Ngày 07-02-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:06 07/02/2015
CHỌN LỰA CỦA EM BÉ MỒ CÔI
N2T

Có một phú ông rất có lòng tốt, mời một đoàn các em mồ côi đến nhà mình tham quan, và hứa rằng chúng nó có thể chọn lựa một thứ gì đó trong nhà của ông ta để làm quà, thế là các em mồ côi rất vui vẻ chạy lăng xăng khắp nơi trong nhà, chuẩn bị chọn thứ mà chúng nó thích nhất.
Nhưng có một em bé chần chừ không có thái độ gì cả, thế là phú ông hỏi nó:
- “Lẽ nào không có thứ gì để cháu thích sao ?”
Em bé chạy lại ôm ông ta thật chặt và nói:
- “Thưa ông, cháu có thể chọn ông được chứ ?”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
- Các em cô nhi vui vẻ hào hứng chọn lựa cho mình cái mà mình thích, nhưng em bé mồ côi thì từ từ suy nghĩ không vội vàng nên chọn cái gì – Người trong thế gian ai cũng vui vẻ hào hứng chọn lựa cái mà mình thích ở thế gian này, nhưng người Ki-tô hữu thì luôn cầu nguyện trước khi hành động để chọn cho đúng.
- Giữa rất nhiều đồ chơi đẹp em bé mồ côi không ham chọn thứ gì để làm kỷ niệm, nhưng em muốn chọn ông chủ là chủ nhân của các đồ chơi – Giữa rất nhiều những cám dỗ tiền tài, danh vọng và xác thịt của thế gian, chúng ta không chọn lựa gì cả, nhưng chọn Đấng tạo dựng nên vũ trụ là Thiên Chúa.
Sự chọn lựa của em bé mồ côi là sự chọn lựa khôn ngoan mà chúng ta phải bắt chước, bởi vì chính chúng ta là những người đáng thương hại nhất khi chúng ta chọn thế gian mà bỏ thiên đàng, chọn thú vui vật chất mà bỏ Thiên Chúa là căn nguyên mọi sự.
Chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp của mình là người khôn ngoan nhất, bởi vì có Chúa là có tất cả.
Các thánh nam nữ đã làm như thế khi ở thế gian này: chỉ chọn Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:10 07/02/2015
Chúa Nhật 5 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin Mừng: Mc 1, 29-39
“Đức Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật”.


Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su xuất hiện như vị cứu tinh của người nghèo, người bệnh tật và người bị quỷ ám, Ngài đã trở thành vị cứu tinh của họ, bởi vì không một ai chạy đến với Ngài mà trở về tay không. Nhưng đồng thời Đức Chúa Giê-su xuất hiện cũng như là cái gai trong mắt của những người biệt phái và những người kinh sư thông luật, bởi vì lời giảng dạy của Ngài làm cho dân chúng thích thú tin theo, và lòng họ nhận được một niềm an ủi trong kiếp sống lầm than khổ cực và đầy bệnh tật.

Đức Chúa Giê-su chữa bệnh
Ngài chữa bệnh không như các lương y thời ấy và các bác sĩ thời nay. Các lương y và bác sĩ chữa bệnh nơi thân xác, còn Ngài chữa lành tâm hồn trước và đồng thời cũng làm cho thân xác được khỏe mạnh; các bác sĩ và lương y thì cho hết toa thuốc này đến phương thuốc nọ, mà bệnh nhân đôi lúc vẫn không thuyên giảm; còn Ngài chỉ nói một lời, đụng đến người bệnh, thì họ lập tức lành bệnh, Ngài không nại đến quyền năng của ai cả, nhưng tự nơi Ngài một quyền uy phát ra làm cho mọi bệnh tật tiêu tan, vì Ngài chính là Thiên Chúa.

Các lương y và bác sĩ thì treo bảng quảng cáo tài nghệ của mình để chiêu dụ bệnh nhân, còn Ngài thì lại cấm bệnh nhân không được nói với ai về việc mình đã được lành bệnh, nhưng càng cấm thì thiên hạ càng đua nhau loan truyền công việc kỳ diệu mà Ngài đã làm cho họ, chính vì điểm này mà người biệt phái tức tối, ghen tương và giết chết Ngài trên thập giá. Người ta sợ Ngài tranh giành ảnh hưởng với họ.

Đức Chúa Giê-su là người linh mục hôm nay
Người ta mua một chiếc xe mới liền đến xin linh mục làm phép xe cho họ; người ta mua một ảnh tượng mới cũng tới xin linh mục làm phép cho họ; người ta mới cất một căn nhà đẹp cũng đến xin linh mục làm phép nhà cho họ; linh mục đến thăm nhà, họ cũng mời linh mục chúc lành cho họ và gia đình. Không phải người ta tin dị đoan, nhưng người ta tin Đức Chúa Giê-su nơi con người của linh mục –người đã được đặt tay và xức dầu thánh để chúc lành- người ta xác tín linh mục là người của Đức Chúa Ki-tô đang thay mặt Ngài để giáng phúc cho họ, do đó, dù biết rằng linh mục vẫn chỉ là một con người như họ, có những bất toàn và những thói hư tật xấu, nhưng họ vẫn tin tưởng và yêu mến Đức Chúa Ki-tô nơi vị mục tử của mình.

Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su chính là người linh mục hôm nay, Ngài đang vất vả khó nhọc kiếm tìm con chiên lạc trong giáo xứ của mình; Ngài đang âm thầm cầu nguyện cho những con chiên nghèo đói của mình có được cuộc sống hạnh phúc; Ngài đang bị sỉ nhục trên đường công tác mục vụ, Ngài đang bị chống đối bởi những thế lực ma quỷ nơi những con người đã từng chống đối Giáo Hội, Ngài đang buồn sầu vì có những mục tử không như Ngài biết yêu mến và phục vụ đàn chiên của mình...

Đức Chúa Giê-su cũng chính là các linh mục, là lương y chữa lành các tâm hồn bệnh hoạn bởi tội lỗi, bởi vì khi cử hành các mầu nhiệm thánh và các bí tích thì các ngài nhân danh Đức Chúa Giê-su, chứ không nhân danh chính cá nhân mình để cử hành, do đó mà Đức Chúa Giê-su hành động trong hành động cử hành của linh mục, để tuôn đổ ơn sủng của Ngài trong mỗi cử hành mầu nhiệm cứu độ.

Gợi ý suy tư:
1- Tôi là linh mục của Đức Chúa Giê-su, trong công tác mục vụ, đôi lúc tôi bị ngay chính giáo dân của tôi chống đối, phê bình, tôi có nhận thấy Ngài nơi con người họ hay không ?
2- Tôi là người Ki-tô hữu, có những lần tôi nghe nói linh mục này bê bối lăng nhăng, linh mục kia không chu toàn bổn phận của một mục tử, và thậm chí tự mắt tôi nhìn thấy linh mục nọ hạnh kiểm không tốt... Những lúc như thế, tôi có nhìn thấy được Đức Chúa Giê-su nơi các ngài không ?
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:13 07/02/2015
N2T

17. Trong mắt Thiên Chúa không có gì là thấp hèn, Ngài dùng bất cứ việc gì để tình yêu được đáp ứng.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:15 07/02/2015
TIỆC TẤT NIÊN
Cha sở nói với cha phó và ban hành giáo: tiệc tất niên phải mời tất cả những người đang phục vụ giáo xứ, chẳng hạn như phải mời các chú bác gác cổng, thư ký giáo xứ, ông từ nhà thờ, anh bảo vệ, các em lễ sinh và đại diện các đoàn thể trong giáo xứ tham dự.
Ông trưởng ban đại diện nói rằng những người gác cổng, thư ký, bảo vệ.v.v...đều làm ăn lương nên không phải mời.
Cha sở nghiêm mặt nói:
- “Tiệc tất niên không phải để ăn cho no cho béo, mà là dịp để giáo xứ cám ơn họ, và là dịp để mọi người hàn huyên vui vẻ với nhau. Các công nhân ở các công ty xí nghiệp vẫn ăn lương vậy, nhưng người ta lại thưởng cho thêm lương tháng thứ mười ba và quà tết nữa. Giáo xứ cần phải làm hơn thế nữa khi có điều kiện, bởi vì dù làm để lãnh lương hay không thì cũng đều là phục vụ, tinh thần huynh đệ bác ái là ở đó...”
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói chuyện với các học sinh khuyết tật
Lm. Trần Đức Anh OP
10:01 07/02/2015
VATICAN. Chiều 5-2-2015, ĐTC đã nói chuyện với các học sinh khuyết tật qua Video viễn liên và khích lệ các em vượt thắng những khó khăn do tình trạng tật nguyền của mình.

Cuộc gặp gỡ được tổ chức tại Hội trường Thượng HĐGM ở Vatican nhân dịp kết thúc Hội nghị quốc tế lần thứ tư của tổ chức ”Scholas Occurentes” (Liên trường), một mạng quốc tế các trường học, được thành lập tại Buenos Aires, Argentina, do ý muốn của ĐHY TGM sở tại hồi đó là Jorge Bergolio, nay là Đức đương kim Giáo Hoàng. Ngày nay Liên trường lớn mạnh và bao gồm 400 ngàn trường học rải rác tại 5 châu. Cuộc gặp gỡ với sự tham dự của Đại học Công Giáo Lumsa ở Roma và được nối qua Video với 260 người khác, cùng với các trẻ em khuyết tật tại nhiều nước Mỹ, Phi, Australia, Trung Đông..

Các học sinh đã kể cho ĐTC những khó khăn của họ do tình trạng tật nguyền. Ngài nhắn nhủ các em: ”Trong tất cả các con có một cái hộp đựng đồ quí giá, đựng khó tàng. Công tác của các con là mở hộp ấy và rút ra kho tàng, làm cho nó tăng trường, trao tặng người khác và cũng nhận những điều quí giá từ người khác. Mỗi người chúng ta đều có một kho tàng trong nội tâm. Nếu chúng ta khép kín nó trong mình, thì nó vẫn nằm tiềm ẩn, nếu chúng ta chia sẻ với người khác thì kho tàng ấy được gia tăng nhờ những kho tàng đến từ những người khác nữa”.

Trong cuộc nói chuyện, ĐTC cũng nhận xét tình trạng ”hiệp ước giáo dục” ngày nay, trong gia đình, tại trường học, nơi quê hương và trong nền văn hóa, đã bị phá vỡ, nghĩa là: xã hội, cũng như gia đình và các tổ chức khác ủy thác việc giáo dục cho những nhân viên lo về giáo dục, cho các giáo chức, thường không được trả lương ít, nhưng lại mang trách nhiệm này trên vai...” Theo ĐTC, hiệp ước giáo dục cần được mọi người đón nhận và thi hành để đánh bại cuộc khủng hoảng của nền văn minh.

ĐTC bày tỏ sự gần gũi với các giáo chức trong công tác khó khăn này và ngài đề cao kinh nghiệm của tổ chức Scholas Occurentes, kinh nghiệm này làm nổi bật cố gắng muốn tái tạo hiệp ước giáo dục một cách hòa hợp và đề cao con đường văn hóa, thể thao và khoa học để kiến tạo những nhịp cầu. Tổ chức Liên trường muốn hợp ngôn ngữ của trí tuệ với ngôn ngữ của con tim và ngôn ngữ của đôi tay”. (RG 5-2-2015)
 
Đức Thánh Cha cổ võ tông đồ giáo dân tại thành thị
Lm. Trần Đức Anh OP
16:20 07/02/2015
Đức Thánh Cha cổ võ việc huấn giáo dân để họ có thể dấn thân làm tông đồ trong môi trường thành thị.

Đây là nội dung bài huấn dụ của ngài trong buổi tiếp kiến thứ Bẩy 7 tháng 2, dành cho các Hồng Y, Giám Mục, linh mục và giáo dân tham dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, tiến hành tại Rôma từ ngày 5 đến 7-2-2015 về chủ đề “Gặp gỡ Thiên Chúa giữa lòng thành thị. Những cảnh loan báo Tin Mừng trong Ngàn năm thứ ba”.

