Ngày 28-03-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/03: ANH HÃY ĐỨNG DẬY, VÁC CHÕNG MÀ ĐI - Lm. Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, SDD
Giáo Hội Năm Châu
03:18 28/03/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Nhân một dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt. Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Đức Giê-su bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.

Hôm đó lại là ngày sa-bát. Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng !” Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi : ‘Anh hãy vác chõng mà đi!’” Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: ‘Vác chõng mà đi’?” Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh. Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:53 28/03/2022

6. Sự phẫn nộ có thể giáo huấn sự nhẫn nại của con người, kiêu ngạo không thể giáo huấn con người sống khiêm nhường, đức hạnh không phải để cho tật xấu dạy dỗ.

(Thánh Bonaventure)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:56 28/03/2022
33. KHÉO TRỊ ĐỒNG BÓNG

Quân nhân Trần Ngũ rất ghét chuyện mê tín quỷ thần của những người trong gia đình. Một hôm, ông ta ngậm một thỏi thanh lý tử để bịp người nhà, nói:

- Cái má của tôi sưng vù lên nè”.

Nói xong thì nằm lăn ra không ăn uống gì cả.

Vợ rất lo lắng bèn đi mời đồng bóng đến, bà đồng nói Trần Ngũ bi mụt đầu đanh, bởi vì ông ta không tin vào quỷ thần, cho nên quỷ thần cũng không đến cứu.

Người của nhà họ Trần đều xúm quanh bà đồng khấu đầu xin bà đại phát từ bi, bà ta gật gật đầu bày tỏ đồng ý. Trần Ngũ luôn miệng kêu đau, réo gọi:

- “Xin bà thầy mau đến cứu cứu tôi”.

Bà đồng liền bấm ngay má của Trần Ngũ giả thần làm quỷ hết coi rồi lại nhìn, muốn nói vài câu thần chú quỷ hồn đề đánh lừa người ta, không ngờ Trần Ngũ ói “phù” một tiếng, thanh lý tử trong miệng phụt ra, cái mụt đanh trên má xẹp mất tiêu.

Bà đồng xấu hổ mặt mày, Trần Ngữ đuổi bà đồng ra khỏi cửa, từ đó về sau người nhà Trần Ngữ không còn mê tín dị đoan nữa.

(Tống Bại Loại Sao)

Suy tư 33:

Có một điều lạ lùng là con người ta càng văn minh, khoa học càng phát triển thì lại càng mê tín dị đoan, có những nơi khoa học phát triển tột bực như Mỹ và Nhật hoặc các nước bên trời tây mà lại có cả đạo thờ quỷ sa tan, không phải những ông bà cụ già, mà là những thanh niên nam nữ...

Thế mới biết, con người ta luôn cảm thấy mình yếu đuối và bất lực trước mọi biến cố xảy ra, cho nên càng tìm một đấng thần linh để che chở.

Trên trần gian này, may mắn và hạnh phúc nhất chính là người Ki-tô hữu, bởi vì Đấng mà họ tôn thờ và tin cậy chính là Thiên Chúa tình yêu, chứ không phải là ma quỷ, cũng không phải là bụt thần. Thiên Chúa mà người Ki-tô hữu tôn thờ là Đấng toàn năng, là Đấng tạo dựng, là Cha của mọi loài và rất mực săn sóc cho con cái của mình, và là Đấng hứa ban phúc trường sinh cho những ai tin cậy vào Ngài.

Nhưng có một vài người Ki-tô hữu không muốn mình trở thành người hạnh phúc và may mắn, họ quay lưng lại với Đấng tạo dựng và yêu thương họ, họ coi của cải vật chất danh vọng quyền thế là chúa mà họ phải tôn thờ, và cuối cùng chối bỏ cả niềm tin của mình vào Thiên Chúa.

Ôi, thật đáng buồn và tội nghiệp cho họ biết bao !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo Ukraine tập trung tại Washington để dâng mình cho trái tim Đức Mẹ
Đặng Tự Do
17:11 28/03/2022


Các tín hữu đã tập trung tại Đền thờ Quốc gia Công Giáo Ukraine Thánh gia ở Washington, DC, vào hôm thứ Sáu, khi Đức Thánh Cha Phanxicô thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.

“Ukraine rất tôn sùng Đức Maria,” Luba Munter, 72 tuổi đến từ Alexandria, Virginia, nói với CNA.

Trong lễ cầu nguyện Moleben, vị linh mục đã hát lời cầu nguyện thánh hiến cho Ukraine và Nga cùng lúc mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc tại Vatican.

Cha Andrii Chornopyskyi mặc áo Đức Mẹ màu xanh lam và vàng, phù hợp với màu cờ Ukraine. Trong khi phần lớn cử hành Phụng Vụ được nói bằng tiếng Ukraine, Cha Chornopyskyi nói bằng tiếng Anh ở một vài điểm.

“Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa,” ngài nói với cộng đoàn. “Có thể là không thể đối với con người. Nhưng đối với Chúa, không có gì là không thể “.

“Có lẽ chúng ta có một số nghi ngờ, một số suy nghĩ rằng chúng ta không thể chiến thắng” Đức Trinh Nữ Maria cũng từng hỏi, “Làm thế nào điều đó có thể xảy ra?” khi thiên sứ Gabriel tiết lộ rằng Mẹ sẽ thụ thai Chúa Kitô trong Lễ Truyền Tin. Ngài cũng nói thêm người chị họ của Đức Maria, là bà Elizabeth, đã mang thai một cách thật kỳ diệu khi đã về già.

Ngài hướng cộng đoàn đến đoạn phúc âm cho ngày 25 tháng 3 - ngày lễ Truyền tin, một ngày lễ buộc đối với người Công Giáo Ukraine – và nhấn mạnh rằng Thiên Chúa có thể làm tất cả mọi việc.
Source:Catholic News Agency
 
Lãnh đạo Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương gặp nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Ukraine
Đặng Tự Do
17:12 28/03/2022


Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk và Đức Tổng Giám Mục Epiphanius I của Ukraine đã thảo luận về tầm quan trọng của sự hợp tác trong chiến tranh tại cuộc họp của họ ở thủ đô Kiev của Ukraine vào ngày 23 tháng 3.

Sau đó, hai nhà lãnh đạo của Giáo hội đã gặp gỡ thị trưởng của Kiev, Vitali Klitschko, một cựu vô địch quyền anh hạng nặng.

Kể từ năm 2011, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, gọi tắt là UGCC, là giáo hội lớn nhất trong số 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông với Rôma.

Đức Tổng Giám Mục Epiphanius của Kiev và Toàn Ukraine đã được cử làm Giáo Chủ của Giáo Hội Chính thống Ukraine, gọi tắt là OCU, vào năm 2019. OCU là một Giáo Hội Chính thống giáo độc lập thứ 16 được hình thành từ sự hợp nhất của các cộng đồng Chính thống ở Ukraine.

OCU được chính thức công nhận bởi Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, là lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống giáo trên thế giới, vào năm 2019. Bước tiến này đã bị Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa của Nga phản đối, và họ đã cắt đứt quan hệ với Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople để phản đối.

OCU là một trong hai Giáo Hội Chính thống lớn ở Ukraine. Giáo Hội Chính Thống còn lại là Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.

Ủy ban Thông tin của UGCC cho biết “Những người tham gia cuộc họp, một lần nữa lên án gay gắt sự xâm lược của Nga đối với Ukraine, và đã thảo luận về những hoàn cảnh gay cấn hiện nay của cuộc sống và mục vụ của cả hai Giáo hội ở Ukraine”.

“Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav lưu ý rằng UGCC và Giáo Hội Chính thống Ukraine có thể và phải hợp tác, và số phận và tương lai của Ukraine phụ thuộc vào mức độ hợp tác này.”

Ủy ban Thông tin của UGCC cho biết thêm rằng Đức Tổng Giám Mục Epiphanius nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác song phương giữa Chính thống và Công Giáo trong việc giúp đỡ người dân Ukraine trong chiến tranh.

Ngài cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác trong khuôn khổ rộng hơn của Hội đồng Các Giáo Hội và Tổ chức tôn giáo Ukraine, và trong các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo và cơ sở tôn giáo ở nước ngoài.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã đến thăm một bệnh viện ở Kiev. Trong tin nhắn video hàng ngày của mình vào ngày 24 tháng 3, một tháng sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu, ngài nói rằng ngài rất ngạc nhiên khi không nhìn thấy những khuôn mặt buồn bã trong số những người bảo vệ bị thương của Ukraine.

“Khi tôi chào họ, tôi đã can đảm nắm tay họ, nhưng phần còn lại của cơ thể họ, toàn bộ cơ thể đều bị thương,” ngài nói.

“Những người lính này, nam cũng như nữ, đang mỉm cười, nói với tôi về chiến thắng, chiến thắng của Ukraine. Và tất cả mọi người xin lời cầu nguyện để họ có thể trở lại quân đội càng sớm càng tốt, một lần nữa sát cánh cùng anh chị em đồng đội bảo vệ quê hương đất nước”.

“ Khuôn mặt của họ, ánh mắt của họ, những lời khẩn cầu của họ tỏa sáng với hy vọng cho tất cả chúng ta. Với hy vọng sự thật sẽ thắng lợi “.

Trong thông điệp video của mình, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu người dân Mariupol, một thành phố ở đông nam Ukraine đã hứng chịu đợt pháo kích nghiêm trọng của Nga. Khu định cư, có dân số trước chiến tranh hơn 400,000 người, được gọi là “Thành phố của Đức Maria.”

“Ngày nay, thành phố này cần những hành lang nhân đạo. Nó cần cả cộng đồng quốc tế giúp vượt qua vòng vây và mang hàng hóa nhân đạo mà chúng tôi có, cho những người đang dần chết vì đói ngày nay,” ngài nói.

“Tuần trước, những người này đã sống sót nhờ tuyết đang tan và do đó có thể có nước uống. Hôm nay không còn tuyết ở Mariupol. Chúng ta hãy cứu Thành phố của Đức Maria này! Chúng ta hãy làm mọi thứ để cứu thành phố này, nơi ngày nay thực sự là nơi giao tranh của thiện và ác, nơi quyết định số phận của Ukraine, Âu Châu và thế giới”.
Source:Catholic News Agency
 
Tĩnh tâm Mùa Chay 2022 cùng Giáo triều Rôma – Bài suy niệm thứ ba của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa: Hiệp Thông Thánh Thể
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
21:33 28/03/2022


Bên cạnh rất nhiều tai ương mà đại dịch Covid đang gây ra cho nhân loại, từ quan điểm của đức tin đã có ít nhất một tác động tích cực. Đại dịch làm cho chúng ta ý thức được nhu cầu của chúng ta đối với Bí tích Thánh Thể và sự trống rỗng mà sự thiếu vắng Bí tích Thánh Thể tạo ra; đại dịch đã giúp chúng ta không coi Bí Tích Thánh Thể là điều hiển nhiên.

Một số Giáo Hội địa phương và quốc gia đã quyết định dành năm hiện tại cho một bài giáo lý đặc biệt về Bí tích Thánh Thể, vì mong muốn có một sự phục hưng về Bí tích Thánh Thể trong Giáo Hội Công Giáo. Theo Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, đó là một quyết định đúng lúc và là một tấm gương để noi theo, khi đề cập đến một số khía cạnh có lẽ ít được xem xét về Bí Tích Thánh Thể. Do đó, ngài dành những suy tư của Mùa Chay 2022 để trình bày về mầu nhiệm Thánh Thể để nhấn mạnh rằng Bí tích Thánh Thể bảo đảm với chúng ta rằng Chúa Giêsu ở với chúng ta, không chỉ về mặt ý định mà thôi, nhưng là “thực sự” trong cái thế giới dường như có thể tuột khỏi tay chúng ta bất cứ lúc nào.

Trong hai bài tĩnh tâm trước, Đức Hồng Y đã trình bày phần thứ nhất Phụng vụ Lời Chúa, và phần thứ Hai là Phụng Vụ Thánh Thể.

Lúc 9g sáng ngày thứ Sáu 25 tháng Ba, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, đã có bài thuyết giảng thứ ba cho Mùa Chay năm 2022 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục ở Vatican. Chủ đề của bài giảng này là “Hiệp Thông Thánh Thể” hay rước lễ.

Mở đầu bài suy niệm, Đức Hồng Y nói:

Trong các bài giáo lý khai tâm của chúng ta về Bí tích Thánh Thể - sau phần Phụng vụ Lời Chúa và việc Truyền phép – giờ đây chúng ta đã đạt tới phần thứ ba, đó là phần hiệp lễ.

Đây là thời điểm trong Thánh lễ thể hiện rõ ràng nhất sự hiệp nhất và bình đẳng cơ bản của mọi thành phần dân Chúa, không có bất kỳ sự phân biệt nào về cấp bậc và thừa tác vụ. Trước thời điểm này, ta có thể thấy sự hiện diện rõ rệt của sự phân biệt giữa các thừa tác vụ: trong Phụng vụ Lời Chúa, có sự phân biệt giữa Giáo Hội giảng dạy và Giáo Hội học tập; trong phần truyền phép, có sự phân biệt giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế phổ quát. Trong phần hiệp lễ thì không hề có sự phân biệt nào cả. Người tín hữu được rước lễ y như các linh mục và giám mục. Hiệp thông Thánh Thể là lời tuyên xưng mang tính bí tích rằng: trong Giáo Hội, tư cách thành viên trong Giáo Hội, hay koinonia, cao hơn và quan trọng hơn phẩm trật.

Chúng ta hãy suy tư về hiệp thông Thánh Thể khởi đi từ một bản văn của thánh Phaolô: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10,16-17).

Từ ngữ “thân thể” xuất hiện hai lần trong hai câu trên, nhưng với ý nghĩa khác nhau. Trong trường hợp thứ nhất (“Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?”), từ ngữ “Thân thể” ở đây chỉ thân thể đích thật của Đức Kitô, sinh ra bởi Đức Maria, đã chết và sống lại; còn trong trường hợp thứ hai (“chúng ta là một thân thể”), ở đây, “thân thể” nói về nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo Hội. Nói một cách rõ ràng và súc tích nhất là thế này: hiệp thông Thánh Thể luôn là hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp thông với anh chị em của chúng ta; nghĩa là trong đó có một sự hiệp thông chiều dọc, và một sự hiệp thông chiều ngang. Chúng ta hãy bắt đầu với chiều kích đầu tiên.

Hiệp thông với Chúa Kitô

Loại hiệp thông nào được thiết lập giữa chúng ta và Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể? Thưa: trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, chương 6 câu 57, Chúa Giêsu nói: “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai Ta, và Ta sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Ta, cũng sẽ nhờ Ta mà được sống như vậy”. Giới từ “nhờ” ở đây (trong tiếng Hy Lạp là dià) có giá trị nguyên nhân và chung cuộc; nó chỉ ra cả chuyển động của điểm xuất phát và chuyển động của điểm đến. Có nghĩa là ai ăn thân thể Đức Kitô, thì sống “nhờ” Người, tức là sống nhờ vào sự sống đến từ Người; và sống “cho” Người, tức là cho vinh quang của Người, tình yêu của Người, Vương quốc của Người. Như Chúa Giêsu sống nhờ Chúa Cha và cho Chúa Cha, cũng thế, khi hiệp thông bản thân chúng ta trong mầu nhiệm Mình và Máu Chúa Giêsu, chúng ta sống nhờ Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu.

Trên thực tế, chính yếu tố mạnh nhất biến hóa yếu tố kém hơn vào chính nó, chứ không phải ngược lại. Rau biến hóa khoáng chất, chớ không phải ngược lại; động vật biến hóa cả rau và khoáng chất, chớ không phải ngược lại. Vì thế, trên bình diện thiêng liêng, chính Thiên Chúa biến hóa con người, chớ không phải ngược lại. Vì vậy, trong tất cả các trường hợp khác, người ăn là người biến hóa những gì mình ăn, ở đây, trong Bí tích Thánh Thể, chính Đấng bị ăn đồng hóa những ai đón nhận Người. Đối với những ai tiến lên lãnh nhận Thánh Thể, Chúa Giêsu lặp lại điều mà thánh Augustinô đã nghe chính Người nói: “Không phải ngươi sẽ đồng hóa Ta thành ngươi, nhưng chính Ta sẽ đồng hóa ngươi thành Ta”

Một triết gia vô thần đã nói: “Con người là những gì anh ta ăn” (F. Feuerbach), nghĩa là ở con người không có sự khác biệt về chất giữa vật chất và tinh thần, mà mọi thứ đều được giản lược trong thành phần hữu cơ và vật chất. Một người vô thần đã đưa ra công thức tốt nhất về một mầu nhiệm Kitô giáo, dù ông không biết về điều đó. Nhờ Thánh Thể, người Kitô hữu mới thực sự là những gì mình ăn! Trước đó rất lâu, thánh Lêô Cả cũng đã viết: “Việc chúng ta tham dự vào Mình và Máu Chúa Kitô, không nhằm điều gì khác hơn là làm cho chúng ta trở thành Đấng mà chúng ta đã ăn”

Do đó, trong Bí tích Thánh Thể, không chỉ có sự hiệp thông giữa Chúa Kitô và chúng ta, mà còn có sự đồng hóa; hiệp thông không chỉ là sự kết hợp của hai thân thể, hai tâm trí, hai ý chí, nhưng nó là sự đồng hóa nên một thân thể, một tâm trí và ý chí của Đức Kitô. “Ai đã kết hợp với Chúa, thì nên một tinh thần với Người” (1Cr 6,17).

Chất dinh dưỡng – ăn và uống - không phải là hình thái tương đồng duy nhất mà chúng ta có đối với hiệp thông Thánh Thể, ngay cả khi nó không thể thay thế được. Có điều gì đó mà từ dinh dưỡng không lột tả hết được, cũng như khi ta dùng quan hệ giữa cây nho và cành nho để nói về sự hiệp thông, cách diễn tả ấy không nói hết được ý nghĩa. Đó là sự hiệp thông giữa các vật, không phải giữa con người với nhau. Chúng giao tiếp, nhưng chúng không biết chúng giao tiếp. Tôi muốn nhấn mạnh vào một phép tương tự khác có thể giúp chúng ta hiểu bản chất của hiệp thông Thánh Thể là một sự hiệp thông giữa những người nhận biết và muốn sống trong tình hiệp thông.

