Ngày 03-05-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cầu Nguyện Nhiều Cho Dân Chúng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
04:23 03/05/2017
Chúa Nhật 4 Phục Sinh A

Cầu Nguyện Nhiều Cho Dân Chúng

Căn tính Linh mục có hai chiều kích, một hướng lên Thiên Chúa, và một hướng về nhân loại. Hướng lên Thiên Chúa, căn tính Linh mục hệ tại sự thánh thiện. Hướng về con người, căn tính ấy hệ tại dấn thân phục vụ với đức ái mục tử.

Phần xướng đáp phụng vụ Kinh Chiều lễ các thánh Mục tử, chúng ta đọc : “Đây là người đã sống hết tình với anh em, cầu nguyện nhiều cho dân chúng, đã hy sinh tính mạng vì anh em mình”. Câu nói ngắn nhưng bao hàm đầy đủ nội dung của sứ vụ Mục Tử. Tình yêu mục tử nối kết cả ba khía cạnh đó : Có yêu thì mới sống hết tình, tận tụy phục vụ. Có yêu thì mới nhớ đến và cầu nguyện cho. Và có yêu thì mới dám hy sinh mạng sống, đây là tình yêu đạt đến đỉnh điểm. Chúa Giêsu - Mục Tử Nhân Lành đã nêu gương về cả ba khía cạnh này cho mọi mục tử trong Giáo Hội.

1. Sống hết tình với anh em

Chúa Giêsu đã sống hết tình với anh em. Ngài rao giảng miệt mài từ sáng đến khuya, quên cả ăn ngủ, mệt lử đến nỗi ngủ say như chết, sóng gió tơi bời mà không hay; dân chúng “tấp nập kẻ lui người tới, đến nỗi thầy trò không có giờ nghỉ ngơi” (Mc 6,31), chữa mọi thứ bệnh tật cho dân, thậm chí cả vào ngày sabbat khiến bị chỉ trích; hóa bánh ra nhiều để nuôi dân đi theo nghe giảng; hóa nước thành rượu để giữ thể diện cho đôi tân hôn. Ngài làm nhiều phép lạ chữa quỷ ám, mù lòa, điếc câm, cả chết rồi cho cũng sống lại. Ngài gần gũi người nghèo, bà góa, trẻ em, bênh vực họ... Biết bao việc làm chứng rằng Chúa Giêsu đã sống hết tình với anh em. Cầu nguyện cho dân chúng : cho mọi người, cho các môn đệ, cho kẻ ghét mình, cầu nguyện thâu đêm, lúc sắp chết mà còn cầu xin ơn tha thứ cho kẻ giết mình, lại bào chữa rằng vì họ lầm không biết việc họ làm. Tấm lòng của Chúa thật là tuyệt vời. Hy sinh tính mạng vì anh em, đó là điều Chúa Giêsu đã làm, và là bằng chứng hùng hồn nhất về tình yêu của Chúa : “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu mình” (Ga 15,12). Ngài có thể thoát khỏi cái chết, nhưng ngài không làm : “Không ai có thể cướp mạng sống tôi, nhưng tự tôi hiến mạng” (Ga 10,18).

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng là mẫu gương về đức ái mục tử. Ở tuổi 76 khi được bầu làm giáo hoàng, sức khỏe của ngài không tốt, vì đã bị mất một lá phổi. Ở tuổi này người ta nghỉ hưu, nhưng đức Phanxicô đã can đảm chấp nhận. Những năm qua, ngài làm việc thật nhiều, vì ngài biết không còn nhiều thời gian trước mắt. Ngài đã khơi bùng lên niềm vui và hy vọng cho Giáo Hội. Ngài làm say mê hàng trăm triệu con tim, nhiều người bỏ đạo quay về với Giáo Hội, nhiều kẻ lâu nay hờ hững với Mẹ Hội Thánh nay lao vào vòng tay yêu thương vẫn giang rộng chờ đón của ngài. Số người thiện cảm gia tăng. Ngài đang “hồi sinh” Giáo Hội !

Với chủ trương “Giáo Hội nghèo cho người nghèo”, ngài yêu thương người nghèo và chọn nếp sống giản dị. Ngài ban hành tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng để mở một trang mới cho công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa, và khích lệ Giáo Hội đứng dậy, mở cửa, ra đi đến tận vùng ngoại vi để loan Tin Mừng. Ngài mở Năm Thánh Lòng Thương Xót để toàn thể Giáo Hội cảm nếm tình yêu tha thứ vô biên của Chúa. Ngài ban hành 'tông huấn Laudato Si’ kêu gọi bảo vệ môi trường, gìn giữ vũ trụ thiên nhiên xinh đẹp là ngôi nhà chung mà Chúa đã tạo dựng. Ngài triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới để tìm phương cách giải quyết những thách đố về hôn nhân và gia đình. Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du mục vụ, chủ lễ bế mạc Đại hội Gia đình Thế giới. Ngài cũng vừa ban tông huấn Niềm Vui Yêu Thương về tình yêu thương trong gia đình. Ngài đã làm được quá nhiều việc trong một thời gian vắn vỏi ! Ngài thật là Mục Tử nhân lành, là hiện thân của Chúa Giêsu. Gương sáng, lời rao giảng và chứng tá của ĐTC Phanxicô đã khiến nhiều giám mục và linh mục quyết định sống theo “phong cách” của ngài, họ tự nhận là thuộc “thế hệ Phanxicô”, từ chối sống trong những tòa nhà sang trọng, tự lái xe, tự đi chợ nấu ăn, sống gần gũi người nghèo, giản dị như một người bình dân, đề cao và bảo vệ quyền lợi của những người thấp kém và trẻ em.

“Người thời nay tin vào những chứng nhân hơn thầy dạy, nếu họ tin thầy dạy, chính là vì thầy dạy ấy cũng đồng thời là chứng nhân” (Đức Phaolô VI). Một trăm bài giảng hay ho không giá trị bằng một việc làm nhỏ bé nhưng đong đầy yêu thương. Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa sẽ chỉ hiệu quả nếu người ta vừa nhận ra niềm tin nơi lời rao giảng, vừa nhận thấy tình yêu thương nơi hành động và phong cách sống của người ấy.

Mọi người kỳ vọng các linh mục sẽ giống Chúa Giêsu Mục Tử theo phong cách của Đức Phanxicô, sẽ là hiện thân của Đấng đến “không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Linh mục được đánh giá theo như cung cách phục vụ của ngài : tận tụy, cần mẫn, trung tín, nhưng không (vô vụ lợi), sẵn sàng, nhanh nhẹn, quên mình.

Người giáo dân hôm nay không muốn thấy, không muốn có những mục tử 3 L (làm sang, làm phách, làm biếng), 3 T (tình, tiền, tửu), 3 Đ (độc tôn, độc tài, độc đoán), lè phè, hưởng thụ, lười biếng, chẳng quan tâm đến người khốn khổ, chất trên vai họ những gánh nặng, vô cảm trước những khổ đau của họ, sống xa cách người nghèo, không bênh vực người bị áp bức bất công, không đứng dậy đi ra khỏi nhà xứ để viếng thăm kẻ bệnh tật, người già nua, trẻ cơ nhỡ, để đem về đàn những con chiên lạc bầy đang lang thang trong hoang địa.

Vì linh mục là người của sự linh thánh, nên việc huấn luyện thiêng liêng là quan trọng nhất (ĐTC Phanxicô đã phát biểu rằng, ngài muốn chủng sinh được đào tạo ưu tiên về mặt thiêng liêng), các mặt khác cũng quan trọng : nhân bản, vì linh mục cũng là một con người như mọi người; trí thức, vì linh mục sẽ phải giảng dạy hướng dẫn người khác; mục vụ, vì đó là “nghề” của linh mục. Có thể nói, sau bao nhiêu năm tháng được huấn luyện như thế, linh mục là người hoàn hảo, hay theo cái nhìn chung của mọi người, là một người có tài có đức, giỏi giang. Linh mục phải là người có những nhân đức đối thần (Tin-Cậy-Mến), những nhân đức đối nhân (Bác ái-Khôn ngoan-Công bằng-Can đảm-Tiết độ), những nhân đức tôn giáo (Các lời khuyên Phúc Âm, tha thứ, hiền lành, đạo đức, trung thành...), những nhân đức nhân loại hay còn gọi là đức tính của con người theo quan điểm Á Đông (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín (với tha nhân), Cần-Kiệm-Liêm-Chính-Dũng (với chính mình).

Được đào tạo kỹ lưỡng như thế, linh mục hẳn phải đạt một mức độ cao trên “đàng nhân đức” mới phải lẽ. Cho nên khi thấy các linh mục không sống đúng với những đòi hỏi của chức vụ và đời sống thì chẳng trách giáo dân bất mãn, và dễ đi đến chỗ bài bác.

Linh mục không tuyên khấn như các tu sĩ, nhưng cũng phải giữ đức thanh bần, khiết tịnh và vâng phục, không thụ động, miễn cưỡng, nhưng như lời ĐTC Phanxicô : “Những lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục là “chứng từ vui tươi về tình yêu của Thiên Chúa”, khi chúng được cắm rễ trong lòng Chúa thương xót”. (x. “Đức ái mục tử”. Bài giảng tĩnh tâm linh mục GP Phan Thiết 2016, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long).

2. Cầu nguyện nhiều cho dân chúng.

Các sách Tin Mừng cho thấy, Chúa Giêsu luôn cầu nguyện vào những giây phút quan trọng nhất trong cuộc đời của Người. Khi chịu Phép Rửa và nhận lãnh sứ mạng Chúa Cha giao phó (Lc 3,21); đêm trước khi chọn các môn đệ (Lc 6,12); trước khi biến hình (Lc 9,28); trước khi chữa bệnh cho nhiều người (Lc 5,16); trước khi đặt ra cho các môn đệ câu hỏi quan trọng: người ta bảo Thầy là ai?; khi dạy các môn đệ cầu nguyện (Lc 11,1-2); khi các môn đệ đi truyền giáo lần đầu tiên trở về; trước khi chịu thương khó (Lc 22,34-46); trong bữa Tiệc Ly; đêm thương khó; trên Thánh giá (Lc 23,34.46)… Lời cầu nguyện đã nuôi sống tất cả sứ mạng của Người.Các Tông đồ đã nhiều lần thấy Thầy cầu nguyện. Có lẽ khi Thầy cầu nguyện có một cái gì đó thật đẹp, thật huyền bí và cũng thật lôi cuốn tỏa ra từ nơi con người Thầy.

Vào một buổi sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Chúa Giêsu đã ra khỏi nhà ông Phêrô để tìm một nơi thanh vắng mà cầu nguyện (Mc 1,35). Chúa Giêsu phấn khởi trong Thánh Thần, Ngài ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Con ngợi khen Cha là Chúa trời đất, vì Cha đã mạc khải cho những kẻ bé mọn những điều mà Cha giấu không cho những bậc khôn ngoan và trí thức biết” (Lc 10,21). Chúa Giêsu ngước mắt lên trời tâm sự với Chúa Cha rằng: “Con cảm tạ Cha vì Cha đã nghe lời con cầu xin. Vâng, con biết rằng lúc nào Cha cũng vẫn nghe lời con xin. Sở dĩ con nói thế là để những người đang đứng bên con đây tin rằng Cha đã sai con” (Ga 11,41-41). Đặc biệt là trong phòng Tiệc Ly, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời để cầu nguyện với Chúa Cha. Tâm sự ngỏ với Cha rất nhiều lời tha thiết (Ga 17).

Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu quỳ gối và cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu đựoc thì xin cho con khỏi uống chén này, nhưng xin đừng theo ý con, xin chỉ thực hiện ý của Cha” (Lc 22,42). Lúc hấp hối trên Thánh giá, Chúa Giêsu cầu nguyện gởi lên Cha ba lời tâm sự tha thiết: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm; Lạy Cha, sao Cha bỏ con?; Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Chúa Giêsu dạy phải cầu nguyện như Người hằng cầu nguyện (Lc 6,12); cầu nguyện cho các địch thù (Lc 6,28 ; Mt 5,34); kiên trì và tin tưởng cầu nguyện (Lc 11,5-8.9-13 ; Mt 7,7-11); cầu nguyện với lòng khiêm tốn để nhận ơn tha thứ (Lc 18,9-14); vững tâm cầu nguyện đón chờ ngày Chúa đến (Lc 21,36); cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc 22,40.46)... Khi các môn đệ xin Người dạy cách cầu nguyện, Người dạy họ cầu nguyện với kinh Lạy Cha (Lc 11,2-4 ; Mt 6,9-13). Chúa Giêsu mang theo cả nhân loại trong lời cầu nguyện của mình. Người nói chuyện với Chúa Cha, bàn bạc với Chúa Cha về những việc Người làm cho công cuộc cứu độ nhân loại.

Chúa Giêsu phán: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Mục tử luôn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu là có một sự hiểu biết sâu xa về Ngài do đã gặp gỡ và sống với Ngài thực sự. Khi thánh Phêrô tìm người thay thế Giuđa Iscariốt, ngài đã nói với cộng đoàn: “Trong số những anh em đã cùng chúng tôi theo Chúa Giêsu suốt thời gian Người sống giữa chúng ta, kể từ khi Người được Ông Gioan làm phép rửa cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta và được rước lên trời, phải có người trở thành chứng nhân cùng với chúng ta làm chứng Người đã phục sinh” (Cv 1,21-22). Với những lời trên đây, thánh Phêrô, khi chọn người mục tử thay thế Giuđa, đã chỉ đưa ra một tiêu chuẩn là: người đó đã phải cùng sống với Chúa Giêsu và đã tham dự cuộc đời cứu thế của Ngài, một đời mặc lấy thân phận đoàn chiên, yêu thương đoàn chiên, cứu độ đoàn chiên và còn hơn nữa, như lời Ngài nói: “Ta còn có những chiên không thuộc đoàn này. Ta cũng phải đưa chúng về” (Ga 10,16). Ngài cũng khẳng định: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (10,11). Muốn được như vậy, người mục tử phải có những tâm tình của Chúa Giêsu. Nhất là sự khiêm nhường. Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ hãy học với Ngài, đặc biệt là về đức tính“hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). Chính Ngài đã cứu chuộc loài người bằng sự hiền từ khiêm tốn, vâng phục thánh ý Chúa Cha.

Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, là sự sống, là sức mạnh của đời mục tử. Cầu nguyện là lẽ sống và có một tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống mục tử. Lời cầu nguyện chỉ thực sự có giá trị và sức mạnh khi phát xuất từ một đức tin có chất lượng và sống động. Mục tử cầu nguyện, hãm mình, đền tội cho giáo dân theo gương cha thánh Gioan Vianney.


3. Hy sinh tính mạng vì anh em mình.

Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi là Mục Tử Tốt Lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của Tôi biết Tôi. Mục Tử Tốt Lành hy sinh mạng sống cho đàn chiên”. Chúa Giêsu là vị Mục Tử Tốt Lành, là Đấng bảo vệ đoàn chiên, yêu thương săn sóc và hy sinh mạng sống cho đàn chiên, là nền tảng, là mẫu mực cho mọi vị chủ chăn tương lai được Ngài trao quyền chăn dắt đoàn chiên, tiếp nối sứ mạng Mục Tử của Ngài. Chúa Giêsu so sánh mục tử và người làm thuê. Mục tử tốt lành luôn hết mình vì đàn chiên. Người làm thuê chỉ lo vun quén cho bản thân. Mục tử hy sinh cho đàn chiên. Người làm thuê chỉ đến để xén lông chiên. Mục tử luôn tìm kiếm nguồn nước và đồng cỏ xanh tươi cho đàn chiên no đầy. Người làm thuê chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho chính bản thân mình, sống hưởng thụ, lười biếng và thiếu trách nhiệm đến sự sống còn của đàn chiên.

“Trong bài giảng Lễ Dầu năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyên các linh mục : “Cha mời gọi các con điều này, các con hãy là những người chăn chiên có mùi của chiên. Người chăn chiên thì có mùi chiên, làm cho cái mùi ấy thành cái mùi thực, giống các người chăn chiên ở giữa đoàn chiên của các con. Mùi của chiên chỉ có được bằng cách sống các thực tại đời sống hàng ngày của họ, các bối rối khó khăn của họ, các niềm vui của họ, các gánh nặng và các hy vọng của họ”. ĐTC nhấn mạnh thêm rằng mùi ấy cũng có thể phát sinh từ các yêu cầu bất tiện, đôi lúc hoàn toàn vật chất hay hoàn toàn tầm phào. Người chăn chiên phải nhận thức và đồng cảm với ý muốn của đoàn chiên, như Chúa Giêsu đã nhận thức và đồng cảm cái đau ra huyết trắng của người đàn bà khốn khổ trong Tin Mừng. Muốn có cái mùi ấy, các mục tử phải ra khỏi con người mình, phóng mình tới những vùng ngoại biên nơi có đau khổ, đổ máu, mù lòa, giam cầm đủ loại. Mục tử phải cảm nhận được các gánh nặng và bộ mặt của quần chúng giáo dân, trên vai và trong trái tim mình” (Vũ văn An : Đức Phanxicô và mùi chiên, Vietcatholic.net, 4/1/2013). Linh mục cũng được đánh giá theo như ngài có hay không lòng thương yêu, hy sinh cho đoàn chiên của ngài.

Chúa Nhật IV Phục sinh, ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh mục và ơn gọi Tu sĩ nam nữ. Giáo Hội luôn cần đến những mục tử tốt lành. Hãy cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều mục tử đạo đức, thánh thiện như lòng Chúa mong ước. Mục tử tốt lành luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, luôn khát khao và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, vị mục tử tốt lành biết rõ đàn chiên, yêu thương đàn chiên và sẵn sàng hiến mạng vì đàn chiên. Từ đó, vị mục tử tốt lành biết nuôi dưỡng đoàn chiên bằng những lương thực có chất lượng cao đặc biệt là cử hành Thánh Thể sốt sắng và nhiệt thành trong bí tích Hòa Giải.

Linh mục là Mục tử, người chăm sóc phần hồn các tín hữu. Một sứ mạng rất cao quý. Linh mục noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Tối Cao, tận tình phục vụ tha nhân qua công việc mục vụ với đức ái mục tử. Đây là linh đạo của linh mục giáo phận.

Cha sở Gioan Vianney “là mục tử đã sống hết tình với anh em, cầu nguyện nhiều cho dân chúng, đã hy sinh tính mạng vì anh em mình”, ngài là bổn mạng các Linh mục. Hôm nay ngày cầu nguyện cho các mục tử, xin ngài giúp anh em linh mục chúng con luôn biết sống theo gương sáng mục tử của ngài. Amen.


 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 4 Sau Phục Sinh A. 7.5.2017
Lm Francis Lý văn Ca
19:49 03/05/2017

Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Với đôi phút dọn lòng để bước vào thánh lễ, chúng ta suy nghĩ về ơn gọi sống đời hiến dâng. Đồng thời, mỗi người được mời gọi cầu nguyện và nâng đỡ những ai đáp lại tiếng gọi của Trời Cao.
Chúng ta hãy tiếp tay với Giáo Hội trong việc cổ võ và khuyến khích con em tìm hiểu và theo đuổi ơn thiên triệu. Chúng ta phải rộng tay đóng góp vào việc huấn luyện các chủng sinh, tu sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta cầu xin Chúa là Chủ Ruộng sai nhiều thợ gặt vào cánh đồng của Ngài.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiếp tục bài giảng của Thánh Phêrô trong ngày lễ Ngũ Tuần: Chúa Thánh Linh đã khai mào một kỷ nguyên mới. Ơn Thánh Linh ngày xưa vẫn còn cần cho thế hệ của chúng ta hôm nay.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô trình bày vai trò của Đấng Chăn Chiên Lành, Ngài phải hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Đó là hình ảnh trung thực của các chủ chăn coi sóc các linh hồn qua các chức vụ Giáo Hoàng, Giám Mục và Linh mục của Chúa trong Giáo Hội.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Đấng Chăn Chiên Lành, các con chiên của Ngài thì biết tiếng Ngài và theo Ngài. Ngài là cửa dẫn chúng ta đến nguồn sống dồi dào.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô đã sống lại thật, đó là niềm vui và niềm hy vọng thân xác của chúng ta sẽ sống lại trong ngày sau hết. Với sự tin tưởng nầy chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin hôm nay:

1. Chúng ta cầu nguyện các riêng cho Đức Thánh Cha, Các Giám Mục, Linh mục của Chúa trong Giáo Hội. Xin cho các Ngài luôn trung thành phân phát những mầu nhiệm thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho cho những thanh thiếu niên đang tìm hiểu hay đang bước theo tiếng gọi của Chúa sống đời hiến dâng, xin cho họ luôn đủ nghị lực để trung thành trong ơn gọi. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa cho những anh chị em đang tu học trong các dòng tu nam nữ. Xin cho họ được trở thành những người thợ nhiệt thành phục vụ vườn nho Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho gia đình của chúng ta trở nên những gia đình bảo trợ ơn gọi trong những điều kiện có thể được để Giáo Hội có thêm những điều kiện để nuôi dưỡng ơn thiên triệu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ nam nữ của Chúa đã qua đời, đăc biệt những linh hồn vì lòng hiếu thảo, chúng ta nhớ đến trong tuần lễ nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con là những con chiên trong đàn chiên của Chúa, Chúa đã dưỡng nuôi chúng con trên đồng cỏ xanh tươi, qua các phép bí tích. Xin cho chúng con biết nghe tiếng Chủ Chăn, qua sự hướng dẫn của Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phát ngôn viên Công Giáo Ai Cập: Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng là một thành công lớn
Đặng Tự Do
07:48 03/05/2017
Cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ai Cập, mô tả chuyến tông du gần đây của Đức Giáo Hoàng là “một ơn lành to lớn cho người Ai Cập, cả người Hồi giáo và các tín hữu Kitô.”

“Người Ai Cập chúng tôi lên tinh thần, đặc biệt là sau vụ tấn công hôm Chúa Nhật Lễ Lá,” ngài nói.

Cha Samir Khalil Samir nói rằng việc ký kết một tuyên bố chung, trong đó Giáo Hội Chính Thống Coptic và Giáo Hội Công Giáo công nhận phép rửa tội của nhau, là một “bước tiến lớn”, vì “Ai Cập, có rất nhiều các cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa người Công Giáo và người Chính Thống.”

Cha Samir, cũng là một học giả hàng đầu về đạo Hồi, cho biết thêm là qua cuộc gặp gỡ với tổng thống Ai Cập, Abdel Fattah el-Sisi, “Đức Giáo Hoàng đang là người duy nhất có thể giúp các Kitô hữu.”
 
ĐTC: Ai Cập là dấu chỉ của niềm hy vọng sự trợ giúp và tình huynh đệ
Linh Tiến Khải
09:24 03/05/2017
VATICAN - Sáng thứ tư 3-5-2017 đã có khoảng 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với ĐTC. Như quý vị đã biết ĐTC vừa công du Ai Cập về nên trong bài huấn dụ ĐTC đã chia sẻ với mọi người một số cảm tưởng của ngài. ĐTC nói: tôi đã viếng thăm đất nước này thể theo bốn lời mời: của tổng thống Cộng hòa Ai Cập, của Đức Thượng Phụ chính thống Copte, của Đại Imam Al-Azhar và của Đức Thượng Phụ Công Giáo Copte. Tôi xin cám ơn từng vị vì sự tiếp đón thật nồng hậu các vị đã dành cho tôi. Và tôi xin cám ơn toàn dân Ai Cập vì sự tham dự và lòng trìu mến dành cho Người Kế vị Thánh Phêrô.

Tổng thống và chính quyền dân sự đã dấn thân một cách ngoại thường để cho chuyến viếng thăm được diễn ra trong cách thế tốt đẹp nhất, để nó có thể là một dấu chỉ của hòa bình đối với Ai Cập và toàn vùng này, rất tiếc đang phải khổ đau vì nạn khủng bố. Thật thế, vì khẩu hiệu của chuyến công du là “Đức Giáo Hoàng của hoà bình trong một Ai Cập hòa bình”.

Tiếp đến ĐTC đã duyệt lại các sinh hoạt của ngài trong hai ngày viếng thăm. Trước hết là thăm đại học Al- Azhar, là đại học hồi giáo cổ xưa nhất và là học viện tối cao của Hồi giáo Sunnít. Việc viếng thăm nhắm hai mục đích: trước hết là đối thoại giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo, đồng thời là để thăng tiến nền hoà bình trên thế giới. Tại đại học Al-Azhar đã có cuộc gặp gỡ với Đại Imam và trải rộng ra Hội nghị quốc tế về Hoà Bình. Trong bối cảnh đó tôi đã cống hiến một suy tư nhằm đánh giá cao lịch sử của Ai Cập như là vùng đất của nền văn minh và của các giao ước. ĐTC giải thích thêm như sau:

** Đối với toàn nhân loại Ai Cập đồng nghĩa với nền văn minh cổ xưa, các kho tàng nghệ thuật và hiểu biết: và điều này nhắc nhớ chúng ta rằng nền hoà bình được xây dựng qua việc giáo dục, đào tạo sự khôn ngoan, đào tào tạo một nền nhân bản bao gồm cả chiều kích tôn giáo như phần toàn vẹn, bao gồm tương quan với Thiên Chúa, như Đại Imam đã nhắc lại trong diễn văn của ngài. Nền hoà bình cũng được xây dựng bằng cách khởi hành từ giao ước giữa Thiên Chúa và con người, là nền tảng của giao ước giữa con người với nhau, dựa trên Mười Điều Răn được viết trên các bảng đá tại núi Sinai, nhưng còn sâu sắc hơn nữa nó được viết trong trái tim của từng người thuộc mọi thời đậi và ở mọi nơi, luật được tóm gọn trong hai điều răn của tình yêu thương đối với Thiên Chúa và đối với con người.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: chính nền tảng này cũng là nền móng của việc xây dựng trật tự xã hội và dân sự, trong đó tất cả mọi công dân, thuộc mọi nguồn gốc, văn hoá và tôn giáo, đều được mời tham dự. Một viễn tượng đời lành mạnh như thế đã được nêu bật trong việc trao đổi diễn văn với tổng thống Ai Cập, trước sự hiện diện của các giới chức chính quyền nước này và của Ngoại giao đoàn. Gia tài lịch sử và tôn giáo to lớn của Ai Cập và vai trò của nó trong vùng Trung Đông giao phó cho nó một nhiệm vụ đặc thù trên con đường hướng tới một nền hoà bình ổn định và lâu bền, không dựa trên quyền bính của sức mạnh, nhưng trên sức mạnh của quyền bính.

Tại Ai Cập cũng như tại mỗi quốc gia trên thế giới các kitô hữu được mời gọi là men của tình huynh đệ. Điều này có thể, nếu họ sống trong chính mình sự hiệp thông với Chúa Kitô. Nhờ ơn Chúa, cùng với Đức Thượng Phụ chính thống Copte Tawadros chúng tôi đã có thể cống hiến một dấu chỉ hiệp thông mạnh mẽ. ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:

** Chúng tôi đã canh tân dấn thân, cả bằng cách ký một Tuyên ngôn chung cùng nhau bước đi và dấn thân để không lập lại bí tích Rửa Tội đã được ban trong các Giáo Hội liên hệ. Chúng tôi đã cùng nhau cầu nguyện cho các vị tử đạo của các vụ khủng bố mới đây đã đánh vào Giáo Hội đáng kính này một cách thê thảm; và máu của họ đã khiến cho cuộc gặp gỡ đại kết được phong phú, cũng có Đức Thượng Phụ Costantinopoli Bartolomaios tham dự, Đức Thượng Phụ đại kết, người anh em rất thân yêu của tôi.

Ngày thứ hai của chuyến viếng thăm đã được dành cho các tín hữu Công Giáo . Thánh lễ cử hành tại sân vận động do chính quyền Ai Cập dành cho đã là một lễ hội của đức tin và tình huynh đệ, trong đó chúng tôi đã cảm nhận được sự hiện diện sinh động của Chúa Phục Sinh. Trong khi chú giải Phúc Âm tôi đã khích lệ giáo đoàn Công Giáo bé nhỏ tại Ai Cập sống kinh nghiệm của hai môn đệ làng Emmaus luôn luôn tìm kiếm Chúa Kitô, Lời và Bánh sự sống, niềm vui của đức tin, lòng sốt mến của niềm hy vọng, và sức mạnh làm chứng tá trong tình yêu rằng “chúng tôi đã gặp Chúa!”.

Cuộc gặp gỡ cuối cùng tôi đã sống với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong Đại chủng viện. Có biết bao nhiêu chủng sinh… Và đây là một an ủi. Đó đã là một buổi cử hành Lời Chúa, trong đó các lời hứa của cuộc đời thánh hiến đã được lập lại. Trong cộng đoàn những người đã lựa chọn dâng cuộc sống cho Chúa Kitô vì Nước Thiên Chúa này, tôi đã trông thấy vẻ đẹp của Giáo Hội tại Ai Cập, và tôi đã cầu nguyện cho tất cả mọi kitô hữu vùng Trung Đông, để được các chủ chăn của họ hướng dẫn và các người sống đời thánh hiến đồng hành họ là muối và ánh sáng trong các vùng đất này, giữa các dân tộc này. Đối với chúng ta, Ai Cập đã là dấu chỉ của niềm hy vọng, của sự ẩn núp, của sự trợ giúp. Khi vùng đất này đã bị đói, tổ phụ Giacóp đã cùng các con mình đi xuống đó: thế rồi khi Chúa Giêsu đã bị bách hại, Ngài cũng đã tới đó. Vì thế, kể cho anh chị em nghe chuyến viếng thăm này là bước vào trong con đường của việc nói tới niềm hy vọng: đối với chúng ta Ai Cập là dấu chỉ của niềm hy vọng đối với lịch sử ngày nay, đối với tình huynh đệ mà tôi vừa kể cho anh chị em nghe.

Một lần nữa tôi xin cám ơn những người, trong nhiều cách thế khác nhau, đã góp phần khiến cho chuyến công du này có thể thực hiện, cách riêng biết bao nhiêu người đã dâng lời cầu nguyện và khổ đau của họ. Xin Thánh Gia Nadarét đã di cư tới các bờ sông Nilo để thoát sự tàn bạo của vua Hêrôđê, chúc lành và luôn luôn che chở nhân dân Ai Cập và hướng dẫn họ trên con đường của sự thịnh vượng, tình huynh đệ và nền hoà bình.

** ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau. Trong các nhóm nói tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các thành viên các huynh đoàn đan tu Giêrusalem, các giáo chức và các bạn trẻ sinh viên Nice. Ngài mời gọi họ xây dựng một thế giới công bằng và hoà bình, trong đó mọi người đều được tiếp đón.

ĐTC cũng chào tín hữu đến từ các nước Ai Len, Philipines, Sri Lanka, Viêt Nam, Canada và Hoa Kỳ, và ngài xin Chúa chúc lành cho họ và cho gia đình họ.

ĐTC cũng chào các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đặc biệt là các thành viên liên hiệp các viện hàn lâm y khoa Brasil, cũng như giáo dân vùng Ribeirao Preto, Pondrina và Caratinga. Ngài xin Thánh Gia đã từng di cư sang Ai Cập để trốn chạy bạo lực của vua Hêrôđê chúc lành và che chở gia đình họ.

Chào các nhóm Ba Lan ĐTC nhắc cho mọi người biết hôm qua là lễ kính Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Ba Lan, và cũng là quốc lễ của nước này. Ngài cầu chúc họ chọn các con đường hoà hợp và yêu thương nhau trong các lựa chọn của cuộc sống thường ngày, và biết nhậy cảm đối với nhu cầu của các anh chị em khác.

ĐTC đặc biệt chào các giáo sư, chủng sinh và học sinh các trường giáo phận Pozega bên Croazia do ĐC Antun Skvorcevic hướng dẫn nhân kỷ niệm 20 năm thành lập giáo phận này. Ngài cầu mong chuyến hành hương tới mộ thánh Phêrô củng cố lòng tin của mọi người với sự đồng hành của Mẹ Maria và thánh Gioan Phaolô II là người đã thành lập giáo phận.

Trong các nhóm tiếng Ý ĐTC chào các sinh viên trường truyền giáo thánh Phaolô Roma, các tham dự viên khóa học do Phân khoa khoa học giáo dục Auxilium tổ chức, các thị trưởng vùng Varese, và nhiều đoàn hành hương khác. Ngài cầu mong ngày lễ kính hai tông đồ Philiphê và Giacôbê giúp mọi người trở thành các người loan báo Chúa Phục Sinh và can đảm làm chứng cho Tin Mừng.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết tháng 5 là tháng kính Đức Mẹ và ngài khích lệ tất cả biết khẩn nài Mẹ: người trẻ biết học nơi Mẹ bằng cách lần hạt Mân Côi; xin mẹ nâng đỡ người đau yếu trong thử thách; và các cặp vợ chồng mới cưới biết noi gương Mẹ mến Chúa yêu người.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Top Stories
Philippines: Selon une enquête, la sécularisation gagne du terrain aux Philippines
Eglises d'Asie
09:19 03/05/2017
Les Philippines sont connues pour être le premier pays catholique d’Asie et les processions, notamment celle du Nazaréen noir vers la basilique mineure de Quiapo, la plus
grande paroisse de Manille, rassemblent des foules considérables. Pourtant, une étude récente fait état du constant recul de la pratique hebdomadaire chez les catholiques depuis 1991 tandis que la religion continue d’occuper une place « importante » dans leur vie quotidienne. Aux Philippines, une certaine prise de distance des catholiques par rapport à l’Eglise semble être en train de s’opérer.

Le sondage réalisée par l’institut Social Weather Survey (SWS) auprès de 1 200 adultes du 25 au 28 mars 2017 a pour ambition de mesurer à la fois la pratique religieuse (hebdomadaire, mensuelle, occasionnelle ou inexistante) et l’importance accordée à la religion (importante, pas importante) par les fidèles des différentes religions présentes sur l’archipel. Pour mémoire, les Philippines sont le pays le plus catholique d’Asie: dans ce pays de 100 millions d’habitants, 79 % de la population est de confession catholique. Le reste de la population est chrétienne non-catholique (13 %), musulmane (4 %) ou appartient à l’Iglesia Ni Cristo (3%), une secte chrétienne restaurationniste fondée en 1914.

Les catholiques, de moins en moins pratiquants

Cette enquête indique que les fidèles de la secte Iglesia Ni Cristo sont les plus fervents (90 % d’entre eux se rendent au culte au moins une fois par semaine); viennent ensuite les musulmans (81 %), les autres chrétiens (71 %), puis les catholiques (41%).

On observe en outre un lent déclin de la pratique religieuse chez les catholiques; ils étaient en effet 64 % à participer à la messe dominicale en 1991. Plus récemment, la pratique religieuse a connu une véritable chute en 2012-2013 (de 48 à 40 %), puis une légère augmentation depuis 2015 (39% en 2015, 40 % en 2016 et 41 % en 2017). 2012 et 2015 correspondent à deux années particulières aux Philippines.

En 2012, l’adoption par le gouvernement de la loi controversée sur « la santé reproductive » (« RH Bill ») avait suscité une forte opposition de la part de l’Eglise et de vives tensions au sein de la société civile. Une précédente enquête du SWS de février 2013 avait déjà fait le constat du déclin de la pratique religieuse et avait étudié, pour la première fois, le sentiment religieux aux Philippines: un catholique sur onze avait alors indiqué se poser « parfois » la question de quitter l’Eglise. Selon certains observateurs, certaines prises de position de l’Eglise catholique en matière sociétale auraient pu expliquer ce phénomène.

En 2015, le pape François avait effectué un voyage pontifical aux Philippines du 15 au 19 janvier au cours duquel il avait invité l’Eglise des Philippines à être davantage missionnaire. A cette occasion, le record du plus grand rassemblement enregistré à l’occasion d’une visite papale avait été battu: le 18 janvier, à Manille le souveraine pontife avait célébré la messe devant plus de 6 millions de fidèles. Le précédent record datait de 1995 et était déjà détenu par les Philippines: à Manille, Jean-Paul II avait alors rassemblé plus de 5 millions de fidèles à l’occasion des Journées mondiales de la jeunesse. Selon les enquêtes de SWS, la venue de Jean-Paul II aux Philippines n’avait pas enrayé le déclin de la pratique catholique hebdomadaire dans l’archipel.

Popularité de l’Eglise et pratique religieuse

La présente enquête mesure également l’importance consacrée à la religion dans la vie quotidienne des fidèles depuis décembre 2015. En mars 2017, la religion occupe une place « importante » dans la vie quotidienne de 85 % de la population; fait notable, 71 % des musulmans se prononcent en ce sens. De manière paradoxale, il existe un décalage entre la pratique religieuse et l’importance accordée à la religion chez les catholiques et les musulmans.

Depuis 2015, 79 % à 94 % des personnes interrogées déclarent accorder de l’importance à la religion dans leur vie quotidienne. Le plus haut score enregistré (94 %), en juin 2016, intervient peu de temps après les élections présidentielles qui ont eu lieu le 9 mai et à l’occasion desquelles les autorités catholiques avaient multiplié les appels à la prière et au discernement.

Une autre étude, réalisée par le Philippine Trust Index, fait de l’Eglise l’institution considérée comme la plus crédible aux Philippines, et ce depuis plusieurs années. Dans ce pays où la séparation de l’Eglise et de l’Etat est inscrite dans la Constitution (article II section 6 de la Constitution de 1987), l’Eglise est très présente sur les terrains politique (contre le possible retour de la peine de mort) et social (en faveur de la justice climatique).

Notes

A titre de comparaison, en 2010, une enquête de l’Ifop portait sur l’appartenance et la pratique religieuse des Français. A cette date, 64 % d’entre eux se déclaraient catholiques, et 4,5 % participaient à la messe chaque dimanche. En 1952, ces chiffres étaient respectivement de 81 % et 27 %. Interrogé sur la pratique des catholiques français, Jérôme Fourquet, directeur adjoint de l’opinion publique à l’Ifop, considérait alors que « les catholiques perçoivent d’autres manières d’être pratiquants ».

Copyright Légende photo: Selon une étude de l’institut Social Weather Survey (SWS) publiée en avril 2017, la pratique religieuse hebdomadaire aux Philippines est en recul depuis 1991.

(Source: Eglises d'Asie, le 3 mai 2017)
 
Vietnam: Nomination d’un évêque auxiliaire pour le diocèse de Xuân Lôc
Eglises d'Asie
09:20 03/05/2017
Le 2 mai 2017, le plus important diocèse du Vietnam en nombre de fidèles, le diocèse de Xuân Lôc, dans la province de Dong Nai, a été doté par le pape François d’un évêque auxiliaire issu de ce diocèse. Il s’agit du père Jean Dô Van Ngân, 64 ans.

Sa famille est originaire de la province du Ninh Binh, diocèse de Phát Diệm. C’est là qu’il est né en 1953. L’année suivante, il participait avec ses parents au grand exode vers le sud d’un très grand nombre de catholiques du Nord Vietnam. Avec beaucoup d’autres, la famille du futur évêque s’installait au nord de Saïgon dans la région de Xuân Lôc, plus précisément dans la paroisse de Kim Thuong.

Après des études secondaires au petit séminaire de Saïgon, il rentre en 1973 à l’institut pontifical Saint Pie X de Da Lat. Il y restera jusqu’en 1977, date à laquelle l’institution est obligée de fermer ses portes par ordre des autorités civiles.

Le P. Ngân, comme l’ensemble des séminaristes de l’époque, sera ensuite obligé d’attendre de longues années avant de devenir prêtre. C’est en 1992 qu’il est ordonné. Il est ensuite vicaire puis curé de la paroisse de Ninh Phát jusqu’en 2005. À cette époque il est aussi chargé de régler les affaires canoniques dans le diocèse. En 2006, il est envoyé à l’université Saint-Thomas, à Manille, pour y poursuivre des études supérieures. Ill y obtient un diplôme de philosophie. Depuis cette époque, il est chargé d’un certain nombre d’enseignements au grand séminaire Saint-Joseph de Xuân Lôc. En 2016, l’évêque coadjuteur du diocèse de Xuân Lôc, Monseigneur Joseph Dinh Duc Dao, le nomme vicaire général.

Avec ses 248 paroisses, ses 961 186 fidèles, ses 411 prêtres diocésains et 651 prêtres religieux, ses 257 séminaristes et ses 1742 religieuses, le diocèse de Xuân Lôc est incontestablement le diocèse vietnamien le plus fourni en clergé et fidèles. Le développement du catholicisme dans cette région du Vietnam est dû à des circonstances historiques particulières.

Dès le début de l’évangélisation du Vietnam au XVIIe siècle, le catholicisme est présent sur le territoire couvert aujourd’hui par le diocèse. On en trouve des traces dans les notes laissées par les missionnaires de l’époque. Le Père Adrien Launay, membre des Missions étrangères de Paris (MEP), témoigne de la vivacité du catholicisme dans cette région au XVIIIe siècle.

Mais c’est en 1954 que va se dessiner véritablement la figure originale de ce diocèse à l’intérieur du Vietnam. Après les accords de Genève et la division du Vietnam en deux États, environ 800 000 catholiques quittent le Vietnam du Nord, fuyant le régime communiste. Les réfugiés s’installent un peu partout dans le centre et le sud Vietnam. Cependant une majorité choisit cette région au nord de Saïgon, une région encore plantée de forêts. Les paroisses du Nord se réinstallent à l’identique. Les églises s’élèvent les unes après les autres le long de la route qui va vers Dalat, créant un paysage insolite dans ce pays à majorité bouddhiste.

Durant les 20 années qui suivent, le développement économique, culturel et religieux de la communauté catholique dans la région, malgré la guerre, est tout à fait remarquable. Avant la création du diocèse de Ba Ria en 2005, le nombre de fidèles du diocèse a dépassé le million. (eda/jm)

Copyright Légende photo: le Père Jean Dô Van Ngân, nouvel évêque auxiliaire du diocèse de Xuân Lôc.

(Source: Eglises d'Asie, le 3 mai 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tuyên Khấn Lần Đầu Tại Đan Viện Cát Minh Phú Cường
Maria Nguyễn Hiếu
17:55 03/05/2017
Thánh Lễ Tuyên Khấn Lần Đầu Tại Đan Viện Cát Minh Phú Cường

"Yêu là cho đi tất cả và cho chính mình"

(Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu)

Nhờ hồng ân Thiên Chúa, sự phù trợ của Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh và Thánh Cả Giuse, vào lúc 6 giờ sáng thứ Tư ngày 03/5/2017, Đan viện Cát Minh Phú Cường tổ chức Thánh lễ tuyên khấn lần đầu cho hai nữ tu: Marie Antoinette Chúa Giêsu Nguyễn Thị Xoan và Marie Cécile Chúa Giêsu Nguyễn Thị Cam.

Xem hình

Thánh lễ được cử hành long trọng dưới sự chủ tế của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường. Đồng tế với ngài có cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung - Chánh xứ Bến Sắn, cùng nhiều cha thân quen với đan viện.

Tham dự Thánh lễ cũng có rất đông quý tu sĩ, các thân nhân, ân nhân cùng bà con giáo dân trong và ngoài Giáo xứ Bến Sắn. Tất cả hiện diện từ rất sớm để hiệp ý cầu nguyện cho hai nữ tu sắp lãnh nhận hồng ân tiên khấn được luôn trung thành với ơn gọi của mình.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse muốn truyền tải cho cộng đoàn biết vì sao trong lời khấn hứa, các nữ tu lại xin lòng thương xót Chúa, xin ơn sống khó nghèo và xin ơn sống chung? Vì trong đời sống tu trì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, nhất là tu Dòng Kín điều luật rất nghiêm khắc. Nếu không có lòng thương xót của Chúa, chắc hẳn sẽ không vượt qua những thử thách.

Đời sống người đan sĩ Cát Minh luôn được mời gọi gắn liền với lời khuyên Phúc Âm, nhất là tinh thần khó nghèo, qua gương khó nghèo của Chúa Giêsu – Ngài sẵn sàng bỏ ngai vàng để xuống thế gian làm một con người bình thường chỉ vì tình yêu. Nhờ đó, người đan sĩ sẽ sống cách trọn vẹn ơn gọi của mình trong sự cậy trông và phó thác cách triệt để.

Sống trong một tập thể dòng tu, chắc hẵn mọi người cũng không thể tránh khỏi sự đố kỵ, ganh ghét. Bởi thế, nên việc xin ơn được sống đời sống cộng đoàn là rất cần thiết, để qua đó giúp từng người khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chị em mình, sống với chị em như bản tu luật đòi buộc, cùng nhau thăng tiến trong tình hiệp thông và hiệp nhất; vượt qua những khác biệt trong một tinh thần cùng tham gia và đồng trách nhiệm; cùng sống các chương trình chung, quan tâm chăm sóc cho nhau từ sức khoẻ thể lý đến tâm linh.

Con đường tìm kiếm nước Thiên Chúa trong ơn gọi tu trì không phải dễ dàng thuận lợi, nhưng phải nhờ vào ơn Chúa và sự dũng cảm của bản thân, biết quên mình cho đi tất cả. Chính vì vậy, phải cần thật nhiều ơn Chúa để người đan sĩ Dòng Cát Minh mới đủ sức vượt qua những khó khăn trong ơn gọi.

Cuối Thánh lễ, một đại diện người thân trong gia đình của hai nữ tu đã có đôi lời tri ân đến Đức Cha Giuse, cha Đa Minh cùng quý cha đồng tế, mẹ Bề trên và tất cả cộng đoàn, đã dành tình yêu thương đến hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho hai đan sĩ.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 7 giờ 30 trong niềm hân hoan và bình an mà ơn Chúa đã ban xuống cho đan viện và toàn thể cộng đoàn.

