Ngày 08-06-2016
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Làm sao để trở nên ‘Muối của Đất’ và ‘Ánh Sáng của Thế Gian’
Bùi Hữu Thư
06:39 08/06/2016
Tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: bình điện giữ cho ‘Ánh Sáng’ của chúng ta không tắt là Cầu Nguyện

Vatican ngày 7/6/2016

Các Kitô hữu phải là muối đất và ánh sáng cho trần gian, và có một bình điện chúng ta có thể dùng mà không bao giờ hết cả.

Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong Thánh Lễ hàng ngày hôm nay tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, trong khi ngài trích dẫn Phúc Âm trong ngày.

Đức Thánh Cha nhắc đến đoạn Chúa Giêsu bảo các môn đệ: “Anh em là muối đất,” “Anh em là ánh sáng cho trần gian.” Ngài nói: Các Kitô hữu phải là muối và ánh sáng, nhưng không bao giờ được giữ cho riêng mình: muối phải làm cho thêm vị ngon, và ánh sáng phải soi sáng cho kẻ khác.

Bình điện

Đức Thánh Cha tiếp và hỏi: “Một Kitô phải làm gì khiến cho muối không hết, và dầu trong đèn không cạn?” Ngài giải thích rằng bình điện giúp cho có ánh sáng chính là việc cầu nguyện.

Ngài khuyên: “Có rất nhiều điều các bạn có thể làm, nhiều công trình bác ái, nhiều đóng góp lớn lao cho Giáo Hội – một Đại Học Công Giáo, một trường học một bệnh viện – bạn có thể được ân thưởng vì dâng cúng cho Giáo Hội một đài kỷ niệm, nhưng nếu bạn không cầu nguyện, thì ánh sáng của bạn vẫn lu mờ.”

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: cầu nguyện là điều làm rực sáng đời sống Kitô, và là một vấn đề “quan trọng”. Ngài nhấn mạnh rằng lời cầu của chúng ta, bằng mọi hình thức, phải xuất phát tự trái tim.

Nói về việc các Kitô hữu phải là muối đất, ngài ghi nhận: “chỉ có thể thật là muối khi ban tặng cho kẻ khác.” Điều này, Đức Thánh Cha giải thích là một thái độ Kitô khác: “Tự cho đi chính mình, ban tặng mùi vị cho đời sống kẻ khác, góp mùi vị cho nhiều sự việc bằng sứ điệp của Phúc Âm.”

Làm sao để không hết muối và ánh sáng

Ngài tiếp: “Muối là thứ phải mang ra dùng, không được giữ cho riêng mình, mà phải ban tặng cho kẻ khác. Thật lạ lùng, cả muối lẫn ánh sáng là để cho người khác, không phải dành cho mình: muối không tự nó có vị mặn; ánh sáng không tự nó chiếu dõi.”

Ngài công nhận: “Dĩ nhiên, bạn có thể tự hỏi bao lâu thì muối và ánh sáng sẽ cạn và tắt, nếu chúng ta cứ tiếp tục cho đi. Nhưng, ở đây là chỗ quyền năng của Thiên Chúa can thiệp.” Đức Thánh Cha giải thích: vì các Kitô là muối được Thiên Chúa ban cho chúng ta khi chịu phép Rửa Tội, đây là một quà tặng không bao giờ hết.”

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các Kitô hữu hãy chiếu sáng và luôn luôn vượt thắng chước cám dỗ là chỉ chiếu sáng cho riêng mình. Đức Thánh Cha gọi đây là ‘một tu đức tự soi gương.’ “Đây là một điều xấu” nếu chỉ muốn chiếu sáng riêng mình.

Ngài kết luận: “Hãy là ánh sáng để soi dẫn, làm muối để có vị mặn, và để giữ cho khỏi hư thối.
 
Công đồng Liên Chính Thống giáo tiếp tục gặp chướng ngại
Lm. Trần Đức Anh OP
11:58 08/06/2016
ISTANBUL. Viễn tượng nhóm họp Công đồng Liên Chính Thống giáo từ Chúa Nhật 19-6 tới 27-6-2016 tại đảo Creta bên Hy Lạp tiếp tục gặp khó khăn.

Trong tuần lễ trước đây, Giáo Hội Chính Thống Bulgari cho biết sẽ không tham dự Công đồng này nếu một số vấn đề tranh luận không được làm sáng tỏ trước, và vì thế Giáo Hội này kêu gọi hoãn lại việc nhóm họp Công đồng. Cả Giáo Hội Chính Thống Giorgia cũng có lập trường tương tự.

Hôm 6-6-2016, sau phiên họp đặc biệt, Tòa Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo ở Constantinople, Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ, đã thông cáo bác bỏ yêu cầu của Giáo Hội Chính Thống Bulgari và nói rằng sau hơn 50 năm chuẩn bị, Công đồng này sẽ tiến hành như đã định, vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 19-6 (theo lịch Giuliano).

Mục đích khóa họp thượng đỉnh này tại Creta là một sự thỏa thuận của Chính Thống giáo về đường hướng tương lai của mình. ”Tòa Thượng Phụ chung, có trách nhiệm chính đối với việc bảo tồn sự hiệp nhất của Chính Thống giáo, kêu gọi tất cả hãy tận dụng cơ hội này và đến tham dự.

Thông cáo cũng có đoạn viết: ”Thật là ngạc nghiên và ngỡ ngàng, một vài Giáo Hội trong số 14 Giáo Hội Chính Thống đã tuyên bố lập trường của mình. Qui luật của Giáo Hội không cho phép xét lại kế hoạch Công đồng đã được đề ra. Tuy nhiên tại Creta, còn có thể thay đổi các dự thảo văn kiện. Các phái đoàn sẽ trình bày các đề nghị của mình”.

Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga mạnh mẽ phê bình lập trường của Tòa Thượng Phụ Constantinople. Tổng LM Andrej Nowokiow ở Mascơva tuyên bố với hãng thông tấn Tass của Nga hôm 7-6 rằng: ”Tôi e ngại rằng thái độ độc tài như thế của Tòa Thượng Phụ Constantinople là một toan tính buộc những người khác phải thay đổi ý kiến. Hiển nhiên Constantinople muốn có quyền lực vô giới hạn trong thế giới Chính Thống giáo, và hành động ”như thể một thứ giáo hoàng ở đông phương”, và như thế là đe dọa thành quả của Công đồng.

Thánh Hội đồng Chính Thống Nga đã yêu cầu Đức Thượng Phụ Bartolomaios triệu tập một phiên họp tiền công đồng, trước ngày 10-6 này để cứu xét xem có thể nhóm Công đồng trong thời hạn dự trù hay không. Theo Chính Thống Nga, dù một Giáo Hội thành viên không tham dự, thì đó cũng là một chướng ngại không thể vượt qua đối với việc thực hiện một đại Công đồng của Chính Thống giáo.

Trước sự từ khước của Đức Thượng Phụ Bartolomaios triệu tập phiên họp vừa nói, hôm 8-6-2016, Đức TGM Hilarion Alfeyev, Chủ tịch Hội đồng ngoại vụ tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga, cho biết Thánh Hội đồng của Giáo Hội này nhóm họp khẩn cấp để quyết định có nên tham dự Công đồng liên Chính Thống giáo hay không. Đức TGM nói: ”Chúng tôi vẫn luôn nói rằng các quyết định của Công đồng phải được sự đồng thuận thì mới được công bố. Chúng tôi tin rằng sự đồng thuận bao hàm không những sự đồng ý của những người hiện diện nhưng cả những người khác vắng mặt nữa. Sự đồng thuận phải có nghĩa là ý kiến đồng nhất của tất cả các Giáo Hội Chính Thống. Nếu một Giáo Hội vắng mặt, thì chúng tôi nghĩ điều này có nghĩa là không có sự đồng thuận” (KNA 7-6-2016, Asia News 8-6-2016).

Mặt khác, Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện vào thứ bẩy 11-6 tới đây để bày tỏ sự gần gũi tinh thần với Chính Thống giáo. Buổi cầu nguyện sẽ diễn ra tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. (Apic 6-6-2016)
 
Công giáo và Hồi giáo Indonesia cùng nhau chống lại chủ nghĩa cực đoan
Lã Thụ Nhân
21:03 08/06/2016
Công Giáo và Hồi giáo Indonesia cùng nhau chống lại chủ nghĩa cực đoan

Indonesia (Vatican Radio) Giáo Hội Công Giáo tại Indonesia đang kêu gọi chính phủ chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan và giữ gìn bản sắc đa văn hóa và đa tôn giáo của đất nước này.

Indonesia đang chuẩn bị để tổ chức hai sự kiện chính của giới trẻ Công Giáo trong hai năm 2016-2017. Sự kiện thứ nhất là Đại hội Giới trẻ Indonesia, diễn ra từ ngày 01 đến 06 tháng Mười, 2016 ở Manado. Năm tới, Indonesia sẽ tổ chức Đại hội Giới trẻ Á châu từ 30 tháng Bảy đến 06 tháng Tám, 2017 tại Yogyakarta.

Cha Agustinus Ulahayanan, thư ký điều hành Ủy ban đại kết và liên tôn của Hội đồng Giám mục Indonesia cho hay mối quan hệ giữa các cộng đồng Hồi giáo đa số và cộng đồng Kitô giáo thiểu số có truyền thống tốt đẹp, nhưng gần đây đã bị đảo lộn bởi các nhóm tôn giáo mới.

Cha Ulahayanan cho biết: "Họ theo đường lối bất khoan dung trong tư duy, và chúng tôi đang cố gắng theo dõi điều này và đáp lại, nhưng chúng tôi cùng nhau thực hiện điều đó".

Ngài nói rằng các Kitô hữu và người Hồi giáo đã đồng ý ngăn chặn cực đoan từ bên trong hàng ngũ của mình. "Chẳng hạn, nếu người bất khoan dung hoặc các nhà hoạt động đến từ những người ôn hòa, thì họ sẽ đi đầu để xử lý điều đó, "điều tương tự cũng xảy ra đối với các Kitô hữu, và Kitô hữu - Công Giáo hay Tin lành - sẽ là người đầu tiên đối phó với vấn đề".

Cha cũng cho biết hai cộng đồng tiếp tục làm việc với nhau để chống lại chủ nghĩa cực đoan, cũng như hợp tác về các vấn đề kinh tế, xã hội và giáo dục.

Lã Thụ Nhân
 
Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem gửi lời chúc mừng tháng chay Ramadan của người Hồi giáo
Lã Thụ Nhân
21:06 08/06/2016
Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem gửi lời chúc mừng tháng chay Ramadan của người Hồi giáo

Giêrusalem (Vatican Radio) Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem đã gửi lời chúc bình an và huynh đệ đến người Hồi giáo trên khắp thế giới, họ đã bắt đầu tháng chay Ramadan trong tuần này.

Trong một thông cáo, Tòa Thượng phụ Latinh viết: "Vào đầu tháng chay Ramadan, Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem với hàng giáo sĩ và giáo dân, gửi lời chào và lời chúc tốt đẹp đến người Hồi giáo trong tháng ăn chay và cầu nguyện này.

Bạo lực vẫn vây quanh Trung Đông, chúng ta cầu xin Chúa giúp đỡ mọi người phải tôn trọng người khác, để cầu nguyện và can đảm nhận ra rằng hận thù và bất công sẽ không có hiệu lực pháp luật trong khu vực của chúng tôi, cái nôi của nền văn minh.

Khi chúng tôi nghĩ về Syria, một đất nước bị tàn phá bởi nhiều năm xung đột, đến cuộc chiến Iraq, nghĩ đến Ai Cập phấn đấu để phục hồi từ một tiến trình chuyển đổi chính trị khó khăn, nghĩ đến Jordan hoặc Lebanon mất ổn định bởi dòng người tị nạn hàng ngày, và nghĩ đến Thánh Địa, nơi đang diễn ra bạo lực, tiếp tục gia tăng những lo ngại về cuộc xung đột ngày càng tồi tệ. Chúng tôi ủng hộ tất cả các sáng kiến chính trị, nhân đạo và tôn giáo để làm im tiếng các loại vũ khí chiến tranh và mang lại hòa bình cho Trung Đông.

Chúng tôi xin gởi lời cầu chúc hòa bình".

Lã Thụ Nhân
 
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc của Vatican thúc giục các giải pháp đối với giới trẻ thất nghiệp
Lã Thụ Nhân
21:05 08/06/2016
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc của Vatican thúc giục các giải pháp đối với giới trẻ thất nghiệp

Geneva (Vatican Radio) - Tân Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp quốc cạnh Geneva, Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovič, đã kêu gọi Tổ chức Lao động quốc tế làm nhiều việc hơn để giải quyết "vấn đề bức xúc của giới trẻ thất nghiệp".

Trong một bài phát biểu hôm thứ Năm với phiên thứ 105 của Hội nghị Lao động Quốc tế, vị đại sứ nhấn mạnh rằng đó là một nghĩa vụ đạo đức để tạo ra những công việc đàng hoàng và lương tốt đặc biệt dành cho những người trẻ. Ngài nói thêm để làm được như vậy, đòi hỏi phải đến với "mô hình kinh tế mới, toàn diện và công bằng, không nhằm phục vụ cho số ít, nhưng phục vụ lợi ích người dân và toàn xã hội".

Cảnh báo về các cách thức mà công nghệ tiên tiến có thể làm giảm giá trị và phẩm giá của người lao động, Đức Tổng Giám Mục Jurkovič nhắc lại rằng nó không còn đủ để đo lường sự tiến bộ của con người về tăng trưởng kinh tế và tích lũy của cải vật chất. Ngài nói rằng công việc "đạt được tính cách thật sự của nó khi nó tốt đẹp và bền vững đối với những người lao động, người sử dụng lao, các chính phủ, cộng đồng và môi trường".

Đức Tổng Giám Mục cho biết toàn cầu hóa đã cung cấp những cơ hội mới trong và các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, nhưng nó cũng đã làm cho người lao động dễ bị tổn thương hơn với áp lực cạnh tranh lương thấp hơn và làm việc lâu giờ hơn.

Cuối cùng Đức Tổng Giám mục Jurkovič nói về những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế và xã hội. Trích dẫn từ Thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài nói: "Chúng tôi không chỉ đang phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng riêng biệt, một về môi trường và một về xã hội, mà là một cuộc khủng hoảng phức tạp, bao hàm cả xã hội và môi trường. Chiến lược cho một giải pháp đòi hỏi cách tiếp cận tích hợp để đấu tranh chống đói nghèo, phục hồi phẩm giá người bị loại trừ, đồng thời bảo vệ thiên nhiên".

Lã Thụ Nhân
 
Top Stories
Chine, Zhejiang : la campagne d’abattage des croix sur les édifices chrétiens se poursuit
Eglises d'Asie
09:29 08/06/2016
08/06/2016 - Depuis janvier 2014, les chrétiens du Zhejiang, province située au sud de Shanghai, subissent une forme particulière de répression: au nom du respect des normes d’urbanisme et de la législation sur les permis de construire, de très nombreuses croix situées au sommet des édifices religieux, que ce soient des
églises catholiques ou des temples protestants, ont été abattues. Lorsque les responsables de ces communautés chrétiennes résistent ou manifestent leur mécontentement, les autorités n’hésitent pas à intervenir de manière musclée.

En un peu plus de deux ans, entre 1 200 et 1 700 croix ont ainsi été abattues. Un article publié le 21 mai 2016 par le New York Times fait le point sur cette campagne, apparemment circonscrite à la seule province du Zhejiang. La traduction est de la Rédaction d’Eglises d’Asie.

Au Zhejiang, au fil des vallées et des collines de cette province côtière que baignent les eaux de la mer de Chine orientale, la campagne gouvernementale d’abattage des croix situées sur les clochers des lieux de culte chrétiens laisse une impression de désolation au visiteur de passage. C’est comme si un typhon avait ravagé la côte, décapitant les bâtiments au hasard de son passage.

A Shuitou, ville du sud de la province, des ouvriers y sont allés au chalumeau pour retirer la croix de trois mètres de haut située au sommet du clocher de trente-sept mètres au-dessus de l’église du Salut. La croix repose maintenant dans la cour de l’église, enveloppée d’un maigre linceul rouge.

Dans la commune de Mabu, une quinzaine de kilomètres plus à l’est, la police anti-émeute a été déployée pour empêcher les paroissiens de pénétrer dans l’enceinte de l’église de Dachang alors que des ouvriers montaient des échafaudages pour scier la croix. Dans les villages de Ximei, Aojiang, Shanmen et Tengqiao, situés aux alentours, des croix sont ainsi tombées, et gisent maintenant à plat sur des toits ou dans des cours, ou sont encore enterrées comme des cadavres.

Au cours d’un voyage de quatre jours au cœur de cette région prospère de la province du Zhejiang, j’ai pu parler avec des habitants qui m’ont donné force détails sur les efforts impressionnants déployés par les autorités pour anéantir des croix, ce symbole qui partout dans le monde signale une présence chrétienne. Depuis un peu plus de deux ans, selon des membres de l’administration locale et de simples habitants, les autorités ont abattu les croix de 1 200 à 1 700 églises, donnant parfois lieu à des affrontements violents avec les croyants qui essayaient de les arrêter.

« Cela a été très difficile à gérer », commente un ancien de l’église de Shuitou qui a préféré, comme les autres, garder l’anonymat, de peur des représailles du gouvernement. « Il ne nous reste plus qu’à nous mettre à genoux et à prier. »

La campagne s’est limitée au Zhejiang, province qui abrite une des communautés chrétiennes les plus importantes et vivantes du pays. Mais selon des personnes au fait des délibérations du gouvernement chinois, derrière la campagne d’abattage des croix dans cette province se cache un nouvel effort déployé au niveau national pour réguler plus sévèrement la vie spirituelle en Chine. Cette tentative s’inscrit dans le resserrement général exercé par le pouvoir en place sur la société, un resserrement voulu par le président Xi Jinping.

A l’occasion d’un discours officiel important sur la politique religieuse du pays prononcé [en avril 2016], Xi Jinping a recommandé aux membres du Parti communiste de se « protéger résolument contre les infiltrations étrangères menées sous des prétextes religieux ». Il a aussi averti que les religions pratiquées en Chine devraient être « sinisées », et qu’elles devraient adhérer aux politiques religieuses du Parti communiste chinois. Ces instructions révèlent la crainte, ancienne, du gouvernement chinois que le christianisme sape un jour l’autorité du Parti. En Chine, bon nombre d’avocats des droits de l’homme sont des chrétiens, et beaucoup de dissidents ont déclaré avoir été influencés par l’idée que les droits de la personne humaine trouvent leur racine en Dieu.

Ces dernières décennies, malgré des campagnes régulières de répression contre les groupements religieux non enregistrés ou l’interdiction de mouvements spirituels tels le Falungong, le Parti avait largement toléré une certaine renaissance des religions en Chine, permettant aux Chinois d’exercer la religion de leur choix, encourageant même la construction d’églises, de mosquées, et de temples.

Des centaines de millions de personnes ont adopté les croyances religieuses dominantes du pays: le bouddhisme, le taoïsme, l’islam et le christianisme. La Chine compte aujourd’hui une soixantaine de millions de chrétiens. Beaucoup fréquentent des églises enregistrées par le gouvernement, mais la moitié d’entre eux au moins pratique dans des églises non enregistrées, que les autorités locales faisaient souvent semblant d’ignorer.

Mais la décision de Xi Jinping de convoquer une « conférence sur les religions » en avril dernier – la première du genre depuis ces quinze dernières années – témoigne sans doute de son insatisfaction vis-à-vis de certaines des décisions politiques adoptées au sujet de ces religions. Les personnes au fait des discussions du Parti pensent qu’il a l’intention de s’appuyer sur certaines des leçons tirées de la campagne dans le Zhejiang pour freiner la progression de l’ensemble des groupes religieux à travers le pays.

Selon les informations disponibles, s’il est improbable que le gouvernement en vienne à abattre toutes les croix des églises de Chine, on peut cependant s’attendre à ce que les autorités locales se mettent à examiner minutieusement les finances et les liens avec l’étranger de toutes les Eglises et autres institutions religieuses. De telles actions resteraient dans la lignée des efforts déployés par le gouvernement pour minimiser l’influence des religions – et plus particulièrement du christianisme –, considéré comme une menace pour le Parti.

« Les événements survenus dans le Zhejiang sont un test, estime Fan Yafeng, juriste indépendant à Pékin. Si le gouvernement considère que le résultat est un succès, il renouvellera et renforcera ses actions. »

Elargir cette campagne en vue de contrôler l’essor des religions pourrait pourtant, à terme, porter préjudice au président Xi Jinping. Les croyants quitteront les Eglises dites enregistrées, c’est-à-dire contrôlées par le gouvernement, pour rejoindre des communautés souterraines qui se réunissent secrètement, dans des immeubles de bureaux ou des demeures privées par exemple. La campagne pourrait aussi contrarier beaucoup de citadins, des cols-blancs convertis au christianisme.

« Ne pas considérer le christianisme comme une religion du pays mais comme une religion étrangère pourrait aliéner les chrétiens chinois », explique Fredrick Fallman, spécialiste du christianisme en Chine à l’université de Göteborg, en Suède. « Mais c’est peut-être ce qu’ils veulent: leur faire peur. »

Situé dans une vallée à une quinzaine de kilomètres de la côte, le village de Shuitou est un petit bourg de bâtiments en béton, aux rues arrangées de façon assez désordonnée. La plupart des lieux de culte traditionnels – des temples bouddhistes et taoïstes ainsi que des sanctuaires ancestraux dédiés aux défunts des familles – sont des petites structures. Certains sont construits à flanc de montagne et la plupart se situent à l’abri des regards.

Cependant, depuis les années 1980, quatorze églises ont été construites à Shuitou, financées grâce aux dons d’entrepreneurs locaux désireux d’afficher leur prospérité nouvelle et leur foi à toute épreuve. Les nefs sont hautes de plusieurs étages, et les flèches des clochers s’élancent vers le ciel, à plus de trente mètres au-dessus du sol.

Récemment encore, la plupart de ces flèches étaient surmontées de vives croix de couleur rouge. Mais celles-ci ont été retirées de la moitié des églises de Shuitou. Les ordres du gouvernement sont tombés tous les mois et d’autres sont encore à venir. Beaucoup de croyants interviewés s’inquiètent de voir arriver la fin d’une époque.

« Nous n’avions jamais eu de problème avec les autorités pendant des années », témoigne un croyant local. « Nos églises étaient bien vues par le gouvernement. »

Cette campagne d’abattage des croix a commencé en 2014, lorsque le gouvernement a annoncé de manière soudaine son projet de démolir l’église de la grande ville voisine, à Wenzhou, déclarant qu’elle n’avait jamais reçu de permis de construire en bonne et due forme. Le gouvernement a continué ensuite à émettre des ordres, exigeant des églises de toute la province pour qu’elles retirent leurs croix.

En 2014, des chrétiens ont barricadé l l’accès aux démolisseurs de croix. (D. Tang/AP)
L’église du Salut, une construction qui comprend un hall principal de trois étages avec un toit surmonté de trois flèches, ainsi que des bureaux annexes et un parking, est vite devenue un centre de résistance. Des centaines de paroissiens ont encerclé l’église pour protéger sa croix, n’hésitant pas à affronter des centaines d’agents de la police anti-émeute.

Lors d’une confrontation, une cinquantaine des membres de l’église ont été blessés. Des photos de chrétiens battus et couverts de bleus ont inondé les réseaux sociaux et les sites Internet d’ONG étrangères luttant pour les droits des chrétiens.

D’après les paroissiens, le gouvernement exerce des pressions sur les membres les plus actifs de la communauté. Certains hommes d’affaires ont subi des pressions pour annuler des contrats établis avec des chrétiens. Des patrons ont aussi fait savoir à leurs employés qu’ils perdraient leur travail s’ils continuaient de manifester contre les décisions du gouvernement.

Après la destruction de l’église de Wenzhou, l’église du Salut a capitulé et accepté de retirer ses croix.

Le gouvernement a annoncé qu’il ne faisait qu’appliquer les codes d’urbanisme en vigueur, et que toutes les structures, pas seulement les églises, étaient visées. Cependant, des documents examinés par le New York Times indiquent que les autorités de cette province s’inquiètent de la place dominante que les églises commencent à prendre dans le paysage de la région.

Les croix ont été retirées par vagues. Selon des personnes travaillant au sein d’églises enregistrées auprès des autorités, un minimum de 1 200 croix avait déjà été retiré l’été dernier. De nombreux habitants affirment que le chiffre s’élèverait maintenant à 1 700.

