Ngày 11-04-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:21 11/04/2015
YẾN TỬ CƯỜI
N2T

Tề Cảnh công đi ngao du về phía Nam Sơn, lúc sắp gần tới Đăng Lâm thủ đô của nước Tề, thì đột nhiên khóc, nói:
- “Đời người sao mà giống dòng nước cuồn cuộn, lìa bỏ chốn sơn hà đẹp đẽ thế này mà chết đi sao?”
Ngải Khổng, Lương Khâu Cứ nghe vậy cũng khóc thút thít, nhưng Yến Tử thì lại bật cười, Tề Cảnh công nổi giận hỏi tại sao lại cười.
Yến Tử trả lời:
- “Nếu vua dùng người đức độ tài giỏi, để giữ nước Tề lâu dài, thì có Thái công, Hoàn Công sẽ giúp giữ được nuớc Tề lâu dài; nếu vua dùng người dũng mãnh để giữ nước Tề lâu dài, mà người dũng mãnh để giữ nước Tề lâu dài thì có Trang công và Linh công ! Vậy thì, ngài làm thế nào để có thể đạt được ngôi báu để lập thân với đời chứ? Chỉ vì chút chuyện nhỏ này mà ngài tự mình phải thương tâm rơi lệ, đây là việc không phù hợp với đaọ đức nhân nghĩa. Vua không nhân đạo tôi đã thấy một, cận thần nịnh nọt tôi thấy hai, đây chính là nguyên nhân làm cho tôi bật cười một mình vậy!”
(Yến tử xuân thu)

Suy tư 2
Ở đời kẻ nịnh thì nhiều, mà người cương trực thì cũng không ít, nhưng những người dám nói lên sự thật thì quả là hiếm hoi. Tất cả cũng bởi tại ba nguyên nhân sau đây:
1- An phận.
2- Sợ mất lòng người khác.
3- Nịnh.
An phận vì mặc cảm mình không bằng ai, cho nên không dám nói lên sự thật.
Sợ mất lòng người khác, vì người đó có thể là ông chủ của mình, có thể là bạn thân của mình, và cũng có thê là ân nhân của mìn, cho nên phớt lờ mọi chuyện, coi như không nghe và không biết.
Nịnh là vì muốn được an phận, nịnh cũng có thể là sợ mất lòng người khác, nhất là những người có điạ vị và vai vế trong xã hội.
Thánh Gioan Tẩy Giả không an phận, cho nên ngài đã đi vào sống trong hoang địa (Mt3, 1-6) để chuẩn bị làm một cái gì đó mới hơn, lạ hơn và ích lợi cho mọi người hơn; ngài cũng không sợ mất lòng người khác, đã mạnh dạn tố cáo và lên án tội loạn luân của vua Hê-rô-đê (Mc 6, 17-29), cho nên ngài đã bị chém đầu; ngài cũng không nịnh ai, mặc dù được Đức Chúa Giê-su khen trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ không có ai cao trọng hơn ông ( Lc 7, 28), cho nên ngài được gọi là ngươi lớn nhất trong các tiên tri.
Trong cuộc sống đời thường, có lúc nào tôi đã trở nên người cương trực, và biết cười ha ha trước hoàn cảnh khó khăn?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:23 11/04/2015
Chúa Nhật II PHỤC SINH
N2T

Tin Mừng : Ga 20, 19-31
“Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật thứ hai phục sinh, tin mừng hôm nay rất phong phú, có những sự kiện liên quan đến đức tin của chúng ta, đó là Đức Chúa Giê-su lập bí tích Giải Tội trao quyền tha tội cho các tông đồ, và câu chuyện “cứng lòng tin” của thánh Tô-ma tông đồ. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng, trong Chúa Nhật này sẽ có rất nhiều bài chia sẻ rất hay và ý nghĩa của các linh mục về vấn đề của thánh Tô-ma và về bí tích Giải Tội cho giáo dân, do đó, tôi chỉ xin chia sẻ ngắn gọn về một vấn đề mà trong cuộc sống ai cũng tìm kiếm và mong gặp, đó là sự bình an của Thiên Chúa.

1. Bình an – Quà tặng của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh.
Những người đi xa về thường có quà tặng cho gia đình, cho người thân, bè bạn, quà tặng ấy chính là sự chia sẻ chân tình của người xa quê hương, nay về lại trong tình thương của gia đình của mọi người.

Đức Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại, niềm vui này, dù không quà tặng, cũng vẫn là niềm vui lớn lao nhất của các thánh tông đồ và của các phụ nữ đạo đức thánh thiện, niềm vui này được nhân lên gấp bội khi Đức Chúa Giê-su hiện ra với các Tông Đồ và trao ban món quà chí tình của Ngài: bình an cho các con. Vâng, sự bình an chính là quà tặng đẹp nhất, hạnh phúc nhất của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, Ngài đã đi vào cõi chết và đã trở lại với vinh quang của Thiên Chúa, và món quà Bình An này xứng hợp với quà tặng của một vị Thiên Chúa.

“Bình an cho các con” – khi mà tâm hồn của các tông đồ hoang mang lo lắng buồn vui lẫn lộn về sự việc Chúa chết và sống lại, thì lời chúc lành của Đức Chúa Giê-su rất hợp thời và đúng lúc để củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn của các ông.
“Bình an cho các con” – sự bình an này không giống bình an của người đời ban tặng, sự bình an của người đời là giả tạo, là tạm bợ và sẽ không tồn tại, bởi vì người đời chỉ dựa vào của cải vật chất để trấn an tâm hồn đầy những bất an. Người ta thường chúc nhau được bình an, nhưng không ai tìm được bình an trong cuộc sống, người giàu có thì cảm thấy bất an khi đêm về vì sợ kẻ trộm; người có địa vị thì sợ kẻ khác chiếm đoạt, lật đổ; người mạnh khoẻ thì sợ đau ốm.v.v... tất cả đều ở trong trạng thái mất bình an.

Chỉ có bình an của Chúa mới làm cho chúng ta được hạnh phúc, bởi vì không ai đem những thứ vô giá trị làm quà tặng, nhưng phải quý và có giá trị, quà tặng của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh -sự bình an- là món quà vô giá mà Chúa ban tặng cho các tông đồ và cho chúng ta, những người tin.

“Bình an cho các con” – thế giới như đang sống trên một lò lửa – lò lửa chiến tranh, nước này đánh nước nọ, quốc gia này hù doạ quốc gia kia, tổ chức này bắt cóc lật đổ ám sát tổ chức nọ, và do đó mà thế gian chưa có bình an, cho nên sự bình an của Đức Chúa Giê-su ban tặng cho các tông đồ sau khi sống lại ấy, ngày hôm nay vẫn luôn còn giá trị đích thực cho nhân loại, cho những tâm hồn khắc khoải tìm kiếm bình an đích thực trong cuộc sống.

2. Hoa quả của Bình An.
Anh chị em thân mến,
Có nhân thì có quả, có làm việc thì mới có mà ăn, có cày cấy mới có cơm gạo...

Có tranh chấp thì có cải cọ và sinh ra hận thù, có ghét ghen thì sinh ra mưu mô hại người... đó chính là chuyện nhân quả mà hằng ngày chúng ta đều thấy và biết, việc lành cũng như việc xấu, mọi thứ đều có nhân quả của nó.

Hoa quả của bình an, nhưng phải là bình an của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, đó chính là yêu thương, là tha thứ, là bao dung, là quảng đại, là khiêm tốn, là nhẫn nại và nhịn nhục.v.v...

Khi trong tâm hồn chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh, thì chúng ta rất biết thông cảm với người làm chúng ta bực mình; khi tâm hồn của chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Giê-su, thì chúng ta rất dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến chúng ta, chúng ta sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói, trong cử chỉ và thái độ của mình... Hoa quả của bình an là như thế, nó chính là tình yêu của Đức Chúa Ki-tô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như chính Ngài đã phục vụ, như các thánh tông đồ đã phục vụ Hội Thánh và phục vụ cho đến “hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình...” .

Anh chị em thân mến,
Bình an này, chính Đức Chúa Giê-su đã hứa với các tông đồ trong bữa tiệc ly –chiều thứ năm- trước khi đau khổ và chịu chết, Ngài hứa: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng”. Không như thế gian ban tặng có nghĩa là Ngài đem chính tinh thần của Ngài đặt vào trong tâm hồn, trong quả tim của các tông đồ, để khi các ngài sống và làm việc, thì chính sự bình an này sẽ làm cho mọi người nhận ra Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh trong con người của các tông đồ.

Con người ta ai cũng thích có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an, đó là một việc làm tốt đẹp, nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn chúng ta không có tinh thần Phục Sinh của Đức Chúa Ki-tô, tức là tinh thần tích cực đổi mới con người cũ của chúng ta.

Xin Đức Mẹ Ma-ri-a, Đấng đã vui mừng hoan hỉ vì con mình –Đức Chúa Giê-su- đã phục sinh, luôn ban cho chúng ta được ơn bình an của Chúa trong cuộc sống đời thường.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:26 11/04/2015
N2T

7. Khi sức sống của chúng ta cùng tận, chúng ta sẽ bị đối chiếu theo tiêu chuẩn của tình yêu mà chịu phán xét.

(Thánh Gioan Thánh Giá)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:27 11/04/2015
QÚA NHANH
Cha sở đi ngang qua một lớp giáo lý vỡ lòng, ngài đứng lại nghe giáo lý viên dạy các em về sự hiện diện của Đức Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể. Giáo lý viên nói:
- “Trong thánh lễ, phần quan trọng và trang nghiêm nhất là khi cha chủ tế truyền phép và đưa Mình Thánh Chúa lên cao để cho chúng ta chiêm ngắm, cho nên khi các con thấy cha đưa Mình Thánh Chúa lên cao và nghe tiếng chuông thì ngước mắt lên chiêm ngắm Chúa và sau đó cúi đầu thờ lạy Ngài...”
Có một em nhỏ đưa tay nói:
- “Thưa cô, cha sở đưa lên bỏ xuống nhanh quá, bởi vì mỗi lần nghe tiếng chuông rung con liền ngước mắt lên thì cha sở lập tức bỏ xuống liền, nên con nhìn không kịp để ngắm Chúa ạ.”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Phúc thay những người không thấy mà tin
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
20:24 11/04/2015
Phúc thay những người không thấy mà tin

Hằng năm vào ngày Chúa Nhật sau lễ mừng Chúa phục sinh, đoạn phúc âm Thánh Gioan thuật lại cảnh Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ và cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu phục sinh với Thánh Toma Tông đồ là trung tâm Tin mừng lời Chúa, được đọc lên suy niệm.

Đâu là ý nghĩa đạo đức thần học ẩn chứa trong đọan Tin Mừng đó?

Ông Thánh Toma tông đồ Chúa Giêsu

Cả bốn phúc âm Chúa Giêsu đều nói đến tên Toma tông đồ của Chúa Giêsu. Nơi ba phúc âm theo Thánh Matheo, Maco và Luca tên Toma được kể sát bên tên Thánh Matheo (Mt 10,3, Mc 3,18 và Lc 6,15). Nhưng trong sách Công vụ Tông đồ, tên Toma được nói đến bên cạnh Thánh Philippus (CV 1,13).

Tên Toma theo nguyên ngữ gốc Do Thái „ ta am“ có nghĩa là „ song đôi hay sinh đôi“ . Nơi phúc âm theo Thánh Gioan tên Toma được viết thuật lại cùng với tên phụ thứ hai „ Didymo“ (Ga 11,16, 20,24, 21,2,) theo tiếng Hylạp có nghĩa là „ sinh đôi“. Tại sao Ông Toma có tên phụ này, không có gì chứng minh rõ.

Nhưng có suy nghĩ cho rằng Thánh Toma tông đồ theo như Phúc âm Thánh Gioan thuật lại, có hai lần tỏ ra uy tín tư cách riêng của ông quyết liệt tin theo Chúa Giêsu.

Lần thứ nhất khi được Chúa Giêsu nói cho hay Ngài sẽ về Betania gần Gierusalem để thăm và cho Laxaro sống lại sau khi đã chết, các Tông đồ tỏ ra nghi ngại „ Thưa Thầy, mới đây người Do Thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy còn lại đến đó sao?“. Ông Toma trả lời ngay“ „ Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng sẽ đi để cùng chết với Thầy.“ (Ga 11, 8-16.)

Thái độ quyết liệt này của Ông Toma nói lên lòng trung thành với Chúa Giêsu, cùng chia xẻ sự thử thách đau khổ với Chúa Giêsu thầy mình trong hoàn cảnh nguy hiểm nhất, cho dù thế nào cũng không bỏ Thầy. Đây là bài học cho lòng tin lòng trung thành của người tin theo Chúa, luôn gắn bó trong tình yêu thương của Chúa. Trái tim Chúa, lòng thương xót Chúa là ngôi nhà nơi cư ngụ của con người.

Lần thứ hai trong bữa Tiệc ly. Câu nói , câu hỏi của Toma lần này khác với lần trước, nói lên sự hiểu biết thấp ít , khi Chúa Giêsu nói về sự chết hy sinh của Ngài để dọn chỗ cho các tông đồ, Toma hỏi ngay chen vào:“ Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?“ (Ga 14, 1-4).

Qua câu thắc mắc ít hiểu biết đó, Chúa Giêsu đã nói lên một chân lý thời danh: „ Thầy là đường, là sự thật và là sự sống“ (Ga 14, 6).

Chính thái độ bộc trực và câu thắc mắc xem ra ngây ngô của Toma nói lên điều gì căn bản trong đời sống đức tin của con người cần được Chúa soi sáng, hướng dẫn giải thích cho hiểu biết. Vì tâm trí con người giới hạn.

Cung cách này của Toma còn diễn tả lòng can đảm nói chuyện đàm thoại với Chúa Giêsu, Thầy mình. Đó cũng là một cách thức cầu nguyện cho người tín hữu Chúa Kito chúng ta trong đời sống, nói chuyện với Chúa, trình bày với người những lo âu khón khăn, sự hiểu biết non kém giới hạn của mình. Cung cách này nói lên sự tin tưởng tràn đầy cùng mong chờ ánh sáng cùng sức mạnh soi chiếu từ nơi Chúa cho đời sống chỗi dậy vươn lên.

Có lẽ vì hai thái độ lòng trung thành và lòng tin tưởng chân thành của Toma, mà Thánh Gioan tông đồ trong phúc âm đã cho thêm tên phụ „ Didymo“ cho Thánh Toma: Toma còn gọi là Didymo.

Lạy Thầy, lạy Thiên Chúa của con

Trong cung cách ngây thơ đặt câu hỏi của Toma nơi bữa tiệc ly lúc còn sống, Chúa Giêsu đã nói lên điều căn bản về chính mình cho con người: Thầy là đường, là sự thật và là sự sống.

Trong hoài nghi về Chúa Giêsu đã chỗi dậy sống lại: Nếu tôi không nhìn thấy những vết tương nơi chân tay Người, và không đặt ngón tay vào cạnh sườn Người, tôi không tin“ (Ga 20,25), Chúa Giêsu phục sinh lúc hiện ra có cả Toma, Ngài đã đã nói với Ông: Đặt ngón tay vào đây , và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin“ (Ga 20, 27).

Ông Toma phản ứng liền và nói ngay lời tuyên tín rất chân thành, rất đẹp và rất thời danh: „Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con“ (Ga 20,28.)

Thánh Augustino đã có suy niện về câu nói này của Thánh Toma:„ Thánh Toma đã nhìn thấy, đã đụng chạm con người, nhưng Toma đã tin vào Thiên Chúa mà Ông không nhìn thấy cũng không đụng chạm vào. Điều Ông đã nhìn thấy và đã đụng chạm, đã khiến ông thay đổi cùng tin vào điều Ông hồ nghi.

Chúa Giêsu nói ngay với Ông Toma:“ Vì anh đã thấy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin“ (Ga 20,29).

Thấy mà xem chẳng thấy

Lời tuyên tín của Thánh Toma“ Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con“ và câu trả lời của Chúa Giêsu về sự nhìn mà tin cũng tương tự như lời tuyên tín của Natanael lúc đến gặp Chúa Giêsu „ Thưa Thầy, chính Thầy là con Thiên Chúa, chính Thầy là vua Israel…..Chúa Giêsu nói với Natanael: Anh sẽ con được nhìn thấy những điều lớn lao hơn thế nữa.“ (Ga 1, 49-50).

Trong cả hai trường hợp Chúa đã nói về sự nhìn của hai ông, và chinh phục được lòng của hai người từ hồ nghi đến tin tưởng.

Thánh Toma tiến sỹ Aquino thời Trung cổ đã dựa trên lời Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: „ Phúc cho mắt nào được nhìn thấy điều anh em thấy“ (Lc 10,23), có suy luận về câu nói của Chúa Giêsu nói với Ông Toma: „ Phúc thay những người không thấy mà tin“ : Gặt hái thu lượm được nhiều nơi người tin mà không nhìn thấy, hơn là nơi người nhìn thấy mà tin.

Trong thư gửi Giáo đoàn Do Thái nói về ơn kêu gọi của của các Tổ phụ trong Kinh Thánh nhờ tin vào Thiên Chúa mà không có nhìn thấy
Thiên Chúa: „ Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. „ (Dt 11,1).

Đoạn phúc âm nói về lòng tin của Ông Thánh Toma được thuật lại trong bối cảnh „ Tám ngày sau, các môn đệ Chúa Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Toma ở đó với các ông.“

Với Thánh sử Gioan lần Chúa Giêsu phục sinh hiện ra lần này là lần thứ hai với các môn đệ có cả Toma và vào ngày Chúa Nhật. Con số tám ngày phù hợp theo cách tính thời cổ xưa khởi đầu và tận cùng. Cũng có thể vào thời lúc Thánh Gioan viết phúc âm, ngày Chúa Nhật đã trở thành ngày kính nhớ Chúa Giêsu phục sinh sống lại nơi Cộng đoàn Giáo Hội Chúa Giêsu Kito thời sơ khai rồi. Vào ngày này các tín hữu tụ họp mừng kình mầu nhiệm Chúa sống lại, Bí tích Thánh Thể tưởng niệm Chúa Giêsu.(Cv 20,7, Didache 14,1).

Chọn tám ngày sau khi Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Gioan hướng tầm nhìn mục vụ tới Cộng đoàn Giáo Hội Chúa Giêsu nhiều hơn. Vì họ vào ngày này tụ họp mừng kính Chúa Giêsu phục sinh nhất là nhớ lại Chúa Giêsu hiện ra có cả Toma với câu tuyên tín căn bản cùng thâm sâu chân thành : Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.

Thánh Toma tông đồ xưa nay trong dân gian được gọi là „ Toma yếu kém lòng tin“. Có phải thật như thế không? Sự yếu kếm lòng tin của Thánh tông đồ Toma có ảnh hưởng gì tới đời sống người tín hữu Chúa Kitô chúng ta không?

Chúng ta được phép nhìn và gọi ngài như thế, không sao cả. Nhưng không phải vì thế mà cung cách đời sống lòng tin Thánh Toma không giúp gợi, hay có thể diễn tả là không mang lại gương sáng, ý tưởng đà thúc đẩy cho đức tin chúng thêm can đảm những khi gặp yếu kém hồ nghi đâu. Trái lại là đàng khác.

Qua cung cách thái độ của Thánh Toma chúng ta cảm thấy mình được an ủi trong những khi hồ nghi.

Qua Thánh Toma , chúng ta nhận ra mọi hồ nghi, mọi sự thiếu hiểu biết có thể dẫn đưa đến ánh sáng bằng cầu nguyện, bằng đối thoại thắc mắc và lắng nghe.

Qua những lời của Chúa Giêsu tuy nói với Toma, cũng nhắc nhở nói với chúng ta về ý nghĩa của đức tin, cùng giúp ta thêm can đảm. cho dù gặp cảnh sống khó khăn luôn trung thành gắn bó với Chúa Giêsu.

Sau cùng khi Chúa Giesu phục sinh hiện ra với các Môn đệ ở bờ hồ Tiberia, Thánh Toma được nhắc đến liền sau Thánh Phero, vị Tông đồ trưởng của Chúa và của Giáo Hội. Điều này nói lên một ý nghĩa lớn về niềm vui mừng cho Giáo Hội thời sơ khai. Trong thời kỳ đó đã xuất hiện phúc âm chúa Giêsu theo Thánh Toma, cùng sử liệu về Thánh Toma rồi. Tuy không được công nhận là phúc âm trong Canon của Gíao hội, nhưng đó là tài liệu khảo cứu quan trọng về Giáo Hội Chúa Kito thời sơ khai..

Cũng có truyền thống xa xưa nói Thánh Toma đã sang rao giảng phúc âm bên Syria và Iran, rồi sang tận miền nam Ấn Độ, mà ngày nay Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ luôn sùng kính nhớ tới ngài cách đặc biệt, vị Thánh quan thầy tổ phụ của Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ.

Chúa Nhật kính lòng thương xót Chúa 12.04. 2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Lấy cảm hứng từ:

- Benedickt XVI., Auf dem Fundament der Apostel, Katechesen zum Ursprung der Kirche, Apưostel Thomas , 2007 Verlag Freidrich Pustet, Regensburg.
- Rudolf Schnackenburg, Das Johannesevangelium 13-21.,e Ditterteil, Sonderausgabe Freiburg i. Br. 1975, Kapitel 20, 24-29.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha bênh vực người nghèo tại Thượng đỉnh Mỹ Châu
Lm. Trần Đức Anh OP
08:12 11/04/2015
VATICAN. Đức Thánh Cha kêu gọi các nước giàu đừng nghĩ rằng để cho người nghèo được hưởng những mảnh bánh vụn rơi từ bàn ăn của mình là đủ rồi.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Châu kỳ 7, nhóm tại Thành Phố Panama trong hai ngày 10 và 11-4-2015 với sự tham dự của 37 vị nguyên thủ quốc gia, trong đó lần đầu tiên có chủ tịch Raul Castro của Cuba và ông đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ.

Sứ điệp của ĐTC đã được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tuyên đọc tại Hội nghị, qua đó ngài cầu xin Thiên Chúa cho Hội nghị, ”nhờ sự chia sẻ các giá trị chung, đạt tới những quyết tâm cộng tác trong lãnh vực quốc gia hoặc miền, đương đầu thực tế với các vấn đề và truyền đạt niềm hy vọng”. ĐTC cho biết ngài hoàn toàn đồng ý với chủ đề Hội nghị thượng đỉnh là ”Thịnh vương trong công bằng: thách đố cộng tác tại Mỹ châu”. Ngài viết: ”Tôi xác tín rằng sự sự chênh lệch, phân phối bất công sự giàu sang và tài nguyên, chính là nguồn mạch gây ra những xung đột và bạo lực nơi các dân tộc, vì nó giả thiết rằng sự tiến bộ của một số người được kiến tạo bằng sự nhất thiết hy sinh của những người khác, và để có thể sống xứng đáng, thì phải chiến đấu chống lại người khác. Sự sung túc đạt được như thế là điều bất công từ cội rễ và xúc phạm đến phẩm giá con người”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”thách đố lớn trên thế giới ngày nay là hoàn cầu hóa tình liên đới và tình huynh đệ thay vì thứ hoàn cầu hóa sự kỳ thị và dửng dưng, và bao lâu người ta chưa đạt được một sự phân phối đồng đầu các tài nguyên phong phú, thì sẽ không giải quyết được những tai ương trong xã hội chúng ta” (Xc Evangelii Gaudium 202).

ĐTC ghi nhận trong nhưng năm gần đây nhiều nước đạt được sự tiến bộ kinh tế mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều nước khác ở trong tình trạng nghèo đói. Hơn nữa trong các nước đang lên, đa số dân không được hưởng sự tiến bộ kinh tế chung, và thường thường hố chia cách giữa người giàu và người nghèo trở nên sâu rộng hơn. Ngài phê bình lý thuyết sai lầm gọi là ”những giọt nước rơi” và sự ”tràn ra thuận lợi” (Xc Evangelii Gaudium 54): hy vọng những người nghèo nhặt được những mẩu bánh vụn rơi từ bàn ăn của người giàu, đó là điều sai lầm. Cần có những hoạt động trực tiếp bênh vực những người kém may mắn nhất, quan tâm tới những người bé bỏng nhất trong một gia đình, phải là ưu tiên của các chính quyền. Giáo Hội luôn bảo vệ sự thăng tiến con người cụ thể (Centesimus annus 46), chăm sóc các nhu cầu của họ và giúp họ cơ hội phát triển”.

Trong sứ điệp, ĐTC đặc biệt lưu ý vấn đề di cư. Sự chênh lệch quá lớn về cơ hội giữa một số nước khiến cho nhiều người buộc lòng phải rời bỏ quê hương, gia đình của mình, và họ dễ trở thành con mồi cho nạn buôn người và lao động như nô lệ, không được quyền lợi cũng chẳng được công lý... Đó là những tình trạng trong đó nếu chỉ duy trì luật lệ để bảo vệ các quyền căn bản của con người thì không đủ.. Trong những tình trạng ấy, luật lệ mà không có lòng từ bi thương xót, thì không đáp ứng công lý”. (SD 11-4-2015)
 
Công bố Tông Sắc Năm Thánh về lòng thương xót
LmTrần Đức Anh OP
09:49 11/04/2015
VATICAN. Chiều thứ bẩy 11-4-2015, Tông sắc của ĐTC ấn định Năm Thánh Ngoại thường về lòng thương xót của Chúa đã được công bố tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Năm Thánh này sẽ bắt đầu từ ngày 8-12 năm nay và kết thúc vào ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kitô Vua.

Tông sắc dài mang tựa đề ”Misericordiae vultus” (Khuôn mặt thương xót) qua đó, ĐTC giải thích những lý do khiến ngài tuyên bố Năm Thánh đặc biệt về lòng thương xót, đồng thời đề ra những đường hướng giúp sống Năm Thánh tốt đẹp nhất.

Trước khi bắt đầu kinh chiều, tại tiền đường Đền thờ gần cửa Năm Thánh, trước sự hiện diện của gần 40 Hồng Y và 30 giám mục cùng các chức sắc khác, ĐTC đã đọc lời nguyện rồi trao Tông Sắc cho ĐHY Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, và 3 Đền thờ khác, 3 Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giám mục, Đông Phương và Truyền giáo, cũng như cho đại diện các Giáo Hội rải rác trên thế giới và cho 7 Đức Ông Công chứng viên Tông Tòa.

Một Đức Ông Công chứng đã đọc một vài đoạn trong Tông Sắc trước Cửa Năm Thánh ở cuối đền thờ thánh Phêrô.

Tông sắc gồm 3 phần: trong phần đầu ĐTC đào sâu ý niệm Thương xót, trong phần hai ngài trình bày một số gợi ý để cử hành Năm Thánh. Sau cùng phần ba chứa đựng một số lời kêu gọi.

Nội dung Tông Sắc ”Miresicordiae vultus”

I- Phần thứ I: ý niệm Lòng Thương xót

Trong phần này, ĐTC nhấn mạnh rằng việc mở cửa Năm Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô sẽ diễn ra vào ngày 8-12 năm nay vì hai lý do: thứ nhất vì ngày ấy trùng vào Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, là Đấng được Thiên Chúa muốn là ”người thánh thiện và không tỳ ố trong tình thương” ”để nhân loại không bị lẻ loi và lệ thuộc sự ác”. Thứ hai, ngày 8 tháng 12 tới đây cũng là ngày kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng chung Vatican 2 là Công đồng đã ”phá đổ những bức tường thành khép kín Giáo Hội trong thời gian quá lâu trong một thành trì đặc ân”, để đưa Giáo Hội ”loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ”, sử dụng ”liều thuốc thương xót, thay vì dùng những võ khí ngặt nghèo”, như Đức Gioan 23 đã nói.

Trong mỗi giáo phận cũng có một Cửa Thánh

Tiếp đến, ĐTC Phanxicô loan báo rằng Chúa Nhật 13-12 năm nay, Chúa Nhật thứ 3 mùa vọng, ngài sẽ mở Cửa Năm Thánh tại Nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma, tức là Vương cung thánh đường thánh Gioan Laterano. Sau đó các Cửa Năm Thánh tại các Vương cung thánh đường giáo hoàng khác ở Roma cũng được mở ra. Ngoài ra, ĐTC qui định rằng trong mỗi giáo phận và cả các Đền thánh cũng sẽ mở Cửa Thương Xót như thế trong trọn Năm Thánh, để Năm Thánh này cũng có thể được cử hành ở cấp địa phương, ”như một dấu chỉ hiệp thông của toàn thể Giáo Hội”.

Lòng thương xót, xà nhà của Giáo Hội

ĐTC viết: lòng thương xót là ”Con đường liên kết Thiên Chúa với con người, vì mở rộng tâm hồn cho niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi, mặc dù có những giới hạn do tội lỗi chúng ta”; lòng thương xót là ”luật căn bản ở trong tâm hồn mỗi người”; là ”xà nhà nâng đỡ cuộc sống của Giáo Hội”; ”là lý tưởng sống và là tiêu chuẩn xác định xem niềm tin của chúng ta có đáng tín nhiệm hay không”. Có nhiều định nghĩa ĐTC Phanxicô dành cho lòng thương xót, ngài nhấn mạnh rằng lòng thương xót ”không phải là một dấu chỉ sự yếu nhược, nhưng đúng hơn là phẩm tính toàn năng của Thiên Chúa”. Lòng thương xót của Thiên Chúa là ”vĩnh cửu” vì ”đời đời con người sẽ luôn ở dưới cái nhìn thương xót của Chúa Cha”. Trong Chúa Giêsu, ”tất cả đều nói về lòng thương xót và không gì bị thiếu sự cảm thương”, vì ”con người của Chúa Giêsu không là gì khác hơn là tình thương, một tình thương trao ban nhưng không”.

Về điểm này, ĐTC nhấn mạnh một điều quan trọng: lòng thương xót ”không phải chỉ là hành động của Chúa Cha, nhưng còn trở thành tiêu chuẩn để hiểu ai là những người con đích thực của Chúa”. Trong thực hành, ”tất cả chúng ta đều được kêu gọi sống lòng thương xót vì lòng thương xót đã được áp dụng cho chúng ta trước tiên”: vì thế, ”tha thứ những xúc phạm người ta làm cho chúng ta.. chính là một mệnh lệnh mà các tín hữu Kitô không thể tránh né hoặc bỏ qua”. ĐTC nhận xét rằng bao nhiêu lần, tha thứ dường như là điều khó khăn, nhưng ”tha thứ chính là phương tiện đặt trong những bàn tay mong manh của con người để đạt tới sự thanh thản trong tâm hồn”, ”để sống hạnh phúc”.

ĐTC viết thêm rằng: cả ”uy tín, sự đáng tín nhiệm của Giáo Hội cũng tiến qua con đường từ bi thương xót và cảm thương”: ”có lẽ trong thời gian quá dài, chúng ta đã quên ấn định và sống con đường thương xót”, chiều theo cám dỗ ”luôn đòi hỏi công lý và chỉ có công lý”, trong lúc nơi nền văn hóa hiện nay, ”kinh nghiệm về sự tha thứ ngày càng trở nên khan hiếm”. Từ đó, ĐTC nhắn nhủ Giáo Hội hãy đảm nhận trách vụ ”vui mừng loan báo sự tha thứ”, ”là sức mạnh làm tái sinh vào cuộc sống mới và mang lại can đảm để hướng nhìn về tương lai trong niềm hy vọng”

Khẩu hiệu của Năm Thánh là: hãy có lòng thương xót như Chúa Cha

Tiếp tục Tông Sắc, ĐTC nhắc nhở rằng chủ đề lòng thương xót là điều mà ngài đặc biệt quí chuộng, đến độ đã chọn khẩu hiệu GM của ngài là ”Miserando atque eligendo” (Người cảm thương và chọn [Ông Matthêu], đây là một thành ngữ ”vẫn luôn gây ấn tượng mạnh cho tôi”. Rồi ĐTC trích dẫn thông điệp ”Dives in misericordia” (Thiên Chúa giàu lòng xót thương) của Đức Gioan Phaolô 2. ĐTC nhấn mạnh ”sự cấp thiết phải loan báo và làm chứng về lòng thương xót trong thế giới ngày nay” với một ”lòng hăng say mới mẻ và bằng một hoạt động mục vụ được đổi mới”, vì đó là ”điều có tính chất quyết định đối với Giáo Hội và đối với uy tín việc loan báo của Giáo Hội”. ”Nơi nào Giáo Hội hiện diện, thì nơi đó lòng thương xót của Chúa Cha phải trở thành điều hiển nhiên tỏ tường”, ”và nơi nào có các tín hữu Kitô, thì bất kỳ ai cũng có thể tìm được một ốc đảo từ bi thương xót”.

Phần thứ I trong Tông Sắc của ĐTC kết thúc với lời nhấn mạnh về khẩu hiệu của Năm Thánh, nghĩa là ”Các con hãy có lòng thương xót như Chúa Cha”, câu này trích từ Tin Mừng theo thánh Luca, đoạn 6 câu 36. Đây chính là ”một chương trình sống rất đòi hỏi, đầy hoan lạc và an bình”. ĐTC tái kêu gọi các tín hữu hãy có khả năng ”lắng nghe Lời Chúa.. để có thể chiêm ngắm lòng thương xót của Chúa và đón nhận lòng thương xót như chính lối sống của mình”.

II- Sang phần thứ II của Tông Sắc, ĐTC trình bày chủ đề:

“Làm thế nào để sống Năm Thánh một cách tốt đẹp nhất”. Ngài đưa ra một số chỉ dẫn thực hành, ví dụ:

- Đi hành hương, vì hành hương sẽ là một ”dấu chỉ nói lên sự kiện cả lòng thương xót cũng là một mục tiêu cần đạt tới, nó đòi hỏi sự dấn thân và hy sinh”.

- Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, nhưng hãy tha thứ và cho đi, xa tránh tật xấu nói hành nói xấu người khác, tránh những lời nói vì ghen tương, phân bì, và hãy đón nhận điều tốt lành ở nơi mỗi người, trở thành khí cụ tha thứ.

- Cởi mở tâm hồn đối với những môi trường bên lề cuộc sống, mang lại an ủi, cảm thương, liên đới và quan tâm đến những người đang sống trong những tình trạng bấp bênh, đau khổ trên thế giới ngày nay”, ”quan tâm đến bao nhiêu anh chị em bị tước đoạt phẩm giá”, “Ước gì tiếng kêu của họ trở thành tiếng kêu của chúng ta và cùng nhau chúng ta có thể phá vỡ hàng rào của sự dửng dưng lãnh đạm là thái độ đang lan tràn, che đậy sự giả hình và ích kỷ”.

- Vui mừng thực thi những công việc bác ái về thể lý và tinh thần, để ”thức tỉnh lương tâm ngái ngủ của chúng ta trước thảm trạng nghèo đói”. Đàng khác, ĐTC nhấn mạnh sứ mạng của Chúa Giêsu là: mang lại an ủi cho người nghèo, loan báo sự giải thoát cho các tù nhân của các chế độ nô lệ tân thời, trả lại thị giác cho người co cụm vào mình, trả lại phẩm giá cho người bị tước mất, có khả năng ”chiến thắng sự dốt nát mà hàng triệu người đang phải chịu trên thế giới, nhất là các trẻ em không được trợ giúp cần thiết để thoát khỏi cảnh nghèo”. Như thánh Gioan Thánh Giá đã nói, ”vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái”.

- Trong các giáo phận, hãy gia tăng sáng kiến cầu nguyện và thống hối ”24 giờ cho Chúa”, sáng kiến này cần cử hành vào những ngày thứ sáu và thứ bẩy tuần thứ tư mùa chay. Đặc biệt ĐTC nêu bật rằng bao nhiêu người trẻ đang đến gần bí tích Hòa Giải là bí tích giúp ”động chạm một cách cụ thể lòng thương xót cao cả của Thiên Chúa”, nhờ đó nhiều người trẻ cảm thấy có thể ”tái khám phá ý nghĩa cuộc sống của mình”.

Các linh mục được phép tha những tội dành quyền giải cho Tòa Thánh

Có một đoạn trong đó ĐTC bàn về đề tài tha tội: nhất là ngài cầu mong rằng ”các vị giải tội hãy trở thành dấu chỉ đích thực về lòng thương xót của Chúa Cha”, không phải bằng cách 'sáng tác' theo hứng trong nghĩa vụ này, nhưng bằng cách trở thành những ”hối nhân đầu tiên tìm ơn tha thứ”. ”Vì thế, mỗi vị giải tội, như người trung thành phục vụ ơn tha thứ của Thiên Chúa, phải đón nhận các tín hữu ”như người cha trong dụ ngôn người con trai hoang đàng”, hoặc ”như một người cha chạy ra gặp con mình, dù người con ấy đã phung phí của cải của cha”. Vì thế, các vị giải tội ”đừng đặt những câu hỏi không thích hợp”, ”nhưng biến đón nhận nơi tâm hồn mỗi hối nhân lời kêu cầu trợ giúp và xin tha thứ”, các vị giải tội được mời gọi luôn luôn trở thành dấu chỉ sự tối thượng của lòng thương xót, ở mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh, và dù thế nào đi nữa”.

Tiếp đến ĐTC loan bào rằng trong Mùa Chay Năm Thánh, ngài sẽ gửi các Thừa sai của lòng thương xót, tức là những linh mục mà ngài ”ban quyền được tha cả những tội dành quyền giải cho Tòa Thánh”. Ngài giải thích rằng ”các thừa sai ấy là dấu chỉ sự quan tâm từ mẫu của Giáo Hội đối với dân Chúa, và sẽ là những vị kiến tạo nơi mọi người ”một cuộc gặp gỡ đầy tình người, nguồn mạch sự giải thoát, đầy tinh thần trách nhiệm để khắc phục những chướng ngại và trở lại cuộc sống mới của bí tích rửa tội”. Đồng thời ĐTC yêu cầu tổ chức ”các cuộc đại phúc” trong các giáo phận, để những thừa sai vừa nói đến loan báo niềm vui của ơn tha thứ”.

Ân xá

Một yếu tố đặc biệt của Năm Thánh là Ân xá, ân xá chứng tỏ rằng ”sự tha thứ của Thiên Chúa đối với các tội lỗi của chúng ta không có giới hạn”. Thực vậy trong bí tích Hòa Giải, tội lỗi bị xóa bỏ nhờ ơn tha thứ của Thiên Chúa, với ân xá, tội nhân được giải thoát khỏi ”dấu vết tiêu cực”, khỏi mọi tàn tích do hậu quả của tội, tàn tích còn lại nơi đường lối cư xử và tư tưởng của chúng ta. Theo nghĩa đó, người được ân xá, thì có khả năng hành động trong tình bác ái, tăng trưởng trong tình thương, thay vì tái sa ngã phạm tội.

III- Trong phần thứ ba của Tông Sắc, ĐTC đưa ra một số lời kêu gọi:

- Với những thành phần thuộc những nhóm tội phạm, ngài viết: ”Vì thiện ích của anh chị em, tôi xin anh chị em hãy thay đổi cuộc sống.. đừng tiếp tục dửng dưng đối với lời kêu gọi hãy cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa. ”Tiền bạc không mang lại hạnh phúc chân thực. Nó chỉ là một ảo tưởng và bạo lực sử dụng để tích lũy tiền bạc đẫm máu không làm cho người ta quyền năng và cũng chẳng trở nên bất tử. Không ai có thể tránh thoát sự phán xét của Thiên Chúa.”

- Với những người gây ra hoặc đồng lõa với sự tham nhũng, ĐTC nói: ”Đây là lúc thuận lợi để thay đổi cuộc sống! Chỉ cần đón nhận lời mời gọi hoán cải và tùng phục công lý trong khi Giáo Hội trao tặng lòng thương xót”. Ngoài ra, ĐTC cũng nhấn mạnh rằng sự tham nhũng là ”một tai ương làm cho xã hội ung thối, một tội trọng kêu thấu tới trời, vì nó làm thương tổn tận gốc rễ cuộc sống cá nhân và xã hội. ”Nó là một sự miệt mài ở lại trong tội lỗi, muốn thay thế Thiên Chúa bằng ảo tưởng tiền bạc như một hình thức quyền năng; tham những là một ”công trình của đen tối, được nâng đỡ bằng sự ngờ vực và mưu mô”: nó là một cám dỗ mà không ai có thể cảm thấy mình được miễn nhiễm. Từ đó ĐTC kêu gọi hãy loại trừ tai ương tham nhũng ra khỏi đời sống cá nhân và xã hội, bằng cách sử dụng khôn ngoan, cảnh giác, lương thiện, minh bạch, cùng với sự can đảm tố giác.

- Về việc đối thoại liên tôn, ĐTC nhắc nhở rằng: Do thái giáo và Hồi giáo đều coi lòng thương xót là một trong những phẩm tính cao trọng nhất của Thiên Chúa và hai tôn giáo này cũng tin rằng không ai có thể giới hạn lòng thương xót của Chúa, vì những cánh cửa của Chúa mở rộng. ĐTC cầu mong rằng Năm Thánh có thể ”tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc gặp gỡ với hai tôn giáo ấy và với những truyền thống tôn giáo cao quí khác, làm cho mọi người cởi mở hơn đối với sự đối thoại, loại bỏ mọi hình thức khép kín, khinh rẻ, khu trừ mọi hình thức bạo lực và kỳ thị.

- Về tương quan giữa công lý và lòng thương xót: đây không phải là hai khía cạnh tương phản với nhau, nhưng là hai chiều kích của cùng một thực tại duy nhất, hai khía cạnh này phát triển đến độ đạt tới tột đỉnh trong tình yêu sung mãn. Chúa Giêsu đã tách rời khỏi quan niệm vụ luật thuần túy, hoặc thái độ chỉ lo tuân giữ luật lệ, Chúa Giêsu chứng tỏ rằng ”đại hồng ân lòng thương xót tìm kiếm những người tội lỗi để cống hiến cho họ ơn tha thứ và cứu độ”. ĐTC giải thích rằng: “Công lý của Thiên Chúa chính là sự tha thứ của Chúa”, và đó chính là vị thế tối thượng của lòng thương xót, là chiều kích cơ bản trong sứ mạng của Chúa Giêsu, vì ”không phải sự tuân giữ luật mang lại ơn cứu thoát, nhưng là niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô”. Theo nghĩa đó, ”lòng từ bi không trái với công lý”, vì qua đó, Thiên Chúa cống hiến cho tội nhân cơ hội ”hồi tỉnh lại, hoán cải và tin tưởng”. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là ”hạ giá công lý hoặc làm cho công lý trở nên thừa thãi, trái lại: ai lầm lỗi thì phải đền bù, chịu hình phạt. Có điều là sự kiện này không phải là mục đích, nhưng là khởi đầu của một cuộc hoán cải, để họ cảm nghiệm được sự dịu dàng của ơn tha thứ. Xét cho cùng, tình thương ở nơi nền tảng của một nền công lý đích thực”.

Kết luận

Trong phần kết luận Tông Sắc, ĐTC nhắc đến hình ảnh Đức Maria, ”Mẹ Thương Xót”, cuộc sống của Mẹ được uốn nắn nhờ sự hiện diện của lòng thương xót nhập thể. Là hòm bia giao ước giữa Thiên Chúa và loài người, Mẹ Maria chứng thực rằng lòng thương xót của Con Thiên Chúa không có giới hạn và đi tới mỏi người không trừ một ai. Trong cùng viễn tượngấy, ĐTC cũng nhắc đến thánh nữ Faustina Kowalka, là ”vị đã được kêu gọi đi vào chiều sâu lòng thương xót của Chúa”.

Tông sắc của ĐTC kết thúc với lời mời gọi ”hãy để cho Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên, Chúa là Đấng không bao giờ mỏi mệt trong việc mở rộng cánh cửa tâm hồn của Người cho loài người. Vì thế, nghĩa vụ đầu tiên của Giáo Hội là dẫn đưa tất cả mọi người vào trong mầu nhiệm cao cả Lòng Thương xót của Thiên Chúa, chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa Kitô, nhất là trong thời điểm như ngày nay, đầy những hy vọng lớn lao và những mâu thuẫn mạnh mẽ.

Chúa Nhật 12-4-2015, cùng Tông Sắc của ĐTC sẽ được công bố trong lễ nghi phụng vụ tại 3 Đại vương cung thánh đường ở Roma: tại Đền thờ thánh Gioan Laterano lúc 5 giờ chiều, do ĐHY Giám quản Agostino Vallini chủ sự; tại Đền thờ Đức Bà Cả do ĐHY Santos Abril y Castello, trong thánh lễ lúc 10 giờ sáng cùng với Kinh Sĩ đoàn của Đền thờ này; còn tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, trong thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi sáng do ĐHY James Michael Harvey chủ sự.

 
Bài giảng của ĐTC trong Kinh Chiều Trọng Thể Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa - Ý nghĩa của Năm Thánh Từ Bi
J.B. Đặng Minh An dịch
16:53 11/04/2015
Trong buổi Kinh Chiều Trọng Thể của Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lược qua hoàn cảnh của Giáo Hội hiện nay và nêu bật lý do ngài đã quyết định khai mở Năm Thánh Từ Bi.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Lời chào của Đức Kitô Phục Sinh với các môn đệ của Ngài vào tối Phục Sinh, “Bình an cho anh em!” (Jn 20:19) tiếp tục vang lên trong mỗi người chúng ta. Hòa bình, đặc biệt trong mùa Phục Sinh này, vẫn còn là khát vọng của rất nhiều người đang bị những hình thái bạo lực chưa từng có phân biệt đối xử và gieo rắc cái chết cho họ chỉ đơn giản là vì họ mang danh “Kitô hữu”. Lời cầu nguyện của chúng ta mãnh liệt hơn bao giờ và đang trở thành một tiếng kêu cứu với Cha, là Đấng giàu lòng thương xót, xin Ngài nâng đỡ đức tin của nhiều anh chị em chúng ta là những người đang đau khổ. Đồng thời, chúng ta cũng xin hồng ân hoán cải con tim của chúng ta từ sự thờ ơ sang lòng từ bi.

Thánh Phaolô nhắc với chúng ta rằng chúng ta đã được cứu nhờ mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Ngài là Đấng Hoà Giải, Đấng đang sống giữa chúng ta và đang đưa ra phương thế để hòa giải giữa chúng ta với Thiên Chúa và với nhau. Vị Tông Đồ nhắc lại rằng, bất kể những gian truân và khốn khó trong cuộc sống, niềm hy vọng cứu độ mà Chúa đã gieo trong lòng chúng ta vẫn tiếp tục phát triển. Lòng thương xót của Thiên Chúa tuôn đổ trên chúng ta, làm cho chúng ta nên công chính và ban bình an cho chúng ta.

Nhiều người đang tự hỏi trong lòng: sao lại mở ra Năm Thánh Từ Bi vào lúc này? Đơn giản là bởi vì Giáo Hội, trong thời điểm chao đảo lớn lao này của lịch sử, được mời gọi để đưa ra những dấu chỉ rõ ràng về sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa. Đây không phải là thời gian để bị phân tâm; nhưng ngược lại, chúng ta cần phải cảnh giác và cần phải khơi dậy trong chúng ta khả năng để nhận ra những gì là thiết yếu. Đây là một thời gian để Giáo Hội tái khám phá ý nghĩa của sứ mệnh được Chúa giao phó cho mình trong ngày lễ Phục sinh: là trở nên dấu chỉ và khí cụ của lòng thương xót của Chúa Cha (cf. Jn 20: 21-23). Vì lý do này, Năm Thánh phải làm sống lại ước muốn biết được cách làm sao đón nhận vô số những dấu chỉ của sự dịu dàng mà Thiên Chúa trao ban cho toàn thế giới, và trên tất cả, cho những ai đang đau khổ, những người đang cô đơn và bị bỏ rơi, không có hy vọng được tha thứ cũng chẳng cảm nhận được tình yêu của Chúa Cha. Một Năm Thánh để trải nghiệm cách mạnh mẽ trong chính chúng ta niềm vui được tìm thấy bởi Chúa Giêsu, Đấng là Chúa Chiên Lành đã và đang tìm kiếm chúng ta vì chúng ta đã lạc mất. Một Năm Thánh để nhận được sự ấm áp trong tình yêu Ngài khi Ngài vác chúng ta trên vai và đưa chúng ta trở về nhà Cha. Một năm trong đó được Chúa Giêsu chạm đến và được biến đổi nhờ lòng thương xót của Ngài, để chúng ta có thể trở thành những chứng nhân cho lòng thương xót. Như thế, đây là lý do cho Năm Thánh: đây là thời gian cho lòng thương xót. Đó là thời điểm thuận tiện để chữa lành các vết thương, một thời gian không mệt mỏi để gặp gỡ tất cả những ai đang chờ đợi để được nhìn thấy và chạm tay của họ vào những dấu chỉ của sự gần gũi của Thiên Chúa, một thời gian để trao ban cho tất cả mọi người con đường của tha thứ và hòa giải.

Nguyện xin Mẹ Thiên Chúa mở mắt chúng ta, để chúng ta có thể hiểu được trách vụ mà chúng ta đã được mời gọi; và xin Mẹ cầu khẩn cho chúng ta ân sủng để trải nghiệm Năm Thánh Từ Bi này như những chứng nhân trung tín và sinh hoa kết quả của Chúa Kitô.
 
Tuyên bố của Hội Nghị Quốc Tế về đào tạo tu sĩ trước thực trạng bách hại các Kitô hữu trên thế giới
J.B. Đặng Minh An dịch
19:30 11/04/2015
Hội nghị quốc tế về đào tạo các tu sĩ nhóm họp tại Rôma từ 7 đến 11 tháng Tư đã kết thúc với một thông cáo báo chí do Đức Hồng Y Joao Braz de Aviz, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tu Sĩ và Các Hiệp Hội Tông Đồ, và Đức Tổng Giám Mục José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký của Bộ ấn ký.

Thay mặt cho tất cả những vị sống đời thánh hiến, hội nghị nài xin các chính phủ trên thế giới thực hiện các can thiệp cụ thể nhằm mang lại hòa bình giữa các dân tộc và phá vỡ vòng xoáy bạo lực đang cuốn hút vào đó rất nhiều nạn nhân vô tội.

Toàn văn thông cáo báo chí của các vị như sau:

Vatican, ngày 10 tháng Tư năm 2015

Tham dự hội nghị quốc tế về đào tạo các tu sĩ nhóm họp tại Rôma từ 7 đến 11 tháng Tư, chúng tôi, những người sống đời thánh hiến, cảm thấy cần phải tố cáo khẩn cấp “với giọng nói nghẹn ngào và mạnh mẽ của Tin Mừng” về cuộc bách hại các Kitô hữu đang diễn ra ở nhiều miền khác nhau trên thế giới. Đặc biệt, chúng tôi cảm thấy gần gũi với những người đang phải đau khổ vì đức tin của họ nơi Chúa Giêsu Kitô và chúng tôi bày tỏ tình hiệp thông với tất cả những người nam nữ thánh hiến trong những vùng ngoại vi khác nhau của thế giới đang phải chịu đau khổ vì các vị là Kitô hữu và sống đời thánh hiến. Chúng tôi bảo đảm với các vị về lời cầu nguyện của chúng tôi trong khi cám ơn các vị đã đưa ra những chứng tá trung thành với ơn gọi và sứ vụ của người sống đời thánh hiến và vì các vị vẫn ở lại để gần gũi với những người đau khổ.

Trong tư cách là những người nam nữ thánh hiến từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô và của tất cả các thành viên trong toàn thể Giáo Hội để xin cho hòa bình, là ân sủng của Chúa Phục Sinh, có thể vượt qua hận thù và bạo lực và để tất cả mọi người có thể nhận ra họ là anh chị em với nhau. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho những thủ phạm của bạo lực biết hướng tâm hồn của họ về với Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống.

Chúng tôi khẩn cầu các chính phủ thực hiện các can thiệp cụ thể nhằm mang lại hòa bình giữa các dân tộc và phá vỡ vòng xoáy bạo lực đang cuốn hút vào đó rất nhiều nạn nhân vô tội. Xin Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội và Đời Sống Tận Hiến, cầu bầu cho chúng ta trước Con Mẹ để hòa bình và hòa hợp có thể được ban cho toàn thế giới.

Nhân danh tất cả những người sống đời thánh hiến,

+ Hồng Y Joao Braz de Aviz
Tổng Trưởng Thánh Bộ Tu Sĩ và Các Hiệp Hội Tông Đồ

+ Tổng Giám Mục Jose Rodriguez Carballo
Tổng Thư ký Thánh Bộ Tu Sĩ và Các Hiệp Hội Tông Đồ
 
Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Georgia
Nguyễn Việt Nam
19:41 11/04/2015
Sáng thứ Sáu 10 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Georgia, là ông Giorgi Margvelashvili. Tổng thống sau đó đã gặp Đức Cha Antoine Camilleri, Thứ trưởng Bộ Quan hệ với các dân nước, tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Một tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã mô tả các cuộc thảo luận là “thân mật”, và cho biết hai vị đã đánh giá cao sự phát triển của mối quan hệ song phương, và nói về các chủ đề khác nhau mà hai bên cùng quan tâm, trong đó tham chiếu đặc biệt đến sự đóng góp tích cực của các cộng đồng Công Giáo địa phương trong các lĩnh vực giáo dục và bác ái.

Hai vị cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng căng thẳng trong khu vực và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tôn trọng công pháp quốc tế. Hai vị hy vọng rằng một giải pháp có thể được tìm ra thông qua đàm phán hòa bình giữa các bên hữu quan trong cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine.

Cuối cùng, hai vị đã bày tỏ hài lòng về những gì Georgia đã đạt được gần đây trong vai trò của mình ở châu Âu.
 
Top Stories
Misericordiae Vultus - Bull Of Indiction Of The Extraordinary Jubilee Of Mercy
+ Pope Francis
19:57 11/04/2015
Misericordiae Vultus

BULL OF INDICTION
OF THE EXTRAORDINARY
JUBILEE OF MERCY

FRANCIS
BISHOP OF ROME
SERVANT OF THE SERVANTS OF GOD
TO ALL WHO READ THIS LETTER
GRACE, MERCY, AND PEACE



1. Jesus Christ is the face of the Father’s mercy. These words might well sum up the mystery of the Christian faith. Mercy has become living and visible in Jesus of Nazareth, reaching its culmination in him. The Father, “rich in mercy” (Eph 2:4), after having revealed his name to Moses as “a God merciful and gracious, slow to anger, and abounding in steadfast love and faithfulness” (Ex 34:6), has never ceased to show, in various ways throughout history, his divine nature. In the “fullness of time” (Gal 4:4), when everything had been arranged according to his plan of salvation, he sent his only Son into the world, born of the Virgin Mary, to reveal his love for us in a definitive way. Whoever sees Jesus sees the Father (cf. Jn 14:9). Jesus of Nazareth, by his words, his actions, and his entire person[1] reveals the mercy of God.

2. We need constantly to contemplate the mystery of mercy. It is a wellspring of joy, serenity, and peace. Our salvation depends on it. Mercy: the word reveals the very mystery of the Most Holy Trinity. Mercy: the ultimate and supreme act by which God comes to meet us. Mercy: the fundamental law that dwells in the heart of every person who looks sincerely into the eyes of his brothers and sisters on the path of life. Mercy: the bridge that connects God and man, opening our hearts to a hope of being loved forever despite our sinfulness.

3. At times we are called to gaze even more attentively on mercy so that we may become a more effective sign of the Father’s action in our lives. For this reason I have proclaimed an Extraordinary Jubilee of Mercy as a special time for the Church; a time when the witness of believers might grow stronger and more effective.

The Holy Year will open on 8 December 2015, the Solemnity of the Immaculate Conception. This liturgical feast day recalls God’s action from the very beginning of the history of mankind. After the sin of Adam and Eve, God did not wish to leave humanity alone in the throes of evil. So he turned his gaze to Mary, holy and immaculate in love (cf. Eph 1:4), choosing her to be the Mother of man’s Redeemer. When faced with the gravity of sin, God responds with the fullness of mercy. Mercy will always be greater than any sin, and no one can place limits on the love of God who is ever ready to forgive. I will have the joy of opening the Holy Door on the Solemnity of the Immaculate Conception. On that day, the Holy Door will become a Door of Mercy through which anyone who enters will experience the love of God who consoles, pardons, and instils hope.

On the following Sunday, the Third Sunday of Advent, the Holy Door of the Cathedral of Rome – that is, the Basilica of Saint John Lateran – will be opened. In the following weeks, the Holy Doors of the other Papal Basilicas will be opened. On the same Sunday, I will announce that in every local Church, at the cathedral – the mother church of the faithful in any particular area – or, alternatively, at the co-cathedral or another church of special significance, a Door of Mercy will be opened for the duration of the Holy Year. At the discretion of the local ordinary, a similar door may be opened at any Shrine frequented by large groups of pilgrims, since visits to these holy sites are so often grace-filled moments, as people discover a path to conversion. Every Particular Church, therefore, will be directly involved in living out this Holy Year as an extraordinary moment of grace and spiritual renewal. Thus the Jubilee will be celebrated both in Rome and in the Particular Churches as a visible sign of the Church’s universal communion.

4. I have chosen the date of 8 December because of its rich meaning in the recent history of the Church. In fact, I will open the Holy Door on the fiftieth anniversary of the closing of the Second Vatican Ecumenical Council. The Church feels a great need to keep this event alive. With the Council, the Church entered a new phase of her history. The Council Fathers strongly perceived, as a true breath of the Holy Spirit, a need to talk about God to men and women of their time in a more accessible way. The walls which too long had made the Church a kind of fortress were torn down and the time had come to proclaim the Gospel in a new way. It was a new phase of the same evangelization that had existed from the beginning. It was a fresh undertaking for all Christians to bear witness to their faith with greater enthusiasm and conviction. The Church sensed a responsibility to be a living sign of the Father’s love in the world.

We recall the poignant words of Saint John XXIII when, opening the Council, he indicated the path to follow: “Now the Bride of Christ wishes to use the medicine of mercy rather than taking up arms of severity … The Catholic Church, as she holds high the torch of Catholic truth at this Ecumenical Council, wants to show herself a loving mother to all; patient, kind, moved by compassion and goodness toward her separated children.”[2] Blessed Paul VI spoke in a similar vein at the closing of the Council: “We prefer to point out how charity has been the principal religious feature of this Council … the old story of the Good Samaritan has been the model of the spirituality of the Council … a wave of affection and admiration flowed from the Council over the modern world of humanity. Errors were condemned, indeed, because charity demanded this no less than did truth, but for individuals themselves there was only admonition, respect and love. Instead of depressing diagnoses, encouraging remedies; instead of direful predictions, messages of trust issued from the Council to the present-day world. The modern world’s values were not only respected but honoured, its efforts approved, its aspirations purified and blessed … Another point we must stress is this: all this rich teaching is channeled in one direction, the service of mankind, of every condition, in every weakness and need.”[3]

With these sentiments of gratitude for everything the Church has received, and with a sense of responsibility for the task that lies ahead, we shall cross the threshold of the Holy Door fully confident that the strength of the Risen Lord, who constantly supports us on our pilgrim way, will sustain us. May the Holy Spirit, who guides the steps of believers in cooperating with the work of salvation wrought by Christ, lead the way and support the People of God so that they may contemplate the face of mercy.[4]

5. The Jubilee year will close with the liturgical Solemnity of Christ the King on 20 November 2016. On that day, as we seal the Holy Door, we shall be filled, above all, with a sense of gratitude and thanksgiving to the Most Holy Trinity for having granted us an extraordinary time of grace. We will entrust the life of the Church, all humanity, and the entire cosmos to the Lordship of Christ, asking him to pour out his mercy upon us like the morning dew, so that everyone may work together to build a brighter future. How much I desire that the year to come will be steeped in mercy, so that we can go out to every man and woman, bringing the goodness and tenderness of God! May the balm of mercy reach everyone, both believers and those far away, as a sign that the Kingdom of God is already present in our midst!

6. “It is proper to God to exercise mercy, and he manifests his omnipotence particularly in this way.”[5] Saint Thomas Aquinas’ words show that God’s mercy, rather than a sign of weakness, is the mark of his omnipotence. For this reason the liturgy, in one of its most ancient collects, has us pray: “O God, who reveal your power above all in your mercy and forgiveness…”[6] Throughout the history of humanity, God will always be the One who is present, close, provident, holy, and merciful.

“Patient and merciful.” These words often go together in the Old Testament to describe God’s nature. His being merciful is concretely demonstrated in his many actions throughout the history of salvation where his goodness prevails over punishment and destruction. In a special way the Psalms bring to the fore the grandeur of his merciful action: “He forgives all your iniquity, he heals all your diseases, he redeems your life from the pit, he crowns you with steadfast love and mercy” (Ps 103:3-4). Another psalm, in an even more explicit way, attests to the concrete signs of his mercy: “He secures justice for the oppressed; he gives food to the hungry. The Lord sets the prisoners free; the Lord opens the eyes of the blind. The Lord lifts up those who are bowed down; the Lord loves the righteous. The Lord watches over the sojourners, he upholds the widow and the fatherless; but the way of the wicked he brings to ruin” (Ps 146:7-9). Here are some other expressions of the Psalmist: “He heals the brokenhearted, and binds up their wounds … The Lord lifts up the downtrodden, he casts the wicked to the ground” (Ps 147:3, 6). In short, the mercy of God is not an abstract idea, but a concrete reality through which he reveals his love as that of a father or a mother, moved to the very depths out of love for their child. It is hardly an exaggeration to say that this is a “visceral” love. It gushes forth from the depths naturally, full of tenderness and compassion, indulgence and mercy.

7. “For his mercy endures forever.” This is the refrain repeated after each verse in Psalm 136 as it narrates the history of God’s revelation. By virtue of mercy, all the events of the Old Testament are replete with profound salvific import. Mercy renders God’s history with Israel a history of salvation. To repeat continually “for his mercy endures forever,” as the psalm does, seems to break through the dimensions of space and time, inserting everything into the eternal mystery of love. It is as if to say that not only in history, but for all eternity man will always be under the merciful gaze of the Father. It is no accident that the people of Israel wanted to include this psalm – the “Great Hallel,” as it is called – in its most important liturgical feast days.

Before his Passion, Jesus prayed with this psalm of mercy. Matthew attests to this in his Gospel when he says that, “when they had sung a hymn” (26:30), Jesus and his disciples went out to the Mount of Olives. While he was instituting the Eucharist as an everlasting memorial of himself and his paschal sacrifice, he symbolically placed this supreme act of revelation in the light of his mercy. Within the very same context of mercy, Jesus entered upon his passion and death, conscious of the great mystery of love that he would consummate on the cross. Knowing that Jesus himself prayed this psalm makes it even more important for us as Christians, challenging us to take up the refrain in our daily lives by praying these words of praise: “for his mercy endures forever.”

8. With our eyes fixed on Jesus and his merciful gaze, we experience the love of the Most Holy Trinity. The mission Jesus received from the Father was that of revealing the mystery of divine love in its fullness. “God is love” (1 Jn 4:8,16), John affirms for the first and only time in all of Holy Scripture. This love has now been made visible and tangible in Jesus’ entire life. His person is nothing but love, a love given gratuitously. The relationships he forms with the people who approach him manifest something entirely unique and unrepeatable. The signs he works, especially in the face of sinners, the poor, the marginalized, the sick, and the suffering, are all meant to teach mercy. Everything in him speaks of mercy. Nothing in him is devoid of compassion.

Jesus, seeing the crowds of people who followed him, realized that they were tired and exhausted, lost and without a guide, and he felt deep compassion for them (cf. Mt 9:36). On the basis of this compassionate love he healed the sick who were presented to him (cf. Mt 14:14), and with just a few loaves of bread and fish he satisfied the enormous crowd (cf. Mt 15:37). What moved Jesus in all of these situations was nothing other than mercy, with which he read the hearts of those he encountered and responded to their deepest need. When he came upon the widow of Naim taking her son out for burial, he felt great compassion for the immense suffering of this grieving mother, and he gave back her son by raising him from the dead (cf. Lk 7:15). After freeing the demoniac in the country of the Gerasenes, Jesus entrusted him with this mission: “Go home to your friends, and tell them how much the Lord has done for you, and how he has had mercy on you” (Mk 5:19). The calling of Matthew is also presented within the context of mercy. Passing by the tax collector’s booth, Jesus looked intently at Matthew. It was a look full of mercy that forgave the sins of that man, a sinner and a tax collector, whom Jesus chose – against the hesitation of the disciples – to become one of the Twelve. Saint Bede the Venerable, commenting on this Gospel passage, wrote that Jesus looked upon Matthew with merciful love and chose him: miserando atque eligendo.[7] This expression impressed me so much that I chose it for my episcopal motto.

9. In the parables devoted to mercy, Jesus reveals the nature of God as that of a Father who never gives up until he has forgiven the wrong and overcome rejection with compassion and mercy. We know these parables well, three in particular: the lost sheep, the lost coin, and the father with two sons (cf. Lk 15:1-32). In these parables, God is always presented as full of joy, especially when he pardons. In them we find the core of the Gospel and of our faith, because mercy is presented as a force that overcomes everything, filling the heart with love and bringing consolation through pardon.

From another parable, we cull an important teaching for our Christian lives. In reply to Peter’s question about how many times it is necessary to forgive, Jesus says: “I do not say seven times, but seventy times seventy times” (Mt 18:22). He then goes on to tell the parable of the “ruthless servant,” who, called by his master to return a huge amount, begs him on his knees for mercy. His master cancels his debt. But he then meets a fellow servant who owes him a few cents and who in turn begs on his knees for mercy, but the first servant refuses his request and throws him into jail. When the master hears of the matter, he becomes infuriated and, summoning the first servant back to him, says, “Should not you have had mercy on your fellow servant, as I had mercy on you?” (Mt 18:33). Jesus concludes, “So also my heavenly Father will do to every one of you, if you do not forgive your brother from your heart” (Mt 18:35).

This parable contains a profound teaching for all of us. Jesus affirms that mercy is not only an action of the Father, it becomes a criterion for ascertaining who his true children are. In short, we are called to show mercy because mercy has first been shown to us. Pardoning offences becomes the clearest expression of merciful love, and for us Christians it is an imperative from which we cannot excuse ourselves. At times how hard it seems to forgive! And yet pardon is the instrument placed into our fragile hands to attain serenity of heart. To let go of anger, wrath, violence, and revenge are necessary conditions to living joyfully. Let us therefore heed the Apostle’s exhortation: “Do not let the sun go down on your anger” (Eph 4:26). Above all, let us listen to the words of Jesus who made mercy as an ideal of life and a criterion for the credibility of our faith: “Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy” (Mt 5:7): the beatitude to which we should particularly aspire in this Holy Year.

As we can see in Sacred Scripture, mercy is a key word that indicates God’s action towards us. He does not limit himself merely to affirming his love, but makes it visible and tangible. Love, after all, can never be just an abstraction. By its very nature, it indicates something concrete: intentions, attitudes, and behaviours that are shown in daily living. The mercy of God is his loving concern for each one of us. He feels responsible; that is, he desires our wellbeing and he wants to see us happy, full of joy, and peaceful. This is the path which the merciful love of Christians must also travel. As the Father loves, so do his children. Just as he is merciful, so we are called to be merciful to each other.

10. Mercy is the very foundation of the Church’s life. All of her pastoral activity should be caught up in the tenderness she makes present to believers; nothing in her preaching and in her witness to the world can be lacking in mercy. The Church’s very credibility is seen in how she shows merciful and compassionate love. The Church “has an endless desire to show mercy.”[8] Perhaps we have long since forgotten how to show and live the way of mercy. The temptation, on the one hand, to focus exclusively on justice made us forget that this is only the first, albeit necessary and indispensable step. But the Church needs to go beyond and strive for a higher and more important goal. On the other hand, sad to say, we must admit that the practice of mercy is waning in the wider culture. It some cases the word seems to have dropped out of use. However, without a witness to mercy, life becomes fruitless and sterile, as if sequestered in a barren desert. The time has come for the Church to take up the joyful call to mercy once more. It is time to return to the basics and to bear the weaknesses and struggles of our brothers and sisters. Mercy is the force that reawakens us to new life and instils in us the courage to look to the future with hope.

11. Let us not forget the great teaching offered by Saint John Paul II in his second Encyclical, Dives in Misericordia, which at the time came unexpectedly, its theme catching many by surprise. There are two passages in particular to which I would like to draw attention. First, Saint John Paul II highlighted the fact that we had forgotten the theme of mercy in today’s cultural milieu: “The present-day mentality, more perhaps than that of people in the past, seems opposed to a God of mercy, and in fact tends to exclude from life and to remove from the human heart the very idea of mercy. The word and the concept of ‘mercy’ seem to cause uneasiness in man, who, thanks to the enormous development of science and technology, never before known in history, has become the master of the earth and has subdued and dominated it (cf. Gen 1:28). This dominion over the earth, sometimes understood in a one-sided and superficial way, seems to have no room for mercy … And this is why, in the situation of the Church and the world today, many individuals and groups guided by a lively sense of faith are turning, I would say almost spontaneously, to the mercy of God.”[9]

Furthermore, Saint John Paul II pushed for a more urgent proclamation and witness to mercy in the contemporary world: “It is dictated by love for man, for all that is human and which, according to the intuitions of many of our contemporaries, is threatened by an immense danger. The mystery of Christ … obliges me to proclaim mercy as God’s merciful love, revealed in that same mystery of Christ. It likewise obliges me to have recourse to that mercy and to beg for it at this difficult, critical phase of the history of the Church and of the world.”[10] This teaching is more pertinent than ever and deserves to be taken up once again in this Holy Year. Let us listen to his words once more: “The Church lives an authentic life when she professes and proclaims mercy – the most stupendous attribute of the Creator and of the Redeemer – and when she brings people close to the sources of the Saviour’s mercy, of which she is the trustee and dispenser.”[11]

12. The Church is commissioned to announce the mercy of God, the beating heart of the Gospel, which in its own way must penetrate the heart and mind of every person. The Spouse of Christ must pattern her behaviour after the Son of God who went out to everyone without exception. In the present day, as the Church is charged with the task of the new evangelization, the theme of mercy needs to be proposed again and again with new enthusiasm and renewed pastoral action. It is absolutely essential for the Church and for the credibility of her message that she herself live and testify to mercy. Her language and her gestures must transmit mercy, so as to touch the hearts of all people and inspire them once more to find the road that leads to the Father.

The Church’s first truth is the love of Christ. The Church makes herself a servant of this love and mediates it to all people: a love that forgives and expresses itself in the gift of one’s self. Consequently, wherever the Church is present, the mercy of the Father must be evident. In our parishes, communities, associations and movements, in a word, wherever there are Christians, everyone should find an oasis of mercy.

13. We want to live this Jubilee Year in light of the Lord’s words: Merciful like the Father. The Evangelist reminds us of the teaching of Jesus who says, “Be merciful just as your Father is merciful” (Lk 6:36). It is a programme of life as demanding as it is rich with joy and peace. Jesus’s command is directed to anyone willing to listen to his voice (cf. Lk 6:27). In order to be capable of mercy, therefore, we must first of all dispose ourselves to listen to the Word of God. This means rediscovering the value of silence in order to meditate on the Word that comes to us. In this way, it will be possible to contemplate God’s mercy and adopt it as our lifestyle.

14. The practice of pilgrimage has a special place in the Holy Year, because it represents the journey each of us makes in this life. Life itself is a pilgrimage, and the human being is a viator, a pilgrim travelling along the road, making his way to the desired destination. Similarly, to reach the Holy Door in Rome or in any other place in the world, everyone, each according to his or her ability, will have to make a pilgrimage. This will be a sign that mercy is also a goal to reach and requires dedication and sacrifice. May pilgrimage be an impetus to conversion: by crossing the threshold of the Holy Door, we will find the strength to embrace God’s mercy and dedicate ourselves to being merciful with others as the Father has been with us.

The Lord Jesus shows us the steps of the pilgrimage to attain our goal: “Judge not, and you will not be judged; condemn not, and you will not be condemned; forgive, and you will be forgiven; give, and it will be given to you; good measure, pressed down, shaken together, running over, will be put into your lap. For the measure you give will be the measure you get back” (Lk 6:37-38). The Lord asks us above all not to judge and not to condemn. If anyone wishes to avoid God’s judgement, he should not make himself the judge of his brother or sister. Human beings, whenever they judge, look no farther than the surface, whereas the Father looks into the very depths of the soul. How much harm words do when they are motivated by feelings of jealousy and envy! To speak ill of others puts them in a bad light, undermines their reputation and leaves them prey to the whims of gossip. To refrain from judgement and condemnation means, in a positive sense, to know how to accept the good in every person and to spare him any suffering that might be caused by our partial judgment and our presumption to know everything about him. But this is still not sufficient to express mercy. Jesus asks us also to forgive and to give. To be instruments of mercy because it was we who first received mercy from God. To be generous with others, knowing that God showers his goodness upon us with immense generosity.

Merciful like the Father, therefore, is the “motto” of this Holy Year. In mercy, we find proof of how God loves us. He gives his entire self, always, freely, asking nothing in return. He comes to our aid whenever we call upon him. What a beautiful thing that the Church begins her daily prayer with the words, “O God, come to my assistance. O Lord, make haste to help me” (Ps 70:2)! The assistance we ask for is already the first step of God’s mercy toward us. He comes to assist us in our weakness. And his help consists in helping us accept his presence and closeness to us. Day after day, touched by his compassion, we also can become compassionate towards others.

15. In this Holy Year, we look forward to the experience of opening our hearts to those living on the outermost fringes of society: fringes modern society itself creates. How many uncertain and painful situations there are in the world today! How many are the wounds borne by the flesh of those who have no voice because their cry is muffled and drowned out by the indifference of the rich! During this Jubilee, the Church will be called even more to heal these wounds, to assuage them with the oil of consolation, to bind them with mercy and cure them with solidarity and vigilant care. Let us not fall into humiliating indifference or a monotonous routine that prevents us from discovering what is new! Let us ward off destructive cynicism! Let us open our eyes and see the misery of the world, the wounds of our brothers and sisters who are denied their dignity, and let us recognize that we are compelled to heed their cry for help! May we reach out to them and support them so they can feel the warmth of our presence, our friendship, and our fraternity! May their cry become our own, and together may we break down the barriers of indifference that too often reign supreme and mask our hypocrisy and egoism!

It is my burning desire that, during this Jubilee, the Christian people may reflect on the corporal and spiritual works of mercy. It will be a way to reawaken our conscience, too often grown dull in the face of poverty. And let us enter more deeply into the heart of the Gospel where the poor have a special experience of God’s mercy. Jesus introduces us to these works of mercy in his preaching so that we can know whether or not we are living as his disciples. Let us rediscover these corporal works of mercy: to feed the hungry, give drink to the thirsty, clothe the naked, welcome the stranger, heal the sick, visit the imprisoned, and bury the dead. And let us not forget the spiritual works of mercy: to counsel the doubtful, instruct the ignorant, admonish sinners, comfort the afflicted, forgive offences, bear patiently those who do us ill, and pray for the living and the dead.

We cannot escape the Lord’s words to us, and they will serve as the criteria upon which we will be judged: whether we have fed the hungry and given drink to the thirsty, welcomed the stranger and clothed the naked, or spent time with the sick and those in prison (cf. Mt 25:31-45). Moreover, we will be asked if we have helped others to escape the doubt that causes them to fall into despair and which is often a source of loneliness; if we have helped to overcome the ignorance in which millions of people live, especially children deprived of the necessary means to free them from the bonds of poverty; if we have been close to the lonely and afflicted; if we have forgiven those who have offended us and have rejected all forms of anger and hate that lead to violence; if we have had the kind of patience God shows, who is so patient with us; and if we have commended our brothers and sisters to the Lord in prayer. In each of these “little ones,” Christ himself is present. His flesh becomes visible in the flesh of the tortured, the crushed, the scourged, the malnourished, and the exiled … to be acknowledged, touched, and cared for by us. Let us not forget the words of Saint John of the Cross: “as we prepare to leave this life, we will be judged on the basis of love.”[12]

16. In the Gospel of Luke, we find another important element that will help us live the Jubilee with faith. Luke writes that Jesus, on the Sabbath, went back to Nazareth and, as was his custom, entered the synagogue. They called upon him to read the Scripture and to comment on it. The passage was from the Book of Isaiah where it is written: “The Spirit of the Lord God is upon me, because the Lord has anointed me to bring good tidings to the afflicted; he has sent me to bind up the brokenhearted, to proclaim liberty to the captives, and freedom to those in captivity; to proclaim the year of the Lord’s favour” (Is 61:1-2). A “year of the Lord’s favour” or “mercy”: this is what the Lord proclaimed and this is what we wish to live now. This Holy Year will bring to the fore the richness of Jesus’ mission echoed in the words of the prophet: to bring a word and gesture of consolation to the poor, to proclaim liberty to those bound by new forms of slavery in modern society, to restore sight to those who can see no more because they are caught up in themselves, to restore dignity to all those from whom it has been robbed. The preaching of Jesus is made visible once more in the response of faith Christians are called to offer by their witness. May the words of the Apostle accompany us: He who does acts of mercy, let him do them with cheerfulness (cf. Rom 12:8).

17. The season of Lent during this Jubilee Year should also be lived more intensely as a privileged moment to celebrate and experience God’s mercy. How many pages of Sacred Scripture are appropriate for meditation during the weeks of Lent to help us rediscover the merciful face of the Father! We can repeat the words of the prophet Micah and make them our own: You, O Lord, are a God who takes away iniquity and pardons sin, who does not hold your anger forever, but are pleased to show mercy. You, Lord, will return to us and have pity on your people. You will trample down our sins and toss them into the depths of the sea (cf. 7:18-19).

The pages of the prophet Isaiah can also be meditated upon concretely during this season of prayer, fasting, and works of charity: “Is not this the fast that I choose: to loosen the bonds of wickedness, to undo the thongs of the yoke, to let the oppressed go free, and to break every yoke? Is it not to share your bread with the hungry, and bring the homeless poor into your house; when you see the naked, to cover him, and not to hide yourself from your own flesh? Then shall your light break forth like the dawn, and your healing shall spring up speedily; your righteousness shall go before you, the glory of the Lord shall be your rear guard. Then you shall call, and the Lord will answer; you shall cry, and he will say, here I am. If you take away from the midst of you the yoke, the pointing of the finger, and speaking wickedness, if you pour yourself out for the hungry and satisfy the desire of the afflicted, then shall your light rise in the darkness and your gloom be as the noonday. And the Lord will guide you continually, and satisfy your desire with good things, and make your bones strong; and you shall be like a watered garden, like a spring of water, whose waters fail not” (58:6-11).

The initiative of “24 Hours for the Lord,” to be celebrated on the Friday and Saturday preceding the Fourth Week of Lent, should be implemented in every diocese. So many people, including the youth, are returning to the Sacrament of Reconciliation; through this experience they are rediscovering a path back to the Lord, living a moment of intense prayer and finding meaning in their lives. Let us place the Sacrament of Reconciliation at the centre once more in such a way that it will enable people to touch the grandeur of God’s mercy with their own hands. For every penitent, it will be a source of true interior peace.

I will never tire of insisting that confessors be authentic signs of the Father’s mercy. We do not become good confessors automatically. We become good confessors when, above all, we allow ourselves to be penitents in search of his mercy. Let us never forget that to be confessors means to participate in the very mission of Jesus to be a concrete sign of the constancy of divine love that pardons and saves. We priests have received the gift of the Holy Spirit for the forgiveness of sins, and we are responsible for this. None of us wields power over this Sacrament; rather, we are faithful servants of God’s mercy through it. Every confessor must accept the faithful as the father in the parable of the prodigal son: a father who runs out to meet his son despite the fact that he has squandered away his inheritance. Confessors are called to embrace the repentant son who comes back home and to express the joy of having him back again. Let us never tire of also going out to the other son who stands outside, incapable of rejoicing, in order to explain to him that his judgment is severe and unjust and meaningless in light of the father’s boundless mercy. May confessors not ask useless questions, but like the father in the parable, interrupt the speech prepared ahead of time by the prodigal son, so that confessors will learn to accept the plea for help and mercy gushing from the heart of every penitent. In short, confessors are called to be a sign of the primacy of mercy always, everywhere, and in every situation, no matter what.

18. During Lent of this Holy Year, I intend to send out Missionaries of Mercy. They will be a sign of the Church’s maternal solicitude for the People of God, enabling them to enter the profound richness of this mystery so fundamental to the faith. There will be priests to whom I will grant the authority to pardon even those sins reserved to the Holy See, so that the breadth of their mandate as confessors will be even clearer. They will be, above all, living signs of the Father’s readiness to welcome those in search of his pardon. They will be missionaries of mercy because they will be facilitators of a truly human encounter, a source of liberation, rich with responsibility for overcoming obstacles and taking up the new life of Baptism again. They will be led in their mission by the words of the Apostle: “For God has consigned all men to disobedience, that he may have mercy upon all” (Rom 11:32). Everyone, in fact, without exception, is called to embrace the call to mercy. May these Missionaries live this call with the assurance that they can fix their eyes on Jesus, “the merciful and faithful high priest in the service of God” (Heb 2:17).

I ask my brother Bishops to invite and welcome these Missionaries so that they can be, above all, persuasive preachers of mercy. May individual dioceses organize “missions to the people” in such a way that these Missionaries may be heralds of joy and forgiveness. Bishops are asked to celebrate the Sacrament of Reconciliation with their people so that the time of grace offered by the Jubilee Year will make it possible for many of God’s sons and daughters to take up once again the journey to the Father’s house. May pastors, especially during the liturgical season of Lent, be diligent in calling back the faithful “to the throne of grace, that we may receive mercy and find grace” (Heb 4:16).

19. May the message of mercy reach everyone, and may no one be indifferent to the call to experience mercy. I direct this invitation to conversion even more fervently to those whose behaviour distances them from the grace of God. I particularly have in mind men and women belonging to criminal organizations of any kind. For their own good, I beg them to change their lives. I ask them this in the name of the Son of God who, though rejecting sin, never rejected the sinner. Do not fall into the terrible trap of thinking that life depends on money and that, in comparison with money, anything else is devoid of value or dignity. This is nothing but an illusion! We cannot take money with us into the life beyond. Money does not bring us happiness. Violence inflicted for the sake of amassing riches soaked in blood makes one neither powerful nor immortal. Everyone, sooner or later, will be subject to God’s judgment, from which no one can escape.

The same invitation is extended to those who either perpetrate or participate in corruption. This festering wound is a grave sin that cries out to heaven for vengeance, because it threatens the very foundations of personal and social life. Corruption prevents us from looking to the future with hope, because its tyrannical greed shatters the plans of the weak and tramples upon the poorest of the poor. It is an evil that embeds itself into the actions of everyday life and spreads, causing great public scandal. Corruption is a sinful hardening of the heart that replaces God with the illusion that money is a form of power. It is a work of darkness, fed by suspicion and intrigue. Corruptio optimi pessima, Saint Gregory the Great said with good reason, affirming that no one can think himself immune from this temptation. If we want to drive it out from personal and social life, we need prudence, vigilance, loyalty, transparency, together with the courage to denounce any wrongdoing. If it is not combated openly, sooner or later everyone will become an accomplice to it, and it will end up destroying our very existence.

This is the opportune moment to change our lives! This is the time to allow our hearts to be touched! When confronted with evil deeds, even in the face of serious crimes, it is the time to listen to the cry of innocent people who are deprived of their property, their dignity, their feelings, and even their very lives. To stick to the way of evil will only leave one deluded and sad. True life is something entirely different. God never tires of reaching out to us. He is always ready to listen, as I am too, along with my brother bishops and priests. All one needs to do is to accept the invitation to conversion and submit oneself to justice during this special time of mercy offered by the Church.

20. It would not be out of place at this point to recall the relationship between justice and mercy. These are not two contradictory realities, but two dimensions of a single reality that unfolds progressively until it culminates in the fullness of love. Justice is a fundamental concept for civil society, which is meant to be governed by the rule of law. Justice is also understood as that which is rightly due to each individual. In the Bible, there are many references to divine justice and to God as “judge”. In these passages, justice is understood as the full observance of the Law and the behaviour of every good Israelite in conformity with God’s commandments. Such a vision, however, has not infrequently led to legalism by distorting the original meaning of justice and obscuring its profound value. To overcome this legalistic perspective, we need to recall that in Sacred Scripture, justice is conceived essentially as the faithful abandonment of oneself to God’s will.

For his part, Jesus speaks several times of the importance of faith over and above the observance of the law. It is in this sense that we must understand his words when, reclining at table with Matthew and other tax collectors and sinners, he says to the Pharisees raising objections to him, “Go and learn the meaning of ‘I desire mercy not sacrifice.’ I have come not to call the righteous, but sinners.” (Mt 9:13). Faced with a vision of justice as the mere observance of the law that judges people simply by dividing them into two groups – the just and sinners – Jesus is bent on revealing the great gift of mercy that searches out sinners and offers them pardon and salvation. One can see why, on the basis of such a liberating vision of mercy as a source of new life, Jesus was rejected by the Pharisees and the other teachers of the law. In an attempt to remain faithful to the law, they merely placed burdens on the shoulders of others and undermined the Father’s mercy. The appeal to a faithful observance of the law must not prevent attention from being given to matters that touch upon the dignity of the person.

The appeal Jesus makes to the text from the book of the prophet Hosea – “I desire love and not sacrifice” (6:6) – is important in this regard. Jesus affirms that, from that time onward, the rule of life for his disciples must place mercy at the centre, as Jesus himself demonstrated by sharing meals with sinners. Mercy, once again, is revealed as a fundamental aspect of Jesus’ mission. This is truly challenging to his hearers, who would draw the line at a formal respect for the law. Jesus, on the other hand, goes beyond the law; the company he keeps with those the law considers sinners makes us realize the depth of his mercy.

The Apostle Paul makes a similar journey. Prior to meeting Jesus on the road to Damascus, he dedicated his life to pursuing the justice of the law with zeal (cf. Phil 3:6). His conversion to Christ led him to turn that vision upside down, to the point that he would write to the Galatians: “We have believed in Christ Jesus, in order to be justified by faith in Christ, and not by works of the law, because by works of the law shall no one be justified” (2:16).

Paul’s understanding of justice changes radically. He now places faith first, not justice. Salvation comes not through the observance of the law, but through faith in Jesus Christ, who in his death and resurrection brings salvation together with a mercy that justifies. God’s justice now becomes the liberating force for those oppressed by slavery to sin and its consequences. God’s justice is his mercy (cf. Ps 51:11-16).

21. Mercy is not opposed to justice but rather expresses God’s way of reaching out to the sinner, offering him a new chance to look at himself, convert, and believe. The experience of the prophet Hosea can help us see the way in which mercy surpasses justice. The era in which the prophet lived was one of the most dramatic in the history of the Jewish people. The kingdom was tottering on the edge of destruction; the people had not remained faithful to the covenant; they had wandered from God and lost the faith of their forefathers. According to human logic, it seems reasonable for God to think of rejecting an unfaithful people; they had not observed their pact with God and therefore deserved just punishment: in other words, exile. The prophet’s words attest to this: “They shall not return to the land of Egypt, and Assyria shall be their king, because they have refused to return to me” (Hos 11:5). And yet, after this invocation of justice, the prophet radically changes his speech and reveals the true face of God: “How can I give you up, O Ephraim! How can I hand you over, O Israel! How can I make you like Admah! How can I treat you like Zeboiim! My heart recoils within me, my compassion grows warm and tender. I will not execute my fierce anger, I will not again destroy Ephraim; for I am God and not man, the Holy One in your midst, and I will not come to destroy” (11:8-9). Saint Augustine, almost as if he were commenting on these words of the prophet, says: “It is easier for God to hold back anger than mercy.”[13] And so it is. God’s anger lasts but a moment, his mercy forever.

If God limited himself to only justice, he would cease to be God, and would instead be like human beings who ask merely that the law be respected. But mere justice is not enough. Experience shows that an appeal to justice alone will result in its destruction. This is why God goes beyond justice with his mercy and forgiveness. Yet this does not mean that justice should be devalued or rendered superfluous. On the contrary: anyone who makes a mistake must pay the price. However, this is just the beginning of conversion, not its end, because one begins to feel the tenderness and mercy of God. God does not deny justice. He rather envelopes it and surpasses it with an even greater event in which we experience love as the foundation of true justice. We must pay close attention to what Saint Paul says if we want to avoid making the same mistake for which he reproaches the Jews of his time: For, “being ignorant of the righteousness that comes from God, and seeking to establish their own, they did not submit to God’s righteousness. For Christ is the end of the law, that everyone who has faith may be justified” (Rom 10:3-4). God’s justice is his mercy given to everyone as a grace that flows from the death and resurrection of Jesus Christ. Thus the Cross of Christ is God’s judgement on all of us and on the whole world, because through it he offers us the certitude of love and new life.

22. A Jubilee also entails the granting of indulgences. This practice will acquire an even more important meaning in the Holy Year of Mercy. God’s forgiveness knows no bounds. In the death and resurrection of Jesus Christ, God makes even more evident his love and its power to destroy all human sin. Reconciliation with God is made possible through the paschal mystery and the mediation of the Church. Thus God is always ready to forgive, and he never tires of forgiving in ways that are continually new and surprising. Nevertheless, all of us know well the experience of sin. We know that we are called to perfection (cf. Mt 5:48), yet we feel the heavy burden of sin. Though we feel the transforming power of grace, we also feel the effects of sin typical of our fallen state. Despite being forgiven, the conflicting consequences of our sins remain. In the Sacrament of Reconciliation, God forgives our sins, which he truly blots out; and yet sin leaves a negative effect on the way we think and act. But the mercy of God is stronger than even this. It becomes indulgence on the part of the Father who, through the Bride of Christ, his Church, reaches the pardoned sinner and frees him from every residue left by the consequences of sin, enabling him to act with charity, to grow in love rather than to fall back into sin.

The Church lives within the communion of the saints. In the Eucharist, this communion, which is a gift from God, becomes a spiritual union binding us to the saints and blessed ones whose number is beyond counting (cf. Rev 7:4). Their holiness comes to the aid of our weakness in a way that enables the Church, with her maternal prayers and her way of life, to fortify the weakness of some with the strength of others. Hence, to live the indulgence of the Holy Year means to approach the Father’s mercy with the certainty that his forgiveness extends to the entire life of the believer. To gain an indulgence is to experience the holiness of the Church, who bestows upon all the fruits of Christ’s redemption, so that God’s love and forgiveness may extend everywhere. Let us live this Jubilee intensely, begging the Father to forgive our sins and to bathe us in His merciful “indulgence.”

23. There is an aspect of mercy that goes beyond the confines of the Church. It relates us to Judaism and Islam, both of which consider mercy to be one of God’s most important attributes. Israel was the first to receive this revelation which continues in history as the source of an inexhaustible richness meant to be shared with all mankind. As we have seen, the pages of the Old Testament are steeped in mercy, because they narrate the works that the Lord performed in favour of his people at the most trying moments of their history. Among the privileged names that Islam attributes to the Creator are “Merciful and Kind.” This invocation is often on the lips of faithful Muslims who feel themselves accompanied and sustained by mercy in their daily weakness. They too believe that no one can place a limit on divine mercy because its doors are always open.

I trust that this Jubilee year celebrating the mercy of God will foster an encounter with these religions and with other noble religious traditions; may it open us to even more fervent dialogue so that we might know and understand one another better; may it eliminate every form of closed-mindedness and disrespect, and drive out every form of violence and discrimination.

24. My thoughts now turn to the Mother of Mercy. May the sweetness of her countenance watch over us in this Holy Year, so that all of us may rediscover the joy of God’s tenderness. No one has penetrated the profound mystery of the incarnation like Mary. Her entire life was patterned after the presence of mercy made flesh. The Mother of the Crucified and Risen One has entered the sanctuary of divine mercy because she participated intimately in the mystery of his love.

Chosen to be the Mother of the Son of God, Mary, from the outset, was prepared by the love of God to be the Ark of the Covenant between God and man. She treasured divine mercy in her heart in perfect harmony with her Son Jesus. Her hymn of praise, sung at the threshold of the home of Elizabeth, was dedicated to the mercy of God which extends from “generation to generation” (Lk 1:50). We too were included in those prophetic words of the Virgin Mary. This will be a source of comfort and strength to us as we cross the threshold of the Holy Year to experience the fruits of divine mercy.

At the foot of the cross, Mary, together with John, the disciple of love, witnessed the words of forgiveness spoken by Jesus. This supreme expression of mercy towards those who crucified him show us the point to which the mercy of God can reach. Mary attests that the mercy of the Son of God knows no bounds and extends to everyone, without exception. Let us address her in the words of the Salve Regina, a prayer ever ancient and new, so that she may never tire of turning her merciful eyes towards us, and make us worthy to contemplate the face of mercy, her Son Jesus.

Our prayer also extends to the saints and blessed ones who made divine mercy their mission in life. I am especially thinking of the great apostle of mercy, Saint Faustina Kowalska. May she, who was called to enter the depths of divine mercy, intercede for us and obtain for us the grace of living and walking always according to the mercy of God and with an unwavering trust in his love.

25. I present, therefore, this Extraordinary Jubilee Year dedicated to living out in our daily lives the mercy which the Father constantly extends to all of us. In this Jubilee Year, let us allow God to surprise us. He never tires of throwing open the doors of his heart and repeats that he loves us and wants to share his love with us. The Church feels the urgent need to proclaim God’s mercy. Her life is authentic and credible only when she becomes a convincing herald of mercy. She knows that her primary task, especially at a moment full of great hopes and signs of contradiction, is to introduce everyone to the great mystery of God’s mercy by contemplating the face of Christ. The Church is called above all to be a credible witness to mercy, professing it and living it as the core of the revelation of Jesus Christ. From the heart of the Trinity, from the depths of the mystery of God, the great river of mercy wells up and overflows unceasingly. It is a spring that will never run dry, no matter how many people approach it. Every time someone is in need, he or she can approach it, because the mercy of God never ends. The profundity of the mystery surrounding it is as inexhaustible as the richness which springs up from it.

In this Jubilee Year, may the Church echo the word of God that resounds strong and clear as a message and a sign of pardon, strength, aid, and love. May she never tire of extending mercy, and be ever patient in offering compassion and comfort. May the Church become the voice of every man and woman, and repeat confidently without end: “Be mindful of your mercy, O Lord, and your steadfast love, for they have been from of old” (Ps 25:6).

Given in Rome, at Saint Peter’s, on 11 April, the Vigil of the Second Sunday of Easter, or Sunday of Divine Mercy, in the year of our Lord 2015, the third of my Pontificate.

FRANCISCUS



[1] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on Divine Revelation Dei Verbum, 4.

[2] Opening Address of the Second Vatican Ecumenical Council, Gaudet Mater Ecclesia, 11 October 1962, 2-3.

[3] Speech at the Final Public Session of the Second Vatican Ecumenical Council, 7 December 1965.

[4] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Church Lumen Gentium, 16: Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 15.

[5] Saint Thomas Aquinas, Summa Theologiae, II-II, q. 30, a. 4.

[6] XXVI Sunday in Ordinary Time. This Collect already appears in the eighth century among the euchological texts of the Gelasian Sacramentary (1198).

[7] Cf. Homily 22: CCL, 122, 149-151.

[8] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 24.

[9] No. 2.

[10] Saint John Paul II, Encyclical Letter Dives in Misericordia, 15.

[11] Ibid., 13.

[12] Words of Light and Love, 57.

[13] Homilies on the Psalms, 76, 11.



© Copyright - Libreria Editrice Vaticana
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum thăm các giáo phận miền Bắc
Trương Trí
08:32 11/04/2015
Hội Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum là một Hội Dòng ưu tiên dành cho các chị em người dân tộc thiểu số tại Giáo phận Kontum. Được thành lập năm 1947 do Đức Cha Gioan Sion Khâm sáng lập. Ngài chú trọng đến việc truyền giáo cho người dân tộc vùng Tây nguyên, đào tạo chị em người dân tộc để chính họ là những người phụ giúp công việc truyền giáo thiết thực nhất trong các Buôn làng mà chế độ mẫu hệ đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ con cái và gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc.

Hình ảnh

Qua những lần đến thăm, tặng quà cho các cháu mồ côi người dân tộc do các nữ tu Dòng Ảnh Phép lạ phụ trách. Cảm nhận được tình yêu thương của quí sơ chăm sóc tận tình, một tình yêu thương của một người mẹ đối với con cái. Một tình yêu thương của Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Hy sinh mạng sống vì người mình yêu”. Các sơ đã không quản ngại vất vả gian lao, tự trồng trọt và chăn nuôi để nuôi các cháu. Xúc động trước tấm chân tình đó, Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh đã giúp đỡ các sơ có dịp đi tham quan một số Giáo phận và một số tỉnh miền Bắc nhân dịp Lễ Phục Sinh, như là một món quà đền đáp công lao của quí sơ đã lo cho các em cô nhi người dân tộc thiểu số vùng Tây nguyên. Đồng thời để các sơ mở rộng tầm mắt và hiểu biết thêm về kiến thức, vì các sơ rất hiếm khi có dịp đi ra khỏi vùng đất Tây nguyên.

Chiều Chúa Nhật, sau khi tham dự lễ Phục sinh, đoàn các sơ xuất phát từ nhà Mẹ tại Kontum ra Huế viếng Linh địa La Vang vào lúc 5 giờ sáng hôm sau. Dâng lời cảm tạ và tri ân Mẹ đối với những gì mà Mẹ đã gìn giữ Hội Dòng trong suốt 68 năm qua.

Tối thứ Hai, đoàn về đến Tòa Giám mục Phát Diệm, được sự ân cần đón tiếp của Đức Giám Mục Giáo phận Phát Diệm Giuse Nguyễn Năng. Buổi sáng thứ Ba Ngài dâng lễ cầu nguyện cho cộng đoàn, những bài Thánh ca bằng tiếng dân tộc thật thánh thiêng càng làm cho bầu khí Thánh lễ thêm trang trọng. Dựa theo bài Tin mừng, Đức Cha chia sẻ: Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã cùng đồng hành với 2 môn đệ nhưng họ không nhận ra Chúa, họ là những người từng tiếp xúc hằng ngày với Chúa Giêsu, vậy mà Ngài cùng đi cùng trò chuyện suốt cả quảng đường dài, vậy mà họ vẫn không nhận ra. Do đó, Đức Cha chủ tế nhắc nhỡ mọi người hãy tỉnh thức để nhận biết Chúa hiện diện giữa chúng ta. Chúa Giêsu cách đây 2 ngàn năm cũng chính là Chúa Giêsu đang hằng ngày ở giữa chúng ta.

Sau Thánh lễ Đức Cha Giuse vui vẻ chụp hình lưu niệm với các sơ. Sau khi ăn sáng cùng Đức Cha và quí Cha quí Thầy tại Tòa Giám mục, đoàn đi tham quan Nhà thờ đá Phát Diệm.



Ngôi Nhà thờ do Cha Quản xứ Phêrô Trần Lục thiết kế và được xây dựng bằng đá và gỗ từ năm 1875 đến năm 1898 vẫn tồn tại uy nghi, dù đã trải qua bao bom đạn. Theo truyền tụng, khi dựng vài Nhà thờ, tất cả các cột kèo đều được kết cấu ở giữa đất, khi dựng lên, Cha Phêrô Trần Lục bảo mọi người hãy cố gắng kéo dây để dựng vài, còn Ngài thì cầu nguyện. Khi đó có một đoàn Thiên thần mặc áo trắng từ trời xuống giúp dựng Nhà thờ. Những người dân lương đứng nhìn ngỡ ngàng hỏi những người mặc áo trắng đó là ai. Mặt tiền Cung Thánh được dát bằng vàng nên trải qua trên 100 năm vẫn sáng rực.

Đoàn cũng đã đến viếng Đền Thánh Anê Lê Thị Thành, vị Thánh nữ tử đạo đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam, Ngài là người làng Phúc Nhạc quê hương của Hiệp sĩ Đại Thánh giá.

Buổi tối, đoàn về đến Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Hưng Hóa, hai Đức Cha Antôn và Anphongsô bận tĩnh tâm và thường huấn của Giáo phận nên các Ngài đã nhờ quí sơ dòng Mến Thánh giá Hưng Hóa đón tiếp.

Tại Nhà thờ Chính tòa Hưng Hóa, theo các sơ dòng Mến Thánh giá cho biết thì dù đây là một Giáo xứ Chính tòa nhưng hiện nay số giáo dân chỉ có 35 người. Dâng Thánh lễ buổi sáng hôm sau, hầu hết chỉ có các sơ và các chủng sinh ngoại trú, phía giáo dân võn vẹn chỉ có 5 người.

Sáng ngày thứ Tư, các sơ về Hà Nội tham quan một số di tích và danh thắng tại thủ đô. Tiếp đó, đoàn đã đến thăm Tòa Tổng Giám mục và Nhà thờ lớn Hà Nội.
 
Giáo Xứ Thánh Linh, Giáo Phận Phú Cường khánh thành tượng đài Lòng Chúa Thương Xót.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
20:41 11/04/2015
Giáo Xứ Thánh Linh, Giáo Phận Phú Cường khánh thành tượng đài Lòng Chúa Thương Xót.

Chiều nay ngày 11/4/2015, lễ vọng mừng kính Lòng Thương Xót Của Chúa, cộng đoàn giáo xứ đã quy tụ đông đảo trong ngôi nhà thờ để tham dự giờ chầu Thánh Thể,làm phép tượng đài lòng Chúa Thương Xót và thánh lễ kính Lòng chúa Thương Xót.

Xem Hình

Giáo xứ Thánh Linh, Hạt Tây Ninh, Giáo phận Phú Cường, tọa lạc tại vùng biên giới với nước Campuchia (Cách Campuchia 5 km đường chim bay, đường đi bộ 16 km). Trước kia nơi đây là vùng rừng rú, cọp beo sống chung với ngươi. Người Công Giáo cùng hòa nhịp với cộng đồng dân cư nơi đây, tạo thành một quần thể đoàn kết, đưa vùng đất nghèo nàn lạc hậu lên xứng với mọi miền khác trên khắp đất nước.

Hiện nay giáo xứ với 2500 giáo dân trải rộng trên 10 km2, ngày Chúa Nhật có 4 lễ mà lễ nào cũng ngồi chật chỗ nhà thờ. Đó là một tín hiệu mừng với giáo xứ.

Với ước mong có một Tượng Đài Lòng Chúa Thương Xót, để cộng đoàn ngày đêm kính viếng. Cha xứ và cộng đoàn đã cầu nguyện, vận động đóng góp công sức và tiền của để tu sửa nhà thờ, xây mới tượng đài Lòng Chúa Thương Xót và hôm nay là dịp để tạ ơn và khánh thành.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Văn Hóa
Lòng Chúa thương xót
Trầm Hương Thơ
20:27 11/04/2015
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Lời kinh mai khi đầu ngày dâng tiến
Là lời thầm thánh hiến tạ ơn Cha
Miệng lưỡi con hát khúc nhạc ngợi ca
Hòa nhịp điệu bao la cùng vũ trụ

Lời kinh dâng đời đời không hề cũ
Vẫn mặn mà phong phú rất đẹp tươi
Tạ ơn Chúa cho con kiếp làm người
Được cảm nếm tuyệt vời! kỳ công Chúa

Đường hành hương trở về đẹp muôn thủa
Hai bên đường ruộng lúa sắp trổ bông
Đầy hoa xuân bát ngát trên cánh đồng
Đượm hương lòng thơm nồng bay lên mãi

LÒNG THƯƠNG XÓT THÁNH TÂM NGÀI VĨ ĐẠI
ĐẤNG VÔ CÙNG TỪ ÁI QÚA BAO LA
GỘI HỒN CON TRONG BIỂN ÁI TÌNH CHA
THẮM BÌNH AN CHAN HÒA TRONG ÁNH SÁNG

Con về nhà hân hoan giữa nắng vàng
Lòng phơi phới rỡ ràng vươn sức sống
Tạ ơn CHA soi cho hồn mở rộng
Nhận ơn lành lắng đọng thẳm BÌNH AN

LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA tuôn đổ đầy tràn
Con bước đi hân hoan cả hồn xác
Đường Hành Hương về nhà CHA hoan lạc
Miệng reo ca khúc nhạc "TẠ ƠN NGÀI


Trầm Hương thơ
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 07/04 – 13/04/2015: Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:47 11/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Diễn biến ngoạn mục: Đài truyền thanh quốc gia Indonesia trực tiếp các nghi lễ tại Vatican

Trong Tuần Thánh vừa qua Radio Republik Indonesia, gọi tắt là RRI, tức là đài truyền thanh quốc gia Indonesia đã trực tiếp truyền thanh các nghi lễ tại Vatican bằng tiếng Nam Dương bao gồm Đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôsêô ở Rôma, Đêm Vọng Phục Sinh, Thánh Lễ Phục Sinh và buổi đọc thông điệp Urbi et Orbi.

“Biến cố này không chỉ diễn ra một lần này mà thôi nhưng sẽ được tiếp tục trong tương lai”, Bà Rosarita Niken Widiastuti, Chủ tịch và Tổng Giám đốc Đài phát thanh Republik Indonesia, đã cho biết như trên.

Hôm thứ Tư mùng 1 tháng Tư, trước sự hiện diện của đại sứ Indonesia cạnh Tòa Thánh, là ông Budiarman Bahar, bà Rosarita Niken Widiastuti và Tổng Giám đốc Đài Vatican, là Cha Federico Lombardi đã ký một bản hiệp ước tại văn phòng Radio Vatican ở Rôma.

Cả hai bên đã mô tả hiệp ước này là một sự phát triển “lịch sử” trong cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa.

Lần đầu tiên, người Công Giáo Indonesia có thể theo dõi trực tiếp một nghi lễ tại Vatican là vào Lễ Giáng sinh vừa qua nhờ sự hợp tác ban đầu giữa hai đài phát thanh vào tháng Mười Hai năm 2014.

2. Quốc tang 3 ngày tại Kenya cho những nạn nhân bị khủng bố Hồi Giáo Al-Shabaab giết hại

Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã tuyên bố ba ngày quốc tang, bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Phục sinh cho 148 người, trong đó đa số là các sinh viên Kitô Giáo, đã bị giết trong cuộc tấn công vào trường Đại Học Garissa mờ sáng ngày thứ Năm Tuần Thánh.

Al-Shabaab, một nhóm khủng bố Hồi Giáo đặt bản doanh tại Somali có liên hệ với al Qaeda đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công kinh hoàng này. Chúng đe dọa sẽ mở thêm nhiều cuộc tấn công vào Kenya.

Garissa là thành phố cách thủ đô Nairobi của Kenya 350km về hướng Đông Bắc và cách biên giới với Somali 150km.

Lúc 5:30 sáng ngày thứ Năm 2 tháng Tư, 5 tên khủng bố đã đột nhập vào khu ký túc xá sinh viên và bắn chết 2 người bảo vệ. Cynthia Cheroitich, 19 tuổi, là một sinh viên Công Giáo đã thoát chết nhờ trốn trong một tủ đầy quần áo cho biết hai người bạn của cô đã trốn dưới gầm giường và bị bọn khủng bố lôi ra bắt đọc những đoạn kinh sách Hồi Giáo. Những ai không đọc được thì bị bắn chết.

Bọn khủng bố bắt các sinh viên làm con tin nên đến cuối ngày thứ Năm các lực lượng an ninh mới làm chủ được tình hình sau khi đã giết chết 4 tên khủng bố và bắt giữ một tên khác. Bên cạnh 148 người chết còn có 79 người bị thương nặng.

Tính chất bi đát của vụ tấn công khủng bố này là nó đã được thực hiện với một sự đồng lõa và tham gia trực tiếp của nhiều người được coi là thuộc giới trí thức của Kenya.

Bộ Nội Vụ Kenya xác định kẻ hoạch định vụ tấn công này là Mohamed Mohamud, một thầy giáo người Kenya đã dạy học nhiều năm tại nước này. Chính phủ trao giải thưởng lên đến 215,000 Mỹ Kim cho ai chỉ điểm dẫn đến việc bắt sống hay giết chết y.

Một trong 4 tên khủng bố bị giết chết tại chỗ là Abdirahim Abdullahi, đã từng là một sinh viên Luật Khoa tốt nghiệp đại học Nairobi vào năm 2013. Abdirahim Abdullahi lại là con trai của Abdullahi Daqare, tỉnh trưởng tỉnh Mandera, ở phía Bắc Kenya, giáp biên giới với Kenya.

Trong thông điệp gởi quốc dân đồng bào trên truyền hình tổng thống Uhuru Kenyatta tuyên bố 5 người Kenya bị tình nghi dính líu đến vụ này đã bị bắt “Họ là những người giàu có mà nhìn bề ngoài rất là lương thiện”. Ông tố cáo họ “đã tài trợ cho bọn khủng bố Al-Shabaab nhằm thiết lập một nhà nước Hồi Giáo theo luật Sharia trên đất nước này.”

82.5% trong tổng số 45 triệu dân Kenya theo Kitô Giáo trong đó người Công Giáo chiếm 24% dân số. Hồi Giáo chỉ chiếm 11% tại Kenya.

3. 30,000 quả trứng Phục sinh trong một giờ

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Các Kitô hữu tiên khởi xem trứng như biểu tượng của sự phục sinh của Chúa Giêsu. Trong Chính thống giáo và các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, trứng Phục Sinh được nhuộm đỏ để diễn tả máu của Chúa Kitô đổ ra trên thập giá, vỏ cứng của quả trứng tượng trưng cho ngôi mộ được niêm phong của Chúa Kitô, việc đập vỏ trứng biểu tượng cho sự phục sinh của Ngài từ cõi chết. Ở Trung Âu, chẳng hạn như tại Áo và Ukraine, trứng Phục Sinh được các linh mục làm phép vào cuối Đêm Canh thức Vượt Qua, và được phân phát cho các tín hữu.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là một xưởng sản xuất trứng Phục sinh tại thị trấn Wurmla bên Áo. Martin giám đốc của xưởng Schrall Eier nói:

“Những quả trứng được đưa vào máy ở đây, và sau đó chúng được đưa vào lò nấu, để nấu ở nhiệt độ 88 độ, và sau đó chúng sẽ được kiểm tra để loại bỏ những quả đã bị bể. Sau đó chúng sẽ được chuyển sang phần làm màu bằng các máy vẽ”.

“Máy này đã được thiết kế đặc biệt để nấu và vẽ trứng. Chúng tôi có ba máy, và mỗi máy có thể nấu và sơn 10,000 trứng trong một giờ. Vì vậy, tất cả chúng tôi có thể sản xuất 30,000 quả trứng mỗi giờ. »

“Chúng tôi bắt đầu việc sản xuất trứng Phục sinh từ tháng Giêng để chắc chắn rằng đến ngày lễ chúng tôi có đủ trứng để giao. Tổng cộng chúng tôi có thể bán được từ 8 đến 10 triệu quả trứng trong mùa Phục sinh.”

4. Đánh trống kêu gọi đoàn kết quốc gia

Hàng trăm người trẻ Burundi đã đánh trống và nhảy múa trên đồi Gishora, cách thủ đô Bujumbura.

Buổi biểu diễn này không phải là một buổi trình diễn văn nghệ. Thật vậy, năm ngoái UNESCO đã đưa điệu múa này vào danh sách các di sản văn hóa thế giới.

Giải thích quyết định của mình UNESCO mô tả điệu múa như là “một cảnh tượng kết hợp mạnh mẽ, đồng bộ giữa tiếng trống và điệu múa, giữa những bài thơ anh hùng và những bài hát truyền thống. Toàn thể dân chúng Burundi coi đây như là một phần cơ bản của di sản và bản sắc của họ.”

Các thanh niên này đã nhảy múa điệu vũ truyền thống này để kêu gọi hiệp nhất trước viễn ảnh đất nước này có thể “rơi trở lại vào chia rẽ, xung đột hay nội chiến” nếu tổng thống thay đổi hiến pháp hiện nay của đất nước để tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ ba.

Theo hiến pháp hiện hành của Burundi, nhiệm kỳ của tổng thống là 5 năm và mỗi vị tổng thống chỉ được giữ tối đa là hai nhiệm kỳ.

Burundi ở Trung Phi về phía Đông của Cộng Hoà Dân Chủ Congo, có 10.3 triệu dân trong đó người Hutu chiếm 85% dân số và người Tutsi chiếm 14%. Tháng 10 năm 1993, vị tổng thống đầu tiên được bầu theo thể thức dân chủ đã bị ám sát sau khi cầm quyền được mới có 100 ngày. Biến cố này gây ra bạo động chém giết giữa hai sắc tộc Hutu và Tutsi trong một cuộc nội chiến kéo dài cho đến năm 2003 khi quốc tế can thiệp. Hai năm sau đó, tức là năm 2005, tổng thống Pierre Nukurunziza được bầu lên theo một thể thức tự do và dân chủ. Ông Pierre Nukurunziza tái đắc cử tổng thống vào nam 2010.

Người Công Giáo chiếm hơn 65% dân số trong tổng số 10.3 triệu dân.

5. Đàng thánh giá tại khu ổ chuột Petare ở thủ đô Caracas của Venezuela

Petare là một trong những vùng khét tiếng về nạn tội phạm tại thủ đô Caracas của Venezuela. Chính quyền thực sự đã bỏ mặc trị an tại khu vực này. Tuy nhiên, giáo quyền địa phương vẫn có nhiều sáng kiến để cố gắng làm trong sạch hóa vùng này. Đàng Thánh Giá ngày thứ Sáu Tuần Thánh được xem là một trong những sáng kiến mục vụ.

Cha Raúl María Salazar, linh mục chính xứ Petare nói rằng Đàng Thánh Giá ngày thứ Sáu được làm rất công phu nhưng ít ai dám đến xem trừ ra những cư dân trong vùng. Ngài giải thích như sau:

“Đây là một vùng rất khó khăn, một khu vực nguy hiểm. Đa số những người đến xem cuộc thương khó của Chúa Kitô sống ở đây. Những người bên ngoài muốn đến xem lắm nhưng họ không thể làm như vậy vì các tình huống nguy hiểm, nhưng dù thế chúng tôi đang cố gắng vượt qua những trở ngại này, chúng tôi tiếp tục có mặt ở đây, năm này sang năm khác”

Miguel Álvarez, một diễn viên trong Đàng Thánh Giá nói:

“Chúng tôi biết mọi người nghĩ gì về Petare. Thực ra, Petare không phải là một khu phố nơi chỉ có những tội phạm nhưng còn là một khu phố nơi những hoạt động như thế này có thể xảy ra, nơi mà mỗi năm, chúng tôi lại tổ chức các chặng Đàng Thánh Giá.”

Silvia Pérez, một cư dân tại Petare nói:

“Vâng sự thật đây là một kinh nghiệm tuyệt đẹp, vì nó mang lại cho người xem những kinh nghiệm sống động về cuộc thương khó Chúa Kitô”

6. Tuần Thánh tại Giêrusalem

Bất chấp những vụ khủng bố liên tục gần đây tại Giêrusalem và trong các vùng lãnh thổ Palestine, hàng chục ngàn người trên thế giới đã đến Giêrusalem để lần theo những bước chân Chúa Giêsu lên đồi Golgotha.

Dominic, một người hành hương trẻ từ Singapore nói:

"Thật là tuyệt vời. Thật thú vị vì tại Singapore chúng tôi cử hành lễ Phục Sinh âm thầm và lặng lẽ lắm. Tất cả mọi người ở đây hội tụ từ nhiều quốc gia tại thành cổ. Tôi thấy rất vui"

Laura Samoa, là một phụ nữ đến từ Bờ Biển Ngà cho biết:

"Việc cử hành lễ Phục sinh ở đây thật là tuyệt vời. Nó giống như thời xa xưa khi Chúa Giêsu vẫn đang hiện diện và bạn cảm thấy như thể Chúa vẫn đang hiện diện ở đây. Vì thế, thật là tuyệt vời."

Nishan, là người hành hương từ Đan Mạch cho biết:

"Tôi thực sự cảm thấy rất xúc động khi cùng đi bộ với những người đến từ các phương trời trên thế giới và được nghe lại những câu chuyện về cuộc thương khó Chúa ngay chính tại nơi đã diễn ra những câu chuyện ấy."

7. Đánh đập Giuđa Iscariốt tại Nicaragua

Tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các nước Mỹ Châu La Tinh, nét tiêu biểu của ngày thứ Sáu Tuần Thánh là Đàng Thánh Giá ngoài trời.

Tuy nhiên, tại Nicaragua có một hoạt động chắc không có nơi nào trên thế giới có: đó là cảnh trừng phạt Giuđa Iscariốt trên đường phố. Người đóng vai Giuđa Iscariốt bị các trẻ em trói lại và lôi kéo trên đường phố.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là cảnh trừng phạt Giuđa Iscariốt hôm thứ Sáu mùng 3 tháng Tư vừa qua.

Bên cạnh việc trừng phạt Giuđa Iscariốt, cố nhiên Nicaragua cũng có những Đàng Thánh Giá trên đường phố và trên các con thuyền di chuyển trên sông.

8. Những hình ảnh về ngày thứ Sáu Tuần Thánh tại Phi Luật Tân

Bất chấp những lời dỗ dành, thậm chí có thể nói là van xin của Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle là Tổng Giám Mục thủ đô Manila, nhiều cảnh đánh tội máu me lênh láng và đóng đinh vào thập giá vẫn diễn ra trong tổng giáo phận của ngài vào Tuần Thánh vừa qua.

Ta hãy nghe những lời giải thích từ phía những anh chị em giáo dân tham dự vào những hành vi thể hiện lòng đạo đức bình dân này.

Joseph Villanueva, một tài xế xe buýt là người đang dùng roi đánh vào lưng mình đến bất máu để đền tội nói:

"Nhiều người trong chúng tôi tin vào hình thức hy sinh hãm mình này. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm bao lâu cơ thể còn chịu đựng nổi những đau đớn. Đây là tấm lòng đạo đức của chúng tôi."

Wilfred Salvador, một người Công Giáo đang thất nghiệp nói: "Khi tôi bị treo trên thập tự giá, tôi nghĩ nhiều về việc Chúa đã chữa lành cho tôi khi tôi bị suy nhược thần kinh."

Ông nói thêm:

"Tôi có một đức tin Công Giáo rất mạnh. Chúa đã tuôn ban muôn ơn lành cho tôi kể từ khi tôi được đóng đinh lần đầu vào năm 2006. Tôi không có một công ăn việc làm nhưng tôi vẫn sống được vì mọi người giúp tôi."

9. Tượng Đức Thánh Cha bằng sáp to bằng người thật được trưng bày tại Paris

Những người tham dự lễ tại Vương Cung Thánh Đường Notre Dame ở Paris đã được dành cho một bất ngờ rất lớn hôm thứ Năm Tuần Thánh vừa qua.

Viện bảo tàng Grevin đã cho trưng bày một tượng Đức Thánh Cha Phanxicô làm bằng sáp, to như người thật và được tạc giống đến mức những người đứng xa tưởng Đức Thánh Cha Phanxicô bất ngờ đến thăm họ. Đây là tác phẩm của cô Pooneh Aziminejadi, là một điêu khắc gia người Pháp.

Pooneh Aziminejadi nói:

“"Năng lượng tỏa ra từ tính cách của ngài. Khuôn mặt luôn mỉm cười, rạng rỡ. Ngài thật là tỏa sáng.”

Pooneh Aziminejadi cho biết cô đã dành rất nhiều thời gian cho đôi mắt của Đức Thánh Cha. Cô nói:

“Nếu bạn không nắm bắt được ánh mắt của ngài, bạn thất bại hoàn toàn, ngay cả khi phần còn lại trông rất là thực đi chăng nữa. Nếu bạn không làm sao tái tạo được những gì đang xảy ra trong đôi mắt ngài, bạn không nắm bắt được cái thần của ngài."

Bà Béatrice Cristofari, Giám đốc Bảo tàng Grevin

“Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự là một nhân vật xuất chúng trong thời đại này. Ngài cởi mở và là người Nam Mỹ đầu tiên trong cương vị Giáo hoàng. Vì thế, điều quan trọng đối với chúng tôi là có hình ảnh ngài tại Grevin.”