Ngày 25-02-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy chuyên cần cầu nguyện và sám hối
Lm Jude Siciliano OP
03:50 25/02/2016
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY C
Exodus 3: 1-8a, 13-15; Psalm 103; 1 Corinthians 10: 1-6, 10-12; Luke 13: 1-9

HÃY CHUYÊN CẦN CẦU NGUYỆN VÀ SÁM HỐI

Hãy tủỏ̉ng tủọ̉ng thỏ̀i Chúa Giêsu có nhủ̃ng phương tiện thông tin nhủ thỏ̀i nay: nào máy truyền thanh, truyền hình, và máy vi tính. Đánh giá từ Tin Mừng hôm nay, sẽ có hai hạng mục tại "tin tức đầu giờ." Mọi người cũng sẽ kêu gọi bạn bè và người thân, "Các bạn đã nghe những gì đã xảy ra?" Những người khác sẽ viết email và tin nhắn "bạn có nghe tin buồn gì vủ̀a xãy ra không?". Vì đó là tin buồn nên có ngủỏ̀i sẽ nói “Ồ, thật là xấu hổ! Làm thế nào khủng khiếp! Ôi, trời ơi!"

Vậy tin gì đã làm cho ngủỏ̀i ta thốt lên nhủ̃ng lỏ̀i đó? Các ngủỏ̀i đồng thỏ̀i vỏ́i Chúa Giêsu biết chuyện đã xãy ra và báo cho Ngài biết. Ỏ̉̉ thỏ̀i đại nào tin dủ̃ cũng đi rất mau chóng. Dân chúng nói vỏ́i Chúa Giêsu là Tổng Trấn Philatô đã giết nhủ̃ng ngủỏ̀i Galilê lên Giêrusalem để dâng lễ trong Đền Thỏ̀ và làm cho máu của nhủ̃ng ngủỏ̀i đó hòa lẫn vỏ́i máu của các súc vật đang dâng. Rồi ngủỏ̀i ta thêm vào bao nhiêu chi tiết khác làm mọi ngủỏ̀i cảm thấy tủ́c giận và nghĩ ngủỏ̀i Do thái bị sỉ nhục, và cho việc giết đó là một việc phạm thủọ̉ng. Người ta chỉ có thể tưởng tượng những chi tiết về những gì đã xảy ra và cảm giác phẫn nộ, bất lực và bị sỉ nhục những người Do Thái sẽ có cảm nhận về những vụ giết người đã được pha trộn bởi sự phạm thượng. Thật đáng tiếc, dân chúng thỏ̀i đó và thỏ̀i nay đã quen vỏ́i nhủ̃ng việc làm của nhủ̃ng ngủỏ̀i áp bủ́c kẻ khác.

Nhủ̃ng ngủỏ̀i thời Chúa Giêsu cảm thấy xấu hổ vì tin dữ đầu tiên này. Chúa Giêsu nói với họ trường hợp thứ hai mà họ đã biết, là tháp Siloê đổ xuống đè chết 18 người. Họ nghĩ những người đó chết vì tội họ nặng hơn tất cả mọi người ở Giêrusalem. "Nhưng tai hoạ không xãy ra vì người ta phạm tội nên bị phạt". Những người bị chết đó làm cho người khác khỏi bị tai hoạ đưa đến ý nghĩ là "Có lẽ vì tôi đã sống tử tế trước mắt Thiên Chúa". Người giàu có hay người khoẻ mạnh cho họ có phúc. Biết cảm tạ những việc tốt lành trong đời sống chúng ta là điều phải. Nhưng phúc âm hôm nay khuyên chúng ta nên cẩn thận. Của cải và sức khoẻ không liên quan gì đến nhân đức, và cũng không phải là phần thưởng vì chúng ta là ngưới tử tế.

Chúa Giêsu xua tan kiểu tư duy này khi Ngài hỏi người nghe nghĩ rằng người Galilê bị giết là "kẻ tội lỗi lớn hơn tất cả các người Galilê khác". Hoặc, có 18 nạn nhân Siloê, "có nhiều tội lỗi hơn tất cả mọi người sống ở Giêrusalem." và thách đố các người nghe Ngài hãy xét đời sống họ lại và hãy sám hối. Tai hoạ đã không xảy ra với những người vì họ xứng đáng bị trừng phạt cho tội lỗi của họ.và chúng ta không thể để việc sám hối và dẫn đến suy nghĩ nguỵ biện. "Tôi phải làm tốt trong mắt của Thiên Chúa vì cuộc sống của tôi như vậy là tốt. "Những người giàu có hoặc khỏe mạnh nói họ là "may mắn". Nhưng phúc âm hôm nay cho thấy một cách thận trọng. sự thịnh vượng của chúng ta cũng không là gì để làm chứng về đức hạnh của chúng ta, cũng không phải là một phần thưởng cho sự tốt lành của chúng ta. Hãy thay đổi lối sống chúng ta qua hướng khác. Vì có thể chúng ta không có thì giờ như chúng ta nghĩ. Cuộc sống là không thể dự đoán được và chúng ta không thể để cho thói quen của chúng ta và các câu chuyên hàng ngày thường xuyên ru ta vào tự mãn. Đã là muộn rồi khi chúng ta nghĩ. Đời sống không có gì nhất định, và chúng ta không nên để những thói quen thường ngày làm chúng ta sao lãng việc sám hối.

Tôi nhớ lại có lần chị tôi nói với tôi chuyện một người bạn lúc nhỏ vừa bị chết vì tim. Anh ta có vẻ khoẻ mạnh và vừa đi khám bác sĩ, và mọi sự đều bình thường. Anh đó không bao giờ có dấu chỉ gì là bị bệnh tim. Chị tôi phân trần bảo "chúng ta chỉ biết điều gì đã xãy ra. Mỗi buổi sáng chúng ta thức dậy rồi sống ngày đó. Nhưng, trước khi ngày đó qua đi đời sống chúng ta thay đổi và không như trước nữa. Thật đáng thương cho anh Winnie. Tôi đoán ngày hôm đó anh ta thức dậy và cảm thấy bằng an". Chúng ta đều đã gặp trường hợp như chị tôi vừa kể. Mỗi ngày là một ơn huệ đặc biệt, nhưng chúng ta không biết chắc ngày đó sẽ đem đến việc gì. Đời sống không có bảo đảm.

Chúa Giêsu nói, ơn thật sự Thiên Chúa ban không phải là của cải hay tất cả những gi xuôi chảy trong đời sống. Trái lại, Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn huệ về lòng thương xót và thời gian để thay đổi đời sống. Để nhấn mạnh điều này, Chúa Giêsu nói dụ ngôn cây vả. Trong Kinh Thánh cây vả là tượng trưng dân Israel (như trong sách ngôn sứ Giêrêmia 24: 1-10). Trồng cây vả phải chăm sóc nhiều, như dân Israel được Thiên Chúa lo lắng mọi sự cho họ. Cây vả phải sống 3 năm mới bắt đầu sinh hoa trái, thật là việc tốn tiền, tốn thời gian và kiên nhẫn tốn công săn sóc. Khi người chủ vườn bảo người làm vườn chặt cây vả đi, thì thật là đúng vì sau 3 năm vun xới bón phân mà cây vả không có trái. "Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất . Nên trồng cây vả khác dể sinh hoa trái". Người làm vườn xin chủ vườn hoản lại một năm nữa và mong cây vả sẽ sinh hoa trái. Đó là thêm giới hạn thời gian.

Thật là một thời gian xin ơn thêm cho chúng ta, có thêm thời gian để sinh trưởng thêm về phần thiêng liêng, để thay đổi lối sống, phục vụ Thiên Chúa và dẹp bỏ những gì cản trở lớn hay nhỏ giữa Thiên Chúa và chúng ta, giữa anh em chúng ta và với những người khác. Những ơn huệ đấy là ban cho chúng ta thời gian. Đời sống hằng ngày là thói quen lập đi lập lại triền miên. Chúng ta hãy mở mắt và suy ngẫm, chúng ta có thể thấy bàn tay nhân từ của Thiên Chúa trên chúng ta, qua bạn bè, kẻ thù trong những lúc không còn thói quen, những lúc thinh lặng, và những lúc vất vả bồn chồn, và cả những lúc rất ngạc nhiên không biết trước được. Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với chúng ta là cả một việc kỳ lạ. Hãy nghĩ người phàm làm gì cho Chúa Giêsu, nhưng Thiên Chúa vẫn không buông thả chúng ta, và vẫn ban cho chúng ta ơn huệ thời gian.

Tuy nhiên dụ ngôn mở ra vả không phải là không có kết thúc. Thời gian trong dụ ngôn không còn nữa không phải trong tương lai của dụ ngôn mà trong đời sống chúng ta. Nhiều khi trong nhũng tai hoạ không biết trước được. Khi những việc như thế xãy đến, chúng ta cảm thấy chúng ta không sẵn sàng chấp nhận trong lòng trí chúng ta. Việc đó không phải là điều Thiên Chúa muốn cho chúng ta, bởi thế dụ ngôn đó rất hợp cho Mùa Chay. Và dụ ngôn đó không phải là một đe doạ, nhưng là một ơn huệ. Thêm một năm nữa là ơn huệ cho cây vả thời gian để sinh hoa trái. Và ơn huệ thời gian đó có thể thúc đẩy chúng ta hết lòng làm điều gì để thay đổi đời sống chúng ta. Chẳng phải Mùa Chay thật là thời gian tốt cho chúng ta đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa sao?

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP


3rd SUNDAY OF LENT -C-
Exodus 3: 1-8a, 13-15; Psalm 103; 1 Corinthians 10: 1-6, 10-12; Luke 13: 1-9

Imagine that there were modern forms of communication in Jesus’ day---radio, television and the internet. Judging from today’s gospel, there would be two items at "the top of the news hour." People would also be calling friends and relatives, "Have you heard what happened?" Others would write email and text messages about the recent sad events. Upon hearing the tragic news people would say what we all tend to say at such times, "Oh, what a shame! How terrible! Oh, my gosh!"

What would the current news have been that would have stirred such responses? Judging from the beginning of today’s gospel there were two items on everyone’s tongues. While they didn’t have our modern forms of communication, Jesus’ contemporaries knew what had happened and they shared the news with Jesus. Bad news travels fast in any age. People told Jesus about the tyrant Pilate’s slaughter of Galileans who went to Jerusalem to offer sacrifice in the Temple. Apparently Pilate compounded the brutality by mingling their blood with the blood of their sacrifices. One can only imagine the details of what happened and the sense of outrage, impotency and humiliation the Jewish people would have felt about the murders that were compounded by sacrilege. Unfortunately people then and now were accustomed to the harsh excesses of oppressors.

At least Jesus’ contemporaries had a specific human to blame for this first piece of bad news. Jesus mentions a second tragic event that his listeners also knew about; a tower in Siloam had collapsed and 18 people were killed. While the first item of bad news could be blamed on human malice; what would the people have thought about the second? In Jesus’ time they would have deduced that God was punishing sinners. It is not unlike what people say these days when tragedy strikes, "What did I do that God is punishing me so?"

Jesus dispels this kind of thinking when he asks if his hearers thought the slaughtered Galileans were "greater sinners than all other Galileans." Or, that the 18 Siloam victims, "were more guilty than everyone else who lived in Jerusalem." Tragedy didn’t happen to those people because they deserved punishment for their sin. To credit their deaths to their guilt lets others off the hook and leads to fallacious thinking. "I must be doing fine in God’s eyes since my life is so good." People who are prosperous or healthy say they are "blessed." It is good to appreciate and be thankful for our lives; but today’s gospel suggests a caution. Our prosperity and well being have nothing to do with our virtue, nor is it a reward for goodness. Jesus brushes aside such presumptuous conclusions and challenges his hearers to examine their lives and make changes where necessary. Bad things happen and we can not put off changes we should be making, for we may not have the time we think we have. Life isn’t predictable and we can’t let our routines and regular daily patterns lull us into complacency. It may be later than we think.

I am reminded of a conversation I had recently with my sister. She told me about a childhood friend of ours who just had a massive heart attack and died. He seemed to have been in good health and had had a recent physical exam that had not indicated any problems. Our friend had no clue that his heart was about to give out. My sister commented, "You just never know what’s going to happen. You wake up in the morning and begin your day, but before the day is over, your life can change and never be the same. Poor Vinnie. I bet he woke up and felt fine that day." We all have either had or known about the experience my sister shared with me. Each day is a special gift, but we have no certitude about what the day will bring. Life doesn’t come with guarantees.

The real gift of God, Jesus says, isn’t our prosperity or that everything is going to go smoothly for us. Rather, God gifts us with mercy and time to change. To emphasize this point Jesus tells the parable of the fig tree. In the bible the fig tree often represents Israel (e.g. Jeremiah 24: 1-10). Fig trees required a lot of tending---like the care Israel required and received from God. It took three years for a fig tree to bear fruit—quite an investment of time, money, work and patience! When the owner of the orchard told his gardener to cut down the fig tree, it made perfect horticultural sense since it hadn’t borne fruit in the expected three years. "So, cut it down. Why should it exhaust the soil." The tree should have been replaced by a new one that would produce fruit in due time. But the gardener gets the owner to allow the tree another year. The fig tree is supposed to bear fruit to fulfill its purpose. A reprieve it given; but there is still a deadline.

What a grace time can be for us....to have space and time to grow, mature spiritually, reform our lives, serve the Lord and remove the obstacles, big and small, between God and us and between us and others. These are the gifts God offers us by giving us more time. Daily life may seem routine and a hectic grind, but if we open our eyes and reflect, we might see the gracious hand of God reaching out to us through friends and enemies; in the large and small breaks in the routine; in the quiet moments and even the frenetic rush; and in the surprises. God’s patience with us is extraordinary. Look at what we humans put Jesus through and still God didn’t give up on us; we are graced with time.

However, the parable isn’t open-ended. Time does run out, not just in the parable’s future, but in our lives--- sometimes in unexpected and even tragic ways. When that happens we might find ourselves emotionally and spiritually unprepared. That’s not what God wants for us, hence Jesus’ parable offers tolerance and patience before judgment. It is a good parable for Lent and it isn’t so much a threat as it is a grace: the year’s extension for the fig tree is a grace, because it offers reprieve with time to become fruitful; the warning is also a grace, because it can shake us out of our torpor and stir us to do something. And isn’t Lent a good time for such a response from us?
 
May quá, mình thoát nạn ! hay mình xứng đáng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:17 25/02/2016
MAY QUÁ, MÌNH THOÁT NẠN! HAY MÌNH XỨNG ĐÁNG?

(Chúa Nhật III Mùa Chay C)

Có thể nói một trong những đặc tính của thời đại hôm nay đó là tính thời sự. Nhờ phương tiện thông tin ngày càng hiện đại nên tin tức đó đây tức thời được cập nhật qua các phương tiện nghe nhìn. Chỉ ngồi trước màn ảnh truyền hình một lát thì ta có thể biết khá tường tận nhiều sự việc vừa xảy ra trên thế giới. Chịu khó thống kê một chút, thì chúng ta có thể kết luận rằng nhóm “hung tin” hình như đang chiếm thế thượng phong về tần suất được tường thuật, chẳng hạn như: chiến tranh, dịch bệnh, động đất, sống thần, lũ lụt, khủng bố, hỏa hoạn, bão tuyết…

Trước những tai ương hoạn nạn thì có những phản ứng khác nhau. Có người thì điềm nhiên như sự xảy ra là ở đâu đâu, không liên hệ gì đến mình. Cũng có thể thoặt đầu vẫn có cảm xúc ít nhiều nhưng rồi dần dà nghe thấy quá nhiều tai ương hoạn nạn, nên hóa thành vô cảm. Vô cảm trước hoạn nạn mà tha nhân đang gánh chịu là một thái độ đáng lên án. Thái độ này dễ nhận biết cách nào đó và chẳng ai muốn bị kết án là hạng người vô cảm, vì chính bản thân người vô cảm cũng ít nhiều nhận thấy cái sai trái của mình. Tuy nhiên có một phản ứng thoạt xem ra không đáng trách nhưng thật tai hại. Có thể gọi phản ứng này với câu nói ngoài miệng hay lời thầm trong lòng những người thuộc hạng này: “Hú hồn, may quá, mình vẫn bình yên, mình may mắn hơn! Hay mình đang xứng đáng?”.

“Mình may mắn hơn”. Một câu nói, đúng hơn là một phản ứng rất có thể có nơi nhiều người không bị tai ương hoạn nạn. Trước các biến cố cuộc đời, người ta vốn quen kết luận theo quy luật nhân quả “ở hiền thì gặp lành; làm ác thì chuốc dữ”. Chính vì thế khi một tai ương hay hoạn nạn xảy đến cho người này, người kia, thì người ta dễ quy kết nguyên nhân là do tội, do lỗi của các nạn nhân hay của mẹ cha, ông bà họ trước đây. Chính các tông đồ cũng đã từng hỏi Chúa Giêsu về nguyên nhân khiến cho một người bị mù từ lúc mới sinh mà tin mừng Gioan tường thuật: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến cho người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?”(Ga 9,2).

Cũng vì thói quen nhìn các sự kiện theo mối liên hệ nhân quả nên khi những tai ương hoạn nạn không ảnh hưởng gì đến chúng ta thì chúng ta rất có thể không chỉ nghĩ rằng may quá, mình không vương nạn mà còn có thể tự hào rằng mình đang còn tốt lành, còn đang xứng đáng. Đây quả là một thái độ ít nhiều vừa tắc trách lại vừa đáng trách.

Một tai ương, hoạn nạn xảy ra, có thể là do sự vận động của giới tự nhiên theo quy luật của nó như chuyện hết mưa thì trời lại nắng.., cũng có thể là do tác động của con người như chuyện biến đổi khí hậu bất thường do hiệu ứng nhà kính…, cũng có thể là do lỗi hay tội của người này, tập thể kia gây ra cho chính bản thân họ hay cho tha nhân, chẳng hạn như chiến tranh hoặc nhiều tai nạn giao thông…Là Kitô hữu, chúng ta vốn tin nhận rằng mọi người đều là anh chị em với nhau, có cùng một Cha trên trời thì không thể nào có thái độ vừa tắc trách vừa đáng trách trước các hoạn nạn, tai ương mà tha nhân đáng gánh chịu đó đây. Trái lại, chúng ta cần phải tích cực liên đới với họ và đồng thời phải biết cảnh tỉnh bản thân để hoán cải, đổi thay ngay hôm nay.

Sống tình liên đới: Thiên Chúa chúng ta tôn thờ không phải là một ông chủ vô tình hay một vị thần bàng quan với con dân. Khi mạc khải cho Môsê biết mình là “Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp”, thì Người muốn khẳng định rằng Người mãi đồng hành thiết thân với dân Người tuyển chọn và Người không bao giờ bỏ rơi dân Người. “Đức Chúa phán: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập…”(Xh 3,7-10). Sự liên đới của Thiên Chúa đã nên phổ quát và trọn hảo khi trao ban chính Người Con Một vì nhân loại chúng ta. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời…” (Ga 3, 16-17).

Sống tình liên đới với tha nhân, đặc biệt trong những hoàn cảnh hoạn nạn, tai ương mà tha nhân đang gánh chịu, thì trước hết cần ý thức rằng có thể do sự thiếu sót hay do tội lỗi của chính chúng ta đã làm cho tha nhân phải gánh chịu các cảnh bỉ cực ấy. Thứ đến, nếu giả như chúng ta “vô can” trong các hoạn nạn, tai ương ấy thì chuyện “máu chảy, ruột mềm” hay chuyện “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” là chuyện tự nhiên, đương nhiên phải có trong nghĩa tình anh em một nhà, cùng một Cha trên trời. Hơn nữa, trong niềm tin, chính tội lỗi mới là tai ương, hoạn nạn đáng sợ nhất. Noi gương Chúa Kitô, vâng lệnh Chúa Kitô, chúng ta “phải làm việc này mà nhớ đến Người”: đó là dùng chính con người của mình, xác thân mình, máu huyết, sự sống của mình để gánh tội của nhau, để làm cho nhau nên thanh sạch, được sống và sống dồi dào (x.1Cr 11,23-25).

Biết cảnh giác và tỉnh thức để hoán cải: Thánh Tông Đồ dân ngoại lưu ý: “Ai tưởng mình đứng vững, thì hãy coi chừng, kéo ngã” (1Cr 10,12). Trước chuyện một số người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu họ đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ đang dâng hoặc chuyện mười tám người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết, Chúa Giêsu đã cảnh báo người đương thời rằng chớ vội quy kết rằng họ có tội hoặc cho rằng mình vô tội hay đang xứng đáng, nhưng phải biết tỉnh thức mà sám hối ăn năn.

“Chưa tận thế đâu”. Một câu nói rất có thể có ích khi nhắc nhớ chúng ta chớ hấp tấp, nóng vội mà quên đi quy luật của thời gian. Tuy nhiên câu nói trên cũng có thể tố cáo sự thiếu cảnh giác và tỉnh thức của chúng ta. Nhiều tổ chức, nhiều chương trình, kế hoạch hay công việc đòi hỏi có thời gian tính. “Dục tốc bất đạt” vốn là kinh nghiệm có từ ngàn xưa. Thế nhưng, trong chuyện sửa sai, nhiều khi không thể để đến ngày mai, vì sẽ không còn có cơ hội hoặc vì hậu quả xấu đã ra trầm trọng, thành tình trạng di căn, khó có thể khắc phục. Đặc biệt trong việc hoán cải tâm hồn thì luôn cần phải làm ngay trong hôm nay, giờ phút này. Xin đừng quên rằng không phải một ngày, không phải một giờ, nhưng có thể chỉ một phút, một giây sẽ quyết định số phận, quyết định hạnh phúc đời đời của bạn, của chính tôi.

Một trong những thái độ sống cần thay đổi đó là sự bàng quang, vô cảm, an phận trước cảnh bỉ cực của tha nhân hoặc tự nhủ: may quá, mình không vương nạn, mình đang xứng đáng!

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Sandri nói Quốc đảo Síp là cầu nối giữa các dân tộc
Đặng Tự Do
19:51 25/02/2016
Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương, đã đến thăm cộng đồng Công Giáo Maronite nhỏ bé trên đảo Síp, nơi dân số chủ yếu theo Chính Thống Giáo Hy Lạp.

Trong lễ trọng kính Thánh Maron, Đức Hồng Y nói về những mong muốn của cộng đồng Maronite muốn được công nhận là một quốc gia có thể là trong một liên bang hiệp nhất, chứ không chỉ là một nhóm tôn giáo, hay một dân tộc thiểu số. Hòn đảo này đang bị phân chia một phần cho Thổ Nhĩ Kỳ.

“Để có thể là một cầu nối giữa các dân tộc, Síp không thể cho phép bản thân mình duy trì những bức tường, những hàng rào, và những chia cắt”

Đức Hồng Y Sandri cũng nhấn mạnh rằng “Điều cần thiết trên tất cả, như Đức Thánh Cha Phanxicô thường lặp đi lặp lại, đặc biệt là trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, là sự giải giáp khỏi trái tim con người những vũ khí và dìm mình trong ánh sáng của sự tha thứ và hòa giải.”

Ngài cũng nói về tình hình ở Li Băng, nơi đã không có tổng thống kể từ tháng 5 năm 2014 đến nay.

“Đây là một cái gì đó mà mọi người đã chờ đợi quá lâu, một cái gì đó mà cần thiết cho sự cân bằng trong khu vực”.
 
Nhà lãnh đạo Anh giáo nói ông được Vatican hỗ trợ trong cuộc họp các Giám Mục khối Hiệp Thông Anh Giáo
Đặng Tự Do
19:54 25/02/2016
Tổng giám mục Canterbury, Justin Welby, nói về tầm quan trọng của cuộc họp của các nhà lãnh đạo Anh giáo trong khối Hiệp Thông Anh Giáo vào tháng trước, và ghi nhận sự hỗ trợ của Vatican cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh quan trọng.

Trong Thông Điệp nhìn lại cuộc họp thượng đỉnh trong tháng qua tại Canterbury, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby nói cuộc họp đã tập trung vào việc chữa lành đặc biệt về vấn đề tính dục và cuộc sống gia đình. Điều này tương phản hoàn toàn với nhận định của các phương tiện truyền thông theo đó chủ đề chính trong cuộc họp là các kết hiệp đồng tính

Đức Tổng Giám mục Welby ghi nhận sự can thiệp quan trọng tại cuộc họp của Jean Vanier, người sáng lập của Cộng đồng Arche, cũng như sự hiện diện phái Augustine Phúc Âm truyền thống và người đứng đầu của Giáo Hội Roma San Gregorio al Celio mà ông mô tả là một “biểu tượng của sự đoàn kết đại kết” đáng chú ý.
 
Cảnh sát Pakistan đã bị buộc phải điều tra vụ bắt cóc thiếu nữ Công Giáo cưỡng ép kết hôn và cải sang đạo Hồi
Đặng Tự Do
19:55 25/02/2016
Một đại gia Pakistan trang bị súng AK cùng với ba người hầu đã xông vào công ty gia đình của một cô gái Công Giáo 22 tuổi tên là Nabila Bibi tại tỉnh Pattoki, bang Punjab. Tên này bắt cóc cô trước mặt gia đình sau đó bắt cô cải sang đạo Hồi và phải kết hôn với y.

Cảnh sát đã cố tình lờ đi vụ này. Sardar Mushtaq Gill, một luật sư người Công Giáo nói với UCANNEWS là anh bị nhiều người hăm giết vì lên tiếng buộc cảnh sát phải điều tra và giải thoát cho cô gái.

Ngày 18 tháng Hai, sau nhiều tháng giằng co, một tòa án tại Pakistan đã truyền cho cảnh sát phải điều tra vụ này.

Theo một báo cáo của Aurat Foundation, tại Pakistan, khoảng 1,000 cô gái các tôn giáo khác bị buộc phải cải sang đạo Hồi mỗi năm.
 
Đức Hồng Y Ortega nói “Chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp phát triển đất nước Cuba”
Đặng Tự Do
19:56 25/02/2016
Đức Hồng Y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục thủ đô Havana, hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Cuba vào tháng Ba. Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, Obama tuyên bố ông sẽ thăm hòn đảo này trong hai ngày 21 và 22 tháng Ba. Ông là tổng thống Mỹ tại chức đầu tiên thăm Cuba kể từ năm 1928.

Đức Hồng Y Ortega, người từng là “sứ giả đặc biệt” trong tiến trình Vatican giúp làm trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Cuba, nói với hãng tin Reuters rằng “chuyến thăm của Obama là một cái gì đó quan trọng cho đất nước chúng tôi. Nó có một tầm quan trọng thực tế bởi vì nó sẽ giúp ích cho sự phát triển của đất nước, cho người dân”.
 
Năng lượng mặt trời được sử dụng trong các trường học thuộc Tòa Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem
Đặng Tự Do
19:57 25/02/2016
Các trường học của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện. Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem cho biết tiến trình này đang được thực hiện tại các trường học ở thành phố Wasiyeh, Madaba và Karak của Jordan và tại Beit Jala, Beit Sahour và Ramallah của Palestine

Sự ra đời của hệ thống năng lượng mặt trời làn nhằm giảm hóa đơn tiền điện và cho phép tái sử dụng tiền tiết kiệm được trong các hoạt động đào tạo.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo tại Israel đang phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng toàn diện”, vì áp lực tài chính và áp lực mới từ các quan chức chính quyền địa phương. Đức Cha tổng đại diện tòa thượng phụ Giêrusalem đã nói như trên với thông tấn xã AsiaNews.

Đức Giám Mục Giacinto-Boulos Marcuzzo nói rằng một số quan chức địa phương đang gây áp lực buộc các nhà thờ Công Giáo phải nộp thuế, là điều mà trước đây các nhà cầm quyền vùng này dưới thời đế quốc Ottoman không bao giờ hỏi nơi các nhà thờ. Ngài cho biết, một số quan chức thành phố, thậm chí, đã phong tỏa các tài khoản của các nhà thờ Công Giáo và các dòng tu. Ngài lưu ý rằng họ “trích các khoản thuế trực tiếp từ tài khoản ngân hàng đang bị phong tỏa, vì thế chúng tôi có nguy cơ cuối cùng là thấy mình chẳng còn một cắc nào, thậm chí không còn tiền trả tiền điện, nước và khí đốt ... không còn thứ gì hết cả.

Đức Cha Marcuzzo nói hoàn cảnh của Giáo Hội tại Thánh Địa trở nên tồi tệ từ năm 2015 với sự sụt giảm mạnh số lượng khách hành hương đến thăm vùng này; mỗi năm giảm gần 30% so với năm trước.

Sự sụt giảm số khách hành hương khiến các Giáo Hội địa phương không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ nguồn thu đáng kể này. Thứ hai, các Kitô hữu sống ở Đất Thánh bị mất nguồn lợi kinh doanh, “gần 30% của các Kitô hữu làm việc trong lĩnh vực du lịch và hành hương giờ đây phải bươn chải kiếm miếng ăn” Thứ ba, sự sụt giảm về số lượng du khách đang kéo theo sự sự suy giảm những hỗ trợ cho các Kitô hữu Thánh Địa.

Đức Giám Mục Marcuzzo kêu gọi Kitô hữu trong thế giới phương Tây hãy đến thăm Đất Thánh. Ngài nói rằng họ không nên sợ hãi các cuộc xung đột. “Người Do Thái và người Hồi giáo luôn xem các khách hành hương là những người tìm kiếm Thiên Chúa và họ tôn trọng những người ấy”.
 
Nga phủ nhận đã tạo ra làn sóng khổng lồ những người tị nạn Syria
Đặng Tự Do
19:58 25/02/2016
Nga đã phủ nhận rằng các phi cơ của nước này đã dội bom vào các mục tiêu dân sự ở Syria trong bối cảnh những cáo buộc mới theo đó sự can thiệp quân sự của Mạc Tư Khoa tại Syria kể từ tháng Chín năm 2015 đã khiến hơn nửa triệu người Syria phải di tản.

Nhiều phương tiện truyền thông tố cáo Nga cố tình làm cho cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu trong năm 2016 thêm tồi tệ vì nhiều người Syria sẽ tràn ngập châu Âu đông hơn so với con số kỷ lục trong năm ngoái.

Một số nhân vật cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã cáo buộc Nga sử dụng những người tị nạn từ Syria như một công cụ địa chính trị để làm suy yếu thêm sự ổn định ở Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu, và liên minh quân sự NATO.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cáo buộc Nga “cư xử như một tổ chức khủng bố và buộc người dân phải chạy trốn” bằng cách thực hiện các cuộc không kích “mà không cần bất kỳ sự phân biệt nào giữa dân thường và binh sĩ, giữa trẻ em và người già.”

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain tỏ đồng ý với ý kiến này. Ông tin sự hỗ trợ của Tổng thống Nga Vladimir Putin dành cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang cố tình tạo ra một dòng người tị nạn mới nhằm áp đảo Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại của châu Âu.
 
Thông điệp video của Đức Thánh Cha gởi Dòng tên tại Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
23:39 25/02/2016
Dòng Tên ở Mễ Tây Cơ đã công bố một thông điệp video ngắn của Đức Giáo Hoàng gửi đến cộng đồng Dòng Tên tại nước này.

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi anh em Dòng Tên của mình tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của tất cả mọi người. Ngài nói: “Hãy tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của những người nam nữ Mễ Tây Cơ. Hãy tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của Chúa Giêsu, là Đấng đang khi còn trên Thánh Giá vẫn tiếp tục hoạt động cho những kẻ đóng đinh Ngài.”

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tuổi trẻ của Mễ Tây Cơ, Ngài nói rằng, “Mễ Tây Cơ có một khuôn mặt trẻ trung.”

Đức Thánh Cha lưu ý rằng Mễ Tây Cơ đang phải chịu đựng nhiều. Nhưng, ngài nói Mễ Tây Cơ là một đất nước vĩ đại, giàu có tuyệt vời. Ngài nhìn nhận Mễ Tây Cơ có một lịch sử độc đáo trong số các nước Mỹ Latinh.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài cầu nguyện cho anh em Dòng Tên, và xin họ cầu nguyện cho ngài và phó thác các vị cho sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Guadalupe.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc đời tận hiến của Linh mục Fernand Henri Marie Joseph Radelet, Thừa Sai Paris tại Việt Nam
Trần Văn Toan
17:21 25/02/2016
L.M. Fernand Henri Marie Joseph Radelet sinh ngày 24 tháng 1 năm 1924 tại làng Thilay (Ardennes), ở huyện Mezières, nhưng ngài đã trải qua thời thơ ấu tại Reims (vùng Marne). Cha mẹ của ngài, Paul và Blanche Radelet Parisse, kết hôn năm 1920 tại Dizy-le-Gros (vùng Aisne), làng Thiérache nằm gần Montcornet, khoảng ba mươi cây số về phía bắc của Laon, thủ đô vùng. Ông bố Radelet là "thợ làm cho vải láng và mịn" trong ngành công nghệ dệt may.

Anh trai của ông bố Charles Radelet, dòng Thừa Sai (MEP) (1886-1940) sau đó đã được đi truyền đạo ở Bắc Kỳ kể từ năm 1910, với sự gián đoạn 1914-1918 vì bị động viên phải về Pháp thời thế chiến I. Năm 1937 ngài nhập tu-viện Phước-Sơn và qua đời tại Hà Nội vào năm 1940.

Ông Bà Radelet có sáu người con, năm trai và một gái. Bà Radelet chết sớm khi sinh đứa con thứ bảy của họ. Họ là những Kitô hữu sùng đạo. Con gái của họ trở thành một nữ tu của Nữ tu viện thừa sai và cha Henri nhập dòng Thừa Sai như Bác của Ngài. Ngài đã có ý đi tu dòng này từ lúc sáu tuổi.

Bé Henry đã được rửa tội ngày hôm sau ngày sinh, 26 tháng 1 năm 1924, tại nhà thờ Thánh Remy de Thilay, thuộc tổng Giáo Phận Reims. Ngài chịu phép thêm sức ở Reims vào năm 1933 và rước lễ lần đầu vào năm 1935. Sau khi học hết tiểu học tại trường thánh Gioan Baotixita de la Salle do các Sư-Huynh đảm trách, cậu Henry đã học các lớp trung học liên tiếp trong ba tiểu chủng viện, tiểu chủng viện của Giáo Phận Reims từ 1936-1939, và trong các lớp tại dòng Thừa Sai từ 1939-1944 tại Menil-Flin (vùng Meurthe-et-Moselle) và tiểu chủng viện Beaupréau (vùng Maine-et-Loire).

Ngài nhập Đại Chủng viện Thừa Sai Paris ngày 15 tháng 11 năm 1944. Lớp 1924 được miễn nghĩa vụ quân sự, nên việc thụ huấn cho chức vụ linh mục của Ngài không bi gián đoạn. Ngài chịu chức cắt tóc ngày 22 Tháng 12 năm 1945, chức đọc sách ngày 29 tháng 6 năm 1946, chức giúp lễ ngày 28 tháng 6 năm 1947, phụ phó tế 29 tháng 6 năm 1948 và 18 tháng 12 năm 1948 chức phó tế, và cuối cùng là linh mục ngày 29 tháng 5 1949 ở tuổi 25.

Vào tháng Sáu 1949, Tổng bề trên, Giám mục Charles Lemaire (1900-1995) sai Ngài sang Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) và được tạm thời nhập Hội Thừa Sai ngày 18 tháng 9 năm 1949, một ngày sau ngày khởi hành sang Trung Quốc. Sau đó, ngài biết được là ĐGM Alexander Derouineau (1898-1973), được bổ nhiệm giám mục địa phận Côn Minh vào năm 1944, đã chỉ trích các vị bề trên của Paris đã gửi quá nhiều LM truyền giáo trẻ tuổi không lực lưỡng lắm (Côn Minh, Thành Phố của Mùa Xuân vĩnh cửu, có khí hậu rất tốt). Khi thấy Cha Radelet hùng mạnh đến nơi trong tháng 12 năm 1949, Đức Cha chắc đã có cảm tưởng là Ngài đã được các vị bề trên hội dòng đã nghe lời than của Ngài !

Hai tháng sau đó, vào tháng Hai năm 1950, Cộng quân đến đóng trại binh ở Côn Minh, làm cho vị thừa sai trẻ tuổi, sau sáu tháng học tiếng hoa tại tiểu chủng viện của Beilongtan, không thể làm được gì nhiều. Năm 1951, Đức Giám Mục Derouineau, cha Régis Moulin, hội dòng Thừa Sai (1908-1994) đương kim cho sở nhà thờ chánh toà, và cha Radelet bị bắt giam. Các vị bị quản thúc tại gia trong toà Giám Mục trong mười một tháng, nhiều lần bị tra vấn và bị kết án những hành động xấu do bịa đặt. Cuối cùng, một ngày trong năm 1952, một chiếc máy bay đưa các Ngài đến Trùng Khánh và từ đó các Ngài bị trục xuất sang Hồng Kông.

Tại Hồng Kông, Cha Paul Destombes (1902-1974), tổng đại diện, trao một sứ mệnh mới cho hai cha truyền giáo mới bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Sau khi một vài tháng nghỉ ngơi tại Hồng Kông, các ngài đã ra đi trong nhiệm vụ mới. Và cha Radelet, 28 tuổi, đã được gửi đến Giáo phận Hưng Hóa, phía Tây Bắc của Hà Nội. Ngài hoạt động bảy năm ở Sơn Tây và Yên Khoái.

Mùa xuân năm 1953 Ngài đến Sơn Tây, và ở đó để học tiếng Việt cho đến khi Việt Minh đến đóng. Sau đó, Đức Cha Jean-Marie Mazé, Hội Dòng Thừa Sai Paris (1897-1964), Đại Diện Tông Tòa Hưng Hòa, gửi Ngài lên Yên Khoái để thay thế Cha Yves Tygréat (1925-1954), chết vì mìn vào ngày 22 tháng 7 năm 1954. Ngài ở đó cho đến năm 1959. Đến tháng 5 năm 1956 Cha bị cấm di chuyển và sau đó mỗi tháng ngài được phép lên toà Giám Mục Sơn Tây một ngày. Năm 1959 ngài phải ở đó vài tháng cho đến khi bị trục xuất khỏi miền Bắc Việt Nam vào năm 1960.

Nhiều năm sau, ngài kể lại : "Năm 1960, tôi bị đưa ra toà án nhân dân, một « màn kịch thích thú » kéo dài năm tiếng đồng hồ ! Ở đây tôi thực được « sờ thấy » Chúa Thánh Linh, vì chính Ngài « thổi » những câu trả lời của tôi cho những câu hỏi của những cán bộ Cộng sản! Tôi bị nhốt trong hai tháng, đến ngày được thà, tôi chỉ còn da bọc xương. Các "đồng chí" [Cộng Sản] đã phải từ bỏ kế hoạch của họ [là trục xuất tôi] vì máy bay bị hỏng, và tôi phải trở về tù trong vài ngày, nhưng tôi không thấy bực bội vì « cú đòn nhỏ» mà « máy trời » đã đánh các cai ngục của tôi. Rồi ngày định mệnh đã đến và dù chằng xin xỏ gì ai, tôi đã phải trở về Pháp quốc. "

Quay lại Việt Nam ở miền Nam lần này, cha Henri Radelet, tuổi 36, bắt đầu làm việc trong giáo phận Kontum, điểm đến thứ ba của ngài. Từ năm 1960 đến 1963, ngài ở Cheo Reo, giáo xứ Việt Nam của Cha Jacques Dournes, Hội Dòng Thừa Sai Paris (1922-1993), chăm sóc những người dân tộc. Cha Radelet bắt đầu công việc phục vụ người kinh, những người đã bị bỏ quên trước khi ngài tới. Từ 1963-1965, Ngài phục vụ tại Thuần Mẫn.

Năm 1965 cha Radelet được bổ nhiệm làm giáo sư tại tiểu chủng viện Kontum, được chuyển năm 1973 lên Đà Lạt vì chiến tranh. Ơn gọi thì rất nhiều, cả hai lớp đệ thất đều đầy mỗi năm. Ngài dạy tiếng Pháp cho các chủng sinh hai lớp đó. Cha tâm sự sau này: "thánh giá của tôi là sửa các bài viết, quá nhiều lỗi. Cha Alphonse Desroches (1922-1989) bấy giờ mới cho tôi thấy những bài làm của các chủng sinh lớp đệ tứ, trình độ thật khá hơn nhiều. Từ đó tôi biết cảm nhận điều hữu ích của công việc của tôi ". Một trong những học trò cũ của ngài viết: Cha Radelet rất vui tính và hiếm khi than phiền về cuộc sống hàng ngày tại Kontum, dù rất nghèo nàn và hiu quạnh."

Sự chiếm đóng Miền Nam Việt Nam bởi thể chế Hà Nội vào năm 1975 khiến ngài bị trục xuất lần thứ ba bởi một quyền lực cộng sản. Điểm thứ tư và cuối cùng mà cha Radelet được gửi đến là Tân Đảo hay Tân Thế Giới (New Caledonia hay Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp). Cha Denys Cuenot, qua người thân là một Linh Mục dòng Maria cũng làm việc ở đó, đã là động cơ của sự gây dựng lại, tại đảo lớn này, một nhóm nhỏ các linh mục đồng nghiệp cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam như ngài. Đến Tân Đảo vào đầu tháng 5 năm 1975, Cha Cuenot đã liên tục tiếp đón các cha Pierre Jeanningros (1912-2006), Marius Boutary, Olivier Deschamps (1921-2007), Jean Kermarrec (1924-2014), và cuối cùng là các cha Radelet và Henri Paul Bardet (1922-1990). Cha Radelet sẽ nhiều lần đảm trách nhóm các linh mục dòng Thừa Sai này. Mỗi năm một lần, ngài tụ họp các bạn đồng nghiệp trong một bữa ăn và đôi khi Đức Giám Mục được mời đến tham dự buổi hội ngộ mà ngài rất thích.

Năm 1976 cha Radelet được 52 tuổi và gần 27 năm của cuộc đời truyền giáo, 3 năm ở Trung Quốc, 24 tại Việt Nam. Khi ngài đến Tân Đảo ngài đâu ngờ rằng ngài sẽ sống 73 đó hơn bốn mươi năm, còn lâu hơn cả ở châu Á.

Đức Giám Mục Eugene Klein, Tổng Giám Mục Noumea từ 1972 đến 1981 (tiền thân của Đức Giám Mục Michel Calvet), gửi cha tới làng Canala (cách thủ đô Nouméa hơn 16O cây sồ về phía bắc) với cha Jean Kermarrec, một nơi nổi tiếng là khó khăn. Cha Kermarrec rời Canala để tới làng Thio vào đầu tháng Ba năm 1987. Cha Henri Radelet ở lại đó mãi đến tháng Giêng năm 2010. Từ năm 1994, hai vị là hai người cuối cùng của nhóm HỘI DÒNG THỪA SAI PARIS vùng Tân Thế Giới ở lại trong nước.

Sau khi tham gia Đại Hội Dòng Thừa Sai Ba-Lê vào năm 1992, Cha Radelet sẽ không bao giờ trở về đất Pháp nữa. Niềm mong ước được chết trong sứ mệnh của ngài đã được toại nguyện. Mặc dù khoảng cách giữa ngài với các bạn đồng nghiệp sống trên các lục địa khác không cho phép các ngài gặp nhau, ngài vẫn luôn gắn bó cách sâu thẳm với Hội Dòng. Ngài luôn quan tâm đến những gì các vị đang sống và ngài đọc mỗi ngày sau kinh tối một kinh nguyện ngắn gọn kính Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng cho các mục vụ truyền giáo.

Cha Radelet là một mục tử hiền lành luôn lo lắng cho sự cứu rỗi của đàn chiên Chúa giao phó, không hề quản ngại nhọc nhằn để gặp họ, để tìm hiểu họ và phục vụ họ. Ngài thường đi đến mỗi bộ lạc, ít nhất mỗi tháng một lần, thăm người dân Canala, Méhové, Boikaine, Gelima, Mia, Nakéty, Copelia, Kéredji, Ného, Cayou, Emma, ​​Raco, Kouaoua, Koh và Niéré. Ngài tìm đủ cách để biết các trẻ em bằng cách tụ tập chúng để trao đổi giáo lý.

Tại trung tâm của giáo xứ Canala, cha Radelet đã huy động các tín hữu để thay thế ngôi nhà thờ cổ đã được xây dựng vào năm 1926 bằng một nhà thờ rộng lớn hơn theo kiểu kiến trúc địa phương và đã được khánh thành năm 2002. Vì cha Radelet yêu tha nhân, ngài đau khổ trước những cơn đau huỷ hoại họ , vui mừng trước những tiến triển của họ, và ngài luôn cổ động các tín hữu sống cách trọn vẹn như là con cái của Thiên Chúa. Nếu ngài vui mừng vào năm 1976 khi được gửi tới Tân Thế Giới, mà ngài không biết chút gì, bởi vì ngài tìm thấy ở đó nhiều người Việt Nam, nhưng ngài cũng tìm cách làm quen người dân địa phương, mà ngài luôn tôn trọng một cách hết mực những quy tắc của cuộc sống chung.

Ngài nói với một cha đồng nghiệp năm 2006: "Tôi đã là nạn nhân đầu tiên của những biến cố tháng tư năm 1988. Có người đến để ăn cắp xe hơi của tôi. Tôi chỉ đủ thời giờ để hét lên : "Bạn trả lại cho tôi, tôi cần nó!". Vài giờ sau đó, chiếc xe bị đốt cháy trong một con mương. Một hành động vô căn cứ. " Tuy thế ngài đã không giữ oán giận, vì ngài đã từng chứng kiến nhiều hành động tương tự khi ngài còn là một nhà truyền giáo trẻ.

Sức khỏe của cha Radelet giảm mạnh vào cuối thập niên đầu của thế kỷ 21. Từ năm 2008, ngài không thể đi bộ mà không có một khung tập đi. Ngài đã phải nhiều thời gian nằm viện và phải nghỉ ở nhà dòng các sơ hèn mọn ở Noumea vào tháng Mười năm 2010. Sự ở không thật là một thử thách lớn cho ngài. Ngày 23 tháng 1 năm 2010, Cha Henri Radelet đã từ giã giáo xứ Canala thân yêu của mình. Ngài còn sống được sáu năm, được chăm sóc kỹ bởi các nữ tu và nhân viên của "Nhà mình", được đùm bọc bởi Đức Cha Michel Calvet và hàng giáo sĩ của ngài, và luôn luôn sung sướng khi đón tiếp các giáo dân cũ của mình ở giáo xứ Canala. Từ 2012 đến 2014, người bạn cũ của ngài là Cha Jean Kermarrec đã đến nghỉ chung với ngài trong nhà dòng.

Cuối năm 2015, sức khỏe của cha Henri Radelet càng giảm. Ngày 01 Tháng Hai 2016, ngài qua đời một cách êm ái trong phòng của ngài, tỉnh táo đến cùng. Thi hài ngài được chôn cất tại nghĩa trang giáo xứ Canala chờ ngày sống lại đầy hạnh phước. "Đó là một nhà truyền giáo thực sự, và ngài rất thương người", là lời của một nhà truyền giáo đồng nghiệp khi nhớ về cha Radelet. Lạy Chúa, xin cho ngài đầy hồng ân của Chúa đến muôn đời !
 
Cơ hội làm mới đức tin: Thường huấn cho qúi chức tại Giáo xứ Bảo Yên
Lm Nguyễn Văn Thành
17:38 25/02/2016
LÀO CAI - Trong những ngày đầu Năm Mới, mọi người còn nô nức đi vui xuân thì hôm nay ngày 25.02.2016, giáo xứ Bảo Yên thường huấn cho Ban Hành Giáo, Giáo Lý Viên và Thừa Tác Viên. Dịp này, giáo xứ tổ chức thường huấn tại giáo họ Hàm Rồng – một giáo họ cuối cùng của giáo xứ Bảo Yên. Giáo họ Hàm Rồng thuộc xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Hàm Rồng là 1 trong 6 giáo họ thuộc giáo xứ Bảo Yên. Số nhân danh của Hàm Rồng có hơn 270 người.

Hình ảnh

Người dân chủ yếu làm nương đồi nên đời sống vật chất quả thật khó khăn. Mọi sự là họ tự cung tự cấp vì họ sống xa mặt phố. Họ có thể biếu cha con gà, cân măng chứ không có tiền mặt mấy khi. Nhưng cũng vì thế mà đời sống đạo của họ còn rất sốt sáng, đơn sơ và vui vẻ.

Hôm nay, đến phiên giáo họ Hàm Rồng được đăng cai tổ chức thường huấn, mọi thành viên trong Ban Hành giáo rất vui vẻ và giáo dân cũng hăng say đóng góp để lo bữa ăn cho các mọi người tham dự thường huấn.

Nhận thức được lỗ hổng về đời sống đức tin và chiều sâu về hiểu biết Đạo, bởi trong quá khứ đây là vùng cách mạng, quý cha phu trách đã tăng cường thường huấn cho giáo dân, cách riêng cho đội ngũ giúp việc. Mỗi tháng một lần quý cha gặp gỡ chia sẻ và tìm hiểu cách khắc phục cho họ bằng sự hiểu biết của mình và bằng phương cách mới.

Đội ngũ thường huấn dịp này gồm 3 linh mục và 2 nữ tu. Nội dung thường huấn gồm Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, Phụng vụ Thánh lễ, Sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô, thực hành sư phạm giáo lý, chia sẻ những thông tin liên quan đến Giáo Hội, Giáo phận và giáo xứ, xét mình xưng tội và cuối cùng là Thánh lễ. Thời gian từ 8g00 đến 17g00. Kinh phí ăn uống trong những ngày thường huấn thì mỗi họ đăng cai sẽ tự lo liệu do giáo dân đóng góp. Nếu họ nào không lo được thì cha xứ sẽ chi cho mỗi người 20 ngàn đồng để dùng bữa trưa.

Tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ chúng con được bình an và giáo dân còn sốt sáng tham gia vào công việc tông đồ.

Thánh lễ kết thúc lúc 16g45 trong tâm tình hân hoan cảm tạ. Quý cha và mọi thành viên tham dự thường huấn chụp chung một kiểu hình làm kỷ niệm. Mỗi người chia tay nhau mà lòng còn lưu luyến. Hẹn gặp lại vào ngày này tháng sau tại giáo họ khác.

CHƯƠNG TRÌNH THƯỜNG HUẤN BHG - GLV- TTV
TẠI GIÁO HỌ HÀM RỒNG- GIÁO XỨ BẢO YÊN
Ngày 25 tháng 02 năm 2016

Buổi sáng:
8h00 – 8h45: Giáo lý hội thánh Công Giáo (cha Oai)
9h00-9h45: Giáo lý hội thánh Công Giáo (cha Oai)
10h00-1045: sứ điệp Mùa Chay của ĐTC Phanxicô (cha xứ)
10h50 – 11h25: phụng vụ Thánh lễ (cha Trường)
11h30: ăn trưa
12h30: nghỉ trưa

Buổi chiều:
13h30 – 14h30: sư phạm giáo lý ( Di Lan)
14h45- 15h45: tĩnh tâm xưng tội
16h00 Thánh lễ
Sau Thánh lễ: giải tán.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kẻ tố cáo giáo sĩ ấu dâm bị lột mặt nạ
Vũ Văn An
17:21 25/02/2016
Ngày 9 tháng Mười năm 2015, một cựu “cậu giúp lễ” ở Philadelphia tới trình diện văn phòng Bác Sĩ Stephen Mechanick để làm một cuộc thẩm định phân tâm học, loại dành cho tòa án (forensic). Cuộc thẩm định này kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ vì hai người phải làm khá nhiều chuyện. Daniel Gallagher là một thanh niên mảnh khảnh 27 tuổi với hàm râu lưa thưa, thường được biết dưới tên “Billy Doe”. Dưới cái tên giả ấy, anh đã tạo ra nhiều tít tin tức lớn trong năm 2011 khi anh cho rằng anh đã bị bề hội đồng lúc học lớp 5 và lớp 6 bởi hai linh mục và một giáo viên Công Giáo xứ Thánh Jerome.

Sau đó, Gallagher trở thành nhân chứng hàng đầu của quan tòa cấp quận trong hai vụ hình sự có tính lịch sử. Chứng từ sinh động của anh đã giúp kết án 3 người bị tố cáo xâm phạm, và cả Đức Ông William Lynn, cựu thư ký Tổng Giáo Phận Philadelphia phụ trách giáo sĩ, người bị kết án là đặt phúc lợi trẻ em vào chỗ nguy hại. Đức ông là nhà quản trị Công Giáo đầu tiên của cả nước phải vào tù vì đã không giám sát thoả đáng các linh mục xâm phạm tình dục.

Câu truyện Billy Doe bị bề hội đồng hấp dẫn đến độ lôi cuốn cả ký giả Sabrina Rubin Erdely của tờ Rolling Stone. Cô mô tả Billy Doe trong câu truyện năm 2011 tựa là “Hồ Sơ Mật Tội Ác Tình Dục Của Giáo Hội Công Giáo” như một “đứa trẻ dịu dàng, hiền từ với dáng trẻ thơ tốt lành” bị “chuyền tay” một cách nhẫn tâm từ hết tên xâm phạm này tới tên xâm phạm kia. Theo các trội trạng do Erdely thuật lại, hai linh mục và một giáo viên Công Giáo “đã hiếp và kê gian đứa trẻ 10 tuổi, đôi khi còn bắt em trình diễn màn cởi quần và chuốc say em bằng rượu lễ sau Thánh Lễ”.

Erdely cũng là ký giả sau này tường thuật về “Jackie”, một sinh viên ở Đại Học Virgnia, người cho rằng cô bị bề hội đồng bởi 7 người đàn ông tại một cuộc vui chơi của hội sinh viên. Câu truyện năm 2014 này, từng được lên hàng đầu các bản tin báo chí và truyền hình trong nhiều tuần lễ, nhưng sau đó bị chính “Jackie” vạch trần là láo khoét, do đó bị Rolling Stone thu hồi và hiện là nguyên nhân của nhiều vụ kiện phỉ báng.

Xem tường trình của Bác Sĩ Mechanick, độ đáng tin của Billy Doe cũng tương tự như độ đáng tin của “Jackie”. Trong tường trình dài 40 trang này, do Newsweek có được, nhà phân tâm học của tòa án thuật lại kết quả thử nghiệm Gallagher bằng phương pháp gọi là Minnesota Multiphasic Personality Inventory hay MMPI-2 như sau:

“Khách hàng rõ ràng là thiếu chín chắn và bê tha, thao túng người khác vì các mục tiêu của mình… Anh từ khước, không nhận trách nhiệm đối với các vấn đề của chính anh. Rất có thể anh có một ý niệm quá đáng hay khuếch đại về khả năng riêng và giá trị bản thân. Anh nghiêng về phía ưa khóai lạc và có thể đã dùng rượu hay ma túy. Anh ta rõ ràng khá bốc đồng, và sẵn sàng hành động chống người khác bất cần hậu quả… các nét hoang tưởng và đổ lỗi cho người ngoài rất có thể đã hiện hữu… Tác phong thao túng và tự phục vụ mình của anh có thể gây những khó khăn lớn cho những người thân cận anh… Một cá nhân với một hồ sơ như thế này thường được coi là có Nhân Cách Hỗn Loạn (Personality Disorder), rất có thể là Hoang Tưởng hay Cá Tính Thụ Động-Gây Hấn (Passive-Aggressive Personality). Các triệu chứng hỗn loạn ảo giác khá rõ trong mẫu lâm sàng này.

Bị MMPI-2 lột mặt nạ, Gallagher nhìn nhận danh đã nói láo và cung cấp cho Bác Sĩ Mechanick “các tín liệu không đáng tin” về việc anh lạm dụng ma túy và lịch sử phân tâm học, cũng như bối cảnh bản thân và y khoa của anh. Sau khi khổ công duyệt xét hồ sơ y khoa của anh thu lượm được từ 28 cơ sở phục hồi ma túy, bệnh viện, bác sĩ và huấn đạo viên ma túy, mà Gallagher thường lui tới, nhà phân tâm học đã viết rằng Gallagher thừa nhận anh ta “không luôn trung thực với các nhà cung cấp dịch vụ y khoa của anh”. Như năm 2007 và một lần nữa năm 2011, anh ta cho rằng mình là nhân viên phụ tá y tế và là một người trượt nước chuyên nghiệp đã bỏ nghề thể thao vì ghiền ma túy; anh cũng cho rằng đã bị chứng sa ruột.

Tất cả các điều trên có thể bị coi là chuyện không đáng kể, nhưng Gallagher còn cung cấp “các tín liệu mâu thuẫn và không đáng tin” về lịch sử việc anh bị lạm dụng tình dục, cũng như “các tín liệu mâu thuẫn và không đáng tin” về những điều chuyên biệt liên quan đến các vụ tấn công mà anh cho là của hai linh mục và một giáo viên. Bác Sĩ Mechanick viết rằng: “về phương diện phân tâm học hay tâm lý học, không thể kết luận một cách hợp lý và chắc chắn rằng Ông Gallagher lúc còn là một đứa trẻ đã bị lạm dụng tình dục”.

Nhà phân tâm học trên không phải là người duy nhất hoài nghi nặng nề đối với Billy Doe và câu truyện của anh ta. Điều tra viên điều khiển cuộc điều tra của chánh án quận Philadelphia về các lời tố cáo của Gallagher chống hai linh mục và một giáo viên cũng đã có nhiều hoài nghi đáng kể. Trong một lời khai mật do Newsweek có được, Điều Tra viên đã về hưu Joseph Walsh, ngày 29 tháng 1 năm 2015, được hỏi về 9 điều không nhất quán đáng kể về sự kiện trong câu truyện của Gallagher. Viên điều tra này chứng thực rằng khi ông hỏi Gallagher về các điều không nhất quán này, Gallagher thường chỉ ngồi đó và không nói gì cả. Hoặc chỉ cho biết lúc đó anh ta đang say ma túy. Hay kể môt câu truyện khác.

‘Hút hết máu’

Ngoài việc là nhân chứng hàng đầu của quan tòa cấp quận Philadelphia trong hai vụ xử hình sự, Gallagher còn khởi tố một vụ dân sự chống Tổng Giáo Phận Philadelphia năm 2011, cũng như các người bị hắn tố cáo tấn công tình dục, cha Charles Engelhardt, cựu linh mục Edward Avery và cựu giáo viên Bernard Shero. Theo hai nguồn tin, Tổng Giáo Phận đã thương lượng với Gallagher vào tháng Tám, năm 2015, để trả anh 5 triệu mỹ kim.

Cựu linh mục Avery và cựu giáo viên Shero hiện vẫn đang ngồi tù. Cha Engelhardt chết trong tù tháng Mười Một năm 2014, chỉ vài giờ sau khi vị linh mục 67 tuổi bị còng tay vào chân giường bệnh viện, bị nhân viên có vũ trang canh chừng và bị từ khước cuộc giải phẫu tim có thể cứu sống ngài. Các thành viên của hội dòng của Cha, Hiến Sĩ Thánh Phanxicô Đệ Sales, vẫn tiếp tục đấu tranh giải oan cho ngài; các vị đã trả tiền cho Bác Sĩ Mechanick thẩm định Gallagher nhân vụ kiện dân sự.

Không bao lâu sau khi nhận được phúc trình của Bác Sĩ Mechanick vào ngày 28 tháng Mười, luật sư của Gallagher, là Slade McLaughlin, đã bãi nại vụ dân sự chống các bên bị ngay đêm trước khi chọn bồi thẩm đoàn. Một số người suy đoán rằng luật sư McLaughlin, người từ khước lời yêu cầu của Newsweek cho biết nhận định của ông hay của thân chủ ông, đã rút lại vụ kiện vì đã rút hầu như hết hầu bao của bên bị chính là Tổng Giáo Phận Philadelphia. Nhiều người khác suy đoán rằng luật sự McLauglin không muốn đặt Gallagher trước tòa để khỏi bị hạch hỏi về bản phúc trình theo lệnh tòa của nhà phân tâm học. Nhưng người ta đã có nhiều lý do hoài nghi tính khả tín của Gallagher từ lâu, trước phúc trình của Bác Sĩ Mechanick nhiều. Hắn vốn là người dùng và buôn bán bạch phiến, từng bị đuổi khỏi 2 trung học và từng ra vào 23 trung tâm phục hồi ma túy trong hơn 10 năm. Anh ta từng bị bắt giam 6 lần vì ma túy và ăn cắp, trong đó có vụ đánh cắp ma túy với ý định phân phối 56 túi bạch phiến.

Các vụ tấn công tình dục bị Gallagher tố cáo diễn ra trong các niên học 1998-1999 và 1999-2000, khi anh ta lên 10 và 11. Ngay từ đầu, anh ta đã kể một câu truyện không ai tin được, vì rất ghê tởm, bị anh ta luôn thay đổi chi tiết. Khi tường trình lần đầu việc anh bị lạm dụng cho hai nhân viên xã hội của Tổng Giáo Phận Philadelphia vào ngày 30 tháng 1 năm 2009, Gallagher cho rằng Cha Engelhardt gạ gẫm anh sau Thánh Lễ 6 giờ 30. Anh nói rằng vị linh mục ép anh uống rượu lễ rồi hiếp anh bằng đường hậu môn phía sau chiếc cửa đóng kín của phòng áo lễ trong một cuộc tấn công kiểu “đóng cọc” kéo dài từ 7 giờ sáng tới trưa. Sau vụ cưỡng hiếp, Gallagher cho rằng vị linh mục đe dọa anh, nói rằng “nếu mày nói với bất cứ ai, tao sẽ giết mày”.

Nhưng Gallagher kể cho Bác Sĩ Mechanick một câu truyện khác hẳn, giống y hệt câu truyện anh nói với đại bồi thẩm đoàn và tại vụ hình sự, rằng anh và vị linh mục đã cùng thủ dâm và khẩu dâm với nhau. Vụ 5 giờ hiếp hậu môn và lời đe dọa của Cha Engelhardt không còn nữa.

Gallagher kể với hai nhân viên xã hội của Tổng Giáo Phận rằng trong cuộc tấn công thứ hai, Avery “đánh vào ót anh ta và anh ta ngã xuống”. Khi tỉnh dậy, “anh ta hoàn toàn trần truồng, hai tay bị trói bằng giải áo giúp lễ”. Gallagher cho rằng vị linh mục hiếp anh qua hậu môn, vả vào mặt anh và “bắt anh hút hết máu từ ngọc hành ông ta”. Gallagher nói rằng khi màn tấn công đầy tội ác này kết thúc, vị linh mục đe dọa nếu anh nói với bất cứ ai, ngài sẽ “treo anh lên từ bầu tinh hoàn và giết anh từ từ”.

Nhưng khi nói với cảnh sát và làm chứng trước đại bồi thẩm đoàn, anh bỏ chi tiết đánh vào ót, cũng như việc bị trói bằng giải áo giúp lễ, bị vả vào mặt và buộc phải hút máu. Anh cũng bỏ cả việc vị linh mục “treo anh lên từ bầu tinh hoàn”.

Thay vào đó, Gallagher nói rằng anh đã cùng thủ dâm và khẩu dâm với cựu linh mục Avery và mô tả cuộc tấn công sau đó lúc vị linh mục này buộc anh phải trình diễn màn cởi truồng.

Thoạt đầu, Gallagher nói với các nhân viên xã hội rằng người thứ ba tấn công anh, tức giáo viên Shero, yêu cầu anh ở lại sau giờ học và đề nghị lái xe đưa anh về nhà. Gallagher cho rằng ở trong xe, giáo viên Shero đấm anh vào mặt, cố gắng xiết cổ anh bằng cách quàng dây an toàn quanh cổ anh, khẩu dâm anh và bắt anh thủ dâm ông ta.

Gallagher cho rằng cuộc tấn công trên diễn ra ở bãi đậu xe của một chung cư gần nhà anh và Shero nói với anh nếu anh nói với ai, “tao sẽ biến đời mày thành một hỏa ngục sống”.

Nhưng khi Gallagher làm chứng ở tòa vào năm 2013, anh không nói Shero bắt anh ở lại sau giờ học. Lần này, anh bảo: Shero dừng xe lại và đề nghị đưa anh về nhà, và cuộc tấn công diễn ra ở bãi đậu xe. Anh không còn nhắc tới việc bị đấm vào mặt, dây an toàn xiết cổ và lời đe dọa biến đời anh thành hỏa ngục sống.

Khi đối chất trước tòa về những điều không nhất quán về sự kiện như trên, Gallagher nói rằng anh dùng nhiều ma túy và nói chung “đang trong trạng thái gần như hôn mê” lúc nói chuyện với hai nhân viên xã hội nên không nhớ đã nói với họ những gì. Tuy nhiên, hai nhân viên xã hội làm chứng rằng Gallagher đi đứng và nói năng bình thường, không hề có mùi rượu và xem ra không có bất cứ triệu chứng bất thường nào khi được họ phỏng vấn. Frawley-Dea, một nhà tâm lý học lâm sàng do các luật sư của Gallagher thuê, viết rằng: khi bà khảo sát Gallagher, anh ta “thừa nhận rằng thoạt đầu anh ta có tô son đánh phấn cho việc bạo hành và mức độ những điều xẩy ra cho anh… Lúc ấy và bây giờ anh ta rất ngượng ngùng; mặc cảm tội lỗi đến độ ‘không làm gì cả… không chấm dứt [cuộc tấn công]’, tự trách mình đến độ cố gắng làm cho mình có vẻ bị trấn áp quá độ, bất lực về thể lý, và không có khả năng đánh trả như thực sự anh có”.

Khi nói với Frawley-O’Dea, Gallagher cũng đưa ra một kết thúc mới cho câu truyện hiếp dâm của Shero. Trong phiên tòa năm 2013, anh chứng thực rằng sau cuộc hiếp dâm, “tôi đơn giản bước ra khỏi xe và cuốc bộ về nhà”. Nhưng anh nói với Frawley-O’Dea rằng sau khi hiếp dâm anh, Shero “liệng cậu bé ra khỏi xe và lái xe chạy thẳng”.

Khi kể lại câu truyện khó có thật của mình lần đầu tiên cho chánh án quận, Gallagher đang bị giam tại Nhà Tù Graterford vì tội vi phạm quản chế. Ngày 28 tháng Giêng, 2010, cảnh sát viên Andrew Snyder lái xe đưa anh từ trại giam tới văn phòng chánh án quận, nơi cha mẹ anh ta đang đợi, cùng với phụ tá chánh án quận là Mariana Sorensen thuộc Đơn Vị Điều Tra Đặc Biệt.

Khi Snyder và Sorensen phỏng vấn Gallagher, lúc ấy 21 tuổi, cha mẹ anh ta, gồm cả người cha làm thượng sĩ cảnh sát tại Philadelphia, được phép ngồi nghe cuộc phỏng vấn…Văn phòng chánh án quận đã dành cho Gallagher điều được chính các luật sư bào chữa coi là “cuộc đối xử trải thảm đỏ” vì Gallagher vốn là một trong số ít người được coi là nạn nhân bị lạm dụng tình dục mà các lời tố cáo được xếp vào loại có tính pháp qui nghĩa là căn cứ vào đó, có thể truy tố kết án.

Trong phúc trình của ông, Bác Sĩ Mechanick thuật lại các câu truyện đầy mâu thuẫn mà Gallagher đã kể cho nhiều bác sĩ và các huấn đạo viên về ma túy nghe về điều anh cho là lịch sử bị lạm dụng tình dục hồi còn nhỏ của mình. Trước khi anh nói với Tổng Giáo Phận rằng anh bị hai linh mục và 1 thầy giáo hiếp lúc 10 và 11 tuổi, Gallagher cho các bác sĩ hay, anh từng 1) bị một người bạn gạ gẫm lúc 6 tuổi, 2) bị một người láng giềng lạm dụng tình dục lúc 6 tuổi, 3) bị một thầy giáo tấn công tình dục lúc 7 tuổi, 4) bị 1 người bạn gạ gẫm lúc 8 hay 9 tuổi và 5) bị 1 thiếu niên 14 tuổi tấn công tình dục lúc lên 9.

‘Thèm khát quyền tố tụng’

Tại Philadelphia, vụ Billy Doe tiếp tục là tin tức trang đầu của các báo chí sau phiên tòa nguyên thủy kết án Đức Ông Lynn cả ba năm. Ngày 22 tháng Mười Hai, tòa thượng thẩm của tiểu bang Pensylvania hủy bỏ lần thứ hai việc kết án Đức Ông Lynn và ra lệnh phải xử lại. Ban xét xử gồm ba chánh án phán quyết rằng quan tòa xử án trong vụ này, M. Teresa Sarmina, đã lạm dụng sự suy xét của mình khi chấp nhận làm bằng chứng chống Đức Ông Lynn 21 vụ lạm dụng tình dục phụ trội từ năm 1948, 3 năm trước khi vị giáo sĩ 64 tuổi này ra đời!

Tuy nhiên, Đức Ông Lynn vẫn không được ra khỏi nhà tù sớm hơn chút nào. Ngài tiếp tục làm thủ thư viện cho nhà tù với đồng lương 19 xu một giờ, chờ kháng án của Chánh Án Quận Philadelphia, Seth Williams. Tháng rồi, Chánh Án Quận đã đệ nạp một kiến nghị đòi tái luận nghị vụ án trước cả 9 chánh án của toà chống án. Sarmina cũng chống lại việc thả tự do cho Đức Ông Lynn. Chánh án này vốn nhiều lần bác bỏ đơn xin tại ngoại hầu tra của ngài.

Đức Ông Lynn đã ngồi tù 18 tháng của án tù 6 năm vào ngày 26 tháng Mười Hai, năm 2013, khi tòa thượng thẩm hủy bỏ việc kết án ngài và ra lệnh ngài “phải được thả ngay”. Nhưng Chánh Án Sarmina ra lệnh: ngài phải bị quản thúc tại nhà xứ và buộc phải đeo khóa điện tử ở cổ chân.

Ngày 27 tháng Tư, năm 2015, lệnh hủy bỏ đã bị tòa cao nhất của tiểu bang Pensylvania hủy bỏ, và chánh án quận đã đệ nạp một kiến nghị thu hồi việc tại ngoại hầu tra của ngài. Sarmina đồng ý và sau 16 tháng bị quản thúc tại gia, đã tống Đức Ông Lynn trở lại nhà tù.

Tại cuộc họp báo ngày 28 tháng Mười Hai, Chánh Án Quận Williams thề sẽ làm bất cứ điều gì có thể làm được để giữ Đức Ông Lynn trong tù, “nơi ông ta thuộc về”, nếu cần thì xử lại. Được tái cử làm Chánh Án Quận lần thứ hai cho nhiệm kỳ 4 năm, Williams từ chối không bình luận gì theo yêu cầu của tờ Neewsweek.

Ngày 3 tháng Giêng vừa qua, nhà bình luận của Philadelphia Daily News là Christine Flowers, vốn là một luật sư, đã phê phán Chánh Án Quận một cách nặng nề. Cô viết rằng thoạt đầu Williams “đang nhắm một là hào quang hai là một chức vụ cao hơn” thì bị khuynh đảo bởi “lòng thèm khát quyền tố tụng” (prosecutorial lust) trong cuộc trường chinh nhằm bỏ tù Đức Ông Lynn…

Cô viết thêm: “Đức Ông Lynn rõ ràng đã bị kết tội sai, bị từ khước phiên xử công bằng vì các phán quyết sai lầm về chứng cớ, và do đó bị giam giữ để trừng phạt". Cô mô tả Đức Ông Lynn như “con chiên hy tế cho đám đông giận dữ của những người bênh vực các nạn nhân” nhưng thêm rằng “Hiện đang có cơ may rất tốt là ngài sẽ được minh oan và việc khởi tố sẽ được vạch trần là hành vi trả thù trống rỗng”.

Ma túy và vũ khí đánh người

Hoàn toàn trái với cung cách mô tả Daniel Gallagher của Chánh Án Quận và truyền thông (“một đứa trẻ dịu dàng, hiền từ với cái nhìn dễ ưa của con trai”), trang Facebook của riêng anh ta có nhiều hình ảnh anh ta đang bật bật ngón tay giữa và trông giống một người sẵn sàng làm khiếp đảm cậu giúp lễ cổ điển.

Ngoài việc không ngừng thay đổi các câu truyện bị hiếp dâm của mình, người ta còn rất nhiều lý do khác nữa để tin rằng Gallagher là một người chuyên nói láo. Bác Sĩ Mechanick sử dụng các hồ sơ của trường anh ta học và của y khoa để bác bỏ nhiều khiếu nại cho rằng anh ta bị thương cả thể lý lẫn tâm lý do các vụ lạm dụng tình dục gây ra suốt trong nhiều năm qua.

Trong vụ kiện dân sự chống tổng giáo phận, Gallagher cho rằng ngoài việc bị “chấn thương về thể lý do các hành vi hiếp dâm và kê gian qua ngả miệng và/hoặc qua ngả hậu môn ra, anh còn “chịu nhiều chấn thương tâm lý và xúc cảm, kể cả các xáo trộn căng thẳng hậu chấn thương, biểu lộ qua các chứng bệnh thể lý như mất ngủ, ăn mất ngon, đau ở ngọc hoàn và nôn mửa không kiểm soát được… Nguyên cáo đã chịu và còn tiếp tục phải chịu đau đớn trong tâm trí và cơ thể, bị sốc, đau khổ về xúc cảm, các biểu hiện thể lý của xáo trộn xúc cảm, xấu hổ, mất hết tự tin, cảm thấy hổ thẹn, bị nhục mạ, mất hết niềm vui sống, từng bị và tiếp tục đau khổ về tâm linh”.

Tuy nhiên, Bác Sĩ Mechanick kết luận rằng “thành tích học tập của Gallagher không hỗ trợ cho lời khai của anh ta rằng anh ta bị các triệu chứng về xúc cảm và tác phong do các lạm dụng tình dục”. Anh ta cho rằng sau các vụ tấn công tình dục của các linh mục, anh không còn hứng thú đi học, thường vắng mặt luôn và bị bệnh nặng. Nhưng điểm hạng của anh không suy giảm lúc học lớp 5 và lớp 6. Anh cũng không gia tăng số ngày nghỉ học.

Hồ sơ y khoa của Gallagher cũng không hỗ trợ việc anh cho là mình bị các triệu chứng về xúc cảm và tác phong. Anh nói với đại bồi thẩm đoàn năm 2010 rằng mình “ho rũ rượi và thổ thốc thổ tháo” sau khi bị cho là hiếp dâm lúc học lớp sáu do thầy giáo phụ trách lớp. Chính vì thế, anh được gửi tới một bác sĩ chuyên khoa. Nhưng Bác Sĩ Mechanick quả quyết rằng “Hồ sơ y khoa của Ông Gallagher làm chứng rằng ông ta đã có vấn đề hô hấp và đường ruột trước các vụ bị cho là hiếp dâm, thuộc giai đoạn cuối thập niên 1980”.

Dù trong vụ kiện dân sự, Gallagher cho rằng anh ta bị đau ở tinh hoàn do bị hiếp dâm, một khiếu nại anh ta cũng đã đưa ra tại tòa hình sự, Bác Sĩ Mechanick cũng không nghĩ như vậy. Nhà phân tâm học của tòa án thấy rằng hồ sơ y khoa của Gallagher cho thấy chứng đau tinh hoàn của anh ta có từ tháng Tư 1999, một năm trước ngày anh ta cho là mình bị Shero hiếp, tức tháng Năm năm 2000.

Gallagher chứng thực tại phiên xử rằng anh ta mất “ký rất nhiều” sau khi bị Shero tấn công. Tuy nhiên, nhà phân tâm học này viết “Trọng lượng và chiều cao được ghi chép của Ông Gallagher khi tới phòng khám của ông và trên biểu đồ tăng trưởng của anh ta cho thấy có sự gia tăng nhất quán trước, trong khi và sau khi” cho là bị tấn công.

Bác sĩ Mechanick kết luận rằng “hoạt động xã hội của Gallagher sau khi cho là bị lạm dụng không nhất quán với lời khiếu nại của ông ta cho là mình bị cô lập về phương diện xã hội và là một ‘người lẻ loi’ vì bị lạm dụng tính dục”. Gallagher chơi môn khúc côn cầu và túc cầu lúc học tiểu học, và bác sĩ Mechanick còn chỉ ra rằng ở tòa dân sự, anh ta làm chứng rằng mình đã làm việc cho niên giám của trường và là thành viên của nhóm chơi cờ “chess”, nhóm nghệ thuật và nhóm toán. Gallagher cũng chứng thực rằng ở trung học anh ta có 5 bạn gái và 4 bạn trai.

Bác Sĩ Gallagher cũng kết luận rằng cả hai cha mẹ của Gallagher đều đã mâu thuẫn với khiếu nại của con trai họ cho rằng anh ta kinh qua một thay đổi lớn về nhân cách sau khi cho là bị tấn công. Trong một văn thư không đề ngày, Bà Sheila Gallagher, một y tá chuyên nghiệp, nói với huấn đạo viên của con trai bà từ năm 2004 tới năm 2007 rằng “biến cố chính, thay đổi đời sống” đối với con trai bà là khi bà anh chết vì ung thư năm 2002. Người bà này vốn được mô tả như người mẹ thứ hai của Daniel; anh ta có một hình xăm lớn tượng chịu nạn trên lưng với hàng chữ “Tưởng Nhớ Maggie”. Hai tháng sau khi bà cụ qua đời, Gallagher bị đuổi khỏi Trung Học Đức Tổng Giám Mục Ryan vì sở hữu ma túy và dụng cụ đánh người (knuckles).

Sheila Gallagher kể cùng một câu truyện này cho đại bồi thẩm đoàn vào ngày 12 tháng Mười Một, năm 2010:

Hỏi: Có khi nào, bà nhận thấy sự thay đổi lớn trong tác phong của Daniel không?

Thưa: Có. Lúc cháu 14 tuổi, khi vào trung học, năm đầu ban trung học, cháu không còn là đứa trẻ như trước đây nữa. Cháu gây nhiều phiền phức cho chúng tôi.

Hỏi: Tốt. Trước đó, nhân cách của cháu ra sao?

Thưa: Trước đó, xét về căn bản, cháu là người rất làm người ta hài lòng, hoạt động, vui tươi và cho tới lúc đó, cháu được một số người xác nhận hoặc là Dennis Đe Dọa hoặc là bé trai tiêu biểu của Mỹ.

Hỏi: Tốt. Thế là cháu bỏ trường St Jerome và vào trung học?

Thưa: vâng.

Hõi: Và lúc ấy, điều gì khác diễn ra?

Thưa: Năm đầu bắt đầu vào tháng Chín, và qua tháng Hai, chúng tôi được mời tới và cháu bị đuổi khỏi (Trung Học) Đức Tổng Giám Mục Ryan vì sở hữu marijuana và có vật dụng đánh người bằng đồng.

Văn phòng chánh án quận ở Philadelphia đã làm cho các mâu thuẫn về sự kiện ấy biến mất bằng cách viết lại chứng từ của người mẹ trước đại bồi thẩm đoàn. Phúc trình cho đại bồi thẩm đoàn năm 2011 của văn phòng chánh án quận quả quyết “mẹ của Billy cũng nói với chúng tôi về sự thay đổi đáng kể trong nhân cách của con trai bà trùng hợp với vụ lạm dụng… Mẹ của Billy quan sát thấy đứa con trai thân thiện, xã giao, hạnh phúc biến thành một bé trai cô đơn, rầu rĩ. Cậu ta không còn chơi thể thao hay xã giao với bạn bè nữa. Cậu tự tách mình ra và bắt đầu hút marijuana lúc 11 tuổi”.

Suốt trong ba năm, chánh án Williams từ khước trả lời các câu hỏi về sự sai lầm về sự kiện này trong phúc trình của ông ta cho đại bồi thẩm đoàn, cũng như 20 sai lầm khác về sự kiện cũng trong bản phúc trình này, một bản hiện vẫn còn được đăng tải trên trang mạng chính thức của văn phòng chánh án quận. Trong một lời bình luận trực tuyến đối với câu truyện trước đây của tờ Neewsweek, Sorensen, người không còn làm việc tại văn phòng chánh án quận nữa, đã phản bác rằng có nhiều sai lầm trong bản phúc trình. Vào giữa tháng Giêng, văn phòng chánh án quận được đệ trình một danh sách liệt kê 20 sai lầm, nhưng nhất định không bình luận chi.

Người cha làm thượng sĩ cảnh sát của Gallagher là James Gallagher Sr. cũng nói với đại bồi thẩm đoàn rằng nhân cách con trai ông thay đổi lúc ở trung học. Tại phiên xử Engelhardt và Shero năm 2013, James Gallagher Sr. được hỏi con trai ông có những vấn đề về nhân cách khi nào. Ông trả lời: “Năm đầu ở Trường Đức Tổng Giám Mục Ryan, cháu bị đuổi. Và ít lâu sau đó, lúc chúng tôi bắt đầu thấy mọi vấn đề về tác phong… Cháu trở nên khép kín hơn. Cháu trở thành một kẻ lẻ loi. Khi bị đuổi khỏi ngôi trường này, cháu không còn là đứa trẻ trước đây nữa… Cháu thay đổi từ thằng Danny của tôi thành một bé trai khác tôi không biết”.

Bác Sĩ Mechanick đề xuất một nguyên nhân cho sự thay đổi ấy. Ông viết: “Tín liệu của cha mẹ Ông Gallagher cho thấy các thay đổi tác phong của con trai họ có liên quan tới việc anh ta lạm dụng ma túy”. Ông James Gallagher Sr. làm chứng rằng con trai ông ghiền ma túy có lẽ vào khoảng 14 tuổi.

Dù tại phiên dân sự, Daniel Gallagher cho là mình bị “mất lòng tự trọng, bị ghét bỏ, bị nhục mạ, và không còn niềm vui sống nữa”, Bác Sĩ Mechanick đã có một kết luận ngược hẳn lại. Ông viết rằng các lời phát biểu của anh ta với ông, cũng như các hồ sơ y khoa và cách chứng từ của anh ta trong vụ xử dân sự, “cho thấy: bất chấp việc anh ta có bị lạm dụng hay không, điều kiện phân tâm học của anh ta đã cải thiện thực sự”.

Năm 2013, một trong các huấn đạo viên về ma túy của anh viết “lòng tự trọng của anh đã cải thiện rất nhiều và anh ta tiếp tục học cách xử lý với đời sống hàng ngày của mình mà không cần ma túy”.

Hiện nay, Gallagher làm việc cho ông nội anh tại cơ sở thiết kế vườn hoa và công viên. Theo Bác Sĩ Mechanick, “anh ta cảm thấy tốt hơn về chính mình hơn là trong quá khứ. Anh ta quả quyết rằng anh có cảm tưởng đang cố gắng bắt đầu cuộc sống của mình và hiện đang có một gia đình và một nghề làm ăn tốt đẹp”.

Bác Sĩ Mechanick viết thêm: “Kết quả MMPI-2 của Ông Gallagher hỗ trợ cho kết luận này: Ông Gallagher hiện không còn xáo trộn phân tâm học nào do việc bị coi là lạm dụng tính dục gây ra” và kết quả thử nghiệm “không cho thấy ông bị trầm cảm, lo lắng, căng thẳng hậu chấn thương, hay bất cứ xáo trộn phân tâm học nào vốn được gán cho điều ông gọi là lạm dụng tình dục”.

Anh ta thật may mắn

Khi cảnh sát viên điều tra Walsh bị hạ chức ngày 29 tháng Giêng, 2015, trong vụ kiện dân sự của Gallagher chống tổng giáo phận và những người bị tố cáo lạm dụng anh ta, người cảnh sát thâm niên 35 tuổi này được hỏi về lời quả quyết của Gallagher cho rằng Engelhardt hiếp anh ta sau một Thánh Lễ sáng sớm lúc anh học lớp năm.

Vấn đề ở đây là mẹ của Gallagher luôn giữ một cuốn lịch tỉ mỉ tại bếp của bà, ghi mọi sinh hoạt hàng ngày của hai đứa con trai, trong đó có ngày giờ khi chúng được chỉ định làm cậu giúp lễ. Và không hề có lần nào trong trọn năm Gallagher học lớp năm tên anh được bà ghi trên cuốn lịch là làm cậu giúp lễ trong một Thánh Lễ sáng sớm cả.

Khi Walsh hỏi Gallagher về sự mâu thuẫn trên, điều tra viên này nói “anh ta không trả lời tôi”.

Walsh cho biết ông đối chất với Gallagher về “nhiều điều không nhất quán và cách các câu truyện bị thay đổi”. Ông nói tới các thời điểm, nơi chốn và hoàn cảnh của các vụ cho là bị tấn công. Walsh nói: “đại đa số đều không nhất quán và tôi lưu ý anh ta về điều đó, nhưng anh ta không trả lời… Anh ta chỉ im lặng… hoặc nói ‘lúc ấy tôi nặng ma túy quá, nên không nói gì’”.

Hoặc anh ta nói một câu truyện khác hẳn.

Thí dụ, phúc trình của đại bồi thẩm đoàn năm 2011 nói rằng khi Billy Doe còn là một học sinh trung học, mẹ anh thấy 2 cuốn sách giáo khoa về lạm dụng tình dục dưới giường anh ta. Theo bồi thẩm đoàn, khi bà hỏi anh ta về các cuốn sách này “anh ta che đậy cho những người lạm dụng anh ta bằng cách nói với bà rằng anh có chúng vì một bài làm tại trường”. Hệ luận ở đây là cậu nhỏ dại dột “Billy” cố gắng làm hòa với việc lạm dụng mà cậu đã chịu đựng.

Nhưng Gallagher nói với Walsh một câu truyện khác hẳn. Walsh chứng thực rằng “một ngày kia ở văn phòng chánh án quận, anh ta thấy cuốn sách trên bàn của tôi, và anh ta chỉ vào những chữ thụt vào trên bìa cuốn sách. Anh ta nói anh ta dùng cuốn sách để nghiền thuốc lấy say”.

Walsh hỏi Gallagher về vụ anh cho bị Engelhardt tấn công sau Thánh Lễ hồi tháng Mười Hai năm 1998. “Anh ta nói với tôi anh cuốc bộ từ nhà tới nhà thờ để giúp Thánh Lễ lúc 6 giờ 15”, Walsh chứng thực như thế để chứng tỏ có sự sai lệch đôi chút về thì giờ khác với thì giờ anh kể cho các nhân viên xã hội nghe. “Và rồi khi vụ hiếp dâm đã chấm dứt, anh ta rời phòng áo lễ và đi tới trường và ngồi trên bậc cấp của trường cho tới khi trường mở cửa”.

Walsh nói: Gallagher nói với ông rằng “cha mẹ anh ta để anh ta cuốc bộ gần 3 phần tư dặm vào lúc 6 giờ kém 15 vào buổi sáng mùa đông” từ nhà tới nhà thờ, và “không có ai ở đó để gặp anh ta sau Thánh Lễ và đưa anh về nhà và giúp anh chuẩn bị đến trường”.

Walsh chứng thực rằng ông có nhắc nhở Gallagher rằng trường không mở cửa cho tới 7 giờ 30 sáng “lúc ấy anh ta nói ‘thì tôi ngồi ở bậc cấp' cho tới lúc trường mở cửa". Walsh nói ông có thông báo cho Gallagher hay ông đã lấy được một lời phát biểu của anh trai của anh ta là James Gallagher Jr. vào ngày 19 tháng Giêng năm 2012; lời phát biểu này cho hay bất cứ khi nào anh phải giúp lễ, cha mẹ anh đều lái xe đưa anh tới và về từ nhà thờ. Ở phiên xử, bà Sheila Gallagher chứng thực rằng bà là một bà mẹ trực thăng vận, bà lái xe đưa cả hai con trai đi dự Thánh Lễ rồi trở về nhà dù nhà thờ chỉ cách nhà chưa tới 1 dặm.

Được hỏi là Daniel Gallagher có trả lời chi đối với sự mâu thuẫn trong câu truyện của anh ta không, thì Walsh trả lời: “không, anh ta không trả lời chi”.

Trong khi ấy, bốn người đã bị vào tù vì các lời cáo buộc của Gallagher, và một người trong số này đã chết trong tù. Trong lễ an táng Engelhardt, linh mục James Greenfield, bề trên tỉnh Hiến Sĩ Thánh Phanxicô đệ Sales, tiết lộ rằng hôm trước phiên toà hình sự của ngài, Cha Engelhardt đã tham dự cuộc thương thảo nhằm tha ngài với điều kiện phải phục vụ cộng đồng. Nhưng thay vào đó, cha dã bị án từ 6 tới 12 năn tù “vì cha sẽ không thể tự khai man về mình bằng cách nhận là có tội để ‘thương lượng’ mà thừa nhận một tội ngài không phạm”.

Hãy nói truyện với 8 luật sư bào chữa trong các vụ xử hình sự, tất cả đều nói với bạn rằng Daniel Gallagher là một kẻ nói dối kinh niên, một tên tìm đủ cách để moi tiền và là một tên tán phét. Họ không thể tin anh ta lại may mắn đến thế. Sau khi văn phòng chánh án quận đưa anh ta ra khỏi tù để anh ta kể lại các câu truyện bị lạm dụng tình dục, anh ta đã bị bắt hai lần vì sở hữu ma túy, trong có lần bị bắt vì sở hữu với ý định phân phối 56 túi bạch phiến. Nhưng nhờ luật sư hình sự của anh ta, số bạch phiến ấy đã bị loại không được coi là bằng chứng. Lần bị bắt tiếp theo, vì tội sở hữu chất bị kiểm soát, cũng thoát sau 9 lần liên tiếp trong 18 tháng, khi văn phòng chánh án quận cho anh ta dự một chương trình phục hồi cấp tốc mà cứ sự thường anh ta không đủ điều kiện.

Hiện nay, Daniel Gallagher là một người tự do với một hồ sơ sạch sống tại Florida với người vợ mới của anh ta, người đang có mang đứa con đầu tiên của họ. Và nhờ Tổng Giáo Phận Philadelphia, anh ta cũng là một triệu phú.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Tre
Tấn Đạt
18:52 25/02/2016
CẰU TRE
Ảnh của Tấn Đạt
Cầu tre lắc lẻo, cầu tre gập ghềnh.
Cầu tre một nhịp chênh vênh,
Bắc ngang dòng nước lênh đênh sóng bèo .
Cầu tre lắc lẻo, cheo leo,
Những đêm trăng xế, trăng treo đầu cầu .
(Trích thơ của Kiên Giang)