Ngày 02-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Rice! Rice! Oh, Rice!
Nguyễn Trung Tây, SVD
06:51 02/06/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
The Corpus Christi Sunday, Year C
Rice! Rice! Oh, Rice!



Once I told a friend, “If you see me eating a bowl of hot noodles for breakfast, you don’t need to be a doctor, surely you can tell I don’t feel well. Perhaps, I have a cold or flu.”

You look at me, exhibiting a confused, perplexed, flummoxed face,

“Be real! You guys! You eat noodles for breakfast. I saw it in Saigon, in Hanoi, in Hue, everywhere, every place I had been through in Vietnam. Even I myself was served only with bowls of noodles for breakfast in fourteen consecutive days in Vietnam.”

You pause for one moment then raise your voice, “What are you talking about?”

You stop for one minute, I guess, to catch your breath, then return to the chat about the noodles served for breakfast,

“And when the time to serve lunch came, I entered the hotel’s dining room, expecting to enjoy my lunch, perhaps, served with a medium rare Beef steak, or a T-Bone Lamb, and potatoes, mashed or baked, it doesn’t matter! Being of Irish descent, I love potatoes. But, believe it or not, three bowls of rice were brought out to the table for my lunch. Rice! Rice! Oh, Rice. Rice was the only item served throughout the entire meal. Steamed rice! Fried rice! Sticky rice! Rice soup! Even the spring roll for entrée was made of rice. And seeing the dessert was brought to the table, I excitedly asked, ‘What’s it?’ The waiter bowed his head, politely saying, ‘Sir, it is the rice cake’… Well! Rice! Rice! Oh, Rice!”

(People can tell you become enthusiastically with the newly invented hymn, “Rice! Rice! Oh Rice”.)

“Waking up from my siesta,” you continue, “I went down to the dining room. The waitress in her Vietnamese outfit, they call Áo Dài, approached me, ‘Sir, can I take your order for your afternoon tea?’ ‘What do you have?’ ‘You have a choice of green tea or coffee.’ Oh, Tea! I love tea. I love green tea! I love the Oriental tea which the Oriental legend believes has the power to grant longevity to those who imbibe this heavenly tea (made from the leaves of the tea trees, grown on the top of a very high mountain, picked up by the monkeys with the white fur). This thought quickly flashed by and was processed in my mind. ‘Tea! Green tea, please!’ I replied, hoping I would be served with this special green tea. The waitress looked very young, 20? or 22?, with thick, long, smooth, sleek black hair, the typical texture of the Oriental hair that I love, disappeared. While waiting for my cuppa, I turned my eyes to the glassy windows of the room. The summer was clearly portrayed through the tropical sunny light, the very green leaves of the high palm trees, and the sticky air of the humid tropical atmosphere I could feel it. I allowed my mind to wander while waiting for the cuppa of green tea. Tomorrow I will be in Hue, and then Hanoi, Ha Long Bay… Ha Long Bay, my friends told me, was one of the best tourist places… My mind stopped wandering when I saw the shadows of my Oriental angel cast on the floor. She walked on her high heel shoes, amazingly, without causing a single sound… She was carrying on her arms, as I expected, a wooden tray on which a cup of green tea was placed. The tea was hot, I can tell, for a trail of white vapor was rising up from the cup. Next to the cup was, nevertheless, not a biscuit. ‘What is it?’ I pointed at the item. The young lady politely said, with a clear and articulate voice, ‘Sir, it is a rice cake.’”

Rice! Oh Rice! Oh Rice.

Before leaving my table, she smiled at me with a very typical Oriental smile, informing, “At 4 pm, there is a tour bus scheduled to take our tourists to a field to enjoy the sunset…”

“What field?” I was curious,

“Rice field, sir.” She added, “Our tourists always enjoy such scenery, a-rice-field-by-sunset scenery.”

And then dinner, tea time came, after the tour to the rice field by sunset. I hoped the chief had varied the menu. But, no! Rice, rice, oh rice. I was served with rice again.”

You cease for one moment. And then two… I think you finish singing the hymn, but “Oh, no”, you continue,

“You know what, Jesus’ famous saying, ‘I am the bread of life’ should have been read, ‘I am the rice of life’ in the Vietnamese culture.”

“Really…” I am surprised.

“What do you mean?” I ask.

“See, Jesus is a Jew. He eats bread. His people also eat bread. In the desert, he multiplies the bread for the hungry crowds. That’s why he declared, ‘I am the bread of life. Anyone who does not eat the bread of life granted from heaven will not have eternal life.’ You guys don’t eat bread. You eat rice! Rice! Rice! Oh Rice! If Jesus was born as a Vietnamese, he might have said, ‘I am the rice of life’,” you sound like a professor in a lecture!

“I see!!!” I exclaim and then admit, “What a profound statement! I have never thought about that until now.”

“So, if Jesus was born as an Irish man…” I challenge you.

“He might have declared, ‘I’m the potatoes of life,’” you respond.

“Well! What if he was born a Pacific Islander?” I wait for the answer.

“I’m the taro of life,” you answer without pausing for one minute.

“What if he was born as an Arrernte man?” I look at a young Arrernte man who is quietly praying to Ngkarte God in Ngkarte Mikwekenhe Chapel

“I’m the kangaroo of life,” you reply at once.

“Fantastic! It is very profound,” I delight.

“But are you sure, Jesus would come up with such a cultural response regarding his famous saying?” I checkmate you.

You stop and suddenly become quiet to fashion some sort of response. As I anticipate, you eventually open your mouth, saying,

“I am not sure! Jesus alone, Jesus himself will have the accurate answer for such a question.”

You continue, “Relying on the cultural context of Jesus’ famous saying, I have speculated and come up with many cultural responses. Full stop! End of sharing!”

We both burst into laugher, for, “End of sharing” is the saying that the member of the Bible Group recite at the end of their sharing during a Bible Sharing meeting.

I turn to you, “Can I ask for a favor?”

You become serious, “Depends on what kind?”

I stare at you, “Hakuna Matata! No worries! I told you, if you see me eating a bowl of noodles for breakfast, you know I might have a cold or flu. Right?"

You nod your head, “Yes, I remember.”

I refresh your memory, “And you immediately open your mouth singing the hymn, ‘Rice! Rice! Oh Rice!’ Right?”

“Yes. Continue please,” you act as you are relaxed.

“Can I speak now?” I become serious.

“Yes, please! Be my guest,” you invite me.

I say, “Well! I have eaten a bowl of cereal for breakfast for almost thirty years, since I first set my foot in the US in 1984. And now, 2013.”

The muscles on your face are no longer tightened, but loosened. You look at me. I look at you. All of sudden, we both burst into laughter.

“I see!” you smile.

We then both sing the hymn, “Rice! Rice! Oh Rice!”

Jesus, the bread of life.

Jesus, the rice of life.

Jesus, the potato of life

Jesus, the taro of life.

Jesus, the kangaroo of life.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
60 ngàn tín hữu đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha
Lm. Trần Đức Anh OP
09:40 02/06/2013
VATICAN. 60 ngàn tín hữu đã tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 2-6-2013.

Trong bài huấn dụ ngắn, Đức Thánh Cha đã diễn giải ý nghĩa lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, theo lịch chung tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngài cũng tái lên tiếng kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu kéo dài từ 2 năm nay ở Siria, trả tự do cho những người bị bắt cóc.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, mến chào anh chị em!

”Thứ năm vừa qua, chúng ta đã cử hành lễ kính Mình Thánh Chúa, lễ này tại Italia và các nước khác được dời vào Chúa Nhật hôm nay. Đây là Lễ Thánh Thể, Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.

”Bài Tin Mừng đề nghị với chúng ta trình thuật phép lạ bánh hóa nhiều (Lc 9,11-17); tôi muốn dừng lại ở một khía cạnh vẫn luôn gây ấn tượng mạnh cho tôi và làm cho tôi suy nghĩ. Chúng ta đang ở bên bờ hồ Galilea, chiều tối đến gần; Chúa Giêsu lo âu vì dân chúng ở với Ngài từ lâu giờ: hàng ngàn người, và họ đang đói. Làm sao đây? Cả các môn đệ cũng đặt vấn đề và nói với Chúa Giêsu: 'Xin Thầy giải tán dân chúng” để họ vào các làng mạc lân cận tìm thức ăn. Trái lại Chúa Giêsu nói: ”Chính các con hãy cho họ ăn đi” (v.13) Các môn đệ ngỡ ngàng và trả lời: ”Chúng ta chỉ có 5 chiếc bánh và hai con cá”, như thể nói: chỉ vừa đủ cho chúng ta.

”Chúa Giêsu biết rõ phải làm sao, nhưng muốn các môn đệ can dự vào, Ngài muốn giáo dục họ. Thái độ của các môn đệ thật là thái độ thường tình của con người, vốn tìm một giải pháp thực tiễn nhất, và không gây quá nhiều vấn đề: đó là giải tán đám đông, mỗi người tự lo liệu lấy, vả lại Thầy đã làm quá nhiều cho họ rồi, Thầy đã giảng giải, đã chữa lành các bệnh nhân.. Xin Thầy hãy giải tán đám đông!

”Thái độ của Chúa Giêsu hoàn toàn khác hẳn, và thái độ ấy do sự kết hiệp của Ngài với Chúa Cha và do sự cảm thông với dân chúng, và cũng do ý chí muốn gửi đến các môn đệ một sứ điệp. Đứng trước 5 chiếc bánh đó, Chúa Giêsu nghĩ: đây thực là điều quan phòng! Từ số lượng bé nhỏ ấy, Thiên Chúa có thể rút ra những gì cần thiết cho mọi người. Chúa Giêsu hoàn toàn tín thác nơi Cha trên trời, Ngài biết rằng đối với Chúa Cha tất cả đều có thể. Vì thế, Chúa Giêsu bảo các môn đệ cho dân chúng ngồi xuống thành từng nhóm 50 người - không phải là tình cờ; điều này có nghĩa là họ không còn là đám đông nữa, nhưng trở thành một cộng đoàn, được nuôi dưỡng bằng bánh của Thiên Chúa. Rồi Chúa cầm lấy những chiếc bánh và những con cá ấy, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng - hiển nhiên đây là sự ám chỉ tới Phép Thánh Thể -, rồi Ngài bẻ ra và bắt đầu phân phát cho các môn đệ, và các môn đệ phân phát ... bánh và cá ấy không hết! Đó là phép lạ: đây không phải là sự hóa bánh ra nhiều cho bằng một sự chia sẻ, được đức tin và kinh nguyện linh hoạt. Tất cả đều ăn và vẫn còn thừa: đó là dấu chỉ Chúa Giêsu, bánh của Thiên Chúa cho nhân loại.

”Các môn đệ đã thấy, nhưng họ không lãnh hội rõ sứ điệp. Giống như đám đông, họ phấn khởi vì sự thành công. Một lần nữa họ theo lý luận phàm nhân chứ không phải lý luận của Thiên Chúa, đó là sự phục vụ, yêu thương và tin tưởng. Lễ Mình Thánh Chúa yêu cầu chúng ta trở về với niềm tin nơi sự Quan Phòng của Chúa, biết chia sẻ điều ít ỏi mà chúng ta có và chính bản thân chúng ta, và đừng bao giờ khép kín co cụm trong chính mình. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria của chúng ta giúp đỡ chúng ta trong cuộc hoán cải này, để thực sự theo Chúa Giêsu một cách chân thực hơn, Đấng mà chúng ta thờ lại trong Thánh Thể. Amen

Kêu gọi và chào thăm

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha nói thêm rằng:

”Anh chị em thân mến, tôi vẫn rất lo âu và đau buồn vì cuộc xung đột kéo dài từ hơn hai năm nay làm cho Siria ở trong tình trạng máu lửa và gây tổn thương đặc biệt cho dân chúng vô phương tự vệ, họ đang khao khát một nền hòa bình trong công lý và cảm thông. Tình trạng chiến tranh đau thương này kéo theo những hậu quả bi thảm: chết chóc, tàn phá, thiệt hại lớn lao về kinh tế và môi sinh, cũng như tệ nạn bắt cóc người. Trong khi lên án những sự kiện đó, tôi muốn cam đoan về kinh nguyện và tình liên đới của tôi đối với những người bị bắt cóc và thân nhân họ, và tôi kêu gọi tình người của những kẻ bắt cóc hãy trả tự do cho các nạn nhân. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho Siria yêu quí”.

Quốc gia này tiếp tục ở trong tình trạng bất an và vô chính phủ do chiến tranh gây ra, nhiều vụ bắt cóc có động lực kinh tế để đòi tiền chuộc mạng, một số vụ bắt cóc khác dường như là do sự trả đũa giữa các nhóm Hồi giáo khác nhau hoặc do trào lưu cực đoan cuồng tín. Trong số những nhân vật được biết đến nhiều nhất giữa những người bị bắt cóc từ hơn một tháng nay có Đức GM Yohanna Ibrahim, thuộc Giáo Hội Chính Thống Siriac ở Aleppo, và Đức GM Boulos Yaziji, TGM giáo phận Chính Thống Hy Lạp cũng tại Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Siria. Thêm vào đó cũng có 1 ký giả người Italia là ông Domenico Quirico.

Đức Thánh Cha nói: ”Trên thế giới hiện có bao nhiêu tình trạng xung đột, nhưng cũng có bao nhiêu dấu hiệu hy vọng. Tôi muốn khích lệ những bước tiến gần đây tại nhiều nước Mỹ châu la tinh hướng về sự hòa giải và hòa bình. Chúng ta hãy tháp tùng họ trong kinh nguyện.

Trước khi kết thúc buổi đọc kinh, Đức Thánh Cha kể lại rằng:

”Sáng hôm nay tôi đã cử hành thánh lễ với một số quân nhân và thân nhân của một số người đã ngã gục trong các sứ vụ hòa bình nhắm thăng tiến sự hòa giải và hòa bình tại những nước đang còn có máu đổ ra giữa những người anh chị em với nhau đang gặp chiến tranh, vốn là điều điên rồ.”

và Đức Thánh Cha trích dẫn câu nói của ĐGH Piô 12, được Đức Gioan Phaolô 2 lấy lại: ”Với chiến tranh tất cả đều mất mát. Với hòa bình ta được tất cả”. Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho những người tử nạn, những người bị thương và gia đình họ. Và giờ đây, chúng ta cùng nhau cầu nguyện trong thinh lặng, trong tâm hồn chúng ta, một kinh nguyện cho những người đã ngã gục, những người bị thương và gia đình họ”.

Sau một phút thinh lặng cầu nguyện, Đức Thánh Cha còn ngỏ lời chào thăm tất cả các tín hữu hành hương hiện diện hôm nay: các gia đình, các tín hữu thuộc bao nhiêu giáo xứ Italia và các nước khác, các hội đoàn và phong trào. Ngài nói: ”Tôi đặc biệt chào các tín hữu đến từ Canada, từ Croát và Bosni Erzegovine, cũng như một nhóm thuộc tổ chức Cottolengo nhỏ ở Genova, Hội thánh Orione. Tôi chào tất cả và cầu chúc tất cả Chúa Nhật tốt đẹp và dùng bữa trưa ngon!

Thánh lễ Đức Thánh Cha cử hành ở nguyện đường Nhà Trọ thánh Marta lúc 9 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật hôm qua có khoảng 80 người tham dự dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Vincenzo Pelvi, Giám mục giáo hạt quân đội Italia và một số LM tuyên úy quân đội. Trong số các tín hữu hiện diện có 55 thân nhân, đặc biệt là cha mẹ của 24 binh sĩ Italia tử trận trong vòng 4, 5 năm nay, đặc biệt tại Afganistan, và ngoài ra có 13 quân nhân bị thương đã từng tham gia các sứ vụ hòa bình như vậy.

Hôm 2-6-2013 cũng là lễ Cộng hòa của Italia, nên vào cuối lễ có đọc kinh cầu nguyện cho Italia do Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 soạn hồi năm 1994. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã thân ái chào thăm từng người tham dự.
 
Hàng triệu người trên thế giới đã hiệp thông trong một giờ Chầu Thánh Thể long trọng vào Tối Chúa Nhật.
Đặng Tự Do
17:42 02/06/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự biến cố toàn cầu chưa từng có này từ Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Tín hữu Công Giáo trên khắp thế giới đã tham dự tại các Vương Cung Thánh Đường, và các nhà thờ giáo xứ, trên truyền hình, đài phát thanh, và internet.

Đức Thánh Cha đã dành buổi Chầu Thánh Thể này cho các ý chỉ đặc biệt. Trước hết, là sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Xin cho biến cố Giáo Hội lan rộng trên khắp thế giới đang chầu Thánh Thể trong cùng một thời khắc trở nên như một dấu chỉ hữu hình của sự hiệp nhất. Xin Chúa cho Giáo Hội biết lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa để có thể đứng trước thế giới với một vẻ đẹp rạng ngời hơn bao giờ, không chút tì vết, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Xin cho qua việc trung thành công bố của Giáo Hội, Lời cứu độ của Chúa vang dội lòng thương xót trên một thế giới đang bị tàn phá bởi khổ đau, dối trá và hận thù; và xin cho tình yêu có thể ngự trị nơi trái tim con người ngày nay để trả lại cho nhân loại niềm vui và sự thanh thản.

Đối với biết bao những người trên thế giới vẫn còn bị nô lệ và là nạn nhân của chiến tranh, cuả các tệ nạn như buôn người, buôn bán ma tuý, và lao động nô lệ; đối với trẻ em và phụ nữ đang phải chịu tất cả các loại bạo lực; cầu xin cho tiếng kêu tắt nghẹn của họ được lắng nghe bởi một Giáo Hội tỉnh thức, để trong khi hướng mắt nhìn vào Chúa Kitô chịu đóng đinh, Giáo Hội không quên những anh chị em vẫn đang sống trong vòng kiềm tỏa của bạo lực. Xin cho Giáo Hội đừng quên tất cả những ai thấy mình trong tình huống bấp bênh về kinh tế, nhất là với những người thất nghiệp, người già, người di cư, người vô gia cư, các tù nhân, và những người bị gạt ra ngoài lề. Xin cho những lời cầu nguyện của Giáo Hội và sự gần gũi tích cực của Giáo Hội đem lại cho họ sự an ủi và hỗ trợ, cũng như niềm hy vọng. Xin cho Giáo Hội sức mạnh và lòng can đảm trong việc bảo vệ phẩm giá con người.

Buổi Chầu Thánh Thể long trọng tại Đền Thờ Thánh Phêrô đã bao gồm các bài Tin Mừng liên quan đến bí tích Thánh Thể trong Tin Mừng Thánh Gioan, chương sáu, cùng với những bài thánh ca truyền thống thường được hát trong các buổi chầu Thánh Thể. Những lời cầu nguyện từ sáu vị Giáo Hoàng gần đây bắt đầu từ Đức Giáo Hoàng Piô XII đến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, đã được xướng lên, cùng với những lời nguyện cho các nhu cầu của nhân loại.

Buổi lễ kết thúc bằng bài Tantum ergo và phép lành Tòa Thánh long trọng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
 
Thượng phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh hoan nghênh quyết định của Đại Học Haifa công nhận Lễ Giáng Sinh là ngày lễ nghỉ
Đặng Tự Do
18:13 02/06/2013
Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh Fouad Touwal đã lên tiếng ca ngợi quyết định của Đại Học Haifa công nhận ngày 25 tháng 12 là ngày nghỉ lễ cho tất cả các sinh viên, nhân viên và giáo sư. Quyết định trên đã được đưa ra hôm 30 tháng 5 và có hiệu lực ngay trong năm nay. Đây là lần đầu tiên một trường đại học Do Thái công nhận lễ Giáng Sinh là ngày nghỉ lễ.

Đại học Haifa (tiếng Do Thái: אוניברסיטת חיפה) là một trường đại học công tại Haifa, Israel.

Đại học Haifa được thành lập tại núi Camêlô vào năm 1963, hoạt động dưới sự bảo trợ của trường Đại học Hebrew ở Jerusalem. Năm 1972, Đại học Haifa tuyên bố độc lập và trở thành cơ sở học thuật thứ sáu tại Israel và là trường đại học thứ tư tại Do Thái.

Trường có khoảng 18,100 sinh viên đại học và trên đại học đang theo học các ngành khoa học xã hội, nhân văn, giáo dục pháp luật. Đại học được phân chia thành sáu khoa: Nhân văn, Khoa học xã hội, Luật, Khoa học và Khoa học Giáo dục, phúc lợi xã hội và Khoa học Y tế và Giáo dục. Ngoài ra còn có các phân khoa sau đại học như Khoa học Quản lý, và Đại Dương Học.
 
Hãy Mở Cánh Cửa Đức Tin – Đức Tin là gì?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
06:51 02/06/2013
Chủ đề của Ngày Giáo Lý năm 2013 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là “Hãy Mở Cánh Cửa Đức Tin.” Chúng tôi xin gửi đến quý bạn, đặc biệt là quý Giáo Lý Viên một loạt bài suy niệm về Tông Thư Porta Fidei dựa trên Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II và của Huấn Quyền.

Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi danh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.


“Cánh cửa đức tin” vẫn luôn mở rộng cho chúng ta, dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và cho phép người ta gia nhập Hội Thánh. Người ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và tâm hồn để cho mình được uốn nắn bởi ân sủng có sức biến đổi. Bước qua ngưỡng cửa ấy có nghĩa là dấn thân vào một cuộc hành trình kéo dài suốt đời. Hành trình này bắt đầu với bí tích Rửa Tội…, và kết thúc bằng việc vượt qua sự chết mà vào sự sống đời đời, hoa quả của việc phục sinh của Chúa Giêsu” (Porta Fidei, 1).

Mục đích của việc “Mở cánh cửa đức tin” là đưa chúng ta vào hiệp thông với Thiên Chúa. Như thế đức tin là gì? Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo dạy:

Ðức tin là một hành vi cá nhân: là lời đáp lại cách tự nguyện của con người trước lời mời gọi của Thiên Chúa, Ðấng tự mặc khải. Nhưng đức tin không phải là một hành vi đơn độc…. Người tin nhận được đức tin từ những kẻ khác và phải thông truyền đức tin đó cho những người khác. Tình yêu của chúng ta đối với Chúa Giêsu và với tha nhân, thúc giục chúng ta nói về đức tin của chúng ta cho những người khác. Mỗi người tin là như một mắt xích trong xâu chuỗi rộng lớn các kẻ tin. Tôi không thể tin nếu không được nâng đỡ bằng đức tin của những người khác, và bằng đức tin của tôi, tôi góp phần vào việc nâng đỡ đức tin của những người khác. (GLCG 166)

Vậy đức tin vừa là của cá nhân mà cũng là của cộng đồng Hội Thánh. Hội Thánh truyền lại đức tin cho chúng ta từ các Tông Đồ. Chúng ta nhận được đức tin qua bí tích Rửa Tội. Khi Rửa Tội chúng ta cùng với Đức Kitô chết cho tội lỗi, để cùng được sống lại với Người trong một đời sống mới (x. Rm 6:4-8). Chúng ta cũng phải trưởng thành trong đức tin bằng cách học về đức tin và sống đức tin. Sống đức tin có nghĩa là “để cho mình được uốn nắn bởi ân sủng có sức biến đổi.” Nhờ sống đức tin, chúng ta được biến đổi nên giống Đức Kitô. Một khi đã có đức tin thì chúng ta cũng có nhiệm vụ thông truyền nó cho người khác, để họ cũng được hiệp thông với chúng ta và với Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhiệm vụ này chính là truyền giáo.

Chúng ta tin gì? Chúng ta tin vào một mình Thiên Chúa, Đấng tạo nên chúng ta. Tin là gắn bó bản thân con người với Thiên Chúa, đồng thời cũng là tự nguyện chấp nhận tất cả chân lý Thiên Chúa đã mặc khải. Chúng ta tin vào Đức Kitô vì Người là Con Thiên Chúa, và Chúa Thánh Thần. Đức Kitô đã mặc khải Chúa Thánh Thần cho chúng ta, và Chúa Thánh Thần giúp chúng ta tin vào Ðức Kitô.

Ðức Tin có những đặc điểm sau: (x. GLCG 153-165)

Ðức tin là một ân sủng. Chúng ta chỉ có thể tin nhờ ân sủng.

Ðức tin là một hành vi nhân linh. Trong đức tin, lý trí và ý chí con người hợp tác với ân sủng Thiên Chúa.

Chúng ta không hiểu tất cả những gì Chúa mặc khải, nhưng có thể tin vì Người đã chứng minh những điều ấy bằng các phép lạ, các lời tiên tri, và sự phát triển của Hội Thánh. Đức tin chắc chắn bởi vì nền tảng của Ðức tin là chính Lời Thiên Chúa. Đức tin tìm hiểu biết vì nhờ đức tin mà ta biết Thiên Chúa và hiểu Lời Chúa rõ ràng hơn. Đức tin không bao giờ mâu thuẫn với lý trí hay khoa học, vì chân lý không thể mâu thuẫn với chân lý.

Ðức tin là một hành vi tự do. Ðức tin phải tự nguyện. Mặc dầu đức tin cần thiết cho ơn cứu độ, Thiên Chúa không cưỡng ép chúng ta tin.

Sự cần thiết của đức tin. Tin vào Đức Kitô và Ðấng đã sai Người đến để cứu độ chúng ta là điều cần thiết để đạt được ơn cứu độ.

Kiên trì trong đức tin. Ðức Tin là một ân sủng. Chúng ta có thể làm mất ân sủng ấy vì coi thường hay phạm tội. Cần phải nuôi dưỡng đức tin bằng việc học hỏi Lời Chúa, cầu nguyện, và các việc bác ái. Ðức tin phải được thể hiện qua đức ái, phải được đức cậy nâng đỡ và đâm rễ trong đức tin của Hội Thánh.

Ðức tin là khởi điểm cuộc sống đời đời. Ðức tin cho ta nếm trước niềm vui được hưởng nhan Thiên Chúa, là mục đích đời ta. Ðức tin có thể bị thử thách bởi sự bất toàn của thế giới. Ta phải noi theo các gương mẫu của đức tin như Ông Abraham và Ðức Mẹ Maria, là Đấng đã hiệp thông với cuộc khổ nạn và cái chết Chúa Giêsu, cùng bao nhiêu nhân chứng đức tin khác, đạc biệt là các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Như thế chúng ta tin vì “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11:1). Nếu chúng ta “không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Dt 11:6). Sau cùng đức tin phải đi đôi với việc làm nghĩa là phải “hoạt động qua đức ái” (Gal 5:6) vì: “đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (Gb 2:17)

Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận:

1. Tôi đang sống đức tin thế nào? Tôi có nghĩ là mình trưởng thành trong đức tin không? Tại sao?

2. Tôi đang làm gì để thông truyền đức tin của tôi cho những người khác, nhất là con cái tôi?

http://giaoly.org/vn/
 
Hãy Mở Cánh Cửa Đức Tin – Thoát Ly Hoang Địa Tâm Linh
Phaolô Phạm Xuân Khôi
07:15 02/06/2013
Thoát Ly Hoang Địa Tâm Linh trong cuộc Hành Trình Đức Tin

Chủ đề của Ngày Giáo Lý năm 2013 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là “Hãy Mở Cánh Cửa Đức Tin.” Chúng tôi xin gửi đến quý bạn, đặc biệt là quý Giáo Lý Viên một loạt bài suy niệm về Tông Thư Porta Fidei dựa trên Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II và của Huấn Quyền.

Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi danh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.


“Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ của tôi như người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã nhắc nhở mọi người về sự cần thiết phải tái khám phá cuộc hành trình đức tin để càng ngày càng làm sáng tỏ niềm vui và lòng nhiệt thành được đổi mới nhờ gặp gỡ Đức Kitô. Trong bài giảng trong Thánh Lễ khai mạc triều đại Giáo Hoàng của tôi, tôi đã nói: ‘Hội Thánh nói chung và tất cả các Mục Tử trong Hội Thánh, như Đức Kitô, phải lên đường để dẫn đưa con người ra khỏi hoang địa, đi về nơi có sự sống, về phía tình bằng hữu với Con Thiên Chúa, về Đấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn’ ….” (Porta Fidei, 2).

Đối với người Công Giáo, đức tin là một “cuộc hành trình kéo dài suốt đời” (Porta Fidei, 1) Cuộc hành trình này rất đòi hỏi và khó khăn cùng phải trải qua nhiều thử thách như Dân Do Thái xưa trong hoang địa. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo xác nhận rằng “Đức tin có thể bị thử thách. Trần gian mà chúng ta đang sống thường được coi như xa vời với những gì đức tin tuyên xưng; những kinh nghiệm về sự dữ và đau khổ, về những bất công và cái chết, dường như mâu thuẫn với Tin Mừng; những điều đó có thể làm cho đức tin bị nao núng và trờ thành một cám dỗ đối với đức tin” (GLCG 164).

Chúng ta đang sống trong một “Nền Văn Hóa Sự Chết,” một nền văn hóa thủ nghịch với Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết trong Tông Thư Ubicumque et semper rằng những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật... đã góp phần không nhỏ trong việc thăng tiến cuộc sống con người, nhưng “cũng làm mất mát một cách đáng ngại ý thức về sự thánh thiêng, là điều đưa đến nghi ngờ ngay cả những nền tảng được coi là không thể lay chuyển nổi như đức tin vào một Thiên Chúa tạo hóa quan phòng, mặc khải về Chúa Giêsu Kitô như Đấng Cứu Độ duy nhất,. .. Chẳng bao lâu … sẽ dẫn đến một ‘hoang địa nội tâm.’”

Quan tâm lớn nhất của Đức Bênêđictô là ảnh hưởng của “thuyết Tương Đối” trên đức tin. Thuyết tương đối là thuyết cho rằng không có gì là Chân Lý tuyệt đối cả. Những chủ thuyết như thả lỏng vế luân lý, đa nguyên về tôn giáo..., là những tà thuyết nảy sinh ngay trong lòng Hội Thánh và đang được phổ biến rộng rãi trong giới trí thức và các đại học Công Giáo trong 50 năm qua. Những thuyết này là hậu quả của Chủ Nghĩa Hiện Đại và một chủ thuyết mà năm 1899 Đức Thánh Cha Lêô XIII đã gọi là Americanism trong Thông Điệp Testem Benevolentiae. Chủ thuyết ấy cho rằng: “Hội Thánh phải thích nghi với nền văn hóa tân tiến và nới lỏng sự nghiêm khắc cổ xưa không những về những quy luật sống mà còn cả về kho tàng đức tin, và phải bỏ qua hay giảm thiểu một số điểm về đức tin, hoặc gán cho chúng những ý nghĩa mà từ trước đến giờ Hội Thánh chưa từng bao giờ nghĩ đến.” (Tự Điển Bách Khoa Công Giáo).

Do ảnh hưởng của chủ thuyết này mà 20 Đại Học Công Giáo lớn ở Mỹ, trong đó có Notre Dame, đã tuyên bố độc lập với Huấn Quyền Hội Thánh vào năm 1967 tại Land O’Lakes; nhiều thần học gia Công Giáo đã bóp méo “tinh thần” của Công Đồng Vaticanô II cùng phản đối Thông Điệp Humanae Vitae; nhiều Đại Học và Thần Học Gia Công Giáo Hoa Kỳ đang cực lực phản đối Tông Hiến Ex Corde Ecclesiae. Tất cả cùng với chủ trương chú giải Thánh Kinh hoàn toàn theo phương pháp khoa học đã tạo ra một “hoang địa tâm linh” cho nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ khiến người ta như lạc vào mê hồn trận mà không còn thấy đâu là Chân Lý!

Hậu quả là nhiều người Công Giáo ở Hoa Kỳ, đặc biệt là các chính trị gia và các học giả, đã và đang tách rời đức tin ra khỏi đời sống hằng ngày. Họ chỉ chấp nhận những giáo huấn nào hợp với quan điểm của họ, những giáo huấn nào bùi tai họ, những giáo huấn nào không đòi họ phải từ bỏ ý riêng, phải vác thập giá mà theo Chúa. Họ mất cảm thức về tội lỗi, mất định hướng về chân lý, và đang lang thang trong một hoang địa tâm linh vô tận. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi có rất nhiểu chính khách vỗ ngực tự nhận là người Công Giáo nhưng lại công khai ủng hộ những đạo luật vô luân như phá thai, ngừa thai và hôn nhân đồng tính.

Để giúp chúng ta “ra khỏi hoang địa, đi về nơi có sự sống, về phía tình bằng hữu với Con Thiên Chúa,” Hội Thánh không những chỉ có Thánh Kinh và Thánh Truyền mà còn có Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo như những “quy luật vững chắc để truyền dạy đức tin.” Ngoài ra còn có Huấn Quyền là “quyền giáo huấn được Chúa Giêsu ủy thác cho Đức Thánh Cha và các Giám Mục hiệp thông với ngài. Huấn quyền này không ở trên Lời Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa và chỉ giảng dạy những điều được truyền lại” (GLCG 85,86).

Ở đây cần phải nói rõ về ơn Bất Khả Ngộ của Huấn Quyền Hội Thánh. Nhiều người nghĩ rằng chỉ có một số tín điều về luân lý hay đức tin được Đức Thánh Cha long trong công bố cho toàn thể Hội Thánh khi ngồi trên tòa Thánh Phêrô mới không sai lầm và chúng ta phải tin, còn những giáo huấn khác chúng ta không buộc phải vâng theo. Thực ra có ba trường hợp mà Huấn Quyền được ơn bất khả ngộ:

1. Đức Thánh Cha ngồi trên tòa Thánh Phêrô long trọng công bố tín điều mà toàn thể Hội Thánh phải tin.

2. Huấn Quyền Đặc Biệt là quyền giáo huấn của Đức Thánh Cha và các Giám Mục họp ở một Công Đồng, hay một mình Đức Thánh Cha, quyết định một điều gì dứt khoát về luân lý hay tín lý, như giáo huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô về việc truyền chức Linh Mục cho nam giới trong Tông Thư Ordinatio Sacerdotalis, hay giáo huấn về ngừa thai của Đức Thánh Cha Phaolô VI trong Thông Điệp Humanae Vitae.

3. Huấn Quyền Thông Thường Phổ Quát là những giáo huấn về luân lý hay tín lý không được long trọng công bố nhưng được Đức Thánh Cha và đại đa số các Giám Mục khắp nơi đồng thanh giảng dạy, như vấn đề ngừa thai, phá thai, ly dị, hôn nhân đồng tính…

Như thế để chắc chắn không lạc đường trong hoang địa, chúng ta phải tham chiếu sách Giáo Lý và giáo huấn của Huấn Quyền ngõ hầu phân biệt được đâu là chân lý, đâu là sai lạc. Không phải bất cứ điều gì được dạy ở Đại Học Công Giáo, hay ngay cả trong các chủng viện, đều đúng. Chỉ có những gì không nghịch với Giáo Lý và Huấn Quyền mới đúng. Bởi vì theo Đức Bênêđictô XVI thì “thực sự có một thần học đặt sự uyên bác lên trên, để tỏ ra khoa học mà quên thực tại sống còn là sự hiện diện của Thiên Chúa, sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta, việc Ngài nói hôm nay, chứ không chỉ trong quá khứ…. Đó chính là lạm dụng thần học, là sự kiêu căng của lý trý, điều đó không nuôi dưỡng đức tin mà che khuất sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế gian” (Hỏi Đáp cuối năm Linh Mục – Phần II). Theo Reuter ngày 18 -9-2007 thì Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đã cảnh giác các thần học gia Công Giáo về việc trở nên kiêu căng trong một bài giảng trong Thánh Lễ dành riêng cho các học trò của ngài.

Chúa Giêsu đến để mặc khải cho chúng ta Chân Lý. Trên Thánh Giá, Người đã trao cho chúng ta Mẹ Người. Sau khi về Trời Người đã gửi Chúa Thánh Thần xuống để hướng dẫn chúng ta đến toàn thể Chân Lý. Chân Lý ấy là chỉ nam dẫn chúng ta ra khỏi hoang địa thế gian mà về Quê Trời. Chân Lý ấy được cắt nghĩa và lưu truyền trong Hội Thánh, được Huấn Quyền bảo vệ và giải thích. cùng được cô đọng trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo. Không một cá nhân hay một nhóm người nào, dù uyên bác đến đâu có thể tự cho là mình biết trọn chân lý và đúng hơn Hội Thánh, vì Chúa ThánhThần chỉ ban cho mỗi người khả năng hiểu biết một phần chân lý. Còn kho tàng khôn ngoan của Hội Thánh đã được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và chứng thực, cùng tích lũy sự hiểu biết của rất nhiều người trong hơn 2.000 năm qua. Những kiến thức của các học giả hiện đại chỉ là hạt cát so với kho tàng này. Ai đi tìm Chân Lý mà coi thường Giáo Lý và Huấn Quyền của Hội Thánh thì chẳng khác gì Philatô hỏi Chúa Giêsu “Chân Lý là gì?” rồi bỏ ra ngoài mà không nghe Chúa trả lời. Đức Mẹ là mẫu gương của người khiêm nhường đón nhận chân lý vì Mẹ lắng nghe, Mẹ tin Lời Chúa, Mẹ giữ Lời ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng. Nhờ thế Mẹ đã vượt qua được hoang địa đau thương nơi Thánh Giá để được vui mừng khi Chúa Phục Sinh. Có thể nói cả đời của Mẹ từ lúc Truyền Tin cho đến khi Chúa Sống Lại là một hoang địa tâm linh, nhưng nhờ đồng hành với Chúa mà Mẹ không mất niềm tin.

Để kết luận chúng tôi xin mượn lời của Sứ Điệp Kết Thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa: “Đức Mẹ Maria là Đấng dẫn chúng ta trên đường. Công việc của chúng ta, như Đức Thánh Cha Bênêđictô nói, có vẻ như một đường mòn qua hoang địa; chúng ta biết rằng mình phải lên đường, mang theo mình những gì là cần thiết: sự đồng hành của Chúa Giêsu, chân lý của Lời Người, Bánh Thánh Thể là lương thực nuôi dưỡng chúng ta, tình hiệp thông Hội Thánh, động lực của Đức Ái. Đó là nước của giếng làm cho hoang địa nở hoa. Như những vì sao sáng hơn trong đêm nơi hoang địa, thì ánh sáng của Đức Mẹ, Ngôi Sao của Tân Phúc Âm Hóa, cũng từ Trời chiếu sáng con đường của chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng phó thác nơi Mẹ” (câu 14).

Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận:

1. Tôi đang gặp những khó khăn gì trong cuộc hành trình đức tin của tôi? Tôi giải quyết thế nào?

2. Tôi đang làm gì và sẽ làm gì để hiểu biết thêm về đức tin?

3. Làm sao tôi có thể phân biệt được những gì là đúng, những gì là sai khi đọc các bài viết về tôn giáo hay luân lý?

http://giaoly.org/vn/ http://giaoly.org/vn/
 
Bài Giáo Lý về Kinh Tin Kính của ĐTC Phanxicô: Hội Thánh là Gia Đình của Thiên Chúa
Phaolô Phạm Xuân Khôi
07:24 02/06/2013
“Hội Thánh được sinh ra từ ý muốn của Thiên Chúa là kêu gọi tất cả mọi người vào hiệp thông với Ngài, vào tình bằng hữu của Ngài, và thực ra thông phần vào sự sống thần linh của Ngài như những người con”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 29 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Hôm nay Đức Thánh Cha bắt đầu những bài Giáo Lý về mầu nhiệm Hội Thánh.”

Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi danh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.


* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Thứ tư tuần trước tôi đã nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu xa giữa Chúa Thánh Thần và Hội Thánh. Hôm nay tôi muốn bắt đầu một số bài giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh, một mầu nhiệm mà trong đó tất cả chúng ta đều sống và chúng ta là một phần của mầu nhiệm ấy. Tôi muốn bắt đầu với một số từ ngữ mà ai cũng biết trong các bản văn của Công Đồng Vaticanô II.

Bài giáo lý thứ nhất, hôm nay: Hội Thánh như gia đình của Thiên Chúa.

Trong những tháng gần đây, tôi đã nhiều lần nhắc đến dụ ngôn người con hoang đàng, hay đúng hơn là dụ ngôn người cha nhân hậu (x. Lc 15:11-32). Người con thứ của ông rời bỏ nhà cha mình, hoang phí tất cả và quyết định trở về bởi vì anh ta nhận ra rằng mình đã sai, nhưng anh không còn coi là mình xứng đáng làm một người con, và nghĩ rằng mình có thể trở về như một người đầy tớ. Thay vào đó, người cha chạy đến gặp anh, ôm chầm lấy anh, phục hồi phẩm giá của một người con cho anh và mở tiệc ăn mừng. Dụ ngôn này, cũng như những dụ ngôn khác trong Tin Mừng, cho thấy kế hoạch của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Kế hoạch này của Thiên Chúa là gì? Là làm cho tất cả chúng ta thành một gia đình duy nhất của con cái Ngài, trong đó mỗi người cảm thấy gần gũi và cảm thấy được Ngài yêu thương, như trong dụ ngôn của Tin Mừng, và cảm thấy sự ấm áp được thuộc về gia đình của Thiên Chúa. Trong kế hoạch vĩ đại này Hội Thánh tìm thấy nguồn gốc của mình; Hội Thánh không phải là một tổ chức được thành lập bởi một hợp đồng với một số người, nhưng - như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta - là công việc của Thiên Chúa, được sinh ra tử kế hoạch yêu thương thể hiện cách tiệm tiến trong lịch sử. Hội Thánh được sinh ra từ ý muốn của Thiên Chúa là kêu gọi tất cả mọi người vào hiệp thông với Ngài, vào tình bằng hữu của Ngài, và thực ra thông phần vào sự sống thần linh của Ngài như những người con.

Gốc của từ “Hội Thánh” là từ ekklesia Hy Lạp, có nghĩa là “cuộc tập họp”: Thiên Chúa kêu gọi chúng ta, thúc giục chúng ta thoát ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, khỏi khuynh hướng khép kín nơi chính mình, và kêu gọi chúng ta làm phần tử của gia đình Ngài. Ơn gọi này bắt nguồn từ chính việc tạo dựng. Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta để sống trong một mối liên hệ bằng hữu sâu xa với Ngài, và ngay cả khi tội lỗi làm đứt mối liên hệ này với Thiên Chúa, với người khác và với các tạo vật, Thiên Chúa đã không bỏ rơi chúng ta. Toàn thể lịch sử cứu độ là câu chuyện về Thiên Chúa tìm kiếm con người, ban cho họ tình yêu của Ngài và đón chào họ. Ngài đã gọi ông Abraham làm cha của nhiều người, Ngài đã chọn dân Israel để lập một giao ước bao trùm mọi dân tộc, và đến thời viên mãn đã sai Con Ngài xuống ngõ hầu kế hoạch yêu thương và cứu độ của Ngài được thực hiện trong một giao ước mới và vĩnh cửu với nhân loại. Khi đọc các sách Tin Mừng, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu tụ họp quanh Người một cộng đồng nhỏ bé là cộng đồng đón nhận lời Người, đi theo Người, chia sẻ cuộc hành trình của Người, trở thành gia đình của Người, và với cộng đồng này Người chuẩn bị và xây dựng Hội Thánh của Người.

Vậy Hội Thánh đã sinh ra ở đâu? Hội Thánh đã sinh ra từ hành động tối cao của tình yêu trên thập giá, nơi cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu mà từ đó máu và nước chảy ra, một biểu tượng của Bí tích Thánh Thể và Thánh Tẩy. Trong gia đình của Thiên Chúa, trong Hội Thánh, các mạch máu là tình yêu Thiên Chúa được diễn tả trong việc yêu mến Ngài và yêu thương tha nhân, tất cả mọi người không phân biệt ai, và không đo lường. Hội Thánh là một gia đình trong đó chúng ta yêu thương và được yêu thương.

Hội Thánh tỏ lộ khi nào? Chúng ta mừng ngày này cách đây hai tuần: Hội Thánh tỏ lộ khi hồng ân của Chúa Thánh Thần đổ đầy tâm hồn của các Tông Đồ và thúc đẩy các ông đi ra ngoài và bắt đầu cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng, truyền bá tình yêu của Thiên Chúa.

Ngày nay vẫn còn có người nói rằng, “Đức Kitô thì vâng, nhưng Hội Thánh thì không”. Giống như những người nói: “tôi tin vào Thiên Chúa nhưng không tin vào các linh mục.” Nhưng chính Hội Thánh đem Đức Kitô đến với chúng ta và dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa; Hội Thánh là đại gia đình của con cái Thiên Chúa. Tất nhiên Hội Thánh cũng có những khía cạnh con người; trong những người hợp thành Hội Thánh, là các mục tử và các tín hữu, có những thiếu sót, khiếm khuyết, tội lỗi, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng có chúng, và ngài có rất nhiều, nhưng điều đẹp đẽ là khi chúng ta nhận ra rằng mình là những người tội lỗi, chúng ta tìm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn tha thứ. Đừng quên điều này: Thiên Chúa luôn luôn tha thứ và đón nhận chúng ta trong tình yêu tha thứ và thương xót của Ngài. Một số người nói rằng tội lỗi là một hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng cũng là một cơ hội để khiêm nhường, để nhận ra rằng có một điều gì tốt hơn: lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này.

Hôm nay chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi yêu Hội Thánh nhiều bao nhiêu? Tôi có cầu nguyện cho Hội Thánh không? Tôi có cảm thấy mình là phần tử của gia đình Hội Thánh không? Tôi phải làm gì để Hội Thánh thành một cộng đồng nơi mà tất cả mọi người cảm thấy được chào đón và thông cảm, cảm thấy lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa, là những điều canh tân cuộc sống? Đức tin là một hồng ân và một hành động ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, nhưng Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống đức tin với nhau, như một gia đình, như Hội Thánh.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa, cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này, để các cộng đoàn của chúng ta, toàn thể Hội Thánh, càng ngày càng trở nên những gia đình thật sự sống và mang trong mình sự ấm áp của Thiên Chúa. Cám ơn anh chị em.

http://giaoly.org/vn/
 
Đức Thánh Cha kết thúc tháng 5 kính Đức Mẹ
Lm. Trần Đức Anh OP
08:53 02/06/2013
VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu noi gương Mẹ Maria trong việc lắng nghe Lời Chúa, quyết định và phục vụ tha nhân.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài suy niệm ngắn vào cuối buổi đọc kinh Mân Côi trọng thể tối ngày 31-5-2013 qua tại Quảng trường Thánh Phêrô nhân dịp kết thúc tháng 5 kính Đức Mẹ.

Hiện diện tại Quảng trường có lối 30 HY, GM và khoảng 40 ngàn tín hữu cùng với các tu sĩ nam nữ.

Đức Thánh Cha đã quảng diễn bài Tin Mừng của ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng và nhấn mạnh đến gương Mẹ Maria đối diện với hành trình cuộc sống trong tinh thần thực tế, đầy tình người và đúng đắn. Ngài tóm gọm mẫu gương của Đức Mẹ trong 3 từ: lắng nghe, quyết định và hành động.

1. Đức Thánh Cha nhận xét rằng hành động của Mẹ Maria lên đường viếng thăm bà Elisabeth xuất phát từ sự lắng nghe Lời Chúa. Đó không phải là nghe hời hợt, nhưng là chăm chú lắng nghe, đón nhận và sẵn sàng đối với Thiên Chúa. Mẹ Maria lắng nghe cả những sự kiện, nghĩa là đọc các biến cố trong cuộc sống, đi sâu vào ý nghĩa của chúng. Thái độ này cũng có giá trị trong cuộc sống chúng ta: lắng nghe Chúa nói với chúng ta, lắng nghe thực tại cuộc sống thường nhật, quan tâm đến con người và sự kiện vì Chúa đứng ở cửa đời sống chúng ta và gõ cửa bằng nhiều cách, đặt những dấu hiệu trên hành trình của chúng ta. Chúng ta cần có khả năng nhìn thấy những dấu hiệu ấy.
2. Từ thứ hai là ”Quyết định”. Đức Thánh Cha giải thích rằng Mẹ Maria không sống ”vội vã”, cơ cực, nhưng như thánh Luca đã nhấn mạnh, ”Mẹ suy niệm tất cả những điều đó trong lòng” (Xc Lc 2,19.51)... Mẹ Maria không để mình bị các biến cố lôi đi, không tránh né những nỗ lực vất vả cần phải làm khi quyết định. Và điều đó diễn ra không những trong chọn lựa căn bản thay đổi cuộc sống của Mẹ: ”Này tôi là tôi tớ Chúa..” (Xc Lc 1,38), nhưng cả trong những chọn lựa thường nhật nhất..

Từ mẫu gương của Mẹ Maria, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tín hữu hãy can đảm đề ra những quyết định trong cuộc sống, đừng trì hoãn hoặc dồn cho người khác quyết định thay chúng ta, hoặc để cho mình bị lôi kéo vì những biến cố hay chạy theo các mốt thịnh hành nhất thời. Ngài nói:

”Nhiều khi chúng ta biết điều mình phải làm, nhưng không có can đảm làm, hoặc chúng ta thấy đó là điều quá khó khăn vì phải đi ngược dòng. Mẹ Maria đã đi ngược dòng trong biến cố truyền tin, trong cuộc thăm viếng, cũng như tại tiệc cưới Cana. Mẹ lắng nghe Lời Chúa, suy nghĩ và tìm hiểu thực tại, và quyết định hoàn toàn tín thác nơi Chúa, quyết định đi thăm bà chị họ già mặc dù mình đang có thai...”

3. Sau cùng là từ ”hành động”. Mẹ Maria ”vội vã lên đường” đi thăm bà chị họ Elisabeth (Xc Lc 1,39). Đức Thánh Cha nhận xét rằng ”Trong kinh nguyện, trước mặt Thiên Chúa đang nói, trong suy nghĩ và suy niệm về những sự kiện của cuộc sống, Mẹ Maria không vội vã, không để mình bị các biến cố lôi đi. Nhưng khi đã rõ về điều Chúa muốn, nghĩa là về những gì phải làm, thì Mẹ không do dự chần chừ, lần lữa, nhưng ra đi ”vội vã”. Thánh Ambroxio bình luận rằng ”ơn Thánh Linh không bao hàm sự chậm trễ” (Expos. Evang. sec. Lucan, II, 19: PL 15,1560).

Đức Thánh Cha nói: ”Nhiều khi chúng ta dừng lại ở việc lắng nghe, suy tư về điều mình phải làm, có lẽ chúng ta cũng có quyết định rõ ràng phải đề ra, nhưng chúng ta không đi tới hành động. Và nhất là chúng ta không ”mau lẹ” đến với người khác để giúp đỡ họ, để tỏ bày sự cảm thông và tình bác ái của chúng ta; để như Mẹ Maria, mang cho tha nhân những gì quí giá nhất đối với chúng ta là Chúa Giêsu và Tin Mừng của Chúa bằng lời nói và nhất là bằng chứng tá cụ thể trong hành động của chúng ta”. (SD 31-5-2013)
 
Top Stories
Lombardi: Note on daily Mass homilies
Vatican Radio
08:50 02/06/2013
2013-05-30 - On account of the great interest expressed in Pope Francis’ homilies at morning Mass, many people have asked about the possibility of receiving the full text of those homilies, and not just the summaries published by L’Osservatore Romano and Vatican Radio.

In a brief note, Father Lombardi, the Director of the Holy See Press Office, has explained the decision to publish partial syntheses of the Holy Father’s homily, rather than the full text.

Pope Francis, he said, wants to retain the familiar atmosphere that characterises the daily Mass, which is typically attended by a small number of the faithful. “For that reason,” Fr. Lombardi said, the Holy Father has specifically requested that the live video and audio not be broadcast.

The Pope’s daily homily, Fr. Lombardi said, is delivered spontaneously, and not from a written text, and in Italian – a language Pope Francis knows well, but which is not his mother tongue. An integral, or official, text, would necessarily have to be transcribed and slightly reworked, given the differences between a written work and the homilies’ original oral form. In short, he said, there would have to be a revision by the Holy Father himself – but this would clearly result in something that differs from what the Holy Father intends in his daily homily.

Father Lombardi went on to explain how the Holy See has resolved the question:

“We must insist on the fact that, in all of the Pope’s activities, the difference between different situations and celebrations, as well as the different levels of authority of his words, must be understood and respected. So, for the Pope’s public celebrations or activities, broadcast live on television and radio, the sermons or speeches are transcribed and published in full. During smaller, more familiar celebrations and functions, we have to pay attention to the character of the situation, and the spontaneity and familiarity of the Pope’s remarks. The solution respects both the intention of the Pope and the nature of the morning Mass, on the one hand; and, on the other hand, the desire to give the wider public the opportunity to hear the message of the Holy Father even in such circumstances.

“And so, after careful consideration, it seems the best way to make the richness of the Pope’s homilies accessible to a wide audience, without altering the nature of his remarks, is to publish a detailed summary, rich in direct quotations that reflect the genuine flavour of the Pope’s expressions. L’Osservatore Romano undertakes this responsibility every day. Vatican Radio, on account of the nature of the medium, offers a shorter synthesis, including some of the original sound, while CTV offers a video clip corresponding to one of the audio inserts published by Vatican Radio.”
 
Pope: all is lost in war; all is to be gained in peace
Vatican Radio
08:51 02/06/2013
2013-05-30 - Pope Francis on Sunday appealed for prayers for victims of war. Speaking to those gathered for the Sunday Angelus in St. Peter’s Square, the Pope expressed sorrow and preoccupation for the war that has been raging in Syria for the past two years. He observed that it particularly strikes the defenseless civil population that hopes for a just peace and comprehension.

“Wars” – Pope Francis said – “are always madness: all is lost in war, all is to be gained in peace”. Speaking after the recitation of the Angelus, the Pope asked those present to pray in silence for those who have fallen in war and for all other victims of conflict.

And he spoke of the tragic consequences of war which - he said - brings with it death, destruction, huge economic and environmental damage, as well as the scourge of kidnapping.

“In deploring all of these” – Francis continued –“I wish to assure my prayers and my solidarity for those who are being held in captivity and for their families, and I appeal to the humanity of the kidnappers to free their victims”. Let us always pray – he concluded – “for our beloved Syria”.

The Pope then revealed that on Sunday morning, the second of June, the day in which Italy observes “Republic Day” and lays a wreath at the tomb of the unkown soldier, he celebrated Mass with a group of soldiers and families of military personnel who have been killed during peace missions which – he said – “aim to promote reconciliation and peace in countries in which the blood of brothers continues to be spilt in wars that are always madness”.

Pope Francis concluded his address with yet another heartfelt appeal for prayers for those who have fallen in war, for those who are wounded in conflict, and for their families.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hiệp thông với giáo hội toàn cầu giáo xứ Bến Hải Sàigòn chầu Thánh Thể
Hà Tiến Đạt
18:27 02/06/2013
Bến Hải, Chầu kính Mình Máu Thánh Chúa

Bến Hải, Sài Gòn: Đúng 22g00 ngày 2 tháng 6 năm 2013; 5g00 tại Rôma- Chúa Nhật kính Mình Máu Thánh Chúa, hiệp thông với giáo phận và giáo phận toàn cầu, giáo xứ Bến Hải đã cùng bày tỏ, củng cố niềm tin vào Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Cộng đoàn dân Chúa Bến Hải đã sốt sắng hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Gioanbaotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục giáo phận cùng cử hành Giờ Chầu Thánh Thể với các ngài, ngay tại nhà thờ Bến Hải do Cha Federic Hòa- dòng Chúa Thánh Thần chủ sự. Giờ Chầu Thánh Thể tuy khai mạc muộn nhưng chính là là cơ hội để cộng đoàn dân Chúa Bến Hải cùng với Đức Giáo Hoàng, tôn thờ Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể vì yêu thương chúng ta. Giờ Chầu này còn là cơ hội để tất cả chúng ta hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới trong cùng một đức tin, đức cậy và đức mến.

Hình ảnh Thiếu Nhi Gx Bến Hải học Giáo Lý

Thời tiết tháng năm tuy nóng và bị cúp điện nhưng giờ chầu vẫn không gián đoạn. Gần bảy trăm giáo dân với lòng sốt mến yêu Thánh Thể qùy trước Thánh Thể, cộng đoàn cùng xác tín niềm tin vào Bí tích Cực Thánh theo Giáo Lý Chung của Hội Thánh Công Giáo: Tuyên xưng niềm tin thánh thể - Lạy Chúa Giêsu Kitô! Chúng con tin Chúa là Con Một của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời, đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người bởi phép Chúa Thánh Thần, đang hiện diện thật sự và toàn vẹn trong Bí tích Thánh Thể để ở cùng nhân loại mọi ngày cho đến tận thế.

Tất cả lời kinh tiếng hát, suy niệm chung của Cha chủ sự và cộng đoàn cùng quy về Bí tích Thánh thể và Máu Thánh Chúa

- Chúa Giêsu Thánh thể, hiện thân của lòng Thiên Chúa thương xót

- Chúa Giêsu Thánh thể, nguồn hiệp thông trong hội thánh

- Trong chúa Giêsu Thánh thể, trở nên khí cụ của tình yêu hiệp nhất…

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng căn dặn chúng ta như thế. Ngài nói: “Trả thù là một cơn cám dỗ tự nhiên, nhưng các Kitô hữu phải làm theo gương Chúa Giêsu. Đức tin của chúng ta chính là tin vào Chúa Giêsu, Đấng đã dạy chúng ta yêu thương và yêu thương tất cả mọi người. Bằng chứng của tình yêu ấy là khi chúng ta cầu nguyện cho kẻ thù của mình. Ai không cầu nguyện và tha thứ cho kẻ thù của mình sẽ là những Kitô hữu ‘thua cuộc’. Đã có nhiều Kitô hữu buồn chán, thất vọng vì họ không biết kiên nhẫn chịu đựng và chiến thắng bằng tình yêu. Vì thế, chúng ta hãy xin Đức Mẹ chuyển cầu cho mọi người Công Giáo được ơn biết chịu đựng và yêu thương”.

Lời suy tư và cầu nguyện chung trước Bí tích Thánh thể của Cha Chủ sự và cộng đoàn dân Chúa trong giây phút cực thánh này như áng hương trầm dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi mà Ngài đang hiện diện và sống hiệp thông với mọi con dân của Chúa, và nhờ Chúa Giêsu, chúng ta hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới qua phép lành Cha chủ sự trao ban.

Màn đêm trở lạnh, mọi người ra về trong hân hoan chuẩn bị đón một ngày mới tươi vui trong Đức tin: Lạy Chúa, con tin! Lạy Chúa, con tin!

Xin đỡ nâng, xin đỡ nâng đức tin còn non yếu của chúng con
 
Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney mừng Lễ Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:23 02/06/2013
Sáng Chúa Nhật 02/06/2013 mặc dù thời tiết mưa gió và lạnh, nhưng qúy Phụ huynh đã không ngần ngại thời tiết đã chở con em đến trường tiểu học công lập Harrington, Cabramatta West tham dự mừng kính Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu là Quan Thầy của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney.

(Xem Hình Ảnh)

Đúng 10 giờ các Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Plumpton và quý phụ huynh tập trung trong sân trường khai mạc với nghi thức chào cờ Liên Đoàn, kế tiếp là câu chuyện dưới cờ của Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney. Cha chúc mừng Liên Đoàn mừng kính ngày Bổn Mạng hôm nay tuy rằng trời mưa lạnh nhưng các em đã đến rất đông đủ và chúc các em được bình an trong tình yêu Chúa KiTô. Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục Trợ úy Liên Đoàn cũng tuyên đọc nội quy của ngày sinh hoạt. Sau đó là các em sinh hoạt theo từng Ngành với những trò chơi lành mạnh. Sau giờ ăn cơm trưa tại sân trường, các huynh trưởng của các Xứ Đoàn tổ chức những gian hàng trò chơi như quay Sắc Màu, Xúc Xắc, Ném Banh, Bắn Súng Nước v..v.. rất vui nhộn hào hứng và ngoạn mục. Sau đó các em tham dự Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức thăng cấp một Nghĩa Sỹ lên Dự Trưởng và thăng cấp 6 Dự Trưởng lên Huynh Trưởng cấp 1. Các Huynh Trưởng lên quỳ trước bàn thờ tuyên thệ và lãnh nhận khăn quàng với còi lãnh đạo.

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Chị Ngô Thúy Hằng Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Phong Trào, quý Sơ Trợ Úy, quý Phụ huynh, quý ân nhân và các Huynh Trưởng đã giúp cho Liên Đoàn tổ chức ngày mừng kính Quan Thầy hôm nay được mọi sự tốt đẹp. Nguyện xin Anh Cả Giêsu của Phong Trào chúc lành cho tất cả mọi người.

Cha Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn quý phụ huynh đã đem con em đến sinh hoạt và tham sự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Liên Đoàn mặc dù thời tiết mưa và lạnh. Sau đó là nghi thức hạ cờ kết thúc và bế mạc.
 
Giáo xứ Nam Định kết thúc tháng Hoa
Trần Quang Diệu
08:26 02/06/2013
Ngày 31 tháng 05 năm 2013, trong tâm tình hân hoan của ngày kết thúc tháng hoa, toàn thể con cái của Mẹ trong giáo xứ Nam Định đã thành tâm dâng lên những đóa hoa kính Mẹ. Các đội hoa đến từ nhiều giáo họ và thuộc nhiều thành phần khác nhau trong giáo xứ. Con hoa trẻ nhất chỉ mới 5 tuổi và lớn nhất đã ngoài 70. Hơn nữa, trong những người con dâng hoa kính Mẹ hôm nay còn có cả quý cụ ông đã khá cao niên nhưng tâm hồn thì vẫn thành tâm như con thơ trước nhan Mẹ.

Xem hình ảnh

Nam Định là một giáo xứ có lòng sùng kính Mẹ Maria cách đặc biệt. Vì thế, những biểu hiện của lòng sùng kính ấy thật phong phú những cũng đầy lòng sốt mến. Cụ thể, mỗi khi tháng hoa về, ngoài việc dâng lên Mẹ những đóa hoa thiêng là sự chăm chỉ lần chuỗi và chạy đến Mẹ thường xuyên hơn, con cái Mẹ còn tập luyện chăm chỉ để có những lời ca, tiếng hát và điệu múa thật đẹp dâng lên Mẹ, qua đó để biểu lộ lòng yêu mến Mẹ. Đặc biệt, trong tháng hoa năm nay, các hội đoàn từ trẻ đến già, từ nam đến nữ đã tổ chức những buổi dâng hoa kính Mẹ thật sốt sáng và trang nghiêm.

Ngày kết thúc tháng hoa năm nay, toàn thể các hội đoàn quy tụ lại để dâng lên Mẹ những tâm tình của mình. Tháng hoa khép lại nhưng lòng sùng kính Mẹ vẫn dạt dào nơi con dân xứ Nam Định. Tháng hoa khép lại cũng là lúc mở ra hành trình truyền giáo của con cái Mẹ. Noi gương Mẹ, con dân xứ Nam Định sẽ lên đường viếng thăm những người thân cận, những người đau khổ và bị bỏ rơi. Để chớ gì qua những cuộc viếng thăm ấy, con cái Mẹ cũng đem Chúa đến cho họ như Mẹ đã mang Chúa đến với bà Elisabeth và thánh Gioan Tiền Hô.
 
Thánh Lễ Tạ Ơn của Tân Linh Mục tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland
Phan Hoàng Phú Quý
21:31 02/06/2013
(Portland-Oregon) Thứ Bảy ngày 01 tháng 6 năm 2013 vào lúc 6 giờ chiều, Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang đã tổ chức thánh lẽ tạ ơn mừng Tân Linh mục Gioan Nguyễn Vũ Việt vưà được thụ phong linh mục vào ngày 18-5-2013 tại Giáo phận Thánh Petersburg, Florida.

Xem hình ảnh

Tân linh mục là cháu của linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, gọi cha Lý là chú ruột, trong thời gian cha Lý bị cầm tù thì thầy Nguyễn Vũ Việt và những thành viên trong gia đình đã lên tiếng bênh vực và tranh đấu để cho cha Lý sớm được trả tự do, thế nhưng việc tranh đấu của thầy Việt không được kết quả, trái lại thầy bị chính quyền cọng sản VN khủng bố, bỏ tù và ngăn cấm không cho thầy tiếp tục gia nhập vào các Đại Chủng Viện nữa.

Nhận thấy hoàn cảnh khó khăn của thây Việt và gia đình đang phải đồi đầu với chính quyền cọng sản tại quê nhà, một số các tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ của người Việt tại Hoa Kỳ đã lên tiếng vận động lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ can thiệp xin cho Thầy Việt và những thành viên trong gia đình được tị nạn chính trị tại Mỹ.

Cách đây khoảng 5 năm, 3 thành viên trong gia dinh gồm có Thầy Viêt, chị Hoa va anh Cường đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho tị nạn chính trị và hiên đang định cư tại vùng Vịnh Tampa, Florida.

Thầy Gioan Nguyễn Vũ Việt đã xin gia nhập Đại Chủng Viện của Giáo Phận Thánh Petersburg, tiếp tục chương trình Thần học và Triết học, Thầy được Đức Cha Robert N.Lynch giám mục Giáo Phận St. Petersburg, Florida truyền chức váo ngày 18-5-2013 vừa qua. Đặt biệt trong thánh lễ này ngoài sự hiện diện của quý đồng hương, quý quan khách đoàn thể xa gần, còn có sự hiên diện của thân mẫu vị Tân linh mục, đó là Bà Cố Nguyễn Thị Sang, và bà cô là Nguyễn Thị Hiệu người đã nhiều lẩn thăm nuôi linh mục Nguyễn Văn Lý, đến từ Viet Nam.

Trong thánh lễ Tạ Ơn hôm nay cùng đồng tế với vị tân linh mục cón có cha chánh xứ Đức Mẹ La Vang, Batôlômêô Phạm Hữu Đạt, và quý bà trong Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quý bà con đồng hương Quảng Biên (Giáo Xứ Quảng Biên được thành lập sau cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lữa giáo dân từ Quảng Trị chạy vào Biên Hòa), và rất đông giáo dân trong giáo xứ đến hiệp dâng thánh lễ chung lờI Tạ Ơn.

Hôm nay cũng là ngày kính trọng thể Mình và Máu Thánh Chúa. vị tân linh mục cũng đề cao mầu nhiệm tình yêu, chính Chúa đã trao ban Mình và Máu Thánh Chua cho con người, mộĩ khi chúng ta đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa vào lòng, chúng ta đã ký kết với Chúa một giao ước mơí, giao ước được kết hợp với Chúa, được trao ban va dâng hiến, dâng hiến trọn vẹn như là hy lễ toàn thiêu, Ngài chia sẽ những kinh nghiệm trãi qua 21 năm trong cac tiểu chủng viện và Đại Chủng viện và luôn mãi Tạ ơn Chúa đã thương yêu, vỗ về, đỡ nâng.

Sau thánh lễ một vi đại diện cuả HĐGX đã ngõ lời cám ơn vị tân linh mục đã đến hiệp dâng thánh lễ ta ơn và xin tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ La Vang, đồng thơi xin Chúa luôn tuôn đổ nhiều hồng ân xuống cho Tân linh mục, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cũng trao tặng tân linh mục món quà lưu niệm.

Quý cộng đoàn dân Chúa cũng được nhận lãnh phép lành đầu tay của tân linh mục và mỗi gia đình cũng được một cuốn CD với chủ đ: Sống Sao Cho Đẹp, ghi dấu những kinh nghiệm sống đã trãi qua của chính bản thân ngài.
 
Giáo xứ Thanh Xuân tổ chức tuần tĩnh tâm và chầu lượt
Lm. Tôma Nguyễn Văn Hiệp
08:31 02/06/2013
PHAN THIẾT - Thánh Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định: Thánh Thể là “trung tâm của toàn thể đời sống Kitô giáo” (x. PO 5); là “nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô hữu” (x. LG 11); là “dấu hiệu và căn nguyên của sự hiệp thông trong Giáo Hội” (x. LG 3).

Xem hình ảnh

Bởi thế, nhân dịp hướng về lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong Năm Đức Tin, và cũng là ngày Giáo xứ Thanh Xuân thay mặt Giáo phận Phan Thiết Chầu Thánh thể. Giáo xứ đã tổ chức Tuần tĩnh tâm, xưng tội, học hỏi, suy niệm và tôn kính Thánh thể bắt đầu từ thứ Hai, ngày 27/5 – 01/6/2013. Đỉnh cao là Thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô và Chầu Lượt vào Chúa Nhật 02/6/2013.

Cha Đaminh Trần Văn Dũng (nguyên Giám đốc Huynh đoàn Thánh thể Việt Nam), hiện phụ trách Cộng đoàn Tông đồ Khiết Tâm, Phụ tá Giám đốc và Thư ký Ban Cố vấn của Tỉnh dòng Thánh Thể Việt Nam (SSS), đã hướng dẫn mọi thành phần dân Chúa Giáo xứ Thanh Xuân trong suốt Tuần Tĩnh tâm. Nhờ đó, mà mọi người đã cảm nếm phần nào sự cao siêu diệu vời của Bí tích Thánh thể: Thánh thể là mầu nhiệm Tình yêu… mầu nhiệm Tự hủy… mầu nhiệm Hiệp thông …; Chính Thánh thể xây dựng Giáo Hội, Giáo phận, Giáo xứ, gia đình…

Tuy có sự phân chia tham dự tĩnh tâm và học hỏi theo giới và hội đoàn, nhưng ngày nào cũng thế: sáng Lễ, chiều Chầu đều có sự hiện diện của mọi thành phần dân Chúa tham dự đông đủ, chật kín cả Nhà thờ.

Cách riêng, thứ Sáu, ngày 31/5/2013, lễ Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Elisabeth, vì là ngày cuối cùng của tháng kính Đức Mẹ, nên sau giờ Chầu Thánh thể có kiệu cung nghinh và dâng hoa Đức Mẹ cách trọng thể với đông đảo giáo dân tham dự.

Theo truyền thống của Giáo xứ, cứ vào ngày thứ Bảy cuối Tuần Tĩnh tâm Chầu lượt là cuộc Rước kiệu suy tôn Thánh thể long trọng đi vòng quanh một khu phố gần Nhà thờ. Năm nay vì là Năm Đức Tin, nên kiệu Thánh thể mang hình dáng một con thuyền đang ra khơi, được Ban Khánh tiết dày công chuẩn bị như diễn tả “Thánh thể, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống đức tin” đang đồng hành “ra khơi” cùng với Giáo dân Thanh Xuân vượt thắng mọi giông tố cuộc đời.

Sáng Chúa Nhật 02/6/2013, Thánh lễ đồng tế trọng thể lễ Mình và Máu Chúa Kitô. Sau Thánh lễ, Cha chủ tế cũng là Cha Chánh xứ Thanh Xuân, Phêrô Nguyễn Viết Hiền đặt Mình Thánh Chúa vào hào quang để mọi người thờ lạy, phạt tạ và suy tôn. Ngoài sự sốt sắng chầu Thánh thể của giáo dân Thanh Xuân, còn có sự hiệp thông suy tôn Thánh thể của ba giáo xứ liên hệ trong Thị Xã Lagi: Vinh Thanh, Vinh Tân và Tân Lý.

Giờ Chầu chung bắt đầu lúc 10h00 -11h00 do Cha Hạt trưởng Hàm Tân, Antôn Lê Minh Tuấn chủ sự và giảng Chầu. Trong giờ Chầu chung, có sự tham dự cách đặc biệt của Đức Ông Lê Xuân Hoa (nhà thơ Xuân Ly Băng), người đã dày công xây dựng và gắng bó với Giáo xứ Thanh Xuân suốt 34 năm.

Được biết, đêm nay (02/6) Giáo xứ sẽ tổ chức trọng thể Giờ chầu Hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ vào lúc 22g Việt Nam (tức 17g Rôma).

Nghe giọng hát, tiếng cười, lời đọc kinh và nhìn thấy sự rạng rỡ trên khuôn mặt những người giáo dân tham dự Tuần tĩnh tâm cũng như trong ngày Chầu lượt; tôi như nhận ra ngọn lửa tình yêu Thánh thể đang bừng cháy nơi trái tim mỗi người và nơi Giáo xứ Thanh Xuân thân yêu. Ước mong với ngọn lửa ấy, giúp mọi người có thể kín múc được nơi “nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô hữu” là Thánh thể sự sống trường sinh.

Xin được gởi đến mọi người bài thơ của Cha giảng Tĩnh tâm, cũng là nhà thơ Lm. Khuất Dũng sss trong dịp mừng lễ Mình và Máu Thánh Chúa và Giờ chầu Hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ:

THÁNH THỂ LÀ BẢO CHỨNG TƯƠNG LAI

Giêsu Thánh Thể ngọt ngào
Thần linh Chí Thánh ngự vào trong con
Tình thương lời hứa sắt son
Uống Ăn Máu Thánh chẳng còn héo hon
Trường sinh bất tử mỏi mòn
Tâm hồn vui thoả vẹn tròn thảnh thơi
Tương lai rực sáng tuyệt vời
Niềm vui hy vọng cuộc đời hiến thân
Tiệc Trời hoan lạc tràn lan
Lữ hành bổ dưỡng của ăn thiên đàng
Tin yêu Thánh Thể cao sang
Vinh quang bảo chứng vĩnh hằng vô biên.
 
Đêm tưởng nhớ nhân giỗ 25 năm cố Nhạc sư Phanxicô Átxidi Hải Linh
Nguyễn Trọng Đa
09:06 02/06/2013
Đêm tưởng nhớ nhân giỗ 25 năm cố Nhạc sư Phanxicô Átxidi Hải Linh

Nhân dịp giỗ 25 năm của cố Nhạc sư Phanxicô Átxidi Hải Linh, Nhóm Quê Hương và các Môn sinh, cùng Lm. Giuse Nguyễn Văn Chủ, cha xứ giáo xứ Xóm Thuốc kiêm Hạt trưởng Hạt Gò Vấp, đã tổ chức buổi Hợp ca Tưởng niệm – trình tấu một số tác phẩm do chính cố Nhạc sư sáng tác, vào lúc 19g30, ngày 31-5-2013, tại nhà thờ Xóm Thuốc, 213 Quang Trung, P 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Xem Hình

Cơn mưa chiều xối xả kéo dài nửa giờ đã làm ngập nhiều tuyến đường thành phố, nhưng giúp làm cho trời mát dịu hơn trong những ngày hè nóng nực. Khách mời và các thành phần tham dự đêm tưởng niệm đã lần lượt kéo nhau về hướng nhà thờ Xóm Thuốc. Khoảng 19g, cổng khu vực nhà thờ mở ra và mọi người đi vào chỗ ngồi, theo sự hướng dẫn của ban trật tự giáo xứ.

Đúng 19g40, linh mục Nguyễn Văn Chủ ngỏ lời chào mừng và giới thiệu quan khách. Tham dự buổi tưởng niệm là các vị khách quý: Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn; Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám mục Nha Trang, nguyên Chủ tịch HĐGM Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban thánh nhạc thuộc HĐGM, cố vấn Ủy ban thánh nhạc; Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, Chủ tịch Ủy ban thánh nhạc thuộc HĐGM; Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê, nguyên GS dân tộc âm nhạc dân tộc học tại Đại học Sorbonne, Pháp, thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO; cha Tổng Đại diện Huỳnh Công Minh, Tổng Giáo phận Sàigòn; các cha Hạt trưởng, Bề trên Dòng nam nữ, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo sư âm nhạc, nhạc sĩ, khách mời, ca viên các ca đoàn và khoảng gần 1.700 người tham dự.

Sau lời giới thiệu chương trình của cha Xuân Thảo, hai vị giới thiệu chương trình là linh mục Đinh Trọng Đệ, OFM, và Sr Ngọc Lan, Dòng Nữ Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ (FMM), với chất giọng truyền cảm, bắt đầu giới thiệu phần tưởng niệm nhạc sư Hải Linh. Mọi người đứng lên cùng tưởng niệm nhạc sư, lắng nghe bài “Dạo khúc cung thương” do Nhạc sĩ Nam Hải chỉ huy dàn nhạc. Nhạc phẩm này, nhạc sư viết vào năm 1983 cho Đàn phím. Sau khi Cố Nhạc Sư qua đời, năm 1988, nhạc sĩ Nam Hải đã soạn cho Dàn nhạc hòa tấu. Giai điệu, khi trầm lắng, khi réo rắt vươn cao, hòa quyện với tâm tình cảm mến và tri ân của thân quyến cũng như của các môn sinh.

Tiếp sau là phần Hợp ca Tưởng niệm, do Ca Đoàn Quê Hương và Dàn nhạc thể hiện qua một số tác phẩm của Cố Nhạc Sư. Mở đầu là bài ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ, thơ của Hàn Mặc Tử, được Nhạc Sư phổ nhạc vào năm 1958. Bản hợp xướng này đã được trình tấu lần đầu tiên tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn cùng với dàn nhạc New York của nhạc trưởng Sherman cũng vào năm 1958, do chính Cố Nhạc Sư điều khiển. Hôm nay, trong tâm tình tưởng nhớ Cố Nhạc Sư, trên 140 ca viên Ca đoàn Quê Hương và Dàn nhạc cùng trình tấu nhạc phẩm nầy, dưới sự điều khiển của Nữ tu Ca trưởng Thiên Lan.

Hợp xướng “Thằng Bờm” được Cố Nhạc Sư phổ nhạc năm 1970, dựa theo bài ca dao mang tựa đề “Thằng Bờm”, mà ai ai trong chúng ta cũng đã từng biết, từng nghe và thuộc nằm lòng...Nhạc sư Hải Linh diễn tả cảm xúc bài ca dao này qua thể loại Hợp xướng, với phần đệm vui nhộn bằng một công thức hòa âm cố định và liên tục cho cả 5 câu thơ, được các bè Nữ kể lại bằng các giai điệu mang đậm tính Dân gian. Nhạc phẩm nầy được trình bày dưới sự điều khiển của Nhạc sĩ Ca Trưởng Hương Vĩnh. Mọi người vỗ tay nhiều cho bài hát vui nhộn và khá lạ này.

Tiếp nối chương trình là Trường Ca AVE MARIA, được Cố Nhạc Sư Hải Linh phổ nhạc vào bài thơ “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” của thi sĩ Hàn Mặc Tử, từ năm 1956 đến năm 1986 mới hoàn tất, nhưng nhiều Đoạn sau khi phổ nhạc đã được trình tấu ngay trong các thập niên 70, 80 của thế kỷ 20. Qua bản trường ca nầy, ta có thể thấy “Thơ định hướng cho Nhạc,” và “Nhạc lại chắp cánh cho Thơ.” Hai ngành nghệ thuật thi ca và âm nhạc quyện vào nhau trong một cuộc giao duyên kỳ thú. Trong bản Trường ca này, cũng như trong các tác phẩm hợp xướng khác của nhạc sư Hải Linh, nét nhạc thoáng mỏng, đơn âm truyền thống được nâng lên bậc đa âm, đa điệu, qua phần đệm của dàn nhạc giao hưởng do Nhạc sĩ Nam Hải biên soạn, tạo thêm sự trang trọng, đầy đặn, phong phú về âm sắc và hình tượng âm nhạc, nâng cao tiếng hát của ca đoàn. Trường ca Ave Maria được Ca đoàn Quê Hương và Dàn nhạc trình tấu, dưới sự điều khiển của Lm nhạc sĩ Ca trưởng Xuân Thảo.

Năm 1987, để chuẩn bị Đại lễ tôn phong 117 vị Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam lên bậc Hiển Thánh (vào 19-6-1988), Nhạc sư đã sáng tác “Bài Ca Khải Hoàn” và bài “Nhân Chứng Đức Tin”. Đây cũng là hai tác phẩm cuối đời của Nhạc sư. Bài Nhân Chứng Đức Tin mời gọi chúng ta noi gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tuyên xưng niềm tin, “Vang lên câu hoan ca chúc tụng Chúa quang vinh/ Vang lên câu hoan ca mừng chiến công huy hoàng”. Nhạc sĩ Nam Hải viết cho Dàn nhạc đệm. Ca đoàn Quê Hương và Dàn nhạc thể hiện xuất sắc bài Hợp xướng “Nhân Chứng Đức Tin”, dưới sự điều khiển của Nhạc sĩ Ca trưởng Hương Vĩnh.

Sau đó, mọi người nghe Dàn nhạc hòa tấu bài Hang Bê-lem, được Nhạc sư viết vào tháng 11 năm 1945. Đến nay, bài hát gần tròn 68 tuổi nầy đã trở nên quen thuộc, đã đi vào lòng người, và là bài thánh ca không thể thiếu mỗi khi Mùa Giáng Sinh về. Nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá là “một trong những bài hát hay nhất thời đó, và được phổ biến nhanh nhất ở cả hai bên lương, giáo.” Nhạc sĩ Nam Hải soạn cho Dàn nhạc hòa tấu, và đích thân Nhạc sĩ điều khiển.

Nối tiếp là bài “Ngài là Thiên Chúa” (Te Deum) do Ca trưởng Nữ tu Thiên Lan điều khiển. Trong thập niên 70, tại Việt Nam, nhạc sư Hải Linh là nhạc sĩ duy nhất dùng bản dịch tiếng Việt của Linh mục Anh Minh để phổ nhạc thành một bài Hợp Xướng dị giọng, trang trọng và tha thiết. Dàn nhạc đệm theo bản phối khí của Nhạc sĩ P. Kim. Mọi người lắng nghe bài này, cùng hiệp thông trong cùng một lời Tạ Ơn, mà Cố Nhạc Sư đã suốt đời dâng lên Thiên Chúa.

Phần cuối chương trình là phát biểu của các vị khách quý. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn nói: “Tôi xin nói vài cảm nhận về Chân và Thiện chứ không dám nói về Mỹ (âm nhạc). Về âm nhạc, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, Chủ tịch Ủy ban thánh nhạc thuộc HĐGM, nói nhỏ với tôi rằng ngài chưa bao giờ nghe ca đoàn nào hát hay đến vậy. Trong những ngày qua, tôi rất mệt với công việc dồn dập, nhưng buổi tối nay đã làm cho tâm hồn tôi thật phấn chấn và thoải mái. Sài gòn có 200 giáo xứ và gần 1.500 ca đoàn, với đủ hạng tuổi tham gia. Ca đoàn Quê hương cũng có đủ hạng tuổi, nhưng vẫn hát thật hay. Do đó, tôi khích lệ mọi người có khà năng âm nhạc hãy tham gia các ca đoàn ở địa phương của mình. Xin cám ơn ban tổ chức, ca đoàn Quê Hương và mọi người đến đây hôm nay”.

Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa giải thích về lối sáng tác “thoáng mỏng” của nhạc sư Hải Linh. Ngài nói: “Hai nét chính trong lối viết này được tóm gọn trong câu: trước hết cứ nắn cho giai điệu thật hay, có nhiều âm hưởng dân ca càng tốt. Sau đó mới "lựa" vào hoà âm… Bằng nhiều tác phẩm để lại cho hậu thế, với những dòng ca rất được ưa chuộng và một lối viết nhạc rất riêng, Hải Linh đã đóng góp nhiều trong lãnh vực âm nhạc nhất là lãnh vực thánh ca, nhờ đó, khẳng định được vai trò của mình, vai trò của lớp người đi khai phá trong sáng tác và hòa âm nhạc đạo cũng như nhạc đời. Qua các tác phẩm đa dạng và phong phú, Hải Linh như muốn nói với mọi người rằng: "Tuy chúng tôi dùng kỹ thuật hoà âm và sáng tác tiên tiến của thế giới, nhưng chúng tôi luôn vẫn là chúng tôi, chúng tôi luôn vẫn là người VIỆT NAM".

GS.TS Trần Văn Khê, mặc áo đỏ và ngồi xe lăn, phát biểu: “Tôi hân hạnh và vinh dự được tham dự hôm nay để nghe các bài hát được trình tấu thật hay. Tôi quen với Hải Linh khi Hải Linh học nhạc ở Paris, Pháp. Tôi rất mến Hải Linh vì nhạc sư quan tâm nhiều đến âm nhạc dân tộc: ca từ là những bài thơ, bài ca dao, chẳng hạn bài thằng Bờm. Nhạc sư quan tâm cả đến các bè phụ, để cho hài hòa bài hát, từ đơn âm đơn điệu đến đa âm và đa điệu. Do đó, giới âm nhạc ở Pháp và Mỹ hoan nghênh âm nhạc của Hải Linh. Tôi chúc mừng ca đoàn Quê Hương, vì hát và đàn có hồn, thật tuyệt vời. Tôi bị cuốn hút từng giây phút, qua các bài hát được nghe hôm nay”.

Linh mục Xuân Thảo, đại diện ban tổ chức, đã cám ơn Đức Hồng Y, hai Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quý cha, nam nữ tu sĩ, Giáo sư Trần Văn Khê, quý ân nhân, quý khách, các ban ngành của Giáo xứ Xóm Thuốc, và mọi người tham dự buổi tưởng niệm nhạc sư Hải Linh.

Để khép lại buổi Tưởng Niệm lúc 21g45, cũng là để kết thúc tháng Hoa kính Đức Mẹ, sau lời kinh của linh mục Nguyễn Văn Chủ dâng lên Đức Mẹ, Nhạc sĩ Nam Hải chỉ huy Ca đoàn và Dàn nhạc, Linh mục Hạt trưởng Nguyễn Văn Chủ điều khiển cộng đoàn, cùng tấu lên bài Nữ Vương Hòa Bình. Bài nầy đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tác cho Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc năm 1959. Từ đó đến nay, hầu như không ai trong đạo mà lại không biết đến bài nầy. Năm 1986, Nhạc sĩ Nam Hải đã soạn cho Dàn nhạc đệm.

Mọi người vỗ tay hồi lâu chúc mừng ca đoàn và chúc mừng nhau, trong ý cầu nguyện cho linh hồn Phanxicô Átxidi Hải Linh. Cơn mưa nhẹ trong buổi trình diễn đã ngưng sau khi buổi tưởng niệm kết thúc. Ai nấy ra về trong hân hoan, không quên thầm cám ơn ban tổ chức đã giúp cho họ có một buổi tối thật thú vị tuyệt vời, giàu âm nhạc, giàu ý nghĩa cho đời sống tâm linh của mình.
 
Tin Đáng Chú Ý
Ðại sứ Mỹ gặp cộng đồng Việt vùng Little Saigon
Đỗ Dzũng/Người Việt
08:44 02/06/2013
WESTMINSTER, California (NV) - Trong lần đầu tiên gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại vùng Little Saigon, ông David Shear, đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho biết kết quả vận động nhân quyền của tòa đại sứ tại Việt Nam có kết quả “khiêm tốn.”

Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear (phải), nghe một cử tọa đặt câu hỏi tại buổi gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Tại cả ba buổi gặp gỡ trong ngày Thứ Bảy vừa qua, một tại Trung Tâm Le-Jao Center của Ðại Học Cộng Ðồng Coastline, một tại nhà hàng Làng Ngon, và một tại Trung Tâm Phục Vụ Cộng Ðồng, Ðịa Hạt 1, ông David Shear lập đi lập lại nhiều lần chữ “khiêm tốn” (modest) khi nói về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

“Kể từ khi làm đại sứ tại Việt Nam, mỗi khi gặp các lãnh đạo cao cấp như ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, hoặc Ngoại Trưởng Minh, cũng như những người khác, tôi không chỉ nói nhân quyền quan trọng như thế nào trong quan hệ Việt-Mỹ, mà tôi yêu cầu họ thả tù nhân, tôn trọng tự do nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tụ tập, và tự do tín ngưỡng. Thế nhưng, chúng tôi chỉ đạt một kết quả 'khiêm nhường,'” nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Việt Nam nói trước cử tọa bao gồm nhiều người Việt Nam và nhiều vị dân cử địa phương trong vùng.

Ông dẫn chứng: “Ví dụ như trường hợp thả Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân.”

Rồi ông mời ông Quân đứng lên và nói: “Tôi mừng là ông có mặt ở đây, chứ không còn ở trong tù nữa.”

“Như vụ thả Luật Sư Lê Công Ðịnh,” ông David Shear nói tiếp. “Tháng Hai vừa qua, lần đầu tiên Việt Nam tiếp ông phó chủ tịch tổ chức Amnesty International. Tôi hy vọng đây sẽ là bước mở đầu trong quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức nhân quyền.”

Từ trái, Dân Biểu Alan Lowenthal, Luật Sư Nguyễn Ðỗ Phủ, ông Ðỗ Hoàng Ðiềm (chủ tịch đảng Việt Tân) và Ðại Sứ David Shear tại nhà hàng Làng Ngon. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Ông nói tiếp: “Tuy nhiên, như tôi nói, đây chỉ là những kết quả 'khiêm tốn.' Chúng ta còn nhiều việc phải làm, không thể thay đổi mọi chuyện qua một đêm. Và để làm được điều này, chúng ta phải tiếp tục nêu lên những quan tâm của cộng đồng Việt Nam và chúng ta có điều kiện ảnh hưởng họ (chính quyền Việt Nam).”

Ông cũng cho biết ảnh hưởng của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ rất lớn, và có thể gây ảnh hưởng tại Việt Nam.

“Tiếng nói của cộng đồng Việt Nam rất mạnh, và chúng tôi, tại Hà Nội, lắng nghe quý vị một cách nghiêm túc,” ông nói. “Ngoài ra, quý vị có những vị dân cử liên bang luôn biết lắng nghe và sẵn sàng lên tiếng cho quý vị, ví dụ như các dân biểu Alan Lowenthal, Loretta Sanchez và Ed Royce.”

Ông cũng không quên đề cập đến mục tiêu của Hoa Kỳ.

Ông nói: “Hoa Kỳ muốn Việt Nam là một quốc gia giàu mạnh và độc lập, nhưng phải tôn trọng luật lệ.”

Trong quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù, Ðại Sứ David Shear cho biết Washington theo đuổi bốn mục tiêu: (1) Quan hệ kinh tế và thương mại. (2) Hợp tác ngoại giao và an ninh. (3) Giúp đỡ giáo dục và môi trường. (4) Kêu gọi họ - một cách mạnh mẽ và liên tục - tôn trọng nhân quyền.

“Tại sao tôi lại đề cập nhân quyền cuối cùng?” ông đại sứ đặt câu hỏi.

“Vì nhân quyền có liên quan đến ba mục tiêu trên,” ông David Shear giải thích.

Về mục tiêu số một, ông David Shear cho biết trao đổi thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nay lên đến $20 tỉ/năm. Nếu Việt Nam được vào TPP (Trans-Pacific Panership) với Hoa Kỳ và các quốc gia khác ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ gia tăng xuất cảng vào Việt Nam.

Trong mục tiêu số hai, Hoa Kỳ và Việt Nam có cùng quyền lợi với các quốc gia khác trong Biển Ðông. Và Hoa Kỳ đã có hợp tác quân sự với Việt Nam ở mức khiêm nhường.

Ông nêu ví dụ: “Trong năm 2011, hai nước đã ký hiệp định hợp tác cứu hộ trên biển, hàng hải, và tìm kiếm người mất tích trong trường hợp thiên tai trên Biển Ðông.”

Với mục tiêu số ba, ông David Shear cho biết hiện có 15,000 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.

Ông nói thêm: “Hoa Kỳ cố gắng rất nhiều trong việc đẩy mạnh nhân quyền tại Việt Nam, nhưng chính 15,000 sinh viên khi trở về sẽ có ảnh hưởng lớn hơn.”

Ông cũng nhắc đến các hoạt động của Mỹ giúp Việt Nam chống bệnh AIDS, các bệnh tật khác, cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là khi dòng sông này bị “tấn công từ phía trên” và mực nước biển dâng lên ở phía dưới, cùng với sự thay đổi khí hậu.

Về mục tiêu số bốn - nhân quyền - ông David Shear cho biết ông và ông Lê Thành Ân, tổng lãnh sự tại Sài Gòn, coi đây là vấn đề rất quan trọng.

Ông nói: “Hồi Tháng Tám, 2011, khi Việt Nam muốn vào TPP, chúng tôi nói thẳng họ phải cải thiện nhân quyền.”

“Nhân quyền là một cái gì đó nằm sâu trong máu của người Mỹ,” ông nói tiếp. “Tuy nhiên, rất dễ cho tôi nói chuyện với Việt Nam về phát triển kinh tế, nhưng không dễ khi nói chuyện nhân quyền với họ.”

Ông cũng cho biết, ông đã đi nhiều nơi tại Việt Nam, từ đồng bằng đến vùng núi, đến vùng cao nguyên, khoảng 24 tỉnh, nhưng vẫn bị hạn chế khi muốn đi đến một số nơi khác.

Về tự do tôn giáo, ông David Shear cho biết cũng đang làm việc cật lực để vấn đề được tốt hơn.

Giám Sát Viên Janet Nguyễn (trái) và Ðại Sứ David Shear (thứ hai từ trái) nói chuyện với đại diện tôn giáo và cộng đồng tại Trung Tâm Phục Vụ Cộng Ðồng, Ðịa Hạt 1, Westminster. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Ông kể, và có chiếu một số hình ảnh để minh họa, là từng gặp một nhà bất đồng chính kiến như Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, vài giám mục Công Giáo, Thánh Ðịa La Vang và một số nơi khác.

Nhưng có một lần ông bị “cản trở” khi muốn gặp giám mục Giáo Phận Vinh.

Ông kể: “Hôm đó, tôi dự trù đến Vinh hai ngày, có lấy hẹn gặp vị giám mục, nhưng khi đến nơi, tôi được biết không thể gặp ngài được. Tôi rất bực bội và nói thẳng với Ban Tôn Giáo của tỉnh Nghệ An là tôi rất không hài lòng. Tôi trở lại Hà Nội ngay lập tức.”

Về chuyện đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Countries of Particular Concern), vì không tôn trọng tự do tôn giáo, ông Shear giải thích: “Chúng ta đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này năm 2006. Sau đó, chúng ta thấy điều lệ để đưa một quốc gia vào CPC quá giới hạn, và Việt Nam không đủ tiêu chuẩn.”

Trong phần hỏi đáp với cử tọa, nhiều người đề cập đến chuyện một viên chức Mỹ từng làm việc ở Tổng Lãnh Sự Sài Gòn bị bắt vì bị tình nghi bán visa, ông David Shear đáp: “Tôi không thể trả lời vấn đề này vì sự việc đang được điều tra. Nhưng tôi muốn nói rõ, chúng tôi không chấp nhận chuyện này, và khi biết ai làm, chúng tôi sẽ trừng phạt họ.”

Ông cũng cho biết vụ bán visa không ảnh hưởng việc cấp visa cho du học sinh cũng như khách du lịch từ Việt Nam vào Hoa Kỳ.

Ðại Sứ David Shear (trái) trả lời câu hỏi của giới truyền thông Việt Ngữ sau buổi gặp gỡ cộng đồng Việt Nam. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Nhiều người cũng đặt câu hỏi về quan điểm của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Ðông, giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa khối ASEAN và Trung Quốc, ông David Shear khẳng định: “Hoa Kỳ không đứng về phía nào, nhưng cũng phản đối bất cứ hình thức nào đơn phương tuyên bố chủ quyền Biển Ðông, vì đây là hải lộ quốc tế quan trọng.”

“Hoa Kỳ muốn mọi khác biệt được giải quyết qua phương thức ngoại giao, tôn trọng lẫn nhau, nhất là qua Quy Tắc Ứng Xử (Code of Conduct-COC),” ông David Shear nói.

Buổi gặp gỡ giữa Ðại Sứ David Shear và cộng đồng Việt Nam ở Trung Tâm Le-Jao do ba dân biểu Alan Lowenthal, Loretta Sanchez và Ed Royce đồng bảo trợ, tuy nhiên, chỉ có ông Lowenthal có mặt, còn hai vị kia bận việc khác.

Trước khi mở đầu, Dân Biểu Lowenthal giới thiệu ông Trí Tạ, thị trưởng Westminster, và bà Janet Nguyễn, giám sát viên Orange County, phát biểu chào mừng vị đại sứ và đồng hương.

Sau đó, Ðại Sứ David Shear có một buổi gặp gỡ và ăn trưa với một số nhân vật trong cộng đồng và đại diện một số đảng phái tại nhà hàng Làng Ngon, Westminster. Buổi gặp gỡ này do năm cá nhân đài thọ. Ðó là nhạc sĩ Trúc Hồ (tổng giám đốc SBTN), Luật Sư Nguyễn Ðỗ Phủ (phó tổng giám đốc SBTN), Luật Sư Nguyễn Anh Tuấn (thành viên HÐQT SBTN), Tiến Sĩ Susie Xuyến-Ðông Matsuda (thành viên đảng Việt Tân) và ông Trần Trung Dũng (đại diện Ðảng Bộ Việt Tân Bắc Mỹ).

Sau đó, ông David Shear gặp và nói chuyện với một số đại diện tôn giáo và cộng đồng, và một số vị dân cử, trong một buổi tiếp tân do Giám Sát Viên Janet Nguyễn tổ chức tại Trung Tâm Phục Vụ Cộng Ðồng, Ðịa Hạt 1, Westminster.

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=167253&zoneid=1#.UatXPr7n99A)
 
Văn Hóa
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Cây Nho & Hạt Gạo
Nguyễn Trung Tây, SVD
02:42 02/06/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Vợ Chuyện Chồng
Cây Nho & Hạt Gạo


Chuyện thời bây giờ kể rằng, ở thung lũng điện tử Silicon, San Jose, California của Hoa Kỳ có một đôi vợ chồng, con trai tên Bòn, bốn tuổi, con gái tên Bon, mười tháng. Chồng là Kỹ Sư điện. Vợ làm Assembler trong hãng điện tử. Cả hai vợ chồng là những thành viên trung thành trong Ban Giáo Lý giáo xứ Việt Nam.



Tháng Mười Một, mầu xanh ngăn ngắt bầu trời chuyển sang màu xam xám buồn thiu. Thu về, bầu không khí lành lạnh kéo tới thổi tung bay những chiếc lá phong vàng tươi trong sân vườn của hai vợ chồng. Nhìn lá phong vàng che phủ kín mặt đất, vợ mặt phấn hồng bởi gió lạnh le lưỡi,

— Khổ rồi! Chồng tôi lại phải cong lưng trên sân vườn hốt đống của nợ.

