Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:17 24/04/2019
149. Con người ta càng nhìn thấy khuyết điểm của mình thì tâm hồn và thân xác của họ -trong sự yếu đuối của mình- càng tiến bộ, càng hoàn hảo, cuối cùng sẽ lên đỉnh cao của đức khiêm tốn, và đạt tới biên giới hoàn toàn của đức hạnh.
(Thánh Gregory giáo hoàng)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:20 24/04/2019
97. MẶT DÀI YÊN NGỰA
Có người vứt bỏ cái yên ngựa, thấy một người có cái mặt vừa dài lại vừa có chút sần sùi, thì cho rằng đó chính là yên ngựa của mình, bèn níu lấy mặt của người ấy không thả.
Người ấy nói:
- “Đây là mặt của tôi”.
Hai người tranh luận mãi không thôi và đòi phải kiện đến nhà quan, người đi đường khuyên người mặt dài nói:
- “Anh bạn, anh nên bồi thường cho ông ấy chút tiền, nếu đi đến nhà quan mà kiện cáo thì nhất định là phải thua ông ta đấy !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 97:
Cái mặt dù có xấu đến đâu cũng không thể giống cái yên ngựa, níu cái mặt của người ta mà nói là cái yên ngựa của mình thì đúng là láu cá...
Ở đời cũng có những người may mắn công thành danh toại khi còn trẻ thì lấy làm đắc chí và coi thường người khác, họ coi tài năng của người khác không bằng cái học gắng của họ, họ “níu” ngay cái trình độ thấp kém của người khác để làm lợi cho mình mà không sợ lương tâm lên án...
Đức Chúa Giê-su đã xuống thế làm người, Ngài đã lấy cái thấp hèn của con người làm của mình để thánh hóa cái thấp hèn của nhân loại, làm cho nó trở nên cao sang xứng với địa vị làm con Thiên Chúa.
Người Ki-tô hữu cũng sẽ học theo Đức Chúa Giê-su chia sẻ với tha nhân những gì tôi có thể làm được, để họ không thấy lẻ loi trong cuộc sống của mình...
Cái yên ngựa là cái yên ngựa, cái mặt là cái mặt, dù cái mặt có xấu có giống cái yên ngựa đến đâu chăng nữa thì nó vẫn cứ là cái mặt con người. Cũng vậy, đừng lấy cái thấp kém của tha nhân để lót đường cho cuộc sống danh vọng quyền quý của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người vứt bỏ cái yên ngựa, thấy một người có cái mặt vừa dài lại vừa có chút sần sùi, thì cho rằng đó chính là yên ngựa của mình, bèn níu lấy mặt của người ấy không thả.
Người ấy nói:
- “Đây là mặt của tôi”.
Hai người tranh luận mãi không thôi và đòi phải kiện đến nhà quan, người đi đường khuyên người mặt dài nói:
- “Anh bạn, anh nên bồi thường cho ông ấy chút tiền, nếu đi đến nhà quan mà kiện cáo thì nhất định là phải thua ông ta đấy !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 97:
Cái mặt dù có xấu đến đâu cũng không thể giống cái yên ngựa, níu cái mặt của người ta mà nói là cái yên ngựa của mình thì đúng là láu cá...
Ở đời cũng có những người may mắn công thành danh toại khi còn trẻ thì lấy làm đắc chí và coi thường người khác, họ coi tài năng của người khác không bằng cái học gắng của họ, họ “níu” ngay cái trình độ thấp kém của người khác để làm lợi cho mình mà không sợ lương tâm lên án...
Đức Chúa Giê-su đã xuống thế làm người, Ngài đã lấy cái thấp hèn của con người làm của mình để thánh hóa cái thấp hèn của nhân loại, làm cho nó trở nên cao sang xứng với địa vị làm con Thiên Chúa.
Người Ki-tô hữu cũng sẽ học theo Đức Chúa Giê-su chia sẻ với tha nhân những gì tôi có thể làm được, để họ không thấy lẻ loi trong cuộc sống của mình...
Cái yên ngựa là cái yên ngựa, cái mặt là cái mặt, dù cái mặt có xấu có giống cái yên ngựa đến đâu chăng nữa thì nó vẫn cứ là cái mặt con người. Cũng vậy, đừng lấy cái thấp kém của tha nhân để lót đường cho cuộc sống danh vọng quyền quý của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẩn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 2 Sau Phục Sinh Năm C 28.4.2019
Lm Francis Lý văn Ca
16:43 24/04/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Đức Kitô đã sống lại vinh hiển. Giờ đây Ngài là Vua của vũ trụ, không còn bị hạn hẹp trong một ranh giới của thời gian hay không gian nào. Trong lúc các tông đồ còn đang khiếp đảm với khung cảnh Núi Sọ, nên đóng chặt những then chốt cửa nhà... Chúa Kitô phục sinh đã uy nghi hiện ra đứng giữa các ông và hứa: "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". Sau đó, Ngài đã trao sứ mệnh cho các ông và cho thế hệ của chúng ta sau nầy, sứ mệnh Thừa Sai, Truyền Giáo.
Sứ mệnh truyền giáo đó là viễn vọng của Giáo Hội hoàn vũ. Nhiệm vụ của Giáo Hội còn rất nặng nề, vì còn hơn một phần ba nhân loại chưa biết Chúa. Chúng ta, giáo sĩ cũng như giáo dân, không nên thối chí, vì chính Chúa đã sai chúng ta đi và ban quyền trợ lực để chúng ta đủ ơn, đủ sức đem nhân loại trở về về cùng Thiên Chúa.
Hôm nay Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa. Mỗi thánh lễ chúng ta dâng là nguồn mạch của Lòng Thương Xót. Bởi vì, thánh lễ tái hiện cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô để đền bù tội lỗi của chúng ta và toàn thế giới. Chúng ta được mời gọi hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để đón nhận Lòng Thương Xót Chúa.
Để được hưởng Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta hãy đến kín múc ơn tha tội nơi tòa cáo giải để lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa và lãnh nhận bí tích thánh thể của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta trên con đường lữ hành. Luôn tín thác vào Chúa, không bao giờ ngã lòng trông cậy.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sau khi Chúa về trời, các tông đồ tiếp tục sứ vụ rao giảng. Bao nhiêu ơn lạ Chúa đã trao ban cho các Ngài. Những người tin vào Chúa Kitô mỗi ngày một đông thêm.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trình bày cho chúng ta thị kiến: Ngài được Chúa sai đi làm chứng tá cho Chúa. Chúa đã mạc khải cho Gioan về chính Chúa là Đấng "Nguyên Thủy và là Cùng Đích".
TRƯỚC BÀI PÂ:
Sau khi Chúa sống lại và hiện ra với các tông đồ, Ngài trao cho các ông quyền tha tội. Ngày nay, các linh mục và những Đấng kế vị các tông đồ, qua các Ngài, Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta ơn an bình qua bí tích hòa giải. Trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh anh chị em đã lãnh nhận bí tích hòa giải chưa?
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Hôm nay lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, giờ đây, chúng ta cùng liên kết trong những lời nguyện chung van xin Lòng Thương Xót của Chúa.
1. Qua sự đặt tay của các tông đồ, Chúa đã chữa lành những bệnh tật phần xác những ai có lòng tin vào Chúa. Xin Chúa chữa lành những anh chị em yếu đau phần hồn cũng như phần xác trong cộng đoàn xứ đạo của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin sai Thần Linh Chúa đến với mỗi người trong chúng ta: để soi sáng chúng ta hiểu Lời Chúa và áp dụng Lời Chúa vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin sai phái Thần Linh Chúa đến trở lực cho mỗi người chúng ta để năng lãnh nhận bí tích hòa giải ngõ hầu kết hợp với Chúa qua bí tích Thánh Thể. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những anh chị em tân tòng đã gia nhập vào Giáo Hội dịp lễ Phục Sinh: xin gìn giữ họ luôn sống trong ân tình của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những bệnh nhân, những người già nua tuổi tác, gặp được Chúa trong giờ lâm tử. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin tiếp tục ban ơn cho chúng con. Với ơn thánh chúng con lãnh nhận, chúng con sẽ làm cho thế giới chúng con đang sống mỗi ngày nên hoàn hảo hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Đức Kitô đã sống lại vinh hiển. Giờ đây Ngài là Vua của vũ trụ, không còn bị hạn hẹp trong một ranh giới của thời gian hay không gian nào. Trong lúc các tông đồ còn đang khiếp đảm với khung cảnh Núi Sọ, nên đóng chặt những then chốt cửa nhà... Chúa Kitô phục sinh đã uy nghi hiện ra đứng giữa các ông và hứa: "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". Sau đó, Ngài đã trao sứ mệnh cho các ông và cho thế hệ của chúng ta sau nầy, sứ mệnh Thừa Sai, Truyền Giáo.
Sứ mệnh truyền giáo đó là viễn vọng của Giáo Hội hoàn vũ. Nhiệm vụ của Giáo Hội còn rất nặng nề, vì còn hơn một phần ba nhân loại chưa biết Chúa. Chúng ta, giáo sĩ cũng như giáo dân, không nên thối chí, vì chính Chúa đã sai chúng ta đi và ban quyền trợ lực để chúng ta đủ ơn, đủ sức đem nhân loại trở về về cùng Thiên Chúa.
Hôm nay Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa. Mỗi thánh lễ chúng ta dâng là nguồn mạch của Lòng Thương Xót. Bởi vì, thánh lễ tái hiện cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô để đền bù tội lỗi của chúng ta và toàn thế giới. Chúng ta được mời gọi hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để đón nhận Lòng Thương Xót Chúa.
Để được hưởng Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta hãy đến kín múc ơn tha tội nơi tòa cáo giải để lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa và lãnh nhận bí tích thánh thể của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta trên con đường lữ hành. Luôn tín thác vào Chúa, không bao giờ ngã lòng trông cậy.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sau khi Chúa về trời, các tông đồ tiếp tục sứ vụ rao giảng. Bao nhiêu ơn lạ Chúa đã trao ban cho các Ngài. Những người tin vào Chúa Kitô mỗi ngày một đông thêm.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trình bày cho chúng ta thị kiến: Ngài được Chúa sai đi làm chứng tá cho Chúa. Chúa đã mạc khải cho Gioan về chính Chúa là Đấng "Nguyên Thủy và là Cùng Đích".
TRƯỚC BÀI PÂ:
Sau khi Chúa sống lại và hiện ra với các tông đồ, Ngài trao cho các ông quyền tha tội. Ngày nay, các linh mục và những Đấng kế vị các tông đồ, qua các Ngài, Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta ơn an bình qua bí tích hòa giải. Trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh anh chị em đã lãnh nhận bí tích hòa giải chưa?
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Hôm nay lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, giờ đây, chúng ta cùng liên kết trong những lời nguyện chung van xin Lòng Thương Xót của Chúa.
1. Qua sự đặt tay của các tông đồ, Chúa đã chữa lành những bệnh tật phần xác những ai có lòng tin vào Chúa. Xin Chúa chữa lành những anh chị em yếu đau phần hồn cũng như phần xác trong cộng đoàn xứ đạo của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin sai Thần Linh Chúa đến với mỗi người trong chúng ta: để soi sáng chúng ta hiểu Lời Chúa và áp dụng Lời Chúa vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin sai phái Thần Linh Chúa đến trở lực cho mỗi người chúng ta để năng lãnh nhận bí tích hòa giải ngõ hầu kết hợp với Chúa qua bí tích Thánh Thể. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những anh chị em tân tòng đã gia nhập vào Giáo Hội dịp lễ Phục Sinh: xin gìn giữ họ luôn sống trong ân tình của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những bệnh nhân, những người già nua tuổi tác, gặp được Chúa trong giờ lâm tử. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin tiếp tục ban ơn cho chúng con. Với ơn thánh chúng con lãnh nhận, chúng con sẽ làm cho thế giới chúng con đang sống mỗi ngày nên hoàn hảo hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Bài Giảng Chúa Nhật 2 Phục Sinh: Chúa là Đấng Giầu Thương Xót
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:41 24/04/2019
Chúa Nhật II PHỤC SINH: CHÚA LÀ ĐẤNG GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT
Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a. 12-13. 17-19; Ga 20,19-31
1- Chúa Phục Sinh, chuyện có một không hai
Câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm mà chúng ta đang tưởng nhớ và cử hành hôm nay là câu chuyện Đức Giêsu thành Nadarét chết và sống lại, chuyện thật như bịa, chuyện có một không hai trong lịch sử nhân loại, chuyện quá mới mẻ gây ngạc nhiên đến mức không thể tưởng tượng, không thể tin nổi!
Quả thế, sau khi thấy thầy Giêsu bị treo trên cây thập giá và chết một cách nhục nhã đau đớn, các Tông Đồ trong đó có Tôma thất vọng và bỏ cuộc. Niềm tin của họ bị khủng hoảng. Chỉ có con đường duy nhất là “về vườn” để kiếm sống. Việc Chúa sống lại là chuyện “động trời,” không ai dám nghĩ tới.
Tuy nhiên, chính Đấng Phục Sinh đã hiện ra với các phụ nữ, với hai môn đệ trên đường Emmaus, và với nhiều Tông Đồ khác khi họ họp mặt. Trong những lần đó, Tôma (biệt danh là Điđimô) không có mặt. Họ kể lại: “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20,22). Nhưng Tôma vẫn không tin nếu không trực tiếp nhìn thấy các dấu đinh của Người (x. Ga 20,24). Tám ngày sau, họ lại họp nhau và có Tôma ở đó. Chúa hiện ra và tỏ cho ông thấy các dấu đinh. Tôma mới tin và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,29).
2- Ý nghĩa của biến cố phục sinh
Qua biến cố phục sinh, chúng ta rút ra những ý nghĩa sau đây:
1) Việc Chúa Giêsu chết bày tỏ tình thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Còn việc Chúa sống lại minh chứng quyền năng cứu độ của Người. Thiên Chúa chiến thắng sự dữ và thần chết. Nhờ sự vâng phục, Đức Kitô được Thiên Chúa Cha siêu thăng, tặng ban danh hiệu là “Đức Chúa và là Đấng cứu độ duy nhất và phổ quát” của nhân loại. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ cho chúng ta (x. Cv 4,12).
Vì thế, trong Thông Điệp Dives in Misericordia, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Chúa Giêsu Kitô bị hành hạ và chịu đau khổ vì xót thương chúng ta, thật quá mọi mức độ có thể tưởng nghĩ được. Cả sau biến cố phục sinh, thập giá không ngừng nói về Thiên Chúa là Cha, Ðấng tuyệt đối trung thành với tình thương muôn đời của Người đối với con nguời. Tin vào tình thương này có nghĩa là tin vào lòng nhân từ của Thiên Chúa” (số 7).
2) Đức Kitô sống lại củng cố niềm tin cho các môn đệ và cho chúng ta. Như thánh Phaolô quả quyết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả Đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1Cr 15,14). Nếu Chúa không sống lại, sẽ không có Giáo Hội và không có cộng đoàn chúng ta như hôm nay.
3) Đức Kitô phục sinh chính là sứ giả của Lòng Thương Xót Chúa. Người mang đến cho các môn đệ và cho chúng ta những ân huệ mới: đó là sự bình an, Chúa Thánh Thần và ơn tha thứ.
Vì thế, mỗi lần Chúa hiện ra đều nói: “Bình an cho anh em” (Ga 20,21). Có Chúa Phục Sinh là có sự bình an. Có bình an là có tất cả. Sự bình an này quý giá, giúp chúng ta vững vàng trước mọi gian nan thử thách.
Đức Giêsu thổi hơi và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22). Chúng ta nhớ lại, khi sáng tạo con người, Thiên Chúa thổi hơi vào Ađam, nhờ đó, ông có sự sống. Cũng vậy, trong những lần hiện ra, Đấng Phục Sinh thổi hơi và ban Thánh Thần cho các Tông Đồ, để họ có sự sống mới. Đây quả là cuộc tạo dựng mới. Chúa Thánh Thần là Quà Tặng của Đấng Phục Sinh. Việc Chúa “thổi hơi và ban Thánh Thần” là ban cho Giáo Hội sự sống mới và sức mạnh mới.
Đấng Phục Sinh còn sai Giáo Hội ra đi với quyền tha tội: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha” (Ga 20,23). Tha thứ là dấu chỉ rõ ràng về lòng thương xót vô bờ bến của Chúa, được thể hiện qua bí tích Hòa Giải.
3- Sứ giả lòng Thương Xót Chúa
Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa. Một ngày nọ, Chúa Giêsu đã nói với nữ tu Faustina Kowalska, sứ giả của Lòng Thương Xót, rằng: “Nhân loại sẽ không có hòa bình cho đến khi biết tin vào Lòng Thương Xót Chúa” (Nhật Ký, 300). Lòng Thương Xót là tặng phẩm mà Giáo Hội nhận từ Đức Kitô Phục Sinh và trao ban cho nhân loại ngay khi khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba. Mầu nhiệm của Lòng Thương Xót đã thay đổi tận gốc số phận của nhân loại.
Thánh nữ Faustina thấy phát ra hai tia sáng từ thánh tâm Chúa chiếu tỏa thế gian một cách dịu dàng. Theo lời Chúa giải thích cho thánh nữ: “Hai tia sáng này tượng trưng cho máu và nước.” Máu nhắc lại hy tế trên đồi Golgotha và mầu nhiệm Thánh Thể; còn nước, theo hình ảnh phong phú của thánh sử Gioan, là bí tích Rửa Tội và hồng ân Chúa Thánh Thần (x. Ga 3,5; 4,14). Những tia sáng từ lòng nhân từ Chúa ban là niềm hy vọng đặc biệt cho những ai cảm thấy mình bị đè bẹp dưới gánh nặng của tội lỗi.
Mỗi Chúa Nhật đều là Chúa Nhật Lòng Thương Xót. Mỗi thánh lễ là nguồn mạch của Lòng Thương Xót. Bởi vì, thánh lễ tái hiện cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô để đền bù tội lỗi của chúng ta và toàn thế giới. Chúng ta được mời gọi hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để đón nhận Lòng Thương Xót Chúa. Hãy đến với bí tích Hòa Giải để lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa. Nếu có ai cảm thấy mình quá yếu đuối và tội lỗi, thì hãy nhớ đến Lòng Thương Xót Chúa bao giờ cũng lớn lao hơn tội lỗi chúng ta. Chỉ có lòng thương xót Chúa ban cho chúng ta hy vọng chỗi dậy và tiến bước. Chúng ta hãy tín thác vào Chúa, đừng bao giờ sợ hãi, đừng bao giờ thất vọng!
Lạy Chúa, nhờ sự chết và sự sống lại, Chúa đã mạc khải Lòng Thương Xót Chúa cho loài người. Chúng con tín thác vào Chúa: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, xin thương xót chúng con và thế giới. Amen!
Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a. 12-13. 17-19; Ga 20,19-31
1- Chúa Phục Sinh, chuyện có một không hai
Câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm mà chúng ta đang tưởng nhớ và cử hành hôm nay là câu chuyện Đức Giêsu thành Nadarét chết và sống lại, chuyện thật như bịa, chuyện có một không hai trong lịch sử nhân loại, chuyện quá mới mẻ gây ngạc nhiên đến mức không thể tưởng tượng, không thể tin nổi!
Quả thế, sau khi thấy thầy Giêsu bị treo trên cây thập giá và chết một cách nhục nhã đau đớn, các Tông Đồ trong đó có Tôma thất vọng và bỏ cuộc. Niềm tin của họ bị khủng hoảng. Chỉ có con đường duy nhất là “về vườn” để kiếm sống. Việc Chúa sống lại là chuyện “động trời,” không ai dám nghĩ tới.
Tuy nhiên, chính Đấng Phục Sinh đã hiện ra với các phụ nữ, với hai môn đệ trên đường Emmaus, và với nhiều Tông Đồ khác khi họ họp mặt. Trong những lần đó, Tôma (biệt danh là Điđimô) không có mặt. Họ kể lại: “Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20,22). Nhưng Tôma vẫn không tin nếu không trực tiếp nhìn thấy các dấu đinh của Người (x. Ga 20,24). Tám ngày sau, họ lại họp nhau và có Tôma ở đó. Chúa hiện ra và tỏ cho ông thấy các dấu đinh. Tôma mới tin và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,29).
2- Ý nghĩa của biến cố phục sinh
Qua biến cố phục sinh, chúng ta rút ra những ý nghĩa sau đây:
1) Việc Chúa Giêsu chết bày tỏ tình thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Còn việc Chúa sống lại minh chứng quyền năng cứu độ của Người. Thiên Chúa chiến thắng sự dữ và thần chết. Nhờ sự vâng phục, Đức Kitô được Thiên Chúa Cha siêu thăng, tặng ban danh hiệu là “Đức Chúa và là Đấng cứu độ duy nhất và phổ quát” của nhân loại. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ cho chúng ta (x. Cv 4,12).
Vì thế, trong Thông Điệp Dives in Misericordia, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Chúa Giêsu Kitô bị hành hạ và chịu đau khổ vì xót thương chúng ta, thật quá mọi mức độ có thể tưởng nghĩ được. Cả sau biến cố phục sinh, thập giá không ngừng nói về Thiên Chúa là Cha, Ðấng tuyệt đối trung thành với tình thương muôn đời của Người đối với con nguời. Tin vào tình thương này có nghĩa là tin vào lòng nhân từ của Thiên Chúa” (số 7).
2) Đức Kitô sống lại củng cố niềm tin cho các môn đệ và cho chúng ta. Như thánh Phaolô quả quyết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả Đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1Cr 15,14). Nếu Chúa không sống lại, sẽ không có Giáo Hội và không có cộng đoàn chúng ta như hôm nay.
3) Đức Kitô phục sinh chính là sứ giả của Lòng Thương Xót Chúa. Người mang đến cho các môn đệ và cho chúng ta những ân huệ mới: đó là sự bình an, Chúa Thánh Thần và ơn tha thứ.
Vì thế, mỗi lần Chúa hiện ra đều nói: “Bình an cho anh em” (Ga 20,21). Có Chúa Phục Sinh là có sự bình an. Có bình an là có tất cả. Sự bình an này quý giá, giúp chúng ta vững vàng trước mọi gian nan thử thách.
Đức Giêsu thổi hơi và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22). Chúng ta nhớ lại, khi sáng tạo con người, Thiên Chúa thổi hơi vào Ađam, nhờ đó, ông có sự sống. Cũng vậy, trong những lần hiện ra, Đấng Phục Sinh thổi hơi và ban Thánh Thần cho các Tông Đồ, để họ có sự sống mới. Đây quả là cuộc tạo dựng mới. Chúa Thánh Thần là Quà Tặng của Đấng Phục Sinh. Việc Chúa “thổi hơi và ban Thánh Thần” là ban cho Giáo Hội sự sống mới và sức mạnh mới.
Đấng Phục Sinh còn sai Giáo Hội ra đi với quyền tha tội: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha” (Ga 20,23). Tha thứ là dấu chỉ rõ ràng về lòng thương xót vô bờ bến của Chúa, được thể hiện qua bí tích Hòa Giải.
3- Sứ giả lòng Thương Xót Chúa
Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa. Một ngày nọ, Chúa Giêsu đã nói với nữ tu Faustina Kowalska, sứ giả của Lòng Thương Xót, rằng: “Nhân loại sẽ không có hòa bình cho đến khi biết tin vào Lòng Thương Xót Chúa” (Nhật Ký, 300). Lòng Thương Xót là tặng phẩm mà Giáo Hội nhận từ Đức Kitô Phục Sinh và trao ban cho nhân loại ngay khi khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba. Mầu nhiệm của Lòng Thương Xót đã thay đổi tận gốc số phận của nhân loại.
Thánh nữ Faustina thấy phát ra hai tia sáng từ thánh tâm Chúa chiếu tỏa thế gian một cách dịu dàng. Theo lời Chúa giải thích cho thánh nữ: “Hai tia sáng này tượng trưng cho máu và nước.” Máu nhắc lại hy tế trên đồi Golgotha và mầu nhiệm Thánh Thể; còn nước, theo hình ảnh phong phú của thánh sử Gioan, là bí tích Rửa Tội và hồng ân Chúa Thánh Thần (x. Ga 3,5; 4,14). Những tia sáng từ lòng nhân từ Chúa ban là niềm hy vọng đặc biệt cho những ai cảm thấy mình bị đè bẹp dưới gánh nặng của tội lỗi.
Mỗi Chúa Nhật đều là Chúa Nhật Lòng Thương Xót. Mỗi thánh lễ là nguồn mạch của Lòng Thương Xót. Bởi vì, thánh lễ tái hiện cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô để đền bù tội lỗi của chúng ta và toàn thế giới. Chúng ta được mời gọi hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để đón nhận Lòng Thương Xót Chúa. Hãy đến với bí tích Hòa Giải để lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa. Nếu có ai cảm thấy mình quá yếu đuối và tội lỗi, thì hãy nhớ đến Lòng Thương Xót Chúa bao giờ cũng lớn lao hơn tội lỗi chúng ta. Chỉ có lòng thương xót Chúa ban cho chúng ta hy vọng chỗi dậy và tiến bước. Chúng ta hãy tín thác vào Chúa, đừng bao giờ sợ hãi, đừng bao giờ thất vọng!
Lạy Chúa, nhờ sự chết và sự sống lại, Chúa đã mạc khải Lòng Thương Xót Chúa cho loài người. Chúng con tín thác vào Chúa: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, xin thương xót chúng con và thế giới. Amen!
Bí Tích của Lòng thương xót
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
19:10 24/04/2019
Năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong bài giảng ngày lễ phong thánh Thánh nữ Maria Faustina, đã chính thức công bố Chúa Nhật thứ II Phục sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa (mà ta quen gọi tắt là Lòng Thương Xót Chúa). Ngài đã mô tả về ngày lễ kính này như sau: “Theo một cách đặc biệt, đây là ngày Chúa Nhật dành để tạ ơn về lòng thương xót mà Thiên Chúa đã tỏ ra cho chúng ta trong suốt mầu nhiệm Phục Sinh của Người”.
Ngày lễ kính Lòng Thương Xót (LTX) cũng chính là ngày thứ tám (Octave Day) của mùa Phục Sinh như là cách thức để đưa chúng ta đến sự hiệp thông trọn vẹn vào việc Đức Kitô Phục Sinh. Ngày lễ này như là một sự hội tụ tất cả các lăng kính vào trong ánh sáng của Chúa Giêsu Phục Sinh. Từ đó tỏa chiếu ra từng tia sáng chói lọi cao vời về tình yêu thương nhân từ và ân huệ của Thiên Chúa dành cho toàn thể thế giới thông qua sự chiến thắng của Chúa Giêsu Phục Sinh trên tội lỗi, sự chết và ma quỷ.
Việc chọn ngày Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Phục Sinh làm ngày lễ kính LTX của Thiên Chúa có một ý nghĩa sâu xa, cho thấy mối dây liên lạc mạnh mẽ giữa mầu nhiệm Phục Sinh của việc cứu chuộc và mầu nhiệm LTX. Thật vậy, các bài đọc của ba năm phụng vụ trong ngày Chúa Nhật này đều dành để nói về lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chiều ngày thứ nhất trong tuần sau khi chịu chết và được mai táng, Đức Kitô Phục Sinh đã hiện đến giữa các môn đệ vốn đang còn bàng hoàng, lo âu vì những biến cố dồn dập xảy ra. Người cho các ông xem tay và cạnh sườn và nói nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." (x. Ga 20,19-31).
Đoạn Tin Mừng trên mô tả việc Chúa Giêsu Phục Sinh thiết lập ra Bí Tích Hòa Giải, một trong những bí tích vĩ đại về LTX của Người. Tội lỗi đã làm con người xa rời Thiên Chúa: Ađam sau khi phạm tội thì lẩn tránh cái nhìn của Người, không dám gặp dù Người đích thân đến tìm ông.
Khi đã được thanh tẩy bằng nước qua Bí tích Rửa Tội, con người được giải thoát khỏi tội tổ tông nhưng hậu quả của tội lỗi vẫn làm mọi trật tự nơi vũ trụ, nơi con người bị xáo trộn. Thánh Phaolô đã cảm nhận rất sâu sắc: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” (Rm 7,19). Con người không làm chủ được bản thân của mình. Lý trí báo cho họ biết là điều ấy không đúng, không được làm, nhưng ý chí không còn vâng phục lý trí nữa mà sẵn sàng dấn thân vào điều xấu.
Thánh Gioan đã nói: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.” (Ga 1,5) Hậu quả của tội lỗi còn làm cho con người sợ ánh sáng, sợ phải đối diện trước mặt Chúa vì tất cả những điều xấu sẽ bị phơi bày. Con người càng rời xa Chúa thì càng dễ chìm ngập trong những đam mê của tội lỗi.
Tội lỗi làm cho con người bất an, tội lỗi càng nặng bao nhiêu, lương tâm con người càng áy náy buồn phiền bấy nhiêu. Đó chính là tâm trạng của vua Đavít: “Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét.” (TV 32, 3).
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm về tội lỗi. Một hình ảnh rất cảm động, ngay cả những linh mục khi tĩnh tâm hằng năm cũng đều xếp hàng để được xưng tội. Những người từng ngồi tòa lắng nghe tội của người khác, nhưng khi đối diện với Thiên Chúa, cũng là những tội nhân.
Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi và tha thứ tội lỗi cho con người trong suốt lịch sử cứu độ. Trong đáp ca của ngày lễ, điệp ca: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (x. Tv 118,1-29) đã nhắc nhở điều đó. Và trong mùa chay, chúng ta cũng đã được nghe rất nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh nói về Tình Yêu và LTX của Người.
Dụ ngôn ”cây vả không ra trái” (Lc 13,6-9) cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa thật vô cùng vô tận và Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mong ngóng chúng ta sinh hoa kết trái theo thánh ý của Ngài. Dụ ngôn “người cha nhân hậu” (Lc 15,11- 32) cho thấy Thiên Chúa chính là người cha nhân hậu, là Đấng giàu lòng thương xót.
Và cảm động nhất là câu chuyện về người “phụ nữ ngoại tình” (Ga 8,2-11) khi Chúa Giê-su nói: “Tôi không kết án chị đâu!”. Đấng Thánh tinh tuyền và giàu LTX đã tha tội cho một kẻ đáng chết: “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Thiên Chúa đã yêu thương tha thứ đối với các tội nhân, và mặc cho họ phẩm giá làm người.
Lòng Thương Xót mời gọi chúng ta trở về giao hòa với Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải để làm mới lại cuộc đời. Trở về với Thiên Chúa để nhận ra con người thật của mình, tôn vinh Thiên Chúa để được yêu thương hướng dẫn, để rồi không còn buông theo những đam mê trần tục tầm thường.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: "Tương lai của nhân loại trên mặt đất này sẽ ra sao? Chúng ta không được biết. Tuy nhiên, con người có thêm tiến bộ thì không may cũng không thiếu kinh nghiệm đớn đau. Nhưng ánh sáng của lòng thương xót Chúa sẽ chiếu sáng đường đi cho con người trong thiên niên kỷ thứ ba.”
Ngài cũng cho rằng chỉ khi nào con người cảm nhận được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại thì con người mới có thể "nhìn vào anh chị em của mình với đôi mắt mới, với thái độ vị tha và liên đới, đại lượng và tha thứ".
Sáng thứ Sáu 04-03-2016, trước khi chủ sự nghi thức sám hối tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến khoảng 500 tham dự viên của khóa học về tòa trong. Khóa học nhằm giúp các chủng sinh và linh mục mới chịu chức cử hành đúng đắn Bí Tích Hòa Giải.
Ngài nhấn mạnh: “Ai cũng có thể nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha yêu thương luôn chờ đợi tất cả con cái Người, nhất là những ai lầm lạc hay những người xa cách. Bí Tích Hòa Giải là nơi đặc biệt để cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa”.
Ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy luôn luôn quay về với Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải để ngụp lặn trong lòng thương xót của Người như Thánh vương Đavít đã làm:
Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài,
chẳng giấu Người lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Người đã tha thứ tội vạ cho con.
(Tv 32, 5)
Ngày lễ kính Lòng Thương Xót (LTX) cũng chính là ngày thứ tám (Octave Day) của mùa Phục Sinh như là cách thức để đưa chúng ta đến sự hiệp thông trọn vẹn vào việc Đức Kitô Phục Sinh. Ngày lễ này như là một sự hội tụ tất cả các lăng kính vào trong ánh sáng của Chúa Giêsu Phục Sinh. Từ đó tỏa chiếu ra từng tia sáng chói lọi cao vời về tình yêu thương nhân từ và ân huệ của Thiên Chúa dành cho toàn thể thế giới thông qua sự chiến thắng của Chúa Giêsu Phục Sinh trên tội lỗi, sự chết và ma quỷ.
Việc chọn ngày Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Phục Sinh làm ngày lễ kính LTX của Thiên Chúa có một ý nghĩa sâu xa, cho thấy mối dây liên lạc mạnh mẽ giữa mầu nhiệm Phục Sinh của việc cứu chuộc và mầu nhiệm LTX. Thật vậy, các bài đọc của ba năm phụng vụ trong ngày Chúa Nhật này đều dành để nói về lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chiều ngày thứ nhất trong tuần sau khi chịu chết và được mai táng, Đức Kitô Phục Sinh đã hiện đến giữa các môn đệ vốn đang còn bàng hoàng, lo âu vì những biến cố dồn dập xảy ra. Người cho các ông xem tay và cạnh sườn và nói nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." (x. Ga 20,19-31).
