Ngày 01-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cuộc lữ hành đức tin
Lm. Jude Siciliano, OP
00:47 01/03/2015
Chúa Nhật II MÙA CHAY (B)
St 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tvịnh 115; Rôma 8: 31b-34; Máccô 9: 2-10


CUỘC LỮ HÀNH ĐỨC TIN

Tôi có thể vận dụng một số điểm trong bài đọc một hôm nay. Tôi nhận ra rằng ông Ápraham sẽ vượt qua cơn thử thách Thiên Chúa đã bắt ông trải qua và sẽ nhận giao ước Chúa hứa. Tuy nhiên cuộc thử thách đòi ông Ápraham hiến tế con trai mình Isaác (“người con duy nhất ngươi yêu mến”) là một thử thách quá lớn (làm tan nát cõi lòng). Chúa đã hứa ban cho ông Ápraham và bà Sara miêu duệ khi họ về già nhiều như sao trên trời (St 15, 5). Isaác hẳn là dấu chỉ rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện lời Người hứa. Có lẽ ông Ápraham và bà Sara có những người con khác nữa, nhưng Isaác là người con mang nơi mình tương lai và đem lại niềm hy vọng cho hai ông bà.

Nhưng giờ đây Thiên Chúa đòi ông Ápraham hiến tế Isaác như phép thử đức tin. Phải chăng đây là một Thiên Chúa hay lừa gạt, hứa rồi lại thử xem mức độ trung tín của con người như thế nào? Thế còn các bậc cha mẹ trong cộng đoàn khi nghe câu chuyện một đứa trẻ sắp bị giết thì sao? Trình thuật này sẽ khiến họ đứng ngồi không yên. Trong lối nghĩ ngày nay chúng ta tự hỏi những tổn thương nào về cảm xúc và tâm lý mà Isaác phải gánh chịu cho đến cuối đời. Như tôi đã nói, tôi có thể sử dụng bài đọc này. Liệu có thể đổi bài đọc khác được không? Giảng thế nào đây? Chắc hẳn đây là một trong những bản văn gây kinh hãi nhất trong Kinh Thánh. Hoạ may, người nghe cũng sẽ chỉ nhún vai tỏ ra không mấy quan tâm khi nghe đoạn trích này. Hay, nhìn chung trình thuật này là một trong những bản văn làm cho người đọc khó tiếp cận Kinh Thánh.

Các tôn giáo khác thời ấy thực hành sát tế con người. Có lẽ ông Ápraham đoán chừng Thiên Chúa cũng đòi buộc ông một thứ lễ vật tương tự. Ngay khi ông sắp sửa thực hiện những gì người khác thường làm, có lẽ lúc ấy ông mới nhận ra rằng đây không thể là thứ mà Thiên Chúa, Đấng ban cho ông Isaác, muốn. Ông chợt nhận ra rằng Thiên Chúa của ông thì khác và Người không muốn bạo lực hay chết chóc như là một dấu chứng cho lòng trung tín của con người. Đôi lúc một khoảnh khắc ngộ ra chợt đến như hình ảnh một thiên sứ mang theo sứ điệp, “Đừng giơ tay hại đứa trẻ.” Đấy phải chăng là cách thức mà Ápbraham kể cho người khác những gì đã xảy ra? Thiên Chúa của Ápbraham là một Thiên Chúa khác hẳn và câu chuyện này đã lột tả dung mạo Thiên Chúa của tổ tiên chúng ta đã tin nhận.

Một số người diễn giải cái chết của Đức Giêsu như sự thế chỗ cho Isaác – Thiên Chúa đã muốn Con Một Người chết vì chúng ta. Tôi thấy khó mà chấp nhận được điều này. Đức Giêsu đã bị giết vì Người phải gánh chịu hệ quả của việc trung tín với Thiên Chúa và sứ mạng Người đã lãnh nhận từ Cha Người. Chúng ta không cần phải dâng con cái chúng ta làm lễ vật. Điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta chính là giới răn Đức Giêsu đã ban, “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi…Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22, 37-39)

Các môn đệ Đức Giêsu đã không thể hiểu cái chết của Người trên thập giá. Họ kết luận rằng Đức Giêsu đã chết cho tội lỗi của chúng ta và đây cũng chính là đức tin của chúng ta. Thế nhưng Người chết không phải qua bàn tay Thiên Chúa mà là qua quyền lực của thế gian này khi thế gian chối bỏ Tin Mừng Người rao giảng. Thiên Chúa đã đáp trả thế nào đối với tội lỗi của chúng ta? Người tỏ lòng thương xót qua Đức Giêsu. Đức Giêsu chết trên thập giá bởi vì Người đã trung thành với sứ vụ Thiên Chúa đã trao phó cho người: công bố một triều đại của công lý, sự tha thứ và tình thương. Điều này đã đặt Người vào tư thế đối chọi với những kẻ chạy theo triều đại quyền lực và thống trị của thế gian. Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá tỏ cho thấy tác hại của tội lỗi và hệ quả của nó ra sao. Đức Giêsu, Đấng đã mặc lấy xác phàm để tỏ cho ta thấy kế hoạch của Thiên Chúa là con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa nghĩa là gì, Người đã bị giết chết vì sự ghen ghét, sợ hãi, tư lợi và hiểu lầm.

Thiên Chúa đã làm cho Con Yêu Dấu của người trỗi dậy từ cõi chết và vượt qua tội lỗi để tỏ cho ta thấy quyền năng của tình thương và tha thứ vượt trên sự ghen ghét. Có nhiều ánh sáng trong trình thuật cuộc biến hình của Đức Giêsu, nơi mà Máccô đã báo trước cuộc phục sinh của Đức Kitô trong vinh quang. Trước đó, Đức Giêsu đã nói về cái chết và sự phục sinh của Người (8:31), nhưng các môn đệ đã không hiểu ý Người. Cả ba môn đệ cùng với Đức Giêsu trên núi cũng không hiểu. Ông Phêrô bày tỏ sự kinh ngạc và hoang mang, “Ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng.”

Ông Phêrô và các môn đệ khác đã không hiểu lời tiên báo của Đức Giêsu về cuộc khổ nạn của Người; giờ đây các ông không nắm bắt được ý nghĩa của cuộc mặc khải trên đỉnh núi. Thế nhưng cả Tin Mừng bày ra trước mắt các ông: Đức Giêsu sẽ chịu đau khổ, chết và trỗi dậy từ kẻ chết. Các môn đệ, giống như chúng ta, sẽ trải nghiệm mất mát và cái chết. Các ông và cả chúng ta nữa cần phải sống trong niềm hy vọng rằng cái chết không có tiếng nói chung cuộc – mà chỉ có sự phục sinh mà thôi. Đang khi xuống núi Đức Giêsu bảo các ông phải chờ trước khi các ông nói cho những người khác biết. Các ông hẳn phải trải nghiệm toàn bộ câu chuyện – Cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Người.

Núi theo truyền thống là nơi để ẩn mình và gặp gỡ Thiên Chúa. Ông Môsê và ông Êlia không xa lạ với các cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trên núi. Các ông đã diện kiến Thiên Chúa trên núi, nhưng phải vật lộn để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa khi trở lại với dân chúng bên dưới. Ông Môsê, người ban lề luật và ông Êlia, vị ngôn sứ, biểu tượng cho một truyền thống tôn giáo phong phú của người Do Thái. Qua các ông, truyền thống ấy đối thoại với Đức Giêsu. Khi ông Môsê và ông Êlia rời khỏi thì cũng chính lúc ấy vinh quang sáng láng của Đức Giêsu cũng biến mất. Chỉ còn một mình Đức Giêsu – Liệu các môn đệ và chúng ta còn có thể tập trung vào Đức Giêsu ngay khi cảnh tượng vinh quang tan biến, không còn được an ủi, mọi thứ không diễn tiến tốt đẹp và không cảm thấy yên vui trong đời sống đức tin của chúng ta nữa không? Liệu chúng ta còn có thể tiếp tục trung tín và vâng phục Đức Kitô khi mà ánh hào quang bên ngoài đã lịm đi và chúng ta được mời gọi để theo Đức Kitô ngay cả khi trong lòng còn đó những nghi nan và bóng tối?

Trong tích tắc ba môn đệ cảm nghiệm được Đức Kitô nên một với Thiên Chúa. Khi y phục rực rỡ bên ngoài của Người trở lại bình thường, Người vẫn là Người như trước đây. Ta không tìm thấy Chúa trên một ngọn núi xa xôi nào đó hay một đền thờ hẻo lánh nhưng Chúa đang bước đi và làm việc giữa chúng ta. Mắt chúng ta có nhìn ra Người hay không? Đối với những ai có ánh sáng đức tin thì Đức Kitô phục sinh và đang sống với chúng ta giữa dòng đời – trong Giáo Hội, nơi những người thân cận và những người nghèo khó. Nếu chúng ta nghĩ rằng trải nghiệm tôn giáo chỉ thấy nơi những gì làm cho cảm xúc ta phấn chấn và làm say mê giác quan, chúng ta sẽ thất vọng.

Tiếng nói vọng ra trong đám mây xác nhận Đức Giêsu như “Con Ta yêu dấu.” Chúng ta nghe thấy tiếng vọng lại của bài đọc một ở đây. Lễ vật nào ba môn đệ cần có để làm hài lòng Thiên Chúa của Môsê, Êlia và Đức Giêsu? Dĩ nhiên không phải là một trong các con cái của các ông. Thay vào đó, Thiên Chúa đấng ngỏ lời với các môn đệ trên núi hướng các ông đến Đức Giêsu và dạy bảo các ông và cả chúng ta, “Hãy vâng nghe lời Người.”

Có nhiều phương thế để lắng nghe Đức Giêsu qua Kinh Thánh, giảng thuyết, cầu nguyện và người thân cận. Thế nhưng trong bối cảnh này, các ông phải lắng nghe những gì Đức Giêsu bảo trên đường xuống núi và đón nhận những gì Người nói về “trỗi dậy từ cõi chết.” Đức Giêsu đã tỏ cho biết cái chết sắp đến của Người; các ông cũng phải lắng nghe lời Người về cuộc phục sinh. Niềm hy vọng đặt nơi sự phục sinh sẽ làm cho các ông và chúng ta trở nên mạnh mẽ trong lúc mất mát, đau khổ, thất bại và vô vọng.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp


2nd SUNDAY OF LENT (B)
Gen. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Psalm 116; Rom. 8: 31b-34; Mark 9: 2-10

I can use some help with our first reading today. I realize that Abraham will emerge from the "test" God put him through and will receive a sworn covenant from God. But still! This test/trial of Abraham which asks him to sacrifice his son Isaac ("your only one whom you love") is a heartbreaker. God had promised Abraham and Sarah descendants in their old age as numerous as the stars (Genesis 15:5). Isaac was supposed to be the sign that God would fulfill that promise. Abraham and Sarah may have other sons, but Isaac was the one that embodied their future and gave them hope.

But now God asks Abraham to sacrifice Isaac as a test of faith. Is this the trickster God who makes a promise and then tests a person to see how faithful they are? What about parents in the congregation who are hearing a story of potential infanticide? This passage will have them sitting in their seats with teeth on edge. With our modern ears we can only wonder what emotional and psychological scars Isaac will have to carry with him the rest of his life. As I said, I can use some help. Is this passage redeemable? Is it preachable? Certainly it is one of the most frightening in the Bible. At best hearers will shrug their shoulders in ignorance when they hear it. Or, it will be one of those texts that keep people away from the Scriptures altogether.

Other religions of the time practiced human sacrifice. Perhaps Abraham presumed God would require a similar sacrifice from him. As he was about to do what others did, maybe it dawned on him that this couldn’t be what the God who gifted him with Isaac would want. He came to realize his God was different and did not want violence or death to be a proof of human fidelity. Sometimes a new insight can feel like an angel with a message, "Do not lay your hands on the boy." Is that the way, Abraham told others what happened? Abraham’s God was a different kind of God and the story reveals the God our ancestor in faith had come to know.

Some people interpret Jesus’ death as the replacement for Isaac – God willing the death of the only Son for our sake. I find this hard to believe too. Jesus was killed because he suffered the consequences of his fidelity to God and the mission he had received from his Father. We don’t have to offer our children for sacrifice. What God requires of us is the commandment Jesus gave, "You shall love the Lord your God with your whole heart, with your whole soul, and with all your mind.....You shall love your neighbor as yourself" (Mt 23:37-38).

Jesus’ disciples had a hard time understanding his death on the cross. They concluded Jesus died for our sins and this is our faith as well. But the instrument of his death wasn’t by God’s hands, but by the powers of this world that rejected the good news he preached. How did God respond to our sin? By showing mercy through Jesus. Jesus died on the cross because he was faithful to the task God gave him of proclaiming a kingdom of justice, forgiveness and love. This put him in opposition to those who pursued an earthly kingdom of power and domination. Jesus’ death on the cross reveals how pernicious sin and its consequences are. Jesus, who enfleshed God’s plan of what it means to be human and created in the image and likeness of God, was put to death out of jealousy, fear, self-interest and misunderstanding.

God raised the beloved Son from the dead and overcame sin to show us the power of love and forgiveness over hate. There is a lot of light in the account of Jesus’ transfiguration in which Mark prefigures Christ’s resurrection in glory. Previously Jesus had spoken of his death and resurrection (8:31), but the disciples didn’t understand what he was saying. The three on the mountain with Jesus still don’t understand. Peter voices their surprise and bewilderment, "He hardly knew what to say, they were so terrified."

Peter and the others obviously didn’t understand Jesus’ previous prediction of his passion; now they don’t grasp the significance of the mountain-top revelation. But the whole gospel is before them: Jesus will suffer, die and be raised from the dead. The disciples, like us, will experience loss and death. They and we need to live in the hope that death does not have the last word – resurrection does. Coming down the mountain Jesus asks them to wait before they tell anyone. They have yet to experience the whole story – his suffering, death and resurrection.

Mountains were traditional places of retreat and encounter with the divine. Moses and Elijah are no strangers to mountain encounters with God. They met God on the mountain, but struggled to make God’s plan a reality back down among the people. Moses, the lawgiver and Elijah, the prophet, symbolized the rich religious tradition of the Jewish people. Through them, that tradition is in dialogue with Jesus. When Moses and Elijah leave so does Jesus’ dazzling display. It is Jesus alone – can the disciples and we stay focused on Jesus even without spectacle, comforting emotions, order and a sense of well being in our religious life? Can we continue to be faithful and obedient to Christ when the external lights have dimmed and we are called to follow Christ even when there is interior doubt and darkness?

For a moment the three disciples experienced Christ in communion with God. When the outer "dazzling white clothes" return to normal he is still the same. God is not found on some distant mountain, or remote shrine, but walking and working among us. Do we have eyes to see him? For those with the light of faith Christ is risen and lives among us in the ordinary – the church, our neighbors and the poor. If we think religious experiences is only found in what excites our emotions and delights our senses, we will be disappointed.

The voice from the cloud identifies Jesus as "my beloved Son." We hear echoes of our first reading. What sacrifice will be asked of the three disciples that will please this God of Moses, Elijah and Jesus? Certainly not the sacrifice of one of their children. Instead, the God who speaks to the disciples on the mountain directs them to Jesus and instructs them and us, "Listen to him."

There are many ways to listen to Jesus through Scripture, preaching, prayer and neighbor. But in light of the occasion, they must listen to what Jesus tells them on the way down the mountain and take in what he says about "rising from the dead." Jesus has taught about his coming death; they must also listen to him about his resurrection. Hope in the resurrection will strengthen them and us during periods of loss, pain, failure and disappointment.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Số tiền Giáo Hội Sri Lanka quyên góp cho qũy bác ái Đức Giáo Hoàng sẽ được phân phối cho người nghèo ở nước này
Nguyễn Việt Nam
17:51 01/03/2015
Đức Hồng Y Ranjith của thủ đô Colombo đã trao cho Đức Thánh Cha số tiền 8,760,690 rupee khi Đức Thánh Cha kết thúc chuyến viếng thăm nước này hôm 15 tháng Giêng. Số tiền tương đương với khoảng 66,000 Mỹ Kim này là tiền các tín hữu Công Giáo nước này quyên góp cho qũy bác ái Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã không nhận số tiền này vì thực ra Sri Lanka cũng là một nước nghèo cần đến sự giúp đỡ của Giáo Hội Hoàn Vũ.

Hội Đồng Giám Mục Sri Lanka đã quyết định phân phối số tiền này trong 12 giáo phận để đáp ứng nhu cầu của người nghèo. Cha Cyril Gamini Fernando, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Sri Lanka đã cho biết như trên hôm thứ Tư 25 tháng Hai.
 
Phiên tòa ở Hương Cảng cho thấy tình cảnh bi đát của di dân không có tay nghề Á Châu
Nguyễn Việt Nam
19:54 01/03/2015
Bà Law Wan-tung
Một phụ nữ Hương Cảng có hai đứa con đã phải ngồi tù sáu năm sau phán quyết của tòa án tại đây đưa ra hôm thứ Sáu 27 tháng Hai vì tội bạo hành người giúp việc Nam Dương trong một trường hợp đã làm dấy lên sự phẫn nộ rộng rãi vì sự tàn bạo của bà.

Bà Law Wan-tung, 45 tuổi, đã tỉnh bơ sắc mặt lạnh lùng khi chánh án Amanda Woodcock truyền rằng “sự nghiêm trọng của các cáo buộc và hoàn cảnh của những tội phạm đòi hỏi phải có một án tù dài hạn”.

Bà Law Wan-tung đã bị kết án về tám tội hành hung, gây thương tích trầm trọng và đe dọa mạng sống đối với người giúp việc là Erwiana Sulistyaningsih 24 tuổi trong một trường hợp cho thấy các lỗ hổng trong các luật lệ bảo vệ những người di cư làm việc tại gia ở khắp châu Á và Trung Đông.

Trường hợp của cô Erwiana chỉ được đưa ra ánh sáng sau khi những hình ảnh của cô với khuôn mặt đầy những vết thương được công bố tại Nam Dương. Cô Erwiana đã bị bà Law bỏ đói, không trả lương, bị đánh gãy răng, bị đấm vào đầu, vào mặt, khắp mình mẩy đầy những thương tích và đã phải trải qua nhiều trò bạo hành dã man khác của bà Law.

Hương Cảng hiện có 330,000 di dân là người giúp việc trong gia đình, trong đó hơn một nửa là người Nam Dương.
 
Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma kết thúc tuần tĩnh tâm Mùa Chay
Nguyễn Việt Nam
19:09 01/03/2015
Sáng thứ Sáu 27 Tháng Hai, Cha Bruno Secondin dòng Cát Minh đã trình bày bài suy niệm cuối cùng của ngài trước Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma tại nhà nguyện Divin Maesto (Thầy Chí Thánh) ở Ariccia, một thị trấn cách Vatican 30km về phía Nam.

Trong lời cám ơn trước khi chia tay, Đức Thánh Cha nói:

"Thay mặt cho tất cả mọi người, kể cả tôi, tôi muốn cảm ơn Cha vì công việc của cha với chúng tôi trong kỳ tĩnh tâm này. Thật không phải là dễ dàng để hướng dẫn các linh mục trong những buổi tĩnh tâm! Chúng ta đều là một chút phức tạp, nhưng cha đã cố gieo chút gì đó. Xin Chúa làm cho những hạt giống mà cha đã gieo cho chúng tôi phát triển. Và tôi cầu chúc cho bản thân mình và cầu chúc cho tất cả chúng ta có thể rời khỏi đây với một mảnh nhỏ của vạt áo của Êlia, trong tay và trong tim của chúng ta. Xin cảm ơn cha ".

Điểm dừng chân cuối cùng của hành trình suy tư và cầu nguyện do cha Secondin đề xuất đã được tập trung vào câu chuyện Kinh Thánh trong sách Các Vua quyển thứ hai (2: 1-14) trong đó mô tả cảnh tạm biệt cuối cùng giữa tiên tri Êlia và môn đệ mình là ông Elisha khi Chúa đem ông Êlia lên trời trong cơn gió lốc.

Tiên tri Êlia với bản tính cứng rắn đã có chút mủi lòng trước tình cảm lưu luyến và sự nhẫn nại của người đệ tử mình. Cha Secondin gợi ý cả chúng ta ngày nay cũng nên học theo tiên tri Êlia để mang lại không chỉ niềm hy vọng nhưng còn là sự dịu dàng.
 
Đức Hồng Y George Pell nói về hôn nhân, ly dị và vua Henry Đệ Bát
Đặng Tự Do
20:31 01/03/2015
Đức Hồng Y George Pell đã đưa ra một lập luận ngắn, gọn, nhưng rất mạnh mẽ chống lại những đề nghị thay đổi kỷ luật của Giáo Hội về việc cho những người đã ly dị và tái hôn được rước lễ trong một bài bình luận đăng trên tờ The Catholic Thing.

Sau khi đề cập đến các huấn lệnh rõ ràng trong Kinh Thánh, đến sự "nhất trí gần như hoàn toàn trong suốt hai ngàn năm lịch sử Công Giáo", và sự thành công mà Giáo Hội được hưởng trong thời gian kỷ luật nghiêm khắc, Đức Hồng Y tổng trưởng bộ kinh tế Tòa Thánh kết thúc bằng một câu hỏi hùng hồn:

“Chẳng nhẽ những quyết định đã được đưa ra sau vụ ly hôn của Henry VIII là hoàn toàn không cần thiết sao?”

Toàn văn bài viết của ngài như sau:

“Điều thú vị là giảng dạy cứng rắn của Chúa Giêsu rằng ‘những gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly’ (Mt 19: 6) đã được Ngài đưa ra không lâu sau khi chính Chúa đã nhấn mạnh với Thánh Phêrô về sự cần thiết của sự tha thứ (xem Mt 18: 21-35).

Đúng là Chúa Giêsu đã không lên án người phụ nữ ngoại tình, là người đã bị đe dọa ném đá cho tới chết, nhưng Ngài cũng không nói với cô ấy rằng hãy cứ tiếp tục công việc của mình, cứ tiếp tục sống như đã từng sống không cần thay đổi gì hết. Không, Ngài bảo cô ta đừng phạm tội nữa (xem Ga 8: 1-11).

Một rào cản không thể vượt qua đối với những người ủng hộ một học thuyết và một đường hướng kỷ luật mục vụ mới về việc cho rước lễ là sự nhất trí gần như hoàn toàn trong suốt hai ngàn năm lịch sử Công Giáo về điểm này. Đúng là Chính Thống Giáo có một truyền thống lâu đời và khác biệt với chúng ta về điểm này nhưng là vì lúc ban đầu họ bị ép buộc bởi các đại đế Byzantine. Cho người ly dị và tái hôn được rước lễ chưa bao giờ là một thực hành Công Giáo.

Người ta có thể cho rằng các kỷ luật về sám hối trong những thế kỷ đầu, trước Công Đồng Nicaea là quá cứng rắn khi các nghị phụ tranh luận xem liệu Hội Thánh có nên cho những kẻ phạm vào những tội như giết người, ngoại tình, hoặc bỏ đạo có thể được hòa giải với các cộng đồng địa phương một lần duy nhất - hay không. Các nghị phụ luôn thừa nhận rằng Thiên Chúa có thể tha thứ, ngay cả khi Giáo Hội không nhận lại những tội nhân này vào cộng đồng của mình.

Sự cứng rắn như thế là chuẩn mực vào thời điểm khi Giáo Hội được mở rộng về số lượng, bất chấp những bách hại. Những lời dạy của Công Đồng Trentô hay của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về hôn nhân cũng không thể bị bỏ qua. Chẳng nhẽ những quyết định đã được đưa ra sau vụ ly hôn của Henry VIII là hoàn toàn không cần thiết sao?”
 
Tòa Thánh xác nhận và cho biết thêm chi tiết về một người vô gia cư đã được mai táng trong nghĩa trang Teutonic
Đặng Tự Do
21:16 01/03/2015
Hôm thứ Năm 26 tháng Hai, phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra những chi tiết sau chung quanh việc mai táng cho một người vô gia cư.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, xác nhận rằng với sự giúp đỡ của một số anh chị em giáo dân người Đức, Tòa Thánh đã chôn cất một người đàn ông vô gia cư tại nghĩa trang Teutonic trong nội thành Vatican.

Ông Willy là một người đàn ông vô gia cư sinh trưởng ở miền Bắc nước Bỉ. Người ta đoán ông ta khoảng 80 năm tuổi nhưng không ai rõ chính xác tuổi ông cụ. Ông cụ qua đời vào ngày 12 tháng 12 năm ngoái và được chôn cất tại nghĩa trang trong khuôn viên Tòa Thánh vào ngày 09 tháng Giêng năm nay.

Willy là một gương mặt quen thuộc với nhiều người trong khu vực quảng trường Thánh Phêrô. Ông tham dự Thánh Lễ hàng ngày tại giáo xứ Sant'Anna ở Vatican và dành cả ngày lẫn đêm trên các đường phố xung quanh Quảng trường Thánh Phêrô, Borgo Pio và Via di Porta Angelica.

Trong lễ Giáng Sinh vừa qua, cha Bruno Silvestrini, là cha sở nhà thờ Sant'Anna ở Vatican, đã có sáng kiến để hình ông Willy bên cạnh các mục đồng trong máng cỏ Giáng sinh của giáo xứ như một cử chỉ vinh danh người vừa qua đời. Ông thích cầu nguyện, ông có một trái tim nhân hậu, tham dự thánh lễ sáng tại St. Anna mỗi ngày và luôn luôn ngồi ở cùng một chỗ.

Cha Silvestrini nói với Đài phát thanh Vatican:

"Trong hơn 25 năm qua, ông đã đều đặn tham dự mọi Thánh Lễ 7 giờ sáng. Ông ấy rất cởi mở và có rất nhiều bạn. Ông đã nói chuyện rất nhiều với những người trẻ tuổi, ông đã nói chuyện với họ về Chúa, về Đức Giáo Hoàng, và mời họ cử hành Thánh Thể. Ông là một người giàu có về đức tin. Cũng có các giám mục gởi tặng thức ăn cho ông vào những ngày nhất định. Sau đó, đột nhiên chúng tôi không thấy ông ta đâu. Rồi thì chúng tôi được báo cho biết về cái chết của ông. Tôi chưa bao giờ thấy nhiều người gõ cửa nhà tôi để hỏi khi nào đám tang được cử hành, họ có thể giúp đỡ cách nào để ký ức về người đàn ông thánh thiện này sống mãi... Ông không bao giờ đòi hỏi cái gì, thay vào ông là một trong những người mở đầu câu chuyện với mọi người và thông qua những câu hỏi về đức tin, ông đề nghị một con đường tâm linh cho những người mà ông được tiếp xúc".

Willy đã chết trong bệnh viện Thánh Linh, nơi ông đã được đưa vào bằng xe cứu thương trong một buổi tối tháng mười hai lạnh giá. Cái lạnh đã khiến ông ngã gục và một số người qua đường đã gọi dịch vụ khẩn cấp. Ông qua đời vào ngày 12 tháng 12, nhưng cơ thể của ông phải lưu lại tại nhà xác bệnh viện vì vô thừa nhận.

Khi những người thường thấy ông trên đường phố bắt đầu nhận ra sự vắng mặt của ông, họ bắt đầu tìm kiếm ông, và cuối cùng họ tìm được ông trong bệnh viện Thánh Linh ở Lungotevere bên bờ sông Tiber.

Các chi phí tang lễ của ông được trang trải bởi một gia đình nói tiếng Đức, và đám tang được tổ chức tại nhà nguyện của nghĩa trang Teutonic, và Willy đã được chôn cất tại nghĩa trang người Đức cũ, trong nội thành Vatican.
 
Đức Phanxicô không bảo thủ cũng không cấp tiến, không diều hâu cũng không bồ câu
Vũ Van An
22:16 01/03/2015
Não trạng nhị phân: chẳng cái này thì phải cái kia, hoặc thế này hoặc thế nọ là não trạng phổ quát hơn hết nơi các nhà bình luận thế tục. Phái Pharisiêu ngày xưa cũng thế: đối với họ, một là Chúa Giêsu ủng hộ Xêda không thì phải phản lại ông ta thôi. Nhưng Chúa Giêsu đâu có “tâm địa” nào nghĩ đến chuyện đó, “tâm địa” của Người là ở Chúa Cha. Bởi thế mới có câu: của Xêda trả cho Xêda, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa.

Thế sự xử với Chúa Giêsu thế nào, họ cũng xử với vị đại diện của Người như vậy. Họ vẫn tìm dịp để khoác lên vị đại diện này cái khung “hoặc… hoặc”.

Đức Phanxicô bảo thủ hay cấp tiến

Người cấp tiến cho rằng Đức Phanxicô về phe với họ, với những câu tuyên bố đập thẳng vào mặt phe bảo thủ như “tôi là ai mà dám phê phán?” khi đề cập tới người đồng tính. Không chỉ nói mà thôi, ngài còn hành động một cách hết sức cấp tiến như thẳng tay trừng trị các Tu Sĩ Phansinh Vô Nhiễm vì đã cử hành Thánh Lễ xưa bằng tiếng La Tinh, dù việc này đã được Đức Bênêđíctô XVI cho phép.

Theo Nicole Winfield của AP, “trường hợp trên đã trở nên điểm lóa sáng trong cuộc chiến ý thức hệ đang diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo trước nghị trình cách mạng của Đức Phanxicô từng làm phe cấp tiếp nhẩy mừng và phe bảo thủ bị báo động”.

Bốn nhà trí thức Ý thuộc phe bảo thủ viết cho Vatican tố cáo Vatican vi phạm sắc chỉ của Đức Bênêđíctô XVI và áp đặt những kỳ thị bất công lên các tu sĩ Phansinh Vô Nhiễm. Lời chỉ trích này vẫn không làm vị đại diện của Đức Phanxicô ngừng tay: buộc vị sáng lập phải tới sống tại một dòng tu khác, đóng cửa chủng viện của dòng, ngưng các hoạt động của phong trào giáo dân của dòng, ngưng việc phong chức trong một năm, và đòi các linh mục tương lai phải chính thức chấp nhận giáo huấn của Vatican II và phụng vụ mới của Công Đồng này, nếu không sẽ bị khai trừ.

Đức Phanxicô vẫn coi sắc chỉ của Đức Bênêđíctô là khôn ngoan, nhưng cảnh cáo rằng người ta không được lợi dụng nó vì các lý do ý thức hệ, nhất là những người đi ngược chiều chỉ biết nghĩ tới mình. Tuy nhiên, thái độ mạnh tay trong vụ này khiến phe bảo thủ ngỡ ngàng.

Vụ thứ hai là việc bãi nhiệm Đức Hồng Y Raymond Burke. Theo Inés San Martin, Đức Hồng Y Burke nổi tiếng là người bênh vực phụng vụ cổ truyền và là người lớn tiếng bênh vực các học lý về luân lý tính dục và trong Thượng Hội Đồng năm ngoái về gia đình, đã thực tế trở thành lãnh tụ của phe bảo thủ.

Và trong những tháng sau đó, dù bác bỏ tước hiệu trên cũng như bác bỏ vai trò chống đối Đức Phanxicô, Đức HY Burke đưa ra nhiều nhận định cho thấy rõ lập trường bảo thủ trước sau như một của ngài. Nói với tờ Vida Nueva của Tây Ban Nha, ngài bảo: “chúng ta có truyền thống bất di bất dịch của Giáo Hội, có các giáo huấn, phụng vụ, luân lý. Sách Giáo Lý có thay đổi đâu”.

Nói với Cổng Thông Tin Công Giáo Aleteia, ngài cho rằng: đi tới những khu ngoại vi không có nghĩa là chạy theo nền văn hóa đương thời, như thể ta không còn tin tưởng gì nữa vào giáo huấn đức tin và vào đời sống Giáo Hội… Theo ngài, phải đi tới các khu ngoại vi bằng “sự toàn vẹn của đức tin Công Giáo”.

Nhưng xét theo nhiều phương diện khác, Đức Phanxicô tỏ ra là một người bảo thủ, thí dụ các quan điểm của ngài về phá thai, về tận thế và ma quỉ, về điều ngài gọi là ý thức hệ thực dân tại các nước đang mở mang…

Theo John Allen Jr., không gì cho thấy rõ khuynh hướng bảo thủ của Đức Phanxicô cho bằng ba biến cố đầu năm 2015.

Trước nhất là vụ tạp chí Charlie Hebdo. Ngài nói rằng vụ tấn công của khủng bố Hồi Giáo vào tạp chí này không thể nào biện minh được, nhưng ta không nên xúc phạm tới xác tín tôn giáo của người ta. Nhiều người giải thích nhận định của ngài như một bác bỏ đối với chủ trương thế tục coi tự do báo chí như một sự thiện tuyệt đối, cho phép người ta quyền muốn nói gì thì nói kể cả những điều xúc phạm hơn hết đối với tôn giáo và coi việc này như một thứ nhân đức nào đó.

Thứ hai là lời tố cáo thực dân hóa bằng ý thức hệ (ideological colonization): Trong cuộc tông du Phi Luật Tân, Đức Phanxicô kịch liệt đả kích các cố gắng nhằm tái định nghĩa hôn nhân và hai lần kết án “việc thực dân hóa bằng ý thức hệ” các nước nghèo, tức việc các chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ của Tây Phương cố gắng buộc các nước phát triển phải chấp nhận một thứ đạo đức học lỏng lẻo hơn về tính dục nếu muốn được viện trợ.

Biến cố thứ ba là về kế hoạch hóa gia đình một cách tự nhiên. Ngài hết lòng bênh vực kiểu kế hoạch gia đình này nhằm quyết định khoảng cách các lần sinh nở căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của người phụ nữ. Phương pháp này vốn được các nhà tranh đấu phò sự sống hăng say nhất ủng hộ, nhưng phe cấp tiến tỏ ý ngờ vực sự hữu hiệu của nó.

Diều hâu hay bồ câu

Trước nhất, dư luận báo chí vẫn cho Đức Phanxicô thuộc phe bồ câu trong chính sách ngoại giao của Tòa Thánh. Hai biến cố gần đây cho thấy rõ điều đó. Biến cố thứ nhất là thái độ của ngài đối với tình hình chính trị tại Ukraine. Tại Vatican ngày 4 tháng Hai vừa qua, ngài gọi bạo lực đang diễn ra tại phía đông nước này là cuộc huynh đệ tương tàn khiến nhiều người Ukraine, kể cả các tín hữu Công Giáo, cảm thấy không hài lòng, vì đối với đa số những người này, cảnh bạo lực ấy do Nga tạo ra.

Đức TGM Sviatoslav Shevchuk, đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine, nghi lễ Hy Lạp, ngày 19 tháng Hai vừa qua, tại Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, nói với báo chí rằng chỉ có chữ “chiến tranh” mới diễn tả đúng tình huống tại Ukraine hiện nay. Và theo ngài, chiến tranh đây không hề là một cuộc nội chiến mà là một “cuộc gây hấn của một nước ngoại bang chống lại nhân dân Ukraine và quốc gia Ukraine”.

Ngài cho hay: các giám mục Ukraine, nhân chuyến viếng thăm mộ hai thánh Phêrô và Phaolô (ad Limina), đã trình bày rõ quan điểm trên với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhờ thế, ngày hôm sau, 20 tháng Hai, khi tiếp kiến các giám mục Ukraine, Đức Giáo Hoàng cho hay: ngài hoàn toàn ủng hộ các vị giám mục Ukraine: “Giáo Hội đứng về phía anh em, cả tại các diễn đàn quốc tế, để bảo đảm các quyền lợi, các ưu tư và các giá trị phúc âm chính đáng”.

Và tuy không nhắc tới nhận định “huynh đệ tương tàn” của mấy ngày trước, nhưng, trong bài nói chuyện dài 1,300 chữ, ngài vẫn tránh không nhắc gì tới “các lực lượng bên ngoài” hay “cuộc gây hấn của ngoại bang”, những kiểu nói luôn có trên miệng đa số người Ukraine ngày nay.

Một điều nữa cho thấy khuynh hướng chủ hòa của Đức Phanxicô khi nhắc đến thực tế mục vụ tại Crimea: Tòa Thánh đang nghiên cứu việc chuyển giao trách nhiệm tài phán tại vùng vừa tuyên bố tự trị thuộc Nga này cho một giáo phận Công Giáo Nga, như thế, mặc nhiên thừa nhận quyền sở hữu lãnh thổ Crimea của Nga.

Biến cố thứ hai là Trung Quốc. Cuối tháng Mười Hai, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Revista San Francisco, quốc vụ khánh Tòa Thánh, Đức HY Parolin, tuyên bố rằng một thoả thuận ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Quốc đã gần tới: “đúng, triển vọng khá hứa hẹn. Hai bên đều muốn có thương lượng”.

Nhận định trên bị Đức HY Joseph Zen Ze Kiun của Hồng Kông coi là “nói nhảm”, không thể nào tin được. Vì “có thấy dấu hiệu nào khiến người ta hy vọng rằng người Cộng Sản Trung Quốc chịu thay đổi chính sách hạn chế tôn giáo của họ đâu”.

Đức HY Zen nêu trường hợp hai vị giám mục Cosma Shi Enxiang của Yixian và Su Zhimin của Baoding làm điển hình của chính sách ngoan cố phản Công Giáo của nhà cầm quyền Trung Quốc: các ngài bị bắt và hiện không biết sống chết ra sao. Vậy mà “đại diện Tòa Thánh lại có thể ngồi xuống nói chuyện với Đảng Cộng Sản mà không cảm thấy phiền hà gì”.

Tóm lại với phe diều hâu, Đức Phanxicô và các nhà ngoại giao hàng đầu của ngài không hẳn là đồng minh.

Tuy thế, mới đây, cũng quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức HY Parolin, lại tuyên bố một điều chỉ có phe diều hâu mới “hiểu”: ngài kêu gọi sự can thiệp của quốc tế vào Libya để ngăn chặn một liên minh có thể có giữa chính phủ Duy Hồi Giáo của nước ấy với ISIS.

Vì vụ chặt đầu 21 Kitô Hữu Coptic ở Libya, điều mà ngài gọi là “kinh hoàng”, Đức HY Parolin nhấn mạnh phải “nhanh chóng đáp ứng” vì “tình huống hết sức trầm trọng”. Dĩ nhiên phải đáp ứng phù hợp với luật pháp quốc tế và dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.

Căn cứ vào lập trường cố hữu chống mọi việc sử dụng vũ lực tại Trung Đông xưa nay của Tòa Thánh, việc cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô lẫn đức HY Parolin cùng ủng hộ chiến dịch quốc tế nhằm ngăn chặn ISIS là một điều không bồ câu chút nào.

Thành thử các nhãn hiệu cấp tiến hay bảo thủ, diều hâu hay bồ câu không thể áp dụng vào Đức Phanxicô nói riêng và vào Tòa Thánh nói chung. Do định nghĩa, Giáo Hội vốn có tính Công Giáo, “hằng có ở khắp thế này”. Người Công Giáo Nga hay người Công Giáo Ukraine, người Công Giáo Trung Quốc hay người Công Giáo Hồng Kông, người Công Giáo cử hành “thánh lễ La Tinh” hay người Công Giáo cử hành “thánh lễ tiếng nước mình”, người Công Giáo ngoan đạo trung thành với luật Chúa và người Công Giáo lầm lỗi không trung thành với luật Chúa, tất cả đều là người Công Giáo và là chi thể của Giáo Hội, đối tượng chăm sóc mục vụ của Đức Phanxicô. Ngài không thể bỏ ai, ngài không thể chọn người này mà bỏ người kia. Thực tế đa dạng, thái độ không thề độc dạng, nhất nguyên, hoặc cái này hoặc cái nọ được. Các tuyên bố và hành động của ngài, do đó, là nhất quán, không mâu thuẫn, rất chân thực.
 
Kỷ niệm 50 năm thánh lễ đầu tiên bằng tiếng địa phương
Đặng Tự Do
22:31 01/03/2015
Ngày 7 tháng Ba năm 1965, Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên bằng tiếng Ý tại giáo xứ Ognissanti, nghĩa là Các Thánh, ở Rôma.

Mở đầu thánh lễ ngài nói:

"Hôm nay chúng tôi khai mạc hình thức mới của Phụng vụ trong tất cả các giáo xứ và nhà thờ trên toàn thế giới, trong tất cả các Thánh Lễ có giáo dân tham dự. Đây là một sự kiện lớn sẽ được nhớ đến như là sự khởi đầu của một cuộc sống thiêng liêng trăm hoa đua nở, và như một nỗ lực mới để tham gia vào các cuộc đối thoại tuyệt vời giữa Thiên Chúa và con người ".

Năm mươi năm đã trôi qua kể từ ngày lịch sử này. Để kỷ niệm biến cố đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Bảy tới, 7 tháng Ba, tại đúng giáo xứ này.

Nhân dịp này một hội nghị mang tên “Hiệp Nhất Trong Lời Tụng Ca” cũng sẽ được tổ chức bởi Giáo phận Rôma, dòng Chúa Quan Phòng Don Orione và Học Viện Giáo Hoàng về Phụng vụ ở Rôma là ngôi trường này nằm ngay bên cạnh giáo xứ Ognissanti.

Diễn giả chính là cha Flavio Peloso, bề trên tổng quyền dòng Chúa Quan Phòng Don Orione, Đức Giám Mục phụ tá Giuseppe Marciante của giáo phận Rôma, và Đức Tổng Giám Mục Francesco Pio Tamburrano, là Giám Mục hiệu toà của Foggia-Bovino.
 
Trường thần học Chính Thống Giáo ở Giêrusalem bị đốt phá
Nguyễn Việt Nam
23:09 01/03/2015
Mờ sáng ngày thứ Năm 26 tháng Hai, một vụ phóng hỏa đã làm hư hỏng nặng trường thần học của Chính Thống Giáo tại Giêrusalem, là nơi không cách xa khu Cổ Thành bao nhiêu. Ngọn lửa đã tàn phá một hội trường và một số nhà lân cận. Những kẻ tấn công cũng đã viết những câu báng bổ Chúa Kitô trên các bức tường bằng tiếng Do Thái.

Hội Đồng Các Cơ Sở Tôn Giáo tại Thánh Địa đã lên án cuộc tấn công này.

Cách thức cuộc tấn công được thực hiện và các khẩu hiệu trên các bức tường cho thấy cuộc tấn công mới nhất tại chủng viện Chính Thống Giáo Hy Lạp là một trong những chuỗi dài những báng bổ và đe dọa thực hiện bởi các nhóm cực đoan người Do Thái định cư trong vùng. Những hành động thù hận chống lại các tu viện Thiên Chúa giáo, nhà thờ và nghĩa trang đã được bắt đầu từ tháng 2 năm 2012.

Hôm thứ Hai, những người Do Thái cực đoan cũng đã đốt cháy một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Jabaa, phía tây nam của Bethlehem.

Tổng cộng có 329 vụ bạo lực liên quan đến những người Do Thái định cư ở vùng Tây Ngạn đã được báo cáo trong năm 2014, theo văn phòng Liên hợp quốc điều phối các vấn đề nhân đạo tại Giêrusalem.
 
Bất chấp những khó khăn kinh tế các tín hữu Công Giáo Tây Ban Nha vẫn quảng đại giúp qũy truyền giáo
Nguyễn Việt Nam
23:23 01/03/2015
Mặc dù người dân Tây Ban Nha đang phải đối mặt với những vấn đề về tài chính nghiêm trọng, tiền đóng góp cho các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Tây Ban Nha đã cao hơn năm ngoái đến 19.52%. Nước này đang trải qua thời kỳ khó khăn với một tỷ lệ thất nghiệp lên tới 23%.

Cha Gil Anastasio García, Giám đốc Quốc gia của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Tây Ban Nha nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng:

"Chúng tôi cảm ơn sự quảng đại của người Tây Ban Nha và tất cả các tình nguyện viên, những người mà công việc linh động và hợp tác truyền giáo của họ đã truyền cảm hứng cho người Tây Ban Nha".
Ngài cho biết sự gia tăng có được không phải là vì có những mạnh thường quân giúp những số tiền lớn nhưng là nhờ "những dâng cúng nho nhỏ của các tín hữu".

Hôm thứ Tư 25 tháng Hai, cuộc họp của Uỷ ban thường vụ Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã kết thúc với việc chuẩn bị các dự thảo văn bản hướng dẫn mục vụ cho Giáo Hội tại Tây Ban Nha. Các tài liệu này sẽ được thông qua trong phiên khoáng đại được tổ chức từ ngày 20 đến 24 tháng Tư tới đây.
 
Một linh mục Congo bị giết. Giáo phận bị tống tiền
Nguyễn Việt Nam
23:34 01/03/2015
Một linh mục đã bị giết chết ở Bắc Kivu, một tỉnh ở phía đông nước Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi đã bị chiến tranh tàn phá ác liệt.

Vụ giết chết Cha Jean-Paul Kakule Kyalembera "dường như là một hành động thổ phỉ," Đức Giám Mục Théophile Kaboy Ruboneka Goma nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

"Khi cha Kyalembera đóng các cửa nhà thờ, ngài phát hiện ra những tay súng đang trốn bên trong. Chúng lập tức nổ súng bắn ngài không chút do dự, trước khi đánh vào bụng và đầu ngài."

Đức Giám Mục Kyalembera than thở rằng bạo lực đang tràn lan trong khu vực:

“Trong giáo phận của chúng tôi có quá nhiều những băng nhóm khủng bố dân chúng, và có quá nhiều vũ khí được lưu thông. Hàng giáo sĩ là một trong những nạn nhân của bạo lực và tống tiền. Nhiều vị bị bắt cóc và bị dọa giết nếu chúng tôi không trả một khoản tiền chuộc lên tới 4.000 Mỹ Kim. Tình hình đang rất nguy hiểm.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn dâng lễ tạ ơn tại đan viện Cát Minh - Sàigòn
Micae Bùi Thanh Châu
09:49 01/03/2015
ĐỨC Hồng Y PHÊRÔ NGUYỄN VĂN NHƠN DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI ĐAN VIỆN CÁT MINH – SÀI GÒN

9 g 30, sáng hôm nay 1 – 3, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đến dâng Thánh lễ tạ ơn tại Đan Viện Cát Minh Sài Gòn. Cùng đồng tế với Đức Hồng Y Phêrô có Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích – Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế cùng một số cha thân quen với Đan Viện.

Xem Hình

Trước khi bước vào Thánh lễ, Cha Giuse Đỗ Quang Khang đại diện cộng đoàn có đôi lời hân hoan chúc mừng Đức Hồng Y Phêrô. Cộng đoàn cùng dâng lên Đức Hồng Y lẵng hoa tươi thắm.

Kèm theo lời chúc mừng và lẵng hoa, Cha Giuse gợi lại những hình ảnh, những kỷ niệm thân thương của Đức Hồng Y Phêrô với Đan Viện Cát Minh Sài Gòn.

Đáp lời cha Giuse, Đức Hồng Y Phêrô có đôi lời cảm ơn Đan Viện cùng cộng đoàn.

Trong bài chia sẻ, Đức Hồng Y chia sẻ về tâm tình của 3 môn đệ ngày hôm nay trên núi. 3 môn đệ thấy vinh quang của Chúa và 3 môn đệ muốn sống, muốn kéo dài giây phút này. Chúa Cha nói: « Đây là người con yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người ». Người Con sẽ bị đóng đinh vào thập giá. Chúa để cho 3 môn đệ chiêm ngưỡng vinh quang nhưng rồi phải trở lại cuộc sống, phải chấp nhận cái thế gian tội lỗi. Vì thế gian tội lỗi mà Con Chúa đã đến thế gian …

Thánh Têrêsa Avila đã trải nghiệm qua những kinh nghiệm này. Thánh Têrêsa được mang danh hiệu là người nữ kiên cường, danh hiệu người nữ chiêm niệm, người nữ cải cách … Danh hiệu nào mà Têrêsa thích nhất ? Người ta tìm lại, một hôm Ngài gặp một cậu bé rất dể thương. Ngài hỏi cậu bé tên gì ? Têrêsa không ngần ngại trải lời: « Tôi là Têrêsa của Giêsu » và cậu bé trả lời « Tôi là Giêsu của Têrêsa ».

Thánh Têrêsa sống đời sống chiêm niệm, khắc khổ một cách triệt để … để Ngài kêu gọi chị em sống vào trong đời sống đó. Và chúng ta biết Mẹ gặp vô vàn khó khăn, giông tố. Đến lúc gần như chịu không nổi Mẹ đã than thở: « Lạy Chúa ! Chúa đối xử với những người trung thành với Chúa như vậy sao ? ». Chúa Giêsu trả lời: « Đó là cách mà Ta đối xử với những người mà Ta thương mến ».

Điều đó cho chúng ta thấy những người lữ hành khao khát kết hợp thánh thiện kết hiệp với Chúa, khao khát quay lại linh đạo của hội dòng. Điều đó phải trả một cái giá. Ta thấy Mẹ đi đến xây dựng hội dòng mới. Điều này tôi muốn nói sức mạnh nơi chị Thánh Têrêsa chính là sự kết hợp mật thiết với Chúa. Kết hợp mật thiết với Chúa như Thánh Phaolô nói: Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi … Mẹ cảm nghiệm được điều đó để rồi Mẹ tung cánh đi khắp nơi, vượt qua mọi thử thách để trở thành Têrêsa của Giê su. Nghĩa là mình thuộc về Chúa.

Cho nên nói về chị thánh Têrêsa chúng ta nhìn 2 khía cạnh: chiêm niệm, cầu nguyện và khía cạnh hoạt động canh tân hội dòng và hội thánh.

Với những điều đó, năm 1970, thánh Têrêsa là vị thánh đầu tiên được đặt là Trinh Nữ Tiến Sĩ đầu tiên của Hội Thánh. Điều đó nói với chúng ta hãy tin tưởng, cầu nguyện. Con đường đó là con đường mà tất cả chúng ta từ hàng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân … trước hết là kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu. Điều quan trọng là hãy nghe lời Người. Khi chúng ta nghe lời Chúa để chúng ta được biến đổi để chúng ta trở nên môn đệ của Chúa nhưng đàng khác chúng ta được thúc đẩy để mang Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người.

Hôm nay tôi đến với quý sơ, trước giờ Lễ, tôi nghe hát và tôi hỏi ca đoàn nào ? « Thưa ca đoàn Trùng Dương ». Không cần hỏi thì cũng biết là ca đoàn Trùng Dương. Ca đoàn Trùng Dương không ngần ngại hát nhiều ở những Thánh Lễ, ở những trại cùi, ở những nơi nghèo khó. Đó là cách thức của những người kết hiệp mật thiết với Chúa đem tình thương của Chúa bằng lời ca tiếng hát.

Hội Thánh không chờ đợi ca đoàn Trùng Dương xây dựng nhà thờ, Hội Thánh không chờ đợi ca đoàn Trùng Dương làm những chuyện lạ lùng nhưng Hội Thành muốn ca đoàn Trùng Dương dùng tiếng hát của mình, dùng nghệ thuật của mình để tôn kính Chúa và để giúp những người khác yêu mến Chúa. Tất cả mỗi người chúng ta được mời gọi lên núi để nghe lời Chúa, để Chúa biến đổi mình và xuống núi để chia sẻ Chúa cho mọi người. Tôi nghĩ đó là ơn huệ quý báu mà Chúa đã trao ban cho mỗi người.

Tất cả chúng ta hãy trở nên muối, men … đó là điều chúng ta sẽ cố gắng thực hiện khi Chúa kêu gọi chúng ta.

Sau khi nhận phép lành cuối Lễ, Đức Hồng Y Phêrô cùng chụp hình lưu niệm với quý cha và cộng đoàn.

Micae Bùi Thành Châu
 
Comitium Legio Melbourne tổ chức du ngoạn.
Trần Văn Minh
17:11 01/03/2015
Melbourne, sáng Thứ Bảy, trời đẹp, không nắng, nhưng theo dự báo khí tượng cho biết trời hôm nay có thể nóng đến 31 độ C, cái nóng cuối mùa Hè Nam bán cầu, để trời chuyển sang mùa Thu. Hội đồng Comitium Legio Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Melbourne cùng với Ngành Nữ Tông Đồ đã cùng tổ chức cho các hội viên du ngoạn đầu năm Ất Mùi.

Mời coi hình

Trước giờ khởi hành, mọi người lục tục kéo đến điểm tập trung là Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, ai cũng tay xách, nách mang, nào nước uống, thức ăn cho một ngày dã ngoại. Hai chiếc xe Bus chở mọi người đến, ban tổ chức chất hành lý lên xe, mọi người cũng lên xe chọn chỗ ngồi. Linh mục quản nhiệm hôm nay có lễ rửa tội nên không cùng đi chơi với mọi người. Linh mục lên từng xe ban phép lành và chúc mọi người đi chơi vui vẻ cùng xin Chúa giữ gìn mọi người con Chúa an bình trong ngày du ngoạn.

Hai chiếc xe nối đuôi nhau bon bon trên Freeway trực chỉ Queenscliff. Đường xa, anh trưởng Mai Thanh Hải đã không bỏ lỡ thời gian mà sinh hoạt ngay trên xe bằng những bài hát cộng đồng, nào là: “Dựng lại người, dựng lại nhà, Nhà Việt Nam, Chiến sĩ vô danh và Chung khúc Việt Nam,” sen kẽ là những câu chuyện cười. Hát thì có cô Hà phụ trách mà cười thì được sự góp chuyện của nhiều người.

Hơn một giờ đồng hồ thì xe tới địa điểm sinh hoạt. Từ trên cao nhìn xuống vùng Vịnh Phillip với hình bóng chiếc phà nối hai bờ vịnh từ Queenscliff qua Sorrento qua lại. Trời êm gió, không nắng thật lý tưởng cho các sinh hoạt ngoài trời. Mọi người được các quản trò hướng dẫn các trò chơi. Các anh chị chân tay yếu thì vào trong nhà ngồi ngó ra xem các anh chị khác sinh hoạt.

Cô Hà, chị Mây và anh Hải thay nhau làm quản trò thật linh động và duyên dáng đã làm cho các sinh hoạt thêm vui tươi. Tuổi trẻ lại được dịp trở về trong những thân thể cao tuổi, và tiếng cười vang rộn cả một vùng park rộng trên bờ biển yên bình.

Sau bữa cơm trưa, thêm một trò chơi nhảy bao bố thật sôi động, với những tiếng cười, tiếng la cổ võ thật là vui vẻ. Trời buổi trưa mới có nắng. Thì ra sau một buổi sáng nấp trong mây, trời cũng phải ló mặt ra vì tiếng cười tiếng la của mọi người đang vui vẻ sinh hoạt dưới gian trần.

Thời gian đi nhanh qúa, mới đó mà chiều đã về. Mọi người được phát vé số để được nhận qùa. Vì qùa nhiều nên hình như số người trúng thưởng cũng nhiều. Ai cũng tươi vui lên nhận qùa làm cho phó nhòm chụp cũng mệt tay.

Dù vui chơi, nhưng người quân binh Đức Mẹ cũng không quên lời kinh cảm tạ qua lời Kinh Catina để cảm tạ Nữ tướng của Đạo binh Đức Mẹ do anh Thống hướng dẫn, trước khi lên đường trở về nhà. Sau một năm với bao công tác đã hoàn thành. Năm mới đoàn con cái là quân binh của Mẹ lại xin kết hợp cùng Mẹ và qua sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần xin hoàn thành mọi công tác của người lính trong Đạo Binh Đức Mẹ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng mất mình đi đâu ?
Ngô Nhân Dụng / Người Việt
14:38 01/03/2015
Đảng mất mình đi đâu?

Không phải chỉ trong hàng ngũ công an mới có người đang đặt câu hỏi trên. Tất cả những kẻ đang nắm quyền hành và hưởng lợi lộc nhờ chế độ Cộng Sản cũng ôm nỗi băn khoăn này.

Đảng mất mình đi đâu? Có người đã chọn rồi: Đi Mỹ! Trên mạng Internet đã thấy hình ngôi nhà một ông phó thủ tướng đương quyền mua ở Anaheim, California, USA. Cả hình bằng lái xe ở California của con trai ông ta. Trong đảng họ phá lẫn nhau cho nên mới tiết lộ cho bà con biết, còn hàng ngàn căn nhà khác vẫn được giữ kín “bảo vệ đảng.” Chắc chắn nhiều cán bộ cao cấp cũng tìm đường chạy từ lâu rồi. Và họ cũng biết một quy tắc của nghề đầu tư là “Không để trứng tất cả vào chung một cái giỏ.” Nếu rớt, trứng bể hết. Cho nên, những kẻ quyền cao nhất, thế mạnh nhất, “đông tiền” nhất, họ đều biết phải “phân tản” (diversify) các món đầu tư cho tương lai.


Một căn nhà ở Mỹ, một cái khác ở Đức, vài ba địa chỉ ở Úc, gửi tiền của đi chỗ nào xa xa nước Việt Nam đều tốt cả. Mà phải chọn những nơi an toàn. An toàn nhất là những nước dân chủ tự do. Chọn nơi nào có hệ thống tư pháp công bằng, trong sạch, tài sản của mình được luật pháp bảo vệ, không sợ có đứa nó ỷ quyền chiếm mất – như ở nước Việt Nam. Đem tiền sang các nước đó không những khỏi lo bị cướp mà dùng làm vốn sẽ sinh lợi cao hơn. Những nước có truyền thống dân chủ lâu đời cũng là những nước kinh tế lên cao nhất, nhờ tinh thần trọng pháp và luật lệ bảo vệ quyền tư hữu. Cho nên, các đồng chí chưa chắc đã mua nhà ở Quảng Châu, Côn Minh, Bắc Kinh, mà còn đem tiền sang các nước tư bản chính hiệu. Đó là tín hiệu con tàu sắp chìm, đàn chuột bỏ chạy trước.

Đảng mất mình đi đâu? Không phải ai cũng có tiền và có địa vị để chuẩn bị đường rút lai sang Tàu, sang Úc, Canada, Pháp, Đức, hay sang Mỹ.

Cho nên, đang lo lắng nhất bây giờ chắc là những người công an. Khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” đã được nêu lên từ thời Trần Quốc Hoàn, Mai Chí Thọ. Công an tự nhận họ đóng vai “chó săn;” nhưng hãnh diện rằng họ “làm chó săn cho cách mạng!” Bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản tài tình đã dựng hai chữ “cách mạng” như một vị thần hoàng để họ chui vào cung đình chia nhau ăn thủ lợn. Cái gì phục vụ“cách mạng” thì tốt, thì cao quý. Gán cho ai nhãn hiệu “phản cách mạng” thì xúi giục đám “quần chúng” côn đồ chửi bới, chém giết (Cải Cách Ruộng Đất), ám sát (Coi gương Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm) ném phân vô cửa nhà người ta (Coi Hoàng Minh Chính, Trần Khải Thanh Thủy), hoặc đem vùi xuống đất đen (Coi Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần). Núp dưới bóng thần “cách mạng” đó, công an “phục vụ cách mạng” là công an an tốt, đáng tự hào. Họ có thể hãnh diện nhìn nhận công an an gắn bó keo sơn với đảng; họ hô to khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” mà không thấy xấu hổ về cái vai trò ăn bám như loài ký sinh trùng.

Nhưng bây giờ, bức mặt nạ “cách mạng” đã rớt xuống. Đảng lệ thuộc ngoại bang đến mức không dám gọi tên những con tàu ăn cướp dân mình là Tàu Trung Quốc mà bắt các báo đài phải gọi là “tàu lạ.” Dân bèn chế nhạo: Coi chừng Người Lạ, Hàng Lạ! Chế độ gọi là “cách mạng” đã từng “học tập Mao Chủ Tịch” chia rẽ dân tộc, gây đấu tranh giai cấp, gây chiến tranh Nam Bắc, người Việt giết người Việt cho Trung Cộng thừa cơ chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những công an dẫn đám côn đồ đàn áp các cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa của dân Sài Gòn, dân Hà Nội, phải tự nhìn thấy họ đang bị Đảng Cộng Sản xua đi phục vụ đế quốc đỏ Trung Hoa. “Mình còn” nhưng “Nước mất” thì ai sẽ trả lời cho con cháu đây?

Chính công an cũng thấy rõ chế độ bây giờ chỉ còn là một bộ máy cường quyền liên kết với tư bản đỏ tham nhũng, trục lợi. Đó là hậu quả không thể tránh được ở bất cứ nước nào do một chế độ độc tài đảng trị cầm quyền. Đảng còn ăn cướp được thì mình còn được ăn cướp. Nhưng họ cũng thấy hình ảnh những ngôi biệt thự xa hoa của những bí thư tỉnh ủy to lớn sang trọng hơn nhà mình trăm lần, ngàn lần. Họ đã thấy hình phòng khách trong nhà cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu toàn bảo vật quốc gia. Gần đây là hình trong nhà Nông Đức Mạnh, tường cũng dát vàng với hai cái ngai vàng chạm hình rồng, bắt chước vua chúa đời xưa. Người có học nhìn cảnh đó phải cảm thấy thương hại đám cựu tổng bí thư đua đòi “trưởng giả học làm sang” bày trò khoe khoang nhơ nhuốc! Ngoài những “của nổi” này, các vua chúa đỏ còn bao nhiêu “của chìm” cất giấu trong các ngân hàng, trong thị trường chứng khoán và bao nhiêu ngôi biệt thự đã mua ở ngoại quốc? Công an vẫn phải đóng vai “chó săn,” nhưng bây giờ họ đang làm chó săn cho loài vua chúa nhố nhăng đó chứ chẳng có thứ cách mạng nào cả.

“Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình đi đâu?” Đó là câu hỏi đang ám ảnh những người công an biết suy nghĩ. Ở Việt Nam, Bắc Hàn và Trung Quốc.

Một mối lo ám ảnh nặng nề nhất là “ngàn năm bia miệng.”

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn không phải là người nhỏ mọn. Nhưng trước khi qua đời ông không thể không nhắc đến tên một tay chỉ huy công an ở Hải Phòng, mà nhờ cuốn sách “Hậu Chuyện Kể Năm Hai Ngàn” của ông bây giờ cả nước biết họ biết tên. Họ và tên ông này là Trần Đông, thường vụ thành ủy, giám đốc sở công an Hải Phòng. Trần Đông đã vu cáo, đầy đọa nhiều nhà văn, chỉ để chứng tỏ mình tích cực tham dự chiến dịch vu cáo “nhóm xét lại chống đảng.” Bỏ tù mấy nhà văn làm lễ dâng công với Lê Đức Thọ, nhờ thế Trần Đông được thăng quan, lên làm tới chức thứ trưởng. Con cháu ông Trần Đông có cảm thấy nhục nhã khi biết cha, ông mình đã làm những việc thất đức đó hay không?

Bùi Ngọc Tấn không muốn thanh toán mối thù riêng. Ông phải viết ra vì món nợ chung với bao nhiêu bạn tù bị guồng máy độc tài hãm hại. Không kể hết thì những mối oan khiên không bao giờ được cởi. Nhà thơ Hoàng Hưng viết lá thư mở đầu cuốn sách đã thông cảm nỗi lòng Bùi Ngọc Tấn. Cho nên ông đã viết những lời hứa, những lời nguyền: “Còn một ngày cũng sống sao cho ra sống! Vì thế chúng ta phải viết! Họ không muốn ta viết, ta phải viết! Họ sợ ta viết, ta phải viết! Họ cấm ta viết, ta phải viết!…”

Những người không viết, họ có thể quay phim, có thể chụp hình. Vì vậy những bức ảnh ngai vàng trong nhà Nông Đức Mạnh mới được đưa lên mạng. Người phóng viên cầm máy ảnh trong tay chứng kiến cảnh vàng son lố bịch đó tự cảm thấy mình phải giúp tất cả đồng bào trông thấy cuộc sống xa hoa nhố nhăng của các vua chúa đỏ! Người biên tập trong tòa báo cũng đồng ý. Dòng họ Nông sẽ đi vào lịch sử không phải vì ông Nông Đức Mạnh làm lãnh tụ Đảng Cộng Sản một thời. Cả cuộc đời làm tổng bí thư của ông ta không ai nhớ Nông Đức Mạnh đã làm gì, đã nói được câu nào cho ra hồn. Nhưng từ nay ai cũng nhớ hình ảnh hai cái ngai vàng chạm đầu rồng trong nhà Nông Đức Mạnh!

“Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình biết trốn đi đâu?”

Không ai trốn được ngàn năm bia miệng!

Những người công an bây giờ biết nhiều hơn, nhìn lại các thủ lãnh đời trước cũng phải thấy nhục, phải xấu hổ: Cả ngành công an đã thối nát ngay từ thủa ban đầu, không phải chỉ vì những tên như Trần Đông. Trần Quốc Hoàn, trùm công an toàn quốc cũng “phục vụ cách mạng” bằng việc “dẫn gái” và giết người bịt miệng. Hoàn đã đưa cô gái từ miền thượng du về cho Hồ Chí Minh, hai bác cháu dùng xong rồi đem thủ tiêu người phụ nữ xấu số bằng tai nạn ô tô. Vũ Thư Hiên đã kể rõ chuyện trong Đêm Giữa Ban Ngày. Ngàn năm bia miệng, biết trốn đi đâu?

Tất cả các chế độ độc tài thối nát đều sẽ tan rã. Những người công an phải đọc được các tín hiệu báo trước chế độ đang tan rã. Một gia đình nông dân ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đứng giữa chợ đả đảo chế độ Cộng Sản. Cậu con trai đã không ngần ngại hô khẩu hiệu “Tiêu diệt Đảng Cộng Sản!” “Tiêu diệt! Tiêu diệt!” Người mẹ còn hô to: “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!” Mà họ không chỉ hô một, hai lần! Lòng người dân phải chứa chất nỗi phẫn uất đến mức nào họ mới dám liều mạng hô to những tiếng “chết người” như vậy!

Chế độ độc tài chuyên chế nào cũng phải tan rã. Dân Việt Nam không ngu, không hèn hơn dân các nước Đông Âu. Công an mật vụ ở các nước này đã ngửi thấy mùi chế độ tan rã trước tháng 11 năm 1989. Cho nên khi chứng kiến cơn thủy triều dân chủ tự do dâng lên chính họ bỏ rơi Đảng Cộng Sản. Cuộc cách mạng ở Đông Đức không thể thành công nếu các công an Stassi đang gườm súng quyết định bắn vào đám biểu tình ngay trong ngày đầu ở thành phố Dresden. Dân thủ đô Praha nước Tiệp không thể tiến chiếm “Lâu Đài” nếu chính các công an không buông súng để ủng hộ. Đảng Cộng Sản Liên Xô tan hàng khi chính các sĩ quan KGB ngoảnh mặt đi, không cứu, dù chỉ bắn một phát súng. Trong cả ba nước đó, không một ai cất một ngón tay lên cứu Đảng Cộng Sản! Không một người nào nhỏ một giọt nước mắt tiếc thương! Tất cả cũng từng thuộc lòng câu: “Đảng còn thì mình còn!” Nhưng chính họ cũng nhiều đêm nằm vắt tay lên trán tự hỏi: “Đảng mất mình biết trốn đi đâu?” Và họ đã lựa chọn: Mình đứng về phía những người dân oan ức! Dân còn thì mình còn!

Ngô Nhân Dụng

(Đoạn video biểu tình chống chế độ ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ngày 10 tháng Hai năm 2015 có nối kết trên mạng là http://youtu.be/uRW1SBR0zZ4 , nhưng có thể đoạn phim này đã bị tiêu hủy rồi. Chúng tôi mới mở ra và chỉ thấy một hình mở đầu, chúc quý vị may mắn hơn).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ave Maria
Nguyễn Hùng
22:09 01/03/2015
AVE MARIA
Ảnh của Nguyễn Hùng
Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh,
Run như run thần tử thấy long nhan,
Run như run hơi thở chạm tơ vàng...
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
(Trích thơ của Hàn Mặc Tử)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 24/02 – 02/03/2015 : Các Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:04 01/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Cảnh sát ở Delhi hứa tuần tra đặc biệt để bảo vệ các nhà thờ Kitô giáo

Cảnh sát ở Delhi, Ấn Độ, đã công bố kế hoạch giám sát an ninh hàng ngày tại các nhà thờ và trường học Kitô giáo, để đối phó với một loạt các cuộc tấn công vào các cơ sở của Giáo Hội.

Sau một loạt các vụ bẻ khóa đột nhập, trộm cắp, tấn công đốt phá, và phá phách tại các nhà thờ ở Delhi, cảnh sát nói rằng họ sẽ đến thăm các nhà thờ và các trường Công Giáo mỗi ngày, và thiết lập một đường dây nóng mà các Kitô hữu có thể kêu cứu, khiếu nại hay bày tỏ những quan tâm.

Cảnh sát trưởng New Delhi, ông Bassi, đã thông báo như trên sau khi Đức Hồng Y Baselios Cleemis, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn, cùng với các vị Hồng Y Oswald Gracias, Telesphore Toppo và George Alencherry lên tiếng kêu gọi chính phủ Ấn khẩn trương can thiệp và ngăn chặn các hoạt động phá hoại các tài sản của Giáo Hội, tấn công anh chị em giáo dân, buộc cải đạo và thách thức quyền tự do tín ngưỡng của các nhóm tôn giáo thiểu số tại Ấn.

2. Công Giáo Ai cập thánh hiến nhà thờ mới đầu tiên ở Sinai

Người Công Giáo Coptic đã vinh danh 21 anh chị em giáo dân Coptic bị quân khủng bố Hồi Giáo IS giết ở Libya trong lễ cung hiến nhà thờ Công Giáo đầu tiên ở Sinai.

"Giáo Hội tại Ai Cập đã được củng cố bởi máu những anh em chúng ta ở Libya", Đức Cha Youssef Aboul-Kheir của giáo phận Sohag nói.

Các đoạn video quay cảnh giết người tàn bạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho thấy rõ ràng các nạn nhân đã kêu tên cực trọng của Chúa Giêsu Kitô khi họ bị giết, đã được chiếu trong lễ cung hiến ngôi nhà thờ mới.

Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình ở Sharm el-Sheikh, một thị trấn nghỉ mát tại núi Sinai, được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính từ tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.

Trong hàng mấy trăm năm qua, Giáo Hội không thể xây dựng được nhà thờ tại vùng núi Sinai. Ngôi nhà thờ mới này chỉ xin được giấy phép xây dựng khi Susanne Mubarak—phu nhân của vị tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak, và là người đã từng theo học các trường Công Giáo đã can thiệp xin giúp giấy phép.

Thượng Phụ Ibrahim Sidrak Đệ Nhất, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Coptic Ai Cập với hơn 200, 000 tín hữu, đã chủ sự buổi lễ thánh hiến.

3. Tại Pháp đã có hơn 200 nghĩa trang bị đập phá trong năm 2014

Hơn 200 nghĩa trang ở Pháp bị phá hoại hoặc bị làm ô uế trong năm 2014. Một báo cáo của đài truyền hình Pháp France 24 đã cho biết như trên.

Trích dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Pháp, báo cáo nói rằng 206 nghĩa trang Kitô Giáo, 6 nghĩa trang của người Do Thái, và 4 nghĩa trang Hồi giáo đã bị phá hoại.

Đa số các vụ phá hoại gây ra bởi các thành viên của các giáo phái thờ phượng Satan. Trong tổng số 66,259,000 dân, người Công Giáo chiếm 88% nhưng trong những năm gần đây, nhiều hoạt động của các nhóm thờ phượng Satan đã rộ lên.

4. Các Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine chia rẽ vì lập trường đối với thỏa hiệp ngưng bắn

Chính Thống Giáo Ukraine gồm có 3 Giáo Hội hoạt động độc lập và đôi khi cạnh tranh nhau rất ác liệt dù cùng chia sẻ truyền thống Chính Thống Giáo đông phương.

Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa được công nhận rộng rãi trong thế giới Chính Thống Giáo chiếm từ 60% đến 70% các giáo xứ Chính Thống tại Ukraine.

Giáo Hội Chính Thống Ukraine tự trị được thành lập từ năm 1921 nhưng bị cộng sản Liên Sô đàn áp phải lưu vong ra nước ngoài và chỉ trở về nước từ năm 1995, hiện có 1015 giáo xứ và 697 nhà thờ.

Giáo Hội Chính Thống Ukraine Kiev với tòa thượng phụ đặt tại thủ đô Kiev được thành lập từ năm 1992 để trở thành Giáo Hội Chính Thống chính thức của quốc gia, hiện có 30% trong số các giáo xứ Chính Thống trên toàn cõi Ukraine.

Sau khi thoả hiệp ngưng bắn được ký kết tại Minsk có hiệu lực từ 0 giờ ngày Chúa Nhật 15 tháng Hai, mặc dù đã có những thành công nhỏ như việc trao trả tù binh giữa 139 quân nhân Ukraine và 52 phiến quân thân Nga, nhiều cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn và nền hòa bình mong manh này có nguy cơ tan vỡ bất cứ lúc nào.

Trước tình hình đó Đức Thượng Phụ Filaret, nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine Kiev đã nhiều lần kêu gọi tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko hãy "bảo vệ quê hương" tiếp tục chiến đấu với các lực lượng ly khai. Ngài nói rằng bảo vệ lãnh thổ Ukarine là "bổn phận của mọi Kitô hữu."

Lời tuyên bố ấy đã lập tức thu hút các chỉ trích từ Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Một phát ngôn viên của Giáo Hội này tuyên bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi hòa bình, Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa cũng làm như vậy. Phát ngôn viên này chế riễu rằng “Thượng Phụ Filaret là người duy nhất ủng hộ chiến tranh”.

5. Sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine nói sự sáp nhập Crimea vào Nga là một vi phạm trầm trọng công pháp quốc tế

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ La Stampa, Đức Tổng Giám mục Thomas Gullickson, sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine, kêu gọi viện trợ cho nước này và than phiền phản ứng quốc tế trước sự sáp nhập lãnh thổ Crimea của Ukaraine vào Nga và thái độ hiếu chiến của Putin.

Ngài nói:

Sự thật phải được nói ra dù chúng tôi bất lực không thể làm gì khác hơn ngoài lãnh vực ngoại giao. Tôi muốn đề cập 3 điểm sau:

1) Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ một quốc gia có chủ quyền là luật cơ bản trong công pháp quốc tế và việc sáp nhập Crimea vào Nga là một sự vi phạm trắng trợn luật này theo tập quán trong quan hệ giữa các quốc gia.

2) Sự hỗn loạn diễn ra tại Donbas không thể là cớ cho Nga thoái thác nghĩa vụ kiến tạo hòa bình: biên giới phải được đóng lại tức khắc để ngăn chặn dòng chảy của các chiến binh và vũ khí ngõ hầu Ukraine có thể tái lập trật tự trên lãnh thổ của mình.

3) Viện trợ nhân đạo là vô cùng cần thiết cho Ukraine, và nên được phối hợp với sự giúp đỡ của các cơ quan quốc tế như Hội Hồng Thập Tự.

Theo Đức Tổng Giám Mục, nói lên thật mà thôi thì chưa đủ, nhưng Tòa Thánh trong tư cách là thẩm quyền luân lý cần phải gióng lên tiếng nói khuyến khích các quốc gia tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho Ukraine và trên thế giới trong sự trung thành với sự thật và công lý.

6. Các giám mục Mexico tố cáo tham nhũng

Hội Đồng Giám Mục Mexico vừa đưa ra một tuyên bố tố cáo tình trạng tham nhũng tồi tệ tại đất nước này.

Tuyên bố ngày 17 tháng Hai nói rằng "Tình trạng nghiêm trọng của vấn đề đòi hỏi chính phủ phải đưa ra các giải pháp căn bản và ngay lập tức"

"Người nghèo là những người phải trả giá cho sự băng hoại của các chính trị gia, những doanh nhân, và cả những giáo sĩ bỏ bê công việc mục vụ. Các bệnh viện không có thuốc men, bệnh nhân không được điều trị, trẻ em không được giáo dục."

"Lấy những ưu tư của người dân làm nỗi lo lắng của chính mình, chúng tôi kêu gọi các nhà lập pháp, chính quyền các cấp, các đảng chính trị hãy quyết tâm thực hiện những nỗ lực kiên quyết để diệt trừ nạn tham nhũng đang gây ra quá nhiều đau khổ trong xã hội và làm xói mòn niềm tin của người dân”.

7. Các giám mục Brazil khai mạc chiến dịch Mùa Chay hàng năm

Các giám mục Công Giáo Brazil đã khai mạc chiến dịch thường niên lần thứ 52 cho Tình Huynh Đệ, là một chương trình được tiến hành mỗi năm trong Mùa Chay.

Trong một thông điệp gởi các giám mục Brazil, để hoan nghênh chiến dịch hàng năm này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết rằng Giáo Hội "không thể không quan tâm đến nhu cầu của những người mà mình gặp gỡ, những niềm vui và hy vọng, những đau buồn và lo âu của những người nam nữ trong thời đại này, đặc biệt là những người nghèo hoặc đang chịu đau khổ cách này cách khác."

Những điều này, theo Đức Thánh Cha,"phải là những niềm vui và hy vọng, những đau buồn và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô."

8. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê kêu gọi người Hồi Giáo cùng ăn chay cầu nguyện cho hòa bình trong Mùa Chay

Đức Hồng Y Louis Sako Raphael đã yêu cầu người Hồi giáo tham gia ăn chay với các Kitô hữu trong Mùa Chay này, và hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho hòa bình ở Iraq.

Trong sứ điệp Mùa Chay của mình, gửi đến thông tấn xã Fides, của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Đức Hồng Y nói rằng Mùa Chay là "một thời gian thuận lợi cho sự ăn năn, hoán cải và hòa giải, với chính mình, với Chúa, và với những người khác."

Do đó, ngài khuyến khích mọi người dân Iraq, bất kể niềm tin, hãy "dấn thân tăng cường tình đoàn kết của chúng tôi trong sự đa dạng, hơn là theo đuổi chủ nghĩa bè phái."

9. Phản ứng của Đức Tổng Giám Mục Cordileone trước yêu cầu của các nhà lập pháp California đòi các trường Công Giáo thay đổi chính sách

Nại đến quyền được đối xử bình đẳng trong môi trường làm việc, tám nhà lập pháp thuộc đảng Dân Chủ ở tiểu bang California đã đưa ra một tuyên bố chung yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của tổng giáo phận San Francico bãi bỏ một yêu cầu của ngài là tất cả những thầy cô giáo nào muốn dạy học trong các trường Công Giáo của tổng giáo phận phải thể hiện sự tôn trọng cần thiết đối với giáo huấn của Giáo Hội. Ngài đã đưa ra yêu cầu nêu trên trong một cố gắng nhằm xác định căn tính Công Giáo của các trường do tổng giáo phận điều hành.

Phản ứng lại tuyên bố của các nhà lập pháp, Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone đã đưa ra một bức thư ngỏ trong đó ngài thách thức các nhà lập pháp “Khi các ông tranh cử, liệu các ông có thuê một người quản lý chiến dịch tranh cử có chủ trương chống lại chính sách mà các ông hô hào hay không? Các ông có dám thuê những người cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với các ông và Đảng Dân chủ nói chung hay không? Nếu các ông không thuê những người như thế thì xin cũng hãy tôn trọng cách hành xử của chúng tôi.”

“Thứ đến là khi người quản lý chiến dịch này, người mà các ông đã thuê, bất chấp những hứa hẹn ban đầu với các ông, bắt đầu chỉ trích các ông và nói tốt cho đối thủ mà các ông đang phải chạy đua, thì các ông có quyết định sa thải người ấy không? Các ông làm điều này bởi vì các ông ghét cay ghét đắng tất cả các đảng viên Cộng hòa, hay vì người này, người lòi ra một người Cộng hòa, đã vi phạm sự tin tưởng của các ông và hành động trái với công việc của các ông? Quan điểm của tôi là: Nếu tôi tôn trọng quyền của các ông sử dụng hay không sử dụng bất cứ ai phù hợp với công việc của các ông. Tôi cũng chỉ cần yêu cầu sự tôn trọng tương tự như thế từ quý ông.”

Đức Tổng Giám Mục cũng nghiêm khắc lưu ý 8 nhà lập pháp Mỹ rằng "điều quan trọng là, trước khi đưa ra nhận xét về một tình huống hoặc về một hành động của bất cứ ai, một trong những yêu cầu tri thức đầu tiên phải có là được thông tin đầy đủ và chính xác nhất có thể."

Ngài khuyến khích các chính trị gia hãy đọc rõ những chính sách của ngài trên trang web của tổng giáo phận.
 
Thánh Ca
Video Thánh Ca: Xin Ngài Thương Con – Sáng Tác: Lm. Thành Tâm - Trình Bày: Thu Lệ
VietCatholic Network
15:02 01/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây