Ngày 02-06-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Liên Kết
Lm Vũđình Tường
01:29 02/06/2022
Trong nhiều trường hợp con người có toàn quyền quyết định; một số trường hợp con người có chút ít tiếng nói; một số hoàn cảnh khác con người hoàn toàn thụ động.

Quyền phán quyết

Ta toàn quyền quyết định trong vấn đề ăn, mặc, chọn lựa trang phục, thực phẩm và ngay cả khi nào ăn, khi nào uống.

Quyền kiềm chế

Về phương diện tình cảm ta có thể kiềm chế được ham muốn, cảm xúc, tư tưởng, lời nói, nhưng ta không thể kiểm soát được giấc mơ khi ngủ. Ta không thể kiểm soát giá cả thị trường nhưng có thể tính toán tiết kiệm khi mua bán. Ta không thể tránh hết bệnh tật nhưng có khả năng phòng ngừa; ta không thể tránh tuổi già, quyết định mức độ thông minh của con cái, và chính thời gian mình sống trên đời, nhưng ta có khả năng tránh nguy hiểm, phát triển trí nhớ, học hỏi thêm kiến thức, phát triển tài năng.

Thụ động

Hành khách hoàn toàn thụ động khi đi du thuyền hay ngồi trên máy bay, trao phó số phận cho hoa tiêu, phi công. Bạn có thể hỗ trợ đội banh này, đội bóng đá nọ nhưng bạn không thể quyết định đội đó thắng hay thua. Khi phải đối diện với thiên tai, con người có một chọn lựa duy nhất là tìm trốn nơi an toàn.

Tâm Linh

Về phương diện tâm linh, con người có chọn lựa trong niềm tin. Tin theo Đức Kitô hay từ chối tin theo Ngài. Bạn làm bất cứ quyết định nào, tin theo ai hay không tin đều có kèm theo hậu quả. Đức Kitô nói rõ cho môn đệ biết giáo huấn của Ngài đến từ Thiên Chúa là Cha Đức Kitô

'Đạo lí tôi dậy không phải là của tôi, nhưng là của Đấng đã sai tôi' Gn 7,16.

Ở một nơi khác Đức Kitô còn nói rõ hơn nữa khi Ngài nói,

'Những gì tôi nói là nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi' Gn 12,50.


Điều này cho biết lắng nghe, tin theo Đức Kitô chính là lắng nghe, tin theo Chúa Cha. Yêu mến Đức Kitô chính là yêu mến Chúa Cha. Đón nhận Đức Kitô chính là đón nhận Chúa Cha. Từ chối lời mời gọi tin theo Đức Kitô chính là từ chối lời Chúa Cha mời gọi. Những câu sau đây cho thấy mối liên kết mật thiết ngàn đời giữa Chúa Cha và Chúa Con:

'Tôi và Chúa Cha là một' Gn 10,30,

'Điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy' Gn 5,19,

'Kẻ nào không tôn kính người Con, thì cũng không tôn kính Chúa Cha' Gn 5,23.


Vì thế việc chọn lựa niềm tin là điều tối quan trọng. Cá nhân chọn lựa niềm tin là chọn lựa lối sống hiện đang sống, và chọn sự sống đời sau. Chọn yêu mến, tin theo Đức Kitô là chọn đón nhận hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa. Đón nhận hướng dẫn của Thánh Thần chính là bước theo con đường dẫn đến cuộc sống trường sinh. Từ chối tiếng nói của Thánh Thần chính là từ chối tin, và nghe theo Thánh Thần hướng dẫn. Không đặt niềm tin vào Thiên Chúa chính là đặt niềm tin vào trần gian. Đây chính là từ chối gắn bó với Thiên Chúa, nhưng chọn gắn bó đời sống tâm linh vào sức mạnh vật chất trần thế.

Đức Kitô từ bỏ trần gian để về cùng Chúa Cha, Ngài an ủi môn đệ việc Ngài ra đi về cùng Chúa Cha là một tin vui bởi nếu Ngài không ra đi, Thánh Thần sẽ không ngự đến, lí do không cần cùng lúc cả Thánh Thần lẫn Đức Kitô làm một công việc giống nhau, cho nên không cần Đấng này lập lại cùng công việc của Đấng kia.

'Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em' Gn 16:15

Như thế Thánh Thần mặc khải điều Đức Kitô mặc khải; điều Đức Kitô mặc khải đến từ Chúa Cha. Mỗi vị mặc khải theo cách riêng của mình, nhưng những điều mặc khải này đến cùng một nguồn, một gốc, từ Chúa Cha mà ra.
Sau khi Đức Kitô về trời, Thánh thần không lập lại công việc của Đức Kitô nhưng hướng dẫn Kitô hữu, giảng giải, đào sâu rộng điều Đức Kitô đã rao giảng. Khi còn sống nơi trần thế Đức Kitô lệ thuộc vào không gian và thời gian. Thánh Thần Chúa không bị lệ thuộc vào điều kiện vật lí. Thánh Thần có thể hiện diện cùng lúc ở nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau. Sau khi Đức Kitô về trời người ta không còn nhìn thấy Đức Kitô Phục Sinh nữa, nhưng môn đệ của Ngài là hình ảnh, khuôn mặt mới của Đức Kitô Phục Sinh bởi qua lối sống, việc làm và lời rao giảng của họ, người ta nhận biết Đức Kitô Phục Sinh hiện diện nơi môn đệ Ngài.

Làm sáng Danh Chúa?

Thưa với khả năng riêng con người thì ta không thể làm sáng Danh Chúa. Thiên Chúa không cần đến chúng ta. Chính Đức Kitô và Thánh Thần làm sáng Danh Chúa. Con người tội lỗi, vừa nông cạn lại hay chết làm sao có thể làm sáng Danh Đấng bất tử, thập toàn chí thánh. Thiên Chúa mời gọi con người làm sáng Danh Chúa không phải cho Chúa mà cho anh em khác. Thiên Chúa kêu gọi Kitô hữu chia sẻ những gì mình nhận được từ Thiên Chúa giúp cho anh em thiếu may mắn hơn. Làm việc lành phúc đức chính là làm cho người chưa biết Chúa nhận ra Chúa qua hành động tốt lành của Kitô hữu. Ngoài đức tin và lòng mến con người không còn gì để làm sáng Danh Chúa. Lòng mến và đức tin ta có được đến từ Chúa vì thế Kitô hữu dùng những gì chính Chúa ban để làm sáng Danh Chúa. Kitô hữu làm sáng Danh Chúa qua niềm tin, qua cầu nguyện, qua phó thác, qua tạ ơn. Kitô hữu làm được điều đó khi ta liên kết cuộc sống mình với Thánh Thần Chúa. Chúng ta xin ơn liên kết với Thánh Thần.

TiengChuong.org

Connectedness

Everyone knows that there are things over which we have total control, things we have less control, and things we have no control at all. We can control most of our intake, such as clothing- what to keep and discard and food- what to eat and when to drink. We have some control of our feelings and ideas, but have no control of our dream. We can't control the cost of living but we have some control a family budget. We have no control of sickness or aging; intelligence or life - span, but we can take care of ourselves to avoid danger, working hard to improve our skills and choosing a healthy diet. We have no control of a cruise ship or aeroplane. We have no control over the result of our football team. Apart from prevention measures and shelter, we have no control of natural disasters.

At a spiritual level, one can choose to believe in Jesus or reject Him. Whatever choices one makes, there are consequences of those decisions. Jesus made clear to His disciples that, His teaching was not of His own, but it came from the Father (Jn 7,16). Jesus reinstated this idea elsewhere in John 12,50 when He said,

'What I have spoken does not come from myself... what the Father has told me is what I speak' Jn 12,50.

This implies listening to Jesus means listening to the Father; loving Jesus means loving the Father; welcoming Jesus means welcoming the Father; and rejecting Jesus' invitation to follow means rejecting the Father's. This personal choice is of utmost importance, because the choice will affect the entire life of that person in this world, and also the eternal life to come.

Guidance by the Holy Spirit means to listen to the voice of the Spirit, and that leads to eternal life. Refusal to listen to the voice of the Holy Spirit means to deny the role of God's Spirit in a person own life. Placing spirituality into something else rather than God means choosing to disconnect one's inner life from the holy. This disconnectedness means that person's life is detached from the spiritual world and attached to the material world.

Jesus told His disciples that His leaving them would be good for them, because the Spirit would not come while Jesus was still on earth. It would be redundant to have both of them on earth at the same time; since Jesus and the Spirit work on the same source:

'All he tells you will be taken from what is mine' Jn 16,15.

Jesus receives everything from the Father. The Spirit receives everything from Jesus; The Spirit teaches Jesus' disciples everything from Jesus. In this way, the Father is the centre of all revelation. All three persons of God, each in his own ways, are revealed from only one- the same source of God's love which derives from the Father.

The earthly Jesus was conditioned by time and space; the Spirit is free from them. The same Spirit, at one time, can be present at multiple locations. After the Ascension, the world will no longer see Jesus, but Jesus' disciples are visible all over the world. They are new faces of Jesus; their good work and acts of charity are the visible signs, pointing to the world that Jesus is present in His disciples.

Can we, as humans, give glory to the Holy? We, human, mortal and transient, have nothing worthwhile, and lasting to glorify the Most Holy. God doesn't need us to glorify Him because Jesus and the Spirit have already done it. We can give glory to God by means of sharing to others whatever God has given us in the first place. Apart from our love and faith in God, we have nothing else to offer. We give glory to God by means of believing, worshipping, praising and giving thanks to God. We are able to do this when our lives are connected to the Spirit of God.
 
Ngày 03/06: Tình thương, lựa chọn và trách nhiệm – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
01:44 02/06/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan

Sau khi dùng bữa với các môn đệ tại Biển Hồ Ti-bê-ri-a, Đức Giê-su Phục Sinh hỏi ông Si-môn Phê-rô: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su nói với ông : “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có thương mến Thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới lần thứ ba: “Anh có thương mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy.”

Đó là lời Chúa
 
Tôi phải làm gì đối với Chúa Thánh Thần trong đời sống hằng ngày
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:37 02/06/2022
Tôi phải làm gì đối với Chúa Thánh Thần trong đời sống hằng ngày

Suy niệm lễ Chúa Thánh Thần

Hằng ngày, là người có đức tin, chúng ta phải chân nhận rằng đời sống chúng ta được thánh hoá, được bảo trợ và gìn giữ cũng như được khôn ngoan trong mọi biến cố là do bởi Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Đấng mà Chúa Cha đã sai đến trong tâm hồn chúng ta, Thần Khí của Con Ngài (x. Gl 4,6), Đấng ấy thật sự là Thiên Chúa. Là Đấng đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Con, Ngài không thể bị tách biệt bởi Chúa Cha và Chúa Con, trong đời sống thâm sâu của Ba Ngôi cũng như trong hồng ân tình yêu của Ba Ngôi dành cho trần gian. (x. GLHTCG, số689). Như vậy, đức tin chúng ta dạy chúng ta phải tin nhận rằng Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, là một ngôi vị trong Ba ngôi.

Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giê-su đã hứa ban khi Ngài lìa khỏi thế gian. “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.” (x. Ga 14,16) Và chính hôm nay, ngang qua bài Tin Mừng Ga 20, 19-23, Chúa Giê-su Phục Sinh cũng đã hiện đến chúc bình an và đặc biệt đã thổi hơi vào các Tông đồ và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (c.22). Quả thật, chúng ta sẽ không thể làm được gì nếu không có ơn Chúa, hay nói khác đi, chúng ta chẳng hiểu biết gì và chẳng làm được gì nếu Chúa Thánh Thần không đến hiện diện với chúng ta trong mọi đường đi nước bước. Trong bài đọc II, Thánh Phao-lô Tông đồ nói với cộng đoàn Co-rin -tô rằng: không ai có thể nói rằng: “Đức Giê-su là Chúa”, nếu người ấy không ở trong Thần Khí, (x.1Cr 12,3b) mà Thần Khí đó chính là Chúa Thánh Thần, là Ngôi Ba Thiên Chúa.

Chúa Thánh Thần có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người ki-tô hữu. Theo như Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 733 đã khẳng quyết: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8.16) và tình yêu là hồng ân đầu tiên, chứa đựng tất cả mọi sự khác. Tình yêu này “Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Ngài ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Như vậy, Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hoá và là Đấng Bảo Trợ mỗi ki-tô hữu từ khi đón nhận ơn Bí Tích Khai Tâm, cụ thể chính Chúa Thánh Thần đã tha thứ mọi tội lỗi khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và được phục hồi để chúng ta trở nên tinh tuyền, thánh thiện và trở nên giống Thiên Chúa hơn. Nơi bí tích Thêm sức, mỗi ki-tô hữu được lãnh nhận 7 Ơn trọng cả của Chúa Thánh Thần để xác nhận rằng tư cách và vai trò của người ki-tô hữu trong sứ vụ loan báo Tin mừng. Với ơn Bí tích Thêm sức, với sự đón nhận ơn Chúa Thánh Thần một cách tròn đầy, từ nay ki-tô hữu mang trong mình “thẻ căn cước” rõ ràng và xác thực hơn. Quả thật, theo Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 736: “Nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, các con cái của Thiên Chúa có thể mang lại hoa trái. Đấng đã tháp chúng ta vào Cây Nho thật, sẽ làm cho chúng ta mang lại hoa trái của Thần Khí, là “ bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ”. (Gl, 5,22-23). Thần Khí là sự sống của chúng ta, chúng ta càng từ bỏ chính mình, Thần Khí càng làm cho chúng ta hoạt động”.

Mặt khác, nơi bài đọc I, nhân ngày lễ Ngũ Tuần, chính nhờ Thánh Thần mà dù các Tông đồ là những người ít học, là những người ở Do Thái gốc, thế nhưng mà, các ngài đã giảng dạy và nói chuyện làm cho mọi người từ khắp nơi thiên hạ đều hiểu rõ và nhận biết được nội dung bài giảng của các ngài. Phải chăng các Tông đồ biết nhiều thứ tiếng? Phải chăng các ngài nói tiếng ngoại ngữ? Không phải, nhưng do tác động của Chúa Thánh Thần đã làm nên mọi sự. Đây là do bởi ơn Chúa Thánh Thần chứ không phải do khả năng của các Tông đồ. Thật vậy, trước khi Chúa Giê-su về Trời, Ngài đã hứa ban Đấng Bảo Trợ, là Chúa Thánh Thần để nhờ Ngài, trong Ngài và qua Ngài, mỗi chúng ta sẽ hiểu biết mọi sự một cách trọn vẹn.

Vậy, chúng ta phải làm gì đối với Chúa Thánh Thần trong đời sống thường ngày của chúng ta?

Nơi bài đọc II, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chung ta đã lãnh nhận cùng một Thần Khí duy nhất là Thánh Thần, nên một cách nào đó chúng ta được kết hợp với nhau và với Thiên Chúa. “ Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. (1Cr 12, 4-7). Vì thế, mỗi người ki-tô hữu hãy năng cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để xin Ngài tiếp tục ngự đến để ban ơn, thánh hoá và trợ giúp chúng ta sống xứng đáng với danh hiệu ki-tô trong mọi nơi mọi lúc. Hơn nữa, chúng ta chỉ có thể đến được với Chúa Cha và Chúa Giê-su khi có sự lôi kéo hay thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, vì thế, chúng ta không ngừng kêu xin và chuyên chăm gặp gỡ Chúa Thánh Thần để nhờ Ngài, qua Ngài và trong Ngài, chúng ta kín múc nguồn ơn tình yêu từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhờ đó, mỗi người hãy mau lắng nghe tiếng thúc đẩy của Chúa Thánh Thần để mau mắn lên đường thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng cho mọi người ở khắp mọi nơi. Cũng vậy, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, mỗi người chúng ta có sức mạnh để chống trả mọi tội lỗi và những chước mưu của ma quỷ, thế gian và xác thịt. Quả thật, Giáo Hội không thể lớn lên trong sự thánh thiện và khôn ngoan, cũng như không thể chu toàn được sứ mệnh mà Chúa Kitô trao phó, nếu không có sự phù giúp hữu hiệu của Chúa Thánh Thần.Vì thế, Giáo Hội luôn cầu xin ơn Thánh Linh trước khi làm bất cứ việc lớn nhỏ nào. Và phong trào, đoàn thể nào có mục đích xin ơn Chúa Thánh Thần để canh tân đời sống thiêng liêng, thêm yêu mến Chúa Kitô và ơn cứu độ của Người thì đều được Giáo Hội khuyến khích, nâng đỡ.

Thật vậy, trong Tin Mừng Thánh Maccô, Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.” (Mc 3,28-29), như vậy, đâu là những thứ tội đến Chúa Thánh Thần? Xin thưa, đó là chúng ta hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa là Cha nhân lành giầu lòng xót thương và tha thứ. Thứ đến là từ khước ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Tiếp theo là phủ nhận Chân Lý mà Thần Khí Chúa đã mặc khải cho con người. Và cuối cùng là chúng ta không còn nhìn nhận tội lỗi đã phạm để xin được tha thứ.

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 02/06/2022

14. Phàm dùng con mắt xác thịt để nhìn thấy nơi thân xác Đức Chúa Giê-su của chúng ta, mà không dùng ánh mắt tâm linh -theo ơn soi sáng của Thánh Thần- từ nơi tính Thiên Chúa mà nhìn Đức Chúa Giê-su, và không tin Ngài là Thánh Tử chân thật của Thiên Chúa, thì phải bị trừng phạt trong hỏa ngục.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 02/06/2022
97. HÒA THƯỢNG BỆN TÓC

Mọi người đều biết bện tóc thì không tiện mà lại rườm rà, nhưng có người đột nhiên tuyên bố chuyện ngược đời:

- “Chúng ta mỗi người đều có làm việc, ngày ngày lao khổ thì cần gì phải dùng thứ rườm rà này chứ, chỉ có hòa thượng ấy, ngày ngày vô sự lại không có việc gì làm, kêu họ để tóc dài, bện thành bím tóc thì cũng không trở ngại gì cả. Không biết hồi ấy khi chế định chế độ như vậy thì tại sao không suy nghĩ đến điểm này?”

(Tân tiếu lâm quảng ký)

Suy tư 97:

Trên thế gian này nếu các cô gái mà không có tóc không có răng thì chắc là thế giới này sẽ buồn lắm, vì các thi sĩ sẽ không biết làm thơ ca ngợi mái tóc dài mượt mà của các cô gái, các nhà họa sĩ cũng sẽ không biết vẽ ra sao nụ cười hàm tiếu, nụ cười nghiêng nước nghiêng thành của các cô gái, bởi vì họ giống người....hỏa tinh đầu to, trọc và không có răng, ôi, buồn lắm, nên người xưa mới có câu: “cái răng cái tóc là góc con người”.

Con trai tóc ngắn con gái tóc dài và hòa thượng thì trọc đầu, đó chuyện tự nhiên và là nét đẹp của con người, làm khác đi là tự nhiên trong lòng họ có vấn đề, mà thường là những vấn đề không mấy tốt đẹp...

Cái tự nhiên của người Ki-tô hữu là đi tham dự thánh lễ, là tham dự sốt sắng các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và Hòa Giải, làm việc bác ái, phục vụ tha nhân.v.v...làm trái với tự nhiên ấy là như người xa lạ với Thiên Chúa, với danh nghĩa người Ki-tô hữu của mình...

Ai hiểu được thì đừng làm ngược lại với tự nhiên.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tội lỗi có thể làm động lực cho tình yêu thêm sâu đậm
Lm. Minh Anh
22:23 02/06/2022

TỘI LỖI CÓ THỂ LÀM ĐỘNG LỰC CHO TÌNH YÊU THÊM SÂU ĐẬM
“Con có yêu mến Thầy không?”.

Joséphine, một phụ nữ xinh đẹp mà Napoléon say đắm. Năm 1795, hai người phải lòng nhau; tháng 3 năm sau, họ thành hôn! Napoléon đắm đuối trong cuộc tình; nhưng xem ra, Joséphine chẳng mấy rung cảm với vị tướng trẻ hơn mình 6 tuổi. Phải chăng, chỉ vì quyền lực và địa vị! Ngay sau đám cưới, Napoléon viễn chinh Italy; Joséphine gần như công khai cặp bồ với các tình nhân; nổi tiếng, là Trung Uý Hippolyte Charles. Vậy mà năm 1804, tức 9 năm sau, Napoléon trở thành Đại Đế, Joséphine được triệu vào cung, được phong tước “Hoàng Hậu”. Câu hỏi đặt ra, tại sao một phụ nữ phản bội đến thế lại được đón nhận như chưa từng có chuyện gì xảy ra? Một học giả chuyên về Napoléon nói, “Tội lỗi có thể làm động lực cho tình yêu thêm sâu đậm!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu Napoléon quên hết quá khứ của Joséphine, Chúa Giêsu cũng quên hết quá khứ của Phêrô. Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài hỏi Phêrô, “Con có yêu mến Thầy không?”. Ngài hỏi đến ba lần! Hẳn Chúa Giêsu không cần Phêrô xin lỗi ba lần, nhưng Phêrô cần bày tỏ tình yêu ba lần. Như vậy, thông điệp Lời Chúa thật rõ ràng, “Tội lỗi có thể làm động lực cho tình yêu thêm sâu đậm!”.

“Ba” cũng là con số của sự hoàn hảo. Ví dụ, khi tuyên xưng Thiên Chúa là “Thánh, Thánh, Thánh”, biểu thức ba lần này nói lên rằng, Thiên Chúa là Đấng Thánh Khiết nhất. Vì thế, khi trả lời Chúa Giêsu ba lần, “Con yêu mến Thầy”, Phêrô có cơ hội bày tỏ tình yêu của mình theo những cách sâu xa nhất; ba lần bày tỏ tình yêu thay cho ba lần từ chối tình yêu! Điều này tiết lộ một nhu cầu của chúng ta là phải yêu mến Thiên Chúa và tìm kiếm lòng thương xót của Ngài theo cách “gấp ba lần”. Hãy để Chúa Giêsu hỏi chúng ta ‘ba lần với một câu hỏi’; và biết rằng, Ngài không hài lòng với câu trả lời giản đơn, “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa”. Ngài muốn nghe nó một lần, hai lần, và một lần nữa! Ngài muốn chúng ta bày tỏ tình yêu một cách sâu sắc nhất, “Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự; Chúa biết con yêu mến Chúa!” Đây phải là câu trả lời cuối cùng!

‘Ba lần với một câu hỏi’ cho chúng ta cơ hội biểu lộ lòng khát khao cháy bỏng của mình đối với lòng thương xót của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều phạm tội; đều phủ nhận Thiên Chúa cách này, cách khác. Nhưng điều đáng mừng là Chúa Giêsu luôn muốn chúng ta biết rằng, “Tội lỗi có thể làm động lực cho tình yêu thêm sâu đậm!”. Ngài không ngồi và giận dỗi; Ngài không bĩu môi, cũng không viết tội của chúng ta trên trán mỗi người. Nhưng Ngài đòi chúng ta phải có một sự đau buồn chân thành và một sự hoán cải hoàn toàn từ trong trái tim, Ngài muốn chúng ta từ bỏ tội lỗi đến mức tối đa. Vì lẽ, chính Ngài đã hiến thân chịu chết để rửa sạch muôn vàn tội lỗi; tội lỗi và sự chết không có quyền trên Ngài; Ngài đã sống lại và vẫn sống! Trong bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay, tù nhân Phaolô đã xác tín điều đó. Phestô nói với vua Agrippa, “Họ chỉ tố cáo hắn mấy điều về mê tín, về một Giêsu nào đó đã chết mà Phaolô quả quyết là vẫn sống!”.

Anh Chị em,

“Con có yêu mến Thầy không?”. Hãy dành thời giờ, lặp đi lặp lại câu hỏi này không chỉ một lần, ba lần, nhưng nhiều lần! Chắc chắn Chúa Thánh Thần sẽ cho chúng ta thấy được chiều sâu tình yêu của chính chúng ta đối với Chúa Giêsu và cách chúng ta bày tỏ tình yêu với Ngài. Hãy bày tỏ tình yêu của bạn đối với Thiên Chúa theo cách gấp ba lần. Hãy để nó trở nên sâu sắc, chân thành và không đổi thay. Chúa Giêsu sẽ đón nhận hành động chân thành này và trả lại cho bạn không chỉ gấp ba, nhưng gấp trăm lần. Đừng sợ vì sự bất xứng của mình. Trước Thiên Chúa nào ai xứng đáng! Hãy đến với Chúa dù chúng ta có thế nào đi nữa, hãy đến kín múc ân sủng thứ tha của Ngài. Hãy nói với Ngài, không chỉ một lần, ba lần nhưng nhiều lần, với hết tâm hồn; rằng, bạn yêu mến Ngài. Bởi lẽ, “Tội lỗi có thể làm động lực cho tình yêu thêm sâu đậm!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa; và Chúa cũng biết con yếu đuối thế nào. Xin biến đổi con, hầu con có thể dâng Chúa tình yêu và ước muốn hoán cải đến mức tối đa!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô gửi lời chúc mừng lễ Bạch kim tới Nữ hoàng Elizabeth
Thanh Quảng sdb
22:07 02/06/2022
ĐTC Phanxicô gửi lời chúc mừng lễ Bạch kim tới Nữ hoàng Elizabeth

Đức Thánh Cha gửi điện văn kèm theo những tâm tình cầu nguyện và cầu chúc tốt đẹp cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II, nhân dịp nữ hoàng kỷ niệm Bạch kim Vương miện Nữ hoàng của bà.

(Tin Vatican)

Thứ Năm hôm nay đánh dấu tuần kỷ niệm Bạch kim ngôi vị Nữ hoàng Elizabeth II.

Trong một bức điện thư gửi tới Nữ hoàng ĐTC viết: “Nhân dịp mừng kỷ niệm Bạch Kim Lên ngôi của Nữ hoàng, tôi kính gửi lời chào thân ái và lời cầu chúc tốt đẹp, kèm theo những lời nguyện cầu của tôi, khẩn xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành cho nữ hoàng và toàn vương quyến và nhân dân trong vương quốc được hiệp nhất, thịnh vượng và an bình.”

Trong một văn thư chưa được công bố, gửi tới Nữ hoàng Elizabeth vào ngày 29 tháng 3, Đức Thánh Cha cho biết ngài cảm kích trước sự phục vụ bền bỉ và kiên định của bà vì công ích quốc gia, "sự tiến bộ của người dân và gìn giữ phát huy tinh thần cao quí, di sản văn hóa và chính trị của vương quốc.”

Chăm sóc cho công cuộc sáng tạo

Ghi nhận những cam kết của quốc vương trong việc chăm sóc cho công cuộc sáng tạo của Tạo Hóa, Đức Thánh Cha Phanxicô trao tặng Nữ hoàng một cây tùng Tuyết của xứ Liban cho Vườn cây xanh của Nữ hoàng.

ĐTC bày tỏ hy vọng vườn cây xanh này, như "trong Kinh thánh tượng trưng cho sự hưng thịnh của một quốc gia phát triển, công lý và thịnh vượng, đó cũng là lời cầu chúc ơn lành dồi dào" cho vương quốc của nữ hoàng.

Dự án mời mọi người trong Vương quốc Anh tham gia vào việc “Trồng cây cho Năm kỷ niệm Bạch kim”.

Cùng với việc mời trồng cây mới, Ủy ban tổ chức lễ Bạch kim cũng đánh dấu 70 cây trong một Khu rừng già trong Vương quốc Anh và ấn định 70 Cây cổ thụ để kỷ niệm 70 năm phục vụ của Nữ hoàng.

Nữ hoàng và các Đức Thánh Cha

Nữ hoàng Elizabeth II và người chồng quá cố là Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, đã từng gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican vào năm 2014.

Cuộc gặp đó đánh dấu kỷ niệm 100 năm tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc Anh và Tòa thánh.

Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng cho Nữ hoàng một bản sao của Sắc lệnh của Đức Thánh Cha Innocent XI tôn vinh Thánh Edward bổn mạng của các cha giải tội...

Nữ hoàng Elizabeth đã tặng cho Đức Thánh Cha một giỏ lớn thực phẩm được hái từ các khu vườn xung quanh cung điện của bà; thực phẩm bao gồm nhiều loại mật ong, một tá trứng, một miếng thịt nai, những ổ bánh mì nhỏ, nước trái cây, chất bảo quản và rượu whisky Balmoral.

Nữ hoàng Elizabeth cũng tiếp kiến 4 vị Giáo hoàng tiền nhiệm kể từ khi lên ngôi vào năm 1952 ở tuổi 25, sau cái chết của cha bà là Đức Vua George VI.

Nữ Hoàng đến thăm Vatican lần đầu tiên vào năm 1951 với tư cách là Công chúa Elizabeth. Đức Thánh Cha lúc đó là Pius XII. Chuyến thăm đầu tiên của Nữ hoàng Elizabeth với tư cách là Nữ hoàng diễn ra vào ngày 5 tháng 5 năm 1961. Bà và Hoàng thân Philip đã được tiếp kiến bởi Đức Thánh Cha Gioan XXIII.

Năm 1980, Nữ hoàng Elizabeth đã thăm viếng Vatican và được Đức Thánh Cha John Paul II tiếp kiến, và hai năm sau ĐTC đã thực hiện một chuyến tông du đến Vương quốc Anh.

Vào buổi bình minh của thiên niên kỷ mới, Nữ hoàng Elizabeth II đã đến thăm Vatican một vào tháng 10 năm 2000.

Vào tháng 9 năm 2010, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đến thăm Vương quốc Anh trong dịp lễ phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman và Ngài đã được Nữ hoàng tiếp kiến tại dinh thự Edinburgh.
 
Đức Phanxicô đã lên khuôn lại Hồng Y đoàn
Vũ Văn An
23:54 02/06/2022

Nhận định về đợt phong Hồng Y lần này của Đức Phanxicô, Ed. Condon của tờ the Pillar cho rằng ngài đang lên khuôn lại Hồng Y đoàn.



Hôm Chúa nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố việc lập 16 thành viên mới trong độ tuổi bầu cử cho Hồng Y đoàn tại một mật nghị sẽ được tổ chức vào ngày 27 tháng 8. Danh sách các vị Hồng Y cử nhiệm đã gây sốt trong thế giới Công Giáo; Đức Phanxicô đã không tổ chức mật nghị nào kể từ năm 2020.

Báo chí nói tiếng Anh đã đặc biệt chú ý tới việc cho tên Giám mục Robert McElroy của San Diego vào danh sách trên. Việc bổ nhiệm ngài được giải thích rộng rãi như một phản ứng sắc cạnh đối với cuộc tranh luận hiện tại trong Giáo hội ở Mỹ về quyết định của Đức Tổng Giám Mục Salvatore Codileone cấm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi rước lễ tại giáo phận quê hương của bà; McElroy là người thẳng thắn phản đối việc thực thi kỷ luật bí tích đối với các chính trị gia Công Giáo. Thành thử sự trùng hợp này đang là đề tài tranh cãi.

Tuy nhiên, việc bổ nhiệm McElroy, cũng như sự cân bằng của danh sách, quả có cho thấy thành phần, mục đích và bản chất Hồng Y đoàn đã thay đổi như thế nào dưới thời Đức Phanxicô.

Nói tóm tắt, trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã thực tế chấm dứt chức năng của Hồng Y đoàn như một cơ quan cố vấn thường xuyên bằng cách ngưng tổ chức các mât nghị đều đặn, thay vào đó thích dựa vào một số lượng nhỏ các cố vấn riêng tư hơn. Đồng thời, ngài đã phá vỡ mối liên kết tượng trưng giữa các giáo phận lớn và tư cách thành viên của Hồng Y đoàn, trong khi bảo đảm một tư cách thành viên đa dạng hơn trên hoàn cầu cho bất cứ mật nghị nào trong tương lai.

Những thay đổi trên có thể chứng tỏ là một trong những di sản lâu dài nhất của Đức Giáo Hoàng - nhưng có khả năng không định hình việc bầu cử người kế vị của ngài theo những cách thường được dự đoán hơn cả.

Hồng Y đoàn để làm gì?

Hồng Y đoàn, với tư cách một định chế giáo hội, có nhiệm vụ hỗ trợ Đức Giáo Hoàng trong việc điều hành Giáo hội hoàn vũ, và đặc biệt là đưa ra lời khuyên cho ngài trong những vấn đề quan trọng – theo lịch sử, việc này đã diễn ra trong các cuộc họp nhóm được gọi là mật nghị.

Đức Phanxicô đã không tổ chức một mật nghị, một phiên họp chính thức của Hồng Y đoàn, trong gần hai năm nay. Ngay cả trước thời gian này, ngài cũng đã bỏ thông lệ tổ chức hai phiên họp mỗi năm, chuyển sang việc chỉ tập hợp các Hồng Y mỗi năm một lần kể từ khi được bầu vào năm 2013.

Một cách chủ yếu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bỏ việc sử dụng các mật nghị để thảo luận và tìm kiếm tư vấn; thay vào đó, ngài thích dựa vào nội các thu nhỏ của ngài, tức Hội đồng các Hồng Y Cố vấn (đôi khi được gọi là C9), với đóng góp ý kiến từ các cố vấn không chính thức của ngài ở Rome, và sự giúp đỡ từ các vị cùng thuộc Dòng Tên (ba trong số các cơ quan lớn nhất của Vatican nay do các tu sĩ Dòng Tên điều khiển).

Vì chức năng nổi tiếng nhất của Hồng Y đoàn là bầu giáo hoàng trong mật nghị bầu giáo hoàng, việc bỏ các cuộc họp định kỳ nửa năm một lần có nghĩa là khi họ họp vào tháng 8, nhiều vị trong số 83 Hồng Y trong độ tuổi bầu cử chưa bao giờ gặp nhau trước đây, chứ đừng nói đến chuyện thực sự biết nhau.

Với những lo ngại ngày càng tăng ở Rome về sức khỏe của vị giáo hoàng 85 tuổi, cũng hoàn toàn có khả năng tháng 8 sẽ là lần cuối cùng các Hồng Y gặp nhau trước mật nghị bầu giáo hoàng tiếp theo.

Việc thiếu các cuộc họp thường xuyên, cùng với các cố gắng của Đức Phanxicô nhằm đa dạng hóa thành viên của Hồng Y đoàn về mặt địa lý (sau tháng 8, sẽ có gấp đôi số Hồng Y trong độ tuổi bầu cử từ Châu Phi và Châu Á so với trong mật nghị năm 2013 bầu Đức Phanxicô), có nghĩa là mật nghị bầu giáo hoàng tiếp theo, theo nhiều khía cạnh, là một cuộc gặp gỡ giữa những người tương đối xa lạ, hơn là những cuộc thảo luận của một nhóm người quen thuộc nhau.

Ai có tên lần này?

Đức Giáo Hoàng đã nói về mong muốn thấy Hồng Y đoàn phản ảnh tốt hơn các “vùng ngoại vi” của Giáo hội, và đã theo sát mong muốn này bằng cách bổ nhiệm một lượng lớn các Hồng Y từ châu Á và châu Phi so với trước đây.

Sau tháng 8, tổng cộng 41 vị Hồng Y trong độ tuổi bầu cử sẽ đến từ châu Á, Ấn Độ, châu Phi và châu Đại Dương, so với 22 vị trong mật nghị năm 2013. Ngược lại, Đức Phanxicô chỉ cử nhiệm một vị Hồng Y từ Đông Âu trong toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài - cử nhiệm vị phát chẩn của ngài là Konrad Krajewski vào năm 2018.

Với sự thay đổi nhân khẩu học của Giáo hội hoàn cầu, các thông lệ bổ nhiệm của Giáo hoàng chắc chắn sẽ tạo ra một nhóm bỏ phiếu đại diện hơn trong mật nghị bầu Giáo Hoàng tiếp theo. Nhưng không ai chắc nhóm đó thực sự có ý nghĩa gì đối với cuộc bầu cử giáo hoàng trong tương lai - một vài vị trong số các vị được Đức Giáo Hoàng vừa cử nhiệm có tiếng tăm trên các phương tiện truyền thông phương Tây, nghĩa là các phân tích truyền thông có xu hướng nghiêng về cả ý kiến lẫn triển vọng từ châu Âu và Châu Mỹ, cho dù có thể điều này không hẳn là cách sẽ diễn ra trong một mật nghị bầu Giáo Hoàng.

Và khi Đức Phanxicô chuyển cán cân của Hồng Y đoàn sang hướng đa dạng khu vực, ngài cũng đã rời bỏ nhiều thực hành đã thành tập quán liên quan đến việc đề cử các Hồng Y - và dẹp bỏ quan niệm đã thành tập quán vốn cho rằng một số tòa nhất thiết phải do một Hồng Y lãnh đạo.

Trong giới truyền thông, việc bổ nhiệm McElroy đã được đặt cạnh việc được cho là "qua mặt" tổng giám mục của thủ phủ ngài, Jose Gomez của Los Angeles, người lãnh đạo giáo phận lớn nhất ở Hoa Kỳ, là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, và là người gốc Tây Ban Nha đầu tiên nắm giữ cả hai chức vụ.

Tất nhiên, không giám mục nào có quyền trở thành Hồng Y, nhưng Đức Phanxicô hầu như đã bỏ qua khái niệm “các toà Hồng Y”, danh hiệu không chính thức được trao cho các tổng giáo phận lớn nhất mà theo truyền thống cả ở Hoa Kỳ lẫn ở Châu Âu, phải có các giám mục được cử làm Hồng Y.

Đồng thời, ít nhất, khi bổ nhiệm các Hồng Y từ châu Âu và châu Mỹ, Đức Giáo Hoàng có vẻ thích chọn các giám mục được cho là phù hợp nhất với phong cách thần học và mục vụ của ngài.

Việc ấy tự nó đã là một điều đi trệch khỏi thực hành gần đây.

Các vị giáo hoàng tiền nhiệm gần đây, đặc biệt là Thánh Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, đã có thói quen rõ ràng là chọn các vị Hồng Y trong số các đối thủ về tư tưởng của họ, bảo đảm rằng ngay cả dưới thời các giáo hoàng được cho là bảo thủ, những người tiến bộ thẳng thắn như Walter Kasper, Reinhart Marx và Joseph Bernadin đã đem lại cho Hồng Y đoàn một phạm vi quan điểm rộng rãi để Đức Giáo Hoàng lắng nghe.

Tất nhiên, thực hành đó đã bị phê phán nhiều, giống như thực hành của Đức Phanxicô. Nếu có gì liên tục, thì đó là sự kiện các vị giáo hoàng không thể làm hài lòng tất cả mọi người.

Tuy nhiên, hầu hết các Hồng Y trong độ tuổi bầu cử hiện nay là những người được Đức Phanxicô bổ nhiệm, và khi một trong số họ cuối cùng được bầu làm giáo hoàng, có lẽ ngài cũng sẽ bổ nhiệm theo cách của Đức Phanxicô.

Nếu điều này trở thành một điều bình thường mới đối với Hồng Y đoàn, nó có thể định hình lại chính các khái niệm của cả mật nghị lẫn Hồng Y đoàn thành một hình thái nhất định mang tính chính trị hơn là đồng nghị, với các cánh khác nhau của Giáo hội mưu tìm bá chủ thực sự trong mật nghị bầu Giáo Hoàng, và rất ít cảm thức phân định bàn bạc, hoặc đối thoại huynh đệ, giữa những người đối thoại không đồng ý với nhau.

Một số người có thể ủng hộ sự thay đổi đó, hoặc coi đó là cách duy nhất để giải quyết những thắc mắc căn bản của giáo hội học vốn đã được tranh luận trong Giáo hội kể từ Công đồng Vatican II. Mặt khác, mật nghị bầu Giáo Hoàng phải đạt được sự đồng thuận giữa các quan điểm khác nhau là một kiểu bảo vệ chống lại ly giáo - và sự phù hợp về ý thức hệ giữa các Hồng Y có thể đẩy nhanh chính kiểu đổ vỡ trong Giáo hội mà nhiều người hiện đang sợ hãi từ các nhóm như hội đồng giám mục Đức.

Tất nhiên, không điều gì trong số đó sẽ là một hiện tượng mới trong lịch sử Giáo hội.

Một di sản lâu dài?

Hồng Y đoàn không hiện hữu do can thiệp thần linh, và trong lịch sử, các vị giáo hoàng đã sử dụng Hồng Y đoàn theo nhận định tốt nhất của họ. Đức Phanxicô không đơn độc trong việc đặt con dấu của mình lên Hồng Y đoàn. Nhưng có một số hệ luận bất ngờ từ các thay đổi của Đức Phanxicô.

Trong số đó, ít nhất đối với tri nhận của công chúng, có việc tạo ra một hàng ngũ Hồng Y hai cấp - những vị làm việc trong ban lãnh đạo giáo triều hoặc được coi là “gần gũi” bản thân với Đức Phanxicô, và các Hồng Y bỏ phiếu khác rải rác khắp thế giới, những vị không liên quan mấy với việc cố vấn cho Đức Giáo Hoàng về các vụ việc của Giáo hội hoàn cầu.

Nếu khuôn mẫu đó được tiếp tục bởi các vị kế nhiệm của ngài, thì kết quả có thể là những cuộc bổ nhiệm vào Hồng Y đoàn sẽ rõ ràng do động lực cá tính hơn, và việc “khu vực hóa” gia tăng của Giáo hội, với sự lãnh đạo của các hội đồng giám mục do địa phương bầu ra sẽ hiển thị hơn bao giờ hết so với những người được lựa chọn để lên tiếng thay mặt cho Giáo hội địa phương ở Rome.

Như một di sản tức thời, ảnh hưởng của các quyết định của Đức Phanxicô chưa được biết rõ ràng, và các tiên đoán về loại giáo hoàng mà một mật nghị bầu giáo hoàng trong tương lai có thể bầu chọn cùng lắm chỉ có thể là một phỏng đoán. Trong khi gần hai phần ba số Hồng Y sẽ là người được Đức Phanxicô bổ nhiệm, nhiều vị trong số này về phương diện giáo hội học, vẫn còn là một số lượng tương đối chưa được biết đến - ngay cả giữa các ngài với nhau.

Đức Phanxicô thường bị cáo buộc có “những sắp xếp không công bằng” (stacking the deck) cho một mật nghị bầu giáo hoàng trong tương lai. Nhưng vị “giáo hoàng của những điều bất ngờ” này cũng có thể đã làm điều ngược lại – bảo đảm cuộc bầu cử để chọn người kế vị của ngài là điều tự phát nhất trong thời kỳ hiện đại.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Đông Mỹ thuộc xứ Tụy Hiền, Tgp. Hà Nội mừng kỷ niệm 790 năm Thánh Antôn được phong Thánh
BTTGx. Tụy Hiền
08:24 02/06/2022
Nhân kỷ niệm 790 năm phong thánh Thánh Antôn 1232 – 30/5 – 2022, giáo họ Đông Mỹ giáo xứ Tụy Hiền đã tổ chức mừng sự kiện này.

Thánh Antôn là vị thánh nổi tiếng ở Ý, thường được gọi là thánh Antôn Padova, vì ngài qua đời và thi hài được kính tại đền thánh Antôn ở Padova nước Ý. Nhưng thánh Antôn nguyên là một người Bồ Ðào Nha, sinh tại Lisbon, với tên gọi là Fernando. Tuy đã chọn dòng kinh sĩ thánh Augustinô, nhưng vào năm 1220, thánh Antôn đã chọn theo bước thánh Phanxicô Assisi và lấy tên là Antôn.

Xem Hình

Ngày 16 tháng 02, với “lễ hội di chuyển lưỡi” của thánh Antôn. Lễ này nhắc lại sự kiện thánh tích - lưỡi của thánh Antôn - được tìm thấy còn nguyên vẹn, không bị hư hoại sau hơn 30 năm thánh nhân qua đời.

Ngày 30 tháng 05 năm 1232 là ngày Thánh Antôn được phong Thánh. Ngày 13 tháng 06 năm 1231, ngày Thánh Antôn qua đời. Và ngày 15 tháng 08 năm 1195 là ngày sinh của Thánh nhân.

Thật ý nghĩa, nhân dịp kỷ niệm 790 năm phong thánh Thánh Antôn, vị quan thày kính yêu của giáo họ Đông Mỹ. Cộng đoàn bổn đạo nơi đây đã long trọng rước và hôn kính thánh tích Thánh Antôn do Cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh kiệu đến, đồng thời rước kiệu tượng Đức Mẹ Fatima để tạ ơn Đức Mẹ cuối tháng hoa. Thánh Antôn sinh tại Lisboa nước Bồ Đào Nha. Đức Mẹ Maria hiện ra tại Fatima cũng nước Bồ Đào Nha.

8 giờ 00, các đội đồng dâng hoa kính Đức Mẹ. 8 giờ 30 rước kiệu Đức Mẹ và Thánh Antôn. 9 giờ 30 Cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh chủ sự Thánh lễ và cho cộng đoàn hôn kính thánh tích Thánh Antôn. Cha Micae Nguyễn Hoàng Nam đã sơ lược về cuộc đời của Thánh nhân và lòng lòng sùng kính Mẹ Maria, đồng thời kêu gọi mọi người chạy đến cùng Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ và Thánh Antôn.

Lạy Đức Mẹ Fatima, xin cầu cùng Chúa cho chúng con.

Lạy Thánh Antôn hay làm phép lạ, xin cầu cùng Chúa cho chúng con.

BTTGx. Tụy Hiền
 
Tin tổng hợp TGP Hà Nội tháng 5/2022
TGP Hà Nội
21:59 02/06/2022
Tháng Năm, tháng đặc biệt Giáo hội dành riêng để mừng kính Mẹ Maria. Hòa chung trong dòng chảy ấy, tại Tổng Giáo Phận (TGP) Hà Nội đã diễn ra những hoạt động đáng chú ý: Đồng tiến dâng hoa lịch sử tại TGP Hà Nội; 3 cuộc hội thảo Tiền Công nghị về Truyền giáo, Thánh nhạc và Truyền thông; Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse thăm mục vụ tại giáo hạt Thanh Oai; Đại lễ Chúa lên trời 2022 tại TGP Hà Nội; Các giáo hạt tổ chức ngày cầu cho ơn thiên triệu; Thường huấn và tĩnh tâm Linh mục tại TGP; Ứng sinh TGP Hà Nội bế giảng năm học 2021 – 2022; Mừng tân giáo xứ Cổ Liêu và kỉ niệm 100 năm nhà phòng; Mừng kỉ niệm 23 năm Cung hiến Nhà thờ Chính tòa Hà Nội; Khánh thành và làm phép 3 nhà thờ và 2 nhà mục vụ; Công bố thiết lập giáo xứ Thủy Trú trong ngày lễ quan thầy; Giáo họ Thiện Đông đặt viên đá góc; Anh chị em di dân tại Hà Nội mừng lễ quan thầy và một số hoạt động đáng chú ý khác.

* Đồng tiến dâng hoa tại TGP: Sau một tháng hòa chung với Giáo hội trong tâm tình yêu mến Đức Mẹ, vào chiều thứ Ba ngày 31/5/2022, 182 đội hoa, 21 đội kèn và 8 đội trống từ khắp các ngả đường trong Tổng Giáo Phận đã hội ngộ về giáo xứ Sở Kiện để đồng tiến dâng hoa kính Đức Mẹ.

* Liên quan đến Công nghị TGP: Tiếp nối lộ trình Tiền Công nghị của TGP, ba buổi hội thảo tiếp theo của Ủy ban Truyền giáo, Ủy ban Thánh nhạc và Ủy ban Truyền thông đã lần lượt diễn ra tại các địa điểm đã được chọn sẵn. Cụ thể, buổi hội thảo của Ủy ban Truyền giáo (ngày 14/5) với chủ đề “Truyền giáo là chia sẻ kinh nghiệm về Thiên Chúa tình yêu” được diễn ra tại giáo xứ Sở Kiện; Buổi hội thảo với chủ đề “Đời sống Ca viên và chuẩn mực Thánh nhạc” (ngày 21/5) do Ủy ban Thánh nhạc tổ chức được diễn ra tại giáo xứ Bằng Sở; Buổi hội thảo của Ủy ban Truyền thông (28/5) với chủ đề “Lắng nghe bằng con tim” được khai mạc tại Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.

* Bước chân Mục vụ tới các giáo họ của vị Cha chung: Chuyến thăm Mục vụ của Đức TGM Giuse trong tháng 5 vừa qua đã mang lại nhiềm niềm vui, sự khích lệ, đồng thời nói lên sự quan tâm đặc biệt của Vị Cha chung tới đoàn con nơi mảnh đất TGP thân thương. Cụ thể trong chuyến mục vụ Truyền giáo của tháng 5, Đức TGM Giuse đã đến với Giáo hạt Thanh Oai, các giáo xứ, giáo họ vinh dự được ngài ghé thăm đó là giáo họ Quất Lâm – Giáo xứ Yên Kiện (ngày 15/5); giáo xứ Gò Cáo (ngày 15/5); Giáo họ Áng Phao – Giáo xứ Canh Hoạch (ngày 16/5); Giáo họ Kim An – Giáo xứ Phương Trung (ngày 16/5). Ngày 24/5, sau 27 năm, giáo xứ Thanh Lãm vui mừng chào đón Đức TGM Giuse đến thăm mục vụ.

* Đại lễ Chúa lên Trời: Cùng với Giáo hội hoàn vũ long trọng mừng Đại lễ Chúa Lên Trời, mọi giáo hữu nơi TGP Hà Nội, cách riêng là các giáo xứ trong nội thành Hà Nội đã quy tụ về Nhà thờ Chính tòa để hiệp thông cùng Đức TGM Giuse trong Thánh lễ đại triều mừng Chúa Giêsu về Trời vào lúc 10h00, thứ Năm ngày 26/5/2022.

* Các giáo hạt tổ chức ngày cầu cho ơn thiên triệu: Chúa nhật Chúa Chiên Lành, ngày hội cầu nguyện đặc biệt cho Ơn gọi. Các Giáo hạt: Phú Xuyên, Mỹ Đức – Hòa Bình và Lý Nhân đã tổ chức ngày hội giới thiệu Ơn gọi giúp các bạn trẻ có cơ hội tìm hiểu và đáp lại lời mời gọi của Chúa hăng hái lên đường loan báo Tin Mừng cho muôn dân.

* Tưởng nhớ Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn nhân ngày giỗ của ngài: Nhân dịp lễ giỗ lần thứ 32 của Đức Hồng Y, tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội vào lúc 18h30, ngày 17/5, Đức TGM Giuse đã cử hành Thánh lễ để cầu nguyện cho ngài. Thánh lễ có sự hiện diện của Đức cha Lôrensô, cha Tổng Đại diện Antôn, quý Cha giáo Đại Chủng viện, quý Cha đồng tế, quý nam nữ Tu sĩ và tín hữu trong và ngoài Giáo xứ.

* Liên quan đến các hoạt động của các Linh mục trong TGP: Ngày 4/5 linh mục đoàn TGP Hà Nội đã trở về TTHH Các Thánh Tử Đạo Sở Kiện để tham dự kỳ tĩnh tâm chung theo thường lệ vào các tháng lẻ trong năm. Buổi tĩnh tâm có sự hiện diện của Đức TGM Giuse, Đức Hồng Y Phêrô và Đức cha Lôrensô.

Trong 2 ngày 10 và 11/5/2022, quý Cha mới chịu chức năm 2020 và năm 2021 của Tổng Giáo Phận Hà Nội đã trở về Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội để tham dự chương trình thường huấn theo lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Giuse.

* Ứng sinh TGP bế giảng năm học: Vào chiều thứ Sáu ngày 13/5/2022, tại Tòa TGM Hà Nội, Ứng sinh TGP Hà Nội đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn và Bế giảng năm học 2021 – 2022.

* Mừng tân giáo xứ Cổ Liêu và kỉ niệm 100 năm nhà phòng: Thứ Sáu ngày 06/5 là một ngày ý nghĩa đối với Tân Giáo xứ Cổ Liêu, bởi đây là ngày giáo xứ được công bố quyết định thành lập giáo xứ. Cũng trong ngày này Tân Giáo xứ kỉ niệm 100 năm ngôi nhà phòng Đức cha Phêrô Đông.

* Mừng kỉ niệm 23 năm Cung hiến Nhà thờ Chính tòa Hà Nội: Thánh lễ kỷ niệm 23 năm cung hiến nhà thờ Chính tòa Hà Nội (01/5/1999 – 01/5/2022) đã được Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên long trọng cử hành vào lúc 18h00 ngày 02/5. Đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo hạt Chính tòa đã trở về ngôi nhà thờ Mẹ của TGP hiệp dâng Thánh lễ trong niềm vui tạ ơn.

* Công bố thiết lập giáo xứ Thủy Trú trong ngày lễ quan thầy: Sau 137 năm được đón nhận ánh sáng Tin Mừng, ngày 13/5 đã ghi một dấu son lớn trong hành trình phát triển Đức tin của tân giáo xứ Thủy Trú khi ngày hôm nay chính thức được công bố thiết lập giáo xứ. Trong ngày hồng ân này, Tân Giáo xứ cũng hân hoan mừng lễ thánh Matthia quan thầy và làm phép một số hạng mục công trình xây dựng như nhà xứ, tượng đài Đức Mẹ và tượng thánh Matthia.

* Khánh thành và làm phép nhà thờ mới: Trong bầu khí hân hoan, 3 giáo họ Vĩnh Lại, Đồng Nhân và Thụy Xuyên đã hân hoan chào đón Đức TGM Giuse về khánh thành và làm phép nhà thờ mới. Cụ thể, giáo họ Vĩnh Lại thuộc giáo xứ Đại Lại (ngày 09/5); Giáo họ Đồng Nhân thuộc giáo xứ Đông Lao (ngày 27/5); Giáo họ Thụy Xuyên thuộc giáo xứ Sở Hạ (ngày 31/5).

* Khánh thành và làm phép nhà Mục vụ: Vào trung tuần tháng 5, Trung tâm hành hương Bằng Sở và giáo họ Nội Thôn vui mừng chào đón Đức TGM Giuse về làm phép và khánh thành nhà Mục vụ. Trong đó, giáo họ Nội Thôn thuộc giáo xứ Cẩm Cơ (ngày 17/5); Tại TTHH Thánh Phêrô Lê Tuỳ – Giáo xứ Bằng Sở (ngày 8/5). Trong ngày vui này, Đức TGM Giuse cũng đã ban Bí tích Thêm sức cho 39 em thiếu nhi.

* Giáo họ Thiện Đông hân hoan ngày đặt viên đá góc: Sau hơn một năm khởi công xây dựng, thứ Năm ngày 12/5 trở thành ngày ghi dấu mốc quan trọng cho giáo họ Thiện Đông, giáo xứ Thiện Mỹ khi hôm nay cộng đoàn được hân hoan chào đón Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên về chủ sự Thánh lễ làm phép và đặt viên đá góc xây dựng thánh đường Giáo họ.

* Anh chị em di dân tại Hà Nội mừng lễ quan thầy năm 2022: Tại giáo xứ Thái Hà vào lúc 20h00, ngày 11/5, Đại Gia đình Công Giáo Xa quê Hà Nội đã tổ chức Thánh lễ mừng Thánh Giuse Thợ, quan thầy.

*Một số hoạt động khác:

+Thường huấn Hội đồng Mục vụ Giáo xứ (HĐMVGX) và các Ban Mục vụ (BMV): Sáng thứ Ba ngày 17/5, Ủy Ban Giáo dân TGP Hà Nội đã tổ chức ngày thường huấn cho quý (HĐMVGX) và các BMV thuộc giáo hạt Mỹ Đức – Hòa Bình.

+Huấn luyện Thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ: Ngày 10/05 tại giáo xứ Tiêu Hạ, cha Giuse Hoàng Minh Giám, Đặc trách phụng vụ giáo hạt Phủ Lý, đã tổ chức buổi gặp gỡ, chia sẻ dành cho các Thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ thuộc Giáo hạt.
 
Văn Hóa
Đức Mẹ Trà Kiệu - Đinh Quân
Đinh Quân
08:55 02/06/2022
*Đức Mẹ Trà Kiệu*
‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’

Hiệp thông cùng Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu Giáo phận Đà Nẵng Hai ngày 30 &31/2022

Tôi đứng dưới chân đồi,
Ngước mắt nhìn khung trời,
Ngôi giáo đường in bóng,
Chiều mây lững lờ trôi.
Trải qua bao đời người,
Cố đô dân tộc Hời,
Đã chìm vào dĩ vãng,
Giữa cô tịch mù khơi.
Nơi ấn dấu một thời,
Nhân chứng giữa đất trời,
Giáo dân làng Trà Kiệu,
Đức tin tỏa sáng ngời.
Khi phong trào Cần Vương,
Bốn ngàn quân phô trương,
Xưng ‘Bình Tây Sát Tả’,
Vây chặt khu Thánh đường.
Thâm ý diệt cho mau,
Hơn hai ngàn giáo dân,
Đang vang lên kinh nguyện,
Cùng đồng lòng hiến dâng.
Địch tấn công nhiều lần,
Bắn xối xả ầm ầm,
Nhưng bốn trăm tín hữu,
Luôn giữ vững tinh thần.
Chúng không thể tiến gần,
Nên lệnh truyền rút, quân,
Sau bao ngày công hãm.
Thất bại thật thảm sầu.
Vì run sợ kinh hoàng,
Vị Nữ Vương Thiên đàng,
Từ mây trời xuất hiện,
Đuổi giặc chạy tan hoang.
Kinh Mân Côi vang rền,
Đức Mẹ đã lắng nghe,
Lời cầu xin tha thiết,
Giang tay Mẹ chở che.
Từ ngày ấy đến nay,
Minh chứng vẫn còn đây,
‘Bà phù hộ giáo hữu’,
Tước hiệu ngôi Thánh đường.
Dưới chân Mẹ Hòa bình,
Tôi lẩm nhẩm lời kinh,
Cho Quê Hương lửa khói,
Mau kết thúc chiến chinh.
Tôi đứng dưới chân đồi,
Chiều tím dâng chân trời,
Ngôi Giáo đường mờ bóng,
Hồn nâng lên chơi vơi.
Một trăm ba lăm năm,
Tưởng ngày nào đâu đây,
Hôm nay Mừng Đại Hội,
Lòng xôn xao ngất ngây.

*Ghi chú: Năm 1972 chiến trường Vùng I đang sôi động, tôi có dịp ghé thăm viếng Giáo đường Trà kiệu nằm trên đồi Bửu Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Nơi đây ghi lại ấn tích hùng hồn của 400 chiến sĩ quyết bảo vệ đức tin với vũ khí thô sơ đã đẩy lui 4000 quân triều đình trang bị đầy đủ. Chiến thắng thần kỳ của giáo dân nhờ bàn tay nhiệm mầu của Đức Mẹ che chở. Từ đó ngôi Thánh đường Trà Kiệu mang danh hiệu ‘Đức Bà phù hộ các giáo hữu’ đã lôi cuốn hàng vạn người hành hương đến kính viếng cầu xin.

Sự tích Đức Mẹ hiện ra che chở giáo dân Trà Kiệu đã trôi qua 137 năm (1885-2022). Năm nay Giáo Phận Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Đại Hội Mừng Kỷ niệm 137 năm ghi ơn Đức Mẹ Trà Kiệu.


Bài viết ghi nhớ kỷ niệm và Hiệp thông cùng GP Đà Nẵng

Đinh Quân
 
VietCatholic TV
Tin ĐTC sắp từ chức là TIN GIẢ. Tiếp kiến chung với ĐTC: Người cao niên dạy chúng ta biết phó thác
VietCatholic Media
02:35 02/06/2022


1. Bác bỏ tin giả cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có ý định từ chức

Bất cứ khi nào Đức Thánh Cha gặp trở ngại về sức khoẻ, lại có những người tung tin giả là ngài có ý định từ chức. Lần này, Đức Thánh Cha có vấn đề về dây chằng ở đầu gối phải ngồi xe lăn, một số ít người lại tung tin đồn ngài có ý định từ chức.

Trong cuộc phỏng vấn với I Media của Ý, Đức Ông Patrick Valdrini, giáo sư danh dự về giáo luật tại Đại học Latêranô, khẳng định rằng những lời đồn đãi như thế không thể đúng sự thật.

Ngài giải thích như sau: Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng Y vào ngày 29 tháng 5 vừa qua, trong đó có 16 tân Hồng Y cử tri và 5 Hồng Y quá tuổi tham gia mật nghị bầu Giáo Hoàng. Các ngài sẽ trở thành Hồng Y trong một công nghị tấn phong Hồng Y được tổ chức gần 3 tháng sau đó vào ngày 27 tháng 8.

Trong các lần trước đây, dưới thời các vị tiền nhiệm, cũng như chính trong triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, từ ngày công bố cho đến khi xảy ra công nghị tấn phong chỉ trong vòng một tháng.

Sự chậm trễ bất thường lên đến ba tháng là một dấu chỉ cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô hoàn toàn không có ý định thoái vị.

Thật thế, trong trường hợp Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời hoặc từ chức trước ngày 27 tháng 8, quyết định tấn phong Hồng Y được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng ngày 29 tháng 5 vừa qua sẽ bị hủy bỏ, bởi vì quyết định công bố một công nghị tấn phong Hồng Y chỉ có giá trị ràng buộc đối với đương kim giáo hoàng. Nếu triều đại giáo hoàng hiện tại kết thúc, “người kế vị của ngài có thể không tấn phong cho các vị ấy,” Đức Ông Valdrini nói.

Dĩ nhiên, theo thông lệ, nhằm đưa ra các dấu chỉ cho tính liên tục, ít nhất là vào đầu triều đại giáo hoàng, vị tân giáo hoàng có thể triệu tập một công nghị tấn phong Hồng Y khác có cùng danh sách, hoặc bổ sung vào danh sách đó. Nhưng tất cả đều là nhiệm ý của người kế vị ngài.

Thành ra, một khi đã công bố danh sách các tân Hồng Y và quyết định đến ba tháng sau mới tấn phong, chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô không có ý định thoái vị trong tương lai gần.

Tuyên bố cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có ý định từ chức là tin giả.

2. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Người cao niên dạy chúng ta biết phó thác và cầu khẩn ơn phù trợ của Chúa

Sáng thứ Tư, ngày 01 tháng Sáu vừa qua, đã có hơn 10.000 tín hữu hành hương từ nhiều nơi đến tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Quảng trường thánh Phêrô dưới trời nắng.

Như những lần trước đây, trước khi bắt đầu lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đi xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Tại lễ đài, ngài làm dấu thánh giá để bắt đầu buổi tiếp kiến. Rồi mọi người lắng nghe Lời Chúa, được tám giáo dân và nữ tu công bố bằng tám thứ tiếng, là vài câu trích từ thánh vịnh thứ 71, với lời nguyện của một người già kêu cầu Chúa trong lúc quẫn bách.

Trong bài giáo lý tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già. Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Lời cầu nguyện tuyệt vời của người đàn ông cao niên mà chúng ta tìm thấy trong Thánh vịnh 71, và chúng ta vừa nghe, khuyến khích chúng ta suy gẫm về sự căng thẳng mạnh mẽ trong tình trạng tuổi già, khi ký ức về những gian lao vượt qua và các phước lành nhận được được đem ra thử thách đức tin và đức cậy.

Việc thử thách ấy tự thấy rõ trong sự yếu đuối vốn đi song song với việc vượt qua sự mong manh và dễ bị tổn thương của tuổi già. Và tác giả Thánh Vịnh - một người đàn ông lớn tuổi nói chuyện với Chúa - đề cập rõ ràng đến sự kiện diễn trình này trở thành cơ hội cho sự bỏ rơi, lừa dối, và thói quanh co và kiêu ngạo, đôi khi rình mò những người già. Đúng thế! Trong xã hội vứt bỏ, trong nền văn hóa vứt bỏ này, những người cao niên bị gạt sang một bên và phải gánh chịu những điều vừa nói. Một hình thức hèn nhát rất phổ biến trong xã hội của chúng ta. Thật vậy, không thiếu những kẻ lợi dụng người già, lừa gạt họ và đe dọa họ bằng vô số cách. Chúng ta thường đọc trên báo hoặc nghe tin tức về những người cao niên bị lừa một cách vô lương tâm, hoặc bị bỏ rơi không được bảo vệ hoặc bị bỏ rơi không được chăm sóc; hoặc bị xúc phạm bằng các hình thức khinh miệt và đe dọa từ bỏ các quyền lợi của họ. Sự tàn ác như vậy cũng xảy ra bên trong các gia đình - và điều này nghiêm trọng, nhưng nó cũng xảy ra trong các gia đình. Những người già bị bác bỏ, bị bỏ rơi trong các nhà an dưỡng, không có con cái đến thăm hoặc chỉ thăm một vài lần trong năm. Người già bị xếp vào góc của cuộc sống. Và điều này đang xảy ra: nó xảy ra ngày nay, nó xảy ra trong các gia đình, nó xảy ra mọi lúc. Chúng ta phải suy gẫm về điều này.

Toàn xã hội phải khẩn trương chăm sóc người già của mình - họ là kho báu của xã hội! - những người ngày càng đông và cũng thường là những người bị bỏ rơi nhiều nhất. Khi chúng ta nghe đến những người cao niên bị tước quyền tự chủ, an ninh, thậm chí cả ngôi nhà của họ, chúng ta hiểu rằng sự mâu thuẫn trong tư tưởng của xã hội ngày nay liên quan đến tuổi già không phải là vấn đề của những trường hợp khẩn cấp thỉnh thoảng mới xẩy ra, mà là một nét đặc trưng của nền văn hóa vứt bỏ đang đầu độc thế giới chúng ta đang sống. Vị cao niên trong Thánh vịnh bộc bạch sự chán nản của mình với Thiên Chúa: cụ nói, "Vì thù địch nặng lời chống đối, quân rình hại mạng con đã nhất trí bày mưu, bảo nhau rằng : ‘Thiên Chúa bỏ hắn rồi, cứ truy nã, bắt hắn đi, chẳng có ai cứu hắn đâu mà!’” (câu 10-11).

Hậu quả thật chết người. Tuổi già không những mất phẩm giá của nó mà thậm chí cả các nghi ngờ rằng mình xứng đáng được tiếp tục. Bằng cách này, tất cả chúng ta đều bị cám dỗ muốn che giấu việc dễ bị tổn thương của mình, che giấu bệnh tật, tuổi tác và thâm niên của mình, bởi vì chúng ta sợ chúng loan báo trước việc chúng ta mất phẩm giá. Chúng ta hãy tự hỏi mình: dẫn khởi cảm giác này có hợp với con người không? Làm thế nào nền văn minh hiện đại, tiên tiến và hữu hiệu như thế lại khó chịu với bệnh tật và tuổi già? Làm thế nào nó che giấu bệnh tật, nó che giấu tuổi già? Và làm thế nào nền chính trị, vốn hết sức cam kết trong việc ấn định các giới hạn của một cuộc sống có phẩm giá, lại cùng một lúc vô cảm đối với phẩm giá của một cuộc sống chung đầy yêu thương với người già và người bệnh?

Vị cao niên của Thánh vịnh mà chúng ta vừa nghe, người đàn ông lớn tuổi coi tuổi già của mình như một thất bại này, tái khám phá sự tín thác nơi Chúa. Cụ cảm thấy cần được giúp đỡ. Và cụ hướng về Thiên Chúa. Khi bình luận về Thánh vịnh này, Thánh Augustinô đã khuyến khích người già: “Đừng sợ bạn bị bỏ rơi trong sự yếu đuối đó, trong tuổi già đó. … Tại sao bạn sợ hãi Người sẽ bỏ rơi bạn, Người sẽ đuổi bạn đi vì tuổi già, khi sức lực của bạn đã không còn? Đúng lúc đó trong bạn sẽ có sức mạnh của Người, khi sức mạnh của bạn không còn” (Diễn giải về Thánh vịnh 36, 881-882), đó là điều chính thánh Augustinô đã nói. Và tác giả Thánh vịnh lớn tuổi cầu xin: “Vì Ngài công chính, xin cứu vớt và giải thoát con, ghé tai nghe và thương cứu độ. Xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn, như thành trì để cứu độ con, núi đá và thành trì bảo vệ con, chính là Ngài” (các câu 2-3). Lời cầu khẩn làm chứng cho lòng thành tín của Thiên Chúa và kêu gọi khả năng của Người làm sống lại các lương tâm đã bị phân tán bởi sự vô cảm đối với dòng sống trần gian, một dòng sống phải được bảo vệ toàn vẹn. Cụ lại cầu nguyện như sau: “Lạy Thiên Chúa, xin đừng nỡ xa con, lạy Thiên Chúa, xin Ngài mau trợ giúp! Ước chi những người muốn hại mạng sống con đều phải chết nhục nhã ê chề; kẻ tìm cách gây hoạ cho con phải muôn vàn nhuốc nhơ xấu hổ” (câu 12-13).

Thật vậy, thật đáng xấu hổ thay những ai lợi dụng sức yếu do bệnh tật và tuổi già gây ra. Lời cầu nguyện làm mới lại trong lòng vị cao niên lời hứa về lòng thành tín của Thiên Chúa và phước lành của Người. Người đàn ông lớn tuổi tái khám phá lời cầu nguyện và làm chứng cho sức mạnh của nó. Trong các Tin Mừng, Chúa Giêsu không bao giờ bác bỏ lời cầu nguyện của những người đang cần được giúp đỡ. Những người cao niên, do sự yếu đuối của họ, có thể dạy những người đang sống trong các độ tuổi khác của cuộc sống rằng tất cả chúng ta cần phải phó mình cho Chúa, cầu xin sự giúp đỡ của Người. Theo nghĩa này, tất cả chúng ta phải học hỏi từ tuổi già: vâng, có một hồng phúc khi người ta già đi, tức là phó mình cho sự chăm sóc của những người khác, bắt đầu với chính Thiên Chúa.

Rồi còn có "huấn quyền của sự yếu đuối", không che giấu các yếu đuối, không. Đúng vậy, đó là một thực tại: có một huấn quyền của sự yếu đuối, mà tuổi già có thể nhắc nhở chúng ta một cách đáng tin cậy trong suốt cuộc đời con người. Anh chị em đừng che giấu tuổi già, anh chị em đừng che giấu sự mong manh của tuổi già. Đây là một giáo huấn cho tất cả chúng ta. Giáo huấn này mở ra một chân trời quyết định cho việc cải cách nền văn minh của chính chúng ta. Một cuộc cải cách hiện nay không thể thiếu vì lợi ích của sự chung sống của tất cả mọi người. Việc người cao niên bị gạt ra ngoài lề - cả trong khái niệm lẫn trong thực tế - đang làm suy đồi tất cả các mùa của cuộc sống, không chỉ của tuổi già mà thôi. Mỗi người chúng ta ngày nay đều có thể nghĩ đến những người cao niên trong gia đình: tôi liên hệ với họ như thế nào, tôi có nhớ đến họ không, để tôi đi thăm họ? Tôi có cố gắng bảo đảm để họ không thiếu thứ gì không? Tôi có tôn trọng họ không? Những người lớn tuổi trong gia đình tôi: hãy nghĩ đến mẹ, cha, ông, bà, cô dì chú bác, bạn bè… Tôi có triệt tiêu họ khỏi cuộc đời mình chưa? Hay tôi đến gặp họ để có được khôn ngoan, sự khôn ngoan của cuộc sống? Anh chị em hãy nhớ rằng anh chị em cũng sẽ già đi. Tuổi già đến với tất cả mọi người. Và anh chị em hãy đối xử với người già ngày nay như anh chị em mong muốn được đối xử với tuổi già của mình. Họ là ký ức của gia đình, ký ức của nhân loại, ký ức của đất nước. Anhh chị em hãy bảo vệ người già, những người khôn ngoan. Xin Chúa ban cho những người cao niên thành viên của Giáo hội được rộng lượng trước lời kêu gọi này và lời khuyến khích này. Xin cho niềm tin cậy nơi Chúa này lan tỏa tới chúng ta. Và điều này, vì lợi ích cho mọi người, cho họ.
 
Ukraine thắng lớn ở Kherson, giải phóng 20 thành đô một ngày. Nga đưa lực lượng hạt nhân ra tập trận
VietCatholic Media
03:30 02/06/2022


1. Lực lượng vũ trang Ukraine giải phóng hơn 20 địa phương trong vùng Kherson

Báo cáo của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine sáng ngày 2 tháng Sáu cho biết: “Tại vùng Kherson, hơn 20 địa phương đông dân cư đã được giải phóng ở phía vùng Dnipropetrovsk.”

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cũng lưu ý rằng “Khoảng 50% dân số đã rời khỏi vùng Kherson. Trong cuộc tấn công thành công của lực lượng phòng thủ Ukraine, quân Nga đã bị tổn thất, và đã tháo chạy khỏi Mykolaivka, vùng Kherson, gây ra một sự hoảng loạn cho các đơn vị khác thuộc Lực lượng vũ trang Nga. Làn sóng tháo chạy đang diễn ra trong khi quân ta truy kích đối phương về hướng thành phố Kherson.”

Các Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến thêm trung bình 8 đến 10 km một ngày từ hôm thứ Bẩy 28 tháng 5 tới nay ở các hướng Kherson và Zaporizhzhia, miền nam Ukraine.

Những kẻ xâm lược làm nổ tung các cây cầu ở Inhulets nối liền Davydiv và Velyka Oleksandrivka, pháo vào Pion và các thành phố khác nhằm chặn đường tiến quân của quân đội Ukraine.

2. Lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga tiến hành tập trận

Hôm thứ Tư 1 tháng Sáu, sau khi Hoa Kỳ tuyên bố cung cấp cho Ukraine hệ thống hỏa tiễn cơ động cao do Mỹ sản xuất, được gọi là HIMARS, như một phần trong gói hỗ trợ an ninh thứ 11 của nước này cho Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng các lực lượng hạt nhân của nước này sẽ tiến hành các cuộc tập trận ở khu vực Ivanovo.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết:

“Tại khu vực Ivanovo, các bệ phóng tự hành của hệ thống hỏa tiễn đất đối đất di động Yars do nhóm Teikovsky của Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược điều khiển đang thực hiện các cuộc diễn tập chuyên sâu trên các tuyến đường tuần tra chiến đấu như một phần của cuộc tập trận”.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, khoảng 1.000 quân nhân tham gia cuộc tập trận, cùng với hơn 100 đơn vị thiết bị. Bộ cho biết: “Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược đang nghiên cứu triển khai các hệ thống hỏa tiễn ở các vị trí trên thực địa, di chuyển lên đến 100 km, phân tán các đơn vị khi thay đổi vị trí thực địa, củng cố kỹ thuật, ngụy trang và bảo vệ chiến đấu”.

Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược là một thành phần chính trong lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga, được thiết kế để bảo đảm khả năng răn đe hạt nhân. Các hỏa tiễn chiến lược được chế tạo bởi các tổ hợp Yars, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở phạm vi lên tới 11.000 km. Nói cách khác, chúng có thể được bắn đến hầu hết các thủ đô lớn trên thế giới. Chúng được trang bị bộ phận chính có thể tháo rời với các đơn vị cơ động tấn công riêng lẻ.

Tuyên bố của Thiếu tướng Igor Konashenkov được đưa ra chỉ một ngày sau khi một nữ xướng ngôn viên của đài truyền hình Cẩm Linh, khét tiếng là hiếu chiến, đã tuyên bố rằng Thế chiến 3 đã bắt đầu và tuyên bố nhiệm vụ của Nga bây giờ là “phi quân sự hóa” NATO.

Việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine đồng nghĩa với việc giờ đây cuộc hành quân đặc biệt của chúng ta đã trở thành một cuộc xung đột toàn cầu, một tuyên truyền viên của đài truyền hình Cẩm Linh cho biết, khi Ukraine đưa vào sử dụng phương tiện hỗ trợ chiến thuật hạng nặng Wolfhound mới của Anh.

Olga Skabeyeva, xướng ngôn viên của đài truyền hình Rossiya-1 tuyên bố rằng hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine “giờ đã kết thúc”.

Cô ta nói, việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine đồng nghĩa với việc giờ đây nó đã trở thành một cuộc xung đột toàn cầu khi quân Nga của Nga trưng bày các phương tiện hỗ trợ chiến thuật hạng nặng mới của Anh là Wolfhound.

Skabeyeva nói: “Đã đến lúc phải thừa nhận rằng cuộc hành quân đặc biệt của Nga ở Ukraine đã kết thúc.”

“Theo nghĩa là một cuộc chiến tranh thực sự đã bắt đầu, đó là Thế chiến thứ 3”.

Trong những ngày này, ra rả trên các đài phát thanh và truyền hình Nga là các bài hùng ca, kể cả các bài hát cộng sản kêu gọi bảo vệ đất nước như thể nước Nga đang bị xâm lược, chứ không phải là đang xâm lược Ukraine.

Các nguồn tin phương Tây lạc quan thì cho rằng Nga đã cạn kiệt các khí tài chiến tranh. Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy xe tăng T-62 cổ đại đang được chuyên chở trên các chuyến tàu hướng tới tiền tuyến ở Ukraine. Những chiếc xe tăng này được cho là có niên đại khoảng 60 năm tuổi và đã được đưa ra khỏi kho chứa vì từ lâu chúng không được sử dụng. Đó là một dấu hiệu lớn cho thấy kho vũ khí của Mạc Tư Khoa đang cạn kiệt.

Tuy nhiên, có những người bi quan thì lo ngại rằng một khi hết các vũ khí quy ước, Nga sẽ quay sang dùng các vũ khí hạt nhân.

3. Đức cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không, xem xét việc cung cấp hệ thống hỏa tiễn hàng loạt

Sau khi Hoa Kỳ tuyên bố cung cấp cho Ukraine hệ thống hỏa tiễn cơ động cao do Mỹ sản xuất, được gọi là HIMARS, Đức tuyên bố ủng hộ hành động này của Tòa Bạch Ốc và sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không, đồng thời xem xét việc cung cấp hệ thống hỏa tiễn hàng loạt, gọi tắt là MLRS.

Đức sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không loại IRIS-T và radar phát hiện mục tiêu hiện đại, cũng như xem xét khả năng cung cấp nhiều bệ phóng tên lửa hợp tác với Mỹ.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố như trên trong bài phát biểu của mình tới Hạ viện hôm thứ Tư

“Chính phủ đã quyết định rằng chúng tôi sẽ chuyển giao hệ thống phòng không hiện đại nhất mà Đức có, đó là IRIS-T”, thủ tướng nói.

Theo quan chức hàng đầu, hệ thống phòng không của Đức “sẽ cho phép Ukraine bảo vệ toàn bộ các thành phố khỏi các cuộc không kích của Nga.”

Ông Scholz nói thêm rằng Đức sẽ cung cấp cho Ukraine một loại radar hiện đại cho phép các lực lượng của họ phát hiện các loại pháo, súng cối và tên lửa của đối phương.

Ngoài ra, theo Thủ tướng Đức, trong tiến trình hợp tác chặt chẽ với Mỹ, Đức sẽ xem xét khả năng cung cấp nhiều bệ phóng tên lửa cho Ukraine với tầm bắn không tới lãnh thổ Nga.

Theo người đứng đầu Chính phủ Đức, trong những tuần tới, Đức sẽ cung cấp cho Ukraine “12 xe pháo tự hành tối tân với sự hợp tác chặt chẽ của Hà Lan.” Việc đào tạo các binh sĩ Ukraine có liên quan sẽ được hoàn thành trong vài ngày tới.

4. Lithuania kêu gọi NATO tăng quân ở sườn phía đông như một biện pháp răn đe

Ngoại trưởng Gabrielius Landsbergis của Lithuania đã lên tiếng kêu gọi NATO tăng quân ở sườn phía đông, đặc biệt tại Lithuania, Estonia, va Ba Lan trước các mối đe dọa chiến tranh lan ra bên ngoài Ukraine sau khi Hoa Kỳ tuyên bố cung cấp cho Ukraine hệ thống hỏa tiễn cơ động cao do Mỹ sản xuất, được gọi là HIMARS.

Trước đó, tại thủ đô Vilnius của Lithuania, Phó tổng thư ký liên minh do Mỹ dẫn đầu cho biết NATO không còn bị ràng buộc bởi các cam kết trong quá khứ nhằm kìm hãm việc triển khai lực lượng của mình ở Đông Âu.

Mircea Geoana nói với Agence France-Presse, rằng bản thân Mạc Tư Khoa đã “phủ nhận mọi nội dung” trong Đạo luật Cơ bản NATO-Nga, khi tấn công Ukraine và ngừng đối thoại với liên minh.

Theo Đạo luật Cơ bản năm 1997, nhằm mục đích thiết lập lại mối quan hệ giữa Nga và Liên minh, cả hai bên đã đồng ý làm việc để “ngăn chặn bất kỳ khả năng đe dọa nào dẫn đến việc xây dựng các lực lượng thông thường ở các khu vực đã thống nhất của Âu Châu, bao gồm Trung và Đông Âu”.

“Họ đã đưa ra quyết định, họ không thực hiện nghĩa vụ không gây hấn với các nước láng giềng, là điều họ đang làm, và họ cũng không thường xuyên tham vấn NATO.”

“Vì vậy, tôi nghĩ rằng trên thực tế, các điều khoản trong Đạo luật Cơ bản năm 1997 này không hoạt động là vì Nga.”

Ông nói, thực tế là Nga đã tránh xa các điều khoản của thỏa thuận năm 1997.

Giờ đây, chúng tôi không có bất kỳ hạn chế nào để có được thế trận vững chắc ở sườn phía đông và bảo đảm rằng mỗi inch vuông lãnh thổ của NATO đều được bảo vệ bởi Điều 5 và các đồng minh của chúng tôi”.

Điều 5 của NATO đề cập đến phòng thủ tập thể, trong đó nói rằng một cuộc tấn công vào một thành viên là một cuộc tấn công vào tất cả họ.

Geoana không cho biết chi tiết về bất kỳ kế hoạch triển khai nào như vậy, nhưng cho biết ông dự đoán “một sự hiện diện mạnh mẽ, linh hoạt và bền vững”.

5. Hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng cơ sở hạ tầng giao thông ở Vùng Lviv

Khuya ngày mùng 1 rạng sáng ngày mùng 2 tháng 6, một cơ sở hạ tầng giao thông đã bị trúng đạn trong cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào Vùng Lviv. Được biết, có hai người bị thương.

Tuyên bố liên quan được Maksym Kozytskyi, lãnh đạo Quân sự Khu vực Lviv đưa ra.

“Theo dữ liệu sơ bộ, một hỏa tiễn đã bắn trúng một cơ sở hạ tầng giao thông. Hai người bị thương. Không có người nào được báo cáo đã thiệt mạng cho đến nay. Dữ liệu vẫn chưa được cập nhật,” ông Kozytskyi nói.

Khuya ngày 1 tháng 6 năm 2022, người ta đã nghe thấy tiếng nổ ở Quận Stryi của Vùng Lviv trong thời gian báo động không kích.

6. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine

Trong một cuộc điện đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã thảo luận về các yêu cầu và ưu tiên quân sự của Ukraine.

Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết như sau:

“Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin III đã nói chuyện với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov để thảo luận về các yêu cầu quân sự của Ukraine khi giao tranh vẫn tiếp diễn ở miền đông Ukraine”.

Austin đã nêu bật thành công của Nhóm liên lạc Ukraine vào ngày 23 tháng 5 và ghi nhận sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ Ukraine khi nước này đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga. Trong khi đó, Reznikov bày tỏ lòng biết ơn đối với lãnh đạo Hoa Kỳ về nỗ lực này.

Hai nhà lãnh đạo cũng vạch ra các ưu tiên cho cuộc tiếp xúc trực tiếp tiếp theo được lên kế hoạch vào tháng 6 tại Brussels và cam kết giữ liên lạc chặt chẽ.

7. Lực lượng vũ trang Ukraine phản công dữ dội ở Sievierodonetsk, bắt 6 binh sĩ Nga làm tù binh.

Tuyên bố liên quan được đưa ra bởi Thống Đốc Khu vực Luhansk, Serhiy Haidai.

“Đừng từ bỏ Sievierodonetsk! Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành các cuộc phản công dự kiến và bắt giữ sáu chiến binh làm tù binh,” Haidai nói.

Theo lời của ông, quân xâm lược Nga đã chiếm khoảng 80% thành phố, bao gồm cả các khu phía đông. Các trận chiến đang diễn ra.

“Trên một số đường phố, quân phòng thủ Ukraine đã giành được thành công, tiến hành các cuộc phản công dự kiến và bắt làm tù binh 6 binh sĩ Nga. Chúng tôi đang chờ đợi thông tin có thể giúp chúng tôi đẩy lũ Orc ra khỏi thành phố.”

Haidai bày tỏ tin tưởng rằng quân đội Ukraine sẽ chiến đấu vì Sievierodonetsk đến cùng.

“Toàn bộ lãnh thổ tự do của Vùng Luhansk đang bị địch pháo kích liên tục. Chúng tôi cố gắng để vận chuyển hàng hóa nhân đạo đến nhiều khu định cư và di tản dân thường,” Haidai nói thêm.

Trong khi đó, theo Haidai, Lysychansk vẫn do Ukraine hoàn toàn kiểm soát.

“Về mặt quân sự, đó là một vị trí thuận lợi. Thành phố nằm trên một ngọn đồi, mang lại nhiều cơ hội. Sự phòng thủ của thành phố rất mạnh,” ông Haidai giải thích.
 
Hình ảnh cảm động: ĐTC ngồi xe lăn chủ sự buổi lần hạt cầu cho hòa bình thế giới. Tai ương dị giáo
VietCatholic Media
05:12 02/06/2022


1. HĐGM Việt Nam Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin: Thông cáo về Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc

Từ năm 2015, một nhóm nhỏ tín hữu thuộc Giáo xứ Bảo Lộc, Giáo phận Đà Lạt, đã ngộ nhận rằng họ được Chúa Cha “trực tiếp mạc khải”, làm “thư ký cho Chúa Cha”, và được Chúa Cha ban đặc ân “trừ quỷ”. ‘Nhóm’ này cũng lôi kéo được một số linh mục, tu sĩ tham gia, vì thế càng làm cho nhiều tín hữu khác dễ dàng tin theo con đường lầm lạc.

Trước những lầm lạc nghiêm trọng này, Đấng Bản quyền Giáo phận Đà Lạt đã kiên nhẫn lắng nghe và khuyên nhủ, kể cả ra khuyến cáo và kỷ luật. Dù vậy, ‘Nhóm’ này vẫn thể hiện sự bất tuân một cách rõ ràng và công khai, gây tổn hại đến sự hiệp nhất của đoàn chiên Chúa nơi Giáo phận Đà Lạt.

Hiện nay, hoạt động của nhóm này đang lan rộng ra ngoài phạm vi giáo phận Đà Lạt. Vì thế, Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong Hội Nghị Thường Niên kỳ I từ ngày 25-29 tháng 4, đã trao cho Uỷ ban Giáo lý Đức Tin ra thông cáo về “Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc”. Qua Thông Cáo này, chúng tôi muốn nhắc nhở anh chị em những điểm sau đây:

(1) Chúa Giêsu Kitô là Lời duy nhất và chung cuộc của Thiên Chúa, là Đấng Cứu độ và Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (x. Ga 1,18; Dt 1,1-2; Cv 4,12; SGLHTCG,101-104). Vì thế, bất cứ ai tự xưng mình được Chúa Cha “trực tiếp mạc khải” và là “thư ký cho Chúa Cha” thì người ấy đã phủ nhận vai trò của Chúa Kitô, và là sự xúc phạm nặng nề đến đức tin Công Giáo.

(2) Việc tự xưng là “quỷ nhập” và “trừ quỷ”, hoặc coi “mọi bệnh tật đều là quỷ ám”…, để từ đó tự ý thực hiện những hành vi trừ tà mang tính mê tín và ma thuật, là không phù hợp với giáo lý và thực hành của Hội Thánh Công Giáo. Chính Chúa Giêsu đã ủy thác cho Hội Thánh của Người quyền bính thiêng liêng chống lại những hình thức thống trị của Ác thần. Vì thế việc thực hành trừ tà phải được suy xét cẩn thận và thực hiện cách khôn ngoan, theo các quy định của Hội Thánh (x. SGLHTCG 1673, 2116-2117; GL 1172).

(3) Các tín hữu cần có sự hiểu biết Giáo lý và phân định sáng suốt, không để mình bị lừa dối bởi những quan niệm và thực hành sai lạc nêu trên (x. 1Tm 4,1), bằng cách theo sát những hướng dẫn của Hội Thánh, tránh xa những thực hành của “Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc” và những thông tin đến từ ‘Nhóm’ này. Chúng tôi cũng tha thiết kêu gọi các thành viên của “Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc” hãy trở về với Hội Thánh Công Giáo, sống tinh thần hiệp nhất mà Đức Kitô Mục tử hằng mong ước (x. Ga 17,20-21).

Nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tiến bước trong sự thật và hiệp nhất trong đức tin.

Làm tại Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngày 30 tháng 5.

Đã ấn ký

+ Gioan Đỗ Văn Ngân

Giám mục Giáo phận Xuân Lộc

Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức Tin


2. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện lần hạt cho hòa bình ở Ukraine và trên thế giới

Lúc 6 giờ chiều thứ Ba, 31 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lần hạt cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine và trên toàn thế giới.

Ngài đọc kinh Mân Côi trước tượng Đức Maria Regina Pacis, hay Đức Maria, Nữ vương Hòa bình tại Đền Thờ Đức Bà Cả của Rôma vào ngày 31 tháng 5, vào cuối Tháng của Đức Mẹ.

Đức Giáo Hoàng đã suy niệm về 5 Sự Thương trong chuỗi hạt Mân Côi cùng với các đền thờ Đức Mẹ trên khắp thế giới, bao gồm cả Đền thờ Mẹ Thiên Chúa ở Zarvanytsia, miền tây Ukraine.

Các đền thờ được kết nối thông qua liên kết video và được chiếu trên luồng trực tiếp sự kiện của Vatican.

Trước khi lần hạt Mân Côi, một bó hoa trắng do Đức Thánh Cha Phanxicô mang đến được đặt dưới chân bức tượng và Đức Thánh Cha đọc lời cầu nguyện giới thiệu.

“Hỡi Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và Nữ Vương Hòa Bình, trong trận đại dịch, chúng con đã tụ họp quanh Mẹ để xin Mẹ chuyển cầu. Chúng con xin Mẹ hỗ trợ người bệnh và tiếp thêm sức mạnh cho các nhân viên y tế; chúng con cầu xin lòng thương xót cho những người sắp chết và lau đi những giọt nước mắt của những người phải chịu đựng trong im lặng và cô đơn.”

“Buổi tối hôm nay, vào cuối tháng được thánh hiến đặc biệt cho Mẹ, một lần nữa, chúng con ở đây trước mặt Mẹ, Nữ vương Hòa bình, để cầu xin Mẹ: ban cho món quà vĩ đại của hòa bình, xin hãy sớm chấm dứt chiến tranh đã hoành hành trong nhiều thập kỷ qua nhiều nơi trên thế giới, và hiện cũng đã xâm chiếm lục địa Âu Châu. “

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Chúng con ý thức rằng hòa bình không thể là kết quả của các cuộc đàm phán đơn lẻ cũng như không phải là hệ quả của các thỏa thuận chính trị, mà trên hết là một món quà Phục sinh của Chúa Thánh Thần.”

“Chúng con đã thánh hiến các quốc gia đang tham chiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ và yêu cầu món quà tuyệt vời là sự hoán cải của trái tim. Chúng con tin chắc rằng với vũ khí của sự cầu nguyện, ăn chay, bố thí, và ân sủng Mẹ ban cho chúng con, trái tim của loài người và vận may của toàn thế giới có thể được thay đổi “.

“Hôm nay, chúng con nâng lòng lên với Mẹ, Nữ vương Hòa bình: xin cầu bầu cho chúng con với Con của Mẹ, xin hòa giải những trái tim đầy bạo lực và báo thù, dẹp bỏ những suy nghĩ mù quáng bởi khát vọng làm giàu dễ dàng, trên khắp trái đất, và cầu mong sự trị vì hòa bình lâu dài của Mẹ.”

Vị giáo hoàng 85 tuổi ngồi trên xe lăn đối diện với tượng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình, ở lối đi bên trái của vương cung thánh đường. Bức ảnh được Giáo hoàng Bênêđíctô 15 thánh hiến để cầu xin Đức Trinh nữ Maria cầu bầu để chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nhà điêu khắc Guido Galli đã miêu tả Đức Mẹ Maria với cánh tay trái giơ lên, chỉ huy cuộc chiến kết thúc, và trên cánh tay phải, Mẹ bồng Chúa Giêsu Hài Đồng đang sẵn sàng thả một cành ô liu tượng trưng cho hòa bình.

Công bố chuỗi hạt Mân Côi cho hòa bình vào ngày 26 tháng 5, Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Tân Phúc âm hóa nói rằng Đức Giáo Hoàng muốn “mang đến một dấu hiệu hy vọng cho thế giới, những người đang đau khổ vì cuộc xung đột ở Ukraine và bị tổn thương sâu sắc bởi bạo lực của nhiều cuộc chiến tranh vẫn còn diễn ra gay gắt.”

Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Tân Phúc âm hóa nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng sẽ được tham gia tại Đền Thờ Đức Bà Cả bởi những trẻ em gần đây đã Rước lễ lần đầu hoặc nhận Bí tích Thêm sức, cũng như các gia đình từ cộng đồng Ukraine ở Rôma.

Một số người ngồi trong vương cung thánh đường mặc quần áo với hai màu xanh và vàng của quốc kỳ Ukraine. Khoảng 900 người đã có mặt, bao gồm các Hồng Y cấp cao của Vatican, Vệ binh Thụy Sĩ và những người tị nạn.

Vương cung thánh đường cũng có bức ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani, hay Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Thành Rôma, mà Đức Giáo Hoàng đã kính viếng trước khi bắt đầu.

Sau khi lần hạt Năm Sự Thương, cộng đoàn đã hát kinh Salve Regina, hay Kinh lạu Nữ Vương, và đọc Kinh Cầu Đức Bà Loreto.

Đức Giáo Hoàng đọc một lời cầu nguyện cuối cùng và sau đó ban phép lành.

Ngài nói: “Lạy Chúa, xin ban cho các tín hữu của Chúa, là Thiên Chúa chúng con, để họ luôn được khỏe mạnh về thể xác và tinh thần; qua lời cầu bầu vinh hiển của Đức Maria Rất Thánh, Nữ Vương Hòa Bình, xin cứu chúng ta khỏi những điều xấu xa đang làm chúng con đau buồn và dẫn chúng con đến niềm vui bất tận. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen. “


Source:Catholic News Agency

3. Hội nghị giáo dân Công Giáo ở Barcelona đề xuất “mở ra khả năng” loại bỏ luật độc thân linh mục và phong chức linh mục cho nữ

Trào lưu Tiến Trình Công Nghị Đức đang lan nhanh sang các quốc gia khác. Khi kết thúc Thượng hội đồng giáo phận Barcelona, các tín hữu đề nghị “mở ra khả năng” xem xét việc loại bỏ luật độc thân linh mục và phong chức linh mục cho phụ nữ.

Bản văn yêu cầu “toàn thể cộng đồng Kitô hữu hãy tiếp cận với những người trong lịch sử bị bỏ lại bên lề” của Giáo hội, thừa nhận rằng việc bị gạt ra bên lề này “phần lớn là vì lý do đạo đức, đặc biệt là vì hoàn cảnh gia đình hoặc khuynh hướng tình dục của họ”.

Những người Công Giáo của giáo phận Tây Ban Nha phàn nàn “sự thiếu chặt chẽ giữa những gì được rao giảng và những gì được thực hiện,” Đức Hồng Y Juan José Omella nói khi trình bày kết luận với khoảng 700 người tại Đại học Thánh Mẫu trong thành phố. Ngài cũng nhắc nhở họ rằng “tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền.” Tài liệu của giáo phận đã được gửi tới Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, nơi sẽ tổng hợp tất cả các báo cáo từ các giáo phận trên khắp Tây Ban Nha, trước khi bắt đầu giai đoạn Thượng Hội Đồng ở cấp Âu Châu.
 
Gan dạ: Nhà thần bí nói trên TV Nga Putin sắp tạ thế. Thắng lớn, Ukraine phá hủy 2 tầu, 4 tăng Nga
VietCatholic Media
15:36 02/06/2022


1. Một nhà thần bí trên truyền hình Nga tiên đoán Vladimir Putin sẽ chết trước cuối năm nay

Trong các nhận định phổ biến ở phương Tây, người ta tin rằng phần đông người Nga tin vào hệ thống tuyên truyền của Vladimir Putin và ủng hộ cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, theo dòng thời gian, khi con số thương vong càng lúc càng cao và các chiến thắng cụ thể vẫn hiếm hoi, tình hình xem ra đã có những chuyển biến.

Trong một diễn biến khá ngoạn mục, một nhà thần bí trên truyền hình Nga, hay nói nôm na là một thầy bói hoặc một nhà ngoại cảm, cho rằng ông ta thấy trước cái chết của Vladimir Putin, và tin rằng chế độ hiện nay sẽ kết thúc trước năm 2022.

Chúng tôi không tin vào các dự đoán này nhưng muốn trình bày câu chuyện này để cho thấy, người Nga đang dùng mọi biện pháp có thể đả kích Putin mà không phải ngồi tù.

Alexander Kantonistov - người từng tham gia chương trình nổi tiếng Trận Chiến Của Các Nhà Thần Bí của Nga - đã đưa ra một loạt dự đoán về tình trạng nước Nga trong suốt năm nay.

Nói chuyện với truyền thông địa phương một tháng sau cuộc xâm lược, ông dự đoán cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn đối với công chúng Nga và dẫn đến sự bất bình ngày càng tăng trong nước. Điều này, không cần phải là nhà thần bí, chỉ cần có đầu óc tỉnh táo người ta cũng đoán ra được.

Sau đó, ông dự đoán rằng vào giữa tháng 4, quân đội Nga có thể sẽ triệt thoái khỏi nước láng giềng Ukraine. Dự đoán này đã không thành hiện thực khi cái gọi là “cuộc hành quân đặc biệt” của Putin đã bắt đầu bước sang tháng thứ tư.

Mới đây, tờ Mirror của Anh cho biết Kantonistov tiên đoán rằng nhà độc tài có thể bị ám sát trước khi kết thúc mùa hè sau các sự việc liên quan đến “chất độc” và “hình phạt thể xác”.

Ông nói: “Từ đầu tháng 6, giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời Putin bắt đầu - đây sẽ là những nỗ lực đầu độc và trừng phạt thể xác” tổng thống.

“Putin có khả năng sẽ tăng cường các cuộc trấn áp trong xã hội, các rối loạn tâm thần sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của ông ấy trong mối quan hệ với giới lãnh đạo Liên bang Nga.”

“Sự đàn áp có thể ngày càng gia tăng - người của ông ấy sẽ giống như những kẻ phản bội ông ấy. Điều này sẽ dẫn đến những hành vi hấp tấp chỉ gây hại cho ông ấy trong tương lai”.

Nhà ngoại cảm cho biết bạo chúa có thể chết trong văn phòng của ông ta ở Điện Cẩm Linh vì “đỉnh cao của cuộc đời ông ta” mang lại “xác suất cao nhất cho cái chết của ông ta”.

Ông nói: “Thời kỳ nghiêm trọng của cuộc đời Putin sẽ xảy ra từ tháng 8 đến tháng 9 năm nay. Trong giai đoạn này, khả năng ông ấy qua đời là rất cao. Nhiều khả năng, nó sẽ xảy ra bên trong văn phòng của ông ấy”.

Đầu tuần này, tướng lãnh đạo tình báo Ukraine tiết lộ rằng Putin đã sống sót sau một vụ ám sát ngay sau khi ông ra lệnh cho quân đội tấn công vào Ukraine ngày 24/2.

Là một trong những người đàn ông bị ghét nhất trên thế giới, có lẽ chúng ta không ngạc nhiên khi phát hiện ra đã có một hàng dài người muốn nhà độc tài chết trong những năm qua.

Putin được tường trình đã bao quanh mình với một nhóm bắn tỉa tinh nhuệ, và có những tuyên bố cho rằng ông ta thậm chí đang sử dụng người giống mình làm thế thân.

Người ta cho rằng đã có không dưới năm vụ ám sát nghiêm trọng liên quan đến bạo chúa này, và một số vụ suýt chút nữa là thành công

Giờ đây, Điện Cẩm Linh được bảo vệ nghiêm ngặt suốt ngày đêm vì an ninh được tăng cường sau khi bắt đầu cuộc xâm lược chết người của ông ta.

Trong trường hợp xảy ra một vụ ám sát, một “quan chức ngành thuế ít được biết đến” tên là Mikhail Mishustin sẽ nắm quyền kiểm soát nhà nước Nga, theo tờ Business Insider.

2. Ukraine tấn công mạnh trong vùng Kherson, 4 xe tăng bị bắn cháy trong một ngày

Trong bản báo cáo tối ngày thứ Năm 2 tháng 6, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tại mặt trận Kherson, quân Nga tiếp tục bỏ chạy và co cụm trong thành phố Kherson. Càng gần vành đai thành phố, giao tranh càng trở nên quyết liệt.

Trong ngày thứ Năm, lực lượng Ukraine đã phá hủy một hệ thống phòng không và một đơn vị pháo tự hành, 4 xe tăng T-72, 4 xe bọc thép, 3 xe tải, 3 máy bay không người lái và 3 kho đạn dã chiến. Một đại đội Nga được giao nhiệm vụ cản đường tấn công của Ukraine đã bị loại khỏi vòng chiến.

Đối mặt với vấn đề nhân lực thiếu hụt và một bầu không khí hoảng loạn trong binh sĩ Nga, người Nga hiện đang cố gắng cản đường tiến của quân Ukraine bằng các cuộc không kích và pháo binh.

“Một vài máy bay trực thăng Mi-8 của đối phương đã tấn công các vị trí của chúng tôi. Không có ai thương vong. Các máy bay không người lái do thám thu thập dữ liệu trên khu vực Mykolayiv đã không bao giờ thành công khi chúng bị bắn hạ bởi các đơn vị hỏa tiễn phòng không của chúng ta. Mykolaiv lại bị pháo hạng nặng Pion và hệ thống hệ thống hỏa tiễn hàng loạt Uragan bắn vào. Đạn 203 ly được bắn hỗn loạn vào các khu dân cư, trong khi đạn chùm phá hủy cơ sở hạ tầng công nghiệp. Một người đã thiệt mạng và ít nhất ba người bị thương”.

3. Chỉ trong một ngày, hai tầu đổ bộ cao tốc của Nga đã bị đánh đắm ở phía nam Ukraine

Vào ngày 1 tháng 6, hai tàu đổ bộ cao tốc của Nga đã bị phá hủy ở cửa sông Dnipro-Buh ở phía nam Ukraine.

Các tàu thuyền của Nga, nhằm phục vụ cho các hoạt động phá hoại và trinh sát của Nga, đã bị các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đánh chìm tại nơi ẩn náu ở cửa sông của họ.

“Trong khi đó, ở Hắc Hải, số lượng tàu chiến Nga đe dọa tấn công hỏa tiễn qua Ukraine đã tăng lên 3 chiếc, trong khi không có tàu đổ bộ nào được quan sát thấy trong khu vực.”

Trước đó, trong hai ngày 7 và 8 tháng 5 vừa qua, Ukraine đã đánh chìm một tầu đổ bộ với sức chứa khoảng 80 đến 100 binh sĩ, và hai con tàu tuần tra Raptor. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine ghi nhận: “Quân Nga đã kéo hai chiếc thuyền Raptor, bị bắn trúng trước đó, rời khỏi Đảo Rắn để đến căn cứ của họ ở Sevastopol với hy vọng khôi phục chúng”

4. Hoa Kỳ mở đường, Vương quốc Anh làm theo cung cấp cho Ukraine các hệ thống MLR tầm bắn 80 km

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết Vương quốc Anh sẽ gửi nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt để Ukraine có thể tự vệ trước Nga.

Theo một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Anh, nước này sẽ trao cho Ukraine các hệ thống M270 có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 80 km mang lại “sự tăng cường đáng kể về năng lực cho các lực lượng Ukraine”

Động thái này được “phối hợp chặt chẽ” với việc Hoa Kỳ quyết định cung cấp cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao (HIMARS) - một biến thể của hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt sẽ được Vương quốc Anh tặng cho.

“Vương quốc Anh sát cánh với Ukraine và đã đóng vai trò hàng đầu trong việc cung cấp cho quân đội anh hùng những vũ khí quan trọng mà họ cần để bảo vệ đất nước của mình,” Wallace nói.

Ông nói thêm: “Khi chiến thuật của Nga thay đổi, chúng tôi cũng phải hỗ trợ Ukraine. “Những hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt có khả năng cao này sẽ cho phép những người bạn Ukraine của chúng ta bảo vệ chính mình tốt hơn trước việc Nga sử dụng pháo tầm xa một cách tàn bạo, đó là thứ mà lực lượng của Putin đã sử dụng bừa bãi để san phẳng các thành phố.”

Chính phủ Anh cũng cho biết, quân đội Ukraine sẽ được đào tạo về cách sử dụng các bệ phóng tại Anh, để hiệu quả của các bệ phóng có thể được phát huy tối đa.

5. Zelenskiy: Tiền tuyến ở Ukraine vượt quá 1.000km. Nga đã tung tất cả quân đội sẵn sàng chiến đấu

Chiến sự ở Ukraine vẫn tiếp diễn trên hơn 1.000 km mặt trận, và Nga đã tung tất cả các đội hình quân sự sẵn sàng chiến đấu của mình vào cuộc chiến chống lại người Ukraine.

“Giao tranh vẫn tiếp diễn trên lãnh thổ rộng lớn từ thành phố Kharkiv ở phía đông đất nước chúng tôi đến thành phố Mykolaiv ở phía nam. Đoạn đường thẳng giữa hai địa điểm này dài 454 km. Nhưng nếu bạn nhìn vào toàn bộ chiến tuyến, và dĩ nhiên không phải là đường thẳng, thì đường này dài hơn một nghìn km. Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy chập chùng những khổ đau! Zelenskiy nói trong bài phát biểu trước các chính trị gia và người dân Luxembourg.’

Ông Zelenskiy nhấn mạnh rằng người Ukraine phải tự bảo vệ mình trước toàn bộ quân đội Nga vì tất cả các đơn vị quân đội Nga sẵn sàng chiến đấu đã bị ném vào cuộc xâm lược.

Tổng thống Ukraine nhấn mạnh hàng ngày Ukraine phải hứng chịu các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga. Mới hôm qua, Nga đã sử dụng 15 hỏa tiễn hành trình khác nhau. Kể từ ngày 24 tháng 2, 2.478 hỏa tiễn đã được sử dụng. Hầu hết chúng đều nhằm vào cơ sở hạ tầng dân dụng.

“Con số thiệt mạng của quân xâm lược Nga đã là hơn 30.000 binh sĩ. Con số này lớn hơn số người chết của Liên Xô trong 10 năm chiến tranh ở Afghanistan. Nhiều hơn số người chết của Nga trong hai cuộc chiến Chechnya. Nhưng điều này không ngăn được Nga. Quốc gia này vẫn sẵn sàng chịu tổn thất và giết người, “Zelenskiy nói thêm.

6. Người Nga đã phá hủy 20% trường học và nhà trẻ trên khắp Ukraine

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã chỉ thị khôi phục càng nhiều càng tốt các trường học bị quân đội Nga phá hủy và hư hại trước ngày 1/9.

Văn phòng Phó Tổng thống Kyrylo Tymoshenko cho biết sau khi đến thăm trung tâm Spilno để hỗ trợ trẻ em và gia đình ở Bucha cùng với Đại diện UNICEF Ukraine Murat Sahin vào ngày 1 tháng 6, Văn phòng tổng thống Ukraine thông báo.

“Chúng tôi đã gặp gỡ các quan chức UNICEF tại Ukraine và phát triển một kế hoạch sơ bộ về sự hỗ trợ của UNICEF trong việc tái thiết và khôi phục các trường học vào ngày 1 tháng 9. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đặt ra nhiệm vụ khôi phục càng nhiều trường học càng tốt trước ngày 1 tháng 9”, Tymoshenko nói.

Như đã lưu ý, các cơ sở giáo dục cần được xây dựng lại hoàn toàn hoặc phá bỏ và xây dựng lại từ đầu. “Có những trường chỉ hư hỏng cửa sổ, mái tôn thì một tháng rưỡi mới có thể khôi phục lại được. Và có nhiều công việc phức tạp hơn, chẳng hạn như việc phục hồi các bức tường và các tòa nhà. Chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng lại càng nhiều trường mầm non và trường học càng tốt trước ngày 1/9 “, Phó tổng thống cho biết.

Trước đó, UNICEF thông báo đang lên kế hoạch cho một chiến dịch quốc gia nhằm nối lại quá trình giáo dục và xây dựng lại các trường học ở Ukraine đã bị phá hủy.

Các trung tâm Spilno là trung tâm do UNICEF khởi xướng dành cho các gia đình có trẻ em, là những người di cư trong nước, nơi họ có thể nhận được sự hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe, tâm lý và thông tin.

7. Slovakia cung cấp cho Ukraine 8 xe pháo tự hành Zuzana 2 để chống lại sự xâm lược của Nga.

Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova cho biết trong bài phát biểu trước Quốc Hội Ukraine, thường được gọi là Verkhovna Rada vào ngày 31 tháng 5 rằng Cộng hòa Slovakia sẽ cung cấp cho Ukraine các xe pháo tự hành Zuzana 2.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Thực hiện lời hứa này, 8 xe tăng gắn pháo tự hành đã được chuyển cho Ukraine.”

“Vào cuối tháng 5 vừa qua, Ba Lan đã cung cấp cho Ukraine 18 xe pháo tự hành Krab và đào tạo 100 lính pháo binh Ukraine để vận hành các xe này.”

Tại Lithuania, Bộ trưởng Quốc phòng Arvydas Anusauskas tuyên bố rằng Lithuania đã ký một thỏa thuận với phía Thổ Nhĩ Kỳ để mua máy bay không người lái tấn công Bayraktar tặng cho quân đội Ukraine.

Ông Anusauskas nói: “Thỏa thuận đã được ký kết tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm nay với Chủ tịch Cơ quan Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Ismail Demir về hợp tác với Bộ Quốc phòng Lithuania. Thỏa thuận này mở đường cho việc mua Bayraktar

Theo Bộ trưởng Quốc phòng, chỉ trong 3 ngày người dân Lithuania đã quyên được gần 6 triệu EUR để mua các máy bay không người lái tấn công cho Quân đội Ukraine.

Vào cuối tháng 5, kênh truyền hình Laisvės của Lithuania đã phát động một đợt gây quỹ để mua máy bay không người lái Bayraktar cho Ukraine. Ban đầu, mục tiêu của chiến dịch là quyên góp trong ba tuần. Tuy nhiên, người Lithuania đã ra tay hào phóng, chỉ 3 ngày là đủ

8. Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Nga đang tiến hành một “cuộc chiến tranh xâm lược man rợ” ở Ukraine.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng kể từ khi rời nhiệm sở vào tháng 12, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Nga đang tiến hành một “cuộc chiến tranh xâm lược man rợ” ở Ukraine.

Phát biểu trước 200 người tại buổi lễ tiễn biệt người đứng đầu một tổ chức công đoàn nổi tiếng, bà Merkel cho biết cuộc xâm lược là hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và là ''sự phá vỡ sâu sắc'' trong lịch sử Âu Châu sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

“Tình đoàn kết của tôi là với Ukraine, quốc gia bị Nga tấn công và xâm lược, và ủng hộ quyền tự vệ của nước này”, bà Merkel nói.

Bà Merkel nói rằng giờ đây bà không còn giữ chức vụ, bà sẽ không đưa ra các đánh giá chính trị từ “bên lề”. Tuy nhiên, bà nói rằng bà ủng hộ những nỗ lực hiện tại của phương Tây - bao gồm cả người kế nhiệm bà, Olaf Scholz - nhằm tìm cách chấm dứt xung đột.

Bà Merkel nói rằng hậu quả của cuộc chiến sẽ sâu rộng, bao gồm cả về nhân quyền.

' Bucha là đại diện cho sự kinh hoàng này,” bà nói, đề cập đến những hành động tàn bạo đối với dân thường ở ngoại ô Kyiv.

Bà Merkel cho biết bà đã tìm thấy tia hy vọng nhỏ nhoi trước sự ủng hộ to lớn dành cho người Ukraine ở các nước láng giềng như Ba Lan và Moldova.
 
Chấn động Hoa Kỳ: Nhà tạm trị giá 2 triệu đô la bị đánh cắp ngay giữa New York. Ơn toàn xá Nhân Ngày Thế giới lần thứ hai các Ông bà và Người già
VietCatholic Media
17:11 02/06/2022


1. Ơn toàn xá nhân Ngày Thế giới các Ông bà và người Cao niên lần thứ hai

Nhân Ngày Thế giới lần thứ hai các Ông bà và Người già, cử hành vào Chúa nhật 24 tháng Bảy tới đây, Tòa Ân giải tối cao rộng ban ơn toàn xá cho các tín hữu hội đủ một số điều kiện.

Ơn toàn xá có nghĩa là sự tha thứ trước mặt Chúa tất cả các hình phạt tạm thời các tín hữu phải chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù rằng những tội ấy đã được tha thứ.

Trong thông cáo công bố ngày 30 tháng Năm vừa qua, Đức Hồng Y Chánh tòa Mauro Piacenza và Đức ông Phó Chánh Tòa cho biết Tòa đón nhận lời thỉnh cầu của Đức Hồng Y Kevin Joseph Farrell, Bộ trưởng Bộ giáo dân gia đình và sự sống, và quyết định ban ơn toàn xá cho các ông bà, người già và mọi tín hữu, với tinh thần thống hối và bác ái, tham dự buổi cử hành trọng thể của Đức Thánh Cha tại Đền thờ thánh Phêrô, ngày 24 tháng Bảy, hoặc các buổi lễ diễn ra trên toàn thế giới. Ân xá có thể nhường cho các linh hồn nơi luyện ngục.

Cũng được ơn toàn xá các tín hữu, trong cùng ngày 24 tháng Bảy tới đây, dành thời giờ thích hợp viếng thăm, trực diện hoặc trực tuyến, qua các phương tiện truyền thông, những anh chị em già yếu, bệnh tật hoặc bị bỏ rơi.

Ơn toàn xá cũng được ban cho tất cả những người, trong những ngày liền trước hoặc tiếp theo đó, đi viếng thăm một người già cô độc. Ơn toàn xá cũng được ban cho những người già bệnh tật và tất cả những người, không thể ra khỏi nhà vì những lý do hệ trọng, hiệp ý tham dự các buổi lễ của Ngày Thế giới Ông bà và Người già, dâng lên Thiên Chúa những lời khẩn nguyện, những đau đớn của cuộc sống, nhất là khi những lời của Đức Giáo Hoàng và các buổi lễ được truyền đi qua các phương tiện truyền thông.

Các ơn toàn xá trên đây được ban với điều kiện thường lệ, là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.

Ngoài ra, Tòa Ân giải tối cao cũng tha thiết yêu cầu các linh mục sẵn sàng và quảng đại cử hành bí tích thống hối cho các tín hữu.

Cũng nên nói thêm rằng Bộ giáo dân, gia đình và sự sống đã gửi đến các Hội đồng Giám mục các tài liệu giúp cử hành Ngày Thế giới các Ông bà và Người già trong mỗi giáo phận, giáo xứ và cộng đoàn của Giáo hội.

2. Các tân Hồng Y làm cho việc phân tích mật nghị trong tương lai trở nên khó khăn

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây bất ngờ một lần nữa khi lựa chọn, trong số 16 tân cử tri Hồng Y, những nhân vật hoàn toàn chưa được biết đến, những người một ngày nào đó sẽ được yêu cầu bầu chọn vị giáo hoàng tiếp theo. Chuyên gia John Allen của Vatican nhận xét: “Thật vô cùng khó để dự đoán vị Hồng Y mới đến từ Mông Cổ có khả năng bỏ phiếu như thế nào trong mật nghị tiếp theo, hoặc từ Đông Timor, hoặc vị Hồng Y Ấn Độ đầu tiên từ tầng lớp cùng đinh Dalit.

John Allen gợi ý rằng một số người nhận định rằng sự lựa chọn của những vị từ vùng ngoại vi này có thể là cách bảo đảm chiến thắng cho Hồng Y Zuppi người Ý, là người thân cận với Đức Giáo Hoàng và là một phần của Cộng đồng Thánh Egidio.

Allen cũng chỉ ra rằng các Hồng Y cử tri trong Hồng Y Đoàn không biết nhau, một phần vì đại dịch đã ngăn cản các cuộc họp lớn. Do đó, họ sẽ phải làm quen với nhau trong Mật Nghị bầu Giáo Hoàng. Điều này có thể dẫn đến một mật nghị dài, vì cần thời gian để đạt được sự đồng thuận, nhưng cũng có thể là một cuộc họp ngắn, vì chỉ có vài nhân vật nổi bật. Nói tóm lại, mọi thứ vẫn còn bỏ ngỏ.

3. Nhà tạm trị giá 2 triệu đô la bị đánh cắp từ nhà thờ Brooklyn đã được giữ an toàn trong 125 năm bởi một hệ thống an ninh sáng tạo

Vào cuối những năm 1890, những người trông coi nhà thờ đã có một chiếc két sắt được xây dựng xung quanh nhà tạm, này để đóng mở khi cần thiết. Biện pháp này được coi là một kỳ tích của sự đổi mới công nghệ trong thời đại đó.

Vụ trộm nhà tạm từ một nhà thờ ở Brooklyn, New York, là vụ mới nhất trong vụ trộm cắp và xúc phạm các nhà thờ Công Giáo diễn ra trên khắp thế giới trong những năm gần đây.

Cha Frank Tumino, mục tử của Nhà thờ Thánh Augustinô, đã phát hiện ra nhà tạm bằng vàng và bạc đã bị lấy cắp vào hôm thứ Bảy. Sở cảnh sát thành phố New York cho biết, những kẻ trộm đã sử dụng các công cụ điện để “cắt mở” vỏ kim loại bảo vệ nhà tạm.

Bánh thánh đã được thánh hiến nằm giữa đống đổ nát và những mảnh vụn kim loại được tìm thấy trên mặt đất, khiến tội ác này trở nên đặc biệt nghiêm trọng— hơn cả những vụ đập phá các bức tượng hoặc hành động phá hoại khác.

“Điều này thật tàn khốc, vì nhà tạm là trọng tâm của nhà thờ ngoài việc thờ phượng của chúng tôi, đó là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa Kitô, Bí tích Thánh Thể” Cha Tumino nói với tờ Tablet. “Một tên trộm đã vào không gian linh thiêng nhất của ngôi nhà thờ xinh đẹp của chúng ta, và đó là một hành động thiếu tôn trọng ghê tởm”.

Tuy nhiên, vụ trộm nhà tạm lịch sử đã gây xôn xao dư luận, không chỉ vì sự xúc phạm nhà thờ, mà nhiều khả năng là vì nhà tạm được cho là trị giá 2 triệu đô la, một con số đáng kinh ngạc.

Khi Nhà thờ Thánh Augustinô được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, người ta không tiếc chi phí để dựng lên một cung thánh ngang với những thánh đường lớn của Âu Châu. Nhà tạm dùng để đựng Mình Thánh Chúa cũng được chế tác theo cùng một phong cách lớn đó.

Vào những năm 1880, khi giáo xứ Thánh Augustinô phát triển hơn, nhà thờ tạm được xây dựng để đáp ứng sự hiện diện ngày càng tăng của Công Giáo ở Brooklyn, cha xứ của nó, Fr. Edward W. McCarty, đã mua đất ở khu phố Park Slope mới, là khu thời thượng của Brooklyn. Mục tiêu của ngài, theo lịch sử của giáo xứ, là xây dựng một nhà thờ tốt nhất trong thành phố. Để đạt được mục tiêu đó, vào năm 1887, ngài đã mời các công ty kiến trúc tham gia một cuộc thi thiết kế nhà thờ mới, với kinh phí chưa từng có là 300.000 đô la.

Khi nhà thờ theo kiểu Gothic trang nghiêm được hoàn thành bởi Parfitt Brothers, một công ty có trụ sở tại Brooklyn, người đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế, nhà thờ đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Cho đến ngày nay Nhà thờ Thánh Augustinô thường được gọi là “Nhà thờ Đức Bà” hoặc “Nhà thờ chính tòa” ở Dốc Công viên.

Trong số các đồ trang trí tinh xảo của ngôi thánh đường là nhà tạm tinh xảo, là trung tâm của nhà thờ. Được chế tác bằng vàng và bạc 18 cara bởi Alfred E. Parfitt vào năm 1895, nhà tạm được trang trí bằng những viên đá quý. Theo trang web của nhà thờ, tất cả kim loại và đá đến từ tiền xu và đồ trang sức do giáo dân quyên góp.

Những người trông coi nhà thờ Thánh Augustinô nhận thức rõ rằng nhà tạm của họ sẽ là nơi cám dỗ những kẻ trộm cắp. Người ta quyết định rằng một hệ thống an ninh đặc biệt sẽ cần được xây dựng xung quanh nhà tạm để bảo vệ khỏi trộm cắp, nhưng anh chị em giáo dân vẫn có thể thấy được trong Thánh lễ.

Hệ thống an ninh sáng tạo đã được giới thiệu trên tạp chí The Electric World ngày 15 tháng Giêng năm 1898, một tạp chí hàng tuần ghi lại những tiến bộ trong công nghệ điện.

Bài báo, “An toàn chống trộm hoạt động bằng điện,” mô tả chiếc két sắt, được bắt vít vào chiếc hói bằng đá cẩm thạch chạm khắc xung quanh nhà tạm. Các tấm kim loại rắn trượt trên các ổ bi được điều khiển bởi một động cơ đặt trong tầng hầm của nhà thờ, và đóng mở xung quanh nhà tạm.

“Két sắt được làm từ các tấm thép Harveyized, dày 1 inch và tạo thành ba lá, mỗi lá kéo dài 120 độ về trục của hình trụ và uốn cong từ đỉnh đến một điểm ở đỉnh của mái vòm. Những chiếc lá này được bao phủ bởi vàng lá, và không có dấu hiệu rõ ràng về sức mạnh và sự vững chắc của chúng. Các lá cuốn rất nặng được gắn trên các ổ bi và ổ lăn, được quay bằng bánh răng con sâu được chế tạo kiên cố, đặt bên dưới bàn thờ, và được truyền động bằng dây đai từ một động cơ trong tầng hầm. “

Bài báo giải thích cách hệ thống an ninh quản lý để bảo vệ nhà tạm trong hơn một thế kỷ:

“Nhiều bộ phận của cơ cấu này được kết nối với mạch cảnh báo trộm, mạch này chạy đến đồn cảnh sát gần nhất, để can thiệp vào bất kỳ thiết bị nào trong bộ máy sẽ ngay lập tức gửi báo động. Sàn của két an toàn được gắn trên sợi lưu hóa và được ngăn cách bởi một khoảng hở rất nhẹ so với các bức tường thép về nó. Mọi nỗ lực ép tường sẽ khiến cả hai tiếp xúc với nhau, đồng thời đóng mạch cảnh báo trộm, và bất kỳ hành động khoan tường nào cũng sẽ tác động tương tự thông qua các vụn sắt sẽ rơi qua khe hẹp. Bằng cách này, trên thực tế, khả năng miễn dịch hoàn hảo khỏi bất kỳ nguy cơ thiệt hại nào được bảo đảm.”

Theo Cha Tumino, những tên trộm đã vô hiệu hóa hệ thống giám sát trong vụ trộm, loại bỏ DVR khỏi hệ thống camera an ninh.

Adriana Rodriguez, phát ngôn nhân của Giáo phận Brooklyn, không thể xác nhận liệu hệ thống an ninh ban đầu của thế kỷ 19 có còn được kết nối với sở cảnh sát hay không. Cô cho biết, cho đến chiều thứ Ba, nhà tạm vẫn chưa tìm được.


Source:Aleteia