Ngày 05-04-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nghi ngờ
Lm Vũdình Tường
05:10 05/04/2018
Hôm nay Phúc Âm nhắc lại việc Thánh Tôma nghi ngờ về điều đồng môn thuật lại. Điều quan trọng không phải là ông nghi ngờ về tính chất xác thực của việc thuật truyện mà chính là điều ông yêu cầu. Tôma biết rõ, ngoại trừ Thiên Chúa, điều ông yêu cầu không ai có khả năng thoả mãn. Ước mong được đụng chạm vào vết thương của Đức Kitô là điều Tôma cầu mong. Tất cả chúng ta có điểm chung giống Tôma đó là nghi ngờ bởi nghi ngờ là một phần của lẽ sống. Tất cả những bộ óc bình thường đều có nghi ngờ. Nghi ngờ về khả năng của mình, về trí nhớ, về mức độ chịu đựng và ngay cả về niềm tin. May mắn thay chúng ta sống trong hy vọng và nhờ hy vọng mà chúng ta dám dấn thân làm nhiều công việc khác nhau. Nếu không có hy vọng thì nghi ngờ làm chúng ta chùn bước. Thực ra nghi ngờ là điều cần trong cuộc sống bởi chính nhờ nghi ngờ mà con người học hỏi và khám phá ra nhiều điều mới lạ. Như thế nghi ngờ không phải luôn luôn xấu mà chính là điều cần thiết trong tiến trình tìm hiểu học hỏi. Qua thắc mắc mà chúng ta học hỏi tìm hiểu sâu thêm về tình yêu và lòng Chúa xót thương. Những gì Tôma chứng kiến chiều hôm Thứ Sáu Tuần Thánh còn ghi đặm nét trong tâm khảm của Tôma vì thế những gì bạn ông thuật lại không làm giảm đi hình ảnh Thầy mình bị đóng đanh trên thập tự. Có lẽ Tôma được xếp vào hạng người thực tiễn, nhìn hình ảnh ghi đậm trong trí nhớ có sức mạnh hơn là nghe lời tường thuật vì thế ông đòi coi bằng chính hình ảnh.

Nghi ngờ để học hỏi trái với nghi ngờ để phản bác. Nghi ngờ để học hỏi là tinh thần của người hiếu học, thích tìm tòi cho hiểu biết thêm. Nghi ngờ để phản bác có mục đích lung lạc í kiến của người khác để ủng hộ lập trường mình. Như thế nghi ngờ phản bác mang tính ích kỉ. Nghi ngờ theo kiểu của Tôma là nghi ngờ để học hỏi, bổ sung cho điều đang tin tưởng. Tôma chắc chắn nhớ điều Đức Kitô nói trước cuộc tử nạn là Ngài sẽ bị phản bội, bị nhục mạ, bị vác thập giá, chết trên thập tự và sau ba ngày sẽ sống lại vinh quang Mk 8,31. Tôma tin điều đó và ông đang đứng ở ranh giới tin vào sự sống lại của Đức Kitô nhiều hơn là sống trong nghi ngờ, thuộc về ranh giới của niềm tin nhiều hơn là ranh giới của kiến thức hiểu biết. Điều Tôma ước ao- đụng chạm vào vết thương Đức Kitô- là điều không ai cung cấp được, ngoại trừ Thiên Chúa. Tôma thương mến Thầy và ước ao được đụng chạm vào thân thể Thầy hơn là mong có bằng chứng cụ thể để tin.

Không ai có thể học hỏi, tìm tòi mà không cần đến thắc mắc, nghi ngờ bởi chính thắc mắc nghi ngờ dẫn đến khám phá mới vừa ngạc nhiên vừa thích thú. Càng nhiều kiến thức càng nhiều thắc mắc bởi thắc mắc cung cấp kiến thức và kiến thức này liên kết với kiến thức khác vì thế càng biết nhiều càng cảm thấy mình biết ít và nhỏ bé. Kiến thức thường ngầm chứa điều bí ẩn vì không ai có thể học biết hết bí ẩn của ngành mình đang nghiên cứu. Mọi cố gắng tìm tòi, học hỏi đều đòi tính chất liều, nếu đòi biết chắc trăm phần trăm trước khi dấn thân hành động sẽ dẫn đến tình trạng lí thuyết nhiều hơn thực hành. Khi thánh Gioan Tẩy Giả trong tù ông đã sai môn đệ đến hỏi Đức Kitô Ngài là Đấng Messiah hay là chúng tôi còn phải chờ thêm nữa Gn 29,27. Đức Kitô không đáp lại là đúng hay sai nhưng Ngài nói với sứ giả của Gioan. Về nói cho Gioan biết điều mắt các ông thấy và tai các ông nghe. Như thế Đức Kitô cho sứ giả biết thuật lại cho Gioan nhiều dữ kiện mới để Gioan thẩm định sự việc. Thắc mắc đó là loại thắc mắc tốt, nghi ngờ tốt bởi chính điều nghi ngờ đó làm cho Gioan yên tâm biết sứ mạng sửa đường cho Chúa Cứu Thế của ông đã hoàn chỉnh. Thắc mắc chân thành, đúng đắn về đức tin thường dẫn đến hiểu biết bất ngờ, đầy thích thú trong hy họng. Tôma mong mỏi đặt tay vào lỗ đinh vào cạnh sườn Thầy nhưng khi Thầy đến ông không làm điều đó nhưng lớn tiếng thưa 'Lậy Chúa con, lậy Chúa của con' điều ông ấp ủ trong tâm trí, từ lâu ông mong nói ra, giờ đây được bộc lộ. Đức Kitô đã nói với ông

'Bởi con thấy Thầy nên con đã tin, phúc cho ai không thấy mà tin' Gn 29,29

Đức tin của chúng ta đặt nền tảng trên Lời Chúa, không thấy nhưng vẫn tin. Hôm nay cũng là Chúa Nhật Lòng Chúa Xót thương, chúng ta cầu xin học hỏi từ Đức Kitô, thực hiện với khả năng mình lòng thương xót tới anh chị em đang cần đến chúng ta.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Dấu chỉ Thánh Giá bảo đảm đức tin
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
06:40 05/04/2018
Chúa Nhật II Phục Sinh

Chúa Kitô đã phục sinh. Sự phục sinh dù vinh hiển và khải hoàn đến đâu, vẫn không thể xóa nhòa bất cứ một dấu ấn nào của thánh giá trên thân thể Người.

Hôm nay, dù đã sống lại, đã chiến thắng khải hoàn, thân xác phục sinh chói ngời đã cùng quyền năng Thiên Chúa bước vào vô biên, bước vào vĩnh cửu, nhưng bây giờ hiện ra với các môn đệ, cũng chính là Hội Thánh sơ khai mà Chúa đã thiết lập, thân xác phục sinh rạng rỡ ấy vẫn còn y nguyên dấu của thánh giá.

Cả hai lần Chúa hiện ra cùng Hội Thánh của Người đều có chung một cách thức. Thánh Gioan ghi nhận:

- Chính trong ngày Phục sinh, ngay khi hiện ra, “Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người”. Nơi cánh tay, nơi cạnh sườn ấy, dấu thánh giá không phai nhòa: Vẫn còn đó, nguyên vẹn vết thương của những cây đinh, của lưỡi đòng đâm thấu. Chỉ sau khi xem tay và cạnh sườn bị thương tích như thế, các môn đệ mới hết nghi ngờ, mới “vui mừng vì xem thấy Chúa”. Như vậy dấu của thánh giá là bảo đảm cho đức tin của các môn đệ .

- Nhưng lần ấy, thánh Tôma không có mặt, thánh nhân nhất quyết không tin. Tám ngày sau, Chúa lại hiện ra một lần nữa, có mặt thánh Tôma. Lần này thái độ của Chúa mạnh hơn, dứt khoát hơn. Chúa không chỉ đưa tay và cạnh sườn cho xem, nhưng Chúa còn lên tiếng: “Tôma, hãy xỏ ngón tay của con vào lổ đinh trên tay Thầy đây, hãy thọc bàn tay của con vào cạnh sườn của Thầy. Con đừng cứng lòng tin nữa, mà hãy tin”.

Trước dấu thánh giá còn in sâu một cách hùng hồn trên thân thể của Đấng Phục sinh, thánh Tôma đã phải cúi đầu tuyên xưng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Một lần nữa, thánh Gioan lại cho thấy, dấu thánh giá là bảo đảm cho đức tin của chúng ta.

Khi Chúa cho xem tận mắt các vết sẹo trên thân thể. Đó cũng là vết hằn của thánh giá không hề phai, vết hằn của thánh giá mãi mãi đi theo Đấng Cứu Thế bước vào vĩnh cửu.

Tôi vẫn xác tín rằng, đức tin mà không có thử thách, không có sự tôi luyện, sẽ khó có thể trưởng thành. Sự trưởng thành của đức tin cần thiết để mỗi cá nhân đối diện cùng những va đập trong biển cả cuộc đời và chịu trách nhiệm với chính mình, với tình yêu của mình với Đấng mà mình chọn làm đối tượng để tin, để trao tình yêu.

1. Nếu gọi những thử thách, thậm chí những thách thức gây đau khổ là thánh giá mà bất cứ ai theo Chúa đều mang gánh, thì mỗi lần nhìn lại đời sống của Hội Thánh, tôi nhận ra, từ khi bắt đầu thành lập đến lúc xây dựng và phát triển, Hội Thánh không lúc nào không mang dấu thánh.

Chính thánh giá hun đúc đức tin của Hội Thánh, giúp Hội Thánh mạnh mẽ hơn, can trường hơn. Thánh giá làm cho Hội Thánh càng bám chặt vào Chúa Kitô, càng thấy mình chịu cùng một bản án với Chúa Kitô. Vì thế, đau khổ chẳng những không làm Hội Thánh mất đức tin, ngược lại, còn giúp Hội Thánh nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô trong chính đau khổ và trong đời sống thường nhật của mình. Thánh giá trở thành bằng chứng bảo đảm đức tin của Hội Thánh.

2. Với kinh nghiệm của mình, tôi cũng nhận ra, mỗi khi rơi vào những hoàn cảnh tăm tối, bi đát, tôi thường:

- Cầu nguyện nhiều hơn.
- Tìm đến Chúa múc lấy sức mạnh và lòng can đảm giúp mình vượt qua.
- Tin tưởng và phó thác chính mình trong tay Chúa.
- Xin Chúa giúp tôi hiểu và cảm thông với người đau khổ.
- Những lúc đau khổ quá sức, tôi có cảm giác như một chiếc lồng úp xuống chặng hết mọi lối đi, bao phủ hết mọi hy vọng, lấp hết mọi ánh sáng, tôi chỉ còn biết ngả mình vào lòng Chúa, để mặc Chúa toan tính y như cánh lục bình để mặc dòng sông đưa đẩy.
- Trong đớn đau, tôi cũng từng xin Chúa tha thứ, nếu vì đau khổ của tôi mà người khác có thể bị lây lan, bị khổ cùng. Hoặc vì sự thiếu hiểu biết, thiếu tình yêu của bản thân mà mình đã từng gây nên đau khổ cho anh chị em và tự chuốc lấy đau khổ, tôi càng muốn xin lỗi Chúa và xin mọi người tha thứ hơn.
- Trong đớn đau, tôi cũng hiến dâng lên Chúa như việc đền tội cần thiết để đền tội mình và đền thay cho mọi người tội lỗi.
- Nhiều lần tôi dâng đau khổ như hy sinh khả dĩ cầu nguyện cho việc truyền giáo của Hội Thánh.
- Nhiều lần tôi xin Chúa thánh hiến đau khổ của tôi để mang lại nhiều lợi ích, nhiều sự cần thiết cho đời ơn gọi và cho thánh chức của tôi.
- Tôi xin Chúa biến đau khổ thành dụng cụ giáo dục tôi để tôi trung thành với Chúa hơn, tin tưởng, cậy trông vào Chúa hơn.
- Tôi xin Chúa dùng tôi để sáng danh Chúa.
- Tôi mong, vì đau khổ của tôi mà nhiều người được lợi ích thiêng liêng.
- Tôi cũng cầu nguyện thật nhiều cho hoàn cảnh hay cho người nào có ý gieo nỗi thương đau cho tôi. Và như Chúa Giêsu xin ơn tha thứ cho kẻ hại mình, tôi khẩn cầu tha thiết: "Lạy Chúa, xin tha tội cho chúng con".

Có thể nói, trong đau khổ, thậm chí trong đau khổ dữ dội, có thể giúp chúng ta nhận ra khuôn mặt thánh giá của Chúa Kitô.

Và trong ơn Chúa, trong tình thương được Chúa giữ gìn và trong sự cầu nguyện, trong quyết tâm giữ vững lòng tin của bản thân, và luôn luôn trong khiêm nhường, một khi nhận ra khuôn mặt thánh giá của Chúa Kitô, chúng ta có thể hãnh diện mà khẳng định rằng: Dấu thánh giá là bảo đảm đức tin của chúng ta.
 
Vết Thương Của Lòng Thương Xót
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:57 05/04/2018
Suy Niệm Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót

(Ga 20, 19-31)

Năm 1931, Chúa Giêsu đã mạc khải cho nữ Thánh Faustina Kowalska sứ điệp về lòng tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa đối với thế giới, và Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã là người phổ biến Thông điệp đó trên toàn cầu. Ngài chính là vị Giáo Hoàng đã quyết định thành lập lễ Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật thứ II sau Phục Sinh kể từ ngày 22 tháng Tư năm 2001. Ngài có ý làm nổi bật mối liên hệt chặt chẽ giữa các mầu nhiệm Phục Sinh và Lễ Lòng Thương Xót Chúa, thánh Faustina nói : "Công trình cứu chuộc có liên quan đến công việc của Lòng Thương Xót".

1) Từ cạnh sườn bị đâm thủng : nguồn ánh sáng và lòng thương xót.

Phép Rửa tội đích thực là lòng thương xót của Thiên Chúa được "sinh ra" từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa Kitô, "nguồn suối của lòng thương xót, tuôn trào sự tha thứ", không chỉ tha thứ tội Tổ Tông, mà còn liên kết chúng ta với Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần.

Thiên Chúa là Tình Yêu và hay thương xót, Ngài không bao giờ phản bội với danh Ngài. Qua mầu nhiệm Khổ Nạn, Sự Chết và Phục Sinh của Đức Kitô, cuộc sáng tạo mới được hoàn thành, chính lúc Ađam ngủ, Thiên Chúa đã tạo dựng Evà từ cạnh sườn của ông, nay lúc Chúa Kitô ngủ trên Thánh Giá Thiên Chúa đã khai sinh Giáo hội từ cạnh sườn Chúa.

Từ trái Chúa Kitô bị đâm thủng Giáo hội được sinh ra : thánh Tôma đã nhận được món quà vô giá là thọc bàn tay vào cạnh sườn của Đấng Phục Sinh gần trái tim Chúa, tha thứ cho sự hoài nghi của ông. Ông chạm vào con người và nhận ra Thiên Chúa, một lần nữa Lòng Thương Xót Chúa mạc khải cho ông.

Như thánh Tôma, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta : "Hãy sỏ ngón tay con vào đây, hãy đưa tay ra và thọc vào cạnh sườn Thầy!" (Ga 20,19) Cử chỉ này đã đủ cho Tôma. Ông không thể sai lầm. Tay Chúa Kitô có một lỗ đanh, cạnh sườn Chúa có vết thương: ngần ấy các dấu chỉ của tình yêu mà Chúa Giêsu không che giấu, thậm trí Người cho chúng ta thấy : lỗ đanh, vết thương ở cạnh sườn Người mà từ đó máu và nước chảy ra : lòng thương xót của Thiên Chúa.

2) Từ sợ hãi đến niềm vui

"Những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do thái " (Ga 20,19). Không phải sợ. Hầu như sợ hãi là không thể nhưng chúng tồn tại và có thật. Sợ hãi làm cho cửa lòng mình đóng lại với người khác. Sau khi Chúa chết, nhà các môn đệ giống như ngôi mộ, họ sống với sự sợ hãi, sợ chết. Chúa Giêsu không còn ở trong Mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại "Ðấng hằng sống" (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Cái chết đã bị đánh bại: vậy thì còn gì phải sợ? "Họ vui mừng khi thấy Chúa" : các môn đệ từ sợ hãi đến vui mừng.

Chúa vui, các môn đệ vui, niềm vui của tình Thầy trò bén dễ sâu trong tình yêu. Niềm vui này không tách rời khỏi Thập Giá, nhưng trong khả năng của mình, con người có thể hiểu được Thập Giá và thảm kịch của con người.

Với niềm vui, Đấng Phục Sinh đã ban cho chúng ta một món quà khác là : bình an. Bình an và niềm vui là những "món quà" của Chúa Kitô, đồng thời "dấu chỉ" để nhận biết Người. Sự bình an và niềm vui nảy nở trong tự do và hy sinh.

3) Sự tha thứ là sứ mệnh

Cuộc gặp gỡ thương xót của Đức Kitô với Tôma, không chỉ riêng Tôma mà cả các môn đệ kia nhờ Tôma mà thấy tỏ tường những vết thương của Thầy Chí Thánh. Các môn đệ hết sức vui mừng vì được gặp Chúa. Từ niềm vui của các môn đệ đến niềm vui của người được yêu thương, mời gọi chúng ta yêu thương như Chúa đã yêu. Sứ mạng của Hội Thánh tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu, được Chúa Cha gửi đến cho các anh em mình. Chính vì thế mà chúng ta là những tạo vật mới, được Thần Khí làm cho sống, là tình yêu, hồng ân và sự tha thứ cho hết thảy mọi người. Nếu chúng ta tha thứ, chúng ta giống như Chúa Giêsu và chúng ta sẽ có sự bình an của Người: "Bình an cho các con".

Cử chỉ trao ban bình an của Chúa cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những tác viên của Lòng Chúa Thương Xót. Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông : " Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" ( Ga 20, 21- 23). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân "tha thứ các tội lỗi" diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi Phục Sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa : " Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài" (Ga 3, 16). Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ đổ xuống trên toàn thế giới, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng .

Lạy Chúa, nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa, Chúa đã mạc khải tình yêu của Thiên Chúa Cha cho chúng con, chúng con tin thác vào Chúa, chúng con lặp lại ngay lúc này với xác tín rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, xin thương xót chúng con và thế giới.

Lạy Mẹ maria, Mẹ của lòng nhân từ hay thương xót, xin giúp chúng con là con cái Mẹ duy trì lòng tin vào Con Mẹ, Ðấng cứu chuộc chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Chúa Nhật II Phục Sinh B
Lm Jude Siciliano OP
15:07 05/04/2018
Chúa Nhật LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
TĐCV 4: 32-35; Tvịnh 117; 1 Côrintô 5: 1-6; Gioan 20: 19-31

Khi nào chúng ta muốn trông thấy dấu chỉ về sự sống lại, chúng ta cần xem xa hơn là những miêu tả về giáo hội tiên khởi mà thánh Luca tả trong sách Công Vụ Tông Đồ là "Cộng đoàn tín hữu đều một lòng một ý". Nhưng, đó không phải là cách thánh Luca miêu tả các môn đệ của Chúa Giêsu trong phúc âm. Trong phúc âm thánh Luca miêu tả các môn đệ không "một lòng một ý” với nhau. Đôi khi họ tranh chấp, bàn cãi, ganh tị, để dành thắng lợi cho mình. Rốt cùng, khi sự chết của Chúa Giêsu đến gần thì họ bỏ Ngài chạy mất.

Trong Công Vụ Tông Đồ, thánh Luca mô tả một hoàn cảnh khác của thế hệ tín hữu đầu tiên là một nhóm người đầy ước vọng. Nếu họ giống như những cộng đoàn chúng ta được biết, thi chúng ta biết chắc là làm gì họ cũng có những vấn đề "thắc mắc".

Đối với chúng ta, những người lớn tuổi thường khi chúng ta có những ý nghĩ xem "những ngày xưa cũ" là những ngày tốt đẹp đầy tình cảm. Chúng ta cũng nghĩ như vậy đối với giáo hội: chúng ta nhớ những lúc các dãy ghế trong nhà thờ đông nghẹt cả giáo dân, các trường học của giáo xứ đầy học sinh, biết bao nhiêu là linh mục, nam nữ tu sĩ phục vụ trong giáo xứ phải không? Đó là những ngày tốt đẹp thuở xưa. Nhưng có ai nghĩ như thế, cũng nên nhớ những khó khăn về xã hội và tôn giáo ngấm ngầm từ bên trong: nào kỳ thị chủng tộc, kỳ thị nam nữ khi các người Mỹ da đen nỗi dậy, các người vừa di cư từ các nước nghèo và các phụ nữ. Người có học thức thì đươc chấp nhận tử tế. Sự việc không tốt lành như "những lúc trước" vì chúng ta chỉ nhận xét bên ngoài thôi.

Cũng như chúng ta thường có ý nghĩ là thuở xưa cái gì cũng tốt đẹp. Chúng ta cần phải nhận thấy thánh Luca cũng có thái độ như thế trong sách Tông Đồ Công Vụ. Trong số những người trong giáo hột tiên khởi có ai thiếu thốn gì không? Họ có thật là "một lòng một ý" không?. Hay họ nói "cái gì của họ không là của riêng" sao?

Tôi muốn hỏi thánh Luca: Họ có phải là loài người với những thiếu sót và yếu đuối như chúng ta, các Kitô hữu thời nay không? Tôi đã nghe có cha giảng hoan hô giáo hội tiên khởi, và dùng sách Tông Đồ công vụ để phán xét các Kitô hữu thời nay. Có ai biết cộng đoàn Kitô hữu nào sống như thánh Luca nói "một lòng một ý" không? Tôi không biết có cộng đoàn tín hữu nào như thế cả. Tôi đã gặp bao nhiêu giáo xứ, tu viện nam nữ và trung tâm tĩnh tâm thật tốt đẹp. Nhưng, mặc dù họ tốt đẹp như thế, không có một nơi nào có thể được xem là hoàn hão như thánh Luca mô tả trong giáo hội tiên khởi.

Nhưng, giả sử thánh Luca biết rỏ sự chia rẻ trong cộng đoàn vì có người ngoài mới vào giáo hội thì sao? Và đây là điều khó khăn xãy ra cho thánh Phêrô và thánh Phaolô ở cộng đoàn ở Giêrusalem về việc các ông rao giảng và rửa tội cho người ngoại. Nếu có những điều không hoàn hão trong cộng đoàn tiên khởi đó thì chúng ta có nên xem sách Công Vụ Tông Đò là như điều vô tư, không đáng chấp nhận hay không? Chúng ta không nên suy nghĩ vội vả như thế. Thánh Luca không phải chỉ là một Kitô hữu thường của thời xưa trong một giáo hội đơn giản. Bài sách hôm nay nên làm cho chúng ta suy nghĩ về ảnh hưởng của sự sống lại của Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta, và trong đời sống cộng đoàn tín hữu của chúng ta.

Bài đọc hôm nay nói là có sự liên tục từ đời sống và mục vụ của Chúa Giêsu đến giáo hội tiên khởi - một sự liên tục kéo dài đến tận ngày nay. Hãy nhớ là trong phúc âm thánh Luca, Chúa Giêsu đứng trước những người đến thờ phượng trong hội đường và công bố "Một năm hồng ân của Chúa" (Lc 4:19) - một năm hồng ân khi nợ nần sẽ được tha thứ, người đau ốm và người nghèo sẽ được chăm sóc. Chúa Giêsu thách đố dân chúng nên chia sẻ những ơn huệ Thiên Chúa đã ban cho họ. Họ phải là một cộng đoàn thương yêu nhau, tha thứ và thông cảm với nhau. Suôt sách Công Vụ Tông Đồ, cộng đoàn mới này sẽ cố gắng nên dấu chỉ thực tế là Chúa Giêsu đã sống lại từ kẻ chết. Những người ngoài làm sao biết được điều đó? Vì việc Chúa Giêsu làm, và giáo hội với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần tiếp tục làm như thế.

Đây là điều chúng ta cần suy ngẫm cho đời sống chúng ta và cho sự làm chứng của các cộng đoàn tín hữu. Chúng ta lập lại lời thề hứa lúc chúng ta được rửa tội trong lễ Vọng Phục Sinh là điều nhắc chúng ta nhớ và thách đố chúng ta. Thử hỏi đời sống của tôi và sự nên dụng cụ của Giáo hội của tôi có chứng tỏ dấu chỉ Chúa Giêsu sống trong chúng ta hay không? Sự chúng ta được thay đổi bởi sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô có phản chiếu hay không?

Sách Công Vụ Tông Đồ có thể trình bày một hình ảnh tốt đẹp của giáo hội tiên khởi, và đó cũng là điều thách đố chúng ta. Đời sống của Chúa Kitô sống lại đã thúc đẩy chúng ta. Chúng ta có sẽ thi hành đời sống mới đó bằng cách sống "một lòng một ý" với cộng đoàn đức tin hay không? Sự hòa hiệp và sự tha thứ cần được diễn tả ở đâu? và chúng ta làm sao nên dụng cụ của gíáo xứ chúng ta trong việc hiệp nhất đó? Không như "thời xưa", giáo xứ thời nay gồm nhiều phần tử khác nhau với các họ đạo nhỏ và các văn hóa khác nhau. Nhiều giáo xứ truyền thông gồm: giáo dân lập nên giáo xứ như các người thuộc thế hệ các người ở châu Âu qua, và nhiều giáo dân từ các quốc gia Tây ban Nha, châu Phi, Châu Á, người Haiti v.v... Chúng ta có làm chứng là chúng ta là những tín hữu "một lòng một ý" đối với láng giềng và với thành phố chúng ta hay không?. Sách Công Vụ nói là "không có những người thiếu thốn trong các cộng đoàn tiên khởi". Trong giáo xứ hiện nay của chúng ta có như vây không? Chúng ta tiếp đón những người mới đến hay những người đến thăm viếng như thế nào? Vừa rồi tôi đến một giáo xứ, có một biểu ngữ treo ở cửa trước viết là: "Ở đây người di cư được đón tiếp".

Các bạn có biết trong các Giáo hội tiên khởi có nhiều người khác nhau không? Đoạn đầu trong sách Công Vụ, các môn đệ Chúa Giêsu sợ sệt, sống chung với nhau trong một phòng khóa cửa kín. Rồi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên họ và mở của phòng ra để cho họ loan báo Tin Mừng. Thánh Luca nói là những người nhóm họp ở Giêrusalem là những người Do thái sùng đạo từ các dân thiên hạ trở về (Cv 2:5). Sau khi họ nghe lời thánh Phêrô giảng sau Chúa Thánh Thần hiện xuống, có 3,000 người chịu phép rửa tội. Những người mới trở lại làm như chúng ta "Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng" (Cv 2: 42)

Đó là những bước đầu tiên thành lập cộng đoàn Kitô hữu. Bây giờ thánh Luca nói với chúng ta là chúng ta phải làm gì để được gọi là những đệ tử Chúa Kitô đầy ơn Chúa Thánh Thần là "một lòng một ý", chia sẻ của cải, làm chứng sự sống lại và săn sóc những người bé mọn. Nếu cộng đoàn môn đệ của chúng ta làm chứng những dấu chỉ này cho thế giới thì ai lại không muôn gia nhập với chúng ta?

Có rất nhiều dấu chỉ của sự khác biệt trong Giáo hội, nhưng chỉ có một dấu chỉ hòa hợp họ với nhau. Họ làm chứng rõ ràng là Chúa Kitô sống ở giữa họ qua lời nói và sự chia sẻ đời sống với bên ngoài. Khi những dấu chỉ thực tế đó được thế giới bên ngoài trông thấy thì họ sẽ biết Chúa Kitô đã sống lại". Hay như thánh Phaolô nói "Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà chính Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2: 20).

Hôm nay thánh Luca có thể đã miêu tả một hình ảnh tốt đẹp của giáo hội tiên khởi. Chúng ta có thể quên là thánh Luca nghĩ đến một hình ảnh không thực tế, rõ ràng và trừu tượng. Hay chúng ta có thể chấp nhận mơ ước của thánh Luca và cố gắng phản chiếu ánh sáng Chúa Kitô trong chúng ta "nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể được".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SUNDAY OF EASTER (B) or Divine Mercy
Acts 4: 32-35; Psalm 118; I John 5: 1-6; John 20: 19-31

When we look for signs of the resurrection we need look no further than Luke’s description of the early church in Acts: "The community of believers was of one heart and mind." That’s not the way Luke described the followers of Jesus in his first account, the gospel. In that narration the disciples’ flaws came through loud and clear. Hardly a group of "one heart and mind!" At times they were competitive, argumentative, vindictive and jealous. Finally, as Jesus’ death drew near they deserted him.

In Acts, Luke paints a different picture of this first generation of Christians and it is very idealistic. If they were like any congregation we have experienced, we can be sure they also had their "issues."

As we age we tend to romanticize "the old days." We even do this in our church. Remember the filled pews, full parochial schools, abundance of priests and sisters, etc.? The "good old days." But anyone who does, must also remember the social and religious unrest bubbling beneath the surface: racial and gender issues that emerged when African-Americans, recent immigrants from poor countries and women, received better education and acceptance. Things were not as good in the "old days" as they sometimes seemed on the surface.

Just as we tend to romanticize a former time, we must acknowledge that Luke was doing the same thing in today’s Acts reading. Was there really not a "needy person among them?" Were they actually of "one heart and mind" and didn’t claim "that any of their possessions were their own?"

I want to ask Luke: weren’t they still human beings with the same faults and weaknesses we modern Christians have? I have heard preachers idealize the early church, using this Acts reading as an indictment against modern worshipers. Do we know any Christian community that could measure up Luke’s criteria for believers – "one heart and mind?" I don’t. I’ve been to wonderful parishes, monasteries, convents and retreat house. As impressive as these communities are, none would match Luke’s sanitized description of the early church.

But, for example, Luke was certainly aware of the divisions concerning the admission of Gentiles into the church. This was concretized by the difficulties Peter and Paul faced from the Jerusalem community for their preaching to and baptizing Gentiles. If things weren’t perfect in that early community, should we just dismiss our Acts reading as hopelessly naïve and otherworldly? Not so fast. Luke was not a simple Christian from a bygone day in a rarefied church. The text should cause us to reflect on the effects of Jesus’ resurrection on our lives, and the faith community to which we belong.

