Ngày 19-06-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/06: Lời nguyện tha thứ như được thứ tha – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP
Giáo Hội Năm Châu
01:04 19/06/2024


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.

“Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:

‘Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,

xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,

triều đại Cha mau đến,

ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;

xin tha tội cho chúng con

như chúng con cũng tha

cho những người có lỗi với chúng con;

xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,

nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.’

“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:39 19/06/2024

39. Khi linh hồn suy niệm thì dùng tâm đẩy lui tạp niệm, chỉ suy xét đến chân lý, dấy lên tình yêu thánh thiện, công phu suy niệm này mới có thể nói là được thực hành rất tốt đẹp.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:44 19/06/2024
86. CÚNG CHÂN VÕ

Giả Tự thết tiệc mời khách, đầu bếp bưng lên một bát canh ba ba còn nóng hổi, có một người khách từ chối ăn, nói:

- “Tôi vừa mới theo đạo và cúng Chân Võ bồ tát (thần của đạo giáo thường cúng). Con ba ba ấy giống như con rùa ở phía dưới cái án kỷ của bồ tát, cho nên tôi không ăn.”

Trong canh còn có mía, có vị khách khác nói:

- “Tôi cũng không ăn, bởi vì tôi cũng vừa mới theo đạo và cúng Chân Võ bồ tát, khúc mía này không phải giống cán cờ trước mặt bồ tát đó sao?”

Khách ngồi dự tiệc cười loạn cả lên.

(Nhã Ngược)

Suy tư 86:

Không ăn con ba ba là vì không thích ăn, không thích ăn mía là vì không thích ăn, thế thôi, chứ đừng viện cớ nó giống con rùa dưới cái án kỷ của bồ tát hoặc nó giống cái cán cờ của bồ tát mà không ăn, đó là người trí trá không thật thà.

Trí trá là người ứng xử nhanh nhẹn với những gì có lợi cho họ, nhưng lại rất chậm chạp khi công việc đó có lợi cho tha nhân, bởi vì lòng dạ và trí óc của họ lúc nào cũng đầy ắp những ý nghĩ có lợi cho mình, mà không suy nghĩ kiếm cách làm lợi cho tha nhân, cho cộng đoàn, những người này luôn có mồm mép dẻo hơn kẹo kéo, khiến cho người ta rất dễ lầm lẫn, vì thế cho nên người ta thường hay lầm lẫn giữa trí trá và sự khôn ngoan, vì thế mà người ta dễ tin vào lời họ nói, kể cả những người Ki-tô hữu.

Ăn được thì nói ăn được chứ đừng lấy lý do này nọ để biện minh, cũng vậy, khi có thể giúp đỡ được cho tha nhân thì nên giúp đỡ, dù họ là hạng người nào trong xã hội, đó chính là người khôn ngoan trong Chúa Thánh Thần, chứ đừng trí trá viện cớ Đức Chúa Giê-su dạy thế này, Giáo Hội dạy thế nọ để rồi dửng dưng trước nhu cầu cấp thiết của tha nhân, đó chính là mưu mô của ma quỷ vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Uốn nắn tâm hồn
Lm. Minh Anh
15:57 19/06/2024
UỐN NẮN TÂM HỒN
“Cha các con đã biết rõ các con cần gì, trước khi các con cầu xin!”.

Tổng thống William McKinley gắn bó đặc biệt với mẹ mình; ông đến thăm hoặc nhắn tin cho bà mỗi ngày. Khi bị ám sát, ông không hề tỏ ra oán ghét kẻ bắn mình; ông nói, “Ý Cha thể hiện!”. Trước khi chết, ông yêu cầu nghe lại bài thánh ca “Gần Hơn, Chúa Ơi, Gần Hơn!” mà mẹ ông đã hát cho ông từ thuở nằm nôi. Bà đã uốn nắn tâm hồn ông!

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu một bà mẹ đã dạy cho một tổng thống hát bài “Gần Hơn, Chúa Ơi, Gần Hơn!”, thì trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta một ca khúc tương tự - “Kinh Lạy Cha!”. Thế nhưng, có điều gì đó xem ra khó hiểu, vì khi vừa dạy chúng ta kiên trì cầu nguyện, Ngài lại vừa tiết lộ, “Cha các con đã biết rõ các con cần gì, trước khi các con cầu xin!”. Tại sao? Thánh Augustinô giải thích, sẽ không mâu thuẫn chút nào, chẳng qua; Ngài muốn ‘uốn nắn tâm hồn’ con cái!

Việc “Cha trên trời biết rõ” là một niềm an ủi và hy vọng vô bờ, vì những lời này không ngừng khuyến khích chúng ta liên tục hướng về Cha Trên Trời. Lòng đạo đức chân chính không hệ tại ở số lượng ‘lời nói’, cho bằng hệ tại ‘tần suất’ và tình yêu mà một người hướng về Thiên Chúa qua mọi sự kiện lớn nhỏ xảy ra trong ngày sống! Tại các nhà dòng ngày xưa, cứ mỗi giờ, một hồi chuông nhỏ được ngân lên, nhắc các tu sĩ nhớ Chúa; và họ thường làm dấu, chấp tay, cúi đầu thầm thĩ “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa!”.

Thánh Augustinô khẳng định, “Kinh Lạy Cha”, “Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu”, hoàn hảo đến mức tài tình tóm gọn chỉ trong một vài từ, đủ mọi điều con người cần kêu xin. Nó được xem như “Một lời kinh, bảy lời cầu”; trong đó, “ba lời dành cho Chúa, bốn lời dành cho người!”. Hai thỉnh cầu đầu tiên, danh Cha cả sáng, Nước Cha và ý Cha trị đến, sẽ chạm đến nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn con người. Và như thế, chúng ta được mời gọi để trở thành tông đồ của Vương Quốc, truyền bá tình yêu Chúa cho anh chị em mình. Ước gì lửa nhiệt thành được nhen nhóm mỗi khi chúng ta ‘phát ra’ những lời này! Xin “ý Cha thể hiện” nghĩa là xin cho tâm hồn được uốn nắn theo ý Chúa.

Thật thú vị, sách Huấn Ca hôm nay gọi Êlia là người “làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa, đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu”. Ông đã ‘uốn nắn tâm hồn’ Israel! Như Êlia, một khi chúng ta thuộc trọn về Chúa, thì đến lượt mình, bạn và tôi cũng có khả năng ‘uốn nắn tâm hồn’ người khác hướng về Chúa để họ cũng hân hoan nhận biết Ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Trước thánh nhan Chúa, người công chính hãy vui mừng!”.

Anh Chị em,

“Cha các con đã biết rõ các con cần gì!”. Thiên Chúa là Cha, biết rõ chúng ta hơn chúng ta biết mình; Ngài chăm sóc chúng ta như một người cha! Ngài không nhìn vào những thành quả bạn chưa đạt được, nhưng nhìn vào những hoa trái bạn đang cưu mang! Ngài không truy tìm thiếu sót, nhưng khuyến khích những tiềm năng. Ngài không chăm chăm vào quá khứ, nhưng tự tin đặt cược vào tương lai. Tại sao? Bởi Thiên Chúa ở gần chúng ta, rất gần! Đừng quên, phong cách của Ngài là gần gũi với lòng nhân ái, sự dịu dàng. Theo cách này, Thiên Chúa đồng hành với chúng ta: gần gũi, xót thương và trìu mến!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin uốn nắn con, để con gần Chúa, gần Chúa hơn. Cho con thuộc về Chúa; từ đó, con có thể ‘uốn nắn tâm hồn’ những ai con gặp trên đường đời!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Sóng gió cuộc đời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
16:32 19/06/2024
SUY NIỆM CHUA NHẬT XII NAM - B

(Mc 4, 35 – 40)

Sóng gió cuộc đời

Trong những năm gần đây, chúng ta được nghe rất nhiều tin làm chấn động cả thế giới: những cơn động đất, sóng thần, bão tố, liên tiếp sảy ra ở nhiều nơi trên thế giới làm chết rất nhiều người, phá hủy bao công trình phúc lợi công cộng. Những trận cuồng phong bão táp chúng ta có thể thấy bằng con mắt giác quan, còn có những trận cuồng phong vô hình đã và đang từng ngày đổ ập vào người ta như trường hợp của ông Gióp người đầy tớ của Thiên Chúa, sóng gió hữu hình đến với các môn đệ Chúa Giêsu, và chắc chắn có sóng gió của đời ta.

Sóng gió đến với ông Gióp

Vì ghen ghét với người tín trung với Thiên Chúa, ma quỷ đã tìm mọi cách để đến gần Thiên Chúa và xin được thử thách ông. Chúa đã cho phép ma quỉ toàn quyền, trừ sức mạnh của thần chết. Thế là bằng mọi cách, ma quỉ đã làm gió làm bão lên đời ông Gióp, khiên ông bị vợ bỏ, con chết, súc vật bị phân tán và ngay cả bản thân ông cũng bị bệnh phong cùi lỡ loét, phải ngồi trên đống phân tro ngoài đồng, còn cái cảnh nào bi đát hơn, chán nản hơn, tuyệt vọng hơn. Ma quỷ đã tấn công ông từ tứ phía, lợi dụng cả bạn bè đến để khích bác, chê bai vì đã dại dột tin tưởng vào Thiên Chúa. Trong cơn thất vọng, ông cũng đã có lần buông lời than trách. Vì thế, Chúa đã hiện ra trong cơn gió lốc và cật vấn ông: "Khi biển cả vỡ bờ chảy xiết, ai đã dùng cánh cửa mà ngăn" và chỉ một lời Chúa truyền, sóng cồn đã theo đà đứng nguyên tại chỗ (G 38, 1.8 -11). Bằng lời lẽ phân minh, Chúa đã tỏ cho ông Gióp thấy Ngài là Ðấng thống trị địa cầu, phàm ai trông cậy tin tưởng vào Chúa sẽ được Ngài ấp ủ yêu thương.



Sóng cả ba đào tạt thuyền các môn đệ


Tin Mừng Thánh Marcô thuật lại, Chúa Giêsu truyền các môn đệ rằng: "Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ" (Mc 4, 35 ) mà không nói lý do như trong Tin Mừng Matthêu sang bờ bên kia vì "đám đông" (Mt 8, 18). Marcô còn ghi rõ: "Cũng có nhiều thuyền khác theo Người" (Mc 4, 36), nhưng không nói rõ liệu các thuyền kia có đi vào trung tâm của bão lớn hay không? Chỉ biết rằng " Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước" (Mc 4, 37). Các môn đệ quả thực sợ hãi, sợ chết, có khi sợ Thầy đang ở trong thuyền của họ cũng chết nữa ! Cái chết thể xác không thể cưỡng lại nổi, nếu gió to sóng lớn đánh tan thuyền. Rồi các môn đệ than như một lời trách móc cay đắng "Mà Thầy không quan tâm đến sao?" (Mc 4, 38)

Chúng ta tự hỏi: Chúa Giêsu đã làm gì trong lúc con thuyền vượt biển? Thưa: Người tận dụng thời giờ để nghỉ ngơi và ngủ. Nhưng không phải là Người vắng mặt. Tư tưởng của Người vượt trên chúng ta qua sự nhập thể làm người.

Sau một ngày giảng dạy, khi chiều đến Chúa Giêsu muốn tránh ra xa đám đông. Mệt mỏi, Người nghỉ ngơi đôi chút. Người ngủ trên chiếc thuyền của các môn đệ, dựa gối vào đàng lái mà ngủ. Chìm vào giấc ngủ, bão tố cuồng phong không thể nào làm người tỉnh giấc. Khiến các môn đệ phải hét vào tai đánh thức Người. Chúng ta đọc được những lời thật lo âu của các môn đệ: "Thưa Thầy, chúng con chết mất" (Mc 4, 38). Người chỗi dậy.

Chúa Giêsu đã thức dậy, can thiệp đúng lúc và truyền cho gió bão: "Hãy im đi, hãy lặng đi" ( Mc 4, 39 ). Tức thì, gió bão im lặng. Các môn đệ cảm thấy nhẹ nhõm vì không còn hoang mang, sợ hai và lo lắng nữa. Biển lặng tượng trưng cho lòng con người được an bình, được yên lặng. Sau đó, Người đã quở các môn đệ rằng: "Sao các con sợ hãi thế, các con không có đức tin ư?" (Mc 4, 40).

Chúng ta đặt mình vào trong tình huống này, cuồng phong nổi lên, sóng khiến nước ập vào thuyển, trong khi đó Chúa Giêsu vẫn ngủ. Một bên là gió rít sóng gào, bên kia là hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn của Chúa Giêsu. Một bên là các môn đệ chạy lên chạy xuống kêu la hốt hoảng đến mất lòng tin. Bên kia là tư thế nghỉ ngơi bình an hoàn toàn thoải mái ngay ở đàng lái mạn thuyền của Chúa Giêsu. Như thế, ở giữa sức mạnh của phong ba bão táp, con thuyền được lèo lái, không phải bởi một sức mạnh lớn hơn, nhưng bằng một giấc ngủ ngon lành của Chúa Giêsu, vì Người là Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn là các môn đệ không được hoảng hốt, kêu la và đánh thức Thầy, với sự hiện diện của Thầy lẽ ra các ông phải yên tâm mới phải. Cứ để biển động, gió gào, sóng thét và nhất là cứ để Chúa Giêsu ngủ trong thuyền của các ông.

Con thuyền Giáo hội, thuyền của đời ta

Trong lịch sử, truyền thống Kitô giáo vẫn nhìn nhận con thuyền tròng trành vì bão tố, một hình ảnh của Giáo hội. Khi Marcô viết Tin Mừng, có lẽ Phêrô đã chịu tử đạo và giáo đoàn Rôma bị bách hại tàn bạo: "Chúng ta hãy sang bờ biên kia" (Mc 5, 35) có ý nghĩa. Mặc dù bão tố, Giáo hội phải sống và phát triển trong thế giới ngoại giáo này và không chỉ trong cộng đoàn Kitô giáo gốc Do thái mà thôi, nhưng còn từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, khắp muôn dân trở về với Giáo hội Chúa. Và sự im lặng của Thiên Chúa hiển nhiên có thể làm chúng ta quên đi tình yêu biểu lộ cho nhân loại nơi Đức Giêsu Con Thiên Chúa làm người.

Đời người ai mà chẳng có lúc sóng gió. Có lúc sóng gió tấn công vào chiếc thuyền nhỏ trong thân phận mỏng manh của đời ta. Ðau khổ bệnh tật, thất bại, cô đơn, nghèo đói, hiểu lầm, ghen ghét, tai nạn, rủi ro đó là những bão táp của đưa đẩy cuộc đời. Ðứng trước những cơn phong ba ấy, chúng ta thường hốt hoảng, lo sợ và thậm trí có khi mất niềm tin. Thế nhưng khi nghe Lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy đó chính là sứ điệp đầy hy vọng mời gọi ta hãy tin tưởng vào Chúa vì Người là Đấng quyền năng. Không những Chúa có thể dẹp yên sóng gió của biển động, mà còn đem lại sự bình an cho tất cả những ai luôn biết tin tưởng và gắn bó với Chúa. Niềm tin ấy không làm cho đau khổ biến đi. Nhưng sẽ biến đau khổ thành sức mạnh, giúp ta vượt thắng tất cả những thử thách cam go, sóng to, gió cả của cuộc đời. Ðể cuối cùng đạt đến hạng phúc nguồn cứu độ nơi bến bờ quê hương vĩnh cửu. Amen.
 
