Ngày 31-05-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Làm chứng cho Chúa
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
20:58 31/05/2017
Lễ Hiện Xuống

Làm chứng cho Chúa

Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là một trong những ngày lễ cổ xưa nhất của Giáo Hội được đề cập trong Cv 20,16 và 1 Cor 16, 8. Chúa Nhật Hiện Xuống diễn ra sau lễ Phục Sinh 50 ngày. Ngày lễ này thế chỗ cho Lễ Ngũ Tuần của người Do Thái. Người Do Thái cũng tổ chức mừng Lễ Ngũ Tuần, nhưng nó không giống với các Kitô hữu. Họ mừng Lễ Ngũ Tuần để kỷ niệm việc Thiên Chúa ban 10 điều răn trên núi Sinai, 50 ngày sau khi họ thoát khỏi ách nô lệ. Theo truyền thống của người Do Thái, họ tổ chức lễ Ngũ Tuần sau Lễ Vượt Qua 50 ngày.

Nguồn gốc Lễ Ngũ Tuần được kể trong sách Tông đồ Công vụ: “Trong ngày đó, người Do Thái từ khắp nơi đã tụ tập tại Giêrusalem để mừng lễ của họ. Hôm đó cũng là ngày Chúa Nhật, tức là mười ngày sau khi Chúa Giêsu đã về trời, các Tông đồ và Đức Maria tụ họp nhau trong nhà Tiệc Ly, nơi mà họ đã nhìn thấy Chúa Giêsu sau sự Phục Sinh của Ngài: “bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2,2-4).

Trước khi về trời, Đức Giêsu đã hứa với các Tông đồ rằng Ngài sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến với họ. Chính ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ đã được những ơn của Chúa Thánh Thần, họ bắt đầu rao giảng Tin Mừng trong tất cả các ngôn ngữ nơi mà những người Do Thái đã tụ tập nghe họ giảng. Khoảng ba ngàn người đã trở lại ngay ngày hôm đó.Lễ Hiện Xuống thường được gọi là “ngày khai sinh của Giáo Hội”. Vào ngày này, việc Chúa Thánh Thần ngự xuống đã làm cho sứ mệnh của Đức Kitô được hoàn thành và thời kỳ Tân Ước được thực hiện.

Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy, tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 8). Với sức mạnh của Thánh Thần, Thánh Phêrô và các Tông Đồ đã ra đi rao giảng Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Trong mọi thời đại, bằng mọi ngôn ngữ, Giáo Hội khắp thế giới tiếp tục tuyên xưng những kỳ công Thiên Chúa và kêu gọi các dân tộc, các quốc gia tiến đến với đức tin, hy vọng và cuộc sống mới trong Đức Kitô.

1. Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần

Chúa Giêsu nói đến sứ vụ làm chứng của Chúa Thánh Thần: “ Là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em từng ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27). Làm chứng cho Chúa Giêsu chỉ có thể thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không thể chỉ bằng sức lực của con người.

Chúa Giêsu là Người Con có kinh nghiệm trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, biết rõ ý muốn của Chúa Cha, biết rõ chương trình cứu độ của Chúa Cha. Ngài là chứng nhân trung thành của Chúa Cha, chỉ nói những điều Chúa Cha muốn, thi hành những điều Chúa Cha truyền dạy.

Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Chúa Thánh Thần tiếp nối sứ mạng chứng tá của Chúa Giêsu, cùng với Giáo Hội và trong lòng Giáo Hội.

Sứ mạng làm chứng của Giáo Hội luôn luôn thể hiện cùng với và trong Chúa Thánh Thần. Giáo Hội đã được Chúa Phục Sinh thổi hơi vào và trao ban Thánh Thần. Chúa Thánh Thần từ đó luôn ở với Giáo Hội và trong Giáo Hội. Giáo Hội đã luôn nổ lực làm chứng cho Chúa Giêsu, trải dài suốt hai nghìn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm những phong ba bão táp của trần thế.

2. Sứ mạng làm chứng của người kitô hữu:

Mỗi người Kitô hữu được sinh ra nhờ phép rửa ở trong lòng Giáo Hội và được xức dầu thánh một cách đặc biệt trong Bí tích Thêm sức, được lãnh nhận Chúa Thánh Thần để thông phần sứ mạng làm chứng của Giáo Hội.

Trong Bí tích Thêm Sức nhận lãnh, không những các ơn Chúa Thánh Thần, mà là chính Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như một sức mạnh từ trên cao, như là “Thần lực của Thiên Chúa”. Đó là sức mạnh của Tình yêu mạnh hơn sự chết biểu lộ nơi Sự Sống lại của Chúa Giêsu, sức mạnh của Chân lý và Sự Thật. Đó là sức mạnh cuốn hút của cái Đẹp không phai tàn của Thiên Chúa, của cái Đẹp thần linh tiềm ẩn trong mọi cái đẹp đích thực.

3. Làm chứng cho Thiên Chúa Tuyệt Mỹ

Chúa là Chân Thiện Mỹ, nên sức mạnh của Chân Thiện Mỹ là “Thần Lực” của chính Chúa. Muốn làm chứng cho Chúa là Chân Thiện Mỹ, phải có Thần lực của Chúa. Có sức mạnh ơn thánh, chúng ta có thể làm chứng cho Thiên Chúa cội nguồn của Chân Thiện Mỹ.

Có thể diễn tả nét đặc trưng: các Giám mục, Linh mục là những chứng nhân cho chân lý; những người làm việc bác ái xã hội làm chứng cho sự thiện; Nhạc sĩ, Ca sĩ làm chứng cho cái đẹp.

Chiêm ngắm và diễn tả vẽ đẹp thần linh có tác dụng làm cho con người say mê. Những nghệ sĩ chân chính như các nhạc sĩ, ca sĩ, thi sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư hay cả những biên đạo múa…đều là những người phục vụ cho cái đẹp, cũng là những chứng nhân rất cần thiết cho thế giới. Dĩ nhiên trong thế giới nghệ thuật, cũng như trong mọi lãnh vực khác của cuộc sống, vẫn có những phản chứng từ, có thể có tác dụng huỷ hoại tâm linh con người, như những thứ âm nhạc kích thích lòng tà dâm, những phim đồi truỵ, các thứ phim ảnh bạo lực…

Khi yêu những bông hoa, dòng suối, núi non, biển cả, chúng ta chìm vào trong thiên nhiên, ca hát ngợi khen Thiên Chúa cùng với các tiếng nói đa dạng của thiên nhiên, đó là làm chứng cho Thiên Chúa Đấng Tuyệt Mỹ.

Nhạc sĩ là chứng nhân cho vẻ đẹp thần linh. Nhạc sĩ viết thánh ca phụng vụ cùng chung mục đích với phụng vụ là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.
Thánh nhạc phải thánh thiện vì nó có nguồn gốc là thánh, kèm theo lời ca của phụng vụ thánh, kèm theo những tác động thánh của phụng vụ và vì đó là lời cầu nguyện của Dân Chúa.Thánh nhạc được viết vì phụng vụ.Nhạc sĩ viết thánh ca để giúp người khác cầu nguyện. Lời của những bài thánh ca sử dụng chính thức trong phụng vụ luôn là lời cầu nguyện của Giáo Hội. Như vậy người sáng tác thánh ca phải cầu nguyện mà sáng tác ra. Nếu như Linh mục cầu nguyện để soạn bài giảng thì Nhạc sĩ cầu nguyện để viết thánh ca. Một bài thánh ca hay được tạo ra bởi 2 lần cầu nguyện: người sáng tác cầu nguyện và người hát cầu nguyện, đựơc như vậy thì hát hay là cầu nguyện 2 lần.

Ca đoàn hát lễ cũng hát trong cung cách cầu nguyện. ĐGH Urbanô nói rằng: Nhạc là vì lễ chứ không phải lễ vì nhạc.Trong thông điệp “ Đấng Trung Gian”, ĐGH Piô XII đã viết “Ước gì tiếng hát toàn dân vang lên tới trời”. Giáo Hội muốn giáo dân tham dự tích vào phụng vụ và thánh ca là lời cầu nguyện của Dân Chúa.

“Hiến Chế Thánh Nhạc Trong Phụng Vụ” số 121, nói đến vai trò các nhạc sĩ Công Giáo. Ngoài kiến thức chuyên môn, Giáo Hội đòi hỏi các nhạc sĩ những tiêu chuẩn cơ bản là nhạc sĩ phải có đời sống Kitô hữu đích thực thể hiện qua đức tin mạnh mẽ, đời sống đạo đức và tinh thần cầu nguyện. Nhạc sĩ sáng tác trong lúc cầu nguyện, không chỉ trong nhà thờ mà mọi nơi mọi lúc, nhạc sĩ chân chính có thể cầu nguyện để viết thánh ca.

ĐGH Piô X cũng dạy rằng: Thánh nhạc phải thánh, phải loại bỏ những gì là phàm tục không phải chỉ nơi bản chất thánh nhạc mà cả nơi người sáng tác và cách thể hiện.
Thánh nhạc đòi hỏi rất nhiều nơi các nhạc sĩ. Nhưng thực tế của cuộc sống với biết bao khó khăn. Phải bôn ba để nuôi sống gia đình, ít khi được quan tâm. Nhạc sĩ làm việc âm thầm vì Chúa vì Giáo Hội. Đổi lại sự lao nhọc trong công việc, nhạc sĩ có nhiều niềm vui và hạnh phúc nơi các đứa con tinh thần của mình. Nhiều người đón nhận, nhiều Nhà thờ, nhiều cộng đoàn hát thánh ca của mình để tôn vinh Thiên Chúa, ca ngợi Đức Mẹ, các Thánh, đó là phần thưởng lớn lao cho nhạc sĩ sáng tác.

Nếu như cách loan báo Tin mừng Tình yêu hay nhất và hữu hiệu nhất của người Kitô hữu là loan báo bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ thì Nhạc sĩ loan báo Tin mừng bằng những bài thánh ca đựơc viết khi cầu nguyện; dấn thân phục vụ trên con đường nghệ thuật cao quý. Nhạc sĩ làm chứng nhân cho cái đẹp thánh thiện nâng tâm hồn con người lên với Thiên Chúa Tuyệt Mỹ.

“Nhà Xanh” là chỗ cư ngụ của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đồng thời là địa điểm đặt các văn phòng tổng thống và nơi đón tiếp các quốc trưởng đến thăm Hàn Quốc. Như một tín hữu Công Giáo tốt lành, tân tổng thống đã nghĩ đến việc làm phép nơi ở mới. Ngày 13.5.2017, cha Phaolô Ryu Jong-man đang coi sóc giáo xứ Chúa Ba Ngôi ở vùng phụ cận Hongje-dong (Seoul), được mời đến đến làm phép cho ngôi nhà và các đồ vật. Cha Phaolô đã đặt tay trên tổng thống và cầu nguyện cho ông được “khôn ngoan như Vua Solomon”. Cha cũng nói với tổng thống: “Trước khi quyết định về vấn đề của đất nước, hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ đến ban ánh sáng và sức mạnh của Người”.

Ở đâu có Thần Khí là ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống. Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gioan Tẩy Giả "nhảy mừng trong lòng mẹ". Đức Maria hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bêlem. Các Tông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Các Nhạc sĩ, Ca sĩ sống chứng nhân cho cái đẹp, loan báo Tin Mừng Phục Sinh.Các Chính khách làm chứng cho sự thật công lý và hòa bình. Mọi tín hữu đều có trách nhiệm làm chứng nhân trên mọi nẻo đường phục vụ.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hoan nghênh quyết định gia hạn quy chế bảo hộ tạm thời người Haiti
Đặng Tự Do
08:29 31/05/2017
Chủ tịch Ủy ban Di Dân Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly gia hạn quy chế bảo hộ tạm thời người Haiti.

Quy chế này được ban hành sau trận động đất năm 2010, cho phép hơn 58,000 người Haiti được sống và làm việc tại Hoa Kỳ.

“Việc gia hạn quy chế bảo hộ tạm thời người Haiti là một nghĩa cử nhân đạo quan trọng mang lại sự an toàn, hạnh phúc và sự ổn định của người Haiti sống ở Hoa Kỳ”.

Đức Cha Joe Vásquez của Austin nói trong một tuyên bố. “Mặc dù việc gia hạn này là hữu ích nhưng nó vẫn để lại cho nhiều gia đình Haiti ở Hoa Kỳ ở một tình trạng không an toàn và dễ bị tổn thương, đặc biệt trong việc bảo đảm cho những công việc hợp pháp.”
 
Top Stories
Birmanie / Myanmar: Le groupe extrémiste bouddhiste Ma Ba Tha très affaibli mais prêt à renaître en parti politique
Eglises d'Asie
10:26 31/05/2017
Après son interdiction de facto par le clergé bouddhiste, le groupe de bonzes radicaux connu sous le nom de Ma Ba Tha essaie de se réorganiser pour continuer à exister et « protéger la race [birmane] et la religion [bouddhiste] ». Il n’a cependant pas pu convier, fin mai, ses membres au grand rassemblement initialement prévu pour fêter ses quatre années d’existence. L’arrivée au pouvoir d’Aung San Suu Kyi il y a un an a beaucoup affaibli Ma Ba Tha.

Officiellement, Ma Ba Tha n’existe plus, quand bien même ses membres songent à transformer l’organisation pour lui donner une nouvelle apparence, cette fois-ci légale. Vont-ils créer une fondation ? Ou un parti politique ? Les deux options semblent envisagées. « Notre nom n’est pas ce qu’il y a de plus important, a expliqué U Par Mauk Kha, un des moines bouddhistes qui dirigent Ma Ba Tha, dans un article publié par le site de la télévision Democratic Voice of Burma (DVB). Je veux que Ma Ba Tha poursuive longtemps son travail. Le plus important, c’est que Ma Ba Tha existe en tant qu’organisation indépendante qui œuvre pour la protection de la race et de la religion, sans lien avec le gouvernement, les partis politiques ou d’autres organisations. »

Vers la transformation de Ma Ba Tha en parti politique ?

Les 26 et 27 mai derniers, Ma Ba Tha, un acronyme birman qui signifie l’Association pour la protection de la race et de la religion, a décidé de se transformer en une fondation, la Fondation Buddha Dhamma Parahita. Le groupe présente souvent ses activités sous un angle caritatif. Il a pour habitude de mettre en avant son assistance aux victimes de catastrophes naturelles et son rôle de guide dans la société puisqu’il prétend prêcher l’enseignement de Bouddha.

D’autres membres laïcs de Ma Ba Tha souhaitent quant à eux entrer officiellement dans l’arène politique. « Nous allons fonder un parti politique que nous nommerons ‘Les 135 patriotes unis’ », a confié Maung Thway Chon, un membre du mouvement, au site d’information The Irrawaddy. L’homme a expliqué la signification du nombre qui apparaît dans le nom du parti qu’il souhaite fonder : le chiffre un représente Bouddha ; le trois, Bouddha, le Dhamma (son enseignement) et la Sangha (le clergé bouddhiste) ; le cinq, les cinq vénérables entités (Bouddha, Dhamma, Sangha, les parents et les professeurs). Ma Ba Tha a toujours été inspiré par les chiffres. Avant sa formation en 2014, le groupe se faisait appeler 9-6-9 (1). Le nombre 135 retentit par ailleurs de manière toute particulière en Birmanie : il correspond au nombre d’ethnies officiellement reconnues par la Constitution du pays, un sujet très controversé puisque les extrémistes bouddhistes manifestent régulièrement pour s’opposer à l’ajout de nouveaux groupes dans la liste. Ils refusent ainsi catégoriquement que les Rohingyas, qui forment une minorité musulmane apatride à l’ouest de la Birmanie, soient reconnus et inclus parmi les prétendants à la nationalité. Le choix du nom du parti n’est sans doute pas étranger à cette référence.

Quoi que devienne Ma Ba Tha, le mouvement est aujourd’hui extrêmement affaibli. Le clergé bouddhiste l’a officiellement désavoué. Le couperet est tombé le 23 mai dernier. Ce jour-là, quarante-sept vénérables bonzes de Ma Ha Na, la plus haute autorité du clergé bouddhiste de Birmanie, se sont réunis. Ils ont conclu que Ma Ba Tha était une organisation illégale et que l’utilisation publique du nom du groupe extrémiste était désormais interdite. Ils ont exigé que tous les panneaux ou pancartes portant le sigle soient retirés avant le 15 juillet. Ma Ha Na a demandé au ministère des Cultes d’appliquer la directive. Une peine de six mois à trois ans d’emprisonnement est prévue pour ceux qui ne s’y conformeraient pas. Ma Ba Tha est de fait interdit.

Auparavant très virulents, les dirigeants du groupuscule ont semblé accepter la sentence avec docilité. Dans un communiqué, Ma Ba Tha a expliqué que « la décision n’[était] pas en accord avec les principes de base de la Sangha. Mais Ma Ba Tha accepte la décision parce qu’il ne souhaite pas que l’unité de la Sangha soit affectée ».

Complaisance des militaires envers le Ma Ba Tha

Avant 2016, le gouvernement des anciens militaires avait laissé au groupe une grande marge de manœuvre. Rares étaient les hommes politiques qui osaient alors s’opposer à Ma Ba Tha. Le dirigeant emblématique du mouvement, le moine U Wirathu, prêchait partout dans le pays des thèses racistes, très anti musulmanes. Il attirait les foules. En janvier 2015, il déclarait par exemple : « Je ne veux pas que la Birmanie disparaisse de la carte du monde. Ceux qui essaient de faire disparaître la Birmanie, ce sont les prétendus Rohingyas, ces menteurs du Bangladesh. » Puis, devant une foule en furie, le moine listait ses « ennemis », au premier rang desquels figuraient l’Union européenne et l’ONU, et notamment l’envoyée spéciale des Nations Unies pour les droits de l’homme en Birmanie, que le bonze avait alors grossièrement insultée.