Thư gửi tín hữu Êphêxô nói rằng hôn nhân của con người là biểu tượng của sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội: “Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn đề cập đến Đức Kitô và Hội Thánh.” (Ep 5,31-33). Dùng một hình ảnh táo bạo nhưng chân thực, ta có thể nói rằng Bí tích Thánh Thể là sự viên mãn của cuộc hôn nhân giữa Chúa Kitô và Hội thánh, và đời sống Kitô hữu không có Thánh Thể là một cuộc hôn nhân được phê chuẩn nhưng không viên mãn. Trong phần hiệp lễ, vị chủ tế nói: “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa!” (Beati qui ad coenam Agni vocati sunt) và Sách Khải Huyền - mà từ đó cụm từ này được trích - nói rõ ràng hơn: “Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới Con Chiên!” (Kh 19:9).

Giờ đây - một lần nữa theo thánh Phaolô – hệ quả tức thì của hôn nhân là thân xác (nghĩa là toàn thể con người) của người chồng trở thành của người vợ và ngược lại, thân thể của vợ trở thành thân thể của chồng (x. 1Cr 7,4). Điều này có nghĩa là xác thịt không hư nát và ban sự sống của Ngôi Lời nhập thể trở thành “của tôi”, nhưng cũng là xác thịt của tôi, nhân tính của tôi, trở thành của Đức Kitô, do Người làm nên của riêng Người. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, nhưng Chúa Kitô cũng “lãnh nhận” mình và máu chúng ta nữa! Thánh Hilariô thành Poitiers viết, Chúa Giêsu “nhận lãnh xác thịt của những ai nhận lãnh Ngài”. Chúa Kitô nói với chúng ta: “Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy”, nhưng chúng ta cũng có thể nói với Chúa rằng: “Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình con”.

Bây giờ chúng ta hãy cố gắng hiểu hệ quả của tất cả những điều này. Trong cuộc sống trần thế của Người, Chúa Giêsu không có tất cả những kinh nghiệm con người có thể có và có thể tưởng tượng được. Đầu tiên, Ngài là một người đàn ông, không phải một người phụ nữ: Chúa Giêsu không kinh qua kinh nghiệm của một nửa nhân loại; Người không kết hôn, Người không trải nghiệm được ý nghĩa của việc kết hợp trọn đời với một thụ tạo khác, để sinh con cái, hoặc tệ hơn là mất con; Người chết khi còn trẻ và Người không biết đến tuổi già...

Nhưng bây giờ, nhờ Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu có tất cả những kinh nghiệm này: tình trạng của nữ giới nơi người phụ nữ, tình trạng bệnh tật nơi người đau yếu, tình trạng già nua nơi người cao niên, tình trạng bấp bênh nơi những người di cư, nỗi kinh hoàng của người hứng chịu bom đạn... Không có gì trong đời tôi mà không thuộc về Đức Kitô. Không ai nên nói: “A! Chúa Giêsu không biết thế nào là lấy chồng, làm đàn bà, mất con, ốm đau, già yếu, trở thành người đen đủi!”

Điều mà Đức Kitô đã không thể sống “theo xác thịt”, thì bây giờ Người sống và “kinh nghiệm” như đã sống lại “theo Thần Khí”, nhờ sự hiệp thông phu phụ trong Thánh Lễ. Thánh nữ Êlisabét Chúa Ba Ngôi đã hiểu được lý do sâu xa của điều này khi thánh nữ viết cho mẹ mình: “Tân nương nay thuộc về lang quân. Đức Lang Quân của con giờ đây đã có được con rồi. Chúa muốn con trở thành một nhân tính được thêm vào cho Người”.

Thật là một lý do vô tận để ngạc nhiên và an ủi khi nghĩ rằng nhân loại của chúng ta trở thành nhân tính của Đức Kitô! Nhưng cũng có trách nhiệm từ tất cả những điều này! Nếu mắt tôi đã trở thành mắt của Đức Kitô, miệng tôi là của Đức Kitô, thì sao tôi có thể để cho mắt tôi nhìn vào những hình ảnh dâm ô, hay để lưỡi tôi nói lời chống lại anh em mình, hay để thân thể tôi bị dùng như một công cụ của tội lỗi. “Tôi lại lấy phần thân thể của Đức Kitô mà làm phần thân thể của người kỹ nữ sao? Không đời nào!”, thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Côrintô với sự kinh hoàng như thế (1Cr 6:15).

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả; phần đẹp nhất vẫn còn bị thiếu. Thân thể nàng dâu thuộc về chàng rể; đúng, nhưng thân thể của chàng rể cũng thuộc về nàng dâu. Từ việc cho đi, chúng ta phải ngay lập tức chuyển qua việc nhận lãnh trong sự hiệp thông. Chúng ta không nhận lãnh điều gì khác hơn là sự thánh thiêng của Đức Kitô! “Sự trao đổi kỳ diệu” (admirabile commercium) mà phụng vụ nói đến sẽ thực sự diễn ra ở đâu trong đời sống của người tín hữu, nếu nó không được thực hiện vào lúc hiệp lễ?

Ở đó, chúng ta có cơ hội trao cho Chúa Giêsu những chiếc áo rách bẩn thỉu của mình và đón nhận từ Người “áo choàng công chính” (Is 61,10). Thật vậy, có lời chép rằng “chính nhờ Thiên Chúa, Đức Kitô Giêsu đã trở nên sự khôn ngoan, sự công chính, sự thánh hóa và ơn cứu chuộc cho chúng ta” (x. 1Cr 1,30). Những gì Người đã trở nên “cho chúng ta” thì đã được tiền định cho chúng ta, thuộc về chúng ta. Cabasilas viết: “Vì chúng ta thuộc về Chúa Kitô hơn thuộc về chúng ta, ‘Người đã trả giá đắt mà chuộc lấy chúng ta’ (1Cr 6:20), thật trái ngược là những gì thuộc về Chúa Kitô thì lại thuộc về chúng ta hơn là nếu nó là của chúng ta”. Chúng ta chỉ cần nhớ một điều: chúng ta thuộc về Đức Kitô nhờ quyền [làm con cái Chúa], Người thuộc về chúng ta bởi ân sủng!

Đó là một khám phá có khả năng chắp cánh cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Đây là một sự đột phá của đức tin và chúng ta nên cầu nguyện xin Chúa đừng để chúng ta chết trước khi chúng ta đạt được đức tin đó.

Hiệp thông với Chúa Ba Ngôi

Suy niệm về Bí tích Thánh Thể cũng giống như nhìn thấy những chân trời ngày càng rộng lớn đang mở ra trước mặt một người khi người đó càng tiến lên cao thì càng nhìn xa hết mức mắt có thể nhìn thấy. Chân trời Kitô học về sự hiệp thông mà chúng ta đã chiêm ngưỡng cho đến nay mở ra một chân trời Ba Ngôi. Nói cách khác, nhờ hiệp thông với Chúa Kitô, chúng ta tiến vào sự hiệp thông với cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong “lời nguyện hiến tế”, Chúa Giêsu thưa với Chúa Cha rằng: “Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một” (Ga 17:23). Những lời: “Con ở trong họ và Cha ở trong con” có nghĩa là Chúa Giêsu ở trong chúng ta và Chúa Cha ở trong Chúa Giêsu. Vì vậy, người ta không thể đón nhận Chúa Con mà không đón nhận Chúa Cha đến với mình. Lời của Đức Kitô: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14:9) cũng có nghĩa là “ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Cha Thầy”.

Lý do tối cao cho điều này là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một và bản tính thần linh không thể tách rời, tất cả Ba Ngôi là “một”. Về vấn đề này, thánh Hilariô thành Poitiers đã viết: “Chúng ta kết hiệp với Đức Kitô, Đấng không thể tách rời khỏi Chúa Cha. Khi ở trong Chúa Cha, Người vẫn hiệp nhất với chúng ta; do đó, chúng ta cũng đi đến sự hiệp nhất với Chúa Cha theo cách đó. Thật vậy, Đức Kitô ở trong Chúa Cha một cách đồng bản tính, vì Người được sinh ra bởi Chúa Cha; nhưng theo một cách nào đó, chúng ta cũng nhờ Đức Kitô mà được ở trong Chúa Cha một cách đồng bản tính. Đức Kitô sống nhờ Chúa Cha, và chúng ta sống nhờ nhân tính của Người”

Trong Bí tích Thánh Thể có một bản sao bí tích của những gì đã diễn ra trong lịch sử cuộc đời trần thế của Đức Kitô. Vào giây phút giáng sinh trên trần thế, chính Chúa Thánh Thần đã ban Chúa Kitô cho thế giới (Mẹ Maria đã thụ thai bởi phép của Chúa Thánh Thần!); vào giờ chết, chính Chúa Kitô là Đấng ban Thánh Thần cho thế gian (khi trút hơi thở cuối cùng, Người đã “trao Thần Khí”). Tương tự, trong Bí tích Thánh Thể, lúc truyền phép, chính Chúa Thánh Thần ban Chúa Giêsu cho chúng ta, vì nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, mà bánh được biến đổi thành thân thể Đức Kitô; tại thời điểm hiệp lễ, chính Đức Kitô, Đấng đến trong chúng ta, ban Thánh Thần cho chúng ta.

Thánh Irênê (người mà cuối cùng là Tiến sĩ của Hội thánh!) nói rằng: Chúa Thánh Thần là “chính sự hiệp thông của chúng ta với Chúa Kitô”. Trong sự hiệp thông, Chúa Giêsu đến với chúng ta với tư cách là Đấng ban Thần Khí. Không phải như Người xưa kia đã ban Thánh Thần, nhưng như Người bây giờ, một lần nữa, khi hiến tế trên bàn thờ, “Người trao Thần Khí” (x. Ga 19,30).

Tất cả những gì tôi đã nói về Chúa Ba Ngôi và Thánh Thể được tóm tắt một cách trực quan trong biểu tượng bức tranh của Rublev về ba Thiên thần xung quanh bàn thờ. Cả Ba Ngôi ban cho chúng ta Thánh Thể và tự hiến cho chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể không chỉ là Lễ Phục sinh hàng ngày của chúng ta; đó cũng là Lễ Hiện Xuống hàng ngày của chúng ta nữa!

Hiệp thông với nhau

Từ những đỉnh cao chóng mặt này, giờ đây chúng ta hãy trở lại trần gian và chuyển sang chiều kích thứ hai của hiệp thông Thánh Thể: đó là hiệp thông với nhiệm thể Chúa Kitô là Hội thánh. Chúng ta hãy nhớ lại lời của thánh Phaolô Tông đồ rằng: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10:17).

Phát triển một tư tưởng đã được phác thảo trong sách Didache, thánh Augustinô nhìn thấy một phép tương đồng trong cách thức mà hai thân thể của Đức Kitô được hình thành: Thánh Thể và Hội thánh. Trong trường hợp của Bí tích Thánh Thể, trước hết chúng ta có lúa mì rải rác trên các ngọn đồi, lúa mì được đập, xay, trộn trong nước và nấu trên lửa trở thành bánh dâng lên bàn thờ; còn trong trường hợp của Hội thánh, chúng ta có vô số người, những người hiệp nhất bằng cách rao giảng Tin Mừng, bằng cách ăn chay và sám hối, dìm vào trong nước khi làm phép rửa và nấu chín trong lửa của Thánh Linh, tạo thành thân thể là Hội thánh.

Về bình diện này, lời của Đức Kitô ngay lập tức đến với chúng ta: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23-24). Nếu anh chị em đi rước lễ, nhưng anh chị em đã xúc phạm một người anh chị em của mình, và anh chị em chưa hòa giải, anh chị em chứa một mối hận thù, thì theo thánh Augustinô, anh chị em giống một người nhìn thấy một người bạn lâu năm không gặp tiến đến với mình. Người ấy chạy đến với người bạn, nhón chân lên hôn lên trán người bạn… Nhưng khi làm điều này, người ấy đã không để ý rằng, mình đang dẫm lên chân người bạn bằng đôi giày đinh của mình. Các anh chị em của chúng ta là đôi chân của Chúa Giêsu, Đấng vẫn còn bước đi trên trần gian.

Hiệp thông với những người nghèo

Điều này đặc biệt đúng đối với những người nghèo, những người khốn khổ, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Đấng đã nói về bánh: “Này là Mình Thầy”, thì cũng nói về người nghèo. Đức Giêsu đã nói điều này khi đang nói về những gì đã làm cho những kẻ đói, kẻ khát, người tù và người trần truồng, thì Người tuyên bố trịnh trọng rằng: “các ngươi đã làm cho chính Ta vậy!”. Điều này chẳng khác nào nói: “Vì xưa Ta đói; Ta khát; Ta là khách lạ; Ta đau yếu; Ta ngồi tù” (x. Mt 25: 35ff). Tôi đã nhớ những lần mà khoảnh khắc khi sự thật này gần như bùng nổ trong tôi. Tôi đang thực hiện một nhiệm vụ ở một đất nước rất nghèo. Băng qua các con đường của thủ đô, tôi thấy đâu đâu cũng có những đứa trẻ phủ trên mình một vài mảnh áo rách bẩn thỉu, chạy theo xe rác để kiếm chút gì ăn. Vào một khoảnh khắc nào đó, cứ như thể Chúa Giêsu đang nói với tôi rằng: “Hãy xem kỹ: đó là thân thể Thầy!”.

Người em gái của triết gia vĩ đại Blaise Pascal kể sự việc này với anh Pascal. Trong lần đau ốm cuối cùng của mình, Pascal không thể giữ lại trong miệng bất cứ thứ gì ông đã ăn, và vì thế mà họ không cho ông ta nhận Thánh Thể như của ăn đàng khi ông nhất quyết yêu cầu. Sau đó, ông nói: “Nếu không thể ban phép Thánh Thể cho tôi, thì ít nhất hãy để một người nghèo khó nào đó vào phòng của tôi. Nếu tôi không thể hiệp thông với Đấng là Đầu, thì tôi muốn rằng, ít nhất tôi cũng phải được hiệp thông với các chi thể của Người”.

Trở ngại duy nhất cho việc rước lễ mà thánh Phaolô nêu rõ ràng là sự kiện trong khi họp cộng đoàn là, “kẻ thì đói, người lại say”: “Khi anh em họp nhau, thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước, và như thế, kẻ thì đói, người lại say” (1Cr 11:20-21). Nói “đây không phải là ăn Bữa Tiệc Ly của Chúa” chẳng khác nào nói: bữa ăn của bạn không còn là Thánh Thể đích thực nữa! Đó là một tuyên bố mạnh mẽ, ngay cả từ quan điểm thần học, mà có lẽ chúng ta không chú ý đến đúng mức.

Ngày nay, tình trạng kẻ ăn không hết người lần không ra không còn là vấn đề địa phương mà là vấn đề toàn cầu. Không thể có điểm chung nào giữa bữa ăn tối của Chúa và bữa ăn trưa của người giàu, nơi ông chủ tổ chức tiệc tùng xa hoa, không để ý đến những người nghèo đang ở trước cổng nhà mình (x. Lc 16:19ff). Mối quan tâm chia sẻ những gì mình có với những người có nhu cầu, gần và xa, phải là một phần không thể thiếu trong đời sống Thánh Thể của chúng ta.

Không có ai có thiện chí mà trong suốt một tuần lại không thể thực hiện một trong những cử chỉ mà Chúa Giêsu nói: “Ngươi đã làm điều đó cho chính Ta vậy”. Chia sẻ không chỉ đơn giản có nghĩa là “cho một cái gì đó”: lương thực, quần áo, lòng hiếu khách; nó cũng có nghĩa là đi thăm một ai đó: một tù nhân, một người bệnh, một người già cả neo đơn sống một mình. Đó không chỉ là đưa mớ tiền giúp đỡ cho một ai đó, mà còn là dành thời giờ cho họ nữa. Người nghèo và những người đau khổ cần tình liên đới và tình yêu thương, không kém gì cơm ăn áo mặc, nhất là trong thời bị phong tỏa cô lập do đại dịch Covid áp đặt.

Đức Giêsu đã nói: “Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc nào anh em cũng có đâu!” (Mt 26:11). Điều này cũng đúng theo nghĩa là chúng ta không phải lúc nào cũng có thể rước Mình Thánh Chúa trong Bí tích Thánh Thể, và ngay cả khi chúng ta làm vậy, thì việc hiệp lễ đó cũng chỉ kéo dài vài phút, trong khi chúng ta luôn có thể nhận được Mình Thánh Chúa nơi những người nghèo. Không có giới hạn ở đây, chỉ cần chúng ta muốn là có. Chúng ta luôn có người nghèo ở bên cạnh chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta gặp ai đó đang đau khổ, nhất là khi chúng ta đang phải đối mặt với một số hình thức đau khổ tột cùng nào đó, nếu chúng ta chú ý lắng nghe, chúng ta sẽ nghe thấy, với đôi tai của đức tin, và lời của Chúa Kitô: “Này là Mình Thầy!”.

Tôi xin kết thúc bằng một câu chuyện nho nhỏ mà tôi đã đọc ở đâu đó. Một người đàn ông nhìn thấy một cô bé bị suy dinh dưỡng, đi chân đất và run lên vì rét, và gần như ông tức giận hét lên với Chúa rằng: “Chúa ơi, tại sao Chúa không làm một điều gì đó cho cô bé đi chứ?”. Chúa trả lời ông rằng: “Dĩ nhiên, Ta đã làm một điều gì đó cho cô bé đó rồi: Ta đã dựng nên con để con giúp đỡ cô bé!”

Nguyện xin Chúa giúp chúng ta biết nhắc nhở bản thân mình đúng lúc.

