Ngày 12-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:49 12/03/2017
25. NĂM TAI HOẠ
Có một người trí thức và một phú ông nọ là bạn hàng xóm, người trí thức hâm mộ nhà hàng xóm sống giàu có no đủ. Một hôm, anh ta quần áo chỉnh tề đi qua nhà hàng xóm thỉnh giáo về sự giàu có.
Phú ông nói:
- “Đây là chuyện của thần thánh, muốn được thì trước tiên phải trai giới ba ngày.”
Người trí thức nghe theo và làm ngay, mấy ngày sau lại qua yết kiến.
Phú ông bày ra cái bàn nhỏ cao, tiếp nhận lễ vật bái sư của người trí thức, và sau đó mời người trí thức tiến vào phòng, nói:
- “Đại khái là như thế này: quy luật cầu cho được giàu có, đầu tiên phải xoá bỏ năm tai hoạ, nếu không xoá bỏ thì không thể cầu được phú quý.”
Người trí thức vội vàng hỏi danh mục của năm tai họa ấy.
Phú ông trả lời
- Đó chính là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà mọi người trên thế giới đều coi trọng.
Người trí thức che miệng cười thầm mà bỏ đi.
(Trình Sứ)

Suy tư 25:
Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, có thể nói được là năm cột trụ trong đời sống luân lý và nhân bản của con người, bất kỳ người Âu hay người Á, người tây phương hay người đông phương, tất cả đều coi trọng năm cột trụ này trong cuộc sống hằng ngày của họ.
Không nhân là ác.
Không lễ là loạn.
Không nghĩa là phụ.
Không trí là ngu.
Không tín là phản.
Xoá bỏ đi năm cột trụ ấy thì mỗi người sẽ trở thành mafia của xã hội, giàu có nhất nhưng bất nhân bất nghĩa nhất; xoá bỏ đi năm cột trụ ấy thì trở thành những con vật hung hăng, tuy sống chung với nhau nhưng tranh giành hơn thua, rình mò cắn xé nhau chỉ vì cục xương miếng thịt; xóa bỏ đi năm cột trụ ấy thì nhân loại đại loạn...
Người sống có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, thì đã được gọi là thánh hiền ở trần gian, nhưng nếu nhân, lễ, nghĩa, trí, tín này mà được dọi sáng bằng tinh thần của Phúc Âm, thì không những trở nên thánh hiền mà thôi, nhưng còn trở nên vị thánh của Thiên Chúa ngay tại trần gian này, họ trở thành ánh sáng cho thế gian, trở nên men và muối cho đời...
Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, của người Ki-tô hữu chính được thể hiện rõ ràng nhất trong đời sống đức tin của mình, đó là việc thường xuyên tham dự thánh lễ và suy niệm Lời Chúa trong cuộc sống đời thường của mình, bởi vì:
- Không một linh mục nào thường xuyên cử hành thánh lễ mà lại phỉ báng Đức Chúa Giê-su trong cách sống của mình.
- Không một người Ki-tô hữu nào tham dự thánh lễ mà lại sống như người không biết Đức Chúa Giê-su là ai.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:59 12/03/2017

39. Khi linh hồn suy niệm thì dùng tâm đẩy lui tạp niệm, chỉ suy xét đến chân lý, phát động tình yêu thánh thiện, công phu suy niệm này mới có thể nói là thực hành quá tốt đẹp.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Nhật II Mùa Chay A : Bóng mát cuộc đời
Lm. Vinh Sơn SCJ
09:05 12/03/2017
Chúa Nhật II Mùa Chay A : BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI

St 12,1-4a; 2Tm 1,8b-10; Mt 17,1-9

Sài Gòn đã xa rời những bóng mát, chỉ còn một số con đường ít ỏi cây xanh, làm những bóng che cho người đi đường tránh cái nắng cháy thịt cháy da…. Người dân thành thị luôn khao khát những bóng cây để làm mát dịu cuộc đời.

Nhớ về những vùng quê những bóng mát, nhất là bóng của lũy tre rũ mát êm đềm mà ta có thể bắt gặp ở khắp mọi nẻo đường làng quê Việt Nam xưa:

Yêu lắm lũy tre làng xanh xanh thân thương,

tỏa bóng mát nơi làng quê yên ả…

Dưới bóng tre các cụ già đàm đạo, con trẻ nô đùa. Nhớ về trường làng xưa có hàng tre xanh, cây xanh rợp bóng mát yêu đời yên lành, cho lũ trẻ tinh nghịch, vui đùa dưới bóng mát… lũy tre, cây xanh càng lớn, cuộc sống mới càng phát triển trong các trẻ nhỏ khao khát thành tài nên người…. Tre làng đang mất dần, những rặng tre xưa giờ đã được thay bằng những bước tường gạch vô hồn…

Hồi ức về những bóng của cây đa, cây cổ thụ đầu làng, đã làm những bóng mát để người đi chợ ghé vào nghỉ ngơi, trẻ thơ nô đùa, bác nông dân ghé vào nghỉ mệt để có thêm sức cho công việc đồng áng vất vả suốt ngày: « đổ mồ hôi sôi nước mắt »… bóng cây đa, cây cổ thụ ở đồng quê cũng đang dần xa vời …

Bóng mát của cây xanh dù ở đâu cũng rất là quan trọng trong đời sống lao động làm lũ của con người Việt Nam dưới cái nắng chói chang...

Đi trên đường dài dưới ánh nắng, có bóng mát cây xanh dù chỉ là một tí, để nghỉ ngơi còn gì quý cho bằng…

Trong Kinh Thánh, Ngôn sứ Elia trong hành trình lên núi Khorep để gặp Chúa thật vất vả, và đã nghỉ mệt dưới bóng của cây Kim Tước, nghỉ ngơi và cầu xin Chúa tha thiết vì hoàn cảnh khổ sợ khi bị truy đuổi của hoàng hậu Ideven (1 V 19,4). Thiên Chúa cho mọc lên cây Thầu Dầu bên cạnh Giona, để rợp bóng che đầu ông khi gặp sự mệt mỏi, đem lại cho ông sự bình an thanh thản được che mát… (x. Gn 4,5-6).

Bước vào hành trình của người theo Chúa, đường thật là dài, theo Chúa lên Giêrusalem đối diện với cuộc tử nạn. Một hành trình được ẩn dụ bằng hình ảnh bước đi dưới nắng hạn, cần được nghỉ ngơi, bổ dưỡng sức lực tinh thần. Vì thế, Chúa Giêsu đưa ba môn đệ trên bước đường lên Giêrusalem, các ông là những người sẽ được chứng kiến thử thách thương đau trong vườn Cây Dầu, lên đỉnh Taborê - ngọn núi cao khoảng 600 thước, cho các ông được chiêm ngưỡng vinh quang rực rỡ của Ngài. Vinh quang tỏ hiện, Ngài hé lộ thần tính để các môn đệ thêm niềm tin tưởng và chấp nhận con đường đau khổ mà Ngài sắp trải qua. Cho nên, biến cố hiển linh của Chúa Giêsu như là bóng mát, bóng mát của niềm tin làm sức mạnh được tiếp trên đường đi theo Chúa…. ban cho các môn đệ niềm hy vọng: con đường đau khổ Thập giá sắp đối diện sẽ dẫn đến hạnh phúc. Cái chết tủi nhục sẽ dẫn đến ngày Phục Sinh hân hoan. Là điềm báo trước, giúp các môn đệ hiểu biết định mệnh người theo Chúa trong hành trình cuộc sống: Bản tính Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu đã chiếu sáng trên con người dương thế và vì thế, con người tham dự hành trình thập của Chúa Kitô sẽ được rạng ngời vinh quang Thiên Chúa.

Chúa biến hình trên núi cao, trong truyền thống Thánh Kinh (cũng như trong hầu hết các tôn giáo), núi cao được xem như là nơi gặp gỡ giữa trời và đất, giữa Thần Linh và con người, như Môsê đã gặp Chúa ở núi Sinai, đàm đạo với Ngài, Ngài trao cho ông các điều răn… Elia gặp Chúa ở núi Khorep và Carmel…Môsê và Elia là những con người của núi cao, con người làm mới cố gắng để được gặp Chúa (x. Xh 38,18-22; 1 V 19,9-14).

Trên núi, giữa trời và đất, Chúa Giêsu biến hình đổi dạng, sự biến hình đổi dạng cho thấy một bản chất sâu xa bên trong, tương lai sẽ được tỏ hiện. Người thường không thấy được điều ấy, họ chỉ thấy được cái gì hiện ra bên ngoài trong hiện tại. Đức Kitô tỏ hiện tương lai sẽ đến với mầu nhiệm chết và phục sinh…

Dung nhan chói lọi như mặt trời: biểu tượng của thiên tính, đầy vinh quang, quyền lực, Phaolô diễn tả vinh quang Thiên Chúa trong xác phàm: “Ngài khi ấy ở trong hình dạng Thiên Chúa,... đã lấy hình dạng con người đầy tớ... (Pl 2,6-7). Thánh Phêrô luôn nhớ về kỷ niêm không phai nhoà này : "chúng tôi đã được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người. Quả thế, Người đã được Thiên Chúa là Cha ban cho vinh quang và danh dự, khi có tiếng từ Đấng tuyệt vời vinh hiển phán với Người: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hết lòng quý mến". Tiếng đó, chính chúng tôi đã nghe thấy từ trời phán ra, khi chúng tôi ở trên núi thánh với Người" (2 Pr 1,16 -18).

Vinh quang tỏ hiện và y phục sáng ngời, theo nhà chú giải Kinh Thánh Noel Quesson, trong văn hoá Kinh Thánh, biểu tượng "y phục" cũng giúp ta bổ sung cho sự quan sát đầu tiên này. Y phục “trắng tinh và chói loà" là “dấu chỉ" cho các hữu thể trên trời (x. Đn 7,9 - 10,5). Còn các Kitô hữu đầu tiên dùng y phục trắng tinh để nói về Đức Giêsu Phục Sinh (x. Kh 1,13, Lc. 17,23-24,4). Đó là tấm áo trắng các bé thơ của chúng ta thường mang cho các em khi chịu phép rửa... Áo trắng của những người lớn khi tuyên xưng lại đức tin... áo trắng của cô dâu trong ngày cưới, áo của linh mục trên bàn thờ... Đó là những dấu chỉ của Phục sinh, dấu chỉ của những môn đệ, chia phần vinh quang với Thầy (Kh 3,4-5 - 3,18-4,4 - 6,11-7,9-9,13)

Trước vinh quang tỏ hiện qua Lời Thiên Chúa Cha, các môn đệ chưa hiểu hết mầu nhiệm và kinh hoàng ngã sấp (x. Mt 17,5 – 6), Chúa Giêsu thúc giục các môn đệ hãy “trỗi dậy” (Mt 17,7), Kitô hữu đầu tiên dùng động từ trỗi dậy để chỉ sự phục sinh, và lúc này sức mạnh vinh quang phục sinh của Chúa đã khởi đầu trong cuộc sống của các môn đệ và cùng với Ngài xuống núi. Xuống núi, rồi bóng mát sau khi được nghỉ ngơi thêm sức mạnh, tiếp tục cuộc hành trình đã định hành trình cùng Thầy tiến về Giêrusalem

Cùng với ba môn đệ, chúng ta trong hành trình của Mùa Chay, hy sinh hãm mình, vượt khó, có những lúc sức con người cảm thấy có hạn, cần một bóng mát nghỉ ngơi, để thêm sức cho bước tiến…

Trong cả cuộc hành trình cuộc sống: Bóng mát vô tận là chính Chúa, Đức Giêsu dẫn các môn đệ nghỉ ngơi bên Thiên Chúa - bóng mát cho hành trình của Ngài và của các môn sinh, và chính Ngài cho nhân lọai một bóng mát vô tận như Ngài phán: "Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gồng gánh nặng nề. Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và tâm hồn các con sẽ được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).