Chồng không chần chừ, không ngần ngại, phản đối ngay,

— Ơ hay! Cứ tự nhiên như ruồi… Nè! Nè! Nói cho đằng ấy biết, tui cũng người tử tế, có công ăn việc làm đàng hoàng, cày bừa, đầu tắt mặt tối...

Vợ cắt lời chồng,

— Rồi thì sao?

Bất ngờ bị vợ phản ứng thẳng thừng, chồng ấp úng, kiếm cách chống chế,

— Thì sao? Thì… thì… ông bà mình nói, vợ chồng không chỉ là đầu ấp tay gối, mà còn là…

Vợ đang đà thắng thế, nương theo chiều gió, tung thêm một chưởng,

— Còn là cái gì? Sao tự nhiên cứ ấp a ấp úng như ngồi phải cọc vậy…

Bị châm chọc, chồng làm mặt lạnh, tỉnh bơ đọc bài thơ lục bát tự chế,

— Thì…thì… “Thu về… vợ quét lá vàng. Chồng buồn đứng ngó, thương mình cực thân”.

Vợ sắn tay áo, tưởng để làm gì, hóa ra thản nhiên sờ trán chồng,

— Để em “dzờ dzờ” xem coi anh có cảm cúm, nóng lạnh hay không?

Vợ giọng kịch,

— Chết rồi! Sao lại nóng dãy như người phải bỏng thế kia!…

Vợ buông lời, nhanh chóng kết luận vở kịch một màn,

— Hèn chi… Mát nặng!

Chồng quê, quyết liệt ăn miếng trả miếng,

— Anh lạy em! Đừng có dê đạo lộ như vậy nhé! Nhìn mặt đẹp như thế mà lại có máu…dê. Thành thật khai báo đi, có phải sinh năm con dê hay không?

Vợ cười tỉnh queo,

— Có anh dê thì có! Mà này, đừng có ăn mày mà lại mơ xôi gấc. Em chỉ muốn chẩn mạch xem coi anh hồi xưa có sanh ngược hay không, mà sao ăn nói ngượng ngùng, ngược ngạo. Bài thơ con cóc của anh phải đọc cho nó chính xác là như thế này, “Thu về, chồng quét lá vàng. Vợ buồn đứng ngó, thương chàng cực thân”.

Thấy vợ đi lỡ một đường binh, chồng vội vàng sửa lưng vợ,

— Người đẹp ơi! Đụng tới tác quyền của người ta rồi. Dám lấy thơ của tui ra xài mà không buồn xin phép. Lại còn dám sửa lời thơ… Bây giờ mà mang nàng ra tòa là đời nàng lúa…

Vợ không nhường nhịn, mở miệng thách thức,

— Xin mời! Cứ tự nhiên… Đằng này vác chiếu theo hầu. Cửa nào tui cũng theo…

Chồng làm mặt ngầu,

— Tui ngán ai mà không dám… Nhưng thôi…

Chồng đấu dịu, giọng điệu con nhà đạo,

— …Cũng phải tha thứ, bởi vì Chúa dạy phải tha tới bẩy mươi lần bẩy cơ mà.

Chồng cúi mặt, lầu bầu trong miệng,

— Rõ là khổ! Ai biểu sinh ra làm người Công Giáo.

Vợ chộp lấy cơ hội ngàn vàng,

— Amen. À! Mà quên, em có phải vỗ tay khen hay không?

Chồng biết mình lỡ một đường binh, lắc đầu cười,

— Không! Em không phải làm chi hết. Nom nom và nghe nghe chồng em giảng đạo là được rồi.

Chồng dĩ hòa vi quý,

— Nhưng nói chơi vậy thôi, chứ anh là người yêu vợ nhất trên trần gian, ai nỡ để vợ còng lưng hốt lá vàng?

Nhìn lên bầu trời xám xịt, chồng nhận xét,

— Mùa thu ở đâu thì cũng đẹp. Nhưng ước chi lá đừng có vàng thì đỡ khổ bao nhiêu. Hồi xưa lúc chưa có nhà, hai đứa sống ở căn apartment, anh yêu mùa thu hơn, bởi vì không phải quét lá vàng.

Vợ phản đối,

— Mùa thu mà, lá phải đổi màu xanh sang màu vàng thì mới là mùa thu chứ.

Vợ cúi xuống, nhặt lên chiếc lá phong màu vàng tươi cầm trên tay,

— Lá vàng mùa thu làm em nhớ tới bài Phúc Âm Chúa ví Ngài với cây nho. Chúa nói nếu cành nho mà lìa cây là cành nho vàng úa, héo tàn.

Vợ mơ màng,

— Tại sao Chúa lại ví mình với cây nho nhỉ? Tại sao không là cây xoài, cây bưởi, hay là cây chôm chôm?

Chồng phá ra cười,

— Người đẹp ơi! Đừng có quên Chúa là người Do Thái. Chúa đâu có phải người Việt Nam để mà có vụ xoài với bưởi ở đây. Sao không mang ổi với me ra luôn cho đủ bộ?

Vợ lườm chồng,

— Chưa chi mà đã ra vẻ ta đây rồi. Nói như vậy, ở bên Do Thái, nho mọc đầy ngoài sân vườn hay sao?

Chồng giải thích,

— Ơ! Đã qua Do Thái bao giờ đâu để mà biết bên đó cây nho mọc đầy sân vườn. Nhưng cần gì phải qua mới biết. Đọc sách thì biết liền. Mà hồi đó tụi mình hai đứa đi học lớp Kinh Thánh Frere dậy, Frere cũng nói nho biểu tượng cho vùng đất hứa (Psalm 80:8), cho nên mình mới thấy Chúa hay dùng cây nho để diễn tả mối liên hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người. Không có Chúa làm thân cây ban phát nhựa sống, cả cành và cả lá đều chết khô…

Chồng đánh đàn,

— Tứng tưng! Tưng tưng! Tưng từng… Hiểu chưa, người đẹp vườn nho?

Vợ cười tí toáy,

— Ừ, anh nhắc mới nhớ. Hồi đó tụi mình đi học lớp Kinh Thánh Frere dậy… Lâu quá rồi tự nhiên quên bẵng đi luôn. Hèn chi Chúa hay nhắc tới cây nho, người làm vườn nho, rồi người con trai của ông chủ, cũng lại, vườn nho (Matt 20:1-16, 21:33-42)…

Chồng gật đầu,

— Bây giờ đố vui để học, xem coi vợ tôi chỉ số thông minh IQ số mấy…

Chồng đằng hắng cổ, lên giọng Ban Giám Khảo,

— Chúa nói, “Ta là bánh hằng sống”. Bánh ở trong câu nói này là bánh chi vậy? Đội A, vợ tôi trả lời. Chuông bấm, “Keng!”…

Nghe chồng hỏi, vợ yên lặng, vầng trán trán nhăn nhăn thoáng nét suy tư,

— Em nghĩ…chắc bánh này là…là bánh cây lúa?

Chồng lắc,

— Lúa! Cho em lúa đời em luôn! Nope! Wrong! Đội A còn ba mươi giây cho câu trả lời…

Vợ tiếp tục suy nghĩ, trả lời lưỡng lự, lửng lơ con cá vàng,

— Nếu vậy bánh này là Mình Thánh Chúa...

Chồng vừa gật vừa lắc,

— Đúng mà cũng không hoàn toàn đúng cho lắm. Cho em biết chữ bánh ở trong câu này có liên quan đến thức ăn của người Do Thái đó.

Như người chết đuối, vớ được phao cứu, vợ nói ngay,

— Vậy là bánh mì…

Chồng giơ tay lên trán trong tư thế như đang chào, gật đầu,

— Yes, ma’am. Bánh này là bánh mì đó. Gớm! Vợ tôi vừa đẹp lại vừa thông minh, vừa được cả thanh lại còn được cả sắc. Thế mà cứ kêu ca càm ràm là Chúa chỉ bố thí quẳng cho con được có một nén à, còn Chúa rộng tay ban phát dư dả năm nén, mười nén cho khắp cùng thiên hạ...

Vợ khó chịu,

— Nè, đừng có mà mượn gió bỏ măng nhé… Lạc đường mùa chay rồi…

Chồng cười cười,

— Yes, ma’am…

Rồi nghiêm trang giải thích,

— Người Do Thái không ăn khoai tây, họ cũng không ăn cơm, nhưng bánh mì. Em còn nhớ hồi xưa Chúa làm phép lạ “mưa” Manna trong sa mạc để dân Do Thái lấy bột Manna làm bánh mì ăn hay không? Hay chuyện Chúa làm phép lạ năm ổ bánh mì nuôi đám đông trong sa mạc…? Nhớ chưa? Anh hỏi em, tại sao hồi đó Chúa lại không làm phép lạ mưa…khoai tây, hoặc là cơm tấm cho đám đông hơn năm nghìn người trong hoang địa?

Vợ chép miệng,

— Dễ òm, ai mà chẳng biết…

Chồng hỏi tới,

— Biết thì nói đi!

Vợ đáp ngay,

— Thì bởi vì họ là người Do Thái, và Chúa cũng là người Do Thái...

Vợ chống chế,

— Nhưng có mấy ai mà để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt như vậy.

Chồng nhún vai, “mặt nghiêm và buồn”,

— “Có mấy ai mà để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt như vậy”. Nói cứ như tây! Em nói như vậy mà không sợ Chúa buồn thiu trên cây thánh giá. Mình làm người Công Giáo nhưng mù lòa Lời Chúa thì cũng giống y như sẩm đi xem voi mà thôi. Kẻ nói cái vòi là con voi, người nói cái tai mới là voi. Đặc biệt trong câu tuyên bố bất hủ “Ta là bánh hằng sống” của Đức Giêsu mà không hiểu chữ bánh ở trong câu này là bánh gì thì cũng giống như hai vợ chồng mình, anh nói một đàng em hiểu một nẻo. Anh nói em quét lá vàng, em thì lại ù ù cạc cạc cứ y như vịt nghe sấm. Đến là chán!

Vợ cản lại ngay,

— Anh đừng có nói ngược. Phải nói là giống như hai vợ chồng mình, em nói một đường, anh làm một nẻo thì đúng hơn.

Chồng giơ cao hai tay,

— Thôi, thôi, được rồi. Em đúng! Em lúc nào cũng đúng.

Vợ lắc đầu, cười nho nhỏ,

— Không! Không phải lúc nào em cũng đúng. Nhưng trong trường hợp này thì em đúng. Nhưng mà thôi, quay lại chuyện bánh hằng sống đi. Nói như anh, nếu Chúa sinh ra làm người Nga, Chúa đã nói, “Ta là khoai tây hằng sống”, và nếu Chúa sinh ra làm người Việt Nam, Chúa đã nói, “Ta là cơm hằng sống”, có đúng hay không?

Chồng suy nghĩ,

— Thật sự ra ai mà biết Chúa sẽ nói gì nếu Chúa sinh ra là người Nga hay là người Việt Nam. Cái này thì phải đi mà hỏi Chúa, thì may ra mới có câu trả lời chính xác. Nhưng có thể…

Chồng ngẫm nghĩ một hồi, rồi nói,

— Nhưng có thể… Chúa đã nói, “Ta là Cơm hằng sống”, nếu Chúa là người Việt, bởi vì người Việt Nam không ăn bánh mì, mà là ăn cơm. Không có gạo, không có cơm thì ai tui không biết, chứ hai vợ chồng nhà mình thì “khí” vất vả!

Vợ gật đầu,

— Em cũng đồng ý, em nhớ hồi xưa cứ mỗi lần khám phá gạo cạn đáy lu, mặt mẹ em lại tái xanh…

Chồng mặt trầm ngâm, suy nghĩ,

— Đương nhiên! Không có Chúa, thì mặt mũi linh hồn cũng sẽ xanh, không phải là màu xanh của “Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi” hay là “Khi ta yêu, trái tim ta màu xanh”, nhưng là cái xanh lét của người chết đói năm Ất Dậu 1945.

Vợ sáng nét mặt,

— Anh làm em chợt nhớ tới bộ phim nói về cảnh chết đói năm Ất Dậu. Anh có nhớ cảnh Sở Vệ Sinh Hà Nội đang khiêng một người chết đói ra xe chở xác mang đi chôn. Ông này thì gầy ơi là gầy, gần chết rồi. Thế mà khi nhân viên Sở Vệ Sinh khiêng ông ra xe, ông ấy cứ mở miệng thều thào năn nỉ, “Con chưa chết, xin đừng chôn con!”…

Chồng nói chen vào,

— Đương nhiên! Nếu không có Chúa Giêsu, không có Cơm Trời, vợ chồng mình cũng sẽ rút hết thịt da, gầy trơ xương trơ thịt, mở miệng năn nỉ với ma quỷ, “Con chưa chết, xin đừng chôn con”…

Vợ nhăn nhăn mặt,

— Khiếp! Anh nói nghe thấy mà sợ.



Lời Nguyện

Lạy Chúa, hồi xưa, bởi có Thiên Chúa làm Manna rơi xuống đất cát sa mạc, người Do Thái đã không chết đói trên cuộc hành trình bốn mươi năm tiến về đất hứa; hồi xưa, bởi có Thiên Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều trong hoang địa, người Do Thái có bánh mì hằng sống ăn no nê, ăn dư thừa.
Cám ơn Chúa đã làm Cơm Trời nuôi sống chúng con trong ngày hôm nay. Lạy Chúa, xin hãy tiếp tục làm Cơm Trời để linh hồn chúng con không chết đói xanh xao, nhưng trưởng thành khỏe mạnh bước đi những bước vững chắc với đời sống trần gian và đời sống đức tin.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com.
 
Xin Dạy Con Vững Tin
Phạm Trung
16:20 02/06/2013
Nhạc Phẩm Xin Dạy Con Vững Tin, của Phạm Trung

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phượng Hoa
Nguyễn Hùng
21:27 02/06/2013
PHƯỢNG HOA
Ảnh của Nguyễn Hùng
Phượng hoa đỏ thắm mùa hè chín
Lữ khách bâng khuâng lòng vẩn xanh.
(Pleiksor)