Trong số các tham dự viên có 14 Hồng Y và Giám Mục, cùng với 20 giáo dân nam nữ thành viên của Hội đồng.

Tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha kêu gọi đừng có thái độ bi quan và chủ bại đứng trước tình trạng trong các thành phố người ta sống vội vã và đãng trí, trái lại cần có cái nhìn đức tin về thành thị, một cái nhìn chiêm niệm, “khám phá Thiên Chúa đang ở trong các gia cư, trên các đường phố, nơi các quảng trường” (E. Gaudium 71)... “Nhất là các tín hữu giáo dân được kêu gọi đi ra ngoài mà không sợ sệt, để gặp gỡ con người thành thị, trong các hoạt động thường nhật của họ, trong công việc của họ - cá nhân cũng như gia đình, - cùng với giáo xứ hoặc trong các phong trào Giáo Hội mà họ tham gia: trong các môi trường ấy giáo dân có thể phá vỡ bức tường của sự vô danh và dửng dưng, thường thấy trong các thành thị. Vấn đề ở đây là tìm được can đảm, đi bước đầu xích lại gần người khác, để trở thành tông đồ trong khu phố của mình”.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Khi trở thành những người hân hoan loan báo Tin Mừng cho đồng bào của mình, các tín hữu giáo dân khám phá rằng có nhiều tâm hồn mà Chúa Thánh Linh đã chuẩn bị đón nhận chứng tá của họ, sự gần gũi và quan tâm của họ. Trong thành thị thường có một môi trường tông đồ rất phong phú, vượt quá mức tưởng tượng của chúng ta. Vì thế, điều quan trọng là chăm sóc việc huấn luyện giáo dân: giáo dục giúp họ có cái nhìn đức tin, đầy hy vọng, biết nhìn thành thị với đôi mắt của Thiên Chúa, khuyến khích họ sống Tin Mừng, vì biết rằng mỗi cuộc sống theo tinh thần Kitô luôn có một ảnh hưởng lớn trong xã hội. Đồng thời cần nuôi dưỡng nơi giáo dân ước muốn làm chứng ta, để có thể trao tặng những người khác trong tình yêu thương hồng ân đức tin đã nhận lãnh, với lòng quí mến tháp tùng những anh chị em đang chập chững trong đời sống đức tin. Nói tóm lại, giáo dân được mời gọi nắm giữ vai chính trong Giáo Hội với tinh thần khiêm tốn và trở thành men đời sống Kitô cho toàn thể thành thị”
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa
Lm. Trần Đức Anh OP
10:02 07/02/2015
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 7-2-2015 dành cho Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, ĐTC tố giác nạn bạo hành phụ nữ, đồng thời kêu gọi tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong cộng đoàn Giáo Hội, cũng như trong lãnh vực công cộng.

Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa vừa kết thúc 4 ngày đại hội, từ 4 đến 7-2-2015 với chủ đề ”Các nền văn hóa phụ nữ: bình đẳng và khác biệt”.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng ”thân thể phụ nữ nhiều khi bị bạo hành, làm nhục, kể cả từ phía những người lẽ ra phải bảo vệ, giữ gìn và là người đồng hành với phụ nữ trong cuộc sống..

”Bao nhiêu hình thức nô lệ, coi phụ nữ như món hàng, cắt chặt thân thể phụ nữ, đòi chúng ta phải dấn thân làm việc để đánh bại hình thức hạ giá phụ nữ, biến họ thành đồ vật để bán trên các thị trường khác nhau. Trong bối cảnh này, tôi muốn lưu ý tình trạng đau thương của bao nhiêu phụ nữ nghèo, bó buộc phải sống trong những hoàn cảnh nguy hiểm, bị bóc lột, gạt ra ngoài lề xã hội, và trở thành nạn nhân của nền văn hóa gạt bỏ”.

Đề cập tới một tiểu đề khác trong đại hội là ”Phụ nữ và tôn giáo: trốn chạy hay tìm cách tham gia vào đời sống xã hội?, ĐTC nói: ”Ở đây các tín hữu được gọi hỏi một cách đặc biệt. Tôi xác tín rằng cần cấp thiết cống hiến không gian cho phụ nữ trong đời sống Giáo Hội, đón nhận họ, để ý đến những những sự nhạy cảm đặc thù và thay đổi về văn hóa và xã hội. Vì thế, điều đáng mong ước là một sự hiện diện của phụ nữ sâu rộng và có tính chất quyết định hơn trong các cộng đoàn, đến độ chúng ta có thể thấy nhiều phụ nữ can dự vào các trách nhiệm mục vụ, tháp tùng con người, các gia đình và các nhóm cũng như trong việc suy tư thần học”.

ĐTC đề cao vai trò của phụ nữ trong lãnh vực gia đình, chức phận làm mẹ của phụ nữ, và ngài kêu gọi đừng để phụ nữ phải một mình mang gánh nặng gia đình. Ngài cũng cổ võ sự hiện diện hữu hiệu của phụ nữ trong các lãnh vực công cộng, trong thế giới lao động và trong các nơi đề ra những quyết định quan trọng. (SD 7-2-2015)
 
Đức Thánh Cha sẽ đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ
Nguyễn Long Thao
12:58 07/02/2015
Đức Giáo Hoàng sẽ đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ

Washington 7/2/2015.- Đức Thánh Cha sẽ tông du Hoa Kỳ để tham dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới diễn ra tại Philadelphia vào các ngày 22 đến 27 tháng 9 năm 2015. Nhân dịp này ĐGH sẽ viếng thăm Quốc Hội Hoa Kỳ.

Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, ông John Boehner, loan báo hôm Thứ Năm 5/2/2015 rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức nhận lời mời đọc bài diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 9 năm 2015. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo Hoàng đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

Được biết Chủ Tich Hạ Viện Hoa Kỳ đã gửi lời mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm Hoa Kỳ vào dịp Ngài được bầu vào chức vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo.

Ông Boehner, một tín hữu Công Giáo nói “ Chúng tôi rất hân hoan được Đức Thánh Cha nhận lời mời và chúng tôi mong mỏi được nghe sứ điệp của ngài gửi dân chúng Hoa Kỳ”

Lãnh tụ khối thiểu số Hạ Viện, bà Nancy Pelosi, cũng là người Công Giáo, trong bản tuyến cáo báo chí cho biết bà thật vui mừng được biết Đức Thánh Cha sẽ thăm Quốc Hội Hoa Kỳ. Bà nói: ” Đức Thánh Cha đã canh tân đức tin Công Giáo trên toàn thế giới, đã gợi cảm hứng cho các thế hệ con người để họ trở thành dụng cụ hoà bình, bất kể họ thuộc tôn giáo nào”

Được hỏi liệu việc Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ có sự phối hợp của Tòa Bach Ốc không?

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng Thống Obama đã tiên liệu ĐGH sẽ viếng thăm Hoa Kỳ và khi Tổng Thống hội kiến với ĐGH tại Vatican vào năm ngoài, Tổng Thống đã nói với ĐGH là ông hết sức mong mỏi ĐGH sẽ viếng thăm Hoa Kỳ. Do vậy chắc chắn Tổng Thống đang mong đợi ngày ĐGH viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 năm nay.
 
Dachau, nghĩa trang khổng lồ của các linh mục Công Giáo trên thế giới
Đặng Tự Do
16:12 07/02/2015
Ngày 22 tháng 3 năm 1933, chỉ vài tuần sau khi Hitler trở thành quốc trưởng của nước Đức, một trại tập trung khổng lồ của Đức Quốc Xã đã được hình thành tại Dachau, cách thành phố Munich chỉ có 16km về phía Tây Bắc.

Một cuốn sách vừa cho biết 2,579 linh mục, chủng sinh, và nam tu sĩ Công Giáo đã bị trục xuất từ khắp châu Âu đến trại tập trung này. Trong số đó có 1,034 vị là người Ba Lan và 868 vị đã chết tại đây.

Cuốn La Baraque des prêtres, Dachau, 1938-1945 của Guillaume Zeller cho biết các tù nhân bị đưa đến trại này gồm các linh mục người Đức đã lên tiếng chống lại việc chích thuốc hay các phòng hơi ngạt để giết chết người Do Thái, các linh mục người Ba Lan được coi là một phần của giới tinh hoa của Ba Lan, các linh mục người Pháp chống lại Đức quốc xã, và một giám mục người Pháp đã giúp những người Do Thái.

"Trại Dachau là nghĩa trang lớn nhất của các linh mục Công Giáo trên thế giới," Zeller cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Figaro. Ông cho biết trong thời gian bị giam giữ các linh mục "vẫn duy trì lòng nhân bản của mình", họ cử hành các bí tích, hỗ trợ người bệnh, và bí mật đào tạo thần học và phong chức linh mục.

141 linh mục Chính Thống Giáo và các mục sư Tin Lành cũng đã bị giam tại Dachau.
 
Đức Thánh Cha cảnh giác các Giám Mục Phi Châu về nguy cơ của các hình thức thực dân mới
Đặng Tự Do
16:40 07/02/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh báo các giám mục châu Phi chống lại các hình thức “thực dân” mới và vô luân như theo đuổi thành công, giàu có, quyền lực bằng mọi giá; đồng thời ngài cũng cảnh báo về sự gia tăng các trào lưu tôn giáo cực đoan xuyên tạc và lèo lái tôn giáo, và những hệ tư tưởng mới đang phá huỷ bản sắc cá nhân và gia đình.

Ngài đã phát biểu như trên với đại diện của Hội Đồng Giám Mục Phi Châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM.

Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhấn mạnh rằng người trẻ là tương lai của châu Phi, và họ cần chứng tá của các vị mục tử. Ngài nói rằng cách hiệu quả nhất để vượt qua cám dỗ đầu hàng trước những lối sống có hại là đầu tư vào giáo dục.

"Giáo dục cũng sẽ giúp khắc phục được những não trạng đang lan tràn trong đó đề cao bất công, bạo lực, cũng như những chia rẽ sắc tộc".

Ngài nói: "Nhu cầu lớn nhất là một mô hình giáo dục dạy trẻ biết suy nghĩ có phê phán chứ đừng nhắm mắt chấp nhận và khuyến khích sự phát triển các giá trị đạo đức."

Đức Thánh Cha cũng cảnh báo chống lại sự đổ vỡ của các gia đình ở châu Phi, và cho biết Giáo Hội được mời gọi để đánh giá và khuyến khích mọi sáng kiến nhằm tăng cường các gia đình vì "đó là nguồn gốc thực sự của tất cả các hình thức tình anh em và là nền tảng chính yếu của hòa bình. "

Đức Thánh Cha cũng đã ca ngợi công việc của các nhà truyền giáo và nhân viên Giáo Hội trong việc giúp đỡ người già và đau khổ trên lục địa. Ngài đặc biệt nhắc đến những người đã quảng đại hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng Ebola gần đây ở Tây Phi.

Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi SECAM vì những cố gắng để cung cấp "một phản ứng tổng quát với những thách thức mới mà lục địa này đang phải đối mặt ", cho phép Giáo Hội "nói với một tiếng nói đồng nhất và đưa ra những chứng tá cho ơn gọi của mình như là một dấu chỉ và khí cụ của ơn cứu rỗi, hòa bình, đối thoại và hòa giải. "

Ngài cho biết để hoàn thành nhiệm vụ này, điều quan trọng là SECAM vẫn trung thành với bản sắc của mình là "một trải nghiệm sống động của tình hiệp thông và sự phục vụ cho những người nghèo nhất trong những người nghèo."
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà lãnh đạo kinh doanh: Hãy dành ưu tiên cho phẩm giá con người
Đặng Tự Do
17:03 07/02/2015
Hôm thứ Bẩy 7 tháng 2, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thúc giục các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dành ưu tiên cho phẩm giá con người, và đề nghị ba cách để làm điều này: Thứ nhất, hướng đến các ưu tiên thực sự chứ đừng dậm chân ở những gì là khẩn cấp. Thứ hai hãy là những chứng nhân của tình bác ái. Thứ ba, hãy đóng vai trò là những người quản lý chứ không phải là các chủ nhân ông của hành tinh chúng ta.