Khi rời bóng mát, người bộ hành cảm thấy được thêm sức khỏe, tinh thần sản khóai. Gia tăng sự bình an, sức mạnh, lòng can đảm. Cho nên cuộc sống luôn cần có bóng mát để có thể tiếp sức cho người lữ hành đủ nghị lực tiến bước

Bất cứ ai khi được sống trong những giây phút bóng mát sẽ cảm nghiệm được sức sống mới như hình ảnh ẩn dụ mà Van Gogh phắc họa “Người tiều phu hoặc thợ mỏ nghèo nàn nhất, vẫn có thể có những giây phút đầy xúc động và cảm hứng, giúp cho người đó được một cảm giác về một quê hương vĩnh cửu, mà họ đang ở gần”.

Người môn đệ của Đức Kitô trong hành trình cuộc sống được thêm sức từ bóng mát Chúa Kitô mang trong tim ngập tình yêu, cũng trở nên bóng mát cho anh chị em đồng hành thân quen nương nhờ… Mọi người được mời gọi bóng mát cho nhau dù chỉ một nụ cười, một lời nói, một hành động sẻ chia trong cuộc đời…

Núi Tabord, Chúa gọi mời,

Cho con bóng mát nghỉ ngơi bên Ngài

Sức mạnh tình thường Chúa ban

Con vui bước tiến ngập tràn bình an.

Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn ...
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thế giới có thể học được gì qua các nhân chứng Kitô hữu Ai Cập?
Giuse Thẩm Nguyễn
12:59 12/03/2017
Thế giới có thể học được gì qua các nhân chứng Kitô hữu Ai Cập?

(EWTN News/CAN) Các lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Coptic ở Anh đã nói rằng mặc dù các tín hữu Ai Cập là nạn nhân của nạn quấy nhiễu và bạo lực, họ đã sẵn sàng tha thứ theo một tiêu chuẩn Tin Mừng mà mọi người nên bắt chước.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài EWTN, Giám mục Anba Angealos, Giám mục tổng quyền của Giáo Hội Chính Thống Giáo Coptic ở Anh đã nhắc lại rằng các tín hữu Ai cập luôn trung thành với lý tưởng hòa bình và tha thứ khi phải đối diện với các vụ bạo động mới đây khiến hằng trăm người phải bỏ nhà cửa của họ.

ĐGM nói rằng “Tôi cảm thấy tự hào về cách sống chứng nhân và gương mẫu của họ. Họ đã là một gương sống động cho chúng ta noi theo.

“Tôi nghĩ rằng nếu họ có thể sống trong ân sủng và niềm phó thác trong hoàn cảnh bất ổn đó thì chúng ta cũng có thể vượt qua được những thử thách hằng ngày trong đời sống của chúng ta.”

Chỉ trong ba tháng gần đây thôi đã có trên 40 tín hữu bị giết, bao gồm vụ đánh bom ở nhà thờ Chính Tòa Thánh Mác-Cô của Giáo Hội Chính Thống ở Cairo vào tháng Mười Hai đã làm thiêt mạng 29 người.

Nhóm nhà nước Hồi Giáo ở khu vực Sinai, Ai Cập đã nhắm mục tiêu vào các tín hữu ở đây nhằm đuổi họ ra khỏi khu vực này. Cuộc tấn công vào al-Arixh, một thành phố trong vùng Sinai đã làm cho 7 người chết và hằng trăm người đã phải sơ tán.

ĐGM Angaelos nói rằng các Giám Mục Coptic địa phương và chính quyền đang tìm cách giúp đỡ họ, đặc biệt là việc giúp các con em được tiếp tục đến trường.

Dĩ nhiên là các tín hữu ở Sinai muốn trở lại nhà vì không ai muốn rời nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ai cũng biết xảy chân ra khỏi nhà là một nỗi xót xa, nhất là khi việc rời bỏ này phải để lại mọi thứ cần thiết, để lại toàn bộ cuộc đời mình ở phía sau. Ước mơ trở về nhà của họ chỉ có thể thành sự thật trừ phi việc bạo động chấm dứt. Những kẻ khủng bố vẫn còn đó và chúng có thể tấn công trở lại.

Cuộc sống ở Ai Cập không dễ dàng chút nào cho các tín hữu Coptic, những người đã gắn bó trong cộng đồng Thánh Mác-Cô, vị tông đồ đầu tiên truyền đạo tại vùng này. Các tín hữu ở đây chiếm 15 phần trăm dân số Ai Cập, nhất là các tín hữu ở vùng nông thôn. Họ thường bị đối xử như công dân hạng hai, là nạn nhân của phân biệt chủng tộc và bạo lực. Nhà thờ của họ bị tấn công trong lúc chính quyền địa phương đã không điều tra các tội ác đúng mức để xử phạt.

ĐGM Angaelos nhận xét rằng chính quyền của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã có những biểu hiện tích cực, nhưng hệ thống luật pháp và lực lượng anh ninh trật tự địa phương không đủ mạnh để có thể ngăn chặn tội ác và bắt giữ các thủ phạm. Cần có sự cộng tác tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy hòa bình để các Kitô hữu có thể trở lại quê hương của mình.

Hiện nay số các tín hữu ở Trung Đông đã giảm xuống đáng kể vì ở nhiều nước nơi mà có sự hiện diện đông đảo của các tín hữu thì đã bị tàn phá bởi chiến tranh và xung đột nên họ đã phải bỏ đi. Cũng theo sự ước tính của Giám Mục thì cộng đồng thiểu số Kitô hữu Ai Cập chiếm khoảng 80 phần trăm toàn thể tín hữu ở Trung Đông.

Chúng ta có thể làm gì để giúp giúp đỡ các Kitô hữu Coptic này?

"Trước hết và trên hết là cầu nguyện. Sau đó là vận động bằng cách lên tiếng về những xung đột đang diễn ra, nhất là sự loan tin trên các bản tin trên mạng. Đừng tưởng rằng khi không có tin tức về những xung đột này có nghĩa là tội ác không xảy ra.

Điều quan trọng là làm cho những tin tức ấy loa truyền khắp mọi nơi, đến từng mọi nhà, đến từng mọi người để ai cũng biết là các tín hữu đang chịu đau khổ và bạo động vẫn đang xảy ra. Chúng ta đừng để cho các nạn nhân không có tiếng nói cảm thấy thất vọng và bị bỏ quên, nhưng phải chứng tỏ là họ luôn được chúng ta quan tâm và nâng đỡ.

Hoa Kỳ cũng cần phải gây áp lực với Ai Cập để bảo đàm cho người tín hữu được quyền bình đẳng và các quyền công dân khác.

Các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế cũng cần đóng góp phần mình để giúp các nạn nhân qua việc đầu tư nước ngoài và hỗ trợ du lịch, đầu tư để giúp các nước nghèo và người dân của họ phát triển chứ không phải là bố thí.

Không phải chỉ các quốc gia yếu kém và ngay cả người dân nghèo luôn là mục tiêu bị triệt tiêu. Trước áp lực về nghèo đói, thất nghiệp, họ dễ trở thành những con mồi. Xin đừng để yếu kém về kinh tế hiện nay là nguyên nhân gây nên đau khổ nơi các cộng đoàn Kitô hữu ở Ai Cập.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Từ giới khoa học và giới kinh doanh trở thành linh mục
Vũ Văn An
23:19 12/03/2017
Tuần rồi, có hai bản tin làm người ta lưu ý tới chức linh mục. Đó là tin về Jaime Maldonado-Aviles, một cựu khoa học gia của Đại Học Yale, và Cha Roy Edward Campbell, một trong các cựu phó chủ tịch của Ngân Hàng America.

Jaime Maldonado-Aviles đêm ngày quan sát óc chuột trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân gây ra nghiện ngập và trầm cảm, nhưng ông thấy đời mình đầy những điều không chắc chắn.

Phải chăng đó là điều ông phải làm suốt đời. Dù xuất sắc ở trường, chiếm được chức vụ hậu tiến sĩ ở Yale, và học giả nghiên cứu nổi tiếng, Maldonado-Aviles lúc nào cũng tự hỏi: phải chăng đây là điều Thiên Chúa muốn ông làm?

Cuối cùng, lời kêu gọi ông cảm nhận được từ Thiên Chúa mạnh đến nỗi không thể nào làm ngơ được. Nhà khoa học về thần kinh đầy hứa hẹn này rời bỏ phòng nghiên cứu của Liên Đoàn Ưu Tú (Ivy League) để gia nhập chủng viện tại Đại Học Công Giáo America ở Đông Bắc Washington D.C. để trở thành linh mục.

Ông cho hay: “cái trực giác khôn nguôi, tôi gần như muốn nói phiền hà kia, rằng tôi được kêu gọi phục vụ cách khác… nó cứ quanh quẩn ở đó hòai. Vào nhiều thời điểm khác nhau, câu hỏi ấy lại tái xuất hiện: nếu mình thấy mình 90 tuổi, gần đất xa trời, liệu mình còn nói với mình: ‘tôi nên vào chủng viện’ hay không?”. Ông đã vào. Và nay,Ông hy vọng sẽ giúp người Công Giáo hiểu các khoa học gia, và giúp các khoa học gia hiểu người Công Giáo.

Xét chung, các khoa học gia là lớp người duy tục. Theo một cuộc nghiên cứu của Pew năm 2009, trong khi 95 % người Hoa Kỳ cho biết họ tin Thiên Chúa hay một quyền lực nào đó cao hơn, thì chỉ có 51% các khoa học gia tin như thế. Nhưng phần đông tin một cách âm thầm. Và một số nhỏ nhưng có ý nghĩa đang rời bỏ nghiên cứu để làm linh mục, đem viễn kiến dựa trên khoa học vào Giáo Hội Công Giáo, một điều mà nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội cho là đang rất cần.

Khi Maldonado-Aviles bước chân vào Trường Cao Đẳng Thần Học, tức chủng viện của Đại Học Công Giáo, nhiều người cùng lớp của ông là những thanh niên trẻ mới rời cao đẳng. Nhưng trong số các bạn cùng học, ông tìm được một chủng sinh có bằng Tiến Sĩ hóa học, một chủng sinh khác từng nghiên cứu khoa học siêu vi (nanoscience), và một chủng sinh khác từng học y khoa.

Con số các chủng sinh ở Washington từng học khoa học, ít nhất ở bậc cử nhân, đông đủ để Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục của tổng giáo phận, phải lưu ý.

Ken Watts là người phụ trách tuyển sinh cho Chủng Viện Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một chủng viện độc đáo ở Massachusetts, chuyên biệt mở cho các người trên 30 tuổi, đôi khi cao hơn nữa, muốn trở thành linh mục. Ông cho biết nghề được nhiều người thuộc loại này chọn nhiều nhất là giáo dục, sau đó là chăm sóc y tế, phục vụ quân đội, nhân viên xã hội và các công tác tôn giáo khác. Tất cả những nghề này dễ dẫn người ta tới chức linh mục. Tuy nhiên, ông đã hướng dẫn nhiều nhà khoa học gia nhập chủng viện.

“Có thể nói hình như họ hội nhập rất nhanh. Xem ra đem bối cảnh khoa học băng qua ngưỡng cửa chủng viện không khó khăn gì đối với họ. Không ai yêu cầu họ phải từ bỏ bối cảnh đó. Khi các vấn đề luân lý được đặt ra xoay quanh các lãnh vực y khoa, khoa học, điều chắc chắn có ích là có được những người thực sự hiểu biết thế giới này giúp tu chính và minh xác suy tư của Giáo Hội về chúng”.

Suzanne Tanzi, một nữ phát ngôn viên của Trường Cao Đẳng Thần Học, cho rằng các linh mục khoa học gia rất hữu ích, vì một trong các ưu tiên hàng đầu của Đức Đương Kim Giáo Hoàng, người trước đây vốn là một nhà hóa học, là môi trường. Trước tác quan trọng đầu tiên của Đức Phanxicô, trong ngôi vị giáo hoàng, là thông điệp có tính kỹ thuật cao, chuyên bàn về môi trường, và Giáo Hội vốn là người càng ngày càng cổ vũ các chính sách khắp thế giới nhằm giảm thiểu việc thay đổi khí hậu. Watts cho rằng: “các vị rất, rất có giá trị”.

