Ngày 06-06-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:45 06/06/2011
CON RẮN VUÔNG
N2T

Có một người nói với người nọ rằng, anh ta nhìn thấy một con rắn chiều ngang mười thước, chiều dài một trăm thước. Người nọ nghe thì lắc đầu không tin. Người ấy lại nói con rắn dài còn tám mươi thước, người nghe vẫn cứ lắc đầu không tin. Người ấy càng lúc càng nói con rắn ngắn lại, cho đến khi nói con rắn ngắn còn mười thước.
Sau đó, anh ta thấy mình nói sai, bèn nói:
- “Ái dà, không đúng, như vậy thì con rắn biến thành hình vuông à”.

Suy tư:
Nói dối thì trước sau gì cũng lòi cái đuôi nói dối, lúc đó thì xấu hổ mắc cỡ vô cùng, chi bằng nói thật mà trong lòng an vui tự tại.
Nói dối là bày tỏ một tâm hồn bất an và kiêu ngạo, bởi vì nói dối là để che lấp cái lỗ hổng mà mình không có, chẳng hạn như:
- Người không biết gì về luật nhưng khi nói chuyện thì cứ lấy luật ra mà nói.
- Người không học chuyên môn gì cả, nhưng hể mở miệng ra là nói mình giỏi cái này rành cái nọ.
- Người học dở nhưng đi đâu cũng khoe khoang mình là học sinh ưu tú của trường này trường nọ.
Vì chức vụ hiện tại, vì danh vọng cá nhân mà có những người nói dối đủ điều mà không gượng miệng; lại có người tưởng người nghe không biết gì nên nói dối đến trơn mép miệng mà không thấy ngán.
Không có có rắn dài một trăm mét rộng mười mét, mà những con rắn như thế thì chỉ có nơi những người nói dối khoe khoang mà thôi.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:47 06/06/2011
N2T

11. Khi Thiên Chúa ban cho con sự bình an thì con vui vẻ, khi Ngài gởi sự đau khổ đến cho con thì con buồn rầu, đó có thể nói là con yêu thích lòng từ ái của Thiên Chúa và không thích sự công nghĩa của Ngài vậy.

(Thánh Augustine)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI lên án sự ''phân hóa'' của đời sống gia đình tại Âu Châu
Bùi Hữu Thư
06:13 06/06/2011
ZAGREB, Croatia – Đức Thánh Cha Benedict XVI lên án sự "phân hóa" của đời sống gia đình tại Âu Châu ngày Chúa Nhật và kêu gọi các đôi lứa cam kết kết hôn và có con, thay vì chỉ sống chung, trong khi ngài tái khẳng định các giá trị của gia đình Công Giáo vào ngày thứ hai của chuyến tông du tại Croatia.

Đức Thánh Cha Benedict cũng lên tiếng về sự chống đối của Vatican đối với việc phá thai trong Thánh Lễ ngoài trời ngày Chúa Nhật tại trường đua ngựa Zagreb, là cao điểm của chuyến đi của ngài để đánh dấu ngày gia đình của giáo hội điạ phương tại Croatia.

Hàng vạn người phất cờ Croatia và Vatican bắt đầu tụ tập tại trường đua bị ngập bùn vì trận mưa bão đêm trước ngay từ trước rạng đông.

Mặt trời chiếu soi qua các tầng mây khi Đức Thánh Cha Benedict đến tham dự Thánh Lễ trên chiếc xe popemobile mầu trắng, ngài vẫy tay chào mừng đám đông trong khi xe của ngài chạy quanh trường đua, có sức chứa 300.000 người và gần như đông nghẹt với các tín hữu từ khắp nơi trên Croatia và các quốc gia lân cận.

Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên tại Croatia của ngài với tư cách giáo hoàng. Đây là một quốc gia Balkan với đa số là người Công Giáo, và đang chuẩn bị để gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Vatican đã nhiệt liệt yểm trợ sự gia nhập này và sốt sắng mong đợi sự sát nhập của quốc gia có chung những giá trị này với khối 27 quốc gia Âu Châu.

Tuy nhiên, dù cho Croatia có gần 90 phần trăm là người Công Giáo, quốc gia này đã cho một vài quyền lợi hợp pháp cho các cặp hôn nhân đồng phái tính, và vì thừa hưởng một số luật lệ do chính thể cộng sản để lại, đã cho phép phá thai cho tới 10 tuần sau khi thụ thai, và cả thời gian sau đó với sự chấp thuận của một bác sĩ được chỉ định.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Benedict than phiền về "sự phân hóa ngày càng gia tăng của gia đình, nhất là tại Âu Châu" và kêu gọi các cặp vợ chồng trẻ chống lại "não trạng tục hóa đã đề nghị việc sống chung như một cách thức để chuẩn bị cho hôn nhân, hay ngay cả là một sự thay thế cho hôn nhân."

Ngài nói: "Xin các bạn đừng sợ cam kết với một người khác!" Ngài kêu gọi các bậc cha mẹ khẳng định đặc tính bất khả xâm phạm của đời sống từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên - Vatican đã tuyên bố chống phá thai khi nói rằng "Các gia đình thân mến, xin hãy vui hưởng tình phụ tử và mẫu tử!" Ngài cũng khuyên họ ủng hộ các đạo luật yểm trợ gia đình "trong trách vụ sinh con và dậy dỗ chúng."

Bài giảng của ngài được đọc phần lớn bằng tiếng Ý và được thông dịch sang tiếng Croatian - đã được hân hoan tiếp nhận tại Croatia, nơi vị tiền nhiệm của ngài là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viếng thăm 3 lần trong và sau trận chiến ở Balkan trong thập niên 1990.

Karmela Sokolic, một thiếu nữ đã đến trường đua từ 4 giờ sáng để chiếm được một chỗ gần bàn thờ đã nói: "Thật vô cùng quý giá vì có Đức Thánh Cha đến đây. Tôi yêu mến Đức Thánh Cha và tôi rất sung sướng được đến nơi này."

Nữ tu Monica Zvonarek nói trong khi chờ đợi Thánh lễ khởi sự: Sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại Croatia đã đem lại niềm hy vọng cho trất cả mọi gia đình. "Ngài đã có thể khuyến khích chúng tôi, và các chính trị gia của chúng tôi gia nhập Liên Hiệp Âu Châu."

Đức Ông Valter Zupan, phụ trách các vấn đề gia đình tại Hội Đồng GIám Mục Croatia nói: Âu Châu đã được thành lập dựa trên những giá trị Kitô giáo sâu xa về hôn nhân giữa người nam và người nữ, nhưng các giá trị này đang bị đe dọa bởi các khuynh hướng muốn có "những loại hình thức chung sống không có bất cứ nền tảng gì trong nền văn hóa Âu Châu."

Croatia đã công nhận các cặp hôn phối đồng tính kể từ năm 2003 và cho phép các cặp đồng tính đã sống chung trên ba năm quyền thừa kế và yểm trợ tài chánh, y hệt như các cặp hôn phối khác phái tính đã có phép hôn phối. Tuy nhiên, vẫn chưa có các hôn nhân đồng phái tính, và các cặp đồng phái tính không thể nhận con nuôi.

Đức ông Zupan nói: "Chúng tôi muốn con cái tiếp tục gọi cha mẹ là 'ba' và 'má' vì đó là tên gọi tự nhiên của họ." Ngài nói với đám đông đang vỗ tay: "Con trẻ có quyền được công khai tuyên xưng rằng một 'người cha' và một 'người mẹ' đã sinh ra chúng,' ngài cũng thêm là giáo hội của chúng ta cũng có quyền đòi hỏi chính phủ phải hủy bỏ luật phá thai.

Khi Đức Thánh Cha đến Zagreb ngày thứ bẩy trong chuyến tông du ngoại quốc lần thứ 19, ngài đã kêu gọi Croatia sử dụng vai trò mới của họ trong Liên Hiệp Âu Châu để nhắc nhớ Âu Châu về di sản Kitô giáo của họ "như một sự kiện lịch sử đúng đắn" -- đây là một điệp khúc được Đức Giáo Hoàng này lập đi lập lại nhiều lần vì ngài đã đưa vấn đề chống lại hiện tượng tục hóa ngày càng lan tràn của Âu Châu lên bậc ưu tiên hàng đầu. Ngài cũng kêu gọi các bạn trẻ Công Giáo hãy gìn giữ chặt chẽ đức tin và các giá trị của họ và tránh không cho bị dám dỗ bởi "các hứa hẹn hấp dẫn của những thành công dễ dàng."

Vào cuối ngày Chúa Nhật hôm ấy, sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha Benedict đã cầu nguyện trước ngôi mộ của Đức Hồng Y Cardinal Alojzije Stepinac, một giới chức cao cấp của giáo hội Croatia trong thế chiến thứ II đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong Chân Phước trong một chuyến tông du năm 1998.

Đức Hồng Y Stepinac được người Công Giáo tuyên dương là anh hùng vì đã chống lại Cộng Sản và chối từ việc tách rời giáo hội Croatia ra khỏi Vatican. Nhưng việc phong chân phước cho ngài bị chỉ trích vì nhiều người Serbia và Do Thái đã lên án ngài là đã có cảm tình với quân phát xít Nazi.

Vào ngày thứ bẩy, trên đường tới Zagreb, Đức Thánh Cha Benedict ngợi khen Đức Hồng Y Stepinac là một mẫu gương về việc bảo vệ "nhân bản chân chính" chống lại cả chính thể Cộng Sản lẫn chính quyền bù nhìn Ustasha Nazi đã thống trị Croatia trong thế chiến. Chính quyền Ustasha nói về Đức Thánh Cha người Đức: "dường như đã thực hiện giấc mơ tự trị và độc lập, nhưng trên thực tế việc tự trị này chỉ là một sự dối trá vì bị Hitler lợi dụng cho những mục tiêu của hắn."
 
Cứ mỗi 5 phút là có một Kitô hữu tử đạo
Tiền Hô
06:44 06/06/2011
RÔMA, 3 Tháng Sáu 2011 (Zenit) - Một nhà xã hội học đại diện cho một tổ chức an ninh Âu Châu nói rằng, mỗi năm có rất nhiều Kitô hữu bị giết chết vì đức tin của họ, ước tính cứ mỗi 5 phút là có 1 người tử đạo.

Ông Massimo Introvigne thuộc Tổ Chức An Ninh Và Hợp Tác Âu Châu (OSCE) đã báo cáo số liệu này tại một hội nghị về đối thoại liên tôn Kitô giáo - Do Thái giáo - Hồi Giáo, vừa bế mạc hôm nay tại Hungary. Hội nghị được bảo trợ bởi chủ tịch người Hungary của Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu, với sự tham dự của các đại diện cao cấp đến từ ba tôn giáo độc thần kể trên, cũng như các nhà lãnh đạo chính trị và xã hội.

Ông Introvigne báo cáo rằng, mỗi năm có 105.000 Kitô hữu bị giết chết vì đức tin, và con số này mới chỉ bao gồm những người tử nạn chỉ đơn giản họ là Kitô hữu. Nó chưa kể các nạn nhân của các cuộc nội chiến hoặc chiến tranh quốc tế.

Ông nói: "Nếu những con số này không vang ra khắp thế giới, nếu những cuộc tàn sát này không dừng lại, và nếu không có sự thừa nhận rằng việc bách hại các Kitô hữu đang là vấn nạn hàng đầu trên toàn thế giới về vấn đề bạo lực và kỳ thị tôn giáo, thì công cuộc đối thoại liên tôn sẽ chỉ tạo ra những hội nghị màu mè chứ không có kết quả cụ thể".

Aly Mahmoud - một nhà ngoại giao Ai Cập nói rằng, luật pháp quốc gia Ai Cập vừa được thông qua sẽ bảo vệ người Kitô hữu thiểu số, ví dụ, truy tố những người có các phát biểu kích động hận thù và nghiêm cấm các đám đông chống phá bên ngoài nhà thờ.

"Tuy nhiên, điều nguy hiểm là nhiều cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông rồi sẽ mất đi vì việc di dân, bởi vì nếu cảm thấy bị đe dọa thì tất cả các Kitô hữu sẽ chạy trốn", ông cảnh báo.

Các nhà ngoại giao Âu Châu đề nghị chuẩn bị cho "một làn sóng di dân mới vì trong thời gian này các Kitô hữu đang chạy trốn các cuộc đàn áp".

Về phần mình, Metropolitan Hilarion Alfeyev, chủ tịch Bộ Quan Hệ Với Các Giáo Hội Bên Ngoài thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga nhắc nhở rằng: "có ít nhất 1 triệu" nạn nhân của các cuộc bách hại Kitô giáo là trẻ em.
 
Vatican: Các Bề trên thượng cấp ca ngợi lối tiếp cận của Tổng trưởng mới
Phạm Kim An
08:30 06/06/2011
Vatican: Các Bề trên thượng cấp ca ngợi lối tiếp cận của Tổng trưởng mới

Roma - Chủ tịch Liên đoàn nam tu sĩ và Chủ tịch Liên đoàn nữ tu thế giới ca ngợi Đức Tổng Giám mục João Braz de Aviz, tân Tổng trưởng thánh bộ lo về Đời sống Tận Hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ, vì Ngài có lối tiếp cận hòa dịu hơn so với vị tiền nhiệm, Đức Hồng Y Franc Rode.

Tổng giám mục đã nói với nhật báo ở Vatican: "Chỉ sau khi chúng tôi đã thiết lập một cuộc đối thoại, chúng tôi sẽ thảo luận các vấn đề và cố gắng làm sáng tỏ các sự việc, nếu quả thực có vấn đề. Điều này có vẻ sẽ đem lại nhiều kết quả hơn là đơn giản đi vào việc với một thái độ thành kiến".

Nữ tu Mary Lou Wirtz, chủ tịch Liên đoàn quốc tế các Bề Trên Thượng cấp Dòng nữ, nói: “Các cửa sổ đã được mở cửa cho các tiếp cận mới mẻ, sau cuộc gặp gỡ với Tổng trưởng Thánh bộ và Đức Tổng Giám Mục Joseph Tobin, thư ký của Thánh bộ từ năm 2010. Chúng tôi thực sự cảm thấy sự háo hức của các ngài để xây dựng cầu nối với các nam nữ tu sĩ, và để xây dựng lại lòng tin - đặc biệt là với các nữ tu ở Mỹ sau cuộc kinh lược, và tất cả các tình cảm vây quanh nó và cách thức nó xảy ra".

Trong khi đó linh mục Pascual Chavez Villanueva, Bề Trên Cả dòng Sa-lê-diêng, Chủ tịch Liên đoàn các bề trên Thượng cấp Dòng nam, nói: “Theo quan điểm của chúng tôi, đây là một lối tiếp cận khác. Thánh bộ dường như hiểu rằng vai trò của thánh bộ là một vai trò hợp tác, chứ không phải là đối đầu". (Catholic Culture 6-6-2011)

Phạm Kim An
 
Southwark: Bảy cựu giáo sĩ Anh giáo được truyền chức Linh mục
Nguyễn Trọng Đa
08:34 06/06/2011
Southwark: Bảy cựu giáo sĩ Anh giáo được truyền chức Linh mục

Anh – Ngày 4-6, bảy cựu giáo sĩ Anh giáo được truyền chức linh mục Công giáo cho Giáo hạt Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, bởi tay Đức Tổng Giám Mục Peter Smith, tại nhà thờ chính tòa Thánh George, Southwark, Anh.

Bảy tân linh mục là Christopher Pearson, Christopher Lindlar, Nicholas Leviseur, Simon Heans, Ivan Aquilina, Edward Tomlinson, và Stephen Bould

Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Peter Smith hứa là Tổng Giáo Phận sẽ hỗ trợ cho các tân chức: "... anh em biết rằng anh em sẽ có sự đồng hành và hỗ trợ của những người mà anh em đã là mục tử trong nhiều năm, cũng như cộng đồng rộng lớn hơn, là dân Thiên Chúa trong Tổng Giáo Phận - linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân".