Nhận xét của Đức Thánh Cha đã được ra trong một thông điệp video được phát trong cuộc gặp gỡ của 500 vị đại diện cho các tổ chức chính trị và kinh doanh quốc tế đang nhóm họp tại thành phố Milan của Ý để thảo luận về các chủ đề: Nuôi sống hành tinh của chúng ta, Năng lượng cho cuộc sống. Đây là chủ đề được chọn cho cuộc triển lãm quốc tế Expo 2015 sẽ khai mở vào tháng Năm tại thành phố này.

Đề cập đến bài phát biểu của ngài hồi cuối tháng Mười Một năm ngoái tại hội nghị Lương thực Thế giới và các Tổ chức Nông nghiệp, Đức Giáo Hoàng cho biết mối quan tâm đầu tiên cho tất cả chúng ta khi xem xét các vấn đề của nông nghiệp và sản xuất lương thực là con người và tất cả những người đang bị đói. Một lần nữa, ngài lên tiếng than phiền cái nghịch lý của xã hội hiện đại trong đó kẻ ăn không hết người lần không ra, hành tinh này là nơi có đủ thực phẩm cho tất cả mọi người, nhưng không phải tất cả cư dân của hành tinh này đều có thực phẩm cần thiết hàng ngày. Nhiều nơi người ta tiêu thụ quá mức và lãng phí thực phẩm và dùng thực phẩm cho các mục đích khác. Trong khi, không thiếu những nơi người ta đang chết vì đói.

Đức Thánh Cha cũng ghi nhận rằng có vài vấn đề khác như nạn đói là những vấn đề dễ bị thao túng bởi các chính phủ và các cơ quan chức năng cho những mục đích chính trị của mình. Trong Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình, các nghị phụ châu Phi đã tố giác rằng các quốc gia và các tổ chức phương Tây thường áp đặt những ý thức hệ phò phá thai như điều kiện tiên quyết cho những viện trợ nhân đạo.
 
Đại sứ quán Hung Gia Lợi cạnh Vatican tổ chức cuộc gặp gỡ vinh danh người đã cứu hàng ngàn người Do Thái trong thế chiến thứ Hai
Đặng Tự Do
17:17 07/02/2015
Hôm thứ Tư 4 tháng 2, đại sứ quán Hung Gia Lợi cạnh Vatican đã tổ chức một cuộc gặp gỡ nhằm vinh danh Đức Tổng Giám Mục Angelo Rotta và Đức Ông Gennaro Verolino, là những người đã cứu hàng chục ngàn người Do Thái trong Thế chiến thứ Hai.

Đức Tổng Giám mục Rotta là sứ thần Tòa Thánh tại Hung Gia Lợi vào thời điểm đó, trong khi Đức ÔngVerolino là trợ lý của ngài. Đức Ông Verolino sau này đã trở thành một vị Tổng Giám Mục và là một sứ thần Tòa Thánh.

Phát biểu trong cuộc gặp gỡ Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn nói:

"Công việc của hai vị tuyệt vời này đã được ghi nhận bởi một số nhà sử học. Họ đã đưa ra thực hành những lời kêu gọi được lặp đi lặp lại của Đức Giáo Hoàng Piô XII”.

Một nhà viết sử người Hung Gia Lợi, ông Jeno Levai, trưng ra những sử liệu lấy từ văn khố Tòa Thánh và các quốc gia để chứng minh rằng Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Hung và các Đức Giám Mục "đã can thiệp đi can thiệp lại theo những chỉ thị của Đức Piô XII" và nhờ những nỗ lực này "trong mùa thu và mùa đông 1944, không có một nhà thờ Công Giáo nào tại Budapest lại không mở rộng vòng tay chứa chấp những người Do Thái đang trốn chạy".
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ các tỉnh trưởng Italia
Đặng Tự Do
21:07 07/02/2015
Hôm thứ Sáu mùng 6 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các vị tỉnh trưởng của Italia, cám ơn họ đặc biệt vì họ đã phối hợp tiếp nhận rất nhiều người di cư, là những người gần đây đã đổ bộ lên bờ biển Ý.

Trong cuộc gặp gỡ với các quan chức chính quyền địa phương, Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng họ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự gắn kết giữa các cộng đồng địa phương và chính quyền quốc gia Ý. Ngài đề cao cung cách họ hành xử trong các trường hợp khẩn cấp về di dân mà đất nước đã trải qua, sự cân bằng tinh tế giữa việc áp dụng pháp luật và sự tôn trọng các quyền con người của mỗi cá nhân.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về sự hợp tác tuyệt vời của chính quyền địa phương với các giáo phận và giáo xứ, trong việc tìm cách thúc đẩy sự phát triển con người và phục vụ lợi ích chung của đất nước thông qua giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.

Đức Thánh Cha ghi nhận cách thức các tỉnh trưởng đã phải cố gắng để cân bằng nhu cầu của sự thăng tiến con người và lòng trung thành với tổ chức của mình, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các quan chức hãy ghi nhớ rằng không phải họ đang đối phó với những câu hỏi trừu tượng, nhưng là với hy vọng cụ thể của mỗi người người nam nữ, trong bối cảnh những bất ổn kinh tế kéo dài.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh Đoàn Thánh Thể Gíao Phận hành hương tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc
Hoàng Ba Quy
09:46 07/02/2015
Vào lúc 7h00 sáng ngày 05/02/2015, trong tinh thần những ngày cuối năm:’Nước chảy về nguồn – Lá rụng về cội”-quý cha Dòng Thánh Thể và hơn 300 thành viên Huynh Đoàn Thánh Thể Giáo Phận Xuân Lộc xuất phát từ 4 giáo xứ: Hải Dương, Ninh Phát, Thái An và Lộ Đức đã tập trung tại Tòa Giám Mục để hành hương nhân kỷ niệm Kim Khánh Giáo Phận cùng chúc xuân Đức Cha Đa Minh,Đức Cha Phụ Tá Giuse và Đức Ông Vinh Sơn.

Hình ảnh

Dưới sự hướng dẫn của quý Cha trong ban hướng dẫn Hành Hương Năm Thánh tại tòa Giám Mục, với tâm tình con thảo cộng đoàn ra viếng mộ 3 cố Đức Cha tiền nhiệm. Tại đây sau khi cắm hoa và kính viếng, Cha Giuse Trần Phú Vinh đã dâng lên tâm tình của những người con Cộng Đoàn Thánh Thể: các Đức Cha đã ưu ái dành những sự quan tâm đặc biệt cho Cộng Đoàn Thánh Thể từ buổi sơ khai nay đã trở thành cộng đoàn trưởng thành và còn cho phép Huynh Đoàn Thánh Thể sinh hoạt trong giáo phận nay đã có mặt tại 4 giáo hạt: Gia Kiệm, Biên Hòa, Hòa Thanh và Hố Nai.

Đúng 8h30, đoàn hành hương đã có mặt tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục để nghe Cha phó Lộ Đức thuyết trình ý nghĩa cuộc hành hương trong Cựu Ước và Tân Ước.

Sau đó, Cha xứ Hải Dương Gioankim Nguyễn Hoàng Vũ đã giúp cộng đoàn cử hành nghi thức sám hối và thánh lễ do Cha phó bề trên tỉnh dòng Phê Rô Trịnh Như Cung, cha giám đốc huynh đoàn Thánh Thể và quý Cha đồng tế sốt sắng và trang nghiêm

Tại hội trường tòa Giám Mục lúc 10h30, Đức Ông đã làm phép tượng thánh Eymard - Tổ phụ dòng Thánh Thể - và chia sẻ cùng đoàn hành hương về quá trình thành lập và phát triển của giáo phận 50 năm qua và Đức Ông đã kêu gọi cộng đoàn cùng chung lời tạ ơn Thiên Chúa về những hồng ân đã ban cho Giáo Phận cùng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện để vượt qua những thách đố mới của thời đại về con người, về gia đình và về cộng đoàn.

Cũng tại Hội Trường này, Cha Anton Nguyễn Minh Thuấn đại diện cho quý cha và đoàn hành hương đã dâng lời chúc xuân lên Đức Cha Đa Minh và Đức Ông Vinh Sơn. Đức Cha đã ban huấn từ cùng ban Phép Lành Toàn Xá cho đoàn hành hương nhân dịp này.

Dịp này, Đức Cha và Đức Ông đã chụp hình kỷ niệm cùng đoàn và đoàn rời Tòa Giám Mục lúc 12 giờ tiếp tục hành hương Núi Cúi.

Trên đường đi Núi Cúi, đoàn dừng chân tại GX Ninh Phát và dùng cơm trưa do Cha Quản Nhiệm và Cha Phó khoản đãi.

Sau những phút chầu Thánh Thể tại nhà thờ Ninh Phát, đoàn tiếp tục đi Núi Cúi. Sau khi xem toàn cảnh công trình cùng cầu nguyện tại nơi sẽ xây nhà nguyện, đoàn rời Núi Cúi lúc 14g30 cùng ngày, lòng tràn niềm vui vì giáo phận sắp có một trung tâm kính Đức Mẹ rộng rãi, to lớn nhưng cũng còn bao điều lo lắng vì cần nhiều thời gian, tiền của để hoàn thành.

Hành hương là dịp để gặp gỡ Chúa, là dịp nhìn lại bản thân. Ước mong với những giờ phút được chia sẻ, hướng dẫn và trao đổi trong cuộc hành hương này, mỗi thành viên của Huynh đoàn Thánh thể giáo phận Xuân Lộc sẽ tìm được cho bản thân một hướng đi tích cực mới trong công tác phục vụ cộng đoàn, phục vụ tha nhân.
 
Các sự kiện nổi bật của Giáo xứ Việt Nam Paris trong năm 2014
Thanh Hương
09:51 07/02/2015
Các sự kiện nổi bật của Giáo xứ Việt Nam Paris trong năm 2014

Năm 2014 vừa kết thúc. Trong tinh thần hiệp thông và chia sẻ, chúng tôi xin ghi nhận 10 sự kiện nổi bật của Giáo Xứ Việt Nam Paris trong năm 2014.

1/ Tiệc xuân tạ ơn Chúa và khởi đầu năm Mục Vụ Ơn Gọi Giáp Ngọ 2014

Giáo Xứ Việt Nam Paris, Chúa Nhật 26.01.2012. Hội đồng Mục vụ tổ chức “Tiệc Xuân Giáp Ngọ”, khởi đầu “Năm Mục Vụ Ơn Gọi 2014 Giáp Ngọ”, cùng nhau tạ ơn Chúa bằng Thánh Lễ, do Đức Ông Xavier Rambaud, Giám đốc « Sở các Cộng Đoàn Ngoại Kiều và các Linh Mục Sinh Viên Paris » chủ tế. Rồi tiếp theo bằng Văn Nghệ và Tiệc Xuân, với sự tham dự đông đủ của toàn thể cộng đoàn.

2/ Mừng lễ Thánh Giuse bổn mạng, phát hành sách “Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013” và trao huy chương “PRO ECCLESIA ET PONTIFICE”, do Đức Giáo Hoàng Phanxicô trao ban cho 9 giáo hữu

Ngày 16.03.2014, Giáo xứ Việt nam Paris vui mừng cử hành Đại Lễ của mình : Lễ thánh quan thầy Giuse, Lể mừng 30 năm thành lập Hội Đồng Mục Vụ, 1983-2013 và Lễ mừng 30 năm phát hành báo “Giáo Xứ Việt Nam”, 1984-2014. Để kỷ niệm hai biến cố quan trọng này, một cuốn sách dầy hơn 400 trang đã được biên soạn và phát hành, tựa đề là “Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013”.

Trong dịp này, giáo xứ rất vui mừng chia sẻ niềm vui với 9 người trong giáo xứ được lãnh huy chương và bằng khen “PRO ECCLESIA ET PONTIFICE”, do Đức Giáo Hoàng Phanxicô trao ban, qua tay Đức Cha Soubrier, Đức Ông Rambaud và cha Nguyễn Kim Sang. Chín người, đều đã được Ban Giám Đốc đồng thuận đề nghị, đó là : 1. Ông Alphongsô Nguyễn Văn Tài, 1922-, Đại diện Ban Báo “Giáo xứ Việt nam”. 2. Bà Maria Phạm Thị Huệ, 1926-, Niên trưởng nhóm “Tự nguyện - Ẩm thực”. 3. Ông Phêrô Nguyễn Ngọc Tốt, 1934-, Niên trưởng “Tự nguyện Khuôn viên, Cơ sở”. 4. Bà Anne Marie Nguyễn Văn Sâm, 1935- Hội các bà mẹ Công Giáo. 5. Ông Joachim Nguyễn Xuân Cần, 1937- Hội yểm trợ ơn gọi, ban báo giáo xứ. 6. Ông Giuse Nguyễn Văn Thơm, 1943- Ban Thường vụ và Liên đới nghề nghiệp. 7. Ông Giuse Nguyễn Minh Dương-, Phong trào Cursillo, Liên Đới Nghề Nghiệp. 8. Ông Giuse Trần Huynh, 1945- Hội Legio, ban báo giáo xứ. 9. Bà Micheline Trần Kim Chi, 1947-, Ban Thường Vụ, Liên Đơi Nghề Nghiệp.

3/ Phát hành cuốn sách “Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II

Lễ Phục sinh 20/04/2014, GXVN Paris phát hành cuốn sách thứ 38, mang tựa đề “Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II “, để kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 và kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015.

4/ Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương ghé thăm Giáo Xứ

Ngày 30.04.2014, sau khi đã dự lễ phong thánh của 2 đức thánh giáo hoàng, Đức Cha Mai Thanh Lương đã từ Roma qua Paris thăm Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo xứ Việt Nam tại Paris. Đức Cha Lương và Đức Ông Vinh là bạn học cùng trường Chu Văn An và Hồ Ngọc Cẩn, trước khi Đức Cha sang Hoa Kỳ du học (1955). Ngài đã kể lại một số kỷ niệm với Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II.

5/ Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh ghé thăm Giáo Xứ

Chúa Nhật 25.05.2014, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa và đương kim Chủ tịch Ủy Ban Mục vụ di dân, đã đến thăm Giáo Xứ Việt Nam Paris, dâng thánh lễ, chia sẻ Lời Chúa và chủ trì Lễ Dâng Hoa của Giới Trẻ. Đức Cha Giuse là một trong những chủ chăn Việt Nam có nhiều thịnh tình với Giáo Xứ Việt Nam. Trong những năm còn là linh mục sinh viên du học và viết luận án tiến sĩ triết học tại Pháp, từ năm 1995 đến năm 2003, ngài đã đến giáo xứ nhiều lần để cử hành bí tích thánh thể, chia sẻ Lời Chúa, ban phép giải tội,… Từ khi được bổ nhiệm làm giám mục ngày thứ bảy, 12 tháng 6 năm 2004, dù bận trăm công nghìn việc, Đức Cha Giuse cũng vẫn đã đến thăm và hiệp thông mục vụ với giáo xứ nhiều lần, đặc biệt ba lần vào các ngày 28.08.2005, 26.08.2007 và 02.11. 2008.

6/ Đại hội Mục vụ thứ 62, bầu Ban Thường vụ, phổ biến dự án xây dựng cơ sở mới

Chúa Nhật 15.06.2014, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã hân hoan đón mừng Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ, các tu sĩ nam nữ, các Đại Diện của các địa điểm mục vụ và các Đại Diện của các hội đoàn, phong trào, ban, nhóm mục vụ thuộc GXVN Paris. Tất cả, họ đã cùng nhau tựu về Giáo Xứ trong ngày Đại Hội Mục Vụ lần thứ 62 này để trình bày thành quả sinh hoạt của nhiệm kỳ XII, 2011-2014 trong 3 năm qua, hoạch định chương trình cho những tháng năm sắp tới. Đặc biệt là bầu Ban Thường Vụ mới và phổ biến một dự án xây dựng cơ sở mới cho giáo xứ.

7/ Chiều thơ nhạc tôn vinh thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II

Chiều Chúa Nhật 05.10.2014, tại giáo xứ VN Paris, để vinh danh Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, một ''Chiều Thơ Nhạc'', giới thiệu Tuyển Tập Thơ của ngài đã được tổ chức. Trong chiều thơ nhạc này, 2 trên khoảng 40 cuốn sách do Ban Tu Thư Giáo Xứ biên soạn và phát hành đã được giới thiệu. Đó là sách “Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II », và sách « Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ».

8/ Tiệc truyền giáo lần thứ XII đã được tổ chức, giúp gây quỹ truyền giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Thứ bảy 25 tháng 10 năm 2014, Tiệc Truyền Giáo hàng năm đã được Giáo Xứ Việt Nam Paris tổ chức, với sự cộng tác của nhiều đơn vị mục vụ trong giáo xứ, mà chủ lực là Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp. Gần 300 người đã đến tham dự. Mở đầu buổi tiệc, Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ, đã nói lời chào mừng và Gs Trần Văn Cảnh, trách nhiệm liên ngành Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp, đã nói lời giới thiệu. Tiệc là một dịp gặp gỡ giữa những người thân quen, thường được tổ chức vào một dịp vui. Tiệc cưới là buổi gặp gỡ chính thức của bốn họ nội ngoại của đôi tân hôn. Tiệc khao quan chức là buổi gặp gỡ do người thành đạt mở ra chia vui cùng họ hàng, bạn bè, thân quen. Tiệc Truyền Giáo là buổi gặp gỡ chia sẻ niềm vui của những người được Chúa cho đặc ân và trao trách nhiệm rao giảng Lời Chúa và cho những người được Chúa cho dịp được nghe kể về Chúa”. Số tiền thâu được đã được Đức Ông Giám Đốc gửi về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

9/ Dự án Xây dựng cơ sở Giáo Xứ Việt Nam Paris đã được đệ trình lên Tòa Tổng Giám Mục Paris

Công việc mở dự án đã được thực hiện qua 3 việc : Kiến nghị Dự án; Chấp thuận của Ban Giám Đốc; Chấp thuận của Hội Đồng Mục Vụ. 1- Kiến nghị Dự Án viết ngày 17.05.2014. 2- Chấp thuận của Ban Giám Đốc, trong phiên họp hàng tuần tối 22.05.2014. 3- Chấp thuận của Hội Đồng Mục Vụ trong Đại Hội Mục Vụ ngày 15.06.2014.

Dự án sẽ phải được đệ trình lên Tòa TGM Paris qua ba việc khác : Viết lại văn bản dự án chi tiết hơn và bằng tiếng Pháp; đệ trình dự án lên Tòa TGM Paris ; Và trao đổi với Tòa Tổng Giám Mục Paris. Cả ba việc đều đã được thực hiện. 1- Bản văn hai của dự án đã được viết lại chi tiết hơn và bằng tiếng Pháp, ngày 11.11.2014 ; 2- Đệ trình lên Tòa Tổng Giám Mục Paris ngày 27.11.2014 ; và 3- Trao đổi với Tòa TGM Paris ngày 27.01.2015 giữa Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh và Đức Ông Rimbaud.

Cũng dịp này, cuốn sách thứ 41 về “Kính trọng tuổi già” của Ban Tu Thư Giáo Xứ đã được phát hành.

10/ Nhóm Gia Đình Trẻ mừng Lễ Quan Thày, Thánh Gia Thất, và học hỏi về đề tài "Phúc âm hóa đời sống Giáo Xứ qua đời sống Gia Đình"

Năm 2015, Giáo hội đặt trọng tâm đến việc phúc âm hóa đời sống giáo xứ qua đời sống gia đình. Năm 2015 cũng là năm kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Truyền Giáo (Ad Gentes), được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn làm năm của đời sống Thánh Hiến. Trưa Chúa Nhật 28.12.2014, nhóm Gia Đình Trẻ mừng lễ Quan Thầy, học hỏi và chia sẻ về đề tài "Phúc âm hóa đời sống giáo xứ qua đời sống gia đình", do cha Nguyễn Quang Đĩnh thuyết trình.

Qua 10 sự kiện trên đây, sự hiệp thông được biệu lộ qua những chiều kích chính yếu như : Hiệp thông giữa Thiên Chúa và Giáo Hội ; Hiệp thông về thời gian giữa quá khứ, hiện tại và tương lai ; Hiệp thông về tổ chức, giữa các đơn vị mục vụ, là các địa điểm mục vụ và các hội đoàn, ban nhóm mục vụ với nhau. Hiệp thông về không gian giữa giáo họ, giáo xứ, địa phận, tổng địa phận, quốc gia, toàn cầu ; Hiệp thông giữa Giáo Hội và nhân loại.

Paris, ngày 06 tháng 02 năm 2015

Thanh Hương
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thần học và huyền nhiệm học Hồi Giáo từ năm 750 tới năm 1400 (I)
Vũ Van An
19:36 07/02/2015
Trong một bài trước (Quan Điểm Của Một Người Vô Thần: Hồi Giáo Bạo Động Hơn Kitô Giáo, Vietcatholic 30/01/2015), chúng tôi có đề cập tới nhận định của Robert Traciski, một người vô thần, khi ông cho rằng Hồi Giáo có một tiến độ ngược chiều với Kitô Giáo: từ chỗ bước vào ánh sáng văn hóa Hy Lạp (lý lẽ) sớm hơn, với những nhà khoa học và triết học lừng danh như Ibn Sina (Avicenna) và Ibn Rushd (Averroes), đến chỗ rơi vào bóng tối mà dường như chưa có đường trở lui.

Patrick V. Reid, giáo sư thần học tại Providence College, tác giả bộ Readings In Western Religious Thought (The Ancient World, The Middle Ages Through The Reformation), cũng có cùng một nhận định khi cho rằng: “đến thế kỷ thứ chín, Hồi Giáo đã sản xuất một nền văn hóa rực rỡ và đầy sáng tạo cao hơn Âu Châu trung cổ theo Kitô Giáo nhiều; lúc ấy, Âu Châu Kitô Giáo vẫn còn trong Thời Kỳ Bóng Tối”.

Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu nền thần học Hồi Giáo thời Trung Cổ với một số nhân vật lừng danh như Ibn Sina (Avicenna, 980-1037), Ibn Rushd (Averrroes, 1126-1198) và Abu Hamid Muhammad Al-Ghazali (1058-1111).

Cuộc phân rẽ Shiite-Sunni

Sau cái chết của Muhammad, cộng đồng rộng lớn do ông để lại bị phân hóa bởi việc chọn người kế vị. Cuộc phân hóa này tạo ra hai ngành của Hồi Giáo: Shiite và Sunni.

Người Sunni tin rằng Muhammad không để lại bất cứ huấn thị nào về việc chọn người kế vị, nên cộng đồng ông để lại phải giải quyết vấn đề này. Họ thừa nhận giá trị của cuộc bầu cử 4 vị vua (caliphs) đầu tiên là Abu Bakr (632-634), Umar (634-644) Uthman (644-656) và Ali (656-661), tất cả đều là những người trở lại Hồi Giáo từ đầu và là đồng chí tin cậy của Muhammad.