Maria Nguyễn Hiếu - Truyền thông giáo phận
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một trăm năm Fatima: Jacinta dưới ngòi bút Lucia (tiếp theo)
Vũ Văn An
19:11 03/05/2017
II. Sau các lần hiện ra

Cầu nguyện và hy sinh tại Cabeço

Dì con mỏi mệt vì cứ phải liên tục phái một ai đó đi đón các con về, chỉ để làm vui lòng những người đến yêu cầu được nói với các em. Bởi thế, dì đã trao việc săn sóc đoàn vật cho người con trai khác của dì tên là Gioan. Quyết định này làm Jacinta đau lòng vì hai lý do: thứ nhất, vì em cứ phải nói với mọi người đến tìm em và thứ hai, vì em không còn có thể dành cả ngày ở với con. Tuy nhiên, em phải nhẫn nhục chịu đựng. Để tránh những người khách không muốn gặp, em và Francisco hay đi trốn tại một chiếc hang đá trên một sườn đồi đối diện với làng. Trên đỉnh đồi, có cối xay chạy bằng gió. Nhờ nằm ờ sườn phía đông, nơi ẩn này được tạo thành một cách khéo léo đến độ cung cấp cho các em một sự che chở lý tưởng chống lại cả mưa lẫn cái nóng như nung, nhất là nhờ nó được che chở bởi nhiều cây sồi và cây ôliu. Tại đây, Jacinta đã dâng không biết bao nhiêu lời cầu nguyện và hy sinh lên Chúa qúy yêu của chúng ta!

Khắp sườn đồi mọc man vàn các loài hoa. Trong đó, có nhiều hoa lưỡi đòng (iris), và Jacinta đặc biệt thích loại hoa này. Mỗi chiều tối, em đều đợi con trên đường về nhà, tay cầm một nhánh lưỡi đòng mà em đã hái cho con, hoặc một loại hoa khác nếu không tìm thấy hoa lưỡi đòng. Quả là một niềm vui thực sự đối với em khi ngắt từng nhánh hoa cài lên tóc con.

Mẹ con hài lòng về thời gian dành cho việc hàng hàng phải quyết định xem con phải chăn đàn chiên ở đâu, vì nhờ thế, mẹ biết rõ có thể tìm con ở đâu khi cần tới. Khi địa điểm này gần nhà, con đều nói với các bạn đồng hành bé nhỏ của con, và họ không chần chờ chạy tới gặp con. Jacinta không bao giờ ngừng chạy cho tới khi thoáng thấy con. Rồi, mệt nhoài, em đành ngồi xuống và gọi tên con, cho tới khi con đáp lại và chạy tới gặp em.

Các buổi tra vấn rắc rối

Cuối cùng, mẹ con, mệt mỏi vì thấy chị con mất thì giờ đi gọi con và giữ đàn chiên thay cho con, nên đã quyết định bán chúng đi. Mẹ bàn chuyện này với dì con, và hai người đồng ý gửi bọn con đến trường. Giờ chơi, Jacinta thích đi viếng Mình Thánh Chúa. Em phàn nàn:
“Xem ra họ đoán được. Vì chúng ta vừa vào trong nhà thờ là một đám đông đã ùa tới hỏi chúng ta đủ câu hỏi! Em muốn được ở một mình trong chốc lát với Chúa Giêsu Ẩn Mình và chuyện trò với Người, nhưng họ có bao giờ để chúng ta yên đâu!”

Đúng như thế, các người nhà quê đơn sơ không bao giờ để chúng con một mình. Với sự đơn sơ chân thành nhất, họ nói với chúng con mọi nhu cầu và rối rắm của họ. Jacinta biểu lộ một lòng cảm thương lớn lao nhất, nhất là khi liên hệ tới một người tội lỗi nào đó; em bảo: “chúng ta phải cầu nguyện và dâng các hy sinh lên Chúa của chúng ta, để người này, người đáng thương này, ăn năn trở lại và khỏi xuống hỏa ngục!”

Về phương diện này, ở đây, có lẽ nên thuật lại một biến cố cho thấy Jacinta đã cố gắng đến đâu tìm cách trốn những người đến tìm em. Một ngày kia, khi chúng con đang trên đường tới Fatima, và gần tới lộ chính, chúng con để ý một nhóm qúi bà và qúi ông đang bước ra khỏi xe. Chúng con biết chắc họ đi kiếm chúng con. Chạy trốn là điều không thể, vì họ sẽ thấy chúng con. Chúng con cứ thế tiếp tục tiến bước, hy vọng sẽ đi qua mà không bị nhận diện. Gặp chúng con, qúi bà hỏi xem chúng con có biết các trẻ chăn chiên mà Đức Mẹ đã hiện ra không. Chúng con nói biết.

“Các cháu có biết các em đó sống ở đâu không?”

Chúng con chỉ cho họ hướng đi chính xác, và chạy đi trốn ở cánh đồng giữa các bụi mâm xôi (brambles). Jacinta thích chí trước kết quả của chiến thuật này đến nỗi hô to: “chúng ta phải làm như thế này khi họ không nhìn ra chúng ta”.

Cha Cruz thánh thiện

Một ngày kia, Cha Cruz từ Lisbon tới để tra vấn chúng con. Khi đã kết thúc, ngài yêu cầu chúng con chỉ cho ngài địa điểm Đức Mẹ đã hiện ra với chúng con. Trên đường đi, chúng con bước hai bên Cha Đáng Kính, người cỡi một con lừa nhỏ đến nỗi chân của ngài gần chạm đất. Trong khi đang đi như thế, ngài dạy chúng con những lời nguyện ngắn, mà hai trong số này được Jacinta nhận làm của riêng và không bao giờ ngừng lặp đi lặp lại mãi sau này: “Ôi lạy Chúa Giêsu của con, Con yêu mến Chúa! Lạy Trái Tim Dịu Ngọt Đức Mẹ Maria, hãy cứu vớt con!”

Một ngày kia, lúc nằm bệnh, em nói với con “Em thích nói với Chúa Giêsu em yêu Người xiết bao! Nhiều lần, khi em nói với Người như thế, dường như lửa bừng lên trong trái tim em, nhưng lửa này không thiêu rụi em”.

Một lần khác, em bảo: “Em yêu mến Chúa và Đức Mẹ nhiều đến nỗi không bao giờ biết mệt mỏi nói với các Đấng rằng em yêu mến các Đấng”.

Các ơn phúc nhờ Jacinta

Có một phụ nữ kia ở khu nhà chúng con thường lăng mạ chúng con mỗi lần thấy chúng con. Một ngày kia, chúng con bỗng gặp bà ấy lúc bà ấy đang rời một quán rượu, hơi quá say một chút. Không hài lòng với những lời nhục mạ xuông, bà ấy tiến xa hơn. Khi bà ấy nói xong, Jacinta bảo con: “Chúng ta phải khẩn nài Đức Mẹ và dâng các hy sinh để người đàn bà này ăn năn trở lại. Bà này nói nhiều điều tội lỗi quá đến nỗi nếu không đi xưng tội, bà ấy sẽ sa hỏa ngục”.

Mấy ngày sau, chúng con đang chạy ngang qua cửa nhà bà ấy thì bỗng nhiên Jacinta dừng lại như chết, quay lại hỏi:

“Nè, có phải ngày mai chúng ta sẽ đi gặp Đức Mẹ không?”
“Đúng, đúng vậy”.

“Vậy chúng ta đừng chơi nữa. Chúng ta có thề làm việc hy sinh này để các người tội lỗi ăn năn trở lại”.

Không nhận ra rằng một ai đó đang theo dõi chúng con, em nâng tay và ngước mắt lên trời, và làm việc dâng hy sinh. Trong khi ấy, người đàn bà nhìn qua cánh cửa chớp. Sau đó, bà ấy nói với mẹ con rằng những điều Jacinta làm đã gây một ấn tượng đến nỗi bà ấy không cần có chứng cớ nào khác bà ấy mới tin vào thực tại của các lần hiện ra: từ đó, không những bà ấy không nhục mạ chúng con nữa mà còn không ngừng xin chúng con cầu cùng Đức Mẹ để tội lỗi của bà được tha thứ.

Lại một ngày kia, một người đàn bà mắc chứng bệnh khủng khiếp gặp chúng con. Vừa khóc, bà vừa qùy xuống trước mặt Jacinta và yêu cầu em xin Đức Mẹ chữa cho bà. Jacinta khó chịu khi thấy người đàn bà qùy trước mặt em, nên dùng đôi tay run rẩy nâng bà ấy dậy. Nhưng thấy việc này quá sức lực của mình, em cũng qùy xuống và đọc ba Kinh Kính Mừng với người đàn bà. Rồi em bảo bà ấy đứng dậy và bảo đảm với bà ấy rằng Đức Mẹ sẽ chữa bà khỏi bệnh. Sau đó, em tiếp tục cầu nguyện mỗi ngày cho người đàn bà này, cho tới khi bà ấy trở lại cám ơn Đức Mẹ đã chữa bà lành bệnh.

Một dịp khác nữa, có một người lính khóc như một đứa trẻ. Ông ấy được lệnh phải lên đường ra mặt trận, dù vợ ông đang đau liệt giường và ông vốn có ba đứa con còn nhỏ. Ông khẩn khoản xin một là cho vợ ông khỏi bệnh hai là cho lệnh được rút lại. Jacinta mời ông đọc kinh Mân Côi với em, rồi nói với ông:

“Ông đừng khóc. Đức Mẹ tốt lắm! Ngài chắc chắn sẽ ban cho ơn ông xin”.

Từ đó, em không bao giờ quên người lình này. Cuối mỗi lần đọc kinh Mân Côi, em đều đọc một kinh Kính Mừng cho ông. Mấy tháng sau, ông xuất hiện với vợ và ba con nhỏ, để tạ ơn Đức Mẹ vì hai ơn ông đã nhận được. Trước ngày lên đường, vì bị chứng sốt rét, ông đã được miễn nghĩa vụ quân sự, còn về phần vợ ông, ông cho hay bà ấy đã được Đức Mẹ chữa cho khỏi bệnh một cách lạ lùng.

Càng ngày càng nhiều hy sinh hơn

Một ngày kia, chúng con được cho biết một linh mục đang đến gặp chúng con; ngài rất thánh thiện và có thể nói điều đang diễn ra trong tâm hồn người ta. Điều này có nghĩa ngài có thể khám phá ra việc chúng con có nói sự thật hay không.Tràn trề niềm vui, Jacinta reo lên:
“Khi nào Cha này tới? Nếu ngài thực sự nói được, thì ngài hẳn biết chúng ta nói sự thật”.

Một ngày kia, chúng con đang chơi ở giếng, như con đã nhắc trên đây. Gần chiếc giếng đó, có một vườn nho thuộc sở hữu của mẹ Jacinta. Em hái một ít chùm nho và mang tới cho chúng con ăn. Nhưng Jacinta không bao giờ quên những người có tội. Em nói:

“Chúng ta sẽ không ăn những chùm nho này. Chúng ta sẽ dâng hy sinh này cho những người tội lỗi”.

Rồi em mang các nhùm nho chạy đi và biếu các trẻ em đang chơi ở dọc đường. Em trở lại với nét mặt rạng rỡ niềm vui, vì em tìm được các trẻ em nghèo của chúng con và tặng chúng các chùm nho của chúng con.

Một lần khác nữa, dì con gọi chúng con tới ăn một số trái vả dì mới mang về nhà, và quả tình, những trái vả này khiến mọi người ăn rất ngon miệng. Jacinta sung sướng ngồi xuống cạnh chiếc thúng, với mọi người khác trong chúng con, và lượm trái vả đầu tiên lên. Vừa tính ăn, thì bỗng nhiên em nhớ ra, nên buột miệng nói:

“Đúng rồi! Hôm nay, chúng ta chưa làm được một hy sinh nào cho các người tội lỗi! Chúng ta phài làm bù bằng việc này đi”.

Em bèn đặt trái vả vào chiếc thúng, và thực hiện việc dâng hy sinh; và cả chúng con nữa, cũng đặt các trái vả vào thúng để người tội lỗi ăn năn trở lại. Jacinta thực hiện những việc hy sinh như thế hết lần này sang lần nọ, nhưng con phải ngưng ở đây kẻo sẽ không bao giờ kết thúc được.

Còn tiếp
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Đồng Hoa
Lê Trị
18:26 03/05/2017
CÁNH ĐỒNG HOA
Ảnh của Lê Trị
Đồi xuân hoa nở dạt dào
Ước như cánh bướm lượn vào đồng hoa…
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 27/04-03/05/2017: Dư âm chuyến đi đầy bất trắc của Đức Thánh Cha tại Ai Cập
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:39 03/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Cuộc phỏng vấn trên đường trở về từ Cairo: Đức Thánh Cha kêu gọi một giải pháp giải quyết căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà báo rằng một giải pháp ngoại giao cần phải được tìm ra để giải quyết những căng thẳng đang leo thang giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ.

Ngài đã đưa ra lập trường trên khi được hỏi về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tàu chiến Hải quân Mỹ đến khu vực này để đáp trả lại các cuộc thử nghiệm tên lửa liên tục của Bắc Triều Tiên và những lời đe doạ theo đó quốc gia cộng sản này sẽ phóng tên lửa hạt nhân tấn công Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Đức Thánh Cha nói:

“Tôi sẽ kêu gọi cho họ. Tôi sẽ kêu gọi họ như tôi đã từng kêu gọi các nhà lãnh đạo ở những nơi khác.”

Đức Thánh Cha nhận xét lạc quan rằng có rất nhiều người có khả năng giúp làm trung gian hòa giải trên khắp thế giới, những người “luôn sẵn sàng giúp đỡ” trong các cuộc đàm phán.

Tình hình ở Triều Tiên, theo Đức Thánh Cha, đã âm ỉ trong một thời gian dài, “nhưng bây giờ xem ra đã nóng lên rất nhiều?”

“Tôi luôn luôn kêu gọi [việc giải quyết các vấn đề] thông qua con đường ngoại giao, đàm phán” bởi vì tương lai của nhân loại phụ thuộc vào đối thoại.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại một quan điểm đã được ngài lặp đi lặp lại nhiều lần rằng chiến tranh thế giới thứ ba đang diễn ra “từng phần”, và có thể được nhìn thấy tỏ tường ở những nơi đang có xung đột cục bộ như tại Trung Đông, Yemen và một phần của Châu Phi.

“Chúng ta hãy dừng lại. Hãy tìm một giải pháp ngoại giao,” ngài nói. “Và ở đó, tôi tin rằng Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ giành lại vai trò lãnh đạo của mình một chút vì vai trò này đã bị sa sút”.

Khi được hỏi liệu ngài có muốn gặp Tổng thống Trump khi nhà lãnh đạo Mỹ sang Ý vào cuối tháng 5, Đức Thánh Cha cho biết, “Tôi chưa được Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thông báo về một yêu cầu như thế.”

Nhưng ngài nói thêm, “Tôi tiếp mọi nhà lãnh đạo các quốc gia muốn được tiếp kiến.”

Một nhà báo Đức đã hỏi Đức Thánh Cha về những tranh cãi xung quanh việc ngài nói rằng một số trại tị nạn tại Âu Châu ngày nay giống như các trại tập trung.

Một tuần trước đó, trong buổi Phụng Vụ Lời Chúa tại Đền Thờ Thánh Bácthôlômêô tại Rôma chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức để tưởng niệm các vị tử đạo mới trong thế kỷ 20 và 21, khi đề cập đến các trại tị nạn, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “nhiều trung tâm trong số này giống như các trại tập trung, bởi vì có quá đông người.”

Phóng viên người Đức này nói:

“Đối với người Đức chúng con rõ ràng đây là một thuật ngữ rất nặng nề. Mọi người nói chắc là ngài lỡ lời”.

“Không, tôi không lỡ lời đâu”, Đức Thánh Cha trả lời. Ngài nói thêm rằng có một số trại tị nạn trên thế giới - nhưng chắc chắn không phải ở Đức - “là những trại tập trung thực sự”.

Khi các trung tâm được xây dựng để nhốt người ta, nơi chẳng có gì được xúc tiến và họ không thể đi đâu được thì đó “là một trại tập trung”.

Sau khi tướng el-Sisi lật đổ Mohammed Morsi, và lên nắm quyền tại Ai Cập, nhiều quốc gia phương Tây không công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới; mặc dù tướng el-Sisi được bầu lên thông qua một cuộc bầu cử hợp hiến. Các phương tiện truyền thông, đặc biệt, là ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích chuyến tông du của Đức Thánh Cha như một sự ủng hộ của Tòa Thánh cho tướng el-Sisi.

Do đó, một phóng viên đã hỏi Đức Thánh Cha là báo chí nên diễn giải như thế nào về những bài phát biểu của ngài dành cho các quan chức chính phủ khi ngài kêu gọi họ hỗ trợ hoà bình, hòa hợp và bình đẳng cho mọi công dân và liệu những bài phát biểu như thế có phản ảnh việc ngài ủng hộ cho chính phủ đó hay không.

Đức Thánh Cha nói rằng trong tất cả 18 chuyến đi mà ngài đã thực hiện tại các quốc gia khác nhau trong suốt triều đại Giáo Hoàng của mình, ngài luôn lắng nghe những mối quan tâm tương tự.

Tuy nhiên, khi nói đến chính trị địa phương, “Tôi không tham gia,” ngài nói.

“Tôi nói về các giá trị,”, và sau đó là mỗi cá nhân sẽ xem xét và đánh giá xem liệu chính phủ hoặc quốc gia hoặc một cá nhân cụ thể đó có “đang cung cấp những giá trị này hay không”.

Khi được hỏi nếu có cơ hội, ngài có đi xem các kim tự tháp không, Đức Thánh Cha nói, “Ồ, anh chị em biết rằng hôm nay mới 6 giờ sáng hai trợ lý của tôi đã đi xem.”

Khi được hỏi liệu ngài có muốn cùng đi với họ hay không, Đức Thánh Cha, “Đương nhiên rồi.”

2. Đức Hồng Y Philippe Barbarin nói nền dân chủ tại Pháp đã hóa điên trong một cuộc bầu cử tồi tệ nhất

Đức Hồng Y Philippe Barbarin của tổng giáo phận Lyon than thở rằng “cử tri của chúng ta bị lạc hoàn toàn”, khi bày tỏ sự thất vọng sâu sắc của ngài về chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra tại Pháp.

Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 23 tháng 4, Emmanuel Macron và Marine Le Pen nổi lên như những ứng cử viên trong cuộc chạy đua vào ngày 7 tháng 5.

Đức Hồng Y giải thích “Nền dân chủ tại Pháp dường như đang mất đi ý nghĩa của nó và bị trôi dạt bởi sự thao túng của các phương tiện truyền thông. Đây là chiến dịch tranh cử tồi tệ nhất của chúng ta, được đặc trưng bởi những lời cáo gian không thể tha thứ, những lời phê bình, bạo lực, hỗn loạn và những trò cố ý làm cử tri hiểu nhầm”.

Ngài nói thêm: “Dường như chúng ta đang đối phó với một chế độ dân chủ đã hóa điên. Những người giành chiến thắng chỉ là các chính trị gia được bầu lên một cách mù quáng, không có khả năng, không có tư duy hợp lý.”

3. Ðức Thánh Cha kêu gọi canh tân phong trào Công Giáo tiến hành.

Ðức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi canh tân Phong trào Công Giáo tiến hành để thực thi công cuộc truyền giáo trong bối cảnh xã hội ngày nay.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 27 tháng 4 năm 2017, dành cho 300 tham dự viên diễn đàn quốc tế của Phong trào Công Giáo tiến hành.

Ðức Thánh Cha nhắc đến 4 cột trụ truyền thống của Phong trào này là: cầu nguyện, huấn luyện, hy sinh và tông đồ. Tuy theo những bối cảnh lịch sử, các trục này được nhấn mạnh khác nhau. Sứ mạng của Phong trào là huấn luyện giáo dân để họ lãnh nhận trách nhiệm trong thế giới. Ngày nay, sứ mạng đó cụ thể là huấn luyện các môn đệ thừa sai.

Ðức Thánh Cha khẳng định rằng “Ðiều sinh tử là canh tân và cập nhập sự dấn thân của Công Giáo tiến hành cho việc loan bao Tin Mừng, đi tới mọi người, mọi nơi và trong mọi cơ hội, trong tất cả các môi trường ngoại ô của cuộc sống. Ðiều này có nghĩa là cần xét lại các chương trình huấn luyện, các hình thức tông đồ, thậm chí cả việc cầu nguyện của anh chị em, để việc làm này có đặc tính chủ yếu là thừa sai, chứ không phải tùy theo cơ hội. Hãy từ bỏ tiêu chuẩn cũ kỹ, nói rằng “vì từ trước đến giờ ta vẫn làm như vậy”.

Ðức Thánh Cha nói thêm rằng “Công Giáo tiến hành phải đảm nhận trọn vẹn sứ mạng của Giáo Hội trong sự quảng đại thuộc về giáo phận địa phương, bắt đầu từ giáo xứ”.

4. Tòa Thánh ủng hộ lập trường của Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino đối với tình hình tại Venezuela

Như chúng tôi đã đưa tin, Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino của thủ đô Caracas đã bị các tay sai của tổng thống Nicolas Maduro chửi rủa, ném nhiều thứ vào ngài, và phá rối thánh lễ ngày thứ Tư Tuần Thánh 12 tháng Tư tại nhà thờ Santa Teresa.

Những người ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro chửi rủa và lao lên cung thánh khi Đức Hồng Y đang cử hành thánh lễ. Anh chị em giáo dân cản trở những người này. Hai bên xô xát ngay trong nhà thờ. Nhiều người bị thương trong vụ này.

Giải thích về hành động này, chính phủ Maduro đã cáo buộc Đức Hồng Y Urosa Savino tội “kích động bạo lực bằng cách nói rằng việc bất tuân dân sự là điều hợp lý để ngăn chặn tiến trình hướng tới chế độ độc tài” tại Venezuela.

Đức Hồng Y đang giảng về mối nguy hiểm của một chính phủ ngày càng độc tài hơn khi các ủng hộ viên của Maduro làm gián đoạn thánh lễ.

Trong tuần qua, trên web site của tổng giáo phận Caracas, Đức Hồng Y cho biết ngài đã nhận được những lời thăm hỏi của Tòa Thánh về vụ việc đáng tiếc này. Tòa Thánh cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với lập trường của Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino trước tình hình ngày càng tệ hại tại Venezuela.

5. Tình hình nghiêm trọng tại Venezuela.

Tình hình tại Venezuela ngày càng trở nên nghiêm trọng với nhiều cuộc biểu tình của dân chúng chống lại chính quyền của tổng thống Nicolas Maduro.

Ít nhất đã có 8 người bị chết và hơn 500 người khác bị bắt giam trong ba tuần vừa qua. Chỉ riêng trong các cuộc biểu tình hôm thứ tư ngày 10 tháng 04 năm 2017 tại Caracas cùng nhiều thành phố khác trong nước, đã có ba người chết trong các vụ đụng độ với an ninh cảnh sát, trong số này có một thiếu niên 17 tuổi và một phụ nữ 23 tuổi.

Các cuộc biểu tình phản đối tại Venezuela đã bắt đầu từ ngày 01 tháng 04 năm 2017, khi tối cao pháp viện nước này tuyên bố tự dành cho mình những đặc quyền vốn thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc Hội. Phe đối lập lên tiếng cực lực phản đối khiến tối cao pháp viện phải thu hồi lại quyết định này 48 tiếng đồng hồ sau đó. Tuy nhiên các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục. Người dân đòi hỏi triệu tập bầu cử, nhưng tổng thống Maduro thì không muốn vì hiện nay, cứ 10 người dân Venezuela, có đến 7 người muốn ông từ chức.

Ông Nicolas Maduro đã nhận nhiệm vụ lãnh đạo nước Venezuela từ sau khi tổng thống Hugo Chavez qua đời năm 2013. Nicolas Maduro đã đưa nước này vào một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh kinh khủng. Dân nước Venezuela thiếu thốn mọi phẩm vật cần thiết như thực phẩm và thuốc men.

Hôm thứ Hai 24 tháng 4 năm 2017, 11 quốc gia châu Mỹ la tinh cũng đã yêu cầu chính quyền Caracas đảm bảo quyền của người dân được biểu tình phản đối cách ôn hòa. Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục Venezuela kêu gọi dân chúng bất tuân dân sự. Các ngài lập luận rằng bất tuân dân sự là cần thiết để lật đổ một chế độ độc tài.

6. Đức Thánh Cha thăm Đức Thượng Phụ Tawadros II

Trong cuộc gặp gỡ Đức Thượng Phụ Tawadros II, Giáo Chủ Chính Thống Coptic Ai Cập, chiều ngày 28 tháng Tư tại Cairo, Đức Thánh Cha bày tỏ tình liên đới sâu đậm với Giáo Hội đã chịu nhiều đau khổ này.

Hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha trong ngày đầu tiên tại Ai Cập là cuộc viếng thăm tại Tòa Thượng Phụ Chính Thống Coptic, tọa lạc tại khu vực Kitô ở cổ thành Cairo trong đó có Nhà thờ chính tòa thánh Marco được khánh thành hồi năm 1968.

Khu thánh đường này đã bị khủng bố ngày 11 tháng 12 năm 2016: một quả bom đã nổ trong nhà nguyện thánh Phêrô, không xa văn phòng của Đức Thượng Phụ Tawadros II, làm cho 29 người chết và 31 người bị thương. Vụ khủng bố này xảy ra đúng ngày lễ Mawlid, tức là kỷ niệm sinh nhật của Mohammed.

Đến tòa Thượng Phụ vào lúc quá 6 giờ chiều, Đức Thánh Cha cùng với phái đoàn của ngài đã được Đức Thượng Phụ Tawadros II tiếp đón, và hội kiến riêng.

Ngài năm nay 65 tuổi, làm Giám Mục từ 20 năm nay (1997), và được chọn lên kế nhiệm Đức Shenuda III vào tháng 11 năm 2012, trở thành người kế vị thứ 118 của thánh Marco thánh sử. Ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến hồi tháng 5 năm 2013 tại Vatican, đúng 40 năm sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Shenuda III, mở đầu cho cuộc đối thoại thần học giữa hai Giáo Hội. Trong dịp đó, Đức Thượng Phụ Tawadros đã mời Đức Thánh Cha đến viéng thăm Ai Cập.

7. Diễn từ của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ Đức Thượng Phụ Tawadros II

Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Tawadros II, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc viếng thăm của Đức Thượng Phụ tại Vatican ngày 10-5 năm 2013, ngày đó trở thành ngày thân hữu giữa Coptic và Công Giáo, ngài cũng nói đến quá trình đối thoại đại kết từ sau tuyên ngôn chung giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Shenuda III hồi năm 1973, đồng thời nhấn mạnh đến hành trình hiệp thông cần được đào sâu thêm. Trong tiến trình này, các thánh và các vị Tử đạo thúc đẩy chúng ta trở thành một hình ảnh sống động của Giêrusalem thiên quốc (Gl 4,26). Đức Thánh Cha nói:

“Cùng nhau chúng ta được kêu gọi làm chứng về Chúa Giêsu, mang niềm tin của chúng ta cho thế giới, trước tiên bằng cách sống đức tin, vì sự hiện diện của Chúa Giêsu được thông truyền bằng cuộc sống và nói bằng ngôn ngữ tình thương nhưng không và cụ thể. Các tín hữu Chính Thống Coptic và Công Giáo, chúng ta ngày càng có thể nói bằng thứ ngôn ngữ chung là ngôn ngữ bác ái: trước khi khởi sự một sáng kiến làm điều thiện, thật là đẹp nếu chúng ta tự hỏi xem chúng ta có thể thi hành sáng kiến ấy với các anh chị em chúng ta, những người cùng chia sẻ niềm tin nơi Chúa Kitô. Như thế chúng ta kiến tạo tình hiệp thông trong cuộc sống cụ thể hằng ngày bằng chứng tá sống thực, và Chúa Thánh Linh sẽ mở ra những con đường hiệp nhất mà chúng ta không nghĩ tới.”

Đức Thánh Cha cũng ca ngợi tinh thần tông đồ xây dựng mà Đức Thượng Phụ Tawadros dành cho Giáo Hội Công Giáo Coptic: một sự gần gũi mà ngài biết ơn và biểu lộ qua sáng kiến rất đáng khen là Hội Đồng quốc gia các Giáo Hội Kitô, mà Đức Thượng Phụ đã khai sáng để các tín hữu của Cháu Kitô có thể ngày càng hoạt động với nhau để mưu ích cho xã hội Ai Cập.

Cũng trong diễn văn, Đức Thánh Cha nhắc đến phong trào đại kết bằng máu. Ngài nói: “Bao nhiêu vị tử đạo tại phần đất này, từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, đã sống đức tin một cách anh dũng cho đến độ đổ máu đào chứ không chối Chúa và không chiều theo những lời dua nịnh của thần dữ, và không chiều theo cám dỗ lấy sự ác đáp trả sự ác. Tử đạo thư của Giáo Hội Coptic chứng tỏ điều đó. Rất tiếc là ngày nay máu vô tội của những tín hữu vô phương thế tự vệ tiếp tục phải đổ ra.

“Cũng như chỉ có một thành Giêrusalem thiên quốc duy nhất, tử đạo thư của chúng ta cũng là duy nhất, và những đau khổ của anh chị em cũng là đau khổ của chúng tôi. Máu vô tội của các vị tử đạo liên kết chúng ta với nhau. Được củng cố nhờ chứng tá của anh em, chúng ta cố gắng chống lại bạo lực bằng cách rao giảng và gieo vãi điều thiện, làm gia tăng sự hòa hợp và duy trì sự hiệp nhất, cầu nguyện để bao nhiêu hy sinh mở ra con đường dẫn đến tương lai hiệp thông trọn vẹn giữa chúng ta và an bình cho tất cả mọi người.

Sau diễn văn, Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ còn ký vào một tuyên chung công nhận bí tích rửa tội của cả hai Giáo Hội cũng như quyết tâm dấn thân đại kết của hai Giáo Hội.

8. Tưởng niệm các vị tử đạo tại Ai Cập

Sau diễn văn của Đức Thánh Cha, hai phái đoàn đã trao đổi quà tặng: ngài tặng Đức Thượng Phụ bức ảnh Mẹ Thiên Chúa dịu hiền, vẽ trên gỗ và tượng thánh Phanxicô đang giơ hai tay lên trời, trong cử chỉ chúc tụng công trình của Đấng Tạo Hóa.

Rồi Đức Thánh Cha cùng với Đức Thượng Phụ, và các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác, trong đó có Anh giáo, đến Nhà thờ Thánh Phêrô chỉ cách đó 100 mét để tham dự buổi cầu nguyện đại kết với sự hiện diện của các vị thủ lãnh các Giáo Hội Kitô khác, đặc biệt là Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartolomaios, Giáo chủ Chính Thống Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong buổi cầu nguyện, mọi người đã nghe đọc bài Tin Mừng về các mối phúc thật, trong đó nổi bật lời Chúa Giêsu dạy: Phúc cho những ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (Mt 5,9). Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Tawadros II lần lượt xướng lên những lời cầu nguyện và mọi người chúc bình an cho nhau, và cùng đọc kinh Lạy Cha, trước khi đặt vòng hoa tưởng niệm gần 30 tín hữu bị thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11-12 năm ngoái trong nhà nguyện thánh Phêrô.

Kết thúc cuộc viếng thăm và cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Cairo, cách tòa Thượng Phụ 10 cây số để dùng bữa tối. Sau đó từ bao lơn tòa Sứ Thần, Đức Thánh Cha đã chào thăm và chúc lành cho 300 bạn trẻ Công Giáo Ai Cập tụ tập tại cổng vào tòa Sứ Thần. Họ thuộc số 3 ngàn bạn trẻ tham dự cuộc lữ hành từ miền bắc và miền nam về Thủ đô Cairo nhân cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha.

9. Thánh lễ tại sân vận động của lực lượng phòng không Ai Cập

Lúc 8 giờ 50 Đức Thánh Cha rời Toà Sứ Thần Toà Thánh để đi xe đến Sân vận động của lực lượng phòng không cách đó 19 cây số. Sân vận động này cũng còn gọi là “Sân vận động ngày 30 tháng 6”, là một phần trong làng thể thao của Không quân Ai Cập, được xây cất và điều hành bởi Bộ Quốc Phòng Ai Cập, nhằm mục đích ghi nhớ các chiến công của không quân Ai Cập trong cuộc chiến chống lại Israel hồi năm 1970.

Đây cũng là nơi diễn ra các trận tranh tài bóng đá hạng A của Ai Cập. Hồi năm 2015 nó cũng là nơi xảy ra các cuộc đụng độ giữa các người hâm mộ bóng đá và cảnh sát khiến cho 22 người thiệt mạng. Sân vận động có chỗ cho 30,000 người. Khán đài và bàn thờ được dựng trên sân cỏ, hai bên có hai lều cho ca đoàn dàn nhạc và các phóng viên truyền hình. Phía trước hai bên khán đài dành cho mấy trăm linh mục đồng tế.

Chính giữa trước khán đài là chỗ dành cho các quan khách, trong đó có ghế cho tổng thống Abd Al-Fattah Al- Sisi và chính quyền Ai Cập cũng như các đại sứ các nước. Tín hữu đã mang theo nhiêu biểu ngữ chào mừng Đức Thánh Cha và phất cờ Toà Thánh và bong bóng hai mầu vàng trắng. Cũng có bong bóng kết như tràng hạt được thả lên khi Đức Thánh Cha tiến vào sân vận động.

Thánh lễ đã bắt đầu lúc 10 giờ sáng giờ địa phương và được cử hành bằng tiếng Latinh và A rập.

Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng Tây Ban Nha, A rập, Anh, Pháp và Ý.

10. Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic cám ơn Đức Thánh Cha đã thăm Ai Cập

Trước khi Đức Thánh Cha ban phép lành cuối lễ cho mọi người, Đức Ibrahim Isaac Sidrak, Thượng Phụ Công Giáo Coptic thành Alexandria, đã nhân danh Giáo Hội và toàn dân Ai Cập ngỏ lời tri ân Đức Thánh Cha đã nhận lời mời viếng thăm Ai Cập. Chuyến viếng thăm diễn tả khẩu hiệu được chọn “Vị Giáo Hoàng của hoà bình trong đất nước Ai Cập hoà bình”. Đó là một sứ điệp cho thế giới và xác nhận bản chất của Ai Cập là yêu thương hoà bình và liên tục cố gắng khẳng định hoà bình trong vùng Trung Đông và trên toàn thế giới.

Nó cũng xác nhận sự sẵn sàng chung sống giữa các tín hữu của các niềm tin khác nhau, và khả năng hấp thụ các nền văn hóa khác nhau. Ai Cập, chiếc nôi của các tôn giáo, là quê hương tiếp đón các ngôn sứ và Thánh Gia ẩn trốn kiếm tìm an ninh. Đức thượng phụ cũng nhắc tới tên gọi Phanxicô và Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được Giáo Hội Ai Cập sống sâu đậm, đặc biệt qua Công Nghị hồi tháng 2 năm nay. Giáo Hội Ai Cập hiệp nhất trong truyền thống của mình tư tưởng thần học của Đông Phương và Tây Phương, và rộng mở cho các nền văn hóa khác nhau. Điều này khiến cho nó được phong phú trong cuộc sống tinh thần, trong đức tin và phụng vụ, cũng như trong việc biểu lộ Giáo Hội Tông Truyền.

Đức Thượng Phụ cũng không quên cám ơn tổng thống Al Sisi đã có sáng kiến mời Đức Thánh Cha viếng thăm Ai Cập, và làm mọi sự để giúp cho chuyến viếng thăm đuợc thực hiện thành công.

Đức Thánh Cha đã tặng Đức Thượng Phụ một chén thánh, và Đức Thượng Phụ tặng Đức Thánh Cha một bức khắc bằng gỗ quý. Sau khi ban phép lành cuối lễ cho tín hữu và từ giã mọi người, Đức Thánh Cha đã trở về Toà Sứ Thần Toà Thánh để dùng bữa trưa với các Giám Mục và đoàn tuỳ tùng, rồi nghỉ ngơi chốc lát trước khi đến đại chủng viện để chủ sự buổi cầu nguyện và gặp gỡ các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh.

11. Đức Thánh Cha thăm đại chủng viện Công Giáo Coptic

Lúc 14 giờ 45 giờ địa phương Đức Thánh Cha đã đi xe đến đại chủng viện Công Giáo Coptic cách đó 17 cây số để chủ sự buổi cầu nguyện có sự tham dự của hàng giáo sĩ, tu sĩ và các chủng sinh. Đại chủng viện thánh Lêo Cả của Toà Thượng Phụ Công Giáo Coptic nằm trong khu phố Maadi ở ngoại ô mạn nam thủ đô Cairô. Đây là nơi đa số các ứng viên linh mục tương lai được đào tạo.

Đức Thánh Cha đã được Đức Thượng Phụ , Linh Mục Giám đốc và phó giám đốc đại chủng viện, tiếp đón tại cửa chính đại chủng viện. Có 10 tu sĩ nam nữ Bề trên giám tỉnh các dòng hiện diện tại Ai Cập chào mừng Đức Thánh Cha. Sau đó Đức Thánh Cha đã chụp hình lưu niệm với các linh mục và 30 chủng sinh và trao đổi quà tặng. Tiếp đến mọi người tiến ra sân thể thao, nơi có 1.500 người gồm các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh hiện diện.

Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha Linh Mục Toma Adly, giám đốc đại chủng viện, nói biến cố Đức Thánh Cha thăm đại chủng viện biểu tượng cho sự thánh hiến giống như biến cố Chúa Giêsu đã hiện ra với hai tông đồ trên đường về làng Emmaus. Ngài xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các chủng sinh các tu sĩ và cho các vị có trách nhiệm đào tạo họ.

Sau đó mọi ngươi hát thánh vịnh 121: “Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi, ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao? Ơn phù hộ tôi đến từ Giavê, là Đấng đựng nên cả đất trời…”. Tiếp đến mọi người nghe tuyên đọc Phúc Âm thánh Mátthêu chương 5 ghi lại giáo huấn của Chúa Giêsu: “Các con là ánh sáng thế gian…”

12. Bẩy cám dỗ người sống đời thánh hiến cần mạnh mẽ chống trả

Ngỏ lời với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh Đức Thánh Cha cám ơn họ về chứng tá, và tất cả những điều thiện ích họ thực hiện mỗi ngày trong các hoàn cảnh khó khăn. Đức Thánh Cha khích lệ mọi người tin tưởng, làm chứng tá cho sự thật, gieo vãi và vun trồng mà không chờ đợi được gặt hái. Giữa biết bao nhiêu lý do khiến nản lòng và biết bao ngôn sứ của tàn phá kết án, giữa biết bao tiếng nói tiêu cực và tuyệt vọng các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh là một sức mạnh tích cực, là ánh sáng và muối của xã hội Ai Cập, là đầu máy kéo con tầu đi tới đích. Họ là những người gieo vãi hy vọng, xây dựng các cây cầu, và là những người làm việc cho đối thoại và hoà hợp.

Nhưng điều này chỉ có thể nếu họ không nhượng bộ 7 loại cám đỗ sau đây: Thứ nhất, đừng để cho mình bị sự tuyệt vọng và bi quan yếm thế lôi cuốn, nhưng biết noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân lành hướng dẫn đoàn chiên tới đồng cỏ xanh tươi và suối nưóc mát, luôn tràn đầy sáng kiến và óc sáng tạo, biết ủi an ngay cả khi con tim mình bị thương tích, khổ đau vì con cái vô ơn. Lòng trung thành của chúng ta với Chúa không bào giò được tuỳ thuộc lòng biết ơn của con người.

Thứ hai, đừng liên tục than van, đổ lỗi cho người khác, cho các thiếu sót của các bề trên, cho các điều kiện của Giáo Hội hay xã hội, và thiếu tinh thần trách nhiệm. Trái lại, phải biết biến đổi mọi chướng ngại thành cơ may, chứ không phải biến mỗi khó khăn thành lời tố cáo. Ai lúc nào cũng than và là người không muốn làm việc.

Thứ ba, đừng bép xép và ganh tỵ gây thương tích cho người khác, thay vì trợ giúp người bé nhỏ lớn lên và vui mừng vì các thành công của các anh chị em khác. Ganh tỵ là một bệnh ung thư dần mòn giết chết cơ thể.

Thứ tư, đừng so sánh mình với người khác. Khác biệt diễn tả sự phong phú. Mỗi người là duy nhất. So sánh khiến ta rơi vào thù hận hay kiêu căng, lười biếng và bị tê liệt. Phải biết tập sống sự khác biệt tình tình, các đặc sủng và ý kiến, trong lắng nghe và ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần.

Thư năm là cám dỗ của “chủ trương Pharaô”, nghiã là cứng lòng và khép kín đối với Chúa, cảm thấy mình cao hơn người khác, vênh vang đòi được phục vụ thay vì phục vụ.

Thư sáu là cám dỗ của cá nhân chủ nghĩa, như ngạn ngữ Ai cập có nói: “Tôi, và sau tôi là lụt hồng thuỷ”, chỉ biết nghĩ đến mình thay vì nghĩ tới tha nhân, và không hề xấu hổ. Giáo Hội là cộng đoàn và ơn cứu rỗi của một chi thể gắn liền với sự thánh thiện của tất cả mọi người.

Cám dỗ thứ bẩy là bước đi mà không có địa bàn và mục đích. Đánh mất đi căn tính của mình, “không là thịt cũng không là cá”. Sống với con tim chia rẽ và tinh thần thế tục, quên đi tình yêu đầu đời của mình. Không có căn tính rõ ràng người sống đời thánh hiến bước đi mà không có định hướng, thay vì hướng dẫn người khác thì bị lạc đường. Căn tính thật của các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh là con cái Giáo Hội Ai Cập, có các gốc rễ cao quý cổ xưa, thành phần của Giáo Hội hoàn vũ, như một cây đâm rễ sâu duới đất và lớn lên trời.

Chống lại các cám dỗ này không dễ. Nhưng nếu đâm rễ sâu, ở lại trong Chúa Giêsu thì có thể chiến thắng chúng. Càng đâm rễ sâu trong Chúa, chúng ta càng sống động và phong phú. Đức Thánh Cha đặc biệt đề cao cuộc sống đan tu, là kho tàng vô giá mà Giáo Hội Ai Cập đã cống hiến cho Giáo Hội. Ngài khích lệ các đan sĩ kín múc từ gương của thánh Phaolô ẩn tu, thánh Antonio và các Thánh Giáo Phụ sa mạc và các đan sĩ. Đức Thánh Cha xin Thánh Gia che chở và chúc lành cho hàng giáo sĩ tu sĩ và chủng sinh và tín hữu toàn Giáo Hội tại Ai Cập, giúp họ chu toàn sứ mệnh là ánh sáng và muối men tại đây. Ngài xin Chúa ban cho họ nhiều hoa trái của Thánh Linh.

13. Đức Thánh Cha về đến Vatican bình an

Sau khi ban phép lành Đức Thánh Cha từ giã mọi người để đi xe ra phi trường quốc tế Cairo cách đó 40 cây số đáp máy bay trở về Roma.

Lễ nghi giã biệt đã diễn ra tại phi trường lúc 16 giờ 45 giờ địa phương. Tổng thống Al Sisi đã tiếp đón Đức Thánh Cha tại cửa vào khu vực dành cho thượng khách và vào phòng danh dự đàm đạo với ngài một lúc. Đức Thánh Cha đã duyệt qua hàng chào danh dự, rồi chào từ biệt tổng thống trước khi lên thang máy bay.

Máy bay đã cất cách rời phi trường thủ đô Cairô của Ai Cập lúc sau 17 giờ và về tới Roma sau 3 giờ 30 phút bay. Từ phi trường Ciampino Đức Thánh Cha đã đi xe về Vatican, kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ Ai Cập trong 27 giờ.

14. Ðức Thánh Cha cám ơn phái đoàn Ngân Quỹ Giáo Hoàng.

Sáng 27 tháng 4 năm 2017, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến phái đoàn các thành viên và quản trị viên Ngân Quỹ Giáo Hoàng, hay còn gọi là Qũy Đồng Tiền Thánh Phêrô, đến trao cho ngài ngân khoản trợ giúp hàng năm.

Phái đoàn do Ðức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục giáo phận thủ đô Washington, hướng dẫn. Ngài cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị của Quỹ Giáo Hoàng. Cùng đi với ngài có 225 người gồm ban quản trị, các thành viên và cộng tác viên.

Ngỏ lời trong dịp này, Ðức Thánh Cha nhắc đến tình trạng thế giới ngày nay thường bị bạo lực và sự tham lam cũng như sự dửng dưng ảnh hưởng, thế giới ấy rất cần chứng tá sứ điệp hy vọng của chúng ta nơi sức mạnh cứu độ hòa giải của tình yêu Thiên Chúa.

Trong viễn tượng đó, Ðức Thánh Cha cám ơn các thành viên Ngân Quỹ Giáo hoàng vì sự giúp đỡ dành cho những nỗ lực của Giáo Hội trong việc công bố sứ điệp hy vọng cho đến tận bờ cõi trái đất và làm việc để thăng tiến sự tiến bộ tinh thần và vật chất nơi các anh chị em trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang trên đường phát triển.

Ngân Quỹ Giáo Hoàng do Ðức cố Hồng Y John Kroll Tổng Giám Mục giáo phận Philadelphia thành lập năm 1993 và có trụ sở tại thành phố này. Hàng năm tổ chức này vẫn cấp học bổng cho nhiều linh mục, tu sĩ và nữ tu, trong đó cũng có một số người Việt Nam. Ngoài ra Quỹ cũng tài trợ cho việc xây cất nhà thờ, chủng viện, trường học, nhà thương hoặc các dự án săn sóc người nghèo trên thế giới.

15. Các giám mục Australia cương quyết chống luật trợ tử.

“Làm cho chết êm dịu và trợ giúp tự tử là đối ngược với chăm sóc và nó thể hiện sự bỏ rơi các bệnh nhân và những người đang bị đau đớn, những người già và người đang hấp hối.” Các Giám mục bang Victoria của Australia đã xác định như thế trong thư mục vụ gửi các tín hữu ngày 18 tháng 04 năm 2017.

Bốn Giám Mục của các giáo phận thuộc bang Victoria viết: “Chúng tôi yêu cầu người dân bang Victoria tiếp tục yêu thương và chăm sóc những người bệnh và đang chịu đau đớn hơn là bỏ rơi, để họ chịu “chết êm dịu” và ủng hộ việc tự tử. Khả năng chăm sóc của chúng ta nói nhiều về sức mạnh của xã hội chúng ta.”

Các luật gia ở bang Victoria đang dự định cho phép “trợ giúp chết”, nghĩa là cho phép cả làm cho chết êm dịu và trợ giúp tự tử, giới hạn ở một số trường hợp.