Ngài kết luận: "Tôi cầu nguyện rằng, gương sáng và lối sống của anh em trong tư cách mục tử của đàn chiên sẽ đem những người được anh em phục vụ đến gần với Chúa Kitô hơn, và đến một sự thánh thiện sâu sắc hơn của đời sống của họ. Tôi cầu nguyện rằng, giống như anh em, họ sẽ tiếp tục phát triển trong lòng mến Chúa và yêu người, và trở nên các chứng nhân đáng tin cậy cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.

Đức ông Keith Newton, Đấng bản quyền của Giáo hạt Tòng nhân, đồng tế trong Thánh lễ truyền chức. Ngoài việc truyền chức linh mục Công giáo cho ba cựu Giám mục Anh giáo hồi tháng Giêng qua, đây là lần truyền chức Linh mục đầu tiên cho các cựu giáo sĩ Anh giáo, và bắt đầu một làn sóng truyền chức, vốn sẽ tiếp tục trong tháng này, với hơn 50 giáo sĩ sẽ dự kiến được truyền chức Linh mục trên cả nước Anh. (ICN 5-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Top Stories
Vietnam: Les catholiques participent nombreux au mouvement de protestation contre les violations du territoire national par la Chine
Eglises d'Asie
08:16 06/06/2011
Eglises d'Asie, 6 juin 2011 - L'émotion que la récente violation des eaux territoriales vietnamiennes par la marine chinoise a fait naître dans la population a été partagée par les catholiques du pays. Au cours du week-end dernier, les 4 et 5 juin 2011) à Hanoi comme à Saigon, de nombreux catholiques se sont rassemblés dans les églises pour prier afin que le pays soit délivré des menaces qui pèsent aujourd'hui sur lui et sur l'intégrité de son territoire.

A Hanoi, des milliers de fidèles ont participé à deux assemblées de prière aux intentions du pays, organisées dans les paroisses de Ham Long et de Thai Ha. La foule y était particulièrement fervente et l'on a pu voir près du porche de l'église des banderoles portant des slogans fustigeant l'agression chinoise, mais aussi la récente démolition du Carmel de Hanoi par les services municipaux. A Thai Ha, le P. Mathieu Vu Khoi Phung a déclaré dans son homélie, que « la patrie n'appartenait à personne en particulier, à aucun parti, mais qu'elle était la propriété du peuple vietnamien tout entier» et que tous devaient faire bloc pour assurer sa protection (1).

A Saigon, la mobilisation catholique a été encore plus forte. « La patrie en danger », tel était le thème de la veillée de prière de la soirée du 4 juin 2011, dans l'église Notre-Dame du Perpétuel-Secours (2). Des milliers de catholiques de la métropole du sud étaient venus se joindre aux religieux rédemptoristes pour demander la protection de Dieu et de la Vierge Marie sur leur patrie menacée. Ils répondaient à l'appel lancé par la province rédemptoriste du Vietnam, appel qui avait été envoyé deux jours auparavant (3) à l'ensemble des prêtres religieux et catholiques de Saigon, ainsi qu'à toutes les « personnes de bonne volonté ». Il spécifiait avec précision les circonstances dramatiques qui avaient motivé cette assemblée de prière, à savoir l'agression chinoise du 26 mai, et soulignait que la prière avait pour but de conjurer « le péril encouru actuellement par le Vietnam et le risque de guerre ».

Une longue série d'incidents au cours desquels la Chine a violé l'intégrité territoriale du Vietnam sont à l’origine des tensions actuelles. Le dernier en date, le 26 mai dernier s’est produit en mer de Chine méridionales où un navire vietnamien « l’Aurore 02 » procédait à des prospections pétrolières à seulement 120 milles marins du cap de Dai Lanh, province de Phu Yen (Centre Vietnam), c'est-à-dire en pleines eaux territoriales du Vietnam. Trois navires chinois de surveillance maritime se sont brusquement engagés dans la zone d'opération du bateau vietnamien et se sont livrés à une véritable provocation. Ils ont en particulier, sectionné les câbles déployés pour la prospection et empêché le navire vietnamien de continuer ses travaux, l'accusant de violer la souveraineté chinoise.

L'incident s'ajoute à bien d'autres, en particulier à de multiples interventions des mêmes navires chinois contre les bateaux de pêche vietnamiens, des interventions qui ont provoqué à plusieurs reprises la mort de marins pêcheurs. C'est pourquoi, depuis le jour de l'agression, la tension ne cesse de monter au Vietnam, les protestations et les appels à une réaction immédiate se multipliant aussi bien dans les sites et les blogs indépendants et d'opposition que dans la presse officielle, bien que d'une façon voilée.

Le dimanche 5 juin, des milliers de personnes portant des banderoles et criant des slogans anti-chinois se sont dirigés dans les rues de Saigon et de Hanoi vers l’ambassade et le consulat chinois. Ces derniers étaient protégés par d'impressionnantes forces de police (4).

(1) http://www.vrmi.org/2011/06/06/thai-ha-th%e1%ba%afp-n%e1%ba%bfn-c%e1%ba%a7u-nguy%e1%bb%87n-cho-d%e1%ba%a5t-n%c6%b0%e1%bb%9bc-trong-c%c6%a1n-nguy-bi%e1%ba%bfn-b%e1%bb%8b-ngo%e1%ba%a1i-xam/
(2) http://www.vrmi.org/2011/06/05/dcct-sai-gon-th%e1%ba%afp-n%e1%ba%bfn-c%e1%ba%a7u-nguy%e1%bb%87n-cho-t%e1%bb%95-qu%e1%bb%91c-vi%e1%bb%87t-nam/
(3) http://www.vrmi.org/2011/06/03/th%E1%BA%AFp-n%E1%BA%BFn-c%E1%BA%A7u-nguy%E1%BB%87n-cho-d%E1%BA%A5t-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-dang-lam-nguy/
(4) Voir VietCatholic News, dépêche du 5 et 6 juin 2011

(Source: Eglises d'Asie, 6 juin 2011)
 
Vietnamese take to streets against China’s ''imperialism'' over maritime borders
Asia-News
17:18 06/06/2011
The summit in Singapore fails to reconcile tensions between Beijing, Manila and Hanoi. Chinese Minister of Defense: No military expansionism and hegemony. But Vietnam and the Philippines buy submarines to protect sea boundaries and call for the U.S. intervention. In Hanoi and Ho Chi Minh citizens' protests over Spratly and Paracel islands invasions.


Hanoi (AsiaNews / Agencies) - Tension remains high between Beijing, Manila and Hanoi over maritime borders in the South China Sea. Over the weekend in Singapore a meeting on Asia-Pacific security and the "incursions" by Chinese ships in waters around the Spratly and Paracel islands was held. Yesterday in Hanoi and Ho Chi Minh City tens of thousands of Vietnamese took to the streets in protest to claim legitimate ownership of the islands (and their vast natural resources).

In his speech in Singapore, Gen. Liang Guangli, China's Minister of Defense, stressed the peaceful intentions of Beijing, an argument immediately countered by the Vietnamese and Filipino delegates. The minister explained that China is not a "military threat", in spite of economic growth. "We [...] are not looking for hegemony or military expansion - added gen. Liang - ... This is a solemn promise made by the Chinese government to the international community. "

However, the assurances of China are rejected by both Vietnam and the Philippines. Phung Quang Thanh, Vietnamese Minister of Defense is concerned about the "incidents" in recent weeks in the South China Sea. Hanoi has apparently bought Russian submarines as a "deterrent" to defend their waters. The Manila counterpart has asked for U.S. intervention, which should "exercise the power of persuasion" toward China.

Voltaire Gazmin, Philippine Defense Minister, said the abuses of the Chinese navy, including the recent placement of construction material on a small island, which lies within Philippine territorial waters. The nations of Southeast Asia speak of a violation of the Code of Conduct - signed by China and ASEAN countries in 2002 - in the South China Sea and has submitted a formal protest against Beijing. In response, Chinese officials have warned Vietnam not to create a "new accident"

Yesterday, meanwhile, protest demonstrations in front of Chinese diplomatic missions in Vietnam were held in Hanoi and Ho Chi Minh City. In the capital, about 300 people marched to the Chinese embassy, waving placards and shouting slogans against Beijing seeting its sights on the Paracel and Spratly islands. One thousand, rather, the protesters who targeted the Chinese consulate in Ho Chi Minh City. The intervention of the police dispersed the protesters who had gathered in recent days through the Internet and text message campaigns on their mobile phones.

This is the second public protest in Vietnam against the Chinese giant. In 2007 hundreds of people surrounded the embassy in Hanoi to support the claims of the government on the uninhabited, but very rich in resources and raw materials, Spratly and Paracel islands. Among the nations of the Asia-Pacific region, China is advancing the greatest demands on maritime boundaries. Its hegemony in the area is strategic for trade and exploitation of raw materials, including oil and natural gas. Beijing’s expansionist ambitions are being disputed by Vietnam, Philippines, Malaysia, the Sultanate of Brunei and Taiwan, as well as the defense of U.S. strategic interests in the area.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
VietCatholic phỏng vấn Đức Tân GM Nguyễn Văn Long: Tula biểu tượng tự do, công lý và dân chủ
VietCatholic Network
07:58 06/06/2011
“Tôi đã nghĩ đến những anh chị em khao khát tự do, và công bằng, khao khát công lý và dân chủ” khi chọn hiệu tòa Tula, một miền đất của Tunisia trong những ngày này đang theo gót Ai Cập đứng lên đòi “những giá trị nhân bản trong xã hội” phải được thể hiện. Tôi là Giám Mục tị nạn, đến đây vì lý do chính trị, tôi kiên vững trong lập trường của mình và không thể dửng dưng trước khổ đau chồng chất hằng nửa thế kỷ của đồng bào mình.

Phần I cuộc phỏng vấn Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Melbourne

Đức Tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Công Giáo VietCatholic hôm thứ Sáu 3/6/2010 vài ngày sau khi ngài từ Rôma trở về Melbourne.

Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, phó giám đốc VietCatholic đã chào mừng Đức Tân Giám Mục “niềm hãnh diện và tự hào của người Công Giáo Việt Nam trên đất nước Úc Đại Lợi và trên toàn thế giới”.

“Bàng hoàng và sững sờ” là cảm giác đầu tiên của Đức Cha Long khi nhận được quyết định bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Melbourne của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI hôm 20/5. “Tôi là một cha dòng đã sống ở Rôma ba năm. Tôi không phải là người Úc chính gốc. Tôi là một người Úc di dân mà lại là di dân Á Đông nữa.”

Những ai sống ở Úc cảm được ngay sự bàng hoàng và xúc động của ngài. Người dân Úc tử tế và dễ mến nhưng mà, cho đến thập niên 1960, người Úc vẫn còn theo đuổi “White Policy”, chính sách của một nước Úc da trắng.

Trong cái tình cờ của lịch sử, việc bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Melbourne “mang một tính chất cách mạng nào đó trong Giáo Hội.” Đức Cha Long đã bày tỏ sự “hân hạnh được tiếp nhận việc bổ nhiệm phi thường này” nhưng đồng thời ngài cũng cảm nhận được vai trò lớn lao của mình trong tư cách là một Giám Mục gốc Á và một Giám Mục Việt Nam đầu tiên trên đất nước Úc.

Theo những tiếp xúc sơ khởi tại tổng giáo phận Melbourne, Đức Cha Long sẽ phụ trách vùng phiá Tây của Melbourne là vùng đất lớn nhất về phương diện địa dư và cũng là vùng trọng tâm phát triển kinh tế của thủ phủ bang Victoria.

Được hỏi về lý do chọn hiệu tòa Tula, Đức Cha Long cho biết Tula, tiếng Ý gọi là Tala, là một vùng đất ở Tunisia Bắc Phi mà trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo, bước chân của các thánh Tông Đồ và những nhà truyền giáo tiên khởi đã rong ruổi trong vùng Địa Trung Hải, trong đó có Tula, để mang ánh sáng Tin Mừng đến với muôn dân. Tula thể hiện ước vọng của vị tân Giám Mục được đắm chìm trong dòng sông truyền thống của Giáo Hội, kín múc sự khôn ngoan tông truyền của một Giáo Hội đã có một lịch sử lâu dài. Tula cũng thể hiện tính chất thời sự của một nhân loại đang khao khát tự do, công bằng, công lý và dân chủ.

Phần II cuộc phỏng vấn Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Melbourne

“Tôi đã nghĩ đến những anh chị em khao khát tự do, và công bằng, khao khát công lý và dân chủ” khi chọn hiệu tòa Tula, một miền đất của Tunisia trong những ngày này đang theo gót Ai Cập đứng lên đòi “những giá trị nhân bản trong xã hội” phải được thể hiện. Đức Cha đã cho biết như trên.

Trong tư cách là một người tị nạn, Đức Tân Giám Mục cho biết “Giáo Hội không thể dửng dưng trước những vấn nạn của xã hội Việt Nam của chúng ta tồn đọng cả hàng nửa thế kỷ qua”. Oái ăm là trong một đất nước gọi là “xã hội chủ nghĩa” mà “hố sâu ngăn cách giữa người giàu người nghèo” quá là thăm thẳm, và biết bao những vấn nạn xã hội khác về nhân quyền và phẩm giá con người. Theo Đức Cha Long, Công Đồng Vatican II đã khẳng định “Giáo Hội đồng hành với con người. Con người là mẫu số chung của Giáo Hội và xã hội, những buồn vui, ước mơ và khát vọng của con người là những buồn vui và quan tâm của Giáo Hội”.

Ước mong của Đức Tân Giám Mục là được đồng hành với Giáo Hội ở quê nhà và trong vai trò là Giám Mục Úc ngài sẽ mang những quan tâm của Giáo Hội Việt Nam cho anh em Giám Mục và anh chị em giáo dân Úc Đại Lợi thấu hiểu, chia sẻ và liên đới với nhau.

“Giáo Hội Việt Nam đã đóng góp cho Giáo Hội tại Úc về nhân lực, về sức sống đức tin. Ở đâu có giáo dân Việt Nam ở đấy có sự sống động, có luồng gió mới của Chúa Thánh Thần.. thiết nghĩ Giáo Hội Úc cũng có thể làm một điều gì đó cho Giáo Hội Việt Nam để đưa Giáo Hội cũng như Giáo Hội Việt Nam vào cộng đồng thế giới vào cuộc sống văn minh, tốt đẹp,” phù hợp với phẩm giá con người, đồng thời để anh chị em sống ở quê nhà có những cơ hội và điều kiện thăng tiến và thể hiện tài năng của họ như những người Việt Nam đang sống ở hải ngoại.

Đức Cha Long nhận định rằng việc bổ nhiệm ngài là một dấu chỉ cụ thể cho thấy Tòa Thánh và Giáo Hội tại Úc đánh giá cao những đóng góp của hàng giáo sĩ và giáo dân Việt Nam tại quốc gia này. Thành ra, đây là một niềm vui không chỉ của riêng ngài mà còn là niềm vui chung của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại, đặc biệt tại Úc Châu.

Đức Tân Giám Mục đã xin mọi người tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ ngài trong vai trò lịch sử của một vị Giám Mục Việt Nam đầu tiên trên mảnh đất Úc Đại Lợi.
 
Thiếu Nhi Nghi Lộc du ngoạn Linh địa Thánh Anton và bãi biển Diễn Thành
Thái Việt Hùng
08:50 06/06/2011
Ngày 2/6 - Ban điều hành giới trẻ giáo xứ Nghi Lộc tổ chức cho các em Thiếu Nhi đi thăm quan Linh Địa Thánh Anton (Trại Gáo) , Lèn đá Bảo Nham và bãi biển Diễn Thành.

Xem hình ảnh

Cuộc hành trình kéo dài trong một ngày, nhằm tạo cho các em biết những cảnh quan và cuộc sống bên ngoài, cuộc hành trình có thầy Fx. Nguyễn Anh Tuấn cũng tham gia với đoàn, thầy đã hướng dẫn cho các em suốt chuyến đi rồi tập cho các em những giai điệu giao lưu cộng đồng.

Sau cuộc hành trình đã tạo cho các em những tu duy thoải mái trong kỳ nghỉ hè và nhất là ngày lễ của các em. chuyến hành trình diễn ra tốt đẹp và bình an.
 
Hiệp đoàn Hương-Quảng-Phong mừng 80 năm Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
Maria Thủy Tiên
08:38 06/06/2011
HUẾ - Khuôn viên Nhà thờ Giáo Xứ Nhất Đông sáng hôm nay, ngày 05 tháng 06 năm 2011, tưng bừng trong tiếng vui cười chào đón hơn 100 “sĩ tử nhí” đại diện cho bốn xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đến từ giáo xứ Hải Nhuận, Triều Sơn Nam, Phú Xuân và Giáo sở Nhất Đông, tham dự ngày hội “Thi tìm hiểu mừng 80 năm Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam” do Hiệp đoàn Hương Quảng Phong tổ chức để chuẩn bị cho bước tiến tới ngày trọng đại 80 năm thành lập Thiếu Nhi Thánh Thể Huế (1931- 2011) sẽ được mừng vào ngày Lễ Mình Máu Thánh Chúa- bổn mạng phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Huế.

Xem hình ảnh

Dưới cái nóng oi nồng của buổi sớm mùa hè báo hiệu một ngày nóng bức nhưng đã không làm chùn bước chân các em thiếu nhi từ các xứ đoàn tiến về nhà thờ Giáo xứ Nhất Đông. Trên từng khuôn mặt các em thể hiện tâm trạng háo hức, và ánh lên một niềm vui rạng rỡ chờ đón một ngày thi đua sôi động.

Mở đầu ngày thi, Cha Ignatiô Lê Quang Hòa, Tuyến Uý Hiệp Đoàn Hương Quảng Phong đã cùng các em thiếu nhi tập những bài hát chủ lực cho dịp lễ mừng 80 năm thành lập sắp tới. Dưới ngôi nhà thờ tạm, đơn sơ của giáo xứ, ngập tràn trong sức nóng của ngày hè dường như đang đốt cháy tinh thần hăng say, nhiệt thành của các em thiếu nhi. Mặc dù ngồi dưới mái tôn hơi nóng hừng hực nhưng các em vẫn cất cao giọng hát một cách hùng hồn, khí phách như trong lời ca “Thiếu Nhi Thánh Thể Huế hôm nay, lớn lên dũng mạnh hăng say đi tới. Vươn cao đổi mới ngày nay. Xây dựng Nước Chúa rạng ngời quê hương...”.

Sau khi tập hát xong, mọi người nhanh chóng tập trung ra sân để chuẩn bị giờ chào cờ. Trời mỗi lúc càng nắng gắt khiến mỗi người đều cảm thấy nóng và mồ hôi đổ ướt cả người, tuy nhiên mọi người vẫn tỏ nét mặt vui tươi trong tư thế sẵn sàng, trang nghiêm trong trang phục và chỉnh tề trong hàng ngũ để sốt sắng bước vào giờ phút chào cờ.

Đúng 10h, cuộc thi được diễn ra trong ngôi nhà thờ của giáo xứ đang xây “dở dang”, bốn xứ đoàn tham gia thi, mỗi xứ đoàn cử ra 5 người đại diện trực tiếp bước vào cuộc thi. Nội dung thi của các em bao gồm phần thi giáo lý học hỏi Năm Thánh 2010 và phần thể hiện văn nghệ của mỗi xứ đoàn.

Mục đích của cuộc thi hôm nay không phải chỉ cho các em hiểu biết và nắm vững nội dung, mà còn giúp các em biết nói, biết truyền đạt sứ điệp Tin Mừng, để trong mọi môi trường hoàn cảnh của cuộc sống các em đều có thể nói về Chúa, về Giáo Hội. Đồng thời qua cuộc thi này nhằm nêu cao tinh thần đồng đội, đoàn kết và rèn luyện sự nhanh nhẹn cho các em thiếu nhi để tiến tới ngày mừng 80 năm thành lập Thiếu Nhi Thánh Thể Huế thêm phần long trọng hơn.

Hôm nay thực sự là một ngày hội cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng Giáo hạt Hương Quảng Phong. Nắng càng gay gắt, các em thi đua càng hăng say. Nắng không hề làm các bạn cổ động viên ngại hò reo cổ vũ. Nắng càng gay gắt, bầu khí cuộc thi càng sôi động. Những câu hỏi đặt ra được các em chăm chú lắng nghe và trả lời một cách chính xác từng câu từng chữ. Ban giám khảo đã phải rất vất vả để quan sát, lắng nghe câu trả lời của các đội và phải làm việc một cách tích cực, có cách nhìn khách quan hơn nhằm tạo cho các em thêm tinh thần phấn khởi, vui tươi. Xen kẽ giữa cuộc thi là những bài hát, trò chơi sinh hoạt vui nhộn.

Mọi người đang trong tinh thần hào hứng, say sưa với những câu hỏi thì giờ trưa đã điểm nên cuộc thi tạm thời dừng lại. Các xứ đoàn cùng quây quần bên nhau trong bữa cơm trưa thân mật bằng những hộp cơm đầy ắp hương vị của vụ mùa đang thu hoạch.

Đúng 14h, hiệu lệnh còi tập họp lại vang lên, các em thiếu nhi lại tiếp tục với phần thi những câu hỏi tìm hiểu Năm Thánh và tiếp đó là phần thể hiện văn nghệ của các thành viên trong xứ đoàn.

Những tiết mục văn nghệ được các em thiếu nhi trong mỗi xứ đoàn chuẩn bị một cách chu đáo khiến cho cuộc thi thêm phần hấp dẫn, sinh động hơn.

Sau phần thi của các đội, Ban giám khảo đã phải làm việc căng thẳng để chọn ra đội nhất, nhì, ba. Trong lúc chờ đợi Ban giám khảo làm việc, Ban tổ chức Hiệp đoàn đã dành nhiều câu hỏi cho “khán giả nhí” và được các em hưởng ứng một cách nhiệt tình, vui tươi.

Cuối cùng Ban giám khảo đã công bố kết quả và trao giải cuộc thi như sau:

- Giải nhất thuộc về xứ đoàn Triều Sơn Nam
- Giải Nhì thuộc về xứ đoàn Thánh Linh Nhất Đông
- Đồng giải ba thuộc về hai xứ đoàn Hải Nhuận và Phú Xuân.

Kết thúc ngày thi, Cha Tuyên Uý Hiệp đoàn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, sự hăng say nhiệt thành của các em thiếu nhi Thánh Thể, và ngài đã xem ngày thi của Hiệp đoàn hôm nay như là “bước đệm” cho ngày mừng 80 năm thành lập cũng là ngày bổn mạng của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Huế sắp tới. Ngài cũng hy vọng Thiếu Nhi Thánh Thể Hiệp Đoàn Hương Quảng Phong ngày càng phát triển hơn để cùng sánh vai với các Hiệp đoàn khác trong giáo phận.

Sau những phút chào cờ bế mạc, mọi người chia tay nhau và hẹn gặp lại vào ngày Lễ Mình Máu Chúa tại trung tâm mục vụ Tổng Giáo phận Huế cùng với các Hiệp đoàn khác để mừng 80 năm thành lập và bổn mạng phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Huế.
 
Thánh lễ Truyền Chức Linh Mục tại TGP Portland bang Oregon
Phan Hoàng Phú Quý
08:45 06/06/2011
Portland, OR - Thứ Bảy ngày 4 tháng 6 năm 2011 vào lúc 11 giờ sáng giáo dân thuộc các giáo xứ trong giáo phận đã tập trung về Nhà Thờ Chánh Tòa để tham dự thánh lễ Truyền chức linh mục cho 4 thấy phó tế, trong sồ đó có thầy Giuse Đặng Hoàng Nhật thuộc Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa, và bởi vì Thầy sinh hoat trong giao xứ Đức mẹ La Vang nên giao dân công giáo Việt Nam cũng hiện diện rất đông.

Xem hình ảnh

Trước khi nhận lãnh Bí tích Thánh, quý thầy Phó Tế đã nằm phû phục xuống đất để xin ơn tha thứ trong khi cộng đoàn dân Chúa hát kinh cầu các Thánh, sau đó qúy Thầy quÿ gối và được Đức TGM và các linh mục đặt hai tay lên đầu để chúc lành và ban ơn bình an, và cuối cùng Đức TGM đã xức dâù Thánh lên hai bàn tay của quý thầy để truyền chức Linh Mục cho quý thầy. “ Con là linh mục đời đời theo dòng Melkisêđê.” Hãy nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần và ra đi rao giảng Tin Mừng cho ngườinghèo khó

Trong phần huấn từ Đức TGM đã đề cao giá tri cuộc đời tân hiến cho Thiên Chúa để phục vụ giáo hội va tha nhân, nhật lả trong sứ mạng quảng bá tin mừng Ơn Cứu Độ, Ngài nhấn mạnh đến thiên chức linh mục và giáo hội đang cần nhiều linh mục để phục vụ cộng đoàn nhân loại, ngài cũng ngợi khen và cám ơn những bậc cha mẹ đã hy sinh cống hiên những người con thân yêu của mình cho Thiên Chúa và cho giáo hội.

Thánh lễ truyền chức được kết thúc vào lúc 1 giờ chiều sau khi quý tân linh mục ban phép lành đầu tay cho mọi người tham dự.

Buổi chiều cùng ngày Thánh lễ Tạ Ơn của Tân linh mục cũng được tổ chức tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang với sự tham dự của quý linh mục, tu sĩ thuộc Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa,quý sơ thuộc dòng mến Thánh Giá Thủ Thiêm và dòng Mến Thánh Giá Đá Lạt Miền Portland, quý quan khách và thân bằng quyên thuộc của Tân Linh Mục, Tân Phó Tế và Tân Tập Sinh tuyên khấn lần đầu của Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa.

Trong phần chia sẽ Lời Chúa, linh mục Giuse Phạm Minh Văn Bề Trên Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa Hải Ngoại đã ngỏ lời cám ơn đến Đức Ông Phạm Văn Ninh đã tạo cơ hội cho Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa về phục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang và cám ơn quy ân nhân quý giáo dân đã thương mên giúp đỡ Tu Đoàn trong những tháng năm qua, đặc biệt trong năm nay có thêm linh mục mới, phó tế mới và tập sinh mới.

Khi giới thiệu vị Tân linh mục với cộng đoàn dân Chúa, ngài nói tuy được Chúa tuyển chọn từ Trái Tim Chúa nhưng là bản tính loài người yếu đuối và yếu hèn, người linh mục cũng cò những lúc không tránh khỏi những nguy cơ đánh mình ngã gục, là người được Thiên Chúa tuyển chọn, nhưng vẫn ở giữa thê gian và lệ thuộc vào sự yếu đuối, nên cần phải chiến đấu, phải cầu nguyện mỗi ngày để không bị lôi cuốn vào những đam mê của thê gian, rồi phải buông xuôi, đào ngũ hay bỏ cuộc, ngài nhắc lại lời của Thánh Phao lô nói với các tín hữu “Khốn cho tôi, nếu tôi không thực hành lời tôi truyền dạy cho anh em”

Vậy tình yêu hiến dâng là phải chết trọn vẹn, chết mỗi ngày cho Chúa va cho tha nhân, tuy vậy người linh mục vẫn bất toàn va yếu đuối,cần lời câu nguyện, cần sự bao dung tha thứ, cần sự cảm thông, để người linh mục chu toàn nghĩa vụ linh mục như lời đã nguyện ước và như lòng chờ đợi nơi mỗi người chúng ta.

Chúng tôi được biết thêm vị Tân linh mục cò người anh cũng làm linh mục và hiện đang phục vụ tại ViệtNam đó là linh mục Đặng Hoàng An.

Trong niềm vui chung của giáo hộI hoàn vũ, của Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa và của vi tân linh mục,tân phó tế, và tân tập sinh, chúng tôi xin có lờI chúc mầng và nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân xuôqng cho Tân linh mục gặt hái nhiểu kết quả tốt đẹp trên đường phục vụ Thiên Chùa vả tha nhân.
 
Huy hiệu đầy ý nghĩa của Đức Tân Giám mục Vinh-sơn Nguyễn văn Long
Hoàng Nguyễn
08:48 06/06/2011
Huy hiệu đầy ý nghĩa của Đức Tân Giám mục Vinh-sơn Nguyễn văn Long

Huy hiệu của Đức Giám mục Vinh-sơn Nguyễn văn Long, OFM Conv

Giám mục hiệu tòa Thala ở Tunisia và Giám mục phụ tá Melbourne, Australia

Các giải sóng màu vàng và đỏ tượng trưng cho những gian nan khốn khó phài chịu đựng vì sự tự do và niềm tin của chúng ta, giải nền vàng tượng trưng cho Thiên Chúa Ba Ngôi hằng bao bọc chúng ta trong cơn gian nan khốn khó. Các giải sóng đỏ bao quanh bởi màu xanh dương cũng tượng trưng cho cuộc hành trình đau đớn đến bến bờ tự do bằng ghe thuyền của nhiều người tỵ nạn Việt nam. Trong lãnh vực tinh thần, những biểu tượng này nói lên cuộc xuất hành mà mỗi Kitô hữu được mời gọi thực hiện. Ngoài ra, màu xanh dương cũng tượng trưng cho nước Úc đã mở rộng vòng tay hào hiệp đón nhận người tị nạn Việt nam.

Huy hiệu Phanxicô tượng trưng cho dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu với linh đạo hướng tới sự khó nghèo, Chúa Kitô chịu khổ nạn và bị đóng đinh; sao phương Nam tượng trưng cho nước Úc và mỏ neo tượng trưng cho Chúa Kitô là nơi trú ẩn của chúng ta trong cơn thử thách và cũng là cuộc hành trình đức tin thâm sâu của chúng ta.

Huy hiệu được thiết kế bởi cha Guy Selvester và ông Richard d'Apice và được minh họa bởi cha Guy Selvester và ông Sandy Turnbull.

Nguồn: http://omniapost.blogspot.com/2011/05/bishop-vincent-long-van-nguyen-ofm-conv.html

Ghi chú của người dịch: Khẩu hiệu "DUC IN ALTUM" tiếng La-tinh nghĩa là "Hãy ra khơi!" (Lc 5:4)

Hoàng Nguyễn, Melbourne

Coat of Arms of Bishop Vincent Nguyễn Văn Long, OFM Conv

Titular Bishop of Thala in Tunisia and Auxiliary Bishop of Melbourne, Australia

The gold and red wavy band symbolises the struggles and hardships endured for the sake of our freedom and faith and the gold plates represent the Trinity surrounding us in our struggles and hardships. The red waves surrounded by the blue background also symbolise the painful journey to freedom by boat on the part of many former Vietnamese refugees. In spiritual realm, they signify the exodus that each Christian is called to make. Additionally, the blue represents Australia which embraces Vietnamese refugees with generosity.

The Franciscan Coat of Arms represents the Order of Friars Minor Conventuals whose spirituality is oriented towards total conformation to the poor, suffering and crucified Christ; the Southern Cross represents Australia and the anchor symbolises Christ our refuge in times of trial and also our faith journey into the deep.

The arms were designed by Fr. Guy Selvester and Mr. Richard d’Apice and illustrated by Fr. Selvester and Mr. Sandy Turnbull.

Posted by Fr. Selvester: http://omniapost.blogspot.com/2011/05/bishop-vincent-long-van-nguyen-ofm-conv.html
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Công Giáo tốt là người công dân tốt
Đặng Tự Do
08:14 06/06/2011
Trong diễn từ với các Giám Mục Việt Nam hôm 27/6/2009, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã khích lệ người Công Giáo Việt Nam hãy thể hiện qua cuộc sống hàng ngày tình bác ái, sự chân thật và tình yêu mãnh liệt của họ cho thiện ích chung của xã hội để mọi người nhận ra chân lý rằng “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt”.

Trong hai năm vừa qua, nhà cầm quyền tại Việt Nam đã ra sức bóp méo và xuyên tạc cụm từ “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt” theo những chiều hướng có lợi cho họ và gây ít nhiều hoang mang trong lòng người Công Giáo Việt Nam.

Cần phải nói ngay rằng khẳng định “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt” là bản đúc kết chính xác và xúc tích của một thực tại lịch sử nhân loại trong suốt hơn 2 thiên niên kỷ vừa qua.

Ngay khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, các quan sát viên đã nhận định rằng vị Tân Giáo Hoàng này có một phẩm chất không chỉ nổi bật trong số các vị Hồng Y mà còn là hiếm hoi trong nhân loại: một trí tuệ thông minh xuất chúng. Thế giới truyền thông đề cập đến trí thông minh sắc bén của ngài “a razor intellect”, trong khi giới khoa bảng tại Cambridge như Piers Paul Read đề cập đến trí thông minh “đáng kinh ngạc của ngài -an amazing intellect”.

Ngài có khả năng đánh giá một khối lượng thông tin lớn lao về thời đại, văn hóa và thế giới chúng ta đang sống và rồi đưa ra đánh giá này trong một thứ ngôn ngữ mà từ quan điểm thuần lý không làm sao thách thức lại được. Ngài nói với một giọng nói đầy quyền lực. Không phải thứ quyền lực chính trị thủ đắc từ cương vị của mình để bắt người ta phải vâng phục, nhưng là quyền lực trí tuệ: một đặc sủng hiếm hoi có sức đánh động người nghe với cùng một lực dù cho họ có cảm tình hay không với quan điểm của người nói.

Người Công Giáo tốt là người kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như chính mình vậy. Đấy là những phẩm chất thiết yếu trong đời sống chung, cho việc kiến tạo một xã hội văn minh nơi phẩm giá con người được tôn trọng, nơi con người được yêu thương và được tạo điều kiện để thăng tiến về mọi mặt chứ không phải một thứ xã hội cá lớn nuốt cá bé, lừa đảo trâng tráo, tàn sát lẫn nhau.

Jurgen Habermas, trong cuốn "A Time of Transition", khẳng định rằng:

"Kitô giáo chứ không phải điều gì khác là nền tảng cơ bản của sự tự do, lương tâm, nhân quyền và dân chủ, các tiến bộ đáng kể của văn minh Tây Phương. Chúng ta tiếp tục được nuôi dưỡng tự nguồn gốc này."

Trong cuốn “What’s so great about Christianity” của Dinesh D’Souza đã được thầy phó tế Giuse Trần Văn Nhật dịch ra Việt Ngữ, ta có thể thấy rằng lịch sử Âu Châu cho thấy người Hun, người Goth, người Vandal, và Visigoth đã tiêu diệt văn minh La Mã. Họ là những người man rợ đến từ các vùng ngoại giáo ở phía bắc Âu Châu, tàn phá điêu tàn thành Rôma. May mắn thay, sau cùng họ trở lại Kitô Giáo. Chính Kitô Giáo đã văn minh hóa những người thô lỗ này. Một cách từ từ và chắc chắn, Kitô Giáo đã chiếm lục địa lạc hậu này và đem cho nó kiến thức và trật tự, sự vững vàng và phẩm giá. Chính các đan sĩ là những người đã sao chép và nghiên cứu các bản thảo mà nhờ đó đã duy trì được kiến thức của thời cổ xưa tại lục địa này.

Trong cuốn "Religion and the Rise of Western Culture", Christopher Dawson cho thấy làm thế nào mà các đan viện đã trở nên các địa điểm thành công và có kiến thức trên toàn Âu Châu. Nơi trước đây từng bị bỏ hoang nay họ làm thành các thôn xóm, sau đó thị xã, và sau cùng các khối thịnh vượng chung và thành phố. Qua nhiều năm, các chiến sĩ man rợ độc ác trở nên hiệp sĩ Kitô Giáo có tác phong, và các lý tưởng về văn minh và phong cách cũng như tình cảm được hình thành mà chúng khuôn đúc xã hội chúng ta ngày nay.

Kitô Giáo góp phần quá nhiều vào hệ thống luật lệ, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, lịch, ngày lễ của chúng ta, cũng như các ưu thế về luân lý và văn hóa mà sử gia J.M. Roberts viết trong cuốn The Triumph of the West rằng "Không ai trong chúng ta ngày nay có thể trở nên như bây giờ nếu một nhóm người Do Thái cách đây gần hai ngàn năm đã không tin rằng họ được biết đến một bậc thầy vĩ đại, từng thấy Ngài bị đóng đinh, bị chết, bị mai táng, và sau đó sống lại."

Hãy nghĩ đến nghệ thuật Tây Phương. Bạn đã đến Đền Sistine chưa? Đã thấy bức tượng Pietà của Michelangelo chưa? Bức Last Supper của Leonardo da Vinci? Có lẽ bạn quen thuộc với bức Christ at Emmaus hay bức Simeon in the Temple của Rembrandt. Ở Venice bạn có thể thấy các bích họa tuyệt vời của Veronese, Titian, và Tintoretto. Âm nhạc Tây Phương sẽ thế nào nếu không có bản Messiah của Handel, bản Requiem của Mozart, và hàng loạt sáng tác của Johann Sebastian Bach? Nếu bạn chưa bao giờ thì hãy đặt chân vào một trong những vương cung thánh đường vĩ đại kiểu Gothic và nhìn ngắm những gì mà các thợ xây cất vô danh đã thực hiện với đá và kính. Làm thế nào có thể mường tượng được văn chương Tây Phương mà không có Dante, Milton, và Shakespeare? Điều tôi muốn nói là không chỉ đơn thuần là tất cả các đại nghệ sĩ này là Kitô Hữu. Đúng hơn, đó là, các công trình vĩ đại của họ sẽ không được thực hiện nếu không có Kitô Giáo. Điều chúng ta biết là Kitô Giáo đã đem lại những đường nét độc đáo cho thiên tài của họ. Không đâu có sự hứng khởi con người quá cao hay rung động tâm hồn quá sâu đậm hơn là các công trình về nghệ thuật, kiến trúc, văn chương và âm nhạc có sắc thái Kitô Giáo.

Cho nên, hoàn toàn chính đáng để khẳng định như Đức Bênêđíctô XVI: “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt”. Theo ý nghĩa khách quan và phổ quát của khái niệm người công dân tốt, thì người Công Giáo là những người có những phẩm chất tốt đẹp để xây đắp một xã hội dựa trên một nền văn minh tình thương.

Tuy nhiên, với truyền thống bài xích tôn giáo cố hữu, người cộng sản thường phủ nhận điều này. Nhan nhãn trên các phương tiện truyền thông của nhà nước, người Công Giáo thường được coi là thành phần “lạc hậu”, “cá biệt”, “chưa tốt” của xã hội. Ngay cả khi họ “khen” người Công Giáo, họ cũng để lộ ra ý đó. Điệp khúc thường gặp trên các báo chí nhà nước, kể cả tờ Công Giáo và Dân Tộc là: “Nhờ những cuộc vận động của cấp ủy [tỉnh, quận, huyện, xã], bà con giáo dân tại... đã bắt đầu có những biểu hiện tốt,” với hậu ý rõ ràng là từ trước đến nay chúng ta “chưa tốt”. Bây giờ mới bắt đầu “tốt” đấy.

Các nhân vật cộng sản thường thích đề cập đến “đạo đức cách mạng”. Đặc biệt chữ “tốt” rất hay được dùng. Nhưng hãy coi chừng “đồ giả”.

Họ hướng đến ông Hồ Chí Minh như một mẫu gương của “người công dân tốt”. Con nít thì được khuyên bảo 5 điều "bác Hồ" dạy: chẳng hạn như Yêu Tổ Quốc, Yêu Đồng Bào, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm...Người lớn thì “Sống và học tập theo gương Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại”.

Thực chất của mẫu gương “người công dân tốt” ấy là gì? Yêu Tổ Quốc thì ký hiệp định thư dâng đất, dâng biển cho Tầu. Yêu đồng bào thì thẳng tay tàn sát trong Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc, trong biến cố Tết Mậu Thân ở Miền Nam, đẩy đưa dân tộc vào một cuộc nội chiến kinh hoàng kéo dài gần một phần tư thế kỷ gây ra cái chết của hàng triệu thanh niên và đồng bào và cảnh điêu tàn khốn khổ của cả hai miền, rồi học tập cải tạo mút mùa, rồi xuất cảng lao động, cô dâu nước ngoài theo kiểu đem con bỏ chợ để hốt đô la...

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm đến mức giả dạng đứa khác viết sách tự tôn mình lên làm “cha già dân tộc”, tự bốc thơm mình là “khiêm tốn, thật thà” qua những huyền thoại hoang đường do chính mình thêu dệt lên để ca ngợi mình và bắt nhân dân "thành tâm kính ngưỡng". Còn biết bao những điều tồi bại và ấm ớ khác nữa mà những người còn chút liêm sỉ không thể nào dám trâng tráo như thế được.

Những kiểu “người công dân tốt” như thế đã và còn đang tiếp tục gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội và đất nước và cho một dân tộc chồng chất những oan khiên, uất ức và tủi nhục.

Trong diễn từ trong thánh lễ khai mạc Cơ Mật Viện hôm 18/4/2005, Đức Bênêđíctô XVI đã cảnh cáo:

“Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân.”

Đối diện với những xuyên tạc của chế độ, chúng ta được mời gọi để trưởng thành thực sự trong đức tin. Chúng ta không thể cứ mãi là những trẻ thơ trong đức tin, trong trạng thái vị thành niên nghĩa là “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý.” (Eph 4:14).

Theo nghĩa đó, người công dân tốt phải là người dám công nhiên thể hiện qua cuộc sống hàng ngày, trong mọi trạng huống của cuộc sống, tình bác ái, sự chân thật và tình yêu mãnh liệt của họ cho thiện ích chung của xã hội bằng cách tích cực học tập, hoạt động cho một xã hội văn minh, một xã hội biết tôn trọng phẩm giá và can đảm bênh vực sự sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên, bênh vực những kẻ yếu đuối, những người bị loại ra ngoài lề xã hội và dám can đảm hét to lên cho đồng bào và cộng đồng quốc tế thấu hiểu, chia sẻ, và liên đới với những bách hại, những oan khiên, uất ức, bất công chồng chất mà đất nước và dân tộc phải gánh chịu dưới ách một chế độ độc tài phản dân hại nước.
 
Chuyện ''các chú Ba''
Nguyễn Kim Ngân
09:11 06/06/2011
CHUYỆN ‘CÁC CHÚ BA’

Cho đến sáng hôm nay, một buổi sáng ‘tháng Sáu, trời mưa, trời mưa không dứt,’ mặc dù lần đầu tiên có một người nữ đấu thủ của Trung Quốc (TQ), Na Li, đoạt giải vô địch đơn nữ quần vợt French Open trong trận chung kết tại Roland Garros, tôi vẫn tin chắc rằng “mọi thứ hư đốn trên đời đều phát xuất từ TQ” y như lời một người bạn--chính gốc TQ--đã phải thú nhận với tôi. Câu tuyên bố xanh rờn này đã được kiểm nhận nhiều lần, nhiều cách, dưới nhiều khía cạnh, để rồi phải công nhận là đúng. Này nhé: tham nhũng, hối lộ, quà cáp, chạy chọt…Đồ nhái, đồ giả, ‘made in HongKong, bên hông Chợ Lớn…Những món ăn quái lạ cầu kỳ, những trò chơi xác thịt với huyền thoại về các trinh nữ…Thôi thì thiên hình vạn trạng. Chuyện ở xứ ‘các chú Ba,’ ‘made in China’ hoặc ‘made in PRC’ thì quá nhiều, nhiều đến mức báo động. Nhất là mấy tuần nay cứ ầm ĩ mãi cái vụ xâm phạm lãnh hải, phá hoại công trình tìm kiếm dầu khí, ngăn chận tầu bè đánh cá trên vùng biển Đông mà các chú cứ nhận vơ là của mình, khiến đang dấy lên những làn sóng biểu tình ngay tại quốc nội để phản đối ông láng giềng “to xác xấu tính” (nguyên văn đọc được trên biểu ngữ).

Đó là chuyện đời. Còn chuyện đạo thì cũng nhức đầu không kém: ngoài vụ căng thẳng bang giao với Tòa Thánh Vaticăng, lâu lâu lại có những vụ phong chức láo lếu bừa bãi cho các linh mục quốc doanh để làm các đấng cai quản cái gọi là ‘giáo hội tự trị.’ Các chú cứ ỷ mình đông dân nên chuyên môn áp dụng chính sách ‘lấy thịt đè người,’ ‘cả vú lấp miệng em,’ để cho ‘sống chết mặc bay.’

Nhưng có một khía cạnh đã, đang và còn sẽ di hại không biết cho tới bao giờ, cho chính nước gốc của các chú, cho chính nhân dân TQ, và cho cả nhân loại nói chung nữa, đó là quan niệm trọng nam khinh nữ, thể hiện qua ‘quốc sách một con.’

“Chính sách một con’ của TQ đã gây nên không biết bao nhiêu cảnh bạo hành lầm than khốn khổ cho người phụ nữ và cho các thanh thiếu nữ, hơn bất kỳ một chính sách nào trên mặt đất này, hơn bất kỳ một quốc sách nào đã từng được áp dụng trong toàn thể lịch sử thế giới.” Lời tuyên bố hết sức gay gắt này được thốt ra từ cửa miệng của Reggie Littlejohn, một nữ luật sư Hoa Kỳ, người đã thành lập hội “Quyền Phụ Nữ Không Biên Giới”--một liên hội quốc tế chuyên nhắm mục tiêu đả phá những vụ phá thai cưỡng bách và nô lệ tình dục tại TQ. Là một thiếu nữ đến từ California, ngay từ khi còn trẻ, đã sát cánh với Mẹ Têrêsa làm việc tại những khu ổ chuột ở Calcutta (Ấn Độ), Littlejohn lần đầu tiên va chạm với chính sách (quái đản) nói trên khi đứng ra đại diện cho các phụ nữ TQ xin được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ vào những năm của thập niên 1990.

Cô nói: “Trước hết, họ bị bách hại với tư cách là những Kitô hữu, tiếp theo đó là bị cưỡng bách triệt sản. Điều này mở ra trước mắt tôi hai vùng thế giới hoàn toàn mới lạ, vì nó hoàn toàn xa lạ đối với tôi.”

Trong chuyến về thăm Giáo Đô Rôma mới đây, nữ luật sư có dịp tiếp xúc với ZENIT, và đã định nghĩa tóm tắt ‘chính sách một con’ như là “một cuộc chiến tranh chống lại nữ giới tại TQ.” Việc cưỡng bức phá thai trở thành ‘chuyện thường ngày ở huyện’ đối với các phụ nữ nào vi phạm chính sách, kéo dài trong suốt chín tháng mang bầu. “Đã cưỡng bức thì tất nhiên phải dùng võ lực,” nữ luật sư nói, “các người phụ nữ chết tức tưởi cùng với các thai nhi đã đủ ngày đầy tháng.”

Nhưng sự tàn ác trong việc cưỡng bức phá thai không phải là sự vi phạm nhân quyền duy nhất vốn là kết quả của ‘chính sách kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)’ thần sầu của TQ. Vì trọng nam thành ra phải truy diệt nữ giới, qua việc phá thai, bỏ mặc và sát nhi. Kết quả là cả một cao trào nô lệ tình dục do bởi việc tru diệt thơ nhi nữ khiến cho mức chênh lệch nam nữ ngày càng cao, phỏng chừng có 37 triệu người nam nhiều hơn số người nữ, việc này tất nhiên đưa đến nhu cầu tăng gia buôn bán trao đổi phụ nữ từ các nước láng giềng vào TQ.

‘Chính sách một con’ còn là nguyên nhân mức tự tử của phụ nữ TQ cao hơn hẳn mọi nước. Theo ước lượng của WHO—cơ quan sức khỏe thế giới—thì mỗi ngày có khoảng 500 phụ nữ TQ tự kết liễu đời mình. “Tôi không nghĩ rằng điều này chẳng có liên quan gì đến nạn cưỡng bức phá thai, cưỡng bách triệt sản, và sát nhi,” cô Littlejohn nói.

Tuy nhiên nạn nhân không phải chỉ là phụ nữ và các thanh thiếu nữ mà thôi đâu. Theo nhiều câu chuyện từ TQ rỉ ra qua những cá nhân lúc nào cũng nằm trong cơn nguy tử thì chính quyền còn áp dụng muôn vàn phương cách tàn độc nhằm cho mọi thành viên trong gia đình phải thực thi chính sách. “Thật là kinh hoàng ghê tởm,” cô Littlejohn nói. Tháng Ba vừa qua đã xẩy ra một vụ là quan chức KHHGĐ đến nhà một người đàn ông để bắt em gái anh ta phải triệt sản. “Vì cô em gái vằng nhà, nên viên chức liền nện cho người cha một trận. Khi người đàn ông nhẩy vào can thiệp cho cha thì viên chức rút dao ra lụi cho anh ta hai phát vào tim, chết tươi ngay lập tức. Như vậy là giết người chứ còn là gì nữa!”

Cho đến nay, kẻ giết người đó vẫn phây phây, cho dù gia đình cố gắng lên tiếng, còn báo chí thì ém nhẹm vụ này. “Các viên chức KHHGĐ dẵm lên trên luật pháp,” cô Littlejohn nói tiếp, “họ muốn làm gì cũng được, kể cả việc khủng bố nhân dân.”

Thống kê về thành quả của ‘chính sách một con’ của TQ thấy mà rởn tóc gáy. Từ khi bắt đầu cho áp dụng chính sách vào năm 1979 đến nay, chính quyền khoe là đã ngăn chặn thành công 400 triệu sinh linh ra đời, với trung bình 13 triệu vụ phá thai hằng năm. Thành quả này tương đương với 1,458 mạng người tiêu vong cứ mỗi 60 phút, hay nói theo Littlejohn, thì “cứ mỗi giờ lại có một vụ thảm sát Thiên An Môn.”

“Điều trớ trêu là TQ thiết lập ‘chính sách một con’ nhằm mục tiêu kinh tế,” cô Littlejohn giải thích, “họ muốn giảm thiểu số bát cơm phải xới để tiết kiệm tiền, thế nhưng, chính sách này giờ đây đã trở thành án tử hình kinh tế của TQ.”

Nữ luật sư nêu ra hai lý do: (1) Sự mất quân bình của 37 triệu người nam trội hơn số người nữ đã phát sinh ra nạn buôn người và nô lệ tình dục tại nội địa TQ và các nước láng giềng; (2) TQ chẳng bao lâu nữa sẽ có dân số già nua mà giới trẻ lớn lên không trám kịp. Littlejohn gọi đây là hiện tượng “sóng thần tuổi già” sẽ ập vào TQ vào khoảng năm 2030.

Cô nói: “Họ không hề có hệ thống an sinh xã hội, và theo tôi biết, họ không hề có một kế hoạch hữu hiệu để đối phó với khối lượng người già ngày càng gia tăng này.” Nữ luật sư tỏ mối quan ngại về “sự khởi đầu và kết thúc cuộc sống” tại TQ vì “không biết họ sẽ xử trí thế nào về giai đoạn kết thúc cuộc sống khi cơn sóng thần tuổi già ập đến?” Tuy có truyền thống ‘kính lão đắc thọ’ nhưng khi đối diện với hậu quả của ‘chính sách một con’ thì liệu việc ủng hộ cao trào ‘an tử’ có dành phần thắng không?
“Rõ ràng là ‘chính sách một con’ không còn lý do nào để tồn tại,” Littlejohn nói, “tôi nghĩ rằng đây không phải là kiểm soát dân số, mà là kiểm soát xã hội.” Thế nhưng, nhà cầm quyền TQ thì bảo rằng ‘chính sách một con’ sẽ vẫn tiếp tục ít là cho đến năm 2015, cho dù mới đây đã thấy dấu hiệu cho phép có ‘chính sách hai con.’ Tuy nhiên, theo Littlejohn, thì vẫn còn đó nạn cưỡng bức phá thai, triệt sản hay sát nhi. Vấn đề dân số quốc gia thì chẳng có dấu hiệu tiến bộ nào. ‘Chính sách hai con’ đã được áp dụng tại các vùng thôn quê và cho các nhóm dân tộc thiểu số nếu con trưởng là con gái, nhưng điều này không hề giúp ngăn chận nạn sát hại trẻ gái trong một đất nước chuộng trẻ trai.

Cho dù nhà cầm quyền TQ cứ làm ngơ cho bạo hành và sát nhi tràn lan, thì các chính quyền phương Tây chẳng gây áp lực gì nhiều cho TQ thay đổi chính sách. Littlejohn nói: “Họ yếu xìu. Lẽ ra các nhà hoạt động nhân quyền phải coi đây là ưu tiên hàng đầu bởi vì TQ là nước đông dân nhất thế giới. Cứ năm người trên thế giới này thì có một người phải sống trong gọng kìm của ‘chính sách một con’ của TQ. Mà không phải chỉ có phụ nữ mà thôi đâu; đàn ông cũng thế. Người ta tự hỏi tại sao phụ nữ không chạy trốn đi với trẻ sơ sinh của mình. Dĩ nhiên là được, nhưng rồi họ sẽ búa người bố, người anh, người chồng trong gia đình. Thế thôi.”

Littlejohn còn nói thêm rằng Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chủ trương khá cứng rắn đối với nạn cưỡng bức phá thai tại TQ, và chính TT Hoa Kỳ cũng tỏ ý quan tâm như vậy. Thế nhưng khi phải tường trình về vấn đề này, thì Bà Ngoại Trưởng cho biết rằng chủ trương cứng rắn này chưa được “chuyển thành hành động cụ thể.” Littlejohn kết luận rằng việc này sẽ chẳng đi đến đâu cả vì Mỹ đang nợ TQ như chúa chổm.

Hơn nữa, cả Hoa Kỳ lẫn Liên Hiệp Quốc (LHQ) đều đang gián tiếp tài trợ cho chính sách này thông qua Quỹ Kế Hoạch Hoá Gia Đình LHQ—UNFPA—cũng như Ủy Ban Kế Hoạch Gia Đình Quốc Tế--IPPF—và Qũy Quốc Tế Marie Stopes. Các tổ chức này đều cung ứng phương tiện phá thai tại TQ. Mặc dù Hoa Kỳ đã cắt khoản tài trợ dành cho UNFPA vào năm 2001 vì khám phá ra nhóm này thông đồng thực thi ‘chính sách một con.’ Thế nhưng, không hiểu sao Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại tái tài trợ cho nhóm này vào năm 2009.

Tuy nhiên, hiện đang có nhiều vận động tại Hoa Kỳ nhằm cắt bỏ việc tài trợ nói trên. Do đó, Dân Biểu Renee Ellmers sẽ đệ trình dự luật cắt bỏ tài trợ cho UNFPA, tiết kiệm được khoảng 400 triệu Mỹ Kim trong vòng 10 năm sắp đến. Dĩ nhiên dự luật còn phải được ủy ban thông qua và Hạ Viện phê chuẩn mới có hiệu lực. Cử tri cần gia tăng áp lực đến các thành viên quốc hội về vấn đề này.

Về mặt tích cực, chính sách ‘quái đản’ này đã không chỉ kéo hai nhóm ‘phò sự sống’ và ‘phò chọn lựa’ xích lại gần nhau trong việc phòng chống nạn cưỡng bức phá thai, mà còn liên kết các tôn giáo với nhau nữa. Dân TQ dù theo đạo Kitô, Do Thái, hoặc Hồi giáo hay Phật giáo, chẳng ai ủng hộ phá thai cả. Nếu bị cưỡng bức phá thai, các tín hữu nói trên đều coi đó là một hình thức bách hại tôn giáo vậy.

Trong viễn ảnh bi thảm về nhân quyền như thế, Littlejonh vẫn tỏ ra lạc quan hy vọng rồi đây sẽ có thay đổi. Cô nói: “Không thể cứ kéo dài mãi thế này được. Hoặc Cộng Sản TQ sẽ đồng ý chấm dứt tệ nạn tàn ác này, hay nó sẽ phải chấm dứt bất chấp họ đồng ý hay không.”
Xin vào đây để xem phóng sự ngắn của hội “Quyền Phụ Nữ Không Biên Giới”
www.youtube.com/watch?v=JjtuBcJUsjY

Viết theo China’s War Against Women and Girls trong www.zenith.com, ngày 06/02/11.

06/05/11
Lễ Chúa Thăng Thiên

Nguyễn Kim Ngân
 
Thông Tấn Xã Việt Nam nịnh Trung Quốc lộ liễu
Hiếu Minh, VRNs
17:16 06/06/2011
VRNs (06.06.2011) – Không khí biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc âm mưu xâm lược Việt Nam tại Hà Nội và Sài Gòn sáng Chúa Nhật 5/6/2011 rất mạnh mẽ, đã gây một tiếng vang và tạo ra một hình ảnh đẹp của người dân VN trước nguy cơ đất nước rơi vào tay ngoại xâm. Cách riêng tại Sài Gòn, lần đầu tiên từ sau 1975 đến nay có một cuộc tuần hành công khai và tự do (tuy chưa thực sự đúng nghĩa) với đông đảo các bạn trẻ tham gia bày tỏ lòng yêu nước, mà không thấy cảnh công an thẳng tay đàn áp như trước đây nữa. Có người nhận xét đây là một tiền lệ rất tốt.

Thế giới thông tin đa chiều sẽ vô cùng ngạc nhiên và sau đó là thất vọng với bài đưa tin của vẹm TTXVN muốn nịnh Trung Quốc một cách quá lộ liễu. TTXVN đã viết một bản tin ngắn có tựa đề “Về việc một số người tụ tập gần Đại sứ quán Trung Quốc” (Những chỗ làm đậm là chi tiết dối trá của TTXVN). Bản tin có nội dung như sau: Ngày 5.6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra “các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM. Đó là thông tin sai sự thật.

Trên thực tế, sáng 5.6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Những người này cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về. (Hết bản tin)

Như thế, vì vẹm TTXVN là tiếng nói của ban tuyên giáo TW, đại diện cho tiếng nói của nhà cầm quyền VN, đã phô diễn cho thế giới thấy bộ mặt dối trá với dân và nịnh nọt với giặc. Nhà cầm quyền cộng sản VN luôn dùng cái tật thâm căn cố đế của mình là đánh tráo khái niệm từ ngữ. Sự kiện sáng hôm qua tại Hà Nội và Sài Gòn không gọi là “biểu tình” thì là cái gì đây? Xin mời quý độc giả xem bản tin và phóng sự truyền hình trên website của VRNs về vụ việc này, đồng thời có thể xem thêm trên các trang khác như:

- RFA: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vnese-take-streets-against-cn-06042011231823.html
- BBC: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110605_antichina_protest.shtml
- RFI: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110605-ca-ngan-nguoi-xuong-duong-tai-sai-gon-va-ha-noi-phan-doi-trung-quoc
- VietCatholic: http://vietcatholic.net/News/Html/90511.htm
- VNMax.info: http://vnmax.info/2011/06/05/tin-nong-ve-viec-bieu-tinh-ngay-56/

Xem xong những hình ảnh và video clip đó, chúng tôi thấy TTXVN nói dối kinh quá! Trắng trợn quá!

Bồi bút cộng sản đưa tin rất tùy tiện và mâu thuẫn. TTXVN mô tả tình hình xảy ra rất đúng với thực tế, chẳng hạn: “… (người dân) đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Những người này cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa…”. Nhưng lại kết luận ngược lại. Dối trá và mâu thuẫn đúng là bản chất của báo chí VN từ xưa tới nay.

Trên thực tế cũng như vậy. Tuy ở Sài Gòn không có việc đàn áp mạnh tay những người biểu tình, nhưng đã xảy ra việc công an bắt đi một số người trong đoàn biểu tình và ép họ để lấy lời khai, ký biên bản,… Những người này bị bắt khi đi vào khu vực vắng đoàn biểu tình. Lực lượng an nình được bố trí dày đặc và ra tay bắt bớ những người do chỉ huy của họ ra lệnh. Riêng đối với những người có ảnh hưởng lớn như các blogger Người Buôn Gió, Mẹ Nấm, Sự thật và Công lý (tức luật gia Tạ Phong Tần), Uyên Vũ thì bị săn đuổi gắt gao hơn. Họ bị bắt trước giờ xảy ra biểu tình, mặc dù có người không có ý định tham gia như chị Tạ Phong Tần. Có người cho rằng việc tham gia biểu tình ngày hôm qua sẽ rơi vào bẫy của nhà cầm quyền cộng sản nên họ nhất định không tham gia: các lãnh đạo cộng sản muốn đẩy những người dân ra “tiền tuyến” đương đầu (giống như các ngư dân VN trên biển Đông) để phản đối Trung Quốc xâm lược, còn chính họ, những lãnh đạo VN đương chức thì trốn biệt tăm! Họ sẽ đổ vấy việc biểu tình là do người dân chứ không phải do chủ trương của họ khi “Anh Hai” sờ gáy! Quả là thâm độc.

Hành động vô trách nhiệm của lãnh đạo VN và việc ra lệnh cho công an bắt đi một số người tham gia biểu tình ngày hôm qua như một gáo nước lạnh dội vào lòng yêu nước của người dân. Nhà cầm quyền này giống như một “kẻ bất lương” luôn nói năng và hành động bất nhất, miễn sao đạt được lợi ích cá nhân và phe nhóm của mình. Những con người đó có còn xứng đáng nắm giữ cương vị lãnh đạo nữa không? Muốn giữ được tổ quốc và non sông Việt Nam, những người yêu nước chân chính cần phải trả lời câu hỏi này.

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tử đạo bên tây, các quốc gia trong khối tự do (3)
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
13:07 06/06/2011
TỬ ÐẠO BÊN TÂY, CÁC QUỐC GIA TRONG KHỐI TỰ DO (3)

Khoảng cuối thập niên 80s, Ðức Hồng Y Josef Tomko, Bộ Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo, đã cho biết rằng kể từ năm 1980 đến 1985, trung bình cứ mỗi tháng lại có một Linh Mục, Tu Sĩ hay Nữ Tu bị sát hại. Hầu hết những vị này đã bị thiệt mạng trong các nước đang có nội chiến hay xung đột tôn giáo (Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo ở một số quốc gia Phi Châu và Nam Dương; Phật Giáo và Ấn Giáo ở Tích Lan (Sri Lanka)... hoặc tranh chấp ý thức hệ (chiến tranh Quốc-Cộng ở Phi Luật Tân – Philippines, và nhiều nước khác ở Á, Phi và Châu Mỹ La Tinh). Những quốc gia này được kể như thuộc “Ðệ Tam Thế Giới,” các nước “Không Liên Kết” hoặc các nước “Ðang Mở Mang”. Nhưng thực ra những mỹ từ trên chỉ ám chỉ khối đa số những nước nhược tiểu, nghèo, đang là “đàn em” của một trong hai khối chính: Cộng Sản (bên Ðông), đứng đầu là Liên Bang Soviet (Soviet Union. Thời chiến tranh lạnh, trước 1989); và Tư Bản (bên Tây), do Mỹ lãnh đạo. Cả hai đại cường nói trên vẫn đang theo đuổi những chính sách nhằm đặt quyền lợi quốc gia của họ trên hết, nhưng luôn luôn núp dưới chiêu bài “nghĩa vụ quốc tế” hoặc “vấn đề an ninh quốc gia” để che lấp manh tâm của họ trong một chủ nghĩa thực dân mới (Neo-Colonialism).

Dĩ nhiên là khối C.S. vẫn luôn luôn tìm cách triệt hạ những tôn giáo lớn đang có ảnh hưởng nhiều trên đời sống dân chúng, với một sách lược đàn áp chung trong toàn khối. Ðối với khối Tư Bản, đặc biệt tại Châu Mỹ La Tinh, việc đàn áp tôn giáo đã không xảy ra trên bình diện quốc gia, nhưng thường chỉ là mối tương tranh giữa nhóm cầm quyền, có nhiều của cải, quyền lực trong tay, và một giáo hội địa phương, hay một Giám Mục, hoặc một hay nhiều Linh Mục đang cố vận động, giáo dục hoặc khai tâm (Conscientization) những người dân chất phác, nghèo khổ, thiếu học, đã bị đẩy ra ngoài lề xã hội (Marginalization). Ðôi khi, những vị này đã khuyến khích các tầng lớp dân nghèo nổi dậy đánh đổ bạo quyền bằng đường lối võ trang giải phóng, (các võ khí thường do một hay nhiều nước thuộc bên Đông cung cấp), dựa trên một cách lý luận mới nhằm “hợp thức hóa” việc tạo công bình xã hội bằng bạo lực. Cách lý luận mới đó đã mang tên “Thần Học Giải Phóng.” Đôi khi, một vài giáo sĩ đó đã bị phe nhóm có quyền lực sát hại.

Việc tuyên xưng những giáo sĩ, giáo dân bị sát hại vì đã tranh đấu, cách chủ động và bạo động, cho nhân quyền ở những quốc gia thuộc khối Tư Bản, là Vị Tử Ðạo, thường đã gây phản ứng bất bình cho Tòa Thánh Vatican. Trong một cách hiệu quả, điều này đã làm nhạt mờ những cuộc tử đạo chân chính của các giáo sĩ và giáo dân đã phải sống bên Đông. Tiếp tục loạt bài này, người viết sẽ trình bày những khác biệt giữa các cuộc tử đạo do sự trực tiếp minh chứng cho các Chân Lý của Ðức Tin (in odium fidei) của giáo sĩ và giáo dân bên Ðông và những vị bị sát hại bên Tây (trong khối Tư Bản) vì đã lãnh đạo, khuyến khích hoặc tham gia những tổ chức võ trang chống lại nhà cầm quyền.

TỬ ÐẠO BÊN TÂY

Một trong những nhà “Thần Học Giải Phóng” ở Châu Mỹ La Tinh là cựu LM. Leonardo Boff (ông đã hồi tục năm 1992), dòng Phanxicô, đã cố gắng lý luận để “tử đạo hóa” những vị bị sát hại ở bên Tây. Trong bài: “Sự Tử Ðạo: Một cố gắng nhằm vào sự Suy Tư Hệ Thống” (Martyrdom: An Attempt at Systematic Reflection; trong cuốn Martyrdom Today (Concilium), N.Y., 1983, pp. 12-17), cựu LM Boff đã chia sự tử đạo thành ba phương cách, thứ nhất là cuộc tử đạo của Ðức Giêsu Kitô được kể như sự tử đạo hoàn hảo (par excellence); kế đến là cuộc tử đạo của những Kitô hữu, những người noi theo việc tử đạo của Chúa Giêsu; cuối cùng là những người tử đạo vì “vương quốc” của Chúa, những người không thuộc Kitô giáo cách rõ ràng, nhưng thuộc về căn nguyên của Chúa, là vương quốc; họ đã chịu bỏ mình vì những giá trị hướng tới lý tưởng (Utopian) của vương quốc như chân lý, công lý, yêu Thiên Chúa và yêu kẻ nghèo. (cf. p.12).

Cũng như LM thần học gia Karl Rahner (dòng Tên), cựu LM Boff biện minh rằng Chúa Giêsu đã chịu tử đạo trong sự chủ động (Acta Martyrum). Ngài đã không tránh né kẻ thù, cũng không trốn chạy khỏi những khủng hoảng ở Galilêa, nhưng “cương quyết lên đường đến Jerusalem” (Lk.9:51) cho cuộc đương đầu cuối cùng. Như vậy, theo cựu LM Boff, tất cả những giáo sĩ và giáo dân đã hi sinh mạng sống của mình vì tranh đấu cho nhân quyền của người nghèo đều là những vị tử đạo trong ý nghĩa đầy đủ nhất. Cựu LM Boff còn đi xa hơn để nói rằng những du kích quân cộng sản đã bị tử trận trong hai cuộc cách mạng ở Cuba và Nicaragua cũng là những vị tử đạo trong ý nghĩa thần học, không phải trong ý nghĩa ngữ pháp (euphemism). Tất cả những người đã hoặc sẽ chết cho công lý, tình yêu (đồng loại), hòa bình, thuộc bất cứ ý thức hệ nào, đều là những vị tử đạo qua việc đổ máu mình ra bởi vì họ đã thực thi những hành động nhân đức trong tinh thần của Ðức Kitô (cf. p.15). Họ không phải là những vị tử đạo trong đức tin Kitô giáo, không là anh hùng của Giáo Hội, nhưng họ là những vị tử đạo của vương quốc của Chúa.

Ðến đây, người đọc đã thấy có “vấn đề” trong lối suy luận của cựu LM Boff. Làm thế nào để có thể nói những cán binh đã chém giết không gớm tay cho một chủ thuyết vô thần, để rồi khi bị giết chết lại có thể là vị tử đạo trong vương quốc của Chúa? Làm sao có thể tin được rằng họ đã chiến đấu cho chân lý và công lý (tinh thần của Ðức Kitô), khi họ đã chà đạp lên nhân phẩm và tước hết nhân quyền của dân chúng một khi họ đoạt được chính quyền? Hi vọng rằng cựu LM Boff đã kinh nghiệm được điều đó qua kết quả cuộc “cách mạng” ở Nicaragua. (*)

Michael Novak, một thần học gia và nhà ngoại giao, đã phàn nàn: “Hầu hết các nhà thần học giải phóng đã không tỏ dấu hiệu cho thấy họ đã nghiên cứu Marx, tài liệu của các lý thuyết gia viết về Marx hoặc những thử nghiệm về Marx ở nơi khác. Nhưng một vài nguyên lý của họ lại thuộc về Marx.” (Novak M., Will it liberate? N.Y., 1986, p.23).

Ðối với những giáo sĩ và giáo dân đã bị sát hại ở bên Tây, thực sự đã có những vị chủ trương phải dùng bạo động để đạt công lý và nhân quyền với bất cứ phương tiện từ đâu gửi tới. Có vị đã “theo cách mạng” từ đầu và đã từng nắm những chức vụ quan trọng trong chính quyền mới, như cựu Linh Mục Miguel d'Escoto, thuộc tu hội Maryknoll ở New York, là Ngoại Trưởng của chính quyền cộng sản Nicaragua; cựu LM Ernesto Cardenal, Bộ Trưởng Văn Hóa của cùng một chính phủ. Một vài LM khác đã tham gia nhóm du kích quân CS ở Phi Luật Tân. Ðiểm quan trọng ở đây là liệu Giáo Hội Công Giáo có thể chấp nhận một lối giải phóng bạo động và tuyên xưng những người bị hi sinh là vị tử đạo?

Từ khi bắt đầu triều đại của Ngài, Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng bước, từng phần, dựng nên một “trường hợp” thần học và một chủ thuyết xã hội phù hợp với tinh thần Kitô giáo để hóa giải những sai lạc của nền “thần học giải phóng.” Sự siêu việt (transcendence) của tôn giáo thì vượt lên trên chính trị và là căn nguyên của đời sống tinh thần. Các huấn dụ của ÐGH Gioan Phaolô II một lần nữa đã thể hiện qua “Tài Liệu Hướng Dẫn Về Một Vài Phương Diện Của Thần Học Giải Phóng” do ÐHY Ratzinger (Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêdictô XVI) công bố năm 1984: “Một sự thật lớn lao trong thời đại của chúng ta cần gợi sự suy tư cho tất cả những ai thành thật muốn vận động cho sự giải phóng chân chính của các anh em: Hằng triệu anh em chúng ta hiện tại đang khao khát cách chính đáng những quyền tự do căn bản mà họ đã bị những chính quyền vô thần và chuyên chế cướp đoạt trong cách họ chiếm quyền hành bằng bạo động và những phương tiện cách mạng, nhân danh giải phóng nhân dân cách chắc chắn. Sự sỉ nhục này trong thời đại của chúng ta không thể bỏ qua được: Trong khi rêu rao là đem lại tự do, những chính quyền này đã kìm kẹp cả nước trong những điều kiện hèn hạ không xứng đáng với con người. Những người, có lẽ vì vô ý, làm cho mình trở nên đồng lõa trong việc nô lệ hóa tương tự đã phản bội lại những kẻ bần cùng mà họ muốn giúp.” (Instruction on Certain Aspects of the Theology of Liberation, p.203).

Nhìn vấn đề qua một góc cạnh nào đó, người ta có thể tranh luận rằng Ðức Giêsu Kitô đã chịu tử đạo cách chủ động, nhưng họ không thể nào nói rằng Ngài đã dùng bạo động hoặc khuyến khích bạo động. “Những kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt.26:52), “Ta sai các con đi như chiên lành giữa đàn sói” (Mt.10:16). Công cuộc giải phóng của Ðức Kitô là giải phóng toàn diện con người, mà Giáo Hội Công Giáo đang chủ chương, chứ không chỉ giải phóng con người khỏi cảnh nghèo đói vật chất, bằng cách “đấu tranh giai cấp, giai cấp phục thù”, gây oán hận triền miên giữa những anh em.


(*) Năm 1979, du kích quân Cộng Sản ở Nicaragua, một nước thuộc miền Trung của Châu Mỹ, mang danh “Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia Sandanista” (Tiếng Tây Ban Nha: Frente Sandanista de Liberacion Nacional), hay vắn tắt là Sandanistas, do Daniel Ortega cầm đầu, đã chiếm được chính quyền từ tay gia đình độc tài, cha truyền con nối, Somozas. Dĩ nhiên là Ortega đã đưa Nicaragua vào quỹ đạo của Liên Bang Soviet. Khi Soviet và khối CS quốc tế sụp đổ vào năm 1989, Nicaragua cũng đã đổi thay và trở thành nước theo thể chế dân chủ, tự do từ năm 1990.

LM. Phaolô Nguyễn văn Tùng
 
Viễn tượng Á Châu và chính sách đa văn hóa Úc
Vũ Văn An
18:44 06/06/2011
Người Công Giáo Việt Nam đã hiện diện trên đất nước Úc hơn 30 năm qua. Một thế hệ là thời gian đủ dài để ta có được một cái nhìn tương đối khách quan về bất cứ hiện tượng xã hội nào. Tuy nhiên, hiện tượng giao thoa văn hóa hình như có phức tạp hơn. Một năm trước đây, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney hơi ngỡ ngàng trước hiện tượng mình không được chào đón tại một giáo xứ Úc, mà vị cha xứ, nghịch lý thay, cũng thuộc “chính dòng” thuyền nhân như mình. Tuy nhiên, điều ấy hình như không quan ngại bằng sự kiện sau đó, việc kia được sự “nhìn nhận” của chính đấng bản quyền giáo phận, vốn dĩ nhiên là một người Úc. Có người tự hỏi: Phải chăng đa văn hóa (multiculturalism) chỉ là hai hay ba thứ văn hóa đặt cạnh nhau mà không hề ngó đến nhau, như lời Đức TGM Vegliò, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Về Di Dân Và Người Du Lịch, mới phát biểu vừa rồi, và cũng như ngài, ngưòi Công Giáo Việt Nam ở Sydney mong có được một thứ liên văn hóa (interculturalism).

Nhưng rồi, cũng vị bản quyền kia, hồi còn ở Melbourne, nghĩa là trước biến cố “nhìn nhận” trên, đã tiên đoán: rất có thể trong tương lai, một người Việt Nam sẽ làm tổng giám mục Melbourne. Lời tiên đoán ấy phần nào đã được “nên trọn” nơi đức Tân Giám Mục Phụ tá Vincent Nguyễn Văn Long của Melbourne. Trong một bài phỏng vấn của VietcatholicNews, vị tân giám mục uớc mong “được đồng hành với Giáo Hội ở quê nhà và trong vai trò là Giám Mục Úc ngài sẽ mang những quan tâm của Giáo Hội Việt Nam cho anh em Giám Mục và anh chị em giáo dân Úc Đại Lợi thấu hiểu, chia sẻ và liên đới với nhau”. Quả là một chiếc cầu quí giá. Cầu mong ngài đóng góp nhiều cho mùa xuân liên văn hóa.

Và để cho thấy chủ đề đa văn hóa không đơn giản, chúng tôi xin phổ biến một tham luận của hai tác giả người Úc gốc Á Châu là Charles Koo và Gary Yia Lee viết cho Phúc Trình Tình Trạng Quốc Gia của Ủy Ban Nhân Quyền Và Cơ Hội Đồng Đều Úc
.

Khía cạnh lịch sử

Theo hai tác giả này, từ thế kỷ 19, người Á Châu đã di cư tới Úc. Năm 1861, họ chiếm gần 3.5% dân số Úc. Tuy nhiên, với chính sách Nước Úc Da Trắng ở đầu thế kỷ 20, thành phần Á Châu trong dân số Úc giảm xuống, chỉ còn là 0.4%. Tỷ lệ này vẫn tiếp tục ở mức đó đến giữa thập niên 1960 khi có sự nới lỏng các hạn chế không cho những người có tay nghề không phải là Âu Châu hay bán-Âu Châu được nhập cư. Mục đích là để cho phép một số rất ít những người trung lưu không phải là Âu Châu được vào Úc. Con số ít ỏi đó có mục đích giữ cho sự hiện diện của họ không lộ liễu lắm về phương diện xã hội, và tùy thuộc con số ưu tiên hơn của các di dân Da Trắng.

Quyết định của Chính Phủ Whitlam năm 1973 nhằm loại bỏ tư cách sắc tộc ra khỏi các điều kiện nhập cư đã giúp con số di dân Á Châu tăng lên đáng kể. Đây cũng là một mặc nhiên nhìn nhận tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của khu vực Á Châu thuộc Thái Bình Dương đối với các quyền lợi kinh tế và chính trị trong tương lai của Úc. Trong 2 năm 1976-1977, di dân từ Á Châu chiếm 15% tổng số các di dân, và tỷ lệ ấy tăng tới 34% tổng số các di dân vào các năm 1986-1987. Dù mẫu mực di dân có liên hệ đến việc giải thực và hiện đại hóa, nhưng bối cảnh và nguyên động lực của nó không đồng bộ. Chúng thay đổi từ những người không có bằng cấp đi tìm nơi nương thân (asylum-seekers) của Đông Dương tới những nhà chuyên nghiệp có bằng cấp của Tân Gia Ba, Mã Lai, Ấn Độ và Hồng Kông.

Ngày nay, người Úc gốc Á Châu từng rời cư qua đất nước này chiếm 4.1% dân số Úc, trong đó, 2.2% (377,751) đến từ Đông Nam Á gồm các nước Brunei, Căm Bốt, Nam Dương, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan và Việt Nam; 1.2% (199,288) đến từ Đông Bắc Á gồm các nước Trung Hoa, Hồng Kông, Nhật Bản, Bắc Hàn, Nam Hàn, Ma Cao, Mông Cổ và Đài Loan; 0.7% (110,811) đến từ Nam Á gồm các nước A Phú Hãn, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.

Khía cạnh nhân dụng

Vì là một nước phát triển, Úc cần thu hút những người có khả năng cao từ khắp thế giới, đồng thời cũng cần các di dân bán-tay nghề để phục vụ những người khá giả. Điều này phản ảnh hiện tượng phân cực thị trường lao động mỗi ngày một gia tăng trong thế giới phát triển. Cùng với việc gia tăng con số những nhà chuyên môn và những nhà đầu tư, người ta cũng thấy cần phải gia tăng con số những người có tay nghề thấp cho các khu vực vốn chưa được qui định và chưa được nghiệp đoàn hóa như các ngành chế tạo nhẹ, bán lẻ và ăn uống. Những ngành này ít có bảo đảm về công ăn việc làm, thường là chưa được nghiệp đoàn hóa,và do đó, thường là địa bàn tìm việc của người tị nạn, di dân và phụ nữ không nói tiếng Anh. Việc phục hồi kỹ nghệ may mặc tại Tây Âu, Mỹ và Úc cũng được đặt lên lưng các phụ nữ di dân mà mức lương cũng gần giống như mức lương tại Á Châu và Nam Mỹ.

Khuôn mẫu nhân dụng của người Úc gốc Á Châu khá phức tạp và đôi khi mâu thuẫn nhau. Thí dụ, thống kê năm 1986 cho thấy các phụ nữ sinh tại Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư và Hy Lạp có xác xuất được sử dụng trong các ngành chế tạo 3 lần nhiều hơn các phụ nữ khác trong lực lượng lao động. Nhưng, trong kỹ nghệ may mặc, các phụ nữ sinh tại Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Sýp và Hy Lạp cũng lại đông hơn từ 8 đến 12 lần. Đầu thập niên 1980, nạn thất nghiệp lần đầu tiên lên quá 10% trong vòng 50 năm, tỷ lệ những người thất nghiệp sinh ở ngoại quốc cao hơn tỷ lệ những người thất nghiệp sinh tại Úc khoảng 2%. Năm 1987, 36.8% đàn ông và 36.9% phụ nữ sinh tại Việt Nam thất nghiệp (1), so với 8.1% đàn ông và 8.2% phụ nữ sinh tại Úc. Một phần lý do của hiện tượng này là các thay đổi căn bản về cấu trúc đang diễn ra lúc ấy trong nền kinh tế Úc với việc giảm thiểu con số công việc không cần tay nghề hay chỉ cần nửa tay nghề trong khu vực chế tạo. Trong khi ấy, lại có sự gia tăng con số phụ nữ làm việc nửa thời gian cũng như làm việc “tại gia” trong các kỹ nghệ may mặc, đóng giầy, điện tử, đóng gói, thực phẩm và tạp hóa.

Tuy thế, vẫn có nhiều di dân Á Châu có tay nghề cao làm việc trong các ngành quản trị, hành chánh, và chuyên nghiệp. Jayasuriya (1990: 12) từng nhận định rằng bách phân các di dân Á Châu trong các việc “cổ trắng” hạng trung cũng giống như bách phân dân Úc hay người sinh tại Anh. Các con số lấy trong các năm rừ 1981 tới 1986 không thay đổi cấu trúc tay nghề của di dân Á Châu nói chung, nghĩa là, các di dân Á Châu vẫn nằm trong hai loại chính: những người có học cao trong các nghề bậc trung, và những người ít học trong các việc lao động tầm thường.

Đối với những người thuộc loại thứ nhất, vấn đề ưu tư hàng đầu là cơ hội được đề bạt, thăng thưởng và được nhìn nhận các bằng cấp và kinh nghiệm từ ngoại quốc. Hiệu quả của luật lệ về Cơ Hội Nhân Dụng Đồng Đều (EEO=Equal Employment Opportunity) khá chắp nối đối với nhiều nhóm di dân. Niland và Champion (1990: 28) từng mong tìm được các chương trình kiểu mẫu ở khu vực công của tiểu bang New South Wales, vì các kế hoạch nhân dụng đồng đều dành cho các nhân viên xuất thân từ hậu cảnh không nói tiếng Anh đã được kể là bắt buộc từ 8, 9 năm qua. Tuy nhiên, họ kết luận rằng: rất ít thấy các chương trình như thế. Trong khu vực tư, họ thấy còn ít công ty hơn nữa có các chính sách và chương trình EEO dành cho công nhân di dân. Trong cuộc điều tra EEO tại khu vực công năm 1990 của tiểu bang New South Wales, do Văn Phòng Giám Đốc Nhân Dụng Công tiến hành, 12% nhân viên phụ nữ thuộc hậu cảnh không nói tiếng Anh và 18.2% nhân viên nam giới cũng thuộc hậu cảnh này bị sách nhiễu ngay tại nơi làm vì lý do chủng tộc. Giọng nói liên tục được trích dẫn như là rào cản chính để không được thăng thưởng đối với nhân viên thuộc hậu cảnh không nói tiếng Anh.

Khía cạnh kỳ thị chủng tộc

Ý hướng nguyên thủy của chính sách di dân hậu chiến là để tăng cường “đặc điểm Anh” của Úc (Castles, 1993:68). Khi tới đây, các người Đông và Nam Âu phải vượt qua nghịch cảnh đáng kể và phải chứng tỏ được giá trị kinh tế và văn hóa của mình đối với quốc gia. Với việc bãi bỏ chính sách Nước Úc Da Trắng vào năm 1973, và với sự hiện diện lớn hơn của người Úc gốc Á Châu, một dị bản của diễn trình trên đã được lặp lại.

Dù xét theo phương diện lịch sử, đây là nguy cơ vàng và đỏ vốn ngoại lai đối với Úc trong một dĩ vãng không xa, sự hiện diện của người Úc gốc Á Châu từng được một số giới mô tả như một cuộc tiếp thu kinh tế xã hội và bị đổ cho những lỗi như đe dọa sự gắn bó xã hội, thất nghiệp, bạo hành, tăng giá nhà đất ở một số khu ngoại ô và làm giảm giá ở một số khu khác, làm môi trường xuống cấp, suy sụp đô thị và lạm dụng hệ thống phúc lợi… Sự hiện diện của người Á Châu tại Úc cũng thường xuyên tạo nên tranh luận ở một số giới, mà gần đây nhất là cuộc tranh luận của Blainey vào năm 1984, nhận định năm 1986 của ông John Howard về các đe dọa đối với sự gắn bó xã hội trong một dân số càng ngày càng đa văn hóa.

Theo cuộc nghiên cứu của Jayasuriya, các dữ kiện gộp lại liên quan tới hầu hết các định mức xã hội chính như tỷ lệ tội phạm, mức sinh, tỷ lệ ly dị, tình trạng y tế và thành tích giáo dục cho thấy rằng không hề có sự khác nhau nào quan trọng giữa các người Úc gốc Á Châu và các nhóm di dân khác (Jayasuriya, 1990:11). Sinh xuất nơi người Úc gốc Á Châu thay đổi từ 1.9 tới 2.1 tương tự như người sinh trưởng ở Úc (Evans, 1985).

Trong lãnh vực giáo dục, chứng cớ cho thấy các sinh viên Úc gốc Á Châu có thành tích tốt tại các định chế giáo dục (Bullivant, 1986 and Birrell, 1986). Dù người ta hay thấy nhiều tên người Úc gốc Á Châu đứng trong số 100 em hàng đầu kết quả HSC (Thi Trung Học Đệ Nhị Cấp), nhưng họ đừng tổng quát hóa điều đó cho mọi nhóm người Úc gốc Á Châu hay loại trừ các biến số có thể có khác. Thí dụ, các học sinh người Úc gốc Trung Hoa và gốc Việt Nam xem ra hay đạt được các tham vọng giáo dục của chúng hơn các học sinh gốc Lào hay Cămbốt. Lý do của hiện tượng này có thể do giáo dục bị gián đoạn do hậu quả của nhiều năm chiến tranh và thiếu các dịch vụ hỗ trợ dành cho phụ huynh và học sinh. Sự thành công về giáo dục cũng phát sinh ra nỗi sợ cạnh tranh để vào được các tài nguyên giáo dục có giới hạn (Jayasuriya, 1990:11).

Trong lãnh vực tội phạm, trong một nghiên cứu về các con số thống kê nhà tù giữa các năm 1947-1966, Francis cho thấy các di dân sinh tại Á Châu và Phi Châu có tỷ lệ thấp hơn so với các di dân từ Vuơng Quốc Thống Nhất, Gia Nã Đại và Tân Tây Lan (Francis, 1981). Các con số từ cuộc thống kê quốc gia về nhà tù năm 1986 cho thấy người sinh tại Á Châu có tỷ lệ bị kết án và giam tù vào khoảng 1.6 phần ngàn (Jayasuriya, 1990:11).

Khi tường trình hoạt động tội phạm của người Úc gốc Á Châu, giới truyền thông đại chúng thường nhấn mạnh đến việc phải định vị nó trong văn hóa và tính sắc tộc của cá nhân và không chịu thảo luận các nhân tố như môi trường địa phương, suy thoái kinh tế đương thời, ngăn cản nghề nghiệp và thiên kiến có tính cơ cấu.

Các phần tử tội phạm có mặt trong số người Á Châu tại Úc cũng như tại các cộng đồng khác. Sự khác nhau là hầu như lúc nào, các tội phạm Á Châu cũng bị cảnh sát và giới truyền thông địa phương mô tả bằng những ngôn từ da mầu và sắc tộc và thường là theo kiểu vơ đũa cả đám (monolithic), như “Khiếp đảm khi băng đảng Á Châu ngự trị hè phố”, “Bọn Cướp Tấn Công Người Giầu Có Á Châu”, “Tội Phạm và Văn Hóa tại Cabramatta”. Khi những tờ bào này tường trình về tội phạm của người Anh Úc, tính sắc tộc của các phạm nhân ít khi được nhắc tới trong hàng tít lớn.

Về vấn đề bạo hành có tính kỳ thị người Úc gốc Á Châu, Cuộc Điều Tra Toàn Quốc Về Bạo Hành Có Tính Kỳ Thị Tại Úc ghi nhận rằng cường độ của thiên kiến nặng hay nhẹ là tùy ở loại tranh luận chính trị đương thời, ở tình trạng kinh tế quốc gia và ở sự chú ý của truyền thông lúc ấy (HEROC, 1991:140).

Thế hệ thứ hai và thứ ba của người Úc gốc Á Châu cũng đương đầu với nạn kỳ thị chủng tộc không kém. Người ta khá ngần ngại khi phải công khai hóa tình cảm bài Á Châu vì việc này có thể dẫn tới mức độ kỳ thị lớn hơn.

Khía cạnh cung ứng và công bằng (access and equity)

Phúc Trình Đánh Giá Cung Ứng Và Công Bằng năm 1992 ghi nhận rằng tác động của Chiến Lược Cung Ứng Và Công Bằng thay đổi cả đối với các khách hàng lẫn các nha bộ. Chiến lược này đã tạo được “một ý thức nơi các nhà quản trị” (OMA,1992:119). Đã có nhiều cải thiện trong các dịch vụ ngôn ngữ và thông tin và hành động qua lại liên văn hóa nhưng các hàng rào vẫn còn đó. Như không có sẵn thông dịch viên, sử dụng thông dịch viên không thích đáng, sử dụng truyền thông không thích đáng để phổ biến thông tin (OMA, 1993:10).

Đối với những người Úc gốc Á Châu không thông thạo tiếng Anh, các ngôn ngữ sẵn sàng nhất để được sử dụng trong thông dịch là các ngôn ngữ có số đông người nói và sử dụng như tiếng Trung Hoa và tiếng Việt Nam. Còn đối với các cộng đồng nhỏ hơn như Đại Hàn, Urdu, Căm Bốt, Lào hay Thái Lan, thì thật khó mà có được các dịch vụ thông dịch, nhất là trong tình thế khẩn trương, đơn giản chỉ vì không có thông dịch viên toàn thời cho các ngôn ngữ này. Điều này áp dụng cho cả dịch vụ ngôn ngữ Liên Bang lẫn Tiểu Bang. Đối với các sắc tộc nhỏ bé như Hmong hay Ngung, tình thế còn tồi tệ hơn nữa. Dù các cơ quan chính phủ có nhiệm vụ sắp xếp các thông dịch viên và trả tiền thuê họ, nhưng việc này không luôn luôn thực hiện được và do đó, nhiều khách hàng vẫn đành phải trông cậy vào con cháu, thân nhân và bằng hữu.

Một vấn đề khác liên quan tới việc tìm ra một cơ chế phân phối các tư liệu đã được phiên dịch để chúng đến được các cử tọa muốn nhắm. Điều này đặc biệt xẩy ra với những người cao niên Úc gốc Á Châu, là những người đến ngay ngôn ngữ của họ cũng mù chữ luôn. Do đó, cần phải bổ túc các tư liệu đã phiên dịch bằng việc thông tin miệng.

Một quan tâm khác về các dịch vụ ngôn ngữ là việc thiếu phối hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ như Sở Thông Dịch Điện Thoại, Ủy Ban Sắc Tộc Sự Vụ Tiểu Bang hay Văn Phòng Sắc Tộc Sự Vụ và Sở Thông Dịch Y Tế. Mỗi cơ quan này hoạt động trong phạm vi tài phán nhất định của họ. Thành thử nhiều khách hàng không biết phải kêu đến ai trong lúc cần. Có khi họ bị giới thiệu hết chỗ này đến chỗ khác mà vẫn không tìm được thông dịch viên thích hợp. Trong tình thế ấy, nhiều người Úc gốc Á Châu không thông thạo tiếng Anh đành bỏ cuộc không sử dụng dịch vụ này nữa.

Khía cạnh dịch vụ chuyên biệt sắc tộc và tự giúp mình

Nhiều di dân mới tới đã tự thiết lập ra các tổ chức tự giúp mình để nâng đỡ nhau và như một phương thế vận dụng các đóng góp của chính họ cho cộng đồng đất chủ. Cuốn Hướng Dẫn Các Tổ Chức Cộng Đồng Sắc Tộc Tại Úc năm 1992 liệt kê không dưới 102 tổ chức cộng đồng Á Châu riêng tại New South Wales, so với 84 tổ chức vào năm 1989. Nhiều tổ chức khác không được liệt kê, nhưng người ta biết chắc là chúng có hiện hữu. Một số tổ chức nhận được tài trợ của chính phủ, nhưng đa số chỉ dựa vào thiện chí của các thiện nguyện viên.

Trên căn bản toàn quốc, 18 tổ chức cộng đồng Á Châu tiếp nhận các khoản tài trợ để định cư của Bộ Di Trú và Sắc Tộc Sự Vụ trong tài khóa 1992-1993, trị giá từ 16,000 tới 46,000 dollars trong tổng số ngân sách tài trợ là 3.4 triệu dollars (DILGEA, Thông Cáo Báo Chí, 14/1/93). Các tài trợ phúc lợi hàng năm của Ủy Ban Sắc Tộc Sự Vụ NSW cho các tổ chức Á Châu là 7 khoản vào năm 1989, trị giá 57,000 dollars, 6 khoản vào năm 1993, trị giá 66,000 dollars hay 6.6% toàn bộ ngân sách 1 triệu dollars (NSW Minister of Ethnic Affairs, Thông Cáo Báo Chí, 27/1/93). Bốn tổ chức Á Châu nhận được 1 tài khoản kéo dài từ 2 đến 3 năm của Liên Bang vào năm 1991 so với 2 tài khoản năm 1993. Xét bề mặt, điều này cho thấy có sự gia tăng tài trợ, nhưng ta cần nhớ rằng giữa các năm 1986 và 1992, con số người thường trú tại Úc sinh tại Á Châu gia tăng tới 40% từ 413,187 người lên 687,850 người (Census Applications, Small Area System Comparison 1986-1991, Table 7). Người ta ước lượng có hơn 40% những người mới tới định cư ở New South Wales, được coi như tiểu bang nam châm thu hút người di dân mới.

Trong phạm vi giáo dục, 66 trong số 166 trường do các cộng đồng sắc tộc điều hành tại New South Wales đã cung cấp các lớp ngôn ngữ Á Châu. Các trường của sắc tộc Trung Hoa chiếm 50% con số này với 9,800 học sinh ghi danh. Những trường sắc tộc này sở dĩ có khả năng hoạt động được phần lớn nhờ sự tận tâm của các thành viên cộng đồng, dĩ nhiên được sự nâng đỡ của chính phủ Liên Bang và Tiều Bang qua những khoản tài trợ nhỏ.

Phần lớn các tài trợ của chính phủ đương thời tập chú vào việc phát triển cộng đồng, ưu tiên thứ yếu dành cho các trợ giúp cá nhân hay gia đình để giải quyết các nan đề tuổi trẻ và các tranh chấp gia đình. Trong phạm vi khẩn trương hay khủng hoảng chỗ ở, các tổ chức Úc gốc Á Châu cũng góp tay giúp thiết lập ra các dịch vụ chuyên biệt sắc tộc. Điển hình là việc thiết lập ra nhà nương náu (refuge) cho phụ nữ Đông Dương và nhà nương náu cho thiếu nữ Á Châu tại Sydney vào năm 1992. Hội Phụ Nữ Việt Nam tại Liverpool, Sydney, xử lý ít nhất 3 trường hợp mỗi tuần liên quan tới các phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. Các con số trong năm 1991-1992 của Bộ Nhà Ở của Tiểu Bang NSW cho thấy 29% các đương đơn xin có chỗ ở vì lý do khủng hoảng là người không nói tiếng Anh. 75% các đương đơn không nói tiếng Anh bị loại ngay từ giai đoạn đầu của diễn trình chọn lọc so với 61% các đương đơn nói tiếng Anh.

Các cộng đồng Á Châu cũng nhận được tài khoản để lập các trung tâm coi trẻ và nhà ở cho người cao niên cũng như tài khoản tương tự để lập đền thờ và trung tâm cộng đồng. Con số các cơ quan Á Châu và chính dòng về phúc lợi xã hội cũng thi hành nhiều dự án phục vụ các đối tượng Á Châu liên quan tới sức khỏe phụ nữ, giáo dục bệnh AIDS, giáo dục về ma túy và rượu, cũng như các sinh hoạt liên quan tới nhân dụng. Trong phạm vi nhà ở, chẳng hạn, Bộ Nhà Ở của NSW, dưới Chương Trình Chính Phủ Tiểu Bang và Nhà Ở Cộng Đồng, đã cung cấp các ngân khoản tương ứng sau đây trong các năm 1990-1992: 360,000 dollars cho nhà nương náu phụ nữ Đông Dương; 593,000 dollars và đất trị giá 400,000 dollars để xây những đơn vị nhà ở cho các thường trú dân Việt Nam; và 667,000 dollars cho 8 căn nhà bán biệt lập cho người cao niên Lào ở Sydney (NSW Department of Housing, 1992, Appendix 1).

Khía cạnh tiếp nhận di dân và người tị nạn

Úc, vì là nước ký Qui Ước Tị Nạn LHQ (1968), nên đã tiếp nhận nhiều người tới và định cư trên lãnh thổ mình nếu thoả mãn câu định nghĩa của Qui Ước về người tị nạn, tức là: một người ở ngoài xứ sở gốc của mình và không thể hay không muốn trở lại đó, vì có đủ cơ sở để sợ bị bách hại vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hay thành viên của một nhóm xã hội đặc thù hay vì chính kiến.

Những ai không thoả mãn câu định nghĩa trên nhưng chịu “những vi phạm trắng trợn tới nhân quyền của mình" cũng có thể được tiếp nhận dưới chính sách nhân đạo đặc biệt. Thành phần thứ ba, gọi là Trợ Giúp Đặc Biệt, nhằm vào những người ở nước ngoài nhưng bị “khó khăn và đau khổ” như đang bị trầm trọng vướng vào các tình thế tương tự như chiến tranh hay những người có liên hệ gần gũi với nước Úc.

Con số những người được nhận dưới Chương Trình Tị Nạn, Nhân Đạo và Trợ Giúp Đặc Biệt này dựa vào chỉ tiêu (quota) do Bộ Di Trú ấn định hàng năm. Chỉ tiêu cho năm 1991-1992 là 10,000 người (con số thực sự được nhận là 7,157), 12,000 người cho năm 1992-1993, và 13,000 người cho năm 1993-1994 để định cư con số người rời bỏ quê hương cũ tại Yugoslavia và Đông Âu (Media Release, Minister for Immigration and Ethnic Affairs, 26 May 1993).

Liên quan đặc biệt tới người Úc gốc Á Châu dưới chương trình này là các người tị nạn từ Việt Nam, và Lào, đồng thời một số nhỏ những người “đủ điều kiện” từ các quốc gia được nhìn nhận như Sri Lanka, Trung Hoa, Nam Dương và Miến Điện. Con số những người tới theo chương trình này là: 6,807 trong tài khóa 1989-1990 và 3,136 trong tài khóa 1991-92.

Trước năm 1989, phần lớn người tị nạn là các đương đơn ở ngoại quốc, chỉ chừng 300 đương đơn một năm trên đất liền mà thôi. Sau khi Chính Phủ Úc cấp visa thường trú tạm thời 4 năm cho người Trung Hoa sau biến cố Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, gần 10,000 đơn đã được nhận trong năm 1991-1992. Con số này bao gồm cả hơn 300 đơn của “thuyền nhân” Căm Bốt và Trung Hoa. Thêm vào đó, tính cho đến cuối năm 1991, vẫn còn tới 23,000 người chờ đợi được xét đơn xin tị nạn.

Phần lớn các đương đơn phải đợi 2 năm hoặc hơn mới được cứu xét. Mặc dù được cấp thêm ngân khoản từ 8.7 triệu dollars năm 1991/1992 lên 25.1 triệu dollars năm 1992/1993 và đơn giản hóa diễn trình xét đơn để rút thời gian cứu xét xuống còn 2 tháng, nhiều ngàn người vẫn còn phải chờ quyết định của chính phủ về tư cách của họ. Thêm vào đó, còn có những người mới được cấp thường trú tạm thời nữa.

Chính Phủ Liên Bang cũng đưa ra các luật lệ nhằm hủy bỏ việc dùng lý lẽ “bác bỏ công lý tự nhiên” làm cơ sở để thượng tố các quyết định chính thức. Họ cũng ban hành các đạo luật nhằm hạn chế việc bồi thường thiệt hại cho các thuyền nhân hay vượt biên bị tạm giữ.

Điều bất thường nhất trong Chương Trình Tị Nạn, Nhân Đạo và Trợ Giúp Đặc Biệt là những người tị nạn trên đất liền với tư cách thường trú tạm thời có quyền được đi làm, sử dụng thẻ y tế và được bảo lãnh các thành viên cận kề của gia đình mình. Họ có thể nhận được giúp đỡ tài chánh của các cơ quan bác ái với ngân quĩ đặc biệt do chính phủ cấp, chỉ không được nạp đơn xin nhà chính phủ hay trợ cấp an sinh xã hội.

Trái lại, những người trong các trại tạm giam như các “thuyền nhân” Căm Bốt chẳng hạn, thì phải mòn mỏi sống tại Villawood, Melbourne hay Port Hedland chỉ vì diễn trình luật pháp phức tạp và các thủ tục bàn giấy chậm như rùa. Nếu hệ thống quá phức tạp và cần nhiều năm để hoàn tất diễn trình cứu xét, thì không nên giam giữ những người vượt biên trong các trại tạm giam mà phải cho họ vào cộng đồng giống như những người đương đơn trên đất liền.

Viễn tượng tương lai

Dù nhiều việc còn cần được thực hiện dưới chính sách đa văn hóa của Úc, nhiều người Á Châu cũng đã tìm đường đi vào sinh hoạt kinh doanh, chính trị và nghề nghiệp của Úc. Trong lãnh vực giáo dục, các sinh viên học sinh Úc gốc Á Châu học hành với thành tích cao, thường được tiếng là những người đạt thành tích cao và rất cao (Bullivant, 1986). Dù các tên Úc gốc Á Châu vẫn được thấy hàng năm trong 10 kết quả cao nhất của Bằng Trung Học Đệ Nhị Cấp (HSC), người ta vẫn cần phải thận trọng khi nhìn vào các học sinh sinh viên Á Châu nói chung. Thí dụ, trong số các học sinh sinh viên tị nạn Việt Nam, Lào và Căm Bốt, tỷ lệ bỏ học khá cao, phần lớn vì không được hỗ trợ và do hậu cảnh tị nạn của cha mẹ.

Hiện đã có các chính trị gia gốc Á Châu trong chính quyền địa phương và cả trong Quốc Hội Tiểu Bang và Liên Bang. Con số các nhân vật Á Châu trong kỹ nghệ giải trí, trong nghệ thuật và trong truyền thông cũng đang gia tăng. Bất chấp những mô tả có tính phóng đại về các hoạt động tội ác Á Châu do truyền thông in ấn, các nhật báo lớn tiếng Anh cũng đang tường thuật nhiều câu truyện thành công về những chủ tiệm và doanh nhân Á Châu (Thomas, 1993: 31-37). Các chùa Phật Giáo, các đền thờ Ấn Giáo và các nhà thờ Á Châu đang được dựng lên tại nhiều thành phố thủ phủ của Úc, đôi khi bất chấp sự chống đối của cư dân địa phương.

Các người tị nạn từ Việt Nam đã “trải nghiệm được một mức độ thăng tiến đáng kể giữa việc làm đầu tiên và việc làm đương thời ở Úc” với những người sắc tộc Trung Hoa thường tập trung vào công việc tay chân và buôn bán nhỏ hơn người Việt Nam (Tran and Holton, 1991: 174). Người ta mong rằng chiều hướng này sẽ tiếp tục đối với nhiều người Úc gốc Á Châu nếu họ được chia sẻ cơ may và việc tham dự của họ được khích lệ dưới các nguyên tắc công bình và bình đẳng xã hội. Theo một nghĩa nào đó, căn cứ vào các thay đổi to lớn về đặc điểm dân số trong một thời gian ngắn, chúng ta đang có ngay trước cửa nhà mình một khuôn mẫu đa dạng văn hóa rất thành công. Ngoài việc thực hiện các đóng góp kinh tế và văn hóa, việc cải thiện cung ứng và công bình sẽ góp phần hơn nữa giúp người Úc gốc Á Châu có được một cảm thức chân thực về bản sắc Úc và góp phần nuôi dưỡng tính đa dạng văn hóa của Úc, có lợi hỗ tương cho mọi cư dân và các thế hệ tương lai. Vì các đóng góp của người Úc gốc Á Châu ngày một gia tăng và biến đổi theo thời gian, nên thực tại làm người Úc của họ cũng sẽ thay đổi, sẽ đến lúc trong lịch sử Úc, tất cả chúng ta sẽ cùng thương thảo các thực tại đa dạng cho tương lai, một tương lai bao gồm hoài mong của cả thiểu số lẫn đa số.

Tài liệu tham khảo

Birrell, R. (1986), The Ethnic Problem in Education, Research Conference, AIMA, AGPS, Canberra.

Bullivant, B. (1986), Getting a Fair Go : Studies of Socialisation and Perspectives of Discrimination (Canberra: HREOC).

Castles, S. (1992), The 'New' Migration and Australian Immigration Policy in Asians in Australia edited by Inglis C., Gunasekaran S., Sullivan G. and Wu, C., Institute of Southeast Asian Studies, Allen and Unwin, Sydney.

Centre for Working Women Co-operative Limited, Women Outworkers: A Report Documenting Sweated Labour in the 1980s, Footscray.

Collins, J. (1988), Migrant Hands in a Distant Land, Pluto Press, Sydney.

Evans, M. D. R. (1985), New Blood : A Social Portrait of Australia's Recent Immigrants, RSSS, ANU, Canberra.

Francis, R. D. (1981), Migrant Crime in Australia, QUP, St. Lucia.

Human Rights and Equal Opportunity Commission (1991), Racist Violence, Report of the National Inquiry into Racist Violence in Australia, AGPS, Canberra.

Jayasuriya L. and Sang D. (April 1990), Asian Immigration Past and Current Trends, Current Affairs Bulletin.

Niland C. and Champion R. (1990), EEO Programs for Immigrants: The Experience of Thirteen of Thirteen Organisations, Bureau of Immigration Research, AGPS, Canberra.

Office of the Director of Equal Opportunity in Public Employment (1992), 1990 EEO Survey Report for the New South Wales Public Sector, ODEOPE, Sydney.

Office of Multicultural Affairs (1993), Access and Equity Evaluation Summary, AGPS, Canberra.

Public Service Commission (1990), Maximising Diversity : A Report on the Employment of People of Non-English Speaking Background in the Australian Public Service, AGPS, Canberra.

Price C. (1974), The Great White Walls Are Built, ANU Press, Canberra.

Thomas, T. "Small Buiness, the Vietnamese Way", Business Review Weekly, 15 January 1993: 30-37

Tran, M. V. and Holton, R. Sadness is Losing our Country, Happiness is Knowing Peace: Vietnamese Social Mobility in Australia, 1975-1990 (Canberra: Office of Multicultural Affairs, 1991).

Women's Directorate in NSW, Self-employed or Employee? A Survey of Women in New South Wales doing Paid Work at Home (Sydney: NSW DIRE and EAC, 1987).
 
Văn Hóa
Một ngày vui
Trầm Hương Thơ
06:49 06/06/2011
Sáng nay mát mẻ dịu dàng
Những làn gió mới nhẹ nhàng thơm tho
Tạ ơn Thiên Chúa ban cho
Hương thơm Thần Thánh tự do cho đời

Mùa xuân đang nói những lời
Muôn mầu muôn sắc cho đời thêm xinh
Bước chân xuân nhẹ một mình
Tinh mơ ngào ngạt hương trinh uớp hồn

Thánh Thần ban tặng ơn khôn
Qua làn gió nhẹ phớt hôn linh hồn
Linh hồn bất tử trường tồn
Tinh mơ cho đến hoàng hôn làm gì?

Vào đời là bước chân đi
Khởi từ mầm sống li ti tạo thành
Vẽ vào như một bức tranh
Đẹp hơn tất cả xung quanh cuộc đời

Ngài cho con được thành người
Xung quanh vạn vật nở tươi chúc mừng
Ngày trôi đi mãi không ngừng
Trái tim tíc tắc nhảy mừng hoan ca

Nửa vòng thế kỷ đã qua
Bước chân in lại sau ta những gì?
Có gì đáng để khắc ghi?
Lời đẹp, lời xấu thị phi sau này

Đường đi có thấy gì hay?
Hay ta không thấy vòng quay cuộc đời?
Trái tim tíc tắc tuyệt vời
Đưa từng nhịp đập cho đời thêm tươi

Mùa xuân luôn có nụ cười
tạ ơn Thiên Chúa tuyệt vời ban cho
Uống từng ngụm gió thơm tho
Tạ ơn Thiên Chúa ban cho con người

Sáng nay bạn có mỉm cười
Với làn gió mới nhận lời cầu hôn?
Đưa ơn Thần Thánh vào hồn
Nhớ đừng từ chối hãy hôn lấy NGƯỜI.
 
Tận hiến
Jos. Tú Nạc, NMS
11:01 06/06/2011
Vâng,
Con dẫu biết đời con là tận hiến
Biết về đâu xin hãy dắt dìu con,
Con chỉ biết đời con là tất cả,
Tận hiến cho Người, và
Mãi mãi về sau.
Con vẫn biết con một lần Người gọi,
Xin cho con được
Làm
Mục tử nhân lành
Vâng…

(Kinh C, Hải Hưng, Kính nhớ Nghĩa Phụ J.B Đinh Công Thi,
Kính tặng Phó Tế Thịnh, Kinh C
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Chuông Giáo Đường
Nguyễn Bá Khanh
21:22 06/06/2011
THÁP CHUÔNG GIÁO ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Chiều nay em bước ngang giáo đường
Mắt Chúa chắc buồn thăm thẳm hơn
Chắc cây thánh giá thành di tích
Chuyện một người chuộc tội hoài công!
(Trích thơ của Nguyễn Tất Nhiên)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền