Ngày 25-05-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa C - 29.5.2016
Lm Francis Lý văn Ca
04:18 25/05/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng lễ kính Mình Máu Chúa Kitô. Lễ nầy cũng như lễ Chúa Ba Ngôi là những lễ kéo dài của Mùa Phục Sinh. Lễ kính Mình Máu Chúa Kitô là lễ diễn tả giao ước của Chúa đối với nhân loại qua việc Chúa hiện diện trong phép Thánh Thể.
Thánh Phaolô trong bài đọc hôm nay, muốn đả phá một thói xấu của tín hữu thời xưa, khi họ tụ tập lại để tham dự bữa tiệc Thánh Thể, có những cử chỉ và hành động phân chia giai cấp giàu nghèo...
Qua cử chỉ nầy, họ xúc phạm đến ý nghĩa thiêng liêng của Bí Tích mến yêu.
Hôm nay, ngày bổn mạng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam được tràn đầy ơn thiêng lãnh nhận nơi nguồn sống Thánh Thể Nhiệm Mầu.
Ngày lễ hôm nay cũng là bổn mạng của Quý Thứa Tác Viên Giúp Lễ và Đặc Biệt của Bí Tích Thánh Thể trong Cộng Đoàn Dân Chúa. Họ đang phục vụ Bàn Thánh, trao ban Mình Thánh Chúa cho Cộng Đoàn Dân Chúa, hay đem Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân, những người ốm đau liệt lào....
Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho tất cả những thừa tác viên mới cũng như đang phục vụ, với ơn Chúa ban, họ sẽ tiếp tục chu toàn trách vụ mà họ đã nhận lãnh từ Giáo Hội Mẹ Thánh.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Melkisêđê là vua xứ Salem, đã dâng tiến vị thượng tế rượu và bánh. Ông đã được chúc lành. Bánh rượu của thời Cựu Ước tượng trưng cho Mình Máu Chúa Kitô của Thời Tân Ước.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhắc lại việc rước Mình Máu Chúa là chúng ta loan truyền mầu nhiệm Chúa Kitô Chết và sống lại cho đến ngày Ngài đến lần thứ hai.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa đã nuôi dưỡng dân Dothái bằng phép lạ bánh và cá hóa nhiều. Ngày nay Chúa vẫn tiếp tục nuôn dưỡng Dân Thánh bằng chính Bánh Hằng Sống.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị em thân mến,
Lề luật Chúa ban trong đêm Thứ Năm Tuần Thánh:"Các con hãy yêu thương nhau, như chính Thầy đã yêu thương các con". Chúng ta cầu xin Chúa trợ giúp để tình yêu đó được triển nở nơi mỗi người trong chúng ta:

1. Xin Chúa cho mỗi lần ăn bánh và uống rượu thánh, chúng ta loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Chúa lại đến trong vinh quang. Chúng ta cùng ngiuyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Chúa chúc lành cho Đoàn Thiếu Nhi Tháh Thể, Quý Thừa Tác Viên Giúp Lễ cũng như Các Thừa Tác Viên Đặc Biệt của Bí Tích Thánh Thể nhân ngày bổn mạng hôm nay. Chúng ta cùng ngiuyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể luôn là nguồn trợ lực cho mỗi người chúng ta trong cuộc lữ hành ttiến về Nhà Cha. Chúng ta cùng ngiuyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta ý thức sự cần thiết của việc năng lãnh nhận Bánh Thánh Thể, để mỗi lần tham dự thánh lễ chúng ta sốt sắng đón rước Chúa vào chính tâm hồn của chúng con. Chúng ta cùng ngiuyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi. Xin cho thần linh Thánh Thể mà họ đã nhận lãnh trong cuộc lữ hành sẽ giúp họ đủ sức tiến vào tham dự tiệc cưới trên nước trời.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã dưỡng nuôi chúng con bằng Mình Máu Chúa. Xin giúp chúng con luôn canh tân cuộc sống, mỗi ngày gần Chúa hơn, kết hợp mật thiết với Chúa qua việc năng rước Mình Máu Thánh Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Phúc cho những ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:33 25/05/2016
MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
Chúa Nhật IX THƯỜNG NIÊN

St 14, 18-20 1Co 11,23-26 lc 9, 11b-17

PHÚC CHO NHỮNG AI ĐƯỢC MỜI ĐẾN DỰ TIỆC CHIÊN Thiên Chúa

Claude Ducarroz đã viết :” Thầy và Chúa chúng ta đích thân ban mình cho chúng ta toàn là dưới những dấu tích khiêm tốn là một chút bánh, một chút rượu. Thật giống như bầu khí của việc rửa chân, một cách đơn sơ và khiêm tốn. Coi như đáng kể , cảnh chia sẻ thân tình này giữa bạn hữu với nhau quanh một bàn ăn, vậy mà giữa cảnh ấy, phải đón nhận món quà tặng cao quí nhất, là chính Đức Giêsu, Quân Vương kiêm Tôi Tớ. Vậy chúng ta hãy thực hiện điều đó với lòng khiêm tốn, noi gương khiêm tốn của Người, với hai bàn tay trắng – nhưng là bàn tay giơ ra – của chúng ta, như bàn tay kẻ ăn xin tình yêu là chính chúng ta. Và ( thưa các bạn ), những người phục vụ các bạn để tạo điều kiện và khởi động buổi gặp gỡ linh thiêng này – tôi muốn nói tới các thừa tác viên của Giáo Hội, bắt đầu bằng các Giám mục, Linh mục và Phó tế - chỉ là và phải chỉ là những tôi tớ của các bạn vì yêu Đức Giêsu…và yêu các bạn…”. Bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu.

Thật lạ lùng và huyền nhiệm, Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể để nuôi dưỡng con người, ban sự sống cho con người. Đây là một sáng kiến của Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly vào Chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Bánh trở thành Mình của Chúa và Rượu nho trở thành Máu của Chúa. Quả diệu kỳ và linh thánh bởi vì không ai có thể làm được một việc lạ lùng và kỳ diệu như thế. Đức Giêsu Kitô lại mời gọi chúng ta làm những gì Người đã làm : “ Anh em hãy như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy “. Anh em hãy cầm lấy mà ăn và anh em hãy cầm lấy mà uống.Đây là việc cao sâu và thánh thiêng vì chính Chúa Giêsu đã để lại Thịt và Máu của Mình để nuôi dưỡng nhân loại, nuôi sống chúng ta. Sách Dẫn giải Giáo Lý giải thích thế này :” Chúa lập phép Thánh Thể trong lễ chiên Vượt qua cũng có ý cho ta hiểu rằng chính Chúa là Chiên lễ Vượt qua mới mà con chiên trong lễ Vượt qua bị sát tế thế nào, thì Chúa cũng sẽ bị sát tế để cứu rỗi chúng ta như vậy. Vì thế trong phụng vụ mùa Phục Sinh Giáo Hội ca hát rằng : “ Chiên Vượt qua của chúng ta là Đức Kitô đã hiến tế, vì thế chúng ta hãy mừng lễ với bánh không men tinh tuyền và chân chính.Halléluia…”. Giáo Hội hơn hai ngàn năm qua đã không ngừng lập lại điều Chúa đã truyền dạy. Mỗi lần dâng lễ là chúng ta cử hành tái diễn lại cuộc tử nạn của Chúa, như lời thánh Phaolô nói :” Mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén này, anh em hãy loan truyền sự chết của Chúa, cho đến khi Chúa lại đến “ ( 1 Co 11, 26 ).

Một sự lạ lùng và đòi hỏi đức tin bởi vì khi linh mục đọc lời truyền phép Thánh Thể, Ngài không đọc nhân danh cá nhân mình, nhưng là nhân danh Chúa Giêsu. Vì thế, Ngài không nói :” Này là Mình Chúa Kitô, này là Máu Chúa Kitô “, nhưng là nhân danh Chúa Giêsu, Ngài nói :” Này là Mình Ta, này là Máu Ta “. Và chính lúc đó, Chúa Giêsu đã dùng quyền năng của Người mà biến đổi bánh và rượu trở nên Mình Thánh Máu Thánh Người. Đây quả thật là một phép lạ lớn, mà chỉ con mắt đức tin mới nhận ra được. Vì sau khi truyền phép, bề ngoài hình bánh hình rượu vẫn y nguyên như trước, không thay đổi chút nào.Nhưng đức tin dạy cho ta biết đó không còn phải là bánh là rượu nữa, mà đã trở nên Mình Máu Thánh Chúa.Vì nhiệm mầu đức tin. Và khi đó ta phải giục lòng tin có Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình bánh hình rượu trên bàn thờ ( Dẫn giải Sách Giáo lý ).

Mỗi ngày trên thế giới có biết bao thánh lễ được dâng. Bí tích Thánh Thể là chính Mình Máu Thánh của Chúa tiếp tục nuôi dưỡng con người phần hồn cũng như phần xác. Do đó, chúng ta phải yêu mến năng đi tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa vì chính Chúa nuôi dưỡng và ban sự sống thần linh cho chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng siêng năng chầu Thánh Thể và viếng Chúa nơi Nhà Tạm. Chúa phán :” Hỡi những kẻ khó nhọc gồng gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ bổ sức lại cho các ngươi “.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến Chúa vì chính Chúa đã ban Mình Máu Thánh của Người để nuôi dưỡng nhân loại, nuôi dưỡng chúng con. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ ?

1.Chúa đã lập bí tích Thánh Thể lúc nào ?
2.Ai được cử hành bí tích Thánh Thể ?
3.Khi linh mục truyền phép bánh và rượu trở nên thế nào ?
4.Chúng ta phải có thái độ nào đối với bí tích Thánh Thể ?
 
Thánh Thể: Của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
18:03 25/05/2016
Lễ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ (C)
Sáng Thế 14: 18-20; T.vịnh 109: I Côrintô 11: 23-26; Luca 9: 11b-17
THÁNH THỂ: CỦA ĂN NUÔI SỐNG LINH HỒN CHÚNG TA


Theo phúc âm thánh Luca viết về phép lạ làm bánh và cá hoá nhiều, chúng ta có thể nghĩ là thánh Luca muốn nói đến phép lạ của Phép Thánh Thể. Thánh Luca nói cũng như Chúa Giêsu đã cho bánh cho đám đông người đang đói ăn, Chúa Giêsu sẽ ban Mình Máu Thánh Ngài cho chúng ta. Thánh Phaolô nhắc chúng ta là khi mủ̀ng Bí tích Thánh Thể chúng ta nhỏ́ Chúa Giêsu đã chết và đã hy sinh mạng sống Ngài cho chúng ta. Những gì chúng ta ăn trỏ̉ thành một phần trong thân xác của chúng ta, nhủng khi chúng ta rủỏ́c Thánh Thể, chúng ta trỏ̉ thành một phần của thân xác Chúa Giêsu, và chúng ta sông gắn bó vào đỏ̀i sống của Ngài và trong Ngài.

Câu chuyện mỏ̉ đầu vỏ́i việc Chúa Giêsu "chủ̃a lành nhủ̃ng ai cần đủọ̉c chủ̃a". Rồi chúng ta đủọ̉c biết đám đông dân chúng đứng chung quanh Chúa Giêsu đang đói mong đủọ̉c ăn. Có đoạn trong Kinh Thánh nhắc chúng ta về việc cho của ăn. Phép lạ đầu tiên về việc ban lủỏng thụ̉c cho dân Do thái trong sa mạc là bánh Manna. Rồi đến chuyện ngôn sủ́ Elisa cho bánh cho đám đông ngủỏ̀i và còn lại bánh thủ̀a (2V 4: 42-44). Phép lạ Chúa Giêsu nhấc ngủỏ̀i đang ăn bánh hóa nhiều nhớ đến phép lạ đã xãy ra trong Kinh Thánh, cũng nhủ nhắc chúng ta khi đọc phúc âm thánh Luca, là nghĩ đến các phép lạ trủỏ́c kia.

Qua các ngôn sủ́, Thiên Chúa ban lủỏng thụ̉c cho ngủỏ̀i Do thái đói khát và mệt nhọc xuyên suốt một chặng đủỏ̀ng dài trong sa mạc. Trong phép lạ thánh Luca viết, ông mong muốn chúng ta biết Thiên Chúa tiếp tục việc Ngài đã làm để chúng ta tin tủỏ̉ng vào Ngài, và đó là thói quen mà Thiên Chúa không hề phá bỏ. Thiên Chúa trông thấy dân chúng cần đủọ̉c giúp đỏ̉ là Ngài ra tay giúp họ. Thiên Chúa trủỏ́c kia đã làm nhủ vậy, bây giỏ̀ Ngài cũng làm nhủ thế, và Ngài sẽ tiếp tục làm nhủ thế nủ̃a.

Tin tưởng vào Thiên Chúa chúng ta, Đấng hằng nuôi dủỏ̃ng chúng ta, và hôm nay chúng ta đang đói khát đến hiệp dâng Thánh Lể. Chúng ta cũng nghĩ đến nhủ̃ng ngủỏ̀i đói khát trên thế giỏ́i. Cũng nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i Do thái chạy ra khỏi nơi lưu đày, đi trong sa mạc, hiện nay ỏ̉ Trung Đông và Âu Châu có biết bao nhiêu ngủỏ̀i di củ tị nạn chạy thoát ách bạo lực của quan quyền và quân đội.

Chúa Giêsu có thể ban cho họ bánh và cá (Ngài đã làm nhủ vậy trong phúc âm thánh Gioan 6:11). Chúng ta có thể nói một ít ngủỏ̀i không thể làm nhủ vậy đủọ̉c. Về phủỏng diện cụ thể Chúa Giêsu cần các môn đệ giúp Ngài. Nhủng, thánh Luca đã viết trong phúc âm và chúng ta hãy nhìn sự việc một cách "cụ thể" hơn để tìm hiểu ý thánh Luca muốn nói gì vỏ́i chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i có đủ́c tin.