Today’s selection shows there was a continuity from Jesus’ life and ministry to the early church – a continuity that continues to this day. Remember that in Luke’s gospel Jesus stood before the synagogue worshipers to declare a "year of the Lord’s favor (4:14ff) – a Jubilee year when debts were to be forgiven, the sick and poor cared for. Jesus challenged people to share from the abundant gifts God had given them. They were to be a loving community of forgiveness and compassion. Throughout Acts this new community strove to be a concrete sign that Jesus had risen from the dead. How were outsiders to know that? Because what Jesus did, the church, animated by his Spirit, was continuing to do.

Here is where we need to reflect on our own lives and the witness of our faith communities. The renewal of our baptismal commitment at our Vigil Service, serves as a fresh reminder and challenge. Does my life and the witness of the local church to which I belong, show evident signs of Jesus’ life in us? We are transformed by the light, death and resurrection of Christ: is it obvious?

Acts might present an idealized picture of the early church, but it also challenges us. The life of the risen Christ has revitalized us. Shall we act out of that new life and be of "one heart and mind" with our faith community? Where is reconciliation and forgiveness needed and how can I be the instrument in my parish for that unity? Unlike "the old days," parishes today are more diverse with sub-communities and many cultures. Many traditional parishes consist of: long time founders of the parish; older descendants from Europe; newly arrived members from Spanish-speaking countries, Africans, Asians, Haitians etc. Do we witness being "believers… of one heart and mind" to those in our neighborhood and city? Acts says, "There was no needy person among them." Is that true in our parish? How do we care for the new arrivals, and occasional visitors? I was a parish recently that had a banner on its front gate, "Immigrants Welcome Here."

Can you imagine the diversity in the early church? Previously in Acts, the frightened disciples were huddled in one place behind locked doors. Then the Holy Spirit came upon them and they burst out of the room to spread the Good News. Luke tells us that assembled in Jerusalem were "devout Jews from every nation under heaven" (2:5). After hearing Peter’s Pentecostal preaching, 3000 people were baptized. The recent converts did what we do: "They devoted themselves to the apostles’ teaching and fellowship, the breaking of bread and the prayers" (2:42).

Those were the first steps to being a Christian community. Today Luke tells us what else is required to be called Spirit-filled followers of Christ: unity in heart and mind; sharing our resources; witnessing to the resurrection and caring for the least. If our faith community witnessed these signs to the world, who would not want to join us?

There were many signs of diversity in the church, but one sign united them. They gave clear witness to Christ alive in their midst by their words, shared life and outreach. When such concrete signs are visible to the observing world then they will know that, "Jesus Christ is risen!" Or, as St. Paul puts it, "The life I live now is not my own; Christ is living in me" (Gal 2:20).

Today Luke may have given us an idealized glimpse into the early church. We can dismiss what he envisions for us as impractical, unrealistic and fanciful. Or, we can accept his dream and strive to reflect the light of Christ in us, "For with God all things are possible" (Mt 19:26).

 
Suy Niệm Chúa Nhật II Phục Sinh – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
18:10 05/04/2018
Suy Niệm Chúa Nhật II Phục Sinh – Năm B

Chúa Nhật II Phục Sinh cũng là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa. Bài Tin mừng trong Chúa Nhật này được đọc chung trong cả ba năm A,B,C, kể lại hai lần hiện ra của Đức Kitô Phục sinh. Tôma là nhân vật đáng chú ý nhất trong trình thuật này. Bởi vì, ông không có mặt khi Đức Kitô Phục sinh hiện ra lần thứ nhất. Mặc dầu, sau đó các môn đệ khác báo cho ông biết “Chúng tôi đã xem thấy Chúa.” Nhưng, chẳng những ông không tin mà còn thách thức rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.” (Ga 20,25). Thực ra, ông Tôma không được diễm phúc thấy Đức Kitô Phục sinh hiện ra lần thứ nhất là do lỗi tại ông. Do ông không ở với các Tông đồ khác. Do ông sống thiếu liên kết với Tông đồ đoàn. Vậy mà chẳng những ông không nhận lỗi của mình mà còn cả gan thách thức. Nhưng Đức Kitô Phục sinh là Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài không chấp nhất Tôma. Trái lại, Ngài còn đáp ứng đòi hỏi của Tôma. Ngài đã hiện ra và bảo Tôma rằng: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin.” (Ga 20,27). Như vậy, có thể nói vì Tôma mà có cuộc hiện ra lần thứ hai này.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:

Thứ nhất, phải sống liên kết với Giáo hội, cộng đoàn, gia đình: là thành phần của Giáo hội, mỗi người chúng ta cần phải sống liên kết với Giáo hội. Sự liên kết đó được thể hiện qua việc tuân phục Đức Thánh Cha, Đức Giáo Mục Giáo phận và những người được Ngài bổ nhiệm coi sóc chúng ta. Sự liên kết đó được thể hiện qua việc sống hiệp thông và tuân phục những người đại diện cộng đoàn: trong giáo xứ có cha xứ; trong cộng đoàn dòng tu có bề trên; trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị; trong các ban đoàn, hội đoàn luôn có người đứng đầu. Nếu biết sống hiệp thông và liên kết không những làm cho Giáo hội, cộng đoàn, gia đình…được vững mạnh mà còn giúp cho chúng ta có cơ hội sống tốt hơn. Còn nếu chúng ta sống riêng lẽ, thiếu sự liên kết, hiệp thông thì không những sẽ mất hạnh phúc gặp Chúa như Tôma mà hậu quả còn tệ hại hơn thế nữa. Về phạm vị Giáo hội: chúng ta vẫn thấy có những người, những gia đình sống thiếu sự liên kết, tuy họ có danh sách trong giáo xứ nọ giáo xứ kia nhưng vẫn không tham gia sinh hoạt, không đóng góp công việc chung; có những người xưng mình là kitô hữu nhưng vẫn “bắt cá hai tay”, nghĩa là họ vẫn đi lại với các tổ chức chống phá Giáo hội nhằm mục đích trục lợi; có những người Công Giáo nhưng theo phong trào “Sứ điệp từ trời”, họ không tuân phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Về phạm vi gia đình: có những người vợ người chồng sống thiếu liên kết nên đã xảy ra chuyện “chồng ăn chả vợ ăn nem”; có những người con không nghe lời cha mẹ dạy bảo, thậm chí còn bỏ nhà ra đi, dần dần lây nhiễm với bạn bè xấu nên trở thành những kẻ trộm cắp, nghiện ngập và cuối cùng đã đẩy mình vào con đường lao lý tù tội. Đó là hậu quả của những người sống thiếu liên kết với Giáo hội, với cộng đoàn và với gia đình.

Thứ hai, phải có tinh thần tha thứ: Đức Kitô đã tha thứ cho biết bao nhiêu người tội lỗi. Ngài tha thứ tội lỗi cho kẻ trộm lành cùng đóng đinh với Ngài trên Thánh giá. Ngài tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài. Ngài không nhớ đến tội chối Thầy của Phêrô, tội bỏ trốn của các Tông đồ khác, sự cứng lòng tin của ông Tôma. Ngài còn dạy Phêrô không chỉ tha thứ bảy lần mà còn bảy mươi lần bảy, tức là phải tha thứ luôn luôn. Như vậy, tinh thần tha thứ là một đặc tính của Lòng Thương Xót Chúa và chắc chắn đó cũng phải là đặc tính của mỗi người kitô hữu chúng ta.

Là con người thì không ai tránh khỏi sai lỗi: chúng ta sai lỗi với Chúa, sai lỗi với Giáo hội, giáo xứ, cộng đoàn; chúng ta sai lỗi với các thành viên trong gia đình: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em; chúng ta sai lỗi với những người xung quanh, những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Người khác cũng có thể sai lỗi với chúng ta. Chính vì thế, khi chúng ta sai lỗi thì hãy thành tâm nhận lỗi của mình và xin sự tha thứ. Còn khi người khác có lỗi với chúng ta thì hãy sẵn sàng tha thứ cho họ. Tha thứ chẳng những giúp chúng ta sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn mà còn là điều kiện để được Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta như lời Kinh Lạy Cha chúng ta thường đọc: “xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con.” (Mt 6,12)

Thứ ba, phải sống tinh thần chia sẻ: Chia sẻ về niềm tin, chia sẻ về của cải vật chất.

Chia sẻ niềm tin: sau khi gặp Đức Kitô phục sinh bà Maria Mađalêna đã đi báo tin cho các Tông đồ, các Tông đồ và các môn đệ báo tin cho nhau. Chẳng những thế, sau ngày lễ Ngũ Tuần, các ngài đã ra đi khắp nơi để rao giảng và làm chứng về sự phục sinh của Đức Kitô. Vì sự xác tín mạnh mẽ vào sự Phục sinh của Đức Kitô, nên bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã thu phục được khoảng 3000 người trở lại. Và trải qua 20 thế kỷ, Giáo hội tiếp tục loan báo Tin mừng Phục Sinh cho những người khác. Từ con số 12 hiện nay số người Công Giáo có khoảng 17% dân số thế giới. Giáo hội vẫn luôn mời gọi chúng ta tiếp tục chia sẻ Tin mừng Phục sinh cho những người khác tùy vào khả năng và hoàn cảnh sống của mình.

Chia sẻ của cải vật chất: Trong bài đọc I hôm nay, sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta thấy tinh thần chia sẻ của các kitô hữu thời sơ khai. Mọi người trong cộng đoàn đều đồng tâm nhất trí với nhau, họ yêu thương nhau như anh em ruột thịt. Mọi người đều để tất cả của cải mình có làm của chung: Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các Tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. (x. Cv 4,34-35). Việc làm này trở thành gương sáng cho những người xung quanh. Cho nên, các tín hữu rất được mọi người lương dân mến chuộng. Tinh thần chia sẻ của các tín hữu tiên khởi là bài học cho mỗi người chúng ta hôm nay. Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết quảng đại dâng cúng của cải mình có làm của chung để Giáo hội có điều kiện làm việc bác ái, từ thiện. Đồng thời, mỗi người biết quảng đại chia sẻ cho những người nghèo, những người tàn tật, ốm đau tùy hoàn cảnh và địa vị của mình. Vì “hãy cho thì sẽ cho lại các con: Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong bằng đấu nào, thì cũng được đong trả lại bằng đấu ấy!” (Lc 6,38).

Lạy Chúa Kitô phục sinh, xin tăng thêm niềm tin cho chúng con. Xin cho chúng con biết sống liên kết với Giáo hội và với nhau, luôn có tinh thần tha thứ và biết chia sẻ niềm tin và của cải vật chất cho những người khác. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đau buồn trước một trường hợp qua đời đột ngột nữa tại Rôma
Đặng Tự Do
06:48 05/04/2018
Như trong trường hợp của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bàng hoàng khi được biết tin về cái chết đột ngột của một người ngài đã gặp trước đó không lâu.

Lần này người quá cố là chủng sinh Anthony Freeman, là người đã cầm thánh giá đi trước Đức Thánh Cha trong thánh lễ Phục sinh cử hành trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 1 tháng Tư.

Bạn bè và người hâm mộ đã gọi anh là “người khổng lồ hiền lành”, một “chiến binh cầu nguyện trung thành” và là một Clark Kent (nhân vật Siêu Nhân trong sách hoạt hình Hoa Kỳ) với sức mạnh siêu nhiên là giúp mọi người phát triển trong sự thánh thiện và đức tin.

Một người bạn của chủng sinh Anthony Freeman viết:

“Tôi tin rằng tôi thực sự đã được hân hạnh quen biết một vị thánh”.

Những lời bình luận vừa nêu nằm trong số hàng trăm thông điệp chia buồn, lời cầu nguyện và những câu chuyện được gửi tới một trang “tưởng niệm” trên trang web của RegnumChristi.org dành cho chủng sinh Anthony Freeman của Houston, Hoa Kỳ.

Anthony Freeman là sinh viên năm thứ ba tại Đại học Giáo Hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ của Rôma đã qua đời đột ngột ở tuổi 29. Dự kiến, anh sẽ được phong chức Phó Tế trong một buổi lễ diễn ra ngày 7 tháng 7 tại Houston.

Sáng Chúa Nhật 1 tháng Tư anh còn phương phi cầm cây thánh giá nặng đi trước Đức Giáo Hoàng từ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô ra quảng trường. Nhưng anh đã chết trong phòng của mình vào sáng ngày hôm sau, thứ Hai 2 tháng 4. Cái chết của anh được phát hiện sau khi các bạn cùng lớp không thấy anh xuống đi chơi với họ theo dự trù trước đó. Trường đại học đã gọi cho cơ quan chức năng của Ý là những người vẫn đang điều tra và khám nghiệm tử thi vào ngày 4 tháng 4 để xác định nguyên nhân gây tử vong.

Sau thánh lễ sáng 1 tháng Tư tại quảng trường Thánh Phêrô, anh đã ăn trưa và ăn tối với cộng đoàn chủng viện vào ngày 1 tháng 4 và không lộ vẻ mệt mỏi hay đau yếu gì.

Hôm 4 tháng 4, linh mục Aaron Smith nói với Catholic News Service rằng trong các lễ nghi Phụng Vụ do Đức Thánh Cha chủ sự, anh Anthony Freeman thường được chọn để cầm cây thánh giá vì anh cao lớn phù hợp để cầm cây thánh giá rất cao này.

Sinh ra ở Houma, Louisiana, năm 1988, anh Anthony là con ông Brian và bà Debbie Freeman. Anh Freeman đã từng theo học tại các học viện của Đạo Binh Chúa Kitô tại Center Harbor, New Hampshire; Colfax, California; Cheshire, Connecticut; và Thornwood, New York. Anh bắt đầu học tại Rome vào năm 2013 và nhận được chức giúp lễ vào năm 2017.

Anh Anthony Freeman đã sử dụng các mạng truyền thông xã hội và email để kết nối và truyền cảm hứng cho vô số người tìm kiếm sự thánh khiết và hạnh phúc trong Đức Kitô. Trên Facebook, anh tự gọi mình là “người tạo ra sự khác biệt, người hướng dẫn tinh thần giúp các nhà lãnh đạo trẻ trở thành các tông đồ.”

Anh có một trang tên Facebook tên là “Người Công Giáo sống động” với hơn 11,000 người theo dõi trên tài khoản Instagram của mình, @catholic_life_coach. Anh đã viết những dòng đầy cảm hứng như “Có lẽ, hôm nay bạn chưa phải là thánh nhân, nhưng bạn có thể tiến gần hơn một chút”. Anh cũng thực hiện các video ngắn trên YouTube trình bày thêm các suy tư về ơn gọi của mình.

Trên trang web của mình - – anh nhận xét rằng có quá nhiều “tài liệu dạy bảo người ta cách làm cho thân thể khoẻ mạnh, thon gọn, cách làm giàu, cbranthonyfreeman.comách thành công trong cuộc đời. Điều đó chưa đủ. Chúng ta cần những động lực và những lời khích lệ để sống tốt đức tin của chúng ta.”
Source: Catholic Herald Seminarian who carried cross at Pope’s Easter Mass dies in Rome

 
Đức ông Marc Trudeau vừa được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo phận Los Angeles
Lm Gioan Trần Công Nghị
10:44 05/04/2018
LOS ANGELES - Đức Thánh Cha Phanxicô ngày hôm đặt Đức ông Marc Trudeau làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo phận Los Angeles. Việc bổ nhiệm sẽ được công bố tại Washington, D.C. vào lúc 3:00 PST bởi Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ.

Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez sẽ tổ chức một cuộc họp báo ngày hôm nay, thứ Năm, ngày 5 tháng 4, lúc 10 giờ sáng, tại Nhà thờ chánh tòa Đức Bà Các Thiên thần, để trình bày và giới thiệu vị Giám Mục Phụ Tá mới.

"Đức ông Marc Trudeau đã cống hiến đời linh mục của mình để phục vụ dân Chúa trong Tổng Giáo phận Los Angeles ", Đức Tổng Giám Mục Gomez nói như trên vào sáng sớm hôm nay khi được loan báo về Giám Mục Phụ Tá mới cho Tổng giáo phận Los Angeles. TGM Gomez nhận định thêm rằng: "Đức tân giám mục sinh ra và lớn lên ở Los Angeles, nhiệt tình phục vụ cộng đồng đa dạng và linh động của chúng ta, ngài chia sẻ lòng thương xót yêu thương của Thiên Chúa với những người được cần giúp đỡ nhất. Tôi tin rằng sự tận tâm của ngài trong thừa tác vụ linh mục và phục vụ người khác, cùng với phương thức mục vụ của ngài sẽ giúp chúng ta trong sứ vụ tại Tổng Giáo phận Los Angeles để chia sẻ tình yêu của Chúa Giêsu Kitô và sứ điệp hòa bình, công lý và thương xót cho mọi dân tộc."

Vài dòng về vị tân Giám mục phú tá:

Đức tân Giám mục được đề cử Marc Trudeau được phong chức linh mục vào năm 1991. Ngài là người bản địa Los Angeles, ngài đã là Phó xứ giáo xứ St. James ở La Crescenta từ năm 1991-1995 và Phó xứ Giáo xứ Thánh Philip ở Pasadena từ năm 1995-2001. Ngài được bổ nhiệm làm chánh xứ Giáo xứ Thánh Piô X ở Santa Fe Springs từ năm 2001-2004. Tiếp đến ngài làm thư ký của Đức Hồng Y Roger Mahony từ năm 2004-2010. Sau đó là chánh xứ giáo xứ St. Margaret Mary Alacoque ở Lomita từ 2010-2013.

Tiếp theo Ngài được bổ nhiệm làm Phó Giám Đốc Chủng viện Saint John và là Phụ tá Giám đốc Đào tạo Mục vụ từ năm 2013. Đến năm 2014 được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại Chủng viện Saint John cũa TGP Los Angeles

Đức Tân Giám Mục Trudeau sẽ được thụ phong Giám mục trong thánh lễ đặc biệt sẽ được tổ chức lúc 2:00 trưa ngày 7 tháng 6 năm 2018 tại nhà thờ chánh tòa Our Lady of the Angels của TGP Los Angeles.

Buổi họp báo sáng nay sẽ được phát hình trực tiếp tại: Họp báo Giới thiệu Tân Giám Mục Marc Trudeau.
 
Công bố Tông Huấn Gaudete et Exsultate
Đặng Tự Do
15:32 05/04/2018
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Tông huấn Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ Hân hoan) của Đức Thánh Cha Phanxicô về “ơn gọi thánh thiện trong thế giới hiện đại” sẽ được công bố vào sáng ngày thứ Hai 9 tháng Tư.

Tài liệu này sẽ được Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám quản Giáo phận Roma trình bày tại một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Tham dự cùng Đức Tổng Giám Mục còn có nhà báo Gianni Valente, một người Ý làm việc cho Fides, cơ quan thông tấn xã Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và Paola Bignardi, một nhà giáo dục và là cựu Chủ tịch Tổ chức Công Giáo Tiến Hành Italia.

Tựa đề của lời Tông huấn là cụm từ được sử dụng trong Phúc Âm Matthêu chương 5 câu 12, phần cuối của Tám Mối Phúc Thật “Anh em hãy mừng rỡ hân hoan, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.”

Đức Thánh Cha Phanxicô, năm nay 81 tuổi, đã công bố trước đó hai Tông huấn, cả hai đều đưa ra những suy tư từ các cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục. “Evangelii Gaudium” (Niềm vui Phúc Âm), được công bố vào năm 2013, tập trung vào việc công bố Tin Mừng trong thế giới hiện đại và bao gồm các đề xuất từ Thượng Hội đồng Giám mục 2012 về phúc âm hóa mới. Tông huấn “Amoris Laetitia” (Niềm vui Yêu thương), được công bố năm 2016 và tập trung vào việc mục vụ gia đình. Tông huấn này bao gồm các đề xuất thảo luận trong các phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục vào năm 2014 và 2015.
Source: Catholic Herald Pope’s new apostolic exhortation on holiness will be published on Monday
 
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI có thể là vị thánh bảo trợ cho các thai nhi
Đặng Tự Do
16:02 05/04/2018
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI có thể là vị thánh bảo trợ cho việc bảo vệ những thai nhi chưa chào đời khi ngài được tuyên thánh vào cuối năm nay, vị thỉnh nguyện án tuyên thánh cho ngài đã gợi ý như trên.

Cha Antonio Marrazzo nói với CNA rằng, vì các phép lạ của Đức Phaolô VI đều liên quan đến những thai nhi chưa chào đời, “Đức Phaolô VI có thể được gọi như là người bảo vệ những cuộc sống chưa sinh ra.”

Trong cả hai trường hợp, những người mẹ đều không đang trong tình trạng nguy hiểm, không phải là lần mang thai đầu tiên trong đời họ, và có thể đã phá thai vì thai nhi bị dị tật trầm trọng. Các bác sĩ cũng gợi ý nên phá thai ở cả hai trường hợp này. Tuy nhiên, các em đã được sinh ra khỏe mạnh.

Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, trị vì từ năm 1963 đến năm 1978, đã viết trong thông điệp nổi tiếng Humanae Vitae rằng “sự cản trở trực tiếp quá trình sinh sản đã bắt đầu, và trên hết, tất cả đều là phá thai trực tiếp, ngay cả với chiêu bài điều trị, đã bị người ta xem như là một phương thế hợp pháp để điều chỉnh số lượng trẻ em.”

Tài liệu này cũng tái khẳng định giáo huấn Công Giáo chống lại việc kiểm soát sinh sản và vô sinh.
Source: Catholic Herald - Paul VI ‘could be patron saint of the unborn’
 
Khủng bố Hồi Giáo IS tàn sát một gia đình Công Giáo Pakistan
Đặng Tự Do
16:14 05/04/2018
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố chịu trách nhiệm về một vụ tấn công khủng bố vào một gia đình Công Giáo ở Quetta, Pakistan, làm bốn người chết vào ngày thứ Hai sau lễ Phục Sinh.

Các thành viên trong gia đình đang ngồi trên một chiếc xe kéo khi hai tay súng bắn nhiều loạt đạn vào họ. Ba người đàn ông và một phụ nữ đã bị giết và một cô gái 10 tuổi được đưa tới bệnh viện.

Vụ giết người này đã xảy ra tại một thị trấn, nơi một tuần trước lễ Giáng sinh năm ngoái, hai tên nổ bom tự sát đã tấn công vào một nhà thờ Kitô Giáo, giết chết 9 người và làm bị thương 56 người. Quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng tuyên bố chịu trách nhiệm về cuộc tấn công đó.

Theo báo cáo của Ucanews.com, Pervaiz Masih, một trong những thành viên trong gia đình bị giết, là một người lái xe kéo. Anh đang đưa những người thân của mình đi ăn kem thì họ bị tấn công ngay bên ngoài ngôi nhà của anh.

“Pervaiz Masih đã sống ở Quetta trong 10 năm qua. Vào ngày 29 tháng 3, người thân của anh đến từ Lahore và Dubai lần đầu tiên để ăn mừng Lễ Phục sinh với anh” một người hàng xóm cho biết.
Source: Aleteia : ISIS murders 4 members of Christian family in Pakistan
 
Đức Tổng Giám Mục Hilarion của Chính Thống Giáo Nga nói những kẻ khủng bố Hồi Giáo chỉ là tôi tớ của Satan
Đặng Tự Do
16:31 05/04/2018
Một cuộc họp thường kỳ của Hội đồng Liên tôn Nga (ICR) đã diễn ra tại trụ sở của Học viện thần học hai thánh Cyrilô và Methođiô tại Mạc Tư Khoa vào ngày 27 tháng 3 năm 2018.

Tất cả những người tham dự đã dành một phút im lặng để tưởng nhớ đến các nạn nhân của vụ khủng bố mới đây tại siêu thị Kemerovo.

Đức Tổng Giám Mục Hilarion cũng nhắc nhở các cử tọa về cuộc tấn công khủng bố ở Kizlyar, Dagestan và nói rằng:

“Chúng ta phải nói mạnh hơn và rõ ràng hơn rằng tất cả những kẻ khủng bố gây ra những cái chết thảm khốc này đều chỉ là những tôi tớ của Satan ngay cả khi chúng kêu tên Đức Chúa Trời khi hành động như thế ... Trách nhiệm tập thể của chúng ta đã trở nên lớn hơn, và chúng ta phải cảnh giác và giúp đỡ lẫn nhau trong việc bảo vệ đàn chiên của chúng ta khỏi nạn khủng bố.”
Source: The Russian Orthodox Church - Meeting of the Interreligious Council of Russia takes place in Moscow
 
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho đứa trẻ người Anh Alfie Evans và gia đình
Đặng Tự Do
17:23 05/04/2018
Trong một Tweet đăng trên tài khoản chính thức @Pontifex vào tối thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho đứa trẻ người Anh Alfie Evans. Cuộc đấu tranh pháp lý của bố mẹ đứa bé để giữ lại mạng sống con mình với hy vọng có thể tìm được một phương cách điều trị khác đã không thành công.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tweet những lời cầu nguyện của ngài cho Alfie Evans, một đứa trẻ người Anh 23 tháng tuổi đang ở trong tình trạng bán thực vật ở bệnh viện Liverpool.

Người ta tin rằng Alfie bị một dạng thần kinh suy thoái hiếm, nhưng các bác sĩ vẫn chưa đưa ra kết luận chẩn đoán chung cuộc về tình trạng của đứa bé.

Trong Tweet của mình, Đức Thánh Cha nói, “Tôi hy vọng chân thành rằng mọi thứ cần thiết đều có thể được thực hiện để tiếp tục đồng hành với cháu Alfie Evans, và nỗi đau sâu thẳm của cha mẹ em có thể được lắng nghe.”

Đức Giáo Hoàng nói thêm ngài “đang cầu nguyện cho Alfie, cho gia đình và cho tất cả những ai tham gia.”

Cháu Alfie đã phải dùng đến các phương tiện hỗ trợ hô hấp tại bệnh viện trẻ em Alder Hey từ tháng 12 năm 2016 sau khi bị nhiễm trùng ngực gây ra một cơn động kinh. Alfie đã vượt qua được tình trạng nhiễm trùng này và bắt đầu tự thở được. Nhưng một lần nữa cháu lại bị nhiễm trùng ngực dẫn đến nhiều cơn động kinh kéo dài, và phải quay trở lại dùng máy thở. Các bác sĩ tại Alder Hey nói rằng Alfie nên được cho chết đi thì hơn.

Cha mẹ của Alfie, là anh chị Kate James và Tom Evans, đã đấu tranh cho quyền sống của đứa bé, đưa vụ việc của họ ra tòa. Một Tòa án tối cao Anh đã phán quyết vào ngày 6 tháng 3 rằng cháu chỉ nên nhận được những chăm sóc làm giảm đau trong khi chờ chết và bác bỏ việc đưa ra nước ngoài điều trị. Tòa án Tối cao đã duy trì quyết định đó, và Toà án Nhân quyền châu Âu từ chối xem xét vụ việc này. Hai anh chị đã cạn kiệt mọi biện pháp hợp pháp để ngăn bệnh viện rút các máy trợ giúp sự sống khỏi Alfie. Báo chí Anh nói điều này có thể xảy ra trong vài ngày tới.

Kate và Tom muốn chuyển Alfie đến bệnh viện khác ngay tại Anh để thử các liệu pháp thực nghiệm với số tiền thu được từ nỗ lực tài trợ của những người hảo tâm. Tòa án cũng đã bác bỏ yêu cầu này.

Cha mẹ Alfie đã cầu xin Đức Giáo Hoàng giúp đỡ. Với Tweet của mình, Đức Giáo Hoàng đã đưa sự chú ý trên toàn thế giới vào cuộc chiến của Alfie.
Source: Vatican News Pope Francis prays for British baby Alfie Evans and family
 
Tổng thống Armenia đến Vatican dự lễ khánh thành tượng thánh Grêgôriô thành Narek
Đặng Tự Do
17:37 05/04/2018
Sáng thứ Năm 5 tháng 4, Tổng thống Cộng hòa Armenia, là ông Serzh Sargsaan, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp. Sau đó ông đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cùng với Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.

Trong các cuộc thảo luận thân mật, hai bên đã bày tỏ sự hài lòng trước mối quan hệ tốt đẹp giữa Toà Thánh và Armenia.

Tổng thống Serzh Sargsaan đã đến Vatican nhân dịp Đức Thánh Cha khánh thành tượng thánh Grêgoriô thành Narek, Tiến sĩ Hội Thánh. Đây là cơ hội tốt để thúc đẩy hơn nữa các mối quan hệ giữa Vatican và Armenia, cũng như giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Armenia Tông Truyền.

Hai bên cũng đã đề cập đến bối cảnh chính trị khu vực, với hy vọng giải quyết các tình huống xung đột và các vấn đề quốc tế hiện tại khác cũng như tình trạng của các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là trong các khu vực chiến tranh trên thế giới.
Source: Holy See Press Office

Holy See Press Office Communiqué: Audience with the President of the Republic of Armenia, 05.04.2018
 
Đức Hồng Y Raymond Burke nói rằng phản ứng của Tòa Thánh đối với tin giả về hoả ngục do Eugenio Scalfari tung ra là quá yếu ớt
Đặng Tự Do
20:44 05/04/2018
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Nuova Bussola Quotidiana, Đức Hồng Y Raymond Burke lên tiếng phê bình Tòa Thánh phản ứng quá yếu ớt trước tin giả rất nghiêm trọng do Eugenio Scalfari tung ra hôm thứ Năm Tuần Thánh theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô không tin có hoả ngục.

Đây là một chuyện bịa đặt hoàn toàn của Eugenio Scalfari. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về hoả ngục rất thường xuyên. Tiêu biểu là ngài đã cảnh cáo những người theo Mafia tại Ý rằng nếu họ không ăn năn họ sẽ sa hoả ngục. Ngài cũng đã giải thích cho một nữ hướng đạo sinh tại giáo xứ Tor Bella Monaca, nơi Đức Thánh Cha thăm viếng vào năm 2015, rằng bất cứ ai cũng có thể sa hỏa ngục nếu họ bám lấy ảo tưởng cho rằng mình không cần đến ân sủng và Lòng Thương Xót Chúa là những điều Chúa không bao giờ từ chối bất cứ ai kêu cầu Ngài. Đức Thánh Cha cũng mô tả về hoả ngục trong một thánh lễ vào tháng 11 năm 2016 tại nhà nguyện Sanctae Marthae như một nơi trong đó con người thiếu vắng tình yêu của Thiên Chúa.