Bất Tuân
Lm Vũđình Tường
19:12 19/06/2024
Tất cả các loài thụ tạo Chúa dựng nên đều trung thành, vâng phục Thiên Chúa. Chúng sinh hoạt hài hoà, bảo vệ, hỗ trợ nhau, để giữ cho thế giới được tồn tại. Vũ trụ có luật riêng của vũ trụ. Mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cùng các hành tinh khác luôn di chuyển theo luật chúng được qui định. Thế giới thiên nhiên như mưa gió, bão táp, sông biển, nguồn nước đều tuân thủ theo luật định. Với con người bão, động đất, mưa lũ trở thành thiên tai. Với thảo mộc, bão giúp xén tỉa cành cây; bão biển đảo lộn nước từ đáy đại dương lên hưởng ánh mặt trời đồng thời pha trộn không khi vào trong nước; nước lũ kéo theo rác rưởi đồng thời mang theo phù sa cho thung lũng. Loài thảo mộc, cỏ cây có luật của cỏ cây và chỉ có nắng hạn, mưa nguồn mới điều hoà được mức tăng truởng của loài thảo mộc. Sinh vật có luật của sinh vật. Chỉ cần một trong số loài thụ tạo đi trật đường; thế giới kể như đi vào đại hoạ. Môn đệ Đức Kitô trên thuyền ra khơi gặp sóng gió, các ông kêu cầu và Đức Kitô ra lệnh cho biển êm, gió lặng. Các ông ngạc nhiên nói với nhau. Ngài là ai mà ngay cả sóng gió cũng vâng phục. Câu trả lời chính xác phải là: Ngài là vua của đất trời, chủ của mọi loài Chúa dựng nên và chúng vâng phục Ngài từng phút giây. Tông đồ từng chứng kiến Đức Kitô chữa được tất cả các loại bệnh nan i mà i sĩ thời đó đầu hàng, bó tay. Đức Kitô mở miệng người câm, mở tai người điếc nghe được, phán bảo người mù mở mắt, nói với người què quẳng nạng gỗ, và anh ta bước đi như chưa hề bị tật nguyền. Đức Kitô không những đã chữa lành, mà còn cho họ lành lặn như chưa hề bao giờ bị chứng nan i. Họ không cần thời gian tập tành đi đứng, tập nói, tập nghe, tập nhìn. Một khi được Đức Kitô chữa lành họ hoàn toàn hoàn thiện như bình thường. Chúa tạo dựng nên loài thụ tạo và còn ban cho chúng ơn tự chữa lành. Chặt một cành cây, nhựa nó trào ra rồi chính nhựa đó bít vết thương, tránh nhiễm trùng và chữa lành. Chó, mèo ăn phải chất độc, chúng ăn loại cỏ giúp ói chất độc ra. Một tờ báo khoa học có lần viết khói của hoả diệm sơn phun ra không biết mất nhưng có công dụng lấp vá lỗ thủng trên thượng tầng khí quyển do hoá chất con người thải ra làm lủng bầu khí quyển. Thiên nhiên tự chữa lành hay Đấng Tạo Hoá đã dự trù đến ngay cả việc cần phải chữa lành.

Trong số tất cả các loài thụ tạo Chúa dựng nên, chỉ có một loài duy nhất bất tuân lệnh Chúa truyền. Loài thụ tạo đó chính là ma quỉ. Chúng không những đã bất tuân lệnh Chúa truyền mà còn công khai dụ dỗ, lừa gạt mong kiếm thêm bè lũ. Đồng loã, nghe lời ma quỉ xúi dục, dối trá, lừa gạt là loài người.

Nguyên do phát sinh từ đâu? Thưa bất tuân gây nên bởi tính kiêu ngạo. Kẻ kiêu ngạo không vâng phục, không thực hành điều răn Chúa dậy: mến Chúa, yêu tha nhân. Nguồn gốc kiêu ngạo sinh ra do không biết dâng lời tạ ơn. Nên nhớ tất cả những gì ta đã có, hiện đang có và sẽ có như: tiền tài, danh vọng, chức tước, trí khôn, trí nhớ, sắc đẹp, lanh lợi, hoạt bát, và ngay cả sự sống, đều do Chúa ban. Đức Kitô có lần nói với Philatô khi ông tự khoe với Đức Kitô là ông có quyền tha hoặc kết án Ngài. Đức Kitô nhắc là ông không có quyền gì trên Ngài nếu Đấng Trên Trời không ban cho ông.

Cố gắng, kiên trì học hỏi, trau dồi, luyện tập, chính là cộng tác với ơn Chúa ban, làm cho tài năng đó lớn lên. Thiếu trí nhớ có cố gắng học mấy cũng thất bại. Không có sức khoẻ tráng kiện sẽ không có một tinh thần minh mẫn trong việc đào luyện. Thiếu óc quan sát sẽ chì chậm việc học hỏi. Chúa ban ơn cho ta và còn ban ơn giúp ta học hỏi, luyện tập, trau dồi khả năng đó. Vì thế cần sống tinh thần tạ ơn.

Người biết tạ ơn có đời sống khiêm nhường. Khiêm nhường được Thiên Chúa yêu thương. Nhận ơn cần phải tạ ơn; ngay cả khi ta nhận ơn từ tay người khác, ta cũng cần nhận biết người đó có được để cho bởi chính cá nhân đó nhận ơn từ Thiên Chúa; sau đó san sẻ ơn nhận được đó cho tha nhân. Sống tinh thần tạ ơn Thiên Chúa là một chọn lựa khôn ngoan, chọn làm điều tốt, lành thánh. Chính Đức Kitô nhắc người phong hủi được Ngài chữa lành. Ngài nêu nghi vấn chỉ có một người trở lại cám ơn Thiên Chúa thôi sao; còn chính người kia đâu sao không đến tạ ơn Thiên Chúa (Lk. 17: 18).

Thay vì sống tinh thần tạ ơn vì những ơn lành Chúa ban. Kẻ không biết tạ ơn muốn người khác mang ơn họ. Họ tự nhận tài, giỏi, hoạt bát là khả năng của chính họ để rồi từ đó phát sinh kiêu căng, tự phụ. Kiêu căng trước tiên là chối bỏ Thiên Chúa. Chối bỏ Chúa đất trời để họ tự làm trời, trở thành lãnh chúa của kẻ khác. Bởi họ là lãnh chúa nên bắt người khác phải vâng lời, phục tùng, mong người ta treo hình lãnh tụ trong nhà, ngoài ngõ. Thiếu tâm tình tạ ơn Thiên Chúa bởi đời sống tâm linh nghèo nàn, lơ là cuộc sống siêu nhiên đến độ chối bỏ sự sống đời sau. Đối với họ tin có đời sống siêu nhiên là mù loà, là giả tưởng. Họ tin những gì nhìn thấy, sờ mó, chạm vào được như vật chất, tài lực mới chính là gia nghiệp. Còn ngoài ra đều là giả tưởng. Yêu chủ thuyết, yêu quê hương, yêu đồng loại là thật hay là giả tưởng bởi không thể nhìn thấy, không thể sờ mó, đụng chạm được những điều đó.

Tạ ơn diễn tả lòng trung thành, yêu mến. Yêu mến thứ nhất là yêu mến món quà cá nhận đó nhận được. Yêu mến thứ hai quan trọng hơn đó là yêu mến người cho quà; trong trường hợp này người ban phát quà chính là Thiên Chúa, Đấng ban phát quà cho ta, cho sự sống, cho hơi thở, thực phẩm, tài năng và sức khoẻ.

Đời sống là một hành trình. Hành trình mỗi người dài ngắn khác nhau. Tuy nhiều hầu như các cuộc hành trình đều có điểm chung. Kẻ thì nhiều, người ít hơn nhưng không ai tránh khỏi gian truân, thử thách, trở ngại, sóng gió cuộc đời. Môn đệ Đức Kitô trên đường sang bên kia bờ hồ, trong đêm tối, các ông vất vả, cực khổ, chèo chống hy vọng khỏi bị bão lật thuyền. Đức Kitô ở kề bên, ngay trên thuyền. Môn đệ không kêu Thầy cứu chữa ngay mà đợi đến khi thở dốc, đứt hơi, vã mồ hôi hột; sức tàn, lực kiệt các ông mới nhớ đến Thầy. Các ông kêu cầu. Đức Kitô ra lệnh cho sóng gió im lặng.

Khi sóng gió cuộc đời ập đến, hãy đến cùng Đức Kitô. Môn đệ Đức Kitô không xin phép lạ. Đây là lời cầu xin để ngỏ, không điều kiện kèm theo. Xin nhưng để tùy í Thầy định liệu, khi nào thực hiện hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của Thầy. Môn đệ xin ơn cứu chữa. Xin ơn trợ giúp như ơn khôn ngoan, sức mạnh, vững tin, cậy trông để bình tĩnh giải quyết sự việc. Xin không điều kiện kèm theo luôn nhận được ơn Đức Kitô ban. Trong Kinh Thánh, hầu hết xin Đức Kitô cứu chữa. Lậy Ngài, xin cứu con. Lậy Con Vua Đavít, xin thương đến con là những thí dụ rõ ràng diễn tả lòng tin, lòng cậy trông, tin tưởng, phó thác và yêu mến cách chân thành. Như thế kêu cầu xin ơn Chúa trợ giúp là hành động diễn tả đức tin. Đây là một trong phương cách cầu nguyện. Đức Kitô nhắc môn đệ tình trạng yếu kém đức tin khi Ngài nói:

'Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?' Mk 4,40.

Phúc âm không hề ghi lại chi tiết rõ ràng nhưng chỉ nhắc sơ đến việc

'Gió liền tắt và biển lặng như tờ' Mk 4, 29.

Điều này có thể hiểu tâm hồn môn đệ cũng bình thản, êm đềm như mặt biển. Tâm trí các ông không còn phập phồng lo sợ như trước đây, sóng gào, vỗ mạnh mạn thuyền, chống chèo hết sức. Tâm hồn, con tim các ông trở nên lắng đọng, êm dịu, nhẹ nhàng, thanh thản. Ơn Chúa ban chính là mang lại bình an trong tâm hồn, tâm trí trong sáng, lắng dịu; giúp bạn đối diện với sóng gió trong đời. Cảm nhận được điều này chính là cảm nhận được ơn Chúa ban và đừng quên dâng lời tạ ơn Chúa.

TiengChuong.org
 
Vẫn chưa có lòng tin
Lm. Thái Nguyên
19:43 19/06/2024


VẪN CHƯA CÓ LÒNG TIN

Chúa Nhật 12 Thường Niên năm B: Mc 4,35-41

Suy niệm

Bài đọc thứ I của Chúa Nhật hôm nay trích từ sách Gióp, trình bày cho chúng ta biết Thiên Chúa là chủ tể của thiên nhiên, chính Ngài sáng tạo, điều hành và sắp xếp mọi sự trong vũ trụ để đem lại sự sống trên trái đất. Chỉ cần có đôi chút kiến thức về vũ trụ học, chúng ta cũng biết rằng, thiên nhiên đã được vận hành theo một trật tự hài hòa, được điều khiển cách diệu kỳ bởi một Đấng toàn năng, nhờ đó mà loài người mới có thể sinh sống và phát triển dồi dào.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay đã có những tiến triển vượt bực, nhưng thật ra cũng chỉ là khám phá những bí mật của thiên nhiên, và tuân theo những qui luật hiện hành đó, để từ đó làm nên từ những gì mà thiên nhiên đã làm. Những công trình hay sản phẩm đó được gọi là những phát minh hay những sáng chế mới. Thật ra, con người chẳng thể tự làm ra điều gì mới, nếu đã không thấy và không hiểu những gì mà Thiên Chúa đã làm ra nơi thiên nhiên. Ngay lý trí của con người là nguồn phát khởi cho mọi phát minh, cũng đã được Thiên Chúa tạo dựng sẵn cho mỗi người. Cả sự lành hay sự dữ đều nằm trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa.

Một lần nữa, bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta xác định rõ ai thực sự là chủ của thiên nhiên. Thánh Máccô kể: Chiều hôm ấy, Đức Giêsu và các môn đệ đi thuyền vượt biển. Một cơn bão nổi lên. Ban đầu, các môn đệ còn chèo chống và giữ được con thuyền đứng vững trước những gió bão. Đó là tình trạng còn trong tầm kiểm soát. Nhưng khi thấy trận cuồng phong quá lớn, vượt tầm kiểm soát, các ông đã cuống cuồng kêu cứu: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?", và Chúa đã truyền cho sóng gió yên lặng.

Nhưng sau đó Đức Giêsu đã trách các ông: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?" Lèo lái con thuyền đời mình cũng thế. Khi ta còn kiểm soát được những sự việc xảy ra cho đời mình thì ta “bình chân như vại”, và sống rất tự tin. Ta xác định những mục tiêu, ta hoạch định chương trình, ta làm chủ tình thế. Những lúc đó, ta cảm thấy mình làm nên tất cả và không cần gì đến Chúa. Chỉ khi đối diện với những nguy nan, những trận cuồng phong kinh hồn bạt vía, ta mới kinh sợ và kêu cầu Chúa cứu giúp.

Cuộc đời này cũng giống như biển cả mênh mông, có những lúc biển đời êm trôi lặng lẽ, nhưng rồi có những lúc phong ba bão táp với những thất bại, tai ương, bệnh tật, khốn khó, khiến ta hoang mang sợ hãi. Dù vậy, những giông tố cuộc đời xem ra lại cần thiết để nhờ đó ta nhận diện ra con người thật của mình: con người yếu đuối, mong manh, bất lực, dễ bị chao đảo, không đủ khả năng đương đầu với bao thử thách. Biết mình như thế là một ân ban, một cơ may, để ta biết quay về bên Chúa, biết bám níu và trông cậy vào Ngài.

Chúa thấy trước mọi sự xảy ra trong cuộc đời ta, nhưng nhiều khi Ngài lặng yên như không thấy. Xem ra Chúa quá vô tình, hững hờ. Trách Chúa cũng là trách chính bản thân ta, lắm khi chỉ lo sống cho riêng mình mà quá thờ ơ lãnh đạm với Chúa. Chỉ khi nguy ngập mới chạy tới Ngài. Hóa ra, chúng ta chỉ coi Chúa như một dụng cụ. Khi cần thì mới dùng đến, Chúa vẫn chấp nhận như vậy, và âm thầm sống trong ta, chờ đợi ta lên tiếng. Không phải chúng ta lên tiếng rồi Chúa mới nghe, nhưng Ngài đã có dự định, và biết phải làm gì cho chúng ta trong từng biến cố. Chính qua biến cố giông bão mà các môn đệ đặt lại vấn đề con người Đức Giêsu trong cuộc đời họ: “Người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh”.

Cũng vậy, qua mỗi biến cố, Chúa muốn ta khám phá ra sự hiện diện quyền năng và đầy yêu thương của Ngài trong cuộc đời mình. Qua mọi hoàn cảnh, Chúa muốn ta lớn lên trong đức tin và lòng tín thác. Khi gặp nguy biến ta đừng vội cuốn cuồng sợ hãi, nhưng hãy tập nhận ra Chúa ở ngay bên. Khi gặp những tai ác, sự dữ hay những bủa vây giăng mắc trong đời sống Giáo Hội, đừng để mình thất vọng. Kinh nghiệm thấy, đức tin không phải là con đường thẳng để tiến tới dễ dàng, mà nhiều khi rất cam go như một thử thách để thanh luyện.

Cuộc đời Kitô hữu chẳng khác nào cuộc hành trình vượt biển cả để qua tới bến bờ bình yên, nên không thể tránh được phong ba bão táp. Vì thế điều quan trọng là hãy luôn“hướng nhìn về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Ngài đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa” (Dt 12,2).

Cầu nguyện

Lạy Chúa!

Cuộc đời này như biển cả mênh mông,

có những khi đầy sóng gió chập chùng,

với dịch bệnh tai ương và nghèo túng,

biết bao người phải lâm cảnh khốn cùng,

chúng con thấy hoang mang và nao núng,

lại thấy Chúa như xa cách muôn trùng.

Cuộc sống với đau khổ không thể tránh,

bao lần con ưu phiền và than trách,

nhưng thử thách lại là một phương cách,

Chúa muốn dùng thanh luyện cuộc sống con,

qua đau thương để biết sống can trường,

qua sóng gió để kiên cường đi tới.

Thử thách như cơ hội làm triển nở,

giúp cho con khai mở những tiềm năng,

thúc đẩy con khai sáng cuộc đời mình,

theo đúng như chương trình tình yêu Chúa.

