Ngày 11-06-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Lễ Chúa Trời Ba Ngôi Năm A - Trinity Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
01:40 11/06/2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những kẻ buôn người và chế tạo vũ khí sẽ bị Thiên Chúa xét xử
Bùi Hữu Thư
09:45 11/06/2014
VATICAN CITY (CNS) -- Đức Thánh Cha Phanxicô lên án những người chịu trách nhiệm trong các vụ buôn người, công nhân nô lệ, và chế tạo vũ khí, ngài nói những kẻ chế tạo vũ khí cho chiến tranh là “những lái buôn của thần chết.”

Đức Thánh Cha nói trong buổi triều kiến chung ngày 11 tháng 6: Có một ngày kia mọi sự chấm dứt và họ phải sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ trong việc bảo vệ trẻ em không bị cưỡng ép làm những lao công nô lệ, ngài nêu cao vấn nạn của khoảng 160 triệu lao công trẻ em trên toàn thế giới.

Đức Thánh Cha giơ cao một truyền đơn mầu đỏ có ghi hàng chữ bằng tiếng Ý: “Tất cả cùng nhau chống lại vấn đề lao động trẻ em.” Ngài yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp đỡ trong việc “tẩy trừ thảm họa này.”

Truyền đơn này là một phần của chiến dịch Tổ Chức Lao động Quốc Tế #RedCard, kêu gọi mọi người “thổi còi” như một trọng tài trên sân túc cầu, và đưa “thẻ đỏ” cho những ai khai thác trẻ em.

Ngài nói vào cuối bài giảng rằng ngày 12 tháng 6 là Ngày Quốc Tế Chống Lao Động Trẻ Em – một ngày để kêu gọi sự chú ý đến hàng triệu trẻ em bị ép buộc làm việc trong những hoàn cảnh tồi tệ, “bị rơi vào một hình thức nô lệ và bị khai thác, cũng như bị bạo hành, áp bức và kỳ thị."

Ngài kêu gọi tất cả mọi người, nhất là các gia đình, phải làm tất cả những gì có thể để bảo vệ “phẩm giá và giúp cho mọi trẻ em được nuôi dưỡng cách lành mạnh” để chúng có thể nhìn về tương lai với niềm hy vọng.”

Trong bài giảng chung, Đức Thánh Cha kế thúc loạt bài giảng về Bẩy Ơn Chúa Thánh Thần: khôn ngoan, hiểu biết, chỉ dạy, sức mạnh, thông minh, đạo đức và kính sợ Thiên Chúa. Ngài đã chú trọng về ơn cuối cùng cho bài giáo lý.

Ngài nói: kính sợ Thiên Chúa không phải là hãi sợ; mà là công nhận rằng “chúng ta thật bé nhỏ trước Thiên Chúa" và khả năng vô biên của Người để yêu thương và tha thứ.

Ngài nói: Ơn kính sợ Thiên Chúa của Chúa Thánh Thần giúp mọi người mở lòng và trao phó hoàn toàn “với lòng khiêm nhu, kính trọng và tin cậy” vào Chúa.

Chúa Giê-su mời gọi tất cả mọi người tìm được “sự an ủi và bình an” bằng cách dâng “tất cả mọi lo âu và hy vọng cho Chúa” và để cho mình được ôm ấp và nâng đỡ “bởi sự ấm áp và che chở của Người, như một con trẻ với người cha của nó."

Ngài nói: Một sự kính sợ Chúa đúng mức là một sự “vâng lời” đối với thánh ý của Người, và có thể đổ tràn đầy hy vọng trong tâm hồn chúng ta.

"Thực vậy, rất nhiều lần chúng ta không thể hiểu kế hoạch của Thiên Chúa và chúng ta ý thức rằng chúng ta không đủ sức để tự bảo đảm cho hạnh phúc và đời sống vĩnh cửu của chúng ta.”

"Tuy nhiên, chính là khi cảm nhận được sự hạn hẹp và thiếu sót của chúng ta, thì Thánh Thần sẽ an ủi chúng ta và cho chúng ta thấy là điều quan trọng duy nhất là để cho Chúa Kitô dẫn đưa chúng ta vào vòng tay của Chúa Cha.”

Ngài nói: Với lòng kính sợ Thiên Chúa, mọi người sẽ đi theo Chúa Kitô “với lòng khiêm nhu, ngoan ngoãn và vâng lời” và không có vẻ như không tránh được, thụ động hay đáng buồn.”

Lòng mọi người sẽ được đổ tràn đầy “sự thán phục và niềm vui, niềm vui của những đứa trẻ nhận biết rằng chúng được Người Cha giúp đỡ và yêu thương."

Thay vì “làm cho chúng ta trở nên những Kitô hữu nhút nhát, bẽn lẽn, kính sợ Thiên Chúa làm cho chúng ta can đảm và có sức mạnh… làm cho chúng ta trở nên những Kitô hữu kiên quyết và hăng say, không tuân phục Thiên Chúa vì sợ hãi, nhưng vì chúng ta được đánh động và thúc đẩy bởi tình yêu của Người!”

Đức Thánh Cha nói: tuy nhiên, một lòng kính sợ Thiên Chúa cũng là “một tiếng chuông thức tỉnh” lưu ý chúng ta về tội lỗi trong đời sống mình và nhắc nhớ chúng ta là chúng ta sẽ phải trả lẽ sau này.

“Khi một người sống trong tội lỗi, khi họ xúc pham thánh danh Thiên Chúa, khi họ khai thác kẻ khác, khi họ làm chủ nhân kẻ khác, khi họ chỉ sống vì tiền, hư danh, quyền hạn, và kiêu kỳ, thì sự kính sợ Thiên Chúa sẽ đánh chuông thức tỉnh: Coi chừng đó! Tất cả quyền uy và tiền bạc, với tất cả lòng kiêu hãnh và háo danh, bạn sẽ không bao giờ được hạnh phúc.”

Đức Thánh Cha nói: nhiều người không cảm thấy kính sợ Thiên Chúa chút nào vì trái tim họ đã trở nên trai đá vì tham nhũng.

Đức Thánh Cha hỏi: "Tôi nghĩ đến những người đang cổ võ cho việc buôn người và lao công nô lệ. các bạn có cho là họ có lòng kính sợ Thiên Chúa không?”

"Không, họ không kính sợ Thiên Chúa và họ không sung sướng,” cũng như “những kẻ chế tạo vũ khí để nuôi dưỡng các chiến tranh."

Ngài nói ngài tin chắc là không có ai hiện diện trong quảng trường hôm nay lại dính líu đến kỹ nghệ chế tạo vũ khí, vì những người ấy “không đến để lắng nghe Lời Chúa. Những người này chế tạo cái chết, họ là những lái buôn thần chết.
Đức Thánh Cha Phanxi-cô kêu gọi mọi người hiệp lời với những người bị đau khổ và chấp nhận ơn Chúa Thánh Thần để cảm nhận được tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, là Cha chúng ta.
 
ĐTC: Ơn kính sợ Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
10:09 11/06/2014
Ơn kính sợ Thiên Chúa nhắc cho chúng ta biết chúng ta nhỏ bé chừng nào trước Thiên Chúa và tình yêu của Người, và hạnh phúc của chúng ta là phó mình trong tay Người với lòng khiêm nhường, kính tôn và tin tưởng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thư tư hôm qua tại quảng trường Thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa ơn thứ bẩy Chúa Thánh Thần ban cho tín hữu là ơn kính sợ Thiên Chúa. Nó không có nghĩa là sợ hãi Thiên Chúa Toàn Năng và Thánh Thiện: bởi chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Cha, Đấng yêu thương chúng ta và muốn cho chúng ta được cứu rỗi, vì thế không có lý do để sợ hãi Người. Trái lại, sự kính sợ Thiên Chúa là ơn nhắc nhở cho chuưng ta biết sự bẻ nhỏ của mình trước mặt Thiên Chúa và tình yêu của Người, và hạnh phúc của chúng ta là ở chỗ phó mình trong tay Người với lòng khiêm nhường, kính tôn và tin tưởng. Đức Thánh Cha giải thích như sau:

Khi Chúa Thánh Thần ngự trong con tim chúng ta, Người đổ tràn đầy sự an ủi và binh an cho chúng ta, và đưa chúng ta tới chỗ cảm thấy như chúng ta là, nghĩa là bé nhỏ - với thái độ mà Chúa Giêsu nhắn nhủ trong Tin Mừng - của người phó thác tất cả các âu lo và chờ đợi cho Chúa, và cảm thấy được bao bọc và nâng đỡ bởi hơi ấm và sự chở che của Người, y như một đứa bé với cha mình vậy! Đó là tâm tình, là điều Chúa Thánh Thần làm trong con tim chúng ta: khiến cho chúng ta cảm thấy mình là trẻ em trong tay người cha của chúng ta. Như thế trong nghĩa này chúng ta hiểu rõ ràng sự kính sợ Thiên Chúa có trong chúng ta hình thái của sự ngoan ngoãn, biết ơn, chúc tụng, và khiến cho chúng con tim chúng ta được tràn đầy hy vọng. Thất thế, biết bao lần chúng ta không tiếp nhận chương trình của Thiên Chúa và chúng ta nhận ra rằng chúng ta không có khả năng bao đảm cho chính mình sự hạnh phúc và cuộc sống vĩnh cửu.

Tuy nhiên, chính trong kinh nghiệm về các hạn hẹp và sự nghèo nàn của chúng ta mà Thần Khí cũng cố chúng ta và làm cho chúng ta nhận thức được rằng điều quan trọng duy nhất là để cho Chúa Giêsu hướng dẫn trong cánh tay của Chúa Cha. Điều này giải thích tại sao chúng ta lại cần đến ơn này của Chúa Thánh Thần như vậy. Ơn kính sợ Thiên Chúa khiến cho chúng ta ý thức rằng tất cả đến từ ơn thánh và sức mạnh đích thật duy nhất của chúng ta là theo Chúa Giêsu và để cho Thiên Chúa Cha có thể đổ trên chúng ta lòng lành và sự thương xót của Người. Rộng mở con tim để lòng lành và sự thương xót của Thiên Chúa đến với chúng ta. Đó là điều Chúa Thánh Thần làm với ơn kính sợ Thiên Chúa: mở các con tim. Con tim mở rộng để ơn tha thứ, lòng thương xót, lòng lành và các vuốt vẻ của Thiên Chúa Cha đến với chúng ta, bởi vì chúng ta là các người con được yêu thương vô cùng. Đồng thời nó củng cố sự tin tưởng và đức tin của chúng ta, vì nó làm cho chúng ta nhận thức rằng cuộc sống chúng ta ở trong tay Thiên Chúa. Không có ánh sáng và sự nâng đỡ này chúng ta sẽ rơi vào cảnh âu lo và ngã lòng không thể tránh được.

Khi được ơn kính sợ Thiên Chúa thấm nhập, chúng ta được đưa tới chỗ theo Chúa với lòng khiêm nhường, ngoan ngoãn và vâng phục. Nhưng không phải với thái độ chịu trận và thụ động, hay than vãn, mà với sự kinh ngạc và niềm vui, niềm vui của một người con nhận ra rằng mình được Cha phục vụ và yêu thương. Như vậy sự kính sợ Thiên Chúa không khiến cho chúng ta trở thành các kitô hữu nhút nhát, lụy phục, nhưng làm nảy sinh ra trong chúng ta lòng can đạm và ssc mạnh. Nó là một ơn khiến cho chúng ta là các tín hữu kitô xác tín, hăng say, không vâng phục Chúa vì sợ hãi, nhưng bởi vì cảm động và bị chính phục bới tình yêu của Người. Bị tình yêu của Thiên Chúa chinh phục: đó là một điều hay đẹp! Để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu này của Cha: người yêu thương chúng ta biết bao! Người yêu thương chúng ta với tất cả con tim của Người. Nhưng chúng ta cũng hãy chú ý, bởi vì ơn của Thiên Chúa cũng là một ”lời báo động” trước sự lì lợm trong tội lỗi. Đức Thánh Cha giải thích thái độ này như sau:

Khi một người sống trong sự dữ, khi một người nói phạm thượng chống lại Thiên Chúa, khi nó khai thác người khác, khi nó là bạo chúa đối với họ, khi nó chỉ sống vì tiền, vì sự phù vân hay quyền lực hoặc kiêu căng, thì khi đó sự kính sợ Thiên Chúa báo động chúng ta: hãy coi chừng! Với tất cả quyền lực này, với tất cả tiền bạc này, với tất cả sự kiêu căng của ngươi, với tất cả phù vân của của ngươi, ngươi sẽ không hạnh phúc đâu. Chẳng có ai có thể đem theo vào cuộc sống bên kia tiền bạc, quyền lực, sự phù vân và lòng kiêu căng cả. Chúng ta chỉ có thế đem theo tình yêu thương mà Thiên Chúa Cha ban cho chúng ta, các vuốt ve mà chúng ta đã chấp nhận và nhận được từ Thiên Chúa với tình yêu thương. Và chúng ta có thể đem theo những gì chúng ta đã làm cho người khác. Vậy hãy coi chừng! Đừng đặt hy vọng nơi tiền bạc, nơi sự kiêu căng, nơi quyền bính, nơi sự phù vân: những thứ đó khộng thể hứa hẹn với chúng ta cái gì hết! Và như thế bạn kết thúc xấu cuộc đời mình. Chẳng hạn tôi nghĩ tới những người có trách nhiệm trên người khác và để cho mình trở thành gian tham hối lộ: Anh chị em nghĩ rằng một người gian tham hối lộ sẽ hạnh phúc ở đời sau sao? Không đâu, nhưng tất cả hậu qủa của hối lộ đã làm hư thối con tim nó, nó sẽ khó mà đi đến với Chúa. Tôi nghĩ tới tất cả những kẻ sống nhờ việc buôn bán người và việc làm nô lệ: anh chị em nghĩ rằng những người như thế có trong tim tình yêu của Thiên Chúa hay sao, một người khai thác bỏc lột người khác, một người người khác công việc của người khác như nộ lệ? Không, họ không kính sợ Thiên Chúa. Và họ không hạnh phúc: họ không hạnh phúc. Tôi nghĩ tới những kẻ chế tạo vũ khí để gây chiến tranh. Anh chị em hãy nghĩ coi, đó là cái nghề gì vậy? Nhưng tôi chắc chắn là nếu bây giờ tôi hỏi câu này: Giữa anh chị em có bao nhiêu người chế tạo khí giới? Không có ai hết, không có ai hết: bởi vì những người này thì không tới để lắng nghe Lời Chúa đâu. Những người này chế tạo sự chết, buôn bán cái chết. Ước chi sự kính sợ Thiên Chúa khiến cho họ hiểu rằng một ngày kia mọi sự sẽ hết và họ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa.

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau Các bạn thân mến, Thánh vinh 34 khiến cho chúng ta cầu nguyện như thế này: ”Người nghèo này kêu lên và Chúa lắng nghe lời. Ngài cứu ho khỏi mọi lo lắng. Sứ thần Chúa đóng trại chung quanh những ai kính sợ Người và giải thoát họ” (Tv 34,7-8). Chúng ta hãy xin Chúa ơn hợp tiếng với người nghèo, để đón nhận ơn kính sợ Thiên Chúa, và có thể cùng họ được mặc lấy lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa, là Cha, là Thân Phụ của chúng ta, là Cha chúng ta.
Trước khi bắt đầu buổi tiếp kiên Đức Thánh Cha đã đến đại thính đường Phaolô VI chào hàng trăm người tàn tật, trong đó có hàng chục trẻ em ngồi trên xe lăn. Ngài vuốt ve nói chuyện và hôn các em. Các người tàn tật đã theo dõi buổi tiếp kiến trên màn truyền hình khổng lồ trong đại thính đường Phaolô VI, vì bên ngoài trời mùa hè Roma rất nóng.

Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào tín hữu đến từ các nước Nam Hàn, Malaysia, Philippines, Nhật Bản, và Australia, cũng như các nhóm Nicaragua, El Salvador, Mêhicô, Argentina và Brasil. Ngài cũng xin tín hữu cùng ngài đọc một kinh Kính Mừng cầu chuyện cho hàng chục triệu trẻ em lao động nhân ngày 12-6 là Ngày Quốc Tế trẻ em lao động, bị khai thác bóc lột sừc lực và đối xử tàn tệ.

Trong hàng trăm nhóm Ialia có đoàn hành hương đi bộ tới Santiago de Compostella, theo lộ trình Francigena và các tay đua xe đạp của hiệp hội ”Mi so tuto” theo gót thánh Phanxicô thành Assisi.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng tháng 6 là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Lòng tôn sùng đó dậy cho mọi người đặc biệt là giới trẻ, cách riêng các người trẻ đã đính hôn, biết yêu thương một cách sâu đậm. Ngài cầu mong nó đem lại ủi an và sức mạnh cho các bệnh nhân biết kiên nhẫn vác thánh giá, và giúp các cặp vợ chồng mới cưới xậy dựng gia đình trên lòng chung thủy và sự kính sợ Thiên Chúa.

Buoi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phèp lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Top Stories
Les voyages du pape François en Asie se précisent
Eglises d'Asie
10:07 11/06/2014
Le pape François avait confirmé l’information dans l’avion qui le ramenait de Terre sainte le 26 mai dernier : outre le voyage en Corée du Sud à l’occasion des VIèmes Journées asiatiques de la jeunesse en août prochain, un autre déplacement en Asie était au programme. Ce deuxième voyage emmènera le chef de l’Eglise catholique au Sri Lanka puis aux Philippines. Seules les dates manquaient. Le cardinal Malcolm Ranjith, archevêque de Colombo, les a donnés hier : le pape sera au Sri Lanka du 13 au 15 janvier 2015. Aucune précision n’a encore été communiquée concernant la durée du séjour du pape aux Philippines.

A son retour des JMJ (Journées mondiales de la jeunesse) de Rio (juillet 2013), le pape François avait évoqué ce double voyage au Sri Lanka et aux Philippines. « J’ai reçu une invitation à me rendre au Sri Lanka ainsi qu’aux Philippines », expliquait-il alors aux journalistes. Sachant que bon nombre d’autres pays ont invité le pape à venir les visiter, le pape ajoutait : « Je dois aller en Asie. Parce que le pape Benoît n’a pas eu le temps de se rendre en Asie et que c’est important. »

Si l’Asie occupe sans doute une place particulière dans le cœur du pape (il a témoigné qu’étant jeune, il avait le désir de partir comme missionnaire au Japon), ses prochains déplacements dans ces trois pays seront avant tout de nature pastorale mais ils n’en revêtiront pas moins une dimension politique importante.

Concernant le Sri Lanka, pays visité en décembre 1970 par le pape Paul VI puis en janvier 1995 par le pape Jean Paul II, le voyage du pape François prend place dans une période difficile pour l’Eglise catholique locale. En janvier dernier, recevant les évêques sri-lankais pour leur visite ad limina, le pape les avait exhortés « à continuer à jouer leur rôle dans la réconciliation entre le gouvernement et la minorité tamoule ». De fait, si la communauté catholique (environ 7 % de la population) présente la particularité de réunir à la fois des Tamouls et des Cinghalais, son unité est menacée par les très profonds antagonismes qui séparent les deux populations.

Par ailleurs, le pape François sera reçu par le président en place, Mahinda Rajapaksa, lequel refuse que les Nations Unies viennent enquêter sur place sur les violations des droits de l’homme et crimes de guerre commis durant le conflit avec les Tigres tamouls. Le programme du pape durant les deux jours qu’il passera au Sri Lanka n’est pas encore connu, mais il reste à voir où et comment le souverain pontife posera un geste de paix pour favoriser la réconciliation entre Tamouls et Cinghalais. En novembre dernier, lors du dernier somment du Commonwealth, le Premier ministre britannique avait dû fermement imposer sa volonté de se rendre à Jaffna, dans la partie de l’île où les stigmates de la guerre étaient encore les plus visibles. Si David Cameron avait obtenu de faire un déplacement éclair dans cette ville, le président Rajapaksa n’avait pas dissimulé sa contrariété à ce propos.

A priori, le déplacement aux Philippines, le plus grand pays catholique d’Asie, présente moins de difficultés politiques (1). Le cardinal archevêque de Manille, Mgr Luis Antonio Tagle, a fait part du désir du pape de se rendre auprès des victimes du typhon Yolanda (Haiyan) et du tremblement de terre qui ont frappé les Visayas, au centre de l’archipel, l’an dernier. L’effet de « sa venue (dans les régions affectées) sera plus fort que le typhon, mais dans un sens positif », a déclaré le cardinal.

Pour autant, les sujets sensibles ne manquent pas. L’Eglise catholique locale dénonce régulièrement les effets négatifs du développement économique et de la mondialisation, que ce soit du fait de l’émigration des Philippins, hommes et femmes, et de ses conséquences sur les familles, que ce soit du fait de l’extrême inégale répartition des richesses qui caractérise ce pays ou encore que ce soit du fait des atteintes à l’environnement. L’Eglise des Philippines n’a par ailleurs jamais hésité à croiser le fer avec les autorités politiques dès lors qu’elle estime que l’action gouvernementale est contraire à la défense de la vie.