Chúa Giêsu cần các môn đệ giúp Ngài để tỏ lòng Thiên Chúa lo lắng cho dân chúng. Không phải sụ̉ lo lấng về suy nghỉ và cảm xúc, nhủng bằng một hành động: đem lủỏng thụ̉c cho ngủỏ̀i đói. Thánh Luca nói "mọi ngủỏ̀i đều ăn và họ ăn no nê hài lòng". Chỉ cho họ ăn thôi là giúp họ đủ rồi, nhủng họ "ăn no nê, hài lòng". Có phải thánh Luca nói đến hài lòng về tinh thần không? Ngủỏ̀i đói và cần đủọ̉c giúp đỏ̃ có thể cảm thấy thiếu vắng sự hiện diện của Thiên Chúa và tụ̉ hỏi: Thiên Chúa có biết họ cần gì không? Thiên Chúa có lo lắng cho họ không? Thiên Chúa sẽ làm gi? Dân chúng đã đi theo ông Môsê đến nỏi "hoang vắng". Nỏi đấy Chúa Giêsu làm dấu chỉ lỏ́n: Ngài nói về Nủỏ́c Thiên Chúa, và chủ̃a lành ngủỏ̀i đau yếu. Rồi Ngài làm việc ông Môsê đã làm nỏi hoang vắng là cho họ ăn (St 16:15).

Vậy đám quần chúng có nghĩ đến việc trong quá khủ́ hay không? Nhủ Thiên Chúa đã ban lủỏng thụ̉c cho tổ tiên họ trong sa mạc, và bây giỏ̀ Thiên Chúa cũng làm nhủ vậy, họ có biết không? Thiên Chúa đã để ý đến nhu cầu của họ. Thiên Chúa chăm sóc cho họ, và Ngài đã làm nhiều việc cho họ? Thiên Chúa của họ không quên họ. Họ đã có kinh nghiệm cách làm của Thiên Chúa với họ. Ngài đã đáp ứng, một bữa ăn phong phú với cả bạn bè và người lạ! ở đây; tất cả đã ăn cùng thức ăn và hài lòng. Đó là một bữa ăn rất đầy đủ thực sự! Thật là một việc tốt lành. Đó là điều mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể này: Ngài tụ họp chúng ta vỏ́i bạn bè và ngủỏ̀i xa lạ, dạy dỗ chúng ta qua Lỏ̀i Ngài, chủ̃a lành vết thủỏng do tội lỗi đã gây nên, rồi cho chúng ta ăn một bủ̃a ân no nê đầy đủ hài lòng.

Chúa Giêsu sử dụng các môn đệ Ngài như là để nhắc chúng ta là nhủ̃ng môn đệ Ngài hiện nay. Trong phép Thánh Thể này Thiên Chúa đã trông thấy nhu cầu đói khát của chúng ta và đã nuôi dủỏ̃ng chúng ta qua Lỏ̀i Chúa và qua các Bí Tích. Chúng ta dâng lên lỏ̀i tạ ỏn. Rồi, cũng nhủ các môn đệ đầu tiên, chúng ta đủọ̉c gỏ̉i đi đem lủỏng thụ̉c đến ngủỏ̀i đói khát. Hãy nhỏ́ là trủỏ́c hết, đám đông đủọ̉c nghe Chúa Giêsu dạy họ về Nủỏ́c Thiên Chúa, và họ đủọ̉c chủ̃a lành, rồi mỏ́i đến đủọ̉c lủỏng thụ̉c để ăn. Họ đói khát về phần thiêng liêng và cả về phần vật chất. Và giỏ̀ đây, đến phiên chúng ta, nhủ̃ng môn đệ đã đủọ̉c ăn uống no nê, hãy tìm cách đáp ủ́ng sụ̉ đói khát phần thiêng liêng và vật chất của kẻ khác, nhủ các môn đệ đã để ý đến đám đông ngủỏ̀i đói. Nhu cầu có thể quá nhiều. Nhủng, cũng nhủ vỏ́i bánh và cá, chúng ta lãnh nhận lủỏng thụ̉c Thiên Chúa đã cho chúng ta và đem phát lại nhủng không cho ngủỏ̀i khác. Thiên Chúa sẽ làm việc tiếp theo và mọi ngủỏ̀i sẽ đủọ̉c no nê hài lòng. Bủ̃a ăn cũng là lỏ̀i hủ́a: là một ngày nào chúng ta sẽ cùng nhau ngồi vào bàn tiệc, nỏi đó không có ai đói khát, không ai đau yếu, và mọi sụ̉ hả dạ đủọ̉c viên mãn.

Thánh Luca không nói là Chúa Giêsu nói gì trong lúc Ngài dâng bánh và cá. Có ngủỏ̀i bình luận là Chúa Giêsu có thể dùng lỏ̀i cảm tạ của ngủỏ̀i Do thái: "xin chúc tụng Thiên Chúa chúng ta, Đấng cai trị toàn thể vũ trụ, đã cho bánh tụ̉ trái đất".

Chúng ta dâng lời cảm tạ trong phép Thánh Thể này: Thánh Thể là cảm tạ. Chúng ta họp nhau trong việc tạ ơn về bao nhiêu điều: Thiên Chúa đã nuôi dưỡng người đói khát, chữa lành các vết thương trong đời sống chúng ta. Chúng ta cũng đem đến những hy vọng của chúng ta là Thiên Chúa sẽ nuôi dưỡng những người đói khát hiện nay và tiếp tục chữa lành mà Ngài đã bắt đầu từ phép rửa tội và tiếp tục làm trong mỗi phép Thánh Thể. Chúng ta cũng đem đến phép Thánh Thể những nhu cầu khác riêng của chúng ta, của Giáo Hội và của toàn thế giới. Sau lời tuyên xưng đức tin, chúng ta sẽ dâng lên những nhu cầu hiện nay, rồi đến bàn tiệc dâng lời tạ ơn của phép Thánh Thể. Rồi, cũng như các môn đệ, chúng ta nhìn xung quanh và thấy người đau yếu, đói khát và đáp lại họ với những nguồn lợi của chúng ta hy vọng Thiên Chúa sẽ hài lòng.

Khi giáo dân nghe bài đọc thứ nhất ngày hôm nay, họ sẽ biết ông Menkisêđê là ai. ông ta là vua ở Salem [Giêrusalem], và là thầy tư tế của Chúa Canaan gọi là "Thiên Chúa Tối Cao". Trong thơ thánh Phaolô gởi tín hữu Do thái, ông Menkisêđê là tượng trưng Chúa Giêsu là Thầy Cả mãi mãi. ông Menkisêđê đem lễ vật dâng cho ông Abram, người vừa đánh bại bốn vị vua và cứu được người cháu là ông Lot khỏi bị giam giữ. ông Menkisêđê bước vào dâng bánh rượu cho ông Abram chứ không dâng của đã chiếm đoạt hay của quý nào khác. Các tín hữu đã nghĩ những lễ vật này là tượng trưng lễ vật Chúa Giêsu dâng hiến mình trên cây thập giá. Chúa Giêsu sẽ được luôn luôn nhớ đến trong lễ vật bánh và rượu như người Do thái biết Ngài, Chúa Giêsu là Vua và là Thầy Cả Thượng Tế muôn đời

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


BODY AND BLOOD OF CHRIST -C-
Genesis 14: 18-20; Psalm 110: 1-4; I Corinthians 11: 23-26; Luke 9: 11b-17


From the way Luke narrates the multiplication of the bread and fish you can tell he was thinking of the miracle in Eucharistic ways. He is suggesting that just as Jesus gave the bread to the hungry crowd, he would give himself as food and drink to us. Paul reminds us that when we celebrate Eucharist we remember Jesus’ dying and his life given for us. What we eat becomes part of us; but when we take the Eucharist we become part of Jesus and enter into his life.

The narrative begins with Jesus healing those "who needed to be cured." Then we are told about the hungry crowd assembled around Jesus. To hear an episode of feeding stirs memory for the reader of similar accounts in the Bible. The primary feeding miracle for the Jewish people was the daily manna God provided for them during their wilderness sojourn. Elisha fed another crowd with loaves of bread and there were also leftovers (2 Kings 4:42-44). Jesus’ miracle stirs memory for those he fed, as it does for the readers of Luke’s gospel.

Through the prophets God fed hungry and stressed Israelites over an extended and arduous period. In the multiplication account Luke is showing that God continues to do the same. God has established a repetitious pattern we can rely on; a habit which God will not break. God sees people in dire straits and reaches out to them. God was that way...God is that way... and God will continue to be that way.

Trusting in our God, who constantly nourishes us, we bring our hungers to the eucharistic celebration today. We also name the hungers of our world. Like the fleeing Israelites fed in the desert, the Middle East and Europe are swamped with modern, desperate refugees also fleeing tyrants and pursuing armies.

Jesus could have distributed the bread and fish by himself. (He does in John’s Gospel – 6:11.) One could say the sheer number of people would have made that very difficult. From a practical perspective he needed help from his disciples. But Luke has written a gospel, so we look beyond "practicalities" for the message he has for believers.

Jesus needed those disciples to help him show God’s concern, not just a concern expressed in thoughts and feelings, but action – food for hungry bodies. Luke tells us the crowd "all ate and were satisfied." Giving them food alone would have filled their need, but they not only ate, they were "satisfied." Is Luke suggesting a comparable fullness of spirit? Hungry and needy people might have felt an absence of God and wondered: Did God know about their needs? Did God care? Would God do something? They had followed a new Moses to a "deserted place." There Jesus performed prophetic signs: he spoke about the kingdom of God and he healed the sick. Then he did what Moses did in another wilderness (Exodus 16:15), he fed them.

Did the crowd catch the connection to their past? Just as God had fed their ancestors in the desert, so God was doing it again? God did notice their need; God did care for them and God did something for them. Their God had not forgotten them after all. Was that the reason they were "satisfied?" They had experienced God with them. How satisfying, a bountiful meal with both friends and strangers! No first-class meals for the elite here; all ate the same food and were satisfied. It was a very full meal indeed! It is what God does for us at this Eucharist too: gathers us with friends and strangers: teaches us through the Word, heals us of the wounds caused by sin and feeds us a bountiful meal.

Jesus’ use of his disciples is a reminder to us current disciples. At this Eucharist God has seen our hungers and feeds us through Word and Sacrament. We offer our prayer of thanksgiving. Then, like those first disciples, we are being sent to distribute food to the hungry. Remember, the crowd was first taught, healed and then fed. Their hungers were both spiritual and physical. Now it is our turn, well-nourished disciples, to find ways to address the physical and spiritual needs of the hungry we, like the disciples, have noticed. These needs can seem overwhelming. But, as with the bread and fish, we take what the Lord has given us and give it freely to others. He will do the rest and all will be satisfied. The meal is also a promise: one day we will sit at the banquet feast where there will be no more hunger, no more illness and our satisfaction will be complete.

Luke doesn’t tell us the words Jesus used for the blessing of the loaves and fish. Commentators suggest the prayer would have been a Jewish thanksgiving prayer. "Blessed are you O Lord, our God, Ruler of the universe, who brings forth bread from the earth."

That’s what we celebrate at Eucharist – the verb means to give thanks. We gather in gratitude for the many ways God has fed hungers and healed what has been broken in our lives. We also bring our hopes that God will feed our present hungers and continue the healing begun in our baptism and given again at each Eucharist. We also come to the Eucharist with other personal, church and world needs. After the Creed today we will name our current concerns and will move to the table to offer our Eucharistic prayer – a prayer of thanks. Then, like the disciples, we look around and see the sick and hungry and respond out of our resources, trusting that Jesus will satisfy.

When people hear the first reading today will they know who Melchizedek is? He is the King of Salem (Jerusalem) and the priest of a Canaanite god called "God Most High." In the Letter to the Hebrews he is presented as a type for Jesus, who is also a priest forever. Melchizedek offers gifts to victorious Abram, who just defeated four kings and rescued his nephew Lot from captivity. Melchizedek enters the scene at this point and offers gifts of bread and wine to Abram, not booty or seized treasures, but bread and wine. Christians have seen these gifts as prefiguring the gift of Jesus’ self offering on the cross. Jesus would always be remembered in the gifts of bread and wine, and as Hebrews sees him, he is King and High Priest forever.
 
Suy Niệm lễ Đức Mẹ thăm viếng
Lm. Antôn Trung Thành
21:29 25/05/2016
Suy Niệm LỄ ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG

Ngày 31 tháng 05

Chuyện kể rằng: một thiếu nữ hôm mừng sinh nhật tuổi 17, đã xin Mẹ cô một chiếc gương soi cở lớn, nhưng người mẹ đạo hạnh lại cho cô một gói quà nhỏ. Mở ra, cô thấy một bức ảnh Đức Mẹ với lời đề tặng: “Đây là chiếc gương lớn nhất mà mọi người cần soi bóng.” Bấy giờ thiếu nữ mới hiểu và hằng ngày cô đã soi bóng mình trong tấm gương Maria và sau đó cô đã đi tu và sống một cuộc sống thánh thiện, trở thành một vị thánh.

Người thiếu nữ trong câu chuyện trên đây nhờ người mẹ đạo hạnh nên biết soi chiếu đời mình nơi tấm gương Đức Maria. Thật vậy, Đức Maria chính là mẫu gương tuyệt hảo về mọi nhân đức cho mỗi người chúng ta noi theo. Hôm nay, chúng ta cùng nhau noi theo gương thăm viếng của Mẹ.

Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe thánh Luca tường thuật lại biến cố Mẹ đi thăm viếng bà Êlizabéth. Biến cố này diễn ra liền sau khi Mẹ vừa chấp nhận lời Thiên thần truyền tin để cưu mang Đấng Cứu Thế. Lúc đó, Thiên thần Gabriel báo cho Mẹ biết bà Êlizabeth đã cưu mang Thánh Gioan Tẩy Giả được sáu tháng. Mẹ liền chổi dậy, vội vã đi lên miền núi. Không phải Mẹ “vội vã” tới nơi bà Êlizabéth để kiểm chứng lời của Thiên thần loan báo, cũng không phải để khoe khoang với Bà Êlizabét vì Mẹ được làm Mẹ Đấng Cứu Thế? Nhưng sự “vội vã” nói lên tâm tình của Mẹ: tâm tình muốn chia sẻ; tâm tình muốn giúp đỡ. Vì muốn chia sẻ niềm vui có Chúa trong mình, vì muốn giúp đỡ bà chị họ trong lúc khó khăn, nên Mẹ đã chấp nhận hy sinh lên đường. Mẹ “đi lên miền núi,”. Đường miền núi chắc chắn sẽ khó khăn vất vả: bụi bặm trong những ngày nắng, trơn trượt trong những ngày mưa. Nhưng dù khó khăn vất vả đến mấy cũng không ngăn cản được tình yêu của Mẹ. Mẹ đã lên đường. Mẹ đã vượt qua được quảng đường dài đầy gian nan vất vả, cuối cùng Mẹ đã đến. Giờ phút hai bà mẹ gặp nhau. Người thăm viếng và người được viếng thăm tay bắt mặt mừng. Niềm vui trong giờ phút đó không bút mực nào tả xiết. Đối với Bà Êlizabéth, được “Chúa cất đi nỗi tủi nhục,” cho bà mang thai trong tuổi già, đã là niềm vui vô cùng to lớn. Giờ đây, niềm vui đó được nhân lên gấp bội khi được “Mẹ Chúa đến viếng thăm." Còn Mẹ Maria, Mẹ vui vì có Chúa trong mình. Mẹ vui vì thấy được những sự lạ lùng đang diễn ra trong cuộc đời của Mẹ. Mẹ vui hơn khi được chia sẻ niềm vui đó cho bà chị họ. Khi nghe bà Êlizabéth ca tụng, Mẹ quy hướng tất cả những gì Mẹ được về cho Thiên Chúa “Đấng toàn năng đã làm cho tôi những điều kỳ diệu.” Chính vì vậy, Mẹ đã cất lời ngợi khen Thiên Chúa bằng lời kinh Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, và thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa Đấng Cứu độ tôi.”

Niềm vui giữa hai bà Mẹ được lan toả sang hai người con đang còn trong bụng. Bà Êlizabéth đã xác nhận: “Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, thì hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi.”

Chính niềm vui hôm nay đã được tiên tri Sôphônia tiên báo, như chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất: “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đã rút lại lời kết án ngươi, và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không còn sợ khổ cực nữa.” Vị tiên tri đã báo trước về ngày này. Ngày vua Israel thực hiện lời hứa. Ngày Ngài viếng thăm và cứu chuộc dân Người.

Hiệu quả của cuộc thăm viếng này vô cùng lớn lao: bà Êlizabeth được Mẹ lưu lại giúp đỡ trong những ngày thai nghén, sinh nở: “Maria ở lại với bà Elisabeth độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà mình.” Thánh Gioan Tẩy giả được khỏi tội Tổ Tông Truyền ngay từ trong lòng Mẹ. Như vậy, cả nhà ông Giacaria đều tận hưởng niềm vui hoàn hảo vì có Chúa và Mẹ ở cùng.

Biến cố Đức Mẹ đi thăm viếng bà Êlizabéth không những mang tính lịch sử mà còn là mẫu mực cho các cuộc thăm viếng của con người qua mọi thời đại.

Trong cuộc sống, chúng ta thường thể hiện tình yêu thương bằng nhiều cách thế khác nhau: có thể bằng một tin nhắn, bằng một cú điện thoại, bằng một lá thư điện tử, bằng một lá thư viết tay, bằng một gói quà đặt trọn tất cả tấm lòng trong đó..., nhưng tất cả những cách thức đó không thể thay thế cho sự thăm viếng cách trực tiếp. Bởi vì, thăm viếng không chỉ là chuyện thường tình giữa con người với nhau: giữa anh chị ruột thịt với nhau, giữa bạn bè với nhau, giữa làng xóm láng giếng với nhau, giữa người khoẻ với người đâu yếu…Nhưng có khi sự thăm viếng lại là một bổn phận: bổn phận giữa bề dưới với bề trên, bổn phận giữa người khoẻ với người ốm đau bệnh tật, bổn phận giữa con cái cháu chắt với ông bà cha mẹ. Con cái có bổn phận thường xuyên thăm viếng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ gặp sự khốn khó, bệnh tật, như người xưa dạy rằng:

“Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”

Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường, người ta thường hay vịn lý do công việc để miễn trừ cho bổn phận thăm viếng ông bà, cha mẹ. Nhưng thử hỏi, công việc, tiền bạc quan trọng hơn hay là bổn phận thăm viếng, lòng thảo hiếu với ông bà cha mẹ quan trọng hơn? Cần dành thời gian nhiều để thăm viếng. Thăm viếng khi vui, thăm viếng khi buồn, thăm viếng khi ốm đâu bệnh tật. Người ta thường nói: “Vui chia vui thành hai vui khác, buồn chia buồn chỉ còn một nữa.”

Để các cuộc thăm viếng mang lại niềm vui và hiệu quả tốt đẹp, cần phải noi gương Mẹ Maria luôn phải mang Chúa trong mình. Có Chúa là có tình thương, niềm vui và bình an. Khi đó cuộc thăm viếng của chúng ta mới đem tình yêu đến cho mọi người.

Xin cho mỗi Kitô hữu chúng ta, luôn bắt chước gương thăm viếng của Mẹ Maria. Hãy thăm viếng nhau và đem lại cho nhau những niềm vui và sự bình an. Hãy thăm viếng những người yếu đau và có thể mang theo những món quà với tình thương mến. Bề trên hãy thăm viếng những người bề dưới với sự đồng cảm và sẻ chia. Bề dưới hãy thăm viếng bề trên với lòng hiếu kính. Đặc biệt, trong các cuộc thăm viếng hãy mang Chúa đến cho tha nhân, như Đức Mẹ đem Chúa đến cho cả gia đình ông Giacaria ngày xưa.

Lạy Chúa, xin cho mọi người chúng con biết noi gương Mẹ Maria luôn biết siêng năng thăm viếng tha nhân. Xin Chúa đồng hành với chúng con trong các cuộc thăm viếng, để các cuộc thăm viếng của chúng con mang lại niềm vui và sự bình an cho tha nhân. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican xác nhận thời gian và chủ đề của Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2018
Tiền Hô
09:18 25/05/2016
Đại Hội Gia Đình Thế Giới (World Meeting of Families) 2018 sẽ được tổ chức tại Tổng giáo phận Dublin (Ireland). Đây là sự kiện nằm trong chương trình đổi mới trên diện rộng của Giáo Hội Công Giáo về việc chăm sóc mục vụ gia đình.

Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của Tổng giáo phận Dublin cho biết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng sẽ tham dự Đại Hội kỳ này, nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì chưa thể xác nhận về việc đó.

Ngài nói: "Trong tâm trí của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đại Hội Gia Đình Thế Giới ở Dublin không phải là một sự kiện biệt lập mà nó sẽ nhận định, nâng đỡ, điều phối và khuyến khích các gia đình".

Cuộc họp báo hôm Thứ Ba tại Vatican do Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình chủ trì. Ngài đã công bố chủ đề chính thức của Đại Hội kỳ này, đó là: "Phúc Âm của gia đình, Niềm vui cho thế giới" (“The Gospel of family, joy for the world”), và xác nhận thời gian diễn ra là từ ngày 22 đến 26 tháng 8 năm 2018, tại Dublin.

Việc chuẩn bị và cử hành Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2018 lấy cảm hứng từ Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương) của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cùng với nội dung Thượng Hội Đồng về Gia đình vừa diễn ra.

Các tài liệu hậu Thượng Hội Đồng "không đơn thuần là những cập nhật về việc chăm sóc mục vụ gia đình, nhưng còn nhiều hơn thế nữa - đó là trình bày một lối sống mới của Giáo Hội, một phương pháp mới để thực thi yêu thương trong đời sống dân Chúa, trong gia đình và xã hội để được hạnh phúc", đây cũng sẽ là "một cột mốc quan trọng trong việc áp dụng những thành quả của Thượng Hội Đồng", Đức Tổng Giám Mục Paglia nhận định.

Về phần Giáo Hội tại Ireland, ngài cho rằng sự kiện "sẽ đánh dấu khoảnh khắc chuyển mình tinh tế", giúp cho đất nước này "phục hồi sức mạnh, năng lượng và lòng nhiệt thành truyền giáo qua việc tái khám phá ơn gọi và sứ mạng của các gia đình".

Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin của Giáo phận Armagh (Iraland) hào hứng đón nhận và cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô "vì đã có một lựa chọn đầy cảm hứng về chủ đề của Đại Hội".

"Sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow vào tháng Bảy năm nay, Đại Hội Gia Đình Thế Giới ở Dublin vào năm 2018 sẽ là sự kiện toàn cầu tiếp theo của Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội Công Giáo tại Ireland may mắn khi được chọn làm nơi tổ chức. Đây là sự kiện đức tin dồi dào đặc biệt dành cho các gia đình", ngài nói. (theo CatholicHerald)
 
ĐTC: Mọi Người Đều Có Bổn Phận Bảo Vệ Trẻ Em
Thanh Quảng sdb
23:19 25/05/2016
ĐTC: Mọi Người Đều Có Bổn Phận Bảo Vệ Trẻ Em
Thanh Quảng sdb

Đài phát thanh Vatican ngày thư Tư 25/5/2016 cho hay trong buổi triều yết chung, ĐTC đã phát biểu "Bổn phận của mọi người là bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm, lạm dụng, và buôn bán trẻ em."

Đây là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Quốc tế Thiếu Nhi cho khách hành hương trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư vừa qua. Ngày Quốc tế Thiếu nhi được thành lập tại Hoa Kỳ do Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1983, bốn năm sau ngày bé Etan Patz mới 6 tuổi bị mất tích tại thành phố Nữu Ước. Tổng thống đã chọn ngày 25 tháng 5 hàng năm để đánh dấu bến cố này và từ năm 1998 ngày này được thế giới nhìn nhận là Ngày Quốc tế Thiếu nhi.

Kết luận cuộc triều yết chung, ĐTC đã mời gọi "mọi chính quyền dân sự cũng như mọi tổ chức tôn giáo hãy làm sống lại lương tâm và nâng cao nhận thức này, hầu đẩy lui sự thờ ơ đối với con cái và các thanh thiếu niên chạy trốn gia đình, xứ sở của các em… Các em đang đối diện với sự bất an và một tương lại vô định".

ĐTC mời gọi tất cả mọi người hãy cầu nguyện hầu mỗi người có thể dấn thân yêu thương dành cho những người thân yêu của mình."
(Nguồn Vatican)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chức Phó Tế cho phụ nữ
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
17:16 25/05/2016
Chức Phó Tế cho phụ nữ

Hôm 12.05.2016 Đức Giáo Hoàng Phanxico nói với các vị Bề trên Dòng nữ: „Khi người ta nói đến những người phụ nữ như những vị Phó tế nữ ở vào thế kỷ thứ nhất thời Gíao hội lúc ban đầu, nhưng không nói gì rõ ràng chính xác về vai trò của họ lúc đó. Phải chăng cần phải thiết lập Ủy ban để nghiên cứu tìm hiểu việc này cho chính xác sâu rộng ? Tôi bằng lòng phương cách này. Tôi sẽ nói chuyện để thiết lập một Ủy ban nghiên cứu đề nghị này.“

Dựa vào câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxico, những thảo luận về chức Phó Tế cho phụ nữ lại sôi động dấy lên nơi khắp các phương tiện truyền thông thế giới, nơi những người từng có ý kiến đòi hỏi phong chức Phó Tế cho phụ nữ trong nội bộ Giáo Hội.

Kể từ Công Đồng Vatican 2. những ý kiến, những yêu cầu và những bàn thảo về chức Phó Tế cho phụ nữ luôn là đề tài sôi nổi, và thời sự hầu như luôn được lặp lại, nhất là ở những Giáo Hội bên các nước tây phương.

Nhưng Giáo Hội Công Giáo, trải qua thời các Đức Giáo Hoàng, cho tới ngày hôm nay không có quy định gì về việc thành lập chức Phó Tế cho phụ nữ.

Khác với những Giáo Hội Thệ phản Tin lành, theo truyền thống trong Giáo Hội Công Giáo ba chức thánh: Giám mục, Linh mục, và Phó tế - còn gọi là thầy Sáu- chỉ dành cho những người đàn Ông mới được nhận lãnh.

Xưa nay các Đức Giáo Hoàng và Công đồng Vatican II. cũng đều qủa quyết xác nhận truyền thống kỷ luật này của Giáo Hội kèm theo với luật bắt buộc sống độc thân của hàng giáo sỹ, chỉ trừ các Phó tế vĩnh viễn có từ thời Công đồng Vatican II. được phép lập gia đình trước khi chịu chức Phó tế và chỉ một lần không được tái kết hôn lần nữa.

Nhưng những bút tích dấu chứng về nữ Phó tế trong Giáo Hội nói thế nào?

1. Ngay từ thời Giáo Hội thuở ban đầu đã có chứng từ bút tích nói về vai trò người nữ Phó tế, như Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo Đoàn Roma viết:

„Tôi xin giới thiệu với anh em chị Phê-bê, người chị em của chúng tôi, là nữ phó tế - diakonoi -Hội Thánh Ken-khơ-rê.2 Mong anh em tiếp đón chị trong Chúa cách xứng đáng, như dân thánh phải đối xử với nhau. Chị có việc gì cần đến anh em, xin anh em giúp đỡ, vì chính chị cũng đã bảo trợ cho nhiều người, kể cả tôi nữa.(Thư Roma 16, 1-2).

2. Giáo phụ Origenes (185- 254) đã viết quảng diễn đoạn Kinh Thánh của Thánh Phaolo như sau:

„Đoạn kinh thánh ( Roma 16,1-2) của Thánh Phaolo dậy nói về quyền bính tông đồ, các phụ nữ cũng được tuyển chọn làm việc phục vụ trong Giáo Hội. Chị Phê-Bê, một người có chức quyền trong xứ đạo Kên-khơ-rê, như Thánh Phaolô tông đồ nhắc viết đến giới thiệu với lời ca ngợi nồng nhiệt, khi Thánh nhân kể ra những việc làm của Chị ta mang lại hữu ich cần thiết cho nhiều người.“

3. Didascalia Apostolorum, luật lệ của xứ đạo Syria năm 230 viết:

„ Vì thế, thưa ngài Giám mục, xin tuyển dụng những người thợ phục vụ săn sóc những người nghèo và những cộng tác viên để họ trợ giúp ngài trong đời sống. Xin hãy tuyển chọn những người được toàn dân yêu mến kính trọng, đặt họ như là những Phó Tế, người đàn Ông cho những công việc cần thiết, và cả phụ nữ cho việc phục vụ công việc cho người phụ nữ. Có những ngôi nhà (trường hợp), ngài không thể sai một vị Phó Tế người đàn Ông đến với những người phụ nữ được, nhưng theo ý mong muốn của người lương dân, ngài có thể cử sai một vị Phó tế nữ giới đến đó được.