1. x. Thánh Augustinô, Tự thuật, VII, 10.
2. Thánh Lêô Cả, Bài giảng số 12, về cuộc thương khó, 7 (CCL 138A, tr. 388).
3. Thánh Hilariô Poitiers, De Trinitate, 8, 16 (PL 10, 248): “Eius tantum in se adsumptam habens carnem, qui suam sumpserit”.
4. Thánh Elisabét Chúa Ba Ngôi, Thư gửi mẹ số 261
5. N. Cabasilas, Đời sống trong Đức Kitô, IV, 6 (PG 150, 613).
6. Thánh Hilariô, De Trinitate, VIII, 13-16 (PL 10, 246ff).
7. Thánh Irênê, Adversus haereses, III, 24, 1.
8. Thánh Augustinô, Sermo Denis, 6 (PL 46, 834ff).
9. x. Thánh Augustinô, Chú giải về Thư thứ nhất của thánh Gioan, 10,8.
10. Cuộc đời của Pascal, trong Bio. Pascal, Oeuvres Coalètes, Paris 1954

Source:http://www.cantalamessa.org/?p=4010&lang=en
 
Cuốn sách mới: khiếu hài hước của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
21:58 28/03/2022

Bản tin AFP ngày 23 tháng 3 đăng tải nội dung một cuốn sách mới nói về Đức Phanxicô, theo đó, ngài “vội vàng, tệ ở môn bóng đá và đôi khi thất vọng vì không có tiền tiêu: Đức Phanxicô mang phẩm phục Giáo Hoàng, nhưng các phẩm phục này che giấu một con người bình thường ở bên dưới, ngài nói thế trong một cuốn sách mới”.



Cũng theo cuốn sách, Đức Phanxicô tự nhận, "Tôi nóng nảy, thiếu kiên nhẫn... đôi khi tôi đưa ra quyết định một cách vội vàng", Đức Giáo Hoàng nói trong một cuốn sách mới, "Từ người nghèo đến Giáo hoàng, Từ Giáo hoàng đến Thế giới", dựa trên các thắc mắc của những người kém thế trên thế giới.

Từ những khu ổ chuột ở Brazil đến những người vô gia cư ở Ấn Độ, Iran và Hoa Kỳ, người dân từ 80 quốc gia đã đặt 100 câu hỏi có tính bản thân cho Đức Giáo Hoàng; các câu trả lời cho các câu hỏi này được thu thập thành một cuốn sách sẽ được xuất bản vào ngày 1 tháng 4.

"Đức Thánh Cha kiếm được bao nhiêu? Đức Thánh Cha đã từng có bạn gái chưa? Đức Thánh Cha có khuyết điểm gì?" họ hỏi trong dự án của hiệp hội Pháp Lazare, là hiệp hội đang điều hành những ngôi nhà trong đó các chuyên gia trẻ tuổi và những người vô gia cư trước đây sống cùng với nhau.

Tổng thư ký của hiệp hội, Pierre Durieux, nói với AFP, vị đứng đầu 1.2 tỷ người Công Giáo “sẵn sàng tham dự cuộc chơi và trong sáng một cách đáng ngạc nhiên”.

Điều đó bao gồm việc tự nhận là "người mơ mộng" - một người hâm mộ nhà thơ Pháp Baudelaire - nói “có” với câu hỏi về bạn gái.

Durieux cho hay, "Bất chấp một chương trình nghị sự khiến người ta phát điên, ngài đã dành thời gian để lắng nghe tất cả các câu hỏi, cho đến câu hỏi cuối cùng".

'Hơi vô lý'

Jorge Mario Bergoglio, người đã chọn tên Phanxicô như một biểu tượng muốn nói lên rằng triều đại giáo hoàng của ngài sẽ đặt người nghèo của thế giới lên hàng đầu và làm trung tâm, đã nói về cuộc sống, gia đình, thị hiếu, ơn gọi làm linh mục của ngài - và việc không khoan dung đối với xa hoa.

Ngài nói: “Tôi rất đau lòng khi người của Giáo Hội, các linh mục, giám mục, Hồng Y, lái những chiếc xe sang trọng và thay vì làm gương về việc sống khó nghèo, lại đưa ra các chứng từ tiêu cực nhất”.

Ngài bác bỏ mọi thứ xa hoa hào nhoáng - mặc dù thừa nhận rằng ngài không thể mua cho mình những thứ hào nhoáng ngay cả khi ngài muốn.

Trong cuốn sách, Đức Phanxicô nói rằng "Tôi không hề được trả lương. Dù là một xu! Họ cho tôi ăn, và nếu tôi cần thứ gì đó, tôi sẽ yêu cầu",

"Dù sao, mọi người luôn nói với tôi ‘được’. 'Chúng con đâu dám chiến đấu với Đức Giáo Hoàng!’ Nếu tôi cần giày, tôi sẽ yêu cầu".

Ngài thừa nhận, "Sự nghèo khó của tôi là hư cấu, vì tôi chẳng thiếu thốn gì. Nhưng vẫn hơi vô lý khi phải yêu cầu... Điều đó khiến tôi trở nên kém tự tin hơn".

Một thứ ngài sẽ không yêu cầu: giày bóng đá.

Mặc dù bóng đá là môn thể thao yêu thích của ngài, nhưng người Argentina này chưa bao giờ thành thạo nó.

Ngài châm biếm, "Khi tôi còn trẻ, tôi luôn bị đặt ở khung thành vì tôi chơi tệ. Người ta bảo tôi có hai chân trong cùng một chiếc giày".

'Khiếu hài hước tuyệt vời'

Loic Luisetto, giám đốc của Lazare, cho biết Đức Phanxicô là một "người đơn giản... với khiếu hài hước tuyệt vời".

"Chúng tôi đã đưa cho ngài một máy gọi nhỏ để ngài sử dụng nếu ngài không muốn trả lời. Ngài chưa bao giờ sử dụng nó."

Qua bốn cuộc gặp mặt tại Vatican, Đức Phanxicô đã nói hầu như bằng tiếng Tây Ban Nha với hàng chục người trong dự án do Lazare và khoảng 20 tổ chức phi chính phủ từ năm châu thiết lập.

Những người tham gia đã được hỏi "Bạn sẽ hỏi Đức Giáo Hoàng điều gì nếu ngài ở trước mặt bạn?".

Mọi lo lắng về việc phải đích thân nói với người Công Giáo hàng đầu của thế giới đã biến mất sau khi những người tổ chức - những người đã được đưa vào khu cư xá Vatican nơi Đức Giáo Hoàng sống - tình cờ bắt gặp ngài đang tiến hành cuộc sống hàng ngày của ngài.

Durieux nói, họ thấy Đức Phanxicô "trong thang máy hoặc đang ăn sáng với chiếc khay của ngài. Sự gần gũi này với ngài đã góp phần tạo nên bầu khí gia đình cho các cuộc phỏng vấn".

Có lẽ, vào bữa sáng, Đức Giáo Hoàng đã dậy hàng giờ đồng hồ trước đó.

Đức Giáo Hoàng thú nhận ngài là "một người dở sống dở chết thực sự" vào buổi sáng - có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi xét ngài dậy ngay sau 4 giờ sáng.

Có một giá phải trả khi thức dậy sớm như thế ở tuổi 85. Ngài thú nhận, "đôi khi ngủ quên trong lúc cầu nguyện".

Sau khi thức giấc, ngài mặc quần áo. Tuy nhiên, chưa bao giờ, mặc chiếc quần trắng truyền thống mà vị tiền nhiệm của ngài là Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô XVI quen mặc, vì "Tôi không phải là người bán càrem!"
 
Văn Hóa
Tại sao chúng ta cần Maurice Blondel
Vũ Văn An
18:51 28/03/2022

Tại sao chúng ta cần Maurice Blondel


(Bài của Oliva Blanchette, Tạp chí Communio, Mùa xuân năm 2011)

"Blondel thấy rằng điều cần thiết trong triết học là phải nêu ra câu hỏi về một tôn giáo siêu nhiên, ngay cả khi nó không thể được trả lời bên trong một mình phạm vi triết học hoặc lý trí".



Maurice Blondel đã đầu tư sâu xa vào các cuộc tranh luận về triết học Kitô giáo diễn ra ở Pháp vào đầu thập niên 1930. Ông đã khởi động cuộc tranh luận bằng các bài báo về việc coi Thánh Augustinô là một triết gia Công Giáo, thay vì chỉ là một nhà thần học, nhân dịp kỷ niệm 15 bách chu niên ngày mất của thánh nhân (1). Ông đã đóng góp vào cuộc tranh luận hơn bất cứ ai khác, như có thể thấy từ mục lục của bộ sưu tập các bài báo được xuất bản gần đây từ cuộc tranh luận, do Gregory B. Sadler biên tập và dịch (2). Thực thế, chính Blondel là trung tâm của cuộc tranh luận khi ông bảo vệ ý niệm triết học Công Giáo vốn không những đối lập với những người chống lại chính ý niệm triết học Kitô giáo, mà còn đối với các Kitô hữu đã chấp nhận một ý niệm lỏng lẻo về triết học Kitô giáo cho thời kỳ trung cổ trên cơ sở lịch sử, nhưng chỉ bởi một cách đặt tên bên ngoài ý niệm triết học được quan niệm như một khoa học thuần lý. Bị đe dọa trong cuộc tranh luận là quan niệm của chính Blondel về một triết học Công Giáo đúng nghĩa, điều được ông chuẩn bị trình bầy trong một bộ công trình có hệ thống bao gồm ba tập về Triết học và Tinh thần Kitô giáo. Đây là một quan niệm mà ông đã phải bảo vệ khi bắt đầu sự nghiệp triết gia trong hệ thống đại học Pháp, trong một luận văn đã biến thành tâm điểm chú ý của giới triết học chính ý niệm về một tôn giáo được mạc khải cách siêu nhiên và thực hành tôn giáo, một ý niệm được liên kết rõ ràng với đạo Công Giáo.

Theo nhiều cách, cuộc tranh luận về triết học Kitô giáo này đã đạt tới một điểm chủ yếu trong sự nghiệp triết gia của Blondel. Gần đó, ông đã nghỉ dạy vì lý do điếc và mù, và ông đang tìm nhiều cách hoàn thành các công trình có hệ thống mà ông đã nghiền ngẫm trong nhiều năm, đồng thời bận bịu với công việc giảng dạy và hành chính trong tư cách là chủ tịch thâm niên về triết học của vùng Aix- Marseille. Ý tưởng về việc đề xuất một triết học Công Giáo mà bất cứ tác nhân hữu lý nào cũng sẽ cho không những là chính đáng mà thậm chí còn cần thiết nữa để thực hiện nguyện vọng của con người, vẫn ở hàng đầu trong tâm trí ông. Thực thế, nó được củng cố và khuyến khích nhờ việc đọc nhiều về Thánh Augustinô, người mà ông hiểu như một triết gia không kém Thánh Tôma, thay vì chỉ là một người có thế giá trong Giáo hội phải được các tín hữu noi theo.

Trong tiểu luận được dịch và xuất bản trong số báo này, “Về nhu cầu phải có Nền Triết học về Tinh thần Kitô giáo” (3), được viết một hoặc hai năm trước các cuộc tranh luận bắt đầu vào năm 1930 mặc dù không được xuất bản cho đến sau cái chết của Blondel, chúng ta thấy ông nghiền ngẫm vấn đề về điều tốt và điều hữu ích của việc nghiên cứu các mầu nhiệm Kitô giáo theo quan điểm triết học như một sự tái tiếp tục công trình ông đã bắt đầu hơn ba mươi năm trước đó, và là công trình ông vẫn nghĩ sẽ hoàn thành với việc nhắc rõ ràng hơn đến các mầu nhiệm Kitô giáo. Thực thế, chính nhờ sự suy gẫm của ông về các mầu nhiệm Tin Mừng, Blondel đã đạt tới dự án xem xét lại toàn bộ ý tưởng triết học về hành động cụ thể và về số phận con người nói chung, như chúng ta biết từ nhật ký tâm linh được ông lưu giữ trong khi làm luận văn của mình (4). Tiểu luận sau này là bản thảo đầu tiên về điều ông nghĩ phải làm trong nền triết học sau này của ông và cách ông dự định tiến hành, những vấn đề ông dự định thăm dò khi nói về điều ông gọi là những nhu cầu cấp bách về triết học của Kitô giáo. Tiểu luận nói về một nhu cầu nào đó phải thăm dò về mặt triết học các mầu nhiệm Kitô giáo, đồng thời thừa nhận rằng trong tư cách mầu nhiệm, chúng vượt quá khả năng điều tra của lý trí, nói theo Thánh Tôma hoặc thấu hiểu, nói theo Blondel. Đây là một nhu cầu được ông cố gắng biện minh một cách thuần lý như một triết gia và về mặt thông diễn học như một tín hữu, trong điều, đối với ông trong cả hai trường hợp,
vẫn là một mầu nhiệm.

Nhu cầu này phải làm, không những với việc mang lại ánh sáng mới từ các mầu nhiệm vào lý trí và triết lý về sự hiện hữu nhân bản, một thứ ánh sáng mà bất cứ triết gia nào cũng có thể đánh giá cao, như intellectum quaerens fidem [tri thức tìm kiếm đức tin], mà còn với việc sử dụng lý trí để nâng cao trí hiểu của con người chúng ta về các mầu nhiệm, hay các tín điều, như Thánh Tôma nghĩ cần phải làm trong việc giảng dạy Học thuyết Thánh như một môn khoa học, hay như fides quaerens intellectum [đức tin tìm trí hiểu] ( 5). Đây là một nhu cầu được các nhà trí thức Công Giáo trong thế kỷ 20 đánh giá cao, trong cả triết học và thần học cũng như trong các lĩnh vực khác, nhờ Maurice Blondel, người đã nẩy sinh một phương pháp rất tốt để đáp ứng nhu cầu nơi nó hiện hữu, trong tâm trí của những người do dự giữa các nhu cầu cấp thiết của tư duy phê phán hiện đại và các nhu cầu cấp thiết của đức tin tôn giáo truyền thống. Đó là những người cần Blondel, như các bạn hữu linh mục đã nhấn mạnh để thúc giục ông bước vào cuộc khủng hoảng duy hiện đại liên quan đến các giải thích về “Chúa Giêsu lịch sử” trong Tin Mừng. Các nhà trí thức Công Giáo lúng túng không biết nên hướng vào đâu trong cảnh phân cực gay gắt này về ý kiến giữa những người duy truyền thống cứng ngắc, những người được Blondel gọi là theo chủ nghĩa duy ngoại giáo điều, bởi vì họ ít hoặc không lưu ý tới lịch sử trong cách giải thích sự kiện Kitô giáo, và những người duy hiện đại được Blondel gọi là duy sử, bởi vì họ không thấy gì nơi “Chúa Giêsu lịch sử”ngoại trừ những gì có thể được cung cấp tài liệu, không kém phần từ bên ngoài, qua việc quan sát các tài liệu theo tiêu chuẩn nghiên cứu lịch sử hiện đại (6).

Đến một mức nào đó, chúng ta có thể nói rằng giới trí thức Công Giáo ngày nay vẫn đang ở trong cùng một cuộc khủng hoảng về đức tin và lý trí. Trong một thế giới trong đó, thế tục và tôn giáo, con người và thần linh, dường như vẫn còn mâu thuẫn với nhau, chúng ta có thể nói rằng chúng ta vẫn cần sự giúp đỡ của Blondel để vượt qua cuộc khủng hoảng này trong ý thức lịch sử của chúng ta, mà không từ bỏ lý trí và không đánh mất đức tin vào các mầu nhiệm Kitô giáo được chúng ta mang ra sống, nhưng bằng cách giữ lý trí và đức tin cùng với nhau làm một trong sự phân biệt không thể giảm thiểu và tách rời nhau.

Trong cuộc sống trí thức của mình với tư cách một triết gia, Blondel đã mang triết học và tôn giáo lại với nhau sau nhiều thế kỷ phân cách. Điều tốt và hữu ích cho chúng ta là nhìn lại một lần nữa về việc ông đã cảm nghiệm ra sao nhu cầu trí thức này để tái nối kết triết học và tôn giáo, lý trí và đức tin, vào một thời điểm khi chúng dường như đối lập nhau về mặt văn hóa và không thể phản hồi, và để xem làm thế nào ông kết hợp chúng lại với nhau một cách cần thiết và có lợi cho cả tôn giáo lẫn triết học, như ông đã cố gắng chứng tỏ vào năm 1896 trong phần thứ ba và là phần cuối cùng của bài diễn văn dài sáu phần về phương pháp, tựa đề là Lá thư về Các Nhu cầu Cấp bách của Tư tưởng Đương thời trong Các Vấn đề Hộ giáo và về Phương pháp Triết học trong Nghiên cứu Vấn đề Tôn giáo, gửi cho Annales de Philosophie chrétienne, một tạp chí Công Giáo hàng đầu vào thời điểm đó (7).

Blondel là một người Công Giáo cần triết học và là một triết gia cần Công Giáo như một tôn giáo siêu nhiên vượt quá sức mạnh điều tra của lý trí. Ông thấy rằng điều cần thiết trong triết học là phải nêu ra câu hỏi về một tôn giáo siêu nhiên, ngay cả khi không thể trả lời nó duy trong một mình phạm vi triết học hoặc lý trí. Ông cũng thấy qua đời sống đức tin của chính mình rằng điều cần thiết là triết học phải đặt thành chủ đề tính siêu việt của hồng ân chúng ta nhận được từ Thiên Chúa, cho phép chúng ta tham gia vào một hành động vừa nhân bản vừa thần linh, dẫn chúng ta trở lại chính cuộc sống của Chúa Ba Ngôi như những đứa con nuôi của Thiên Chúa.

1. Đến với triết học như một Kitô hữu

Blondel không lớn lên với những ý tưởng như vậy trong đầu. Ông không nhận được chúng từ sự giáo dục tôn giáo ở nhà hoặc từ Giáo Hội, cũng không phải từ sự giáo dục thế tục của ông về nhân văn và triết học tại các trường công lập của Pháp. Ông đến với chúng nhiều hơn qua việc suy tư của chính mình, khi ông ngày càng quan tâm hơn đến triết học sau quá trình nuôi dưỡng tôn giáo rất phong phú của ông trong một hệ thống trường học thế tục ít hoặc không sử dụng đến tôn giáo. Những gì ông học được về triết học trong các trường học của nhà nước ít hay không liên quan gì đến tôn giáo, điều mà ở Pháp vào thời của ông chủ yếu có nghĩa là đạo Công Giáo.

