Ngày 07-03-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tôn trọng sự sống
Lm Nguyễn Hữu Thy
02:28 07/03/2008
Chúa Nhật V Mùa Chay/A

Tôn trọng sự sống !


(Ga 11,1-45)

Có lẽ người ta không lấy làm ngạc nhiên, tại sao Giáo Hội lại công bố cho chúng ta nghe hôm nay bài tường trình của thánh sử Gio-an về việc Chúa cho ông La-da-rô sống lại. Chúng ta đang sửa soạn đón mừng những gì chúng ta sắp sửa cử hành. Ðại lễ Phục Sinh đã gần kề! Quyền năng của Thiên Chúa sẽ chiến thắng tử thần! Trong lúc đó La-da-rô sau khi chết được bốn ngày, đã được Ðức Giêsu cho quay trở lại cuộc sống trần thế hạn hẹp này. Nhưng trong sự sống lại của Ðức Giêsu thì tử thần hoàn toàn bị đánh bại, sự chết hoàn toàn bị tiêu diệt, và niềm hy vọng vào một cuộc sống mới, cuộc sống trường cửu sẽ được ban tặng cho chúng ta.

Sự việc lịch sử xảy ra ở Bê-ta-ni-a chỉ có tác dụng như một dấu chỉ báo hiệu biến cố Phục Sinh vĩ đại sắp tới của Chúa Cứu Thế, cuộc sống giới hạn báo hiệu cuộc sống vĩnh cửu! Tuy nhiên, ở đây người ta vẫn không thể không ghi nhận điều này là cái chết của La-da-rô xem ra đã lôi kéo được sự quan tâm đặc biệt của mọi người, cũng như đã làm cho nhiều người khóc lóc thương tiếc! Vâng, tất cả mọi người: các chị em của La-da-rô, bà con láng giếng cả xóm và chính Ðức Giêsu, ai nấy đều thương khóc ông, đến nỗi tông đồ Tô-ma đã phải nói lên sự tác động sâu xa của sự việc nơi các môn đệ như thế nào: “Thôi, để chúng ta cùng đi với Người và cùng chết với Người!”

Tất cả những điều đó đã khẳng định một sự thật khác nữa là: Ðức Giêsu đã yêu quí sự sống ở đời này như thế nào! Nhưng Người đã xử sự ra sao? Qua các phép lạ, Người đã tiếp tục thể hiện các dấu chỉ Người đưa ra: Người cứu sống con người, như Người luôn luôn vẫn làm, Người chữa lành khỏi mọi bệnh tật và ban cho bệnh nhân một sự sống mới. Trước mắt Người, không gì khác hơn là sự sống, và chính là sự sống trong sự sung mãn của nó. Người biết rõ sự sống là gì và sự sống còn có thể được biến đổi như thế nào nữa, cũng vì thế Người đã làm tất cả chỉ vì sự sống.

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ có chung cùng một quan điểm, sẽ cùng đi chung trên một lộ trình với Ðức Giêsu, nếu chúng ta cũng ý thức được cuộc sống là gì và nhất là chúng ta cũng nỗ lực làm tất cả để bảo toàn và để thăng tiến sự sống. Các kỹ thuật tân tiến đã làm thay cho chúng ta những công việc nặng nhọc khó khăn; sự phồn tịnh vật chất đã mang lại cho chúng ta nhiều thời giờ nghỉ ngơi thư giãn và hưởng thụ cuộc sống; Sự tiến bộ trong lãnh vực y khoa đã đạt được những buớc nhảy vọt, đến nỗi đã có thể làm hồi sinh và kéo dài thêm sự sống con người. Ðó là những công việc đi đôi với những gì Ðức Giêsu đã làm xưa đối với sự sống con người, và đang được quan tâm tới. Phải chăng con người ngày nay đang bước vào một thời đại mới, một thời đại nhân bản hơn và thấm nhuần tinh thần Kitô giáo hơn?

Trong thực tế, người ta đã có những ghi nhận ngược lại. Luôn luôn chiến tranh phá hoại lại bùng nổ ra chỗ này chỗ kia trên thế giới: hằng ngày bom đạn đã cướp đi bao người vô tội. Và không chỉ những nơi xa xôi nào khác, ngay trên đất nước chúng ta, hằng ngày các tội phạm chống lại sự sống đã xảy ra: đàn bà con gái bị hãm hiếp, trẻ con bị sát hại hay bị lạm dụng tình dục cách thô bạo, v.v… Từ từ chúng ta đã quen dần đi với những tin tức về các thảm họa khủng khiếp về luân lý như thế và nhất là đã trở nên bất cảm trước những hành vi phản đạo đức đó, hằng ngày được đăng tải trên các phương tiện truyền thông!

Bởi vậy, một vấn nạn được đặt ra: Liệu chúng ta còn biết đánh giá cao sự sống con người nữa hay không? Chúng ta đang thực sự bước theo dấu chân Ðức Giêsu?

Chắc chắn chúng ta sẽ rất hoài nghi về một câu trả lời tích cực, nếu chúng ta nhìn thẳng vào tình trạng hiện tại của xã hội: nạn phá thai, một tội ác tiêu diệt sự sống nhân loại trong tuổi thai nhi ngay trong cung lòng mẹ chúng, đang thịnh hành trên khắp thế giới, cũng như phương pháp “Euthanasie”, tức sự trợ chết bớt đau đớn, đang được bành trướng khắp nơi. Trong cả hai trường hợp, sự hủy diệt sự sống của những người vô tội nắm giữ tiếng nói quyết định. Làm thế nào để những hành động dày đạp sự sống nhân loại một cách vô nhân đạo như thế lại có thể hòa hợp được với cuộc tranh đấu bảo tồn tất cả mọi sự sống?

Những ai lắng nghe một cách chính xác, sẽ tìm gặp được lý do của nó, sẽ tìm gặp được sự khác biệt giữa những điều mà đây đó người ta hiểu về cuộc sống con người và ý nghĩa của nó. Thật vậy, khi con người biết tổ chức cuộc sống của mình một cách đầy năng động, tức khi con người biết làm chủ được cuộc sống mình, nhìn thấy được ý nghĩa của nó, cũng như biết đem san sẻ cho người khác. Ðiều đó muốn nói lên rằng mỗi người phải là tác nhân tạo nên hạnh phúc của riêng mình! Mỗi người có thể tạo nên một “khuôn mẫu người” đúng đắn cho chính mình. Và tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh sống của mình, người đó có thể sửa đổi cái “khuôn mẫu người” như thế. Và từ chỗ đó, con người có thể bảo vệ được nhân phẩm cho người khác!

Vì theo quan điểm Kitô giáo một cuộc sống đầy nhân bản là một ơn huệ và đồng thời là một bổn phân được Thiên Chúa trao ban. Sự kính sợ Ðấng Tạo Hóa là lý do để tôn trọng con người, hình ảnh của Tạo Hóa. Và phẩm giá cao quí được mang trên mình hình ảnh của Thiên Chúa như thế, đều được trao ban cho mỗi một người, dù cho người đó thuộc màu da, chủng tộc, văn hóa hay tôn giáo nào đi nữa, cũng như thuộc lớp tuổi, trình độ khả năng, giai cấp xã hội, tình trạng sức khỏe nào đi nữa! Phẩm giá đó con người mang trên mình từ khi thụ thai trong lòng mẹ cho đến khi chết, và vượt sang cả bên kia cái chết nữa, bởi vì Thiên Chúa đã tiền định ban cho con người sự sống vĩnh cửu. Vì thế, theo kế hoạch của Thiên Chúa, cả đến một cuộc sống đứng trước mắt người đời xem ra vô giá trị, vẫn có đầy đủ ý nghĩa của nó. Nói cách khác, những người nghèo khổ và đau ốm vẫn luôn có đầy đủ phẩm giá của mình, và vì thế họ cũng phải được đối xử một cách đúng nhân phẩm. Ðúng vậy, một nền nhân bản chọn Thiên Chúa làm động lực cơ bản, luôn tôn trọng sự sống nơi mỗi một người, chứ không phân biệt!

Qua phép lạ Người làm ở Bê-ta-ni-a, Ðức Giêsu cũng đã khẳng định giá trị và phẩm giá của sự sống trần thế. Người đã hồi sinh cho La-da-rô để ông tiếp tục sống cuộc sống trần thế. Chắc chắn rằng La-da-rô đã đón nhận sự sống đó với tất cả ý thức: đó là một ân huệ Thiên Chúa ban, đồng thời cũng là một sứ mệnh Người giao phó cho.

Cùng một sự sống đó, Thiên Chúa cũng luôn luôn ban tặng cho chúng ta. Do đó sứ mệnh của chúng ta là phải tôn trọng, bảo vệ và thăng tiến sự sống đó trong chúng ta cũng như trong những người đồng loại của chúng ta, đúng với ý muốn của Thiên Chúa. Nhờ thế sự sống đời này cũng sẽ giúp chúng ta biết hướng nhìn lên sự sống vĩnh cửu.
 
Thừa tác vụ Linh mục theo thánh Ghê-go-ri-ô
Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế, O.P.
12:08 07/03/2008
THỪA TÁC VỤ CỦA LINH MỤC THEO THÁNH GHÊ-GO-RI-Ô

Thánh Ghê-go-ri-ô Cả có một bài giảng đặc biệt về thừa tác vụ của linh mục, in trong Bài đọc Kinh sách, ngày thứ Bảy, Chúa Nhật XXVII thường niên năm A, trang 289. Bài này có thể là đề tài cho các linh mục thời nay suy nghĩ.

Thánh Ghê-go-ri-ô nêu lên hai vấn đề bức thiết:

• Có nhiều linh mục, nhưng rất ít linh mục lo chu toàn chức vụ.
• Các linh mục làm việc bên ngoài hơn bên trong.

1. Nhiều linh mục nhưng ít linh mục chu toàn chức vụ

Thánh Ghê-go-ri-ô viết: “Thế giới này đầy dẫy linh mục, nhưng họa lắm mới có người hoạt động trong cánh đồng truyền giáo của Thiên Chúa, vì chúng tôi lãnh nhận chức vụ linh mục, nhưng lại không chu toàn trách nhiệm của chức vụ ấy.”

Lời than phiền này tập trung chung quanh hai sự kiện: đông linh mục nhưng rất ít linh mục chịu làm việc trong cánh đồng của Chúa. Cánh đồng của Chúa đây là cánh đồng truyền giáo và công việc mục vụ. Thường linh mục Việt Nam để ý đến công việc mục vụ nhiều hơn là truyền giáo. Sở dĩ như vậy vì các vị được sai đến các họ đạo. Làm việc trong họ đạo thì còn thời giờ đâu để đi tới các nơi truyền giáo. Thực ra không hẳn phải đi tới các nơi truyền giáo, vì trong họ đạo hay bên cạnh các họ đạo cũng có rất nhiều nơi, nhiều người, nhiều cơ hội cho các linh mục truyền giáo. Mà không phải chỉ dạy đạo hay kêu mời vào đạo mới là truyền giáo. Có nhiều cách thế truyển giáo mà một trong cách hữu hiệu nhất là chính đời sống của các vị. Cứ tưởng tượng một cha sở trong một họ đạo không nguyên chỉ lo cho bổn đạo của mình mà còn lo thăm hỏi giúp đỡ những người ngoài đạo tùy theo điều kiện và khả năng, kết quả sẽ ra thế nào. Lại nghĩ đến một cha sở biết tôn trọng giáo dân, đối xử lịch sự với người ta theo lối nhân bản, không rầy la phách lối, hỏi như thế có phải là truyền giáo không? Người ta than phiền chê trách linh mục về cách xử thế nhiều lắm. Đã hẳn đời sống của linh mục trong các họ đạo có nhiều cái phức tạp. Giáo dân có những người nhiều khi “được đàng chân, lân đàng đầu”. Thấy cha sở hiền lành dễ thương, nhiều người tìm cách lợi dụng. Đó là những chuyện thường hay xẩy ra. Nhưng không phải vì thế mà các linh mục coi ai cũng như những người này cả.

Còn công việc mục vụ thì khỏi phải nói, vì xưa nay các cha sở vẫn làm những công việc này và có khi làm cách đáng khen nữa. Nhưng phải chăng số người này ít. Vì vậy thánh Ghê-go-ri-ô mới nói: “Chúng tôi lãnh chức vụ linh mục, nhưng lại không chu toàn trách nhiệm của chức vụ ấy.”