Thực ra, Maldonado-Aviles nghĩ tới chức linh mục rất sớm, lúc còn là một thiếu niên ở Puerto Rico. Cậu có tham gia nhiều cuộc du hành truyền giáo lúc còn học ở trung học, và bắt đầu thắc mắc có thế nào làm nhà truyền giáo lúc lớn lên chăng.
Nhưng thay vào đó, cậu đã học sinh vật học tại Đại Học Puerto Rico, nơi cậu được học bổng nghiên cứu sinh ưu tú của Các Viện Sức Khoẻ Quốc Gia. Sau khi đậu tiến sĩ tại Đại Học Pittsburgh, Ông theo chương trình hậu tiến sĩ tại Đại Học Yale, nơi ông lưu lại 6 năm, chuyên nghiên cứu nguyên nhân phân tử tạo ra các bất ổn ăn uống.

Cách nay gần 3 năm, ông được một công việc hết sức vừa lòng, đó là chức vụ mãn đời nghiên cứu tại phân khoa dược học của Đại Học Puerto Rico. Công việc này giúp ông dọn về gần gia đình, điều ông rất muốn xưa nay, lại là công việc vững ổn, lương bổng cao và có cơ hội thực hiện các cuộc tìm tòi thích thú, có ý nghĩa.

Nhưng sau một vòng thảo luận, Maldonado-Aviles đã từ khước lời đề bạt, để bắt đầu cuộc huấn luyện trở thành linh mục. Việc này đòi 2 năm học triết học, 4 năm thần học, vị chi là 6 năm. Hiện nay, ông đang ở năm thứ ba, và đã 37 tuổi.

Cứ đà này, ông sẽ ngoài 40 lúc trở thành linh mục. Như thế, theo thống kê của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ông sẽ già hơn 80 phần trăm các tân linh mục trong mấy năm gần đây, nhưng không phải là người già nhất. Các linh mục tu muộn luôn hiện diện trong các chủng viện. Trong năm 2016, các chủng viện Hoa Kỳ phong chức linh mục cho 6 người trong cỡ tuổi 50 và 3 người trong cỡ tuổi 60.

Dọn đến phòng ngủ chung, Maldonado-Aviles đã từ bỏ nhiều thứ: ông không còn lãnh lương, thay vào đó, sống với các chủng sinh khác và được Giáo Hội chăm sóc mọi nhu cầu. Ông không thể thường xuyên thăm gia đình ở Puerto Rico.

Ông có thói quen hẹn hò và từng được giả thuyết là sẽ cưới vợ. Nhưng nay, ông dự kiến một cuộc sống độc thân, nếu trở thành linh mục.
Ông cho rằng “Tôi khó có thể nói tôi hy sinh nhiều hơn người có gia đình, vì họ cũng đòi phải hy sinh. Nếu tôi đã tin Thiên Chúa kêu gọi tôi làm linh mục, thì tôi cũng tin Người sẽ ban đặc sủng cho tôi để trợ giúp tôi”.

Maldonado-Aviles thận trọng khi nói rằng ông chưa biết chắc mình sẽ làm linh mục hay không. Thời gian sống trong chủng viện là một phần của diễn trình biện phân của ông: đọc ra các dấu chỉ mà Thiên Chúa để lại cho ông, có thể chỉ cho thấy con đường ông phải bước theo. Ông đã thấy một số các dấu chỉ này trước khi vào chủng viện. Đó là những lúc ông nghe được các đoạn Sách Thánh trong Thánh Lễ và cảm thấy đích thân được mời gọi triệt để hiến đời mình cho Chúa Giêsu.

Ông tìm kiếm các dấu chỉ một cách chăm chỉ và chính xác, điều mà ông vốn có lúc còn thực hành khoa học. Ông cho rằng ông quen nghĩ mình là người duy nhất ở phòng thí nghiệm tin vào Thiên Chúa, cho tới lúc ông bắt đầu thấy các giáo sư ở Yale ngồi đầy cùng một hàng ghế với ông trong Thánh Lễ. Việc nghiên cứu thần kinh giúp ông càng thán phục công trình của Thiên Chúa: “sự phức tạp nhưng lại có trật tự qua đó sự việc vận hành trong cơ thể ta và trong bộ óc ta làm cho bạn nghĩ hẳn phải có điều gì khác hơn là chuyện ngẫu nhiên”.

Nhưng hòa giải đức tin của mình với công việc của mình không luôn dễ dàng như thế. Ông nhớ nhân có lần đi dự cuộc nói chuyện về việc phát triển của tân vỏ não (neocortex) mới hay cuộc nghiên cứu đang được đề cập đã được tiến hành trên các phôi thai người đã bị trục thai ở Âu Châu.

Ông hốt hoảng nghĩ rằng nghiệp khoa học của ông dám khiến ông phải tiếp cận việc phá thai, một điều bị Giáo Hội coi là tội nặng. Ông tự hỏi: “mình đang làm gì đây? Liệu mình có bao giờ làm hại đức tin vì áp lực thành công hay không đây?”

Lúc này, ông cho hay: ông lưu tâm nhiều đến khoa đạo đức sinh học. Được gợi hứng bởi một số ít các linh mục khoa học gia tại Đại Học Công Giáo và một số các vĩ nhân trong lịch sử Công Giáo, như Linh Mục Georges Lemaitre, người đầu tiên nghĩ ra thuyết Big Bang, đan sĩ Gregor Mendel, người khai sinh khoa di truyền học, ông dự kiến việc bắc cầu có thể có trong tương lai giữa hai lãnh vực này. Ông muốn cố vấn cho các nhà khoa học về đạo đức học trong việc làm của họ.

Ông cho rằng “thần học phải học hỏi từ các vấn kế của khoa học. Chúng ta được thông tri về việc sự sống đã vận hành ra sao. Nhưng khoa học cũng phải học hỏi từ thần học”.

Tân phụ tá giám mục Washignton D.C., cựu phó chủ tịch Ngân Hàng America

Cũng trong tuần qua, và cũng tại tổng giáo phận Washington D.C., Đức Phanxicô đã bổ nhiệm một người trước đây từng nắm giữ vai trò chấp hành của Ngân Hàng America, làm giám mục phụ tá cho Đức Hồng Y Wuerl. Đó là Cha Roy Edward Campbell Jr., nguyên phó chủ tịch Bank of America.

Trong một bản tuyên bố đề ngày 8 tháng Ba, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng “Tất cả chúng ta trong tổng giáo phận hết lòng biết ơn Đức Thánh Cha, tức Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã cử nhiệm Cha Roy Campbell làm giám mục phụ tá trong Giáo Hội Washington của chúng ta”.

Cha Campbell, người sinh ra, được dưỡng dục và từng làm việc và phục vụ trong tổng giáo phận, “đem tài năng đã được công nhận và khả năng đã được chứng minh vào thừa tác vụ mới của ngài. Ngài cũng làm chứng cho sự phong phú lớn lao về văn hóa và sắc tộc của Giáo Hội Washington phản ảnh nơi mọi tín hữu, cả giáo dân, tu sĩ lẫn giáo sĩ”.

Đức Hồng Y nói thêm rằng “Bản thân tôi mong được tiếp tục làm việc mật thiết với Đức Giám Mục Phụ Tá của chúng ta, người, trong nhiều năm qua, đã đóng góp đáng kể vào đời sống mục vụ của tổng giáo phận này”.

Cha Campbell, 69 tuổi, đã có một nghề nghiệp kéo dài 33 năm với Bank of America, bắt đầu làm thu ngân viên (teller) rồi leo lên chức phó chủ tịch và “Giám Đốc Dự Án” trước khi về hưu sớm vào năm 2002 để theo ơn gọi làm linh mục.

Sinh ngày 10 tháng 11 năm 1947 ở Nam Maryland, Cha Campbell được dưỡng dục ở Washington và từng lưu ý tới chức linh mục lúc còn nhỏ.

Sau trung học, cha theo học và tốt nghiệp Trường Đại Học Howard năm 1969 và sau đó lãnh bằng cao học về ngân hàng tại Trường Đại Học Virginia, làm việc trong kỹ nghệ ngân hàng tại vùng Washington-Baltimore.

Cha là một người Công Giáo hoạt động cả trong các giáo xứ lẫn trong cộng đồng rộng lớn hơn là vùng Washington, làm người đọc sách và chỉ chỗ ngồi trong tư cách thành viên của các hội đồng mục vụ và tài chánh của Đền Thánh Tâm.

Một cuộc gặp gỡ với một người đàn ông vô gia cư vào tháng 12 năm 1995, đã thôi thúc ngài nghĩ tới mối liên hệ của ngài với Chúa Giêsu, và kết quả là ngài gia nhập chương trình phó tế vĩnh viễn của tổng giáo phận vào năm 1999. Sau đó, ngài gia nhập chủng viện Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII ỏ Massachusetts, tháng Giêng năm 2002 và được thụ phong linh mục ngày 26 tháng Năm năm 2007.

Từ ngày thụ phong, Cha Campbell từng làm phó xứ rồi chánh xứ tại nhiều giáo xứ. Trong một cuộc phỏng vấn ghi hình của tổng giáo phận Washington, Đức Giám Mục tân cử nói rằng “Chính Chúa ban ơn cho tôi qua Đức Thánh Cha”, một vinh dự lớn lao bởi việc bổ nhiệm này.

Ngài nói tiếp: “Điều duy nhất tôi mong mỏi làm để đáp lại ơn gọi của Chúa là làm một linh mục cho dân Người, yêu thương và phục vụ những người mà Người đã mời gọi tôi phục vụ”.

“Và nếu Người đã mời gọi tôi phục vụ trên một qui mô lớn hơn một giáo xứ, trong tư cách một giám mục, thì tôi biết tôi sẽ được ơn thánh của Người, sự hướng dẫn của Người và tình yêu của Người, giúp tôi phục vụ như thế. Cho nên, ngoài điều đó ra, những gì sau đó, tôi sẽ tìm ra”.
 
Top Stories
The visit of professor Mathijs laberights, Dean of theoglogy and religious studies, Katholieke Universiteit Leuven, Belgium, to the Catholic Institute of Viet Nam
Sr. Hồng Sáng
08:26 12/03/2017
The visit of professor Mathijs laberights, dean of theoglogy and religious studies, Katholieke Universiteit Leuven, belgium, to the Catholic Institute of Viet Nam

On Tuesday, Feburary 21, 2017, Professor Mathijs Laberights, Dean of Theoglogy and Religious Studies, KU Leuven, Belgium, visited the Catholic Institute of Viet Nam (CIVN). Welcoming Professor Laberights were Bishop Joseph Dinh Duc Dao, the Rector of CIVN; Faculty and Staff members of the CIVN: Father Louis Nguyen Anh Tuan, Father Vincent Nguyen Cao Dung, Father Paul Vu Chi Hy, Sister Valerie Patricia, Sister Maria Nguyen Thi Tuong Oanh, Sister Maria Trinh Thi Hong Sang and Sister Maria Hoang Thi Minh Tri.

Professor Laberights had a meeting with students of the Master of Theology Program of CIVN. The Dean hopes that in the future CIVN will become an International Theology Institute where theological studies will be shared with professors and students from around the world. The Professor encouraged the students to go deeper into their studies and improve their foreign language skills, especially English, so that they will be able not only to build up the School of Theology in Viet Nam but their students and graduates will also be able to share their expertise with students around the world such as French and English.

KU Leuven was established in 1425. Their Theology and Religious Studies Department is recognized as one of the oldest around the world. KU is providing the CIVN additional learning materials, especially theological works to assist the students in their research.

Sr. Hong Sang
 
The International Federation Of Catholic Universities To The Catholic Institute Of Viet Nam
Sr. Hồng Sáng
09:09 12/03/2017
The International Federation Of Catholic Universities To The Catholic Institute Of Viet Nam

On Friday, March 3rd, 2017, Professor Francois Mabille, Secretary General of the International Federation of Catholic Universities (IFCU) and Ms Monserrat Alom, the Project Chief of the Center for the Coordination of Research, visited the Catholic Institute of Viet Nam (CIVN). During the morning Professor Mabille and Ms Alom toured the facilities of the Institute. In the afternoon they had a meeting with Bishop Joseph Dinh Duc Dao, the Rector of the CIVN, Bishop Joseph Do Manh Hung, an Auxiliary Bishop of the Archdiocese of Ho Chi Minh City and Father Vincent Nguyen Cao Dung, the Secretary General of the CIVN. The meeting was very informative and fruitful for both parties.

Professor Mabille stated that the goal of their visit was to better inform the IFCU about the CIVN, especially about its needs and current challenges. He indicated the desire of the IFCU to support the CIVN effectively.

The Rector presented a brief overview of the Institute including its founding, goals, administration, faculty, programs, admission requirements and other activities. The Bishops pointed out some of the challenges that the CIVN is facing which includes developing an Online Library, strengthening the English Language Program, and providing continuing education for the faculty. Professor Mabille stated that the IFCU will be able to assist the CIVN by providing Professors of English as well as e-books for the Online Library Project. In addition they will assist students of the Institute in research methods to develop effective ways to educate and serve the youth.

The IFCU was established in 1924, recognized by the Holy See in 1949 and by the United Nations in 1952 as a Non-Profit Organization. The IFCU currently has 221 members, including Catholic Universities and Institutes. Its mission is to promote experience and skill exchange among Catholic institutions and to contribute to the development of Catholic higher education and to the assertion of its specific identity.

Sr. Hồng Sáng
 
La Federation Internationale Des Universites Catholiques A L’Institut Catholique Du Vietnam
Le Secrétariat de l’ICVN
09:22 12/03/2017
LA FEDERATION INTERNATIONALE DES UNIVERSITES CATHOLIQUES A L’INSTITUT CATHOLIQUE DU VIETNAM

Le 3 mars 2017, le Professeur François Mabille, Secrétaire général de la Fédération internationale des universités catholiques (FIUC) et Mme. Montserrat Alom, chef principal du projet de la FIUC, ont fait une visite à l’Institut catholique du Vietnam (ICVN). Dès leur arrivée matinale au Vietnam, le Pr. François Mabille et Mme. Montserrat Alom ont visité l’établissement de l’ICVN. Dans l’après-midi du même jour, ils ont eu une rencontre sincère et accueillante avec Mgr. Joseph Dinh Duc Dao, Recteur de l’ICVN ; Mgr. Joseph Do Manh Hung, l’évêque auxiliaire de l’archidiocèse de Saigon, qui connaît cette délégation à travers la présentation du Doyen de la faculté de la théologie de l’Institut catholique de Paris et P. Vincent Nguyen Cao Dung, Secrétaire général de l’ICVN. Cette visite a ouvert un avenir prometteur pour l’ICVN.

Le Pr. Mabille a dit que la compréhension globale de la situation de l’ICVN était le but de sa visite : les difficultés de l’ICVN et ses besoins concrets. À partir de là, l’IFUC va essayer d’une façon ou d’une autre d’aider l’ICVN dans la première phase de son développement ayant encore plusieurs difficultés. Quant au recteur de l’ICVN, il a présenté les points essentiels de l’ICVN : la globalisation de l’histoire de la fondation de l’ICVN, le but de son fonctionnement, le programme d’études, les domaines de formation, le concours d’entrée, l’équipe des enseignants et d’autres activités.

Il a également abordé les difficultés actuelles de l’ICVN dans le projet de faire une bibliothèque ebooks, le programme de l’enseignement d’anglais, la formation permanente pour l’équipe de l’enseignement... Selon le Pr. Mabille, la FIUC va aider concrètement l’ICVN dans l’enseignement de la langue étrangère dont la première priorité est l’anglais et des manuels de la bibliothèque en ligne. Il va aussi l’aider dans le fait d’effectuer des recherches scientifiques concernant le domaine de l’éducation et de la jeunesse...

La Fédération internationale des universités catholiques est une organisation qui réunit environ 221 universités catholiques et des Instituts catholiques à travers le monde. Elle a été fondée en 1924 et reconnue par le Pape Pie XII en 1949. La FIUC a pour objectifs de promouvoir la coopération entre les institutions catholiques d’enseignement supérieur et de recherche, une réflexion collective sur leur mission, de contribuer au développement de l’enseignement supérieur catholique et à l’affirmation de son caractère spécifique,... La FIUC est une organisation non gouvernementale reconnue par l’organisation des nations unies en 1952.

Le secrétariat de l’ICVN
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ giỗ cha PX. Trương Bửu Diệp lần thứ 71 tại Tắc Sậy.
Tiểu Hổ
08:59 12/03/2017
Lễ Giỗ Cha PX. Trương Bửu Diệp lần thứ 71 tại Tắc Sậy.

Hàng năm cứ đến 12/3 không ai bảo ai tất cả các con cái Cha PX. Trương Bửu Diệp từ khắp mọi nơi tề tựu về nhà Thờ Tắc Sậy để mừng lễ Giỗ Cha.

Họ là ai? Họ không chỉ là người Công Giáo mà bao gồm nhiều tôn giáo và cả lương dân về họp mặt nơi đây với tâm tình yêu mến, biết ơn Cha PX Trương Bửu Diệp.

Vì sao? Vì họ được Cha PX đồng hành trong suốt chặng đường vui buồn sướng khổ. Lúc gặp hoạn nạn cả về tinh thần lẫn vật chất họ đã chạy đến với Cha để nhờ lời cầu bầu của Cha với Thiên Chúa và máng lòng thương xót Chúa đổ tràn trên mọi người.

Xem Hình

Tôi đến tắc Sậy vào khoảng 5h15 trên tuyến đường quốc lộ 1 tắt nghẽn đoàn người xe cộ nhích từng chút. Lòng tôi dậy lên một tình cảm lạ thường vì là lần đầu tiên tôi về đám dỗ Cha. Tôi chưa mường tượng được mình sẽ bị chìm sâu trong biển người từ rất xa cách nhà thờ Tắc sây, nơi được hoàn linh cửu Cha. Tôi lẳng lặng từng bước chân vào được cổng ngôi thánh đường nghiêm trang nguy nga. Thánh lễ I đã bắt đầu từ lúc 5 giờ do Đức Cha Phê- Rô Huỳnh Văn Hai giám mục giáo phận Vĩnh Long chủ sự và đồng tế cùng Ngài có Đức Cha S-tê- phan-nô Tri Bửu Thiên Giáo Phận Cần Thơ và Đức Cha Gius- se Đặng Đức Ngân giám mục giáo phận Đà Nẵng cùng tất cả các linh mục đến từ dòng Đồng Công và Dòng Đa Minh cũng như một số cha thuộc giáo phận nhà.

Toàn khuôn viên phía trước sân khấu nhà thờ cũng như khu vực mộ Cha PX tràn ngập biển người hành hương nhưng với sự làm việc rất tích cực và chuyên nghiệp của ban tổ chức, mọi người ý thức sự hiện diện linh thiêng của Đức Ki-Tô giữa không khí ấm tâm tình, mọi người rất nghiêm trang tôn kính dâng lên Chúa lời kinh tiếng hát cầu cho linh hồn PX cũng như nguyện xin Cha cầu bầu cùng Chúa để họ được vững tin như Cha, để họ biết hy sinh dấn thân vì đức tin gữa đời sống với muôn vàng đau khổ.

Thánh lễ II lúc 19h30 do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân chủ tế bài giảng của Cha đã ít nhiều để lại trong lòng khách hành hương dù là lương Giáo hình ảnh một Đức Ki-tô luôn yêu thương thể hiện qua Cha PX, nhờ vào lòng tín thác của Cha PX Thiên Chúa luôn thể hiện lòng thương xót trên mọi người.

Đểm diễn nguyện bắt đầu từ lúc 21 giờ do dòng Mến Thánh giá và một số các bạn trẻ và những nhân chứng được nhận lãnh hồng ân Thiên Chúa nhờ lời cầu bầu của Cha PX, để cũng cố và xác tín thêm niềm tin của mọi người vào Thiên Chúa. Dòng người cứ tuôn chảy về trước mộ Cha trong âm thầm trang nghiêm dâng trọn tâm tình tri ân, yêu mến lên người Cha chung kính yêu. Cha của những người đói khổ cần lao, cha của những người bươn chải kiếm sống, Cha của những người bị gánh nặng tinh thần làm chao đảo mất hết định hướng lối đi, đều tề tựu về quỳ dưới gót Cha chân xin được che chở, xin được chuyển lời cầu xin lên Thiên Chúa và như được cảm nghiệm Cha dang tay ôm hết con cái vào lòng.

Tối thấy con rất nhiều anh em chưa phải là người Công Giáo nhưng mang lấy tâm tình con cái đến bên Cha. Tình yêu thương trìu mến trên nét mặt, trong tâm tư trào dâng qua những lời nói mộc Cha chân tình qua tiếng gọi Cha đầy kính yêu. Cha là Cha chung của mọi người. Cha là mối nối yêu thương buộc chặt tình huynh đệ của mọi người vào nhau. Tình thương sự san se đang lên ngôi. Mọi người chia nhau hộp cơm, chay nước. Mời nhau ngã lưng trên tấm bạc khi đêm về khuya. Có rất đông các cụ ông cụ bà lớn tuổi vì tình yêu thương lặn lội từ rất xa chỉ để đến với Lễ Giỗ Cha.Tâm tình thảo hiếu, tâm tình là yêu mến vì Cha luôn ở cùng và ở với lúc họ gặp khó khăn. Tôi thấy lửa tình yêu đang nhen nhóm cháy và nó lan nhanh lan rộng ngay giữa biển người xa lạ. Cha là chất keo kết dính mọi người, cha là hương thơm bay tỏa chung quanh, cha là tình yêu để chúng con nên hiệp nhất trong yêu thương.

Suốt đêm mọi người thức với Cha thức với nhau và thức trong Chúa, giây phút linh thiêng quí giá này rất nhiều người đã quay trở về qua bí tích hòa giải vời lời ca da diết, lời mời gọi từ sâu thẳm đáy lòng… Con nay trở về, về cùng chúa chúa ơi, muốn khóc cho một niềm tin đã trót bao phen lạc lối… Con nay trở về miền đất tái sinh… Những ca từ tha thiết thúc giục bước chân quay về, nhiều bước chân tìm về bên tòa cáo giải trong đêm sâu thẳm. Tâm hồn con người đang chảy dài những giọt lệ thống hối ăn năn, cho một kỳ tích quay về.

Càng về đêm nhiều đoàn hành hương từ rất xa đến, để rồi họ viếng Cha tham dự thánh lễ ban mai lúc 5 giờ do Đức Cha phó Giáo Phận sài Gòn Giuse Đỗ Mạnh Hùng chủ sự, rồi vội vã giã từ để còn kịp đường quay trở về với những tất bật đời thường. Quí đến như thế, trân trọng đến như thế chỉ ngắn ngủi thôi để tỏ lòng hiếu thảo con đã về dịp dịp lễ giỗ cha, còn đã về đây bằng tình yêu của đàn con thảo.

Trời càng về sáng đoàn xe tiếp nối nhau, người về nhường chỗ cho người đến, nén nhang tàn được thắp nén nhang mới tinh nguyên. Thánh lễ bế mặc rất long trọng lúc 8 giờ sáng do Đức Cha EmMaNuEl Nguyễn Hồng Sơn giám mục phó giáo phận Bà Rịa, kép lại lễ giỗ lần thứ 71 của Cha PX, đọng lại trong lòng mọi người bao nhiêu điều hứa hẹn, bao nhiêu ước ao và khát khao được biến hình trở nên sáng chói trong tình yêu của Đức Ki-Tô.

Tôi nhìn thấy trên khuôn mặt đoàn người ra về ẩn hiện hình ảnh Đức Ki-Tô phục sinh, mà thật sự Đức Ki-tô đang phục sinh trong lòng và trên môi rạng rỡ niềm vui của biển người hôm nay.

Tôi thầm nói lời cảm ơn Cha PX chính niềm tin mãnh liệt của Cha trong lúc nguy khốn như ánh hào quang sáng nhất luôn tỏa ra chiếu gọi đời muôn dân. Xin cho mồi ngày khốn khó của chúng con biết trọn niềm tin vào Thiên Chúa tình yêu.



Tiểu Hổ.
 
Văn Hóa
Thành Manaus lớn nhất và ở sâu nhất trong rừng mưa nhiệt đới Amazon
LM Trần Công Nghị
01:32 12/03/2017
AMAZON JUNGLE - Có lễ chưa bao giờ có thành phố nào phát triển và bùng nổ nhanh như vậy và rồi cũng nhanh chóng phá sản như thành Manaus.

Manaus nằm ở hợp lưu của sông Amazon và Rio Negro ở sâu trên bờ sông cách cửa sông ở Đại Tây Dương là 1.450 km (900 dặm). Có thể ví thành phố này giống như miền Tây nước Mỹ trong thời Old West khai hoang đi tìm vàng, cơ hội lớn làm ăn và giầu có lên như diều nhưng cũng biến mất nhanh chóng trong những năm bùng nổ về sản xuất cao su ở cuối thế kỷ 19. '

Hình ảnh

Một tưởng niệm huy hoàng về thời điểm đó còn để dấu tích lại là nhà Hát lớn và Sân khấu hòa nhạc opera Teatro Amazonas mà vẫn còn đang được sử dụng ngày hôm nay. Những ngày vàng son đó ở Amazon đã giúp truyền cảm hứng cho bộ phim 1982 “Fitzcarraldo”, nói về nỗi ám ảnh điên cuồng của một người thành đạt thời đó muốn mang opera đến rừng rậm nhiệt đới.

Nhưng rồi với thời gian, Manaus cũng vực sống lại và ngày nay hết sức to lớn một cách đáng ngạc nhiên, đó là thành phố lớn thứ bảy của Brazil với gần 2 triệu dân chúng. Một sân vận động bóng đá mới được xây dựng vào dịp World Cup 2014, và một cây cầu mới bằng giây cáp dài 3 cây số bắc qua sông Rio Negro vào năm 2011. Các vùng ngoại ô như Ponta Negra có nhiều nhà cao tầng hiện đại, các nhà hàng ăn sang trọng và những bãi biển đẹp cạnh tranh với bất kỳ thị trấn nào trên biển.

Tuy dầu như vậy, nhưng chỉ trong ít phút là du khách có thể ẩn mình trong rừng nhiệt đới, nơi mà có đến 30% tất cả các sinh vật trên thới giới sống, trong đó có những loài rất đặc biệt như cá dolphin mầu hồng, cá pirarucu to lớn, cá piraha ăn thịt… và biết bao nhiêu loài cây và hoa qủa.

Chúng tôi tới thăm và lưu lại thành phố này 2 ngày. Ngày đầu tiên chúng tôi đi thăm các nhà thờ, chợ, và nhà hát nổi tiếng Teatro Amazonas.

Từ cảng Manaus chúng tôi tới Chợ thành phố Municipal Market, nơi đây các hướng dẫn viên sẽ chỉ cho biết làm thế nào để phân biệt các cá địa phương tốt nhất, các loại trái cây và thảo dược.

Qua Nhà Hải quan, một kiến trúc đã được tiền chế sẵn ở Liverpool bên Anh quốc và được chuyển chở đến Manaus để lắp ráp lại một trăm năm trước đây.

Rồi tới Dinh Palacio Rio Negro là nhà riêng của một Nam tước cao su người Đức và, sau đó được biến thành văn phòng của Thống đốc.

Tiếp đến chúng tôi tới thăm tới địa điểm nổi tiếng nhất của thành phố: Nhà hát Teatro Amazonas với các màu hồng xa hoa và trắng được xây dựng vào năm 1896. Đặc biệt và ngạc nhiên là kiến trúc này có một mái vòm với 36.000 viên gạch men kính được nhập khẩu từ châu Âu. Thảm men mầu mosaic này là các màu sắc của lá cờ Brazil.

Những bức tranh tuyệt vời trên đỉnh bên trong mái vòm nhà hát muốn tái tạo tầm nhìn các tuyệt tác mà du khách muốn thấy giả như bạn đứng dưới tháp Eiffel và nhìn lên.

Nhà hát này cũng tự hào là có kiến trúc mà âm thanh dội ra rất hoàn hảo, và các buổi biểu diễn ở đây từ buổi biểu diễn đàn guitar độc diễn cho toàn bộ đoàn vũ ballet và dàn nhạc giao hưởng. Manaus Opera vẫn là một phần không thể thiếu trong lịch sử của Brazil. màn trình diễn khó quên từ opera Ý, La Gioconda, bởi Amilcare Ponchielli chỉ là một vài trong số các tên tuổi lớn đã để lại dấu ấn của mình trên sân khấu Amazon, nhưng ngày nay, Nhà hát trình bày một loạt các buổi biểu diễn opera jazz và những phong cách nhạc nổi tiếng.

Vẻ đẹp lộng lẫy và huy hoàng của tòa nhà có lẽ là niềm tự hào, nhưng yếu tố khác thường nhất của nó và đây là một biểu tượng vĩ đại là thực tế rằng nó nằm trong trung tâm của rừng già Amazon, ở thành phố Manaus - một minh chứng cho sự sung túc rực rỡ đi kèm với sự bùng nổ cao su năm 1896.

Trên đường trở về tàu vượt qua các quận Prosamin, có các nhà và chung cư được xây dựng để cải thiện nhà ở cho những người nghèo sống dọc theo con sông. Nếu họ hội đủ điều kiện, họ được ở đây miễn phí. Điều này có nghĩa là điều kiện tốt hơn đời sống, sức khỏe và vệ sinh môi trường, các chương trình xã hội, và nhận thức về môi trường.

Trong thời gian ở Manaus 2 ngày, chúng tôi có dịp thăm 3 nhà thờ lớn: Nhà thờ Saint ngay bên cạnh Teatro Amazonia rất đồ sộ với một tháp cao, bên trong có nhiều tượng và trang trí rất đẹp.

Một nhà thờ khác có tên nhà thờ Đức Bà ở gần khu chợ ngư phủ, nhà thờ có nhiều ảnh tượng đẹp. Đang khi tôi thăm nhà thờ vào lúc trưa thì trời vùng nhiệt đới đổ mưa tầm tã, nên tôi trú lại nhà thờ cầu nguyện. Ông từ nói 12 gờ có lễ ngày Thứ Bảy, nhưng gần đến 12 giờ trưa mà mới chỉ có 15 người tới tham dự, có lẽ vì trời mưa nên ít người.

Nhà thờ chính tòa tổng giáo phận Manaus nằm gần ngay bến tầu du lịc nên tôi có dịp thăm 2 lần để có cơ hội chụp hình. Nhà thờ đang trong giao đoạn tân trang và sửa chữa nên đi vào rất khó, chung quanh có hàng rào bao kín. Phải đi một đoạn đường dài mới vào được. Nhà thờ có tên là Đức Mẹ Vô Nhiễm Conceicao. Bên trong nhà thờ bề thế và có các tượng gỗ tạc rất ấn tượng, mầu sắc thật tinh tế và đẹp.

Từ Manaus đi thuyền 40 phút để tới Amazon Ecopark Jungle Lodge. Cơ sở này đã bắt đầu cuộc sống như một tài sản khoa học và giáo dục, được tạo ra bởi sáng kiến cá nhân vào năm 1991. Nó mở cửa cho công chúng như một nhà nghỉ du lịch sinh thái vào năm 1995. Mặc dù không còn là một tài sản khoa học, khu nghỉ dưỡng ven sông này cung cấp một nền tảng mà từ đó bạn có thể trải nghiệm vẻ đẹp của rừng mưa và tìm hiểu về cuộc sống của rừng. Một số dòng nước chảy rõ ràng thông qua khu vực này và nhiều hơn sáu dặm đường mòn trong rừng, một số loài thảo nguyên thiên nhiên và con lạch, cho phép bạn khám phá những khu rừng nhiệt đới và quan sát phong lan và cây khổng lồ.

Ban đêm có thể ngủ tại đây và các nhân viên phục vụ sẽ làm cho bạn cảm thấy như ở nhà trong trung tâm của rừng già Amazon. Các thực phẩm bao gồm chủ yếu là các sản phẩm địa phương chuẩn bị bởi các đầu bếp. Thịt, cá và rau quả cung cấp một cái gì đó cho mỗi hương vị. Rất nhiều các loại trái cây nhiệt đới ngon được phục vụ.

Một tour du lịch rừng cung cấp một giới thiệu ngắn gọn để các kỹ thuật rừng tồn tại và hệ thực vật và động vật Amazon.

Tìm hiểu sơ qua về Rừng nhiệt đới Amazon

Rừng Amazon bao gồm hơn một nửa các rừng nhiệt đới còn lại của trái đất, rừng nhiệt đới Amazon lớn nhất và đa dạng sinh học nhất thế giới với khoảng 390 tỷ cây lẻ và gồm 16.000 loại cây.

Vài nét về Lịch sử

Rừng mưa nhiệt đới có thể hình thành trong kỷ nguyên Eocene. Nó xuất hiện sau khi nhiệt độ toàn cầu giảm xuống và khi đó Đại Tây Dương mở rộng đủ để tạo ra khí hậu ấm áp và ẩm ướt cho lưu vực Amazon. Rừng mưa nhiệt đới đã tồn tại ít nhất 55 triệu năm, và hầu hết vùng này vẫn không có cây cối ít nhất cho tới thời kỳ băng hà hiện nay, khi khí hậu khô và bắt đầu xuất hiện các đồng bằng thảm cỏ phủ rộng rãi hơn gọi là savana.

Sau thời kỳ Cretaceous - Paleogene, sự tuyệt chủng của khủng long và khí hậu ướt có thể đã cho phép rừng mưa nhiệt đới lan rộng khắp lục địa. Từ vĩ độ 66-34 °, rừng nhiệt đới mở rộng đến nam 45 °. Biến động khí hậu trong suốt 34 triệu năm qua đã cho phép vùng savanna mở rộng vào vùng nhiệt đới. Rừng nhiệt đới vẫn có thể phát triển mạnh trong những thời kỳ băng giá này, cho phép tồn tại một sự đa dạng rộng lớn của các loài.

Có bằng chứng cho thấy đã có sự thay đổi đáng kể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới Amazon trong thời gian 21.000 năm qua biến chuyển qua tời kỳ băng giá cuối cùng qua the Last Glacial Maximum (LGM) và những thời tan băng sau đó. Phân tích các trầm tích từ lưu vực Amazon cho thấy lượng mưa trong lưu vực trong quá trình thời tan băng lớn cuối cùng thấp hơn so với hiện tại và điều này gần như chắc chắn liên quan đến việc che phủ thảm thực vật nhiệt đới ẩm giảm trong lưu vực.

Bụi Sa mạc Sahara nhờ gió thổi tới Amazon

Hơn 56% lượng bụi làm phân bón cho rừng nhiệt đới Amazon là do bụi từ Bodélé ở miền bắc nước Chad ở sa mạc Sahara: Bụi chứa phốt-pho, chất rất quan trọng cho sự phát triển của cây. Lượng bụi Sahara hàng năm thay thế lượng phốt pho tương đương được rửa trôi hàng năm trong đất Amazon từ mưa và lũ lụt trôi đi. Mỗi năm có tới 50 triệu tấn bụi Sahara được thổi bay qua Đại Tây Dương.

Vệ tinh Calipso của NASA đã đo lượng bụi vận chuyển bằng gió từ sa mạc Sahara đến Amazon trung bình 182 triệu tấn bụi mỗi năm và bụi này vượt qua trên 1.600 dặm (2.600 km) trên Đại Tây Dương ở 15 độ về phía tây kinh độ, (một số bụi rơi vào Đại Tây Dương), sau đó ở kinh độ 35 độ tây ở bờ biển phía đông của Nam Mỹ, 27,7 triệu tấn (15%) bụi rơi trên lưu vực Amazon, 132 triệu tấn bụi vẫn còn trong không khí, 43 triệu tấn bụi được thổi gió và rơi xuống biển Caribbean, qua 75 độ kinh tây tây.

Calipso sử dụng một công cụ tia laser để dò khí quyển của Trái đất để phân bố theo chiều dọc của bụi và các chất aerosol khác. Calispso thường xuyên theo dõi bụi Sahara-Amazon. Vệ tinh này cũng đo được sự biến động của lượng bụi vận chuyển: 86% số lượng bụi vận chuyển giảm so với số lượng cao nhất trong năm 2007 và thấp nhất trong năm 2011.

Một khả năng gây ra biến thể đó là Sahel, một dải đất bán khô và hạn hạn ở biên giới phía nam của Sahara. Khi lượng mưa ở Sahel cao hơn, lượng bụi thấp hơn. Lượng mưa cao hơn có thể làm cho thảm thực vật phát triển hơn ở Sahel, để lại ít cát tiếp xúc với gió để thổi bay đi.

Hoạt động của con người

Dựa trên bằng chứng khảo cổ học từ một cuộc khai quật tại động Caverna da Pedra Pintada, con người đầu tiên định cư ở vùng Amazon ít nhất là 11.200 năm trước. Sự phát triển tiếp theo đã dẫn đến các khu định cư cuối thời kỳ tiền sử dọc theo biên giới của rừng vào năm 1250 trước Công nguyên, gây ra sự thay đổi độ che phủ rừng .

Trong một thời gian dài, người ta cho rằng rừng nhiệt đới Amazon chỉ có dân số thưa thớt, vì không thể duy trì một quần thể lớn thông qua nông nghiệp vì chất đất ở đây nghèo khó trồng trọt. Nhà khảo cổ học Betty Meggers là một người đề xướng nổi bật của ý tưởng này, như được mô tả trong cuốn sách của bà với tựa đề “Amazonia: Man and Culture in a Counterfeit Paradise - Amazonia: Con người và Văn hoá trong Thiên đường gỉa tạo”. Bà tuyên bố rằng mật độ dân số là 0,2 người trên mỗi kilômét vuông (0,52 / dặm vuông) là mức tối đa có thể duy trì trong rừng nhiệt đới thông qua việc săn bắn, nông nghiệp cần thiết để duy trì một tập thể lớn hơn.

Tuy nhiên, các phát hiện nhân học gần đây đã gợi ý rằng khu vực này thực sự là dân cư đông đúc. Khoảng 5 triệu người có thể đã sống ở khu vực Amazon vào năm 1500, phân chia giữa các khu định cư ven biển dày đặc, chẳng hạn như ở Marajo và cư dân trong vùng nội địa. Đến năm 1900, dân số đã giảm xuống còn 1 triệu người và vào đầu những năm 1980, con số này là dưới 200.000.

Người châu Âu đầu tiên đi thám hiểm theo chiều dài của sông Amazon là Francisco de Orellana vào năm 1542. Trong phim tgài liệu của BBC nhan đề là “Lịch sử phi tự nhiên - Unnatural Histories” đưa ra bằng chứng cho thấy Orellana không hề phóng đại những tuyên bố của ông như đã từng chính xác trong các quan sát của ông rằng một nền văn minh phức tạp phát triển mạnh dọc theo sông Amazon vào những năm 1540. Người ta tin rằng nền văn minh sau đó bị tàn phá bởi sự lây lan của bệnh tật từ châu Âu, như bệnh đậu mùa smallpox.

Kể từ những năm 1970, nhiều geoglyphs đã được phát hiện trên đất bị phá có niên đại từ năm 1 đến năm 1250 sau Công nguyên, điều này chứng tỏ có các nền văn minh thời tiền Columbô Pre-Columbian. Ondemar Dias được công nhận lần đầu tiên khám phá các geoglyphs (đường vẽ dài trên đất) vào năm 1977 và Alceu Ranzi với các khám phá thêm sau khi ông bay qua giải đất vùng Acre.

Tài liệu phim của BBC đưa ra bằng chứng cho thấy rừng mưa Amazon, không hoàn toàn là hoang dã nguyên sơ, đã được con người định hình trong ít nhất 11.000 năm qua các hoạt động như phá rừng làm vườn và biết sử dụng đất terra preta. Terra preta được tìm thấy trên các khu vực rộng lớn trong rừng Amazon; Và bây giờ được chấp nhận rộng rãi như là một sản phẩm do việc biết sử dụng và quản lý đất bản địa.

Sự phát triển của mảnh đất màu mỡ này cho phép nông nghiệp và sinh thực vật nảy nở trong môi trường trước đây đầy thù địch. Điều này cũng có nghĩa là phần lớn rừng nhiệt đới Amazon có lẽ là kết quả của nhiều thế kỷ trong việc quản lý do con người, thay vì xảy ra tự nhiên như đã từng được giả định trước đây. Trong khu vực của bộ lạc Xingu, những gì đã được tìm thấy từ một số khu định cư lớn ở giữa rừng Amazon vào năm 2003 bởi Michael Heckenberger và các đồng nghiệp của Đại học Florida. Trong số đó có những bằng chứng về đường xá, cầu và các trung tâm lớn.

Đa dạng sinh học

Các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt là môi sinh cho nhiều loài sinh vật nhất, và rừng nhiệt đới ở châu Mỹ thường có nhiều loài phong phú hơn rừng ướt ở châu Phi và châu Á. Là vùng rừng nhiệt đới nhiệt đới lớn nhất ở châu Mỹ, rừng nhiệt đới Amazon có tính đa dạng sinh học chưa từng có. 10% trong số những loài sinh vật được biết đến trên thế giới sống trong rừng mưa Amazon. Đây cũng là bộ sưu tập lớn nhất các loài thực vật sống và các loài động vật trên thế giới.

Khu vực này có khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục ngàn loài thực vật, và khoảng 2.000 loài chim và động vật có vú. Cho đến nay, có ít nhất 40.000 loài cây, 2.200 loài cá, 1.294 loài chim, 427 động vật có vú, 428 loài lưỡng cư và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực.

20% trong tổng số các loài chim trên thế giới sống trong rừng nhiệt đới Amazon, và 20% các loài cá sống ở sông Amazon và suối. Các nhà khoa học đã mô tả giữa 96.660 và 128.843 loài động vật không xương sống trong vùng lưu vực Brazil mà thôi.

Đa dạng sinh học các loài thực vật trên trái đất với một nghiên cứu năm 2001 cho thấy một rừng mưa nhiệt đới Ecuador là cao nhất với khoảng 1 km vuông (62 acres) hỗ trợ hơn 1.100 loài cây. Một nghiên cứu năm 1999 cho thấy một rừng mưa Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn cây sống.

Cho đến nay, đã có khoảng 438.000 loài thực vật có lợi ích kinh tế và xã hội đã được ghi nhận trong khu vực và còn đang được phát hiện thêm. Tổng số loài cây trong khu vực được ước tính là 16.000.

Rừng mưa nhiệt đới có chứa một số loài vật có thể gây nguy hiểm. Trong số những sinh vật ăn thịt lớn nhất là các con caiman đen, báo đốm, cougar và anaconda. Trên sông, những con lươn điện có thể gây ra sốc gây choáng váng hoặc làm chết người, trong khi cá piranha được biết đến là cắn và gây thương tích cho người. Những loài ếch độc độc khác nhau tiết ra các chất độc kiềm chất lipophilic. Cũng có nhiều ký sinh trùng gây bệnh. Những con dơi ma cà rồng sống trong rừng mưa nhiệt đới và có thể lây lan virut bệnh dại.

Các chứng bệnh như sốt rét, sốt vàng da và sốt Dengue cũng có thể dễ xẫy ra ở khu vực Amazon.

Nạn phá rừng

Nạn phá rừng là việc chuyển đổi các khu vực rừng sang các khu vực không có rừng. Các nguồn chính của nạn phá rừng ở Amazon là con người lập khu định cư và phát triển đất đai. Trước những năm đầu của thập niên 1960, việc tiếp cận với nội địa trong rừng sâu bị hạn chế, và rừng vẫn còn nguyên vẹn. Các trang trại được thành lập trong những năm 1960 dựa trên canh tác mùa màng thu hoạch nông phẩm và với phương pháp chặt và đốt rừng. Tuy nhiên, những dân tới lập nghiệp không thể quản lý đồng ruộng và cây trồng vì sự mất màu của đất và sự xâm lấn của cỏ dại.

Các loại đất ở Amazon có năng suất trồng hiệu quả chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, do đó nông dân liên tục di chuyển đến các khu vực mới và giải phóng mặt bằng. Những hoạt động nuôi trồng này đã dẫn đến nạn phá rừng và gây ra những thiệt hại về môi trường nghiêm trọng. Nạn phá rừng xẩy ra đáng kể, và các khu vực trống rừng có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ các máy bay hay vệ tinh không gian bên ngoài.

Trong những năm 1970, việc xây dựng bắt đầu trên xa lộ Trans-Amazonian. Đường cao tốc này là một mối đe dọa lớn đối với rừng mưa Amazon. May mắn cho rừng nhiệt đới, đường cao tốc đã không được hoàn thành, nhờ đó giảm thiểu thiệt hại về môi trường.

Từ năm 1991 đến năm 2000, tổng diện tích rừng bị mất ở Amazon đã tăng từ 415.000 lên 587.000 cây số vuông (160.000 đến 227.000 dặm vuông), với phần lớn rừng bị mất đã trở thành đồng cỏ cho gia súc. 70% diện tích đất rừng trước đó ở Amazon, và 91% đất bị tàn phá từ năm 1970, được sử dụng cho chăn nuôi gia súc.

Hiện tại, Brazil là nước sản xuất đậu nành lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới do Leydimere Oliveira và các cộng sự tiến hành đã chỉ ra rằng rừng mưa nhiệt đới được ghi nhận ở Amazon, lượng mưa ít hơn đến khu vực này và do đó làm cho sản lượng trên mỗi hecta thấp hơn. Vì vậy, đã không có lợi thế về kinh tế đối với Brazil từ việc khai thác các khu rừng nhiệt đới và chuyển đổi chúng sang các lĩnh vực chăn nuôi.

Nhu cầu của người trồng đậu nành đã được sử dụng để biện minh cho nhiều dự án giao thông gây tranh cãi hiện đang phát triển ở Amazon. Hai tuyến đường cao tốc đầu tiên đã thành công mở ra rừng nhiệt đới và dẫn đến sự sụt giảm và phá rừng gia tăng. Tỷ lệ nạn phá rừng năm trung bình năm 2000-2005 (22.392 km2 hoặc 8.646 sq dặm / năm) cao hơn 18% so với năm năm trước (19.018 km2 hoặc 7.343 sq dặm / năm). Mặc dù nạn phá rừng đã giảm đáng kể ở Amazon giữa năm 2004 và năm 2014, nhưng đã có sự gia tăng cho đến ngày nay.

Bảo tồn và biến đổi khí hậu

Các nhà môi trường đang quan tâm đến việc mất đa dạng sinh học do phá rừng, cũng như về việc giải phóng chất carbon chứa trong thực vật, có thể đẩy nhanh độ ấm lên toàn cầu. Rừng xanh ở Amazon chiếm khoảng 10% năng suất sơ cấp của mặt đất và 10% lượng carbon trong các hệ sinh thái - theo thứ tự là 1.1 × 1011 tấn các-bon. Rừng Amazon ước tính đã tích lũy được 0,62 ± 0,37 tấn carbon mỗi hecta một năm giữa năm 1975 và năm 1996.

Một mô hình máy tính về biến đổi khí hậu trong tương lai do phát thải khí nhà kính cho thấy rừng nhiệt đới Amazon có thể trở thành không bền vững trong điều kiện giảm lượng mưa và nhiệt độ tăng lên dẫn tới sự mất mát toàn bộ rừng nhiệt đới trong lưu vực vào năm 2100. Tuy nhiên, mô phỏng sự thay đổi khí hậu ở lưu vực sông Amazon qua nhiều mô hình khác nhau không đồng nhất trong việc ước lượng bất kỳ sự phản ứng mưa nào, từ sự gia tăng yếu đến giảm mạnh. Kết quả cho thấy rằng rừng nhiệt đới có thể bị đe dọa mặc dù thế kỷ 21 do thay đổi khí hậu và nạn phá rừng.

Khi các vùng lãnh thổ bản địa tiếp tục bị phá hủy bởi nạn phá rừng và sinh thái, ví dụ như ở các cộng đồng rừng nhiệt đới Amazon ở Peru, các cộng đồng rừng nhiệt đới bản địa vẫn tiếp tục biến mất, trong khi những nơi khác, như ở Urarina tiếp tục đấu tranh để giành lấy sự sống còn về văn hoá và số phận của họ trong rừng rậm. Trong khi đó, mối quan hệ giữa động vật linh trưởng (khỉ, đười ươi…) không phải là con người trong sự tồn tại các dân tộc thiểu số bản xứ ở Nam Mỹ đã được quan tâm nhiều hơn, cũng như các nỗ lực bảo tồn dựa vào sinh học và sinh học dựa vào cộng đồng.

Từ năm 2002 đến năm 2006, diện tích đất bảo tồn ở rừng nhiệt đới Amazon đã tăng gần gấp ba lần và tỷ lệ phá rừng đã giảm xuống 60%. Khoảng 1.000.000 kilômét vuông (250.000.000 mẫu Anh) đã được đưa vào một số loại bảo tồn, với tổng diện tích hiện tại là 1.730.000 km2 (430.000.000 mẫu Anh).

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy rằng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 4oC vào năm 2100 sẽ giết chết 85% rừng nhiệt đới Amazon trong khi nhiệt độ tăng 3oC sẽ giết chết khoảng 75% lượng Amazon.

Viễn thám

Việc sử dụng dữ liệu từ các máy đo nhiệt cảm ứng từ xa đang làm tăng đáng kể kiến thức của các nhà bảo tồn về lưu vực Amazon. Với tính khách quan và giảm chi phí phân tích độ che phủ mặt đất trên vệ tinh, dường như công nghệ viễn thám sẽ là một phần không thể tách rời trong việc đánh giá mức độ và thiệt hại của nạn phá rừng ở lưu vực. Hơn nữa, viễn thám là tốt nhất và có lẽ cách duy nhất để nghiên cứu Amazon trên quy mô lớn.

Việc sử dụng viễn thám để bảo tồn Amazon cũng đang được các bộ lạc bản địa sử dụng để bảo vệ vùng đất bộ lạc của họ khỏi các lợi ích thương mại. Sử dụng các thiết bị GPS cầm tay và các chương trình như Google Earth, thành viên của Trio Tribe, những người sống trong các rừng nhiệt đới ở phía nam Suriname, lập bản đồ các vùng đất tổ tiên của họ để giúp củng cố các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ. Hiện nay, hầu hết các bộ lạc ở Amazon không có ranh giới rõ ràng, làm cho các dự án thương mại dễ dàng nhắm lãnh thổ của họ làm mục tiểu chiếm đoạt.

Để xác vẽ và định hình chính xác lượng sinh sống của Amazon và lượng phát thải liên quan đến carbon, việc phân loại các giai đoạn phát triển cây trong các phần khác nhau của rừng là rất quan trọng. Năm 2006, Tatiana Kuplich đã tổ chức các loại cây cối của Amazon thành bốn loại: (1) rừng trưởng thành, (2) rừng tái sinh (chưa đến ba năm), (3) rừng tái sinh (từ 3 đến 5 năm tái sinh) và (4 ) Tái sinh rừng [từ mười một đến mười tám năm tiếp tục phát triển]. Nhà nghiên cứu đã sử dụng một radar khẩu độ tổng hợp (SAR) và Thematic Mapper (TM) để đặt chính xác các phần khác nhau của Amazon thành một trong bốn loại phân loại.

Tác động của hạn hán Amazon ở đầu thế kỷ 21

Năm 2005, một phần của lưu vực sông Amazon đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một trăm năm, và có những dấu hiệu cho thấy năm 2006 có thể là năm thứ hai liên tiếp hạn hán. Một bài báo ngày 23 tháng 7 năm 2006 trên tờ The Independent bên Anh quốc đã báo cáo kết quả do Trung tâm Nghiên cứu Woods Hole cho thấy rừng ở dạng hiện tại có thể tồn tại chỉ trong ba năm hạn hán. Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Amazon ở Brazil đã đưa ra luận cứ cho rằng phản ứng hạn hán này, cùng với những ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với khí hậu khu vực đang đẩy rừng nhiệt đới hướng tới một điểm "đỉnh điểm", nơi nó sẽ không thể quay trở lại. Họ kết luận rằng rừng đang trên bờ vực biến thành savanna hoặc sa mạc, với hậu quả thảm khốc cho khí hậu của thế giới.

Theo Quỹ Thế giới vì Thiên nhiên (World Wide Fund for Nature), sự kết hợp sự thay đổi khí hậu và nạn phá rừng làm tăng tác động làm khô của cây chết gây cháy rừng.

Trong năm 2010 rừng nhiệt đới Amazon đã trải qua một đợt hạn hán nghiêm trọng, theo một số cách khắc nghiệt hơn hạn hán năm 2005. Các khu vực bị ảnh hưởng là khoảng 1.160.000 dặm vuông (3.000.000 km2) của rừng nhiệt đới, so với 734.000 dặm vuông (1.900.000 km2) trong năm 2005. Hạn hán năm 2010 đã ba chấn tâm nơi cây cối chết hết, trong khi vào năm 2005, hạn hán đã được tập trung vào các vùng phía tây nam. Các phát hiện được công bố trên tạp chí Science. Trong một năm tiêu biểu, Amazon hấp thụ 1,5 gigatons carbon dioxide; trong năm 2005 thay vì 5 gigatons đã được phát ra và trong năm 2008 gigatons đã được giải phóng vào khí hậu.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Xuân
Vũ Đình Huyến, Lm
18:46 12/03/2017
CHỚM XUÂN
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CMC)
Cảm tạ ơn lành sáng hôm nay
Khi mắt mở ra thấy đêm ngày
Muôn hoa tươi nở đùa hương sớm
Vạn màu muôn sắc bướm nồng say
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 07-13/03/2017: Căng thẳng giữa Giáo Hội và chính quyền Phi Luật Tân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:10 12/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Bất chấp những chống đối của Giáo Hội Công Giáo, Phi Luật Tân tái lập án tử hình

Mặc dù có sự chống đối mạnh mẽ từ hàng giáo phẩm Giáo Hội Công Giáo, các nhà lập pháp ở Phi Luật Tân đã bỏ phiếu khôi phục lại án tử hình.

Hình phạt tử hình đã kết thúc ở Phi Luật Tân vào năm 2006. Tuy nhiên, Hạ viện Phi Luật Tân đã bỏ phiếu ủng hộ một dự luật nhằm khôi phục hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng liên quan đến ma túy. Dự luật vẫn còn phải được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện.

Luật mới nhằm mục đích trừng phạt những kẻ buôn bán ma túy. Dự luật đã được sửa đổi để loại bỏ các trường hợp giết người, hãm hiếp, và phản quốc là những tội danh có thể bị trừng phạt bằng án tử hình.

Rõ ràng việc thông qua luật này là một sự ủng hộ cho chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte. Tổng thống đã bày tỏ sự ủng hộ của ông ta đối với biệt đội tử thần cảnh sát. Biệt dội này đã tiến hành khoảng 8,000 vụ tử hình không cần xét xử đối với của những người bị nghi ngờ buôn bán ma túy.

Các giám mục Phi Luật Tân đã lên án bạo lực tư pháp và phản đối việc khôi phục án tử hình. Đức Tổng Giám Mục Socrates Villegas, chủ tịch hội đồng giám mục, nói rằng các giám mục cảm thấy đau đớn trước tình hình đất nước, “nhưng chúng ta không bị đánh bại, cũng không nên im lặng.”

2. Tương quan giữa Giáo Hội Phi Luật Tân và tổng thống Duterte

Có một hố ngăn cách giữa chính quyền của tổng thống Duterte và Giáo Hội Công Giáo ở Phi Luật Tân. Trong khi tổng thống Duterte gia tăng các tuyên bố chống lại Giáo Hội và hàng giáo sĩ, thì lá thư mục vụ của các Giám mục được gửi đến các giáo xứ trên toàn quốc hồi tháng 2, có tựa đề “Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết”, tố cáo “vương quốc của sợ hãi” đã bắt đầu trong hiện tại.

Cha James Anthony Perez, chủ tịch Hiệp Hội Công Giáo “người Phi Luật Tân vì sự sống” nói với hãng tin Fides: “Tôi nghĩ là Giáo Hội và tổng thống Duterte đối đầu vì cùng mục đích, đó là công bằng và hòa bình cho xã hội. Nhưng chính quyền muốn đạt được mục đích theo cách thức mà Giáo Hội không thể chấp nhận.”

Trong những vấn đề chính yếu chia rẽ giữa chính quyền và Giáo Hội, có vấn đề về cuộc chiến chống ma túy, với hành trình dài của các cuộc hành quyết không xét xử; việc tái lập án tử hình: việc hạ độ tuổi chịu trách nhiêm xuống đến 9 tuổi.

3. Đại Hội Các Tỉnh Dòng Salesian Don Bosco Nam Á Châu và Úc châu

Tại Huahin, Thái Lan, từ ngày 6/3-11/3 toàn ban thượng cố vấn của Bề Trên Cả từ Roma qua họp mặt với tất cả các ban cố vấn của 11 tỉnh dòng bao gồm cả các Delegations (Đại diện) của một số tỉnh dòng. Tỉnh dòng Việt Nam có con số cố vấn đông nhất là 11 người. Trong tổng số 97 tham dự viên đến từ Thái lan, Myanmar, Hồng Kông, Phi luật tân, Đại hàn, Nhật Bản, Parkistan, Samoa, Mongolia, Cambodia, Trung Hoa, Úc Châu, Timor, Indonesia, Papua New Guinea và Ý. Có 12 người Việt Nam, 10 đến từ Việt Nam và 1 từ Mongolia và Úc Châu.

Chủ đề chính của đại hội là “Những người con Don Bosco vùng Nam Á Châu, Úc Châu và Châu đại dương quyết tâm trung thành dấn bước theo Ơn Đoàn Sủng của Cha thánh Gioan Bosco để trở thành những người loan báo Tin Mừng cho Giới trẻ, đặc biệt giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi bằng học hỏi đào sâu và áp dụng thực hành Phương pháp Giáo dục đề phòng của thánh Gioan Bosco trong các tỉnh dòng qua:

- Việc cộng tác hỗ tương trong các chương đào luyện, Tông đồ giới trẻ, Gia đình Salesian, Truyền thông và các dịch vụ khác.

- Hỗ trợ nhau một cách cụ thể, nhất là trợ giúp những lúc thiên tai hay xảy ra trong miền.

- Kiện cường và đào sâu những liên đới với nhau và sử dụng Anh ngữ như là ngôn ngữ chính trong vùng.

Xoay quanh những điểm chính trên, các đề tài liên quan đến nhu cầu của từng tỉnh dòng được nêu lên, thảo luận và tìm ra những giải đáp thích ứng cho từng hoàn cảnh và môi trường.

4. Dân chúng hết hy vọng cha Tom Uzhunnalil được trả tự do

Cũng liên quan đến dòng Salêdiêng, một năm sau khi cha Tom Uzhunnalil, dòng Salêdiêng, bị dân quân Hồi giáo ở Yemen bắt cóc, những người cầu nguyện cho cha Tom Uzhunnalil cảm thấy buồn bực và thất vọng.

Cha Uzhunnalil bị bắt cóc tại nhà dưỡng lão do các nữ tu dòng Thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa chăm sóc ở Aden, miền nam Yemen, vào ngày 04/03/2016. Những kẻ bắt cóc đã giết 16 nhân viên, trong đó có 4 nữ tu.

Giáo Hội Ấn độ đã cầu nguyện cũng như yêu cầu chính quyền can thiệp để cha Uzhunnalil được trả tự do. Tại Ramapuram, bang Kerala, quê nhà của cha, các biểu ngữ và hình ảnh được giăng lên, nhắc nhở dân chúng rằng cha đã bị bắt cóc một năm rồi. Những buổi cầu nguyện đặc biệt được tổ chức vào ngày 04/03 ở giáo xứ quê nhà để cầu nguyện cho cha.

Cha George Njarakunnel, cha sở giáo xứ thánh Augustin ở Ramapuram phê bình và phủ nhận tin tức từ các bộ trưởng liên bang là cha Uzhunnalil cứ đi Yemen dù bị cấm đến đó. Cha tin là cha Uzhunnalil vẫn còn sống, theo nguồn tin đáng tin, và bị canh giữ để đòi tiền chuộc.

Hôm 02/03, chính quyền bang Kerala yêu cầu chính quyền liên bang gia tăng nỗ lực để giải cứu cha Uzhunnalil. Nhiều người đề nghi chính quyền liên bang cầu cứu sự giúp đỡ của Liên hiệp quốc để cứu cha Uzhunnalil.

Cha Uzhunnalil thuộc tỉnh dòng Salêdiêng Bangalore và tỉnh dòng đã tổ chức cầu nguyện cho cha vào chiều ngày 04/03. Chương trình bao gồm cầu nguyện và một cuộc hội họp. Các vị lãnh đạo Giáo Hội và chính trị có tiếng được hy vọng sẽ tham gia. Cha giám tỉnh cho biết là tỉnh dòng rất lo lắng về sự chậm trễ trong việc bảo đảm cho cha Uzhunnalil được thả tự do.

Về phần mình, một nữ tu Công Giáo cho biết sơ hết hy vọng là cha được thả tự do. Sơ cho biết dân chúng trở nên nghi ngờ về điều này.

5. Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác tại Venezuela

Tổng Giám Mục Ulises Antonio Gutiérrez Reyes phàn nàn rằng tại thành phố Ciudad thuộc tổng giáo phận của ngài ngày càng có nhiều người đi tìm đồ ăn trong đống rác.

Đức Cha Gutierrez nói với báo chí địa phương: “Chúng tôi không nói đến những người vô gia cư hay kẻ ăn xin, mà là những đàn ông, đàn bà, trẻ em bình thường đi tìm thức ăn trong đống rác”

Đức Tổng Giám mục nói thêm đó không phải là tình huống của số ít người, nhưng là hàng trăm gia đình ở Ciudad. Họ không có gì để ăn vì mức lương quá thấp trong khi giá lương thực quá cao nên gia đình thường xuyên không có gì ăn.

Đức Tổng Giám Mục kể chuyện: “Gần đây tôi gặp một người đàn ông tìm thức ăn trong đống rác. Nói chuyện với ông, ông kể ông có việc làm, nhưng lương không đủ nuôi con”

Đức Tổng Giám Mục Gutierrez nói thêm rằng số người xin ăn trên đường phố ngày càng tăng. Ngài nói: “Nhiều người đến Tòa Tổng Giám Mục xin ăn và thuốc uống. Bây giờ thì Tòa Giám Mục đã trở thành điểm phân phát thuốc men. Hiện giờ Caritas Venezuela có thể cung cấp thuốc men nhưng ngày càng có nhiều người đến xin thuốc”

Đức Tổng Giám Mục kết luận: Người dân Venezuela không đáng phải sống như thế vì quốc gia tài nguyên dồi dào về dầu lửa, “Tôi nghĩ rằng chính phủ đang quản lý tài nguyên quốc gia một cách tồi tệ”.

6. Tìm lại hiệp nhất xung quanh bữa tiệc ly của Chúa Giêsu

Đề tài của bài suy niệm thứ 3 trong tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha là “Bánh và thân thể, rượu và máu”. Cha Michelini, vị giảng thuyết đã chú giải đoạn Tin mừng về Bữa tiệc ly (Mt 26,20-35) như sau:

Bài suy niệm khởi đi từ một yếu tố đặc trưng cho chiều kích nhân loại của việc cùng ăn. Chúa Giêsu ngồi vào bàn cùng với 12 tông đồ. Ngồi cùng bàn muốn nói đến cảm nghiệm nét đẹp của ở cùng với nhau và nhận cùng thứ được chuẩn bị cho một hành động yêu thương. Theo thánh sử Gioan Tông đồ, chính Chúa Giêsu Phục sinh cũng đã chuẩn bị thức ăn cho các môn đệ của Ngài, bên bờ hồ Galilê (x. Ga 21,9).

Thức ăn và ăn uống cũng đưa ra ánh sáng tội lỗi của con người cũng như tính ích kỷ và sự yếu đuối của con người. Chúng ta nhớ đên biểu tượng Thánh kinh của sự bất tuân đầu tiên xảy đến do thức ăn (St 3,1) và tội ác đầu tiên, giết một người anh em, xảy đến do lòng ghen tức của Cain đối với lễ vật của Aben (St 4,4). Chúng ta cũng không quên sự chia rẽ giữa các anh em, Giacóp và Esau là bởi cơn đói (st 25,34). Chúng ta còn có thể đi xa hơn nữa, cho đến khi đọc thông điệp Laudato si’ nói về sự ích kỷ đối với lương thực.

Trong thực tế, ăn uống là dấu hiệu đầu tiên của sự yếu ớt mong manh thật sự về mặt nhân chủng học: một nhu cầu con người và yếu kém. Ăn uống trước hết là nhận sự sống bên ngoài mình, nghĩa là nhận biết mình không độc lập. Nói khác đi, nhận ra giới hạn của mình. Ăn cùng với người khác là thú nhận với người khác giới hạn này của thụ tạo. Bởi lý do này, các thiên thần trong Thánh kinh không ăn uống.”

Trong bữa tiệc ly của Chúa Giêsu nổi bật yếu tố này: Giuđa trao nộp Chúa. Nhưng Chúa Giêsu, trong đêm bị phản bội, đã không thu hồi món quà của Ngài, đã ban tất cả những gì Ngài có thể trao: thân mình Ngài và máu Ngài (1Cor 11).

Ngôi Lời, Chúa Con, đã dâng hiến ngôi vị thần linh của mình, dù là Thiên Chúa nhưng Ngài đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa (Phil 2,6). Giờ đây Ngài trao ban chính bản tính nhân loại, là thân xác ngài, bởi vì trong thân xác này mà Ngôi Lời đã làm người. Bằng cách thức này, Chúa Giêsu trao ban tất cả chính mình, không giữ lại điều gì.

Bài học của thánh Mátthêu về bữa Tiệc ly nêu bật một điểm mà chúng ta chỉ tìm thấy ở đây, máu đổ ra từ thập giá để tha tội lỗi. Cuối cùng, ai đọc Tin mừng này, tìm ra ý nghĩa của tến Giêsu và có thể biết cách thức tha tội, cách thức mà Con Thiên Chúa và cùng với Ngài, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cùng thực hiện để trao ban sự sống. Như Thánh vịnh 49,8 nói, con người không thể tự đền hay trả giá cho mình xứng hợp, chỉ Thiên Chúa chuộc đền con người khỏi chính họ và khỏi sự dữ.

Cha Michelini đưa ra 3 câu hỏi suy tư: thứ nhất, nói về tương quan chúng ta với thức ăn. Xét mình với quy luật thứ 7 của thánh Inhaxio: Cần tránh để tâm hồn chú ý đến thứ mình ăn và tránh ăn vội vã vì ngon miệng, trái lại cần làm chủ mình, trong cách ăn cũng như trong số lượng.”

Thứ hai: các Kitô hữu chúng ta làm sao có thể phải tìm ra sự hiệp nhất xung quanh bàn ăn, thực hiện cùng cách thức chia sẻ của chúng ta sự chia sẻ linh độn của cộng đoàn Corintô.

Cuối cùng là vấn nạn về ơn tha tội. Chúng ta có thật sự ý thức rằng Chúa Giêsu đã đổ máu Ngài ra, với chính sự sống và không chỉ với lời nói, đã nói và đã trao ban sự tha thứ của Thiên Chúa.

7. Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về thánh nhạc

Đức Thánh Cha khuyến khích các chuyên gia về thánh nhạc giúp cộng đoàn phụng vụ và dân Chúa tích cực tham dự vào mầu nhiệm Thiên Chúa.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 4 tháng 3 dành cho 400 tham dự viên Hội nghị quốc tế về chủ đề: “Âm nhạc và Giáo Hội: việc phụng tự và văn hóa 50 năm từ sau Huấn Thị về Thánh Nhạc”. Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa, Bộ giáo dục Công Giáo, Giáo Hoàng Học viện về Thánh Nhạc và Giáo Hoàng Học viện về phụng vụ thuộc trường thánh Anselmo ở Roma cùng tổ chức.

Huấn thị “Musicam sacram” đề ra những đường hướng cụ thể để áp dụng Hiến chế của Công đồng chung Vatican 2 về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium).

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đề cao tính chất thời sự của Huấn Thị này, trong đó có nêu bật tầm quan trọng sự tham gia của toàn thể cộng đoàn tín hữu, một cách tích cực, ý thức và trọn vẹn, vào hoạt động phụng vụ. Trong ý hướng đó, ngài nhiệt liệt khuyến khích các chuyên gia về thánh nhạc, các vị ca trưởng các ca đoàn, “hãy giúp cộng đoàn phụng vụ và Dân Chúa nhận thức và tham gia, với tất cả giác quan thể lý và tinh thần, vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Thánh Nhạc và thánh ca phụng vụ có nghĩa vụ mang lại cho chúng ta ý nghĩa vinh danh Thiên Chúa, vẻ đẹp, sự thánh thiện bao trùm chúng ta như đám mây sáng ngời”

8. Croatia sẽ sớm hoàn thành một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới

Một tượng Đức Mẹ Loreto cao gần 17m đang được thực hiện ở thành phố Primošten, Croatia. Đây sẽ là một trong những nơi kính Đức Mẹ lớn nhất thế giới.

Chính quyền thành phố Primošten cho biết đây là dự án duy nhất ở Croatia và cả bên ngoài nước này. Dự án này được chúc lành bởi Đức Thánh Cha.

Tượng Đức Mẹ Loreto được dựng ở Primošten, thành phố ven biển, một thành phố trên đồi, 20 dặm về hướng nam của Šibenik. Primošten nổi tiếng với các vườn nho và bãi biển, và bây giờ sẽ được ghi dấu như là nơi có một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới.

Người dân Primošten có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Loreto và dân thành phố cử hành ngày lễ truyền thống kính Đức Mẹ vào các ngày 9-10 tháng 5 hàng năm.

Việc làm tượng có sự cộng tác của Cammini Lauretani, tổ chức nhắm nối kết các đền thành Đức Mẹ ở châu Âu.

Thị trưởng của thành phố Primošten đã gặp gỡ các lãnh đạo của Cammini Lauretani với cố gắng liên kết các đền thánh Đức Mẹ ở Italia và Croatia, nhắm tạo nên các hoạt động du lịch và phát triển tôn giáo.

Chính quyền Croatia chưa cho biết khi nào địa điểm kính Đức Mẹ sẽ hoàn thành dù họ cho biết là pho tượng đang ở giai đoạn cuối của tiến trình làm việc.