Enfin, si l’accord signé en mars dernier entre le gouvernement et le MILF ouvre une perspective de résolution du conflit de Mindanao, le sud philippin demeure une région où la paix reste à construire. Le cardinal Orlando Quevedo, dont le diocèse de Cotabato est enclavé dans la future Région autonome Bangsamoro, vient de déclarer qu’il aimerait que le pape François se rende en visite à Mindanao. Tout comme le pape vient de poser des actes et des gestes pour la paix en Terre sainte, il « peut peut-être contribuer à la paix à Mindanao », a déclaré le cardinal depuis Manille, ajoutant qu’il espérait que si le pape se rende auprès des victimes du typhon et du tremblement de terre, il pourrait aussi se rendre « à Mindanao auprès des victimes d’une catastrophe faite de la main des hommes ».

Pour le déplacement en Corée du Sud (2), s’il sera l’occasion d’un coup de projecteur sur une des Eglises les plus dynamiques d’Asie, le pape s’adressera à la jeunesse de tout un continent. Les VIèmes Journées asiatiques de la jeunesse (Asian Youth Day 2014), organisées dans le diocèse de Daejeon du 10 au 17 août prochain, ont pour thème : « Jeunesse d’Asie, réveille-toi ! La gloire des martyrs brille sur toi ! ». Réunissant des délégations venues de près de trente pays, ces journées seront d’abord une occasion pour des jeunes venus de pays où, le plus souvent, les catholiques ne sont qu’une petite minorité de se rencontrer et de partager une espérance commune. Le pape, présent du 14 au 18 sur le sol coréen, célèbrera le 18 août une messe à Séoul pour la béatification de 124 martyrs coréens tués « en haine de la foi » entre 1791 et 1888, une messe célébrée à quelques dizaines de kilomètres du voisin nord-coréen où le fait d’être chrétien vous envoie en camps ou à la mort. (eda/ra)

(1) Le dernier déplacement d’un pape aux Philippines remonte au voyage de Jean Paul II à Manille en 1995.
(2) Avant le pape François, le pape Jean Paul II avait effectué deux visites en Corée du Sud, la première en mai 1984, qui avait vu la béatification de 103 martyrs de Corée, et la seconde en octobre 1989.

(Source: Eglises d'Asie, le 11 juin 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Phúc Âm Sự Sống: 5 Nữ Tu vĩnh khấn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
16:41 11/06/2014
PHAN THIẾT - Sáng ngày 11-6-2014, tại Nhà Thờ Cà Tang, Ðức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ sự Thánh Lễ Khấn Trọn Đời cho 5 Nữ Tu thuộc Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống.

Xem hình

Cùng đồng tế có quý cha Hạt Trưởng Hạt Hàm Thuận Nam, cha Giám Đốc Chủng Viện Nicôla và 24 cha trong và ngoài giáo phận. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Cà Tang chung lời tạ ơn.

Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin Mừng Ga 17,13-26

Thánh lễ khấn dòng hôm nay là một niềm vui lớn. Niềm vui này được nhận diện qua quang cảnh của buổi lễ và mọi người tham dự, từ quý ông bà anh chị em, quý nữ tu, linh mục và chúng tôi. Trước khi bước vào Thánh lễ, thoáng nghe mấy Linh mục truyện vãn, tôi cũng cảm nhận được niềm vui này. Trong bài Phúc Âm hôm nay, khi trò truyện với các môn đệ vào lúc nhạy cảm “sắp rời bỏ thế gian mà về cùng Cha”, Chúa Giêsu cũng đã bộc lộ niềm vui, để thông qua đó ta hiểu được niềm vui đích thực của đời dâng hiến.

1. Được trở nên bạn hữu với Chúa Giêsu

Những người theo Chúa Giêsu trên đường rao giảng Tin Mừng ban đầu được sách Phúc Âm gọi là “môn đệ” và tình cảm Chúa Giêsu dành cho họ không là gì khác hơn tình thầy trò; nhưng khi cận kề đường thương khó, Người đã ưu ái nâng họ lên hàng “bạn hữu” để cùng người chia sẻ ngọt bùi. Qua trình tự nâng cấp này, môn đệ ý thức rõ mình được tuyển chọn để hoàn toàn gắn bó với Đấng mình tin theo, cũng là Đấng thánh hiến mình trong tình yêu cứu độ. Đây không hề là công lênh cá nhân, mà là do hồng ân Chúa. Đâu phải vì thiện chí bền bỉ hay khả năng trổi vượt mà người ta được thánh hiến làm nữ tu. Những yếu tố thuộc về tiểu sử cá nhân nếu tích cực chỉ là tạo thêm điều kiện thuận lợi thôi, còn ơn gọi đời thánh hiến là do tình thương của Chúa.

“Không phải các con chọn Thầy, mà chính Thầy đã chọn các con”. Được thánh hiến, nữ tu sống “tình bạn” gắn bó với Chúa Kitô mỗi ngày một hơn.

2. Được gắn kết với lễ tế cứu độ

Không phải vô tình câu mở đầu bài Phúc Âm lại nhắc tới “giờ” cứu độ của Chúa Giêsu, mà có dụng ý, vừa diễn tả vận mệnh Đấng Cứu Thế, vừa nhắc tới vận mạng của những ai dấn bước đi theo Người. Trong ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã xa gần vén tỏ cho thấy “giờ” và “vinh quang” của Người. Như tại tiệc cưới Cana, khi trả lời Đức Mẹ trước thông tin “hết rượu” bằng câu “việc đó can chi đến bà và tôi, giờ tôi chưa đến”, Chúa Giêsu đã biến nước lã thành rượu ngon “để bày tỏ vinh quang của Người”. Các nhà chuyên môn cho biết chữ “giờ” và chữ “vinh quang” trong Phúc Âm thứ tư thường xuất hiện bên nhau như “cặp đôi hoàn hảo” và có một nghĩa đặc biệt, vừa ám chỉ thời khắc công cuộc vượt qua từ tử nạn đến phục sinh, vừa mở ra nhãn giới mới trong đó vinh quang Thiên Chúa được mọi người nhận biết kính tin.

Được nhìn như “bạn hữu” của Chúa Giêsu, môn đệ năm xưa và nữ tu hôm nay cũng ghi tâm khắc cốt: vận mạng đời tu gắn liền với “giờ” và “vinh quang” của Chúa Kitô, để càng biết kết hợp lẽ thành bại đời mình với “giờ” của Đức Kitô bao nhiêu, càng có cơ hội làm cho “vinh quang” Người được tỏa sáng trong tâm hồn mình và trước mặt cộng đoàn bấy nhiêu.

3. Được sai đi và đem lại hoa trái.

Thật đẹp khi bài Phúc Âm vẽ lên quỹ đạo tình yêu: đã nhận được hồng ân thì cùng lúc phải biết gieo rắc hồng ân qua tác vụ đời mình. Người nhận về rốt cuộc trở thành người cho đi, và như thế làm nên vòng quay phong phú của niềm vui. Điều này đúng như mọi Kitô hữu, càng đúng hơn cho nữ tu vốn được coi như thuộc về Chúa Kitô cách đặc biệt hơn, là Sequella Christi.

Thuộc về Chúa Kitô, nữ tu đón nhận sự sống dồi dào để rồi biết cho đi sự sống ấy qua nẻo đường yêu thương theo linh đạo đời thánh hiến. Nếu ơn thánh hiến được trao cho một người, thì chẳng phải để vinh thân cho bằng để trở thành phương tiện mà hợp lực với Chúa trong việc mưu ích cho phần rỗi mọi người.

Thuộc về Giáo Hội, nữ tu còn cụ thể thuộc về một Hội Dòng nhất định, để ở đó từng ngày, biết san sẻ những gì mình đã lãnh nhận trong hồng ân Chúa qua việc phục vụ theo đặc sủng của Hội Dòng.

Như thế đó, nữ tu trở thành người cần mẫn gieo rắc Tin Mừng và càng biết cho đi, càng làm cho Tin Mừng tác động để mang lại hoa trái niềm vui, dẫu không thấy rõ nhưng chắc chắn có; và dẫu không thấy ngay nhưng tin rằng sẽ đến.

Tóm lại, niềm vui của nữ tu hôm nay dẫu rộn ràng bên ngoài, nhưng thật trầm lắng bên trong: được nên bạn hữu với Chúa Giêsu, được kết hợp với lễ tế cứu độ và được sai đi rao giảng Tin Mừng. Chia sẻ như thế trong ngày lễ khấn hôm nay chỉ muốn dựa trên bài Phúc Âm nêu lên vài nét tiêu biểu, để chung lời với các khấn sinh, một mặt tạ ơn vì hồng ân được tuyển chọn, và mặt khác nguyện xin Chúa thương nâng đỡ để đời nữ tu đẹp lẽ hiến dâng.

Cám ơn các Gia đình đã quảng đại góp cho Giáo Hội địa phương những thành viên.

Cầu cho các khấn sinh cảm nhận niềm vui dâng hiến, hôm nay và mãi mãi;

Và cùng với quý cha đồng tế, quý tu sĩ và quý khách, chúc các chị em trở thành những dì phước đúng nghĩa, tức là người đạt nhiều phước hạnh trong đời và cũng biết làm phước giúp đỡ cho những người xung quanh.

Xin Chúa chúc lành cho mọi người.

Cuối lễ, Nữ tu Maria Têrêxa Ðoàn Thị Hoa, Tổng Phụ Trách thay mặt hội dòng dâng lời tri ân. Đại diện phụ huynh các tân khấn sinh cũng chân thành cảm tạ.

Bữa tiệc liên hoan trong khuôn viên Nhà thờ Cà Tang rộn ràng niềm vui.

Tên gọi “Cà Tang” nghe rất lạ tai, mang âm hưởng ngôn ngữ “Sắc tộc thiểu số”, không biết có liên quan đến thành ngữ “cà tang cà rịch” không!. Từ điển tiếng Việt giải thích “cà rịch cà tang” là làm việc gì cũng chậm chạp với một nhịp điệu đều đều như không quan tâm gì đến thời gian (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1996). Thực tế cho thấy, Giáo xứ Cà Tang rất trẻ trung, chỉ mới 3 năm thành lập (22-2-2010), thế mà, Giáo xứ đã phát triển rất nhanh từ cơ sở vật chất cho đến các sinh hoạt phụng vụ và hội đoàn. Giữa miền quê êm ả ngát xanh ruộng lúa vườn cây, nổi bật lên ngôi Nhà thờ với khuôn viên rộng thoáng và khang trang.

Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống đã chọn nơi thôn quê dân dã yên bình Cà Tang để xây dựng Nhà Mẹ. Năm 1966, cha Nguyễn Quang Huy thành lập Tu Hội Phúc Âm tại Giáo phận Kontum. Sau biến cố 1975, Tu Hội gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống. Đến năm 2003, Ðức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận nhận Hội Dòng vào phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết. Hiện nay, Hội Dòng có 13 Nữ tu khấn trọn, 46 Nữ tu khấn tạm, 6 tập sinh và 30 đệ tử, với 9 cộng đoàn phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết, 1 cộng đoàn ở Sài Gòn và 1 ở giáo xứ Thái Lạc, Ðồng Nai. Các Nữ Tu rất nhiệt thành đến phục vụ tại các vùng sâu vùng xa như Ðami, Ða Tro, Suối Sâu, Ðảo Phú Quý.

Cầu chúc các Nữ Tu của Hội Dòng luôn nhiệt thành đi gieo hạt giống “ Phúc Âm Sự Sống” qua mọi nẻo đường phục vụ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Con đường hợp nhất đầy khó khăn
Vũ Văn An
01:20 11/06/2014
Năm 1968, 3 năm sau khi Vatican II kết thúc, mục sư Marc Boegner, thuộc Hàn Lâm Viện Pháp, người tham dự Vatican II với tư cách quan sát viên và hết lòng hy vọng ở thành quả của Công Đồng này trong chiều hướng đại kết, đã cho xuất bản cuốn Con Đường Dài Dẫn Tới Hợp Nhất (1). Con đường ấy là con đường gần 60 năm của phong trào đại kết kể từ Hội Nghị Đại Kết Edinburgh năm 1910 cho tới Cuộc Tụ Tập Đại Kết năm 1968 tại Uppsala, Thụy Điển.

Cho tới thời điểm trên, phong trào đại kết đã tiến được một bước dài với hai biến cố quan trọng: việc xích lại gần nhau giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo qua hai đại diện lừng danh là Đức Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras và việc Đức Phaolô chấp nhận gợi ý của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới (phần đông Thệ Phản) thiết lập một nhóm làm việc chung giữa Giáo Hội Công Giáo và Hội Đồng, nhằm soạn ra các nguyên tắc sẽ được tuân theo để hợp tác nhiều hơn và các phương pháp sẽ được sử dụng.

Nhưng nói chung, mục sư kết luận: sự thể hiện hoàn toàn hợp nhất “vẫn thuộc trật tự đời đời dù nó đã hiện diện giữa chúng ta… như dấu chỉ báo hiệu và báo trước nó sẽ tới”. Gần 50 năm đã qua kể từ năm 1968, con đường hợp nhất vẫn tỏ ra còn dài dù những năm gần đây, các Giáo Hội Kitô đã xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Cụ thể là các tuyên bố chung giữa Công Giáo và Giáo Hội Luthêrô, giữa Công Giáo và Anh Giáo… và nhất là cái ôm hôn tha thiết tại Nhà Thờ Mộ Thánh giữa Đức Barthôlômêo của Chính Thống Giáo và của Đức Phanxicô Công Giáo trong những ngày gần đây. Kể từ cái ôm hôn này, người ta thấy những người thừa nhiệm hai anh em Phêrô và Anrê lúc nào cũng như có nhau, như buổi cầu nguyện cho hòa bình Trung Đông gần đây.

Cái ôm hôn và sự xuất hiện chung như trên làm nhiều người hy vọng sẽ có hợp nhất nay mai, ít nhất giữa Chính Thống và Công Giáo. Vì dù sao, Thượng Phụ Barthôlômêô cũng được cả thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận như là vị lãnh đạo tinh thần của họ và năm 2015 này, ngài sẽ là người triệu tập và chủ tọa Hội Nghị Toàn Chính Thống Thế Giới, được nhiều người coi như một dịch bản của Vatican II.

Thực tế của Đại Kết

Nhưng thực tế, không hẳn thế. Vì không như Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống không phải là một khối đơn nhất mà gồm nhiều Giáo Hội độc lập. Trong đó, Giáo Hội lớn hơn hết và do đó cũng “độc lập” hơn hết là Giáo Hội Chính Thống Nga, với số tín hữu chiếm hơn nửa tổng số khoảng 300 triệu tín hữu Chính Thống trên thế giới hiện nay.

Giáo Hội Công Giáo, từ thời Đức Phaolô VI, ý thức rất rõ thực trạng này. Nên dù tập chú vào Tòa Constantinople, nơi chính thức diễn ra cảnh tuyệt thông lẫn nhau, dẫn tới cuộc ly giáo vĩ đại năm 1054 và cũng là nơi năm 1964 bắt đầu đi vào diễn trình hàn gắn đưa tới việc hủy bỏ án tuyệt thông lẫn nhau, nhưng Giáo Hội Công Giáo lúc nào cũng muốn bắt tay với Giáo Hội Chính Thống Nga.

Đức Gioan Phaolô II từng muốn được qua thăm Nga để trả lại bức ảnh Đức Bà Kazan, bị thất lạc thời Cách Mạng Bônsêvích, nhưng ước muốn của ngài bị bác bỏ. Dù thế, năm 2004, ngài cũng đã cho gửi trả lại Nga bức ảnh này mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì. Người Chính Thống Nga, do lòng thù nghịch truyền thống đối với người Ba Lan, không bao giờ ưa Đức Gioan Phaolô II, vốn người Ba Lan. Sự không ưa này lên cao cùng với thập niên 1990, lúc chế độ Cộng Sản cáo chung tại Nga và tại Đông Âu nói chung. Ai cũng biết: dịp này, nổ ra cuộc chiến giữa người Công Giáo Croatia và người Chính Thống Serbia; rồi cuộc tranh chấp về tài sản Giáo Hội tại Ukraine giữa người Công Giáo nghi lễ Đông Phương và người Chính Thống Giáo Đông Phương. Người Nga còn tố cáo Giáo Hội Công Giáo mượn dịp chế độ Cộng Sản xụp đổ để mở chiến dịch cải đạo chống lại Giáo Hội Chính Thống Nga.

Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Thế Giới tại Assisi năm 2002, có sự hiện diện của Thượng Phụ Barthôlômêô và hầu hết các thượng phụ khác của Chính Thống, nhưng Thượng Phụ Alexy II của Nga không tới. Đại diện ngài có TGM Hilarion, người, trong cuộc hội kiến sau đó với Đức Gioan Phaolô II, đã không ngần ngại nói thẳng: các liên hệ giữa Giáo Hội Chính Thống Nga và Giáo Hội Công Giáo “hoàn toàn không thỏa đáng” và xác nhận thêm rằng Thượng Phụ Alexy II chỉ bằng lòng gặp Đức Giáo Hoàng sau khi một lập trường chung được đạt tới gồm các điểm: lên án chủ nghĩa cải đạo dưới mọi hình thức, không chấp nhận Unia làm phương pháp đạt tới hợp nhất trong quá khứ, hiện tại và tương lai (2) và thừa nhận và tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc lãnh thổ giáo luật.

Thời Đức Bênêđíctô XVI, bầu khí liên hệ giữa đôi bên có phần dễ thở hơn. Điều này được chính Thượng Phụ Kirill, người thừa nhiệm của TP Alexy II, xác nhận trong thư gửi Đức GH nhân dịp ngài từ nhiệm hồi năm ngoái. Thượng Phụ viết rằng: “Với một niềm ấm áp, tôi nhớ lại các gặp gỡ giữa chúng ta trước khi ngài được bầu vào tòa Rôma. Trong những năm ngài làm giáo hoàng, một sự phát triển tốt đẹp đã được dành cho các liên hệ giữa các Giáo Hội chúng ta, các Giáo Hội vốn mang trách nhiệm lớn lao làm chứng chung cho Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã sống lại trên thế giới…”.

Niềm ấm áp mà Thượng Phụ Kirill nói tới đã được thể hiện từ những năm đầu triều đại Đức Bênêđíctô. Thực vậy, mùa hè năm 2006, một bản dịch tiếng Nga cuốn “Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo” của Đức Giáo Hoàng, viết hồi ngài còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, đã được chào đón nồng nhiệt tại Nga. Rồi ngày 16 tháng 4 năm 2008, nhân dịp sinh nhật thứ 81 của Đức Bênêđíctô, lần đầu tiên truyền hình Nga cho chiếu một cuốn phim tài liệu nói về ngài, trong đó, đỉnh cao là bài diễn văn ngài ngỏ với Đức TP Alexy II, với các Kitô hữu Chính Thống… và với nhân dân Nga để tỏ lòng quí mến và mời gọi đối thoại. Cuốn phim này được công chúng Nga nồng nhiệt hưởng ứng. Và sau đó là thư từ trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo Kitô Giáo. Lá thư tay của Đức Bênêđíctô đã làm TP Alexy hết sức cảm động. Trong thư trả lời, TP bày tỏ với Đức GH “lòng kính trọng sâu sắc nhất và thiện chí thành thực nhất”. Ngài cho hay: ngài “sung sướng trước các viễn tượng ngày một gia tăng cho thấy sự phát triển các mối liên hệ tốt đẹp và sự cộng tác tích cực giữa hai Giáo Hội chúng ta”.

Trong lễ nhậm chức của Tân TP Kirill vào ngày 1 tháng 2 năm 2009 được sự tham dự của một phái đoàn Công Giáo rất “nặng ký” gồm: HY Walter Kasper, Khâm Sứ TGM Antonio Mennini, TGM Công Giáo của Moscow, Paolo Pezzi và GM của Regensburg, Ludwig Muller, người sau này trở thành HY Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Nhân dịp này, Đức Bênêđíctô gửi thư chúc mừng, trong đó, ngài tỏ lòng hy vọng sẽ có được sự hợp tác liên tục “để tìm ra các phương cách và các hình thức để phát huy và củng cố tình hợp đoàn trong nhiệm thể Chúa Kitô”.

Sau đó là việc trao đổi thăm viếng giữa nhiều phái đoàn của hai Giáo Hội. Tháng 5 năm 2010, một phái đoàn của TP Kirill đã qua Tòa Thánh 2 ngày để cổ vũ nền văn hóa và nền linh đạo Nga. Kết thúc chuyến đi là buổi trình diễn âm nhạc Nga và Ý, được coi như món quà đặc biệt của Thượng Phụ tặng Đức Giáo Hoàng. Đức HY Walter Kaspers, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, gọi buổi sinh hoạt này là “giai đoạn mới” trong mối liên hệ gữa hai Giáo Hội.

Nhân dịp này, đại diện Tòa TP Moscow là TGM Hilarion, gợi ý rằng một cuộc gặp gỡ giữa TP Kirill I và Đức GH Bênêđíctô có thể xẩy ra trong tương lai. Vị TGM này, đã được mời phát biểu tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Tân Phúc Âm Hóa năm 2012, sau đó được hội kiến với Đức Giáo Hoàng.

Ngày 19 tháng 3 năm 2011, Đức HY Kurt Koch, Chủ Tịch Hội Đồng GH Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, gặp gỡ TGM Hilarion, Chủ Tịch Ban Đối Ngoại của Tòa TP Moscow, một cuộc gặp gỡ được HY Koch mô tả là “rất tích cực” và “quan trọng” để “nhấn mạnh tới chiều kích công cộng của cuộc đối thoại với Giáo Hội Chính Thống và làm cho cuộc đối thoại được mọi người nhìn thấy”.

Ấy thế mà khi nghe tin tổng thống Viktor Yushchenko mời Đức Bênêđíctô XVI thăm Ukraine, phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Moscow cho rằng cuộc viếng thăm này “không đúng lúc”.

Và mặc dù Moscow tỏ ra lạc quan với việc Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng, đại diện Tòa TP Moscow vẫn cho rằng: việc Đức Tân Giáo Hoàng hội kiến với TP Kirill “còn tùy thuộc việc giải quyết nhanh hay chậm các tranh luận còn tồn đọng”.

Dù thế, nhân chuyến viếng thăm Đất Thánh vừa qua để gặp TP Đại Kết Barthôlômêô tại Giêrusalem và dự buổi cầu nguyện chung tại Nhà Thờ Mộ Thánh, Đức Phanxicọ cùng một lúc đã gửi TP Kirill một “thông điệp riêng” qua trung gian của Đức Ông Massimo Palumbella, giám đốc Ban Hợp Ca của Nhà Nguyện Sistine lúc đó đang có mặt để trình diễn cho TP Kirill nhân dịp kỷ niệm 5 năm đảm nhiệm chức vụ của vị này. Thông điệp nói rõ: ngài sẵn sàng gặp Thượng Phụ tại bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, Thượng Phụ chỉ tỏ lời cám ơn mà không nói chi tới việc gặp mặt.

Không những thế, ngày 28 tháng 5, TP Kirill còn nói tới “việc ra lạnh nhạt” trong mối liên hệ với Vatican, vì các người Công Giáo Ukraine gốc Hy Lạp tham dự biểu tình tại Maidan Square ở Kiev với một lập trường “bài Nga”. Các khai triển mới đây tại Ukraine quả chỉ khiến các chia rẽ trở nên sắc cạnh hơn, đến nỗi, TGM Hilarion cho rằng cuộc tranh chấp này “đẩy chúng ta trở lại với tình thế lúc người Công Giáo và người Chính Thống Giáo coi nhau không phải là đồng minh mà là thù nghịch”.

Giáo Hội Chính Thống Nga cũng cố gắng hạ thấp tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ đại kết giữa Đức GH Phanxicô và TP Barthôlômêô tại Nhà Thờ Một Thánh ở Giêrusalem. Thực vậy, nhân dịp này, TGM Hilarion tuyên bố: Thượng Phụ Barthôlômêô chỉ đại diện cho Tòa Constantinople khi gặp Đức GH Phanxicô chứ không đại diện cho tín hữu Chính Thống khắp thế giới, vì ngài không tham khảo ai trước khi dấn thân vào cuộc gặp gỡ này.

Chủ nghĩa duy lãnh thổ Chính Thống Giáo

Tiến sĩ Jeff Mirus thì cho rằng điểm nổi bật của Chính Thống Nga là chủ nghĩa lãnh thổ (territorialism). Ông cho rằng đặc điểm Nga đóng một vai trò rất lớn trong quan điểm của Chính Thống Giáo Nga. Đây là điểm mà người Công Giáo Tây Phương không tài nào hiểu được. Họ không coi quốc gia của họ như là phần yếu tính đối với căn tính của Giáo Hội Công Giáo. Giả dụ quốc gia của họ không còn thì căn tính Công Giáo cũng chẳng mất mát gì. Người Chính Thống Giáo Nga không nghĩ vậy. Theo lịch sử, người Chính Thống Nga luôn cột mình chặt chẽ vào các tham vọng của chính nước Nga. Giáo Hội ở đây đã có một lịch sử thật dài thỏa hiệp với quyền lực nhà nước quá lâu và mới đây tỏ ra là đồng minh thân cận nhất của “Nga Hoàng” Putin. Họ cũng tin rằng do thần quyền, họ có thẩm quyền trên mọi người bên trong nhãn quan của Nga.

Đó là lý do tại sao Giáo Hội Chính Thống Nga rất ghét bất cứ việc hợp nhất nào với Rôma; họ càng ghét cay ghét đắng sự bành trướng của Đạo Công Giáo tại các lãnh thổ Chính Thống Giáo. Họ luôn gọi đó là chủ nghĩa cải đạo theo nghĩa xấu nhất của từ ngữ. Vì nó xâm phạm tâm điểm của chủ nghĩa lãnh thổ. Đọc lại các điều kiện được TGM Hilarion trình bày cho Đức Gioan Phaoloô trên đây đủ thấy rõ điều này.

Các dị biệt tín lý

Phần đông các Giáo Hội Chính Thống khác, nhất là Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, thì bớt duy lãnh thổ hơn và chú trọng nhiều hơn tới các dị biệt tín lý mà họ cho rằng vẫn còn y nguyên như năm 1054 với hậu ý: hợp nhất chưa tới lúc.

Hai dị biệt chính trước nhất là Đức Giáo Hoàng. Người Kitô hữu Chính Thống chỉ chịu coi ngài như có vị (figurehead), giống Nữ Hoàng Anh, và do đó lo ngại trước ý niệm ngài can thiệp vào việc nội bộ của họ và sai khiến các thượng phụ của họ. Cùng lắm chỉ có thể hiệp thông với ngài chứ không hợp nhất với ngài theo nghĩa trở về một đoàn chiên do ngài chăn dắt (phương thức Unia). Giáo huấn Công Giáo thì dạy rằng Đức Giáo Hoàng có “thẩm quyền trọn vẹn, tối cao và phổ quát”, các Giáo Hội phân rẽ phải trở về với Giáo Hội Công Giáo là nơi mà Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền” tồn hữu (subsist).

Thứ hai là vấn đề filioque, tức câu “(bởi)…và Đức Chúa Con” đã được Giáo Hội Tây Phương tự ý thêm vào Kinh Tin Kính Nixêa, tức bản tóm tắt đức tin Kitô Giáo đã được thỏa thuận tại Công Đồng Nixêa thế kỷ thứ bốn. Việc tự ý thêm vào này đã thiêu rụi các liên hệ giữa Đông Tây đến độ năm 867, TP Photius của Constantinople gọi vị giáo hoàng chấp thuận việc này là “tên lạc giáo phá hoại vườn nho Chúa”. Việc thay đổi này khá nhỏ nhoi, nhưng nó khiến người Chính Thống giận dữ vì họ nghĩ rằng bất cứ tu chính nào đối với điều chính yếu của đức tin cũng cần được sự nhất trí đồng thuận tại một công đồng.

Phần lớn các thần học gia hiện nay cho rằng vấn đề “filioque” chỉ là một vấn đề không quan yếu, một tu chính ít nhiều có thể chấp nhận được. Nhưng nhiều người Chính Thống vẫn coi đây là một trở ngại, một lạc giáo trầm trọng.

Trên thực tế, người Chính Thống coi người Công Giáo là lạc giáo. Ý tưởng này đã gây ra cuộc phản đối như điên loạn chống lại cuộc viếng thăm Hy Lạp năm 2001 của Đức Gioan Phaolô II, dù, trong cuộc viếng thăm này, ngài chính thức xin lỗi về việc Đệ Tứ Thập Tự Chinh đã cướp phá Constantinople và nhiều vi phạm khác. Tệ hơn nữa, dịp này, một bộ phận linh mục Chính Thống còn gọi ngài là “quái vật hai sừng thô bạo”. Và gần đây, hai vị giám mục Chính Thống Hy Lạp đã viết một lá thư dài 89 trang tố cáo Đức Phanxicô, cho rằng việc bầu ngài làm giáo hoàng là kết quả một âm mưu của Do Thái Giáo!

Phương diện tín lý này hiện được xử lý một cách hết sức nghiêm chỉnh bởi Giáo Hội Công Giáo. Năm 1979, dưới triều Đức Gioan Phaolô II, Ủy Ban Hỗn Hợp Đối Thoại Thần Học của các Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo Rôma, đã bắt đầu gặp nhau để tìm hiểu triển vọng hợp nhất.

Mười năm sau đó cho thấy càng ngày hai bên càng đạt được đồng thuận và đã cho công bố 3 thỏa thuận đạt được về các vấn đề: tương quan giữa Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội và Phép Thánh Thể; các bí tích khai tâm và sự nối kết giữa đức tin chung và hiệp thông bí tích; và thần học của thừa tác vụ thụ phong.

Ủy Ban đã họp các phiên khoáng đại sau đây: tại Patmos và Rhodes, Hy Lạp năm 1980, chủ đề “Mầu Nhiệm Giáo Hội và Phép Thánh Thể dưới Ánh Sáng Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi”. Năm 1982, họp tại Munich, Đức cũng cùng chủ đề như năm 1980. Năm 1984, họp tại Creta, Hy Lạp, chủ đề: “Đức Tin, Các Bí Tích và Sự Hợp Nhất của Giáo Hội”. Năm 1987, họp tại Bari, Ý, cùng chủ đề như năm 1984. Năm 1988, họp tại Valamo, Phần Lan, chủ đề “Bí Tích Truyền Chức Thánh trong Cơ Cấu Bí Tích của Giáo Hội, đặc biệt bàn tới Sự Quan Trọng của Việc Kế Tục Tông Đồ đối với Sự Thánh Hóa và Hợp Nhất Dân Thiên Chúa”. Năm 1990, họp tại Freising, Đức, chủ đề "Thuyết Duy Thống Nhất (Uniatism)". Năm 1993, họp tại Balamand, Libăng, chủ đề “Thuyết Duy Thống Nhất: Phương Pháp Thống Nhất trong việc Tìm Tòi trong Quá Khứ, và trong Tương Lai để tiến tới Hiệp Thông Trọn Vẹn”. Năm 2000, họp tại Emmitsburg, Baltimore, Hoa Kỳ, chủ đề “Các Hệ Luận Giáo Hội Học và Giáo Luật Học của Thuyết Duy Thống Nhất”. Năm 2006, họp tại Belgrade, Serbia, chủ đề “Các Hậu Quả Giáo Hội Học và Giáo Luật Học của Bản chất Bí Tích của Giáo Hội; Tính Công Đồng và Thẩm Quyền trong Giáo Hội trên Ba Bình Diện của Đời Sống Giáo Hội: Địa Phương, Miền và Hoàn Vũ”. Năm 2007, họp tại Ravenna, Ý, chủ đề: “Các Hậu Quả Giáo Hội Học và Giáo Luật Học của Bản Chất Bí Tích của Giáo Hội: Hiệp Thông Giáo Hội, Tính Công Đồng và Thẩm Quyền”. Năm 2009, họp tại Paphos, Cyprus, chủ đề “Vai Trò của Giám Mục Rôma trong Hiệp Thông Giáo Hội ở Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất”. Năm 2010, họp tại Vienna, Austria, cùng chủ đề như năm 2009.

Trong các cuộc họp khóang đại trên, lưu ý là cuộc họp tại Ravenna, Ý, năm 2007. Vì văn kiện do cuộc họp này công bố đã được mọi người tham dự đồng thanh chấp thuận. Duy nhất có Giáo Hội Chính Thống Nga là khuyết diện mà thôi, vì lúc đó, họ đang có tranh cãi với Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople. Tuy nhiên, sau đó, Giáo Hội này cũng đã tham gia cuộc đối thoại dựa trên văn kiện Ravenna này.

Cái đinh của văn kiện này là đoạn 41: “Hai bên thỏa thuận rằng… vì là Giáo Hội ‘chủ trì trong yêu thương’ theo câu nói của Thánh Inhaxiô thành Antiốc, Rôma chiếm vị trí thứ nhất trong ‘taxis’, và giám mục Rôma, do đó, là ‘protos’ giữa các thượng phụ. Tuy nhiên, hai bên không thỏa thuận với nhau về lối giải thích theo chứng cớ lịch sử của thời đại đó liên quan tới các đặc quyền của giám mục Rôma trong tư cách ‘protos’, một vấn đề vốn đã được hiểu nhiều cách khác nhau trong thiên niên kỷ thứ nhất”.

Trong tiếng Hy Lạp, “Protos” có nghĩa là “thứ nhất”, còn “taxis” có nghĩa là việc tổ chức Giáo Hội hoàn vũ. Như thế, đối với các Giáo Hội Chính Thống hiện nay, đặc quyền của Giám Mục Rôma hiểu như có thẩm quyền phổ quát trên mọi Giáo Hội thực sự là trở ngại chính cho việc hợp nhất. Từ Vatican II trở đi, Giáo Hội Công Giáo đang tìm tòi các phương cách và hình thức thi hành tính tối thượng của giám mục Rôma sao cho không hẳn phù hợp với ý muốn con người, “theo chứng cớ lịch sử” mà phù hợp với ý muốn của Chúa Kitô.

Phương thức đại kết cụ thể

Việc trên tùy thuộc rất nhiều vào các cố gắng của các thần học gia trong nhiều năm tới, có thể là cả vài thập niên tới hay vài trăm năm tới không chừng. Trong khi đó, hai Giáo Hội, nhất là Công Giáo, đang tìm cách tối đa hóa cuộc đối thọai yêu thương, khuyến khích tín hữu hai bên cùng làm việc với nhau để tái lập cho bằng được nền văn hóa Kitô Giáo trong thế giới càng ngày càng tục hóa này. Việc này đặc biệt được Đức Bênêđíctô XVI khích lệ và cổ vũ: hợp nhất cho ích chung bằng cách bênh vực, bảo vệ nền văn hóa Kitô Giáo.

Nghị Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Âu Châu cũng hoàn toàn chú tâm vào kế sách cụ thể và nhiều hiệu quả này. Từ năm 2008, Liên Hội Đồng Các Giám Mục Công Giáo Âu Châu đã dấn thân vào con đường đối thoại với các Giáo Hội Chính Thống Giáo của lục địa, qua Nghị Hội này, nhằm hiểu biết hỗ tương nhiều hơn và xác định ra các lập trường chung về các vấn đề xã hội và luân lý quan trọng liên quan tới con người nam nữ của Âu Châu.

Cứ mỗi hai năm, một phái đoàn gồm 12 vị giám mục Công Giáo thuộc nhiều nước khác nhau và một số chuyên viên sẽ gặp một phái đoàn đại biểu các Giáo Hội Chính Thống Âu Châu để cùng nhau thảo luận một chủ đề đã được thoả thuận và cuối cùng soạn thảo một sứ điệp chung.

Qua Nghị Hội này, các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo cùng hợp tác để bảo vệ các giá trị Kitô Giáo tại Âu Châu, chống lại chủ nghĩa duy tương đối luân lý vốn đưa xã hội và văn hóa Âu Châu vào diễn trình tục hóa.

Nghị Hội này lần đầu tiên được tổ chức năm 2008 (11-14 tháng 12) tại Trent, Ý, với chủ đề “gia đình: một thiện ích cho nhân loại”; Nghị Hội lần thứ hai được tổ chức năm 2010 (18-22 tháng 10) tại Rhodes, Hy Lạp, với chủ đề: các liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước; Nghị Hội lần thứ ba được tổ chức năm 2012 (5-8 tháng 6) tại Lisbon, Bồ Đào Nha, với chủ đề: Khủng hoảng kinh tế và nghèo đói. Tất cả đều là những thách đố đối với Âu Châu ngày nay. Chủ đề năm nay là: Tôn Giáo và Tính Đa Dạng Văn Hóa: Các Thách Đố Đối Với Các Giáo Hội Kitô Giáo tại Âu Châu. Chín điểm tuyên bố của Nghị Hội đã được trình bày trên Vietcatholic ngày hôm qua.

Có người nghĩ tới việc thành lập một uỷ ban thường trực gồm các giám mục Công Giáo và Chính Thống Giáo Âu Châu, không phải để thảo luận thần học, mà để theo đuổi các mục tiêu chuyên biệt, hữu hình chung với nhau như tạo ảnh hưởng tích cực lên môi trường chính sách công của Liên Hiệp Âu Châu, một môi trường hiện không thân thiện với Kitô Giáo, và trợ giúp các Kitô hữu đang bị bách hại tại Trung và Cận Đông…

Người khác đề nghị việc trao đổi lối sống đơn tu. Lối sống này rất được cổ vũ trong các Giáo Hội Chính Thống và các giám mục thường được chọn trong số các đan sĩ. Hay tìm cách cổ vũ các buổi hòa nhạc, đề cao thánh nhạc Công Giáo và Chính Thống Giáo. Nhất là tại sao không giật chuông nhà thờ chung với nhau khi Lễ Phục Sinh của Lịch Grêgôriô (Công Giáo) và Lịch Julianô (Chíng Thống) trùng với nhau. Nếu năm nay, lễ đó trùng vào ngày 20 tháng 4, đã qua đi rồi, thì năm 2017 và cả năm 2034 nữa, sẽ ra sao, nó sẽ trùng lại nữa. Còn gì chứng tỏ sự hợp tác trong thờ phượng bằng cùng giật chuông nhà thờ vào một giờ nào đó?

Điều có thể làm ngay lúc này là sử dụng Hội Hiệp Sĩ Tối Cao Malta, một trong các định chế Công Giáo hiếm hoi được người Nga và Giáo Hội Chính Thống Nga rất mộ mến, vào mục tiêu đại kết yêu thương. Hội này là một pháp nhân quốc tế, hiện có liên hệ ngoại giao với khoảng chín quốc gia có đa số dân theo Chính Thống Giáo, trong đó có Nga và Serbia.

Người ta có quyền hy vọng nhiều rằng triều đại Đức Phanxicô, một triều đại nặng về mục vụ, nặng về những bước cụ thể, sẽ lưu ý tới những bước cụ thể như trên. Hy vọng này được củng cố rõ rệt nhất qua chuyến viếng thăm Đất Thánh vừa qua. Chủ điểm cuộc tông du là đại kết: gặp gỡ TP Đại Kết Barthôlômêô, không phải để thảo luận thần học, mà là để cầu nguyện chung. Có thảo luận chăng cũng là thảo luận viễn tượng có một ngày lễ Phục Sinh chung giữa hai Giáo Hội và cùng nhau hoạt động cho môi trường, như chính lời Đức Phanxicô xác nhận trong chuyến bay trở lại Vatican.
________________________________________________________________________________________________________________________
(1) Nguyên bản tiếng Pháp: L’Exigence Oecuménique. Tựa trên là của bản tiếng Anh The Long Road to Unity, Collins, 1970.
(2) Unia, theo tiếng Ba Lan, là hình thức hợp nhất các Giáo Hội Chính Thống vào Giáo Hội Công Giáo mà vẫn giữ nghi lễ riêng của mình, theo mẫu Hợp Nhất Brest-Litovsk năm 1596 tại Ba Lan.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ong/ Hoa
Lê Trị
21:23 11/06/2014
ONG/ HOA
Ảnh của Lê Trị
Nói ra thì nhớ lấy lời
Đừng như ong bướm đậu rồi lại bay.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 05/06 - 11/06/2014 - Câu chuyện về Đền Thờ Đức Bà Cả
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:14 11/06/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giáo Hội không phải là quán trọ

Trong Thánh Lễ sáng Thứ Năm mùng 5 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã tập trung nói về sự cần thiết của người tín hữu là phải trau dồi một cảm thức thuộc về Giáo Hội và ở với Giáo Hội

Ngài nói về ba cám dỗ mà những người tự xưng mình là Kitô hữu thường rơi vào: đó là “chủ nghĩa đồng nhất hóa”, “chủ nghĩa đa nguyên” và “khuynh hướng trục lợi cá nhân”.

Diễn giải bài Tin Mừng theo Thánh Gioan, chương 17 từ câu 20 đến câu 26, nói về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã đề cập đến một số người mang danh Kitô hữu nhưng dường như chỉ đứng “một chân bên trong còn chân kia thì bên ngoài Giáo Hội”, như thể họ đang “bắt cá hai tay”. Những người như vậy sẽ không cảm thấy Giáo Hội là nhà của mình. Ngài nói rằng có một số người “chỉ xem Giáo Hội như quán trọ, chứ không xem Giáo Hội là nhà của mình.”

Đức Thánh Cha đã đề cập đến ba nhóm Kitô hữu. Nhóm đầu tiên là những người xem tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội đều như nhau. Họ là những người ngài gọi là theo “chủ nghĩa đồng nhất hóa”.

Đức Thánh Cha nói:

“Sự đồng nhất như vậy không phải là một đoàn sủng về hoạt động tự do của Chúa Thánh Thần. Những người này nhầm lẫn giữa lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho sự hiệp nhất Giáo Hội với lý thuyết về sự bình đẳng trong hệ tư tưởng riêng của họ. Chúa Kitô không bao giờ muốn Giáo Hội của Ngài theo kiểu đó – không bao giờ muốn mọi thành phần trong Giáo Hội là một đơn thể thuần nhất - và như thế, thực ra nhóm này không gia nhập Giáo Hội. Họ mang danh là Kitô hữu, là người Công Giáo, nhưng thái độ của họ khiến họ rời khỏi Giáo Hội.

Nhóm Kitô hữu thứ hai, Đức Thánh Cha gọi là những người gia nhập Giáo Hội nhưng còn mang nặng những ý thức hệ riêng mình – những người không đặt tâm trí của mình vào trong tâm trí của Giáo Hội. Đức Thánh Cha gọi họ là “những kẻ theo chủ nghĩa đa nguyên”

“Họ tham gia trong Giáo Hội nhưng với những ý thức hệ riêng. Với ý thức hệ đó, họ bước vào Giáo Hội chỉ có một chân. Còn chân kia ở bên ngoài Giáo Hội. Giáo Hội không phải là nhà của họ hay thuộc về họ. Họ xem Giáo Hội như một gác trọ. Họ không chia sẻ chung cảm thức là mình thuộc về Giáo Hội.

