Ngày 15-06-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Thứ 11 Mùa Quanh Năm 16/6 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:15 15/06/2024

BÀI ĐỌC 1  Ed 17:22-24

Bài trích sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en.

Đức Chúa là Chúa Thượng phán như sau:

Từ ngọn cây, từ ngọn hương bá cao chót vót,

Ta sẽ lấy, sẽ ngắt một chồi non;

chính Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi cao vòi vọi.

Ta sẽ trồng nó trên núi cao của Ít-ra-en.

Nó sẽ trổ cành và kết trái

thành một cây hương bá huy hoàng.

Muông chim đến nương mình bên nó,

và ẩn thân dưới bóng lá cành.

Tất cả cây cối ngoài đồng ruộng

sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa.

Ta hạ thấp cây cao và nâng cao cây thấp,

Ta làm cho cây xanh tươi phải khô héo

và cây khô héo được xanh tươi.

Chính Ta là Đức Chúa,

Ta đã phán là Ta thực hiện.

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2  2Cr 5:6-10

Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

Thưa anh em, chúng tôi luôn mạnh dạn, và chúng tôi biết rằng: ở lại trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa, vì chúng ta tiến bước nhờ lòng tin chứ không phải nhờ được thấy Chúa...

Vậy, chúng tôi luôn mạnh dạn, và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa. Nhưng, dù còn ở trong thân xác hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Người.

Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước toà Đức Ki-tô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG  

Alleluia, Alleluia!
Hạt giống là lời Thiên Chúa, Người gieo giống là Đức Ki-tô. Ai tuân giữ lời Người, sẽ muôn đời tồn tại.

Alleluia

TIN MỪNG  Mc 4:26-34

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng dụ ngôn này:

“Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa.”

Rồi Người lại nói:

“Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.”

Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.

Đó là Lời Chúa.
 
Không thể đoán trước
Lm. Minh Anh
17:00 15/06/2024
KHÔNG THỂ ĐOÁN TRƯỚC
“Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên!”.

“Gieo một hạt giống nhỏ xíu xuống đất, không hình dáng, teo tóp và khô héo. Và khi đã đủ thời gian, nó được nhìn thấy. Một vẻ đẹp vô song mặc áo choàng và đội vương miện vượt xa niềm tự hào của bất kỳ nữ hoàng trần gian nào. Đây là một biểu tượng hoàn hảo cho sự chăm sóc của Đấng Tạo Hoá. Từ một hạt giống teo tóp? Vậy thì con người có thể thực sự hy vọng! Hãy mở rộng cửa và đi qua. Bạn không thể đoán trước mình sẽ ra sao - chỉ có điều này - rằng, chúng ta sẽ được trở nên giống như Ngài!” - John Oxenham.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu ví Nước Thiên Chúa như hạt cải của Oxenham. Đó là một hạt giống nhỏ, “teo tóp và khô héo” nhưng nó phát triển thành cây lớn cho chim trời làm tổ - một sự phát triển đáng kinh ngạc, ‘không thể đoán trước!’.

Thật không dễ để chúng ta đi vào logic này về bản chất ‘không thể đoán trước’ của Thiên Chúa và chấp nhận nó trong cuộc sống mình. Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy có một thái độ đức tin vượt quá mọi kế hoạch, mọi tính toán, mọi tiên đoán, hầu có thể “mở rộng cửa và đi qua”. Chúa Giêsu nhắc nhở tôi rằng, ân sủng của Ngài đang hoạt động trên thế giới. Thông điệp của Ngài mang một sức ‘năng động nội tâm’ tác động đến các tâm hồn và đang mang lại một sự thay đổi nơi họ.

Tôi nghĩ đến một người đã làm tôi ngạc nhiên vì sự hoán cải bất ngờ hoặc sự tăng trưởng đều đặn trong đời sống Kitô hữu. Tôi thấy nhiều người đang thực hiện các dự án truyền giáo đầy lòng bác ái Kitô. Tôi thấy nhiều người khác đang nỗ lực trong công việc trần thế của mình để góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Tôi chiêm ngưỡng nhiều gia đình đang ra sức trở thành nơi yêu thương; trong đó, mỗi người được coi trọng như một món quà độc đáo. Đó là những hạt giống Tin Mừng phát triển âm thầm mà chúng ta không biết bằng cách nào và cũng và ‘không thể đoán trước!’.

Thiên Chúa, với lòng thương xót, ‘thường thêm nhiều năm’ vào cuộc đời của bạn và tôi để chúng ta có thể học hỏi sự khôn ngoan và sinh hoa kết trái xứng đáng ‘với những gì đời đời’ qua hành động của mình. Tôi có đánh giá cao các cơ hội mà tôi có được mỗi ngày để thực hiện những việc lành, hoặc để lại những thông điệp có tác dụng đem lại lợi ích cho người khác? Tôi có thường xuyên cầu nguyện cho người khác không? Mỗi ngày tôi phải chú ý đến những cơ hội lớn nhỏ Chúa ban để giúp thiết lập Vương Quốc của Ngài một cách sâu sắc hơn trong tâm hồn tôi và trong tâm hồn anh chị em tôi.

Anh Chị em,

“Hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên!”. Như hạt cải vẫn âm thầm mọc lên, ân sủng Chúa Kitô đang nâng đỡ nhiều người nam nữ trên khắp thế giới. Đức Phanxicô nói, “Chúa là Thiên Chúa của những điều ngạc nhiên. Ngài luôn làm chúng ta ngạc nhiên! Đó là một lời mời gọi hãy cởi mở hơn với các kế hoạch của Ngài, cả ở cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng. Trong các cộng đoàn, điều quan trọng là chúng ta phải chú ý đến những cơ hội tốt lành lớn nhỏ ‘không thể đoán trước’ của Thiên Chúa, và cho phép mình tham gia vào động lực yêu thương, chào đón, và sống lòng thương xót của Ngài với người khác!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin ban cho con một đôi mắt trẻ thơ, biết ngạc nhiên trước những gì Chúa đang thực hiện trong thế giới, trong Hội Thánh, trong con và anh chị em con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:46 15/06/2024

36. Khi suy niệm phải nảy sinh rất nhiều tình yêu và thống hối, hai tình cảm lương thiện này giống như sợi xích vàng có thể đem con người liên kết với Thiên Chúa.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:53 15/06/2024
83. HÀN TÍN CHẤM THI

Năm nhâm tuất thời Nam Tống có hội thi, con của tên gian thừa tướng Tần Cối là Tần Hy, cháu là Tần Xương Thời và Tần Xương Linh đều thi đậu tiến sĩ, tên ghi bảng đỏ.

Những người đọc sách rất căm hận, bừng bừng truy cứu năm ấy ai là người chấm thi.

Một thư sinh nói:

- “Đó là Hàn Tín.”

Mọi người đều trách anh ta nói tầm bậy, nhưng anh ta cười nói:

- “Nếu người chấm thi không phải là Hàn Tín thì sao lại lấy tam Tần hử? (1)

(Nhã Ngược)

Suy tư 83:

Thời nay, có những học trò đi thi mà không cần học bài, vì được thầy chấm thi học bài trả bài giùm cho; thời nay có những thầy chấm thi thích đọc truyện, lướt facebook trong khi học trò đang thi, để học trò tự do quay cóp làm bài cho nhau, đây là một biểu hiện của sự thoái hóa, tụt dốc của giáo dục mà tất cả mọi người đều quan tâm bức xúc...

Thầy không thẳng thì trò sẽ ngã, thầy không công thì trò sẽ dối, đó là hậu quả tất yếu của sự giáo dục theo cơ chế “đạt chỉ tiêu” chứ không theo lương tâm của một thầy giáo.

Đức Chúa Giê-su đã nói: “Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai làm gì có nho mà hái? Trên cây gai làm gì có vả mà bẻ? Nên hể cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt”.( Mt 7, 15-18)

Người ta thường tín nhiệm người Ki-tô hữu hơn những người khác, không phải vì người Ki-tô hữu học giỏi có bằng cấp (bởi vì những thứ này mọi người đều có thể có), nhưng bởi vì người Ki-tô hữu mang trên mình một quả tim yêu thương và phục vụ của Đức Chúa Giê-su.

(1) Nghĩa chơi chữ: ám chỉ câu chuyện lịch sử trong truyện Tam quốc chí, Hàn Tín là tướng quân giỏi của Lưu Bang đánh chiếm lấy ba Tần cho Lưu Bang thống nhất thiên hạ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô tại G7: Trí Tuệ Nhân Tạo không được thay thế việc ra quyết định của con người
Đặng Tự Do
05:03 15/06/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng phẩm giá con người đòi hỏi các quyết định của trí tuệ nhân tạo phải nằm dưới sự kiểm soát của con người khi ngài tham gia lần đầu tiên tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Sáu.

“Đối mặt với sự kỳ diệu của máy móc, dường như có thể lựa chọn một cách độc lập, chúng ta phải hiểu rõ rằng việc đưa ra quyết định, ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với những khía cạnh đôi khi kịch tính và cấp bách của nó, phải luôn được giao cho con người.” ngài nói trước các nhà lãnh đạo thế giới ngày 14 tháng 6.

Đức Thánh Cha nói thêm: “Chúng ta sẽ kết án nhân loại vào một tương lai không có hy vọng nếu chúng ta tước đi khả năng đưa ra quyết định về bản thân và cuộc sống của con người bằng cách khiến họ phải phụ thuộc vào những lựa chọn của máy móc”. “Chúng ta cần bảo đảm và bảo vệ một không gian để con người có thể kiểm soát đúng đắn những lựa chọn do các chương trình trí tuệ nhân tạo đưa ra: phẩm giá con người phụ thuộc vào điều đó”.

Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia công nghiệp hóa Nhóm Bảy cường quốc, gọi tắt là G7, đang được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 6 tại vùng Puglia phía nam nước Ý.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham gia phiên họp “tiếp cận cộng đồng” ngày 14 tháng 6, bao gồm cả các quốc gia và tổ chức quốc tế được mời và nói về các chủ đề về trí tuệ nhân tạo, năng lượng cũng như các khu vực Phi Châu và Địa Trung Hải.

Đức Thánh Cha đã tổ chức các cuộc gặp song phương với một số nhà lãnh đạo đáng chú ý trước phiên họp, trong đó có Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Sau phiên họp, ngài đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người khác.

Gọi Trí Tuệ Nhân Tạo là “một công cụ thú vị và đáng sợ”, Đức Thánh Cha nói trí tuệ nhân tạo phải được sử dụng vì mục đích tốt đẹp và xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn, đồng thời hướng tới lợi ích của con người.

Ngài nhấn mạnh: “Việc sử dụng tốt công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo là tùy thuộc vào mọi người, nhưng trách nhiệm chính trị là tạo ra các điều kiện để việc sử dụng tốt như vậy có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả”.

Vatican cho biết bản sao đầy đủ bài phát biểu của Đức Thánh Cha, được đọc dưới dạng phiên bản rút gọn một chút, đã được trao cho những người tham dự.

Đức Phanxicô thu hút sự chú ý đến sự phức tạp của trí tuệ nhân tạo như một công cụ, cảnh báo rằng “nếu trong quá khứ, những người đàn ông và phụ nữ chế tạo ra những công cụ đơn giản nhìn thấy cuộc sống của họ được định hình bởi chúng – con dao giúp họ sống sót qua giá lạnh nhưng cũng phát triển nghệ thuật chiến tranh - giờ đây con người đã chế tạo ra những công cụ phức tạp, họ sẽ thấy cuộc sống của mình được định hình bởi chúng nhiều hơn. “

Ngài cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo xem xét lại việc phát triển cái gọi là “vũ khí tự động gây chết người” và cấm sử dụng chúng.

Ngài nói: “Điều này bắt đầu từ một cam kết hiệu quả và cụ thể nhằm đưa ra sự kiểm soát phù hợp và lớn hơn bao giờ hết của con người. Không một cỗ máy nào có thể chọn lấy đi mạng sống của con người.”

Ngài cảnh báo rằng việc sử dụng tốt các dạng trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể sẽ không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của người dùng hoặc nhà thiết kế ban đầu, vì trong tương lai, các chương trình Trí Tuệ Nhân Tạo thậm chí sẽ có thể giao tiếp trực tiếp với nhau để cải thiện hiệu suất.

Sau một buổi sáng trọn vẹn, bao gồm cả những buổi tiếp kiến với tổng thống Cape Verde và hơn 100 diễn viên hài từ khắp nơi trên thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bay bằng trực thăng tới Borgo Egnazia, khu nghỉ dưỡng sang trọng nơi diễn ra cuộc họp G7.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở lại Vatican vào khoảng 9 giờ tối giờ địa phương sau chuyến đi bằng trực thăng kéo dài khoảng một tiếng rưỡi.

Vatican đã tham gia rất nhiều vào cuộc trò chuyện về đạo đức trí tuệ nhân tạo, tổ chức các cuộc thảo luận cao cấp với các nhà khoa học và giám đốc điều hành công nghệ về đạo đức trí tuệ nhân tạo vào năm 2016 và 2020.

Trong bài phát biểu của mình tại G7 hôm thứ Sáu, Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh một số hạn chế cụ thể của Trí Tuệ Nhân Tạo, bao gồm khả năng dự đoán hành vi của con người.

Ngài đã đề cập đến những ưu tư trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hệ thống tư pháp để phân tích dữ liệu về dân tộc, loại tội phạm, hành vi trong tù, v.v. của tù nhân để đánh giá mức độ phù hợp của họ đối với việc quản thúc tại gia thay vì bỏ tù.

“Con người luôn phát triển và có khả năng làm chúng ta ngạc nhiên bằng những hành động của mình. Đây là điều mà máy móc không thể tính đến được”, ngài nói.

Ngài chỉ trích “trí tuệ nhân tạo có khả năng sáng tạo”, là điều mà ngài cho rằng có thể đặc biệt hấp dẫn đối với sinh viên ngày nay, những người thậm chí có thể sử dụng nó để soạn bài.

“Tuy nhiên, họ quên rằng, nói đúng ra, cái gọi là trí tuệ nhân tạo có tính sáng tạo không thực sự là 'có tính sáng tạo'. Thay vào đó, nó tìm kiếm thông tin trong dữ liệu lớn và kết hợp chúng lại với nhau theo phong cách được yêu cầu. Nó không phát triển những phân tích hay khái niệm mới nhưng lặp lại những gì nó tìm thấy, tạo cho chúng một hình thức hấp dẫn”, Đức Thánh Cha nói.

“Khi đó, nó càng tìm thấy một khái niệm hoặc giả thuyết được lặp đi lặp lại thì nó càng cho rằng nó hợp lý và có giá trị. Thay vì mang tính 'sáng tạo', thay vào đó là sự 'tăng cường' theo nghĩa là nó sắp xếp lại nội dung hiện có, giúp củng cố nội dung đó mà thường không kiểm tra xem nội dung đó có chứa lỗi hay định kiến hay không. “

Ngài nhấn mạnh rằng điều này có nguy cơ làm suy yếu văn hóa và quá trình giáo dục bằng cách củng cố “tin tức giả” hoặc một câu chuyện thống trị, đồng thời lưu ý rằng “giáo dục phải cung cấp cho học sinh khả năng phản ánh xác thực, nhưng nó có nguy cơ bị giảm xuống mức lặp lại” của những quan niệm sẽ ngày càng được đánh giá là không thể phản đối được, đơn giản chỉ vì chúng được lặp đi lặp lại liên tục.”

Ngài cũng chỉ ra việc sử dụng ngày càng nhiều các chương trình Trí Tuệ Nhân Tạo, như chatbot, tương tác trực tiếp với mọi người theo những cách thậm chí có thể mang lại cảm giác dễ chịu và yên tâm vì chúng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tâm lý của con người.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Thật là một sai lầm thường xuyên và nghiêm trọng khi quên rằng trí tuệ nhân tạo không phải là một con người”.


Source:Catholic News Agency
 
Tổng thống Joe Biden gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội nghị thượng đỉnh G7 để thảo luận về chính sách đối ngoại, biến đổi khí hậu
Đặng Tự Do
05:08 15/06/2024
Tổng thống Joe Biden đã gặp riêng Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng sớm thứ Sáu tại Apulia, Ý, nhân hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bảy cường quốc, gọi tắt là G7, để thảo luận về chính sách đối ngoại và biến đổi khí hậu.

Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7, cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo chính phủ đến từ Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Ý. Liên minh Âu Châu cũng tham gia nhưng không phải là thành viên chính thức.

Trong một tuyên bố sau cuộc gặp, Tòa Bạch Ốc cho biết cả hai nhà lãnh đạo “nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về lệnh ngừng bắn ngay lập tức và thỏa thuận con tin” ở Gaza cũng như sự cần thiết phải “giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng”.

Tuyên bố nói thêm rằng “Tổng thống Biden cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì công việc của Vatican nhằm giải quyết các tác động nhân đạo của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga, bao gồm cả nỗ lực của Đức Thánh Cha nhằm giúp trả lại những đứa trẻ Ukraine bị bắt cóc về với gia đình của chúng”.

Theo tuyên bố, “Tổng thống Biden cũng tái khẳng định sự đánh giá cao sâu sắc của ông đối với sự ủng hộ không mệt mỏi của Đức Giáo Hoàng đối với người nghèo và những người bị đàn áp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xung đột trên khắp thế giới”.

Vào buổi sáng, trước cuộc họp, một quan chức cao cấp của chính quyền Tổng thống Biden cho biết trong cuộc họp báo qua điện thoại rằng Tổng thống Biden dự định thảo luận các vấn đề ở Trung Đông và Ukraine với Đức Giáo Hoàng. Về Ukraine, quan chức này cho biết “Tòa thánh đã tích cực tham gia” vào vấn đề này.

“Đặc biệt, Đức Hồng Y Matteo Zuppi đã là một đặc phái viên làm việc để trao trả những đứa trẻ Ukraine bị cưỡng bức bắt cóc qua biên giới, bị tách khỏi gia đình của chúng,” quan chức này nói thêm. “Tất nhiên, đó là một trong những bi kịch lớn của cuộc chiến này. Và Tòa Thánh cũng đã tham gia vào việc cố gắng thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình.”

Quan chức này cho biết Tổng thống Biden cũng sẽ thảo luận về biến đổi khí hậu, “vấn đề gần gũi và thân thiết với cả hai nhà lãnh đạo”.

“ Tất nhiên, kế hoạch thích ứng và phục hồi của tổng thống, được đưa ra vào tháng 11 năm 2021, là một nỗ lực quan trọng nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, cũng như Quỹ Tổn thất và Thiệt hại đa phương mà Hoa Kỳ đã đóng góp 17,5 triệu Mỹ Kim, một quỹ quan trọng đối với nỗ lực giảm thiểu một số tác động của biến đổi khí hậu”.

Trước cuộc họp dự kiến, Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo khác đã chào ngắn gọn Đức Phanxicô khi ngài đến hội nghị thượng đỉnh để phát biểu trước các quan chức về những lo ngại liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Đức Giáo Hoàng, người đã kêu gọi các quy định toàn cầu về Trí Tuệ Nhân Tạo, bày tỏ lo ngại về việc Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ trở thành một công cụ chiến tranh và cảnh báo không nên phụ thuộc quá nhiều vào Trí Tuệ Nhân Tạo mà không có sự can thiệp của con người trong bài phát biểu của ngài. Đức Phanxicô đã thúc đẩy các quy định toàn cầu để bảo đảm Trí Tuệ Nhân Tạo được sử dụng nhằm thúc đẩy lợi ích chung.

Quan chức chính quyền cao cấp cho biết trong cuộc hội thảo qua điện thoại rằng Tổng thống Biden cũng thảo luận về Trí Tuệ Nhân Tạo với Đức Phanxicô – một vấn đề rất quan trọng đối với Đức Giáo Hoàng trong năm qua.

Quan chức này cho biết: “Tôi chỉ nói về Trí Tuệ Nhân Tạo, tôi nghĩ cả hai vị đều quan tâm đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách có trách nhiệm, bảo vệ phẩm giá con người và nhân quyền”. “Và vì vậy họ có cơ hội tham gia vào lĩnh vực đó.”

Tuy nhiên, tuyên bố của Tòa Bạch Ốc sau cuộc họp không đề cập đến Trí Tuệ Nhân Tạo.

Trước đó, Tổng thống Biden đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 10 năm 2021 trong khoảng 75 phút để thảo luận về tình trạng nghèo đói, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác. Đó là cuộc gặp trực tiếp với Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Tổng thống Biden trên cương vị tổng thống, nhưng hai nhà lãnh đạo cũng đã nói chuyện qua điện thoại ngay sau cuộc bầu cử tổng thống. Tổng thống Biden và Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói chuyện qua điện thoại vào tháng 10 năm 2023 để thảo luận về xung đột giữa Israel và Gaza. Tổng thống Biden đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô ba lần trước khi trở thành tổng thống.

Tổng thống tuyên bố vào năm 2021 sau khi hai người gặp mặt trực tiếp rằng Đức Phanxicô đã nói với ông rằng ông “là một người Công Giáo tốt và tôi nên tiếp tục rước lễ”. Vatican từ chối bình luận về việc Đức Phanxicô có đưa ra những bình luận đó hay không. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2022, Đức Phanxicô đã chỉ trích Tổng thống Biden vì việc tổng thống ủng hộ việc phá thai, nói rằng việc một người Công Giáo ủng hộ việc phá thai hợp pháp là một “sự thiếu nhất quán”.

Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã bất đồng với chính quyền Tổng thống Biden về các vấn đề liên quan đến phá thai và ý thức hệ giới tính. Các giám mục cũng chỉ trích các biện pháp an ninh biên giới gần đây của tổng thống.


Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Mừng Kim Khánh Giáo Phận Arlington VA.
Vong Sinh
21:29 15/06/2024
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Mừng Kim Khánh Giáo Phận Arlington VA.

Ngày 28 tháng 5 năm 1974, một ngày đáng ghi nhớ cho Giáo Phận Arlington VA. Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành Sắc Lệnh thành lập Giáo Phận Arlington VA, tách ra từ Giáo phận Richmond VA. Tại thời điểm này, Giáo phận Arlington có hơn 136.000 tín hữu Công Giáo trong 49 giáo xứ, với 60 linh mục triều và 33 linh mục tu sĩ, bao gồm 21 quận và 7 thị trấn.

Theo Báo Arlington Catholic Herald, thời thuộc địa 1570, Linh mục Juan Baptista de Segura và các bạn đã bị giết dã man trong hoang dã Virginia, gần nơi ngày nay là Williamsburg. Năm 1647 Đạo Công Giáo ở Virginia được hồi sinh khi Thống đốc Giles Brent của Maryland và chị gái ông, Margaret, duy trì khu định cư Công Giáo đầu tiên ở Virginia như một nơi chấp nhận tôn giáo. Năm 1650 Đức Giáo Hoàng Urban VIII thành lập Tổng giáo phận Tông Tòa Virginia, giao phó cho các Cha dòng Capuchin, và bổ nhiệm Cha Martial, O.F.M. Cap., làm Tổng giám mục Tông Tòa đầu tiên.

Năm 1785, Đạo luật Tự do Tôn giáo của Thomas Jefferson ra lệnh cho Công Giáo được tự do thờ phượng công khai ở Old Dominion và nhà thờ bắt đầu phát triển trong khu vực này. Năm 1795, Nhờ phần nào vào George Washington, Nhà thờ Đức Bà St. Mary ở Alexandria trở thành nhà thờ Công Giáo đầu tiên ở Virginia. Năm 1820 Đức Giáo Hoàng Pio VII ra lệnh rằng tiểu bang Virginia (bao gồm cả West Virginia ngày nay) sẽ được bao gồm trong Tổng giáo phận Richmond mới. Trong thực tế, Tổng giáo phận Richmond được cai quản bởi Baltimore cho đến năm 1841. Năm 1972 Các linh mục của các Hạt Alexandria và Arlington yêu cầu Giám mục John J. Russell, Giám mục thứ 10 của Richmond, khởi xướng quá trình phân chia địa phận. Ngày 28 tháng 5 năm 1974, Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành Sắc Lệnh thành lập Giáo Phận Arlington VA. Ngày 13 tháng 8 năm 1974: Đức Giám Mục Thomas J. Welsh được đặt làm Giám mục đầu tiên của Arlington (1974-1983), chọn nhà thờ Thánh Thomas More làm nhà thờ Chính Tòa.

Sau đó là Đức Cha John R. Keating, D.D., J.C.D., S.T.L. (1983-1998), Đức Cha Paul S. Loverde, D.D., S.T.L. (1999-2016) hiện đang nghỉ hưu; và hiện tại là Đức Cha Michael F. Burbidge (12.6.2016 - tới nay).

Năm 2017 Đức Giám Mục Michael Burbidge đã công bố việc thành lập giáo xứ thứ 70 của Giáo phận Arlington, Giáo Xứ Thánh Bridget của Ireland ở Berryville. Trước đó, Thánh Bridget của Ireland ở Berryville là một Giáo Họ của Giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Winchester. Năm 2018 Đức Giám Mục Burbidge thành lập hai Giáo Họ mới: Giáo Họ Thánh Gabriel ở Manassas Park và Giáo Họ Đức Mẹ LaVang ở Chantilly.

Đặc biệt Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong Giáo Phận Arlington;

Sau biến cố 30 tháng tư năm 1975, làn sóng người Việt tỵ nạn đã tuốn đến Arlington, và đã nhanh chóng hình thành Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Ngày 19.08.1979 Nhà Thờ Việt Nam đầu tiên ở Annandale được cung hiến do Ðức Cha Thomas J. Welsh, Giám Mục tiên khởi, cũng là ngày Ðức Cha ban sắc chỉ thiết lập Giáo Xứ Việt Nam "Blessed Vietnamese Martyrs" - một Giáo Xứ Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ - cho người Công Giáo Việt Nam trong Giáo Phận. Ðồng thời Lm. Trần Duy Nhất được bổ nhiệm làm Chánh Xứ tiên khởi.

Ngày 24.01.1989, Tên tiếng Anh của Giáo Xứ được Ðức Cha Keating cho đổi thành Holy Martyrs of Vietnam Parish do thơ thỉnh cầu của Cha Xứ Trần Bình Trọng, sau ngày phong thánh các vị Tử Ðạo Việt Nam.

Năm nay, GX CTTĐVN Arlington VA mừng Sinh Nhật thứ 45, chung trong niềm vui mừng Kim Khánh của Địa Phận. Sau 50 năm, Địa Phận từ 49 giáo xứ đã tăng lên 70 giáo xứ; Con số giáo dân từ 136,000 đã tăng lên 600,000; Số LM từ 93 tăng lên 238 (189 LM triều với 49 LM tu sĩ) và 90 Phó Tế Vĩnh Viễn.

Thứ Bảy ngày 8 tháng 6 vừa qua, khoảng 7000 tín hữu, cùng với Đức Cha Michael Burbidge và đông đảo các Linh Mục, tu sĩ, đã có mặt tại Warren County Fairground, Front Royal VA để cử hành Lễ Hội Kim Khánh Giáo Phận.

Sáng thứ bảy cùng ngày, đông đảo giáo dân và Đức Cha Michael Burbidge đã tham gia cuộc Rước Thánh Thể trong chương trình 3 ngày của Hành Hương Thánh Thể Quốc Gia tại Washington DC từ ngày 7 -9 tháng 6 năm 2024. Đoàn TNTT Thánh Tâm và Cha Xứ Đặng Quốc An cùng nhiều giáo dân GX CTTĐVN đã tham gia cuộc Rước Thánh Thể.

Lễ Hội Mừng 50 Năm Giáo Phận bắt đầu với cuộc Rước Kiệu Đức Mẹ lúc 3:45 chiều, sau đó là Thánh Lễ Tạ Ơn, phục vụ ẩm thực cho tất cả mọi người, buổi Hoà Nhạc có tiết mục Múa Lân của GX CTTĐVN.

Xem Video: Lễ Hội Kim Khánh Giáo Phận Arlington VA

Chương trình kết thúc lúc 9:00 tối với Phép Lành của Đức Cha Burbidge và pháo bông. Mọi người ra về trong niềm vui khôn tả, cảm tạ Ơn Chúa suốt 50 Năm qua, và kiên định bước tới tương lai trong Tin Yêu, cùng chung xây thế giới tràn đầy YÊU THƯƠNG TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI.

Vọng Sinh, Tường trình từ Warren County, VA
 
VietCatholic TV
Biến cố lịch sử: Đức Phanxicô trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7
VietCatholic Media
02:18 15/06/2024


1. Đức Thánh Cha Phanxicô nói về trí tuệ nhân tạo khi ngài trở thành vị giáo hoàng đầu tiên phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào ngày 14 tháng Sáu.

Hội nghị thượng đỉnh G7, bắt đầu vào ngày 13 tháng 6, quy tụ các nhà lãnh đạo Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Hội nghị thượng đỉnh diễn ra năm nay tại Borgo Egnazia, một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Fasano, một thành phố nhỏ ở vùng Apulia phía đông nam nước Ý.

Trong một bài viết trên trang nhất tờ Quan Sát Viên Rôma, Robert Cetera gợi ý rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đề cập đến việc sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo trong quân sự.

Trong bài báo—có tựa đề “Trí Tuệ Nhân Tạo giết chết: Trí tuệ nhân tạo và xung đột vũ trang—nhà báo, người đã làm việc cho tờ báo Vatican từ năm 2019, đã viết rằng “Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng không bỏ qua mối nguy hiểm từ một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, thường vẫn ở chế độ hậu cảnh.”

Trích dẫn các báo cáo trên The Guardian và Tạp chí +972, Cetera đã thảo luận về việc quân đội Israel sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo ở Gaza. Cetera viết rằng chương trình nhận dạng khuôn mặt của quân đội “có thể tính toán trước ước tính số lượng dân thường sẽ bị tấn công trong mỗi chiến dịch” và ngay từ đầu cuộc xung đột, “giới hạn thương vong được cho phép là ở mức 15 tới 20 nạn nhân dân sự cho mỗi vụ tấn công khủng bố” - nhưng khi nói đến các nhà lãnh đạo Hamas, tỷ lệ “thậm chí có thể lên tới 100”.

Nhà báo, trích dẫn một báo cáo trên Politico Europe, cũng thảo luận về việc sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo của lực lượng quân sự Ukraine và Nga.

Cetera kết luận bằng cách kêu gọi các nhà lãnh đạo hội nghị thượng đỉnh G7 thảo luận về một công ước hoặc hiệp ước nhằm hạn chế việc sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo cho mục đích quân sự. Ông không nói rõ liệu ông chỉ đưa ra ý kiến riêng của mình, hay phản ánh quan điểm của Phủ Quốc vụ khanh Vatican hay thậm chí có thể ám chỉ những gì Đức Thánh Cha có thể nói vào ngày 14 tháng 6:

Miền Đông Ukraine ngày nay thực sự là một phòng thí nghiệm để thử nghiệm cách thức diễn ra các cuộc chiến tranh trong tương lai gần.

Điều quan trọng là G7 tiếp theo phải bắt đầu thảo luận về vấn đề này và nghĩ về một công ước quốc tế - như đã từng xảy ra đối với các kho vũ khí hạt nhân - đặt ra các giới hạn đối với việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự. Ngay cả khi ngày nay có vẻ khó khăn để có thể điều chỉnh một hiện tượng vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, trong khi cuộc đua đang diễn ra để xem ai có thể là người đầu tiên sản xuất ra những loại vũ khí sát thương mạnh nhất.


Source:Catholic World News

2. Washington Times: Thăm dò ý kiến cho thấy hầu hết người Công Giáo tin rằng Chúa Giêsu hiện diện trong bánh và rượu

Theo một cuộc khảo sát được công bố trùng với thời điểm phục hưng quốc gia, hầu hết người Công Giáo tin rằng Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong bánh và rượu mà họ dùng trong Thánh lễ.

Một cuộc khảo sát của Vinea Research cho thấy 69% người Công Giáo tham dự Thánh lễ ít nhất hàng năm tin rằng các yếu tố Thánh Thể trở thành bản thể vô hình của Chúa Kitô.

Công ty nghiên cứu thị trường Công Giáo có trụ sở tại Baltimore đã công bố kết quả khảo sát khi hàng ngàn người Công Giáo từ khắp đất nước đang tham gia cuộc phục hưng kéo dài ba năm bằng cách đi bộ đến Indianapolis vào mùa hè này để tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc gia đầu tiên sau 83 năm. Mỗi cuối tuần, họ dừng lại ở các thành phố lớn để tập hợp giáo dân xung quanh niềm tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

Hans Plate, người sáng lập Vinea, nói với tờ The Washington Times: “Chúng tôi biết được rằng ngay cả khi số lượng người tham dự Thánh lễ thấp, vẫn có khá nhiều người đồng ý rằng đó không chỉ là một biểu tượng mà là Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong bánh và rượu”. “Nhưng càng có nhiều người tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể thì họ càng có nhiều khả năng đi dự Thánh lễ hơn”.

Cuộc khảo sát cho thấy niềm tin vào giáo huấn của Giáo Hội tăng lên khi tham gia Thánh lễ. Điều đó bao gồm 51% người Công Giáo tham dự một hoặc hai lần trong năm qua, 64% đến “vài lần một năm”, 80% người thờ phượng “một hoặc hai lần một tháng”, 81% người tham dự hàng tuần và 92% trong số đó các tín hữu “hơn một lần một tuần.”

Những phát hiện này tiếp nối những nỗ lực của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nhằm giải quyết tình trạng mất niềm tin vào Bí tích Thánh Thể mà các quan chức cho rằng có liên quan đến việc giảm bớt việc tham gia các cử hành tôn giáo trong nhiều năm.

Khi phát động cuộc phục hưng Thánh Thể, các giám mục đã chỉ ra một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew năm 2019 cho thấy chỉ có 31% người Công Giáo tin rằng bánh và rượu “thực sự trở thành” Chúa Giêsu. 69% khác nói với Pew rằng bánh mì và rượu là “biểu tượng”.

Pew nhận thấy tỷ lệ chọn “thực sự trở thành” thay vì “biểu tượng” đã tăng lên 63% số người trả lời trực tuyến tham dự Thánh lễ hàng tuần.

Greg Smith, phó giám đốc nghiên cứu tôn giáo của Pew, nói với The Times: “Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, chúng tôi thấy rằng hầu hết những người Công Giáo tham dự Thánh lễ đều tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể”. “Niềm tin vào sự hiện diện thực sự thấp hơn nhiều ở những người Công Giáo tham dự Thánh lễ ít thường xuyên hơn hoặc hoàn toàn không tham dự”.

Gần đây hơn, các nghiên cứu do Giáo Hội tài trợ đã bác bỏ cách diễn đạt của cuộc khảo sát đó. Họ nhấn mạnh rằng Pew đã đánh giá thấp niềm tin và khiến những người tham gia bối rối khi đặt ra câu hỏi sai.

“ Vấn đề là cả hai lựa chọn trả lời đều đúng một phần,” Linh mục Tom Gaunt, một linh mục Dòng Tên, người chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Tông đồ của Đại học Georgetown, cho biết. “Pew cũng mắc sai lầm khi nhầm lẫn giữa việc thiếu kiến thức với sự bất đồng.”

Trong một cuộc khảo sát CARA công bố vào tháng 9, 64% người Công Giáo đưa ra câu trả lời trong các câu hỏi mở và trắc nghiệm “cho thấy họ tin vào sự hiện diện thực sự”, mặc dù chỉ có 17% cho biết họ đến nhà thờ ít nhất hàng tuần.

Theo Cha Gaunt, những phát hiện đó phù hợp với nghiên cứu của Vinea hơn là nghiên cứu của Pew. Nhưng ngài cho biết giáo hội vẫn phải đối mặt với thách thức trong việc tiếp cận đa số tín hữu hiếm khi tham dự Thánh lễ.

Ngài nói: “Họ không biết rõ ràng những gì Giáo Hội dạy khi bạn hỏi họ trực tiếp. Nhưng trong trực giác, họ vẫn tin sự hiện diện thực sự.”

Theo Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, bánh và rượu thánh hiến vừa tượng trưng vừa thể hiện sự hiện diện của Chúa Giêsu.

Cuộc khảo sát của Vinea đã thu hút 2.259 người lớn trong một nhóm người tiêu dùng trực tuyến từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2022. Biên độ sai số là cộng hoặc trừ 4 điểm phần trăm ở mức độ tin cậy 95%.

Để kiểm tra cách diễn đạt trong cuộc thăm dò trực tuyến của Pew, Vinea đã đặt ra các câu hỏi riêng biệt cho hai nhóm người Công Giáo cho biết họ tham dự Thánh lễ mỗi năm một lần hoặc nhiều hơn.

Một cuộc khảo sát của Vinea đã hỏi 1.138 người tham gia về Bí tích Thánh Thể bằng ngôn ngữ của Pew: “Trong Thánh lễ Công Giáo, bánh và rượu thực sự trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô hay chỉ là biểu tượng của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô.”

Dựa trên cách diễn đạt của Pew, 41% chọn câu trả lời đầu tiên rằng bánh và rượu “thực sự trở thành” Mình Máu Thánh Chúa Giêsu.

Cuộc khảo sát khác hỏi 1.121 người khác về Bí tích Thánh Thể với ngôn ngữ được sửa lại lặp lại những từ trong Sách Giáo lý: “Cá nhân bạn tin gì về bánh và rượu được dùng để Rước lễ? Chúa Giêsu Kitô thực sự hiện diện trong bánh và rượu Thánh Thể hay Bánh và rượu là biểu tượng của Chúa Giêsu, nhưng Chúa Giêsu không thực sự hiện diện.”

Dựa trên cách diễn đạt đã sửa đổi, Vinea nhận thấy rằng 69% chọn câu trả lời đầu tiên là Chúa Giêsu “thực sự hiện diện”.

Plate cho biết điều ngạc nhiên lớn nhất của ông là thậm chí 51% những người chỉ tham dự Thánh lễ một hoặc hai lần một năm đã chấp nhận câu trả lời này.

“Họ tin vào sự hiện diện thực sự, nhưng vẫn chưa đủ để đưa họ đến tham dự Thánh lễ,” ông nói. “Đó là một hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi, bởi vì với tư cách là một nhà nghiên cứu, tôi muốn biết tại sao họ không đi.”

Smith cho biết Pew sẵn sàng kiểm tra lại vấn đề, đồng thời nói thêm rằng trung tâm nghiên cứu có “mọi lý do để nghĩ rằng mọi người đã trả lời câu hỏi này một cách chu đáo và hiểu biết về ý nghĩa của nó” vào năm 2019.

“Tôi muốn chúng ta tự mình thực hiện một số thử nghiệm vào lần tới khi đặt câu hỏi này để xem liệu nó có mang lại kết quả khác hay không,” ông nói. “Tôi sẽ ngạc nhiên nếu nó tạo ra nhiều sự khác biệt, vì mọi người có xu hướng tham gia các cuộc khảo sát một cách chóng vánh.”


Source:washingtontimes.com

3. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng Bài giảng của các linh mục nên ngắn gọn nếu không ‘mọi người sẽ buồn ngủ’

Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa kêu gọi các linh mục Công Giáo hãy giảng ngắn gọn, lần này cảnh báo rằng các bài giảng không nên dài quá 8 phút nếu không “mọi người sẽ ngủ gục”.

Phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô trong bài giáo lý hôm thứ Tư ngày 12 tháng 6, Đức Thánh Cha giải thích rằng mục tiêu của bài giảng là “giúp đưa Lời Chúa từ cuốn sách vào cuộc sống”.

“Nhưng bài giảng phải ngắn gọn: một hình ảnh, một suy nghĩ, một cảm giác. Bài giảng không nên kéo dài quá tám phút vì sau thời gian đó anh em sẽ mất tập trung và mọi người sẽ ngủ gục,” ngài nói.

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của các bài giảng ngắn. Năm 2018, Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục “ngắn gọn” và bảo đảm rằng bài giảng của các ngài “không quá 10 phút”.

Những lời của Đức Thánh Cha lặp lại những khuyến nghị của Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic trong cuốn sách năm 2010 của ngài về Thượng Hội đồng về Lời Chúa năm 2008, trong đó khuyên các vị giám mục nên giữ bài giảng của mình trong tám phút hoặc ngắn hơn và tránh “sự ngẫu hứng” trên bục giảng.

Đức Thánh Cha Phanxicô thường vượt quá giới hạn thời gian này trong các bài giảng của ngài. Vào Thứ Năm Tuần Thánh năm nay, bài giảng thánh lễ truyền phép của Đức Thánh Cha dài hơn 20 phút.

Đức Thánh Cha đã đưa ra những nhận xét về bài giảng dài dòng trong lúc suy tư về việc Kinh Thánh “được Thiên Chúa soi dẫn và có thẩm quyền như thế nào”.

Đức Phanxicô nói thêm rằng “Chúa Thánh Thần, Đấng đã truyền cảm hứng cho Kinh thánh… cũng làm cho Kinh thánh luôn sống động và năng động”.

“Có thể xảy ra trường hợp trong một đoạn Kinh thánh nào đó mà chúng ta đã đọc nhiều lần mà không có cảm xúc cụ thể nào, một ngày nọ chúng ta đọc nó trong bầu không khí đức tin và cầu nguyện, rồi đoạn văn đó bất ngờ được soi sáng, nó nói với chúng ta, nó làm sáng tỏ vấn đề chúng ta đang sống, nó làm cho thánh ý Thiên Chúa dành cho chúng ta trở nên rõ ràng trong một tình huống nhất định”, Đức Thánh Cha nói.

“ Những lời Kinh Thánh, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, trở nên sáng ngời; và trong những trường hợp đó, chúng ta tận mắt chứng kiến câu nói trong Thư gửi tín hữu Do Thái: 'Lời Chúa là lời sống động và linh hoạt, sắc bén hơn mọi thanh gươm hai lưỡi' (Dt 4:12).”

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người Công Giáo dành thời gian mỗi ngày để đọc và suy ngẫm một đoạn Kinh thánh, đồng thời khuyên các Kitô hữu nên mang theo “một cuốn Phúc âm bỏ túi” để đọc trong những lúc rảnh rỗi suốt cả ngày.

Ngài nói: “Nhưng cách đọc thiêng liêng tinh túy nhất của Kinh thánh là việc đọc cộng đồng trong phụng vụ trong Thánh lễ”. “Ở đó, chúng ta thấy một sự kiện hay một giáo huấn do Cựu Ước đưa ra được thể hiện trọn vẹn như thế nào trong Tin Mừng của Chúa Kitô”.

“Trong số rất nhiều lời của Chúa mà chúng ta nghe hàng ngày trong Thánh lễ hoặc trong các giờ kinh Phụng vụ, luôn có một lời có ý nghĩa đặc biệt dành cho chúng ta. Một điều gì đó chạm đến trái tim. Được chào đón vào trái tim, nó có thể chiếu sáng ngày của chúng ta và truyền cảm hứng cho lời cầu nguyện của chúng ta. Đó là vấn đề không để nó rơi vào tai người điếc”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.


Source:Catholic News Agency
 
Zelenskiy: Putin dùng chiêu Hitler. Medvedev để lộ Nga thấm đòn. Radar Nga hiện đại nhất nổ tan tành
VietCatholic Media
02:21 15/06/2024


1. Zelenskiy bác bỏ tối hậu thư của Putin về đàm phán hòa bình, cho rằng đó là là 'sự hồi sinh của chủ nghĩa Quốc xã'

Hôm Thứ Bẩy, 15 Tháng Sáu, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã chính thức bác bỏ các điều kiện của Putin về đàm phán hòa bình, so sánh chúng với việc Adolf Hitler xâm lược Tiệp Khắc năm 1938-1939.

Trước đó, Putin ngày 14 Tháng Sáu cho biết, như điều kiện để đàm phán hòa bình, quân đội Ukraine phải rời khỏi các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine. Ông nói thêm rằng Ukraine phải công nhận việc Nga sáp nhập các khu vực một cách bất hợp pháp và từ bỏ mọi tham vọng gia nhập NATO.

Theo Putin, Ukraine cũng phải công nhận việc Nga sáp nhập Crimea.

Các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia bị quân đội Nga kiểm soát một phần. Nga tuyên bố đã sáp nhập toàn bộ lãnh thổ của các khu vực đó dù không kiểm soát hai thủ phủ khu vực là Kherson và Zaporizhzhia.

Phát biểu với các phóng viên báo chí trong hội nghị thượng đỉnh G7, Zelenskiy nói rằng “những thông điệp này là tối hậu thư và chúng không khác với bất kỳ tối hậu thư nào khác mà Putin đã đưa ra trong quá khứ”.

“Những gì ông ấy đang làm là hồi sinh chủ nghĩa Quốc xã,” Zelenskiy nói. “Ông ấy muốn chúng tôi từ bỏ các lãnh thổ bị tạm chiếm nhưng ông ấy cũng muốn các lãnh thổ chưa bị tạm chiếm của chúng tôi. Ông ta không có ý định dừng lại và sẽ không có chuyện đóng băng xung đột.”

Zelenskiy cũng so sánh tối hậu thư của Putin với yêu cầu của Hitler muốn sáp nhập Sudetenland của Tiệp Khắc vào năm 1938, khi ông ta tuyên bố sẽ không đi xa hơn.

Mykhailo Podolyak, cố vấn cho chánh văn phòng của Zelenskiy, cho biết trong một bài đăng trên X rằng đề xuất này “rất xúc phạm luật pháp quốc tế và nói một cách hùng hồn về sự bất lực của giới lãnh đạo Nga hiện tại trong việc đánh giá đầy đủ thực tế”.

Ông nói thêm rằng các yêu cầu của Putin trên thực tế là “hãy trao cho chúng tôi lãnh thổ của các bạn.. từ bỏ chủ quyền của các bạn… hãy để bản thân không được bảo vệ.”