Pendant la campagne des élections législatives de novembre 2015, Ma Ba Tha a pris parti pour l’USDP, la formation politique des anciens militaires. L’USDP s’est effondré dans les urnes. La Ligue nationale pour la démocratie (LND), le parti de celle qui est ensuite devenue conseillère d’Etat, Aung San Suu Kyi, a remporté une victoire écrasante. Ma Ba Tha est tombé de haut. Depuis, le groupe a perdu beaucoup d’influence. Et certains hommes politiques ne craignent plus de marquer leur distance vis-à-vis du mouvement. U Phyo Min Thein, le gouverneur de la région de Rangoun, a officiellement critiqué Ma Ba Tha en juillet dernier. Il a même mis en question l’existence du mouvement.

Ces derniers mois, Ma Ba Tha a semblé perdre de sa popularité. Le 10 mars dernier, U Wirathu avait été interdit de prêcher pour un an. Le moine s’est ensuite distingué en organisant des rassemblements publics au cours desquels il demeurait muet, un morceau de bande adhésive collé sur la bouche, pour protester contre ce jugement.

Un groupe de militants bouddhistes modérés a ensuite lancé une pétition pour demander à la Sangha de « juger si les actions d’U Wirathu relevaient du dhamma [les enseignements de Bouddha] ou du adhamma, son contraire », rapporte DVB. Ces militants ont collecté des signatures dans plusieurs quartiers populaires de Rangoun.

Puis, début mai, plusieurs bonzes extrémistes se sont illustrés par leur implication dans des violences entre bouddhistes et musulmans à Rangoun. Ces moines avaient renseigné la police au sujet de la prétendue présence, dans des immeubles, de Rohingyas qui ne disposaient pas des papiers requis pour séjourner dans la plus grande ville du pays. Après vérification, la police n’a rien trouvé de suspect, mais des heurts ont ensuite éclaté entre des bouddhistes extrémistes et des habitants du quartier. La police avait dû tirer en l’air pour rétablir l’ordre. Deux bonzes sont toujours recherchés par la police. (eda/rf)

(1) Le premier 9 correspond aux neufs attributs spéciaux du Bouddha, le 6 aux six attributs spéciaux du Dharma, les enseignements du bouddhisme, et le dernier 9 aux neuf attributs spéciaux de la Sangha (la communauté des moines). Ces attributs spéciaux sont les trois joyaux du Bouddha. Autrefois, le Bouddha, la Sangha et le Dharma ainsi que la roue du Dharma étaient les signes distinctifs du bouddhisme. Il en va ainsi pour le 969.

(Source: Eglises d'Asie, le 31 mai 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Phóng sự đặc biệt: Lễ Thắp Nến tưởng niệm các Chiến sĩ vị quốc phong thân và cầu nguyện cho Việt Nam - Hoa Kỳ
VietCatholic Network
09:58 31/05/2017
Video Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ trận vong -- Phần 1



Video Nghi lễ Thắp nến cầu nguyện -- Phần 2



Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay là phóng sự đặc biệt về BUỔI LỄ THẮP NẾN TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ VỊ QUỐC VONG THÂN và CẦU NGUYỆN CHO VIỆT NAM – HOA KỲ vào lúc 6g tối, thứ bảy ngày 27 tháng 5 năm 2017 tại tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ ở thành phố Westminster, Nam Cali, do Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức và phối hợp với các đoàn thể trong cộng đồng, với mục đích:

Để ghi nhớ công đức của các bậc tiền nhân và các anh hùng dân tộc đã vị quốc vong thân,tưởng nhớ đến các quân dân cán chính của quân lực Việt Nam Cộng Hoà và các đồng minh đã hy sinh thân mình trong công cuộc chiến đấu để bảo vệ sự tự do của miền Nam Việt Nam và tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã gởi thân xác lại trong hóc núi ven rừng trong ngục tù cộng sản sau năm 1975.

Chương trình bắt đầu đúng 6 giờ chiều.

Diễn văn chào mừng
do Mục sư Nguyễn Xuân Hồng,

Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn VN tại Hoa Kỳ


Kính thưa quí vị lãnh đạo tinh thần, quí vị viên chức chính quyền và đại diện dân cử, quí vị đại diện các cơ quan dân cũng như quân sự, quí vị hội trưởng cũng như thành viên các đoàn thể người Việt vùng Nam CA, cùng tất cả đồng bào hiện diện buổi chiều hôm nay.

Thật là vinh hạnh cho tôi được thay mặt HĐLT VN tại HK để chào mừng tất cả quí vị đã dành thì giờ quí báu đến dự buổi lễ Tưởng Niệm các Chiến sĩ Việt Mỹ đã hi sinh vì tổ quốc và nền dân chủ tự do, cũng như Cầu Nguyện cho đất nước VN & Hoa Kỳ buổi chiều hôm nay. Sự hiện diện của tất cả quí vị là niềm khích lệ lớn lao cho HĐLT chúng tôi.

Vì thì giờ giới hạn, chúng tôi xin phép không giới thiệu từng cá nhân, nhưng xin chúng ta hãy cùng nhau hoan nghênh tất cả quí quan khách cũng như đồng bào có mặt buổi chiều hôm nay. (Vỗ tay)

Kính thưa quí vị,

Thấm thoắt đã là 42 năm kể từ khi Miền Nam VN rơi vào tay chính quyền CS khiến cho hàng triệu người dân Việt đã bỏ nước ra đi lánh nạn, hàng trăm ngàn người bỏ mạng trong các trại cải tạo trong nước cũng như trên đường vượt biên ra nước ngoài. Chúng ta đã may mắn được sống sót và bảo bọc bởi đất nước và dân tộc HK, để xây dựng cuộc sống ý nghĩa trong tự do để được có ngày hôm nay.

Để bày tỏ lòng biết ơn đối với đất nước đã cưu mang chúng ta, năm nay trong dịp lễ Memorial Day của Hoa Kỳ, HĐLTVN đứng ra tổ chức buổi lễ tưởng niệm và cầu nguyện nầy.

Kính thưa quí vị! Chúng ta là những kẻ sống sót sau một cuộc chiến tàn khốc. Nhiều chiến sĩ Việt Mỹ đã gục ngã trên chiến trường mong đem lại tự do no ấm cho dân tộc. Nhưng không may, vì những biến chuyển của tình thế, cuộc chiến đã thất bại. Nền tự do dân chủ của Miền Nam VN đã bị giày đạp dưới gót sắt của bạo quyền CS. Tuy nhiên lý tưởng tự do mà các chiến sĩ đã chiến đấu để bảo vệ đã không hề bị phai mờ. Họ đã để lại cho chúng ta một tấm gương ngời sáng về sự quên mình vì đại nghĩa. Cuộc chiến VN đã thất bại, nhưng sự hi sinh của họ không hề bị uổng phí, vì tiếp theo đó hàng loạt chính quyền CS độc tài bị sụp đổ, đem lại tự do cho hàng trăm triệu người dân trên thế giới. Chúng ta họp nhau lại đây trong ngày Memorial Day nầy để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt-Mỹ đã cống hiến chính thân xác của họ để cho chúng ta được sống hôm nay. Trước anh linh của họ, chúng ta nguyện cùng nhau đoàn kết, cùng với đồng bào trong và ngoài nước, tiếp nối sự nghiệp của họ, chiến đấu cho đến khi tự do được nở rộ trên quê hương chúng ta.

Nhân dịp nầy, chúng ta cũng cầu nguyện cho quê hương VN, nơi chôn nhau cắt rốn của chúng ta, nơi vô số lương dân quằn quại dưới sự cai trị hà khắc của một chế độ chuyên chính độc tài, tham ô, tàn ác. Chúng ta cầu nguyện cho đồng bào chúng ta nhận chân được giá trị của tự do dân chủ, cùng nhau đứng lên đòi lại quyền sống, quyền làm người, quyền phát biểu ý kiến, quyền lựa chọn niềm tin, và quyền bầu chọn người đại diện cho mình trong guồng máy cai trị. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ bị lừa gạt vì lý thuyết CS, đang bị lôi cuốn trong guồng máy vô nhân vô đạo, sớm thức tỉnh để trở về với đại gia đình dân tộc, góp phần kiến tạo nền tự do dân chủ và độc lập cho đất nước, đem hạnh phúc ấm no cho mọi người.

Chúng ta cũng không quên quê hương thứ hai của chúng ta là đất nước HK, nơi đã cưu mang chúng ta, đã cho chúng ta một cuốc sống an bình sung túc và ý nghĩa. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho đất nước nầy cứ tiếp tục thịnh vượng, chính quyền được mạnh mẽ, để làm đầu tàu hỗ trợ cho cuộc chiến đấu không khoan nhượng giữa lý tưởng dân chủ và độc tài, giữa tự do và áp chế, giữa chính trực và gian tà trên thế giới. Chúng ta cầu nguyện cho người dân đất nước nầy, trong đó có chúng ta, sẽ không chỉ nghĩ đến quyền lợi bản thân mà làm ngơ trước tiếng kêu than rên siếc của những người dân bị áp bức ở khắp nơi, nhất là tại quê hương VN chúng ta, để đứng ra bênh vực họ, giúp đỡ họ thoát ách cai trị bạo tàn.

Một lần nữa, tôi xin thay mặt HĐLT cảm tạ quí vị có mặt trong buổi lễ hôm nay. Cầu xin Thượng Đế ban phước lành trên tất cả chúng ta. Amen.

Lời cầu nguyện của Châu Đạo Cao Đài California
Chánh trị sự Hà Vũ Băng

Hôm nay, ngày 27 tháng 05 năm 2017 là ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Thành Phố Westminster. Trước Bàn Thờ Tổ Quốc Việt Nam, Chúng Con chư Chức Sắc, Chức Việc cùng Đồng Đạo thuộc Châu Đạo Cao Đài California, Xin hiệp tâm cùng quí vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo, quí Đồng hương dâng lời cầu nguyện lên Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng cứu độ vong linh các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Nam Việt Nam Tự Do, những chiến sĩ đã chết trong các trại tù cộng sản, cùng những đồng bào Việt Nam trên đường đi tìm tự do đã bỏ mình trong rừng sâu, ngoài biển cả đều được siêu thăng về cỏi Thiêng Liêng Hằng Sống.

Chúng con cũng xin cầu nguyện Ơn Trên Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu ban Ân lành cho quí vị Thành viên trong Hội Đồng Liên Tôn tại Việt Nam, quí vị Giám Mục, Linh Mục, Mục Sư, cùng các giáo dân thuộc Giáo Xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An, cùng tất cả quí vị Nhân Sĩ yêu nước đang đấu tranh cho Tự Do, Nhân Quyền ở trong nước, cùng quí vị thuộc các Hiệp Hội Đoàn Thể tại hải ngoại có đủ đầy sức khỏe, ý chí và nghị lực để tiếp tục cuộc đấu tranh cho đến khi nào Việt Nam có được Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền thật sự.

Chúng con cũng xin cầu nguyện cho các cấp lãnh đạo đất nước Việt Nam có được sự sáng suốt để sớm thấy được sự tồn vong của đất nước và hạnh phúc của toàn dân, để họ không còn đàn áp, sách nhiểu, bắt giam các vị Chức Sắc, các Tu Sĩ thuộc các Giáo Hội: Phật giáo, Tin Lành, Công Giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, cùng các vị Nhân sĩ yêu nước đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền.

Đồng thời đòi lại toàn vẹn lãnh thổ trên biển trên đất liền như: Bản Dốc, Trường Sa, Hoàng Sa cho dân tộc Việt Nam.
Chúng con cũng xin cầu nguyện cho đất nước Hoa Kỳ là nơi cưu mang chúng con được giàu mạnh và phú cường, xin cầu ngưyện cho đất nước Việt Nam chúng con sớm có được Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền, để dân tộc Việt Nam có được đời sống ấm no hạnh phúc.

Xin cầu nguyện cho thế giới Thái Bình, Nhơn Sanh An lạc.
Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.


Lời cầu nguyện của Phật giáo Hòa Hảo
Gs Nguyễn Thanh Giầu

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Phật Tổ, Phật Thầy,

Hôm nay nhân ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong, chúng con những đứa con đang lưu vong nơi xứ người.

Xin hướng về quê hương Việt Nam thành tâm cầu nguyện cho:

-Tất cả Quân Dân Cán Chính Miền Nam và các chiến sĩ đồng minh đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền Tự do, Dân chủ cho Miền Nam Việt Nam và thế giới sớm được vãng sanh Cực lạc.

-Nguyện cầu Các Đấng Thiêng liêng, Đức Quốc Tổ Hùng Vuong và Anh linh các bậc Tiền nhân xin hãy hộ trì cho Việt Nam sớm qua cơn pháp nạn và Quốc nạn, để dân tộc con sớm hưởng được Độc lập, Tự do, Hạnh phúc thật sự.

-Nguyện cầu cho đất nước Hoa Kỳ luôn được thịnh vượng và bình an.

-Nguyện cầu cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Nam Mô A Di Đà Phật

Lời cầu nguyện của Công Giáo
Lm Trần Công Nghị

Chiều hôm nay, Chúng ta tụ họp nhau trước tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ để tưởng nhớ và câu nguyện cho những chiến sĩ vị quốc vong thân, các anh hùng tử sĩ, những người Việt Nam vì chính nghĩa trên con đường tìm tự do đã chết trên biển cả. Cố Tổng Thống Abraham Lincoln có nói:" Chừng nào các chiến sĩ anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc bị lãng quên thì chừng đó sự tự do của chúng ta đang có sẽ không tồn tại." Hay nói khác đi: Ngày nào chúng ta quên những anh hùng và những người cùng chí hướng với chúng ta thì ngày đó cội nguồn Con Rồng Cháu Tiên của chúng ta cũng sẽ bị mất.

Giờ đây, đang khi chúng ta đang nghiêng mình ghi ơn và vinh danh các anh hùng dân tộc, các bậc tổ tiên, các chiến sĩ Việt Nam Công Hòa đã hy sinh cho tổ quốc Việt Nam, cho xứ sở Hoa Kỳ, Chúng ta cũng không quên tưởng nhớ đến các đồng bào đã bỏ mình trên đường đi tìm bến bờ tự do, và ngay cả anh chị em con dân đất Việt đã một thời đồng hành cùng chúng ta trên dương thế, nay đã về cõi vĩnh hằng.

Đại diện cho anh chị em thuộc Giáo Hội Công Giáo, Chúng ta hãy hướng lòng về Thiên Chúa trời đất và cầu nguyện rằng: Lậy Thiên Chúa tòan năng, chúng con cầu xin cho các bậc Tổ tiên, các anh hùng tử sĩ, những người đã dấn thân bảo vệ công lý và tự do, tranh đấu cho chính nghĩa và nền độc lập, những người trên con đường đi tìm tự do mà đã thiệt mạng… Xin Chúa ban cho họ phúc trường sinh bất diệt trên Thiên Quốc. Chúng con cảm ơn sự hy sinh cao cả của các vị anh hùng này, và cầu mong sử xanh ghi công muôn thuở.

Đồng thời, chúng ta cũng hướng lòng về quê cha đất tổ, xin cho tổ tổ quốc chúng ta sớm có ngày được tự do để nhân phẩm con người được tôn trọng. Đất nước được thái bình, và chế độ vô thần sớm kết liễu. Chúng ta cùng nhau thắp một nén hương cho các tiền nhân, các anh hùng tử sĩ đã hy sinh cho lý tưởng bảo vệ tổ quốc Việt Nam thân yêu qua mọi thời đại!!! Amen.

Lời cầu nguyện của Tin Lành
Mục sư Lê Minh

Kính lạy Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo nên muôn loài vạn vật và loài người của chúng con. Hôm nay chúng con có mặt tại đây nơi tượng đài dành cho các chiến sĩ Việt Mỹ để thắp nến tưởng niệm nhớ ơn những người con của Việt Nam Cộng Hòa & Đồng Minh, những người Nam, những người Nữ đã bằng lòng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ tự do & độc lập cho đất nước chúng con. Chúng con tạ ơn Chúa & tri ân những anh hùng liệt nữ này.

Giờ nầy chúng con cầu xin Chúa Thánh Linh là Đấng An Ủi đến thăm viếng thân nhân của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa & Đồng Minh đã bỏ mình vì tổ quốc của chúng con. Xin Chúa đến thăm viếng an ủi những người vợ, những người chồng, những người con, cha mẹ cùng thân nhân của họ. Xin Chúa bởi quyền năng của Ngài chữa lành những đau thương mất mát mà họ đã phải gánh chịu trong chiến tranh và 42 năm qua. Xin Chúa Thánh Linh cũng nhắc nhớ chúng con & con cháu chúng con luôn ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt nữ nầy. Vì họ đã hy sinh để chúng con được sống.

Xin Chúa cũng cho chúng con nhớ đến những người thân của những Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đang sống đau thương thiếu thốn, bệnh tật và bị kỳ thị ngay chính trên quê hương VN bằng cách giúp đỡ họ một cách thiết thực từ tinh thần đến vật chất trong khả năng của mình. Và xin Chúa ban phước cho chúng con khi chúng con làm những việc lành nầy.

Ngoài ra chúng con cũng cầu xin Chúa sớm giải cứu quê hương Việt Nam của chúng con thoát khỏi ách cai trị "hèn với giặt ác với dân" của người cộng sản. Để dân tộc Việt Nam của chúng con sớm có được quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc mà chúng con đang có tại Hoa Kỳ nầy. Nguyện xin Chúa nhận lời cầu nguyện của chúng con. Chúng con cầu nguyện trong Danh Chúa Giê Xu Christ. Amen.

LỜI CẦU NGUYỆN của CHÍNH THỐNG GIÁO
Giáo sĩ J. Mai Biên

Almighty God, you are Creator, you created all things seen and unseen. You created each of us in your own image. We worship you, we bless your Name, we offer the glory to you. Thank you for all things you have done for us.

We pray for the United State of America: Almighty God, please send down upon our President, and all Leaders, who hold office in this Nation the spirit of wisdom, charity, and justice; that with steadfast purpose they may faithfully serve in their offices to promote the well-being of all people.

We pray especially for 58 thousand souls of American and over 300 thousand Vietnamese soldiers, who sacrificed their lives for our freedom – May they Rest in Peace.

Also we pray for Viet Nam, with 90 million people, please give them the courage, wisdom, to not be afraid and stand united to find freedom, justice and human rights for our Vietnam Country.

All that we pray in your Holy Name – Amen.

Văn tế Chiến sĩ trận vong và các Anh hùng dân tộc
do Hội Đền Hùng tiến hương


 
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Canberra
Hồng Việt
08:42 31/05/2017
CĐCGVN-Canberra

Canberra, tiếng thổ dân nghĩa là Nơi Hội Họp, một thành phố nhỏ nằm sâu trong lục địa, cách Sydney 280km và Melbourne 660km, với dân số gần 400,000 người. Có khoảng 4,000 người Việt sinh sống tại Canberra, và 21.6% là người Công Giáo, sống rải rác trên khắp lãnh thổ ACT, theo kết quả kiểm tra dân số năm 2016 (Australian Census 2016). Canberra tuy nhỏ nhưng là thủ đô của Úc-đại-lợi nên cũng có những nét nổi bật và sinh hoạt đáng ghi nhớ vào những tuần lễ cuối Thu.

Xem hình khai mạc tháng hoa

Mùa Thu Canberra.

Canberra những ngày cuối Thu thật yên lành, khi những hàng sồi lá vàng đỏ, xen lẫn các rặng bạch đàn xanh bạc, tạo ra một bức tranh đầy màu sắc và đẹp mê hồn. Canberra được mệnh danh là thủ đô của rừng cây quả không sai chút nào. Ai đến Canberra vào mùa Thu cũng phải ngỡ ngàng trước cảnh non nước hữu tình và nếp sống hiền hòa của người dân thủ đô. Chẳng vậy mà Canberra được xếp là một trong những thành phố đáng sống nhất trên địa cầu.

Người Việt tị nạn làm việc cần cù, rất thành công và có những đóng góp đáng kể vào quốc gia sở tại, như một cử chỉ đền ơn đáp nghĩa nước Úc và người dân Úc. Sống trong một đất nước tự do, dân chủ, công bình và nhân ái, nhưng người Việt ly hương không quên cội nguồn và luôn hướng về quê hương Việt Nam yêu dấu, sẵn sàng đồng hành với những người dân đang hứng chịu những bất công và là nạn nhân của thảm họa Formosa.

Tuyệt thực chống đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.

Thứ Tư 10-05-2017, bất chấp thời tiết lạnh lẽo tại Canberra, một phái đoàn từ Sydney đã đến Canberra, cắm trại và tuyệt thực qua đêm ngay trước tiền đình Quốc Hội Canberra. Về đêm hàn thử biểu chỉ dưới zerô độ, một số đồng hương tại Canberra cũng hòa nhập trong đêm canh thức để ủng hộ tinh thần Cha Đặng Hữu Nam và Cha Nguyễn Đình Thục, cũng như các giáo dân Phú Yên và Song Ngọc thuộc Giáo Phân Vinh, và tất cả nạn nhân của thảm họa Formosa tại Việt Nam.

Thứ Năm 11-05-2017, lúc 11 giờ sáng đồng hương người Việt và một số dân biểu của chính phủ Úc đồng lên tiếng phản đối sự đàn áp Tôn Giáo tại Việt Nam. Mục đích là vận động chính giới Úc lên tiếng với chính phủ Việt Nam về tình trạng vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, và huy hoại môi trường tại Việt Nam.

Thứ Năm 25-05-2017, một phái đoàn đông hơn từ Melbourne và Sydney đã đến Canberra và cùng với người dân thủ đô biểu tình trước Quốc Hội Úc từ 11:30 giờ sáng đến 1:00 giờ chiều, sau đó phái đoàn kéo đến biểu tình trước tòa Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam từ 2 giờ đến 3:30 chiều cùng ngày. Cùng mục đích với cuộc tuyệt thực và biểu tình hai tuần trước đó, là đồng hành với người dân quốc nội khiếu kiện Formosa, lên án Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo. Nhờ chính giới Úc lên tiếng bên vực Cha Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục đang bị CSVN đấu tố và có thể bị tù đầy vì dám lãnh đạo giáo dân và nạn nhân Formosa xuống đường đòi công lý trong thời gian vừa qua.

Hệ thống xe điện tại Canberra.

Canberra được thiên nhiên ưu đãi và quan trọng hơn hết là yếu tố bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu. Một thí dụ cụ thể về bảo vệ môi trường là hiện nay chính phủ đang xây dựng đường xe điện dọc theo các đường chính quanh thành phố. Để thực hiện dự án này người ta phải chặt đi một số cây xanh, hầu hết là bạch đàn, loại cây mọc hoang khắp nơi trên nước Úc. Khi chặt cây, chính phủ đã trồng cây tại một vườn ươm nhiều năm trước, khi đường xe điện hoàn tất, người ta mang các cây cao đến vài thước đến trồng dọc theo đường xe điện để đền bù lại những cây đã bị chặt trước đó. Có như vậy mới chiếm được lòng dân, và dân có thuận thì dự án mới được thi hành.

Một chi tiết khá thú vị là đường xe điện đã được kiến trúc sư Walter Burley Griffin, người Hoa Kỳ, phác hoạ trong bản vẽ của ông năm 1912. Nhiều người thắc mắc không biết tại sao các đường hai chiều tại Canberra lại có một khoảng trống rất rộng ở giữa? Hơn 100 năm sau, khi đường xe điện được thành lập người ta mới biết nhà kiến trúc đại tài đã dự kiến cho nhu cầu sinh hoạt của người dân cả thế kỷ sau.

Riêng đối với người Công Giáo, thì tháng Năm còn là tháng Hoa, Giáo Hội đặc biệt mừng kính Đức Mẹ. Tháng Hoa năm nay còn đặc biệt hơn vì kỷ niệm 100 năm biến cố quan trọng - Đức Mẹ hiện ra tại Fatima với ba trẻ mục đồng: Francisco Marto, Jacinta Marto và Lucy Dos Santos vào các ngày 13-05-1917, 13-06-1917, 13-07-1917, 19-08-1917, 13-09-1917, 13-10-1917.

Chúng ta có tháng 5 là tháng Hoa và tháng 10 là tháng Mân Côi. Hầu hết Đức Mẹ đều hiện ra vào ngày 13, chỉ riêng có tháng 8, Đức Mẹ hiện ra vào ngày 19 vì ba trẻ mục đồng bị bắt giam không thể đến điểm hẹn gặp Đức Mẹ được. Và còn nhiều ngày 13 lịch sử khác, như 13-05-1981, ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị bị Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ bắn ba phát đạn trong cự ly gần, nhưng Đức Giáo Hoàng đã được Đức Mẹ che chở và cứu sống một cách nhiệm mầu.

Không biết có phải đây chỉ là một sự tình cờ hay không, mà bảng mẫu tự tiếng Anh thì chữ M (for Mary) đứng thứ 13 (A B C D E F G H I J K L M…). Thêm một ngày 13 đáng ghi nhớ khác là một trong ba trẻ mục đồng được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima là Soeur Lucy Dos Santos, thuộc dòng kín Carmelite đã qua đời vào ngày 13-02-2005, thọ 97 tuổi. Soeur Lucy được an táng bên cạnh hai người em họ Francisco và Jacinta tại Fatima.

Ngày 13-05-1989, Francisco và Jacinta đã được Đức Giáo Hoàng John Paul II, nâng lên hàng đáng kính, rồi phong chân phước vào ngày 13-5-2000. Đúng 100 năm sau, kể từ lần Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lần đầu tiên, hai chân phước Francisco và Jacinta đã được Đức Giáo Hoàng Francisco phong lên bậc hiển thánh vào ngày 13-05-2017. Vì biến cố Đức Mẹ hiện ra tròn một thế kỷ, năm nay Cộng Đoàn CGVN Canberra khai mạc tháng Hoa rất long trọng.

Khai Mạc Tháng Hoa

Hằng năm cứ vào tháng Hoa, cùng với Giáo Hội Hoàn vũ, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Canberra mừng kính Đức Mẹ rất trọng thể. Năm nay Khai Mạc tháng Hoa lại trùng với ngày Nhớ Ơn Mẹ (Mother’s Day). Các em TNTT và Cộng Đoàn trước hết dâng lên Mẹ Maria những bó hoa thiêng của từng người, từng gia đình, và cộng đoàn những đóa hoa rực rỡ muôn mầu, như lời nguyện cầu chân thành của những người con Việt lưu lạc nơi đất khách quê người, nhưng vẫn giữ lối sống đạo như hồi còn ở quê nhà.

Là một Cộng Đoàn nhỏ bé, nên đội dâng hoa quy tụ hầu hết các em TNTT và một số phụ huynh, tất cả đều mặc áo dài truyền thống Việt Nam rất long trọng và ý nghĩa. Đội dâng hoa tiến lên trước tượng Đức Mẹ một cách nhịp nhàng, hòa với cung đàn và giọng hát trầm bổng qua các bài thánh ca: Hương Lòng Dâng Mẹ, Dâng Hoa Năm Sắc và Hương Hoa Dâng Mẹ.

Ca đoàn TNTN phụ trách phần hát lễ, từ ca trưởng, ban nhạc và ca viên đều là các em thiếu nhi thân thương trong cộng đoàn, trong đó có tám em đang chuẩn bị Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu. Hằng tuần, Cha Tuyên Úy và Soeur hướng dẫn các lớp Giáo Lý, bắt đầu từ lúc 3 giờ chiều, sau đó tập hát, sinh hoạt TNTT và tham dự thánh lễ Chúa Nhật lúc 5 giờ chiều tại nhà thờ Thánh Tôma Tông Đồ - Kambah (37 Boddington Cres, Kambah ACT 2902).

Cộng đoàn chúng con chuẩn bị kết tháng Hoa vào Chúa Nhật 28-05-2017. Chúng con xin mượn phần điệp khúc bài Hương Lòng Dâng Mẹ như lời nguyện cầu thống thiết nhất.

Con cầm trên tay nén trầm tỏa dịu thơm,

Trông về trời cao tôn vinh Mẹ yêu dấu.

Từng làn khói nồng nàn vương đầy vầng trán tội tình,

Nguyện Mẹ Chúa thiên đình vỗ về ủi an.

Và xin Mẹ ‘hãy giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan.’

Chúa Nhật 28-05-2017, kết thúc tháng Hoa.

Thánh lễ Chúa Nhật bắt đầu lúc 5 giờ chiều, thế mà phụ huynh và các em TNTN đã có mặt tại nhà thờ từ 2 giờ chiều chuẩn bị kết thúc tháng Hoa kính Đức Mẹ và tham dự thánh lễ. Đội Dâng Hoa cùng với cộng đoàn dâng lên Mẹ những những đóa hoa tươi: trắng, xanh, tím, đỏ, vàng, nhịp nhàng trong tiếng hát, cung đàn như lời nguyện cầu tha thiết nhất của đàn con lưu lạc, chỉ biết cậy trông vào Mẹ.

Tháng Hoa đã kết thúc, nhưng lòng kính mến Đức Mẹ của người dân Việt không bao giờ nguôi. Những cánh hoa rồi sẽ héo tàn, nhưng tràng hạt Mân Côi luôn hiện diện trong từng gia đình, đấy chính là lời nhắn nhủ của Đức Mẹ với ba trẻ mục đồng: Francisco, Jacinta và Lucy, cách đây đúng một thế kỷ, là ‘Hãy Siêng Năng Lần Hạt’.

Đêm nay nhiệt độ xuống đến -4oC và mùa Đông Canberra sẽ bắt đầu vào ngày mai. Người dân vùng thủ đô sẽ trải qua những tháng ngày băng giá, các sinh hoạt dường như khép kín trong phạm vi gia đình, tuy nhiên các sinh hoạt trong cộng đoàn vẫn diễn như thường lệ. Xin Mẹ sưởi ấm các gia đình và cộng đoàn chúng con trong mùa Đông này và mãi mãi.

Hồng Việt
 
Lễ khấn tại Dòng Tên
Tiểu Hồ
09:49 31/05/2017
Tình yêu Đức Ki-tô và Hồng Ân Tiên Khấn…!!

Sau hai năm tu luyện ở nhà tập, 16 khấn sinh Dòng Tên cảm nghiệm được:“ Tình Yêu Đức Ki-Tô Thúc Bách Chúng Tôi (12 Cr 5, 14)”

đã nhận lãnh hồng ân tiên khấn vào sáng ngày 31/5/2017 dịp Lễ Đức Maria thăm viếng Bà Elisabet.

Xem Hình

Danh sách khấn sinh:

1. Giu se Nguyễn Thế Anh( 1989, Giáo Phận Cần Thơ)

2. Phê rô Maria Nguyễn Cao Cường(1991, Giáo phận Vinh)

3. Giuse Đậu Viết Dũng( 1984, Giáo phận Vinh)

4. Gioan Baotixita Lê Sỹ Hoàn( 1986, Giáo Phận Vinh)

5. Phê rô Vũ Minh Huấn( 1989, Giáo Phần Đà Lạt)

6. Phao lô Nguyễn Quốc Huy( 1987, Giáo Phận Đà Lạt)

7. Giu se Trần Ngọc Huynh( 1991,Giáo Phận Bùi Chu)

8. Phê Rô Vũ Trung Hưng( 990, Giáo Phận Xuân Lộc)

9. Phê rô Hoàng Công Phương( 1991, Giáo Phận Huế)

10. Đa Minh Phan Văn Quỳnh( 1989, Giáo Phận Thái Bình)

11. An tôn Nguyễn Minh Tài( 1990, Giáo Phận Ban Mê Thuột)

12. Gioan Trịnh Hoàng Thiên( 1989, Giáo Phận Xuân Lộc)

13. Giu se Nguyễn Văn Thư( 1990, Giáo phận Đà Lạt)

14. Giu se Nguyễn Xuân Tọa( 1991, Giáo phận Sài Gòn)

15. Giu se Maria Trần Hữu Trung(1992,Giáo phận Buôn Mê Thuột)

16. Giu se Đặng Hữu Tuấn( 1989, Giáo phận Vinh)

Từ lúc trời hửng sáng gia đình, thân nhân các khấn sinh và toàn dân chúa thuộc giáo xứ Hiển Linh tề tựu về thánh đường để tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các khấn sinh.

Đoàn rước từ từ tiến vào ngôi thánh đường ấm cúng và toàn thể hát vang bài ca: “Hát lên bài ca” để ca khen tình yêu Thiên Chúa.

Cha Vinh-Sơn Phạm Văn Mầm chủ tế thánh lễ và cũng là người dâng cao mình máu chúa để các khấn sinh đọc lời khấn hứa. Trong bài chia sẻ tin mừng Ngài đã khơi gợi cho mọi người về mẫu gương tuyệt đối tin tưởng của Đức Maria được thể hiện tuyệt đối qua hai từ” Xin vâng” và niềm tin ấy được nối dài qua vội vã lên đường viếng thăm Bà Elisabet chị họ của mình cũng đang mang thai. Tình yêu sâu xa của Mẹ là ở lại phục vụ người chị họ ba tháng. Mẹ quả là mẫu gương của niềm tin và là sứ giả tin mừng. Suy niệm về Đức Maria Cha muốn nhắn nhủ đến các khấn sinh luôn học hỏi nơi Đức Mẹ lòng khiêm nhu” Xin vâng” để đáp lại lời mời gọi từ sâu thẳm tâm hồn mình” Tình yêu Đức Ki-Tô thúc bách tôi” để sống trung thành với ba lời khấn: Khó nghèo- Khiết Tịnh- Vâng phục và cất cao bài ca Magnificat của chính đời mình.

Lần lượt các khấn sinh đã đọc lên lời tuyên khấn của mình trước mình máu chúa, quyết tâm phục vụ trọn đời trong dòng tên và sống theo hiến chương của dòng.

Sau thánh lễ toàn thể di chuyển về khán đài để nhận thánh giá và Hiến Pháp dòng từ tay cha Giám tập, Người đã đồng hành cùng các khấn sinh hai năm qua.

Trong bài cám ơn Cha đã gửi đến gia đình các khấn sinh lời tri ân sâu sắc vì đã quảng đại tận hiến con yêu của mình để phục vụ chúa, Giáo Hội trong dòng tên. Ngài cũng mời gọi mọi người đồng hành với các tân khấn sinh bằng lời cầu nguyện để các em thực thi trọn vẹn sứ vụ đời mình.

Buổi liên hoan nhẹ và nhiều bức hình được lưu lại trong ngày hồng ân tiên khấn là niềm vui của gia đình và các khấn sinh.

Xin Tình yêu Đức Ki-tô luôn luôn thúc bách các khấn sinh trong suốt bước đường ơn gọi của họ.

Tiểu Hổ.
 
Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu 2017
Toma Trương Văn Ân
17:40 31/05/2017
Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu 2017

Đại Hội Đức mẹ Trà Kiệu năm 2017 , kỷ niệm 132 năm Đức Mẹ hiện ra cứu giúp phù trợ các tín hữu ( 1885-2017). Với chủ đề : Đức Maria Nữ Vương các gia đình- “ Người bảo gì, anh em hãy làm theo” ( Ga 2,3)

Xem Hình

Thánh Lễ khai mạc Đại Hội do Cha Phao-lô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục đối ngoại , Chủ tế. Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng – Quản xứ- Giám đốc Trung tâm Thánh Mẫu Trà kiệu và một số Cha đến hành hương cùng đồng tế với Cha chủ tế lúc 17 giờ ngày 30 / 5 / 2017 , tại Lễ đài Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu.

Có rất nhiều Tín hữu từ các Đoàn hành hương của Giáo phận Qui Nhơn , Kon-tum , Ban-mê-thuộc đến rất sớm , cùng hiệp dâng Thánh lễ với các Tín hữu của Giáo phận Đà Nẵng trong Thánh lễ khai mạc này.

Với Bài Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giê-su và Đức mẹ tham dự tiệc cưới Cana, sự hiện diện và can thiệp kịp thời của Đức Mẹ , kết hợp với sự cộng tác của mỗi người “… đổ nước đầy các chum…” , Chúa đã biến nước thành rượu ngon. Xin Chúa và Đức mẹ ở trong mỗi gia đình , để phù hộ nâng đỡ đời sống mỗi gia đình, với sự cộng tác của mỗi thành viên gia đình chúng con, để rượu tình yêu mỗi thành viên gia đình nên nồng thắm hơn mỗi ngày.

19 giờ 30, Cộng đoàn phụng vụ kiệu Mình Thánh Chúa từ Đền Đức mẹ Thạnh Quang ( đền hạ), quanh sân trung tâm Thánh Mẫu và đặt Mình Thánh Chúa tại Linh đài đỉnh đồi. Các Cha Dòng Thánh Thể đã giúp Cộng đoàn suy niệm Mầu nhiệm Thánh Thể đến 24 giờ đêm.

Sáng hôm sau ( 31 / 5 / 2017) , sau giờ lễ sáng, các Giáo xứ Đại diện 5 Giáo hạt của Giáo phận Đà Nẵng , phụ trách hướng dẫn giờ chầu cho Khách hành hương từ 7g30 đến 12g30 tại Linh đài đỉnh đồi

Các Hối nhân đã đến lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, để làm hòa cùng với Thiên Chúa và anh em , ở Đỉnh đồi , sân trung tâm , sân nhà thờ và nhà thờ Giáo xứ.

Tại hội trường- tầng hầm nhà thờ Giáo xứ , Giới trẻ Giáo phận được anh Gioan Lê Quang Vinh – Giáo phận Gài Gòn ( Chuyên viên ), thuyết trình hướng dẫn học hỏi chuyên đề : chuẩn bị cho giới trẻ bước vào đời sống hôn nhân gia đình , từ 9g00 đến 10g30. Đức Cha Giuse – Giám mục Gp Đà Nẵng đến huấn từ , chào mừng và cùng với giới trẻ Giáo phận tham dự buổi nói chuyện.

Chuyên đề: về những đam mê, tệ nạn, việc sống thử trước hôn nhân…. Trong giới trẻ. Những hệ lụy hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe , nhân cách của con người…. và một ý thức sống đẹp , những chuẩn bị cần thiết tốt cho đời sông hôn nhân gia đình trong tương lai cho người trẻ.

Buổi chiều , lúc 14 g00 , sau khi xông hương và lời nguyện khai mạc buổi dâng hoa , Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng tuyên bố khai mạc buổi dâng hoa

Đội vũ hơn 90 em của Giáo xứ Hòa Khánh tung muôn hoa với nhiều muôn cánh hoa đẹp nhất tôn vinh Mẹ là Nữ Vương Các Gia Đình .

Sau giờ dâng hoa , Đại diện các Giáo xứ cầm cờ và lẵng hoa ghi tên từng Giáo xứ, Quý Tu sĩ , Quý Cha , Đội vũ dâng hoa và Đức Cha, cùng rước Kiệu Mẹ từ sân nhà thờ Giáo xứ về lễ đài chính trung tâm Trà Kiệu.

Tại Lễ đài, ngay trước Thánh Lễ , hoạt ca về việc Chúa Giê-su và Đức mẹ dự tiệc cưới tại Cana, và đội dâng hoa của Giáo xứ Trà Kiệu. Đưa cộng đoàn Phụng vụ vào niềm vui, vui khi có Mẹ và Chúa hiện diện trong mỗi gia đình của mình. Mỗi việc làm tốt lành thánh thiện, mỗi cử chỉ yêu thương chăm sóc nhau của mỗi thành viên là mỗi nhánh hoa, như những cánh hoa , làm thành rừng hoa xinh đẹp yêu thương, sẻ chia và hạnh phúc.

Tiếp đó , Thánh Lễ Đức Maria đi thăm Bà Elizabet do Đức Cha và Linh Mục đoàn Giáo phận Đà Nẵng cùng đồng tế.

Trong bài giảng, Đức Cha cho cộng đoàn thấy giá trị đạo đức , hy sinh , chia sẻ, đến với nhau, cộng tác , giúp đỡ ….thời đại của Ân sủng, tình yêu Thiên Chúa gặp gỡ với con người , và con người với nhau. Các thành viên trong mái ấm có Chúa và Đức mẹ hiện diện, thành điểm truyền giáo bằng đời sống gia đình yêu thương nâng đỡ nhau, trong môi trường nhiều gia đình xung quanh chưa nhận biết Chúa. .

Cuối Thánh Lễ , Cha Phao-lô Maria Trần Quốc Việt, thay Cha Tổng Bonaventura Mai Thái – Trưởng Ban Tổ chức, cám ơn Đức Cha , Quý Cha đồng tế , quý Tu sĩ nam nữ, Chính Quyền , Giáo xứ Hòa Khánh và Trà Kiệu cộng tác cho việc dâng hoa , Ca đoàn Giáo xứ Tam Kỳ- phụ trách phụng ca thánh nhạc trong Thánh lễ, quý Hội Dòng, tập thể Y Bác Sĩ, các Thầy Dòng Gioan Thiên Chúa quý Ân nhân xa gần . Cách riêng , Cha Quản xứ , Cha Phó xứ, các Ban ngành đoàn thể của Giáo xứ Trà Kiệu, …. Và tất cả ngững người đã góp công sức … cho Đại Hội 2017 thành công tốt đẹp.

Trước khi Ban Phép Lành , Đức Cha Chủ tế nhắc lại lời Thánh Phao lô “ anh em đừng mắc nợ nhau điều gì , ngoài món nợ yêu thương ” ( Rm 13,8). Việc con cái Mẹ khắp nơi tuôn về Trà Kiệu , tuyên xưng niềm tin, tôn kính , xin Mẹ đồng hành với gia đình mỗi người. Đức Cha kính chúc mọi thành phần Dân Chúa Kín múc nguồn Ơn từ Thiên Chúa và Đức mẹ, tràn đầy phúc lành của Chúa , bình an và hạnh phúc trong gia đình . Đức Mẹ là Nữ Vương trong gia đình của mình, Và những cầu chúc tốt đẹp nhất.

Cũng trong ngày Đại Hội này , Ban Thánh Nhạc Giáo phận Đà Nẵng đã họp tại Trà Kiệu, lên chương trình cho khóa huấn luyện Ca trưởng căn bản từ ngày 10 đến 14 / 7 / 2017, tại Trung tâm Mục Vụ Giáo phận Đà Nẵng. Khóa học này dành cho những anh chị vì nhu cầu của Giáo xứ , đang đặc trách ca đoàn, nhưng chưa có cơ hội học hỏi Lớp Ca trưởng căn bản, và những người chuẩn bị làm Ca trưởng được học hỏi có tính chuyên môn. Xin Cha Quản xứ và Hội đồng mục vụ các giáo xứ gởi danh sách các Học viên có nhu cầu ( không hạn chế ) về địa chỉ : annhuongnghia@yahoo.com trước ngày 01 / 7 / 2017. Để Ban Thánh Nhạc tiện việc sắp lớp.

Được biết : trong Tháng Hoa ( tháng 5)

1. Các gia đình trong các Giáo khóm tại Giáo xứ Trà Kiệu , hằng đêm kiệu bàn tượng Đức Mẹ, đến đọc kinh luân phiên trong các gia đình Giáo khóm của mình.

2. Các Giáo xứ trong hạt Trà Kiệu, thứ 7 hằng tuần , thay phiên đến dâng hoa Đức Mẹ tại Linh đài đỉnh đồi Bửu Châu.

Toma Trương Văn Ân
 
Thánh Lễ Tấn Phong Giám mục Gioan Đỗ Văn Ngân - Giám mục Phụ tá Giáo Phận Xuân Lộc
Người Giồng Trôm
21:50 31/05/2017

Thánh Lễ Tấn Phong Giám mục Gioan Đỗ Văn Ngân - Giám mục Phụ tá Giáo Phận Xuân Lộc

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Gioan Đỗ Văn Ngân, hiện là Phó Giám đốc Đại chủng viện đặc trách phân ban Triết học Đại chủng viện và là Tổng đại diện giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, hiệu tòa Buleliana

Xem Hình

Sơ lược tiểu sử Đức Tân giám mục Gioan Đỗ Văn Ngân:

– Sinh ngày 07/06/1953 tại Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm

– 1965–1973: học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn

– 1973–1977: học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, Đà Lạt

– 14/01/1992: thụ phong linh mục cho giáo phận Xuân Lộc.

Sau khi chịu chức linh mục, cha đảm nhiệm các chức vụ:

– Năm 1992–1994: phó xứ Ninh Phát

– Năm 1994–2005: chính xứ Ninh Phát

– 1995–2005: công chứng viên của Toà án hôn phối giáo phận Xuân Lộc

– 1998: đậu cử nhân văn chương Việt Nam tại Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Tp.HCM

– 2005–2006: giáo sư Đại chủng viện Xuân Lộc và quản nhiệm giáo xứ Suối Tre

– 2006–2010: học tại Đại học Santo Tomas (Manila, Philippines) và tốt nghiệp cao học triết học.

– Từ 2010: Phó Giám đốc Đại chủng viện, đặc trách phân ban Triết học Đại chủng viện

– Từ năm 2016: Tổng đại diện giáo phận Xuân Lộc.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Linh mục Nguyễn Đình Thục bị nhiều người bao vây, đe dọa, chặn đường về
VOA
10:45 31/05/2017
Linh mục Nguyễn Đình Thục đêm 30/5 cho biết nhiều người từ các xóm lân cận đánh kẻng và kéo tới chặn đường ông trở về giáo xứ sau khi dâng lễ ở Giáo họ Văn Thai.

Sự việc xảy ra vào lúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang có chuyến thăm Mỹ và nhiều tổ chức xã hội, dân biểu Mỹ đang nêu lên quan ngại về cuộc ‘khủng hoảng nhân quyền’ tại Việt Nam.

Theo lời kể của Lm. Nguyễn Đình Thục, khi ông đang trên đường trở về giáo xứ Song Ngọc sau khi dâng lễ ở Giáo họ Văn Thai, cách đó khoảng 3 km, thì được báo có nhiều người đang kéo đến chặn đường về của ông.

Một số người cho biết lương dân ở các xóm lân cận đang đánh kẻng báo động để kéo tới bao vây vị linh mục đang tham gia tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân thảm họa môi trường Formosa.

Lm Nguyễn Đình Thục nói việc ông bị bao vây chỉ vì đi dâng lễ là hành động “sai trái và độc ác”, xúc phạm tự do tín ngưỡng.

“Tôi đang đứng ở giữa vòng vây có cả mấy ngàn người mà tôi nghĩ đó là côn đồ mà chính quyền đang dùng để đàn áp tôi. Có thể buổi tối hôm nay tôi bị đánh đập. Cũng có thể tối hôm nay tôi bị giết. Nhưng tôi nghĩ vấn đề đó không quan trọng. Vấn đề ở đây mà tôi thấy là một chính quyền mà lại đi dung dưỡng bạo lực, kích động bạo lực để tấn Công Giáo dân và tấn công cả một linh mục đi dâng lễ. Tôi không làm gì sai trái. Tôi đi dâng lễ. Vậy thì tấn công tôi hóa ra là chính quyền này đang xúc phạm niềm tin tôn giáo, xúc phạm tự do tín ngưỡng của tôi”.

Lm. Nguyễn Đình Thục cho biết có nhiều công an có mặt tại nơi ông bị bao vây.

“Ở đây công an rất đông, mà công an không ngăn chặn hành vi này thì điều đó chứng tỏ công an đồng lõa hay chính công an kích động bạo lực?”

Trước đó 2 ngày, ngày 28/5, mạng xã hội lan truyền tin cho hay giáo họ Văn Thai xảy ra vụ bắn đạn vào nhà thờ của giáo họ trong cuộc diễn tập mà “dân phòng thì cầm súng bắn đạn, người dân thì cầm gậy gộc, sắt típ và đá”.

Các đoạn video đăng trên mạng cho thấy một vài người dân bị thương tích với nhiều vết máu trên quần áo.

Trong khi đó, Đài phát thanh truyền hình Nghệ An đưa tin đây là cuộc “diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2017”.

Một nội dung trong cuộc diễn tập bao gồm “trung đội dân quân cơ động xã thực hành tình huống giả định là giải tán một cuộc kích động, biểu tình của bà con giáo dân về sự cố gây ô nhiễm môi trường biển của Formosa tại trụ sở UBND xã”.

Video Lm. Nguyễn Đình Thục bị bao vây.

“Sau đó, chủ tịch UBND xã đã đối thoại trực tiếp với một số đối tượng cầm đầu việc biểu tình và đồng thời tuyên truyền, vận động bà con không nên gây rối trật tự công cộng. Bên cạnh đó, công an, quân sự dùng đạn khói để giải tán đám đông và tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng chức năng trà trộn vào bắt một số đối tượng quá khích nhằm giữ vững ổn định địa bàn”, theo Đài phát thanh truyền hình Nghệ An.

Trong lúc bị bao vây đêm 30/5, Lm. Nguyễn Đình Thục cho VOA biết:

“Cách đây mấy hôm họ mua kẻng. Mỗi xóm một cái kẻng. Cái kẻng này không phải là cái kẻng của xóm, mà là kẻng của những người kích động bạo lực. Tức là mỗi khi họ muốn tấn công chúng tôi thì họ đánh cái kẻng đó và họ sẽ kéo đến để tấn công chúng tôi”.

Các cuộc tấn công liên tiếp nhắm vào các linh mục và những người khiếu kiện Formosa xảy ra giữa lúc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang có chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ, với mục tiêu tiếp cận tân chính quyền Donald Trump và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.

Ngay trước chuyến thăm của ông Phúc, tại Quốc hội Mỹ hôm 25/5 có buổi điều trần về “cuộc khủng hoảng nhân quyền” tại Việt Nam. Trong đó, các dân biểu Mỹ cho rằng nhân quyền ở Việt Nam đang biến mất và kêu gọi chính phủ Mỹ không tách rời nhân quyền ra khỏi mối quan hệ kinh tế, thương mại.

(Source: VOA tiếng Việt)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)
Vũ Văn An
10:19 31/05/2017
Chương Một: Tổng Quan về Giáo Hội Công Giáo

Các bạn hãy nhắm mắt lại và cố tưởng tượng ra một người Công Giáo “đặc trưng”. Nếu cũng giống như phần lớn người ta, chắc bạn sẽ nghĩ tới một vị linh mục hay giám mục da trắng, đâu đó, trong thế giới Tây Phương, có thể là Rôma. Khi Hollywood muốn mô tả Giáo Hội, thì đó là nơi họ thường điện thoại tới. Ấy thế nhưng, nếu hiểu “đặc trưng” như đại diện cho đa số, thì tưởng tượng một vị linh mục da trắng ở Âu Châu hay Bắc Mỹ như người Công Giáo đặc trưng ngày nay, điều này hoàn toàn sai.

Tính đến năm 2012, có 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo trên thế giới, trong đó, chỉ có 412,000 người là linh mục, 275,000 người là phó tế (chúng tôi sẽ giải thích hạn từ này sau), và 5,000 người là giám mục, tổng giám mục, và Hồng Y. Điều này có nghĩa hàng ngũ giáo sĩ chỉ chiếm 0.05 phần trăm tổng số dân Công Giáo thế giới mà thôi.

Ngoài ra, đại đa số người Công Giáo hiện nay, khoảng 740 triệu người, hiện đang sống ở bên ngoài Tây Phương. Hai phần ba sống ở Mỹ Châu La Tinh, Phi Châu và Á Châu. Khoảng giữa thế kỷ này, số người Công Giáo ở Nam Bán Cầu sẽ là ba phần tư. Âu Châu ngày nay chiếm ít hơn 20 phần trăm dân số Công Giáo, và tỷ lệ này bắt đầu suy giảm vào hậu bán thế kỷ vừa qua.

Cuối cùng, các yếu tố dân số học Công Giáo phản ảnh rất trung thực các yếu tố dân số học hoàn cầu, theo nghĩa đa số, khoảng 55 phần trăm, là phụ nữ. Thành thử, nghĩ “người Công Giáo đặc trưng” là đàn ông quả là điều không đúng.

Căn cứ vào những điều trên, sẽ là điều chính xác hơn nhiều nếu bảo rằng “người Công Giáo đặc trưng” của đầu thế kỷ 21 là bà mẹ Ba Tây với 4 đứa con, chứ không phải vị linh mục da trắng ở Rôma. (Ba Tây là quốc gia nhiều người Công Giáo nhất thế giới, với tổng số 163 triệu người rửa tội Công Giáo. Dù mức độ tham gia Giáo Hội và thực hành đức tin đã và đang giảm sút nhiều năm qua, họ vẫn còn dẫn đầu so với hầu hết các nước Âu Châu).

Giáo xứ là gì?

Đối với phần lớn người Công Giáo, giáo xứ địa phương là điểm tiếp xúc đầu tiên của họ với Giáo Hội. Đấy là nơi họ tới tham dự Thánh Lễ (mỗi Chúa Nhật, nếu họ giữ luật), xưng tội, cho con chịu phép rửa, kết hôn, dự an táng người thân, và đánh dấu nhiều thời khắc tiêu biểu của đời họ. Những người Công Giáo hoạt động còn làm nhiều điều hơn thế nữa. Họ có thể tham dự các lớp học về các vị thánh vĩ đại của Giáo Hội, Thánh Kinh hay nhiều đề tài khác. Họ có thể tình nguyện giúp nấu cháo từ thiện, dạy giáo lý cho trẻ em hay tham gia các sinh hoạt thiêng liêng như sùng kính Lòng Chúa Thương Xót hoặc phong trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo. Về phương diện kỹ thuật, người Công Giáo giả thiết phải tham gia giáo xứ trong phạm vi địa dư họ sinh sống. Tuy nhiên, trong thời đại mỗi ngày mỗi có tính di động và chọn lựa tiêu thụ nhiều hơn này, nhiều người Công Giáo chọn một giáo xứ thích hợp hơn với xu hướng chính trị hay xu hướng thờ phượng của họ, hay một giáo xứ có nhiều biến cố đáng tham dự hơn.

Phần lớn người ta nghĩ tới giáo xứ như một tòa nhà thuộc Giáo Hội. Điều này dễ hiểu, nhất là khi một giáo xứ tập trung lâu dài tại một nhà thờ đặc thù, đến nỗi đã in hằn vào ký ức của nhiều thế hệ. Đóng cửa một giáo xứ, một việc trở nên thông thường hơn trong mấy thập niên qua vì dân số giảm hay vì chi phí lên cao, bao giờ cũng là một việc đau lòng. Nói theo kiểu vần vèo của người Mỹ, quả là khó cho các giáo dân từng chứng kiến các thành viên trong gia đình “hatched, matched, and dispatched” (được nở, tức rửa tội, được mái, tức kết hôn, và được phái, tức chôn cất) trong cùng một nhà thờ, nay thấy nó bị tan biến.

Tuy nhiên, về phương diện kỹ thuật, giáo xứ không phải là một toà nhà, mà là một pháp nhân. Theo Bộ Giáo Luật, chỉ cần có hai điều để trở thành giáo xứ: (1) một nhóm người Công Giáo trong một lãnh thổ cố định, vì mọi giáo xứ phải có biên giới địa dư; (2) một linh mục chịu trách nhiệm cho giáo xứ này. Phần lớn các giáo xứ đều có linh mục sống tại chỗ, nhưng vì hiện trạng luôn thiếu linh mục trong mấy thập niên qua, một số giáo xứ đã được gom lại với một linh mục chịu trách nhiệm đối với nhiều giáo xứ, và nhiều giáo xứ chỉ có phó tế hay giáo dân được ủy nhiệm làm “phối trí viên sinh hoạt giáo xứ” hoặc một danh hiệu nào khác. Dù thế, vẫn luôn có một linh mục lo chuyện sổ sách. Theo giáo luật, chính vị giám mục địa phương có quyền tạo lập và hủy bỏ một giáo xứ.

Đâu là cấp cao hơn kế tiếp?

Trong các giáo phận lớn hơn, các giáo xứ có khi được tổ chức thành nhóm, được gọi bằng nhiều tên: “Hạt” (deaneries), “khu đại diện” (vacariates) và “vùng mục vụ”. Dù giám mục giáo phận có thể cử ai đó chịu trách nhiệm đối với các cơ cấu này, nhưng ngài vẫn giữ thẩm quyền trên hết.

“Vùng mục vụ” có khuynh hướng trở thành phạm trù rộng nghĩa nhất, chỉ một phần của một giáo phận lớn bất thường. Tổng Giáo Phận Los Angeles, với hơn 4 triệu người Công Giáo, được chia thành 5 vùng mục vụ. Một cách đặc trưng, ngay các giáo phận cỡ trung cũng có các hạt hay khu đại diện gồm nhiều giáo xứ. Đứng đầu những đơn vị này là “cha quản hạt” (dean) hay “cha đại diện” (vicar). Các vị này cổ vũ sinh hoạt mục vụ chung và hành xử như là một tài nguyên đối với đời sống linh mục.

Tuy nhiên, nói chung, các hạt và vùng mục vụ là những bộ phận phần lớn có tên trên giấy tờ mà thôi và thường chỉ quen thuộc đối với các giáo sĩ tới đó để dự họp hay một biến cố xã hội nào đó. Phần lớn người Công Giáo coi giáo phận là đơn vị hành chánh quan trọng nhất ngoài giáo xứ địa phương của họ.

Giáo phận là gì?

Chữ “giáo phận” (diocese) phát xuất từ tiếng Hy Lạp diaoikos, nguyên thủy là là một đơn vị hành chánh của Đế Quốc Rôma xưa. Nó được Giáo Hội tiếp nhận để chỉ vùng địa dư bao gồm nhiều giáo xứ đặt dưới sự lãnh đạo của một giám mục. Ít nhất về phương diện lý thuyết, không có thẩm quyền nào bên trên giám mục giáo phận, ngoại trừ chính Đức Giáo Hoàng, người nhận được thẩm quyền riêng của mình nhờ là một giám mục giáo phận, tức Giám Mục Rôma.

Nói chung, mỗi giáo phận có một văn phòng trung ương, truyền thống vẫn gọi là “tòa giám mục” (chancery) dù gần đây đã có thói quen thời thượng gọi nó là “trung tâm mục vụ” hay “trung tâm giáo phận”. Dù gọi thế nào, nó vẫn là văn phòng trung ương. Ngoài văn phòng giám mục ra, người ta còn thấy các văn phòng cho giáo sĩ, truyền thông, đại kết và liên tôn sự vụ, giáo dục, tài chánh, chăm sóc y tế, dịch vụ giáo xứ, công trình phò sự sống, cổ vũ hòa bình và công lý, ơn gọi làm linh mục và tu dòng, thờ phượng, và điều gọi là “tòa án” phần lớn để xử các vụ liên quan tới hôn nhân.

Cùng với các phụ tá của ngài, giám mục giáo phận ấn định linh mục nào coi giáo xứ nào; giáo xứ nào đóng cửa hoặc phải sáp nhập, và giáo xứ mới nào được mở; thực hành cầu nguyện và thờ phượng nào được cho phép (theo các chỉ dẫn căn bản do Vatican ấn định); ai có thể được mời nói chuyện trong các biến cố của Giáo Hội; sách giáo khoa nào được dùng trong các trường Công Giáo và ngân quĩ của giáo phận phải được chi tiêu ra sao. Một số vị giám mục thi hành các quyền này trong tinh thần hợp tác, trong khi có những vị hành xử theo lối từ trên xuống dưới hơn, nhưng theo Giáo Luật, tiền bạc đối với mọi việc thì phải dừng tại bàn giấy của giám mục.

“Tổng giáo phận” chỉ một giáo phận khá lớn, và vị lãnh đạo nó, tức tổng giám mục, thi hành một mức độ thẩm quyền nào đó trên các giám mục của các giáo phận nhỏ hơn thuộc vùng lân cận, gọi là các giáo phận phụ (suffragan). Cùng nhau, các giáo phận này tạo thành một “giáo tỉnh”. Tính tới năm 2012, có khoảng 2,300 giáo phận trên thế giới cùng với 630 tổng giáo phận cho khoảng dưới 3,000 tài phán tòng thổ riêng biệt. Tại Hoa Kỳ, có 195 giáo phận, trong đó có 25 tổng giáo phận.

Nếu mỗi giám mục, về căn bản, đều độc lập thì tại sao các ngài cùng hành động như một tập thể?

Từ Công Đồng Vatican II (1962-1965), các giám mục trong một quốc gia được tổ chức thành “hội đồng giám mục”. Tại Hoa Kỳ, bộ phận này có tên: Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hiệp Chúng Quốc (USCCB). Tại các nơi khác trên thế giới, các giám mục cũng được tổ chức thành các nhóm lục địa có tính điều khiển trung ương, như Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC), Hội Nghị Các Hội Đồng Giám Mục Phi Châu và Madagascar (SECAM) và Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh (SELAM)…

Các tổ chức trên rất có ảnh hưởng vì đã phát huy nhiều giải đáp chung cho các vấn đề vượt quá ranh giới các giáo phận cá thể. Ấy thế nhưng, theo Giáo Luật, hội đồng giám mục một quốc gia chỉ là một cơ quan phối trí, không thể lên tiếng một cách có thẩm quyền ngoại trừ các giám mục đồng thanh thỏa thuận hay được Đức Giáo Hoàng chấp thuận. Cũng thế, một hội đồng giám mục không thể ban hành bất cứ qui định có tính trói buộc nào nếu không nhận được sự chấp thuận của Tòa Thánh.

Ta vừa nhắc tới Công Đồng Vatican II. Vậy công đồng là gì?

Công đồng là một cuộc tụ họp các giám mục khắp thế giới. Các tín hệ Kitô Giáo khác nhau về việc: các công đồng nào trong lịch sử thực sự được coi là “công đồng chung” (ecumenical) và do đó, có thẩm quyền, nhưng Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận 21 công đồng thuộc loại này. Cao điểm của danh sách này là Công Đồng Chung Vatican II trong các năm 1962-1965, qui tụ hơn 2,000 giám mục hoàn cầu để phát động trong Giáo Hội một chương trình đầy tham vọng và hiện vẫn còn đang được tranh luận, đó là aggiornamento, hay “cập nhật hóa mọi điều”. Tiện thể cũng nên nói: các công đồng thường lấy tên nơi nó được tổ chức, như Công Đồng Nixêa và Công Đồng Trent, vì lần lượt là các địa điểm thuộc vùng Anatolia xưa (ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) và thuộc nước Ý. Chính vì thế, công đồng thứ 21 được gọi là Công Đồng Vatican II, vì là công đồng thứ hai được tổ chức ngay tại Vatican.

Đạo Công Giáo thừa nhận rằng công đồng chung, song song với Đức Giáo Hoàng, là thẩm quyền giáo huấn cao nhất trong Giáo Hội, và suốt trong các thế kỷ qua, công đồng giải quyết nhiều cuộc tranh cãi về tín lý, bí tích và chính trị quan trọng nhất của Giáo Hội. Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn được tranh luận nóng hổi là điều gì sẽ xẩy ra nếu một vị giáo hoàng không ủng hộ một giáo huấn của công đồng; nói cách khác, thẩm quyền của ai giả thiết sẽ thắng thế?

Phần lớn các sử gia Giáo Hội tin rằng sẽ còn nhiều công đồng chung nữa dù Vatican thận trọng đối với việc tổ chức chúng, một phần vì khó mà tiên đoán chúng sẽ làm những người vốn khó chịu với Giáo Hội sẽ khó chịu ra sao. Về phương diện lịch sử, các công đồng diễn ra một là để đáp ứng một cuộc khủng hoảng lớn nào đó (như Công Đồng Trent là để đáp ứng Phong Trào Cải Cách) hai là vô tình tạo ra một cuộc khủng hoảng (Giáo Hội ngày nay, chẳng hạn, đang phải đương đầu với một sự chia rẽ sâu xa do Công Đồng Vatican II). Về phương diện hậu cần, tổ chức một công đồng chung thực sự trong thế kỷ 21 là một thách đố lớn vì hiện có tới gần 5,000 giám mục trong Giáo Hội Công Giáo. Cứ tưởng tượng làm thế nào một cơ chế lớn như thế có thể tổ chức được các buổi tranh luận của nó, chưa kể các nghị phụ sẽ ở đâu, các phiên họp sẽ được tổ chức tại địa điểm nào, phải tổ chức các cuộc đầu phiếu ra sao, và v.v… cũng đủ đòi phải có một tài nghệ thiết kế ghê gớm rồi.

Vatican là gì?

Tên này phát xuất từ một trong các ngọn đồi của Rôma xưa, và từ khởi đầu, chỉ khu các Kitô hữu tiên khởi xây một đền thờ dâng kính Thánh Phêrô, vị thủ lãnh vốn được chính Chúa Kitô chọn giữa các tông đồ của Người, và theo truyền thống Công Giáo, là vị giáo hoàng đầu tiên. Ngày nay, “Vatican” là chữ viết tắt để chỉ đại bản doanh của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Nó thực sự không cho thấy sự phân biệt quan trọng giữa hai thực thể riêng biệt:

*Tòa Thánh, tức thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng trong tư cách nhà lãnh đạo Giáo Hội hoàn cầu. Chữ “Tòa” (See) phát xuât từ tiếng La Tinh sedes, có nghĩa là ghế ngồi, để chỉ ghế của vị giám mục, tượng trưng cho thẩm quyền của ngài. Theo nghĩa này, Tòa Thánh là một định chế phi lãnh thổ, một ý niệm hơn là một nơi chốn, và nó tồn tại ngay cả khi không có giáo hoàng, thí dụ lúc sede vacante, hay trống tòa, sau khi một vị giáo hoàng qua đời.

*Thị quốc Vatican, tức lãnh thổ vật lý 108 mẫu Anh tại Rôma được cai trị bởi Đức Giáo Hoàng trong tư cách gần như một quân vương hiến chế. Nó quản trị các bảo tàng viện, bưu điện, trạm xe lửa, kho lương thực, ngân hàng, v.v… của Vatican, cũng như trông coi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Thị quốc này chỉ có khoảng 500 cư dân thường trú, dù các nhà ngoại giao của Vatican và mọi thành viên của Hồng Y Đoàn cũng được coi là “công dân” của nó và được phép mang thông hành Vatican. Thị quốc cũng có luật hình và hệ thống tư pháp riêng, một sự kiện được thế giới biết đến vào năm 2012 khi người quản gia của Đức Bênêđíctô XVI bị bắt về tội đánh cắp các tài liệu mật và tiết lộ cho các nhà báo Ý.

Thông thường, khi người ta nói tới “Vatican”, họ muốn nói tới Tòa Thánh. Chính Tòa Thánh xử lý các liên hệ ngoại giao với các chính phủ ngoại quốc. Cũng chính Tòa Thánh đưa ra các quyết định về đức tin và luân lý cho Giáo Hội khắp thế giới nhân danh Đức Giáo Hoàng. Cơ quan hành chánh lo việc điều hành Tòa Thánh trên căn bản hàng ngày được gọi là Giáo Triều, và các đơn vị căn bản của nó như sau:

*Phủ Quốc Vụ Khanh, nơi thanh toán (clearing-house) về hành chánh của Vatican, giám sát các công việc nội bộ của Giáo Hội và các liên hệ ngoại giao bên ngoài. Vị đứng đầu, tức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, được bán chính thức coi như “thủ tướng” của Vatican và chính Vatican thường được coi là theo hệ thống tổng thống/thủ tướng, với Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu quốc gia và Quốc Vụ Khanh là người đứng đầu chính phủ.

*Chín thánh bộ, chuyên trông coi các lãnh vực quan trọng nhất của đời sống Giáo Hội nhân danh Đức Giáo Hoàng: các giám mục, hàng giáo sĩ, thờ phượng, tu dòng, hoạt động truyền giáo v.v… Mỗi thánh bộ được đứng đầu bởi một “bộ trưởng” (prefect), thường là một Hồng Y. Thánh bộ quan trọng nhất là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cơ quan giám sát tín lý của Vatican.

*Mười hai hội đồng giáo hoàng, nhằm phát huy một số đề tài hay chính nghĩa được Giáo Hội đặc biệt quan tâm, như công lý và hòa bình, y tế, và gia đình. Một hội đồng thường do một Hồng Y hay một tổng giám mục đứng đầu. Các hội đồng thường kém ảnh hưởng hơn các thánh bộ, vì ngoài một số lãnh vực có giới hạn ra, chúng không có thẩm quyền trói buộc. Chúng giống các cơ quan nghiên cứu hơn là các cơ quan đưa ra quyết định.

*Ba tòa án, Tòa Thượng Thẩm Rôma (Roman Rota), Tối Cao Pháp Viện (Apostolic Signatura) và Tòa Xá Giải (Apostolic Penitentiary). Ba tòa này xử các vụ thuộc Giáo Luật, phần lớn công việc là lo giải quyết các đơn xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Tối Cao Pháp Viện được coi là Tòa cao nhất, dù, theo lý thuyết, người ta có thể thượng tố lên Đức Giáo Hoàng.

Ngoài ra, còn có nhiều cơ quan khác tại Vatican, nhất là các Ủy Ban và Hàn Lâm Viện, nhưng phần lớn những gì phát xuất từ Rôma và liên quan tới hoặc các phương tiện truyền thông hoặc các tín hữu Công Giáo đều do ba loại cơ quan này phụ trách.

Đức Giáo Hoàng có là một quân chủ tuyệt đối không?

Trong chương kế tiếp, chúng tôi sẽ phác họa lịch sử ngôi vị giáo hoàng, còn ở đây chỉ xin thưa rằng Đức Giáo Hoàng được coi là người kế vị Thánh Phêrô như là thủ lãnh các tông đồ và là nhà lãnh đạo Giáo Hội. Đây không phải là một ý niệm tượng trưng, vì giáo luật điều 331 nói rằng Đức Giáo Hoàng thi hành thẩm quyền “tối cao, trọn vẹn, tức khắc và phổ quát” đối với toàn thể Giáo Hội. Ngài không như Nữ Hoàng nước Anh ở Điện Buckingham, một di tích phần lớn có tính biểu tượng của một thời đã qua, không có bao nhiêu quyền lực của đời thực. Theo quan điểm Công Giáo, ngài là Đấng Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian được ủy quyền cầm cân nẩy mực.

Hơn nữa, ảnh hưởng của ngôi vị giáo hoàng vượt quá các vụ việc nội bộ của Giáo Hội Công Giáo. Trên thực tế, Đức Giáo Hoàng cũng là nhà lãnh đạo quan trọng nhất của thế giới Kitô giáo nói chung cũng như là phát ngôn viên chính của Kitô Giáo trong liên hệ với các tôn giáo khác, là người bênh vực tôn giáo mạnh mẽ nhất trong thế giới thế tục, và là thầy dậy luân lý và là tiếng lương tâm trong lãnh vực địa chính trị và hoàn cầu sự vụ. Xét về một phương diện nào đó, đây quả là một công việc không phải là của con người. Người ta mong giáo hoàng là một tổng giám đốc của Fortune 500, một siêu sao truyền thông, một nhà ngoại giao và là một chính khách, một nhà thần học và là một triết gia, một mục tử và một thánh sống.

Giáo hoàng được bầu trong một biến cố gọi là cơ mật viện (conclave) do hai chữ La Tinh tạo thành cum clave, nghĩa là “với chìa khóa” (khóa kín cửa). Đây là một truyền thống trong đó, khi các Hồng Y họp tại Nhà Nguyện Sistine ở Vatican để bỏ phiếu, cửa bị khóa kín đối với người bên ngoài và diễn trình bầu cử được mãi mãi giữ bí mật. Người Công Giáo tin rằng việc bầu cử giáo hoàng diễn ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và từ lúc tân giáo hoàng thưa “có” sau khi niên trưởng Hồng Y đoàn hỏi ngài có chấp thuận việc bầu cử hay không, ngài được hưởng trọn thẩm quyền đối với Giáo Hội.

Nói thì nói thế, nhưng thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng bị nhiều nhân tố giới hạn. Trên bình diện lý thuyết, các giới hạn này bao gồm mạc khải của Thiên Chúa và truyền thống Giáo Hội (thí dụ, không vị giáo hoàng nào một sớm một chiều quyết định thu hồi tín lý Thiên Chúa Ba Ngôi), cũng như các quyết định của các công đồng chung và luật lệ của Giáo Hội. Đức Bênêđíctô XVI hay thích nhất mạnh rằng giống như mọi người khác, các vị giáo hoàng đều bị sự thật giới hạn: thí dụ, không vị giáo hoàng nào bỗng nhiên tuyên bố rằng 2 cộng 2 bằng 5.

Trên thực tế, có rất nhiều giới hạn khác về tầm mức một vị Giáo Hoàng có thể muốn làm gì thì làm. Thí dụ, Vatican có số nhân viên và tài nguyên giới hạn và không thể dính mũi vào khắp mọi nơi được. Các vị giáo hoàng cũng phải quan tâm tới tác dụng chính trị đối với bất cứ điều gì các ngài thực hiện, vì các ngài không muốn chia rẽ Giáo Hội và làm mất tinh thần một phần của Giáo Hội một cách không cần thiết. Đức Gioan XXIII (1958-1963) là vị giáo hoàng đã triệu tập Công Đồng Chung Vatican II, và có lần người ta hỏi ngài tại sao ngài không tiến nhanh hơn để áp đặt một số cải cách của nó. Câu trả lời đã thành huyền thoại của ngài là: “tôi là giáo hoàng của cả những người để chân lên ga, lẫn những người để chân lên thắng”.

Há Giáo Hội Công Giáo không quá trung ương tập quyền đó sao?

Khi nói đến đức tin và luân lý, thì Giáo Hội khá có tính từ đỉnh xuống đáy. Tuy nhiên, phần đông các vị giáo hoàng rất thận trọng trong việc lúc nào nên sử dụng quyền hành, và thường không ráng giải quyết các cuộc tranh luận ngoại trừ khi đã gạn lọc chúng qua nhiều thế kỷ. Thí dụ, đầu thế kỷ 21, có một vấn để bỏ ngỏ trong Giáo Hội Công Giáo liên quan tới bao cao su (condom) và bệnh AIDS. Vấn đề xoay quanh việc các cặp vợ chồng dị tính mà một trong hai người phối ngẫu mắc HIV, còn người kia thì không, có được phép dùng bao cao su để ngăn ngừa lây lan không. Một số thần học gia cho rằng họ được phép, dựa trên việc ý định của họ không phải là tránh có thai đứa con mà là ngăn ngừa việc truyền bệnh; các thần học gia khác nhấn mạnh rằng việc sử dụng các phương pháp ngừa thai nhân tạo là vô luân ngay từ nội tại. Cho tới lúc này (2012), Đức Bênêđíctô XVI vẫn không chính thức giải quyết vấn đề này.

Ngoài lãnh vực tín lý, Giáo Hội Công Giáo còn linh động hơn nữa. Nó có khuynh hướng theo hàng ngang về vấn đề cai trị, nghĩa là: các vấn đề như bổ nhiệm nhân viên và các chương trình mục vụ là việc các giám mục tự lo liệu lấy trong các giáo phận của các ngài. Khi đụng tới các vấn đề khác, như các phong trào thiêng liêng hay các sáng kiến văn hóa mới, thì Giáo Hội Công Giáo không ngờ lại rất đi từ đáy đi lên. Thí dụ, các dòng khất sĩ (ăn mày) thời Trung Cổ, như Dòng Phanxicô và Dòng Đaminh, không hề phát sinh vì Đức Giáo Hoàng phán “hãy có nó”. Chúng được phát động bởi các cá nhân có óc sáng tạo như Thánh Phanxicô và Thánh Đaminh và bị các giới lãnh đạo Giáo Hội nhìn bằng con mắt hoài nghi trong thời gian khá lâu trước khi chịu thừa nhận và ủng hộ.

Có phải chỉ có một “Giáo Hội Công Giáo” không?

Về phương diện thần học, đúng, chỉ có một “Giáo Hội Công Giáo”, hợp nhất nơi Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, về phương diện cơ cấu, hiện có tới 23 Giáo Hội riêng biệt tạo thành một Giáo Hội Công Giáo. Lớn nhất là Giáo Hội “Latinh”, tức hình thức Công Giáo chính dòng vốn khai triển ở Âu Châu và sau đó được truyền bá ra khắp thế giới nhờ hoạt động truyền giáo. Ấy thế nhưng còn tới 22 Giáo Hội khác, tức các Giáo Hội “Đông Phương”, tức các Giáo Hội nằm ngoài quĩ đạo văn hóa Latinh, nhưng ở một thời điểm nào đó, đã chấp nhận thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng. Về phương diện lịch sử, phần lớn các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương này bắt đầu khi một nhóm trong Kitô Giáo Chính Thống quyết định muốn bước vào hiệp thông với Rôma, nhưng đồng thời muốn duy trì di sản phụng vụ, thiêng liêng và thần học của họ.

Các Giáo Hội Đông Phương đôi khi được gọi là các Giáo Hội “hợp nhất” (uniate), nghĩa là hợp nhất với Rôma, nhưng phần lớn không thích kiểu gọi này coi nó như một kiểu gọi bêu xấu. Đôi khi họ cũng được gọi là “các nghi lễ Đông Phương” dù các thành viên của các Giáo Hội Đông Phương cũng không thích kiểu gọi này, vì nó gợi ý tưởng họ chỉ khác Giáo Hội Latinh về nghi lễ mà thôi, mà thực tế, họ còn khác về truyền thống, sự lãnh đạo, và cơ cấu. Giáo Hội Đông Phương thường được đứng đầu bởi vị “thượng phụ” của họ. Trong cố gắng nhìn nhận tầm quan trọng của các Giáo Hội Đông Phương, các vị giáo hoàng gần đây đã phong một số vị thượng phụ của họ lên hàng Hồng Y. Một dấu chỉ cho thấy các Giáo Hội Đông Phương muốn hết sức bảo vệ sự khác biệt của họ là nhiều Giáo Hội phản đối thực hành này, vì theo họ, Hồng Y là một sản phẩm của Giáo Hội Latinh.

Ba Giáo Hội Công Giáo Đông Phương lớn nhất là Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine với 4.5 triệu tín hữu; Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar, tập trung ở Ấn Độ, với 3.9 triệu tín hữu; và Giáo Hội Công Giáo Maronite ở Lebanon với gần 3.3 triệu tín hữu. Mỗi Giáo Hội trong số 22 Giáo Hội Đông Phương này có hàng giáo sĩ và giám mục riêng và họ rất triệt để bảo vệ sự tự lập của họ. Các Giáo Hội Đông Phương hiện nay cũng có tín hữu bên ngoài các lãnh thổ lịch sử của họ, tại những nơi như Bắc Mỹ, Âu Châu, Úc, và Tân Tây Lan, nên họ cũng tạo ra các giám mục và giáo phận riêng để phục vụ các tín hữu này. Các cơ cấu này được hưởng quyền tài phán riêng biệt trên các tín hữu và tài sản của họ.

Còn tiếp
 
Hình ảnh con cá trong Kitô Giáo
LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:29 31/05/2017
Hình ảnh con cá

Một trường công lập ở thủ đô Berlin bên Đức đã không phép cho một cô giáo được đeo dây ở cổ có hình thập gía trong khi dậy học ở nhà trường. Lý do vì nhà trường của chính phủ áp dụng theo luật lệ trung lập mà thành phố Berlin về phương diện chính trị đã biểu quyết ban hành.

Sự kiện này gây nên những phản ứng khó chịu nơi dân chúng… Cô giáo viên này thay vì đeo hình thập gía vào sợi dây chuyền, đã lấy hình con cá đeo thế vào đó.

Phải chăng đó là kiểu cách tránh né để khỏi bị luật lệ pháp luật gây khó dễ, và biết đâu cũng có thể là một hình thức trang sức cho đẹp???

Nhưng về phương diện đạo Kitô giáo dấu hiệu con cá lại mang một ý nghĩa đạo đức thần học cùng lịch sử sâu xa nền tảng trong Kinh Thánh.

Vậy đâu là ý nghĩa thần học đạo đức ẩn chứa nơi dấu hiệu hình ảnh con cá?

Khi tạo dựng công trình thiên nhiên, vào ngày tạo dựng thứ sáu Thiên Chúa tạo dựng nên con người và nói với con người:“ Hãy làm bá chủ cá biển.“ (St 1, 28).

Khi ra rao giảng nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã kêu gọi các Môn đệ làm người cộng sự: „ Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. ( Mt 4,19)

Khi làm phép lạ cho 5000 người ăn: Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người.“ ( Mc 6, 41).

Khi hiện ra với các Môn đệ bên bờ hồ Chúa Giêsu hỏi các Ông: „Ở đây anh em có gì ăn không? Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy ăn trước mặt các ông.“ ( Lk 24, 42-43)

Trong ngôn ngữ Hy lạp chữ cá được viết:ICHTHYS, iχθύς

Từ 5 mẫu tự của chữ Ichtys người ta đọc viết ra tước hiệu của Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa, vị cứu tinh:

Ἰησοῦς Χριστός Θεοῦ Υἱός Σωτήρ:

• ἸΗΣΟ˜ΥΣ — Iēsoũs - Ιησούς- Jesus

• ΧΡΙΣΤῸΣ — Christós „Christus“ - Người đựơc xức dầu

• ΘΕΟ˜Υ — Theoũ (neugr. Θεού theoú) - Tjiên Chúa

• ΥἹῸΣ — Hyiós - Υιός Iós - người con

• ΣΩΤΉΡ — Sōtḗr (Σωτήρας Sotíras) - vị cứu tinh

Hình con cá là ký hiệu bí ẩn - mật- của người tín hữu Kitô Giáo ngày xưa thời đạo Công gíao bị bắt bớ bách hại ở những thế kỷ đầu tiên ở Roma. Cứ theo dấu hiệu hình con cá mà họ nhận ra là những người Kitô giáo. Ngày nay khi thăm viếng những hang toại đạo bên Roma còn thấy có những hình con cá khắc hay vẽ trên tường hay nơi phần mộ.

Con cá là loài sinh vật làm lương thực nuôi sống con người được Thiên Chúa tạo thành trong thiên nhiên, nhưng nó lại trở thành một hình ảnh không nói lời gì tương xứng với hình ảnh nếp sống lòng khiêm nhượng của một con người. Hình ảnh này mang ý nghĩa rất sâu đậm chỉ về Chúa Giêsu Kitô.

Chúa Giêsu Kitô là Ngôi hai Thiên Chúa đã trở thành người trên trần gian. Khiêm hạ như con cá , Ngài chấp nhận số phận của con người, và chịu để cho con người hành hạ kết án đóng đinh vào thập gía cho đến chết. Sự hy sinh quên mình của Ngài mang đến ơn cứu độ phần linh hồn cho mọi người trên trần gian, và sự tưởng nhớ cái chết sự hy sinh của ngài trong Bí tích Thánh Thể bánh và rượu thành Mình và Máu là lương thực cho đức tin tâm hồn con người.

Để nuôi đoàn người đang đói khát, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho bánh và cá hóa ra nhiều làm lương thực nuôi sống 5000 người khi xưa.

Giáo phụ Tertulian, sống vào khoảng năm 200 sau Chúa giáng sinh, đã diễn tả người nhận lãnh làn Bí tích rửa tội như là con cá nhỏ được sinh ra từ con cá (lớn) Chúa Giêsu Kitô.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Quê/Country Road
Robert Helfman
18:23 31/05/2017
ĐƯỜNG QUÊ / COUNTRY ROAD
Ảnh của Robert Helfman
Một ngày sống ở thôn quê
Thú hơn cả tháng lê thê thị thành.
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 27/05-01/06/2017: Tháng chay Ramadan bắt đầu với bạo lực kinh hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:56 31/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ít nhất 26 tín hữu Kitô Ai Cập bị thảm sát trên đường hành hương

Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công vào một xe buýt chở các tín hữu Coptic đi hành hương tại tu viện Thánh Samuel cách thủ đô Cairo 220 km về phía nam. Vụ tấn công đã xảy ra vào sáng thứ Sáu 26 tháng 5.

Bộ Y tế cho hay: có khoảng 8 đến 10 kẻ tấn công ăn mặc đồng phục quân đội, đã bắn loạn xạ vào chiếc xe buýt này trong địa phận tỉnh Minya.

Khaled Mogahed, phát ngôn viên Bộ Y tế, nói rằng số người chết đã lên tới 26 người nhưng sợ rằng còn có thể tăng thêm. Chỉ có ba trẻ em được ghi nhận là may mắn không bị thương trong cuộc tấn công này.

Các đài truyền hình Ả Rập cho thấy hình ảnh của một chiếc xe buýt bị cháy nám với các cửa sổ vỡ vụn. Xe cứu thương đậu chung quanh, trong khi các thi thể nằm đầy trên mặt đất, được phủ bằng những tấm nhựa màu đen.

Ai Cập đã chứng kiến một làn sóng các cuộc tấn công vào các Kitô hữu. Trong ngày lễ lá đẫm máu 9 tháng Tư vừa qua, hai vụ nổ bom đã xảy ra giết chết 45 người chết và làm 125 người khác bị thương. Trước đó, một cuộc tấn công tại nhà thờ Thánh Máccô vào ngày 11 tháng 12 năm ngoái tại một nhà thờ tại Cairo đã làm 25 người thiệt mạng và 78 người khác bị thương.

Tháng trước Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Ai Cập để chứng tỏ sự ủng hộ của ngài đối với các Kitô hữu tại Ai Cập. Trong chuyến đi này, Phanxicô đã vinh danh và cầu nguyện cho các nạn nhân của các vụ đánh bom.

Sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Ai Cập đã thề sẽ leo thang các cuộc tấn công chống lại Kitô hữu. Chúng ra các thông báo kêu gọi người Hồi giáo tránh xa các cuộc tụ tập của các tín hữu Kitô và các đại sứ quán phương Tây.

Các tín hữu Kitô Ai Cập, là cộng đồng Kitô hữu lớn nhất Trung Đông. Trong những thập kỷ qua, họ đã là mục tiêu tấn công của các phần tử cực đoan Hồi giáo.

2. Dư luận Công Giáo về chuyến viếng thăm của tổng thống Hoa Kỳ tại Vatican và Arab Saudi

Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã để đầu trần trong cuộc viếng thăm hoàng gia Ả Rập, nhưng bà và cô con gái đã đội khăn rất đúng phép trong cuộc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Tại Riyadh, tổng thống Donald Trump nói rất mạnh về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và cuộc bách hại người Do Thái và các Kitô hữu. Ông thẳng thừng khuyên các nhà lãnh đạo Hồi Giáo “đối diện một cách trung thực với cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và các hình thái khủng bố Hồi giáo”, “chặn đứng việc áp bức phụ nữ, đàn áp người Do Thái, và tàn sát các Kitô hữu.” Ông Trump nói rất hùng hồn rằng “Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải hoàn toàn rõ ràng về điều này – sự man rợ sẽ chẳng mang lại cho các bạn chút vinh quang nào”.

Đối với cuộc bách hại liên tục các Kitô hữu ở Trung Đông, ông Trump đã nói được đôi điều:

“Trong nhiều thế kỷ qua, Trung Đông là quê hương của các Kitô hữu, người Hồi giáo và người Do Thái. Họ sống bên nhau. Chúng ta phải thực hiện khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để một lần nữa làm cho khu vực này trở thành một nơi mà mọi người nam nữ, bất kể đức tin hay sắc tộc, đều có thể hưởng một cuộc sống đúng phẩm giá và tràn trề hy vọng.”

Điều rất có ý nghĩa là những lời này được thốt ra ở thủ đô của một đất nước mà việc thực hành đức tin Kitô giáo đến nay vẫn là bất hợp pháp.

Tổng thống Donald Trump xem ra đã thực hiện được điều đã hứa trong cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ, là sẽ có một cách tiếp cận mới không chỉ với vấn đề chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan mà còn với chính bản thân Hồi giáo. Không giống như đối thủ của ông, và không giống như Tổng thống Obama, ông dường như đã sẵn sàng để gọi một ngọn giáo là một ngọn giáo, và sẵn sàng để thực hiện những hành động cụ thể chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Trong cuộc tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 10 tháng 7 năm 2009, tổng thống Obama đến trễ 30 phút. Lần tiếp kiến thứ hai tại Vatican hôm 27 tháng Ba năm 2014 với Đức Thánh Cha Phanxicô, ông thậm chí còn đi trễ hơn nữa, tới 45 phút.

Hôm 24 tháng 5 vừa qua, đài truyền hình trung ương Vatican cẩn thận ghi lại hình ảnh chiếc đồng hồ chỉ 8h25’ khi xe của tổng thống vào đến Vatican. Trong cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, người ta cũng ghi nhận ông Trump tỏ ra nghiêm trang, chân thành chứ không thoải mái đùa cợt với Giáo Hoàng như ông Obama.

Nhiều người Công Giáo tỏ ra hài lòng với những điều này. Tuy nhiên, cũng như sắc lệnh về tự do tôn giáo được ông Trump ký vào ngày 4 tháng Năm vừa qua; đường lối của tổng thống Trump vẫn chưa tách ra được khỏi những chính sách hiện hành của Hoa Kỳ.

Thứ nhất, Mỹ và Arab Saudi đã ký kết một thỏa thuận vũ khí trị giá 110 tỷ Mỹ Kim, và đây chỉ là một phần của một thỏa thuận thương mại trị giá 400 tỷ Mỹ Kim. Hoàn toàn không có gì thay đổi trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông. Arab Saudi là đồng minh vì Arab Saudi mua vũ khí của Mỹ. Và không có một gợi ý nhỏ nào trong bài phát biểu của ông Trump cho thấy người Mỹ có chút băn khoăn nào về cách thức Arab Saudi sẽ sử dụng vũ khí của họ.

Thứ hai, khi đề cập đến quốc vương Arab Saudis, và vương quốc “tráng lệ” Arab Saudi, như “những người bạn vĩ đại”, ông Trump lờ đi chuyện Arab Saudi là một kẻ vi phạm hàng loạt các quyền con người trong nhiều khía cạnh khác nhau. Không nơi nào trong bài phát biểu ông Trump, người ta có thể tìm được chút hơi thở của những lời chỉ trích. Giữa những lời ca ngợi các nhà lãnh đạo Ả rập của ông, tổng thống xem ra miễn nhiễm với sự tàn bạo khủng khiếp mà những kẻ khủng bố Hồi giáo đã gây ra bằng tiền và vũ khí được Arab Saudi tài trợ.

Những lời chỉ trích gay cấn trong bài phát biểu đã được nhắm vào Iran, như một nhà xuất cảng chủ nghĩa khủng bố. Lời buộc tội tương tự lẽ ra cũng phải được thực hiện đối với Saudi Arabia. Thật là thú vị khi thấy rằng Iran bị đổ lỗi cho chiến tranh ở Yemen chứ không phải Saudi Arabia.

Bài phát biểu của ông Trump tại Saudi Arabia có thể được thực hiện bởi bất kỳ vị tổng thống Mỹ nào trong vài thập kỷ qua. Nó không đại diện cho một khởi đầu mới. Nói theo kiểu Mỹ “business as usual”.

3. Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump là một người Công Giáo

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump là một người Công Giáo thực hành đạo, người phát ngôn của bà đã khẳng định như trên.

Sau những suy đoán về niềm tin của bà Trump trong chuyến thăm viếng Vatican vào hôm thứ Tư, 24 tháng 5, nữ phát ngôn viên Stephanie Grisham đã xác nhận với giới báo chí rằng Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ thực sự là người Công Giáo.

Bà Trump đã viếng thăm và cầu nguyện tại nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem. Trong chuyến viếng thăm Vatican, bà cũng đã đặt hoa tại chân bức tượng Đức Trinh Nữ Maria và dành thời gian cầu nguyện tại Bệnh viện Bambino Gesù của Vatican. Bà cũng nhờ Đức Thánh Cha Phanxicô làm phép một tràng hạt Mân Côi của bà.

Người ta không rõ Melania Trump, sinh ngày 26/4/1970, đã trở thành người Công Giáo vào lúc nào. Cô đã lớn lên trong một gia đình cộng sản ở Slovenia và không được rửa tội khi còn nhỏ. Cô kết hôn với Donald Trump, một người theo Tin Lành Trưởng Lão từ nhỏ, vào năm 2005 tại một nhà thờ Tin Lành ở Palm Beach, Florida.

Mặc dù chồng bà đã dọn vào tòa Bạch Ốc khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng Giêng vừa qua, bà chưa dọn vào tòa Bạch Ốc và vẫn sống bên ngoài cho đến mùa hè năm nay. Khi chính thức dọn vào tòa Bạch Ốc, bà sẽ là người Công Giáo đầu tiên sống tại số 1600 đại lộ Pennsylvania kể từ sau khi tổng thống John F Kennedy và phu nhân Jackie sống ở đó vào đầu thập niên 1960.

4. Phi Luật Tân: Một linh mục và hàng chục giáo dân bị bắt làm con tin và bị hăm dọa chặt đầu

Bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Phi Luật Tân trong nhóm Maute đã gọi điện thoại cho Đức Cha Elmer Abacahin của giáo phận Cagayan de Oro tuyên bố sẽ chặt đầu một linh mục và hàng chục giáo dân bị bắt cóc từ tối thứ Ba 23 tháng Năm tại thành phố Marawi trên đảo Mindanao nếu yêu sách của chúng không được thỏa mãn.

Bạo lực đã bùng phát tại Marawi sau khi quân đội Phi Luật Tân lùng bắt tên chỉ huy của quân khủng bố Hồi Giáo IS trong vùng là Iskilon Hapilon. Mặc dù quân đội chưa bắt được Iskilon Hapilon, các phần tử cực đoan Hồi Giáo đã bao vây thành phố này, đốt các tòa nhà, treo cờ ISIS khắp nơi, và giết chết ít nhất hai cảnh sát viên. Ít nhất 21 người đã chết trong cuộc chiến.

Tối thứ Ba ngày 26 tháng Năm, cha Chito Suganog đang dâng lễ trong nhà thờ chính tòa Marawi, thì bị quân khủng bố Hồi Giáo IS bắt giữ cùng với hàng chục anh chị em giáo dân và các nhân viên nhà thờ.

Đức Cha Elmer Abacahin nói với tờ Gold Star Daily có trụ sở tại Mindanao rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đòi quân đội phải triệt thoái khỏi thành phố Marawi. Tổng thống Rodrigo Duterte đã bác bỏ yêu sách này và bắt buộc bọn khủng bố Hồi Giáo IS phải đầu hàng vô điều kiện. Tính mạng của cha Chito Suganog và anh chị em giáo dân rất nguy ngập.

Hàng ngàn người dân đã chạy trốn khỏi thành phố này vào hôm thứ Năm, trong khi xe tăng của quân đội tiến về phía thành phố.

Đức Tổng Giám Mục Socrates Villegas của Lingayen-Dagupan, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân nói:

“Cha Chito Suganog không phải là một chiến binh. Ngài không mang vũ khí. Ngài không phải là một mối đe dọa cho bất cứ ai. Việc bắt giữ ngài và những người bên cạnh ngài vi phạm mọi quy tắc nhân đạo trong các cuộc giao tranh.”

5. Tòa Thánh lên tiếng về việc bảo vệ các thường dân trong chiến tranh

Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, là Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường việc bảo vệ cho các thường dân trong các cuộc xung đột võ trang.

Đức Tổng Giám Mục Auza, người Phi Luật Tân, đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài tham luận hôm 25-5, tại cuộc thảo luận mở của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về đề tài “Bảo vệ các thường dân và săn sóc sức khỏe trong các cuộc xung đột võ trang”.

Diễn biến này xảy ra chỉ vài ngày sau khi một linh mục và 15 giáo dân bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt giữ trong cuộc giao tranh với quân chính phủ Phi Luật Tân tại thành phố Marawi, thuộc đảo Mindanao.

Vị đại diện Tòa Thánh nhận xét rằng một xu hướng trong các cuộc xung đột võ trang hiện nay là các thường dân không những ngày càng ít được bảo vệ khỏi các cuộc xung đột ấy, nhưng còn trở thành các mục tiêu nữa. Việc sử dụng thường dân như võ khí chiến tranh là một lối hành xử đáng lên án nhất.. Bạo lực khôn tả bị cố tình gây ra cho các thường dân và những vụ trắng trợn vi phạm công pháp quốc tế về nhân đạo ngày càng trở thành điều thông thường”.

Đức Tổng Giám Mục Auza cũng tố giác sự kiện với sự tối tân hóa các võ khí sự phân biệt giữa các võ khí tàn sát tập thể với các các võ khí quy ước tân thời ngày càng lu mờ, vì cả hai thứ võ khí này đều giống nhau trong việc tàn sát các thường dân và phá hủy những vùng rộng lớn, cùng với các dân cư trong đó. Bất kỳ võ khí nào có ảnh hưởng tàn phá như thế trên các thường dân đều là điều trái ngược với công pháp quốc tế về nhân đạo và mọi lý tưởng văn minh, đáng bị lên án quyết liệt, không chút do dự”.

Trong bài tham luận, Đức Tổng Giám Mục Auza cũng lên án sự cố ý tàn phá các hạ tầng cơ cấu quan trọng đối với sự sống còn của các thường dân, như trường học, nhà thương và các hệ thống cung cấp nước. Chủ trương này đã trở thành một chiến lược được chọn lựa và thi hành trong các cuộc xung đột hiện nay tại Trung Đông.. Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ, theo hiến chương Liên Hiệp Quốc, phải bảo vệ các thường dân và các cơ cấu hạ tầng của họ chống lại sự tàn bạo dã man.

Đức Tổng Giám Mục Auza nhắc lại nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với sự mâu thuẫn của nhiều chính phủ: “Chúng ta nói 'Không bao giờ chiến tranh nữa', nhưng chúng ta tiếp tục sản xuất và bán khí giới cho những người đang giao chiến với nhau.” Quốc tế thảo luận nhiều về việc chấm dứt bạo lực và xung đột hầu như vô ích nếu đồng thời vô số các võ khí tiếp tục được sản xuất, được bán và tặng cho các chế độ độc tài, các nhóm khủng bố và các tổ chức tội phạm. Những người sản xuất, buôn bán võ khí phải ý thức rằng họ trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ các tội ác tàn sát tập thể, giúp những kẻ vi phạm các nhân quyền căn bản và quay lưng lại đối với sự phát triển của toàn bộ các dân tộc hoặc các quốc gia. Vì thế cần củng cố các luật pháp và hiệp ước liên hệ trên bình diện đa phương, song phương và bình diện quốc gia, như một bước tiến theo chiều hướng đúng để bảo vệ các thường dân bị kẹt trong các cuộc xung đột võ trang.

Và Đức Tổng Giám Mục Auza nói rằng: “Tòa Thánh tái kêu gọi các hãng và quốc gia sản xuất võ khí hãy hạn chế việc chế tạo, bán và tặng các võ khí kinh khủng được sử dụng để gây kinh hoàng cho các thường dân hoặc tàn phá các cơ cấu hạ tầng dân sự”.

6. Tình trạng thiếu linh mục trầm trọng tại Bồ Đào Nha

Việc thiếu hụt các linh mục tại Bồ Đào Nha đã trở thành trầm trọng đến mức ở nhiều vùng quê hình ảnh các phụ nữ đứng trên bàn thờ cử hành các buổi “Phụng Vụ Chúa Nhật không có linh mục” đã trở nên rất quen thuộc.

Cha Manuel Jose Marques, một linh mục coi sóc bảy giáo xứ ở Reguengos de Monsaraz, một vùng quê rộng lớn miền Alentejo giữa Evora và biên giới Tây Ban Nha, cho biết:

“Mười chín năm trước khi mới về nhận nhiệm sở ở vùng này, chúng tôi có 3 linh mục coi sóc 7 giáo xứ này. Chỉ ba năm sau, tôi là linh mục duy nhất còn sót lại trong vùng này. Trước tình hình đó, tôi phải nghĩ đến một giải pháp nào đó. Tôi tập hợp một nhóm 16 tình nguyện viên tuổi từ 24 đến 65 với các nguồn gốc khác nhau. Tôi huấn luyện cho họ không phân biệt nam nữ để họ có thể thực hiện các buổi Phụng Vụ Chúa Nhật không có linh mục”

Cha Manuel Jose Marques, 57 tuổi, nói: “Điều này có vẻ lạ lùng và mới mẻ, nhưng chúng tôi đã không phát minh ra bất cứ thứ gì ở đây. Đó là một công cụ đã được thiết định trong các hướng dẫn của Giáo Hội cho những trường hợp cần thiết.”

Phụng Vụ Chúa Nhật không có linh mục do các giáo dân điều hành đã diễn ra ở nhiều quốc gia, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Thụy Sĩ.

Hình thức Phụng Vụ này đã bắt đầu vào những năm 1980 với trình tự giống như một thánh lễ nhưng không có phần truyền phép và kinh nguyện Thánh Thể.

Tòa thánh và hàng giáo phẩm các nước không khuyến khích thực hành này vì lo sợ sự tầm thường hóa Thánh Lễ.

Trong nhà thờ Carrapatelo nhỏ bé, một ngôi làng nhìn ra những vườn nho thuộc vùng Reguengos de Monsaraz, Claudia Rocha đứng trước hàng chục phụ nữ lớn tuổi.

Sau những bài cầu nguyện và thánh ca, cô trình bày một vài nhận xét về các bài đọc trong ngày.

Cuối cùng, Rocha trao Mình Thánh Chúa đã được cha Manuael làm phép trước đó.

Angelica Vital, một phụ nữ hưu trí ở tuổi 78, cho biết: “Đầu tiên, chúng tôi thấy thật là kỳ cục – khi một phụ nữ điều hành Thánh lễ, nhưng bây giờ chúng tôi quen rồi”.

7. Những bổ nhiệm quan trọng trong giáo phận Rôma

Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố hôm thứ Sáu 26 tháng 5 rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Angelo De Donatis, là một giám mục phụ tá tại Rôma, làm giám quản thay mặt cho ngài trong việc chăn dắt thành phố này.

Tòa Thánh cũng công bố Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn xin nghỉ hưu của Đức Hồng Y Vallini, 77 tuổi, đã là giám quản Rôma kể từ năm 2008.

Đức Tổng Giám Mục De Donatis là một nhà giảng thuyết nổi tiếng. Ngài đã phụ trách thuyết giảng cuộc tĩnh tâm Mùa Chay đầu tiên của Đức Thánh Cha khi vừa được bầu làm Giáo Hoàng.

Đức Giáo Hoàng là vị giám mục Rôma, nhưng trách nhiệm của ngài quá rộng lớn nên ngài cần một vị đại diện để bảo đảm việc chăm sóc mục vụ thích đáng cho giáo phận Rôma.

Với việc bổ nhiệm này, Đức Giáo Hoàng tự động nâng vị giám mục phụ tá Rôma lên hàng tổng giám mục. Ngài sẽ là một trong những vị được nhận dây Pallium vào ngày 29 tháng 6 tới đây nhân lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.

Đức Tân Tổng Giám Mục Angelo De Donatis cũng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của Đại học Giáo Hoàng Lateranô của Rôma. Ngài cũng là linh mục trưởng Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Rôma.

Đức Tổng Giám mục De Donatis sẽ thay thế công việc của Đức Hồng Y Agostino Vallini vào ngày 29 tháng 6, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, là các vị thánh bảo trợ của Rôma.

Trước tin bổ nhiệm này, Đức Cha De Donatis nói rằng nhiệm vụ của ngài là “loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói và cuộc sống” cũng như “bảo vệ và quảng bá sự hiệp thông trong Giáo Hội”.

“Tôi cầu xin Chúa ban cho tôi ân sủng biết luôn lắng nghe sâu sắc”.

Đức Tân Tổng Giám Mục Angelo De Donatis năm nay 63 tuổi, quê quán tại tỉnh Lecce của Italia. Vị tân tổng giám mục có bằng triết học, thần học và thần học luân lý và được phong chức linh mục vào năm 1980.

Ngài đã từng coi sóc một giáo xứ tại giáo phận Rôma, giảng dạy tại một chủng viện và là giám đốc linh đạo cho đại chủng viện Rôma. Ngài cũng đã từng là một hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ Giêrusalem. Không lâu sau khi ngài phụ trách tuần tĩnh tâm Mùa Chay 2014 của giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá Rôma vào năm 2015 với trọng trách chăm sóc việc đào tạo các linh mục.

8. Tân Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Italia

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ định Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của tổng giáo phận Perugia-Città della Pieve làm Tân Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Italia.

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, người đã giữ chức vụ này từ năm 2007, đã tuyên bố như trên vào cuối thánh lễ bế mạc phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Italia hôm 24 tháng 5 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Tưởng cũng nên nhắc lại, sáng thứ Hai 22 tháng 5, các Giám Mục Italia thuộc 62 tổng giáo phận và 163 giáo phận đã tham dự phiên họp khoáng đại tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới của Vatican.

Trong những lời nhận xét ngắn gọn với các giám mục trong phiên khai mạc vào sáng 22 tháng 5, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các Giám Mục thảo luận một cách tự do và cởi mở, vì “khi cuộc đối thoại bị dập tắt, tin đồn sẽ được gieo rắc.” Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát biểu thẳng thắn những ý kiến khác nhau.

Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Hồng Y Bagnasco vì sự phục vụ của ngài trong tư cách chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia trong 10 năm qua. Ngài nói đùa rằng công việc của Đức Hồng Y đã rất khó khăn vì “không dễ dàng làm việc với Đức Giáo Hoàng này”.

Trong bài diễn văn sau cùng của mình với tư cách chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, Đức Hồng Y Bagnasco đã nói về tầm quan trọng của phúc âm hóa những người trẻ tuổi tại Ý.

Tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết các Giám Mục Italia đã chọn 3 ứng viên thay thế Đức Hồng Y Bagnasco là Đức Hồng Y Bassetti, Đức Cha Franco Giulio Brambilla của Novara, và Đức Hồng Y Francesco Montenegro của Agrigento. Từ danh sách này, Đức Thánh Cha chỉ định một vị làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia.

Đức Hồng Y Bassetti, năm nay 75 tuổi, được phong chức linh mục năm 1966 và được bổ nhiệm giám mục năm 1994. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã bổ nhiệm ngài làm Tổng giám mục của Perugia-Città della Pieve năm 2009, và Đức Thánh Cha Phanxicô đã tấn phong Hồng Y cho ngài vào năm 2014.

9. Ẩn sĩ trong một tu viện tại Áo

Stan Vanuytretch, một người Bỉ, năm nay 58 tuổi, vừa bắt đầu một công việc mới, là làm một ẩn sĩ cô đơn trong một tu viện tại Saalfelden, bên Áo.

Thầy Stan Vanuytretch là một trong 70 ứng viên trên thế giới được chọn vào “chức” ẩn sĩ này, một công việc hoàn toàn không có lương.

Thầy Stan Vanuytretch nói: “Tôi cần sự yên lặng, cần thời gian cầu nguyện, và chiêm niệm và đó là những gì tôi có ở đây, yên lặng đầy ắp mỗi buổi sáng và buổi chiều.”

Trước làn sóng đô thị hóa, Saalfelden là một trong những nơi ẩn tu cuối cùng tại Âu Châu. Nhà nguyện Công Giáo này đã có từ 350 năm nay. Không có điện nước gì trong cái chòi 431 square feet hay 40m vuông này.

Thầy Stan Vanuytretch nói về sinh hoạt của mình như sau: “Tôi xuống phố 2 lần một tuần để mua sắm. Tôi tắm rửa dưới đó trong trung tâm thể thao và nấu ăn ở đây trong bếp lò như ở nhà vậy thôi. Thực ra, mọi chuyện cũng như ở nhà vậy thôi”

Thầy Stan Vanuytretch nói mình tìm được mọi thứ đã từng mong ước nhưng cũng không mong muốn có một sự tách biệt hoàn toàn với thế giới. Nhiều người đến đây để chiêm ngưỡng quang cảnh dòng băng tuyết chung quanh. Vị ẩn sĩ nói ngài chuẩn bị tiếp đón các du khách và có một nhà nguyện nhỏ dành cho những ai muốn tâm sự riêng với ngài.

10. Đức Thánh Cha tiếp Dòng Tiểu Muội thừa sai bác ái

Sáng 26-5, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến tổng tu nghị dòng tiểu muội thừa sai bác ái và ngài khích lệ các chị biểu lộ cho tha nhân vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa.

Dòng Tiểu muội thừa sai bác ái cho Cha Orione thành lập và tổng tu nghị thứ 12 của các chị hiện nay có chủ đề là “Tận hiến cho Thiên Chúa đà tận hiến cho tha nhân. Các tiểu muội thừa sai bác ái: các nữ môn đệ thừa sai, chứng nhân vui mừng về đức bác ái nơi các khu ngoại ô của thế giới”.

Nhân danh Giáo Hội và người nghèo Đức Thánh Cha cám ơn các chị vì các vì các hoạt động tông đồ bác ái, việc mục vụ giới trẻ trong các trường học, nhà dưỡng lão, trong các nhà sinh hoạt giáo lý cho giới trẻ..

Đức Thánh Cha đặc biệt nhắn nhủ các chị đào sâu tình hiệp thông với Chúa Kitô để có thể chu toàn sứ mạng truyền giáo qua các hoạt động bác ái, phục vụ người nghèo. Ngài cũng nhấn mạnh rằng thừa sai phải là người có tinh thần táo bạo và có sáng kiến, không thể theo tiêu chuẩn thoải mái: “từ trước đến giờ người ta vẫn luôn làm như vậy”. Chị em hãy suy nghĩ lại các mục tiêu, các cơ cấu, lối sống và phương pháp thi hành sứ mạng của mình. Chúng ta đang sống trong một thời đại cần nghĩ lại mọi sự dưới ánh sáng điều mà Chúa Thánh Linh yêu cầu chúng ta.

Điều này có một cái nhìn đặc biệt về sứ mạng và thực tại: cái nhìn của Chúa Giêsu, là cái nhìn của Mục Tử Nhân Lành, một cái nhìn không phán xét, nhưng tìm hiểu sự hiện diện của Chúa trong lịch sử; một cái nhìn gần gũi để chiêm ngắm, cảm động và ở với người khác bao lâu cần thiết; một cái nhìn sâu xa, tin tưởng, tôn trọng và đầu cảm thông, chữa lành, giải thoát, an ủi.

11. Con trai lớn của thủ tướng Ba Lan được thụ phong linh mục

Hôm Chúa Nhật, Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo đã tham dự thánh lễ mở tay của người con trai lớn nhất được vừa được thụ phong linh mục một ngày trước đó.

Cha Tymoteusz Szydlo, 25 tuổi, đã cử hành thánh lễ đầu tiên của ngài vào ngày Chúa Nhật 28 tháng 5 tại nhà thờ Đức Mẹ Czestochowa ở Przecieszyn nơi ngài đã được rửa tội 25 năm trước. Theo truyền thống của Ba Lan, một linh mục mới được thụ phong sẽ cử hành Thánh Lễ đầu tiên của ngài tại ngôi nhà thờ mà ngài đã được đón nhận vào Hội Thánh Chúa.

Hôm thứ Bẩy, Đức Cha Roman Pindel của giáo phận Bielsko-Żywiecki đã truyền chức linh mục cho thầy phó tế Tymoteusz Szydlo, sau khi vị tân chức đã trải qua một thời gian 5 năm theo học tại Đại Chủng Viện Krakow.

Nói chuyện với các ký giả thủ tướng cho biết cô và chồng cô, Edward Szydlo, “rất hạnh phúc và tự hào.”

Bà Beata Szydlo đứng đầu một chính phủ của đảng Luật Pháp và Công Lý cổ vũ việc tuân thủ các giáo huấn truyền thống của Công Giáo.

12. Ngày lễ kính Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu tại Italia

Người dân Italia có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt dưới tước hiệu “Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu”. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cuộc rước rất lớn diễn ra tại thành phố Turinô do Đức Tổng Giám Mục Cesare Nosiglia dẫn đầu.

Cuộc rước tuy diễn ra vào ngày thứ Tư 24 tháng 5, là một ngày làm việc, cũng đã lôi cuốn hàng trăm ngàn người.

Ngày 24 tháng 5 cũng đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chọn làm ngày cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa. Do đó, Đức Tổng Giám Mục Cesare Nosiglia đã mời Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảnh đồng tế và đọc các lời nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.

Vào lúc kết thúc buổi triều yết chung hôm 24 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ các tín hữu về lễ nghi truyền thống của ngày hôm đó, ngày lễ Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu.

Đức Thánh Cha nói:

“Việc kính nhớ Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu, mà chúng ta kính nhớ ngày hôm nay, làm cho chúng ta ý thức về sự lớn lao của hồng ân được Mẹ Con Chúa bảo vệ cho mỗi người trong chúng ta”

Sau cùng, bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các tín hữu đến từ vùng đã bị động đất Valnerina. Ngài gửi lời thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới và nói:

“Hôm nay chúng ta mừng kính Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu. Các bạn trẻ thân mến, hãy học yêu mến theo trường của Mẹ Chúa Giêsu; hỡi các bệnh nhân thân mến, trong đau khổ, anh chị em hãy cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria với kinh Mân Côi; và hỡi anh chị em là các đôi tân hôn, với Mẹ Maria anh chị em hãy luôn biết lắng nghe thánh ý Chúa về gia đình của anh chị em”

13. Đức Thánh Cha gặp gỡ giới công nhân tại Genova

Đức Thánh Cha đã dành trọn ngày thứ bẩy 27-5, từ sáng đến chiều để viếng thăm giáo phận Genova, ở miền tây bắc Italia, cách Roma 400 cây số đường chim bay, và gần 490 cây số nếu đi đường bộ.

Genova là một thành phố cảng có hơn 580 ngàn dân và nếu tính cả vùng phụ cận thì dân số lên tới một triệu rưỡi. Đây là cảng lớn nhất của Italia và đứng thứ hai ở vùng Địa Trung Hải. Về mặt tôn giáo Tổng giáo phận Genova có hơn 670 ngàn tín hữu Công Giáo do Đức Hồng Y Angelo Bagnasco coi sóc. Ngài vừa mãn nhiệm 10 năm làm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia nhưng vẫn tiếp tục làm Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu trong 4 năm nữa.

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đây khá dầy đặc. Từ Roma, ngài đến phi trường Cristoforo Colombo của Genova lúc 8 giờ 15 phút sáng, rồi gặp 3,500 công nhân tại hãng luyện thép Ilva di Cornigliano, đại diện cho giới lao động. Tiếp đến Đức Thánh Cha đến nhà thờ chính tòa thánh Lorenzo để gặp 1,800 đại diện của hàng giáo sĩ vào lúc 10 giờ, trước khi đến Đền Thánh Đức Mẹ canh giữ ở trên núi cao 1 ngàn mét để gặp 2,600 bạn trẻ, rồi dùng bữa trưa với 135 người nghèo, người vô gia cư, người tị nạn và tù nhân cùng với những người cùng đi. Sau bữa ăn trưa, vào lúc 3 giờ 45, Đức Thánh Cha viếng thăm bệnh viện nhi đồng Gaslini, và sau cùng là thánh lễ lúc 5 giờ rưỡi, trước khi rời Genova lúc 7 giờ rưỡi để trở về Roma.

Trong buổi gặp gỡ giới công nhân Đức Thánh Cha cảm động nói với họ rằng: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Genova, rất gần hải cảng làm cho tôi nhớ đến nơi mà ba tôi đã khởi hành để di cư sang Á Căn Đình điều này làm cho tôi rất xúc động. Cám ơn sự tiếp đón của anh chị em.”

Trong cuộc đối thoại tiếp đó với các công nhân, Đức Thánh Cha đã lần lượt trả lời những câu hỏi do 4 đại diện các giới nêu lên, bắt đầu là một chủ xí nghiệp, Ông Ferdinando Garré, thuộc phân bộ sửa chữa tàu, tiếp đến là bà Micaela, một đại diện công đoàn, thứ ba là ông Sergio một công nhân đang theo tiến trình huấn luyện do các vị tuyên úy cổ võ, và sau cùng và bà Vittoria, một người thất nghiệp.

Đức Thánh Cha đã nói đến những đức tính và cách cư xử của những chủ xí nghiệp tốt. Ngài nói: “Các chủ xí nghiệp lương thiện là những người gần gũi các công nhân, biết rõ những điều kiện làm việc của họ như trong một gia đình, tôn trọng phẩm giá của các công nhân.”

Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Chủ xí nghiệp phải hết sức tránh biện pháp sa thải các công nhân viên. Mỗi chủ xí nghiệp đau khổ khi phải sa thải và từ sự đau khổ này thường nảy sinh những ý tưởng tốt để giới hạn việc sa thải”.

Ngài cũng nhận xét rằng một căn bệnh của kinh tế là dần dần biến các chủ xí nghiệp, các doanh nhân thành những người đầu cơ. Người đầu cơ giống như người chăn thuê mà Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm, đối nghịch với người Mục Tử nhân lành. Người đầu cơ không yêu hãng xưởng của mình, không yêu mến công nhân, nhưng coi hãng xưởng và công nhân như phương thế để kiếm lợi.”.

Đức Thánh Cha xác tín rằng “Đối tượng cần đạt tới không phải là lợi tức cho tất cả mọi người, nhưng là công ăn việc làm cho mọi người”.

Những câu trả lời của Đức Thánh Cha bị ngắt quãng 12 lần những tràng pháo vỗ tay hưởng ứng của các công nhân.

Giã từ các công nhân viên tại hãng luyện thép Ilva sau hơn 1 tiếng gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã tiến về nhà thờ chính tòa thánh Lorenzo của tổng giáo phận Genova.

14. Đức Thánh Cha gặp gỡ các giáo sĩ, tu sĩ, chủng sinh ở Genova

Trong cuộc gặp gỡ 1,800 linh mục, nữ tu và chủng sinh tại nhà thờ thánh Lorenzo của giáo phận Genova, sáng ngày 27-5, Đức Thánh Cha cảnh giác chống nạn nói hành nói xấu, và nạn nhập khẩu ơn gọi từ nước nghèo để giải quyết nạn thiếu ơn gọi ở các nước Âu Mỹ.

Hiện diện trong thánh đường cũng có các Giám Mục thuộc 7 giáo phận ở miền Liguria, không kể hàng ngàn tín hữu khác chào đón ngài ở quảng trường bên ngoài.

Trong cuộc gặp gỡ và đối thoại, sau lời chào mừng của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Genova, 3 linh mục và 1 nữ tu đã nêu lên 4 câu hỏi với Đức Thánh Cha.

Trước khi trả lời các câu hỏi được nêu lên, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng cầu nguyện cho các tín hữu Chính Thống Coptic Ai Cập bị khủng bố giết chết trên đường đi hành hương tại Đan viện thánh Samuel. Ngài nhắc lại rằng chúng ta hãy nhớ: các tín hữu Kitô ngày nay nhiều hơn thời xưa”.

Trong phần trả lời, Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục phát triển tình huynh đệ với nhau, đó là một sự phong phú vì nó mở rộng tâm hồn. Thái độ này là một công việc mỗi ngày. Nhưng nhiều khi nó không đi sâu vào tâm hồn của linh mục, và khi thiếu như vậy thì đó là một sự phản bội: người ta bán anh em, lột da anh em, theo hình ảnh ma quỉ. Đức Thánh Cha cảnh giác những điều vi phạm tình huynh đệ linh mục: sự ghen tương, cạnh tranh, đưa tới sự nói xấu, vu khống hoặc những nhận xét hạ giá. Ngài nhắc đến sự kiện nhiều khi trong các cuộc thăm dò về ứng viên giám mục, đương sự bị những người khác nói xấu, vu khống, hoặc có những lời hạ giá người anh em. Đức Thánh Cha cũng cảnh giác cần phải loại trừ những người hay nói hành nói xấu ra khỏi chủng viện, vì họ sẽ làm hại hàng giáo sĩ.

Ngài nói: “Chúng ta là những môn đệ của Chúa, chúng ta phải giúp đỡ nhau... cả khi xảy ra những tranh luận, nhưng không nên sợ những cuộc thảo luận, vì nó chứng tỏ có tự do, tình thương và huynh đệ”.

Ngài cũng nói nói rằng: “Chúng ta có một nguy cơ mà nhiều khi chúng ta không nhận thấy, đó là nguy cơ tạo nên một hình ảnh linh mục biết mọi sự, không cần đến những người khác, linh mục “gogle-wikipedia” thông biết tất cả. Sự tự mãn như thế là một thực tại gây hại nhiều cho đời sống linh mục”.

Sau cùng trả lời câu hỏi về khủng hoảng ơn gọi, Đức Thánh Cha nhận xét cuộc khủng hoảng này liên hệ tới mọi ơn gọi, kể cả ơn gọi hôn nhân, vì thế cần phải suy nghĩ để tìm giải pháp, không rơi vào những giải pháp có sức thu hút. Ngài mạnh mẽ lên án nạn “buôn tập sinh”: có những dòng để đối phó với sự giảm sút ơn gọi, đã sai người đến các nước thế giới thứ ba để tuyển mộ cả những người trẻ không có ơn gọi”.

Giã từ các linh mục và tu sĩ, lúc giữa trưa, Đức Thánh Cha tiến lên Đền thánh Đức Mẹ Canh Giữ, từ hơn 500 năm nay, Đức Mẹ canh giữ thành Genova. Tại đây ngài gặp gỡ 2,600 bạn trẻ.