Ngày 03-05-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 3 Sau Phục Sinh 5.5.2019
Lm Francis Lý văn Ca
02:59 03/05/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,

Bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến hai nhân vật quan trọng, đó là Đức Kitô và Thánh Phêrô. Đây là lần thứ ba Chúa hiện ra với các tông đồ sau khi từ cõi chết sống lại. Qua câu chuyện Chúa hỏi Phêrô tới ba lần: "Con có yêu mến Thầy hơn những người nầy không?" đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của ông sau nầy mà Chúa sắp trao phó: Thủ Lãnh Giáo Hội trần gian.

Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Chúa đã thiết lập trên nền đá Phêrô, vâng phục Đức Thánh Cha, Đấng đại diện Chúa Kitô ở trần gian và những Đấng thay mặt Đức Thánh Cha dìu dắt con thuyền Giáo Hội.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:

Nơi nào có sự bắt bớ, cấm cách, nơi đó số người tin đạo sẽ gia tăng. Điều nầy nói lên ơn Chúa trợ lực, tác động nơi các tông đồ khi các ngài thực thi sứ mệnh làm chứng tá cho Chúa.

TRƯỚC BÀI II:

Sách Khải Huyền trình bày cho chúng ta Con Chiên bị sát tế - đó là hình ảnh của Đức Kitô - được Thiên Chúa Cha trao ban uy quyền, dũng lực và sự khôn ngoan để cai trị mọi loài trên trời dưới đất.

TRƯỚC BÀI PÂ:

Chúa Giêsu đã trắc nghiệm Phêrô tới ba lần trước khi trao phó trách nhiệm lãnh đạo Giáo Hội sơ khai. Đó là thay mặt các tông đồ điều khiển con thuyền Giáo Hội.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,

Hợp nhau đây để cử hành mầu nhiệm Thánh Thể - Bữa Ăn Thánh - Như Chúa Giêsu đã hiện diện với các tông đồ để chia sẻ sự lao nhọc với các ông trong nghề nghiệp, chúng ta dâng lên Ngài những lời cầu xin cho thế giới, tha nhân và cả chúng ta nữa.

1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Đấng kế vị thánh Phêrô, được hồn an xác mạnh. Các phẩm trật trong Giáo Hội được ơn khôn ngoan của Thánh Thần, để hướng dẫn, dạy dỗ và cai trị Giáo Hội khắp nơi trên hoàn cầu. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những quốc gia đang bị bách hại vì đức tin: luôn vững tin vào Chúa. Với ơn Chúa ban, họ sẽ là những chứng nhân kiên cường. Xin Chúa gìn giữ con thuyền Giáo Hội Việt Nam lướt qua sóng gió vô thần. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho các linh mục của Chúa là những đấng được Thánh Phêrô, qua Giáo Hội, sai đến phục vụ đàn chiên trong các giáo xứ, cộng đoàn, đuợc sự nâng đỡ của Đoàn Chiên mà các ngài đang coi sóc. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho mỗi người tín hữu luôn biết nâng đỡ hàng Giáo Sĩ để qua những hy sinh phục vụ, các ngài cảm thấy yên vui và phấn khởi trong chức vụ linh mục giữa anh chị em. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho những linh hồn đã yên nghỉ…

* Chúng ta xin dâng 1 phút mặc niệm để nhớ đến họ… * Xin dành một ít giây thinh lặng trước khi đọc câu sau đây như thường lệ.

Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:

Mượn lại lời thánh Phêrô, chúng con thưa cùng Chúa: "Lạy Thầy, Thầy biết tất cả: Thầy biết rằng con mến Thầy". Xin Chúa gìn giữ chúng con trong tình yêu ấy. Với ơn Chúa, chúng con sẽ thể hiện tình yêu ấy giữa anh chị em. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Amen
 
Sứ Điệp Tin Mừng Phục Sinh
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:45 03/05/2019
Chúa Nhật III Phục Sinh
Cv 5,27b-32. 40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19

Hôm nay, cộng đoàn chúng ta cử hành Chúa Nhật III Phục Sinh. Trong thánh lễ này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh qua ba điểm: Tin là gặp gỡ Đấng Phục Sinh; Tin là yêu mến Người, và cuối cùng tin là làm chứng cho Người.

1- Tin là gặp gỡ Đấng Phục Sinh

Toàn bộ sứ điệp Tin Mừng được viết lại dưới ánh sáng của biến cố Phục Sinh. Kitô Giáo khởi đi từ biến cố này. Quả thế, khi chứng kiến Chúa Giêsu chết trên thập giá, các Tông Đồ nghĩ rằng: Mọi sự kết thúc nơi nấm mồ. Họ tản mác và về quê tìm nghề sinh sống. Nhưng biến cố phục sinh đã làm thay đổi mọi sự.
Chúa Kitô hiện ra với các Tông Đồ để củng cố đức tin cho họ. Ban đầu, thấy Chúa họ cứ tưởng là ma. Sau những lần gặp gỡ trực tiếp, xem thấy tay chân và các dấu đinh Chúa, họ mới nhận ra: “Chúa đó.” Từ kinh nghiệm gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, các Tông Đồ đã gắn bó và dấn thân cho Người.
Như thế, đức tin chính là gặp gỡ và gắn bó với Đấng Phục Sinh. Ngày hôm nay, Người tiếp tục hiện diện và tỏ mình ra cho chúng ta qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Nơi đó, chúng ta có thể đến để gặp gỡ và sống thân tình với Đấng Phục Sinh.

2- Tin là yêu mến Đấng Phục Sinh

Trong Bài Tin Mừng, Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô: “Này anh Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?” Chúa Giêsu không đòi hỏi gì ngoài lòng yêu mến. Người hỏi ông đến ba lần. Điều này cho thấy tình yêu là điều kiện tiên quyết, là quan trọng nhất để làm Tông Đồ của Chúa. Tin vào Đấng Phục Sinh là yêu mến Người trên hết mọi sự, với một tình yêu hiến dâng, quảng đại, không tính toán và vô điều kiện.

Lòng yêu mến đó phải được thể hiện qua việc tín thác vào Chúa và làm theo Lời Chúa dạy. Thật vậy, sau một đêm vất vả mà không thu được kết quả gì, Đức Kitô bảo các ông: “Cứ thả lưới bên phải thuyền, thì sẽ bắt được nhiều cá.” Vâng lời Thầy, Phêrô và các môn đệ thả lưới. Phép lạ đã xảy ra; họ “không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy cá.” Phép lạ này là kết quả của sự tín thác vào Chúa. Như thế, nếu không có Chúa, mọi cố gắng của con người chỉ là “công dã tràng xe cát biển đông.” Ai tín thác vào Chúa, người đó sẽ gặt hái những hoa quả tốt đẹp.

Thánh Phêrô trong bài đọc I cho chúng ta một nguyên tắc để phân định và tín thác vào Chúa. Đó là nguyên tắc: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là người phàm” (Cv 5,29). Đây là tiêu chuẩn giúp chúng ta hành xử khi sống trong một xã hội vô thần, nếu luật dân sự trái nghịch với luật tự nhiên và Thiên luật, chúng ta có bổn phận khước từ và chống lại luật dân sự để tuân theo luật tự nhiên và Thiên luật. Ví dụ như luật về hôn nhân, gia đình, phá thai, chết êm dịu…

3- Tin là làm chứng cho Đấng Phục Sinh

Tất cả những ai đã gặp gỡ Đấng Phục Sinh đều đã cảm thấy nhu cầu và bổn phận loan báo Người cho kẻ khác
.
Các người phụ nữ là những người đầu tiên gặp Đấng Phục Sinh, họ đã trở thành những nhà truyền giáo đầu tiên của Người.

Hai môn đệ Emmaus sau khi gặp và nhận ra Đấng Phục Sinh, họ đã mau mắn quay trở lại báo tin cho các bạn biết.

Các Tông Đồ khác cũng thế, sau khi gặp Đấng Phục Sinh, mỗi người một phương, bất chấp bạo quyền và khó khăn, họ hăng say rao giảng Tin Mừng.

Cũng thế, tất cả chúng ta đều được mời gọi trở thành những người loan báo Tin Mừng Chúa Phục Sinh cho người khác trong môi trường sống hôm nay. Cánh đồng truyền giáo còn mênh mông, trên thế giới cứ ba người, thì có hai người chưa biết Chúa. Trên đất nước Việt Nam, người Công Giáo chỉ có khoảng 8-9% dân số. Như thế, còn rất nhiều người chưa biết Chúa. Lời mời gọi truyền giáo trở thành cấp thiết. Chúng ta có bổn phận truyền giáo cho những người chưa nhận biết Chúa. Truyền giáo phải trở thành nhu cầu thiết yếu của người Kitô hữu và chúng ta phải có xác tín như thánh Phaolô: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16)!

Nguyện xin Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người chúng ta một đức tin vững vàng, trung kiên và nhất là biến đổi chúng ta trở thành những nhà truyền giáo nhiệt thành cho Chúa Kitô Phục Sinh. Amen!







 
Bài học từ mẻ cá kỳ diệu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:52 03/05/2019
Chúa Nhật III Phục Sinh
Cv 5,27b-32. 40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19

Cha Antony de Mello có kể câu chuyện như sau: ngày nọ, một người băng ngàn lội suối để kiểm chứng cho rõ thực hư về danh tiếng đồn đãi của vị Minh Sư. Ông ta hỏi một đệ tử: “Minh Sư của anh đã làm được những phép lạ nào?” Người môn đệ đó trả lời: “Này ông bạn, có những phép lạ khác nhau. Trong xứ bạn, người ta bảo phép lạ là khi Thượng Đế làm theo ý muốn của một người. Còn trong xứ chúng tôi, người ta bảo phép lạ là khi một người thực thi thánh ý Thượng Đế!”

Nếu nói phép lạ là khi một người thực thi thánh ý Thượng Đế, thì trình thuật “mẻ cá kì diệu” của thánh Gioan trong bài Tin Mừng hôm nay có thể được coi là “phép lạ của việc thực thi thánh ý Chúa.” Trình thuật này gợi cho chúng ta những bài học quý giá đáng suy gẫm. Xin được gợi ý hai điểm:

1- “Đêm hôm đó, họ chẳng bắt được gì cả”

Trước hết, đó là sự kiện các môn đệ đánh cá suốt đêm nhưng họ chẳng bắt được gì cả.

Thánh Gioan cho chúng ta biết: sau khi chứng kiến biến cố Thầy mình bị giết và treo trên thập giá cách đau đớn, các môn đệ thất vọng, bỏ cuộc, họ trở về Galiêa và tiếp tục nghề đánh cá. Lúc đó, có bảy môn đệ của Chúa Giêsu ở biển hồ Tibêria. Các ông rủ nhau đi đánh cá.

Theo kinh nghiệm của người ngư phủ thời đó, người ta thường đánh cá vào ban đêm thì sẽ bắt được nhiều cá. Nhưng lần này, họ đã vất vả suốt đêm và không bắt được gì (x. Ga 21,3). Bởi vì, đêm hôm đó, Chúa Giêsu không hiện diện với các ông. Các ông tự mình làm việc mà không có sự giúp đỡ của Chúa Giêsu.
Đây là một ghi nhận đáng lưu ý đối với mỗi người chúng ta. Cũng vậy, trong cuộc sống hằng ngày, đã nhiều lần chúng ta trải nghiệm nhiều thất bại giống như các Tông Đồ. Có nhiều lúc chúng ta dốc hết sức, dồn hết lực làm việc, phải mất ăn, mất ngủ vì công việc, nhưng kết cục, mọi sự “dã tràng xe cát biển đông.” Cuối cùng không mang lại kết quả gì. Tại sao? Xin thưa: vì chúng ta làm việc mà không cần đến ơn Chúa đồng hành. Chúng ta chỉ cậy dựa vào sức mình mà không cần đến Chúa. Chúng ta làm việc mà không có ơn Chúa trợ giúp. Kết quả là không được gì cả!

2- “Vâng Lời Thầy, con thả lưới”

Sau một đêm vất vả mà không thu được kết quả gì, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra và bảo các ông: “Cứ thả lưới bên phải thuyền, thì sẽ bắt được nhiều cá.”

Nếu xét về kinh nghiệm nghề nghiệp, các Tông Đồ chắc chắn hơn hẳn Chúa Giêsu. Các ông là những tay ngư phủ lành nghề, biết phải đi giờ nào, đánh chỗ nào và đánh như thế nào thì bắt được cá. Còn Chúa Giêsu chỉ là con bác thợ mộc, đâu có kinh nghiệm gì về đánh cá và biển cả. Thế nhưng, vâng lời Thầy, Phêrô và các môn đệ thả lưới. Quả thật, phép lạ đã xảy ra: họ “không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy cá.”

Sự kiện này nói lên một bài học quan trọng: Phêrô và các môn đệ không còn dựa trên kinh nghiệm cá nhân, ý riêng và tài cán của mình nữa, nhưng là dựa vào “Lời Thầy,” tin vào quyền năng của Thầy. Đây là thái độ đức tin, một thái độ giúp các ông vượt lên giới hạn của mình, đi xa hơn những kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân, để tiến tới một sự vâng phục, tín thác hoàn toàn và làm theo ý Chúa muốn.

Như thế, phép lạ mẻ cá kỳ lạ là kết quả của ơn Chúa và là phần thưởng cho những ai biết tín thác vào quyền năng Thiên Chúa. Phép lạ này cho thấy: Ai tin vào Chúa, sẽ thành công. Ai tín thác vào Chúa, sẽ gặt hái những hoa quả tốt đẹp. Ai cậy dựa vào Chúa, sẽ không bao giờ làm việc mà không có kết quả.

Đây là bài học quý báu cho mỗi người chúng ta: Tất cả chúng ta được mời gọi từ bỏ ý riêng, không cậy dựa vào khả năng mình, nhưng tín thác hoàn toàn vào quyền năng của Chúa, và nhất là thực thi theo thánh ý Người. Lúc đó phép lạ sẽ xảy ra cho chúng ta.

Lạy Chúa, xin Chúa cho mỗi người chúng con biết chọn lựa như các Tông Đồ: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là người phàm” (Cv 5,29), biết chọn ý Chúa hơn ý riêng, biết lắng nghe Lời Chúa và hành động theo sự hướng dẫn của Chúa trong mọi hoàn cảnh sống của mình. Amen!
 
Bài Giảng Chúa Nhật 3 Phục Sinh: Sứ Điệp Phục Sinh
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:35 03/05/2019
Chúa Nhật III PHỤC SINH: SỨ ĐIỆP TIN MỪNG PHỤC SINH
Cv 5,27b-32. 40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19
Hôm nay, cộng đoàn chúng ta cử hành Chúa Nhật III Phục Sinh. Trong thánh lễ này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh qua ba điểm: Tin là gặp gỡ Đấng Phục Sinh; Tin là yêu mến Người, và cuối cùng tin là làm chứng cho Người.
1- Tin là gặp gỡ Đấng Phục Sinh
Toàn bộ sứ điệp Tin Mừng được viết lại dưới ánh sáng của biến cố Phục Sinh. Kitô Giáo khởi đi từ biến cố này. Quả thế, khi chứng kiến Chúa Giêsu chết trên thập giá, các Tông Đồ nghĩ rằng: Mọi sự kết thúc nơi nấm mồ. Họ tản mác và về quê tìm nghề sinh sống. Nhưng biến cố phục sinh đã làm thay đổi mọi sự.
Chúa Kitô hiện ra với các Tông Đồ để củng cố đức tin cho họ. Ban đầu, thấy Chúa họ cứ tưởng là ma. Sau những lần gặp gỡ trực tiếp, xem thấy tay chân và các dấu đinh Chúa, họ mới nhận ra: “Chúa đó.” Từ kinh nghiệm gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, các Tông Đồ đã gắn bó và dấn thân cho Người.
Như thế, đức tin chính là gặp gỡ và gắn bó với Đấng Phục Sinh. Ngày hôm nay, Người tiếp tục hiện diện và tỏ mình ra cho chúng ta qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Nơi đó, chúng ta có thể đến để gặp gỡ và sống thân tình với Đấng Phục Sinh.
2- Tin là yêu mến Đấng Phục Sinh
Trong Bài Tin Mừng, Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô: “Này anh Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?” Chúa Giêsu không đòi hỏi gì ngoài lòng yêu mến. Người hỏi ông đến ba lần. Điều này cho thấy tình yêu là điều kiện tiên quyết, là quan trọng nhất để làm Tông Đồ của Chúa. Tin vào Đấng Phục Sinh là yêu mến Người trên hết mọi sự, với một tình yêu hiến dâng, quảng đại, không tính toán và vô điều kiện.
Lòng yêu mến đó phải được thể hiện qua việc tín thác vào Chúa và làm theo Lời Chúa dạy. Thật vậy, sau một đêm vất vả mà không thu được kết quả gì, Đức Kitô bảo các ông: “Cứ thả lưới bên phải thuyền, thì sẽ bắt được nhiều cá.” Vâng lời Thầy, Phêrô và các môn đệ thả lưới. Phép lạ đã xảy ra; họ “không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy cá.” Phép lạ này là kết quả của sự tín thác vào Chúa. Như thế, nếu không có Chúa, mọi cố gắng của con người chỉ là “công dã tràng xe cát biển đông.” Ai tín thác vào Chúa, người đó sẽ gặt hái những hoa quả tốt đẹp.
Thánh Phêrô trong bài đọc I cho chúng ta một nguyên tắc để phân định và tín thác vào Chúa. Đó là nguyên tắc: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là người phàm” (Cv 5,29). Đây là tiêu chuẩn giúp chúng ta hành xử khi sống trong một xã hội vô thần, nếu luật dân sự trái nghịch với luật tự nhiên và Thiên luật, chúng ta có bổn phận khước từ và chống lại luật dân sự để tuân theo luật tự nhiên và Thiên luật. Ví dụ như luật về hôn nhân, gia đình, phá thai, chết êm dịu…
3- Tin là làm chứng cho Đấng Phục Sinh
Tất cả những ai đã gặp gỡ Đấng Phục Sinh đều đã cảm thấy nhu cầu và bổn phận loan báo Người cho kẻ khác.
Các người phụ nữ là những người đầu tiên gặp Đấng Phục Sinh, họ đã trở thành những nhà truyền giáo đầu tiên của Người.
Hai môn đệ Emmaus sau khi gặp và nhận ra Đấng Phục Sinh, họ đã mau mắn quay trở lại báo tin cho các bạn biết.
Các Tông Đồ khác cũng thế, sau khi gặp Đấng Phục Sinh, mỗi người một phương, bất chấp bạo quyền và khó khăn, họ hăng say rao giảng Tin Mừng.
Cũng thế, tất cả chúng ta đều được mời gọi trở thành những người loan báo Tin Mừng Chúa Phục Sinh cho người khác trong môi trường sống hôm nay. Cánh đồng truyền giáo còn mênh mông, trên thế giới cứ ba người, thì có hai người chưa biết Chúa. Trên đất nước Việt Nam, người Công Giáo chỉ có khoảng 8-9% dân số. Như thế, còn rất nhiều người chưa biết Chúa. Lời mời gọi truyền giáo trở thành cấp thiết. Chúng ta có bổn phận truyền giáo cho những người chưa nhận biết Chúa. Truyền giáo phải trở thành nhu cầu thiết yếu của người Kitô hữu và chúng ta phải có xác tín như thánh Phaolô: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16)!
Nguyện xin Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người chúng ta một đức tin vững vàng, trung kiên và nhất là biến đổi chúng ta trở thành những nhà truyền giáo nhiệt thành cho Chúa Kitô Phục Sinh. Amen!




Chúa Nhật III PHỤC SINH
(BÀI II)
BÀI HỌC TỪ MẺ CÁ KỲ DIỆU
Cv 5,27b-32. 40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19
Cha Antony de Mello có kể câu chuyện như sau: ngày nọ, một người băng ngàn lội suối để kiểm chứng cho rõ thực hư về danh tiếng đồn đãi của vị Minh Sư. Ông ta hỏi một đệ tử: “Minh Sư của anh đã làm được những phép lạ nào?” Người môn đệ đó trả lời: “Này ông bạn, có những phép lạ khác nhau. Trong xứ bạn, người ta bảo phép lạ là khi Thượng Đế làm theo ý muốn của một người. Còn trong xứ chúng tôi, người ta bảo phép lạ là khi một người thực thi thánh ý Thượng Đế!”
Nếu nói phép lạ là khi một người thực thi thánh ý Thượng Đế, thì trình thuật “mẻ cá kì diệu” của thánh Gioan trong bài Tin Mừng hôm nay có thể được coi là “phép lạ của việc thực thi thánh ý Chúa.” Trình thuật này gợi cho chúng ta những bài học quý giá đáng suy gẫm. Xin được gợi ý hai điểm:
1- “Đêm hôm đó, họ chẳng bắt được gì cả”
Trước hết, đó là sự kiện các môn đệ đánh cá suốt đêm nhưng họ chẳng bắt được gì cả.
Thánh Gioan cho chúng ta biết: sau khi chứng kiến biến cố Thầy mình bị giết và treo trên thập giá cách đau đớn, các môn đệ thất vọng, bỏ cuộc, họ trở về Galiêa và tiếp tục nghề đánh cá. Lúc đó, có bảy môn đệ của Chúa Giêsu ở biển hồ Tibêria. Các ông rủ nhau đi đánh cá.
Theo kinh nghiệm của người ngư phủ thời đó, người ta thường đánh cá vào ban đêm thì sẽ bắt được nhiều cá. Nhưng lần này, họ đã vất vả suốt đêm và không bắt được gì (x. Ga 21,3). Bởi vì, đêm hôm đó, Chúa Giêsu không hiện diện với các ông. Các ông tự mình làm việc mà không có sự giúp đỡ của Chúa Giêsu.
Đây là một ghi nhận đáng lưu ý đối với mỗi người chúng ta. Cũng vậy, trong cuộc sống hằng ngày, đã nhiều lần chúng ta trải nghiệm nhiều thất bại giống như các Tông Đồ. Có nhiều lúc chúng ta dốc hết sức, dồn hết lực làm việc, phải mất ăn, mất ngủ vì công việc, nhưng kết cục, mọi sự “dã tràng xe cát biển đông.” Cuối cùng không mang lại kết quả gì. Tại sao? Xin thưa: vì chúng ta làm việc mà không cần đến ơn Chúa đồng hành. Chúng ta chỉ cậy dựa vào sức mình mà không cần đến Chúa. Chúng ta làm việc mà không có ơn Chúa trợ giúp. Kết quả là không được gì cả!
2- “Vâng Lời Thầy, con thả lưới”
Sau một đêm vất vả mà không thu được kết quả gì, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra và bảo các ông: “Cứ thả lưới bên phải thuyền, thì sẽ bắt được nhiều cá.”
Nếu xét về kinh nghiệm nghề nghiệp, các Tông Đồ chắc chắn hơn hẳn Chúa Giêsu. Các ông là những tay ngư phủ lành nghề, biết phải đi giờ nào, đánh chỗ nào và đánh như thế nào thì bắt được cá. Còn Chúa Giêsu chỉ là con bác thợ mộc, đâu có kinh nghiệm gì về đánh cá và biển cả. Thế nhưng, vâng lời Thầy, Phêrô và các môn đệ thả lưới. Quả thật, phép lạ đã xảy ra: họ “không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy cá.”
Sự kiện này nói lên một bài học quan trọng: Phêrô và các môn đệ không còn dựa trên kinh nghiệm cá nhân, ý riêng và tài cán của mình nữa, nhưng là dựa vào “Lời Thầy,” tin vào quyền năng của Thầy. Đây là thái độ đức tin, một thái độ giúp các ông vượt lên giới hạn của mình, đi xa hơn những kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân, để tiến tới một sự vâng phục, tín thác hoàn toàn và làm theo ý Chúa muốn.
Như thế, phép lạ mẻ cá kỳ lạ là kết quả của ơn Chúa và là phần thưởng cho những ai biết tín thác vào quyền năng Thiên Chúa. Phép lạ này cho thấy: Ai tin vào Chúa, sẽ thành công. Ai tín thác vào Chúa, sẽ gặt hái những hoa quả tốt đẹp. Ai cậy dựa vào Chúa, sẽ không bao giờ làm việc mà không có kết quả.
Đây là bài học quý báu cho mỗi người chúng ta: Tất cả chúng ta được mời gọi từ bỏ ý riêng, không cậy dựa vào khả năng mình, nhưng tín thác hoàn toàn vào quyền năng của Chúa, và nhất là thực thi theo thánh ý Người. Lúc đó phép lạ sẽ xảy ra cho chúng ta.
Lạy Chúa, xin Chúa cho mỗi người chúng con biết chọn lựa như các Tông Đồ: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là người phàm” (Cv 5,29), biết chọn ý Chúa hơn ý riêng, biết lắng nghe Lời Chúa và hành động theo sự hướng dẫn của Chúa trong mọi hoàn cảnh sống của mình. Amen!
 
Mẻ cá tình thương : Suy Niệm Chúa Nhật III Phục Sinh - C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:14 03/05/2019
Ga 20, 19-31

Bước sang Chúa Nhật thứ Ba sau Đại lễ Phục Sinh, phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta tích cực gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh trong đời sống thường ngày. Gặp được Chúa sẽ có niềm vui, vui vì Chúa đã sống lại. Thánh Phêrô Tông Đồ cho chúng ta kinh nghiệm sống động về cuộc gặp gỡ này, ông hân hoan vui mừng cả khi người Do Thái đánh đòn, cấm không được rao tin Chúa Kitô Phục Sinh (x.Cv 5,40b). Vì thế lời Ca nhập lễ bảo ta ca vang: "Cả trái đất, nào tung hô Thiên Chúa, đàn hát lên, mừng danh thánh rạng ngời, hãy dâng Người lời ca tụng tôn vinh. Hallêluia".

Xem Video Bài Giảng

Trang Tin Mừng (Ga 21, 1-19) thật là đẹp, đẹp về con người, vì các môn đệ tin Chúa đã sống lại; đẹp về công việc, đi bắt cá suốt đêm không được gì, này có mẻ lưới đầy cá; đẹp về thời gian, bởi đây là buổi bình minh của ngày thứ nhất trong tuần; đẹp về nơi chốn vì Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các ông ở trên bờ (x. Ga 21,4).

Một chi tiết rất hay đáng chúng ta lưu ý là: "Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bời biển" (Ga 21,4). Biển là gì nếu không phải là biểu tượng của thế gian đang bị xô đẩy bởi những con sóng dữ dội và những vòng xoáy của ba thù? Và bờ biển ở đây là gì, hả chẳng tượng trưng cho sự sống đời đời đó sao ? Các môn đệ đã vất vả, cực nhọc suốt đêm trên biển để đánh bắt cá, đương đầu với những con sóng của cuộc sống hay chết, nhưng Đấng Cứu Chuộc chúng ta, sau khi sống lại, Người đứng trên bờ. Theo thánh Grêgôriô Cả (540-604), Giáo hoàng, Tiến sĩ Hội Thánh giải thích thì: Chúa Giêsu đứng trên bờ, vì sau khi sống lại, Người đã vượt qua các điều kiện của một xác thịt mong manh hay hư nát, Người đứng trên bờ để nói cho các môn đệ về mầu nhiệm phục sinh, rằng: "Thầy không hiện ra với anh em trên mặt biển nữa" (x. Mt 14,25), bởi vì Thầy không còn ở với anh em trong lúc biển gầm bão tố nữa. Đó chính là ý nghĩa Chúa muốn nói với các môn đệ sau khi sống lại: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em" (Lc 24,44). Người không nói điều này bởi vì Người không còn ở với họ. Thân xác vĩnh hằng lúc ẩn lúc hiện rất xa vời với thân xác hay chết của các môn đệ. Người nói, Người không còn ở giữa họ nữa. Chúa ở trên bờ để kéo các ông lên bờ và biến các ông từ nay trở thành những kẻ lưới người ở trên bờ, chứ không lưới cá ở dưới nước nữa. (Trích Homélies sur l'Évangile, n°24)

Trở lại với mẻ cá lạ của các môn đệ làm theo lệnh truyền của Chúa Phục Sinh, vào buổi bình minh của ngày mới, Chúa hiện ra với các môn đệ lần thứ ba. Nếu như Tin Mừng không nói rõ, chúng ta không thể tưởng tượng được rằng chính Chúa sẽ chuẩn bị một cái gì đó cho chính mình cũng như các môn đệ, những ngư dân mệt mỏi suốt đêm nay cần đồ ăn sáng.

Chúa Giêsu Phục Sinh đã cách mạng hóa cuộc sống của họ và biến đổi lịch sử nhân loại ở mọi nơi mọi thời. Các Tông Đồ thấy rằng họ đã thất bại, họ đã không đạt được tầm mức mà Đấng Mê-sia mong đợi. Trong lưới của Phêrô và các môn đệ, người ta nhận ra sự kiệt sức, gần như đầu hàng, chẳng những không hướng về Thiên Chúa, mà còn đối diện với sự nghèo nàn của chính họ. Phêrô nói: "Tôi đi đánh cá đây"(Ga 21,3), ngay lập tức những người khác cũng đi theo, dường như muốn nói: "Bây giờ họ không có gì khác để làm".

Quả thật, con người của các Tông Đồ lúc này: Sau "khổ đau" của Thập Giá, họ đã trở về gia đình, với cộng việc thường nhật, có người đi đánh cá, nghĩa là họ trở về lại con người và làm những công việc trước lúc chưa gặp Chúa Giêsu. Điều này chứng tỏ bầu khí phân tán và rối loạn trong nhóm (x. Mc 14, 27, và Mt 26, 31). Đó là khó khăn cho các môn đệ để hiểu những gì đã xảy ra, khi mà tất cả dường như đến hồi kết, thì trên đường Emmaus, Chúa Giêsu đã đến với các môn đệ dưới dạng khách đồng hành. Giờ đây, Chúa gặp gỡ họ lúc họ đang ở biển, là nơi mà tâm trí họ nặng trĩu vì những thử thách gian truân của cuộc đời; Người gặp họ vào rạng sáng ngày hôm sau khi họ vất vả cực nhọc vô dụng suốt đêm. Lưới họ không có gì, cách nào đó, điều này cho thấy cảm nghiệm của họ với Chúa Giêsu, họ biết Chúa đang ở bên họ, và Chúa hứa với họ nhiều điều. Tuy nhiên, họ thấy mình bây giờ với mẻ lưới trống rỗng.

Chúng ta cũng vậy, có lúc thấy mình với mẻ lưới trống rỗng. Đi bộ, kiệt sức, trên đường Emmaus của chúng ta, Chúa tiến lại gần để giúp chúng ta thực hiện những bước nhảy vọt về sự khiêm nhường và tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa. Các tông đồ thấy mỏi mệt, nhưng xúc động trước tình yêu của Chúa Kitô, họ thả lưới ở "phía bên kia" thuyền. Câu hỏi được đặt ra: Tại sao lại bên kia ? Bên kia là bên của tình yêu Thiên Chúa. Tấm lưới của Phêrô đã được thả xuống từ một phần của tình thương Chúa. Quả thật, tình thương Chúa là rất cần thiết trong thế giới hôm nay. Chúng ta hãy vâng nghe Lời Chúa, tin tưởng làm theo những gì Chúa truyền dạy để xứng đáng được kể là dân được Chúa yêu.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
08:57 03/05/2019
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh

Chương 18

HOÀN THIỆN

“Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5, 48)

1. Thường cố gắng tu sửa để nên hoàn thiện, thì là người hoàn thiện. (Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
09:02 03/05/2019
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

ĐI THẲNG ĐI NGANG

Có một tên tội phạm được sai đến nơi chỗ phục dịch, quan cai tù muốn làm tiền hắn ta, bèn cố ý để hắn ta đi phía trước, tên quan mắng nó:

- “Đi như thế thì tao là tuỳ tùng của mày à ?”

Sau đó thì kêu tên tội phạm đi sau để bảo vệ ông ta, tên tội phạm tuân lệnh đi phía sau, tên quan cai tù lại mắng:

- “Đi như thế thì tao mở đường cho mày à ?”

Tên tội phạm không biết làm thế nào cho phải bèn quỳ xuống khẩn cầu:

- “Con phải đi như thế nào mới đúng ?”

Tên quan cai tù nói:

- “Nếu mỗi tháng mày đưa cho tao một vài nén bạc, thì tuỳ mày đi thẳng hay đi ngang gì cũng được !”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 4:

Đi thẳng hay đi ngang, đi trước hay đi sau đều không quan trọng khi hai người đi đường cùng tâm đầu ý hợp, và càng không quan trọng hơn khi hai người cùng biết tôn trọng nhau.

Có người đi thẳng một mạch suôn sẻ làm linh mục, có người phải đi ngang khó khăn với nhiều chua cay mới làm linh mục; có người đi thẳng một lèo đậu cái cử nhân và có người phải đi ngang mới được cái bằng đại học, hai loại đi ngang và đi thẳng này đều là do công sức trau dồi ý chí mà ra, đáng khen.

Người quen biết thì đi thẳng một lèo đến để gặp cấp trên để xin xỏ, để hối lộ cho cấp trên; người không quen biết thì phải đi tắt đi ngang qua nhiều “cửa” rồi mới gặp được thượng cấp, cho nên cũng tốn quá nhiều công sức tiền bạc, hai loại đi thẳng và đi ngang này đều không chính đáng...

Người Kitô hữu có sự hướng dẫn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần, cho nên họ biết phải lúc nào “đi thẳng” và lúc nào “đi ngang”: họ “đi thẳng” khi làm chứng nhân cho Đức Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Ngài, nghĩa là họ công khai tuân giữ Lời Chúa và tham dự thánh lễ cùng các bí tích; họ “đi ngang” khi họ phục vụ tha nhân, nghĩa là họ âm thầm phục vụ mọi người mà không khoe khoang hay khua chiêng đánh trống rầm rộ...

Đi thẳng hay đi ngang cũng đều vào được thiên đàng, có điều là cái “đi thẳng” và “đi ngang” của chúng ta có chính đáng hay không mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lạ lùng - Ngôi nhà thờ tuyệt đẹp bị đốt cháy vì lòng thù hận đức tin nhưng thánh giá vẫn đứng vững
Thảo Ly
19:04 03/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Một đám cháy lớn đã phá hủy hoàn toàn Nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse ở phía bắc Phoenix /fi:niks/ trong những giờ đầu tiên sáng sớm ngày thứ Tư 1 tháng Năm. Đây là nơi có đông đảo người Công Giáo Việt Nam, và là một nhà thờ tuyệt đẹp. Nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa được xác định.

Không ai bị thương trong trận hỏa hoạn, bắt đầu sau nửa đêm và chỉ được dập tắt hoàn toàn vào lúc 6 giờ sáng.

Thông báo của giáo phận Phoenix vào sáng mùng 1 tháng Năm cho biết:

“Sáng nay, chúng ta thức dậy ngỡ ngàng trước tin tức bi thảm về vụ hỏa hoạn tại nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse ở Phoenix.

Chúng tôi rất đau lòng cho cộng đồng Công Giáo Thánh Giuse và chúng tôi rất biết ơn sự dũng cảm của những người lính cứu hỏa và những người chạy đến tiếp cứu đầu tiên.”

Hơn 60 lính cứu hỏa đã được điều động ngay sau khi ngọn lửa bùng phát từ bên trong nhà thờ.

Đội trưởng đội cứu hỏa Daniel Gile cho biết các nhân viên cứu hỏa nhận ra rằng trước ngọn lửa kinh hoàng và sức nóng khủng khiếp của môi trường họ không thể nào cứu nổi tòa nhà, nên đã chuyển trọng tâm sang việc ngăn chặn đám cháy lan rộng và cứu các tòa nhà xung quanh.

Ông Gile nói: “Chúng tôi không bao giờ muốn mất những tòa nhà này, đặc biệt là một nhà thờ. Đó là một ngọn hải đăng hy vọng cho cộng đồng của chúng tôi.”

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là trước ngọn lửa kinh hoàng và sức nóng khủng khiếp như thế, cây thánh giá vẫn đứng vững.

Phóng viên Rachel Cole của 12NewsTv có mặt tại hiện trường nói:

“Này các bạn, ngôi nhà thờ gần 50 năm tuổi này hoàn toàn bị thiêu rụi, nhưng như các bạn có thể thấy cây thánh giá vẫn còn nguyên vẹn cũng như đức tin của cộng đoàn giáo dân ở đây.”

Cảnh sát tại Phoenix cho rằng vụ hỏa hoạn này là do lòng thù hận đức tin. Thật vậy, vào sáng thứ Ba, 30 tháng Tư, ngôi nhà thờ này là một trong ba địa điểm bị tấn công. Trường học của nhà thờ này và một nhà thờ khác đã bị kẻ gian đột nhập. Chúng đập bể các cửa kính, các máy truyền hình dành cho việc giảng dạy của nhà trường và dấu đi các bình chữa lữa.

Giáo phận Phoenix cho biết: “Sở cứu hỏa và cảnh sát Phoenix đang điều tra vụ cháy. Toàn bộ nhà thờ bị phá hủy hoàn toàn nhưng may mắn không có thương tích. Chúng tôi sẽ thông báo chi tiết hơn với anh chị em khi biết thêm các chi tiết khác”, và lưu ý rằng các Thánh Lễ cuối tuần này sẽ được cử hành ngay trên mảnh đất của giáo xứ.

Tuyên bố kết luận: “Hôm nay vào ngày lễ Thánh Giuse Thợ, chúng tôi đề nghị cộng đồng cùng tham gia cầu nguyện”.

Cha Don Klein của nhà thờ St. Bernadette và các linh mục của các nhà thờ lân cận đã đến tận nơi để chia sẻ nỗi buồn với cộng đoàn nhà thờ Thánh Giuse.

Ngài nói với 12NewsTv:

“Chúng tôi là người có đức tin và chúng tôi tin tưởng rằng Chúa ở cùng chúng tôi và đặc biệt là trong những thời khắc khó khăn này, chúng tôi biết rằng chúng tôi đã từng trải qua những thời điểm khó khăn và chúng tôi có thể cùng nhau vượt qua điều này.”

Một giáo dân cho biết:

“Nhà thờ đã được dự kiến kỷ niệm 50 năm thành lập vào tháng 8 tới đây nhưng bây giờ không còn gì ngoài cây thánh giá. Nhưng tôi hy vọng điều này sẽ khiến đức tin của chúng tôi còn mạnh mẽ và vững chắc hơn nữa, nhờ sự gia tăng những lời cầu nguyện.”


Source:Catholic News Agency

Quý vị và anh chị em có thể đăng lại các bản tin của VietCatholic trên Web site của mình. Chúng tôi hoan nghênh điều đó và xin đa tạ. Tuy nhiên, ngoại trừ các giáo phận, các dòng tu, và các cơ quan trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, quý vị và anh chị em không được dùng các bản tin để làm thành videos riêng của mình.
 
Giới thiệu Đất Nước và Giáo Hội Bảo Gia Lợi
Đặng Tự Do
05:40 03/05/2019
Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ lên đường đến thăm Bảo Gia Lợi (hay còn gọi là Bungari) và Cộng hòa Bắc Macedonia từ Chúa Nhật mùng 5 đến hết ngày thứ Ba 7 tháng Năm. Đây là chuyến tông du thứ 29 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 4 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama, Abu Dhabi, và Rabat.

Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu với anh chị em một vài nét về quốc gia này và tình hình Giáo Hội tại đây.

Bảo Gia Lợi là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam Âu châu, giáp với Rumani về phía bắc, giáp với Serbia và Cộng hòa Bắc Macedonia về phía tây, giáp với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về phía nam và cuối cùng giáp với Biển Đen về phía đông.

Quốc gia này rộng 108,489 km² với dân số là 7,101,510, và thủ đô là Sofia.

1. Lịch sử cận đại

Vị trí của Bảo Gia Lợi nằm ngay ở giao lộ quan trọng của hai châu lục khiến đây là nơi tranh giành quyền lực trong nhiều thế kỷ. Thời Trung cổ, quốc gia này đã từng là một cường quốc lớn trong thời gian dài, và có một truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời tại Âu châu. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), chính phủ cộng sản được hậu thuẫn của Liên Xô đã nắm chính quyền ở Bảo Gia Lợi, và đưa đất nước vào tình trạng lầm than cùng cực. Sau khi cộng sản tan rã tại Đông Âu, năm 1990, Bảo Gia Lợi đã tổ chức tổng tuyển cử đa đảng và đã đổi tên từ Cộng hòa Nhân dân Bảo Gia Lợi thành Cộng hòa Bảo Gia Lợi.

Tiến trình chuyển đổi dân chủ và thể chế kinh tế của Bảo Gia Lợi không dễ dàng do việc mất thị trường truyền thống Liên Xô. Điều này dẫn tới tình trạng đình đốn kinh tế, lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Nhiều người Bảo Gia Lợi đã rời bỏ đất nước. Quá trình cải cách vẫn tiếp tục và năm 2000, Bảo Gia Lợi đã bắt đầu đàm phán xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.

Nước này là thành viên của NATO từ năm 2004 và thành viên Liên minh châu Âu từ năm 2007.

Trong những năm gần đây Bulgaria là một trong những nước có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất thế giới. Tăng trưởng dân số âm đã diễn ra từ đầu thập niên 1990, vì sụp đổ kinh tế và di cư cao. Năm 1989 dân số nước này có 9 triệu người, giảm dần xuống còn 7.9 triệu vào năm 2001 và 7.6 triệu năm 2009.

2. Quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh

Bảo Gia Lợi có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh. Sứ thần Tòa Thánh tại Bảo Gia Lợi hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Anselmo Guido Pecorari, người Ý năm nay 72 tuổi. Ngài từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Rwanda, Uruguay. Ngài cũng kiêm nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Bắc Macedonia.

3. Chính trị

Từ năm 1991 Bảo Gia Lợi đã là một quốc gia dân chủ, cộng hoà nghị viện. Quốc hội hay còn gọi là Narodno Sabranie gồm 240 đại biểu, với nhiệm kỳ 4 năm và được bầu lên bởi nhân dân. Quốc hội có quyền ban hành luật, thông qua ngân sách, lập kế hoạch bầu cử tổng thống, lựa chọn và bãi chức Thủ tướng và các bộ trưởng khác, tuyên chiến, triển khai quân đội ở nước ngoài và thông qua các hiệp ước và thoả thuận quốc tế. Thủ tướng hiện nay là ông Boiko Borissov sinh ngày 13 tháng Sáu, 1959. Ông được Quốc Hội chỉ định làm Thủ tướng vào ngày 4 tháng Năm, 2017. Trước đó, ông cũng từng làm Thủ tướng từ 2009 đến 2013 và từ 2014 đến 2017. Đây là nhiệm kỳ thứ ba của ông.

Sau cuộc bầu cử năm 2013, đảng “Các công dân vì sự phát triển Âu châu”, gọi tắt là GERB, của Bảo Gia Lợi đã thắng cử với 97 ghế và trở thành đảng cầm quyền đầu tiên liên tiếp thắng lợi trong lịch sử Bảo Gia Lợi hậu cộng sản.

Tổng thống Bảo Gia Lợi là nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Ông cũng là chủ tịch Hội đồng Tư vấn An ninh Quốc gia. Tuy không thể đưa ra bất kỳ điều luật nào ngoài việc đề xuất sửa đổi Hiến pháp, Tổng thống có thể từ chối một điều luật buộc nó phải quay lại quá trình tiếp tục tranh luận, dù nghị viện có thể bác bỏ sự phủ quyết của tổng thống bằng một đa số đại biểu.

Tổng thống hiện nay của Bảo Gia Lợi là ông Rumen Radev. Ông sinh ngày 18 tháng Sáu, 1963, được bầu làm tổng thống từ ngày 22 tháng Giêng 2017. Ông là vị tổng thống thứ năm của Bảo Gia Lợi sau thời kỳ cộng sản.

4. Chính Thống Giáo Bảo Gia Lợi

Bulgaria chính thức là một nhà nước thế tục và Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng nhưng Chính thống giáo được coi là quốc giáo.

82.6% người Bulgaria thuộc về Giáo hội Chính thống Bulgaria, ít nhất là trên danh nghĩa. Được thành lập năm 870, Giáo hội Chính thống Bulgaria trực thuộc Tòa Thượng phụ Constantinople. Giáo hội Chính thống Bulgaria được ban cấp Tomos, tức là quy chế độc lập, từ năm 927.

Quan hệ Công Giáo và Chính Thống Giáo

Quan hệ Công Giáo và Chính Thống Giáo được phản ảnh rõ nét trong tuyên bố đưa ra khi kết thúc phiên khoáng đại hôm 3 tháng Tư, 2019 của Thánh Hội Đồng Chính Thống Giáo Bảo Gia Lợi. Thánh Hội Đồng này cho biết Giáo Hội Chính Thống tại quốc gia này sẽ không tham dự vào bất kỳ Phụng Vụ hay cầu nguyện chung nào.

Thánh Hội Đồng nói rằng họ đã quyết định viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Anselmo Guido Pecorari, là Sứ thần Tòa thánh tại Bảo Gia Lợi, nói rằng vì lời mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Bảo Gia Lợi đã đến từ chính quyền quốc gia này, nên thật phù hợp là chính quyền phối hợp với Tòa Thánh trong các sự kiện liên quan đến chuyến thăm. Chính Thống Giáo tại Bảo Gia Lợi sẽ không tham gia vào các sự kiện đó.

Thánh Hội Đồng cho biết thêm là Đức Thượng Phụ Neophyte và các thành viên của Thánh Hội Đồng đã chuẩn bị đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại trụ sở của Thánh Hội Đồng vào ngày 5 tháng 5, như được dự kiến trong chương trình dự thảo.

Tuyên bố nói thêm: “Một chuyến viếng thăm nhà thờ Alexander Nevsky là có thể, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng bất kỳ hình thức phụng vụ hoặc cầu nguyện chung, với các trang phục phụng vụ, đều không thể chấp nhận được, vì giáo luật không cho phép điều đó.”

“Cũng vì lý do này, sự tham gia của dàn hợp xướng của Đức Thượng Phụ trong các buổi lễ là không thể được.”

Thánh Hội Đồng cũng bác bỏ sự hiện diện của các vị đại diện cho Đức Thượng Phụ Neofit trong tất cả các sự kiện khác được hoạch định trong chương trình dự thảo do chính quyền Bảo Gia Lợi đề nghị.

Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa thánh cũng được thông báo rằng:

“Liên quan đến đề nghị của ngài xin phó tế Ivan Ivanov tham gia với tư cách là một thông dịch viên trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Bảo Gia Lợi, Thánh Hội Đồng không ban phép việc này, ngoại trừ trong các chuyến viếng thăm trụ sở của Thánh Hội Đồng và Nhà thờ Chính Tòa Thánh Alexander Nevsky”.

Cuối cùng, tuyên bố nhấn mạnh rằng “Thánh Hội Đồng cũng không ban phép cho bất kỳ giáo sĩ Chính thống Bảo Gia Lợi nào tham gia vào tất cả các sự kiện khác trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Bảo Gia Lợi.”

5. Giáo Hội tại Bảo Gia Lợi

Ở thế kỷ 16 và 17, các nhà truyền giáo từ Rôma đã đến truyền đạo tại Rakovsky và Paulicians khiến những nơi này có thêm các tín hữu Công Giáo. Người Công Giáo tại Bulgaria chỉ có 0.5% dân số.

Giáo Hội Công Giáo tại Bảo Gia Lợi gồm 2 giáo phận và một Miền Phủ Doãn Tông Tòa.

Miền Phủ Doãn Tông Tòa Sofia

Thông thường, trong việc phân chia địa giới các giáo phận, thủ đô một nước thường là một tổng giáo phận. Tuy nhiên, tình hình ở Bảo Gia Lợi có phần ngược lại. Ở ngay tại thủ đô Sofia, dân số Công Giáo quá ít nên đây chỉ là một Miền Phủ Doãn Tông Tòa, được thành lập vào năm 1926. Miền Phủ Doãn Tông Tòa Sofia hiện được coi sóc bởi Đức Cha Christo Proykov, năm nay 73 tuổi. Theo thống kê vào năm 2016, Miền Phủ Doãn Tông Tòa Sofia hiện có 10,000 tín hữu, 17 linh mục, trong đó có 4 linh mục triều và 13 linh mục dòng, coi sóc 16 giáo xứ. Bên cạnh đó, còn có 27 nữ tu và 15 nam tu sĩ không có chức linh mục.

Giáo phận Sofia e Plovdiv

Sáng thứ Hai, 6 tháng 5 năm 2019, tức là ngày thứ hai trong chuyến tông du của ngài, lúc 9g30, Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến Rakovsky, là thị trấn có 17 ngàn dân cư ở mạn đông nam thủ đô Sofia, là vùng có đông tín hữu Công Giáo nhất tại Bảo Gia Lợi.

Rakovsky thuộc về giáo phận Sofia e Plovdiv của Bảo Gia Lợi.

Năm 1601, Đức Giáo Hoàng Clêmentê Đệ Bát quyết định thành lập giáo phận Sardica bao gồm miền Sredek và thủ đô Sofia. Năm 1642, Đức Giáo Hoàng Urbanô Đệ Bát nâng giáo phận này lên hàng tổng giáo phận.

Đến năm 1758, vì số tín hữu sa sút nên, Đức Giáo Hoàng Clêmentê thứ 13 đổi lại thành miền Giám Quản Tông Tòa Sofia e Plovdiv. Đến ngày 3 tháng Ba năm 1979, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng lên hàng giáo phận như hiện nay.

Giáo phận Sofia e Plovdiv hiện được coi sóc bởi Đức Cha Gheorghi Ivanov Jovčev / ʒo:g-gɪ̈ va-nɔv ʒo:-vei/, năm nay 68 tuổi.

Thủ phủ của giáo phận Sofia e Plovdiv là Rakovsky. Toàn giáo phận có khoảng 33,000 tín hữu Công Giáo sinh hoạt trong 18 giáo xứ dưới sự chăm sóc mục vụ của 13 linh mục triều và 12 linh mục dòng. Bên cạnh đó, còn có 20 nữ tu và 14 nam tu sĩ không có chức linh mục.

Giáo phận Nicopoli.

Năm 1789, Đức Giáo Hoàng Clêmentê thứ 13 thiết lập giáo phận Nicopoli. Trải qua bao nhiêu sóng gió, kinh hoàng nhất là dưới thời cộng sản, giáo phận này vẫn tồn tại và phát triển mạnh cho đến nay.

Giáo phận Nicopoli hiện được coi sóc bởi Đức Cha Petko Jordanov Christov thuộc dòng Anh em Hèn mọn. Năm nay ngài 68 tuổi.

Giáo phận Nicopoli hiện có 30,000 tín hữu Công Giáo, sinh hoạt trong 21 giáo xứ dưới sự chăm sóc mục vụ của 5 linh mục triều, và 11 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 20 nữ tu và 13 nam tu sĩ không có chức linh mục.

6. Các tôn giáo khác tại Bảo Gia Lợi

Hồi giáo tới nước này vào cuối thế kỷ 14 sau cuộc chinh phục của đế quốc Ottoman. Cho nên, sau Chính Thống Giáo là Hồi giáo với 12.2% dân số.

Do chính sách tận diệt người Do Thái dưới thời cộng sản dân số của cộng đồng Do Thái tại Bulgaria, từng là một trong những cộng đồng lớn nhất Âu châu giảm rất mạnh còn chưa tới 2,000 người theo thống kê vào năm 2009.


Source:Wiki
 
Giới thiệu Đất Nước và Giáo Hội Bắc Macedonia
Đặng Tự Do
07:56 03/05/2019
Bắc Macedonia, tên chính thức là Cộng hòa Bắc Macedonia, là một quốc gia thuộc khu vực đông nam Âu châu, giáp với Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo về phía bắc, giáp với Albania về phía tây, giáp với Hy Lạp về phía nam và giáp với Bảo Gia Lợi về phía đông.

Tổng diện tích là 25,713km2 với dân số là 2,119,00 người, thủ đô là Skopje /skɒ-pi-eɪ/.

Nước Cộng hòa này có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của quốc gia vì Macedonia lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử cũng như văn hóa gắn liền Hy Lạp. Năm 1991, quốc gia này tách ra khỏi Liên bang Nam Tư lấy quốc hiệu là Cộng hòa Macedonia thì liền có những tranh cãi với Hy Lạp. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, hai chính phủ Macedonia và Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ chấm dứt tranh chấp kéo dài 27 năm, trong đó Cộng hòa Macedonia được đổi thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Ngày 12 tháng Hai năm nay, hai quốc gia tuyên bố rằng thỏa thuận đổi tên chính thức của Cộng hòa Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia bắt đầu có hiệu lực.

Bắc Macedonia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo gia nhập Liên minh Âu châu và NATO.

1. Lịch sử cận đại

Vùng đất này liên tục bị đổi chủ đặc biệt là sau cuộc thế chiến vào thế kỷ vừa qua. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lãnh tụ cộng sản Tito thành lập ra Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư và Macedonia bị sát nhập thành một trong sáu nước thành viên của Liên bang.

Ngày 8 tháng 9 năm 1991, Macedonia ly khai ra khỏi Liên bang Nam Tư một cách hòa bình và lấy ngày này là ngày quốc khánh. Khoảng đầu thập niên 1990, nước này vẫn giữ được hòa bình và không can dự vào cuộc chiến trong vùng. Nhưng khi cuộc chiến tranh ở Kosovo nổ ra vào năm 1999, khoảng 360,000 người Albania tị nạn đã chạy vào Macedonia. Sau khi chiến tranh kết thúc những người Albania ở cả hai phía biên giới lại tìm cách đòi quyền tự trị và quyền độc lập cho cộng đồng người Albania tại Cộng hòa Macedonia. Những vụ xung đột đã nổ ra giữa chính phủ Skopje với quân phiến loạn Albania tại miền bắc và miền tây đất nước trong từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2001. Cuối cùng cuộc chiến kết thúc với sự can thiệp của NATO. Theo Hiệp định Ohrid, chính phủ Macedonia đồng ý trao nhiều quyền chính trị rộng rãi hơn cho người Albania cũng như công nhận những đóng góp văn hóa của cộng đồng thiểu số này. Còn người Albania theo thỏa thuận sẽ ngừng các hoạt động ly khai chống chính phủ và giao nộp vũ khí cho NATO.

2. Quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh

Bắc Macedonia có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh. Sứ thần Tòa Thánh tại Bảo Gia Lợi hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Anselmo Guido Pecorari, người Ý năm nay 72 tuổi. Ngài từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Rwanda, Uruguay. Ngài cũng kiêm nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh tại Bảo Gia Lợi.

3. Chính trị

Cộng hòa Bắc Macedonia là một quốc gia theo thể chế dân chủ nghị viện. Quốc Hội Bắc Macedonia, hay còn gọi là Sobranie, là cơ quan lập pháp duy nhất của Bắc Macedonia. Quốc Hội có thể có từ 120 đến 140 thành viên (hiện là 120), được bầu từ 6 khu vực bầu cử, và cũng có 3 ghế dành riêng cho các cộng đồng người Macedonia hải ngoại có đủ túc số cử tri. Các thành viên Quốc Hội được bầu với nhiệm kỳ bốn năm và không thể bị giải tán trong nhiệm kỳ. Trụ sở của Quốc Hội là ở thủ đô Skopje.

Thủ tướng hiện nay là Zoran Zaev, sinh ngày 8 tháng 10, 1974. Ông được Quốc Hội bầu vào chức vụ này ngày 31 tháng Năm, 2017.

Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội và là người đứng đầu các lực lượng vũ trang. Ông cũng là người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế tổng thống chỉ có vai trò nghi lễ. Quyền lực thực sự nằm trong tay người đứng đầu chính phủ là thủ tướng.

Chức vụ tổng thống tại Cộng hòa Bắc Macedonia có nhiệm kỳ 5 năm và mỗi tổng thống có thể nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay là ông Gjorge Ivanov. Ông sinh ngày 2 tháng Năm, 1960, và được bầu làm tổng thống từ ngày 12 tháng Năm, 2009 đến nay.

4. Giáo Hội tại Bắc Macedonia

64.8% người dân Bắc Macedonia theo Chính Thống Giáo. 33.3% theo Hồi Giáo. Người Công Giáo chiếm chưa đầy 0.4%.

Giáo Hội Công Giáo tại Bắc Macedonia gồm một Miền Phủ Doãn Tông Tòa dành cho các tín hữu Công Giáo nghi lễ Đông phương, với 11,400 anh chị em sinh hoạt trong 8 giáo xứ. Miền Phủ Doãn Tông Tòa Đông phương này, do Đức Cha Kiro Stojanov, 60 tuổi coi sóc, có 15 linh mục triều, một linh mục dòng, 18 nữ tu và một nam tu sĩ không có chức linh mục.

Ngoài ra còn có giáo phận Skopje dành cho anh chị em Công Giáo nghi lễ Latinh, cũng do Đức Cha Kiro Stojanov coi sóc.

Giáo phận Skopje được thành lập từ thế kỷ thứ Tư với danh xưng tổng giáo phận Dardania. Đến năm 1656, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Thất đặt tên lại là tổng giáo phận Skopje. Đến thế kỷ thứ 18 chỉ còn gọi là giáo phận Skopje.

Giáo phận Skopje hiện có 3,670 tín hữu sinh hoạt trong 2 giáo xứ, dưới sự chăm sóc của 7 linh mục triều và 13 nữ tu.


Source:Wiki
 
Đức Thánh Cha gửi thông điệp cho nhân dân Bảo Gia Lợi
Vũ Văn An
16:54 03/05/2019


Theo VaticanNews, ngày 3 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp tới nhân dân Bảo Gia Lợi về chuyến viếng thăm tới của ngài tại đây. Nội dung thông điệp như sau:

Anh chị em Bảo Gia Lợi thân mến,

Với ơn phù trợ của Thiên Chúa, trong ít ngày nữa tôi sẽ hiện diện với anh chị em. Đến Bảo Gia Lợi đối với tôi các cộng sự viên của tôi sẽ là một cuộc hành hương được đánh dấu bằng đức tin, hợp nhất và hòa bình.

Thực vậy, lãnh thổ của anh chị em là quê hương của các chứng nhân đức tin kể từ thời các thánh anh em Cyril và Methodius gieo vãi đức tin ở đó: một hạt giống sinh hoa trái, đã trổ sinh nhiều hoa trái ngay trong các thời kỳ khó khăn của thế kỷ trước. Điều này thường được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc đi nhắc lại nhiều lần; ngài vốn thực hiện nhiều cố gắng lớn lao giúp Châu Âu tái khám phá các sức mạnh giải phóng của Chúa Kitô; và cũng để Châu lục này bắt đầu thở lại bằng hai lá phổi của nó. Theo bước chân ngài, tôi sẽ có niềm vui được gặp gỡ Đức Thượng Phụ và Thánh Công Đồng của Giáo Hội Chính Thống Bảo Gia Lợi. Với nhau, chúng ta sẽ chứng tỏ quyết tâm bước chân theo Chúa Giêsu trên đường hợp nhất huynh đệ giữa mọi Kitô hữu.

Các bạn rất thân mến, cuộc hành hương của tôi hoàn toàn để tưởng nhớ Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, đấng gần 10 năm sống tại Sofa trong tư cách sứ thần tòa thánh đã cùng nhân dân các bạn tạo nên sợi dây qúy mến và âu yếm kéo dài tận đến nay. Ngài là người của đức tin, của hiệp thông và hòa bình. Vì lý do này, tôi đã chọn làm khẩu hiệu cho chuyến tông du này danh hiệu của thông điệp thời danh của ngài là “Hòa Bình Trên Trái Đất -Mir na Zemyata”. Tôi xin các bạn cùng đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện. Cám ơn các bạn!

Xin Thiên Chúa ban hòa bình và thịnh vượng cho Bảo Gia Lợi!
 
Vị Giáo Hoàng của những điều bất ngờ - Lần đầu tiên ngài ngỏ ý nhớ nhà, muốn về thăm quê hương
Đặng Tự Do
19:06 03/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cristina Fernández de Kirchner, nguyên nữ tổng thống của Á Căn Đình là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp sau khi ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào tháng Ba, 2013. Bà cũng là vị nguyên thủ quốc gia được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến nhiều nhất cho đến nay. Cho đến khi chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 9 tháng 12 năm 2015, bà đã được Đức Thánh Cha tiếp đến 5 lần một cách chính thức trong tư cách nguyên thủ quốc gia. Là một chính trị gia, Cristina Fernández rất hoạt bát và hay trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí. Câu hỏi thường xuyên là khi nào Đức Giáo Hoàng về thăm cố hương và câu trả lời là “Tôi không biết.”

Câu hỏi nêu trên cũng thường được đặt ra với các Giám Mục Á Căn Đình mỗi khi các ngài có dịp viếng thăm Vatican. Và câu trả lời vẫn là “Tôi không biết.”

Vị Giáo Hoàng đầu tiên của Mỹ Châu Latinh đã thực hiện chuyến tông du đầu tiên bên ngoài Italia bốn tháng sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng. Đó là chuyến đi đến Ba Tây từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 7, năm 2013.

Từ đó cho đến nay, vị Giáo Hoàng Á Căn Đình đã thực hiện gần 30 chuyến tông du. Ngài đã viếng thăm hầu hết các quốc gia Nam Mỹ trừ ra Venezuela và quê hương của ngài.

Tháng Giêng năm ngoái, 2018, người dân Á Căn Đình đã tỏ ra thất vọng khi Đức Thánh Cha viếng thăm Chí Lợi là quốc gia láng giềng mà không về thăm cố hương.

Câu hỏi khi nào Đức Giáo Hoàng về thăm cố hương gần như không ai muốn nhắc đến nữa.

Thế rồi, trong cuộc gặp gỡ với một nhóm các Giám Mục Á Căn Đình vào hôm thứ Năm mùng 2 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ bày tỏ mong muốn có thể về thăm cố hương trong tương lai gần, có lẽ ngay trong năm sau 2020.

Nói chuyện với một nhóm các nhà báo Á Căn Đình đứng chờ ở quảng trường Thánh Phêrô sau cuộc họp kéo dài hai giờ với Đức Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Andres Stanovnik của tổng giáo phận Corrientes nói:

“Ngài đã lặp đi lặp lại nhiều lần mong muốn về thăm quê hương”.

Còn Đức Tổng Giám Mục Victor Manuel Fernandez của La Plata thì nói:

“Đó là điều đầu tiên ngài nói với chúng tôi trong cuộc họp.”

Tin tức này đi rất nhanh về Á Căn Đình và gây bất ngờ cho nhiều người. Dù rất bất ngờ, mọi người đều tin rằng Đức Thánh Cha đã rất tha thiết muốn về thăm cố hương. Nhiều câu hỏi cũng được giới báo chí tại thủ đô Buenos Aires tung ra, trong đó có nhiều nghi vấn khiến người ta phải giật mình: Tại sao ngài muốn về thăm cố hương vào lúc này? Tình trạng sức khoẻ của Đức Giáo Hoàng ra sao? Có phải ngài có ý định thoái vị như Đức Bênêđíctô 16?

Đức Tổng Giám Mục Andres Stanovnik cho biết thêm “Thách thức hiện nay là chương trình nghị sự dày đặc của ngài.”

Đức Tổng Giám Mục Stanovnik và Đức Tổng Giám Mục Fernandez là hai trong số khoảng 30 giám mục đến từ Á Căn Đình hiện đang ở Rôma tham dự ad limina để viếng mộ hai Thánh Tông Đồ và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Các vị là nhóm đầu tiên trong ba nhóm gồm 100 giám mục Á Căn Đình sẽ hoàn thành ad limina trước cuối tháng Năm.


Source:Crux

Quý vị và anh chị em có thể đăng lại các bản tin của VietCatholic trên Web site của mình. Chúng tôi hoan nghênh điều đó và xin đa tạ. Tuy nhiên, ngoại trừ các giáo phận, các dòng tu, và các cơ quan trong Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, quý vị và anh chị em không được dùng các bản tin để làm thành videos riêng của mình.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên: Thời Kỳ Carolingien
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
08:23 03/05/2019
Thời Carolingien kéo dài từ thế kỷ thứ VIII-IX và thuộc về thời kỳ đầu tiên trong 3 thời kỳ của phong trào phục hưng Trung cổ vốn lấy nguồn cảm hứng từ Kitô giáo của thế kỷ IV trong đế chế Rôma. Thời Carolingien có những phát triển rực rỡ từ văn chương, nghệ thuật, kiến trúc, luật pháp cho đến cả phụng vụ và nghiên cứu Thánh Kinh. Riêng về cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, chúng ta không phát hiện bất cứ lời giải thích hay chú giải nào về ý nghĩa của phần này ngoài việc xác định rõ cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” thuộc về phần đầu của kinh Tiền tụng và cũng chính là những lời khai mở để bước vào Kinh nguyện Tạ ơn.

Khi tổ chức cử hành phụng vụ thánh trên đà tăng tiến, những lời nguyện thuộc phần tiến lễ cũng như chuẩn bị lễ phẩm được thực hiện trong Lễ quy và chúng ngày càng đạt tầm mức quan trọng. Tuy nhiên, theo Jungmann, sự phân chia Kinh nguyện Thánh Thể thành lời Tiền tụng (praefatio) và Lễ quy (Canon) đã không được biết đến trong phụng vụ Rôma trước thời kỳ Carolingien bởi vì không chỉ Lễ quy quy chiếu đến toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể mà có lẽ cả kinh Tiền tụng cũng quy chiếu đến toàn bộ Kinh nguyện này luôn. Bằng chứng được tìm thấy trong sách Sacramentarium Gregorianum khi thuật ngữ “kinh Tiền tụng” (praefatio) áp dụng cho cả phần Hanc igiturnữa (Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật của chúng con…) lẫn phần các phúc lành đi trước Vinh tụng ca cuối cùng.[1] Điều này có nghĩa là không dễ dàng gì để có thể phân biệt ranh giới rạch ròi giữa lúc kết thúc phần tiến lễ với lúc khởi đầu Lễ quy. Jungmann lập luận như sau: mặc dầu quá ít dấu chứng cho thấy sự tách biệt giữa phần tiến lễ và Lễ quy, nhưng các tín hữu vẫn biết rằng cuộc đối thoại dẫn nhập đánh dấu thời điểm Lễ quy sắp bắt đầu:

Cuộc đối thoại dẫn vào kinh nguyện tạ ơn ngày nay đan kết quá khít khao với nghi thức trước đó đến độ không có một dấu chứng nào tách chúng ra. Sau phần chuẩn bị lễ vật trong thinh lặng, vị tư tế khởi sự bằng việc nói lớn tiếng: đến muôn thưở muôn đời, đây là những lời kết thúc kinh thầm nguyện (secreta) và do đó nằm trong phần tiến lễ.[2] Thế là câu “Chúa ở cùng anh chị em” (Dominus vobiscum) được cất lên hoàn toàn không như một sự khởi đầu, mà chỉ ra như một sự kế tục thôi. Trường hợp này đã xảy ra trong thế kỷ thứ VIII rồi. Tuy nhiên, vào lúc đó, vẫn tồn tại sự hiểu biết với ý thức rằng khởi đầu thực sự [của Kinh nguyện Tạ ơn] là khi bắt đầu câu “Chúa ở cùng anh chị em”.[3]

Câu hỏi được đặt ra là liệu các tín hữu vào thời kỳ đó có cùng một ý thức như thế khi cử hành phụng vụ thánh không? Kể từ thời gian đó, trong nghi lễ Rôma, thật ra không có sự phát triển hay thay đổi nào đáng kể cả về ngôn từ lẫn thực hành liên quan đến cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” (Sursum corda) cho đến khi tầm quan trọng của cuộc đối thoại này được khám phá trong Phong trào Phụng vụ hồi thế kỷ XX.

LM. Giuse Phạm Đình Ái, SSS

[1] Xc. Enrico Mazza, The Eucharist Prayers of the Roman Rite, trans. Matthew J. O’Connell (Collegeville, MN: Liturgical Press / A Pueblo Book, 2004), 36

[2] Tức là Lời nguyện trên những gì đã được lựa ra (oratio super secreta), hay là Lời nguyện trên lễ vật (oratio super oblata). Từ secreta về sau bị hiểu sai là kín đáo, bí mật, và vì thế lệnh đã được ban ra là tư tế phải đọc thầm lời nguyện này. Kinh thầm nguyện (secreta) ngày xưa nay được gọi là kinh tiến lễ (offetorium).

[3] Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development, 114-115.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lời Kinh Đêm
Nguyễn Trung Tây Lm.
08:56 03/05/2019
LỜI KINH ĐÊM
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Thuyền trôi xa về đâu ai biết
Thuyền có về ghé bến tự do.
Trời cao xanh hay trời oan nghiệt.
Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ.
(Trích thơ của Mán Thuận)