Ngày 25-06-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:48 25/06/2014
MƯA GIÓ VÀ CÂY TRẨU
N2T

Tháng năm có mai vàng, mưa dầm không dứt.
Cây trẩu không nhẫn nại, than vãn:
- “Mưa gió đến bao giờ mới tạnh?”
Đấng tạo hóa nói:
- “Mưa gió không phải đã hết rồi sao?”
Cây trẩu giải thích:
- “Con nói mưa gió ở phía ngoài”.
Đấng tạo hóa đáp:
- “Ta nói mưa gió ở bên trong”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Thời tiết bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cứ thế mà xoay chuyển theo thứ tự, không thay đổi và không ngừng xoay, có thay đổi chăng cũng là do lòng người thay đổi.
Tứ thời bát tiết, đông tàn thì xuân tới, thu tới thì hạ đi, mưa rồi nắng, nắng rồi lại mưa đó là chuyện của trời đất, có kỳ có hạn, không đáng lo ngại. Cái lo ngại và đáng sợ nhất chính là mưa bão trong tâm hồn: mưa bão của tình yêu, mưa bão của hận thù.
Lòng người mà chan chứa tình yêu, thì thế giới chẳng cần gì có giải thưởng Nobel hoà bình, vì có chiến tranh đâu mà vận động hoà bình.
Lòng người mà chất chứa cơn bão hận thù, thì thế giới điêu đứng hơn cả cuồng phong bão táp, thế chiến thứ hai là một bài học, gần đây nhất- năm cuối của thế kỷ 20 (1999)- là chiến tranh diệt chủng ở Nam Tư, những người gốc Anbani bị giết, bị hãm hiếp, bị đánh đập, bị đuổi khỏi nơi ở của mình. Mưa gió trong tâm hồn tàn phá mạnh mẽ ghê gớm hơn mưa gió bên ngoài, dù nó không có gió giựt cấp mười hai mười ba.
Đúng là mưa gió ở bên trong (tâm hồn) nguy hiểm hơn cơn bão ở bên ngoài (thời tiết), ghê gớm thật. Nhưng người Ki-tô hữu nhờ Lời Chúa hướng dẫn và bí tích Thánh Thể làm nền tảng vững chắc của yêu thương và của bình an trong tâm hồn, cho nên họ luôn là những người kiến tạo hòa bình trong yêu thương...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:52 25/06/2014
N2T

9. Phương pháp tốt nhất để giữ đức ái chính là khiêm nhượng với nhau, tôn trọng nhau, nhìn người khác giống như bề trên của mình.

(Thánh Ambrosius)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Phêrô và Phaolô: Hai vì sao sáng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:27 25/06/2014
Bài ca nhập lễ vang lên hùng tráng trong ngày Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô : Hai vì sao sáng chói, lấp lánh trên bầu trời, ngời sáng đêm trường, rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu thương.Hai tình yêu chiến thắng,ngất ngây trong cuộc đời,từ trái tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng. Phêrô-Phaolô, hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng Chúa Kitô cho nhân loại.Hai con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Giáo Hội.

“Còn nhớ hôm nào, người ba lần chối Giêsu. Còn nhớ ngày nào, người bắt Chúa trong căm thù”. Lời ca ngắn đúc kết phần một trong cuộc đời hai Ngài : chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm đuốc Tông đồ rao truyền Tin mừng cho thế giới. Phêrô-Phaolô, hai cột trụ Giáo Hội. Một vị được Đức Giêsu đặt làm đá tảng. Một vị được Đức Giêsu sai đi làm tông đồ dân ngoại. Cả hai vị đã làm được những việc lạ lùng giống như Thầy: chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỷ, cho người chết sống lại và cuối cùng cả hai được phúc tử đạo.

Phêrô-Phaolô, trước khi là thánh, hai vị cũng là người tội lỗi, yếu đuối, chập choạng trên con đường đức tin.Cả hai đều hăng say năng nổ, muốn dùng sức lực của mình và phương tiện thế gian để bảo vệ Chúa mình tôn thờ, và muốn tiêu diệt những kẻ không theo đạo giống mình. Chúa Giêsu đã cứu cả hai, mỗi người được cứu một cách. Chúa Giêsu không dùng một chút vốn liếng tài ba nào của Phaolô để xây dựng Giáo Hội, cũng như không thấy sự dốt nát hèn kém nào của Phêrô gây trở ngại cho việc thiết lập Giáo Hội.

Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.

1. Thánh Phêrô

Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai : cuộc đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma. Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.Cuối đời của Chúa,Chúa đã bị ông từ chối thê thảm (Mc 14,66-72).Gom nhặt những đoạn phúc âm nói về Phêrô, ta thấy mãnh đời của ông có nét chân dung thế này: là tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất. - Mắng lần đầu tiên : Quân yếu tin (Mt 14,31) - Lần thứ hai : Ngu tối (Mt 15,16) - Lần thứ ba : Satan (Mc 8,33) Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3 lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy.Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường chạy trốn.Thế nhưng trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối. Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành.

Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan (Ga 21,2-3). Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đêm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời. Sứ mạng theo Đức Kitô khởi đầu từ đây khi bảy anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục sinh đến và ban cho họ mẻ cá lạ lùng.Chính Đấng Phục sinh đã hỏi: Phêrô, con có yêu mến Thầy không ? Phêrô đáp : Thưa Thầy,Thầy biềt rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy. Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc, Chúa nói với ông : Thầy bảo cho anh biết lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý.Nhưng khi đã về già,anh đã phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn. Phúc âm Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là : Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải chết cách nào.Thế rồi Chúa bảo ông : hãy theo Thầy. Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao.Từ đây “trên tảng đá này Thầy xây Giáo Hội của Thầy, cửa hoả ngục sẽ không thắng được”.Từ đây, những trang sử vẻ vang của Giáo Hội sơ khai được viết nên bởi vị Tông đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha.

2. Thánh Phaolô

Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái-Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Stêphanô và trên đường Đamat truy lùng các Kitô hữu.

Được ơn trở lại trên đường Đamat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Sách Công vụ tông đồ kể : trên đường Đamat, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu, thình lình, ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó.Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô “những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa, tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài, tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu ( Pl 3,7-9). Từ đó trở đi, Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người : “Vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô,thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ, vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu” (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” (Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời thánh nhân. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18 ; 2Cor 11,8-10), hạnh phúc vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những “… lao tù đòn vọt,bao lần suýt chết,năm lần bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi.Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi ‘phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải thức đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng” (2 Cor 11, 23-27). Phaolô ra vào tù thường xuyên, có lần Ngài viết từ ngục thất cho Timôthê, người môn đệ, có khi không khỏi nao núng: “anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài”. Phaolô không hổ thẹn “vì tôi biết tôi đã tin vào ai …”(2 Tim 1,8-12).Vì Đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” (2Tim 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9). Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy “chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”(2 Cor 4,8-9). Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức “Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”(1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài “tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”(Gal 2,20). Vì Đức Kitô và vì Tin mừng, thánh nhân đã sống và chết cho sứ mạng. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ ,đói khát,trần truồng,nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39).

3. Hai Vì Sao Sáng

Giáo Hội mừng kính hai thánh Tông đồ cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đưa hai ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy lại có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha.Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.

Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo Hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Giáo Hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo Hội.

Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông đồ trở nên nền tảng hiệp nhất. Hai ngài trở thành chói sáng như hai vì sao trong vòm trời Giáo Hội, đáng được các tín hữu chiêm ngắm noi theo. Hai ngài đã biết khiêm tốn, nhận mình là thấp hèn tội lỗi rồi mở tâm hồn ra đón nhận tình thương của Thiên Chúa. Khi trả lời câu phỏng vấn: “Jorge Bergoglio là ai?”, Đức Thánh Cha Phanxicô đáp: “Tôi là người tội lỗi được Chúa nhìn đến”. Và ngài tuyên bố: “Chính tôi là người tội lỗi đây, có gì lạ đâu! Cái lạ là ở chỗ được Chúa nhìn đến, được Chúa xót thương. Và từ đó người ta tìm xem Chúa xót thương ở chỗ nào”.

Xin hai Thánh Tông Đồ giúp chúng con luôn biết tín thác vào tình thương của Chúa. luôn biết tiến bước theo các ngài trên con đường theo Chúa. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Kitô hữu là thành phần thuộc Giáo Hội là một thân mình và một dân duy nhất
Linh Tiến Khải
09:02 25/06/2014
Không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu thương các anh em khác; không thể hiệp thông với Thiên Chúa mà không hiệp thông với Giáo Hội và chúng ta không thể là các kitô hữu tốt, nếu không tìm theo Chúa Giêsu cùng với tất cả các anh chị em khác như một dân duy nhất và một thân mình duy nhất.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm 25-6-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô.

Trong số các đoàn hành hương cũng có nhóm 37 người thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn sang Roma dự lễ trao dây Pallium ngày 29-6-2014 cho các Tổng Giám Mục, trong đó có Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Sài Gòn kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ”tầm quan trọng thuộc về dân Chúa”. Sau khi chào tín hữu ngài nói: hôm nay có một nhóm tín hữu hành hương nối liền với chúng ta trong đại thính đường Phaolô VI. Họ là các tín hữu đau yếu. Bởi vì với thời tiết giữa cái nóng và có thể mưa này họ ở trong đó thì thận trọng hơn. Nhưng họ được nối liền với chúng ta qua màn hình khổng lồ. Và như thế chúng ta hiệp nhất trong cùng một buổi tiếp kiến. Và hôm nay chúng ta tất cả sẽ đặc biệt cầu nguyện cho họ cho bệnh tật của họ. Xin cám ơn anh chị em.

Trong bài giáo lý đầu tiên về Giáo Hội thứ tư tuần trước (18-6-2014), chúng ta đã khởi hành với sáng kiến của Thiên Chúa muốn thành lập một dân đem phước lành của Ngài đến cho mọi dân tộc của trái đất. Ngài bắt đầu với Abraham và với biết bao kiên nhẫn, Thiên Chúa chuẩn bị dân tộc này trong Cựu Ước cho tới khi nơi Đức Giêsu Kitô Ngài đặt để nó như dấu chỉ và dụng cụ sự hiệp nhất của con người với Thiên Chúa và giữa họ với nhau (x. LG, 1). Hôm nay chúng ta tìm hiểu tầm quan trọng thuộc về dân này. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Chúng ta không bị cô lập và không là kitô hữu với tư cách cá nhân mỗi người cho chính mình, không: căn tính của chúng ta là việc thuộc về! Chúng ta là kitô hữu bởi vì chúng ta thuộc về Giáo Hội. Nó như là tên họ: nếu tên gọi là ”tôi là tín hữu kitô”, thì tên họ là ”thuộc về Giáo Hội”. Thật là đẹp ghi nhận rằng sự tùy thuộc này cũng được diễn tả trong tên gọi mà Thiên Chúa gán cho chính mình. Khi trả lời ông Môshê trong vụ hiện ra với ông trong ”bụi gai cháy” (x. Xh 3,15) Ngài tự định nghĩa như là Thiên Chúa của các cha ông, Ngài không nói Ta là Đấng Toàn Năng, không, Ta là Thiên Chúa của Abraham, Igiaac và Giacóp. Trong cách thức này Ngài tự biểu lộ ra như vị Thiên Chúa đã ký kết một giao ước với cha ông chúng ta và luôn trung thành với giao ước đó và mời gọi chúng ta bước vào trong tương quan đi trước chúng ta ấy. Tương quan này của Thiên Chúa với dân Người đi trước chúng ta tất cả, đến từ thời đó.

Trong nghĩa này, với lòng biết ơn tôi nghĩ tới những người đã đi trước chúng ta và đã tiếp đón chúng ta vào trong Giáo Hội. Không có ai tự mình trở thành kitô hữu! Điều này rõ chưa? Không có ai tự mình trở thành kitô hữu. Người ta không chế tạo tín hữu kitô trong phòng thí nghiệm. Kitô hữu là phần của một dân đến từ xa. Kitô hữu thuộc về một dân gọi là Giáo Hội và Giáo Hội này làm họ trở thành tín hữu kitô ngày Rửa Tội dĩ nhiên, rồi trong lộ trình giáo lý và biết bao điều khác. Nhưng không ai, không ai tự mình trở thành kitô hữu. Nếu chúng ta tin, nếu chúng ta biết cầu nguyện, nếu chúng ta biết Chúa và có thể lắng nghe Lời Ngài, nếu chúng ta cảm thấy Ngài ở gần và nhận ra Ngài trong các anh em khác, là bởi vì trước chúng ta họ đã sống đức tin rồi thông truyền đức tin cho chúng ta, đức tin chúng ta đã nhận được từ cha ông chúng ta và các ngài đã dậy cho chúng ta.

Nếu chúng ta nghĩ kỹ điều đó, ai biết đã có bao gương mặt thân yêu hiện ra trước mắt chúng ta trong lúc này: có thể là gương mặt của cha mẹ là những người đã xin Bí tích Rửa Tội cho chúng ta, gương mặt của ông bà hay của một người trong gia đình đã dậy chúng ta làm dấu Thánh Giá và đọc các kinh đầu tiên - tôi luôn luôn nhớ biết bao gương mặt của nữ tu đã dậy giáo lý cho tôi và gương mặt đó luôn đến - chắc chắn chị ở trên Trời vì chị là một phụ nữ thánh thiện - nhưng tôi luôn nhớ và cảm tạ Thiên Chúa vì nữ tu đó - hay gương mặt của cha xứ, của một linh mục hay một nữ tu, của một giáo lý viên đã thông truyền nội dung đức tin cho chúng ta và đã làm cho chúng ta lớn lên như kitô hữu.

Đấy, đây chính là Giáo Hội: là một đại gia đình, trong đó chúng ta được tiếp đón và học sống như tín hữu và môn đệ của Chúa Giêsu.

Con đường này chúng ta có thể sống không chỉ nhờ các người khác, nhưng cùng với các người khác. Trong Giáo Hội không có chuyện ”tự làm”, không có các ”người đập tự do”. Biết bao lần Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã miêu tả Giáo Hội như là một ”chúng tôi” Giáo Hội! Đôi khi xảy ra là chúng ta nghe một ai đó nói: ”Tôi tin nơi Thiên Chúa, tôi tin nơi Đức Giêsu, nhưng Giáo Hội thì không, không ăn nhập gì với tôi...” Biết bao lần chúng ta đã nghe điều này? Và điều này không được. Có người cho rằng có thể có tương quan cá nhân, trực tiếp, tức thì với Chúa Giêsu Kitô ngoài sự hiệp thông và trung gian của Giáo Hội. Đó là các cám dỗ nguy hiểm và tai hại. Như Đức Phaolô VI vĩ đại đã nói, chúng là các phân chia vô lý. Có đúng thật là cùng nhau bước đi đòi hỏi dấn thân và đôi khi có thể gây mệt nhọc: có thể xảy ra là vài anh chị em gây vấn đề cho chúng ta hay làm gương mù gương xấu cho chúng ta... Nhưng Chúa đã tín thác sứ điệp cứu độ cho những con người, cho tất cả chúng ta, cho các nhân chứng và chính trong các anh chị em của chúng ta với các ơn và các hạn hẹp của họ, Chúa đến gặp gỡ chúng ta và làm cho chúng ta nhận biết Người. Và điều này có nghĩa là thuộc về Giáo Hội. Xin anh chị em hãy nhớ kỹ: là kitô hữu có nghĩa là thuộc về Giáo Hội. Tên là ”kitô hữu”, họ là ”thuộc về Giáo Hội”.

Các bạn thân mến, chúng ta hãy xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, ơn không bao giờ rơi vào cám dỗ nghĩ rằng có thể làm mà không cần các người khác, có thể làm mà không cần Giáo Hội, có thể tự cứu rỗi một mình, là kitô hữu của phòng thí nghiệm. Trái lại, không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu thương các người anh em, không thể yêu Thiên Chúa ngoài Giáo Hội: Không thể hiệp thông với Thiên Chúa mà không hiệp thông trong Giáo Hội, và chúng ta không thể là các kitô hữu tốt, nếu không cùng với tất cả mọi người tìm theo Chúa Giêsu như một dân tộc duy nhất, một thân mình duy nhất và đó là Giáo Hội.

Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương, cách riêng phái đoàn đại học Bếtlêhem về Roma hành hương nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập đã đem lại nhiều thiện ích cho nhân dân Palestine. Ngài cũng chào các nhóm tới từ Australia, Đài Loan, Ấn Độ, quần đảo Antilles, Việt Nam, Honduras, Colombia, Mêhicô, Argentina và cầu chúc tất cả mọi người các ngày hành hương sốt sắng và bổ ích.

Chào các đoàn hành hương Ba Lan Đức Thánh Cha nói thứ sáu tới là Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đây là dịp ca tụng Thánh Tâm đã yêu thương chúng ta biết bao. Trong cuộc sống càng gặp các khó khăn, lo lắng và vấn đề bao nhiêu, chúng ta hãy càng tín thác nơi Chúa Giêsu bấy nhiêu là Đấng đã mời gọi chúng ta: ”Hãy đến cùng Thầy, hỡi tất cả các con là những người mệt mỏi và bị áp bức và Thầy sẽ bổ sức cho” (Mt 11,28).

Chào các nhóm tiếng Ý Đức Thánh Cha khích lệ mọi người luôn cảm thấy cộng đoàn kitô như là nơi ưu tiên của việc rao truyền Tin Mừng, đào tạo tinh thần và giáo dục bác ái.

Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ luôn tìm thấy nơi Thánh Thể của nuôi tinh thần. Đức Thánh Cha xin các anh chị em đau yếu dâng khổ đau và lời cầu lên Chúa để Ngài tiếp tục trải dài tình yêu trong con tim loài người. Ngài xin các cặp vợ chồng mới cưới hãy tiến tới Thánh Thể với đức tin canh tân để trở thành các gia đình được linh hoạt bởi chứng tá kitô cụ thể.

Buỗi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Phương thức tường thuật về Đạo Công Giáo
Vũ Văn An
20:07 25/06/2014
Theo tin Zenit ngày 20 tháng 6, Trường Truyền Thông của ĐH Thánh Giá tại Rôma sẽ tổ chức một khóa hội học cho các nhà báo, tựa là “Giáo Hội Nhìn Gần: Tường Thuật Đạo Công Giáo Thời Đức Phanxicô”. Khóa hội học này kéo dài một tuần lễ, từ ngày 8 tới ngày 14 tháng 9 tới đây.

Người phối hợp khóa hội học là linh mục John Wauck, người trước đây vốn soạn diễn văn cho Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ là Tướng William Bar. Cha là người Chicago, tốt nghiệp ĐH Harvard, đã sống tại Rôma được 10 năm nay và hiện phụ trách giảng dạy văn chương. Trước khi đi tu làm linh mục, cha là biên tập viên của tờ The Human Life Review, và cũng là người viết diễn văn cho Thống Đốc của Pensylvania lúc bấy giờ là Robert P. Casey.

Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit, cha cho hay: nhiều phóng viên nổi tiếng của những tờ báo lớn, khi tường thuật về đạo Công Giáo, mà đến những cái sơ đẳng nhất như chiếc gậy giám mục (crozier) cũng không biết, đành mô tả nó như “tai con quạ”. Chưa hết, điều đáng lưu ý hơn nữa là tại tòa báo ấy, không một ai nhận ra sơ suất ấy cả. Không ai có một ý niệm gì về vấn đề này hết.

Cha cũng nhớ lại, trong các chương trình hội học trước, một nhà báo có hiểu biết tỏ ra ngạc nhiên khi được biết người Công Giáo tin rằng Giáo Hội được chính Chúa Giêsu thiết lập. Đây là một điều hết sức cơ bản, mà nếu không biết nó, cách tiếp cận của người ta đối với Giáo Hội sẽ ra khác hẳn. Đó là lý do của những cuộc hội học này.

Theo cha, Đức Phanxicô hiện là nhân vật hấp dẫn nhất, nổi tiếng nhất trên diễn đàn thế giới. Điều này gây ngạc nhiên đối với nhiều người. Một cựu phóng viên của tờ New York Times tại Rôma đã đưa ra lời công nhận rất đáng lưu ý như sau:

“Trên danh sách trong đầu không mấy rõ ràng của tôi về những điều một ngày kia có thể trở thành thời thượng, ngôi vị giáo hoàng chả bao giờ xuất hiện. Tôi thường tường thuật về ngôi vị này cho tờ The New York Times, từ năm 2002 tới năm 2004, và hoàn toàn xác tín rằng điều trổi vượt đối với tôi không phải là một người sắp chết, tôi muốn nói Đức Gioan Phaolô, lúc đó, đến nói cũng không ra hơi, mà là cái định chết đang sắp chết, ít nhất tại Hoa Kỳ và phần lớn Âu Châu. Nhưng rất nhiều bản tin từ Rôma và bản chất hân hoan của rất nhiều bản tin này cho thấy người ở khắp nơi, ngay ở những khu vực không biết gì tới Thiên Chúa trong thế giới Tây Phương, không biết chán nghe nói tới vị tân giáo hoàng này và sẵn sàng dành cho ngài tư thế vô tội khi không có bằng chứng (benefit of doubt)”.

Cha Wauck cho rằng hiện ta đang sống trong những thời khắc hết sức lôi cuốn trong đời sống Giáo Hội và trong các liên hệ của Giáo Hội với nền văn hóa hiện đại. Và càng ngày càng có nhiều chứng cớ cho thấy tôn giáo không thụt lùi trong lãnh vực tin tức. Nhiều tờ báo và nhà báo nổi tiếng muốn được cập nhật hóa các hiểu biết về Giáo Hội.

Thực vậy, Giáo Hội không lu mờ. Theo cha, điều đang trở nên hết sức minh nhiên đối với những nhà báo nào từng sống tại Rôma một thời gian là đặc tính thực sự “Công Giáo” hay phổ quát của Giáo Hội. Tham dự một buổi yết kiến Đức Giáo Hoàng và tận mắt chứng kiến sự hào hứng của hàng chục ngàn người đến từ khắp các ngả trên thế giới luôn là một trải nghiệm mở mắt người ta. Đã đành, trong lý thuyết, ai cũng biết có những người Công Giáo xuất thân từ mọi nền văn hóa khác nhau, nhưng tận tai nghe, tận mắt thấy và trực tiếp được tiếp xúc ngay tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của vị kế nhiệm Thánh Phêrô là một chuyện khác hẳn.

Cha Wauck cho rằng việc tường trình về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã ra tệ hại vì rất nhiều nhà báo không quen tuộc với sự việc của Giáo Hội. Các phức tạp thuộc giáo luật và quyền tài phán của Giáo Hội chắc chắn vượt quá khả năng chuyên môn của những nhà báo tài ba nhất và ngay tầm cỡ của Giáo Hội không thôi cũng khiến họ khó có thể đặt câu truyện vào đúng viễn tượng của nó. Thí dụ, Giáo Hội tại Hoa Kỳ chẳng hạn, với 78 triệu giáo dân, đã lớn hơn tổng số dân của bất cứ nước Âu Châu nào rồi, ngoại trừ Đức và Nga.

Giáo Hội ấy lớn hơn hệ phái kế tiếp là Thệ Phản nhiều, nói chi tới các tôn giáo khác như Do Thái Giáo hay Hồi Giáo. Về tuổi thọ định chế của Giáo Hội cũng thế. Hệ thống thẩm quyền được duy trì liên tục không phải tính bằng thập niên mà là tính bằng thế kỷ.

Những khía cạnh ấy là những khía cạnh cần phải xem xét nếu muốn tường trình đúng viễn tượng về Giáo Hội. Rồi còn các vấn đề về tín lý và luân lý, chúng cũng vẫn thường được bàn tới theo quan điểm chính trị thế tục, như thể chúng là các vấn đề thuộc chính sách, trong khi thực chất, chúng đụng tới các vấn đề nền tảng như bản chất của Giáo Hội và mạc khải chẳng hạn.

Các cố gắng của khóa hội học vì thế nhằm cung cấp cho các nhà báo khắp thế giới một cơ hội để tự mình hiểu biết Giáo Hội Rôma. Một ích lợi khác của khóa hội học là giúp các nhà báo cơ hội tiếp xúc. Vì trong suốt khóa hội học này, họ được gặp mặt những nhân vật, mà thường ra, họ rất khó gặp. Các vị này giúp họ trong các bài báo tương lai và có lẽ trở thành nguồn cung cấp tin tức cho họ.

Thực ra khóa hội học vào tháng 9 tới chỉ là một nối dài của những khóa hội học hàng tháng được tổ chức tại ĐH Thánh Giá ở Rôma, bằng tiếng Ý, dành cho các chuyên viên về Vatican ngụ tại Rôma. Khóa tháng 9 trình bày bằng tiếng Anh, dành cho các nhà báo không sống tại Rôma, nhưng có nhiệm vụ tường trình về Giáo Hội Công Giáo, được kể như một khóa học cấp tốc về Giáo Hội Công Giáo được nhìn từ Rôma. Cùng với những tiếp xúc chuyên biệt, các nhà báo còn có dịp tìm hiểu ai với ai và sự việc tại Vatican diễn biến ra sao. Nhờ thế vọng nhìn của họ về Giáo Hội sẽ được mở rộng, nhờ các diễn giả đã đành, mà còn nhờ các nhóm nhà báo quốc tế cùng học với họ nữa.

Kêu gọi các nhà báo cổ vũ Chúa Kitô và giáo huấn Công Giáo

Trong khi ấy, tin của Catholic World News, ngày 20 tháng 6, Đức TGM Kurtz, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, lên tiếng với kỳ họp thường niên của Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo, đã nói với các nhà báo Công Giáo rằng người giáo dân “tin tưởng ở các bạn trong việc cổ vũ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người và thăng tiến giáo huấn Công Giáo một cách chính xác”

Ngài nói thêm: “Theo tôi, trong việc tân phúc âm hóa, ơn gọi của các bạn là tránh chính sách giữ trung lập một cách vô bổ và phải tường trình các tin tức về Chúa Giêsu Kitô cho thế giới như một người đang yêu thương Người… Các phóng viên phải đem một góc cạnh, một lập trường vào điều họ tường trình. Tại sao không đem trái tim đang yêu thương Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, như góc cạnh, như lập trường ấy?”

Bài diễn văn của Đức TGM Kurtz được đọc tại Charlotte, North Caolina, hôm thứ tư, ngày 18 tháng 6 vừa qua. Khởi đầu, Đức TGM nói rằng: nhiệm vụ của các nhà báo Công Giáo là tường trình một cách hữu hiệu, quan sát một cách sáng tạo và nói sự thật một cách rõ ràng và trong sáng.

Trong môi trường truyền thông xã hội nhiều biến đổi hiện nay, một môi trường người ta quen gọi là mặt trận kỹ thuật số, một môi trường từng được so sánh với việc sáng chế ra mẫu tự và nghề in, các nhà báo Công Giáo được tân phúc âm hóa mời gọi không quay vào bên trong mà phải đi ra bên ngoài. Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi, trình bày lý lẽ và nêu gương sáng cho ta về việc hân hoan và chân thực làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội và qua Giáo Hội.

Đó quả là một thách đố lớn. Theo Đức TGM Kurtz, các nhà báo Công Giáo có những thách đố chuyên biệt sau đây:

1. Sự tín tưởng thánh thiêng

Trước nhất, các nhà báo Công Giáo được mời gọi hiểu và trung thực với sự tin tưởng thánh thiêng đặt nơi họ. “Dân Chúa chú y tới các bạn. Họ đang lắng nghe, và các bạn, trong tư cách các nhà báo Công Giáo, đang có sự tin tưởng thánh thiêng. Họ tin tưởng các bạn sẽ cổ vũ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người và thăng tiến giáo huấn Công Giáo cách chính xác”. Qui tắc đạo đức của các nhà báo Công Giáo đòi họ phải biểu lộ các lý tưởng cao đẹp trong việc tìm kiếm sự thật và hiểu rõ sức mạnh của lời nói. Họ giúp Giáo Hội có được sự trong sáng đặt cơ sở trên sự thật, và khi làm thế, họ xây dựng tính khả tín cho Giáo Hội trên thế giới.

2. Cưỡng lại chủ trương thuần trung lập, và phải nghiêng về Chúa Kitô

Thứ hai, Đức TGM Kurtz đề nghị các nhà báo Công Giáo cưỡng lại điều vốn được coi như lập trường truyền thống của báo chí là giữ trung lập không nghiêng về việc thuộc về Chúa Kitô. Trái lại phải sống hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Thánh Phaolô, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô 3:23 nói rõ ràng: “anh em thuộc về Chúa Kitô”.

Theo Đức TGM Kurtz, để tân phúc âm hóa, các nhà báo Công Giáo phải tránh thái độ trung lập vô bổ. Dĩ nhiên, trung lập theo nghĩa vô tư có thể chấp nhận được.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, đã từ rất lâu, thừa nhận rằng bàn tay và con mắt nhà nghiên cứu ảnh hưởng tới việc tìm hiểu đối tượng đang được quan sát, thành thử, “dù muốn hay không, các phóng viên cũng đem một góc cạnh, một lập trường vào điều họ tường trình. Tại sao không đem vào một trái tim đang yêu thương Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, như góc cạnh, như lập trường ấy?”

Đức TGM Kurtz cho hay: tuy phải trung thành với sự thật, không được bọc đường sự thật, nhưng dù là tin xấu cũng cần được tường trình với tình yêu thương, giúp người ta hiểu điều họ cần nghe vì ích lợi riêng của họ.

3. Chuyển mặt trận kỹ thuật số từ công kích qua đối thoại

Thứ ba, và đây là thách đố lớn nhất đòi hỏi các nhà báo Công Giáo phải có óc sáng tạo: trong thập niên tới, họ phải làm sao gây ảnh hưởng tới mặt trận kỹ thuật số bằng cách xoay chuyển nó từ công kích qua đối thoại.

Theo Đức Tổng Giám Mục, ngôn ngữ kỹ thuật số hiện nay vì cổ vũ tính vô danh và khuynh hướng xung động, nên đầy những công kích. Ngài cho rằng phương thức “tweeter” là một khởi đầu rất tốt về truyền thông kỹ thuật số, mà chính ngài vốn sử dụng với 9,000 người theo dõi và được nối kết với 4,000 người khác trên facebook. Nhưng ngài thú nhận rằng ngài không sử dụng được phương tiện truyền thông này để tương tác theo kiểu đời thực (in real time). Không phải vì ngài không muốn mà vì các cơ hội mà người ta cho là để đối thoại với nhau này đã trở thành nơi cho những nhận định chua cay, xấu xa chỉ tổ phá hoại đức tin. Loại truyền thông này, theo ngài, không cổ vũ tân phúc âm hóa. Phải làm thế nào chuyển được mặt trận này từ công kích qua đối thoại thực sự.

Việc trên đòi phải có tinh thần sáng tạo, đồng thời, một cảm thức thanh thản và điềm tĩnh. Điều sau đã được chính Đức Phanxicô nói tới trong thông điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông hồi tháng ba vừa qua, trong đó ngài đưa ra hai lời khuyên: thứ nhất đừng để trái tim ta co rút lại, thứ hai, không vội vã và hối hả như mặt trận truyền thông kỹ thuật số, trái lại, ta phải đem lại một cảm thức thanh thản và điềm tĩnh.

Tân phúc âm hóa đòi một cung cách điềm tĩnh và thanh thản, nghĩa là không huênh hoang hay dạy đời mà có tính sáng tạo. Sứ điệp của Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa, dùng chữ thanh thản tới hai lần: thanh thản tin tưởng và thanh thản can đảm. Thánh Phanxicô de Sales, quan thầy các nhà báo Công Giáo, cách nay mấy thế kỷ, cũng từng khuyên: “Không bao giờ vội vàng; hãy làm mọi sự một cách thầm lặng và trong tinh thần điềm tĩnh. Đừng đánh mất sự bình an bên trong vì bất cứ điều gì…”.

Trích dẫn giáo sĩ Do Thái Norman Lamm, Đức TGM Kurtz cho rằng thanh thản là: êm ái trả lời những thách thức khó nghe; im lặng trước xỉ vả, hòa nhã khi nhận danh dự; tự trọng khi bị xỉ nhục; kiên nhẫn và giữ điềm tĩnh khi bị vu vạ và chỉ trích vặt vãnh. Các nhà báo Công Giáo không những cần vun xới những đức tính này mà còn kêu gọi người khác làm như vậy.

4. Kêu gọi báo chí và cả các giám mục thành bạn của Chúa Giêsu và của nhau

Thứ bốn, là lời kêu gọi báo chí và cả các giám mục trở thành bạn của Chúa Giêsu và của nhau. Đức TGM nhắc lại bài giảng của Đức Phanxicô tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro: “cha nói với mọi người trong chúng con hôm nay rằng: Hãy mặc lấy Chúa Kitô trong đời các con, các con sẽ tìm được một người bạn luôn luôn đáng tin cậy; hãy mặc lấy Chúa Kitô, các con sẽ thấy cánh hy vọng xòe ra, giúp các con hân hoan bay xa về hướng tương lai; hãy mặc lấy Chúa Kitô, đời các con sẽ tràn ngập tình yêu của Người; nó sẽ là một đời phong phú. Vì ai trong chúng ta cũng muốn có được một đời sống phong phú, đời sống ấy đem lại sự sống cho người khác”.

Đức TGM Kurtz cho rằng báo chí Công Giáo và nhất là các giám mục phải tìm cách để trở thành bằng hữu của Chúa Giêsu và của nhau. Điều này có nghĩa cầu nguyện và để Chúa Giêsu linh hứng lòng ta. Nó có nghĩa cả đời học hỏi và không bao giờ thấy mình nắm đủ sự hiểu biết và sự khôn ngoan của Mạc Khải Thiên Chúa trong Thánh Kinh và trong Thánh Truyền. Nó có nghĩa đến với nhau để biết nhau và yêu thương nhau trong Chúa Giêsu Kitô. Nó có nghĩa “hãy mặc lấy Chúa Kitô!”.

Đức TGM cầu mong các giám mục và báo chí Công Giáo cùng nhau vun sới tình bạn và tương kính, cùng nhau “mặc lấy Chúa Kitô”, cùng nhau không trung lập đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, cùng nhau tìm kiếm sự thật và phát huy nó. Và cách riêng với các nhà báo, Đức TGM Kurtz nhắc lại lời của Thánh Phanxicô de Sales, quan thầy của họ: “luôn có Chúa Giêsu làm bổn mạng, Thánh Giá của Người làm cột buồm trên đó anh em trải rộng các quyết tâm của mình như cánh buồm. Neo của anh em phải là lòng tin tưởng sâu xa nơi Người, thì anh em sẽ xuôi thuyền thuận bến”.
 
Top Stories
Pope Francis holds weekly General Audience
Vatican Radio
09:46 25/06/2014
Vatican 2014-06-25 - Pope Francis held his weekly General Audience on Wednesday – the last before the suspension of the event for the summer. The Holy Father dedicated his catechetical reflections to the second installment in his series on the Church. Specifically, Pope Francis focused on the Church’s public and universal nature, and in particular on the importance of belonging to the Church.

Pope Francis discussed three main points in connection with the theme of belonging: that it is impossible to be a Christian “by oneself”; that belonging to the Church means being formed by members who have in their own turn received the faith – that is to say – to be part of a living tradition; that the Church – the community of faith – is the essential and necessary mediator of grace, including the grace of knowledge of and relationship with the Lord.

“There are those who believe you can have a personal, direct, immediate relationship with Jesus Christ outside of the communion and the mediation of the Church,” said Pope Francis. “These are,” he went on to say, “dangerous and harmful temptations.” It was a theme to which he returned in the English-language summary that was read out after his main catechesis in Italian. “Our relationship with Christ is personal but not private; it is born of, and enriched by, the communion of the Church.”

The Holy Father went on to say, “Our shared pilgrimage is not always easy: at times we encounter human weakness, limitations and even scandal in the life of the Church.” Nevertheless, he continued, “God has called us to know him and to love him precisely by loving our brothers and sisters, by persevering in the fellowship of the Church and by seeking in all things to grow in faith and holiness as members of the one body of Christ.”

At the end of the audience, the Holy Father greeted pilgrims from the various language groups, including English speakers, among whom were a delegation from Bethlehem University, which this year celebrates the fortieth anniversary of its establishment. Pope Francis offered, “Cordial greetings,” to the delegation, “with appreciation for its praiseworthy educational apostolate among the Palestinian people.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh thành Trường Giáo lý giáo họ Tân Lập và mừng bổn mạng
Thơm Trần
08:59 25/06/2014
Hơn 2000 ngàn năm trước; “có tiếng người hô trong hoang địa. Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa. Sửa lối cho thẳng để Ngài đi” (Is 40. 3-5). Tiếng hô ấy trường tồn vang vọng cho đến hôm nay và trở thành Lời Hằng Sống của con chiên Tân Lập, những người con của giáo họ nhận con người mặc áo lông lạc đà, lưng thắt đai da, ăn châu chấu với mật ong rừng ấy làm Bổn mạng - Thánh Gioan Tẩy Giả.

Hình ảnh

Ngày 24-6, cùng với toàn thể Hội Thánh, giáo họ Tân Lập hoan mừng sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Những ngày áp lễ trời đổ mưa tầm tã. Nhưng rồi tạ ơn Chúa, nhờ lời bầu cử của Thánh Gioan Quan Thầy, thời tiết trong ngày mừng lễ đã rất tuyệt vời. Trời nhâm mát, chút mưa phùn nhẹ làm cho không khí dễ chịu hơn.

Về tham dự Thánh lễ có sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Giám mục giáo phận, Cha Quản hạt Antôn, quý Cha trong giáo hạt, quý Thầy, quý nữ tu và đông đảo bà con trong giáo họ cùng quý khách xa gần.

Trong niềm vui đó, ngôi trường giáo lý của giáo họ cũng được khánh thành. Đó là thành quả cố gắng, hy sinh của biết bao người trong 5 năm xây dựng, chấm dứt cái cảnh con em trong giáo họ phải đi học nhờ nhà dân, cũng sẽ không còn những lớp học dưới gốc xoài, gốc phượng,... để rồi lâu lâu lại bị cắt ngang bởi một cơn mưa bất chợt. Ước mơ về một ngôi trường giáo lý khang trang đã được hoàn thành trong niềm hạnh phúc vỡ oà của biết bao thế hệ.

Đến với giáo họ Tân Lập, mọi người sẽ phải ấn tượng bởi “dòng Giođan huyền thoại”- dòng sông Thái - đó cũng là biểu tưởng của giáo họ. Vâng, Thiên Chúa - Đấng cho Cửu Long Giang tuôn chảy tưới mát đồng bằng miền Nam, Đấng cho sông Hồng tuôn nước lũ bồi đắp phù sa cho đồng bằng miền Bắc, lại chọn mình dìm vào dòng sông Giođan bé nhỏ, chịu phép rửa bởi ông Gioan Tẩy Giả.

Và hôm nay, khi đến với giáo họ Tân lập, mọi người cũng sẽ phải nghỉ chân khi ghé qua chiếc cầu tre nối kết những yêu thương, chiếc cầu rút ngắn khoảng cách giữa những giáo dân bên kia sông Thái với ngôi thánh đường của giáo họ. Đó là mong ước áp ủ bấy lâu và nay cũng kịp hoàn thành trong ngày lễ Quan Thầy. Cây cầu đã được đón tiếp những bước chân của Đức Cha, quý Cha trong ngày hồng phúc và cũng được “chịu phép rửa tội” như bao người. Đức Cha Phaolô đã cầu chúc một ngày không xa chiếc cầu tre sẽ trở thành chiếc cầu bê tông vững chắc. Hy vọng rằng lời cầu chúc đó của Đức Cha sẽ trở thành hiện thực chứ không phải là được mơ ước.

Giáo họ Tân Lập nay đã khác, cả về diện mạo cũng như về đời sống đức tin - một giáo họ đầy hứa hẹn về cả hai mặt. Nguyện xin Thánh Gioan Quan Thầy sẽ luôn đồng hành cùng giáo họ để ngày mai khi đến với giáo họ, ai cũng phải trầm trồ.!

Giáo họ Tân Lập thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh với 1300 nhân danh.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa theo ghi chép của các giáo sĩ phương Tây
Phạm Huy Thông
08:08 25/06/2014
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa theo ghi chép của các giáo sĩ phương Tây

Theo giaó sử thì giáo sĩ nước ngoài đầu tiên đặt chân đến Việt Nam là Francesco Buzomi (1575-1639), người Ý, tới Cửa Hàn ngày 18-1-1615. Sở dĩ, Việt Nam chưa được chú ý đến sớm vì do có sự phân chia thế giới cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha qua sắc chỉ của Giáo hoàng Alexandre VI năm 1494 mà Việt Nam thuộc quyền khai thác của người Bồ Đào Nha. Nhưng một số giáo sĩ người Bồ đến nước ta lại không biết tiếng bản xứ - một thứ tiếng mà người ngoại quốc mô tả là rất khó học vì “líu lô như chim hót” nên đành chịu thất bại quay về. Những giáo sĩ của dòng Tên có khả năng ngoại ngữ lại chỉ nhắm đến Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên. Chỉ đến khi hoàng đế Nhật Bản Daifusama ra lệnh trục xuất các giáo sĩ và cấm đạo gắt gao năm 1614, các giáo sĩ nước ngoài mới chạy về Ma Cao và từ đó mới tìm đến Việt Nam để rao giảng đạo Công Giáo. Đã có nhiều nghiên cứu về đóng góp của đạo Công Giáo với văn hóa Việt và một trong những đóng góp đó là những ghi chép của giáo sĩ nước ngoài về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ai cũng biết rằng, dưới thời phong kiến, nước ta hầu như không có tên trên bản đồ thế giới. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) cũng ngạc nhiên khi đặt chân lên Việt Nam. Ông viết:

“Tôi không biết vì sao đất nước rất xinh đẹp này lại không được biết tới. Vì sao các nhà địa lý châu Âu không biết tí gì và cũng không ghi trên bản đồ nào cả. Tuy họ chép đầy đủ tên các nước trên thế giới” (1).

Chính ông, người có công lớn trong việc xây dựng nên chữ quốc ngữ ngày nay khi công bố bộ 3 tác phẩm: Từ điển Việt- Bồ -La, Phép giảng tám ngày và Ngữ pháp tiếng Việt ở Rôma năm 1651 cũng đã kịch liệt chống lại các quan niêm sai lầm lúc đó như “ ngoài châu Âu ra thì hoàn toàn là man di mọi rợ” hay “ Trung Quốc là tất cà những gì đẹp đẽ nhất trái đất”. Ông đã nhiều lần ca ngợi đất nước, con người, xã hội Việt Nam. Ông viết:

“ Tôi có thể nói, họ chẳng thua gì các bác sĩ của ta và hơn nữa, trong một vài môn họ giỏi hơn ta nữa…Họ luôn dùng ba ngón tay để bắt mạch và thực ra họ rất thành thạo. Thuốc của họ không khó uống như của ta, hơn nữa không đắt tý nào bởi vì thứ đăt nhất cũng chằng giá hơn 5 xu… Pháp luật ở đây còn hơn cả các nước phương Tây vì không có giấy tờ rườm rà, nghi thức lôi thôi làm tổn phí thời giờ và tiền bạc của đôi bên”(2).

Điều ngạc nhiên là ngay vị giáo sĩ đầu tiên khi đặt chân đến Việt Nam là F. Buzomi cũng đã có ghi chép về việc người Việt đã khai thác hải sản và quản lý Hoàng Sa. Ông viết:

“ Hải cảng đông nhất, nơi mà tấ cả những người ngoại quốc đều đến và cũng là nơi có hội chợ đông đúc là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam. Chúa Đàng Trong cho người Nhật, người Hoa tự chọn một địa điểm thuận tiện để lập một thành phố chuyên cho việc buôn bán. Thành phố này gọi là Faifo tức Hội An…Thuyền trưởng các tàu buôn qua lại nơi này thích cập cảng Hội An hay những cảng gần thủ đô Huế. Những người đi biển của 3 cảng này (tức cảng Huế, Hội An và Đà Nẵng) là những người lão luyện nhất của quốc gia này và hàng năm có chuyến đi biển đến quần đảo và bãi đá lô nhô có tên Hoàng Sa (Paracels) nằm cách biển Đàng Trong khoảng 20-30 dặm” (3).

Không ít người kể cả các nhà khoa học cũng nghĩ rằng Việt Nam bị đô hộ bởi Trung Quốc cả ngàn năm nên bị Hán hóa nhưng sau khi nghe những tài liệu nghiên cứu về Việt Nam của linh mục Leopold Cadiere, giáo sư Condominas đã phát biểu trong cuộc hội thảo “Tuần lễ dân tộc học tôn giáo” ở Luxembourg năm 1928:

“ Một dân tộc biết tiếp nhận vô vàn yếu tố Trung Hoa, bị áp đặt và thu nạp một cách tự nguyện, để dựng lên một thế giới của riêng mình, và giữ gìn bản sắc độc đáo của mình” (4).

Chính F. Buzomi cũng nhận ra sự khác biệt của tính cách và con người Việt Nam khác với các dân tộc quanh vùng. Ông viết:

“ Nhờ Khổng giáo, xã hội và gia đình Việt Nam có một tổ chức rất cao, người dân Việt Nam có những đức tính và phong tục rất đáng khâm phục…Người Việt không nghiêng về văn chương, tính tình không thâm hiểm như người Tầu… Cả về tầm thước, họ không cao như người Tầu, cũng không thấp như người Nhật, dễ nghe, dễ tin và nhiều mê tín nhưng người dân Việt dễ nhận ra lẽ phải, không kiêu căng hay tự tôn như người Tầu” (5).

Năm 1511, một thuyền buôn của người Bồ Đào Nha do thuyền trưởng Fernad Piado cùng với một giáo sĩ dòng Tên đã ghi lại chuyến công du qua biển Đông. Ghi chép này được xuất bản trong cuốn “Du ký Feraginacao”, xuất bản ở Lisbon năm 1614. Trong sách Piado đã mô tả quần đảo Hoàng sa khá chi tiết mà ông gọi là Pulo Pracelar. Theo tiếng Bồ Đào Nha thì Pulo là cù lao còn Pracelar nghĩa là san hô. Trong cuốn nhật ký của tàu Amphitrite, khi chở các giáo sĩ dòng Tên qua quần đảo Paracels (tức Hoàng Sa) năm 1701 có ghi: “ Người ta cho nhổ neo, gió rất tốt. Và sau đó chỉ một thời gian đi đến quần đảo Paracels. Paracels là một đảo thuộc về An Nam. Đó là một bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, chạy dài xuống phía nam, chạy dọc theo bờ biến xứ Cochinchine (Đàng Trong), rất nhiều lần đã xảy ra các nạn đắm tàu ở đó” (6).

Có lẽ địa hình hiểm trở của bãi đá ngầm Hoàng Sa là nỗi ám ảnh với những thuyền buôn qua đây. Nhật ký tàu Amphitrite ghi tiếp: “ Tàu Amphitrite là tàu đầu tiên hành trình đến Trung Quốc suýt bị đắm. Nhiều chỗ cạn chỉ có 4-5 sải nước. Thoát được nguy hiểm ở đây thì chỉ có phép lạ. Bị đắm tàu trên những tảng đá khủng khiếp đó hoặc bị lạc phương hướng khi không còn một một nguồn dự trữ nào thì cũng nguy hiểm như nhau mà thôi” (7).

Một giáo sĩ tên là Jean Baptiste Shaipeau (1769-1825) được vua Gia Long yêu quý đặt cho một tên Việt là Nguyễn Văn Thắng trong cuốn hồi ký có tên là “ La memoire sur la Cochinchine” đã viết:

“ Nước Cochichine ( tức An Nam) mà nhà vua bây giờ xưng đế hiệu Hoàng đế gồm xứ Đàng Trong, xứ Đông Kinh, một phần xứ Cao Miên, một vài đảo có dân cư không xa bờ và quần đảo Paracels hợp thành bởi những bãi đá nhỏ, đá ngầm và một số mỏm đá không dân cư. Cho đến năm 1816, đương kim Hoàng đế mới lấy chủ quyền trên quần đảo ấy (8)”.

Giám mục Jean Louis Taberd trong cuốn biên khảo “ Univers historire et des cription de tous le peuples” xuất bản ở Paris 1833 ghi rõ: “ Chúng tôi không đi vào việc kê khai những đảo chính yếu của xứ An Nam. Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng, từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa cũng có nghĩa là cát vàng, gồm nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những hòn đá nhô lên giữa những bãi cát làm cho những kẻ đi biển rất e ngại đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong… Có điều chúng tôi biết chắc chắn là hoàng đế Gia Long đã ngự tàu ra biển để chiếm cứ các đóa hoa lạ để cài lên vương miện của ngài. Vì vậy mà ngài xét thấy đã đến lúc phài thân chinh vượt biển để tiếp thêm quân đến Hoàng Sa vào năm 1816. Ngài đã trịnh trọng cắm lá cờ đỏ, lá cờ của xứ Đàng Trong”.

16 năm sau, tức năm 1849, J.L. Taberd lại cho công bố bằng tiếng Anh tại Ấn Độ: “Năm 1816, vua Gia Long đã tới và còn long trọng cắm cờ quốc gia của ông khẳng định chủ quyền trên các quần đảo này và hình như không một ai tranh giành với ông”. Chính vị giám mục này, trong cuốn từ điển tiếng Việt “Từ điển La- Việt” của ông in ở Serampore năm 1838 và cũng đã cho công bố tấm bản đồ rất có giá trị lịch sử. Đó là “ An nam đại quốc họa đồ”khổ 80 x 40 cm bằng 3 thứ tiếng Latinh, Quốc ngữ và Hán ngữ mà các nhà sử học nước ta hiện nay thường trưng dẫn để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (ảnh trên). Trong bản đồ trên được in bằng giấy chuyên dụng, giám mục J.L. Taberd đã ghi rất rõ vị trí của Paracel tức Cát Vàng là thuộc Việt Nam, trong khi đó lại không ghi đảo Hải Nam trên biển Đông. Một số giáo sĩ khác như A. de Rhodes cũng đã cho in bản đồ Việt Nam có ghi đảo Hoàng Sa mà lúc đó ông gọi là Pulosisi. Một giáo sĩ người Hà Lan trong bản đồ “Việt Nam với Đàng Ngoài, Đàng Trong và biển Đông với quần đảo Paracels” in trong Carte de L’Indonechine 1658-1659 cũng ghi rõ Hoàng Sa (Paracels) là của Việt Nam.

Trên tạp chí Journal of Asiasic society of Bengal, số 6-7 tháng 9 năm 1837, giám mục J.L Taberd cũng viết: “ Paracel hoặc Paracels tức quần đảo này không có gì ngoài đá tảng và những cồn cát lớn,nó hứa hẹn nhiều bất tiện hơn là lợi. Vua Gia Long đã mở rộng lãnh thổ bằng cách chiếm thêm cái đảo buồn này. Năm 1816, ông đã long trọng cắm cờ và chính thức khẳng định chủ quyền các quần đảo đá này mà không một ai tranh giành với ông”.

John Barrow, một giáo sĩ quốc tịch Anh khi đi đến Trung Quốc, cũng đi qua vùng biển có quần đảo Hoàng Sa. Ông ghi lại trong hồi ký “ Một chuyến du hành tới Đàng Trong vào năm 1792-1793”, xuất bản ở London năm 1806 có đoạn: “ Các thuyền xứ Đàng Trong dùng vào việc buôn bán ven biển, chài lưới, đánh bắt hải sản và tổ yến. Họ ra tận quần đảo có tên là Paracels và thu được nhiều hải sản khác nhau”.

Tóm lại, các ghi chép của các giáo sĩ nước ngoài đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ rất sớm, chí ít cũng là từ thế kỷ XVII.

Chú thích:

1,2- A. de Rhodes: Hành trình truyền giáo, Tủ sách Đại Kết 1994, tr.143,tr.89

3- Theo trang Biendong.net, ngày 23-8-2013

4- L. Cadiere: Về văn hóa, tín ngưỡng truyền thống người Việt, Nxb VHTT 1997, tr.10

5- Nguyễn Hồng: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, tập 1, Nxb Hiện Tại Sài Gòn 1951, tr.55

6,7- Dẫn theo Biendong.net ngày 23-8-2013

8- Dẫn theo Biengioilanhtho.gov.vn ngày 28-8-2013
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đàn ông đàn bà theo Sách Sáng Thế (3)
Vũ Văn An
05:39 25/06/2014
VI. Tình thế mới

Cuộc đàm đạo sau đó với tiếng nói siêu việt này, bề ngoài, xem ra không khích lệ bao nhiêu; vì trong cuộc đàm đạo này, Thiên Chúa tiến hành một cuộc “điều tra”, rút ra được một lời thú tội, và tuyên được một án phạt. Từ đó, nhiều đam mê mới xuất hiện trong linh hồn con người: đáng lưu ý hơn cả là sự xấu hổ lớn hơn (5), mặc cảm tội lỗi cao hơn và nhất là lòng kính sợ (awe), vốn là tổng hợp của sợ hãi và tôn kính. Ở đây, sự xấu hổ hàm nghĩa sự kiện con người đặc biệt quan tâm tới việc tự hoàn hảo mình; mặc cảm tội lỗi hàm nghĩa họ nhận ra trách nhiệm bản thân; còn lòng kính sợ hàm nghĩa con người nhìn nhận rằng quyền lực không do họ kiểm soát, mà vượt quá sự hiểu biết của họ, và trước nó, họ cảm thấy nhỏ nhoi đáng xấu hổ. Ở đây, ta không thể phân tích bản văn một cách trọn vẹn được; nên ta chỉ tập trung vào một số khía cạnh liên quan tới mối liên hệ đàn ông đàn bà mà thôi. Tuy nhiên, tiện đây, ta sẽ quan sát một số điểm về tình thế mới của con người, do chính Thiên Chúa công bố và tiên đoán qua lời Người ngỏ với cặp vợ chồng vừa thức tỉnh: Thứ nhất, sẽ có việc ra xa lạ giữa con người và thế giới, được chứng tỏ (a) bởi lòng thù hận giữa con rắn và người đàn bà; (b) bởi sự tha hóa cục bộ giữa người đàn ông và trái đất mà ở đó, họ sẽ phải vất vả mới kiếm được miếng ăn; và (c) bởi cái đau khi sinh con, hàm nghĩa có sự tranh chấp ngay bên trong thân xác người đàn bà. Thứ hai, sẽ có sự phân công lao động: người thì sinh con, người thì cày cấy. Thứ ba, sẽ có sự xuất hiện của nghệ thuật và tay nghề: không chỉ còn việc hái trái và lượm hạt nữa, mà là canh nông, khai phá đất đai, thu hái trái hạt, biến chúng thành bột, làm bánh và cuối cùng cả thiên văn học (biết mùa và đặt kế hoạch gieo gống), luyện kim (chế dụng cụ), định chế tài sản (bảo đảm thành quả của lao động), và hy lễ tôn giáo (làm vui lòng các quyền lực ở trên cao và cầu mưa). Thứ bốn, sẽ có qui luật và thẩm quyền. Tóm một lời là văn minh. “Hình phạt” đối với việc tiến lên từ thú tính là buộc phải sống như một hữu thể nhân bản.

Điều gọi là “hình phạt” xem ra có vẻ đối xứng với điều gọi là “tội phạm”, ít nhất theo hai cách. Nếu tội phạm qui (transgression) nói lên khát vọng của con người muốn được tự túc và nên giống như Thiên Chúa, thì hình phạt quả đã làm khát vọng ấy tan biến bằng những điều ngược lại:thay vì tự túc, các hữu thể nhân bản nhận được sự ra xa lạ, sự tùy thuộc, sự chia rẽ, và qui luât. Thứ hai, và sâu xa hơn, điều gọi là hình phạt đã phạt một cách thích đáng bằng cách làm cho ý nghĩa của chọn lựa và thèm muốn trở thành minh nhiên, một ý nghĩa vốn mặc nhiên nằm sẵn trong chính việc phạm qui. Giống thần Midas với ước muốn có được bàn tay vàng, giống thần Achilles với ước muốn có được vinh quang, con người nhân bản nguyên mẫu nhận được điều họ cố gắng nắm bắt chỉ để thấy rằng nó không phải là điều họ ước muốn. Qua cuộc đàm đạo với Thiên Chúa, con người biết được điều này: việc họ chọn tính nhân bản, chọn khôn ngoan, chọn nhận biết điều tốt điều xấu, hay chọn tự lập thực ra, cùng một lúc, có nghĩa họ phải ra xa lạ với thế giới, ra chia rẽ, bị phân công lao động, phải khó nhọc, biết mình sẽ chết, chịu bất bình đẳng, chịu qui luật và tùng phục. Nhưng thực ra, ta có thể cho rằng điều gọi là hình phạt thực sự không phải là thân phận mới do Thiên Chúa cố tình đưa ra để chống lại con người, mà đúng hơn là một giải thích cho thấy điều gì sẽ xẩy ra khi con người muốn chọn khai sáng (enlightenment) và tự do, muốn làm hữu thể có lý trí. Hình phạt, nếu gọi đó là hình phạt, chủ yếu hệ ở việc biết trước một cách tinh tường định mệnh của ta, một định mệnh từ đây được kể là tự nhiên, tức tự nhiên được sống nhân tính của mình trong thân phận làm người.

Ở tâm điểm của điều biết trước này có một chiều kích mới, hay đúng hơn, một ý thức mới về một điều từ trước đến nay chưa ai thấy, đó là ý nghĩa của tính dục nơi ta: tính dục có nghĩa là sinh sản. Ngoài sự thèm muốn được kết hợp và thơ mộng ra, ý nghĩa của người đàn ông và của người đàn bà phần lớn liên quan tới con cái, bất luận họ có biết hay không. Khía cạnh này càng làm bức tranh phức tạp hơn, vì đã đưa vào thêm nhiều viễn ảnh mới: một đàng, là viễn ảnh bất đồng và tranh chấp, đàng khác, là viễn ảnh kết hợp và hòa hợp. Ta hãy xem triển vọng xấu trước. Khả năng cưu mang con cái đem lại cho người đàn bà một họa phúc lẫn lộn. “Người nói với người đàn bà ‘Ta sẽ nhân bội sầu khổ của ngươi trong thai nghén; ngươi sẽ cưu mang con cái trong đau đớn; thèm muốn của ngươi sẽ hướng về chồng ngươi, và chồng ngươi sẽ thống trị ngươi’” (St 3:16). Trước nhất, thai nghén sẽ là gánh nặng, sinh con sẽ là đau đớn. Tại sao con người sinh con lại đau đớn? Phần lớn vì sự bất cân xứng giữa chiếc đầu lớn của đứa trẻ và đường sinh tương đối hẹp của ngưòi mẹ. Khả năng lý trí và tự do của con người, thể hiện qua việc con người vươn tới tính nhân bản của mình bằng cách phạm qui và được biểu hiện nơi chiếc sọ lớn, đã chỉ xuất hiện với một cái giá khá đắt đối với người đàn bà, thậm chí có thể còn nguy tử đối với nàng nữa. Hơn nữa, sự căng thẳng thân xác giữa mẹ và đứa con đang chào đời này còn dự ứng cái đau sẽ mạnh mẽ hơn nữa của việc chia cắt sau này, khi đứa trẻ, nhờ triển khai các năng lực được chiếc đầu lớn kia làm cho khả hữu, bắt đầu tự mình biết được điều tốt điều xấu, nên đã lặp lại cái hành vi nguyên tổ của vươn lên và bất tuân để giành tự do và khai sáng. Nhưng chưa hết, sự kiện thứ hai là việc làm mẹ tự nhiên còn mang theo nó các mối liên hệ mới, bất bình đẳng và có tiềm năng khó khăn giữa người đàn bà và người đàn ông.

Rồi ta phải hiểu câu sau ra sao: “thèm muốn của người sẽ hướng về chồng ngươi và chồng ngươi sẽ thống trị ngươi”? Nhiều độc giả ngày nay thấy câu này được dùng để biện minh cho chế độ tổ phụ (patriarchy). Đối với họ, khi viết ra câu kỳ thị giới tính này để bênh vực cho cung cách thống trị của họ đối với đàn bà, những người đàn ông đã trân tráo nại tới ý muốn của Thiên Chúa để hỗ trợ cho đặc quyền nam giới, một đặc quyền được coi là hợp pháp vì sự yếu đuối của đàn bà đã cướp mất hạnh phúc bất tử của người đàn ông. Các độc giả loại này quả đã đọc bản văn một cách có ý đồ và thiếu suy nghĩ. Ta hãy xét một lối đọc khác có tính thuật truyện hơn là dạy dỗ (prescriptive) và do đó, đọc lời của Thiên Chúa như có tính tiên tri mạc khải chứ không có tính biện minh cho hình phạt.

Người đàn bà, tự nhiên mang gánh nặng thai nghén và nuôi con, một gánh nặng nặng hơn các con mái của các chủng loại khác vì thai kỳ của họ dài hơn và nhất là vì đứa con thơ dại tùy thuộc ở họ lâu hơn, nên khả năng sinh hoạt một mình gặp khó khăn hơn. Gắn bó với đứa con về thể lý và tâm lý nhiều hơn, nên nàng cảm nhận mối quyến luyến với đứa con sớm hơn, sắc nét và mạnh mẽ hơn người đàn ông nhiều. Một điều nghịch lý nữa là chính vì tình yêu của nàng giờ đây bị phân chia, giữa con và chồng, nên tình yêu tập chú vào con càng làm cho lòng thèm muốn chồng của nàng trở nên tập chú và mãnh liệt hơn. Trong khi người đàn ông, kẻ thèm muốn nhục thể, hoàn toàn tập chú vào người đàn bà như nửa phần thân xác đã mất của mình, thì người đàn bà, kẻ sinh sản, hướng thèm muốn bao quát hơn của nàng vào người chồng như người nuôi sống và che chở cho những đứa con của mình và như người hợp tác với mình trong việc dưỡng nuôi chúng. Làm thế nào để người đàn ông chịu hợp tác và hiện diện thường xuyên? Thuần hóa chàng, bằng cách nhường cho chàng quyền thống trị. Hay đúng hơn, một khi đã thuần hóa, chàng đơn giản đoạt quyền vì là người mạnh hơn về thể lý. Câu trả lời này có thể đúng, tuy nhiên, đây không phải là chuyện mưu mô cố ý hay kết ước minh nhiên. Đúng hơn, bản văn muốn nói rằng chính thiên nhiên, vì có tính sinh sản, nên đã “đồng lõa” trong việc sắp xếp sự việc theo chiều hướng tổ phụ.

Sự phân công lao động trong sinh sản và do đó, trong dị biệt giới tính đúng nghĩa, tự nó, đã gieo rắc mầm mống cho căng thẳng tranh chấp. Đặc biệt, khi việc làm của ta phản ảnh, nói lên, và phát huy các dị biệt của thân xác và linh hồn, thì ít nhất, việc làm khác nhau cũng nói lên phần nào quan điểm và nhậy cảm khác nhau. Mà từ dị biệt về quan điểm, ta có dị biệt về ý kiến và quan tâm. Khả thể chống chọi nhau về quan điểm này tự nó đòi phải có qui luật và uy quyền, nhất là khi đứa trẻ bắt đầu ngỗ ngược. Ấy thế nhưng, điều không thể tránh được là định chế luật lệ lại mang theo nó khả thể bất bình đẳng và từ đó, khả thể tranh chấp lớn hơn: một đàng, là vô cảm và lạm dụng uy quyền, đàng khác, là hạ phẩm giá, là ghen tị và thù ghét. Đã đành, người cai trị chân chính luôn cai trị vì lợi ích người bị trị; thành thử nói cho đúng, bạo chúa không phải là nhà cai trị. Đã đành, luật lệ áp đặt lên người cai trị nhiều gánh nặng, quan tâm, và trách nhiệm mà người bị trị không phải gánh. Đã đành, không có mặt của đứa con, sức mạnh lớn hơn của người đàn ông rất có thể dẫn họ tới việc thống trị dựa trên thèm muốn và sức mạnh. Ngược với bối cảnh này, sự trông mong được chồng che chở của người đàn bà và việc người chồng, qua sự trợ giúp của mình, muốn chứng tỏ mình xứng đáng với lòng trông mong kia, đã che chở được người đàn bà, vốn phải mang gánh nặng và yếu hơn mình, khỏi bị bạo hành và khỏi bị bỏ rơi, ít là lúc đầu. Nhưng qui luật và uy quyền rất dễ hủ bại; và, dù sao, sự phân biệt và sự bất bình đẳng liên quan tới con cái và việc nội trợ cũng luôn đe dọa phá vỡ hạnh phúc của hai kẻ yêu nhau, là những người trước đây vốn dửng dưng đối với mục đích sinh sản của họ.

Các câu truyện sau này trong Sáng Thế quả có cho thấy những nguy hiểm lớn lao của “ách” thống trị và áp bức của nam giới đối với nữ giới. Thí dụ, ta thấy tác phong xấu xa của những con trai của Thiên Chúa đối với các con gái của con người (St 6:2), một tác phong báo trước nhiều cuộc đánh đấm hỗn loạn giữa các đấng mày râu, khiến Thiên Chúa phải gây hồng thủy trên trái đất và bắt đầu lại với Nôê. Hay tác phong đầy dã tâm của Pharaô trong vụ càn quét các đàn bà đẹp đưa về hậu phòng của mình (St 12:14-15). Hoặc việc ông Lót hy sinh các con gái cho đàn ông Sôđôma (St 19:8) hay vụ hiếp dâm Đina của ông hoàng Khivi (St 34:2). Bởi thế, đường lối mới được Thiên Chúa đưa ra, bắt đầu với Ápraham, xem ra đã thay đổi dứt khoát thái độ tự nhiên của người đàn ông đối với người đàn bà: Ápraham tới Ai Cập; nơi đây, ông được thấy Thiên Chúa tởm gớm cách Pharaô cư xử với đàn bà và cách Người bảo vệ đức hạnh của Sara, người vợ độc nhất của ông và là tổ mẫu tương lai. Do Thái Giáo dự phần rất nhiều không những vào việc thuần hóa mà cả vào diễn trình “nữ hóa”, theo cách nói của một số người. Nhưng, thực ra, khả thể của những thay đổi này vốn đã có cơ sở ngay trong tự nhiên. Thực vậy, như bản văn ta đang khảo sát cho thấy, chứng cớ là việc người đàn ông phản ứng một cách hoàn toàn tự phát khi nghe nói tới sắp xếp mới này.

Sau khi Thiên Chúa phán với người đàn bà “và chồng ngươi sẽ thống trị ngươi”, Người liền quay qua Ađam, kẻ vừa được nghe nói tới địa vị thống trị của mình trong tương lai. Lời tường thuật của Sách Sáng Thế về việc này nghe không được êm tai lắm: “Với con người, Chúa phán: Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: ‘Ngươi đừng ăn nó’, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Ðất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." (St 3:17-19).

Sầu khổ, mồ hôi, cực nhọc và chết: đất bụi chống lại nhu cầu của con người, cưỡng lại luống cày của họ, và cuối cùng, sẽ nuốt chửng họ. “Nhà cai trị” mới chẳng có lý do gì để ăn mừng trong mũ áo mới của chức vụ, lý do nhỏ nhất cũng sẽ là: ông sẽ phải vất vả lắm mới cấp dưỡng cho nhiều miệng ăn, đang chờ đợi ông.

Ấy thế nhưng, phản ứng tức khắc của người đàn ông lại được mô tả bằng một câu đẹp nhất và cảm động nhất trong toàn bộ Ngũ Kinh: “và người đàn ông đặt tên cho vợ mình là Evà (Chavah), vì nàng là mẹ chúng sinh (chai)”.

Trước lời tiên báo họ sẽ khổ cực, gặp nhiều khó khăn, những khổ cực và khó khăn mà chính họ vô tình tự chuốc lấy với sự khai sáng của mình, con người đã không thất vọng. Trái lại, từ một mảnh tin tức duy nhất trong lời Thiên Chúa ngỏ với người đàn bà, họ bỗng bừng lên một niềm hy vọng hân hoan trước viễn tượng: “Chúa ôi, nàng sắp có con!”. Người đàn bà quả mang theo mình điều trái ngược hẳn với thảm họa, đó là triển vọng sống, một triển vọng có thể đổi mới mãi mãi. Với sự mạc khải sáng láng ấy, người đàn ông nhìn người đàn bà dưới một ánh sáng mới: nàng không còn chỉ là một thân xác để kết hợp, không còn chỉ là một người khác để gây ấn tượng và chiêm ngưỡng, mà là một sức mạnh phong phú, sản sinh, và sáng tạo, với những năng lực mà chàng chỉ có thể trông lên một cách kính sợ và biết ơn. Bất chấp lời tiên đoán về thảm họa, linh hồn người đàn ông được các năng lực cứu vớt và dư tràn của người đàn bà nâng dậy. Chàng đặt tên mới cho nàng, tên này không còn nhắc chi tới chàng nữa: vì cuối cùng, nàng được gọi là Evà, nguồn suối sự sống và hy vọng (6).

Hơn cả lời hứa được thống trị, viễn tượng trên sẽ toàn tâm toàn trí gắn chặt người đàn ông vào người đàn bà. Và điều này sẽ làm dịu và phải làm dịu cái tính võ đoán và ưa chống đối của chàng. Con cái, một sự thiện nay đã thành của chung, sẽ kết hợp và hoà hợp tất cả những gì vốn bị sự dị biệt hóa tính dục đe doạ phân rẽ.

Bất chấp mọi nặng nhọc của việc dưỡng dục chúng, không người hiểu biết nào lại coi con cái như một gánh nặng. Con cái là điều tốt vì hiện hữu vốn là điều tốt, vì sự sống vốn là điều tốt, vì bất cứ việc đổi mới khả thể nhân bản nào cũng đều là điều tốt. Con cái ta là điều tốt vì đây là điều tốt của chính ta, cho dù nó tốt không phải vì nó là điều tốt của ta; nói đúng hơn, con cái ta trở thành phần tham dự của ta vào cái-tốt-chung-vốn-là-con-cái. Nhờ con cái, người đàn ông và người đàn bà, cuối cùng, đã thực hiện được sự thống nhất hóa đúng nghĩa (chứ không phải chỉ nên một theo nghĩa tính dục): hai người nên một qua việc chia sẻ tình yêu đại lượng đối với hữu thể thứ ba. Là thân xác từ thân xác họ, đứa con chính là hữu thể hoà lẫn của cha mẹ, một hữu thể được ngoại hiện (externalized) và được ban cho một hiện hữu tách biệt và liên tục; sự thống nhất hóa này còn được thăng tiến nhờ việc cùng nhau dưỡng dục đứa con. Mở ra con đường hướng tới tương lai, không những mang mầm mống của ta mà còn mang tên của ta, lối sống của ta, và cả hy vọng của ta nữa rằng chúng sẽ vượt xa ta trong sự thiện và trong hạnh phúc, con cái là bằng chứng của khả thể siêu việt nơi ta. Thực thế, tính nhị nguyên giới tính, là tính, trước nhất, thúc đẩy tình yêu của con người hướng thượng và ra khỏi mình, cuối cùng đã giúp họ vượt qua được phần nào các hạn chế từng áp đặt lên họ.

Khỏi cần nói ta cũng biết, lúc còn ở Địa Đàng, dù biết trước mình sẽ có con, người đàn ông và người đàn bà không nói đến chúng cách đó. Thực vậy, nếu việc thèm khát cưu mang con cái tùy thuộc kiểu lý luận trên, thì chủng người có lẽ đã tuyệt giống từ lâu rồi. Nói đúng ra, thiên nhiên đã “đồng lõa” làm cho con cái trở thành lôi cuốn, sống động, biết đáp ứng và vô cùng đáng yêu. Thiên nhiên cũng đã “đồng lõa” làm cho cha mẹ thấy vui nơi con cái và yêu chúng ngay từ thuở ban đầu, ngay cả lúc chúng chẳng đáng yêu chút nào. Chính những say mê đơn giản này khiến cha mẹ hân hoan thực hiện những nặng nhọc của thân phận đàn ông đàn bà của mình.

Tóm lại, câu truyện nguyên mẫu về người đàn ông và người đàn bà hướng ta về phía gia hộ, về cái định chế đầu hết của nhân loại, một định chế, xét cho cùng, hoàn toàn dành cho việc dưỡng dục thế hệ tiếp theo. Như Rousseau, nhiều thế kỷ sau, từng viết về khía cạnh này: “Các phát triển đầu tiên của trái tim là hậu quả của một tình thế mới, tức tình thế hợp nhất vợ chồng, cha mẹ và con cái dưới một nơi cư trú chung. Thói quen sống với nhau làm phát sinh những tình cảm ngọt ngào nhất mà con người từng biết đến: tình yêu vợ chồng và tình yêu mẹ cha. Mỗi gia đình trở thành một tiểu xã hội, càng được thống nhất hóa tốt hơn vì tình âu yếm hỗ tương và tự do là hai thứ trói buộc duy nhất của nó…”

Đã đành, sự ngây thơ trong trắng của bức tranh trên, dù chân thực, vẫn chỉ là phiến diện và phần nào khiến người ta lầm lẫn. Thực vậy, như trên đã trình bày, các mầm mống của rắc rối trong tương lai đã ló dạng khiến chính Rousseau cũng đã phải nhận định liền sau đó rằng: “nhưng chính lúc này, sự dị biệt đầu tiên đã được thiết lập trong lối sống của hai giới tính, là lối sống cho tới lúc đó vẫn chỉ là một. Từ nay, người đàn bà trở nên ưa ngồi hơn và quen thuộc với việc chăm lo nhà cửa và con cái, trong khi người đàn ông phải đi tìm kế sinh nhai chung”.

Hệ luận của sự phân công trên trở thành chủ đề cho những câu truyện sau đó của Sách Sáng Thế; các tranh cãi phát sinh từ các câu truyện này làm ta phải bối rối cho đến tận nay và chắc chắn là mãi mãi. Tuy thế, ta vẫn thấy trong tình yêu có tính sinh sản và định chế kèm theo tình yêu này, là cuộc sống gia đình, vẫn là căn bản đối với sự kết hợp hết sức sâu sắc giữa người đàn ông và người đàn bà và là sự kết hợp mà tính dục đúng nghĩa vốn hướng về.

Dĩ nhiên Ngũ Kinh không phải chỉ nói có thế, nhưng ta buộc phải tạm kết thúc ở đây. Truyện Địa Đường khó có thể coi là truyện thành công, mà định chế gia đình cũng không hẳn là phương thuốc đơn giản và đầy đủ. Sự lưu tâm của cha mẹ đối với con cái không luôn lành mạnh, mà sự lưu tâm của con cái đối với cha mẹ cũng thế. Thực vậy, nếu ta kết thúc câu truyện về người đàn ông và người đàn bà nguyên mẫu không phải với việc họ bị đuổi khỏi Địa Đường mà tiếp tục với câu truyện của con cái họ ở chương kế tiếp, ta sẽ thấy ngay những nguy hiểm như việc người đàn bà tự hào về khả năng cưu mang con cái của nàng và việc anh em cùng cha mẹ ghen tị nhau đến sát hại nhau. Trong suốt Sách Sáng Thế, ta thấy nhiều gia đình gặp rắc rối và nhiều rắc rối do các gia đình tạo ra, dù nguyên tắc gia đình đã được công nhận và thánh hóa. Ta thấy có việc cha mẹ thích con này ghét con kia (Ixaác ưa Êxau hơn, Rêbécca ưa Giacóp hơn), chị em ganh tị nhau (Raken và Lêa, Giuse và các anh ông), con cái nổi loạn (Kham đối với Nôê)… Tuy nhiên, vẫn có những truyện hay: niềm tự hào của Ápraham đối với đứa con đầu đã được tẩy rửa trong giao ước, và tình yêu của ông dành cho đứa con trai bao ngày mong đợi đã được đặt dưới lòng tôn kính Thiên Chúa của ông… Chính việc thực hiện lời hứa cho ông và vợ ông một đứa con trai và việc Thiên Chúa không để ông lấy đứa con ấy làm lễ tế đã đủ dẫn ông vào nẻo đường của Thiên Chúa. Hiểu cho đúng, tình yêu con cái và tình yêu Thiên Chúa luôn đi đôi với nhau.

VII. Kết luận

Tóm lại, đọc câu truyện theo nhân học và theo lối mô tả, là lối ta thử đưa ra ở đây, ta thấy rõ hơn một số yếu tố cố hữu của cuộc hiện sinh có phái tính và sinh sản của ta, các yếu tố này thuộc lãnh vực thân xác, tâm lý và xã hội; và ta thấy rằng các căng thẳng giữa các yếu tố này chắc chắn sẽ gây rắc rối cho cả suy nghĩ lẫn hành động. Trước nhất, trong việc sống còn, con người có những quan tâm có tính trung lập về tính dục, tư riêng và nhằm yêu chính mình. Sau đó, là tính nhị nguyên tính dục được bổ túc từ bên ngoài, nhưng được trải nghiệm như một thiếu thốn bên trong, đưa tới thèm khát kết hợp thể xác kiểu thú vật, trải nghiệm này có lẽ được người đàn ông cảm thấy mạnh mẽ hơn. Giống ở mọi hữu thể tính dục khác, trong bản chất ta, cả nam lẫn nữ, đều có sẵn một sự phân nhánh vô thức; vì trên nguyên tắc, các thúc đẩy tính dục hướng ngoại đẩy ta tới người khác đã đi ngược hẳn lại các thúc đẩy hướng nội đẩy ta tới việc tự bảo vệ vì lích lợi riêng của mình. Rồi có sự dị biệt hóa thành hai giới tính, với những thèm muốn và quan tâm không như nhau. Các dị biệt này vừa khích lệ kết hợp vừa đe dọa phân ly. Sau đó là việc con người tự ý thức được tính dục của mình, và nói tổng quát hơn là ý thức thuần lý, là thứ đem tới cho linh hồn con người thêm một loại phân nhánh khác nữa. Một phần ý nghĩa của sự phân nhánh này được phát biểu qua xấu hổ, e thẹn (modesty), từ chối, làm dáng, tán tỉnh, hẹn hò, khoe khoang, tán thành, chấp thuận, hắt hủi, làm đẹp, ảo tưởng, tự phụ, làm đỏm, tham vọng, tâng bốc, quỉ quyệt, rù quyến, ghen tương, muốn làm vui lòng, và mưu cầu tự trọng, nghĩa là tất cả các khía cạnh nội tại của diễn trình nhân bản hóa tính dục, thăng hoa nhục dục, và khả thể yêu thương và giao kết xã hội (sociability). Khía cạnh đáng lưu ý hơn nữa là vấn đề xa cách và thèm muốn (distance and desire), một hậu quả của mối liên kết giữa tính dục và lòng yêu cái đẹp, nghĩa là cái đẹp nhìn từ xa kích thích ta hướng về sự kết hợp với nó một cách gần như mù quáng, đến không còn bất cứ một khoảng cách nào nữa. Rồi đến tính sinh sản và việc sinh con, tiếp theo là khai hóa (domestication) và dưỡng dục và tất cả những gì điều này vốn bao hàm, trong đó có việc lo lắng về dòng dõi và hy vọng siêu việt. Cuối cùng, nhờ tự ý thức được tính dục của mình, con người tìm được đường dẫn tới cõi siêu việt và cõi trường cửu thực sự; chứng cớ thấy rõ nhất trong cảm nghiệm (a) bỡ ngỡ trước người yêu xinh đẹp; (b) tôn kính trước tính bổ túc tính dục hết sức mầu nhiệm và sự nhập thân có tính tự thức và đầy tưởng tượng của nó; (c) kính sợ trước sự sống, tính dục, tình yêu và những sức mạnh khác không do ta tạo nên và ta vốn không điều khiển được; và (d) biết ơn đối với quà phúc nhưng không là các sức mạnh sáng tạo được thể hiện qua việc chuyển giao khả năng sinh sản cho các thế hệ tiếp theo.

Dĩ nhiên, tất cả các yếu tố trên đều được văn hóa mặc lấy và được phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng và nhiều sắp xếp có tính định chế khác thay đổi. Nhưng không một yếu tố nào do văn hóa cấu tạo nên. Cũng không có bất cứ sắp xếp văn hóa nào có thể hòa hợp mọi khuynh hướng chống chọi nhau của chúng. Trái lại, các cố gắng chính trị và văn hóa để giải quyết hợp lý vấn đề đàn ông đàn bà chắc chắn chỉ có hại, thậm chí còn hạ nhân phẩm của cả người đàn ông, người đàn bà lẫn con cái họ nữa, chỉ vì các vấn đề này hết sức tế nhị và có tính tư riêng, và ý nghĩa sâu xa nhất của chúng là điều chưa ai nói hết được.

Vượt lên trên sự thận trọng trên, ta vẫn có thể gom góp một số gợi ý có tính tâm lý học, cả tích cực lẫn tiêu cực. Thí dụ, ta có thể hiểu tầm quan trọng của e thẹn và xấu hổ đối với việc vun sới tình yêu lâu bền; vì khi mỗi người hiểu việc tự ý bày tỏ sự trần truồng cho nhau như là một dâng hiến của mình cho người mình yêu và sự dâng hiến này được tiếp nhận một cách sung sướng và không hề khinh bạc, thì quả tình yêu đã tự chứng tỏ được rằng nó không quan tâm gì tới tính mỏng dòn và tính hữu hạn của ta. Hoặc ta thấy được lý do tại sao những việc như kết hợp nhưng cố ý không muốn có con, có con bên ngoài hôn nhân, cách mạng tình dục, hoặc phong trào giải phóng phụ nữ, hoặc chủ trương độc tính (unisexuality) cả trong dáng vẻ lẫn trong việc làm, hay chủ trương bất cần hẹn hò, ly dị không cần có lỗi, hoặc chủ trương chỉ muốn thỏa mãn bản thân, đều là những việc chỉ làm yếu thêm các cam kết, khuyến khích tính ăn người của nam giới, và khiến cho đàn bà dễ bị thương tổn và trẻ em dễ bị bỏ rơi hơn. Và sau cùng, ta bắt đầu thấy tại sao tính bổ túc, tức sự dị biệt dị tính, chứ không phải tính nhị nguyên, hướng ta về việc cùng nhau triển nở.

Muốn khai triển gợi ý sau cùng này, ta cần đọc Ngũ Kinh nhiều hơn nữa; tuy nhiên, câu truyện đầu tiên vẫn đã cho ta nhiều chỉ dẫn. Bất chấp mọi nguy hiểm vốn kèm theo việc nhân bản hóa tính dục, qua câu truyện này, ta vẫn đã thấy hướng đi có thể có dẫn ta tới việc thành toàn của con người. Tình yêu hữu thức đối với con người bổ túc kia sẽ khiến linh hồn ta hướng ngoại và hướng thượng; trong sinh sản, tình yêu đưa tới khả năng sáng tạo một cách hào phóng, với đứa con thống nhất hóa cha mẹ, một việc mà một mình tính dục hay một mình tình cảm lãng mạn đơn độc không tài nào làm được; và ý muốn ban cho con không những sự sống mà cả một lối sống tốt đẹp đã mở đường cho người đàn ông và người đàn bà bước vào cõi chân, cõi thiện và cõi thánh thiêng. Tình yêu mẹ cha dành cho con cái chính là khởi điểm của diễn trình thánh hóa sự sống, ngay ở thời đại ta. Có lẽ đó là điều Thiên Chúa nghĩ tới khi Người nói rằng con người, cả đàn ông lẫn đàn bà, ở một mình không tốt. Có lẽ đó là lý do “Người dựng nên họ có nam có nữ” (St 1:27).
_____________________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú

(5) Sự xấu hổ trước mặt Thiên Chúa xem ra khác với sự xấu hổ trước mặt nhau. Trước mặt nhau, người đàn ông và người đàn bà chỉ dấu bộ phận sinh dục của mình. Trước mặt Thiên Chúa, họ tìm cách che dấu họ một cách trọn vẹn. Sự xấu hổ đầu, mà tiếng Hy Lạp gọi là aischyne, tức sự xấu hổ có tính xã hội, mô tả việc quan tâm tới cái đẹp hay điều cao thượng (kalon). Sự xấu hổ sau, mà tiếng Hy Lạp gọi là aidos, tức xấu hổ có tính “vũ trụ luận” hay “hữu thể học”, mô tả việc quan tâm tới giá trị bên trong dưới khía cạnh trường cửu và thần linh.

(6) Đến đây, người đàn bà giữ im lặng; do đó, ta không biết phản ứng của nàng đối với lời tiên đoán của Thiên Chúa cũng như đối với phản ứng dạt dào và việc đặt tên mới cho nàng của người đàn ông. Chỉ biết ở tình tiết sau đó, nàng say sưa với địa vị tôn kính gần như hóa công của mình: khi sinh ra Cain, con đầu lòng, chính Evà “khoe khoang” sức mạnh sáng tạo của nàng, trong khi Ađam không nói gì.

Phóng dịch bài “Man and Woman, An Old Story” của Leon R. Kass, Giáo Sư tại ĐH Chicago.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Cali
Đặng Đức Cương
21:13 25/06/2014
NẮNG CALI
Ảnh của Đặng Đức Cương
Nắng Cali cũng đẹp cũng nên thơ
Nhớ nắng Sài Gòn một thuở xa xưa
Dạo phố phường trong chan hoà nắng ấm
Ôi Sài Gòn bao kỷ niệm ngày xưa
(Trích thơ của Phạm Sĩ Trung)