“Tất cả chỉ là một sự giả tạo,” ông nói thêm.

Trong khi đó, một cuộc biểu tình lớn đã nổ ra tại Mạc Tư Khoa yêu cầu Putin không được ngừng bắn và phải tiếp tục chiếm toàn bộ Ukraine, và xa hơn phải tái lập đế chế Nga như thời kỳ Liên Xô.

2. Người lính Nga khóc, van xin mọi người đừng đến Ukraine chiến đấu

Tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “'EVERYONE IS MUTILATED' Weeping Putin soldier tells Russians ‘DON’T FIGHT’ while killer drones whizz overhead as he prepares for surrender march”, nghĩa là “'MỌI NGƯỜI ĐÃ BỊ PHANH THÂY' Người lính Putin đang khóc nói với người Nga 'ĐỪNG CHIẾN ĐẤU' trong khi máy bay sát thủ điều khiển từ xa lao vùn vụt trên đầu khi anh ta chuẩn bị cho cuộc đi bộ đầu hàng”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

ĐÂY là khoảnh khắc kịch tính khi một trong những người lính của Putin đang khóc lóc cầu xin người Nga đừng chiến đấu khi những chiếc máy bay sát thủ điều khiển từ xa của Ukraine lao vút qua đầu.

Đoạn phim về người lính tấn công vỡ mộng sẵn sàng đầu hàng Ukraine trên tiền tuyến cho thấy Kyiv đang cản trở bước tiến của lực lượng Putin như thế nào.

Nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược mới của phương Tây được tường trình đã tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine, đặc biệt là ở khu vực Kharkiv và cả ở Donbas.

Lời khai của chiến binh Nga bị mất nước trong người, Oleg Vesnin - ký hiệu Fiksa từ Lữ đoàn tấn công súng trường số 83 - cho thấy các vị trí của Putin đầy rẫy những người chết và những than thể bị “cắt xẻo”.

Anh ta đã quay một đoạn video cảnh báo những người Nga khác đừng ký hợp đồng chiến đấu, phát biểu giữa lúc nơi ẩn náu của anh ta đang bị máy bay điều khiển từ xa ném bom của Ukraine nhắm tới.

“Tôi đưa ra lời kêu gọi này trong khi không có máy bay điều khiển từ xa,” anh ta nói trong đoạn phim chiếu trên các kênh chiến tranh của Nga.

“Chúng tôi đang chạy, tôi không biết đi đâu. Đơn vị của tôi là một phần của Lữ đoàn súng trường tấn công số 83. Chúng tôi không còn sức nữa.

“Chúng tôi ở đây ba ngày mà không có thức ăn, nước uống và không có sự hỗ trợ của quân bạn”.

“Tôi đảm nhận trách nhiệm chỉ huy vì người chỉ huy bị thương.”

Người chỉ huy bị thương - tên là Myasnik hay Butcher - nằm bên cạnh anh ta.

Vesnin kêu lên: “Tôi không còn sức nữa, tôi khát lắm.”

“Người thứ ba trong nhóm chúng tôi - anh ta chảy máu đến chết.”

Anh ta kể “ở đây cũng có những người đàn ông nằm phía sau chúng tôi”, và nói thêm: “Tôi nhìn thấy 5 người 300, và 4 người 200”. 300 là chỉ những người bị thương, 200 là chết rồi. Ý anh ta muốn nói: “Tôi nhìn thấy 5 người bị thương, và 4 người đã chết”.

“Mọi người đều có thân thể bị cắt xẻo. Tôi không biết phải làm gì tiếp theo - chân tôi không thể cử động được và tôi muốn sống.”

Vesnin cho biết anh và những người còn sống sẽ đầu hàng - vì họ “không còn lựa chọn nào khác” và không còn đạn dược.

“Và trên hết tôi muốn uống,” anh nói.

Anh ta cầu xin: “Nếu ai đó xem video này, thậm chí đừng nghĩ đến việc ký bất kỳ hợp đồng nào để chiến đấu cho Putin trong cuộc chiến.”

Sau đó, anh ta nghe thấy một máy bay điều khiển từ xa khác của Ukraine trên bầu trời và dừng ghi âm.

“Chính là nó, lại có thứ gì đó ầm ĩ.”

Sự chậm lại và trì trệ của các cuộc hành quân là một đòn giáng mạnh vào Putin, người trước đó đã khoe khoang về những thành tựu mà lực lượng của ông đã đạt được.

Nhưng lực lượng của Putin đã tìm cách phát động các cuộc tấn công chết người mới vào Ukraine, giết chết ít nhất 9 người vào hôm thứ Tư.

Nó diễn ra một ngày trước khi lãnh đạo của một số nước ủng hộ lớn nhất của Ukraine thảo luận về cách làm chậm lại cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa.

Chính quyền Ukraine cho biết, cùng với 9 người thiệt mạng, 29 người khác, trong đó có 5 trẻ em, bị thương khi hỏa tiễn Nga bắn trúng một khu chung cư ở Kryvyi Rih, quê hương của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

Zelenskiy cho biết cuộc tấn công một lần nữa chứng minh rằng “Ukraine, cùng với các đối tác của mình, phải tăng cường khả năng phòng không”, điều mà ông đã nhiều lần kêu gọi với các đối tác phương Tây của Ukraine.

Hoa Kỳ đã đồng ý gửi một hệ thống hỏa tiễn Patriot khác, hai quan chức Mỹ cho biết vào cuối ngày thứ Ba.

Ông Zelenskiy nói: “Các hệ thống phòng không hiện đại có khả năng bảo vệ tối đa người dân, thành phố và các vị trí của chúng tôi”.

“Và chúng tôi có càng nhiều càng tốt.”

3. Canada đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với tổ hợp công nghiệp quân sự và mạng lưới tuyên truyền của Nga

Canada đưa ra các biện pháp trừng phạt mới vào ngày 13 tháng 6 đối với 11 cá nhân và 16 thực thể Nga được cho là đã tham gia vào các hoạt động hỗ trợ Nga xâm chiếm Ukraine.

Ottawa áp đặt các biện pháp trừng phạt với sự hợp tác của các đối tác Nhóm Bảy (G7) trong Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 đang diễn ra ở Ý.

Các biện pháp hạn chế mới nhắm vào tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga, nơi cung cấp công nghệ và phụ tùng điện để hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nga, cũng như các thực thể liên quan đến việc lách lệnh trừng phạt nhằm tạo điều kiện cho Nga tiếp cận hàng hóa bị trừng phạt hoặc doanh thu từ dầu được bán trên G7. - trần giá thùng.

Các biện pháp trừng phạt mới cũng được áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức điều hành một mạng lưới tuyên truyền và thông tin sai lệch của Nga.

Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết trong một tuyên bố: “Các lệnh trừng phạt mới nhất hôm nay, 13/6, phản ánh những nỗ lực lâu dài của chúng tôi nhằm ngăn cản khả năng của Putin tiến hành cuộc chiến bất hợp pháp của Nga, bao gồm cả việc tiến hành các chiến dịch thông tin sai lệch trắng trợn”.

“Thông điệp của chúng tôi gửi tới Putin rất rõ ràng: Hãy rút quân đội và lực lượng ủy quyền của ông ra khỏi Ukraine. Canada, cùng với các đối tác quốc tế, sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine và người dân nước này.”

Danh sách trừng phạt đề cập đến Bộ trưởng Thương mại Công nghiệp Nga Anton Alikhanov và nhà xuất bản Aram Gabrelyanov, người đứng sau các dự án tuyên truyền của Nga như LifeNews.

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào cơ quan truyền thông quốc hội Nga Rossiyskaya Gazeta, một số cơ quan truyền thông Nga hoạt động trên các lãnh thổ do Nga nắm giữ ở Ukraine và cơ quan truyền thông Tiếng nói Âu Châu, trước đây được xác định là công cụ tuyên truyền của Nga và bị Liên minh Âu Châu đình chỉ.

Canada cũng cấm xuất khẩu máy điều khiển số máy tính mà Nga có thể sử dụng để sản xuất và chế tạo vũ khí.

Cùng ngày, Vương quốc Anh công bố các biện pháp trừng phạt đối với 50 thực thể, cá nhân và tàu thuyền nhằm trấn áp cỗ máy chiến tranh của Nga.

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào đội tàu dầu, các nhà cung cấp quân sự và lĩnh vực tài chính của Nga, bao gồm cả Sở giao dịch chứng khoán Mạc Tư Khoa, nơi cũng bị Hoa Kỳ trừng phạt một ngày trước đó.

4. Radar hiện đại mới nhất của Nga bị phá hủy trong đoạn phim hiếm hoi của Ukraine

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Newest State-of-the-Art Radar Destroyed in Rare Ukraine Footage”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Quân đội Ukraine cho biết lực lượng Ukraine đã phá hủy một radar tiên tiến của Nga trị giá ước tính 25 triệu Mỹ Kim trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trong tuần này.

Lực lượng Tác chiến Đặc biệt, gọi tắt là SSO, một trong năm nhánh của Lực lượng Vũ trang Ukraine, đã công bố đoạn phim về một hoạt động chiến đấu cho thấy quân đội của họ tấn công vào trạm liên lạc chuyển tiếp vô tuyến kỹ thuật số R-416GM “Granit-M” của Nga.

SSO cho biết, quân đội Nga bắt đầu sử dụng R-416GM vào năm 2018. Nó được thiết kế để nâng cao hiệu quả của các đơn vị liên lạc chuyển tiếp vô tuyến trong điều kiện thực địa.

Đoạn phim quay từ trên cao cho thấy trạm chuyển tiếp và khoảnh khắc nó bị máy bay điều khiển từ xa tấn công, gây ra vụ nổ, hỏa hoạn và những đám khói dày đặc.

“Các binh sĩ tác chiến từ Trung đoàn biệt kích số 3 biệt lập đã xác định được trạm chuyển tiếp vô tuyến kỹ thuật số R-416GM của Nga khi đang thực hiện các hoạt động trên một trong các mặt trận”, SSO cho biết như trên khi chia sẻ cảnh quay về hoạt động trên các kênh truyền thông xã hội của mình.

SSO cho biết thêm: “ Các đặc vụ của chúng tôi đã tấn công mục tiêu của đối phương bằng cách sử dụng một trong những thiết bị phát triển mới nhất gần đây được cung cấp cho Lực lượng Tác chiến Đặc biệt”. “Do hỏa lực chính xác của chúng tôi, trạm R-416GM đã bị vô hiệu hóa, làm gián đoạn liên lạc giữa sở chỉ huy và các đơn vị quân khủng bố.”

Đoạn phim cũng được Bộ Quốc phòng Ukraine chia sẻ trên X, trước đây gọi là Twitter, viết: “Lần đầu tiên trong lịch sử cuộc chiến này, R-416GM, trạm liên lạc di động hiện đại của Nga, đã bị các binh sĩ lực lượng đặc biệt phá hủy.”

Một ngày trước đó, quân đội Ukraine báo cáo rằng lực lượng của họ đã phá hủy ít nhất hai hệ thống radar phòng không S-300/S-400 của Nga ở Crimea.

Và hãng tin độc lập ASTRA của Nga đã đưa tin trên kênh Telegram hôm thứ Tư, trích dẫn các nguồn dịch vụ khẩn cấp trong khu vực, rằng một cuộc tấn công của Ukraine sử dụng hỏa tiễn do Mỹ cung cấp vào một căn cứ không quân quan trọng của Nga ở Crimea đã sáp nhập đã tấn công hai hệ thống phòng không và một radar.

Một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ đã đánh giá trong tuần này rằng Kyiv có thể đang tiến hành một nỗ lực nhằm làm suy yếu hệ thống phòng không của Nga trước khi Ukraine nhận được chiến đấu cơ F-16.

Trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine hôm thứ Tư, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW cho biết, nếu nỗ lực này thành công, nó “có thể cho phép Ukraine tận dụng hiệu quả hơn sức mạnh không quân có cánh cố định có người lái trong thời gian dài”.

Lực lượng của Kyiv có thể tìm cách chủ động làm suy yếu hệ thống phòng không của Nga trước khi Ukraine nhận được một số lượng máy bay đáng kể “nhằm tạo điều kiện cho Ukraine sử dụng máy bay có cánh cố định có người lái trong tương lai gần các khu vực tiền tuyến”.

ISW cho biết thêm: “Các lực lượng Ukraine cuối cùng có thể hướng tới một khái niệm hoạt động kết hợp sức mạnh không quân cánh cố định để hỗ trợ các hoạt động trên bộ nếu quân đội Ukraine nhận đủ số lượng chiến đấu cơ, các đối tác phương Tây đào tạo đủ phi công và nếu Ukraine thành công trong việc hạ gục khả năng phòng không của Nga”.

5. NATO sẽ có hành động cứng rắn hơn đối với gián điệp Nga, Stoltenberg nói

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO to take tougher action on Russian spies, says Stoltenberg”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nhà lãnh đạo NATO cho biết, liên minh quốc phòng đã chứng kiến “một số ví dụ về phá hoại, cố gắng đốt phá, tấn công mạng và thông tin sai lệch”.

Hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Sáu, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các thành viên của liên minh quốc phòng sẽ có hành động cứng rắn hơn chống lại các điệp viên Nga để đáp trả chiến dịch hoạt động thù địch của Mạc Tư Khoa, bao gồm các hành động phá hoại và tấn công mạng.

“Chúng tôi đã thấy một số ví dụ về phá hoại, cố gắng đốt phá, tấn công mạng và thông tin sai lệch”, ông Stoltenberg nói với các phóng viên sau cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO diễn ra vào thứ Năm và thứ Sáu tại Brussels. Ông nói: “Các bộ trưởng NATO đã đề cập đến chiến dịch hoạt động thù địch của Nga chống lại các đồng minh NATO”.

“Chúng tôi cũng đã làm việc về các phương án ứng phó của NATO, trong đó bao gồm nâng cao nhận thức, trao đổi thông tin, tình báo, tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cơ sở hạ tầng dưới biển và mạng, cũng như các hạn chế chặt chẽ hơn đối với nhân viên tình báo Nga trên toàn liên minh.”,” Stoltenberg nói thêm.

Hoạt động của các điệp viên Nga cũng đang gây lo ngại và hành động ở Liên Hiệp Âu Châu. Trong một lá thư gửi nhà ngoại giao hàng đầu của khối Josep Borrell và được POLITICO xem, 8 ngoại trưởng nói rằng các nhà ngoại giao Nga nên bị hạn chế di chuyển tự do trong các nước Liên Hiệp Âu Châu, trong bối cảnh ngày càng có nhiều cáo buộc về các hoạt động gián điệp của Điện Cẩm Linh trong khối.

“Chúng tôi tin rằng Liên Hiệp Âu Châu nên nghiêm ngặt… hạn chế việc di chuyển của các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao Nga và thành viên gia đình của họ chỉ đến lãnh thổ của một quốc gia được họ công nhận,” theo bức thư. “Biện pháp này sẽ thu hẹp đáng kể không gian hoạt động của các đặc vụ Nga”.

6. Chuyên gia cho biết chuỗi các cuộc tấn công gần đây ở Crimea có thể giúp 'phá hủy' hệ thống phòng không của Nga trước khi F-16 tới

Federico Borsari, thành viên Leonardo tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, gọi tắt là CEPA, cho biết chuỗi các cuộc tấn công gần đây của Ukraine nhằm vào Crimea bị tạm chiếm có thể làm suy giảm hệ thống phòng không của Nga trong khu vực và giảm mối đe dọa đối với hàng không chiến thuật của Ukraine.

Borsari cho biết: “Mục tiêu là phá bỏ bong bóng A2/AD (chống tiếp cận/từ chối khu vực) của Nga ở Crimea trước khi các chiến đấu cơ phương Tây xuất hiện, đặc biệt là F-16”.

Quân đội Ukraine báo cáo về một số cuộc tấn công nhằm vào bán đảo này trong những ngày gần đây, được cho là đã tấn công thành công các hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga.

Lực lượng Ukraine được tường trình đã phá hủy hoàn toàn 2 hệ thống phòng không S-400; và 2 radar của các hệ thống phòng không S-300 và S-400 gần phi trường quân sự Belbek và Sevastopol trong đêm 12/6.

Chỉ hai ngày trước đó, Kyiv tuyên bố đã tấn công thành công một lần nữa vào hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 và S-300 ở một số khu vực ở Crimea bị tạm chiếm.

Giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho biết, tổn thất phòng không rõ ràng đã khiến Mạc Tư Khoa đủ lo lắng để chuyển các bộ phận của hệ thống S-500 mới nhất tới bán đảo. Các quan chức Nga chưa bình luận về tuyên bố này.

Theo Borsari, lợi ích chiến lược của các cuộc tấn công này bao gồm “làm suy giảm lớp vỏ phòng thủ hỏa tiễn và phòng không của Nga trên Crimea và khu vực Hắc Hải lân cận, làm giảm một phần mối đe dọa đối với hàng không chiến thuật Ukraine hoạt động gần tiền tuyến phía nam”.

Nó cũng có thể mở ra “nhiều cơ hội hơn cho các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa nhằm vào các mục tiêu ở Crimea và xa hơn nữa”.

Hai tuần trước, Ukraine đã báo cáo một số cuộc tấn công nhằm vào bến phà Kerch nối bán đảo với đất liền Nga.

Quân đội Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đã tích cực sử dụng tuyến phà này để tiếp tế cho quân đội Nga trên bán đảo bị tạm chiếm và bảo vệ bán đảo này bằng các hệ thống phòng không Pantsir, Tor và S-400 Triumph của Nga.

Mặc dù Kyiv không phải lúc nào cũng cung cấp tất cả thông tin chi tiết về các cuộc tấn công này, bao gồm cả loại vũ khí được sử dụng, nhưng quân đội Ukraine được tường trình đã nhận được tới 100 hỏa tiễn ATAMCS tầm xa từ Mỹ cách đây chưa đầy hai tháng.

Trong ít nhất một cuộc tấn công trong những tuần gần đây, Ukraine thừa nhận đã tấn công Crimea bằng ATACMS, trong khi các cuộc tấn công khác được cho là được thực hiện bằng hỏa tiễn Neptune hoặc máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước.

Bộ Quốc phòng Nga thường tuyên bố lực lượng của họ thường xuyên bắn hạ nhiều hỏa tiễn ATACMS trên bán đảo và thường khẳng định không có thiệt hại gì. Những tuyên bố này không thể được xác minh độc lập và các báo cáo về thiệt hại do chính các quan chức Nga và các blogger quân sự Nga đưa ra thường xuất hiện ngay sau đó.

7. Medvedev tuyên bố rằng 'Mỹ và các đồng minh khốn nạn của họ đang tiến hành cuộc chiến không có luật lệ đối với Nga

Hoảng loạn xảy ra ở Nga sau một biện pháp trừng phạt của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ. Dữ liệu vào cuối ngày giao dịch ngày 11 tháng 6 trên Sở giao dịch Mạc Tư Khoa cho thấy 89,10 rúp đổi được một Mỹ Kim. Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ khiến giao dịch tiền tệ trên Sàn giao dịch Mạc Tư Khoa bị đình chỉ, người ta xếp hàng dài mua đô la với giá cắt cổ là 200 rúp mới đổi được một Mỹ Kim.

Trong bối cảnh đó, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã chửi thề ngay tại Hạ Viện, thường được gọi là Duma quốc gia.

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Medvedev: 'US and Their Asshole Allies' Waging War With No Rules on Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cựu tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, đã chỉ trích Mỹ vì đợt trừng phạt mới nhất chống lại Mạc Tư Khoa để đáp lại hành động gây hấn ở Ukraine, đồng thời tuyên bố Mỹ và các đồng minh đang tiến hành chiến tranh với Nga mà không có bất kỳ quy tắc nào.

Medvedev hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga. Ông ta đã từng giữ chức nguyên thủ quốc gia từ năm 2008 đến năm 2012. Kể từ khi Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Putin, ông đã sử dụng kênh truyền thông xã hội Telegram của mình để đưa ra những tuyên bố diều hâu và dọa tấn công hạt nhân vào phương Tây.

Trong một diễn biến mới nhất, Medvedev bày tỏ sự phẫn nộ trước lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ được công bố trước hội nghị thượng đỉnh G7. Các biện pháp trừng phạt này nhắm vào các tổ chức tài chính Nga và nước ngoài đang âm thầm hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Putin; để hạn chế quyền truy cập của Nga vào một số nhu liệu và công nghệ công nghệ thông tin của Hoa Kỳ, đồng thời tấn công vào 300 cá nhân và tổ chức đang “cho phép Nga duy trì nỗ lực chiến tranh và trốn tránh các lệnh trừng phạt”.

Medvedev bày tỏ băn khoăn liệu Nga có cần phản ứng với các biện pháp mới nhất hay không vì nước này đã đối phó được với “hàng chục ngàn biện pháp trong số đó”.

Trả lời câu hỏi của chính mình, Medvedev nói rằng “điều cần thiết” là phải trả lời, “không chỉ vì lợi ích của chính quyền, nhà nước mà còn vì lợi ích của toàn thể nhân dân chúng ta, vì tất cả những ai yêu mến Tổ quốc của chúng ta - nước Nga.

“Sau tất cả, Hoa Kỳ và đồng minh chết tiệt của họ đã tuyên chiến với chúng ta mà không có bất kỳ quy tắc nào!” Medvedev thừa nhận ông đang lặp lại những cảnh báo trước đây khi nói rằng Nga phải “hàng ngày…cố gắng gây tổn hại tối đa cho những quốc gia đã áp đặt những hạn chế này”.

Ông nói, điều này bao gồm việc “làm tổn hại đến nền kinh tế, thể chế và những người cai trị của họ”, cũng như “gây tổn hại đến hạnh phúc của công dân họ, kể cả niềm tin của họ vào tương lai.”

Điều này sẽ liên quan đến việc khai thác những điểm yếu của nền kinh tế phương Tây, “làm tê liệt hoạt động của các công ty và cơ quan chính phủ của họ. Hãy tìm ra vấn đề trong những công nghệ quan trọng nhất của họ và tấn công chúng một cách không thương tiếc.”

Nga phải “phá hủy các dịch vụ năng lượng, công nghiệp, giao thông, ngân hàng và xã hội của họ” để “gây ra nỗi sợ hãi về sự sụp đổ sắp xảy ra của tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng”.

“Họ có sợ chiến tranh ngoài không gian không? Điều này có nghĩa là họ cũng sẽ nhận được điều đó”, Medvedev nói, đồng thời cảnh báo về các cuộc tấn công bằng “tất cả các loại vũ khí có thể có, ngoại trừ hạt nhân vào thời điểm hiện tại!”

Các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ sẽ mở rộng các biện pháp hiện có liên quan đến việc mua bán chất bán dẫn cho Nga và đưa ra các hình phạt tài chính cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, vốn đã giúp cơ sở công nghiệp của Nga tránh được các lệnh trừng phạt.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết trong một tuyên bố: “Người Nga đang tiếp tục thế chấp tương lai của mình để duy trì cuộc chiến bất công mà họ lựa chọn chống lại Ukraine”.

8. Kiểm tra thực tế: Phải chăng máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ được nhìn thấy bay qua Ukraine?

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Fact Check: Were US B-1B Strategic Bombers Seen Flying Over Ukraine?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các lực lượng Ukraine đang nóng lòng chờ đợi việc giao các chiến đấu cơ F-16 đã được chờ đợi từ lâu khi các phi công hoàn tất khóa huấn luyện cách sử dụng máy bay hiện đại trong cuộc xung đột giữa nước này với Nga.

Kyiv từ lâu đã yêu cầu các máy bay phản lực tiên tiến nâng cấp và bổ sung lực lượng không quân của mình sau hơn hai năm chiến tranh chống lại lực lượng máy bay đông đảo và vượt trội của Nga.

Tuy nhiên, một bài đăng trên mạng xã hội trong tuần này cho rằng máy bay Mỹ đã hoạt động ở nước này, kèm theo một đoạn video được cho là quay cảnh máy bay ném bom B1-B bay trong không phận Ukraine.

Bài đăng bao gồm một đoạn video quay cảnh ba chiếc máy bay bay theo đội hình.

Mặc dù video cho thấy rõ ràng một cặp máy bay B1-B bay cùng máy bay Su-27 của Ukraine nhưng nó được lấy từ đoạn phim được ghi lại hơn 4 năm trước. Đó là đoạn video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây. VietCatholic đã có đoạn video này và nhiều lần chiếu trong các chương trình vào năm 2022.

Như Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Kyiv và Lực lượng Không quân Hoàng gia Mildenhall tuyên bố, đoạn phim được quay từ một nhiệm vụ tầm xa, lâu dài của Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay ném bom chiến lược “khắp Âu Châu và khu vực Hắc Hải” vào ngày 29 tháng 5 năm 2020.

Theo đại sứ quán, đây là lần đầu tiên một nhiệm vụ của Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay ném bom kết hợp với Su-27 Flanker của Ukraine, MiG-29 Fulcrum và KC-135 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các báo cáo vào thời điểm đó không nêu rõ liệu các nhiệm vụ có được thực hiện trong không phận Ukraine hay không.

“Chúng tôi đánh giá cao cơ hội được đào tạo với rất nhiều đối tác và đồng minh nhằm xây dựng khả năng tăng cường hội nhập, nâng cao năng lực hoạt động và hơn bất cứ điều gì khác, xây dựng dựa trên những gì chúng tôi đã học được trong quá khứ và thực sự đặt ra các điều kiện cho việc tiếp tục. vào thời điểm đó, Trung tướng Steven L. Basham, Phó chỉ huy Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tại Âu Châu và Lực lượng Không quân Phi Châu, cho biết.

Đoạn phim được chia sẻ trên Telegram vào ngày 12 tháng 6 năm 2024, dựa trên bản dịch, đã viết rằng “Các máy bay ném bom đã bay qua Đại Tây Dương, lãnh thổ của một số quốc gia Âu Châu, đặc biệt là Cộng hòa Ba Lan và Ukraine. Lần đầu tiên, một nhóm máy bay ném bom thực hiện nhiệm vụ cùng với chiến đấu cơ Su-27 và MiG-29 của Ukraine”.

Kết luận: Không có dấu hiệu nào cho thấy máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ đang hoạt động ở Ukraine.

9. Cựu điệp viên KGB 'lo lắng' về tàu chiến Nga gần Florida

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ex-KGB Spy 'Worried' About Russian Warships Near Florida”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một cựu điệp viên KGB cho biết trong tuần này rằng ông “lo lắng” về sự xuất hiện của các tàu chiến Nga được nhìn thấy gần Florida.

Hôm thứ Tư, Jack Barsky, cựu điệp viên KGB của Nga, đã xuất hiện trên chương trình The Hill của NewsNation để nói về các tàu chiến Nga được nhìn thấy gần bờ biển Florida và Cuba trong những ngày gần đây. Ông nói rằng: “Vladimir Putin một lần nữa lại giở trò. Ông ta thích hù dọa mọi người.”

Barsky nói: “Với tình trạng căng thẳng như hiện nay, luôn có khả năng xảy ra một vụ phóng vô tình. Tôi lo lắng về điều đó.”

“Bạn phải lo lắng về những thứ như thế này. Bạn không thể coi đây chỉ là một bài tập thường lệ. Nó phải được nhìn thấy trong bối cảnh Putin tuyên bố rằng ông ấy thực sự đang chiến đấu với phương Tây ở Ukraine,” Barsky nói thêm khi phát biểu trên NewsNation.

Bình luận của Barsky được đưa ra ngay sau khi một số tàu chiến Nga được nhìn thấy gần bờ biển Florida, trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra giữa Mạc Tư Khoa với Ukraine. Một đội tàu hải quân gồm bốn tàu của Nga, bao gồm tàu khu trục Gorshkov và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Kazan, đã tiến vào vùng biển Caribe hôm thứ Tư trên đường đến Cuba, chỉ cách bờ biển Florida 90 dặm hay 145 km- làm nổi bật những căng thẳng leo thang giữa Mạc Tư Khoa và Washington về cuộc chiến ở Ukraine.

Mạc Tư Khoa cho biết hạm đội này chỉ đơn giản là tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường lệ với các đồng minh ở Havana.

Bản đồ từ MarineTraffic, một trang web theo dõi tàu bè trên toàn thế giới, cho thấy lộ trình của hạm đội Nga qua vùng biển Caribe. Theo trang web theo dõi trực tiếp, tàu kéo cấp cứu Nikolay Chiker của Nga tính đến sáng thứ Tư đã cách Key Largo, Florida 26 hải lý.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói với Newsweek rằng Hoa Kỳ dự kiến sẽ “tăng cường hoạt động hải quân và không quân gần Hoa Kỳ” vào mùa hè này.

Phát ngôn nhân cho biết: “Những hành động này sẽ lên đến đỉnh điểm trong cuộc tập trận hải quân toàn cầu của Nga vào mùa thu này”. “Cũng có thể có một số chuyến bay hoặc triển khai máy bay trong khu vực. Việc triển khai của Nga là một phần của hoạt động hải quân thường lệ và chúng tôi không lo ngại về việc triển khai của Nga, vốn không gây ra mối đe dọa trực tiếp nào cho Hoa Kỳ.”

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến của Nga ở Ukraine, Mỹ đã tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Kyiv, khiến Putin chỉ trích.

Đầu tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo Mạc Tư Khoa có thể sửa đổi học thuyết hạt nhân do “những hành động leo thang và không thể chấp nhận” của phương Tây.

Putin cũng đưa ra bình luận tương tự vào tuần trước, nói rằng Nga đang “theo dõi cẩn thận những gì đang xảy ra trên thế giới xung quanh chúng ta và không loại trừ việc thực hiện một số thay đổi đối với học thuyết này”.

Ông nói thêm: “Điều này cũng liên quan đến việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân”.
 
Chưa ngừng bắn, lính Putin đã buông súng đầu hàng tập thể. Đại đội xe tăng Nga tan tành. S500 ra sao
VietCatholic Media
16:49 15/06/2024


1. Lữ đoàn Jaeger số 68 của Ukraine tuyên bố 'tiêu diệt toàn bộ đại đội xe tăng Nga'

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Bẩy, 15 Tháng Sáu, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã xác nhận một báo cáo trước đó của Lữ đoàn Jaeger số 68 của Ukraine. Hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Sáu, Lữ Đoàn công bố một đoạn video cho thấy lực lượng của họ đã tiêu diệt toàn bộ đại đội xe tăng Nga trong cuộc giao tranh ở khu vực Pokrovsk, thuộc tỉnh Donetsk.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết 8 xe tăng và 8 xe chiến đấu bộ binh của đại đội xe tăng Nga đã bị phá hủy.

“Tại trục Pokrovsk, Lực lượng Phòng vệ của chúng ta đã tiêu diệt 8 xe tăng Nga và khiến 2 chiếc nữa không hoạt động được. Tổng cộng là 10. Điều này tạo nên một đại đội xe tăng,” ông nói.

Chuẩn tướng Hromov nói thêm rằng:

“Ngoài ra, tại khu vực này của mặt trận, trong khoảng thời gian nói trên, quân trú phòng của chúng tôi đã phá hủy thêm 8 xe chiến đấu bọc thép, 2 hệ thống pháo và 4 phương tiện khác.”

2. Lính Nga đầu hàng tập thể Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân

Tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “COME OUT WITH HANDS UP Russian soldiers seen surrendering when their trenches were overrun in Ukraine”, nghĩa là “Giơ tay ra lên trời. Những người lính Nga đầu hàng khi chiến hào của họ bị tràn ngập ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.

Binh sĩ Nga đầu hàng sau khi chiến hào của họ bị tràn ngập ở Ukraine.

Các binh sĩ của Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân Ukraine đã chia sẻ đoạn phim về 26 tù nhân chiến tranh bị bắt ở tiền tuyến.

Đoạn phim có thể vi phạm Công ước Geneva quy định rằng tù binh chiến tranh phải được bảo vệ khỏi “sự tò mò của công chúng”

Một người cho biết anh ta đã tham gia một cuộc tấn công bất thành vào một nhà máy hóa chất gần Vovchansk trong khi những người khác bị bắt ở Terny, nơi đồng đội của anh ta bị máy bay điều khiển từ xa kamikaze tấn công.

Điều này xảy ra khi Tổng thống Nga Putin nói rằng ông sẽ ra lệnh ngừng bắn nếu Ukraine nhượng lại nhiều lãnh thổ hơn nữa và thề sẽ không bao giờ gia nhập NATO.

Ông cũng thề sẽ trừng phạt phương Tây vì sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để củng cố lực lượng quân sự của Ukraine.

Nhóm các quốc gia G7 đã cam kết khoản vay trị giá 50 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine sẽ được bảo lãnh bằng các khoản thanh toán lãi từ khoảng 235 tỷ Mỹ Kim tài sản bị đóng băng của Nga.

Rishi Sunak đã tham gia cùng Voldymyr Zelenskiy của Ukraine và các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ vào cuối tuần này.

Ông Sunak nói: “Mục tiêu của chúng tôi là hòa bình, nhưng chúng ta đừng nhầm lẫn hòa bình với đầu hàng”.

3. Putin tuyên bố Nga có gần 700.000 binh sĩ chiến đấu ở Ukraine

Gần 700.000 quân Nga đang chiến đấu ở Ukraine, Putin cho biết hôm 14 Tháng Sáu khi phát biểu tại một sự kiện công khai trong đó ông ta đã đưa ra yêu cầu ngừng bắn.

Putin tuyên bố vào tháng 12 năm 2023 rằng có 617.000 quân nhân đang chiến đấu ở Ukraine.

Andrii Yusov, phát ngôn nhân của cơ quan tình báo quân sự Ukraine, trả lời vào ngày 15 Tháng Mười Hai rằng con số thực sự là khoảng 450.000 và Nga đang phóng đại con số này để “tăng áp lực thông tin lên đất nước chúng tôi”.

Reuters đưa tin vào tháng 12, trích dẫn một báo cáo tình báo Mỹ đã được giải mật, rằng Nga đã mất 315.000 quân ở Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, chiếm gần 90% quân số mà nước này có vào tháng 2 năm 2022.

Theo số liệu của Ukraine, hơn 500.000 binh sĩ Nga hiện đã thiệt mạng, bị thương hoặc bị bắt khi chiến đấu ở Ukraine.

4. Ukraine muốn hòa bình nhưng không thể tin tưởng Nga

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine wants peace but can’t trust Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Hòa bình còn xa xôi lắm.

Nga thậm chí không được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình ở Ukraine ở Thụy Sĩ vào cuối tuần này sau khi chỉ trích sự kiện này là thân Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với Reuters vào tháng trước: “Bạn không thể ngồi xuống nói chuyện với một người có mục tiêu duy nhất là tiêu diệt bạn”.

Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán - nhưng không phải với Zelenskiy được bầu một cách dân chủ, là người mà ông coi là bất hợp pháp. “Nga phải hiểu mình nên nói chuyện với ai và có thể tin tưởng ai”, Putin nói hồi tháng 5.

Khoảng 90 quốc gia trong số 160 quốc gia được mời sẽ tham dự hội nghị ở Thụy Sĩ, trong đó nhiều quốc gia vẫn chưa quyết định. Những tác nhân chính trên thế giới bao gồm Trung Quốc và Ả Rập Saudi - có thể cùng với Nam Phi và Brazil - sẽ từ chối nó.

Ukraine thậm chí còn cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ Nga cố gắng phá hoại hội nghị thượng đỉnh vì lợi ích riêng của mình - một cáo buộc mà Bắc Kinh bác bỏ. Trung Quốc và Brazil đã đưa ra một kế hoạch hòa bình thay thế, một kế hoạch có lợi hơn cho Mạc Tư Khoa.

Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh có thể đạt được tiến bộ trong việc chấm dứt tình trạng thù địch ở Ukraine, khi Kyiv tìm cách củng cố sự ủng hộ của các đồng minh, điều này sau đó có thể được tận dụng để thúc ép Nga tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình thực sự trong tương lai. Cuộc tụ họp cuối tuần này sẽ là thước đo cho sự hỗ trợ đó.

Kyiv đang có kế hoạch tập trung vào ba trong số 10 điểm trong công thức hòa bình mà tổng thống Ukraine đã đưa ra: an ninh lương thực, an toàn hạt nhân và trao trả trẻ em Ukraine và tù nhân chiến tranh bị giam giữ ở Nga, Tổng thống Zelenskiy nói trong thời gian diễn ra hội nghị Phục hồi Ukraine ở Berlin vào hôm thứ ba.

“Chúng tôi luôn cởi mở với những ý tưởng. Nhưng điều rất quan trọng là không để mất thế chủ động vào tay Nga”, Tổng thống Zelenskiy nói thêm.

Oleksandr Merezhko, nhà lãnh đạo ủy ban đối ngoại của quốc hội Ukraine, nói với POLITICO rằng Putin đang thiếu thiện chí trong các cuộc đàm phán hòa bình. Merezhko, người từng là phó trưởng phái đoàn Ukraine trong nhóm ba bên theo dõi tiến trình của thỏa thuận Minsk, ký kết năm 2014, cho biết Nga “chưa bao giờ thành thật cố gắng đạt được kết quả”.

“Putin hiểu rằng cách duy nhất để che giấu tội ác của mình là tiêu diệt nạn nhân. Vì vậy, các cuộc đàm phán với ông ta không có ý nghĩa gì”, Merezhko nói thêm.

Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5, Putin tuyên bố ông chỉ sẵn sàng đàm phán nếu Kyiv “trở nên thành thật”. Ông đổ lỗi cho Ukraine về cuộc chiến và nói rằng ông muốn quay trở lại các yêu cầu trước đó - rằng Ukraine phải từ bỏ tất cả các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm và phi Quốc Xã hóa, đồng thời từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO.

Về phần mình, Ukraine nói rằng với tư cách là quốc gia hứng chịu toàn bộ sự xâm lược của Nga, chỉ có nước này mới có thể xác định hòa bình sẽ như thế nào. Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết: “Nền tảng công bằng duy nhất để đạt được hòa bình như vậy là công thức hòa bình của tổng thống Ukraine”.

Trung Quốc đã nhắc lại lập trường lâu nay của mình. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết: “Trung Quốc luôn cho rằng hội nghị hòa bình quốc tế cần đáp ứng ba yếu tố quan trọng là sự công nhận từ cả Nga và Ukraine, sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên và thảo luận công bằng về mọi kế hoạch hòa bình. Nếu không, hội nghị hòa bình khó có thể đóng vai trò thực chất trong việc khôi phục hòa bình”.

Trong khi đó, chính quyền Mỹ hiện tại rất rõ ràng: Họ muốn chắc chắn rằng Nga sẽ không bao giờ chiếm Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với tạp chí Time trong một cuộc phỏng vấn trước đó: “Nếu chúng ta để Ukraine sụp đổ, hãy nhớ lời tôi, bạn sẽ thấy Ba Lan ra đi và bạn sẽ thấy tất cả những quốc gia dọc theo biên giới thực tế của Nga sụp đổ”.

Merezhko chỉ ra rằng quan điểm thống nhất của đa số các quốc gia dựa trên luật pháp quốc tế - đặc biệt là yêu cầu khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Cuộc đối đầu cũng là một phần của cuộc xung đột địa chính trị rộng lớn hơn, với việc Trung Quốc đang thử thách khả năng chịu đựng của phương Tây trong việc hỗ trợ Ukraine như một cơ sở thử nghiệm.

Callum Fraser, một nhà nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, cho biết: “Đó là sự đối đầu giữa trật tự quốc tế tự do – về cơ bản là của phương Tây – và các cường quốc đang lên của Nga, Trung Quốc và có thể cả Iran”. “Giữa các chế độ độc tài và dân chủ.”

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ nhằm thể hiện quyết tâm của các đồng minh Ukraine trong việc duy trì điều đó.

“Sự lãnh đạo của chúng tôi và ý chí của người Ukraine phải thành công - vì hòa bình, vì Âu Châu, vì sự sống”, ông Zelenskiy nói tại Berlin hôm thứ Ba. “Sẽ có Âu Châu - một lục địa không có chiến tranh.”

5. S-500 là gì? Nga đưa hệ thống phòng không tiên tiến nhất tới Crimea

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “What Is S-500? Russia Rushes In Most Advanced Air Defense System to Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo tình báo Ukraine, Nga đã chuyển các bộ phận của hệ thống phòng không S-500 hoàn toàn mới tới Crimea.

Động thái này diễn ra sau khi Kyiv liên tục tấn công vào các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga trên bán đảo với các cuộc tấn công được cho là thuộc hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, tầm xa.

Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, nói với truyền thông Ukraine hôm Thứ Tư, 12 Tháng Sáu, rằng Nga đã đặt các bộ phận của hệ thống hỏa tiễn phòng không S-500 ở Crimea. Ông nói thêm rằng hệ thống này vẫn đang “thử nghiệm”.

Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy S-500 tiên tiến, còn được gọi là hệ thống hỏa tiễn đất đối không Prometheus, được triển khai cho vai trò chiến đấu ở Crimea. Truyền thông Nga đưa tin vào mùa thu năm 2021 rằng S-500 đầu tiên đã được triển khai xung quanh Mạc Tư Khoa.

Hiện chưa rõ bộ phận nào của hệ thống đã được chuyển đến Crimea. Các hệ thống phòng không loại này có một số thành phần khác nhau, bao gồm các trạm chỉ huy, radar và bệ phóng.

Theo truyền thông nhà nước Nga, S-500 được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu tầm ngắn và tầm trung, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo, hành trình và hỏa tiễn siêu thanh. Hãng thông tấn Tass đưa tin quân đội Nga đã trải qua quá trình “huấn luyện chuyên môn” để vận hành S-500 kể từ năm 2017 và nó sẽ thay thế hệ thống S-400.

Ukraine đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các cơ sở phòng không đắt tiền của Nga, bao gồm cả hệ thống S-400 được triển khai ở Crimea. Một số cuộc tấn công đã được các nhà quan sát và phân tích quy cho ATACMS.

S-500 là một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo chiến trường và việc Ukraine sử dụng ATACMS chống lại tài sản của Nga sẽ đưa ra lời giải thích tại sao Mạc Tư Khoa lại đưa loại hệ thống phòng không này vào khu vực, Sidharth Kaushal, một nhà nghiên cứu cao cấp của Vương quốc Anh Viện nghiên cứu Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, gọi tắt là RUSI, có trụ sở tại, nói với Newsweek.

Hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo chiến trường có tầm bắn hơn 2.200 dặm hay 3541 km và được sử dụng để chống lại các mối đe dọa trong khu vực cụ thể nơi đặt hệ thống. ATACMS là hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật có tầm bắn khoảng 200 dặm hay 322 km.

Paul van Hooft, nhà phân tích chiến lược cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược The Hague, cho biết thêm, việc triển khai các bộ phận của S-500 có thể là giải pháp tạm thời cho những tổn thất của S-300 và S-400, nhằm giữ vững năng lực phòng không sau các cuộc tấn công của Ukraine.

Ông nói với Newsweek rằng việc hoán đổi một số thành phần giới hạn của S-500 cũng có thể tạo cơ hội cho Nga thử nghiệm bộ sản phẩm này mà không có nguy cơ mất toàn bộ hệ thống. Ông nói thêm, nếu hệ thống S-500 được triển khai và không hoạt động như dự định hoặc bị Ukraine phá hủy, doanh số bán hệ thống này trên thị trường quốc tế của Nga có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hôm Thứ Tư, 12 Tháng Sáu, quân đội Ukraine cho biết lực lượng của họ đã phá hủy các hệ thống radar phòng không S-300 và S-400 đóng gần thành phố cảng Sevastopol của Crimea.

Các blogger quân sự Nga và các nguồn tin Ukraine đưa tin rằng hỏa tiễn ATACMS đã được sử dụng.

Đầu tuần này, Ukraine cho biết họ đã “tấn công thành công” một hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 của Nga gần Dzhankoy - một trung tâm đường bộ và hỏa xa quan trọng của Nga ở phía bắc Crimea - và hai hệ thống S-300 gần Chornomorske và Yevpatoria, ở Crimea. phía tây bán đảo. Các blogger quân sự Nga cho rằng ATACMS chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công.

Các báo cáo cũng chỉ ra rằng Kyiv đã phá hủy tổ hợp phòng không S-300 hoặc S-400 ở biên giới khu vực Belgorod của Nga vào đầu tháng 6.

Phân tích của phương Tây cho rằng Ukraine có thể đang cố gắng làm suy giảm các tài sản phòng không của Nga vốn có thể đe dọa phi đội chiến đấu cơ F-16 của Kyiv, một khi máy bay đến nước này và bay lên bầu trời.

Budanov cho biết S-500 đã được triển khai để bảo vệ Cầu Kerch, công trình do Nga xây dựng nối Crimea với đất liền Nga.

Còn được gọi là Cầu Crimea, tuyến đường dài 12 dặm hay 19 km này rất quan trọng để giữ chân quân đội Nga trên bán đảo và tiến vào lục địa phía nam Ukraine do Nga kiểm soát. Nó đã nhiều lần bị Ukraine nhắm tới.

6. G7 cảnh báo Nga không sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “G7 warns Russia against using nuclear weapons in Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.

Nhóm G7 cảnh báo trong tuyên bố chung ngày 14 Tháng Sáu rằng tình huống Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến chống lại Ukraine là “không thể chấp nhận được”.

G7, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ, cũng như Liên Hiệp Âu Châu, đã đưa ra tuyên bố trong bối cảnh “những lời lẽ hạt nhân vô trách nhiệm và đầy đe dọa của Nga”.

Putin đã nhiều lần đưa ra các mối đe dọa hạt nhân chống lại Ukraine và phương Tây kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Các mối đe dọa đã không thành hiện thực và Nga tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực mà không sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình.

Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 5 tuyên bố sẽ thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để đáp lại “những tuyên bố khiêu khích” có mục đích và không xác định từ phương Tây.

G7 lưu ý “tư thế đe dọa chiến lược của Nga, bao gồm cả việc nước này đã công bố triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus”.

Minsk ngày 10 Tháng Sáu thông báo Belarus sẽ tham gia giai đoạn hai của cuộc tập trận mô phỏng phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.

G7 cũng nhấn mạnh Trung Quốc và các nước thứ ba khác “hỗ trợ vật chất cho cỗ máy chiến tranh của Nga” và cho biết họ sẽ tiếp tục trừng phạt các thực thể có trụ sở tại các quốc gia này “tạo điều kiện cho Nga mua các mặt hàng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình”.

G7 cho biết: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng chuyển giao các vật liệu có công dụng kép, bao gồm các thành phần và thiết bị vũ khí, vốn là đầu vào cho lĩnh vực quốc phòng của Nga”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gần đây đã chỉ định Trung Quốc là “nước đóng góp chính” cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga

Trong khi G7 tìm kiếm “mối quan hệ ổn định và mang tính xây dựng với Trung Quốc”, nhóm này cũng bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với Mạc Tư Khoa và kêu gọi “Trung Quốc gây sức ép với Nga để ngừng gây hấn quân sự”.

G7 kêu gọi “tất cả các quốc gia tuân thủ Thỏa thuận ngừng bắn Olympic một cách riêng lẻ và tập thể”, đề cập đến truyền thống Hy Lạp cổ đại cho phép các vận động viên đến và rời khỏi Thế vận hội một cách an toàn.

7. ISW nhận định ATACMS của Ukraine 'làm suy giảm hệ thống phòng không của Nga' trước khi F-16 đến

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's ATACMS 'Degrading Russian Air Defenses' ahead of F-16 Arrival—ISW”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo một đánh giá mới, Ukraine có thể đang tấn công vào hệ thống phòng không của Nga trước khi các chiến đấu cơ F-16 do Mỹ chế tạo đến nước này, khi Kyiv cho biết họ đã hạ gục một loạt tài sản phòng không đắt tiền đóng gần biên giới của mình.

Hôm Thứ Năm, 13 Tháng Sáu, ISW cho biết: “Các lực lượng Ukraine có thể tìm cách chủ động làm suy yếu hệ thống phòng không của Nga trước khi Ukraine nhận được một số lượng máy bay đáng kể”.

Kyiv sắp nhận được chiếc chiến đấu cơ F-16 đầu tiên đã được hứa hẹn và chờ đợi từ lâu. Bốn quốc gia – Đan Mạch, Hòa Lan, Na Uy và Bỉ – đã cam kết cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine để tăng cường đội máy bay thời Liên Xô đã cạn kiệt của họ, chống lại các máy bay Nga mạnh hơn và đông hơn.

ISW đánh giá: “Các lực lượng Ukraine có thể đang cố gắng làm suy yếu hệ thống phòng không của Nga trước đợt chuyển giao chiến đấu cơ F-16 dự kiến cho Ukraine”. Viện nghiên cứu cho biết thêm, nếu Kyiv thành công, nước này có thể sử dụng hiệu quả hơn các máy bay phản lực do Lockheed Martin sản xuất.

Kyiv từ lâu đã yêu cầu cung cấp F-16, mặc dù chưa xác định chính xác khi nào máy bay sẽ đến và đi vào hoạt động. Dự kiến chúng sẽ diễn ra trong vài tuần tới, mặc dù sự chậm trễ và mơ hồ đã cản trở thời gian biểu do các quốc gia quyên góp đặt ra.

Các phi công Ukraine đã được đào tạo ở một số quốc gia NATO trong khi Kyiv xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để vận hành máy bay.

Frank Ledwidge, giảng viên cao cấp về Luật và Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học Portsmouth ở Anh và là cựu sĩ quan tình báo quân đội Anh, trước đây đã nói với Newsweek rằng một khi các máy bay phản lực xuất hiện, chúng sẽ trở thành “thỏi nam châm tuyệt đối thu hút lực lượng phòng không Nga và máy bay Nga”.

Ukraine đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các cơ sở phòng không đắt tiền của Nga, có thể gây nguy hiểm cho phi đội F-16 quý giá của nước này khi máy bay cất cánh.

Hôm thứ Tư, quân đội Ukraine cho biết lực lượng của họ đã phá hủy các hệ thống radar phòng không S-300 và S-400 trong một cuộc tấn công qua đêm vào Crimea.

Kyiv cho biết các hệ thống này được đặt gần một trong những phi trường quân sự của Nga, gần thành phố cảng Sevastopol của Crimea, nơi Ukraine đã nhiều lần tấn công hạm đội hải quân Hắc Hải của Nga. Các blogger quân sự Nga và các nguồn tin Ukraine đưa tin rằng ATACMS đã được sử dụng.

Đầu tuần này, Ukraine cho biết họ đã “tấn công thành công” một hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 của Nga gần Dzhankoy - một trung tâm đường bộ và hỏa xa quan trọng của Nga ở phía bắc Crimea - và hai hệ thống S-300 gần Chornomorske và Yevpatoria, ở Crimea. phía tây bán đảo. Các blogger quân sự Nga cho rằng ATACMS chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công.

Các báo cáo cũng chỉ ra rằng Kyiv đã phá hủy một phần tổ hợp phòng không S-300 hoặc S-400 ở biên giới khu vực Belgorod của Nga vào đầu tháng 6. Cơ quan nghiên cứu ISW lưu ý rằng việc mất khả năng phòng không ở Belgorod, nhìn ra khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine, được cho là đã khiến Nga phải chuyển một số hệ thống phòng không từ Crimea sang trong những tuần gần đây.

Trong một diễn biến riêng biệt, Ukraine cho biết họ đã làm hư hại hai chiến đấu cơ tàng hình Su-57 tiên tiến của Nga ở phạm vi hàng trăm dặm vào lãnh thổ Nga hồi đầu tháng này.

ISW cho biết các hệ thống phòng không S-300 và S-400, cùng với máy bay phản lực Su-57, “là những tài sản phòng không và không quân quan trọng của Nga, ngăn chặn Ukraine có khả năng điều động máy bay gần mặt trận và hỗ trợ các hoạt động tấn công của Nga ở Ukraine”. Thứ Tư.

Một chỉ huy hàng không cao cấp của Ukraine hồi đầu tuần cho biết Kyiv sẽ cất giữ một số phi đội chiến đấu cơ F-16 do phương Tây tài trợ tại “các căn cứ không quân an toàn” bên ngoài đất nước để tránh các cuộc tấn công của Nga vào các máy bay tiên tiến.

Các chuyên gia trước đây đề xuất với Newsweek rằng số lượng F-16 Ukraine sẽ hoạt động quá ít để tạo ra sự khác biệt chiến lược trên toàn bộ chiến tuyến, và Nga có thể đã tận dụng nhiều tháng kể từ khi tiết lộ việc quyên góp máy bay phản lực để chuẩn bị.

8. Sự ngờ vực dựa trên lịch sử

Kyiv đang thúc đẩy công thức hòa bình của mình trở thành con đường chính dẫn đến ngừng bắn vì cảm thấy không thể tin tưởng vào Điện Cẩm Linh. Ukraine có lịch sử lâu dài bấm bụng chiều theo các yêu cầu của Nga và sau đó chứng kiến các cam kết bị từ bỏ. Callum Fraser, một nhà nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, cho biết như trên.

Ví dụ, năm 1996, Ukraine đã ký Bản ghi nhớ Budapest, từ bỏ vũ khí hạt nhân và đồng ý giải trừ vũ khí hạt nhân hơn nữa để đổi lấy sự bảo đảm an ninh từ Mỹ, Anh và Nga.

“Nga đã hoàn toàn vi phạm bản ghi nhớ,” Fraser nói – đáng chú ý nhất là việc sáp nhập Crimea vào năm 2014 và thực hiện cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, bất chấp Nga bảo đảm an ninh và chủ quyền của Ukraine. Fraser chỉ ra: “Nga cũng ép buộc Ukraine bàn giao số lượng tàu của hạm đội Hắc Hải của Liên Xô nhiều hơn so với thỏa thuận ban đầu”.

Ukraine đã thực hiện hầu hết các điều khoản trong thỏa thuận Minsk, nhằm mục đích chấm dứt xung đột ở Donbas - chỉ để chứng kiến Putin sau đó tuyên bố các khu vực tranh chấp Donetsk và Luhansk độc lập sáp nhập chúng vào Nga.

Sau cuộc xâm lược của Putin vào năm 2022, Nga và Ukraine đã chứng kiến nhiều vòng đàm phán ở Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ. Những điều này đã bị hoen ố bởi những tuyên bố và phản bội; trong năm vòng đàm phán vào mùa xuân năm đó, Nga đã không đồng ý ngay cả về một lệnh ngừng bắn tạm thời.

Mykhailo Podolyak, cố vấn tổng thống Ukraine, người đại diện cho Ukraine trong các cuộc đàm phán ở Istanbul, nói với truyền thông Ukraine vào tháng 5 vừa qua: “Nga muốn Ukraine đầu hàng và đề nghị chúng tôi từ bỏ lãnh thổ, chủ quyền, quân đội của chúng tôi”.

“Ukraine đề nghị Nga rút lui khỏi vị trí trước ngày 24 Tháng Hai/2022; ngừng bắn và sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán thực sự,” Podolyak tiếp tục. “Nga từ chối và chúng tôi cũng từ chối đề xuất của Nga. Không có gì được ký kết,” ông nói.

Nga cũng sáp nhập các khu vực Zaporizhzhia và Kherson sau khi tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo ở các khu vực bị tạm chiếm trong khu vực. Cùng với lệnh bắt giữ tội phạm chiến tranh quốc tế đối với Putin, điều này đã khiến Ukraine ngừng nỗ lực đàm phán với nhà lãnh đạo Nga.

“Người Nga cho rằng họ có quyền thiêng liêng để quyết định số phận của không chỉ Ukraine mà còn cả Belarus, Georgia và Trung Á”, Fraser nói.

Putin trong các bài phát biểu trước công chúng đã so sánh mình với các sa hoàng Nga và thúc đẩy việc khôi phục cái gọi là “thế giới Nga” thành một đế chế lớn hơn.

Tình hình còn đáng báo động hơn nữa, bằng cách nào đó, Điện Cẩm Linh thậm chí đã có thể thêu dệt nên hình ảnh tôn giáo xung quanh Putin để thuyết phục người Nga rằng ông ta nhận lãnh một sứ mệnh từ trời cao, đang làm việc đúng đắn và có “sự hỗ trợ của Chúa” trong việc tàn phá thế giới.

Trong một diễn biến lạnh tóc gáy, hôm 8 Tháng Sáu, tại Diễn Đàn Kinh Tế thế giới tại thành phố St. Petersburg, Giáo sư Sergei Karaganov, cánh tay phải mới của Putin, tuyên bố bạo chúa Vladimir Putin là Đấng Mêsia, vị cứu tinh của thế giới, kẻ sẽ không chỉ giành chiến thắng trước Ukraine mà còn ngăn chặn một cuộc chiến tranh toàn cầu.

Những bình luận kỳ quái của vị giáo sư này cho thấy Điện Cẩm Linh đang đẩy mạnh tuyên truyền ảo tưởng tôn giáo để biện minh cho cuộc chiến máy xay thịt chống lại Ukraine như thế nào.

Thật là quá sức báng bổ khi xưng tụng Putin, một kẻ đã giết hàng triệu người, một tên hoang dâm vô độ, có vô số nhân tình, là Đấng Thiên Sai.

Thượng phụ Kirill, một đồng minh lâu năm của Putin, cũng tham dự cuộc họp. Ông ta đã không bác bỏ tuyên bố của Karaganov thì chớ, lại còn nói trên TV: “Chúa đã sai Vladimir Putin đến cứu lấy đất Nga.”

Cha Ioann Koval, một linh mục Chính Thống Giáo, hiện đang coi sóc một giáo xứ Chính Thống Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi bị Thượng Phụ Kirill huyền chức vì chống lại cuộc xâm lược Ukraine của Putin. Ngài nhận định rằng luận điệu của Giáo sư Sergei Karaganov vượt quá khả năng chịu đựng tâm lý của các Kitô Hữu.

Phản ứng của phương Tây nên như thế nào?

Theo quan điểm của Fraser, phương Tây hiện có hai lựa chọn: “Đoàn kết với Ukraine và không đàm phán với Nga, hoặc có thể vượt qua Ukraine và trực tiếp đàm phán một loại hòa bình nào đó với Nga”.

Mỹ do Tổng thống Biden dẫn đầu, với tư cách là tiếng nói hàng đầu trong liên minh thân Ukraine, đã nói rõ rằng sẽ không có cuộc đàm phán nào về Ukraine nếu không có Ukraine.

Ukraine tốt nhất nên ở thế thuận lợi trên mặt trận chiến tranh, giống như sau cuộc phản công Kharkiv năm 2022, trước khi bước vào các cuộc đàm phán mới với Nga. Tuy nhiên, Fraser chỉ ra lợi thế như vậy vào lúc này có thể tỏ ra khó khăn do những lỗ hổng trong dòng viện trợ quân sự của phương Tây vào nước này.

Dù sao đi nữa, hội nghị thượng đỉnh Thụy Sĩ có thể gửi đi một thông điệp quan trọng, Fraser tin tưởng. Ông nói: “Mặc dù không nhất thiết hữu ích đối với một thỏa thuận hòa bình thực sự với Nga, nhưng vẫn là một cách tuyệt vời để tạo ra sự hiểu biết chung về Ukraine và tình hình ở Ukraine”.

Đó là về “cách các đồng minh nên phản ứng và cung cấp viện trợ cho Ukraine cho đến khi nước này giành được lợi thế trên mặt trận và sẵn sàng đàm phán từ vị thế mạnh hơn”, Fraser kết luận.

9. Thấm đòn, Putin nháy mắt trước

Tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “VLAD BLINKS FIRST Putin reveals CEASEFIRE terms after West’s $50bn vow to back Ukraine to the end…but issues ‘point of no return’ warning”, nghĩa là “Vladimir Putin nháy mắt trước. Putin đưa ra các điều kiện ngừng bắn sau cam kết trị giá 50 tỷ đô la của phương Tây sẽ hỗ trợ Ukraine đến cùng…Nhưng Putin lại đưa ra cảnh báo 'điểm không thể quay lại'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.

VLADIMIR Putin tuyên bố ông sẵn sàng đàm phán với Ukraine ngay “ngày mai” sau khi G7 cam kết hỗ trợ 50 tỷ Mỹ Kim cho đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Bạo chúa Nga cũng thề sẽ trừng phạt phương Tây vì đã đẩy ông ta đến “điểm không thể quay lại” khi các nhà lãnh đạo ký các hiệp ước an ninh mới với Kyiv.

Trong những phát biểu sôi nổi sau ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh thường niên G7, Putin khoe khoang Mạc Tư Khoa “sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất” và đổ lỗi cho phương Tây về sự sụp đổ của an ninh toàn cầu.

Trong bài phát biểu trước Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Sáu, ông nói rằng thế giới “đã tiến gần đến điểm không thể quay lại một cách không thể chấp nhận được”.

Nhà độc tài hung hãn cáo buộc các nhà lãnh đạo phương Tây “cực kỳ liều lĩnh” và tuyên bố họ không biết “quy mô của mối đe dọa mà họ đang tạo ra”.

Trong lời đe dọa ngầm về chiến tranh hạt nhân, Putin, 71 tuổi, cảnh báo họ đang hướng tới con đường dẫn tới “thảm kịch” lớn.

Những nhận xét gay gắt của ông nhanh chóng được nối tiếp bằng thông báo rằng ông sẵn sàng “ngồi vào bàn đàm phán về Ukraine” ngay “ngày mai”.

Tuy nhiên, bạo chúa đưa ra những điều kiện quá khắt khe là buộc quân đội Kyiv phải đầu hàng các vùng Zaporizhzhia, Kherson, Donetsk và Luhansk của Ukraine.

Ông cũng yêu cầu Ukraine từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO để lật lại một “trang lịch sử bi thảm”.

Nếu Ukraine đồng ý với những điều kiện đó, Putin cho biết Nga sẽ ban hành lệnh ngừng bắn và ngay lập tức bắt đầu đàm phán.

Đó là một “đề xuất hòa bình thực sự, cụ thể”, Putin nói.

“Nếu Kyiv và các thủ đô phương Tây cũng từ chối như trước đây, thì cuối cùng, họ phải chịu trách nhiệm chính trị và đạo đức về tình trạng tiếp tục đổ máu.”

Ông nói thêm: “Chúng tôi không nói về việc đóng băng cuộc xung đột mà là đưa nó đến một kết thúc dứt khoát”.

Các điều khoản ngừng bắn của ông được đưa ra nhằm đáp lại các cam kết an ninh dài hạn, mới từ Nhóm 7 nền dân chủ lớn, bao gồm Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản.

Tuy nhiên, tâm điểm của ngày khai mạc ở Apulia, Ý là thỏa thuận khóa tài sản của Nga bị trừng phạt cho đến khi Mạc Tư Khoa trả tiền bồi thường cho việc xâm lược Ukraine.

Nó mở đường cho các nhà lãnh đạo G7 công bố khoản vay trị giá 50 tỷ Mỹ Kim được tận dụng từ lãi suất hơn 260 tỷ Mỹ Kim tài sản bị đóng băng của Nga, phần lớn được nắm giữ ở Âu Châu.

Các kế hoạch chi tiết của G7 - mà Putin hôm nay gọi là “trộm cắp” và mơ tưởng sẽ “không bị trừng phạt” - sẽ được hoàn thiện trong những tuần tới.

Tiền mặt dự kiến sẽ đến Kyiv vào cuối năm nay.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm cũng đã ký thỏa thuận an ninh song phương 10 năm để nhắc nhở Putin “chúng tôi sẽ không lùi bước”.

“Putin không thể đợi chúng tôi thoái lui. Putin không thể chia rẽ chúng tôi”, Tổng thống Biden nói trong cuộc họp báo chung.

Ukraine rất mong muốn có được sự hỗ trợ mới để giữ vững phòng tuyến chống lại Nga, quốc gia gần đây đã đạt được nhiều lợi ích trên chiến trường trong cuộc chiến đẫm máu đang diễn ra sâu sắc hơn vào năm thứ ba.

Thông tin này xuất hiện khi một quan chức NATO cảnh báo rằng các lực lượng của Mạc Tư Khoa đã chịu tổn thất “khủng khiếp” trong những tuần đầu tiên tấn công Kharkiv.

Một quan chức giấu tên nói với Pravda: “Nga có thể phải chịu thiệt hại gần 1.000 người mỗi ngày trong tháng 5, đây là một con số khá kinh hoàng”.

Ông nói thêm rằng Nga đã thất bại trong việc tạo ra vùng đệm, bất chấp tuyên bố của Putin và các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát bị chia cắt.

Quan chức này nói thêm: “Vì vậy, về lâu dài, những chiến thắng của Nga trong lĩnh vực này sẽ bị hạn chế”.

Nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược mới của phương Tây cũng đang tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine ở cả khu vực Kharkiv và Donbas.

Các quan sát viên nhận định rằng tuyên bố yêu cầu ngưng bắn của Putin tiết lộ với dân Nga về tình trạng bất lợi trên chiến trường. Đang thắng, không ai yêu cầu ngưng bắn.
 
Các HY Müller, Schönborn: Không thể phong chức cho phụ nữ. Tình trạng cầm đèn chạy trước ô tô ở Đức
VietCatholic Media
18:13 15/06/2024


1. Những người biểu tình kết thúc việc chiếm đóng tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Bogotá

Những người biểu tình chiếm Tòa Sứ thần ở Bogotá trong hai ngày qua, cuối cùng đã tuyên bố họ sẽ rút khỏi nơi này, sau khi đạt được thỏa thuận với chính phủ.

Fabián Barreto, phát ngôn viên của Đại hội Nhân dân, tổ chức phi chính phủ dẫn đầu việc chiếm đóng, cho biết trong một cuộc họp báo hôm Thứ Ba, 11 Tháng Sáu: “Tòa Sứ thần đã được bàn giao lại. Các cộng đồng của chúng tôi đã rút lui.

Barreto bảo đảm rằng tổ chức của ông đã đạt được thỏa thuận với Bộ Nội vụ để bắt đầu một cuộc đối thoại, vì vậy họ đã di tản khỏi tòa Sứ thần Tòa Thánh.

Những người bản địa trùm đầu đã xâm nhập vào trụ sở ngoại giao ở trung tâm Bogotá. Họ làm như vậy để yêu cầu “xóa bỏ chủ nghĩa bán quân sự” trong nước và thu hút sự chú ý của Nhà nước đến tình trạng bạo lực ảnh hưởng đến thổ dân và những nông dân khác ở những vùng lãnh thổ xa xôi.

Mặc dù không rõ họ vào bằng cách nào nhưng truyền thông địa phương cho rằng cuộc xâm lược được thực hiện “bằng vũ lực”. Một bức ảnh được báo chí chia sẻ cho thấy ít nhất 14 người che mặt bên trong tòa Sứ thần Tòa Thánh.

“Họ tập trung ở chổ đậu xe. Họ đã ở đó trong suốt cuộc biểu tình”, Đức ông Fabio Henao, người đóng vai trò trung gian thay mặt Giáo Hội Công Giáo để đàm phán với những người chiếm đóng bất hợp pháp tòa Sứ thần Tòa Thánh, cho biết như trên.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Luis Fernando Velasco, bảo đảm hôm thứ Tư rằng “việc tin rằng vấn đề vũ trang bán quân sự sẽ được giải quyết tại bàn đàm phán là không có thật”.

Ông cũng chỉ trích việc đóng cửa đường của các tổ chức ở nhiều vùng nông thôn khác nhau của đất nước do Đại hội Nhân dân và các tổ chức xã hội khác đứng đầu: “Điều đó khá bất công đối với phần còn lại của cộng đồng nông dân,” ông nói.


Source:France 24

2. Các Hồng Y Müller và Schönborn: Việc phong chức cho phụ nữ là không thể

Ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô phản đối khả năng phong chức phó tế cho nữ, hai vị Hồng Y nói tiếng Đức đã công khai nói rằng chỉ nam giới mới được thụ phong linh mục.

“Phụ nữ không thể được mời đến chức vụ này,” Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller nói với cổng thông tin kath.ch của Thụy Sĩ vào ngày 7 tháng Sáu. “Linh mục đại diện cho Chúa Kitô trong tư cách đàn ông của Ngài”.

Đức Hồng Y người Đức, người giữ vai trò Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 2012 đến 2017, đã nhấn mạnh nền tảng thần học và giáo lý của quan điểm này, đồng thời nói rằng việc cấm phụ nữ thụ phong linh mục đã ăn sâu vào chính bí tích.

Đức Hồng Y Müller, người dạy thần học tín lý tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich, đã nhấn mạnh “sự bình đẳng cơ bản của tất cả mọi người trong mối quan hệ cá nhân của họ với Thiên Chúa”, dù là nam hay nữ.

Theo CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, ngài nhấn mạnh rằng cũng giống như “một người đàn ông không thể trở thành mẹ và một người phụ nữ không thể trở thành cha”, chỉ có đàn ông mới được kêu gọi làm linh mục.

“Ơn gọi đến từ Thiên Chúa. Người ta sẽ phải phàn nàn với chính Thiên Chúa rằng Ngài đã tạo dựng nên con người có nam có nữ.”

Nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô về bản chất của Giáo hội ở Querida Amazonia, Đức Hồng Y Müller nhấn mạnh rằng “Giáo hội không thể được đại diện bởi một người đàn ông vì Giáo hội là nữ và Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, là nguyên mẫu của Giáo hội. Chính trong bản chất của bí tích mà chỉ có một người đàn ông mới có thể đại diện cho Chúa Kitô trong mối quan hệ với Giáo hội.”

Những tuyên bố của vị Giám Mục người Đức được tiếp nối bởi những tuyên bố của Đức Hồng Y Christoph Schönborn, tổng giám mục Vienna, CNA Deutsch đưa tin.

Trong một bài giảng tại Đại học Công Giáo ITI ở Áo vào ngày 1 tháng 6, Đức Hồng Y Schönborn cho biết ngài “tin tưởng sâu sắc rằng Giáo hội không thể và không được thay đổi điều này, bởi vì Giáo hội phải giữ gìn mầu nhiệm phụ nữ hiện diện một cách thuần khiết”.

“Tất cả chúng ta đều được sinh ra bởi một người phụ nữ. Điều này sẽ luôn được phản ảnh trong mầu nhiệm của Giáo Hội.”

Giống như Đức Hồng Y Müller, Đức Hồng Y Schönborn khẳng định lời dạy của Thánh Gioan Phaolô II rằng việc truyền chức cho phụ nữ sẽ vi phạm nguyên tắc cơ bản của giáo hội học.

Năm 1994, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trích dẫn giáo huấn truyền thống của Giáo hội, đã tuyên bố trong tông thư Ordinatio Sacerdotalis:

“Vì vậy, để loại bỏ mọi nghi ngờ liên quan đến một vấn đề có tầm quan trọng lớn lao, một vấn đề liên quan đến chính hiến chế thiêng liêng của Giáo hội, nhân danh thừa tác vụ củng cố anh em của tôi (x. Lc 22,32), tôi tuyên bố rằng Giáo hội không có thẩm quyền nào để truyền chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ một cách chung cuộc.”

Tại Đức, hàng chục phụ nữ Đức đã tham gia một khóa đào tạo mở rộng có tên gọi là “Sứ vụ Lãnh đạo Phó tế dành cho Phụ nữ”, kết thúc hôm 30 Tháng Tư, tại Speyer. Theo những người tổ chức “Ngày Nữ Phó tế” tại Đức, các sinh viên tốt nghiệp có thể được phong chức phó tế vào “Chúa nhật 5 Tháng Năm, nếu Giáo Hội cho phép”. Họ là những “phụ nữ có chuyên môn và trình độ cao”.

Thất vọng trước quyết định cuối cùng không được thụ phong phó tế, họ đã tham gia vào một sự kiện công kích Giáo Hội tại nhà thờ chính tòa Speyer vào chiều Thứ Ba, 30 Tháng Tư.

Khác với những gì đã được báo chí tường thuật là một thánh lễ do phụ nữ cử hành từ đầu đến cuối, đó cùng lắm chỉ là một buổi phụng vụ lời Chúa. Gọi đó là một buổi phụng vụ lời Chúa có lẽ cũng không đúng. Đó chính xác là một cuộc biểu tình trên cung thánh trong đó 7 phụ nữ và một thím hề công kích điều mà họ gọi là truyền thống trọng nam khinh nữ của Giáo Hội khi chỉ truyền chức thánh cho nam giới.

Nhiều quan sát viên âu lo rằng đường lối hiện nay của Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức sẽ khiến làn sóng rời bỏ Giáo Hội Công Giáo ngày càng tăng phi mã. Thật thế, thay vì truyền giáo, họ công khai chỉ trích các giáo huấn và truyền thống của Giáo Hội để biện minh cho nhu cầu phải làm cách mạng trong Giáo Hội theo chương trình nghị sự của họ. Việc công khai chỉ trích Giáo Hội như thế làm nản lòng những ai đang muốn tìm đến với Giáo Hội và cả các tín hữu trong lòng Giáo Hội.

Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức cũng tạo ra những kỳ vọng không hợp lý mà chắc chắn sẽ sớm trở thành thất vọng. Những người vừa tốt nghiệp khóa đào tạo Phó Tế Nữ là một thí dụ. Những người ấy không rời bỏ Giáo Hội thì cũng mang trong lòng những tình cảm cay đắng thay vì yêu mến Giáo Hội.


Source:Catholic News Agency

3. Giáo Hội Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu

Thứ Sáu, ngày 7 tháng 6, lễ Thánh Tâm, Giáo Hội Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nhà thờ Thánh Gioan, ở Izmir.

Đức Tổng Giám Mục Marek Solczyński, Sứ thần Tòa thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã chủ trì buổi lễ và được vây quanh bởi hầu hết các giám mục của bốn cộng đồng Công Giáo trong nước – tiếng Latinh, tiếng Armenia, tiếng Syriac và tiếng Chalđê. Hiện diện còn có Cha James Buxton của Giáo hội Anh giáo Izmir.

Cha Alessandro Amprino, Chưởng ấn Tổng giáo phận Izmir, đã nảy ra ý tưởng về việc thánh hiến. Ngài sẽ đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tại Quito, Ecuador, từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 9 tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 53, với chủ đề là: “Tình huynh đệ để chữa lành thế giới: Tất cả các bạn đều là anh chị em (Mt 23: số 8).”

Ecuador là quốc gia đầu tiên được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu vào năm 1874, cách đây 150 năm.

Cha Amprino giải thích rằng khi ngài nhìn thấy lòng nhiệt thành và những hoa trái thiêng liêng hiện tại của cuộc thánh hiến này ở Ecuador, trái tim ngài tràn ngập mong muốn mang lại cơ hội tương tự cho Giáo hội ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài đã đề xuất nó với Hội đồng Giám mục Thổ Nhĩ Kỳ như một sáng kiến cho Năm Thánh Thể quốc gia của Giáo Hội Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, được tổ chức trong năm nay cùng với Đại hội Quito.

Ba sự kiện sẽ diễn ra ở cấp quốc gia, một sự kiện cho mỗi giáo phận: tĩnh tâm dành cho các tu sĩ ở Iskenderun, thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nhà thờ Thánh Gioan Tông đồ ở Izmir, và bế mạc Năm Thánh Thể quốc gia ở Istanbul.

Về việc lựa chọn nhà thờ Thánh Gioan ở Izmir là vì chính Thánh Gioan Tông đồ là người đã tựa đầu vào trái tim của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly.

Đức Tổng Giám Mục Martin Kmetec, Tổng Giám mục Công Giáo Rôma ở Izmir, người được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày hôm trước, đã giảng trong thánh lễ.

Sau khi hiệp lễ, mọi người quỳ trước bàn thờ để thờ lạy Mình Thánh Chúa. Bài thánh ca “Pange Lingua” được hát, sau đó là sự thờ phượng thầm lặng. Tiếp theo là kinh cầu Thánh Tâm.

Sau đó, cùng với toàn thể cộng đoàn, Đức Sứ thần Tòa Thánh đọc lời nguyện tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và buổi cử hành kết thúc bằng phép lành Thánh Thể.


Source:National Catholic Register