Ngày 20-06-2016
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 19 tháng 6.
VietCatholic Network
02:52 20/06/2016
Trong chương trình hôm nay chúng tôi xin giới thiệu buổi tiếp kiến chung đặc biệt vào sáng thứ Bẩy 18 tháng 6 và buổi đọc kinh truyền tin trưa Chúa Nhật 19 tháng 6.

Sáng thứ Bẩy 18 tháng 6, trong buổi tiếp kiến chung đặc biệt với 50 ngàn tín hữu, Đức Thánh Cha đã kêu gọi mọi người hãy đón nhận lời mời của Chúa Giêsu “hãy hoán cải”.

Đây là buổi tiếp kiến chung đặc biệt mỗi tháng một lần vào ngày thứ Bẩy trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Sau khi sống lại, Chúa Giêsu xuất hiện nhiều lần với các môn đệ trước khi lên trời đến vinh quang của Chúa Cha. Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe (Lc 24,45-48) kể về một trong những lần xuất hiện này, trong đó Chúa chỉ ra nội dung căn bản trong sứ điệp các tông đồ sẽ mang đến cho thế giới. Chúng ta có thể tổng hợp nó trong hai từ: “hoán cải” và “tha thứ tội lỗi”. Đây là hai khía cạnh quan trọng của lòng thương xót của Thiên Chúa, đang chăm sóc cho chúng ta trong tình yêu. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét chủ đề hoán cải.

Chủ đề này được trình bày thông qua Thánh Kinh, và một cách đặc biệt, trong việc rao giảng của các tiên tri, là những người liên tục mời gọi mọi người hãy “trở về với Chúa” trong khi kêu gọi họ tha thứ và thay đổi lối sống. Hoán cải, theo các tiên tri, nghĩa là thay đổi hướng đi và một lần nữa quay về với Chúa, trong niềm tín thác rằng Ngài yêu thương chúng ta và tình yêu của Ngài luôn luôn là thành tín.

Chúa Giêsu đã chọn hoán cải là từ đầu tiên trong hành trình rao giảng của Ngài: “Hãy hoán cải, và tin vào Thánh Kinh” (Mc 1:15). Cùng với lời loan báo này, Ngài trình bày chính mình cho mọi người, yêu cầu họ chấp nhận lời Ngài như những lời chung cuộc và dứt khoát của Chúa Cha đối với nhân loại (Mác 12,1-11). So với việc rao giảng của các tiên tri, Chúa Giêsu còn khẳng định mạnh mẽ hơn chiều kích nội tâm của việc hoán cải. Thật vậy, toàn bộ con người phải toàn tâm toàn trí hoán cải để trở thành một thụ tạo mới.

Khi Chúa Giêsu mời gọi hoán cải, Ngài không đặt mình như một vị thẩm phán xét xử dân chúng, nhưng Ngài mời gọi họ từ một vị trí của sự gần gũi, bởi vì Ngài chia sẻ điều kiện sống của con người và mời gọi họ trên những đường phố, trong các gia đình, từ những bàn ăn ... Lòng Thương Xót của Ngài hướng đến những ai cần thay đổi cuộc sống của họ đã diễn ra thông qua sự hiện diện từ ái của Ngài hầu thu hút sự tham gia của mỗi người trong lịch sử cứu độ. Bằng sự hiện diện này, Chúa Giêsu chạm đến những chiều sâu thẳm của lòng người và họ cảm thấy bị thu hút bởi tình yêu của Thiên Chúa và cảm thấy được mời gọi để thay đổi cuộc sống của mình. Câu chuyện hoán cải của Thánh Matthêu (x Mt 9,9-13) và ông Giakêu (x Lc 19,1-10) xảy ra chính xác trong cách thức này. Họ cảm nhận được tình yêu thương của Chúa Giêsu, và qua Ngài, là tình yêu của Chúa Cha. Hoán cải chân thực sẽ xảy ra khi chúng ta chấp nhận ân sủng, và một dấu chỉ rõ ràng về tính xác thực của ân sủng là khi chúng ta trở nên nhạy cảm trước nhu cầu của anh chị em chúng ta và sẵn sàng để đến gần họ.

Anh chị em thân mến,

Bao nhiêu lần, chúng ta cảm thấy cần phải thực hiện một sự thay đổi trong đó lôi cuốn sự tham gia của toàn bộ con người chúng ta! Bao nhiêu lần chúng ta nói với chính mình: “Tôi cần phải thay đổi, tôi không thể tiếp tục sống kiểu này. Cuộc sống của tôi trên con đường này sẽ không mang lại hoa trái; nó sẽ là một cuộc sống vô dụng và tôi sẽ không được hạnh phúc.” Những suy nghĩ như thế có thường xuyên đến trong tâm trí chúng ta không? Và Chúa Giêsu, Đấng đang gần gũi chúng ta, đang chìa đôi tay Ngài ra và nói, “Hãy đến cùng Ta. Ta sẽ giúp con: Ta sẽ thay đổi con tim của con, Ta sẽ thay đổi cuộc sống của con, Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc” Chúng ta có tin điều này không, có hay không? Anh chị em nghĩ sao? Anh chị em có tin điều này hay không? Hãy vỗ tay lớn hơn và kêu to hơn nữa! Anh chị em có tin hay không? “Vâng! Chúng ta tin như thế. Chúa Giêsu, Đấng đang ở với chúng ta nhắc nhở chúng ta phải thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chính Ngài, cùng với Chúa Thánh Thần, Đấng đang gieo trong chúng ta sự khao khát khôn nguôi muốn thay đổi cuộc sống và sống mỗi ngày tốt hơn một chút. Chúng ta hãy theo lời mời gọi của Chúa và đừng kháng cự lại, bởi vì chỉ khi chúng ta mở lòng mình ra cho lòng thương xót, chúng ta mới tìm thấy cuộc sống và niềm vui thật sự.

Trưa Chúa Nhật 19-6-2016, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với 40 ngàn tín hữu và mọi người hãy xác nhận tương quan của mình với Chúa Kitô.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 12 thường niên năm C (Lc 9,18-24) và tái đưa ra những câu hỏi của bài Tin Mừng: “Ai là Đức Giêsu đối với con người thời nay? Ai là Chúa Giêsu đối với mỗi người chúng ta?”. Ngài nói:

Bài huấn dụ

Đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật này (Lc 9,18-24) có thể nói một lần nữa kêu gọi chúng ta hãy đối chiếu “diện đối diện” với Chúa Giêsu. Tại một trong những lúc yên hàn hiếm hoi ở một mình với các môn đệ, Chúa hỏi các ông: “Dân chúng nói Thầy là ai?” (v.18). Và họ thưa: “Gioan Tẩy Giả; người khác thì nói là Elia; những người khác nữa thì cho là một trong các vị ngôn sứ thời xưa sống lại” (v.19). Vì vậy dân chúng quí chuộng Chúa Giêsu và coi Ngài như một đại ngôn sứ, nghĩa là Ngài là Đức Messia, là Con Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến để cứu độ mọi người.

Bấy giờ Chúa Giêsu ngỏ lời trực tiếp với các Tông Đồ - vì đây là điều Ngài quan tâm hơn cả - và hỏi: “Nhưng các con, các con bảo Thầy là ai?”. Phêrô nhân danh mọi người trả lời ngay: “Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa” (v.20) nghĩa là: Thầy là Đức Messia, là Đấng được Thiên Chúa xức dầu và sai đến để cứu độ dân Người, theo Giao Ước và lời hứa. Thế là Chúa Giêsu thấy rằng 12 Môn Đệ, đặc biệt là Phêrô, đã nhận được từ Chúa Cha hồng ân đức tin, và vì thế Ngài bắt đầu nói với các ông một cách rõ ràng công khai về những gì đang chờ đợi Ngài ở Jerusalem: “Con người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, tư tế và các thày thông luật phủ nhận, bị giết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (v.22).

Cũng những câu hỏi ấy ngày nay được tái đề ra cho mỗi người chúng ta: “Đối với dân chúng thời nay, ai là Đức Giêsu? Ai là Đức Giêsu đối với mỗi người chúng ta? Đối với tôi, với anh? Chúng ta được mời gọi chọn câu trả lời của thánh Phêrô như của chúng ta, vui mừng tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Lời vĩnh cửu của Chúa Cha đã nhập thể làm người để cứu chuộc nhân loại, đổ tràn trên loài người dồi dào lòng thương xót của Chúa”.

“Hơn bao giờ hết, thế giới đang cần Chúa Kitô, cần ơn cứu độ và tình yêu thương xót của Chúa. Nhiều người cảm thấy một sự trống rỗng quanh mình và trong mình; có những người khác sống trong lo âu và bất an vì sự bấp bênh và các cuộc xung đột”.

“Tất cả chúng ta đều cần những câu trả lời thích đáng cho các vấn nạn cụ thể của chúng ta. Trong Chúa Kitô, chỉ trong Chúa, mới có thể tìm được an bình đích thực và sự mãn nguyện cho mọi khát vọng của con người. Chúa Giêsu biết rõ tâm hồn của con người hơn ai khác. Vì thế Chúa Có thể chữa lành, trao ban cho con người sự sống và an ủi”.

“Sau khi kết thúc cuộc đối thoại với các tông đồ, Chúa Giêsu ngỏ lời với tất cả mọi người và nói: “Ai muốn theo tôi, thì hãy bỏ mình đi, vác thập giá của mình mà theo tôi mỗi ngày” (v.23). Đây không phải là thánh giá để trang trí hoặc ý thức hệ, nhưng là thập giá nghĩa vụ mỗi người, hy sinh cho tha nhân vì yêu thương, - cho cha mẹ, con cái, gia đình, bạn hữu, và cả những kẻ thù nữa - thánh giá sẵn sàng liên đới với người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình”.

Khi đón nhận những thái độ như thế, chúng ta luôn mất mát một cái gì. Không bao giờ chúng ta được quên rằng “Ai mất mạng sống mình [vì Chúa Kitô] thì sẽ cứu được mạng sống ấy”. Đó là mất đi để tìm lại . Chúng ta hãy nhớ đến tất cả anh chị em chúng ta đang dâng hiến thời giờ, cơ cực hoặc thậm chí cả mạng sống của mình để khỏi chối bỏ niềm tin của họ. Qua Thánh Linh, Chúa Giêsu ban cho chúng ta sức mạnh để tiến bước trong hành trình đức tin và chứng tá.Và trong hành trình này chúng ta luôn có Mẹ Maria gần gũi và đi trước chúng ta. Chúng ta hãy để Mẹ cầm tay khi chúng ta tiến qua những lúc đen tối và khó khăn nhất.

Chào thăm và kêu gọi

Sau phép lành, Đức Thánh Cha đã nhắc đến lễ phong chân phước hôm 18-6-2016 tại Foggia nam Italia cho cho Mẹ Maria Celeste Crostarosa, đan sĩ, sáng lập dòng các nữ tu Chúa Cứu Thế. Ước gì vị tân chân phước, qua tấm gương và sự chuyển cầu, giúp chúng ta làm cho trọn cuộc sống của chúng ta được giống Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ chúng ta.

[Nữ tu Maria Celeste Crostarosa từ trần cách đây 261 năm, thọ 59 tuổi, và được coi là một trong những nhà thần bí lớn nhất ở Italia trong thế kỷ 18, với các tác phẩm tu đức sâu xa, lòng chiêm niệm cao độ và nhân cách mạnh mẽ.]

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Công đồng Liên chính Thống giáo khai diễn ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm 19-6-2016 theo lịch Chính thống tại đảo Creta Hy Lạp và mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho anh chị em Chính Thống giáo. [Có 4 Giáo Hội Chính Thống vì những lý do khác nhau không đến tham dự Công đồng này]. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy hiệp nguyện với các anh chị em Chính Thống của chúng ta, cầu xin Chúa Thánh Thánh ban ơn trợ giúp các Thượng Phụ, các TGM và Giám Mục đang họp nhau trong Công đồng này”.

Đức Thánh Cha đã cùng mọi người đọc kinh Kính Mừng. Rồi ngài nhắc đến Ngày Thế giới người tị nạn, cử hành hôm 19-6 với chủ đề “Với những người tị nạn. Chúng ta đứng về phía những người buộc lòng phải chạy trốn”. Đức Thánh Cha nói: “Những người tị nạn cũng là những người như tất cả mọi người, nhưng chiến tranh đã làm mất của họ gia cư, việc làm, thân nhân và bạn hữu. Cuộc sống và khuôn mặt của họ kêu gọi chúng ta hãy canh tân sự dấn thân kiến tạo hòa bình trong công lý. Vì thế chúng ta hãy đứng cạnh họ: gặp gỡ, đón tiếp, lắng nghe, và cùng họ trở thanh những người xây dựng hòa bình theo ý Chúa”
 
Đức sứ thần tại Venezuela nói: Quan tâm đầu tiên của Giáo Hội là hòa bình
Hồng Thủy Op
11:58 20/06/2016
Guanare, Venezuela – Trong cuộc viếng thăm Guanare, thủ phủ của miền Portuguesa vào ngày 18/6, nhân dịp giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giê-su được nâng lên thành Đền thánh Đức Tổng Giám mục Aldo Giordano, sứ thần Tòa Thánh tại Venzuela đã chủ sự Thánh lễ. Cùng hiện diện trong Thánh lễ có Đức Tổng Giám mục Manuel Díaz Sánchez, của Calabôz và Đức Cha Jose de la Trinidad Valera Angulo của Guanare.

Đức Tổng Giám mục Aldo Giordano đã nhấn mạnh là nhiệm vụ của Giáo hôi là tìm kiếm đối thoại trong đất nước này, một cuộc đối thoại cho hòa bình và đáp ứng những nhu cầu của dân chúng. Đức Cha nói:”Quan tâm đầu tiên là hòa bình, làm sao để tránh bạo lực, làm sao để hữu ích khi có căng thẳng, làm sao để đạt được hòa giải”.

Được biết những căng thẳng gia tăng ở Venezuela và trong những ngày tới các cuộc tuần hành nhân danh phe đối lập chống lại chương trình của chính quyền sẽ được tổ chức, để yêu cầu việc tổ chức trưng cầu dân ý về việc luận tội Tổng thống Maduro. Một số cuộc biểu tình đã được tổ chức vì Ủy ban bầu cử quốc gia đã hủy bỏ hiệu lực của 600 ngàn chữ ký được phe đối lập thu tập trong cuộc trưng cầu dân ý lần cuối cùng. (Agenzia Fides,20/06/2016)
 
Đức Thánh Cha chuẩn y án tuyên thánh cho 5 vị Chân Phước
Đặng Tự Do
21:04 20/06/2016
Trong công nghị Hồng Y ngày 20 tháng Sáu, bao gồm các vị Hồng Y đang có mặt tại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y án tuyên thánh cho 5 vị Chân Phước. 5 vị tân thánh của Giáo Hội Công Giáo là:

• Chân Phước tử đạo Solomon (William Nicholas) Leclercq (1745- 1792), người Pháp, là thành viên của Dòng Các Sư Huynh Trường Công Giáo.

• Chân Phước Giám Mục Manuel Gonzalez Garcia (1877-1940), là một giám mục Tây Ban Nha và đấng sáng lập phong trào Thiếu Nhi Phạt Tạ và Tu hội Thừa Sai Thánh Thể Nazareth;

• Chân Phước Linh Mục Ludovico Pavoni, 1784-1849, một linh mục người Ý và là đấng sáng lập Dòng Nam Tử của Mẹ Maria

• Chân Phước Linh Mục Alfonso Maria Fusco (1784- 1849), một linh mục người Ý và là đấng sáng lập Dòng Nữ Tử Thánh Gioan Tiền Hô.

• Chân Phước Nữ Tu Elisabeth (Catez) của Thiên Chúa Ba Ngôi (1880- 1906), một nữ tu dòng Camêlô Pháp.

Đức Thánh Cha truyền rằng các vị Chân Phước trên sẽ được ghi tên vào sổ bộ các thánh vào ngày 16 tháng 10 năm 2016.
 
Bốn vị Hồng Y được nâng lên hàng Hồng Y đẳng linh mục
Đặng Tự Do
21:34 20/06/2016
Trong công nghị Hồng Y ngày 20 tháng Sáu, bao gồm các vị Hồng Y đang có mặt tại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng 4 vị Hồng Y đẳng phó tế lên hàng Hồng Y đẳng linh mục.

Cả bốn vị tân Hồng Y đẳng linh mục đã là Hồng Y đẳng phó tế trong mười năm qua, sau khi nhận mũ đỏ từ tay Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào tháng 3 năm 2006. Tất cả các vị hiện nay đã trên 80 tuổi và vậy không đủ điều kiện để tham gia trong một mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng.

Bốn vị tân Hồng Y đẳng linh mục là:

Đức Hồng Y William Levada, nguyên Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và trước đó, là Tổng Giám Mục San Francisco, Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y Franc Rode, nguyên Tổng Trưởng Thánh Bộ Tu Sĩ và Đời Sống Thánh Hiến và, trước đó, Đức Tổng Giám mục của Ljubljana, Slovenia.

Đức Hồng Y Andrea Cordero di Montezemolo, linh mục trưởng Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành và trước đó từng là một nhà ngoại giao lỗi lạc của Tòa Thánh.

Đức Hồng Y Albert Vanhoye, linh mục Dòng Tên người Pháp, nguyên là hiệu trưởng Học viện Giáo Hoàng về Kinh Thánh.

Hồng Y Đoàn bao gồm 3 đẳng là đẳng Giám Mục, Linh Mục, và Phó Tế. Sự phân biệt chỉ có tính chất nghi lễ. Thông thường, khi Đức Giáo Hoàng nâng một vị giám mục giáo phận (hoặc, thường hơn, một tổng giám mục) lên hàng Hồng Y, vị tân Hồng Y ấy sẽ là Hồng Y đẳng Linh Mục. Các vị giám mục là các thành viên của Giáo Triều Rôma thường được nhận đẳng Hồng Y phó tế. Sau mười năm, một Hồng Y đẳng Phó Tế, có thể thỉnh cầu Đức Thánh Cha xin nâng lên Hồng Y đẳng linh mục trong trường hợp bốn vị Hồng Y nêu trên.

Hiện nay, trong toàn Giáo Hội có 9 Hồng Y đẳng Giám Mục (trong đó có 3 Đức Thượng Phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương), 168 Hồng Y đẳng Linh mục, và 36 Hồng Y đẳng Phó tế.
 
Đức Phanxicô nói với Hội Đồng Giáo Dân: Chúng ta cần các giáo dân được huấn luyện kỹ càng
Vũ Văn An
22:06 20/06/2016
Theo tin của tờ L’Osservatore Romano, hôm thứ sáu vừa qua, nhân kỳ họp toàn thể lần thứ 28 của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, trước khi Hội Đồng này được sát nhập vào Thánh Bộ Giáo Dân, Sự Sống và Gia Đình, Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện với Hội Đồng. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài.

Anh chị em thân mến

Tôi không muốn những lời này là lời “valediction” với Thánh Bộ, lời từ giã, nhưng thực ra đây là những lời cám ơn đối với mọi công việc đã thực hiện.

Tôi tiếp kiến anh chị em nhân dịp anh chị em họp kỳ họp toàn thể.Tôi chào mừng anh chị em một cách thân tình và tôi cám ơn Đức Hồng Y Chủ Tịch về những lời tốt đẹp của ngài. Kỳ họp này của anh chị em có một tính chất đặc biệt, vì, như tôi đã loan báo, Hội Đồng Giáo Hoàng của anh chị em sẽ mang một diện mạo mới. Việc này kết thúc một giai đoạn quan trọng và mở ra một giai đoạn mới cho một Cơ Quan của Giáo Triều Rôma, một Cơ Quan vốn hỗ trợ sự sống, sự trưởng thành và các biến đổi của hàng ngũ giáo dân Công Giáo kể từ Công Đồng Vatican II cho tới nay.

Do đó, đây là dịp thuận tiện để nhìn lại gần 50 năm hoạt động của Cơ Quan và, cùng một lúc, dự phóng sự hiện diện đổi mới nhằm phục vụ giáo dân, đang liên tiếp lên men và gặp gỡ nhiều vấn đề mới. Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân được khai sinh do ý muốn minh nhiên của Công Đồng Vatican II, là Công Đồng, trong Sắc Lệnh về tông đồ giáo dân, đã muốn thiết lập ra “trong Tòa Thánh, một văn phòng đặc biệt nhằm phục vụ và thúc đẩy việc tông đồ của hàng ngũ giáo dân” ngõ hầu trợ giúp “ bằng cách góp ý kiến cho hàng giáo phẩm và hàng ngũ giáo dân trong các công trình làm việc tông đồ của họ” (Apostolicam Actuositatem, 26). Do đó, Chân Phúc Phaolô VI đã khai sinh ra Cơ Quan này, một Cơ Quan mà tôi không do dự mô tả là “một trong các hoa trái tốp đẹp nhất của Công Đồng Vatican II” (Tự Sắc Apostolatus Peragendi [10 tháng 12, 1976], 697) — và ngài quả là “người cha” của Liên Đoàn Sinh Viên Đại Học Ý (FUCI), của giới trẻ và của hàng ngũ giáo dân; ngài làm việc rất nhiều và có cảm tình rất nhiều với cơ quan này, coi thành quả này không như một cơ quan kiểm soát mà đúng hơn như một trung tâm phối trí, nghiên cứu, tham khảo, nhằm “kích thích hàng ngũ giáo dân tham gia vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội […] trong tư cách thành viên của các hiệp hội […] hay trong tư cách tín hữu giáo dân” (Đã dẫn). Hội Đồng Giáo Hoàng hiện hữu để kích thích!

Bởi thế, tôi xin cảm tạ Chúa về các thành quả phong phú và rất nhiều thách đố trong các năm qua. Chẳng hạn, ta có thể nhớ đến mùa năng nổ mới, một mùa, ngoài các hiệp hội giáo dân với lịch sử lâu dài và xứng đáng ra, còn chứng kiến rất nhiều Phong Trào và Cộng Đồng Mới phát sinh từ thúc đẩy truyền giáo cao độ; các Phong Trào mà anh chị em từng theo dõi trong diễn trình phát triển của họ, đồng hành với họ một cách đầy quan tâm và trợ giúp họ trong giai đoạn tế nhị để tư cách pháp lý của họ được thừa nhận chính thức. Và rồi còn xuất hiện nhiều thừa tác vụ giáo dân mới mẻ, đã được ủy thác cho khá nhiều sinh hoạt tông đồ. Hơn nữa, điều cần nhấn mạnh là vai trò càng ngày càng gia tăng của phụ nữ trong Giáo Hội với sự hiện diện, sự mẫn cảm và các tài năng của họ. Và sau cùng, là việc tạo ra ngày Giới Trẻ Thế Giới, một cử chỉ đầy tính quan phòng của Thánh Gioan Phaolô II, một khí cụ truyền giảng Tin Mừng cho các thế hệ mới, được anh chị em trông coi với một dấn thân đặc biệt.

Do đó, anh chị em có thể nói rằng sự ủy nhiệm mà anh chị em tiếp nhận từ Công Đồng chính là một uỷ nhiệm “thúc đẩy” hàng ngũ giáo dân mỗi ngày mỗi tham dự tốt hơn vào sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội, không phải do sự “ủy quyền” của hàng giáo phẩm, mà là vì việc tông đồ của họ “là tham dự vào sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội, một sứ mệnh mà chính Chúa, qua Phép Rửa và Phép Thêm Sức, đã trao phó cho mọi người” (Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 33). Và đó chính là lối vào! Ta bước vào Giáo Hội qua Phép Rửa, không qua việc truyền chức linh mục hay giám mục; ta bước vào qua Phép Rửa! và tất cả chúng ta đều bước vào cùng qua một lối ấy. Chính Phép Rửa biến mọi tín hữu giáo dân thành môn đệ truyền giáo của Chúa, thành muối đất, thành ánh sáng thế gian, thành men bột biến đổi mọi thực tại từ bên trong.

Các sinh hoạt của Giáo Hội, như các sinh hoạt ta vừa nhắc tới, luôn được thi hành bởi các khuôn mặt, trí và tâm của những con người cụ thể. Và điều quan trọng là: trong kỳ họp toàn thể của mình, anh chị em muốn tưởng nhớ tất cả những ai đã hy sinh đời họ một cách say mê và dấn thân trong việc sinh động hóa, cổ vũ và phối hợp đời sống và việc tông đồ của hàng ngũ giáo dân trong các năm qua. Trước nhất, nhiều vị Chủ Tịch đã lần lượt thay phiên nhau; rồi rất nhiều thành viên và cố vấn viên, trong đó có cả Karol Wojtyla (Đức Gioan Phaolô II), Đấng đã theo dõi Cơ Quan này một cách chăm chú và với tầm nhìn xa rộng ngay từ những bước đầu tiên của nó; và rồi còn rất nhiều thành viên giáo dân âm thầm làm việc vì lợi ích của hàng ngũ giáo dân Công Giáo.

Dưới sự soi sáng của con đường đã đi, đã tới lúc ta nhìn tương lai một lần nữa với lòng hy vọng. Nhiều việc vẫn còn cần phải làm, mở rộng các chân trời và tiếp nhận các thách đố mới do thực tại đem đến cho chúng ta. Chính từ đây, kế hoạch cải tổ Giáo Triều đã phát sinh, đặc biệt là việc hợp nhất cơ quan của anh chị em với Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình cũng như Hàn Lâm Viện về Sự Sống . Do đó, tôi mời gọi anh chị em tiếp nhận cuộc cải tổ này, một cuộc cải tổ có sự can dự của anh chị em, như một dấu chỉ sự đánh gía và sự quí mến cao đối với công việc của anh chị em và như dấu chỉ niềm tin tưởng đổi mới vào ơn gọi và sứ mệnh của hàng ngũ giáo dân trong Giáo Hội ngày nay. Để tiếp tục việc lèo lái của nó, cơ quan mới sắp được khai sinh sẽ dùng làm “bánh lái” một là văn kiện Christifideles Laici hai là văn kiện Evangelii Gaudium Amoris Laetitia, lấy gia đình và việc bảo vệ sự sống làm các lãnh vực ưu tiên.

Trong giờ phút lịch sử đặc biệt này, và trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, Giáo Hội được mời gọi ý thức hơn bao giờ hết việc trở thành “nhà cha nơi có chỗ cho mọi con người đang lao nhọc và có cuộc sống tội lỗi” (Tông Huấn Evangelii Gaudium, 47); trở thành một Giáo Hội luôn mãi ra đi, “một cộng đồng truyền giảng Tin Mừng […] có khả năng lãnh nhận sáng kiến mà không sợ sệt, khả năng gặp gỡ, tìm kiếm những người cách xa và khả năng tới các ngã ba đường để mời gọi những người bị loại bỏ” (Đã dẫn, 24). Tôi muốn đề nghị với anh chị em lấy nhị thức có thể phát biểu như sau “Giáo Hội ra đi – giáo dân ra đi” làm chân trời qui chiếu cho tương lai gần kề của anh chị em. Bởi thế, anh chị em cũng phải cất cao tầm mắt của anh chị em lên và nhìn ra “bên ngoài”, nhìn ra rất nhiều người của thế giới chúng ta đang ở tận phía xa kia, nhìn ra rất nhiều gia đình đang gặp khó khăn và cần lòng thương xót, nhìn ra rất nhiều lãnh vực tông đồ chưa được thăm dò, nhìn ra vô số các giáo dân có tâm hồn tốt lành và quảng đại sẵn sàng dùng năng lực của họ, thì giờ của họ, các khả năng của họ để phục vụ Tin Mừng, nếu họ được can dự, được các mục tử và các định chế của Giáo Hội đánh giá cao và hỗ trợ. Chúng ta đang cần các giáo dân dám dấn thân, dám để bàn tay của mình ra dơ bẩn, không sợ lầm lẫn, cứ nhắm đàng trước mà tiến tới. Chúng ta đang cần các giáo dân có viễn kiến tương lai, không khép mình vào những điều nhỏ mọn của cuộc sống.Và tôi từng nói điều này với giới trẻ: chúng ta đang cần các giáo dân thích nếm kinh nghiệm sống, dám mơ mộng. Nay là ngày người trẻ phải có các giấc mơ của người già. Trong nền văn hóa vứt bỏ này, chúng ta đừng để mình trở nên quen thuộc với việc vứt bỏ người cao niên! Chúng ta hãy thúc đẩy họ, chúng ta hãy thúc đẩy để họ biết mơ mộng và như tiên tri Gioen từng nói, “có những giấc mơ”, có khả năng mơ mộng, và đem lại cho mọi người chúng ta sức mạnh của viễn kiến tông đồ mới mẻ.

Các Thành Viên và các Cố Vấn thân mến, tôi xin cám ơn anh chị em vì công việc anh chị em thực hiện để phục vụ Cơ Quan này, và tôi khuyến khích anh chị em mở lòng mình ra, sẵn sàng vâng theo và khiêm nhường trước các điều mới mẻ của Thiên Chúa, những điều làm chúng ta ngạc nhiên và vượt quá khả năng của chúng ta nhưng không bao giờ lừa dối chúng ta, như Đức Mẹ đã làm; ngài là Mẹ và là Cô Giáo của chúng ta trong đức tin. Từ tận đáy lòng, tôi ban cho anh chị em và các người thân yêu của anh chị em phúc lành của tôi. Và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.

Theo bản tiếng Anh của Zenit
 
Đức Thượng Phụ Chính thống Syria thoát chết trong một vụ nổ bom tự sát
Đặng Tự Do
22:10 20/06/2016
Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Syria là Đức Ignatius II Efrem Karim của thành Damascus sống sót sau một cuộc tấn công đánh bom tự sát vào sáng ngày Chúa Nhật 19 Tháng Sáu.

Bốn người, bao gồm cả kẻ đánh bom bị giết chết trong vụ nổ.

Cuộc tấn công diễn ra khi Đức Thượng Phụ cử hành một buổi lễ tưởng niệm cho các nạn nhân của chiến dịch diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào người Armenia và các Kitô hữu Assyriô.

Quả bom phát nổ bên ngoài nhà thờ của thành phố Qamishi, Syria, nơi Đức Thượng Phụ đang làm phép một đài tưởng niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng.

Trách nhiệm về vụ tấn công này vẫn còn trong vòng nghi ngờ. Tuy nhiên, khả năng cao nhất là do bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây ra. Kế đó là tình báo Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Đại Học Notre Dame Hoa Kỳ mở phân khoa Đức Tin và Lý Trí tại Dublin, Ái Nhĩ Lan
Đặng Tự Do
22:19 20/06/2016
Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của Dublin đã công bố việc thành lập một Trung tâm mới có tên là phân khoa Đức Tin và Lý, do trường Đại học Notre Dame, Hoa Kỳ, trực tiếp điều hành.

Phân khoa mới sẽ được mở tại Đại học Dublin, là ngôi trường đã được xây dựng bởi Chân Phước John Henry Newman khi ngài là Hiệu trưởng của trường Cao Đẳng Dublin.

Đức Tổng Giám mục Martin cho biết: “Tôi thấy việc thành lập Trung tâm Notre Dame-Newman Đức Tin và Lý Trí là một cơ hội cho trường Đại học của Giáo Hội trở về với ơn gọi ban đầu của mình như là là đầu mối để suy tư về đức tin và lý trí.”

Cha John Jenkins, hiệu trưởng Đại Học Notre Dame, cho biết: “Chúng tôi cảm thấy rất hân hạnh được Đức Tổng Giám mục Martin mời mở rộng sự hiện diện của trường tại Dublin.”

Chương trình học tại cơ sở mới này sẽ bắt đầu trước khi cuối năm 2016.
 
Tổng thống Bashar Assad gặp các nhà lãnh đạo Công Giáo Syria
Đặng Tự Do
22:29 20/06/2016
Tổng thống Syria là Bashar Assad đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syriac nước này, và loan báo rằng hiến pháp mới sẽ đảm bảo quyền của các tôn giáo thiểu số. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên.

Tổng thống Assad đã gặp Đức Thượng Phụ Ignace Youssif III, và sáu Giám Mục của Công Giáo nghi lễ Syriac. Đây là Giáo Hội hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh.

Trong buổi gặp gỡ hôm 13 tháng 6, Tổng thống Assad tóm tắt cho các vị kế hoạch của ông nhằm chuẩn bị cho hiến pháp mới. Ông nói đó ông dự định biến Syria thành một quốc gia thế tục loại bỏ tất cả các tham chiếu đến Hồi Giáo.

Ông cũng với Đức Thượng Phụ và các Giám Mục về quyết tâm của ông chống lại sự xâm lược của Nhà nước Hồi giáo, và nói rằng tất cả các nhà lãnh đạo Hồi Giáo tại Trung Đông nên phản đối tư tưởng thánh chiến và những trào lưu Hồi Giáo quá khích.
 
Vatican nhận thêm 9 người tị nạn Syria
Đặng Tự Do
22:36 20/06/2016
Vatican đã nhận thêm 9 người tị nạn Syria thêm vào con số mười hai người đã tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài trở về sau chuyến thăm hòn đảo Lesbos của Hy Lạp vào tháng Tư vừa qua.

Cũng như mười hai người trước họ, chín người tị nạn này cũng sống trong một trại tị nạn trên đảo Lesbos. Cộng đồng Thánh Egidio tại Rome đã đồng ý cung cấp cho họ thực phẩm và nhà ở, như mười hai người đầu tiên.

Chín người tị nạn Syria đã đến Rôma vào ngày 16 Tháng 6 bao gồm hai Kitô hữu. Trong số 12 người đầu tiên, không có ai là Kitô hữu.
 
Chính thống Nga không tham dự Công Đồng Liên Chính Thống Giáo
Đặng Tự Do
22:51 20/06/2016
Đức Thượng Phụ Chính thống Nga Kirill đã gửi một thông điệp khuyến khích các giám mục Chính thống đang nhóm họp tại Crete để tham dự Công Đồng Liên Chính Thống Giáo khai mạc vào ngày Chúa Nhật 19 tháng 6, nhân lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống theo lịch Julian .

Dù Giáo Hội Chính Thống Nga đã tuyên bố không tham gia vào cuộc họp, Thượng phụ Kirill viết rằng các tranh cãi giữa các Giáo Hội Chính thống không nên mang “đến sự chia rẽ và hoang mang trong hàng ngũ chúng ta.”

Ngài kêu gọi tôn trọng các quyết định của tất cả các nhà lãnh đạo Giáo Hội, dù có tham gia hay không vào công đồng này.

Theo Đức Thượng Phụ Kirill, cuộc họp ở Crete “có thể trở thành một bước quan trọng hướng đến việc vượt qua những khác biệt hiện nay.”

Ngài nhận định rằng cuộc họp tại Crete có thể giúp trong “việc chuẩn bị cho một Thánh Công Đồng qui tụ và đoàn kết tất cả các Giáo Hội địa phương không trừ một Giáo Hội nào. Đức Thượng Phụ nhắc lại quan điểm của Chính Thống Giáo Nga và một số Giáo Hội Chính Thống Giáo khác không có mặt trong cuộc họp ở Crete, là cuộc họp này chỉ nên được xem như là một khúc dạo đầu cho một Công Đồng Liên Chính Thống; và không nên coi cuộc họp này tự nó là một Công Đồng.
 
Top Stories
World Orthodox leaders meet despite Russia's absence
Derek Gatopoulos and Demetris Nellas, AP
12:05 20/06/2016
June 19, 2016 - In this Saturday, June 18, 2016 photo released by Holy and Great Council, Orthodox Partiarchs taking part in the historic Holy and Great Council celebrate Vespers of Pentecost in Heraklion, on the island of Crete. A historic attempt to bring together all leaders of the world's Orthodox churches for the first time in more than a millennium has stalled after the powerful Russian church and three others pulled out at the last minute over disputes ranging from the seating plan to efforts to reconcile with the Vatican. (Sean Hawkey/Holy and Great Council via AP)

ATHENS, Greece (AP) — The leaders of the world's Orthodox Christian churches have gathered on the Greek island of Crete for a landmark meeting, despite a boycott by the Russian church — the most populous in a religion of some 300 million people — and three other churches.

Ecumenical Patriarch Bartholomew led prayers attended by other church leaders Sunday to mark the start of the weeklong summit — the first of its kind in more than 1,200 years.

Pope Francis sent a message of support on Twitter, writing: "Let us join in prayer with our Orthodox brothers and sisters for the Holy and Great Council of the Orthodox Church opening today in Crete."

Despite decades of preparation, Orthodox leaders failed ahead of the meeting in Crete to overcome differences. They include efforts to reconcile with the Vatican and areas of influence that typically predate current national borders.

Patriarch Kirill of Moscow is not attending the meetings, arguing that preparation had been inadequate. Serbia's Church leadership did attend despite having close ties with the Russian Church, but the Georgian, Bulgarian and Syria-based Antioch patriarchates skipped the synod.

In a statement Friday, Kirill said he hoped religious leaders gathered in Crete could prepare for a full meeting at a later date. Kirill visited Greece last month, joining Russian President Vladimir Putin on a trip to the monastic sanctuary of Mount Athos.

Church leaders gathered at the Cretan city of Iraklio also stressed the need for unity among the churches, with some publicly supporting efforts to organize a later meeting with the Russians present.

"We are on a steady course toward a great Synod and sending the message that our people need," Archbishop Chrysostomos II of Cyprus said. "Orthodoxy has shown that it can be united."

Unlike the centralized authority of the Vatican over Roman Catholics, Orthodox churches are autocephalous, or independent, with Bartholomew considered as the first among equals.

But the Ecumenical Patriarchate is based in Istanbul in predominantly Muslim Turkey and is frequently at odds with Moscow, with the Russian Church having restored much of its power after Communism and representing more than 100 million faithful.

"It is well known that relations between the Church and state have gone through many stages. But regardless of how one may characterize these relations, both the church and the state are interested in the welfare of man," Bartholomew said.

Last week a spokesman for Bartholomew had expressed disappointment at Moscow's decision.

"The Church of Russia's decision was 48 hours before the primates were expected here in Crete. Nothing else had happened in the months between January and their decision in early June," the spokesman, Rev. John Chryssavgis, told a Church internet channel.

Greek President Prokopis Pavlopoulos, who holds a largely ceremonial role, traveled to Crete to greet the church leaders.

The Syria-based Antioch Patriarchate was absent due to a dispute with the Jerusalem Patriarchate over the jurisdiction of the Muslim Gulf state of Qatar.

But representatives from many other parts of the world were represented, including Patriarch Theodoros II of Alexandria and All Africa, Archbishop Rastislav of Czech Lands and Slovakia, and Archbishop Anastasios of Albania.
 
Orthodox ‘Great Council’ gets underway amid signs of division
AP
12:23 20/06/2016
In this file photo taken on Tuesday, May 25, 2010, Ecumenical Patriarch Bartholomew I of Constantinople, left, and Russian Orthodox Patriarch Kirill tour the Kremlin during a meeting in Moscow, Russia. The spiritual leader of the world's Orthodox Christians said a historic meeting of church leaders -- the first in more than a millennium -- is taking place on the Greek island of Crete despite a pullout by Russia. (Dmitry Astakhov, Sputnik, Government Pool Photo via AP.)

As a "Holy and Great Council" of the Orthodox churches gets underway in Crete, tensions between Moscow and Constantinople, and between liberals and conservatives, have marred the event, with four churches scheduled to attend pulling out at the last minute while others forge ahead.


MOSCOW - A historic attempt to bring together all leaders of the world’s Eastern Orthodox churches for the first time in more than a millennium has stalled after the powerful Russian church and three others pulled out at the last minute over disputes ranging from the seating plan to efforts to reconcile with the Vatican.

The Holy and Great Council, set to open Sunday on the Greek island of Crete, was to be the first meeting of all Orthodox leaders since the year 787, when the last of the seven councils recognized by both Orthodox and Catholics was held.

The meeting is still on, but with the Russian Orthodox Church and three others staying away, its pan-Orthodox aura has faded.

Istanbul-based Ecumenical Patriarch Bartholomew I, considered “the first among equals” since the time when Constantinople was the seat of the Byzantine Empire, has been the main driving force behind efforts to bring together the leaders of all 14 independent Orthodox churches.

The gathering, for which preparations began 55 years ago, was meant to promote unity among the world’s more than 300 million Orthodox Christians. But in recent weeks, differences that at first seemed minor escalated as the date for the meeting approached.

The Rev. John Chryssavgis, a spokesman for Bartholomew, said the 10 patriarchs attending the council met Friday and issued a final plea “even at the 11th hour” for the other churches to attend, saying whatever issues they have will be examined.

But he added that the council will go on without them, and organizers say the decisions made by the remaining 10 will be binding - a claim certain to be rejected by Moscow and the others.

Russian Patriarch Kirill reiterated Friday that his church would not attend, saying in a message to the council that he considered the Crete gathering a preparatory session for a synod that will unite all the churches “without exception.”

“Our prayers will be with you in the days of the work ahead of you,” he added.

The argument is certain to further fray the brittle relationship between many of the churches.

Unlike the Roman Catholics, the Orthodox churches are independent and have their own leadership. They also have different priorities, with some in recent years becoming more inward looking and nationalist, while others have turned more liberal as they try to appeal to a more globalized flock, which has been growing distant from what is perceived to be a conservative faith clinging to centuries-old traditions.

The Council was to be an important step not only to show a unity of cause, but to rekindle interest in the faith among an often disparate community of believers scattered in small churches around the globe.

But at the heart of the matter is a struggle for spiritual influence over the world’s Orthodox faithful between the large, rich and dynamic Russian church, which represents more than 100 million faithful, and the older but far smaller Ecumenical Patriarchate headquartered in predominantly Muslim Turkey.

“The Russian Orthodox Church and the churches allied with it are on the rise,” said Roman Silantyev, a Moscow-based scholar, and “can afford to resist any compromise.”

Andrei Desnitsky, a Moscow-based author and commentator on religious affairs, said the rift reflected long-running tensions between the ecumenical patriarchate and Moscow.

“Any serious issues related to Orthodox policies reflect a soft rivalry between the two patriarchates,” he wrote in a recent commentary.

One of the first disagreements was over seating. According to some reports, the Russian church strongly opposed a plan for the ecumenical patriarch to take a presiding seat during the council session, seeing it as an attempt to promote primacy. Instead, Moscow and the Bulgarian Orthodox Church reportedly insisted that the participants sit at a round table.

While the seating issue was settled, other disagreements were more difficult to deal with.

The Bulgarian church was the first to drop out, citing a lack of “particularly important” topics on the agenda, the seating plan, and the handling of documents.

The Damascus-based Antioch Patriarchate said it would not attend unless an ongoing dispute with the Jerusalem Patriarchate was resolved ahead of the council. The two broke relations over the jurisdiction of the Muslim Gulf state of Qatar. The Georgian Orthodox Church cited a doctrinal issue to pull out.

Some observers say the three may have been influenced by the Russian church. Because of an agreement that all council decisions should be reached through consensus, the Moscow Patriarchate insisted on a postponement, arguing that the absence of even a single church would make that impossible.

Chryssavgis said Bartholomew could not postpone the council and unilaterally overturn the collective decision to meet.

“Bartholomew is not the pope, he can’t just decide,” he told the AP, adding that it can’t be ruled out that the 10 churches present could vote for a postponement when they gather.

Some in the Russian church have been deeply suspicious of the ecumenical patriarch’s intentions, fearing that the council could pave way to closer ties to the Vatican, Protestants and others, anathema for conservatives in that institution.

“There are fears that the Orthodox will surrender their positions in the face of the Catholics,” Silantyev said. “There are a certain number of priests and some bishops who share that view.”

“It’s a confrontation between liberals and anti-liberals, and Constantinople represents the liberal side,” Silantyev added.

The “Great Schism” split Christendom in 1054 over the Vatican’s power. Despite a landmark meeting between Pope Francis and the Russian patriarch Kirill in Cuba, many in the Moscow Patriarchate and other Orthodox churches do not want any rapprochement with the Vatican.

Some conservatives in the Russian church have been critical of Kirill’s decision to endorse a set of compromise documents prepared for approval by the council, including one on relations with other Christian churches.

“The Russian church’s leadership has found itself in an awkward position and preferred to dodge attacks for taking part in the project initiated by its Constantinople rivals, posing instead as keepers of Orthodox unity,” Alexei Makarkin, a deputy head of the Center for Political Technologies, a Moscow-based think-tank, wrote recently.

The Moscow Patriarchate has tried to downplay the rift, saying that differences could be settled and a council be held at a later date.

“We aren’t inclined to dramatize it or see it as some sort of catastrophe,” Moscow Patriarchate’s spokesman Vladimir Legoida told the AP. “We don’t see the difficulties that have emerged as insurmountable.”

(Source: https://cruxnow.com/ap/2016/06/19/orthodox-great-council-gets-underway-amid-signs-division/)

18 June 2016 - Holy and Great Council Press Release

His All-Holiness the Ecumenical Patriarch Bartholomew and the Primates of the Holy Orthodox Churches were warmly welcomed, this afternoon, by a large crowd of faithful, the representatives of the Greek government and the local authorities, as they arrived at the square of Saint Titus Cathedral in Heraklion. His All-Holiness, expressed joy on behalf of himself and of the Primates of the Holy Orthodox Churches, for the enthusiastic reception by the people of the glorious island of Crete. He also added that “the Holy and Great Council that is about to begin is called upon to give solutions to internal problems of Orthodoxy and convey the message of its truth to the modern world that is in conflict. All of us church leaders fervently pray that the voice of the Council shall be the voice of the invisible God. Only then will the Council provide support to the people.”

In his greeting to His All-Holiness the Ecumenical Patriarch Bartholomew and the Primates of the Holy Orthodox Churches, the Mayor of Heraklion, Mr. Vassilios Lambrinos, said that the Holy and Great Council, which is being held in Crete, represents the culmination of decades of preparation and is expected to “present the opportunity for the perpetual values of the faith to be manifested, meeting our obligation to expand the mission of Orthodoxy in the contemporary world.”

His Beatitude Patriarch of Alexandria and All Africa, Theodoros, upon his arrival at the Cathedral Church of Saint Titus, stated: "My children, I am one your own, I am a part of you, and I am again in the beloved Crete. I come from Africa and I bring a message of unity and love, and I am traverse around the world to preach justice and peace. I am happy that I am in my native place, and from Monday on when the Holy and Great Council commences, my voice will be a voice of love and unity for all churches, for the people of the world to find courage in their difficulties."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Học viên 3 miền, lớp nghiên cứu học thuyết xã hội hội ngộ ở Châu Sơn
Triết Giang
07:53 20/06/2016
Trong 2 ngày 18,19-6-2016, 50 anh chị em ở 3 miền đất nước dự lớp nghiên cứu về học thuyết xã hội Công Giáo (XHCG) đã quy tụ về Châu Sơn, Ninh Bình. Lớp học do linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Nam Phong dẫn đầu và do các linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, Sơ Thanh Lương (Ủy ban CL&HB) hướng dẫn.

Nga
y sau khi đến Châu Sơn, lớp đã được Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tiếp. Cha Nam Phong thay mặt lớp chúc mừng Đức TGM ngân khánh linh mục và bày tỏ lòng biết ơn vì Ngài đã dành nhiều ưu ái cho lớp học (ảnh trên). Cha Nguyễn Thể Hiện cảm động nói rằng, Giáo Hội Việt Nam, đất nước Việt Nam có được tài sản quý là Đức TGM Giuse, một Giám mục sạch trong một môi trường ô nhiễm, bẩn.

Đức TGM chia sẻ cảm xúc chuyến đi thăm và cứu trợ tại tâm của thảm họa môi trường vừa qua tại Hà Tĩnh. Ngài nói: Đúng là biển chết, bờ biển không có sinh vật nào sống, không có con dã tràng, con cua, con ốc nào. Những thuyền đánh cá của ngư dân trùm vải trắng như những tấm khăm liệm. Biển chết, du lịch, ngư dân cũng đang chết dần. Báo hiệu những cái chết khác, cái chết văn hóa, kinh tế, chính trị. Thánh Phanxicô xưa yêu mến thiên nhiên, gọi là chị gió, em mặt trăng, anh mặt trời. Nhưng chúng ta ngày nay phải thấy thiên nhiên, môi trường là chính thân thể chúng ta. Biển Vũng Áng, biển miền Trung chết là cơ thể chúng ta đang chết. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải học hỏi giáo huấn XHCG. Giáo huấn sẽ trang bị cho chúng ta một nền tảng lý thuyết vững vàng để ứng xử với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Ngài đặt ra 2 câu hỏi để lớp suy nghĩ và thảo luận. Đó là đứng trước thảm họa môi trường hiện nay, người Công Giáo phải làm gì và tại sao phải làm thế?

Dưới sự hướng dẫn của cha Nguyễn Thể Hiện và sơ Thanh Lương cùng với những hỗ trợ của các anh chị ở Sài Gòn như bác sĩ Phấn, bác sĩ Hương, chị Bảy- những người đã sinh hoạt 7-8 năm nghiên cứu học thuyết XHCG, các học viên đã hiểu thêm những nguyên tắc của giáo huấn đặc biệt là những cột trụ để xây dựng ngôi nhà xã hội tương lai với minh họa của họa sĩ Hùng Khuynh. Bốn cột trụ đó là CT2: Chân lý (Sự thật), Công lý, Tự do, Tình yêu. Bác sĩ Phấn cho rằng Sài Gòn trước đây có đủ 4 cột trụ đó là đường Tự do, cầu Công lý, nhà xuất bản Chân lý và cầu chữ Y, rất dễ nhớ. Bác sĩ Phấn cũng thông báo mặc dù Đức TGM Giuse rất bận nên Ngài không nhận đỡ đầu cho hội đoàn nào nhưng Ngài đồng ý làm “mạch nước ngầm” để nâng đỡ lớp học này.

Lớp học dành nhiều thời gian để thảo luận và không khí tranh luận thật sôi nổi. Buổi tối, Đức TGM Giuse cũng xuống lớp để nghe và chia sẻ với anh chị em.

Hầu hết các học viên đều cho rằng, giáo huấn rất bổ ích và trang bị nền tảng tư tưởng cho mọi người nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp cho không chỉ cho riêng con người mà cả môi trường thiên nhiên và vũ trụ nữa.

Các học viên là cựu chiến binh ở Tiền Hải (Thái Bình) chia sẻ rằng, năm 1997, họ đấu tranh rất tự phát, không tổ chức, không ai hướng dẫn, không biết rõ mục tiêu là gì. Nay, có giáo huấn chỉ dẫn, họ biết rõ phải làm gì để giúp mình và giúp đồng bào mình. Họ ao ước mở ra nhiều lớp học như thế này để nhiều người biết và hành động cho đúng.

Nhóm ở Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm tự học, tự quy tụ nhau lại nghiên cứu rồi mời các chuyên gia hướng dẫn thêm và áp dụng vào chính cuộc sống của mình. Ví dụ bác sĩ Phấn mở một phòng mạch. Bác sĩ không chạy cán bộ môi trường để xin xác nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh mà tự trang bị máy xử lý ô nhiễm tốn mấy trăm triệu đồng. Vì nếu mình không gương mẫu thì nói ai nghe.

Nhóm ở Hà Nội lại có ưu điểm quy tụ được nhiều anh em trí thức như GS, TS, cựu đại tá, giám đốc doanh nghiệp, họa sĩ, luật sư…nên học mau hiểu hơn và khi hiểu dễ lan tỏa ra những trí thức cũng như các thành phần xã hội khác.

Các học viên cũng tranh luận từng trường hợp theo giáo huấn thì ứng xử như thế nào cho đúng. Tại sao quận Thủ Thiêm xây dựng hiện đại văn minh mà lại không có quy hoạch một cơ sở tôn giáo nào? Như vậy là người làm quy hoạch đã xóa bỏ nhu cầu tâm linh và tôn giáo của con người nên nhà dòng, nhà xứ Thủ Thiêm, chùa Liên Trì quyết không di dời là để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người Thủ Thiêm. Hoặc vấn đề giữ đất, đòi cơ sở tôn giáo hiện nay, chỗ nào phải giữ, phải đòi bằng được để đảm bảo quyền sở hữu nhưng nếu Nhà nước sử dụng làm công ích thật sự thì phải ngồi lại thương lượng với nhau về giá đền bù. Hay thành phố Sài Gòn đang xin ý kiến lập một khu phố “đèn đỏ” để hợp thức hóa mại dâm thì theo giáo huấn XHCG có đảm bảo quyền con người không? Hoặc trước thảm họa môi trường hiện nay, có người yêu cầu các Giám mục phải đi lấy mẫu nước, mẫu cá xét nghiệm để công bố nguyên nhân thảm họa có được không?... Toàn những vấn đề sát thực với cuộc sống.

Một số ý tưởng để triển khai giáo huấn đã được nêu ra và sẽ được xem xét để thực hiện trong thời gian tới. Cuối buổi học, bé Vân Hà 4 tuổi xung phong lên hát tặng lớp học bài: Trả lại cho dân tôi, thật dễ thương.

Đức TGM Giuse chủ tế lễ Chúa Nhật cho lớp học. Ngài không mang mũ, gậy, nhẫn Giám mục mà chỉ đơn sơ như một linh mục bình thường.

Khi cha Nam Phong thay mặt lớp cảm ơn Ngài đã ưu ái anh chị em. Ngài bảo, tôi phải cảm ơn anh chị em vì anh chị em đã làm giúp cái phần việc tôi phải làm. Tôi chỉ mong anh chị em hãy đưa giáo huấn cho nhiều người và áp dụng vào đời sống. Cuối lễ, Ngài chụp ảnh kỷ niệm với từng nhóm (ảnh dưới) rồi cùng đến dự bữa cơm kết thúc khóa học. Ngài đến từng bàn nâng ly với từng người. Ngài cũng cho biết sức khỏe của Ngài đã khá hơn, đêm ngủ được 3-4 tiếng liền mạch.

Chúng tôi tạm biệt Châu Sơn và vẫn hằng ao ước trở lại để gặp người cha thân thương đang dành bao tâm sức để xây dựng đan viện. Một cơ sở đồ sộ đang lên tầng hai. Khu vườn Fatima vẫn cố gắng hoàn thành nhân 100 năm Đức Mẹ Fatima (13-5-1917).
 
Phong Trào Cursillo TGP Sydney Mừng Bổn Mạng và Ngân Khánh 25 Năm.
Diệp Hải Dung
08:20 20/06/2016
Phong Trào Cursillo TGP Sydney Mừng Bổn Mạng và Ngân Khánh 25 Năm.

Sáng thứ Bảy 18/06/2016 các anh chị em Cusillista ở các nơi đã đến hội trường nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Đại Hội Ultreya mừng Bổn Mạng và Ngân Khánh Phong Trào 25 năm 1991 – 2016, với chủ đề Thánh Phaolô Gương Mẫu Của Tình Yêu Nhân Từ trong tâm tình yêu thương Hồng Ân Cảm Tạ.

Xem Hình

Trước khi khai mạc Đại Hội Cha Linh hướng Paul Văn Chi ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Sơ và các anh anh chị em Cursilista Sydney và các Tiểu bang đã về đây tham dự Đại Hội mừng Bổn Mạng Phong Trào kỷ niệm Ngân Khánh 25 năm. Đặc biệt các anh nhà văn Quyên Di, anh Lê Tinh Thông từ Hoa Kỳ và các Phong Trào khoảng 40 đơn vị từ Nam Mỹ, Hoa Kỳ, Âu Châu, Á Châu trên thế giới cũng đã gởi Palanca chúc mừng và cầu nguyện cho Tuần Lễ Ngân Khánh Hồng Ân Cảm Tạ.

Sau những chia sẻ cảm nghiệm của các anh chị em Cursilista về môi trường Xã Hội, Gia Đình, Phong Trào, Cộng Đồng...Qúy Cha Linh Hướng cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Bổn Mạng Phaolô. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc mừng Bổn Mạng và Ngân Khánh Phong Trào. Sau đó, anh Trần Văn Hòa, chủ tịch Phong Trào Cursillo TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người, đặc biệt cám ơn các anh chị em từ các tiểu bang và Hoa Kỳ cũng về đây tham dự Đại Hội, sau đó là tiệc liên hoan tại hội trường.

Chiều Chúa Nhật 19/06/2016 các anh chị em Cursilista đến nhà Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard tham dự Thánh lễ Tạ Ơn Ngân Khánh của Phong Trào. Trong bài giảng Thánh Lễ Cha Linh hướng Paul Văn Chi đã nói về thập giá Chúa Kitô. Các Cursilista sống ngày thứ Tư là sống với thập giá của Chúa KiTô để tôn vinh Ngài và làm chứng nhân cho Ngài qua tình yêu thương. “Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình, mà vác thập giá mình hàng ngày mà theo Ta”..(Lc. 9: 18-24)

Trước khi kết thúc Thánh lễ ông Vũ Nhuận thay mặt Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Pritchard ngỏ lời chúc mừng Ngân Khánh Phong Trào Cursillo TGP Sydney và buổi tối cùng ngày các anh chị em Curlista đến nhà hàng Crystal Palace Canley Heights tham dự buổi dạ tiệc văn nghệ liên hoan mừng Bổn Mạng và Ngân Khánh với chủ đề Hồng Ân Cảm Tạ.

Chương trình văn nghệ gồm những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Hợp Ca, Hoạt Cảnh, Ca Vũ với những bài Thánh Ca tuyệt vời do tất cả các anh chị em Cursilista trình diễn rất đặc sắc và ngoạn mục. Lồng trong phần văn nghệ có xổ số may mắn rất là hào hứng.

Trước khi kết thúc buổi dạ tiệc liên hoan mừng bổn mạng. Anh Đào Mạnh Hiếu thay mặt Ban Tổ Chức ngỏ lời cám ơn Quý Cha, các anh chị em Cursilista và mọi người đã đến tham dự dạ tiệc mừng Bổn Mạng và Ngân Khánh của Phong Trào. Đặc biệt cám ơn quý ân nhân đã đóng góp trợ giúp cho Phong Trào tổ chức buổi dạ tiệc được thành công tốt đẹp.

Sau đó tất cả mọi người cùng năm tay nhau cùng hợp ca nhạc phẩm Cursillista Hành Khúc kết thúc buổi dạ tiệc văn nghệ mừng Bổn Mạng và Ngân Khánh 25 năm Phong Trào Cursillo TGP Sydney.

Diệp Hải Dung
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (16)
Vũ Văn An
02:06 20/06/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)

4. Ý muốn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa

Sau khi đã vượt qua di sản nặng nề mà Thánh Augustinô đã để lại cho thần học và lòng đạo Tây Phương qua học thuyết của ngài về tiền định, nay ta phải nêu câu hỏi mà, theo Kant, có thể tóm lược mọi câu hỏi của con người: Ta có thể hy vọng được điều gì? (85). Đây là câu hỏi mà câu trả lời sẽ quyết định vấn đề ý nghĩa hay vô nghĩa của đời người.

Câu trả lời của đức tin Kitô Giáo cho câu hỏi trên không thể là: đời ta cuối cùng sẽ tàn lụi, y hệt bông hoa héo tàn và y hệt giọt nước bốc hơi. Tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu đã chọn lựa chúng ta bằng một hành vi thương xót tinh tuyền, mời gọi ta vào sự sống, và nhờ việc Chúa Giêsu Kitô hiến mạng sống của Người cho ta trên thập giá, là tình yêu dứt khoát và không thể chấm dứt với sự chết. Dĩ nhiên, câu trả lời cũng không thể chờ mong ở một kết cục có hậu (happy ending) theo nghĩa “mọi sự sẽ đâu vào đấy”. Chính trong lòng thương xót, Thiên Chúa coi trọng ta. Người không muốn phục kích con người tử sinh chúng ta hay qua mặt sự tự do của chúng ta. Số phận đời đời của chúng ta tùy thuộc quyết định của chúng ta và đáp ứng của chúng ta đối với lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa. Tình yêu có thể tán tỉnh người khác và hằng muốn tán tỉnh người khác, nhưng nó không thể và cũng không muốn ép buộc người yêu phải đáp ứng. Bởi thế, tình yêu Thiên Chúa muốn có qua có lại, nhưng con người có thể làm ngơ nó hay từ khước nó. Vì ta đã được dựng nên cho tình yêu của Thiên Chúa, nên việc từ khước nó có nghĩa con người tự bác bỏ chính mình và, do đó, là nỗi bất hạnh hoàn toàn của họ. Nói theo thần học, việc từ khước tình yêu Thiên Chúa hàm nghĩa việc mất hạnh phúc đời đời. Điều này chứng minh sự nghiêm trọng của đời sống và sự nghiêm trọng của tự do. Quyết định về đời sống của ta là một quyết định có tính sống chết.

Như thế, câu hỏi, “ta xó thể hy vọng được điều gì?” không cho phép bất cứ câu trả lời đơn giản nào. Ngay câu trả lời ta có thể rút ra từ Thánh Kinh và Thánh Truyền cũng không nhất trí. Trong Thánh Kinh, ta thấy hai loại phát biểu khác nhau, mà thoạt nhìn, tưởng là không thể nào hòa giải được.

Một đàng, câu phát biểu rõ ràng và không hề mơ hồ là: trong Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ (1Tm 2:3). Về phần Người, Chúa Giêsu nói rằng Người đến thế gian, không phải để phán xét con người, mà là để cứu độ họ (Ga 12:47). Và Người hứa: “Còn Tôi, khi được nâng lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi” (Ga 12:32). Tiếp nhận sứ điệp này, Thánh Phaolô diễn tả nó thành một hình thức thánh ca. Về Chúa được hiển dương, ngài nói rằng khi nghe tên Chúa Giêsu, mọi đầu gối phải qùy lạy, trên trời, dưới đất và cả dưới lòng đất, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng rằng “Chúa Giêsu Kitô là Chúa Tể, vì vinh quang Thiên Chúa Cha” (Pl 2:10f.) Trong Người, Thiên Chúa muốn giảng hòa mọi sự trên trời và dưới đất (Cl 1:20). Qua Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa muốn là mọi sự trong mọi sự cho đến cùng (1Cr 15:27f.; xem Rm 11:32) và Người muốn tụ họp và kết hợp mọi sự trên trời và dưới đất (Ep 1:4f., 10). Thánh Irênê thành Lyon đã tiếp nhận ý tưởng vừa nói và khai triển nó một cách có hệ thống. Ngài nói tới việc tóm lược và đạt tới tuyệt đỉnh của mọi sự trong lịch sử con người, đúng ra là lịch sử của vũ trụ, dưới và trong Chúa Giêsu Kitô như là đầu của mọi thực tại (ἀναϰεφαλαίωσις) (86).

Phải nhận rằng, với sứ điệp của nó về phán xét, Thánh Kinh đã đưa ra một loạt câu tuyên bố thứ hai và khác hẳn. Có nhiều bằng chứng để hỗ trợ cho điều này đến nỗi ta không thể bỏ qua nó hay tái giải thích nó một cách lôi cuốn hơn được (87). Trong Cựu Ước, sự đe dọa đã bắt đầu với việc trừng phạt ngay trong địa đàng: “Nhưng về cây biết lành biết dữ , các ngươi không được ăn, vì ngày nào các ngươi ăn nó, các ngươi sẽ phải chết” (St 2:17). Sự đe dọa phán xét này xuyên suốt các sách trình thuật (đuổi khỏi địa đàng, hồng thủy, Sôđôm và Gômôra…). Nó cũng thường được nhắc tới trong các Thánh Vịnh, nơi nó được phát biểu thế này: “Người phán xét thế giới một cách chính trực; Người phán xử các dân tộc cách công bằng” (Tv 9:8). Các tiên tri nói đến “ngày của Chúa” như là ngày phán xử (Am 5:18ff.; Is 13; 34; 66:15f.; Ed 7; v.v…). Văn chương khôn ngoan cũng đầy các ý tưởng về phán xử (Kn 1-5, v.v…). Chúa Giêsu và Tân Ước cũng đứng trong truyền thống tiên tri này. Nó bắt đầu với Thánh Gioan Tẩy Giả (Mt 3:7-12) và với chính Chúa Giêsu (Mt 8:11f.; 11:21-24; 12:41f.; v.v…). Thí dụ rõ rệt nhất là lời Chúa Giêsu nói về Phán Xét Sau Cùng, theo đó, những ai tỏ lòng thương xót đối với người nghèo, người túng thiếu, và người chịu bách hại đều được hứa ban Nước Thiên Chúa, trong khi những ai hành động thiếu lòng thương xót đều phải chịu án phạt đời đời (Mt 25:31-46). Ở đấy, có nói tới lửa đời đời đã chuẩn bị sẵn cho ma qủy và các thiên thần của nó (Mt 25:41). Thánh Phaolô cũng nói tới ngày thịnh nộ (Rm 2:5) và tới việc thưởng phạt dành cho người tốt và người xấu (2Cr 5:10; 2Tx 1:5-10).
Sau cùng, các phát biểu có tính khải huyền của cả Cựu lẫn Tân Ước (Đn 2:28-49; 1Cr 15:23-28; Kh 7-9; 14-18;v.v…) không thể nào làm ngơ được, dù chúng cần được giải thích cẩn thận. Trong tất cả các tuyên bố này, không thấy nói tới việc cứu chuộc cánh chung của mọi người; đúng hơn, ta nghe nói tới sự phán xét cánh chung.

Các tuyên bố của Thánh Kinh về phán xét có một lịch sử về hậu quả có ý nghĩa lâu dài, và cũng đa dạng một cách phong phú (88). Tuyên bố của Kinh Tin Kính là điều căn bản: “Người sẽ trở lại để phán xét kẻ sống và kẻ chết” (89). Ta cũng có thể nghĩ đến rất nhiều mô tả về phán xét và hoả ngục trong nghệ thuật Kitô Giáo. Mô tả thời danh hơn cả là bức tranh huy hoàng của Michelangelo về Phán Xét Chung ở Nhà Nguyện Sistine. Các suy niệm về hỏa ngục, các bài giảng về hỏa ngục, và nỗi sợ hỏa ngục đóng một vai trò đôi chút có vấn đề trong lịch sử lòng đạo. Nhiều nhà giảng thuyết quả đã tìm cách làm cho người ta cảm thấy sức nóng của hỏa ngục, gây nơi họ niềm sợ hãi hỏa ngục.

Ngày nay, những bài giảng như thế về hỏa ngục hoạ hiếm mới nghe thấy. Một sự thay đổi não trạng theo hướng khác đã diễn ra, nhưng nó cũng có vấn đề không kém. Sợ cho phần rỗi của mình, như nỗi sợ từng ám ảnh chàng tuổi trẻ Luther, hiện nay khá hiếm. Sợ hỏa ngục thường đã nhường bước cho tâm thức lạc quan tếu về cứu độ. Nhiều người ngày nay cho rằng “tất cả rồi sẽ tốt đẹp cả thôi”. “Thiên Chúa thân mến” của chúng ta, vì lòng thương xót, chắc chắn không thể để người ta phải trầm luân đời đời ở trong hỏa ngục. Cái thứ tâm tư này từng biến thành bài hát tếu táo: “Tất cả chúng ta đều lên, tất cả đều lên thiên đàng…” Nhưng ta càng phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về tình liên đới (hiệp thông) nhân bản và Kitô Giáo. Ngày nay, nhiều người cho rằng tình liên đới hình như chỉ để ngăn ta đừng nghĩ tới đau khổ đời đời trong hỏa ngục. Cuối cùng, vấn đề thần học cần được đặt ra là: Sứ điệp trung tâm của Thánh Kinh về lòng thương xót há đã không thực sự bị sứ điệp hỏa ngục biến thành vô giá trị đó sao? Làm thế nào Chúa Giêsu lại có thể đọa đầy đời đời kiếp kiếp những kẻ mà vì họ Người đã chết trên thập giá? Không thể nào có chuyện ý muốn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa lại bị gặp giới hạn và, cuối cùng, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa lại thất bại được. Ta phải đặt câu hỏi: vì lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta há không có bổn phận phải bác bỏ ý tưởng trầm luân đời đời hay sao?

Sự thay đổi não trạng nói trên kéo theo sự thay đổi về tầm quan trọng đối với loạt câu tuyên bố thứ nhất của Sách Thánh. Nó cũng có nghĩa: giáo huấn về apokatastasis, tức việc cứu chuộc và hòa giải mọi người, lại một lần nữa trở thành thời sự (90). Xét theo quan điểm hoàn toàn ngữ học, hạn từ apokatastasis có ý nói tới đọan Công Vụ 3:21. Tại đó, ta thấy nhắc tới ἀποκατάστασις, tức việc mọi thực tại sẽ được phục hồi. Thực ra, đoạn này trong Công Vụ chắc chắn ít có hay không liên hệ gì tới việc suy đoán từng được gán cho ý niệm này. Qua kiểu nói này, một sơ đồ vũ trụ học cổ xưa đã được thừa nhận, nói tới việc mọi thực tại, xét về cánh chung, sẽ trở về với nguyên cội thánh thiêng của chúng và do đó dạy ta việc phục hồi cánh chung của mọi thực tại. Theo Thánh Kinh, sơ đồ này không còn được hiểu theo nghĩa vòng tròn nữa, mà chỉ có thể được hiểu theo nghĩa đường thẳng hơn, tức là, như việc nên trọn về cánh chung của lịch sử lời hứa của Thiên Chúa. Tuy nhiên, hai nghĩa này không thể tách biệt một cách rõ rệt. Nơi các đại giáo phụ (Irênê, Origen, Grêgôriô thành Nazianzus, Grêgôriô thành Nyssa, Maximô Hiển Tu) cả hai nghĩa này chồng chéo lên nhau. Ngay Thánh Tôma Aquinô cũng đã tiếp nhận sơ đồ exitus-reditus (xuất-hồi, ra đi-trở về) và tái lên khuôn nó theo lịch sử cứu độ (91). Vì, một sơ đồ hoàn toàn vòng tròn là điều xa lạ đối với Thánh Kinh. Đối với Thánh Kinh, vấn đề không phải là cái hiểu vòng tròn về lịch sử vũ trụ, mà là lời tuyên bố rằng thời tận cùng sẽ là thời hoàn thiện vượt bực của việc sáng thế nguyên khởi và do đó phát sinh ra tân sáng thế.

Cuộc bàn luận về apokatastasis đã dẫn một số nhà thần học tới chỗ kết luận rằng: cuối cùng, mọi người, cả những người vô thần và ngay cả những người có tinh thần xấu xa, cũng sẽ được hưởng hạnh phúc Nước Thiên Chúa, một hạnh phúc đã được hoàn thiện hóa và nên trọn. Lời dậy này thường được gán cho nhà thần học Hy Lạp vĩ đại là Origen (92). Và nguyên con như thế, nó đã bị kết án bởi hoàng đế Justinian vào năm 543 CN (93). Tuy nhiên, nếu bạn đọc lời phát biểu của Origen trong ngữ cảnh của nó và xét tới tính thận trọng trong lúc phát biểu các lời này, bạn sẽ hoài nghi không biết việc kết án này có thực sự nên áp dụng vào ông hay không (94). Các giáo phụ khác, như Grêgoriô thành Myssa và Maximô Hiển Tu, cũng có lập trường tương tự như Origen nhưng không vì thế mà bị kết án. Học lý về tính đời đời của hình phạt hỏa ngục đã được xác nhận dứt khóat trong giáo huấn của Giáo Hội, chủ yếu do ảnh hưởng của Thánh Gioan Kim Khẩu và của Thánh Augustinô (95).

Tuy thế, học lý apokatastasis vẫn tiếp tục gây chú ý lớn lao. Nó được tìm thấy nơi một số hình thức huyền nhiệm, dù rất khác nhau. Ít nhất Friedrich Schleiermacher, Ernst Troeltsch, và Karl Barth đã xem xét nó một cách nghiêm túc. Dựa trên thái độ lạc quan tếu hiện nay về ơn cứu độ, học lý này thường gây được tiếng vang, hoặc minh nhiên hoặc mặc nhiên, như một thứ giả thiết nền tảng. Johann Baptist Metz có lý khi cảnh báo nền thần học hiện nay về giả thiết này. Xét cho cùng, theo ông, lý thuyết này không làm cho Kitô Giáo trở nên nhân đức hơn; đúng hơn, nó làm cho tôn giáo này trở thành hời hợt hơn (96). Cái hiểu hời hợt về lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ chỉ mâu thuẫn với đức công lý và sự thánh thiện của Người. Nó chẳng có chi liên quan hơn đối với thực tại khó khăn, lạnh lùng của thập giá. Một chủ nghĩa lạc quan kiểu trưởng giả, thứ lạc quan hạ giá tính nghiêm trọng của trách nhiệm và tội lệ con người, chỉ tổ bào chữa cho kẻ làm điều xấu và phạm bất công mới đối với các nạn nhân. Với họ, phán xét không phải là một sứ điệp để sợ nhưng là một sứ điệp để hy vọng. Vì trước tòa phán xét, mọi mặt nạ đều phải rơi xuống, mọi người đều bình đẳng, và công lý sẽ được cân đo cho mọi người.
Như thế, hai nhóm câu quả quyết trong Sách Thánh đã dẫn tới hai lập trường cực đoan: một đàng là massa damnata (bị trầm luân hàng loạt), và đàng kia là cứu chuộc tất cả. Việc này thách thức ta với câu hỏi: liệu ta có thể tìm được cách thoát khỏi tình thế khó khăn này và tìm được một giải pháp tránh được cả hai cực đoan này hay không.

Hans Urs von Balthasar đã nhận diện được một con đường, giả thiết có thể dẫn ta vào một lộ trình giữa Origen và Thánh Augustinô. Đề xuất của ngài đã được khá nhiều nhà thần học tiếp nhận một cách tích cực, nhưng cũng bị gay gắt chỉ trích bởi các nhà thần học khác (97). Gợi ý của ngài thường bị rút ngắn vào công thức sau: có hỏa ngục nhưng hỏa ngục không có ai. Đây chỉ là lối giải thích nhạt nhẽo và sáo rỗng luồng tư tưởng rất có tham vọng của Balthasar, một lối giải thích loại bỏ mọi tính nghiêm túc hiện sinh của vấn đề, dù sao vẫn là quan tâm chính của ngài. Với những cái hiểu vô vị như thế, ý định của ngài đã bị xuyên tạc trở thành điều hoàn toàn trái ngược.

Theo von Balthasar, trong Thánh Kinh, ta xử lý với hai nhóm câu quả quyết khác nhau, cả hai cần được nghiêm chỉnh xem xét và không thể bị biến mất trong một tổng hợp ngắn gọn, cao hơn. Theo ngài, ta chỉ có thể thực hiện được tiến bộ nếu ta chịu xem xét thể văn của cả hai loại quả quyết ấy. Trong cả hai trường hợp, ta thực sự không xử lý với một tường thuật có tính đoán trước về điều sẽ xẩy ra ở tận cùng thời gian. Các câu quả quyết về ơn cứu độ phổ quát là những câu hy vọng cho mọi người, nhưng chúng không phải là những câu quả quyết nói về việc cứu độ thực sự của mọi cá nhân. Ngược lại, các câu quả quyết về phán xét và các câu nói về hỏa ngục không có ý nói rằng bất cứ cá nhân nào hay đa số nhân loại thực sự phải chịu hình phạt hỏa ngục. Mạc khải không nhận diện sự trầm luân đời đời của bất cứ cá nhân cụ thể nào; và Giáo Hội chưa bao giờ dạy, một cách bắt buộc về phương diện tín điều, rằng một con người nhân bản đặc thù nào đó đã bị trầm luân đời đời. Ta không thể nói chắc chắn điều ấy về cả Giuđa, dù người này đã phản bội Chúa Giêsu và sau đó tự phán xét mình bằng cách treo cổ (98).

Với cả hai loại câu quả quyết này, ta đều xử lý với những lối phát biểu vượt quá lãnh vực trải nghiệm trần thế, lệ thuộc không gian và thời gian của ta. Ta đang xử lý với những lối phát biểu giới hạn, không nhằm đưa ra một bức tranh cụ thể, hiện thực. Chúng không cung cấp các tín liệu khách quan. Chúng không quan tâm tới việc đưa ra các quả quyết có tính sự kiện, mà đúng hơn quan tâm tới việc kêu gọi người ta đưa ra một quyết định. Một đàng, chúng quan tâm tới việc khuyến khích người ta tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa; đàng khác, chúng quan tâm tới việc khẩn thiết kêu gọi họ hóan cải. Như thế, các phát biểu về hỏa ngục là lời cảnh cáo, nhằm khuyên răn ta ăn năn. Chúng đặt hỏa ngục trước mắt ta như một khả thể có thực chất; chúng có ý định quả quyết rằng việc sa phạm đời đời và việc hoàn toàn để mất trọng điểm đời người là một khả thể có thực chất.

Cả hai loại câu quả quyết này đều muốn được coi trọng. Dù Thiên Chúa mong muốn mọi người được cứu rỗi, nhưng Người không muốn có điều này nếu không có sự tham dự của họ. Ta thấy Thánh Irênê từng viết rằng “Vinh quang Thiên Chúa là con người nhân bản sống động” (99). Trong lời kêu gọi hóan cải và tiếp nhận đức tin, ta đương đầu với một quyết định sống chết. Cũng có khả thể có sự thất bại đời đời thực sự nữa. “Hôm nay tôi đưa ra cho anh (em) chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị tai hoạ… tôi đã đưa ra cho anh (em) chọn được chúc phúc hay bị nguyền rủa” (Đnl 30: 15, 19). Thánh Phaolô khuyên răn ta cố gắng đạt ơn cứu độ bằng thái độ sợ hãi và run rẩy. “Vì chính Thiên Chúa tác động nơi anh em, giúp anh em vừa muốn vừa hành động để làm vui lòng Người” (Pl 2:12f). Sợ hãi và run rẩy không có ý nói tới lòng xao xuyến vì hỏa ngục, nhưng có ý nói tới hành động của Thiên Chúa nơi ta và ta nên để Người tác động nơi ta và qua ta.

Do đó, cả chủ nghĩa lạc quan rẻ tiền lẫn chủ nghĩa bi quan sợ hỏa ngục về ơn cứu độ đều không đúng đối với các câu qua quyết của Thánh Kinh. Ta không thể giải thích các câu đầy hy vọng về ơn cứu độ phổ quát theo nghĩa của học lý apokatastasis như là sự hiểu biết chân thực (factual) rằng mọi cá nhân đều thực sự được cứu chuộc, và ta cũng không thể diễn dịch việc trầm luân đời đời thực sự của các con người cá thể hoặc sự trầm luân của đa số nhân loại từ những câu nói đến sự đe dọa bị phán xét hay những câu nói đến khả thể hỏa ngục thực sự. Tuy nhiên, cuối cùng, ta cũng không thể đơn giản để vấn đề này lơ lửng giữa lòng thương xót cứu độ và đức công bằng đầy ải. Lời “không” có tính từ khước của con người không thể là một khả thể cũng mạnh như lời “có” vô điều kiện mà Thiên Chúa đã ngỏ với con người (100). Thực tại có trước của lòng thương xót Chúa phải là lời đầu tiên và là lời cuối cùng. Chúa Giêsu Kitô, trong tư cách thẩm phán của cả người sống lẫn người chết, quả thực, là Đấng đã chết cho mọi người trên thập giá. Ta có thể hy vọng rằng Người là vị thẩm phán nhân hậu.

Lòng thương xót của Thiên Chúa không hàm nghĩa Người qua mặt tự do của con người. Người khuyến cáo, nhưng không bắt buộc (101); Người thúc đẩy ta nhưng không áp đảo hay khuất phục ta. Vì, theo Thánh Augustinô, Chúa dựng nên bạn không cần có bạn, nhưng Người không thể làm bạn nên công chính nếu không có bạn (102). Lòng thương xót của Thiên Chúa yêu cầu trách nhiệm của con người; lòng thương xót của Thiên Chúa luôn tranh thủ trách nhiệm của con người; với việc tranh thủ này, lòng thương xót đòi một quyết định; thực vậy, trước hết, nó làm cho quyết định trở thành khả hữu. Ngay trong lãnh vực nhân bản, tự do cũng được đánh thức trong cuộc gặp gỡ với tự do của một người khác. Tất nhiên, tự do của con người chỉ có thể quyết định nên chấp nhận hay bác bỏ đề nghị ban ơn thánh của Thiên Chúa dưới sự soi sáng của đề nghị này và việc nó ban khả năng cho ta. Chỉ nhờ có đề nghị nhân hậu của Thiên Chúa và sức mạnh của đề nghị này, ta mới được khích lệ, chứ không bị áp đảo, để thưa “vâng” (103). Thánh nữ Edith Stein (Têrêxa Thánh Giá) đã cố gắng đi quá sự tương tác giữa tự do thần thánh và tự do nhân bản và đi sâu, bao xa có thể theo khả năng nhân bản của ta, vào sự ve vãn con người nhân bản của Thiên Chúa để mô tả về nó một cách sâu sắc. Bà dám nói tới việc tình yêu thương xót của Thiên Chúa đã “mưu mẹo” hơn mọi con người nhân bản ra sao. Các suy tư của thánh nữ, về lý thuyết, dẫn tới khả thể mọi người được cứu độ. Tuy nhiên, biên giới vẫn còn đó: ta có thể hy vọng mọi người được cứu độ, nhưng ta không thể biết chắc mọi người được cứu rỗi trên thực tế (factually) (104). Cả tự do thần thành lẫn tự do nhân bản đều là một mầu nhiệm. Tương quan giữa chúng với nhau lại càng là một mầu nhiệm khôn dò hơn nữa, một mầu nhiệm ta không thể thấu hiểu được. Dựa vào chứng từ Thánh Kinh, câu trả lời duy nhất có thể có đối với ta là tín thác vô điều kiện vào lòng thương xót hải hà của Thiên Chúa, Đấng biết đường đi nước bước, vốn khôn dò đối với ta, và là Đấng không bao giờ ngưng ve vãn con người và làm cho đáp ứng tích cực của họ trở nên lôi cuốn. Trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa nắm giữ khả thể mở ơn cứu độ cho mọi con người, những người, trong căn bản, biết sẵn sàng hoán cải và biết ăn năn thống hối các tội lỗi của mình, cho dù tội lỗi của họ có lớn đến đâu và cho dù cuộc sống trước đây của họ có lầm lỗi đến thế nào đi nữa.

Tín lý luyện ngục là dấu chỉ lòng thương xót và độ lượng vô biên của Thiên Chúa đối với những ai, trong căn bản và một cách dứt khoát, không cương quyết chống lại Người. Trong bối cảnh hiện thời, ta không thể đi vào lịch sử hình thành tín lý này (105). Xét cho cùng, nó bắt nguồn từ thói quen cầu nguyện cho người chết; thói quen này, ta thấy có chứng cớ trong Do Thái Giáo buổi đầu (2Mcb 12:32-46) và trong Giáo Hội cũng từ buổi đầu. Việc cầu nguyện này giả thiết khả thể thanh lọc, chuẩn bị cho việc hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa. Luyện ngục không phải là một nơi chốn và chắc chắn không phải là một trại tập trung ở bên kia thế giới dành để đền tội. Xét cho cùng, nó là một điều kiện phát sinh từ việc gặp gỡ Thiên Chúa chí thánh của ta và lửa tình yêu tinh lọc của Người, một điều kiện mà ta chỉ có thể thụ động chịu đựng và nhờ nó, ta được chuẩn bị để hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa (106). Nó là công trình hoàn toàn của lòng thương xót và, theo nghĩa này, có thể nói nó biểu tượng cho cơ hội cuối cùng được ban cho ta. Đồng thời, nó đề nghị với cộng đoàn tín hữu khả thể cầu bầu trước Thiên Chúa cho người đã khuất, vì tình liên đới.

Chủ đề cầu bầu, một lần nữa, giúp ta một bước tiến chủ yếu vượt quá những điều đã nói trên đây. Khả thể cầu bầu hàm nghĩa: niềm hy vọng của ta vào ơn cứu độ của người khác không phải là một niềm hy vọng kiểu há miệng chờ sung; nó giả thiết phải là một niềm hy vọng cầu bầu và đại diện tích cực đối với mọi người (107). Đối với điều này, ta có thể nại tới Thánh Phaolô. Vì anh em Do Thái của ngài, thánh nhân sẵn sàng chịu nguyền rủa và xa lìa Chúa Kitô (Rm 9:3). Đây không phải chỉ là lời xác quyết đơn độc trong Sách Thánh. Nó tiếp nối lời lẽ của Môsê, người, khi thấy sự bất trung của dân, đã thưa với Chúa trong lời cầu nguyện của ông rằng: “Nhưng giờ đây, ước gì Ngài miễn chấp tội họ! Bằng không, thì xin Ngài xoá tên con khỏi cuốn sách Ngài đã viết” (Xh 32:32). Sách Đệ Nhị Luật mô tả rằng Môsê đã cầu khẩn như thế bằng cách phủ phục trước Thiên Chúa suốt 40 đêm ngày (Đnl 9:25). Như thế, Môsê quả đã sẵn sàng nhẩy vào chỗ lửa đạn để cứu dân của ông (Tv 106:23). Những câu tương tự như thế cũng tìm thấy trong Tiên Tri Giêrêmia (18:20) và Tiên Tri Êdêkien (13:5; 22:30) (108).

Câu của Thánh Phaolô ở Rm 9:3 đã để lại vết tích lâu dài và sâu xa trong thần học và trong huyền nhiệm học. Theo Thánh Tôma Aquinô, ta có thể ước ao và dự ứng trước phần rỗi đời đời của một người khác nếu ta là một với họ trong tình yêu (109). Rất nhiều chứng từ của các vị đại thánh, nhất là các vị thánh nữ như Catarina thành Siena, Mechrhild thành Hackeborn, Angela thành Foligno, Julian thành Norwich, Têrêxa thành Lisieux, và Edith Stein, đã tiếp nối các vết tích này và thâm hậu hóa chúng (110). Thánh Catarina thành Siena thừa nhận với cha giải tội của ngài rằng “Nếu con đã được hoàn toàn bừng cháy ngọn lửa yêu thương của Thiên Chúa, thì với một trái tim bừng cháy như thế, con làm sao không cầu xin Đấng dựng nên con, Đấng thật sự hay thương xót, tỏ lòng thương xót cho mọi anh chị em của con cho được?” Bà không muốn chấp nhận sự kiện: dù là một người duy nhất từng được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh của Người lại có thể bị trầm luân (111). Trong các thư từ của bà, bà liên tiếp bênh vực cho những người tự xa cách với Giáo Hội được hưởng khoan hồng và thương xót (112). Thánh Têrêxa thành Lisieux muốn thay thế người khác dâng mạng sống mình làm của lễ toàn thiêu (113).

Ta cũng thấy chứng cớ như trên trong văn chương hiện đại. Hans Urs von Balthasar đặt tựa đề cho chương liên hệ trong cuốn sách của ngài The God Question and Modern Man (Vấn Đề Thiên Chúa và Con Người Hiện Đại) là “Những Kẻ Nổi Loạn và Hoả Ngục” và ngài nói đến bí tích tình huynh đệ (114). Gây ấn tượng đặc biệt phải là chứng tá Charles Péguy, người được Gisbert Greshake nhắc đến cách chi tiết (115). Ta cũng có thể nghĩ tới Thánh Maximilian Kolbe và cái chết thay cho người khác của ngài tại hỏa ngục Auschwitz. Ngài thế chỗ cho một người cha gia đình và chết trong hầm bỏ đói. “Không ai có tình yêu lớn hơn thế này là hiến mạng sống mình vì mạng sống của bạn bè” (Ga 15:13).

Như thế, nền thần học gần đây hơn, ở phía bên kia của những cực đoan mà từ đó ta bắt đầu, đã một lần nữa thiết lập được tính ưu vị của lòng thương xót và do đó của lời “có” được Thiên Chúa ngỏ với nhân loại. Lòng thương xót ve vãn mọi con người nhân bản cho tới tận cùng; nó khởi động toàn bộ việc thông công của các thánh nhân danh mọi cá nhân, trong khi vẫn coi rất trọng sự tự do của con người. Lòng thương xót là sứ điệp nhân hậu, ủi an, phấn khích và đem hy vọng tới mà ta có thể trông nhờ trong mọi hoàn cảnh và là điều ta có thể tin tưởng và xây dựng, cả khi sống lẫn khi chết. Dưới tà áo thương xót, có chỗ cho mọi người thiện chí. Nó là nơi trú ẩn, là niềm hy vọng, và là sự an ủi của chúng ta.

Kỳ sau: 5. Trái Tim Chúa Giêsu mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa
__________________________________________________________________________________________________________
(85) Immanuel Kant, Critique of Pure Reason, B 833.
(86) Thánh Irênê thành Lyon, Chống Các Lạc Giáo, III, 18, 1:7.
(87) Marius Reiser, Die Gerichtspredigt Jesu: Eine Untersuchung zur eschatologischen Verkundigung Jesu und ihrem Fruhjudischen Hintergrund (Munster: Aschendorfff, 1990); Hans-Josef Klauck, Weltgericht und Weltvollendung: Zukunftbilder Im Neuen Testament (Freiburg i.Br.: Herder, 1994).
(88) Được trình bầy chi tiết trong 5 tập của cuốn Handbuch der Dogmengeschichte, do Michael Schmaus và nhiều người khác biên tập (Freiburg i. Br.: Herder, 1980-90), Bd. IV Johann Auer cho ta một tóm luợc ngắn: Johann Auer, Siehe ich mache alles neu: Der Glaube an die Vollendung der Welt (Regensburg: Friedrich Pustet, 1984), 121-28. M. Kehl, “Gericht Gottes III und IV”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 4:517-19.
(89) Kinh Tin Kính Các Thánh Tiông Đồ (Denzinger, Enchiridion, 30); Kinh Tin Kính Công Đồng Nixêa-Constantinốp (Denzinger, Enchiridion, 125, 150).Các công thức khác, xưa hơn: Denzinger, Enchiridion, 10tt; 46; 48;50;61-64;76.
(90) Về các sử dụng có tính ngữ học: A. Oepke, “ἀποκατάστασις", Theologisches Worterbuch zum neuen Testament, do Gerhard Kittel và nhiều người khác biên tập (Stuttgart: Kohhammer, 1949-79), 1:388-90; C. Lenz, “Apokatastasis”, Reallexicon fur Antike und Christentum do Theodor Klauser, Ernst Dassmann, Georg Schollgen và nhiều người khác hiệu đính (Stuttgart:Anton Hiersemann Verlag, 1950), 1:510-6; Balthasar, A Short Discourse on Hell, trong Dare We Hope, 225-54. Về quan niệm này: W. Breuning, “Zur Lehre von der Apokatastasis”, Internationale katholische Zeitschrift Communio 10 (1981): 19-31; Leo Scheffczyk, “Apokatastasis: Faszination und Aporie”, Internationale katholische Zeitschrift Communio 14 (1985): 35-46; GisbertGresahke, Gottes Heil-Gluck des Menschen (Freiburg i. Br.: Herder, 1984), 245-76. W. Breuning cho ta một cái nhìn tổng quát rất tốt: “Apokatastasis”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 1:821-24. Cuộc thảo luận gần đây trong Magnus Striet, “Steitfall Apokatastasis: Dogmatische Anmerkungen mit einem okumenischen Seitenblick”, Theologische Quartalschrift 184 (2004): 185-201.
(91) Xem Max Seckler, Das Heil in der Geschichte: Geschichstheologisches Denken bei Thomas von Aquin (Munich: Kosel Verlag, 164), 26-57.
(92) Origen, Về Các Nguyên Tắc Thứ Nhất, I, 6, 1 và 3.
(93) Denzinger, Enchiridion, 411; xem 433 và 801.
(94) Xem Henri Crousel, Origen, bản dịch của A.S. Worrall (San Francisco: Harper & Row, 1989), 257-66; Henri de Lubac, Geist aus der Geschichte: Das Schriftverstandnis des Origenes (Einsiedeln: Johannes Verlag, 1968), 23-61; De Lubac, Du hast mich betrogen, Herr (Einsiedeln: Johannes Verlag, 1984); Balthasar, Dare We Hope, 47-64.
(95) Xem bài trình bầy tổng quát và giải thích có tính lịch sử của Joseph Rtazinger, “Holle II”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 2, do Josef Hofer và Karl Rahner hiệu đính (Freiburg: Herder, 1957-68), 5:446-49.
(96) Johann Baptist Metz, “Kaaampf um judische Traditionen in der christlichen Gottesrede”, Kirche und Israel 2 (1987): 16tt. Tương tự như thế, Scheffczyk, “Apokatastasis”, 4.
(97) Lập trường của Balthasar có thể lôi cuốn các thần học gia Pháp nổi tiếng như H. de Lubac, H. Rondet, và một số vị khác. Lập trường này được tiếp nối một các tích cực bởi J. Ratzinger, G. Greshake, H.-J. Verweyen, và nhiều người khác. Cuộc tranh luận với các người phê bình ngài có thể tìm thấy trong Balthasar, Dare We Hope? A Short Discourse on Hell. Mặc dù tôi rất muốn chia sẻ quan điểm của Balthasar, một quan điểm không tự cho rằng mình hiểu biết, nhưng nhiều nhận xét của ngài xem ra muốn biết quá nhiều và có nguy cơ trở thành suy đoán có tính ngộ đạo về bản tính nội tại của Thiên Chúa. Xem cuốn sách của ngài Theo-Drama: Theological Dramatic Theory, cuốn 5: The Last Act, bản dịch của Graham Harrison (San Fraancisco: Ignatius, 1998), 260-90; Theologik, Bd. 2, (Einsiedeln: Johannes Verlag, 1985), 269-321.
(98) Tân Ước diễn tả hành động phản bội Chúa Giêsu của Giuđa bằng chữ “trao nộp” (παραδίδωμι), một chữ mà trong Thánh Kinh vốn nói lên sự dệt nối qua lại đầy nhiệm giữa quyết định của Thiên Chúa và của con người. Về lịch sử chuyển tải của Thánh Kinh và việc lên đặc điểm mỗi ngày một tiêu cực hơn cho Giuđa, xin xem P. Duckers, “Judas Iskariot”, Lexikon fur Theoolgie und Kirche, ấn bản 3, 5:1024-25.
(99) Thánh Irênê thành Lyon, Chống Các Lạc Giáo, IV, 20, 7.
(100) Xem Karl Rahner, Foundations of Christian Faith, An Introduction to the Idea of Christianity, bản dịch của William V. Dych (New York: Crossraod Book, 1978), 102.
(101) Thánh Irênê thành Lyon, Chống Các Lạc Giáo, V, 1,1.
(102) Thánh Augustinô, Bài Giảng 169, c.11 n.13
(103) Xem các phân tích về Mesiter Eckhart, E. Levinas, và E. Stein trong H.-J. Gerl-Falkowitz, “Von der Gabe zum Geber”, trong Gott denken und bezeugen, do G. Augustin và K. Kramer hiệu đính (Freiburg i. Br.: Herder, 2008), 356-73.
(104) Edith Stein, Welt und Person: Beitrag zum christlichen Wahrheitsstreben (Freiburg i.Br.: Herder, 1962) 158tt.
(105) Karl Rahner cung cấp cho ta một tóm lược: “Fegfeuer, III-V”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 2, 4:51-55; G.L. Muller, “Fegfeuer III”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 3:1205-8; Joseph Ratzinger, Eschatology, Death, and Eternal Life, bản dịch của Micahel Waldstein (Washingotn: Catholic University of America, 1988), 218-33.
(106) Đây là lập trường của Hans Urs von Balthasar, Joseph Ratzinger, G. Greshake, M.Kehl và nhiều người khác. Xem Đức Bênêđíctô XVI, Spe Salvi (2007), 45-48.
(107)Balthasar, A Short Discourse on Hell, trong Dare We Hope? 211-21. Đây cũng là quan điểm của K. Rahner, “Holle”, Sacramentum mundi II (Freiburg i.Br.: Herder, 1968), 737tt.
(108) Về lịch sử giải thích loại cầu bầu này, xem Balthasar, A Short Discourse on Hell trong Dare We Hope?, 204-10.
(109) Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae, pt. II/II, q.17, a.3.
(110) Balthasar, Dare We Hope? 97-113 và A Short Discourse on Hell trong Dare We Hope?, 211-21.
(111) Balthasar trích dẫn, A Short Discourse on Hell trong Dare We Hope?, 214-15.
(112) Thánh Catarina thành Sienna, Engagiert aus Glauben: Briefe (Zurich: Benzinger, 1990), 30-33, 35tt, 51tt, 79 v.v…
(113) Truyện Một Tâm Hồn: Tự Truyện của Thánh Têrêxa thành Lisieux, 188-89.
(114) Balthasar, Die Gottesfrage des heutigen Menschen, ấn bản mới khai triển thêm (Einsiedeln:Johannes Verlag,2009), 175-88, 207-25. Cũng nên xem Dare We Hope?, 67-69.
(115) Gisbert Greshake, Leben-starker als der Tod: Von der chirstlichen Hoffnung (Freiburg i. Br.: Herder 2008), 232-36.
 
Cuộc đời Thánh Gioan Baotixita
Lại Thế Lãng
12:38 20/06/2016
Cuộc đời Thánh Gioan Baotixita

Trong Phúc Âm thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã khen “Trong những kẻ sinh bởi người nữ không một người nào lớn hơn Gioan Baotixita”. Qủa thật, Gioan Baotixita là vị thánh cao trọng với nhiều nét khác thường.

Gioan Baotixita được thụ thai bởi sự can thiệp của Thiên Chúa. Ông Zacarya và bà Êlisabet đều đã cao tuổi.Theo lẽ thường ông bà không thể có con ở độ tuổi đó nhưng Thiên Chúa qua sứ thần Gabriel đã cho Zacarya biết ông bà được Thiên Chúa giáng phúc cho bà Êlizabet mang thai ở tuổi gìa.

Tên Gioan cũng được chính Thiên sứ đặt cho khi nói với ông Zacarya“vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một người con và ngươi sẽ đặt tên nó là Gioan”. Ông Zacarya đã không thể nói được sau khi được Thiên sứ báo cho biết bà Êlizabet đã mang thai và truyền cho ông phải đặt tên con là Gioan. Tám ngày sau khi bà Êlisabet sinh con, người thân và láng giềng đến làm phép cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Họ muốn lấy tên cha là Zacarya mà đặt nhưng bà Êlisabet nói muốn đặt tên con là Gioan. Mọi người nói trong dòng họ không có ai mang tên đó cả và họ muốn hỏi ý kiến Zacarya về việc đặt tên cho con trai. Ông Zacaria đã viết trên miếng giấy tỏ cho mọi người biết ông muốn đặt tên cho con trai là Gioan. Và thật lạ lùng ngay khi đó ông đã nói được, không còn bị câm nữa.

Gioan Baotixita đã được đầy ơn Chúa Thánh Thần ngay khi còn ở trong bụng mẹ.Trong kinh ông thánh Gioan Baotixita có viết “Khi còn trong lòng mẹ (Gioan Baotixita) đã đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần và được khỏi tội tổ tông truyền…”. (Truyện Thánh Gioan Baotixita- LM Mai Ngọc Sơn). Nói theo linh mục Ngô Tôn Huấn, Gioan Baotixita mắc tội tổ tông trong 6 tháng, nghĩa là thời gian ở trong bụng mẹ từ khi bà Êlizabet thụ thai cho đến khi Đức Maria đang mang thai Đức Giêsu đến thăm và Gioan Baotixita đã nhảy mừng trong lòng bà Êlisabet.

Gioan Baotixita có cuộc sống khác thường. Ông thoát ly cuộc sống bình thường để sống âm thầm trong hoang địa, mặc áo da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Ông ăn chay hãm mình, cầu nguyện và đắm mình trong suy niệm trước khi xuất hiện công khai để thi hành sứ mạng của mình.

Sứ mạng của Gioan Baotixita là dọn đường cho Chúa Giêsu vì thế ông còn được gọi là Gioan Tiền hô. Ông kêu gọi dân chúng “Anh em hãy cải thiện đời sống, vì nước Thiên Chúa đã gần đến”. Rất đông dân chúng kéo đến nghe ông rao giảng, chịu phép rửa và tin theo ông. Nhưng khác hẳn với người đời thường hay đề cao mình, Gioan Baotixita đã rất khiêm nhường vội vàng minh xác “Tôi không phải là Đấng Cứu Thế, sẽ có một người đến sau tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giầy Người” . Ông tự nhận “Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc: Hãy sửa đường cho ngay thẳng, để Đức Chúa đi”

Gioan Baotixita cũng được gọi là Gioan Tẩy gỉa vì ông đã đứng ra làm phép rửa cho dân chúng và kêu gọi họ sám hối. Gioan Baotixita đã có vinh dự rửa tội cho Đức Giêsu trên sông Giodan. Ở điểm này người Kitô hữu cần phải phân biệt rõ ràng, không nên lầm lẫn giữa phép rửa của Gioan Baotixita và Bí tích Rửa tôi do Đức Giêsu thiết lập. Phép rửa của Gioan chỉ có mục đính kêu gọi ăn năn, sám hối để đón Đấng Cứu Thế. Phép rửa do Đức Giêsu thiết lập là phép rửa để được ơn tái sinh và ơn cứu độ.

Thật vậy “Phép rửa của Gioan chỉ có tính cách tượng trưng, tự nó không có sức xóa bỏ được tội lỗi mà chỉ là nghi thức nhắc nhở cho mọi người phải ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Chính thánh Gioan đã khẳng định điều đó :’Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước để anh em được sám hối. Nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Ngài quyền phép hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và bằng lửa’(Mt 3,11).

“Phép rửa của Gioan bằng nước chỉ là nghi thức tượng trưng nhằm thúc đẩy và diễn tả tâm tình thống hối. Còn phép rửa của Đức Giêsu được Gioan mô tả là bằng lửa và trong Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Đức Giêsu là một bí tích tuôn tràn Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngòai, còn thực sự ta được rửa bằng lửa. Lửa ở đây ám chỉ sức mạnh của Chúa Thánh Thần biến đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và đáng được hưởng gia nghiệp vĩnh cửu Nước Trời. Vì thế, phép rửa tội của chúng ta có mục đích xóa tội tổ tông và các tội riêng, ban ân sủng siêu nhiên, đời sống ơn thánh, làm cho ta trở nên con Thiên Chúa, làm công dân Nước Trời và thành viên của Hội thánh”.

“Bí tích rửa tội mang lại cho chúng ta một hiệu quả vô cùng cao quí, đó là sự tái sinh. Mỗi Kitô hữu là một người đã được tái sinh, nghĩa là chúng ta đã sinh ra lần thứ nhất với sự sống tự nhiên do cha mẹ, lần thứ hai với sự sống siêu nhiên do bí tích rửa tội. Nói rõ hơn, mỗi người chúng ta sinh ra hai lần: lần thứ nhất do cha mẹ, các ngài đã truyền cho chúng ta sự sống tự nhiên. Lần thứ hai do Thiên Chúa qua bí tích Rửa tội, Ngài ban cho chúng ta sự sống siêu nhiên” (Trích Lm Giuse Đinh Lập Liễm)

Gioan Baotixita là người can đảm khac thường. Trong vai trò ngôn sứ Ông đã thắng thắn phê phán việc vua Hêrôđê lấy chị dâu là bà Hêrôđia làm vợ dầu biết rằng việc can ngăn sẽ có hậu qủa thảm khốc như thế nào. Ông đã bị chém đầu vì sự trả thù hèn hạ của người đàn bà lăng loàn Hêrôđia, chấm dứt vai trò ngôn sứ của Ông.

Khác với các thánh, trong lịch Phụng vụ của Giáo Hội, Gioan Baotixita được mừng ngày sinh và kỷ niệm ngày tử. Lễ sinh nhật thánh Gioan Baotixita là ngày 24/6 và ngày ông bị chém đầu là ngày 29/8.

Mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Baotixita chúng ta học hỏi ở thánh nhân về sự trung tín, một lòng với sứ vụ, khiêm nhường nhưng ngay thẳng, dũng cảm và không sợ cường quyền. Xã hội ngày nay rất cần những người như Gioan Baotixita.
 
Thông Báo
Thư mời Đại hội hành hương ĐMHCG từ ngày 24 - 26 tháng 6 tại Houston Texas
Joseph Nguyễn
20:07 20/06/2016
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nguyện Đường
Nguyễn Trung Tây, Lm
18:06 20/06/2016
NGUYỆN ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
"Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
ấp ủ con suốt cả cuộc đời,
và con được ở đền Người
những ngày tháng,
những năm dài triền miên"
(TV 23:6).
(NTT)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 14–20/06/2016: Biểu tượng Công Giáo bị báng bổ trong các cuộc biểu tình tại Chile
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:24 20/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Các Giám mục Hoa kỳ lên án hành động thảm sát tại Orlando

Các Giám mục Hoa kỳ lên án hành động thảm sát tại hộp đêm Pulse ở Orlando, bang Florida, miền Nam nước Mỹ, giết hại ít nhất 50 người và làm bị thương 53 người khác.

Trong Thánh lễ sáng Chúa nhât ngày 12/6 vừa qua, Đức Cha John Noonan của Orlando đã đưa ra thông cáo, trong đó ngài nói: “Một lưỡi gươm đã đâm vào con tim của thành phố chúng ta”. Ngài cầu nguyện xin lòng thương xót của Thiên Chúa đổ xuống trên mọi người trong thời điểm khó khăn này. Ngài cũng kêu gọi mọi người chạy đến với Chúa Giê-su, thầy thuốc vĩ đại, Đấng an ủi và đưa chúng ta qua những đau khổ bằng sự thương xót và hiền dịu của Ngài. Chúa Giê-su chữa lành không chỉ vết thương trên thân xác nhưng mọi cấp độ của nhân tính: thể lý, tình cảm, xã hội, và tinh thần. Ngài kêu gọi chúng ta kiên trì trong việc bảo vệ sự sống và quyền con người và không ngừng cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Các Linh mục, phó tế và các người cố vấn của giáo phận và các tổ chức bác ái Công Giáo đang phục vụ ở trung tâm trợ giúp. Họ giúp các bịnh nhân và gia đình của họ. Họ đem tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa cho những ai đang đối diện với nỗi đau không thể tưởng tượng. Các giáo xứ và các tổ chức cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực kinh hoàng và tất cả những ai bị tổn thương từ hành động chống lại tình yêu của Thien Chúa. Đức Cha Noonan cũng loan báo buổi canh thức lau khô nước mắt vào 7 giờ chiều thứ 2, 13/6 ở nhà thờ chánh tòa thánh Gia-cô-bê.

Đức Tổng giám mục Joseph Kurtz chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ nói: “Thức giấc với tin tức về bạo lực không thể diễn tả được ở Orlando nhắc nhở chúng ta rằng sự sống của chúng ta thì quý giá biết bao”. Đức Tổng giám mục cũng dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân và kêu gọi sự liên đới với những đau khổ và giải pháp tốt hơn để bảo vệ sự sống và phẩm giá của mỗi người.

Đức tổng Giám mục Blase J. Cupich của Chicago cũng cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình. Ngài cám ơn những người không sợ nguy hiểm đến bản thân đã cứu giúp các nạn nhân một cách anh hùng, nhắc nhở sự dũng cảm và cảm thông ngay cả khi đối mặt những nguy hiểm và tàn ác. Đối lại với sự tàn ác, chúng ta được gọi gieo trồng yêu thương; đáp lại bạo lực chúng ta gieo trồng hòa bình và với bất bao dung chúng ta mang lại bao dung tha thứ. Tổng giáo phận Chicago bên cạnh các nạn nhân và gia đình và khẳng định lại dấn thân, với Đức Thánh Cha Phanxicô, nguyên nhân của những thảm kịch như thế là việc dễ dàng có các vũ khí. Chúng ta không còn có thể đứng im và không làm gì.

2. Tượng Chúa chịu nạn ở Santiago bị một số sinh viên phá hủy

Hôm 9 tháng 6 các học sinh và sinh viên của trường trung học và đại học ở thủ đô Chilê đã biểu tình yêu cầu những thay đổi trong luật hiện hành về giáo dục công ở nước này. Cuộc biểu tình do Liên hiệp sinh viên Chilê tổ chức với sự tham dự của khoảng 150 ngàn sinh viên. Vào cuối cuộc tuần hành ôn hòa, một nhóm thanh niên bịt mặt đã xông vào nhà thờ Gratitud Nacional ở trung tâm thủ đô Santiago; họ đã phá cửa và mang tượng Chúa Giê-su chịu đóng đinh ra – cao khoảng 3 mét – và đập vỡ tượng trên con đường chính của thành phố.

Điều phối viên quốc gia của Liên hiệp sinh viên quốc gia đã lên án hành động phạm thánh này. Theo tin gửi đến hãng tin Fides, điều phối viên nói: sự việc này không phải là đại diện cho lập trường của phong trào sinh viên. Trong khi đó Bộ trưởng Nội vụ mới được chọn đã tuyên bố trong ngày đầu làm việc của mình: “Tôi muốn nhân danh chính quyền lên án những hành động như thế, bất kể đó là nơi thờ phượng của tôn giáo nào, trong trường hợp này là của Giáo Hội Công Giáo. Những gì chúng ta thấy là một triệu chứng rất đáng lo ngại về những gì một số người đến để làm ở đất nước chúng ta”.

Đức Cha Luis Fernando Ramos Pérez., Giám mục Phụ tá của Santiago bày tỏ: “Đây là một tình trạng rất đau lòng đối với chúng tôi. Một ảnh tượng tôn giáo có giá trị rất lớn đối với chúng tôi đã bị phá hủy và chúng tôi không muốn điều này sẽ xảy ra ở đất nước chúng ta”

3. Giáo Hội tại Thánh Địa lo âu trước nạn người trẻ Palestine nghiện ma tuý

Linh mục Raed Abusahliah, giám đốc Caritas Giêrusalem, bầy tỏ lo âu trước hiện tượng số người trẻ Palestine nghiện ma tuý gia tăng.

Cha cho biết càng ngày càng có nhiều người trẻ Palestine nghiện ma tuý. Và các vùng trồng và sản xuất ma tuý, kể cả loại hóa học nằm trong các vùng đất do người Israel kiểm soát, vì thế cảnh sát Palestine không thể vào được. Cha cho biết cách đây ít ngày Giáo Hội đã tổ chức một cuộc hội thảo tại đại học Bếtlêhem, có sự tham dự của nhiều chuyên viên phân tích, giới trí thức, đại diện các lực lượng an ninh và các cơ cấu chính trị Palestine. Bối cảnh được trình bầy rất tiêu cực và gây âu lo, vì thị trường buôn bán ma tuý lan tràn, và đang biến nhiều người trẻ Palestin trở thành những tay nghiện ngập. Trong vài trường hợp đã có người phải bán tài sản của gia đình để có tiền mua ma tuý.

Từ năm 1999 Caritas Giêrusalem đã hoạt động mạnh trong vùng Đông thành phố qua trung tâm lắng nghe để giúp phòng ngừa và chống lại tệ nạn người trẻ Palestine nghiện ma tuý, cũng như giúp phục hồi người nghiện với sự trợ giúp của gia đình họ. Trong các năm qua cùng với Học viện quân sự Istqal Giêricô đại học Bếtlêhem đã tổ chức các khóa đào tạo chuyên viên xã hội và y tế cũng nhu tâm lý gia và y tá, có khả năng hoạt động giúp phòng ngừa và chống lại nạn nghiện ngập ma tuý. Cha Abusahliah cho biết năm nay học viện đã cấp bằng cho 22 chuyên viên được Bộ giáo dục Palestine thừa nhận

4. Một vị Tổng Giám Mục Canada kêu gọi bảo vệ quyền lương tâm của các bác sĩ

Ngay khi “trợ tử y khoa” trở thành hợp pháp tại Canada sau một phán quyết của Tối cao pháp viện, Đức Tổng Giám Mục Terrence Prendergast đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ pháp lý cho các bác sĩ không muốn tham gia vào việc thực hiện công việc này.

Đức Cha viết trên tờ Ottawa Sun: “Không có nhân quyền cho việc an tử hoặc trợ tử. Chúng ta có quyền sống và được chăm sóc y tế, không phải là quyền chết hoặc quyền buộc một người nào đó giết chúng ta”.

Đức Giám Mục viết thiêm: “Chúng ta có muốn bắt buộc về mặt pháp lý để các bác sĩ và các nhân viên y tế khác phải thực hiện ngay điều vô nhân đạo này, không phải để ủng hộ sự sống mà là kết thúc sự sống hay không? Chúng ta có muốn các bác sĩ bị cưỡng bách vi phạm lương tâm của họ hoặc bị tước giấy phép? Đó là điều mà đất nước chúng ta đang hướng đến, là hậu quả bi thảm đang chờ đợi tất cả chúng ta”.

5. Đức Thánh Cha thăm Tổ chức Chương trình lương thực thế giới

Trong cuộc viếng thăm sáng ngày 13-6 tại trụ sở tổ chức Chương trình Lương thực thế giới, Đức Thánh Cha kêu gọi bài trừ quan niệm coi nạn đói là chuyện “thường tình, tự nhiên”.

Chương trình Lương thực thế giới (PAM, Wfp) là cơ quan từ thiện lớn nhất của LHQ dấn thân chống nạn đói trên thế giới. Cơ quan này được thành lập năm 1962 và hiện có 11 ngàn nhân viên hoạt động, phần lớn tại những vùng có nạn đói hoặc nạn suy dinh dưỡng. Trong năm 2014, Chương trình PAM đã trợ giúp lương thưc cho 80 triệu người tại 82 quốc gia trên thế giới.

Khi đến trụ sở lúc 9 giờ 20 phút, Đức Thánh Cha đã được Bà Ertharin Cousin, giám đốc điều hành, Đức Ông Fernando Chica Arellano, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại cơ quan này, và bà Stephanie Hochstetter Skinner-Klée tiếp đón tại khuôn viên, và hướng dẫn vào bên trong. Hai em bé đã trao hai giỏ hoa cho Đức Thánh Cha rồi đặt trước bức tường tưởng niệm có ghi tên hàng trăm nhân viên của Chương trình lương thưc thế giới đã tự nạn trong khi thi hành sứ mạng. Đức Thánh Cha đã đến gần bức tường này và mặc niệm trong thinh lặng.

Sau khi chào thăm các quan chức cấp cao khác của tổ chức PAM, Đức Thánh Cha đã hội kiến riêng với 3 vị lãnh đạo củq tổ chức này, rồi chào thăm các vị quốc trưởng cũng như các bộ trưởng đến tham dự phiên họp khai mạc của Hội đồng chấp hành tổ chức PAM.

Khi Đức Thánh Cha tiến vào thính đường, mọi người đã nồng nhiệt vỗ tay chào mừng. Rồi hai bà chủ tịch và giám đốc điều hành tổ chức PAM đã lần lượt chào Đức Thánh Cha.

Trong diễn văn bằng tiếng Tây Ban Nha nhân dịp này, ngài đặc biệt kêu gọi mọi người đừng coi lầm than là chuyện bình thường, để rồi không còn nhạy cảm đối với những thảm trạng của người khác; ngoài ra cần giải trừ sự “bàn giấy hóa nạn đói”, cụ thể là nạn buôn bán võ khí, chiến tranh và xung đột võ trang cản trở các nỗ lực bài trừ nạn đói. Đức Thánh Cha nói:

“Trong thế giới được liên kết với nhau và siêu thông tin như chúng ta đang sống, những khoảng cách địa lý dường như được thu ngắn lại. Chúng ta có thể có những tiếp xúc hoặc chứng kiến hầu như đồng thời với những gì đang xảy ra ở nơi khác trên trái đất.. Nhưng có một điều nghịch lý là dường như sự gần gũi do thông tin tạo nên như thế ngày càng bị thu hẹp lại. Thông tin thái quá mà chúng ta có được dần dần tạo nên sự bình thường hóa lầm than. Nghĩa là dần dần chúng ta không còn nhạy cảm đối với những thảm trạng của người khác và coi chúng như những điều “tự nhiên”, bình thường. Vì thế bao nhiêu hình ảnh được truyền tới chúng ta và chúng ta nhìn thấy đau khổ, nhưng chúng chẳng đánh động chúng ta nữa, chúng ta nghe thấy tiếng khóc, nhưng chúng ta không an ủi, chúng ta thấy đói khát, nhưng chúng ta không đáp ứng nó...

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Cần chấm dứt tình trạng coi lầm than như điều bình thường, tự nhiên, và ngưng coi nó như một sự kiện của thực tại như bao nhiêu điều khác, bởi vì lầm than có một khuôn mặt. Nó có khuôn mặt của một trẻ thơ, một gia đình, người trẻ và người già. Nó có khuôn mặt của sự thiếu cơ may và công ăn việc làm của bao nhiêu người, khuôn mặt của những vụ cưỡng bách di cư, những căn nhà bị bỏ rơi hoặc bị phá hủy. Chúng ta không thể coi nạn đói của bao nhiêu người là điều tự nhiên, không được nói rằng tình trạng của họ là kết quả của một định mệnh mù quáng, mà chúng ta không thể làm gì được. Khi lầm than không còn có một khuôn mặt nữa, thì chúng ta có thể rơi vào cám dỗ bắt đầu nói và thảo luận về nạn đói, về sự dinh dưỡng, bạo lực, và bỏ quan một bên chủ thể cụ thể, thự tế, đang gõ cửa nhà chúng ta..

Cũng trong chiều hướng ấy, Đức Thánh Cha nhắc lại cuộc viếng thăm của ngài tại trụ sở Lương nông quốc tế, FAO, ngày 20-11-2014, trong dịp đó ngài khẳng định rằng thế giới có đủ lương thực cho mọi người, tất cả mọi người, “nhưng không phải tất cả đều có thể được ăn, trong khi nạn phí phạm, loại bỏ, tiêu thụ lương thực thái quá hay dùng lương thực vào những mục tiêu khác đang xảy ra trước mặt chúng ta”. Ngài áp dụng vào cuộc viếng thăm này và khẳng định rằng:

“Chúng ta hãy ý thức rõ: sự thiếu lương thực không phải là một cái gì tự nhiên, không phải là một sự kiện hiển nhiên. Ngày nay, giữa thế kỷ 21, nhiều người vẫn còn đau khổ vì thiếu lương thực, và tai ương ấy là do sự phân phối các tài nguyên một cách ích kỷ và sai trái, biến thực phẩm thành hàng hóa. Đất đai bị ngược đãi và bóc lột tại nhiều nơi trên thế giới, tiếp tục mang mang lại chúng ta hoa mầu, tiếp tục cung cấp cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất; những khuôn mặt của những người đói nhắc nhớ cho chúng ta rằng chúng ta đã đảo lộn những mục tiêu của trái đất. Một món quà, có mục đích mưu ích cho tất cả mọi người, nhưng chúng ta lại biến nó thành một đặc ân của một ít người.

“Trào lưu duy tiêu thụ tràn lan trong các xã hội chúng ta, làm cho chúng ta quen với sự thừa thãi và hằng ngày phung phí lương thực, lương thực mà nhiều khi chúng ta không có khả năng mang lại cho nó giá trị đúng đắn, vượt lên trên những tiêu chuẩn kinh tế.. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng phí phạm lương thực là điều giống như ăn trộm từ bàn ăn của người nghèo, của người đói. Điều này đòi chúng ta phải suy tư về vấn đề thất thoát và phí phạm lương thực, để tìm ra những phương thế nghiêm túc đối phó với vấn đề, để thực thi tình liên đới và chia sẻ với những người túng thiếu nhất”.

Tiếp tục diễn văn, Đức Thánh Cha đề cập đến vấn đề bàn giấy hóa. Ngài nói: “Có những hành động như thể bị kẹt, bị chặn đứng. Tình trạng bấp bênh của thế giới như chúng ta đang sống là điều mọi người đều biết. Trong thời gian gần đây chiến tranh và những hiểm họa xung đột trở thành những quan tâm chính của chúng ta và được thảo luận nhiều. Vì thế, đứng trước bao cuộc xung đột hiện nay, dường như võ khí đã đạt tới mức độ ưu tiên khác thường, đến độ chúng loại bỏ những cách thức khác để giải quyết các tranh chấp. Tình trạng ấy ăn rễ sâu và được người ta chấp nhận đến độ nó cản trở việc phân phối lương thực tại những vùng chiến tranh, thậm chí đi tới sự vi phạm những nguyên tắc và qui luật cơ bản nhất của công pháp quốc tế hiện hành từ nhiều thế kỷ.

“Do đó chúng ta đứng trước một hiện tượng lạ thường và mâu thuẫn: trong khi những viện trợ và kế hoạch phát triển bị cản trở vì những quyết định chính trị phức tạp và khó hiểu, hoặc vì những quan điểm ý thức hệ thiên lệch hoặc vì những hàng rào quan thuế không thể vượt qua được, thì võ khí lại không hề bị cản trở; nó xuất phát từ đâu, đó chẳng phải là điều quan trọng, võ khí tự do lưu hành, hầu như một cách tuyệt đối trong nhiều vùng trên thế giới. Do đó chính chiến tranh được nuôi dưỡng, chứ không phải con người. Trong một số trường hợp, chính nạn đói được sử dụng như một võ khí chiến tranh. Và các nạn nhân gia tăng, vì số người chết đói và kiệt lực thêm vào số những chiến binh bị chết trên chiến trường và nhiều thường dân bị giết trong các cuộc xung đột và khủng bố. Chúng ta ý thức rõ điều đó, nhưng chúng ta để cho lương tâm mình bị tê liệt, và chúng ta không còn để lương tâm mình được nhạy cảm nữa. Qua đó, võ lực trở thanh phương thế hành động duy nhất của chúng ta, và mục tiêu cần ưu tiên đạt tới là quyền lực. Dân chúng yếu đuối nhất không những đau khổ vì chiến tranh, nhưng đồng thời họ thấy mọi sự viện trợ bị cản trở. Vì thế, điều cấp thiết là phải giải trừ thứ bệnh bàn giấy cản trở các kế hoạch viện trợ nhân đạo, không cho các kế hoạch này đạt tới mục đích. Trong lãnh vực này, chúng ta có một vai trò cơ bản, vì chúng ta cần những vị anh hùng thực sự, có khả năng mở ra những con đường, kiến tạo những nhịp cầu, tạo điều kiện dễ dàng cho những hoạt động đặt nặng tầm quan trọng khuôn mặt của người đau khổ. Những sáng kiến của cộng đồng quốc tế cũng phải hướng về mục tiêu ấy.

Trong phần kết của bài diễn văn, Đức Thánh Cha nói đến sự sẵn sàng đóng góp của Giáo Hội Công Giáo vào những sáng kiến nhắm cứu vãn phẩm giá con người, nhất là những người bị chà đạp các quyền của mình. “Tôi cam đoan với quí vị sự hỗ trợ hoàn toàn và sự nâng đỡ trọn vẹn của chúng tôi để tạo điều kiện dễ dàng cho mọi cố gắng đã bắt đầu”.

Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha bước ra khỏi hội trường để chào thăm một nhân viên của Chương trình lương thực thế giới bị thương trong khi thi hành sứ mạng, rồi ngài tiến ra ngoài khuôn viên của tổ chức PAM để chào thăm tất cả các nhân viên và gia đình những người đang phục vụ tại trụ sở này.

6. 50% trẻ em nhiễm HIV/AIDS chết trước sinh nhật lần thứ 2

Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Đại sứ Tòa Thánh và là Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã có bài phát biểu trước Hội nghị cấp cao của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS hôm thứ Sáu 10/06.

Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza lưu ý rằng có đến năm mươi phần trăm trẻ em nhiễm HIV chết trước sinh nhật lần thứ hai của chúng, vì chúng không tiếp cận được chẩn đoán, điều trị và thuốc men cần thiết. Thực vậy, đa số trẻ nhiễm HIV không được chẩn đoán cho đến khi bốn tuổi. Mới đây, Tòa Thánh đã nêu lên những quan ngại này bằng cách triệu tập cuộc họp tại Vatican với giám đốc điều hành của các công ty dược phẩm nhằm đáp ứng kịp thời và giá cả phải chăng hơn để giải quyết bi kịch này.

7. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chấm dứt vấn nạn nô lệ trẻ em

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi chân thành đến tất cả những người thiện chí nhằm tham gia vào các nỗ lực loại bỏ các nguyên nhân gây ra vấn nạn nô lệ hiện đại.

Sau khi đọc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, một lần nữa Đức Thánh Cha nêu bật một số ưu tiên của thế giới ngày nay và đề cập cụ thể đến Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em được kỷ niệm hôm Chúa Nhật 12/6/2016.

“Tất cả chúng ta hãy cùng nhau tham gia vào việc đổi mới các nỗ lực để loại bỏ các nguyên nhân của vấn nạn nô lệ hiện đại này, vốn lấy đi một số quyền cơ bản của hàng triệu trẻ em và đặt chúng vào những nguy hiểm nghiêm trọng. Có rất nhiều nô lệ trẻ em trong thế giới hôm nay!”

Được tổ chức dưới sự bảo trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trọng tâm của Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em năm nay là lao động trẻ em và các chuỗi cung ứng.

ILO đã chỉ ra rằng với 168 triệu trẻ em vẫn đang lao động và tất cả các chuỗi cung ứng, từ nông nghiệp đến sản xuất, dịch vụ đến xây dựng, tạo nên nguy cơ lao động trẻ em có thể hiện diện. ILO kêu gọi các doanh nghiệp và người sử dụng lao động phải hành động ngay để ngăn chặn lao động trẻ em như đã được khẳng định bởi Các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

8. 40 hoạt động thiết thực của tu sĩ Ấn Độ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót

Cha Joe Mannath, Dòng Salesian Don Bosco, Thư ký Quốc gia “Hội đồng các Tu sĩ Ấn Độ”, vốn hiệp nhất với các tu hội và dòng tu ở Ấn Độ cho hay: “Năm Thánh Lòng Thương Xót là điều gì đó thực tế, nó không chỉ đơn giản chỉ là chúng ta nói một lời cầu nguyện hoặc tham dự một hội nghị. Chúng ta có thể đáp lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô bẳng cách quảng đại đưa ra kế hoạch hành động cụ thể, có lợi cho người nghèo và người đau khổ”.

Cha Mannath nhận xét rằng: “Nhu cầu thật là cấp bách, khả năng thì to lớn, và các tu sĩ chúng tôi có vị thế tốt hơn hầu hết mọi người: những đóng góp của chúng tôi có thể tạo nên sự khác biệt”. Đây là lý do tại sao Hội đồng các Tu sĩ Ấn Độ đề xuất một kế hoạch hành động cho tất cả các hội dòng, trong đó đưa ra hơn 40 cam kết thực tiễn để thực hiện trong Năm Thánh này và tiếp tục thực hiện khi Năm Thánh đặc biệc về Lòng thương xót này kết thúc. Cha Mannath cho biết: “Có 40 kế hoạch hành động để lựa chọn: chúng ta đang ở tháng Sáu và nửa năm đã trôi qua. Đề nghị này cũng có thể là một thời điểm tốt để kiểm tra những gì đích thân chúng ta đang thực hiện, như là các cộng đoàn tu sĩ, như là các tỉnh dòng và các dòng tu”.

Các hoạt động được đề xuất khuyến khích các công việc có thể được thực hiện cho chỉ trên bình cá nhân, mà còn trên bình diện cộng đồng: thúc đẩy các cử chỉ tha thứ và hòa giải; hiến máu hoặc hiến xác; thăm viếng và chăm sóc bệnh nhân, người già và các tù nhân một cách thường xuyên; đối xử với công nhân và người lao động tham gia vào các nhà tu bằng sự tôn trọng và công bằng; chăm sóc trẻ em đường phố và người nghiện ma túy; tham gia vào công tác giáo dục, giáo lý và giúp đỡ học sinh các gia đình nghèo.

9. Tòa Thượng phụ Công Giáo Canđê mời gọi các Kitô hữu Iraq ăn chay cùng người Hồi giáo để cầu nguyện cho hòa bình

Khi Iraq tiếp tục bị bom đạn và các cuộc xung đột vũ trang phá hủy, Giáo Hội Công Giáo Canđê mời gọi các Kitô hữu hãy ăn chay vào thứ Sáu ngày 17 tháng 6 năm 2016.

Trong một thông cáo báo chí, Tòa Thượng phụ Công Giáo Canđê kêu gọi: “Trong tình liên đới với những người Hồi giáo trong tháng chay Ramadan này, chúng ta sẽ cùng nhau ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình và ổn định trong nước và trong khu vực”.

Tuyên bố của Tòa Thượng phụ cũng nhận xét rằng trước những thảm kịch và thảm họa nhân đạo gây ra bởi chiến thắng quân sự của Nhà nước Hồi giáo, Giáo Hội tại Iraq đang đóng vai trò nhân đạo, trên bình diện quốc gia và cả về mặt tinh thần, trong việc giúp đỡ những người bị ảnh hưởng của xung độg, không trừ một ai, qua việc phân phát các giỏ thức ăn cho người tị nạn nhiều lần trong nhiều trại tị nạn; cung cấp các loại thuốc cho các phòng khám; tổ chức bữa ăn tối “Iftar” (xả chay) cho những người Hồi giáo; tiếp nhận các sinh viên đại học; cũng như Caritas Iraq không ngừng cung cấp những thứ kể trên.

Với tinh thần tương tự Đức Thượng phụ Công Giáo Canđê, các Giám mục phụ tá cùng các cộng sự cũng đã quyết định ăn chay trong ngày đặc biệt này, cùng với những người Hồi giáo, và cầu nguyện như thường lệ cho hòa bình ở Iraq, Syria và trên khắp khu vực.
 
Kỹ thuật truyền hình: Setup một camcorder cho một studio
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:04 20/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Trong video này Kim Thúy sẽ trình bày với các bạn về cách setup một camcorder.

Khi bạn có camcorder mới, hay khi bạn update firmware, hay vì một lý do nào đó bạn cần reset lại một camcorder, thì bạn phải biết cách setup camcorder. Lý do là vì dựa theo thống kê, người ta tin rằng đa số người dùng máy camcorder chuyên nghiệp sẽ dùng nó để quay outdoor, tức là những cảnh ngoài trời. Vì thế, các default settings là để quay ngoài trời, không phải để quay trong khung cảnh một studio.

Bây giờ, Kim Thúy sẽ duyệt qua các menus với các bạn nhé,

Trước khi chỉnh các settings khác, việc đầu tiên, xin các bạn chọn

Main Menu rồi System rồi Record Set rồi Record Format

Chọn System là HD

Format là Quick Time

Resolution là 1920x1080

Frame Rate là 30p

Khi ra khỏi menu này, máy sẽ hỏi bạn có muốn Apply không, thì bạn chọn Apply.

Cái camcorder sẽ restart và bạn phải chờ một chút.

Sau khi máy đã restart xong, bạn vào Main Menu rồi Camera Function.

Kéo xuống chỗ Gain, Set lại Gain L là 0 dB, Gain M là 3 dB, và Gain H là 6 dB.

Trở ra Main Menu rồi chọn Camera Process.

Xin sửa Detail là + 4, Master Black là + 10, Gamma là Cinema, Level là -1.

Color Matrix bạn sẽ chọn là Cinema Subdued. Color Gain là + 4

Trở ra Main Menu rồi chọn LCD/VF.

Chọn Shooting Assist.

Như trong video nói về Zebra, bạn phải set Zebra là ON, với Top là 85%, và Bottom là 65% cho phù hợp với skin tone của người Việt.

Trở ra Main Menu rồi chọn A/V Set.

Đây là menu để chọn những settings cho Audio và Video.

Bây giờ, bạn hãy chọn Video Set.

Chọn Display On TV là ON

HDMI Out là On.

Bạn phải chọn như thế để khi bạn cắm dây HDMI từ camcorder vào một smart TV thì các settings quan trọng sẽ hiện ra trên TV cùng với những hình ảnh đang quay.

Bây giờ, bạn trở ra Main Menu rồi chọn System một lần nữa.

Chọn menu Record Set và kéo xuống menu Clip Set.

Bạn cần thay đổi Clip Name Prefix, tức là cái tiếp đầu ngữ ở trước mỗi một tên file khi máy lưu những video clips trên memory card. Bạn cần đánh những chữ tắt để sau này chúng ta có thể nhận ra dễ dàng xuất xứ của các video clips. Thí dụ, những videos quay ở Sydney thì nên chọn Clip Name Prefix là SYDNEY.

Sau khi chọn xong, bạn White Balance cái camcorder như chúng tôi đã hướng dẫn trong video có tựa đề White Balance một camcorder.

Việc setup đến đây coi như là xong. Tuy nhiên, các digital camcorders về cơ bản cũng là một computer. Những thay đổi đột ngột về dòng điện, và cả một lô những lý do khác có thể dẫn đến việc xoá đi những settings. Khi điều xảy ra đột ngột, ta khó lòng sửa chữa kịp vì quá nhiều thứ phải set lại nên đôi khi phải hoãn lại một buổi thu hình, báo hại bà con tốn bao nhiêu thời giờ và tiền bạc trang điểm.

Để tránh bi kịch này, ta cần biết cách save settings của camcorder; đặc biệt khi ta phải mất rất nhiều thời gian mới vượt qua nhiều giai đoạn trials and errors để làm quen được với máy và đạt đến được những thước phim rõ nét và rất đẹp. Khi xảy ra vấn đề chỉ mất mấy phút load lại từ cái backup là xong.

Muốn save những settings – mọi thứ kể cả White Balance settings, ta làm như sau:

Kiếm một sd card class 10 dung lượng thấp, cho rẻ tiền.

Bỏ vào máy, format cái sd card đó.

Sau đó, vào Main Menu

Chọn Main Menu rồi System rồi Setup File

Chọn Store File

Chọn All File

Đặt tên file

Chọn Store

Sau khi save xong thì cất cái sd card vào một nơi an toàn.

Khi xảy ra trục trặc, ta bỏ cái backup sd card vào máy.

Chọn Main Menu

Chọn Main Menu rồi System rồi Setup File

Chọn Load File

Chọn All File

Chọn Load

Chọn file muốn load là xong.

Chúc các bạn thành công.
 
Kỹ thuật truyền hình: Animate một hàng chữ trong Adobe Premiere.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:04 20/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Đoạn video các bạn vừa xem, trình bày một trong những cách thức để animate một hàng chữ với nhạc đệm là bài Jesu, Joy of Man’s Desiring nghĩa là Chúa Giêsu niềm hân hoan của ước vọng con người, một nhạc phẩm nổi tiếng của Bach.

Trong video này, Kim Thúy sẽ trình bày với các bạn cách animate một hàng chữ như thế.

Chúng ta có cái background là hình ảnh thành phố Krakow, hay còn gọi là Kracovia, nơi sẽ diễn ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào cuối tháng Bẩy 2016.

Bây giờ, chúng ta kéo cái background này vào trong TimeLine.

Rồi chúng ta chọn Title, New Title, Default Still cho dòng chữ WYD KRAKOW 2016. Chỗ Name này, ta có thể chọn chẳng hạn là WYD cho dễ nhớ.

Trong Title Editor, chúng ta chọn một kiểu chữ, chẳng hạn là kiểu này đi.

Rồi, bây giờ nhấn vào icon có hình chữ T này để làm dòng chữ WYD KRAKOW 2016.

Chữ nhỏ quá, nên chúng ta dùng Select Tool để làm lớn hơn.

Để có chút sắc màu Ba Lan, chúng ta sửa cái Fill này, thay vì Solid, chúng ta chọn là Linear Gradient, rồi chọn màu đỏ là màu truyền thống của Ba Lan. Nhìn được rồi đấy.

Bây giờ, có cái hàng chữ rồi thì chúng ta kéo vào trong TimeLine.

Bước tiếp theo, chúng ta sẽ làm một cái ánh đèn chiếu sáng vào hàng chữ này.

Chúng ta lại chọn Title, New Title, Default Still. Chỗ Name này, ta có thể chọn chẳng hạn là Sheen, nghĩa là sáng óng ánh, cho dễ nhớ.

Bây giờ, chúng ta vẽ một hình chữ nhật ở đây, bao trùm hết cái Title này. Các bạn phải chọn cái Fill này là mầu đen để nó transparent.

Để làm cái ánh đèn, chúng ta chọn Sheen, chỗ Size này ta chọn chẳng hạn là 60 đi. Rồi ta chọn cái Angle để quay cái ánh đèn theo ý mình. Chẳng hạn, như thế này đi.

Rồi bây giờ chúng ta kéo cái ánh đèn này vào trong TimeLine.

Chúng ta sẽ tìm cách che đi cái ánh đèn này để nó chiếu sáng trên cái chữ thôi chứ không phải trên toàn màn hình như thế này. Muốn vậy, chúng ta làm như sau.

Copy cái WYD này và để trên cái track V4.

Để che bớt cái đèn chúng ta sẽ dùng Track Matte Key.

OK, đây rồi. Chúng ta sẽ kéo Track Matte Key vào trong cái Sheen này và xác định cái Mask là Video 4.

Chúng ta thấy, cái Mask WYD đã che bớt đi cái ánh đèn, nhưng có cái trở ngại là bây giờ chữ nghĩa bị đen thui đi. Để khắc phục, chúng ta có thể sửa trong cái Opacity này. Chọn Blend Mode là Screen, chẳng hạn, thay vì là Normal.

Có vẻ gần được rồi đấy.

Nhưng khi ta kéo cái cursor thì thấy cái ánh đèn không chạy. Nó cứ đứng một chỗ.

Muốn cho nó chạy thì ta double – click vào cái sheen. Các bạn nhấn vào chỗ này để cho nó chạy từ trái sang phải, gọi là Crawl Right.

Khi ta kéo cái cursor thì thấy cái ánh đèn bắt đầu chạy, như ý chúng ta muốn rồi.

Bây giờ, ta kéo bài nhạc vào cho nó hùng hồn một chút.

Có vẻ được rồi nhưng mà có một số vấn đề. Vấn đề thứ nhất là nó chạy một lúc đến chỗ này nó mới chiếu sáng. Chúng ta muốn nó chiếu sáng ngay từ đầu cơ.

Nếu bạn canh ngay chỗ nó bắt đầu chiếu sáng rồi bạn cắt đi, nó không work đâu vì chỗ đó trở thành chỗ Start Of Screen. Nó chạy một lúc đến chỗ khác nó mới chiếu sáng.

Để tránh trường hợp đó, trước hết, bạn cần Nest tất cả những cái clips này thành một Sequence.

Bạn làm như thế này: Vẽ một đường từ trên xuống dưới để chọn 4 cái clips này.

Sau đó, bạn right-click và chọn menu Nest.

Adobe Premiere sẽ gom tất cả 4 cái clip thành một Sequence.

Giờ đây, bạn có thể canh ngay chỗ nó bắt đầu chiếu sáng rồi bạn cắt đi. Đến chỗ nó hết chiếu sáng thì cắt ngắn đi.

Có thể bạn sẽ lo lắng bài nhạc dài quá mà cắt ngắn hết đi như vậy thì hết hay. Không sao. Bạn có thể copy cái sequence này. Paste nó vào đây cho dài ra. Sau đó, bạn right-click lên cái vừa copy, chọn menu Speed/Duration và tick vào cái box Reverse Speed này cho nó chạy ngược, nghĩa là nó sẽ chiếu sáng theo chiều ngược lại.

Chúc các bạn thành công.