Shiah Ali (đảng của Ali) trái lại không thừa nhận 3 vị vua đầu và nguyên tắc bầu người kế vị Muhammad. Họ cho rằng Ali ibn Abi Talib, em họ và là con rể của Muhammad, là người hợp pháp duy nhất nối nghiệp nhà tiên tri vì là thân nhân phái nam gần nhất của ông. Người Shiite có nhiều truyền thống tin rằng Muhammad đã chỉ định Ali là người kế nhiệm, họ còn chỉ ra các đoạn Kôrăng nói về việc chỉ định này nữa. Họ cho rằng tất cả những điều này đã bị người Sunni ếm đi để hỗ trợ những tên phản Ali. Trong truyền thống Shiite, người ta có thói quen nguyền rủa 3 vị vua đầu tiên về tội tiếm quyền.

Khi lên cầm quyền, Ali chỉ được một phần cộng đồng thừa nhận là lãnh tụ Hồi Giáo (ummah). Bởi thế ông đã dính dáng tới cuộc tranh quyền khá phức tạp với nhiều người khác, như Muawiyah, thống đốc Syria và là thành viên của gia đình uy thế Umayyad. Khi Ali bị ám sát bởi một thành viên của giáo phái cuồng tín Khawarij, Muawiyah củng cố quyền lực và trở thành người sáng lập ra Vương Quốc Ả Rập Damascus và triều đại Umayyad kéo dài mãi tới năm 750 thì rơi vào tay nhà Abbasids. Hy vọng của người Shiite nay đặt trong tay hai người con trai của Ali là Hasan và Husayn. Người đầu từ khước mọi tham vọng làm vua, nên Husayn một mình lâm chiến với nhà Umayyad tại Karbala, Iraq, năm 680.

Thất bại về chính trị, người Shiite quay qua hiển dương gia đình Ali về tôn giáo. Họ khai triển một thứ thần học ngộ đạo (gnostic) nhằm quả quyết rằng Muhammad chọn Ali để tiếp nhận giáo huấn kỳ bí của Hồi Giáo mà không một ai khác có thể hiểu. Theo phái Shiite, giáo huấn sâu sắc được truyền tụng từ đời cha tới đời con trong gia đình Ali, và tất cả những ai muốn được cứu rỗi phải học hỏi giáo huấn này. Dưới hình thức cực đoan của nó, người Shiite khai triển cả một giáo thuyết về nhập thể theo đó, một ánh sáng từ trời đã nhập thể trọn vẹn vào Ali và khi ông chết được chuyển qua cho một người khác trong dòng dõi ông. Dưới hình thức này, Ali còn được tôn kính hơn cả Muhammad nữa. Dưới hình thức ôn hòa hơn, Ali và dòng dõi ông được coi là người phàm nhưng được tia sáng thần linh chiếu rọi suốt từ thế hệ này qua thế hệ nọ nên luôn có nguồn soi sáng của thần linh cho cộng đồng. Trong nền thần học Shiite, Ali và dòng dõi ông được gọi là imam nghĩa là nhà lãnh đạo có sự khôn ngoan và hướng dẫn của Thiên Chúa. Việc cai trị hợp pháp thuộc imam, và ở mỗi thời, chỉ có imam mới là nguồn hướng dẫn và chân lý thần linh mà thôi. Không ai có hy vọng có sự sống và phần thưởng thích đáng nếu không sùng kính imam.

Trái với các khuynh hướng ngộ đạo của người Shiite, người Sunni, vốn đại biểu cho đa số người Hồi Giáo, khai triển một truyền thống luật học và thần học dễ hiểu hơn đối với công chúng để đương đầu với các nhu cầu thay đổi của cộng đồng Hồi Giáo khi họ xâm chiếm nhiều nền văn hóa tinh tế hơn tại thế giới Cận Đông và Địa Trung Hải. Dù kinh Kôrăng đã cung cấp khá nhiều luật lệ chi tiết, như về việc thừa hưởng tài sản, nhưng vẫn không đủ để hướng dẫn người Hồi Giáo trong các tình thế mới. Thành thử ngay buổi đầu, các nhà luật học đã cảm thấy nhu cầu cần bổ túc Kinh Kôrăng bằng nhiều thế giá khác, như tôn trọng phong tục Ả Rập trong việc sử dụng sunnah hay truyền thống tổ tiên. Đối với người Hồi Giáo Sunni, thì đây là sunnah của chính Muhammad và các đồng chí của ông, tìm thấy trong các truyện kể của cộng đồng sơ khai gọi là hadith. Dĩ nhiên, lối giải quyết vấn đề hướng dẫn này không hẳn không có vấn đề. Ngay các truyền thống của Muhammad cũng đâu có bao quát được mọi tình thế, thành thử một số truyền thống đã được tạo ra giống các tin mừng ngoại thư của Kitô Giáo. Ngoài ra còn có khó khăn trong việc xác quyết đâu là truyền thống chân chính. Người ta phải tôn kính sunnah nào và đâu là tính chân thực của nó? Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà luật học là những người đòi phải có những tuyên bố chính xác về các bổn phận và ngăn cấm đối với đời sống Hồi Giáo.

Trong công trình tựa là “Khảo Luận”, Muhammad ibn-Idris al Shafi’i (787-820), một nhà luật học nổi tiếng, đã khai triển một giải pháp cho các vấn đề trên; và giải pháp này sau đó đã trở thành tiêu chuẩn đối với người Sunni. Trong công trình này, ông phân biệt 4 nguồn cho luật thánh: 1) chính Kinh Kôrăng, 2) các thực hành của Muhammad, được Thiên Chúa linh hứng, 3) sự nhất trí của cộng đồng Hồi Giáo, và 4) suy luận bản thân bằng loại suy với Kinh Kôrăng, sunnah, và sự nhất trí của cộng đồng.

Mỗi một nguồn trên đều bắt nguồn từ mạc khải tìm thấy nơi Kinh Kôrăng. Thí dụ, kinh Kôrăng nói tới bổn phận “phải cầu nguyện, trả zakat (thuế bố thí), đi hành hương, và giữ việc ăn chay” cũng như ngăn cấm một số hành vi xấu xa như ngoại tình, uống rượu v.v… Về thể thức thi hành các bổn phận này, người Hồi Giáo hướng tới nguồn thứ hai là fiqh, hay tác phong đúng và lời lẽ của Muhammad để học hỏi những điều như số kinh phải đọc hàng ngày hay số tiền phải đóng thuế zakat. Loại thứ ba là các hành vi bắt chước theo gương Muhammad. Điều này dựa trên giáo huấn của Kinh Kôrăng dạy người ta phải vâng theo tông đồ của Thiên Chúa và cầu viện các quyết định của ngài. Sau cùng, loại thứ tư tức sử dụng suy luận bản thân, dựa trên các câu nói trong Kinh Kôrăng đề cập tới việc Thiên Chúa thử thách các tín đồ xem họ có cố gắng và bền vững hay không.

Thuở ban đầu của thần học Hồi Giáo

Chính Kinh Kôrăng xem ra không mấy khuyến khích việc suy luận thuần lý về bản tính Thiên Chúa và các vấn đề thần học khác. Nhưng các khai triển và các vấn đề chính trị gây ra do việc tiếp xúc với các truyền thống triết học Hy Lạp và các truyền thống tôn giáo phát triển hơn như Do Thái Giáo và Kitô Giáo đã dẫn các nhà tư tưởng Hồi Giáo vào nền thần học thuần lý mà họ gọi là kalam.

Một phần của việc nghĩ tới các vấn đề thần học phát khởi từ các triển khai chính trị; những triển khai này đặt ra vấn đề Thiên Chúa kiểm soát các biến cố nhân bản và ý chí con người, những vấn đề vốn được Thánh Augustinô và Pelagius tranh biện trong truyền thống Kitô Giáo thế kỷ thứ năm và sau này được Luther và Erasmus tiếp tục vào thế kỷ 16. Vì gia đình Umayyad lên nắm quyền nhờ các cuộc chiến tranh với các đồng chí của Muhammad và gia đình ông ta, nên họ bị các phe phái khác trong Hồi Giáo chỉ trích nặng nề, và họ thấy cần phải sử dụng tới tuyên truyền tôn giáo để hợp thưc hóa chế độ cai trị của họ và đánh đổ các lập luận tôn giáo chống lại việc tiếm quyền của họ. Một trong các ý niệm tôn giáo hữu ích liên quan tới vấn đề này là việc tiền định tìm thấy trong nhiều phần của Kinh Kôrăng. Nếu mọi sự xẩy ra đều do ý muốn của Allah, thì việc nhà Umayyad cai trị từ Damascus chứ không phải từ Mecca hay Medina chỉ là kết quả việc Thiên Chúa can thiệp, nên không thể chống đối được. Phái của họ tự gọi là Jabariyah, có nghĩa là sức mạnh.

Giống phái Pelagius trong truyền thống Kitô Giáo, các địch thủ của họ nhấn mạnh rằng hữu thể nhân bản có ý chí tự do và năng lực chọn lựa đường lối hành động. Việc chống lại nhà Umayyad không những không có tội mà còn là một bổn phận đối với mọi người Hồi Giáo có suy nghĩ đứng đắn. Phái của họ tự gọi là Qadaryah có nghĩa là năng lực hay ý chí tự do. Thành thử cuộc tranh chấp giữa hai phái này vừa có tính chính trị vừa có tính tôn giáo.

Nhà Umayyad cũng thích ứng khá nhiều định chế của ngoại quốc để cai trị vương quốc của họ. Dù việc này cần thiết, nhưng nó bị các nhà bảo thủ tôn giáo phê bình nặng nề vì đi ngược lại sunnah của đấng tiên tri. Chống triệt để nhất phát xuất từ nhóm Khawarij, nhóm cuồng tín luôn cho rằng các cải cách của nhà Umayyad khiến chúng trở thành tội lỗi và quân bỏ đạo. Không vâng lệnh những nhà cai trị này không những là điều được phép mà còn cần thiết nữa. Theo nhóm này, nhà Umayyad phải chịu tử hình là điều Kinh Kôrăng vốn dành cho quân bỏ đạo.

Việc xem sét các vấn đề do nhóm Khawarij nêu lên đã tạo ra cuộc thảo luận gay cấn về vai trò đức tin (imam) và việc làm tốt (islams) để xác định xem ai là thành viên đích thực của cộng đồng Hồi Giáo và ai được cứu rỗi. Một số người cho rằng không có việc làm tốt, là không có đức tin và việc làm tốt là chứng cớ của đức tin. Một số người khác cho rằng chỉ cần đức tin cũng đủ là một người Hồi Giáo đích thực. Chủ trương thứ ba có tính thoả hiệp, nhằm phân biệt giữa tội trọng và tội nhẹ hơn. Tội trọng loại người ta ra khỏi Hồi Giáo. Tội nhẹ hơn có thể tha thứ được và không ảnh hưởng tới tư cách thành viên trong cộng đồng. Tất cả các cuộc tranh luận này tương tự như các cuộc tranh luận sau này giữa các nhà cải cách và Giáo Hội Công Giáo Rôma thời Cải Cách.

Một thúc đẩy khác hướng tới suy nghĩ thần học, từ đầu thế kỷ thứ tám trở đi, phát xuất từ các truyền thống của các dân tộc bị chinh phục. Người Hồi Giáo thành thực tin rằng họ là người mang tới một chế độ tôn giáo (dispensation) mới cao hơn các tôn giáo cũ, nhưng họ thấy khó có thể thuyết phục người Do Thái Giáo và người Kitô Giáo là những người có các truyền thống tôn giáo xưa hơn và tinh tế hơn. Tại Damascus, những cuộc tranh luận giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo về giá trị của tín ngưỡng liên hệ thường được bảo trợ bởi triều đình. Trong lịch sử chinh phục của họ, người Hồi Giáo cũng gặp gỡ các tôn giáo khác: đạo của Zoroaster (Zoroastrianism), đạo của Mani (Manichaeanism) và Đạo Phật. Trong bối cảnh đa nguyên này, các nhà tư tưởng Hồi Giáo bó buộc phải cố gắng nắm vững những điều cốt yếu trong tín ngưỡng của họ và triển khai những khí cụ hữu hiệu hơn để phát biểu nó ra. Việc khai triển nền thần học trọn vẹn của họ (kalam) là sản phẩm của một nhóm nhỏ nhưng quan trọng là Mu’tazilah.

Nhóm trên được Wasil ibn-Ata (chết năm 748) thành lập tại Basra. Trong cuộc tranh luận giữa nhóm Kharijites và phái chính dòng Sunni về vấn đề vai trò của đức tin và việc làm tốt để xác định ai là người Hồi Giáo đích thực, nhóm Mu’tazilite có chủ trương trung dung, do đó, tên của họ có nghĩa “những người rút lui”. Nhóm Kharijite biện luận rằng một người Hồi Giáo phạm tội trọng chẳng tốt hơn gì một người không tin. Trái lại, phái Sunni chính dòng thì chủ trương: đức tin mà thôi đủ để được cứu rỗi, dựa trên Hadith sau đây:

Tiên Tri phán: ‘Người của Thiên Đường sẽ vào Thiên Đường còn người của Hoả Ngục sẽ vào hoả ngục; lúc ấy Thiên Chúa sẽ phán “Hãy lấy ra (khỏi Lửa) những ai trong tâm hồn họ có sức nặng đức tin bằng hạt mù-tạt”. Và họ sẽ được đem ra khỏi lửa (Hỏa Ngục), mình đã cháy đen, và ném vào sông sự sống. Ở đấy họ sẽ mọc mầm, giống như hạt mọc mầm bên thác nước…(trích từ bộ hadith của Muhammad ibn Isma’il al-Bukhari).

Chủ trương của nhóm Mu’tazilite là: người mắc tội trọng chẳng phải người tin mà cũng chẳng phải người không tin, họ đứng giữa.

Tập chú trong cố gắng thần học của nhóm trên là điều được họ coi như hai chủ đề chính của Hồi Giáo: tính đơn nhất tuyệt đối của Thiên Chúa và đức công chính của Người khi phán xét thế gian. Họ cố gắng khai triển các hệ luận hợp luận lý của hai ý niệm vừa nói; và trong diễn trình này, họ chứng minh tính ưu việt của đức tin Hồi Giáo đối với các tôn giáo khác dựa trên các bản văn và lý luận thuận lý.

Đề cập tới tính đơn nhất của Thiên Chúa, nhóm Mu’tazilite buộc phải xem sét bản chất ngôn từ nói về Allah trong Kinh Kôrăng. Họ lưu ý tới các đoạn trong kinh này mô tả Allah như Đấng vô biên cao hơn bất cứ tạo vật nào và hoàn toàn không giống tạo thế:

Allah! Không có Thiên Chúa nào ngoài Ngài ra, Đấng hằng sống, Đấng vĩnh cửu. Không cơn mê mệt cũng như cơn say ngủ nào xẩy đến với Người. Thuộc về Người là bất cứ điều gì ở trên trời và bất cứ điều gì ở dưới đất… Người biết điều gì ở phía trước chúng và điều gì ở đàng sau chúng, trong khi chúng không nắm được điều Người biết ngoại trừ điều Người muốn. Ngai của Người gồm cả trời lẫn đất, và Người không bao giờ mỏi mệt duy trì chúng. Người là Đấng Siêu Phàm, Đáng Kính Sợ (Surah II:255tt).

Những tuyên ngôn như thế về tính siêu việt của Thiên Chúa cần được xem sét nghiêm túc, còn những phát biểu có tính nhân học nói về Thiên Chúa như Đấng có các bộ phận thân xác thì cần được hiểu như những ẩn dụ hay ví von dẫn ta tới ý nghĩa thần học thuận lý. Thí dụ những câu nói tới bàn tay Thiên Chúa là những câu nhằm nói tới quyền năng hay sự săn sóc của Người.

Họ cũng đả kích niềm tin chung chung cho rằng mọi con người nhân bản đều sẽ được nhìn thấy Allah bằng mắt mình trong lúc phán xét. Theo phái Mu’tazilites, giác quan con người không thể nắm được Thiên Chúa, Đấng đứng ngoài việc xác định vật chất. Những từ ngữ mô tả Allah như vĩnh cửu, hằng sống, hiểu biết, có ý chí, và nhìn thấy không phải là các thực tại thực sự hiện hữu nơi Thiên Chúa. Điều này dẫn ta tới các giáo thuyết giống như niềm tin Kitô Giáo vào Chúa Ba Ngôi. Đúng hơn, các phẩm tính ấy không thể phân biệt với nhau được trong yếu tính của Thiên Chúa, vốn là một đơn nhất tuyệt đối (tawhid).

Trong một cuộc tranh luận làm ta nhớ tới cuộc tranh luận của Arius về bản tính Chúa Kitô trong Giáo Hội Kitô Giáo buổi đầu, phái Mu’tazilite bác bỏ quan điểm phổ quát của Hồi Giáo cho rằng Kinh Kôrăng là lời vĩnh cửu của Thiên Chúa. Thay vào đó, họ nhấn mạnh rằng Kinh Kôrăng được tạo nên trong thời gian làm sách hướng dẫn được mạc khải từ Thiên Chúa cho loài người. Biến nó thành vĩnh cửu là biến nó ngang hàng với Thiên Chúa, mà theo Hồi giáo, đây là một phạm thượng xấu xa nhất. Ở phần đầu thế kỷ thứ chín, chủ trương này của phái Mu’tazilite trở thành giáo thuyết chính thức của triều đại Abbasid, và những người chủ trương tính vĩnh cửu của Kinh Kôrăng đều bị bách hại. Nhưng với việc lên ngôi của Al-Mutawakkil (847-861), giáo thuyết truyền thống coi Kinh Kôrăng trường cửu lại đã trở thành giáo thuyết chính thức, và những người nói rằng nó được tạo dựng đều bị bách hại chính thức. Sự kiện các chủ trương thần học được sủng ái ra sao còn tùy thuộc thái độ của nhà cầm quyền đương thời rất giống với các cuộc tranh luận gần như đồng thời với cuộc tranh luận về tranh ảnh đạo trong Giáo Hội Byzantine.

Trong cuộc thảo luận của họ về đức công chính của Thiên Chúa và vấn đề liên quan là thuyết định mệnh nơi Thiên Chúa, phái Mu’tazilite bác bỏ ý niệm tiền định để ủng hộ tự do của con người được quyền chọn lựa giữa thiện và ác. Họ không chủ trương việc này bằng chủ nghĩa nhân bản, một chủ nghĩa vốn ca ngợi nhân phẩm. Đúng hơn, họ lý luận rằng không có tự do nhân bản, phẩm tính công chính mà Kinh Kôrăng vốn gán cho Thiên Chúa sẽ vô nghĩa.

(Còn tiếp)
 
Thần học và huyền nhiệm học Hồi Giáo từ năm 750 tới năm 1400 (II)
Vũ Van An
19:49 07/02/2015
Ash’ari

Phản ứng của người Sunni chính thống đối với phái Mu’tazilite có thể tìm thấy điển hình nơi suy tư của Ali ibn Isma’il al-Ash’ari (873-935). Lúc còn trẻ, al-Ash’ari bị tư duy của phái Mu’tazilite lôi cuốn, nhưng đến tuổi 40, ông bác bỏ thần học để chọn trường phái giải thích nghiêm ngặt do Ahmad ibn Hanbal (780-855) thành lập. Trường phái này chủ trương rằng mạc khải trong Kinh Kôrăng là giới hạn và là hướng dẫn cho lý trí con người. Nếu kho tàng mạc khải tiên tri không nhường bước cho việc giải thích thuận lý, thì ta phải chấp nhận nó theo thế giá. Cuốn “Làm Sáng Tỏ Các Nền Tảng Hồi Giáo” của Ash’ari bắt đầu bằng lời tuyên xưng đức tin của phái Sunni dưới hình thức lời ca tụng Thiên Chúa, theo ngôn ngữ truyền thống của Kinh Kôrăng, như là Đấng Tạo Hóa toàn năng, toàn trí, quan tòa công chính, nhưng biết tha thứ và xót thương. Sau đó là lời quả quyết của đức tin cho rằng Muhammad là Đầy Tớ Được Thiên Chúa Tuyển Chọn, là Tông Đồ, và là Tiên Tri, người hăng hái làm việc cho Lời Thiên Chúa. Muhammad mang mạc khải dưới hình thức Kinh Kôrăng, “Cuốn Sách Vinh Hiển” vốn là “một công văn từ Đấng Khôn Ngoan và Đấng Đáng Ca Tụng gửi xuống”.

Tiếp theo đó, là việc trình bày niềm tin của “những người sai trái và đổi mới”, chủ yếu là phái Mu’tazilite. Tất cả mọi sai lầm của họ đều được gán cho ý kiến cá nhân trong việc giải thích Kinh Kôrăng, đi ngược lại các truyền thống của Đấng Tiên Tri và các đồng chí của ngài. Trong số các sai lầm được liệt kê, có tính tạo dựng của Kinh Kôrăng, gán cho con người quyền tạo ra sự ác và kiểm soát số phận đời đời của họ, đồng thời bác bỏ ý chí tối cao của Thiên Chúa trong việc ấn định mọi sự, và bác bỏ ngôn ngữ nhân học về Thiên Chúa trong Kinh Kôrăng.

Trong phần trình bày niềm tin của phái Sunni, Ash’ari nhận sự thật theo nghĩa đen của ngôn ngữ nhân học nói về Thiên Chúa trong Kinh Kôrăng nhưng nói rõ thêm rằng hình thái Thiên Chúa sở hữu các đặc tính này vượt quá sự hiểu biết của con người. Công thức tiêu chuẩn là bila kayfa, “không hỏi cách nào và không so sánh (với các đặc tính của con người)”. Ông cũng biện luận rằng các phẩm tính của Thiên Chúa như hiểu biết vốn hiện hữu từ đời đời trong thực tại Thiên Chúa và không hiện hữu độc lập với thực tại này ngoại trừ trong các trừu tượng hóa của lý trí con người. Điều này không làm giảm tính đơn nhất của Thiên Chúa hơn là đối với một con người nhân bản vốn cũng có những phẩm tính khác nhau. Ash’ari bênh vực tính đời đời của Kinh Kôrăng như là lời hay ngôn từ Thiên Chúa bằng cách phân biệt giữa ngôn từ đời đời của Thiên Chúa vốn là sứ điệp hướng dẫn gửi nhân loại và những âm thanh tạo dựng của người đọc hay những trang sách trên đó Kinh Kôrăng được viết ra.

Khi thảo luận tới quyền tối thượng của Thiên Chúa và sự tự do của con người, giống mọi người Sunni khác, Ash’ari hướng nhiều về phía định mệnh thuyết, rất giống với các triết gia chủ chí (voluntarist) của Kitô giáo vào thế kỷ 14. Nói rằng Thiên Chúa không muốn và không tạo nên mọi sự, đối với họ, là nghi ngờ quyền năng và ơn quan phòng của Thiên Chúa. Ash’ari thậm chí còn muốn sẵn sàng chấp nhận ý tưởng cho rằng Thiên Chúa muốn và đã tạo ra sự ác, nhưng chính Người không phải là sự ác. Các giới răn của Thiên Chúa ấn định các giới hạn giá trị cho con người nhân bản. Họ được coi là tốt hay xấu là do tham chiếu các qui phạm này, nhưng Thiên Chúa thì vượt trên các giới hạn này.

Chứng cớ Người tự do làm bất cứ điều gì Người làm là:Người là Quân Vương Tối Cao, không tùy thuộc ai, không ai cao hơn Người để có thể cho phép hay ra lệnh, hoặc quyết định, hay ngăn cấm, hoặc truyền lệnh điều Người nên làm và ấn định một trói buộc cho Người. Vì là như thế, nên không gì có thể là ác về phần Thiên Chúa. Vì sự gì ác chỉ là về phần chúng ta mà thôi vì chúng ta mới vi phạm các giới hạn đã được đặt ra cho chúng ta và làm những điều chúng ta không có quyền làm. Nhưng vì đấng tạo hóa không tùy thuộc ai và không bị trói buộc bởi giới răn nào, nên không thể có sự ác nào về phần Người. (Abu al-Hasan al Ash’ari, Thần Học của Ash’ari, bản tiếng Anh của Richard J. McCarthy[Beirut: Imprimerie Catholique, 1953] tr. 99).

Ash’ari cũng dùng lý lẽ để chứng minh một số chân lý trong đức tin Hồi Giáo. Thí dụ, ông biện luận sự hiện hữu của Thiên Chúa như là Hữu Thể Tất Yếu do sự kiện: thế giới hữu hạn này chỉ là khả hữu hay tùy thể. Ông cũng tin rằng ta có thể chứng minh tính đơn nhất, sự hiểu biết, uy quyền, sự sống… của Thiên Chúa bằng luận điểm thuần lý.

Ibn-Sina (Avicenna)

Không cuộc tranh luận thần học sơ khai nào trong Hồi Giáo có liên quan tới loại suy tư triết học đang thách thức cộng đồng Hồi Giáo từ thế kỷ thứ chín tới thế kỷ mười hai. Đến năm 850, người Hồi Giáo đã kiểm soát được Syria, Ai Cập và Ba Tư. Tất cả các nước này đều đã tiếp xúc với thế giới triết học và khoa học của Hy Lạp. Dưới triều đại Abbasids thế kỷ thứ chín, Ba Tư với thủ đô Baghdad trở thành trung tâm của thế giới Hồi Giáo, và năm 832, vua Abbasid là al-Ma’mun thiết lập tại đây Nhà Khôn Ngoan nổi tiếng, nhằm vừa khuyến khích vừa đem lại trật tự cho việc khai triển ảnh hưởng Hy Lạp đối với triết học và khoa học Hồi Giáo trong địa bàn của ông. Nhà này có một đài quan sát, một thư viện lớn, và một nhóm dịch thuật được ủy nhiệm dịch các bản văn khoa học và triết học từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Ả Rập.

Triết học Hy Lạp đến với thế giới Hồi Giáo phần lớn qua việc suy niệm của Kitô Giáo. Từ thời các nhà hộ giáo ở thế kỷ thứ hai, các nhà tư tưởng Kitô Giáo vốn đã sử dụng thuyết Tân Platông và Khắc Kỷ (Stoicism) để phát biểu đức tin Kitô Giáo, nhằm trả lời các đe dọa của nhiều phong trào lạc giáo. Tại Đông Phương Byzantine, trong công trình của Thánh Gioan Đamascênô, cũng đã có một bộ khá lớn các công trình của Aristốt có thể sử dụng được trong các bản dịch Syriac, và các học giả Kitô Giáo thậm chí còn sản xuất được những bản dịch sang tiếng Ả Rập, ít nhiều đáng tin cậy, một số bản văn triết học có chọn lựa. Trong thời kỳ từ năm 750 tới năm 1000, phần lớn các công trình của Platông và Aristốt cũng như của truyền thống Tân Platông đều được dịch sang tiếng Ả Rập. Trong diễn trình này, các nhà triết học Hồi Giáo như al-Farabi (870-950) cũng chú giải các công trình của Aristốt như cuốn Organon.

Một trong các đặc điểm đáng chú ý về các nhà triết học Hồi Giáo buổi đầu này là: họ chia sẻ xác tín của các nhà triết học Tân Platông như Porphyry rằng: mọi trường phái khác nhau của triết học chỉ tượng trưng cho các khía cạnh khác nhau của một nền triết học duy nhất mà thôi. Thực ra, nhiều lầm lỗi đã xẩy ra khi gán một số công trình Tân Platông cho Aristốt. Thí dụ, các cuốn IV-VI trong Bộ Enneads của Plotinus đã được nghĩ là Thần Học Của Aristốt.

Việc pha trộn độc đáo giữa triết học Tân Platông và Aristốt này được coi là một thách đố đối với thần học truyền thống của Hồi Giáo và đe dọa các nhà chuyên môn của các hình thức nhận thức này. Có một vài lý do giải thích phản ứng này. Trước nhất, các nhà triết học Hồi Giáo này quả quá đáng khi cho rằng triết học giải thích được một cách trọn vẹn và thuận lý các thực tại y như thần học mà không cần tham chiếu mạc khải của Kinh Kôrăng, vốn bị họ coi như phần lớn có tính biểu tượng và phúng dụ. Điều Kinh Kôrăng dạy quần chúng bằng ngôn ngữ tưởng tượng, nhà triết học có thể khám phá ra bằng cách sử dụng lý trí. Đối với những người duy truyền thống, triết học, do đó, bị nhìn như kẻ xâm phạm kiêu căng vào không gian vốn đã được thần học chiếm giữ. Thứ hai, triết học Tân Platông và Aristốt xem ra mâu thuẫn với một số niềm tin quan trọng nhất của Hồi Giáo. Thí dụ, Aristốt dạy rằng thế giới vật chất là trường cửu trong khi thần học truyền thống của Hồi Giáo, dựa vào niềm tin trong Kinh Kôrăng, cho rằng thế giới do Thiên Chúa tạo nên và có khởi đầu trong thời gian. Một số nhà triết học cũng theo chủ trương của Aristốt cho rằng linh hồn là mô thức (form) của thân xác và sẽ ngưng không còn hiện hữu nữa vào lúc chết. Điều này dĩ nhiên mâu thuẫn với niềm tin chính của Hồi Giáo đối với việc xác sẽ phục sinh, sẽ có thưởng phạt ở đời sau. Cuối cùng, các nhà triết học Hồi Giáo này cũng chia sẻ niềm tin của phái Tân Platông coi Thiên Chúa là hữu thể tất yếu mà nguyên tư tưởng tự suy của Người đã tạo nên hay phát sinh ra các các hữu thể tùy thuộc. Mỗi bình diện của hữu thể tùy thuộc đều là hậu quả tất yếu và tự động của một hữu thể bên trên và ngược lại là nguyên nhân của hữu thể bên dưới. Dây chuyền này tạo ra cả một phẩm trật gồm mười loại trí khôn thượng giới; chín loại được đồng hóa với linh hồn của các thiên cầu trong thiên văn học của Ptôlêmê, còn loại thứ mười chính là Trí Khôn Hành Động điều khiển thế giới hay thay đổi dưới mặt trăng (sublunary) mà chúng ta đang chiếm hữu. Theo các nhà thần học truyền thống của Hồi Giáo, thế giới quan Tân Platông này đe dọa ý niệm cho rằng Thiên Chúa trực tiếp biết và quan phòng hướng dẫn thế giới.

Có lẽ nhà triết học Hồi Giáo vĩ đại nhất của Ba Tư là Abu’Ali b. ‘abd Allah ibn Sina, được Tây Phương biết đến dưới danh Avicenna (980-1037). Giống nhiều nhà triết học vĩ đại khác của Hồi Giáo và Do Thái Giáo thời Trung Cổ, Ibn Sina là một học giả phổ quát. Ông viết ít nhất 160 cuốn sách về đủ mọi chủ đề: triết học, y khoa, khoa học, toán học, và huyền nhiệm học. Ông cũng can dự nhiều vào nền chính trị Ba Tư và sống một cuộc sống tích cực được đánh dấu bởi nhiều biến đổi lớn lao của định mệnh. Ông nhiều lần làm cố vấn cho các nhà cai trị Ba Tư và có lúc đã phải ngồi tù một thời gian. Mười ba năm cuối đời, ông sống khá ổn định tại Isfahan, nơi ông qua đời năm 1037.

Các nghiên cứu triết học của ibn-Sina về Thiên Chúa và tạo thế xem ra bác bỏ quan điểm của Kinh Kôrăng trong đó, Thiên Chúa tạo dựng bằng một hành vi ý chí và ở một điểm của thời gian. Sử dụng các giả thiết trong triết học Aristốt và Tân Platông, ibn-Sina khởi đầu bằng cách biện luận rằng mọi hữu thể phải hoặc là có một lý do để hiện hữu hoặc là không. Các hữu thể có lý do để hiện hữu đều là các hữu thể tùy thể (contingent) hay khả hữu (possible); chúng không nhất thiết hiện hữu vì nguyên nhân để chúng hiện hữu nằm ở bên ngoài chúng.
Một hữu thể không có nguyên nhân bên ngoài để hiện hữu thì là hữu thể tất yếu. Do đó, ông bác bỏ khả thể một chuỗi bất tận các hữu thể tùy thể, coi nó là phi lý và biện luận rằng muốn giải thích được hiện hữu của bất cử hữu thể tùy thể nào, người ta buộc phải giả thiết một Hữu Thể Tất Yếu. Luận điểm này khá giống với luận điểm hữu thể học của người gần đồng thời với ông là Thánh Anselm thành Canterbury (1033-1109). Trích đoạn sau đây cho ta hiểu rõ lối suy luận hết sức chặt chẽ nhờ đó ibn-Sina đạt tới các kết luận về bản tính Thiên Chúa như Hữu Thể Tất Yếu mà không cần tham chiếu mạc khải trong Kinh Kôrăng.

Bất cứ điều gì có hữu thể đều phải hoặc có một lý do cho hữu thể của mình hoặc không có lý do nào cả cho hữu thể này. Nếu nó có một lý do, thì nó là tùy thể, bất luận là trước khi nó bước vào hữu thể (nếu ta giả thiết như thế trong trí khôn) hay trong khi nó đang ở trong trạng thái hữu thể, vì trong trường hợp một sự vật mà hữu thể của nó là tùy thể, nguyên sự kiện nó bước vào hữu thể vẫn không lấy mất đi bản tính tùy thể của hữu thể nó. Nếu, đàng khác, nó không có lý do cho hiện hữu của nó, bất cứ cách nào cũng không, thì nó tất yếu trong hữu thể của nó. Khi đã xác nhận qui luật này, tôi xin tiến tới việc chứng minh rằng trong hiện hữu, có một hữu thể không có lý do cho hữu thể của nó.

Hữu thể ấy hoặc là tùy thể hoặc là tất yếu. Nếu nó tất yếu, thì điểm ta muốn chứng minh dã được thiết lập. Nếu, mặt khác, nó tùy thể, thì điều tùy thể không thể bước vào hữu thể ngoại trừ nhờ một lý do nào đó làm lệch cán cân nghiêng về phía hữu thể hơn là vô thể (non-being). Nếu lý do này cũng tùy thể, thì lúc đó sẽ có một chuỗi tùy thể tùy thuộc lẫn nhau, và sẽ không có hữu thể nào cả. Vì hữu thể đang là chủ từ trong giả thuyết của ta không thể bước vào hữu thể bao lâu trước nó không có một tiếp nối bất tận các hữu thể, một điều phi lý. Cho nên các hữu thể tùy thể kết cục ở một Hữu Thể Tất Yếu.
(Avicenna, Về Thần Học, bản dịch tiếng Anh của A.J.Berry [John Murray Ltd. Publishers, 1951]).

Dù mọi hữu thể khác đều tùy thể theo nghĩa chúng không có lý do hay nguyên nhân trong chính chúng để hiện hữu, ibn-Sina vẫn lý luận rằng sự hiện hữu của chúng như các hữu thể khả hữu, về luận lý, hàm nghĩa rằng chúng tất yếu theo cái nhìn của Thiên Chúa; Người là Hữu Thể tất yếu, là nguyên nhân của chúng.

