Ngày 22-06-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:26 22/06/2018
79. THƠ ĐƯỢC MƯỜI ĐIỂM
Quách Công Phủ đi qua Hàng Châu cầm theo bài thơ viết nháp đưa cho Tô Đông Pha coi, khi gặp Đông Pha thì cất tiếng ngâm thơ, tiếng ngâm sang sảng rõ ràng, ngâm thơ xong thì hỏi Đông Pha:
- “Bài thơ này của tôi có thể được mấy điểm ?”
Đông Pha nói:
- “Mười điểm”.
Quách Công Phủ rất vui vẻ bèn hỏi lại Tô Đông Pha lý do tại sao cho mười điểm, Đông Pha trả lời :
- “Ngâm thơ hay cho bảy điểm, còn ba điểm thì cho bài thơ, cả hai cộng lại không phải là mười điểm sao ?”
(Tô Trường Công Ngoại kí)

Suy tư 79:
Giọng ngâm thơ thì cho bảy điểm, còn nội dung bài thơ thì chỉ có ba điểm, đương nhiên là bài thơ chưa đạt chất lượng.
Có những người thích săn sóc dáng vẻ bên ngoài của mình mà không quan tâm đến “nội dung” tức là đời sống nội tâm của mình; có những người thích đi lễ mỗi ngày Chúa Nhật để “triển lãm” áo quần mới may, đầu tóc mới uốn cong, đôi giày thật láng cóng của mình, mà không chú ý đến nội tâm của mình cần phải có khi diện kiến Thiên Chúa...
Cuộc sống mà cứ luôn suy nghĩ ngày mai mặc mốt gì, mang giày gì khi đi làm, ngày kia ăn thứ gì, đi chơi đâu cho vui.v.v... thì quả là chán thật, chán vì tâm hồn trống rỗng mà không bồi bổ bằng những tư tưởng nhân ái phục vụ, chán vì chỉ biết có mình mà không biết đến tha nhân.
Người mà dáng vẻ bên ngoài như “giọng ngâm sang sảng” thì cho bảy điểm, còn “nội dung bài thơ” là cuộc sống nội tâm chỉ được ba điểm, thì cuộc sống của họ chưa đạt “tiêu chuẩn” trở thành người tích cực, và nếu họ là người Ki-tô hữu thì chưa thật đúng là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, bởi vì họ chỉ chú trọng cái nay còn mai mất, nay được khen mai bị chê, mà không chú trọng đến cái có thể giữ được cái nay còn mai mất ấy là đời sống nội tâm.
Người Ki-tô hữu biết sống nội tâm là người luôn kết hợp với Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:27 22/06/2018

28. Thiên Chúa không thích người thờ ơ lãnh đạm.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XII Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
05:41 22/06/2018
SINH NHẬT THÁNH GIOAN TIỀN HÔ
Isaia 49: 1-6; Tvịnh. 138; TĐCV 13:22-16; Luca 1:57-66, 80

Hôm nay chúng ta bắt đầu suy ngẫm theo cách nhìn tổng quát về bài phúc âm. Thánh Luca thường so sánh hai câu chuyện, như khi nói về câu chuyện một người nam, thì tiếp theo đó có câu chuyện một người nữ. Thí dụ Chúa Giêsu nói về dụ ngôn một nhà nông gieo trồng hạt cải thì tiếp theo đó là một người đàn bà trộn men vào bột (13: 18-21). Lại nữa, có một người tìm con chiên đi lạc, rồi nối tiếp sau đó là chuyện một phụ nữ tìm đồng xu bị đánh mất. (15: 1-10)

Phúc âm thánh Luca cũng bênh vực và an ủi phụ nữ. Trong phúc âm này thường nói về các góa phụ. Chúng ta, thời nay có thể không để ý đến những chi tiết này. Nhưng, thời Chúa Giêsu, phái nam có nhiều quyền hành trong xã hội, phụ nữ và trẻ con chỉ là những người phụ thuộc phái nam (Xem lại các sự việc trong thời chúng ta cũng không mấy tiến bộ phải không? Như trong xã hội chúng ta "một xã hội tiên tiến" người phụ nữ làm cùng một công việc như người nam nhưng chỉ lãnh 74 xu so với đàn ông lảnh một đồng đôla) Thật ra phúc âm thánh Luca không nói người nữ phải hoàn toàn bình đẳng với người nam. Thí dụ: phần đông các phụ nữ không nói gì trong các lời tường thuật. Thánh Luca nghĩ rằng địa vị người phụ nữ chỉ là nghe và suy gẫm Lời Chúa.

Đây là trường hợp ngoại lệ đối với bà Elizabeth được ghi trong phúc âm hôm nay, Thánh Luca thường mô tả những phụ nữ im lặng. Do vậy, chuyến thăm viếng của Đức Mẹ đến với bà Elizabeth nói với chúng ta về việc nên thăm người già và người mang thai. (1:39 ff).

Trong phúc âm hôm nay bà Elisabét và ông Dacaria đã lớn tuổi mà không có con. Thời đó người ta thường đổ lỗi cho người nữ. (1: 7). Và hơn nữa, điều đó bị xem là như hình phạt do bởi tội lỗi đã vấp phạm. Nhưng, thánh Luca nhấn mạnh là ông Dacaria và bà Elisabét là hai người "công chính". Chúng ta nói đến một cặp vợ chồng công chính mà không con là điều cần được nhận ơn cứu giúp của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã đến. Bà Elisabét tự nhủ: "Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người cất đi nỗi tủi nhục mà tôi phải chịu trước mắt người đời"(1: 25). Việc Thiên Chúa đã thực hiện nơi bà Elisabét là điều Ngài đã làm trong suốt Kinh Thánh: Là đến để cứu dân Ngài đang cần giúp đở. Thiên Chúa đã đến giúp cho bà không còn xấu hổ, và làm cho bà nãy sinh hoa trái như Ngài đã làm cho bà Sarah, bà Hanna, bà Rachel và những bà khác được ghi trong lịch sử đức tin của dân Israel.

Bà Elisabét đã sinh con và 8 ngày sau đứa bé chịu phép cắt bì. Nguồn gốc câu chuyện là bởi kinh nghiệm người Do Thái và lời giao ước giữa Thiên Chúa và họ. Trong quá khứ Thiên Chúa đã hành động, và Ngài vẫn đang hoạt động trong các sự kiện sẽ xãy ra. Một lần nữa Thiên Chúa đến cứu dân Ngài và cho họ được tự do.

Trong xã hội người Phi Châu và người Trung Đông, lễ đặt tên cho đứa bé là lễ quan trọng. Tên đứa bé phải diễn tả được lịch sử và địa vị của gia đình. Vì thế những người có mặt khi đứa trẻ Gioan chịu phép cắt bì đang chờ đợi. Theo tục lệ đứa bé phải có tên Dacaria như tên của người cha. Có thể một ngày nào đứa bé sẽ noi gương cha nó nên thầy tế lễ trong Đền Thờ. Nhưng Thiên Chúa ngăn chặn những kỳ vọng của những người có mặt, và Ngài làm một điều hoàn toàn mới lạ như Ngài vẫn thường làm.

Bà Elisabét ngắt lời khi nghi thức đặt tên bắt đầu và nói "Không, đứa bé sẽ được gọi là Gioan". Đó là tên nói về kinh nghiệm của ông Dacaria và bà ta. Gioan có nghĩa là "Thiên Chúa ban phúc" Đó không phải chỉ là tên đứa bé phải không? "Thiên Chúa đã ban phúc", tóm tắt tất cả câu chuyện phúc âm, và thật là câu chuyện của Kinh Thánh. Thiên Chúa luôn hoạt động trong loài người, và lần nữa Ngài đem ơn cứu chuộc cho dân chúng. Đứa bé "Thiên Chúa ban phúc" này, sẽ là tiếng nói tiền hô loan báo Đấng Mêsia đến. Ông sẽ "đến trước Chúa để mở lối cho Người" (1: 76)

Những người có mặt ở đó với bà Elisabét và ông Dacaria và đứa con mới sinh của họ biết được tương lai sẽ ra sao hay không? Họ không biết, nhưng họ thấy rõ là Thiên Chúa đang hành động và họ để ý để nhìn thấy và lắng nghe điều gì Thiên Chúa sẽ làm sau đó. Đời sống của họ và tương lai của dân Israel ở trong tay của Thiên Chúa, và Ngài đang bắt đầu một công việc rất tốt đẹp ở giữa họ. Sinh nhật của Gioan chỉ là bước đầu, nhưng chắc chắn có lời hứa cho họ và cho toàn dân.

Những tên trong Kinh Thánh đều có ý nghĩa và giúp chúng ta dự đoán điều gì sẽ xãy ra. Như Gioan có nghĩa là "Thiên Chúa ban phúc", Elisabét có nghĩa là "lời hứa của Thiên Chúa", Dacaria có nghĩa là "Thiên Chúa nhớ lại". Thiên Chúa đang thực hiện hoàn tất lời Ngài đã hứa từ ngàn xưa. Dân Israel đang ở trong thời kỳ thấp kém nhất trong lịch sử, nhưng Thiên Chúa không quên dân Ngài. Những tên đó cũng đang được áp dụng vào thời hiện tại của chúng ta. Bạn thử nghĩ những tên đó có nghĩa gì cho bạn, cho giáo hộii và cho toàn thế giới chúng ta hay không?

Thí dụ: Tôi có cảm ý gì về một "Thiên Chúa ban phúc" trong cộng đoàn đức tin của tôi, trong đời sống của tôi và của toàn thế giới? Tôi đã nghe được lời hứa nào trong Kinh Thánh? Thiên Chúa hứa ban cho tôi điều gì để tôi hy vọng? Tôi có tin tưởng vào Thiên Chúa là Ngài sẽ "nhớ" đến tôi, và Ngài sẽ không để tôi phải tự lo hết mọi sự không?

Lúc Gioan sinh ra không có những hình thái rình rang. Đối với những người biết về gia đình ông bà Dacaria; họ thấy có điều lạ lùng đã xãy ra. Mọi người để tâm đến câu chuyện đó và nói "vậy đứa bé này sẽ ra sao?" Nhưng, ngoài vòng hiểu biết của họ. Sau đó, người anh em họ của Gioan là Chúa Giêsu, được sinh ra trong máng cỏ. Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót lớn lao cho dân Ngài, nhưng theo một cách êm lắng. Trong đời sống hằng ngày, bạn có để ý thấy điều như vậy chưa? Những người có đức tin, được ơn khôn ngoan sẽ nhìn thấy được bàn tay Thiên Chúa đang thực hiện cho chúng ta hằng ngày nhu: một đứa bé được sinh ra; một thanh niên thi đậu Trung học; một đám cưới; một việc làm mới; một người bạn thân thình lình đến thăm; bí tich Thánh Thể v.v...

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

THE NATIVITY OF ST. JOHN THE BAPTIST (B) -
Isaiah 49: 1-6; Psalm.139; Acts 13:22-16; Luke 1:57-66, 80

Let’s begin our reflection on today’s gospel passage from Luke with an overview. Luke often pairs stories: if he tells a story of a man, he will follow it with one about a woman. For example, Jesus tells the parable of the man who plants a mustard seed and then next, of a woman who mixes yeast and flour (13:18-21). Again, a man searches for lost sheep, and that story is followed by a woman’s search for a lost coin (15:1-10).

Luke’s gospel also defends and reassures women. Widows are mentioned frequently in this gospel. We moderns might not notice these details, but in Jesus’ time men dominated society, women and children were their subjects. (Things are not quite as “modern” as we think in our world, are they? For example, in our “advanced society” a woman still makes 74cents to a man’s dollar, for doing the same work.) In fact, Luke’s gospel doesn’t depict, or support women’s full equality with men. For example, most of the women do not speak in the narratives. Luke seems to think a woman’s role should be that of listener – hearing and reflecting on the word of God.

Elizabeth, in today’s gospel, is an exception to Luke’s depiction of silent women. So is the previous account of the Visitation, Mary’s visit to the aged and pregnant Elizabeth. Both women have much to say (1:39 ff).

Elizabeth and Zechariah were advanced in age and were childless. Barrenness would be blamed on the woman (1:7). And more. It was seen as a punishment for sin. But Luke insists both Zachariah and Elizabeth were “righteous.” We are being prepared for something: a righteous couple without a child, calls forth action from God. And God comes through. Elizabeth states what God has done: “In these days the Lord is acting on my behalf. God has seen fit to remove my reproach among people” (1:25). God does for Elizabeth what God has done throughout the Bible: comes to deliver a powerless people in need. God intervenes to take away her disgrace and makes Elizabeth fruitful – as God had done for Sarah, Hannah, Rachel and other remarkable women in Israel’s faith history.

Elizabeth has given birth and eight days later the child is to be circumcised. The roots of our story are in the Jewish experience of their covenant with God. God was at work in the past and is active in the events that are about to happen. God, once again, is coming to rescue the people and set them free.

Among African and Middle Eastern people, the naming ceremony is an important and celebratory affair. The baby’s name reflects the family history and status. That’s what the people at John’s circumcision were expecting: the child should be named Zechariah, after his father, according to custom. Perhaps one day the child would follow in his father’s footsteps and be a priest in the Temple. But God is interrupting people’s normal expectations and is doing something entirely new – as is God’s way.

Elizabeth interrupts the naming ritual to announce, “No. He will be called John.” It is a name that speaks of her and Zechariah’s experience. John means, “God has given grace,” (or, “God has been gracious”). It is not just the child’s name, is it? “God has given grace” sums up the entire gospel story; indeed the story of the Bible. God works among humans and once again brings salvation to the people. This child, “God has given grace,” will be a prophetic voice announcing the Messiah’s arrival. He will, “go before the Lord to prepare God’s way” (1:76).

Did those who were with Elizabeth, Zechariah and their new baby, know what the future would bring? No, but they would be alert enough to realize God was stirring and they should keep their eyes and ears open to see what God would do next. Their lives and the future of Israel were in God’s hands and God had begun a good work among them. John’s birth was just the beginning, but it certainly held out a great promise for them and for all people!

Biblical names have significance and help us interpret what is happening. As we said, John means, “God is gracious.” Elizabeth means, “oath of God” – God is fulfilling the promises God made of old. Zechariah means, “Lord remembers” – Israel is in a low point of its history, but God has not forgotten her. Those names apply to our present as well. How do you interpret them for yourself, our church and our world?

For example: What ways do I experience a “gracious God” in my community of faith and in my life in the world? What “promise” do I hear from these scriptures? What hope does God’s promise hold out to me now? Do I trust that God will “remember” me and not leave me to face anything on my own?

There was little fanfare in John’s birth. To those who knew the family something extraordinary had happened. “All who heard these things took them to heart, saying, ‘What, then, will this child be?’” But outside their circle, no one else knew of the events. Later, John’s cousin, Jesus, will be born in a manager. God is showing great mercy to God’s people, but in inconspicuous ways. Have you noticed that in your own life? Believers are given the wisdom to look for God’s hand working in seeming-ordinary events: the birth of a child; graduation from high school; marriage; a new job; a surprise visit from a loved one; a simple Eucharist, etc.

 
Quyền uy trên thiên nhiên
Lm Đan Vinh
06:12 22/06/2018
Chúa Nhật 12 Thường Niên B
G 38,1.8-11 ; 2 Cr 5,14-17 ; Mc 4,35-41

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG : Mc 4,35-41

(c 35) Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ : Chúng ta sang bờ bên kia đi !” (36) Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền. Có những thuyền khác cũng theo Người. (37) Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền đến nỗi thuyền đầy nước. (38) Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói : “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi. Thầy chẳng lo gì sao ?” (39) Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển : “Im đi ! Câm đi !” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. (40) Rồi Người bảo các ông :”Sao nhát thế ? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin ? (41) Các Ong hoảng sợ và nói với nhau :”Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?”

2.Ý CHÍNH : Đức Giê-su chứng tỏ quyền năng của Người trên gió và biển, tượng trưng cho những thế lực của ma quỉ muốn chống lại Thiên Chúa. Người đã dùng lời quyền năng dẹp yên sóng gió để củng cố đức tin yếu kém của các môn đệ. Đồng thời cũng để các ông vững tin khi gặp phải những cơn thử thách bách hại sau này.

3.CHÚ THÍCH :

-C 35-36 : +Chúng ta sang bờ bên kia đi" : Biển hồ ở đây là hồ Galilê, cũng có tên Giê-nê-sa-rét hay Ti-nê-ri-a. Đây là một các hồ lớn nằm bên trong đất liền xứ Ga-li-lê, dài 21 km và rộng 13 Km. Hồ thấp hơn mặt biển 210 mét nên khí hậu ấm áp dễ chịu, nhưng cũng thương hay có những trận cuồng phong. Biển hồ theo nghĩa của Thánh Kinh là một thế lực gian ác chống lại Thiên Chúa và con người. Đức Giê-su đã làm nhiều phép lạ tại vùng biển hồ này như : Hóa bánh ra nhiều (x Mt 14,14-31); Đi trên mặt nước (x Mt 14,25); Chữa nhiều bệnh nhân (x Mt 15,29-31); Hiện ra sau khi sống lại (x Ga 21,1); Mẻ cá lạ lùng (x Ga 21,4-8).
-C 37-38 : +Và một cơn cuồng phong nổi lên : Cơn cuồng phong đe doạ sẽ nhấn chìm thuyền của các Tông đồ xuống lòng biển, tiên báo những nguy hiểm thử thách mà Hội Thánh sẽ phải trải qua sau này. +Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ : Trong khi chiếc thuyền và những người trên thuyền lâm nguy vì bị bão tố trù dập thì Đức Giê-su vẫn nằm ngủ để thử thách đức tin của các môn đệ. Giấc ngủi còn là hình ảnh ám chỉ về sự chết của Người (x Tv 13, 4; Ep 5, 14).. +Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói : “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi. Thầy chẳng lo gì sao ?” : Đánh thức là hành động của các môn đệ kêu cầu Đức Giệ-su cứu giúp trong cơn nguy hiểm. Điều này cho thấy lòng tin yếu kém của các ông vì chưa tín vào quyền năng và tình thương của Thầy mình. +Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi. Thầy chẳng lo gì sao ?” : Các môn đệ hốt hoảng khi thấy thuyền của các ông sắp bị chìm đắm giữa biển khơi mà xem ra thầy các ông không hay biết.
-C 39-41 : +Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển : “Im đi ! Câm đi !” : Đức Giê-su bày tỏ uy quyền trên gió bão và biển động. Khi ra lệnh cho ai là chứng tỏ mình có quyền trên người đó. Khi truyền cho sóng gió yên lặng, Đức Giê-su chứng tỏ quyền năng trấn áp các thế lực gian ác. +Lập tức gió ngưng biển lặng : cho thấy sự dữ đã phải tùng phục uy quyền của Con Thiên Chúa. +”Sao nhát thế ? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin ?: Đức Giê-su quở trách sự hèn tin của các môn đệ như nhiều lần khác Người đã trách các ông chậm tin vào Người: “Hỡi những kẻ ngu muội và trí lòng chậm tin”(Lc 24, 25); “Người quở mắng sự cứng tin chai đá của họ, bởi họ không tin những kẻ đã thấy Người sống lại” (Mc 16,14). +Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ? : Các môn đệ ngạc nhiên và đầy lòng thán phục Đức Giê-su, khi họ được chứng kiến lời phán đầy uy quyền của Người trên thiên nhiên là gió và biển..

4.CÂU HỎI :
1-Biển hồ Ga-li-lê còn có những tên gọi nào ? Dài rộng bao nhiêu ?
2-Đức Giê-su đã làm các phép lạ nào tại vùng biển hồ này ?
3-Cơn cuồng phong tượng trưng cho điều gì ?
4-Đức Giê-su ngủ ở đàng lái trong khi cuồng phong nổi lên nhằm mục đích gì ?
5-hành động đánh thức Đức Giê-su nói lên điều gì về đức tin của các môn đệ ?
6-Đức Giê-su bày tỏ quyền năng Con Thiên Chúa qua lời nói và hành động nào ?
7-Ngoài lần này, Đức Giê-su còn trách các môn đệ hèn tin trong những hoàn cảnh nào nữa không ?
8-Các môn đệ đã biểu lộ đức tin thế nào khi chứng kiến phép lạ Đức Giê-su thực hiện trên thiên nhiên ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1.LỜI CHÚA : Môn đệ liền nói :”Người là ai, mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh ?”(Mc 4,41).

2.CÂU CHUYỆN :

1) TÍN THÁC VÀO TÀI NĂNG CỦA CHA:
Trong một chuyến du hành vượt Đại Tây Dương, nhiều du khách đang đứng trên boong ngắm cảnh hoàng hôn mặt trời đang dần lặn xuống biển. Bỗng mây đen ùn ùn kéo tới, chẳng mấy lúc làm tối sầm cả vùng trời. Rồi sấm chớp đổ xuống liên hồi, trên mặt biển giông tố cuồn cuộn nổi lên, gió càng lúc càng thét gào dữ dội. Mọi người trên boong chen lấn nhau đi về phòng mình, duy chỉ một bé trai là tiếp tục chơi trên boong khi trận cuồng phong sắp ập xuống.
Khi có người hỏi « Em không thấy sợ khi cơn giông tố đang ập đến sao ? » Em thản nhiên đáp lại: « Em không sợ, vì ba em chính là thuyền trưởng cừ khôi đang cầm lái con tàu này ! ».
Giống như cậu bé đã tin tưởng ở cha mình đang cầm lái con tàu, mỗi người chúng ta cũng hãy vững tin Thiên Chúa là Cha đầy tình yêu và quyền năng. Ngài sẽ hướng dẫn cuộc đời chúng ta bước theo đường lối của Ngài để tới bến bình an.

2) CON RUỒI : MỘT TẠO VẬT TINH XẢO CỦA THIÊN CHÚA:
Ngày kia khi tôi đang ngồi ăn trong phòng thì một con ruồi từ bên ngoài bay vào. Nó bay mấy vòng trên bàn rồi nhẹ nhàng hạ cánh xuống miếng chuối ăn dở trên bàn.... Con ruồi đã có thể làm bất cứ điều gì nó thích và bay đến bất cứ nơi nó muốn.
Con ruồi chỉ là một sinh vật nhỏ bé và không chứt giá trị, thế nhưng hoạt động của nó lại trổi vượt hơn hẳn một chiếc máy bay tinh xảo đắt tiền.... Ruồi cất cánh mà không cần lấy đà như máy bay. Đang bay nhưng nó vẫn có thể đáp xuống ngay. Ruồi không bị rơi, không va chạm vào vật nào khác và cũng không bị tai nạn mjuw máy bay. Nó không cần phải học bay và động cơ cũng không bao giờ bị trục trặc hay gặp sự cố. Và cuối cùng nó có khả năng sản xuất ra ngàn vạn con ruồi tương tự mà không phải tốn bao nhiêu công sức.
Con ruồi cho chúng ta thấy quyền năng vô biên của Thiên Chúa trong vũ trụ thiên nhiên.

3) TẬN MẮT CHỨNG KIẾN PHÉP LẠ TẠI LỘ ĐỨC :
Một sinh viên y khoa người Tây Ban Nha đi viếng trung tâm hành hương Đức Mẹ tại Lộ Đức bên Pháp. Ở đại học Madrid, chàng sinh viên này đã nghe các giáo sư vô tín ngưỡng nói về Lộ Đức như là nơi sản xuất của những mê tín dị đoan trong tôn giáo. Nên trong thời gian ba tháng này, anh sinh viên muốn điều tra thực hư về các phép lạ. Tại đây anh đã được tận mắt chứng kiến một phép lạ như sau :
"Hôm đó tôi đang ở sân Vương cung Thánh đường Lộ Đức cùng với các bà chị của tôi chờ Kiệu Mình Thánh Chúa sắp đi qua. Bấy giờ một bà tuổi trung tuần đang đẩy một chiếc xe lăn đi tới ngay trước mắt chúng tôi. Bà chị tôi chỉ chiếc xe lăn nói : "Kìa hãy coi cậu con trai đáng thương của bà ta !" Đó là một anh chàng khoảng 20 tuổi bị bại liệt và toàn thân biến dạng. Mẹ của anh ta đang lần chuỗi to tiếng, kèm theo lời cầu nguyện "Lạy Đức Nữ Đồng Trinh, xin hãy giúp đỡ chúng con !".
Khi Đức Giám Mục ban phép lành Mình Thánh cho chàng thanh niên bại liệt, đang lúc anh ta nhìn vào mặt nhật có đựng Mình Thánh Chúa. Đột nhiên chàng thanh niên bại liệt trỗi dậy, từ từ bước ra khỏi chiếc xe lăn và đã hoàn toàn bình phục ! Dân chúng thấy vậy liền hô to trong niềm vui hân hoan: "Phép lạ ! Phép lạ !"
Sau đó nhờ có giấy phép, nên tôi được xem các bằng chứng xác minh phép lạ này. Tôi không thể diễn tả hết những điều tôi cảm nhận và về tâm trạng tôi lúc đó. Tôi đến từ trường Y Khoa Đại Học Madrid, nơi có nhiều giáo sư vô tín nổi tiếng và nhiều sinh viên bạn học của tôi luôn miệng nhạo báng phép lạ. Thế mà giờ đây, tôi đã được chứng kiến tỏ tường một phép lạ do Chúa Giê-su Thánh Thể thực hiện. Khi ấy tôi đã cảm nhận được một sức mạnh vô song của Chúa và thấy thế giới chung quanh tôi thật nhỏ bé. Tôi đã trở về Madrid, Tây Ban Nha và ba tháng sau tôi chính thức được gia nhập vào Tập Viện Dòng Tên».

4) SỨC MẠNH VÔ SONG CỦA LỜI CẦU NGUYỆN :
XÁC INH-LÍT (Charles Inglis), một nhà truyền giáo nổi tiếng thánh thiện đã kể lại câu chuyện như sau: trên một chuyến đi biển kia có một nhà truyền giáo tên là GIOÓC-DƠ MU-LƠ ở BỚ-RAI-TƠN, dự định sẽ đến nhà thờ lớn ở QUÊ-BÉC giảng đạo vào chiều thứ Bảy cuối tuần. Nhưng do bị sương mù quá dầy khiến vị thuyên trưởng phải cho tàu chạy chậm và như thế khiến nhà truyền giáo sẽ bị trễ hẹn. Bấy giờ nhà truyền giáo mới nói với thuyền trưởng mình có cách sẽ sớm làm tan làn sương mù kia đi. Thuyền trưởng nghĩ ông này bị mát dây thần kinh nên không thèm để ý. Bấy giờ nhà truyền giáo liền yêu cầu thuyền trưởng cùng quỳ gối cầu nguyện với mình. Rồi ông một mình quỳ gối xuống dâng một lời cầu nguyện sốt sắng, đang khi viên thuyền trưởng vẫn đứng nhìn với con mắt không mấy tin tưởng. Chờ cho nhà truyền giáo cầu nguyện xong, vị thuyền trưởng mới nói : “Ngài có biết độ dày của sương mù kia đến cỡ nào không ?”. Nhà truyền giáo trả lời :”Không biết! Nhưng tôi không nhìn vào sương mù. Tôi chỉ nhìn vào Đấng dựng nên sương mù mà thôi”. Viên thuyền trưởng định quỳ gối xuống cầu nguyện thì nhà truyền giáo đã ngăn lại và nói : “Nếu lòng ông không tin thì cầu nguyện nào có ích gì ? Hơn nữa, tôi tin chắc Chúa đã nhận lời cầu của tôi rồi nên ông chẳng cần phải cầu thêm làm chi ! Tôi đã nhận biết Chúa được 57 năm rồi, và trong suốt thời gian đó không ngày nào mà tôi không thưa chuyện với Người. Bây giờ ông hãy mở cửa ra mà xem việc Chúa làm”. Quả nhiên khi mở cửa ra thì viên thuyền trưởng thấy làn sương mù dày đặc trước đó đã tan biến hết, con tàu lại tiếp tục tăng tốc và cuối cùng đã cập bến đúng theo lịch trình.

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy đức tin mạnh mẽ của nhà truyền giáo. Chính Chúa Giê-su đã luôn kết hiệp mật thiết với Chúa Cha và hoàn toàn tín thác cậy trông nơi Cha. Ngày nay, vì thiếu lòng tin nên người ta coi thường việc cầu nguyện. Mỗi khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gặp gian nan thử thách, người ta thường chỉ biết dựa vào sức riêng mình, đang khi lẽ ra vừa phải xin Chúa ban ơn soi sáng để tìm ra giải pháp tốt nhất, lại vừa phải cố gắng làm hết sức mình để giải quyết các khó khăn trở lực ấy.

3.SUY NIỆM :

Tin Mừng kể lại cảnh tượng xảy ra trên biển hồ Ga-li-lê : Đức Giêsu đang ngủ. Ngài ngủ vì mệt mỏi sau khi dùng thuyền làm giảng đài để dạy dỗ dân chúng. Các môn đệ đều là các ngư phủ chuyên nghiệp, và vùng biển này là điạ bàn hoạt động quen thuộc của các ông, thế mà lúc này các ông lại đang trong tâm trạng hoảng loạn.

1. Chúa ngủ trong thuyền giữa cơn bão : Theo Chúa không phải lúc nào cũng thuận buồn xuôi gió hay được hưởng thái bình thịnh vượng. Ngay cả những lúc chúng ta gần Người nhất, khi không có tội lỗi hay nghi ngờ nào làm ta cách ly Người, thì giông tố vẫn có thể xảy tới. Chúa không hứa cho chúng ta được thư thái an nhàn, nhưng đòi ta phải sẵn sàng chiến đấu, từ bỏ, thậm chí có khi còn phải chịu chết vì danh Người…

2. Chết đến nơi rồi mà Thầy không lo gì sao ? : Câu nói biểu lộ sự kinh hãi tột độ và ngụ ý trách móc Chúa đã không quan tâm giúp đỡ khi môn đệ đang gặp nguy nan. Ngày nay một bộ phận tín hữu chúng ta cũng có tư tưởng này mỗi khi bị cơn bão cuộc đời vùi dập. Từ khi tin theo Chúa chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta sẽ đương nhiên được Chúa che chở và cứu khốn phò nguy như đó là trách nhiệm Chúa phải chu tòàn, đang khi lẽ ra ta phải luôn cầu xin Chúa giúp ta vượt qua thử thách và phó thác cuộc đời trong bàn tay Chúa quan phòng.

3. Gió liền tắt và biển lặng như tờ : Chúa Giêsu đã lệnh cho sóng gio yên lặng. Ngày nay cũng có người tự hỏi: “Tại sao Chúa lại không ra tay can thiệp cứu giúp các tín hữu mà lại mặc họ phải bị chết chìm trong biển cả cuộc đời ?” Nếu chúng ta hiểu câu chuyện chỉ vỏn vẹn là sự dẹp yên bão tố của thời tiết thì chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề làm chúng ta phải nặng lòng. Nhưng ý nghĩa của câu chuyện này còn lớn hơn thế nữa .

4. Chúng tôi phải làm gì ? : Trong cuộc sống, các tín hữu chúng ta phải thể hiện đức tin bằng cách :
-Khi sự sầu muộn đến như nó phải đến : Ta tin rằng Chúa sẽ biến đổi bóng tối của sự chết thành ánh sáng phục sinh vĩnh cửu. Người sẽ giúp chúng ta tin cậy vào tình yêu vô cùng của Ngài. Chằng hạn khi ta bị nất đi một người thân yêu, thì chúng ta nên biết rằng : Chết không phải là hết, nhưng là bườc vào một đời sống mới vình hằng và mai ngày chúng ta sẽ gặp lại người thân của chúng ta trên Thiên đàng.
-Khi chúng ta gặp phải một hoàn cảnh nan giải : Khi ta không biết phải làm gì, phải giải quyết thế nào mới đúng, chúng ta hãy thưa với Chúa Giê-su: “Lạy Chúa, nếu Chúa ở trong hoàn cảnh của con bây giờ thì Chúa sẽ làm gì ?” hoặc : “Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì ?” Bấy giờ Chúa sẽ nói trong lương tân để giúp chúng ta nhận biết con đường phải đi và ta sẽ có thể mạnh dạn thưa cùng Chúa :”Này con xin đến để thi hành thánh ý Cha”.
-Khi gặp cơn lo âu bối rối : Khi ta phải lo cho bản thân, lo về một tương lai bất định, lo cho con cái sau này… Chúng ta hãy ý thức về lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa để trông cậy phó thác cuộc đời trong tay Chúa quan phòng. Người sẽ luôn giúp chúng ta đạt tới hạnh phúc đời đời. Bấy giờ tâm hồn chúng ta sẽ được bình an như lời Chúa Giê-su phán :”Hỡi những ai lao nhọc và gồng gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.… Và tâm hồn các con sẽ được bình an” (Mt 11,29).

4.THẢO LUẬN :
1) Một người có đức tin vững mạnh có bị thất bại hay gặp phải những sự gian nan khốn khó trong cuộc đời hay không ?
2) Một người chỉ biết cầu xin Chúa giúp mà không cố gắng làm việc để tự giải quyết những khó khăn gặp phải thì có phải là người có đức tin vững mạnh không ? Tại sao ?
3) Vậy khi gặp gian nan thử thách, người tín hữu phải làm gì để chứng tỏ đức tin vững mạnh của mình ?

5.CẦU NGUYỆN :

-LẠY CHÚA GIÊ-SU. Ngày nào chúng con cũng gặp phải nhiều gian nan thử thách. Nhiều khi những sự sui sẻo hoạn nạn lại cứ dồn dập đổ xuống làm con thuyền đức tin của chúng con như sắp bị chìm đắm. Trong những lúc ấy, xin cho chúng con ý thức rằng Chúa vẫn đang ở trong thuyền linh hồn chúng con, để chúng con yên tâm và không còn bị nao núng sợ hãi nữa. Xin cho chúng con biết vừa làm hết sức mình, vừa tín thác cậy trông vào ơn cứu độ của Chúa. Nhờ đó chúng con sẽ có thể vượt qua các cơn gian nan sóng gió và tới bến bình an.

-LẠY CHÚA. Xin cho chúng con luôn tin vào tình thương quan phòng của Chúa. Cho chúng con biết xử dụng những ơn lành Chúa ban để giải quyết những trở ngại gặp phải trên đường đời. Mỗi khi gặp phải điều gì trái ý, xin cho chúng con biết cầu nguyện như Chúa khi xưa: “Lạy Cha, nếu có thể được, thì xin cho con khòi uống chén này. Nhưng đừng theo ý riêng con, một xin vâng ý Cha” (Mt 26,39). Xin cho chúng con vừa làm việc vừa cầu xin Chúa trợ giúp như lời bài hát :“Có Chúa đi với con, con sẽ không còn sợ chi. Có Chúa đi với con, con sẽ không còn thiếu gì”. Xin cho con năng dâng lời ngợi khen cảm tạ Chúa về muôn ơn lành Chúa đã thương ban, cho con biết noi gương Mẹ Ma-ri-a mà dâng lên lời ngợi khen cảm tạ tình thương bao la của Chúa, vì Chúa đã làm cho con biết bao điều lớn lao kỳ diệu (x Lc 1,46-55).

 
Chất vấn
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:09 22/06/2018
Chúa Nhật XII TN B

Hai từ “chất vấn” xem ra ít gây thiện cảm hơn là các từ “hỏi” hay là “đặt vấn đề”. Dù là đặt vấn đề hay đặt câu hỏi hay chất vấn thì mục đích nhắm đều là để được sáng tỏ một vấn đề nào đó mà người chất vấn chưa nắm rõ hay chưa đồng thuận. Dĩ nhiên ở các xã hội độc tài, chuyên chế thì ít có ai dám to gan chất vấn người cầm quyền, vì sợ mang vạ vào thân. Lại có những thể chế muốn chứng tỏ rằng có sự dân chủ nên “cho phép” người ta chất vấn nhưng thực chất vẫn không muốn người bị trị có quyền chất vấn.

Nhân dịp mẹ Hội Thánh dọn cho đoàn tín hữu bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng trong Chúa Nhật XII TN B, xin đặt câu hỏi là chúng ta có được phép chất vấn Thiên Chúa không? Một trận cuồng phong trên biển cả xem ra là chuyện thường tình của giới tự nhiên. Thế nhưng, khi gió lớn, sóng to ập vào thuyền của tôi, thì đó không còn là chuyện bình thường. Những tai ương, hoạn nạn, dịch bệnh do thiên tai hay do nhân họa vẫn mãi là những sự dữ đối với những người trực tiếp hay gián tiếp gánh chịu. Chúng ta có quyền hỏi Thiên Chúa không hay chúng ta có nên đặt vấn đề không, nhất là những vấn đề liên quan đến sự dữ?

Trước vấn nạn sự dữ thì dường như không chỉ khó hiểu mà còn khó chấp nhận. Người làm sự lành mà phải gánh sự dữ thì vẫn có đó trước mắt chúng ta, không riêng gì mình ông Gióp thuở nào. Về vấn đề này, sách Gióp và Cựu ước nói chung, thường có câu trả lời rằng như chiếc bình sành không thể và không có quyền chất vấn người thợ gốm, thì con người trong kiếp thụ tạo hữu hạn không có quyền chất vấn Thiên Chúa, Đấng dựng nên vũ trụ vạn vật, dựng nên con người từ hư vô. Ông Gióp cuối cùng đã biết phận để rồi “lấy tay che miệng”(x.G 40,4) và “xin rút lại những gì đã nói”(x.G 42,6).

Tân ước lại cho chúng ta một cái nhìn có vẻ như ngược lại nhưng thực ra là bổ túc, là hoàn thiện cái nhìn của Cựu ước. Đến thế gian, Chúa Kitô không ngại ngần trước các vấn nạn người ta đặt ra. Người còn gợi ý để cho các môn đệ chất vấn bằng việc đặt câu hỏi trước. “Người ta bảo Con Người là ai?...Còn các con, các con bảo thầy là ai? (Mt 16,13). Các tông đồ, các môn đệ đã không ngại ngần “chất vấn” Thầy chí Thánh. “Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc 4, 38). Chúa ơi, Chúa ở đâu khi con đang trong cảnh khốn cùng? Con biết Chúa không vui thích gì khi con người phải khổ, phải chết, thế mà sao cái khổ, cái chết vẫn mãi đe dọa chúng con? Sao con làm người trong cái hình hài này, ở một thời đại, một hoàn cảnh không chút gì thuận lợi? Tại sao những người độc tài, độc quyền, độc ác cứ mãi nhởn nhơ trong nhung lụa? Nhiều câu hỏi tại sao thỉnh thoảng lại đến mà như không có lời giải đáp, đúng hơn là khó làm thỏa lòng thỏa trí chúng ta.

Điểm tới của những lời chất vấn là lòng tin. “Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Dù như khiển trách, nhưng Chúa Giêsu đã biết các môn đệ vốn có lòng tin vào Người nhưng lòng tin ấy đang còn non yếu. Không tin vào Thầy thì cớ sao các ngài lại đánh thức Thầy dậy để xin cứu giúp. Đức tin không phải là một thực tại đã hoàn thành mà là một quá trình dấn thân. Niềm tin của Kitô hữu là tiến trình bước theo Đức Kitô. Tiến trình ấy không luôn trơn tru, thẳng tắp, kiểu thuận buồm xuôi gió. Có khi nó chững lại vì gặp vật cản, có khi chệch hướng, thậm chí có lúc bị giật lùi. Những câu hỏi, những lời chất vấn xuất hiện là một trong những động lực hay là cách thế để ta vượt qua vật cản, chỉnh hướng và tiến lên. Như thế, các câu hỏi hay những lời chất vấn trở thành một phương thế củng cố niềm tin, thanh luyện đức tin.

Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thời làm Hồng Y đã từng khẳng định: “Chúng ta đã học biết, đã sống, và đáng khác chúng ta đã thấy đức tin được xây dựng hết sức hoàn hảo và được hệ thống hoá quá đáng, tới độ người ta không còn dễ dàng đến được với đức tin nữa. Vậy tôi nghĩ rằng chúng ta cần một thứ cách mạng đức tin, theo một nghĩa phức hợp. Trước hết chúng ta cần đến một cuộc cách mạng này để có được lòng can đảm nói ngược lại với những xác tín tổng quát” (Muối cho đời – trang 42). Khi trên ngai giáo hoàng, mở đầu cho tập sách “Đức Giêsu thành Nagiarét”, ngài cũng thẳng thắn và sẵn sàng đón nhận những ý kiến “chống lại” những “tìm hiểu” của ngài về “diện mạo của Chúa”(x. Phần I - trang 31).

Chúa Kitô không ngần ngại trước những lời chất vấn của người Do Thái và các câu hỏi của các môn đệ, vì nhờ chúng mà căn tính và sứ mạng của Người ngày càng được tỏ bày, và qua đó đức tin của nhiều người được hình thành và vững mạnh. Quả thật, chẳng có ai dám to gan cho rằng mình đã nắm trọn chân lý hay đã vững vàng trong đức tin. Thế mà đã có lúc chúng lại ngại ngần và có khi lại sợ người đồng đạo, sợ người “ngoại đạo” chất vấn niềm tin của chúng ta. Cần thú nhận rằng chính chúng ta cũng rất ngại ngùng chất vấn niềm tin của mình, đúng hơn là đặt vấn đề về một vài nội hàm của đức tin vì sợ rằng sẽ có nguy cơ lạc đạo hay bị gán ghép là rối đạo. Trong tình bạn thì các câu hỏi hay những lời chất vấn là chuyện thường tình như lẽ đương nhiên. Chúng chỉ là bất thường trong mối quan hệ chủ tớ. Chúa Kitô đã khẳng định Người không muốn chúng ta làm người tôi tớ mà là bạn hữu (x.Ga 15,15).

Chúa Kitô mãi là dấu hỏi cho con người đến tận cùng lịch sử. Hiện nay, chúng ta chỉ thấy lờ mờ như trong gương, sau này chúng ta sẽ thấy Người như chính Người là. Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy (x.1Cor 13,12). Chính vì thế, vị trí, vai trò của những câu hỏi luôn còn đó. Và một trong những vai trò chính yếu của chúng là dẫn chúng ta đến với niềm tin. Mỗi khi chúng ta không còn biết đặt vấn đề thì rất có thể là chúng ta đang ở trong tình trạng “cuồng tín” hay là vô tín. Khi chúng ta ngần ngại tha nhân đặt vấn đề hay chúng ta thấy khó chịu khi tha nhân, khi người dưới quyền chất vấn chúng ta thì có lẽ chính chúng ta đang có vấn đề. Một trong những vấn đề thật khó chối cãi, đó là chúng ta chưa thực sự tin vào sự ngay chính của bản thân hay của công việc mình đang thực hiện. Và một điều khá chắc chắn nữa, đó là người ta cũng chưa tin vào chúng ta. Mong sao những lời sau đây của ngài Hồng Y J.Ratzinger mà nay là Đức Bênêđictô XVI có điều kiện thành hiện thực: “Chúng ta phải có can đảm đứng lên chống lại cái được coi như chuẩn mực cho con người vào cuối thế kỷ XX này, và tái khám phá đức tin nguyên tuyền” (Muối cho đời – trang 43).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.



 
Ơn Gọi Ngôn Sứ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:19 22/06/2018
Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

“Thế thì anh em đi xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết: đây còn hơn cả ngôn sứ nữa!” (Lc 7,26). Chúa Giêsu đã minh định về ơn gọi và sứ mạng của Gioan Tẩy giả. Mừng lễ sinh nhật của một ai đó, người ta không chỉ kỷ niệm cái ngày người đó chào đời mà còn nhìn nhận sứ mạng cao cả mà người đó đã thực hiện cho đời, cho con người. Không một ai đi mừng sinh nhật của một gian thương, một bạo vương hay một nhà độc tài… Hội Thánh long trọng mừng ngày sinh của Thánh Gioan Tẩy giả cũng vì lẽ ấy. Thánh nhân đã đảm nhận vuông tròn sứ mạng cao cả, đem ích lợi cho nhân loại vô vàn. Một trong những sứ mạng Ngài đã đảm nhận ấy là chu toàn chức vụ sứ ngôn.

Hình ảnh người ngôn sứ: Ngày nay người ta thích dùng từ ngôn sứ hơn là tiên tri như trước đây. Hai từ tiên tri rất dễ khiến người ta liên tưởng đến những vị nói chuyện tương lai. Còn ngôn sứ là người nói thay Giavê Thiên Chúa, nói lời nhân danh Thiên Chúa. “Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho muôn dân…Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì ngươi cứ nói…Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi…để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng.” (Gr 1,5-10).

Lời Chúa chính là ánh sáng xóa diệt tối tăm, là lưỡi gươm sắc bén phân rẻ tâm hồn. Thiên Chúa sẽ làm cho miệng lưỡi ngôn sứ nên như gươm sắc bén, làm cho ngôn sứ nên như mủi tên xuyên thủng tâm hồn (x.Is 46,2). Do đó, việc nói lời Thiên Chúa quả là không mấy dễ, và cuộc đời ngôn sứ sẽ không được yên ổn chút nào. Lịch sử ơn cứu độ minh chứng cho ta sự thật này.

Ông bà Giacaria- Isave đã vượt qua lề thói của dòng tộc là đặt tên cho con trẻ như tên bố. “Không, phải đặt tên cháu là Gioan”. Bà Isave đã can đảm nói lời Thiên sứ truyền cho chồng trước đây. Khi họ hàng làm hiệu hỏi Giacaria đặt tên cho con trẻ là gì, ông đã xin tấm bảng và ghi: “Tên cháu là Gioan”. Một người cha và một người mẹ đã trung thành với lời Chúa truyền đã sinh nên một người con đích thực là ngôn sứ, người nói lời của Thiên Chúa.

Gioan Tẩy giả còn hơn cả một ngôn sứ. Lời xác nhận của Chúa Giêsu không chỉ nói lên vai trò dọn đường cho Đấng Thiên sai của thánh nhân, không chỉ nói lên cái vinh dự của thánh nhân được làm người giới thiệu Con Chiên Thiên Chúa cho nhân trần, mà còn khẳng định thánh nhân đã chu toàn việc nói lời Chân lý. Chân lý thì chói chang. Sự thật thì dễ mất lòng. Thánh Gioan Tẩy Giả đã không ngần ngại nói lời sự thật cho người đương thời. Không quanh co, không né tránh, không làm dịu bớt để cho dễ được chấp nhận.

Với đám đông dân chúng đang muốn trấn an lương tâm bằng một vài nghi thức thanh tẩy bên ngoài, Ngài đã thẳng thừng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các ngươi cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối” (Lc 3,7-8). Và việc sinh hoa quả tốt lành ấy được Ngài cụ thể hóa: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn thì cũng hãy làm như vậy” (Lc 3,11).

Thánh nhân không chỉ nói nguyên tắc chung chung mà còn trực tiếp với từng hạng người và cả với từng đối tượng, cho dù đó là những kẻ quyền thế, vị vọng, đang lắm chức, đang đầy quyền. Với quân nhân, Ngài bảo họ: Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy bằng lòng với số lương của mình. Với nhóm người thu thuế, Ngài cảnh báo họ không được thu thuế quá mức ấn định. Với cả vua Hêrôđê, Ngài thẳng thừng khiển trách ông về tội ác loạn luân, vì ông này đã cướp vợ của anh mình (x.Lc 3,10-20 ).

Con người, nhất là những người đang có thế, có chức, có quyền chẳng dễ gì đón nhận lời sự thật, khi sự thật ấy lại phô bày cái hạn chế, sự thiếu sót và lỗi lầm của họ. Vì thế số phận các sứ ngôn hầu như không mấy có hậu theo cái nhìn của phàm nhân. Bị bắt bớ, bị lưu đày, và ngay cả bị giết chết, đó là số phận của người nói lời Thiên Chúa. Êlia, rồi Giêrêmia, rồi Gioan Tẩy giả và ngay cả vị Đại Ngôn Sứ Giêsu Kitô đều chung số phận. Chúa Giêsu đã lấy lời Thánh kinh để minh định sự thật này: “Ta sẽ sai các Ngôn sứ và Tông đồ đến với chúng: chúng sẽ giết người này, lùng bắt người kia. Như vậy, thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu tất cả các ngôn sứ đã đổ ra từ tạo thiên lập địa…”(Lc 11,49-50).

Cho dù khó khăn luôn rình chờ, cho dù gian nguy luôn có thể xảy đến, nhưng đã là ngôn sứ thì phải nói lời của Thiên Chúa, phải nói điều Chúa chỉ dạy. Là Kitô hữu, chúng ta đã được thông dự vào một trong ba chức vụ của Đức Kitô đó là chức vụ ngôn sứ từ khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Là tu sĩ, là linh mục hay giám mục, thì trách vụ làm ngôn sứ càng phải được quan tâm chu toàn cách đặc biệt hơn. Có thể chúng ta vẫn đọc lời Chúa, vẫn giảng dạy lời Chúa, nhưng chưa hoặc không là ngôn sứ chính hiệu. Quả thật trong lịch sử vẫn có đó nhiều sứ ngôn giả hiệu, khi chỉ nói những lời dễ nghe, những lời a dua, phủ dụ lòng người, nhất là để lấy lòng kẻ có quyền, có chức hoặc vì sợ bị bách hại, bị mất thế, mất lợi, mất quyền.

Tuy nhiên điều tinh tế mà ma quỷ cám dỗ chúng ta xưa lẫn nay, đó là vẫn nói lời của Chúa nhưng chỉ theo cách thế chung chung. Hoặc chúng ta cũng nói lời Chúa nhưng viện cớ là bác ái là tôn trọng, là để có hiệu quả mong muốn, nên ta đã vô tình hay cố ý làm dịu sự sắc bén của Lời. Chưa kể có trường hợp ta chỉ dám nói cách “thầm thì” có thể vì muốn giữ thể diện người nghe theo đòi hỏi của đức ái, nhưng cũng rất có thể vì sợ bị ngược đãi mà không dám nói công khai điều phải nói, theo đòi hỏi của công ích. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng (Mt 10,27). Chúng ta đừng quên đây là lệnh truyền của Chúa Giêsu về việc rao giảng lời Chúa.

Xin Thánh Gioan Tẩy Giả cầu bàu cùng Chúa cho chúng ta can đảm làm sứ ngôn của Chúa cách tận tụy và trung thành. Giêsu đã từng cảnh báo: “Ai xấu hổ vì tôi và vì lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần” (Lc 9,26). Không làm tròn phận ngôn sứ, chắc hẳn số phận đời đời của chúng ta đang bị đe dọa. Một sự thật không ngoa chút nào. Cách riêng, xin cho các mục tử trong Giáo hội biết ghi khắc lời dạy của Thánh Công Đồng Vaticanô II qua Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống các Linh mục: “Các Linh mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc Âm”…Phải trình bày Lời Chúa không phải cách tổng quát và trừu tượng, nhưng phải áp dụng chân lý ngàn đời của Phúc Âm vào các hoàn cảnh cụ thể của đời sống.”(số 4). Mong sao sẽ chằng còn những lời giảng thuyết và những lá thư “chung”, kiểu ‘chung chung”, nói ở đâu cũng đúng, nói ở thời điểm nào cũng ít sợ sai, nhưng lại không nhằm nói với ai cả.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội tại Hoa Kỳ đang trải qua một thời điểm đau buồn. Tuyên bố của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo.
Đặng Tự Do
01:01 22/06/2018
Chiều thứ Tư 20 tháng Sáu, 2018, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), đã ra tuyên bố sau đây theo sau thông báo về tình trạng của Hồng Y Theodore McCarrick.

“Là giáo sĩ trong Giáo Hội của Thiên Chúa, chúng tôi đã long trọng tuyên hứa phải bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi mọi tổn hại. Lời hứa thiêng liêng này được áp dụng cho tất cả các thừa tác viên trong Giáo Hội, bất kể vị thế cao trọng hay thời gian phục vụ lâu dài của người ấy. Sáng nay là một nhắc nhở đau thương rằng phải có sự cảnh giác liên tục chúng ta mới có thể giữ được lời hứa ấy. Những lời cầu nguyện của tôi xin được tháp tùng với những ai đã phải trải qua những chấn thương của lạm dụng tình dục. Cầu xin cho họ có thể tìm thấy sự chữa lành trong tình yêu dư dật của Chúa Kitô.

Hiến chương bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên (http://www.usccb.org/charter) vạch ra một quy trình giải quyết các tố cáo, buộc chúng tôi phải chịu trách nhiệm đối với cam kết bảo vệ và chữa lành của mình.

Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Hồng Y Dolan, là người đã thực thi với sự minh bạch, và lòng trắc ẩn đối với các nạn nhân, và một ý thức công lý chân thật. Cùng với ngài, tôi bày tỏ nỗi buồn sâu xa, và thay mặt cho Giáo Hội, tôi xin lỗi tất cả những ai đã bị gây hại bởi một trong các thừa tác viên của Giáo Hội.”

Trong tuyên bố được đưa ra vài giờ trước đó, Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục về hưu của Washington, DC, đã thông báo rằng ngài đã bị buộc tội lạm dụng tình dục và đã chấp nhận quyết định của Tòa Thánh cấm ngài thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào.

Đức Hồng Y McCarrick, hiện nay 87 tuổi, tiết lộ rằng lời tố cáo chống lại ngài liên quan đến “cáo buộc lạm dụng tình dục một thiếu niên gần 50 năm về trước.”

Vào thời điểm đó, ngài là một linh mục của tổng giáo phận New York. Vì thế, trách nhiệm làm rõ sự thật đặt trên vai Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York.

Trong tuyên bố Đức Hồng Y McCarrick cho biết cách đây vài tháng ngài được Đức Hồng Y Dolan báo cho biết một cuộc điều tra về một khiếu nại liên quan đến ngài đang được tiến hành bởi hội đồng điều tra của tổng giáo phận theo yêu cầu của Vatican. Cuộc điều tra, tuy chưa có kết luận chính thức, nhưng “đã cho thấy những cáo buộc này là đáng tin cậy và có thể chứng minh được.”

Những tin đồn về hành vi của Hồng Y McCarrick đã râm ran trong gần hai mươi năm qua. Năm 2003, khi các tai tiếng lạm dụng tình dục ở Mỹ đang là đầu đề thu hút dư luận, một số cơ quan truyền thông thế tục báo cáo rằng có một số người đe dọa sẽ chỉ ra một Hồng Y Mỹ có tiền sử hoạt động đồng giới. Mối đe dọa đó chưa bao giờ được thực hiện, nhưng người ta đoán rằng có liên quan đến Hồng Y McCarrick.

Đức Hồng Y Joseph Tobin ở Newark, New Jersey — nơi Đức Hồng Y McCarrick từng là tổng giám mục từ năm 1986 đến năm 2000 — cũng đã đưa ra một tuyên bố về những khiếu nại liên quan đến Hồng Y McCarrick. Ngài khẳng định rằng tổng giáo phận Newark chưa bao giờ nhận được đơn khiếu nại về Hồng Y McCarrick liên quan đến trẻ vị thành niên. Tuy thế, ngài nói thêm:

“Trong quá khứ, đã có những cáo buộc rằng ngài tham gia vào hành vi tình dục với người lớn. Tổng giáo phận [Newark] và Giáo phận Metuchen nhận được ba cáo buộc về hành vi tình dục sai trái với người lớn cách đây nhiều năm; hai trong số những cáo buộc này đã được dàn xếp ngoài tòa”

Đức Hồng Y McCarrick sinh ngày 7 tháng 7 năm 1930, được thụ phong linh mục ngày 31 tháng 5, 1958. Từ năm 1958 đến 1963, ngài học tiếp tại Đại Học America tại Washington DC và đạt được bằng cao học xã hội và tiến sĩ xã hội học.

Ngày 24 tháng 5, 1977, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá New York.

Ngày 19 tháng 11, 1981, Tòa Thánh thành lập giáo phận Metuchen và cử ngài làm Giám Mục tiên khởi. Trong thời gian làm Giám Mục Metuchen, ngài có công thành lập các giáo xứ mới tại Perth Amboy, Califon, Skillman, Old Bridge, và Three Bridges.

Ngài được cử làm Tổng Giám Mục Newark vào ngày 30 tháng 5, 1986.

Ngày 21 tháng 11, năm 2000, Đức Gioan Phaolô II cử ngài làm Tổng Giám Mục Washington DC và năm sau ngày 21 tháng 2, 2001 tấn phong Hồng Y cho ngài.

Ngày 16 tháng 5, 2006, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chấp nhận đơn nghỉ hưu của ngài theo luật định.

Source: United States Conferences of Catholic Bishops - President of U.S. Conference of Catholic Bishops Offers Statement on Cardinal Theodore McCarrick Announcement
Catholic World News - Cardinal McCarrick acknowledges abuse complaint, ceases public ministry
 
Trước trái bom lạm dụng tình dục cuả Hồng Y McCarrick, cách thức xử lý cuả Giáo hội sẽ như thế nào?
Trần Mạnh Trác
13:57 22/06/2018
Tin tức về những cáo buộc về Hồng Y Theodore McCarrick đã lạm dụng tình dục một thiếu niên, đang là một quả bom kinh hoàng cho Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ.

Sau cuộc điều tra sơ khởi, cáo buộc đã được đánh giá là "đáng tin cậy và có chứng minh," và theo lệnh cuả Toà Thánh, HY McCarrick đã ngưng mọi hoạt động mục vụ.

Điều đó có nghĩa gì? và những gì sẽ xảy ra cho HY McCarrick?

Bất kỳ một cáo buộc tình dục nào về một giáo sĩ vẫn là một bi kịch nghiêm trọng, nhưng một cáo buộc về một vị Hồng Y thì trở thành một vụ nổ lớn, dù cho vị đó đã nghỉ hưu, và vụ nổ này có thể gây thảm khốc cho cả hàng giáo sĩ lẫn giáo dân.

Lời cáo buộc chống lại vị Hồng Y là vào năm 1971, Đức Ông McCarrick đã vuốt ve bộ phận sinh dục của một cậu bé 16 tuổi trong phòng mặc áo của Nhà thờ Thánh Patrick ở New York, khi đo một chiếc áo giúp lễ cho cậu. Đ.Ô. McCarrick cũng bị tố cáo là sau đó đã vuốt ve cậu trong nhà vệ sinh cuả phòng chứa đồ lễ cuả nhà thờ ( theo tờ New York Times.)

Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như là Giám mục Metuchen, Tổng Giám mục Newark và sau cùng là Tổng Giám mục (nay đã về hưu) của Washington, DC, HY McCarrick chiếm một vị trí nổi bật trong Giáo hội Hoa Kỳ. Hầu như bất kỳ giáo sĩ nổi tiếng nào của vùng Bờ Biển Miền Đông (East Coast) cũng đều muốn có vinh dự được chụp ảnh bên cạnh một HY McCarrick tươi cười, và ngay cả khi vị HY đã lên đến tuổi 80, ông vẫn là một bộ mặt sáng giá trong Giáo hội Hoa Kỳ.



Trước công chúng, ông là một vị giám mục đáng tin cậy, với những cảnh nhà thờ chật ních lúc ông rao giảng, hoặc với cảnh những căn phòng chen lấn với những nhà tài trợ giàu có khi ông quyên góp, dù thế đã có những tin đồn xoay quanh đời tư cuả ông trong nhiều năm.

Trong những ngày gần đây thì nhiều linh mục đã hé lộ một số tin đồn không tốt cuả HY McCarrick như là "thích xáp lại người khác" (“snuggling,”) và thích khắng khít (insistent affection) với chủng sinh. Các linh mục từng phục vụ quanh ông cũng nhắc lại nhiều ‘tên lóng’ đã được gán cho ông như, "Chú Ted" và thậm chí là “Teddy Bear.” (con gấu xồm)

Một tuyên cáo được ban hành ngày 20 tháng 6 từ Tổng Giáo phận Newark và Giáo phận Metuchen đã xác nhận rằng HY McCarrick đã từng phải đối mặt với một số cáo buộc về hành vi sai trái tình dục với người lớn, và đã được dàn xếp ổn thoả. Điều đó sẽ là một gánh nặng cho việc chống đỡ cho ông, mặc dù ông vẫn tuyên bố mình vô tội.

Sự bất cập giữa hai nhân cách công cộng và cá nhân cuả ông sẽ tạo ra một trường hợp rất khó xử cho Giáo Hội, dù là ở Rome hay ở Hoa Kỳ.

Từng là Tổng giám mục Washington, Hồng Y McCarrick là một người đi tiên phong trong việc phát triển “Hiến chương Dallas năm 2002,” là thiết lập một thủ tục gắt gao để xử lý các cáo buộc về lạm dụng tình dục.

Cuộc cải cách mà ông đã giúp xây dựng, bây giờ trở thành thước đo mà ông sẽ bị đánh giá. Trong thực tế, việc áp dụng các chỉ tiêu đó cho trường hợp của ông, nghiêm nhặt và đầy đủ hay không? sẽ là mức điểm để đánh giá tính toàn vẹn của cuộc cải cách đó.



Theo Giáo Luật (luật Canon,) Đức Giáo Hoàng là người có quyền phán xét các Hồng Y về các vấn đề hình sự (ngay cả những vị đã về hưu). Cho nên Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ủy nhiệm Hồng Y Timothy Dolan của New York tiến hành giai đoạn đầu tiên của cuộc điều tra, và bây giờ đã đạt đến kết luận như trên.

Mỗi khi có một cáo buộc về lạm dụng tình dục với trẻ vị thành niên, thì giáo phận liên quan phải bắt đầu một cuộc "điều tra sơ bộ". Tức là tìm hiểu nếu lời buộc tội đó có "vẻ có thật hay không" hay nói cách khác, là "có đáng tin cậy không".

Tiêu chuẩn về bằng chứng ở giai đoạn này thì rất thấp - chỉ đòi hỏi rằng các cáo buộc không có dấu hiệu sai hoặc phù phiếm. Nhưng những gì mà cuộc điều tra phát hiện ra sẽ là những tài liệu quan trọng cho những bước kế tiếp.

Tại Hoa Kỳ, theo Hiến chương Dallas, sự đánh giá những điều tra thường được tiến hành bởi một hội đồng xét duyệt cuả giáo phận. Hội đồng xét duyệt là một cơ quan bán độc lập gồm các chuyên gia pháp lý, giáo sĩ và cố vấn độc lập do giám mục chỉ định.

Nếu hội đồng xét duyệt kết luận lời cáo buộc “có vẻ thật,” và vị giám mục đồng ý, thì vấn đề này được đưa lên Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rome. Vì trường hợp liên quan đến Hồng Y được dành riêng cho giáo hoàng, vụ Hồng Y McCarrick có thể được chuyển thẳng đến Đức Giáo Hoàng, kèm theo lời bình luận cuả Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF).

Trong những trường hợp liên quan đến các linh mục hoặc các thầy trợ tế, nếu CDF thấy cuộc điều tra sơ bộ cần phải điều tra thêm, thì có thể có những lựa chọn như sau:

Nếu cáo buộc có chứng cớ tốt, nó có thể được đưa trở lại giáo phận, để được xử lý bởi một phiên tòa đạo, hoặc được dàn xếp Ngoại Tụng (dàn xếp để khỏi xử tại toà) (extrajudicial).

Trong các trường hợp không rõ ràng, hoặc gây nhiều tranh cãi hoặc nổi tiếng (high-profile), bộ CDF cũng có thể triệu tập một phiên tòa ở Rome để xử trực tiếp.

Tiếp theo, nếu vị giáo sĩ bị kết tội, Giáo hội có thể áp đặt hình phạt hoàn tục, vĩnh viễn loại khỏi hàng giáo sĩ và các chức vụ, hoặc một hình phạt khác dựa vào yếu tố tuổi tác và sức khỏe cuả đương sự. Dù thế nào chăng nữa, một giáo sĩ phạm tội lạm dụng tình dục sẽ không bao giờ có thể được trao phó cho một chức vụ.

Theo tuyên bố của Tổng giáo phận New York, thì sau cuộc điều tra sơ bộ, Hội đồng xét xử đã phát hiện ra cáo buộc chống lại Hồng Y McCarrick là “đáng tin cậy” và “có chứng minh”.

Với sự công bằng, chúng ta cần lưu ý rằng các tiêu chuẩn đánh giá ở cấp giáo phận thì chỉ là sơ khai cho nên có thể di chuyển vào nhiều lộ trình và tiêu chuẩn khác nhau, tuy nhiên khi đưa lên các toà đạo (canonical) thì các chỉ tiêu trở thành nghiêm ngặt hơn, và quyền bào chữa - là phần thiết yếu của bất kỳ quy trình pháp lý nào - được xác định rõ ràng hơn.

Những việc tiếp theo sẽ cho chúng ta biết hơn về cách mà Rome xác định mức tín nhiệm về các cáo buộc chống lại Hồng Y McCarrick.

Trong trường hợp (rất hiếm hoi) trong đó một tổng giám mục (chứ chưa nói đến chức Hồng Y) bị cáo buộc là lạm dụng tình dục, thì một phiên tòa toàn quyền sẽ được tổ chức tại Tòa án Tông đồ của Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF) ở Rome, tức là tòa án cao nhất cuả Giáo hội. Trong trường hợp Hồng Y McCarrick, nếu việc xử lý sẽ là những dàn xếp Ngoại Tụng (dàn xếp để khỏi xử tại toà) (extrajudicial) ở New York, thì điều này có ý nghiã là Rome đã có những bằng chứng áp đảo, đúng hay sai, về các cáo buộc, không cần phải điều tra thêm.



Điều quan trọng, với bất kỳ hệ thống pháp lý nào, là quy trình pháp lý phải được phép thực hiện cho đến hồi chung cuộc. Do đó là rất quan trọng việc cho phép Hồng Y McCarrick được mọi cơ hội và mọi phương tiện thích hợp để tự bảo vệ mình và khẳng định sự vô tội của mình.



Cũng có thể, ở tuổi 87, Hồng Y McCarrick sẽ không phải đối mặt với những thử thách hay một quá trình ngoài ý muốn.

Trong khi đó, thực tế là Tổng giáo phận Newark và Giáo phận Metuchen đã xác nhận rằng có những khiếu nại và dàn xếp vì những bê bối cuả HY McCarrick trong quá khứ.

Do thế, một câu hỏi quan trọng sẽ được nêu ra chung quanh hoạn lộ của HY McCarrick: Ông đã được giữ các chức vụ quá lâu, và sau đó tiếp tục giữ những chức vụ công cộng sau khi về hưu, phải chăng các nhà chức trách cuả Giáo Hội đã biết về những bê bối này mà vần dung dưỡng cho ông?

Các giáo phận cũ của HY McCarrick đã nhanh chóng khẳng định rằng, trước đây họ chưa bao giờ nhận được bất kỳ cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên nào cả. Cho tới bây giờ thì mới rõ ràng, và nhận được những cáo buộc đáng tin cậy.

Nhưng một số nhà bình luận đã nêu ra một câu hỏi nhức nhối này: là liệu các bản quyền cuả Giáo hội có cho rằng, miễn là không có nạn nhân trẻ em, thì không phải lo lắng về các công việc và chức vụ của bất cứ ai?

Đây không phải là một câu hỏi có ý bới móc quá khứ, bởi vì nhiều cộng sự viên gần gũi với Hồng Y McCarrick vẫn đang tiếp tục nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong các giáo phận Mỹ.

Nó có nghiã là liệu những cá nhân đó có biết – mà trong thực tế thì có thể kết luận là họ phải biết - về những hành vi của HY McCarrick, hay ít nhất là biết về những tin đồn dai dẳng về ông ta, và họ, với tư cách là những người có trách nhiệm, đáng lẽ đã phải điều tra, đánh giá và phạt kỷ luật các hành vi sai trái.



Nhiều câu hỏi có thể sẽ được nêu ra về những gì mà họ biết, những gì họ nghe, những gì họ đã làm và khi nào. Nếu không thì người Công Giáo sẽ tự hỏi liệu có sự che dấu nào khác đang ẩn nấp trong bóng tối của vụ bê bối này không.

Những câu hỏi khi nào thì họ đã nghe về những cáo buộc sẽ được đặt ra cho 3 vị Hồng Y liên hệ đến vụ án: HY Dolan, HY Tobin và HY Wuerl. Đặc biệt 2 Hồng Y Tobin và Wuerl, là những người kế vị HY McCarrick, sẽ có thể phải trả lời câu hỏi rằng họ có nghĩ những cáo buộc đó, đã từng phải được dàn xếp, có là quan trọng không, và họ có chút nghi ngại nào khi cho phép HY McCarrick tiếp tục làm việc mục vụ trong lúc về hưu.

Có thể các vị trên sẽ không công khai tất cả mọi chi tiết vì lý do phải để cho toà án xét xử một cách công minh, nhưng ngay với việc ‘không công khai’ ấy thì sẽ có ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống phẩm trật của hàng giáo phẩm Hoa Kỳ.

Ngay cả đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng là một thử thách nghiêm trọng. Nhất là sau khi Hồng Y Keith O'Brien, giáo phận St. Andrews và Edinburgh, đã chết vì hổ thẹn và bị lưu đày vì những cáo buộc về hành vi sai trái tình dục.

HY O'Brien không chính thức bị tước mất tước hiệu, nhưng vào tháng 3 năm 2015, ĐGH đã chấp nhận việc từ chức và bãi bỏ các quyền và đặc quyền của một Hồng Y.

Sau khi ngưng mọi trách vụ cuả HY McCarrick, các bước kế tiếp cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được theo dõi và phân tích chặt chẽ.

Theo sau những khó khăn của vụ bê bối lạm dụng tình dục ở Chile, cả Tòa Thánh và các giám mục Mỹ sẽ nhận thức sâu sắc rằng một trường hợp cao cấp cần phải được xử lý rất cẩn thận, để ngăn chặn một vụ bê bối khỏi trở thành một cuộc khủng hoảng.

Một lầm lỗi trong cách xử, dù là rất nhỏ, cũng không được phép.
 
Nhờ việc chống án tử hình mà thủ phạm giết hai nữ tu thoát bị hành quyết, giảm xuống án chung thân.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:15 22/06/2018
(EWTN News/CNA) Một người bị kết án đã giết hai nữ tu tại Mississippi sẽ không bị án tử hình, nhưng thay vào đó sẽ là án tù chung thân không được tại ngoại.(LWOP)

Rodney Earl Sanders, 48 tuổi, bị kết án giết nữ tu Margaret Held, SSSF (Dòng Thánh Phanxicô), và nữ tu Paula Merril, SCN (Dòng Nữ Tử Bác Ái Nazareth), cũng như ăn cắp xe hơi của nữ tu Held. Cả hai nữ tu được tìm thấy bị đâm chết và tấn công tình dục tại nhà riêng của họ tại Durant, Mississippi vào ngày 25 tháng Tám năm 2016. Họ làm y tá tại một trạm xá gần nhà. Tử thi của các nữ tu được tìm thấy sau khi họ vắng mặt tại chỗ làm.

Sanders không đưa ra động lực nào dẫn đến việc giết người của hắn. Trong thời gian vụ giết hại xảy ra, hắn sống trong một cái chòi bên kia đường đối diện với nhà của các nữ tu. Hắn bị bắt và bị kết tội một ngày sau khi phạm tội. Cảnh sát nói rằng chính hắn là người bị tình nghi ngay từ lúc đầu của cuộc điều tra.

Nữ tu Held thuộc dòng Các Nữ Tu của Dòng Thánh Phanxicô có trụ sở tại Milwaukee, và nữ tu Merril thuộc Dòng Nữ Tử Bác Ái Narareth từ Kentucky.

Theo hãng tin AP, trong lúc Sanders bị truy tố về những tội tấn công tình dục, những cáo buộc này không bao gồm những tội trong phần bào chữa của hắn. Chỉ chừng ấy tội thôi, Sanders đã đủ điều kiện để lãnh án tử hình rồi, nhưng bản án được giảm xuống mức chung thân sau khi quan tòa tính đến yếu tố là các nữ tu Held và Merrill là những người đã từng chống lại án tử hình và không muốn kẻ giết họ bị hành quyết.

Trong một tuyên bố tại phiên tòa xét xử Senders, Nữ tu Susan Gatz, giám tỉnh của Dòng Nữ Tử Bác Ái Nazareth, nói rằng hai nữ tu này là “ hai người hiền lành nhất mà bạn từng gặp”, những người dâng hiến cả đời mình cho “ hòa bình, công lý và tình yêu của Thiên Chúa.”

Nữ tu Gatz nói rằng Dòng Nữ Tử Bác Ái Nazareth ủng hộ bản thỏa thuận thỉnh nguyện bãi bỏ bản án tử hình cho Sanders.

“Chúng tôi mong đợi công lý cho hai nữ tu yêu quý của chúng tôi, và do đó chúng tôi ủng hộ bản thỏa thuận thỉnh nguyện bản án chung thân không được tại ngoại. Chính công lý nhận ra rằng mọi cuộc sống đều có giá trị. Chính công lý cho chúng tôi hy vọng, luôn luôn tin rằng tình yêu có thể phá vỡ những rào cản khó khăn nhất.”

Nữ tu Gatz đã nói thẳng với Sanders rằng cộng đoàn chúng tôi sẽ “ không bao giờ quên những gì anh đã làm đối với các nữ tu” và hậu quả hành động tàn nhẫn của anh đã gây đau khổ cho nhiều người. Tuy nhiên chúng tôi tin vào Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài, chúng tôi tha thứ cho anh. Chúng tôi biết rằng trong những năm tháng qua cuộc đời của anh đã trải qua nhiều bất ổn và đau đớn. Chúng tôi muốn cho anh biết rằng chúng tôi sẽ cầu nguyện cho anh để anh có thể tìm thấy bình an.”

Nữ tu Gatz nói rằng hai chị Held và Merrill là “những gương mẫu của sự tốt lành, những gương mẫu của tình yêu giống Chúa Kitô và không có gì cũng như không có ai có thể lấy đi được.”


Source: EWTN News Murdered nuns 'opposition to death penalty leads to life in prision for killer
 
“Hãy Hiến Tặng Hết Mình”, văn kiện mới nhất của Tòa Thánh về thể thao, Chương Năm: Giáo hội như người chủ đạo chính
Vũ Văn An
19:38 22/06/2018
Chương 5: Giáo hội như người chủ đạo chính của thể thao

Từ đầu cho tới đây, văn kiện đã tìm cách lượng giá và đánh giá thể thao, ý nghĩa và các chiều kích khác nhau của nó, được nhìn trong khuôn khổ cái hiểu của Kitô giáo về con người và xã hội công chính. Trong khi các cơ hội và tiềm năng thể thao to lớn được đánh giá, các nguy hiểm, đe dọa và thách thức mà nó đặt ra cũng được xem xét.

Trong tư cách dân Thiên Chúa, Giáo Hội được nối kết và thực sự quan tâm đến thể thao như một thực tại đương đại của con người. Đương nhiên, Giáo Hội cảm thấy được kêu gọi làm mọi điều có thể làm trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của mình để bảo đảm thể thao được thực hiện một cách nhân đạo và hợp lý.

“Việc chăm sóc mục vụ thể thao là một thời điểm cần thiết và là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc mục vụ thông thường của cộng đồng. Mục đích đầu tiên và chuyên biệt của Giáo hội trong lĩnh vực thể thao được biểu hiện như một cam kết mang lại ý nghĩa, giá trị và quan điểm cho việc thực hành thể thao như một sự kiện nhân bản, bản thân và xã hội”[65].



5.1 Giáo hội thoải mái trong thể thao

Như đã nhấn mạnh trong chương đầu tiên, Giáo Hội có một mối liên hệ phong phú với nền thể thao hiện đại, từ đầu thế kỷ hai mươi đã quyết định sống trong môi trường này, tự ý can dự vào nó một cách tích cực và chủ động.

Một sự hiện diện có trách nhiệm

Giáo hội không tránh việc cùng chịu trách nhiệm trong việc phát triển thể thao và số phận của nó. Vì thế, Giáo hội mong muốn tham gia cuộc đối thoại với các tổ chức và các cơ quan quản lý thể thao khác nhau nhằm cổ động cho việc nhân bản hóa các môn thể thao đương đại. Giáo Hội tích cực tìm cách cải thiện các thực hành, các hệ thống và thủ tục thể thao qua các hùn hạp đối tác với các tổ chức thể thao. Giáo hội có thể cung cấp một viễn kiến luân lý trong bối cảnh các thực hành sai trái như dùng chất kích thích, tham nhũng, bạo lực khán giả và thương mại hóa lan tràn có thể làm xói mòn tinh thần thể thao.

Giáo Hội hiện diện một cách có tổ chức và định chế trong thế giới thể thao để giúp mình cổ vũ một viễn kiến Kitô giáo về thể thao, qua nhiều hình thức khác nhau ở các bình diện khác nhau. Trong cơ cấu tổ chức riêng của mình, Tòa Thánh có các bộ phận khác nhau quan tâm đến hiện tượng thể thao nhằm theo dõi và cổ vũ thể thao theo quan điểm định chế, mục vụ và văn hóa.

Ở một số quốc gia, các Hội Đồng Giám Mục quốc gia làm việc trong mối tương quan chặt chẽ với các hiệp hội thể thao quốc gia và quốc tế để cổ vũ thể thao. Tại một số nước, các câu lạc bộ thể thao và hiệp hội giáo hội đã hiện hữu hơn một trăm năm và ngày nay can dự vào rất nhiều biến cố thể thao địa phương và toàn quốc. Các tổ chức này, ngược lại, có thể nối kết, lập mạng và tạo thành các cơ quan thể thao lớn hơn ở bình diện quốc gia và quốc tế. Ngoài việc tông đồ của nhiều tín hữu giáo dân, nhiều linh mục can dự vào các nhóm thể thao tài tử tại các giáo xứ, vào các hiệp hội thể thao hoặc phục vụ như là các tuyên úy trong các câu lạc bộ chuyên nghiệp hoặc tại Thế vận hội.

Một Giáo Hội đi ra ngoài

Thể thao là một bối cảnh trong đó việc cảm nghiệm cụ thể lời mời trở thành một Giáo hội đi ra ngoài, không phải để xây dựng các bức tường và biên giới, nhưng các quảng trường và bệnh viện dã chiến.

Hơn nhiều diễn đàn khác, thể thao tập hợp những người bị chà đạp, những người bị gạt ra ngoài, người nhập cư, người bản xứ, người giàu, người quyền thế và người nghèo quanh một sở thích chung và đôi khi trong cùng một không gian. Đối với Giáo Hội, bất cứ thực tại nào như thế đều có dáng dấp một lời mời gặp gỡ người từ nhiều bối cảnh khác nhau và trong các hoàn cảnh sống rất khác nhau. Trong khi chào đón mọi người đến với mình, Giáo hội cũng đi vào thế giới. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “con đường của Giáo Hội, chính là để bốn bức tường ở lại phía sau và đi ra ngoài để tìm kiếm những người ở xa, những người ở 'ngoại ô' của cuộc sống. […] Không chỉ chào đón và tái hòa nhập, bằng lòng can đảm Tin Mừng, tất cả những người gõ cửa chúng ta, mà còn đi ra ngoài và tìm kiếm, không sợ hãi và không thành kiến, những người ở xa, chia sẻ nhưng không những gì chúng ta đã nhận được cách nhưng không” [66].

Tiền Đình hiện đại của người ngoại giáo

Ở một số nơi trên thế giới hiện đã có một truyền thống mở các cơ sở vật chất của Giáo hội cho giới trẻ - những người thường đến với nhau trong bối cảnh thể thao và trò chơi. Trong môi trường văn hóa đa dạng ngày nay, một không gian như vậy trở thành một trong những đường dẫn tạo điều kiện cho các tương tác hài hòa khắp các cộng đồng, nền văn hóa và tôn giáo. Như đã đề cập, Giáo Hội thấy giá trị lớn trong những tương tác như vậy; chúng có thể phát huy ý thức về sự đơn nhất của gia đình nhân loại. Một không gian như vậy cũng có thể làm thành khả hữu, theo lời của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, cuộc đối thoại với những người “mà đối với họ, Thiên Chúa chưa được biết tới nhưng họ không muốn để mình mãi vô thần, nhưng đúng hơn, được kéo lại gần Người, dù như Đấng Vô Minh” (67). Ngài nói đến việc Giáo Hội được sai đến với những người như vậy: “Ngày nay, tôi cũng nghĩ rằng Giáo Hội nên mở một loại 'Tiền Đình dành cho dân ngoại' trong đó người ta có thể, một cách nào đó, hé thấy Thiên Chúa, tuy không biết Người và trước khi được tiếp cận với mầu nhiệm về Người; đời sống bên trong của Giáo Hội có đó để phục vụ những người này”[68].

Do đó Giáo hội nhận thức được một loạt các khả thể có thể sử dụng trong bối cảnh thực tại thể thao đương thời. Những điều này đặc biệt có liên quan khi chúng phù hợp với sứ mệnh lớn hơn của Giáo Hội.



5.2 Thể thao thoải mái trong Giáo hội

Viễn kiến thể thao của Huấn Quyền đã được cụ thể hóa trong một đề xuất mục vụ rất tích cực nhờ thể thao; đề xuất này, trong yếu tính, có hình thức một cam kết giáo dục đối với những người, đến lượt họ, họ tạo ra một cam kết xã hội đối với cộng đồng.

Thể thao như một kinh nghiệm giáo dục nhân bản hóa

Con người vì được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa nên quan trọng hơn thể thao. Con người không hiện hữu để phục vụ thể thao, mà đúng hơn, thể thao phải phục vụ con người trong sự phát triển toàn diện của họ.

Như đã đề cập, con người đó là một sự thống nhất gồm thân xác, linh hồn và tinh thần, điều này có nghĩa: những kinh nghiệm mang thể xác của trò chơi và thể thao nhất thiết cũng can dự vào và tác động đến giới trẻ ở bình diện linh hồn và tinh thần. Vì thế, chúng có thể là một phần của việc giáo dục toàn diện con người. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuyến khích việc xem trò chơi và thể thao như một phần của nền giáo dục toàn diện cả đầu óc, trái tim và bàn tay, hay điều người ta suy nghĩ, cảm nhận và thực hiện. Theo Đức Thánh Cha, việc giáo dục chính thức trong thời đại chúng ta đã trở nên quá gắn liền một cách hẹp hòi với “tính kỹ thuật trí thức và ngôn ngữ đầu óc” [69]. Ngài khuyến khích chúng ta cởi mở chấp nhận các hình thức giáo dục phi chính thức, chẳng hạn như thể thao. Như ngài từng nói, khép kín trong tính độc quyền cứng ngắc của nền giáo dục chính thức "sẽ không có chủ nghĩa nhân bản, và nơi nào không có chủ nghĩa nhân bản, Chúa Kitô không thể bước vào được!" [70]

Giáo dục thể thao và giáo dục Công Giáo

Làm thế nào Giáo hội có thể bắt đầu tích hợp hoạt động thể lý hay thể thao vào khuôn khổ căn bản của mình? Làm thế nào viễn kiến của Giáo hội về thể thao thấm nhiễm vào các hội đồng, các giáo phận và giáo xứ của vị giám mục? Điều này có lẽ nên bắt đầu với việc thành lập hữu hình một ngành hoạt động tông đồ dành cho thể thao. Ngành hoạt động tông đồ như thế sẽ là một biểu hiện cụ thể cho thấy sự cam kết của Giáo Hội đối với con người nhân bản trong thể thao và cũng sẽ trang bị cho các cơ quan khác nhau của Giáo Hội trong việc trực tiếp khởi động các hoạt động liên quan đến thể thao.

Kể từ nguồn gốc của Kitô giáo, thể thao đã xuất hiện như một ẩn dụ hữu hiệu của đời sống Kitô hữu: Thánh Tông Đồ Phaolô không ngần ngại lồng thể thao vào các giá trị nhân bản; điều này được dùng như một điểm hỗ trợ và tham khảo để đối thoại với những người thuộc thời ngài. Có nhiều khả thể giới thiệu các môn thể thao, trò chơi và các hoạt động vui chơi khác để hướng dẫn những người trẻ hướng tới một sự hiểu biết sâu sắc hơn về sách thánh, giáo huấn Giáo Hội hay các bí tích.

Khi thể thao được sống theo cách tôn trọng phẩm giá con người và thoát khỏi các khai thác kinh tế, truyền thông hay chính trị, nó có thể trở thành một mô hình cho mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn nói "Khi như thế này, thể thao vượt lên trên bình diện thể lý hoàn toàn và đưa chúng ta vào lãnh vực tinh thần và thậm chí cả mầu nhiệm nữa" [71]. Giáo dục theo Kitô giáo là đào tạo nơi con người các giá trị nhân bản trong toàn bộ thực tại, bao gồm cả siêu việt. Ý nghĩa sâu xa của thể thao là nó có thể giáo dục về sự viên mãn của cuộc sống và sự cởi mở đối với trải nghiệm siêu việt.

Thể thao cũng là một cách để dẫn nhập giới trẻ vào các nhân đức dũng cảm, điều độ, khôn ngoan và công bằng và tạo điều kiện để chúng lớn lên trong họ. Trong lĩnh vực giáo dục thể lý, Thánh Gioan Bosco, năm 1847 chỉ là một tuyên úy tuổi trẻ ở Turin, có lẽ là nhà giáo dục Công Giáo đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của việc chuyển động, trò chơi và thể thao đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của người trẻ. Đối với Don Bosco, giáo dục bằng thể thao có nghĩa là vun sới việc đích thân đồng hành với người trẻ cũng như tôn trọng lẫn nhau, cả trong lúc thi đua.

Thể thao để tạo ra một nền văn hóa gặp gỡ và hòa bình

Trong một thế giới đầy rẫy các vấn đề về di dân, chủ nghĩa duy quốc gia và căn tính cá nhân, ngày càng có nhiều người phải vật lộn với việc sống chung với những người khác về văn hóa hoặc giữ các hệ thống tín ngưỡng khác với mình. Các biên giới, nhận thức và ranh giới liên tục được vẽ tới vẽ lui. Trong bối cảnh này, chúng ta phải nhớ rằng các môn thể thao là một trong số ít thực tại ngày nay đã vượt lên trên các ranh giới của tôn giáo và văn hóa. Lời kêu gọi của Giáo Hội phổ quát muốn ta làm việc hướng đến sự đơn nhất của gia đình nhân loại có ý nghĩa đặc biệt khi được nhìn trong bối cảnh thể thao. Theo nghĩa này, chính ý tưởng làm ‘Công Giáo’ đã đi đôi với điều tốt nhất trong tinh thần thể thao. Trong thế giới thể thao, Giáo hội có thể đóng một vai trò quan trọng bằng cách giúp xây những cây cầu, mở các cánh cửa và cổ vũ các chính nghĩa chung - thấm nhuần các xã hội như ‘men’.

Thể thao như một việc thương xót

Thể thao cũng có thể trở thành một phương tiện mạnh mẽ bằng cách tự làm cho nó hiện diện đối với những người bị cho ra rìa và bị thiệt thòi. Có rất nhiều cơ quan quản trị thể thao quốc tế, các định chế tư nhân và các tổ chức phi lợi nhuận nhằm cổ vũ và sử dụng các môn thể thao như một công cụ tích cực giúp giới trẻ và thiếu niên đang sống trong các môi trường dễ bị bạo lực băng đảng, lạm dụng ma túy và buôn người biết tham gia. Các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới vốn đã can dự vào các sáng kiến biết sử dụng các thực hành, việc huấn luyện và các biến cố thể thao như các công cụ có liên quan để kéo giới trẻ ra khỏi ma túy và bạo lực.

Thể thao để tạo ra một nền văn hóa bao gồm

Vì có những sự thiện nhân bản liên quan đến thể thao, tất cả những ai muốn tham gia đều phải được làm như vậy. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em nghèo hoặc di tản, người khuyết tật về thể lý hoặc tri thức, người vô gia cư và người tị nạn. Hơn nữa, ở một số nơi trên thế giới, các trẻ gái và phụ nữ bị từ chối quyền tham gia thể thao và do đó không thể cảm nghiệm được niềm vui và lợi ích của các hoạt động này. Mọi người đều có thể được phong phú hóa nhờ cơ hội gia tăng để mọi người có thể tham gia thể thao. Thí dụ, các vận động viên cấp ưu tú, khi xem vận động viên khuyết tật chơi, được nhắc nhở điều gì thực sự là thể thao: niềm vui được tham gia và thi đua đối với đối thủ và chính mình. Những thí dụ như thế giúp tái định hướng mọi người hướng đến việc nhân bản hóa tiềm năng của thể thao [72].

Sự phát triển của Thế Vận Khuyết Tật (Paralympic) và Thế vận đặc biệt là dấu hiệu hữu hình cho thấy thể thao có thể là một cơ hội tuyệt vời của việc hòa nhập(inclusion) ra sao, và có khả năng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và là một dấu hiệu của hy vọng. Việc tạo ra đội Thế Vận Tị Nạn đầu tiên vào năm 2016 cũng thế và cả việc khai triển ra Giải Bóng Đá Thế Giới Vô Gia Cư là những cách quan trọng để nhận thức ích chung mà thể thao cổ vũ, đã được mở rộng để những người di tản hay đang trải qua các khó khăn liên quan tới nghèo đói cũng có cơ hội tham gia.



5.3 Môi trường của thừa tác mục vụ thể thao

Cam kết thể thao của Giáo hội là bảo đảm để thể thao luôn là một kinh nghiệm có khả năng mang lại ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của người ta, ở bất cứ bình diện nào nó được cổ vũ hoặc thực hành, tại bất kỳ nơi nào hoặc môi trường nào nó được tổ chức. Thể thao phải luôn nhắm vào việc đào tạo tòan diện con người, cải thiện các điều kiện xã hội và xây dựng các mối tương quan liên ngã. Đây là lý do tại sao việc chăm sóc mục vụ đối với thể thao là điều thích hợp trong nhiều môi trường và có thể được cổ vũ trong nhiều bối cảnh.

Cha mẹ là thầy cô đầu tiên

Cha mẹ thường là các thầy cô đầu tiên dạy đức tin và thể thao cho con cái của họ. Nếu cha mẹ không là những người trực tiếp dạy con cái của họ cách ném một trái bóng chày (baseball), thì ít nhất, họ nên đóng vai trò ký kết để chúng tham gia các các đội thể thao giải trí, khuyến khích chúng thử tham gia một đội thi đấu hoặc chuyên chở chúng đến các buổi thực hành và trận đấu của chúng. Chúng thường hiện diện trong đám đông để cổ vũ các vận động viên của chúng trên sân chơi. Những ví dụ này cho chúng ta thấy thể thao thường là nguồn nối kết giữa cha mẹ và con cái như thế nào. Việc nối kết này giúp các cha mẹ giáo dục con cái về các nhân đức và giá trị nhân bản vốn nội tại ngay trong các môn thể thao. Nếu thể thao có nguy cơ trở thành dịp gây chia rẽ gia đình và làm suy giảm tính thánh thiêng của Chúa Nhật như một ngày thánh phải giữ, thì nó cũng có thể giúp kết hợp một gia đình với các gia đình khác trong việc cử hành Chúa Nhật, không chỉ trong phụng vụ mà còn trong cuộc sống của cộng đồng. Điều này không có nghĩa là các trận đấu thể thao không nên diễn ra vào các Chúa Nhật, nhưng đúng hơn, các biến cố như vậy không được miễn chước cho các gia đình việc tham dự Thánh Lễ, trái lại chúng nên cổ vũ cuộc sống của gia đình bên trong bối cảnh cộng đồng.

Giáo xứ (và các nguyện dường hay trung tâm giới trẻ)

Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói, “Quả đẹp đẽ khi một giáo xứ có một câu lạc bộ thể thao và một điều gì đó sẽ thiếu nếu không có một câu lạc bộ như thế” [73]. Tuy nhiên, một câu lạc bộ thể thao trong một giáo xứ cần phải nhất quán với các cam kết đức tin của giáo xứ và được bám vào một dự án giáo dục và mục vụ. Các câu lạc bộ thể thao giáo xứ cũng cung cấp một cơ hội để giới trẻ gặp gỡ nhau ở bình diện giáo phận hoặc quốc gia qua các cuộc thi đấu thân thiện. Ngoài ra, các giáo xứ có thể và nên cổ vũ các hoạt động thể thao không những cho thanh thiếu niên mà còn cho các thành viên cao tuổi của họ nữa.

Bất cứ thực tại nhân bản chân chính nào cũng buộc phải được suy tư trong Giáo Hội. Giáo hội nên luôn sát cánh với thế giới thể thao, đọc các dấu hiệu của thời đại trong lĩnh vực thể thao. Các linh mục nên được khuyến khích hiểu biết một cách hợp lý về các thực tại và xu hướng thể thao đương đại, đặc biệt khi chúng ảnh hưởng đến tuổi trẻ, và nối kết thể thao với đức tin trong các bài giảng khi điều này có ý nghĩa.

Các trường học và đại học

Các trường học và đại học là những nơi lý tưởng để cổ vũ một sự hiểu biết về thể thao nhằm mục đích giáo dục, bao gồm và phát huy con người. Phụ huynh và gia đình đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại với các thầy cô và ban quản trị nhà trường, trong việc lên khuôn các hoạt động thể thao của trường theo đường hướng chúng sẽ dẫn đến việc phát triển toàn diện học sinh sinh viên. Các đại học ở nhiều nước cũng đã đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu thể thao. Các khóa học và chương trình nghiên cứu tìm cách giáo dục, đào tạo và huấn luyện các nhóm huấn luyện viên, quản lý thể thao, nhà khoa học và quản trị viên thể thao lớp kế tiếp. Bối cảnh này đem lại một cơ hội tuyệt vời để Giáo hội đối thoại với những người có trách nhiệm chuyên biệt trong việc giáo dục các nhà lãnh đạo thể thao hiện tại và tương lai lúc họ giúp phát triển thể thao theo phương hướng phục vụ con người nhân bản và xây dựng một xã hội công chính.

Các câu lạc bộ thể thao và hiệp hội thể thao không chuyên nghiệp

Các huấn luyện viên và quản lý viên thể thao có ảnh hưởng lớn đến các vận động viên của họ, do đó, hành động mục vụ và giáo dục đòi phải liên minh với họ. Trong khi công nhận bản chất chuyên biệt việc làm của các câu lạc bộ và các hiệp hội thể thao, điều quan trọng là tìm cách đối thoại với họ, đặc biệt trong vấn đề đặt kế hoạch về sư phạm và văn hóa.

Nền thể thao chuyên nghiệp

Thể thao ở bình diện ưu tú và chuyên nghiệp là một thực tại quốc tế bao trùm người chơi, khán giả / người hâm mộ, các tổ chức thể thao, các phương tiện truyền thông, tổ chức tiếp thị và thậm chí cả các chính phủ nữa. Nó là một hiện tượng có phạm vi truyền đạt lớn lao, có thể ảnh hưởng sâu xa không những đến thể thao của giới trẻ và người không chuyên nghiệp, mà là lối sống của toàn xã hội.

Vì những lý do này, Giáo Hội phải tiếp tục cải thiện việc khai triển các năng quyền có liên quan và đào tạo các tuyên úy hoặc cố vấn có huấn luyện để trợ giúp việc chăm sóc mục vụ và tâm linh cho các huấn luyện viên và vận động viên tham gia các biến cố thể thao quốc tế như Thế Vận Hội hay Giải Bóng Đá Thế Giới.

Giáo hội nên phát triển các kế hoạch mục vụ thích hợp cho việc đồng hành với các cầu thủ và vận động viên, mà nhiều người gây ảnh hưởng đáng kể trong thế giới thể thao và thế giới nói chung. Một phần trong việc đồng hành này nên dành cho việc giúp các vận động viên ý thức được ý nghĩa nội tại của việc tham gia của họ vào thể thao. “Chiều kích chuyên nghiệp này không bao giờ được đẩy sang một bên ơn gọi khởi thủy của một vận động viên hay một đội: hãy là những nhà tài tử, không chuyên nghiệp. Một vận động viên, kể cả một vận động viên chuyên nghiệp, khi đã nuôi dưỡng được chiều kích làm một 'tài tử' [74] này, thì xã hội sẽ được hưởng lợi và người này sẽ củng cố ích chung bằng các giá trị như đại lượng, tình bạn và cái đẹp”[75]. Giáo Hội nên đồng hành với các vận động viên này trong hành trình bản thân của họ, hỗ trợ họ trong việc hiểu biết và tăng tiến trách nhiệm của họ trở thành các sứ giả của nhân loại.

Việc đồng hành mục vụ và chăm sóc tinh thần phải mở rộng quá bên kia sinh hoạt thể thao tích cực của một cá nhân. Thế giới đã thấy nhiều cầu thủ và vận động viên hàng đầu, những người ở cuối sự nghiệp của họ cảm thấy trống rỗng và trầm cảm, đôi khi rơi vào một cuộc sống lệ thuộc rượu chè hoặc ma túy. Một kế hoạch đồng hành nhất quán có thể giúp những người như vậy khám phá ra căn tính của họ, có thể là lần đầu, ở bên ngoài thể thao. Theo nghĩa căn bản nhất, căn tính và giá trị của họ phát xuất từ việc được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, Đấng tiếp tục kêu gọi họ, dù theo những cách mới mẻ. Chăm sóc mục vụ với các vận động viên sau khi sự nghiệp của họ đã kết thúc, do đó, cần phải bao gồm việc giúp họ biện phân được cách phải sử dụng ra sao tài năng và thiên phú của họ trong tương lai.

Ngày nay, khán giả tạo thành một phần rất có liên quan của môi trường thể thao chuyên nghiệp. Lan rộng khắp thế giới, các câu lạc bộ hâm mộ, các diễn đàn trực tuyến và bán hàng xoay quanh các khán giả. Những người ủng hộ và hâm mộ thường cảm nghiệm niềm đam mê thể thao một cách tuyệt đối, cách này dẫn người ta đến chỗ quá đáng và sai lệch. Giáo hội, cùng với các nhà lãnh đạo của các truyền thống tôn giáo khác, có thể giúp nhắc nhở mọi người giữ cho thể thao ở trong viễn ảnh của nó. Mặc dù trò chơi và thể thao là những điều tốt và nhằm để được theo đuổi một cách đam mê và vui hưởng, chúng không phải là những điều quan trọng nhất trong đời.

Các phương tiện truyền thông như cây cầu nối

Các phương tiện truyền thông là một đối tác đàm đạo chính của Giáo hội khi nói đến thể thao. Chính các phương tiện truyền thông - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội – đã lên khuôn hình ảnh thể thao trong con mắt của đa số công chúng. Do đó, Giáo hội với nhiều diễn đàn truyền thông xã hội hết sức tích cực của mình có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp cận với thế giới khán giả và các nhà tạo công luận trong thể thao.

Điều bắt buộc là Giáo Hội phải đáp ứng một cách có ý nghĩa đối với các biến cố và vấn đề thể thao. Thực thế, các tín hữu ít khi nhận thức được việc Giáo Hội chấp nhận và nhìn các môn thể thao một cách tích cực. Những phản ứng như vậy còn lâu mới có thể giúp thế hệ trẻ cảm thấy nối kết với Giáo Hội.

Các khoa học chuyên ngành

Giáo hội cũng nên đối thoại với những người làm việc trong các lĩnh vực khoa học và y học thể thao. Trong cuộc đàm đạo với họ, Giáo Hội có thể thu được kiến thức rộng lớn về thực tại đương đại của thể thao, để các phán đoán của mình thông thạo và chính xác. Tuy nhiên, trên hết, các cuộc đàm đạo hỗn hợp này nên thăm dò cách làm thế nào để lên khuôn việc thực hành thể thao và các môi trường xung quanh của nó theo cách tương ứng với, hoặc đến gần hơn với, nền văn hóa cơ thể nhân bản hóa. Cuộc đàm đạo của Giáo hội với các ngành khoa học khác, như khoa học sự sống, các khoa học văn hóa hay xã hội cũng có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc có ý nghĩa về thể thao và các cách thức chúng có thể trở thành một hoạt động có ích lợi suốt đời.

Kỳ cuối: Chương Năm tiếp theo và hết
 
Top Stories
20000 catholiques célèbrent les martyrs du Vietnam à So Kien
Églises d'Asie
08:39 22/06/2018
Le 19 juin ouvrait, pour les catholiques vietnamiens, une année jubilaire afin de marquer le trentième anniversaire de la canonisation des 117 martyrs du Vietnam, le 19 juin 1988 à Rome par saint Jean-Paul II. Près de 20 000 catholiques ont participé à la messe anniversaire organisée au centre de pèlerinage de So Kien, dans la province de Ha Nam, en présence de 13 évêques et de 300 prêtres. Mgr Dat, l’évêque de Bac Ninh, a salué, dans son homélie, les témoignages des martyrs pour les fruits qu’ils ont produits dans le pays.

Les catholiques vietnamiens ont exprimé, le 19 juin, leur gratitude et leur loyauté envers leurs ancêtres qui sont morts pour leur foi, lors de cérémonie célébrant le trentenaire de la canonisation des martyrs du Vietnam. Par une chaleur écrasante, près de 20 000 catholiques de l’archidiocèse de Hanoï et des neuf diocèses du nord du pays ont assisté à la messe organisée le 19 juin dans la province de Ha Nam. La célébration, qui ouvrait une année jubilaire pour marquer l’anniversaire de la canonisation des 117 martyrs du Vietnam, a eu lieu au Centre de pèlerinage des Martyrs de So Kien. Le centre comprend notamment la basilique mineure de l’Immaculée Conception de Marie, construite il y a 135 ans. Le centre, richement décoré, abrite les reliques de beaucoup de martyrs, ainsi que des cordes, chaînes et piloris qui ont été utilisés pour torturer les martyrs.

Le cardinal Pierre Nguyen Van Nhon, archevêque de Hanoï, a présidé la célébration, concélébrée par treize évêques et trois cents prêtres. Dans la scène, une grande image des martyrs, entourée de fleurs, était affichée. « Aujourd’hui, nous voulons redire notre grande et vraie joie aux martyrs vietnamiens qui sont vraiment morts avec Jésus et qui vivent avec Lui dans la gloire et la béatitude. C’est pourquoi l’Église catholique au Vietnam fleurit et porte du fruit en abondance », s’est réjoui Mgr Cosma Hoang Van Dat, évêque de Bac Ninh, dans son homélie. Mgr Dat a rappelé que dans les cinquante ans après l’arrivée des premiers missionnaires étrangers, venus proclamer la Bonne Nouvelle dans le pays il y a près de cinq cents ans, au moins trois cent mille Vietnamiens ont embrassé la nouvelle religion. Ils l’ont fait malgré la persécution impitoyable des autorités contre les chrétiens. Et aujourd’hui, selon les chiffres de l’Annuaire pontifical 2 018 cité par Vaticannews.va, le nombre de séminaristes au Vietnam est en hausse de 48 % et les vocations religieuses ont également augmenté. Un signe de ces « fruits » évoqués par l’évêque.

« Nous sommes invités à suivre leur exemple »

Parmi les martyrs, on trouve le bienheureux André Phu Yen, un jeune catéchiste, mort pour sa foi dans l’ancienne ville de Hoi An en 1 644. Bien que saint Jean-Paul II a canonisé 117 martyrs en 1988, il y a en eu encore bien d’autres, qui ont porté témoignage et qui sont morts pour leur foi catholique, a ajouté Mgr Dat. Pour l’évêque, il faudrait non pas un jour mais 365 ans pour raconter l’histoire de chacun de ces martyrs. Mgr Dat a poursuivi en saluant l’immense contribution des martyrs à la culture vietnamienne, en construisant des valeurs de justice, d’humanité et de charité, en créant la langue nationale et en offrant à la société des soins et une éducation. « Aujourd’hui, nous sommes invités à suivre l’exemple des martyrs dans d’autres situations et de nouvelles manières, afin d’apporter aux autres la justice et la charité, et pour porter témoignage à Dieu par notre amour, par notre action et par notre travail », a appelé l’évêque.

Il a également demandé à l’assemblée de « coopérer avec les personnes de bonne volonté quelle que soient leur foi, leur position sociale ou leurs opinions politiques, afin de consolider une civilisation d’amour et de vie dans notre pays ». Avant la célébration, des catholiques en costumes traditionnels ont prié et chanté des hymnes en procession autour du centre de pèlerinage, en portant les reliques du saint martyr Pierre Truong Van Thi et celles d’autres martyrs. Ils ont également dansé et offert des fleurs aux martyrs. Joseph Nguyen Van Chien, un catholique de la province de Yen Bai, se dit très fier de ces catholiques qui se sont sacrifiés pour répandre l’Évangile dans le pays. « Cette célébration nous aide à renforcer notre foi et nous encourage à vivre notre foi avec courage et sans peur, au milieu de la société », soutient ce Vietnamien de 40 ans, père de deux enfants.

Joseph ajoute que c’est la première fois que l’Église catholique locale célèbre publiquement l’anniversaire de la canonisation des martyrs. En 1988, aucun catholique au Vietnam n’avait été autorisé à se rendre à Rome pour assister à la canonisation. L’État avait également lancé une campagne de propagande hostile en déclarant que les martyrs avaient travaillé avec des forces étrangères pour envahir le pays. « Aujourd’hui, nous connaissons tous la vérité sur la canonisation des martyrs du Vietnam. Nous voyons cet anniversaire comme la vraie messe de canonisation. »

(Source: Églises d'Asie, le 22 juin 2018, avec Ucanews, Hanoï, Copyright: Photo Ucanews)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ Melbourne cầu nguyện cho quê hương
Trần Văn Minh
16:49 22/06/2018
Melbourne, trong cái lạnh lẽo của một buổi tối mùa Đông. Vào lúc 6 giờ 30 tối Thứ Sáu 22/6/2018. Tại Nhà thờ Thánh Giuse Collingwood thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Thánh Giá Phương Nam. Giới trẻ Melbourne đã tổ chức dâng lễ và đốt nến cầu nguyện cho quê hương, đã được đông đảo đồng bào lương giáo đến hiệp thông cầu nguyện. Mọi hàng ghế trong nhà thờ đều chật người ngồi.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Chánh xứ Hoàng Kim Huy chủ tế cùng với Linh mục Nguyễn Hoàng Trung SJ đồng tế, Ca đoàn Cung Chiều của giáo xứ phụ trách Thánh ca trong buổi lễ đặc biệt này.

Trong Ngôi Thánh đường mới được sửa chữa rất đẹp. Mọi người về hiệp thông cầu nguyện đông đảo, mọi hàng ghế đã không còn chỗ trống. Có sự hiện diện của bà Phượng Vỹ Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria, Ông Nguyễn Ngọc Trúc, Trưởng ban Mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt nam Tổng Giáo phận Melbourne và đại diện các đoàn thể, cùng truyền thông Việt Nam tại Victoria.

Trong bài chia sẻ, (xin tóm tắt) Linh mục Hoàng Kim Huy đã dành ít phút để nói về ý nghĩa buổi lễ, linh mục nhắc lại là mấy lúc gần đây, cả trong và ngoài nước đều xôn xao về việc đất nước. Tại sao vậy? Vì đất Mẹ, quê Mẹ đang bị ngoại bang đụng đến, vì là quê mẹ, đất mẹ, nên chúng ta cảm thấy đau vì nó đụng đến quê cha, đất tổ. Để trả lời cho những người cho rằng làm như vậy cũng chẳng thay đổi được gì. Linh mục đã nói, đấy là về phần đời, nhưng chúng ta là con Chúa, chúng ta làm với sức mạnh và sự giúp đỡ của Cha chúng ta là Thiên Chúa, chúng ta đã biết Thiên Chúa làm được rất nhiều điều kỳ diệu mà con người không thể hiểu nổi.

Linh mục cũng nói, chúng ta đừng sợ, phải đấu tranh kiên trì, ai làm được việc gì cho đất nước chúng ta cứ làm. Nhiều đốm lửa cũng trở thành đám cháy lớn, vì những điều tồi tệ còn mãi vì những người tốt chẳng làm gì cả! Chúng ta đừng nghĩ chúng ta không làm chính trị, vì chính trị là đời sống, chính trị ngay trong gia đình, hội đoàn, giáo xứ, tổ chức. Chính trị giúp cho mọi người có đời sông an vui, tốt lành. Linh mục cũng nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxico: Chúng ta không thể thay đổi thời đại, nhưng chúng ta có thể làm cho thời đại thay đổi. Những người trẻ Melbourne đã làm được. Cộng đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria đã đưa được tiếng nói của chúng ta bên ngoài quốc hội vào bên trong quốc hội. Xin cám ơn bà Phượng Vỹ.

Sau thánh lễ, mọi người được mời ra sân, đứng dưới cái lạnh để cùng nhóm lên ngọn lửa, thắp lên ngọn nến, tùy theo tôn giáo để cùng cầu xin Chúa, cầu xin Phật, xin hồn thiêng sông núi giúp cho quê hương đất nước không những thoát Trung quốc, mà còn thoát ách cộng sản. Để đạt được nền tự do, dân chủ đích thực mang hạnh phúc đến cho người dân. Xin cám ơn những người trẻ Melbourne đã dấn thân, khơi dậy lòng yêu nước như ngọn lửa hồng bừng cháy trong tâm hồn các em.

Ngọn nến được rước vào hội trường để cùng sinh hoạt, với lời ngỏ của cô Phương Thanh đại diện cho giới trẻ cám ơn đến các anh chị em trong nước đã đứng lên, là nguồn cảm hứng cho các em noi theo và xin hứa luôn đồng hành với tuổi trẻ trong nước trong mọi khả năng.

Buổi thắp nến cầu nguyện có thêm phần hát nhạc đấu tranh với những bản nhạc: Việt Nam Tôi đâu? Xin hỏi anh là ai? Và Chúng đi buôn, do các ca sỹ của Melbourne trình bày làm xúc động nhiều người. Tiếng hô đả đảo cộng sản mạnh mẽ với sự đồng lòng đáp lại của mọi người. Sau khi cùng thắp nến cầu nguyện, mọi người chia tay ra về, trời đã vào khuya và rất lạnh. Xin hồn thiêng sông núi chứng giám cho những người con xa quê hương vẫn một lòng với quê hương. Cám ơn các bạn trẻ.
 
Khóa Trợ Úy Thiếu Nhi Thánh Thể Dòng Đa Minh Rosa Lima
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
19:13 22/06/2018
Dòng Đa Minh Rosa Lima vừa kết thúc khóa Trợ Úy Thiếu Nhi Thánh Thể cho 80 sơ tại Tu viện Mẹ Lên Trời, Lạc Lâm, giáo phận Đà Lạt. Các sơ của Dòng đến từ 15 cộng đoàn đang phục vụ tại các giáo phận Saigon, Xuân Lộc, Bà Rịa, Đà Lạt và Kontum.

Khóa sa mạc trợ úy được ban giảng huấn giáo phận Đà Lạt hướng dẫn. Các sa mạc sinh lần lượt đi qua các khóa nghiêm tập, các bài ca phong trào, lãnh nhận lời Chúa, phương pháp Thiếu Nhi Thánh Thể ( TNTT), họp chi đoàn, lửa thiêng Thánh Thể, tổ chức đoàn TNTT, phương pháp hàng đội. Các trưởng Saigon trình bày lịch sử của phong trào TNTT; bản chất, mục đích và tôn chỉ của TNTT và cách sinh hoạt trong giờ giáo lý.

Sơ Maria Trần Thị Lụa, phụ tá Bề trên Tổng quyền Dòng Đa Minh Rosa Lima cho biết nhà Dòng nhận thấy phong trào TNTT đang phát triển rất mạnh tại các giáo phận và những nơi chị em của Dòng giúp mục vụ cũng rất cần. Do vậy nhà Dòng cố gắng trang bị cho các sơ những hành trang cần thiết để phục vụ Thiên Chúa cách hữu hiệu hơn. Đây là giai đoạn một trong chương trình huấn luyện ba giai đoạn dành cho Trợ úy TNTT.

Khóa học dành một buổi tối cho các sơ chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy giáo lý tại các nơi mình đang phục vụ để chị em học hỏi kinh nghiệm trong việc Loan Tin Mừng.

Các sơ có một buổi tối đốt lửa thiêng Thánh Thể, bên ánh lửa những câu chuyện kinh điển Kinh Thánh được các sơ dàn dựng lại cách đơn sơ nhưng đượm chất Tin Mừng với những vật liệu như vải vụn, drap giường, lá chuối khô, giấy, bút, màu và nhọ nồi...những vật liệu này làm cho những người tham dự không nhận ra các sơ thường ngày với bộ tu phục, họ thấy những tướng cướp, những phụ nữ, những người Do thái và cả những con vật đi đi lại lại quanh đống lửa. Tất cả các tiết mục đã làm cho tâm hồn mọi người tham dự lắng đọng về Tình Yêu của Thiên Chúa chương trình đã làm nhiều tâm hồn thổn thức và được đánh động.

Ngày cuối cùng các sơ được vào hành trình sa mạc. Núi Lạc Lâm dốc đứng và cao, thế mà lần lượt tám đội chạy thoăn thoắt, thở dồn với những bước chân loạng choạng mệt nhoài mà vẫn khích lệ nhau chạy, khích lệ nhau học các bài khóa để qua trạm và hát rền vang ngọn núi ấy.

Quý trưởng huấn luyện rất hài lòng về khóa trợ úy. Trưởng Giuse Nguyễn Ngọc Kính cho biết: Các sơ hiếu học, hát khỏe, cười nhiều, rất vui và rất đơn sơ... nói sao nghe vậy chứ không có nghịch phá như các em. Hơn nữa khi huấn luyện cho các sơ chúng con rất khỏe vì không phải lo về kỷ luật.

Trong ngày kết thúc cha quản hạt Đơn Dương, Gp. Đà Lạt, cha Tuyên úy nghiên tập TNTT Gp. Đà Lạt và cha Mic Nguyễn Trung Hiếu, OP đã hiện diện ban huấn từ khích lệ quý sơ và đồng tế thánh lễ bế mạc khóa trợ úy.

Tạ ơn Chúa đã cho khóa học tràn đầy niềm vui và tiếng cười trong sự hướng dẫn của Lời Chúa. Chúng con đã học được nhiều bài học bổ ích cho sứ vụ, nhưng bài học đẹp nhất và cao quý nhất là sự hy sinh lớn lao của các trưởng đã bỏ công việc gia đình, bỏ người thân và mọi liên quan để đến nhà Dòng “tu” ba ngày trọn vẹn giúp cho chúng con. Những trái tim quảng đại ấy khơi gợi hơn trong mỗi chị em lòng nhiệt thành và sự dấn thân hơn nữa trong sứ vụ.

Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du

Dòng Đa Minh Rosa Lima
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại Chùa Điều Ngự
Đồng Nhân
15:00 22/06/2018
NAM CALI ngày 21-6-2018 -- Chùa Điều Ngự, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, và Đài SBTN cùng với các Đoàn Thể đã tổ chức Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam và Văn Nghệ Đấu Tranh cho Việt Nam. Có rất đông đại diện các đoàn thể chính trị, dân cử, cộng đồng và cộng đoàn tham dự. Một số các quan khách được mời lên phát biểu, trong đó Linh mục Trần Công Nghị đại diện cho Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ đã phát biểu như sau:

Kính thưa quí vị chức sắc thuộc các tôn giáo, cộng đồng, đoàn thể, và các tổ chức dân sự, chính trị và xã hội. Kính thưa quí đồng bào.

Tôi hân hạnh đại diện cho Ban Lãnh Đạo Hội đồng Liên Tôn VN tại Hoa Kỳ hôm nay cùng toàn thể mọi người đang hiện diện nơi đây cùng tâm nhất trí lên tiếng cực lực phản đối nhà cầm quyền CSVN đã:

- Thông qua luật an ninh mạng dùng để bịt miệng dân chúng, và tiếp tục chính sách độc tài, đảng trị, đàn áp dã man dân lành, và chà đạp tự do, nhân quyền và dân chủ.
- Với Dự án đặc khu kinh tế là hành vi bán nước cho ngoại bang.
- Kêu gọi toàn dân Việt Nam quốc nội và hải ngoại, không phần biệt thành phần xã hội, tôn giáo, chính kiến cùng nhau đứng lên tranh đấu cho nhân quyền, tự do, độc lập, và chủ quyền đất nước và đảo biển Việt Nam.

Kính thưa đồng bào:

Luật An Ninh Mạng được thông qua hôm 12 tháng 6 với một tỷ số áp đảo gần 87% tại Quốc hội Việt Nam, nơi 96% đại biểu là đảng viên cộng sản. Luật này không làm cho mạng xã hội an ninh mà trái lại là luật bóp chết các quyền tự do phát biểu của người dân. Luật này, chứa đựng những ngôn từ hàm hồ, như cấm người dùng Internet không được “bóp méo lịch sử” hoặc “phủ nhận những thành tựu vĩ đại của cách mạng”. Với luật này nhà cầm quyền CSVN muốn bắt ai thì bắt, ai đi biểu tình đều bị ghép vào tội “chống nhà nước”. “Luật an ninh mạng nhằm ngu dân, và như vậy là CSVN hoàn toàn bịt miệng dân đề rồi tha hồ thống trị và đàn áp dân lành.

Với các dự luật về các đơn đặc khu kinh tế là bán đất nước Việt cho Trung Quốc. Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều là các vùng đất và vùng biển quan yếu về quân sự và quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và chủ quyền quốc gia.

Nhiều năm gần đây CSVN đã cho các nhà đầu tư Trung Quốc thao túng, thâu tóm, đầu cơ, mua chui đất đai hàng loạt, với diện tích lớn trên cả nước, cùng với sự tràn ngập công nhân Trung Quốc tại các khu công nghiệp, đã tạo nên nhiều vấn nạn kinh tế và xã hội nan giải, đặc biệt là người Việt mất đi chủ quyền trên chính quê hương mình, biến dân Việt trở thành nộ lệ mới cho các nhà đầu tư Trung quốc.

Chính vì sự nguy hại của hai luật trên mà vào ngày Chúa Nhật 10 tháng 6 và ngày 17 tháng 6 vừa qua, hàng triệu người Việt Nam không phần biệt tôn giáo hoặc tầng lớp xã hội đã tự phát xuống đường biểu tình bày tỏ lập trường của họ. Nhà cầm quyền Việt Nam đã không lắng nghe, mà trái lại công an còn tấn công họ cách dã man! Sau đó, hàng loạt người đã bị bắt tại Bình Thuận, Saigon, thành phố Vinh và những nơi khác!”

Thật tủi nhục và đau đớn biết bao khi đồng bào của chúng ta ở VN đã phải thốt lên rằng: “Nhà cầm quyền Việt Nam hèn với giặc ác với dân”. Còn gì thương tâm bằng thấy dân biểu tình ôn hòa mà cán bộ an ninh CS lại ngăn cản, đánh đập, lôi kéo như súc vật, rồi vứt lên xe đưa về đồn, dọa nạt, khủng bố, có khi còn đến chết trong trạm công an.

Người CSVN thẳng thừng bỏ tù, kết án dân biểu tình chống Tàu xâm chiếm biển đảo, trong khi đó lại hèn nhát đến nỗi không dám kêu tên kẻ thù truyền kiếp đánh đập và giết hại ngư dân mà chỉ dám nói là “kẻ lạ, tầu lạ”.

Hôm nay, tất cả chúng ta hiện diện nơi đây đòi hỏi:

- Nhà cầm quyền CSVN các cấp lập tức trả tự do cho tất cả những người bị bắt khi biểu tình nói lên nguyện vọng chính đáng của mình, và trả tự do cho những nhà tranh đấu cho nhân quyền, tự do và độc lập tại Việt Nam.

- Cực lực lên án nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bán nước cho ngoại bang qua các thương vụ đặc khu kinh tế hsy nhượng bộ làm mất chủ quyền Việt Nam. Đòi buộc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải bảo vệ lãnh thổ và lãnh đảo đã được ông cha dày công gầy dựng.

- Kêu gọi lòng yêu nước của những người Việt Nam, và chúng ta người Việt ở hải ngoại đoàn kết và tích cực yểm trợ cho đồng bào trong nước đứng lên tranh đấu cho quê hương được vẹn toàn lãnh thổ, mau thoát khỏi ách Cộng Sản bán nước và bị ngoại bang xâm chiếm.

- Chúng ta hãy cầu xin cho đất nước Việt Nam bảo tồn được tinh thần dân tộc, được kiên trì, không nao núng giữa những áp lực gây tác hại cho chủ quyền, môi trường, và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Chúng tôi cũng thỉnh nguyện tất cả các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, các nơi thừa tự tiếp tục chúng ta cùng nhau cầu nguyện cùngThiên Chúa, Thượng đế, Trời Phật và các Đáng Thiêng Liêng, xin cho dân nước Việt Nam, cho nhân quyền được tôn trọng, các quyền tự do căn bản không bị chà đạp, và những giá trị văn hoá cao quý được phục hồi. Và nhất là lãnh thổ và lãnh đảo do tổ tiên dày công gầy dựng không bị mất vào tay ngoại bang lần nữa
.
 
Giấc Mơ Hoa Cho Dân Tộc Việt Nam
Dương Quốc Hưng
23:07 22/06/2018
Vài tuần qua tâm trí của phần lớn người Việt, trong cũng như ngoài nước, đều bị chiếm ngự bởi những tin hoàn toàn bất lợi cho sự tồn vong của dân tộc, từ luật An Ninh Mạng đến dự luật Đặc Khu (còn được nhiều người gọi là luật Ban Nước). Tôi đã chứng kiến, trong buổi tối nguyện cầu cho quê hương tại SJ, nhiều người vì quá lo cho tiền đồ tổ quốc đã bật khóc. Nhưng với tôi, đêm hôm đó lại có một giấc mơ thật tốt lành:

- Tôi mơ chính thể Việt Nam thay đổi từ một nước CS độc tài, chuyên chế thành một xứ tự do, dân chủ qua một cuộc cách mạng không đổ máu (như tại Nga năm 1991).

- Tôi mơ có một lãnh tụ (hay một nhóm lãnh đạo) như Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin. Những lãnh tụ tuy xuất thân trong đảng CS nhưng đã nhìn ra những tệ hại của chủ thuyết này. Gorbachev, tuy từng giữ chức vụ cao nhất trong đảng, đã ghét cay ghét đắng CS đến nỗi năm 1999 tại một đại học Thổ Nhĩ Kỳ ông tuyên bố: "Mục tiêu của toàn bộ đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản”(1).

- Tôi mơ những lãnh tụ đảng CS VN bắt chước Gorbachev ngày 22-8-1991: - Tuyên bố từ chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. - Yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương tự giải tán. – Quyết định (qua Xô Viết Tối cao Liên Xô) đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. – Giải thể chính quyền Nhà nước Liên bang, trao quyền cho TT Nga Boris Yeltsin. Để rồi tối cùng ngày cờ đỏ búa liềm bị hạ bệ và thay bằng cờ Nga phất phới trên nóc điện Cẩm Linh.

- Tôi mơ chính quyền những nước tự do dân chủ tích cực giúp cuộc cách mạng không đổ máu tại VN – Như vai trò của các TT Mỹ Ronald Reagan và George Bush (Sr)

- Tôi mơ vai trò hậu thuẫn tích cực của hơn ba triệu người Việt hải ngoại.

- Tôi đặc biệt mơ vai trò can đảm của truyền thông trong và ngoài nước. Một vũ khí vô cùng sắc bén và lợi hại. Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev (đứng đầu các nhà văn Liên Xô và hèn không kém Tố Hữu của VN), khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là đánh đổ Nhà nước Liên Xô. (2)


Dương Quốc Hưng

------------------------

(1) http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ho-so-su-kien/

(2) Bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô, BÁO ĐẤT VIỆT, 26/08/2010


 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải Túc Cầu Thế Giới do một giáo dân Công Giáo Pháp thành lập
Nguyễn Long Thao
22:38 22/06/2018
Thế giới đang lên cơn sốt thể thao vì giải Túc Cầu Thế Giới. Người ta ước tính 3,2 tỷ người trên toàn thế giới hiện nay đang theo dõi giải Túc Cầu Thế Giới năm 2018. Đây là giải bóng đá quốc tế được thành lập bởi một giáo dân Công Giáo Pháp.

Đó là Ông Jules Rimet sinh ngày 14 tháng 10 năm 1873, tại ngôi làng nhỏ Theuley ở miền Đông nước Pháp trong một gia đình trung lưu. Thân phụ ông là một người bán tạp hóa, và khi Jules lên 11 tuổi, bố mẹ ông di cư về Paris tìm kiếm việc làm sau cuộc khủng hoảng kinh tế.

Đời sống quá khứ của Rimet, cũng như đức tin Công Giáo mộ đạo của ông đã ảnh hưởng sâu đậm đến cách ông nhìn thế giới. Ngay sau khi trở thành luật sư nổi tiếng và thành công ở Paris, Rimet đã có sẵn một trái tim dành cho người nghèo, và học thuyết xã hội Công Giáo đã ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của ông. Đặc biệt thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) của Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã ảnh hưởng lớn đến những hoạt động của ông sau này.

Theo tờ The Catholic Herald, ông Rimet đã giúp thành lập tổ chức cung cấp viện trợ xã hội và y tế cho người nghèo.

Ông Rimet cũng say mê thể thao và tin tưởng vững chắc rằng thể thao có thể đoàn kết mọi người trên thế giới, bất kể họ thuộc chủng tộc và giai cấp nào.

Ở tuổi 24, Rimet thành lập một câu lạc bộ thể thao lấy tên là Red Star mà bất cứ ai, bất kể giai cấp nào cũng có thể gia nhập. Ban đầu câu lạc bộ ấy cũng có môn bóng đá, mặc dù vào thời điểm đó môn bóng đá được xem như là chỉ dành cho người Anh và những người thuộc giai cấp thấp hơn.

Một lần ông nhận định về thể thao. Ông nói: “ Thể thao làm con người có thể tin tưởng lẫn nhau, không hận thù nhau, miệng lưỡi không nói những lời sĩ nhục lẫn nhau”

Năm 1904, Ông Jules Rimet lần đầu tiên lập ra Hiệp Hội Bóng Đá Quốc Tế Fédération Internationale de Football Association mà ngày nay Việt Nam gọi là Liên Đoàn Bóng Đá QuốcTế gọi tắt là FIFA.

Vào những năm đầu thế kỷ 20, vì có đệ nhất thế chiến nên chương trình của ông Rimet tổ chức cuộc tranh tài quốc tế lần đầu tiên bị hoãn.

Năm 1921 Ông Rimet trở thành Chủ tịch FIFA. Bảy năm sau, lần đâu tiên ông tổ chức Giải Túc Cầu Thế Giới ở Uruguay. Chiếc Cúp có tên là Jules Rimet đã được đem sang Uruguay bằng tàu thủy.

Ông Rimet giữ chức vụ Chủ Tịch FIFA đến năm 1954. Ông là vị chủ tịch lâu đời nhất của tổ chức này, ông qua đời năm 1956 tại Pháp, thọ 83 tuổi. Cũng trong năm 1956 ông được trao tặng giải thường Nobel Hòa Bình vì có công thành lập giải Túc Cầu Thế Giới

Trong cuốn sách “Lịch sử bóng đá ”A History of Football, cháu trai của Rimet, là Yves, nói ông của mình là một “nhà nhân bản và lý tưởng, Ông của mình tin rằng thể thao có thể đoàn kết thế giới"

Nguyễn Long Thao
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Tà
Nguyễn Đức Cung
06:46 22/06/2018
CHIỀU TÀ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hoàng hôn đâu phải ngày đã hết
Bên kia chân trời hừng sáng bình minh.
(nđc phóng ngữ)

Every sunset is also a sunrise.
It all depends on where you stand.
(Karl Schmidt)
 
VietCatholic TV
Thánh lễ tại Palexpo do Đức Thánh Cha cử hành trong chuyến tông du Thụy Sĩ ngày 21/06/2018
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:51 22/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong khuôn khổ chuyến tông du Thụy Sĩ, lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày thứ Năm 21 tháng 6, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho cộng đoàn Công Giáo tại khu triển lãm Palexpo gần phi trường Genève. Khu vực này thường được dùng để triển lãm các loại xe hơi.

Thánh lễ tại Palexpo được kể là thánh lễ giáo hoàng đầu tiên được tổ chức tại nước này kể từ sau chuyến viếng thăm vào năm 2004 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Các bài đọc và lời nguyện đã được cử hành bằng tiếng Pháp và La tinh; và đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ bằng tiếng Pháp.

Bài Tin Mừng trong thánh lễ được trích từ Phúc Âm theo Thánh Mátthêu (6:7-15) khi Chúa dạy các môn đệ cách cầu nguyện.

“Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.

Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:

Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,
nước Cha trị đến,
ý Cha thể hiện dười đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,
và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,
xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.”

Trong bài giảng thánh lễ Đức Thánh Cha nói:


Cha, lương thực và sự tha thứ. Đây là ba từ mà Tin Mừng ban cho chúng ta hôm nay. Ba từ này đưa chúng ta đến tận trung tâm của đức tin.

“Cha”. Lời cầu nguyện bắt đầu với từ này. Chúng ta có thể tiếp tục với những từ khác, nhưng chúng ta không thể quên từ đầu tiên này, vì chữ “Cha” là chìa khóa để mở lòng ra cùng Thiên Chúa. Chỉ cần thốt lên từ Cha, chúng ta đã cầu nguyện bằng ngôn ngữ của Kitô Giáo. Là tín hữu Kitô, chúng ta không cầu nguyện với một số thần minh chung chung, nhưng cầu nguyện cùng Thiên Chúa, Đấng trước hết là Cha của chúng ta. Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy nói: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, chứ không phải “Lạy Đức Chúa Trời, Đấng là Cha”. Trước hết mọi sự, trước cả sự vô thủy vô chung của Ngài, Thiên Chúa là Cha chúng ta.

Thiên Chúa là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất (xem Ê-phê-sô 3:15). Ngài là nguồn mạch của tất cả mọi điều thiện hảo và mọi sự sống. Cụm từ “Cha chúng con” tiết lộ căn tính, và ý nghĩa cuộc sống của chúng ta: chúng ta là con trai và con gái yêu dấu của Thiên Chúa. Những lời này phản bác vấn nạn về sự lẻ loi của chúng ta, và cảm thức chúng ta là những kẻ mồ côi. Những lời ấy cho chúng ta thấy những gì chúng ta phải làm: đó là yêu mến Chúa, là Cha chúng ta, và tha nhân, là anh chị em của chúng ta. “Cha chúng con” là lời cầu nguyện của chúng ta, của Giáo Hội. Nó không nói gì về tôi hay những gì của tôi; mọi thứ đều tập trung vào Thiên Chúa (“danh Cha”, “nước Cha”, “ý Cha”). Nó đề cập đến ngôi thứ nhất số nhiều. “Cha của chúng ta”: hai từ đơn giản này cung cấp cho chúng ta một lộ trình cho đời sống tâm linh.

Mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá bắt đầu một ngày hoặc trước bất kỳ hoạt động quan trọng nào, mỗi lần chúng ta nói “Cha chúng con”, chúng ta tái tuyên xưng căn cội của mình. Chúng ta cần những gốc rễ đó trong những xã hội quá thường khi mất gốc của chúng ta. Cụm từ “Cha chúng con” củng cố nguồn gốc của chúng ta. Nơi Cha hiện diện, không ai bị loại trừ; sự sợ hãi và bất định không thể đạt được thế thượng phong. Đột nhiên, chúng ta nhớ đến tất cả những điều thiện hảo vì trong lòng Chúa Cha, chúng ta không phải là những người xa lạ mà là những đứa con trai và con gái yêu quý của Ngài. Ngài không quy tụ chúng ta lại với nhau trong những câu lạc bộ nhỏ, nhưng ban cho chúng ta một cuộc sống mới và làm cho chúng ta trở thành một đại gia đình.

Chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi thưa lên rằng “Cha chúng con”. Lời ấy sẽ nhắc nhở chúng ta rằng không có con trai hay con gái nếu không có Cha, vì vậy không ai trong chúng ta lại có lúc mồ côi trong thế giới này. Nó cũng sẽ nhắc nhở chúng ta rằng Cha chúng ta có những con trai và con gái, vì vậy không ai trong chúng ta là người con đơn độc. Mỗi người trong chúng ta phải chăm sóc cho anh chị em trong gia đình nhân loại. Khi chúng ta nói “Cha chúng con”, chúng ta nói rằng mỗi người đều là một phần của chúng ta, và khi đối mặt với tất cả những sai trái xúc phạm đến Cha của chúng ta, chúng ta, là những con trai và con gái của Người, được mời gọi phản ứng như những anh chị em với nhau. Chúng ta được mời gọi là những người bảo vệ mạnh mẽ gia đình chúng ta, vượt qua mọi sự thờ ơ đối với tất cả anh chị em mình, cũng như đối với mỗi anh chị em của chúng ta. Điều này bao gồm những thai nhi, những người cao niên không thể nói được nữa, những người mà chúng ta thấy khó có thể tha thứ, người nghèo và những người bị ruồng bỏ. Đây là điều mà Chúa Cha yêu cầu chúng ta, thực ra là ra lệnh cho chúng ta phải làm: đó là yêu thương nhau chân thành, như những con trai và con gái giữa các anh chị em với nhau.

Lương thực. Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha lương thực hàng ngày. Không có gì khác: chỉ lương thực mà thôi, nói cách khác, chỉ điều gì là cần thiết cho cuộc sống. Trước hết, lương thực là thứ chúng ta cần hàng ngày để khỏe mạnh và để có thể làm công việc của chúng ta; nhưng bi kịch ở đây là có quá nhiều anh chị em của chúng ta không có. Ở đây tôi muốn nói: Khốn cho những ai đầu cơ lương thực! Lương thực cơ bản mà mọi người cần cho cuộc sống hàng ngày của họ phải đến được với tất cả mọi người.

Xin Cha cho con lương thực hàng ngày cũng là nói rằng: “Lạy Cha, xin giúp con sống một cuộc sống đơn giản hơn”. Cuộc sống đã trở nên quá phức tạp. Ngày nay nhiều người dường như “được bơm lên”, lao mình vun vút từ rạng đông đến hoàng hôn, giữa vô số các cuộc gọi điện thoại và những lời nhắn tin, đến mức không còn thời gian để nhìn thấy khuôn mặt của những người khác, lúc nào cũng căng thẳng với những vấn đề phức tạp và liên tục thay đổi. Chúng ta cần phải chọn một lối sống tỉnh táo, không có những phức tạp không cần thiết. Một lối sống ngược dòng, như lối sống giống của Thánh Aloysius Gonzaga, mà chúng ta mừng kính ngày hôm nay. Lối sống ấy liên quan đến việc từ bỏ tất cả những thứ lấp đầy cuộc sống của chúng ta nhưng làm lòng trí chúng ta ra trống rỗng. Chúng ta hãy chọn sự đơn giản, sự đơn sơ của cơm bánh và qua đó tái khám phá sự can đảm của im lặng và của lời cầu nguyện, là men của một cuộc sống nhân bản đích thực. Chúng ta hãy chọn con người chứ không phải là những thứ của cải. Như thế các mối quan hệ thân tình, không giả trá, mới có thể phát triển được. Chúng ta hãy học một lần nữa cách yêu mến mùi hương quen thuộc của cuộc sống xung quanh chúng ta. Khi còn là một đứa trẻ trong gia đình, nếu một miếng bánh mì rơi xuống bàn, chúng tôi được dạy để nhặt lên và hôn nó. Chúng ta hãy đánh giá cao những điều đơn sơ của cuộc sống hàng ngày: không sử dụng chúng và ném đi, nhưng đánh giá cao và nâng niu chúng.

“Lương thực hàng ngày” của chúng ta, mà chúng ta không được quên, là chính Chúa Giêsu. Không có Người, chúng ta không thể làm gì cả (xem Ga 15: 5). Người là chế độ ăn kiêng bình thường của chúng ta để sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta lại xem Chúa Giêsu như một món ăn phụ. Nếu Ngài không phải là lương thực hàng ngày của chúng ta, trung tâm của thời đại chúng ta, không khí chúng ta hít thở, thì mọi thứ khác đều ra vô nghĩa. Chúa phải là trung tâm điểm, mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Mỗi ngày, khi chúng ta cầu nguyện xin lương thực hằng ngày, chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha, và nhắc nhở chính mình về sự đơn giản của cuộc sống, sự chăm sóc cho những gì xung quanh chúng ta, và đừng quên Chúa Giêsu trong mọi thứ và trước mọi sự.

Tha thứ. Thật không dễ dàng để tha thứ. Chúng ta luôn giữ trong lòng một chút cay đắng hay oán giận, và bất cứ khi nào những người chúng ta đã từng tha thứ lại làm phiền chúng ta, nó lại dâng lên một lần nữa. Tuy nhiên, Chúa muốn sự tha thứ của chúng ta là một món quà. Những lời bình luận của chính Chúa Giêsu về kinh Lạy Cha thật là quan trọng. Ngài nói với chúng ta một cách thẳng thừng rằng: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” (Mt 6: 14-15). Đó là lời bình luận duy nhất Chúa đã đưa ra! Tha thứ là trọng tâm của kinh Lạy Cha. Thiên Chúa giải phóng trái tim của chúng ta khỏi mọi tội lỗi, Ngài tha thứ đến tận cùng. Tuy nhiên, Ngài chỉ yêu cầu nơi chúng ta một điều duy nhất: rằng chúng ta đến lượt mình cũng không mệt mỏi trong việc tha thứ. Ngài muốn mỗi người chúng ta ban một ân đại xá cho những tội lỗi của người khác. Chúng ta nên chụp x-quang rõ rệt trái tim mình, để tìm hiểu xem có gì tắc nghẽn trong chúng ta không, có chướng ngại vật nào khiến chúng ta không thể tha thứ, có những tảng đá nào cần phải được loại bỏ hay không. Sau đó chúng ta có thể nói với Chúa Cha: “Con thấy hòn đá này? Con trao nó cho Chúa và con cầu nguyện cho con người này, cho tình huống đó ngay cả khi con phải vất vả lắm mới tha thứ được, con cầu xin Chúa ban cho con sức mạnh để làm điều đó.”

Sự tha thứ canh tân, và tạo ra những điều kỳ diệu. Thánh Phêrô trải nghiệm sự tha thứ của Chúa Giêsu và trở thành mục tử cho đàn chiên của Ngài. Saulô trở thành Phaolô sau sự tha thứ mà thánh nhân nhận được từ thánh Stêphanô. Được thứ tha bởi Cha chúng ta, mỗi người chúng ta được tái sinh như một sáng tạo mới khi chúng ta yêu mến anh chị em của chúng ta. Chỉ khi đó chúng ta mới mang lại sự mới mẻ cho thế giới của chúng ta, vì không có sự mới lạ nào lớn hơn sự tha thứ, chính sự thứ tha biến được cái ác thành tốt. Chúng ta thấy điều đó trong lịch sử của Kitô giáo. Tha thứ cho nhau giúp chúng ta tái khám phá mình là anh chị em với nhau sau bao nhiêu thế kỷ bất đồng và mâu thuẫn, điều này đã và tiếp tục mang đến cho chúng ta cơ man những điều tốt đẹp! Cha chúng ta vui mừng khi chúng ta yêu mến nhau và chân thành tha thứ cho nhau (xem Mt 18:35). Khi đó, Ngài ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng đừng cố chấp và cứng lòng, đừng liên tục đòi hỏi mọi thứ nơi người khác. Thay vào đó, chúng ta hãy đi bước trước, trong lời cầu nguyện, trong cuộc gặp gỡ huynh đệ, trong các cử chỉ bác ái cụ thể. Như thế, chúng ta sẽ nên giống Chúa Cha hơn, Đấng yêu thương bất kể giá phải trả. Và Ngài sẽ tuôn đổ trên chúng ta Thần khí hiệp nhất.

Cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Cha Morerod và giáo phận Lausanne-Geneva-Fribourg. Ngài nói:

Tôi hết lòng cảm ơn Đức Cha Morerod và cộng đồng giáo phận Lausanne-Geneva-Fribourg. Tôi cảm ơn các bạn về sự chào đón, sự chuẩn bị và những lời cầu nguyện của các bạn. Xin các bạn vui lòng tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Tôi cũng sẽ cầu nguyện cho các bạn, xin Chúa đồng hành cùng bạn trong mọi bước đi, đặc biệt là trên hành trình đại kết. Tôi cũng chào mừng với lòng biết ơn các giám mục Thụy Sĩ và tất cả các giám mục khác hiện diện nơi đây, cũng như các tín hữu đến từ nhiều miền khác nhau của Thụy Sĩ và Pháp, và từ các nước khác nữa.

Tôi cũng chào đón các công dân của thành phố đáng yêu này, nơi đúng sáu trăm năm trước Đức Giáo Hoàng Martin Đệ Ngũ đã lưu trú nơi đây; thành phố này cũng là trụ sở của các tổ chức quốc tế quan trọng, bao gồm Tổ chức Lao động Quốc tế, hiện đang kỷ niệm 100 năm thành lập.

Tôi rất biết ơn Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ vì lời mời thân thiện, sự giúp đỡ và hợp tác không ngừng nghỉ của các vị. Cảm ơn quý vị!

Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Hẹn gặp lại!


Source: Libreria Editrice Vaticana - ECUMENICAL PILGRIMAGE OF HIS HOLINESS FRANCIS TO GENEVATO MARK THE 70th ANNIVERSARY OF THE FOUNDATION OF THE WORLD COUNCIL OF CHURCHESHOLY MASSHOMILY OF HIS HOLINESS Palexpo (Geneva)Thursday, 21 June 2018