Đoạn Tin Mừng trên mô tả việc Chúa Giêsu Phục Sinh thiết lập ra Bí Tích Hòa Giải, một trong những bí tích vĩ đại về LTX của Người. Tội lỗi đã làm con người xa rời Thiên Chúa: Ađam sau khi phạm tội thì lẩn tránh cái nhìn của Người, không dám gặp dù Người đích thân đến tìm ông.
Khi đã được thanh tẩy bằng nước qua Bí tích Rửa Tội, con người được giải thoát khỏi tội tổ tông nhưng hậu quả của tội lỗi vẫn làm mọi trật tự nơi vũ trụ, nơi con người bị xáo trộn. Thánh Phaolô đã cảm nhận rất sâu sắc: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” (Rm 7,19). Con người không làm chủ được bản thân của mình. Lý trí báo cho họ biết là điều ấy không đúng, không được làm, nhưng ý chí không còn vâng phục lý trí nữa mà sẵn sàng dấn thân vào điều xấu.
Thánh Gioan đã nói: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.” (Ga 1,5) Hậu quả của tội lỗi còn làm cho con người sợ ánh sáng, sợ phải đối diện trước mặt Chúa vì tất cả những điều xấu sẽ bị phơi bày. Con người càng rời xa Chúa thì càng dễ chìm ngập trong những đam mê của tội lỗi.
Tội lỗi làm cho con người bất an, tội lỗi càng nặng bao nhiêu, lương tâm con người càng áy náy buồn phiền bấy nhiêu. Đó chính là tâm trạng của vua Đavít: “Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét.” (TV 32, 3).
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm về tội lỗi. Một hình ảnh rất cảm động, ngay cả những linh mục khi tĩnh tâm hằng năm cũng đều xếp hàng để được xưng tội. Những người từng ngồi tòa lắng nghe tội của người khác, nhưng khi đối diện với Thiên Chúa, cũng là những tội nhân.
Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi và tha thứ tội lỗi cho con người trong suốt lịch sử cứu độ. Trong đáp ca của ngày lễ, điệp ca: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (x. Tv 118,1-29) đã nhắc nhở điều đó. Và trong mùa chay, chúng ta cũng đã được nghe rất nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh nói về Tình Yêu và LTX của Người.
Dụ ngôn ”cây vả không ra trái” (Lc 13,6-9) cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa thật vô cùng vô tận và Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mong ngóng chúng ta sinh hoa kết trái theo thánh ý của Ngài. Dụ ngôn “người cha nhân hậu” (Lc 15,11- 32) cho thấy Thiên Chúa chính là người cha nhân hậu, là Đấng giàu lòng thương xót.
Và cảm động nhất là câu chuyện về người “phụ nữ ngoại tình” (Ga 8,2-11) khi Chúa Giê-su nói: “Tôi không kết án chị đâu!”. Đấng Thánh tinh tuyền và giàu LTX đã tha tội cho một kẻ đáng chết: “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Thiên Chúa đã yêu thương tha thứ đối với các tội nhân, và mặc cho họ phẩm giá làm người.
Lòng Thương Xót mời gọi chúng ta trở về giao hòa với Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải để làm mới lại cuộc đời. Trở về với Thiên Chúa để nhận ra con người thật của mình, tôn vinh Thiên Chúa để được yêu thương hướng dẫn, để rồi không còn buông theo những đam mê trần tục tầm thường.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: "Tương lai của nhân loại trên mặt đất này sẽ ra sao? Chúng ta không được biết. Tuy nhiên, con người có thêm tiến bộ thì không may cũng không thiếu kinh nghiệm đớn đau. Nhưng ánh sáng của lòng thương xót Chúa sẽ chiếu sáng đường đi cho con người trong thiên niên kỷ thứ ba.”
Ngài cũng cho rằng chỉ khi nào con người cảm nhận được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại thì con người mới có thể "nhìn vào anh chị em của mình với đôi mắt mới, với thái độ vị tha và liên đới, đại lượng và tha thứ".
Sáng thứ Sáu 04-03-2016, trước khi chủ sự nghi thức sám hối tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến khoảng 500 tham dự viên của khóa học về tòa trong. Khóa học nhằm giúp các chủng sinh và linh mục mới chịu chức cử hành đúng đắn Bí Tích Hòa Giải.
Ngài nhấn mạnh: “Ai cũng có thể nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha yêu thương luôn chờ đợi tất cả con cái Người, nhất là những ai lầm lạc hay những người xa cách. Bí Tích Hòa Giải là nơi đặc biệt để cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa”.
Ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy luôn luôn quay về với Thiên Chúa qua Bí Tích Hòa Giải để ngụp lặn trong lòng thương xót của Người như Thánh vương Đavít đã làm:
Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài,
chẳng giấu Người lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Người đã tha thứ tội vạ cho con.
(Tv 32, 5)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhắc lại kỷ niệm 70 năm vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất hiện trên truyền hình
Đặng Tự Do
00:53 24/04/2019
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi lời chúc mừng Phục Sinh qua các phương tiện truyền thông hiện đại, và nhắc nhớ lại kỷ niệm 70 năm lần xuất hiện đầu tiên của một vị Giáo Hoàng trên truyền hình.
Chúng ta có thể nghĩ rằng diễm phúc được nhìn thấy khuôn mặt của Đức Giáo Hoàng được truyền trực tiếp là chuyện bình thường, không có gì đáng lấy làm lạ, nhưng trước đây hơn 70 năm, chuyện này vẫn là điều không thể được. Thậm chí nằm mơ cũng không thấy nổi. Đoạn video chúng ta thấy bên cạnh được phát cách đây 70 năm, là lần đầu tiên người ta có thể nhìn thấy Đức Giáo Hoàng ngay lập tức mặc dù ngài đang ở một nơi cách xa vạn dặm, thường là ở Rôma.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý đến những tiến bộ vượt bậc của công nghệ hiện đại ở cuối thông điệp Urbi et Orbi của ngài hôm Chúa Nhật Phục sinh.
Ngài nói:
Tôi vui mừng nhớ lại rằng bảy mươi năm trước, vào lễ Phục sinh năm 1949, một vị Giáo hoàng đã phát biểu lần đầu tiên trên truyền hình. Đức Pius thứ XII đã nói chuyện với khán giả truyền hình ở Pháp, và chỉ ra rằng đôi mắt của người kế vị Thánh Phêrô và các tín hữu có thể được nhìn thấy thông qua một phương tiện truyền thông mới. Lễ kỷ niệm này cho tôi cơ hội khuyến khích các cộng đồng Kitô giáo sử dụng tất cả các công cụ mà công nghệ tạo ra để thông báo tin mừng về Chúa Kitô phục sinh.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục truyền thống chúc mừng lễ Phục sinh và ban phép lành kèm ơn toàn xá cho tất cả những người nghe tiếng nói của ngài trên đài phát thanh, hoặc xem hình ảnh của ngài trên truyền hình hoặc qua internet.
Source:Vatican News Pope recalls 70th anniversary of first papal TV appearance
Chúng ta có thể nghĩ rằng diễm phúc được nhìn thấy khuôn mặt của Đức Giáo Hoàng được truyền trực tiếp là chuyện bình thường, không có gì đáng lấy làm lạ, nhưng trước đây hơn 70 năm, chuyện này vẫn là điều không thể được. Thậm chí nằm mơ cũng không thấy nổi. Đoạn video chúng ta thấy bên cạnh được phát cách đây 70 năm, là lần đầu tiên người ta có thể nhìn thấy Đức Giáo Hoàng ngay lập tức mặc dù ngài đang ở một nơi cách xa vạn dặm, thường là ở Rôma.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý đến những tiến bộ vượt bậc của công nghệ hiện đại ở cuối thông điệp Urbi et Orbi của ngài hôm Chúa Nhật Phục sinh.
Ngài nói:
Tôi vui mừng nhớ lại rằng bảy mươi năm trước, vào lễ Phục sinh năm 1949, một vị Giáo hoàng đã phát biểu lần đầu tiên trên truyền hình. Đức Pius thứ XII đã nói chuyện với khán giả truyền hình ở Pháp, và chỉ ra rằng đôi mắt của người kế vị Thánh Phêrô và các tín hữu có thể được nhìn thấy thông qua một phương tiện truyền thông mới. Lễ kỷ niệm này cho tôi cơ hội khuyến khích các cộng đồng Kitô giáo sử dụng tất cả các công cụ mà công nghệ tạo ra để thông báo tin mừng về Chúa Kitô phục sinh.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục truyền thống chúc mừng lễ Phục sinh và ban phép lành kèm ơn toàn xá cho tất cả những người nghe tiếng nói của ngài trên đài phát thanh, hoặc xem hình ảnh của ngài trên truyền hình hoặc qua internet.
Source:Vatican News
Đại sứ Sam Brownback: Chẳng có chút thay đổi nào ở Trung Quốc sau thỏa thuận với Vatican
Đặng Tự Do
06:30 24/04/2019
Christopher White của tạp chí Công Giáo Crux của Hoa Kỳ đã có bài tường trình đăng hôm thứ Ba 23 tháng Tư sau một cuộc phỏng vấn với Đại sứ Sam Brownback là đại sứ lưu động về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:
NEW YORK - Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ tin rằng Hoa Kỳ và Vatican nên hợp tác với nhau để theo đuổi tự do tôn giáo trên thế giới, bao gồm cả ở Trung Quốc.
“Chúng tôi muốn sát cánh cùng họ [Vatican], đặc biệt là về vấn đề tự do tôn giáo,” Đại sứ Sam Brownback nói với Crux.
Tháng trước, trong chuyến công du Đài Loan và Hương Cảng kéo dài một tuần, Đại sứ Brownback nói rằng Trung Quốc đang “gây chiến tranh với đức tin”, khi ghi nhận sự gia tăng phân biệt đối xử của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với người Hồi giáo, Công Giáo và Phật giáo.
Ông nhắc lại quan điểm đó với Crux; và nhấn mạnh rằng “bạn đang nhìn thấy một quốc gia có dân số lớn nhất thế giới đang có một cuộc chiến tổng lực với đức tin.”
“Nhưng đó là một cuộc chiến mà họ sẽ không giành được chiến thắng,” ông nói thêm.
Những lời nói mạnh mẽ của Brownback thu hút nhiều sự chú ý của công chúng, nhưng ông nói rằng những lời ông nói ra đều được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phê chuẩn và ông bảo vệ những phát biểu mạnh của mình như là một nghĩa vụ của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm rằng tự do tôn giáo phải được bảo vệ một cách quyết liệt.
Ông đã phục vụ trong vai trò Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ kể từ tháng Hai năm 2018. Trước đây, ông từng là thượng nghị sĩ của tiểu bang Kansas từ năm 1996 đến 2011 và sau đó là thống đốc tiểu bang từ năm 2011 đến năm 2018. Sinh trưởng tromg một gia đình nông dân Tin Lành, thống đốc Brownback đã cải đạo sang Công Giáo vào năm 2011.
“Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn,” ông Brownback nói, trích dẫn một câu từ Tân Ước, trong đó Chúa Giêsu dùng để đưa ra một bài học về sự cần thiết phải sử dụng tốt những ân sủng mà chúng ta đã nhận được.
“Chúng ta đã được ban cho rất nhiều,” ông Brownback nói với Crux, lưu ý rằng Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất trên trái đất và có “một di sản tự do tôn giáo phong phú”.
“Vai trò của chúng ta là phải ủng hộ điều đó và chúng ta chịu trách nhiệm về những gì chúng ta đã được [Thiên Chúa] trao cho”, ông nói.
Vì lý do đó, ông khẳng định rằng, “Chúng ta [Hoa Kỳ] nên gây sức ép buộc Trung Quốc phải mở rộng tự do tôn giáo”.
Trong chuyến thăm của mình, ông Brownback đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc hồi năm ngoái, được tường thuật là đã cho phép nhà cầm quyền Trung Quốc có tiếng nói trong việc bổ nhiệm các giám mục tại đất nước này.
“Kể từ khi thỏa thuận tạm thời này được công bố vào năm ngoái, việc sách nhiễu các thành viên của cộng đồng Công Giáo vẫn tiếp tục diễn ra. Chúng tôi chẳng thấy có chút dấu hiệu nào sẽ có những thay đổi trong tương lai gần,” ông Brownback nói khi còn ở Hương Cảng.
Ông nói với Crux rằng những lời chỉ trích của ông là nhằm đáp lại những lo ngại của các Phật tử Tây Tạng. Họ sợ rằng thỏa thuận này có thể “đặt ra một tiền lệ” cho phép nhà nước thực hiện quyền kiểm soát khi chọn các nhà lãnh đạo tôn giáo.
“Các tổ chức tôn giáo phải được chọn lãnh đạo của riêng mình”, ông Brownback nhấn mạnh, và thêm rằng các chế độ độc đoán luôn cố gắng duy trì sự kiểm soát của chúng đối với sự lãnh đạo tôn giáo.
Trong khi Đại sứ Brownback thừa nhận rằng, “không ai biết chi tiết những gì đã được thỏa thuận ngoại trừ Vatican và chính phủ Trung Quốc,” là điều mà ông nhìn nhận là đặc quyền riêng của mỗi thực thể có chủ quyền – nhưng ông nói điều quan trọng là cần phải ngăn chặn sự ép buộc những người có đức tin.
“Những điều này không được thực hiện một cách tách biệt,” ông nhấn mạnh.
Đáp lại những chỉ trích của Đại sứ Brownback về thỏa thuận Vatican - Trung Quốc, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã tuyên bố hồi đầu tháng này rằng vấn đề đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự thay đổi đó sẽ không xảy ra một sớm một chiều.
“Hy vọng của chúng tôi là [thỏa thuận] sẽ tạo điều kiện, chứ không giới hạn, tự do tôn giáo,” Đức Hồng Y Parolin nói với các phóng viên trong một sự kiện nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng bách hại các tín hữu Kitô vào ngày 3 tháng Tư vừa qua.
Đại sứ Brownback nói với Crux rằng ông tôn trọng những nỗ lực lâu dài của Giáo hội nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo, và đặc biệt, ông đã chỉ ra Nicaragua và Venezuela, là hai nơi mà theo ông Giáo hội đã liên tục dẫn đường trong việc giải quyết các vấn đề.
Bất chấp sự khác biệt về chiến thuật, ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và Vatican đều là những lực lượng đấu tranh cho sự thiện khi nói đến tự do tôn giáo.
Giáo Hội Công Giáo là một ngọn hải đăng của tự do tôn giáo, ông Brownback kết luận, và “chúng tôi muốn sát cánh cùng họ.”
Source:Crux U.S. religious liberty czar says ‘no signs’ of change in China since Vatican deal
NEW YORK - Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ tin rằng Hoa Kỳ và Vatican nên hợp tác với nhau để theo đuổi tự do tôn giáo trên thế giới, bao gồm cả ở Trung Quốc.
“Chúng tôi muốn sát cánh cùng họ [Vatican], đặc biệt là về vấn đề tự do tôn giáo,” Đại sứ Sam Brownback nói với Crux.
Tháng trước, trong chuyến công du Đài Loan và Hương Cảng kéo dài một tuần, Đại sứ Brownback nói rằng Trung Quốc đang “gây chiến tranh với đức tin”, khi ghi nhận sự gia tăng phân biệt đối xử của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với người Hồi giáo, Công Giáo và Phật giáo.
Ông nhắc lại quan điểm đó với Crux; và nhấn mạnh rằng “bạn đang nhìn thấy một quốc gia có dân số lớn nhất thế giới đang có một cuộc chiến tổng lực với đức tin.”
“Nhưng đó là một cuộc chiến mà họ sẽ không giành được chiến thắng,” ông nói thêm.
Những lời nói mạnh mẽ của Brownback thu hút nhiều sự chú ý của công chúng, nhưng ông nói rằng những lời ông nói ra đều được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phê chuẩn và ông bảo vệ những phát biểu mạnh của mình như là một nghĩa vụ của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm rằng tự do tôn giáo phải được bảo vệ một cách quyết liệt.
Ông đã phục vụ trong vai trò Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ kể từ tháng Hai năm 2018. Trước đây, ông từng là thượng nghị sĩ của tiểu bang Kansas từ năm 1996 đến 2011 và sau đó là thống đốc tiểu bang từ năm 2011 đến năm 2018. Sinh trưởng tromg một gia đình nông dân Tin Lành, thống đốc Brownback đã cải đạo sang Công Giáo vào năm 2011.
“Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn,” ông Brownback nói, trích dẫn một câu từ Tân Ước, trong đó Chúa Giêsu dùng để đưa ra một bài học về sự cần thiết phải sử dụng tốt những ân sủng mà chúng ta đã nhận được.
“Chúng ta đã được ban cho rất nhiều,” ông Brownback nói với Crux, lưu ý rằng Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất trên trái đất và có “một di sản tự do tôn giáo phong phú”.
“Vai trò của chúng ta là phải ủng hộ điều đó và chúng ta chịu trách nhiệm về những gì chúng ta đã được [Thiên Chúa] trao cho”, ông nói.
Vì lý do đó, ông khẳng định rằng, “Chúng ta [Hoa Kỳ] nên gây sức ép buộc Trung Quốc phải mở rộng tự do tôn giáo”.
Trong chuyến thăm của mình, ông Brownback đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc hồi năm ngoái, được tường thuật là đã cho phép nhà cầm quyền Trung Quốc có tiếng nói trong việc bổ nhiệm các giám mục tại đất nước này.
“Kể từ khi thỏa thuận tạm thời này được công bố vào năm ngoái, việc sách nhiễu các thành viên của cộng đồng Công Giáo vẫn tiếp tục diễn ra. Chúng tôi chẳng thấy có chút dấu hiệu nào sẽ có những thay đổi trong tương lai gần,” ông Brownback nói khi còn ở Hương Cảng.
Ông nói với Crux rằng những lời chỉ trích của ông là nhằm đáp lại những lo ngại của các Phật tử Tây Tạng. Họ sợ rằng thỏa thuận này có thể “đặt ra một tiền lệ” cho phép nhà nước thực hiện quyền kiểm soát khi chọn các nhà lãnh đạo tôn giáo.
“Các tổ chức tôn giáo phải được chọn lãnh đạo của riêng mình”, ông Brownback nhấn mạnh, và thêm rằng các chế độ độc đoán luôn cố gắng duy trì sự kiểm soát của chúng đối với sự lãnh đạo tôn giáo.
Trong khi Đại sứ Brownback thừa nhận rằng, “không ai biết chi tiết những gì đã được thỏa thuận ngoại trừ Vatican và chính phủ Trung Quốc,” là điều mà ông nhìn nhận là đặc quyền riêng của mỗi thực thể có chủ quyền – nhưng ông nói điều quan trọng là cần phải ngăn chặn sự ép buộc những người có đức tin.
“Những điều này không được thực hiện một cách tách biệt,” ông nhấn mạnh.
Đáp lại những chỉ trích của Đại sứ Brownback về thỏa thuận Vatican - Trung Quốc, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã tuyên bố hồi đầu tháng này rằng vấn đề đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự thay đổi đó sẽ không xảy ra một sớm một chiều.
“Hy vọng của chúng tôi là [thỏa thuận] sẽ tạo điều kiện, chứ không giới hạn, tự do tôn giáo,” Đức Hồng Y Parolin nói với các phóng viên trong một sự kiện nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng bách hại các tín hữu Kitô vào ngày 3 tháng Tư vừa qua.
Đại sứ Brownback nói với Crux rằng ông tôn trọng những nỗ lực lâu dài của Giáo hội nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo, và đặc biệt, ông đã chỉ ra Nicaragua và Venezuela, là hai nơi mà theo ông Giáo hội đã liên tục dẫn đường trong việc giải quyết các vấn đề.
Bất chấp sự khác biệt về chiến thuật, ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và Vatican đều là những lực lượng đấu tranh cho sự thiện khi nói đến tự do tôn giáo.
Giáo Hội Công Giáo là một ngọn hải đăng của tự do tôn giáo, ông Brownback kết luận, và “chúng tôi muốn sát cánh cùng họ.”
Source:Crux
ĐHY Sri Lanka bàng hoàng: Chính phủ biết rõ bọn khủng bố: thẻ căn cước, địa chỉ, kế hoạch tấn công nhưng...
Đặng Tự Do
08:18 24/04/2019
Trong khi các quan chức chính phủ Sri Lanka cho biết tính đến sáng thứ Tư 24 tháng Tư đã có 359 người bị thiệt mạng, và 58 người bị bắt; báo chí tại Sri Lanka đã đăng tải rộng rãi một tài liệu của các cơ quan an ninh cho thấy các quan chức nước này đã biết trước cuộc tấn công tàn khốc, được thế giới đánh giá là cuộc tấn công khủng bố lớn nhất sau cuộc tấn công vào Hoa Kỳ ngày 11 tháng Chín, 2001.
Các quan chức chính phủ biết rõ bọn khủng bố là những tên nào, số căn cước, địa chỉ, phương thức đi lại, kế hoạch hành động… biết hết nhưng không bắt trước khi chúng gây án, hoặc có các biện pháp bảo vệ an ninh cho các thánh lễ. Câu hỏi gây nhức nhối cho người Công Giáo thiểu số ở quốc gia này là phải chăng có ai đó muốn mượn tay các kẻ khủng bố để “thanh lọc tôn giáo”.
Kinh hoàng trước tiết lộ này, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của tổng giáo phận Colombo, Sri Lanka đã tỏ ra đau khổ tột cùng khi nói với các phóng viên: “Chúng tôi vắt tay lên trán khi biết rằng những cái chết này có thể tránh được. Tại sao điều này lại không được ngăn chặn?”
Tờ New York Times đã dịch sang Anh ngữ và công bố rộng rãi các tài liệu được viết bằng tiếng Sri Lanka để thế giới thấy được những mờ ám kinh hoành bao phủ lên sự kiện tang tóc này.
Nguyên bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:
Mười ngày trước khi xảy ra các vụ đánh bom tàn khốc hôm Chúa Nhật Phục sinh, một quan chức cảnh sát hàng đầu của Sri Lanka đã cảnh báo các cơ quan an ninh bằng văn bản rằng một nhóm Hồi giáo cực đoan ít được biết đến đang lên kế hoạch tấn công tự sát tại các nhà thờ. Tuy nhiên, một số quan chức chính phủ hàng đầu nói rằng văn bản này chưa bao giờ đến tay họ, bây giờ họ mới được biết về văn bản đó nên không có hành động nào đã được thực hiện đối với nhóm này nhằm ngăn cản vụ khủng bố xảy ra.
Hôm thứ Hai, chính phủ đổ lỗi cho nhóm National Thowheeth Jama Wathath, về các vụ tấn công, và nói thêm rằng chúng đã nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức khủng bố quốc tế chưa nêu danh tính.
Dưới đây là bản dịch của văn bản này. Trong một số trường hợp, Tờ New York Times đã xoá đi các địa chỉ hoặc số điện thoại từ bản dịch.
Ngày 11 tháng 4 năm 2019
Nơi gởi: DIG – Cục An Ninh Đặc Biệt
Nơi nhận: Phòng An ninh Bộ Nội Vụ
Phòng An ninh Ngoại giao
Phòng An ninh Tư pháp
Bộ phận An ninh của các Tổng thống đã nghỉ hưu
THÔNG TIN VỀ MỘT KẾ HOẠCH TẤN CÔNG
1. Văn thư này tham chiếu đến bức thư của Bộ Quốc phòng gửi Tổng Thanh tra Cảnh sát và tham chiếu thêm đến bản ghi nhớ đề ngày 09 tháng Tư, 2019 của IGP có số công văn là STAFF05/IGP/PS/OUT/2860/19.
2. Xin các giới hữu quan chú ý đặc biệt đến tài liệu tham khảo được nêu từ trang 2 đến trang 4 dưới tiêu đề National Thawhith Jama’an liên quan đến một cuộc tấn công tự sát có thể đang được lên kế hoạch ở đất nước này bởi Mohammed Zaharan, lãnh đạo của bọn National Thawhith Jama’an.
3. Xin các giới hữu quan hướng dẫn tất cả các nhân viên chú ý nghiêm ngặt đến báo cáo này với một sự cảnh giác cao độ và thận trọng hơn đối với nhân thân các quan chức và tư gia của họ trong phạm vi trách nhiệm của quý vị.
Đã ký
Priyalal Dassanayake
Phó tổng thanh tra cảnh sát
Cục bảo vệ đặc biệt
Liên quan đến thông tin về các vụ tấn công tự sát được lãnh đạo bởi tên Mohammed Zaharan cầm đầu bọn National Thawhith Jama’an.
1. Tình báo nước ngoài đã thông báo rằng Mohammed Cassim Mohamed Zaharan bí danh Zaharan Hashmi, thủ lĩnh của bọn National Thawhith Jama’an (viết tắt là NTJ) và đồng bọn đang lên kế hoạch tấn công tự sát ở đất nước này. Các báo cáo lưu ý rằng các cuộc tấn công này có thể nhắm vào các nhà thờ Công Giáo và Cao ủy Ấn Độ ở Colombo. (Thông tin nhận được tại Phụ lục A)
2. Điều tra ban đầu về các báo cáo này đã tiết lộ rằng một số người sau đây có liên quan đến vấn đề này.
3. Thông tin nhận được nêu đích danh hai tên Zaharan Hashmi và Shahid hiện đang ẩn náu tại Oluvil thuộc khu vực Akkaraipattu sau vụ làm hư hại các bức tượng Phật ở Mawanella vào ngày 26 tháng 12 năm 2018.
4. Một người khác được biết đến với cái tên Rilwan đã được xác định là em trai của Zaharan; và còn có thêm một tên khác là người tuyển mộ chính những kẻ đi theo dưới trướng Zaharan – kẻ này tên là Mohamed Cassim Mohammed Rilwan Căn Cước Số 903432624V cư trú tại [địa chỉ bị New York Times xóa đi], thuộc chi khu Cảnh sát Kattankudy.
5. Người ta đã phát hiện ra rằng cá nhân này hiện đang lẩn trốn sau cuộc đụng độ giữa NTJ và một tổ chức tôn giáo khác ở Kattankudy vào ngày 10 tháng 3 năm 2018. Cho dù đang trốn tránh, hắn ta vẫn tiếp tục hoạt động để tuyển mộ những người đi theo Zaharan ở Akkaraipattu, Kuliyapitiya, Puttalam, Mawanella và Thihariya và hiện đang cư trú tại nhà của một cộng sự thân cận của hắn ở vùng Oluvil.
6. Người ta còn phát hiện ra rằng Rilwan đến thăm vợ con vào ban đêm (từ 23:00 giờ -04:00 giờ sáng). Y thị cư trú tại [địa chỉ bị New York Times xóa đi].
7. Một người được gọi là Milhan, sử dụng một tài khoản truyền thông xã hội dưới tên Mohammed Milhan và tương tác với các tài khoản truyền thông xã hội của Zaharan. Người ta đã quan sát thấy rằng anh ta thường xuyên cập nhật các tài khoản với những lời nói căm thù những ai không theo đạo Hồi kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019, sau cuộc tấn công một nhà thờ Hồi giáo của một cá nhân Kitô hữu ở Tân Tây Lan.
8. Mohammed Milhan, người theo học tại Đại học Kalmunai Zahira, sử dụng số điện thoại [New York Times xóa đi], là một tín đồ nhiệt thành của Zaharan, đã được xác nhận là một người có lòng căm thù sâu sắc đối với những người không theo Hồi Giáo.
9. Xin lưu ý thêm rằng một cựu quân nhân có tên là Bathurdeen Mohammed Mohideen bí danh Army Mohideen (Căn cước số 750683126V) cư trú gần đền thờ Hồi giáo Anwer ở Kattankudy 3.E.
10. Mặc dù Zaharan không đích thị kêu gọi các tân binh của mình tấn công trực tiếp các nhà thờ Công Giáo hoặc Cao ủy Ấn Độ, nhưng kể từ năm 2016, hắn đã từng thuyết giảng cho những người theo hắn ta rằng việc giết những ai không tin vào đạo Hồi là một nỗ lực tôn giáo cao quý nhất và đạo Hồi nên được truyền bá qua các hành vi như vậy.
11. Các cuộc điều tra bí mật liên quan đến những điều trên vẫn đang tiếp diễn.
Source:New York Times These Attacks Could Target Catholic Churches’: The Warning That Sri Lankan Officials Failed to Heed
Các quan chức chính phủ biết rõ bọn khủng bố là những tên nào, số căn cước, địa chỉ, phương thức đi lại, kế hoạch hành động… biết hết nhưng không bắt trước khi chúng gây án, hoặc có các biện pháp bảo vệ an ninh cho các thánh lễ. Câu hỏi gây nhức nhối cho người Công Giáo thiểu số ở quốc gia này là phải chăng có ai đó muốn mượn tay các kẻ khủng bố để “thanh lọc tôn giáo”.
Kinh hoàng trước tiết lộ này, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của tổng giáo phận Colombo, Sri Lanka đã tỏ ra đau khổ tột cùng khi nói với các phóng viên: “Chúng tôi vắt tay lên trán khi biết rằng những cái chết này có thể tránh được. Tại sao điều này lại không được ngăn chặn?”
Tờ New York Times đã dịch sang Anh ngữ và công bố rộng rãi các tài liệu được viết bằng tiếng Sri Lanka để thế giới thấy được những mờ ám kinh hoành bao phủ lên sự kiện tang tóc này.
Nguyên bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:
Khủng bố nhắm vào người Công Giáo đã được báo trước, tại sao chính phủ Sri Lanka không hành động?
New York TimesMười ngày trước khi xảy ra các vụ đánh bom tàn khốc hôm Chúa Nhật Phục sinh, một quan chức cảnh sát hàng đầu của Sri Lanka đã cảnh báo các cơ quan an ninh bằng văn bản rằng một nhóm Hồi giáo cực đoan ít được biết đến đang lên kế hoạch tấn công tự sát tại các nhà thờ. Tuy nhiên, một số quan chức chính phủ hàng đầu nói rằng văn bản này chưa bao giờ đến tay họ, bây giờ họ mới được biết về văn bản đó nên không có hành động nào đã được thực hiện đối với nhóm này nhằm ngăn cản vụ khủng bố xảy ra.
Hôm thứ Hai, chính phủ đổ lỗi cho nhóm National Thowheeth Jama Wathath, về các vụ tấn công, và nói thêm rằng chúng đã nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức khủng bố quốc tế chưa nêu danh tính.
Dưới đây là bản dịch của văn bản này. Trong một số trường hợp, Tờ New York Times đã xoá đi các địa chỉ hoặc số điện thoại từ bản dịch.
Ngày 11 tháng 4 năm 2019
Nơi gởi: DIG – Cục An Ninh Đặc Biệt
Nơi nhận: Phòng An ninh Bộ Nội Vụ
Phòng An ninh Ngoại giao
Phòng An ninh Tư pháp
Bộ phận An ninh của các Tổng thống đã nghỉ hưu
THÔNG TIN VỀ MỘT KẾ HOẠCH TẤN CÔNG
1. Văn thư này tham chiếu đến bức thư của Bộ Quốc phòng gửi Tổng Thanh tra Cảnh sát và tham chiếu thêm đến bản ghi nhớ đề ngày 09 tháng Tư, 2019 của IGP có số công văn là STAFF05/IGP/PS/OUT/2860/19.
2. Xin các giới hữu quan chú ý đặc biệt đến tài liệu tham khảo được nêu từ trang 2 đến trang 4 dưới tiêu đề National Thawhith Jama’an liên quan đến một cuộc tấn công tự sát có thể đang được lên kế hoạch ở đất nước này bởi Mohammed Zaharan, lãnh đạo của bọn National Thawhith Jama’an.
3. Xin các giới hữu quan hướng dẫn tất cả các nhân viên chú ý nghiêm ngặt đến báo cáo này với một sự cảnh giác cao độ và thận trọng hơn đối với nhân thân các quan chức và tư gia của họ trong phạm vi trách nhiệm của quý vị.
Đã ký
Priyalal Dassanayake
Phó tổng thanh tra cảnh sát
Cục bảo vệ đặc biệt
Liên quan đến thông tin về các vụ tấn công tự sát được lãnh đạo bởi tên Mohammed Zaharan cầm đầu bọn National Thawhith Jama’an.
1. Tình báo nước ngoài đã thông báo rằng Mohammed Cassim Mohamed Zaharan bí danh Zaharan Hashmi, thủ lĩnh của bọn National Thawhith Jama’an (viết tắt là NTJ) và đồng bọn đang lên kế hoạch tấn công tự sát ở đất nước này. Các báo cáo lưu ý rằng các cuộc tấn công này có thể nhắm vào các nhà thờ Công Giáo và Cao ủy Ấn Độ ở Colombo. (Thông tin nhận được tại Phụ lục A)
2. Điều tra ban đầu về các báo cáo này đã tiết lộ rằng một số người sau đây có liên quan đến vấn đề này.
3. Thông tin nhận được nêu đích danh hai tên Zaharan Hashmi và Shahid hiện đang ẩn náu tại Oluvil thuộc khu vực Akkaraipattu sau vụ làm hư hại các bức tượng Phật ở Mawanella vào ngày 26 tháng 12 năm 2018.
4. Một người khác được biết đến với cái tên Rilwan đã được xác định là em trai của Zaharan; và còn có thêm một tên khác là người tuyển mộ chính những kẻ đi theo dưới trướng Zaharan – kẻ này tên là Mohamed Cassim Mohammed Rilwan Căn Cước Số 903432624V cư trú tại [địa chỉ bị New York Times xóa đi], thuộc chi khu Cảnh sát Kattankudy.
5. Người ta đã phát hiện ra rằng cá nhân này hiện đang lẩn trốn sau cuộc đụng độ giữa NTJ và một tổ chức tôn giáo khác ở Kattankudy vào ngày 10 tháng 3 năm 2018. Cho dù đang trốn tránh, hắn ta vẫn tiếp tục hoạt động để tuyển mộ những người đi theo Zaharan ở Akkaraipattu, Kuliyapitiya, Puttalam, Mawanella và Thihariya và hiện đang cư trú tại nhà của một cộng sự thân cận của hắn ở vùng Oluvil.
6. Người ta còn phát hiện ra rằng Rilwan đến thăm vợ con vào ban đêm (từ 23:00 giờ -04:00 giờ sáng). Y thị cư trú tại [địa chỉ bị New York Times xóa đi].
7. Một người được gọi là Milhan, sử dụng một tài khoản truyền thông xã hội dưới tên Mohammed Milhan và tương tác với các tài khoản truyền thông xã hội của Zaharan. Người ta đã quan sát thấy rằng anh ta thường xuyên cập nhật các tài khoản với những lời nói căm thù những ai không theo đạo Hồi kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019, sau cuộc tấn công một nhà thờ Hồi giáo của một cá nhân Kitô hữu ở Tân Tây Lan.
8. Mohammed Milhan, người theo học tại Đại học Kalmunai Zahira, sử dụng số điện thoại [New York Times xóa đi], là một tín đồ nhiệt thành của Zaharan, đã được xác nhận là một người có lòng căm thù sâu sắc đối với những người không theo Hồi Giáo.
9. Xin lưu ý thêm rằng một cựu quân nhân có tên là Bathurdeen Mohammed Mohideen bí danh Army Mohideen (Căn cước số 750683126V) cư trú gần đền thờ Hồi giáo Anwer ở Kattankudy 3.E.
10. Mặc dù Zaharan không đích thị kêu gọi các tân binh của mình tấn công trực tiếp các nhà thờ Công Giáo hoặc Cao ủy Ấn Độ, nhưng kể từ năm 2016, hắn đã từng thuyết giảng cho những người theo hắn ta rằng việc giết những ai không tin vào đạo Hồi là một nỗ lực tôn giáo cao quý nhất và đạo Hồi nên được truyền bá qua các hành vi như vậy.
11. Các cuộc điều tra bí mật liên quan đến những điều trên vẫn đang tiếp diễn.
Source:New York Times
Ít nhất 37,000 người được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ trong lễ Vọng Phục sinh 2019
Đặng Tự Do
18:29 24/04/2019
Tối thiểu có 37,000 người đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo trong các thánh lễ Vọng Phục sinh tại các giáo xứ trên khắp Hoa Kỳ vào đêm 20 tháng Tư.
Các báo cáo của 89 giáo phận nghi thức Latinh của Hoa Kỳ, chiếm gần một nửa tổng số giáo phận tại Mỹ, cho biết ít nhất 37,000 người đã gia nhập Giáo hội trong mùa lễ Phục sinh năm nay.
Đại đa số những người Công Giáo mới sẽ trải qua Nghi thức Khai Tâm Kitô giáo cho người lớn tại giáo xứ họ chọn lựa. Dù đã có những hiểu biết nhất định về Chúa Giêsu, Kinh Thánh và giáo huấn Công Giáo, cũng như đã sẵn sàng sống theo niềm tin Công Giáo, các tân tòng sẽ được yêu cầu tham dự các khoá học chính thức hơn để có thể trưởng thành trong đức tin.
Có hai nhóm người khác nhau gia nhập Giáo hội. Một nhóm được gọi là tân tòng - catechumens, là những người chưa bao giờ được rửa tội. Họ sẽ nhận các bí tích khai tâm - bí tích rửa tội, thêm sức và rước lễ lần đầu - trong phụng vụ Vọng Phục sinh. Nhóm khác được gọi là các ứng viên - candidates, là những người đã được rửa tội trong một hệ phái Kitô giáo khác. Họ sẽ được nhận vào Giáo Hội Công Giáo thông qua việc tuyên xưng đức tin, thêm sức và rước lễ lần đầu.
Tổng giáo phận Los Angeles, Galveston-Houston, Atlanta và Seattle, và các giáo phận Dallas, Fort Worth, Texas và Charlotte, Bắc Carolina đón nhận hơn 1,000 tân tòng. Tổng giáo phận Los Angeles, là tổng giáo phận lớn nhất Hoa Kỳ, đón nhận 1,560 tân tòng và 913 ứng viên. Tổng giáo phận Galveston-Houston có 1,512 tân tòng và 631 ứng viên.
Các tổng giáo phận và giáo phận có ít hơn 1,000 tân tòng và ứng viên là Washington, New Orleans, St. Paul và Minneapolis, Thành phố Oklahoma, Denver, Philadelphia, Cincinnati, Boston, Indianapolis, và Baltimore, Honolulu; Pittsburgh; Thành phố Salt Lake; Orlando, Palm Beach, St. Augustine và Venice, Florida; Cleveland và Columbus, Ohio; Thành phố Jefferson và Thành phố Kansas-St. Giuse, Missouri; Baton Rouge, Louisiana; Arlington, Virginia; Tucson, Arizona; Little Rock, Arkansas; Trenton, New Jersey; Wichita, Kansas; Grand Rapids, Michigan; Tyler, Texas; và Springfield, Illinois.
Riêng tại tổng giáo phận Washington DC nơi điêu đứng vì các tai tiếng lạm dụng trong năm qua liên quan đến Mc Carrick và phúc trình Pennsylvania cũng có 455 tân tòng và 183 ứng viên.
Source:USCCB Catholic Church in the United States Will Welcome Thousands of New Catholics at Easter Vigil Masses
Các báo cáo của 89 giáo phận nghi thức Latinh của Hoa Kỳ, chiếm gần một nửa tổng số giáo phận tại Mỹ, cho biết ít nhất 37,000 người đã gia nhập Giáo hội trong mùa lễ Phục sinh năm nay.
Đại đa số những người Công Giáo mới sẽ trải qua Nghi thức Khai Tâm Kitô giáo cho người lớn tại giáo xứ họ chọn lựa. Dù đã có những hiểu biết nhất định về Chúa Giêsu, Kinh Thánh và giáo huấn Công Giáo, cũng như đã sẵn sàng sống theo niềm tin Công Giáo, các tân tòng sẽ được yêu cầu tham dự các khoá học chính thức hơn để có thể trưởng thành trong đức tin.
Có hai nhóm người khác nhau gia nhập Giáo hội. Một nhóm được gọi là tân tòng - catechumens, là những người chưa bao giờ được rửa tội. Họ sẽ nhận các bí tích khai tâm - bí tích rửa tội, thêm sức và rước lễ lần đầu - trong phụng vụ Vọng Phục sinh. Nhóm khác được gọi là các ứng viên - candidates, là những người đã được rửa tội trong một hệ phái Kitô giáo khác. Họ sẽ được nhận vào Giáo Hội Công Giáo thông qua việc tuyên xưng đức tin, thêm sức và rước lễ lần đầu.
Tổng giáo phận Los Angeles, Galveston-Houston, Atlanta và Seattle, và các giáo phận Dallas, Fort Worth, Texas và Charlotte, Bắc Carolina đón nhận hơn 1,000 tân tòng. Tổng giáo phận Los Angeles, là tổng giáo phận lớn nhất Hoa Kỳ, đón nhận 1,560 tân tòng và 913 ứng viên. Tổng giáo phận Galveston-Houston có 1,512 tân tòng và 631 ứng viên.
Các tổng giáo phận và giáo phận có ít hơn 1,000 tân tòng và ứng viên là Washington, New Orleans, St. Paul và Minneapolis, Thành phố Oklahoma, Denver, Philadelphia, Cincinnati, Boston, Indianapolis, và Baltimore, Honolulu; Pittsburgh; Thành phố Salt Lake; Orlando, Palm Beach, St. Augustine và Venice, Florida; Cleveland và Columbus, Ohio; Thành phố Jefferson và Thành phố Kansas-St. Giuse, Missouri; Baton Rouge, Louisiana; Arlington, Virginia; Tucson, Arizona; Little Rock, Arkansas; Trenton, New Jersey; Wichita, Kansas; Grand Rapids, Michigan; Tyler, Texas; và Springfield, Illinois.
Riêng tại tổng giáo phận Washington DC nơi điêu đứng vì các tai tiếng lạm dụng trong năm qua liên quan đến Mc Carrick và phúc trình Pennsylvania cũng có 455 tân tòng và 183 ứng viên.
Source:USCCB
Đức Hồng Y Bo cầu nguyện cho nạn nhân trận động đất tại Phi Luật Tân
Thanh Quảng sdb
19:50 24/04/2019
Đức Hồng Y Bo cầu nguyện cho nạn nhân trận động đất tại Phi Luật Tân
Đức Hồng Y Bo, Chủ tịch Liên Hội Đồng các Giám mục Châu Á, bày tỏ nỗi đau chia sẻ về trận động đất xảy ra ở Phi Luật Tân làm nhiều người chết và nhiều tổn thất.
Đức Hồng Y Charles Bo cho biết Ngài rất đau buồn chia sẻ với người dân tại Phi Luật Tân, những người đã phải hứng chịu một loạt trận động đất trong tuần này khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.
Trong một điệp văn gửi đến Đức Tổng Giám Mục Manila, Đức Hồng Y Luis Tagle, và đến các giám mục Phi Luật Tân và tín hữu, Đức Hồng Y Bo đã bày tỏ tình hiệp thông trước thảm họa xảy ra động đất tại Phi Luật Tân vào các ngày 22 và 23 tháng Tư đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 người, làm bị thương hàng trăm người và một số người bị mất tích.
Đức Hồng Y nói ngài rất đau buồn trước thảm họa xảy ra cho cuộc sống của nhiều người ở Phi Luật Tân, cũng như chính ngài đang đối diện với các cuộc tấn công tàn bạo vào các Kitô hữu ở Sri Lanka khiến chúng tôi chết lặng không nói lên lời!
Đức Hồng Y Bo kết luận ngài và tất cả các giám mục của các quốc gia thành viên của Hội đồng Giám mục Châu Á đang cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc thiên tai này cũng như cho những người sống sót và cho những ai đang chăm sóc cho các nạn nhân và những ai đang nỗ lực cứu trợ.
Hai trận động đất không có liên hệ nào với nhau
Hai trận động đất xảy ra cho đất nước Phi Luật Tân vào thứ ba 23/4 với cường độ 6.4 tại trung tâm đảo Samar, một hòn đảo nằm về hướng đông miền trung của Phi Luật Tân. Địa điểm này nằm cách trận động đất khác 6.1 độ richter vào hôm thứ Hai 22/4, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng và làm rung chuyển các cao ốc ở thủ đô Manila.
Nhiều khu vực bị động đất vẫn chưa có điện, vì các nhà máy điện đã cúp điện hầu ngăn ngừa các cuộc hỏa hoạn dễ bục phát!
Đất nước Phi Luật Tân gồm nhiều đảo đã chứng kiến nhiều thảm họa do nhiều núi lửa hoạt động thường xuyên gây nên động đất làm thiệt mạng nhiều người.
Các nhân viên của Viện nghiên cứu chấn động Núi lửa và địa chấn của Phi Luật Tân cho hay hai trận động đất xảy ra trong tuần này dường như không có một liên hệ gì với nhau cả!
Đức Hồng Y Bo, Chủ tịch Liên Hội Đồng các Giám mục Châu Á, bày tỏ nỗi đau chia sẻ về trận động đất xảy ra ở Phi Luật Tân làm nhiều người chết và nhiều tổn thất.
Đức Hồng Y Charles Bo cho biết Ngài rất đau buồn chia sẻ với người dân tại Phi Luật Tân, những người đã phải hứng chịu một loạt trận động đất trong tuần này khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.
Trong một điệp văn gửi đến Đức Tổng Giám Mục Manila, Đức Hồng Y Luis Tagle, và đến các giám mục Phi Luật Tân và tín hữu, Đức Hồng Y Bo đã bày tỏ tình hiệp thông trước thảm họa xảy ra động đất tại Phi Luật Tân vào các ngày 22 và 23 tháng Tư đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 người, làm bị thương hàng trăm người và một số người bị mất tích.
Đức Hồng Y nói ngài rất đau buồn trước thảm họa xảy ra cho cuộc sống của nhiều người ở Phi Luật Tân, cũng như chính ngài đang đối diện với các cuộc tấn công tàn bạo vào các Kitô hữu ở Sri Lanka khiến chúng tôi chết lặng không nói lên lời!
Đức Hồng Y Bo kết luận ngài và tất cả các giám mục của các quốc gia thành viên của Hội đồng Giám mục Châu Á đang cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc thiên tai này cũng như cho những người sống sót và cho những ai đang chăm sóc cho các nạn nhân và những ai đang nỗ lực cứu trợ.
Hai trận động đất không có liên hệ nào với nhau
Hai trận động đất xảy ra cho đất nước Phi Luật Tân vào thứ ba 23/4 với cường độ 6.4 tại trung tâm đảo Samar, một hòn đảo nằm về hướng đông miền trung của Phi Luật Tân. Địa điểm này nằm cách trận động đất khác 6.1 độ richter vào hôm thứ Hai 22/4, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng và làm rung chuyển các cao ốc ở thủ đô Manila.
Nhiều khu vực bị động đất vẫn chưa có điện, vì các nhà máy điện đã cúp điện hầu ngăn ngừa các cuộc hỏa hoạn dễ bục phát!
Đất nước Phi Luật Tân gồm nhiều đảo đã chứng kiến nhiều thảm họa do nhiều núi lửa hoạt động thường xuyên gây nên động đất làm thiệt mạng nhiều người.
Các nhân viên của Viện nghiên cứu chấn động Núi lửa và địa chấn của Phi Luật Tân cho hay hai trận động đất xảy ra trong tuần này dường như không có một liên hệ gì với nhau cả!
Bênh vực công lý và Giáo Hội
30/04: Chiêu Hồn Bóng Quế
Lê Đình Thông
08:30 24/04/2019
Trang sử buồn, chồn cáo nghênh ngang
Từ nay lịch sử sang trang
Tháng tư buồn thảm lệ tràn ướt mi.
Ngoài đường phố xuân thì vụt tắt
Chỉ còn màu tím ngắt tang thương
Tân thanh tấu khúc đoạn trường
Vành tang chít vội, khôn lường niềm đau.
Từ ngày đó nhịp cầu đứt đoạn
Bao chiến binh hoạn nạn tràn lan
Núi rừng Việt Bắc thênh thang
Đèo heo hút gió, chung thân mỏi mòn.
Trong ngục tối bao hồn chiến sĩ
Chết trơ xương, sinh ký tử quy
Rừng thiêng nước độc chôn vùi
Chập chùng mộ chí xanh rì đồi nương
Ngoài biển cả cuồng phong bão tố
Thuyền vượt biên, vô số cô hồn
Hồn ma bóng quế chập chờn
Biển Đông vùi xác tủi hờn biệt ly.
Ngày tận số chỉ vì phương bắc
Đem hận thù reo rắc khắp nơi
Người ta trả oán thù đời
Từ nam chí bắc, biển khơi chập chùng.
Thơ song thất, tâm nhang thắp cháy
Tấm lòng thành cúi lạy vong linh
Lâm râm tụng niệm Tâm kinh
Từ nay xin thoát tội tình bến mê.
Lê Đình Thông
Văn Hóa
Thăm thị trấn Magong có lịch sử cổ đại trên đảo Bành Hồ của Đài Loan
Lm John Trần Công Nghị
04:38 24/04/2019
Đảo Bành Hồ (Penghu) xinh đẹp nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây của đại lục Đài Loan, còn được gọi là Quần đảo Pescadores. Nghĩ tới Đài Loan chúng ta chỉ cho rằng là hòn đảo duy nhất, nhưng thực ra có nhiều đảo nhỏ, và Bành Hồ là một quần đảo gồm 90 hòn đảo và đảo nhỏ ở eo biển Đài Loan. Đến thăm đảo Bành Hồ là bắt đầu cuộc phiêu lưu bước vào một nơi tràn ngập lịch sử và văn hóa bên cạnh khung cảnh đại dương ngoạn mục và vô số kỳ quan thiên nhiên!