Như thế nay đã rõ: sự vật nào cần được hiện hữu nhờ một sự vật khác, tì tự nó là hiện hữu khả hữu. Và điều này cũng có thể nói ngược lại rằng mọi sự vật tự nó hiện hữu khả hữu, nếu sự hiện hữu của nó đã xẩy ra, đều tất yếu hiện hữu nhờ một sự vật khác; vì không thể tránh được sự kiện này là nó phải hoặc thực sự có một hiện hữu hoặc không thực sự có một hiện hữu, nhưng nó không thể thực sự có một hiện hữu, vì nếu thế nó không thể hiện hữu được. … Thành thử chỉ còn lại điều này: sự vật này, về phương diện yếu tính, là khả hữu, nhưng về phương diện tương quan với nguyên nhân của nó, nó là tất yếu. Nếu ta nghĩ mối tương quan này không còn nữa, thì nó bất khả hữu. Nhưng khi ta xem xét yếu tính của chính sự vật, không liên quan với bất cứ sự vật nào khác, thì sự vật tự nó là khả hữu trong chính nó. (Sách Giải Thoát, bản dịch tiếng Anh của G. Hourani, “Ibn-Sina on necessary and possible existence” (Ibn-Sina về hiện hữu tất yếu và khả hữu)”, Philosophical Forum, 6, 74-86).

Quan điểm về tạo thế như vừa tất yếu vừa trường cửu này đã gây ra phần lớn các vấn đề cho các nhà tư tưởng của các truyền thống Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Xem ra nó mâu thuẫn với ý nghĩa rõ ràng trong các trình thuật tạo thế của Thánh Kinh và Kinh Kôrăng, là những sách muốn nói rằng Thiên Chúa tự do quyết định tạo thế trong thời gian.

Tâm lý học của Ibn-Sina chịu ảnh hưởng nặng nề của tự duy Tân Platông và sau đó thường bị giải thích sai là bác bỏ tính cá thể riêng biệt của mỗi linh hồn con người. Đối với ibn-Sina, Trí Khôn Hành Động (Agent Intellect) là tác nhân trực tiếp của tạo thế; tác nhân này tạo ra bốn yếu tố của thế giới và ban cho các thân xác thể lý các mô thức bản thể của chúng. Tác nhân này cũng có trách nhiệm ban cho con người khả năng biết các mô thức nhờ việc trừu tượng hóa. Mọi hữu thể nhân bản đều có trí hiểu khả hữu, tức khả năng biết mô thức của sự vật. Nhưng chính Trí Khôn Hành Động “chiếu rọi các mô thức” cho trí khôn được tạo dựng nơi ta qua một soi sáng nào đó của Thiên Chúa. Một số người hiểu ý tưởng vừa nói gây nguy hiểm cho niềm tin vào tính cá thể riêng biệt của mỗi linh hồn. Tuy nhiên, điều này không thực sự công bằng đối với ibn-Sina, vì tâm lý học của ông thiên nhiều về Platông hơn Aristốt. Ông tin rằng linh hồn và thân xác là hai bản thể riêng biệt và linh hồn vừa có trước thân xác vừa tiếp tục hiện hữu sau khi người ta chết. Là một nhà triết học, ông hiểu đời sau phần lớn tùy thuộc khả năng nhận thức của người ta. Quan điểm chủ yếu có tính Platông của ibn-Sina về linh hồn khá hiển nhiên trong bài Tụng Ca Linh Hồn rất nổi tiếng của ông:

Xuống trên ngươi từ cõi cao xanh,
Là Bồ Câu hiển dương, khôn tả, vinh quang, thiên giới.
Nó bị che khỏi mắt những người biết bản tính của nó,
Thế nhưng nó không mang khăn che mặt và luôn tỏ hiện với con người.
Nó miễn cưỡng tìm ngươi và nối kết với ngươi, ấy thế nhưng, dù đau buồn,
Xem ra nó vẫn không miễn cưỡng rời thân xác ngươi.
Nó phản kháng và đấu tranh, và nhất định không vội vàng chịu thuần hóa,
Nhưng nó vẫn nối kết với ngươi, vẫn từ từ làm quen với thứ rác rưởi đáng buồn này,
Tuy nhiên, như tôi tưởng tượng, vẫn bị quên khuấy là các ám ảnh và chân thành của nó
Trong các khu vườn và lùm cây thiên giới, mà việc rời bỏ quả tình miễn cưỡng.
Cho tới lúc nó bước vào chữ G của việc giáng hạ,
Và giáng xuống trần, xuống chữ T của tâm điểm nó, một cách miễn cưỡng,
Con mắt Y của Yếu Đuối đánh vả nó, và kìa, nó bị nhật lào
Giữa những cột mốc và nhà cửa tan hoang của thế giới phiền não này.
Nó khóc than, mỗi lần nghĩ tới nhà cửa và sự bình an nó vốn có,
Với những nước mắt tràn mi không ngừng không nghỉ,
Với khóc thương ai oán ủ ê như người tang chế
Về những vết tích căn nhà của mình khi gió bốn hướng rời bỏ.
Những chiếc lưới dầy giam hãm nó, và chiếc cũi mạnh mẽ
Khiến nó khỏi tìm thấy bầu trời cao rộng.
Cho tới lúc giờ bay về nhà gần điểm,
Và là lúc nó trở về với tinh cầu rộng rãi hơn,
Nó ca hát hân hoan, vì khăn che đã được vén, và nó rõi nhìn
Những điều chưa bao giờ mắt trần được thấy.
Nó líu lo dâng cao những khúc hát tụng ca.
(Vì ngay cả những vật thấp hèn nhất cũng gia tăng hiểu biết).
Và thế là nó hồi hương, biết hết mọi việc dấu ẩn
Bây giờ tại sao từ chỗ đậu trên cao, nó bị ném như thế này
Xuống hố thẳm âm u và sầu thảm của đáy trời thấp nhất?
Có phải là Thiên Chúa ném nó xuống vì một mục đích khôn ngoan,
Che dấu khỏi con mắt dò xét của người dò tìm sắc bén nhất?
Phải chăng sự giáng xuống này là một kỷ luật khôn ngoan nhưng nghiêm khắc
Để nó học hỏi những điều chưa từng được nghe,
Đó là người mà Định Mệnh đã tước đoạt, cho tới ngày ngôi sao của nó
Cuối cùng được định vị tại nơi nó từng mọc lên từ trước,
Giống một làn chớp chiếu sáng thảo nguyên,
Và như chưa bao giờ có, trong một phút lại biến đi.

(Theo bản Tiếng Anh của E.G. Browne trong “Lit. Hist. of Persia” [Lịch Sử Văn Chương Ba Tư], cuốn 2, 110-111).

Trong tác phẩm chính tựa là Sách Giải Thoát, ibn-Sina tập chú vào thái độ của ông đối với mạc khải trong Kinh Kôrăng. Nói chung, giống nhiều nhà triết học khác trong ba tôn giáo lớn, ibn-Sina là loại người duy ưu tú thuận lý. Trong phần nói tới việc cần có một tiên tri như nhà làm luật, ông bắt đầu với tiền đề cho rằng quần chúng không có khả năng lý luận về sự hiện hữu của Thiên Chúa và phần đông người ta, nếu để riêng cho họ, sẽ đeo đuổi một cuộc sống chỉ biết quan tâm tới mình và hiểu công lý là điều về phe với họ. Do đó, để bảo đảm việc sinh tồn và hoàn tất việc thể hiện của nhân loại, điều cần thiết là Thiên Chúa mạc khải một bộ luật cho nhà làm luật (tức tiên tri Muhammad), người đã được để riêng ra khỏi người khác nhờ quyền làm phép lạ của ngài. Nguyên tắc nền tảng của bộ luật này là: có Một Thiên Chúa Duy Nhất là Đấng Tạo Hóa, Toàn Năng và Toàn Trí, và các giới răn của Người phải được tuân giữ. Quần chúng tuân phục quan điểm này phần lớn vì sợ bị trừng phạt và mong được tưởng thưởng, vì Muhammad vốn dạy họ rằng Đấng Thiên Chúa Tạo Hóa này đã chuẩn bị sẵn một cuộc sống hạnh phúc cho những ai tuân phục, còn những kẻ bất tuân, Người sẽ dành cho họ một cuộc sống khốn khổ.
Ibn-Sina xác tín rằng quần chúng chỉ có thể hiểu các dụ ngôn và biểu tượng của chân lý, chứ không hiểu các chân lý “cao hơn” của siêu hình học và thần học. Có thể dạy họ rằng Thiên Chúa là Đấng quyền năng và uy nghi dựa trên các dụ ngôn và biểu tượng về những gì được họ coi là quyền năng và uy nghi. Nhưng họ không có khả năng hiểu các quan niệm triết học trừu tượng như ý niệm cho rằng Thiên Chúa không thể bị xác định bởi không gian và không ở trong cũng như không ở ngoài thế giới. Cho dù Muhammad có biết các chân lý siêu hình này, thì ngài cũng không để lộ ra, trái lại, ngài sẽ tự chế vào việc sử dụng các hình ảnh mà người bình dân có thể hiểu. Cũng thế, các bức tranh về đời sau nên lôi cuốn trí tưởng tượng của quần chúng. Hạnh phúc và bất hạnh nên được minh họa bằng các ngôn từ thể lý cụ thể có trong Kinh Kôrăng; những ngôn từ này đề cao sự thèm muốn được hưởng khoái cảm nhục thân (sensual gratification). Nhưng đó đây khắp trong mạc khải (Kinh Kôrăng), vẫn có những câu như “mắt chưa thấy tai chưa nghe” ngụ hàm một bình diện ý nghĩa cao hơn cho những ai có đầu óc triết học nhiều hơn để họ được khuyến khích tiến xa hơn trong các suy tư của họ.

Ngay việc ibn-Sina bàn tới cầu nguyện và các hành vi thờ phượng của Hồi Giáo cũng có tính duy lý cao. Chúng được hiểu như “những phương thế bảo toàn sinh tồn cho bộ luật của đấng tiên tri và các luật lệ thuộc đủ mọi lãnh vực của phúc lợi con người” hơn là như cách thế để hiệp thông với Thiên Chúa. Truyền thống cầu nguyện năm lần trong một ngày của Hồi Giáo là một cách liên tục nhắc người ta nhớ tới Thiên Chúa và đời sau. Người ta cần được cổ vũ làm như thế như là một phương thế để được ân huệ của Thiên Chúa và xứng đáng lãnh nhận phần thưởng lớn hơn. Một số các hành vi được truyền lệnh, như thánh chiến và hành hương, càng có lợi hơn về phương diện vật chất. Việc tuân giữ cao thượng nhất là lối cầu nguyện trong đó, người thực hành “giả thiết mình đang ngỏ lời với Thiên Chúa trong một cuộc đàm đạo tư riêng”. Thay vì tìm kiếm một ý nghĩa tâm linh cao hơn nơi các nghi thức đi trước và cùng đi với việc cầu nguyện, ibn-Sina phân tích chúng, coi chúng giống như các thái độ của một người tới diện kiến một vị vua cao cả.

Khi thảo luận về đời sau, ibn-Sina phân biệt giữa khoái lạc và trừng phạt thể lý được đề cập trong Kinh Kôrăng và khoái lạc thiêng liêng được những người như các nhà triết học tìm kiếm. Ông gợi ý rằng cho dù các nhà triết học có được ban cho khoái lạc thể lý thì họ cũng nên ghét bỏ nó để hưởng khoái lạc thiêng liêng, có thế mới tiến gần hơn tới Chân Lý Đệ Nhất. Trong phần cuối, điều rõ ràng là ibn-Sina không tin nghĩa đen của việc xác sống lại sau khi chết. Đúng hơn, ông gợi ý rằng một số linh hồn vẫn còn quá gắn bó với trái đất, nên lối hiểu nghĩa đen của Kinh Kôrăng có thể đã “tưởng tượng” ra việc họ được hưởng khoái lạc thể lý ở trên đời này.

(Còn tiếp)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cấm Câu Cá
Nguyễn Đức Cung
00:02 07/02/2015
CẤM CÂU CÁ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hàng ngày kiếm sống đã gay
Cấm không bắt cá hôm nay ăn gì ?!!!
(nđc)