Scalfari, 93 tuổi, một người vô thần, đồng sáng lập nhật báo La Repubblica, tuyên bố hôm thứ Năm Tuần Thánh rằng hai ngày trước đó Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông ta rằng linh hồn của những kẻ tội lỗi đơn giản là “biến mất” khi chết, và “Không có địa ngục, chỉ có sự biến mất của linh hồn.”

Tin giả này là đầu đề của báo chí trên khắp thế giới và được truyền đi hầu như trên tất cả các phương tiện truyền thông thế giới.

Đức Hồng Y Burke nói với tờ La Nuova Bussola Quotidiana “Điều đã xảy ra trong cuộc đàm thoại mới nhất dành cho Eugenio Scalfari trong Tuần Thánh và được công bố vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh là vượt quá khả năng có thể châm chước được”.

Ngài nhận xét thêm rằng:

“Một kẻ vô thần khét tiếng cho rằng mình đang tuyên bố một cuộc cách mạng trong giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, nhân danh Đức Giáo Hoàng, phủ nhận sự bất tử của linh hồn con người và sự tồn tại của địa ngục, là một tai hoạ sâu sắc không chỉ cho nhiều người Công Giáo mà còn cho nhiều người lương dân tôn trọng Giáo Hội Công Giáo và các giáo lý của Giáo Hội, ngay cả khi họ không cùng quan điểm như thế.”

Theo Đức Hồng Y ngày mà Scalfari chọn để công bố bài báo - Thứ Năm Tuần Thánh – là đặc biệt xúc phạm vì nó là “một trong những ngày thánh thiêng nhất trong năm”.

Toà Thánh đã đáp lại bài viết của Scalfari bằng cách ra một tuyên bố nói rằng những ý kiến của Scalfari không thể được coi là một phiên bản trung thành các lời của Đức Thánh Cha trao đổi với ông ta. Nguyên văn tuyên bố của Tòa Thánh như sau:

“Đức Thánh Cha gần đây đã tiếp kiến người sáng lập ra nhật báo La Repubblica trong một cuộc tiếp kiến riêng vào dịp lễ Phục sinh, nhưng không có bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Tất cả mọi thứ được báo cáo bởi tác giả trong bài báo hôm Thứ Năm là kết quả của việc tái dựng lại của chính ông ta, trong đó, những lời lẽ nguyên văn do Đức Giáo Hoàng nói ra đã không được trích dẫn. Do đó, không có tường trình trực tiếp về phát biểu nào có thể được coi là bản văn trung thành các lời của Đức Thánh Cha.”

Đức Hồng Y chỉ trích tuyên bố này là “không thích đáng” với tầm mức quá nghiêm trọng của vấn đề .

Đức Hồng Y nói ngài cảm thấy bất bình vì “thay vì nói rõ lại sự thật về sự bất diệt của linh hồn con người và địa ngục, bản tuyên bố chỉ nói rằng một số từ được trích dẫn không phải là của Đức Giáo Hoàng”.

“Bản tuyên bố này không nói rằng các ý tưởng được trình bày là sai lầm, thậm chí là lạc giáo”. Theo Đức Hồng Y, bản tuyên bố lẽ ra phải thẳng thắn nói rằng “Đức Giáo Hoàng không hề đồng ý, và rằng Đức Giáo Hoàng cực lực bác bỏ những ý tưởng như thế vì trái với đức tin Công Giáo.”

Ngài nhận xét rằng không nói mạnh như thế, “trò đùa với đức tin và giáo lý, ở cấp cao nhất của Giáo Hội, đã gây ra một tai tiếng trong các linh mục và người tín hữu.”

Đức Hồng Y Burke cũng lên án sự im lặng của nhiều giám mục và Hồng Y về vấn đề này, và đặc biệt nghiêm trọng là những kẻ dám “loan truyền những hoang tưởng về một Giáo Hội mới, một Giáo hội có hướng đi hoàn toàn khác với quá khứ, chẳng hạn như tưởng tượng ra một ‘mô hình mới’ cho Giáo Hội.”

Đây không phải là lần đầu tiên Eugenio Scalfari gây ra tranh cãi khi báo cáo về các cuộc trò chuyện của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Năm 2014, ông trích dẫn rằng Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng hai phần trăm các linh mục Công Giáo là những kẻ ấu dâm.

Chiến lược của Eugenio Scalfari là tạo ra các câu chuyện giật gân để kiếm ăn. Ông ta không ngại ngùng thừa nhận rằng các bài tường trình của ông ta về các cuộc trò chuyện với Đức Giáo Hoàng hoàn toàn dựa trên ký ức của mình và ông ta không bao giờ thu âm hoặc ghi chép lại trong lúc trao đổi.
Source: Catholic Herald Cardinal Burke: Scalfari interview on hell was ‘profound scandal’
 
Chuyện không tin cũng xảy ra: Người già ở Nhật đi ở tù cho vui!
Đặng Tự Do
22:03 05/04/2018
Mọi xã hội lão hóa đều phải đối mặt với những thách thức riêng. Nhưng Nhật Bản, với dân số những người cao niên đông nhất trên thế giới (27,3% người dân ở độ tuổi 65 trở lên, gần gấp hai lần ở Hoa Kỳ), đã phải đối phó với một trong những điều mà họ không đã lường trước được: đó là tội phạm ở những người cao niên. Các khiếu tố và những vụ bắt giữ liên quan đến những người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ, đang diễn ra ở mức cao hơn các nhóm nhân khẩu học khác. Theo tổ chức truyền giáo OMF International, nguyên nhân rất đơn giản: nhiều người cao niên chưa từng phạm pháp bao giờ ngày nay đang cố gắng làm mọi cách để bị bắt và như thế có thể đi ở tù cho vui!

Chăm sóc cho người cao niên Nhật Bản trước đây là nghĩa vụ thiêng liêng của các gia đình và cộng đồng, nhưng điều đó đang thay đổi. Từ năm 1980 đến năm 2015, số người cao niên sống một mình tăng gấp sáu lần, đến gần 6 triệu người. Và cuộc điều tra năm 2017 của chính phủ Tokyo cho thấy hơn một nửa số người cao niên bị bắt vì phạm pháp là những người sống cô đơn một mình; 40 phần trăm hoặc là không có gia đình hoặc hiếm khi được nói chuyện với người thân. Những người này thường nói rằng họ không có ai để nói chuyện khi họ cần giúp đỡ.

Ngay cả những phụ nữ sống chung với con cái cũng cảm thấy cô đơn. “Họ có thể có một mái nhà. Họ có thể có một gia đình. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có một nơi mà họ cảm thấy như ở nhà”, Yumi Muranaka, một cai ngục tại nhà tù phụ nữ Iwakuni, cách Hiroshima 30 dặm, nói. “Họ cảm thấy họ không được ai thông cảm. Họ cảm thấy họ chỉ được công nhận như những người làm việc nhà”

Chính phủ cũng như khu vực tư nhân không thiết lập một chương trình phục hồi hiệu quả cho người cao niên, và chi phí để giữ họ trong tù đang gia tăng nhanh. Chi phí liên quan đến việc chăm sóc cho người cao tuổi bị giam đã đẩy chi phí y tế hàng năm tại các cơ sở cải huấn lên tới 6 tỷ yen (hơn 50 triệu đô la) vào năm 2015, tăng 80 phần trăm so với một thập kỷ trước đó. Các nhân viên chuyên biệt đã được thuê để giúp các tù nhân lớn tuổi tắm rửa và đi vệ sinh trong ngày, nhưng vào ban đêm những công việc này được thực hiện bởi những người bảo vệ. Tại một số cơ sở, các nhân viên cải huấn đang dần dà trở thành những người chăm sóc cho người già tại nhà dưỡng lão. Hơn một phần ba nữ cán bộ cải huấn đã xin thôi việc trong vòng ba năm qua vì cực quá.

Một phụ nữ ở tù lần này là lần thứ hai nói với OMF International:

“Mỗi ngày tôi lặng lẽ một mình như một chiếc bóng và cảm thấy rất cô đơn. Chồng tôi cho tôi rất nhiều tiền, và mọi người luôn nói với tôi rằng tôi thật là may mắn, nhưng tiền không phải là điều tôi muốn. Nó không đem lại hạnh phúc cho tôi.

Lần đầu tiên tôi ăn cắp ở một hiệu sách cách đây khoảng 13 năm. Tôi lang thang vào một tiệm sách trong thị trấn và lấy trộm một cuốn tiểu thuyết bìa mềm không đáng bao nhiêu tiền trong khi tôi có cả đống tiền trong bóp. Tôi bị bắt, bị đưa đến đồn cảnh sát, và một người cảnh sát hỏi cung tôi với giọng nói thật ngọt ngào. Anh ấy thật tử tế. Anh ấy lắng nghe mọi thứ tôi muốn nói. Tôi cảm thấy tôi đã được lắng nghe lần đầu tiên trong cuộc đời tôi. Cuối cùng, anh nhẹ nhàng nắm lấy vai tôi và nói, ‘Tôi hiểu bà rồi. Bà cô đơn chứ gì, nhưng đừng làm thế nữa nhé. Thôi về đi’

Sau lần đó, tôi quyết tâm ăn cắp nữa để được hỏi cung và đi tù thì càng hay. Tôi không biết phải nói làm sao để bạn hiểu là tôi thích làm việc trong nhà tù như thế nào. Tôi luôn có người ở bên cạnh mình để chuyện vãn. Một ngày kia, khi tôi được khen ngợi về hiệu quả và công việc tỉ mỉ của tôi, tôi hoàn toàn tràn ngập niềm vui được làm việc. Tôi rất tiếc vì tôi chưa bao giờ làm việc trong đời mình. Tôi thích cuộc sống của tôi trong tù hơn. Luôn luôn có người xung quanh, và tôi không cảm thấy cô đơn ở đây. Khi tôi ra ngoài lần thứ nhất, tôi đã hứa rằng tôi sẽ không quay trở lại. Nhưng khi tôi ra ngoài rồi, tôi không thể không cảm thấy nuối tiếc nơi này.”
Source: Bloomberg - Japan’s Prisons Are a Haven for Elderly Women
 
Đề nghị rước lễ liên phái ở Đức là phản tín lý, phá hoại hiệp nhất và vượt quá năng quyền giám mục.
Vũ Văn An
22:51 05/04/2018
Theo Edward Pentin của Tờ National Catholic Register, đề nghị của các Giám mục Đức, nhằm cho phép một số người phối ngẫu Thệ Phản có chồng hoặc vợ Công Giáo được Rước Lễ trong một số hoàn cảnh, đang gặp phải sự phản đối nghiêm trọng ở Đức cũng như sự chống đối của một số nhà lãnh đạo Giáo Hội ở nhiều nơi khác.



Thực vậy, ngày 4 tháng Tư vừa qua, tờ Kölner Stadt-Anzeiger tường trình rằng bảy giám mục Đức, trong đó có Đức Hồng Y Rainer Woelki của Cologne, đã gửi một lá thư khẩn cấp tới Vatican để phản đối đề nghị trên.

Theo các phương tiện truyền thông Đức, trong bức thư của họ, bảy giám mục nói: họ tin rằng đề nghị này mâu thuẫn với tín lý Công Giáo, làm suy yếu sự hiệp nhất của Giáo Hội và vượt quá năng quyền của hội đồng giám mục. Ngày 4 tháng Tư vừa qua, bức thư trên đã được gửi đến cả Bộ Giáo Lý Đức Tin lẫn Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Vũ Hiệp Nhất Kitô giáo, sau khi bị rì rỏ qua các phương tiện truyền thông.

Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich và Freising, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, đã gửi một lá thư tới các giám mục Đức hôm Thứ Tư. Bức thư này được viết và công bố ngay sau khi bức thư của bảy vị giám mục bị tiết lộ. Trong bức thư của ngài, Đức Hồng Y Marx bảo vệ quyết định của hội đồng giám mục. Ngài nói rằng nó nhất quán với các văn kiện thần học và đại kết và giáo luật.

Đức Hồng Y Marx cũng nói rằng đó là kết quả "lời khích lệ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn có những bước đi xa hơn về đại kết".

Tại hội nghị mùa xuân vào tháng Hai, các giám mục Đức đã bỏ phiếu ủng hộ việc đưa ra một bản hướng dẫn, hoặc một thông cáo mục vụ, nhằm cho phép một số người phối ngẫu Thệ Phản được Rước Lễ trong một số hoàn cảnh.

Hội đồng bỏ phiếu một cách áp đảo ủng hộ việc đưa ra các hướng dẫn cho phép một người phối ngẫu Thệ Phản được rước lễ, sau khi "xét mình một cách nghiêm túc" với một linh mục hay một người khác có trách nhiệm mục vụ, chịu “khẳng định đức tin của Giáo Hội Công Giáo, muốn chấm dứt "sự đau khổ tinh thần nghiêm trọng" và "mong được thỏa mãn lòng khao khát Thánh Thể".

Thời điểm đó, Đức Hồng Y Marx nói rằng bản hướng dẫn chỉ là một "thông cáo mục vụ" và không có ý định "thay đổi bất cứ tín lý nào". Ngài nói đề nghị này bác bỏ mọi nẻo đường khiến những người phối ngẫu Thệ Phản trở lại, hay còn gọi là " đại kết trở lại". Ngài cho biết: bản hướng dẫn cũng dành cho vị giám mục địa phương quyền được đưa ra các luật lệ mới trong lĩnh vực này.

Tờ National Catholic Register được biết rằng chỉ có 13 trong số 67 giám mục Đức đã bỏ phiếu chống lại đề nghị trên, hoặc bỏ phiếu trắng.

Quan điểm của bốn vị Hồng Y

Mặc dù có những nhận định và không hài lòng đáng kể do đề nghị của các giám mục Đức gây ra, rất ít các vị Hồng Y muốn lên tiếng công khai về vấn đề này.

Từ khi đề nghị trên được công bố, Tờ National Catholic Register đã liên lạc với 23 vị Hồng Y (11 vị trong Giáo Triều, 12 vị không thuộc Giáo Triều) và tổng trưởng của Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, để hỏi xem họ có bất cứ quan tâm nào đối với quyết định của các giám mục không, và, nếu có, thì các quan tâm đó ra sao và liệu họ có truyền đạt các quan tâm này cho hàng giám mục Đức hay không.

Chỉ có bốn vị Hồng Y cung cấp lời bình luận, và ba trong số này đã nghỉ hưu. Không vị nào nói các vị sẽ đưa ra bất cứ lời tuyên bố nào với các Giám mục Đức để các ngài xem xét lại quyết định của các ngài.

Trong số các vị Hồng Y trên, vị Hồng Y sẵn sàng bình luận về động thái trên là Đức Hồng Y Francis Arinze, cựu Bộ Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích.

Ngài cho hay: "Tôi không đồng ý với quyết định hoặc hướng dẫn ấy. Vì việc cử hành Thánh Thể là hành động phụng vụ tối cao của Giáo Hội Công Giáo".

Ngày 15 tháng 3, Đức Hồng Y Walter Brandmüller, Tổng Thư Ký hưu trí của Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử cho biết: đề nghị này "sử dụng sai" Giáo Luật Điều 844 (4).

Điều luật trên nói rằng "nếu có nguy cơ chết hoặc nếu, theo phán đoán của giám mục giáo phận hoặc hội đồng giám mục, một sự cấp thiết nghiêm trọng khác thúc bách nó", thì việc rước lễ có thể được ban cho "các Kitô hữu khác không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, (và) những người này không thể tiếp cận một thừa tác viên của cộng đồng họ và tự thoả thuận tìm kiếm việc này, miễn là họ bày tỏ đức tin Công Giáo đối với các bí tích này và được chuẩn bị đúng cách".

Đức Hồng Y Brandmüller gọi đề nghị này là "một thủ thuật". Ngài nói: "Bạn không thể tách rời sự thật ra khỏi hành động. Sự thật phải nhất quán với các hành động" và ngài cho rằng các giám mục Đức đang cố gắng "tách rời" chúng, và thêm rằng việc này "không trung thực về tri thức".



Tương tự như vậy, Đức Hồng Y Müller, trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Tagespost của Công Giáo Đức, cho biết: đề nghị của các giám mục là một "thủ thuật hùng biện" đánh lừa các tín hữu, mà phần lớn, theo ngài, không phải là các nhà thần học.

Ngài nhấn mạnh rằng hôn nhân giữa các giáo phái "không phải là tình huống khẩn cấp", và "Đức Giáo Hoàng cũng như các Giám mục chúng ta không thể định nghĩa lại các bí tích như một phương tiện để làm giảm căng thẳng tinh thần và thỏa mãn các nhu cầu tinh thần" cho bằng là "các dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng Thiên Chúa".

Đối với Đức Hồng Y người Đức Paul Cordes, cựu chủ tịch Cơ Quan Bác Ái Cor Unum của Tòa Thánh, đề nghị của các giám mục Đức "gặp nhiều trở ngại thần học nghiêm trọng" và đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội "vốn đặt căn bản trên Thánh Kinh và Thánh Truyền".

Ngày 14 tháng 3, nói với Tờ National Catholic Register, ngài đã đề cập đến "truyền thống đã được thể nghiệm rất tốt của Giáo Hội" có từ thời Giáo hội sơ khai khi việc Hiệp Lễ luôn là "dấu hiệu hữu hình của việc hiệp thông trong Giáo Hội".

Đức Hồng Y Cordes lưu ý rằng vào thế kỷ thứ bảy, khi người Công Giáo du hành tới "các vùng lạc giáo", họ đem Mình Thánh Chúa đi với họ, và "những người lạc giáo cũng làm như vậy" đối với cái hiểu của họ về Bí Tích Thánh Thể khi thăm viếng các cộng đồng Công Giáo.
Ngược với "những lời dạy sai lạc và những điều lạc giáo" vốn diễn ra trong Giáo hội về vấn đề này, ngài nói "nguyên tắc luôn được áp dụng là: mọi người thuộc nơi họ được nhận Hiệp Lễ". Ngài nói: đây là "đức tin và thực hành của Giáo Hội sơ khai. Việc tiếp nhận Mình Thánh Chúa có tính chân thực trong việc làm chứng cho đức tin hơn nọi lời nói".

Ngài nói thêm, "Sự hiệp thông Thánh Thể và sự hiệp thông Giáo hội thuộc về nhau một cách chặt chẽ đến nỗi, nói chung, không thể cho các Kitô hữu không Công Giáo lãnh nhận Bí tích Rước Lễ nếu họ không chia sẻ sự hiệp thông Giáo hội".

Nhiều quan điểm ủng hộ nữa

Đức Hồng Y Wilfrid Napier của Nam Phi, dù dè dặt, không muốn đi sâu vào các chi tiết cụ thể của cuộc tranh cãi này, nhưng cho thấy một số thiện cảm đối với động thái này.

Trong những nhận định trên điện thư (email) với Tờ Register ngày 19 tháng 3, ngài kể lại một kinh nghiệm khi đi du lịch lâu ngày với vị giám mục lúc ấy là chủ tịch của Giáo Hội Methodist của tỉnh KwaZulu-Natal ở Nam Phi. Sau khi thảo luận về các vấn đề kinh tế xã hội và chính trị mà họ cùng làm việc với nhau, Đức Hồng Y Napier đã yêu cầu nhà lãnh đạo Methodist giải thích niềm tin cá nhân của mình đối với Bí Tích Thánh Thể, ngược với giáo huấn của giáo phái vị này.

Đức Hồng Y nhớ lại: "Khi ngài kết thúc, tôi phải nói với ngài một cách thẳng thắn và trung thực rằng: ‘Những gì ngài vừa giải thích cho tôi không có gì khác với niềm tin và giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về Bí Tích Thánh Thể ".

Đức Hồng Y hỏi "Vấn đề đặt ra lúc này là: ‘Tôi có lý do chính đáng nào để không cho ngài rước Lễ, nếu ngài nói ngài cần rước lễ để cứu linh hồn ngài? Há đây không phải là điều các chỉ thị về đại kết nói là lý do chính để cho Rước Lễ hay sao, nếu nó được tự nguyện yêu cầu; nếu người này thực sự tin những điều mà Giáo Hội Công Giáo tin; nếu người này thiếu thừa tác vụ chính thức của thừa tác viên của họ, và nếu không có nguy cơ gây gương mù gương xấu nghiêm trọng?"

Đức Hồng Y Napier nói thêm "Há việc xem xét trên chính xác không phải là điều các giám mục Đức nghĩ đến khi họ nói về 'các ca đặc biệt và những điều kiện được xác định trước' hay sao?"

Lẫn lộn về giáo luật?

Nhưng các câu hỏi then chốt thường được nêu ra và chưa được các giám mục Đức giải quyết là điều gì chính xác đáng được coi là “cấp thiết nghiêm trọng” và, nếu một người phối ngẫu Thệ Phản khẳng định đức tin Công Giáo, thì tại sao ông ta hay bà ta không đơn giản trở thành người Công Giáo được?

Theo quan điểm của một số thẩm quyền về giáo luật, các câu hỏi này có thể có câu trả lời đơn giản nếu không có lời lẽ của Điều 844 trong Bộ Giáo Luật năm 1983, so với điều 731 của Bộ Giáo Luật 1917 khắc nghiệt hơn mà điều 844 đã thay thế.

Điều 731 tuyên bố rằng, vì các bí tích là "phương thế chính cho việc thánh hóa và cứu độ" và phải được "ban bố và nhận lãnh với sự thận trọng và tôn kính lớn lao", nên "cấm không được ban các bí tích của Giáo Hội cho những người lạc giáo và ly giáo, mặc dù họ có ý hướng tốt và yêu cầu được nhận lãnh, trừ phi, trước nhất họ phải từ bỏ các sai lầm của họ và được hoà giải với Giáo Hội".

Edward Peters, giáo sư giáo luật tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit, nói rằng điều luật mới "khác rõ rệt với điều luật trước đó", nó cho phép "những điều kiện có thể được quan niệm là đủ để giữ cho những trường hợp ngoại lệ này được chặt chẽ, nhưng, trong thực tế, có thể được hiểu một cách rộng rãi đến mức có thể tán thành những gì Hội Đồng Giám Mục Đức đưa ra".

Ông nói với Tờ Register ngày 29 tháng 3 rằng Điều 844 có "một số vấn đề về thuật ngữ" khiến nó trở thành "ứng cử viên khẩn cấp để được sửa đổi".

Ông nói rằng "thiếu sót chính về giải thích" nằm ở phía sau việc áp dụng điều luật này nơi các Giám mục Đức, và nó cũng là một thiếu sót y như thiếu sót từng dẫn đến những cuộc tấn công gần đây đối với điều 915, là điều cấm việc ban rước lễ cho những người Công Giáo ly dị và tái hôn, "tức là ý tưởng cho rằng lương tâm của một cá nhân là tiêu chuẩn tối hậu để người ta được hưởng bí tích".

Ông Peters nói thêm: một quan điểm như vậy đòi các thừa tác viên của Giáo hội "từ bỏ trách nhiệm của họ" để đánh giá các tiêu chuẩn giáo luật khách quan trong việc phán đoán xem liệu một người Công Giáo có đủ điều kiện để lãnh nhận một số bí tích nào đó hay không. Nhưng ông nói thêm: khi các nhà lãnh đạo Giáo Hội "từ bỏ các bổn phận này, chính các tín hữu phải chịu thiệt hại, một số qua việc bị củng cố trong các sai lầm hay tội lỗi của họ, những người khác qua việc bị dẫn đến chỗ thắc mắc liệu các sai lầm và tội lỗi này có thực sự sai lầm hay tội lỗi hay không".

Một số người tin rằng đề nghị của các giám mục Đức một phần có thể phát xuất từ cuộc tranh cãi về các lời giải thích đối với tông huấn hậu thượng hội đồng Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương) của Đức Giáo Hoàng. Tông huấn này cho phép một số người ly dị tái hôn được Rước Lễ.

Ông Peters nói rằng đề nghị này “rất có thể bắt nguồn” từ tông huấn, nhưng theo ông, đúng hơn có "sự mơ hồ về tín lý và một tình trạng bất ổn về kỷ luật đã bỗng chốc xuất hiện tại nhiều nơi”.

Ông lưu ý rằng một số chính sách của các giám mục, xuất hiện sau việc công bố Amoris Laetitia năm 2016, "rõ ràng đã vi phạm giáo huấn của Giáo Hội và không phải chỉ đối với phép Thánh Thể, mà còn cả phép sám hối và xức dầu nữa, cả hai đều được bàn ở điều giáo luật 844".

Ông Peters nói thêm: không tôn trọng một bí tích, nhất thiết, sẽ dọn đường cho sự không tôn trọng mọi bí tích.

'Một gương mù thực sự'

Đức Hồng Y Brandmüller, một trong bốn vị Hồng Y ký tên vào bản “dubia” (hoài nghi) – tức năm câu hỏi gửi đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhằm minh giải giáo huấn của Amoris Laetitia - tin rằng Điều 844 nhất quán với Điều 731 bởi vì điều sau vẫn đòi phải có “cái hiểu Công Giáo về các bí tích".

Đúng hơn, theo ngài, vấn đề nằm ở sự kiện này: các giám mục Đức "đang giả định rằng người đó có cái hiểu Công Giáo về các bí tích và mở rộng khả thể này ra các tình huống của đời sống bình thường".

Khi được hỏi có phải thói quen cho phép người phối ngẫu Thệ Phản Rước Lễ đã trở thành thông thường ở Đức và, do đó, đề nghị này chỉ đơn giản chuẩn nhận nó hay không, Đức Hồng Y Brandmüller nói ngài "chắc chắn điều đó xảy ra luôn", và nói thêm: "Đó là dấu hiệu mất lòng tin vào bí tích".

Vì tầm quan trọng của vấn đề đối với Giáo Hội, một câu hỏi nữa là liệu việc nới lỏng này có nên được mở rộng để chỉ cần một hội đồng giám mục, như của Đức, đã có thể quyết định được hay không.

Đức Hồng Y Brandmüller cho hay: từ Công Đồng Vatican II, một số vấn đề liên quan đến tín lý có thể được chuyển quyền cho các hội đồng giám mục. Nhưng ngài chỉ ra rằng bất cứ quyết định nào như thế cũng phải được 3/4 mọi giám mục của hội đồng thông qua, và sau đó còn phải được Rôma phê chuẩn (Đức Hồng Y Marx chủ trương rằng sự chấp thuận của Vatican không cần thiết vì quyết định của các giám mục Đức chỉ là vấn đề " hỗ trợ mục vụ").

Theo Đức Hồng Y Brandmüller, tình hình hiện nay làm nổi bật sự yếu kém của các hội đồng giám mục. Theo ngài, các hội đồng này chỉ xử lý các vấn đề liên quan đến Nhà Nước và Giáo Hội, chứ không nên quan tâm đến các vấn đề tín lý, luân lý và phụng vụ. Đây là lãnh địa của một thượng hội đồng. Ngài tỏ ý tiếc là sau Công đồng Vatican II, các hội đồng giám mục đã được trao cho nhiều thẩm quyền hơn về các vấn đề tín lý.

Đức Hồng Y Brandmüller cho biết số phiếu các giám mục ủng hộ động thái này là "một gương mù thực sự, không còn nghi ngờ gì nữa".
 
Tiếp xúc với bà Lidia Bastianich, người đã nấu ăn cho hai vị Giáo hoàng
Thanh Quảng sdb
23:00 05/04/2018
Tiếp xúc với bà Lidia Bastianich, người đã nấu ăn cho hai vị Giáo hoàng

ĐTC Bênêđictô XVI và bà Lidia Bastianich


Nếu bạn được yêu cầu nấu ăn cho Đức Thánh Cha, bạn sẽ làm gì? Đây là câu hỏi đến với cô đầu bếp Lidia Bastianich vào năm 2008 và 2015 - những năm mà Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô đến thăm Hoa Kỳ.

Bà Bastianich nói với đài EWTN News rằng: "Tôi nhớ rất rõ ràng. Đây là một kinh nghiệm phi thường."

"Khi tôi được yêu cầu nấu ăn cho Đức Thánh Cha Bênêđictô, tôi không tin việc này sẽ xảy ra. Tôi nhớ tôi đã cười và nói với Chúa, con ước muốn, nhưng đây có phải là một thực tại? "

Bà Bastianich, 71 tuổi, là đầu bếp, tác giả của những cuốn sách về nấu ăn và nhà hàng. Bà là một di dân người Ý đến Hoa Kỳ, khi còn là một cô gái, là một chuyên gia về ẩm thực Ý-Mỹ, người đã tổ chức nhiều chương trình nấu ăn trên các kênh truyền hình. Cuốn hồi ký “My American Dream” (Giấc Mơ Hoa Kỳ” của bà mới được xuất bản vào ngày 3/4/2018.

Quá trình nấu ăn cho một vị giáo hoàng nhân chuyến tông du của Ngài được sắp xếp từ lâu trước khi Ngài khởi hành bằng hình thành một đội ngũ đầu bếp và các nhân viên phục vụ. Từ đó, thực đơn của các bữa ăn cũng được lên kế hoạch và gửi đến Vatican để được phê duyệt.

Đức Bênêđíctô XVI

Qua nghiên cứu, bà Bastianich được biết rằng mẹ của Đức Bênêđíctô XVI đã nấu ăn và bà xác tín rằng Ngài chắc chắn có "một vài kỷ niệm về thức ăn ngon trong thời gian đó mà bà muốn gợi lên cho ĐTC.

Chương trình bà chuẩn bị hai bữa ăn: một bữa ăn tối chính cho Đức Giáo Hoàng với khoảng 50 Hồng Y và giám mục trong đêm đầu tiên, và vào đêm thứ hai là bữa tối nhẹ nhưng cũng là lễ mừng sinh nhật thứ 80 của ĐTC.

Bà Lidia Bastianich với cuốn sách "Giấc Mơ Hoa Kỳ"
Trong bữa tiệc lớn đầu tiên thực đơn bao gồm xà lách đậu xát với sữa cừu, hẹ chiên và bánh hạnh nhân nướng; mì ravioli với pho ma pecorino và lê; cơm với nấm, đậu fava, và đùi trừu nướng; cá sọc chiên với khoai tây luộc và khoai tây chiên. Món tráng miệng là táo nấu với kem mật ong vanilla.

Trong bữa tiệc kỷ niệm ngày sinh nhật của ĐTC và kỷ niệm ba năm triều đại Giáo hoàng của Ngài, bà chuẩn bị rau salad và măng trộn với hạt tiêu non, đậu fava và đọt đậu xanh trộn với chanh và dầu ô liu; bánh mì tròn trộn thịt, được gọi là "agnolini" bánh dồn thịt.

Các món ăn chính là một lát thịt bò với khoai tây chiên hành, kèm theo bắp cải và kem chua một loại sauce của Đức. Tráng miệng là một quả mơ và bánh ngọt (ricotta crostata) và một chiếc bánh sôcôla với dòng chữ Con Là Phêrô "Tu es Petrus" đặt trên một chiếc giá cao hơn nửa mét.

Sau bữa ăn, Đức Bênêđíctô XVI nói với bà Bastianich rằng bữa ăn tối nay "thật ngon, đúng hương vị mà mẹ cha thường làm!"

"Tôi rất hạnh phúc khi ĐTC thưởng thức và thích các món ăn đó đã gợi lại những kỷ niệm một thời thơ ấu của Ngài"; "Tôi muốn ĐTC cảm thấy như Ngài đang ở tại quê hương của Ngài."

Hai khoảnh khắc đặc biệt mà bà nhớ là khi họ mang bánh sinh nhật ra và hát "Chúc mừng sinh nhật" bằng tiếng Anh và tiếng Ý. Họ đưa cho ĐTC con dao để cắt bánh, nhưng Ngài hơi do dự một chút nên bà Bastianich tiến tới mỉm cười và nói "Con giúp ĐTC cắt bánh nhé!"

Một khoảnh khắc khác đầy ấn tượng mà bà Bastianich nhắc tới là sau bữa ăn tối, có một cuộc hòa nhạc và Đức Bênêđíctô XVI đã mời tất cả các nhân viên nhà bếp ra tham dự cùng với Ngài.

Đức Phanxicô

Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, thì ý nghĩ đầu tiên của bà Bastianich là nấu ăn theo kiểu Á Căn Đình (Argentina) với nhiều thịt, nhưng Tòa thánh Vatican đã từ chối đề nghị đầu tiên này, vì đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, Ngài cần ăn những thức ăn nhẹ nhàng hơn, phù hợp với sức khoẻ của Ngài.

Nên bà đã tập trung vào các món ăn truyền thống bắc Ý, bà chuẩn bị trồng cà chua, làm bơ gia truyền để hấp tôm hùm; nấu súp với mì raviolini, hầm thịt trừu với rau bắp non và cà chua trái; và bánh nho với bánh kem cho bữa tối đầu tiên của Ngài tại New York.

Bà Bastianich và các nhân viên của bà cũng chịu trách nhiệm chuẩn bị bữa ăn sáng cho Đức Thánh Cha Phanxicô, mặc dù mỗi sáng Ngài thường uống nước cam, trà và bánh mì nướng.

Bà cũng chuẩn bị trên bàn cạnh giường ngủ của Ngài một ly nước, một quả chuối và một ít bánh quy nữa. Bà nói dù bà không được yêu cầu, nhưng bà đã dọn sẵn như thế. "

Bữa trưa thứ sáu gồm rau salad, rau luộc và rau ricotta; cơm nấu với nấm, một loại nấm cục mùa hè, và sốt Grana Padano Riserva với nho khô và nho với kem gelato Vaniilla.

Vào bữa tối, Ngài ăn bánh mì và bánh tráng pecorino, cá sọc nướng, rau trộn với dầu ô liu nguyên chất vắt chanh, và táo crostata với mật ong địa phương.

Một kỷ niệm về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô nổi bật đặc biệt đối với bà Bastianich, đó là sau bữa trưa thứ sáu, ĐTC nghỉ trưa... Còn chúng tôi các nhân viên nhà bếp thì đang giải lao và thảo luận về chương trình cho bữa ăn kế tiếp, thì đột nhiên nghe các nhân viên an ninh của ĐTC chạy tới và hô lớn ĐTC… ĐTC "Papa, Papa!"

"Bất thình lình, chúng tôi thấy Đức Thánh Cha Phanxicô tiến vào nhà bếp. Ngài nhìn quanh và nói: " Posso avere un caffe, per favore? " - "Cho Cha một ly cà phê được không?"

"Ngài đã nhấm nháp ly cà phê espresso và nói chuyện với mỗi người chúng tôi. Ngài đã dành 20 phút với chúng tôi trong căn nhà bếp đơn sơ này, chúng tôi thì đang mặc quần áo làm bếp. Ngài thật thân thiện gần gũi, thật tuyệt vời với chúng tôi."

Quá khứ của bà Bastianich

Bà Bastianich lớn lên tại nước Nam Tư Cộng sản, "đức tin luôn là một gia sản quí giá của bà, bà luôn xác tín điều đó". Thật không may, thời điểm đó, gia đình bà không được phép tham dự Thánh lễ, nếu có, bà phải âm thầm bí mật! Người dì của bà đã dạy cho bà cầu nguyện. Bà nói lúc cô 10 tuổi, gia đình cô đã vượt biên qua Ý, sống trong một trại tỵ nạn… trước khi được định cư tại Mỹ. Một ân nhân đã bảo trợ cho cô đi học tại một trường Công Giáo và cô nói trong hai năm đó là thời gian duy nhất cô thực sự được học về đức tin và giáo lý. Trong thời gian này, cô cũng nấu ăn chung với các nữ sinh khác trong nhà bếp của trường. Những năm ở trại tị nạn, khi mà thực phẩm khan hiếm, cô đã hết sức trân quí sự giúp đỡ của mọi người hầu cô có thể thoát khỏi kiếp nghèo tỵ nạn!

Bà nói "Thiên Chúa đã cho tôi rất nhiều, và những gì Ngài ban cho tôi, tôi không khư khư giữ cho mình, nhưng tôi đã chia sẻ… Ngài đã dậy tôi cách mà tôi có thể chia sẻ những gì mà Ngài đã tặng ban cho tôi và tha nhân."
 
Top Stories
Entre la Chine et le Vatican, aucun accord n’est encore en vue
Églises d'Asie
14:06 05/04/2018
Églises d'Asie, le 5 avril 2018Un accord entre la Chine et le Vatican, concernant la nomination des évêques chinois, a été reporté au moins jusqu’en juin prochain. Le délai pourrait permettre d’éclaircir les détails de l’accord. Certains espèrent que le projet permettra de rouvrir les relations diplomatiques officielles entre le Saint-Siège et Pékin, fermées depuis 1951.

Les rumeurs annonçant pour mars un accord entre le Vatican et la Chine à propos de la nomination des évêques chinois, entre autres questions brûlantes, se sont révélées infondées. Un porte-parole du Vatican, la veille du Jeudi saint, a annoncé qu’aucun accord n’était prévu dans l’immédiat. Les réticences de l’Église catholique souterraine, craignant de tomber sous contrôle de l’État, se sont un peu apaisées. Néanmoins, l’accord en question, prévu entre le Vatican et Pékin, n’a pas été abandonné ou laissé en suspend, mais simplement reporté, au moins jusqu’en juin. Les catholiques souterrains refusent toujours de se joindre à l’Association patriotique des catholiques chinois (CCPA), également considérée comme l’Église officielle. Le quotidien italien Corriere Della Serra a affirmé, le 19 février, que le pape François a exprimé sa volonté – de principe – de signer un accord.
Le 28 mars, Mgr Joseph Guo Jincai, secrétaire général de la conférence épiscopale chinoise, a déclaré qu’un accord pourrait être signé bientôt, avant d’ajouter que la date de l’évènement dépendrait des détails de l’accord et d’autres problèmes techniques. Mgr Jincai a affirmé qu’en plus de la nomination des évêques, il s’attendait à ce que l’accord entre le Vatican et le gouvernement chinois soit plus large, afin d’éviter de futurs malentendus. Wang Meixiu, un universitaire pékinois, dont les recherches portent sur le catholicisme en Chine, estime qu’il faut notamment régler des problèmes majeurs concernant sept « évêques officiels ». Des rumeurs ont affirmé que le pape pourrait user de son autorité pour accorder son « pardon » à quelques évêques ordonnés sans l’accord du Vatican. Wang a également souligné une différence importante entre la décision de reconnaître ces évêques officiellement et celle de leur confier des diocèses.

Pas de relations diplomatiques officielles depuis 1951

Le 28 mars, le porte-parole du ministère chinois des affaires étrangères, Lu Kang, a rappelé que la Chine se montrait sincère dans sa volonté d’améliorer ses relations avec le Vatican. Le jour suivant, une source vaticane a confié à l’agence Reuters que le Saint-Siège ignorait toujours quand une délégation chinoise devait venir à Rome. L’Église continue de reconnaître Taïwan, avec qui le Vatican maintient des relations diplomatiques. Le porte-parole taïwanais, Andrew Lee, a affirmé fin mars que celles-ci seraient effectivement maintenues. À ce jour, il n’y a aucune relation diplomatique officielle entre la Chine et le Vatican depuis 1951. On est en droit d’espérer que les pourparlers actuels entre le Vatican et Pékin entraîneront la réouverture de ces relations.
Des catholiques de l’Église officielle comme de l’Église souterraine pensent que si l’accord n’a toujours pas pu être signé, cela vient de l’arrestation, le 28 mars, de l’évêque de Mindong, Mgr Guo Xijin, détenu durant 24 heures par les autorités chinoises. Il avait refusé de rejoindre l’Association patriotique des catholiques chinois. Tous les évêques reconnus par le gouvernement chinois doivent devenir membres de l’Association. L’accord en passe d’être signé pourrait notamment permettre au Vatican de reconnaître sept évêques, ordonnés sous l’égide du gouvernement chinois. Certains ont avancé que l’accord pourrait même donner au Vatican le dernier mot concernant la nomination des évêques. Pour le père Joseph, de l’Église clandestine dans le nord de la Chine, plus cet accord est repoussé, mieux ce sera, car pour le prêtre, cela pourrait mettre en danger les catholiques clandestins : « Grâce aux pourparlers, cet accord gagnera en maturité, il deviendra plus favorable à l’Église. » Pourtant, le père Joseph confie qu’il reste peu convaincu que la Chine signe cet accord, même si le Vatican accepte davantage de compromis. Selon lui, Pékin pourrait se montrer réticent face aux implications qu’aurait l’accord sur la constitution chinoise, et face à la difficulté que représenterait le contrôle d’une Église cherchant à maintenir son indépendance.

(Source: Églises d'Asie, le 5 avril 2018 -- Avec Ucanews, Hong-Kong)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Louis Trần Phúc Vỵ, cha giáo cuối cùng còn sống của Tiểu Chủng Viện Phaolô Phát Diệm mừng 70 năm Linh Mục
LM Phạm Bá Lãm
09:53 05/04/2018
Lễ mừng 70 năm LM (và 94 tuổi) của cha giáo Louis Trần Phúc Vỵ đã được cử hành trong bầu không khí ấm áp tình thầy trò.

Sáng thứ tư 4/4 cha giáo Louis đã rời Nhà hưu Chí Hoà trở về trường TCV Phát Diệm xưa, nay là Nhà Vãng Lai Phát Diệm ở Phú Nhuận. Hiện diện tham dự:

Xem Hình

- 13 Linh mục học trò: cha Vũ Sĩ Hoằng, cha Phạm Văn Đẩu, cha Nguyễn Như Yêng, cha Phạm Bá Lãm, cha Hoàng Ngọc Bao, cha Mai Đức Huy, cha Bùi Bằng Khấn, cha Dương Đình Tảo, cha Phạm Quốc Tuý, cha Nguyễn Văn Luyến, cha Trần Xuân Thịnh, cha Nguyễn Duy Diễm, cộng thêm cha cố Nguyễn Tuế, là 1 trong các học trò đầu tiên học Anh văn với cha giáo Louis từ năm 1951.

- Anh em giáo dân: Nguyễn Văn Đốc (Gx. Tân Phước, cùng lớp cha Lãm), Hoàng Tam Khôi (Gx. Phát Diệm, cùng lớp cha Diễm).

- Thân nhân: 2 nữ tu em của cha giáo Lu-Y không đến dự được: sơ Trần Thị Kim Bảo, thuộc Dòng Phaolô Thiện Bản, liệt giường tại Bv. Thống Nhất Hố Nai và sơ Trần Thị Kim Hường đau bệnh nằm ở nhà - nên có 3 sơ Dòng Phaolô Thiện Bản đi dự thay cho hai sơ. Thêm hai giáo dân Hoà Hưng, thân với gia đình cha giáo Lu-Y Vỵ.

- Đồng tế 14 cha và dự lễ gần 20 người: có hát lễ, lời ngỏ đầu lễ, bài chia, chúc mừng và dâng quà cuối lễ.

- Về chia sẻ tâm tình sau Phúc Âm, cha Lãm tiếp theo Chúa đồng hành với 2 môn đệ làng Emmau, thì gia đình Trần Phúc cũng đồng hành với các học trò TCV Phát Diệm: nêu danh và ghi ơn cha giáo Rôcô Trần Phúc Long, cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ, cha giáo Giuse Trần Phúc Hạnh, cha giáo Albertô Trần Phúc Nhân.

Cha giáo Louis là cha giáo cuối cùng của TCV Phát Diệm còn sống giữa chúng ta, trước hết là 1 Linh mục chịu chức trẻ nhất (lúc 24 tuổi với 24 ngày) vào CN Phục Sinh 28.03.1948 tại Roma, thâm niên nhất với 70 năm LM như một kỷ lục của Gp. Phát Diệm và Sàigòn.

Cha giáo hoà đồng, gần gũi và thương các trò, nên được tôn là "Đức Thầy Lu-Y" (sui generis): tận tuỵ hy sinh, yêu Giáo Hội, yêu Phát Diệm.

Mục vụ phong phú: vừa là cha giáo (1951-1966), vừa là cha xứ (1966-1993), vừa là nhà truyền giáo (chăm lo cho đồng bào H'Mông và người phong cùi), vừa là nhà văn hoá: viết nhiều tác phẩm giá trị.

Cuối lễ, cha Lãm đại diện các trò chúc mừng và cám ơn vị ân sư kính yêu. Cha Nguyễn Duy Diễm, 1 học trò cuối cùng của TCV Phát Diệm, dâng quà bằng hiện kim Mỹ của anh Trần Vinh ở Hoa Kỳ và của các học trò cựu tại Việt Nam.

Cha giáo Louis đáp từ rất mạch lạc và đầy ý nghĩa (tươi cười và sáng suốt): hoan hô tinh thần dấn thân của các trò. Khi ở nhà hưu ngài từng nói: tuy chân yếu, nhưng ăn được ngủ được, không có bệnh nặng nào... Biết đâu có thể mừng 75 năm Linh mục vào năm 2023 !

Xướng đọc kinh "Benedicite" rõ ràng, ngài làm phép và dự bữa tiệc nhẹ rất vui vẻ. Nhân cơ hội các trò nhắc lại kỷ niệm xưa và vui đùa với ngài.

LM. Joseph Phạm Bá Lãm.
 
Thánh lễ đồng tế khai mạc Tam Nhật Thánh Lòng Chúa Thương Xót tại Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
17:23 05/04/2018
Vào lúc 6 giờ 30 chiều Thứ Năm 5/4/2018. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Cộng đoàn đã dâng thánh lễ đồng tế khai mạc Tam Nhật Thánh Lòng Chúa Thương Xót Năm 2018 thật trọng thể.

Xem hình

Thánh lễ do Đức Cha Emanuel Nguyễn Hồng Sơn thuộc Giáo phận Bà Rịa Việt Nam chủ tế, cùng với Linh mục quản nhiệm Trần Ngọc Tân và ba Cha khách. Ca đoàn Belem trong đồng phục áo dài đã phụ trách phần thánh ca trong lễ khai mạc, cùng với đông đảo giáo dân về dâng lễ.



Phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục quản nhiệm đã chia sẻ chủ đề: Thánh Thể – Bí tích của Lòng Chúa Thương Xót, nguồn trợ lực cho đời sống gia đình. Sau Thánh lễ, Hội Mân Côi Vinh Sơn Liêm Chầu Thánh Thể sốt sắng và lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho đại lễ.

Được biết, Ban Cổ Động Phong trào Lòng Chúa Thương Xót thuộc Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, thay mặt Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne được vinh dự tổ chức đại lễ Lòng Chúa Thương Xót hằng năm, và đây là lần tổ chức thứ Chín trong cộng đồng và Phong trào đã có mặt trong cộng đồng trong 10 năm qua tại Melbourne.

Chương trình đại lễ sẽ có Thánh lễ Đồng tế đại trào kết thúc vào chiều Chúa Nhật 8/4/2018, sau các giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót, các buổi giảng của Đức Cha Emanuel Nguyễn Hồng Sơn về các đề tài: Sống Lòng Thương Xót Chúa trong gia đình. Và buổi rước kiệu thật trọng thể với toàn thể Cộng đồng Công Giáo Việt Nam trong Tổng Giáo phận Melbourne về tham dự. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin cùng quý độc giả hằng ngày.
 
Văn Hóa
Những đóa hồng ... nở muộn
Thùy Linh
14:11 05/04/2018
NHỮNG ĐOÁ HỒNG…NỞ MUỘN

Vẫn còn trong mùa Phục Sinh, vẫn còn dư âm Phục Sinh và vẫn còn những đau đớn tủi hờn của chặng đường gai chông cùng bước đi bên Thánh Giá đời mình với Chúa Giêsu. Tôi vẫn còn gáy ngủ trong mộ bia của ngày Thứ Sáu. Còn nhìn lại đoạn đường mà Chúa Giêsu đã đi qua. Không phải tôi chưa kịp Phục Sinh với Ngài mà vì tôi muốn nhìn lại nơi đó để tìm lại cho mình những cánh hoa hồng nở muộn trên đoạn đường gai chông với Chúa. Cũng nhờ đó, tôi muốn hiểu thêm một chút hương vị mà có lẻ Chúa Giêsu muốn nhắn gởi tôi một điều an ủi, một điều khích lệ hay có khi là một mục đích hướng dẫn tôi trong hành trình vác Thánh Giá theo Chúa của chính đời mình. Điều này làm cho tôi và bạn sẽ nhận ra, chính đoạn đường Golgotha kia không phải là đường về Núi Sọ mà chính là đoạn đường trần gian, nơi chúng ta cùng nhau mỗi ngày bước đi cùng Ngài.

Cuộc đời chúng ta, không ai được bước trên thảm nhung mãi, mà có khi phải leo đồi vượt núi. Đôi dép trong chân cũng đã mòn tàn tạ đôi này tiếp đôi kia để giúp bước chân chúng ta tiến về phía trước. Dép mòn chân mỏi và tâm tư đôi khi cũng chao đảo ưu tư. Nhưng, nhìn về đoạn đường Thánh Giá, tôi lại tự mênh mang suy nghỉ: Ai là người đở nâng lúc chúng ta ngả quỵ? Ai là người sẽ đồng hành với chúng ta lúc nguy nan? Ai là người sẽ nghe câu nói cuối cùng trong cuộc đời chúng ta? Và ai là người sẽ ôm xác ta sau cùng?

Theo Kinh Thánh và chúng ta xác tín niềm tin với một người Kitô Hữu. Những chi tiếc, những công việc và những con người xuất hiện bên cạnh Chúa Giêsu, tất là là THÁNH Ý, điều được xếp đặt trật tự để làm nên công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa an bài.

Vậy, sau khi Chúa Giêsu chấp nhận kê vai vác Thánh Giá tội thế gian và ngả xuống đất lần thứ I, là Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ (1) ngay sau đó. Sau khi gặp được Đức Mẹ xong, Chúa Giêsu gặp Simon, và cũng là người vác Thánh Giá giúp Chúa (2). Kế đến là Chúa gặp bà Thánh Veronica bất chấp vòng canh của lính gác mà xông vào lau mặt Chúa (3). Đoá hồng Giuse(4), và còn rất nhiều nhánh hoa khác. Đơn cử bốn đoá hoa hồng nở muộn mà chúng ta sẽ gặp trong cuộc đời vác Thánh Giá của mình.

Tôi TIN và tôi TRÔNG CẬY hết lòng, đó là điều nhắn gởi mà Chúa muốn nói cho tôi hiểu. Ý Chúa sắp đặt để những đoá hồng nở lộ ra thơm hương và để tỏ hiện ý Ngài.

Đoá hồng thứ 1 là Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ

Trong bước đường vác Thánh Giá theo chân Chúa của tôi. Đôi khi tôi vấp ngả vì chính tội lỗi của tôi thì (bổng dưng) Đức Mẹ thương yêu sẽ hiện ra với tôi qua khía cạnh nào đó trong một người, 1 công việc hay một sự trùng hợp nào đó mà tôi chưa nhận ra. Đã có và đang có mỗi ngày, chỉ vì ngu muội mà tôi không nhận biết. Đoạn đường Núi Sọ nguy hiểm, bao nhiêu vòng vây, giáo nhọn, búa đòn, đinh sắt. Mẹ xuất hiện như một luồng sức sống mới, chở che, nâng đở bước chân ngay sau khi con Mẹ té ngả và sẽ là động lực an ủi cùng bước tiếp đi bên Mẹ. Sau mỗi lần tôi gặp gian nan, giờ suy nghỉ lại, tôi thấy sự việc trôi qua một cách êm đẹp vì trước đó tôi rầu rỉ tưởng chừng như bỏ cuộc. Và bao nhiêu gian truân bây giờ tôi đang đối diên. Xin Chúa cho con lưu tâm và gẫm suy ý nghĩa này, nhất là lúc con gặp nguy khó trong Đức Tin và có nguy cơ ngã lòng trông cậy khi vác Thánh Giá của mình theo chân Chúa.

Đoá hồng thứ 2 là ông Simon vác Thánh Giá với Chúa

Ông là ai, cuộc sống trước đây của ông trước khi gặp Chúa không ai biết. Ông không biết Chúa trước ngày ông bị lính bắt ép vác Thánh Giá với Chúa. Kinh Thánh không nói tới. Nhưng tôi TIN và hiểu theo sự ngu muội của tôi: mọi diễn biến trong Kinh Thánh đã không thừa thải nhưng hẳn có một trật tự nhất định: Đó là ý Chúa muốn cho chúng ta liên tưởng và hiểu.

Tôi đang ngợ ngợ nhận ra. Hình ảnh Simon vác giúp Thánh Giá với Chúa (có thể) Chúa nhắn gởi tôi một lời hứa hẹn nâng đở: Sẽ có một người nào đó tôi không biết họ, họ không biết tôi. Họ có công việc riêng mỗi ngày không giống như tôi, nhưng vì vô tình, họ gặp một tình huống trên con đường cuộc đời mà họ sẽ ra tay vác chung gánh nặng với tôi. Vì ý Chúa, Chúa muốn người ấy xuất hiện trong cuộc đời tôi để giúp tôi vác Thánh Giá mà theo Chúa. Đoá hồng này sẽ là ai? Và tôi sẽ là đoá hồng cho ai trên đoạn đường vác Thánh Giá của họ tôi sẽ không biết. Nhưng lời hứa hẹn ấy sẽ mãi ấp ủ trong cánh tay quan phòng mà tôi bây giờ chưa nhận ra.

Đoá hồng thứ 3 là bà Thánh Veronica.

Cũng như ông Simon, bà không được nhắc tới trong Kinh Thánh trước đây nhưng lại xuất hiện đúng giây phút cần thiết nhất của Chúa Giêsu. Sự gan dạ, trung thành yêu mến Chúa thúc đẩy, Chúa đã cho bà Veronica cơ hội để đồng hành cùng Chúa. Chúa đã in lại nét mặt mình, cả máu mà mồ hôi trên khăn bà. Sự xuất hiện ấy là Ân Phúc Chúa cho bà Veronica có được, nhưng cũng có nghỉa Chúa sẽ yêu thương gởi đến cho chúng ta một người xa lạ nào đó với đầy lòng can đảm, lao vào vòng đai gian khổ nhất của chúng ta lúc nguy khó, mà lau khô những giọt máu, mồ hôi, để thoa dịu sự đau đớn tạm thời cho chúng ta. Bà Thánh Veronica của chúng ta sẽ là ai ? và ta sẽ là mang khăn của bà Veronica đi lau mặt cho ai, chỉ có mình Chúa biết. Nhưng tôi Tin tưởng sự quan phòng này vì tôi nhớ nhiều lần tôi được những sự trợ giúp, được lau khô những đau đớn, nếu không nói ơn Chúa thì tôi không còn một lời giải thích khác hợp lý hơn.

Đoá hồng cuối cùng cuộc đời là ông Giuse, người thành Arimathia.

Kinh Thánh nói rất ít về ông. Một người môn đệ thầm kín của Chúa và là người công chính lương thiện. Ông là thành viên trong hội đồng nhưng không tán thành việc xét quyết của Thượng Hội Đồng về Chúa, nhưng ông chỉ im lặng. Con đường tìm về niềm tin nơi Chúa Giêsu của ông mặt ngoài xem ra phẳng lặng. Nhưng vất vả, bảo táp trong tâm tư và dằn vặt trong trong thổn thức rất nhiều. Chính công việc mỗi ngày ông đang làm và chiều sâu tâm tư ông đang có cuộc tranh đấu gay gắt. Chỉ có Chúa mới biết mới thấy. Ông đang nhận đồng lương của Hồng Đồng làm việc cho Hội Đồng nhưng nhen nhóm trong lòng sự bất phục vì lẻ ông là người công chính. Chúa dùng ông và nhận lấy lòng thành của ông khi người khác không biết gì về ông. Ông đến xin Philato xác Chúa để mang về chôn cất trong ngôi mộ mà ông đã sắp đặt. Những mắt xích sự kiện trong Kinh Thánh không đơn giản chỉ là ngẩu nhiên. Chúa chọn Giuse một người trong Hội Đồng thẩm phán, nhóm người mưu mô dứt quyết phải giết cho được một Giêsu thể thoả mãn ganh tị. Nếu giả thiết không phải Giuse thì hẳn khó có ai đến gặp Philato xin xác Chúa. Bởi vì sự hiểu biết, giao lưu và luật lệ, ông Giuse sẽ rỏ ràng hơn bất cứ người nào khác. Tôi liên tưởng về Giuse điều này vì nghỉ rằng không phải ai đứng khác chiến tuyến của chúng ta điều là người thù địch. Cũng như Giuda người đi bên cạnh đã phản bội Chúa thế nào thì Chúa lại chọn Giuse một người (bên ngoài) xem ra không đi cùng đường nhưng lương tâm ông đã tìm về Chúa từ lâu. Qua cách nhìn cuộc đời vì vốn dĩ con người chúng ta quá là nhiều góc cạnh. Những người đi bên cạnh chúng ta có phản bội chúng ta hay không thì chúng ta không biết và cũng không hay biết nếu một ngày chúng có chết đi, ai là người cam đảm, âm thầm đem thân xác yếu đuối (và dành lại danh dự xác người trước mặt người đời) cho chúng ta? Chúa cho hình ảnh một Giuse xuất hiện trên đoạn đường của Chúa để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, phải chăng Chúa cũng đang nhắn gởi đến tôi, đến bạn một thông điệp: Người theo Chúa phải có lương tâm ngay thẳng, (đôi khi) mang trong lòng nhiều tâm tư suy nghỉ giữa đúng - sai. Tuy cùng chức vị nhưng không phải ai cũng nhận ra Chúa trong công việc của mình. Nếu một ngày trên đoạn đường vác Thánh Giá đời mình của tôi của bạn, giữa bao nghịch lý dồn đến cái chết. Tôi mong rằng Chúa sẽ đưa một Giuse nào đó như một tri âm gần gủi, không nề hà nguy hiểm, xin lại, trả lại thân xác và danh dự tôi sau khi tôi không thể làm gì hơn cho chính mình. Và ước gì tôi cũng can đảm làm điều đó cho một ai, dù biết họ không cùng chung suy nghỉ hay đối nghịch với tôi trước đây.

Nguyện xin Chúa Giêsu Phục Sinh thắp sáng ngọn lửa hồng trong tôi trong bạn, suy nghỉ và liên tưởng bản thân thì tôi nhanh nhẹn. nhưng để làm một đoá hồng trong đoạn đường Thánh Giá tôi e rằng tôi sẽ tự biến mình thành cây gai trước khi làm một đóa hồng. Lạy Chúa, càng viết còn càng thấy hình mâu thuẩn và xấu hổ. Xin Chúa giúp con, xin làm động lực cho con bỏ cái mồ thối tha trong suy nghỉ của chính mình.
 
Thánh Ca
Tình Chúa Tình Người – Trình bày: Ca sĩ Thanh Lan
VietCatholic Network
03:04 05/04/2018

Ca khúc: Tình Chúa Tình Người
Tác giả: Phạm Xuân Chiến
Trình bày: Ca sĩ Thanh Lan

Dòng sữa Me, nuôi con khôn lớn,
giọng hát Mẹ, ru con an giấc, a a a.
Tình yêu Mẹ, cho con vui sống.
Tình mến Mẹ, cho con vui hát trên đường đời.
Nhung ai có ngờ, tình Chúa bao la hải hà
vượt xa mây núi.
Tình của Mẹ hiền nào đâu sánh bì,
với tình Chúa yêu thương mọi người.

Bàn tay Mẹ, nâng niu âu yếm,
và tháng ngày, đưa con tiến bước, trên nẻo đường.
Tình yêu Mẹ, cho con vươn tới
Tình mến Mẹ, tăng thêm sức sống trong cuộc đời.
Nhưng có ai ngờ, vì yêu Giê-su giáng trần
chịu bao cay đắng.
Tình của Mẹ hiền, nào đâu sánh bì,
bởi tình Chúa hy sinh cuộc đời.

Và thế rồi, khi ta khôn lớn,
tình yêu đời cho ta tiếng hát, đắm say bờ môi.
Tình yêu người, cho ta say hát,
tình mến người, cho ta vui bước, trên đường đời.
Nhưng có ai ngờ, tình Chúa yêu thương nhân trần
đã mang án chết.
Tình của loài người, nào đâu sánh bì,
với tình Chúa treo thân nhục hình.

Nào hãy hát vang lời ca,
nào hãy hát ca danh Ngài.
Nào hãy vang bài tình ca,
để tung hô Thánh Danh Ngài.
Nào hãy bước trong niềm tin,
nào hãy phó dâng nơi Ngài.
Nào hãy mở rộng bờ môi,
để ca khen tình Chúa cao vời.