Ngày 18-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:09 18/03/2015
TỈNH NGỘ CỦA NGƯỜI DỄ NỔI GIẬN
N2T

Có một người thường hay nổi giận, nếu không vừa ý thì lập tức giận dữ liền, ông ta tìm hiểu nguyên nhân ghen ghét và cho rằng sự giận dữ đều là do người khác mà ra, và để tự mình tu thân sửa đổi, ông ta một mình đi vào trong hang núi tu dưỡng, ngày ngày ở đó tu thân dưỡng tính.
Một hôm, ông ta vác cái lu bằng đất sét đi múc nước, vì một chút bất cẩn mà ông ta làm lu nước bị đổ và tất cả nước trong lu đều chảy ra hết, thế là ông ta chỉ còn cách là đi múc nước lại, nhưng khi đi được nửa đường thì lại để lu nước đổ lần nữa, liên tục ba lần như thế nên ông ta nổi giận đem lu nước đập vỡ vụn.
Ông ta nhìn những mảnh lu vỡ, tự trách mình, nói:
- “Trước đây khi ta giận dữ thì cho rằng vì người khác khiến ta giận dữ, bây giờ chỉ có mình ta mà cũng có thể giận dữ sao, như vậy thì ta có thể hiểu, giận dữ là do ở trong tâm mình mà ra.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Con người ta khi thành công thì hãnh diện nói là do mình nổ lực, nhưng khi thất bại thì giận dữ đổ tội cho người này người nọ, có khi lại đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan và chủ quan.v.v..
Nguyên nhân giận dữ không phải là do người này người nọ, nhưng trước hết là do bản tính nóng nảy của mình, tính hay nóng giận thì khi gặp hoàn cảnh hay sự cố thì bùng phát lên như lửa tranh gặp gió nồm cháy dữ dội.
Nóng giận là bởi cái tâm mà ra, thì cũng nên dùng cái tâm để khắc chế nóng giận:
- Nóng giận vì kiêu ngạo: lấy cái tâm khiêm tốn để khắc chế.
- Nóng giận vì người khác làm không vừa ý mình: lấy cái tâm hiền lành để khắc chế.
- Nóng giận vì bị nhục: lấy cái tâm tha thứ để khắc chế.
- Nóng giận vì bị công kích: lấy cái tâm hiền hòa để khắc chế.
- Nóng giận vì bị hiểu lầm: lấy cái tâm phục vụ để khắc chế...
Nóng giận là bởi vì mình cho mình là trổi vượt hơn người khác, nên dễ dàng sinh ra kiêu ngạo, nếu chúng ta luôn tự xét mình là người bất toàn và tội lỗi thì có thể chế ngự được cá tính của chính mình.
Các thánh đã làm như thế, và các ngài đã trở nên những bạn hữu rất thân thiết của Chúa Giê-su khi còn ở trần gian này.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Thánh Giuse, người của Thiên Chúa
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:20 18/03/2015
Thánh Giuse, người của Thiên Chúa

Trong năm phụng vụ, Giáo Hội dành hai ngày lễ mừng kính thánh cả Giuse: ngày 19/3 lễ trọng kính thánh Giuse và 1/5 lễ thánh Giuse Thợ. Ngoài ra, Giáo Hội còn dành cả tháng Ba để tôn kính Ngài. Tại sao? Xin thưa: vì thánh Giuse có một vị trí rất quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đồng thời Ngài là mẫu gương tuyệt hảo cho các tín hữu noi theo.

Hôm nay mừng lễ trọng của thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc chiêm ngắm và ngưỡng mộ thánh Giuse. Nhưng điều quan trọng hơn đó là chúng ta học được điều gì nơi thánh nhân ? Tôi thấy có ba điểm rất đặc biệt mà chúng ta có thể học từ Ngài, đó là sự công chính, tính nhạy bén và kiên định. Có thể nói đây ba đức tính nổi bật của Thánh Giuse.

1- Thánh Giuse, người công chính

Trong nhà nguyện của học viện thánh Phaolô ở Rôma, có hình thánh Giuse và bên cạnh có chữ: Ecce Homo jutus – đây là người công chính. Người công chính trở thành tước hiệu riêng của thánh Giuse. Phúc Âm của thánh Mátthêu gọi thánh cả Giuse là “người công chính”.

Theo Kinh Thánh, người công chính là người biết kính sợ Thiên Chúa, người luôn trung thành tuân giữ luật Chúa. Người công chính cũng là người trung tín, hài hòa và yêu thương tha nhân, người sống theo lương tâm ngay thẳng của mình, và biết chu toàn bổn phận của mình cách chu đáo khôn ngoan. Thánh Giuse đã sống tất cả những phẩm chất đó trong tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.

Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó, khi phải đối diện với một hoàn cảnh rất khó xử, thánh Giuse phát hiện ra Đức Maria đã có thai trước khi hai người về với nhau (x. Mt 1,16-18). Chúng ta thử đặt mình trong hoàn cảnh của thánh Giuse để hiểu được những khó khăn mà Ngài phải đối diện: Giuse phát hiện ra rằng Đức Mẹ có thai, mà tác giả bào thai đó không phải là của mình. Đối với luật Do thái, khi phát hiện một người bạn đời ngoại tình như thế, thì phải ném đá cho đến chết. Vì nó nghịch với đạo lý của Thiên Chúa. Thánh Giuse phải ở trong một tình cảnh rất khó xử. Ngài suy nghĩ, cân nhắc, chọn lựa, và cuối cùng tìm ra giải phải “đào vi thượng sách”, âm thầm rút lui là tốt nhất. Phải là người công chính lắm mới có sự bình tĩnh và khôn ngoan để vừa trung thành luật Chúa vừa không làm tổn hại đến người bạn đời của mình.

Nhưng Tin Mừng kể tiếp, đang khi định bỏ trốn, thì Thiên Thần Chúa hiện đến trong giấc mơ và giải thích cho Giuse biết: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,20-23). Giuse bỏ ý riêng mà tuân theo ý Thiên Chúa và làm theo lời Thiên Thần truyền. Ngài đón nhận Maria về nhà mình để chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện. Giuse đúng là người công chính, trung thành với Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Vì thế, Ngài được gọi là người công chính của Thiên Chúa.

2- Thánh Giuse là người nhạy bén

Kinh Thánh kể về việc gia đình Thánh Gia gặp khó khăn, thánh Giuse được thiên thần báo trong giấc mơ: “Hãy chỗi dậy đem Hài nhi và mẹ Ngài mà trốn qua Ai Cập (Mt 2,13). Chúng ta suy nghĩ xem: Thiên Thần không hiện ra các tỏ tường, giữa ban ngày để nói với Giuse, nhưng chỉ báo trong giấc mơ. Nhưng Giuse đã đón nhận được ý của Thiên Chúa và lên đường đưa Hài Nhi và Người trốn sang Ai Cập. Điều này minh chứng rằng thánh Giuse phải là người rất nhạy bén với thánh ý Thiên Chúa mới làm được như thế. Giuse phải là người có cặp mắt đức tin rất sáng mới nhận ra tiếng Chúa. Một khi đã xác định đó là ý Chúa muốn, Giuse thực hiện như lời Thiên Thần báo.

Ngày hôm nay khi sống trong thời đại toàn cầu hóa, chúng ta có nguy cơ bị chìm ngập trong các thông tin của điện thoại, internet, tivi, radio, báo chí v.v… Có quá nhiều thông tin và tiếng ồn ào khác nhau làm cho chúng ta trở nên bận rộn, mất khả năng thinh lặng để phân định thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Chúng ta có nguy cơ đánh mất khả năng nhạy bén với tiếng của Thiên Chúa hay “những dấu chỉ của Thiên Chúa” gửi đến với chúng ta.

Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy học nơi thánh cả Giuse về sự biết nhạy bén để lắng nghe tiếng Chúa giữa bao tiếng ồn ào khác của cuộc sống hôm nay. Chúng ta hãy học nơi thánh Giuse về sự mau mắn nhận biết thánh ý của Thiên Chúa, những hoạt động của Ngài và mau mắn thi hành trong đời sống chúng ta.

3- Thánh Giuse, người rất kiên định

Việc thực thi thánh ý của Thiên Chúa luôn đòi hỏi phải trả giá và phải đối diện với những khó khăn. Thời đó, chưa có ô tô, máy bay, tàu hỏa như hôm nay, phương tiện đi lại rất khó khăn, phải di chuyển bằng lừa, ngựa qua sa mạc, thời tiết rất khắc nhiệt. Nhưng Giuse bất chấp mọi khó khăn, không hề bỏ cuộc, vẫn kiên trì, kiên định và thực hiện cho đến cùng lời Chúa căn dặn theo kế hoạch của Thiên Chúa.

Trong cuộc sống mỗi người, khi thi hành một sứ vụ mà Chúa và Giáo Hội giao phó, chúng ta thường hăng hái khi “thuận buồm xuôi gió”, nhưng lại rất dễ thất vọng, nãn chí, bỏ cuộc khi phải đối diện với những khó khăn, thử thách. Chúng ta hãy học nơi thánh Giuse đức tính này để chúng ta biết kiễn nhẫn và kiên định trong sứ vụ của mình và cố gắng chu toàn sứ vụ đó theo sự an bài của Thiên Chúa.

Như thế, sự công chính, tính nhạy bén và sự kiên định của thánh Giuse là những nhân đức sáng ngời mà mỗi người kitô hữu chúng ta cần học và rèn luyện để có thể trở thành một người công chính trước mặt Thiên Chúa và tha nhân. Nhờ lời bầu cử đắc lực của Thánh Giuse, xin Chúa chúc lành cho tất cả mỗi người chúng ta!

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
 
Người công chính
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
07:21 18/03/2015
Người công chính

Nơi đền thờ Gia đình Thánh gia ở Nazareth, bên dưới tầng hầm có cửa sổ kính mầu khắc vẽ hình Thánh Giuse và đức Mẹ Maria đang trao nhẫn cưới cho nhau với sự chứng kiến của một Thầy cả thượng phẩm thời đó.

Hình ảnh thơ mộng mang chiều sâu đạo đức truyền thống này gợi lên nơi tâm trí người xem không chỉ đến hình ảnh cô dâu là đức mẹ Maria, mà còn đến chú rể Giuse. Vì tầng hầm này cách đây hơn 2000 năm là nhà của chú rể Giuse làm ăn sinh sống.

Một kỷ niệm lịch sử địa lý vừa mang dấu vết thánh đức, vừa sống động tình nghĩa con người.

Chú rể Giuse là ai?

Hằng năm Hội thánh Công Giáo mừng kính lễ Thánh Giuse ngày 19.03. và ngày 1.5. Lễ mừng kính Thánh Giuse được mừng kính trọng thể trong hội Thánh Công Giáo. Vì Ông có liên quan trực tiếp tới đời Chúa Giêsu trên trần gian , Đấng cứu độ con người khỏi hình phạt tội lỗi

Lịch sử về chú rể Giuse, người được Giáo Hội tôn phong là một vị Thánh, không có. Bốn Phúc âm Chúa Giêsu nhắc đến đời sống Giuse cả thảy 14 lần -7 lần nơi phúc âm theo Thánh Mattheo, 5 lần nơi Thánh Luca, và 2 lần nơi Thánh Gioan- ẩn hiện như một hình ảnh lu mờ . Nhưng dẫu vậy cũng giúp tìm nhận ra một vài khía cạnh đời sống chú rể Giuse sống thầm lặng này.

Thánh sử Matheo (1,20), và Thánh sử Luca (1,27, 2,4) viết thuật lại, Giuse là con cháu thuộc dòng tộc Vua David, người khai sinh lập nước Do Thái. Đây là điều mấu chốt quan trọng cho lịch sử. Như vậy nhân vật Giuse có nguồn gốc gia phả thuộc về một dòng tộc của dân Do Thái, dòng tộc vua David.

Thánh sử Matheo (13, 55) nói đến nghề nghiệp sinh sống kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình của Giuse là Tekon - người thợ lao động làm việc chân tay.

Thánh sử Mattheo (1,19) diễn tả bản tính của Giuse là một dikaios - người công chính.

Thế nào là người có đời sống công chính?

Chúa Giêsu, con Giuse, khi đi rao giảng nước Thiên Chúa , đã đưa ra dụ ngôn ( Mt 20,1-16) người chủ tốt lành nhân ái đối xử với những người làm việc trong vườn nho của ông- Ông chủ vườn nho đã trả lương đồng đều cho mọi người thợ, dù họ vào làm trước hay vào làm sau ít giờ hơn - để nói về nước Thiên Chúa. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nói đến rõ hơn dikaios - công chính - không phải chỉ là người sống ngay thẳng theo luật lệ hay đạo đức, nhưng là một tấm lòng quảng đại rộng mở đầy lòng thương xót.

Giuse là người có đời sống của một dikaios. Khi hoàn hoàn cảnh khó xử lúc mẹ Maria bỗng dưng có thai, mà trước đó ông không hay biết, cùng không do Ông, trong một ý nghĩa hoàn toàn mới của một tâm hồn có trái tim to lớn rộng mở: Ông có ý định âm thầm ra đi, không phải chỉ để tránh né luật lệ, nhưng để bảo vệ thanh danh cho Maria.

Ông định tâm âm thầm ra đi, không muốn tố cáo Maria trước luật pháp, trước công chúng. Đó là cung cách sống của một người có trái tim tràn đầy lòng từ tâm nhân đạo. Mình đau khổ, nhưng không muốn để cho người khác cũng bị đau khổ.

Qua đó Giuse đã trở thành hình ảnh mẫu mực thứ nhất, như Chúa Giesu đòi hỏi quan niệm mới về công chính „ Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các Kinh Sư và người Pharisieu, thì sẽ chẳng được vào nước Trời.“ (Mt 5,20).

Người nào sống công chính, người đó sống dấn thân mạo hiểm, như trong Tám mối phúc thật nói: Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính“ (Mt 5,10).

Giuse sống công chính với tâm hồn quảng đại rộng mở thế nào với mẹ Maria. Là cha nuôi Chúa Giêsu về phương diện xã hội, Ông cũng sống như vậy với Chúa Giêsu.

Giuse chấp nhận trẻ Giêsu như là con của mình. Thời xa xưa theo luật lệ việc nhận làm con thể hiện qua việc người cha đặt tên cho người con. Sau khi mẹ Maria hạ sinh Chúa Giêsu, Giuse đã „ đặt tên cho con trẻ là Giêsu“ (Mt 1,25).

Chấp nhận con trẻ Giêsu, Giuse đã trao tặng sự bảo đảm nuôi sống bảo vệ người con mình nhận nuôi trong gia đình. Vì thế trong dân gian thời đó và sau này vẫn hằng chính thức gọi Chúa Giêsu là con của Giuse - (Lc 3,23, 4,22, Ga 1,45,6,42) -

Thánh sử Maco (6,3) giới thiệu Chúa Giesu là con của mẹ Maria. Điều này có thể nói đến Giuse , cha nuôi Chúa Giêsu, người có nếp sống sống âm thầm , đã qua đời sớm.

Người ta cho rằng, vào năm 5. trước Chúa Giêsu giáng sinh - theo suy diễn khảo cứu thực ra vào năm này Chúa Giêsu sinh ra - lúc Chúa Giêsu đạt tới 18 hay 20 tuổi, có thể thánh Giuse lúc đó vào khoảng 43 hay 45 tuổi. Như thế, Thánh Giuse theo mức tuổi trung bình sinh sống ngày xưa, đã bước qua ngưỡng cửa tuổi sống thọ. Như vậy có thể thánh nhân qua đời vào năm 20. sau Chúa Giêsu giáng sinh.

Việc Giuse chấp nhận làm cha nuôi Chúa Giêsu theo phương diện xã hội đã đem lại cho Chúa Giêsu là thành phần thuộc về dòng tộc vua David. Đây là danh dự lớn lao nhất trong dân Do Thái cho người nào thuộc dòng tộc này. Vì từ dòng tộc này sẽ xuất hiện Đấng cứu thế, vị Vua cứu tinh nhân loại. (2 Samuel 7,12)

Khi được chọn làm Vua, trong một giấc mơ, vua Salomon đã khẩn cầu xin Thiên Chúa ban cho ông một tâm hồn biết lắng nghe (1 Các Vua 3,9).Nhờ thế mà vua Salomon trở nên vị vua khôn ngoan và được mọi thế hệ ca ngợi.

Còn Thánh Giuse, người chồng dikaios của mẹ Maria, người cha nuôi Chúa Giêsu, cũng có tâm hồn trái tim luôn lắng nghe tiếng Thiên Chúa qua Thiên Thần hiện đến báo cho trong giấc mơ (Mt 1,20, 2,23.19 và 2,22). Mỗi lần như thế Ông đều làm theo ngay không thắc mắc gì.

Qua cung cách sống như thế, Thánh Giuse đã chỉ ra về một nếp sống căn bản của người Kitô hữu, của người làm chồng, làm cha gia đình, mà trong đời sống xã hội hôm nay là điều thiếu sót lớn, cùng là một căn bệnh thời đại.

Lễ Thánh Giuse, 19.03.2015

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Thánh Giuse, người của Thiên Chúa
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
12:23 18/03/2015
Thánh Giuse, người của Thiên Chúa

Trong năm phụng vụ, Giáo Hội dành hai ngày lễ mừng kính thánh cả Giuse: ngày 19/3 lễ trọng kính thánh Giuse và 1/5 lễ thánh Giuse Thợ. Ngoài ra, Giáo Hội còn dành cả tháng Ba để tôn kính Ngài. Tại sao? Xin thưa: vì thánh Giuse có một vị trí rất quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đồng thời Ngài là mẫu gương tuyệt hảo cho các tín hữu noi theo.

Hôm nay mừng lễ trọng của thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc chiêm ngắm và ngưỡng mộ thánh Giuse. Nhưng điều quan trọng hơn đó là chúng ta học được điều gì nơi thánh nhân ? Tôi thấy có ba điểm rất đặc biệt mà chúng ta có thể học từ Ngài, đó là sự công chính, tính nhạy bén và kiên định. Có thể nói đây ba đức tính nổi bật của Thánh Giuse.

1- Thánh Giuse, người công chính

Trong nhà nguyện của học viện thánh Phaolô ở Rôma, có hình thánh Giuse và bên cạnh có chữ: Ecce Homo jutus – đây là người công chính. Người công chính trở thành tước hiệu riêng của thánh Giuse. Phúc Âm của thánh Mátthêu gọi thánh cả Giuse là “người công chính”.

Theo Kinh Thánh, người công chính là người biết kính sợ Thiên Chúa, người luôn trung thành tuân giữ luật Chúa. Người công chính cũng là người trung tín, hài hòa và yêu thương tha nhân, người sống theo lương tâm ngay thẳng của mình, và biết chu toàn bổn phận của mình cách chu đáo khôn ngoan. Thánh Giuse đã sống tất cả những phẩm chất đó trong tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.

Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó, khi phải đối diện với một hoàn cảnh rất khó xử, thánh Giuse phát hiện ra Đức Maria đã có thai trước khi hai người về với nhau (x. Mt 1,16-18). Chúng ta thử đặt mình trong hoàn cảnh của thánh Giuse để hiểu được những khó khăn mà Ngài phải đối diện: Giuse phát hiện ra rằng Đức Mẹ có thai, mà tác giả bào thai đó không phải là của mình. Đối với luật Do thái, khi phát hiện một người bạn đời ngoại tình như thế, thì phải ném đá cho đến chết. Vì nó nghịch với đạo lý của Thiên Chúa. Thánh Giuse phải ở trong một tình cảnh rất khó xử. Ngài suy nghĩ, cân nhắc, chọn lựa, và cuối cùng tìm ra giải phải “đào vi thượng sách”, âm thầm rút lui là tốt nhất. Phải là người công chính lắm mới có sự bình tĩnh và khôn ngoan để vừa trung thành luật Chúa vừa không làm tổn hại đến người bạn đời của mình.

Nhưng Tin Mừng kể tiếp, đang khi định bỏ trốn, thì Thiên Thần Chúa hiện đến trong giấc mơ và giải thích cho Giuse biết: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,20-23). Giuse bỏ ý riêng mà tuân theo ý Thiên Chúa và làm theo lời Thiên Thần truyền. Ngài đón nhận Maria về nhà mình để chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện. Giuse đúng là người công chính, trung thành với Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Vì thế, Ngài được gọi là người công chính của Thiên Chúa.

2- Thánh Giuse là người nhạy bén

Kinh Thánh kể về việc gia đình Thánh Gia gặp khó khăn, thánh Giuse được thiên thần báo trong giấc mơ: “Hãy chỗi dậy đem Hài nhi và mẹ Ngài mà trốn qua Ai Cập (Mt 2,13). Chúng ta suy nghĩ xem: Thiên Thần không hiện ra các tỏ tường, giữa ban ngày để nói với Giuse, nhưng chỉ báo trong giấc mơ. Nhưng Giuse đã đón nhận được ý của Thiên Chúa và lên đường đưa Hài Nhi và Người trốn sang Ai Cập. Điều này minh chứng rằng thánh Giuse phải là người rất nhạy bén với thánh ý Thiên Chúa mới làm được như thế. Giuse phải là người có cặp mắt đức tin rất sáng mới nhận ra tiếng Chúa. Một khi đã xác định đó là ý Chúa muốn, Giuse thực hiện như lời Thiên Thần báo.

Ngày hôm nay khi sống trong thời đại toàn cầu hóa, chúng ta có nguy cơ bị chìm ngập trong các thông tin của điện thoại, internet, tivi, radio, báo chí v.v… Có quá nhiều thông tin và tiếng ồn ào khác nhau làm cho chúng ta trở nên bận rộn, mất khả năng thinh lặng để phân định thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Chúng ta có nguy cơ đánh mất khả năng nhạy bén với tiếng của Thiên Chúa hay “những dấu chỉ của Thiên Chúa” gửi đến với chúng ta.

Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy học nơi thánh cả Giuse về sự biết nhạy bén để lắng nghe tiếng Chúa giữa bao tiếng ồn ào khác của cuộc sống hôm nay. Chúng ta hãy học nơi thánh Giuse về sự mau mắn nhận biết thánh ý của Thiên Chúa, những hoạt động của Ngài và mau mắn thi hành trong đời sống chúng ta.

3- Thánh Giuse, người rất kiên định

Việc thực thi thánh ý của Thiên Chúa luôn đòi hỏi phải trả giá và phải đối diện với những khó khăn. Thời đó, chưa có ô tô, máy bay, tàu hỏa như hôm nay, phương tiện đi lại rất khó khăn, phải di chuyển bằng lừa, ngựa qua sa mạc, thời tiết rất khắc nhiệt. Nhưng Giuse bất chấp mọi khó khăn, không hề bỏ cuộc, vẫn kiên trì, kiên định và thực hiện cho đến cùng lời Chúa căn dặn theo kế hoạch của Thiên Chúa.

Trong cuộc sống mỗi người, khi thi hành một sứ vụ mà Chúa và Giáo Hội giao phó, chúng ta thường hăng hái khi “thuận buồm xuôi gió”, nhưng lại rất dễ thất vọng, nãn chí, bỏ cuộc khi phải đối diện với những khó khăn, thử thách. Chúng ta hãy học nơi thánh Giuse đức tính này để chúng ta biết kiễn nhẫn và kiên định trong sứ vụ của mình và cố gắng chu toàn sứ vụ đó theo sự an bài của Thiên Chúa.

Như thế, sự công chính, tính nhạy bén và sự kiên định của thánh Giuse là những nhân đức sáng ngời mà mỗi người kitô hữu chúng ta cần học và rèn luyện để có thể trở thành một người công chính trước mặt Thiên Chúa và tha nhân. Nhờ lời bầu cử đắc lực của Thánh Giuse, xin Chúa chúc lành cho tất cả mỗi người chúng ta!
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:49 18/03/2015
SỨC MẠNH CỦA LỜI ĐỘNG VIÊN
N2T

Có một tác giả vì không được đắc chí nên tinh thần rất là suy sụp, ông ta một mình đi chậm chậm trên con đường gần bờ sông, ông ta nghĩ rằng mình là người chẳng có chút giá trị gì cả, viết mấy quyển sách mà cũng không nhận được sự trân trọng của mọi người, cuộc sống thật chán ngắt, ông ta nhìn nước chảy cuồn cuộn trong hồ, tâm tình buồn phiền nên muốn nhảy xuống sông tự vận.
Bổng một âm thanh của một người trẻ hỏi vọng bên tai của ông ta.
- “Xin hỏi, bác có phải là bác X...tác giả của quyển sách X...không ạ ?”
Ông ta quay đầu lại và nhìn thấy một thiếu nữ, cô ta cất giọng rất vui vẻ, nói:
- “Xin lỗi đã làm phiền bác, cháu chỉ muốn nói cho bác biết, tác phẩm mà bác viết đó giúp ích rất nhiều cho cháu, làm cho cuộc sống của cháu thật có ý nghĩa, cho nên cháu mạo muội đến đây để cám ơn bác.”
- “Không, không, bác nên cám ơn cháu mới phải.”

Tác giả rất xúc động nói trong nước mắt.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Khi mà cuộc sống còn nhiều đau khổ, thì lời nói động viên là liều thuốc giảm đau cho tha nhân, bởi vì một lời nói động viên phát xuất từ một tâm hồn biết cảm thông thì có hiệu lực hơn cả một bài diễn văn dài.
Khi mà cuộc sống còn nhiều thù hận, thì một cử chỉ yêu thương phát xuất từ tâm hồn biết tha thứ, sẽ là một liều thuốc làm giảm bớt những thù hận giữa con người với nhau.
Khi mà cuộc sống còn nhiều bon chen ích kỷ, thì lòng quảng đại sẽ là một liều thuốc giảm đau, làm cho con người rộng lượng và quan tâm đến nhau hơn.
Khi mà cuộc sống còn nhiều mưu mô xảo trá, thì lòng thành thật sẽ là một liều thuốc đánh tan những nghi kỵ, làm cho con người đối xử chân thành với nhau hơn.
Khi mà con người ta cứ đối đầu với nhau vì những danh lợi thú của trần gian, thì mỗi người Ki-tô hữu sẽ là những vị sứ giả hòa bình của Thiên Chúa gởi đến cho tha nhân, để qua những lời nói động viên chân thành, những hành động bác ái phát xuất từ lòng yêu mến Thiên Chúa, họ sẽ làm cho thế gian nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện giữa họ.
Lời nói động viên phải được phát xuất từ tâm hồn biết cảm thông và yêu mến, bằng không thì nó chỉ là giả dối, gió thổi mây bay mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu Danh Ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:53 18/03/2015
N2T

33. Khi chúng ta yêu người lân cận thì nhìn họ như hình ảnh của Thiên Chúa, là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa.

(Thánh Vincentius de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong "Cách ngôn thần học tu đức" và viết Suy Tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Tauran kết thúc chuyến viếng thăm tại Côte d'Ivoire
Lm. Trần Đức Anh OP
11:30 18/03/2015
ROMA. ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, tái lên án những kẻ giết người nhân danh Thiên Chúa và kỳ thị tôn giáo.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong thánh lễ ngày 16-3-2015 tại Nhà thờ chính tòa Yamoussoukro ở thủ đô nước Côte d'Ivoire bên Phi châu. ĐHY cho biết ngài muốn chia sẻ lập trường này với tất cả các tín hữu, ”đặc biệt là với các bạn Hồi giáo của chúng ta trong lúc này, đang thấy tôn giáo của họ bị những người vô tôn giáo và vô luật lệ xuyên tạc”.

Trong bài giảng, ĐHY nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một cuộc đối thoại chân thành, trước tiên giữa các tín hữu Kitô, tiếp đến giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo: đối thoại về cuộc sống và về linh đạo, giúp chúng ta công bố đức tin và nhìn thấy tất cả những gì tích cực liên kết chúng ta và chúng ta có thể dùng để phục vụ xã hội như một hạt giống nhỏ đang tăng trưởng”. Đối với ĐHY, cần làm việc trước tiên nơi những người trẻ, dạy họ nhìn nhận ”những gì là tốt ở trong các tôn giáo khác và trong xã hội”.

Trong bài giảng, ĐHY Tauran nhấn mạnh rằng ”chiến tranh nảy sinh từ chính nơi tâm hồn con người”, những cũng tại nơi đó ”nảy sinh hòa bình”. Vì thế đây không phải là lúc nản chí thất vọng, nhưng đúng hơn là lúc kiên trì. Hãy để Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi mọi sợ hãi, lo lắng, và những cay đắng”.

ĐHY Jean Louis Tauran đến viếng thăm Côte d'Ivoire từ ngày 13 đến 17-3-2015. Trong ngày cuối cùng, ngài đã gặp tổng thống Alassane Ouattara vào ban sáng, và gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo vào ban chiều tại thành phố Abidjan. LM Miguel Ángel Ayuso Guixot, dòng thánh Comboni, người Tây Ban Nha, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, cũng hiện diện tại cuộc gặp gỡ này.

Lên tiếng trong dịp này, Cha Guixot cho biết Giáo Hội Công Giáo tôn trọng các tín đồ của mọi tôn giáo và ngài mời gọi các tín hữu Kitô cũng như không Kitô hãy học cách thông truyền các giá trị có khả năng uốn nắn con người nội tâm. Điều này chỉ có thể trong một bầu không khí tự do, tạo điều kiện dễ dàng cho những chọn lựa của mỗi người, nhất là tự do tìm kiếm chân lý”.

Cha Guixot cũng ghi nhận rằng ”Nơi trung tâm của mỗi tôn giáo, có một sứ điệp huynh đệ và hòa bình. Các tín hữu có thể trở thành những người kiến tạo hòa bình xã hội” nếu họ có khả năng không coi những khác biệt như những đe dọa, nhưng như những điều phong phú. Vì thế cần đi xa hơn thái độ bao dung mà thôi, nhưng còn phải đi tới một chọn lựa căn bản dựa trên sự tôn trọng, yêu thương và cảm thông (Oss.Rom. 18-3-2015)
 
ĐTC: Trẻ em là một món quà và sự giầu có lớn cho nhân loại và cho Giáo Hội
Linh Tiến Khải
11:31 18/03/2015
VATICAN - Trẻ em là một món quà và một sự giầu có lớn cho nhân loại và cho Giáo Hội. Chúng mang lại sự sống, niềm vui và hy vọng và liên lỉ nhắc nhở cho chúng ta biết điều kiện cần thiết để được vào Nước Thiên Chúa: đó là không coi mình là tự đủ, nhưng cần sự trợ giúp, tình yêu và ơn tha thứ.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 20.000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói sau khi đã duyệt xét các gương mặt khác nhau trong gia đình: cha mẹ, con cái, anh chị em, ông bà nội ngoại, hôm nay ngài muốn kết thúc loạt bài giáo lý với các trẻ em: trước hết trẻ em là một món quà lớn cho toàn nhân loại. Đúng thật chúng là một món quà lớn cho nhân loại, nhưng cũng là những kẻ bị loại bỏ lớn, bởi vì người ta không để cho chúng được sinh ra; và lần tới tôi sẽ nói tớí vài vết thương rất tiếc làm cho tuổi thơ phải đau khổ.

Nhớ lại kỷ niệm gặp gỡ với các trẻ em Á châu trong chuyến công du mục vụ mới đây ĐTC tâm sự:

Tôi nhớ tới biết bao nhiêu trẻ em mà tôi đã gặp trong chuyến du hành mới đây của tôi tại Á châu: chúng tràn đấy sức sống, lòng hăng say, nhưng đàng khác rất tiếc tôi cũng trông thấy trong thế giới nhiều trẻ em sống trong các điều kiện không xứng đáng với con người… Thật thế, người ta có thể phán đoán một xã hội theo cách nó đối xử với các trẻ em, không phải chỉ trên bình diện luân lý, nhưng cả trên bình diện xã hội học nữa, xem nó có phải là một xã hội tự do hay một xã hội nô lệ các lợi lộc quốc tế.

Trước hết các trẻ em nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong các năm đầu của cuộc sống chúng ta tất cả đều hoàn toàn tùy thuộc các săn sóc và lòng nhân từ của người khác. Và Con Thiên Chúa đã không quản ngại đi qua con đường này. Đó là mầu nhiệm mà chúng ta chiêm ngưỡng hằng năm vào lễ Giáng Sinh. Hang đá là hình ảnh thông truyền cho chúng ta thực tại này một cách đơn sơ và trực tiếp.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói thật là lạ: Thiên Chúa không gặp khó khăn làm cho các trẻ em hiểu Ngài, và các trẻ em không có vấn đề hiểu Thiên Chúa. Không phải vô tình mà trong Phúc Âm có vài lời rất đẹp và mạnh mẽ liên quan tới các “trẻ nhỏ”. Từ “trẻ nhỏ” ám chỉ tất cả những người tùy thuộc nơi người khác, và một cách đặc biệt các trẻ em. Thí dụ Chúa Giêsu nói: “Lậy Cha là Chúa trời đất, con tạ ơn Cha vì Cha đã dấu những điều này với những kẻ khôn ngoan và thông thái, nhưng lại mạc khải cho nhũng người bé nhỏ” (Mt 11,25). Lại nữa: “Các con hãy coi chừng đừng khinh rẻ một trong những kẻ bé mọn này, bởi vì Thầy bảo cho các con biết các thiên thần của chúng ở trên trời hằng xem thấy mặt Cha Thầy ở trên trời” (Mt 18,10).

Như thế, các trẻ em tự chúng là một sự giầu có cho nhân loại và cả cho Giáo Hội nữa, bởi vì chúng liên lỉ nhắc cho chúng ta nhớ tới điều kiện cần thiết dể được vào Nước của Thiên Chúa: đó là không tự coi mình là đủ, nhưng cần đến sự trợ giúp, tình yêu thương và ơn tha thứ. Và chúng ta tất cả đều cần đến sự trợ giúp, tình yêu thương và ơn tha thứ.

Các trẻ em còn nhắc cho chúng ta một điều hay đẹp khác nữa: chúng nhắc cho chúng ta biết rằng chúng ta luôn luôn là con: cả khi một người trở thành người lớn, hay người già, cả khi có trở thành cha mẹ, chiếm một địa vị có trách nhiệm, thì bên dưói tất cả những thứ đó vẫn còn căn tính là con. Tất cả chúng ta đều là con. Và điều này luôn đưa chúng ta tới sự kiện chúng ta không tự ban sự sống cho chính mình mà nhận được nó. Ơn lớn lao của sư sống là món qua đầu tiên chúng ta nhận được.

Đôi khi chúng ta sống mà quên đi điều này, làm như thể chúng ta là chủ nhân cuộc sống của mình, trái lại chúng ta tùy thuộc một cách triệt để. Trên thực tế đó là lý do của niềm vui lớn cảm thấy rằng trong mọi lứa tuổi của cuộc sống, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi điều kiện xã hội, chúng ta là con, và luôn là con. Đó là sứ điệp chính mà trẻ em trao ban cho chúng ta với sự hiện diện của chúng: chỉ với sự hiện diện chúng nhắc cho chúng ta nhớ rẳng tất cả chúng ta và từng người chúng ta là con.

Đề cập tới các món quà mà trẻ em đem lại cho nhân loại ĐTC nói:

Nhưng có biết bao nhiêu món qua , biết bao nhiêu phong phú mà các trẻ em đem đến cho nhân loại. Tôi chỉ xin nhắc đến vài điều thôi.

Các trẻ em đem lại cho chúng ta kiểu nhìn thực tại với một cái nhìn tin tưởng và trong sáng. Trẻ em có một sự tin tưởng tự phát nơi cha mẹ; và có một lòng tin tưởng tự phát nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Giêsu, nơi Đức Mẹ. Đồng thời cái nhìn nội tâm của trẻ em trong sạch, chưa bị ô nhiễm bởi tính hiểm độc, hai mặt, bởi các cáu cặn của cuộc sống làm chai cứng con tim. Chúng ta cũng biết rằng các trẻ em có tội tổ tông, chúng có các ích kỷ của chúng, nhưng chúng duy trì một sự trong trắng, một sự đơn sơ nội tâm. Các trẻ em không ngoại giao: chúng nói lên điều chúng cảm, chúng thấy một cách trực tiếp. Và biết bao nhiêu lần chúng khiến cho cha mẹ gặp khó khăn, khi chúng nói trước mặt các người khác: “Con không thích cái này, vì nó xấu”. Nhưng mà các trẻ em nói lên điều chúng trông thấy, chúng không phải là những người hai lòng, chúng chưa học cái khoa học hai mặt mà rất tiếc người lớn chúng ta đã học.

Ngoài ra, trong sự đơn sơ nội tâm của chúng, các trẻ em còn đem theo với chúng khả năng nhận và cho đi sự âu yếm. Âu yếm là có một con tim “bằng thịt” chứ không phải “bằng đá” như Thánh Kinh nói (x. Ed 36,26). Sự âu yếm cũng là thơ văn: là “cảm thấy” các sự vật và các biến cố, không đối xử với chúng như đồ vật thuần tuý, chỉ để dùng chúng vì chúng phục vụ…

Các trẻ em có khả năng cười và khóc: Vài đứa khi chúng ta bế chúng trên tay, chúng cười; vài đứa khác khi trông thấy tôi mặc áo trắng, chúng tin rằng tôi là bác sĩ đến chích ngừa cho chúng và chúng khóc… nhưng một cách tự phát! Các trẻ em là thế: chúng cười và khóc, là hai điều mà nơi chúng ta là người lớn thường bị “chặn đứng”, chúng ta không có khả năng… Biết bao nhiêu lần nụ cuời của chúng ta trở thành một nụ cười bằng giấy, không có sự sống, một nụ cười không sống động, cả một nụ cười giả tạo, bằng rơm nữa. Các trẻ em cười một cách hồn nhiên và khóc một cách hồn nhiên.

Điều này luôn luôn tùy thuộc con tim. Và thường khi con tim của chúng ta bị “chặn lại” và mất đi khả năng cười, khóc này. Và khi đó trẻ em có thể dậy cho chúng ta lại biết cười và biết khóc. Và chính chúng ta, chúng ta phải tự hỏi: tôi có cười một cách hồn nhiên không, với sự tươi mát, với tình yêu thương và nụ cuời của tôi có giả tạo không? Tôi có còn khóc không, hay tôi đã mất đi khả năng khóc rồi? Đó là hai câu hỏi rất nhân bản mà trẻ em dậy cho chúng ta.

Vì tất cả những lý do đó Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ Ngài “trở nên như trẻ em”, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng” (x. Mt 18,3; Mc 10,14).

Rồi ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, các trẻ em đem lại sự sống, niềm vui và hy vọng, và cả các bất hạnh nữa. Dĩ nhiên, chúng cũng đem theo các lo lắng và đôi khi biết bao nhiêu vấn đề; nhưng một xã hội với các lo lắng này và các vấn đề này thì vẫn hơn là một xã hội buồn sầu và xám xịt vì không có trẻ em. Và khi chúng ta thấy rằng mức độ sinh của một xã hội chỉ tới gần một phần trăm thôi, chúng ta có thể nói rằng xã hội này buồn, xám xịt, bởi vì nó không có trẻ em.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước tây âu và bắc Mỹ cũng như từ Philippines, Mêhicô, Perù và Argentina. Ngài chúc mọi người có những ngày viếng thăm Roma tươi vui bổ ích, và cầu mong Mùa Chay là thởi gian thuận tiện để mọi người trở thành trẻ thơ để có thể vào Nước Trời.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết ngày 19 tháng 3 Giáo Hội mừng lễ trọng thánh Giuse, Bổn mạng Giáo Hội hoàn vũ. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ hãy biết noi gương sống khiêm nhường và kín đáo của thánh nhân; người đau yếu biết vác thập giá khổ đau với thái độ thinh lặng và cầu nguyện của Cha Nuôi Chúa Cứu Thế; và các đôi tân hôn biết xây dựng gia đình trên chính tình yêu thương nối kết thánh Giuse với Đức Trinh Nữ Maria.

Sau cùng ĐTC đã cất Kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Top Stories
Holy See: Women must be appreciated for their ''unique gifts''
Vatican Radio
12:36 18/03/2015
(Vatican March 13, 2015) The world is called to “better appreciate the full greatness of woman”, which does not just include those attributes she shares with men, but also the “unique gifts that pertain to her as woman, like her capacity for motherhood understood not just as a reproductive act, but as a spiritual, educational, affective, nurturing and cultural way of life.”

These were the words of Archbishop Bernardito Auza, the Permanent Observer of the Holy See to the United Nations, at a panel discussion on “The Family As Agent for Women's Equality and Human Rights: Fulfilling the Promises of Beijing Defending Human Dignity in Reproductive Health.”

“This work of fostering a wholesome atmosphere is ever more urgent, because we’re living in a time when the unique value and dignity of motherhood in some societies is insufficiently defended, appreciated and advanced, leaving women culturally and legally in a position to choose between their intellectual and professional development and their personal growth as wives and mothers,” Archbishop Auza said.

“Women’s essential contributions to the development of society through their dedication to their family and to raising the next generation is inadequately acknowledged,” he added.

The full text of Archbishop Auza’s speech is printed below:

Remarks of H.E. Archbishop Bernardito Auza
Permanent Observer of the Holy See to the United Nations at a Panel discussion:

The Family As Agent for Women's Equality and Human Rights:
Fulfilling the Promises of Beijing Defending Human Dignity in Reproductive Health

United Nations, New York, March 13, 2015

Excellencies, Colleagues, Distinguished Panelists, Ladies and Gentlemen,

It gives me great joy to join the co-Sponsors and organizers in welcoming all of you here this morning for this conference on the role of the family in promoting women’s equality, dignity and rights.

These days, the United Nations premises in New York are welcoming thousands if not tens of thousands of mostly female members of delegations, of nongovernmental organizations and guests, to discuss the status of women today. Within this context, it is fitting that we must talk also of the dignity of woman in the context of marriage, motherhood and family. True respect for woman starts with accepting her according to all aspects of her humanity. It involves creating the conditions for her to live freely and fully. Pope John Paul II used the expression “feminine genius” to highlight woman’s special wisdom in caring for the intrinsic dignity of everyone, in nurturing life and love and in developing others’ gifts. When women are given the opportunity to thrive in full appreciation for all their talents and potential, the whole of society benefits.

We are thus called to foster that atmosphere in which men and boys – and women and girls themselves - can better appreciate the full greatness of woman, which includes not just the aspects she shares in common with man, but also the unique gifts that pertain to her as woman, like her capacity for motherhood understood not just as a reproductive act, but as a spiritual, educational, affective, nurturing and cultural way of life.

This work of fostering a wholesome atmosphere is ever more urgent, because we’re living in a time when the unique value and dignity of motherhood in some societies is insufficiently defended, appreciated and advanced, leaving women culturally and legally in a position to choose between their intellectual and professional development and their personal growth as wives and mothers. Women’s essential contributions to the development of society through their dedication to their family and to raising the next generation is inadequately acknowledged.

Sometimes their invisible and often heroic service is even disparaged as an antiquated and

unwholesome model of feminine life. Such criticism does not come from a genuine appreciation of woman in her totality and her true equality, in complementarity and reciprocity, with man. A notion of womanhood that defines equality as “identity” in all things with man impoverishes all of humanity.

The Universal Declaration of Human Rights affirms that “motherhood and childhood are entitled to special care and assistance” and that the “family is the natural and fundamental group unit of society and is entitled to protection by society and the State.” A number of Conventions and Treaties, as well as nonbinding documents, also enshrine this principle. When this “fundamental group unity of society” is ignored or attacked, we must stand and speak up for it candidly and with respect for all, and courageously advocate for better structures and policies that support working women who desire to have children or who want to dedicate themselves, partially or fully, to the care of their family.

Pope Francis is one of those speaking out. Last month, in a Vatican conference on “Feminine Cultures: Equality and Difference,” among other themes he spoke about the importance of motherhood and praised especially those women who are working to renew institutions with their feminine genius. He exhorts all of us to direct “an intense gaze upon all mothers,” and, I must add, to renew our personal devotion and gratitude to our own mothers.

Humanity owes its survival to the choice women make not just to welcome children, but raise them to be virtuous and authentically human: mothers give children the trust and security they need to develop their personal identity and positive social bonds. Could there be a greater bond among humans than that between the mother and child? Our future is already mirrored in how we, as individuals and as a society, support mothers to raise strong and healthy families.

Studies indicate that behind cases of juvenile delinquency and children in distressed and distressing situations is often a weak or a broken family. In this sphere, Pope Francis expressed appreciation for the contribution of so many women who work within the family, in the areas of teaching the faith, and in all areas of social, education and cultural development. He affirmed that “women know how to embody the tender face of God, his mercy, which is translated into a willingness to give time rather than to occupy space, to welcome rather than to exclude.”

As Pope John Paul II stressed in his 1995 Letter to Women, we need “an effective and intelligent campaign for the promotion of women, concentrating on all areas of women's life and beginning with a universal recognition of the dignity of women.” Women cannot flourish when they are the victims of prejudice and discrimination, in particular simply for the fact that they are women.

The twentieth anniversary of the Beijing Declaration is a propitious occasion for us to ponder all of these issues more deeply. I thank the co-sponsors and organizers of this event, and I thank you all for coming, so that together we might ponder and act, towards an ever fuller recognition and appreciation of the irreplaceable and enormous contributions women have to our past, to our present and to our future.

Thank you!
 
Vatican donates €500 thousand to help Ebola crisis
Vatican Radio
12:37 18/03/2015
(Vatican March 18, 2015) Pope Francis has given €500,000 to provide humanitarian assistance to those affected by the Ebola crisis in West Africa, especially Liberia, Sierra Leone, and Guinea.

The Fund is being distributed by the Pontifical Council for Justice and Peace.

Cardinal Peter Turkson, the President of the Council, said the Fund has many objectives, including improving existing health care structures, offering psychological help for families affected by the Ebola crisis, and to aid local dioceses and parishes to develop sacramental practices which minimize the risk of transmitting the virus.

The Council is currently seeking additional donors to add to the fund, and has doubled the amount of the original papal donation, but Cardinal Turkson said he hopes to have 2 or 3 million euros before distributing funds to Catholic organizations battling the crisis.

“ The applications [for grants] have started coming already, but want to reach a decent level before we start treating applications,” Cardinal Turkson told Vatican Radio.

The Council has limited initial grants to €30,000, and is encouraging larger projects to get matching funds before applying.
 
Pope: a society can be judged by the way it treats its children
Vatican Radio
12:38 18/03/2015
(Vatican March 18, 2015) Pope Francis today turned his thoughts to the countless children across the world who live in poverty and need.

Addressing the crowds in St. Peter’s Square gathered for the weekly General Audience, the Pope continued in his catechesis on the family, focusing this time on children.

Pope Francis said that children are a great gift for humanity and for the Church. Recalling the many happy children he met during his recent journey to Asia brimming with life and enthusiasm, he said that on the other hand he thinks of the countless children throughout our world who are living in poverty and need.

“A society can be judged by the way it treats its children” he said.

The Pope said that children remind us that from our earliest years we are dependent on others. We see this in Jesus himself, who was born a child in Bethlehem. This – he said – is a precious reminder of the fact the necessary condition to enter the reign of God is to never consider ourselves self-sufficient, but in need of help, love and forgiveness.

He said that children also remind us that we are always sons and daughters. This identity – he said – reminds us that we have been given the gift of life, that we never cease to be radically dependent.

And speaking of the many gifts that children bring to humanity, Francis said they challenge us to see things with a simple, pure and trusting heart.

They have the capacity to receive and to offer warmth and “tenderness”, to laugh and cry freely in response to the world around us.

And he pointed to a child’s spontaneous trust in his mother and father, in God, Jesus and in Our Lady and said Jesus urges us to become like children, since God’s Kingdom belongs to such as these (cf. Mt 18:3).

Pope Francis concluded inviting all to “welcome and treasure our children, who bring so much life, joy and hope to the world”.

“How sad and bleak would our world be without them!” he said.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh ca mừng hồng ân kim khánh giáo phận Xuân Lộc
Nữ Tu Maria Phương Trâm
07:13 18/03/2015
CA MỪNG HỒNG ÂN KIM KHÁNH GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

Là một trong chuỗi sự kiện mừng Kim khánh Giáo phận (1965 – 2015), chương trình Thánh ca CA MỪNG HỒNG ÂN KIM KHÁNH giáo phận được Ban Thánh nhạc giáo phận thực hiện vào tối ngày 17/03/2015 tại quảng trường Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, với sự góp mặt của hơn 4.000 ca viên,ca trưởng, nhạc trưởng...

Xem Hình

18 giờ, chương trình Thánh ca được khai mạc với sự hiện diện của hai Đức Cha giáo phận; Đức ông Vinh sơn, Tổng đại diện; Linh mục Nhạc sĩ Kim Long; Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy; Quý linh mục đoàn trong giáo phận; chủng sinh, tu sĩ nam nữ và hàng ngàn anh chị em giáo dân từ khắp nơi trong giáo phận. Nội dung chương trình Thánh ca được chia làm 4 phần, như một câu chuyện kể về một giáo phận trải qua 50 tuổi đời, qua hành trình của hạt lúa: Gieo hạt, Nảy mầm, Sinh trưởng và Mùa gặt. Sau phần chào đón và thánh hóa chương trình, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận đã ban huấn từ và long trọng tuyên bố: “Với tư cách là Giám mục Chánh tòa, tôi tuyên bố khai mạc chương trình CA MỪNG HỒNG ÂN KIM KHÁNH GIÁO PHẬN XUÂN LỘC”.

Từ bước khởi đầu của lịch sử Giáo Hội Việt Nam nói chung và lịch sử Giáo phận Xuân Lộc nói riêng, các vị thừa sai đã gieo hạt giống Tin mừng vào mảnh đất Việt Nam hoang sơ. Khởi đầu đó lặng lẽ đi vào lòng khán giả qua phần I: Gieo hạt, của nội dung chương trình. Những ca từ lúc hùng dũng, lúc êm ái, mượt mà của các bản hợp xướng: “Chúa oai phong”, “Ngài là Thiên Chúa”; “Ngợi khen”…qua phần trình diễn của ca đoàn các Giáo hạt Tân Mai; Biên Hòa; Hòa Thanh… như xác tín hơn vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Chúa oai phong không chỉ vì Ngài quyền phép vô song mà còn vì lòng nhân ái và xót thương của Ngài trên giáo phận trong bước khởi đầu đầy khó khăn gian khổ để làm nên một mùa xuân với muôn vàn ân lộc. Lời tạ ơn không chỉ là tiếng hát du dương mà còn là những bước chân mau mắn lên đường đáp trả lời mời gọi gieo hạt giống Tin mừng, sẻ chia niềm vui cho mọi người. Và khi những chứng nhân tình yêu ra đi khắp nơi với muôn lời ca ngợi, với tình yêu là lẽ sống thì trần gian sẽ xanh lên niềm hy vọng phục sinh.

Hạt giống Tin mừng đã được gieo vào cánh đồng Xuân Lộc, nó thối đi và nảy mầm để cho đời cây lúa mới xanh non. Phần II: Nảy mầm là một thông điệp mang sắc thái tươi vui, là lời ngợi khen Chúa làm rung động lòng người của các bản hợp xướng: Hãy ngợi khen Chúa, Nhạc khúc tri ân qua phần trình diễn của ca đoàn các Giáo hạt: Túc Trưng và Phú Thịnh. Vỡ những hạt mầm, làm nên lịch sử của cộng đoàn Giáo phận Xuân Lộc là hồng ân đức tin của những hạt mầm chịu hư thối nát tan, là quà tặng của Thiên Chúa trao ban.

Phần III của chương trình mang nội dung: Sinh trưởng cho thấy sự phát triển của giáo phận theo dòng thời gian. Những đoạn video clip trình chiếu lại những thời khắc lịch sử đáng ghi nhớ của giáo phận. Chẳng bao lâu sau ngày thành lập giáo phận, Xuân Lộc như cây lúa trưởng thành và xanh tốt. Một cánh đồng mới với con số tín hữu đông đảo so với những giáo phận khác. Được như vậy phần lớn là nhờ công ơn và tấm lòng mục tử của các vị chủ chăn trong giáo phận. Lúc này, sân khấu như nóng lên bởi sự hiện diện của 350 chủng sinh Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, những linh mục tương lai của Giáo Hội. Bản hợp xướng: Linh mục, Người là ai của cố nhạc sĩ Viết Chung là lời tri ân và cảm tạ những vị chủ chăn đã hết lòng tận tụy với đàn chiên giáo phận. Một trong những bài hợp xướng Linh mục Nhạc sĩ Kim Long, là nhạc phẩm “Ngày về”, phổ thơ của Đức ông Xuân Ly Băng, nói lên tấm lòng mục tử nhân lành cũng được ca đoàn tổng hợp hạt Phương Lâm trình diễn. “Ngày về” cũng là thời kỳ trưởng thành và lớn mạnh của Giáo phận Xuân Lộc, làm nên khúc hát tạ ơn trong niềm vui hiệp thông của mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận. Đó cũng là nội dung của bản hợp xướng: “Khúc hát tạ ơn” do ca đoàn Giáo hạt Xuân Lộc trình bày.

Một “Mùa gặt” bội thu, phần cuối của chương trình, là lời tạ ơn không mệt mỏi của đoàn chiên Xuân Lộc, là “Khúc hát tri ân” được các ca viên Giáo hạt An Bình thay cho cộng đoàn cất lên trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa; là bản hợp xướng trích đoạn “Trường ca Ave Maria” do Giáo hạt Long Thành thay cho mọi người tạ ơn Mẹ Maria vì nhờ ơn phúc của Mẹ mà bàn tay nhỏ bé của mỗi người có thể chạm đến tơ vàng của đền thờ Thiên quốc. Bản hợp xướng “Dâng lời tạ ơn” của 300 ca viên hạt Gia Kiệm kết thúc phần nội dung của chương trình thánh ca: Ca mừng hồng ân kim khánh. Đan xen các bản hợp xướng do ca đoàn các giáo hạt trình bày là sự góp mặt của các ca sĩ Công Giáo xuất thân từ các giáo xứ trong giáo phận như: Diệu Hiền, Thanh Sử, Đông Nghi… Cùng với phần trình chiếu về lịch sử hình thành và phát triển giáo phận giúp khán giả vừa sống tâm tình tạ ơn vừa thêm hiểu biết về lịch sử giáo phận, công ơn của các vị chủ chăn để từ đó mọi người có thể thêm lòng yêu mến và sống đức tin vững vàng hơn.

Trước khi khép lại chương trình, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Phụ tá Giám mục giáo phận đã thay mọi người cám ơn Ban tổ chức, những người đã góp công góp sức làm nên chương trình thanh ca hôm nay. Đức Cha cũng trao bằng tưởng lệ cho đại diện tất cả các ca đoàn, nhạc đoàn và vũ đoàn …

Câu chuyện kể về giáo phận 50 năm, với muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa gần như bất tận…Bởi hồng ân Thiên Chúa, đến muôn đời vẫn không hề cạn vơi.

Nt. Maria Phương Trâm
 
Lễ phong chức Phó Tế và Linh Mục tại Quảng Ngãi
Giáo xứ Quảng Ngãi
20:18 18/03/2015
ĐẠI LỄ THÁNH GIUSE - PHONG CHỨC PHÓ TẾ VÀ LINH MỤC TẠI QUẢNG NGÃI

Ngày 18 tháng 3 là một ngày trọng đại và hân hoan cho Giáo phận vì do lòng yêu thương bao la của Thiên Chúa, Giáo phận đón nhận 1 tân phó tế và 10 tân linh mục nhờ bí tích truyền chức. Riêng đối với Giáo hạt Quảng Ngãi thì hôm nay ghi dấu một biến cố mục vụ trọng đại, một “dấu chỉ lớn lao cho niềm hy vọng về đời sống và ơn gọi tu trì”, một khích lệ lớn cho cánh đồng truyền giáo đã từng thấm đẫm máu bao nhiêu anh hùng tử đạo và đang trải qua muôn vàn gian nan thử thách. Đây là lần đầu tiên một thánh lễ phong chức linh mục được cử hành tại Giáo hạt Quảng Ngãi, thể hiện chiều hướng "đi ra" của Giáo phận theo như lời của cha Hạt trưởng Quảng Ngãi, bởi vì từ trước đến nay các thánh lễ phong chức thường được tổ chức tại trung tâm Giáo phận hoặc chỉ "đi vào" Giáo hạt Tuy Hòa ở miền trong.

Xem Hình

Thánh lễ được cử hành vào lúc 9 giờ, do Đức Cha Matthêô chủ tế. Đồng tế trong thánh lễ có Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, và khoảng 90 linh mục trong và ngoài Giáo phận, cùng với sự hiện diện của nữ tu các Hội Dòng và rất đông giáo dân đến từ khắp giáo phận, đặc biệt là giáo dân hạt Quảng Ngãi.

Nhân dịp này, chúng ta không quên một biến cố và một hồng ân đặc biệt Chúa đã ban cho toàn thể Giáo Hội Việt Nam và cách riêng cho quê hương Quảng Ngãi mến yêu: vào ngày 31 tháng 3 năm 1668, Đức Cha Lambert de la Motte đã phong cho một người bản xứ Việt nam đầu tiên lên chức linh mục là cha Giuse Trang, quê An Chỉ, Quảng Ngãi, để rồi sau đó 3 năm, cũng chính tại cộng đoàn An Chỉ thân thương này, Đức Cha đã chính thức thiết lập Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong với 10 nữ tu mà trong số đó có một nữ tu là em ruột của linh mục Giuse Trang.

Trong phút giây lọng trọng và linh thiêng, hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận, cộng đoàn phụng vụ hiện diện tại nhà thờ Quảng Ngãi rộng lớn đã dâng lên Thiên Chúa niềm tri ân cảm tạ, đặc biệt với các thầy sắp lãnh nhận thừa tác vụ thánh:

- Ứng viên lên chức phó tế: Phanxicô Xaviê Hà Văn Mân
- Ứng viên lên chức linh mục:
1. Phêrô Phan Chí Anh
2. Phêrô Trần Quốc Cường
3. Luy Hồ Trọng Hưng
4. Anphongsô Hoàng phú Khánh
5. Phaolô Trần Thanh Nhân
6. Phanxicô Xaviê Nguyễn Đình Quốc
7. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Toàn
8. Phêrô Võ Tá Toàn
9. Giuse Trần Thanh Vượng
10. Gioakim Nguyễn Minh Yên

Các tiến chức linh mục đã được Đức Cha Matthêô phong chức phó tế vào ngày 17 tháng 9 năm 2014 vừa qua, nhân dịp tuần thường huấn các linh mục Giáo phận Qui Nhơn.

Thánh lễ phong chức được cử hành trong bối cảnh phụng vụ mừng kính thánh Giuse, Bổn mạng Giáo phận, nhằm vào mùa Chay thánh, điều này thật thích hợp để mọi người chiêm ngưỡng và học hỏi các nhân đức rạng ngời của Thánh Cả Giuse nhằm xây dựng, củng cố và thanh lọc đức tin của mình. Nhất là, cùng chung lời cầu nguyện xin Thánh cả Giuse cầu thay nguyện giúp cho Giáo phận Qui Nhơn thân yêu, đặc biệt cho các thầy lãnh nhận chức phó tế và linh mục, một bí tích cao trọng dành cho những ai được Chúa chọn gọi. Cảm tạ Thánh Cả Giuse và cầu xin Ngài che chở cho toàn thể Giáo phận như xưa Ngài đã từng che chở cho gia đình Nazarét, đồng thời, cầu xin cho các tân chức có được một tinh thần phục vụ cách nhiệt tâm và mau nắm như Thánh cả Giuse xưa.
 
Văn Hóa
Thư của Mẹ Maria gửi cho Thánh Giuse
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:50 18/03/2015
Thư của Mẹ Maria gửi cho Thánh Giuse (19-3)

Anh thân mến,

Em hằng cảm tạ Thiên Chúa vì Người đã thực thi bao điều điều kỳ diệu trên gia đình chúng ta. Giữa biết bao sóng gió của cuộc đời, lòng chung thủy và tín trung vào Chúa của anh và em đã giúp chúng ta vượt qua biết bao cơn thử thách. Về phần em, em thật hạnh phúc khi có một người bạn trăm năm tuyệt vời như anh. Nhờ anh mà cuộc đời em được thành toàn trong kế hoạch của Thiên Chúa. Hay đúng hơn, nhờ Giêsu đã nối kết chúng ta nên những thụ tạo tuyệt vời trong công trình cứu độ của Người. Hôm nay, cả Giáo Hội hướng về anh với lòng kính tôn và ngưỡng mộ, muốn bắt chước nhân đức sáng ngời của anh. Em gửi đến anh đôi dòng tâm sự để gợi nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của gia đình chúng ta khi còn dưới thế.

Anh biết không, sau cuộc truyền tin của sứ thần, lòng em vô cùng hồi hộp và lắng lo. Em không biết phải giải thích làm sao cho anh hiểu. Em không biết hài nhi mà em cưu mang như lời sứ thần nói sẽ như thế nào. Nếu như anh nhất mực chối bỏ em cùng bào thai này, em không biết phải đối diện ra sao với thực tế. Nếu người con này không có cha, thì theo lẽ thường tình, người ta sẽ ném đá để cướp đi sinh mạng của hai mẹ con em. Nhưng Chúa đã lo liệu tất cả. Anh cũng đã mau mắn thưa tiếng “xin vâng” với Người. Anh đồng ý đảm nhận trọng trách là người cha nuôi của con trẻ Giêsu. Là một người chồng chung thủy, một người cha nuôi mẫu mực, anh đã giúp gia đình mình vượt qua những chặng đường chông gai.

Thách đố đầu tiên phải kể đến là đoạn đường dài chúng ra đi xuống miền Giuđê để khai tên tuổi. Nhớ lại thấy thương anh biết chừng nào, vì phải vất vả hộ tống một thai phụ sắp tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Trên hành trình ấy, anh chẳng càm ràm cũng không than trách gì cả. Anh đã xem mẹ con em như mạng sống của mình. Anh quan tâm và lo lắng cho em. Dù đường xá ngập nghềnh xa tít, lòng anh vẫn an vui, nhẫn nại để đón nhận tất cả. Điều này đã nâng đỡ em biết bao nhiêu.

Còn nhớ chiều hôm ấy, anh vất vả hỏi từng chủ quán trọ, quýnh lên vì trời gần tối mà chưa tìm được chỗ nương thân. Em lo một, anh lo mười. Anh thì nằm nghỉ ở đâu cũng được, thân trai nằm gai nếm mật có xá gì! Nhưng vì anh lo cho em và con, nên lòng anh càng rối bời biết mấy! Cũng vì kiếp nghèo nên không một chủ nhà trọ nào chào đón chúng ta. Thay vào đó, một chuồng bò ngoài đồng lại trở nên chỗ cư ngụ cho gia đình mình. Rồi chính nơi đây, em và anh đã hát khen mừng Chúa giáng sinh. Chiêm ngắm Con nằm trong máng cỏ, lòng em và anh đã ngập tràn niềm vui hạnh phúc.

Vui mừng chẳng được bao lâu, anh lại phải hối hả đưa hai mẹ con em trốn sang Ai cập giữa đêm hôm khuya khoắt. Bao nhiêu ngày qua, anh đã vất vả khá nhiều. Nằm chợp mắt một tí, anh cũng chẳng thể nghỉ yên. Vì vợ và vì con, anh chẳng màng chi mệt mỏi. Mạng sống và sự an toàn của Hài Nhi là quan trọng hơn hết, quan trọng hơn cả phút an nhàn và thoải mái của chính mình. Thật hạnh phúc cho em và con vì có được một người chồng và người cha tuyệt vời như thế.

Rồi ở bên Ai Cập, anh cũng phải vất vả tìm chỗ ở, rồi hành nghề để lo cho gia đình. Khi nghe tin nhà vua tìm giết Hài Nhi đã băng hà, anh lại đưa gia đình về sống êm đềm nơi xóm nghèo Nazarét. Chính nơi ấy anh đã cần lao trong âm thầm và khiêm tốn. Anh cố gắng làm mọi sự để chăm sóc cho hai mẹ con em. Còn nhớ, những công việc nặng trong nhà anh luôn là người gánh vác. Kinh tế thiếu trước hụt sau anh là người trăn trở, và tìm cách vượt qua. Gian khổ là thế, túng nghèo là vậy, nhưng em chưa thấy anh một lời than thở, thoái lui. Ngược lại, anh càng nỗ lực làm việc nhiều hơn. Cần cù và nhẫn nại là sở trường của anh. Bởi lẽ, anh tin rằng làm việc cũng là cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Do đó, sau này Giêsu nhà ta đã nhiệt tâm lao tác để loan báo Tin Mừng Nước Trời, vất cả từ sáng tới đêm. Đúng là “xem quả thì biết cây”!

Tuy đời sống trăm bề thiếu thốn, nhưng chính đời sống thiêng liêng, gắn kết với Thiên Chúa đã giúp gia đình chúng ta có được như ngày hôm nay. Em chẳng quên được biến cố cả nhà trẩy hội đền Giêrusalem khi Con mình lên 12 tuổi. Con ở lại Đền thờ. Anh và em khổ tâm vất vả đi tìm. Là một con người có trách nhiệm và là trụ cột của gia đình, hẳn là anh đã lo lắng nhiều lắm vì chăm sóc cho Giêsu là sứ mạng Chúa giao cho anh mà. Tuy anh không diễn tả ra, nhưng em biết là lòng bừng lửa đốt vào lúc ấy. Ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa vì cho cả nhà ta được đoàn viên sau ba ngày xa cách.

Từ ngày ấy trở về sau là chuỗi thời gian em và anh chứng kiến Hài nhi lớn khôn trước mặt Thiên Chúa và người đời. Dưới mái nhà Nazarét, anh khiêm nhu hoàn thành nhiệm vụ của mình trong niềm vui của một người chồng và người cha. Anh dạy cho Giêsu những bài học làm người. Ngày từng ngày, Giêsu lớn lên cũng là anh dần dần nhỏ lại. Một đời anh hy sinh cho Con, mong chờ đến ngày Con thực thi sứ mạng cứu thế. Nhưng chờ hoài, chờ mãi, chờ đến khi nhắm mắt xuôi tay, Giêsu vẫn là chàng thanh niên hành nghề mộc giản dị nơi thôn quê. Được sống và được chết cho Giêsu, anh xem đó là phúc phần to lớn hơn bất cứ điều gì trên cõi đời này rồi. Được Chúa Tể muôn loài gọi mình một tiếng “cha”, liệu có niềm vui sướng nào to lớn hơn thế? Sau khi hoàn thành trách vụ cao cả của mình, anh mỉm cười lìa thế. Giêsu cũng lên đường thực thi sứ mạng. Chỉ còn mình em cô đơn nơi góc nhà. Gia đình chúng ta mỗi người mỗi ngả, nhưng luôn mãi hiện diện trong lòng nhau.

Anh thân mến,

Nơi dương thế hôm nay, Giáo Hội của Chúa Giêsu đặt mình dưới sự bảo trợ của anh. Ước gì các gia trưởng, những người lao động vất vả mưu sinh, luôn biết noi gương anh để họ có được nguồn sức mạnh mà vượt thắng những thách đố của cuộc đời.

Thủ Đức, Lễ mừng kính Thánh Giuse 19.3

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.

(Bài viết này không có ý nói đến phương diện thần học, con chỉ xin mượn hình ảnh của Đức Mẹ và dùng trí tưởng tượng để tâm sự với Thánh Cả Giuse.)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trùng Điệp Núi Đồi
Richard Drysdale
21:07 18/03/2015
TRÙNG ĐIỆP NÚI ĐỒI
Ảnh của Richard Drysdale
Hãy ca tụng Chúa đi hỡi núi đồi trùng điệp.
(TV 4,8,9)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 12/03 - 18/03/2015: Những dụ ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:28 18/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Hãy tha thứ để được thứ tha

Để cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta phải thực hành lời dạy trong kinh Lạy Cha: nghĩa là phải chân thành ăn năn vì những tội lỗi của chúng ta, vì biết rằng Thiên Chúa luôn tha thứ, và chúng ta cũng phải sẵn sàng tha thứ cho người khác. Đây là trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ sáng thứ Ba 10 tháng 3.

Tập trung chủ yếu vào bài trích Phúc Âm theo Thánh Mátthêu (18: 21-35), trong đó Chúa khuyên các môn đệ của Ngài tha thứ “bảy mươi lần bảy”, tức là luôn luôn và tất cả, Đức Thánh Cha đã đề cập đến những liên kết chặt chẽ giữa việc Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng ta và sự tha thứ của chúng ta cho tha nhân.

Suy tư trên bài đọc từ Cựu Ước trích từ sách tiên tri Daniel, kể về lời van xin Thiên Chúa khoan hồng của Azariah, người đại diện cho toàn dân, thú nhận tội lỗi và cầu xin được tha thứ vì đã từ bỏ con đường đoan chính của Chúa. Azariah không biện hộ cho dân, cũng không cầu xin Chúa hãy xem nhẹ những tội lỗi của họ, hay là bỏ qua những tội lỗi của dân Người, nhưng xin Chúa tha thứ cho họ.

Đức Thánh Cha nói:

“Kêu cầu sự tha thứ là một điều khác với việc chỉ đơn giản nói rằng, tôi đã thực hiện một sai lầm 'cho tôi xin lỗi’ hay ‘Xin lỗi, tôi đã làm sai’. Không, ‘Tôi đã phạm tội!’ - Đó là sự khác biệt: hai điều này không giống nhau. Tội lỗi không phải là một sai lầm đơn giản. Tội lỗi là thờ ngẫu tượng: đó là sự tôn thờ những ngẫu tượng như niềm tự hào, phù hoa, tiền bạc, ‘cái tôi’, ‘sự sung túc riêng mình’. Chúng ta có quá nhiều ngẫu tượng vì thế mà Azariah không xin lỗi nhưng ông cầu xin sự tha thứ”

Sự tha thứ phải được khẩn xin một cách chân thành, hết lòng - và sự thứ tha cũng phải được trao ra hết lòng với những người đã làm tổn thương chúng ta. Đức Thánh Cha nhắc lại thái độ của người đầy tớ được tường thuật trong Tin Mừng, là người đã được chủ tha cho một món nợ lớn, nhưng đã không hào phóng như thế với người bạn mình. Đức Thánh Cha giải thích rằng động lực của sự tha thứ là những gì Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong kinh Lạy Cha:

“Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha như thế này: Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” Nếu tôi không thể tha thứ, thì tôi không thể cầu xin được tha thứ. ‘Nhưng thưa cha, con đi xưng tội’ Nhưng anh chị em sẽ làm gì trước khi đi xưng tội? ‘Thưa, con nghĩ đến những điều con đã làm sai. Sau đó, con cầu xin Chúa tha thứ và hứa sẽ không làm những điều đó nữa. Và sau đó con đến gặp một linh mục’ Nhưng trước khi anh chị em làm những điều này, anh chị em vẫn thiếu một cái gì đó: anh chị em có tha thứ cho những người đã làm tổn thương anh chị em không?”

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận rằng sự tha thứ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta đòi buộc chúng ta phải tha thứ cho người khác.

“Đây là những gì Chúa Giêsu dạy chúng ta về sự tha thứ: đầu tiên, xin tha thứ không phải là một lời xin lỗi đơn giản, đó phải là một nhận thức về tội lỗi, về sự sùng bái ngẫu tượng mà tôi đã phạm; thứ hai, Thiên Chúa luôn tha thứ, luôn luôn - nhưng Ngài đòi hỏi tôi phải tha thứ cho người khác. Nếu tôi không tha thứ, trong một nghĩa nào đó, tôi đã đóng cửa với sự tha thứ của Thiên Chúa. Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.

2. Những tâm hồn chai đá

Không thể có sự thỏa hiệp: hoặc chúng ta để cho mình được yêu thương “bởi lòng thương xót của Thiên Chúa” hoặc chúng ta chạy theo con đường “đạo đức giả” và cứ làm theo ý mình muốn để rồi con tim mình ngày càng chai cứng. Đây là lịch sử của mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, từ thời Abel cho đến bây giờ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Năm 12 tháng Ba.

Đức Thánh Cha đã bắt đầu bài giảng của ngài với những lời trong Thánh vịnh đáp ca - “Đừng cứng lòng nữa” – và đặt câu hỏi: “Tại sao điều này lại xảy ra?”. Để tìm câu trả lời, Đức Thánh Cha đã nhắc lại bài đọc thứ nhất trích từ sách tiên tri Jeremiah (7: 23-28), trong đó tóm tắt cách nào đó “lịch sử của Thiên Chúa”. Nhưng liệu chúng ta thực sự có thể nói “Thiên Chúa có một lịch sử hay không?” Làm sao lại có thể như thế vì “Thiên Chúa là vĩnh cửu?” Đức Thánh Cha giải thích rằng, sự thật là, “từ lúc Thiên Chúa bắt đầu các cuộc đối thoại với dân Người, Ngài đã đi vào lịch sử”.

Và lịch sử của Thiên Chúa với dân Ngài “là một lịch sử đáng buồn”, vì “Thiên Chúa đã cho tất cả mọi thứ” và đổi lại “Ngài chỉ nhận được những buồn phiền”. Chúa phán: “Hãy lắng nghe tiếng Ta; Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi và các ngươi sẽ là dân Ta. Hãy bước đi trong đường lối Ta đã truyền cho các ngươi, để các ngươi phát triển thịnh vượng”. Đó là “con đường” để được hạnh phúc. “Nhưng họ không vâng lời, họ cũng chẳng màng chú tâm đến”. Thay vào đó, họ tiếp tục ngoan cố bước đi “trong sự cứng lòng gian ác của họ”. Nói cách khác, họ không muốn “lắng nghe Lời Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha giải thích rằng lựa chọn đó đặc trưng cho toàn bộ lịch sử của Dân Chúa: “chúng ta hãy xem xét vụ giết hại và cái chết của Abel bởi anh trai của mình, bởi trái tim ác độc do ghen tị”. Tuy con người liên tục “quay lưng” với Chúa, Ngài “không bao giờ mệt mỏi”. Thực vậy, Ngài “không mệt mỏi” sai các tiên tri đến với dân Người. Nhưng dù thế, con người vẫn không nghe. Thay vào đó, Kinh Thánh cho chúng ta biết: “họ đã cứng cổ và làm ra những điều còn tồi tệ hơn so với những gì cha ông họ đã làm”. Thành ra, “tình hình của dân Chúa từ thế hệ này sang thế hệ khác càng trở nên tồi tệ hơn”.

Chúa nói với tiên tri Jeremiah: “Khi ngươi nói với họ tất cả những lời này, họ sẽ không lắng nghe ngươi, họ sẽ không trả lời. Hãy nói với họ: Đây là dân tộc không lắng nghe tiếng Chúa, cũng chẳng sửa sai”. Và Đức Thánh Cha nhận xét là Thiên Chúa đã cho biết thêm một điều “khủng khiếp” hơn: Lòng trung thành đã biến mất '. Các ngươi không phải là những người trung tín. Ở đây, theo Đức Thánh Cha, có vẻ như Thiên Chúa đang khóc: “Ta đã yêu thương ngươi rất nhiều, Ta đã cho ngươi rất nhiều ...”, nhưng ngươi đã làm “mọi thứ để chống lại Ta”. Sự than khóc này nhắc chúng ta nhớ đến biến cố Chúa Giêsu “khóc thương thành Giêrusalem”. “Tất cả lịch sử này, trong đó sự trung thành đã biến mất, làm con tim Chúa Giêsu thổn thức”. “Lịch sử cá nhân của chúng ta” cũng là một lịch sử của sự bất trung bởi vì “chúng ta làm theo ý riêng của mình. Nhưng khi làm như vậy, trong hành trình của cuộc sống, chúng ta đi theo một con đường chai cứng: chai cứng con tim, biến nó thành đá. Lời Chúa không thấm nhập được và chúng ta sa ngã”. Đây là lý do tại sao “ngày hôm nay, vào Mùa Chay này, chúng ta có thể tự hỏi mình: Tôi có lắng nghe tiếng nói của Chúa không, hay tôi chiều theo những gì tôi muốn, bất cứ những gì miễn là làm tôi vui lòng?”.

Những lời khuyên của Thánh vịnh đáp ca - “Đừng cứng lòng nữa” - được tìm thấy “rất nhiều lần trong Kinh Thánh” để giải thích “sự bất trung của dân Chúa” - thường sử dụng “hình ảnh của những người đàn bà hoang dâm”. Đức Thánh Cha nhắc đến đoạn văn nổi tiếng từ Ezekiel 16 như một ví dụ: “Đời ngươi là một lịch sử lâu dài của ngoại tình. Dân này đã không chung thủy với Ta, dân này đã là một dân ngoại tình “. Ngoài ra còn có rất nhiều lần, trong đó Chúa Giêsu “quở trách các môn đệ vì lòng họ chai cứng”, như khi Ngài nói với hai môn đệ trên đường Emmau: “Hởi những kẻ ngu ngốc và lòng dạ chai cứng”.

Đức Thánh Cha giải thích rằng con tim gian ác - mà “tất cả chúng ta mỗi người đều có một chút” - “không cho phép chúng ta hiểu được tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta muốn được tự do”, nhưng” với một sự tự do mà cuối cùng biến chúng ta ra nô lệ, chứ không phải là tự do trong tình yêu mà Chúa ban cho chúng ta”.

Điều này, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, cũng xảy ra trong các định chế. Ví dụ, “Chúa Giêsu chữa lành một người, nhưng trái tim của các thầy thông luật, của các tư tế, của hệ thống pháp luật đã chai cứng đến mức họ luôn tìm kiếm những lời biện minh”. Thành ra, họ nói với Ngài: “Ông đuổi quỷ nhờ danh của quỷ. Ông là một thầy phù thủy ma quỷ”. Các thầy thông luật này “tin rằng cuộc sống đức tin phải được điều hòa bởi những luật lệ do họ bày ra”. Chúa Giêsu gọi họ là “những kẻ giả hình, những ngôi mộ tô vôi, bề ngoài xinh đẹp nhưng bên trong chứa đầy sự gian ác và đạo đức giả”.

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng “thật không may, điều tương tự đã xảy ra trong lịch sử của Giáo Hội. Chúng ta hãy nhớ lại trường hợp cô bé Joan thành Arc tội nghiệp: hôm nay cô ấy là một vị thánh! Cô gái tội nghiệp ấy đã bị thiêu sống vì người ta tin rằng cô là một kẻ dị giáo. Hoặc chúng ta hãy nghĩ đến trường hợp gần đây hơn là Chân Phước Rosmini là người mà tất cả các sách của ngài đều bị cấm. Anh chị em đã không thể đọc những sách này, đọc những sách ấy là có tội. Hôm nay, ngài được phong Chân Phước.”

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “trong lịch sử của Thiên Chúa với dân Ngài, Chúa đã gửi các tiên tri đến nói cho dân Ngài biết rằng Ngài yêu thương họ”, tương tự như vậy, “trong Giáo Hội, Chúa gửi các thánh đến với chúng ta”. Họ là “những người dẫn dắt đời sống của Giáo Hội. Họ không quyền lực, không phải là những kẻ đạo đức giả”. Họ là “những người nam nữ thánh thiện, trẻ em, thanh thiếu niên thánh thiện, các linh mục thánh thiện, các nữ tu thánh thiện, các vị giám mục thánh thiện ...”. Nói cách khác, họ là những con người “mà trái tim không chai cứng”, nhưng thay vào đó “luôn luôn mở cửa cho lời tình yêu của Chúa”. Họ “không phải là người sợ để cho mình được vuốt ve bởi lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao các thánh là những người hiểu rất rõ về đau khổ, về sự khốn cùng của con người, và gần gũi với con người”.

Chúa rất thẳng thừng với những ai “đã mất đi lòng trung thành của họ”: “Những ai không theo Ta là chống lại Ta”. Người ta có thể hỏi: “Không có một cách nào để thỏa hiệp, để có một chút cái này và một chút cái kia sao?”. Không, Đức Thánh Cha nói, “Hoặc chúng ta để cho mình được yêu thương “bởi lòng thương xót của Thiên Chúa” hoặc chúng ta chạy theo con đường ‘đạo đức giả’ và cứ làm theo ý mình muốn để con tim mình ngày càng chai cứng”. Không có “con đường thứ ba cho sự thỏa hiệp: hoặc là anh chị em trở nên thánh thiện hoặc là anh chị em đi theo con đường khác”. Những ai “không cùng đi” với Chúa, không chỉ “bỏ rơi mọi thứ” mà “tồi tệ hơn: sẽ bị phân tán, phá hủy. Họ là những kẻ băng hoại”.

Vì sự bất trung này, “Chúa Giêsu khóc thành Giêrusalem” và “khóc cho mỗi người chúng ta”. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trong Chương 23 Phúc Âm Thánh Mátthêu, có một lời nguyền khủng khiếp chống lại “những người lãnh đạo có con tim chai cứng và muốn làm chai cứng con tim người dân”. Chúa Giêsu nói: “đổ xuống đầu các ngươi là máu của tất cả những người vô tội, bắt đầu từ Abel. Chúng sẽ phải chịu trách nhiệm vì tất cả máu của người vô tội, đổ ra bởi sự gian ác của họ, bởi thói đạo đức giả của họ, bởi sự chai cứng và trái tim hóa đá của họ”.

3. Những dụ ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Như chúng tôi vừa trình bày, trong bài giảng tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Năm 12 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng Chúa rất thẳng thừng với những ai “đã mất đi lòng trung thành của họ”: “Những ai không theo Ta là chống lại Ta”. Ba dụ ngôn tiếp theo đây, do chính Chúa Giêsu kể cũng nói lên sự cấp bách trong lựa chọn nước Trời thay vì thờ lạy những ngẫu tượng thế gian.

Dụ ngôn kho báu và ngọc quý

“Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.

Dụ ngôn chiếc lưới thả xuống biển

Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Ðến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Người thứ nhất trong dụ ngôn kho báu là một người làm công nhật, cầy ruộng cho một người khác, tình cờ trong lúc làm ruộng, anh gặp thấy một kho báu chôn giấu dưới đất. Một kho báu mà theo con mắt của anh là vô giá, nên anh liền “đi bán tất cả những gì có là mua thửa ruộng ấy”.

Người thứ hai trong dụ ngôn kho báu là một thương gia buôn bán ngọc quý. Tình cờ trong khi chạy hàng anh đã tìm được một viên ngọc thượng thặng, liền bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.

Cả hai đều không muốn bỏ lỡ cơ hội có một không hai, không muốn để cho vận may của cuộc đời qua mất, và vì thế họ hành động với những quyết định rất can đảm và quyết liệt.

Lời đáp trả cho sứ điệp Tin Mừng về Nước Chúa, có thể khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh và ơn gọi của mỗi cá nhân; nhưng không làm tất cả những gì cần thiết để được vào Nước Chúa, không lợi dụng vận may hiếm có đưa đến, đó là một thái độ khờ dại sẽ dẫn đến một chung cục đã được nghiêm khắc cảnh cáo trong dụ ngôn thứ ba.

4. Sứ mệnh và ơn gọi của người cao niên

Sứ mệnh và ơn gọi của người già là cầu nguyện cho Giáo Hội, cho toàn thế giới và khuyên nhủ, khích lệ và nâng đỡ các thế hệ trẻ. Các ông bà nội ngoại làm thành một “ca đoàn” thường xuyên của một đền thánh tinh thần vĩ đại, nơi lời cầu nguyện khẩn nài và tiếng hát chúc tụng nâng đỡ cộng đoàn làm việc và tranh đấu trong cánh đồng cuộc sống.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 18,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 11 tháng Ba tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã suy tư về giá trị và vai trò quan trọng của ngưởi già trong gia đình. Đức Thánh Cha nói ngài làm điều này bằng cách tự đồng hóa mình với người già, vì ngài cũng thuộc lứa tuổi này. Nhắc lại kỷ niệm chuyến công du tại Phi Luật Tân Đức Thánh Cha cho biết dân chúng đã gọi ngài là “ông nội Phanxicô”.

Điều đầu tiên cần nhấn mạnh đó là có đúng là xã hội hướng tới chỗ gạt bỏ chúng ta thật, nhưng Chúa chắc chắn không gạt bỏ người già.

Đức Thánh Cha giải thích như sau:

Chúa mời gọi chúng ta theo Ngài trong mọi lứa tuổi cuộc sống và cả tuổi già cũng chứa đựng một ơn thánh và một sứ mệnh, một on gọi đích thật của Chúa. Chưa phải là lúc kéo chèo lên thuyền để nghỉ ngơi. Giai đoạn này của cuộc sống khác với các giai đoạn đi trước, chắc chắn rồi, nhưng chúng ta cũng phải “sáng tạo nó một chút”, bởi vì các xã hội của chúng ta không sẵn sàng trên bình diện tinh thần và luân lý để trao ban cho tuổi già giá trị tràn đầy của nó. Thật thế, xưa kia có thời giờ cho chính mình không là điều bình thường. Nhưng ngày nay nó lại càng không bình thường hơn nữa. Cả nền tu đức kitô cũng đã hơi ngạc nhiên, và đây là việc đề ra các đường nét của một nền tu đức người già. Nhưng cám ơn Chúa không thiếu các chứng tá của các thánh nam thánh nữ!

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Tôi đã rất bị đánh động bởi “Ngày quốc tế người già” chúng ta đã cử hành tại quảng trường thánh Phêrô này hồi năm ngoái: tôi đã lắng nghe lịch sử của các người già tiêu hao cuộc sống vì người khác. Đây là một suy tư cần tiếp tục trong môi trường Giáo Hội cũng như dân sự. Phúc Âm cống hiến cho chúng ta một hình ảnh rất đẹp, cảm động và khích lệ. Đó là hình ảnh của ông Simeon và bà Anna, được nhắc tới trong Phúc Âm thời thơ ấu của Chúa Giêsu do thánh Luca biên soạn. Hai vị chắc chắn là người cao niên, cụ Simeon và bà Anna là người đã 84 tuổi. Phúc Âm nói rằng đã từ nhiều năm họ đợi chờ Chúa đến mỗi ngày, với lòng trung thành lớn lao. Họ đã muốn trông thấy Ngài ngày hôm đó, tiếp nhận các dấu chỉ, trực giác được lúc khởi đầu. Có lẽ họ cũng đã hơi cam chịu phải chết trước: tuy nhiên sự chờ đợi lâu dài tiếp tục chiếm hữu suốt cuộc đời họ, họ đã không có dấn thân nào khác quan trọng hơn. Và thế là khi Maria và Giuse đến Đền Thờ để chu toàn các đòi buộc của Luật Lệ, ông Simeon và bà Anna được Thánh Thần linh hứng, hăng hái tiến lên (x. Lc 2,27). Sức nặng của tuổi đời và sự chờ đợi biến mất trong chốc lát. Họ nhận ra Con Trẻ và khám phá ra một năng lực mới, cho một nhiệm vụ mới: là cảm tạ và làm chứng cho Dấu Chỉ đó của Thiên Chúa. Ông Simeon đã ứng khẩu một thánh thi rất hay đẹp diễn tả niềm vui (x. Lc 2,29-32) và bà Anna đã trở thành người đầu tiên rao giảng về Chúa Giêsu: “Bà nói về Con Trẻ với tất cả nhũng ai trông đọi ơn cứu rỗi của Giêrusalem” (Lc 2,38).

Các ông bà nội ngoại thân mến, các người già thân mến, chúng ta hãy bước theo hai cụ già ngoại thường này! Chúng ta cũng hãy trở thành các thi sĩ của lời cầu nguyện một chút: hãy ưa thích tìm các lời của chúng ta, chúng ta hãy lấy lại những gì mà Lời Chúa đạy chúng ta. Thật là một ơn trọng đại cho Giáo Hội lời cầu nguyện của các ông bà nội ngoại! Một tiêm chích lớn của sự khôn ngoan cả cho toàn xã hội loài người nữa; nhất là cho xã hội quá chộn rộn với công ăn việc làm, quá bận bịu, quá lo ra. Nhưng phải có ai đó hát ca chúc tụng các dấu chỉ của Thiên Chúa cho các xã hội ấy! Chúng ta hãy coi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lựa chọn sống quãng đời còn lại trong cầu nguyện và trong việc lắng nghe Thiên Chúa! Một tín hữu lớn thuộc truyền thống chính thống thế kỷ trước là Olivier Clément đã nói: “Một nền văn minh nơi người ta không cầu nguyện nữa là một nền văn minh nơi tuổi già không còn ý nghĩa. Và đây là điều kinh khủng, trước hết chúng ta cần các người già cầu nguyện, bởi vì tuổi già được ban cho chúng ta là cho việc đó”.

Đề cập đến những gì người già có thể làm Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì các ơn lành đã nhận lãnh và làm đầy sự trống rỗng của sự vô ơn bao quanh. Chúng ta có thể cầu bầu cho các chờ mong của các thế hệ mới và trao ban phẩm giá cho ký ức và các hy sinh của các thế hệ đã qua. Chúng ta có thể nhắc nhớ cho người trẻ tham vọng biết rằng một cuộc sống không tình yêu thương là một cuộc sống khô cằn. Chúng ta có thể nói với những người trẻ sợ hãi rằng có thể chiến thắng nỗi lo lắng cho tương lai. Chúng ta có thể dậy cho người trẻ quá si mê chính mình rằng có nhiều niềm vui trong việc cho đi hơn là nhận lãnh. Các ông bà nội ngoại làm thành một ca đoàn thường xuyên của một đền thánh tinh thần lớn lao, nơi lòi cầu nguyện khẩn nài và tiếng hát chúc tụng nâng đỡ cộng đoàn làm việc và chiến đấu trong cánh đồng cuộc sống.

Sau cùng lời cầu nguyện liên lỉ thanh tẩy con tim. Lời chúc tụng và khẩn nài lên Thiên Chúa ngăn ngừa sự chai cứng của con tim trong oán hận và ích kỷ. Thật xấu xa biết bao thái độ trơ trẽn của một người già đã đánh mất đi ý thức về chứng tá của mình, khinh rẻ giới trẻ và không thông truyền sự khôn ngoan của cuộc sống! Trái lại đẹp đẽ biết bao sự khích lệ mà người già thành công thông truyền cho người trẻ đang đi tìm ý nghĩa đức tin và cuộc sống! Đó thật là sứ mệnh của các ông bà nội ngoại, ơn gọi của người già. Các lời nói của ông bà nội ngoại có cái gì đặc biệt đối với người trẻ. Và họ biết điều ấy. Các lời mà bà nội tôi viết cho tôi trong ngày thụ phong linh mục của tôi, tôi vẫn còn luôn luôn đem theo trong sách thần vụ.

Tôi mong ước biết bao nhiêu một Giáo Hội thách đố nền văn hóa gạt bỏ với niềm vui tràn bờ của một vòng tay ôm giữa người trẻ và người già.

5. Tình yêu của Thiên Chúa là nhưng không và vô hạn

Thiên Chúa yêu thương chúng ta với tình yêu nhưng không và vô hạn. Thập giá Chúa Kitô là bằng chứng tột đỉnh tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, và dấu chỉ thánh thiện và hữu hiệu nhất của tình yêu đó là bí tích Thánh Thể.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: Phúc Âm hôm nay tái đề nghị với chúng ta các lời Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3,16). Khi nghe các lời này, chúng ta hướng cái nhìn của con tim lên Chúa Giêsu Chịu Đóng Đanh và cảm thấy trong chúng ta rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, yêu thương chúng ta thật sự và yêu thương chúng ta biết bao! Đức Thánh Cha nói:

Đó là kiểu diễn tả đơn sơ nhất tóm gọn toàn Tin Mừng, toàn đức tin, toàn thần học: Thiên Chúa yêu thương chúng ta với tình yêu nhưng không và vô hạn. Tình yêu ấy Thiên Chúa chứng minh nó trước hết trong việc tạo dựng, như phụng vụ loan báo trong kinh nguyện Thánh Thể 4: “Cha đã tác thành vũ trụ để đổ tình thương của Cha xuống trên tất cả mọi tạo vật và khiến chúng vui hưởng ánh sáng huy hoàng của Cha”. Ở nguồn gốc thế giới chỉ có tình yêu tự do và nhưng không của Thiên Chúa Cha. Thánh Ireneo viết rằng: “Thiên Chúa đã không tạo dựng nên Ađam vì Ngài cần đến con người, nhưng để có ai đó mà ban các ơn phúc” (Adversus haereses, IV 14,1). Và Kinh nguyện Thánh Thể 4 viết tiếp: “Và khi, vì bất phục tùng, con người đã mất tình nghĩa với Cha, Cha đã không bỏ mặc con người trong quyền lực sự chết, nhưng trong lòng thương xót Cha đã đến gặp gỡ mọi người”.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Như trong việc tạo dựng cả trong các chặng tiếp theo của lịch sử cứu độ nổi bật lên tình yêu nhưng không của Thiên Chúa: Chúa chọn dân Người không phải vì họ xứng đáng, nhưng chính vì họ là dân bé nhỏ nhất trong tất cả mọi dân tộc. Và khi đến thời viên mãn, mặc dầu con người đã nhiều lần bẻ gẫy giao ước , Thiên Chúa, thay vì bỏ rơi họ, đã ký kết với họ một dây cột buộc mới, trong máu Chúa Giêsu – mối dây của giao ước mới vĩnh cửu – mà không có gì có thể bẻ gẫy được. Thánh Phaolô nhắc cho chúng ta nhớ: “Thiên Chúa giầu lòng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì tội lỗi chúng ta, Người cũng đã cho chúng ta được sống lại với Đức Kitô” (Ep 2, 4). Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Thập giá Chúa Kitô là bằng chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta: Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta cho tới cùng” (Ga 13,1), nghĩa là không phải chỉ cho tới phút cuối cùng của cuộc sống trần gian, nhưng cho tới mức tột đỉnh của tình yêu. Nếu trong việc tạo dựng Thiên Chúa Cha đã trao ban bằng chứng tình yêu vô biên của Người bằng cách ban cho chúng ta sự sống, thì trong cuộc khổ nạn của Con Ngài Ngài đã ban cho chúng ta bằng chứng của các bằng chứng: Người đã đến để đau khổ và chết cho chúng ta. Sau cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu thánh Phaolô nói “tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ trên con tim chúng ta qua Chúa Thánh Thần đã được ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo Hội và qua Giáo Hội bảo đảm ký ức sống động của Chúa Kitô và Người hoạt dộng khắp mọi nơi, cả ngoài Giáo Hội nữa, bằng cách làm cho các giá trị nhân bản đích thực lớn lên. Thần Khi của tình yêu làm cho chúng ta có khả năng yêu mến Thiên Chúa và các anh chị em khác. Dấu chỉ thánh thiện và hữu hiệu nhất của tình yêu này là bí tích Thánh Thể, tưởng niệm lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu: mỗi khi chúng ta cử hành nó, là chúng ta sống lại biến cố Núi Sọ, tột đỉnh lịch sử tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Xin Mẹ Maria là Mẹ của lòng thương xót, đặt để trong con tim chúng ta xác tín rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương. Xin Mẹ gần gũi chúng ta trong những lúc khó khăn và ban cho chúng ta các tâm tình của Con Mẹ, để cho lộ trình mùa chay của chúng ta là kinh nghiệm của ơn tha thứ, sự tiếp đón và tình bác ái.