Trách nhiệm ấy là dành ưu tiên cho phần rỗi của các tín hữu. Những khi phải đi “kẻ liệt” vào đêm khuya lúc không thuận tiện, hoặc những khi phải rầy rà mất thời giờ để lo giấy tờ hay điều chỉnh tình trạng hôn phối cho người ta mà vẫn bằng lòng chấp nhận rầy rà hay mất thời giờ, thì đó là chu toàn trách nhiệm của chức vụ linh mục.

Các vị cũng sẽ chu toàn trách nhiệm của mình khi tìm đến với những người khô khan nguội lạnh, bỏ đạo hay chống đạo hoặc lem nhem về hôn phối. Cứ ở trong nhà xứ thì yên thân hơn, còn ra ngoài làm những công việc như vừa nói, phiền phức vất và lắm. Nhưng chính đó lại là công việc đích thực của người mục tử.

Ngoài ra, trong phạm vi trách nhiệm, còn điều này nữa tưởng cũng nên nói đến, đó là tính thích hưởng nhàn. Nếu không để ý và chịu khó tập tành, các linh mục cũng sẽ dễ rơi vào tật xấu này lắm. Tự nhiên chẳng ai thích mó tay vào công việc cho nhọc nhằn làm chi. Ai chả thích nhàn. Mà bây giờ có nhiều cái để hưởng nhàn lắm: nào là ti-vi, đầu máy đĩa CD, DVD, báo chí, sách vở tranh ảnh, địa điểm tham quan du lịch, quán ăn uống, nơi vui chơi giải trí, v.v… Tất nhiên không cấm vui chơi giải trí khi cần phải giải trí để giữ cho đời sống được quân bình, nhưng vẫn phải đề phòng. Nếu lúc nào vào nhà xứ mà bổn đạo cũng thấy cha xứ nằm võng hay ngồi trên ghế dựa đọc báo hay xem ti-vi, người ta sẽ nghĩ về cha thế nào. Lại còn chuyện “ăn nhậu” nữa! Trách nhiệm chu toàn chức vụ cũng đòi buộc các vị phải lưu tâm về vấn đề này để khỏi sinh gương xấu cho bổn đạo và làm cho lời giảng mất hiệu lực.

2. Làm việc bên ngoài hơn bên trong

Trong phần trên của bài giảng, thánh Ghê-go-ri-ô như than phiền về con số đông linh mục không chịu làm việc trong cánh đồng của Chúa. Đến phần cuối, thánh nhân lại như không mấy vui vì các linh mục làm việc bên ngoài nhiều hơn bên trong.

Ai cũng hiểu bên ngoài với bên trong là thế nào rồi. Việc bên ngoài là các việc đời, việc của người thế gian như làm ăn buôn bán sinh lợi, v.v… Linh mục làm việc bên ngoài là làm những việc không có liên quan gì đến công việc của linh mục. Mà công việc của linh mục là rao giảng Lời Chúa, cử hành các bí tích, xây dựng cộng đoàn đức tin và lo phần rỗi cho các tín hữu. Đó chính là những công việc bên trong. Ngày nay có nhiều linh mục ít việc bên trong để làm, hay không muốn làm những việc bên trong. Vì vậy mới dễ sinh ra buồn phiền chán nản. Các linh mục đó buồn phiền vì không có việc làm, hay không được làm những việc theo đúng chức vụ của mình. Cha Timothy Radcliffe, nguyên bề trên tổng quyền dòng Anh em thuyết giáo nhiệm kỳ mới đây, đã thấy vấn đề và chọn tâm trạng này làm đề tài thuyết trình cho Hội nghị linh mục toàn quốc Anh tại trường Trung học Digby Stuart Roehampton ngày 17.9.2002, đề là "Vui buồn trong cuộc đời linh mục hiện nay". Cuối cùng cha viết: “Linh mục là người mang tin vui, tin mừng. Đây là lý do vì sao sự chán nản lại hủy hoại ơn gọi chúng ta một cách ghê gớm. Sẽ chẳng còn ai tin chúng ta nữa nếu chúng ta trông có vẻ khổ sở.”

Điều này có thể hiểu được phần nào, vì giáo dân bên Âu châu ít đi nhà thờ và không có mấy sinh hoat đạo đức như ở Việt Nam nhưng không phải vì vậy mà đời linh mục trở nên vô nghĩa. Làm linh mục là sống hơn làm, khi vì hoàn cảnh, không có hay ít có việc để làm theo đúng chức vụ. Trong những trường hợp này, sống là cần hơn. Sống chức vụ là người tâm giao của Chúa, là thừa tác viên và dụng cụ, chờ khi Chúa cần đến và hoàn cảnh lại cho phép hay tái tạo được hoàn cảnh để tiếp tục hoạt động theo chức vụ. Trong bao năm trời ở trại cải tạo, các linh mục tuyên úy quân đội cũ có làm được gì bên ngoài mấy đâu, nhưng các vị đó vẫn sống. Chính sự sống đó bên cạnh các bạn tù nhân đã sinh được hoa thơm trái tốt làm vẻ vang cho chức linh mục.

Vi` vậy bài giảng trên đây của thánh Ghê-go-ri-ô cũng như nhiều bài giảng khác của thánh Âu-tinh trong hai tuần Kinh sách Chúa Nhật XXIV, XXV có thể giúp ích cho các linh mục rất nhiều, vì là những bài nói về đời sống mục tử, do hai vị thánh giám mục uyên bác và dạn dày kinh nghiệm nhủ khuyên và hướng dẫn.
 
Vai trò làm mẹ của người phụ nữ
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
12:13 07/03/2008
Vai trò làm mẹ của người phụ nữ

(Bài giảng của đức Giám mục giáo phận Thái Bình ngày lễ cầu nguyện cho các phụ nữ tại nhà thờ chính tòa Thái Bình ngày 6/3/2008)

Hôm nay trong nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, chúng ta cùng cử hành ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Đây là ngày tòan thế giới đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt đối với người phụ nữ Công giáo cần được khuyến khích dấn bước theo các tôn chỉ của Đạo thánh Chúa để trở nên người phụ nữ có Đức tin, Đức Cậy, Đức mến mạnh mẽ.

Về mặt xã hội, cuộc đời vốn đã tôn vinh những đức độ của người phụ nữ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các bậc nữ trung trên trường quốc tế nhiều vô kể, chúng ta không tiện nói tới. Còn tại Việt Nam, có lẽ không ai là không biết đến gương sáng và đời sống của các nữ anh hùng dân tộc nổi tiếng như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân… mà đời sống của họ đủ cả tam tòng tứ đức lẫn công dung, ngôn hạnh, đáng để cho con cháu mọi đời noi theo.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, ngày hôm nay, những người nữ tài khéo, đảm đang vẫn tiếp tục làm rạng danh non sông, tiếp tục cống hiến khả năng và sức lực của mình để dựng xây quê hương đất nước. Họ có mặt trong đủ mọi địa vị và ngành nghề; họ là những nữ giáo viên, nữ y sĩ, nữ công nhân, nữ thương gia, nữ học sinh, sinh viên vv… có lẽ chúng ta đã nghe nhắc tới nhiều trong các buổi mít tinh, hội họp để tôn vinh những vị nữ trung đó. Còn chúng ta tụ họp nhau trong thánh đường này để cầu nguyện cho nhau và chia sẻ những gì về đức tính của người phụ nữ theo quan điểm của đạo thánh Chúa Kitô.

Là người công giáo, chúng ta được mời gọi sống đời hoàn hảo giống như mọi người kitô khác, cũng đi con đường “Phúc thật” như mọi người: phải khó nghèo, hiền lành, hòa thuận, nhẫn nhục và vác khổ giá hàng ngày theo Chúa, yêu thương hết mọi người, kể cả địch thù, chia cơm sẻ áo cho những ai cùng khổ thiếu thốn vv… Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ công giáo, họ còn có bổn phận nên hoàn hảo với những nét đặc biệ. Vì trong một buổi lễ, thời gian có hạn, nên tôi chỉ chia sẻ với anh chị em, nhất là giới phụ nữ Công giáo về một điều thiết yếu, đó là vai trò của phụ nữ trong gia đình.

Vai trò gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Từ em bé, tới các thiếu niên, các bà mẹ đều phải theo gương Chúa Giêsu “Càng thêm tuổi càng thêm ân duyên trước mặt Chúa và người đời” (Lc 2, 52). Ân duyên của người phụ nữ chính là những gì làm đẹp cho họ. Nhưng ở đây, người phụ nữ được mời gọi không chỉ chăm sóc vẻ đẹp bên ngoài, mà còn phải có tâm hồn tốt đẹp, được trang sức bằng cái duyên dáng của ơn Thánh. Đó chính là vàng ròng, ngọc quý làm cho người phụ nữ càng ngày càng trở nên duyên dáng hơn trước mặt Thiên Chúa. Như lời Chúa trong sách Châm Ngôn: “Duyên dáng là giả trá! Sắc đẹp là hư vô! Người phụ nữ kính sợ Chúa mới đáng cho người đời ca tụng” (Cn 31,30).

Hãy bắt chước Đức Trinh Nữ Maria quỳ bên máng cỏ và trong suốt cả cuộc đời: “Đức Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2, 51). Người phụ nữ khôn ngoan còn là người biết dè giữ lời ăn tiếng nói, biết chín chắn suy nghĩ điều hay lẽ phải: “Nàng khôn khoan trong lời ăn tiếng nói. Vẻ dịu hiền khi dạy dỗ bảo ban” (Cn 31,26).

Còn câu khác lại nói: “Đàn bà lắm điều như nhà dột ngày mưa, giữ được phụ nữ như giữ được gió, hay nắm được dầu thơm trong tay”.

Đến tuổi đi lập gia đình thì vai trò người phụ nữ lại càng cao cả và nêu gương cho mọi người. Chúng ta có thể đọc đoạn sách Châm ngôn sau đây: “Một người nội trợ giỏi, ai sẽ tìm ra? Nàng có giá hơn châu ngọc! Chồng nàng đặt tin tưởng nơi nàng, và lời lãi ông sẽ chẳng thiếu. Nàng là hạnh phúc của chồng và chẳng phải họa tai, mọi người trong đời nàng. Nàng kiếm tìm len và gai, và lanh tay làm việc. Nàng tựa đoàn thương thuyền, từ xa, nàng tải về lương thực. Nàng chỗi dậy khi trời còn tối, phân phát phần ăn cho người trong nhà, và chỉ thị cho các tớ nữ. Nàng nghĩ tới một thửa ruộng, nàng tậu lấy với hoa lợi từ bàn tay nàng, nàng trồng một vườn nho. Nàng thắt chặt dây lưng, và phát huy sức mạnh của cánh tay nàng. Nàng biết công việc nàng trôi chảy, và ban đêm, đèn nàng chẳng tắt, ngón tay nàng nắm lấy trục chỉ. Nàng chìa tay cho người nghèo khó, và mở cánh tay cho kẻ khốn cùng. Nàng chẳng lo người trong nhà gặp phải tuyết lạnh, vì mọi người trong nhà đều mang áo kép. Nàng dệt chăn ấm lấy cho mình, và y phục nàng làm bằng gai và gấm tía. Nơi Cổng thành, chồng nàng là người nổi tiếng, ông ngồi giữa hàng kỳ mục trong xứ. Nàng dệt vải và đem bán và trao dây lưng cho con buôn. Sức mạnh và phẩm giá là y phục của nàng, nàng mỉm cười trước tương lai. Nàng mở miệng với giọng khôn ngoan, trên lưỡi nàng: Một giáo huấn về lòng đạo. Nàng quan tâm tới đường đi nước bước của người trong nhà, nàng không ăn bánh của sự nhàn rỗi. Con cái nàng chỗi dậy để cao rao nàng là hạnh phúc, chồng nàng, để khen ngợi nàng: ‘Nhiều người đàn bà đã làm được những kỳ công, nhưng mình, mình vượt tất cả!’ Duyên dáng là giả trá! Sắc đẹp là hư vô! Người đàn bà kính sợ Yavê, đó là người phải ca ngợi! Hãy ban cho nàng hoa quả của bàn tay nàng và nơi công trình nàng ca ngợi nàng nơi quyền môn!” (Cn 31, 10-31)

Vai trò làm mẹ của người phụ nữ.

Về điểm này, chúng ta cùng nhìn ngắm gương sáng của Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, song Mẹ cũng đã từng làm mẹï như bất cứ phụ nữ có gia đình khác. Tuy Đức Giêsu, Con Mẹ được chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, song Đức Mẹ cũng phải mang thai 9 tháng vất vả đắng cay, buồn phiền, như lời Mẹ được Phúc âm thánh Luca ghi lại:“Sao con để cho cha con và mẹ đã phải Cực lòng tìm con” (Lc 2,48).