« Tout est resté calme pendant longtemps l’année dernière », nous raconte un chrétien local, « mais maintenant, le gouvernement nous fait savoir de manière claire que toutes les croix seront retirées. »

Tandis que les autorités appuyaient la mise en œuvre rapide de cette campagne, des personnalités chinoises influentes, protestantes et catholiques, dont quelques anciens du Bureau des Affaires religieuses du gouvernement, la dénonçaient dans leurs sermons et par le biais des médias et des réseaux sociaux.

Gu Yuese, pasteur de l’église de Chongyi à Hangzhou (capitale de la province du Zhejiang); l’une des Eglises protestantes les plus importantes du monde sinophone, se trouvait parmi eux. Leader protestant extrêmement connu en Chine, Gu Yuese est influent, et ses critiques ont résonné au-delà des frontières du Zhejiang.

« Ces actions violent de manière flagrante la politique de liberté religieuse implémentée et améliorée de manière continue par le Parti depuis plus de soixante ans », a-t-il écrit sur du papier à en-tête officiel du gouvernement.

Depuis, il a été réduit au silence. En janvier dernier, la police a arrêté Gu Yuese, l’accusant d’avoir détourné des fonds de son Eglise. Quelques jours plus tard, un autre pasteur du Zhejiang qui avait manifesté son désaccord envers le gouvernement, se faisait arrêter lui-aussi, pour des raisons similaires.

« C’est une méthode pour nous dire de faire attention », commente le pasteur d’une église officielle de Wenzhou. « Aucun de nous n’a reçu de formation dans la finance, il est donc probable qu’un comptable envoyé pour vérifier nos comptes trouve des erreurs. »

Plusieurs membres du clergé de la région racontent subir des pressions des autorités locales, et doivent fournir des gages de leur loyauté au Parti communiste. Certaines Eglises ont par exemple commencé à faire l’éloge de la campagne du président Xi visant à promouvoir « les valeurs fondamentales du socialisme » – un slogan censé offrir un système de croyances séculières soutenant la légitimité du Parti.

« Nous devons nous comporter comme des chrétiens loyaux », explique une personne travaillant pour l’Eglise de Chengxi, à Wenzhou. « Autrement, nous pourrions avoir des problèmes. »

En février dernier, la télévision d’Etat a diffusé les « confessions » d’un avocat éminent qui avouait avoir collaboré avec des forces étrangères, et plus particulièrement avec des organisations américaines, pour semer le trouble chez les chrétiens de la région. Cet avocat, Zhang Kai, avait été dans le Zhejiang pour fournir des conseils juridiques aux Eglises opposées au retrait de leurs croix.

Les Eglises non enregistrées sont vulnérables, elles aussi. En décembre, la police détenait plusieurs membres de l’Eglise de Living Stone (« pierre vivante »), une communauté non enregistrée de la province du Guizhou, dans le sud de la Chine. Ces membres avaient refusé de rejoindre les rangs d’une Eglise protestante contrôlée par le gouvernement. Le pasteur a ensuite été arrêté pour « divulgation de secrets d’Etat ».

« C’est facile pour eux d’inventer des crimes et de nous en accuser », explique le pasteur d’une importante Eglise non enregistrée de Wenzhou. « Nous devons être très prudents. »

A Shuitou, bien des croyants préfèrent garder la tête baissée, espérant que l’orage passera vite.

Un dimanche du mois dernier, trois cent personnes environ ont assisté à la messe célébrée à l’église du Salut. Les femmes d’un côté, les hommes de l’autre – selon l’usage traditionnel. A l’avant de l’église, au dessus d’une grosse croix rouge, six caractères on pouvait lire: « La sainteté à Dieu ».

La plupart de ces hommes et de ces femmes avaient entre 50 et 60 ans, une moyenne élevée étant donné que les plus jeunes avaient, pour la plupart, choisi de boycotter la messe du dimanche, manifestant ainsi leur désaccord avec la décision de l’Eglise de se conformer aux ordres du gouvernement en acceptant de retirer la croix.

A la place, ces jeunes vont désormais à la messe du jeudi, commémorant ainsi le jour de la semaine où leur croix fut retirée. Ils participaient auparavant aux groupes d’étude de la Bible de leur Eglise, mais désormais ils étudient de leur côté. Certains se demandent s’ils ne devraient pas, avec d’autres, cesser complètement de se rendre dans les Eglises enregistrées pour commencer à fréquenter les Eglises souterraines.

Un ancien de l’Eglise faisant parti de la direction, qui a tenu à garder l’anonymat, raconte que s’ils ont accepté avec d’autres de retirer la croix, c’est qu’ils avaient peur qu’autrement leur église soit démolie. Les gens risquaient de perdre leur travail, a-t-il ajouté, et la direction s’est dit qu’il n’y avait plus d’autre choix que d’inviter les paroissiens à se soumettre aux ordres des autorités. « Il y a une trentaine d’années, nous n’avions même pas d’église, explique-t-il. Tout au long de son histoire, l’Eglise a connu des persécutions. Tout ce qu’il nous reste à faire, c’est de prier. »

(Traduction française de Marguerite Jacquelin
Source: Eglises d'Asie, le 8 juin 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ đặ viên đá xây dựng nhà thờ Đăc Jâc
Trương Trí
22:23 08/06/2016
GIÁO PHẬN KONTUM

Giáo xứ Đăc Jâc thuộc xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh KonTum. Là một Giáo xứ của Giáo phận KonTum tọa lạc dọc theo quốc lộ 14, gần khu chiến trường Đăc Tô, Charlie mà tất cả những ai sống trong thời chiến tranh đều biết đến qua bài hát: “Người ở lại Charlie”. Một Giáo xứ với 5.200 giáo dân, trong đó hết 5 ngàn là tín hữu dân tộc, nhưng ngôi Nhà thờ chỉ có thể chứa được vài trăm người. Chính vì thế mà việc có một ngôi nhà thờ làm nơi thờ phượng Thiên Chúa cho tương xứng là vấn đề cấp bách mà Giáo xứ và Giáo phận đều ưu tư.

Xem Hình

Trãi qua bao năm tháng đợi chờ, lần đầu tiên tại Giáo phận KonTum, một Giáo xứ được chính quyền cấp 5.000m2 đất và cấp giấy phép xây dựng Nhà thờ. Tất cả là nhờ vào sự nỗ lực của Đức Giám Mục Giáo phận KonTun Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Cha Chưởng ấn Giuse Đỗ Hiệu, Cha Quản xứ Đa Minh Trần Văn Vũ và sự tác động của Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh.

Hôm nay, ngày 6 tháng 6, Thánh lễ tạ ơn mừng ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ do Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận KonTum chủ tế, cùng đồng tế có gần 100 linh mục trong và ngoài giáo phận với chừng 10 ngàn tín hữu và tu sĩ nam nữ từ khắp nơi về chung vui và hiệp dâng lời tạ ơn. Đặc biệt với sự hiện diện của lãnh đạo chính quyền tỉnh KonTum, huyện Đăk Glei và huyện Ngọc Hồi.

Trong niềm hân hoan và cảm tạ hồng ân Chúa đã ban cho Giáo xứ, cộng đoàn giáo xứ Đăk Jâk từ già đến trẻ, người Kinh cũng như dân tộc đều hết sức vui mừng chào đón Đức Giám Mục và các vị khách quí về nơi xa xôi hẻo lánh này để chia sẻ niềm vui.

Buổi đón tiếp và chào mừng, Cha Giuse Đỗ Hiệu, Chưởng ấn tòa Giám mục giới thiệu với cộng đoàn các vị khách hiện diện. Tiếp đó, ông Đào Xuân Quí, Chủ tịch UBND tỉnh KonTum thay mặt lãnh đạo tỉnh và chính quyền địa phương phát biểu chúc mừng: Hôm nay, sau thời gian chuẩn bị, chúng ta cùng có mặt tại đây, trong niềm vui và phấn khởi lễ khởi công xây dựng nhà thờ Đak Jâc. Đây là sự kiện quan trọng trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng của bà con giáo dân giáo phận KonTum nói chung, giáo dân Đăc Jâc cách riêng. Do đó, tôi đề nghị tòa Giám mục KonTum sớm hoàn thành việc xây dựng nhà thờ để đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho giáo dân. Đồng thời tôi cũng hy vọng rằng trong thời gian tới, với truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, Tòa Giám mục KonTum và Giáo dân sẽ có những hoạt động bác ái xã hội thiết thực hơn nữa.

Hiệp sĩ Đại Thánh giá thay mặt cộng đoàn cảm ơn chính quyền tỉnh KonTum đã quan tâm đến đời sống của bà con giáo dân, đồng thời cũng nêu lên những lẽ sống của các vị chủ chăn: Đức Thánh Cha Phanxicô luôn mặc trên người chiếc áo củ sờn, nhưng Ngài luôn yêu thương, quan tâm đến những người nghèo khổ, bệnh tật và ôm trọn họ vào trong quả tim đầy lòng xót thương của Chúa; Đức Cha Aloisio cũng vậy, Ngài luôn trăn trở và lo lắng cho cuộc sống đạo của cộng đoàn Dân Chúa mà còn ưu tư cả về đời sống vật chất của mỗi người, đặc biệt là người dân tộc. Ngài đem hết tâm huyết để xây dựng một Giáo phận ngày càng phát triển; Cha Đaminh Trần Văn Vũ, Quản xứ Đăk Jâk luôn ưu tư về những khó khăn tinh thần và vật chất của mọi người, Ngài luôn thao thức về một ngôi nhà thờ cho cộng đoàn được có nơi để thờ phượng Chúa. Cộng đoàn Giáo xứ được sống trong một Giáo Hội đầy tình yêu thương, giữa những Giám mục và linh mục chỉ một lòng lo cho người nghèo. Một chính quyền thấu hiểu và quan tâm đến giáo phận KonTum này.

Đức Giám Mục Aloisio Nguyễn Hùng Vị thay mặt Giáo phận cảm ơn chính quyền các cấp đã quan tâm tạo điều kiện cho Giáo xứ Đăk Jâc cũng như Giáo phận KonTum. Đặc biệt sự hiện diện của quí vị hôm nay tăng thêm sự hiểu biết và thấu hiểu nhau để mối dây đạo đời ngày càng được cởi mở và vui tươi.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha chủ tế chia sẻ: Nhà thờ là trung tâm của một giáo xứ, ơn Chúa qua các Bí tích được ban phát tại nhà thờ. Cuộc sống của Kitoo hữu gắn liền với nhà thờ, từ khi sinh ra được đưa đến nhà thờ để rửa tội. đến lúc chết đi cũng được đưa đến nhà thờ. Chính vì thế, nhà thờ dù đẹp hay đơn sơ đều rất cần thiết và quan trọng đối với tín hữu.

Nghi thức đặt viên đá được mở đầu bằng việc Đức Giám Mục đi rãy nước thánh trên khắp lô đất của nhà thờ. Ngài cũng dâng lời nguyện và làm phép viên đá đầu tiên để xây dựng nhà thờ.

Thánh lễ được diễn ra long trọng với phần phụng vụ Thánh Thể bằng tiếng dân tộc Bana, các vũ điệu cổ truyền hòa với tiếng cồng chiêng và đàn T’rưng tăng thêm phần thánh thiêng của buổi lễ.

Sau Thánh lễ, một lần nữa, Đức Giám Mục Aloisio Nguyễn Hùng Vị cảm ơn chính quyền và các vị khách quí. Ngài nhắc lại việc cách đây mấy hôm, trong cuộc gặp gỡ với ông Bí thư Tỉnh ủy đang hiện diện nơi đây. Ông có nói rằng: một ngôi nhà thờ, một ngôi chùa hay một nơi thờ tự của một tôn giáo hợp pháp nào mọc lên thì chỉ có thể đem lại sự tốt lành mà thôi. Hôm nay, việc xây dựng ngôi nhà thờ Đăk Jâk này cũng chỉ đem lại sự tốt lành cho bà con giáo dân trong vùng này.

Cha Quản xứ Đaminh Trần Văn Vũ thay mặt Giáo xứ nói lời tri ân Đức Giám Mục và quí Cha, nhất là Hiệp sĩ Đại Thánh giá đã yêu thương đến giáo xứ. Cảm ơn chính quyền các cấp đã tạo mọi điều kiện cho giáo xứ để hôm nay có được ngày vui này.

Giáo phận KonTum có trên 300 ngàn giáo dân, trong đó có hơn 200 ngàn là người dân tộc, do đó có thể nói Giáo phận KonTum là một Giáo phận nghèo. Riêng giáo xứ Dăk Jâk này có 5.200 giáo dân, trong đó giáo dân người dân tộc chiếm hết 5 ngàn mà lại là những người nghèo khổ nên việc xây dựng ngôi nhà thờ lại càng hết sức khó khăn, đòi hỏi sự yêu thương giúp đỡ của những tấm lòng quảng đại của mọi người để ngôi nhà thờ sớm hoàn thành.

Trương Trí
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Đeo chuỗi Mân Côi như là dây chuyền được không?
Nguyễn Trọng Đa
21:09 08/06/2016
Giải đáp phụng vụ: Đeo chuỗi Mân Côi như là dây chuyền được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi đã thấy một số người đeo chuỗi Mân Côi vào cổ như một sợi dây chuyền, và trong thực tế, một nữ học sinh lớp năm hỏi tôi liệu việc đeo chuỗi Mân Côi như thế là có tội không. Tôi trả lời với học sinh ấy rằng tôi không tin rằng đó là một tội tự thân (per se), nhưng vì chuỗi là một lời cầu nguyện tuyệt vời và được ưa chuộng nhất của Đức Mẹ, nên tôi nghĩ rằng việc ấy là thiếu kính trọng, không kính cẩn (không phân biệt là chuỗi đã được làm phép hay chưa). Học sinh ấy liền hỏi về vòng chuỗi 10 hạt đeo ở tay của tôi: “Còn việc đeo vòng chuỗi 10 hạt này thì sao, thưa cô?”. Đó là một câu hỏi hay, trong ánh sáng của Thánh giá và chuỗi Mân Côi, hoặc vòng chuỗi 10 hạt, dường như có mặt ở khắp nơi trong những ngày này, như là đồ trang sức thời trang. Thưa cha, tôi nên trả lời thế nào với cô bé? - J. M., Leavenworth, Kansas. Mỹ.


Đáp: Sự tương đồng gần nhất với một qui định về đề tài này được tìm thấy tại Điều 1171 của Bộ Giáo Luật. Mời đọc: "Các đồ vật đã được cung hiến hay làm phép để dùng vào việc phụng tự phải được sử dụng cách kính cẩn, không được dùng vào việc phàm tục hay bất xứng, cho dù những vật thánh ấy thuộc sở hữu của tư nhân" (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Rất có thể rằng luật này không hoàn toàn áp dụng cho trường hợp của chúng ta, vì nó đề cập chủ yếu đến các vật thánh dành cho phụng vụ, như chén lễ và lễ phục, hơn là tràng chuỗi. Nhưng đồng thời, sự gợi ý để sử dụng các vật thánh với sự kính trọng và kính cẩn như thế, có thể được mở rộng một cách hợp lý cho tràng chuỗi, thánh giá, huy chương và các vật tương tự.

Ngoài ra, việc đeo một đồ vật thánh là không giống như cách sử dụng nó một cách thế tục hoặc không phù hợp. Trong thực tế, tu sĩ nhiều Dòng tu đeo chuỗi Mân Côi như một phần của bộ áo Dòng của họ, thường đeo từ dây lưng. Cũng có nhiều trường hợp lịch sử là giáo dân đeo chuỗi Mân Côi cho các mục đích đạo đức. Thí dụ, trong cuốn sách "Bí mật của Kinh Mân Côi", Thánh Louis de Montfort minh họa các kết quả tích cực của việc mang chuỗi Mân Côi, trong một tập phim về cuộc đời của vua Alfonso VI xứ Galicia và Leon.

Tôi nghĩ rằng chìa khóa để trả lời câu hỏi này có thể được tìm thấy trong thư Thánh Phaolô: "Vì vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa" (1 Cr 10:31, Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Nói cách khác, không nên có các hành động thờ ơ hoặc không thích hợp trong cuộc sống của một Kitô hữu.

Nếu lý do đeo chuỗi Mân Côi là như một tuyên xưng đức tin, như một lời nhắc nhở để lần chuỗi, hoặc vì lý do tương tự "để tôn vinh Thiên Chúa", thì không có gì để phản đối. Nhưng sẽ là bất kính khi đeo chuỗi như là đơn thuần đồ trang sức.

Đây là điều cần nhớ kỹ trong trường hợp đeo một chuỗi Mân côi quanh cổ. Trước hết, trong khi chưa được rõ, nó không phải là một thực hành chung của người Công Giáo.

Thứ hai, trong thời gian gần đây, một số nghệ sĩ công chúng tên tuổi đã phổ biến thời trang đeo chuỗi Mân Côi quanh cổ, và không chính xác là "làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa". Và đã xuất hiện trong một số miền của Mỹ và các nơi khác, việc đeo chuỗi quanh cổ đã trở thành một huy hiệu băng đảng liên quan đến sự nhận dạng thành viên.

Do đó, trong khi một người Công Giáo có thể đeo chuỗi Mân Côi quanh cổ vì một mục đích tốt, người ấy nên xem xét liệu sự thực hành này sẽ được hiểu một cách tích cực chăng, trong bối cảnh văn hóa của mình. Nếu bất kỳ sự hiểu lầm là có khả năng xảy ra, thì tốt hơn là nên tránh sự thực hành ấy.

Đồng thời, là người Công Giáo, chúng ta nên cho rằng ý định của người đeo chuỗi Mân Côi là tốt đẹp, trừ ra khi các yếu tố bên ngoài muốn nói đến việc khác.

Lý luận tương tự cũng được nhận xét với việc mang vòng chuỗi 10 hạt và nhẫn hạt, mặc dù trong trường hợp này có ít nguy cơ nhầm lẫn ý nghĩa. Chúng không bao giờ là đồ trang sức thuần túy, nhưng được đeo như một dấu hiệu của đức tin.

Theo một số nguồn, chuỗi 10 hạt hoặc nhẫn hạt đã được sử dụng trong thời gian bách hại, vì chúng dễ dàng được che giấu, và có thể được sử dụng, mà không thu hút sự chú ý không mong muốn.

Chúng cũng trở nên phổ biến nơi các binh lính Công Giáo ở tiền tuyến, đặc biệt trong Chiến tranh thế giới thứ I.

Quan trọng hơn nhiều so với việc đeo chuỗi Mân Côi, là thực sự dùng chuỗi, kể cả công khai, để lần chuỗi và cầu nguyện. Như thế, nó thực sự được làm "để tôn vinh Thiên Chúa."

Sau bài trả lời trên, một độc giả, hiện là một nhà truyền giáo giáo dân ở Honduras, cung cấp thêm nhận xét sau đây:

"Theo kinh nghiệm của tôi ở El Salvador và Honduras, không phải là lạ khi nhìn thấy đàn ông và cả đàn bà đeo tràng chuỗi quanh cổ. Các tràng hạt này thường rất rẻ tiền, bằng nhựa hoặc gỗ. Người đeo chúng phần lớn là người nghèo, và đa số họ có một đức tin mạnh mẽ. Mặc dù điều này có thể là không phổ biến ở Mỹ và Châu Âu, tôi nhìn thấy điều này ở đây thường xuyên hơn.

"Trong một cách nào đó, đây là một cách thức để người dân – hầu hết là người trẻ tuổi - xác định mình là người Công Giáo. Một số nhân viên mục vụ giáo dân đeo chuỗi, vì họ không có thánh giá để đeo.

"Tuy nhiên, tôi đã nghe nói rằng có một số thành viên băng đảng ở các thành phố ở Honduras, đeo chuỗi Mân côi như là một loại bùa hộ mệnh, để bảo vệ họ. Tôi không nghĩ rằng đó là một cách để xác định thành viên băng đảng của họ, nhưng là một cách tìm kiếm sự an ủi trong thế giới rất bất an của người nghèo đô thị. Đó là trường hợp hoàn toàn khác.

"Nhưng điều quan trọng là hãy nhớ rằng ở đây giữa người nghèo, việc đeo chuỗi quanh cổ, mặc dù nó có vẻ như là một loại "trang sức", là một biểu lộ của đức tin.

"Tôi không biết liệu các người trẻ thường lần chuỗi không, nhưng trong số rất nhiều người dân ở các vùng nông thôn ở đây tại Honduras, việc lần chuỗi là thường có - thường trong các nhóm gia đình, trong cộng đoàn cơ bản, hoặc thậm chí trên đài phát thanh Công Giáo nữa. Chuỗi Mân Côi, được lần hoặc đeo quanh cổ, là phổ biến ở đây".

Cám ơn bạn nhiều. Tôi tin rằng thông tin soi sáng này hoàn chỉnh và khẳng định lực đẩy trung tâm của câu trả lời của tôi: rằng việc đeo chuỗi Mân Côi và các thực hành tương tự chỉ có thể được đánh giá, bằng cách chú ý xem xét bối cảnh địa phương. (Zenit.org 14-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chênh Vênh Giữa Trời
Joseph Ngọc Phạm
18:20 08/06/2016
CHÊNH VÊNH GIỮA TRỜI
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Thăng bằng đứng giữa thiên nhiên
Tạ ơn Tạo hóa linh thiêng diệu huyền..
(bt)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 02– 08/06/2016: Câu Chuyện Muôn Vàn Phép Lạ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:15 08/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Phục vụ và gặp gỡ

Nếu chúng ta biết học cách phục vụ và biết đi đến gặp gỡ tha nhân, thế giới của chúng ta sẽ được biến đổi. Đây là nhận định của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài kết thúc bài giảng trong thánh lễ sáng thứ Ba, 31.05, tại nguyện đường Thánh Marta. Bởi vì hôm nay là ngày cuối cùng trong tháng kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã chia sẻ những suy tư của ngài về Mẹ Maria.

Mẹ là một phụ nữ can đảm, có khả năng đến với người khác, đôi tay lúc nào cũng rộng mở để giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc. Và trên hết, Mẹ là một người của niềm vui, niềm vui tràn gập tâm hồn, mang lại cho cuộc đời một ý nghĩa và một hướng đi mới.

Niềm vui và gương mặt nhăn nhó

Tất cả những điểm chia sẻ trong bài giảng đều được Đức Thánh Cha rút ra từ đoạn Phúc Âm, thuật lại cuộc thăm viếng của Mẹ Maria dành cho bà Ê-li-sa-bét. Đức Thánh Cha nói: “Bài Phúc Âm cùng với bài đọc một trích sách Xô-phô-ni-a và bài đọc hai trích thư Roma đã tạo nên một buổi phụng vụ chan chứa niềm vui mừng, ùa đến như một làn gió mới mẻ tràn ngập cuộc đời chúng ta.

Nhưng sẽ chẳng có gì xấu bằng những Kitô hữu với gương mặt nhăn nhó, buồn phiền. Thật là xấu lắm! Họ không phải là những Kitô hữu đúng nghĩa. Họ tưởng mình là Kitô hữu nhưng thật sự không phải là một Kitô hữu tròn đầy. Đây là một thông điệp cho chúng ta. Và trong bầu không khí vui mừng mà phụng vụ ngày hôm nay trao cho chúng ta như một món quà, tôi muốn nhấn mạnh đến hai điểm. Điểm thứ nhất là thái độ và điểm thứ hai là hành động. Thái độ chính là thái độ phục vụ.

Những phụ nữ can trường trong Giáo Hội

Mẹ Maria sẵn sàng phục vụ mà không có chút do dự. Thật vậy, Tin Mừng thuật lại rằng Mẹ đã lên đường, vội vã đi đến miền núi cho dù Mẹ đang mang thai, và trên hành trình ấy có khả năng sẽ bị rơi vào tay bọn cướp. Lúc ấy, Mẹ mới chỉ là cô gái 16, 17 tuổi đầu chứ không hơn, nhưng Mẹ lại hết sức can trường. Mẹ lên đường và vội vã đi không hề chần chừ hay biện lý do.

Lòng can đảm của người phụ nữ. Trong Giáo Hội, có những phụ nữ can trường giống như Mẹ Maria. Những người nữ này đã làm cho gia đình mình triển trở, đã giáo dục con cái thật tốt, đã sẵn sàng đương đầu với bao khó khăn, thử thách; đã chăm sóc biết bao bệnh nhân… Họ can đảm đứng dậy và phục vụ. Phục vụ là một dấu chỉ Kitô giáo. Ai không sống để phục vụ sẽ không phục vụ để mà sống. Phục vụ trong vui tươi chính là thái độ hay cung cách sống mà tôi muốn nhấn mạnh với anh chị em ngày hôm nay. Có niềm vui và cũng có phục vụ. Luôn luôn phục vụ.

Sự gặp gỡ là một dấu chỉ Kitô giáo

Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ là sự gặp gỡ giữa Mẹ Maria và người chị họ. Hai người phụ nữ này gặp gỡ nhau và họ đã gặp nhau trong niềm vui. Thời khắc đó chính là thời khắc vui mừng của ngày lễ hội. Nếu chúng ta biết học lấy điều này: phục vụ và đến gặp gỡ tha nhân; thế giới của chúng ta sẽ được biến đổi.

Sự gặp gỡ chính là một dấu chỉ khác của người Kitô hữu. Ai nói mình là Kitô hữu nhưng lại không có khả năng ra đi gặp gỡ tha nhân thì hoàn toàn không phải là Kitô hữu. Cả việc phục vụ lẫn sự gặp gỡ đều đòi hỏi người ta phải đi ra khỏi chính mình: đi ra để phục vụ và đi ra để gặp gỡ, để ôm chầm lấy tha nhân.

Ngang qua sự phục vụ của Mẹ Maria và cuộc gặp gỡ giữa Mẹ với người chị họ, Thiên Chúa đã làm mới lại lời đoan hứa của mình. Lời đoan hứa ấy đang xảy ra, và xảy ra ngay trong những giây phút hiện tại này. Như chúng ta đã nghe trong bài đọc một: ‘Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đang ngự giữa ngươi’. Đức Chúa đang ngự giữa chúng ta trong sự phục vụ và trong những cuộc gặp gỡ.”

Ý nghĩa các mối phúc trong đời sống Kito hữu

Sống và thực hành các Mối Phúc, giống như ‘kim chỉ nam’ hướng dẫn người Kitô hữu biết bước đi đúng đường trong hành trình cuộc sống. Đây là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai, 06.06, tại nguyện đường thuộc Nhà Thánh Marta. Bên cạnh đó, Đức Thánh Cha cũng cảnh giác đừng để mình bị trượt dài trên ba nấc thang dẫn đến sự diệt vọng: Kitô hữu chống luật, tôn thờ ngẫu tượng tiền tài, sự phù phiếm và cái tôi ích kỷ.

Để không bị lạc đường trên hành trình đức tin, các Kitô hữu phải có một người chỉ đường vững chắc. Đó chính là các Mối Phúc Thật. Khi lãng quên các Mối Phúc, người ta sẽ lạc lối và trượt dài trên ba nấc thang tôn thờ của cái tôi ích kỷ, tiền tài, và những thứ phù phiếm. Khi con tim tràn gập những điều này, nó bắt đầu cảm thấy thỏa mãn, hả hê và lãng quên những điều quan trọng khác.

Những hoa tiêu trong đời sống Kitô hữu

Đức Giêsu chỉ ra một danh sách dựa trên những suy tư từ bài Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu, tường thuật lại việc Đức Giêsu trình bày cho dân chúng một bài giảng rất nổi tiếng, được gọi là Bài Giảng Trên Núi. Đức Giêsu giảng dạy một lề luật mới, nhưng không hề hủy bỏ luật cũ mà là kiện toàn, mang lề luật đến chỗ tròn đầy.

Đây là lề luật mới, được chúng ta gọi là ‘Các Mối Phúc Thật’. Đây là luật mới Thiên Chúa dành cho chúng ta. Các Mối Phúc như là hướng dẫn viên trên đường, là những hoa tiêu trong đời sống của Kitô hữu. Chính nhờ sự hướng dẫn của những hoa tiêu này, chúng ta có thể tiến lên phía trước trong đời sống Kitô hữu.

Ba nấc thang dẫn đến diệt vong

Ngang qua các Mối Phúc Thật, dường như thánh sử Mát-thêu muốn nói về bốn điều khốn: khốn cho ai giàu có, khốn cho những ai no đầy, khốn cho ai vui cười, khốn cho những ai nói mình là công chính. Tôi đã chia sẻ với anh chị em nhiều lần rằng giầu có là tốt, nhưng quá bám víu vào sự giàu có lại là điều xấu, biến chúng ta thành những kẻ tôn thờ ngẫu tượng.

Đó là những người chống lại lề luật, là những hoa tiêu sai lầm, là ba nấc thang dẫn đến diệt vong. Trái lại, các Mối Phúc Thật là những nấc thang dẫn chúng ta không ngừng tiến lên trong cuộc sống. Những nấc thang dẫn đến diệt vong chính là sự bám víu vào tiền của, vì một khi quá quyến luyến với tiền của, người ta không còn cần điều gì khác nữa. Đó là nấc thang của sự phù phiếm: muốn người khác nói tốt về tôi, tôi thấy mình quan trọng, thật vinh quang, ngạo nghễ… Tôi tin là mình công chính, chứ không tội lỗi như người này, người kia… Chúng ta nhớ lại câu chuyện về người Pha-ri-sêu và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện. Người Pha-ri-sêu ngẩng cao đầu nói: ‘Tạ ơn Chúa vì con không giống như tên thu thuế tội lỗi kia…’ Cũng một cách thức ấy, có thể ta cũng đã thưa với Chúa: ‘Cám ơn Chúa, con là một người Công Giáo tốt lành. Con không giống như người này, người nọ. Con không giống như những tên hàng xóm của con…’ Cuối cùng, đằng sau sự phù phiếm hư danh là nấc thang thứ ba: sự tự kiêu, ngạo mạn; cảm thấy no đầy thỏa mãn với chình mình nên đóng chặt con tim và không hề biết mở lòng ra.

Chìa khóa hệ tại ở sự hiền lành

Trong số các Mối Phúc Thật, tôi xin chọn ra một. Tôi không nói Mối Phúc này là chìa khóa cho tất cả nhưng nó giúp cho chúng ta suy tư nhiều: Phúc cho ai hiền lành. Chính Đức Giêsu cũng nói: ‘Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.’ Hiền lành là một cách thức hiện hữu mang chúng ta lại gần với Đức Giêsu hơn. Còn thái độ trái ngược sẽ luôn gây ra chiến tranh, thù hằn; rồi dẫn đến rất nhiều những thứ xấu xa tệ hại khác. Sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng không phải là khờ khạo, ngu ngốc. Hoàn toàn không phải. Hiền lành chính là chiều sâu thẳm trong việc hiểu biết sự vĩ đại, cao cả của Thiên Chúa, và thúc đẩy ta chạy đến bái thờ.”

3. Câu Chuyện: Muôn Vàn Phép Lạ

Một vị ẩn sĩ nọ, sau 60 năm sống khắc khổ giữa sa mạc, bỗng cảm thấy chán nản khi nghĩ rằng mình chưa hề làm được phép lạ nào như các vị tiền bối.

Ông quyết định rời bỏ sa mạc để trở về đô thị sống một cuộc sống tiện nghi, bình thường như mọi người.

Nhưng đôi mắt Chúa lúc nào cũng dõi theo từng suy nghĩ, từng đường đi nước bước của ông. Biết ông đang toan tính bỏ cuộc để trở lại đô thị, Thiên Chúa bèn sai một thiên thần đến với ông. Vị sứ thần đã nói với ông như sau: “Ngài đang toan tính điều gì thế? Ngươi hãy thử nghĩ có phép lạ nào kỳ diệu nào hơn chính cuộc sống của ngươi không? Ai đã ban cho ngươi sức mạnh để có thể cầm cự được trong nơi hoang vu này trong mấy chục năm qua? Ai đã chúc lành cho cây cỏ ngươi đã dùng trong thời gian qua mà không hề gây nguy hại cho ngươi? Ngươi lại đây và xin Chúa ban cho ngươi thêm lòng kiên nhẫn...”.

Ðược lời của vị sứ thần nâng đỡ, nhà ẩn sĩ ở lại trong sa mạc và tiếp tục cuộc sống tu trì của ông với niềm tin vững rằng mỗi một phút giây qua đi trong cuộc sống là một phép lạ mà Thiên Chúa đang thực hiện cho ông.

“Ðây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ”. Giáo Hội mượn lời Kinh Thánh này để mời gọi chúng ta sống một cách sung mãn giây phút hiện tại. Mỗi một giây phút hiện tại là một hồng ân cứu độ. Thiên Chúa vẫn tiếp tục biến mỗi phút giây của cuộc sống chúng ta thành một phép lạ.

Không là phép lạ sao tim của chúng ta vẫn tiếp tục đập, mũi chúng ta vẫn tiếp tục hít thở! Còn gì kỳ diệu bằng chính sự sống mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục trao ban cho chúng ta. Còn gì kỳ diệu bằng niềm tin Ngài đã trao ban để chúng ta tiếp tục tiến bước trong cuộc lữ hành này.

Chúng ta vẫn thường nói: ngạc nhiên là khởi đầu của khám phá! Nếu tất cả những khám phá của khoa học đều bắt nguồn từ những câu hỏi mà con người tự đặt ra khi nhìn ngắm vũ trụ, thì sự ngây ngất trước những kỳ công của sáng tạo, trước cuộc sống, trước tình người cũng phải là động lực giúp người tín hữu Kitô chúng ta thấy được, cảm mến được sự hiện diện và tác động kỳ diệu của Thiên Chúa.

Cái nhìn ấy sẽ giúp chúng ta thấy được giá trị của những công việc âm thầm từng ngày của chúng ta. Cái nhìn ấy sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục phấn đấu khi phải đương đầu với bệnh tật, với thử thách, với mất mát trong cuộc sống. Một Thiên Chúa luôn làm những kỳ diệu cũng chính là Ðấng có mặt trong từng phút giây của cuộc sống chúng ta để đem lại cho chúng ta những điều thiện hảo đôi khi vượt quá khỏi cái nhìn nông cạn, sự thẩm định giới hạn của chúng ta.

4. Sự ghi nhớ, lời tiên tri và niềm trông cậy

Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai, 30.05, tại nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào chủ đề về sự hợp nhất năng động trong đời sống Kitô hữu gồm ba yếu tố. Đó là sự ghi nhớ, lời ngôn sứ và niềm trông cậy.

Những chia sẻ của Đức Thánh Cha được khởi đi từ bài Phúc Âm theo Thánh Mác-cô, thuật lại việc Đức Giêsu dùng dụ ngôn những tá điền sát nhân mà nói với các thượng tế, kinh sư và kỳ mục. Các tá điền đã chống lại ông chủ vườn nho, người đã cho rào giậu chung quanh vườn, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh, rồi trao cho họ canh tác. Nhưng các tá điền đã quyết định nổi loạn; nhục mạ, đánh đập và giết chết người đầy tớ thứ nhất được ông chủ sai đến để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải trả. Tấn kịch đã đạt đến cao trào khi họ giết chết chính người con một của ông chủ. Họ tin tưởng cách mù quáng rằng khi làm như thế họ có thể chiếm được quyền thừa kế gia tài.

Lý lẽ ngụy biện và tự do

“Việc sát hại những đầy tớ và kể cả người con một của ông chủ - mà theo Thánh Kinh, đó chính là các tiên tri và Đức Kitô – cho thấy rằng người ta đã tự đóng mình lại, không hề biết mở ra với lời đoan hứa của Thiên Chúa. Đó là một dân không biết chờ đợi đến ngày lời hứa được thực hiện: một dân không biết nhớ, không có ngôn sứ và không có niềm trông cậy. Đặc biệt, những thủ lãnh của dân lại thích thú với việc dựng lên những tường thành của lề luật, một hệ thống tòa án đóng kín; ngoài ra, chẳng còn gì nữa.

Những ký ức không đáng bận tâm. Còn đối với các ngôn sứ ư? Tốt hơn là họ đừng xuất hiện. Niềm trông cậy cũng không cần nhắc đến. Hệ thống mà các thượng tế, kinh sư và kỳ mục hợp thức hóa cho mình là luôn đi theo con đường với những lý lẽ ngụy biện và không hề dành chỗ cho sự tự do của Thánh Thần. Họ không nhận ra hồng ân của Thiên Chúa, quà tặng của Thánh Thần. Họ giam hãm Thần Khí, vì không muốn lắng nghe các tiên tri trong niềm hy vọng.

Đây chính là hệ thống tôn giáo mà Đức Giêsu nói đến. Một hệ thống của sự hư đốn, của tinh thần thế gian và của dục vọng.”

Sự ghi nhớ giúp chúng ta tự do

Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng: “Chính Đức Giêsu cũng đã bị cám dỗ lãng quên sứ mạng của mình, từ bỏ con đường ngôn sứ và thích yên ổn an toàn hơn là dấn thân vào những hoàn cảnh bấp bênh cần đến niềm trông cậy. Đức Giêsu đã chiến đấu với ba cám dỗ này trong hoang địa.

Đối với dân Do Thái, vì biết được cám dỗ nơi chính bản thân mình nên Đức Giêsu mới sửa dạy họ: ‘Các ông cất công đi nửa vòng trái đất để tìm một người theo đạo. Khi tìm thấy rồi, các ông lại biến người ấy thành nô lệ.’

Họ đã đóng chặt mình lại. Và Giáo Hội quá chặt chẽ, cứng ngắc sẽ biến người ta thành nô lệ. Qua đó, chúng ta có thể hiểu Thánh Phaolo đã phản ứng thế nào khi ngài nói về sự nộ lệ dưới ách lề luật và sự tự do mà ân sủng mang lại. Một dân tự do, một Giáo Hội rộng mở, khi biết ghi nhớ, khi có chỗ dành cho các ngôn sứ và khi không đánh mất đi niềm trông cậy.”

Một con tim rộng mở hay đóng kín

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng vườn nho được rào giậu kỹ lưỡng xung quanh chính là hình ảnh của Dân Thiên Chúa, là hình ảnh của Giáo Hội và cũng là hình ảnh của linh hồn chúng ta. Thiên Chúa Cha luôn hết mực quan tâm, chăm sóc cho khu vườn ấy với tất cả tình yêu và sự dịu dàng. Nổi loạn chống lại Thiên Chúa, như các tá điền sát nhân, chính là đã lãng quên đi những hồng ân được nhận lãnh nơi Ngài. Trong khi để ghi nhớ và không đi lầm đường lạc lối thì phải quay trở về với những điều căn bản sau:

“Tôi có nhớ những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc đời tôi hay không? Tôi có thể ghi nhớ những quà tặng của Thiên Chúa không? Tôi có dám mở lòng ra với các ngôn sứ khi họ mời gọi tôi: Đừng dừng lại nhưng hãy tiến về phía trước. Đừng sợ nguy hiểm, đừng ngại rủi ro? Tôi mở lòng ra hay tôi sợ hãi? Và phải chăng tôi muốn đóng mình lại với sự giam hãm của lề luật? Tôi có trông cậy vào lời đoan hứa của Thiên Chúa như tổ phụ Áp-ra-ham đã làm không? Ngài đã từ bỏ quê hương, đi đến một nơi chẳng hề biết, chỉ vì ngài một lòng trông cậy nơi Chúa. Bởi thế, sẽ thật hữu ích nếu chúng ta hãy tự tra vấn bản thân mình với những câu hỏi này.”
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 02 – 08/06/2016: Tự sắc bãi chức giám mục và bề trên dòng lơ là giải quyết các vụ lạm dụng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:52 08/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chương trình ngày Năm Thánh dành cho các linh mục tại Vatican

6 ngàn linh mục và chủng sinh đã về Roma dự Ngày Năm Thánh từ 1 đến 3-6.

- Trong ngày đầu tiên, thứ Tư 1 tháng 6, các tham dự viên đã tập họp từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều tại 3 thánh đường ở Roma, gần khu vực Vatican là San Salvatore in Lauro, Santa Maria in Vallicella, và San Giovanni dei Fiorentini. Tại đây các ngài lãnh nhận bí tích hòa giải, chầu Mình Thánh Chúa, và tiến qua Cửa Năm Thánh ở Đền thờ Thánh Phêrô.

Phần thứ hai trong ngày đầu tiên này, có những bài huấn giáo về lòng thương xót do các giám mục trình bày, và sau đó là thánh lễ đồng tế tại một số thánh đường theo 7 ngôn ngữ khác nhau, đó là tiếng Pháp, Anh, Ý, Ba Lan, Bồ đào nha, Tây Ban Nha và Đức.

- Trong ngày 2-6, Đức Thánh Cha lần lượt trình bày 3 bài suy niệm tại 3 Vương cung thánh đường nơi các linh mục và chủng sinh tụ họp: lúc 10 giờ, rồi 12 giờ và sau cùng vào lúc 4 giờ chiều.

Ngày này sẽ kết thúc với thánh lễ đồng tế lúc 5 giờ rưỡi chiều, tùy theo các ngôn ngữ khác nhau.

- Sau cùng, thứ Sáu 3-6, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là Ngày Thánh Hóa các linh mục, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Giám Mục và linh mục tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 9 giờ rưỡi sáng.

2. Đức Thánh Cha giảng tĩnh tâm cho các linh mục

Như bản tin chúng tôi vừa loan, hôm 2 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày 3 bài suy niệm tĩnh tâm dành cho các linh mục quốc tế nhân Ngày Năm Thánh dành cho các linh mục và chủng sinh.

Trước tiên tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano vào lúc 10 giờ và bắt đầu với kinh giờ Ba. Sau phần dẫn nhập, Đức Thánh Cha nói về đề tài “Từ sự xa cách đến việc mừng lễ”. Trong số hàng ngàn tham dự viên cũng có một số Hồng Y và Giám Mục thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Bài thứ hai lúc 12 giờ trưa tại Đền Thờ Đức Bà Cả với chủ đề “Người đón nhận lòng thương xót”. Sau cùng vào lúc 4 giờ chiều ở Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, Đức Thánh Cha nói về đề tài: các hoạt động từ bi thương xót, về thể lý và tinh thần.

Cả ba bài suy niệm của Đức Thánh Cha xoay quanh các khía cạnh khác nhau của lòng thương xót, qua đó ngài dựa nhiều trên linh đạo của thánh Ignatio Loyola Thánh Tổ dòng Tên. Mỗi bài dài khoảng 45 phút.

Trong số các ý tưởng được Đức Thánh Cha trình bày, có lời ngài cảnh giác rằng: “Nếu các cơ cấu của chúng ta không được sống và được sử dụng để nhận lãnh nhiều hơn lòng thương xót của Thiên Chúa và trở nên từ bi hơn đối tha nhân, thì chúng có thể biến thành một cái gì rất khác biệt và đưa tới hậu quả ngược lại điều chúng ta mong muốn”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh tấm gương của các thánh trong việc cảm thấy cần lòng thương xót của Chúa. Ngài cũng trưng dẫn Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, và nhắc lại rằng “Chính Đức Hồng Y Văn Thuận, đã nói rằng trong tù, Chúa đã dạy ngài biết phân biệt những “điều thuộc về Thiên Chúa”, mà Đức Hồng Y đã tận tụy thi hành trong cuộc đời khi còn là một linh mục và Giám Mục được tự do, khác với chính Thiên Chúa, mà Đức Hồng Y tận tụy phục vụ trong lúc bị tù” (Xc Cinque pani e due pesci [5 chiếc bánh và 2 con cá], San Paolo 1997).

Đức Thánh Cha trách cứ những cha giải tội thiếu kiên nhẫn và trách móc các hối nhân! “Anh em đừng làm như vậy!.. Trái lại điều làm tôi cảm động là sự xưng tội của các linh mục, họ xưng tội của mình và lắng nghe tội của những người xưng tội”.

Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các linh mục đừng bao giờ coi những người khác chỉ là “một vụ”, “một trường hợp”. “Đối với chúng ta họ luôn luôn là một người.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Hầu như tất cả các vị đại thánh đều là những người nhiều tội lỗi”. Như để chứng minh điều này, ngài nhắc lại trường hợp thánh Phêrô, đã từng chối Chúa ba lần, và đã từng bị thánh Phaolô sửa sai, nhưng người tội lỗi ấy đã được Chúa chọn làm giáo hoàng!” “Trong việc thực thi lòng thương xót chữa lành sự ác của người khác, không ai tốt lành hơn để chữa lành tha nhân cho bằng người luôn giữ nguyên kinh nghiệm về bản thân mình đã từng được Chúa xót thương. Chúng ta thấy rằng trong số những người làm việc để bài trừ sự nghiện ngập, những người đã cai nghiện được, thường là những người hiểu rõ hơn, cảm thông hơn và giúp đỡ, biết xin những người khác. Cũng vậy cha giải tội tốt nhất thường là người biết xưng tội đúng đắn nhất”.

Trong bài cuối cùng, Đức Thánh Cha trình bày những suy tư về những công việc từ bi thương xót về tinh thần cũng như về thể xác, trong đó ngài cũng nói đến tòa giải tội, và chiều kích xã hội của các công việc từ bi bác ái.

3. Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ ngày Năm Thánh cho linh mục

Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục hăng say đi tìm chiên lạc và tận tụy săn sóc đoàn chiên được giao phó cho mình, noi gương vị Mục Tử Nhân Lành.

Đó là nội dung bài giảng thánh lễ Đức Thánh Cha cử hành lúc gần 9 giờ rưỡi sáng thứ Sáu 3-6-2016, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là ngày Thánh Hóa các linh mục, tại Quảng trường thánh Phêrô, để kết thúc 3 ngày Năm Thánh dành cho các linh mục và chủng sinh.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có hơn 20 Hồng Y, 50 Giám Mục và khoảng 5 ngàn linh mục đến từ các nơi, trước sự hiện diện của hơn 10 ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nêu bật liên hệ giữa Trái Tim của Chúa Giêsu vị Mục Tử nhân lành với con tim của các linh mục. Ngài cũng đưa ra những lời nhắn nhủ thực hành: linh mục cần luôn luôn tìm kiếm Chúa, hăng say đi tìm các con chiên lạc để dẫn về đoàn chiên Chúa, và sau cùng là bí quyết niềm vui của linh mục.

Đức Thánh Cha nói:

“Khi cử hành Ngày Năm Thánh của các linh mục trong lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi chú tâm vào con tim, tức là nội tâm, những căn cội vững chắc nhất của đời sống, chú ý đến nòng cốt các tình cảm, nói tắt một lời là chú tâm đến trung tâm của con người. Và hôm nay, chúng ta hướng nhìn hai con tim: Trái Tim của Mục Tử nhân lành và trái tim của chúng ta như mục tử.

Trái Tim của vị Mục Tử Nhân Lành không phải chỉ là con tim có lòng thương xót chúng ta, nhưng là chính lòng thương xót. Tại đó, tình yêu của Chúa Cha chiếu tỏa rạng người; tại đó, với tất cả những giới hạn và tội lỗi của tôi, tôi nếm hưởng niềm chắc chắn mình được chọn và yêu thương. Khi nhìn Trái Tim ấy, tôi đổi mới tình đầu của tôi: nhớ lại khi Chúa đã đánh động tôi trong tâm hồn và gọi tôi theo Ngài, niềm vui được thả lưới cuộc đời theo Lời Chúa (Xc Lc 5,5).

Trái Tim vị Mục Tử nhân lành nói với chúng ta rằng tình yêu của Chúa không có giới hạn, không mệt mỏi và không bao giờ đầu hàng. Tại đó chúng ta thấy Chúa liên tục hiến mình, không giới hạn; tại đó chúng ta tìm được nguồn mạch tình yêu trung tín và dịu dàng, để cho chúng ta được tự do và làm cho chúng ta được tự do; tại đó chúng ta tái khám phá thấy Chúa Giêsu yêu thương chúng ta cho đến cùng” (Ga 13,1), nhưng không bao giờ áp đặt.

4. Quan ngại chung quanh mâu thuẫn giữa Tòa Thượng Phụ Antiôkia và Giêrusalem

Xung đột về thẩm quyền tài phán giữa hai Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Antiôkia và Giêrusalem đang đặt ra một mối đe dọa mới cho sự thành công của một hội đồng toàn thế giới các giám mục Chính Thống Giáo.

Tòa Thượng Phụ Chính thống Antiôkia đã ra một tuyên bố mạnh mẽ thể hiện “thất vọng và kinh ngạc” trước quyết định của Đức Thượng phụ Đại kết thành Constantinople trì hoãn đưa ra một quyết định về cuộc xung đột này cho đến sau Hội đồng Liên-Chính Thống. Theo dự trù Hội đồng Liên-Chính Thống sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại Crete .

Tòa Thượng Phụ Antiôkia cho rằng hội đồng nên biểu hiện một sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội Chính Thống Giáo trên thế giới. Sự hiệp nhất này, theo tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Antiôkia, “được thể hiện tốt nhất trong Phụng Vụ Thánh vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, với sự đồng tế của tất cả các Giám Mục Chính Thống Giáo.”

Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Antiôkia đã cắt đứt sự hiệp thông với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Giêrusalem. Do đó, tuyên bố mạnh mẽ này ngụ ý rằng đại diện của Tòa Thượng Phụ Chính thống Antiôkia sẽ không tham gia vào các cử hành phụng vụ tại Hội đồng Liên-Chính Thống.

Trong một lưu ý đáng ngại, tuyên bố nói rằng các giám mục của Tòa Thượng Phụ Chính thống Antiôkia “sẽ gặp nhau trong vài ngày tới để nghiên cứu những diễn tiến đặc biệt liên quan đến Hội đồng Liên-Chính Thống, và có những quyết định đúng đắn liên quan.”

Đầu tuần này, Giáo Hội Chính Thống Bulgari tuyên bố không có ý định tham gia vào trong Hội đồng Liên-Chính Thống.

Cuộc họp đã được dự trù để mang tất cả các Giám mục của tất cả các Giáo Hội Chính thống giáo trên thế giới lại với nhau lần đầu tiên kể từ khi cuộc Đại Ly Giáo vào năm 1054.

5. Quyết định tham dự lễ kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành của Đức Thánh Cha gây xao xuyến cho nhiều người

Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo và Liên đoàn Thế giới Lutheran đã công bố chi tiết chuyến viếng thăm ngày 31 Tháng 10 sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Thụy Điển để tham gia vào một buổi lễ kỷ niệm năm thứ 500 cuộc Cải Cách Tin Lành.

Martin Luther đã công bố vào ngày 31 Tháng Mười, 1517 một luận văn gồm 95 điểm chống lại Giáo Hội Công Giáo và thành lập ra Tin Lành Cải Cách.

Lễ kỷ niệm thứ 500 cuộc Cải Cách Tin Lành được bắt đầu trước một năm ở Lund, thành phố nơi Liên đoàn Lutheran Thế giới được thành lập.

Thông cáo chung giữa Công Giáo và Tin Lành Lutheran cho biết:

“Lễ kỷ niệm chung Công Giáo và Tin Lành Lutheran 500 năm phong trào Cải cách được cấu trúc xung quanh những chủ đề tạ ơn, sám hối và cam kết đưa ra các chứng tá chung. Mục đích là để bày tỏ những ân sủng của cuộc cải cách và cầu xin sự tha thứ cho sự phân chia được duy trì bởi các Kitô hữu từ hai truyền thống.”

“Bằng cách tập trung lại với nhau vào trung tâm của những câu hỏi về Thiên Chúa và về một cách tiếp cận Kitô học, các tín hữu Tin Lành Lutheran và Công Giáo sẽ có khả năng kỷ niệm cách đại kết cuộc Cải cách, không chỉ một cách thực dụng, nhưng trong ý nghĩa sâu sắc của đức tin nơi cuộc khổ nạn và sự phục sinh Chúa Kitô,” Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch hội đồng giáo hoàng về Đại Kết Kitô Giáo nói.

Một lễ cầu nguyện sẽ diễn ra tại nhà thờ Lund. Nhà thờ này đã được thánh hiến như một nhà thờ Công Giáo vào năm 1145 nhưng bây giờ là một nhà thờ Tin Lành Lutheran.

Đức Giáo Hoàng sau đó sẽ đến Malmo, thành phố lớn thứ ba của Thụy Điển, nơi một sự kiện công cộng sẽ được tổ chức trong một đấu trường.

Tại Malmö, “điểm nổi bật của công việc chung giữa tổ chức World Service thuộc Tin Lành và Caritas Internationalis sẽ được trưng bày, bao gồm việc chăm sóc cho những người tị nạn, xây dựng hoà bình, và vận động cho công lý khí hậu”.

Những người chỉ trích việc Công Giáo tham gia vào những hoạt động mừng 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành nói rằng cuộc cải cách này là một cái gì đó để than khóc, chứ không phải là để tổ chức ăn mừng.

Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Đức Hồng Y Gerhard Müller, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 31 tháng Ba, 2016: “Người Công Giáo chúng ta không có lý do để ăn mừng ngày 31 tháng 10 năm 1517, ngày đó được coi là sự khởi đầu của cuộc cải cách dẫn đến sự rạn vỡ của Kitô giáo phương Tây.”

Thực vậy, cuộc Cải Cách Tin Lành không chỉ xâu xé Công Giáo; nhưng cũng khiến nhiệm thể của các tín hữu Kitô lâm vào vào những cuộc ly giáo bất tận, với hàng ngàn giáo phái Tin Lành. Phong trào Cải Cách đã dẫn đến những thập kỷ chiến tranh, cách mạng, những cuộc tranh giành vô tận và phân chia tan nát châu Âu.

6. Ngày Năm Thánh các linh mục tại Anh

Nhà lãnh đạo Công Giáo hàng đầu tại Anh đã khuyến khích các linh mục bắt chước sự can đảm của Thánh Thomas Beckett trong một bài giảng nhân ngày Năm Thánh các Linh Mục.

Đức Hồng Y Vincent Nichols nói rằng Thánh Thomas Beckett nổi bật lên như là một nguồn cảm hứng cho tất cả các linh mục vì sự sẵn sàng bảo vệ đức tin kể cả khi phải thách thức một vị vua đầy quyền uy. Đức Hồng Y nhận xét “Thánh Thomas biết rõ khi nào việc thỏa hiệp không còn là một con đường có thể chấp nhận được”.

“Đối với chúng ta những rủi ro ít kịch tính hơn. Chúng leo dần lên trên những thỏa hiệp và chúng ta dần dần mất đi bản sắc riêng của mình và cùng với bản sắc này một số những sức mạnh, và sự sâu sắc của những chứng tá mà chúng ta phải đưa ra.”

Đức Hồng Y Nichols nói rằng đó là một dấu hiệu nguy hiểm khi linh mục phàn nàn về việc quá bận rộn, hay cô đơn, hoặc không được đánh giá cao. “Có, có những khó khăn, nhưng một linh mục can đảm chấp nhận những khó khăn đó là ơn gọi mà ngài được mời gọi.”

7. Bãi chức giám mục và bề trên dòng lơ là xử lý các vụ lạm dụng

Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành qui luật bãi chức các Giám Mục và các Bề trên cấp cao các dòng tu lơ là, bỏ quên việc xử lý những vụ lạm dụng tính dục trẻ em hoặc những người lớn dễ bị tổn thương.

Qui luật trên đây được trình bày trong Tông Thư Tự Sắc “Như một người mẹ yêu thương” (Come una madre amorevole), công bố hôm 4-6 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5-9-2016.

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng giáo luật đã dự trù việc bãi chức vụ trong Giáo Hội các Giám Mục giáo phận và những người tương đương vì những lý do hệ trọng. Nay qua Tông thư này, ngài xác định rằng trong số các nguyên do hệ trọng ấy, có cả việc lơ là của các Giám Mục trong việc thi hành chức vụ, đặc biệt liên quan đến những vụ lạm dụng tính dục trẻ em và những người lớn dễ bị tổn thương, như đã dự trù trong các tự sắc “Bảo vệ sự thánh thiêng của các bí tích” (Sacramentorum Sanctitatis Tutela) do Thánh Gioan Phaolô 2 ban hành và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tu chính.

Tông thư tự sắc của Đức Thánh Cha gồm 5 điều khoản, trong đó có qui định rằng:

- Giám Mục giáo phận hoặc tương đương chỉ có thể bị cách chức nếu thiếu sót một cách khách quan trầm trọng đối với nghĩa vụ phải cần mẫn mà chức vụ đòi hỏi (1,2). Trong trường hợp những vụ lạm dụng tính dục trẻ em hoặc người lớn dễ bị tổn thương, chỉ cần sự thiếu sót ấy có tính chất trầm trọng (1,3). Các Bề trên cấp cao của các dòng tu và tu đoàn tông đồ thuộc quyền tòa thánh, cũng được đồng hóa với Giám Mục giáo phận trong những trường hợp này (1,4).

Khi có những dấu hiệu nghiêm trọng về sự thiếu sót như vừa nói, thì bộ có thẩm quyền của Tòa Thánh sẽ khởi sự điều tra, báo cho đương sự và cho họ khả năng cung cấp các văn kiện và chứng từ (2,1). Giám Mục có thể được tự biện hộ theo các phương thế luật dự trù (2,2).

Nếu thấy nên cách chức Giám Mục, thì Bộ sẽ sớm công bố sắc lệnh cách chức (4,1), hoặc khuyên đương sự đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha trong thời hạn 15 ngày, nếu Giám Mục không trả lời trong thời hạn dự trù, thì Bộ công bố sắc lệnh cách chức (4,2).

Quyết định của Bộ phải được Đức Thánh Cha phê chuẩn một cách đặc biệt. Trước khi quyết định chung kết, Đức Thánh Cha sẽ được một ban luật gia trợ giúp.

8. Làn sóng mới chống Công Giáo ở Pháp và Bỉ

Trong những tuần lễ này, các tín hữu Công Giáo ở Bỉ và Pháp đã phải chịu đựng những bạo lực và tấn kích như đốt các nhà thờ, tấn công Linh mục, phạm thánh nhà Tạm, nơi đặt Thánh Thể, và hơn 100 trang mạng internet bị tấn công.

Trong tập san định kỳ “La Provence”, cha Benoît Delabre kể rằng cách đây 2 tuần, bàn thờ của nhà thờ thánh Madeleine-de-l'Île ở Martigue, khoảng 800 cây số về phía nam của Paris, bị đốt cháy. Cũng may là bàn thờ bằng đá cẩm thạch nên ngọn lửa không cháy lan và nhà thờ không bị thiêu hủy. Cha cũng cho biết hôm 15/5, một người lạ đã xúc phạm nhà Tạm trong nhà thờ ở Jonquières, cũng trong vùng Martigue. Còn hôm Chúa Nhật vừa qua, chính cha Delabre đã bị một người đàn ông tấn công khi cha bắt giữ ông ta ở cửa nhà thờ vì ông ta dường như đang cố lấy trộm đồ vật.

Gaby Charroux, thị trưởng của Martigues nói là trộm cắp tại các nhà thờ ở Pháp rất thường xuyên và hứa là cảnh sát sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công.

Báo La Croix thuật lại là trong tháng 4, hơn 100 trang mạng internet của các nhà thờ và nhà dòng bị tấn công bởi các tin tặc chiến binh thánh chiến người Tunisi; họ tự gọi mình là nhóm Fallaga.

Ở Bỉ, chiều ngày 24/5, 2 vụ hỏa hoạn làm thiệt hại đáng kể nhà thờ có từ thế kỷ 16 ở Mont-Sainte-Geneviève. Vụ đầu tiên bắt đầu từ phòng thánh trong khi vụ thứ 2 bắt đầu từ mái nhà thờ. Các cảnh sát ở Hainut, 37 dặm về phía đông nam thủ đô Brussel đang truy tìm thủ phạm.

9. Giáo Hội Mông cổ sẽ có vị Linh mục bản xứ đầu tiên vào tháng 8 tới đây

Cha Prosper Mbumba, thuộc dòng Trái tim vô nhiễm Đức Maria, thừa sai người Công gô tại Mông cổ nói với hãng tin Fides: “chúng tôi sẽ có vị Linh mục người Mông cổ đầu tiên, đó là Joseph Enkh, sẽ được Đức Cha Wenceslao Padilla, Phủ doãn Tông tòa của Ulan Bato truyền chức vào ngày 28/8/2016. Sự kiện này có một tầm quan trọng đặc biệt cho Giáo Hội non trẻ được tái lập vào năm 1992 và hiện nay chỉ có hơn 1000 người được rửa tội. Việc phong chức Linh mục cho một người bản xứ sẽ khơi dậy nơi người dân Mông cổ lòng nhiệt thành và ý nghĩa thuộc về một Giáo Hội vốn từ lâu bị xem như là ngoại bang.”

Thầy Joseph Enkh được nhận chức phó tế vào ngày 11/12/2014 ở Nam Hàn nơi thầy được đào tạo và trở về Mông cổ tháng Giêng vừa qua. Từ đó đến nay thầy tiếp tục phát triển kinh nghiệm mục vụ qua việc phục vụ trong các giáo xứ khác nhau của Mông cổ, nơi hiện tại có khoảng 20 nhà truyền giáo và 50 nữ tu của 12 Hội dòng hoạt động trong 6 giáo xứ.

Cha Prosper cũng cho Fides biết là việc chuẩn bị cho lễ phong chức đang được chuẩn bị về mọi mặt. Các Ki-tô hữu cầu nguyện rất nhiều cho vị Linh mục tương lai của họ và các giáo xứ đang phát động các buổi học hỏi gíao lý để giúp cho dân chúng hiểu hơn về sứ vụ Linh mục. Trong mọi nhà thờ của Mông cổ đều có làm tuần 9 ngày cầu nguyện cho lễ phong chức. Nhiều tín hữu viết thư bày tỏ các suy nghĩ và chờ đợi của họ về vị Linh mục tương lai. Họ cho cha biết họ hãnh diện về ơn gọi của cha và họ tin tưởng về sự hiện diện của cha và công việc của cha. Cha Prosper kết luận: “Chúng tôi cám ơn Chúa về hồng ân này và về sự nhiệt thành này. Chúng tôi cầu nguyện để có một sự tuôn tràn mới của Thần Khí trên đất nước này”.

10. Ðối thoại liên tôn giữa Kỳ na giáo và Công Giáo.

Tôn trọng Trái Ðất là trọng tâm của cuộc hội thảo giữa Hội đồng Toà Thánh Ðối thoại Liên tôn (PCID) và một phái đoàn của Kỳ na giáo (Jainisme/Jainism) quốc tế, vừa diễn ra tại trụ sở của Hội đồng vào ngày thứ Ba, 31 tháng Năm năm 2016.

Ðây là cuộc gặp gỡ lần thứ ba giữa hai bên. Phía Toà Thánh do Ðức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch PCID; và phía Kỳ na giáo do ông Chandaria Nemu, Chủ tịch Viện Kỳ na học tại London, làm trưởng đoàn.

Chủ đề “Chăm sóc Trái đất, ngôi nhà của gia đình nhân loại” được hai bên trao đổi “trong bầu khí tôn trọng và thân hữu”.

Các tham dự viên đã nói về “nhu cầu cộng tác” giữa tín đồ Kỳ na giáo và các Kitô hữu để “làm cho trái đất trở nên một nơi có thể sống được và an bình cho mọi người”.

Họ cũng nhìn nhận rằng “các yếu tố chung” giữa hai truyền thống tôn giáo đều kêu gọi các tín đồ phải “quản lý thế giới tự nhiên một cách có trách nhiệm”, “tôn trọng môi trường”, “không khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên” và “chăm sóc mọi hình thái của sự sống” vì thiện ích của con người ngày nay và vì các thế hệ tương lai.

Các thành viên của cả hai bên cũng suy tư về nguyên tắc “bất bạo động” (Ahimsa) của Kỳ na giáo đối với mọi hình thái của sự sống và về những nguyên tắc “thương xót” và “công lý” của Kitô giáo đối với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Mong muốn “tăng cường hợp tác tại địa phương”

Các tham dự viên đã đặc biệt nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc giáo dục các thế hệ trẻ để họ ý thức được truyền thống riêng của mình và học biết nhìn nhận cùng tôn trọng truyền thống của những người khác”.

Hai cuộc họp gần đây nhất giữa PCID và phái đoàn Kỳ na giáo đã diễn ra vào năm 1995 và 2011. Ngoài ra, từ năm 1986 cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa cộng đồng Kỳ na giáo và PCID.

PCID còn phối hợp với các Giáo Hội địa phương và các tổ chức Kỳ na giáo ở Ấn Ðộ, Anh Quốc và Hoa Kỳ để mở các cuộc đối thoại Kỳ na giáo - Công Giáo vào các năm 2011, 2013 và 2015.

Kỳ na giáo là một tôn giáo có lẽ đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ X hay IX trước Công nguyên. Hiện nay có gần mười triệu tín đồ trên khắp thế giới, chủ yếu ở Ấn Ðộ (30,000 ở châu Âu và 100,000 tại Hoa Kỳ).

Mục tiêu của tín đồ Kỳ na giáo là được giác ngộ (vào Niết bàn) dựa trên việc hành thiền, chay tịnh, và tôn trọng nguyên tắc bất bạo động.

11. Thành lập bộ giáo dân, gia đình và sự sống

Hôm 4 tháng 6, Đức Thánh Cha đã cho công bố việc thành lập và qui chế thử nghiệm của Bộ (dicastero) giáo dân, gia đình và sự sống, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-9 tới đây.

Việc thành lập này do Hội đồng các Hồng Y cố vấn đề nghị, theo đó từ ngày 1-9 năm nay, Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân và gia đình sẽ được gộp vào trong Bộ mới, và hai hội đồng này bị bãi bỏ. Các điều khoản về hai Hội đồng (131-134, 139-141) trong Tông hiến Mục Tử Nhân Lành (Pastor Bonus, 28-6-1988) liên quan tới hai cơ quan này cũng bị bãi bỏ).

Qui chế của Bộ mới gồm 13 điều khoản, theo đó Bộ này có thẩm quyền trong những vấn đề thuộc quyền Tòa Thánh trong việc thăng tiến sự sống và tông đò giáo dân, chăm sóc mục vụ gia đình và sứ mạng của gia đình, theo ý định của Thiên Chúa, và bảo vệ, hỗ trợ sự sống con người (Đ.1)

Bộ giáo dân, gia đình và sự sống do một vị Bộ trưởng điều khiển với sự trợ giúp của một Tổng thư ký, có thể là giáo dân, và có 3 Phó tổng thư ký giáo dân, với một số viên chức thích hợp, giáo sĩ và giáo dân, được chọn bao nhiêu có thể từ những vùng khác nhau trên thế giới, theo qui luật hiện hành của các cơ quan trung ương Tòa Thánh (Đ.2, 1). Bộ được chi làm 3 phân bộ: giáo dân, gia đình và sự sống, mỗi phân bộ do một phó Tổng thư ký đứng đầu.

Bộ có các thành viên, trong đó có giáo dân nam nữ, độc thân hoặc có gia đình, dấn thân trong các lãnh vực hoạt động khác nhau, và đến từ các miề khác nhau trên thế giới, phản ánh đặc tính hoàn vũ của XX (Đ.3,1). Bộ các cố vấn (3,1) và theo tất cả các qui luật được thiết định cho các cơ quan trung ương Tòa Thánh (3,3).

Bộ cổ võ và tổ chức các hội nghị quốc tế và các sáng kiến khác thuộc về tông đồ giáo dân, hôn nhân và thực tại gia đình và sự sống trong lãnh vực Giáo Hội, cũng như có liên quan đến thân phận con người và xã hội của hàng giáo dân, gia đình và sự sống con người trong lãnh vực xã hội.

Các điều khoản khoản kế tiếp tục Qui chế lần lượt nói về các nhiệm vụ riêng của mỗi phân bộ: giáo dân, gia đình và sự sống.

Điều thứ 13 khẳng định rằng Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống được gắn liền với Bộ này.. Bộ sử dụng thẩm quyền của Hàn lâm viện trong những vấn đề và các đề tài như việc sinh sản trách nhiệm, bảo vệ sự sống con người từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết, tự nhiên; các hiệp hội và tổ chức giúp phụ nữ và gia đình đón nhận và bảo vệ hồng ân sự sống, đặc biệt trong những trường hợp mang thai khó khăn, và phòng ngừa biện pháp phá thai..

12. Ki-tô hữu Ấn độ đòi công lý cho một nữ tu lớn tuổi bị hãm hiếp

Hơn một năm sau ngày một nữ tu 71 tuổi người Ấn độ bị bọn cướp cưỡng hiếp, một phiên toà ở thành phố Kolkata, miền đông Ấn độ đã bắt đầu xét xử vụ án mà cảnh sát tiểu bang khắng định là không có dấu hiệu của bạo lực chống Ki-tô giáo.

Ngày 14/3/2015, một băng nhóm ít nhất 5 tên cướp đã xông vào tu viện và trường học do các nữ tu phụ trách ở Ranaghat, khoảng 80 cây số về hướng đông bắc của thành phố Kolkata. Cảnh sát cho biết bọn cướp đã lấy đi tiền mặt và một số đồ vật có giá trị từ trường học, và lục soát cướp bóc nhà nguyện và hãm hiếp một nữ tu 71 tuổi, lúc đó là nữ tu phụ trách tu viện.

Việc tấn công tình dục nữ tu đã bị kết án khắp Ấn độ và xảy ra trong thời gian khi các Ki-tô hữu báo cáo những vụ tấn công nhắm vào họ của các tín hữu Ấn giáo cực đoan.

Nữ tu Vincent Thomas, hiện tại phụ trách tu viện, xin mọi người cầu nguyện cho các nữ tu. Chị nói thêm: “Việc tấn công nữ tu phụ trách của chúng tôi theo cách đó làm cho tất cả chúng tôi bị tổn thương. Chúng tôi đang háo hức chờ đợi phán quyết trong vụ án và chúng tôi hy vọng nó sẽ thông qua sớm”.

Trong khi cảnh sát khẳng định vụ tấn công là một phần của vụ cướp, vì băng nhóm này nghĩ là có một số tiền lớn đang được giữ ở trường học, thì các lãnh đạo Ki-tô giáo ở Tây Bengal nghi ngờ nhóm Ấn giáo cánh hữu đã sắp xếp vụ tấn công. Herod Mullick, chủ tịch của Bangiya Christiya Pariseba, một tổ chức Ki-tô giáo có trụ sở ở Kolkata nói là việc hãm hiếp và xúc phạm đến nhà nguyện không giống hoạt động của một vụ cướp bình thường. Ông nói thêm: “Nó cũng là một điều khó hiểu tại sao một tên trong bọn chúng đã tấn công một nữ tu đã 71 tuổi”.
 
Kỹ thuật truyền hình: Track Matte Key
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:47 08/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Trong video này Thu Hà sẽ trình bày với các bạn về Track Matte Key. Đây là một trong những feature rất được ưa chuộng của Adobe Premiere.

Track Matte Key là gì? Thưa, Matte là biến thể của chữ Mask, có nghĩa là mặt nạ. Track Matte nghĩa là mình muốn che đi một phần của một cái track.

Để hiểu rõ hơn bây giờ chúng ta làm như sau nhé.

Thí dụ, bây giờ Thu Hà muốn làm phần giới thiệu của video nói về chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ.

Bây giờ, Thu Hà kéo cái video Đức Thánh Cha thăm Hoa Kỳ vào cái track thứ hai, chẳng hạn,

Sau đó, Thu Hà chọn menu Title / New Title

Chọn Default Still

Chỗ Name, Thu Hà đánh là USA cho dễ nhớ.

Trong Title Editor, Thu Hà sẽ nhấn vào cái icon có hình chữ T này để viết cái chữ USA thật to.

Chữ này nhỏ quá, Thu Hà dùng con mouse chọn toàn bộ chữ USA rối nhấn vào đây để chọn font lớn hơn.

Vẫn nhỏ lắm. Thu Hà chọn Arrow Tool này. Rồi dùng nó kéo dãn chữ ra.

Rồi Thu Hà nhấn vào những chỗ này để canh cho chữ ở giữa màn hình.

Bây giờ, Thu Hà kéo cái title USA để lên trên cái clip. Vẫn chưa có gì đáng kể phải không các bạn? Kiên nhẫn một tí nhé. Sắp xong rồi.

Ở chỗ kính lúp này, bạn đánh vào track matte. Bạn thấy Track Matte Key hiện ra liền.

Bạn kéo Track Matte Key vào trong cái clip.

Vẫn chưa có phản ứng nào đáng kể nào phải không. Đừng lo. Sắp xong rồi.

Chỗ Matte này, bạn chọn Video 3.

Sao? Quá là nghệ thuật luôn á.

Bây giờ, vẽ rồng, vẽ voi thêm chút đỉnh nữa là tuyệt vời.

Tiếp theo đây, Thu Hà giới thiệu với các bạn cái chiêu này còn cao cấp hơn một bậc nữa nè.

Sau khi thăm Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha thăm Armenia nhé.

Thu Hà, có cái bản đồ Armenia. Nó là một file PNG.

Kéo nó vào cái track 1 này đi.

Sau đó, để con mouse trên cái bản đồ Armenia, Thu Hà chọn menu Title / New Title

Chọn Default Still

Chỗ Name, Thu Hà đánh là Armenia cho dễ nhớ.

Trong Title Editor, Thu Hà sẽ chọn cái Pen Tool.

Rồi Thu Hà cứ chấm từng điểm một quanh cái đường biên giới cuả Armenia với các quốc gia khác nhé.

Sau khi, đi giáp vòng, Thu Hà chọn Graphic Type là Filled Bezier.

Thêm Inner Strokes.

Thêm Shadow.

Bây giờ, Thu Hà kéo cái title Armenia này để lên trên cái clip.

Bạn kéo Track Matte Key vào trong cái clip.

Chỗ Matte này, bạn chọn Video 3.

Sao? Tuyệt vời rồi phải không?

Chúc thành công nhé.