Ngày 03-06-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Biết thương xót người, Chúa sẽ xót thương
Lm Jude Siciliano OP
00:52 03/06/2016
Chúa Nhật 10 THƯỜNG NIÊN (C)
1 Các Vua 17: 17-24; T. vịnh 29; Thư Galát 1: 11-19;Luca 7: 11-17

BIẾT THƯƠNG XÓT NGƯỜI; CHÚA SẼ XÓT THƯƠNG

Ai lại không cảm động về chuyện hai bà goá trong Kinh Thánh hôm nay? Trong khi ông Elia đang ở trọ nhà bà goá ở Sarepta, người con trai bà ta ngã bệnh và chết. Chúa Giêsu, các môn đệ và đám đông dân chúng đang trên đường tới Nain. Khi đến gần cửa thành có một đám tang đưa một người chết đi chôn. Người chết này là con trai duy nhất của một bà goá khác.

Trong xã hội thời bấy giờ, phụ nữ phải dựa vào phái nam trong gia đình để được sự nâng đở và che chở. Với goá phụ, thì người đàn ông nâng đở và che chở là người con trai. Vì thế, ngoài việc người con trai chết, hai bà goá trong Kinh Thánh hôm nay, không có ai nâng đở. Người con trai bà goá ở Sarepta đang còn nhỏ, nhưng rồi một ngày nào bà ta sẽ nhờ cậy người con đó. Nếu hai bà goá không còn con trai thi họ sẽ phải trở về gia đình hay về bên nhà chồng để sinh sống. Trong một xã hội nghèo; việc này không thể xãy ra được nên họ có thể đi bán thân. Thánh Luca nhấn mạnh là bà goá thành Nain đang ở trong tình trạng khó khăn. Khi Chúa Giêsu biết người con trai chết đó là "người con trai duy nhất của bà ta" Ngài chạnh lòng thương.

Ngôn sứ Elia và Chúa Giêsu không phải chỉ là hai người làm phép lạ có thể cho người chết sống lại. Nhưng phép lạ đó là do Thiên Chúa làm. Sau khi người con trai của bà goá ở Sarepta được sống lại và ông Elia trao đứa trẻ cho bà mẹ thì bà goá nói với ông Elia: "quả thực có lời Đức Chúa nơi miệng ngài". Khi Chúa Giêsu bảo người thanh niên con bà goá ở thành Nain chỗi dậy, người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói thì mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người".

Trong cả hai trường hợp, không một bà goá nào kêu gọi để được giúp đỡ. Ông Elia và Chúa Giêsu tụ̉ mình đến giúp hai bà góa đó. Và nhủ̃ng ai có mặt ỏ̉ đó đều công nhận phép lạ là bỏ̉i Thiên Chúa. Lỏ̀i tóm tắt tốt nhất là lỏ̀i dân chúng kêu lên trong phúc âm "Mọi ngủỏ̀i đều kính sọ̉ và tôn vinh Thiên Chúa…" Đó là sụ̉ kính sọ̉ của loài ngủỏ̀i cảm thấy đang đứng trủỏ́c quyền năng vĩ đại của Thiên Chúa. Có ai khác ngoài Thiên Chúa ra mỏ́i có quyền làm cho ngủỏ̀i chết sống lại? Bà góa ỏ̉ Sarepta cũng đến kết luận nhủ thế khi bà ta nói vỏ́i ông Êlia "Bây giỏ̀ tôi biết ngài là ngủỏ̀i của Thiên Chúa".

Hãy để ý sụ̉ khác biệt giủ̃a cách Chúa Giêsu và ông Elia làm phép lạ. ông Elia đặt đứa trẻ nằm trên giường ông ta, và ông ta nằm dài trên đứa trẻ ba lần và kêu cầu Đức Chúa theo lễ nghi. Còn Chúa Giêsu thì không đụng đến người thanh niên. Ngài chỉ bảo người thanh niên: "Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy chỗi dậy". Chúa Giêsu cho thấy uy quyền của Ngài. Ngài xướng lên là việc tốt được thực hiện. Và đây là thí dụ khác về quyền uy của Lời Chúa, cũng là Lời chúng ta nghe mỗi khi chúng ta cử hành phụng vụ. Lời đó có thể làm tinh thần yếu đuối của chúng ta được thức tỉnh, và lời chúng ta cầu nguyện được ơn sống mới. Lời Chúa có thể làm sự hy vọng đã chết trong chúng ta được sống lại và tình thương nguội lạnh của chúng ta được phục hồi.

Từ "goá phụ" không chỉ nói đến phụ nữ đã có chồng chết. Từ ngữ đó có thể nói đến phụ nhữ trong nhiều trường hợp tương tự như hai bà goá phụ trong Kinh Thánh hôm nay. Vừa rồi tôi đi giảng ở một Giáo xứ gần thành phố San Francisco. Đó là một thành phố lớn, ba phía là bờ biển, Cũng như các thành phố xưa, dân chúng trong thành gồm đủ mọi thành phần khác nhau như các thành phố lớn khác ở Hoa Kỳ. Người nghèo bị đẩy ra ngoài bởi chỉnh trang đô thi và giá tiền thuê nhà lên cao.

Tôi nghe nói có một bà mẹ đơn thân với hai con. Lương bà ta rất ít. Người chồng bỏ rơi bà và hai con. Bây giờ bà ta trở nên là "goá phụ". Giống như người phụ nữ trong Phúc âm của chúng ta. Bà không đủ khả năng để trả tiền nhà vì giá đã tăng gấp đôi và bây giờ bà và các con trở nên là người vô gia cư.

Như hai bà goá trong Kinh Thánh hôm nay. Những người goá đó rất yếu đuối dễ tổn thương và tuyệt vọng và họ cần được giúp đỡ. Có người là mẹ của đứa con chết vì ma tuý, hay là nạn nhân của bạo lực. Cũng như bà goá ở thành Nain, họ là những người phải đưa đám tang con họ.

Ngôn sứ Elia và Chúa Giêsu thấu hiểu tình cảnh của họ và cho chúng ta thấy Thiên Chúa đứng về phía họ. Thiên Chúa đứng với những người "goá phụ", người chịu đau khổ và không có cách nào nói lên tiếng nói của họ, và không có thể làm gì cho họ. Phép lạ Chúa Giêsu làm chứng tỏ Thiên Chúa ngăn chận quyền uy của thần chết, và ban ơn hy vọng cho một đời sống mới cho những người quá yếu đuối. ông Elia và Chúa Giêsu hành động về việc tốt lành mặc dù không ai kêu cứu đến cả hai Vị. Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa đầy nhân hậu đền để giúp chúng ta ngay cả trước khi chúng ta kêu xin đến Ngài. Việc Thiên Chúa làm thách thức trên cộng đoàn tín hữu là hãy làm việc thiện trước khi có ai kêu cầu đến mình.

Thánh Phaolô để ý là điều tốt ông ta hưởng bởi Thiên Chúa là một ơn huệ trao ban nhưng không. Phaolô nói: "Thiên Chúa đã doái thương mặc khải Con của Người cho tôi để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại". Cộng đoàn tín hữu đã được lãnh nhận ân sủng Chúa Giêsu Kitô. Thánh Phaolô nhắc chúng ta, những người đã được lãnh nhận ơn huệ tốt lành đó là bây giờ đến phiên chúng ta cũng phải loan báo Chúa Kitô cho kẻ khác.

Chúng ta loan báo Chúa Giêsu Kitô qua việc chúng ta làm như Ngài đã làm là đến giúp đỏ̃ nhủ̃ng "góa phụ" trong thế giỏ́i chúng ta: nhủ̃ng ai sống cô đỏn, yếu đuối và cần đủọ̉c sụ̉ trọ̉ giúp của chúng ta. Đủ́c Thánh Cha Phanxicô đã loan báo "Năm Thánh Lòng Thương xót". Ngài đã gọi chúng ta hãy sống vỏ́i ngủỏ̀i nghèo khó, và hãy tìm cách chủ́ng tỏ tình yêu thủỏng của Thiên Chúa cho nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo qua lỏ̀i nói và việc làm. Trủỏ́c đoạn phúc âm hôm nay, thánh Luca cho chúng ta lỏ̀i khuyên bảo của Chúa Giêsu" anh em hãy có lòng thương xót nhủ Cha anh em là Đấng hay thương xót" (Lc 6:36). Thánh Phaolô loan báo đó là điều Chúa Giêsu đã làm suốt đỏ̀i Ngài và bây giỏ̀, vỏ́i ân sũng, đến phiên chúng ta, chúng ta cũng hãy làm nhủ vậy.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


10th Sunday -C-

I Kings 17: 17-24; Psalm 30; Galatians 1: 11-19; Luke 7: 11-17





Who wouldn’t feel compassion for the two widows in today’s Scriptures? While Elijah is a guest at the home of the widow of Zarephath her child dies. Jesus, his disciples and a large crowd are traveling to Nain. On the way they meet a funeral procession for the son of another widow.

In their societies women had to depend on the male members of their families for support and protection. For widows that task would have fallen to their sons. So, besides losing their sons, the two widows are also made vulnerable. The Zarephath widow’s son is still young, but she would one day need him. Without the care of their sons the widows would have had to return to their families, or in-laws to survive. In a poor society this might not be possible and so they would become destitute. Luke emphasizes the widow of Nain’s fragile condition when he tells us that the dead man was, "the only son of his mother and she was a widow."

Elijah and Jesus weren’t merely wonder workers who could, through their own powers, raise the dead. Their miracles are attributed to God’s intervention. After her son is given back to her the widow exclaims, "The word of the Lord comes truly from your mouth." When Jesus raises the young man from the dead the crowd glorifies God saying, "A great prophet has risen in our midst," and "God has visited his people."

In neither account do the widows ask the prophets for help. Elijah and Jesus take it upon themselves to come to their aid. Those who experienced the miracles attribute them to God. It is best summed up by the people’s acclamation in the gospel, "Fear seized them all, and they glorified God…." It is the kind of fear humans have before the awesome power of God. Who else but God can raise the dead? The widow of Zarephath comes to a similar conclusion when she says to Elijah, "Now indeed I know that you are a man of God."

Note the difference between how Elijah and Jesus accomplished their miracles. Elijah performs a ritual act by lying on top of the boy several times. Jesus, on the other hand, does not even touch the young man. He simply commands him, "Young man, I tell you arise." Jesus shows his authority: he speaks and the good work is accomplished. It is another example of the power of the Word of God – the same Word we hear proclaimed to us at each liturgical celebration. It is a Word that can revive our drooping spirits and put new life into our prayer. The Word can restore hope that has died and love that has grown cold.

"Widow" doesn’t just apply to women who have lost their husbands. It can be a term to describe women in situations similar to the widows in today’s readings. I recently preached at a parish near San Francisco. It is a great city with ocean and bay views on three sides. Like older cities it has diverse neighborhoods. What is happening in San Francisco is also happening in other American cities. The poor are being pushed out by gentrification and the resulting higher rents.

I heard of a single mother with two children who had a low wage job. Her husband deserted her and their children. She is a "widow" now, comparable to our biblical women. She couldn’t afford it when her landlord doubled her rent and now she and her children are homeless.

We can also call poor men and women in similar circumstances "widows." They are vulnerable and desperate for help. Some are parents whose children have died from drug overdoses, or been victims of violence. Like the widow of Nain, these victims of powerful societal forces are also caught in a funeral procession of sorts.

Our prophets Elijah and Jesus reveal whose side God takes in dire circumstances. God is on the side of the "widows" – the ones who suffer and have no one to act or speak on their behalf. Jesus’ miracle shows God stopping the powerful force of death and giving hope of new life to the desperate. Elijah and Jesus acted for the good even though no specific request was made of them. Ours is a God of gratuitous goodness, coming to help us even before we ask. God’s Word also challenges the faithful community to do the same – act for the good before being asked.

Paul is very conscious that the good he has received from God was pure gift. God, he says, "was pleased to reveal his son to me so that I might proclaim him to the Gentiles." The Christian community has also received the gift of Jesus Christ. Paul reminds us recipients of such a wonderful gift that now we too must proclaim Christ to others.

We proclaim Jesus Christ by doing what he did: coming to the aid of the "widows" of our world: whoever is alone, in desperate straits and in need our help. Pope Francis has declared this a "Year of Mercy." He has called us to be in solidarity with the poor and find ways to reveal God’s love for them through our words and actions. Earlier in Luke’s Gospel Jesus gave us our marching orders, "Be merciful, just as your father is merciful" (Luke 6:36). It is what he did throughout his life and now, with the grace Paul has proclaimed, it is our turn to do the same.
 
Suy niệm Chúa Nhật X TN C
Lm. Đan Vinh
06:45 03/06/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT X MÙA TN C

1 V 17,17-24 ; Gl 1,11-19 ; Lc 7,11-17

“NÀY NGƯỜI THANH NIÊN, TA BẢO ANH: HÃY TRỖI DẬY”

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Lc 7,11-17.

(11) Sau đó, Đức Giê-su đi đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người.(12) Khi Đức Giê-su đến gần cửa thành, thì đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà.(13) Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: "Bà đừng khóc nữa! "(14) Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói: "Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy! "(15) Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ.(16) Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người".(17) Lời này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.

2.Ý CHÍNH:

Tin mừng Luca hôm nay cho thấy Nước Thiên Chúa đang đến và Đức Giêsu chính là Đấng Thiên Sai mà dân Do thái đang mong chờ, mà phép lạ Người đã tỏ lòng thương xót một bà góa đang khóc đi chôn đứa con trai duy nhất đã chết tại cửa thành Nain là một bằng chứng. Đức Giêsu đã truyền cho đứa con mới chết được sống lại và trao nó lại cho bà mẹ. Qua phép lạ này, Người tiên báo công việc Người sẽ làm là ban cho những ai tin vào Người cũng sẽ được sống lại một cuộc sống vĩnh hằng sau này.

3.CHÚ THÍCH:

-C 11-12: +Sau đó, Đức Giêsu đi đến thành kia gọi là Nain: Ngôi làng này hiện nay vẫn còn, dưới chân núi Tabo, cách Nadarét mười kilômét. Làng này chỉ có một cửa để đi về phía cánh đồng dẫn đến nghĩa trang dùng để chôn cất người chết. Thường thường việc chôn cất được làm vào buổi chiều lúc cuối ngày. Theo thói tục Đông phương, người chết được quấn khăn liệm kỹ lưỡng và được đặt nằm trong cỗ quan tài không đậy nắp. + khi Đức Giêsu đến gần cửa thành, thì kìa người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất và mẹ anh ta lại là một bà góa: Chỉ có Luca, thánh sử của lòng Chúa thương xót mới thuật lại phép lạ này với những chi tiết thật cảm động. Bà góa là biểu tượng của người nghèo được Thiên Chúa đặc biệt quan tâm bảo vệ. Người đàn bà nói đây đã từng mất chồng và nay còn bị mất thêm đứa con trai là chỗ dựa duy nhất cho bà. +Có một đám đông trong thành cùng đi với bà: Có hai "đám đông” sắp gặp nhau tại cổng thành Nain. Một đám ma từ trong thành đi ra và một đám đông thứ hai đang từ ngoài tiến vào thành, gồm có các môn đệ và nhiều người khác. Họ vừa đi vừa nghe Đức Giêsu giảng Tin Mừng.

-C 13-14: +Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương: Ở đây Luca cố ý sử dụng từ “Chúa” ("Kurios") để ám chỉ Đức Giêsu. Đây là danh hiệu của Đức Chúa, ám chỉ Chúa Thượng dân Ítraen (Yahvê) mà Giáo Hội sơ khai sau này sẽ dùng để chỉ Chúa Phục sinh. Tin Mừng Luca đã dùng mười chín lần danh hiệu này, trong khi mỗi Tin Mừng Mátthêu và Máccô chỉ dùng một lần. +"Chạnh lòng thương” : là một từ Hy Lạp có nghĩa là "xúc động đến ruột gan". Từ này luôn được áp dụng cho tình yêu của Thiên Chúa. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa xuất hiện gần gũi với con cái loài người. Người đã tỏ ra cảm thông và xúc động trước cảnh tang thương của một người đàn bà đau khổ. +Người nói: "Bà đừng khóc nữa!" Rồi Người lại gần sờ vào quan tài: Bằng lời nói và cử chỉ này, Đức Giêsu đã thể hiện thái độ an ủi bà mẹ đang khóc thương đứa con trai duy nhất, nay không còn nữa. +Các người khiêng dừng lại, Đức Giêsu nói: “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!”: Từ "hãy trỗi dậy!" được dùng để chỉ sự sống lại của Đức Giêsu (x.Lc 9,22; 24,6-34), và cũng ám chỉ sự sống lại của những người sẽ được chọn vào ngày tận thế (x.Lc 20,37). So sánh với câu truyện sống lại kể trong 1V 18, 17-24 và 2V 4,18-36 do hai ngôn sứ Êlia và Êlisê thực hiện, ta thấy có một sự khác biệt căn bản: Hai vị này đã khẩn khoản nài xin Thiên Chúa rất nhiều và làm nhiều cử chỉ biểu tượng. Còn Đức Giêsu chỉ phán có một lời, không cầu, không xin, rồi chỉ ra một lệnh, tức khắc chàng thanh niên sống lại. Sau này thánh Phaolô cũng dùng từ này để diễn tả về mầu nhiệm sống lại trong phép rửa tội của các tín hữu như sau: "Anh em đã cùng được mai táng với Đức Kitô khi chịu phép rửa, lại cùng được trỗi dậy với Người” (Cl 2;12). Phép rửa tội là sự tham dự trước vào đời sống vĩnh cửu ở đời sau: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới như thế" (Rm 6,4).

-C 15-17: +Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kính sợ và tôn vinh Thiên Chúa: Thái độ của dân chúng chứng kiến đã dần dần thay đổi: Từ kính sợ đến chỗ ca ngợi tôn vinh Thiên Chúa và họ tin Đức Giêsu chính là vị ngôn sứ vĩ đại của Thiên Chúa, đã làm cho kẻ chết được trỗi dậy như thế. +"Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người": Cuộc "viếng thăm" của Thiên Chúa đã được thực hiện qua Đức Giêsu và là "dấu chỉ của thời kỳ thế mạt". Một ngày kia, Thiên Chúa sẽ là "tất cả trong tất cả”.- “Bấy giờ sẽ không còn nước mắt, không còn sự chết, tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh 21,4). +Lời này được đồn ra trong khắp cả miền Giuđê và vùng lên cận: Sự sống lại của anh thanh niên ở cổng thành Nain đã được những người chứng kiến vui mừng loan báo đi khắp vùng Giuđê như một tin mừng cho thấy Đức Giêsu chính là vị Đại Ngôn Sứ, là Đấng Mêsia do Thiên Chúa sai đến để thăm viếng dân Người.

4.CÂU HỎI: 1) Nain là thành nào? 2)Số phận các bà góa trong dân Ítraen đáng thương như thế nào? 3)Từ “Chúa” trong Tin Mừng Luca ở đây mang ý nghĩa ra sao? Ý nghĩa của từ “Chạnh lòng thương” thế nào? 4) Đức Giêsu đã bày tỏ sự cảm thông và an ủi người mẹ đau khổ bằng cử chỉ và lời nói nào? 5) Từ “trỗi dậy” được dùng để diễn tả điều gì? Thánh Phaolô cũng dùng từ “trỗi dậy” để diễn tả điều gì? 6) Câu “Một Ngôn Sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta” ở đây ám chỉ ai và là dấu chỉ của thời kỳ nào?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1.LỜI CHÚA: Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: "Bà đừng khóc nữa!" (14) Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói: "Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy! "(15) Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ.

2.CÂU CHUYỆN:

1) NGÔN SỨ ÊLIA PHỤC SINH ĐỨA CON TRAI BÀ GÓA Ở SARÉPTA (1 V 17,17-24):

Khi ngôn sứ Êlia đang ở trong nhà bà quả phụ thì cậu con trai của bà ngã bệnh, và bệnh tình trầm trọng đến nỗi cậu đã ngã ra chết. Bà quả phụ đau buồn thưa với Êlia rằng: “Hỡi người của Chúa, ngài với tôi có liên quan gì chăng? Ngài đến nhà tôi để nhắc lại những lỗi lầm thầm kín của tôi khiến cho Chúa giết chết con tôi”. Vị ngôn sứ nói với bà rằng: “Đem nó lại đây”. Rồi ông bế lấy đứa nhỏ khỏi tay mẹ nó, đem lên phòng cao nơi ông ở và đặt nó trên giường. Ông kêu cầu với Đức Chúa rằng: "Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của con. Chúa nỡ hại cả bà goá đã cho con ở nhờ, mà làm cho con bà ấy phải chết hay sao?" Ba lần ông nằm lên trên đứa trẻ, và kêu cầu Đức Chúa rằng: "Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của con, xin cho hồn vía đứa trẻ này lại trở về với nó!" Đức Chúa nghe tiếng ông Êlia kêu cầu, hồn vía đứa trẻ trở về với nó, và nó sống lại. Ông Êlia liền bồng đứa trẻ từ phòng trên xuống nhà dưới, trao cho mẹ nó, và nói: "Bà xem, con bà đang sống đây!" Bà nói với ông Êlia: "Vâng, bây giờ tôi biết ông là người của Thiên Chúa, và lời Đức Chúa do miệng ông nói ra là đúng."

2) THÁI ĐỘ CỦA VUA ĐAVÍT TRƯỚC VÀ SAU CÁI CHẾT CỦA CON TRAI (2 Sm 12,16-25):

Thánh Kinh đã kể một câu chuyện cảm động về nỗi đau của Đavít khi đứa con nhỏ của ông bệnh nặng: Đavít rất buồn rầu và thiết tha cầu xin Chúa cho đứa nhỏ ấy khỏi bệnh. Ông còn ăn chay và đêm thì nằm ngủ dưới sàn nhà, mặc áo nhậm. Các cận thần nài nỉ ông lên giường nhưng ông không chịu. Đến ngày thứ bảy thì đứa bé chết. Các cận thần rất lo lắng, nói với nhau "Lúc đứa bé còn sống, ngài còn không nghe chúng ta. Huống chi bây giờ nó đã chết rồi". Đavít nghe người ta xì xầm thì đoán được sự việc. Ông hỏi "Có phải con ta đã chết rồi chăng ?". Họ đáp "Thưa vâng". Đavít liền chổi dậy, tắm rửa, mặc quần áo bình thường, vào đền thờ phủ phục trước nhan Chúa, rồi trở ra ăn uống như thường. Mọi người ngạc nhiên hỏi: "Tại sao khi đứa nhỏ chưa chết thì Ngài khóc than và nằm dưới sàn, còn khi nó chết rồi thì Ngài chổi dậy và ăn uống ?" Đavít trả lời: "Khi đứa bé còn sống, ta làm tất cả để cứu mạng sống nó. Nay nó chết rồi, nó không thể trở về với Ta nữa. Nhưng Ta có thể đến với nó".

Đavít đã nêu gương biết chấp nhận một tình huống không thể nào thay đổi được. Tuy chúng ta không thể nào quên người đã chết, nhưng cuộc sống là quý giá nên chúng ta phải tiếp tục sống. Chúng ta khóc vì một sự sống đã mất đi, nhưng nếu chúng ta cứ than khóc mãi thì sẽ có đến hai sự sống phải mất đi.

3) VÀNG BẠC LÀ NGUYÊN NHÂN THÙ GHÉT GIẾT HẠI LẪN NHAU:

Một vị ẩn sĩ nọ, ngày kia lạc vào một hang động. Tại đây ông đã khám phá ra một kho tàng với không biết bao nhiêu vàng bạc châu báu. Nhưng ông đã vội vã ra khỏi hang, vừa chạy vừa la thất thanh: "Tôi đã thấy thần chết". Tình cờ ba tên cướp đi ngang qua đó, nghe tiếng kêu của vị ẩn sĩ, họ dừng lại hỏi chuyện. Muốn chứng tỏ mình là những người không biết sợ là gì, ba tên cướp yêu cầu đưa họ đến gặp thần chết. Vị ẩn sĩ dẫn họ vào hang động và chỉ vào kho tàng. Mắt họ sáng lên và lập tức ba tên cướp tống cổ vị tu hành ra khỏi hang.

Nhưng kho tàng quá lớn, họ không thể mang đi tất cả trong một ngày. Sau một hồi bàn cãi ba tên cướp đồng ý để một người ra phố mua sắm lương thực. Hai người còn lại ngồi đó canh giữ kho báu. Người được sai đi chợ nghĩ thầm trong bụng: "Ta sẽ ăn uống no nê, sau đó bỏ thuốc độc vào thức ăn. Hai tên khốn nạn sẽ chết và tạ sẽ chiếm trọn kho tàng". Hai tên ngồi canh giữ kho báu cũng bàn với nhau: "Chúng ta sẽ giết hắn. Và như thế phần của mỗi người chúng ta sẽ nhiều hơn". Khi kẻ mang lương thực về đến hang động: họ liền giết hắn và ăn hết số thức ăn có thuốc độc. Thế là cả ba đã rủ nhau đi gặp thần chết, như vị ẩn sĩ đã tiên báo.

3.THẢO LUẬN: 1) Tình thương của Đức Giêsu thể hiện qua phép lạ phục sinh đứa con trai bà góa tại cổng thành Nain qua những cử chỉ và lời nói nào? 2) Mỗi tín hữu chúng ta cần thể hiện tình thương của Chúa Giêsu ra sao đối với những người đau khổ bệnh tật chúng ta gặp phải trong cuộc sống? 3) Chúng ta cần làm gì để noi gương thái độ “chạnh lòng thương xót” của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay?

4.SUY NIỆM:

1) Về cái chết của cả nhân loại:

Bình thường mỗi người chúng ta ai cũng phải qua bốn cửa ải là: sinh, lão, bệnh, tử. Đã có sinh ắt phải có tử. Cuối cùng, mọi người sinh ra trên trần gian đều phải kết thúc cuộc hành trình bằng cái chết. Từ thời Cựu ước, dân Ítraen đã coi chết là một điều khó hiểu: Tại sao Thiên Chúa nhân từ đã dựng nên vũ trụ vạn vật mà lại để cho sự chết lọt vào trần gian như vậy. Nhưng rồi Lời Chúa trong Thánh Kinh đã dần dần cho thấy: Chết chính là hậu quả của tội lỗi của loài người, bắt đầu từ tội tổ tông như lời tuyên phán của Thiên Chúa: “Ngày nào ngươi ăn quả cây ấy thì ngày ấy ngươi sẽ phải chết”. Nguyên tổ Ađam Evà đã phạm tội nghe ma quỷ cám dỗ ăn quả cây trái cấm ấy nên đã phải chịu phạt là phải chết: Chết về thể xác cũng như linh hồn. Nhưng Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế đến chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang.

2) Đức Giêsu là Chúa tể của sự sống và sự chết:

Đức Giêsu chính là Đấng Cứu Thế quyền năng. Thánh Luca trong Tin Mừng hôm nay đã dùng từ “Chúa” cho Đức Giêsu. Chúa theo tiếng Hy lạp có nghĩa là “Ông Chủ”. Nhận Đức Giêsu là Chúa là nhận Người chính là ông chủ của sự sống và có quyền trên sự chết.

Trong câu chuyện phục sinh con trai bà góa hôm nay, tuy không có người nào đã xin Đức Giêsu phục sinh kẻ chết, nhưng với tư cách là “Chúa”, là “Chủ của sự sống”, Người đã cảm thông và động lòng thương bà góa có con mới chết bằng việc khuyên bà đừng khóc rồi truyền cho đứa con của bà được trỗi dậy và trao nó lại cho bà, làm cho bà không còn buồn sầu than khóc nữa.

3) Đức Giêsu sẽ ban lại sự sống đời đời cho chúng ta:

Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,16), nên Ngài muốn giải thoát con người khỏi sự chết. Tình yêu của Thiên Chúa không dừng lại đó. Ngài còn muốn giải thoát con người khỏi phải chết đời đời. Con trai bà góa Nain sau khi sống lại một thời gian rồi sẽ lại phải chết, nhưng những ai được Người yêu thương giải thoát sẽ được sống lại trong cuộc sống mới vĩnh hằng. Biến cố Đức Giêsu làm cho con trai bà góa thành Nain sống lại là dấu hiệu cho thấy Người sẽ cứu chúng ta khỏi chết và ban cho chúng ta sự sống muôn đời. Thánh Luca đã dùng từ “chạnh lòng thương” nghĩa là “xúc động đến tận ruột gan” để diễn tả lòng thương xót vô biên của Đức Giêsu.

4) Chúng ta phải làm gì để noi gương Đức Giêsu Đấng giàu lòng thương xót? :

Đức Giêsu muốn chúng ta thấy phép lạ thành Nain không những là dấu chỉ của lòng thương xót người đàn bà góa, cũng không chỉ là dấu hiệu minh chứng Người là Đấng Thiên Sai, mà đây còn là dấu chỉ báo trước điều Người sẽ thực hiện cho mỗi người chúng ta nếu chúng ta biết đặt trọn niềm tin vào Người, là cho chúng ta được sống lại một cuộc sống mới vĩnh hằng.

Đức Giêsu đã nói: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết" (Ga 11,25-26). Các tín hữu chúng ta sẽ nhìn cuộc đời như là một cuộc hành trình về quê trời, và mỗi người đều là khách lữ hành đang đi trong trần thế. Trong cuộc hành trình này, chúng ta phải nỗ lực để vừa chịu đựng gian khổ, lại vừa phải cố gắng vượt qua trở lực để về tới cùng đích. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philipphê đã viết: "Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng chờ đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta" (Pl 3,20). Đồng thời, trong thư Côrintô, ngài cho biết thêm về thế giới mai hậu như sau: "Chúng ta biết rằng: nếu ngôi nhà chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này bị phá hủy đi, thì chúng ta có nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, ngôi nhà vĩnh cữu ở trên trời, không do tay người thế làm ra" (2 Cr 5,1).

Đơi với mỗi người tín hữu hôm nay, cần thực thi bác ái như lời dạy của thánh Têrêsa Avila như sau: “Đức Kitô giờ đây không có thân xác, nhưng Người vẫn có thân xác của chúng ta; Dù không có đôi tay nhưng Người vẫn có đôi tay của chúng ta; Dù không có đôi chân nhưng Người vẫn có đôi chân của chúng ta. Đôi mắt của chúng ta cũng chính là đôi mắt mà qua đó lòng thương cảm của Đức Kitô có thể nhìn ra thế giới. Đôi chân của chúng ta chính là đôi chân mà nhờ đó Người có thể bước đi để thi hành các công việc tốt lành. Đôi tay của chúng ta cũng chính là đôi tay mà qua đó Người có thể tiếp tục thi hành các phép lạ trong thế giới hôm nay.”

5.LỜI NGUYỆN:

LẠY CHÚA GIÊSU. Đôi tay của Chúa xưa đã từng chạm vào mắt những kẻ mù lòa, để làm cho họ được xem thấy. Xin Chúa hãy chạm vào đôi mắt của chúng con, để chúng con có thể nhìn thấy Chúa trong nhà thờ và trong các anh chị em nghèo hèn chung quanh chúng con.

Đôi tay của Chúa xưa đã từng chạm vào lỗ tai của kẻ điếc để phục hồi thính giác cho họ. Xin Chúa cũng hãy chạm vào tai của chúng con để giúp chúng con nghe thấy tiếng Chúa trong Thánh Kinh, qua các vị chủ chăn và qua những anh chị em nghèo khổ đang cầu xin sự trợ giúp.

Đôi tay của Chúa xưa đã từng chạm vào người chàng thanh niên tại cửa thành Nain, và truyền cho anh ta trỗi dậy. Xin Chúa hãy chạm vào người chúng con để làm cho chúng con được trỗi dậy trong ơn nghĩa Chúa, và hăng say loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Ân lộc và trách nhiệm
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:14 03/06/2016
ÂN LỘC VÀ TRÁCH NHIỆM

(Chúa Nhật X TN C)

Các bài Thánh Kinh mà Giáo Hội cho trích đọc trong Chúa Nhật X TN C, cách riêng bài đọc thứ nhất và bải Tin Mừng hẳn nhiên có chung chủ đề vì cùng tường thuật hai câu chuyện gần giống nhau về nội dung. Bài đọc thứ nhất trích sách Các Vua quyển thứ nhất tường thuật câu chuyện ngôn sứ Êlia cầu nguyện và Chúa đã nhậm lời cho đứa con trai nhỏ của bà góa thành Sarepta vì bệnh nặng mà chết được sống lại (1V 17,17-24). Bài Tin Mừng thánh Luca cũng tường thuật câu chuyện tương tự đó là Chúa Giêsu đã dùng quyền năng cho anh thanh niên con một quả phụ thành Naim sống lại khi người ta đang đi chôn xác anh ta (Lc 7,11-17).

Sự sống là một ân lộc cao quý. Chúa Kitô đã từng nhắc nhớ người đương thời rằng lấy gì mà đổi được mạng sống mình. Mạng sống thì trọng hơn của ăn và hơn cả tài sản của cải (x.Mt 6,25). Qua các cuộc chinh biến hay các tai ương hoạn nạn người ta dễ dàng chấp nhận chân lý này. Trong các tình cảnh tai ương hay chiến tranh người ta sẵn sàng vất bỏ tất cả để cứu lấy mạng sống mình. Khi phục sinh đứa bé trai hay anh thanh niên thì Thiên Chúa đã thông ban một ơn lành cao quý. Tuy nhiên tôi đã từng hỏi các em thiếu nhi rằng khi Chúa Giêsu cho anh thanh niên sống lại là vì thương anh ta hay vì thương mẹ anh ta hơn thì các em dễ dàng trả lời là vì mẹ anh ta hơn. Tình cảnh góa bụa vốn hẩm hiu và bị thua thiệt nhiều mặt, nhất là ở thời kỳ trước đây khi mà kế sinh nhai chủ yếu dựa vào sức mạnh của cơ bắp. Các trang Cựu Ước không thiếu những lời của Thiên Chúa dành sự ưu ái cho mẹ góa, con côi, vì họ thường bị đối xử cách bất công. Ngay đến thời Giáo Hội sơ khai tình cảnh này vẫn tồn tại cách nào đó khiến các Tông đồ đã lập ra hàng Phó Tế để bổ khuyết cho thiếu sót này (x.Cv 6,1-7).

Ơn lành mà đứa bé trai và anh thanh niên lãnh nhận có đích nhắm xa hơn đó là vì người mẹ góa bụa của mình. Chúa cho đứa bé trai và anh thanh niên sống lại cốt để phụng dưỡng người mẹ góa bụa của họ. Một ơn lành trao ban cho người này không nguyên chỉ vì họ mà chắc chắc còn vì nhiều người khác nữa. Đến đây chúng ta càng xác tín lời của thánh tông đồ dân ngoại khi nói về các đặc sủng. “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần khí tỏ mình ra nơi mỗi người mỗi cách, là vì ích chung… (1.Cor 12,4-7…).

Hai dữ kiện của hai câu chuyện cho thấy tiến trình của mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Trong câu chuyện thứ nhất thì đứa trẻ chỉ được cho sống lại sau khi Êlia khẩn cầu Thiên Chúa và có vẻ như than trách cách nào đó khiến Thiên Chúa phải ra tay thi ân giáng phúc. Trái lại trong câu chuyên thứ hai thì chính Chúa Giêsu khi chứng kiến nỗi khổ của bà góa thành Naim đã không chờ người ta khẩn cầu, Người động lòng thương và giáng phúc thi ân. “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng Người đã yêu thương chúng ta và sai Con của Người đến để làm của lễ đền tội cho chúng ta…Phần chúng ta, chúng ta hãy yêu thương, vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1Ga. 6,10-19). Đã yêu thì không có cảnh chờ đợi con khóc rồi mới cho con bú. Có sáng kiến và đi bước trước là những đặc tính tất yếu của tình yêu.

Dòng đời mỗi người, dòng lịch sử của mỗi tập thể lớn bé luôn có đó dấu ấn tình yêu của Thiên Chúa, Đấng luôn có sáng kiến và luôn đi bước trước trong việc giáng phúc thi ân. Vấn đề là bạn, tôi, chúng ta có nhận ra ân tình bao la mà Thiên Chúa đã tuôn đổ cho mình hay không. Thực tế cho thấy rằng cả nguyên tấm vải trắng thì chúng ta ít quan tâm mà lại thường băn hăn bó hó với một vài vết nhăn hay vết bẩn nào đó. Chính vì thế lòng trí chúng ta dễ dán dính vào những nỗi khổ đau và mất mát mà quên đi bao ân lộc mình đã lãnh nhận. Ân lộc lớn nhất chính là sự sống của chúng ta cùng với những khả năng và nhiều điều kiện thuận lợi chúng ta đã và đang hưởng nhận.

Đi kèm với lộc ân thì luôn có đó sứ mạng. Tôi nhận được sự sống này với những khả năng và điều kiện thuận lợi này thì tôi có trách nhiệm phục vụ những ai? Khi biết tự đặt câu hỏi này thì phần nào đó tôi đang đón nhận ân lành của Thiên Chúa đúng và đẹp ý của Người.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 10 Mùa Quanh Năm C - 5.6.2016
Lm Francis Lý văn Ca
23:00 03/06/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Sau một thời gian dài của Mùa Phục Sinh và với lễ kính Ba Ngôi Thiên Chúa, các bài đọc của Chúa Nhật hôm nay đưa chúng ta về lại chu kỳ của Mùa Thường Niên Năm C.

Hôm nay Phúc Âm thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu cho nguời con trai duy nhất của một quả phụ đã chết được hồi sinh. Ngài là Đấng đem đến cho con người niền hy vọng vì Ngài là Sự Sống Lại và là Sự Sống.

Trong trần gian biết muôn ngàn ly do đã tạo cho con người bao nỗi lo âu thất vọng và nhất là lo sợ sự chết luôn rình rập. Ngay cả Chúa Giêsu, Ngài cũng xúc động trước cái chết của con trai bà góa thành Naim hôm nay.

Là những nguười có niềm tin vào đời sau và sự sống lại, chúng ta xác tín rằng Chết là ngưỡng cửa mà mỗi người trong chúng ta phải bước qua để vào chốn trường sinh bất tử.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Người đàn bà quá bụa thời tiện tri Eliajah đã cho ông đổ nhờ và lương thực nuôi ông. Bà chỉ có một người con trai duy nhất mà bà tựa nương đã qua đời. Tiên tri Eliajah đã nghĩ đến tình cảm quảng đại của bà, ông đã cho đứa con trai nầy được hồi sinh.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô thuật lại câu chuyện đời ông là người đi bắt bớ, giết hại người tin vào Đức Kitô, nhưng qua cuộc ngã ngựa - trở lại đạo, ông đã đem Tin Mừng của Đấng mà trước đây ông tìm giết, đặc biệt là Dân Ngoại.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện con trai bà goá thành Naim được Chúa Giêsu cho sống lại diễn tả lòng từ tâm của Chúa Giêsu. Qua sự kiện nầy dân thành Naim đã tin Đức Kitô là Một Vị Tiên Tri Cao Cả.


Lời Nguyện Giáo Dân


Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vừa nghe lời giáo huấn tuyệt hảo của Đức Kitô. Chúng ta cùng cầu xin Chúa ban ơn để thể hiện điều giáo huấn nầy vào đời sống thường nhật.

1. Xin cho Giáo Hội luôn là chỗ nương tựa, là nguồn cậy trông của các tín hữu trước những hiểm họa, chiến tranh, khủng bố, loạn lạc, giặc nghèo đói, bất công trong thế giới hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những người góa bụa như bà goá thành Naim, đang than khóc vi sự ra đi của con cái, xin cho họ biết đặt niềm tín thác và cậy trông vào Đấng Phục Sinh sẽ cho con cái của họ được hưởng niềm vui bất tận trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho nhũng ai đang sa vào sự nghiện ngập, hút sách, rượu chè, bài bạc, với ơn Chúa ban và sự giúp đỡ của những người thân bạn bè họ sẽ mau thoát được những đam mê tật xấu, Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu nguyện cho những người đau yếu bệnh hoạn tât nguyền, họ may mắn gặp được những Martha và Maria được Chúa Giêsu là Đấng chữa lành đến viếng thăm và chữa lành họ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu xin cho những ai đã qua đời, những linh hồn mồi côi…. xin Chúa đón họ vào dự tiệc cưới muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Cha, chúng con cảm tạ ơn Cha, vì chúng con biết rằng Cha sẽ lắng nghe lời chúng con nai van. Xin ban cho Dân Thánh Cha những điều chúng con cầu xin hôm nay, nếu đẹp lòng Cha. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trái Tim của Chúa Giêsu và những Trái tim của các Linh mục
Thanh Quảng sdb
06:41 03/06/2016
Trái Tim của Chúa Giêsu và những Trái tim của các Linh mục
Thanh Quảng sdb

Tin đài phát thanh Vatican ngày 3/6/2016 tường thuật Thánh Lễ kết thúc cuộc Tĩnh tâm Năm Thánh dành cho các linh Mục vào thứ Sáu ngày Đại Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Trong bài giảng lễ, Đức Thánh Cha đã suy tư về "hai trái tim: trái tim của Vị Chúa Mục tử Nhân Lành" và trái tim của các linh mục.

Trái tim của Chúa Chiên Lành không chỉ là trái tim bày tỏ cho chúng ta thấy lòng thương xót, nhưng tự bản chất của nó là lòng thương xót. ĐTC nhắc nhở các linh mục rằng "Trái tim của Chúa Chiên Lành chiếm đoạt chúng ta nhưng trên hết Ngài tiếm đạt những người xa cách Ngài nhất."

Việc chiêm ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu, Trái Tim Vị Chúa Chiên Lành là một lời mời gọi các linh mục suy nghĩ về câu hỏi, "trái tim tôi đang hướng về đâu?" ĐTC nói: Linh Mục thừa tác thường bị cuốn hút vào các kế hoạch, dự án và hoạt động. Trong khi điều cần thiết như Đức Thánh Cha nói và mời gọi các linh mục hãy nhìn vào Trái tim Chúa Giêsu, Ngài đang hướng về hai kho báu là Chúa Cha và tha nhân. Vậy chúng ta hãy tập trung vào việc cầu nguyện với Chúa Cha và gặp gỡ tha nhân". Cũng như Chúa Giêsu, các linh mục nên có trái tim qui hướng về Thiên Chúa và về anh chị em của mình.

Sau đó ĐTC gợi lên ba ý tưởng để giúp các linh mục hun đúc cho trái tim mình là hãy “nung nấu lửa bác ái của Vị Chúa Chiên Lành", đó là tìm kiếm chiên lạc; đưa chúng về đàn; và vui mừng khi tìm được chúng. Giống như Vị Mục Tử Tốt Lành đi tìm con chiên lạc, các linh mục không chỉ "giữ cho cửa đoàn chiên được rộng mở," mà còn tích cực đi tìm những người đã lìa bỏ cộng đoàn. Các linh mục hãy hoà mình vào cộng đoàn và chào đón tất cả mọi người. ĐTC nói Không được loại trừ một người nào! ĐTC nói mọi người phải được chào đón với một trái tim rộng mở, qua việc cầu nguyện và nụ cười thân thiện của các linh mục." Cuối cùng, niềm vui của Chúa Giêsu không phải là một niềm vui giữ cho riêng mình, nhưng được chia sẻ cho người khác, đó là niềm vui đích thực của tình yêu và đó cũng là "niềm vui của các linh mục ".

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng bằng nhắc lại lời thánh hiến, cầu nguyện của các linh mục hàng ngày trong Thánh Lễ: "Này là Mình Thày bị nộp vì anh em." Anh em thấy, đấy là ý nghĩa của cuộc sống của chúng ta; với những lời này, một cách thực tế, chúng ta hãy làm mới lại lời hứa này hàng ngày, lời hứa mà chúng ta đã đoan thề khi chịu chức linh mục" và ĐTC cám ơn các linh mục về lời thưa “xin vâng” dâng hiến cuộc sống mình để “kết hiệp với Chúa Giêsu ".

(Nguồn Vatican Radio)
 
Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ ngày Năm Thánh cho linh mục
Lm. Trần Đức Anh OP
09:31 03/06/2016
VATICAN 03/06/2016 - ĐTC mời gọi các linh mục hăng say đi tìm chiên lạc và tận tụy săn sóc đoàn chiên được giao phó cho mình, noi gương vị Mục Tử Nhân Lành.

Đó là nội dung bài giảng thánh lễ ĐTC cử hành lúc gần 9 giờ rưỡi sáng thứ sáu 3-6-2016, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là ngày Thánh Hóa các linh mục, tại Quảng trường thánh Phêrô, để kết thúc 3 ngày Năm Thánh dành cho các linh mục và chủng sinh.

Đồng tế với ĐTC có hơn 20 Hồng Y, 50 GM và khoảng 5 ngàn linh mục đến từ các nơi, trước sự hiện diện của hơn 10 ngàn tín hữu.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC nêu bật liên hệ giữa Trái Tim của Chúa Giêsu vị Mục Tử nhân lành với con tim của các linh mục. Ngài cũng đưa ra những lời nhắn nhủ thực hành: linh mục cần luôn luôn tìm kiếm Chúa, hăng say đi tìm các con chiên lạc để dẫn về đoàn chiên Chúa, và sau cùng là bí quyết niềm vui của linh mục. ĐTC nói:

”Khi cử hành Ngày Năm Thánh của các LM trong lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi chú tâm vào con tim, tức là nội tâm, những căn cội vững chắc nhất của đời sống, chú ý đến nòng cốt các tình cảm, nói tắt một lời là chú tâm đến trung tâm của con người. Và hôm nay, chúng ta hướng nhìn hai con tim: Trái Tim của Mục Tử nhân lành và trái tim của chúng ta như mục tử.

Trái Tim của vị Mục Tử Nhân Lành không phải chỉ là con tim có lòng thương xót chúng ta, nhưng là chính lòng thương xót. Tại đó, tình yêu của Chúa Cha chiếu tỏa rạng người; tại đó, với tất cả những giới hạn và tội lỗi của tôi, tôi nếm hưởng niềm chắc chắn mình được chọn và yêu thương. Khi nhìn Trái Tim ấy, tôi đổi mới tình đầu của tôi: nhớ lại khi Chúa đã đánh động tôi trong tâm hồn và gọi tôi theo Ngài, niềm vui được thả lưới cuộc đời theo Lời Chúa (Xc Lc 5,5).

Trái Tim vị Mục Tử nhân lành nói với chúng ta rằng tình yêu của Chúa không có giới hạn, không mệt mỏi và không bao giờ đầu hàng. Tại đó chúng ta thấy Chúa liên tục hiến mình, không giới hạn; tại đó chúng ta tìm được nguồn mạch tình yêu trung tín và dịu dàng, để cho chúng ta được tự do và làm cho chúng ta được tự do; tại đó chúng ta tái khám phá thấy Chúa Giêsu yêu thương chúng ta cho đến cùng” (Ga 13,1), nhưng không bao giờ áp đặt.

Trái tim vị Mục Tử Nhân lành hướng về chúng ta, đặc biệt nhắm đến những người còn ở xa cách hơn; tại đó kim địa bàn của Ngài liên tục hướng về, tại đó Ngài biểu lộ sự yếu đuối của một tình yêu đặc thù vì muốn đạt tới mọi người và không ai bị hư mất.

Đứng trước Trái Tim Chúa Giêsu, nảy sinh một câu hỏi căn bản về đời sống linh mục của chúng ta: con tim của tôi hướng về đâu? Sứ vụ thường đầy những sáng kiến khác nhau, hướng về nhiều mặt trận: từ việc huấn giáo cho đến phụng vụ, bác ái, những dấn thân mục vụ và cả hành chánh nữa. Giữa bao nhiêu hoạt động, vẫn luôn có một câu hỏi: con tim của tôi gắn chặt vào đâu, hướng về đâu, đâu là kho tàng mà tôi tìm kiếm? Vì - Chúa Giêsu đã nói - kho tàng của ngươi ở đâu, thì con tim của ngươi ở đó” (Mt 5,21). Có những yếu đuối trong tất cả chúng ta, cả tội lỗi. Nhưng chúng ta hãy đi sâu hơn, đến tận cội rễ: đâu là căn cội những yếu đuối của chúng ta, những tội lỗi của chúng ta, nghĩa là đâu chính là cái ”kho tàng” làm cho chúng ta xa Chúa?”

Có hai kho tàng không thể thay thế được của Trái Tim Chúa Giêsu: Chúa Cha và chúng ta. Hằng ngày Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Chúa Cha và gặp gỡ dân chúng. Cả con tim mục tử của Chúa Kitô cũng chỉ có 2 chiều hướng: Chúa và dân chúng. Con tim của linh mục là một con tim bị tình yêu Chúa đâm thâu qua; vì thế LM không còn nhìn bản thân mình, nhưng hướng về Thiên Chúa và anh em. Đó không còn là một ”con tim chạy nhẩy”, để cho mình bị thu hút vì những gợi ý nhất thời hoặc chạy đây chạy đó tìm kiếm sự đồng thuận hoặc những thỏa mãn bé nhỏ; trái lại đó là một con tim kiên vững trong Chúa, được Thánh Linh thu hút, cởi mở và sẵn sàng đối với anh chị em mình.

Đi vào cụ thể hơn, ĐTC nói:

Để giúp con tim chúng ta nồng cháy tình bác ái của Chúa Giêsu vị Mục Tử nhân lành, chúng ta có thể luyện tập biến 3 hành động này làm của mình, như được các bài đọc hôm nay gợi ý cho chúng ta, đó là tìm kiếm, hội nhập và vui mừng.

- Trước tiên là tìm kiếm. Ngôn sứ Ezechiele nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa tìm kiếm các con chiên của Ngài (34,11.16). Phúc Âm nói: Ngài ”đi tìm con chiên lạc” (Lc 15,4), không kinh hãi vì những rủi ro; không do dự phiêu lưu ra ngoài những cánh đồng cỏ và ngoài giờ làm việc. Không hoãn lại sự tìm kiếm, không nghĩ rằng ”hôm nay tôi đã thi hành bổn phận rồi, tôi sẽ làm tiếp ngày mai”, nhưng làm việc ngay, dấn thân ngay vào công việc: con tim LM không an nghỉ bao lâu chưa tìm được con chiên lạc duy nhất. Sau khi tìm được chiên ấy, người mục tử quên mệt nhọc và vác chiên lên vai và rất hài lòng.

Đó là con tim của người tìm kiếm: đó là một con tim không tư hữu hóa thời gian và không gian, không muốn hăng say bảo vệ sự yên hàn hợp pháp của mình, không bao giờ đòi cho mình không bị làm phiền. Người mục tử theo con tim của Thiên Chúa không bảo vệ sự thoải mái của mình, không bận tâm bảo vệ thanh danh, trái lại, không sợ những lời phê bình, sẵn sàng chấp nhận rủi ro miễn là noi gương Chúa.

Người mục tử theo Chúa Giêsu có một tâm hồn tự do để tự bỏ những gì thuộc về mình, không sống tính toán những gì mình có và những giờ phục vụ của mình: không phải là một kế toán viên tinh thần, nhưng là một người Samaritano nhân lành tìm kiếm những người đang cần. Đó là một mục tử, chứ không phải là một thanh tra đoàn chiên, và dành cho sứ mạng không phải 50 hay 60%, nhưng hết mình. Khi đi tìm kiếm, và tìm thấy vì đã chấp nhận rủi ro, không dừng lại sau những thất vọng, và không đầu hàng trong những mệt mỏi; đó là người ngoan cố thi hành điều thiện, được sự gan lỳ của Chúa xức dầu để không ai bị lạc. Vì thế LM không những giữ cho cánh cửa mở rộng, nhưng còn ra đi tìm kiếm những người không muốn bước qua cửa. Như mỗi Kitô hữu tốt lành, và như tấm gương cho mỗi Kitô hữu, LM luôn luôn ra khỏi mình. Trọng tâm con tim của mục tử ở ngoài mình: không bị thu hút bởi cái tôi, nhưng bởi Thiên Chúa và loài người chúng ta.

Thứ hai là hội nhập. Chúa Kitô yêu thương và biết các con chiên của Ngài, Ngài hiến mạng sống vì họ và không ai là người xa lạ với Ngài (Xc Ga 10,11-14). Đoàn chiên chính là gia đình và cuộc sống của Ngài. Ngài không phải là thủ lãnh mà đoàn chiên khiếp sợ, nhưng là Mục Tử đồng hành với chiên và gọi đích danh từng con (Xc Ga 10,3-4). Ngài muốn tập họp các chiên chưa ở với Ngài (Xc 10,16).

Cũng vậy đối với linh mục của Chúa Kitô: LM được xức dầu cho dân, không phải để chọn lựa dự phóng của mình, nhưng để ở gần những người dân cụ thể mà Thiên Chúa, qua Giáo Hội, đã ủy thác cho linh mục. Không ai bị loại trừ khỏi tâm hồn của mục tử, khỏi kinh nguyện và nụ cười của linh mục. Với cái nhìn yêu thương và con tim của người cha, linh mục đón nhận, hội nhập và khi phải sửa chữa, LM luôn hành động để đến gần; không coi rẻ một ai, nhưng luôn sẵn sàng chịu bẩn tay. Là thừa tác viên hiệp thông mà LM cử hành và sống, LM không chờ đợi những lời chào hay những lời khen ngợi của người khác, nhưng là người đầu tiên giơ tay ra, loại bỏ những lời nói hành nói xấu, những xét đoán và độc dược. Linh mục kiên nhẫn lắng nghe những vấn đề và tháp tùng những bước đi của con người, ban phát ơn tha thứ của Chúa với lòng cảm thông quảng đại. LM không trách mắng người rời bỏ hoặc lạc đường, nhưng luôn sẵn sàng giúp họ tái hội nhập và giàn xếp những tranh tụng.

- Sau cùng là vui mừng. Thiên Chúa ”đầy vui tươi” (Lc 15,5): niềm vui của Ngài nảy sinh từ sự tha thứ, từ cuộc sống được tái sinh, từ người con được tái thở hít không khí gia đình. Niềm vui của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành không phải là niềm vui cho mình, nhưng là một niềm vui cho tha nhân và với tha nhân. Niềm vui đích thực của tình yêu. Đây cũng là niềm vui của linh mục. LM được biến đổi nhờ lòng thương xót mà LM ban phát nhưng không. Trong kinh nguyện, linh mục khám phá sự an ủi của Thiên Chúa và cảm nghiệm rằng không gì mạnh hơn tình yêu Chúa. Vì thế, linh mục thanh thản trong nội tâm, và hạnh phúc vì được làm máng chuyển lòng thương xót, đưa con người xích lại gần Trái Tim của Thiên Chúa. Buồn sầu đối với linh mục là điều thường tình, nhưng chỉ là điều chóng qua; sự cứng cỏi là điều xa lạ đối với linh mục, vì linh mục là mục tử theo Con tim dịu hiền của Thiên Chúa.

Và ĐTC kết luận rằng:

Các linh mục thân mến, trong thánh lễ, mỗi người chúng ta tìm được căn tính mục tử của chúng ta. Mỗi lần chúng ta có thể thực sự biến những lời này thành lời của chúng ta: ”Này là mình Thầy dâng hiến vì các con”. Đó chính là ý nghĩa cuộc sống của chúng ta, những lời, qua đó một cách nào đó, chúng ta có thể lập lại những lời hứa khi chúng ta chịu chức. Tôi cám ơn anh em vì sự đồng ý, bao nhiêu là lời thưa ”xin vâng” âm thầm hằng ngày mà chỉ có Chúa biết. Tôi cám ơn vì sự ”đồng ý” hiến mình hiệp với Chúa Giêsu: đây chính là nguồn mạch tinh tuyền niềm vui của chúng ta.

Trong phần rước lễ, 250 LM đồng tế đã đảm nhận phần phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu hiện diện.

Thánh lễ kết thúc lúc quá 11 giờ với bài thánh ca: Lạy Nữ Vương.
 
Làn sóng mới chống Công giáo ở Pháp và Bỉ
Hồng Thủy OP
10:38 03/06/2016
Paris, Pháp – Trong những tuần lễ này, các tín hữu Công Giáo ở Bỉ và Pháp đã phải chịu đựng những bạo lực và tấn kích như đốt các nhà thờ, tấn công Linh mục, phạm thánh nhà Tạm, nơi đặt Thánh Thể, và hơn 100 trang mạng internet bị tấn công.

Trong tập san định kỳ “La Provence”, cha Benoît Delabre kể rằng cách đây 2 tuần, bàn thờ của nhà thờ thánh Madeleine-de-l'Île ở Martigue, khoảng 800 cây số về phía nam của Paris, bị đốt cháy. Cũng may là bàn thờ bằng đá cẩm thạch nên ngọn lửa không cháy lan và nhà thờ không bị thiêu hủy. Cha cũng cho biết hôm 15/5, một người lạ đã xúc phạm nhà Tạm trong nhà thờ ở Jonquières, cũng trong vùng Martigue. Còn hôm Chúa Nhật vừa qua, chính cha Delabre đã bị một người đàn ông tấn công khi cha bắt giữ ông ta ở cửa nhà thờ vì ông ta dường như đang cố lấy trộm đồ vật.

Gaby Charroux, thị trưởng của Martigues nói là trộm cắp tại các nhà thờ ở Pháp rất thường xuyên và hứa là cảnh sát sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công.

Báo La Croix thuật lại là trong tháng 4, hơn 100 trang mạng internet của các nhà thờ và nhà dòng bị tấn công bởi các tin tặc chiến binh thánh chiến người Tunisi; họ tự gọi mình là nhóm Fallaga.

Ở Bỉ, chiều ngày 24/5, 2 vụ hỏa hoạn làm thiệt hại đáng kể nhà thờ có từ thế kỷ 16 ở Mont-Sainte-Geneviève. Vụ đầu tiên bắt đầu từ phòng thánh trong khi vụ thứ 2 bắt đầu từ mái nhà thờ. Các cảnh sát ở Hainut, 37 dặm về phía đôn gnam thủ đô Brussel đang truy tìm thủ phạm. (CNA 2/6/2016)

(Nguồn: Vatican Radio)
 
Quan ngại chung quanh mâu thuẫn giữa Tòa Thượng Phụ Antiôkia và Giêrusalem
Đặng Tự Do
16:41 03/06/2016
Xung đột về thẩm quyền tài phán giữa hai Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Antiôkia và Giêrusalem đang đặt ra một mối đe dọa mới cho sự thành công của một hội đồng toàn thế giới các giám mục Chính Thống Giáo.

Tòa Thượng Phụ Chính thống Antiôkia đã ra một tuyên bố mạnh mẽ thể hiện “thất vọng và kinh ngạc” trước quyết định của Đức Thượng phụ Đại kết thành Constantinople trì hoãn đưa ra một quyết định về cuộc xung đột này cho đến sau Hội đồng Liên-Chính Thống. Theo dự trù Hội đồng Liên-Chính Thống sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại Crete .

Tòa Thượng Phụ Antiôkia cho rằng hội đồng nên biểu hiện một sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội Chính Thống Giáo trên thế giới. Sự hiệp nhất này, theo tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Antiôkia, “được thể hiện tốt nhất trong Phụng Vụ Thánh vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, với sự đồng tế của tất cả các Giám Mục Chính Thống Giáo.”

Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Antiôkia đã cắt đứt sự hiệp thông với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Giêrusalem. Do đó, tuyên bố mạnh mẽ này ngụ ý rằng đại diện của Tòa Thượng Phụ Chính thống Antiôkia sẽ không tham gia vào các cử hành phụng vụ tại Hội đồng Liên-Chính Thống.

Trong một lưu ý đáng ngại, tuyên bố nói rằng các giám mục của Tòa Thượng Phụ Chính thống Antiôkia “sẽ gặp nhau trong vài ngày tới để nghiên cứu những diễn tiến đặc biệt liên quan đến Hội đồng Liên-Chính Thống, và có những quyết định đúng đắn liên quan.”

Đầu tuần này, Giáo Hội Chính Thống Bulgari tuyên bố không có ý định tham gia vào trong Hội đồng Liên-Chính Thống.

Cuộc họp đã được dự trù để mang tất cả các Giám mục của tất cả các Giáo Hội Chính thống giáo trên thế giới lại với nhau lần đầu tiên kể từ khi cuộc Đại Ly Giáo vào năm 1054.
 
Quyết định tham dự lễ kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành của Đức Thánh Cha gây xao xuyến cho nhiều người
Đặng Tự Do
17:22 03/06/2016
Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo và Liên đoàn Thế giới Lutheran đã công bố chi tiết chuyến viếng thăm ngày 31 Tháng 10 sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Thụy Điển để tham gia vào một buổi lễ kỷ niệm năm thứ 500 cuộc Cải Cách Tin Lành.

Martin Luther đã công bố vào ngày 31 Tháng Mười, 1517 một luận văn gồm 95 điểm chống lại Giáo Hội Công Giáo và thành lập ra Tin Lành Cải Cách.

Lễ kỷ niệm thứ 500 cuộc Cải Cách Tin Lành được bắt đầu trước một năm ở Lund, thành phố nơi Liên đoàn Lutheran Thế giới được thành lập.

Thông cáo chung giữa Công Giáo và Tin Lành Lutheran cho biết:

“Lễ kỷ niệm chung Công Giáo và Tin Lành Lutheran 500 năm phong trào Cải cách được cấu trúc xung quanh những chủ đề tạ ơn, sám hối và cam kết đưa ra các chứng tá chung. Mục đích là để bày tỏ những ân sủng của cuộc cải cách và cầu xin sự tha thứ cho sự phân chia được duy trì bởi các Kitô hữu từ hai truyền thống.”

“Bằng cách tập trung lại với nhau vào trung tâm của những câu hỏi về Thiên Chúa và về một cách tiếp cận Kitô học, các tín hữu Tin Lành Lutheran và Công Giáo sẽ có khả năng kỷ niệm cách đại kết cuộc Cải cách, không chỉ một cách thực dụng, nhưng trong ý nghĩa sâu sắc của đức tin nơi cuộc khổ nạn và sự phục sinh Chúa Kitô,” Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch hội đồng giáo hoàng về Đại Kết Kitô Giáo nói.

Một lễ cầu nguyện sẽ diễn ra tại nhà thờ Lund. Nhà thờ này đã được thánh hiến như một nhà thờ Công Giáo vào năm 1145 nhưng bây giờ là một nhà thờ Tin Lành Lutheran.

Đức Giáo Hoàng sau đó sẽ đến Malmo, thành phố lớn thứ ba của Thụy Điển, nơi một sự kiện công cộng sẽ được tổ chức trong một đấu trường.

Tại Malmö, “điểm nổi bật của công việc chung giữa tổ chức World Service thuộc Tin Lành và Caritas Internationalis sẽ được trưng bày, bao gồm việc chăm sóc cho những người tị nạn, xây dựng hoà bình, và vận động cho công lý khí hậu”.

Những người chỉ trích việc Công Giáo tham gia vào những hoạt động mừng 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành nói rằng cuộc cải cách này là một cái gì đó để than khóc, chứ không phải là để tổ chức ăn mừng.

Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Đức Hồng Y Gerhard Müller, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 31 tháng Ba, 2016: "Người Công Giáo chúng ta không có lý do để ăn mừng ngày 31 tháng 10 năm 1517, ngày đó được coi là sự khởi đầu của cuộc cải cách dẫn đến sự rạn vỡ của Kitô giáo phương Tây."

Thực vậy, cuộc Cải Cách Tin Lành không chỉ xâu xé Công Giáo; nhưng cũng khiến nhiệm thể của các tín hữu Kitô lâm vào vào những cuộc ly giáo bất tận, với hàng ngàn giáo phái Tin Lành. Phong trào Cải Cách đã dẫn đến những thập kỷ chiến tranh, cách mạng, những cuộc tranh giành vô tận và phân chia tan nát châu Âu.
 
Ngày Năm Thánh các linh mục tại Anh
Đặng Tự Do
18:23 03/06/2016
Nhà lãnh đạo Công Giáo hàng đầu tại Anh đã khuyến khích các linh mục bắt chước sự can đảm của Thánh Thomas Beckett trong một bài giảng nhân ngày Năm Thánh các Linh Mục.

Đức Hồng Y Vincent Nichols nói rằng Thánh Thomas Beckett nổi bật lên như là một nguồn cảm hứng cho tất cả các linh mục vì sự sẵn sàng bảo vệ đức tin kể cả khi phải thách thức một vị vua đầy quyền uy. Đức Hồng Y nhận xét “Thánh Thomas biết rõ khi nào việc thỏa hiệp không còn là một con đường có thể chấp nhận được”.

“Đối với chúng ta những rủi ro ít kịch tính hơn. Chúng leo dần lên trên những thỏa hiệp và chúng ta dần dần mất đi bản sắc riêng của mình và cùng với bản sắc này một số những sức mạnh, và sự sâu sắc của những chứng tá mà chúng ta phải đưa ra.”

Đức Hồng Y Nichols nói rằng đó là một dấu hiệu nguy hiểm khi linh mục phàn nàn về việc quá bận rộn, hay cô đơn, hoặc không được đánh giá cao. “Có, có những khó khăn, nhưng một linh mục can đảm chấp nhận những khó khăn đó là ơn gọi mà ngài được mời gọi.”
 
Từ ghẻ lạnh tới cử hành mừng vui, bài giảng của Đức Phanxicô cho các linh mục nhân dịp Năm Thánh Thương Xót
Vũ Văn An
22:02 03/06/2016
Nhân dịp Năm Thánh Thương Xót dành cho các linh mục và chủng sinh, kéo dài 3 ngày từ ngày 1 tới ngày 3 tháng Sáu, với chủ đề “Người Chăn Chiên Nhân Lành: Linh Mục trong tư các Thừa Tác Viên của Thương Xót và Cảm Thương, Gần Gũi Dân Mình và Tôi Tớ Mọi Người”, Đức Thánh Cha đã đích thân lần lượt giảng cho các linh mục và chủng sinh ba bài giảng cùng trong ngày 2 tháng Sáu. Bài đầu tiên tại Vương Cung Thánh Đường Gioan Latêranô vào buổi sáng, bài thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả vào buổi trưa, và bài thứ ba tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành vào lúc 4 giờ chiều.

Bài thứ nhất: từ ghẻ lạnh tới cử hành mừng vui

Như chúng ta vốn nói, nếu Tin Mừng trình bầy lòng thương xót như một sự dư tràn tình yêu Thiên Chúa, thì điều đầu tiên chúng ta phải làm là xem xem ở đâu trên thế giới ngày nay, và mọi người trong đó, cần đến thứ dư tràn tình yêu này nhất. Ta cần tự hỏi: lòng thương xót như thế phải được tiếp nhận ra sao. Dòng lũ con nước hằng sống này phải vọt lên trên mảnh đất cằn cỗi và nứt nẻ nào? Đâu là các vết thương cần thứ dầu qúy giá này? Cảm thức bị bỏ rơi nào đang van nài được yêu thương chăm sóc? Cảm thức ghẻ lạnh nào khao khát được ôm ấp và gặp gỡ?

Dụ ngôn mà bây giờ tôi sẽ đề nghị để anh em suy niệm là dụ ngôn về Người Cha đầy lòng thương xót (xem Lc 15: 11-31). Chúng ta thấy bản thân mình đứng trước mầu nhiệm của Người Cha. Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu với thời điểm khi người con trai hoang đàng đứng ở giữa chuồng heo, trong cái địa ngục của sự ích kỷ nơi, sau khi đã thực hiện tất cả mọi thứ anh ta muốn thực hiện, giờ đây, thay vì được tự do, anh ta cảm thấy mình trở thành nô lệ. Anh ta nhìn vào những con heo đang ăn bã vỏ của chúng ... và anh ta ganh tị với chúng. Anh ta cảm thấy nhớ nhà. Anh ta mong mẩu bánh mới nướng mà đầy tớ trong nhà anh, nhà của cha anh, thường ăn vào bữa ăn sáng. Nhớ nhà ..., hoài hương. Hoài hương là một cảm xúc mạnh mẽ. Giống như lòng thương xót, nó mở rộng tâm hồn. Nó làm chúng ta nghĩ đến trải nghiệm đầu tiên của chúng ta về sự tốt lành - quê hương từ đó chúng ta phát xuất - và nó đánh thức trong chúng ta hy vọng quay trở lại đó. Trước chân trời nhớ nhung bao la này, chàng tuổi trẻ - như Tin Mừng cho chúng ta biết - bỗng trở về với cảm thức của mình và nhận ra rằng anh quả đáng thương.

Không lưu lại ở niềm đáng thương của anh ta, chúng ta hãy chuyển sang thời điểm khác, lúc cha anh ôm lấy anh và hôn anh. Anh vẫn thấy mình còn bẩn thỉu, dù đã mặc quần áo dự tiệc. Anh xỏ vào ngón tay chiếc nhẫn anh đã được ban cho, giống như chiếc nhẫn của cha mình. Anh mang giầy mới ở đôi chân. Anh ngồi giữa buổi tiệc, giữa một đám đông người. Hơi giống chúng ta, nếu có bao giờ chúng ta đi xưng tội trước Thánh Lễ và rỗi bỗng thấy mình được mặc áo và ở giữa một nghi lễ.

Một phẩm giá ngượng ngùng

Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về "phẩm giá ngượng ngùng" của người con trai hoang đàng nhưng được yêu thương này. Nếu chúng ta có thể bình thản giữ cho trái tim của chúng ta được cân bằng giữa hai thái cực - phẩm giá và ngượng ngùng - mà không bỏ điều nào cả, có lẽ chúng ta sẽ cảm nhận được trái tim Người Cha của chúng ta sẽ rộn rã đập nhịp yêu thương như thế nào đối với chúng ta. Chúng ta có thể tưởng tượng: lòng thương xót trào dâng trong nó giống như máu trào dâng. Người đi ra để tìm kiếm chúng ta, những kẻ tội lỗi. Người kéo chúng ta vào lòng Người, thanh tẩy chúng ta và sai chúng ta đi, mới mẻ và đổi mới, tới mọi vùng ngoại vi, để mang lòng thương xót tới cho mọi người. Máu đó là máu của Chúa Kitô, máu của giao ước thương xót mới và vĩnh cửu, đổ ra cho chúng ta và cho tất cả, để được tha tội. Chúng ta suy ngắm máu ấy bằng cách ra vào trái tim Người và trái tim Chúa Cha. Đó là kho báu duy nhất của chúng ta, điều duy nhất chúng ta phải cung cấp cho thế giới: máu thanh tẩy và mang bình an tới cho mọi thực tại và mọi người. Máu của Chúa vốn tha thứ tội lỗi. Máu vốn là của uống thật, vì nó đánh thức và làm sống lại những gì đã chết vì tội lỗi.

Trong lời cầu nguyện thanh thản của chúng ta, lời cầu nguyện chập chờn giữa ngượng ngùng và phẩm giá, giữa phẩm giá và ngượng ngùng, chúng ta hãy xin cho được ơn biết cảm nhận lòng thương xót như đem lại ý nghĩa cho toàn bộ cuộc sống của chúng ta, ơn biết cảm thấy trái tim Chúa Cha cùng đập như một với trái tim ta ra sao. Nghĩ đến ơn này như một điều Thiên Chúa thỉnh thoảng mới ban cho chúng ta khi Người tha thứ một vài tội lỗi lớn lao của chúng ta, còn sau đó, những phần còn lại, chúng ta có thể phải tự làm lấy một mình.

Thánh Inhaxiô cho chúng ta một hình ảnh rút ra từ nền văn hóa cung đình của thời ngài, nhưng vì lòng trung thành giữa bạn bè là một giá trị trường cửu, nên nó cũng có thể giúp ích chúng ta. Ngài nói rằng, để cảm thấy "ngượng ngùng và xấu hổ" vì tội lỗi của mình (nhưng không quên lòng thương xót của Thiên Chúa), chúng ta có thể sử dụng ví dụ về "một hiệp sĩ đứng trước nhà vua và toàn bộ triều đình của vua, xấu hổ và ngượng ngùng vì đã làm sai cách nặng nề đối với nhà vua, sau khi đã nhận được từ ngài rất nhiều ơn phúc và ơn huệ” (Linh Thao, 74). Nhưng, giống như người con trai hoang đàng, thấy mình ở giữa bàn tiệc, chàng hiệp sĩ này, người nên cảm thấy xấu hổ trước mặt mọi người, đột nhiên thấy nhà vua nắm lấy tay chàng và phục hồi phẩm giá của chàng. Quả thật, không những nhà vua yêu cầu chàng theo ngài lâm trận, ngài còn đặt chàng đứng đầu các đồng nghiệp của chàng nữa. Chàng hiệp sĩ này sẽ phục vụ ngài với môt lòng khiêm cung và trung thành từ đó trở về sau xiết bao!

Bất kể chúng ta coi mình như người con trai hoang đàng ở giữa bàn tiệc, hay chàng hiệp sĩ trung thành được phục hồi và thăng thưởng, điều quan trọng là mỗi người chúng ta cảm nhận được sự căng thẳng có hiệu quả phát sinh từ lòng thương xót của Chúa: chúng ta cùng một lúc là những kẻ tội lỗi được ân xá và những kẻ tội lỗi được phục hồi phẩm giá.

Simon Phêrô đại diện khía cạnh thừa tác của sự căng thẳng lành mạnh này. Tại mỗi bước trên đường đi, Chúa đều huấn luyện ngài trở thành cả Simon lẫn Phêrô. Simon, người đàn ông bình thường với tất cả những lỗi lầm và bất nhất của mình, và Phêrô, người mang chìa khóa dẫn đầu những người khác. Khi Anrê đem Simon, mới từ lưới cá lên, tới với Chúa Kitô, Chúa ban cho ông tên Phêrô, nghĩa là Đá. Tuy nhiên, ngay sau khi ca ngợi lời tuyên xưng đức tin của Phêrô, một lời tuyên xưng vốn xuất phát từ Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nghiêm khắc khiển trách ông vì đã bị cám dỗ nghe lời ma quỷ mà nói với Người chạy trốn khỏi thập giá. Chúa Giêsu sau đó, đã mời Phêrô đi trên nước; Người sẽ để ông chìm trong sợ hãi chỉ để sau đó dơ thẳng tay ra và kéo ông lên. Ngay sau khi Phêrô xưng thú rằng mình là một kẻ tội lỗi, Chúa đã biến ông thành một người đánh cá người. Người sẽ tra vấn Phêrô nhiều về tình yêu của ông, cố ý thấm nhiễm nơi ông niềm hối hận và xấu hổ vì sự bất trung thành và lòng hèn nhát của mình, nhưng Người cũng sẽ ba lần giao phó cho ông chăm sóc đoàn chiên của Người.

Đó là cách chúng ta phải thấy mình: thăng bằng giữa xấu hổ hoàn toàn và phẩm giá tuyệt vời của chúng ta. Dơ bẩn, không trong sạch, tầm thường và ích kỷ, nhưng đồng thời, với bàn chân đã rửa sạch, được gọi và được chọn để phân phối các ổ bánh hóa nhiều của Chúa, được chúc phúc bởi dân của chúng ta, được yêu thương và chăm sóc. Chỉ có lòng thương xót mới làm ta chịu đựng được tình thế đó. Không có nó, hoặc chúng ta tin vào sự công chính của chúng ta như những người Biệt Phái, hoặc chúng ta co rúm lại như những người cảm thấy bất xứng. Trong cả hai trường hợp, trái tim chúng ta đều trở nên chai đá.

Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn một chút vào điều này, và hỏi tại sao sự căng thẳng này lại có hiệu quả như thế. Vì, theo tôi, nó là kết quả của một quyết định tự do. Chúa hành động chủ yếu thông qua tự do của chúng ta, mặc dù sự giúp đỡ của Người không bao giờ rời xa chúng ta. Lòng thương xót là một vấn đề tự do. Như một cảm xúc, nó phát sinh một cách tự phát. Khi chúng ta nói rằng nó có tính bản năng, xem ra nó đồng nghĩa với "thú tính". Nhưng thú vật không cảm nghiệm lòng thương xót “tinh thần”, mặc dù một số trong chúng có thể cảm nghiệm được một điều gì đó giống như lòng cảm thương, như con chó trung thành canh giữ bên cạnh người chủ ốm yếu của mình. Lòng thương xót là một cảm xúc theo bản năng nhưng nó cũng có thể là kết quả của một cái nhìn sâu sắc trí tuệ tinh tường – làm sửng sốt như một tia sét nhưng không kém phần phức tạp vì tính đơn giản của nó. Chúng ta trực giác được nhiều điều khi cảm nhận được lòng thương xót. Thí dụ như hiểu được rằng một người nào khác đang sa vào một tình trạng tuyệt vọng, một tình huống có giới hạn; một điều gì đó đang xảy ra lớn hơn tội lỗi và thiếu sót của mình. Chúng ta cũng nhận ra rằng người khác đó là người đồng trang đồng lứa với chúng ta, rằng chúng ta có thể đứng trong đôi giày của họ. Hoặc sự ác là một điều to lớn và nặng nề đến nỗi không thể chỉ đơn giản được được giải quyết bằng công lý mà thôi... Tận đáy lòng, chúng ta nhận ra rằng điều cần là một lòng thương xót vô hạn, giống như lòng thương xót của trái tim Chúa Kitô, mới sửa chữa được mọi điều ác và đau khổ chúng ta thấy trong cuộc sống của con người ... Bất cứ điều gì ít hơn thế đều không đủ. Chúng ta có thể hiểu rất nhiều điều chỉ bằng cách đơn giản nhìn thấy một người đi chân đất trên đường phố vào một buổi sáng lạnh lẽo, hoặc bằng cách suy ngắm Chúa bị đóng đinh trên thập giá - vì tôi!

Hơn nữa, lòng thương xót có thể được tự do chấp nhận và nuôi dưỡng, hoặc tự do từ chối. Nếu chúng ta chấp nhận nó, điều này sẽ dẫn đến điều kia. Nếu chúng ta chọn bỏ qua nó, trái tim của chúng ta sẽ trở nên lạnh lùng. Lòng thương xót làm chúng ta cảm nghiệm được sự tự do của chúng ta, và do đó, sự tự do của chính Thiên Chúa, Đấng, như Người đã nói với Môsê, "thương xót với những ai Người thương xót" (xem Đnl 5:10). Qua lòng thương xót của Người, Chúa đã nói lên tự do của Người. Và chúng ta, chúng ta nói lên tự do của chúng ta.

Chúng ta có thể "bất cần" lòng thương xót của Chúa trong một thời gian dài. Nói cách khác, chúng ta có thể sống trên đời mà không hề suy nghĩ về nó một cách có ý thức hay minh nhiên yêu cầu có nó. Rồi một ngày nào đó, chúng ta bỗng nhận ra "tất cả là lòng thương xót" và chúng ta khóc lóc thảm thiết vì đã không biết đến nó sớm hơn, khi chúng ta cần nó nhất!

Cảm giác trên là một loại khốn cùng tinh thần. Nó là một nhận thức hoàn toàn có tính bản thân khi hiểu ra rằng ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống của tôi, tôi đã quyết định đi một mình: Tôi đã thực hiện sự lựa chọn của tôi và tôi đã chọn nó một cách tệ hại. Đó là những vực thẳm mà chúng ta cần với tới để cảm thấy đau đớn vì tội lỗi chúng ta và sự ăn năn thật. Nếu không, chúng ta sẽ thiếu tự do để thấy rằng tội lỗi quả đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không nhận ra sự khốn cùng của chúng ta, và do đó chúng ta bỏ lỡ cơ hội thương xót, một cơ hội chỉ hành động với điều kiện đó. Người ta không tới một dược phòng và hỏi mua một viên aspirin để chữa lòng thương xót. Muốn chữa lòng thương xót, chúng ta phải mua morphine, cho người bị bệnh ở giai đoạn chót và đang bị hành hạ hết sức đau đớn.

Trái tim mà Thiên Chúa muốn nối kết với nỗi khốn cùng tinh thần này của chúng ta là trái tim của Chúa Kitô, Con yêu dấu của Người, một trái tim đập như một với trái tim của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đó là một trái tim đã chọn lộ trình nhanh nhất và đã đi lộ trình này. Lòng thương xót đã làm bàn tay mình ra vấy bẩn. Nó đụng chạm, nó can dự, nó cấu kết với những người khác, nó trở thành bản vị. Nó không tiếp cận "các trường hợp", nhưng tiếp cận những con người và nỗi đau của họ. Lòng thương xót vượt quá công lý; nó mang lại kiến thức và lòng cảm thương; nó dẫn đến việc tham gia. Qua phẩm giá nó mang lại, lòng thương xót đã nâng người khác lên, người được người ta cúi xuống giúp đỡ. Người biểu lộ lòng thương xót và người được lòng thương xót biểu lộ trở thành bình đẳng.

Đó là lý do tại sao ta cần có Người Cha để cử hành, để mọi sự được phục hồi cùng một lúc, và để người con trai của ông có thể lấy lại phẩm giá đã mất của mình. Việc hiểu ra này làm ta có thể nhìn về tương lai theo một cách khác. Không phải lòng thương xót bỏ qua sự thiệt hại khách quan do điều ác mang lại. Đúng hơn, nó lấy đi sức mạnh của tà ác đối với tương lai. Nó lấy đi sức mạnh của tà ác đối với đời sống, một đời sống sau đó vẫn tiếp tục diễn tiến. Lòng thương xót là biểu thức chính hiệu của cuộc sống sẵn sàng chống lại sự chết, vốn là kết quả cay đắng của tội lỗi. Với tính cách ấy, nó hoàn toàn sáng suốt và không hề ngây thơ. Nó không hề bị mù đối với điều ác; đúng hơn, nó thấy cuộc sống vắn vỏi xiết bao và mọi điều tốt vẫn còn cần được thực hiện như thế nào. Đó là lý do tại sao điều rất quan trọng là tha thứ hoàn toàn, để nhiều người khác có thể nhìn về tương lai mà không lãng phí thời gian vào việc tự kết tội mình và tự thương hại vì các lỗi lầm quá khứ của mình. Khi bắt đầu biết quan tâm tới những người khác, chúng ta sẽ xét lương tâm của chúng ta, và theo mức độ giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ đền bù các sai sót chính chúng ta đã làm. Lòng thương xót luôn nhuốm màu hy vọng.

Để chúng ta được trái tim đang đập của Chúa Cha lôi cuốn và sai đi là tiếp tục ở lại trong sự căng thẳng lành mạnh giữa ngượng ngùng và phẩm gía này. Để chúng ta được lôi cuốn vào trái tim của Người, như máu đã vị vấy bẩn trên đường trao ban sự sống cho tứ chi, ngõ hầu Chúa có thể làm sạch chúng và rửa chân chúng ta. Để chúng ta được sai đi, đầy đủ lượng oxy của Chúa Thánh Thần, ngõ hầu làm sống lại toàn bộ cơ thể, đặc biệt là những chi thể ở xa nhất, yếu đuối và bị tổn thương.

Một linh mục đã từng nói với tôi về một người ở đường phố, kết cục phải sống trong một nhà tế bần. Ông đã bị tiêu hao bởi sự cay đắng và không tương tác với những người khác. Ông là một người có học vấn, như sau này họ phát hiện ra. Đôi khi sau đó, người đàn ông này đã phải nhập viện vì một căn bệnh đã đến hồi cuối cùng. Ông nói với vị linh mục rằng trong khi ông ở đó, cảm thấy trống rỗng và vỡ mộng, người đàn ông ở giường bên cạnh yêu cầu ông di chuyển chiếc bình cạnh giường của mình và đổ nó đi. Lời yêu cầu từ một người thực sự có nhu cầu này, một người đã trở nên tồi tệ hơn ông, đã mở mắt và trái tim ông đón nhận một cảm giác mạnh mẽ về tình người, một mong muốn được giúp đỡ một người khác và để chính mình được Thiên Chúa giúp đỡ. Một hành vi thương xót đơn giản đã đưa ông tới chỗ tiếp giáp với lòng thương xót vô hạn. Nó đã dẫn ông đến việc giúp đỡ người khác, và khi làm như vậy, chính ông đã được giúp đỡ. Ông qua đời sau khi xưng tội, và qua đời trong bình an.

Vì vậy, tôi để anh em ở lại với bài dụ ngôn về Người Cha thương xót, bây giờ là lúc chúng ta, chúng ta đã bước vào tình thế trong đó người con trai cảm thấy bẩn thỉu dù đã được mặc quần áo, một tội nhân có phẩm giá, xấu hổ vì mình, nhưng tự hào về cha mình. Dấu chỉ ta vừa bước vào là chính chúng ta muốn trở nên thương xót đối với mọi người. Đây là ngọn lửa Chúa Giêsu đã xuống thế để đem đến cho trần gian, một ngọn lửa thắp cháy mọi ngọn lửa khác. Nếu tia lửa không bắt, thì chính bởi vì một trong những tim đèn không bắt liên lạc. Hoặc vì quá xấu hổ, mà không chịu bóc trần dây điện và, thay vì tự do thú nhận: "Tôi đã làm điều này hay điều nọ", vẫn cứ trùm bọc; hoặc vì quá trọng phẩm giá, nên chạm vào thứ gì cũng cần găng tay.

Dư tràn lòng thương xót

Cách duy nhất để chúng ta "dư tràn" trong việc đáp ứng lòng thương xót quá mức của Thiên Chúa là hoàn toàn mở lòng ra để tiếp nhận nó và chia sẻ nó với những người khác. Tin Mừng cho chúng ta nhiều ví dụ cảm động về những người đã đi đến dư tràn ngõ hầu nhận được lòng thương xót của Người. Người bại liệt chẳng hạn đã được bạn bè đưa anh từ mái nhà xuống chỗ Chúa đang rao giảng. Hoặc người phung cùi bỏ chín đồng bạn của mình để trở lại tôn vinh và lớn tiếng tạ ơn Thiên Chúa, bằng cách qùy mọp dưới chân Chúa. Hoặc người mù lòa Bartimêô mà tiếng kêu van kịch liệt đã làm Chúa Giêsu dừng lại trước mặt anh. Hoặc người phụ nữ bị xuất huyết, rụt rè đến gần Chúa và chạm vào áo choàng của Người; như Tin Mừng cho chúng ta biết, Chúa Giêsu cảm thấy một sức mạnh-một thứ dynamis (nhân điện?)- "xuất ra" khỏi Người ... Tất cả đều là những ví dụ về sự tiếp xúc có thể đốt sáng các ngọn lửa và giải phóng sức mạnh tích cực của lòng thương xót. Rồi chúng ta cũng có thể nghĩ đến người đàn bà tội lỗi, từng rửa chân Chúa bằng nước mắt và lau khô chúng bằng mái tóc của nàng; Chúa Giêsu nhìn thấy việc biểu lộ tình yêu dư tràn của nàng như một dấu chỉ cho thấy nàng đã nhận được một lòng thương xót lớn lao. Những người bình thường - những người tội lỗi, những người ốm yếu và những người bị quỷ ám- đều được Chúa nâng dậy ngay lập tức. Người làm họ từ loại trừ bước qua bao gồm trọn vẹn, từ ghẻ lạnh bước qua ôm ấp. Đó là cách nói lên rằng: lòng thương xót làm chúng ta bước "từ ghẻ lạnh qua cử hành mừng vui". Và nó chỉ có thể hiểu được bằng chìa khóa hy vọng, bằng chìa khoá tông đồ, bằng chìa khóa nhận biết lòng thương xót và sau đó biểu lộ lòng thương xót.

Chúng ta hãy kết luận bằng cách đọc Kinh Ngượi Khen Lòng Thương Xót, tức Thánh Vịnh 51 của Vua Đavít, một Thánh Vịnh ta đọc mỗi Thứ Sáu vào giờ Kinh Ban Sáng. Đây là Kinh Ngợi Khen của "một trái tim khiêm nhường và thống hối" có khả năng thú nhận tội lỗi của mình trước Thiên Chúa, Đấng, trong lòng trung tín của Người, vốn lớn hơn bất cứ tội lỗi nào của chúng ta. Nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của người con trai hoang đàng, vào lúc, thay vì bị Cha quở trách, anh phát hiện Cha anh đang tổ chức một tiệc vui, chúng ta có thể tưởng tượng chắc hẳn anh ta sẽ đọc Thánh Vịnh 51. Chúng ta có thể đọc Thánh Vịnh này kiểu đáp ca với anh. Ta có thể nghe thấy anh đọc: "Xin thương xót con, ôi lạy Thiên Chúa, trong lòng nhân từ của Ngài; trong lòng cảm thương của Ngài, xin xóa hết hành vi tội lỗi của con "... Và chúng ta tiếp theo: "Các hành vi tội lỗi của con, con thật sự biết rõ chúng; tội lỗi của con luôn ở trước mặt con ". Và cùng thân thưa: "Lạy Cha, con đã phạm tội chống lại Cha, chống lại Cha, chỉ một mình Cha".

Ước chi lời cầu nguyện của chúng ta nổi lên từ sự căng thẳng nội tâm vốn gợi lên lòng thương xót, sự căng thẳng giữa sự xấu hổ biết thân thưa: "Xin Ngài ngoảnh mặt khỏi tội lỗi của con, và xóa hết mọi tội lỗi của con", và sự tự tin biết nói: "Ôi, xin thanh tẩy con, thì con sẽ được sạch sẽ; Ôi, xin rửa con, tì con sẽ được trắng hơn tuyết". Một sự tự tin biết trở thành tông đồ: "Một lần nữa, hãy ban cho con niềm vui được Ngài giúp đỡ; hãy nâng đỡ con bằng tinh thần nhiệt thành, để con dạy cho kẻ phạm tội biết đường lối của Ngài, và những kẻ tội lỗi biết trở về với Ngài".

Kỳ sau: Bài thứ hai: Chiếc bình của lòng thương xót
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạm Biệt Đức Cha Vincent Long
Khắc Thái
02:18 03/06/2016
 
Lễ tạ ơn và nghi thức khấn trọn đời tại hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Mến Thánh Giá Xuân Lộc
06:54 03/06/2016
THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ NGHI THỨC KHẤN TRỌN ĐỜI TẠI HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ XUÂN LỘC

“Lòng hân hoan tiến vào cung thánh
Tựa như người lạc bước giữa chiêm bao
Hạnh phúc đây tuôn đổ xuống dạt dào
Dâng lên Chúa lời tri ân cảm tạ.

Trái tim con như vỡ ra từng mảnh
Để tiến lên dâng tiến Chúa tuổi xuân
Trọn đời con là hoa hương thánh hiến
Yêu mến Ngài con can đảm hiến dâng”.


Thánh lễ tạ ơn và nghi thức Khấn Trọn đời của 9 chị thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc được cử hành vào lúc 8g30’ sáng thứ sáu, ngày 03.06.2016. Thánh lễ hôm nay do Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh - Nguyên Giám mục giáo phận Xuân Lộc chủ tế, cùng đồng tế có sự hiện diện của Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, cha Quản hạt Hố Nai, quý cha quản hạt và quý cha.

Xem Hình

Niềm vui lời đoan hứa của quý chị em đâu chỉ có hôm nay, nhưng được kết dệt qua những nốt nhạc thăng trầm của cuộc đời, có những giây phút rạng ngời lý tưởng, và rồi cũng không thiếu những giọt nước ngắn dài trên đôi mắt, chao đảo như thuyền gặp sóng. Từ ước mơ đến kinh nghiệm thực tiễn, tình yêu Chúa và lòng mến đối với Hội dòng của quý chị được thanh luyện mỗi ngày, trưởng thành và lớn lên với thời gian. Một bước tiến xa hơn nữa trong ơn gọi thánh hiến, với ơn Chúa quý chị can đảm tuyên khấn trọn đời, nguyện trung tín suốt đời dẫu phận người mong manh yếu đuối.

Trong lời mở đầu thánh lễ, Đức Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn: “Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, lời Chúa mời gọi chúng ta hãy sống cảm nghiệm một Thiên Chúa tình thương và lòng thương xót của Ngài với chúng ta, để chúng ta biết sống và đáp đền. Chúng ta tạ ơn Chúa với quý chị em Khấn Trọn đời và cha mẹ của các tân khấn sinh. Xin cho họ biết nhìn ra tình thương của Thiên Chúa để sống trọn tình trong đời dâng hiến, biết góp sức lực và sinh nhiều hoa trái trong công trình cứu độ của Chúa”.

Chia sẻ Tin Mừng lễ tạ ơn hôm nay, Đức Cha khuyên dạy các khấn sinh: “Các con là những theo sát Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh, sống bác ái hoàn hảo. Các con phải trở thành khí cụ và lòng thương xót của Chúa đối với anh chị em của mình. Trước hết là các chị em trong Hội dòng các con. Từ môi trường nhà dòng sẽ lan tỏa ra những nơi mà chúng con sẽ được sai đi. Không có ơn Chúa chúng ta không thể làm gì được. Các con hãy mở lòng ra để đón nhận ơn của Chúa và can đảm dấn thân theo sát Chúa, trở nên giống Chúa và là hiện thân của Thiên Chúa tình thương. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người sống đời thánh hiến: “Hơn ai hết, chính tu sĩ là người hăng say, nhiệt thành thực hiện lòng thương xót đối với anh chị em tha nhân, nhất là những người nghèo khổ bệnh tật bị xã hội loại trừ. Tùy theo hoàn cảnh và linh đạo của Hội dòng chúng ta, lòng thương xót phải được trải nghiệm bằng sự cảm nhận một cách xác tín rằng: Chúa yêu thương chúng ta. Chúa trao ban lòng thương xót của Người cho chúng ta, luôn cảm thông với yếu đuối và vấp ngã của chúng ta. Có như thế chúng ta mới trở nên những sứ giả biết mang lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho nhân loại”. Sau đó, Đức Cha chúc cho quý chị em luôn an vui hạnh phúc trong đời sống dâng hiến và nhiệt thành trong sứ vụ tông”.

Kết thúc thánh lễ, chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc đại diện cho chị em trong Hội dòng dâng lời cám ơn Đức Cha Đaminh, chị bày tỏ tâm tình: “Kính thưa Đức Cha, chúng con có được giây phút quý báu này để nói lên tâm tình của chúng con đối với Đức Cha. Mười hai năm trong sứ vụ mục tử là Giám Mục giáo phận Xuân Lộc, khi Hội dòng chúng con có những biến cố lịch sử, chúng con luôn được Đức Cha hiện diện và chúc phúc. Mười hai năm là khoảng thời gian Đức Cha để lại cho chúng con một hình ảnh người cha hiền lành, hy sinh, yêu thương tận tụy với đoàn con. Hôm nay vì tình thương, Đức Cha đã không quản ngại thời gian và sức khỏe đến chủ sự thánh lễ tạ ơn và nghi thức Khấn dòng cầu nguyện cho khấn sinh và cho Hội dòng chúng con. Đức Cha đã khích lệ chúng con sống đời thánh hiến theo sát Đức Kitô chịu đóng đinh, chúng con sẽ sống trung tín trong ơn gọi và linh đạo của Hội dòng.

Niềm vui hôm nay được trọn vẹn và tròn đầy hơn khi chúng con được sự hiện diện của Đức Ông Borgia, cha Quản hạt Hố Nai, quý cha đồng tế, quý Bề trên, quý tu sĩ, quý ân nhân, thân nhân và toàn thể quý khách. Chúng con tin rằng dù giữa trần gian còn nhiều sóng gió, chúng con vẫn được Thiên Chúa chúc phúc trong ơn gọi sống đời thánh hiến. Chúng con xin gửi đến mọi người tâm tình yêu mến và tri ân sâu sắc.

Cám ơn sự hiện diện của quý cha mẹ và gia đình các khấn sinh, mai đây chúng con dù phục vụ trong công tác nào, dù có đi xa dấn thân trong sứ vụ truyền giáo nào, chắc chắn lời cầu nguyện và tình cảm yêu thương của mẹ cha và gia đình luôn là nguồn an ủi và trợ lực chúng con mãi. Nguyện xin Chúa chúc lành cho quý gia đình được an bình hạnh phúc”.

Sau thánh lễ, Đức Cha Đaminh, quý cha và mọi người cùng lưu lại chia sẻ niềm vui trong bữa tiệc liên hoan với Hội dòng.

TT. Mến Thánh Giá Xuân Lộc
 
Giáo phận Cần Thơ : Thánh lễ trao sứ vụ Linh Mục.
Người Giồng Trôm
07:10 03/06/2016
GIÁO PHẬN CẦN THƠ: THÁNH LỄ TRAO SỨ VỤ LINH MỤC

Sáng hôm nay, ở số 14 đường Nguyễn Thị Minh Khai – Cần Thơ – vốn chật hẹp nay lại chật hơn bởi nhiều người dắt díu nhau về Mái Nhà Chung của gia đình Giáo Phận Cần Thơ. Ngôi nhà thờ Chính Tòa hôm nay có lẽ cũng vui hơn bởi lẽ một chút nữa đây là nơi mà Đức Giám Mục Giáo Phận sẽ truyền chức cho 7 người con trong thánh chức linh mục.

Xem Hình

Niềm vui chờ đợi người yêu dài dằng dặc nhiều năm trường trên ghế Chủng Viện Thánh Quý cộng với nhiều tháng đi mục vụ đây đó trong các giáo xứ trong giáo phận nay đã đến. 7 thầy phó tế sau thời gian mục vụ đã trở về ngôi Thánh Đường chung của Giáo Phận để lãnh sứ vụ linh mục từ tay vị cha chung Stêphanô thân yêu.

Từ sáng sớm, gia đình, bạn bè thân quen và dĩ nhiên quý Cha, quý Thầy trong Chủng Viện Thánh Quý đã tề tựu với nhau trong ngôi Thánh Đường mang tên Chánh Tòa Cần Thơ. Trời hôm nay đẹp hơn, khí hậu quang đãng hơn những ngày mưa buồn vừa qua để như hòa cùng niềm vui với quý Thầy và những người thân thuộc.

Trước khi bước vào Thánh Lễ, thầy dẫn Lễ đã ngỏ đôi lời ý nghĩa Thánh Lễ sáng nay: Chúng ta tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa ban cho Giáo Phận Cần Thơ chúng ta. .. hôm nay chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa vì Giáo Phận có thêm 7 linh mục. ..

9 g 00, cộng đoàn cùng cất cao bài ca: "Tình yêu ôi cao siêu là tình yêu Thiên Chúa ban đã đoái thương con từ phận hèn. .. Đời con ôi thân con là bụi tro đâu đáng chi. .. Muôn tiếng ca vang hòa lời chúc tụng con linh mục Chúa vui lên ban Thánh, ca tụng Chúa mến thương. Xin tiến dâng Cha trọn vẹn xác hèn thay cho của lễ ca tụng yêu mến Ngài. .." để đón đoàn đồng tế bước vào Thánh Đường. Người đi cuối cùng của đoàn đồng tế hôm nay cũng là chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên.

Thánh Lễ hôm nay gồm các cha trong Giáo Phận Cần Thơ vì lẽ hôm nay là ngày hồng phúc của Giáo Phận cũng là bổn mạng của Giáo Phận. Ngoài ra, còn có quý cha bạn. .. quý cha khách đến từ nhiều vùng lân cận như Vĩnh Long, Long Xuyên nữa.

Mở lời trước khi vào Thánh Lễ, Đức Cha Stêphanô ngỏ lời cùng cộng đoàn:

Kính thưa quý cha, kính thưa quý tu sĩ nam nữ, anh chị em rất thân mến !

Sáng hôm nay chúng ta họp nhau đông đảo trong ngôi Thánh Đường này trước là để dâng lời cảm tạ Thiên Chúa về biết bao nhiêu ơn lành Chúa ban xuống cho Giáo Phận Cần Thơ, cho các họ đạo, cho các gia đình và cho mỗi người chúng ta.

Chúng ta cũng tạ ơn Chúa, đặc biệt hôm nay bổn mạng của Giáo Phận Cần Thơ. Hôm nay Chúa ban cho Giáo Phận Cần Thơ thêm được 7 tân linh mục nữa. Đây là những hồng ân rất lớn. Chúng ta không quên cảm tạ ơn Chúa vì những ơn lành này. Và chúng ta cố gắng để mỗi ngày sống tốt hơn và đặc biệt luôn luôn cố gắng sống xứng đáng với ơn gọi của mình chu toàn ơn gọi của mình, sống tốt hơn với ơn gọi của mình.

Hôm nay Chúa cũng muốn nói với các anh em tân linh mục cũng như anh em linh mục chúng ta rằng Chúa rất yêu thương, giáo dân cũng rất yêu thương các linh mục. Bằng chứng cụ thể trong Thánh Lễ phong chức hôm nay có rất đông anh chị em giáo dân ở rất nhiều nơi tập trung về đây cùng tham dự Thánh Lễ để cậu nguyện cho chúng ta. Chúa cũng ước mong, Giáo Hội cũng ước mong, Giáo Phận cũng ước mong chính các anh em linh mục chúng ta, chính các linh mục phải biết yêu thương giáo dân của mình. Đó chính là điều mà Chúa và Giáo Hội mong chúng ta hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay. Xin Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho các ân nhân, cho tất cả mọi người, cho những người hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay. Để lời nguyện cầu chúng ta xứng đáng đón nhận, chúng ta thành tâm xin Chúa tha thứ những thiếu xót cho chúng ta.

Sau các bài đọc đến nghi thức phong chức linh mục. Nghi thức phong chức linh mục bắt đầu từ lời giới thiệu ứng viên tuyển chọn lên chức linh mục của Cha Chưởng Nghi:

Phêrô Trần Công Bằng

Anphongsô Phan Ngọc Châu

Phêrô Huỳnh Công Đức

Giuse Nguyễn Văn Nhịp

Vinhsơn Phạm Vũ Thanh Quang

Đaminh Ngô Hồng Tấn

Giuse Nguyễn Thiên Thăng


Sau đó, Cha Carôlô - Giám Đốc chủng Viện Thánh Quý - đọc lời thỉnh nguyện xin phong chức linh mục cho các ứng viên với Đức Cha Stêphanô.

Và rồi Đức Cha Stêphanô ban huấn dụ cho cộng đoàn về 3 chức năng của linh mục. Ngài cũng ban huấn dụ cho các tân linh mục.

Sau lời huấn dụ, các tiến chức phủ phục nguyện xin các thánh chuyển cầu qua kinh cầu Các Thánh.

Tiếp theo là nghi thức chính yếu của bí tích Truyền Chức Thánh: mỗi tiến chức tiến lên quỳ trước mặt Đức Cha để ngài đặt tay và đọc lời nguyện phong chức. Với lời nguyện phong chức của Đức Giám Mục, từ giây phút này, Giáo phận Cần Thơ có thêm 7 vị mục tử để chăm sóc đoàn chiên Chúa. Cử chỉ đặt tay của Đức Giám Mục nói lên việc thông ban Thánh Thần, và lời nguyện thánh hiến làm cho các tiến chức được tham dự vào sứ mạng của Chúa Kitô. Sau khi Đức Cha đặt tay, các linh mục đồng tế lần lượt đặt tay trên các tiến chức.

Nghi thức diễn nghĩa gồm mặc phẩm phục cho tiến chức, xức dầu thánh và trao chén thánh.

Quý bà cố 7 tiến chức đã tiến lên trao áo lễ cho tân linh mục, gói ghém sự hy sinh vất vả của cha mẹ, để dệt nên tấm áo lễ đầu đời này.

Phần tiếp theo là nghi thức xức dầu thánh, từng tân chức lần lượt quỳ trước Đức Giám Mục và được ngài xức dầu thánh. Nhờ việc xức dầu này, từ nay đôi bàn tay của mỗi tân linh mục sẽ chúc lành và thánh hóa, nâng dậy những ai khổ đau, vấp ngã, bệnh tật, và dâng lễ tế mỗi ngày cầu cho nhân loại. Đức Cha Stêphanô cũng trao chén thánh cho 7 tân linh mục nhằm diễn tả rằng đời linh mục gắn liền với việc dâng lễ trên bàn thờ, với hy tế thập giá của Chúa Giêsu, với chén đắng mà Ngài chia sẻ.

Tiếp đó, Đức Cha Stêphanô hôn bình an cho các tân chức, để ghi dấu việc nhận các cộng sự viên mới của mình vào thừa tác vụ thánh. Sau đó, các linh mục đại diện ở trên Cung Thánh hôn chúc bình an cho các tân chức để diễn tả tình huynh đệ trong linh mục đoàn Giáo Phận Cần Thơ.

Nghi thức phong chức linh mục kết thúc. Cộng đoàn bước vào phần Phụng vụ Thánh Thể với tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.

Sau lời nguyện hiệp Lễ, một tân linh mục đại diện cho 7 tân linh mục thay lời cho anh em cảm ơn Đức Cha, quý Cha giáo, quý Cha, quý thầy, quý nữ tu nam nữ, ông bà cố, cộng đoàn, thân nhân, ân nhân. ..

Đặc biệt, hôm nay 7 tân linh mục ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn với ơn lành toàn xá chuyển cho các linh hồn. Một cử chỉ thật dễ thương và cảm động là Đức Cha Stêphanô quỳ trước mặt 7 tân linh mục để nhận phép lành từ các cha mới.

Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn cùng nhau dùng bữa cơm đạm bạc đầy tình huynh đệ.

Thánh Lễ trao sứ vụ cho 7 Thầy khép lại và rồi con đường mục vụ mới cho 7 tân linh mục được mở ra. Nguyện xin Thần Khí Chúa cùng đồng hành với quý Cha mới trong nẻo đường mục vụ tương lai.

Và, rất đặc biệt, đoàn chúng tôi ghé thăm Tòa Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ. Dùng cơm đạm bạc xong chúng tôi cảm ơn Cha Sở, quý nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng phục vụ Tòa Giám Mục. Đang chuẩn bị ra về thì một chiếc xe honda 50 phân khối chạy vào. Hình ảnh thật thân thương trên chiếc xe 50 phân khối đó chính là vị cha chung của Giáo Phận – Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên !

Rất bình dị, Ông Ngoại đã cùng chụp với nhóm chúng tôi một tấm hình lưu niện. Hình chụp xong, chúng tôi chào Ông Ngoại chúng tôi ra về.

Trên đường về nhà, hình ảnh của một vị Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ thật dễ thương. Trên bức ảnh vừa chộp được với Ông Ngoại, cậu bé ghi tâm tình: “Hôm nay tôi được chụp hình với Ông Ngoại bình dân nhất Giáo phận Cần Thơ”.

Nguyện chúc Ông Ngoại cùng quý cha, đặc biệt là 7 cha mới hôm nay nhiều ơn Thánh Chúa và đặc biệt trở nên những vị mục tử như lòng Chúa mong muốn và là những máng thông chuyển Lòng Thương Xót Chúa đến cho mọi người.

 
Thánh lễ kính Thánh Tâm Chúa tại Gx Russeykeo
Giuse Hoàng Thiên Quốc
09:16 03/06/2016
XUÂN LỘC - Sáng ngày 3 tháng 6 năm 2016, tại thánh đường Gx. Russeykeo đã diễn ra Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Ban Phục Vụ Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót. Giáo xứ Russeykeo là một giáo xứ di dân từ Campuchia, nhưng gần 50 năm nay hiện diện tại hạt Xuân Lộc và thuộc về giáo phận Xuân Lộc.

Hình ảnh

Đúng 4h30 Sau lời dẫn lễ của Thầy Xứ, đoàn rước gồm toàn thể anh chị trong Hiệp Hội và Cha Chủ tế Phaolô Đoàn Thanh Phong chánh xứ Russeykeo tiến bước vào thánh đường.

Đầu lễ, Cha Phaolô dẫn ý: "một con người sinh ra không ai giống ai, nhưng trước cái nhìn của Chúa, chúng ta có một vai trò và địa vị khác nhau. Điều đó xuất phát từ trái tim từ ái Chúa".

Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng Vụ Lời Chúa. Trong bài chia sẻ đoạn Tin Mừng Con Chiên Lạc theo Thánh Luca, cha Phaolô trích lời của Pascal " chính trai tim có lý lẽ mà lý trí không hiểu được. cũng vì thế mà từ tình yêu thương vô bờ bến, Thiên Chúa đã yêu thương con người bằng trái tim nồng nàn đến cùng. Dù cho con người bao lần vô ơn và phản bội". Ngài cũng phân tích sự khác nhau giữa lý luận của lý trí và lý lẽ của con tim, điều đó được thể hiện qua việc Chúa để lại 99 con chiên lành để đi tìm một con chiên lạc. Và "ai đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, họ sẽ được tình yêu hóa, trở nên giống Thiên Chúa tình thương, từ đó trao ban tình thương cho mọi người".

Bài giảng được kết thúc với câu chuyện Hiến Tim Cho Mẹ đã đánh động trái tim mỗi người tham dự Thánh Lễ. Sau bài giảng là phần phụng vụ thánh thể, Cha Chủ sự đã cử hành và giúp cộng đoàn tham dự thật trang nghiêm và sốt sắng. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí linh thành và ấm áp.

Sau thánh lễ, cộng đoàn cùng chúc mừng và chia sẻ niềm vui với Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót.
 
Gia đình Thánh Tâm giáo xứ Tân Lộc 20 năm thành lập
Tân Lộc
09:20 03/06/2016
VINH - Sáng thứ năm, ngày 02 tháng 06 năm 2016, gia đình Thánh Tâm giáo xứ Tân Lộc kỷ niệm 20 thành lập.

Hình ảnh

Thánh lễ tạ ơn được Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cha Đặc trách gia đình Thánh Tâm giáo phận Vinh Giuse Nguyễn Xuân Đình cùng Quý cha trong và ngoài giáo hạt Cửa Lò về hiệp dâng thánh lễ cho cộng đoàn gia đình Thánh Tâm giáo xứ với con số 43 gia đình 592 thành viên.

Nhìn lại lịch sử hình thành

Tháng 02 năm 1996 cách đây 20 năm thầy giuse Nguyễn Tiến Lợi (cha quá cố Giuse Nguyễn Tiến Lợi) đến để gieo hạt giống Gia đình Thánh Tâm (GĐTT) tại giáo họ Tân Lộc thân yêu này, với hơn 10 thành viên lúc bấy giờ ẵm lấy những chia sẽ mà thầy Giuse gieo vào trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn cả về mọi mặt, nhưng với ơn Chúa, nhất là tình thương xót của Thánh Tâm Chúa Giêsu hạt giông ấy cứ âm thầm phát triển không một giông bão nào có thể làm cho cây Thánh tâm chậm phát triển, trái lại nó cứ mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm cứ thế vươn cao, vươn khỏe mạnh và rợp bóng.

Năm 2007, GĐTT chúng con được cha già quá cố Phêrô Nguyên Văn Khang cho phép tổ chức đêm diễn nguyện mừng lễ quan thầy và mừng kỷ niệm 10 năm thành lập GĐTT.

Ngày 25 tháng 04 năm 2007: qua cuộc tĩnh tâm Tông đồ toàn Giáo phận, tại nhà thờ chính toà Xã đoài, GĐ Thánh tâm giáo xứ đã được cha Phêrô đặc trách GĐTT Giáo phận trao tặng bằng khen.

Năm 2012: chúng con lại được cha Mattinô Nguyễn Xuân Hoàng nguyen quản xứ tĩnh tâm cho các thành viên và cho phép chúng con tổ chức mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập.

Năm 2013 con số thành viên trong xứ Tân Lộc tăng lên: 934 trong 66 gia đinh. của 4 giáo họ: Tân Lộc, Mai Lĩnh, Yên Trạch, Đức Xuân.

Tháng 05/2013, sau khi 2 giáo họ Mai Lĩnh và Yên Trạch tách ra thành lập giáo xứ Cửa Lò. Giáo xứ Tân Lộc lúc này có 43 gia đình với 592 thành viên và đặc thù là 99% là nữ giới độ tuổi từ 20 – 80.

Ngày 06/04/2016: Cha Giuse đặc trách GĐTT đã tổ chức cuộc hành hương cho các thành viên thuộc khu vực tỉnh Nghệ An tại giáo xứ Xã Đoài. GĐTT giáo xứ Tân Lộc chúng con lại được cha Giuse Đặc trách giáo phận trao tặng bàng khen.

Hoạt động của gia đình.

Về đời sống tâm linh: Các thành viên luôn được quý cha quản hạt, quản xứ dành ngày thứ sáu dâng lễ cầu nguyện cách riêng cho GĐTT. Hàng tháng được cha quản xứ cho phép sinh hoạt chung một lần để có điều kiện gặp gỡ, trao đổi cho nhau những kinh nghiệm bổ ích và giúp nhau sửa chữa những khuyết điểm, nhằm mục đích xây dựng GĐTT ngày càng thăng tiến hơn.

Đa số các thành viên đó ý thức được trong đời sống đạo là sống và hành động theo linh đạo với tôn chỉ, mục đích: Tôn Thờ, Yêu Mến, Đền Tạ Thanh Tâm Chúa Giêsu. hàng ngày luôn cầu nguyện, hy sinh để thánh hóa bản thân, gia đình, hầu đem lại phần rỗi cho bản thân, gia đình và xã hội.

Nhờ những dịp tĩnh tâm, những giờ cầu nguyện chung, những tuần cửu nhật luân phiên tựa như những ấng hương trầm nghi ngút liên lỉ dâng lên Thánh Tâm Chúa Giêsu mỗi ngày, vì thế đã làm cho biết bao tâm hồn khô khan nguội lạnh được biến đổi trở nên sốt sắng.

Về việc bác ái: Chúng con thực hiện quỹ tiết kiệm để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh neo đơn, hoạn nạn, thăm hỏi những người đau ốm. Xin lễ, trấu viếng đối với các thành viên và người thân trong gia đình, trong cộng đoàn khi qua đời. Đóng góp một phần nhỏ vào quỹ Caritát và các công trình xây dựng của giáo xứ, giáo họ.

Chúng con thường tham gia các hoạt động của giáo xứ và làm tốt những công việc khi cha quản xứ cũng như HĐMV đã phân công, phân chia tự giác làm vệ sinh khu vực thánh đường xanh, sạch đẹp, lưu tâm đến việc giáo dục thế hệ con em trong gia đình và trong cộng đoàn giáo xứ, giáo họ.

Hôm nay: Ngày 02 tháng 06 năm 2016. Một lần nữa chúng con lại được cha Giuse quản hạt, quản xứ, quý cha đặc trách GĐTT, cho phép chúng con tổ chức mừng kỷ niệm 20 năm thành lập. Vâng! 20 năm đối với lịch sử thời gian, lịch sử Hội Thánh không là gì nhưng với một đời người thì đáng phải nhớ đặc biệt với chặng đường lịch sử của một Hội đoàn thì lại càng đáng cho chúng ta trân trọng.

20 năm khép lại, với bao thăng trầm, bao khó khăn thuận tiện, bao vui buồn vất vả đã qua đi, dừng chân nhìn lại mới thấy được hồng ân lớn lao mà Tình Yêu Thánh tâm Chúa Giêsu ưu ái cho chúng ta. Hội đoàn gia đình Thánh Tâm giáo xứ Tân Lộc, xin là một cánh hoa nhỏ nép vào lòng Thánh Tâm để hàng ngày tỏa chút hương thơm êm dịu thoa nhẹ những vết thương đau đang rỉ máu vì những bất tuân nơi nhân loại lỗi lầm của chúng con.
 
Giáo Phận Phan Thiết phong chức 7 Phó Tế
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:23 03/06/2016
PHAN THIẾT - Hôm nay ngày 3.6.2016, Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức cho 7 Thầy Phó Tế tại Nhà thờ Chính toà. Các Thầy tốt nghiệp khóa III, IV Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, và lớp bổ túc Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang, sau những năm đi giúp xứ, nay các Thầy được gia nhập hàng giáo sĩ.

Hình ảnh

1. Thầy Phêrô Trần Thanh Bình
2. Thầy Micae Vũ Quốc Duy
3. Thầy Gioakim Phạm Văn Huy
4. Thầy Phêrô Trần Ngọc Khoa
5. Thầy GB Lương Trọng Khiêm
6. Thầy Luca Nguyễn Thái Sơn
7. Thầy Phaolô Nguyễn Anh Tuấn

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, đoàn đồng tế có hơn 100 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân và cộng đoàn Dân Chúa chung lời cầu nguyện.

Khởi đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse nói với cộng đoàn:

Lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đối với Giáo phận chúng ta năm nay là lễ của một niềm vui kép. Trước hết là hiệp cùng với Hội Thánh Công Giáo toàn cầu, cộng đoàn sống tâm tình thánh hóa linh mục, mỗi người dâng lời kinh nguyện cầu cho các linh mục, xin Chúa thương thánh hóa các ngài trong nhiệm vụ, xin Chúa luôn ban cho các ngài những hồng ân phù hợp để các ngài phục vụ lại Hội Thánh; mặt khác hôm nay chúng ta sống lại tâm tình của Giáo Hội sơ khai với việc truyền chức cho 7 Phó Tế, đây là những người được tuyển chọn trong dân thánh Phan thiết, các anh em sẽ nói lên lời cam kết của mình đi theo Chúa Kitô linh mục, nhưng hôm mới ở bước đầu của hàng giáo sĩ, chức Phó tế về bản chất là chức thánh, nhưng về sứ mạng Phó tế là thừa tác vụ phục vụ. Cộng đoàn chung lời cầu nguyện cho các Thầy hôm nay dấn bước theo Chúa Kitô một cách quyết liệt bằng những lời cam kết rõ nét hơn. Xin Chúa cho quý Thầy chu toàn nhiệm vụ sắp tới của mình. Niềm vui hồng ân trách nhiệm làm nên bầu khí của thánh lễ hôm nay.

Trong huấn từ cho các tân chức, Đức Cha Giuse nói đến chức Phó tế qua thừa tác vụ phục vụ với 3 ý nghĩa: phục vụ là phẩm cách của Đấng Cứu Thế, phục vụ là phong cách của người môn đệ Chúa Kitô, phục vụ là phương cách truyền giáo

Phục vụ là phẩm cách của Đấng Cứu Thế.

Khi bỏ trời xuống trần gian, Đấng Cứu Thế đã sẵn sàng đón nhận lấy phận người và Ngài đã thực thi phận người trong mầu nhiêm Nhập Thể bằng việc phục vụ. Phục vụ bằng lời giảng, phục vụ bằng các phép lạ, phục vụ bằng việc chữa lành, phục vụ bằng việc vất vã đi lại đó đây khắp nơi tiếp cận với mọi người và sẵn sàng giải đáp thỏa mãn cho mọi người những nhu cầu chính đáng. Đấng Cứu Thế là thế, nhất là vào cuối đời chuẩn bị thực thi mầu nhiệm Cứu Độ, Ngài đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của mình. Rửa chân đối với xã hội Do thái là một hành vi dành cho tôi tớ, rửa chân cũng có nghĩa là hầu hạ, nghĩa là hạ mình xuống mà hầu người khác, ở đây, chúng ta gọi là phục vụ.

Phục vụ là phong cách của người môn đệ Chúa Kitô

Và phục vụ, một khi được truyền sang những thế hệ các Tông Đồ hoặc các môn đệ thì đây chính là một phong cách của người môn đệ Chúa Kitô. Tất cả những ai bước theo Chúa Kitô thì cũng thể hiện tinh thần phục vụ, phục vụ Tin Mừng, phục vụ chính Đấng mà những môn đệ đó yêu mến. Hôm nay, trước tiên bảy anh em quyết tâm dấn bước theo Chúa Kitô để dấn thân vào con đường phục vụ, sẽ không có cách nào khác, nói như vậy có nghĩa là chỉ có một cách để anh em thể hiện lòng mến dành cho Đức Kitô mà anh em gắn bó qua chính công việc phục vụ. Phó Tế chính là người sống tinh thần phục vụ. Kể từ nay khi lãnh nhận chức Phó Tế, anh em sẽ phải dẫn nào đời mình ba chiếc bàn phục vụ rất cụ thể.

Chiếc bàn thứ nhất để phục vụ chính là bàn thờ. Trong những ngày sắp tới, cộng đoàn sẽ thấy các Phó tế phục vụ tích cực các bàn thờ, hoặc là tại nhà thờ Chính toà, hoặc tại các giáo xứ, nơi các Thầy sẽ được sai đến để thi hành sứ vụ của mình. Phục vụ bàn thờ, cả về không gian, rất gần gũi với bàn thờ và chủ tế. Phục vụ bàn thờ còn có nghĩa là chính các Phó Tế sẽ trực tiếp đụng chạm đến Mình Máu Thánh Đức Kitô và phân phát lại cho tất cả mọi tín hữu khác nữa.

Chiếc bàn thứ hai là bàn tiệc Lời Chúa. Các Phó Tế được mời gọi học hỏi, lắng nghe, đào sâu, tìm hiểu, sống Lời Chúa và chia sẻ cho cộng đoàn phụng vụ và cộng đoàn dân Chúa trong sứ vụ giảng dạy giáo lý. Trong những ngày sắp tới, cộng đoàn sẽ thấy các Phó Tế xuất hiện tại giảng đài để chia sẻ kinh nghiệm của mình về Lời Chúa.

Và bàn tiệc thứ ba chính là bàn tiệc bác ái, phục vụ tất cả mọi người. Có lẽ trong cấu trúc của Hội thánh, không có nhiệm vụ nào rõ rệt hơn nhiệm vụ phục vụ bàn ăn, phục vụ bác ái, phục vụ tất cả mọi người cơ nhỡ, neo đơn, nghèo khổ, được dành riêng cho các Phó tế, cho những người phụ tá, cho những người sống sứ mạng bác ái này.

Ba chiếc bàn này như chiếc kiềng ba chân làm nên dáng đứng của anh em Phó Tế trong suốt nhiệm kỳ phục vụ của mình. Anh em hiểu như vậy rõ ràng là dấn thân theo Chúa Kitô trong tư cách là môn đệ, anh em cũng sẽ diễn tả đầy đủ phong cách của mình là phục vụ cho cộng đoàn dân Chúa theo gương Chúa Kitô.

Phục vụ là phương cách truyền giáo rất hiệu quả.

Không cần phải rời bỏ xứ sở của mình để đi đâu xa, cũng không phải bằng những bài giảng mang tính thuyết phục mà là bằng một tinh thần khiêm tốn, biết phục vụ người khác trong tinh thần bác ái, đó chính là một bài giảng cụ thể, và đó cũng chính là những ngôn ngữ đem lại những hiệu quả có thể đi vàolương tâm người ta, hoặc là đánh thức những nhận thức của người khác. Đó là nét đẹp làm nên con người Phó Tế. Anh em được gửi đến các giáo xứ, được gửi đến các cộng đoàn, ở đó anh em sẽ thực thi nhiệm vụ của mình, hoặc là dạy giáo lý cho các anh chị em tân tòng hoặc là thăm viếng lương dân. Anh em phải thể hiện trong đời sống của mình một hình anh sống động của người môn đệ Chúa Kitô biết khiêm nhường phục vụ. Để rồi ở cuối đường ấy anh em sẽ tạo nên những tiếng nói có thể cuốn hút những người chưa biết đạo tìm đến với hồng ân của bí tích Thánh Tẩy, tìm đến và cũng noi gương anh em, biết đâu cũng trở thành người môn đệ thân tín của Đức Kitô sau này.

Đó chính là ba nét diễn tả về động từ phục vụ, hôm nay muốn nhắn nhủ với anh em. Trước hết phục vụ là một phẩm cách của Đấng Cứu Thế, thứ hai phục vụ chính là một phong cách của người môn đệ, thứ ba phục vụ chính là phương cách truyền giáo. Mong anh em chỉ hiểu đơn giản chỉ mấy từ ngữ đó thôi và cố gắng áp dụng trong đời sống của mình, nhất là thể hiện trong dáng đứng của người Phó Tế. Chung lời cùng với cộng đoàn cầu nguyện cho anh em ngày hôm nay can đảm nới lên lời đoan hứa của mình cũng sẽ can đảm thể hiện trong suốt quá trình sống. Bảy anh em Phó Tế hướng đến chức Linh Mục, năm nay chức Phó Tế và nếu tốt hơn, sang năm anh em tiến thêm bước nữa trở thành Linh Mục của Chúa.

Cầu chúc cho anh em mọi sự bình an, chúc anh em trở thành người phục vụ. Chúc anh em được dồi dào ơn thánh và chúc anh em được thánh hóa trong ngày hôm nay, ngày đặc biệt. Xin Chúa thánh hóa các Linh Mục, xin Chúa cũng thánh hóa các Phó Tế mới chịu chức là chính anh em.

Sau bài huấn đức là Nghi Thức Truyền Chức Thánh gồm 3 phần.

- Nghi thức giới thiệu và tuyển chọn:

Cha Giám đốc Chủng viện Thánh Nicôla Phêrô Nguyễn Thiên Cung giới thiệu các ứng viên sắp chịu chức thánh. Sau lời tuyên hứa vâng phục trước mặt Đấng Bản Quyền, cộng đoàn hát kinh cầu các thánh xin cho các tiến chức chu toàn sứ mạng sắp được giao phó.

- Nghi thức phong chức:

Nghi thức chính yếu của Bí tích Truyền chức thánh là việc Đức Giám Mục đặt tay trên đầu tiến chức và đọc lời nguyện phong chức.

- Nghi thức diễn nghĩa:

Đức Giám Mục trao dây Phó Tế, sách Phúc Âm và trao hôn bình an cho các tân chức.

Chỉ có một Bí tích Truyền Chức nhưng có ba cấp bậc:

- Giám Mục: là người có chức thánh tròn đầy nhất vì các ngài kế vị các tông đồ do việc đặt tay (tông truyền). Qua sự đặt tay và qua các lời thánh hiến, ơn Chúa Thánh Thần được in trên các giám mục, nên các ngài thi hành nhiệm vụ của chính Đức Kitô là Thầy, Mục Tử và Thượng Tế và hành động trong cương vị của Chúa Kitô.

Chính vì thế, mỗi khi cử hành thánh lễ có giám mục, thì chính giám mục phải là chủ tế để ‘diễn tả Hội Thánh quy tụ quanh bàn thờ, dưới sự chủ tọa của vị đại diện hữu hình của Đức Kitô, là Mục Tử Nhân lành và Thủ lãnh của Hội Thánh’ (SC 41).

- Linh Mục: là cộng sự viên của giám mục, được tham dự vào sứ mạng phổ quát Đức Kitô trao cho các tông đồ.

“Chức vụ linh mục liên kết với chức giám mục, nên cũng được tham dự vào quyền bính mà chính Chúa Kitô đã dùng để kiến tạo, thánh hóa và cai quản Thân Thể Người. Vì vậy, chức linh mục dù giả thiết đã có những bí tích khai sinh đời sống Kitô giáo, nhưng lại được một bí tích riêng in ấn tích đặc biệt khi các ngài được Chúa Thánh Thần xức dầu. Như thế, các ngài nên giống Chúa Kitô Linh mục, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa Kitô là Đầu mà hành động”. (GLCG số 1563).

- Phó Tế: là người được đặt lên, không hẳn để lãnh nhận chức vụ linh mục, nhưng để phục vụ. Một trong các phận vụ Phó Tế là phụ giúp các giám mục và linh mục trong việc cử hành mầu nhiệm thánh, nhất là thánh lễ, trao Mình Thánh Chúa, chứng hôn, Rửa Tội, công bố và rao giảng Tin Mừng, chủ toạ lễ nghi an táng và đặc biệt là việc bác ái. (GLCG số 1570).

Có hai loại Phó Tế: Phó Tế vĩnh viễn có thể được ban cho người nam có gia đình, và Phó Tế chuyển tiếp (thừa tác) được ban cho những người nam chuẩn bị lên chức linh mục.

Cuối thánh lễ, đại diện các tân chức dâng lời tri ân Đức Cha, quý cha và cộng đoàn. Những bó hoa tươi dâng lên Đức Cha, cha Tổng đại diện và cha Giám đốc chủng viện Nicôla như những tâm tình hiếu thảo biết ơn.

Xin cho các thầy được dồi dào các nhân đức Phúc Âm: chân thành yêu thương, lo cho người bệnh và người nghèo, khiêm tốn thi hành quyền bính, sống đời trong sạch, tuân giữ kỷ luật đời sống thiêng liêng. Xin cho nếp sống các Thầy chiếu giãi luật Chúa, để nhờ làm gương về cách ăn nết ở, các Thầy được dân thánh noi theo. Và khi nêu bằng chứng lương tâm tốt lành, các thầy được kiên trì và vững mạnh trong Đức Kitô cũng như ở trần gian, noi gương Đức Kitô là Đấng không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ. (Lời nguyện phong chức).

Cầu chúc các tân Phó Tế lên đường thi hành tác vụ thánh trong niềm vui hạnh phúc và tương lai sẽ trở nên những linh mục đạo đức thánh thiện.
 
Hình ảnh Ngày Thánh Thể VII tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens TX.
Trần Trọng Long - Thanh Đậu
13:07 03/06/2016
Xem hình ảnh

3 ngày đại hội thường niên có tên là 'Ngày Thánh Thể VII' đã được khai mạc hôm thứ Năm 02/06/16 vừa qua.

Mặc dù có mưa từ nhiều ngày trước và vẫn còn mưa nặng hột hôm thứ Năm, nhưng số người tham dự so với những năm trước thì hầu như không thay đổi, nghiã là khoảng từ 300..400 người. Đặc biệt năm nay có thêm nhiều người đến từ những Tiểu Bang bên ngoài Texas, có thể lên tới 1 phần 3 tổng số nếu căn cứ theo số tay đưa lên.

Rõ ràng đã có nhiều người vì lòng kính mến Thánh Thể đã không quản ngại đường xá xa xôi và mưa gió bão bùng, vẫn tuôn đến để tôn thờ Thánh Tâm Chuá.

Tuy mưa nhưng cái hên là nhờ ở đây là vùng đồng quê mênh mông cho nên không có lũ lụt, những con đường đã lót sỏi đá không còn nạn xe lầy như xưa, và các anh em trật tự đã dùng xe điện giúp chuyên chở bà con đi lễ không phải dầm mưa từ parking đi vào. Sự lo ngại là khi có nhiều xe phải đậu ở ngoài bãi cỏ thì sẽ có vấn đề chăng? Tuy nhiên thời tiết báo hiệu là từ thứ Sáu trở đi sẽ tạnh ráo hơn. Hy vọng vào ngày thứ Bảy khi số người tham dự có thể lên tới 10 ngàn thì thời tiết sẽ còn tốt đẹp hơn.

Chiều tối, với 2 hội trường rộng rãi, phần đông những người ở lại qua đêm đã có chỗ nghỉ ngơi thoải mái.

.......

Chương trình 3 ngày đại hội cuả 'Ngày Thánh Thể VII' sẽ diễn ra như sau:

Thứ Năm - Ngày 2 tháng 6

6:30 pm Nghi Thức Làm Phép: Nhà Thánh Thể, Hội Trường # 2, 14 Đàng Thánh Giá

7:00 pm Thánh Lễ Khai Mạc

Cầu Cho Giáo Hội Hoàn Vũ

Chủ Tế: Lm. Nguyễn Phi Long, C.Ss.R.

Giảng Lễ: Lm. Nguyễn Cao Sâm, S.V.D.

9:00-11:00 pm

Hội Thảo 1: (“Các Con hãy cho họ ăn”- “Các Con” là ai và làm gì?

Từ Hiệp Thông đến Sứ Vụ )

Lm. Nguyễn Cao Sâm, S.V.D.

11:00 pm Chầu Thánh Thể chung

12:00-7:00 am Chầu Thánh Thể cá nhân

Thứ Sáu - Ngày 3 tháng 6

7:30 am Thánh Lễ Sáng

Biệt Kính Thánh Cả Giuse

Chủ Tế: Lm. Nguyễn Đức Hạnh, O.S.B.

Giảng Lễ: Lm. Trần Văn Hào

10:00-12:00 pm

-Hội Thảo 2: Các con hãy cho họ ăn (Luca 9,13)

Lm. Nguyễn Khắc Hy, S.S.

-Hội Thảo 3: “Hy Tế: Cuộc THƯƠNG KHÓ tiếp diễn”

Lm. Trịnh Đức Hòa

1:30 – 3:00 pm

-Hội Thảo 4: “Chúa động lòng thương”

Ông Cao Tấn Tĩnh, BVL

-Hội Thảo 5: “Hiệp Lễ: Ơn Thần Linh hoá”

Lm. Trịnh Đức Hòa

3:00-3:45 pm

-Đọc Kinh Lòng Thương Xót Chúa

-Hội Thảo Giới Trẻ 1

Lm. Nguyễn Minh Quang, C.Ss.R.

4:00-5:00 p.m

Đi Đàng Thánh Giá

Chú sự: Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu

5:00-6:00 pm

-Hội Thảo 6: “Con tin nói Chúa!”

Ông Cao Tấn Tĩnh, BVL

-Hội Thảo 7: “Hỏi & Đáp”

Lm. Trinh Đức Hòa

6:45 pm Cung Nghinh Hài Cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

7:00 pm Thánh Lễ Đại Trào

Biệt Kinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Chủ Tế & Giảng Lễ: Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu

9:00-11:00 pm

Hội Thảo 8: (“Hãy Cho họ ăn các con” – Hãy Cho” ai và cho cái gì? –

Từ Sứ Vụ đến Hiệp Thông)

Lm. Nguyễn Cao Sâm, S.V.D.

11:00 pm Chầu Thánh Thể chung

12:00-7:00 am Chầu Thánh Thế cá nhân

Thứ Bảy- Ngày 4 tháng 6

7:30 am Thánh lễ Sáng

Biệt Kính Đức Trinh Nữ Maria

. Chủ Tế: Lm. Nguyễn Cao Sâm, S.V.D.

. Giảng Lễ: Lm. Nguyễn Vân Sơn

10:00-12:00 pm

-Hội Thảo 9: “Thánh Thể là mầu nhiệm của Lòng Thương Xót”

. Lm. Nguyễn Vân Sơn

. -Hội Thảo 10: “Họ hết rượu rồi” (Gioan 2, 3)

. Lm. Nguyễn Khắc Hy, S.S.

. -Hội Thảo Liên Minh Thánh Tâm và Chầu Thánh Thể

. Lm. Trần Văn Hào

. -Hội Thảo Giới Trẻ 2

. Lm. Nguyễn Minh Quang, C.Ss.R.

2:00-3:30 pm

-Hội Thảo 11: (“Họ Ăn các con hãy cho”-“Họ ăn” gì và chúng ta làm gì?-

Mục Vụ trong Hiệp Thông và Sứ Vụ)

. Lm. Nguyễn Cao Sâm, SV.D.

. -Hội Thảo 12: “Họ nhận ra Người trong lúc bẻ bánh” (Luca 24,31)

. Lm. Nguyễn Khắc Hy, S.S.

. -Hội Thảo Giới Trẻ 3

. Lm. Nguyễn Minh Quang, C.Ss.R.

3:30-3:45 p.m Đọc Kinh Lòng Thương Xót Chúa

4:00-5:00 pm Giờ Đền Tạ Mẫu Tâm

. Ông Cao Tấn Tĩnh, BVL

7:00 pm Thánh Lễ Đại Trào

. Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giesu

. Chủ Tế: Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu

. Giảng Lễ: Lm. Nguyễn Khắc Hy, S.S.

. Rước Kiệu Thánh Thế

10:00-12:00 am Văn Nghệ & Xổ Số

12:00-7:00 am Chầu Thánh Thế cá nhân

Chúa Nhật -Ngày 5 tháng 6

7:30 am Thánh Lễ Bế Mạc

. Thánh Tâm Chúa Giesu

. Chủ Tế: Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu

. Giảng Lễ: Lm. Nguyễn Đức Hạnh, OSB
 
Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Dâng lễ và chào Cộng đoàn Our Lady Sunshine
Trần Văn Minh
23:33 03/06/2016
Melbourne, lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy, Ngày 4/6/2016. Tại Nhà thờ Giáo xứ Our Lady Of The Immaculate Conception, Sunshine. Đức Cha Vincent Nguyên Văn Long đã đến dâng lễ đồng tế chào tạm biệt Cộng đoàn Việt Nam để đi nhận nhiệm sở mới là Giám mục Chánh tòa Giáo phận Parramatta vùng miền Tây Sydney.

Mời xem hình

Thánh lễ do Đức Cha Vincent chủ tế cùng với Linh mục chánh xứ Peter McKinley, linh mục phó xứ Vĩnh Nguyễn đồng tế, cùng với giáo dân và các giáo viên của trường Công Giáo của giáo xứ. Nhân dịp Đức Mẹ La Vang Thánh du thăm giáo xứ. Đức Cha và quý cha đồng tế đã được mời dự khán các em nhỏ trong giáo xứ, đại diện cộng đoàn dâng hoa lên Ngai tòa Đức Mẹ. Các cháu với những chiếc áo đầm trắng, tay cầm hoa, nhịp nhàng theo tiếng nhạc lời ca bài năm sắc hoa tươi trìu mến, đã xếp theo các đội hình thật đẹp để dâng lên Đức Mẹ. Ca đoàn trẻ Phê Rô đã phụ trách phần thánh ca làm tăng lòng sốt sắng và long trọng.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha đã nhắc tới những người Việt ly hương như chúng ta, luôn là chứng nhân đức tin. Đi đâu, đến đâu chúng ta cũng mang theo những biểu tượng của đức tin. Đức Cha kể lại chuyện trong lần đi đoàn tụ gia đình, cụ cố thân sinh ra Đức Cha, không mang theo gia tài, tiền bạc, mà chỉ mang theo gia đình bức tượng chịu nạn đã cũ, là biểu tượng đức tin của gia đình. Nay người Việt chúng ta, trên khắp thế giới, có tượng Đức Mẹ La Vang là biểu tượng của Giáo Hội Việt Nam mà hôm nay cộng đoàn đang được Đức Mẹ Thánh du đến thăm.

Thánh lễ kết thúc, đại diện cộng đoàn, anh Tuấn đã lên kể những kỷ niệm khó quên mà Đức Cha đã dành cho cộng đoàn trong 5 năm qua, sự ưu ái, gần gũi, nâng đỡ đã để lại trong lòng mọi người sự yêu mến vị mục tử kính mến luôn ở mãi với cộng đoàn.

Tiếp theo Linh mục chánh xứ Peter cũng đã hết lòng ca ngợi công ơn Đức Cha đã dành cho giáo xứ bằng một giọng nuối tiếc, linh mục đã nói, Đức Thánh Cha Francis đã thương mến chúng ta, nhưng Ngài cũng thương Giáo phận Paramatta hơn.

Một buổi sáng, thời tiết không được tốt, trời mùa Đông lạnh lẽo, kèm với cơn mưa nhẹ. Giáo dân trong cộng đoàn cũng đã về dâng lễ để có dịp ngỏ lời chia tay và tiễn chân Đức Cha đến với giáo phận mới. Mọi người không biết nói gì hơn là kính chúc Đức Cha luôn bình an trong sứ vụ được Chúa trao phó.

Được biết, cộng đoàn đã vinh dự được đón rước Đức Mẹ La Vang Thánh du đến thăm và ở lại với cộng đoàn 5 ngày, trong dịp này, cộng đoàn luôn có những buổi đọc kinh, tôn vương, đền tạ, dâng hoa do các em thiếu nhi và các thiếu nữ trong cộng đoàn phụ trách, đã dâng lên ngai tòa Đức Mẹ những bông hoa tươi thắm tượng trưng cho tấm lòng con cái trong cộng đoàn tỏ lòng kính yêu mến Mẹ. Cộng đoàn cũng được sự thương mến của các Linh mục Hoàng Kim Huy, Nguyễn Trọng Thiên đến thuyết giảng về cuộc đời Đức Mẹ với cộng đoàn, trong những tối thứ Năm và thứ Sáu. Với những bài giảng về Mẹ thật tuyêt vời là món ăn tinh thần giúp mọi người hiểu rõ về Mẹ, và yêu mến Mẹ nhiều hơn.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đất nước mình ngộ quá phải không anh ?
Lê Đình Thông
11:09 03/06/2016
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?

Một ý thơ từ Paris lụt lội nhân xem thơ Trần Thị Lam
Câu đầu mỗi khổ in nghiêng chữ đậm lấy từ nguyên bản



Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Cấp lãnh đạo vơ vét vô tội vạ
Lương bao nhiêu mà ăn bẩn hôi tanh
Giầu hàng tỷ đô la kể cũng lạ

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Cấp ủy đảng sống ngoài vòng pháp luật
Bán đất đai ba tầu làm ảo thuật
Cá ngàn khơi nằm phơi xác từng đàn

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Dân sống nghèo trong kiếp sống lầm than
Cơm không đủ ăn áo không đủ mặc
Trông hào nhoáng mà thiếu đi thực chất

Đất nước mình thương quá phải không anh
Nỗi đọa đầy chất thành núi thành sông
Nước mắt rơi lã chã khắp ruộng đồng
Tiếng thở than nghe đứt ruột não lòng

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Đế quốc Liên xô cũng đã lật nhào
Dân ta thán thuyền chế độ chòng chành
Cùng tắc biến rồi sớm muộn cũng ao


Lê Đình Thông
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tại sao người Tin lành không dùng Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh?
Nguyễn Trọng Đa
06:43 03/06/2016
Giải đáp phụng vụ: Tại sao người Tin lành không dùng Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 10-5 về hình Chúa Kitô Phục Sinh và cây thánh giá, một độc giả viết: "Tôi xin hỏi tại sao người Tin Lành nói là phải dùng cây Thánh giá không có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh, vì Chúa đã sống lại rồi?”

Đáp: Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Không phải tất cả người Tin Lành từ chối việc sử dụng cây Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh. Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh cũng được sử dụng bởi nhiều Giáo Hội Đông phương, mặc dù ít hơn so với người Công Giáo La tinh chúng ta.

Như chúng ta đã thấy trong bài viết trước, cả cây Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh và cây thánh giá thường đã được sử dụng từ thế kỷ thứ V trở về sau, và không có khó khăn lớn trong việc sử dụng cả hai thánh giá.

Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh phục vụ như là một sự nhắc nhở về sự hy sinh và đau khổ của Ngài; thánh giá không có tượng Chúa, đặc biệt là khi được trang trí phong phú, phục vụ như là một sự nhắc nhở về chiến thắng của Chúa thông qua thập giá. Như Thánh Phaolô đã viết: "Nhưng chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ" (1 Cr 1:23, bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ).

Cả cây Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh và cây thánh giá không có hình Chúa đều không phủ nhận việc Chúa sống lại - ít nhất cũng giống như việc sử dụng Máng Cỏ Noel không có ý nói là Chúa không lớn lên thành người lớn. Thật vậy, việc sử dụng hai hình dạng Thánh giá sẽ không có ý nghĩa nếu không có việc Chúa sống lại, vì chính sự sống lại biến đổi biểu tượng của thánh giá thành dấu hiệu của sự chiến thắng. Một lần nữa, Thánh Phaolô tuyên bố: "Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em" (1 Cr 15:17, bản dịch như trên). (Zenit.org 31-5-2016)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Niềm Vui Tuổi Thơ
Nguyễn Đức Cung
18:06 03/06/2016
NIỀM VUI TUỔI THƠ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Trẻ thơ hạnh phúc dễ dàng
Không như người lớn tính toan mọi bề.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Cách làm Rough Cut Videos
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:14 03/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong chương trình này, Hà Thu sẽ thảo luận với các bạn cách làm một rough cut /rắp cất/ video, tức là một video chúng ta chỉ chỉnh sửa sơ sài là có thể phát hình được.

Thông thường, chúng ta làm một rough cut video là vì thời gian tính là quan trọng. Thí dụ, video nói về diễn nguyện ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mà mình để đến lễ Phục sinh mới phát thì e rằng không hợp với bối cảnh Phụng Vụ. Chúng ta cũng làm một rough cut video khi nội dung tự nó đã qúa đủ không cần phải thuyết minh gì thêm. Thí dụ như một thánh lễ bằng tiếng Việt, một buổi văn nghệ chẳng hạn.

Khi ta quay bằng những máy không chuyên nghiệp, chẳng hạn như quay bằng mobile phone, chẳng hạn, ta có thể là cứ để như thế bỏ lên Youtube hay Vimeo. Đó là cách nhiều người vẫn đang làm.

Nhưng nếu ta quay bằng những camcorder chuyên nghiệp, hình ảnh được lưu trữ trong những files gọi là Raw Files thường là rất lớn. Chúng ta cần “render” những files này, tức là chuyển hóa chúng thành một dạng thức nén lại, phù hợp hơn cho việc phát hình trên Net.

Chúng ta cùng làm như sau.

Các bạn hãy khởi động Adobe Premiere.

Chọn menu File/Project

Chỗ Name tức là Tên của project này thì Hà Thu đánh là Rough Cut Sample nhưng các bạn muốn đánh tên nào khác cũng không thành vấn đề.

Chỗ Capture Format, xin chọn là HDV

Sau đó, bạn hãy nhấn OK.

Trong Windows Exporer, bạn kéo cái file vào trong Project Panel.

Nhấn nút mouse bên phải, hay chúng ta thường nói là Right Click.

Chọn menu New Sequence From Clip

Một Sequence sẽ được tạo ra trong Panel Timeline.

Bây giờ, bạn có thể kéo cái cursor trong Timeline để duyệt qua cái video.

Cái đoạn này, Hà Thu thấy có thể bỏ đi cho video ngắn bớt lại. Mình làm rườm rà quá người ta không muốn coi đâu. Càng ngắn gọn càng tốt.

Bây giờ Hà Thu dùng Razor Tool có hình lưỡi lam này cắt đi, từ đây đến đây.

Cắt từ chỗ này đến chỗ này.

Sau đó, Hà Thu click trên cái clip muốn cắt để làm cho nó active.

Right-click trên chỗ muốn cắt và chọn menu Ripple Delete

Phần muốn cắt biến mất.

Điều quan trọng là nếu các bạn thấy mình làm sai, và muốn hủy bỏ cái tác động vừa làm thì có thể chọn menu Edit / Undo. Hay có thể Ctrl – Z, nghĩa là giữ phím Control xuống trong khi nhấn vào phím Z trên keyboard.

Thay vì chọn menu Ripple Delete, các bạn có thể Right-click trên chỗ muốn cắt và chọn menu Clear.

Khác biệt giữa menu Ripple Delete và Clear là menu Clear để lại một khoảng trống ở đoạn muốn cắt.

Một lưu ý khác là dù mình đã cắt đi, đoạn clip vừa bị cắt không hoàn toàn mất đi, ta vẫn có thể kéo nó trở lại như thế này.

Sau khi đã cắt gọn và thấy được rồi, bạn có thể render bằng cách chọn menu File/Export Media. Bạn cũng có thể render nhanh hơn bằng Ctrl- M.

Trong dialog tiếp theo, ta luôn chọn là Format H.264.

Trong phần Preset ta chọn tuỳ theo mình muốn render video này để dùng cho thiết bị nào: mobile phone, tablet hay để bỏ lên Youtube.

Cuối cùng nhấn nút Export là xong.

Cám ơn các bạn đã chú ý theo dõi.
 
Kỹ thuật truyền hình: VietCatholic Workspace
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:38 03/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Lần trước, Thảo Ly đã trình bày với các bạn cách Install các chương trình của Adobe. Thảo Ly xin nhắc lại một ý quan trọng là sau khi install xong các chương trình này, các bạn phải chạy mỗi chương trình ít nhất là một lần để hoàn tất việc cài đặt.

Trong video này, Thảo Ly sẽ bàn về VietCatholic Workspace.

Nhưng trước hết, chúng ta hãy kiểm tra xem các bạn có install thành công hay không.

Bạn hãy khởi động Adobe Premiere.

Chọn menu File/Project

Chỗ Name tức là Tên của project này thì Thảo Ly đánh là Rước Kiệu Đức Mẹ Tháng 5 2016 nhưng các bạn muốn đánh tên nào khác cũng không thành vấn đề.

Điều quan trọng là chỗ Capture Format, bạn phải chọn được HDV. Nếu không thì tiến trình Install đã thất bại.

Nếu chọn được HDV, bạn hãy nhấn OK.

Trong dialog tiếp theo, nếu bạn thấy tất cả các Presets như thế này thì chúc mừng bạn. Adobe Premiere đã được install thành công.

Bạn có thể đánh Tên của Sequence này là Rước Kiệu Đức Mẹ Tháng 5 2016 chẳng hạn. Sau đó nhấn OK.

Nếu tiến trình Install đã thất bại thì sao. Bạn cần install lại, nếu không bạn không thể theo tiếp khóa học này.

Muốn install lại, bạn vào trong Control Panel và Uninstall Adobe Premiere.

Sau đó, restart computer.

Download Adobe Cleaning Tool ở đây.

http://download.macromedia.com/SupportTools/Cleaner/win/AdobeCreativeCloudCleanerTool.exe

Chạy chương trình Adobe Cleaning Tool để xóa mọi dấu vết install cũ.

Sau đó, restart computer.

Install lại Adobe Premiere.

Lập tức chạy một lần Adobe Premiere và kiểm tra xem việc cài đặt thành công chưa.

Từ đây trở đi Thảo Ly giả định là các bạn đã install thành công Adobe Premiere và sẽ đề cập tiếp đến VietCatholic Workspace.

VietCatholic Workspace là gì?

Thưa, trong Adobe Premiere có rất nhiều Windows nhỏ, gọi là các Panels, như Panel Project để chức các audio, và video clips, các backgrounds…Panel chứa các tools để thao tác trên các clips; Panel để hiện thị Timeline để chúng ta sắp xếp thứ tự hiển thị của các clips; Panel Preview Clip để xem qua nội dung một clip; Panel Preview output để thấy khi render xong video sẽ như thế nào.

Có một Panel rất quan trọng là Panel Effects Control giúp ta điều khiển các effects, tức là các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh tác động trên clip đang được chọn.

Nếu không thấy Panel Effects Control, ta mở menu Window và tick vào menu Effect Controls.

Các bạn hãy theo dõi kỹ cách chúng tôi sắp đặt các Panels.

Sau khi các bạn đã có Layout tương tự như chúng tôi, xin chọn menu Window/ Workspaces/ Save as New Workspace và save thành VietCatholic Workspace. Sau này nếu cái layout của Adobe Premiere có bị xáo trộn, các bạn chỉ cần Load VietCatholic Workspace trở lại là xong.

Chúc các bạn thành công.