Tuy nhiên, điều Blondel thấy là triết học liên quan đến đời sống tinh thần, của chính ông cũng như của những hữu thể có lý trí khác, ngay cả khi cuộc sống và tinh thần đó bao gồm những liều thuốc mạnh mẽ của tôn giáo như ông đã học từ rất sớm trong cuộc sống tại nhà và tại nhà thờ giáo xứ của ông, và trong việc ông đọc truyền thống Công Giáo và Kinh thánh. Trong khi những người khác có cùng một nền dưỡng dục tôn giáo đã hạ giá tôn giáo khi họ đi sâu hơn vào triết học hoặc cách suy nghĩ khoa học hiện đại, để chỉ bàn đến những vấn đề trong khả năng điều tra của lý trí, thì Blondel có một cái nhìn rộng hơn bao gồm những điều vốn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời và tinh thần của ông, một phần của điều ông phải nghĩ đến như một triết gia khi suy gẫm về cuộc đời mình. Đối với ông, cuộc sống của đức tin và cuộc sống của lý trí không thể được coi là hai cuộc sống riêng biệt. Cả hai đều liên quan tới số phận đơn nhất của mọi hữu thể nhân bản cũng như của chính bản thân ông, đến nỗi cuộc sống này không thể hành động nếu không có cuộc sống kia. Đây là nguồn gốc của việc ông nghiên cứu triết học suốt đời như triết học Công Giáo hay tôn giáo siêu nhiên.

Maurice Blondel xuất thân từ một dòng dõi luật gia, luật sư và công chứng viên từ thời Công tước xứ Burgundy vào thế kỷ 13 (không phải giới quý tộc, mà là giới chuyên gia có liên hệ gần gũi với việc thi hành quyền lực), qua nền Cộng hòa Pháp sau Cách mạng. Cha của ông là một luật sư cũng như chú của ông, người từng là thẩm phán một thời dưới thời Cộng hòa cho đến khi ông bị sa thải vì đã ra phán quyết chống lại nền Cộng hòa trong một vụ án liên quan đến tự do tôn giáo. Gia đình này theo đạo Công Giáo một cách kiên cường, không những giữ cho mình là người Công Giáo chống lại một nền Cộng hòa mà họ gọi là la gueuse [gái đĩ], đồ vô lại, mà còn sống một đời sống tôn giáo sâu sắc, tuân giữ những truyền thống Công Giáo phong phú mà họ đã thừa hưởng từ những bậc tổ tiên của họ ở Pháp, vốn là trưởng nữ của Giáo hội. Họ coi nhà nước và hệ thống trường học của nó là thù địch, thay vì trung lập, đối với cách suy nghĩ của họ.

Trong nhà không những chỉ có mẹ ông là người nuôi dưỡng tinh thần tôn giáo này, mà còn có dì của ông, một cựu nữ tu dòng kín, người đã đặc biệt quan tâm đến việc dẫn nhập mọi con trẻ vào việc thực hành tôn giáo truyền thống, nhất là Bí tích Thánh Thể và các công việc bác ái thương người, lúc đó vẫn là một phần của cuộc sống hàng ngày của các gia đình Công Giáo ở Pháp vào giữa thế kỷ XIX. Maurice đã được chuẩn bị về phương diện chủ quan để hòa nhịp với tinh thần Kitô giáo này vốn đã hình thành ý thức và lương tâm của ông khi còn nhỏ cũng như khi còn là một thanh niên.

Blondel đầu tiên được gửi đến một trường tôn giáo tư nhân, nơi tinh thần Kitô giáo tiếp tục tỏa sáng đối với ông cùng với những lợi ích có tính thế tục hơn đã được ông chú ý đến. Điều này chỉ kéo dài ba năm, sau đó, lúc chín tuổi, ông được gửi đến trường công Lycée de

Dijon đáng sợ, để học môn Cổ điển khó nhá, một môn vẫn là tiêu chuẩn cho tất cả những ai muốn học lên cao hơn ở các đại học danh tiếng thời đó. Tại đây, như ông nói sau này, Blondel đã học đọc và học viết. Ông bắt đầu học tại Lycée vì vào thời điểm đó không có nơi nào khác để học cao hơn. Ông ở lại đó ngay cả sau khi các tu sĩ Dòng Tên mở một trường cao đẳng Công Giáo ở Dijon. Ông đã không chuyển đổi, như một trong những người anh em họ của ông đã làm, người sau đó đã được nhận vào trường Bách khoa ở Paris và trở thành một nhà vật lý nổi tiếng trong khi Maurice theo đuổi khóa học của riêng mình về triết học tại Trường Cao đẳng Sư phạm. Đối với Maurice, như một Kitô hữu trẻ tuổi với một sứ mệnh, điều quan trọng là phải làm quen với suy nghĩ của những người có tiếng đã phản đối hoặc khinh thường cách suy nghĩ của ông. Maurice ở lại Lycée trong tám năm, nơi ông được trao bằng Tú tài Văn chương về Hùng biện ở tuổi mười bảy, sau lần đầu tiên tiếp xúc với triết học vào năm thứ tám của mình. Ông tiếp tục học thêm về triết học để lấy bằng Tú tài Văn chương về Triết học, được trao cho ông vào năm sau. Sau khi tốt nghiệp Lycée, ông trúng tuyển tại Phân Khoa Văn chương ở Dijon, có ý định hoàn thành việc học Luật, theo nguyện vọng của gia đình, nhưng đã được Khoa trưởng Henri Joly, một chuyên gia về Leibniz, dụ dỗ từ bỏ luật sang triết học; vị này, sau đó, đã giảng dạy tại Sorbonne và Collège de France. Đến tháng 7 năm 1880, khi chỉ mới mười tám tuổi, Blondel đã hoàn thành các yêu cầu của bằng Cử nhân Văn chương về Triết học cùng với những yêu cầu dành cho Cử nhân Khoa học.

Sau đó, Ông bắt đầu thêm một năm học tập căng thẳng về triết học dưới sự hướng dẫn của Joly để chuẩn bị cho các kỳ thi đua tranh để được nhận vào Trường Cao đẳng Sư phạm ở Paris. Ông dự kỳ thi năm 1881, mà không tham gia bất cứ khóa học dự bị nào tại các Trung học Nổi tiếng của Paris, và trước sự ngạc nhiên của mọi người, ông đã được nhận trực tiếp "từ Tỉnh", vào Ngôi trường nơi ông sẽ đua tranh với một loạt những ngôi sao sáng chói triết học, nhiều người trong số họ ông biết sẽ không có thiện cảm với sự dấn thân của ông đối với đạo Công Giáo — đến nỗi ông cảm thấy cần phải tham khảo ý kiến của gia đình và cha xứ của mình trước khi chấp nhận vinh dự này, tất cả người đã hỗ trợ ông sẵn sàng chấp nhận thử thách này.

Tại Cao đẳng Sư phạm, Blondel thực hiện thêm hai năm việc học hỏi căng thẳng về lịch sử triết học với các giáo sư nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Ông không phải là người Công Giáo thực hành duy nhất ở Cao đẳng Sư phạm. Ông trở thành một phần của một nhóm nhỏ được miễn khỏi phòng học vào các buổi sáng Chúa nhật để tham dự Thánh lễ, được các sinh viên khác gọi là les talas, viết tắt của ils vont à la messe (họ đi dự Thánh lễ), điều mà hầu hết giới sinh viên không muốn làm. Blondel nổi bật không những vì là người Công Giáo, mà còn là người trực tiếp đến từ Tỉnh. Ông được công nhận rất thông minh, cũng như các bạn cùng lứa tuổi của ông, nhưng ông cũng đã sớm được hỏi về việc làm thế nào mà một cậu bé thông minh như vậy vẫn có thể là một người Công Giáo, và ông chỉ trả lời rằng ông có mọi ý định tiếp tục thông minh để theo đuổi triết học của mình. Từ thái độ đối với cả tôn giáo lẫn trí thông minh này, ông đã chọn Hành động làm chủ đề cho luận án tiến sĩ của mình, để chứng tỏ rằng, thay vì phản đối siêu nhiên của đạo Công Giáo, triết học có thể được đem đến chỗ thừa nhận sự cần thiết của việc nêu ra vấn đề về một tôn giáo như vậy. Blondel đã sớm đưa ra lựa chọn này trong sự nghiệp của mình tại Cao đẳng Sư phạm, nhưng ông gặp một số khó khăn khi Hành động được chấp thuận như một chủ đề hợp pháp cho một luận án triết học. Vào thời điểm đó, thuật ngữ hành động không xuất hiện trong các từ điển tiêu chuẩn của triết học, như một trong những người bạn học của ông đã lưu ý. Ông thắng thế chỉ vì ông là một trong hai sinh viên sáng giá nhất trong lớp, và vì ông được sự hỗ trợ của Émile Boutroux, triết gia toán học lỗi lạc và là giáo sư tại Sorbonne, người đã trở thành người bảo trợ cho luận án, khiến nhiều đồng nghiệp trong khoa và ban quản trị tại Sorbonne khó chịu. Blondel đã dành gần mười năm để thực hiện luận án, làm việc chủ yếu một mình tại quê hương của gia đình ông ở ngoại ô Dijon, trước khi đệ trình để bảo vệ nó vào tháng 6 năm 1893, thực hiện phát súng đầu tiên cho việc xoay chuyển triết học chung quanh vấn đề đạo Công Giáo siêu nhiên.

Một sự nghiệp lâu dài đã bắt đầu như thế, trong đó Blondel duy trì vấn đề tôn giáo siêu nhiên ở vị trí hàng đầu của triết học đối đầu với những người cho rằng tôn giáo không liên quan đến đời sống tự trị của lý trí, hoặc thù địch với nó, và thậm chí với cả những người muốn giữ cho triết học đứng ngoài tôn giáo, hoặc tách biệt khỏi tôn giáo, vì lòng tôn trọng đối với việc đạo Công Giáo cho rằng mình siêu nhiên và không thuần nhất. Việc bảo vệ luận án của ông, được một lượng lớn khán giả theo dõi, mất hơn bốn giờ, trước khi một ban giám khảo gồm năm người đã đưa ra nhiều phản bác đáng kể đối với dự án của ông. Cuối cùng, ông đã thành công trong việc chứng minh mình là một triết gia thực thụ. Ban giám khảo đã cấp cho ông danh hiệu Doctorat dès lettres [Bằng Tiến sĩ Văn chương], nhưng nói rằng họ bác bỏ kết luận của ông về tôn giáo, điều này sau đó khiến ứng viên khó nhận được một chức vụ đại học mà bằng tiến sĩ của ông làm ông có quyền hưởng.

Ở cuối luận án năm 1893, Blondel đã lập luận cho sự nhất thiết phải nêu ra câu hỏi về một hồng phúc siêu nhiên của Thiên Chúa để bổ sung cho hồng phúc của tự nhiên và tự do đã được ban cho khi tạo ra con người. Ông đã chọn hành động cụ thể của cuộc sống con người làm chủ đề cho cuộc điều tra để đi đến vấn đề này, vì không một triết học nào chỉ dựa trên những ý tưởng trừu tượng có thể làm được. Đối với ông, hành động là loại thử nghiệm căn bản nhất được chúng ta thực hiện, trong lương tâm, liên quan đến ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống hoặc số phận cuối cùng của chúng ta, nếu chúng ta có một số phận như thế. Ông nhìn thấy trong đó điều được ông gọi là một khoa học thực hành mà chúng ta đạt tới vào cuối cuộc đời, một sự khôn ngoan tích lũy được nhờ phản tỉnh trong cuộc sống cá nhân của người ta, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ nọ và được truyền cho ông khi còn nhỏ và khi là một người trưởng thành trẻ tuổi có lý trí, một sự khôn ngoan mà đối với ông bao hàm một liều lượng tôn giáo mạnh mẽ không hề bất tương hợp với lý trí, mặc dù vượt qua nó. Luận án hẳn phải là một suy tư về hành động vào thời điểm quan yếu này trong cuộc đời của ông như một triết gia, một khoa học thực hành ở đây và bây giờ, hoặc một phê bình về cuộc sống, để xem xem liệu vấn đề của cuộc sống hoặc của hành động có thể được giải quyết một cách suy lý ra sao trong hiện tại mà không cần phải đợi giải pháp cuối cùng trong thực hành vào cuối cuộc đời.

2. Sự cần thiết của tôn giáo siêu nhiên trong triết học

Như thế, trong Khoa học Thực hành, như một suy tư có hệ thống và phê phán về Khoa học Thực hành sự sống đã được nói đến, ông đã đi một chặng đường dài nhất, xem xét các cách khác nhau đã được đề xuất để giải quyết vấn đề hòa giải giữa tự do và tất yếu trong hành động của con người, như trong chủ nghĩa tài tử (dilettantism), chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa khoa học, cả ba chủ nghĩa này đều bị ông coi như các giải pháp thiếu sót, bởi vì mỗi chủ nghĩa chỉ đặt lại vấn đề hành động với ý chí sẵn lòng thực hiện một số hành động nào đó. Điều này, do đó, đưa ông trở lại xem xét cách chúng ta tiến tới chỗ muốn bất cứ hành động nào trong tư cách là con người, bắt đầu từ nhiều động cơ hành động được đưa ra trong ý thức của chúng ta, và tiếp tục tự do lựa chọn động cơ này hay động cơ nọ trong số các động cơ này, để theo đuổi một cùng đích vốn ngang tầm sức mạnh vô hạn của sự lựa chọn, mà chúng ta đã bắt đầu bằng ý chí tự do của mình.

(Từ đỉnh cao đầu tiên của ý chí tự do trong hành động của con người này, có thể nói như thế, có một số đỉnh cao hoặc giai đoạn khác, như ông gọi chúng, bắt đầu với việc đầu tiên mở rộng ra bên ngoài hành động có ý chí trong cơ thể, sinh vật hoặc đời sống cá nhân của chủ thể nhân bản, và đi từ hành động cá nhân đến hành động xã hội, hoặc cùng hành động với người khác, và sau đó đến hành động xã hội như tìm thấy trong gia đình, trong quốc gia và trong toàn thể nhân loại, tất cả đều dẫn đến một việc mở rộng hành động phổ quát cần thiết đến các tận cùng vũ trụ. Mỗi một trong những giai đoạn này được coi như một đối tượng được ước muốn mà ý chí con người sẵn sàng bao hàm trong điều Blondel gọi là hiện tượng hành động, nghĩa là hành động được quan niệm trong tính chủ quan nhân bản và mở rộng đến chính tận cùng của điều chúng ta nghĩ là vũ trụ. Mỗi giai đoạn trên đường đi, hoặc mỗi đối tượng được ước muốn, đều được coi như thỏa mãn một phần nào đó của điều nhất thiết được ước muốn trong ý chí ước muốn, nhưng cũng được coi như để lại một phần nào đó để được ước muốn hơn sao cho ý chí được uớc muốn (volonté voulue) bằng với ý chí ước muốn (volonté voulante), để khi chúng ta bước đến giai đoạn cuối cùng, ở tận cùng hiện tượng hành động nói chung, có một khoảnh khắc quyết định (crisis) đối với ý chí tự do trong diễn trình tự giải phóng: phải làm gì với những gì còn lại của tính vô hạn trong ý chí đã không được sử dụng trong việc ước muốn tất cả những gì nó ước muốn một cách tự do và tất yếu trong hiện tượng phổ quát? Phải làm gì để tiếp tục nhìn xa hơn hiện tượng, hoặc sâu hơn vào sức mạnh vô hạn của việc ước muốn, hoặc để giải quyết một điều gì đó trong hiện tượng được ước muốn như thể nó là điều vô hạn, và do đó, nhường chỗ cho mê tín trong hành động của nó, như giai đoạn cuối cùng chúng ta có thể tiến tới trong trật tự nội tại của hiện tượng?

Năm 1893, ở tận cùng điều ông gọi là Hiện tượng Hành động, bao gồm phần lớn nhất trong tác phẩm gốc của ông về Hành động, Blondel phê phán các hình thức mê tín khác nhau, sơ khai và hiện đại, bao gồm các mê tín của chủ nghĩa tài tử và chủ nghĩa khoa học, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa hoạt động, và trên hết là chủ nghĩa duy lý, như các nỗ lực nhằm nắm giữ điều vô hạn đã thất bại và nhất định sẽ thất bại. Trong quá trình khám phá có hệ thống lâu dài của mình về toàn bộ hiện tượng hành động, ông đã cố gắng xem xem liệu vấn đề hành động có thể được giải quyết trong hiện tượng này hay không, hoặc xem xem liệu sẽ không thể có một đối tượng được ước muốn nào đóng mạch ý chí được ước muốn như cân bằng với ý chí ước muốn hay không. Nếu có thể tìm ra một đối tượng hoặc một quyết tâm được ước muốn như vậy trong hiện tượng như ngang tầm với sức mạnh vô hạn của ý chí, thì sẽ không có lý do gì để tìm xa hơn hoặc sâu hơn. Nhưng việc phê bình hành động mê tín ở cuối cuộc thăm dò này cho thấy hai điều về phương diện này: (1) chúng ta vẫn cần phải đi xa hơn hoặc sâu hơn hiện tượng, và (2) trên thực tế, chúng ta không thể làm được như vậy bằng riêng sức của mình như mọi nỗ lực thất bại của hành động tự mãn mê tín đã cho thấy rõ ràng. Do đó, vấn đề điều gì xa hơn và sâu hơn hiện tượng vẫn còn đó, cùng với câu hỏi liệu có điều gì có thể giải quyết vấn đề này là khoảng cách vẫn được tìm thấy trong hành động tự nguyện của chúng ta giữa ý chí được ước muốn và ý chí ước muốn của chúng ta, vấn đề cuối cùng dẫn đến vấn đề Thiên Chúa tích cực trong hành động tự nguyện của chúng ta, và vấn đề liệu Thiên Chúa có thể hoặc muốn làm cách nào thu hẹp khoảng cách này để đưa hành động của chúng ta đến một sự trùng hợp hoàn hảo giữa ý chí được ước muốn và ý chí ước muốn của chúng ta.

Đó là cách mà câu hỏi về tôn giáo nhất thiết nảy sinh ở phần kết thúc triết lý hành động đối với Blondel, như một nhu cầu cấp thiết phải có một điều gì đó hơn thế nữa, một điều gì đó vừa siêu việt vừa siêu nhiên, khi triết học tiến xa hết mức có thể của nó. Đầu tiên, Blondel bàn đến câu hỏi như một vấn đề tiến đến chỗ chống lại Điều Cần thiết Duy Nhất, l'unique nécessaire, khi đối tượng được ước muốn phần nào ngang tầm với sức mạnh ước muốn vô hạn của chúng ta - không phải một ngẫu tượng, một điều chỉ có thể là một vật hữu hạn, nhưng thực sự là Thiên Chúa như Đấng thực sự vô hạn và mãi mãi mầu nhiệm. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể lấp đầy vực thẳm giữa một hành động hữu hạn được ước muốn và sức mạnh ước muốn vô hạn mà chúng ta thấy đang xuyên suốt toàn bộ hiện tượng hành động, đến nỗi chúng ta phải nói rằng điều chúng ta cuối cùng sẽ ước muốn, trong mọi sự chúng ta ước muốn trong trật tự nội tại của vũ trụ, là Thiên Chúa, Đấng Duy nhất Nhất thiết, Đấng muốn chính hữu thể ước muốn của chúng ta và tất cả những gì chứa đựng trong hiện tượng hành động. Đó là cách ý tưởng về Thiên Chúa tự thể hiện ở mọi cao điểm của hành động của chúng ta như những hữu thể hữu lý. Đây là cách thức và lý do tại sao chúng ta phải nghĩ đến Thiên Chúa trong mọi hành động của mình, giờ đây được quan niệm như nhân thần [theandric], vừa là con người vừa là thần linh, thay vì chỉ tự đóng kín trong một ý chí được ước muốn, một ý chí muốn tự mãn và kết cục chỉ là mê tín dưới bất cứ hình thức nào nó mang lấy.

Tuy nhiên, từ quan điểm về hành động của con người này, mà hiện nay được quan niệm như có tính tôn giáo đúng đắn trong triết học hoặc trong Khoa học Thực hành, chúng ta không những phải nghĩ về Thiên Chúa đích thật, hay có Thiên Chúa trong tâm trí một cách thích đáng, có thể nói như thế, thay vì là một ngẫu thần nào đó do chính chúng ta lựa chọn. Chúng ta cũng phải chọn hoặc tiếp nhận một trong hai thái độ đối với Thiên Chúa như nguyên lý cần thiết của hữu thể và ý muốn của chúng ta, thái độ đi với Người hoặc thái độ chống lại Người. Blondel tuyên bố một cách cảm kích phương thức thực tế mà chúng ta phải đối diện ở điểm cao nhất ý muốn của chúng ta: “Con người, tự mình, không thể là điều họ đã là bất chấp chính họ, điều họ tuyên bố sẽ trở thành một cách tự nguyện. Có hay không, liệu họ có muốn được sống, thậm chí cho đến chết, có thể nói như thế, bằng cách đồng ý để được thay thế bởi Thiên Chúa? Hoặc nếu không, liệu họ có cao ngạo muốn tự mãn không cần có Thiên Chúa, kiếm lợi bằng sự hiện diện nhất thiết của Người mà không làm cho nó thành tự nguyện, mượn sức mạnh của Người để tiến tới mà không cần có Người, và muốn một cách vô hạn mà không muốn Đấng Vô hạn?” (8)

Triết học vẫn còn nhiều điều để nói về các hậu quả của việc đi theo một trong những phương thức này, về sự sống của hành động hay về cái chết của hành động, nhưng khi nói về sự sống của hành động, vẫn chỉ như bao hàm các thay thế và chuẩn bị cho hành động hoàn hảo, nơi ý chí được ước muốn và ý chí ước muốn sẽ hoàn toàn trùng hợp, Khoa học Thực hành đưa ra một câu hỏi cuối cùng, một giả thuyết cuối cùng: liệu Thiên Chúa có ban sự trợ giúp cần thiết để đưa hành động của con người đến sự hoàn hảo mà nó vốn phấn đấu giành được hay không?

Đây là đỉnh điểm nơi triết học đụng tới mầu nhiệm của tôn giáo siêu nhiên trong hành động của con người. Blondel từng nhấn mạnh rằng triết học cần tôn giáo để trả lời câu hỏi hoặc những câu hỏi cuối cùng mà nó để lại ở cuối hành trình của nó. Ông không cố gắng trả lời câu hỏi cách trực tiếp bằng triết lý hành động của mình, cũng không nói rằng ông có thể, như một triết gia, nhưng ông cố gắng coi câu hỏi như một giả thuyết cần thiết phải xảy ra tại tuyệt đỉnh Khoa học Thực hành này. Từ đó, có triết lý ngắn gọn về tôn giáo, không những như tự nhiên mà còn như siêu nhiên, và với nó, ông đã kết thúc triết lý hành động của mình trong luận văn năm 1893.

Triết lý về siêu nhiên này giả định ý niệm tự nhiên và ý niệm tự do như đã được Tạo hóa ban tặng, hồng ân đã được thăm dò rất nhiều trong triết lý hành động cho tới điểm này. Nhưng bao lâu hồng phúc đầu tiên này vẫn khiến chúng ta không thể thu hẹp khoảng cách mà chúng ta tìm thấy trong bản thân hoặc đưa hành động của chúng ta tới chỗ hoàn tất một cách hoàn hảo, thì ý tưởng về hồng phúc thứ hai, một hồng phúc sẽ giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách còn lại và do đó, tiến đến một hành động hoàn hảo mà nếu không, sẽ không thực tế đối với chúng ta, nhất thiết phải xảy ra như một giả thuyết đáng được khảo sát trong Khoa học Thực hành nhằm mục đích tuân theo sự tất yếu ở bất cứ nơi nào có thể tìm thấy nó. Không cố gắng nói liệu một hồng phúc siêu nhiên như vậy có được ban tặng cho một tạo vật có lý trí hay không, hoặc thậm chí hồng phúc bổ sung và tự do đó có thể là gì hoặc trông như thế nào, Khoa học Thực hành vẫn có thể khảo sát việc trong những điều kiện nào hồng phúc siêu nhiên này được tìm thấy trong hành động của con người như chúng ta biết về mặt triết học.

Một cuộc khảo sát như vậy có thể dẫn triết học vào một cuộc khảo sát mở rộng các phạm vi nơi hành động, suy nghĩ và hữu thể của con người đụng tới mầu nhiệm đức tin Kitô giáo, như nó đã làm đối với Blondel và như ông sẽ giải thích dài hơn sau này trong cuộc đời của ông. Tuy nhiên, trong luận văn năm 1893, được thiết kế để trở thành một thao tác mang tính khoa học hoặc học thuật nghiêm ngặt, phù hợp với kỳ vọng của những người khảo sát về triết học chứ không phải về tôn giáo, ông đã chọn chỉ nói về hai hoặc ba điều kiện mà ông nghĩ là cần thiết để lồng một trợ cụ siêu nhiên vào vở kịch hành động của con người: một mạc khải để trí hiểu tiếp nhận, một trung gian giữa con người và thần linh, và một thực hành theo nghĩa đen được chỉ thị từ trên cao như một kỷ luật phải được thi hành trong lịch sử. Điều đó đi xa đến nỗi chỉ cho thấy sự cần thiết của một tôn giáo siêu nhiên nào đó trong triết học, mà trên thực tế, tất cả những người tham dự đều coi là đạo Công Giáo. Khi làm như vậy, ông đã thành công trong việc thuyết phục ban giám khảo rằng ông thực sự là một nhà triết học đáng được công nhận, mặc dù ông không hoàn toàn thuyết phục họ rằng có một nhu cầu như thế hoặc sự tất yếu ở trọng tâm hành động của họ trong tư cách các triết gia.

Còn 1 kỳ

Ghi Chú

1 Có ba bài báo như vậy, tất cả đều được sao chép trong Dialogues avec les Philosophes: Descartes, Spinoza, Malebranche, Pascal, St. Augustin [Các cuộc đối thoại với các triết gia: Descartes, Spinoza, Malebranche, Pascal, St. Augustin] (Paris: Aubier, 1966): (1) Về tính thống nhất độc đáo và sức sống vĩnh viễn của học thuyết triết học của Thánh Augustinô, ban đầu được xuất bản trong Revue de Métaphysique et Morale 37 (1930); (2) Về sự phong phú không ngừng đổi mới của tư tưởng Augustinô, xuất bản lần đầu trên tạp chí Cahiers de la Nouvelle Journée [Tạp chí Tân Hành trình]17 (1930); và (3) về “Nguồn lực tiềm ẩn trong tư tưởng của Thánh Augustinô,” bản dịch của Cha Léonard, ban đầu được xuất bản trong A Monument to Augustine: Essays on His Age, Life and Thinking [Một Đền đài cho Thánh Augustinô: Các tiểu luận về thời đại, đời sống và Tư duy của ngài] (London: Sheed & Ward, 1930), tác phẩm duy nhất của Blondel được xuất bản bằng tiếng Anh khi ông còn sống, một phiên bản rút gọn của nó cũng xuất hiện bằng Tiếng Pháp trong Revue Néo-scolastique de Philosophie [Tạp chí Tân Kinh viện về Triết học] 32 (1930)

2 Xem Gregory B. Sadler, Reason Fulfilled by Revelation: The 1930s Christian Philosophy Debates in France [Lý trí được Nên trọn nhờ Mạc Khải: Các cuộc tranh luận về triết học Kitô giáo Thập niên 1930 tại Pháp] (Washington, D.C: The Catholic University of America Press, 2011).

3 “Về sự cần thiết của một triết học về Tinh thần Kitô giáo” Bản dịch của Oliva Blanchette, Communio: Tạp chí Công Giáo Quốc tế 38 (Mùa xuân 2011). Cf Maurice Blondel, Exigences Philosophiques du christianisme [Các đòi hỏi Triết lý của Kitô giáo] (Paris: Presses Universitaires de France, 1950), I: Le sens chrétien (Ý nghĩa Kitô giáo]: Dẫn nhập, 3–25.

4 Xem Carnets Intimes [Nhật ký], Tập I (1883–1894) (Paris: Cerf, 1961); Tập II (1894–1949) (Paris: Cerf, 1966).

5 Xem Giải đáp của Thánh Tôma về phản bác chống lại việc sử dụng khoa triết học trong Học thuyết Thánh thiêng như một khoa học trong Summa Theologiae I, q. 1, a. 5, ad 2.

6 Hai linh mục là Jean Wehrlé, người từng là bạn cùng lớp của Blondel tại Cao đẳng Sư phạm trước khi vào chủng viện, và Fernand Mourret, Giám đốc Chủng viện Saint Sulpice ở Paris, cả hai đều là các nhà trí thức Công Giáo gặp rắc rối vì cuộc khủng hoảng duy hiện đại tại nước Pháp Công Giáo. Vào lúc họ đang cố vấn cho ông, cuộc khủng hoảng giữa Loisy và các nhà chức trách Giáo hội đã lên đến đỉnh điểm, và họ thấy mình và nhiều trí thức Công Giáo khác bị lôi cuốn theo cả hai hướng, hướng của Loisy và hướng của các nhà chức trách tín điều. Khoảng thời điểm này, vào năm 1904, Blondel từ lâu đã ngừng xuất bản bất cứ điều gì về các vấn đề thuộc khoa hộ giáo của Kitô giáo vì các bài báo chí xấu mà ông liên tục nhận được từ những người chống đối trong Giáo hội, sau bức thư nổi tiếng, hoặc khét tiếng của ông, không nói nhiều tới hộ giáo, cho bằng nói tới Phương pháp Triết học trong Nghiên cứu Vấn đề Tôn giáo năm1896, tùy thuộc vào vị trí của bạn trong cuộc khủng hoảng đang ló dạng này. Wehrlé và Mourret thúc giục Blondel tham gia vào cuộc chiến một lần nữa, có nguy cơ gây ra nhiều bài báo xấu hơn, vì lợi ích của các trí thức Công Giáo chân thành, đang tìm kiếm sự hướng dẫn về việc phải đứng ra sao và ở đâu như người Công Giáo giữa cuộc hỗn chiến này từ các thái cực trái ngược nhau. Từ tình trạng hỗn loạn này có bài báo của ông về “Lịch sử và tín điều”, công bố năm 1904 trên tờ La Quinzaine, một tạp chí dành cho giới trí thức Công Giáo. Bài báo đã được in lại trong Les Premiers Écrits de Maurice Blondel [Các trước tác đầu tiên của Maurice Blondel) (Paris: Presses Universitaires de France, 1956), 149–228, và được Alexander Dru dịch trong Maurice Blondel: The Letter on Apologetics & History and Dogma [Maurice Blondel: Lá thư về Hộ giáo và Lịch sử cùng Tín điều] (London: Harvill Press; Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1994), 220–87. Bài báo có lẽ đã giúp ích nhiều hơn cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng một cách tích cực trong thần học cũng như triết học Công Giáo hơn bất cứ Tự sắc hay Thông điệp nào từ Rôma vào thời điểm đó. Điều oái oăm về nó là nó đã đi trước bất cứ sắc lệnh nào từ giới chính thức. Muốn biết thêm về giai đoạn hòa giải này trong cuộc sống Công Giáo nhiệt thành của Blondel, x. Oliva Blanchette, A Philosophical Life [Một Cuộc đời triết học] (Grand Rapids / Cambridge: Eerdmans Publishing Co., 2010), 190–209.

7 Bức thư này đã được in lại trong Les Premiers Écrits de Maurice Blondel [Các trước tác đầu tiên của Maurice Blondel] (Paris: Presses Universitaires de France, 1956), 5–95, và đã được Illtyd Trethowan dịch trong Maurice Blondel: The Letter on Apologetics & History and Dogma [Maurice Blondel: Lá thư về Hộ giáo và Lịch sử cùng Tín điều] (Grand Rapids: Eerdmans Publishing Co., 1994), 125–208.

8 Maurice Blondel, Action (1893): Essay on a Critique of Life and a Science of Practice, [Hành động (1893): Tiểu luận về Lòi Phê bình Đời sống và Khoa học Thực hành] bản dịch của Oliva Blanchette (Notre Dame: University of Notre Dame Press, 1984), 327.

 
VietCatholic TV
Trostianets: Nga mất cả trung đoàn. Lữ đoàn trưởng thiết giáp tự kết liễu. Trung tướng bị cách chức
VietCatholic Media
03:22 28/03/2022


1. Chiến thắng ở Trostianets: Chi tiết về thất bại của sư đoàn 'tinh nhuệ' của Nga

Sau thất bại ở Trostianets, vùng Sumy, một chỉ huy của Lữ đoàn xe tăng 13, một bộ phận của Sư đoàn Kantemirovskaya, đã tự sát. Một chỉ huy của Tập đoàn Thiết gíap cận vệ số 1 của Quân khu Tây bị cách chức.

Lực lượng Bộ binh của Các lực lượng Vũ trang Ukraine đăng trên Telegram như sau:

“Thông tin đã được đưa ra từ Cục trưởng Cục Tình báo vào tối ngày 26 tháng 3 về việc một chỉ huy của Lữ đoàn xe tăng 13, thuộc Sư đoàn Kantemirovskaya, đã tự sát bằng súng”

Ngoài ra, Trung tướng Sergey Kisel, chỉ huy Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 của Quân khu phía Tây, bao gồm Sư đoàn Kantemirovskaya “tinh nhuệ” khét tiếng, đã bị cách chức.

Lưu ý rằng Kisel đã bị cách chức do tổn thất lớn và thất bại trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Lực lượng vũ trang Ukraine nói thêm: “Chúng tôi không loại trừ rằng cuộc chạy trốn của quân đội Nga khỏi Trostianets là cọng rơm cuối cùng. Và khi đó giới lãnh đạo Nga không thể làm ngơ trước việc quản lý quân đội kém cỏi”

Trước đó, có thông tin cho rằng lữ đoàn bộ binh cơ giới 200 của Liên bang Nga đã mất 648 quân nhân tham gia chiến đấu chống lại Ukraine. Ba người sống sót, hai người trong số họ bị thương.


Source:UKRInform

2. Quân Nga triệt thoái khỏi vùng Sumy

Quân đội Nga đã từ bỏ các hoạt động tấn công ở khu vực Sumy, trong khi cố gắng tập hợp lại và bố trí lại các đơn vị, di chuyển đến các khu vực khác.

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết

“Theo hướng Slobozhansky, quân xâm lược đã từ bỏ các hoạt động tấn công gần thành phố Sumy, cố gắng tập hợp lại và bố trí lại các đơn vị của chúng đến các khu vực khác. Một trong những đơn vị thiết giáp thuộc Tập đoàn quân xe tăng số 1 của đối phương, tham gia tích cực vào các cuộc chiến, đã được rút toàn bộ khỏi Ukraine về lãnh thổ Liên bang Nga”

Đồng thời, những kẻ xâm lược tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng của Kharkiv. Kẻ thù cố gắng tiến hành các hoạt động tấn công về phía thị trấn Izium.

Bộ Tổng tham mưu thông báo rằng để tiếp tục cuộc tấn công vũ trang toàn diện chống lại Ukraine, Nga tiếp tục tái bố trí các đơn vị bổ sung từ Hạm đội Thái Bình Dương và Quân khu phía Tây. Đồng thời, cường độ di chuyển sâu trong lãnh thổ của Liên bang Nga cũng giảm đáng kể.

Theo hướng Volyn, nhiều khả năng lực lượng vũ trang của Cộng hòa Belarus sẽ tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine. Trinh sát đường không tiếp tục ở các khu vực Kovel, Varash, Sarny. Đồng thời, việc chuyển giao hỏa tiễn cho hệ thống hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn Iskander-M được ghi nhận tại khu vực Kalinkovichi.

Theo Bộ Tổng tham mưu, đối phương đã không tiến hành các hoạt động tấn công tích cực trên hướng Polissya. Quân đội Nga tiếp tục tập hợp lại các đơn vị riêng lẻ của Quân khu phía Đông. Các đơn vị bị tổn thất đáng kể trong các chiến dịch tấn công, thường được triển khai tới Belarus để khôi phục khả năng chiến đấu. Đặc biệt, việc rút tới 2 chiếc xe tăng của Sư đoàn Dù 106 từ lãnh thổ vùng Kiev sang lãnh thổ Belarus đã được chú ý.

Đồng thời, quân xâm lược tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và không quân vào các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng và các vị trí tiên tiến nhằm gây thương vong và làm suy kiệt nhân lực.

Trên hướng Siversky, quân xâm lược không thực hiện các hoạt động tấn công, tập trung toàn lực củng cố và duy trì các biên giới đã chiếm đóng trước đó.

Các nỗ lực chính của kẻ thù trên hướng Donetsk tập trung vào việc giành quyền kiểm soát các địa phương Popasna, Rubizhne và tiến vào quận Novotroitsky, cũng như đánh chiếm Mariupol. Những nỗ lực của kẻ xâm lược không thành công.

Những người chiếm đóng đã tiến hành các cuộc pháo kích bằng pháo và cối vào các địa phương Toretske, Svitlodarsk, Troitske và Pisky.

“Mục tiêu chính của quân xâm lược Nga vẫn là tiếp cận biên giới hành chính của các vùng Donetsk và Luhansk”, Bộ Tổng tham mưu nhấn mạnh.

Trên hướng Tavriysky, các đơn vị Cảnh vệ Nga tiếp tục thực hiện các biện pháp lọc ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm thuộc vùng Kherson.

Trên hướng Nam Buh, vị trí và hành động của địch không thay đổi.

Cần lưu ý rằng Lực lượng vũ trang Ukraine tiếp tục gây cho đối phương những tổn thất đáng kể. “Theo thông tin có được, trong 5 ngày qua, khoảng 600 thi thể quân nhân thiệt mạng ở Ukraine đã được đưa đến các đơn vị đồn trú quân sự ở khu vực Nizhny Novgorod. Hầu hết những người thiệt mạng phục vụ trong Sư đoàn xe tăng cận vệ 47 thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Quân khu phía Tây “, Bộ Tổng tham mưu thông báo.


Source:UKRInform

3. Bộ Trưởng Quốc Phòng Reznikov: Ukraine đã cho thấy rằng không có chỗ cho nhà độc tài trong thế giới dân chủ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đăng trên Facebook như sau:

“Quân đội của chúng tôi, nhân dân Ukraine của chúng tôi đã truyền cảm hứng cho toàn thế giới bằng cuộc đấu tranh dũng cảm vì hòa bình và tự do của họ. Chúng tôi đã chứng tỏ rằng không có chỗ cho một kẻ độc tài trong thế giới dân chủ. Chúng tôi sẽ giành được chiến thắng! Bên cạnh đó, công cuộc ngoại giao quân sự đang mang lại kết quả tốt. Còn tiếp”

Như đã đưa tin, vòng đàm phán tiếp theo giữa Ukraine và Liên bang Nga sẽ diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ trong hai ngày từ 28 đến 30 tháng 3.


Source:UKRInform

4. Tổng thống Ukraine than thở các thành phố Volnovakha, Mariupol và vùng lân cận bị san thành bình địa

“Do hậu quả của cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, các thành phố như Volnovakha, Mariupol và các thị trấn nhỏ ở Vùng Kiev không còn tồn tại”.

Tuyên bố này được đưa ra bởi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông Nga.

“Nhưng, thật không may, chúng ta hãy quay trở lại những hậu quả và kết quả đối với chúng tôi. Kết quả là: không còn Mariupol. Đơn giản là không. Đơn giản là không có Volnovakha. Không có thị trấn nào gần Kiev trong vùng Kiev - các thị trấn nhỏ của chúng tôi… Những thị trấn nhỏ của chúng tôi, tôi nghĩ, cũng giống như các thị trấn của các bạn… Tất cả các thị trấn gần thủ đô thường nhỏ. Nhưng mọi người sống ở đó. Có những ngôi nhà nhỏ, và cả dân cư địa phương. Tất cả những điều này không còn tồn tại. Vùng đất cháy xém. Đơn giản là vùng đất cháy xém”, tổng thống Zelenskiy nói.

Theo lời của ông, những bức ảnh được chụp ở những thành phố này không cho thấy toàn bộ thảm họa đang xảy ra ở đó.

Volnovakha đã bị phá hủy hoàn toàn. Không có đường phố, không có nhà. Ở Mariupol, với dân số khoảng 500,000 người, 90% các tòa nhà đã bị hư hại.

“Họ đi và đốt, đơn giản là đốt. Tôi thậm chí không biết còn ai khác mà Quân đội Nga đã đối xử như vậy. Không bao giờ. Tôi chưa thấy. Có lẽ, khi đó tôi còn quá trẻ - và các cuộc chiến ở Chechnya, tôi không nhớ sâu sắc tất cả các bức ảnh. Nó thật kinh khủng nhưng, xin lỗi… Đây là quy mô mà chúng tôi không thể so sánh được. Ngày nay, đã có hai cuộc chiến cho đến nay, “ Ông Zelenskiy lưu ý.

Quân đội Ukraine đang ở trong thành phố Mariupol bị bao vây và bảo vệ người dân địa phương khỏi Quân đội Nga.

Tuyên bố liên quan được đưa ra bởi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông Nga.

Theo Zelenskiy, quân Nga đã tiến vào một phần thành phố.

“Tuy nhiên, có một số khu vực của thành phố, nơi họ không thể vào được, vì quân trú phòng của chúng tôi từ chối đáp ứng các lời kêu gọi đầu hàng của người Nga.”

Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng cứ hai ngày một lần ông đang cố gắng giữ liên lạc với các quân nhân bảo vệ Mariupol.

“Tôi đang nói với họ: các bạn, tôi hiểu mọi chuyện, chúng ta chắc chắn sẽ trở lại… Nhưng, nếu các bạn cảm thấy cần phải ở đó, và bạn cảm thấy đó là quyết định đúng đắn và bạn có thể sống sót, hãy làm như vậy. Tôi hiểu rõ quân đội. Tôi cho họ một sự lựa chọn. Họ có thể rút lui nhưng họ trả lời: 'Chúng tôi không thể. Những người bị thương đang ở đây. Chúng tôi sẽ không bỏ mặc những người bị thương '. Hơn nữa, họ nói: 'Chúng tôi sẽ không bỏ rơi những người đã nằm xuống'. Vì vậy, họ đang bảo vệ thành phố, bảo vệ những người bị thương, bảo vệ những người đã ngã xuống, những người mà họ muốn chôn cất,” tổng thống Zelenskiy nói.

Theo lời tổng thống, Mariupol đầy những xác chết. Thi thể của công dân Ukraine và binh sĩ Nga nằm la liệt trên đường phố, không có người dọn đi. Tổng thống Zelenskiy nói phía Ukraine đã yêu cầu quân đội Nga cho phép họ đưa những người bị thương và những người đã chết ra khỏi thành phố, nhưng người Nga đã từ chối.


Source:UKRInform

5. Nhận định của Tổng thống Ukraine sau hơn một tháng chiến tranh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đưa ra một bài diễn văn về tình hình đất nước sau hơn một tháng chiến tranh.

Dân ta kiên cường, đất nước ta mạnh mẽ!

Hôm nay là ngày mà chúng ta nhìn lại chúng ta đã tách biệt Liên bang Nga bao xa. Hãy tưởng tượng, họ sợ hãi ở Mạc Tư Khoa vì cuộc phỏng vấn của tôi với các nhà báo Nga. Họ sợ những người trong số họ có đủ khả năng để nói sự thật. Khi các nhà báo chuẩn bị đăng bài phỏng vấn của chúng tôi - và chúng tôi đã nói chuyện với họ vào chiều nay - thì cơ quan kiểm duyệt của Nga đã đưa ra một lời đe dọa. Đó là những gì họ đã viết - họ yêu cầu không công bố cuộc trò chuyện. Sẽ thật nực cười nếu ai đó cho rằng tình hình không đến nỗi bi thảm.

Họ đã phá hủy quyền tự do ngôn luận trong quốc gia của họ, họ đang cố gắng tiêu diệt quốc gia láng giềng. Họ tự miêu tả mình như những người nắm vận mệnh toàn cầu. Nhưng bản thân họ lại sợ một cuộc trò chuyện tương đối ngắn với một vài nhà báo.

Cách phản ứng như thế cho thấy chúng ta đang làm đúng mọi thứ, vì thế họ mới chột dạ. Rõ ràng, họ đã thấy rằng công dân của họ ngày càng đặt ra nhiều câu hỏi về tình hình công việc của đất nước họ.

Sự tương phản tối đa là cuộc trò chuyện của tôi với các đại diện truyền thông truyền hình Ukraine yêu thích của chúng ta. Tôi đã tổ chức một hội nghị trực tuyến với gần năm trăm đại diện truyền thông của chúng ta, những người đang tạo ra một telethon “United News”. Tôi biết ơn họ.

Mặc dù thời gian có hạn nhưng chúng tôi đã nói chuyện khá thấu đáo. Tôi cảm thấy rằng mọi người đều quan tâm đến Ukraine, quan tâm đến chúng tôi và anh chị em, quan tâm đến tương lai của chúng ta. Tôi đã viết xuống rất nhiều câu hỏi và gợi ý – và chúng tôi sẽ đề cập đến những câu hỏi ấy.

Hôm nay tôi đã ủng hộ cuộc thi marathon toàn cầu vì hòa bình ở Ukraine. Không chỉ được tổ chức bởi một đài truyền hình. Tại hàng chục thành phố trên khắp thế giới, mọi người đã tụ tập để ủng hộ quốc gia của chúng ta, ủng hộ tự do. Đó là một niềm vui!

Một con số đầy ấn tượng về số người tham gia ở các quảng trường ở Âu Châu, trên các lục địa khác. Và điều này cực kỳ quan trọng. Bởi vì khi mọi người ở quảng trường, các chính trị gia sẽ không còn giả vờ như không nghe thấy chúng tôi và anh chị em, không nghe thấy Ukraine.

Tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Quốc Hội của các quốc gia khác. Theo quan điểm ngoại giao, tuần này được lên kế hoạch rất bận rộn. Do đó, sẽ không ai có thể che giấu tình cảnh của người Ukraine ở đâu đó trong các văn phòng chính trị hoặc trong những sơ hở của bộ máy hành chính.

Chúng tôi sẽ không để bất cứ ai quên đi các thành phố của chúng ta, quên đi Mariupol và các thành phố khác của Ukraine mà quân đội Nga đang phá hủy. Ngày càng có nhiều người trên thế giới đứng về phía Ukraine, đứng về phía cái thiện trong trận chiến với cái ác này. Và nếu các chính trị gia không biết cách làm theo mọi người, chúng tôi sẽ dạy họ. Đây là cơ sở của nền dân chủ và tính cách dân tộc của chúng ta.

Một lần nữa tôi muốn cảm ơn người dân của chúng ta ở Kherson, Kakhovka, Slavutych và các thành phố khác, những người không ngừng chống lại những kẻ xâm lược. Nếu những kẻ xâm lược đã tạm thời tiến vào các thành phố của Ukraine, điều đó chỉ có nghĩa là họ sẽ phải ra đi.

Và tôi muốn nhắc nhở những kẻ ngu ngốc phi thường đang cố gắng hợp tác với quân đội Nga rằng họ đang bỏ lại chính người dân của họ. Họ sẽ làm gì với kẻ phản bội người khác? Tôi sẽ nói với họ: hãy nghĩ về điều đó. Nhưng tôi biết rằng những người này không có bất cứ điều gì để suy nghĩ. Nếu không thì họ đã không trở thành kẻ phản bội.

Tất nhiên, trong tuần này, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt mới đối với Liên bang Nga, chống lại sự xâm lược, các biện pháp trừng phạt cần thiết ngày nào quân đội Nga vẫn còn trên lãnh thổ Ukraine.

Một vòng đàm phán mới đang ở phía trước, bởi vì chúng tôi đang tìm kiếm hòa bình. Hòa bình thật sự. Không chậm trễ. Như tôi đã được thông báo, có một cơ hội và sự cần thiết phải có một cuộc gặp trực tiếp ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây không phải là điều xấu. Hãy nhìn vào kết quả.

Các ưu tiên của chúng ta trong các cuộc đàm phán đã được biết trước. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là không thể nghi ngờ. Bảo đảm an ninh hiệu quả cho quốc gia của chúng ta là điều bắt buộc. Mục tiêu của chúng ta là hiển nhiên - hòa bình và khôi phục cuộc sống bình thường ở trạng thái toàn vẹn của chúng ta càng sớm càng tốt.

Các lực lượng vũ trang của quốc gia chúng ta đang kìm hãm những kẻ xâm lược, và ở một số khu vực, họ thậm chí đang tiến hành các bước tấn công. Làm tốt lắm. Lòng dũng cảm của những người bảo vệ của chúng ta, cách họ hành xử khôn ngoan trên chiến trường... Điều này quan trọng đến nỗi không có lời nào cảm ơn cho đủ. Nhưng một lần nữa và một lần nữa tôi không bao giờ mệt mỏi khi cảm ơn. Cho mỗi người bảo vệ của chúng ta... Cho tất cả những người chiến đấu cho tương lai của chúng ta, cho con cái của chúng ta, cho người dân của chúng ta.

Tôi đã ký sắc lệnh phong tặng danh hiệu Anh hùng Ukraine cho 15 quân nhân thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine, 3 người trong số họ đã được truy tặng.

Tôi cũng ký sắc lệnh về việc trao thưởng huân chương quốc gia cho 142 quân nhân thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine và 5 quân nhân thuộc Bộ Quốc Phòng Ukraine.

Đó là một vinh dự lớn cho tôi khi được ký những sắc lệnh như vậy.

Cầu mong cho ký ức của tất cả các anh hùng của chúng ta sống mãi mãi. Cầu mong cho ký ức của tất cả những người đã cống hiến cuộc sống cho Ukraine, cho chúng ta, sống mãi.

Vinh quang cho tất cả các bạn!

Vinh quang cho tất cả các anh hùng của chúng ta!

Niềm tự hào cho Ukraine!
Source:UKRInform
 
Hi hữu: Hồng Y Quan Phát Chẩn của Đức Giáo Hoàng tự lái xe cứu thương từ Vatican sang Ukraine
VietCatholic Media
05:17 28/03/2022


1. Vị Hồng Y tự lái xe cứu thương từ Rome tới Lviv, Ukraine

Một vị Hồng Y Công Giáo và phụ tá thân cận của Đức Giáo Hoàng đang lái chiếc xe cứu thương do Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành và hiến tặng miền tây Ukraine để phục vụ thường dân chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga.

Đức Hồng Y người Ba Lan Konrad Krajewski, người phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, đã nhận nhiệm vụ ngay sau khi trở về từ Fatima, Bồ Đào Nha, nơi ngài chủ trì nghi lễ dâng hiến Nga và Ukraine cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.

Đức Hồng Y Krajewski nói với Crux: “Đây là một sự giúp đỡ cụ thể mà Đức Thánh Cha dành cho người dân Ukraine đang đau khổ”.

Thành phố Lviv, nơi xe cứu thương đang hướng tới, có dân số trước chiến tranh khoảng 720,000 người, nhưng gần 500,000 người phải di dời nội bộ đã đến đây kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

Vị Hồng Y nói, “Chúng tôi muốn hỗ trợ họ; chúng tôi hy vọng chiếc xe cứu thương này sẽ phục vụ người dân ở Lviv vì hầu hết các xe cứu thương của Ukraine đã được gửi đến tiền tuyến”.

Theo Đức Hồng Y Krajewski, Đức Phanxicô đã cầu nguyện rất lâu trước xe cứu thương.

Ngài nói thêm, “Bên trong xe cứu thương có màu xanh lam, giống như mầu phòng phẫu thuật, nhưng màu xanh lam cũng là màu của Đức Nữ Đồng trinh”.

“Khi tôi ở Ukraine, mọi người đã yêu cầu Nga và Ukraine được dâng hiến cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria và đóng cửa bầu trời Ukraine”, vị Hồng Y nói thế có ý đề cập đến yêu cầu của chính phủ Ukraine về việc thiết lập một khu vực cấm bay trên toàn không phận.

Đức Hồng Y Krajewski cho biết Vatican đang làm hết sức mình để đáp ứng nhu cầu của người dân Ukraine, và chiếc xe cứu thương hoàn toàn mới là một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của Toà Thánh.

Khởi hành từ Rome, Đức Hồng Y Krajewski đang chở một người lái xe khác đi cùng - một người đàn ông vô gia cư đến từ Ba Lan, người mà ngài sẽ để lại ở Krakow: Ngài nói với Crux, “Chúng tôi sẽ chuyển tay nhau sau tay lái; đó là một chuyến đi dài từ Rome đến Đông Âu”. Từ Krakow, vị Hồng Y sẽ tự mình lái xe đến Lviv.

Đức Hồng Y Krajewski đã dành sáu ngày ở Ukraine vào giữa tháng Ba sau khi được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm đặc phái viên. Ngài đã giúp cung cấp tài chính cho việc tiếp tế vật tư và tổ chức một buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình tại Nhà thờ Công Giáo Lviv thuộc nghi lễ Latinh.

Ngài nói, lần này, ngài sẽ ở lại Ukraine trong khoảng thời gian cần thiết.

Đức Hồng Y Krajewski nói, một chiếc xe cứu thương thứ hai được lên kế hoạch đưa đến Ukraine vào Thứ Năm Tuần Thánh, “như một dấu hiệu rửa chân cho đất nước đang đau khổ”.

Văn phòng phát chẩn của Đức Giáo Hoàng cũng đang giúp phân phối ngân quỹ. Chẳng hạn, hôm thứ Năm, viện khảo cổ học của Đức Giáo Hoàng đã mang tiền đến gửi cho Lviv và tài trợ cho việc bảo vệ các kho tàng kiến trúc.

Đức Hồng Y Krajewski nói với Crux: “Đó là một trong những nhu cầu quan trọng. Khi tôi ở Lviv, tôi nhìn thấy hình tượng các vị thánh trên thánh đường được bao bọc và bảo vệ - tất cả những điều này đều tốn tiền”.

Khi được hỏi về chiến lược ngoại giao của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Đức Hồng Y Krajewski nói, “Đức Giáo Hoàng Phanxicô hành động theo luận lý của Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu đứng trước mặt Philatô, Người không nói ông ta điên, Người không lên án”.

Đức Hồng Y giải thích, nhiệm vụ của Đức Giáo Hoàng không phải là lên án người ta, mà là hành động của người ấy: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án các hành động của Tổng thống Putin. Giáo hội lên án chiến tranh, lên án những vụ giết chóc”.

Ngài nói, “Chúng ta muốn ngài là một nhà lãnh đạo tinh thần, nhưng đồng thời một số người lại muốn ngài lên tiếng như một chính trị gia. Và đây là một sự mâu thuẫn”.

Đức Hồng Y Krajewski đặt câu hỏi, “Nếu Đức Giáo Hoàng sử dụng những từ ngữ gay gắt hơn, liệu nó có thay đổi được tiến trình của cuộc chiến hay không?”

Bản thân vị Hồng Y đang chuẩn bị chuyển đổi văn phòng của mình thành một cơ quan mới theo tông hiến Praedicate Evangelium, có hiệu lực vào ngày 5 tháng Sáu.

Đức Hồng Y Krajewski nói, với việc thành lập Bộ Phục vụ Bác ái, “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho thấy việc bác ái quan trọng như thế nào trong triều đại giáo hoàng của ngài”.

Ngài nói, “Tôi đã đọc bản tông hiến mới theo quy tắc hai cánh tay của Đức Thánh Cha Phanxicô: đức tin và lòng thương xót. Tất cả những điều khác sẽ đến sau đó”.

Vị Hồng Y nói tiếp, “Các hoạt động của chúng tôi sẽ không thay đổi. Thực sự, ngay cả cái tên cũng không thay đổi. Quyền lực của văn phòng này không và sẽ không được đo bằng đống giấy tờ và hệ cấp hành chánh”.

Đức Hồng Y Krajewski nói thêm rằng sức mạnh của văn phòng của ngài là ở chỗ hành động.

“Đây là những gì Chúa Giêsu đang làm: Người ban phước, Người chữa lành, Người đã tha thứ tội lỗi. Người không tổ chức hội nghị cấp cao và đó cũng không phải là công việc của văn phòng của tôi. Đó là những việc làm”.
Source:Crux

2. Kêu gọi trình một dự luật bảo vệ tự do tôn giáo tại Pakistan

Pakistan cần cấp thiết có một dự luật cấm các vụ cưỡng bách theo Hồi giáo, đang đe dọa tự do tôn giáo và sự đa nguyên tôn giáo tại nước này.

Cho đến nay tại Pakistan có tệ nạn những người Hồi giáo thường bắt cóc các thiếu nữ, cưỡng bách kết hôn và buộc phải theo Hồi giáo mà không bị luật pháp trừng phạt.

Mới đây tổ chức thiện nguyện “Tiếng nói cho Công lý” (Voice for Justice), chuyên dấn thân bênh vực nhân quyền, sự bình đẳng các quyền và tự do tôn giáo, đã tổ chức một cuộc gặp gỡ tại thành phố Karachi, với chủ đề “Phá vỡ các thành kiến” và đã đưa ra lời thỉnh cầu chính quyền và các giới chức liên hệ ở Pakistan xúc tiến một dự luật theo chiều hướng vừa nói trên đây, du nhập các bảo vệ về pháp luật và hành chánh để chống lại những tội ác cưỡng bách theo đạo Hồi, hôn nhân trẻ em và lạm dụng phụ nữ tại nước này.

Bà Nuzhat Shirin, Chủ tịch Ủy ban về thân phận phụ nữ ở bang Sindh, tuyên bố rằng: “Thật là điều đáng khích lệ vì tòa án cấp cao ở Islamabad đã tuyên bố hôn nhân với trẻ vị thành niên 18 tuổi là bất hợp pháp. Hiện tượng có nhiều hôn nhân sớm tại Pakistan bị gán cho nguyên do nghèo đói, các qui luật xã hội, các truyền thống và phong tục, cũng như những quan niệm sai lầm về tôn giáo. Ngoài ra, tòa án liên bang về giáo pháp Sharia của Hồi giáo đã ban hành phán quyết, theo đó việc ấn định tuổi tối thiểu theo pháp luật để kết hôn không phải là một hành vi trái với Hồi giáo, điều này mở đường cho việc bãi bỏ hôn nhân trẻ vị thành niên 18 tuổi tại Pakistan”.

Xã hội dân sự tại nước này mời gọi chính phủ hãy xét lại sự luật chống các vụ cưỡng bách cải đạo và đệ trình Quốc hội Pakistan.

Bà Ghazala Shafique, một phụ nữ nổi tiếng vì dấn thân bảo vệ các quyền của phụ nữ nói rằng: “Cần trình bày vấn đề cưỡng bách theo Hồi giáo như một vấn đề nhân quyền, chứ không phải chỉ là một vấn đề tôn giáo”.

Bà Naghma, cũng là người tích cực hoạt động bảo vệ nữ quyền, nói rằng: “Sự thiếu áp dụng luật pháp hiện hành vẫn là một chướng ngại trầm trọng, Thật đáng tiếc vì nhiều kẻ vi phạm luật pháp vẫn không bị trừng phạt do những tội ác họ đã phạm”. Theo bà Seemi Emmanuel, hiển nhiên là “Nhà nước không có khả năng thực hiện và buộc tôn trọng các luật lệ hiện hành về nạn bắt cóc trẻ nữ, cưỡng bách kết hôn, nhất là đối với các nạn nhân thuộc các cộng đoàn tôn giáo thiểu số”.

Sau cùng, ông Humayun Waqas, một nhà trí thức thăng tiến nhân quyền, nói với hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo rằng: “Các công dân Pakistan được bảo đảm tự do tôn giáo theo điều số 20 của Hiến pháp quốc gia; thật là điều bất hợp pháp và vô luân khi bó buộc các công dân phải thay đổi tín ngưỡng của họ bằng cách dọa nạt, cưỡng bách hoặc lèo lái”.
Source:Fides

3. Từ bờ biển này sang bờ biển kia, các giám mục Hoa Kỳ tham gia vào việc thánh hiến Nga và Ukraine

Trong một thánh lễ ở Philadelphia hôm thứ Sáu, giọng nói của người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine tại Hoa Kỳ rung lên vì xúc động.

“Ukraine đã thống nhất thế giới,” Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak nói. “Chưa bao giờ, trong lịch sử nhân loại, những người có thiện chí trên toàn cầu lại đoàn kết như vậy”, nhà lãnh đạo của Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương ở Philadelphia khẳng định.

“Sự yếu đuối của bản chất con người chúng ta hiện rõ trước mắt chúng ta, nhưng có rất nhiều ân sủng mà Chúa đang ban cho,” ngài nói và khẳng định rằng ngay cả khi đối mặt với sự dữ, ngài vẫn thấy ân sủng của Chúa đang hoạt động khi cả thế giới xích lại gần nhau. trong lời cầu nguyện cho Ukraine.

Thánh lễ ở Philadelphia là một trong số hàng thánh lễ chục diễn ra hôm thứ Sáu trên khắp nước Mỹ, khi các giám mục đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha để cùng nhau cầu nguyện cho việc thánh hiến Ukraine và Nga.

Từ mũi Florida đến nam California, từ Seattle đến Upper Peninsula của Michigan, mọi giáo phận Hoa Kỳ đều tham gia bằng hình thức này hay hình thức khác. Giám mục Fairbanks đã cầu nguyện thánh hiến bên bờ Biển Bering, đối diện với Nga, nước láng giềng của họ chỉ vài trăm dặm về phía tây.

Nhiều giám mục đã chia sẻ những bức ảnh chụp các nhà thờ chật cứng.

Tại Boston, Đức Hồng Y Sean O'Malley đã cầu nguyện thánh hiến ngay sau Thánh lễ trưa, vào khoảng 1:30 chiều giờ miền Đông. Trong số các linh mục đồng tế có Cha Yaroslav Nalysnyk, cha sở của Nhà thờ Công Giáo Chúa Kitô Vua Ukraine ở Boston.

Cha Nalysnyk đã nói với cộng đoàn khoảng 150 người rằng, giống như Chúa Kitô, Ukraine đang “chảy máu” và “đang trải qua cuộc khổ nạn của chính mình”. Nhưng Ukraine sẽ sống lại, với tình yêu của Chúa Kitô phục sinh là mô hình của nó.

Cha Nalysnyk, cho biết ngài đã bí mật được truyền chức linh mục trong Giáo Hội Công Giáo Ukraine thầm lặng ở Liên Xô, và gọi đó là “một vinh dự lớn khi được tham gia vào sự thánh hiến long trọng này của Ukraine và Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.”

Cha Nalysnyk cũng nói: “Phụng vụ này sẽ gửi đi một thông điệp về hy vọng, thông điệp hòa bình, thông điệp về sự hàn gắn, và thông điệp về sự đoàn kết chống lại cái ác, chiến tranh và sự hủy diệt”.

Sau thánh lễ ở Boston, CNA đã nói chuyện với Taras Leschishin, Cha sở nhà thờ Holy Cross. Leschishin được nuôi dạy theo Chính thống giáo Ukraine và hiện đã theo đạo Công Giáo.

“Tôi nghĩ rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng về việc thánh hiến và buổi lễ hôm nay thật tuyệt vời và cảm động. Tôi không thể không khóc. Bất kỳ đề cập nào về Ukraine đều khiến tôi rơi lệ”, Leschishin nói với CNA.

“Nhưng điều này rất đáng hy vọng. Tôi biết mọi người đang nói, chúng ta có thể làm gì? Và tôi nghĩ lời cầu nguyện là câu trả lời đầu tiên”.
Source:Catholic News Agency
 
Chiếm Kiev thất bại, tổn thất nặng, Nga rút, pháo dữ dội cản đường truy kích. Macron lo Biden nói hớ
VietCatholic Media
17:07 28/03/2022


1. Nga rút khỏi vùng Kiev sau các tổn thất nặng nề

Quân đội Ukraine cho biết Nga rút quân xung quanh Kiev sau những 'tổn thất đáng kể'

Quân đội Ukraine đã công bố báo cáo hoạt động mới nhất tính đến 10h tối theo giờ địa phương, trong đó nhấn mạnh rằng Nga đã rút quân đang bao vây Kiev sau khi chịu tổn thất đáng kể.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết “Việc rút quân đã làm giảm đáng kể cường độ áp lực của Nga và buộc một số đơn vị phải tập hợp lại ở Belarus”.

Các quan chức nói thêm rằng họ tin rằng Nga cũng đang vận chuyển hỏa tiễn 'Iskander' tới Kalinkovichy ở vùng Gomel, đông nam Belarus.

Bộ Quốc phòng Anh vừa công bố báo cáo tình báo mới nhất về tình hình ở Ukraine, khẳng định Nga đang “cô lập Ukraine một cách hiệu quả khỏi thương mại hàng hải quốc tế”.

Nga đang duy trì phong tỏa quanh bờ Biển Đen của Ukraine, cô lập Ukraine khỏi thương mại hàng hải quốc tế.

Lực lượng hải quân Nga cũng đang tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn lẻ tẻ nhằm vào các mục tiêu trên khắp Ukraine.

Việc tàu đổ bộ Saratov ở Berdyansk bị phá hủy có thể sẽ làm tổn hại đến niềm tin của Hải quân Nga trong việc tiến hành các hoạt động gần bờ biển Ukraine trong tương lai.

2. Cục trưởng tình báo Ukraine cho rằng Putin muốn có 'kịch bản Triều Tiên' đối với Ukraine

Một vị tướng Ukraine cho rằng Mạc Tư Khoa không thể 'nuốt chửng' đất nước ông nên muốn áp đặt một giải pháp Triều Tiên đối với Ukraine, nhưng ông cảnh cáo rằng Nga sẽ phải đối mặt với chiến tranh du kích nếu cố gắng chia cắt quốc gia ông.

Vladimir Putin đang tìm cách chia Ukraine thành hai, phỏng theo cách chia cắt giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, giám đốc tình báo quân đội của Ukraine đã đưa ra lập trường trên.

Trong những bình luận nêu lên viễn cảnh về một cuộc xung đột lâu dài và gay gắt, Tướng Kyrylo Budanov, người đã báo trước về cuộc xâm lược của Nga vào tháng 11, đã cảnh báo về chiến tranh du kích đẫm máu.

Dự đoán được đưa ra khi Leonid Pasechnik, lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine, cho biết: “Tôi nghĩ rằng trong tương lai gần, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trên lãnh thổ của nước cộng hòa, trong đó người dân sẽ bày tỏ ý kiến của họ về việc gia nhập Liên bang Nga.

Budanov nói rằng ông tin rằng Putin đã suy nghĩ lại kế hoạch chiếm đóng hoàn toàn kể từ khi thất bại trong mưu toan nhanh chóng chiếm thủ đô Kiev của Ukraine và lật đổ chính phủ của tổng thống Volodymyr Zelenskiy. Ông nói về chiến lược mới của Điện Cẩm Linh: “Đó là một nỗ lực nhằm tạo ra Bắc và Nam Hàn ở Ukraine”.

Các quan chức ở Kiev cho biết họ dự kiến các đội quân đang tấn công thủ đô Kiev và thành phố Kharkiv đông đúc sẽ di chuyển về phía đông trong vòng hai tuần.

3. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lo ngại những nhận xét của tổng thống Biden có thể tạo thành thế chiến

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng kêu gọi kiềm chế bằng cả lời nói và hành động trong việc giải quyết cuộc xung đột Ukraine, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả Tổng thống Nga Vladimir Putin là một “tên đồ tể” và nói rằng Putin không nên tiếp tục nắm quyền.

“Tôi sẽ không sử dụng kiểu từ ngữ này bởi vì tôi tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận với tổng thống Putin,” Macron nói với France 3.

“Chúng ta muốn làm gì chung? Chúng ta muốn ngăn chặn cuộc chiến mà Nga đã phát động ở Ukraine mà không tiến hành chiến tranh và không leo thang”.

4. Biden phủ nhận kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói rằng ông không kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga khi ông nói hôm thứ Bảy rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “không thể tiếp tục nắm quyền”.

“Thưa Tổng thống, ông có muốn Putin bị loại bỏ không? Ngài Tổng thống, ngài có kêu gọi thay đổi chế độ không? “ một phóng viên hỏi Biden khi ông về nhà sau buổi lễ nhà thờ ở Washington vào hôm Chúa Nhật.

“Không,” tổng thống trả lời.

Hôm thứ Bảy, Joe Biden đã lên án Vladimir Putin là “đồ tể” không thể tiếp tục nắm quyền trong một bài phát biểu lịch sử ở Ba Lan khi hỏa tiễn của Nga dội xuống thành phố thân phương Tây nhất của Ukraine, chỉ cách biên giới Ba Lan 40 dặm, và tổng thống Ukraine kêu gọi viện trợ quân sự nhiều hơn.

“Vì Chúa, người đàn ông này không thể tiếp tục nắm quyền,” Biden nói trong bài phát biểu mạnh mẽ nhất của mình kể từ khi chiến tranh bắt đầu một tháng trước.

Các quan chức Mỹ sau đó nói rằng Biden đã nói về việc Putin cần phải mất quyền lực trên lãnh thổ Ukraine và trong các khu vực rộng lớn hơn.

5. Tượng đài nhà thơ nổi tiếng của Ukraine được che bằng bao cát để tránh pháo kích

Tượng đài nhà thơ nổi tiếng của Ukraine, Taras Shevchenko, đã được bao phủ bằng bao cát để bảo vệ nó khỏi bị pháo kích ở thành phố Kharkiv, đông bắc Ukraine.

Thành phố lớn thứ hai của Ukraine với 1,5 triệu dân nằm sát biên giới Nga và đã bị các lực lượng Nga nã pháo dữ đội vào những tuần qua.

Quân đội Nga đã nã đạn vào Kharkiv 24 lần vào đêm thứ Bẩy, và 20 lần vào hôm Chúa Nhật.

Các quan chức ở Kiev cho biết họ dự kiến các đội quân đang tấn công thủ đô Kiev và thành phố Kharkiv đông đúc sẽ di chuyển về phía đông trong vòng hai tuần. Để rút lui, người Nga pháo kích bừa bãi vào các thành phố để ngăn chặn quân đội Ukraine truy kích.

Trong một tuyên bố được đưa ra bởi nhà chức trách Quân sự Khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov trên Telegram.

“Trong ngày qua, không có máy bay địch nào được ghi nhận trên bầu trời Kharkiv. Trong khi đó, các máy bay không người lái do thám đã bị phát hiện, và một số đã bị Lực lượng vũ trang Ukraine tiêu diệt.”

Theo Syniehubov, quân đội Ukraine không chỉ giữ các tuyến phòng thủ trong Khu vực Kharkiv mà còn mở các cuộc phản công. Đặc biệt, một số khu dân cư ở hướng Mala Rohan đã được giải phóng và các trận chiến hiện đang được tiến hành ở đó. Các trận chiến cũng đang xảy ra theo hướng Izium.

Trong một báo cáo trước đó, ông Oleh Synehubov, cho biết vào sáng thứ Năm 24 tháng Ba, quân Nga rút lui về làng Mala Rohan, vùng Kharkiv đã bị trực thăng Nga tấn công dữ dội.

“Những kẻ xâm lược Nga ở khu vực Kharkiv lại phải chịu thêm một thất bại nữa. Đó là do hỏa lực của đơn vị bạn. Vào buổi sáng, máy bay trực thăng của Nga đã tấn công các vị trí của chính quân Nga, tiêu diệt một số lượng lớn binh sĩ và thiết bị quân sự của lực lượng xâm lược ở Mala Rohan.”

Theo Synehubov, chính các đơn vị bị tấn công này của Nga đã liên tục pháo kích vào thành phố Kharkiv bằng pháo binh và bệ phóng tên lửa có khả năng phóng hàng loạt.

6. Bộ Ngoại giao Ukraine phản đối sự tàn bạo của người Nga

Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã biến thành phố Mariupol bị bao vây “thành cát bụi” trong khi mô tả tình hình nhân đạo hiện nay ở thành phố là “thảm khốc”.

“Trong khi Mariupol bị bao vây và ném bom, mọi người chiến đấu để tồn tại. Tình hình nhân đạo trong thành phố thật thảm khốc. Các Lực lượng Vũ trang Nga đang biến thành phố thành cát bụi”, Bộ cho biết vào hôm thứ Hai.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó dành cho các phương tiện truyền thông Nga, Tổng thống Ukraine, Zelenskiy đã nói về “sự chia rẽ văn hóa” đã diễn ra đối với người Nga ở Ukraine.

Một sự chia rẽ lịch sử và văn hóa toàn cầu đã diễn ra trong tháng này. Đó không chỉ là một cuộc chiến, tôi nghĩ nó còn tồi tệ hơn nhiều”.

Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng trước chiến tranh, một số người Ukraine trung thành với Nga nhưng sau khi các thành phố của họ bị phá hủy và dân thường thiệt mạng, thái độ này đã chuyển thành thù hận. Ông nhấn mạnh rằng thiệt hại này là “không thể sửa chữa được”.

“Tôi nghĩ đây là sự thất vọng tồi tệ nhất đã xảy ra. Sự thất vọng biến thành hận thù của các quốc gia. Tôi không có câu trả lời về việc làm thế nào nó có thể được khôi phục lại, không có câu trả lời về việc liệu nó có bao giờ trở lại hay không”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cung cấp thêm một số chi tiết xung quanh tuyên bố trước đó của ông rằng 2,000 trẻ em từ Mariupol đã bị Nga bắt.

Ông xác nhận rằng mọi người rời thành phố qua các hành lang nhân đạo bằng phương tiện giao thông dân sự, nhưng Nga cũng “tổ chức cưỡng chế di dời cư dân Mariupol đến các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng”, theo một thông cáo báo chí do văn phòng tổng thống công bố vào cuối ngày Chúa Nhật.

Theo dữ liệu của chúng tôi, hơn 2.000 trẻ em đã bị đưa sang Nga. Có nghĩa là họ đã bị người Nga bắt cóc. Bởi vì chúng tôi không biết vị trí chính xác của tất cả những đứa trẻ này. Có những đứa trẻ không có cha mẹ. Đó là một thảm họa, thật kinh khủng “.

Tổng thống Zelenskiy tiếp tục:

Thực tế là thành phố bị quân đội Nga phong tỏa, mọi lối ra Mariupol đều bị phong tỏa, cảng bị chiếm. Thảm họa nhân đạo trong thành phố là quá rõ ràng. Bởi vì thức ăn, thuốc và nước không thể được chuyển đến. Quân đội Nga đang pháo kích vào các đoàn xe nhân đạo và giết chết những người lái xe”.

Do bị pháo kích, nhiều đoàn xe nhân đạo đã quay trở lại mà không đến được Mariupol.

Tổng thống nói rằng đã có nỗ lực để thương lượng với phía Nga về việc đưa thi thể của các binh sĩ và dân thường thiệt mạng đang nằm ngoài trời ra khỏi thành phố, nhưng việc di dời như vậy không được người Nga cho phép.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã kêu gọi hành động ngay lập tức tại thành phố Mariupol, miền đông nam Ukraine, so sánh với sự tàn phá của Aleppo, Syria.

“Bạn rất có thể thấy rằng Mariupol là một Aleppo thứ hai với, tôi hy vọng, sẽ là một tội lỗi tập thể nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì,” ông nói tại Diễn đàn Doha, một cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách, đề cập đến một thành phố của Syria đã chứng kiến một số của cuộc chiến tồi tệ nhất trong cuộc nội chiến tàn khốc của đất nước.

“Mariupol là một cuộc chiến bao vây mà Nga đã tham gia trong một tháng nay. Có thể nó không được coi là một cuộc chiến bao vây nhưng ngày nay chúng ta đang ở trong cuộc chiến bao vây, và Mariupol là một trong những ví dụ nổi bật nhất.

“Các cuộc bao vây quân sự là cuộc chiến kinh hoàng vì dân thường bị tàn sát, tiêu diệt. Sự đau khổ thật khủng khiếp “.

7. Đức đang xem xét mua một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn vì lo sợ bị Nga tấn công

Đức đang xem xét mua một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn để bảo vệ trước một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Nga. Thủ tướng Olaf Scholz cho biết vào cuối ngày Chúa Nhật.

Khi được hỏi trong một lần xuất hiện trên đài truyền hình công cộng ARD liệu Đức có thể mua một hệ thống phòng thủ như Iron Dome của Israel hay không, Scholz nói:

“Đây chắc chắn là một trong những vấn đề chúng tôi đang thảo luận, và vì lý do chính đáng,” mặc dù ông không nói rõ Berlin đang xem xét mua loại hệ thống nào.

Khi được hỏi liệu Đức có muốn mua một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn có tầm bắn xa hơn các khẩu đội Patriot hiện có của mình hay không, Scholz nói: “Chúng ta cần biết rằng chúng ta có một nước láng giềng sẵn sàng sử dụng bạo lực để thực thi lợi ích của họ”.

Tờ Bild am Sonntag đưa tin trước đó, một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn cho toàn bộ lãnh thổ Đức là một trong những chủ đề được thảo luận khi Scholz gặp Eberhard Zorn, Bộ trưởng Quốc Phòng của Đức.

Cụ thể, họ đã nói về khả năng mua lại hệ thống “Arrow 3” của Israel, tờ báo cho biết.

Andreas Schwarz, một thành viên quốc hội của Đảng Dân chủ Xã hội của Scholz, nói với tờ báo:

“Chúng ta phải tự bảo vệ mình tốt hơn trước mối đe dọa từ Nga. Để làm được điều này, chúng ta cần một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn trên toàn nước Đức một cách nhanh chóng. Hệ thống Arrow 3 của Israel là một giải pháp tốt.”

8. Nguy cơ nhiễm phóng xạ toàn Âu Châu

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cảnh báo:

“Việc chiếm đóng nhà máy điện Chernobyl một cách thiếu trách nhiệm có nguy cơ gây rò rỉ phóng xạ trên khắp Âu Châu”.

Phó thủ tướng Ukraine đã cáo buộc Nga có những hành động “vô trách nhiệm” xung quanh nhà máy điện Chernobyl bị chiếm đóng có thể phát ra bức xạ trên phần lớn Âu Châu, đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc cử một phái đoàn đánh giá rủi ro.

Iryna Vereshchuk đã đăng một bản cập nhật lên tài khoản Telegram của mình vào cuối ngày Chúa Nhật, trong đó cô cho biết các lực lượng Nga tiếp tục quân sự hóa khu vực đặc miễn Chernobyl.

Điều này gây ra nguy cơ rất nghiêm trọng làm hỏng các cấu trúc cách nhiệt được xây dựng trên tổ máy thứ tư của nhà máy sau vụ nổ năm 1986.

Những thiệt hại như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến việc xâm nhập vào bầu khí quyển một lượng đáng kể bụi phóng xạ và gây ô nhiễm không chỉ Ukraine mà còn các nước Âu Châu khác “.

Vereshchuk nhấn mạnh rằng các lực lượng chiếm đóng của Nga “phớt lờ những mối đe dọa này, tiếp tục vận chuyển và lưu trữ một lượng đáng kể đạn dược trong khu vực lân cận nhà máy điện hạt nhân” và qua thành phố Pripyat.

Những người chiếm đóng Nga vận chuyển hàng chục tấn hỏa tiễn, đạn pháo và đạn cối mỗi ngày. Hàng trăm tấn đạn dược đang được cất giữ ở thành phố Pripyat Chernobyl lân cận, nơi cũng cách nhà máy điện hạt nhân một quãng đường ngắn “.

Vereshchuk lưu ý sự nguy hiểm của việc Nga sử dụng “đạn dược cũ và kém chất lượng”, điều này “làm tăng nguy cơ phát nổ ngay cả trong quá trình tải và vận chuyển”.

Ngoài ra, bà cho biết các đám cháy lớn đã bắt đầu trong khu vực đặc miễn, có thể gây ra “hậu quả rất nghiêm trọng”.

Bà nói: “Không thể kiểm soát và dập tắt hoàn toàn đám cháy do lực lượng chiếm đóng của Nga đã chiếm được vùng đặc miễn”.

Kết quả của quá trình đốt cháy, các hạt nhân phóng xạ được giải phóng vào khí quyển, mà gió có thể mang theo những khoảng cách xa, đe dọa bức xạ không chỉ ở Ukraine mà còn ở các nước Âu Châu khác. Việc mất kiểm soát đối với khu vực loại trừ và không có khả năng dập tắt hoàn toàn đám cháy có thể đe dọa các cơ sở bức xạ trong khu vực “.

Trong bối cảnh an ninh hạt nhân, những hành động thiếu trách nhiệm và thiếu chuyên nghiệp của quân đội Nga là mối đe dọa rất nghiêm trọng không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với hàng trăm triệu người dân châu Âu “.

Vereshchuk kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc “thực hiện ngay các biện pháp phi quân sự hóa Vùng loại trừ Chernobyl và thành lập một phái bộ đặc biệt của Liên hợp quốc” để loại bỏ nguy cơ tái diễn vụ tai nạn Chernobyl.
 
Bi ai: Bé gái Ukraine, 5 tuổi, chạy trốn chiến tranh lại gặp chuyện không may ở Ý
VietCatholic Media
17:10 28/03/2022


1. Bé gái Ukraine, 5 tuổi, chạy trốn chiến tranh bị tài xế đâm thiệt mạng ở Ý

Nhà chức trách cho biết, một cháu bé Ukraine trốn khỏi đất nước của mình đã qua đời ở Ý khi một người đàn ông trẻ tuổi lái xe cán chết em.

Tasia, 5 tuổi, đã đến Crotone, một thành phố cảng ở miền nam nước Ý, cùng mẹ là Luda, khoảng một tháng trước sau khi chạy trốn khỏi quân xâm lược Nga, tờ US Sun đưa tin.

Cô bé đã ra ngoài vào hôm Chúa Nhật cùng với người chị họ 16 tuổi và bạn trai của người chị họ, người đang trông nom em, ở thị trấn Cantorato.

Đột nhiên, một chiếc Fiat Diablo do một người đàn ông 18 tuổi điều khiển tăng tốc về phía nhóm và lao vào họ vào khoảng 6:30 chiều

Theo báo cáo, cậu bé 16 tuổi bị thương ở đầu và gãy xương, trong khi Tasia ngã xuống đất, đập đầu xuống đường và chết ngay lập tức.

Cảnh sát đang điều tra xem liệu người lái xe, đã bị buộc tội giết người trong trường hợp gia trọng, có phải là tình địch của thiếu niên bị thương hay không.

Theo tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, nghi phạm đã bị phạt hai lần vào năm 2020 vì lái xe mà không có giấy phép.
Source:New York Post

2. Người Công Giáo Ukraine tập trung tại Washington để dâng mình cho trái tim Đức Mẹ

Các tín hữu đã tập trung tại Đền thờ Quốc gia Công Giáo Ukraine Thánh gia ở Washington, DC, vào hôm thứ Sáu, khi Đức Thánh Cha Phanxicô thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.

“Ukraine rất tôn sùng Đức Maria,” Luba Munter, 72 tuổi đến từ Alexandria, Virginia, nói với CNA.

Trong lễ cầu nguyện Moleben, vị linh mục đã hát lời cầu nguyện thánh hiến cho Ukraine và Nga cùng lúc mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc tại Vatican.

Cha Andrii Chornopyskyi mặc áo Đức Mẹ màu xanh lam và vàng, phù hợp với màu cờ Ukraine. Trong khi phần lớn cử hành Phụng Vụ được nói bằng tiếng Ukraine, Cha Chornopyskyi nói bằng tiếng Anh ở một vài điểm.

“Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa,” ngài nói với cộng đoàn. “Có thể là không thể đối với con người. Nhưng đối với Chúa, không có gì là không thể “.

“Có lẽ chúng ta có một số nghi ngờ, một số suy nghĩ rằng chúng ta không thể chiến thắng” Đức Trinh Nữ Maria cũng từng hỏi, “Làm thế nào điều đó có thể xảy ra?” khi thiên sứ Gabriel tiết lộ rằng Mẹ sẽ thụ thai Chúa Kitô trong Lễ Truyền Tin. Ngài cũng nói thêm người chị họ của Đức Maria, là bà Elizabeth, đã mang thai một cách thật kỳ diệu khi đã về già.

Ngài hướng cộng đoàn đến đoạn phúc âm cho ngày 25 tháng 3 - ngày lễ Truyền tin, một ngày lễ buộc đối với người Công Giáo Ukraine – và nhấn mạnh rằng Thiên Chúa có thể làm tất cả mọi việc.
Source:Catholic News Agency

3. Lãnh đạo Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương gặp nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Ukraine

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk và Đức Tổng Giám Mục Epiphanius I của Ukraine đã thảo luận về tầm quan trọng của sự hợp tác trong chiến tranh tại cuộc họp của họ ở thủ đô Kiev của Ukraine vào ngày 23 tháng 3.

Sau đó, hai nhà lãnh đạo của Giáo hội đã gặp gỡ thị trưởng của Kiev, Vitali Klitschko, một cựu vô địch quyền anh hạng nặng.

Kể từ năm 2011, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, gọi tắt là UGCC, là giáo hội lớn nhất trong số 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông với Rôma.

Đức Tổng Giám Mục Epiphanius của Kiev và Toàn Ukraine đã được cử làm Giáo Chủ của Giáo Hội Chính thống Ukraine, gọi tắt là OCU, vào năm 2019. OCU là một Giáo Hội Chính thống giáo độc lập thứ 16 được hình thành từ sự hợp nhất của các cộng đồng Chính thống ở Ukraine.

OCU được chính thức công nhận bởi Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, là lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống giáo trên thế giới, vào năm 2019. Bước tiến này đã bị Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa của Nga phản đối, và họ đã cắt đứt quan hệ với Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople để phản đối.

OCU là một trong hai Giáo Hội Chính thống lớn ở Ukraine. Giáo Hội Chính Thống còn lại là Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.

Ủy ban Thông tin của UGCC cho biết “Những người tham gia cuộc họp, một lần nữa lên án gay gắt sự xâm lược của Nga đối với Ukraine, và đã thảo luận về những hoàn cảnh gay cấn hiện nay của cuộc sống và mục vụ của cả hai Giáo hội ở Ukraine”.

“Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav lưu ý rằng UGCC và Giáo Hội Chính thống Ukraine có thể và phải hợp tác, và số phận và tương lai của Ukraine phụ thuộc vào mức độ hợp tác này.”

Ủy ban Thông tin của UGCC cho biết thêm rằng Đức Tổng Giám Mục Epiphanius nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác song phương giữa Chính thống và Công Giáo trong việc giúp đỡ người dân Ukraine trong chiến tranh.

Ngài cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác trong khuôn khổ rộng hơn của Hội đồng Các Giáo Hội và Tổ chức tôn giáo Ukraine, và trong các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo và cơ sở tôn giáo ở nước ngoài.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã đến thăm một bệnh viện ở Kiev. Trong tin nhắn video hàng ngày của mình vào ngày 24 tháng 3, một tháng sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu, ngài nói rằng ngài rất ngạc nhiên khi không nhìn thấy những khuôn mặt buồn bã trong số những người bảo vệ bị thương của Ukraine.

“Khi tôi chào họ, tôi đã can đảm nắm tay họ, nhưng phần còn lại của cơ thể họ, toàn bộ cơ thể đều bị thương,” ngài nói.

“Những người lính này, nam cũng như nữ, đang mỉm cười, nói với tôi về chiến thắng, chiến thắng của Ukraine. Và tất cả mọi người xin lời cầu nguyện để họ có thể trở lại quân đội càng sớm càng tốt, một lần nữa sát cánh cùng anh chị em đồng đội bảo vệ quê hương đất nước”.

“ Khuôn mặt của họ, ánh mắt của họ, những lời khẩn cầu của họ tỏa sáng với hy vọng cho tất cả chúng ta. Với hy vọng sự thật sẽ thắng lợi “.

Trong thông điệp video của mình, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu người dân Mariupol, một thành phố ở đông nam Ukraine đã hứng chịu đợt pháo kích nghiêm trọng của Nga. Khu định cư, có dân số trước chiến tranh hơn 400,000 người, được gọi là “Thành phố của Đức Maria.”

“Ngày nay, thành phố này cần những hành lang nhân đạo. Nó cần cả cộng đồng quốc tế giúp vượt qua vòng vây và mang hàng hóa nhân đạo mà chúng tôi có, cho những người đang dần chết vì đói ngày nay,” ngài nói.

“Tuần trước, những người này đã sống sót nhờ tuyết đang tan và do đó có thể có nước uống. Hôm nay không còn tuyết ở Mariupol. Chúng ta hãy cứu Thành phố của Đức Maria này! Chúng ta hãy làm mọi thứ để cứu thành phố này, nơi ngày nay thực sự là nơi giao tranh của thiện và ác, nơi quyết định số phận của Ukraine, Âu Châu và thế giới”.
Source:Catholic News Agency