Vị Giám mục đứng trong vị thế người đại diện cho Thiên Chúa, nhưng vị Phó Tế nam giới trong chỗ đứng của Chúa Kitô, anh em hãy yêu mến họ. Vị Phó Tế nữ giới theo mẫu gương của Chúa Thánh Thần được anh em kính trọng.“

4. Constitutiones Apostolorum, luật lệ xứ đạo Syria năm 380 viết:

„Thưa ngài Giám Mục, ngài đặt tay phong chức Phó Tế cho đàn Ông và cho Phụ nữ trước sự hiện diện của hàng Linh mục, của các Phó tế nam, các Phó Tế nữ với lời cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu là Cha Đức Giêsu Kitô, Đấng tạo dựng nên người nam và người nữ, Chúa đã ban tràn đầy Thánh Thần cho Maria, Debora, Anna và Hulda, Chúa đã không khinh chê để Con của Chúa sinh ra bởi người phụ nữ, và Chúa đã dùng đặt họ là những chứng nhân, là những người nữ canh giữ cửa thánh.

Xin hãy đoái nhìn đến những nữ tôi tớ Chúa đây được tuyển chọn là cộng sự viên phục vụ cho công việc của Ngài. Xin ban cho họ Thánh Thần Chúa, thanh luyện họ khỏi những vết nhơ vướng mắc của xác thịt và tinh thần, để họ xứng đáng làm công việc được tin tưởng trao phó, hầu làm rạng danh Chúa và mang lại lời ca tụng Chúa Giêsu Kitô con Chúa trong sự tôn kính thờ lạy Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.“.

5. Công Đồng Nimes ( 394-396) có phán quyết hồ nghi phản bác:

„ Có những người thuật lại rằng, theo kỷ luật các tông đồ và vô danh cho tới ngày hôm nay, những người phụ nữ, mà người ta không biết ở nơi đâu, xuất hiện như được tuyển chọn vào phục phụ công việc tế tự thuộc hàng tư tế Levi. Điều này không phù hợp cùng không được phép theo kỷ luật của Giáo Hội. „

6. Công Đồng Chalcedon ( 451) đưa ra kỷ luật:

„ Một người phụ nữ được phong chức Phó Tế không được phép dưới 40 tuổi, người phụ nữ này phải được điều tra thử thách kỹ lưỡng. Trong trường hợp chị ta kết hôn lập gia đình, sau khi nhận lãnh chức Phó Tế và còn phục vụ việc đạo giáo tinh thần,…chị ta cùng với người chồng nên ( phải) ngưng công việc này.“

7. Bên Giáo Hội phía tây phương chức vụ Phó tế cho phụ nữ có hiện thực ở trong những tu viện dòng nữ, như những tu viện của các chị Dòng kín Cartäuserinnen.

Vào cuối thế chiến thứ hai thắc mắc yêu cầu về chức Phó tế cho phụ nữ, sau hàng thế kỷ yên lặng không mấy được nói đến, lại được nêu ra bàn thảo sâu rộng và sôi nổi.

Năm 1964 công đồng Vatican II. trong hiến chế Lumen gentium số 29. đã thiết lập lại chức Phó tế vĩnh viễn cho đàn ông thôi.

Công Đồng Vatican II. nhìn nhận thắc mắc về phụ nữ như dấu chỉ căn bản của thời đại.

8. Cô Charlotte Allen đưa ra nhận xét trong tạp chí First Things:“ Từ ngữ „ diakonoi“ Thánh Phaolô dùng nói viết về nữ Phó tế Phe-bê (Roma 16,1-2) mang ý nghĩa là người phục vụ. Trong Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Gioan từ ngữ người phục vục cũng được dùng trong bài tường thuật tiệc cưới Cana đã đổ đầy nước vào sáu chum nước.

Trong những tài liệu thế kỷ thứ ba và thứ tư cũng có nói đến những nữ Phó tế. Những người này hoặc là những bà góa chồng hay là những người độc thân sống trong những tu viện nhà dòng. Việc bổn phận chính của họ là trông coi săn sóc việc từ thiện bác ái. Họ cũng là những phụ tá trong lễ nghi phụng vụ, như ngày nay còn có nơi tu viện dòng nữ.

9. Vào thời Trung Cổ những vị nữ Phó tế biến mất không thấy còn nữa, khi chức Phó Tế được trao cho những công việc phụng vụ như giảng lời Chúa, công bố phúc âm theo thứ tự luật lệ của Giáo Hội.“

10. Làn sóng thông tin nhạy cảm nhanh chóng về vấn đề chức Phó tế cho phụ nữ sau câu nói của Đức Giáo Hoàng Phanxico với các vị Bề Trên Dòng nữ đã dấy lên sôi động rộng rãi theo chiều hướng hiểu suy diễn của phong trào đòi phong chức Phó tế cho phụ nữ đã phần nào gây hoang mang cho nhiều người.

Cha Lombardi, vị phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng cắt nghĩa ý của Đức Giáo Hoàng: “ Đức Giáo Hoàng không nói đến việc chức Phó Tế cho phụ nữ và ngài cũng không bằng lòng với chuyện này. Ngài chỉ muốn tìm hiểu cho rõ ràng chính xác về vai trò theo phương pháp khoa học của những người phụ nữ như những vị nữ Phó tế trong thời Giáo Hội lúc ban đầu như thế nào.“

11. Không nói đến việc thiết lập chức Phó tế cho phụ nữ, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn bày tỏ tâm tư suy nghĩ ca ngợi về họ: “Phụ nữ có nhiều điều để nói với chúng ta trong xã hội ngày nay. Thỉnh thoảng, đàn ông chúng ta chưa tạo không gian cho họ. Phụ nữ có khả năng nhìn nhận vấn đề khác chúng ta, và có thể đưa ra những câu hỏi mà đàn ông không hiểu nổi”. (Bài giảng ở Manila 18.01.2015.).

Mùa Xuân 2016

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Lễ Mình Máu thánh Chúa Giêsu
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
17:18 25/05/2016
Lễ Mình Máu thánh Chúa Giêsu

Lễ Mình Máu thánh Chúa Giêsu - Sollemnitas Sanctissimi Corporis et Sanguinis Chisti - là lễ ngày trọng, lễ lớn trong phụng vụ Giáo Hội Công Giáo.

Hằng năm lễ này được mừng kính vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật lễ kính Chúa Ba Ngôi, và 10 ngày sau lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Trong ngày lễ này, Mình Máu thánh Chúa Giêsu là trung tâm trọng điểm của lễ mừng kính nhắc nhớ lại chiều thứ năm tuần thánh, Chúa Giesu đã dùng Bánh và Rượu lập Bí Tích Thánh Thể.

Trong bữa ăn tối sau cùng với các Thánh Tông Đồ, quen gọi là bữa tiệc ly, Chúa Giêsu trước khi tự nguyện hiến thân chịu chết cho ơn cứu độ con người, đã dùng bánh làm hình ảnh thân xác mình, và rượu làm hình ảnh máu của mình thiết lập Bí tích Thánh Thể để lại cho con người, làm lương thực nuôi dưỡng đức tin cho những ai tin yêu mến Người. Chúa Giêsu không lập Bí tích Thánh Thể chiều hôm bữa tiệc ly một lần rồi thôi, nhưng Ngài truyền cho các Thánh Tông Đồ, cho Giáo Hội nối tiếp công việc của Ngài: Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.

Từ ngày đó Giáo Hội Chúa ở trền gian hằng ngày, hằng tuần đều cử hành Bí Tích Thánh Thể trong thánh lễ Misa làm lương thực tình yêu của Chúa cho tâm hồn đức tin người tín hữu Chúa, như khi xưa Chúa Giêsu đã làm dưới hình dạng tấm Bánh và Rượu nho.

Ngày lễ trọng mừng kính Mình Máu thánh Chúa có nguồn gốc từ thị kiến của nữ tu Dòng Thánh Âucơtinh Juliana bên Liege . Năm 1209 chị nữ tu Juliana nhiều lần đã được nhìn thấy một hình tròn như mặt trăng có vệt đen. Chúa Giêsu Kitô đã mặc khải cho chị vòng tròn mặt trăng đó là chu kỳ phụng vụ những ngày lễ trong Giáo Hội, còn vệt đen là còn hãy còn thiếu một ngày lễ nữa trong vòng chu kỳ phụng vụ mừng kính Bí tích Thánh Thể nơi bàn thờ. Vì thế năm 1246 giáo phận Liege bên Bỉ lập ra ngày lễ kính Mình Máu thánh Chúa Giêsu.

Đức Giáo Hong Urbano IV. năm 1264 đã ấn định thiết lập ngày lễ này trong Giáo Hội. Và đến năm 1317 dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan XXII. ngày lễ trọng này là ngày lễ trọng trong Giáo Hội hoàn vũ.

Vào ngày lễ này, sau thánh lễ Misa, nhiều nơi cử hành thánh lễ ở ngoài trời, là phần rước kiệu Mình Thánh trong Mặt Nhật đi xuyên qua các con đường nơi dân chúng sinh sống. Có nơi có tập tục Mặt Nhật Mình Thánh Chúa Giêsu được đoàn rước mang trên một con tầu chạy dọc dòng sông quanh vùng thành phố xứ đạo.

Cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa ngoài trời trọng thể với hoa đèn, cờ, kèn trống và những bản thánh ca kính Mình Máu Thánh Chúa, có những nơi còn làm những bàn thờ có hoa nến long trọng để làm trạm chầu Mình Thánh giữa đường, là một cung cách tuyên xưng đức tin sống động vào mầu nhiệm tình yêu Chúa.

Ngày lễ kính Mình Máu thánh Chúa với cuộc rước kiệu biểu lộ đức tin đã trở thành truyền thống trong nếp sống văn hóa Công Giáo, nhất là ở những xứ sở, vùng đất nước đạo Công Giáo phổ biến thịnh hành.

Thánh Tông đồ Giacobe nhắc nhở: Đức tin không có việc làm là đức tin chết. ( Giacobe 2, 17)

Vì thế, việc rước kiệu mừng kính tuyên xưng đức tin ngoài trời nơi công cộng ngày lễ kính Mình Thánh hay kính Đức Mẹ, kính các Thánh, không phải là hình thức bề ngoài phô trương. Nhưng phản ảnh lòng thành kính cùng tích cực của đức tin sống động vào Thiên Chúa tình yêu, Đấng là nguồn sự sống của mọi loài trong công trình tạo dựng thiên nhiên.

Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Vàng Hướng Dương
Dominic Đức Nguyễn
20:07 25/05/2016
HOA VÀNG HƯỚNG DƯƠNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Hoa luôn khoác lên mình
những gam màu tươi sáng nhất
hướng dương tỏa hương thơm ngát
bướm ong luôn là bạn của hoa…
(Trích thơ của Vũ Văn Dân)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 19– 25/05/2016: Câu Chuyện một phép lạ vĩ đại mà có thể bạn chưa bao giờ biết đến.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:07 25/05/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Thông cảm với những người tội lỗi nhưng không thể nhượng bộ về chân lý

Công bố Lời Chúa không bao giờ được tách biệt khỏi nhận thức về sự yếu đuối của con người. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 20 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta. Bình luận về đoạn Tin Mừng trong đó Chúa Kitô nói với những người Pharisêu về tội ngoại tình, Đức Thánh Cha nói Chúa vượt qua tầm nhìn của con người trong đó giản lược viễn kiến Thiên Chúa thành một phương trình nan giải.

Đức Giáo Hoàng nói trong Phúc Âm chúng ta thấy đầy rẫy các trường hợp những người Pharisêu và các thầy thông luật cố gắng để gài bẫy Chúa Giêsu bằng cách tìm kiếm những sơ hở của Ngài, hòng làm suy yếu huấn quyền của Ngài cũng như và sự mến chuộng của dân chúng dành cho Ngài. Một trong những nỗ lực đó được nêu trong bài Phúc Âm hôm nay, trong đó những người Pharisêu thử thách Ngài bằng cách hỏi xem liệu một người đàn ông có được rẩy bỏ vợ mình hay không.

Yêu mến sự thật, chứ đừng mưu tìm những quỉ kế

Đức Thánh Cha Phanxicô nói về “cái bẫy” của những “người nhiều quỉ kế”, được bày ra bởi “một nhóm nhỏ các nhà thần học uyên bác,” tự tin rằng rằng họ “có tất cả các kiến thức và trí tuệ của dân Chúa.” Đó là một cái bẫy mà Chúa Giêsu thoát ra dễ dàng bằng cách “vượt lên trên”, “hướng đến sự viên mãn của hôn nhân.” Đức Thánh Cha nhắc cho cộng đoàn nhớ rằng Chúa đã làm như vậy với những người thuộc bè Sađốc, khi họ hỏi Ngài về trường hợp người phụ nữ đã có bảy người chồng. Chúa Giêsu khẳng định rằng khi được sống lại, người đàn bà ấy sẽ không phải là vợ của bất kỳ người nào, bởi vì “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng.” (Lc 20:34)

Trong trường hợp đó, Đức Giáo Hoàng nói, Chúa Kitô hướng tới sự “viên mãn cánh chung” của hôn nhân. Mặt khác, với những người Pharisêu, Ngài nhắc đến “sự viên mãn của sự hài hòa trong sáng tạo.” “Chúa tạo ra con người có nam có nữ”, và “hai người trở thành một xương một thịt.”

“Họ không còn là hai, nhưng một thịt”, và vì thế, “con người không được phân ly những gì Thiên Chúa đã kết hợp. Cả trong trường hợp của cuộc hôn nhân theo luật Lêvi và trong trường hợp này, Chúa Giêsu trả lời với một sự thật áp đảo, với một sự thật thẳng thừng: Đây là sự thật! Luôn luôn từ sự viên mãn. Và Chúa Giêsu không bao giờ thương lượng sự thật. Trong khi những người này, nhóm nhỏ này của các nhà thần học uyên bác, luôn luôn đàm phán với sự thật, giản lược sự thật thành những quỉ kế. Chúa Giêsu không bao giờ giản lược sự thật. Và điều này là sự thật về hôn nhân, không thể khác được.

Chân lý và sự cảm thông

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “Nhưng Chúa Giêsu, do thương xót, Ngài thật cao cả nên không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ đóng sầm cánh cửa lại trước những người tội lỗi.” Và vì thế Ngài không tự giới hạn chính mình trong việc rao giảng chân lý của Thiên Chúa, nhưng Ngài đi xa hơn khi hỏi những người Pharisêu xem ông Môisê đã thiết định những gì trong Luật. Và khi những người Pharisêu trả lời rằng ông Môisê cho phép một người chồng viết đơn ly dị, Chúa Giêsu trả lời rằng điều này đã được cho phép “vì sự cứng lòng của các ngươi.” Như thế, Đức Thánh Cha giải thích, Chúa Giêsu luôn luôn phân biệt giữa sự thật và “sự yếu đuối của con người” mà không “bẻ cong chữ nghĩa”

Trong thế giới chúng ta đang sống, với nền văn hóa tạm bợ, thực tế của tội lỗi là quá mạnh. Nhưng Chúa Giêsu, khi nhắc nhớ đến ông Môisê, đã nói với chúng ta rằng: “Có sự chai cứng con tim, có tội lỗi, nhưng cũng có một điều gì đó có thể được thực hiện, đó là sự tha thứ, sự hiểu biết, tháp tùng, hội nhập, phân định các trường hợp ... Nhưng luôn luôn ... sự thật không thể bị bán rẻ. Và Chúa Giêsu khả năng khẳng định sự thật rất tuyệt vời này, đồng thời cảm thông với người tội lỗi, với kẻ yếu đuối.

Tha thứ không phải là một phương trình

Và như vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh, đây là “hai điều mà Chúa Giêsu dạy chúng ta: sự thật và sự cảm thông.” Đây là những gì các “nhà thần học uyên bác” thất bại, bởi vì họ bị đóng kín trong cái bẫy của “một phương trình toán học” khi tìm kiếm xem “điều này có được phép làm hay không? Hay nó không được phép? “và như vậy họ “không có chân trời rộng lớn, cũng chẳng có tình yêu” trước sự yếu đuối của con người.

Đức Thánh Cha kết luận rằng chỉ cần nhìn “sự tinh tế” trong cách thức Chúa Giêsu đối xử với người phụ nữ ngoại tình, là người sắp bị ném đá là đủ: “Không, tôi không lên án chị. Hãy đi, và đừng phạm tội nữa”

Xin Chúa Giêsu dạy chúng ta phải có một tâm hồn gắn bó với sự thật, nhưng đồng thời là một tâm hồn hiểu biết và cảm thông với tất cả những anh chị em chúng ta đang gặp khó khăn. Và đây là một ân sủng, đây là những gì Chúa Thánh Thần dạy chúng ta, chứ không phải những thầy thông luật uyên bác này, là những kẻ dạy chúng ta cần phải giản lược sự viên mãn của Thiên Chúa thành một phương trình nan giải.

Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này.

2. Kẻ giàu có bóc lột người lao động giống như đỉa hút máu.

Ai bóc lột người khác trong lao động để làm giàu cũng giống như những con đỉa hút máu. Đó là tội trọng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm, 19.05, tại nguyện đường thánh Marta.

Kẻ giàu hút máu người nghèo

“Bài đọc một trích thư Gia-cô-bê là một lời cảnh cáo mạnh mẽ đối với những kẻ giàu có tích trữ tiền bạc, bóc lột người khác. Giàu có tự bản chất là tốt nhưng nó chỉ là phương tiện, có tính tương đối chứ không phải là cùng đích. Có nhiều người đã lầm lạc khi cố gắng theo đuổi một cái gọi là ‘nền thần học về sự thịnh vượng’ với lý lẽ rằng: Nếu Thiên Chúa thấy bạn công chính, Người sẽ ban cho bạn dư đầy của cải. Vâng, giàu có là tốt. Nhưng vấn đề ở đây là đừng để tâm hồn mình quá dính bén với giàu có, vì chúng ta không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được.

Sự giàu có hay tiền của sẽ trở thành những dây xích ràng buộc ta, tước mất tự do để bước theo Đức Giêsu. Thánh Gia-cô-bê nói: ‘Các người đã gian lận mà giữ lại tiền lương của những thợ đi cắt lúa trong ruộng của các người. Tiền lương ấy đang kêu lên oán trách các người, và tiếng kêu của những người thợ gặt ấy đã thấu đến tai Chúa các đạo binh.’

Khi giàu có được tạo nên bằng việc bóc lột người khác, người giầu bóc lột người nghèo, thì chính những người nghèo ấy dần dần biến thành nô lệ. Hãy nghĩ đến thế giới ngày hôm nay của chúng ta, tình trạng ấy cũng như vậy thôi. ‘Tôi muốn làm việc.’- ‘Vâng, tốt thôi. Chúng ta hãy kí hợp đồng, từ tháng 9 đến tháng 6. Không có trợ cấp về hưu dưỡng, không có bảo hiểm sức khỏe…’ Lương chỉ được tính đến tháng 6, vậy tháng 7 và tháng 8 biết lấy chỉ mà ăn. Chẳng lẽ chỉ ngồi ngáp gió? Tới tháng 9 người ta mới tính lương lại cho công nhân. Những người tính toán chi li như thế thật giống như những con đỉa, sống nhờ vào xương máu của những người lao động, đã bị họ biến thành nô lệ.”

Bóc lột lao động là tội trọng

Đức Thánh Cha nhớ lại có lần người ta đã kể với ngài về một cô gái kiếm được một công việc, phải làm 11 giờ mỗi ngày với 650 euro mà không được khai báo, tức là cô không hề nhận được những phúc lợi xã hội như lương hưu và bảo hiểm y tế. Họ nói với cô: ‘Nếu cô thích, thì vào làm; còn không thích, thì cút đi. Còn nhiều người khác đang chờ tới phiên kìa. Sau cô còn một hàng dài.’ Thánh Tông đồ Gia-cô-bê đã nói về những người giàu, được vỗ béo trong của cải này là: ‘Lòng các ngươi đã được no đầy thỏa mãn trong ngày sát hại. Máu của những người mà các ngươi bóc lột đã kêu thấu đến tai Thiên Chúa.’ Đó là tiếng kêu đòi công lý. Ngày hôm nay, việc khai thác bóc lột người khác thực sự là một hình thức nô lệ. Có lẽ chúng ta nghĩ rằng nô lệ không còn tồn tại nữa. Nhưng thật sự nó vẫn tồn tại. Đúng là không còn cảnh những người đến Châu Phi bắt dân bản địa bán làm nô lệ nữa. Nhưng trong chính những thành phố của chúng ta, vẫn có những con buôn khi họ đối xử với người lao động cách bất công.

Ngày hôm qua, trong buổi tiếp kiến chung, chúng ta đã cùng suy tư về hình ảnh người phú hộ và anh Lazarô nghèo khổ. Người phú hộ ngự trị trong thế giới riêng của mình và không nhận ra bên cạnh cửa nhà có một người đang chết đói. Ông phú hộ đã không nhận ra và để cho người ta chết đói trước cửa. Thật vậy, ngày hôm nay, có những người đang chết đói khi phải làm việc để mang lại lợi nhuận cho người khác. Sống trên xương máu của người khác là một tội trọng. Cần phải có lòng ăn năn sám hối thật nhiều và một sự bồi thường thật xứng đáng mới có thể đền bù được tội lỗi này.

Lễ tang của kẻ bủn xỉn

Người ta hay kể câu chuyện về tang lễ của một ông bủn xỉn: Sau lễ, người ta không đóng nắp quan tài của ông lại được vì ông muốn mang theo tất cả những gì ông có. Tuy nhiên, ông không mang theo được gì hết. Dù có giàu có đến đâu, khi chết đi, người ta cũng không thể mang theo được gì.

Chúng ta hãy xem những tấn kịch cuộc đời: bóc lột người khác, bòn rút xương máu người khác, biến người khác trở thành nô lệ, những kẻ buôn người – không chỉ buôn bán phụ nữ trong các ngành kỹ nghệ mại dâm và buôn bán trẻ em để bóc lột sức lao động nhưng còn có một hình thức buôn bán khác ẩn dưới lớp vỏ ‘văn minh’: ‘Tôi trả công cho anh như thế, nhưng anh không hề có kỳ nghỉ, không có bảo hiểm sức khỏe, không có gì hết.... Mọi thứ đều không được khai báo. Nhờ làm như thế, tôi mới trở nên giàu có.’

Xin Chúa cho chúng ta hiểu được sự đơn sơ, giản dị mà ngày hôm nay Đức Giêsu đã nói trong bài Tin Mừng: Một chén nước lã vì danh Đức Giêsu thì quan trọng hơn nhiều so với sự giàu có được tích góp bằng việc bóc lột người khác.”

3. Câu Chuyện một phép lạ vĩ đại mà có thể bạn chưa bao giờ biết đến.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Vào Chúa Nhật, 10/03/1847, hơn 2,000 người ở Ocotlán, Mễ Tây Cơ đã thấy một hình ảnh hoàn mỹ về Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh xuất hiện trên bầu trời trong khoảng 30 phút.

“Phép lạ Ocotlán”, được tổng giáo phận Guadaljara chính thức công nhận vào năm 1911, đã diễn ra một ngày trước một trận động đất kinh hoàng làm thiệt mạng 40 người và biến thị trấn Ocotlán, bang Jalisco thành một đống hoang tàn.

Trước khi cha Julián Navarro là cha phó xứ cử hành thánh lễ tại nghĩa trang Nhà Nguyện Mẹ Vô Nghiễm thì có hai đám mây trắng hợp lại với nhau ở bầu trời phía tây bắc, nơi xuất hiện hình ảnh Đức Kitô.

Những người hiện diện trong nghĩa trang và cư dân những thị trấn lân cận đã xúc động sâu sắc. Họ làm những hành vi tôn kính, và kêu van, “Lạy Chúa xin xót thương!” Cuộc hiện ra này của Đức Kitô được gọi là “Chúa Thương Xót” và để làm vinh danh Ngài, vào tháng 9 năm 1875, một nhà thờ giáo xứ mới được làm phép, và cung hiến cho Ngài.

Trong số các tín hữu chứng kiến phép lạ hôm ấy có cha Julián Martín del Campo, là cha xứ, và ông Antonio Jiménez, thị trưởng của thị trấn. Cả hai người đã gửi thư đến những bề trên thẩm quyền của mình để tường thuật lại sự việc.

Sau phép lạ diễn ra, một hồ sơ về sự kiện được viết ra với 30 người chứng kiến làm chứng. Năm mươi năm sau, vào năm 1897, theo lệnh của Đức Tổng Giám Mục Guadaljara lúc bấy giờ là Đức Pedro Loza y Pardavé, một hồ sơ khác của sự kiện được thực hiện, với 30 người chứng khác gồm cả 5 vị linh mục.

Vào ngày 29/09/1911, Đức Tổng Giám Mục Guadalajara vào thời đó, là Đức Hồng Y José de Jesús Ortiz y Rodríguez, đã ký một văn bản công nhận sự hiện ra của Chúa Giêsu Kitô tại Ocotlán, và việc thờ phượng và tôn kính được trao cho người dân của khu vực nơi có bức tượng tôn kính Thiên Chúa Thương Xót đặt ở trong đền thờ cùng tên.

“Chúng ta phải nhìn nhận như một sự kiện lịch sử, đã được chứng minh cách hoàn hảo, cuộc hiện ra hình ảnh đầy ơn phúc của Chúa Giêsu Kitô Chịu Nạn...và rằng đó không phải là việc làm của một trò ảo giác hay gian lận, bởi vì biến cố xảy ra ngay giữa ban ngày, dưới sự chứng kiến của hơn 2,000 người”, Đức Hồng Y nói.

Để Thiên Chúa Thương Xót không bao giờ bị lãng quên, ngài cũng truyền rằng các tín hữu phải “qui tụ với nhau bằng mọi cách có thể, sau khi đã thanh luyện lương tâm của mình bằng bí tích Giải Tội, cũng như việc Rước Mình Thánh Chúa; và trang trọng thề trước sự hiện diện của Thiên Chúa rằng chính bản thân họ và con cháu họ, năm này qua năm khác sẽ cử hành ngày 03/10”.

Sau khi phép lạ được công nhận và thể theo ý của Đức Tổng Giám Mục Guadalajara, vào năm 1912, dân chúng bắt đầu những lễ hội công khai để tôn vinh Chúa Thương Xót, trong khi nhắc lại Phép Lạ năm 1847. Các buổi cử hành hiện kéo dài đến 13 ngày, từ ngày 20/09 đến 03/10 hàng năm.

Sau này, vào năm 1997, Thánh Gioan Phaolô II đã ban Phép Lành Toà Thánh cho người dân Ocotlán nhân dịp kỷ niệm 150 năm xảy ra phép lạ.

4. Tiền bạc và quyền lực làm nhơ bẩn Giáo Hội

Con đường mà Đức Giêsu chỉ ra là con đường yêu thương, phục vụ, nhưng trong Giáo Hội, người ta lại thường đi tìm kiếm quyền lực, tiền bạc và những điều phù phiếm khác. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Ba, 17.05, tại nguyện đường Thánh Marta. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng các Kitô hữu phải chiến thắng cám dỗ của thế gian muốn chia rẽ Giáo Hội và cảnh giác những kẻ ‘cơ hội’. Họ là những người luôn tìm cách loại trừ người khác để leo lên vị trí cao hơn.

Các Kitô hữu phải chiến thắng cám dỗ quyền lực

“Các môn đệ có cám dỗ về quyền lực. Họ suy nghĩ theo tinh thần thế gian. Các ông cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Nhưng Đức Giêsu nói với các ông rằng phải làm người rốt hết, phải làm người phục vụ mọi người.

Tiêu chuẩn trên con đường mà Đức Giêsu chỉ ra chính là sự phục vụ. Người đứng đầu phải là người phục vụ, khiêm nhường phục vụ người khác chứ không huênh hoang, tự đắc, chỉ lo tìm kiếm quyền lực, tiền tài và những thứ phù phiếm khác. Nếu ai không phục vụ thì không phải là người lớn hơn cả. Tranh cãi với nhau xem ai là người lớn hơn cả đã là chuyện xảy ra với các tông đồ, cũng như với mẹ của Gioan và Giacôbê. Và đó cũng chính là điều diễn ra ngày hôm nay trong Giáo Hội, trong mỗi cộng đoàn. Trong chúng ta, ai là người lớn hơn cả? Ai là người ra lệnh? Trong mỗi cộng đoàn, trong các xứ đạo, trong các tổ chức luôn có một ước muốn được thăng tiến, được leo thật cao trên nấc thang quyền lực.

Bài đọc một thuật lại một đoạn trong lá thư của thánh Giacôbê, trong đó thánh nhân đã cảnh giác mọi người trước đam mê quyền lực, ghen ghét, ganh tị dẫn đến việc loại trừ lẫn nhau.

Đây cũng là thông điệp cho Giáo Hội ngày hôm nay. Thế gian cho rằng ai có nhiều quyền lực sẽ là người chỉ huy. Nhưng Đức Giêsu lại tuyên bố ngài đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ.

Khi chúng ta có những ước muốn thế tục, muốn nhiều quyền lực, muốn được phục vụ chứ không phục vụ, thì sẽ rất dễ dẫn đến việc chúng ta nói xấu và loại trừ người khác. Sự ghen ghét và đố kỵ cũng khiến người ta làm như thế. Tất cả chúng ta đều biết điều này. Nó xảy ra trong mọi tổ chức của Giáo Hội: xứ đạo, trường học, giáo phận và thậm chí là trong giám mục đoàn. Ước muốn của tinh thần thế gian chính là tinh thần của sự giàu có, của danh vọng và những thứ phù phiếm. Đức Giêsu đã dạy sự khiêm nhường phục vụ nhưng các môn đệ lại cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong số họ. Đức Giêsu đến thế gian này để phục vụ và ngài dạy cho chúng ta con đường của sự phục vụ, của khiêm hạ.

Yêu thế gian là ghét Thiên Chúa

Khi các vị đại thánh nói họ cảm thấy mình rất tội lỗi, đó là vì họ hiểu được tinh thần thế gian đang tồn tại trong tâm hồn họ, và họ bị cám dỗ rất nhiều bởi những tinh thần ấy. Không ai trong chúng ta có thể nói: Tôi là thánh. Tôi trong sạch.

Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ bởi tinh thần thế gian. Chúng ta bị cám dỗ loại trừ người khác để leo lên những vị trị trên cao. Đó chính là cám dỗ của thế gian, gây chia rẽ và hủy hoại Giáo Hội, chứ không phải là Thần Khí của Đức Giêsu.

Chúng ta hãy hình dung cảnh này: Khi Đức Giêsu nói những lời khiêm tốn phục vụ, các môn đệ thưa: ‘Thôi Thầy ơi, đừng yêu cầu quá nhiều. Chúng ta hãy đi thôi’. Và sau đó, các ông lại thích cãi vã với nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rất nhiều lần chúng ta đã thấy điều này xảy ra trong Giáo Hội và ngay cả chúng ta cũng đã làm như thế. Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa soi sáng cho chúng ta, để chúng ta hiểu ra rằng yêu thế gian, hay yêu tinh thần thế gian, tức là ghét Thiên Chúa.”
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 19 – 25/05/2016: Bí mật Fatima đã được công bố trọn vẹn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 25/05/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bác bỏ tin đồn thất thiệt về bí mật Fatima

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói rằng ngài không bao giờ nói với bất cứ ai rằng việc công bố “bí mật thứ ba Fatima” vào năm 2000 là không đầy đủ, và khẳng định các tài liệu đã được công bố trọn vẹn.

Trong thông cáo công bố hôm thứ Bẩy 21 tháng 5, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, bác bỏ tin thất thiệt đang gây xôn xao dư luận trong tuần qua cho rằng bí mật thứ ba Fatima đã không được công bố trọn vẹn.

“Một vài bài báo xuất hiện gần đây đăng những lời tuyên bố được gán cho Giáo Sư Ingo Dollinger, theo đó Đức Hồng Y Ratzinger, sau khi công bố bí mật thứ ba Fatima (hồi tháng 6 năm 2000), đã tâm sự với ông rằng việc công bố ấy không trọn vẹn.

Về vấn đề này, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố rằng ngài ‘không bao giờ nói với Giáo Sư Dollinger về Fatima”, và quả quyết là những lời gán cho Giáo Sư Dollinger về đề tài này là ‘hoàn toàn là bịa đặt, tuyệt đối không đúng sự thật’, và ngài quyết liệt khẳng định rằng: ‘Việc công bố bí mật thứ ba Fatima là trọn vẹn’”.

Ba trẻ em ở Bồ Đào Nha là Lucia, Giacinta và Phanxicô đã nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra sáu lần từ tháng Năm đến tháng 10 năm 1917.

Một trong các trẻ em này là Sơ Lucia de Jesus Rosa Santos cho biết vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ trao phó cho các trẻ em ba bí mật, mà sau này sơ đã viết xuống và giao cho Đức Giáo Hoàng.

Hai bí mật đầu nói về thế chiến thứ hai, và sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Nga.

Bí mật thứ ba đã không được tiết lộ cho đến khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quyết định công bố vào Năm Thánh 2000. Bí mật này liên quan đến vụ mưu sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, lễ Đức Mẹ Fatima, tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Chuyện gì đã khiến Đức Giáo Hoàng danh dự và Phòng Báo Chí Tòa Thánh phải lên tiếng?

Ngày 15 tháng 5, 2016, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, bà Maike Hickson, một người Đức chuyên về lịch sử và văn chương Pháp, đã tung ra bài báo nhan đề:

“Cardinal Ratzinger: We Have Not Published the Whole Third Secret of Fatima” - Đức Hồng Y Ratzinger nói: Chúng tôi Chưa Công bố Toàn bộ Bí mật Thứ ba Fatima - trên One Peter Five. http://www.onepeterfive.com/cardinal-ratzinger-not-published-whole-third-secret-fatima/Maike Hickson, tuy mới theo đạo, nhưng viết khá nhiều trên các tạp chí Công Giáo trên toàn thế giới. Vì thế, bài báo được đăng tải rộng rãi và gây xôn xao dư luận đến mức Tòa Thánh phải ra thông cáo mặc dù bà ta chẳng có một chứng cứ gì cả, ngoài chuyện … nghe đồn rằng.

Bà Maike Hickson viết như sau:

“Hôm nay, vào ngày lễ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi gọi cho cha Ingo Dollinger, một linh mục người Đức và là cựu giáo sư thần học tại Ba Tây. Ngài hiện nay khá cao tuổi và thể chất đã yếu đi nhiều. Ngài là một người bạn của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 trong nhiều năm. Cha Dollinger bất ngờ xác nhận qua điện thoại các sự kiện sau đây:

Không lâu sau khi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố bí mật thứ ba Fatima vào tháng 6 năm 2000, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã nói với cha Dollinger trong một cuộc trò chuyện thân tình rằng vẫn còn một phần của bí mật thứ ba chưa được công bố! Đức Hồng Y Ratzinger nói ‘Chúng tôi chưa công bố hết’. Ngài cũng nói với cha Dollinger rằng những phần của bí mật đã được công bố là xác thực, và phần chưa được công bố của bí mật này nói về ‘một công đồng xấu và một Thánh Lễ xấu’ sẽ xảy đến trong tương lai gần.”

“Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường". (2 Tim 4:3-4).

Lời Thánh Kinh này – và cách riêng là sự ám chỉ đến chuyện ngứa tai muốn nghe bất cứ điều gì mới lạ - đang được thể hiện trong một cách thế mới lạ và đầy ấn tượng trong thời đại chúng ta. Một người đàn bà quá rảnh, tung tin đồn thất thiệt, vô bằng vô cớ cũng có thể gây ra một trận bão tố truyền thông trong một tuần qua.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Ái Nhĩ Lan vào năm 2018

Tờ Irish Catholic hôm 19 tháng 5, trích dẫn một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của Dublin, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm Ái Nhĩ Lan vào năm 2018.

Đức Tổng Giám Mục đã mời Đức Thánh Cha đến dự Đại Hội Thế giới về gia đình, sẽ được tổ chức tại Dublin vào năm 2018. Trong tuyên bố Đức Cha Martin cho biết Đức Thánh Cha nói ngài sẽ đến “nếu tôi không đến, người kế nhiệm tôi sẽ đến”.

Chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Ái Nhĩ Lan cũng có thể đem lại cơ hội cho một chuyến thăm miền Bắc Ái Nhĩ Lan. Thánh Gioan Phaolô II đã có ý định đến thăm Bắc Ái Nhĩ Lan vào năm 1979 nhưng phải giới hạn chuyến thăm của ngài tới cộng hòa Ái Nhĩ Lan do tình hình chính trị căng thẳng ở phía bắc lúc bấy giờ.

Ái Nhĩ Lan có 4.9 triệu dân trong đó 85% theo Công Giáo. Giáo Hội tại quốc gia này đang trải qua nhiều thách đố cam go chủ yếu vì những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ và khuynh hướng duy đời cực đoan do thủ tướng Enda Kenny lèo lái từ tháng Ba năm 2011 đến này.

Diễn biến bi đát nhất là trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 22 tháng Năm, 2015 1,201,607 phiếu trong tổng số 1,949,725 phiếu bầu, tức là 62.07% đã đồng ý sửa đổi hiến pháp công nhận “hôn nhân đồng tính”.

Ái Nhĩ Lan không phải là nước đầu tiên định nghĩa lại hôn nhân để công nhận “hôn nhân đồng tính”. Ở một số nước khác, nhà cầm quyền công nhận “hôn nhân đồng tính” thông qua các cơ chế lập pháp. Nhưng tại Ái Nhĩ Lan, việc sửa đổi hiến pháp cần phải thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Do đó, Ái Nhĩ Lan là nước đầu tiên công nhận “hôn nhân đồng tính” thông qua phổ thông đầu phiếu.

Trước diễn biến bi đát này, Đức Hồng Y Raymond Burke, nguyên chánh tòa ân giải tối cao, nhận định rằng:

“Đây là một thách thức chống lại Thiên Chúa”.

Trong bài nói chuyện tại Đại Học Oxford thuộc Hiệp Hội Newman về di sản trí tuệ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, Đức Hồng Y Raymond Burke bày tỏ sự đau buồn tột độ của ngài:

“Thật không thể tin nổi. Những người ngoại đạo có thể dung nạp những hành vi tình dục đồng giới, nhưng họ không bao giờ dám nói đây là một cuộc hôn nhân.”

Trong khi đó, nói chuyện trong hội nghị về kinh tế tại Vatican hôm thứ Hai 25 tháng 5, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã mô tả cuộc trưng cầu dân ý tại Ái Nhĩ Lan “không chỉ là một thất bại đối với nguyên tắc Kitô giáo, nhưng là một thất bại đối với nhân loại”

“Tôi đã rất buồn vì kết quả này”, ngài nói.

Trong cuộc trưng cầu dân ý tại Ái Nhĩ Lan đã nổi lên một số linh mục trong đó khét tiếng nhất là các linh mục Pádraig Standún, Iggy O’Donovan và Martin Dolan, những người tự nhận mình là “gay” và hô hào giáo dân bỏ phiếu công nhận “hôn nhân đồng tính”.

Hành vi đáng kinh ngạc của các linh mục này lại được kèm theo một diễn biến đáng kinh ngạc khác là không ai trong số các ngài này cho tới nay bị một hình thức kỷ luật nào của đấng bản quyền địa phương.

3. Chuyến thăm Venezuela của Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh bị huỷ bỏ vì tình trạng căn thẳng

Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, đã hoãn chuyến công du tới Venezuela trước tình trạng bất ổn ở gắn đất nước Nam Mỹ.

“Vì các lý do đó không phụ thuộc vào Tòa Thánh”, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh sẽ không ghé thăm Venezuela như dự kiến vào cuối tháng này, Giáo Hội tại Venezuela đã công bố như trên sáng 19 tháng 5. Chuyến thăm của Đức Tổng Giám Mục Gallagher được mọi người chờ đợi như là một cơ hội tốt để đối thoại với Tổng thống Nicolas Maduro, người đã thường xuyên đụng độ với hàng giáo sĩ Venezuela.

Lạm phát tràn lan, kết hợp với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng gây ra tình trạng thiếu lương thực và mất điện ở Venezuela. Sự thất bại của chính phủ Maduro để giải quyết cuộc khủng hoảng lần lượt đã gây ra nhiều cuộc biểu tình và cả những hình thái bạo lực khác.

4. Các Giám Mục Công Giáo Syria kêu gọi bãi bỏ lệnh cấm vận

Các Giám mục Công Giáo Syria đã đưa một bản kiến nghị trực tuyến qua mạng Change.org yêu cầu chấm dứt các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Syria vì lý do là các biện pháp này có những tác động tiêu cực sâu nặng đến cuộc sống hàng ngày của người dân.

Sáu giám mục Công Giáo, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Jean Clément Jeanbart, là Tổng Giám mục Công Giáo nghi lễ Đông phương của Aleppo, và cha Pierbattista Pizzaballa, trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ, cùng với một số các cộng đồng tôn giáo, đã đưa bản kiến nghị lên Internet để những đau khổ bi thảm của người dân vì lệnh cấm vận có thể được biết đến và trở thành “chủ đề cho một cuộc tranh luận nghiêm túc.”

Các biện pháp trừng phạt chống lại chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã được đưa ra vào năm 2011, áp đặt một lệnh cấm vận dầu trên cả nước, ngăn chặn tất cả các giao dịch tài chính, và cấm buôn bán nhiều mặt hàng và sản phẩm.

Kiến nghị cho biết: “Các biện pháp này vẫn còn kéo dài đến ngày hôm nay, mặc dù vào năm 2012, lệnh cấm vận dầu mỏ trong các khu vực kiểm soát của các phe đối lập vũ trang và thánh chiến đã được gỡ bỏ, để cung cấp nguồn lực kinh tế cho cái gọi là 'lực lượng cách mạng của phe đối lập’”

Theo các Giám Mục Syria, trong năm năm qua các lệnh trừng phạt đối với Syria đã hủy diệt một quốc gia đang tan nát bởi cuộc nội chiến và làm gia tăng các nhóm Hồi giáo cực đoan như bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Các Giám Mục cho rằng các biện pháp trừng phạt đã đưa xã hội Syria đến chỗ nghèo đói, dịch bệnh và thậm chí khuyến khích các phe nhóm theo trào lưu Hồi Giáo cực đoan là những kẻ “hiện đang gây ra các cuộc tấn công khủng bố tại châu Âu.”

“Tình hình ở Syria là tuyệt vọng”, các Giám Mục viết và trích dẫn “sự thiếu hụt thực phẩm, thất nghiệp tràn lan, thiếu chăm sóc y tế, phân phối nước uống và điện.”

Thêm vào với tình hình tồi tệ tại địa phương, các biện pháp trừng phạt khiến cho những người Syria đã bỏ chạy khỏi đất nước trước khi chiến tranh không thể gửi tiền cho người thân của họ hoặc các thành viên gia đình bị bỏ lại phía sau. Điều này cũng ảnh hưởng đến các tổ chức phi chính phủ tham gia vào các chương trình bác ái vì họ không thể gửi tiền cho các nhân viên.

5. Đức Hồng Y Robert Sarah cảnh cáo tình trạng suy đồi của xã hội Hoa Kỳ

Đức Hồng Y Robert Sarah đã đưa ra một cảnh báo mạnh mẽ chống lại sự suy đồi đạo đức trong một diễn từ hôm 17 tháng Năm tại National Catholic Prayer Breakfast ở Washington, DC.

Đức Hồng Y Sarah, là Bộ Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Tòa Thánh, nói:

“Trong đất nước này, ý niệm về Thiên Chúa đang bị xói mòn, bị làm lu mờ, và tan loãng”. Ngài nhận xét cay đắng rằng tại quốc gia giàu có này, ngày nay nhiều hành vi vô đạo đức không chỉ được dung nạp mà “thậm chí còn được khuyến khích như một điều tốt về mặt xã hội”

“Chúng ta cần bảo vệ mình, trẻ em và các thế hệ tương lai khỏi thứ hệ tư tưởng ma quỷ nói rằng trẻ em không cần đến cha mẹ,” Đức Hồng Y nói. “Tôi khuyến khích các bạn hãy thực sự tận dụng các quyền tự do mà cha ông các bạn, những người sáng lập nên đất nước này đã giành được, đừng để mất nó”.

National Prayer Breakfast là một sự kiện thường niên được tổ chức tại Washington, DC, vào ngày thứ Năm đầu tiên của tháng Hai mỗi năm. Người sáng lập ra sự kiện này là Abraham Vereide. Chương trình National Prayer Breakfast thực sự ra bao gồm một loạt các cuộc họp, với các bữa ăn sáng, trưa, tối và đã diễn ra từ năm 1953 và từ năm 1980 luôn được tổ chức tại khách sạn Hilton Washington trên Connecticut Avenue NW. Các bữa ăn sáng, được tổ chức tại phòng khiêu vũ quốc tế của Hilton, thường quy tụ khoảng 3,500 khách, trong đó khách mời quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia.

National Catholic Prayer Breakfast là một sự kiện tương tự dành cho Công Giáo, cũng diễn ra hàng năm tại Washington, DC. Sáng kiến này được đưa ra để đáp lại lời mời gọi tân phúc âm hóa của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

6. Lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô X bày tỏ lạc quan về triển vọng hợp thức hoá

Giám mục Bernard Fellay, là nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X, đã thể hiện sự lạc quan về triển vọng có thể đạt được một thỏa thuận với Vatican trong một cuộc phỏng vấn dài dành cho tờ National Catholic Register của Hoa Kỳ.

Đức Cha Fellay nói rằng dưới triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, cuộc đàm phán giữa Huynh Đoàn Thánh Piô X và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tìm ra một hướng đi mới, trong đó các quan chức Vatican không còn đòi hỏi đó các nhóm ly khai truyền thống phải hoàn toàn chấp nhận giáo lý của Công Đồng Vatican II. Ông nói trong khi cuộc đàm phán tiếp tục, “Rôma trở nên mềm mỏng hơn.”

Theo nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X, tình hình có vẻ nghịch lý, trong khi Huynh Đoàn tiếp tục chê bai những thay đổi trong giáo huấn của Giáo Hội, cùng lúc đó các quan chức Vatican lại càng đi gần hơn đến việc hợp thức hoá Huynh Đoàn.

7. Sáu Tân Đại Sứ trình ủy nhiệm thư lên Đức Thánh Cha

Đức Thánh Cha phê bình xu hướng tự cô lập vì sợ hãi, đồng thời ngài cổ võ sự quan tâm đến số phận của những người di dân, và nền văn hóa đối thoại.

Đức Thánh Cha bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 19-5-2016 dành cho các vị đại sứ mới của 6 nước đến trình ủy nhiệm thư: Estoni, Malawi, Namibia, Seychelles, Thái Lan và Zambia.

Trong diễn văn chào mừng, sau khi đề cao vai trò của các vị đại sứ góp phần vào việc xây dựng hòa bình, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “công việc này ngày càng trở nên khó khăn vì thế giới chúng ta dường như ngày càng bị phân hóa và thành những cực khác nhau. Nhiều người có xu hướng tự cô lập đứng trước những khó khăn của thực tại. Họ sợ khủng bố và sợ làn sóng gia tăng của người di dân thay đổi văn hóa, sự ổn định kinh tế và lối sống của họ. Chúng ta hiểu những sợ hãi ấy và không thể coi nhẹ chúng, nhưng cần phải đối phó với chúng một cách khôn ngoan và trong tinh thần cảm thương, tôn trọng và nâng đỡ các quyền lợi và nhu cầu của mọi người”.

Đức Thánh Cha kêu gọi các vị đại sứ phổ biến cho thế giới thấy thảm cảnh của những người bị bạo lực và cưỡng bách di cư, nhờ đó tiếng nói yếu ớt của các nạn nhân có thể được lắng nghe. Con đường ngoại giao giúp chúng ta gia tăng cường độ và thông truyền tiếng kêu ấy, qua sự tìm kiếm những giải pháp cho nhiều nguyên nhân gây ra những cuộc xung đột hiện nay. Điều này đặc biệt được thực hiện qua nỗ lực làm cho những kẻ sự dụng bạo lực không còn võ khí, đồng thời chấm dứt tệ nạn buôn người và buôn bán ma túy thường đi kèm tai ương ấy.”

Cũng trong diễn văn với các vị tân đại sứ, Đức Thánh Cha kêu gọi “đừng để cho những hiểu lầm và sợ hãi làm suy yếu quyết tâm của chúng ta. Đúng hơn, chúng ta được kêu gọi kiến tạo một nền văn hóa đối thoại, giúp chúng ta nhìn nhận tha nhân như người đối thoại có giá trị, nhìn người nước ngoài, người di dân, người thuộc một nền văn hóa khác, như một chủ thể cần lắng nghe, và quí trọng” (Diễn Văn ngày 6-5-2016 khi nhận giải Carlo Magno)... Nếu sự thiếu thông cảm và sợ hãi trổi vượt, thì chúng ta cũng bị thiệt hại một cái gì đó, nền văn hóa, lịch sử và truyền thống của chúng ta cũng bị suy yếu, và hòa bình bị thương tổn”.

Sáu vị tân đại sứ đến trình thư ủy nhiệm lên Đức Thánh Cha là những vị không thường trú tại Roma, nên được ngài tiếp chung. Trong số này, có tân đại sứ Thái Lan, Ông Nopadol Gunavibool, 60 tuổi, hiện nay cũng là Đại sứ tại Vương Quốc Bỉ. Trước đó ông là đại sứ tại Cộng hòa Singapore.

8. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý quan ngại về sự suy giảm dân số, và tình trạng bách hại các Kitô hữu

Trong phát biểu ngày 17 tháng 5 cho các giám mục Italia đang tham dự Đại hội đồng thứ 69 của Hội đồng Giám mục Ý tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới ở Vatican, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý chào đón các tài liệu gần đây và các sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và nói rằng Giáo Hội tại Ý đã tiếp đón 23,000 người di cư.

Nhắc lại câu chuyện máu của Abel trong Thánh Kinh, Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genoa than thở về sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế trước hoàn cảnh của các Kitô hữu bị bắt bớ, đặc biệt là ở Syria, và chỉ trích tình trạng thanh niên thất nghiệp tại Ý, và sự gia tăng đói nghèo.

Đức Hồng Y cũng than vãn về hôn nhân đồng tính, việc đẻ mướn, và ý thức hệ giới tính, cũng như tình trạng suy giảm dân số của quốc gia. Ngài cho biết vào năm 2015, đã có 488,000 trẻ em chào đời nhưng có đến 653,000 trường hợp tử vong, trong khi đó lại có 100,000 người Ý rời khỏi đất nước đi lập nghiệp ở các quốc gia khác.

9. Đức Hồng Y Kasper viết sách về Luther

Nhà xuất bản Ý, Editrice Queriniana, vừa xuất bản một cuốn sách dầy 75 trang về Martin Luther của Đức Hồng Y Walter Kasper.

Trong cuốn “Martin Lutero: Una prospettiva ecumenica”, vị nguyên Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo đã mở rộng một bài giảng mà ngài đã thuyết trình tại Đức vào tháng Giêng vừa qua.

Đức Hồng Y Kasper ghi nhận: “Luther không phải là một con người đại kết,” và Luther đã có những lời khắc nghiệt đối với người Do Thái và người Hồi giáo.

Đức Hồng Y Kasper cũng nhận xét rằng cuộc bút chiến chống giáo hoàng của Luther đã dẫn đến một “phản đề”, cụ thể là người Công Giáo đã phản ứng ngược lại là càng chú trọng hơn đến quyền bính và giáo huấn của các vị Giáo Hoàng, và coi điều này là một dấu chỉ căn tính Công Giáo.

Công đồng Vatican II và các vị Giáo Hoàng gần đây, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã giúp đẩy một môi trường trong đó cuộc đối thoại đại kết có thể tiến hành.

Bên cạnh đó, Đức Hồng Y Kasper, người cũng đã thảo luận về tầm quan trọng của “định hướng ban đầu của Luther về Tin Mừng của ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa và lời mời gọi hoán cải”.

10. Do Thái gỡ bỏ các loại mìn quanh khu vực Chúa Giêsu chịu Phép Rửa

Trong bản tin hôm 18 tháng 5, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết quân Do Thái sẽ gỡ bỏ tất cả các loại mìn chung quanh khu vực Qasr al-Yahud, bao bọc quanh bờ Tây sông Jordan, nơi theo truyền thống Chúa Giêsu đã chịu phép rửa từ tay Thánh Gioan Tiền Hô.

Đây là những loại bom mìn vẫn còn nằm rải rác năm mươi năm sau cuộc chiến Sáu ngày (từ 5 đến 10 tháng 6 năm 1967). Theo báo chí Israel, khu vực có bom mìn bao gồm khoảng 100 ha và không ai được ra vào từ năm 1967. Các dự án rà phá bom mìn sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng Israel với sự hợp tác của công ty Anh Halo Trust, chuyên về việc loại bỏ mìn và vật liệu chưa nổ trong chiến tranh. Việc rà phá bom mìn sẽ được thực hiện vào cuối năm 2016.

Qasr el-Yahud, cách thành phố Jericho một vài cây số, nằm trong số các vùng lãnh thổ của Palestine bị Israel chiếm đóng vào năm 1967, nằm sát ngay trên biên giới với Jordan. Khu vực này bao gồm các nhà thờ và tu viện cổ xưa đến nay được coi là không an toàn vì các loại bom mìn.

Từ năm 2011, Israel đã thực hiện một tuyến đường trực tiếp duy nhất thẳng đến một địa điểm cử hành các nghi lễ Kitô Giáo, trên bờ sông Jordan.

Cho đến nay, những người hành hương muốn vào khu vực này phải chịu sự giám sát chặt chẽ của quân đội Israel.

11. Hội Đồng Giám Mục Chile kêu gọi đối thoại quốc gia

Khẩn cầu Chúa Thánh Thần như là “nguồn lực chuyển hóa bản thân và xã hội”, ủy ban thường trực của Hội Đồng Giám Mục Chile đã ra một tuyên bố kêu gọi đối thoại chân thành để giúp vượt qua những xung đột mà quốc gia này đang phải đối mặt.

Các giám mục đã bày tỏ những quan ngại sâu xa trước thảm họa sinh thái ở vùng Los Lagos; các cuộc tấn công đốt phá bởi một số thành viên của người Mapuche bản địa; sự gia tăng tập trung quyền bính của chính phủ, trào lưu “judicialization” – nghĩa là pháp chế hóa, tức là não trạng của xã hội lệ thuộc mù quáng vào các phán quyết của tòa án ngay cả trong những vấn đề thuộc đạo đức và luân lý; và nhu cầu đối thoại giữa các thế hệ già trẻ.

Chile hay còn gọi là Chí Lợi có 18 triệu dân trong đó 74% Công Giáo.

12. Hội Đồng Giám Mục Peru thành lập ủy ban chống lại nạn buôn người

Một ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Peru đã được thành lập để thực hiện một dự án chống lại nạn buôn người ở quốc gia Nam Mỹ này.

Trọng tâm của đề án này là Jaén, một thành phố nằm ở biên giới tây bắc của Peru với Ecuador, nơi các linh mục, tu sĩ, và giáo lý viên sẽ được đào tạo về giáo huấn xã hội của Giáo Hội liên quan đến tệ nạn buôn người. Chủ đề của khóa đào tạo này là: quyền con người và hiện trạng di cư, giáo huấn xã hội của Giáo Hội về di dân, và thực tế buôn người tại Peru.

Đây là khởi đầu của công việc mục vụ liên tục và phối hợp thường xuyên với các tổ chức chính phủ và xã hội dân sự trong khu vực, để bảo vệ người di cư và gia đình của họ.

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban do Quốc hội thành lập để theo dõi vấn đề này, gọi là “Kế hoạch quốc gia hành động chống lại nạn buôn người ở Peru 2011-2016”, Peru được coi là nơi xuất phát và quá cảnh của bọn buôn người quốc tế. Từ năm 2004 đến năm 2011, cảnh sát quốc gia báo cáo tìm được 974 nạn nhân (92% phụ nữ và 8% nam giới), trong khu vực rừng Amazon. 58% trong số những nạn nhân là trẻ vị thành niên.

13. Đức Thánh Cha chia buồn với tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi về vụ tai nạn máy bay

Các lực lượng vũ trang Ai Cập đã thông báo tìm thấy những mảnh vụn của chiếc bay của hãng hàng không Egyptair đã biến mất vào rạng sáng ngày thứ Năm 19 tháng 5. Theo Chuẩn Tướng Mohamed Samir, phát ngôn viên của quân đội Ai Cập: “Sáng thứ Sáu 20 tháng 5, các Không quân và Hải quân Ai Cập đã tìm thấy những mảnh vụn chiếc máy bay hành khách trong khu vực phía bắc của thành phố Alexandria, cách bờ biển 295 km”. Những thi hài trôi nổi trên biển, hai ghế ngồi và hành lý đã được tìm thấy trong vùng biển nơi cuộc tìm kiếm vẫn đang được tiếp tục.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha gởi điện chia buồn với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi.

66 người đã bị thiệt mạng trong chuyến bay MS804 từ Paris đi Cairo, trong đó có 10 nhân viên phi hành đoàn, và 66 hành khách gồm 30 người Ai Cập, 15 người Pháp, 2 người Iraq. Anh, Canada, Bỉ, Kuwait, Saudi Arabia, Algeria, Sudan, Chad và Bồ Đào Nha mỗi nước có một người trên chuyến bay.

Chiếc máy bay xấu số đã cất cánh từ phi trường Charles De Gaulle lúc 11:09 tối thứ Tư 18 tháng 5. Lúc 1:24 sáng phi công liên lạc với đài không lưu Athens khi vào không phận Hy Lạp. Lúc 1:48 sáng đài không lưu Athens vẫn còn liên lạc được với chiếc máy bay.

Lúc 2:27 sáng đài không lưu Athens liên lạc với chiếc máy bay nhưng không thấy trả lời.

Lúc 2:29:40 sáng mất hoàn toàn mọi tín hiệu với chiếc máy bay.

Lúc 2:45 sáng chiếc máy bay được ghi nhận là mất tích và công cuộc tìm kiếm bắt đầu.

14. Đức Thánh Cha tiếp các cầu thủ túc cầu

Lúc 12 giờ trưa ngày 20 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Liên minh Quốc Gia các nhà chuyên nghiệp túc cầu Seria A và các cầu thủ của 2 câu lạc bộ Juventus và Milan, nhân dịp 2 câu lạc bộ này sẽ tranh cúp vô địch “Coppa Italia” vào chiều mai tại sân vận động Stadio Olympico ở Roma.

Ngoài các vị lãnh đạo, các cầu thủ, các kỹ thuật viên, và các người đồng hành của 2 đội bóng, còn có các đại diên của Liên minh Quốc gia Seria, trong đó có chủ tịch Maurizio Beretta.

Trong bài diễn văn phát biểu trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha ca ngợi sự chuyên nghiệp và vẻ đẹp của túc cầu mà các câu lạc bộ Italia đang tạo nên và kêu gọi các cầu thủ, là những người được nhiều người hâm mộ, đặc biệt là các bạn trẻ, “hành động trong cách thế để từ anh em luôn có thể xuất phát các phẩm chất nhân bản của các vận động viên, dấn thân làm chứng cho những giá trị đích thực của thể thao”.

Đức Thánh Cha cũng đề cao sự liên kết giữa thành công và các nhân đức, Ngài nói: “Sự thành công của một đội bóng là kết quả của nhiều nhân đức: sự hòa đồng, trung thành, khả năng của tình bạn và đối thoại, sự tương trợ; các giá trị thiêng liêng mà trở thành các giá trị thể thao. Khi thực hành các phẩm tính luân lý này, các anh em có thể làm nổi bật hơn mục đích thật sự của thể thao, thỉnh thoảng được ghi dấu bởi cả những hiện tượng tiêu cực”

Ngài cũng nhắc các cầu thủ: “trước khi là một cầu thủ, anh em là một con người với những giới hạn và thế mạnh, nhưng trên tất cả với một lương tâm đúng đắn mà tôi hy vọng luôn được chiếu sáng từ mối liên hệ với Thiên Chúa. Do đó, giữa các anh em, đừng bao giờ giảm đi tình bạn, sự tôn trọng lẫn nhau, sự hiểu biết và cả sự tha thứ. Hãy hành động trong cách thế mà (bản tính) con người luôn luôn hòa hợp với một vận động viên.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Anh em là những nhà vô địch thể thao, nhưng trên hết là vô địch trong cuộc sống”. Ngài khích lệ các cầu thủ: “Hãy luôn nâng cao những gì thực sự tốt đẹp, thông qua một nhân chứng mạnh mẽ của những giá trị đặc trưng cho thể thao đích thực. Đừng ngại làm cho thế giới của những người ngưỡng mộ anh em biết được những nguyên tắc luân lý và tôn giáo mà anh em ao ước chúng soi sáng cuộc sống của anh em”.

Cuối cùng Đức Thánh Cha cám ơn cuộc viếng thăm của phái đoàn và cầu chúc họ những điều tốt đẹp. Ngài cũng xin họ cầu nguyện cho ngài và ngài cũng cầu xin phúc lành của Thiên Chúa cho họ và gia đình.

Juventus và Milan là 2 trong số những câu lạc bộ túc cầu đứng đầu của Italia đang chơi ở giải Seria – giải đấu hàng đầu của Italia. Juventus là đội đã đoạt cúp vô địch Seria mùa giải năm 2015-2016, và đây là lần thứ 5 liên tiếp họ đoạt cúp vô địch. Chiều mai 2 đội Juventus và Milan sẽ tranh cúp Italia, giải đấu Juventus đang đứng đầu với 10 lần vô địch.

15. Nhà thờ mới dâng kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở cửa Thánh ở nhà thờ Đức Maria, ngôi sao hướng dẫn việc tái truyền giảng Tin Mừng và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Đức Thánh Cha đã cử Đức Hồng Y Zenon Grocholewski làm đặc sứ của ngài đến thánh hiến ngôi thánh đường mới ở Toruń, Ba lan ngày hôm qua, 18/5, sinh nhật thứ 96 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Nhà thờ Đức Maria, ngôi sao hướng dẫn việc tái truyền giảng Tin Mừng và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II này được khởi công từ năm 2012; 3 năm sau, ngày 5/9/2015, một viên gạch được lấy từ đền thờ Thánh Phê rô, được đặt dưới nền của thánh đường. Nhà thờ được xây để bày tỏ lòng kính nhớ và biết ơn triều đại Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Trong thánh điện có bản sao của nhà nguyện của giáo hoàng ở Vatican. Bức họa Đức Mẹ Częstochowa mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến cầu nguyện trong nhiều năm được đặt trong nhà nguyện này. Bên dưới nhà thờ là nhà nguyện Tưởng niệm, dâng kính các vị tử đạo. Tên của những người Ba lan bị giết vì đã giúp người Do thái trong thế chiến thứ 2 với các thánh tích của các ngài có thể thất trên tường của nhà nguyện. Ở trung tâm của nhà nguyện là tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Trong thư gửi cho Đức Hồng Y Zenon Grocholewski, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Tôi cám ơn Hội dòng Chúa Cứu Thế về những nỗ lực của họ, và cám ơn lòng quảng đại của dân ba lan ở trong nước cũng như hải ngoại về những đóng góp để hoàn thành việc xây dựng”.

Tùy viên Văn hóa của tòa Đại sứ Israel ở Ba lan, Anna Ben Ezra, bày tỏ lòng biết ơn về việc xây dựng bên tròng nhà thờ mới này nhà nguyện tưởng niệm các người Ba lan bị giết vì giúp đỡ người Do thái bị nguy hiểm trong thế chiến thứ 2. Anna Ben Ezra bày tỏ lòng biết ơn về sự phục vụ và dấn thân của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho việc cải thiện mối tương quan của Công Giáo và Do thái.

Trong một lá thư, Đức Tổng Giám mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba lan, viết: “Sự thánh hiến của thánh đường Đức Đức Maria, ngôi sao hướng dẫn việc tái truyền giảng Tin Mừng trong dịp Ba lan kỷ niệm 1050 năm lãnh nhận phép Rửa tội và ngày Quốc tế giới trẻ Cracovia 2016 thật là ý nghĩa.

16. Đức Hồng Y John Onaiyekan bày tỏ vui mừng vì 2 trong 219 thiếu nữ bị khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt cóc đã được giải thoát

“Câu hỏi chúng ta phải tự hỏi mình là: các thiếu nữ này đã bị bắt cóc hai năm trước đây, tại sao mãi đến nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy họ?” Đức Hồng Y John Onaiyekan, Tổng Giám Mục Abuja, đã nói như trên với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm thứ Sáu 20 tháng 5.

Đây là phản ứng đầu tiên của ngài trước tin quân đội vừa giải thoát được cho 2 trong số 219 cô gái bị quân khủng bố Hồi giáo Boko Haram bắt cóc vào đêm 14 tháng Tư năm 2014 tại trường học của họ ở Chibok, miền bắc Nigeria.

Đức Hồng Y nói thêm:

“Chúng ta biết rằng hàng trăm phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc bởi Boko Haram đã được giải thoát trong những tháng gần đây nhờ vào các hoạt động của quân đội. Nhưng trường hợp các cô gái ở Chibok rất đặc biệt, do sự vận động của các phương tiện truyền thông quốc tế về tình cảnh bi đát họ, do đó có vẻ như Boko Haram giấu họ cẩn thận hơn so với những người bị bắt cóc khác. Vì vậy, nếu chúng ta bắt đầu tìm ra các cô gái đó, thì tôi nghĩ đây là một dấu chỉ cho thấy cuối cùng tổ chức Boko Haram đang sụp đổ”

Đức Hồng Y cho biết ngài “quan ngại sâu xa cho sức khỏe của các cô gái nghèo, những người đã phải chịu đựng bạo lực thê thảm vì các tổ chức khủng bố Hồi Giáo nói chung và bọn Boko Haram luôn khen thưởng cho các chiến binh của chúng cả tiền bạc lẫn những phụ nữ mà chúng bắt được”.

Mặc dù các lực lượng quân sự cam kết săn lùng và tận diệt Boko Haram, tình hình an ninh chung ở Nigeria vẫn là một mối quan tâm. Ngay cả Đức Hồng Y Onaiyekan gần đây đã bị phục kích. Báo chí cho rằng những người chăn gia súc Fulani đã phục kích và bắn vào xe ngài. Tuy nhiên, Đức Hồng Y phát biểu thận trọng rằng: “Tôi không thể nói chắc chắn có phải những kẻ đã bắn vào xe của tôi là những người chăn gia súc Fulani hay không. Nhưng đó chắc chắn là một trận phục kích trên đường đi mà đáng tiếc là những chuyện như thế diễn ra rất nhiều tại Nigeria. Sự cường bạo của người chăn gia súc Fulani là một vấn đề cần được giải quyết bằng cách tìm kiếm một sự cân bằng lợi ích của tất cả mọi người.”

Đức Hồng Y kết luận:

“Tình hình mất an ninh chung mà cả nước đang sống là điều đáng lo ngại”
 
Kỹ thuật truyền hình: Install các chương trình Adobe
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:27 25/05/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Trong video này chúng ta sẽ nói về các chương trình Adobe dùng để edit các videos.

1. Yêu cầu về hardware

Trước hết, chúng ta hãy nói về những yêu cầu tối thiểu về hardware: Các chương trình dùng để edit videos là một trong các chương trình người ta gọi là “resource demanding”, nghĩa là chúng đòi hỏi rất nhiều tài nguyên trên máy tính. Hơn thế nữa, mục tiêu chúng ta nhắm tới không chỉ là đưa các videos của chúng ta lên Youtube hay Vimeo, nhưng còn là lên các đài TV nữa. Vì thế, chúng ta phải render videos ở độ phân giải, tức là resolution rất cao.

Chính vì thế, bạn nên có tối thiểu 16GB Ram, CPU phải tối thiểu 3GHz, Video card NVIDIA GTX 750 trở lên.

Không nên install các chương trình video editing trên những máy yếu quá, không những cuối cùng bạn chẳng edit được video nào mà còn khiến cho computer trở thành tê liệt vì nhiều phần trong các chương trình editing có thể lặng lẽ khởi động trong background khi Windows được khởi động.

Video card đóng một vai trò quan trọng. Một video dài 30’ có thể phải render mất 4h nếu máy có video card GT750, nhưng chỉ mất 1h trên GTX750.

Bây giờ có máy rồi thì chúng ta nói qua chuyện cài đặt software.

2. QuickTime

Trước hết, bạn phải cài đặt QuickTime.

Tại sao phải cài đặt QuickTime. Thưa là như thế này.

Bạn hãy thử làm một thí nghiệm như sau:

Bạn đánh máy một văn bản trong Micrsoft Word.

Sau đó, bạn lưu nó dưới dạng. docx là cái format mới nhất của Microsoft Word.

Cũng cái văn bản đó bạn lưu nó dưới dạng. doc là cái format trước đây của Microsoft Word.

So sánh hai cái file đó, bạn sẽ thấy kích thước của chúng rất khác biệt mặc dù cũng chỉ có ngần ấy chữ thôi.

Cũng thế, các giải thuật để lưu trữ và mở trở lại, nói có tính chất kỹ thuật hơn là mã hóa – encode – và giải mã – decode những tín hiệu âm thanh và hình ảnh luôn được cải tiến. Hệ quả là bây giờ chúng ta có rất nhiều cách thức để mã hóa và giải mã. Mỗi cách như thế gọi là một codec. Có rất nhiều loại codecs khác nhau tùy theo giải thuật, tuỳ theo tín hiệu âm thanh và hình ảnh, và tùy theo quality và dạng thức digital mà ta muốn lưu trữ.

Công việc editing không liên quan trực tiếp đến QuickTime, nhưng ta luôn phải install QuickTime vì chương trình này, được quảng cáo là có khả năng play back tất cả mọi loại audios và videos, nó sẽ cài luôn cho ta hàng loạt các codecs.

3. Install Adobe

Sau khi install QuickTime, chúng ta sẽ phải install một bộ gồm bốn chương trình của Adobe. Bốn chương trình của Adobe có liên quan trực tiếp đến video editing là Adobe Premiere, Adobe Media Encoder, Adobe Audition và Adobe Photoshop.

Tiến trình install Adobe như sau:

3.1 Bạn phải có một account với Adobe, có thể làm account mới tại đây https://accounts.adobe.com/

3.2 Sau đó, bạn vào trang này download software xuống tất cả 4 cái nhu liệu nói trên:

http://prodesigntools.com/adobe-cc-2015-direct-download-links.html

3.3 Sau khi download xong, bạn install dưới hình thức Trial – xài thử. Điều hết sức quan trọng là sau khi cài đặt xong, bạn phải khởi động các chương trình này ít nhất là một lần vì trong lần chạy đầu tiên, các chương trình này sẽ hoàn thành những việc cài đặt còn sót lại.

3.4 Kế đó, bạn vào trang này download những updates xuống http://prodesigntools.com/adobe-cc-2015-updates-links-windows.html (khi có nhiều update versions, bạn chỉ chọn những updates mới nhất là được, chúng bao gồm cả những updates trước đó rồi). Sau khi install những updates này, việc cài đặt được kể là hoàn tất.