Xem hình ảnh
Một trong những bí mật kỳ thú nhất mà Đài Loan vẫn còn giữ kín với thế giới bên ngoài: vì Bành Hồ vẫn còn xa lạ với hầu hết khách du lịch quốc tế. Thực vậy Bành Hồ có nhiều di sản đền đài lịch sử cổ đại từ đời Ming sang đời Thanh với các ngôi đền, giếng nước cổ và thành quách lâu đời.
Nếu bạn tự hỏi làm thế nào bạn có thể đến đó, cách thuận tiện nhất là bạn bắt chuyến bay nội địa đến sân bay Bành Hồ Magong. Chọn khởi hành từ Tùng Sơn (Đài Bắc), Đài Trung, Gia Nghĩa, Đài Nam, Cao Hùng hoặc đảo Kinmen và bạn sẽ đi trên đường đến Bành Hồ. Ngoài ra, có các chuyến phà có sẵn từ cả Cảng Budai ở Thành phố Gia Nghĩa và Cảng Cao Hùng. Tuy nhiên, chúng tôi không phải vất vả như vậy vì du thuyền đi từ Hồng Kong đến Bành Hồ mất một ngày một đêm lướt trên sóng nước yên bình.
Khi tới nơi thấy biển xung quanh Bành Hồ có màu xanh ngọc với cát san hô trắng trên bờ biển. Người ta nói rằng: “Những bãi biển xinh đẹp của Bành Hồ được cho là thuộc hàng tốt nhất ở Đài Loan. Nếu bạn là một người đam mê ngoài trời, thì Bành Hồ là thiên đường của bạn”.
Tầu đậu ngay cạnh thành phố nên việc tham quan rất tiện lợi và các di tích lịch sử của thị trấn Magong trên đảo Bành Hồ không xa nhau bao nhiêu. Trước tiên chúng tôi đi thăm Đền Matsu được xây cất dưới triều đại nhà Ming vào năm 1592. Mazu là Thần Biển của Trung Quốc. Ngôi đền được các thủy thủ và ngư dân tôn thờ để bảo vệ họ khi ở trên biển. Ngôi đền nằm ở cuối con phố cũ và được hầu hết du khách lui tới.
Đền Matsu là trung tâm tôn giáo của dân chúng Bành Hồ và là đền lịch sử của cả quốc gia. Người dân địa phương nói rằng đây là ngôi đền cổ nhất của Đài Loan và việc phát hiện ra một tấm bia vào năm 1919 đã ghi lệnh của danh Tướng Yu Tzu-kau (sinh năm 1604).
Đền này là một trong những điểm nổi tiếng nhất của Bành Hồ, đền có một mái nhà mái vòm én cao và khác thường và rất nhiều đồ chạm khắc gỗ theo kiểu Triều Châu tuyệt đẹp. Trong sảnh chính có một thiết kế hình chữ vạn đại diện cho sự may mắn vô tận trên các tấm cửa gỗ. Sự xuất hiện hiện tại của ngôi đền là kết quả của sự trùng tu vào năm 1922. Nhà thiết kế bậc thầy từ Triều Châu ở miền Nam Trung Quốc, người đã truyền tải nó một cách rõ nét điêu khắc của các ngôi đền Triều Châu.
Đi vòng quanh thị trấn này đâu cũng cũng thấy có đền, miếu, chùa… Tôi đếm được trên 15 nơi đền thờ, hoặc là thờ Thần hoàng, Anh hùng hay tướng quân có công với đất nước, thờ Tổ tiên, thờ Tiên Thánh, và các Linh vật…
Trong số các tòa nhà của những năm 1920 phía sau Đền Matsu là Cửa hàng Y học Cổ truyền Trung Quốc Chienyi được xây dựng vào năm 1918. Đi tham quan quá đó, bạn sẽ thấy các loại thảo mộc được bày ra trên ban-công tầng một. Bên cạnh các loại thảo mộc, nó cũng bán trà thảo dược làm sẵn và trứng ngâm trà.
Một khu vực chính để khám phá là đường phố cũ của thành phố Magong. Nó nằm ngay bên ngoài đường Zhong Zheng. Con phố cũ không lớn lắm, nhưng chúng tôi thấy có những tòa nhà cũ. Cuối con đường này là một giếng nước có bốn mắt.
Giếng Bốn Mắt có từ 400 năm trước, nó chứng kiến cuộc sống người dân Magong đã sinh sống ra sao. Những giếng này đã được khu phố sử dụng và chia sẻ để lấy nước sạch. Ngày nay vẫn còn nước ngọt bên trong giếng này.
Ngoài ra còn có ngôi chùa Phật giáo ở Magong nằm ở bờ biển phía Tây và tượng Quan Âm (Guanyin) 300 tuổi trong ngôi chùa Phật giáo và vật quan trọng nhất trong chùa là chiếc chuông cũ, có từ năm 1696.
Cổng Shuncheng được xây từ thế kỷ thứ XIII và Tường Makung: Các bức tường thành phố được xây dựng xung quanh Makung như một biện pháp phòng thủ. Sau khi người Pháp chiếm đóng rời khỏi thành phố vào năm 1885, các bức tường hầu hết bị người Nhật đánh sập. Ngày nay, các phần của bức tường còn lại bị tràn ngập bởi cây xương rồng và cây lô hội.
Sau cùng chúng tôi đi thăm hai nhà thờ 1 Tin Lành, 1 Công Giáo. Khi vào thăm nhà thờ Công Giáo tôi thấy có người đang điều khiển ca hát và ngồi trong các hàng ghế thấy có chừng 25 thanh niên nam nữ và người già tàn tật. Tôi tiến lại hỏi thì biết đó là linh mục quản xứ. Ngài đang hát cho các người tàn tật và những người chậm trí nhớ mục đích quy tụ họ sau Phục Sinh. Hỏi ra thì giáo xứ cũng chẳng có bao nhiêu giáo dân! Ở một nơi xa xôi thế này mà có một ngôi thánh đường Công Giáo là quá quí. Trước đây đảo này được các linh mục Pháp truyền giáo, do vậy cũng có một nhà thương có tên là St. Camillo rất lớn còn tồn tại.
Những người yêu thích hải sản chắc chắn sẽ thích thị trấn Magong vì hải sản Bành Hồ với hải sản tươi và đặc biệt là mực có rất nhiều nơi đây. Từ mực luộc, hàu tươi và nghêu nướng cho đến cơm chiên uni (nhím biển) và các loại động vật có vỏ khác nhau!
Hướng dẫn viên du lịch cho biết rằng: “Với mực là một trong những biến thể phổ biến nhất của hải sản ở Bành Hồ, bún mực địa phương đóng vai trò là thực phẩm hoàn hảo cho bất kỳ ngày nào. Mực mềm và ngon miệng kết hợp với bún là món ăn không thể bỏ qua cho bất kỳ du khách nào. Tương tự, phở xào với bí ngô là một món ăn truyền thống của Bành Hồ. Với tôm tươi và mực kết hợp với bí ngô xắt nhỏ xào với mì gạo, món ăn đặc biệt của người dân Bành Hồ”.
Một ngày thăm Magong của Bành Hồ thật thú vị và ý nghĩa!
Xem hình ảnh
Một trong những bí mật kỳ thú nhất mà Đài Loan vẫn còn giữ kín với thế giới bên ngoài: vì Bành Hồ vẫn còn xa lạ với hầu hết khách du lịch quốc tế. Thực vậy Bành Hồ có nhiều di sản đền đài lịch sử cổ đại từ đời Ming sang đời Thanh với các ngôi đền, giếng nước cổ và thành quách lâu đời.
Nếu bạn tự hỏi làm thế nào bạn có thể đến đó, cách thuận tiện nhất là bạn bắt chuyến bay nội địa đến sân bay Bành Hồ Magong. Chọn khởi hành từ Tùng Sơn (Đài Bắc), Đài Trung, Gia Nghĩa, Đài Nam, Cao Hùng hoặc đảo Kinmen và bạn sẽ đi trên đường đến Bành Hồ. Ngoài ra, có các chuyến phà có sẵn từ cả Cảng Budai ở Thành phố Gia Nghĩa và Cảng Cao Hùng. Tuy nhiên, chúng tôi không phải vất vả như vậy vì du thuyền đi từ Hồng Kong đến Bành Hồ mất một ngày một đêm lướt trên sóng nước yên bình.
Khi tới nơi thấy biển xung quanh Bành Hồ có màu xanh ngọc với cát san hô trắng trên bờ biển. Người ta nói rằng: “Những bãi biển xinh đẹp của Bành Hồ được cho là thuộc hàng tốt nhất ở Đài Loan. Nếu bạn là một người đam mê ngoài trời, thì Bành Hồ là thiên đường của bạn”.
Tầu đậu ngay cạnh thành phố nên việc tham quan rất tiện lợi và các di tích lịch sử của thị trấn Magong trên đảo Bành Hồ không xa nhau bao nhiêu. Trước tiên chúng tôi đi thăm Đền Matsu được xây cất dưới triều đại nhà Ming vào năm 1592. Mazu là Thần Biển của Trung Quốc. Ngôi đền được các thủy thủ và ngư dân tôn thờ để bảo vệ họ khi ở trên biển. Ngôi đền nằm ở cuối con phố cũ và được hầu hết du khách lui tới.
Đền Matsu là trung tâm tôn giáo của dân chúng Bành Hồ và là đền lịch sử của cả quốc gia. Người dân địa phương nói rằng đây là ngôi đền cổ nhất của Đài Loan và việc phát hiện ra một tấm bia vào năm 1919 đã ghi lệnh của danh Tướng Yu Tzu-kau (sinh năm 1604).
Đền này là một trong những điểm nổi tiếng nhất của Bành Hồ, đền có một mái nhà mái vòm én cao và khác thường và rất nhiều đồ chạm khắc gỗ theo kiểu Triều Châu tuyệt đẹp. Trong sảnh chính có một thiết kế hình chữ vạn đại diện cho sự may mắn vô tận trên các tấm cửa gỗ. Sự xuất hiện hiện tại của ngôi đền là kết quả của sự trùng tu vào năm 1922. Nhà thiết kế bậc thầy từ Triều Châu ở miền Nam Trung Quốc, người đã truyền tải nó một cách rõ nét điêu khắc của các ngôi đền Triều Châu.
Đi vòng quanh thị trấn này đâu cũng cũng thấy có đền, miếu, chùa… Tôi đếm được trên 15 nơi đền thờ, hoặc là thờ Thần hoàng, Anh hùng hay tướng quân có công với đất nước, thờ Tổ tiên, thờ Tiên Thánh, và các Linh vật…
Trong số các tòa nhà của những năm 1920 phía sau Đền Matsu là Cửa hàng Y học Cổ truyền Trung Quốc Chienyi được xây dựng vào năm 1918. Đi tham quan quá đó, bạn sẽ thấy các loại thảo mộc được bày ra trên ban-công tầng một. Bên cạnh các loại thảo mộc, nó cũng bán trà thảo dược làm sẵn và trứng ngâm trà.
Một khu vực chính để khám phá là đường phố cũ của thành phố Magong. Nó nằm ngay bên ngoài đường Zhong Zheng. Con phố cũ không lớn lắm, nhưng chúng tôi thấy có những tòa nhà cũ. Cuối con đường này là một giếng nước có bốn mắt.
Giếng Bốn Mắt có từ 400 năm trước, nó chứng kiến cuộc sống người dân Magong đã sinh sống ra sao. Những giếng này đã được khu phố sử dụng và chia sẻ để lấy nước sạch. Ngày nay vẫn còn nước ngọt bên trong giếng này.
Ngoài ra còn có ngôi chùa Phật giáo ở Magong nằm ở bờ biển phía Tây và tượng Quan Âm (Guanyin) 300 tuổi trong ngôi chùa Phật giáo và vật quan trọng nhất trong chùa là chiếc chuông cũ, có từ năm 1696.
Cổng Shuncheng được xây từ thế kỷ thứ XIII và Tường Makung: Các bức tường thành phố được xây dựng xung quanh Makung như một biện pháp phòng thủ. Sau khi người Pháp chiếm đóng rời khỏi thành phố vào năm 1885, các bức tường hầu hết bị người Nhật đánh sập. Ngày nay, các phần của bức tường còn lại bị tràn ngập bởi cây xương rồng và cây lô hội.
Sau cùng chúng tôi đi thăm hai nhà thờ 1 Tin Lành, 1 Công Giáo. Khi vào thăm nhà thờ Công Giáo tôi thấy có người đang điều khiển ca hát và ngồi trong các hàng ghế thấy có chừng 25 thanh niên nam nữ và người già tàn tật. Tôi tiến lại hỏi thì biết đó là linh mục quản xứ. Ngài đang hát cho các người tàn tật và những người chậm trí nhớ mục đích quy tụ họ sau Phục Sinh. Hỏi ra thì giáo xứ cũng chẳng có bao nhiêu giáo dân! Ở một nơi xa xôi thế này mà có một ngôi thánh đường Công Giáo là quá quí. Trước đây đảo này được các linh mục Pháp truyền giáo, do vậy cũng có một nhà thương có tên là St. Camillo rất lớn còn tồn tại.
Những người yêu thích hải sản chắc chắn sẽ thích thị trấn Magong vì hải sản Bành Hồ với hải sản tươi và đặc biệt là mực có rất nhiều nơi đây. Từ mực luộc, hàu tươi và nghêu nướng cho đến cơm chiên uni (nhím biển) và các loại động vật có vỏ khác nhau!
Hướng dẫn viên du lịch cho biết rằng: “Với mực là một trong những biến thể phổ biến nhất của hải sản ở Bành Hồ, bún mực địa phương đóng vai trò là thực phẩm hoàn hảo cho bất kỳ ngày nào. Mực mềm và ngon miệng kết hợp với bún là món ăn không thể bỏ qua cho bất kỳ du khách nào. Tương tự, phở xào với bí ngô là một món ăn truyền thống của Bành Hồ. Với tôm tươi và mực kết hợp với bí ngô xắt nhỏ xào với mì gạo, món ăn đặc biệt của người dân Bành Hồ”.
Một ngày thăm Magong của Bành Hồ thật thú vị và ý nghĩa!
Hòa Lan –Một Mùa Phục Sinh Nhiều Cảm Xúc
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
15:15 24/04/2019
Hòa Lan –Một Mùa Phục Sinh Nhiều Cảm Xúc
Sáng Chúa Nhật cuối tháng 3, khi chúng tôi đang chuẩn bị dâng thánh lễ rửa tội cho một người dự tòng 74 tuổi ở Almere thì nhận được tin báo từ Việt Nam là người Cha thân yêu vừa trút hơi thở cuối cùng. Dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước, nhưng khi nhận được tin đột ngột này trong lòng buồn vô hạn và cảm thấy trống vắng vì kể từ đây chúng tôi hoàn toàn mồ côi vì người Mẹ kính yêu cũng qua đời đột ngột cách đây vài năm khi chúng tôi còn làm việc ở Paraguay.
Những công việc chuẩn bị cho những ngày tĩnh tâm với các giáo khu Việt Nam cũng như xứ Hòa Lan và Tây Ban Nha phải nhờ người khác giúp để chúng tôi trở về Việt Nam thọ tang thân phụ. Chuyến bay từ Hòa Lan về Việt Nam gần hơn chuyến bay từ Paraguay năm xưa gần nửa chặng đường nên chúng tôi cũng có mặt bên gia đình sớm hơn.
Những ngày đầu tháng 4 năm nay lại đúng dịp các linh mục tĩnh tâm, giải tộitrước khi bước vào Tuần Thánh nên Đức Giám Mục giáo phận nơi gia đình chúng tôi sinh sống muốn cử hành thánh lễ một ngày thuận tiện để các linh mục có thể đồng tế an táng cho ông Cụ. Các anh em linh mục, tu sĩ cùng Dòng tại Việt Nam cũng đến viếng và tham dự rất đông dù anh em đang làm việc ở các nơi xa nhau. Sự hiện diện của 2 giám mục, các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và bà con trong giáo xứ trong những ngày tang lễ cũng phần nào an ủi, động viên cho gia đình và chúng tôi dù bản thân chúng tôi không giúp được gì cho giáo phận và Tỉnh Dòng ở Việt Nam từ ngày chịu chức mà chỉ làm việc ở các xứ truyền giáo.
Thế là Ba tôi đã ra đi sum họp với người Mẹ mà không lúc nào chúng tôi quên được. Những ngày ở Việt Nam với gia đình để lo lắng cho đám tang Ba mới thấy được tình làng nghĩa xóm của người dân Việt, nhất là những người Công Giáo hiền lành và đạo đức qua những lời kinh, bài hát cầu hồn bên quan tài và tham dự thánh lễ sốt sắng khi có một linh mục đến dâng lễ. Chúng tôi cũng được an ủi khi những người đồng hương bên Hòa Lan, Đức, Bỉ, Nauy, Pháp, Hoa Kỳ… đã phân ưu, cầu nguyện dù họ chỉ mớibiết chúng tôi từ ngày chúng tôi đến Âu châu. Các anh em cùng Dòng từng làm việc với tôi bên Nam Mỹ cũng như bên Hòa Lan cũng đã điện thoại chia buồn và hiệp ý cầu nguyện. Đời tu là thế vì mình đâu có làm những việc gì to tát ngoài sự hy sinh quên mình trong sứ vụ của mình vì mình nhận nhưng không thì cũng cho nhưng không. Xin cảm ơn tất cả mọi người cũng vì tình thương bằng cách này hay cách khác đã đồng hành với chúng tôi trong những ngày đau buồn nhất về sự ra đi của thân phụ chúng tôi và xin Chúa trả công bội hậu cho quý vị.
