Ngày 31-05-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẩn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Thăng Thiên C 2.6.2019
Lm Francis Lý văn Ca
02:11 31/05/2019
ÐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Khi mừng kính lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, chúng ta dường như được Giáo Hội Mẹ Thánh lữ hành nhắc nhở: Chúa Kitô khi hoàn tất chương trình cứu chuộc mà Thiên Chúa Cha đã giao phó thì Ngài trở về với Thiên Chúa Cha. Phần Giáo Hội lữ hành phải tiếp tục sứ vụ mà Chúa Giêsu đã khởi sự cho đến ngày Chúa lại đến lần thứ hai trong ngày thế mạt.

Ðối với cộng đoàn tín hữu chúng ta, đây là dịp để suy niệm về ơn phép rửa tội khi gia nhập vào cộng đoàn dân Chúa. Chúng ta có nhiệm vụ đi rao giảng cho thế giới Tin Mừng mà Chúa đã giao phó cho đến ngày Ngài lại đến.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Theo thánh sử Luca thì 40 ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại ở giữa các tông đồ, Chúa đã chuẩn bị tâm hồn các tông đồ để nhận lãnh Thánh Linh. Chúa Thánh Linh sẽ hiện diện với Giáo Hội luôn mãi.

TRƯỚC BÀI II:
Sứ vụ của Ðức Kitô là kiện toàn chương trình hoạch định của Thiên Chúa Cha một cách viên mãn và tất cả tạo vật đã được Ðức Kitô cứu chuộc sẽ quy tụ trong thân thể nhiệm Mầu Nhiệm là Giáo Hội.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu sau thời gian đã chuẩn bị cho các tông đồ sứ mệnh truyền giáo, Ngài đã lên trời. Sứ mệnh đó, ngày nay, Giáo Hội vẫn tiếp tục cho đến ngày Chúa Giêsu lại đến trần gian lần thứ hai.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa Cha đã cho Ðức Kitô sống lại từ trong cõi chết và nay ngự bên hữu Ngài. Ðức Kitô đã trở nên trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Với lòng tin tưởng chúng ta nhờ Ngài chuyển cầu những ý nguyện sau đây lên Thiên Chúa Cha.

1. Xin cho Giáo Hội lữ hành luôn là khí cụ của Chúa đem Tin Mừng Phục Sinh cho những ai chưa biết Tin Mừng nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những anh chị em tân tòng đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong Mùa Phục Sinh, với ơn Chúa ban, họ khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa muốn cứu nhân loại, qua việc sai Con của Ngài đến trần gian. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Với ơn Chúa Thánh Thần tác động, xin cho chúng ta trở thành những chứng tá của Tin Mừng trong thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Hình ảnh Chúa siêu thăng hôm nay gợi ý cho chúng ta hình ảnh quê hương thật là nước trời tương lai Chúa dành sẵn cho chúng ta. Xin cho chúng cta được đoàn tụ cùng bà con thân thuộc trong ngày sau hết. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta dùng ít giây thinh lặng, dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của gia đình hay cá nhân, trong thánh lễ đặc biệt hôm nay.

* Dành ít giây thinh lặng.... sau đó đọc câu sau đây như thường lệ.

Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin soi sáng cho chúng con biết thi hành sứ mệnh truyền giáo trong hoàn cảnh chúng con đang sống. Qua sự rao giảng Tin Mừng, thế giới của chúng con mỗi ngày sẽ thêm nhiều người tin thờ Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:57 31/05/2019
25. Bây giờ tôi còn trẻ mà không nên thánh, sau này mãi mãi sẽ không nên thánh (Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:58 31/05/2019
28. XỬ TRÂU XÉT NGỖNG

Có hai nhà nông cùng nuôi trâu.

Một lần nọ, hai con trâu húc nhau và một con bị chết, nên cả hai đến cáo nơi cửa quan, huyện quan phán hỏi:

- “Hai con trâu cùng húc nhau một chết một sống, con chết thì chia nhau ăn thịt, con sống thì cùng nhau cày ruộng”.

Lại có người nuôi một con ngỗng, ngỗng ăn lúa đang phơi của người hàng xóm nên bị đánh chết, chủ con ngỗng đi cáo người hàng xóm, quan xét án nói:

- “Mỏ của con ngỗng như cái thoi nên ăn rất ít lúa, chủ ngỗng bồi thường lúa, chủ lúa đền ngỗng !”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 28:

Ông quan xét xử đúng là công bằng không thiệt thòi cho ai cả, bởi vì hai con trâu húc nhau mà chết một con thì không phải lỗi của ông chủ, ngỗng ăn lúa thì bồi thường lúa, đánh chết ngỗng thì bồi thường ngỗng, đó là chuyện công bằng của người nhà quê, huề cả làng...

Nhưng cái còn cao hơn sự công bằng trong xét xử này chính là tình nghĩa hàng xóm với nhau, ông quan không để bên nào thiệt thòi khi họ đến kiện tụng, một vị quan đầy lòng yêu thương bá tánh.

Đức Chúa Giê-su không hỏi ai ngỗng bị đánh chết ai bị mất lúa để xét tội nhân loại, nhưng Ngài nại đến tình yêu thương vô bờ bến của Ngài đã dành cho nhân loại tội lỗi, tình yêu đến hiến mạng sống vì nhân loại. Bởi vì Ngài vừa là người bị mất lúa (từ bỏ vinh quang Thiên Chúa) vừa bị đánh chết ngỗng (đóng đinh chết trên thập gía) cho nên xét xử của Ngài không những rất công bằng mà còn đầy lòng từ bi nhân hậu.

Tôi thường kiện cáo anh em chị em trong tòa giải tội với linh mục, mà không chịu nhận ra tội lỗi của mình để xin Chúa thứ tha; tôi cũng thường đòi hỏi sự công bằng nơi cửa quan quyền thế gian, mà không thấy được tình đồng loại nơi tha nhân; tôi thường làm quan tòa xét xử người khác nhưng không tự đấm ngực mình mà nói: Chúa sẽ xét xử tôi khi tôi xét xử người anh em mình....

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

-----------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Suy niệm Chúa nhật VII Phục Sinh Năm – C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
19:19 31/05/2019
Suy niệm Chúa Nhật VII Phục Sinh Năm – C

( Ga 17, 20-26 )

Toàn bộ Phúc Âm thánh Gioan chương 17 là diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh nguyện vô cùng cảm động của Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (câu 1-5). Chúa Giêsu xin "Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 17, 1).

Tiếp theo là những lời Đức Giêsu xin cho các môn đệ : "Lạy Cha…xin hãy gìn giữ trong danh Cha những kẻ Cha đã ban cho Con" (Ga 17, 11). Thứ đến là những kẻ nhờ các Tông đồ mà tin vào Chúa là chúng ta, được Chúa lưu tâm đặc biệt trong lời nguyện hiến tế hôm nay : "Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ chúng mà tin vào con, để mọi người nên một cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con" (Ga 17, 20-26 ).

Xem và nghe bài giảng

Chúng ta là đối tượng trong "lời nguyện hiến tế của Chúa Giêsu". Người đặc biệt quan tâm đến sự hiệp nhất của chúng ta, vì hiệp nhất làm cho chúng ta nên "một" : "Để cả chúng cũng nên một trong Ta" (Ga 17,22). Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: "Vậy làm thế nào chúng ta có thể, nếu, không làm cho thế giới biết được Thiên Chúa là Tình Yêu? Chúng ta chia rẽ, thì làm sao chúng ta có thể là người đáng tin cậy được?" Lời chứng về Tình Yêu là một bằng chứng mạnh mẽ hùng hồn nhất để thuyết phục thế giới. Chia rẽ giữa các cộng đoàn kitô là gương mù gương xấu cần vượt thắng. Vì chia rẽ làm suy yếu sự đáng tin, và hiệu lực dấn thân rao giảng Tin Mừng của chúng ta và có nguy cơ làm trống rỗng quyền năng của Thập Giá Chúa.

Chúa Giêsu xin cùng Chúa Cha cho tất cả mọi người đã được rửa tội hiệp nhất theo ý muốn : "Xin Cha cho chúng nên một" (Ga 17,21). Thánh Phaolô đã từng cật vấn các tín hữu ở Corintô : "Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư?" (1Cr 1,13). Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Chắc chắn Chúa Kitô không bị chia năm xẻ bảy. Nhưng với đau khổ, chúng ta phải thừa nhận cách thành thật rằng cộng đoàn của chúng ta đang tiếp tục sống chia rẽ, đó là những gương xấu".

Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu thì luôn luôn hiệp nhất, do đó, chia rẽ không phải là dấu chỉ của Tình Yêu. Trong Thiên Chúa, nơi Ngài không có sự chia rẽ. Chúng ta chiêm ngắm thái độ của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi : Ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, "Hết thảy họ đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện, cùng với các phụ nữ, và Maria, mẹ Ðức Yêsu và các anh em Người" (Cv 1,14). Đó là bầu khí của Thánh Thần đã vang lên một tiếng động lớn và toàn thế giới đã kinh ngạc (x.Cv 2,6).

Trong lời nguyện hiến tế, Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ còn xin cùng Chúa Cha cho chúng ta nên một để Người ở đâu thì chúng ta cũng ở đó với Người hầu chiêm ngưỡng vinh quang của Người (Ga 17,24). Người yêu mến chúng ta như Chúa Cha đã yêu mến Người và Người muốn ban cho chúng ta tất cả những gì Chúa Cha đã ban cho Người. Vinh quang Người có được từ nơi Cha, đến lượt Người, Người muốn ban cho chúng ta, và làm cho chúng ta nên một. Người muốn rằng, chúng ta không phải là nhiều nhưng làm thành một, hiệp nhất với thần tính của Người trong vinh quang Nước Trời, không phải sát nhập thành một bản thể duy nhất, nhưng trong sự hoàn hảo, tột đỉnh của nhân Đức Tin, Cậy, Mến. Đây là những gì Chúa Kitô đã tuyên bố khi Người nói: "Để chúng được hoàn toàn nên một!" (Ga 17,22).

Theo cách này mà tất cả chúng ta sẽ trở nên một với Chúa Cha và Chúa Con. Vì Chúa Giêsu nói : "Ta và Cha, Chúng Ta là một" (Ga 10,30). Giống như Người cầu nguyện cho những ai bắt chước mình, chúng ta tham dự vào chính sự hiệp nhất… Không phải sự hiệp nhất về bản tính tự nhiên mà Người có với Chúa Cha, nhưng điều này: như Cha đã làm cho Người tham dự vào vinh quang của riêng mình, Người cũng vậy, theo gương Chúa Cha, sẽ hiệp nhất vinh quang của Người với những kẻ mà Người thương mến.

Sau khi Chúa Giêsu về Trời, Các thánh Tông Đồ đã qui tụ bên Đức Maria để cầu nguyện, noi gương các ngài, chúng ta cũng hãy hăng hái chuẩn bị sẵn sàng, cầu nguyện và thực hành đức bác ái, đón Chúa Thánh Thần, Đấng từ Chúa Cha hiện xuống trên chúng ta, và thưa với Chúa : "Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài lắng nghe, alléluia ; hồn con thưa cùng Chúa : mắt con tìm kiếm thánh nhan Ngài, lạy Chúa, con tìm kiếm Chúa, xin đừng ẩn mặt, alléluia, alléluia".

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con được hiệp nhất. Vậy, xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
“Nhân danh Người mà rao giảng ”
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
22:15 31/05/2019
Lễ Thăng Thiên – Chúa Nhật VII Phục Sinh

Chính thánh Luca, đã từng ghi lại thao thức của Chúa Giêsu về sứ mạng truyền giáo, khi đề nghị các môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin Chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. (Lc 10, 2).

Lúc còn sinh thời, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chọn chính lời này của Chúa Giêsu làm chủ đề cho Sứ điệp Ơn gọi 2004, để xin mọi người cầu nguyện cho việc truyền giáo, cách riêng cho những người sống ơn gọi tu trì “luôn trung thành với ơn gọi của mình và đạt tới mức cao độ nhất của sự hoàn thiện Phúc Âm” (Sứ điệp Ơn gọi 2004, số 3).

Đến lúc Chúa về trời, một lần nữa, thánh Luca đã không bỏ qua chi tiết quan trọng trong di chúc của Chúa: “Hãy nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem” (Lc 24, 47). Những lời ấy chỉ ít phút trước khi Người “lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa”, trở thành lẽ sống, thành hướng nhắm để đi tới, thành mục tiêu để theo đuổi và là hoạt động không ngơi nghỉ của Hội Thánh.

Bởi từ sau ngày Chúa rời trần gian, bất cứ làm gì, dù chiêm niệm, cầu nguyện, sinh hoạt thường nhật của đời sống, làm công tác xã hội và từ thiện… Hay suy nghĩ gì, cử hành mầu nhiệm và bí tích nào, tổ chức phong trào nào…, Hội Thánh cũng chỉ quy về một việc duy nhất: giới thiệu Chúa Kitô cho con người, và thánh hóa lòng người. Hội Thánh làm như thế vì, hơn ai hết, Hội Thánh hiểu rõ: truyền giáo là sự sống của mình.

Riêng quê hương Việt Nam, Gần 500 năm trước, năm 1533, Hội Thánh bắt đầu phôi thai với sự hiện diện của giáo sĩ Tây dương tên là Inikhu. Ngài đến Ninh Cường, và Trà Lũ, thuộc giáo phận Bùi Chu ngày nay…

Nhờ những bước chân mở mang truyền giáo, Tin Mừng đã bắt đầu. Hạt giống Lời Chúa đã gieo, vẫn âm ỉ, để khi có điều kiện, sẽ nảy nở và trổ sinh trong lòng người. Tất nhiên, điều đó cần ơn Chúa và nỗ lực truyền giáo của người Kitô hữu, có khi rất gian truân, đòi hỏi công sức, hy sinh, kể cả mồ hôi, nước mắt và đổ máu.

Năm thế kỷ, dù không thể sánh với nhiều Hội Thánh địa phương khác, càng không thể sánh với Hội Thánh hoàn vũ đã mấy ngàn năm, Hội Thánh Việt Nam vẫn tự hào vẽ thêm một đường lịch sử không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ dừng lại trên trang sử đức tin.

Ý thức truyền giáo của Hội Thánh Việt Nam phải vượt nhiều thử thách. Do lòng người đố kỵ, thù ghét, cả lo sợ sự phát triển và ảnh hưởng của Hội Thánh, nên chưa khi nào Hội Thánh Việt Nam sống trong bình yên thực sự, chưa bao giờ được tôn trọng đúng mức.

Thật lạ lùng, càng khó khăn, đức tin của Hội Thánh Việt Nam càng vững mạnh. Ơn gọi tu trì của Hội Thánh Việt Nam không thiếu, nơi nào có người Việt Nam sinh sống, dù quê nhà, hay quê người, vẫn có người Công Giáo Việt Nam hiến dâng cuộc đời cho Chúa. Các nhà thờ bao giờ cũng đông đảo. Các lớp giáo lý, các nhóm chia sẻ Lời Chúa, các hội đoàn, phong trào đạo đức, các tổ chức làm công tác xã hội… vẫn không ngừng phát triển.

Nhưng những gì Hội Thánh Việt Nam đã làm, chưa là tất cả của công tác truyền giáo. Nhiệm vụ của Hội Thánh Việt Nam chưa bao giờ kết thúc. Năm trăm năm, đó chỉ là cánh cửa vừa mở ra. Trách nhiệm của từng người Công Giáo Việt Nam hôm nay phải luôn luôn ra đi theo lối mở ấy của tiền nhân để nhân danh Thiên Chúa và làm chứng cho Người bằng cuộc sống chứng tá của mình ngay trong hoàn cảnh hiện tại.

Bạn và tôi hãy ghi nhớ điều này: Năm trăm năm trước, quê hương là cả một cánh đồng truyền giáo bao la. Nhưng rồi năm trăm năm đã đi qua, quê hương vẫn chỉ là một cánh đồng bao la mà chúng ta phải truyền giáo!

Mừng lễ Chúa về trời, ôn lại thao thức truyền giáo của Người, lắng nghe lời Người: “Hãy nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem” (Lc 24, 47), ta nhận ra nhiệm vụ lớn lao và vinh dự của mỗi người Việt Công Giáo hôm nay. Đó là tiếp nối bước chân truyền giáo của Chúa, noi gương Người, cùng với lớp lớp cha ông, lên đường mang ơn cứu rổi cho cuộc đời, cho con người.

Có hai cách để chúng ta hoạt động truyền giáo theo khả năng mà chính Chúa Giêsu đã từng đề ra:

Cách 1: “Xin Chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10, 2). Đó là bổn phận cầu nguyện cho việc truyền giáo. Chúng ta cầu xin Chúa cho có nhiều trái tim quảng đại biết cảm thương những cảnh đời bơ vơ không người chăn dắt; nhiều tâm hồn thiện chí dấn thân ra đi loan báo Tin Mừng.

Cách 2: Hãy nhớ, trước khi là người loan Tin Mừng, bản thân người Công Giáo phải sống Tin Mừng. Vì thế, nêu gương sống lương tâm Công Giáo là việc cấp bách, liên lỉ. Bởi vậy, người tín hữu hãy nỗ lực cùng đồng bào xây dựng một nếp sống lành mạnh trong khu phố xóm làng, loại trừ mọi tệ đoan tật xấu. Hãy nêu gương tôn trọng sự sống, tôn trọng phẩm giá con người, sống theo lương tâm ngay thẳng… Nêu gương về đời sống hiệp nhất yêu thương. Không có lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, xóm làng, trong giáo xứ, trong giáo phận…
Chúa Giêsu đã về trời. Biến cố về trời bế mạc giai đoạn hiện diện của Người trên trần gian, nhưng khai mạc giai đoạn hiện diện và hoạt động của Hội Thánh.

Bởi vậy, Hội Thánh nói chung và Hội Thánh tại Việt Nam nói riêng, vẫn tiếp tục được mời gọi chia sẻ chức vụ mục tử của Chúa Giêsu, đem ơn thánh hóa, cứu độ mọi người và chính đồng bào Việt Nam của mình.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn Văn của Đức Phanxicô trước các nhà cầm quyền và ngoại giao đoàn tại Bucharest, Lỗ Ma Ni
Vũ Văn An
07:13 31/05/2019
Hồi 11 giờ 30 sáng ngày 31 tháng 5, Đức Phanxicô đã đa75t chân lên thủ đô Bucharest của Lỗ Ma Ni. Ngài được Tổng thống Klaus Werner Iohannis và phu nhân tiếp đón tại chân máy bay. Sau đó, ngài đã được hộ tống tới dinh Tổng Thống. Tại đây, ngài đã gặp cá cnhà cầm quyền, ngoại giao đoàn và các đại diện xã hội tôn giáo và dân sự.

Nhân dịp này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây:



Thưa Ông Tổng Thống,
Thưa Bà thủ tướng
Thưa Đức Thượng phụ,
Quí Thành viên của Ngoại giao đoàn,
Qúi Nhà Cầm Quyền,
Quí Đại diện xã hội tôn giáo và dân sự,
Qúi bạn

Tôi gửi lời chào thân ái và bày tỏ lòng biết ơn của tôi tới các vị Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ vì lời mời đến thăm Lỗ Ma Ni và những lời chào mừng tốt đẹp của các vị, nhân danh cả các Nhà chức trách khác của quốc gia, và của nhân dân yêu dấu này. Tôi xin chào các thành viên của Ngoại giao đoàn và các đại diện của xã hội dân sự đã tụ tập tại đây.

Lời chào trân trọng của tôi cũng xin ngỏ cùng Đức Thượng phụ Daniel, và các vị Tổng Giám Mục và Giám mục của Thánh Công đồng, và tất cả các tín hữu của Giáo hội Chính thống Lỗ Ma Ni. Với tình âu yếm, tôi xin chào các Giám mục và linh mục, nam nữ tu sĩ, và tất cả các thành viên của Giáo Hội Công Giáo, những người mà tôi đã đến để củng cố trong đức tin và để khích lệ trên hành trình sống và làm chứng Kitô giáo của họ.

Tôi rất vui khi thấy mình ở đây, vùng ţara frumoasă (vùng đất xinh đẹp) của qúi vị, hai mươi năm sau chuyến viếng thăm của Thánh Gioan Phaolô II và trong lục cá nguyệt này khi Lỗ Ma Ni, lần đầu tiên kể từ khi vào Liên minh châu Âu, giữ chức chủ tịch Hội đồng châu Âu.

Đây là thời điểm thích hợp để nghĩ lại ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi Lỗ Ma Ni được giải phóng khỏi chế độ đàn áp tự do dân sự và tôn giáo, cô lập quốc gia khỏi các nước châu Âu khác, và dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế và sự cạn kiệt các năng lực sáng tạo của nó. Trong những năm này, Lỗ Ma Ni đã cam kết xây dựng một nền dân chủ lành mạnh thông qua tính đa nguyên trong các lực lượng chính trị và xã hội và đối thoại qua lại của họ, thông qua sự thừa nhận căn bản tự do tôn giáo và thông qua sự tham gia đầy đủ của quốc gia vào diễn đàn quốc tế. Điều quan trọng là thừa nhận những cố gắng lớn được thực hiện trên hành trình này, bất chấp những khó khăn và thiếu thốn đáng kể. Quyết tâm tiến lên trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống dân sự, xã hội, văn hóa và khoa học đã giải phóng nhiều năng lực và tạo ra nhiều dự án; nó đã giải phóng các lực lượng sáng tạo vĩ đại mà trước đây vốn bị giam hãm, và đã khuyến khích một số sáng kiến mới nhằm hướng dẫn đất nước vào thế kỷ hai mươi mốt. Tôi tin tưởng rằng qúi vị sẽ tiếp tục những nỗ lực này để củng cố các cơ cấu và định chế cần thiết để đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của công dân và khuyến khích người dân của quốc gia thể hiện tiềm năng đầy đủ và thiên tài vốn có của mình.

Đồng thời, phải thừa nhận rằng trong khi những thay đổi do buổi bình minh của thời đại mới này mang lại đã dẫn đến những thành tựu thực sự, chúng cũng đã đặt ra những trở ngại không thể tránh cần khắc phục và các hậu quả có vấn đề đối với sự ổn định xã hội và việc cai trị lãnh thổ. Tôi nghĩ đầu tiên tới hiện tượng di cư và vài triệu người phải rời bỏ mái ấm và đất nước của họ để tìm kiếm cơ hội mới mang lại việc làm và một đời sống xứng đáng. Tôi cũng nghĩ rằng sự giảm dân số của nhiều ngôi làng, những ngôi làng đã mất đi nhiều cư dân của họ, hậu quả của điều này đến chất lượng cuộc sống ở những khu vực đó và sự suy yếu của gốc rễ văn hóa và tinh thần sâu sắc từng duy trì qúi vị trong những thời gian thử thách. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng tôn kính đối với các hy sinh của rất nhiều con trai và con gái của Lỗ Ma Ni, những người, bằng văn hóa, bản sắc đặc biệt và sự cần cù của họ, đã làm giàu cho những quốc gia mà họ đã di cư tới và nhờ thành quả làm việc chăm chỉ của họ đã giúp gia đình họ còn ở quê nhà.

Việc đối mặt với các vấn đề của chương mới này của lịch sử, nhận diện các giải pháp hữu hiệu và tìm được quyết tâm thực hiện chúng, kêu gọi sự hợp tác lớn hơn về phía các lực lượng chính trị, kinh tế, xã hội và tinh thần. Cần phải cùng nhau tiến lên với niềm xác tín trong việc theo đuổi tiếng gọi cao cả nhất mà mọi quốc gia đều phải khao khát: tiếng gọi trách nhiệm vì lợi ích chung của người dân. Cùng nhau tiến lên, như một cách định hình tương lai, đòi hỏi một sự sẵn lòng cao thượng hy sinh một điều gì đó trong viễn kiến của chính mình hoặc lợi ích tốt nhất cho một dự án lớn hơn, và do đó tạo ra sự hài hòa khiến cho việc tiến một cách an toàn tới các mục tiêu chung trở thành khả hữu.

Đây là con đường dẫn đến việc xây dựng một xã hội hòa nhập, một xã hội trong đó mọi người chia sẻ những tài năng và khả năng của riêng mình, thông qua việc giáo dục có phẩm chất và lao động sáng tạo, tham gia và hỗ trợ lẫn nhau (x. Evangelii Gaudium, 192). Nhờ cách này, mọi người trở thành chủ đạo của lợi ích chung, nơi mà người yếu, người nghèo và người nhỏ bé nhất không còn bị coi là đồ bỏ khiến cỗ máy hết hoạt động, nhưng như các công dân và anh chị em được hoàn toàn hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Thật vậy, cách họ được đối xử là chỉ số tốt nhất cho thấy sự tốt đẹp thực sự của mô hình xã hội mà người ta đang cố gắng xây dựng. Chỉ khi nào một xã hội biết quan tâm đến các thành viên thiệt thòi nhất của mình, nó mới có thể được coi là thực sự dân sự.

Toàn bộ diễn trình này cần phải có một trái tim và một linh hồn, và một mục tiêu rõ ràng cần đạt được, một mục tiêu không phải do những cân nhắc bên ngoài hay bởi sức mạnh ngày càng tăng của các trung tâm tài chính cao cấp áp đặt, mà bởi một ý thức về tính trung tâm của con người và các quyền lợi bất khả nhượng của họ (xem Evangelii Gaudium, 203). Muốn có sự phát triển hài hòa và bền vững, thực hành cụ thể tình liên đới và bác ái, và sự quan tâm gia tăng của các lực lượng xã hội, dân sự và chính trị để theo đuổi lợi ích chung, chỉ hiện đại hóa các lý thuyết kinh tế, hoặc các kỹ thuật và khả năng chuyên môn là điều không đủ, bất kể tự chúng có cần thiết bao nhiêu đi nữa. Nó đòi hỏi việc phát triển không những các điều kiện vật chất mà còn cả linh hồn của nhân dân qúi vị.

Về vấn đề này, các Giáo hội Kitô giáo có thể giúp tái khám phá và củng cố trái tim đang đập vốn là nguồn cho hành động chính trị và xã hội dựa trên phẩm giá con người và dẫn đến việc cam kết làm việc công bằng và rộng lượng vì lợi ích chung tổng thể. Đồng thời, các giáo hội này tìm cách trở thành một phản ánh đáng tin cậy của sự hiện diện của Thiên Chúa và là nhân chứng hấp dẫn cho các công trình của Người, khi họ phát triển trong tình bằng hữu và hợp tác hỗ tương đích thực. Đây là con đường mà Giáo Hội Công Giáo muốn đi theo. Giáo Hội mong muốn đóng góp vào việc xây dựng xã hội. Giáo Hội mong muốn trở thành một dấu hiệu của sự hòa hợp với hy vọng hợp nhất và phục vụ nhân phẩm và lợi ích chung. Giáo Hội mong muốn hợp tác với chính quyền dân sự, với các Giáo hội khác và với mọi người thiện chí nam nữ, cùng hành trình với họ và đặt các tài năng chuyên biệt của mình phục vụ toàn thể cộng đồng. Giáo Hội Công Giáo không xa lạ gì với việc này; Giáo Hội tham gia đầy đủ tinh thần của quốc gia, như đã được chứng tỏ qua sự tham gia của tín hữu vào việc hình thành tương lai của đất nước và vào việc tạo ra và phát triển các cơ cấu giáo dục có tính hoà nhập và các hình thức hỗ trợ bác ái phù hợp với một nhà nước hiện đại. Bằng cách này, Giáo Hội mong muốn đóng góp vào việc xây dựng xã hội và đời sống dân sự và tinh thần ở lãnh thổ Lỗ Ma Ni xinh đẹp của qúi vị.

Thưa Ông Tổng thống,

Trong khi nguyện chúc cho Lỗ Ma Ni được thịnh vượng và hòa bình, tôi cầu xin Thiên Chúa đổ tràn phúc lành của Người xuống Ông Tổng thống, gia đình ông, xuống mọi người hiện diện ở đây, và xuống mọi người dân của đất nước.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Lỗ Ma Ni!
 
Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Công Giáo và Armenia ký thỏa thuận trùng tu Mộ Thánh Chúa Giêsu trong giai đoạn thứ hai.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
09:10 31/05/2019
Giai đoạn trùng tu đầu tiên, diễn ra cách đây 2 năm trước, đã gỡ bỏ chiếc lồng kim loại được xây dựng vào năm 1947 bị hư hại vì động đất. Bắt đầu vào tháng 5 năm 2016, công trình này có chi phí khoảng 3 triệu đô la, với sự đóng góp của nhiều nhóm Palestine, Do thái, Giordan, các Giáo Hội Kitô tại Giêrusalem và nhiều cá nhân. "Đó là sự kết thúc của một giai đoạn và khởi đầu một giai đoạn mới", Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, Giám Quản Tông Tòa tại Giêrusalem tuyên bố ngày 22 tháng 3. Có một buổi “cử hành tôn giáo cách đơn giản và đại kết với những bài hát và lời cầu nguyện” đã được tổ chức tại nơi linh thiêng để kết thúc một giai đoạn khôi phục. Tất cả những người đóng góp đã được mời tham dự, bao gồm cả chính quyền Israel.

Ngày 27.5.2019 tại thành cổ Giêrusalem, Đức Giáo Chủ Chính thống Hy Lạp Theophilus III ở Giêrusalem, Cha Giám Hộ Thánh Địa Francesco Patton, và Đức Giáo Chủ Armenia Nourhan Manoughian đã ký một thỏa thuận bắt đầu giai đoạn thứ hai của việc trùng tu Vương cung thánh đường Mộ Chúa.

Thỏa thuận về giai đoạn thứ hai của công trình sẽ bao gồm việc nâng toàn bộ nền thánh đường để loại bỏ sự những xâm nhập và để tiến hành san phẳng mặt bằng. Như vậy, vấn đề các bộ phận hiện chưa được kết nối sẽ được giải quyết.

Thỏa thuận dự kiến một giai đoạn nghiên cứu đầu tiên về tình huống sẽ bắt đầu vào tháng 9 và sẽ kéo dài khoảng một năm. Khác với sự can thiệp trước đây được thực hiện do Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens, giai đoạn thứ hai của trùng tu sẽ được điều phối do hai tổ chức khoa học hàn lâm Italia, nhưng tên của hai nhóm chưa được công bố. "Chúng tôi đang hoàn tất các thỏa thuận", Cha Patton giải thích như vậy. Tuy nhiên, trùng tu sẽ gặp ít khó khăn trong việc đảm bảo không làm gián đoạn dòng người hành hương đến Mộ Chúa.

Giai đoạn mới của các công trình cũng có ý nghĩa rất lớn xét theo quan điểm đại kết. Cha Patton xác nhận đã có "mối quan hệ thực sự của hợp tác, tin tưởng và tình huynh đệ" đang tồn tại giữa các Giáo Hội Kitô khác nhau ở Giêrusalem. Cuối cùng, Cha nhấn mạnh rằng công việc tái cấu trúc sẽ là một dịp quan trọng cho các cuộc điều tra khảo cổ, như thường xảy ra ở Thánh địa.

Việc nâng cao nền thánh đường sẽ cho phép chúng ta điều tra các phần còn lại của vương cung thánh đường Constantinô - được Hoàng Hậu Helen xây dựng vào đầu thế kỷ thứ tư - ngay tại nơI Chúa Giêsu được an táng và phục sinh. Hơn nữa, các công cụ mới có thể giúp các nhà khảo cổ học ngày nay có cơ hội để hiểu rõ hơn về toàn bộ cấu trúc của nghĩa địa, trong đó có phần mộ của Chúa Giêsu.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

 
ĐGH Phanxicô thăm Lỗ Ma-Ni: Hãy bắt chước niềm vui của Mẹ Maria trong cuộc viếng thăm.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:36 31/05/2019
Pope Francis says Mass at Saint Joseph Cathedral in Bucharest, May 31, 2019. Credit: Vatican Media

Bucharest, Romania, May 31, 2019 / 11:18 am (CNA). ĐGH Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại Bucharest vào hôm Thứ Sáu, lễ kính Đức Mẹ thăm bà Ê-li-sa-bét, kêu gọi người Công Giáo Lỗ Ma Ni hãy bắt chước nguồn vui khiêm nhường của Mẹ Maria qua những việc nhỏ nhặt trong đời sống.

Tại nhà thờ chánh tòa Thánh Giuse ở Bucharest hôm 31 tháng Năm, ĐGH đã nói rằng ‘Mẹ Maria ra đi, gặp gỡ và vui mừng vì Mẹ mang trong mình điều gì đó lớn hơn chính mình Mẹ. Mẹ là người mang ơn lành. Giống như Mẹ, chớ gì chúng ta cũng không sợ hãi mang ơn lành cho người dân Lỗ Ma Ni.”

“Đây là điều bí nhiệm nơi mỗi tín hữu: Thiên Chúa ở giữa chúng ta là một đấng cứu độ đầy uy quyền. Điều xác tín này giúp chúng ta, giống như Mẹ Maria, hát khen và mừng vui.”

ĐGH nói rằng chiêm ngắm Mẹ Maria có thể giúp chúng ta nhận ra những hy sinh thầm kín, lòng tận tụy và dấn thân quên mình của biết bao bà mẹ, bà nội ngoại là những người không hề sợ hãi để “xắn tay áo” và đưa vai gánh vác những khó khăn vì con cái và gia đình của họ.

“Như một bà mẹ tốt lành, Mẹ Maria biết rằng tình yêu lớn lên mỗi ngày qua những công việc bé nhỏ trong đời. Tình yêu và sự đảm đang của người mẹ đã có thể biến một chuồng bò thành ngôi nhà cho Chúa Giê-su, với quần áo chăn chiếu nghèo nàn nhưng đầy ắp tình yêu.”

“Mẹ Maria, đơn sơ và khiêm nhường, bắt đầu bằng sự vĩ đại của Thiên Chúa, dù Mẹ có những khó khăn, không phải là ít, lòng Mẹ tràn đầy niềm vui vì Mẹ tín thác mọi sự trong tay Chúa. Mẹ nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa luôn có thể làm những điều kỳ diệu nếu chúng ta biết mở lòng ra với Ngài và với anh chị em của chúng ta.”

Lễ kính hôm nay tưởng nhớ hành trình của Đức Trinh Nữ Maria đến thăm người chị họ của Mẹ là bà Ê-li-sa-bét, người đã nhận ra hài nhi trong lòng Mẹ Maria là Đấng Cứu Thế.

“Mẹ Maria đã làm một cuộc hành trình từ thành Nazareth đến nhà của ông Zechariah và bà Elizabeth. Đây là hành trình đầu tiên của Mẹ được ghi trong Thánh Kinh. Hành trình đầu tiên của rất nhiều cuộc hành trình sau đó.”

“Mẹ sẽ đi từ Galilee đến Bethlehem, nơi Chúa sinh ra; Mẹ sẽ đi sang đất Ai Cập để cứu Con Mẹ khỏi tay vua Herod; Mẹ sẽ đi lên đền thờ Jerusalem hằng năm vào dịp lễ Vượt Qua, và cuối cùng Mẹ sẽ theo chân Chúa Giê-su lên đồi Calvary.”

ĐGH Phanxicô giải thích rằng những cuộc hành trình này có một điểm chung: “chúng không bao giờ dễ dàng; chúng luôn đòi hỏi sự can đảm và kiên nhẫn.”

“Những hành trình đó nói với chúng ta rằng Đức Mẹ biết ý nghĩa của việc bước lên đồi… Mẹ biết sự mệt mỏi của việc bước đi và Mẹ có thể đưa tay dẫn đưa chúng ta trong những khó khăn, trong những cơn gian truân nhất và trong những ngả rẽ trên hành trình cuộc đời của chúng ta.”

Thánh Thần Chúa “thúc giục chúng ta là những tín hữu trải nghiệm tình mẫu tử kỳ diệu của Giáo hội qua việc Giáo hội tìm kiếm, bảo vệ và tập hợp các con cái của mình.”

“Chúng ta hãy nghĩ về những chứng nhân tuyệt vời của miền đất này: những con người đơn sơ tín thác vào Chúa giữa những cơn bách hại. Họ không đặt hy vọng của họ nơi thế gian này, nhưng vào Thiên Chúa và vì thế họ vững lòng.”

Thánh lễ hôm nay kết thúc ngày đầu tiên cuộc thăm viếng của ĐGH Phanxicô đến Lỗ Ma Ni từ ngày 31 tháng Năm đến 02 tháng Sáu. Vào ngày Thứ Bẩy, ĐGH sẽ đến vùng đông bắc Lỗ Ma Ni để thăm nhà thờ chánh tòa Nữ Vương Iasi, trước khi phong chân phước cho bẩy giám mục Công Giáo Hy Lạp tử đạo ở Transylvania vào hôm Chúa Nhật.


Source: CatholicNewsAgency.com Pope Francis in Romania: Imitate Mary's joy in the visitation
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse của thủ đô Bucarest
J.B. Đặng Minh An dịch
18:01 31/05/2019
Như chúng tôi đã loan tin, lúc 15:45, Ðức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Daniel là Giáo Chủ Chính Thống Giáo Rumani, và Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này tại Tòa Thượng Phụ.

Sau diễn từ của Đức Thánh Cha là Kinh Lạy Cha vào lúc 17g tại nhà thờ chính tòa mới của Giáo Hội Chính Thống Rumani nằm kế bên Tòa Thượng Phụ.

Hoạt động tiếp theo và cũng là hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha trong ngày thứ nhất tại Rumani là Thánh Lễ dành cho các tín hữu Công Giáo tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse của thủ đô Bucarest.

Trong bài thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe lôi cuốn chúng ta vào cuộc gặp gỡ giữa hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau, tràn ngập niềm vui và những lời ngợi khen Chúa. Đứa trẻ nhảy mừng trong bụng bà Elizabeth và bà chúc phúc cho người em họ vì đã có một đức tin mạnh mẽ. Đức Maria hát về những điều vĩ đại mà Chúa đã thực hiện cho người đầy tớ khiêm nhường của Ngài; bài hát ấy là bài thánh ca hy vọng thật tuyệt vời cho những người không còn hát được vì đã nghẹn lời. Bài thánh ca hy vọng đó cũng nhằm đánh thức chúng ta hôm nay, và khiến chúng ta hợp tiếng của mình trong bài thánh ca ấy. Bài hát thực hiện điều này với ba yếu tố quý giá mà chúng ta có thể chiêm ngắm nơi người môn đệ đầu tiên trong các môn đệ của Chúa Kitô: Đức Maria lên đường, Đức Maria gặp gỡ, và Đức Maria vui mừng.

Đức Maria lên đường từ nhà mình ở Nagiarét để đến nhà ông Giêcaria và bà Elizabeth. Đây là chuyến đi đầu tiên của Đức Maria, như được Kinh thánh tường thuật. Đó là chuyến đi thứ nhất trong nhiều chuyến đi. Mẹ sẽ lên đường từ Galilê đến Bêlem, nơi Chúa Giêsu sẽ được hạ sinh; Mẹ sẽ xuống Ai Cập để cứu con mình khỏi tay vua Hêrôđê; Mẹ sẽ lên đường một lần nữa mỗi năm để đến Giêrusalem mừng lễ Lễ Vượt qua (x. Lc 2,31), và cuối cùng Mẹ sẽ theo Chúa Giêsu đến Núi Sọ. Những cuộc hành trình này đều có một điểm chung: chúng chưa bao giờ dễ dàng; chúng luôn đòi hỏi lòng can đảm và sự kiên nhẫn. Những cuộc hành trình ấy nói với chúng ta rằng Đức Mẹ biết ý nghĩa của việc vượt thắng những gian truân, Mẹ biết rõ việc vượt qua những chông gai đối với chúng ta có ý nghĩa gì, và Mẹ là người chị của chúng ta ở mỗi chặng đường. Mẹ biết những gì là mệt mỏi của việc tiến bước và Mẹ có thể nắm lấy tay chúng ta giữa những khó khăn, giữa những khúc quanh và ngã rẽ nguy hiểm nhất trong cuộc hành trình cuộc đời của chúng ta.

Là một người mẹ hiền, Đức Maria biết rằng tình yêu lớn lên hàng ngày giữa những điều nhỏ nhặt của cuộc sống. Tình yêu và sự khéo léo của một người mẹ đã có thể biến một chuồng gia súc thành ngôi nhà cho Chúa Giêsu, với những chiếc tã nghèo nàn và một tình yêu phong phú (x. Niềm Vui Phúc Âm, 286). Việc chiêm ngắm Đức Maria cho phép chúng ta hướng ánh mắt về tất cả những người phụ nữ, những bà mẹ và bà ngoại của vùng đất này, những người bằng sự hy sinh thầm lặng, tận tụy và tự chối bỏ mình, đang định hình hiện tại và chuẩn bị cho giấc mơ ngày mai. sự hy sinh của họ là một sự hy sinh thầm lặng, ngoan cường và vô danh; họ không sợ “xắn tay áo lên” và chung vai sát cánh trong những khó khăn vì lợi ích của con em và gia đình, “vẫn cậy trông khi không còn gì để hy vọng” (Rm 4:18). Ký ức sống động của dân tộc anh chị em bảo tồn cảm thức hy vọng mạnh mẽ này trước mọi nỗ lực làm lu mờ hay dập tắt nó. Nhìn vào Đức Maria và tất cả những khuôn mặt của những bà mẹ đó, chúng ta trải nghiệm và được nuôi dưỡng bởi cảm thức hy vọng này (xem Văn kiện Aparecida, 536), là điều sinh ra và mở ra những chân trời của tương lai. Chúng ta hãy nói rõ điều đó: trong người dân của chúng ta có nhiều không gian hy vọng. Đó là lý do tại sao cuộc hành trình của Đức Maria tiếp tục ngay cả ngày hôm nay; Mẹ mời chúng ta, cùng Mẹ, cùng nhau lên đường.

Đức Maria gặp gỡ bà Elizabeth (x. Lc 1: 39-56), một phụ nữ đã cao niên (câu 7). Nhưng bà Elizabeth, dù lớn tuổi, đã là một trong những người nói về tương lai và “tràn đầy Chúa Thánh Thần”, bà đã nói tiên tri tiên báo mối phúc cuối cùng trong các mối phúc thật được đề cập đến trong Tin Mừng (v 41.): “Phúc cho những ai có lòng tin” (x Ga 20:29). Thật đáng chú ý là người phụ nữ trẻ đi gặp người già, tìm kiếm gốc rễ của mình, trong khi người phụ nữ lớn tuổi được tái sinh và nói tiên tri báo trước tương lai của người trẻ. Tại đây, già trẻ gặp gỡ, ôm ấp và đánh thức những điều tốt đẹp nhất của mỗi người. Đó là một phép lạ do văn hóa gặp gỡ mang lại, nơi không ai bị loại bỏ hay bị phân biệt, nhưng tất cả đều được tìm kiếm, bởi vì tất cả đều cần thiết ngõ hầu thiên nhan Chúa được tỏ lộ. Họ không ngại đi lại cùng nhau, và khi điều này xảy ra, Chúa xuất hiện và thực hiện những điều kỳ diệu trong dân Ngài. Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta ra khỏi chính mình, ra khỏi tất cả mọi thứ đã giam hãm chúng ta trong đó, và ra khỏi tất cả mọi thứ mà chúng ta bám víu vào.

Thánh Linh dạy chúng ta nhìn xa hơn vẻ bề ngoài và cho phép chúng ta nói tốt về người khác - để chúc phúc cho họ. Điều này đặc biệt đúng đối với các anh chị em vô gia cư, gánh chịu những cơ cực, họ thiếu thốn có lẽ không chỉ là một mái nhà che đầu hoặc những mảnh vụn bánh mì, nhưng thiếu cả tình bạn và sự ấm áp của một cộng đồng ôm ấp, che chở và chấp nhận họ. Văn hóa gặp gỡ thúc giục chúng ta trong tư cách là các Kitô hữu trải nghiệm tình mẫu tử kỳ diệu của Giáo Hội, khi Giáo Hội tìm kiếm, bảo vệ và tập hợp những đứa con của mình. Trong Giáo Hội, khi các nghi thức khác nhau gặp gỡ, khi điều quan trọng nhất không phải là tôn giáo, phe nhóm hay sắc tộc của riêng mình, mà là Dân tộc, những người cùng nhau ca ngợi Thiên Chúa, thì những điều tuyệt vời sẽ diễn ra. Một lần nữa, chúng ta hãy nói rõ điều đó: Phúc cho những ai tin (xem Ga 20:29), và phúc cho những ai có can đảm để thúc đẩy sự gặp gỡ và hiệp thông.

Đức Maria, khi đến thăm bà Elizabeth, nhắc nhở chúng ta nơi Chúa muốn ngự đến và cư ngụ, nơi tôn nghiêm của Ngài là đâu, và đâu là nơi chúng ta có thể cảm nhận được nhịp tim của Ngài: đó là ở giữa Dân Người. Đó là nơi Ngài ngự đến, cư ngụ, và là nơi Ngài chờ đợi chúng ta. Chúng ta có thể áp dụng cho chính mình lời kêu gọi của vị tiên tri là đừng sợ hãi, đừng để những cánh tay của chúng ta yếu đi! Vì Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở giữa chúng ta; Ngài là một vị cứu tinh oai hùng (xem Zeph 3: 16-17) và Ngài ở giữa dân tộc mình. Đây là bí mật của mỗi Kitô hữu: Thiên Chúa ở giữa chúng ta như một vị cứu tinh mạnh mẽ. Sự xác tín của chúng ta về điều này cho phép chúng ta, như Đức Maria, hát vang và mừng rỡ hân hoan.

Đức Maria vui mừng. Mẹ vui mừng vì Mẹ mang trong cung lòng mình Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta: “Đời sống Kitô hữu là niềm vui trong Chúa Thánh Thần” (Tông huấn Mừng rỡ Hân hoan, 122). Không có niềm vui, chúng ta vẫn mãi bị tê liệt, làm nô lệ cho sự bất hạnh của chúng ta. Thông thường các vấn đề về đức tin ít liên quan đến việc thiếu phương tiện, cấu trúc, hay số lượng; thậm chí cũng không liên quan nhiều lắm đến sự hiện diện của những người không chấp nhận chúng ta; các vấn đề về đức tin thực sự có liên quan đến sự thiếu niềm vui. Niềm tin dao động khi nó cứ trôi dọc theo nỗi buồn và sự chán nản. Khi chúng ta sống trong sự ngờ vực, khép kín mình, chúng ta mâu thuẫn với đức tin. Thay vì nhận ra rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa, là những người mà Thiên Chúa thực hiện bao nhiêu những điều tuyệt vời (xem câu 49), chúng ta giản lược mọi thứ vào trong những vấn đề của chính mình. Chúng ta quên rằng chúng ta không phải là những trẻ mồ côi. Trong nỗi buồn, chúng ta quên mất chúng ta không phải là những đứa trẻ không cha, vì chúng ta có một Người Cha ở giữa chúng ta, một Đấng cứu tinh oai hùng. Đức Maria đến trợ giúp chúng ta, bởi vì thay vì giản lược mọi sự, Mẹ phóng đại chúng trong “lời tán tụng” Chúa, trong lời ca ngợi sự vĩ đại của Người.

Ở đây chúng ta tìm thấy bí mật của niềm vui chúng ta. Đức Maria, thấp hèn và khiêm hạ, khởi đi từ sự vĩ đại của Chúa và bất chấp những vấn đề của mình - dù không phải là ít – Mẹ tràn ngập niềm vui, vì Mẹ phó thác chính mình cho Chúa trong mọi việc. Mẹ nhắc nhở chúng ta rằng Chúa luôn có thể thực hiện những điều kỳ diệu nếu chúng ta mở lòng ra với Người và với anh chị em của chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ về những nhân chứng vĩ đại của những vùng đất này: những người đơn sơ tin cậy vào Chúa giữa các cuộc bách hại. Họ không đặt hy vọng vào thế giới, nhưng nơi Chúa, và vì thế họ đã bền đỗ. Tôi muốn cảm ơn những người chiến thắng khiêm nhường này, những vị thánh bên cạnh chúng ta, những người đã chỉ đường cho chúng ta. Nước mắt của họ không vô ích; những giọt nước mắt ấy là một lời cầu nguyện vươn lên đến thiên đàng và nuôi dưỡng niềm hy vọng của dân tộc này.

Anh chị em thân mến, Đức Maria lên đường, gặp gỡ và vui mừng vì Mẹ mang một điều gì đó lớn hơn chính mình: Mẹ là người mang trong mình một phước lành. Giống như Mẹ, cầu xin cho chúng ta cũng không sợ phải mang trong mình một phước lành mà Rumani đang cần đến. Cầu xin cho anh chị em là những người cổ vũ cho một nền văn hóa gặp gỡ phủ nhận sự thờ ơ, một nền văn hóa từ khước sự chia rẽ và cho phép vùng đất này hát vang lòng thương xót của Chúa.


Source: Libreria Editrice Vaticana
 
Thượng Viện Phi Luật Tân nhất trí thông qua dự luật 1983 để chọn ngày sinh nhật Đức Mẹ vào ngày mồng 8 tháng 9 là ngày lễ nghỉ toàn quốc.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
19:22 31/05/2019
Năm 2017, Tổng thống Duterte đã ký luật tuyên bố ngày lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8 tháng 12 là ngày lễ nghỉ toàn quốc để công nhận lòng sùng mộ sâu xa của các tín hữu Công Giáo đối với Đức Trinh Nữ Maria. Phi Luật Tân có 84 triệu dân với 82% tuyên xưng đức tin Công Giáo. Giáo Hội tại đây có 22 nhà thờ chính tòa được dâng hiến cho Đức Mẹ, trong đó có 13 nhà thờ dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ Vô Nhiễm. Hơn 40 hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria được đội triều thiên theo giáo luật.

Vào ngày 20.3 vừa qua, Thượng Viện đã nhất trí bỏ phiếu đồng thuận để thông qua dự luật 1983, chọn ngày sinh nhật Đức Mẹ vào ngày mồng 8 tháng 9 sẽ là ngày lễ nghỉ toàn quốc. Nếu Tổng thống Duterte ký luật này thì đây là lễ nghỉ thứ hai kính Đức Mẹ hàng năm. Vào ngày 23.5, Đức Cha Ruperto Santos, Giám mục của giáo phận Balanga và Chủ tịch Ủy ban Di cư và Lưu động thuộc Hội đồng Giám mục, “ca ngợi Thượng Viện đã quyết định đúng theo tâm tình mọi người muốn tôn kính Trinh Nữ Maria dịp sinh nhật của Mẹ. Luật này làm cho Phi Luật Tân trở thành quê hương của Mẹ Maria.” Ngài cũng nói thêm rằng: “Thượng Viện đã chứng tỏ rằng quốc gia chúng ta là một quốc gia của Mẹ Maria, và của những giáo dân yêu mến Mẹ nhiều. Chúng tôi tri ân và trân trọng về dự luật này. Khi chúng ta tôn kính Đức Mẹ Maria, Con của Ngài là Chúa Giêsu, chúng ta mang phúc lành cho đất nước của chúng ta.”

Thượng nghị sĩ Rodolfo Farinas đã đề nghị dự luật này. Ông nói rằng ngày lễ nghỉ sẽ giúp người Công Giáo tôn kính và bầy tỏ lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Maria. Tin này được các vị lãnh đạo Công Giáo nồng nhiệt đón nhận. Đức Cha Ruperto Santos nói rằng những nhà làm luật đã đem lại những tin vui rất hứng khởi và thú vị. Điều này nói lên rằng văn hóa Phi Luật Tân là văn hóa “theo Chúa” và “theo Mẹ”

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
 
Đức Phanxicô tại Lỗ Ma Ni: Đại Kết, Kinh Lạy Cha và Thánh Mẫu
Vũ Văn An
21:43 31/05/2019
Theo tin CNA, ngay ngày đầu tiên tới Lỗ Ma Ni, cũng như Thánh Mẫu Maria mau mắn đi thăm người chị em họ Elizabeth, Đức Phanxicô đã vội vã đi thăm người anh em của ngài là Đức Thượng Phụ Daniel của Giáo Hội Chính Thống Lỗ Ma Ni.



Dịp này, ngài nói rằng người Công Giáo và người Chính Thống Giáo liên kết với nhau bằng “gia tài chung” cùng chịu đau khổ với Chúa Kitô từ thời các tông đồ tới thời các tử đạo ngày nay.

Ngài nói: “Biết bao vị tử đạo và người tuyên xưng đức tin! Trong những năm tháng gần đây, biết bao người, thuộc đủ các tín phái, đã đứng cạnh nhau trong các nhà tù để lần lượt hỗ trợ nhau”.

Ngài nói thêm: “Điều họ chịu đau khổ cho, thậm chí đến hy sinh mạng sống của họ cho, là một gia tài quá qúi giá không thể bỏ qua hay làm nhơ. Đó là gia tài chung và nó mời gọi chúng ta sống gần gũi các anh chị em cùng chia sẻ nó”.

Trong một cuộc gặp gỡ Đức Thượng Phụ Daniel và Thánh Công Đồng của Giáo Hội Lỗ Ma Ni ở Bucharest, Đức Phanxicô làm nổi bật việc các người Công Giáo và Chính Thống Giáo từng chịu đau khổ với nhau như thế nào dưới chế độ Cộng Sản Lỗ Ma Ni.

Trong 3 ngày viếng thăm nước này, Đức Phanxicô sẽ phong thánh cho 7 vị giám mục Công Giáo Hy Lạp của Lỗ Ma Ni bị Cộng Sản sát hại trong các năm từ 1950 tới 1970.

Ngài nói tại Tòa Thượng Phụ rằng “Các nối kết đức tin đang hợp nhất chúng ta có từ thời các Tông đồ, các nhân chứng của Chúa Giêsu phục sinh, và cách riêng từ dây liên kết giữa Thánh Phêrô và thánh Andrê, các vị mà theo truyền thống đã đem đức tin tới lãnh thổ này. Là anh em ruột, các vị cũng là anh em cách phi thường trong việc đổ máu ra vì Chúa.

“Các vị nhắc nhở chúng ta rằng có một tình anh em máu mủ đi trước chúng ta và, như một dòng suối ban sự sống tuôn tràn suốt nhiều thế kỷ, đã không bao giờ ngưng nuôi dưỡng và nâng đỡ chúng ta trong cuộc hành trình của mình”.

Đức Phanxicô lẽ dĩ nhiên không quên những đau khổ và thiệt thòi mà Giáo Công Giáo Hy Lạp của Lỗ Ma Ni vốn phải chịu dưới thời Cộng Sản và cả ngày nay nữa khi các tài sản của Giáo Hội bị tich thu và chưa được hoàn trả đầy đủ. Nhưng ngài vẫn khuyến khích “việc hành trình với nhau”, nhớ đến gốc rễ chứ không nhớ đến các thiệt thòi quá khứ.

Ngài nói “Việc nhớ đến các biện pháp đã đưa ra và cùng nhau hoàn tất sẽ khuyến khích chúng ta tiến về tương lai trong khi biết, chắc chắn như thế, các khác biệt của chúng ta, nhưng trên hết, trong lòng cảm tạ vì bầu khí gia đình lại tìm lại được và ký ức hiệp thông lại được phục sinh, một ký ức hiệp thông, giống một ngọn đèn, có thể soi sáng đường chúng ta đi”.

Ngài cầu xin “Chúa Thánh Thần đổi mới chúng ta, vì Người ghét sự độc dạng nhưng thích lên khuôn sự hợp nhất từ sự đa dạng hết sức tươi đẹp và hoà hợp. Xin Người, Đấng tạo nên sự mới mẻ, làm cho chúng ta được can đảm khi trải nghiệm những cách thế chia sẻ và truyền giáo chưa từng có”.



Kinh Lạy Cha tại Nhà Thờ Chính Tòa Chính Thống Bucharest

Từ Tòa Thượng Phụ, Đức Phanxicô đã tới viếng Nhà Thờ Chính Tòa mới của Giáo Hội Chính Thống tại Bucharest.
Theo VaticanNews, tại đó, ngài đã nói về Kinh Lạy Cha và cùng đọc kinh này với anh em Chính Thống Giáo. Ngài nhấn mạnh khi đọc “Lạy Cha chúng con” chúng ta luôn nối kết chữ “Cha” với chữ “chúng con”.

Ngài bảo chúng ta được mời gọi biến chữ “con” thành chữ “chúng con” khi chúng ta xin Chúa giúp chúng ta coi trọng đời sống của anh chị em chúng ta, biến lịch sử của họ thành lịch sử của chúng ta, không bao giờ phán xét họ vì các hành động và hạn chế của họ, nhưng chào đón họ như con trai con gái của Người: không bao giờ quên ơn phúc của người khác”.

Khi ta đọc “ở trên trời”, ta phải nghĩ tới trời như một nơi chào đón mọi người, trong đó, Chúa Cha cho mặt trời mọc trên người tốt và người xấu, trên người công chính và người bất chính”.

“Nguyện danh Cha cả sáng”, theo Đức Giáo Hoàng, có ý nói tới sự kiện chúng ta ước nguyện ‘làm sáng’ danh Cha bằng cách đặt danh này ở tâm điểm mọi điều chúng ta làm.

Đức Giáo Hoàng nói: xin cho danh Cha, lạy Cha, chứ không phải danh chúng con, trở thành Danh thúc đẩy và đánh thức trong chúng con việc thi hành bác ái. Vì, theo Đức Phanxicô, khi cầu nguyện, chúng ta vẫn thường xin ơn và liệt kê đủ thứ yêu cầu, mà quên rằng điều đầu tiên nên làm là ca ngợi Danh Người, thờ lạy Người, và nhìn nhận nơi anh chị em, những người Chúa đã đặt bên cạnh chúng ta, một hình ảnh sống động của chính Chúa.

Đức Giáo Hoàng nói rằng “giữa mọi điều chóng qua trong đó chúng con bị vướng víu này, lạy Cha, xin Cha giúp chúng con tìm kiếm điều thực sự bền lâu: sự hiện diện của Cha và sự hiện diện của anh chị em chúng con”.

Về câu “Nước Cha trị đến”, Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta cầu mong nước Thiên Chúa ngự đến vì chúng ta thấy các việc làm của thế giới này không thuận lợi cho nước đó, vì chúng loay hoay với tiền bạc, lợi ích và quyền lực bản thân. Với lời cầu xin này, chúng ta xin Cha giúp chúng ta tin điều mình xin: từ bỏ sự an toàn êm ái của quyền lực, những rù quyến lừa đảo của tính thế gian, những cao ngạo phù phiếm của lòng tự mãn, sự giả hình trong việc chỉ vun xới vẻ bề ngoài.

Còn câu ‘ý Cha thể hiện’, theo Đức Giáo Hoàng, bao hàm việc chúng ta phải mở rộng các chân trời của mình, “kẻo chúng ta đặt chính các giới hạn riêng của chúng ta” lên “ý thương xót, cứu vớt muốn ôm lấy mọi người” của Thiên Chúa.

‘Bánh ăn hàng ngày’ chính là Thiên Chúa, Đấng vốn là bánh ban sự sống “bánh làm chúng ta hiểu ra rằng chúng ta là con trai con gái yêu qúi, và làm chúng ta cảm thấy không còn cô độc và mồ côi nữa”.
Người cũng là “bánh phục vụ, được bẻ ra để phục vụ chúng ta, và yêu cầu chúng ta phục vụ lẫn nhau”.

Chúng ta cũng xin được “bánh tưởng nhớ, tức ơn thánh biết chăm dưỡng các gốc rễ chung của bản sắc Kitô hữu của chúng ta”, một bản sắc mà Đức Giáo Hoàng cho là hết sức thiết yếu trong một thời đại trong đó, đặc biệt người trẻ, “có xu hướng cảm thấy không có gốc rễ giữa nhiều bất trắc của cuộc sống, và không có khả năng xây dựng cuộc sống của họ trên các nền tảng vững chắc”.

Xin cho bánh ấy, đang được gieo giống, vun xới và thu gặt, linh hứng cho chúng ta trở thành những người vun xới hiệp thông đầy kiên nhẫn “không ngờ vực hay dè dặt, không gây áp lực hay đòi phải độc dạng, trong niềm vui huynh đệ của tính đa dạng hòa giải”.

Đức Giáo Hoàng cũng nhắc nhớ rằng “bánh chúng ta xin hôm nay cũng là bánh mà rất nhiều người ngày nay đang thiếu thốn, trong khi một số ít có nhiều hơn cần thiết”.

Ngài còn cho rằng “Kinh Lạy Cha là lời kinh khiến chúng ta bất an và lên tiếng phản đối cơn đói tình yêu trong thời ta, phản đối chủ nghĩa duy cá nhân và lòng dửng dưng”.

‘Nợ, tha, sự dữ, cám dỗ’ được Đức Giáo Hoàng nhận định: phải can đảm mới có thể xin tha nợ vì điều này ngụ hàm ta phải tha nợ mà người khác mắc chúng ta.

Ở đây, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, ta xin Chúa ban sức mạnh để chúng ta chịu để quá khứ lại phía sau, không chiều theo sợ hãi, không coi cởi mở như một đe dọa.

Và ngài kết luận khi sự dữ trong lòng ta làm chúng ta bị cám dỗ muốn quay lưng khỏi người khác, chúng ta cầu xin Cha giúp chúng ta “nhận ra nơi mỗi người anh chị em chúng ta một nguồn hỗ trợ trong hành trình chung của chúng ta tiến về Người”.
Ngài nói, xin linh hứng trong chúng con lòng can đảm cùng đọc với nhau: Lạy Cha chúng con...

Đức Mẹ, mô hình gặp gỡ và hân hoan



Nói đến Đại Kết tại một đất nước đại đa số theo Chính Thống Giáo, không điều gì thích đáng hơn là nói về Đức Mẹ. May mắn thay, ngày đầu tiên trên Đất Lỗ Ma Ni Chính Thống Giáo rơi vào đúng Lễ Thăm Viếng, nên trong Thánh Lễ cử hành tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Giuse ở Bucharest, Đức Phanxicô đã say sưa nói về Đức Mẹ như là mô hình lữ hành, gặp gỡ và hân hoan.

Theo VaticanNews, trước nhất Đức Phanxicô nói tới cuộc hành trình của Đức Mẹ tới nhà Elizabeth. Ngài bảo đó là cuộc hành trình thứ nhất, trong nhiều cuộc hành trình tiếp theo, sẽ dẫn Đức Mẹ tới đồi Canvariô. Mọi cuộc hành trình này đều có chung một điểm: “chúng không dễ dàng; chúng luôn đòi lòng can đảm và sự nhẫn nại”.

Đức Mẹ của chúng ta biết lên dốc khó khăn như thế nào. “Ngài biết cuốc bộ mỏi mệt xiết bao và ngài sẵn sàng nắm tay chúng ta trong những lúc khó khăn”. Chiêm ngưỡng Đức Mẹ giúp ta “hướng con mắt ta về phía rất nhiều phụ nữ, các người mẹ và các người bà của lãnh thổ này, những người, qua các hy sinh, tận tụy và bỏ mình âm thầm của họ, đang định hình cho hiện tại và chuẩn bị đường cho các giấc mơ ngày mai. Sự hy sinh của họ là một sự hy sinh lặng lẽ, kiên trì và không đươc ai ca ngợi”.

Mô hình thứ hai của Thánh Mẫu là gặp gỡ: Đức Mẹ gặp gỡ người chị em họ Elizabeth, một phụ nữ trẻ đi gặp một phụ nữ lớn tuổi hơn, một việc được Đức Phanxicô gọi là “đi tìm gốc rễ. Ở đây, người trẻ và người gìa gặp nhau, ôm hôn và đánh thức những điều tốt đẹp nhất của nhau”. Ngài bảo đây là “một phép lạ do nền văn hóa gặp gỡ đem lại, trong đó, không ai bị vứt bỏ hay bị kỳ thị, nhưng ai cũng được tìm kiếm, vì ai cũng cần thiết trong việc biểu lộ gương mặt của Chúa”.

Nền văn hóa gặp gỡ thúc giục Kitô hữu chúng ta “trải nghiệm chức làm mẹ lạ lùng của Giáo Hội, khi Giáo Hội tìm kiếm, che chở và qui tụ con cái mình. Trong Giáo Hội, khi các nghi lễ gặp nhau, khi điều quan trọng nhất không phải là sự thống thuộc của riêng mình, nhóm hay sắc tộc, mà là Dân cùng nhau ca ngợi Thiên Chúa, thì những điều kỳ diệu sẽ xẩy ra. Phúc cho những ai tin và có can đảm cổ vũ gặp gỡ và hiệp thông”.

Mô hình thứ ba: Đức Mẹ hân hoan vì ngài mang Chúa Giêsu trong lòng dạ ngài. Đức Phanxicô nói rằng “không có niềm vui, chúng ta sẽ mãi tê liệt, làm nô lệ cho sự bất hạnh của mình”.

Ngài bảo “Đức tin phất phơ khi chỉ biết trôi qua trong buồn bã và ngã lòng. Khi chúng ta sống trong bất tín, khép kín vào chính mình, chúng ta nói ngược nói ngạo với đức tin. Thay vì nhận ra rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa mà vì chúng ta Người thực hiện những điều kỳ diệu, chúng ta giản lược mọi điều vào các nan đề của chính chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng nói rằng đó chính là nơi chúng ta tìm thấy bí quyết của niềm vui: “Đức Mẹ, thấp hèn và khiêm nhường, khởi từ sự cao cả của Thiên Chúa và bất chấp các nan đề của ngài, không ít đâu, ngài tràn đầy niềm vui, vì ngài phó thác cho Chúa trong mọi sự. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa luôn có thể làm các kỳ công nếu chúng ta chịu mở lòng mình ra với Người và với các anh chị em của chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng kết luận: “Đức Mẹ lữ hành, gặp gỡ và hân hoan vì ngài mang một điều lớn hơn chính ngài: ngài là người mang sự chúc phúc”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Kết thúc tháng hoa 2019
Văn Minh
08:57 31/05/2019
“Nhân ngày kết thúc tháng Hoa, mỗi người chúng ta hãy dâng lên Mẹ những bông hoa tươi xinh, bông hoa của niềm vui, bông hoa của cuộc đời, và phó thác cuộc đời của mình vào sự quan phòng của Đức Mẹ”.

Đó là lời nhắn nhủ của cha Gioakim Lê Hậu Hán,chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, trong Thánh lễ Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Thánh Êlisabét diễn ra lúc 18g00 thứ Năm, ngày 30.05.2019. Trước Thánh lễ, các em Thiếu nhi trong các lớp Giáo lý, đội dâng hoa cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ kiệu tượng Đức Mẹ xung quanh thánh đường hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Hát khen Giavê”.

Xem hình

Sau đó, 20 em thiếu nhi đại diện cho giáo xứ dâng lên Mẹ những bông hoa tươi xinh năm sắc mầu, và hát vang bài “Này con xin dâng”.

Kết thúc phần dâng Hoa, cộng đoàn xếp thành hai hàng và mỗi người cầm một bông hoa tiến lên cung thánh để dâng lên Đức Mẹ.

Đúng 18g00, cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, đã chủ sự dâng Thánh lễ Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Thánh Êlisabbét. Đồng thời, mời gọi các em thiếu nhi hãy cầu nguyện cho gia đình các em luôn được bình an, và cho giáo xứ luôn được sống trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương.

Trong phần giảng lễ, cha xứ đã diễn tả nét cao đẹp và lòng bác ái của Đức Maria lặn lội mấy ngày đường đi đến nhà ông Giacaria thăm bà Êlisabét. Thật vậy, Đức Mẹ luôn mang niềm vui và sự bình an đến cho mọi người. Đặc biệt, là cho những người nghèo khổ và bị bỏ rơi nơi xung quanh mình.

Cha Gioakim kể câu chuyện, có một cô ca sỹ nổi tiếng người Pháp tên là Valie, cô Valie được gia đình gởi vào nội trú trongmột nhà dòng, và khi lên 8 tuổi thìValie được rước lễ lần đầu. Do bản tính thích tự donên không tuân giữ những nội qui trong nhà dòng, vì vậy mà cô khôngđược ở nội trú trong nhà dòng nữa. Kể từ đó,cô Valiephải ra ngoài đi làm thuê kiếm sống nênkhôngcó đi đến nhà thờ tham dự Thánh lễ nữa. Tuy nhiên, cô Valie vẫn tuân giữ và thực hiện ba điều sau:

- Dâng hoa lên Đức Mẹ vào trong ngày thứ Bảy

- Làm dấu và cầu nguyện cho người qua đời

- Khi đi ngang qua nhà thờ cúi chào và làm dấu thánh giá.

Để kết thúc bài giảng, cha Gioakim nhắn nhủ: Nhân ngày kết thúc tháng Hoa, mỗi người chúng ta hãy dâng lên Mẹ những bông hoa tươi xinh, bông hoa của niềm vui, bông hoa của cuộc đời, và phó thác cuộc đời của mình vào sự quan phòng của Đức Mẹ”.
 
Thánh lễ khấn dòng của Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái-Giáo phận Vinh ngày 31/05/2019.
Nữ tu: Mr. Hoàng Tuyết smc,
19:26 31/05/2019
Giáo đô Xã Đoài sáng nay không còn mang trong mình sự lặng lẽ và thanh bình của riêng nó. Sự hùng vĩ của Núi Hồng và nét duyên dáng nên thơ của Sông Lam quyện theo dòng người từ khắp muôn phương sải bước tiến về Thánh Đô trong niềm vui chen lẫn niềm hoan lạc như một lời cầu chúc thánh thiện - ngọt ngào trong ngày thánh hiến của các nữ tu Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái – Giáo Phận Vinh.

Hôm nay ngày hạnh phúc, ngày đất - trời giao duyên. Ngày 24 tập sinh và 24 khấn sinh của Hội Dòng kết hônước cùng Đấng Thánh Quân. Từ thẳm sâu trong tâm hồn, quý chị đã dịu dàng dâng hiến tình yêu, dâng hiến trọn tuổi xuân cho Chúa trong lòng mẹ Hội Dòng.

31 tháng 5, ngày không hẹn mà hò, ngày muôn con cái giáo phận Vinh dâng hoa kính Mẹ, cũng là ngày mừng kính bổn mạng Mẹ Thăm Viếng của Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái - Vinh.Nhìn vào quý chị được thánh hiến hôm nay như nhữngbông hoa đẹp lưu lại trong lòng người, không chỉ ở hình dáng, màu sắc mà còn ở mùi hương - một hương thơm rất riêng: khi là thoang thoảng, tinh tế, nhẹ nhàng, khi là nồng nàn như chính hành trình của quý chịtiến dâng lên Đấng Thánh Quân của mình vậy. Tất cả như toát lên một niềm vui thánh thiện được ươm mầm và lớn lên trong từng bước chuyển mình, từng trải nghiệm và cảm nếm thiêng liêng trên hành trình hiến dâng. Một niềm vui trong âm hưởng Tin Mừng.

Thánh lễ khấn dòng được diễn ra trong bầu khí trang trọngvào lúc 8 giờ 30 phút ngày 31 tháng 5năm 2019 tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài.Thánh lễ do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mụcphụ tá giáo phận Vinh chủ sự, cùng với sự đồng tế của quý Cha Tòa Giám mục, quý Cha giáo Đại chủng viện, quý Cha quản hạt, quý Cha trong và ngoài Giáo phận. Về chung chia niềm vui cùng Hội Dòng còn có sự hiện diện của quý Thầy, quý Sơ liên dòng, quý ông bà cố các ân thân nhân của khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa từ khắp mọi miền.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, khởi đi từ tông huấn Vita Consecrata của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II số 5 và số 17, Đức Giám Mục đã chuyển tải thông điệp: ơn gọi thánh hiến không phải là sự ngẫu nhiên hay tình cờ trong sự chọn lựa của con người nhưng phát xuất từ nguồn mạch tình yêu huyền nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi. Từ đời đời Ngài đãchọn gọi, dẫn dắt và nângcon người yếu hèn đi vào hành trình của đời thánh hiến. Thiên Chúa Ba Ngôi đã ươm mầm và làm triển nở từng ơn gọi theo mỗi đặc sủng trong sứ mạng của Mẹ Giáo Hội. Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Giám Mục cũng làm nổi bật lên tầm quan trọng của ba lời khuyên Phúc Âm:Khiết tịnh, Khó nghèo và Vâng phục. Ba lời khuyên Phúc Âm như là sợi chỉ đỏ kết nối người tu sĩ với Đức Kitô và liên kết người tu sĩ trong sứ mạng của Giáo Hội. Tiếp đó Đức Giám Mục nhắn nhủ các khấn sinh hãy sống và làm triển nở giá trị của ơn gọi tu trì trong sự gắn kết yêu thương nhau nơi đời sống cộng đoàn.

Kết thúc Thánh lễ, Chị Tổng phụ trách Maria thay lời cho hơn 700 con tim trong Hội dòng chân thành tri ân Đức Cha, quý Cha, quý Thầy, quý Sơ và toàn thể cộng đoàn. Lời bài hát “Xin hãy sai con” của nhạc sĩ Phi Nguyễn vang lên cuối Thánh lễ như một lời mời gọi từng khấn sinh hoan hỉ lên đường như Mẹ Thăm Viếng. Hãy ra đi gieo niềm vui và hi vọng cho muôn người mọi nơi. Thánh lễ kết thúc trong sự hoan hỉxen lẫn xúc động của niềm hạnh phúc thánhthiêng.Ngày Hồng Ân đã dần khép lại. Nhưng một trang tình sử mới lại được mở ra. Nguyện cho mối tình của quý chị với Đấng Thánh Quân luôn nồng nàn và hoan lạc, được trải dài trên và trong từng ngày của quý chị như giây phút hồng ân này.

Nữ tu: Mr. Hoàng Tuyết smc,
 
Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu 2019
Tôma Trương Văn Ân
19:37 31/05/2019
Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu kỷ niệm 134 năm Đức Mẹ Hiện ra tại Trà Kiệu ( 1885 – 2019 ) với Chủ đề: Đức Maria Nữ Vương các gia đình. Mẹ được chọn dưới tước hiệu “ Đấng Chỉ Bảo Đàng Lành, xin cầu cho chúng con” diễn ra vào ngày 30 và 31 / 5 / 2019 tại Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu ( TTTM TK). Trong kế hoạch 3 năm mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giáo Hội Việt Nam, liên quan vấn đề “đồng hành với các gia đình khó khăn”.

Xem Hình

Thánh lễ khai mạc Đại hội do Cha Bonaventura Mai Thái, Tổng Đại diên Giáo phận Đà Nẵng, chủ tế, vào lúc 17 giờ ngày 30 / 5 / 2019. Cùng đồng tế với Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc TTTM TK, Quản xứ Trà Kiệu và quý Cha hành hương. Cha chủ tế đã mời gọi cộng đoàn tham dự dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa và tôn vinh Đức Maria, xin cho mỗi người luôn biết tìm kiễm Thánh ý Chúa trong mọi khoản khắc của cuộc đời, noi theo bắt chước gương Mẹ, làm theo Thánh ý Chúa, lắng nghe Lời Chúa, đem ra ngẫm suy và thực hành để có được an lạc trong cuộc đời.

Cuối Thánh lễ Khai mạc, Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng, Quản xứ Trà Kiệu, Giám đóc TTTM Trà Kiệu đã cám ơn Cha Tống Đại diện, Quý Cha Đồng tế, quý Tu sĩ, cộng đoàn Hành hương và các Giáo xứ đồng hành: Giáo xứ Hòa Lâm, Giáo xứ Hoằng Phước, Quý Nữ tu Dòng Phao lô đã cộng tác tôn vinh Mẹ qua những vũ điệu của Đoàn dâng hoa khai mạc Đại Hội.

Sau Thánh lễ, lúc 19 giờ 30, một cuộc cung nghinh Thánh Thể, do Quý Cha Dòng Thánh Thể chủ sự. Cuộc rước quanh đồi Bửu Châu, và chặng cuối là Nhà thờ đỉnh đồi, mỗi người mang theo cây nến nhỏ, mỗi người đều dành cho mình một giờ Chầu thích hợp, Chầu suy tôn, cảm mến và thưa chuyện với Chúa đến 24 giờ.

Hôm sau, ngày 31 / 5 / 2019, Lễ Kính Đức Maria thăm viếng bà Elizabet.

Lúc 9 giờ, tại nhà thờ Giáo xứ, Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận đã đến huấn từ với hơn 100 Tu sĩ của các Hội Dòng đang công tác mục vụ tại Giáo phận Đà Nẵng trong ngày Hành hương. Một thời gian ngắn nhưng tỏ sự quan tâm của Đức Giám Mục cho sự cộng tác và phát triển Mục vụ của các Hội Dòng tại Giáo phận. Tiếp đó, Cha Giuse Bùi Quang Minh, SJ, Giám học các Môn Triết học và Sử học tại Học viện Dòng Tên Việt Nam, đã thuyết giảng với các Tu sĩ về đề tài “ Nhận diện Tính thực dụng của các kinh nghiệm thiêng liêng”. Theo Cha Giuse, mỗi kinh nghiệm Thiêng liêng hay Đức tin hay tông đồ đều mang yếu tố thực dụng theo nghĩa: 1. Kinh nghiệm ngôn ngữ; 2. kinh nghiệm tương giao; 3. duy trì sự sống. Dùng ngôn ngữ đễ diễn tả kinh nghiệm nội tâm, kinh nghiệm Đức tin cho người khác và làm thế nào để kinh nghiệm thiêng liêng thành chứng từ truyền thông.

Cùng trong thời gian này, tại hội trường tầng hầm của nhà thờ Giáo xứ Trà Kiệu, Cha Augustino Nguyễn Văn Dụ, Trưởng Ban Nghiên huấn về Mục vụ gia đình của Hội đồng Giám mục Việt Nam( giúp huấn luyện cho các giáo phận, lên kế hoạch đào tạo Tác viên MVGĐ cho các giáo phận ). Cha đã gặp gỡ thuyết giảng với các gia đình về quan tâm mục vụ của Giáo Hội Việt Nam, cách đặc biệt trong năm nay “ đồng hành với những gia đình gặp khó khăn”. Các khó khăn của các gia đình di dân, các gia đình Hôn nhân khác Tôn Giáo, các gia đình Li dị - tái hôn. Các Tông huấn về gia đình và Giáo Huấn của Giáo Hội đồng hành nâng đỡ những Người trong những trường hợp khó khăn này. Giáo Hội quan tâm hơn về Giáo lý hôn nhân và đồng hành với các gia đình trẻ; Giới trẻ cần phân định trong việc tiến tới hôn nhân; Bổn phận Cha mẹ đối với con cái trong việc chuẩn bị từ xa cho con học các lớp Giáo lý từ nhỏ và các lớp dự bị hôn nhân. Một cách đặc biệt mời Chúa Giê-su và Đức Maria đến ở trong gia đình bằng việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa…. Nhiều câu hỏi của Người tham dự được Cha Augustino giải đáp hướng dẫn thep Giáo huấn của Giáo Hội một cách rõ ràng thích hợp.

Tại nhà thờ đỉnh đồi Bửu Châu, năm Giáo Hạt của Giáo phận thay phiên nhau chầu Thánh Thể đến 12 giờ. Khắp nơi trong Trung tâm hành hương, Quý Cha ban Phép Hòa Giải cho người trở về làm hòa với Chúa trong dịp hành hương trọng đại này.

14 giờ cùng ngày, tại sân nhà thờ Giáo xứ Trà Kiệu, Đức Cha Giuse đã huấn dụ cộng đoàn hiện diện chuẩn bị cho cuộc cung nghinh Đức Maria về ý nghĩa của Đại Hội Hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu năm 2019. Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ Thăm viếng bà Elisabet ngày 31 / 5 và Đức Mẹ hiện ra cách đây 134 năm ( 1885-2019), vẻ đẹp hành trình Đức tin khao khát đến với Chúa và đến với nhau.

Sau lời nguyện Khai mạc của Đức Giám Mục, Đoàn dâng hoa của Giáo xứ Tam Tòa tung muôn hoa dâng tôn vinh Mẹ, với lời ca là lời nguyện cầu cho Người cha, Người mẹ và mỗi thành viên trong gia đình biết nâng đỡ nhau, sẻ chia đồng trách nhiệm trong việc xây tổ ấm gia đình yêu thương thuận hòa. Khiêm nhường cậy trông tín thác cùng Mẹ theo đường Chúa đi, đường yêu thương, hy sinh phục vụ và tha thứ.

Ngay sau giờ dâng hoa khai mạc, cộng đoàn rước kiệu Mẹ từ nhà thờ Giáo xứ đến Lễ đài TTTM TK. Mỗi Giáo xứ có cờ và Lẵng hoa ghi tên giáo xứ của mình với 10 Thành viên Đại diện Giáo xứ mặc quốc phục đi trong đoàn kiệu.

Tại TTTM TK, Đức Cha Giuse đã chủ tế Thánh lễ bế mạc Đại hội lúc 16 giờ, Thánh lễ quy tụ đoàn dân Chúa để cùng với Mẹ tạ ơn Thiên Chúa và tán dương Mẹ. Ân sủng của Thiên Chúa dành cho Mẹ dạt dào. Noi gương Mẹ mỗi người biết trao ban cho người khác.

Trong bài giảng, Đức Cha nói đến sự vội vã lên đường của Đức Maria đến giúp bà Elisabet, Được thúc đẩy bởi niềm tin, lắng nghe và sẵn sàng đón nhận huyền nhiệm của Thiên Chúa, niềm vui và đức bác ái, quan tâm đến người khác. …. Chúng ta cần mở rộng con tim để Chúa nói, lắng nghe và quan tâm người khác vì Chúa đến với mỗi người, cảm nhận Chúa muốn ta làm gì trong đời sống. …

Sau Lời nguyện hiệp lễ, Đoàn dâng hoa bế mạc Đại hội tung muôn hoa sắc tôn vinh Mẹ. Những hoạt cảnh về gia đình Thánh Gia ( Thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Giê-su) trong từng giai đoạn của đời sống gia đình, cũng mang nhiều khó khăn trắc trở. Gia đình Thánh Gia cũng đã từng là Người di dân lánh nạn sang Ai Cập khi Hêrôđê tìm giết Chúa Hài nhi…. Những khó khăn trong đời sống thường ngày …. Hoạt cảnh còn diễn tả một số trường hợp gia đình hiện nay đang gặp khó khăn vì di dân đi làm ăn xa, vì đi học xa …. Làm chia tách gia đình một khoản thời gian dài, làm ảnh hưởng đến hôn nhân gia đình và có nguy cơ tan vỡ. Những khó khăn vì li dị và tái hôn, những sa sút nhân cách và sức khỏe do sự đổ vỡ gia đình gây ra …. Những đam mê lạc thú thời công nghệ 4.0 làm ảnh hưởng trầm trọng đến hạnh phúc gia đình….. nhưng nương vào Mẹ, noi gương Mẹ, mau mắn thưc thi ý Chúa để có được hạnh phúc gia đình.

Sau dâng hoa bế mạc, Cha Bonaventura Tổng Đại diện, Trưởng Ban tổ chức đã cám ơn Đức Cha, Quý Cha, quý Giáo xứ đồng hành trong dâng hoa và phụng vụ của Đại Hội, quý Tu sĩ, các Đoàn thể Hướng Đạo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Đoàn Hùng Dũng, Ca Đoàn Hòa Khánh, Ban Truyền thông, âm thanh, và tất cả những người bằng nhiều cách khác nhau đã đóng góp công sức cho thành công của Đại hội. Cách riêng Cha đã cám ơn Cha Gioan Quản xứ và là Giám đốc TTTM TK và các Ban ngành đoàn thể của Giáo xứ Trà Kiệu đã hy sinh rất nhiều từ trước – trong và sau Đại hội. Cha Tổng cũng không quên cám ơn Chính Quyền, Anh em An ninh, Giao thông, Trật tự đã giúp cho Đại Hội được thành công tốt đẹp.

Trong dịp này, Cha Phao-lô Phạm Thanh Thảo, Chánh văn phòng Tòa giám mục đã đọc thư của Đức Giám Mục mời gọi mọi thành phần dân Chúa góp tay để xây dựng công trình Nhà Hưu Dưỡng các Linh mục. Hiện nay công trình đã thi công xây dựng. Đây là công trình của tình Chúa và tình người, của lòng biết ơn của cộng đoàn đối với các Linh mục suốt cả cuộc đời hiến thân phục vụ dân Chúa.

Đức Cha cũng có lời nhắn nhủ cộng đoàn về nguyện ước của dân Chúa: “căn nhà hưu cho các Linh mục”. để hoàn tất công trình cần có sự cộng tác của dân Chúa, sự đóng góp trở nên giá trị đẹp nhất với Chúa và với nhgau trong tâm tình phục vụ và yêu thương. Đức Cha đã thay lời Cộng đoàn cám ơn Cha Giám đốc TTTM TK và cộng đoàn TRà Kiệu và Ân nhân khắp nơi, TTTM TK được sửa sang khang trang đẹp đẽ xứng tầm Trung tâm hành hương. Đức Cha cũng cho biết TTTM TK và Giáo xứ Trà Kiệu sẽ đón nhận Năm Thánh trong dịp Đức Mẹ hiện ra 135 năm ( 1885-2020). Đức Cha đã cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho mỗi người, được Đức Mẹ che phủ cuộc đời, xin Mẹ cầu bầu với Chúa cho mỗi người trong ơn gọi làm người, ơn gọi làm con Chúa.

Đức Cha đã Ban Phép lành trọng thể với Ơn Toàn xá kết thúc Đại Hội.

Tạ ơn Chúa và cám ơn nhau trong đức tin, tình mến và niềm hy vọng, để mỗi người mang Chúa đến với mọi người, để Lòng Thương Xót Chúa được chạm vào và tràn đầy trong tâm hồn mỗi người, giúp cho người khác nhận ra tiếng gọi tình yêu của Thiên Chúa.

Tôma Trương Văn Ân
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gia đình Việt Nam trong cơn bão công nghệ số.
Nữ tu Anna Đỗ Thị Khuyên
21:56 31/05/2019
gia đình việt nam trong cơn bão công nghệ số

DẪN NHẬP

Truyền thông kỹ thuật số phát triển với những tính năng vượt trội trong việc lan tỏa thông tin, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống quanh ta, mà còn làm thế giới xích lại gần nhau. Quả thật, công cụ hiện đại nầy giúp mọi người, mọi giới nắm bắt các biến cố thời sự diễn ra từng giờ, từng phút, mọi lúc mọi nơi trên toàn cầu bằng việc nghe, nhìn, đọc với các phương tiện đơn giản. Đề cập tới lãnh vực công nghệ đặc biệt nầy, người ta hay dùng các khái niệm như “kỷ nguyên thông tin” hoặc “bùng nổ truyền thông” hoặc “thời đại @”….

Nhưng đằng sau những cụm từ ấy, chuyện gì đang thực sự xảy ra?

Trên thực tế, không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ số mang tới cho đời sống xã hội cũng như gia đình. Trước kia, khi internet và những thiết bị hiện đại chưa phát triển, các hình thức giải trí của con người rất hạn chế. Còn giờ đây, với những tiện ích giải trí phong phú, công nghệ số giúp các thành viên gia đình giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống thường ngày, thư giãn sau thời gian học tập, làm việc mệt mỏi. Họ có thể thoải mái lựa chọn những hình thức giải trí phù hợp với bản thân mình như đọc tin tức, xem phim, nghe nhạc, chơi game, hay chuyện trò, chia sẻ với bạn bè, người thân trên các mạng xã hội…

Ngoài chức năng giải trí, trẻ em cũng có thể thông qua các ứng dụng hay trò chơi hữu ích, mang tính giáo dục, học tập để rèn luyện khả năng tư duy, cũng như thu nhận thêm kiến thức. Còn người lớn, bên cạnh những kiến thức thông thường khác, hoàn toàn có thể tìm kiếm các thông tin hữu ích trên internet về chăm sóc gia đình, vừa mở mang tri thức, nâng cao hiểu biết, vừa góp phần củng cố hạnh phúc…

Quả thực, các phương tiện truyền thông đang mang lại cho nhân loại vô vàn tiện ích; nhưng bên cạnh đó, vẫn có không ít những tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới các chuẩn mực, giá trị và mối quan hệ xã hội. Gia đình Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn bão công nghệ số và phải chịu những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực. Các thiết bị số len lỏi vào từng gia đình đã làm thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, hay nghiêm trọng hơn, còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các thành viên và tương lai con trẻ. Cách riêng, các gia đình Công Giáo, công nghệ kỷ thuật số tác động không nhỏ trên đời sống đức tin của gia đình.

Chúng ta thử cùng nhau phân tích những tác động tiêu cực nầy để phần nào giúp các gia đình tỉnh táo khi sử dụng các phương tiện kỷ thuật hiện đại mà không để bị chi phối và lệ thuộc, đến độ làm băng hoại những giá trị cao quý của đời sống gia đình.

1. Thiết bị công nghệ số và tương quan vợ chồng

Hình ảnh những nhóm bạn bè, cặp đôi yêu nhau hay cả gia đình đi ăn tại các nhà hàng, các quán café mà mỗi người chăm chú vào một chiếc smartphone đã trở nên rất quen thuộc. Và điều đáng lo ngại hơn nữa đó là hình ảnh trong bữa cơm của một gia đình mà vợ, chồng, con cái đều cầm trên tay một thiết bị thông minh rồi ngụp lặn trong cái thế giới ảo riêng tư, thay vì sẻ chia tâm sự cùng nhau. Không ít người có thói quen sử dụng smartphone những lúc rảnh rỗi; và thời điểm rảnh rỗi nhất là trước khi đi ngủ. Do vậy nhiều người đã mang theo smartphone lên cả giường ngủ để đọc báo, lướt mạng xã hội hay chơi game...

Nhiều người cũng công nhận rằng: khi một trong hai người bị lôi cuốn mải mê chú tâm vào chiếc smartphone thì nó cứ như người thứ 3 xen vào giữa hai vợ chồng khiến những câu chuyện cứ ngắt quãng làm cho họ chẳng còn hứng thú để nói chuyện với nhau. Nhiều người cũng rất đau khổ vì bạn đời của mình chỉ thích kết bạn và tâm sự những chuyện buồn vui với những người bạn trong thế giới ảo chứ nhất định không chịu chia sẻ với bạn đời thực sự của mình. Điều này làm cho tình cảm vợ chồng rạn nứt và nguy cơ tan vỡ rất lớn.[1]

2. Thiết bị công nghệ số với tương quan giữa cha mẹ và con cái

Chúng ta đều biết rằng, bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần xây dựng trên nền tảng thấu hiểu, tôn trọng và dành thời gian quan tâm chăm sóc cho nhau. Thế nhưng, những thiết bị công nghệ số đang tìm cách xen vào trong mọi thời khắc sinh hoạt chung của gia đình như: bữa cơm, giờ gặp mặt… Rất ít ông bố bà mẹ cùng con học hát, học múa… mà thường chỉ bật nhạc, video cho con nghe và học theo và ngày một ít gần gũi với con hơn. Nhiều bố mẹ còn sử dụng những phần mềm để quản lý và theo dõi con thay vì trực tiếp chỉ dạy và nói chuyện với con. Trẻ em vì vậy sẽ không được trò chuyện, chia sẻ với bố mẹ nhiều. Điều này có nguy cơ làm cho đứa trẻ có tâm lý bất ổn vì thiếu thốn sự quan tâm chăm sóc của gia đình.

Mối liên kết giữa cha mẹ và con cái rất quan trọng. Nhưng thực tế, các thiết bị công nghệ thông minh đang có nguy cơ hủy hoại mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nhiều cha mẹ vì muốn con trẻ ngồi yên cho mình làm việc nhà nên đã cho con tiếp cận với các thiết bị thông minh từ khi em còn rất nhỏ. Nhiều trẻ em khi ở nhà trẻ về không còn thích kể chuyện bi bô với cha mẹ nữa mà vội vàng ôm lấy chiếc smartphone. Cứ thế, em bé lớn lên với tâm lý bất ổn vì thế giới ảo vốn dĩ đã trở thành trọng tâm cuộc sống của chúng khiến chúng lười trò chuyện với cha mẹ, người thân, bạn bè và dễ bị khập khiễng về kỹ năng hòa nhập xã hội.

Ngược lại, khi cha mẹ thường xuyên sử dụng các thiết bị thông minh bên cạnh con cái cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Trẻ thường cảm thấy bị bỏ rơi và có xu hướng hành động bất thường để thu hút sự chú ý từ cha mẹ. Khi cha mẹ chú tâm vào thế giới ảo thì thật khó để kéo mình ra khỏi đó để cùng con chơi đùa hoặc trả lời những câu hỏi bất tận của trẻ.

Cuốn sách “Bảo vệ tuổi thơ và các mối quan hệ gia đình trong thời đại kỹ thuật số”, tác giả đồng thời là nhà tâm lý học Catherine Steiner-Adair đã trình bày các nghiên cứu cho thấy trẻ em rơi vào mặc cảm tự ty, buồn, cô đơn…; và thậm chí bùng phát cơn tức giận, khi cha mẹ chỉ tập trung vào máy tính, điện thoại thông minh và các "màn hình" khác thay vì tập trung vào chúng.[2]

3. Thiết bị công nghệ số và tương quan xã hội

Việc ứng dụng công nghệ số cũng tạo ra một ranh giới mới. Ranh giới của những cơ hội tiếp cận, ranh giới của sự giàu nghèo, giữa nam với nữ, giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Thời gian dành cho việc sử dụng các thiết bị này đã chiếm hết thời gian dành cho các hoạt động vui chơi bạn bè, rèn luyện thể chất, giao tiếp xã hội, thăm hỏi họ hàng... Trước kia, anh em họ hàng hay bạn bè thường đến thăm nhau; nhưng những cuộc gặp gỡ “tay bắt mặt mừng” đó dần dần trở nên hiếm thấy, đặc biệt là ở người trẻ; chỉ cần một cái click chuột hay lướt nhẹ màn hình là họ có thể thăm hỏi nhau được rồi. Có lẽ vì vậy mà tình thân gắn kết giữa người với người ngày càng nhạt nhòa. Nếu tiếp tục để smartphone, mạng xã hội, công nghệ… chiếm hết thời gian, các mối quan hệ của chúng ta sẽ có nguy cơ tan vỡ rất lớn.

4. Thiết bị công nghệ số và thói quen sinh hoạt đạo đức của gia đình

Đối với các gia đình Công Giáo, thiết bị công nghệ số cũng đang là “một kẻ quấy rối” nguy hiểm, làm mất dần thói quen sinh hoạt đạo đức của gia đình.

Trước kia, cha mẹ con cái quây quần cùng nhau đọc kinh tối, sáng; nhưng bây giờ ai nấy bị lôi cuốn chăm chú theo dõi những bộ phim hấp dẫn trên truyền hình cáp cũng như các thiết bị thông minh khác. Tivi có kết nối wifi với đủ mọi chương trình giải trí khiến con trẻ không sao dứt ra được để đi tham dự thánh lễ hằng ngày. Xưa kia, trong thời bách hại, người tín hữu muốn tới nhà thờ dự lễ thì bị cấm cản, ngăn trở đủ điều. Còn ngày nay, chẳng ai cấm cản ta nhưng chính các phương tiện truyền thông giải trí lại khiến người ta tự nguyện bỏ lễ và rất có thể “tự nguyện bỏ đạo”.

Chìa khoá mở cửa vào chốn hạnh phúc là sự thánh thiện. Nếu vợ cHồng Yêu thương nhau như mối tình giữa Chúa Kitô và Hội thánh thì chắc chắn phải có đời sống thánh thiện. Phải rước Chúa vào trong đời sống gia đình. Nhà nào có Chúa ngự trong gia đình thì nhà ấy có hạnh phúc. Kinh nghiệm cho hay những gia đình nào hay đi dự lễ, buổi tối đọc kinh trong gia đình thì gia đình ấy thường sống yêu thương, nhường nhịn, thuận hoà, giúp đỡ nhau; họ vẫn cảm thấy hạnh phúc ngay khi gặp những khó khăn trong gia đình. Thế nên, nếu để cho các thiết bị thông minh cuốn hút mà xao nhãng các giờ kinh sách đạo đức trong gia đình, không sớm thì muộn, hạnh phúc gia đình sẽ sớm vụt bay !

5. Một vài đề nghị

Để các thiết bị công nghệ số không trở thành kẻ phá bĩnh trong các mối quan hệ, mỗi người nên có biện pháp cân bằng thời gian sử dụng điện thoại, mạng xã hội và dành thời gian để có những khoảnh khắc bên nhau. Các bậc cha mẹ cũng nên là tấm gương thực hiện tốt điều này để con cái noi theo.

Thời gian gần đây, nhiều người Việt đã ý thức được sự nguy hại của các thiết bị thông minh này và bắt đầu thực hiện “ngày không công nghệ” để cải thiện các mối quan hệ và tạo tình thân. Những việc làm cần thiết như bữa cơm không smartphone, cuộc hẹn không Facebook, cuối tuần tạm gác điện thoại qua một bên, không đem các thiết bị số lên giường ngủ... cũng sẽ góp phần mang đến nhiều chuyển biến tích cực cho các mối quan hệ trong cuộc sống, cũng như chính sức khỏe của mỗi người.

Bên cạnh đó, việc lên mạng có mục đích sẽ giúp bạn hạn chế việc lãng phí thời gian vô ích. Một lời khuyên nữa là đừng đặt mình vào những cuộc tranh cãi vô bổ vì thông tin chưa được xác minh trên mạng xã hội. Nếu có mâu thuẫn hay hiểu lầm, bạn nên trao đổi trực tiếp với nhau thay vì chia sẻ trên mạng xã hội. Hãy để công nghệ, smartphone là phương tiện giúp chúng ta gắn kết với nhau nhiều hơn, chứ không phải điều ngăn cách mối quan hệ ngoài đời thực.

KẾT LUẬN

Bài viết này ước mong góp phần nhỏ bé giúp mọi thành phần trong Giáo Hội ý thức hơn về sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, cũng như xu hướng không thể đảo ngược của những tác động truyền thông đang chi phối đời sống gia đình của nhân loại. Điều này cũng nhắc nhở người tu sĩ chúng ta cần biết cẩn trọng suy xét, khôn ngoan khi sử dụng hay hướng dẫn người khác trong việc dùng các phương tiện truyền thông, bởi vì: “…Một cá nhân hôm nay có thể leo cao tới tận đỉnh của thiên tài và đức độ, cũng như có thể ngụp sâu tới tận đáy của sự suy đồi mà chỉ cần ngồi một mình trước bàn phím và màn hình. Công nghệ truyền thông liên tục thực hiện những cuộc đột phá, với tiềm năng khổng lồ - cho cả điều tốt lẫn điều xấu”.[3]

Như một lời nhắn gởi sau cùng, xin được chi sẻ tâm tình qua bài thơ sau đây :

Ngày nao hạnh phúc tròn đầy

Vợ chồng con cái vui vầy bên nhau.

Yêu thương nồng ấm biết bao,

làng trên xóm dưới cao rao ngợi mừng !

Đoàn con quấn quýt tưng bừng,

Dẫu muôn vất vả chất chồng đôi vai

Dãi dầu mưa nắng đầy tay

Nhủ lòng vun đắp tương lai đẹp màu !

Bây giờ nhà đã sang giàu,

mà sao bỗng thấy lòng đau ngập tràn !

Tiếng cười xưa mãi âm vang,

Bây giờ mái ấm thênh thang lặng thầm ?

Bữa cơm chung cũng vội vàng,

Mỗi người mỗi góc tìm đàng vui riêng…

Mấy lời một chút làm tin :

Đừng (vì) “công nghệ số” mà quên gia đình !

Anna Đỗ Thị Khuyên (MTG.QN).

[1]Trong Sứ điệp Ngày thế giới Truyền Thông xã hội, Đức Bênêdictô XVI phân tích những điểm tích cực và những rủi ro, nguy hiểm cũng như những thái độ cần tránh trong thời đại thông tin kỹ thuật số, đặc biệt đối với những người sử dụng mạng xã hội. Ngài nói: “Các công nghệ mới cho phép người ta gặp nhau vượt qua giới hạn không gian và nền văn hóa của riêng mình, tạo ra một thế giới tình bạn tiềm tàng hoàn toàn mới mẻ. Đây là một cơ hội to lớn, nhưng nó cũng đòi hỏi phải lưu tâm nhiều hơn và ý thức về những nguy cơ có thể có. Ai là “người thân cận” của tôi trong thế giới mới này? Liệu có mối nguy cơ là chúng ta có thể ít hiện diện hơn với những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày? Liệu có nguy cơ chúng ta trở nên xao lãng hơn, bởi vì sự chú ý của chúng ta bị phân mảnh và bị mất hút trong một thế giới “khác” với thế giới chúng ta đang sống? Chúng ta có còn thời gian suy nghĩ nghiêm túc về các chọn lựa của mình và nuôi dưỡng các mối tương quan nhân bản thực sự sâu xa và bền vững không? Điều quan trọng là luôn nhớ rằng việc tiếp xúc ảo không thể và không được thay thế cho việc tiếp xúc nhân vị trực tiếp với những con người ở mọi bình diện của cuộc sống của chúng ta.”(http://ubdkcgvn.org.vn/vi/tin-tuc-hoat-dong/2011/06/81E20464/su-diep-cua-duc-thanh-cha-nhan-ngay-truyen-thong-xa-hoi-lan-thu-45/)

[2]https://viettimes.vn/mo-uoc-cua-tre-con-ghet-dien-thoai-cua-me-con-uoc-me-dung-su-dung-dien-thoai-nua-304955.html

[3]Tài liệu Đạo Đức trong Truyền Thông, số 27.
 
VietCatholic TV
Quốc gia độc đáo Rumani tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:04 31/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ðức Thánh Cha Phanxicô đã lên đường đến thăm Rumani từ thứ Sáu 31 tháng Năm đến hết ngày Chúa Nhật 2 tháng Sáu. Đây là chuyến tông du thứ 30 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 5 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama, Abu Dhabi, Rabat, Sofia và Skopje.

Lúc 8:10, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang phi trường quốc tế Henri Coandă-Otopeni của Bucarest.

Lúc 11:30, giờ địa phương, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Henri Coandă-Otopeni. Tưởng cũng nên biết thêm là Bucarest đi trước Rôma một giờ. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh đón tiếp ngài tại phi trường quốc tế của thủ đô Bucarest.

Ra đón Đức Thánh Cha chúng tôi nhận thấy có Tổng thống Klaus Iohannis và nữ thủ tướng Viorica Dăncilă.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Rumani là một quốc gia tại đông nam Âu châu, với diện tích 238,391 km². Phần lớn diện tích của quốc gia này nằm trên vùng đồng bằng sông Danube. Rumani giáp với Ukraine và Moldova về phía bắc và đông bắc; giáp với Hung Gia Lợi về phía tây bắc; giáp với Serbia về phía tây nam; giáp với Bảo Gia Lợi về phía nam và giáp với Biển Đen về phía đông.

Trong thời chiến tranh Việt Nam, Rumani là một quốc gia khá độc đáo đối với chúng ta. Tuy nằm trong khối cộng sản Đông Âu, Rumani có quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam Cộng Hòa. Thật vậy, ngày 26 tháng Sáu năm 1969, Chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước Rumani Nicolae Ceaușescu đã ký hiệp định thư thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước với tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu bất chấp những phản đối của Liên Sô và khối cộng sản. Tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa chỉ chính thức đóng cửa vào ngày 2 tháng Bẩy 1976, hơn một năm sau ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam, Rumani cũng đóng một vai trò quan trọng trong những sáng kiến nhằm vãn hồi hòa bình.

Sau khi hội kiến riêng với các nhà lãnh đạo Rumani trong phòng khánh tiết của phi trường trong vòng 10 phút, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên xe đến phủ tổng thống nơi sẽ diễn ra các nghi thức đón tiếp ngài.
 
Đón tiếp trọng thể: Đức Thánh Cha duyệt hàng quân danh dự tại dinh tổng thống Rumani
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:45 31/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau những lễ nghi chào đón tại phi trường quốc tế Henri Coandă-Otopeni của Bucarest, Đức Thánh Cha đã dùng xe hơi di chuyển đến dinh Cotroceni, là Phủ Tổng Thống Rumani nơi đã diễn ra các nghi thức đón tiếp chính thức tại tiền đình của dinh này vào lúc 12g05.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Rumani ngày nay là một nước cộng hòa đại nghị. Hiến pháp quy định quốc gia này được điều hành bởi một Tổng thống, một Quốc hội, một Toà án Hiến pháp và một hệ thống các tòa án bên dưới bao gồm Tòa án Tối cao.

Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm, và không được giữ 2 nhiệm kỳ. Khác với nước láng giềng Bảo Gia Lợi mà Đức Thánh Cha vừa viếng thăm, thủ tướng, là người đứng đầu chính phủ, được chỉ định bởi tổng thống chứ không phải là bởi Quốc Hội.

Tổng thống Rumani, người sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha, là ông Klaus Iohannis, đã giữ chức vụ này từ ngày 21 tháng 12 năm 2014. Thủ tướng hiện nay là bà Viorica Dăncilă, được tổng thống chỉ định vào ngày 29 tháng Giêng năm 2018.

Rumani có hai viện Quốc hội: Hạ viện và Thượng viện.

Sau các nghi thức chúng ta vừa theo dõi là các cuộc hội kiến của Đức Thánh Cha với Tổng thống Klaus Iohannis và sau đó với nữ thủ tướng Viorica Dăncilă.