Ngày 10-05-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp ĐTC gởi hội nghị Liên Tôn tại Giêrusalem: Tiếng khóc của những người vô tội kêu thấu đến Thiên Chúa
Đặng Tự Do
09:04 10/05/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một thông điệp đến hội nghị Liên Tôn tại Giêrusalem kéo dài từ 4 đến 7 tháng 5 vừa qua. Hội nghị này quy tụ hàng trăm giáo sĩ Do Thái Giáo, bảy vị Hồng Y, hàng chục Giám Mục, và hàng ngàn Giáo Lý viên của phong trào Con Đường Tân Dự Tòng.

Hội nghị nhằm hai mục đích. Thứ nhất là để kỷ niệm 50 năm ngày ban hành Sắc Lệnh Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II. Thứ hai là để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc thế chiến thứ hai, và nạn diệt chủng người Do Thái do Đức Quốc Xã gây ra.

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tham dự viên: “Hiệp nhất với các chư huynh đệ, tôi cầu nguyện xin Chúa lắng nghe tiếng khóc của những người vô tội và xin Ngài chữa lành nỗi đau của tất cả những người đang gánh chịu đau khổ. Tôi cầu nguyện để nhiều con tim được mở ra trước sự van nài của những người vô tội trên khắp thế giới.”
 
ĐTC: Giới răn yêu thương của Chúa Giêsu dẫn chúng ta tới với tha nhân
Linh Tiến Khải
11:51 10/05/2015
Giới răn yêu thương của Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta con đường theo Ngài, con đường của tình yêu, khiến cho chúng ta ra khỏi chính mình, đi đến với tha nhân và có các cử chỉ bé nhỏ, yêu thương, cụ thể, gần gũi với người già, trẻ em, người bệnh, ngưòi cô đơn, gặp khó khăn, người thất nghiệp, di cư, tỵ nạn…

Kính thưa quý vị thính giả ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hanh hương trong buổi đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật hôm qua.

Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: Tin Mừng hôm nay, Phúc Âm thánh Gioan chương 15, đưa chúng ta trở lại Nhà Tiệc Ly, nơi chúng ta nghe giới răn mới của Chúa Giêsu. Ngài nói: “Đây là điều răn mới của Thầy: đó là các con hãy yêu nhau như Thầy đã yêu các con” (c. 12). Và khi nghĩ tới hiến tế thập giá rất gần kề, Ngài nói thêm: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con làm những điều Thầy truyền dậy” (cc. 13-14). ĐTC giải thích điều răn yêu thương của Chúa Giêsu như sau:

Các lời này, được nói lên trong Bữa Tiệc Ly, tóm tắt toàn sứ điệp của Chúa Giêsu; còn hơn thế nữa, chúng tóm gọn tất cả những gì mà Ngài đã làm: Ngài đã trao ban mạng sống mình cho các bạn hữu. Các người bạn đã không hiểu Ngài, và trong lúc định đoạt nhất đã bỏ rơi, phản bội và khước từ Ngài. Điều này nói với chúng ta rằng Ngài yêu thương chúng ta, cho dù chúng ta không xứng đáng với tình yêu của Ngài: Chúa Giêsu yêu thương chúng ta như thế đó!

Trong cách thức này Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta con đường theo Ngài, con đường của tình yêu. Giới răn của Ngài không là một điều luật đơn thuần, luôn như cái gì trừu tượng, hay ở ngoài cuộc sống chúng ta. Điều răn của Chúa Kitô mới mẻ, bởi vì Ngài là người đầu tiên đã thực hiện nó, đã trao ban thịt xác cho nó, và như thế luật yêu thương được viết một lần cho luôn mãi trong trái tim con người. (x. Gr 31,33). Nó được viết làm sao? Nó được viết với lửa của Thánh Thần. Và với cùng Thần Khí mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, chúng ta cũng có thể bước đi trên con đường ấy!

Nó là một con đường cụ thể, một con đường dẫn chúng ta tới chỗ ra khỏi chính mình để đi đến với những người khác. Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy rằng tình yêu của Thiên Chúa hiện thực trong tình yêu tha nhân. Cả hai đi với nhau. Các trang Tin Mừng tràn đầy tình yêu này: người trưởng thành, trẻ em, người thông thái, kẻ dốt nát, người giầu kẻ nghèo, người công chính, kẻ tội lỗi tất cả đều được tiếp đón trong trái tim của Chúa Kitô.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Như vậy, Lời này của Chúa mời gọi chúng ta yêu thương nhau, cả khi chúng ta không luôn luôn hiểu nhau, không luôn luôn đồng ý với nhau… nhưng chính nơi đó mà người ta trông thấy tình yêu kitô. Một tình yêu được biểu lộ ra, cả khi có các khác biệt ý kiến hay tính tình, nhưng tìh yêu lớn hơn các khác biệt! Đó là tình yêu mà Chúa Giêsu đã dậy chúng ta. Nó là một tình yêu mới mẻ, bởi vì đã được Chúa Giêsu và Thần Khí của Ngài canh tân. Nó là một tình yêu được cứu rỗi, được giải thoát khỏi ích kỷ. Một tình yêu trao ban cho con tim chúng ta niềm vui, như chính Chúa Giêsu nói: “Thầy đã nói vơi các con những điều này để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con tràn đầy”.

Chính tình yêu này của Chúa Kitô, mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta, thực hiện các điều lạ lùng mỗi ngày trong Giáo Hội. Có biết bao nhiêu cử chỉ lớn nhỏ tuân theo giới răn của Chúa: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con” (X. Ga 15,12). Các cử chỉ bé nhỏ, các cử chỉ của mỗi ngày, các cử chỉ của sự gần gũi một người già, một em bé, một người bệnh, một người cô đơn và trong khó khăn, không nhà, không công ăn việc làm, di cư, tỵ nạn… Nhờ sức mạnh Lời này của Chúa Kitô mỗi người trong chúng ta đều có thể gẩn gữi người anh chị em mà chúng ta gặp gỡ. Các cử chỉ của sự gần gũi, cận kề. Nơi các cử chỉ đó biều lộ tình yêu mà Chúa Kitô đã dậy chúng ta.

Xin Mẹ Rất Thánh giúp chúng ta trong điều này, để trong cuộc sống mỗi ngày của từng người trong chúng ta tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân luôn luôn hiệp nhất.

Tiếp đến ĐTC đã cất Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kiinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng ĐTC đã chào các gia đình, các nhóm giáo xứ, hội đoàn và các khách hành hương đến từ Italia và nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các đoàn hành hương đến từ Madrid, Portorico và Croazia. Ngài cũng chào các bạn trẻ thuộc nhiều giáo phận Italia, cách riêng giới trẻ giáo phận Orvieto-Todi do ĐC Tuzia hướng dẫn. Ngài khích lệ họ hãy là các kitô hữu can đảm và là các chứng nhân hy vọng.

ĐTC cũng chào Hiệp hội bảo vệ rừng Ialia tổ chức lễ toàn quốc các vùng thiên nhiên được bảo vệ để giúp dân chúng tái khám phá ra vẻ đẹp của thụ tạo; các tham dự viên đại hội do Hội Đồng Giám Mục Italia tổ chức nhằm yểm trợ một học đường có phẩm chất và rộng mở cho các gia đình; phái đoàn phụ nữ hiệp hội “Komen Italia” chống ung thư vú, và tất cả những người tham dự sáng kiến tuần hành cho sự sống tại Roma: ĐTC nói thật là quan trọng cùng nhau cộng tác để bênh vực và thăng tiến sự sống. Và khi nói tới sự sống hôm nay và tại biết bao nhiêu nước trên thế giới người ta cử hành lễ hiền mẫu. Chúng ta hãy nhớ tới tất cả các bà mẹ với lòng biết ơn và yêu mến. Bây giờ tôi xin hướng tới các bà mẹ hiện diện tại quảng trường này. Có các bà mẹ không vậy? Có không? Có các bà mẹ không? Chúng ta hãy tặng các bà một tràng pháo tay, các bà mẹ tại quảng trường… Và tràng pháo tay này ôm tất cả các bà mẹ vào lòng, tất cả các hiền mẫu yêu dấu của chúng ta, các bà mẹ còn sống với chúng ta một cách thể lý cũng như các bà mẹ sống với chúng ta trong tinh thần. Xin Chúa chúc lành cho tất cả các hiền mẫu, và xin Đức Mẹ được tôn kính trong tháng 5 này gìn giữ các bà mẹ. Xin Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành, hơi nóng một chút, và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.
 
Raul Castro: Nếu Đức Giáo Hoàng giữ vững đường lối này tôi sẽ theo đạo Công Giáo
Đặng Tự Do
18:05 10/05/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Cuba, Raul Castro, vào sáng Chúa Nhật 10 tháng Năm. Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc tiếp kiến đã diễn ra lúc 09:30 sáng, và kéo dài gần một giờ. Đức Giáo Hoàng và tổng thống Cuba đã dành thời gian đáng kể để trò chuyện trong phòng làm việc của Đức Thánh Cha trong đại thính đường Phaolô VI.

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và tổng thống Cuba kéo dài hơn 50 phút, và rất thân thiện. Tổng thống nói với các phóng viên trước khi rời khỏi Vatican rằng ông đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì vai trò tích cực của ngài trong việc ủng hộ cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Hoa Kỳ, và cũng trình bày với Đức Giáo Hoàng về tình cảm của nhân dân Cuba - mong đợi và chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới đảo quốc này vào tháng Chín.

Cha Federico Lombardi cũng cho biết một vài chi tiết về việc trao quà lưu niệm: Tổng thống Cuba đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một huy chương có hình Vương Cung Thánh Đường Havana, và một tác phẩm nghệ thuật là một tranh vẽ của nghệ thuật đương đại, trong đó mô tả một Thánh Giá lớn được hình thành từ các mảnh vỡ của một chiếc thuyền bị đắm, quỳ trước thánh giá là một người di cư đang cầu nguyện. Ông Kcho, nghệ nhân sáng tác ra bức tranh này, đã có mặt trong buổi tiếp kiến. Ông giải thích với Đức Giáo Hoàng rằng ông đã lấy cảm hứng từ dấn thân tuyệt vời của Đức Thánh Cha trong việc làm cho thế giới chú ý hơn đến hoàn cảnh của người nhập cư và người tị nạn, đặc biệt là qua các chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đến hòn đảo Lampedusa thuộc Địa Trung Hải.

Đáp lại, Đức Giáo Hoàng đã tặng cho tổng thống một bản sao của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, và một huy chương lớn khắc hình Thánh Martin đang bao bọc người nghèo với chiếc áo choàng của mình.

Cha Federico Lombardi ghi nhận rằng Raul Castro rất hạnh phúc đón nhận món quà cuối cùng này, vì nó nhắc nhớ ông không chỉ nhiệm vụ giúp đỡ và bảo vệ người nghèo, mà còn là nghĩa vụ tích cực đề cao phẩm giá con người.

"Nếu Đức Giáo Hoàng giữ vững đường lối hiện nay, tôi sẽ theo đạo Công Giáo." Ông Raul Castro đã nói như trên trong một cuộc họp báo sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Về chuyến thăm sắp tới của Đức Thánh Cha đến Cuba, Castro nói rằng ông sẽ có mặt tại tất cả các Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành trong thời gian ở thăm Cuba.

Castro cũng đã nói về những cởi mở của đảng Cộng sản Cuba với niềm tin tôn giáo. "Tôi xuất thân từ đảng Cộng sản Cuba, là đảng không cho phép các đảng viên theo đạo, nhưng bây giờ chúng tôi đã bỏ cấm đoán này, đó là một bước quan trọng".
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 200 năm Lễ Đăng Quang của Đức Mẹ Từ Bi
Đặng Tự Do
18:26 10/05/2015
Chúa Nhật 10 tháng 5 đánh dấu đúng 200 năm Lễ Đăng Quang của Đức Mẹ Từ Bi do Đức Thánh Cha Piô Đệ Thất cử hành vào ngày 10 tháng 5 năm 1815 tại thành phố cảng Savona. Dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi sứ điệp cho Đức Giám Mục Vittorio Lupi của giáo phận Savona-Noli, trong đó Đức Thánh Cha cầu xin sự bảo vệ đặc biệt của Đức Mẹ trong Năm Thánh Từ Bi mà ngài vừa công bố.

Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Từ Bi được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 16 (cụ thể là khởi công năm 1536 và hoàn tất 4 năm sau đó là năm 1540) nhằm tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, và kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra với một nông dân tên là Antonio Botta vào ngày 18 tháng 3 năm 1536. Địa điểm này nhanh chóng trở thành một điểm hành hương, và bức tượng của Đức Trinh Nữ được dựng lên trong đền thờ đã được Đức Giáo Hoàng Piô VII đội một vương miện bằng vàng trong Lễ Đăng Quang ngày 10 tháng Năm năm 1815.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong sứ điệp “Tôi hy vọng rằng, khi chúng ta tiến gần đến Năm Thánh ngoại thường, sự tin tưởng của chúng ta vào Mẹ Đầy Lòng Thương Xót có thể được đào sâu và lan rộng ra khắp toàn thể Giáo Hội.”
 
Raul Castro có thể trở lại Đạo
Vũ Van An
19:00 10/05/2015
Anh em nhà Castro vốn là người Công Giáo, nhưng đã bỏ đạo. Một cựu sinh viên Giáo Hoàng Học Viện Piô X ở Đà Lạt “ngày xưa” vừa chia sẻ với anh em một câu chuyện “cũng xưa” liên quan tới anh em Nhà này.

Một trong các cựu giáo sư của Học Viện trên là Cha Enrique San Pedro, Dòng Tên, sinh tại Havana, Cuba năm 1924, trước Fidel Castro 2 năm. Nhưng thiếu thời, cùng học một lớp với Fidel tại một ngôi trường của Dòng Tên. Cha chịu chức linh mục năm 1957, lúc Fidel đang say mê mở cuộc chiến tranh du kích (1956-1959) và ngày 16 tháng Hai, năm 1959, là thủ tướng chính phủ lâm thời xã hội chủ nghĩa Cuba. Sau khi Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, Cha Pedro cùng các nhà truyền giáo Dòng Tên đều bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Rời đất nước mà ngài từng nhận là quê hương thứ hai trên, Cha qua Hoa Kỳ và định cư tại Florida, dạy học ở đó cũng như làm giáo sư thỉnh giảng tại hai chủng viện miền và của Dòng Tên. “Máu” truyền giáo lại đưa đẩy ngài qua Fiji trong các năm 1978-1980. Đến năm 1986, ngài được bổ nhiệm là giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Galveston-Houston. Đến ngày 13 tháng 8, năm 1991, ngài được cử làm giám mục phó của giáo phận Brownsville, Texas; và ngày 30 tháng 11, năm đó, ngài kế nhiệm làm giám mục thứ tư của giáo phận Brownsville. Rất tiếc là ngày 17 tháng 7, năm 1994, ngài qua đời.

Người cựu sinh viên của Học Viện kể lại: lúc ngài còn là giám mục phụ tá của Houston, ngài có tâm sự: Fidel Castro đã nhiều lần theo đuổi em gái của ngài mà không thành công. Nếu cuộc theo đuổi ấy mà thành công, thì bản đồ chính trị của Cuba đã khác xa rồi.

Nhưng cách Thiên Chúa hành động kể là khôn lường. Người em của Fidel, là Raul vừa tới thăm Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican.

Theo tin Đài BBC, Raul Castro hết lời ca tụng Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì đã làm trung gian trong việc phục hồi các liên hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ, được công bố hồi tháng 12 vừa qua.

Lúc kết thúc cuộc hội kiến tại Vatican, Raul Castro nói rằng ông cám ơn Đức Giáo Hoàng vì sự đóng góp của ngài trong việc xích lại gần nhau có tính lịch sử nói trên.

Các cuộc thương thuyết mật để kết thúc hơn 5 thập niên thù nghịch đã được diễn tiến bên trong Vatican.

Đức Phanxicô sẽ thăm Cuba vào tháng Chín này, trên đường đi Hoa Kỳ. Ông Castro cho hay: “Tôi rất sung sướng. Tôi tới đây để cám ơn ngài về những gì ngài đã làm để bắt đầu giải quyết các nan đề của Hoa Kỳ và của Cuba”.

Nhà lãnh tụ Cộng Sản này dừng chân tại Vatican sau khi tham dự Ngày Chiến Thắng Thế Chiến II tại Mạc Tư Khoa.

Sau cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng, ông Castro nói rằng ông có ấn tượng sâu sắc về cuộc hội kiến ở Vatican đến nỗi ông có thể sẽ trở lại với niềm tin mà trong đó ông đã được sinh ra.

Ông ca ngợi sự khôn ngoan của Đức Giáo Hoàng và nói thêm rằng “Tôi sẽ cầu nguyện trở lại và quay về với Giáo Hội nếu Đức Giáo Hoàng tiếp tục đường lối này”.

Một điều cũng đáng lưu ý là Tòa Thánh duy trì liên hệ ngoại giao với Cuba từ cuộc cách mạng năm 1959 đến nay.

Theo phân tích của Đài BBC, cho là Castro “nói đùa” như trên đi chăng nữa, lời nói của ông cho thấy liên hệ giữa Cuba và Vatican đã tiến xa biết bao. Phần lớn nhờ Đức Phanxicô. Trước nhất là việc ngài làm dịu các căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Cuba 18 tháng trước đây, và gần đây quyết định thăm Cuba trước khi vào thăm Hoa Kỳ vào tháng Chín sắp tới.

Dù thế, tờ nhật báo Granma của nhà nước Cuba đã cắt bỏ các nhận định của Ông Castro nói về khả năng ông có thể trở về với Giáo Hội. Điều này đủ cho thấy căng thẳng vẫn còn đó.

Tuy nhiên, ai cũng phải nhận cảm tình ông Castro dành cho Đức Phanxicô là điều chân thực. Sau 50 phút yết kiến riêng, ông nói với các ký giả: “Đức Giáo Hoàng là một tu sĩ Dòng Tên, còn tôi, xét theo một phương diện nào đó, tôi cũng là người Dòng Tên, vì tôi từng học tại các trường Dòng Tên”. Về câu nói: ông có thể trở về với Giáo Hội, ông xác nhận “tôi muốn nói thật điều tôi đã nói”.






 
Một nhà báo Ái Nhĩ Lan tố cáo cuộc trưng cầu dân ý về kết hiệp đồng tính do thủ tướng Enda Kenny bày ra sẽ tạo ra những vết thương không hàn gắn được
Nguyễn Việt Nam
23:49 10/05/2015
Một nhà báo có uy tín tại Ái Nhĩ Lan đã cáo buộc Thủ tướng Enda Kenny đang tiến hành một chiến dịch “liều lĩnh và xuất phát từ những suy nghĩ dại dột” trong cuộc trưng cầu cho phép công nhận về mặt pháp lý những “kết hiệp đồng tính”.

Cuộc trưng cầu dân ý “có nguy cơ chia rẽ đất nước một cách không thể hàn gắn được” Bruce Arnold nhận định như trên trong một bức thư ngỏ gửi đến Kenny. Ông cho biết:

“Nếu trưng cầu dân ý được tiến hành, tôi thấy rằng điều này sẽ gây ra những tổn hại không thể sửa chữa được cho đời sống đạo đức ở đất nước này, cho cuộc sống gia đình và tương lai của các gia đình, và dẫn đến các phương pháp vô luân cho sự ra đời và phát triển của trẻ em.”

Arnold cáo buộc chính phủ của Kenny đang đẩy đất nước vào một cuộc trưng cầu trong khi không cho phép bất kỳ cuộc thảo luận nghiêm túc nào về câu hỏi: “Các bộ trưởng nước này thề sẽ bỏ phiếu thuận nhưng đồng thời lại từ chối nói rõ ra lý do tại sao họ bỏ phiếu thuận. Họ không trả lời bất kỳ câu hỏi đang được đặt cho họ. Phần lớn là vì họ không biết câu trả lời.”

Trong một bài báo khác chống lại cuộc trưng cầu dân ý này, nhà báo David Quinn nói rằng nếu hôn nhân đồng tính được cho phép, chính phủ có thể cắt đứt nguồn tài trợ cho các cơ quan tư vấn hôn nhân Công Giáo, vì các cơ quan này không bao gồm các cặp vợ chồng đồng tính. Ông Quinn cũng cho rằng mặc dù một dự luật đang được thảo luận để bảo đảm rằng cho dù hôn nhân đồng tính có được hợp pháp hóa đi chăng nữa các linh mục sẽ không bị buộc phải cử hành nghi thức “hôn phối” đồng giới, bảo đảm đó có thể bị hủy bỏ trong một sớm một chiều.

84.7% trong tổng số 4,832,800 người Ái Nhĩ Lan là người Công Giáo. Tuy nhiên, Giáo Hội tại quốc gia này đang trải qua nhiều thách đố cam go chủ yếu vì những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ và khuynh hướng duy đời cực đoan do thủ tướng Enda Kenny lèo lái từ tháng Ba năm 2011 đến này.

Tuy là người Công Giáo, Enda Kenny theo đuổi một đường lối chống báng Giáo Hội rất cực đoan. Không phải chỉ chống Giáo Hội ở Ái Nhĩ Lan mà thôi. Enda Kenny chống Giáo Hội tới cấp hoàn vũ. Thật vậy, ngày 20 tháng 7 năm 2011, chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, Enda Kenny tấn công Tòa Thánh trong một động thái chưa từng có từ hàng lãnh đạo cao cấp của quốc gia này. Kenny lên án mơ hồ nhưng rất nghiêm trọng rằng Giáo Hội đã cản trở việc điều tra các vụ lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Ái Nhĩ Lan và đe dọa rằng “các mối quan hệ lịch sử giữa Giáo Hội và nhà nước Ái Nhĩ Lan có thể không được như trước nữa”.

Năm ngày sau đó, Tòa Thánh đã triệu hồi sứ thần Tòa Thánh tại nước này là Đức Tổng Giám Mục Leanza về Vatican như một cử chỉ biểu lộ “sự kinh ngạc, và thất vọng trước những phản ứng thái quá” của Enda Kenny.
 
Đức Thánh Cha đề cao giá trị của các ngành thể thao
LM. Trần Đức Anh OP
19:29 10/05/2015
VATICAN. ĐTC đề cao giá trị của mọi ngành thể thao và kêu gọi đừng quên chiều kích tinh thần và tôn giáo trong lãnh vực này.

Ngài trình bày lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến hôm 7-5-2015 dành cho 7 ngàn thành viên các hội thể thao miền Lazio ở Italia nhân dịp kỷ niệm 115 năm thành lập Hội này.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi thành quả của Hội thể thao Lazio kể từ khi được thành lập đến nay và ngài cũng nhận xét rằng tại Italia và cũng như tại Argentina, khi nói đến thể thao, người ta có nguy cơ chỉ nói về bóng đá, mà lơ là đối với các bộ môn thể thao khác. Thật ra, mỗi ngành thể thao đều có giá trị riêng, không những về phương diện thể lý hoặc xã hội, nhưng cả về phương diện luân lý nữa, vi nó mang lại cho con người, đặc biệt là các thiếu niên và người trẻ, những cơ hội để tăng trưởng trong sự quân bình, tự chủ, hy sinh và lương thiện đối với tha nhân.

ĐTC nói thêm rằng ”Kinh Thánh dạy chúng ta: con người là một toàn thể, tinh thần và thân xác. Vì thế tôi khuyến khích các bạn, khi sinh hoạt thể thao, luôn vun trồng chiều kích tôn giáo và tinh thần. Nhiều khi có những người trẻ phải bỏ lễ, bỏ giờ giáo lý vì tập luyện thể thao. Đó không phải là một dấu hiệu tốt, vì nó đánh mất nấc thang các giá trị. Cũng vậy không thể vì thể thao mà lơ là việc học hành, tình bạn, phục vụ người nghèo”. (SD 7-5-2015)

Tiếp kiến 7 ngàn thành viên Liên hiệp quần vợt (tennis) Italia

Mặt khác, sáng 8-5-2015, ĐTC đã tiếp kiến 7 ngàn thành viên Liên hiệp quần vợt Italia. Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô 6 cũng có nhiều trẻ em tham gia sinh hoạt vui chơi và vận động do Liên hiệp này tổ chức.

Trong huấn dụ tại buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao thể thao như một con đường giáo dục và nói:

”Có 3 con đường, 3 cột trụ cơ bản đối với các trẻ em, thiếu niên và người trẻ, đó là: giáo dục - học đường và gia đình -, thể thao và lao động. Khi có đủ 3 cột trụ ấy, thì có những điều kiện để phát triển một cuộc sống sung mãn và chân chính, tránh được những nghiện ngập làm cho cuộc sống bị nhiễm độc và hư hỏng.

ĐTC cũng khẳng định rằng: ”Giáo Hội chú ý đến thể thao vì Giáo Hội quan tâm đến con người, toàn diện con người, và nhìn nhận hoạt động thể thao có ảnh hưởng tới việc huấn luyện con người, các quan hệ và đời sống tâm linh của con người. Là những thể tháo gia, anh chị em có một sứ mạng phải chu toàn: anh chị em có thể là những gương mẫu đối với những người ngưỡng mộ anh chị em”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ngành quần vợt là một bộ môn thể thao rất tranh đua, nhưng ”sức ép muốn đạt được những kết quả quan trọng không bao giờ được thúc đẩy anh chị em đi những con đường tắt, như xảy ra trong những trường hợp dùng những thuốc kích thích bất hợp pháp. Thật là xấu xa và vô ích chiến thắng mà người ta đạt được bằng cách coi rẻ luật lệ và đánh lừa người khác”.

Sau cùng, ĐTC khuyến khích các cầu thủ quần vợt không những tranh đua trong thể thao, nhưng còn tranh đua cả trong cuộc sống, trong sự tìm kiếm điều chân, thiện, mỹ, không sợ hãi, nhưng can đảm và hăng say” (SD 8-5-2015)
 
Top Stories
Castro at Vatican thanks pope for mediating thaw with US
Jean-Louis De La Vaissiere/ AFP
09:50 10/05/2015
Vatican City (AFP) - Cuban President Raul Castro met with Pope Francis at the Vatican Sunday, thanking the pontiff for his role in brokering an historic rapprochement between Havana and Washington, a papal spokesman said.

"Raul Castro thanked the Pope for his mediation between Cuba and the United States," said Vatican spokesman Federico Lombardi of the exchange that also focused on Francis' upcoming visit to Cuba.

The first South American pope played a key role in secret negotiations between the United States and Cuba, which led to the surprise announcement in December that the two countries would seek to restore diplomatic ties after more than 50 years of tensions.

During the meeting Castro offered the pontiff a painting by Cuban artist Kcho inspired by the plight of illegal immigrants stranded at sea -- a subject close to the pope's heart.

Francis in turn presented Castro a medal of Saint Martin de Tours, a French saint celebrated for having given his coat to a beggar, and urged others to "clothe and support the poor."

Castro, who was accompanied by his Foreign Minister Bruno Rodriguez Parrilla, held a private hour-long meeting with the pontiff in a small room adjoining the Paul VI Audience Hall, where large gatherings are held in the Vatican.

Their discussions, conducted in Spanish, were described by the Vatican as "very cordial".

- Castro a Francis fan -

Castro said he was "very struck" by the Catholic leader's "modesty and wisdom" and promised to attend all the masses given by Francis on his Cuba visit in September.

"I read all the Holy Father's speeches," Castro said, adding that if the pope "continues to speak in this way, one day I will start praying again and return to the Catholic Church. And I'm not saying that as a joke."

Pope Francis arrived ten minutes ahead of Castro.

A dozen uniformed Swiss Guards stood to attention in front of the building when the limousine bearing the Cuban flag arrived.

The Holy See has revealed the Argentine pope personally mediated between the US and Cuba, and that the Vatican hosted delegations from the two countries in October.

The Vatican announced last month that Pope Francis would visit the Caribbean island in September, becoming only the third pontiff to do so after John Paul II in 1998 and Benedict XVI in 2012.

Jorge Bergoglio, then auxiliary bishop of Buenos Aires and now Pope Francis, accompanied John Paul II on the first papal visit to Cuba, during which John Paul II called for Havana to be brought in from the cold.

"Let Cuba open itself to the world, and let the world open itself to Cuba," he urged, two years after hosting Castro's ailing older brother Fidel for talks at the Vatican.

Castro's Vatican visit, announced only Tuesday, followed a visit to Russia, where the Cuban leader attended a grandiose World War II victory parade on Saturday.

He was to meet Italian Prime Minister Matteo Renzi in Rome later on Sunday.

The Catholic Church has consistently backed calls for the lifting of the US trade embargo against Cuba, while staunchly supporting Cuban Catholics and pressuring Havana to release political prisoners, many of whom are Catholic activists.

The Vatican has also kept its distance from Cuban exiles based in Miami, Florida, who have long clamoured for Havana's Marxist regime to be ousted.

When the now retired Benedict XVI visited Cuba in 2012, he had lengthy, warm talks with Fidel Castro, who is now 88.

The Vatican's mediation between Cuba and the US administration was a diplomatic success for the Holy See and had a considerable impact in mainly Catholic Latin America.

Other diplomatic efforts have been less successful, including a bid to help resolve the political crisis in Venezuela and a longstanding drive to encourage reconciliation between the Colombian government and guerrilla movements in that country.

(Source: http://news.yahoo.com/vatican-castro-thank-pope-mediation-role-us-045149384.html)
 
Pope Francis receives Raul Castro at Vatican
Vatican Radio
09:51 10/05/2015
(Vatican 2015-05-10 ) Pope Francis received the President of Cuba, Raul Castro, on Sunday morning in private audience at the Vatican. A note from the Director of the Press Office of the Holy See, Fr. Federico Lombardi, SJ, explains that Castro arrived at 9:30 AM, and stayed a little over an hour, during the course of which the Pope and the President spent considerable time in conversation in the Holy Father’s study inside the Paul VI Hall.

The meeting between the Pope and the President lasted over 50 minutes, and was very friendly. The President told reporters before leaving the Vatican that he had thanked the Holy Father for the active role he played in favor of improving relations between Cuba and the United States of America, and also presented to the Pope the sentiments of the Cuban people – sentiments of expectation and preparation for the Holy Father’s visit the island in September.

The note also reports a significant exchange of gifts: the President of Cuba gave the Pope a precious commemorative medal of the Cathedral of Havana, and a framed work of contemporary art, which depicts a large Ccross composed of the relics of wrecked barges, before which is present a migrant in prayer. The Cuban artist Kcho, who was present, told the Pope that he was inspired by Francis’ great commitment to bringing the plight of migrants and refugees to the attention of the wider world, especially through the Pope’s visit to the Mediterranean island of Lampedusa. The Pope gave the President a copy of his Apostolic Exhortation, Evangelii gaudium, and a large medallion which represents St. Martin in the act of covering the poor with his cloak. The Pope noted that he was particularly happy to give this last gift, as it recalls not only the duty to help and protect the poor, but also actively to promote dignity.

Castro to attend Papal Cuba Masses

“If the Pope keeps going the way he’s going, I’ll come back to the Catholic Church.” These were just some of the words the President of Cuba, Raul Castro spoke during the course of a press conference following his audience with Pope Francis on Sunday morning.

Regarding the Holy Father’s upcoming visit to Cuba, Castro said that he would be present at all the Masses Pope Francis is to celebrate during his stay on the island.

The session with journalists immediately followed Castro’s meeting with Italy’s Prime Minister, Matteo Renzi, which also took place on Sunday morning.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Thánh lễ bế mạc Đại Hội “Cùng Mẹ La Vang Đồng Hành Với Dân Tộc Việt” tại Melbourne, Australia
VietCatholic Network
09:10 10/05/2015
 
Video Buổi Cầu Nguyện cho Đ.Ô. hêrô Nguyễn Văn Tài tại Adelaide, Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
09:03 10/05/2015
Buổi cầu nguyện và tưởng niệm Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài cây đại thụ truyến thông của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
tại Adelaide tiểu bang Nam Úc

MỜI XEM VIDEO
 
Phong Trào Tôn Nữ Vương TGP Sydney mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
09:12 10/05/2015
Sáng thứ Bảy 09/05/2015 các anh chị em trong Phong Trào Tôn Nữ Vương Tổng Giáo Phận Sydney đã đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard tham dự Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Thăm Viếng là Quan Thầy của Phong Trào.

Hình ảnh

Trước khi khai mạc Thánh lễ, Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh Giám Mục Giáo Phận Kontum Việt Nam xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ và cùng mọi người làm giờ Đền Tạ dâng lên Đức Mẹ những lời kinh, cầu nguyện cho bản thân, cho Gia Đình, Cộng Đồng và Giáo Hội Việt Nam.

Sau khi chấm dứt giờ đền tạ mọi người cùng tham dự cuộc kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm Linh hướng Phong Trào Tôn Nữ Vương TGP Sydney ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục, quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Phong Trào và Đức Giám Mục cùng với quý Cha hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Đức Giám Mục đã nói về sự thăm viếng của Đức Mẹ, chính Đức Mẹ đã đem Chúa Giêsu đến với Thánh Gioan Tẩy Giả khi còn trong lòng bà Elizabeth. Chúng ta cũng vậy, phải noi gương theo Mẹ để đem Chúa và Tin Mừng của Chúa đến cho tất cả mọi người..

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hà Pi Liến Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Phong Trào Tôn Nữ Vương TGP Sydney và ông Trần Văn Hòa thay mặt Phong Trào Tôn Nữ Vương TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Đức Giám Mục, quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Phong Trào.

Thánh lễ kết thúc, mọi người ở lại tham dự buổi tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên hội trường nhà thờ.
 
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Melbourne Dâng Hoa Kính Đức Mẹ.
Trần Bá Nguyệt
17:54 10/05/2015
Melbourne, Trước Thánh lễ Chúa Nhật 12.30, Ngày 10-5-15, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Việt Nam, Giáo xứ Holy Eucharist đã tổ chức dâng hoa Kính Đức Mẹ nhân Tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ.

Mời xem hình

Đội hoa gồm 12 chị, mặc dù tuổi đời đã cao, nhưng với lòng sùng kính Đức Mẹ. Các chị đã đem hết tâm tình, tập luyện để diễn nguyện chào kính Đức Mẹ trong tiếng nhạc của ca khúc Trinh Vương Maria.

Với những bó hoa cầm trên hai tạy và ánh nến lung linh. Các chị đã nhịp nhàng theo tiếng nhạc, thay mặt cộng đoàn dâng tiến hoa lên ngai tòa Mẹ. Những tà áo dài truyền thống mầu hồng, của người phụ nữ Việt Nam, những bàn tay dẻo và uyển chuyển khi lên, lúc xuống chuyển đội hình theo tiếng nhạc, đã làm cho buổi dâng hoa vừa sốt sắng, vừa linh động đã được đông đảo giáo dân trong Thánh đường nồng nhiệt khen thưởng qua những tràng pháo tay.

Tại Tổng Giáo Phận Melbourne có 14 Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại các trung tâm và giáo xứ. Mỗi cộng đoàn đều có tổ chức dâng hoa vào Tháng Năm. Và đây là buổi dâng hoa đặc biệt của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Việt Nam thuộc Giáo xứ Holy Eucharist Được biết tại Melbourne mới chỉ có một Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Và họ tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng rất hăng say.
 
Tiệc Gây Quỹ Truyền Giáo Lần Thứ 6 của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Toronto, Canada
Bình dân
20:11 10/05/2015
Tiệc Ngây Quỹ Truyền Giáo Lần Thứ 6 của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Toronto, Canada

Hàng năm CĐ Công Giáo VN thuộc TGP Toronto tổ chức tiệc gây quỹ để giúp các chủng sinh từ VN qua Toronto, Canada theo học thần học tại ĐCV St. Augustine's Seminary. Năm nay có hơn 600 người VN đên tham dự buộc tiệc mừng và có sự hiện diện của Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, cha Giám Đốc Giuse Phạm Hồng Chương, Cha Giuse Trần Tập, Chánh Xứ GX CTTĐVN Toronto, Quý Cha người Canada, Quí Sơ Hải và Sơ Hà.

Xem Hình

Mở đầu cha Giuse Phạm Chương đã chào mừng Đức Cha, Quí Cha, Qúi Tu Sĩ Nam Nữ và Quí Khách tham dự buổi tiệc, và ngài nói ý nghĩa của buổi tiệc. Có rất nhiều ca sĩ trong vùng Toronto đến trình diễn văn nghệ và có sự cộng tác của các em thiếu nhi trong các Cộng Đoàn Công Giáo VN trong TGP Toronto. Đức Cha Vicent Hiếu lên chia sẽ với mọi người tham dự về ý nghiã Năm Thánh Từ Bi mà ĐTC Phanxicô sẽ long trong khai mạc vào tháng 12 tới đầy và Ngài kiêu gọi mọi người sống yêu thương nhau.

Ngài cũng đại diện cho ĐHY Thomas Collins TGP Toronto gởi lời chào và cám ơn đến CĐ Công Giáo VN trong TGP. Đức Cha và Qúi cha ban phép lành cho các ba Mẹ nhân ngày Hiều Mẫu và tặng bông hồng đến tất cả các Ba Mẹ đến tham dự buổi tiệc. Mọi người ra về trong không khi rất hân hoan và vui mừng và buổi tiệc thành công tốt đẹp.

Bình Dân
 
Ngày Thánh Mẫu tại Sydney
Diệp Hải Dung
21:19 10/05/2015
Sáng Chúa Nhật 10/05/2015 (Mother’s Day) khoảng 5000 người kể cả những người không Công Giáo đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự Ngày Thánh Mẫu với chủ đề Mẹ và Quê Hương và đồng thời tưởng niệm 40 viễn xứ.

Hình ảnh

Mọi người tập trung trước Lễ đài, Ban Tây Nhạc hòa tấu nhạc phẩm Việt Nam Việt Nam rất hào hùng và Mc. Nguyễn Ngọc Khiêm giới thiệu ông Nguyễn Văn Thanh đại diện cho thế hệ đầu tiên. Anh Đường Phước Lộc đại diện cho thế hệ thứ 2 và em Nguyễn Thị Vi đại diện cho thế hê thứ 3 phát biểu chia sẻ những cảm tưởng về cuộc sống tha hương nơi đất khách.

Sau đó quý Cha và Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney thắp nén hương dâng lên bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam để kính nhớ tưởng niệm các bậc tiền nhân, các chiến sĩ đã hy cho đất nước và những người đã hy sinh trên đường vượt biên vượt biển tìm Tự Do.

Nghi thức tưởng niệm 40 năm viễn xứ chấm dứt, tất cả mọi người trở lên đài Đức Mẹ. Cha Paul Văn Chi điều hợp dâng giờ kinh đền tạ nguyện cầu xin Mẹ chúc lành cho đất nước Úc Đại Lợi cho quê hương Việt Nam và kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ La Vang về Lễ đài. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, mọi người dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi mùa Mừng xin Mẹ chúc lành cho Cộng Đồng và Giáo Hội Mẹ Việt Nam.

Khi kiệu Thánh tượng Mẹ La Vang về an vị trước Lễ đài. Đội Thánh vũ Giáo đoàn Georges Hall dâng lên Mẹ vũ khúc 5 sắc hoa cuộc đời, mừng kính Ngày Thánh Mẫu. Kế tiếp Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chào đón Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum. Chúng con xin ghi nhớ và đón nhận tất cả những ơn lành mà Chúa đã rộng rãi ban cho chúng con qua sự hiện diện đáng qúy của Đức Giám Mục hôm nay. Chúng con cũng vui mừng chào đón sự hiện diện của quý Cha và quý ông bà anh chị em, Thiên Chúa đấng giàu lòng thương xót sẽ gìn giữ và chúc lành cho Cộng Đồng của chúng ta.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh nói về tình yêu của người Mẹ, đặc biệt hôm nay chúng ta quy tụ nơi đây cũng là nhân ngày mừng các người mẹ và biết ơn những người mẹ, xin Chúa ban cho các người mẹ luôn luôn là mẫu gương tuyệt vời theo gương Mẹ Maria để biến gia đình của mình, xứ đạo của mình thành tổ ấm yêu thương…

Trước khi kết thúc Thánh lễ anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý Cha, quý Sơ và mọi người đã đến Trung Tâm tham dự Ngày Thánh Mẫu và tưởng niệm 40 năm viễn xứ và chúc mừng các bà mẹ nhân ngày Mother’s Day.

Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người trong Cộng Đồng đã dành sự ưu ái quý mến đến Ngài và Đức Giám Mục kêu gọi mọi người hãy vì tình yêu của Thiên Chúa và Mẹ Maria nên trợ giúp những đồng bào bị thiên tai trong trận động đất vừa qua bên Nepal.

Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại tham quan các gian hàng ẩm thực và thưởng lãm văn nghệ do các anh chị em trong Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn.
 
Giáo họ Yên Lưu rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ
Anthony Trung Thành
21:27 10/05/2015
THUẬN NGHĨA - Để thể hiện tấm lòng yêu mến Mẹ Maria, tối ngày 10 tháng 05 năm 2015, Giáo họ Yên Lưu thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức cuộc rước kiệu và dâng hoa kính Mẹ. Cuộc rước bắt đầu lúc 19g, khởi hành từ nhà thờ, vòng quanh các đường làng của Giáo họ.

Hình ảnh

Trên đường rước có 5 trạm dừng chân, mỗi trạm được thiết kế đẹp đẽ, công phu. Đoàn rước gồm đủ các thành phần trong giáo xứ, giáo họ, các ban nghành đoàn thể. Đặc biệt, có 12 kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu giúp của các tổ tình thương và một số ba nô do các hội đoàn thiết kế.

Kết thúc cuộc rước, sau lời huấn từ của Cha quản xứ, các em thiếu nhi thay mặt cộng đoàn dâng lên Mẹ những đoá hoa tươi thắm thể hiện tấm lòng yêu mến Mẹ.

Cuộc rước kiệu và dâng hoa kính Mẹ kết thúc vào lúc 21g cùng ngày trong niềm hân hoan phấn khởi. Xin Đức Mẹ tiếp tục đồng hành với mọi thành phần trong giáo xứ, để mọi người sống xứng đáng là con cái Chúa trong xã hội đầy nhiễu nhương hôm nay.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Ghi tên tham dự Đại Hội Thế Giới về Gia Đình tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ
Lm Peter Võ Sơn
08:58 10/05/2015

THÔNG BÁO
Đại Hội Thế Giới về Gia Đình tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ
từ Thứ Ba ngày 22 đến Chúa Nhật ngày 27 tháng 9 năm 2015


Ngày 7 tháng 5 2015


Kính gửi:
Quý Đức Cha, quý Đức Ông, quý Cha, quý Bề Trên các Dòng,
quý Thầy Phó Tế, quý Nam Nữ Tu Sĩ, quý Chức, quý Ông Bà và Anh Chị Em

Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa được Ban Tổ Chức Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình thông báo cho biết chấp thuận yêu cầu của Đức Ông có thông dịch viên tiếng Việt trong thời gian Đại Hội. Như vậy, tiếng Việt là một trong 5 ngôn ngữ trong Đại Hội: Tiếng Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Việt Nam. Chúng ta cảm tạ Chúa và cám ơn Ban Tổ Chức đã ưu ái đến người Việt Nam.

Xin ghi danh tham dự TRỰC TIẾP với Ban Tổ Chức, KHÔNG qua trung gian các tổ chức, cộng đoàn. Xin mời vào website: http://www.worldmeeting2015.org/plan-your-visit/register

Đơn Ghi Danh cho các nhân, gia đình, giáo sĩ và tu sĩ. Việc ghi danh cho cá nhân, một nhóm 10 người hay nhiều hơn, xin vui lòng in Đơn Ghi Danh từ Website trên.
Trong đơn ghi danh, xin giúp Ban Tổ Chức biết chúng ta là người Việt Nam, xin đề: Vietnamese
If you require Simultaneous Interpretation, please indicate your preference: French  Italian  Spanish  American Sign Language ˜ Other
Other: Vietnamese

Cộng Đồng Việt Nam, có một Thánh Lễ tiếng Việt sẽ được cử hành vào lúc 10:00 sáng Thứ Bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2015 tại:
Thánh Đường Saint Helena
6101 North 5 Street
Philadelphia, PA 19120


Thánh Lễ được chủ sự bởi Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Sài Gòn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; cùng đồng tế với Ngài có Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, quý Đức Cha và quý Cha tại Hoa Kỳ, Việt Nam và các Châu Lục. Sau Thánh Lễ, sẽ có cơm trưa. (Đã được phép của Đức Cha Charles J. Chaput, OFM Cap., Tổng Giám Mục Philadephia và Ban Tổ Chức Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình chấp thuận).

Xin quý Đức Cha quý Đức Ông, qúy Cha, Thầy Sáu, Nam Nữ Tu Sĩ và Anh Chị Em cầu nguyện và cổ võ Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình.

Kính báo,

Lm Peter Võ Sơn
Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân vụ Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ duyệt xét hôn nhân đồng phái
Nguyễn Kim Ngân
18:31 10/05/2015
NHÂN VỤ TỐI CAO PHÁP VIỆN DUYỆT XÉT HÔN NHÂN ĐỒNG PHÁI (HNĐP)

“Tôi được sinh ra như thế” thường là lời biện minh cho thái độ của những vị đồng tính. Ta thử phân tích lập luận đó xem sao, qua bài viết sau đây của Jacob W. Wood, Giáo Sư Thần Học và Thành Viên của Trung Tâm Đạo Đức Học Veritas thuộc phân khoa Đời Sống Công Cộng tại Franciscan University of Steubenville. Jacob Wood tốt nghiệp Cao Học Thần Học tại St. Andrews University, và đậu Tiến Sĩ tại Viện Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (CUA)

Ngày 28 tháng 4 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) bắt đầu nghe các lý chứng về “quyền hiến định” của cái gọi là “hôn nhân đồng phái” (HNĐP). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đất nước này phải đối diện với một viễn ảnh gây choáng váng, đó là toàn thể luật lệ, toà án, quyền cưỡng chế mà quốc gia này nắm giữ sẽ có cơ hội đảo ngược thế cờ và làm thất vọng những ai đang ủng hộ cho hôn nhân truyền thống (HNTT).

Nói cho đúng ra thì đây không phải là lần đầu HNTT bị đem ra tấn công trên chiến trường TCPV. Nhưng đây là lần đầu tiên các luật sư thượng thặng, các tổ hợp luật hàng đầu đã từ chối không muốn ủng hộ HNTT nữa.

Tờ New York Times cho rằng một trong những lý do khiến “các đấng tối cao” không còn bảo vệ HNTT nữa là vì một số tổ hợp luật sư nghĩ rằng chẳng có một lý chứng nào “nghe được” để chống lại HNĐP. Thực ra thì mặc dù HNĐP muốn khoác áo hôn nhân cho mình chăng nữa, nó không bao giờ làm được một công việc quan trọng duy nhất mà HNTT đang làm: đó là kiến tạo được một mạng lưới tương quan bền vững làm thành viên đá góc xây dựng nên xã hội con người.

Lý chứng phổ thông hàng đầu bênh vực cho HNĐP có thể được diễn đạt như thế này: người nào phủ nhận HNĐP thì người đó giống y như người từ chối phục vụ khách hàng chỉ vì lý do sắc tộc. Lý chứng này vô tình đã coi người phủ nhận HNĐP y chang như là một thứ KKK (nhóm kỳ thị sắc tộc). Nói khác đi, phủ nhận HNĐP chính là từ chối một số người cái quyền tham gia bình đẳng vào một thể chế nào đó, trong khi thực ra họ chưa hề mất quyền tự do tham gia thể chế đó. Đến nay, vì không còn tha thiết nữa, nên nhóm này đang vận động việc thay vào đó bằng một thể chế mới.

Thử phân tích lập luận mầu da/sắc tộc xem sao. Có năm (5) bước như sau:

1) Ta được sinh ra thế nào thì đó là điều tự nhiên;

2) Ta được sinh ra có một mầu da và một xu hướng tính dục;

3) Điều tự nhiên thì tốt đẹp, thiện hảo;

4) Mầu da và xu hướng tính dục thì tốt đẹp, thiện hảo;

5) Không ai có thể bị cấm kết hôn dựa trên điều tốt đẹp, thiện hảo.

Liệu có được chăng? Điều này tùy thuộc vào các tiền đề trong luận cứ có chính xác không đã. Thử nhìn vào tiền đề số một xem sao. “Điều tự nhiên thì tốt đẹp, thiện hảo.” Có đúng thế chăng? Điều này còn tùy theo bạn hiểu “tự nhiên” có nghĩa như thế nào. Có ba (3) chọn lựa:

THỨ NHẤT: Đôi khi ta bảo một điều gọi là tự nhiên khi nó xẩy ra đúng theo diễn biến bình thường.

Trường hợp này, “tự nhiên” đối nghĩa với “bất thường.” Lấy thí dụ: cứ bình thường, thì con người được sinh ra có 46 nhiễm sắc thể. Đó là điều tự nhiên. Thế nhưng, không phải ai sinh ra cũng đều có 46 nhiễm sắc thể cả, bởi vì theo Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (TTKSDB) thì có khoảng 0.15 phần trăm trẻ sơ sinh có 47 nhiễm sắc thể, thường được gọi là “Trisomy 21” (chứng Tam Nhiễm Sắc 21). Đây là trường hợp bất thường, không tự nhiên. Cũng theo TTKSDB vừa nói, thì có khoảng 1.6 phần trăm những người trưởng thành tự cho mình là đồng tính nam hay đồng tính nữ. Giả như tất cả những người này đều được sinh ra mang theo dục vọng hướng về người đồng phái (nên nhớ là chỉ giả sử thôi, chưa phải là sự kiện đã được kiểm chứng đâu), thì khi sinh ra mà đã mang theo dục vọng hướng về người đồng phái, thì rõ ràng đây là điều bất thường, không tự nhiên. Như vậy, nếu “tự nhiên” có nghĩa là “xẩy ra đúng theo diễn biến bình thường,” thì tiền đề số một vừa nói là sai: Ta được sinh ra thế nào không phải luôn luôn tự nhiên. Như vậy luận cứ này không thể đứng vững.

THỨ HAI: Đôi khi ta bảo một điều gọi là tự nhiên khi ta nhận được nó qua cha mẹ từ thuở đầu thai, hoặc khi nó phát triển từ điều ta nhận được qua cha mẹ từ thuở đầu thai.

Trường hợp này, “tư nhiên” đối nghĩa với “siêu nhiên.” Từ khi cha sinh mẹ đẻ, ta đã có hai tay, hai chân. Cũng vậy, đi bộ là điều tự nhiên bởi vì đôi chân của ta sẽ phát triển thành cứng cát hầu giúp ta đi bô được. Ngược lại, nếu ta mọc cánh thì đó là điều “siêu nhiên,” lý do là cha mẹ ta không hề có cánh bao giờ. Cũng thế, nếu không nhờ máy móc mà ta vẫn bay lên được thì đó là điều “siêu nhiên” rồi. Bởi không có cánh thì làm sao bay? Mầu da là điều tự nhiên theo nghĩa này. Nó trực tiếp mô phỏng theo mầu da của cha mẹ ta. Hấp lực đồng phái cũng có thể là tự nhiên theo nghĩa này (cho dù vẫn còn phải chứng minh thêm).

Bây giờ ta đi qua tiền đề kế tiếp: “Điều tự nhiên thì tốt đẹp, thiện hảo.” Rất hợp lý! Bởi lẽ có hai tay, hai chân thì quá tốt; rồi đi bộ bằng hai chân của mình thì cũng quá tốt. Ta thử gẫm xa hơn một chút xem sao. Đi bộ bằng hai chân của mình thì tốt thật, thế nhưng đạp lên chân người khác, hay dẵm lên một cái gì lẽ ra không nên thì có còn tốt nữa không? Bởi vì nếu có chân thì sẽ đi bộ được, hay dẫm đạp được. Cũng vậy, dùng tay để cầm bánh mì “Phát Trí” mà ăn thì còn gì tự nhiên hơn. Nhưng nếu dùng tay để đấm phù mỏ một ai đó (do ảnh hưởng của trận đấu thế kỷ tuần qua) thì có còn tự nhiên nữa không? Điều ta nhận được từ cha mẹ từ thuở lọt lòng đã đem cho ta nhiều khả năng, nhưng ta có thể sử dụng nó cho việc tốt hay cho việc xấu. Như vậy, nếu “tự nhiên” có nghĩa là “điều ta nhận được từ cha mẹ từ thuở đầu thai, hoặc từ đó mà phát triển ra,” thì tiền đề thứ hai đã sai: điều ta có được từ khi sinh ra thì tự nhiên, thế nhưng điều tự nhiên không tất yếu phải là thiện hảo, nói khác đi, điều ta có từ khi sinh ra thì chẳng tốt cũng chẳng xấu. Xấu tốt là do ta đã chọn lựa làm gì với điều ta có từ khi sinh ra đó.

THỨ BA: Đôi khi ta bảo một điều gọi là tự nhiên khi nó làm cho ta khỏe khoắn. Theo nghĩa này, “tự nhiên” đối nghĩa với “phản tự nhiên.” Định nghĩa này rắc rối nhất, bởi lẽ sức khỏe không phải là một thực tại mà ta có thể đo lường hay lượng hóa một cách thực nghiệm được, như trong trường hợp của “diễn biến bình thường” (tỉ như chứng Tam Nhiễm Sắc 21 và hấp lực đồng tính mà TTKSDB đã cho thấy), hoặc việc quan sát điều nằm trong tầm khả năng của ta (như ta có kinh nghiệm hàng ngày).

Theo Cơ Quan Sức Khỏe Thế Giới (WHO) thì “Sức khoẻ là một tình trạng hoàn toàn khả quan về thể lý, tâm trí và xã hội, chứ không phải chỉ là tình trạng vắng bóng bệnh hoạn hay khuyết tật.” Cho dù ta có thể đo được nhiệt độ hay áp huyết của một ai đó để xem có nhiễm bệnh nạn gì chăng, nhưng ta không thể lượng hóa sự khỏe khoắn của người ấy được.

Không lượng hóa được sức khỏe, làm sao ta biêt được mình khỏe? Một phương cách để xem mình có khỏe không là tự hỏi xem mình có cảm thấy khỏe không. Đây là ý kiến bình dân, vốn thường được dùng bênh vực cho HNĐP, nhưng điều này có vấn đề: thử tưởng tượng đã khá lâu rồi bạn không thấy khỏe khoắn ở một nơi nào đó trong thân thể mình mà bạn không hề biết làm gì hơn. Trong trường hợp này bạn sẽ mắc phải sai lầm là coi tình trạng “không khoẻ khoắn” này là bình thường—y như một người mắc bệnh hen suyễn cứ tưởng rằng ai cũng phải ho hen khó thở như mình. Do đó, ta cần phải vượt xa hơn chính mình để nhìn vào toàn thể nhân loại này, trải dài qua dòng lịch sử. Nói chung, dưới đây là bốn điều thiện hảo ai cũng phải dựa vào để có thể phát triển: (1) Tự bảo tồn, (2) Sinh con cái và nuôi dậy chúng, (3) Vun trồng đời sống tâm linh, (4) Sống trong xã hội.

Triết học cổ điển gọi bốn điều này là “thiện hảo tự nhiên,” bởi vì nếu tự nhiên có nghĩa là “khỏe khoắn,” thì đó chính là bốn điều con người muốn tìm kiếm ngõ hầu duy trì được sức khỏe thể lý, tâm trí, và xã hội. Chỉ có điều (2), tức “sinh con cái và nuôi dậy chúng” là được thêm vào trong định nghĩa của WHO về sức khỏe, bởi vì WHO chỉ nói đến sức khỏe cá nhân chứ không nói đến sức khỏe của loài người và của xã hội xét như một toàn thể.

“TỰ NHIÊN” CÓ NGHĨA LÀ HƯỚNG VỀ SỰ KHỎE KHOẮN

Giờ đây, ta lại trở về với câu hỏi đầu tiên: có phải ta được sinh ra thế nào là điều tự nhiên chăng? Nếu “tự nhiên” đồng nghĩa với “khỏe khoắn” thì ta được sinh thế nào là điều tự nhiên NẾU, và CHỈ KHI NÀO nó hướng về sự khỏe khoắn thể lý, tâm trí, và xã hội. Hãy trở lại thí dụ về mầu da. Mầu da đến từ độ tập trung của chất melanin nơi biểu bì, nó hướng về sự thiện hảo là tự bảo tồn bằng việc hấp thụ tia cực tím (UV). Trong mức độ ta có đủ lượng mêlanin thích hợp trong biểu bì để hấp thụ tia cực tím (điều này phần đông ai cũng có, bất kể là mầu da nào), thì mầu da ta mang từ lúc lọt lòng mẹ thì “tự nhiên” bởi vì nó hướng về sức khỏe thể lý. Tuy nhiên, nếu chẳng may, ta mắc một dị chứng nào đó về da, tỉ như bạch tạng chẳng hạn, khiến ta thiếu mất lượng melanin trong da để hấp thụ tia cực tím (điều ta phải có, đúng theo diễn biến bình thường), thì mầu da của ta trở thành “bất bình thường,” bởi vì nó không hướng về sự khỏe khoắn thể lý. Cần lưu ý đến điều này: ta nói bạch tạng là “bất bình thường,” “không hướng về sự khỏe khoắn,” chứ không hề nói bạch tạng là “xấu.” Lý do là thế này: “Tốt” và “Xấu” là từ ngữ chỉ áp dụng cho các hành động mà thôi. Mang chứng bạch tạng không phải là tốt hay xấu, đúng hơn, người mang chứng bạch tạng vẫn có thể làm điều tốt hay xấu, y như bất kỳ ai khác.

Điều này áp dụng đúng cho những ai mang nặng hấp lực tính dục. Như trên đã nói, điều ta có từ thuở mới sinh thì không tốt, không xấu. Nó chỉ có đó thôi. Cảm nhận mà ta mang lấy khi sinh ra không hề khiến ta gần hay xa hơn về mặt sức khỏe, nhưng hành động thì có. Chính bởi vì có một khác biệt lớn giữa một bên là cảm thấy mình bị hối thúc làm một điều gì và một bên là thực sự tra tay làm việc đó. Tỉ như, có ai đó nói một lời khiến bạn tức giận. Bạn không thể làm được gì đối với cảm thức về tức giận. Nhưng bạn hoàn toàn có tự do chọn lựa làm gì: tránh xa người đó, yêu cầu người đó giải thích cho câu nói xúc phạm, hoặc đấm phù mỏ cho bõ tức. Tránh xa hay yêu cầu giải thích có thể không làm bạn hả giận, thế nhưng, phải chăng bạn chỉ có một lưạ chọn duy nhất là đấm cho nó phù mỏ chăng? Hẳn là không. Bạn không hề bị buộc phải hành động theo cảm thức, rất nhiều khi không làm thì tốt hơn. Điều này áp dụng đúng cho hấp lực tính dục. Khi vào phòng của một ai đó mà bạn cảm thấy có hấp lực tính dục mãnh liệt với họ, thì bạn không buộc phải giao hợp với họ. Bạn có rất nhiều chọn lựa khác.

Ngay cả khi cảm thức không hề là tốt hay xầu, ta vẫn có thể gọi nó là “có trật tự” hay “bất trật tự” tùy theo nó có thúc đẩy bạn muốn làm một điều gì đó “hướng về sự khỏe khoắn thể lý, tâm trí, và xã hội” chăng. Hấp lực tính dục, cũng y như mầu da, thông thường vần được điều hướng về một điều gì lành mạnh: là sinh con đẻ cái và nuôi dậy chúng. Trong mức độ chúng ta cảm nghiệm được hấp lực tính dục cần thiết cho việc tăng gia sinh sản (mà theo thống kê của TTKSDB nói trên, nhân loại có tới 98 phần trăm số người có cảm nghiệm này), thì hấp lực tính dục phải nói là “có trật tự” bởi vì nó khiến ta muốn làm một điều gì đó để góp phần cống hiến cho sức khỏe nhân loại. Nếu như thiếu mất hấp lực này, ta có đủ lý do bảo rằng hấp lực tính dục là “bất trật tự” hoặc “phản tự nhiên,” bởi vì nó không hề góp phần thăng tiến sức khỏe loài người.

MẦU DA VÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC KHÁC NHAU THẾ NÀO?

Nếu “tự nhiên” đồng nghĩa với “tốt cho sức khỏe,” và cái gì tốt cho sức khỏe thì hướng tới sự tự bảo tồn, sinh con đẻ cái và nuôi dậy chúng, cũng như vun trồng đời sống tâm linh, và sống trong xã hội, thì bất kỳ mầu da từ thuở cha sinh mẹ đẻ nào chăng nữa cũng đều là tự nhiên cả, bởi vì nó góp phần xây dựng sức khỏe thể lý, trong khi đó, hấp lực đồng tính thì phản tự nhiên, bởi lẽ nó đưa ta xa rời sức khỏe của loài người . Do đó, nếu bạn đi theo luận cứ về hôn nhân xét từ khía cạnh mầu da, thì luận cứ đó chặt chẽ trong mọi trường hợp. Còn nếu ta bàn luận về hôn nhân xét từ khía cạnh hấp lực đồng tính, thì mọi sự đều tan rã hết.

Sinh con đẻ cái không chỉ là một tiến trình sinh học thuần túy. Sinh học 101 cho ta biết rằng ta không thể tự mình mà sinh sản được. Muốn sinh sản, phải có một hành vi tính dục với một người khác phái. Vì thế, hành vi sinh sản không chỉ là tiến trình đem tinh trùng đến với trứng để tạo ra một phôi thai; nó còn là (và nhất là) đem hai con người lại gần ôm ấp nhau. Lại nữa, khi tinh trùng và trứng đã tạo ra phôi thai, thì thai nhi không hề là một tế bào cô độc không có tương quan gì với thế giới; thai nhi được định nghĩa là một chuỗi những tương quan: trước hết là với người mẹ, là nguồn nuôi dưỡng và đỡ nâng chính yếu; tiếp đến là với người cha, và qua cha mẹ, với phần thế giới còn lại: chú, bác, cô, dì, anh chị em, v.v… Có nghĩa là, hành vi sinh học của việc sinh con không chỉ góp phần xây dựng sức khỏe loài người; mà còn góp phần cho sức khỏe xã hội nữa, bởi nó thiết lập nền tảng căn bản của mối giao tiếp vốn hình thành viên đá góc xây dựng xã hội (xem Giáo Lý Công Giáo, # 2207). Bởi thế, một hấp lực tính dực có trật tự thì không chỉ liên quan đến sinh học; mà còn liên quan đến xã hội nữa. Nó không chỉ hướng về việc sinh con đẻ cái, mà còn hướng tới việc nuôi dậy chúng nữa, mà việc này được thực hiện cùng với người đã hợp tác để sinh ra chúng, và qua đó, góp phần kiến tạo xã hội con người.

Hôn nhân là như thế đó. Như đã nói, hôn nhân không phải là điều mà chính phủ hay tôn giáo tác tạo ra, và vì thế, không phải là điều chính phủ hay tôn giáo có thể thay đổi được. Đó là điều mà con người, trải qua bao dòng lịch sử, đã khám phá đi, khám phá lại về bản chất của sức khỏe, của nhân vị, và của xã hội con người, chỉ bằng cách hợp lý hướng tầm nhìn vượt qua chính mình, vượt qua những cảm nhận, và những tình huống. Ta cần hiểu rõ điều TCPV duyệt xét vào ngày 28 tháng 4. Vấn đề trước mắt các “đấng tối cao” này không phải là liệu xem những người mang nặng hấp lực đồng tính có quyền (hay không) bước vào trong mối tương quan vốn tạo thành viên đá góc xây dựng xã hội con người. Chính họ là những người có hoàn toàn tự do như bất kỳ ai để bước vào mối tương quan ấy, và chẳng có ai nói gì ngược lại cả. Điều đó có nghĩa là đi vào trong mối tương quan với một người khác phái, nhưng vì những lý do nào đó, họ đã không muốn làm.

Đúng hơn, vấn đề trước mắt “các đấng tối cao” là liệu xem chính phủ có được quyền thể chế hoá một thứ tương quan khác, được xây dựng trên một cảm nhận bất trật tự, khiến cho người ta muốn thực hiện các hành vi vốn không thể nào đưa tới việc sinh sản, cũng như không thể nào kiến tạo được một mạng lưới tương quan trên đó xã hội được xây dựng, và vì đó, nó mang tính “phản tự nhiên” đúng nghĩa nhất. TCPV của xứ Hoa Kỳ này sẽ gây ra một thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội Mỹ nếu “các đấng tối cao” cố tình áp đặt một thứ thể chế phản tự nhiên trên đầu trên cổ nhân dân, và giả ngơ giả điếc coi như không có gì khác biệt giữa cái nguyên thủy và cái ngụy tạo.

Mother’s Day 2015

Nguyễn Kim Ngân
 
Văn Hóa
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Có Chúa Vôi Nồng
Nguyễn Trung Tây
04:01 10/05/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Có Chúa Vôi Nồng


□ Chuyện thời bây giờ kể rằng, ở thung lũng điện tử Silicon, San Jose, California của Hoa Kỳ có một đôi vợ chồng, con trai tên Bòn, bốn tuổi, con gái tên Bon, mười tháng. Chồng là Kỹ Sư điện. Vợ làm Assembler trong hãng điện tử. Cả hai vợ chồng là những thành viên trung thành trong Ban Giáo Lý giáo xứ Việt Nam.

Xin hãy làm trầu không,
Để tình mình xanh mãi,
Xin hãy làm cau tròn,
Để ngọt ngào yêu nhau.

Xin có Chúa vôi nồng,
Đề tình mình đỏ thắm
Thắm tình anh yêu em,
Đỏ tình em vợ anh...

NTT




Chiều Nhật của những bà mẹ đã tới, Bòn đứng trước cửa phòng mẹ, gõ cánh cửa, cóc, cóc,

— Mommy! Mommy ơi! Bố nói mommy lè lẹ lên một chút. Bố đói bụng lắm rồi!

Vợ nói vọng ra,

— Bòn ơi! Con nói với bố đợi mommy một phút, một phút nữa thôi nhé, please.

Chồng từ ngoài phòng khách, nói vọng vào,

— Vợ tôi đẹp sẵn rồi, trang điểm thêm làm chi cho tốn phí son phấn...

Bên trong yên lặng không tiếng đáp trả. Chồng sốt ruột ngáp, giơ tay nhìn kim đồng hồ, miệng nhắc nhở,

— Hôm nay tiệm đông người lắm. Mình tới trễ, coi chừng mất bàn…

Bên trong, vợ lại năn nỉ,

— Một phút nữa thôi, please...

Chồng bế bé Bon trên tay nhún vai, miệng nói với con trai,

— Hôm nay ngày của mommy, ba bố con mình tặng cho mẹ con thêm một phút nữa thôi nhé, một phút nữa thôi, đồng ý không?

— …

Một phút đều đặn của sáu mươi giây rồi cũng đã trôi qua. Ba bố con vẫn còn đứng ở giữa phòng khách tiếp tục ngớ ngẩn đợi chờ.

Hai phút nữa lại trôi qua.

Năm phút phù du ghé vào phòng khách liếc nhìn bộ mặt thiểu não của chồng và của con. Chồng nhìn đồng hồ, lần này thiệt tình sốt cả ruột. Chồng sốt ruột,

— Năm phút rồi đấy nhé…

Cánh cửa gỗ vẫn im lìm. Ba bố con thằng Bòn ngồi xuống ghế, mặt bố buồn thiu, miệng con ngáp dài. Thằng Bòn than,

— Bố ơi, con đói bụng...

Thời gian tiếp tục nhịp đếm. Một phút, hai phút, bốn phút. Lần này cả ba bố con cùng ngáp chỉ đề vừa kịp nhìn thấy vợ từ trong phòng bước ra, với chút phấn hồng trên hai gò má, với váy đầm màu nâu đậm, và áo sơ mi (fashion vải nhún) xanh xanh màu xanh non lá chuối. Nhìn thấy mẹ tươi đẹp với mùi nước hoa thơm nhè nhẹ, thằng Bòn quên cả đói, hứng chí nhảy tưng tưng,

— Mommy đẹp quá! Mommy thơm quá!

Chồng đứng đằng sau, lấy tay đẩy đẩy lưng con trai ra hiệu. Chợt nhớ tới vai đã được đạo diễn bố tập dượt kỹ càng, thằng Bòn hét to, tay đưa ra gói quà dấu sau lưng,

— Happy Mother’s Day!

Vợ trợn mắt nhìn, cúi xuống nhận gói quà từ tay con trai. Chồng cầm tay bé Bon giơ lên vẫy vẫy, nói hộ cho con gái,

— Bé Bon cũng nói, “Happy Mother’s Day”.

Tới phiên chồng,

— Happy Mother’s Day.

Chồng bấm vào lưng thằng Bòn. Nhận được dấu hiệu của đạo diễn, diễn viên thằng Bòn đóng tròn vai,

— Mommy ơi, cám ơn mommy là mẹ của con...

Chồng nói với bé Bon,

— Bé Bon cũng nói với mẹ, “Mẹ ơi, cám ơn mẹ đã là mẹ của con”. Nói, nói đi…

Bé Bon nhìn miệng bố, nhìn mẹ, không hiểu chi, nhưng toét miệng cười toe. Chồng đưa cho vợ món quà,

— Đây là quà của ba bố con tặng mẹ.

Vợ rút ra từ gói quà một cái khăn choàng cổ màu xanh Đức Mẹ,

— Khăn này anh cậy cục nhờ người ta mua hộ cho đó. Ở mãi tận bên Nazareth lận.

Vợ o tròn miệng, quàng khăn vào cổ,

— Really? Bố nói thật hay nói giỡn chơi đó? Đẹp quá anh ơi. Anh nhìn coi, em quàng cái khăn cổ Đức Mẹ vào nhìn đẹp quá hả. Anh cho em một phút nữa thôi được không?

Vợ dợm bước, tính quay lại vào phòng. Chồng lắc đầu quầy quậy,

— Nope, nope! Thôi, thôi anh lậy em. Một phút nữa của em là nhà hàng đóng cửa luôn. Bố con nhà mình là thúi hẻo luôn. Cho tôi xin…

Vợ dừng lại bước chân, toét miệng cười,

— Well, khăn đẹp thật. Anh đến là biết ý của em.

Chồng ngứa mình, móc giò lái nhè nhẹ,

— Sướng nhé! Vậy còn dám càm ràm than thở là sao ông chồng của tôi không còn ga-lăng như hồi mới cưới nữa hay không?

Đụng tới vết thương lòng vẫn còn sưng đỏ chưa mọc da non, vợ sừng cổ cò, quên mất ngày hôm nay là ngày của Từ Mẫu, nói ngay,

— Thế mà cũng nói được!... Em nói bao giờ?

Chồng sửng cổ cò, nhắc nhở,

— Nè, nè, đừng có quên. Mới tháng trước thôi, hôm ăn đám cưới của chị Liên, lúc ở nhà hàng đó.

Vợ lắc lắc đầu, thanh minh thanh nga,

— Bữa hôm đó em không có nói như vậy. Em chỉ nói là…

Thấy bố và mommy có vẻ “quyến luyến”, nhất định không muốn dứt “chuyện”, thằng Bòn đứng bên cạnh nắm áo bố giật giật, tay ôm bụng, mặt nhăn lại,

— Bố ơi, con đói bụng quá bố ơi!

Cả hai vợ chồng nhìn nhau. Tự nhiên cả hai cùng tung tóe toét miệng cười toe toe. Những thớ thịt căng thẳng trên hai khuôn mặt chùng xuống. Chồng đưa ra nhánh hồng nhung nụ đỏ tươi tặng vợ,

— Happy Mother’s Day!...

Vợ e lệ, mặt đỏ ửng hồng cúi đầu nhận hoa, nói,

— Cám ơn ông xã!



Lời Nguyện

Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã ban cho chúng con những người mẹ ngọt ngào, một đời hy sinh, dầm mưa giãi nắng, cực khổ vì chồng vì con.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Riêng Tư
Tấn Đạt
21:33 10/05/2015
PHÚT RIÊNG TƯ
Ảnh của Tấn Đạt
Làm người là “làm” cái chi?
Làm chi? Chưa biết. Làm gì? Chưa hay.
Làm người ôi khó lắm thay!
(Trầm Tĩnh Nguyện)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 05/05 –11/05/2015: Nepal điêu tàn vì động đất
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:43 10/05/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Người Công Giáo Pháp tổ chức các hoạt động giúp đỡ và kêu gọi chú ý đến tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq

Người Công Giáo tại Pháp đã có những hoạt động kêu gọi công luận chú ý đến tình cảnh bi đát của các tín hữu Kitô Iraq. Bên cạnh đó, họ còn thực hiện những vận động pháp lý để ban cấp quy chế tị nạn cho anh chị em Iraq.

Pascal Vigneron, chủ tịch một nhóm hỗ trợ cho các Kitô hữu Trung Đông cho biết:

“Từ tháng Sáu năm ngoái, các Kitô hữu tại Mosul đã phải bỏ nhà cửa chạy đến Erbil thủ đô của Iraq Kurdistan để xin tị nạn. Tại đây có Lãnh sự quán Pháp và lãnh sự quán đã tràn ngập những yêu cầu thị thực cho tất cả những người tị nạn. Chúng tôi đã và đang vận động để giúp họ”

Oday Alkatub, một người Công Giáo Chanđê tị nạn cho biết:

“Tôi đã đến Pháp ngày 20 tháng 9 năm 2014. Từ Erbil bay thẳng đến Charles de Gaulle và cuối cùng định cư tại Lourdes.”

Anh cho biết thêm:

“Ở thành phố quê hương của tôi, trong số 50,000 dân, 95% theo Công Giáo. Hôm nay, chỉ còn 0%”

Anh Amer cũng là một người tị nạn Iraq nói:

“Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó thành phố và làng mạc của chúng tôi sẽ được trả tự do và mọi người sẽ có thể trở về và đòi lại tài sản của họ và sống cuộc sống bình thường như trước đây.”

2. Video phỏng vấn một linh mục trở thành siêu sao ca nhạc toàn cầu ở tuổi 62

Sự nghiệp ca nhạc bất ngờ đã đến với cha Ray Kelly, năm nay đã 62 tuổi, đang coi sóc một giáo xứ ở làng quê Old Castle, bên Ái Nhĩ Lan.

Mười hai tháng trước đây, cha Kelly đã hát bài Hallelujah của Leonard Cohen trong một lễ cưới của một cặp vợ chồng trong giáo xứ nhỏ của mình 100 km về phía tây bắc của Dublin. Cha vẫn thường hát như vậy trong các lễ cưới để diễn tả sự vui mừng của Giáo Hội trước mối lương duyên được Chúa chúc phúc. Cha thường không “tặng” cho các đôi tân hôn những bài giảng dài, nhưng cha hát để chúc mừng họ và bày tỏ lòng trân trọng của Giáo Hội trước một gia đình mới được thành lập.

Cha vẫn thường làm như thế, tuy nhiên, lần này cặp tân hôn này đã tung phần cha hát trong thánh lễ hôn phối của họ lên YouTube. Video đó nhanh chóng được nhiều người xem, đến nay đã được 42 triệu người xem và trung bình mỗi ngày có thêm 35,000 người xem.

Trong thánh lễ ở làng quê Old Castle của cha, người ta bắt đầu thấy những người lạ. Họ là những người hâm mộ tiếng hát cha từ bốn phương trời.

Một studio thu thanh dã chiến được thành lập với sự trợ giúp của anh chị em trong giáo xứ. Và Universal Music lập tức ký hợp đồng với cha để xuất bản một dĩa platinum ở Hoa Kỳ và ngày 4 tháng 5 bắt đầu được phát hành rộng rãi tại Úc.

Cha Kelly nói với phóng viên AFP:

“Thật là điên. Tôi không bao giờ nghĩ điều này sẽ xảy ra ở giai đoạn này của cuộc đời tôi. Tôi đã nghĩ đến việc về hưu và bây giờ bất ngờ tôi lại có một sự nghiệp âm nhạc.”

Đây là những gì cha Kelly nói trong video phỏng vấn của AFP

Cha Ray Kelly:

“Chẳng bao lâu sau khi bài Hallelujah được tung lên YouTube, tôi nhận được những cú điện thoại và email từ khắp nơi trên thế giới để cử hành các lễ cưới tại Mỹ, Úc, Croatia, Nam Phi và mọi người muốn tôi bay đến bốn phương trời.”

“Thật bất thường khi thấy một linh mục Công Giáo, trước hết là ca hát trên bàn thờ, thứ hai là nhấp nháy đôi lông mày của mình và nháy mắt với cô dâu và chú rể. Bình thường ra thì tôi cũng không làm như thế đâu, nhưng trong trường hợp cụ thể này, tôi nghĩ rằng tôi làm thế bởi vì tôi có thể thấy họ cảm động thế nào khi đang ngồi trên ghế.”

Cha Kelly cho biết câu chuyện xảy ra thế nào sau khi bài Hallelujah trên YouTube đã có số người xem lên đến mấy chục triệu người.

“Sony Music và Universal Music đã gọi cho tôi và các đại diện của họ ở Ái Nhĩ Lan xuống gặp đây tôi trò chuyện và đề nghị những hợp đồng thu âm.”

Cha Kelly cũng được mời xuất hiện trong những show truyền hình, một điều có lẽ các đấng bản quyền có thể hơi băn khoăn. Tuy nhiên, cha Kelly cho biết:

“Đức Giám Mục Michael Smith rất ủng hộ và khích lệ tôi. Sau thành công vang dội trong chương trình Late Show vào ngày 11 Tháng 4 vừa qua, ngài gọi điện cho tôi và chúc mừng tôi và hỏi ‘Đã có bao nhiêu lượt truy cập cái show của cha rồi?’ tôi nói ‘11 triệu.’ Ngài đáp lại ‘Lạy Chúa tôi, xin Chúa chúc lành cho chúng ta!’”

3. Nhiều di sản văn hóa thế giới bị hủy diệt trong trận động đất tại Nepal

Một số ngôi chùa nổi tiếng nhất trên thế giới đã bị chôn vùi trong đống đổ nát sau trận động đất ngày 25 tháng Tư.

Patan Durbar là một trong số các di sản thế giới ở Kathmandu đã bị phá hủy trong trận động đất 7.8 độ richter. Đây là một điểm nóng du lịch, và cũng là trái tim của cộng đồng địa phương

Ông Sujan Shrestha, chủ một cửa hàng cho biết:

“Tôi sinh năm 1987, tôi đã lớn lên ở đây, và công việc của tôi cũng ở đây. Hàng chục lễ hội được tổ chức hàng năm dưới những hàng cột được trạm trỗ này. Do đó, bất chấp sự tàn phá khốc liệt, nhiều người vẫn làm việc chăm chỉ, cố gắng để cứu vãn những gì có thể.”

Prakash Sharma, Phó Giám Đốc công an thủ đô Kathmandu nói:

“Mỗi vật thể ở đây đều quan trọng với những đặc điểm và giá trị của nó, ngay cả khi nhìn vào chúng ta thấy nó chẳng khác gì một miếng gỗ cũ. Những vật này rất cổ xưa và đầy nghệ thuật. Những viên gạch này quá cũ vì vậy chúng tôi đang lấy ra những vật quan trọng và đưa đến một chỗ an toàn và những miếng gạch lịch sử này được xếp thành một đống riêng. “

Năm 1934 một trận động đất đến 8 đô, Richter đã tàn phá 3 thành phố của Nepal. Do đó, nhiều người ở Kathmandu hy vọng rằng thành phố cổ xưa của họ sẽ lại một lần nữa được phục hồi.

4. Biểu tình đòi xóa bỏ nạn nô lệ tại Mauritania

Mauritania là quốc gia toàn tòng Hồi Giáo nằm ở Tây Bắc Phi Châu, bắc giáp Algeria, Nam giáp Senegal và Tây giáp Mali. Đây có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới trong đó nạn nô lệ dù đã được chính thức xóa bỏ vào năm 1981 vẫn là thực tế hiển nhiên trong đời sống xã hội.

Điều oái oăm là những người nô lệ là những người thuộc sắc dân Haratin (hay còn gọi là người Moor đen) và người Phi Châu bản địa lại chiếm đa số dân; cụ thể là hơn 70% trong tổng số 3.5 triệu dân. Khối đa số người Phi Châu này bị buộc phải làm nô lệ - theo đúng nghĩa đen của từ này – cho khối thiểu số người Ả rập. Từ ngày 29 tháng Tư năm ngoái, họ bắt đầu những cuộc biểu tình đòi bình đẳng, bình quyền với người Ả rập.

Said Hamody, lãnh đạo cuộc biểu tình nói:

“Chúng tôi đang yêu cầu chính phủ và các tòa án chấm dứt tình trạng nô lệ, phân biệt đối xử, bảo vệ sự thống nhất quốc gia, độc lập, bình đẳng, tự do”

Samory Ould Beye, nguyên đại sứ của Mauritania nói:

“Cuộc diễu hành này diễn ra vì chúng tôi cảm thấy đây là thời điểm cần tố cáo về thực trạng nô lệ và những bất công mà cộng đồng này đã phải chịu từ khi Mauritania được thành hình.

Mọi người đều biết rằng người Haratin chiếm đa số tại quốc gia này, nhưng họ lại chịu nhiều thiệt thòi, trong tất cả các khía cạnh, chính trị, kinh tế, xã hội. Chúng tôi phản đối và yêu cầu chấm dứt những điều này ngay lập tức. Chúng tôi phản đối tất cả các thứ chính trị và ý thức hệ đang cố gắng biến người Haratin thành một thứ công cụ thuận tiện cho một nhóm thiểu số được độc quyền làm giàu ở đất nước này.”

5. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê suy tư về tội diệt chủng người Armenia và sự hững hờ trước tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq

Đức Hồng Y Louis Raphaël Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Iraq, đã bày tỏ những lo ngại của ngài trước một thế giới thống trị bởi một thứ chính trị lắt léo, mạnh được yếu thua.

“Một trăm năm trước đây, tại sao thế giới này đã không đối phó với vụ thảm sát khủng khiếp người Armenia một cách thích hợp?”, ngài nêu câu hỏi.

“Và ngày hôm nay, sau một trăm năm, bất chấp sự tiến hóa của các phương tiện truyền thông, tại sao thế giới không nghiêm túc phản ứng trước thảm kịch của 120,000 Kitô hữu Iraq bị bứng khỏi các thị trấn và ngôi nhà của mình, trước những bi kịch của Syria và trước các tội ác chống lại các tín hữu Kitô Coptic và Ethiopia là những người đã bị tàn sát tại Libya?”

6. Một Giám Mục cảnh cáo về sự có mặt của khủng bố Hồi Giáo IS tại Benin

Sự hiện diện của các thành phần khủng bố Hồi giáo có thể cảm nhận được tại Benin, Đức Tổng Giám Mục Pascal N'Koue của tổng giáo phận Parakou đã đưa ra lời cảnh cáo như trên với thông tấn xã Fides.

Đức Tổng Giám Mục Pascal, là tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Benin, cho biết thêm “Sự xâm nhập của thứ Hồi giáo cực đoan vào Hồi giáo truyền thống châu Phi đang ngăn cản người Hồi giáo và người không theo đạo Hồi sống chung với nhau một cách hòa bình.” Ngài cho biết đã có những thế lực bên ngoài, được tài trợ bởi các nguồn tài chính Arab, kích động người Hồi Giáo địa phương đưa ra các thông điệp chống Kitô giáo rất dữ dội.

Đức Tổng Giám mục N'Knoue cho biết thêm là các cuộc bầu cử quốc hội ở Benin đã diễn ra “trong một bầu không khí bình tĩnh” với vài khó khăn. Bầu không khí chính trị đã căng thẳng sau khi có những lo ngại rằng Tổng thống Thomas Boni Yayi sẽ tìm cách sửa đổi hiến pháp để cho phép mình làm thêm một nhiệm kỳ thứ 3.

Các giám mục tại Benin đã phản đối sự thay đổi hiến pháp này.

7. Bất chấp những nguy hiểm, nhiều người vẫn tiếp tục hành hương Thánh Địa

Opera Romana Pellegrinaggi, gọi tắt là OPR, là một tổ chức tài trợ cho các cuộc hành hương tại Thánh Địa và các trung tâm hành hương trên thế giới. Tổ chức này cho biết bất chấp những nguy hiểm ngày càng gia tăng vì xung đột trong vùng, nhiều đoàn hành hương vẫn hướng về Thánh Địa, đặc biệt là trong Tuần Thánh vừa qua.

Đức Ông. Liberio Andreatta, người đứng đầu của OPR, nói với thông tấn xã ANSA rằng hơn 75% các cuộc hành hương được tài trợ bởi OPR có liên quan đến các chuyến thăm Israel, Jordan, và các vùng lãnh thổ Palestine. Ngài hy vọng rằng miền Nam Iraq sớm được thêm vào danh sách các cuộc hành hương.

Theo Đức Ông, những người hành hương đi du lịch đến những vùng đất này không chỉ cung cấp những hỗ trợ kinh tế cho người dân địa phương, mà quan trọng hơn, còn thể hiện tình đoàn kết với các nhóm thiểu số Kitô hữu đang sống giữa muôn vàn thử thách.

Đức Ông Andreatta nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện diện Kitô giáo đặc biệt tại Thánh Địa. Các cuộc xung đột Israel-Palestine sẽ càng khó vượt qua hơn nếu không có sự hiện diện của các Kitô hữu. Ngài lập luận: “Israel và Palestine là hai chân của một cái bàn: Cái bàn mà chỉ có hai chân thì không đứng vững. Sự hiện diện của Kitô hữu địa phương và của những người hành hương Kitô giáo là chân thứ ba và chân thứ tư”

8. Đức Hồng Y Leonardo Sandri so sánh sự dửng dưng và thụ động của cộng đồng quốc tế với thái độ của Philatô

Một nữ tu Công Giáo người Iraq đã bị từ chối cho phép nhập cảnh vào Mỹ, nơi chị được mời để điều trần trước một Ủy ban Quốc hội về tình cảnh của các Kitô hữu trong các vùng do cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” kiểm soát.

Chị Momeka, nữ tu Dòng Đa Minh, đã xin visa để thăm Hoa Kỳ trong một tuần, trong thời gian đó chị đã sắp xếp để trình bày trước các ủy ban của Quốc hội, các quan chức trong guồng máy hành pháp Hoa Kỳ, và các tổ chức phi chính phủ ở Washington. Đơn xin thị thực của chị đã được cẩn thận đính kèm một lá thư từ Trường Cao đẳng Babel ở Erbil, Kurdistan, xác nhận rằng chị vẫn còn hợp đồng giảng dạy tại trường này trong năm học tới.

Tuy nhiên, đơn xin thị thực nhập cảnh của chị đã bị tòa lãnh sự Mỹ tại Erbil cương quyết từ chối.

Bình luận về sự kiện này, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương, đã bày tỏ sự bất mãn của ngài trước sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế đối với số phận của các Kitô hữu ở Trung Đông.

Ngài nói rằng các Kitô hữu trong khu vực “xứng đáng nhận được sự đoàn kết của chúng ta, lòng biết ơn của chúng ta, và mọi hỗ trợ có thể”. Đức Hồng Y Sandri lưu ý rằng quân khủng bố trong cái gọi là Nhà nước Hồi giáo được “hỗ trợ với vũ khí tối tân và các nguồn tài nguyên khác từ nhiều phe phái khác nhau.”

Ngài so sánh “sự thờ ơ và thụ động” của cộng đồng quốc tế với việc rửa tay của quan Phongxiô Philatô trong cuộc thương khó của Chúa Kitô.

9. Tình trạng tuyệt vọng khiến người tị nạn chấp nhận liều mạng trên biển Địa Trung Hải

Ngày 19 tháng Tư, trên con tàu chở gần 900 người từ Lybia vượt Địa Trung Hải sang Ý, 850 người đã thiệt mạng, chỉ có 28 người được cứu.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã có một phiên họp khẩn cấp tại Brussels nhằm tìm ra một cách thức chấm dứt thảm hoạ nhân đạo đã cướp đi sinh mạng của ít nhất là 1750 người từ đầu năm đến nay. Quyết nghị sau cùng họ đưa ra khá tàn bạo là tăng cường hoạt động của các máy bay tuần tra trong khu vực và dội bom vào các con tàu khả nghi để ngăn cản người tị nạn đổ vào châu Âu.

Tuy nhiên, làn sóng người tị nạn vượt Địa Trung Hải sang Âu Châu vẫn không ngơi.

Mỗi năm, hàng nghìn du khách đổ xô đến thành phố cảng Alexandria ở Ai Cập, một nơi nghỉ mát rất được ưa chuộng vì các bãi biển đẹp và lịch sử phong phú của thành phố này.

Nhưng đối với một số người, nó chỉ đơn giản là một phòng chờ lớn.

Fares al-Bashawat đến đây với gia đình để thoát khỏi cuộc xung đột ở Syria.

Ngồi trong một căn phòng nhỏ của một chung cư, ông cho cậu con trai 10 tuổi của ông là Nemr thấy hình ảnh người mẹ và hai người chị của cậu bé giờ đây đang được hưởng một cuộc sống mới ở Ý.

Vợ và hai đứa con gái ông đã thực hiện một hành trình nguy hiểm qua Địa Trung Hải. Giờ đây Fares al-Bashawat và cậu con trai đang chờ tới lượt mình băng qua bão tố để vào Ý.

Fares al-Bashawat nói:

“Tôi rời Syria với vợ và các con gái của mình để bọn khủng bố không thể hãm hiếp họ, sau đó từ giã họ ở Ai Cập này. Tại sao tôi có thể làm như vậy? Chẳng thà họ chết trên biển trong danh dự hơn là chết ô nhục trong tay bọn người man rợ ấy.”

Cuối năm 2014, người tị nạn Iraq và Syria đã phải trải qua một mùa Đông giá buốt trước sự dửng dưng của cộng đồng thế giới. Vì thế, đã có sự gia tăng đột ngột những người di cư sẵn sàng mạo hiểm cuộc sống của họ trên biển để tìm nơi trú ẩn ở châu Âu.

Abu Baraa, một người tị nạn Syria khác, cho biết mánh khoé của anh để có thể đưa vợ và bốn đứa con sang Âu Châu vào năm ngoái. Mỗi người đi trên tàu phải trả 2,200 đô la một chỗ. Nhưng cứ khi nào anh dẫn mối cho 10 người thì anh có một chỗ miễn phí cho gia đình anh.

Abu Baraa nói:

“Tôi phải tìm đủ người tị nạn để tôi có thể gửi con tôi chung với họ. Cứ 10 người, thì có thể gửi thêm một cháu miễn phí.”

Vợ và 4 con anh đã đi thoát, một mình anh đang lang thang ở Ai Cập tìm đường đi chuyến chót.

Các nhà hoạt động nhân quyền lo lắng tình hình sẽ tồi tệ hơn, khi tới mùa cao điểm vượt biển.

Ahmed El-Chazly, một nhà hoạt động nhân quyền ở Alexandria nói:

“Khi thời tiết bắt đầu tốt hơn vào tháng Sáu, con số người di cư cố gắng vượt biển bắt đầu gia tăng đáng kể và tiếp tục như thế cho đến cuối tháng Chín. Con số người vượt biển trong mùa này tăng đều đặn hàng năm, nhưng năm nay, chúng tôi lo con số này sẽ tăng vọt”.

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 35,000 người tị nạn đã đặt chân đến miền nam châu Âu từ đầu năm đến nay.