Sau khi lo đám tang cho ông Cụ, chúng tôi phải quay về Hòa Lan vào những ngày cao điểm của Tuần Thánh để lo việc mục vụ của mình. Dù người dân ở đây họ không tham dự thánh lễ ngày thường hay Chúa Nhật như người Việt mình, họ tham dự sốt sắng các ngày trong Tam Nhật Thánh. Mỗi ngày chúng tôi phải lo soạn các bài giảng bằng những thứ tiếng khác nhau. Tối thứ Bảy Vọng Phục sinh có lẽ là ngày mệt nhất vì thánh lễ tiếng Hòa Lan lúc 21.00 có rửa tội cho 1 người lớn. Ca đoàn Hòa Lan khi hát là hát đầy đủ không bỏ phiên khúc nào nên thánh lễ kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ. Gần 1 giờ sáng Chúa Nhật mới về đến nhà nhưng 7 giờ sáng lại phải đón Metro dâng lễ Hòa Lan cho một giáo xứ khác. Ngày lễ trọng nên các phương tiện giao thông công cộng rất ít và đành phải chờ lâu. Thiếu ngủ, di chuyển nhiều, làm việc trí óc nhiều nên sau thánh lễ II của ngày Chúa Nhật Phục Sinh chúng tôi cảm thấy kiệt sức và về đến nhà là nằm liệt luôn. Cũng may là Chúa chưa thương nên chưa gọi về và để chúng tôi tiếp tục bay nhảy, làm việc sau một ngày nghỉ ngơi để kịp hồi sức.
Người ta thường nói trăm nghe không bằng một thấy. Và nhiều khi những điều mình thấy sờ sờ trước mắt nhưng cũng chưa chắc là sự thật 100%cho đến khi chúng ta hiểu đúng về nó.Có lẽ kinh nghiệm trong đời sống truyền giáo đã dạy chúng tôi nhiều điều là đừng vội kết luận điều gì quá sớm khi chưa hiểu và sống về điều đó. Lúc này chúng tôi làm việc nhiều hơn với người Hòa Lan nên chúng tôi bắt đầu hiểu họ nhiều hơn và thấy rằng họ thật sự là những người sống đạo bằng cả con tim. Nhiều người đã nghỉ hưu và hàng tháng họ lãnh lương từ chính phủ mà không cần làm gì. Ấy vậy mà chúng tôi thấy họ đi làm thiện nguyện ở các nhà Dưỡng Lão, các thư viện, các trại di dân… hoàn toàn tự nguyện theo ngành nghề trước đây của họ. Chính chúng tôi cũng được 3 nhà giáo nghỉ hưu người bản xứ giúp đỡ trong việc học ngôn ngữ và kiến thức về đất nước Hòa Lan hoàn toàn miễn phí từ ngày chúng tôi đặt chân đến đây nên chúng tôi cũng hiểu biết được nhiều điều. Ở đây người ta không quan trọng chức vụ, bằng cấp hay tuổi tác mà người ta chỉ quan trọng là chúng ta sống thế nào. Có thể lúc đầu chúng tôi còn thấy bỡ ngỡ và lạ lẫm vì ở Việt Nam hay bên Nam Mỹ nơi chúng tôi từng làm việc thì linh mục luôn được coi trọng và đề cao thái quá đến nỗi nếu linh mục có điều gì sai trái thì cũng dễ bỏ qua. Còn bên này ai cũng như ai và mọi người đều phải chu toàn bổn phận và nghĩa vụ của mình.
Những ngày ở Việt Nam chúng tôi cũng ngồi tòa giải tội ở một số giáo xứ dịp mùa Chay và cảm thấy các sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam nhộn nhịp và sống động quá. Chúng tôi ước gì những nơi mình phục vụ ở đây cũng được một phần như thế nhưng điều ước đó thật xa vời vì con người càng văn minh hiện đại thì luôn tỉ lệ nghịch với đời sống tinh thần và đa số giới trẻ ngày nay dần dần xa rời tôn giáo do chủ nghĩa thực dụng và sự tự do thái quá. Sự kiện nhà thờ Đức Bà Paris, trái tim của nước Pháp bị cháy ruội vào đầu Tuần Thánh là lời cảnh tỉnh cho người dân Pháp nói riêng và dân Âu châu nói chung biết tìm về cội nguồn Ki-tô giáo của mìnhtrước sự bành trướng thầm lặng của người Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục đang nổi lên mạnh mẽ ở Âu châu.Nhìn thấy người dân thổn thức cầu nguyện trước ngôi nhà thờ đang cháy mới thấy rằng Chúa có cách của Ngài để chuyển bại thành thắng, biến đau thương thành hành động.Từ đây người dân Pháp sẽ cùng nhau tái thiết ngôi Thánh Đường từng được xem là biểu tượng của một Trưởng Nữ Giáo Hội, và biết đâu trong tương lai người ta sẽ “tái thiết” đền thờ tâm hồn của họ để quay trở lại thời kỷ của các thánh từng vang bóng một thời của giáo hội Pháp.
Những ngày ngắn ngủi ở Việt Nam chúng tôi cũng ghé thăm nghĩa trang thai nhi ở Kontum, một thành phố nhỏ ở miền núi do một linh mục tổng đại diện giáo phận và một nhóm thiện nguyện không phân biệt lương giáo phụ trách. Chỉ trong vòng 10 năm mà một nghĩa trang heo hút này chôn cất được hơn 10 ngàn thai nhi. Nhìn những người thiện nguyện đi nhặt các thai nhi ở các bệnh viện, trên vệ đường hay nơi xỏ xỉnh nào đó đem về lau rửa và bỏ vào những chiếc khạp nhỏ cho xứng với nhân phẩm một con người rồi đem ra nghĩa trang vào mỗi sáng thứ Bảy để chôn cất đàng hoàng cho các em mà cảm thấy xót xa trong lòng. Ở Hòa Lan luật cho phép hôn nhân đồng tính, hợp pháp hóa mại dâm, phá thai nhưng chưa bao giờ nghe thấy tình trạnh phá thai rùng rợn như ở Trung Quốc và Việt Nam. Ngày thứ Sáu Tuần Thánh khi cử hành nghi thức với cộng đồng nói tiếng Anh, chúng tôi đã suy nghĩ điều này rất nhiều và mong thay các bà mẹ đừng giết người nữa, đừng tàn sát những thai nhi vô tội nữa. Những bạn trẻ khi muốn đến với nhau hãy có trách nhiệm với giọt máu của mình. Chúa đã chết để chúng ta được sống thì chúng ta cũng đừng để ai phải khổ, phải chết, nhất là những sinh linh vô tội do chính chúng ta tạo nên.
Chúa đã Phục Sinh All-All.Tuần này chúng ta mừng lễ Bát Nhật Phục Sinh, một niềm vui kéo dài việc mừng Chúa Sống Lại sau 40 ngày chay tịnh. Nhưng thế giới lại đau buồn khi bọn khủng bố đã đánh bom khiến hơn 300 người chết tại Srilanka vào đúng Chúa Nhật Phục Sinh khi người dân tham dự thánh lễ. Văn hóa sự chết dường như đang thống trị thế giới này. Chủ nghĩa khủng bố núp trong bóng tối luôn rình rập, đe dọa chúng ta., nhưng Chúa Giêsu đã nói: Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian"(Ga 16, 33). Xin Chúa Phục Sinh giúp chúng con luôn vững bước trên đường đời dù trong cuộc sống vẫn luôn có những bóng ma rình rập hãm hại chúng con nhưng vì tin có Chúa chúng con sẽ chiến thắng.
Hòa Lan,24 tháng 04năm 2019–
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Sáng Chúa Nhật cuối tháng 3, khi chúng tôi đang chuẩn bị dâng thánh lễ rửa tội cho một người dự tòng 74 tuổi ở Almere thì nhận được tin báo từ Việt Nam là người Cha thân yêu vừa trút hơi thở cuối cùng. Dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước, nhưng khi nhận được tin đột ngột này trong lòng buồn vô hạn và cảm thấy trống vắng vì kể từ đây chúng tôi hoàn toàn mồ côi vì người Mẹ kính yêu cũng qua đời đột ngột cách đây vài năm khi chúng tôi còn làm việc ở Paraguay.
Những công việc chuẩn bị cho những ngày tĩnh tâm với các giáo khu Việt Nam cũng như xứ Hòa Lan và Tây Ban Nha phải nhờ người khác giúp để chúng tôi trở về Việt Nam thọ tang thân phụ. Chuyến bay từ Hòa Lan về Việt Nam gần hơn chuyến bay từ Paraguay năm xưa gần nửa chặng đường nên chúng tôi cũng có mặt bên gia đình sớm hơn.
Những ngày đầu tháng 4 năm nay lại đúng dịp các linh mục tĩnh tâm, giải tộitrước khi bước vào Tuần Thánh nên Đức Giám Mục giáo phận nơi gia đình chúng tôi sinh sống muốn cử hành thánh lễ một ngày thuận tiện để các linh mục có thể đồng tế an táng cho ông Cụ. Các anh em linh mục, tu sĩ cùng Dòng tại Việt Nam cũng đến viếng và tham dự rất đông dù anh em đang làm việc ở các nơi xa nhau. Sự hiện diện của 2 giám mục, các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và bà con trong giáo xứ trong những ngày tang lễ cũng phần nào an ủi, động viên cho gia đình và chúng tôi dù bản thân chúng tôi không giúp được gì cho giáo phận và Tỉnh Dòng ở Việt Nam từ ngày chịu chức mà chỉ làm việc ở các xứ truyền giáo.
Sau khi lo đám tang cho ông Cụ, chúng tôi phải quay về Hòa Lan vào những ngày cao điểm của Tuần Thánh để lo việc mục vụ của mình. Dù người dân ở đây họ không tham dự thánh lễ ngày thường hay Chúa Nhật như người Việt mình, họ tham dự sốt sắng các ngày trong Tam Nhật Thánh. Mỗi ngày chúng tôi phải lo soạn các bài giảng bằng những thứ tiếng khác nhau. Tối thứ Bảy Vọng Phục sinh có lẽ là ngày mệt nhất vì thánh lễ tiếng Hòa Lan lúc 21.00 có rửa tội cho 1 người lớn. Ca đoàn Hòa Lan khi hát là hát đầy đủ không bỏ phiên khúc nào nên thánh lễ kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ. Gần 1 giờ sáng Chúa Nhật mới về đến nhà nhưng 7 giờ sáng lại phải đón Metro dâng lễ Hòa Lan cho một giáo xứ khác. Ngày lễ trọng nên các phương tiện giao thông công cộng rất ít và đành phải chờ lâu. Thiếu ngủ, di chuyển nhiều, làm việc trí óc nhiều nên sau thánh lễ II của ngày Chúa Nhật Phục Sinh chúng tôi cảm thấy kiệt sức và về đến nhà là nằm liệt luôn. Cũng may là Chúa chưa thương nên chưa gọi về và để chúng tôi tiếp tục bay nhảy, làm việc sau một ngày nghỉ ngơi để kịp hồi sức.
Người ta thường nói trăm nghe không bằng một thấy. Và nhiều khi những điều mình thấy sờ sờ trước mắt nhưng cũng chưa chắc là sự thật 100%cho đến khi chúng ta hiểu đúng về nó.Có lẽ kinh nghiệm trong đời sống truyền giáo đã dạy chúng tôi nhiều điều là đừng vội kết luận điều gì quá sớm khi chưa hiểu và sống về điều đó. Lúc này chúng tôi làm việc nhiều hơn với người Hòa Lan nên chúng tôi bắt đầu hiểu họ nhiều hơn và thấy rằng họ thật sự là những người sống đạo bằng cả con tim. Nhiều người đã nghỉ hưu và hàng tháng họ lãnh lương từ chính phủ mà không cần làm gì. Ấy vậy mà chúng tôi thấy họ đi làm thiện nguyện ở các nhà Dưỡng Lão, các thư viện, các trại di dân… hoàn toàn tự nguyện theo ngành nghề trước đây của họ. Chính chúng tôi cũng được 3 nhà giáo nghỉ hưu người bản xứ giúp đỡ trong việc học ngôn ngữ và kiến thức về đất nước Hòa Lan hoàn toàn miễn phí từ ngày chúng tôi đặt chân đến đây nên chúng tôi cũng hiểu biết được nhiều điều. Ở đây người ta không quan trọng chức vụ, bằng cấp hay tuổi tác mà người ta chỉ quan trọng là chúng ta sống thế nào. Có thể lúc đầu chúng tôi còn thấy bỡ ngỡ và lạ lẫm vì ở Việt Nam hay bên Nam Mỹ nơi chúng tôi từng làm việc thì linh mục luôn được coi trọng và đề cao thái quá đến nỗi nếu linh mục có điều gì sai trái thì cũng dễ bỏ qua. Còn bên này ai cũng như ai và mọi người đều phải chu toàn bổn phận và nghĩa vụ của mình.
Những ngày ở Việt Nam chúng tôi cũng ngồi tòa giải tội ở một số giáo xứ dịp mùa Chay và cảm thấy các sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam nhộn nhịp và sống động quá. Chúng tôi ước gì những nơi mình phục vụ ở đây cũng được một phần như thế nhưng điều ước đó thật xa vời vì con người càng văn minh hiện đại thì luôn tỉ lệ nghịch với đời sống tinh thần và đa số giới trẻ ngày nay dần dần xa rời tôn giáo do chủ nghĩa thực dụng và sự tự do thái quá. Sự kiện nhà thờ Đức Bà Paris, trái tim của nước Pháp bị cháy ruội vào đầu Tuần Thánh là lời cảnh tỉnh cho người dân Pháp nói riêng và dân Âu châu nói chung biết tìm về cội nguồn Ki-tô giáo của mìnhtrước sự bành trướng thầm lặng của người Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục đang nổi lên mạnh mẽ ở Âu châu.Nhìn thấy người dân thổn thức cầu nguyện trước ngôi nhà thờ đang cháy mới thấy rằng Chúa có cách của Ngài để chuyển bại thành thắng, biến đau thương thành hành động.Từ đây người dân Pháp sẽ cùng nhau tái thiết ngôi Thánh Đường từng được xem là biểu tượng của một Trưởng Nữ Giáo Hội, và biết đâu trong tương lai người ta sẽ “tái thiết” đền thờ tâm hồn của họ để quay trở lại thời kỷ của các thánh từng vang bóng một thời của giáo hội Pháp.
Những ngày ngắn ngủi ở Việt Nam chúng tôi cũng ghé thăm nghĩa trang thai nhi ở Kontum, một thành phố nhỏ ở miền núi do một linh mục tổng đại diện giáo phận và một nhóm thiện nguyện không phân biệt lương giáo phụ trách. Chỉ trong vòng 10 năm mà một nghĩa trang heo hút này chôn cất được hơn 10 ngàn thai nhi. Nhìn những người thiện nguyện đi nhặt các thai nhi ở các bệnh viện, trên vệ đường hay nơi xỏ xỉnh nào đó đem về lau rửa và bỏ vào những chiếc khạp nhỏ cho xứng với nhân phẩm một con người rồi đem ra nghĩa trang vào mỗi sáng thứ Bảy để chôn cất đàng hoàng cho các em mà cảm thấy xót xa trong lòng. Ở Hòa Lan luật cho phép hôn nhân đồng tính, hợp pháp hóa mại dâm, phá thai nhưng chưa bao giờ nghe thấy tình trạnh phá thai rùng rợn như ở Trung Quốc và Việt Nam. Ngày thứ Sáu Tuần Thánh khi cử hành nghi thức với cộng đồng nói tiếng Anh, chúng tôi đã suy nghĩ điều này rất nhiều và mong thay các bà mẹ đừng giết người nữa, đừng tàn sát những thai nhi vô tội nữa. Những bạn trẻ khi muốn đến với nhau hãy có trách nhiệm với giọt máu của mình. Chúa đã chết để chúng ta được sống thì chúng ta cũng đừng để ai phải khổ, phải chết, nhất là những sinh linh vô tội do chính chúng ta tạo nên.
Chúa đã Phục Sinh All-All.Tuần này chúng ta mừng lễ Bát Nhật Phục Sinh, một niềm vui kéo dài việc mừng Chúa Sống Lại sau 40 ngày chay tịnh. Nhưng thế giới lại đau buồn khi bọn khủng bố đã đánh bom khiến hơn 300 người chết tại Srilanka vào đúng Chúa Nhật Phục Sinh khi người dân tham dự thánh lễ. Văn hóa sự chết dường như đang thống trị thế giới này. Chủ nghĩa khủng bố núp trong bóng tối luôn rình rập, đe dọa chúng ta., nhưng Chúa Giêsu đã nói: Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian"(Ga 16, 33). Xin Chúa Phục Sinh giúp chúng con luôn vững bước trên đường đời dù trong cuộc sống vẫn luôn có những bóng ma rình rập hãm hại chúng con nhưng vì tin có Chúa chúng con sẽ chiến thắng.
Hòa Lan,24 tháng 04năm 2019–
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
VietCatholic TV
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Colombo, Sri Lanka nghẹn ngào trước tài liệu này
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:05 24/04/2019
Trong khi các quan chức chính phủ Sri Lanka cho biết tính đến sáng thứ Tư 24 tháng Tư đã có 359 người bị thiệt mạng, và 58 người bị bắt; báo chí tại Sri Lanka đã đăng tải rộng rãi một tài liệu của các cơ quan an ninh cho thấy các quan chức nước này đã biết trước cuộc tấn công tàn khốc, được thế giới đánh giá là cuộc tấn công khủng bố lớn nhất sau cuộc tấn công vào Hoa Kỳ ngày 11 tháng Chín, 2001.
Các quan chức chính phủ biết rõ bọn khủng bố là những tên nào, số căn cước, địa chỉ, phương thức đi lại, kế hoạch hành động… biết hết nhưng không bắt trước khi chúng gây án, hoặc có các biện pháp bảo vệ an ninh cho các thánh lễ. Câu hỏi gây nhức nhối cho người Công Giáo thiểu số ở quốc gia này là phải chăng có ai đó muốn mượn tay các kẻ khủng bố để “thanh lọc tôn giáo”.
Kinh hoàng trước tiết lộ này, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của tổng giáo phận Colombo, Sri Lanka đã tỏ ra đau khổ tột cùng khi nói với các phóng viên: “Chúng tôi vắt tay lên trán khi biết rằng những cái chết này có thể tránh được. Tại sao điều này lại không được ngăn chặn?”
Tờ New York Times đã dịch sang Anh ngữ và công bố rộng rãi các tài liệu được viết bằng tiếng Sri Lanka để thế giới thấy được những mờ ám kinh hoành bao phủ lên sự kiện tang tóc này.
Nguyên bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:
Mười ngày trước khi xảy ra các vụ đánh bom tàn khốc hôm Chúa Nhật Phục sinh, một quan chức cảnh sát hàng đầu của Sri Lanka đã cảnh báo các cơ quan an ninh bằng văn bản rằng một nhóm Hồi giáo cực đoan ít được biết đến đang lên kế hoạch tấn công tự sát tại các nhà thờ. Tuy nhiên, một số quan chức chính phủ hàng đầu nói rằng văn bản này chưa bao giờ đến tay họ, bây giờ họ mới được biết về văn bản đó nên không có hành động nào đã được thực hiện đối với nhóm này nhằm ngăn cản vụ khủng bố xảy ra.
Hôm thứ Hai, chính phủ đổ lỗi cho nhóm National Thowheeth Jama Wathath, về các vụ tấn công, và nói thêm rằng chúng đã nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức khủng bố quốc tế chưa nêu danh tính.
Dưới đây là bản dịch của văn bản này. Trong một số trường hợp, Tờ New York Times đã xoá đi các địa chỉ hoặc số điện thoại từ bản dịch.
Ngày 11 tháng 4 năm 2019
Nơi gởi: DIG – Cục An Ninh Đặc Biệt
Nơi nhận: Phòng An ninh Bộ Nội Vụ
Phòng An ninh Ngoại giao
Phòng An ninh Tư pháp
Bộ phận An ninh của các Tổng thống đã nghỉ hưu
THÔNG TIN VỀ MỘT KẾ HOẠCH TẤN CÔNG
1. Văn thư này tham chiếu đến bức thư của Bộ Quốc phòng gửi Tổng Thanh tra Cảnh sát và tham chiếu thêm đến bản ghi nhớ đề ngày 09 tháng Tư, 2019 của IGP có số công văn là STAFF05/IGP/PS/OUT/2860/19.
2. Xin các giới hữu quan chú ý đặc biệt đến tài liệu tham khảo được nêu từ trang 2 đến trang 4 dưới tiêu đề National Thawhith Jama’an liên quan đến một cuộc tấn công tự sát có thể đang được lên kế hoạch ở đất nước này bởi Mohammed Zaharan, lãnh đạo của bọn National Thawhith Jama’an.
3. Xin các giới hữu quan hướng dẫn tất cả các nhân viên chú ý nghiêm ngặt đến báo cáo này với một sự cảnh giác cao độ và thận trọng hơn đối với nhân thân các quan chức và tư gia của họ trong phạm vi trách nhiệm của quý vị.
Đã ký
Priyalal Dassanayake
Phó tổng thanh tra cảnh sát
Cục bảo vệ đặc biệt
Liên quan đến thông tin về các vụ tấn công tự sát được lãnh đạo bởi tên Mohammed Zaharan cầm đầu bọn National Thawhith Jama’an.
1. Tình báo nước ngoài đã thông báo rằng Mohammed Cassim Mohamed Zaharan bí danh Zaharan Hashmi, thủ lĩnh của bọn National Thawhith Jama’an (viết tắt là NTJ) và đồng bọn đang lên kế hoạch tấn công tự sát ở đất nước này. Các báo cáo lưu ý rằng các cuộc tấn công này có thể nhắm vào các nhà thờ Công Giáo và Cao ủy Ấn Độ ở Colombo. (Thông tin nhận được tại Phụ lục A)
2. Điều tra ban đầu về các báo cáo này đã tiết lộ rằng một số người sau đây có liên quan đến vấn đề này.
3. Thông tin nhận được nêu đích danh hai tên Zaharan Hashmi và Shahid hiện đang ẩn náu tại Oluvil thuộc khu vực Akkaraipattu sau vụ làm hư hại các bức tượng Phật ở Mawanella vào ngày 26 tháng 12 năm 2018.
4. Một người khác được biết đến với cái tên Rilwan đã được xác định là em trai của Zaharan; và còn có thêm một tên khác là người tuyển mộ chính những kẻ đi theo dưới trướng Zaharan – kẻ này tên là Mohamed Cassim Mohammed Rilwan Căn Cước Số 903432624V cư trú tại [địa chỉ bị New York Times xóa đi], thuộc chi khu Cảnh sát Kattankudy.
5. Người ta đã phát hiện ra rằng cá nhân này hiện đang lẩn trốn sau cuộc đụng độ giữa NTJ và một tổ chức tôn giáo khác ở Kattankudy vào ngày 10 tháng 3 năm 2018. Cho dù đang trốn tránh, hắn ta vẫn tiếp tục hoạt động để tuyển mộ những người đi theo Zaharan ở Akkaraipattu, Kuliyapitiya, Puttalam, Mawanella và Thihariya và hiện đang cư trú tại nhà của một cộng sự thân cận của hắn ở vùng Oluvil.
6. Người ta còn phát hiện ra rằng Rilwan đến thăm vợ con vào ban đêm (từ 23:00 giờ -04:00 giờ sáng). Y thị cư trú tại [địa chỉ bị New York Times xóa đi].
7. Một người được gọi là Milhan, sử dụng một tài khoản truyền thông xã hội dưới tên Mohammed Milhan và tương tác với các tài khoản truyền thông xã hội của Zaharan. Người ta đã quan sát thấy rằng anh ta thường xuyên cập nhật các tài khoản với những lời nói căm thù những ai không theo đạo Hồi kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019, sau cuộc tấn công một nhà thờ Hồi giáo của một cá nhân Kitô hữu ở Tân Tây Lan.
8. Mohammed Milhan, người theo học tại Đại học Kalmunai Zahira, sử dụng số điện thoại [New York Times xóa đi], là một tín đồ nhiệt thành của Zaharan, đã được xác nhận là một người có lòng căm thù sâu sắc đối với những người không theo Hồi Giáo.
9. Xin lưu ý thêm rằng một cựu quân nhân có tên là Bathurdeen Mohammed Mohideen bí danh Army Mohideen (Căn cước số 750683126V) cư trú gần đền thờ Hồi giáo Anwer ở Kattankudy 3.E.
10. Mặc dù Zaharan không đích thị kêu gọi các tân binh của mình tấn công trực tiếp các nhà thờ Công Giáo hoặc Cao ủy Ấn Độ, nhưng kể từ năm 2016, hắn đã từng thuyết giảng cho những người theo hắn ta rằng việc giết những ai không tin vào đạo Hồi là một nỗ lực tôn giáo cao quý nhất và đạo Hồi nên được truyền bá qua các hành vi như vậy.
11. Các cuộc điều tra bí mật liên quan đến những điều trên vẫn đang tiếp diễn.
Source:New York Times These Attacks Could Target Catholic Churches’: The Warning That Sri Lankan Officials Failed to Heed
Các quan chức chính phủ biết rõ bọn khủng bố là những tên nào, số căn cước, địa chỉ, phương thức đi lại, kế hoạch hành động… biết hết nhưng không bắt trước khi chúng gây án, hoặc có các biện pháp bảo vệ an ninh cho các thánh lễ. Câu hỏi gây nhức nhối cho người Công Giáo thiểu số ở quốc gia này là phải chăng có ai đó muốn mượn tay các kẻ khủng bố để “thanh lọc tôn giáo”.
Kinh hoàng trước tiết lộ này, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của tổng giáo phận Colombo, Sri Lanka đã tỏ ra đau khổ tột cùng khi nói với các phóng viên: “Chúng tôi vắt tay lên trán khi biết rằng những cái chết này có thể tránh được. Tại sao điều này lại không được ngăn chặn?”
Tờ New York Times đã dịch sang Anh ngữ và công bố rộng rãi các tài liệu được viết bằng tiếng Sri Lanka để thế giới thấy được những mờ ám kinh hoành bao phủ lên sự kiện tang tóc này.
Nguyên bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:
Khủng bố nhắm vào người Công Giáo đã được báo trước, tại sao chính phủ Sri Lanka không hành động?
New York TimesMười ngày trước khi xảy ra các vụ đánh bom tàn khốc hôm Chúa Nhật Phục sinh, một quan chức cảnh sát hàng đầu của Sri Lanka đã cảnh báo các cơ quan an ninh bằng văn bản rằng một nhóm Hồi giáo cực đoan ít được biết đến đang lên kế hoạch tấn công tự sát tại các nhà thờ. Tuy nhiên, một số quan chức chính phủ hàng đầu nói rằng văn bản này chưa bao giờ đến tay họ, bây giờ họ mới được biết về văn bản đó nên không có hành động nào đã được thực hiện đối với nhóm này nhằm ngăn cản vụ khủng bố xảy ra.
Hôm thứ Hai, chính phủ đổ lỗi cho nhóm National Thowheeth Jama Wathath, về các vụ tấn công, và nói thêm rằng chúng đã nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức khủng bố quốc tế chưa nêu danh tính.
Dưới đây là bản dịch của văn bản này. Trong một số trường hợp, Tờ New York Times đã xoá đi các địa chỉ hoặc số điện thoại từ bản dịch.
Ngày 11 tháng 4 năm 2019
Nơi gởi: DIG – Cục An Ninh Đặc Biệt
Nơi nhận: Phòng An ninh Bộ Nội Vụ
Phòng An ninh Ngoại giao
Phòng An ninh Tư pháp
Bộ phận An ninh của các Tổng thống đã nghỉ hưu
THÔNG TIN VỀ MỘT KẾ HOẠCH TẤN CÔNG
1. Văn thư này tham chiếu đến bức thư của Bộ Quốc phòng gửi Tổng Thanh tra Cảnh sát và tham chiếu thêm đến bản ghi nhớ đề ngày 09 tháng Tư, 2019 của IGP có số công văn là STAFF05/IGP/PS/OUT/2860/19.
2. Xin các giới hữu quan chú ý đặc biệt đến tài liệu tham khảo được nêu từ trang 2 đến trang 4 dưới tiêu đề National Thawhith Jama’an liên quan đến một cuộc tấn công tự sát có thể đang được lên kế hoạch ở đất nước này bởi Mohammed Zaharan, lãnh đạo của bọn National Thawhith Jama’an.
3. Xin các giới hữu quan hướng dẫn tất cả các nhân viên chú ý nghiêm ngặt đến báo cáo này với một sự cảnh giác cao độ và thận trọng hơn đối với nhân thân các quan chức và tư gia của họ trong phạm vi trách nhiệm của quý vị.
Đã ký
Priyalal Dassanayake
Phó tổng thanh tra cảnh sát
Cục bảo vệ đặc biệt
Liên quan đến thông tin về các vụ tấn công tự sát được lãnh đạo bởi tên Mohammed Zaharan cầm đầu bọn National Thawhith Jama’an.
1. Tình báo nước ngoài đã thông báo rằng Mohammed Cassim Mohamed Zaharan bí danh Zaharan Hashmi, thủ lĩnh của bọn National Thawhith Jama’an (viết tắt là NTJ) và đồng bọn đang lên kế hoạch tấn công tự sát ở đất nước này. Các báo cáo lưu ý rằng các cuộc tấn công này có thể nhắm vào các nhà thờ Công Giáo và Cao ủy Ấn Độ ở Colombo. (Thông tin nhận được tại Phụ lục A)
2. Điều tra ban đầu về các báo cáo này đã tiết lộ rằng một số người sau đây có liên quan đến vấn đề này.
3. Thông tin nhận được nêu đích danh hai tên Zaharan Hashmi và Shahid hiện đang ẩn náu tại Oluvil thuộc khu vực Akkaraipattu sau vụ làm hư hại các bức tượng Phật ở Mawanella vào ngày 26 tháng 12 năm 2018.
4. Một người khác được biết đến với cái tên Rilwan đã được xác định là em trai của Zaharan; và còn có thêm một tên khác là người tuyển mộ chính những kẻ đi theo dưới trướng Zaharan – kẻ này tên là Mohamed Cassim Mohammed Rilwan Căn Cước Số 903432624V cư trú tại [địa chỉ bị New York Times xóa đi], thuộc chi khu Cảnh sát Kattankudy.
5. Người ta đã phát hiện ra rằng cá nhân này hiện đang lẩn trốn sau cuộc đụng độ giữa NTJ và một tổ chức tôn giáo khác ở Kattankudy vào ngày 10 tháng 3 năm 2018. Cho dù đang trốn tránh, hắn ta vẫn tiếp tục hoạt động để tuyển mộ những người đi theo Zaharan ở Akkaraipattu, Kuliyapitiya, Puttalam, Mawanella và Thihariya và hiện đang cư trú tại nhà của một cộng sự thân cận của hắn ở vùng Oluvil.
6. Người ta còn phát hiện ra rằng Rilwan đến thăm vợ con vào ban đêm (từ 23:00 giờ -04:00 giờ sáng). Y thị cư trú tại [địa chỉ bị New York Times xóa đi].
7. Một người được gọi là Milhan, sử dụng một tài khoản truyền thông xã hội dưới tên Mohammed Milhan và tương tác với các tài khoản truyền thông xã hội của Zaharan. Người ta đã quan sát thấy rằng anh ta thường xuyên cập nhật các tài khoản với những lời nói căm thù những ai không theo đạo Hồi kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019, sau cuộc tấn công một nhà thờ Hồi giáo của một cá nhân Kitô hữu ở Tân Tây Lan.
8. Mohammed Milhan, người theo học tại Đại học Kalmunai Zahira, sử dụng số điện thoại [New York Times xóa đi], là một tín đồ nhiệt thành của Zaharan, đã được xác nhận là một người có lòng căm thù sâu sắc đối với những người không theo Hồi Giáo.
9. Xin lưu ý thêm rằng một cựu quân nhân có tên là Bathurdeen Mohammed Mohideen bí danh Army Mohideen (Căn cước số 750683126V) cư trú gần đền thờ Hồi giáo Anwer ở Kattankudy 3.E.
10. Mặc dù Zaharan không đích thị kêu gọi các tân binh của mình tấn công trực tiếp các nhà thờ Công Giáo hoặc Cao ủy Ấn Độ, nhưng kể từ năm 2016, hắn đã từng thuyết giảng cho những người theo hắn ta rằng việc giết những ai không tin vào đạo Hồi là một nỗ lực tôn giáo cao quý nhất và đạo Hồi nên được truyền bá qua các hành vi như vậy.
11. Các cuộc điều tra bí mật liên quan đến những điều trên vẫn đang tiếp diễn.
Source:New York Times