Ngày 30-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vẽ khói
Lm Vũđình Tường
06:12 30/05/2014
Có thời người ta dùng máy bay dùng khói vẽ trên nền trời xanh quảng cáo cho món hàng mới sản xuất. Bởi vẻ bằng khói nên chữ cuối cùng vẽ xong thì chữ đầu tiên đã mất dạng vì bị khói bay toả lan. Nét vẽ đầu tiên nhỏ xíu như sợi chỉ rồi lớn dần trước khi toả vào không gian biến mất. Đám trẻ nhỏ chúng tôi đứng, ngửa cổ nhìn trời khi các hàng chữ tan biến lại trở về tiếp tục trò chơi đang chơi dở giang.

Hình ảnh đứng nhìn trời trong xanh là hình ảnh mô tả trong bài đọc hôm nay khi các tông đồ Đức Kitô đứng nhìn trời sau khi chứng kiến Đức Kitô về trời. Bóng Ngài mờ dần, mờ dần và biến mất hút trên nền trời xanh. Dù không nhìn thấy nữa họ vẫn đứng, ngẩng đầu cao, mắt ngó trời. Các tông đồ dù muốn theo Thầy nhưng bất lực, thua, không thể làm được điều đó. Cuộc sống luôn có những điều ngoài khả năng con người. Thí dụ thấy em bé gặp nạn, dù muốn cứu nhưng bất lực trước tai nạn. Lỡ lời trong đám đông khi nhận biết thì quá trễ không cách nào lấy lại được. Chứng kiến người thân qua đời dù biết điều đó đang đến nhưng con người bất lực trước cái chết.

Môn đệ Đức Kitô chứng kiến cảnh Ngài vác thập tự, Ngài sống lại vinh quang và ngày Ngài lên trời. Các ngài là nhân chứng sống động cho các biến cố đó nhưng các ngài không làm gì mãi cho đến khi nhận Chúa Thánh Thần lúc đó các ngài mới bắt đầu rao giảng, làm chứng về những điều mắt thấy, tai nghe. Cuộc sống chứng của các ngài không phải là làm chứng suông mà những lời chứng đó có Thánh Thần Chúa bảo chứng là các ngài nói thật. Đức Kitô về trời Ngài biến đổi xác phàm của Ngài trở thành Thân Xác Nhiệm Mầu. Vì là Thân Xác Nhiệm Mầu nên mắt thường không thể thấy mà cần coi bằng mắt đức tin. Để mắt đức tin nhìn được lại cần Chúa Thánh Thần. Sau khi về trời hình ảnh mà mắt thường có thể nhận biết nơi trần gian là Giáo Hội do chính Đức Kitô thiết lập.

Kinh thánh nhắc đến sự kiện sau khi Đức Kitô về trời các tông đồ còn tiếp tục đứng ngó trời xanh và có thiên thần hiện ra nhắc các ông là Đức Kitô đã về trời. Sự kiện này chứng tỏ là các ông không mơ mộng, nhìn gà hoá vịt mà là sự thực. Điều các ông chứng kiến là sự thật chứ không phải mơ màng. Đức Kitô không còn hiện diện với các ngài qua hình ảnh con người cũ nữa, từ nay sẽ gặp Ngài qua việc bẻ bánh, yêu thương, chia sẻ và cầu nguyện sẽ gặp được Đức Kitô nhiệm mầu.

Đức Kitô sống lại và lên trời để ban sự sống trường sinh cho bất cứ ai tin theo và thực hành giới luật yêu thương. Ngài lên trời trước là để dọn chỗ cho những ai thành tâm tin theo. Tin theo có nghĩa là thực hành đời sống chứng nhân và yêu thương người khác. Tin theo là mời đón đức Kitô vào trong đời mình đề ta sống trong Ngài và Ngài sống trong ta. Mọi cử chỉ, hành động, lời nói, cảm xúc vui buồn, lo lắng cần thể hiện tinh thần người Kitô hữu.
Chúa lên trời biến đổi xác phàm bụi đất thành của thần thiên trên nước Chúa và đó là quê hương thật của Kitô hữu. Cuối cuộc hành trình dương thế là cõi thiên cho những ai thành tâm, tin theo Đức Kitô. Tin theo có nghĩa là sống đời sống chứng nhân. Tin theo có nghĩa là sống trong yêu thương, thực hành ngay tại trần thế cách xử thế nơi thiên quốc qua bác ái, giao hoà, yêu thương, tha thứ. Kitô hữu không đứng nhìn trời vì còn việc phải làm. Là phần tử của Thân Thể Nhiệm Mầu của Đức Kitô, chúng ta la chi thể. Chỉ thể phải vâng phục, nghe và chịu sai bảo của đầu mà không thể tách riêng làm theo í mình.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Hãy chúc tụng vinh quang Thiên Chúa
Lm Jude Siciliano OP
22:33 30/05/2014
Chúa Nhật VII PHỤC SINH A
Cv 1: 12-14; T.vịnh 26; I Phêrô 4: 13-16; Gioan 17: 1-11


HÃY CHÚC TỤNG VINH QUANG Thiên Chúa

Cách đây không lâu, thân phụ một người bạn của tôi qua đời. Ông là người chồng, người cha mẫu mực và là trụ cột vững chắc trong gia đình. Ông lâm trọng bệnh một thời gian và bạn tôi nghĩ bố mình vẫn còn trăn trở, lo lắng về gia đình, đặc biệt là vợ mình hay đau yếu. Liệu rằng bà ấy có được chăm sóc sau khi ông qua đời hay không? Bạn tôi nghĩ bố anh cần sự đồng ý và lời hứa (của người thân) để có thể ra đi. Vì thế, trong một đêm bên cạnh bố, bạn tôi đã nói với ông rằng: “Thưa bố, chúng con hứa sẽ chăm sóc cho mẹ. Giờ đây bố có thể yên tâm ra đi.” Sáng hôm sau, bố anh qua đời.

Đôi khi, những người đang hấp hối cần được đồng ý để họ bình an ra đi. Một số người cố níu kéo cuộc sống do sợ hãi những điều còn ở phía trước. Một số khác, nhìn những người thân yêu đang vây quanh, lại vẫn chưa muốn rời bỏ họ mà đi. Đôi khi, giống như điều bạn tôi nghĩ về thân phụ anh, có những người còn lo lắng cho tình trạng sức khỏe của người thân. Ai sẽ chăm lo cho những người này sau khi tôi qua đời?

Mối dây yêu thương liên kết chúng ta với những người thân một cách bền chặt. Chúng ta tin rằng thời gian đổi thay, nhưng tình yêu thì còn mãi, vượt trên cả sự chết. Chúng ta cầu nguyện cho những người quá cố, và tin tưởng rằng họ cũng cầu nguyện cho chúng ta. Làm sao họ không thể cầu nguyện cho chúng ta bởi vì tình yêu luôn trường tồn và là một nhân đức mạnh mẽ cơ mà? Chúng ta vẫn biết rằng những quan hệ máu mủ không phải lúc nào cũng liên kết chúng ta được. Các sợi dây liên kết như thế cũng có thể xuất hiện giữa bạn bè với nhau, giữa thầy/cô giáo và học sinh, giữa những vị thầy tâm linh và những môn đệ, v.v..

Vào lúc lâm chung, Thánh Đa Minh, Đấng sáng lập Dòng Anh Em Giảng Thuyết, đã khuyên các anh em đang vây quanh ngài đừng đau buồn, vì ngài sắp đi đến một nơi, ở đó ngài có thể làm được nhiều điều hơn cho các anh em trước nhan Chúa. Có cùng một âm hưởng như vậy, Tin Mừng hôm nay nói đến những thời khắc và những lời trăng trối cuối cùng. Đức Giêsu không ra đi trên giường bệnh, nhưng cái chết đối với Người không còn xa nữa. Đức Giêsu không lo cho chính mình, nhưng lo lắng cho những bạn hữu đang đồng bàn với Người. Ngay giờ phút thân mật và trang trọng này, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Chúng ta được diễm phúc lắng nghe những lời của Người.

Người cầu nguyện rằng: “Lạy Cha! Giờ đã đến, xin tôn vinh Con Cha, để Con Cha tôn vinh Cha…” Có gì là vinh quang trong cái chết của ông Giêsu lành thánh này? Có điều gì để vui mừng và hân hoan đây? Có lẽ, bởi trong cái chết của Đức Giêsu, người ta nhận thấy Người đã hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa. Người luôn trung tín dù phải chịu đau khổ và phải chịu chết. Đây chẳng phải là niềm hân hoan sao! Xin tôn vinh Thiên Chúa!

Trong cái chết của Đức Giêsu, người ta hiểu được Thiên Chúa yêu thương Người đến dường nào, hiện diện bên cạnh Người và tăng sức cho Người. Đây chính là một lời hứa cho chúng ta: Thiên Chúa cũng yêu thương và hiện diện bên cạnh chúng ta trong đau khổ và thất vọng. Đây chẳng phải là điều đáng vui mừng hay sao! Xin tôn vinh Thiên Chúa! Sau khi Đức Giêsu chịu chết, Thiên Chúa không bỏ rơi Người nơi huyệt mộ, nhưng đã nâng Người lên một đời sống mới. Đây cũng là một lời hứa cho chúng ta: Thiên Chúa sẽ không rời bỏ chúng ta trong sự chết, nhưng sẽ nâng chúng ta lên một đời sống mới. Đây chẳng phải là điều đáng vui mừng hay sao! Xin tôn vinh Thiên Chúa!

Lời cầu nguyện của Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly đã được hoàn tất. Vinh quang Thiên Chúa chiếu toả nơi Đức Giêsu. Thiên Chúa chứng tỏ sự tin tưởng, thuỷ chung và mạnh mẽ trong đau khổ và cái chết của Đức Giêsu. Ngoài Thiên Chúa ra, ai có thể khuất phục hoàn toàn và đánh bại sự chết? Nếu Thiên Chúa đã chinh phục được sự chết, thì không ai phải sống mà không có niềm hy vọng. Sẽ chẳng còn một hoàn cảnh hay nơi nào vượt khỏi tầm với của Thiên Chúa; chẳng một ai lạc hướng mà Thiên Chúa lại không trao ban sự sống cho họ. Đây chẳng phải là điều đáng vui mừng hay sao! Xin tôn vinh Thiên Chúa!

Các cuộc chiến thắng và những khoảnh khắc vinh quang trong cuộc sống chỉ là nhất thời. Năm trước, đội Red Sox đã thắng giải World Series trên sân Fenway. Những người hâm mộ đội bóng rất phấn kích và ăn mừng chiến thắng trong nhiều ngày. Đây là vinh quang của năm ngoái. Nhưng năm nay, họ thắng 20 trận và để thua 21 trận. Vinh quang thế gian thật chóng qua! Từ nơi Đức Giêsu, chúng ta học biết rằng vinh quang Thiên Chúa biểu lộ chính là việc Người hiện diện bên cạnh chúng ta ngay cả trong thất bại, và hứa ban cho chúng ta sự sống mới. Thiên Chúa có thể giúp chúng ta bắt đầu lại khi mọi sự dường như không thể. Chúng ta có thể sử dụng một từ để miêu tả tất cả điều này, tóm gọn vinh quang Thiên Chúa, đó là “Phục sinh”

Chúng ta tôn vinh sự phục sinh không chỉ trong Lễ Phục Sinh hoặc những tuần sau lễ này, nhưng là mỗi khi chúng ta quy tụ nơi đây để thờ phượng. Chúng ta tôn vinh điều sứ thần Gabriel nói với Đức Maria: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể.”

Đôi lúc, thật khó để giữ lấy niềm hy vọng: dù đã biết lường trước hết mọi cách, nhưng mọi việc vẫn cứ rạn nứt ở những nơi vết thương sắp lành; khi khả năng của lý trí cám dỗ chúng ta hãy từ bỏ và thúc giục chúng ta: “Hãy quên đi”; khi chúng ta dồn hết tâm lực vào một vấn đề khó khăn nào đó, và chúng ta không chắc mình có thể thành công hay không. Chúng ta cần những điều đã mang đến cho Đức Giêsu, đó là sức mạnh, hy vọng và niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Tắt một lời, chúng ta cần Thánh Thần.

Trong bữa Tiệc Ly, Thiên Chúa đã hứa với các tông đồ rằng Người sẽ không để các ông mồ côi, cũng chẳng để chúng ta lẻ loi một mình, nhưng sẽ sai Thần Khí đến với chúng ta. Và Người đã giữ lời hứa.

Tuần sau, chúng ta sẽ mừng kính Thần Khí ngự đến. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống không chỉ là một trong những ngày lễ lớn của Giáo Hội. Đó là lễ chúng ta chúc tụng vinh quang Thiên Chúa: Thiên Chúa chúng ta, Đấng luôn quý trọng chúng ta, Đấng không bỏ rơi chúng ta trong những lúc khó khăn, và khi chúng ta thấy mình như đã chết, thì Đấng ấy lại ban cho chúng ta sự sống mới.

Giờ đây, liệu rằng đội Red Sox sẽ chiến thắng trong mùa giải khác, sẽ giành giải World Series một lần nữa và mang vinh quang về cho Boston hay không? Trừ phi họ cải thiện những cú đánh bóng và ném bóng!

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp


7th SUNDAY OF EASTER (A) -
Acts 1: 12-14; Psalm 27; I Peter 4: 13-16; John 17: 1-11


A friend’s father died recently. He was a very good man, an affectionate husband and father and a hard-working provider for his family. He had been gravely ill for a while and my friend thought he was hanging on because he was worried about his family, especially his frail wife. Would she be cared for after his death? My friend thought his father needed permission and assurance to let go and so, alone with his father one night, he told him, "It’s ok dad, we will take care of mom, you can go home now." The next morning his father died.

Sometimes dying people need permission and encouragement to let go. Some cling to life out of fear of what lies ahead. Others, looking at loved ones gathered around them, are reluctant to leave those they love. Sometimes, as my friend thought about his dad, they have concern for the well-being of a loved one. Who will take care of them after the death of the caretaker or spouse?

The bonds of love we have join us with unbreakable ties to those we love. We believe that while changed, that love lasts beyond the grave. We pray for our deceased and trust they do the same for us. How could they not, since love lasts and it such a powerful virtue? We know too that blood ties are not all that unite us. Such ties also exist between friends; teachers and students; religious guides and disciples, etc.

The founder of our Order, St. Dominic, told those gathered around his bedside as he lay dying, not to grieve, he was going to a place where he could do even more for them in God’s presence. Today’s gospel has that kind of sound to it; of last moments and last words. Jesus is not on his death bed, but death is not very far away. His concern is not for himself, but for those seated around the table with him. It is an intimate and solemn moment as he prays to God and we are privileged to listen in.

He prays, "Father, the hour has come. Give glory to your son, so that your son may glorify you...." What can be so "glorious" about the death of this good man Jesus? What is there to stand up and cheer about? Maybe, because in his death, people will see how much he trusted God. He remained faithful, even through his pain and death. That’s something to cheer about. Glory to God!

In his death people will also see how much God loved him, stood by him and strengthened him. It’s a promise to us: God loves us too and is with us in pain and disappointment. That’s something to cheer about! Glory to God! After his death, God didn’t abandon Jesus in his grave, but raised him to new life. A promise to us too: God does not desert us in our death, but raises us to new life. That’s something to cheer about! Glory to God!

Jesus’ prayer at the Last Supper was fulfilled. God’s glory shone through Jesus. God proved faithful, constant and strong in Jesus’ suffering and dying. Who else but God could bring such victory out of complete defeat and death? If God could conquer death then there is no one who need be without hope. There is no situation or place out of God’s reach; no person who is so lost that God can’t bring life to them. That’s something to cheer about! Glory to God!

Most victories and moments of glory in life are temporary. The Red Sox won the World Series last year at Fenway Park. Their fans cheered and the celebration went on for days. That was last year’s glory. This year they have won 20 games and lost 21. Thus passes the glory of the world! What’s "glorious" about God, we learn through Jesus, is that God stands with us even in defeat and promises us new life. God can help us begin again when all seems impossible. There’s a word to describe it all, that sums up God’s glory, it’s "Resurrection."

We celebrate resurrection, not only on Easter, or these weeks right after the feast, but each time we come together here for worship. We celebrate what the angel Gabriel said to Mary, "Nothing is impossible for God."

It’s hard to cling to hope sometimes: when, by all measurable means, things are cracking at the seams; when human logic tempts us to give up and urges us, "Forget about it"; when we have to stick with a difficult task and we are not sure we can. We need what gave Jesus strength, hope and confidence in God. In a word... we need the Holy Spirit.

Jesus made a promise to his disciples at the Last Supper that he would not leave us orphans, struggling on our own, but that he would send us the Spirit. It is a promise he kept.

Next week we will celebrate the coming of that Spirit. Pentecost isn’t just one among many church feasts. It is the feast when we celebrate the glory of God: our God, who doesn’t let us down; who doesn’t abandon us inrough times and who, when we feel dead, gives us new life.

Now, will the Red Sox pull off another winning season, win the World Series again and bring glory again to Boston? Not unless their relief pitching and batting improves!







 
Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:40 30/05/2014
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Cv 2, 1-11; 1 Co,3b-7.12-13; Ga 20, 19-23

CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm vui cho nhân loại, đặc biệt cho các môn đệ, và cho mỗi người chúng ta. Chúa sống lại trước khi về trời đã nói với các môn đệ nhiều lần, Ngài ra đi nhưng không để các môn đệ mồ côi, nhưng sẽ xin Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần xuống.Lời hứa của Chúa Phục Sinh đã được thực hiện. Vào ngày lễ Ngũ Tuần nghĩa là lễ Năm Mươi, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa và biến đổi các Ngài thành những con người mới. Chính vì thế, Chúa Giêsu chịu chết trên Thập giá là điều kiện để Ngài ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội, cho nhân loại.

Chúa sống lại khi được vinh quang ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Ngài đã sai Chúa Thánh Thần xuống và trao ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội. Chúa Thánh Thần quả thực là linh hồn của Giáo Hội.

Chúa Thánh Thần hiện xuống là một biến cố quan trọng, là kỷ nguyên mới, thời kỳ mới của Giáo Hội. Bởi vì, đây là thời kỳ của Chúa Thánh Thần trước khi Chúa lại đến trong ngày cánh chung, ngày sau hết để phán xét nhân loại. Chúa Thánh Thần đến :”...Ngài sẽ dẫn anh em tới sự thật trọn vẹn “ ( Ga,16, 13 ). Trong ngày Lễ Ngũ Tuần,Chúa Thánh Thần đã biến đổi lòng trí các tông đồ...Từ những con người nhát đảm, ham sống, sợ chết, các Ngài đã trở nên những chứng nhân can trường, mạnh dạn cho Chúa Phục Sinh. Các Ngài đã làm cho nhiều người ở nhiều miền, nhiều nước, nhiều quê hương, nhiều ngôn ngữ hiểu được lời của các Ngài rao giảng. Điều này cho chúng ta hiểu rõ vai trò của Chúa Thánh Thần. Nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta hiểu được con người trọn vẹn của Đức Kitô, hiểu được phép lạ, các việc làm và lời nói của Ngài. Nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn luôn mới mẻ, chúng ta luôn nhận ra lời Chúa thật mới mẻ. Chúa Thánh Thần sẽ cho biết lời Chúa luôn sống động, là lưỡi gươm sắc bén, là ánh sáng soi đường cho nhân loại, cho con người, cho mỗi người. Chúa Thánh Thần luôn thổi vào Giáo Hội luồng gió mới, biến đổi và làm cho Giáo Hội luôn được đổi mới. Mỗi lúc gặp khó khăn, mỗi lúc gặp gian nan nguy khốn, Chúa Thánh Thần luôn soi sáng, biến đổi làm cho Giáo Hội tỉnh thức. Công Đồng Vaticanô II là một cuộc Hiện Xuống mới, làm cho Giáo Hội được đổi mới, được thay đổi. Bởi vì, Chúa Thánh Thần luôn sống cho Đấng đã sai mình là Đức Giêsu Kitô. Chúa Thánh Thần là sứ giả chính thức của Đức Kitô. Ngài chỉ nói những gì Đức Kitô đã nói, Ngài không nói những gì mới lạ, Ngài luôn luôn làm mới, làm sống động lời của Đức Kitô.Chúng ta nhớ lại lời của thánh Phaolô nói với Timôthê :” Hãy bảo toàn kho tàng đức tin nhờ Thánh Thần ở trong chúng ta “ ( 2 Tm 1, 14 ). Giáo Hội luôn kiên vững,hiệp nhất nhờ Chúa Thánh Thần bảo vệ, gìn giữ vv...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống như một bảo chứng sống động cho sự vươn lên của Giáo Hội. Chính Chúa Thánh Thần là hơi thở, là sinh khí sống động của Giáo Hội.Hình lưỡi lửa ngày lễ Ngũ Tuần tượng cho lửa của Chúa Thánh Thần đốt lên để sưởi ấm trần gian lạnh giá. Không có Chúa Thánh Thần, Giáo Hội của Chúa sẽ giống như những tổ chức trần gian mà thôi.Tuy nhiên, đã hơn 2.000 năm qua, Chúa Thánh Thần vẫn luôn có mặt trong Giáo Hội để bảo vệ, soi sáng, hướng dẫn Giáo Hội, nhờ thế Giáo Hội luôn đứng vững, và vươn cao tươi tốt. Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hoạt động trong Giáo Hội cho đến ngày tận thế.

Chúa Thánh Thần cũng được Chúa trao ban cho mỗi người chúng ta khi chúng ta chịu phép rửa tội, đặc biệt khi chúng ta chịu phép thêm sức. Chúng ta phải tôn kính, yêu mến Chúa Thánh Thần.Đừng bao giờ dập tắt Chúa Thánh Thần.Chúa Thánh Thần là Đấng phù trợ chúng ta. Ngài hết sức phù trợ chúng ta, hướng dẫn, soi sáng để chúng ta luôn được đổi mới.Ngài không làm thay chúng ta, nhưng giúp chúng chúng ta làm tốt công việc của mình.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, canh tân đổi mới đời sống chúng con...( Lời Lm Thành Tâm ).

Lạy Chúa Thánh Thần, xin khơi dậy nơi chúng con những sinh lực mới để chúng con quyết tâm biến đổi.Xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng con cái nhìn mới, sự suy nghĩ mới, một con tim mới để chúng con biết sống hiệp nhất, yêu thương nhau và nâng đỡ nhau vì chính Chúa Thánh Thần là Đấng tác tạo, đổi mới và hiệp nhất. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Trước khi về Trời, Chúa Phục Sinh đã nhiều lần hứa với các tông đồ điều gì ?
2.Đấng phù trợ là ai ?
3.Chúa Thánh Thần là Đấng nào ?
4.Đấng phù trợ có làm thay chúng ta không ?
5.Giáo Hội sống nhờ ai ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hiệp Hội Các Bề Trên Những Dòng Tu tại Canada đánh dấu 60 năm thành lập
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
00:20 30/05/2014
Hiệp Hội Các Bề Trên Những Dòng Tu tại Canada (CRC), bao gồm các bề trên các dòng tu trên toàn lãnh thổ Canada sẽ tổ chức mừng 60 năm thành lập vào năm nay. Ngày kỷ niệm được đánh dấu vào dịp hội nghị chung lần thứ 30, bắt đầu từ hôm 29/05 tại Montreal.

Một album kỷ niệm mang tên Hôm qua, hôm nay và mãi mãi đã được chuẩn bị để lưu niệm ngày kỷ niệm này. Quyển Albulm này kể về lịch sử của Hiệp Hội, những nét đại cương trong cuộc hành trình từ khi được thành lập cho đến hôm nay.

Hôm qua, hôm nay và mãi mãi còn bao gồm những phần trích đoạn từ kho tàng những tài liệu rải rác với những chứng từ của những tu sĩ nam nữ, là những người sẵn lòng viết ra viễn tượng tương lai của họ về đời sống dâng hiến.

Đối thoại là bí quyết mà cha Yvon Pomerleau, dòng Đaminh, giám đốc điều hành Hiệp Hội Các Bề Trên Những Dòng Tu tại Canada dùng để tóm tắt 60 năm lịch sử. Ngài viết,” Hiệp Hội Các Bề Trên Những Dòng Tu tại Canada là một nơi học tập và phát triển của đối thoại ở nhiều cấp độ. Đối thoại giữa những dòng tu, đối thoại về đời sống thánh hiến, đối thoại về Giáo Hội và đối thoại với thế giới.”

Những trích đoạn từ những chứng từ sẽ được đăng trên website của Hiệp Hội tại điạ chỉ www.crc-canada.org.
 
Tỷ lệ người Công Giáo tăng nhanh hơn tỷ lệ dân số trên toàn cầu
Đặng Tự Do
13:17 30/05/2014
Theo thống kê mới nhất từ Vatican, hiện nay có 1.229 tỷ người Công Giáo trên thế giới, tức là gia tăng 10% theo thống kê năm 2005. Giáo Hội đã phát triển nhanh nhất ở châu Phi, nơi số người Công Giáo đã tăng 29% Trong khi đó, châu Âu là khu vực duy nhất số người Công Giáo sụt giảm.

Các con số thống kê này dựa vào số liệu Tòa Thánh có được từ các Hội Đồng Giám Mục các nước vào tháng Mười Hai năm 2012.

Thống kê mới cho thấy số lượng các linh mục đã tăng từ 406,000 vào năm 2005, lên 414,000 ngàn vào cuối năm 2012. Con số các vị Giám Mục cũng tăng với một tốc độ tương tự và đã lên đến 5,000 Giám Mục, trong khi đó số các chủng sinh lên đến 120,000.

Trong giai đoạn 7 năm từ 2005 đến 2012, số lượng những vị sống đời thánh hiến giảm 7% và chỉ còn 703,000 nữ tu và nam tu.

Sự thay đổi lớn nhất là con số các phó tế vĩnh viễn. Năm 2005, Giáo Hội có khoảng 33,000 phó tế vĩnh viễn. Bảy năm, con số đã tăng lên đến 42,000. Hoa Kỳ là nước có nhiều phó tế vĩnh viễn nhất. Gần đây, cũng bắt đầu có sự tăng trưởng đáng kể con số các phó tế vĩnh viễn ở châu Âu.
 
Đức Thánh Cha đau buồn vì sự dửng dưng đối với thảm trạng Siria
LM. Trần Đức Anh OP
11:01 30/05/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô bày tỏ đau buồn vì sự dửng dưng của thế giới đối với thảm trạng tại Siria và kêu gọi các tổ chức từ thiện Công Giáo tiếp tục các hoạt động cứu trợ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các đại diện của 25 tổ chức từ thiện Công Giáo nhóm họp hôm 30-5-2014, tại Vatican, với Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, để phối hợp các hoạt động cứu trợ các nạn nhân chiến tranh Siria. ĐTC đích thân đến chào thăm và khích lệ các tham dự viên.

Trong sứ điệp ĐTC khẳng định rằng: ”Chúng ta phải đau lòng nhận thấy cuộc khủng hoảng Siria vẫn chưa được giải quyết, trái lại cứ tiếp tục và có nguy cơ người ta quen tới thảm trạng này: quên các nạn nhân hằng ngày, những đau khổ khôn tả, hàng ngàn người tị nạn, trong đó có người già và trẻ em, đang chịu đau khổ và nhiều khi đang chết vì đói và bệnh tật do chiến tranh gây ra. Sự dửng dưng này làm đau lòng! Một lần nữa chúng ta phải lập lại cái tên của căn bệnh làm cho chúng ta rất đau buồn trên thế giới ngày nay, đó là hoàn cầu hóa sự dửng dưng”.
ĐTC đề cao hoạt động kiến tạo hòa bình và cứu trợ nhân đạo mà các cơ quan bác ái Công Giáo đang thi hành trong bối cảnh này chính là một sự biểu lộ trung thực tình thương của Thiên Chúa các con cái Người đang bị áp bức và lo âu.

ĐTC tái kêu gọi lương tâm của những nhân vật chủ chốt trong cuộc xung đột tại Siria, các tổ chức thế giới và công luận. Ngài viết: ”Tất cả chúng ta đều ý thức rằng tương lai nhân loại được xây dựng với hòa bình chứ không phải bằng chiến tranh: chiến tranh tàn phá, giết hại, làm cho dân chúng và các nước nghèo nàn. Tôi xin tất cả các phe hãy nhìn đến công ích, cho thực hiện cấp thời những hoạt động cứu trợ nhân đạo và làm cho võ khí sớm im tiếng, đồng thời dấn thân thương thuyết, đặt lên hàng đầu thiện ích của Siria và toàn dân nước này, và cả những người đang phải tị nạn ở nơi khác, và họ có quyền được sớm trở về quê hương”.

ĐTC đặc biệt nghĩ đến các cộng đoàn Kitô, là khuôn mặt của một Giáo Hội đang chịu đau khổ và hy vọng. Ngài viết: ”Sự sống còn của họ trên toàn vùng Trung Đông là mối lo lắng sâu đậm của Giáo Hội hoàn vũ: Kitô giáo phải được tiếp tục sống tại nơi nguyên gốc của mình”.

Sau cùng ĐTC bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức từ thiện Công Giáo và nói rằng ”Hoạt động bác ái và cứu trợ cảu anh chị em là một dấu hiệu quan trọng nói lên sự gần gũi của toàn thể Giáo Hội, đặc biệt của Tòa Thánh đối với nhân dân Siria và các dân tộc khác ở Trung Đông”.

Khóa họp hôm 30-5-2014 có mục đích tiếp tục hành trình từ hai năm nay của Tòa Thánh và nối tiếp cuộc gặp gỡ trong hai ngày mùng 4 và 5-6 năm ngoái để trợ giúp Siria, cũng như kiểm điểm hoạt động cho đến nay của các cơ quan từ thiện Công Giáo trong việc trợ giúp Siria.

Ban sáng, sau lời dẫn nhập của ĐHY Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Cor Unum, điều hợp viên của khóa họp, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã tường trình vấn đề, rồi đến các bài tham luận của
Đức TGM Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh tại Siria, và Đức Cha Antoine Audo, chủ tịch tổ chức Caritas tại nước này.
Sau cùng có bản tường trình về hoạt động của Văn phòng thông tin ở Beirut, thủ đô Liban, được thiết lập hồi năm ngoái để thu thập và phổ biến các dữ kiện về hoạt động của các tổ chức bác ái Công Giáo.

Ban chiều, các tham dự viên thảo luận về những khía cạnh cụ thể trong việc cộng tác giữa các cơ quan từ thiện khác nhau ở Siria và các nước láng giềng.

Theo thống kê mới mất, 3 năm chiến tranh đã làm cho 160 ngàn người chết tại Siria và hơn 2 triệu người nước này tị nạn sang các nước láng giềng, không kể 6 triệu người phải di tản trong nội địa. (SD 30-5-2014)
 
Seleka được sự tăng viện của Hồi Giáo quốc tế đang trở lại Cộng Hoà Trung Phi
Đặng Tự Do
15:38 30/05/2014
Hôm thứ Tư 28 tháng 5, quân Hồi Giáo Seleka đã bất ngờ tấn công vào một nhà thờ Công Giáo tại thủ đô Bangui giết chết ít nhất là 60 người.

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc trong bản tin đánh đi hôm thứ Sáu 30 tháng 5 cho biết phiến quân Hồi giáo Seleka đã tấn công vào nhà thờ Công Giáo Fatima ngay tại thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi hai ngày trước đó, tức là hôm thứ Tư 28 tháng 5. Chúng quăng lựu đạn vào nhà thờ và xả súng vào thường dân.

Dân chúng đã tháo chạy vào nhà thờ sau khi nghe nhiều tiếng súng nổ ngoài đường. Cơ quan thông tấn của Bộ Truyền Giáo cho biết tổng giáo phận Bangui đã xác nhận rằng cha Paul-Emile Nzale, 76 tuổi đã bị giết cùng 17 người khác ngay bên trong nhà thờ.

Quân khủng bố Hồi Giáo đã bắt 42 người khác làm con tin. Sau đó, xác của những người này đã được tìm thấy trong khu vực lân cận.

Đức Tổng Giám Mục Dieudonné Nzapalainga, tổng giám mục Bangui, nói với thông tấn xã Fides rằng những người sống sót báo cáo với cảnh sát là bọn khủng bố đã xô cửa nhà thờ và hét lên “Mở cửa ra” không phải bằng tiếng Pháp, cũng chẳng phải là tiếng địa phương Sango. Ngài nói: "Những kẻ tấn công hét lên bằng tiếng Anh: Open the door ".

Chi tiết này cho thấy quân Hồi Giáo Seleka đã được tăng viện bởi các nhóm khủng bố quốc tế bởi vì Cộng Hòa Chad, nơi dung thân của quân Seleka là một nước nói tiếng Pháp như Cộng Hòa Trung Phi.

Cuộc xung đột tại Cộng Hòa Trung Phi đã khởi sự từ ngày 10 tháng 12 năm 2012 giữa quân đội nước này và phiến quân Hồi Giáo Séléka. Do các yếu tố bất ngờ, đến cuối tháng 12 năm 2012, quân Hồi Giáo đã chiếm được nhiều thành phố và ngày 24 tháng Ba năm 2013 chiếm được thủ đô Bangui. Lãnh đạo phiến quân là Michel Djotodia được đưa lên làm tổng thống.

Quân Hồi Giáo Séléka bắt tay ngay vào việc cướp bóc, hãm hiếp, và thủ tiêu các tín hữu Kitô. Nhóm Hồi Giáo cực đoan này thực hiện âm mưu Hồi Giáo hóa đất nước bằng một cuộc diệt chủng người Kitô Giáo trên một quy mô lớn đến mức chính Michel Djotodia đã bất ngờ tuyên bố từ chức và đào vong ở nước ngoài hôm 10 tháng Giêng năm nay để tránh bị bắt đưa ra trước tòa án quốc tế về tội ác chống nhân loại.

Từ tháng Hai năm nay, quân Séléka như rắn mất đầu đã mất quyền kiểm soát trên hầu hết các thành phố lớn tại Cộng Hòa Trung Phi và phải rút chạy sang Chad. Cuộc tấn công mới nhất tại thủ đô Bangui cho thấy nhóm Hồi Giáo cực đoan này đang nhận được tăng viện cả về khí tài chiến tranh lẫn nhân sự và đã có khả năng trở lại gây chiến ngay tại thủ đô Cộng Hòa Trung Phi.
 
Chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô: Niềm vui trong hy vọng
Đặng Tự Do
18:49 30/05/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu bài giảng tại nhà nguyện Santa Marta hôm thứ Sáu 30 tháng 5 dựa trên quan sát rằng Thánh Phaolô "đã rất dũng cảm ", "bởi vì ngài có sức mạnh nơi Chúa". Nhưng Đức Thánh Cha lưu ý rằng đôi khi vị Tông Đồ Dân Ngoại dũng cảm này cũng cảm thấy sợ. Đức Thánh Cha ghi nhận rằng "Sợ hãi là điều xảy ra với tất cả các chúng ta trong cuộc sống.". Vì vậy, nhiều khi người ta bị cám dỗ để che dấu bớt căn tính Kitô của mình và tìm cách thỏa hiệp với thế giới.

Thánh Phaolô biết là nhiều người, cả Do Thái, lẫn dân ngoại đều không thích những gì ngài đã và đang làm, nhưng điều này không ngăn chặn được ngài; và cuối cùng ngài phải gánh chịu những khó khăn và khủng bố. Gương của thánh nhân nên làm cho chúng ta suy nghĩ lại về những lo lắng của chúng ta. Ngay cả Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu cũng cảm thấy sợ hãi và đau khổ và trong lời từ biệt của Ngài với các môn đệ, Chúa Giêsu nói rõ ràng rằng "thế gian sẽ nhảy mừng trước những đau khổ của họ”, và điều đó thực sự đã xảy ra với các vị tử đạo tiên khởi tại hí trường Côlôsê.

"Chúng ta phải nói sự thật! Đời sống Kitô hữu không phải là một đại yến tiệc đâu. Không. Chẳng phải đâu. Trái lại, tất cả chúng ta đều phải than khóc, và than khóc rất nhiều lần khi chúng ta bệnh hoạn, khi chúng ta có những vấn đề với con cái trong gia đình, với người phối ngẫu của mình; khi chúng ta thấy tiền lương chúng ta không còn được đến cuối tháng; khi con cái đau yếu, khi chúng ta thấy rằng chúng ta không thể trả tiền mượn nhà băng để mua nhà và chúng ta phải bằng cách nào đó mà tồn tại. Nhiều vấn đề lắm. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta: . . ' Đừng sợ ' ' Vâng, anh chị em sẽ buồn, sẽ than khóc và thậm chí còn thấy những người không ưa mình đang nhảy mừng hân hoan vì những đau khổ của anh chị em".

Nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng có một nỗi buồn còn sâu xa hơn ập đến với tất cả chúng ta khi chúng ta lầm đường lạc lối. Nói cho đơn giản là khi chúng ta cố gắng mua cho được hạnh phúc và niềm vui của cái thế giới này, của tội lỗi, để rồi chung cuộc lại chỉ thấy một nỗi buồn và một khoảng trống mênh mông trong chúng ta. Đó là nỗi buồn gặp phải những thứ hạnh phúc sai trái. Niềm vui Kitô giáo, ngược lại, là một niềm vui trong hy vọng về một điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, trong những lúc gian truân và thử thách, chúng ta không thấy điều này: đó là niềm vui của chúng ta được tinh luyện qua gian nan, qua những thử thách hàng ngày của chúng ta. ‘Ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt giữa hân hoan’. Nhưng thật khó để đi nói với một người bệnh đang đau khổ rất nhiều rằng ‘Vui lên, ngày mai bạn sẽ hân hoan’ Không, anh chị em không thể nói như thế nhưng chúng ta phải giúp họ cảm thấy những gì Chúa Giêsu đã thực hiện nơi chúng ta và làm cho chúng ta cảm thấy được niềm vui đó. Khi chúng ta ở trong bóng tối, chúng ta không thấy bất cứ điều gì nhưng chúng ta thưa, 'Lạy Chúa, con biết nỗi buồn này sẽ chuyển thành niềm vui. Con không biết điều đó sẽ xảy đến cách nào, nhưng con biết điều đó chắc chắn sẽ xảy ra!' Đó là một hành vi đức tin nơi Chúa Một tác động của đức tin!

Để giúp chúng ta hiểu được nỗi buồn chuyển thành niềm vui như thế nào Chúa Giêsu lấy ví dụ một người phụ nữ sắp sinh con: "Sự thật là người phụ nữ đau đớn rất nhiều khi sinh con - nhưng sau đó khi ôm đứa bé trong tay, bà quên đi mọi chuyện". Điều cuối cùng còn lại trong chúng ta là niềm vui của Chúa Giêsu, một niềm vui tinh khiết. Đó là một niềm vui còn mãi. Đức Thánh Cha thừa nhận rằng niềm vui này đôi khi bị ‘lu mờ trong những khoảnh khắc của cuộc sống, chúng ta không cảm thấy nó trong những lúc gian nan, nhưng nó hiện ra sau đó: một niềm vui trong niềm hy vọng’. Điều này chính là thông điệp vang lên trong Giáo Hội hôm nay: Đừng sợ!.

Hãy can đảm trong đau khổ và hãy nhớ rằng cuối cùng Chúa sẽ đến, cuối cùng niềm vui sẽ ngự trị, sau bóng đêm là ánh mặt trời. Nguyện xin Chúa ban cho tất cả chúng ta niềm vui trong hy vọng này. Và dấu chỉ cho thấy là chúng ta đang có niềm vui trong hy vọng này là sự an bình nội tâm. Biết bao những bệnh nhân, những người đang ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, trong đau đớn, vẫn có được sự bình an của tâm hồn. .. Đây là hạt giống của niềm vui, niềm vui của hy vọng và an bình. Anh chị em có an bình trong tâm hồn giữa những thời khắc đen tối, giữa những lúc khó khăn, giữa thời bách hại, khi những người khác nhảy mừng trước những đau khổ của anh chị em không? Anh chị em có thấy an bình không? Nếu anh chị em cảm thấy an bình, anh chị em đang có hạt giống của niềm hân hoan chắc chắn sẽ đến. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu những điều này.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ phong chức tân giám mục phụ tá Long Xuyên, Đức Cha Giuse Trần Văn Toản
Gioan Lê Vinh
06:21 30/05/2014
LONG XUYÊN - Hôm nay 29/5/2014 là ngày phong chức giám mục cho Đức Cha phụ tá Long Xuyên Giuse Trần Văn Toản tại Đài Đức Mẹ huyện Tân Hiệp, Cái Sắn, Rạch Giá, có sự hiện diện của các giám mục 3 miền và đông đủ thành phần giáo sĩ và giáo dân trong giáo phận.

Hình ảnh

Ngày 5-4-2014, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Giuse Trần Văn Toản, Giám đốc Trung Tâm mục vụ Giáo Phận Long Xuyên, Việt Nam, làm tân Giám Mục phụ tá của giáo phận này, và chỉ định cho ngài hiệu tòa Acalisso. Đức Cha Giuse năm nay 59 tuổi, làm linh mục 22 năm, đã từng du học tại Philippines và có bằng Tiến sĩ Giáo dục. Thông tấn xã VietCatholic xin được phỏng vấn ngài nhân dịp này.

Giáo phận Long Xuyên đã kỷ niệm kim khánh thành lập giáo phận năm 2010. Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong giáo phận là có một nỗ lực và sự liên tục làm cho Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện sống động tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đức Cha Tiên Khởi Micae Nguyển Khắc Ngữ, với lửa nhiệt tâm, đã lập nền tảng và vạch ra một định hướng cho giáo phận theo giáo huấn của công đồng. Đức Cha kế nhiệm Gioan Baotixita Bùi Tuần, với lửa tình yêu, đã hướng dẫn giáo phận, nổi bật là hiện diện và chia sẻ với dân tộc theo tinh thần của thư chung năm 1980 “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Và Đức Cha đương nhiệm Giuse Trần Xuân Tiếu, với lửa hiệp thông, đã đẩy mạnh sinh hoạt mục vụ và truyền giáo của giáo phận theo đường hướng của Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) được chấp thuận trong tông huấn Giáo Hội Tại Á Châu – Ecclesia in Asia.

Hiện nay Giáo phận Long Xuyên có một tập thể giáo sĩ và tu sĩ khá đông (261 linh mục, 19 phó tế, 86 chủng sinh, 406 tu sĩ nam nữ). Một tập thể ơn Thiên Triệu dồi dào (36 dự tu dự bị, trên 150 dự tu sinh viên, trên 300 dự tu học sinh). Một tập thể tông đồ giáo dân đông đảo (Hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo lý viên, huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ …). Các tập thể nhân sự này đang chăm sóc mục vụ cho 224.157 giáo dân trong 191 giáo xứ và giáo họ của 9 giáo hạt, và lãnh trách nhiệm Loan Báo Tin Mừng cho trên 4.783.000 dân cư (theo thống kê năm 2013 của Tòa Thánh), đang sống trong hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, cùng với huyện Vĩnh Thạnh và Quận Thốt Nốt thuộc thành Phố Cần Thơ. Nhìn chung, hàng giáo sĩ và tông đồ giáo dân của giáo phận Long Xuyên là nhiệt tình với giáo phận và gần gũi với đồng bào.

Trong lá thư Đức Cha gửi cho cộng đoàn dân Chúa mới đây, Đức tân giám mục Trần văn Toản có viết rằng Đức Cha muốn liên kết với Quý Đức Cha tiền nhiệm qua khẩu hiệu Giám Mục: “Vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Giêsu Kitô” (x. Gal 6. 14). Xin Đức Cha cho chúng con biết thêm về ý nghĩa huy hiệu cũng như khẩu hiệu Giám Mục của Đức Cha. Và trong bài phỏng vấn với vị tân giám mục vào đầu tháng 4 vừa qua, VietCatholic được Đức tân giám mục nói về huy hiệu của Ngài như sau:

"Huy hiệu giám mục của tôi có nền là cánh đồng lúa chín vàng, biểu hiện cho cánh đồng trù phú và thẳng cánh cò bay của miền đồng bằng sông Cửu Long, như đang đợi chờ đoàn người thợ gặt được Chủ ruộng sai đến, và tôi là một nguòi trong tập thể thừa sai này. Phía trên là ảnh Chúa Chuộc Tội, biểu hiện cho lý tưởng trong khẩu hiệu giám mục của tôi. Ở giữa là tấm bánh được bẻ ra. Hai nửa tấm bánh có màu trắng và màu đỏ biểu hiện cho nước và máu từ cạnh sườn Chúa trên Thập Giá. Tấm Bánh được bẻ ra là biểu hiện thánh lễ tôi hiệp thông với Chúa và với Giáo Hội trên bàn thờ, nối kết với thánh lễ tôi hiệp thông với cộng đồng dân Chúa và dân chúng trong cuộc đời tôi, để đời tôi là một tấm bánh: “Anh chị em hãy lãnh nhận mà ăn, vì đời tôi là tấm bánh được bẻ ra cho anh chị em”. Phía dưới là chữ M là viết tắt của chữ Misa (Mess-Thánh Lễ, chữ Missio (Mission-Sứ Vụ Truyền Giáo, và chữ Maria (Mary-Mẹ Maria. Chữ là biểu tượng cho sứ vụ của tôi: “M-Missio” là ra đi ngoại biên loan báo tin mừng, M-Misa là trở thành hy lễ được tiến dâng lên Thiên Chúa và trao tặng cho con người, và M-Maria là lời xin vâng như Mẹ Maria. Biểu tượng M-Maria cũng là nhắc nhớ tôi đến Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng của Mẹ Maria. Luận án ra trường của tôi là nghiên cứu về nền tu đức cho các linh mục triều rút ra từ giáo huấn của Ngài. Thêm nữa, Thánh giá giám mục của tôi là quà tặng của Đức Gioan Phaolô II đã trao tặng Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, thánh giá này được trao lại cho tôi ngay sau khi đài phát thanh Vatican công bố việc bổ nhiệm tôi là giám mục. Trong thánh giá này có hàng chữ “Duc In Altum – Hãy thả lưới chỗ nước sâu” và huy hiệu giáo hoàng của Ngài trong đó có chữ M. Muốn đặt đời giám mục của tôi dưới sự chở che từ mẫu của Mẹ Maria, nên tôi xin được lãnh nhận tác vụ giám mục trong tháng Năm (29/5), tháng Hoa kính Đức Mẹ."
 
Hội đồng mục vụ giáo xứ Bến Hải, Sài Gòn tĩnh tâm mừng lễ bổn mạng
Hà Tiến Đạt
15:20 30/05/2014
Tĩnh tâm chuẩn bị mừng Bổn mạng Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ (HĐMVGX) Bến Hải, Sài Gòn- Thứ sáu 30/05/2014.

Để chuẩn bị tâm hồn của mỗi thành viên trong HĐMVGX Bến Hải mừng Chúa Thăng Thiên, bổn mạng của HĐMVGX, được sự cho phép của Cha chính xứ, HĐMVGX đã tổ chức ngày tĩnh tâm tại đan viện Biển Đức, Thiên Phước- Thủ Đức vào thứ năm 30/5/2014.

Xem Hình

Đúng 7g00, mọi người đã tề tựu đầy đủ lên xe đi Thủ Đức. Cơn mưa hạ dù chưa nặng hột đầu mùa mưa như làm dịu mát buổi sáng yên bình êm ả của Sài Gòn cuối tháng năm đem cả tâm tình yêu thương đến cho từng thành viên trên xe. Quãng đường tuy ngắn, nhưng cái háo hức, cái nôn nao của tâm hồn mọi người dù là dân Sài Gòn nhưng nhìn và hướng về đan viện Biển Đức như một kỳ quan của Thiên Chúa sắp đặt mời gọi mọi thành viên HĐMVGX đến chia sẻ yêu thương, nhìn lại mình và công việc mình làm được trong năm qua. Đường dẫn từ đại lộ ồn ào tấp nập xe cộ đủ loại sôi động đi vào Đan viện quanh co, nhỏ hẹp như một con đường làng xưa giữa phố thi. Những rừng cây, hàng cây thẳng tấp im ắng bỏ lại sau lưng những niềm vui, nỗi buồn lo toan của cuộc sống. Bước xuống xe, mọi người đều ồ lên vui sướng hòa điệu cùng tiếng ve sầu tấu lên bài nhạc mời gọi tâm tình yêu thương. Bóng mát của cuộc đời và bóng mát của Trời cao xanh âu yếm mời gọi đoàn con về cùng Cha.

Cái tĩnh lặng, cái nóng bức của mùa hè như giảm nhiệt qua lời giới thiệu của Cha xứ đến Cha Bêđanô Thúy, Cựu Bề trên, dù Ngài đã trên 80 tuổi, nhưng vẫn đến với mọi người qua lời hát trẻ trung mà Ngài đã viết khi còn là một Linh Mục trẻ. Lời bài hát thật vui tươi qua nhịp điệu của bài nhạc Hy vọng đã vươn lên, tác giả Trầm Ca:

Nụ cười nở trên môi dâng về Chúa, dâng về Mẹ……

Nụ cười sáng trên môi rực Niềm tin, trông về Cha đang gọi Con….

Từ lời mời gọi trên xuyên suốt qua bài giảng tĩnh tâm tuy ngắn nhưng linh động của Cha Phê-rô Tuần Cao Đình Động làm cho mọi người thao thức và suy nghĩ về tất cả trách nhiệm Thiên sứ của mọi người qua vai trò chủ gia đình, chủ giáo xứ và trong xã hội.

Cha khéo léo nhắc lại trách nhiệm mà Quy chế Hội Đồng Mục vụ (HĐMV) đã đưa ra qua thư chung HĐGMVN mời gọi mọi người sống Năm Gia đình năm Tân Phúc Âm hóa và mời gọi moị người cùng chia sẻ chủ đề trong ngày tĩnh tâm: Gia đình- Hiệp nhất và phục vụ qua bốn câu hỏi:

1. Tĩnh tâm để làm gì,

2. Kiểm điểm những gì,

3. Kiểm điểm như thế nào…?,

4. một vài nhận định.

1. Trong bài chia sẻ, Ngài đã khéo léo lồng ghép các câu hỏi vào bản quy chế HĐMV, số 19, số 21 để biết trách nhiệm mỗi người, xem lại mình và đổi mới đời sống và nhận ra công việc phục vụ của mình cần phải cải cách, cần phải kiểm điểm những gì.

2. Cha đã đưa ra hai bản “kiểm điểm“ mẫu trả lời câu hỏi số 2:

1Tm 3, 1-13 Các giám quản

Đây là lời đáng tin cậy: ai mong được làm giám quản, người ấy ước muốn một nhiệm vụ cao đẹp. Vậy giám quản phải là người không ai chê trách được, chỉ có một đời vợ, tiết độ, chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy; người ấy không được nghiện rượu, không được hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, không hay gây sự, không ham tiền, biết điều khiển tốt gia đình mình, biết dạy con cái phục tùng cách rất nghiêm chỉnh, vì ai không biết điều khiển gia đình mình, thì làm sao có thể lo cho Hội Thánh của Thiên Chúa được? Người ấy không được là tân tòng, kẻo lên mặt kiêu căng mà bị kết án như ma quỷ. Người ấy còn phải được người ngoài chứng nhận là tốt, kẻo bị sỉ nhục và sa vào cạm bẫy ma quỷ.

Các trợ tá

Các trợ tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn; họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch. Họ phải được thử thách trước đã, rồi mới được thi hành chức vụ trợ tá, nếu không bị ai khiếu nại. Các bà cũng vậy, phải là người đàng hoàng, không nói xấu, nhưng tiết độ, đáng tin cậy mọi bề. Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ, biết điều khiển con cái và gia đình cho tốt. Những ai thi hành chức vụ trợ tá cách tốt đẹp, thì được một chỗ danh dự, và được mạnh dạn nhiều nhờ lòng tin vào Đức Ki-tô Giê-su.

Và Gl 5, 19-25

Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái,ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê.

Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước.

3. Và để canh tân trong bối cảnh năm 2014, qua thư chung của HĐGMVN Cha nhắc nhở mọi người trả lời câu số 3: “Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình. Cách cụ thể, mới đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10 năm 2014 về “Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá”. Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 cũng nhấn mạnh: “Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng, nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận”.[5] rong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình. Cách cụ thể, mới đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10 năm 2014 về “Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá”. Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 cũng nhấn mạnh: “Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng, nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận”.[5]

4. Cuối cùng, Cha Phê-rô cũng đã nhắc lại một vài nhận định để trả lời câu hỏi số 4 qua các câu tục ngữ Ông Bà xưa đã từng nói: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; Cha nào con nấy, mẹ nào con nấy; Thượng bất chính, hạ tắc lọan”.

Còn nhiều vấn đề Cha muốn nói nhưng thời giờ có hạn Cha hẹn dịp khác, để các nhóm có thể thảo luận các vấn đề mà Cha đặt ra.

Nắng đã lên. Thời tiết càng oi bức nhưng mỗi người của HĐMVGX dường như cảm nhận sâu sắc và hiểu biết hơn hết về trách nhiệm của mình để cải tiến cách phục vụ, để đời sống gương mẫu qua các đức tính nhân bản: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín cụ thể hóa qua hai “bản kiểm điểm mẫu”…

Một giờ cơm trưa đạm bạc, một giờ nghỉ trưa của các Thầy Biển Đức phục vụ cũng nói lên tinh thần bác ái và chia sẻ niềm vui của người Phục vụ và được phục vụ

Thời gian qua mau, trước khi chia tay HĐMV cùng với Quý Cha xứ, Cha Rocco, cha Bê-đa-nô cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn tại nhà nguyện qua kinh nguyện phục vụ, giờ kính Lòng Chúa thương xót xin Ngài ban ơn cho hòa bình thế giới, xin xót thương mọi người, mọi ân nhân, mọi thân nhân và mọi thành viên của HĐMVGX đã qua đời. Xin giúp chúng con luôn biết sống phục vụ trong yêu thương. Xin Chúa sai đi để chúng con xây ngjhoaf bình và làm chứng về Chúa cho mọi người.

Xin cám ơn tấm lòng rộng mở của Quý Cha Bề Trên qua chuỗi lần hạt Mân Côi mà Cha trao tặng mỗi người; Cha Phó Bề trên, Quý Cha Quý Thầy dòng Biển Đức Thiên Phước và Quý Cha Xứ, cha Rocco đã phục vụ chúng con trong ngày tĩnh tâm chuẩn bị mừng Bổn mạng của HĐMVGX Bến Hải: Chúa về Trời và luôn dặn dò chúng con “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (Mt28,19)”

Nắng chiều đã tàn, ra về trong lưu luyến của đoàn con từ biệt Người Cha văng vẳng lời ca: “Tôi chọn Giêsu là nắng, tôi chọn Giêsu là mưa cho tháng năm nỗi đìu hiu giá lạnh khô cằn…”

Philliphê HÀ TIẾN ĐẠT
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Thơ Thiên Thần
Nguyễn Bá Khanh
21:20 30/05/2014
TUỔI THƠ THIÊN THẦN

Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Thầy bảo thật anh em: nếu anh em

không trở lại như trẻ thơ,

thì sẽ chẳng được vào nước Trời.

(Mt 18.3)
 
VietCatholic TV
Tuyên bố chung của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô I
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:04 30/05/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
“Cuộc gặp gỡ anh em của chúng tôi hôm nay là một bước mới mẻ và cần thiết trên hành trình tiến tới hợp nhất là điều chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể dẫn chúng tôi tới được, sự hợp nhất của hiệp thông trong tính đa dạng hợp pháp”

1. Giống như các vị tiền nhiệm đáng kính của chúng tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Đại Kết Athenagoras, những vị đã gặp gỡ nhau tại đây, tại Giêrusalem này, 50 năm trước đây, chúng tôi, Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô, cũng cương quyết gặp nhau tại Đất Thánh “nơi Đấng Cứu Chuộc chung của chúng tôi, là Chúa Kitô, đã sống, đã giảng dạy, đã chết, đã sống lại, và đã lên trời, mà từ đó, Người đã sai Chúa Thánh Thần xuống trên Giáo Hội non trẻ” (Thông Cáo Chung của Đức GH Phaolô VI và Đức TH Athenagoras, công bố sau cuộc gặp gỡ ngày 6 tháng Giêng năm 1964). Cuộc hội ngộ của chúng tôi, một cuộc gặp gỡ khác của các Giám Mục Các Giáo Hội Rôma và Constantinople, được lần lượt thành lập bởi hai Tông Đồ Anh Em Phêrô và Anrê, là một nguồn vui thiêng liêng sâu sắc đối với chúng tôi. Nó đem lại một cơ hội đầy tính quan phòng để suy niệm về chiều sâu và chiều chân thực trong các dây nối kết hiện có giữa chúng tôi; các dây nối kết này quả là hoa trái của cuộc hành trình đầy ơn thánh mà trên đó Chúa từng hướng dẫn chúng tôi kể từ ngày diễm phúc cách nay 50 năm.

2. Cuộc gặp gỡ anh em của chúng tôi hôm nay là một bước mới mẻ và cần thiết trên hành trình tiến tới hợp nhất là điều chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể dẫn chúng tôi tới được, sự hợp nhất của hiệp thông trong tính đa dạng hợp pháp. Với lòng biết ơn sâu xa, chúng tôi nhớ lại các bước tiến mà Chúa đã giúp chúng tôi thực hiện được. Cái ôm hôn được trao đổi giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras tại Giêrusalem này, sau nhiều thế kỷ lặng thinh, đã dọn đường cho một cử chỉ quan trọng, đó là việc cất bỏ khỏi ký ức và khỏi tâm trí Giáo Hội các hành vi tuyệt thông hỗ tương năm 1054. Tiếp theo việc này là việc trao đổi thăm viếng giữa các Tòa Rôma và Tòa Constantinople, là việc thư từ thường xuyên và sau đó, là quyết định do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Dimitrios, cả hai đều được tôn kính tưởng nhớ, công bố nhằm khởi diễn cuộc đối thoại chân lý giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Trong những năm tháng này, Thiên Chúa, nguồn mạch mọi bình an và yêu thương, vốn dạy chúng ta coi nhau như thành viên của cùng một gia đình Kitô Giáo, dưới cùng một Chúa và Đấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô, và yêu thương nhau, ngõ hầu chúng ta có thể tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào cùng một Tin Mừng của Chúa Kitô, như các Tông Đồ đã tiếp nhận, và được các Công Đồng Chung và các Giáo Phụ phát biểu và lưu truyền cho chúng ta. Dù ý thức trọn vẹn được việc chưa đạt tới mục tiêu hiệp thông hoàn toàn, hôm nay chúng tôi vẫn xác nhận sự cam kết của chúng tôi trong việc tiếp tục tiến bước với nhau hướng về sự hợp nhất mà Chúa Kitô, Chúa chúng ta, từng cầu với Chúa Cha để “chúng nên một” (Ga 17:21).

3. Vì ý thức rõ rằng hợp nhất được bày tỏ trong tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân, nên chúng tôi hết sức trông mong tới ngày trong đó cuối cùng chúng tôi được cùng nhau tham dự chung bàn tiệc Thánh Thể. Theo giáo huấn của Thánh Irênê thành Lyon (Chống Các Lạc Giáo, IV,18,5, PG 7,1028), là Kitô hữu, chúng tôi được mời gọi chuẩn bị tiếp nhận hồng phúc hiệp thông Thánh Thể bằng cách tuyên xưng cùng một đức tin, chuyên chăm cầu nguyện, hồi hướng nội tâm, canh tân đời sống và đối thoại huynh đệ. Nhờ thực hiện được mục tiêu hằng hy vọng này, chúng tôi sẽ bày tỏ cho thế giới thấy tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu mà nhờ nó, chúng tôi được thừa nhận là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô (Xem Ga 13:35).

4. Để đạt được mục đích trên, cuộc đối thoại thần học do Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế đảm nhiệm đã mang lại một đóng góp nền tảng cho việc mưu cầu sự hiệp thông trọn vẹn giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Suốt các thời kỳ sau đó của các Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, và của Đức Thượng Phụ Dimitrios, tiến độ trong các cuộc gặp gỡ thần học của chúng ta hết sức có chất lượng. Ngày nay, tự đáy lòng, chúng tôi xin nói lên sự đánh giá cao của chúng tôi đối với các thành tựu từ trước tới nay, cũng như đối với các cố gắng hiện thời. Đây không phải chỉ đơn thuần là một thao tác lý thuyết, mà là một thao tác trong sự thật và tình yêu, một thao tác đòi phải hiểu biết sâu sắc các truyền thống của nhau ngõ hầu hiểu được chúng và học hỏi được từ chúng. Do đó, chúng tôi xin quả quyết một lần nữa rằng cuộc đối thoại thần học không đi tìm một mẫu số chung thần học thấp nhất để dựa vào đó mà đạt thỏa hiệp, mà đúng hơn là việc thâm hậu hóa việc ta nắm được toàn bộ sự thật mà Chúa Kitô vốn đã ban cho Giáo Hội của Người, một sự thật mà chúng tôi chưa bao giờ ngưng để hiểu tốt hơn nhờ tuân theo các thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Từ đó, chúng tôi cùng quả quyết với nhau rằng lòng trung thành của chúng tôi với Chúa đòi chúng tôi phải gặp nhau trong tình anh em và đối thoại chân thực. Cuộc theo đuổi chung như thế này không dẫn chúng tôi ra xa sự thật; đúng hơn, nhờ trao đổi các hồng ân, nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, nó sẽ dẫn chúng tôi vào mọi sự thật (xem Ga 16:13).

5. Ấy thế nhưng, ngay khi thực hiện cuộc hành trình hướng tới hiệp thông trọn vẹn, chúng tôi vốn đã có bổn phận phải đưa ra chứng tá chung cho tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người bằng cách cùng nhau làm việc để phục vụ nhân loại, nhất là để bênh vực phẩm giá của con người nhân bản ở mọi giai đoạn của đời người và tính thánh thiêng của gia đình đặt căn bản trên hôn nhân, cổ vũ hòa bình và ích chung, và đáp ứng các đau đớn đang tiếp tục làm khổ thế giới chúng ta. Chúng tôi nhìn nhận rằng đói kém, nghèo khổ, mù chữ, phân phối bất công các tài nguyên cần phải được thường xuyên giải quyết. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm cách cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng và nhân ái trong đó không ai cảm thấy bị loại trừ hay bị đẩy ra bên lề.

6. Xác tín sâu xa của chúng tôi là tương lai của gia đình nhân loại cũng tùy thuộc cách ta bảo vệ hồng ân tạo dựng mà Thiên Chúa đã ủy thác cho ta, bảo vệ một cách vừa khôn ngoan vừa cảm thông, với công lý và ngay thẳng. Do đó, trong thống hối, chúng tôi thừa nhận việc đối xử sai lầm với hành tinh của mình, một việc ngang với việc phạm tội trước mặt Thiên Chúa. Chúng tôi xin tái khẳng định trách nhiệm và bổn phận của chúng tôi phải phát huy cảm thức khiêm tốn và chừng mực để mọi người cảm nhận được nhu cầu tôn trọng sáng thế và bảo vệ nó cách cẩn mật. Chúng tôi cùng nhau đưa ra cam kết sẽ nâng cao ý thức về việc quản lý sáng thế; chúng tôi kêu gọi mọi người thiện chí cân nhắc các phương cách sống bớt phí phạm đi và nhiều thanh đạm hơn, chứng tỏ mình ít tham lam đi và nhiều đại lượng hơn để bảo vệ thế giới của Thiên Chúa và gây ích lợi cho dân của Người.

7. Hiện cũng đang có nhu cầu cấp thiết cần phải có sự hợp tác hữu hiệu và đầy dấn thân của các Kitô hữu ngõ hầu bảo vệ ở khắp nơi quyền được phát biểu công khai niềm tin của mình và được đối xử công bằng khi cổ vũ điều được Kitô Giáo tiếp tục cung hiến cho xã hội và nền văn hóa đương đại. Về phương diện này, chúng tôi mời gọi mọi Kitô hữu cổ vũ cuộc đối thoại chân chính với Do Thái Giáo, Hồi Giáo và các truyền thống tôn giáo khác. Dửng dưng và u mê hỗ tương chỉ có thể dẫn tới việc không tin tưởng nhau và chẳng may còn cả tranh chấp nữa.

8. Từ thành thánh Giêrusalem này, chúng tôi xin bày tỏ quan tâm sâu xa của chúng tôi đối với tình hình của các Kitô hữu tại Trung Đông và đối với quyền của họ được là những công dân đầy đủ trên chính quê hương của họ. Với tâm tình tín thác, chúng tôi hướng lên Thiên Chúa toàn năng và hay thương xót trong lời cầu nguyện cho hòa bình tại Đất Thánh và tại Trung Đông nói chung. Đặc biệt, chúng tôi xin cầu nguyện cho các Giáo Hội ở Ai Cập, Syria, và Iraq, là các Giáo Hội đang hết sức đau khổ do các biến cố gần đây gây ra. Chúng tôi khuyến khích mọi phía, bất kể xác tín tôn giáo, tiếp tục hành động cho hòa giải và cho việc thừa nhận chính đáng các quyền của người ta. Chúng tôi tin chắc rằng không phải vũ khí mà là đối thoại, tha thứ và hoà giải mới là các phương thế khả hữu đạt được hòa bình.

9. Trong bối cảnh lịch sử đánh dấu bằng bạo lực, dửng dưng và vị kỷ, nhiều người nam nữ ngày nay cảm thấy họ đã mất hết phương hướng. Chính nhờ chứng tá chung của chúng tôi đối với tin mừng Phúc Âm mà chúng tôi có khả năng giúp được người của thời ta tái khám phá ra con đường dẫn tới chân lý, công lý và hòa bình. Hợp nhất trong các ý định của mình, và nhớ lại gương sáng, cách nay đã 50 năm, của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và của Đức Thượng Phụ Athenagoras, chúng tôi kêu gọi mọi Kitô hữu, cùng với các tín hữu của mọi truyền thống tôn giáo và mọi người thiện chí, nhìn nhận tính khẩn trương của thời điểm này khiến ta buộc phải đi tìm sự hòa giải và hợp nhất cho gia đình nhân loại, trong khi vẫn tôn trọng trọn vẹn các dị biệt hợp pháp, vì lợi ích của mọi con người và của các thế hệ tương lai.

10. Khi thực hiện chuyến hành hương chung này tới địa điểm nơi cùng một Chúa chúng tôi là Chúa Giêsu Kitô đã bị đóng đinh, được chôn cất và đã sống lại, chúng tôi khiêm cung phó thác cho sự bầu cử của Đức Maria chí thánh trọn đời đồng trinh các bước đi trong tương lai của chúng tôi trên đường hướng tới sự hợp nhất viên mãn, phó thác toàn thể gia đình nhân loại cho tình yêu vô tận của Thiên Chúa.

“Xin Chúa để khuôn mặt Người chiếu rọi lên anh em, và tỏ lòng nhân từ đối với anh em! Chúa nhìn anh em cách nhân từ và ban hòa bình cho anh em!” (Dân Số 6:25-26).

Giêrusalem, ngày 25 tháng 5 năm 2014

Bản dịch của Vũ Văn An
 
Giáo Hội Năm Châu - Giới thiệu nhà thờ Thánh Mộ tại Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:51 30/05/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 19h Chúa Nhật 25 tháng 5 tại nhà thờ Thánh Mộ, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo nhân kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ diễn ra năm 1964 giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras. Lúc đó, Đức Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ cùng đọc kinh 'Lạy Cha' với nhau, nhưng không công khai. Lần này, việc cầu nguyện chung được thực hiện công khai và được phát sóng trên toàn thế giới từ một nhà thờ được xem là thánh thiêng với Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền. Đây thật là một biểu tượng đại kết phi thường.

Trong chương trình Giáo Hội Năm Châu kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một số nét tiêu biểu của nhà thờ Thánh Mộ.

Nhà thờ Thánh Mộ - Holy Church of the Holy Sepulchre /sép-pâu-kơ/ là danh từ của Công Giáo, người Chính Thống Giáo Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền gọi là nhà thờ Phục sinh – Holy Church of Resurrection - nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha (hay còn gọi là đồi Can Vê nơi Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào thập giá). Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.

Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.

Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.

Theo dòng lịch sử, Giêrusalem đã bị phá hủy ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, và bị chiếm và tái chiếm lại 44 lần. Số phận của ngôi nhà thờ này cũng trôi nổi theo những thăng trầm của thành Thánh Giêrusalem.

Ngôi nhà thờ mà chúng ta thấy hiện nay đã được tái thiết từ đống tro tàn vào thế kỷ thứ 12.

Theo thỏa ước Nguyên Trạng do Hoàng Đế Thổ Nhĩ Kỳ Osamn Đệ Tam đưa ra vào năm 1853, cả ba Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đều có quyền ngang nhau trong việc coi sóc và cử hành các lễ nghi Phụng Vụ tại đây.

Thỏa ước cũng quy định một điều trái khoáy là việc giữ chìa khoá nhà thờ được trao cho 2 gia đình Hồi Giáo.

Ngày nay, nhà thờ này cũng được dùng làm trụ sở Tòa Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp ở Giêrusalem.

Ngôi nhà thờ này có một vị trí quan trọng đặc biệt trong các lễ nghi của Tuần Thánh. Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em và anh chị em.

Một phần quan trọng nhất trong nhà thờ này là 5 chặng cuối trong 14 chặng Đàng Thánh Giá, và Bàn Thờ Thánh Nữ Maria Mađalêna theo truyền thống là nơi Chúa Giêsu đã gặp thánh nữ sau khi Người từ cõi chết sống lại.

Trong ngày thứ Sáu tuần Thánh, cuộc đi đàng Thánh Giá do các Hiệp Sĩ Thánh Mộ, tức là các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô tại Giêrusalem, chủ sự diễn ra lúc 11 giờ sáng sẽ kết thúc với 5 chặng bên trong nhà thờ này.

Sau lễ nghi suy tôn thánh giá lúc 3 giờ chiều, các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô đạt tới cao điểm với một nghi thức được nhiều người trông đợi đó là tang lễ của Chúa Kitô.

Đây là một nghi thức rất thịnh hành từ thời Trung Cổ ở nhiều quốc gia Âu Châu. Nhưng ở Giêrusalem, ngay tại nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chịu chết trên thánh giá, nghi thức này có một ý nghĩa đặc biệt.

Ngay từ chiều tối đoàn rước tiến bước chậm chạp trong tiếng nhạc trầm buồn, u sầu trong đền thờ Thánh Mộ. Thỉnh thoảng đoàn lại dừng ở các nhà nguyện khác nhau trong đền thờ để suy niệm.

Bài trình thuật cuộc thương khó của Chúa Giêsu được đọc lên bằng các ngôn ngữ khác sau. Vị tổng thư ký của đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã vác một cây thánh giá lên đồi Golgotha, ở đó sau khi đoạn Phúc Âm mô tả việc Chúa trút hơi thở cuối cùng và việc tháo đanh Chúa, 2 vị phó tế bắt đầu diễn lại các động tác tháo đanh và đưa Chúa xuống khỏi thánh giá trong không khí u buồn và than khóc. Đầu tiên là tháo mão gai trên đầu Ngài, rồi đến những chiếc đinh đã ghim Chúa vào thập giá.

Các động tác này tạo ra một bầu không khí thực sự mong đợi cho việc suy niệm về những biến cố lịch sử đã diễn ra ở đây. Một hình nộm của Chúa bị đóng đinh được rước vào trong huyệt đá để xức dầu thơm và được nhẹ nhàng đặt ở đó.

Một tu sĩ dòng Phanxicô, xức dầu chân dung của Đức Kitô trong khi nhắc lại lời Phúc Âm “Ông Giuse người xứ Arimathea là một môn đệ của Chúa Giêsu đã xin Philatô cho ông được tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Philatô cho phép, và ông đã đưa xác Chúa xuống, bọc trong vải liệm, với các loại dầu thơm theo phong tục chôn cất của người Do Thái”.

Sau đó đoàn rước đến Mộ Thánh nơi đám tang Chúa được thực hiện cách biểu tượng.

Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy Tuần Thánh, vị Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại ngay ngôi nhà thờ này trước bàn thờ bà thánh Maria Mađalêna.

Vâng thưa quý vị và anh chị em, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Chúa Phục Sinh, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.

Thứ Bảy Tuần Thánh cũng có một lễ nghi quan trọng đối với anh chị em Chính Thống Giáo Hy Lạp: đó là lễ rước Lửa Thánh đã có từ thế kỷ thứ Hai sau Chúa Giáng Sinh. Buổi lễ được truyền hình trực tiếp ở các nước theo Chính thống giáo như Bulgaria, Hy Lạp, Ukraine, Nga, Romania, Belarus, Đảo Síp, Georgia, Li Băng, Ai Cập v.v… Hơn thế nữa, hàng năm ngọn lửa Thánh còn được một số nước Chính thống giáo đưa về nước bằng các chuyến bay đặc biệt và được đón tiếp long trọng tại sân bay.

Buổi trưa thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thượng phụ Chính thống Hy Lạp, đi giữa đoàn rước long trọng, vừa hát thánh ca, vừa diễu hành ba lần quanh Mộ Thánh.

Sau khi cuộc rước kết thúc, vị Thượng phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem cởi bỏ áo choàng và một mình đi vào mộ Chúa. Trước khi vào hầm mộ, Ngài được các chức sắc Do Thái kiểm tra kỹ càng để chứng minh rằng Ngài không mang theo đá lửa, diêm quẹt hoặc bất cứ phương tiện nào có thể làm phát sinh ra lửa. Trong những thế kỷ trước, việc kiểm tra này thường do các binh sĩ Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện.

Đoàn rước cùng hát bài Kyrie Eleison - Lạy Chúa, xin thương xót chúng con bằng tiếng Hy Lạp cho đến khi lửa Thánh tự phát trên 33 ngọn nến trắng buộc vào nhau do Đức Thượng Phụ mang theo khi ông tiến vào trong hầm mộ Chúa.

Đức Thượng Phụ sau đó bước ra khỏi hầm mộ và phân phát lửa cho các tín hữu.

Trong 33 phút đầu tiên sau khi Lửa Thánh xuất hiện, khách hành hương cầm lửa không hề bị cháy tóc, mặt mũi, quần áo hay bất cứ thứ gì khác.

Ngọn lửa trời không nóng và không cháy này được coi là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất trên thế giới mà khoa học không giải thích được.