Thử thách như thập giá vẫn hằng ngày,

cho con biết kề đôi vai vác lấy,

trong an vui và hy vọng tràn đầy,

vì thấy mình được nên giống Chúa hơn.

Trong thử thách con thấy mình chới với,

nhưng tin rằng Chúa có mặt khắp nơi,

luôn yêu thương và hành động kịp thời,

không để con sa chìm giữa biển khơi.

Thuyền đời con chẳng bao giờ êm ả,

chỉ êm ả khi về tới bến quê,

xin cho con luôn giữ vẹn lời thề,

sống đức tin giữa cuộc đời trần thế.

Luôn an lòng khi đứng trước bão giông,

vì biết Chúa sẽ ra tay hành động,

con cảm tạ và tôn vinh danh Chúa,

trong gian nan thử thách của đời con. Amen.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh ngày Hiền Phụ tại Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary 16/6/2024
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
03:12 19/06/2024
Hình ảnh ngày Hiền Phụ tại Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary 16/6/2024

Do đoàn Liên Minh Thánh Tâm đứng ra tổ chức

Xem hình ảnh:

Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
 
Lễ Bế Giảng Niên Học 2023-2024_Trường Văn Hoá La Vang _GX Đức Mẹ La Vang ,Fresno, California
Magarita Nguyễn Phương Lan
04:39 19/06/2024
Trường Văn Hoá La Vang GX Đức Mẹ La Vang Fresno California Lễ Bế Giảng Niên Học 2023-2024
Xem Hình
 
Thánh Lễ Thêm sức 16-06- 2024. Gx. ĐMLV, Miami
LongK Nguyễn
21:05 19/06/2024
Thánh Lễ Thêm sức 23 em Thiếu nhi do ĐGM Delgado CN 16-06, Gx. ĐMLV, Miami

Xem Hình
 
Văn Hóa
Giảng Sư Giêsu, Môisen Mới
Nguyễn Trung Tây
04:57 19/06/2024
Nguyễn Trung Tây
Góc KINH THÁNH: Giảng Sư Giêsu, Môisen Mới, Matt 5-6


Người đến để hoàn thiện, làm tròn đều bộ luật của một dân tộc.
Bộ luật nhận được từ cuộc hội kiến trên núi giữa Đấng Ta-Là và Môisen, đại diện dân du mục.
Bộ luật cũ xác định,
người công chính được chúc phúc, người họ thơm tho hương hoa; phường gian ác không được như vậy, họ cả đời dân ngu khu đen.
Cũng bộ luật ấy dạy người ta,
yêu thương hàng xóm, ghét bỏ kẻ thù;
đứng nơi công cộng đọc to câu kinh,
tích trữ của cải, bởi kinh nghiệm một thời quá khứ 40 năm sa mạc du mục lương thực thiếu thốn.
Riêng dân ngoại, họ thích dài dòng lời kinh, lê thê lời nguyện. Cũng bởi họ triết lý, lỡ may lời kinh hụt tai ông thần Zeus, bởi ổng đang ngủ gật. Khi đó thần Hermes tỉnh táo, mắt mở to, nghiêng tai lắng nghe lời kinh từ dưới đất thấp bay lên trời cao. Những lời kinh dài dòng văn tự, bởi triết lý lọt sàng xuống nia.

Giờ này, Ngài đến.
Là Môisen mới, Ngài hoàn thiện luật Môisen cũ.

Giờ này cũng từ trên đỉnh núi, Giảng Sư Giêsu dạy dỗ sinh viên tiêu chuẩn sống mới.
Bắt đầu từ Ngài,
người bị xã hội liệt kê vô phúc là người có phúc, bởi họ là con của Đấng Ta-Là.
Người mất răng, mất mắt, chọn lựa thứ tha!
Người ta sẽ không còn nguyền rủa, nhưng cầu nguyện thiết tha cho kẻ đi lùng bắt họ.
Bởi nếu Giêsu hữu chỉ yêu thương người thương yêu họ, phần thưởng nào họ sẽ nhận được từ thái độ kén cá chọn canh?

Bắt đầu từ Ngài,
người ta vô phòng kín cầu nguyện thiết tha với Bố trên trời.
Người ta khi đó đọc lời kinh ngắn, “Bố của chúng con ở trên trời… Xin Bố cho chúng con cơm ngày dùng đủ.”
Bởi đã ăn cơm no đủ sáng, trưa, chiều ngày hôm nay, Giêsu hữu thôi, không còn tích trữ gạo trong lu nữa. Nhưng họ sẽ đi kiếm Cơm Hằng Sống cho đời sống tinh thần. Bởi con người không chỉ mải lo cơm áo gạo tiền cho thể xác, nhưng còn cơm áo gạo tiền cho linh hồn.

Đức Giêsu đấy,
Giảng Sư trên bục giảng, Môisen mới đứng trên núi, giảng dạy sinh viên của vương quốc Giêsu.

Ngài giảng toàn những bản Tin Vui.
Sau khi giảng xong những bài giảng hoàn thiện bộ luật Môisen cũ, Giảng Sư Môisen mới bước xuống bục giảng. Ngài thực hiện ngay những điều Ngài mới rộn ràng rao giảng trên núi.

Một người phong cùi bị quê hương ruồng bỏ, xã hội khinh chê! Trên tay kẻ vô phúc vô thanh cầm chuông reo leng keng, báo cho kẻ hữu phúc hữu thanh tránh xa. Miệng cùi hô to báo hiệu, “Phong hủi! Phong hủi!”
Gặp Giảng Sư Giêsu, phong hủi bật miệng một lời kinh ngắn, "Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa lành con" (Matt 8:2).
Ngài, Giảng Sư trả lời câu hỏi của người sinh viên mới tinh ngay, trả lời rõ ràng, "Tôi muốn. Hãy trở nên lành sạch" (8:3). Và kẻ một thời vô phúc trở nên kẻ tràn đầy phúc lộc thiên đàng!

Đức Giêsu đấy,
Giảng Sư trên bục giảng, Đấng Chữa Lành!

 
VietCatholic TV
Kyiv đánh lớn ở bờ biển Azov: 22 bể dầu trong biển lửa. NATO trao cho Kyiv GMARS lợi hại hơn HIMARS
VietCatholic Media
03:17 19/06/2024


1. Nhà máy lọc dầu biển Azov của Nga chìm trong biển lửa sau cuộc tấn công của máy bay điều khiển từ xa

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Azov Sea Oil Refinery Engulfed in Flames after Drone Strikes—Video”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy 22 bể chứa dầu chìm trong biển lửa sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ở thị trấn Azov thuộc vùng Rostov của Nga vào rạng sáng Thứ Ba, 18 Tháng Sáu.

Vasily Golubev, thống đốc khu vực phía nam Rostov, cho biết trên Telegram rằng một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã gây ra hỏa hoạn rất lớn. Tuy nhiên, như thường lệ, ông cho biết không có thương vong và “không có nguy cơ đám cháy lan sang các cơ sở khác hoặc đe dọa người dân”.

Một số kênh Telegram và Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã đăng tải video về vụ việc. Bộ cho biết các bể nhiên liệu đã bốc cháy và nó đã lan rộng ra, ước tính 5.000 mét khối nhiên liệu đang bị thiêu đốt.

Nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ đoạn phim về vụ việc, cho thấy những đám khói đen khổng lồ bốc lên không trung và lực lượng cứu hỏa đang cố gắng giải quyết ngọn lửa.

“Các máy bay điều khiển từ xa đã tấn công một kho dầu ở thành phố Azov (vùng Rostov, Nga) đêm qua. Các xe bồn chở các sản phẩm dầu mỏ bốc cháy sau cuộc tấn công”, một người viết trên X.

“Rất nhiều người và phương tiện đã được huy động để dập lửa.”

“Thị trấn Azov cách thủ phủ vùng Rostov-on-Don khoảng 40 km về phía tây nam,” Tim White, nhà báo và nhà sản xuất phim tài liệu, viết trên X. “Vụ cháy ở kho dầu quá lớn và được rất nhiều người nhìn thấy, Nga thậm chí còn không cố gắng che giấu điều đó.”

Kyiv thường từ chối nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công trên lãnh thổ Nga. Nhưng bắt đầu từ năm nay, Ukraine đã tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, tấn công vào các nhà máy lọc dầu và trung tâm bằng máy bay điều khiển từ xa như một phần của chiến dịch cản trở việc sản xuất xăng, vốn thúc đẩy nền kinh tế chiến tranh của nhà độc tài Vladimir Putin.

“Các thùng chứa sản phẩm dầu bốc cháy ở Azov do một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa. Theo dữ liệu sơ bộ, không có thương vong”, Golubev nói.

Kênh Baza Telegram, được liên kết với các cơ quan an ninh của Nga, dẫn lời người dân địa phương, đưa tin rằng đã có khoảng 5 vụ nổ trước khi đám cháy bùng phát.

Bộ Quốc phòng Nga không báo cáo về vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ở khu vực Rostov, giáp biên giới Ukraine.

Thị trấn Azov nằm cách Biển Azov khoảng 16 km.

Vụ việc mới nhất xảy ra vài ngày sau khi Golubev cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào nhà máy lọc dầu ở Novoshakhtinsk đã gây ra hỏa hoạn lớn.

Nó đánh dấu cuộc tấn công thứ ba vào nhà máy lọc dầu trong năm nay. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine cũng tấn công cơ sở này vào tháng 3 và tháng 4.

Theo tình báo quân đội Ukraine, ít nhất 20 cuộc tấn công thành công đã được thực hiện nhằm vào các nhà máy lọc dầu của Nga trong cuộc xung đột cho đến nay, nhắm vào một số cơ sở lớn nhất ở nước này. Tờ báo trực tuyến độc lập của Nga The Moscow Times hôm 6 Tháng Sáu đưa tin rằng chỉ trong tháng 5 vừa qua, ít nhất 5 nhà máy lọc dầu của Nga đã bị máy bay điều khiển từ xa tấn công.

Cơ quan tình báo Ngũ Giác Đài hồi tháng trước ước tính rằng ít nhất 14% công suất lọc dầu của Nga đã bị gián đoạn do các cuộc tấn công gần đây.

Các trung tâm dầu mỏ của Nga đã bị Kyiv tấn công thường xuyên kể từ tháng Giêng, nơi vẫn cho rằng họ là mục tiêu hợp pháp và các cuộc tấn công như vậy có thể sẽ tiếp tục.

Olha Stefanishyna, phó thủ tướng Ukraine, hồi tháng 3 cho biết các nhà máy lọc dầu của Nga là mục tiêu quân sự hợp pháp trong cuộc chiến.

2. Ukraine tố cáo trước thế giới một tội ác kinh hoàng của binh lính Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Says Russia Ordered Troops To Behead Captured Soldiers”, nghĩa là “Ukraine tố cáo Nga ra lệnh chặt đầu binh sĩ bị bắt”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Công tố viên trưởng Ukraine tuyên bố đã tìm ra “bằng chứng kinh hoàng” cho thấy lính Nga đã chặt đầu tù nhân chiến tranh Ukraine ở khu vực phía đông đất nước.

Trong cáo buộc mới nhất, Ukraine cho biết họ sẽ mở một cuộc điều tra nhằm bổ sung vào danh sách rộng rãi các tội ác chiến tranh của Nga kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào năm 2022.

Theo hãng thông tấn Suspilne của Ukraine đưa tin hôm Thứ Tư, 19 Tháng Sáu, Tổng công tố Ukraine đã cáo buộc các tướng lĩnh Nga ra lệnh cho quân đội hành quyết các tù nhân chiến tranh ở khu vực Donetsk bị Nga tạm chiếm.

Andrey Kostin, người giữ chức Tổng công tố từ tháng 7 năm 2022, đã báo cáo trước Quốc Hội Ukraine điều mà ông gọi là: “bằng chứng kinh hoàng về chính sách tội phạm của Nga nhằm tiêu diệt người Ukraine”.

“Chúng tôi đã nhận được thông tin rằng các chỉ huy Nga đã ra lệnh không bắt binh sĩ Ukraine làm tù binh mà giết họ một cách tàn ác vô nhân đạo - bằng cách chặt đầu. Việc chặt đầu một người lính bảo vệ Ukraine đã được ghi lại ở khu vực Donetsk”, Kostin khẳng định.

Văn phòng Tổng công tố cho biết vấn đề được đưa ra ánh sáng “trong quá trình trinh sát trên không tại một trong những vị trí chiến đấu ở khu vực Donetsk”.

“Quân đội Ukraine đã tìm thấy một chiếc xe thiết giáp bị hư hỏng của Lực lượng Phòng vệ Ukraine. Cắm trên đầu xe là đầu bị cắt rời của một người lính Ukraine.”

Cơ quan An ninh Ukraine đã tiến hành một cuộc điều tra trước khi xét xử để xác định đầy đủ các tình tiết của vụ việc và xác định các quân nhân Nga cụ thể có liên quan.

Bất kỳ sự ngược đãi nào đối với tù nhân chiến tranh - kể cả các vụ hành quyết tập thể được cáo buộc ở đây - đều cấu thành tội ác chiến tranh theo Công ước Geneva thứ ba, và cáo buộc này chỉ là cáo buộc mới nhất trong một loạt cáo buộc tương tự mà Ukraine đưa ra chống lại đối phương của mình.

Ukraine đã cáo buộc Nga vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào tháng 2 năm 2022, bao gồm cả việc tra tấn và tấn công tình dục công dân Ukraine cũng như cố tình nhắm vào dân thường trong chiến đấu.

Vào tháng 3 năm 2023, Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ nhà độc tài Vladimir Putin và Maria Alekseyevna Lvova-Belova, ủy viên quốc gia về quyền trẻ em, với cáo buộc bắt cóc trái pháp luật trẻ em từ các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine sang Liên bang Nga.

Vào tháng 10, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy các lực lượng Nga đã tham gia vào các cuộc tấn công “bừa bãi” ở Ukraine bằng cách sử dụng vũ khí nổ, dẫn đến thương vong cho dân thường Ukraine cũng như phá hủy các vật thể dân sự.

Cuộc điều tra của Ủy ban Điều tra Quốc tế Độc lập về Ukraine cũng xác nhận những phát hiện trước đó rằng chính quyền Nga đã “sử dụng tra tấn một cách rộng rãi và có hệ thống tại nhiều loại cơ sở giam giữ mà họ duy trì”.

3. NATO nên linh hoạt cơ bắp hạt nhân của mình, Stoltenberg nói

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO should flex its nuclear muscles, Stoltenberg says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

NATO đang xem xét triển khai thêm vũ khí hạt nhân trước các mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn, lãnh đạo liên minh quốc phòng cho biết.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Telegraph hôm Chúa Nhật rằng điều quan trọng là NATO “truyền đạt thông điệp trực tiếp rằng chúng tôi tất nhiên là một liên minh hạt nhân” bằng cách lấy thêm đầu đạn của mình ra khỏi kho.

“ Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết hoạt động về số lượng đầu đạn hạt nhân sẽ hoạt động và đầu đạn nào nên được cất giữ, nhưng chúng ta cần tham khảo ý kiến về những vấn đề này”. “Đó chính xác là những gì chúng tôi đang làm,” ông nói thêm.

Trong số 32 quốc gia thành viên của liên minh, ba nước – Mỹ, Pháp và Anh – có vũ khí hạt nhân. Bỉ, Đức, Ý, Hòa Lan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ trên đất của họ.

Mỹ cho biết họ có 1.419 đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai trong kho vũ khí của mình vào tháng 3 năm 2023. Nga quyết định không công bố số liệu của riêng mình cho năm 2023, nhưng cho biết họ có 1.549 đầu đạn vào năm 2022. Tổng cộng, hai nước chiếm khoảng 90% tổng sản lượng hạt nhân của thế giới.

Mặc dù mục tiêu của NATO là không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng “một thế giới mà Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân còn NATO thì không, là một thế giới nguy hiểm hơn”, ông Stoltenberg nói.

Mạc Tư Khoa chỉ trích những bình luận của Stoltenberg, trong khi phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov coi chúng là “không có gì khác ngoài sự leo thang”. Putin không bao giờ nói về vũ khí hạt nhân “theo sáng kiến của riêng ông vì ông rất coi trọng vấn đề này”, Peskov nói thêm.

