Ngày 24-06-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
“Hãy Hiến Tặng Hết Mình”, văn kiện mới nhất của Tòa Thánh về thể thao, Chương Năm: Tiếp theo và hết
Vũ Văn An
18:19 24/06/2018
Những địa điểm thể thao mới

Ngoài ra còn có các trung tâm và công viên thể dục, nơi có thể gặp các thanh thiếu niên, người lớn tuổi và người cao tuổi biết quan tâm đến một nền văn hóa phúc lợi và cởi mở đối với một lối giải thích toàn diện và nhân bản hóa về sự sống, về sự hợp nhất giữa thân xác, linh hồn và tinh thần.

Ngoài các địa điểm thể thao truyền thống, cũng cần lưu ý tới những nơi không chính thức, những nơi người ta, đặc biệt là những người trẻ bác bỏ các bối cảnh có tổ chức và có quy luật, thực hành các loại thể thao mới ở đường phố.

Nguy cơ của những môi trường này là thể thao được thực hành trong “cảnh cô độc”, thích chủ nghĩa cá nhân, nơi không có mục đích giáo dục hoặc xã hội. Hơn nữa, hiện nay điều chủ yếu là có một cuộc đối thoại tích cực với các phương tiện truyền thông thể thao và thể thao điện tử.

5.4 Chăm sóc các người làm việc mục vụ cho thể thao

Không có việc chăm sóc mục vụ thể thao nào mà không có một chiến lược giáo dục. Điều này liên hệ đến vai trò tích cực của mọi người đã chọn phục vụ Giáo Hội qua thể thao, nhiều cách khác nhau. Thể thao cần các nhà giáo dục chứ không chỉ là các nhà cung cấp dịch vụ. Chăm sóc mục vụ qua thể thao không thể tùy hứng, nhưng cần những người được huấn luyện và có động lực để tái khám phá ý nghĩa thể thao trong một bối cảnh giáo dục và can dự vào việc phục vụ một viễn kiến Kitô giáo về thể thao.

Các nhà giáo dục thể thao

Khi nói đến thể thao, các huấn luyện viên, trọng tài, giáo viên và người quản lý đóng một vai trò quan trọng đối với các thái độ của cầu thủ hoặc vận động viên. Một kế hoạch huấn luyện tinh thần / mục vụ có liên quan cho họ, do đó, sẽ đóng một vai trò chủ chốt trong việc nhân bản hóa thể thao. Thực thế, hầu hết trong số họ luôn tìm kiếm kế hoạch tốt nhất, toàn diện nhất và độc đáo cho cầu thủ của họ.



Giáo Hội cần mở một cuộc đối thoại với các cơ quan huấn luyện thể thao, hợp tác với họ hoặc cổ vũ các đường huấn luyện bổ sung về các khía cạnh mục vụ của thể thao. Kế hoạch mục vụ có thể bao gồm các tư liệu, các tương tác một đối một và những buổi tập huấn chuyên biệt hóa cho các huấn luyện viên thể thao nào liên quan đến việc hướng dẫn trên bình diện tâm linh / giáo hội, giúp họ có khả năng làm nhân chứng, “loan báo Chúa Giêsu Kytô bằng lời nói và hành động của họ, nghĩa là biến mình thành một công cụ để Người hiện diện và hành động trong thế giới” [76].

Gia đình và cha mẹ

Đối thoại với gia đình, đặc biệt là với cha mẹ, trở thành một khía cạnh chủ yếu trong việc cổ vũ một nền chăm sóc mục vụ hữu cơ và liên tục đặc biệt nhắm vào trẻ em và thanh thiếu niên. Điều quan trọng là các gia đình phải biết và chia sẻ các mục tiêu giáo dục và mục vụ. Điều này không có nghĩa đề xuất thể thao phải là một đề xuất tuyên tín, nhưng chắc chắn nó không thể là một đề xuất trung lập đối với quan điểm về các giá trị. Do đó, điều chủ yếu là tạo ra những buổi hội họp và thảo luận với cha mẹ, làm cho họ nhận thức được mục tiêu của khóa huấn luyện được đề ra, chia sẻ các ưu tiên giáo dục với họ, làm họ biết họ phải tham gia một cách có ý thức, tôn trọng các vai trò của các huấn luyện viên và người quản lý thể thao .

Các thiện nguyện viên

Thế giới thể thao đã lớn mạnh và phát triển nhờ sự đóng góp chiến lược của các thiện nguyện viên. Các thiện nguyện viên đóng một vai trò căn bản vượt ra ngoài phạm vi kỹ năng kỹ thuật và tổ chức. Bằng các quyết định và chứng từ của mình, họ giữ cho nền văn hóa hiến tặng và phong thái cho không luôn sống động; họ giúp thể thao duy trì định hướng phục vụ người khác, không chỉ tập chú vào chiều kích kinh tế và hành chánh. Những người này cần một việc đồng hành có thể giúp họ lớn mạnh, củng cố các động lực của họ và tích hợp chúng một cách hài hòa vào cơ cấu tổ chức thể thao.

Các linh mục và người thánh hiến



Sự hiện diện mục vụ của các linh mục và những người thánh hiến trong lĩnh vực thể thao phải thể hiện vai trò của họ trong việc tạo điều kiện cho mục đích giáo dục thể thao và việc đồng hành tâm linh với các vận động viên. Vai trò này không thể được nêu rõ bằng các thuật ngữ “tri thức ” trừu tượng tách rời khỏi cuộc sống hàng ngày. Thế giới của thể thao là một thế giới chào đón, nhưng nó kêu gọi các nhà lãnh đạo mục vụ phải có sự hiện diện tập chú và tôn trọng và ý thức rõ các động lực, các vai trò và kỹ năng chuyên biệt cần thiết cho thể thao.

Điều quan trọng là việc chăm sóc mục vụ thể thao phải được lồng vào việc đào tạo các ứng viên chức linh mục và những ứng viên này có cơ hội thực hành thể thao trong lúc ở chủng viện. Trong nhiều chủng viện khắp thế giới, họ đã đang sử dụng "các thực hành tốt nhất" về thể thao trong các học viện của họ, đôi khi một cách có tổ chức cao để truyền giáo.

5.5 Một số yếu tố căn bản để lập kế hoạch mục vụ qua thể thao

Vẻ đẹp của thể thao để phục vụ giáo dục

Thể thao là một thiện ích mục vụ phải được cổ vũ tốt. Thể thao có các quy tắc, tính đặc thù, vẻ đẹp của nó và chúng ta được kêu gọi cổ vũ thể thao bằng cách tận dụng tối đa phẩm chất kỹ thuật và tổ chức. Tuy nhiên, vẻ đẹp của hoạt động thể thao, phẩm chất giảng dạy kỹ thuật và hiệu năng tổ chức không phải là các mục đích ngay trong chúng.



Thể thao tạo ra các niềm đam mê và cảm xúc mạnh mẽ, nhưng nhiệm vụ của hành động mục vụ không dừng lại ở bình diện xúc cảm, nhưng là tạo ra một hiệu quả lâu bền, có khả năng trở nên sâu sắc và lâu bền trong cuộc sống hàng ngày. Nhiệm vụ mục vụ thể thao là chào đón, đồng hành, hướng dẫn và đem lại lý do để hy vọng và tin tưởng. Đó là một con đường không kết thúc trong một biến cố, nhưng đòi hỏi sự liên tục và phải tạo ra một tác động đối với cuộc sống hàng ngày.

Thể thao để xây dựng lại hiệp ước giáo dục

“Chỉ có thể thay đổi được thế giới khi chúng ta thay đổi giáo dục”. Để có một tác động cụ thể, một dự án chăm sóc mục vụ thể thao phải là một dự án liên kết với các cơ quan giáo dục địa phương, khởi đầu với các gia đình, trường học và các định chế công cộng. Nếu chúng ta muốn ảnh hưởng đến diễn trình giáo dục, ủy thác trách nhiệm giáo dục cho những người làm việc trong các hầm chứa (silo) không hề có liên hệ với nhau là không đủ. “Chúng ta cần kết hợp các nỗ lực của mọi người cho giáo dục. Cần cải cách hài hòa hiệp ước giáo dục, vì chỉ bằng cách này, nghĩa là nếu tất cả những người phụ trách giáo dục con cái và thanh niên của chúng ta cùng làm việc với nhau, giáo dục mới có thể thay đổi”[78]. Trong công trình này, Giáo Hội phải làm việc một cách chặt chẽ và tôn trọng với các nhà chức trách có thẩm quyền để đem viễn kiến của mình về một nền văn hóa thể thao phục vụ con người, vốn là một tạo vật yêu quý được dựng nên giống hình ảnh và họa ảnh của chính Thiên Chúa, đến kết quả.

Thể thao để phục vụ nhân loại



Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh đến “Tính tương đối của thể thao so với tính ưu việt của con người nhân bản, để giá trị phụ đới của thể thao được nhấn mạnh trong dự án sáng tạo của Thiên Chúa. Do đó, cũng nên nhìn thể thao trong các động lực phục vụ, chứ không phải trong lợi nhuận. Nếu người ta luôn nhớ tới các mục tiêu nhân bản hóa, họ không thể không cảm thấy nhiệm vụ không thể thiếu là biến đổi thể thao ngày càng trở thành một công cụ để nâng con người lên cao, hướng tới mục tiêu siêu nhiên mà họ vốn được kêu gọi”[79].

Điều trên có nghĩa: một kế hoạch mục vụ phải dành tính ưu việt cho con người nhân bản, vốn có sự hợp nhất diệu kỳ giữa thể xác, linh hồn và tinh thần. Thể thao phải được cổ vũ và thực hành với sự tôn trọng cao nhất đối với con người và hướng tới sự phát triển toàn diện của họ. Không thể giản lược vận động viên xuống hàng một công cụ đơn thuần được sử dụng để đạt các thành quả thể thao mà ngày nay, có lúc, gắn liền với các mục tiêu kinh tế và chính trị quan trọng.

Trò chơi như căn bản của thể thao

Thể thao là một phân loại của trò chơi và việc chơi là căn bản của thể thao, ở mọi bình diện. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói, “Điều quan trọng là thể thao vẫn mãi là một trò chơi! Chỉ bằng cách mãi là một trò chơi, nó mới có ích cho cơ thể và tinh thần” [80]. Điều đặc biệt quan trọng là thể thao mãi là một trò chơi dành cho giới trẻ trong các bối cảnh giáo dục. Suy nghĩ về hướng đi mà giáo dục nên theo hiện nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “chúng ta phải khám phá chiều sâu của con người, sức khỏe căn bản, khả năng thoải mái vui chơi, có khả năng sáng tạo để chơi. Sách Khôn Ngoan nói rằng Thiên Chúa vui chơi, Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa vui chơi. Tái khám phá ra trò chơi như một kinh nghiệm giáo dục, để giáo dục không còn đơn thuần chỉ là thông tri nữa, nhưng là óc sáng tạo trong lúc chơi. Tái khám phá khía cạnh vui chơi này cho phép chúng ta phát triển trong óc sáng tạo và trong việc làm chung” [81].



Tinh thần đồng đội ngược với chủ nghĩa duy cá nhân


Điều đã được nhấn mạnh trong suốt văn kiện này là trong khi tham gia thể thao, người ta “thưởng thức được cái đẹp của tinh thần đồng đội, một điều hết sức quan trọng trong cuộc sống” [82]. Thuộc về một câu lạc bộ thể thao có nghĩa là bác bỏ mọi hình thức cá nhân chủ nghĩa, lòng vị kỷ và sự cô lập và dành "cơ hội để gặp gỡ và hiện diện bên cạnh nhiều người khác, để giúp đỡ lẫn nhau, để thi đua trong sự qúi mến lẫn nhau và lớn lên trong tình huynh đệ" [83]. Kinh nghiệm thể thao đương nhiên phát huy động lực tình bạn và việc sống chung, những điều nếu được vun trồng và trân quí có thể vượt quá các ranh giới của các lĩnh vực và đấu trường thể thao và trở thành cơ hội cho các mối tương quan có ý nghĩa và lâu bền.

Thể thao cho mọi người



Thể thao có tính tương cảm (empathic) và tập hợp mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội, tạo ra một nền văn hóa gặp gỡ. Nó phải bác bỏ nền văn hóa vứt bỏ và phải cởi mở, chào đón và hòa nhập. Thể thao cũng nên cho phép việc tích nhập tính đa dạng trong các khả năng. “Mọi người nên chơi, không phải chỉ là những người có khả năng nhất, với những lợi điểm và hạn chế của mỗi người, nhưng thực ra, nên tập chú vào những người kém may mắn, như Chúa Giêsu từng làm” [84]. Bằng cách này, “thể thao trở thành một việc phục vụ đích thực cho sự lớn mạnh của cộng đồng”[85].

Viễn kiến sinh thái về thể thao

Thời đại chúng ta đang trải qua không đơn giản là một thời đại của những thay đổi, nhưng nó là sự thay đổi của một thời đại, một sự thay đổi được gia tốc bởi các cuộc cách mạng kỹ thuật và kỹ thuật số. Giới trẻ đang lớn lên ngày nay bị ảnh hưởng sâu đậm bởi các cuộc cách mạng này, và chính thể thao cũng bị chúng ảnh hưởng. Sự hiện diện của thể thao điện tử (e-Sports) và các hình thức mới của việc dùng chất kích thích, những hình thức lệ thuộc các đổi mới kỹ thuật và y khoa, chỉ là đỉnh tảng băng sơn của một hiện tượng đang càng ngày càng thấm sâu hơn vào thể thao.

Dù các cuộc cách mạng kỹ thuật và kỹ thuật số mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại và ta rất đúng khi ăn mừng những điều này, nhưng mô hình kỹ thuật đang thịnh hành cũng có các tác động tiêu cực của nó. Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, những điều vừa kể khá hiển nhiên trong một số triệu chứng, "như suy thoái môi trường, lo âu xao xuyến, mất mục đích cuộc sống và lối sống cộng đồng" [86].



Thể thao trong bối cảnh này có thể phản văn hóa ở chỗ nó cung cấp cho giới trẻ cơ hội gặp mặt đối mặt với những người trẻ khác, những người, đôi khi, có những bối cảnh rất khác với chính họ. Trong khi chơi trong một đội, họ học được cách đối phó với việc tranh chấp lẫn nhau một cách trực tiếp, trong khi tham gia vào một hoạt động rất có ý nghĩa đối với họ. Họ cũng có cơ hội chơi đua với giới trẻ từ các khu vực khác trong cộng đồng, từ nước họ hoặc từ thế giới và nhờ vậy mở rộng phạm vi tiếp xúc nhân bản. Những kinh nghiệm như thế có thể giúp người trẻ nhận ra rằng họ là một phần của một điều gì lớn hơn bản thân họ và là một phần của điều mang lại ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của họ.

Kết luận

Thể thao là một bối cảnh trong đó nhiều bạn trẻ và những người khác thuộc mọi nền văn hóa và truyền thống tôn giáo đều học cách hiến tặng hết sức mình. Những loại kinh nghiệm này có thể được dùng làm “tín hiệu của siêu việt” [87]. Văn kiện này đã chứng tỏ các trải nghiệm mà người ta có khi tham gia thể thao – trải nghiệm niềm vui, gặp gỡ những người khác với chính mình và xây dựng cộng đồng, lớn mạnh trong các nhân đức và tự vượt quá bản thân mình - cũng có thể dạy chúng ta một điều gì đó về con người nhân bản và số phận của họ.

Trong bài nói chuyện với Trung tâm thể thao Ý năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã động viên những người nghe ngài và khuyến khích chúng ta hôm nay hãy hiến tặng hết sức mình, không chỉ trong thể thao, mà cả trong các lãnh vực khác của cuộc sống: “Là những nhà thể thao, tôi mời gọi các bạn không những vui chơi, như các bạn đã làm, nhưng còn một điều khác hơn: hãy thách thức chính các bạn trong trò chơi cuộc sống như các bạn đang ở trong trò chơi thể thao. Hãy thách thức chính các bạn trong việc mưu cầu điều tốt, cả trong Giáo Hội lẫn ngoài xã hội, không sợ sệt, một cách can đảm và hứng khởi. Hãy tham gia với những người khác và với Thiên Chúa; Đừng an phận với “trói buộc” tầm thường, hãy hiến tặng hết mình, dành cuộc sống của các bạn vào những gì thực sự quan trọng và tồn tại mãi mãi” [88].

_______________________________________________________________________________________________________
[1] Gaudium et Spes, 1.
[2] Đức Phanxicô, Diễn Văn với Liên Đoàn Quần Vợt Ý, 8 tháng Năm 2015.
[3] Xem D. Vanysacker, The Catholic Church and Sport. A burgeoning territory within historical Research! Revue d’histoire ecclésiastique. Louvain Journal of Church History 108 (2013), 344-356.
[4] Đức Gioan Phaolô II, Bài Giảng dịp Năm Thánh Đấng Cứu Chuộc, 12 tháng Tư 1984.
[5] Đức Phanxicô, Diễn Văn với các thành viên của Ủy Ban Thế Vận Âu Châu, 23 tháng Mười Một 2013.
[6] Trong bối cảnh Hoa Kỳ, theo J. Stuart Weir, ngành tuyên úy thể thao trong các môn thể thao chuyên nghiệp bắt đầu với thừa tác vụ Kitô Giáo cạnh các cầu thủ NFL từ giữa thập niên 1960. Ngoài ra, ông viết rằng John Jackson là tuyên úy đầu tiên được chính thức bổ nhiệm cho một câu lạc bộ túc cầu tháng Ba 1962. J. Stuart Weir, “Sports Chaplaincy: A Global Overview” in: Sports Chaplaincy: Trends, Issues and Debates. Ed. by A. Parker, N.J. Watson and J.B. White. London 2016.
[7] Đức Piô XII, Diễn văn với Các Nhà Thể Thao Ý, 20 tháng Năm 1945.
[8] Đức Phaolô VI, Diễn văn với các thành viên của Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế, 28 tháng Tư 1966.
[9] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với các tham dự viên Hội Nghị Toàn Quốc của Hội Đồng Giám Mục Ý, 25 tháng Mười Một 1989.
[10] Xem P. Kelly SJ, Catholic perspectives on sports. From Medieval to modern times, Mahwah, NJ 2012.
[11] Xem A. Stelitano, A.M. Dieguez & Q. Bortolato, I Papi e lo sport, 4-5.
[12] Conferenza Episcopale Italiana, Sport e Vita cristiana, n.32.
[13] Đã dẫn. n. 11.
[14] Đức Gioan Phaolô II, Bài Giảng dịp Năm Thánh Đấng Cứu Chuộc, 12 tháng Tư 1984.
[15] P. Gummert, “Sport”, in: Brill’s New Pauly. Ed. by H. Cancik and H. Schneider, English Edition by: Christine F. Salazar, Classical Tradition volumes.
[16] Đức Gioan Phaolô II, Bài Giảng dịp Năm Thánh dành cho Người Thể Thao 29 tháng Mười 2000.
[17] Xem P. Kelly, Catholic Perspectives on Sports: From Medieval to Modern Times, Mahwah, NJ 2012.
[18] W. Behringer, Kulturgeschichte des Sports: Vom antiken Olympia bis ins 21. Jahrhundert, München 2011, 198-238.
[19] Đã dẫn., 257.
[20] Xem N. Müller, “Die olympische Devise ‘citius, altius, fortius’ und ihr Urheber Henri Didon”, in: Wissenschaftliche Kommission des Arbeitskreises Kirche und Sport (ed.), Forum Kirche und Sport 2, Düsseldorf 1996, 7-27.
[21] Xem D. Vanysacker, “The Attitude of the Holy See Toward Sport During the Interwar Period (1919–39)”, in Catholic Historical Review 101 (2015) 4, 794-808; cũng nên xem D. Vanysacker, “La position du Saint-Siège sur la gymnastique féminine dans l’Allemagne de L’entre-deux-guerres (1927-1928) à partir de quelques témoignages tirés des archives des nonciatures de Munich et Berlin” to appear in Miscellanea Pagano.

[22] Xem C. Hübenthal, “Morality and Beauty: Sport at the Service of the Human Person”, in Sport and Christianity: A Sign of the Times in the Light of Faith, ed. by K. Lixey, C. Hübenthal, D. Mieth & N. Müller, Washington DC 2012, 61-78.
[23] Xem H. Reid, Introduction to the Philosophy of Sport, Lanham, MA 2010, 180-185.
[24] Đức Phanxicô , Evangelii gaudium nn. 234,236.
[25] Trong cùng một đường hướng, sử gia thể thao Allen Guttmann áp dụng các phân biệt nhị phân để định nghĩa thể thao. Ông bắt đầu với phạm trù trò chơi (play), sau đó tiếp diễn với việc xác định thể thao như là trò chơi có tổ chức (= games), các cuộc chơi thi đấu (=contests), thi đấu thể lý (= sports). Xem A. Guttmann, A Whole New Ball Game: An Interpretation of American Sports, Chapel Hill – London 1988.
[26] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với Các Đội Túc Cầu Ý và Á Căn Đình, 25 tháng Năm 1979.
[27] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với Ủy Ban Thế Vận Ý 20 tháng Mười Hai 1984.
[28] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với Các Quản Trị Viên và Vận Động Viên đội túc cầu Milan, 12 tháng Năm 1979.
[29] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với Hội Nghị Quốc Tế về chủ đề “Trong thời gian năm thánh: khuôn mặt và linh hồn của thể thao” 29 tháng Mười 2000.
[30] Xem Mt 7:13-14.
[31] Tiếp nhận bởi Pierre de Coubertin, sáng lập viên Các Trò Chơi Thế Vận Hiện Đại cuối thế kỷ 19.
[32] Đức Phanxicô, Diễn văn với các tham dự viên Cuộc Gặp Gỡ IV do Scholas Occurrentes cổ vũ, 5 tháng Hai 2015.
[33] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với đội túc cầu quốc gia Mễ Tây Cơ, 3 tháng Hai 1984.
[34] Đức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với các thành viên của đội trượt tuyết Núi Alps Áo, 6 tháng Mười 2007.
[35] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của FIFA, 11 tháng Mười Hai 2000.
[36] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của các hiệp hội thể thao dịp Kỷ Niệm năm thứ 70 ngày thành lập Trung Tâm Thể Thao Ý 7 tháng Sáu 2014.
[37] Xem J. Parry, S. Robinson, N. Watson and M. Nesti, Sport and Spirituality: An introduction, London 2007.
[38] Đức Gioan Phaolô II, Bài giảng dịp Năm Thánh dành cho nhà thể thao, 29 tháng Mười 2000.
[39] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với các đại biểu câu lạc bộ leo núi Ý, 26 tháng Tư 1986.
[40] Xem J. Pieper, About Love, Chicago, 1974.
[41] Đức Phanxicô, Evangelii gaudium, n.1.
[42] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với các vận động viên các giải vô địch thể dục thế giới ở Rôma, 2 tháng Chín 1987.
[43] Gaudium et spes, n. 61
[44] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với các vận động viên các giải vô địch thể dục thế giới ở Rôma, 2 tháng Chín 1987.
[45] 1Cr 12:21-27.
[46] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với phái đoàn của đội túc cầu “Real Madrid Club de Futbol”, 16 tháng Chín 2002.
[47] Đức Phanxicô, Evangelii gaudium, n. 59.
[48] Đức Bênêđíctô XVI, Kinh Truyền Tin, 8 tháng Bẩy 2007.
[49] Xem Hợp Tuyển Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, n. 194.
[50] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với phái đoàn của đội túc cầu “Futbol Club Barcelona”, 14 tháng Năm 1999.
[51] Đức Phanxicô, Diễn văn với Liên Đoàn Quần Vợt Ý, Đại Sảnh Phaoô VI, 8 tháng Năm 2015.
[52] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với phái đoàn đội túc cầu “A.S. Roma”, 30 tháng Mười Một 2000.
[53] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của Ủy Ban Thế Vận Âu Châu, 23 tháng Mười Một 2013.
[54] Đức Phanxicô, Amoris laetitia, 267.
[55] Gaudium et spes, 12.
[56] Xem H. Gumbrecht, In Praise of Athletic Beauty, Cambridge 2006.
[57] Gaudium et spes, n. 9.
[58] Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica, Part 1, Question 1, Article 8, Response to Objection 2.
[59] Đức Phanxicô, Diễn văn với đội túc cầu Fiorentina và Napoli và phái đoàn Liên Đoàn Túc Cầu Ý và Serie A League, 2 tháng Năm 2014.
[60] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của Ủy Ban Thế Vận Âu Châu, 23 tháng Mười Một 2013.
[61] Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Huấn Thị về tự do và giải phóng Kitô Giáo “Chân lý làm chúng ta tự do”, 22 tháng Ba 1986.
[62] Đã dẫn
[63] Xem D. Meggysey, Out of Their League, Berkeley, CA 1970, p. 231.
[64] Xem E. Erikson, Identity and the Life Cycle, New York 1980.
[65] Conferenza Episcopale Italiana, “Sport e Vita Cristiana”, n. 43.
[66] Đức Phanxicô, Bài giảng trong thánh lễ với các tân Hồng Y, 15 tháng Hai 2015.
[67] Đức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với Giáo Triều Rôma, 21 tháng Mười Hai 2009.
[68] Đã dẫn.
[69] Đức Phanxicô, Diễn văn với các tham dự viên Hội Nghị Thế Giới “Giáo Dục ngày nay và ngày mai: Một niềm say mê đổi mới”, Đại sảnh Phaolô VI, 21 tháng Mười Một 2015.
[70] Đã dẫn.
[71] Đức Phanxicô, Diễn văn với các ham dự viên Hội Nghị “Thể Thao để Phục Vụ Nhân Loại”, 5 tháng Mười 2016.
[72] Xem N.J. Watson & A. Parker (Ed.), Sports, Religion, and Disability. New York, 2015.
[73] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của các hiệp hội thể thao dịp Kỷ Niệm năm thứ 70 ngày thành lập Trung Tâm Thể Thao Ý 7 tháng Sáu 2014..
[74] Tài tử ở đây có ý chỉ một vận động viên tham dự vì lòng yêu thể thao, chứ không phải chỉ vì tiền.
[75] Đức Phanxicô, Diễn văn với phái đoàn các dội túc cầu quốc gia của Á Căn Đình và Ý, 13 tháng Támt 2013.
[76] Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Lưu Ý Tín Lý về một số khía cạnh của Phúc Âm Hóa số 2, 3 Tháng Mười Hai 2007.
[77] Đức Phanxicô, Diễn văn với các tham dự viên Cuộc Gặp Gỡ IV do Scholas Occurrentes cổ vũ, 5 tháng Hai 2015.
[78] Đã dẫn.
[79] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với các tham dự viên trong Hội Nghị Toàn Quốc của Hội Đồng Giám Mục Ý, 25 tháng Mười Một 1989.
[80] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của các hiệp hội thể thao dịp Kỷ Niệm năm thứ 70 ngày thành lập Trung Tâm Thể Thao Ý 7 tháng Sáu 2014.
[81] Đức Phanxicô, Diễn văn với các tham dự viên Cuộc Gặp Gỡ IV do Scholas Occurrentes cổ vũ, 5 tháng Hai 2015.
[82] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của các hiệp hội thể thao dịp Kỷ Niệm năm thứ 70 ngày thành lập Trung Tâm Thể Thao Ý 7 tháng Sáu 2014.
[83] Đã dẫn.
[84] Đã dẫn.
[85] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn với phái đoàn của đội túc cầu “Juventus”, 23 tháng Ba 1991.
[86] Đức Phanxicô, Laudato si’ nn. 107, 108, 110.
[87] Xem P.L. Berger, A Rumour of Angels: Modern Society and the Rediscovery of the Supernatural, New York 1969.
[88] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của các hiệp hội thể thao dịp Kỷ Niệm năm thứ 70 ngày thành lập Trung Tâm Thể Thao Ý 7 tháng Sáu 2014.

[Bản Văn Gốc: tiếng Anh]
 
Tôn giáo ngày càng bị cấm cách trên thế giới.
Giuse Thẩm Nguyễn
22:52 24/06/2018
(EWTN News/CNA) Theo một tường trình vừa được phổ biến của viện nghiên cứu Pew thì những hạn chế của chính quyền về tôn giáo tiếp tục gia tăng trên toàn cầu vào năm 2016 dẫn đến căng thẳng tôn giáo với các đảng phái và các tổ chức chủ nghĩa dân tộc.

Bản tường trình viết “Điều này đánh dấu năm thứ hai trong một loạt gia tăng việc hạn chế tôn giáo trong mức độ tổng quát bị áp đặt bởi chính quyền hay các tổ chức khác trong 198 quốc gia được nghiên cứu của viện.”

Cuộc nghiên cứu khám phá ra rằng 42 phần trăm các quốc gia đã có việc hạn chế về tôn giáo ở mức độ cao, bao gồm những hành động thù nghịch bởi chính quyền hay các tổ chức khác. Con số đã gia tăng từ 40 phần trăm vào năm 2015 và 29 phần trăm và năm 2007.

“Điều này đánh dấu con số lớn nhất những quốc gia trong danh sách đứng đầu kể từ khi trung tâm nghiên cứu Pew bắt đầu phân tích những cấm cách đối với tôn giáo vào năm 2007.”

“Những nước có mức độ cấm cách “cao” và “rất cao” từ phía chính quyền…tăng từ 25 phần trăm vào năm 2015 tới 28 phần trăm vào na9m 2016. Trong khi những nước có mức đô quấy phá “cao” và “rất cao” từ phía những tổ chức thù địch với tôn giáo… thì vẫn giữ nguyên mức độ vào năm 2016 là 27 phần trăm.

Những nước ở Trung Đông và Bắc Mỹ thì có mức độ cấm cách tôn giáo trung bình cao nhất từ phía chính quyền, trong khi các nước ở Âu Châu và Mỹ Châu thì chỉ ở từng khu vực có mức đô trung bình gia tăng từ phía những tổ chức thù địch tôn giáo.

Ngoài ra, bản nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của những nhóm dân tộc chủ nghĩa trong việc làm tăng sự cấm cách tôn giáo, nhất là những vùng có nhóm sắc tộc đặc biệt và các người tiểu số có tôn giáo.

“Trong nhiều quốc gia, hạn chế về tôn giáo được cho là hậu quả những hành động của các viên chức chính phủ, những nhóm xã hội hay những cá nhân theo chủ nghĩa dân tộc.”

Vào khoảng 11 phần trăm trong các quốc gia mà các hoạt náo viên chính phủ, chính khách.. “ đã từng dùng chủ nghĩa dân tộc hay chống lại việc di dân hay người thiểu số, để nhắm tới mục tiêu là các nhóm tôn giáo trong nước của họ vào năm 2016” làm tăng 5 phần trăm so với năm trước.

Các nước Âu Châu trải nghiệm cái kiểu này mạnh mẽ nhất, với khoảng 33 phần trăm có những đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, có những tuyên bố chống lại người thiểu số theo đạo, trong khi đó thì ở các nước Châu Á Thái Bình Dương cũng có những trải nghiệm tương tự.

“Đại loại là những nhóm hay cá nhân chủ nghĩa dân tộc này tìm cách giảm bớt việc nhập cư của các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số, hay kêu gọi những nỗ lực nhằm đán áp hay loại trừ những nhóm tôn giáo đặc biệt, với danh nghĩa là bảo vệ chủng tộc chính hay nhóm tôn giáo nào đó mà họ cho là bị đe dọa hay bị tấn công.”

Thêm vào nữa, có sự gia tăng 5 phần trăm ở các nước mà các nhóm được tổ chức nhằm mục đích gây ảnh hưởng đời sống công cộng do chi phí của một tôn giáo.

Những mục tiêu phổ biến nhất đối với những hạn chế về tôn giáo là Hồi Giáo, Kitô giáo và Do Thái giáo.

“Nhìn vào những nhóm tôn giáo, sự quấy nhiễu của chính quyền và các nhóm xã hội khác đối với thành viên của hai nhóm lớn nhất thế giới là Kitô giáo và Hồi giáo, vẫn tiếp tục lan rộng trên khắp thế giới. Cả hai nhóm tôn giáo đều trải nghiệm sự gia tăng nhanh chóng con số các nước quấy nhiễu họ vào năm 2016.”

Cuộc nghiên cứu này, bao gồm 198 quốc gia nghĩa là 99.5 phần trăm các nước trên thế giới, được thực hiện qua cuộc nghiên cứu hàng năm các hạn chế về tôn giáo trên thế giới của viện Pew, phân tích “mức độ can thiệp của chính quyền và các tổ chức xã hội trên thế giới đối với niềm tin và thực hành tôn giáo.”

Những mức độ này được đo bởi những luật và chính sách của chính quyền, bởi những hành đông của các cá nhân hay các nhóm hận thù chống lại tôn giáo, bao gồm cả xung đột vũ trang và khủng bố. Quấy nhiễu các nhóm tôn giáo được thu thập qua dữ liệu liên quan đến tấn công thể xác hay lời nói, bắt bớ, giam giữ, xúc phạm các nơi thờ tự và phân biệt đối xử chống lại các nhóm tôn gáo qua việc làm, giáo dục và nhà ở.

Năm 2016 là năm mới nhất mà dự kiện đang có sẵn.


Source: EWTN News Study finds mounting globbal restrictions on religion
 
Top Stories
Priest demands justice for detained parishioner
J.B. An Dang
23:08 24/06/2018
A video showing a priest in his clerical cassock staging a protest at a police detention center has gone viral among Vietnamese netizens since Friday.

Despite great fears of brutal repression blanketing the society, on June 19, Father Joseph Nguyễn Duy Tân, pastor of Thọ Hòa parish in Đồng Nai province, came to the police detention center of Biên Hòa, 30km North of Sàigòn, to demand the immediate release of a laywoman who went missing 10 days ago.

Police, themselves, seemed to get shocked at his courage.

The last time Phạm Ngọc Hạnh, a mother of five, was seen in public was on June 10, participating in a peaceful protest at Đồng Nai’s central park. Footage of the protest posted on social media networks shows Hạnh being beaten and dragged on the street by a group of plain-clothed men. She has remained incommunicado since.

The priest accused police of violently attacking and arbitrarily detaining a peaceful woman who just wanted to express legally her opposition against the new cyber security law and new special administrative-economic units that for many represent a sell-out to China.

Thousands have been arrested after demonstrations on June 10 in the country where the ruling Communist Party retains tight media censorship and tolerates little criticism.

Father Tân’s protest was to no avail and has attracted criticisms from state-run outlets. However, “it’s a beautiful image of a bravery shepherd who dares to care for his flock amidst one the most difficult moments in the history of the nation,” said Fr. Paul Van Chi Chu, spokesperson of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media.

Father Tân, 50, himself, has also been a victim of repression. Two weeks earlier, he was stopped at Tân Sơn Nhất International Airport by public security officers when he was going to get on board a plane to Malaysia with 24 other priests of Xuân Lộc Diocese.

He was told “not allowed to travel abroad at the request of the Public Security Department of Đồng Nai province.”

“I doubted that the reason could result from my talk to European Union representatives at a meeting in a pagoda on May 16,” said Fr. Tân.

At the meeting with German ambassador and representatives of U.N. High Commissioner for Human Rights, Fr. Tân, along with representatives of other religions, accused the regime of arbitrarily violating his people’s human rights.

The authorities have been keeping a watchful eye over the parish priest of Thọ Hòa for quite some time because of his support for democracy and freedom.

On 4 September 2017, the priest was attacked by members of the pro-government Red Flag group (Hội Cờ Đỏ) who have tried to stifle the social activities of the Catholic community.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phong trào Cursillo Ngành Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
04:16 24/06/2018
Melbourne, vào lúc 2 giờ chiều Ngày 23/6/2018. Tại Nhà thờ Thánh Giuse Collingwood, thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Thánh Giá Phương Nam. Phong trào Cursillo Tổng Giáo phận Melbourne Ngành Việt Nam đã mừng bổn mạng, nhân Lễ trọng kính hai Thánh Phaolo và Phê Rô tông đồ.

Xem hình

Trước khi dâng lễ do Linh mục Hoàng Kim Huy là Linh giám của ngành chủ tế. Mọi người được mời ra trước tiền đình nhà thờ, nơi có tấm bảng ghi Phong trào Cursillo Ngành Việt Nam TGP Melbourne mừng bổn mạng Thánh Phaolo. Chào mừng quan khách. Mọi người từ khắp nơi đã hội tụ về đây rất đông, với đủ mọi thành phần già trẻ. Để đánh dấu ngày lễ bổn mạng, mọi người được mời gọi chụp chung tấm hình họp mặt, và sau đó, rước kiệu ảnh Thánh Phao Lô vào trong thánh đường dâng lễ.

Mở đầu thánh lễ, trong phẩm phục mầu đỏ, Linh mục Hoàng Kim Huy nói: Mặc dù vào Thứ Sáu tuần tới 29/6/2018 mới là lễ trọng kính hai Thánh Phê Rô và Phaolo tông đồ. Nhưng chúng ta cũng được phép dâng lễ hôm nay để kính các Ngài.

Trong bài chia sẻ. Linh mục Linh giám Phong trào Cursillo đã nói về Thánh Phaolo. Tuy không phải là phân biệt đẳng cấp, nhưng giáo hội cũng chia ra các lễ như: lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ. Và hai thánh tông đồ cả được đứng vào phần lễ trọng. Nói về Thánh Phaolo, nhiều người đã nói Thánh Phaolo trở lại. Sai, vì Thánh Phaolo không theo làm môn đệ Chúa Giê Su rồi bỏ đi, và nay trở lại. Mà chính ra là Thánh Phaolo đã được Thiên Chúa biến cải từ một người chống đối đạo Chúa và trở thành một tông đồ rất nhiệt thành đi loan báo tin mừng.

Hạnh phúc cho phong trào Cursillo đã chọn Thánh Phaolo làm bổn mạng, để làm muối, làm men. Tuy âm thầm, không phô trương nhưng lại hoạt động rất mạnh để truyền giảng tin mừng tại những hội đoàn mà người hội viên Cursillo sinh hoạt. Theo đúng gương của Thánh Phaolo bổn mạng của phong trào.

Sau lễ, Ông Đặng Cao Thắng đã lên cám ơn Cha Linh giám. Đã giúp phong trào rất nhiều trong việc tổ chức mừng bổn mạng hôm nay. Và cũng như những sinh hoạt của phong trào hằng năm vào mỗi ngày mừng bổn mạng. Một buổi sinh hoạt vui tươi và lành mạnh là phần văn nghệ của các liên nhóm trong phong trào. Mọi người vui vẻ, thân tình bên nhau, dùng bữa ăn và thưởng thức văn nghệ thật ấm áp bên trong hội trường, trong khi bên ngoài, thời tiết với bầu trời mang một mầu xám của mùa Đông, và ngay tại Thành phố Melbourne khí trời đang xuống thấp và rất lạnh.
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 25/6/2018: - Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại Chùa Điều Ngự, miền Nam California
VietCatholic Network
16:17 24/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Chúa Nhật ngày 24 tháng 6.

2- Diễn từ của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô.

3- Đức Phanxicô tại Genève tuyên bố: thiếu hợp nhất cũng là một tai tiếng đối với thế giới và làm hại việc rao giảng Tin Mừng.

4- Đức Giáo Hoàng gặp đại diện 2 miền Nam-Bắc Hàn tại Geneva.

5- Giáo Hội tại Hoa Kỳ đang trải qua một thời điểm đau buồn.

6- Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Los Angeles hoan nghênh pháp lệnh di dân của Tổng thống Donald Trump.

7- Thư công bố Năm Thánh 2018 tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

8- Giáo Phận Đà Nẵng Khai Mạc Năm Thánh Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

9- Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại Chùa Điều Ngự, miền Nam California.

10-Giới thiệu Thánh Ca: Con có một Tổ Quốc.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết