệt khỏi Giáo Hội, hình thức tông đồ Courage (can đảm) đã ra đời nhằm phục vụ những người đàn ông đàn bà bị lôi cuốn theo hướng đồng tính, bằng cách giúp họ vượt qua nhãn hiệu đồng tính và tìm được sự kết hợp với Chúa Kitô.

Đây là một hình thức tông đồ quốc tế, hiện phục vụ phân nửa số giáo phận của Hoa Kỳ và 12 nước khác trên thế giới. Hình thức này đem tới cho các hội viên một hệ thống nâng đỡ, nhờ thế họ có thể sống thanh tịnh trong tình hiệp thông, trong chân lý và yêu thương.

Từ năm 2008, Linh Mục Paul Check là giám đốc của Courage, kế nhiệm vị sáng lập của nó là cố linh mục John Harvey.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Zenit, Linh Mục Check nói về nguồn gốc của hình thức tông đồ này và tầm quan trọng của việc tiếp cận câu định nghĩa về đồng tính luyến ái một cách thận trọng và chăm chú.

Nói về lịch sử hình thức tông đồ Courage, Cha Check cho hay: năm 1980, Tổng Giám Mục New York lúc ấy là Đức HY Terence Cooke có cảm thức rằng Giáo Hội cần biểu lộ sự quan tâm mẫu thân của mình đối với nhóm người thường cảm thấy bị Giáo Hội ghẻ lạnh, thậm chí ghét bỏ nữa, và không hề có chỗ đứng nào trong lòng Giáo Hội. Ngài cho mời Cha Benedict Groeschel, yêu cầu cha khởi đầu một hình thức tông đồ, một thừa tác vụ, giúp những người đàn ông và đàn bà có xu hướng đồng tính biết rằng họ được Chúa Kitô yêu thương, họ có chỗ đứng trong Giáo Hội, họ được mời gọi sống cuộc sống thanh tịnh, và Thiên Chúa sẽ ban ơn thánh giúp họ sống như thế.

Cha Groeschel có biết một linh mục vốn đang làm việc về đồng tính luyến ái nhiều năm qua, đó là cha John Harvey, một hiến sĩ dòng Thánh Phanxicô đờ San. Cha vốn là người tiên phong hoạt động trong lãnh vực này.

Về chuyên môn, Cha Harvey vốn là một thần học gia về luân lý. Ngài viết luận án tiến sĩ về thần học luân lý của cuốn Tự Thú của Thánh Augustinô và dạy thần học luân lý trong nhiều năm cho các hiến sĩ đang được đào tạo tại chủng viện ở Washington D.C. Trước đó không lâu, bề trên của ngài cho ngài hay hiện đang cần một ai đó nghiên cứu vấn đề đồng tính luyến ái và chuẩn bị cho các chủng sinh am tường vấn đề này.

Khi Đức HY Cooke và Cha Harvey gặp nhau, họ tiến tới ý niệm thành lập một nhóm trợ giúp dành cho nam giới (và sau này dành cho nữ giới), ngõ hầu trong tình hiệp thông với nhau và với Chúa Kitô làm trung tâm, những người có xu hướng đồng tính được chào đón và nâng đỡ bởi tình bác ái mẫu thân và chăm sóc mục vụ của Mẹ Giáo Hội. Mỗi nhóm Courage phải có một linh mục, được giám mục chỉ định để phục vụ trong tư cách tuyên úy.

Năm 1980, có 7 người đàn ông họp nhau tại Manhattan hạ dưới sự chăm sóc của Cha Harvey, và đưa ra Năm Mục Tiêu của Courage, nói tới sự thanh tịnh, việc cầu nguyện và hiến thân, tình hiệp thông trong Chúa Kitô, nhu cầu phải có các tình bạn trong sạch, và việc nêu gương sáng.

Từ buổi ban đầu trên, hình thức tông đồ Courage đã lớn lên để bao gồm các nhóm trợ giúp về thiêng liêng tại khoảng phân nửa các giáo phận Hoa Kỳ và 12 nước khác trên thế giới.

Theo chân Cha Harvey, ngoài việc giúp củng cố các nhóm trên, công việc chính của Cha Check là huấn luyện các linh mục và chủng sinh, giúp họ hiểu đôi chút về thách đố đặc thù này ngõ hầu trong cuộc sống và việc làm mục vụ của họ, bất kể tại một giáo xứ hay trong một thừa tác vụ chuyên biệt hay làm tuyên úy, họ được chuẩn bị và hiểu biết chút ít về tính phức tạp của đồng tính luyến ái và các thách đố của các người đàn ông và đàn bà bị mắc xu hướng này.

Một ngữ vựng chính xác

Cha Check cho rằng vấn đề định nghĩa và hiểu đồng tính luyến ái là gì là điều chính yếu trong công trình của Courage. Vấn đề ngữ vựng rất quan trọng vì từ ngữ chuyên chở hình ảnh và ý niệm và đôi khi cả các quan niệm đã thành hình hẳn hoi rồi. Trong câu truyện, ta có thể sử dụng chung một từ ngữ đặc thù nào đó, nhưng trong một bối cảnh khác, nhất là bối cảnh văn hóa, cùng một từ ngữ có thể bị hiểu cách khác hẳn. Nói thế đủ để ta phải nhận rằng có những nhạy cảm rất lớn chung quanh vấn đề ngữ vựng, chung quanh cách người ta hiểu các từ ngữ, và do đó, cách người ta tự hiểu về chính mình. Không lúc nào cha Check muốn hạ giá hay bôi nhọ kinh nghiệm sống hay việc họ ý thức về mình của bất cứ ai, vì cha không nói từ kinh nghiệm sống của họ.

Cha cố gắng tiếp cận vấn đề nhận diện bản sắc này một cách hết sức thận trọng, theo hai viễn tượng khác nhau, như cách Giáo Hội hành xử theo gương Chúa Kitô. Trong Tin Mừng, ta có thể nói được rằng Chúa Kitô muốn lôi cuốn người ta bằng hai cách: một là bằng giáo huấn đặc thù dành cho một nhóm nào đó. Hãy đơn cử Bài Giảng Trên Núi, trong đó, Chúa Giêsu đặt để ra điều sau này được Thánh Augustinô gọi là “đại hiến chương” cho lối sống Kitô Giáo. Chúa Kitô đưa ra một giáo huấn phong phú về bản sắc Kitô hữu, và Người muốn giao kết với nhiều người bằng một hình thức sư phạm đặc thù.

Nhưng Chúa còn dùng một lối khác, có tính bản thân, để giao kết với người ta. Trong lối này, Người gặp gỡ linh hồn mỗi người chúng ta và trình bày một phần của tin mừng theo một cách hết sức chính xác, rõ ràng và thân mật, để hướng dẫn ta tới cái hiểu sâu sắc hơn về chính ta. Giáo Hội cũng thế, Giáo Hội vừa muốn loan báo giáo huấn của mình, nhưng đồng thời cũng muốn gặp gỡ những con người cá thể.

Nói như trên, Cha Check muốn cho hiểu: ta không vô cảm, vô tâm hoặc không biết gì tới thực tại sống. Ta không bao giờ nói với người ta rằng: “kinh nghiệm của bạn về chính bạn là điều vô giá trị” như thể ta biết họ nhiều hơn chính họ.

Thành thử, ngữ vựng của Giáo Hội là một ngữ vựng được chọn lựa cẩn thận và với thời gian đã trở thành càng ngày càng chính xác hơn. Điều này có nghĩa: Giáo Hội rất thận trọng đo lường mọi khía cạnh của kinh nghiệm nhân bản theo thứ bậc quan trọng của chúng, và dành cho sự vật giá trị đúng của nó, không hơn không kém.

Giáo Hội luôn tránh, không phạm trù hóa người ta theo xu hướng tính dục của họ, nhưng đồng thời cũng không làm suy yếu, hạ giá hay vô cảm đối với cái hiểu của người ta về chính họ. Theo cha Check, câu hỏi quan trọng nhất xưa nay trong lịch sử con người vẫn là câu hỏi về bản sắc. Chúa Giêsu từng hỏi các Tông Đồ: “Các con nói thầy là ai?”

Con người, xu hướng và hành động

Khi nói tới đồng tính luyến ái, Giáo Hội nói tới nó trong ngữ cảnh bao quát hơn của đức trong sạch. Trong sạch là một nhân đức nhằm phong tỏa các khát mong lầm lẫn bằng cách điều hòa sự thèm khát tính dục cho phù hợp với lý lẽ đúng và ý định của Thiên Chúa đối với bản nhiên con người. Một tâm hồn trong sạch là một tâm hồn bình an, và là một tâm hồn biết cho đi bản thân mình, tùy theo bậc sống của mình, và trong việc cho đi này, họ tìm thấy thỏa mãn. Một trong các thách đố lớn nhất của Giáo Hội hiện nay là đề xuất sự trong sạch như là một phần của “tin mừng”. Nhưng Chúa Giêsu từng làm như thế, thì ta, ta cũng có thể làm được như vậy.

Và do đó, Giáo Hội suy nghĩ rất thận trọng về việc người nào đó là ai, không phải chỉ là một người với các lôi cuốn đồng tính mà còn là một người con của Thiên Chúa, một người được giá máu Chúa Kitô cứu chuộc và được mời gọi bước vào ơn thánh ở đời này và bước vào vinh quang ở đời sau. Giáo Hội nói với họ: các lôi cuốn đồng tính có thể là một phần quan yếu trong kinh nghiệm của bạn ở trong đời hay thậm chí là một phần quan yếu trong cái hiểu của bạn về chính bạn, tuy nhiên bạn nên thận trọng, đừng nên nghĩ về mình trước tiên qua lăng kính đồng tính luyến ái.

Về giáo huấn của Giáo Hội coi đồng tính luyến ái là vô trật tự, Cha Check cho hay trong khía cạnh này, cần phân biệt hai kiểu nói sau đây: “vô trật tự một cách nội tại” áp dụng cho hành vi đồng tính; “vô trật tự một cách khách quan” áp dụng cho xu hướng đồng tính. Sự phân biệt này rất quan trọng trong nhân học Kitô Giáo.

Vì tình yêu thương mẫu thân, Giáo Hội phân biệt ba thực tại: con người, xu hướng và hành động. Sự phân biệt này rất cần thiết; ta không muốn tạo ra cảm tưởng này là bất cứ ai, dù nam hay nữ, hễ có xu hướng đồng tính đều bị kết án hay bị loại ra khỏi Giáo Hội hay Chúa Kitô không dành cho họ bất cứ chỗ nào trong trái tim Người. Trái lại, Thiên Chúa hiến tặng tình yêu và lòng từ tâm của Người cho mọi con cái của Người, bất kể mọi yếu đuối hay thánh giá của họ.

Con người luôn luôn tốt, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa, được Giá Máu Chúa Kitô cứu chuộc, được mời gọi nên thánh nhờ ơn thánh ở đời này và được hứa hẹn vinh quang ở đời sau. Thiên Chúa không lầm khi Người tạo nên những con người. Người tạo nên những con người giống hình ảnh Người. Người chuẩn bị cho họ hiệp thông với Người, trước nhất để hưởng niềm vui ở đời này nhờ hành động của ơn thánh trong linh hồn, và sau đó để được hạnh phúc với Người trên thiên đàng.

Giống mọi hành vi tính dục đi ngược lại đức trong sạch như ngoại tình chẳng hạn, hành vi đồng tính tạo ra điều thường được gọi là “việc trầm trọng”. Có ba điều kiện mới thành tội trọng là: biết, thuận tình, và việc trầm trọng. Các vi phạm đến đức trong sạch, vốn được Điều Răn Thứ Sáu nói tới, luôn là việc trầm trọng.

Nhưng liệu chúng có dẫn tới tội trọng hay không thì còn tùy có thuận tình và biết hay không. Thiết nghĩ nên nhớ rằng giáo huấn của Giáo Hội về sự trong sạch tự nó rất mạch lạc và nhất quán, kẻo người ta lại bảo ta chỉ chú tâm quá đáng vào một tội đặc thù. Ngừa thai, sống chung, và khiêu dâm, chẳng hạn, cũng phải là nguyên cớ để ta quan tâm đặc biệt về mục vụ, vì chúng gây tai hại lớn lao. Hành vi đồng tính là hành vi “vô trật tự một cách nội tại”, điều này có nghĩa: không một ý hướng chủ quan nào dù tốt đến đâu có thể làm nó ra tốt. Nó luôn đi ngược lại bản nhiên con người và do đó không thể dẫn ta tới thỏa mãn hay thánh thiện. Và do đó, Giáo Hội mạnh mẽ cảnh cáo nó một cách rõ ràng.

Cha Check cho rằng khó khăn lớn nhất khi thảo luận về đồng tính luyến ái là thuật ngữ vô trật tự một cách khác quan, một thuật ngữ được Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo sử dụng để mô tả việc thèm khát sinh hoạt tính dục với người cùng giới tính với mình. Thuật ngữ này không áp dụng vào người và do đó không phải là một phê phán luân lý, chứ đừng nói là một kết án. Nó có nghĩa: sự thèm khát này không phù hợp với bản tính nhân loại, vì nó không thể được thỏa mãn một cách nhất quán với kế sách của Thiên Chúa, như đã được chỉ rõ nơi tính bổ sung hỗ tương giữa hai giới tính và tiềm năng truyền sinh của cơ năng tính dục.

Một trong các cuộc tranh luận lớn trong nhiều năm qua là liệu có chăng một điều ta gọi là bản tính nhân loại. Tuy nhiên, việc nhìn nhận bản tính này thực sự là một phần chủ yếu của lương tâm ta, tức khả năng phán đoán đúng sai. Thí dụ, nếu ai đó dám nói rằng “mọi người Do Thái đều không phải là người”, thì hẳn nhiên mọi người, thuộc mọi nền văn hóa, tôn giáo, bối cảnh và tuổi tác khác nhau sẽ thấy câu nói đó đáng ghê tởm. Và quả thực như thế. Cảm giác ghê tởm này đặt căn bản trên cái hiểu bẩm sinh về nhân phẩm căn bản.

Hãy lấy một thí dụ nữa: Bạn sẽ có cảm giác gì khi thấy một ai đó cố tình lừa dối bạn? Chả cần phải nại tới Điều Răn Thứ Tám người ta mới hiểu: nói dối là đi ngược lại sự thiện trong các liên hệ nhân bản. Mọi người đều biết điều đó. Tại sao? Vì hoài mong chân lý là một phần của bản tính nhân loại nơi ta.

Nhưng khi bước vào cuộc thảo luận về tính dục, thì sự việc không hiển nhiên như thế. Thứ luận lý như trên, tức cái hiểu bẩm sinh về nhân phẩm và hành động đúng thường phải ngừng ở ngoài cửa. Vấn đề chuyên biệt ở đây không phải là khát mong yêu thương và âu yếm nhân bản, mà là phải hiểu nó, phát biểu nó và thoả mãn nó ra sao cho thích hợp. Một trong những điều làm cho cuộc thảo luận về đồng tính luyến ái có tính thách thức là điều mà ai ai cũng muốn hơn cả và là điều chúng ta được tạo nên cho nó là cho và nhận yêu thương. Cha Check, vì thế bảo rằng: “Nếu tôi dám nói với một nhóm người đại để như ‘các bạn không thể cho và nhận yêu thương theo cách các bạn muốn’, thì hẳn nhiên, một cách dễ hiểu, họ sẽ nói với tôi: tại sao không? Và cha là ai mà dám bảo rằng tôi không thể?’”

Cha Check nghĩ rằng: nói cho ngay, một trong các lý do khiến ta phải lao đao hiện nay là tại nhiều nơi, ngay trong “Giáo Hội hữu hình”, đức trong sạch thường không được coi như là thành phần của Tin Mừng. Công lý là thành phần của Tin Mừng. Lòng thương xót là thành phần của Tin Mừng. Cứu chuộc là thành phần của Tin Mừng. Hy vọng là thành phần của Tin Mừng. Không ai tranh biện gì cả. Nhưng liệu người ta có coi đức trong sạch như là thành phần của Tin Mừng hay không lại là chuyện khác. Ai trong chúng ta từng có ơn gọi đại diện cho Tin Mừng trong chức linh mục hay trong đời sống tu dòng có sứ mệnh đặc biệt phải yêu mến nhân đức trong sạch và cố gắng sống nhân đức này một cách hân hoan và trung tín, vì trong sạch là một nhân đức không những phong tỏa các khát mong lầm lẫn, mà còn giải thoát và dẫn ta tới hạnh phúc và thỏa mãn thực sự.

Platông, Thánh Phaolô: xu hướng và ơn thánh

Liệu thừa tác vụ Courage có thể làm gì được cho mọi người có xu hướng đồng tính mà không cần đến hậu cảnh tôn giáo của họ hay không? Đối với câu hỏi này, Cha Check cho rằng trước Chúa Giêsu 400 năm, đã có một người rất khôn ngoan và thông minh, đó là Platông. Ông ta không hiểu tín lý tội nguyên tổ như ta, và ông ta không giải thích việc mất ơn thánh như ta.

Nhưng trong tác phẩm Phaedrus, ông kể câu truyện “dụ ngôn song mã”. Platông hiểu rất rõ điều này: có một sự đứt đoạn bên trong ông, ông có thể bất hòa với chính ông. Ông viết: “tôi có một cỗ song mã bên trong mình. Con ngựa này kéo tôi về một hướng, còn con ngựa kia kéo tôi về hướng đối nghịch”.

Nhiều năm sau đó, Thánh Phaolô viết trong thư Rôma rằng: “Điều tốt tôi muốn làm tôi lại không làm, còn điều xấu tôi muốn tránh, thì tôi lại muốn làm”.

Platôn và Thánh Phaolô, mỗi người theo cách hiểu riêng, đã cùng giải thích hiệu quả của việc sa ngã mất ơn thánh.

Hai người này đều nói về cùng một sự việc: trong ta có một điều gì đó có thể khiến cho các thèm muốn và ý thích của ta bị lệch hướng. Đây là một kinh nghiệm nhân bản rất thông thường. Kitô Giáo có thể giải thích việc đó, và dĩ nhiên Kitô Giáo có thể cung cấp được thuốc giải, tức ơn thánh.

Khi đụng tới tình yêu, kinh nghiệm nhân bản thông thường cho ta thấy các âu yếm, thèm muốn và nhất là thúc đẩy tính dục có thể phản bội lại ta, có thể khiến ta bất hòa với chính ta. Tuy nhiên, nhân đức trong sạch, trong sạch trong tâm hồn, bảo đảm với ta rằng ta có thể yêu và được yêu một cách nhất quán với các khát vọng cao nhất và sự thiện lớn nhất của ta. Nhân đức này giúp ta yêu người khác vì con người của họ chứ không phải vì những điều người ấy có thể làm cho ta, đây là cách tất cả chúng ta đều muốn được yêu.

Đó là lý do tại sao vấn đề hôn nhân, vấn đề thân mật xuồng xã nhân bản, theo cái nhìn của Giáo Hội, không phải là điều của riêng người Công Giáo hay Kitô hữu. Nó áp dụng cho mọi con người nhân bản. Là mẹ ta, Giáo Hội dạy: có nhiều cách khác nhau để bạn gặp rắc rối và bất hòa với chính bạn: ngoại tình, dâm bôn, thủ dâm, ngừa thai, khiêu dâm, sinh hoạt đồng tính. Bất cứ việc nào trong số này đều sẽ phá hoại hay làm suy yếu điều bạn muốn hơn cả: là yêu và được yêu theo chính con người thực của mình. Đây là lý do tại sao vấn đề bản chất con người và việc sử dụng cơ năng sinh dục do lý trí đúng đắn điều hướng, là một vấn đề được mọi người lưu tâm và tại sao việc lo lắng, việc chăm sóc và quan tâm của Giáo Hội đã được mở rộng để bao trùm toàn thể nhân loại.

Vai trò các linh mục

Đối với các đồng nghiệp linh mục, Cha Check mong được khuyến khích các ngài nghiên cứu vấn đề đồng tính luyến ái một cách cẩn thận, như cung cách Giáo Hội vốn làm, vì mọi linh mục đều muốn làm nhẹ bớt đau khổ, nhất là các đau khổ do tội lỗi gây nên. Nói “không” với những luật lệ và phán quyết của tòa án đi ngược lại sự thiện nhân bản bao nhiêu, thì Giáo Hội cũng nói “có” bấy nhiêu với những cá nhân mà không chấp thuận các tác phong không phù hợp với thiện ích của chính họ. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói với ta, ta phải hiểu biết người ta, phải cùng bước với họ, trở thành thành phần trong cuộc hành trình tới Chúa Kitô của họ, và giúp họ bằng cách trước nhất thiết lập mối liên hệ với họ. Việc “cùng bước” này chắc chắn là sứ mệnh của Courage và là ơn gọi của mọi linh mục.

Người ta thường do dự không muốn đào sâu các phức tạp của đồng tính luyến ái vì chủ đề này gây tranh cãi trong xã hội. Không ai, nhất là không linh mục nào, muốn bị hiểu lầm là ghét bỏ một nhóm người nào bất cứ, và trong xã hội ngày nay, hễ nói chống lại thứ sinh hoạt tính dục tích cực là ta bị tố cáo là nói chống lại một nhóm người chuyên biệt, chứ không đơn thuần là chống lại các sinh hoạt của họ. Ngày nay, các linh mục đang có cơ may đặc biệt để đại diện cho tình yêu Chúa Kitô và Giáo Hội trước mặt một nhóm người vẫn thường cảm thấy như bị đẩy ra bên lề, không biết chắc mình đang đứng ở đâu. Có lẽ họ đang chờ một ai đó sẵn đưa tay ra nắm lấy họ và nhất là để bảo đảm với họ rằng Thiên Chúa yêu và thương cảm họ.

Theo cha Check, bất cứ nói gì về vấn đề đồng tính luyến ái, cha vẫn tin chắc rằng ai trong chúng ta cũng muốn làm nhẹ bớt đau khổ và đem bình an tới cho trái tim con người. Những người bị lôi cuốn bởi người cùng giới tính thường đau khổ rất nhiều qua nhiều cách. Họ đang phải vác những thánh giá khó khăn và dai dẳng. Cha biết rằng Giáo Hội hết lòng yêu mến họ, hiểu rõ các đau khổ của họ và muốn làm một điều gì đó để làm nhẹ nỗi đau đớn này. Cha rất thích việc làm của mình bên cạnh các hội viên của Courage, họ đều là những linh hồn tuyệt vời và cao thượng. Cha học được điều này: những người đang đấu tranh với đồng tính luyến ái đều có những câu truyện và kinh nghiệm tuyệt vời. Họ có chung thèm khát này là yêu và được yêu. Courage hiểu rõ nhu cầu nhân bản này và có thể mang lại cho họ sự trợ giúp, niềm hy vọng và tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.
 
Top Stories
Pope Francis: The ‘fulfillment’ of the Law requires a higher justice, a more authentic observance
Vatican Radio
19:00 16/02/2014
2014-02-16 Vatican - Pope Francis prayed the Angelus with the faithful in St Peter’s Square this Sunday. Bright sunshine and unseasonable warmth in the air encouraged 50 thousand people to gather beneath the window to the Papal apartments in the Apostolic Palace. Ahead of the traditional prayer of Marian devotion, they heard the Holy Father speak of the day’s Gospel reading, taken from that according to St. Matthew (5:17-37).

In that Gospel reading, Our Lord is delivering his Sermon on the Mount – specifically, the part of the sermon in which Jesus addresses the question of His relationship to the Law of Moses. “Jesus does not want to erase the commandments that the Lord gave through Moses,” explained Pope Francis. “Rather,” he continued, “He desires to bring them to their fulfilment – and He immediately adds that this ‘fulfillment’ of the Law requires a higher justice, a more authentic observance.

The Holy Father went on to note the words of Jesus to His disciples: “Unless your righteousness exceeds that of the scribes and Pharisees, you will never enter the kingdom of heaven.”

The Pope explained that Jesus does not give importance to rote observance and outward conduct. “He goes to the root of the law, focusing above all on the intention and therefore on the human heart,” which is the source of our actions for good and for evil. Pope Francis said that profound motivations, the expression of a hidden wisdom, of God’s wisdom, are needed in order for us to act well – not merely good rules and legal norms. “The Wisdom of God,” he said, “can be received through the Holy Spirit: and we, through faith in Christ, open ourselves to the action of the Spirit, which enables us to live God's love.”

The Holy Father concluded, saying, “In light of this teaching of Christ, every precept reveals its full meaning as a requirement of love, and all [precepts] come together in the greatest commandment: love God with all your heart and love your neighbor as yourself.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo khu Gioan Boscô mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
10:01 16/02/2014
Melbourne, 15/2/2014. Trong cái hâm hâm nóng, đợt nóng của mùa Hè nước Úc, nóng kéo dài kể từ trước tết Giáp Ngọ đến nay. Nhưng quý chức trong cộng đoàn và bà con giáo dân thuộc Giáo Khu Gioan Bosco thuộc Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, với đủ mọi thành phần dân Chúa, đã tề tựu đông đảo về Thánh đường St Peter Chanel vùng Deer Park, Melbourne để tham dự Thánh lễ mừng kính bổn mạng Giáo khu Gioan Boscô.

Thánh lễ mừng kính bổn mạng do linh mục quản nhiệm cộng đoàn Raphael Võ Đức Thiện cử hành cùng với ban Thánh Tâm Ca phụ trách phần thánh nhạc, dùng lời ca tiếng hát phụng vụ thánh lễ.

Đúng 3 giờ 30, đại diện Giáo khu, lên đọc tiểu sử Thánh Gioan Boscô, vị thánh sinh ra trong khó nghèo, lại mồ côi cha từ rất sớm nên đời sống lúc thiếu thời rất khó khăn. Sau đó ngài đã chọn theo gương Chúa đi tu và cứu giúp những trẻ em vô gia cư, bụi đời và sau này ngài đã lập nên dòng tu Salesian Don Bosco nổi tiếng chuyên giáo dục cho giới trẻ.

Qua phần chia sẻ, linh mục quản nhiệm cũng đã nói thêm về gương thánh nhân, đi từ khó nghèo. Ngày nay, ngài trở thành giầu có tình thương và các cơ sở của ngài đã hiện diện khắp nơi trên thế giới.

Giáo khu Gioan Boscô là một trong những giáo khu lớn của Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, với địa giới lớn bao gồm các vùng North Sunshine, Saint Albans, Deer park, Taylors Lakes, Keilor Down, Delahay, Cainlea và Caroline Spring vv.

Theo lời bà Maria Nguyễn Thị Tin, đại diện giáo khu cho biết. Giáo khu hiện nay có hơn 300 gia đình Công Giáo Việt Nam. Một giáo khu trẻ, đoàn kết và yêu thương trong mọi sinh hoạt. Mặc dù với địa giới rộng lớn, nhưng mỗi chiều Chúa Nhật hằng tuần, giáo khu vẫn tổ chức đọc kinh tôn vương tại các gia đình trong giáo khu. Cũng theo lời vị đại diện giáo khu thì: Lời kinh trầm ấm của quý ông và lời kinh thánh thót của quý bà, trong mỗi buổi đọc kinh tôn vương hòa quyện vào nhau như những bản thánh ca, thánh thót dâng lên Thiên Chúa lời ngợi khen tôn vinh Thiên Chúa và Đức Trinh nữ Maria đã nối kết và làm triển nở tình thương yêu gắn bó mọi gia đình trong giáo khu.

Được biết, lễ kính Thánh Gioan Boscô năm nay vào ngày 31 tháng 1, trùng vào ngày tết cổ truyền Việt Nam, nên giáo khu đã dời ngày tổ chức mừng bổn mạng vào lúc 3 giờ 30 ngày 15 tháng 2 năm 2014. Mặc dù Xuân đã qua, nhưng hương vị tết vẫn còn mãi với những người con cái Chúa vì Chúa là Chúa của mùa Xuân. Lời chúc của vị đại diện giáo khu đã được linh mục quản nhiệm nhấn mạnh qua lời cám ơn đến mọi người hiện diện trong thánh lễ mừng kính bổn mạng giáo khu.

Sau thánh lễ, một buổi tiệc mừng bổn mạng đã được giáo khu tổ chức trong hội trường nhà thờ, tạo không khí vui tươi, cởi mở để mọi người có dịp ngồi lại, vừa thưởng thức các món ăn ngon do những bàn tay khéo léo của ban ẩm thực trong giáo khu thực hiện, vừa thăm hỏi, chuyện trò trong niềm vui chung trong ngày lễ mừng bổn mạng Giáo khu Gioan Bosco.

15/2/2014.


 
Giám mục Giáo Phận Vinh dâng lễ tại TTCGVN Thánh Vinh Sơn Liêm
Trần Văn Minh
10:01 16/02/2014
Vinh Sơn Liêm, Melbourne, Thánh lễ 8 giờ 45, sáng Chúa Nhật 16 tháng 2 năm 2014. Tại Nguyện đường Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne. Đức Giám Mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đến thăm và dâng lễ cùng giáo dân thuộc Trung tâm Vinh Sơn Liêm.

Cùng đồng tế với Đức Cha, có Linh mục Raphael Võ Đức Thiện Quản nhiệm Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, và Linh mục Hồ Quang Thuận. Thánh ca lễ sáng Chúa Nhật do ca đoàn Bêlem phụ trách.

Trong bài chia sẻ lời Chúa, Chúa Nhật thứ 6 mùa thường niên. Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đã nói đến lời dạy của Thiên Chúa, (xin ghi tóm tắt lại một vài ý) muốn mọi người làm hòa với nhau trước khi dâng lễ vật cùng Thiên Chúa, vì vũ khí của người Công Giáo là cầu nguyện, là yêu thương, yêu thương ngay cả với kẻ thù. Trong dịp này, ngài cũng nói đến một vài biến cố đau thương đã xẩy đến với Mỹ Yên, Trại Gáo trong giáo phận của ngài trông coi, mà nhà cầm quyền đã cố ý gây ra. Nhìn những cảnh tượng tang thương đó, nhiều người đã trách Chúa ở xa qúa, hay sao Chúa không dùng quyền uy của ngài để trừng phạt những kẻ độc ác kia ngay. Nhưng đạo Chúa dậy chúng ta không thể dùng sự hận thù để: tai trả tai, mắt đền mắt, mà chúng ta chỉ cầu nguyện, cho kẻ thù biết những việc làm sai trái của họ để hiểu ra và bớt đi những việc làm sai trái. Cầu nguyện để hoán cải họ về với đường ngay nẻo chính.

Sau Thánh lễ, ông Cao Minh Đức đại diện cộng đoàn đã lên cám ơn Đức Cha đã ghé thăm và dâng Thánh lễ cùng với cộng đoàn và chúc Đức Cha có những ngày thăm nước Úc vui vẻ, khỏe và nhiều thánh đức.

Đáp lời, Đức Cha cũng ngỏ ý cám ơn cộng đoàn, nhất là linh mục quản nhiệm đã có lời mời ngài đến dâng thánh lễ, nhân dịp ngài đến Melbourne để đi thăm và dự lễ ngọc khánh thân nhân của người thân trong gia đình. Nhất là được mời dâng lễ tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, vị cha thánh hay làm phép lạ và cũng là cha Dòng Đa Minh là dòng mà Đức Cha đã gia nhập theo con đường tận hiến. Đức Cha cũng xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho Giáo phận Vinh và cầu nguyện cho mọi người

Cuối cùng, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đã bớt chút thời gian để cho mọi người có dịp chào hỏi ngài, và chuyện trò thân tình với giáo dân sau lễ tại cuối nguyện đường.

16/2/2014.

 
Cảm nghĩ về LM Giuse Cao Đình Trị vừa qua đời: Những con đường
Gioan Lê Quang Vinh
22:09 16/02/2014
Cha Giuse Cao Đình Trị, nguyên giám tỉnh bốn nhiệm kỳ của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã được Chúa gọi về. Tôi không có hân hạnh quen biết ngài, nhưng được làm việc với các linh mục học trò của ngài trong nhiều năm liền, tôi cũng được nghe biết ít nhiều về ngài. Sự ra đi của ngài để lại trong nhà Dòng, trong môn sinh của ngài nhiều đau thương và nuối tiếc lớn lao.

Cha Giuse quê ở tỉnh Hưng Yên, Bắc Phần Việt Nam. Cha vào Dòng Chúa Cứu Thế năm 13 tuổi, và đã tiếp tục tu học trong nhà Dòng sau ngày di cư vào Nam năm 1954. Sau khi thụ phong Linh mục năm 1965, Cha đã đảm nhiệm nhiều sứ vụ quan trọng trong Nhà Dòng, từ phó xứ, Bề Trên Chánh Xứ, cho đến Phó Giám Tỉnh và Giám Tỉnh của tỉnh Dòng Việt Nam.

Theo thông báo của Văn Phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Cha Giuse đã từng nói “Tôi rất vui mừng được làm con Thánh Anphong trong DCCT, một Dòng biết tôn trọng những tài năng và chọn lựa riêng của mỗi người trong việc làm tông đồ. Tôi rất biết ơn những người đào tạo, vì đã tạo nên tinh thần sống và làm việc trong đời tu sĩ của tôi.”

Người con ấy của Thánh Anphong đã ra đi. Khi một linh mục ra đi, thì ít nhiều trong lòng Hội Thánh và trong lòng cộng đoàn vẫn có một khoảng trống không dễ bù đắp. Sự hiện diện của Cha Giuse có ý nghĩa lớn lao trong cộng đoàn và trong cộng đồng dân Chúa.

Cha là một chứng nhân tích cực của lịch sử. Chúng ta nói ngài là chứng nhân tích cực là bởi vì ngài không chỉ chứng kiến những cảnh vật đổi sao dời như bao con người khác, nhưng ngài đã nỗ lực góp phần thay đổi những bất lợi để đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Dĩ nhiên trong một xã hội mà mọi giá trị và chuẩn mực đều bị đạp đổ để thay vào đó là một thứ lý thuyết ngoại lai và lỗi thời, thì có những người vì thời cuộc và vì những lý do khó hiểu đã phải chấp nhận đi con đường khác với Cha Giuse. Đành rằng mỗi người có tự do và hoàn toàn có quyền chọn lựa con đường đi cho riêng mình, và đành rằng có người không biết con đường nào tốt hơn, thẳng hơn và trực tiếp hơn con đường nào, nhưng một cách tự nhiên và bằng lý trí, người ta có thể giả định một khả năng khá lớn sự đúng đắn chính xác theo các chuẩn mực dựa trên lương tri, lẽ phải và khả năng thiên phú.

Đối với người Kitô hữu là những người chọn Đức Kitô làm lý tưởng sống và kim chỉ nam cho cuộc đời mình, thì tiêu chí rõ ràng nhất để phân định chính là Tin Mừng và việc quảng diễn Tin Mừng trong Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh.

Bài viết này không nhằm đề cao Cha Giuse, vì ngài chỉ cần Đức Kitô, và thật sự lúc này đây chỉ có Đức Kitô là thật sự có ý nghĩa cho ngài mà thôi. Bài viết này càng không nhằm phê phán bất cứ ai, cho dù chọn lựa của họ xa lạ với niềm tin Công Giáo và lối sống của đa số người Công Giáo.

Tuy nhiên, trước những biến cố chung trong xã hội cũng như biến động riêng trong cuộc đời mà người ta chứng kiến hay gặp phải đây đó, thì sẽ rất bình thường nếu chúng ta dừng lại suy tư. Cuộc đời quả là sự lựa chọn không dễ dàng, không dễ chọn và không dễ sống theo điều mình chọn.

Đức Kitô không đòi buộc môn đệ Người phải chọn lựa một quan điểm chính trị hiểu theo nghĩa vị thế trần gian, nhưng Người đòi họ phải rõ ràng dứt khoát. Người nói: “Của Caesar phải trả cho Caesar, của Thiên Chúa phải trả cho Thiên Chúa” (Mt. 22,21). Đồng thời Người cũng muốn môn đệ Người dấn thân trọn vẹn: “Ai tra tay cầm cày mà còn ngoái lại phía sau thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa” (Lc. 9,62).

Mới đây tôi tình cờ được biết một ông linh mục quốc doanh lặp lại lời Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI: “Người Công Giáo tốt phải là người công dân tốt”. Trước đây người thế gian (hùng) trong xã hội này cũng đã lặp lại lời ấy. Nhưng rõ ràng những người lặp lại như cái máy ấy hoàn toàn không hiểu ý Đức Benedict XVI.

Tốt là gì, hiểu theo nghĩa nào, người Công Giáo tốt là thế nào, người công dân tốt hiểu theo nghĩa chung là thế nào và người công dân tốt hiểu theo nghĩa ở Việt nam bây giờ có theo chuẩn mực không vân vân… tất cả còn cần phải bàn sâu hơn. Có dịp chúng ta sẽ phân tích điều này dựa trên Học thuyết Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo.

Riêng ở đây, tôi muốn nhấn mạnh: người Công Giáo tốt hiểu theo Học thuyết Xã Hội Công Giáo là người sống các nguyên tắc và các giá trị một cách rõ ràng và dứt khoát. Những nguyên tắc và giá trị ấy là gì? Xin thưa: các giá trị sự thật, tình yêu, tự do, công lý và các nguyên tắc nhân vị, liên đới, công ích, bổ trợ. Một người Công Giáo tốt phải sống trọn vẹn các nguyên tắc và giá trị ấy, và như thế họ không thể nào là công dân tốt của xã hội này được.

Xin đan cử một ví dụ duy nhất: người công dân tốt trong xã hội này phải có hai con trở xuống, và như thế nếu có thai đứa thứ ba thì phải phá thai. Đối với người Công Giáo, phá thai là tội ác, bị vạ tuyệt thông, vi phạm giá trị tình yêu, tự do, công lý, vi phạm nguyên tắc nhân vị, liên đới… Như vậy, họ không thể nào là người Công Giáo tốt.

Chúng ta có thể cho một ngàn ví dụ ngay tức khắc để chứng minh lối lặp lại của những con két trong đàn két là hoàn toàn không đúng, nói thẳng ra là sai lầm và có ác ý. Làm sao để người Công Giáo không nghe theo lối diễn giải sai lạc ấy và vấn đề nhức nhối mà không một người có lương tâm nào không thấy băn khoăn, thao thức.

Cha Giuse trong cuộc đời mình đã thể hiện việc sống đời sống tốt theo quan điểm của Hội Thánh và ngài thúc đẩy con cái mình trong Hội Thánh sống tốt đẹp như thế. Ngài đề cao những giá trị và thực hành những giá trị đó theo tinh thần Tin Mừng.

Cha Giuse đã ra đi, và dĩ nhiên những con người đi theo con đường khác Cha, khác với ý định của Hội Thánh, rồi cũng sẽ lần lượt theo Cha. Chúng ta không phán xét bất kỳ ai, nhưng việc dừng lại suy ngắm về lẽ đời, về những nguyên tắc và giá trị muôn thuở, vẫn góp phần làm cho chính chúng ta chọn lựa tiếp hay chọn lựa lại một thế đứng, một dáng đi, và xa hơn, một con đường.

Cá nhân ta không là gì trong xã hội. Nhưng mầu nhiệm hiệp thông và nguyên tắc liên đới cho ta liên kết với mọi người và với vũ trụ mà Thiên Chúa tạo thành. Chính sự hiệp thông và liên đới ấy đòi ta có trách nhiệm với sự chọn lựa của mình.

Biết ơn một vị linh mục có công với một Tỉnh Dòng lớn ở Việt nam, biết ơn ngài người đã có ít nhiều tác động trên cuộc đời chúng ta, biết ơn người đã đến trần gian ày để làm chứng tá cho một Tình Yêu và chỉ cho chúng ta con đường thích hợp, chúng ta đồng thời cũng biết ơn những môn sinh của ngài là những người truyền cho chúng ta lửa yêu mến nồng nàn dành cho Hội Thánh Chúa Kitô trên quê hương mình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng Sản VN nhảy múa mừng ngày đau buồn 19/2/1979
Thanh Sơn (Đức Quốc)
17:24 16/02/2014
Người dân yêu nước tưởng niệm 60 ngàn dân quân đã hy sinh giữ nước chống quân trung cộng xâm lăng 1979.

Đất nước tôi bốn ngàn năm văn hiến
Trải bao nhiêu chinh chiến chống ngoại xâm
Chưa bao giờ bất khuất hoặc lặng câm
Trước sức mạnh tiếng gầm giặc phương bắc

Dẫu sức mạnh, dẫu hung thần gieo rắc
Cõng rắn về như Ích Tắc khi xưa
Gương kim cỗ bài học sao chẳng chừa
Vẫn hám danh mắc lừa giặc cướp nước

Ngày hôm nay đúng ba lăm năm trước
Giặc tràn vào xâm lược giết dân ta
Sáu mươi ngàn bảo vệ đất ông cha
Đã hiên ngang ngăn đà quân giặc tiến

Sáu mươi ngàn đã hy sinh vinh hiển
Tấm lòng trinh dâng hiến bản thân mình
Ngày kỷ niệm người yêu nước tôn vinh
Nào ngờ đâu lũ hồ tinh quấy phá

Mới lần trước chúng loa phường cưa đá
Ngày hôm nay xỏ lá mở nhạc tàu
Trước mặt Vua Thái Tổ nhảy cùng nhau
Dày xéo lên nỗi đau người nằm xuống

Rước giặc vào chúng vui chơi ăn uống
Sáu mươi ngàn ngã xuống ngày hôm nay
Nam phụ lão ấu già trẻ gái trai
Giặc phương bắc thẳng tay tàn sát hết

Công an cán bộ ra nhảy trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ không cho dân tưởng niệm

Ngày đau buồn đảng nhảy múa ăn tết
Sáu vạn vong linh chết cũng chẳng yên
Mộ bia tượng đài chúng phá đảo điên
Ôi! bốn ngàn năm liền chưa hề có!

Tổ tiên cha ông sao đành chối bỏ!!!
Hỡi những người cộng đỏ đất phương nam???

Thanh Sơn 17.02. 2014
 
Văn Hóa
Olympia - Thế vận hội mùa Đông Sotschi 2014
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
13:27 16/02/2014
Từ 07. - 23. Tháng Hai 2014 diễn ra Thể thao thế vận hội Olympia mùa Ðông ở Sotschi , bên nước Nga.

Các nước trên thế giới đựợc kêu mời gửi các người chơi thể thao chuyên nghiệp tham dự cuộc tranh tài. Thời gian lễ hội Olympia kéo dài hai tuần lễ.

Thể thao và đời sống cùng với niềm tin tôn giáo có liên quan với nhau không?

1. Olympia trong đời sống

Ngay từ thời thượng cổ năm vào khoảng 776 / 775 trước Chúa giáng sinh ( v. Chr.) đã có hội lễ thể thao Olympia kính thờ thần Zeus bên Hy lạp, như sử sách còn ghi chép để lại.

Những cuộc tranh tài lễ hội Olympia được tổ chức cứ bốn năm một lần cho tới thế kỷ thứ ba sau Chúa giáng sinh. Vào năm 394 n.Chr. hoàng đế Theodosius I. ra chiếu chỉ cấm hẳn những sinh hoạt lễ hội Olympia. Từ thời điểm đó không còn lễ hội thể thao Olympia nữa.

Ðến năm 1894 Pierre Baron de Coubertin, người Pháp, đã đưa ý kiến làm sống lại truyền thống thể thao Olympia. Thế vận hội Olympia mùa Hè lần đầu được tở chức ở thành phố Athena bên Hylạp năm 1896.

Từ năm 1924 có thêm lễ hội thể thao Olympia mùa Ðông, lần đầu tiên diễn ra ở Chamonix – vùng núi cao tuyết phủ quanh năm Mont Blanc bên Pháp

Các cuộc tranh tài thể thao Olympia được tổ chức cho hai loại thể thao mùa Ðông và mùa Hè khác nhau. Cách bốn năm lễ hội thể thao Olympia được tổ chức ở một địa điểm tùy theo ban tổ chức Olympia thế giới chọn quyết định.

Năm 2002 Olympia mùa Ðông ở Salt Lake city, năm 2006 Olympia mùa Ðông ở Turino, năm 2010 diễn ra ở Vancouver, năm 2014 ở Sotschi bên Nga

Olympia mùa Đông lần này diễn ra ở Sotschi bên Nga có 88 quốc gia trên thế giới cử đội thể thao đến tham dự những cuộc tranh tài trên các khu vực, các vùng núi đồi, cũng như sân vận động có tuyết bao phủ.

Ngay từ lúc bắt đầu trong thời gian lễ hội Olympia được tổ chức, không chỉ có các cuộc tranh tài thể thao, nhưng còn có những lễ hội khác như ca nhạc, như rước kiệu tôn kính thần thánh. Nên mọi hình thức chiến tranh gây hấn thù địch nhau phải ngừng nghỉ.

Hòa bình là mục tiêu Olympia muốn loan truyền xây dựng trong cuộc sống con người với nhau.

Các vận động viên thể thao tham dự các cuộc tranh tài không chỉ dành phần thắng lợi, nhưng họ còn phải có một đời sống biểu lộ niềm vui tươi trên khuôn mặt.

Lễ hội tranh tài thể thao Olympia được tổ chức để khuyến khích mọi người luyện tập cho thân thể được khỏe mạnh dẻo dai cường tráng.

Trong khi tranh tài thi đua sự chân thành, cao thượng là đức tính cao cả được đề cao.

Và qua các cuộc gặp gỡ tranh tài thể thao, ca hát trình diễn văn hóa, con người hiểu biết nhau hơn cùng xây dựng với nhau tình bằng hữu.

Ngày nay khi lễ hội thể thao Olympia được khai mạc, lá cờ mầu trắng Olympia được kéo lên trong suốt thời gian tranh tài Olympia. Trên là cờ Olympia có hình năm vòng tròn in hay thêu nằm sát cạnh đan chéo một phần góc lên nhau. Ðiều này nói lên sự liên kết cùng chung sống của con người khắp năm châu bốn bể trên thế giới.

Năm vòng tròn tượng trưng cho năm Châu lục: Úc châu, Á châu, Phi châu, Âu châu và Mỹ châu với năm mầu khác nhau: Xanh da trời, Vàng, Ðen, Xanh lá cây và Đỏ. Năm mầu này chỉ là tượng trưng cho đẹp thôi.

2. Ngọn lửa Olympia

Không chỉ lá cờ Olympia với năm vòng tròn tượng trưng cho năm châu lục được long trọng kéo lên trên sân vận động Olympia, nhưng ngọn lửa Olympia cũng được rước vào khai mạc và đốt cháy sáng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội thể thao Olympia.

Lửa Olympia được lấy trực tiếp từ mặt trời, ở tại chính vận động trường Olympia ngày xưa đã diễn ra Olympia bên Hylap. Ðây là một vận động trường nhỏ ngày xưa thời thượng cổ xây có sân vận động, có nhiều ngôi đền thờ trong khuôn viên để tôn kính thần Zeus. Bây giờ khu vận động trường Olympia lịch sử chỉ còn lại những tàn tích đổ nát.

Và cứ gần tới lễ hội Olympia được tổ chức nơi đâu trên thế giới, lại có lễ lấy lửa Olympia. Ngọn lửa đó được gìn giữ rước vòng quanh các nước, các thành phố cho tới ngày khai mạc Olympia rước vào vận động trường nơi tổ chức Olympia.

Ðức thánh cha Benedicto XVI. đã làm phép chúc lành ngọn đuốc Olympia tại quảng trường Thánh Phero, lúc ngọn đuốc Olympia hôm 05.02.2006 được rước tới đó. Và ngài cũng đã có suy tư: “ Ngọn lửa này nhắc người tín hữu Chúa Kitô nhớ đến Ngôi Lời Thiên Chúa đã xuống trần gian làm người, cùng chung sống trong mọi hoàn cảnh con người. Vâng có cả thể thao nữa, và đồng thời Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng soi chiếu trong trần gian. Chúa Giêsu con Thiên Chúa đã chấp nhận hóa thành người có thân xác, trừ tội lỗi ra. Ngài đã sống trải qua những chặng biến cố, kể cả thể thao của con người chúng ta dưới sự hướng dẫn soi sáng của Thiên Chúa. Ðể những gía trị của cá nhân cũng như tập thể trên mọi phương diện được thanh luyện và nâng cao.”

3. Olympia và đời sống đức tin

Lễ hội thể thao Olympia có những cuộc thi đua tranh tài các bộ môn thể thao. Người thắng cuộc được tưởng thưởng hạng nhất bằng Huy chương vàng, hạng nhì Huy chương bạc và hạng ba Huy chương đồng. Tranh tài thuộc về quy luật trong đời sống. Có thế cuộc sống mới phát triển, mới trăm hoa đua nở! Nhưng phải trong tinh thần cao thượng thể thao, tôn trọng sự chân thật.

Thành tích thi đua ở lễ hội thể thao Olympia được tóm tắt trong khẩu hiệi: Citius – Altius – Fortius – Nhanh hơn – Cao hơn và khoẻ mạnh dẻo dai hơn!

Thánh Phaolô viết nhắn nhủ: “ Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng không bao giờ hư nát.” (1cor 9,24-25).

Đức Thánh Cha Phanxico đã có lời chào mừng cùng cầu chúc lúc đọc kinh Truyền tin hôm 09.02.2014: „ Trong những ngày này Thế Vận Hội mùa đông cũng đang diễn ra tại Sochi bên Nga. Tôi muốn gửi lời chào tới các người tổ chức và tất cả các lực sĩ tham dự với lời cầu chúc nó là một lễ hội của thể thao và tình bạn.“

Tâm hồn lành mạnh trong một thân xác khỏe mạnh.

Olympia mùa Đông, 02.2014
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rằm Tháng Giêng
Nguyễn Bá Khanh
23:05 16/02/2014
RẰM THÁNG GIÊNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Gió mây thoả sức vui đùa
Thăm quan, thắng cảnh, lễ chùa cầu may.
(Trích thơ của Trần Như Chuyên)