Mạc Tư Khoa đã tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân chung vào tuần trước với Belarus, nơi nước này bắt đầu cất giữ một số đầu đạn hạt nhân vào năm 2023 trong một động thái được nhiều người hiểu là cảnh báo phương Tây không can thiệp vào cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra của nước này.

Stoltenberg cũng đưa ra cảnh báo về chương trình hạt nhân đang phát triển của Trung Quốc, cảnh báo rằng chẳng bao lâu nữa, “NATO có thể phải đối mặt với điều mà họ chưa từng phải đối mặt trước đây, đó là hai đối thủ tiềm tàng về năng lượng hạt nhân – Trung Quốc và Nga”.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, một cơ quan cố vấn của Thụy Điển, hôm Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, cho biết Trung Quốc có khoảng 500 đầu đạn và có thể lần đầu tiên đã triển khai một số lượng nhỏ trong số đó.

4. Mạc Tư Khoa xác nhận máy bay A-50 bị Ukraine bắn rơi

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Moscow confirms A-50 aircraft was shot down by Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ủy ban điều tra Liên bang Nga xác nhận rằng Không quân Ukraine đã bắn hạ một máy bay điều khiển và cảnh báo sớm A-50 hiếm hoi của Nga trên Biển Azov hồi tháng 2, khiến 10 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Cơ quan tình báo quân sự Ukraine cùng với Không quân đã bắn rơi chiếc máy bay này vào ngày 23 Tháng Hai/2024 khiến 10 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Cơ quan này tuyên bố rằng vụ bắn hạ là “một đòn nghiêm trọng khác” đối với khả năng quân sự của Nga. Bộ Quốc phòng Nga lúc đó chưa bình luận về thông tin này.

Trong một diễn biến khôi hài, hôm Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, đã ra lệnh bắt vắng mặt chỉ huy lữ đoàn hỏa tiễn phòng không Ukraine đã tiêu diệt chiếc A-50.

A-50 cung cấp một số chức năng quan trọng cho cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, như phát hiện các hệ thống phòng không, hỏa tiễn dẫn đường và điều phối mục tiêu cho chiến đấu cơ Nga. Nga sở hữu chưa tới 10 chiếc máy bay loại này. Máy bay A-50 có giá ước tính khoảng 350 triệu Mỹ Kim.

Vụ máy bay phản lực bị phá hủy là vụ mới nhất trong số vụ máy bay Nga bị bắn rơi gần đây gia tăng. Đầu tháng này, lực lượng Ukraine đã bắn hạ một chiến đấu cơ Su-25 của Nga ở khu vực Pokrovsk. Su-25 do Liên Xô thiết kế, được NATO đặt biệt danh là “Frogfoot”, là máy bay tấn công mặt đất được bọc thép hạng nặng, cung cấp hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất của Nga.

Ukraine trước đó đã bắn rơi một máy bay A-50 của Nga trên Biển Azov vào ngày 14 Tháng Giêng. Một trung tâm điều khiển trên không Il-22 cũng được cho là đã bị hư hỏng không thể sửa chữa trong hoạt động tương tự.

Đầu tháng này, lực lượng Ukraine đã bắn hạ một chiến đấu cơ Su-25 của Nga ở khu vực Pokrovsk.

Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, tổng thiệt hại của Nga trong cuộc chiến tổng lực lên tới khoảng 685 máy bay - 359 máy bay và 326 máy bay trực thăng.

5. Bước đường cùng, Putin cách chức một loạt 4 thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nga, bổ nhiệm người bà con thay thế

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin appoints relative to defense ministry post in yet another shake-up”, nghĩa là “Putin bổ nhiệm người có liên quan vào chức vụ Bộ Quốc phòng trong một cuộc cải tổ khác”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Putin vừa sa thải 4 Thứ trưởng Quốc phòng và bổ nhiệm một người họ hàng vào lấp chỗ trống trong đợt cải tổ mới nhất của Bộ này.

Theo sắc lệnh của Điện Cẩm Linh, Nikolai Pankov, Ruslan Tsalikov, Tatiana Shevtsova và Pavel Popov đều mất việc.

Anna Tsivilyova, con gái của người anh họ quá cố của Putin, sẽ đảm nhận một trong những vị trí còn trống và sẽ chịu trách nhiệm cải thiện hỗ trợ xã hội và nhà ở cho quân nhân.

Bà là chủ tịch công ty khai thác than của Nga, CTCP Kolmar Group và bị chính phủ Anh trừng phạt vào năm 2022.

Tsivilyova kết hôn với Sergei Tsivilyov, Bộ trưởng năng lượng Nga.

Những thay đổi này là động thái mới nhất làm chấn động Bộ Quốc phòng Nga và được tờ Moscow Times mô tả là bước đường cùng của Putin. Tờ báo cảnh giác rằng nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi, Putin không cần phải cách chức cùng một lúc hàng loạt thứ trưởng như thế.

Putin tháng trước đã chính thức bổ nhiệm Andrei Belousov làm bộ trưởng quốc phòng mới của đất nước, thay thế Sergei Shoigu lâu năm trong một cuộc cải tổ bất ngờ bộ máy an ninh và quốc phòng Nga.

Shoigu đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì thành tích kém cỏi của quân đội Nga ở Ukraine. Andrei Belousov cũng là một đối tượng đang bị các blogger quân sự Nga chỉ trích mạnh mẽ. Ông ta không có chút kinh nghiệm quân sự và tỏ ra lúng túng, dẫn đến hàng loạt các thất bại trên chiến trường.

Và vào tháng 4, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Timur Ivanov đã bị bắt giữ vì nghi ngờ nhận hối lộ. Ivanov, quan chức hàng đầu của Nga phụ trách xây dựng các cơ sở quân sự của đất nước, đã bị bắt giữ và vẫn ở tù kể từ đó.

Ủy ban Điều tra Nga lưu ý rằng cuộc điều tra đang diễn ra và không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về các cáo buộc.

Vào ngày 13 tháng 5, một ngày sau khi Shoigu được chuyển từ Bộ Quốc phòng sang Hội đồng An ninh, một quan chức quốc phòng hàng đầu khác đã bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ.

Yury Kuznetsov, người giám sát nhân sự của Bộ, đã bị bắt vì bị cáo buộc nhận hối lộ với số tiền là 30 triệu rúp hay 335.000 Mỹ Kim.

Thiếu tướng Ivan Popov, cựu tư lệnh Quân đoàn 58, bị bắt ngày 21 Tháng Năm vì tội tham nhũng và Cục trưởng Cục Truyền thông Bộ Quốc phòng Vadim Shamarin bị bắt ngay tại văn phòng ngày 23 Tháng Năm.

6. Tổng thống Zelenskiy nói về các cuộc tấn công ở Nga: 'Nó hoạt động, đúng như chúng tôi mong đợi'

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelensky on strikes inside Russia: 'It works, just as we expected'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ca ngợi sự thành công của các cuộc tấn công bên trong nước Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp, nói rằng khả năng tấn công “các vị trí và bệ phóng của những kẻ khủng bố Nga gần biên giới… thực sự quan trọng”.

“Nó hoạt động. Đúng như chúng tôi mong đợi,” ông đưa ra lập trường trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào hàng ngày hôm Thứ Ba, 18 Tháng Sáu.

Tháng 5 vừa qua, Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng bệ phóng hỏa tiễn đa nòng HIMARS, hỏa tiễn GMLRS và pháo binh đánh vào lãnh thổ Nga gần các tỉnh Kharkiv và Sumy.

Tổng thống Zelenskiy nói: “Chúng tôi thấy cam kết của thế giới mở ra những triển vọng mới như thế nào để khôi phục an ninh của chúng tôi”.

Tuy nhiên, Washington vẫn cấm Ukraine sử dụng ATACMS và các loại vũ khí tầm xa khác do Mỹ cung cấp để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga.

Tổng thống Zelenskiy hôm 2 Tháng Sáu cho rằng Mỹ cũng nên dỡ bỏ lệnh cấm tấn công tầm xa để bảo vệ tính mạng, cho rằng các phi trường nằm sâu trong lãnh thổ Nga được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công vào Ukraine.

Phát biểu vài ngày sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với ABC News rằng Washington không ủy quyền cho Kyiv thực hiện các cuộc tấn công tầm xa bằng vũ khí do Mỹ cung cấp vào các địa điểm xa biên giới với Ukraine, chẳng hạn như Mạc Tư Khoa.

7. Bệ phóng hỏa tiễn mới của NATO so sánh với HIMARS của Ukraine như thế nào

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “How New NATO Rocket Launcher Compares to Ukraine's HIMARS”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Sự hợp tác quốc phòng Mỹ-Đức giữa Lockheed Martin và Rheinmetall đã mang lại Hệ thống hỏa tiễn pháo binh di động toàn cầu, gọi tắt là GMARS, một hệ thống pháo binh hỏa tiễn được thiết kế để tăng cường đáng kể hỏa lực của NATO.

Loại vũ khí tiên tiến này nhằm mục đích bổ sung cho Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, vốn đã trở thành tài sản quan trọng trong kho vũ khí của Ukraine vào mùa hè năm 2022, sau cuộc xâm lược ban đầu của Nga.

HIMARS do Mỹ sản xuất đã rất quan trọng đối với Kyiv kể từ đó. Mỹ đã cung cấp ít nhất 39 hệ thống HIMARS cho Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Mỗi chiếc có thể phóng một loạt sáu hỏa tiễn, tấn công các mục tiêu cách xa khoảng 50 dặm hay 80 km, tiếp cận hiệu quả các đội hình quân đội, trung tâm chỉ huy và các điểm hậu cần của Nga.

GMARS đại diện cho sự phát triển từ HIMARS, có khung gầm HX 8x8 lớn hơn chứa hai bệ hỏa tiễn, nhờ đó tăng gấp đôi hỏa lực có sẵn trong một nhiệm vụ. Sự khác biệt chính giữa hai hệ thống nằm ở cấu hình bệ phóng của chúng.

Khả năng “bắn và chuồn lẹ” của GMARS là một cải tiến quan trọng, cho phép tái định vị nhanh chóng sau khi bắn để tránh các biện pháp đối phó, trái ngược với cấu hình một bệ phóng nhỏ hơn của HIMARS.

Cả hai hệ thống đều nhấn mạnh đến tính cơ động, sử dụng nền tảng có bánh xe để triển khai chiến trường nhanh chóng. Cần cẩu tích hợp của GMARS cũng loại bỏ nhu cầu về các phương tiện hỗ trợ bổ sung, nâng cao khả năng sẵn sàng vận hành.

GMARS cũng vượt qua HIMARS về thông số kỹ thuật, tự hào với phạm vi hoạt động lên tới 700 km và tốc độ tối đa 100 cây số một giờ, so với phạm vi hoạt động của HIMARS là 300 km và tốc độ cao nhất là 85 cây số một giờ.

GMARS cũng cải thiện khả năng bố trí nhanh chóng, tạo điều kiện cho việc nạp đạn nhanh chóng và an toàn. Được thiết kế để hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, GMARS hứa hẹn độ chính xác đáng tin cậy và chính xác ở tầm xa, giúp phân biệt nó với phiên bản tiền nhiệm.

Thiết kế của hệ thống cho phép di chuyển không hạn chế trên các tuyến đường bộ và hỏa xa tiêu chuẩn. GMARS hoạt động với một nhóm tối thiểu các binh sĩ điều hành và cung cấp khả năng bảo vệ cabin tùy chọn, duy trì kích thước nhỏ gọn mà không cần chân chống, do đó duy trì được khả năng di chuyển cũng như lợi thế “bắn và chạy”.

GMARS giống với HIMARS hơn khi nói đến đạn dược và hậu cần, bảo đảm tích hợp liền mạch với cơ sở hạ tầng hiện có của NATO. Khả năng tương thích của nó với Dòng đạn MLRS (MFOM) giúp nâng cao tầm bắn và độ chính xác, củng cố tầm quan trọng chiến lược của nó.

Tại buổi giới thiệu hệ thống tại Eurosatory 2024, một sự kiện an ninh và quốc phòng lớn của Âu Châu, Chủ tịch Rheinmetall Armin Papperger cho biết công ty đang thảo luận với “bốn hoặc năm khách hàng Âu Châu tiềm năng” về GMARS, mặc dù các quốc gia cụ thể không được tiết lộ.

Gần đây, Đức tuyên bố mua 3 HIMARS mới từ Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga. Ngũ Giác Đài đã xác nhận việc cung cấp thêm 40 HIMARS và đạn dược liên quan như một phần của gói viện trợ trị giá 400 triệu Mỹ Kim.

8. Pháp cực hữu rút lại tuyên ngôn bao gồm các kế hoạch gây tranh cãi liên quan đến Nga, và NATO

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “French far right pulls manifesto that included controversial Russia, NATO plans”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Khi đồng hồ đếm ngược cho thấy cuộc bầu cử sẽ nhanh chóng diễn ra ở Pháp, đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia đang chao đảo trong chương trình nghị sự quốc phòng thân thiện với Nga.

Đảng cực hữu đã lặng lẽ xóa một phần đề xuất chính sách quốc phòng khỏi trang web của mình, xóa các phần đề xuất làm sâu sắc thêm mối quan hệ ngoại giao với Nga, tạm dừng các dự án hợp tác với Đức và rút khỏi bộ chỉ huy quân sự tích hợp của NATO.

Với việc Đảng Tập Hợp Quốc Gia có vẻ sẽ đạt được những lợi ích đáng kể trong quốc hội, mở ra cơ hội gia nhập chính phủ, đảng này đang tìm cách củng cố uy tín của mình trên trường quốc tế trước khi cử tri Pháp tham gia các cuộc bầu cử vào ngày 30 tháng 6 và ngày 7 tháng 7.

Các đề xuất bị xóa được đưa ra từ cuộc tranh cử tổng thống của Marine Le Pen vào năm 2022, trong đó đảng của bà đã phát hành 17 tập sách nhỏ chuyên đề nêu rõ các đề xuất của mình trên tất cả các lĩnh vực chính sách. Trong khi 16 cuốn sách nhỏ vẫn còn trực tuyến, cuốn sách nhỏ bào chữa cho các chính sách thân Nga và bài NATO đã bị xóa khỏi trang web một thời gian sau ngày 11 tháng 6. Bạn vẫn có thể tìm thấy nó trực tuyến tại một trang không còn được liên kết đến trên trang web của đảng.

Trong bản tuyên ngôn, Đảng Tập hợp Quốc gia đã ủng hộ việc giữ khoảng cách với Washington trong khi cố gắng giao tiếp với Mạc Tư Khoa. Lưu ý rằng Washington “không phải lúc nào cũng hành xử như một đồng minh của Pháp”, chương trình của Le Pen vào năm 2022 đề xuất tìm kiếm “một liên minh với Nga trong một số vấn đề nhất định”, chẳng hạn như an ninh Âu Châu hoặc chống khủng bố.

Tài liệu bị rút cũng nói rằng Pháp nên “ngay lập tức” rời khỏi bộ chỉ huy quân sự tổng hợp của NATO.

Tài liệu bị xóa cũng đề xuất “chấm dứt” các dự án hợp tác với Đức trong lĩnh vực quân sự, do “có sự khác biệt sâu sắc về mặt học thuyết, hoạt động và công nghiệp với Berlin”. Chúng bao gồm các kế hoạch cùng phát triển xe tăng chiến đấu thế hệ tiếp theo và chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo.

Trong những tháng gần đây, đảng Tập Hợp Quốc Gia đã giảm bớt một số quan điểm gây tranh cãi nhất.

Vào tháng 3, các nhà lập pháp của đảng Tập Hợp Quốc Gia đã bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu về viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi các nghị sĩ thuộc đảng cánh tả France Unbowed đã bỏ phiếu chống. Cùng tháng đó, ngôi sao đang lên và chủ tịch của đảng Tập Hợp Quốc Gia, Jordan Bardella, nói với POLITICO rằng Pháp nên đợi cho đến khi chiến tranh ở Ukraine kết thúc trước khi rời khỏi quyền chỉ huy tổng hợp của liên minh quân sự. Bardella dự kiến sẽ trở thành thủ tướng nếu Đảng Tập hợp Quốc gia giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội.

Trong chương trình bầu cử Âu Châu năm 2024, đảng này đã không nhắc lại những đề xuất đó. Thay vào đó, họ nói rằng “Nga đã vi phạm luật pháp quốc tế và kích động việc sửa đổi trật tự quốc tế”.

Trong những ngày gần đây, đảng Tập Hợp Quốc Gia cũng đã lùi lại một số đề xuất kinh tế tốn kém nhất của mình, vì viễn cảnh phe cực hữu nắm quyền đang khiến thị trường lo sợ.

Được POLITICO liên hệ, phát ngôn nhân của đảng Tập Hợp Quốc Gia cho biết Bardella sẽ phác thảo chương trình của mình, bao gồm cả chương trình quốc phòng, trong những ngày tới.

9. Xe tăng 'Frankenstein' mới của Ukraine để chống lại máy bay điều khiển từ xa của Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “New Ukraine 'Frankenstein' Tank to Combat Russian Drones”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine chuẩn bị nhận xe tăng phòng không “Frankenstein” mới, được thiết kế để bắn hạ máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga bằng cách kết hợp các khả năng đã được chứng minh của khung gầm xe tăng thời Chiến tranh Lạnh với hệ thống phòng không tiên tiến.

Công ty quốc phòng Đức Rheinmetall đã công bố thiết kế mới trong tuần này. Công ty có kế hoạch lắp tháp pháo Skyranger, được trang bị pháo tự động 35 ly mạnh mẽ, lên khung gầm Leopard 1.

Bjorn Bernhard, nhà lãnh đạo hệ thống trên bộ tại Rheinmetall cho biết: “Nhiều xe tăng Leopard 1 vẫn còn sẵn có”, đồng thời gợi ý rằng có thể có nhiều xe tăng “Frankenstein” hơn đang được sản xuất.

Mặc dù Leopard 1 thời Chiến tranh Lạnh không còn được Đức sử dụng nhưng số lượng đáng kể vẫn được cất giữ. Quân đội Ukraine đã nhận được gần 100 chiếc Leopard và tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ bổ sung để chống lại Nga và các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của nước này nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng trong những tháng gần đây.

Được phát triển vào những năm 1960, Leopard 1 nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn cho nhiều quân đội Âu Châu trong Chiến tranh Lạnh, đóng vai trò là xe tăng chiến đấu chủ lực ở hơn một chục quốc gia trên toàn thế giới. Ưu tiên tính cơ động và hỏa lực, động cơ mạnh mẽ của nó đẩy chiếc xe tăng nặng 42 tấn đạt tốc độ vượt quá 64 km một giờ, theo kịp đà tiến quân của bộ binh.

Khung gầm đã được thử nghiệm tốt tự hào có khả năng vượt địa hình đáng kể, khiến nó trở nên lý tưởng trên địa hình khắc nghiệt ở miền đông Ukraine. Cấu hình thấp của Leopard cũng mang lại khả năng bảo vệ nhất định trước hỏa lực của đối phương.

Trong khi Leopard cung cấp nền tảng thì cơ bắp thực sự lại đến từ hệ thống Skyranger. Tháp pháo tiên tiến này có radar tinh vi với tầm nhìn 360 độ hoàn chỉnh, cho phép lực lượng Ukraine phát hiện và theo dõi chính xác các mối đe dọa đang đến.

Skyranger cũng có một cú đấm. Pháo tự động 35ly của nó có thể tiêu diệt hiệu quả các máy bay điều khiển từ xa đang lao tới trước khi chúng có thể gây sát thương. Hệ thống này cũng có thể được trang bị các bệ phóng hỏa tiễn phòng không, cung cấp thêm một lớp phòng thủ chống lại các mối đe dọa trên không phức tạp hơn.

Theo Rheinmetall, sự kết hợp này cho phép Ukraine nhanh chóng triển khai một hệ thống hiệu quả cao chống lại các đàn máy bay điều khiển từ xa của Nga đang phá hoại cơ sở hạ tầng của họ. Thông báo này trùng với thời điểm khai trương xưởng Rheinmetall mới ở miền Tây Ukraine.

Bernhard nói với Bild: “Chúng tôi đang lên kế hoạch dài hạn ở Ukraine. “Chúng tôi không chỉ cung cấp thiết bị và sau đó rút quân – chúng tôi đang chứng tỏ rằng chúng tôi sẽ ở đó lâu dài và hỗ trợ Ukraine.”

Cơ sở mới của Rheinmetall nhằm mục đích sửa chữa những chiếc xe tăng do Đức sản xuất bị hư hỏng ở tiền tuyến, giảm đáng kể thời gian ngừng hoạt động và đưa chúng hoạt động trở lại chiến trường nhanh hơn.

Công ty quốc phòng nổi tiếng với loại vũ khí cải tiến này cũng đã sửa đổi thành công các phương tiện phòng không thời Liên Xô để bắn hỏa tiễn của phương Tây, tạo ra “FrankenSAM” đã được chứng minh là có hiệu quả trước các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.

Là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Kyiv, Ukraine tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ bổ sung để chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga vào cơ sở hạ tầng quan trọng. Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đạt được thỏa thuận an ninh 10 năm với Mỹ, hứa hẹn cung cấp cho Kyiv hỗ trợ quân sự lâu dài.

10. Tổng thống Chí Lợi cam kết hỗ trợ nỗ lực hòa bình Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh Thụy Sĩ

Tổng thống Chí Lợi Gabriel Boric cam kết tiếp tục hỗ trợ “tiến trình đạt được hòa bình ở Ukraine và ngăn chặn các xung đột khác” đồng thời kêu gọi đàm phán Kyiv-Mạc Tư Khoa trong phát biểu ngày 16 Tháng Sáu tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu ở Thụy Sĩ.

Chí Lợi là một trong 80 quốc gia đã ký thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh, trong đó kêu gọi ngăn chặn việc Nga xâm lược Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, thả tất cả tù nhân chiến tranh và trả lại tất cả trẻ em Ukraine bị trục xuất, cùng nhiều điều khác.

Boric đã đưa ra tuyên bố của mình cùng với những nhà lãnh đạo Thụy Sĩ, Liên Hiệp Âu Châu, Ukraine, Canada và Ghana vào ngày thứ hai của sự kiện, quy tụ đại diện của khoảng 100 quốc gia và tổ chức để thảo luận về một giải pháp khả thi hướng tới hòa bình ở Ukraine.

Boric nói: “Hội nghị thượng đỉnh này không phải về NATO, không phải về các ý tưởng chính trị cánh hữu hay cánh tả, không phải về các quốc gia phía bắc hay phía nam, mà là về sự tôn trọng luật pháp quốc tế và nhân quyền, đó là những nguyên tắc cơ bản của việc chung sống cùng nhau”.

“Điều này có thể áp dụng ở Ukraine, ở Gaza và trong bất kỳ cuộc xung đột nào khác trên thế giới.”

Trong những tháng gần đây, Kyiv đã tăng cường nỗ lực để giành được nhiều sự ủng hộ hơn từ các quốc gia được gọi là Nam bán cầu trong bối cảnh tranh cãi xung quanh cuộc chiến Israel-Hamas và chống lại các chiến dịch thông tin sai lệch của Nga.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Điện Cẩm Linh đã làm việc với các công ty truyền thông “để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Ukraine” ở Á Căn Đình, Bolivia, Chile, Colombia, Cuba, Mexico, Venezuela, Brazil, Peru và các nước Mỹ Latinh khác.

Trong tuyên bố ngày 16 Tháng Sáu, tổng thống Chí Lợi cũng kêu gọi thực hiện “các hành động khẩn cấp” để bảo vệ thường dân Ukraine, bao gồm cả trẻ em, hàng ngàn người trong số này đã bị Nga bắt cóc.

Boric nói thêm: “Chúng tôi mong muốn Nga và Ukraine sớm tham gia đối thoại về sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, luật pháp quốc tế và cam kết chắc chắn về nhân quyền như một tiêu chuẩn cơ bản”.

Trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ là công thức hòa bình của Ukraine, một kế hoạch 10 điểm kêu gọi rút hoàn toàn quân đội Nga khỏi lãnh thổ Ukraine. Điện Cẩm Linh đã bác bỏ đề xuất này và Putin nói rằng Mạc Tư Khoa sẽ chỉ tham gia đàm phán nếu Ukraine rút lực lượng khỏi các khu vực bị Nga tạm chiếm.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong hội nghị thượng đỉnh rằng Ukraine có kế hoạch mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu lần thứ hai, sau khi hình thành kế hoạch hành động với những người tham gia khác.
 
Ukraine tấn công Nga dữ dội bằng hỏa tiễn Neptune tự chế, 3 kho dầu chìm trong biển lửa. Vấn đề F-16
VietCatholic Media
17:48 19/06/2024


1. Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng hỏa tiễn Neptune tự sản xuất

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Strikes Russian Territory With Homegrown Neptune Missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Theo các báo cáo, lực lượng Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn Neptune được phát triển trong nước như một phần của các cuộc tấn công vào hai khu vực của Nga ở phía đông Ukraine vào rạng sáng Thứ Tư, 19 Tháng Sáu. Kyiv vẫn bị ràng buộc bởi các hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ chống lại lãnh thổ Nga.

Ukraine đã nhắm vào các kho dầu ở khu vực Rostov của Nga, giáp đất liền Ukraine và khu vực Krasnodar. Hai khu vực này được nối với nhau bằng một cây cầu quan trọng nối với Crimea, nơi Nga sáp nhập từ Ukraine một thập niên trước.

Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW cho biết hôm Thứ Tư, 19 Tháng Sáu, rằng lực lượng của Kyiv đã sử dụng hỏa tiễn Neptune tự sản xuất để “tấn công các mục tiêu trên mặt đất ở Nga lần thứ hai”

Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ một hỏa tiễn dẫn đường Neptune cùng với 24 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine nhưng không bình luận gì thêm về các tổn thất kinh hoàng vào rạng sáng Thứ Tư, 19 Tháng Sáu.

Hãng tin độc lập Astra của Nga đưa tin 2 cơ sở lọc dầu ở thị trấn Azov, phía tây nam thành phố Rostov-on-Don và gần Biển Azov, đã bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công. Theo nguồn tin này, một máy bay điều khiển từ xa đã đâm vào một nhà máy lọc dầu, gây ra hỏa hoạn tại một kho chứa. Astra cho biết thêm, tại cơ sở thứ hai, một chiếc xe chở dầu không có người điều khiển đã bị tấn công.

Vasily Golubev, thống đốc khu vực Rostov, cho biết một số lượng chưa thể xác định các bể dầu đã bốc cháy sau các tiếng nổ rất lớn. Trước đó, vào hôm Thứ Ba, 18 Tháng Sáu, 22 bể dầu đã bị chìm trong ngọn lửa.

Sáng Thứ Tư, 19 Tháng Sáu, Veniamin Kondratev, Thống đốc khu vực Krasnodar của Nga, cho biết Ukraine đã tấn công một kho dầu ở thị trấn Chushka ở Krasnodar. Trong một tuyên bố được đưa ra vào sáng Thứ Tư, Astra cho biết hỏa tiễn Neptune của Ukraine đã được dùng để tấn công kho dầu này.

Neptune được phát triển như một hỏa tiễn chống hạm, được cho là đã tiêu diệt soái hạm Moskva ở Hắc Hải của Nga trong một đòn giáng mạnh vào hạm đội hải quân Mạc Tư Khoa chỉ vài tuần sau cuộc chiến toàn diện.

Vào cuối tháng 5, Ukraine cho biết họ đã sử dụng hỏa tiễn Neptune để tấn công một kho dầu của Nga tại cảng Kavkaz thuộc vùng Krasnodar của Nga, phía đông Bán đảo Crimea sáp nhập.

Andriy Ryzhenko, một thuyền trưởng hải quân Ukraine đã nghỉ hưu, nói với truyền thông Ukraine vào thời điểm đó rằng đây có thể là lần đầu tiên Kyiv sử dụng hỏa tiễn không phải chống lại tàu mà chống lại các mục tiêu ven biển.

Kyiv trước đây đã hé lộ về việc phát triển phiên bản tấn công mặt đất của Neptune, đặc biệt sau cuộc tấn công vào các hệ thống phòng không của Nga ở Crimea năm ngoái. ISW cho biết Ukraine đã cải tiến hỏa tiễn chống hạm trong hai năm qua, “trong thời gian đó lực lượng Nga ở Nga được hưởng sự bảo vệ trước các loại vũ khí do phương Tây cung cấp vì Hoa Kỳ cấm Ukraine sử dụng chúng trên lãnh thổ Nga”.

Vào tháng 9 năm 2023, Ian Williams, hiện là cựu phó giám đốc Dự án Phòng thủ Hỏa tiễn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói rằng hỏa tiễn chống hạm hiện đại—được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt tàu bọc thép trên biển—không phải là công cụ tốt nhất cho các nhiệm vụ tấn công trên bộ.

“ Nhưng Ukraine đang phải đối mặt với sự thiếu hụt thực sự về hệ thống tấn công sâu”. Ông cho biết Kyiv đã chuyển sang sử dụng những hỏa tiễn này vì nước này không có quyền dùng Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội Mỹ, gọi tắt là ATACMS, hoặc hỏa tiễn hành trình tầm xa Taurus do Đức sản xuất. Cho đến nay, Đức vẫn chưa đồng ý gửi các loại vũ khí rất giống với hỏa tiễn SCALP và Storm Shadow do Anh và Pháp tài trợ.

Mỹ đã gửi nhiều đợt ATACMS tới Ukraine nhưng vẫn giữ nguyên ranh giới vững chắc. Ukraine có thể sử dụng vũ khí tầm ngắn do Mỹ cung cấp để chống lại cuộc tấn công của Nga vào khu vực Kharkiv phía đông bắc nước này, nhưng không thể sử dụng ATACMS để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

ISW cho biết hỏa tiễn Neptune đã tấn công vào “các khu vực trên lãnh thổ Nga nằm trong tầm bắn của ATACMS do Mỹ cung cấp”

ATACMS có tầm hoạt động dưới 200 dặm hay 320 km. ISW cho biết thêm, những thị trấn như Chushka và cảng Kavkaz nằm trong tầm với của ATACMS, cách tiền tuyến trên đất liền Ukraine khoảng 255 dặm hay 410 km.

2. Báo cáo cho biết các chiến đấu cơ hiện hộ tống máy bay của Putin trên các chuyến du lịch ở Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Fighter Jets Now Escort Putin's Plane on Russia Travels: Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo một trang điều tra độc lập của Nga, các chiến đấu cơ của Nga hiện đang hộ tống nhà độc tài Vladimir Putin trong các chuyến công du trong nước của ông.

Nhà lãnh đạo Nga đã được hộ tống tới Yakutsk, một thành phố cảng và thủ đô của Sakha ở phía đông Siberia bởi ít nhất một chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-30SM hôm thứ Ba, cơ quan truyền thông độc lập của Nga Agentstvo đưa tin.

Nó đánh dấu trường hợp đầu tiên được xác nhận bằng hình ảnh kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine về việc Putin đi đến các khu vực của Nga được hộ tống bởi máy bay quân sự, hãng tin này cho biết, đồng thời lưu ý rằng các chiến đấu cơ trước đây chỉ tháp tùng tổng thống trong các chuyến công du nước ngoài.

Diễn biến này xảy ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Nhiều đồng minh NATO của Ukraine đã cấp phép cho Kyiv sử dụng vũ khí mà họ cung cấp để tấn công các mục tiêu trên đất Nga.

Agentstvo cho biết cư dân Yakutsk đã công bố một số video và hình ảnh về chiếc chiến đấu cơ đi cùng chuyên cơ của Putin. Cơ quan truyền thông này dẫn lời nhà phân tích quân sự Nga Ian Matveev cho biết đoạn phim cho thấy một chiếc Su-30SM. Máy bay được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phòng thiết kế Sukhoi cho Không quân Nga và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012.

Cơ quan truyền thông này cho biết họ đã phân tích nguồn cấp dữ liệu của các cơ quan thông tấn nhà nước và các kênh Telegram và không tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy trước ngày thứ Ba vừa qua Putin đã được các chiến đấu cơ hộ tống trong các chuyến công du ở Nga.

Vào tháng 12, Điện Cẩm Linh cho biết máy bay Ilyushin-96 của Putin đã được 4 chiến đấu cơ Sukhoi-35S của Nga hộ tống trong chuyến đi hiếm hoi tới Trung Đông vì lý do an ninh.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên vào thời điểm đó: “Khu vực này đang hỗn loạn, và nếu Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất và Ả Rập Saudi là những quốc gia ổn định, an toàn thì môi trường, khu vực lân cận chắc chắn chứa đầy nguy hiểm và khó lường”.

Putin đã chỉ trích quyết định của nhiều quốc gia thành viên NATO cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Ông đã cảnh báo rằng ông có thể trang bị cho đối thủ phương Tây những hỏa tiễn tầm xa.

“Nếu ai đó cho rằng có thể cung cấp vũ khí như vậy cho vùng chiến sự để tấn công lãnh thổ của chúng tôi và gây khó khăn cho chúng tôi, thì tại sao chúng tôi không có quyền cung cấp vũ khí cùng loại cho các khu vực trên thế giới nơi sẽ xảy ra tấn công. vào các cơ sở nhạy cảm của những quốc gia đó?” Putin nói với các phóng viên vào ngày 6 Tháng Sáu.

“Nghĩa là, phản ứng có thể không đối xứng. Chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó”, ông nói thêm.

3. MARK ALMOND Putin đang biến Nga thành quốc gia bất hảo nguy hiểm nhất thế giới…và Kim Chính Ân đang dạy ông ấy cách làm điều đó

Mark Almond là Giám đốc Viện Nghiên cứu Khủng hoảng, Oxford. Ông vừa có bài viết trên tờ The Sun của anh, với nhan đề “Putin is turning Russia into the world’s most dangerous rogue state…and Kim Jong Un is teaching him just how to do it”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Nhiều người đang bị cám dỗ đánh giá thấp chuyến đi của Vladimir Putin tới Bắc Hàn, coi đó chỉ đơn thuần là một dấu chỉ cho thấy Nga bị cô lập như thế nào kể từ khi nước này xâm chiếm Ukraine hai năm trước. Chấm hết.

Nếu chuyến thăm cấp nhà nước tới quốc gia bị trừng phạt và cô lập nhất thế giới là chuyến đi cao cấp nhất mà nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh có thể sắp xếp, thì chẳng phải Putin đang thiếu bạn bè và tầm ảnh hưởng trên toàn cầu một cách nguy hiểm sao?

Nhưng việc chọn Bắc Hàn làm điểm dừng chân cao cấp này là cách Putin nói với thế giới: “Tôi không quan tâm bạn nghĩ gì, nhưng hãy xem bạn thân nhất của tôi là ai!”

Tất nhiên, những gì Putin và người bạn chuyên chế Kim Chính Ân sẽ cùng nhau thảo luận và quyết định đều được giữ bí mật.

Nhưng chắc chắn, không nghi ngờ gì rằng hai kẻ bất hảo này sẽ tạo ra những tin xấu cho phương Tây.

Putin có thể lợi dụng Kim để đánh lạc hướng Mỹ khỏi cam kết với Âu Châu, đặc biệt là với Ukraine.

Bắc Hàn có thành tích dàn dựng các sự việc từ việc giả vờ ngừng bắn với Nam Hàn, cho đến việc bắn thử hỏa tiễn nhằm vào đồng minh Đông Á khác của Mỹ là Nhật Bản.

Hỏa tiễn của Bắc Hàn ngày càng có tầm bắn xa, đe dọa vươn sâu vào lãnh thổ Mỹ.

Một Bắc Hàn khó lường, cùng với sức mạnh hải quân và hỏa tiễn ngày càng tăng của Trung Quốc, có nghĩa là Washington phải giữ lại kho vũ khí và hệ thống chống hỏa tiễn ở Thái Bình Dương, và như thế không thể giúp Ukraine chống lại máy bay điều khiển từ xa và bom của Nga.

Bí quyết hạt nhân và hỏa tiễn tiên tiến hơn nhiều của Nga có thể nâng cao mối đe dọa quân sự thực sự của Bắc Hàn.

Trong một thời gian, Kim đã cố gắng chế tạo một tàu ngầm có khả năng phóng hỏa tiễn hạt nhân từ biển.

Năm ngoái hắn ta đã tự hào khoe một chiếc - nhưng có những nghi ngờ rằng nó thực sự có thể bắn ra bất kỳ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào hay không.

Putin biết rằng việc trao cho Kim khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào từ bất kỳ nơi nào trên thế giới sẽ là một vấn đề khiến phương Tây đau đầu.

Việc Kim Chính Ân đe dọa các nước láng giềng như Nam Hàn và Nhật Bản đã đủ đáng sợ rồi.

Giúp Bắc Hàn có bom hạt nhân đồng nghĩa với việc Putin sẽ thách thức các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Mạc Tư Khoa đã cung cấp cho Bắc Hàn dầu và thực phẩm mà chế độ đang thất bại này rất cần.

Vậy đổi lại Nga sẽ nhận được gì?

Kim là một nhà độc tài tàn nhẫn, là người đã xử tử chú mình và đầu độc người anh cùng cha khác mẹ của mình ngay sau khi kế thừa công việc hàng đầu ở Bắc Hàn cộng sản.

Hai mươi năm trước, ngay cả Nga và Trung Quốc cũng ủng hộ phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng Kim đã chỉ cho những kẻ xấu như Putin cách vượt qua sự lên án toàn cầu.

Trong cuộc đối đầu tàn bạo với Ukraine, Nga đã được hưởng lợi từ việc tiếp cận kho đạn pháo và đạn dược khổng lồ của Bắc Hàn được tích lũy trong 70 năm kể từ khi Chiến tranh Bắc Hàn kết thúc vào năm 1953.

Kim phủ nhận việc phá vỡ các lệnh trừng phạt bằng cách cung cấp vũ khí cho Nga, quốc gia xâm lược trái phép nước láng giềng, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy hắn đã trao thêm hỏa lực cho Putin.

Trong cuộc chiến tranh chiến hào ở Ukraine, khả năng Kim cung cấp cho Putin hàng loạt đạn pháo kiểu cũ và bom thô sơ là rất hữu ích đối với Nga, quốc gia vẫn đang xây dựng lực lượng công nghệ cao cho bất kỳ cuộc đối đầu nào với Washington và NATO.

Kể từ khi xâm chiếm Ukraine, nước Nga của Putin đã trở thành một kẻ bị ruồng bỏ giống như Bắc Hàn và người bạn thân Iran cũng bị trừng phạt không kém.

Kim có bài học cho vị khách của mình khi đồng minh của ông đối mặt với việc bị loại khỏi quá nhiều hoạt động thương mại trên thế giới.

Gia đình ông đã cô lập đất nước trong nhiều thập niên để bảo vệ quyền kiểm soát của họ và thách thức các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và phương Tây.

Khả năng Kim tiến hành chiến tranh mạng từ quốc gia bị cô lập của mình nhằm gây rối loạn các chính phủ và doanh nghiệp phương Tây là tấm gương xấu cho Nga noi theo, điều này có thể ảnh hưởng đến người dân bình thường ở đây.

Các ninja mạng của hắn ta thường xuyên tham gia vào các vụ hack ransomware để huy động tiền mặt hoặc Bitcoin ẩn danh hơn cho chế độ.

Bạn có nhớ hệ thống y tế NHS của chúng ta đã bị tấn công và tống tiền như thế nào do gián đoạn mạng bởi một nhóm có liên quan đến Bắc Hàn không?

Nhiều doanh nghiệp và tổ chức trên khắp phương Tây đã âm thầm trả tiền để hệ thống của họ hoạt động trở lại.

Rất nhiều điều đáng sợ

Hầu hết người dân Bắc Hàn sống trong cảnh nghèo đói cùng cực, được nuôi dưỡng bằng tuyên truyền chứ không phải thực phẩm, nhưng Kim rất hào phóng với một số ít nhà khoa học hạt nhân, kỹ thuật viên hỏa tiễn và chiến binh mạng được yêu mến.

Nếu nước Nga của Putin đang trở thành một phiên bản khổng lồ của Bắc Hàn - nhưng có nhiều thực phẩm cơ bản và dầu khí - thì phương Tây sẽ phải lo sợ rất nhiều về những gì nhóm của nhà độc tài Nga sẽ học được ở Bình Nhưỡng.

Kim có thể dạy anh ta cách vượt qua các lệnh trừng phạt của chúng ta và tăng cường kiểm soát xã hội trong khi phản công bằng các công cụ mạng.

Người dân Nga bình thường khó có thể được an ủi nhiều sau chuyến thăm Bắc Hàn của Putin.

Nhưng họ sẽ hiểu ý nghĩa của việc Putin tán tỉnh Kim Chính Ân - và chúng ta cũng nên hiểu như vậy.

Putin đang biến Nga thành một quốc gia bất hảo khổng lồ theo mô hình Bắc Hàn của Kim - nhưng nguy hiểm hơn nhiều.

4. Stoltenberg gọi Rutte là 'ứng cử viên rất mạnh' cho vị trí Tổng thư ký NATO tiếp theo

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lần đầu tiên bày tỏ sự ủng hộ đối với Thủ tướng Hòa Lan Mark Rutte đang vận động kế nhiệm ông. Ông cho biết như trên hôm Thứ Ba, 18 Tháng Sáu, mô tả ông là một “ứng cử viên rất mạnh”.

Stoltenberg đã phát biểu tại một cuộc họp báo với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ngay sau khi có tin Slovakia và Hung Gia Lợi tuyên bố ủng hộ đơn xin gia nhập của Rutte.

Các đồng minh NATO chọn nhà lãnh đạo liên minh trên cơ sở đồng thuận. 29 thành viên NATO đã ủng hộ Rutte làm người kế nhiệm Stoltenberg, trong đó Hung Gia Lợi, Slovakia và Rumani từ lâu là những nước còn lại.

“Tôi không có quyền chọn người kế nhiệm mình,” Stoltenberg nói, nhưng nói thêm rằng “Rutte là một ứng cử viên rất mạnh.

“Ông ấy có nhiều kinh nghiệm làm thủ tướng, ông ấy là bạn thân và đồng nghiệp”, ông Stoltenberg nói.

Với việc Tổng thống Rumani Klaus Iohannis vẫn chính thức tranh cử, Bucharest vẫn chưa tuyên bố ủng hộ việc ứng cử của Rutte.

Đài truyền hình công cộng Hòa Lan NOS đưa tin rằng các nguồn tin xác nhận rằng Iohannis sẽ rút lui “trong thời gian ngắn”.

5. Putin đến Bắc Hàn để tìm kiếm sự hỗ trợ, vũ khí, xác nhận

Putin tới Bình Nhưỡng vào ngày 18 Tháng Sáu lần đầu tiên sau 24 năm.

Được nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân chào đón tại chân thang máy bay và đi ngang qua một thành phố ngập tràn cờ Nga và những bức chân dung khổng lồ của nhà lãnh đạo Nga, Putin trông có vẻ vui vẻ - ông đang đến thăm một quốc gia vẫn coi Nga là đồng minh quan trọng.

Tuy nhiên, lần này Nga cần Bắc Hàn nhiều hơn bao giờ hết.

Chuyến thăm của Putin tới Bắc Hàn, được coi là cơ hội để mở rộng hợp tác song phương về du lịch, văn hóa và giáo dục, chắc chắn sẽ tập trung vào hợp tác quốc phòng và quân sự.

Hạ Vĩnh Triết (Yong-Chool Ha), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Hàn tại Phân Khoa Nghiên cứu Quốc tế Henry M. Jackson, Đại học Washington cho biết: “Về phía Putin, chuyến đi có nghĩa là đáp lại sự hỗ trợ liên tục của Bắc Hàn cho cuộc chiến ở Ukraine - và quan trọng hơn là nguồn cung cấp quân sự của Bắc Hàn”..

Ông Hạ nói rằng Bắc Hàn được tường trình đã gửi khoảng 5 triệu quả đạn pháo cho quân đội Nga và Bình Nhưỡng sẽ tìm kiếm những lợi ích nhất định để đổi lại. Đặc biệt, công nghệ vệ tinh của Nga là tài sản mà các quan chức Bắc Hàn rất mong muốn.

Hạ nói: “Vẫn còn phải xem Nga sẽ đi bao xa với Bắc Hàn về hợp tác quân sự, vì Nam Hàn tin rằng Nga sẽ không cung cấp công nghệ quân sự tấn công cho Bắc Hàn”.

Chuyến đi chỉ là một nửa của chuyến công du gồm hai phần: nhà lãnh đạo Nga cũng tới Việt Nam vào ngày 19 tháng 6. Nhưng chính điểm dừng ở Bình Nhưỡng mới là điều thu hút sự chú ý và lên án của thế giới.

Phát biểu vào tối thứ Hai, John Kirby, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, mô tả mối quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng là “đáng lo ngại”.

Các quan chức Mỹ và Nam Hàn trước đây đều nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đang gửi pháo binh và thiết bị quân sự để hỗ trợ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine. Mặc dù Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng phủ nhận cáo buộc này, nhưng báo cáo của các nhóm giám sát và hình ảnh từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy việc vận chuyển vũ khí đang được thực hiện.

Kirby nói với các phóng viên: “Chúng tôi chắc chắn sẽ theo dõi điều đó rất, rất chặt chẽ.”

“Putin có nhiều khả năng sẽ tăng cường hợp tác kinh tế với Bắc Hàn bằng cách cung cấp viện trợ kinh tế và cho phép công nhân Bắc Hàn ở lại Nga”, Hạ nói.

Cả hai bên dự kiến sẽ ký một “hiệp ước đối tác chiến lược” và trong khi chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được công bố, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đã nhanh chóng đăng một bài báo hôm thứ Ba báo trước rằng thỏa thuận này là một “câu trả lời cho NATO Á Châu”. Thuật ngữ NATO Á Châu được các cơ quan truyền thông dùng rộng rãi để chỉ sự thân thiện và hợp tác giữa Washington, Hán Thành và Tokyo.

Bất chấp những lời phủ nhận ở cấp độ bề ngoài, cả Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa đều vui vẻ tham gia vào suy đoán này.

Putin đã đăng một bài xã luận trên báo chí Bắc Hàn vài giờ trước chuyến thăm, bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hỗ trợ của Bắc Hàn trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của đất nước ông. Trong bài viết, ông cam kết hai nước sẽ hợp tác để chống lại các kế hoạch do Mỹ dẫn đầu “nhằm cản trở việc thiết lập trật tự thế giới đa cực dựa trên công lý, tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, xem xét lợi ích của nhau, hãng tin AP đưa tin.

Sự điều động của các phương tiện truyền thông hướng tới một mục tiêu quan trọng khác: đó là tuyên truyền trên phạm vi quốc tế và trong nước.

“Về mặt chính trị, Putin muốn chứng minh cho người dân Nga - và thế giới - sự tin tưởng của ông đối với cuộc chiến ở Ukraine”, Hạ nói. Trên bình diện quốc tế, Bình Nhưỡng muốn cho cả phương Tây và Trung Quốc, đồng minh chủ chốt của nước này, thấy rằng nước này không bị cô lập trên trường thế giới.

Ngoài ra còn có những cân nhắc trong nước. “Rất có thể ông Kim sẽ lợi dụng chuyến thăm của Putin như một cách tuyên truyền chính trị, cho rằng nền kinh tế Bắc Hàn sẽ được cải thiện thông qua hợp tác với Nga”.

Chuyến thăm - là chuyến đi đầu tiên của Putin tới Bắc Hàn kể từ năm 2000 - ngay sau chuyến công du vùng Viễn Đông Nga của Kim Chính Ân vào tháng 10 năm 2023 được cho là dấu hiệu của mối quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế ngày càng sâu sắc giữa hai quốc gia bất hảo.

Về mặt này, chuyến thăm Việt Nam của Putin cũng có tác dụng. Ông Hạ cho biết: “Chuyến thăm của Putin tới Bắc Hàn và Việt Nam diễn ra chỉ vài ngày sau hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ”. “Putin muốn chứng tỏ rằng những nỗ lực do phương Tây dẫn đầu nhằm cô lập Nga đã thất bại và Nga vẫn có bạn bè trên khắp thế giới, kể cả ở Á Châu”.

6. Blinken nói: Sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho cỗ máy chiến tranh của Nga 'phải dừng lại'

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm 18 Tháng Sáu rằng “cỗ máy chiến tranh” của Nga đang được kích hoạt nhờ sự hỗ trợ của Trung Quốc và “phải dừng lại”.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cả hai quan chức đều chỉ trích Bắc Kinh và mối quan hệ của nước này với Điện Cẩm Linh.

Mặc dù Trung Quốc chính thức duy trì lập trường trung lập về cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraine và phủ nhận việc cung cấp viện trợ sát thương, Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục tăng cường mối quan hệ, được nhấn mạnh bởi chuyến thăm của Putin tới nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 5.

Blinken cho biết Trung Quốc đang cung cấp sự hỗ trợ để “Nga duy trì hoạt động của cơ sở công nghiệp quốc phòng, duy trì cỗ máy chiến tranh, duy trì cuộc chiến tranh xâm lược”.

“Điều đó phải dừng lại,” ông nói thêm trong bình luận được AFP đưa tin.

Trong những nhận xét tương tự như những gì ông đưa ra vào ngày 17 tháng 6, Stoltenberg nói rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với “hậu quả” nếu tiếp tục ủng hộ Nga.

“Trung Quốc không thể có cả hai. Họ không thể tiếp tục có mối quan hệ thương mại bình thường với các nước ở Âu Châu, đồng thời gây ra cuộc chiến tranh lớn nhất mà chúng ta từng chứng kiến ở Âu Châu kể từ Thế chiến thứ hai”

Hôm 17 Tháng Sáu, Stoltenberg cho biết 90% thiết bị vi điện tử của Nga đều đến từ Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng được cho là đang nỗ lực cải thiện khả năng của các vệ tinh Nga.

Trung Quốc phủ nhận việc hỗ trợ quân sự cho Nga trong cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine. Đồng thời, Mỹ trước đây đã cáo buộc Trung Quốc chơi trò ném đá giấu tay, dành cho Nga “mọi sự hỗ trợ đằng sau hậu trường” đối với cuộc chiến ở Ukraine, mô tả hành động của nước này là “gây bất ổn ở trung tâm Âu Châu”.

7. Phi công F-16 của Ukraine gặp vấn đề: Họ sẽ phải bay thấp để sống sót và điều đó cản trở hỏa tiễn của họ

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine’s F-16 Pilots Have A Problem: They’ll Have To Fly Low To Survive—And That Impedes Their Missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Rõ ràng không quân Ukraine có thể rất nhiều điều với 85 chiếc F-16 Lockheed Martin cũ của Âu Châu khi các chiến đấu cơ siêu thanh nhanh nhẹn này bắt đầu đến Ukraine trong những tuần tới.

Lực lượng không quân có thể cố gắng đánh chặn các chiến đấu cơ ném bom Sukhoi của không quân Nga đang ném tới 3.000 quả bom lượn dẫn đường bằng vệ tinh vào quân đội và dân thường Ukraine. Ukraine Deep State lưu ý bom lượn KAB là “vũ khí thần kỳ” đối với người Nga. Và hiện tại, người Ukraine “thực tế không có biện pháp đối phó nào”.

Một chiếc Sukhoi Su-34 bay cao và nhanh có thể ném một quả bom lượn đi 25 dặm hay 40 km, thậm chí 40 dặm hay 64 km đối với những chiếc KAB mới hơn, tầm xa hơn. Khoảng cách đó đủ xa để lực lượng phòng không hiện có của Ukraine – các chiến đấu cơ và dàn hỏa tiễn của Liên Xô cũ trên mặt đất – không phải lúc nào cũng có thể bắn trả.

Tuy nhiên, nhà phân tích Justin Bronk giải thích trong một nghiên cứu mới của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở Luân Đôn rằng các phi công lái máy bay F-16 của Ukraine sẽ phải hoàn thành công việc đó. Bronk nói: “Các cuộc xuất kích của bom lượn sẽ rất khó để đánh chặn thường xuyên.”

Vấn đề chính là hệ thống phòng không trên mặt đất của Nga, khiến chiến đấu cơ Ukraine bay ở độ cao cực kỳ nguy hiểm ở hầu hết mọi nơi ở Ukraine, đặc biệt là trong phạm vi khoảng 160 km tính từ tiền tuyến, trong tầm với của S-400 của Nga.

Mặc dù có khả năng Ukraine đang mua hỏa tiễn không đối không AIM-120D tầm bắn 160 km cho máy bay F-16 của mình, cho phép các phi công Ukraine bắn vào máy bay ném bom lượn của Nga từ rìa phạm vi phủ sóng phòng không của Nga.

Bronk viết: “Khi đến gần tiền tuyến, các phi công Ukraine sẽ phải điều khiển chúng ở độ cao rất thấp để tránh bị phòng không nhiều lớp của Nga phát hiện và bắn hạ.”

Bronk cho biết thêm: “Ở độ cao thấp như vậy, hỏa tiễn phóng đi trong không khí dày đặc với nhiều lực cản khí động học và phải leo lên chống lại trọng lực để đạt đến độ cao của mục tiêu chúng muốn nhắm đến”. “Kết quả là, vào thời điểm động cơ hỏa tiễn của chúng cháy hết sau vài giây đầu tiên bay, chúng gần như không đạt được tốc độ hoặc độ cao như khi chúng được phóng từ một chiến đấu cơ bay trong không khí loãng ở độ cao lớn và với tốc độ siêu âm.”

Được bắn từ độ cao thấp, AIM-120 có khả năng mất đi hàng chục km khỏi tầm bắn, có thể khiến máy bay ném bom lượn của Nga nằm ngoài tầm với – trừ khi các phi công Ukraine bằng cách nào đó có thể bay sâu bên trong lãnh thổ do Nga kiểm soát và sống sót đủ lâu để bắn hỏa tiễn của họ.

Như Bronk đã chỉ ra, một giải pháp khả thi cho vấn đề này là hỏa tiễn không đối không tầm xa hơn như European Meteor, có thể bay xa tới 225 dặm hay 362 km trong điều kiện tối ưu. Nhưng Meteor không tương thích với F-16 và cũng không tương thích với chiến đấu cơ Mirage 2000-5 mà Pháp đã cam kết với Ukraine.

Nhưng loại chiến đấu cơ duy nhất mà Ukraine có thể có được cũng có thể mang theo Meteor là JAS-39 Gripen của Thụy Điển. Stockholm đã bày tỏ sẵn sàng tặng Gripens dư thừa cho Ukraine nhưng cũng đồng ý tạm dừng mọi hoạt động chuyển giao cho đến khi Ukraine cuối cùng nhận được lô hàng F-16 đầu tiên.

Các đồng minh của Ukraine rõ ràng đang lo lắng về việc áp đảo lực lượng không quân Ukraine với quá nhiều thiết bị mới, quá nhanh.

Vì vậy, nếu đánh giá của Bronk là chính xác, có thể phải mất một thời gian - một năm hoặc hơn - trước khi Ukraine có được sự kết hợp giữa chiến đấu cơ và hỏa tiễn có thể bắn hạ máy bay ném bom lượn của Nga mà không khiến phi công Ukraine gặp rủi ro cao độ.

Điều đó giúp giải thích sự nhấn mạnh của Ukraine trong việc tấn công các máy bay Sukhoi của Nga và kho dự trữ KAB của họ khi chúng đang ở trên mặt đất.

Đầu tháng này, máy bay điều khiển từ xa tấn công tầm xa của Ukraine đã tấn công căn cứ Sukhoi ở Morosovsk, Nga, cách tiền tuyến 240 km, có thể làm hư hại hoặc phá hủy một số máy bay ném bom chiến đấu. Đây chỉ là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn gây thiệt hại ngày càng lớn cho các căn cứ không quân của Nga và các máy bay phản lực mà những nơi này trú ẩn.

Mong đợi nhiều cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa hơn, ngay cả khi F-16 bắt đầu đến Ukraine, Bronk viết: “Hiện tại, các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân của Nga là cách tốt nhất của Ukraine để hạn chế thiệt hại mà không quân Nga có thể gây ra cho lực lượng của họ ở tiền tuyến”.

8. Truyền thông Nga cho biết hơn 10.000 lính Nga bị truy tố vì từ chối chiến đấu ở Ukraine

Hơn 10.000 binh sĩ Nga bị truy tố vì từ chối chiến đấu ở Ukraine, cuộc điều tra của Mediazona tiết lộ hôm Thứ Tư, 19 Tháng Sáu.

Sử dụng dữ liệu trực tuyến từ các tòa án quân sự, cơ quan này đã ghi lại 10.025 trường hợp như vậy kể từ tháng 9 năm 2022 khi Điện Cẩm Linh công bố làn sóng huy động đầu tiên.

Trong đó, có 9.059 trường hợp rời bỏ đơn vị trái phép, 627 trường hợp không tuân thủ mệnh lệnh và 339 trường hợp đào ngũ.

Theo Mediazona, 8.594 bị cáo đã bị kết án.

Putin đã ký sắc lệnh vào ngày 31 tháng 3 để bắt 150.000 công dân tham gia chiến dịch tòng quân mùa xuân thường xuyên.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga có thể tuyển dụng khoảng 30.000 người mỗi tháng để giúp tăng cường nỗ lực chiến tranh.

9. Nga đang tăng cường các cuộc tấn công ở khu vực biên giới của tỉnh Luhansk

Hôm Thứ Tư, 19 Tháng Sáu, Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân của Ukraine cho biết quân đội Nga đang tăng cường các cuộc tấn công ở khu vực biên giới của tỉnh Luhansk, lưu ý rằng họ dường như không gặp vấn đề gì trong việc bổ sung thêm số lượng lớn binh sĩ bị lực lượng Ukraine giết chết.

Theo dịch vụ giám sát DeepState, Nga đã tập hợp 10.000 quân như một phần của “nắm đấm sốc” nhằm chiếm làng Borova.

Borova đã bị lực lượng Nga xâm lược vào tháng 3 năm 2022 nhưng được giải phóng vào cuối năm đó trong cuộc phản công thần tốc của Ukraine ở Kharkiv.

Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân cho biết: “Địch đang ném toàn bộ trung đội và đại đội quân nhân vào các cuộc tấn công vào các vị trí của chúng tôi”.

“Chúng tôi nhanh chóng loại khỏi vòng chiến các nhóm tấn công, nhưng người Nga bù đắp nhanh chóng bằng việc bổ sung nhân lực với số lượng 250 đến 400 binh sĩ mỗi tuần.”

10. Nga xâm lược nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia khiến Ukraine thiệt hại hơn 5 tỷ Mỹ Kim

Cơ quan năng lượng hạt nhân Energoatom của Ukraine đã thiệt hại hơn 210 tỷ tiền Ukraine hay 5,2 tỷ Mỹ Kim vì Nga tạm chiếm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, quyền giám đốc Energoatom Petro Kotin cho biết hôm Thứ Tư, 19 Tháng Sáu.

Nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu, bị Nga chiếm đóng kể từ tháng 3 năm 2022.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn đăng trên kênh YouTube của Energoatom, Kotin cho biết thiệt hại lên tới 35 tỷ tiền Ukraine hay 862 triệu Mỹ Kim chỉ trong tuần đầu tiên Nga chiếm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Theo Kotin, việc chiếm đóng của Nga đã khiến Energoatom tiêu tốn khoảng 148 triệu Mỹ Kim mỗi tháng.

Kotin cho biết: “Cho đến nay, chúng tôi đã thiệt hại hơn 5,2 tỷ Mỹ Kim do nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia không hoạt động”.

Việc Nga xâm lược nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã dẫn đến rủi ro an toàn hạt nhân tăng cao và Ukraine đã nhiều lần cáo buộc Mạc Tư Khoa sử dụng nhà máy này làm địa điểm phát động các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, gây ra mối nguy hiểm nghiêm trọng về an ninh.

Các nhóm giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã luân phiên đóng quân tại cơ sở này kể từ tháng 9 năm 2022, nhưng chính quyền Nga vẫn từ chối các thanh sát viên được toàn quyền tiếp cận nhà máy.
 
Gương anh hùng của linh mục Ba Lan vừa được tuyên Chân Phước tử đạo. Phiên khoáng đại của USCCB
VietCatholic Media
17:51 19/06/2024


1. Thánh lễ phong chân phước tại Tổng giáo phận Karkow

Sáng thứ Bảy, ngày 15 tháng Sáu năm 2024, Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đã đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô, chủ sự lễ phong chân phước cho cha Micae Rapacz, bị cộng sản Ba Lan sát hại, ngày 12 tháng Năm năm 1946 ở Ba Lan.

Tham dự và đồng tế trong thánh lễ này, tại Đền thánh Lòng Chúa Thương Xót, ở Lagiewniki, thuộc Tổng giáo phận Karkow, có đông đảo các giám mục và linh mục Ba Lan, trước sự tham dự của hàng ngàn tín hữu. Hàng ngàn người khác tham dự từ bên ngoài, qua các màn hình lớn.

Cha Micae Rapacz sinh năm 1904 tại Tenczyn, ở miền nam Ba Lan và thụ phong linh mục năm 1931, khi được 27 tuổi. Cha được gửi đi làm cha phó lần lượt tại hai giáo xứ, nhiệt thành phục vụ các tín hữu.

Trong thời chiến tranh, Ba Lan bị Đức xâm lược, và công việc coi xứ của cha tại Ploki trở nên rất có khăn. Cha suýt chết nhiều lần vì cử hành thánh lễ bí mật. Cha từ chối trang trí nhà thờ nhân ngày sinh nhật của Hitler, giúp đỡ dân quân Ba Lan hoặc giấu những người bị Đức quốc xã lùng bắt. Cuối thời chiến tranh, cha giúp đỡ các binh sĩ trốn tránh các lực lượng công an truy nã.

Dưới thời Ba Lan cộng sản tiếp đó, cha phê bình những người của chế độ vì những hành động bài tôn giáo và đặc biệt cầu nguyện cho những người đối lập, qua những lúc cầu nguyện âm thầm trước Thánh Thể.

Ngay từ năm 1946, cha Micae Rapacz bắt đầu nhận được những lời hăm dọa có những tin về âm mưu giết cha, giáo dân khuyên cha lánh nạn đi nơi khác, nhưng cha quyết định ở lại nhiệm sở và không từ bỏ các hoạt động mục vụ và giảng dạy.

Trong đêm 11 tháng Mười Hai năm đó, một nhóm hai mươi dân quân cộng sản phá cổng, lao vào nhà xứ và bắt cha Rapacz, đưa vào một khu rừng gần đó và bắn hạ cha, lúc đó cha mới được 41 tuổi.

Người ta vẫn chưa biết ai là kẻ bắn cha. Các cuộc điều tra của công an và dân quân không đi tới kết quả, tuy rằng dân địa phương biết ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về tội ác này, nhưng họ không dám làm chứng.

Một cuộc điều tra khác diễn ra những năm sau đó tại Ba Lan tự do, cũng phải ngưng vì thiếu bằng chứng, mặc dù được xác nhận là một tội ác của chế độ cộng sản. Xác tín về sự thánh thiện của cha Micae Rapacz vẫn không suy giảm với thời gian, và nhiều tín hữu đến cầu nguyện nơi mộ của cha.

Án phong chân phước được khởi sự năm 1993 và ngày 24 tháng Giêng năm nay, Đức Thánh Cha đã cho phép công bố sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của cha.

2. Đức Hồng Y Sako trở lại Baghdad: “Chúng tôi không phải là một Giáo hội của những ngoại kiều”

“Chúng tôi không phải là một Giáo hội của những ngoại kiều” bởi vì “chúng tôi là hậu duệ của Abraham người Chanđê, cha của tất cả các tín hữu” và “chúng tôi là một trong những màu sắc của tấm vải đẹp đẽ của Iraq cần được bảo tồn”, Đức Hồng Y Louis Raphael người Iraq nói trong bài giảng của ngài trong Thánh lễ được tổ chức tại Nhà thờ “Mar Girgis” nhân dịp ngài trở lại Baghdad sau gần 11 tháng vắng mặt tại Tòa Thượng phụ.

Vào tháng 7 năm 2023, Tổng thống Iraq Abdul Latif Rashid đã bãi bỏ Nghị định 147 do người tiền nhiệm Jalal Talabani ban hành vào ngày 10 tháng 7 năm 2013, công nhận việc bổ nhiệm nhà lãnh đạo Giáo hội Chanđê “ở Iraq và trên thế giới” của Đức Giáo Hoàng và công nhận ngài là người “chịu trách nhiệm về tài sản của Giáo hội”. Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ giữa Tòa Thượng phụ Chanđê và giới lãnh đạo thể chế và chính trị của Iraq, khiến Thượng phụ Sako phải rời ghế Thượng phụ ở Baghdad và chuyển đến Erbil.

Trong những ngày gần đây, một sắc lệnh do Thủ tướng Iraq Muhammad Shiaa al-Sudani ký đã xác nhận việc “bổ nhiệm” Đức Hồng Y người Iraq Louis Raphael Sako làm Thượng phụ của Giáo hội Chanđê “ở Iraq và ở thế giới”, công nhận ngài một lần nữa là người chịu trách nhiệm cuối cùng về tài sản của Giáo Hội Công Giáo Chanđê. Sắc lệnh công nhận các đặc quyền của Đức Hồng Y Sako đã mở đường cho việc vượt qua cuộc khủng hoảng đưa Đức Thượng phụ trở lại Baghdad. Vào ngày Đức Thượng phụ trở về, toàn thể cộng đồng địa phương, bao gồm các nữ tu, linh mục và Giám mục Basilius Yaldo và Shlemon Warduni, đã tập trung xung quanh Đức Hồng Y.

Trong bài giảng, Đức Thượng phụ Sako tạ ơn Chúa vì đã “chấm dứt thời kỳ bất công khó khăn này thông qua sáng kiến can đảm của Thủ tướng Muhammad Shiaa Al-Sudani”. Đức Hồng Y người Iraq nói thêm: “Quy định của Thủ tướng mang lại niềm tin mới cho các Kitô hữu, những người đã hơn một lần bị thử thách kể từ khi chế độ trước sụp đổ, và củng cố niềm hy vọng của họ về một tương lai tốt đẹp hơn”.

Đức Thượng Phụ nhấn mạnh: “Các Kitô hữu bản địa ở Iraq không phải là những ngoại kiều ở vùng đất may mắn này. Chúng ta là hậu duệ của những người đã sáng lập ra nền văn minh Lưỡng Hà. Chúng ta là hậu duệ của Sử thi Gilgamesh có nội dung nhân văn sâu sắc, hậu duệ của Hammurabi, tác giả của bộ luật đầu tiên trong lịch sử loài người, và là hậu duệ của Abraham người Chanđê, cha của những người tin vào Một Thiên Chúa. Giáo Hội của chúng ta là một trong những Giáo Hội lâu đời nhất. Đó là một Giáo hội luôn sống một lòng trung thành tuyệt đối với quê hương, nơi mà chúng ta đã cống hiến rất nhiều”.

Đức Thượng Phụ nhấn mạnh rằng “Bây giờ, chúng tôi mong muốn chính phủ đàm phán với chúng tôi trên cơ sở các nguyên tắc về quyền công dân và bình đẳng, tôn trọng quyền đại diện của chúng tôi và trả lại nhà cửa và tài sản bị tịch thu của chúng tôi.” Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng khôi phục lại công lý cho các Kitô hữu “có thể khuyến khích những người đã di cư trở về đất nước của họ, đầu tư và tạo công ăn việc làm”.


Source:Fides

3. Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ nhận xét rằng Thánh Thể vẫn là 'Nơi gặp gỡ', nơi Chúa Kitô biến đổi Giáo hội bị thương

Tại cuộc họp mùa xuân thường niên, các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã được khuyến khích tập trung vào Bí tích Thánh Thể như “nơi gặp gỡ”, nơi Chúa Kitô bị thương tích nhưng chiến thắng gặp gỡ và biến đổi giáo hội của Người.

Đức Hồng Y Christophe Pierre, Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã phát biểu trước các giám mục vào ngày 13 tháng 6 trong Phiên họp toàn thể mùa xuân 2024 của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng 6 tại Louisville. Các phiên họp công khai của cuộc họp đã được phát trực tiếp vào ngày 13 và 14 tháng 6 thông qua trang web của USCCB.

Lưu ý đến bốn cuộc hành hương của Phong trào Phục hưng Thánh Thể Quốc gia – sẽ hội tụ từ khắp đất nước tại Đại hội Thánh Thể Quốc gia ở Indianapolis vào tháng 7 – Đức Hồng Y Pierre cho biết các cuộc rước “là một biểu tượng bên ngoài về những gì chúng ta muốn xảy ra ở cấp độ tâm linh.”

Đức Hồng Y nói: “Chúng ta muốn mọi người hướng về Chúa Giêsu Thánh Thể, bước đi với Ngài và được Ngài hướng dẫn”. “Chúng ta cũng muốn điều này xảy ra trong bối cảnh cộng đồng. Người dân của chúng ta cần trải nghiệm rằng cuộc hành trình với Chúa cũng là cuộc hành trình với những người khác đang tìm kiếm Chúa, và cuộc hành trình này là một thượng hội đồng thực sự.”

Đức Hồng Y Pierre nói: Cuộc gặp gỡ sau phục sinh của Chúa Kitô với các Tông đồ của Ngài, trong đó Ngài cho họ xem bàn tay và bàn chân bị đâm thủng của Ngài, cho thấy rằng “những vết thương phải chịu trên thân xác Chúa Kitô trở thành dấu hiệu chiến thắng của Ngài trước cái chết”.

Theo cách tương tự, ngài nói, “sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh” có thể được nhận thấy “trong vết thương của Giáo hội”.

Trong số “những vết thương rõ ràng nhất” là “những vụ tai tiếng lạm dụng và giám sát thất bại, bệnh dịch thờ ơ với người nghèo và đau khổ… chủ nghĩa hoài nghi đối với Thiên Chúa và tôn giáo trong một nền văn hóa thế tục hóa… và một cám dỗ kích động hướng tới sự phân cực và chia rẽ, thậm chí giữa những người trong chúng ta đã cam kết với Chúa Kitô và giáo hội của Ngài.”

Đức Hồng Y Pierre nói, vừa là môn đệ vừa là mục tử, vị giám mục “tận mắt cảm nhận được những vết thương này”. “Làm thế nào một người mục tử, người đang bị tổn thương, có thể dẫn dắt và hướng dẫn đàn chiên đang đau khổ của mình một cách thỏa đáng? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Chúa Kitô. Khi cho các Tông đồ xem tay, chân và cạnh sườn, Chúa đang nói với các vị và với chúng ta: 'Ta chọn biến tội lỗi và thất bại của các con thành một phần trong câu chuyện chiến thắng của Ta. Nếu dấu vết sự đóng đinh của thầy có thể tồn tại trên cơ thể phục sinh của thầy, thì dấu vết đau khổ và thất bại của chính anh em cũng có thể tồn tại trong cơ thể của Giáo Hội phục sinh của thầy.'“

Đức Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio của Tổng Giáo phận Quân sự Hoa Kỳ, chủ tịch USCCB, đã lặp lại tính trung tâm của Bí tích Thánh Thể trong bài phát biểu ngày 13 tháng 6 trước các giám mục tại hội nghị, rằng: “Chúng ta đang háo hức chuẩn bị cho Đại hội Thánh Thể Quốc gia sắp tới. … Điều quan trọng là phải xem xét cách tận dụng đà của sự kiện quan trọng này, sự kiện sẽ quy tụ rất nhiều tín hữu để cử hành sự hiện diện độc nhất của Chúa.”

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “tiếp tục xây dựng và tái khẳng định đức tin Thánh Thể của chúng ta,” đồng thời khảo sát một loạt những mối quan tâm mà Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ tìm cách giải quyết bằng tình yêu của Chúa Kitô.

Với ngày 6 tháng 6 đánh dấu kỷ niệm 80 năm D-Day, Đức Tổng Giám Mục Broglio đã cầu nguyện nhắc nhớ đến những người đã hy sinh mạng sống của mình để giải phóng Âu Châu khỏi Đức Quốc xã. Sau đó, ông chuyển sang một loạt các cuộc xung đột hiện đang bao trùm thế giới, khen ngợi công việc của Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông, gọi tắt là CNEWA, chủ tịch của Hiệp hội này là Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York, đã đến Israel và Palestine trong chuyến thăm mục vụ từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 4 giữa lúc chiến tranh Israel-Hamas. Chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y đã kỷ niệm 75 năm thành lập Phái đoàn Giáo hoàng tại Palestine, do Đức Giáo Hoàng Piô XII thành lập năm 1949 và được đặt dưới sự điều hành của CNEWA kể từ khi thành lập.

Đức Tổng Giám Mục Broglio nói: “Chúng tôi nóng lòng muốn thấy hòa bình trở lại ở góc thế giới nơi Chúa chúng ta đã bước đi và chúng ta cùng với Đức Giám Mục Rôma trong lời kêu gọi tha thiết của ngài về đối thoại, chấm dứt thù địch và chăm sóc cho các nạn nhân vô tội của chiến tranh”..

Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Cơ quan Cứu trợ Công Giáo, cơ quan phát triển và cứu trợ ở nước ngoài của các giám mục Hoa Kỳ, vì “sự hiện diện và hành động của… trong khu vực gặp khó khăn đó và ở rất nhiều nơi khác”, đồng thời nói thêm rằng sự trợ giúp đó có thể thực hiện được nhờ “các lòng quảng đại của những người được giao phó cho việc chăm sóc mục vụ của chúng tôi.”

Đức Tổng Giám Mục cũng nhấn mạnh đến nhu cầu của Syria đang bị chiến tranh tàn phá và Haiti đang bị bạo lực hoành hành, đồng thời lưu ý rằng Cha Thomas Hagan, một Hiến sĩ của Thánh Phanxicô đệ Salê, gần đây đã trở lại sứ mệnh lâu dài của mình ở đất nước sau này “để chăm sóc cho nghèo và bị bỏ rơi.”

Đức Tổng Giám Mục Broglio nói: “Ngài là một ví dụ khác về những nỗ lực tích cực của Giáo hội Hoa Kỳ trong việc quan tâm đến những người xung quanh chúng ta”.

Ngài thu hút sự chú ý đến “tình hình của những người di cư đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn dọc biên giới phía nam của chúng ta”, lưu ý rằng “các giám mục ở các giáo phận đó cố gắng hết sức để tôn trọng luật pháp, nhưng cũng để đáp lại luật thiêng liêng nói với chúng ta về chăm sóc người nghèo, người vô gia cư và trẻ sơ sinh.”

Ngài thừa nhận: “Trong năm bầu cử, những lời cầu xin của chúng ta có thể sẽ bị bỏ qua. “Nhưng chúng ta không thể ngừng nỗ lực loan báo Tin Mừng từ mái nhà và xem liệu chúng ta có thể tác động đến những người nắm quyền lực ít nhất để cải thiện điều kiện ở các quốc gia xuất xứ để việc di cư không bị coi là một điều cần thiết cho cuộc sống hay không. “

Đức Tổng Giám Mục Broglio cho biết Đức Giám Mục Rolando Álvarez của Matalgalpa, Nicaragua – người đã bị cầm tù vào tháng 8 năm 2022 và sau đó bị chính quyền Ortega đàn áp của quốc gia đó lưu đày vào đầu năm 2024 – đã viết “để cảm ơn tất cả chúng ta vì sự đoàn kết của chúng ta”.

Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục cho biết, “chúng tôi cũng nhớ đến những anh chị em đau khổ của chúng ta ở Ukraine và cống hiến cho họ sự liên đới qua những lời cầu nguyện của chúng tôi, sự sẵn sàng cung cấp nơi ẩn náu và hỗ trợ cũng như sự khích lệ của chúng ta đối với chính phủ Hoa Kỳ và những người có thiện chí, kho báu của quyền tự quyết, tôn trọng biên giới quốc gia và quyền sống trong hòa bình, không bị ngoại xâm. “

Đức Tổng Giám Mục Broglio cũng xem xét cuộc chiến cơ bản nhằm bảo vệ “phẩm giá con người từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên”, và ca ngợi việc Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican công bố tuyên bố “Dignitas Infinita” vào tháng Tư, trong đó khẳng định ý định sáng tạo của Thiên Chúa cho sự thống nhất của cơ thể và tâm hồn và sự phân biệt giới tính.

Đức Tổng Giám Mục hoan nghênh công việc của Ủy ban Quốc tế về tiếng Anh trong Phụng vụ và Ủy ban Phụng vụ của USCCB về công việc của họ đối với việc sửa đổi các bản dịch Giờ Kinh Phụng vụ.

Với phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục dự kiến diễn ra vào tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Broglio cho biết ngài và các giám mục đồng nghiệp của mình “rất háo hức được xem phiên bản cuối cùng” của “Instrumentum Laboris” hay tài liệu làm việc cho Thượng Hội đồng, chắc chắn đây là một cơ hội để nâng cao khái niệm về tính đồng nghị trong giáo hội.”

Đức Tổng Giám Mục Broglio nói: “Thật tốt khi chúng ta có cơ hội tụ họp ở đây và xem xét các vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự sẽ chiếm hết thời gian của chúng ta”.

Trong quá trình họp mặt vào mùa xuân, các giám mục – những người gặp nhau vào các đại hội mùa thu và mùa xuân hàng năm để tiến hành công việc và thảo luận về các vấn đề giáo luật và dân sự khác nhau – sẽ nhận được thông tin cập nhật về Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị; Cuộc Phục Hưng Thánh Thể Toàn Quốc và người tham dự Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 7; chiến dịch sức khỏe tâm thần mới được USCCB phát động gần đây; và di cư. Các giám mục cũng phải quyết định xem có nên khẳng định mở án phong thánh cho Adele Brise, một nữ tu và người nhập cư Bỉ thế kỷ 19, người được Đức Giám Mục David L. Ricken Địa phận Green cho là đáng tin vào năm 2010 hay không.

Trước các phiên họp công khai của mình, các giám mục – có lịch trình bao gồm cầu nguyện và đối thoại chung – đã đánh giá tình trạng và tương lai của Chiến dịch Công Giáo vì sự Phát triển Con người,, gọi tắt là CCHD, cơ quan chính thức chống đói nghèo trong nước của các giám mục Hoa Kỳ, vốn đã phải chịu thiệt hại trong những năm gần đây do số tiền quyên góp giảm sút; sự thay đổi nguồn lực sẵn có sau đại dịch; và những lời chỉ trích lâu dài, cả về mặt học thuyết lẫn chính trị, được một số người đưa ra đối với các dự án do CCHD tài trợ.

Trong số các hạng mục hành động được bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể có các khuôn khổ mục vụ dành cho mục vụ Người bản địa, thanh thiếu niên và thanh niên, cùng với các quyết định liên quan đến các văn bản cho Giờ Kinh Phụng vụ, bao gồm “giờ” cầu nguyện được các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân tuân giữ suốt ngày. Thông thường, các giáo sĩ và tu sĩ - chứ không phải giáo dân, mặc dù rất được khuyến khích - có nghĩa vụ cầu nguyện với Kinh Thần Vụ.


Source:OSVNews