Ngày 16-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ kính thánh Giuse : Thánh Giuse gồm no mọi nhân đức
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:09 16/03/2015
Lễ kính Thánh Giuse: “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”

Kinh Thánh chỉ mô tả thánh Giuse bằng một từ ngữ ngắn gọn: “Người Công Chính”. Dĩ nhiên, khái niệm “công chính” ở đây được hiểu theo nghĩa Tân Ước, tức là con người trọn lành, bao dung, nhân từ, theo mẫu gương của Chúa Giêsu. Giáo Hội thường suy tôn thánh Giuse với nhiều tước hiệu cao trọng:

Ông thánh Giuse là đấng sáng láng trên hết các thánh Tổ Tông.

Ông thánh Giuse trọn tốt trọn lành.

Ông thánh Giuse cực thanh cực tịnh.

Ông thánh Giuse cực khôn cực ngoan.

Ông thánh Giuse hay vâng lời chịu lụy.

Ông thánh Giuse là đấng ngay chính tận trung.

Ông thánh Giuse là gương nhân đức nhịn nhục.

Ông thánh Giuse yêu chuộng nhân đức khó khăn.

Ông thánh Giuse là mẫu sáng láng về cách ở trong nhà, v.v…

Các tước hiệu đó có thể gồm tóm trong câu “thánh Giuse gồm no mọi nhân đức”: khiết tịnh, vâng phục, nghèo khó, nhẫn nhục, khiêm nhường, v.v… Nhân đức mà “no” luôn là phải biết! Tuy nhiên, đối với dân làng Nazareth cách đây hơn 2000 năm, thì thánh Giuse cũng chỉ là một bác thợ mộc âm thầm vô danh tiểu tốt, thế thôi! Bên ngoài chẳng có gì đặc biệt, chẳng có gì khiến người khác phải chú ý. Suốt gần ba mươi năm sống bên cạnh Chúa Giêsu và Đức Mẹ, thánh Giuse không để lại một tác phẩm, một công trình, hay một câu nói để đời nào. Ngài chỉ âm thầm lặng lẽ chu toàn bổn phận làm chồng, làm cha của mình một cách tốt nhất có thể.

Lúc đã về trời, xem ra thánh Giuse vẫn tiếp tục “sống âm thầm lặng lẽ”. Lặng lẽ âm thầm cả trong việc can thiệp cho những nhu cầu của nhân thế. Đức Mẹ còn hiện ra nơi này nơi nọ, còn thánh Giuse rất hiếm khi. Có chăng chỉ là mộng báo trong giấc ngủ, hay là âm thầm giả trang để thực hiện việc này việc nọ cho các con cái của mình. Tuy nhiên, sự can thiệp của ngài thường rất kỳ diệu.

Xin được dẫn chứng: sau khi khánh thành nguyện đường Loretta, tiểu bang New Mexico, năm 1878, thì thực tế nảy sinh một vấn đề hết sức nan giải: ca đoàn gồm toàn các nữ tu và nữ sinh với tu phục và váy đầm dài tới gót chân, không thể leo lên gác ca đoàn bằng chiếc thang gỗ. Bởi lễ vào thế kỷ thứ 19, chỉ có phái nam được hát trong ca đoàn nên họ dùng thang gỗ để leo lên gác ca đoàn mà không cần cầu thang.

Các nữ tu đã mời nhiều tay thợ chuyên nghiệp đến làm cầu thang nhưng sau khi quan sát, đo đạc, tính toán, tất cả đều lắc đầu nói không thể thực hiện được vì gác ca đoàn thì cao, lòng nhà nguyện lại hẹp, cầu thang sẽ chiếm qúa nhiều chỗ kê ghế. Sau cùng, Mẹ Bề Trên Magdalenđưa ra quyết định: khi khởi công xây dựng nguyện đường, công trình được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse, quan thầy nghề thợ mộc, thì nay khi gặp khó khăn, công việc cũng phải được giao cho Thánh Giuse lo liệu. Ngay hôm đó, các nữ tu bắt đầu làm tuần 9 ngày xin Thánh Giuse. Sau 8 ngày liên tục cầu nguyện với lòng tin tưởng và phó thác nơi Thánh Giuse thì đột nhiên vào ngày thứ 9, xuất hiện một ông già râu tóc bạc dắt theo một con lừa tới xin làm cầu thang lên gác ca đoàn. Ông thợ mộc chỉ mang theo một ít đồ nghề đơn giản: 1 cái cưa, 1 thước đo hình chữ T và 1 cái búa. Ông cũng không đòi tiền công trước hoặc tiền ứng mua vật liệu. Với tinh thần đơn sơ, các nữ tu nghĩ rằng sẽ thanh toán tiền công và tiền vật liệu sau khi công việc hoàn tất nên không cần hỏi tên tuổi ông thợ.

Sau thời gian 7-8 tháng, các nữ tu được thông báo cầu thang đã hoàn tất nhưng không tìm thấy ông thợ đâu hết: ông thợ đã đột nhiên bỏ đi mà không đòi tiền công và tiền vật liệu, cũng không để lại tên tuổi hoặc điạ chỉ. Các nữ tu đã nhờ tìm kiếm khắp nơi, tuy nhiên, không ai nghe biết về ‘ông thợ kỳ lạ’ này. (Làm mà không cần tiền công. Thánh Giuse nghèo là phải rồi!!!).

Và rồi Mẹ Bề Trên đã phải đến xưởng gỗ để thanh toán tiền vật liệu, nhưng mọi người làm việc tại đây cho biết không có ai đến mua gỗ làm cầu thang cho nguyện đường. Do không tìm ra tông tích ông thợ ‘huyền bí’ này nên người đương thời đều kết luận đó chính là Thánh Giuse đã đáp lời cầu xin của các nữ tu.

Điều đáng nói nữa là sự kỳ diệu của chiếc cầu thang. Chíêc cầu thang có hình xoắn ốc ngoằn ngoèo, mà không có cột chịu lực nào ở giữa. Toàn bộ sức nặng tựa trên chân cầu thang và phần nối với gác ca đoàn. Điều này trái hẳn với nguyên lý về trọng lực khiến các khoa học gia không sao giải thích được. Kiến trúc sư Urban C. Weidner cũng là chuyên gia nghiên cứu gỗ cho biết ông chưa bao giờ thấy cầu thang hình xoắn ốc bằng gỗ mà không có cột chịu lực ở giữa. Theo ông, nó sẽ sụp đổ ngay khi có người đặt chân bước lên. Thế mà các nữ tu phải lên xuống cầu thang mỗi ngày để hát phụng vụ. Năm 1959, cả ca đoàn học viện Loretto đứng hát trên các bậc thang mà nó vẫn vững chắc như làm bằng ximăng cốt sắt.

Về gỗ làm cầu thang, nhiều chuyên gia đã phân tích, tìm hiểu loại gỗ và xem loại đó xuất xứ từ đâu. Tuy nhiên, không một ai có thể khẳng định là loại gỗ nào để tìm ra xuất xứ của nó. Việc ông thợ lấy gỗ từ đâu mang về làm cầu thang vẫn còn là một bí ẩn.

Cầu thang có 33 bậc cùng một kích thước, tượng trưng cho 33 năm Chúa sống ở trần gian. Điều đặc biệt nữa là cầu thang không có dù 1 chiếc đinh, hoặc keo dán để liên kết các vật liệu với nhau. Ông thợ ‘bí mật’ đó chỉ dùng các chốt gỗ hình vuông để liên kết một cách tài tình, chính xác và hết sức mỹ thuật.

Kiến trúc sư kiêm chuyên gia nghiên cứu gỗ Urban Weidner đã có nhận xét: một trong những điều làm sửng sốt các kỹ sư và các nhà kiến trúc là những tấm gỗ được ghép nối thành sườn cầu thang với độ cong tuyệt hảo, mỗi tấm gỗ có độ cong thật chính xác, đường ghép nối lại hết sức tinh vi, không tìm thấy một khuyết điểm nào. Ông vẫn không lý giải nỗi tại sao một kỹ thuật tinh vi như thế mà vào thập niên 1870, một mình ông thợ mộc với những dụng cụ rất thô sơ, lại có thể thực hiện được.

Và cho đến nay, mỗi năm được biết có khoảng 250 ngàn khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến nguyện đường Loretta để chiêm ngưỡng chiếc cầu thang lạ lùng này, trong số đó, có cả kỹ sư, kiến trúc sư, khoa học gia đến tìm hiểu và nghiên cứu (Xem thêm bài viết “Cầu Thang của Thánh Giuse ở Loretto – New Mexico” của tác giả Hoà Tâm).

Phép lạ đó nói lên điều gì, nếu không phải nói lên rằng sự can thiệp của thánh Giuse thường rất âm thầm lặng lẽ (lặng lẽ 7-8 tháng trời), nhưng rất diệu kỳ.

Có lẽ vì các nhân đức trỗi vượt của thánh Giuse và đặc biệt là vì sự đáp ứng mau mắn cho những ai kêu cầu, mà thánh Giuse là vị thánh được nhiều người yêu mến nhất, ngoài trừ Đức Mẹ. Người ta ước chừng một phần tư nam giới Kitô giáo, tức là khoảng một phần tám dân số Kitô giáo nhận thánh Giuse làm Bổn Mạng. Rất nhiêu dòng tu còn nhận ngài làm Quan Thầy của dòng, và nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam được đặt dưới sự bảo trợ của thánh Giuse. Thánh Giuse cũng là Bổn mạng của toàn thể giới Gia Trưởng. Vì thế anh em Gia trưởng được mời gọi theo gương sống của thánh Quan Thầy, sống xứng đáng là người chồng người cha mẫu mực thánh thiện. Sống thánh thiện mẫu mực một cách cụ thể đó là gì?

Trong tập Kỷ Yếu của Gia Trưởng Giáo phận, tôi đọc thấy một bài thơ rất ý nghĩa của một gia trưởng ở giáo xứ Thuận Nghĩa. Bài thơ có tựa đề “Mười Không, Mười Có”. Xin được trích lại:

Mười Không

Một không say xỉn la cà

Hai không bài bạc cửa nhà tan hoang.

Ba không lừa dối điếm đàng,

Bốn không trộm cướp, xóm làng bất an.

Năm không lươn lẹo tham giàu,

Sáu không ma tuý đời tàn ai ơi.

Bảy không biếng nhác ươi lười.

Tám không mèo mỡ bạn đời lung tung.

Chín không bất nghĩa bất trung,

Mười không kiêu ngạo và không bất bình.

Mười có

Một có đạo đức chân thành

Dựng xây đoàn hội, gia đình chăm lo.

Hai có trách nhiệm lớn to.

Dựng xây nước Chúa sao cho vẹn toàn.

Ba có bổn phận lo toan,

Bảo vệ giáo xứ cộng đoàn vui tươi.

Bốn có bác ái thương người,

Chung xây xã hội đẹp tươi an bình.

Năm có thiện chí hy sinh,

Giúp người hoạn nạn, bất hoà khổ đau.

Sáu có nhân nghĩa trước sau,

Giúp đời vơi bớt nỗi sầu bất công.

Bảy có thiện ý thực lòng,

Giúp đời tốt đẹp cả trong lẫn ngoài.

Tám có trí sạch lòng ngay,

Để đời ta có tháng ngày thảnh thơi.

Chín có mến Chúa yêu người,

Lòng thanh, trí sạch, sáng ngời quanh năm.

Mười có quyết chí quyết tâm,

Thành Gia trưởng tốt - đến gần Giuse.

Chắc chắn thánh Giuse là người giữ “Mười Không và Mười Có” đó triệt để hơn ai hết. Cầu chúc các anh em Gia Trưởng trong các gia đình Công Giáo cũng luôn giữ được như thế!

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
 
Tam nhật Vượt qua hay Tam nhật Phục sinh?
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
14:33 16/03/2015
Tam Nhật Vượt Qua là cụm từ dịch từ tiếng La Tinh Triduum paschale. Paschale là tĩnh từ, danh từ là pascha, từ này có nguồn gốc từ tiếng Híp-ri פֶּ֥סַח (PesaH) có nghĩa là nhảy qua hay vượt qua, cũng còn có nghĩa là bỏ qua, tha thứ (x. ĐNTHTK Vượt qua I. 2b). Từ sau cuộc xuất hành, nó trở thành tên gọi một ngày lễ của Do Thái giáo: Lễ Vượt Qua, được cử hành hằng năm để nhớ việc ĐỨC CHÚA đã giải thoát con cái Ít-ra-en khỏi Ai cập (x. Xh 12,1-14). Từ pascha trong Latinh gần với tiếng Hy lạp: πασχα; tiếng Anh và Pháp có chút khác biệt. (Anh: Passover ; Pháp: Pâque). Chúa Ki-tô chết đúng vào dịp lễ Vượt Qua của Do Thái giáo nên từ Vượt Qua đã mang một ý nghĩa mới : đó là cuộc Phục Sinh vinh hiển của Chúa Ki-tô, chính Người đã vượt qua sự chết mà bước vào cõi sống.

Trong Tuần Thánh, có ba ngày đặc biệt là Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy. Ba ngày này được gọi là Tam Nhật kèm theo chữ Vượt Qua, để chỉ ba ngày diễn ra những biến cố sau cùng trong cuộc đời dương thế của Đức Ki-tô, bắt đầu từ Lễ Tiệc Ly, đến Kinh Chiều II Chúa Nhật Phục Sinh. Vì vậy, nếu nói là Tam Nhật Phục Sinh thì chưa đủ ba ngày mà mới chỉ có một ngày là ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Ngày thứ hai sau đó là Tuần Bát Nhật Phục Sinh. Như thế, trong Phụng Vụ chỉ có Bát Nhật Phục Sinh mà không có Tam Nhật Phục Sinh.

Muốn đồng hóa Tam Nhật Phục Sinh với Tam Nhật Vượt Qua là vô hình trung làm xáo trộn ý nghĩa của sự việc, vì Vượt Qua ở đây muốn liên tưởng đến cuộc vượt qua Biển Đỏ của dân Do Thái, giã từ kiếp nô lệ để bước vào chốn tự do, lên đường đi về Đất Hứa. Phụng Vụ dùng từ này hàm ý diễn tả cuộc Vượt Qua của Đức Ki-tô, đi từ cái chết thảm thương ô nhục đến cuộc chiến thắng khải hoàn trong ngày Phục Sinh.

Cũng như Đức Ki-tô đã vượt qua những nỗi khổ nhục và cái chết để cứu chuộc loài người thì các Ki-tô hữu cũng phải vượt qua những sự hy sinh đau khổ, nhất là đoạn tuyệt với tội lỗi, để sống trong hàng ngũ tự do của con cái Thiên Chúa, hầu mai ngày được hưởng phúc vinh quang với Con của Người là Đấng Phục Sinh vô cùng vinh hiển.

Bởi thế, Tam Nhật Vượt Qua đúng là cụm từ chính xác và thích đáng để chỉ ba ngày trong Tuần Thánh, xét cả về nội dung ý nghĩa lẫn công dụng thông thường trong sinh hoạt phụng vụ.
 
Top Stories
Pakistan: Vive émotion après un double attentat commis contre des églises chrétiennes à Lahore
Eglises d'Asie
09:58 16/03/2015
Ce lundi 16 mars, les écoles chrétiennes du Pakistan sont restées fermées en signe de deuil, après le double attentat commis par des talibans pakistanais contre deux églises chrétiennes du principal quartier chrétien de Lahore, au Pendjab. L’attaque a été commise à l’heure de la messe, dimanche 15 mars, et a fait quinze morts et quelque 70 blessés.

Les deux attentats ont eu lieu à quelques minutes d’intervalle ; les terroristes, venus à moto semble-t-il, ont visé l’église catholique Saint-Jean et l’église du Christ, affiliée à l’Eglise du Pakistan (1), situées à 500 mètres l’une de l’autre à Youhanabad, quartier de la banlieue sud de Lahore où vivent environ 130 000 chrétiens. En cette fin de matinée de dimanche, les deux lieux de culte étaient pleins, plusieurs centaines de fidèles y avaient pris place. Questionnés sur leur identité à l’entrée des lieux de culte par trois jeunes chrétiens, les terroristes ont commencé à faire usage de leurs armes de poing avant de faire détonner leurs ceintures d’explosif. Les témoins rapportent que sans le courage de plusieurs chrétiens, venus ceinturer les assaillants pour les empêcher de pénétrer dans les lieux de culte, le bilan aurait été considérablement plus lourd. Deux policiers, en faction devant les églises, ont été tués.

Après les explosions, alors que les ambulances affluaient sur place, des habitants de Youhanabad se sont rassemblés sur la principale avenue du quartier pour protester. La foule a lancé des pierres sur des policiers, les accusant de ne rien faire pour les protéger. Deux personnes, que la foule aurait soupçonnées d’être des complices des attaquants, ont été prises à parti et lynchées à mort. Une station de bus a été saccagée, avant que le calme ne revienne. Dans d’autres grandes villes du pays, à Karachi, à Multan, à Quetta et à Peshawar, des chrétiens sont descendus dans la rue pour manifester leur colère – des manifestations qui ont repris ce lundi et que la police a dispersées en faisant usage de gaz lacrymogène.

Peu après l’attentat, le Jamaat ul-Ahrar, faction issue de la mouvance talibane du Tehreek-e-Taliban, a revendiqué l’action terroriste. « Nous avons frappé à Lahore, au cœur de la province du Pendjab. Que les dirigeants [du Pakistan] y voient une mise en garde », a déclaré Ehsanullah Ehsan, porte-parole du Jamaat ul-Ahrar. En novembre dernier, ce groupe avait déjà revendiqué un attentat-suicide particulièrement sanglant (60 morts et 200 blessés), commis à Wagah, l’unique poste frontière ouvert entre le Pakistan et l’Inde.

Le double attentat de Youhanabad est le plus meurtrier commis contre la communauté chrétienne du Pakistan (2 % des 180 millions de Pakistanais), depuis celui perpétré le 22 septembre 2013 contre l’église de Tous-les-Saints de Peshawar (plus de 80 morts et 150 blessés). Dès dimanche, les commentaires et condamnations ont été nombreux.

Arrivé sur les lieux dans l’après-midi du dimanche, l’archevêque catholique de Lahore, Mgr Sebastian Shaw, a salué la mémoire des jeunes qui ont empêché les terroristes d’aller plus loin que le portail des églises ; de « jeunes martyrs », a-t-il dit, qui ont « donné leur vie pour sauver des centaines de personnes ». « Leur sang n’aura pas été versé en vain s’il contribue à apporter la paix à tous les citoyens du Pakistan », a déclaré l’archevêque, appelant chacun à prier « que la paix et l’harmonie règnent dans le pays » et que tous « rejettent explicitement la violence et le terrorisme ». Depuis Karachi, Mgr Joseph Coutts, président de la Conférence épiscopale, a « supplié le gouvernement du Pendjab et le gouvernement fédéral de prendre les mesures adéquates pour assurer la protection des églises et des minorités religieuses du Pakistan » ; il a demandé aux autorités de « prendre des mesures efficaces pour garantir la liberté de religion dans le pays ». Par ailleurs, Paul Bhatti, président de la All Pakistan Minorities Alliance (APMA), a lui aussi condamné l’action terroriste, rappelant que son frère, Shahbaz Bhatti, s’était battu pour le droit des minorités, des chrétiens notamment, à vivre en paix dans son pays.

Du côté des responsables politiques, les condamnations ont été nombreuses. Le Premier ministre Nawaz Sharif a présenté ses condoléances aux familles des victimes, les assurant du fait que « le gouvernement serait à leurs côtés pour trouver des réponses aux questions qu’elles se posent ». « [La] communauté chrétienne [du Pakistan] a rendu des services inestimables à la patrie, particulièrement dans le domaine social, et nous les tenons en très haute estime », a-t-il ajouté.

Lahore est la capitale du Pendjab, la plus peuplée et la plus prospère des provinces du Pakistan. Elle est aussi le fief politique de Nawaz Sharif. La ville est globalement considérée comme étant plus sûre que d’autres régions du Pakistan. Le fait que les talibans viennent y commettre un attentat est donc perçu comme un signal politique envoyé aux plus hauts dirigeants du pays. Depuis l’échec, l’an dernier, des pourparlers de paix entre les talibans pakistanais et Islamabad, et surtout depuis le dramatique attentat commis en décembre dernier contre une école militaire de Peshawar, l’armée et le pouvoir exécutif sont engagés dans une guerre de grande ampleur contre les groupes talibans. Dans la région du Nord-Waziristan, à la frontière avec l’Afghanistan, les militaires tiennent désormais les centres urbains tandis que les montagnes alentour sont toujours contrôlées par les talibans – lesquels, peut-être affaiblis par les opérations en cours et les tirs de drones américains, cherchent, par des attentats tels que celui commis à Youhanabad, à fragiliser l’unité nationale. En ciblant les chrétiens, les talibans s’en prennent à une communauté qui est déjà l’objet de brimades et d’actes de persécution répétés et que les islamistes assimilent à un Occident honni par eux.

A Rome, le double attentat de Youhanabad a été dénoncé en des termes très fermes par le pape François. Ce 15 mars, après la prière dominicale de l’Angélus, le pape a prononcé les mots suivants – qui ne figuraient pas dans le texte original de sa déclaration : « C’est avec douleur, beaucoup de douleur, que j’ai été informé des attentats terroristes contre deux églises chrétiennes à Lahore, au Pakistan, qui ont causé de nombreux morts et blessés. Ce sont des églises chrétiennes et les chrétiens sont persécutés, nos frères chrétiens versent leur sang seulement parce qu’ils sont chrétiens. Je demande au Seigneur, j’implore le Seigneur, de donner la paix à ce pays et que cette persécution contre les chrétiens – que le monde cherche à cacher – s’achève enfin. » (eda/ra)

Notes
(1) L’Eglise du Pakistan (The Church of Pakistan) est née en 1970 d’un rassemblement des Eglises anglicane, méthodiste, luthérienne et presbytérienne du Pakistan. Elle rassemble environ 1,2 million de fidèles et représente la moitié du 1,6 % de Pakistanais chrétiens (l’autre moitié étant formée de catholiques romains).

(Source: Eglises d'Asie, le 16 mars 2015)
 
Vietnam: Le rapporteur spécial des Nations Unies met en cause l’attitude de l’Etat vietnamien à l’égard des communautés religieuses non reconnues par lui
Eglises d'Asie
09:59 16/03/2015
Comme Eglises d’Asie l’avait annoncé récemment, les 10 et 11 mars dernier, Heiner Bielefeldt, rapporteur spécial des Nations Unies en matière de liberté de religion, a soumis au Conseil des droits de l’homme de l’ONU un rapport détaillé concernant la liberté de religion ou de conviction au Vietnam pour l’année 2014.

Ce rapport, achevé depuis déjà quelques jours, a été rédigé à l’issue d’une enquête menée au Vietnam par le rapporteur et sa délégation du 21 au 31 juillet 2014. Le dernier jour de ce voyage, l’envoyé des Nations Unies s’était déjà exprimé dans un rapport oral. Celui-ci comportait une vigoureuse mise en cause de l’attitude des autorités à l’égard de sa délégation et surtout des personnes contactées pour être entendues par elle.

Tout en reconnaissant les multiples facettes et la richesse de la vie religieuse au Vietnam aujourd’hui, le rapport soulève les problèmes posés par certaines dispositions du système législatif et par le comportement des autorités vis-à-vis de certaines communautés religieuses non reconnues par elles. Selon un communiqué de l’agence Quê Me, les reproches contenus dans le rapport ont entraîné une réaction immédiate de la délégation du Vietnam présente à cette session du Conseil des droits de l’homme. Un membre de la délégation vietnamienne a nié que les autorités vietnamiennes soient intervenues au cours de l’enquête pour empêcher certaines rencontres. Il a reproché au rapporteur spécial de l’ONU de s’être appuyé sur des informations erronées et d’avoir ainsi échoué dans sa description de la situation religieuse réelle au Vietnam.

Cependant, dans les articles écrits à ce sujet, la presse officielle du Vietnam ne laisse rien transparaître des critiques contenues dans le rapport. Le journal Vietnam plus du 13 mars écrit par exemple : « Heiner Beilefeldt a vivement apprécié la coopération et la création de conditions favorables des organes compétents du Vietnam durant sa visite au Vietnam. » Selon ce journal, le rapporteur spécial aurait simplement « proposé au Vietnam de continuer à perfectionner les dispositions de la loi sur les religions ».

Si l’on met à part le préambule du rapport qui relate certains faits saillants du voyage de la délégation au Vietnam et, en particulier, la réaction du rapporteur spécial exprimée oralement le dernier jour du voyage à Hanoi, on peut distinguer deux parties principales dans ce rapport (1). La première traite de l’encadrement légal des activités religieuses. La seconde relève un certain nombre de questions sensibles dans les rapports entre l’Etat et la religion : les communautés religieuses non reconnues, la nomination des dignitaires, la question des propriétés, la présence religieuse en prison ou chez les militaires, etc.

Le rapport présenté au Conseil des droits de l’homme comporte en premier lieu une présentation générale des dispositions législatives et réglementaires encadrant l’exercice du droit à la liberté religieuse. L’étude est minutieuse. Elle porte sur les grands textes législatifs traitant de la vie religieuse, à savoir la Constitution adoptée en 2013, l’Ordonnance sur les croyances et les religions de 2004 et le récent arrêté N° 92, mis en vigueur en novembre 2012. Le rapporteur spécial est particulièrement attentif aux nombreuses dispositions en contradiction avec l’article 18, alinéa 3 du Pacte internationale relatif aux droits civiques et politiques, qui détermine les cas où la liberté de culte peut être limitée (2). Plus encore, il s’arrête sur de nombreux articles du Code pénal qui rendent la liberté religieuse dépendante des « intérêts de l’Etat ». Un des articles les plus utilisés pour condamner les dissidents est l’article 258 : « Avoir utilisé la liberté démocratique pour porter atteinte aux intérêts de l’Etat ».

Dans la seconde partie, la question des communautés religieuses non reconnues par l’Etat est traitée avec un soin particulier. Le rapport déclare : « Le droit à l’autonomie et à l’action des communautés religieuses (ou de conviction) (…) « non reconnues » reste toujours limité et non assuré, tandis que leurs droits à la liberté de religion et de conviction sont formellement violés par les contrôles, les menaces et une pression incessantes. » Plus loin, le rapport s’interroge sur la légitimité de « l’enregistrement » demandé à toutes les communautés religieuses afin de déterminer quelles sont celles qui ont le droit de mener des activités religieuses. Pour le rapporteur spécial, aucune autorité civile ne peut jouir d’un tel pouvoir. Selon le rapporteur, l’Etat peut tout au plus proposer de reconnaître officiellement une communauté.

Le rapport s’achève par une liste de vingt conclusions et propositions suggérées aux autorités gouvernementales. Elles passent en revue les diverses questions posant problème dans les relations des communautés religieuses avec l’Etat. (eda/jm)

Notes
(1) A l’heure où nous écrivons, aucun test complet de ce rapport n’est disponible en anglais ou en français. Il existe cependant une traduction vietnamienne du texte intégral qui a été publié le 1er mars 2015 par Vietnam UPR : http://vietnamupr.com/2015/03/chuyen-gia-ton-giao-lhq-bao-cao-ve-tinh-hinh-ton-giao-vn/ Nous nous servons de cette version.
(2) Il s’agit de l’article suivant : « La liberté de manifester sa religion ou ses convictions ne peut faire l’objet que des seules restrictions prévues par la loi et qui sont nécessaires à la protection de la sécurité, de l’ordre et de la santé publique, ou de la morale ou des libertés et droits fondamentaux d’autrui. »

(Source: Eglises d'Asie, le 16 mars 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Mùa Chay Của Phong Trào Cursillo Tgp Melbourne
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
10:17 16/03/2015
Xem hình ảnh

Sáng Chúa Nhật lúc 9.30 anh chị em trong phong trào Cursillo ngành Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne đa tề tựu đông đủ về đồi Tĩnh huấn Don Bosco tại Lysterfield và đúng 10 giờ tất cả tập trung cùng cha linh hướng Anthony Nguyễn Hữu Quảng tại nhà nguyện để bắt đầu ngày Tĩnh huấn bằng chặng đàng Thánh giá quanh đồi của khu tĩnh huấn đầy thơ mộng của dòng Don Bosco.

Anh chị em đã thay phiên vác thập giá với Chúa và quỳ gối suy niệm… Chặng đàng Thánh giá được kết thúc tại nguyện đường và sau ít giây phút thinh lặng nghỉ ngơi tất cả đã quây quần dâng thánh lễ… Trong vui buồn của gia đình Cursillo anh chị em hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Anrê Phú Yên, con rể anh chị Hà Toán mới mất tích tại vùng biển Cap Schanz cũng như tưởng nhớ tới anh Đaminh Mai Văn Hội mà hai năm trước đây, cũng như anh Anphonsô Phạm Văn Hiệp một năm trước đây đã cùng anh chị em tham dự đàng Thánh giá và tĩnh tâm chung với nhau… mà nay đã ra đi về với Chúa.

Sau Thánh lễ tất cả cùng chung chia bữa trưa thật ngon miệng với cơm dưa thịt kho và canh cải… ai ăn cũng phải tấm tắt khen… Đúng 2 giờ anh chị em tập trung lại nhà nguyện nghe cha linh hướng chia sẻ “Con đường Thập giá của Chúa và của ta… ước mong không ai trở thành thánh giá cho nhau trong cuộc đời!” Sau bài chia sẻ là hội nhóm rồi chia tay xuống núi trở về với gia đình và thực tại của cuộc sống nhưng ai nấy mang lấy tâm tình mới của Đức Kitô và quyết tâm theo Thày Giêsu sống ‘ngày thứ tư của người môn sinh của Chúa’.
 
Nương bóng Mẹ Từ Phong
Phạm Huy Thông
10:19 16/03/2015
BẮC NINH - Trời Hà Nội cả tuần này mưa phùn rả rích, không khí ẩm ướt thật khó chịu, đột nhiên trời khô ráo khi Tông đoàn Gioan Phaolô 2 chúng tôi tổ chức đi hành hương và tĩnh tâm tại Trung tâm Thánh mẫu Đức Mẹ Từ Phong (Bắc Ninh).

Chuyến đi này, mọi người quyết định huy động xe của các gia đình thành viên để không phải thuê xe ngoài nhằm tiết kiệm chi phí để làm bác ái. Đoàn đi dưới sự hướng dẫn của cha Giuse Đỗ Đình Tư- Chủ tịch và cũng là cha linh hướng của Tông đoàn.

Chúng tôi tới Trung tâm Thánh mẫu vào lúc 15h ngày 14-3-2015. Cha Giám đốc Trung tâm Thánh mẫu F.X Nguyễn Đức Đại mời đoàn vào phòng khách. Sau lời giới thiệu của cha Giuse, cha Giám đốc đã ngỏ lời chào mừng đoàn và trao quyền làm chủ Trung tâm cho đoàn vì như lời cha nói, Trung tâm chỉ có mình cha mà chiều tối, sáng mai và trưa mai còn phải đi dâng lễ ở xứ xa đến vài chục km. Chúng tôi cảm ơn cha rồi đi nhận phòng ở và thăm quan Trung tâm.

Trung tâm Thánh mẫu Từ Phong ở trên một quả đồi, có vị thế khá đẹp. Nhà thờ có thiết kế khá đẹp mang đậm phong cách Á Đông. Từ bậc thang các lối lên nhà thờ đều có những đôi rồng lớn như các đình chùa cổ đến 2 tháp chuông nhọn. Các tòa thánh ở trên bàn thờ cũng được làm cách điệu với các tòa mái ngói cổ và bệ tượng là những cánh hoa sen. Chùm đèn trang trí trên trần nhà thờ cũng thế, rất Việt. Chúng tôi ra viếng chào Đức Mẹ ở linh đài. Tượng Đức Mẹ to lớn đứng trên đài cao (ảnh dưới). Chúng tôi xin Mẹ cầu khấn cùng Thiên Chúa nâng đỡ Tông đoàn trong chặng đường sắp tới nhất là hoàn thành chương trình tĩnh tâm Mùa Chay này tại Tung tâm Thánh mẫu Từ Phong linh thiêng.

Theo lời kể của cha Giám đốc, xứ Từ Phong có cả trăm năm nay. Giáo dân lúc đó đã làm được nhà nguyện nhỏ mà bây giờ được phục dựng lại ở bên trái linh đài Đức Mẹ. Nhưng sau sự kiện 1954, giáo dân di cư đi Nam hầu hết, chỉ còn lại vài gia đình Công Giáo nên nhà thờ cũng tan hoang. Khu đồi này cỏ mọc um tùm như rừng hoang. Nhưng ở đây vẫn có một tượng Đức Mẹ nhỏ bé cao chừng 1m thôi và cũng bị hư hại, hoang phế. Song những người lương dân khi trâu bò, lợn gà bị dịch bệnh hay con cái của họ bị ốm, họ thường đến thắp hương khấn vái trước tượng Đức Mẹ và như đồn thổi, rất nhiều người đã được toại nguyện. Thế là tiếng đồn Đức Mẹ Từ Phong linh thiêng được lan đi. Nhưng năm 80, khu đất của nhà thờ đã được giao cho một doanh trại quân đội quản lý nhưng không rõ vì sao vẫn không triển khai xây dựng được. Đến năm 1986, Tòa Giám mục Bắc Ninh cho làm pho tượng Đức Mẹ ban ơn to lớn và để thay thế pho tượng nhỏ. Chính quyền yêu cầu dỡ bỏ nhưng giáo dân kiên quyết giữ lại. Chính quyền cho xe cần cẩu vào để cẩu tượng đi. Lạ thay, dây cáp to lớn vừa buộc vào tượng thì đứt phăng và cẩu bị sập. Người ta thay chiếc xe cẩu khác. Xe cẩu này vừa leo lên bị vướng vào đá nhọn và nổ lốp và bị lật nghiêng. Thế
là người ta đồn rằng, Đức Mẹ Từ Phong linh thiêng đã hiển linh để trừng phạt những kẻ chống đối. Tượng Đức Mẹ nằm dưới bóng cây dạ hương xum xuê cành lá đang trổ hương thơm ngào ngạt. Nghe nói có nhiều người đã đến bóc vỏ cây, lấy lá về làm thuốc nên giáo xứ phải làm hàng rào sắt quanh gốc cây để bảo vệ. Tượng Đức Mẹ Từ Phong đứng vững từ đấy và hàng ngày biết bao con cái chạy đến nương bóng Mẹ che chở trong đó có Tông đoàn Gioan Phaolô 2 của chúng tôi hôm nay.

Dưới thời Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến coi sóc giáo phận Bắc Ninh. Ngài đã cất công chạy vạy khắp nơi để có kinh phí xây dựng Tòa Giám mục, Trung tâm Thánh mẫu Từ Phong (Bắc Ninh) và Nhà thờ Thánh Tâm (Bắc Giang). Nhưng Ngài bị bệnh và qua đời ngày 23-9-2006 nên công trình Trung tâm Thánh mẫu Từ Phong bị dang dở. Khi Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt làm Giám quản Bắc Ninh, công trình đã tiếp tục và được khánh thành.

Cha F.X mới được bổ nhiệm là Giám đốc Trung tâm từ đầu năm ngoái và về nhận nhiệm sở từ ngày 4-3-2014. Cha nói rằng, giáo dân ở đây ít lắm chỉ có 320 giáo dân nhưng thanh niên trai tráng đi làm ăn xa cả chỉ còn lại vài trăm người già, trẻ con. Khi về coi sóc Từ Phong và Phong Cốc, cha thấy thanh thiếu niên ở đây không có sân chơi thể thao, văn hóa. Cha liền mua lại đất của nhà dân, san nền và làm ngôi nhà lớn với diện tích đúng 1 sào Bắc Bộ (360m2), mái cao cả chục mét, lợp tôn để có thể làm hội trường học tập, biểu diễn văn nghệ và chơi các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn. Lúc đầu chính quyền cũng ngăn cản. Nhưng cha bảo, chúng tôi đâu có kinh doanh mà chỉ muốn có sân chơi cho thanh thiếu niên để chúng khỏi tụ tập nghiện hút, chơi games. Thế là chính quyền thôi không ngăn cản nữa. Khi chúng tôi đến, có nhiều thanh niên đang chơi thể thao ở đây và hỏi ra thì cũng có một số không phải là người Công Giáo.

Cha Giám đốc dẫn chúng tôi đi thăm quan nhà mở. Gọi là nhà mở chứ thực ra cơ sở cũng còn đơn sơ lắm. Sơ Maria Nguyễn Thị Hạnh, nữ tu dòng Đa Minh Bắc Ninh đang phụ trách cơ sở này. Theo sơ Hạnh, nhà mở đang nuôi 5 cháu bé mồ côi. Hôm nay, 1 cháu, các sơ đang đưa đi mổ hàm ếch ở Hà Nội. Lương y Phạm Cao Sơn mừng tuổi đầu xuân cho các cháu, mỗi cháu 500 ngàn đồng. Sơ Hạnh cũng cho biết nhà mở hiện đang cưu mang một số bà bầu lỡ mang thai. Mỗi người một hoàn cảnh éo le. Có bà mẹ mới tròn 19 tuổi. Có bà mẹ thiểu năng trí tuệ. Có bà mẹ bị người yêu là một gã Sở Khanh lừa sau bao lời hứa hẹn đường mật. Một chiếc xe taxi chạy đến. Lại một bà bầu đến ngày sinh được chở đi đến bệnh viện. Chiếc xe đi rồi, sơ Hạnh nói với tôi rằng, hoàn cảnh của bà bầu này cũng rất đáng thương. Khi có thai và biết bị lừa, cô gái đã định quyên sinh cả mẹ và con. Người ta báo tin cho các sơ và Trung tâm đã đi đón về. Một cô gái rất xinh xắn đang xếp đồ đạc lỉnh kỉnh lên chiếc xe máy. Cô bảo, cô vốn bán hàng ở sân bay Nội Bài, có thai rồi về đây sinh con gái. Bây giờ con của cô đã khôn, cô đã tình nguyện ở lại nhà mở để chăm con và giúp thêm trung tâm. Cô nói, các cô không phải đóng góp bất cứ một khoản phí nào và hoàn toàn được trung tâm bao cấp. Sơ Hạnh nói với tôi, mỗi năm, nhà mở đón từ 50 đến 120 bà bầu như vậy. Phần lớn họ không phải là người Công Giáo. Họ đến từ nhiều nơi do các cộng tác viên gửi đến. Sau khi sinh con xong, mẹ tròn, con vuông, trung tâm sẽ động viên các bà mẹ mang con đi nhưng nếu ai không nuôi được, trung tâm sẽ nuôi đỡ bao giờ có điều kiện, họ sẽ về đón. Để góp chút ít giúp đỡ nhà mở, các thành viên trong Tông đoàn chúng tôi đưa ra lời kêu gọi quyên góp. Chỉ trong vòng 10 phút, bà Trần Thị Hường đã thông báo thu được hơn 12 triệu. Chúng tôi chia đôi. Một nửa cho nhà mở và phần còn lại giúp đỡ Trung tâm Thánh mẫu. Sơ Hạnh thay mặt nhà mở cảm ơn chúng tôi rồi xin phép phải đi. Chiếc xe máy lao về phái Hà Nội. Cô gái chở sơ Hạnh đi thay ca cho một nữ tu khác đang chăm một bé ở bệnh viện dưới Hà Nội.

Sau giờ cơm chiều, chúng tôi tham dự thánh lễ do cha Giuse chủ sự. Có khá đông giáo dân tham dự cùng và chịu lễ sốt sắng lắm. Tiếp đó, chúng tôi có giờ chầu Thánh thể thật trang nghiêm. Giáo phận Hà Nội vẫn còn đang tổ chức “24 giờ chầu Thánh thể” theo ý Đức Thánh Cha. Chúng tôi cũng xin cho được bài trừ bệnh vô cảm ở trong từng người. Chúng tôi có may mắn được làm con cái Chúa mà không mạnh dạn can đảm và khéo léo để giới thiệu Tin mừng đến cho những anh em chưa nhận biết Chúa. Sáng Chúa Nhật, chúng tôi tổ chức đi Đàng Thánh giá thật sốt sắng (ảnh dưới). Tiếp đó, cha Giuse giảng tĩnh tâm cho Tông đoàn. Cha suy tư về hình ảnh của một tông đồ của Chúa là Giuda Iscariot. Ông ta là người duy nhất ở miền nam Galile trong khi 11 tông đồ khác sinh trưởng ở miền bắc. Ông được Chúa Giêsu và các tông đồ tin tưởng chọn lựa giao cho giữ tài chính. Có lẽ do tiếp xúc với tiền bạc nên ông sinh tham tiền bạc và đẫn đến hành động phản bội là bán Chúa. Nhưng cái đáng bị lên án và phê phán nhất là ông đã mất lòng trông cậy, thứ tha của Chúa nên đã treo cổ để bày tỏ sự hối hận của mình. Sau khi chia sẻ với cộng đoàn, cha Giuse đã ngồi tòa để ban Bí tích hòa giải cho các thành viên. Thánh lễ buổi trưa củ nhật đã kết thúc chương trình tĩnh tâm của Tông đoàn.

Mặc dù bận, nhưng cha Giám đốc vẫn tranh thủ về để chụp ảnh chung với mọi người trước linh đài Đức Mẹ Từ Phong và dự bữa cơm liên hoan chia tay. Cha nói về dự định tương lai cho Trung tâm sẽ thành nơi hưu dưỡng cho các cha già, rồi sẽ thành trung tâm hành hương cho các giới nhất là giới trẻ. Cha nói rất cần thêm một vài cha để giải tội, hướng dẫn khách hành hương. Hiện nay, cứ đầu tháng, Đức Cha lại về đây dâng lễ nhưng ở đây vẫn cần nhiều nhân lực, vật lực. Lại một đoàn khách du lịch vào viếng Đức Mẹ, rất cần một hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ để giới thiệu cho du khách… Chúng tôi chỉ biết dâng thêm lời nguyện cầu cho Trung tâm Thánh mẫu Từ Phong.
 
''24 giờ cho Chúa'' tại xứ Tam Tổng, Thanh Hóa
Lm Raphael Đỗ Minh Tuấn
10:23 16/03/2015
“24 GIỜ CHO CHÚA” TẠI GIÁO XỨ TAM TỔNG, GIÁO PHẬN THANH HÓA

Đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô và Tòa Thánh, giáo xứ Tam Tổng giáo phận Thanh Hóa hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ qua chương trình “24 GIỜ CHO CHÚA”.

Xem Hình

Trong suốt 24 giờ qua, hàng ngàn người trong giáo xứ, từ cụ già đến trẻ em, từ trung niên đến giới trẻ…..đã đến tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật và cùng nhau chầu Mình Thánh Chúa, cũng như đến tòa giải tội để lãnh nhận bí tích giao hòa.
Đây quả thật là một ngày hồng phúc của Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên giáo xứ Tam tổng nói riêng và toàn thể Giáo Hội nói chung. Bởi vì, nhờ có chương trình “24 giờ cho Chúa” này, mà nhiều người khô khan ngội lạnh, bỏ xưng tội lâu năm….đã trở về với Chúa và Giáo Hội.

Chúng con xin hết lòng tri ân Đức Cha Thánh Cha Phanxicô – người đã đưa ra sáng kiến và cổ võ thực hiện chương trình này trên toàn thế giới.
Sau đây là nội dung chương trình và vài hình ảnh về “24 giờ cho Chúa” tại giáo xứ Tam tổng, giáo phận Thanh hóa chúng con.

I. NGÀY Chúa Nhật 15 – 03 - 2015

• 05 giờ 00: Nghi thức sám hối cộng đồng dành cho người lớn
• 05 giờ 30: Thánh lễ Chúa Nhật 4 MC dành cho người lớn
• 06 giờ 30: Đặt Mình Thánh – Toàn giáo xứ chầu MTC
• 07 giờ 30: Nghi thức sám hối cộng đồng dành cho thiếu nhi
• 08 giờ 00: Thánh lễ Chúa Nhật 4 MC dành cho thiếu nhi
• 09 giờ 00: Đặt Mình Thánh – Thiếu nhi chầu MTC
• 09 giờ 00 đến 10 giờ 00: Thiếu nhi Ba Tổng
• 10 giờ 00 đến 11 giờ 00: Thiếu nhi Phúc Lạc
• 11 giờ 00 đến 12 giờ 00: Thiếu nhi Liên Hải
• 12 giờ 00 đến 13 giờ 00: Giới Gia Trưởng Phúc Lạc
• 13 giờ 00 đến 14 giờ 00: Giới Gia Trưởng Liên Hải
• 14 giờ 00 đến 15 giờ 00: Giới Gia Trưởng Ba Tổng
• 15 giờ 00 đến 16 giờ 00: Hội Lòng Thương Xót Ba Tổng
• 16 giờ 00: Nghi thức sám hối cộng đồng dành cho người lớn
• 16 giờ 30: Thánh lễ Chúa Nhật 4 MC dành cho người lớn
• 17 giờ 30: Đặt Mình Thánh – Toàn giáo xứ chầu MTC
• 18 giờ 30 đến 19 giờ 30: Hội Legio Mariae toàn giáo xứ
• 19 giờ 30: Nghi thức sám hối cộng đồng dành cho giới trẻ
• 20 giờ 00: Thánh lễ Chúa Nhật 4 MC dành cho giới trẻ
• 21 giờ 00: Đặt Mình Thánh – giới trẻ toàn giáo xứ chầu MTC
• 21 giờ 00 đến 22 giờ 00: Giới trẻ Ba Tổng
• 22 giờ 00 đến 23 giờ 00: Giới trẻ Phúc Lạc
• 23 giờ 00 đến 24 giờ 00: Giới trẻ Liên Hải

II. NGÀY THỨ 2: 16 – 03 - 2015

• 00 giờ 00 đến 01 giờ 00: Giới Hiền Mẫu Liên Hải
• 01 giờ 00 đến 02 giờ 00: Giới Hiền Mẫu Phúc lạc
• 02 giờ 00 đến 03 giờ 00: Giới Hiền Mẫu Ba Tổng
• 03 giờ 00 đến 04 giờ 00: Hội cầu nguyện Samuel giáo xứ
• 04 giờ 00 đến 05 giờ 00: Hội Thánh thể và Mân côi giáo xứ
• 05 giờ 00 đến 05 giờ 15: Chầu chung – toàn giáo xứ
• 05 giờ 15: Thánh lễ tạ ơn – kết thúc “24 giờ cho Chúa”
Ban Truyền Thông
 
Nhịp cầu Caritas 2 : Chương trình văn nghệ gây quỹ bác ái mùa chay 2015 tại Sàigòn
Anna Thanh Tuyền
11:06 16/03/2015
CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU CARITAS 2 – ĐÊM CỦA TÌNH YÊU

“Tối nay, hiện diện trong khán phòng này, chúng ta không thuần túy chỉ là để thưởng thức một chương trình ca nhạc, nhưng trước hết là thể hiện một Tình Yêu, một tình yêu nối kết những trái tim, những khối óc và những đôi tay của rất nhiều thành phần”. Đó là lời của cha Giám đốc Caritas TGP, trong phần khai mạc đêm Nhịp Cầu Caritas 2, với chủ đề VÒNG TAY YÊU THƯƠNG.

Xem Hình

Đêm nhạc thực hiện chương trình văn nghệ gây quỹ bác ái Mùa Chay 2015 với tên gọi: Nhịp cầu Caritas 2 diễn ra vào lúc 19 giờ ngày 13/3/2015 tại khán phòng Andora - Đông Phương Group thật sự là đêm diễn của tình yêu, của rất nhiều “Vòng tay yêu thương” nối kết giữa Caritas Tổng giáo phận ( TGP) và cộng đồng Dân Chúa đến với những người nghèo khó trong Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh. Đức Tổng giám mục Phaolo đã đến tham dự cùng với khoảng 1.200 khán giả.

Mở đầu chương trình bằng tiết mục hợp xướng: “Ngày mới cho mỗi chúng ta” của nhạc sĩ Lê Đức Hùng qua phần trình bày của 80 quý Soeurs và quý thầy đến từ hai dòng Đa Minh và học viện Phanxico đã làm bùng nổ bầu khí khán phòng Adora Grand View. Bài hát như mời gọi mỗi người Ki tô hữu hãy nhìn ra thế giới chung quanh, hàng ngày có rất nhiều mảnh đời khốn khó cần được giúp đỡ. Những đứa trẻ mồ côi không người chăm sóc, các bệnh nhân mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, nhiều cụ già neo đơn cần ủi an, thăm viếng….Họ đang cần rất nhiều trái tim mở ra, trái tim lắng nghe và trái tim trao ban.

Sau tiết mục mở màn ấn tượng từ nhạc phẩm “ Ngày mới cho mỗi chúng ta”, Cha Giám đốc Vinh Sơn đã gởi đến tất cả mọi người đang hiện diện trong khán phòng lời chào và lời cám ơn chân chân thành vì sự hiện diện và tình yêu thương của tất cả mọi người dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên khắp Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn Niềm vui và Tin mừng Ngài đã nêu rõ:” Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đồng được mời gọi để trở thành công cụ của Thiên Chúa trong việc giải phóng và thăng tiến người nghèo, ngõ hầu họ có thể gia nhập một cách trọn vẹn vào xã hội.”.(186)

Đến với đêm nhạc Nhịp cầu Caritas 2, mọi người đều thể hiện tình yêu, sự liên đới và niềm cảm thông dành cho người nghèo trong xã hội. Những tấm vé trên tay đến để tham dự đêm ca nhạc gây quỹ là những nghĩa cử thân thương nói lên việc đáp lời mời gọi của vị cha chung của Giáo Hội chúng ta

Caritas TGP trong năm qua mang trong tim rất nhiều dự án phục vụ người nghèo, nhưng do kinh phí hạn chế, nhiều dự án yêu thương ấy vẫn chưa được triển khai. Chương trình văn nghệ gây quỹ hoạt động bác ái Mùa Chay năm 2015 – Nhip cầu Caritas 2 - được thực hiện vào tối ngày 13/3 chính là hướng vào mục tiêu đích đó.

Đêm văn nghệ nối kết những tấm lòng nhân ái đã thành công tốt đẹp. Sự thành công của chương trình chính là nơi gặp gỡ những con tim, những tấm lòng “ Để cho Thánh Linh thấm nhập và dẫn tới các địa chỉ nghèo khổ và cùng khốn “ ( Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu số 31).

Khi MC, linh mục Giuse Phạm Văn Bình và nữ MC Song Khánh hướng về quý khán giả đặt câu hỏi: “ Quý vị đến đây để nhìn ngắm sắc đẹp. để tìm hôn nhân hay là vì Tình Yêu ?” Hàng loạt cánh tay đưa lên và nói hô rằng: Tình Yêu! Tình Yêu! Một khoảnh khắc vỡ òa trong khán phòng Andora.

Với tài dẫn dắt vui tươi và dí dỏm của cha MC Giuse kết hợp với sự duyên dáng của MC Song Khánh, đã đem đến cho khán giả sự nối kết giữa người trao và người nhận. Người trao cảm thấy rất vui vì được chia sẻ hạnh phúc mình có được. Người nhận được ấm lòng vì quanh họ còn bao tấm lòng yêu thương vả nâng đỡ.

Hàng loạt các ca khúc hay đã được gởi đến quý khán giả qua giọng ca điêu luyện của các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp. Những ca khúc mà hằng ngày, mọi người chỉ được biết và nghe đến qua CD, VCD thì hôm nay, họ lại được nghe chính người sáng tác thể hiện. Như ca khúc “Lời dạy của Cha” do ca sĩ Phan Đinh Tùng sáng tác và biểu diễn; “ Khi tình yêu là muối” của ca sĩ, nhạc sĩ Khắc Dũng sáng tác và thể hiện đều được trân trọng gởi đến quý khán giả.

Trong chương trình này, một số sáng tác rất tâm tình của nhạc sĩ Lê Đức Hùng được các ca sĩ trình bày, như: “ Thập giá”, “ Xin Lỗi Chúa”, “Hãy Thắp sáng lên”. “ Làm dấu 2”, mỗi ca khúc của anh dẫn dắt người nghe đi vào chiều sâu của nội tâm. Những da diết, khắc khoải hay niềm vui của tác giả khi tìm gặp được thần tượng đích thực đời mình: Thầy Giêsu Chí Thánh cũng tựa như lời mời gọi hoán cải cõi lòng cho từng người đang tham dự. Vì nhu cầu của những người nghèo nhắc nhở cho chúng ta nghĩ đến sự mong manh của cuộc đời, sự lệ thuộc của chúng ta đối với Thiên Chúa và các anh chị em.

Nhiều tràng pháo tay tán thưởng sau mỗi phần trình bày của các ca sĩ Hiền Thục, Hà Bảo Thu, Nhóm Mặt trời Mới, Gia Ân, Thế Hiển, Khắc Dũng, Xuân Trường…

Sự góp mặt của Linh mục, ca sĩ Nguyễn Sang qua hai ca khúc: “ Bài ca tạ ơn” và “ Yêu thương cho người” giúp mọi người nhận ra nhớ rằng: Ơn Chúa như sương sớm nuôi ngàn hoa, giúp đổi mới tình yêu trong trái tim và xây dựng tình liên đới với mọi người.

Xen lẫn với ca khúc đã được trình bày, quý khán giả được xem đoạn clip phóng sự về các hoạt động bác ái của Caritas TGP. Thông qua đó, mọi người cũng nhận ra một số trong rất nhiều những hoạt động bác ái mà các anh chị em Caritas đang thực hiện nơi các giáo xứ và các địa bàn trong giáo phận.

Một chương trình thành công cần hội tụ nhiều yếu tố. Chương trình Ca nhạc gây quỹ bác ái Mùa Chay 2015 là một trong những điểm nhấn quan trọng trong chuỗi hoạt động bác ái của Caritas TGP. Ngoài sự ủng hộ về vật chất thông qua việc mua vé đã phát hành, chương trình đã thật sự nối kết từng người trở nên MỘT trong yêu thương những người nghèo khó.

Sự hiện diện ấm áp, chân tình của người Cha chung Tổng giáo phận, Đức Tổng Giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc đã thật sự gia tăng nguồn cảm hứng, làm thăng hoa cho chương trình ca nhạc: tình yêu giữa người với người.

Sự hiện diện của quý cha hạt trưởng, quý Cha đồng hành Caritas, qúy vị ân nhân, khách mời, và toàn thể gia đình giáo phận đã là nguồn động lực lớn lao để Caritas TGP nỗ lực dấn thân nhiều hơn nữa trong việc chu toàn sứ mệnh bác ái mà Thiên Chúa đã trao ban. “ Anh em hãy cho họ ăn”, lời Chúa Giê su luôn là “mệnh lệnh” và “ mệnh lệnh” này dành cho tất cả chúng ta.

Đóa hoa tươi thắm đã được trao tặng đến Đức Tổng Giám mục Phao lô, thay lời tri ân về tình yêu thương mà Đức Tổng đã dành cho gia đình Caritas từ khi Người về nhận trách vụ chăn dắt đoàn chiên gia đình giáo phận. Các huấn dụ bổ ích và thiết thực cùng những hướng dẫn kịp thời của Đức Tổng đã mang lại cho gia đình Caritas một gương mặt mới, một diện mạo mới khi thi hành linh đạo sứ mệnh bác ái của mình. Nơi đó luôn thể hiện rõ nét gương mặt đức ái của Chúa Ki tô.

Caritas TGP xin chân thành cám lòng quảng đại, sự tận tình đầy yêu thương của ông bà Vũ Thanh Tâm và ban giám đốc The Adora - Đông Phương Group, đã cung cấp cơ sở, điều kiện vật chất miễn phí và tư cách pháp lý, là đồng tổ chức và là nhà tài trợ chính cho chương trình ca nhạc được thành công tốt đẹp.

Xin cám ơn sự nhiệt tình đầy quảng đại của các nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ, và người dẫn chương trình trong việc ưu tiên dành thời gian thực hiện chương trình, khi mà lịch làm việc của quý anh chị đã dầy đặc.

Caritas TGP cũng không quên sự cộng tác hăng say trong tinh thần bác ái của các anh chị em thành viên Caritas thuộc các giáo xứ, giáo hạt, trong tổng giáo phận và các anh chị em doanh nhân Công Giáo đã sắp xếp thời gian và công việc của mình để quảng bá và ủng hộ ngay khi chương trình gây quỹ bác ái diễn ra.

Ngoài ra, Caritas TGP xin chân thành cám ơn quý khán giả đến tham dự chương trình ca nhạc Nhịp Cầu Caritas 2. Những tấm thiệp trên tay của quý vị chính là nhịp đập chan chứa yêu thương dành cho người yếu thế bị bỏ rơi. Tất cả đều dành cho những anh chị em có hoàn cảnh khó khăn xung quanh chúng ta.

Hai mươi mốt giờ bốn mươi, chương trình ca nhạc Nhịp cầu Caritas 2 kết thúc trên nền bài hát “Hãy thắp sáng lên” của nhạc sĩ Lê Đức Hùng. Lúc này mọi người cùng đứng lên, cùng nắm tay, hòa quyện cử điệu cùng với 70 thành viên từ 2 ca đoàn Mai Tâm và Ca đoàn Hòa Hưng. Đức Tổng Giám mục Phao lô dù có rất nhiều việc quan trọng nhưng Người vẫn ở lại đến cuối chương trình. Người muốn hòa chung với đoàn con trong sứ mệnh thực thi một Giáo Hội “Cho người nghèo và vì người nghèo”.

Có rất nhiều nụ cười rạng rỡ trên môi của quý khán giả trong lúc chờ đợi nhau rời khỏi khán phòng Andora Grand View. Họ mãn nguyện vì được tham dự vào một chương trình ca nhạc có chiều sâu, có tâm tình và đặc biệt tình người trong nhân loại được lên ngôi.

Chúa Giêsu hằng ngày vẫn đưa tay xin chúng ta giúp đỡ các anh em bé mọn của Ngài: người mù chữ, trẻ em đường phố, người bị suy sụp tinh thần, người không tìm được một chỗ trọ cho đời mình ….họ là những người cần chúng ta giúp đỡ.

Một buổi tối được tham dự và liên đới với hết mọi thành phần trong giáo phận để chung tay giúp đỡ những người yếu thế, chúng ta càng xác tín rằng: phải xây dựng Nước Trời ngay tại

trần gian, bằng cách để niềm vui và hạnh phúc tràn ngập trên hành tinh xanh thân yêu của chúng ta./.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân dịp lễ thánh Giuse 19-3: Thánh Giuse khó khăn
Lm. Giuse Phạm Bá Lãm
09:40 16/03/2015
Thánh Giuse khó khăn

Vị thánh quê ở Assisi được mệnh danh là thánh Phanxicô khó khăn, tại sao ông thánh ở Nagiarét lại không được danh hiệu ấy ? Kinh cầu đã xác định “Ông thánh Giuse yêu chuộng sự khó khăn”. Hoá ra khi nhận làm bạn với Đức Maria và làm cha nuôi Chúa Giêsu, ngài đã tiên thiên cam nhận cái số phận lận đận hẩm hiu ấy. Chàng trai Giuse thuộc dạng “Nơi đâu cần thanh niên có, nơi đâu khó có thanh niên”. Tất cả vì sự an toàn của gia đình Nagiarét.

Thánh Giuse là người cha pháp lý, thực chất chỉ là cha nuôi của Chúa Giêsu : có phải vì đó mà mất giá chăng ? Để hiểu được dưỡng phụ hay cha nuôi cao quý như thế nào, chúng ta hãy nghe câu chuyện liên quan đến nước Đức và Việt Nam. Ông Uwe Rosler người Đức vào cuối năm 1973 đã đến Cô nhi viện của các sơ Dòng Chúa Quan Phòng Portieux tại Sóc Trăng, nhận nuôi một trẻ em mồ côi Việt Nam, đã được sơ Marie Marthe Đỗ Thị Suốn chăm sóc trong 9 tháng (sinh ngày 24.02.1973 tại Khánh Hưng, Sóc Trăng). Ông đã đưa cháu về Đức dưỡng nuôi như con ruột và đặt tên là Philipp Rosler. Điều kỳ diệu đã đến : 36 năm sau cậu trở thành Bộ trưởng Y tế (tháng 10/2009), rồi Phó Thủ tướng nước Đức (13.05.2011). Ông Uwe Rosler nghiễm nhiên được làm bố của Bộ trưởng và làm cha của Phó Thủ tướng. Khoảnh khắc cảm động được ghi lại : ông Uwe và cậu Philipp lúc đó 5 tuổi cùng soi gương chung với nhau :“Hãy nhìn con, rồi nhìn ba – con với ba khác nhau. Nhưng dù cho điều gì xảy ra hay người ta nói cái gì thì ba vẫn là ba của con” !

Thánh Giuse còn vinh dự hơn nhiều, vì được làm cha Đấng Cứu Thế, dù ai nghĩ sao nhưng vẫn được bé Giêsu gọi : Abba ! Cha ơi ! Người ta nói “cha sinh mẹ đẻ”, nên cha ruột hay cha nuôi, chẳng có cha nào biết đẻ, mà mỗi người nhận phần việc của mình thật hoàn hảo. Người ta có thể chứng minh điều đó qua một giai thoại : hai vợ chồng không có con, nhận nuôi một trẻ sơ sinh nặng 3 ký, chăm sóc như con ruột. Hơn một năm sau cháu lớn lên và cân nặng 10 ký. Lúc đó người cha ẵm lấy đứa con và nói với vợ : trước đây là 3 ký của huyết nhục, còn đây là 7 ký của tình thương. Chẳng biết bên nào hơn bên nào ? Câu chuyện nhỏ ấy muốn nói : công dưỡng dục có giá trị lớn lao, chẳng kém gì công sinh thành.

Theo như dấu vết của Khăn liệm thành Torino, Chúa Giêsu cao 1m78 và có lẽ nặng 73 ký. Vâng, 70 ký tình thương của thánh Giuse không phải là nhỏ : vì nó đủ cho Chúa Giêsu sức khoẻ để đi giảng đạo suốt 3 năm, đủ lực để vác thập giá lên đồi Golgotha và dù tàn lực vẫn kêu lên một tiếng lớn rồi mới tắt thở (Mt 27,50; Mc 16,27).

Cha nào con nấy : Chúa Giêsu chịu khổ nạn, thì cũng giống cha Giuse khổ thân suốt đời, vì “đã mang cái nghiệp vào thân”. Một cuộc đời vô thường như lời thánh Phaolô trong thư Corintô (1Cr 7,29) :“Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này : thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay, những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng - vì bộ mặt thế gian này đang biến đi”. Thánh Giuse đã cam chịu thiệt thòi như thế đó: không hưởng gì, có chăng là hưởng dương ! Dung mạo của ngài cũng bị bóp méo : các hoạ sĩ thường vẽ các thánh trẻ trung đẹp đẽ, còn thánh Giuse tuổi đôi mươi mà mang hình dạng một lão gia bên người vợ trẻ đẹp, như bố với con ! Và bao thiệt thòi khác : tình duyên không giống ai, không tự quyết đời mình, lận đận như người bôn tẩu, bóng mờ và im tiếng trong gia đình. Đúng như nhận định của nhân gian :

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

Với thánh Giuse, gánh và ách đã biến thành êm ái nhẹ nhàng nhờ tình yêu nhiệm mầu. Có ai được lặng nghe tiếng nói dịu êm của Mẹ Maria và trẻ Giêsu mỗi ngày ? Có ai được thưởng món ăn mẹ hiền Maria dọn cho ? Có ai được bồng ẵm hài nhi Giêsu, được làm ngựa cho bé Giêsu cưỡi ? Có ai được phó linh hồn và chết lành trong vòng tay của Chúa Giêsu và Mẹ Maria ?

Thiên Chúa vẫn áp dụng luật bù trừ “Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Mt 23,12; Lc 14,11 và 18,14) : Bác phó mộc thành Nagiarét lên trời được chức Thánh Cả, ở dưới đất được làm Bổn Mạng của Giáo Hội. Thánh Giuse thật xứng đáng : ngài đã “gắn bó và chịu bao gian nan thử thách vì Chúa, nên sẽ được trao Vương Quốc, để được đồng bàn ăn uống với Chúa và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Israel” (Lc 22,28-30).

Ngày xưa bên Ai Cập, người ta kêu gọi “Ite ad Joseph” : Hãy đến với Joseph ! Với Giáo Hội Việt Nam thì ngược lại : Thánh Giuse hãy đến với Việt Nam ! Dẫn chứng sau đây :

Chính ngày lễ thánh Giuse 19.03.1627, giáo sĩ Đắc Lộ bị bão đã dạt tàu vào Cửa Bạng Thanh Hoá, khởi đầu cho công cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài. Nhận ra sự bảo trợ lạ lùng, Công đồng Đàng Ngoài ngày 14.02.1670 đã tôn vinh thánh Giuse làm Bổn Mạng địa phận Đàng Ngoài và đã được ĐGH Clêmentê X châu phê 3 năm sau vào ngày 23.12.1673. Giáo Hội Việt Nam đã được đi trước thời đại, mở đường cho các cuộc tôn vinh khác :

- Sắc chỉ của ĐGH Innocentê XI ngày 17.08.1678 tuyên nhận Thánh Giuse làm Bổn Mạng các nước truyền giáo Đông Phương.

- Sắc chỉ ĐGH Piô IX ngày 08.12.1870 tôn Thánh Giuse làm Bổn Mạng của Giáo Hội toàn cầu.

- Năm 1889 ĐGH Lêô XIII ra thông điệp Pluries Quamquam chọn tháng 3 kính Thánh Giuse.

- Năm 1955 ĐGH Piô XII đã thánh hoá ngày Quốc tế Lao động 1/5 thành ngày lễ thánh Giuse Thợ.

- Hội nghị thường niên của HĐGMVN tại Hà Nội ngày 06.10.1997 đã tái xác nhận tôn vinh Thánh Giuse làm Bổn Mạng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Trở lại việc Thánh Giuse làm Bổn Mạng của Giáo Hội toàn cầu có giai thoại như sau. Một hoạ sĩ trình bày một bức tranh mô tả cảnh sống trên thiên đàng. ĐGH Piô IX ngắm nhìn thấy nhân vật nào cũng tuyệt vời : Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh… Bất chợt ngài chau mày hỏi : Thế còn Thánh Giuse ở đâu ? – Dạ thưa, được đặt vào góc nhỏ này. ĐGH ra lệnh : Phải đặt Thánh Giuse ngay bên cạnh Đức Mẹ ! Sau đó ngài đã ban sắc chỉ 08.12.1870 đặt Thánh Giuse làm Bổn Mạng Giáo Hội hoàn vũ.

Ngày nay cũng vậy : Kinh nguyện Thánh Thể 2-3-4 xướng danh Đức Mẹ, nhưng thánh Giuse ở đâu ? Thế là Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích đã ra Sắc chỉ ngày 11.05.2013 quyết định phải đọc tên Thánh Giuse ngay sau tên Đức Mẹ trong tất cả các Kinh Nguyện Thánh Thể. Thật xứng đáng là một “cặp đôi hoàn hảo”, sẽ hợp đồng công tác phù giúp con cái Chúa.

Thánh Giuse không những yêu chuộng sự khó khăn, mà còn là quan thầy của kẻ khó khăn. Hơn ai hết con dân đất Việt đang gặp khó khăn gian nan về lãnh địa và lãnh hải. Cần phải có những “Cửa Bạng” để thánh quan thầy vững lái con thuyền đến bến bình an.

Lm. Giuse Phạm Bá Lãm, Chính xứ Hoà Hưng
 
Văn Hóa
Lời vọng tình yêu!
Rose Nguyễn
09:52 16/03/2015
Cuộc đời đen trắng đổi thay,
Lòng người gian xảo, cuốn theo biển đời!
Nhân gian cứ mãi đắm chìm,
Chìm trong biển lửa, hỏa thiêu mảnh hồn.

Con ơi, con có biết không?
Chặn đường thương khó, đắng cay một mình,
Cha yêu nhân loại hết tình!
Sao con lại nỡ phụ tình của cha…?!

Thân Cha thương tích đầy mình,
Bao nhiêu doi vọt, thân Cha rã rời,
Cha buồn vì thấy con lơ,
Quên tình Cha đã hy sinh cho đời.

Con yêu hỡi, hãy tỉnh thức,
Chốn phong trần chỉ là giấc mộng thôi,
Mộng biến tan trong hư ảo,
Tỉnh mộng rồi con chẳng có chi?

Hỏi con, sẽ gặp hái gì?
Lòng con sẽ chẳng bao giờ bình yên,
Đắng cay chua xót con mang,
Để rồi con lại mang thêm tội tình.

Hy sinh Cha bỏ ngai vàng,
Xuống thế trần, để chuộc tội cho con.
Con đừng cứ thế ơ hờ,
Quay đi, ngoẳn mặt mà từ khước Cha.

Lời vọng nhắn nhủ đến con,
Yêu thương Cha rỉ máu đào đớn đau,
Nhìn con bội bạc thế sao?...
Sao con lại nỡ vô tình làm ngơ?

Roi đòn Cha chịu cho con,
Thân Cha mang những vết thương đầy mình,
Tim Cha tan nát vì con,
Cha yêu nhân loại cạn tình cho con.

Giờ tử nạn sắp gần kề,
Hãy mau xám hối mà về bên Cha,
Giờ Cha sắp phải ra đi,
Dọn đường để đón chờ con cùng về.

Bao giờ con hiểu tình Cha…?
Hỏi con, con đã dâng gì cho Cha?
Tình Cha trao hết cho con,
Máu, nước tuôn cạn, chết treo thập hình!

Mong con dũng mãnh quay về,
Về đường nẻo chính là nhà của Cha,
Thiên đường lộng lẫy kiêu sa,
Là nơi duy nhất! Con nên kiếm tìm.

Bên Cha con được an bình,
Tâm con sẽ chẳng ham gì thế gian!
Đường lên cung thánh tuyệt vời,
Thiên Đàng rộng mở hoan nghênh con về!
 
Giải viết văn đường trường 2015 gia hạn nhận bài đến 31-3-2015
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
16:05 16/03/2015
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2015

GIA HẠN NHẬN BÀI ĐẾN 31-3-2015

Thưa quý độc giả và quý tác giả,

Giải Viết Văn Đường Trường do Ban mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn khởi xướng. Nó muốn gợi lên nơi bạn trẻ Công Giáo ý định thử viết một truyện ngắn có nội dung Kitô giáo, rồi từ đó dần dần sẽ khám phá ra mình có thể trau dồi khả năng này để phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội.

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu 8 truyện dự thi mới, có mã số liên tục từ 15-041 đến 15-048. Suốt 8 bài dự thi không một bài nào bị loại ở vòng đầu, đó là một tín hiệu vui, cho thấy ngòi bút các tác giả dự thi ngày càng vững hơn, đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của cuộc thi. Những tác giả có bài dự thi không được chọn giới thiệu nên nghiên cứu để chỉnh sửa bản thảo của mình cho phù hợp.

Xin mời quý độc giả cùng theo dõi, đánh giá và tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.

Quý độc giả có thể gửi phiếu bình chọn ngay sau từng đợt bài được giới thiệu. Khi đọc các truyện ở các đợt tiếp theo, nếu thay đổi ý kiến, có thể gửi phiếu bình chọn mới. Chúng tôi sẽ tính theo phiếu gởi sau cùng của mỗi người.

Ước mong quý độc giả khắp nơi tích cực vận động để có thêm nhiều tác giả hưởng ứng và tiếp tục tham gia cuộc thi.

Xin mời xem thể lệ cuộc thi này và đợt truyện thứ tư của cuộc thi tại http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/

Nhân đây Ban Tổ chức xin thông báo: Để tạo điều kiện cho các tác giả có thời gian hoàn thiện bản thảo dự thi, thời hạn nhận bài của giải 2014 được gia hạn kéo dài thêm một tháng. Hạn cuối nhận bài là đến hết ngày 31-3-2015. Như vậy chỉ còn chừng nửa tháng nữa là kết thúc nhận bài dự thi của năm 2015, mong các tác giả lưu ý để không gởi bài bị trễ hạn.

Xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công Giáo đã và đang hỗ trợ truyền bá chương trình này, cám ơn quý tác giả đã gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi cuộc thi. Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.

Qui Nhơn, ngày 16-03-2015

Thay lời Ban Tổ chức

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chùa Một Cột/ Diên Hựu Tự
Nguyễn Ngọc Liên
21:23 16/03/2015
CHÙA MỘT CỘT/ DIÊN HỰU TỰ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đây là ngôi chùa có
kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Chùa Một Cột chỉ có một gian
nằm trên một cột đá
ở giữa hồ Linh Chiêu.
Theo truyền thuyết,
chùa được xây dựng
theo giấc mơ của
vua Lý Thái Tông (1028-1054)
và theo gợi ý thiết kế
của nhà sư Thiền Tuệ.
(bt)