Nhóm thứ ba tự xưng mình là Kitô hữu nhưng không đặt cả tâm hồn, con tim của mình nơi Giáo Hội. Đây là những “kẻ trục lợi”. Họ tìm kiếm lợi lộc nơi Giáo Hội, họ đi nhà thờ vì lợi ích cá nhân, để kiếm chác nơi Giáo Hội.

“Các lái buôn. Chúng ta biết rõ họ! Trong Giáo Hội sơ khai đã xuất hiện những nhân vật như vậy: Sách Công Vụ nhắc đến tên một số người như: Simon hoặc Ananias và Sapphira. Họ lợi dụng Giáo Hội để trục lợi cá nhân. Chúng ta vẫn còn thấy bóng dáng họ đang có mặt ngày nay trong các giáo xứ, giáo phận, trong dòng tu, nơi một số mạnh thường quân– rất nhiều, phải không? Họ khoe khoang là các nhà hảo tâm của Giáo Hội nhưng thật ra họ vào đó để làm ăn. Họ không cảm thấy Giáo Hội như một người mẹ của mình.”

Trong Giáo Hội, “có nhiều ơn sủng của Chúa Thánh Thần, người ta thì đa dạng và ơn sủng Thánh Thần cũng đa dạng.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúa bảo chúng ta rằng nếu anh chị em gia nhập Giáo Hội vì lòng mến, để hiến dâng trọn con tim mình, không so đo tính toán trục lợi, anh chị em sẽ nhận ra Giáo Hội không phải là một quán trọ, nhưng là một gia đình để chúng ta sống trong đó.”

Nhận ra điều này không phải dễ, bởi vì “cám dỗ thì nhiều.” Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần, Đấng thành toàn sự hiệp nhất trong Giáo Hội, “hiệp nhất trong sự đa dạng, tự do và quảng đại.” Đó là sứ vụ của Chúa Thánh Thần, là Đấng “tạo ra sự hài hòa trong Giáo Hội – sự hiệp nhất trong Giáo Hội là hiệp nhất trong hài hòa.”

Chúng ta, tất cả đều có những khác biệt. “Chúng ta không giống y chang nhau. Tạ ơn Chúa”. Nếu không, “mọi thứ sẽ như địa ngục”. Tất cả mọi tín hữu được mời gọi trở nên ngoan ngoãn trong Thánh Thần, chính sự ngoan ngoãn này là nhân đức sẽ cứu chúng ta khỏi tình trạng “đồng nhất hóa, bất hòa, hay trục lợi cá nhân trở thành lái buôn trong Giáo Hội. Chính sự ngoan ngoãn này sẽ chuyển hóa Giáo Hội từ một quán trọ thành một ngôi nhà”

“Cầu xin Chúa ban Thánh Thần xuống trên chúng con và xin Chúa Thánh Thần tạo ra sự hài hòa trong các cộng đoàn của chúng con: cộng đoàn giáo xứ, giáo phận, cộng đoàn các phong trào trong Giáo Hội.”

“Xin Chúa Thánh Thần hoàn thành sự hài hòa này, như các Giáo Phụ đã từng nói: Chính Thánh Thần là sự hài hòa.”

2. Các linh mục chớ quên đi mối tình đầu của mình là Chúa Kitô

Các linh mục trước hết phải là những mục tử, sau đó mới là các học giả và các ngài chớ quên Chúa Kitô, mối tình đầu của họ. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Sáu ngày mùng 6 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha Phanxicô hỏi: “Mối tình đầu của anh em giờ ra sao?” Nghĩa là anh em có còn yêu như những ngày đầu nữa không? Người ta còn vui với anh em, hay đã chán anh em rồi. Đó là những câu hỏi phổ quát mà người ta phải tự hỏi mình thường xuyên, và không chỉ là các cặp vợ chồng nhưng cả các linh mục và các giám mục nữa trước mặt Chúa Kitô. Bởi vì, hôm nay đây chính Chúa đã hỏi Phêrô: “Này anh Simon con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?”

Câu hỏi: “Anh có mến Thầy không?” – Chúa Giêsu đặt ra cho tất cả mọi người, cho cả các anh em linh mục và giám mục nữa. Tôi có còn yêu mến như ngày đầu tiên không? Hay là công việc bận rộn khiến cho tôi đã ngó nhìn nơi khác, và quên đi tình yêu?”

Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục và giám mục “không bao giờ được quên mối tình đầu”, vì cũng như các cặp vợ chồng, “nếu không có tình yêu thì hôn nhân đổ vỡ.”

Ngoài khía cạnh thứ nhất là tình yêu dành cho Thiên Chúa, còn 3 khía cạnh nữa mà ơn gọi linh mục đòi hỏi.

Khía cạnh thứ hai là lời mời gọi chăm sóc dân Chúa: “Hãy chăm sóc đoàn chiên của Ta.” Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Tôi có phải là chủ chiên hay chỉ là nhân viên của một tổ chức phi chính phủ có tên là Giáo Hội?”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng linh mục được mời gọi để trở nên trước hết là một chủ chăn, trước tất cả học vấn, kiến thức về triết học và thần học, tất cả mọi thứ khác phải đến sau”.

Ngài khuyên các linh mục như sau: “Hãy chăm sóc chiên ta với những kiến thức thần học, triết học, giáo phụ học, với tất cả những gì anh em đã học được, nhưng trước hết, phải chăm sóc các chiên ta. Vì Chúa Kitô đã mời gọi chúng ta như vậy. Bàn tay giám mục đặt trên đầu chúng ta, là để cho chúng ta trở thành các chủ chiên.”

Khía cạnh thứ ba: “Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến".

Điều này có nghĩa là đừng mong chờ “vinh quang” hay “huy hoàng” trong cương vị là người mục tử được thánh hiến cho Chúa Giêsu. “Không, không có đâu anh em. Anh em sẽ kết thúc đời mình giữa những gì là tầm thường nhất, ngay cả trong những hoàn cảnh nhục nhã và bi đát nhất, khi phải nằm trên giường, phải nhờ người ta đút cho ăn và mặc áo quần cho anh em. Chúng ta được tiền định để kết thúc như Ngài”, tức là như “hạt lúa mì chết đi để sinh nhiều hoa trái nhưng không có cái hân hạnh được nhìn thấy những hoa trái ấy. ”

Cuối cùng, khía cạnh thứ tư được gói gọn trong “lời nói mạnh mẽ nhất” mà Chúa Giêsu đã dùng để kết thúc câu chuyện của Người: “Con hãy theo Thầy!”

"Nếu chúng ta đã lạc lối hoặc không biết đáp lại tình yêu, thì khi đó chúng ta không biết làm sao đáp ứng những đòi hỏi trong sứ vụ một mục tử, chúng ta không có niềm xác tín rằng Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta ngay cả trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc sống, như khi đau ốm ngặt nghèo. Ngài nói: ‘theo Ta’. Đây là sự chắc chắn của chúng ta. Hãy theo bước chân của Chúa Giêsu trên con đường Ngài đã bảo: ‘Hãy theo Ta’".

3. Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 11 tháng Sáu

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sau hai ngày bị cảm nhẹ phải hủy bỏ các cuộc tiếp kiến theo dự trù, sáng thứ Tư 11 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ anh chị em tín hữu và khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô.

Tiếp tục loạt bài giáo lý về bẩy ơn Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha đã đề cập đến ơn cuối cùng là ơn biết kính sợ Thiên Chúa. Nhờ ơn này chúng ta biết tôn kính sự công bằng, quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.

Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha giải thích rằng kính sợ Thiên Chúa không phải là một tâm lý nô lệ hay một trạng thái khiếp sợ đến mức muốn làm vừa lòng Chúa để được yên thân. Kính sợ Chúa là phản ứng biết ơn của những người đã được yêu thương trước bởi tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.

Lòng kính sợ Chúa cũng là một tiếng còi báo động khi người ta sống trong gian ác, khi nói lộng ngôn chống lại Thiên Chúa, khi lợi dụng người khác, khi sống độc tài hà khắc với người lân cận, khi chỉ sống vì tiền, vì những thứ phù hoa, và niềm tự hào. Lòng kính sợ Thiên Chúa cảnh báo chúng ta hãy coi chừng cứ sống như thế bạn sẽ không được hạnh phúc, bạn sẽ kết thúc đời mình thật tồi tệ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh cáo những ai lợi dụng chức quyền để tham nhũng hãy biết kính sợ công lý của Thiên Chúa và hãy có lòng ăn năn. Ngài cảnh cáo cụ thể những kẻ hoạt động trong mạng lưới buôn người và nô lệ lao động, những kẻ sản xuất vũ khí kích động chiến tranh. Ngài cầu xin cho lòng kính sợ Thiên Chúa có thể làm cho những kẻ ấy hiểu rằng một ngày nào đó tất cả sẽ kết thúc và họ phải trả lẽ mọi sự trước mặt Thiên Chúa.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói "Chúng ta hãy cầu nguyện để lòng kính sợ Thiên Chúa, cùng với những ơn khác của Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta đổi mới trong đức tin và liên tục nhắc nhở chúng ta rằng chỉ duy nhất nơi Thiên Chúa chúng ta mới tìm thấy tự do đích thật, và hạnh phúc cuối cùng của đời mình."

4. Đức Thánh Cha Phanxicô nói Tám Mối Phúc Thật vạch ra một chương trình cho đời sống Kitô hữu.

Buổi sáng sau cuộc họp lịch sử cho hòa bình ở Vatican, trong đó Đức Thánh Cha kêu gọi sự can đảm sống hiền lành để đánh bại hận thù, Đức Thánh Cha đã tập trung vào các mối phúc thật trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai tại nhà nguyện Santa Marta.

Suy tư trên Tin Mừng trong ngày về những mối phúc thật, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả các mối phúc như một "chương trình", như "một giấy căn cước của một Kitô hữu". Nếu anh chị em tự hỏi mình làm thế nào tôi có thể trở thành một Kitô hữu tốt, thì đây là câu trả lời của Chúa Giêsu, một câu trả lời dẫn đến một thái độ đi ngược lại não trạng con người ngày nay rất nhiều.

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó. Sự giàu có không cho chúng ta sự bảo đảm, trong thực tế khi trái tim quá đầy chật và tự mãn, nó không còn có chỗ cho Lời Chúa.

Phúc cho ai sầu khổ vì họ sẽ được ủi an. Thế giới cố thuyết phục để chúng ta tin rằng hạnh phúc, niềm vui và giải trí là những điều tốt nhất trong cuộc sống; và sẽ là bất hạnh khi chúng ta có những vấn đề về bệnh tật hoặc những nỗi đau trong gia đình. Thế giới không muốn đau khổ, nó thích lờ đi và che đậy hết những tình huống đớn đau. Chỉ có người dám nhìn thẳng vào sự vật, chỉ có những ai có con tim biết rơi lệ mới hiểu thế nào là hạnh phúc và sẽ được an ủi, sự an ủi của Chúa Giêsu, chứ không phải của thế gian.

Phúc thay ai hiền lành trong cái thế giới chồng chất các cuộc chiến, những lập luận hận thù. Chúa Giêsu nói: hãy nói không với chiến tranh, nói không với hận thù. Hãy sống hòa bình và hiền lành.

Nếu anh chị em hiền lành trong cuộc sống, mọi người sẽ nghĩ rằng anh chị em không được khôn cho lắm. Cứ để họ nghĩ như thế đi. Nhưng anh chị em hiền lành là bởi vì với sự hiền lành này, anh chị em sẽ thừa hưởng trái đất.

Phúc cho những ai đói khát sự công chính. Thật là dễ dàng để băng hoại và đổ thừa rằng: đời mà! Bao nhiêu những bất công mà não trạmg này đã gây ra; và có bao nhiêu người phải đau khổ vì những bất công ấy. Chúa Giêsu nói: "Phúc cho những ai đấu tranh chống lại sự bất công.”

“Phúc thay ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương". Những người có lòng xót thương là những người tha thứ và hiểu những sai lầm của người khác. Chúa Giêsu đã không nói "phúc cho những ai tìm cách trả thù". Phúc cho những ai tha thứ, cho những ai đầy lòng thương xót. Bởi vì chúng ta đều là một phần của một đội quân đông đảo những người đã từng được tha thứ! Chúng ta đã được thứ tha. Đó là lý do tại sao phúc thay cho những ai dấn bước trên con đường tha thứ.

Phúc thay ai có lòng thanh sạch, họ là những người có một trái tim tinh khiết đơn giản không bụi bẩn, một trái tim biết yêu một cách tinh khiết.

Phúc thay ai kiến tạo hòa bình. Nhưng thật đáng tiếc là trong chúng ta có cơ man những nhà hoạch định chiến tranh hay thủ phạm của sự hiểu lầm! Khi ta nghe một cái gì đó từ một người, và chỉ một giây sau đã quay sang đồn thổi cho người khác, mở rộng, thêm thắt thành những phiên bản khác ... ta đang hình thành ra thế giới của tin đồn. Những người ngồi lê đôi mách là những người không thực hiện hòa bình, là kẻ thù của hòa bình. Họ không được chúc phúc.

"Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính ". Bao nhiêu người đã bị bách hại, và tiếp tục bị bách hại chỉ đơn giản là vì họ đã chiến đấu cho công lý.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:

Tám Mối Phúc Thật đại diện cho “một chương trình sống” chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Tuy đơn giản nhưng rất cam go. Nếu chúng ta muốn tìm kiếm thêm, Chúa Giêsu còn chỉ cho chúng ta một điều khác đã được viết trong Tin Mừng thánh Matthêu, chương 25: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”. Với Tám Mối Phúc Thật và Matthêu 25 - người ta có thể sống một đời sống Kitô hữu thánh thiện.

5. Bài huấn dụ buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha tiếp tục diễn giải về ý nghĩa biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Ngài nói:

“Anh chị em thân mến, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống kỷ niệm việc Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trên các Tông Đồ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Sách Tông Đồ công vụ mô tả các dấu hiệu và thành quả ngoại thường của việc đổ tràn ơn Thánh Linh: gió thổi mạnh và những hình lưỡi lửa; sợ hãi biến mất và nhường chỗ cho can đảm: ngôn ngữ không còn bị ràng buộc và tất cả mọi người đều hiểu những lời đã được loan báo. Nơi nào Thánh Linh của Thiên Chúa đến, thì tất cả được tái sinh và biến đổi. Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu sự khai sinh Giáo Hội và Giáo Hội xuất hiện công khai; có hai nét làm cho chúng ta chú ý: đó là một Giáo Hội gây ngạc nhiên và làm lúng túng.

Yếu tố cơ bản đầu tiên của lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là sự ngạc nhiên. Chẳng ai mong đợi nơi các môn đệ điều gì nữa: sau khi Chúa Giêsu chịu chết, họ là một nhóm nhỏ chẳng có gì đáng kể, họ là những người mồ côi đã thất bại với Thầy họ.

Nhưng khi Thánh Thần Chúa đến thì xảy ra một biến cố bất ngờ làm cho mọi người ngỡ ngàng: dân chúng bối rối ngạc nhiên vì mỗi người nghe các môn đệ nói trong ngôn ngữ của họ, kể lại những kỳ công của Thiên Chúa (Xc Cv 2,6-7.11). Giáo Hội được sinh ra trong ngày Lễ Hiện Xuống là một cộng đoàn làm cho người ta phải kinh ngạc. Với sức mạnh đến từ Thiên Chúa, Giáo Hội loan báo một sứ điệp mới – đó là sự phục sinh của Chúa Kitô - với một ngôn ngữ mới – là ngôn ngữ đại đồng của tình thương. Các môn đệ được quyền năng từ trên cao, can đảm và thẳng thắn nói hăng say trong tự do của Chúa Thánh Linh.

Vì thế Giáo Hội được kêu gọi để luôn luôn là Giáo Hội có khả năng gây ngạc nhiên khi loan báo cho mọi người rằng Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết, vòng tay của Thiên Chúa luôn mở rộng, Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi để chữa lành và tha thứ cho chúng ta. Chính vì sứ mạng này, Chúa Giêsu phục sinh đã ban Thần Trí của Ngài cho Giáo Hội.

Ở Jerusalem có những người muốn các môn đệ của Chúa Giêsu bị sợ hãi ngăn chặn và khép kín trong nhà để khỏi gây phiền toái. Trái lại, Chúa phục sinh thúc đẩy họ tiến vào thế giới: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Giáo Hội của lễ Hiện Xuống là một Giáo Hội không cam chịu để mình trở nên một cái gì vô thưởng vô phạt, hoặc là một thứ đồ trang trí. Trái lại đó là một Giáo Hội không do dự đi ra ngoài, gặp gỡ dân chúng, để loan báo sứ điệp đã được Chúa ủy thác cho họ, cho dù sứ điệp ấy làm phiền phức và làm cho lương tâm nhiều người bất an. Giáo Hội vừa được hình thành là duy nhất và phố quát, với căn tính rõ ràng, nhưng cởi mở, một Giáo Hội bao gồm cả thế giới, nhưng không nắm bắt thế giới, như vòng cung của Quảng trường này: hai vòng tay mở rộng để đón nhận, chứ không khép kín để giữ lại.

Chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, trong buổi sáng ngày lễ Ngũ Tuần trong Nhà Tiệc Ly, cùng với các môn đệ. Nơi Mẹ, sức mạnh của Chúa Thánh Linh đã thực hiện những việc cao cả (Lc 1,49). Xin Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Chuộc và là Mẹ Giáo Hội, chuyển cầu để hồng ân của Chúa Thánh Linh tái đổ tràn trên Giáo Hội và thế giới.

6. Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma

Từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, địa danh Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma thường được nhắc đến một cách đặc biệt trong các bản tin liên quan đến Tòa Thánh.

Tại sao như vậy? Thưa quý vị và anh chị em: đó là vì Đức Thánh Cha Phanxicô có một lòng sùng kính Đức Mẹ đặc biệt. Ngài thường đến đây cầu nguyện trước những chuyến tông du và trước những trọng trách khó khăn, cũng như đến để tạ ơn Đức Mẹ đã nhậm lời cầu xin của ngài. Hôm thứ Ba 27/5 vừa qua là lần thứ 9 ngài đến đền thờ này để tạ ơn Đức Mẹ về kết quả tốt đẹp của chuyến tông du Thánh Địa.

Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma là đền thờ đầu tiên trong thế giới Tây phương được cung hiến để kính Đức Trinh Nữ Maria. Theo truyền thuyết, đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 8 năm 352, Ðức Mẹ hiện ra với nhà quý tộc Giovanni và Ðức Giáo Hoàng Liberio, và truyền lệnh xây một đền thờ dâng kính Ðức Mẹ trên đồi Esquilinô, ngay trên đỉnh đồi, chỗ có tuyết phủ. Hôm sau phép lạ xảy ra như vậy, tuyết rơi phủ đỉnh đồi Esquilinô giữa mùa hè. Ðức Giáo Hoàng Liberio cho xây đền thờ và tài chánh do nhà quí tộc Giovanni dâng cúng. Do đó còn gọi là Ðền Thờ Liberiana, hay Ðền Thờ Ðức Bà Xuống Tuyết.

Bên cạnh truyền thuyết đó, cũng có những tài liệu cho rằng: trước thời Đức Thánh Cha Libêriô, trên đồi Esquilinô đã có một đền thờ rồi. Và đền thờ cổ này được Đức Sixtô III là vị đã cai quản Giáo Hội từ năm 432 đến 440 tái thiết. Ngài đặt tên là đền thờ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, để ghi nhớ biến cố công đồng Ephêsô vào năm 431 khẳng định tín điều Theotokos, tức là Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về đền thờ này như sau:

“Tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa tìm thấy sự vang vọng tại Roma, bằng chứng là Đền Thờ Đức Bà Cả này, là đền thánh đầu tiên tại Rôma và trong toàn Tây Phương, nơi tôn kính Mẹ Thiên Chúa Theotokos - với tước hiệu ‘Đức Bà là phần rỗi của dân Rôma”.

Ngoài danh xưng là đền thờ Đức Bà xuống tuyết và đền thờ Đức Bà Maria Mẹ Thiên Chúa, ngôi đền này còn mang tên đền thờ Đức Bà Máng cỏ, vì nơi đây lưu giữ máng cỏ Chúa Giêsu sinh ra. Máng cỏ được đặt trong một cái hộp bằng bạc. Vào ngày lễ Giáng sinh, máng cỏ được đưa ra cho mọi người kính viếng.

Ngày nay, người ta thường gọi là đền thờ Đức Bà cả. Danh hiệu nầy nhắc nhớ thứ bậc của đền thờ này trong các các thánh đường dâng kính Đức Maria tại kinh thành muôn thuở. Đối với Giám mục Roma, đây cũng chính là nhà thờ chính tòa thứ hai sau nhà thờ chính toà thứ nhất là Vương Cung Thánh Đường Latêranô. Nhiều đền thờ trong số những đền thờ này đã ghi nhớ những giai thoại đạo đức và những ơn phúc đặc biệt các tín hữu nhận được nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ.

Đền thờ Đức Bà Cả cùng với Đền thờ Thánh Phêrô, Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành và Đền thờ Thánh Gioan Latêranô là 4 đại vương cung thánh đường mà những ai đến Rôma đều không thể không ghé thăm.