Thiên chức làm mẹ của người phụ nữ tuy phải vất vả khó nhọc nhưng cũng không ít vinh quang. Bởi Thiên Chúa đã cho người phụ nữ được vinh dự cộng tác với Ngài là Đấng Ban Sự Sống, để duy trì và bảo vệ sự sống trên trần gian. Chính Chúa Giêsu đã từng nói: “Khi sinh con, người đàn bà đã lo lắng buồn đau, vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi vì được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16,21).

Trong thời gian qua, chúng ta đọc trên báo chí, truyền hình đăng tải những câu truyện bà mẹ tàn ác, đã đánh đập, hành hung, xích con cái, giam hãm con cái trong nhà… thậm chí có những bà mẹ còn giết hại chính đứa con mà mình đã rứt ruột đẻ ra. Chúng ta đau đớn, giận dữ và cảm thấy xót xa khi chứng kiến cảnh các bà “mẹ” 14, 15 tuổi xếp hàng trước các bệnh viện sản khoa, thậm chí tại các phòng khám tư nhân để xin hút hai, nạo phá thai, sau những cuộc tình “lỡ làng”. Nhìn những gương mặt thơ dại, có em còn “vui vẻ đùa rỡn” và hứa lần sau lại đến… “đến hẹn lại lên”… mà những người có lương tâm không khỏi e ngại. Một dân tộc có những “người mẹ” như vậy có đáng tự hào chăng? khi hình ảnh của người mẹ không được như lời Kinh thánh dạy: “Có lẽ nào người mẹ quên được con”. Thế nhưng, trong thực tế, vẫn không thiếu những người mẹ đan tâm ra tay sát hại đứa con mình đang ôm ấp trong lòng, khi đứa trẻ trên đôi bàn tay không có gì chống đỡ… Là người phụ nữ công giáo, chúng ta phải làm gì? Phải giáo dục thế nào để xã hội chúng ta đang sống hôm nay không còn tái diễn những cảnh thương tâm như vậy ?

Hôm nay, hiện diện trong ngôi thánh đường này còn có một số chị em là những người chưa hoặc không đi lập gia đình, đặc biệt là các nữ tu, nhân dịp năm Hồng Đào, đến phiên chầu Thánh Thể trong phong trào đẩy mạnh việc tôn sùng Thánh Thể, chúng ta cũng nhấn mạnh tới vai trò làm mẹ thiêng liêng của giới phụ nữ có đức tin.

Ngày chúng ta chịu phép Rửa tội, chúng ta đã được xức dầu phong làm Tiên tri, có nhiệm vụ đem Tin Mừng cho người khác, đó cũng là thiên chức và sứ mệnh làm mẹ sinh sản ra các tinh hoa, đóng góp vào việc làm cho con cái của Chúa, của Hội Thánh càng ngày thêm đông số.

Làm mẹ thiêng liêng còn là việc cộng tác với Giáo Hội nuôi dưỡng, giáo dục các thiếu nhi, thanh niên và các lứa tuổi khác tùy theo địa vị và hoàn cảnh của mỗi người, nhất là noi gương Đức Mẹ Sầu Bi đứng dưới chân Thánh giá. Chúng ta có thể dùng những đau khổ hy sinh của mỗi người, cộng tác vào ơn Cứu độ như Đức Mẹ nhận lời trối trăng của chính Chúa Giêsu trở nên Mẹ nhân loại.

Đối với các nữ tu, chúng ta vào tu trong các dòng không phải trốn tránh thế gian như những con người ích kỷ lo lắng phần rỗi cho riêng mình, song là những con người vị tha hơn hết. Nhờ đời sống cầu nguyện, hy sinh hãm mình, chúng ta có thể đóng góp vào ơn cứu rỗi nhiều người. Chúng ta cùng nhớ lại gương thánh nữ Teresa Hài đồng Giêsu; chỉ với chín năm âm thầm sống trong dòng kín nhưng có thể cứu được hàng triệu linh hồn, tương đương với thánh Phanxicô Xavie phải bôn ba miệt mài nơi các xứ truyền giáo. Điều đó các giúp chúng ta xác tín hơn vào tín điều Các Thánh Thông Công trong kinh Tin kính.

Sự khó nghèo của các chị làm cho thế gian trở nên giàu có; là gương cho mọi người bớt ham hố lợi lộc thế trần, biết tìm kiếm cho mình kho tàng vĩnh cửu trên thiên đàng.

Sự trinh khiết của các chị là sự chứng minh cho một thế giới có thực như chính Chúa Kitô dã dạy trong Tin Mừng, một thế giới dành cho các thiên thần. Nơi mà mọi người không còn dựng vợ gả chồng, nhưng sống với nhau trong tình yêu khôn tả của Thiên Chúa Ba Ngôi hằng yêu thương cho đến muôn đời.

Sự vâng lời của các chị đã làm chứng cho thế gian biết rằng: sự hy sinh chính bản thân là sự hy sinh lớn lao nhất dành cho một lý tưởng một chính nghĩa là yêu mến Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng yêu mến tha nhân như chính mình vậy.

Đó là vài lời chia sẻ của tôi đối với anh chị em trong ngày lễ quốc tế phụ nữ này. Xin kính chúc tất cả các chị em phụ nữ, các riêng các phụ nữ công giáo, cử hành ngày quốc tế phụ nữ 8/3 vui vẻ, tốt đẹp, làm tròn nhiệm vụ của người phụ nữ chân chính, đạo đức, góp phần làm rạng danh đất nước, rạng danh đạo thánh Chúa và lợi ích cho dân tộc mình, cho con cháu mình đến muôn đời. Amen.

Thái Bình ngày 6/3/2008
 
Chết để được sống
Lm. Đa Minh Đặng Văn Cầu
12:18 07/03/2008
CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG

Người ta thường nói “Đẹp như hoa”. Nhưng tại sao hoa lại đẹp thế nhỉ? Có bao giờ bạn đặt câu hỏi như vậy chưa? Theo chủ quan của tôi thì khoa học hay triết học không trả lời được câu hỏi này nên tôi tìm đến Kinh Thánh. Chính Đức Giêsu đã trả lời cho câu hỏi của tôi: “Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn mai bị quăng vào lửa, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin”(Mt 6,30).

Thế là đã rõ, chính Thiên Chúa đã tạo nên, ban tặng vẻ đẹp và sự kiều diễm cho hoa đến nỗi bậc đế vương sang trọng như Salômôn cũng không sánh bằng. Nhưng tôi lại thắc mắc: Hoa đẹp vậy mà tại sao lại chóng tàn thế ? Tại sao chỉ một cơn gió mạnh cũng làm nó biến đi, chỗ nó mọc không còn vết tích?

Tôi lại tìm được câu trả lời ngay trong đoạn Kinh Thánh vừa được trích: Chúa muốn qua loài hoa để dạy tôi về sự quan phòng của Ngài và muốn tôi hãy phó thác cho tình yêu thương của Cha trên trời. Ngài còn nhắc tôi nhớ lại câu ca dao đồng nội tương đương với Thánh Vịnh 90 nói về sự mỏng giòn chóng qua của kiếp nhân thế:
Đời người khác thể bông hoa
Sáng ngày hé nở chiều ra đã tàn


Tương đương
Như cỏ đồng trổ mọc ban mai
Nở hoa vươn mạnh sớm ngày
Chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn
… “ (Tv. 90, 5-6)

Đúng vậy, kiếp nhân sinh thật vắn vỏi:
Ấy con người khác chi hơi thở,
Vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu.


Nhưng chẳng lẽ Chúa gửi cho đời những bông hoa đẹp như vậy mà lại chỉ thông báo những điều tiêu cực và chỉ để:
Ngồi lại bên đời thương dĩ vẵng
Nghe trong lòng câu “hoa sớm nở tối tàn”


Theo tôi Chúa muốn gửi đến cho mọi người thông điệp khác nữa:
Hoa đến báo hiệu mùa Xuân tới,
Mùa hy vọng, mùa sự sống vũ hoàn


Sứ điệp loài hoa không chỉ nhắc cho con người về sự mỏng giòn chóng qua mau hết nhưng còn khơi lên niềm hy vọng: Chết không phải là hết mà là:
Thu qua Đông tới Xuân về
Cúc tàn Sen nở trên quê vĩnh hằng
.

Anh em Phật giáo quan niệm: Nếu sống tốt, sống lành, sống thiện thì khi Thu qua Cúc tàn sẽ được hưởng mùa Xuân Vĩnh Hằng trên tòa sen. Còn nếu sống ngược lại thì sẽ bị hóa thân làm kiếp khác thấp hơn, xấu hơn. Đó chính là niềm tin có sự sống đời sau được diễn tả qua thuyết luân hồi.

Còn người Kytô chúng ta không chỉ nhận ra những dấu chỉ, những mạc khải của Chúa về sự sống sau cái chết qua thiên nhiên, qua khát vọng sống vĩnh cửu của con người, mà còn được chính Thiên Chúa cho biết về điều đó.

Từ rất xa xưa, qua ngôn sứ Ezékiel Chúa đã thông báo cho Dân Ngài và cũng là cho toàn thể nhân loại một tin mừng: “Hỡi dân Ta, các ngươi sẽ biết Ta là Chúa, lúc Ta mở cửa mồ các ngươi, và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống.” (Ed 37, 13)

Lời hứa đó được thực hiện nơi Con của Ngài, và phép lạ “kéo Lazaro ra khỏi mồ” hôm nay là một dấu chỉ, một điều báo trước cho phép lạ vĩ đại nhất, kỳ công lớn lao nhất mà Thiên Chúa, qua Thánh Thần của Ngài, sắp thực hiện nơi Đức Giêsu Kytô, và chính đó là niềm hy vọng lớn lao nhất của chúng ta: “Và nếu thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kytô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Kytô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần của Người ngự trong anh em” (Rm 8, 11)

Như vậy muốn ra khỏi mồ thì phải vào trong mồ đã, tức là phải chết đi cho xác thịt, cho tội lỗi và sống trong Thánh Thần.

Mùa Chay chính là thời gian thuận tiện để chúng ta chết cho tội. Hãy vào trong “ngôi mộ tình thương” của Bí ích Hòa Giải để cảm nghiệm sự khốn cùng của kiếp người và tình thương bao la của Thiên Chúa (Tv 129), để được nghe và đáp lại lời Chúa mời gọi: “Hỡi Lazaro hãy ra khỏi mộ”!

Hãy chết cho xác thịt để hoa trái của Thánh Thần nở rộ giũa cuộc đời:
“Hãy chấp nhận làm cõi lòng tan nát,
như hoa tàn dâng trái ngọt lựng hương”


Chính những trái ngọt lựng hương mang được “làm chín” bởi Thánh Thần và bởi “tấm lòng tan nát dày vò” này sẽ là của lễ mà Thiên Chúa yêu thích nhất và nhất là đươc sống đời đời với Đấng đã tuyên bố: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống đời đời” (Ga 11, 25). Amen
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:09 07/03/2008
CÔNG NGHI HƯU THÍCH ĂN CÁ

N2T


Công Nghi Hưu rất thích ăn cá, từ khi thôi làm thừa tướng của nước Lỗ, thì mỗi ngày đều có người đem cá đến dâng trước cửa, nhưng Công Nghi Hưu không bao giờ nhận của ai cả.

Em trai của ông ta bèn hỏi: “Không phải anh thích ăn cá sao ? Sao lại không nhận cá của người ta dâng ?”

Công Nghi Hưu trả lời: “Ta không thể nhận được, vì một khi nhận thì mắc nợ của người ta, và cũng nhất định là phải chiều theo ý của người ta. Chiều theo ý người ta là làm tổn hại đến pháp luật, làm hại đến pháp luật là ta đánh mất cương vị thừa tướng, mất cương vị thừa tướng thì người ta sẽ không dâng cá đến cho ta nữa. Không có người dâng cá cho ta, thì ta lại mất đi bổng lộc, không có tiền để tự mình mua cá, thì có thể ngay cả cá cũng không có mà ăn. Cho nên, bây giờ ta thà xuất tiền của mình ra mua cá mà ăn còn hơn.”

(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả hạ)

Suy tư:

Thời nay, có những ông quan không đợi người ta dâng biếu nhưng lại dùng quyền lực để chiếm đoạt cái mình thích; thời nay có những người nhiều tiền của và thế lực, nhưng lòng tham vẫn không thỏa mãn với những gì mình có, không những bắt người ta tặng cho, mà còn dùng tiền bạc và thế lực để chiếm đoạt của người khác, họ “ăn” mà không nghĩ đến hậu quả “đời cha ăn mặn (thì) đời con khát nước” hoặc “cha nợ (thì) con trả”, mà cái khát nước này không phải chỉ là chuyện nói chữ cho vui, nhưng là khát nước ở trong hỏa ngục, và nợ phải trả không những đời này mà trả nợ đời sau trong chốn phạt đời đời.

Thích ăn cá nhưng lại không nhận cá người ta biếu cho, đó là người có lòng tự trọng và là một vị quan thanh liêm, thật hiếm có vậy.

Quà tặng là bày tỏ tấm lòng thành của người tặng, không có gì đáng nói, và người nhận cũng chẳng có gì phải bàn, nhưng người có lòng tự trọng cảm thấy áy náy khi nhận quà của người khác; và người có lòng bác ái cũng cảm thấy không yên tâm khi nhận quà của người nghèo khó, dù đó là lòng thành của họ, thì huống gì là những người đi chiếm đoạt hoặc cưỡng ép người khác tặng quà !

Có đức tin với không có đức tin thì khác nhau là ở điểm đó.
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:10 07/03/2008
CHỦ NHẬT V MÙA CHAY

Tin mừng: Ga 11, 1-45

“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”.

Bạn thân mến,

Trước khi đi vào cuộc khổ nạn của mình, Chúa Giê-su đã mặc khải cho các môn đệ và mọi người biết rằng: Ngài chính là sự sống lại và là sự sống, và qua việc làm cho anh La-da-rô sống lại, Chúa Giê-su đã chứng minh cho họ biết là Ngài có quyền trên sự chết, và cũng là báo trước việc Ngài sẽ từ trong cõi chết sống lại.

Chúa Giê-su là sự sống lại và là sự sống, nhưng nếu Ngài không chết đi để sống lại thì không ai tin Ngài là sự sống lại và là sự sống, nhưng chính Ngài đã sống lại thật từ cõi chết, và đó chính là đức tin và sự cứu rỗi của bạn, của tôi và của tất cả những ai tin vào Ngài. Do đó, mà khi chúng ta đang sống ở đời này, và dù chúng ta biết rằng sẽ có ngày thân xác này sẽ chết đi, nhưng nhờ tin vào Chúa Giê-su mà chúng ta sẽ được sống đời đời với Thiên Chúa, cho nên cuộc sống ở đời này của chúng ta thật có ý nghĩa: ý nghĩa là vì tin vào Thiên Chúa, ý nghĩa là vì chúng ta sống cho niềm hy vọng đời sau ngày tại đời này.

Bạn thân mến,

Niềm hy vọng sống lại với Chúa Giê-su sẽ trở thành hiện thực, nếu bạn và tôi cố gắng đem cuộc sống thiên đàng đời sau để sống ở đời này, tức là tập sống hạnh phúc với những người trong gia đình như sống với Chúa; tập sống yêu thương với những người chung quanh như sống với các thiên thần đơn sơ thánh thiện; tập sống chan hòa tình bác ái với mọi người như sống với các thánh nam nữ trên thiên đàng. Bởi vì được sống lại với Chúa Giê-su là mục đích sống của chúng ta ở trần gian này vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 07/03/2008
N2T


21. Thánh đường dễ thương nhất là thánh đường có Chúa Giê-su Thánh Thể.

(Chân phước Alvarez of Cordova)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dòng người Công giáo Mỹ lìa bỏ đức tin
Phụng Nghi
10:32 07/03/2008
Bình luận của Philip F. Lawler (CWNews)

Trong số 10 người lớn Mỹ thì có 1 người theo Công giáo đã rời đạo. Dưới nhãn quan Công giáo thì đây là một thống kê khích động nhất trong nhiều điều được “Cuộc Thăm Dò Khung cảnh Tôn giáo” của Diễn Đàn Pew cung cấp.

Người Công giáo vẫn còn là thành phần tôn giáo lớn nhất ở Hoa kỳ, chiếm 23.9% tổng số người lớn (các giáo hội Evangelical, nhìn tổng quát như một nhóm, qui tụ 26.3% dân số Mỹ, nhưng bị phân rẽ thành nhiều hệ phái Tin Lành khác nhau). Những người Baptist đứng vào hàng thứ hai nhưng rất xa, với 12.7%. Nếu được coi như một hệ phái tách biệt, thì số người Mỹ bỏ đạo Công giáo họ theo lúc nhỏ, tạo thành nhóm tôn giáo lớn thứ ba trong cả nước, với 10.1% dân số.

Cuộc nghiên cứu Pew dựa trên phương pháp thăm dò toàn diện - thấy rằng người Mỹ thường hay đổi đạo. Chừng 44% người lớn Mỹ nay thuộc vào một giáo hội khác giáo hội họ được nuôi dạy. Cuộc Thăm dò Khung cảnh Tôn giáo chứng tỏ rằng các giáo hội Tin Lành dòng chính (mainline) đã chịu mất mát nặng nề nhất, và những người Tin Lành nay gần mất tình trạng đa số, chỉ còn 51% dân số. Phe thắng thế rõ rệt là loại người “không theo đạo”, nay chiếm 16% dân số một nước Mỹ đang không ngừng tục hóa.

Tỷ lệ người Công giáo trong dân số Mỹ vẫn giữ mức độ ổn định suốt 30 năm qua – nhưng chỉ nhờ vào làn sóng nhập cư người Hispanic. Hiện nay 29% số người Công giáo Hoa kỳ là người gốc Hispanic. Nếu không có họ, tỷ lệ người Công giáo ở Mỹ còn sụt giảm hơn nhiều.

Trong cuộc thăm dò Pew, 31.4% người được hỏi cho biết họ đã được nuôi dạy thành người Công giáo từ nhỏ. Số người tòng giáo để gia nhập Giáo hội là 2.6%. Nhưng, một lần nữa, 10.1% đã rời bỏ đức tin Công giáo. Như vậy, cứ được một giáo dân tân tòng thì Giáo hội mất đi 4 giáo dân từ thuở nằm nôi. Cứ 1 người vào cửa Giáo hội Công giáo thì có 4 người đi ra. Chẳng trách các giáo đường nay trống vắng!

Chuyện quan trọng nhất về đạo Công giáo ở Mỹ suốt mấy thế hệ qua không phải là scandal lạm dụng tình dục, cũng không phải những đổi thay tiếp theo sau Công đồng Vatican II. Câu chuyện quan trọng nhất là làn sóng người Công giáo lũ lượt ra đi rời bỏ đức tin. Đây là câu chuyện tôi đã cố gắng mô tả - dùng kinh nghiệm ở Boston làm thế giới vi mô - trong cuốn sách mới của tôi nhan đề The Faithful Departed: The Collapse of Boston's Catholic Culture”. Trong lúc các nhà lãnh đạo Giáo hội nói một cách tự tin về một cộng đồng Công giáo “mạnh mẽ, đầy khí lực” thì cộng đoàn giáo dân đang già nua đi và teo mỏng lại, nhiều giáo xứ phải đóng cửa, ảnh hưởng Công giáo trên xã hội chúng ta đang mất lần.

Có phải tôi đang vẽ nên một bức tranh quá mức nhẫn tâm không ? Tôi nghi ngờ chuyện đó. Các nhà nghiên cứu trong Diễn đàn Pew ghi chú rằng trong cuộc thăm dò, khi người trả lời tự nhận mình là Công giáo thì người hỏi chấp nhận căn cước đó “bất chấp niềm tin riêng biệt như thế nào và người đó có dự Thánh lễ thường xuyên hay không.” Vì lý do chúng ta đã biết rằng chỉ có một thiểu số người tự nhận là Công giáo đã đi nhà thờ thường xuyên, nên các con số trong bảng thăm dò của Pew chắc chắn đã phóng đại độ lớn của dân số Công giáo và giảm thiểu tính nghiêm trọng của dòng chảy ồ ạt người Công giáo ra ngoài.

Các con số thống kê có thể bị người ta vận dụng, nhưng trong một thời gian ngắn kể từ khi cuộc nghiên cứu của Pew xuất hiện, tôi chưa thấy ai nghiêm chỉnh phê phán nguyên tắc làm việc của họ. Trái lại, cuộc Thăm dò Khung cảnh Tôn giáo được coi như là một nghiên cứu chuyên môn toàn diện, tiến hành trên một nhóm mẫu lớn, xử dụng các phương pháp thăm dò được chấp nhận nhất.

Những con số không biết nói dối. Đạo Công giáo tại Hoa kỳ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Chúng ta càng sớm nhận ra sự việc, chúng ta càng có thể sớm hoạch định ra đáp ứng.
 
Lời mời gọi Kitô giáo trước sự khủng hoảng về Giáo dục
Hồng Ân
12:30 07/03/2008
ROMA, 06.03.2008 (ZENIT.org) – Sau khi trình bày sự khủng hoảng luân lý làm thay đổi con người và gia đình, ĐTC Benedictô XVI đã mời gọi tất cả các tín hữu và toàn thể xã hội suy gẫm về khủng hoảng của giáo dục và canh tân nhiệm vụ khẩn thiết trong giáo dục.

Bàn về lá thư của ĐTC gởi cho địa phận Roma về nhiệm vụ khẩn thiết của giáo dục, Zenit đã phỏng vấn Đức Ông Lorenzo Leuzzi, Giám Đốc uỷ ban mục vụ giới trẻ các Đại Học của địa phận và là thư ký của uỷ ban Đại Học thuộc Hội Đồng Giám Mục Châu Âu. Ngài cho biết rằng: “để canh tân nhiệm vụ giáo dục, không nên bàn về những hướng dẫn mang tính xã hội hay hiện tượng” nhưng cần thiết “bắt đầu bằng nhận thức những căn rễ của Kitô giáo”. Trước “nhiều khó khăn và thách đố”, cộng đoàn tín hữu phải “đưa ra những kinh nghiệm về Đức Tin, giúp thế hệ trẻ gặp Chúa Kitô để hình thành trong họ một tương quan bền vững với Ngài”.

“Cần thực tại hoá Đức Tin trong tâm hồn con người, nghĩa là Tin Mừng không hệ tại trong thế giới thần bí hay trong những biểu tượng tôn giáo, mà trong thế giới của thực tại lịch sử, bởi vì Chúa Giêsu đã nhập thể, đã đi vào trong lịch sử và ban cho người một nền tảng mới, chính là hiện hữu trong con người mới, nhờ đó hiện hữu này mang tích lịch sử”.

Đứng trước vấn nạn tại sao kitô giáo ngày nay mệt mỏi để trả lời cho những mong chờ về giáo dục trong xã hội hiện đại, ngài cho rằng “sự gặp gỡ giữa tín hữu với Chúa Kitô thiếu chiều kích lịch sử và không mang tính sống còn” và dần dần giảm thiểu xuống chỉ còn là “kinh nghiệm thần bí hay mang tính nhân loại”, trong khi việc “thuộc về” Giáo Hội lại ám chỉ một hình thức đón nhận tính xã hội và văn hoá.

“Để đào sâu những nguyên nhân đích thực của khủng hoảng về giáo dục cần suy tư về việc chuyển tải Đức Tin, là nguồn gốc và đặc điểm của nhiệm vụ giáo dục Kitô giáo. Giáo Hội không thể là một văn phòng truyền thông giáo dục tôn giáo, mà là một cộng đoàn, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và cùng với Ngài hình thành nên lịch sử chính mình”.

“Giáo dục có nghĩa là làm cho con người có khả năng khám phá và hình thành chân lý: đó chính là thực tại duy nhất của thụ tạo có khả năng làm giàu chính mình thông qua việc tham dự vào việc xây dựng cộng đoàn nhân loại; duy chỉ có con người mang tính nhân vị”.

“Đời sống của cộng đoàn kitô giáo phải tỏ lộ và cổ võ mỗi tín hữu tái khám phá chân lý này. Giới trẻ không sẵn sàng trong việc đón nhận lời mời gọi của giáo dục kitô giáo cách mơ hồ, họ chờ đợi nơi Giáo Hội một điều gì đó cao cả hơn: sự thật về mầu nhiệm Thiên Chúa và trạng huống lịch sử của con người”.

Theo mons. Leuzzi, “giới trẻ phải được giáo dục để xây dựng gia đình, nhà trường và xã hội, bởi vì Chúa Kitô thúc đẩy họ khám phá và kinh nghiệm rằng chính Ngài là trung tâm của vũ trụ và lịch sử”.
 
Đức Thánh Cha tiếp 700 vị giải tội
LM. Trần Đức Anh OP
13:57 07/03/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 nhắn nhủ các cha giải tội giúp hối nhân cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa, đồng thời nhận thức mối liên hệ chặt chẽ giữa bí tích hòa giải và cuộc sống quyết tâm hoán cải.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 7-3-2008 dành cho 700 LM và chủng sinh vừa kết thúc khóa học thường niên về phép giải tội do Tòa Ân Giải tối cao tổ chức. Trong số các tham dự viên cũng có các cha giải tội tại 4 Đại Vương cung Thánh đường ở Roma.

ĐTC ghi nhận sự kiện thời nay càng ngày người ta càng mất ý thức về tội lỗi. Vì thế, ngài nói, ”Ngày nay cần phải giúp người xưng tội cảm nghiệm sự dịu hiền của Chúa đối với các tội nhân thống hối như bao nhiêu sự tích trong Tin Mừng đã chứng tỏ”.

ĐTC đặc biệt giải thích về giai thoại người đàn bà tội lỗi tại nhà ông Simon người Biệt Phái đã khóc và lấy tóc lau chân Chúa. Chúa Giêsu nói với ông Simon: ”Ông thấy không? Người đàn bà này biết mình là ngừơi tội lỗi, và được tình yêu đánh động, đã cầu xin sự cảm thông và tha thứ. Trái lại, ông tự coi mình là người công chính và có lẽ ông xác tín mừng không làm điều gì trầm trọng để xin tha thứ”.

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Ai nhìn nhận mình yếu đuối và tội lỗi, thì tín thác nơi Thiên Chúa và được ngài ban ân phúc và tha thứ. Đó chính là sứ điệp cần phải thông quyền: Điều đáng kể là phải giúp tín hữu hiểu rằng trong bí tích Hòa Giải, bất kỳ tội lỗi nào, nếu hối nhân khiêm tốn nhận lỗi và tín thác tim đến cha giải tội, thì họ luôn cảm nghiệm được niềm vui an bình nhờ sự tha thứ của Chúa”.

ĐTC nêu nhận xét: ”Ngày nay người ta nhận thấy có sự xa rời bí tích Hòa giải. Khi người ta chỉ nhấn mạnh đến sự cáo tội, - tuy đó là điều cần phải có và cần giúp các tín hữu hiểu tầm quan trọng của việc này, - thì người ta có nguy cơ liệt xuống hàng thứ yếu điều vốn là chủ yếu nhất, nghĩa là sự gặp gỡ bản thân với Thiên Chúa là Người Cha từ nhân và thương xót. Trong tâm việc cử hành bí tích giải tội không phải là tội lỗi, nhưng là lòng từ bi của Thiên Chúa, Đấng vô cùng cao trọng hơn mọi tội lỗi của chúng ta.

”Nghĩa vụ của các vị mục tử, nhất là các cha giải tội, là phải làm nổi bật mối liên hệ chặt chẽ giữa bí tích Hòa Giải và một cuộc sống quyết tâm hướng về sự hoán cải. Giữa việc thực hành bí tích giải tội và cuộc sống thành tâm theo Chúa Kitô, có một cái vòng luân chuyển không ngừng trong đó ơn thánh của bí tích nâng đỡ và nuôi dưỡng sự quyết tâm ngày càng trở nên môn đệ trung thành của Chúa... Nếu thiếu khao khát đó, thì việc cử hành bí tích giải tội có nguy cơ trở thành một cái gì hình thức chứ không ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của tín hữu” (SD 7-3-2008)
 
Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Raho trong tình trạng nguy hiểm
Nguyễn Việt Nam
16:19 07/03/2008
Một tuần sau khi Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Raho, Tổng Giám Mục Mosul của Công Giáo nghi lễ Chanđê bị bắt đã trôi qua, người Công Giáo tại Iraq và trên thế giới đang hồi hộp lo lắng cho số phận của ngài.

Các cuộc hành quân tìm kiếm
Thủ tướng Iraq, Nuri al Maliki, đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát mở một cuộc tìm kiếm sâu rộng trong khu vực nhưng không có kết quả nào.

Trong khi đó, các cuộc thương lượng qua điện thoại giữa quân khủng bố với Tòa Tổng Giám Mục Mosul, Hội Mensajeros de la Paz (Những Sứ Giả của Hòa Bình), tổ chức đang đứng ra dàn xếp với quân khủng bố Hồi Giáo tại Iraq nhằm trả tự do cho Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Rahho vẫn chưa đi đến được thỏa thuận nào. Trái lại, quân khủng bố Hồi Giáo còn liên tục đòi nâng tiền chuộc (lần đầu tiên chúng đòi 1.8 triệu Mỹ Kim). Hiện nay, chúng đòi hỏi thêm các yêu sách chính trị làm phức tạp thêm tình hình. Giáo Hội Công Giáo tự mình không thỏa mãn được các yêu sách chính trị này.

Truyền hình và truyền thanh Iraq liên tục phát trên làn sóng điện lời kêu gọi trả tự do cho Đức Cha Rahho, 67 tuổi, một người bị bệnh tim rất nặng, đang đau yếu và cần trị liệu hàng ngày. Các lời kêu gọi trả tự do cho Đức Cha Rahho của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Iraq và trên thế giới được lặp đi lặp lại xen lẫn với những lời lên án hành vi bắt cóc này của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Sunni và Shiite.

Đức Tổng Giám Mục Rahho đã bị phục kích hôm thứ Sáu vừa qua sau khi ngài ra khỏi một nhà thờ nơi ngài chủ sự cuộc đi Đàng Thánh Giá trọng thể. Một nhóm vũ trang khủng bố được tin là thuộc các thành phần Hồi Giáo quá khích tại Mosul đã xả súng bắn vào xe của ngài giết chết 3 người cận vệ trước khi bắt cóc Đức Tổng Giám Mục.
 
Do Thái và Palestine cam kết tiếp tục hòa đàm bất chấp vụ tàn sát tại Jerusalem
Đặng Tự Do
16:33 07/03/2008
Phát ngôn viên của thủ tướng Do Thái Ehud Olmert tuyên bố hôm 7/3 là vụ thảm sát tại chủng viện Do Thái Giáo (yeshiva) tại Jerusalem một ngày trước đó sẽ không làm trì hoãn cuộc hòa đàm giữa Do Thái và Palestine. Trong khi đó, chủ tịch Palestine, ông Mahmoud Abbas lên án cuộc tấn công dã man này.

Tổ chức khủng bố Hamas đã nhận trách nhiệm trong vụ tàn sát tại chủng viện Do Thái Giáo Mercaz Harav. Theo tin chi tiết, tối ngày 6/3 một tay súng Palestine đã lọt được vào trong thư viện của chủng viện và xả súng bắn bừa bãi vào các sinh viên đang học. Một sinh viên đang theo học ở đây, cũng là một quân nhân trong quân đội Do Thái đã bắn chết kẻ khủng bố, ngăn chặn cuộc thảm sát.

Cuộc tấn công này gây quan ngại cho tình hình đang có chiều hướng thuận lợi. Nó diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ thuyết phục chủ tịch Mahmoud Abbas trở lại bàn thương thuyết với Do Thái. Ai Cập đang đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Do Thái và Palestine. Nước này đã rút lui sau những cuộc tấn công dữ dội của Do Thái tại dải Gaza.

Phát ngôn viên của Do Thái và Palestine cho biết các cuộc hòa đàm sẽ diễn ra theo dự trù bất chấp cuộc thảm sát tệ hại nhất trong 4 năm qua.
 
Đức Hồng Y Jorge Urosa Sabino: Hugo Chávez không được phép đưa đất nước vào chiến tranh
Thúy Dung
16:58 07/03/2008
Hôm 6/3, Đức Hồng Y Jorge Urosa Sabino, Tổng Giám Mục Caracas, đã kêu gọi Hugo Chávez và các viên chức Venezuela “đừng có xen vào vụ mâu thuẫn ngoại giao giữa Ecuador và Colombia”. Theo ngài, “đó là vấn đề của họ mà chính họ sẽ phải giải quyết, và chúng ta không được nhúng tay vào”.

Đức Hồng Y Jorge Urosa Sabino
Trong cuộc họp báo hôm 6/3, Đức Hồng Y cho biết “Có một vấn đề nghiêm trọng giữa Colombia và Ecuador, và chỉ hai nước đó mà thôi, và tôi tin chắc rằng họ sẽ tìm ra được những giải pháp giữa những khó khăn đang nảy sinh từ những biến cố này.”

“Chúng ta hãy có một sự thanh thản, một thái độ ôn hòa vì nhiều thứ đang rất mong manh”. Đức Hồng Y tố cáo những hành động khiêu khích gần đây của Hugo Chávez như đưa quân áp sát biên giới, đóng cửa biên giới và tổng động viên quân đội. Những hành động nas`y theo Đức Hồng Y chỉ làm xôn xao dân tình vô ích.

“Người dân Venezuela không phải là những người hiếu chiến và chúng ta phải cố gắng giữ thái độ này”.

Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục Ecuador cũng bày tỏ đau buồn trước những diễn biến gần đây gây ra căng thẳng giữa Colombia và Ecuador.

Trong thông cáo đưa ra hôm 5/3, các Đức Giám Mục nước này nhấn mạnh đến “nhiều mối giây gắn bó giữa hai nước”. Các Đức Giám Mục nhấn mạnh đến “những đau thương, trước mặt Chúa và trước nhân dân hai nước, vượt lên trên những giải thích chính trị, trước diễn biến mới của bạo lực, chết chóc của những người mà máu của họ kêu lên tới trời”.

Các Đức Giám Mục đã kêu gọi nhân dân nước này đoàn kết và chính phủ Ecuador tìm ra những giải pháp ôn hòa cho cuộc tranh chấp.

Khủng hoảng đã xảy ra khi quân đội Colombia bất ngờ tấn công vào một căn cứ của phiến quân cộng sản FARC nằm sâu trong lãnh thổ Ecuador. Cố nhiên, Ecuador phản ứng cáo buộc Colombia vi phạm chủ quyền lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, chính quyền Chávez của Venezuela cũng nhào vô hô hoán chống lại Colombia và đưa quân áp sát biên giới.

Trong ngày 6/3, Colombia tuyên bố đã giết được thủ lãnh thứ hai của quân du kích FARC.
 
Top Stories
Plans for an English-Vietnamese Catholic dictionary
Independent Catholic News
05:42 07/03/2008
A committee has been set up to compose an English-Vietnamese Dictionary of Catholic terms. Monsignor Peter Nguyen Van Tai, director of Radio Veritas in Philippines, has been appointed as the chairman of the committee.

Such a dictionary will be a great help for Vietnamese Catholics in this Internet Age", said Monsignor Peter. "It's a challenge yet a rewarding endeavor." he said noting the importance of English usage in communication.

Fr John Tran Cong Nghi director of the California-based VietCatholic News Agency, and a vice-chairman of the committee said that while a very limited number of Catholics in Vietnam could co-operate with Vietnamese diaspora in previous communication projects, "this is the first one that involves a large number of Catholic priests in Vietnam."

"Without the Internet there would not be such a fantastic opportunity for Vietnamese diaspora to work closely with those living in Vietnam" he said.

Encouraged by the late Cardinal Francois Xavier Nguyen Van Thuan, President of the Pontifical Council for Justice and Peace, since 1996, hundreds Catholic priests, religious and lay people living overseas have been working together in VietCatholic News Agency to inform, inspire and support individuals and organizations in their daily lives and missions in Vietnam. The website carries translated texts of papal speeches, pronouncements and other Church documents. It also provides succinct news and comments on matters of Catholic interest.

Through the site, the communication between the Church in Vietnam and the universal Church has been greatly improved. While Catholics around the world have been informed better about the daily lives, the missions, the sufferings, and the struggles of their brothers and sisters in Vietnam; Catholics in Vietnam have been enriched with numerous translated articles of various areas.

Bishops in Vietnam have constantly stressed the importance of the Church's work in communications, particularly in the Internet. This new initiative will help Catholics in Vietnam to use the Internet more effectively.

For more information see: http://www.vietcatholic.net/News/default.htm
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu nguyện cầu cho cụ cố Maria thân mẫu Đức Tổng Ngô Quang Kiệt
Nguyễn Xuân Trường
00:05 07/03/2008
Hà Nội - 6 giờ chiều ngày 6.3.2008, tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, 82 linh mục thuộc giáo phận và Đại chủng viện Hà Nội đã cùng với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho cụ cố Maria, thân mẫu Đức Tổng, nhân ngày giỗ mãn tang. Toàn thể chủng sinh, nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, dòng Phaolô và nhiều giáo dân Hà Nội cùng hiệp thông tham dự thánh lễ.

Di ảnh Bà Cố Maria
Bài ca nhập lễ diễn tả thật sinh động niềm tin Công giáo: con người chết không phải là hết, mà là bước vào một cuộc sống mới. Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay. Chính niềm tin vào sự sống vĩnh cửu làm cho con người sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn, giúp con người ý thức cuộc đời này chính là cuộc chuẩn bị để bước vào đời sau đi về với Chúa.

Đầu lễ, Đức Tổng Giám mục xúc động bày tỏ lời cảm ơn cha xứ và giáo xứ Nhà thờ Chính tòa đã đứng ra tổ chức thánh lễ. Ngài cũng cảm ơn các cha, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đã tới tham dự thánh lễ cầu nguyện cho thân mẫu của Ngài.

Qúi Linh mục đồng tế
Trong bài giảng, Đức Tổng khẳng định: điều quan trọng nhất trong đời đối với Ngài là cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa. Nhân loại ngày nay dù có đầy đủ tiện nghi vật chất hơn, nhưng nếu thiếu vắng Thiên Chúa trong tâm hồn, thì vẫn là những kẻ khốn cùng nhất.

Đức Tổng chia sẻ: Chúa Giêsu là Đấng được Chúa Cha sai đến bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại. Qua cuộc sống của mình, Đức Giêsu đã thi hành trọn vẹn thánh ý Chúa Cha: “Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta”. Cụ cố Maria cũng đã hết sức làm chứng cho Thiên Chúa qua việc suốt đời tuân giữa Lời Chúa dạy và chu toàn công việc bổn phận. Cụ cố tuy là người quê mùa ít học, nhưng lại là người rất thuộc kinh, siêng năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ và chu toàn việc bổn phận trong gia đình. Đức Tổng kể: cố bà rất ít khi đi ra khỏi nhà, vì chỉ lo đi xa thì ở nhà sáng ra không có ai đun nước pha trà cho cố ông. Bà cố làm chứng cho Thiên Chúa bằng việc chu toàn bổn phận với một trái tim tha thiết yêu thương.


Đức Tổng tin tưởng rằng: Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót bao dung sẽ nhậm lời khẩn cầu của cộng đoàn và Ngài sẽ tha thứ mọi lỗi lầm cho cụ cố Maria và đón cụ về hưởng phúc Nước Trời.

Cuối thánh lễ, Đức Tổng và qúy cha đồng tế tiến đến trước di ảnh xá nhang cụ cố. Cụ cố trìu mến nhìn những người con linh mục của mình. Có lẽ cụ cố đang thầm mong ước và cầu xin cho họ luôn là những đứa con khôn ngoan, đạo đức và yêu thương đến độ Thiên Chúa có thể nói với họ “đây là các con Ta yêu dấu, làm đẹp lòng Ta mọi đàng”.

Nguyện xin cho cụ cố về Nhà Cha hưởng phúc và chuyển cầu muôn ơn lành hồn xác cho những người con nơi dương thế. Cũng xin cho những người con còn sống trên trần gian hãy ý thức được lúc sống ra sao, thì khi chết là lúc đi về với Chúa, chứ không phải là lúc vĩnh viễn lìa xa Ngài.
 
Tâm sự gửi tới Ban biên tập cuốn từ điển “Thuật ngữ Công giáo”
LM Anthony Trần Văn Kiệm
13:16 07/03/2008
Tâm sự gửi tới Ban biên tập cuốn từ điển “Thuật ngữ Công giáo”

(Bài của L.m. Anthony Trần Văn Kiệm)

Ai cũng biết: La-tinh là ngôn ngữ mẹ giúp cấu tạo nhiều ngôn ngữ ở Âu châu. Định lí ngữ học này đã giúp tôi phục vụ giáo dân gốc Mễ sinh sống khá đông trên đất Mĩ, đặc biệt là dọc biên giới phía Nam Hoa kì.

Hôm ấy được Phó tế vĩnh viễn Vincent Trần Đức Luận mời đến Bay City, Texas, dâng lễ Chủ nhật thay thế cho Cha bản sở có công việc khẩn trưong phải vắng mặt. Thấy tôi ngần ngại vì không biết tiếng Tây Ban Nha, thày Luận chỉ cười xoà: “Khó gì chuyện ấy, Cha cứ đọc bản kinh Tây ban nha y như đọc bản kinh La-tinh, chỉ cần nhớ hai chữ “qu” không đọc theo la tinh hay là quốc ngữ mà phải đọc là “k”. Nắm được bí quyết rồi, tôi vững dạ thi hành phận sự, và lễ xong đã được cộng đồng xúm lại cám ơn và hỏi thăm tôi bằng tiếng Tây ban nha!

Kinh nghiệm trên đây dạy tôi hai bài học. Bài thứ nhất: Muốn giảng đạo cho người Mễ phải dùng tiếng Mễ. Muốn giảng đạo cho người Việt, phải dùng thứ tiếng người Việt hiểu được. Bài thứ hai: Cũng như tiếng La-tinh có thể giúp linh mục dâng lễ Mi-sa bằng tiếng Tây ban nha, thì Hoa ngữ cũng có thể giúp người Công giáo Việt Nam phiên dịch các từ ngữ chuyên môn từ Pháp Anh sang Việt ngữ.

Phải công nhận rằng: Văn chương Công giáo mang quá nhiều từ ngữ người xưa để lại. mà ngày nay đã trở thành xa lạ giữa đại chúng Việt Nam, Những câu kinh như “bà Veronica ‘lọt’ mặt cho Đức Chúa Giê-su”, “Đức Chúa Giê-su ‘sinh thì’ trên ‘thánh giá’ ” được các tín hữu Công giáo đọc mãi rồi cũng quen, nhưng theo giòng thời gian thứ văn chương này càng ngày càng lỗi nhịp, càng ngày càng khó hội nhập với đại lưu của quốc gia. “Sinh thì” là lifetime làm sao lại có nghĩa là “chết”? “Thánh giá” là xe dành cho nhà vua sử dụng làm sao lại có nghĩa là “thập giá”? “Thần khí” là lửa giận (của vua, của Trời) hay gây ra chết chóc tang thương, làm sao là thánh danh Ngôi Ba Thiên Chúa được? “Ngôn sứ” là nhân vật gì vậy? Vân vân và vân vân…Bởi vậy dự án VietCatholic thành lập ban Biên tập phụ trách việc soạn thảo một cuốn từ điển cập nhật hoá là một sáng kiến rất cần thiết và hợp thời.

Nhưng tại sao người viết lại giới thiệu dùng Hoa ngữ để tìm “thuật ngữ” cho các môn “Thánh Kinh, Thần học, Phụng vụ, Luân lý và Sinh học” ? Thưa rằng đó là mục tiêu tiền nhân vẫn để dạ từ khi các ngài sáng chế ra “Hán Việt.” Tiền nhân nhận thức chữ tượng hình của Trung hoa (được phổ biến rất rộng rãi, ngày xưa cũng như bây giờ) sẽ là dây liên lạc văn hoá giữa nội quốc và hải ngoại; nhưng cần phải đọc theo âm Lạc Hồng để Việt ngữ rất giầu tình người sẽ là chất keo gắn bó đồng bào con cháu bà Âu Cơ thành một đại gia đình. Nên nhớ Việt ngữ có danh từ “đồng bào” (cùng một cuống nhau), để gọi ngươi Việt Nam trong nội quốc cũng như ở hải ngoại, bởi vì tất cả chúng ta đều là anh em chị em với nhau, được nuôi chung bằng một sữa mẹ.

Kết quả vượt bực. Trung Hoa có chữ nào gọi là “Hán tự”, thì ta cũng có chữ ấy gọi là Hán Việt! Lạ một điều là Hán tự hiện nay có phồn thể và giản thể, (Đài loan không chấp nhận giản thể ) thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận cả hai; thế nhưng đương khi Trung Hoa có rất nhiều âm địa phương, thì Việt Nam chỉ có một âm duy nhất là Hán Việt, một thứ Hán Việt đã được thuần hoá tới mức làm thành một phần nửa Việt ngữ, đã góp sức xây dựng nên cả một nền văn chương quốc gia sán lạn, gồm ba thứ từ ngữ là Nôm, Hán Việt hoá Nôm và Hán Việt tinh tuyền. Ngày nay Bắc Kinh có chương trình đào cho bật gốc các thổ âm như trăm thứ cỏ dại đương đua nở, bằng cách tung ra lối viết Pinjin, dùng mẫu tự La tinh để phiên diễn thổ âm Bắc kinh.rồi in vào các Từ điển. Thế nhưng cho tới bao giờ người Quảng Đông mới quên được tiếng Quảng mà họ gọi là “Việt ngữ” với chữ “Việt” có mang bộ “mễ” (khác với tiếng Việt của chúng ta viết với chữ “Việt” mang bộ “tẩu”), người Phúc kiến mới quên nói tiếng Phúc kiến, người Thượng hải mới quên nói tiếng Thượng Hải?

Đem áp dụng vào dự án “Một từ điển mới cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam”, ban biên tập có một thứ dụng cụ rất bén nhọn là các từ điển giúp chúng ta đọc chữ Hán để tham khảo các “thuật ngữ” hiện đương lưu hành bên Bắc phương. Kế sau chỉ cần đọc chữ Trung Hoa theo âm Hán Việt là có đủ các từ ngữ cần dùng. Như thế người Công giáo sinh sống ở Trung hoa hay Đại Hàn hay Nhật bản hay Singapore, hay Việt Nam đều có chung một ngôn ngữ trong khi cầu nguyện. Cố nhiên là cần phán đoán cho cẩn thận đừng để văn hoá Trung Hoa áp đảo văn hoá Việt Nam, và nếu cần ban biên tập sẽ sáng tác một số danh từ hoàn toàn mới. Và đây là nhiệm vụ của toàn ban biên tập rất hùng hậu mới được VietCatholic giới thiệu với các bạn mê “Nét (ineternet)”. Sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, đoàn chủ biên gồm bốn nhân vật then chốt sẽ không nói lên ý kiến cá nhân nhưng là đạo đạt tư tưởng từ đa số lên Toà quan lớn của tập đoàn tín đồ Công giáo nói tiếng Việt rải rác khắp năm châu bốn bể.

Tiếc thay kẻ viết mấy giòng này hiện nay đã gần đất xa trời, không còn sức lực nào mà tham gia đại cuộc nữa. Nhưng tiền nhân có câu “Hậu sinh khả úy”. Nói riêng về môn Hán Việt mà thôi, ông già này rất ngưỡng mộ vị Thơ kí của ban Biên tập, kĩ sư J.B. Đặng Minh An. Trong một bài viết, “Nhược Hàn tiên sinh” đã gọi sân cỏ trước toà Khâm sứ Hà nội là cái ”dương sạn” của Đức Tổng Kiệt. Trời ơi! chỉ là một cái lán thả dê đàng sau nhà ở, thì cớ sao lại cấm gia chủ bày bàn thờ ở đó rồi mời xóm diềng tìm tới đọc kinh?

Để kết bài, tôi xin kính chúc toàn ban Biên tập

1/ Được nhiều người cộng tác, nhất là được nhiều nhà văn nắm vững Việt ngữ góp ý kiến.

2/ Kết quả sẽ là một kho báu giúp văn chương Công giáo phong phú hơn; hiện đại hơn và hấp dẫn hơn.

Thánh lễ cử hành cho người Mễ, phải dùng bản kinh Tây Ban Nha, Thánh Kinh và các sách báo nhằm độc giả Việt Nam - bất luận là tín đồ Công giáo hay không - phải viết bằng thứ tiếng người Việt đọc lên là hiểu ngay mới phải...
 
Nhật ký về một chuyến đi… “Trông người lại nghĩ đến ta!!!
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
17:09 07/03/2008
Nhật ký về một chuyến đi… “Trông người lại nghĩ đến ta!!!"

Như tôi đã nói trong một bức thư rằng: tôi sẽ đi miền Nam một chuyến để vận động thành lập Trung tâm săn sóc các em bị nhiễm chất độc da cam. Và tôi đã thực hiện chuyến đi này vào đầu tháng 3 vừa qua.

Tôi đáp máy bay tới Sài Gòn vào một buổi sáng thứ hai ngày 3/3/2008. Tôi đã được tiếp đón và đưa tới thăm Đức Giám Mục giáo phận Phú Cường, rồi tới nhà dòng Thừa Sai Đức Tin và lưu lại để nghỉ ngơi dưỡng sức tại đây.

Sáng hôm sau, sau thánh lễ và ăn sáng với các cha, các tu sỹ của hội dòng, tôi được cha Bề Trên đưa xe tới đón đi thăm một số các cơ sở của giáo phận Phú Cường, nằm trên thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trong số những khu nhà tôi tới thăm, có hai nơi đã được chính quyền trả về cho Tòa Giám Mục: Một là khu Trung Tâm Mục Vụ rất rộng, trước đã dùng làm doanh trại quân đội và cơ sở đảng ủy bên đó, nhưng nay đã được trả lại cho nhà chung. Không những thế, Trung tâm này lại còn được cấp thêm tiền để sửa chữa. Hai là trụ sở của Dòng Thừa Sai Bác Ái giáo phận Phú Cường, trước đây được một cơ quan nhà nước sử dụng. Thời gian vừa qua, cơ sở này được trả lại cho nhà dòng; hiện nay, đã được sửa sang lại rất quy mô và đẹp đẽ, xứng hợp với môi trường tu trì.

Sau đó, chúng tôi tới tu viện của các chị em Dòng Nhân Ái, mới được thành lập chừng 30 hoặc 40 năm cũng tại thị xã này. Công việc chính của các chị là săn sóc những người già lão, neo đơn và các em khuyết tật, đặc biệt các em nhiễm chất độc da cam. Tại trụ sở chính của dòng có khoảng ba bốn chục chị em, do bà Bề Trên gốc giáo xứ Duyên Lãng, giáo phận Thái Bình điều hành.

Bà Bề trên tiếp đãi phái đoàn chúng tôi rất ân cần, sau đó, bà cùng đi với chúng tôi tới thăm Tu viện Thiên Phước tại huyện Củ Chi. Nơi đây có nhà chăm sóc các em khuyết tật nhiễm chất độc da cam, do dòng Nhân Ái phụ trách và một cơ sở gần đó chăm sóc những người nhiễm bệnh HIV do các chị thuộc Dòng Nữ Tử Bác Ái đảm nhiệm. Cách đó không xa (khoảng chừng 5; 6 cây số) là khu vực địa đạo Củ Chi - một trong những điểm du lịch rất nổi tiếng.

Tu viện Thiên Phước tọa lạc giữa một vườn cây ăn trái, cành lá xum xuê. Quanh cảnh xung quanh thật tĩnh mịch. Tòa nhà chính của tu viện gồm 3 tầng được bài trí đơn sơ. Tầng trên cùng của tòa nhà là nơi ở của các nữ tu và các chị em đang phục vụ tại trung tâm. Hai tầng còn lại là nơi điều trị và phòng ở cho các bệnh nhân.

Chúng tôi tới phòng khách nghỉ ngơi đôi chút và được chị phụ trách đón tiếp niềm nở. Sau đó, chúng tôi được dẫn vào gian bên trong, cũng tại khu tầng một là nơi dành cho các em khuyết tật lớn tuổi ở tình trạng nhẹ. Các em có thể đi lại chơi đùa với các đồ chơi rất đặc biệt. Thật khác với những gì tôi tưởng tượng ban đầu, các em ở đây ăn mặc sạch sẽ, mặt mũi khôi ngô. Các nữ tu cho biết: các em cử động, đi lại khó khăn lắm, nhất là đầu óc các em không được tỉnh táo, do vậy, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.

Tầng 2 của tòa nhà là nơi dành cho các em khuyết tật nặng hơn. Tại đây, chúng tôi tận mắt chứng kiến đa số các em phải nằm hoặc có đứng thì cũng phải có dây da cột vào giường để giữ cho vững. Tuy chân tay các em khòng khoèo, đầu nghẻo về một bên, nhưng ăn mặc rất sạch sẽ, đầu tóc tươm tất. Điều đó làm chứng rằng: các nữ tu ở đây nuôi dạy các em rất tận tình. Trong số các em đó, đa số là ngớ ngẩn, không hiểu biết gì, chỉ cười cười, nói nói, ngây ngô như người điên dại. Có em lúc khóc lúc cười, vật vã, rứt tóc, rứt áo, trông rất thương tâm. Có em trông mặt mũi bề ngoài sạch sẽ, nhưng chị nữ tu cho biết: xương cốt các em dòn mỏng như thủy tinh, va chạm mạnh là dễ gãy. Chị nữ tu phụ trách phòng cũng cho biết: toàn thể khu Thiên Phước có chừng 60 đến 70 em. Với số bệnh nhân như vậy, phải cần tới 20 đến 30 chị phục vụ; từ ăn uống, vệ sinh, đi đứng, giặt giũ quần áo, v.v… Mặc dù với lượng công việc rất nhiều, song các chị nữ tu ở đây giữ cho phòng ốc lúc nào cũng sạch sẽ thơm tho, khác hẳn với gia cảnh của các gia đình bệnh nhân mà chúng tôi đã có dịp tới viếng thăm.

Bà phụ trách cho biết thêm: cơ sở này được thiết lập từ 20 năm nay, đón nhận nhiều em khuyết tật từ khắp nơi trong cả nước. Có em khi vào đây mới được 3 tháng tuổi, nay đã 14, 15 tuổi. Nhiều em què quặt, bước đi không nổi hoặc nằm bất động trên giường, nhưng do được các nữ tu tập luyện, nay đã lẫm chẫm đi được. Chúng tôi quan sát thấy có nhiều em tung tăng chạy nhảy. Một số em có thể bập bẹ học được vài chữ. Cá biệt có những em có thể học những nghề đơn giản, nhưng điều đáng chú ý là đa số các em bị những bệnh về trí não, ngớ ngẩn, thần kinh nên việc điều trị vô cùng khó khăn.

Trong khi đi thăm khu Thiên Phước, tôi ngỏ ý với bà Bề trên xin một số nữ tu của nhà dòng ra giáo phận Thái Bình giúp đỡ cho các nạn nhân, bởi hiện nay, tại Thái Bình, số bệnh nhân như các em nhỏ đây rất nhiều. Theo số liệu thống kê mà tôi được biết, có tới hàng chục ngàn nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, trong khi đó, mới chỉ chăm sóc được trên dưới 1 ngàn người. Bà Bề trên nói: Muốn thành lập Trung tâm chăm sóc này, trước tiên, cần phải có cơ sở vật chất như nhà cửa, phòng ốc thoáng đáng, tạo môi trường thuận lợi cho người bệnh. Tiếp đến, phải có một số nhân viên được huấn luyện về chuyên môn. Đàng khác, cũng cần có những thiết bị y tế để phục vụ cho việc chữa trị như máy móc, giường, chiếu, bàn, ghế… nhằm tạo điều kiện cho các em sống thật thoải mái; như thế, sẽ tránh đụng chạm tới thần kinh của các em. Ví dụ: Trời nóng quá thì cần có máy điều hòa nhiệt độ, trời lạnh quá thì có máy sưởi ấm v.v... trong khi đầu tư để mua sắm các thiết bị này lại rất tốn kém.

Từ giã Thiên Phước, chúng tôi dành một chút thời gian đi thăm địa đạo Củ Chi, nhưng lòng vẫn thầm ước mơ một ngày nào đó, giáo phận Thái Bình của chúng tôi có thể xây dựng được một trung tâm săn sóc các em khuyết tật, một phần nào như cơ sở Thiên Phước!? Nhưng nghĩ đến tình cảnh khó khăn thiếu thốn về đất đai, tiền bạc của chúng tôi ở miền Bắc, nhất là Thái Bình, tôi không khỏi nghẹn ngào… “Trông người lại nghĩ đến ta…”.

Song song với các trung tâm bảo trợ những người có hoàn cảnh khó khăn như vừa kể, tôi còn được biết, chính quyền thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vừa qua đã trả lại hàng loạt các cơ sở của nhà chung theo ý nguyện của Đức Cha giáo phận. Nghĩ lại … “Trông người lại nghĩ đến ta, mà cảm thấy lòng chợt buồn!

Trên đường về, cha Bề Trên Dòng Thừa Sai Đức Tin dẫn chúng tôi đi thăm một vòng quanh các khu công nghiệp liên doanh với Singapo, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Những khu vực rộng lớn, những cao ốc, nhà xưởng công nhân ra vào tấp nập… chứng minh sự trù phú của một tỉnh ngay địa đầu tổ quốc.

Được biết, sở dĩ Bình Dương lớn mạnh như ngày hôm nay là bởi chính quyền ở đây đã có những chính sách rất thông thoáng. Ví dụ: Đáng lẽ thị xã Thủ Dầu Một đủ điều kiện để lên Thành phố từ lâu, nhưng các vị lãnh đạo lý luận rằng: nếu lên thành phố, dân chúng sẽ phải đóng thuế nặng hơn, còn các vị lãnh đạo được hưởng lương nhiều hơn, điều đó không có lợi, nên đã tạm hoãn việc lên thành phố trong một thời gian nữa.

Trong việc đền bù đất cát, các vị lãnh đạo ở đây đã táo bạo đề ra chủ trương sẽ đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của những người có đất muốn chuyển nhượng. Nhờ vậy, những lợi nhuận từ việc giải quyết đền bù được mau chóng và thuận lợi. Việc làm đó đã đem lại lợi ích lớn lao cho công ích xã hội, thay vì chần chừ, sẻn soi, không những gây ra nhiều phiền toái mà còn đưa tới việc thu hoạch lợi nhuận chậm chạp…

“Trông người lại nghĩ đến ta” là kinh nghiệm đúc kết được sau một chuyến đi. “Ta” là chính bản thân mình, đã được tình yêu Chúa ấp ủ, giữ gìn cho mình khỏi lâm vào tình cảnh đáng thương như các em khuyết tật. Do đó, “nghĩ đến ta” để biết không ngừng dâng lời tạ ơn tình yêu Thiên Chúa và để chia sẻ với nỗi bất hạnh của những anh chị em kém may mắn đó.

Ta” cũng là hoàn cảnh, môi trường xã hội chúng tôi đang sống. Trông lên “người” rồi nhìn lại mình còn khó khăn nhiều bề!? Phải chăng, để được như “người” vẫn chỉ là trong giấc mơ?

Thái Bình ngày 6/3/2008
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lại chuyện đất đai Tòa Khâm Sứ cũ ''Biết rồi, khổ lắm, nói mãi''
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
12:48 07/03/2008
LẠI CHUYỆN ĐẤT ĐAI TÒA KHÂM SỨ CŨ “BIẾT RỒI, KHỔ LẮM, NÓI MÃI”

Một vài nhận định về bài viết của Lm Trương Bá Cần về nhà đất của Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội được đăng trên báo Công Giáo và Dân Tộc số 1646 ngày 29/2 – 6/3/2008. Tôi xin phát biểu về ba mục nhỏ được đề cập tới trong bài viết này.

* Về nhân vật được để cập đến trong bài viết.

Trước hết là Đức Khâm Sứ Ajuti (1925–1928) là một vị giáo sĩ người Ý. Tôi chỉ được biết về ngài qua báo chí thời đó. Ngài là một vị khâm sứ “lang thang” không ở cố định tại một điểm nào trong suốt nhiệm kỳ hai năm của ngài; nếu có thì chỉ một khoảng thời gian ngắn tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội rồi lại đi Huế, Sài Gòn và nhiều nơi khác tại Việt Nam. Qua những lời được nghe kể lại, ngài là một vị khâm sứ tính tình bộc trực, thẳng thắn, không tin tưởng vào chính quyền đô hộ lúc đó là người Pháp. Do vậy, ngài không được các vị lãnh đạo cao cấp cả đạo lẫn đời tín nhiệm. Hơn nữa, ngài chọn thư ký và phòng bộ là một linh mục người Việt Nam rất giỏi tiếng Latinh, đó là cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê (sau này là Hồng Y tiên khởi của Việt Nam). Vì là một vị khâm sứ thích đi “vi hành”, nên không “đóng đô” ở một chỗ nào nhất định. Vả lại, lúc đó chưa có Tòa Khâm Sứ ở 40 Nhà Chung như hiện nay (tôi cố ý nói con số 40 mà không dùng 42 để khẳng định đất của Tòa Khâm Sứ cũ là đất của Nhà Chung Hà Nội).

* Nhân vật thứ hai được đề cập tới là Đức Khâm Sứ John Dooley (1950 – 1959).

Thực sự, khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam (theo tiếng nước ngoài đúng ra là “delege apostolic” chứ không phải là “nuncio” - Sứ thần) ngài mới chỉ là Đức Ông (sau này mới chịu chức Giám mục và là Tổng Giám mục). Tôi còn nhớ ngày ngài tới nhậm chức tại Hà Nội, ngài được đón tiếp hết sức trọng thể. Mặc dầu mới chỉ là Đức Ông, nhưng ngài vẫn được ngồi ở hàng ghế trang trọng nhất trong buổi lễ vì là đại diện của Tòa Thánh. Tôi hiện diện trong buổi lễ hôm đó với tư cách là một chủng sinh mới tốt nghiệp tiểu chủng viện; nhưng tôi còn nhớ rõ một chi tiết khôi hài là: Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê mặc áo lễ trái mà không hay biết (áo trọng thể của giám mục lúc đó thường có đuôi áo dài tới 2 đến 3 mét)

Tôi thấy đám rước Đức Khâm sứ Tòa Thánh đi qua phố Nhà Chung và tiến vào Tòa Khâm Sứ. Như thế, chứng tỏ Tòa Khâm Sứ đã có trước từ lâu, không phải Đức Khâm Sứ Dooley là người đã xây dựng tòa nhà này vào năm 1950 như nhiều người vẫn lầm tưởng. Vị khâm sứ này gốc Ái Nhĩ Lan, trùng tên với một vị tướng Mỹ cũng tên là Dooley. Vì thế, đã có lần, báo An Ninh hiểu lầm khi viết một bài để lên án Đức Khâm Sứ Dooley là tay sai cho Mỹ tại Việt Nam. Một sự lầm lẫn đáng tiếc, làm mất thanh danh của một tờ báo này lúc đó.

Đức Khâm Sứ Dooley là một người rất hiền lành, nhân từ, dịu dàng. Ai đã gặp ngài đều cảm nhận được sự đơn sơ, dễ thương, toát ra từ khuôn mặt đến cử chỉ, điệu bộ. Với dáng vẻ như vậy, nhất định không thể là “một tên gián điệp” như nhiều người bị báo chí lúc đó làm cho hiểu lầm. Sống mấy năm gần gũi với hàng giáo sĩ và giáo dân Hà Nội, ngài đã để lại những kỷ niệm khó quên, nhất là hình ảnh của một vị đại diện cấp cao của Tòa Thánh, cứ chiều chiều đi bách bộ cùng cha thư ký của mình qua các phố phường Hà Nội. Ngài còn là một con người dễ xúc cảm. Đúng như câu ca dao:

Quân tử ư hữ đã đau

Tiểu nhân lấy đá đánh đầu vẫn không


Bằng chứng là, vào những ngày cuối cùng, trước khi phải rời xa Hà Nội, ngài bị chính quyền nhiều lần triệu tập và dùng những lời lẽ xỉ vả, mắng nhiếc ngài thậm tệ. Sau những lần như vậy, ngài uất ức đến độ lâm bệnh nặng cho tới khi rời khỏi đây (1959).

Riêng cá nhân tôi, còn giữ những kỷ niệm tốt đẹp về ngài. Tôi còn nhớ năm 1957, tôi được lĩnh chức phó tế. Rất hân hạnh cho tôi khi có sự hiện diện của ngài trong buổi lễ hôm đó. Mấy tháng sau đó, trong một trận đá bóng tại sân của Đại Chủng Viện, tôi bị ngã gãy tay. Ngài đã đích thân ra lệnh cho tài xế riêng của ngài (lúc đó là ông cố thân sinh ra cha Jos Lê Đức Sinh) đưa tôi tới bệnh viện Việt Đức để bó bột. Khi tôi được chịu chức linh mục năm 1958, người đầu tiên quỳ xuống trước mặt tôi để xin ban phép lành đầu tay của đời linh mục chính là Đức Khâm Sứ Dooley đáng kính của chúng ta. Sau này, khi rời khỏi Việt Nam, ngài còn tiếp tục phục vụ thêm mấy năm nữa tại Rôma rồi trở về quê hương và qua đời tại đó.

* Một vị nữa được đề cập tới trong bài viết là Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.

Theo chỗ tôi biết, căn cứ vào bài viết đăng trên Vietcatholic là có thật, nhất là câu nói: Không có chuyện Tây hay Tàu gì ở đây cả. Khu đất của Tòa Khâm Sứ đó là của Tòa Giám mục Hà Nội cho Đức Khâm Sứ mượn, bây giờ không ở nữa thì trả lại cho Tòa Tổng Giám mục. Đức Khâm Sứ đã viết thư cảm ơn và trả lại hẳn hoi. Như vậy, trước khi cho mượn, trong khi mượn và sau khi Đức Khâm Sứ ra đi, thì chủ sở hữu hợp pháp của Tòa Khâm Sứ vẫn là Tòa Giám mục Hà Nội.

Theo tôi nghĩ, những lời phát biểu ấy có căn bản xác đáng đúng là của một vị Tổng Giám mục đương nhiệm với đầy đủ uy tín… chứ không phải một nhân vật nào khác để cho linh mục Trương Bá Cần hồ nghi rằng: Chúng tôi hiện chưa có trong tay một văn bản chính thức nào của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt về quyền sở hữu ngôi nhà Tòa Khâm Sứ Hà Nội và không biết những lời trên đây có ghi lại đúng phần trả lời đài BBC của ngài hay không? Thiết nghĩ, nếu có gian dối hay chân thật, đúng hay sai trong sự việc này thì trách nhiệm thuộc về Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Về phần tôi và những người thiện chí đều nói lên rằng: “Tôi tin”.

* Về tòa nhà Khâm Sứ cũ:

Theo bài viết đăng trên Vietcatholic của tác giả Lê Thiện thì Cố Quý (Du Bonnet) – cha sở Nhà thờ Chính tòa Hà Nội đã viết hồi ký về đất đai của Tòa Giám mục và nhà thờ lớn Hà Nội. Trong đó có đoạn viết: Đức cha Phước ra lệnh cho các cha tìm một mảnh đất nằm ở phía Bắc; từ phố Tràng Thi cho tới chùa Báo Thiên (nghĩa là nằm ở giữa hai địa điểm nói trên. Có thể là từ phố Tràng Thi ngày nay cho tới Ngõ Huyện hoặc bờ hồ Hoàn Kiếm, tùy theo địa điểm của chùa Báo Thiên lúc đó ở đâu), để xây dựng những căn nhà bằng gỗ đá, làm nơi ở cho các đấng bậc thuộc nhà chung Hà Nội.

Cố Quý còn tả lại một số cây cối được trồng tại khu vườn. Trong mảnh đất đó, có một cây phượng vĩ nở hoa đỏ thắm mà mãi tới năm 1950 và những năm sau đó nữa, tôi còn được chơi đùa dưới gốc cây và nhặt những cánh hoa rơi. Sau này, cây phượng vĩ không biết ai đã chặt bỏ, nên bây giờ không còn vết tích gì nữa.

Như vậy, có thể kết luận rằng: khu đất của nhà chung lúc đó và bây giờ nằm trên mảnh đất giữa Tràng Thi và chùa Báo Thiên. Và dĩ nhiên, Tòa Khâm Sứ chưa được xây dựng như bây giờ nhưng có lẽ được xây dựng trước khi Đức Khâm Sứ Dooley tới Hà Nội.

Và như đã nói trong bài hồi ức về đất đai trước đây: Tòa Khâm Sứ cũ chỉ là một phần đầu trong lâu đài Tòa Giám mục Hà Nội mà phần kia kéo dài mãi tới phố Tràng Thi, Phủ Doãn. Như thế, chắc chắn ngôi nhà Tòa Khâm Sứ là do các cha Thừa Sai Pháp xây dựng lên và đã từng là sở quản lý của nhà chung Hà Nội trước khi Đức Khâm Sứ Dooley tới nhậm chức tại Hà Nội. Nói như vậy, thì Đức Khâm Sứ Dooley không phải là người xây nhà cho mình trước khi nhậm chức! và cũng không lấy tiền của Tòa Thánh để xây dựng, để đi đến kết luận một cách võ đoán rằng: Tòa Khâm Sứ thuộc về Vatican nên phải trả lại cho Vatican.

Còn về mặt luật pháp, ngôi nhà xây dựng trên mảnh đất nào? Có thuộc về quyền sở hữu của người có đất đó chăng? Trong chuyện này, tôi xin phép không bàn đến, bởi không thuộc lĩnh vực chuyên môn nên không được hiểu biết nhiều, tuy nhiên trên trang VietCatholic, luật sư Trần Lê Nguyên trong bài viết ngày 25/2/2008 với đề tài "Giá trị Lịch sử và Pháp lý liên quan tới quyền sở hữu tài sản của Tòa TGM Hà Nội" (http://vietcatholic.net/News/Html/52620.htm) cũng đã trình bầy rõ ràng về tình trạng pháp lý của chủ quyền tài sản này.

* Về đất của Tòa Khâm Sứ

Việc đất của Tòa Khâm Sứ có thuộc về đất của Chùa Báo Thiên hay Tháp Báo Thiên hay không, đã có rất nhiều bài viết để xác nhận sự việc này. Chung quy lại, tất cả đều đi đến kết luận rằng: những mảnh đất của Tòa Khâm Sứ cũ và nhà thờ lớn Hà Nội dứt khoát thuộc về nhà chung Hà Nội và cần phải trao trả lại cho chủ của nó là Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Đó cũng là điều mà linh mục Trương Bá Cần đã xác nhận trong bài viết của mình.

Trên đây là một vài nhận định của cá nhân tôi xung quanh bài viết của linh mục Trương Bá Cần đăng trên báo Công Giáo và Dân Tộc kể trên. Nếu có điểm gì sai sót rất mong được quý vị và bạn đọc lượng thứ.

Thái Bình ngày 7/3/2008

+ F.X Nguyễn Văn Sang

Giám mục Thái Bình


Tái bút:

Trong mấy ngày gần đây, tình hình đất đai xem ra đã yên ổn. Tuy nhiên, Núi đá Đức Mẹ trong khung viên Tòa Khâm Sứ vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Hoa nến dưới chân tượng Đức Mẹ có phần sơ sài bởi vắng bóng người đến viếng thăm. Sau mỗi thánh lễ chúa nhật, một số người đứng phía bên ngoài hàng rào sắt cầu nguyện vọng vào.

Trong nhà chung Hà Nội, nghe đâu Đức Tổng Giám mục đi vắng. Bức tường ngăn cách giữa nhà chung và Tòa Khâm Sứ, đầu vẫn đội những vòng dây thép gai đang ngẩng cao đầu nhìn lên khoảng không xanh ngắt một cách lãnh đạm và vô tình. Có người nói rằng chính quyền Trung ương chỉ thị trao trả phần đất Tòa Khâm Sứ cũ cho Tòa Giám mục vào một ngày gần đây; nhưng theo nguồn tin của “Thợ gặt” thì nghe đâu chính quyền sở tại muốn giữ lại phần đất của Tòa Khâm Sứ cũ vì đã bán cho các công ty rồi. Trong khi đó, các công ty này đã đầu tư vào đây một khoản tiền không nhỏ, nếu trả lại, cũng không khỏi xót xa!? Vậy nên, đã đề nghị cấp một mảnh đất khác có thể rộng hơn cho Tòa Giám mục.

Thiết nghĩ: phần đất của cha ông, tiên tổ để lại cho con cháu làm sao có thể dễ dàng đánh đổi như vậy được. Hơn thế nữa, nơi đây còn có núi đá Đức Mẹ - nơi mà cha ông xưa kia đã đến để cầu nguyện cho thoát khỏi sự tấn công, đàn áp của giặc Cờ đen, chứng tích vẫn còn đó. Cũng nơi núi đá Đức Mẹ này, hàng ngày, giáo dân đã, đang và sẽ còn tiếp tục đọc kinh, cầu nguyện để xin ơn trời xuống cho cuộc đời. Nếu không còn giữ được mảnh đất thiêng liêng này, thì biết nói gì với tổ tiên và với những thế hệ cháu con?! Hy vọng rằng, những ước nguyện đơn thành và chính đáng của chúng tôi sớm được các cơ quan hữu trách xem xét và giải quyết cho thấu tình đạt lý.
 
Thông Báo
Thông báo về Chuyến Hành Hương thăm Âu châu 2008
LM Trần Nghị Lực
13:46 07/03/2008
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Kiếp Hoa
Ammanulle Hoàng Anh
00:37 07/03/2008

KIẾP HOA



Ảnh của Emmanulle Hoàng- Anh, Houston, TX.

Sen tươi tỏa ngát hương trầm

Héo khô ôm ấp hạt mầm hoa sau

Bàn tay Tạo Hóa diệu thay!

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền