Ngày 26-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đường theo Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:09 26/06/2013
Chúa Nhật XIII THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 9, 51- 62

ĐƯỜNG THEO CHÚA

Đường theo Chúa vẫn là con đường đòi hỏi rất nhiều. Tin Mừng thuật lại rằng một lần Chúa Giêsu và các môn đệ lên Giêrusalem.Dọc đường các ngài tranh luận xem ai làm lớn làm bé trong Vương Quốc của Chúa Giêsu. Các môn đệ chưa hiểu thế nào là chén đắng, Thầy mình sắp phải lãnh nhận để cứu độ nhân loại. Hôm nay, thánh Luca lại ghi một lời rất trang trọng nhưng lại rất bi thảm :” Vì gần đến lúc Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem “.

Đọc đoạn Tin Mừng này, chúng ta như cảm thấy Chúa Giêsu đang bị giằng co giữa con đường chọn lựa. Theo bản tính con người, Chúa Giêsu lo sợ vì lên Giêrusalem là chấp nhận cái chết đau thương trên thập giá, tuy nhiên Ngài đã hoàn toàn vượt thắng nỗi lo âu ấy, chấp nhận ý Thiên Chúa Cha, lên Giêrusalem để chịu chết cứu chuộc loài người, cứu độ con người. Nỗi day dứt của Ngài vẫn còn bị giằng co mãi khi cơn hấp hối xẩy ra nơi vườn Giếtsêmani, các môn đệ thân tín có đó nhưng ngủ say…Do đó, đường theo Chúa có lắm chông gai, có nhiều thử thách. Chung qui, Chúa cho nhân loại, cho chúng ta hiểu, Ngài đến để yêu thương, thông cảm và tha thứ. Tình yêu, lòng nhân từ tha thứ được biểu lộ nơi Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế được Thiên Chúa Cha sai đến trần gian :” Con Người đến không phải để giết chết, nhưng để cứu sống “. Chúa đến trần gian để gánh lấy tất cả tội lỗi của con người, của loài người, cuối cùng bằng cái chết trên thập giá, Ngài nói lên lòng nhân từ, yêu thương và tha thứ. Bởi vì, nơi thập giá ơn cứu chuộc chứa chan nơi Người. Đường theo Chúa không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nhưng môn đệ Chúa phải là người kiên nhẫn, hiền lành, khiêm tốn, luôn biết đối xử, cảm thông, chinh phục các linh hồn.

Muốn theo Chúa phải chấp nhận điều kiện của Ngài : từ bỏ, vác thập giá mà theo Chúa. Tin Mừng thánh Luca đoạn này kể lại trường hợp của ba người muốn làm môn đệ của Chúa. Người thứ nhất tự nguyện tới xin theo Chúa, nhưng Ngài đem ra điều kiện khiến anh cụt hứng, chưng hửng:” Chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu “. Ở đây, Chúa cho anh này biết : Chúa sống khó nghèo, hoàn toàn tay trắng, theo Ngài, anh cũng phải chấp nhận khó nghèo như Ngài, anh có chấp nhận như thế thì hãy đi theo Ngài. Tin Mừng không cho biết anh có chấp nhận hay không chấp nhận điều kiện theo Chúa. Người thứ hai, Chúa kêu gọi anh. Anh xin phép Chúa cho về nhà chôn cất cha già của anh vừa qua đời, rồi anh sẽ đến theo Chúa, nhưng Chúa không cho. Chúa cho anh biết : chôn cất cha mẹ là một nghĩa vụ cao quý, nhưng còn có một bổn phận cao quý hơn: xây dựng Giáo Hội, tôn vinh Thiên Chúa và cứu vớt các linh hồn. Chúa bảo anh:” Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ, còn anh hãy đi loan báo Triều Đại Nước Thiên Chúa “. Chúa có ý nói: cứ để người thế lo công việc của người trần thế, còn anh đã được trao phó một sứ mạng cao cả hơn là rao giảng Tin Mừng. Phúc âm không cho biết anh có theo Chúa hay không theo Chúa. Người thứ ba cũng tự mình đến xin theo Chúa. Nhưng anh lại muốn trước khi chính thức làm môn đệ của Chúa thì anh còn phải từ giã gia đình. Tuy nhiên, Chúa khuyên anh phải có một thái độ cương quyết, dứt khoát, không được chần chứ, hãy bỏ lại quá khứ và hướng về tương lai. Tâm hồn có thanh thản, thoải mái và không bị ràng buộc thì dễ dàng dành trọn con tim cho Chúa và tha nhân. Tin Mừng cũng không cho biết anh này có đi theo Chúa hay không đi theo Chúa.

Chính vì thế, chúng ta tin rằng dù chúng ta yếu hèn, bất xứng, tội lỗi, nhưng nếu chúng ta thật lòng sám hối, quay về với Chúa, chắc chắn Chúa sẽ thứ tha tội lỗi cho chúng ta và ban hạnh phúc,ban ơn cứu độ cho chúng ta. Đường đi theo Chúa đòi hỏi chúng ta nhiều điều. Vì, Chúa đã nói :” Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá của mình mà theo Ta “. Chúa đòi chúng ta phải từ bỏ nhiều điều như từ bỏ tội lỗi, từ bỏ những tính hư, tật xấu, gương mù, gương xấu, từ bỏ những ý nghĩ xấu, phán đoán, kết án ngang trái, vu vơ, thiếu bác ái, những lời nói chua cay, độc địa, ác ý vv…Và để từ bỏ được những điều trên, không phải là chuyện dễ, một sớm một chiều, nó đòi hỏi con người phải cố gắng, vượt thắng, có bản lãnh vững mạnh, ý chí, quyết tâm của mỗi người.

Chúng ta hãy cùng Chúa Giêsu cầu nguyện :” Lạy Cha, con cầu xin cho họ.Xin cho họ nên một trong chúng ta. Để thế gian tin rằng Cha đã sai con “ ( Ga 17, 20-21 ).

Lạy Chúa, Chúa đã dủ lòng thương nhận chúng con làm nghĩa tử để chúng con trở thành con cái ánh sáng; xin đừng để chúng con sa vào cảnh tối tăm lầm lạc nhưng gìn giữ chúng con luôn rạng ngời ánh sáng chân lý Chúa (Lời nguyện nhập lễ Chúa Nhật XIII thường niên ) .

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Muốn làm môn đệ Chúa phải làm sao ?
2.Xin kể ba trường hợp đi theo Chúa Giêsu ?
 
Chúa Kitô lẽ sống khó nghèo
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
07:48 26/06/2013
CHÚA KITÔ LẼ SỐNG KHÓ NGHÈO

“Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ tựa đầu”. Đó là chọn lựa của Chúa Giêsu khi chấp nhận làm người. Chúa đã không dành cho mình một đời sống tiện nghi, sung túc, hay tìm kiếm quyền lực, ham thích được “ăn trên ngồi trước thiên hạ”… Chúa đã chọn cho mình một cuộc sống, một cung cách sống gần gũi với tất cả những ai cùng cực, thiếu thốn, khổ đau, bị bỏ rơi…

Điều lạ lùng là, cuộc sống và cung cách sống đầy bấp bênh ấy lại trở thành nguồn cảm hứng và gợi hứng cho lẽ sống mà bao nhiêu anh chị em của chúng ta trong dòng lịch sử Hội Thánh đã bước theo.

Chẳng hạn: Thánh Phanxicô Assisi, đã can đảm vứt bỏ mọi giàu sang của thế gian, và sống nghèo khó vì nước trời. Mẹ Têrêsa thành Calcutta, một đời hy sinh cho những anh chị em đau khổ. Cha Đamiel, không còn nghĩ đến bản thân chỉ vì những anh chị em bị bệnh phong hành hạ. Nhiều những đan sĩ, chấp nhận chôn mình trong bốn bức tường của đan viện để cầu nguyện cho Hội Thánh, cho con người…

Ngay từ chính thời Chúa Giêsu, cuộc sống và cung cách sống ấy đã gây ấn tượng và thích thú cho nhiều người. Nhờ đó, họ sẵn sàng dấn thân theo Chúa khắp nơi như: các phụ nữ thành Giêrusalem, các tông đồ và nhiều môn đệ…

Hôm nay, bài Tin Mừng cho biết một thanh niên cũng xin theo Chúa. Hẳn anh đã ngưỡng mộ Chúa, đã nhận ra người Thầy Giêsu này có điều gì đó cao trọng, khả kính hơn bao nhiêu kẻ mà hằng ngày, mọi người vẫn gọi là thầy. Vì thế, ông muốn tự nguyện làm môn đệ của Chúa: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”.

Nhưng thật lạ lùng, trước lời cầu xin để được theo Chúa của người thanh niên, Chúa không vui. Ngược lại, Người nói lên hoàn cảnh của Người: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ tựa đầu”. Không biết cuối cùng, người thanh niên có dám theo Chúa không.

Nhưng lời của Chúa là bài học cần thiết cho chúng ta: Một khi muốn làm môn đệ của Chúa mà không trở nên giống Chúa, không thể là môn đệ, hoặc không bao giờ là môn đệ đúng nghĩa.

Bước theo Chúa, người môn đệ phải ý thức rằng, từ nay mình được mời gọi ném mình cho Chúa, phó thác hoàn toàn trong tay Thiên Chúa như Chúa Giêsu vậy. Vì thế, cũng như Chúa Giêsu nói với người thanh niên, Người cũng mời gọi chúng ta: muốn theo Người phải có lòng can đảm, phải biết chấp nhận và chịu đựng.

Theo Chúa là từ bỏ, là sống nghèo khó, là không tìm tư lợi, nhưng luôn đặt danh dự của Chúa và lợi ích phần rỗi của mình, của mọi người lên hàng đầu.

Theo Chúa là chấp nhận bấp bênh, là phải nhận ra tính chênh vênh của mình chính là điều kiện cần thiết để bản thân hoàn thành ơn gọi.

Theo Chúa là phải để cho bàn tay của mình trở thành bàn tay không, nhưng lòng mình thì đầy ắp lý tưởng, giàu nghị lực, tràn niềm vui, chiếu tỏa không ngừng sự hy sinh, sự dấn thân, đề cao thái độ quên mình…

Theo Chúa là sống giây phút hiện tại như chỉ có Chúa, chỉ có việc làm của Chúa để sống và để chết như một hy tế trọn vẹn trong tay Chúa.

Theo Chúa là nhìn anh chị em, đón nhận từng con người một cách chân thành, đơn sơ, như Chúa luôn noi gương cho chúng ta.

Theo Chúa là chấp nhận hủy mình cách dứt khoát, quyết liệt, không khoan nhượng, không lưỡng lự hay dùng dằn.

Điều kiện quang trọng nhất, cần thiết nhất để theo Chúa trọn vẹn, ngoài việc khước từ tất cả những gì cồng kềnh, cản lối, đòi chúng ta phải chấp nhận từ bỏ “cái tôi” của bàn thân. Nếu không từ bỏ “cái tôi” đầy cản trở, ham hố của mình, dù có theo Chúa, cũng chỉ là theo kiểu “hữu danh vô thực”.

Alfred Plumer, một học giả Thánh Kinh người Anh có lần phát biểu: “Cuộc đời Chúa Giêsu bắt đầu trong một chuồng bò đi mượn và kết thúc trong một ngôi mộ cũng đi mượn”.

Đó chính là thực trạng trần trụi, khó nghèo của Chúa Giêsu mà mỗi người môn đệ chúng ta hôm nay cần học lấy. Chúng ta hãy ghi khắc sâu xa lời của Chúa: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ tựa đầu”, để sống đúng với nghĩa vụ của người theo Chúa, làm môn đệ của Chúa.

Thực ra, khi chọn cho mình một cuộc sống và một cung cách sống nghèo như Chúa Giêsu, chúng ta trở thành người hạnh phúc vì giàu có sự thánh thiện, giàu có tình yêu của Chúa, giàu có sự bình an, giàu có lòng từ tâm, giàu có lòng hy sinh, giàu có sự dấn thân, giàu có tất cả những gì là tương quan với Thiên Chúa, với con người và mọi thụ tạo…

Ngược lại, khi không còn đặt Chúa làm trọng tâm cho sự phó thác của bản thân, chúng ta rơi vào sự nghèo nàn tận cùng. Nhất là nghèo nàn về tình yêu, về lòng cảm thông, chia sớt… Một khi tâm hồn nghèo nàn tận cùng như thế, sẽ gây nên bao đỗ vỡ trong chính tâm hồn mình, bao đổ vỡ trong mọi liên hệ với tha nhân.

Lạy Chúa Giêsu, theo Chúa thật là khó biết bao. Bởi chúng con luôn muốn tích trữ, muốn tìm mọi thứ là của riêng mình, muốn mình được nổi nang, giàu có. Chúng con sợ phải từ bỏ, phải sống thua sút về quyền lợi, về vật chất, về danh dự…với mọi người.

Xin dạy chúng con biết học lấy luôn luôn bài học của Đấng giàu có nhưng trở nên nghèo khó để cứu độ chúng con, nhờ đó, chúng con sẽ can đảm hơn, biết từ bỏ hơn, biết xa tránh mọi cám dỗ của trần thế hơn. Amen.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các đe dọa liên tục chống lại sự sống con người
Linh Tiến Khải
09:55 26/06/2013
Phỏng vấn Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Y Tế

Lúc 10 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật 16-6-2013, nhân Ngày của Tin Mừng Sự Sống trong Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trước thềm đền thờ thánh Phêrô với sự tham dự của khoảng 100.000 tín hữu, trong đó có các phái đoàn của Phong trào Sự sống đến từ nhiều nước trên thế giới.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Y tế, vài Giám Mục và 200 Linh Mục.

Giảng trong thánh lễ cử hành ngày Tin Mừng Sự sống Đức Thánh Cha giải thích mục đích như sau: Với việc cử hành này, trong Năm Đức Tin, chúng ta muốn cảm tạ Chúa về ơn sự sống, trong tất cả mọi biểu lộ của nó, đồng thời chúng ta muốn loan báo Tin Mừng Sự Sống. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc Chúa Nhật thường niên thứ XI năm C trong ba điểm suy tư: Thứ nhất Thánh Kinh mặc khải cho biết Thiên Chúa Hằng Sống, Thiên Chúa là Sự Sống và suối nguồn sự sống; thứ hai Chúa Giêsu Kitô trao ban sự sống và Chúa Thánh Thần duy trì chúng ta trong sự sống. Và thứ ba đi theo con đường của Thiên Chúa dẫn đưa tới sự sống, trong khi đi theo các thần tượng dẫn đưa tới cái chết.

Tuy con người vì ích kỷ và đam mê có các hành động gây ra cái chết, nhưng Thiên Chúa luôn tìm tái trao ban sự sống cho nó. Toàn Thánh Kinh nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng trao ban sự sống và chỉ cho con người con đường sự sống toàn vẹn. Sách Sáng Thế nói rằng Thiên Chúa nhào nặn nên con người với bụi đất, thổi một hơi thở sự sống vào mũi nó và con người trở thành một sinh linh (St 2,7). Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống; nhờ hơi thở của Người mà con người có sự sống, và hơi thở của Thiên Chúa đỡ nâng con đường cuộc sống trần gian của nó.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng Thương Xót. Chúa Giêsu đem sự sống của Thiên Chúa đến cho chúng ta, Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào sự sống ấy và duy trì chúng ta trong tương quan sinh động là con cái Thiên Chúa. Nhưng rất thường khi con người không chọn sự sống, không lựa Tin Mừng sự sống, mà để cho mình bị hướng dẫn bới các ý thức hệ và luân lý ngăn cản sự sống, không dung tha cho sự sống, bởi vì chúng bị chỉ huy bởi sự ích kỷ, lợi nhuận, bổng lộc, quyền bính, thú vui, chứ không phải bởi tình yêu thương và việc kiếm tìm thiện ích của người khác.

Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 19-6-2013 Đức Thánh Cha lại mời goi mọi người đón nhận và làm chứng cho Tin Mừng sự sống, thăng tiến và bảo vệ sự sống trong mọi chiều kích và giai đoạn của nó. Kitô hữu là người ủng hộ sự sống, là người thưa xin vâng đối với Thiên Chúa, là Đấng Hằng Sống.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Y Tế, về các đe dọa liên tục chống lại sự sống con người. Chúng thể hiện qua các luật lệ phá thai, ngừa thai, giết người già, người bệnh nặng, bằng cách làm cho chết êm dịu, loại bỏ các thai nhi tàn tật vv...

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, có điều gì nối liền ”Ngày cử hành Tin Mừng Sự Sống” và Năm Đức Tin, là hai biến cố lớn trong sứ mệnh của Giáo Hội giữa lòng thế giới ngày nay không?

Đáp: Chúng là hai biến cố có trọng tâm hiệp nhất là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà Giáo Hội được mời gọi loan báo, cử hành và làm chứng trong thế giới dọc dài các thế kỷ, như là Chúa của sự sống. Liên quan tới điều này tôi cho rằng các kiểu diễn tả chứa đựng trong thông điệp ”Tin Mừng Sự Sống” đều soi sáng. Và đối với mỗi tín hữu các kiểu nói này tái khẳng định sự cấp thiết phải tuyên xưng niềm tin của mình nơi Chúa Giêsu Kitô, ”Ngôi Lời sự sống”, với lòng khiêm tốn và can đảm. Vì thế, số 29 của Tông thư viết: ”Tin Mừng sự sống là một thực tại cụ thể và cá nhân, bởi vì nó hệ tại việc loan báo chính con người của Đức Giêsu. Đức Giêsu là Con từ đời đời nhận sự sống từ Thiên Chúa Cha, và đã đến giữa loài người để làm cho họ tham dự vào ơn sự sống này: ”Ta đến để chúng có sự sống và sống đồi dào”. Từ chiều kích thần học này cũng lập tức nảy sinh ra một hiệu qủa cụ thể liên quan tới suy tư và hoạt động cụ thể, trong tất cả mọi hình thái dấn thân trong lãnh vực rộng rãi và bổ túc của các hoạt động xã hội, y tế và trợ giúp bác ái. Khoa học và việc thực hành y khoa hằng ngày can thiệp vào đời sống con người từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên. Tuy nhiên, sự thực liên quan tới giá trị và sự bất khả xâm phạm của bản vị con người, và sự sống của nó rất qúa thường khi bị nguy hiểm. Từ đó đối với Giáo Hội và mỗi tín hữu, phải cấp thiết tái khẳng định đức tin như dấn thân trực tiếp trong lãnh vực nghề nghiệp cũng như riêng tư, vào việc thăng tiến và bênh vực giá trị của sự sống và phẩm giá không thể đụng chạm tới của con người.

Hội Đồng Tòa Thánh Y tế được mời gọi nói lên và làm chứng một cách hùng hồn và luôn luôn thời sự việc phục vụ của tình bác ái trong chân lý, là trung tâm sứ mệnh rao truyền Tin Mừng của Giáo Hội. Sau cùng, tôi ước mong nhấn mạnh, như trong buổi giới thiệu Kim chỉ nam của các nhân viên y tế do Hội Đồng công bố trong năm ”Tin Mừng Sự Sống”, và ghi nhận rằng ”với lòng khiêm tốn nhưng cũng với sự hãnh diện, chúng ta có thể cho rằng Kim chỉ nam của các nhân viên y tế được ghi vào trong dấn thân của ”việc tái truyền giảng Tin Mừng”. Trong việc phục vụ sự sống, một cách đặc biệt nơi các người đau khổ, theo gương mầu nhiệm của Đức Kitô, nó đạt được phẩm chất của nó.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Chủ tịch, một cách nòng cốt ”Tin Mừng Sự Sống” tìm cách cảnh báo trước vài khuynh hướng dẫn đưa tới chỗ chống đối, một đàng là nền văn hóa và sự tự do, đàng khác là thân xác, thiên nhiên và luật tự nhiên, và đặt để sự thật và phẩm giá con người vào trung tâm của diễn văn. Từ năm 1995 là năm công bố thông điệp ”Tin Mừng Sự Sống” cho tới ngày nay đã có gì thay đổi trong tương quan nói trên chưa?

Đáp: Liên quan tới vấn đề này, tôi muốn minh nhiên một trong các khía cạnh của thế giới ngày nay, xem ra tích cực một trăm phần trăm, nhưng trái lại phải được điều hành với sự chú tâm lớn, và phải luôn luôn ý thức rằng y khoa có mục tiêu là con người, sức khỏe của nó và việc chữa lành khi cần và có thể. Trong toàn cảnh xã hội văn hóa hiện nay của các quốc gia kỹ nghệ tân tiến, việc gia tăng kỹ thuật hóa y khoa luôn là điều ngày càng hiển nhiên hơn. Nó đồng hành với việc gia tăng theo hàm số mũ các khả thể can thiệp của các nghiên cứu khoa học và việc áp dụng kỹ thuật của chúng. Không thể không hứng khởi về điều này, nhưng sự kiện dành ưu tiên cho các dụng cụ chứ không cho con người, là mục tiêu của việc sử dụng các dụng cụ đó, dẫn đưa tới chỗ khiến cho các chữa trị trở thành vô nhân bản. Nghĩa là các tài nguyên và các khả năng trị liệu không còn phục vụ con người, phẩm giá và cuộc sống duy nhất không thể lập lại được của nó nữa, và vì vậy không phục vụ sự sống nữa. Chúng đã trở thành các tự quy chiếu - khoa học cho khoa học - nếu không lụy phục các luật lệ bị áp đặt bởi nền văn hóa thống trị, mà ngày nay cách riêng bên tây phương, đề cao một cách qúa đáng sự hữu hiệu và vẻ đẹp của thân xác. Nhưng đồng thời nó kết thúc bằng việc làm suy giảm, hay tệ hơn, không thừa nhận giá trị sự sống nữa, đặc biệt khi sự sống có các dấu chỉ của bệnh tật, yếu đuối hay giòn mỏng, như các tật nguyền thể lý và tâm thần.

Hỏi: Và điều này ảnh hưởng trên các đường lối chính trị y tế có đúng vậy không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Đúng thế, nó đưa tới chổ đề ra các chương trình phát triển kinh tế dự kiến tạo thuận tiện cho việc gia tăng hay suy giảm số sinh, tùy theo các trường hợp. Nó đưa tới chỗ thăng tiến việc hợp thức hóa, hay ít nhất giả thiết du nhập các giải pháp giết người êm dịu hay trợ tử. Chúng ta gặp thấy một kiểu diễn tả thê thảm của tất cả những điều này trong việc phổ biến một cách che dấu hay công khai thực hành việc giết người êm dịu, cho tới chỗ làm ra luật cho phép giết người êm dịu, cho phép trợ tử. Ngoài chuyện thương xót giả tạo trước nỗi khổ đau của người bệnh, luật này đôi khi được biện minh bởi một lý do suy đoán duy tiện ích: đó là để tránh các chi phí không sản xuất qúa lớn và nặng nề cho xã hội. Và điều này đã bị tố cáo mạnh mẽ trong thông điệp ”Tin Mừng Sự Sống”. Đây là các luận lý lầm lạc, mà tư tưởng và hành động của Giáo Hội và của Hội Đồng Tòa thánh Y Tế kịch liệt chống đối. Chắc chắn chúng ta tất cả là những người nâng đỡ sự sống phải luôn luôn dấn thân hơn nữa, một cách cá nhân và một cách cộng đoàn, để cho những người cần được trợ giúp và an ủi có thể tìm thấy sự gần gũi và nâng đỡ, không phải chỉ trên bình diện vật chất mà thôi.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Thông điệp ”Tin Mừng Sự Sống” cũng cho thấy các sáng kiến nâng đỡ và yểm trợ những người yếu đuối và không được bênh đỡ nhất. Hội Đồng Tòa Thánh Y Tế đã thu lượm được gia tài này trong cách thế nào?

Đáp: Bằng cách làm vang lên trở lại tiếng nói của Giáo Hội trong mọi môi trường quốc tế. Chẳng hạn như hồi tháng trước đây, tôi và phái đoàn Tòa Thánh đã tham dự phiên họp khoáng đại của tổ chức Sức Khỏe Thế Giới OMS tại Genève bên Thụy Sĩ. Trong số các yêu cầu được định nghĩa là ”cứu mạng sống”, tôi đã ghi nhận là có vài thỉnh cầu xứng đáng được định nghĩa như thế, nhưng yêu cầu ”ngừa thai cấp bách” thì khó có thể được xếp vào loại ”cứu mạng sống”. Và ai cũng biết rằng khi việc thụ thai đã xảy ra, vài chất được dùng trong việc ”ngừa thai cấp bách” gây ra hậu qủa phá thai. Vì thế không thể chấp nhận được việc quy chiếu về một sản phẩm y khoa trực tiếp tấn công sự sống của trẻ em trong tử cung của người mẹ như là một sản phẩm ”cứu mạng sống”; và còn tệ hại hơn nữa, khuyến khích việc dùng các chất ấy nhiều hơn trong khắp mọi miền trên thế giới. Chúng tôi bảo đảm sự ủng hộ của các Hội Đồng Giám Mục và các giáo phận đứng hàng đầu trong việc thực thi thông điệp ”Tin Mừng Sự Sống”, cả trong nỗ lực chuẩn bị và cập nhật liên tục các nhân viên mục vụ y tế nữa. Đó là chưa kể đến các suy tư đề nghị trong nhiều cuộc gặp gỡ, mà chúng tôi tổ chức trên bình diện quốc tế về nhiều đề tài khác nhau. Thí dụ trong các ngày này chúng tôi đang dấn thân trong Đại hội khoa học được tổ chức trước khi cử hành ”Ngày Tin Mừng Sự Sống” về các đề tài xã hội y tế chuyên biệt nhất. Và chúng cũng tạo cơ hội cống hiến các trợ giúp cụ thể trong nhiều phần khác nhau trên thế giới, qua các hoạt động của tổ chức ”Người Samaritano Nhân Lành”, được thành lập theo ước muốn của Đức Giáo Hoàng Wojtila. Tổ chức này đã góp phần săn sóc hàng chục ngàn người, và cứu mạng sống của họ, vì nó cho phép các cơ quan hoạt đông trực tiếp tại địa phương nhận được sự trợ giúp cụ thể, để có thể chuyển đến và tiếp tục nhiều sáng kiến trợ giúp nhân đạo hơn nữa. (SD 15-6-2013)
 
Quyền ”phản đối vì lý do lương tâm”
Linh Tiến Khải
09:57 26/06/2013
Phỏng vấn bà Paola Ricci Sindoni, Chủ tịch tổ chức Khoa Học và Sự Sống

Trong hai ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2013 đại hội toàn quốc Italia lần thứ 9 của tổ chức ”Khoa Học và Sự Sống” đã diễn ra tại Roma với đề tài: ”Phản bác của lương tâm giữa sự tự do và tinh thần trách nhiệm”. Đây là một vấn đề rất thời sự, đặc biệt vì trong các năm qua nhiều chính quyền Âu châu đã ban hành các luật lệ đặc biệt trong lãnh vực y khoa và sinh học chẳng hạn như luật cho phép phá thai, bán thuốc phá thai, giết người êm dịu hay trợ tử vv...

Các luật lệ này đặt các bác sĩ, dược sĩ và y tá vào trong tình trạng và vị thế khó xử. Lý do vì chúng đi ngược lại với đức tin kitô, và lương tâm không cho phép họ tuân hành những luật lệ như thế. Nhưng nếu không tuân hành luật lệ của nhà nước, họ có thể bị mất công việc làm và bị truy tố ra tòa. Thế là vì niềm tin tôn giáo và lý do lương tâm họ bị kỳ thị một cách bất công, và trở thành nạn nhân của các luật lệ chống lại luân lý tự nhiên.

Thật vậy, tự do lương tâm là một trong các quyền tối thượng của con người, đáng được bảo vệ và thăng tiến. Tuy nhiên, đứng trước các thứ luật lệ đi ngược lại luân lý, nó có nguy cơ và trên thực tế nó đã bị các chính quyền chà đạp một cách qúa dễ dàng.

Tại Italia hồi thập niên 70-80 đã có nhiều thanh niên kitô gặp khó khăn vì đã từ chối đi quân dịch vì lý do lương tâm. Họ sẵn sàng làm bất cứ công việc gì trong các lãnh bác ái, thăng tiến nhân bản, giáo dục, xã hội và an sinh, nhưng không muốn nhập ngũ, đi lính tập bắn giết và tham dự vào chiến tranh, mà họ coi là những điều gian ác và không xứng đáng với đức tin kitô và nhân phẩm. Hội Đồng Giám Mục và tổ chức Caritas Italia đã phải liên tục mạnh mẽ can thiệp để cho các thanh niên ấy khỏi bị tù và hoạt động trong các lãnh vực kể trên thay cho thời gian đi quân dịch.

Như vậy trường hợp phản đối vì lý do lương tâm có hai chiều hướng tiêu cực và tích cực. Nó tiêu cực, vì từ chối tuân hành một luật lệ của trật tự pháp lý, bị coi là bất công, vì trái nghịch và không thể hòa giải với một luật lệ nền tảng khác của cuộc sống con người, như được nhận thức bởi lương tâm cấm không được có thái độ mà luật nhà nước đòi buộc. Nhưng nó cũng tích cực, vì sự gắn bó của đương sự với một giá trị hay một hệ thống giá trị luân lý đạo đức, ý thức hệ hay tôn giáo. Nó dựa trên việc bảo vệ ưu tiên bản vị con người trước Nhà nước và trên việc tôn trong sự tự do lương tâm là quyền bất khả nhượng của mọi người, như khẳng định trong các khoản 2, 19 và 21 của Hiến Pháp Italia và khoản 18 của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền.

Trật tự pháp lý Italia đưa ra ba trường hợp liên quan tới quyền khước từ tuân hành luật lệ vì lý do lương tâm: thứ nhất là việc thi hành nghĩa vụ quân dịch, thứ hai là trong lãnh vực y tế, và thứ ba là việc dùng thú vật cho các cuộc thử nghiệm.

Từ chối thi hành nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm là một hình thức bất bạo động khước từ phục vụ quân sự của chiến tranh. Người phản đối không chống lại nhiện vụ bảo vệ quốc gia do Hiến pháp thiết định, nhưng chọn lựa một cách thay thế nó là việc phục vụ dân sự theo luật số 772 ban hành năm 1972. Luật này thăng tiến việc bảo vệ bất bạo động và sự liên đới thay vì việc bảo vệ quân sự vũ trang.

Trường hợp thứ hai là việc một bác sĩ hay y tá khước từ tham dự vào việc phá thai, hay giết người êm dịu hoặc trợ tử, thụ thai nhân tạo, lèo lái truyền sinh, thử nghiệm trên các bào thai và chẩn đoán thai nhi trước khi sinh với mục đích loại bỏ các bào thai tàn tật. Ngoài ra còn có trường hợp tế nhị mà các bác sĩ và dược sĩ phải đương đầu: đó là phải ra toa thuốc hay cho uống thuốc phá thai.

Thứ ba là trường hợp của những người chống lại bạo lực trên các sinh vật trong việc dùng súc vật để thí nghiệm, dựa trên luật số 413 ban hành năm 1993. Luật này không chỉ liên quan tới các bác sĩ, các nhà nghiên cứu, mà còn liên quan tới tất cả các nhân viên y tế, kể cả các sinh viên trong các đại học. Nó cho phép họ từ chối tham dự vào các cuộc thử nghiệm trên súc vật.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Paola Ricci Sindoni, Chủ tịch tổ chức ”Khoa Học và Sự Sống” về quyền phản đối vì lý do lương tâm.

Hỏi: Thưa bà Paola, mới đây giới truyền thông đã phát động chiến dịch bài bác những vụ phản đối vì lý do lương tâm, và định nghĩa thái độ của một bác sĩ từ chối không phá thai là một thái độ đi ngược lại quy chế hành nghề (deontologia) và các quyền khác, như quyền phá thai của phụ nữ. Tuy nhiên, Ủy ban sinh học quốc gia đã định nghĩa việc phản đối vì lý do lương tâm là một quyền hợp hiến, và mời gọi thực thi quyền đó một cách hữu lý. Riêng bà, thì bà nghĩ sao?

Đáp: Chúng ta không thể để cho việc phản đối vì lý do lương tâm bị lẻ loi, mà phải theo dõi và hướng dẫn nó, để cho các lựa chọn các giá trị được tôn trọng, cũng như quyền phá thai của phự nữ được tôn trọng. Vì thế thật là điều không thể hiểu được, tại sao giờ đây trong dư luận công cộng việc phản đối vì lý do lương tâm, thí dụ như đối với các thử nghiệm trên súc vật thì được chấp nhận, nhưng khi đó là trường hợp của con người, thì người ta lại không chấp nhận, lại phản ứng một cách khó chịu như thế, và lại luôn luôn nghĩ rằng việc phản đối vì lý do lương tâm là một kiểu để làm việc ít hơn hay làm ít hơn.

Hỏi: Có biết bao nhiêu bác sĩ phản đối vì lý do lương tâm đã bị kỳ thị vì sự lựa chọn của họ. Và vì thế các khả năng tương lai nghề nghiệp của họ bị khước từ. Có lẽ quyền tự do lương tâm này của họ xung khắc với các lợi lộc của một loại quyền lợi khác hay sao thưa bà?

Đáp: Chắn chắn rồi. Dĩ nhiên là các cơ cấu y tế công cộng muốn làm cho hệ thống hoạt động tốt: đòi buộc phải đương đầu với nhu cầu của các phụ nữ muốn phá thai, phải luôn luôn được che đậy làm sao để cả các tiêu chuẩn của sự đáng tin cậy của nhà thương là cơ quan công cộng được tưởng thưởng. Dầu sao đi nữa, thì cũng cần phải tái nêu bật rằng sự phản đối vì lý do lương tâm trong thực hành y khoa và trong thực hành dược khoa không phải là một dở chứng hay là một sự tự do, còn hơn thế nữa vì trong luật 194 triệt 9 có dự kiến quyền phản đối vì lý do lương tâm. Từ đó cũng cần phải sửa lại một chút việc tấn công của các thành kiến duy đời cực đoan, tiếp tục cho rằng các khó khăn của cấu trúc làm việc trên luật số 194 hoàn toàn tùy thuộc người phản đối vì lý do lương tâm.

Hỏi: Vậy có danh sách nào cho biết có bao nhiêu bác sĩ phản đối phá thai vì lý do lương tâm không thưa bà?

Đáp: Có chứ. Có một danh sách, nhưng cần phải thanh tẩy nó khỏi vài tiêu chuẩn đọc hiểu mang tính cách ý thức hệ. Người ta nói tới vài cơ cấu, trong đó có tới 70% các bác sĩ phản đối vì lý do lương tâm, không thi hành yêu cầu của các phụ nữ muốn phá thai. Nhưng đây chính là con ngựa chiến của giới truyền thông duy đời, bởi vì nó cho thấy rằng 30% số bác sĩ còn lại không thể thỏa mãn nhu cầu, và do đó các phụ nữ muốn phá thai bị bắt buộc phải quay qua các phía khác. Trái lại, có các thống kê khác thì chứng minh cho thấy rằng không có số phần trăm qúa cao như vậy. Vì thế, thật khó mà có thể thiết định được con số các bác sĩ từ chối phá thai vì lý do lương tâm. Ngay cả khi nếu có phải khẳng định là có 50% các bác sĩ phản đối vi lý do lương tâm, thì điều này có nghĩa là luật dự kiến quyền tự do đó, và nó phải được ủng hộ một cách thực sự, được hiểu trong các gốc rễ sâu xa của nó, và vì vậy cũng phải được tiếp nhận bên trong một xã hội đa nguyên, trong đó niềm tin duy đời, trong một cách thế nào đó, không được lấn lướt niềm tin liên quan tới các giá trị luân lý đạo đức, hay niềm tin tôn giáo mà mỗi người có nơi chính mình. Chính vì điều này mà tôi tin rằng giá trị đời của tính cách không thể sờ mó được của lương tâm, phải được tất cả mọi người chấp nhận. Vị bác sĩ không chỉ có thể quy chiếu quy chế hành nghề mà thôi, bởi vì việc phản đối vì lý do lương tâm là một cái gì đi xa hơn nữa: nó cao hơn quy chế luật lệ của nghề nghiệp.

Hỏi: Thưa bà Paola Sindoni, như vậy có là điều đúng đắn không, khi đóng khung quyền phản đối vì lý do lương tâm không phải vào trong một lãnh vực nghề nghiệp, mà như là một lựa chọn tự do, một quyền dân sự?

Đáp: Tuyệt đối đúng như thế. Bởi vì nếu một vài bác sĩ nói rằng họ vâng lời sự tự do lương tâm, mà trong một cách thức nào đó, nó được chìm ngập trong các giá trị kitô, thì trái lại một cách đời và có lý trí vài bác sĩ khác lại nghĩ rằng chính khoa học đặt bạn trên con đường chỉ cho thấy rằng bào thai chứa đựng tất cả cấu trúc của bản vị con người.

Hỏi: Đây là sự kiện khoa học, một cách chắc chắn đã được Đức Thánh Cha Phanxicô ủng hộ. Trong mấy tháng đầu triều đại của ngài Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho thấy ngài bênh vực sự sống từ khi thụ thai cho tới khi chết tự nhiên, có phải thế không thưa bà?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Và Đức Thánh Cha đã làm điều này với một thứ ngôn ngữ rất rõ ràng. Đức Thánh Cha đã không bao giờ diễn tả điều này một cách nặng nề với một luật lệ kiểu tín lý, nhưng ngài luôn luôn tìm cách ở bên trong các nhu cầu và các ước mong của con người, để giúp hiểu rằng có một giới hạn không thể vượt qua được: đó là nguồn gốc, lúc khởi đầu của sự sống nảy sinh, và sự kết thúc tự nhiên của chính sự sống ấy. (RG 25-5-2013)
 
ĐTC: Giáo Hội là đền thờ của Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
09:57 26/06/2013
Giáo Hội là ”nhà của Thiên Chúa”, là đền thờ tinh thần mà chính Chúa Kitô Đền Thờ sống động của Thiên Chúa Cha, xây dựng, trong đó có Chúa Thánh Thần ở, linh hoạt, hướng đẫn và nâng đỡ, và chúng ta là các viên đá sống động.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 26-6-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển hình ảnh cuối cùng giúp minh giải mầu nhiệm của Giáo Hội: đó là hình ảnh Giáo Hội là đền thờ của Thiên Chúa (LG, 6). Ngài nói: Từ đền thờ khiến chúng ta nghĩ tới một dinh thự, một việc xây cất. Một cách đặc biệt tâm trí của nhiều người trở về với lịch sử của Dân Israel được kể trong Thánh Kinh Cựu Ước. Tại Giêrusalem Đền Thờ của vua Salomon đã là nơi găp gỡ với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện: bên trong Đền Thờ có Hòm Bia Giao Ước, dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người; và trong Hòm Bia Giao Ước có các Bảng Lề Luật, có Bánh Manna và cây gậy của ông Aharon: một nhắc nhớ tới sự kiện Thiên Chúa đã luôn luôn ở trong lịch sử của dân Người, đồng hành với họ trên đường và hướng dẫn bước chân họ. Đền Thờ nhắc nhớ lịch sử này.

Cả chúng ta nữa khi chúng ta đến Đền Thờ chúng ta cũng phải nhớ tới lịch sử này, lịch sử của tôi, của mỗi người trong chúng ta, lịch sử của chúng ta, như Chúa Giêsu đã gặp gỡ tôi, như Chúa Giêsu đã đồng hành với tôi, như Chúa Giêsu yêu thương tôi và chúc lành cho tôi.

Đây, điều đã được hình dung trước trong Đền Thờ xưa kia đã được thực hiện bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội: Giáo Hội là ”nhà của Thiên Chúa”, là nơi Người hiện diện, là nơi chúng ta có thể tìm thấy Chúa và gặp gỡ Chúa. Giáo Hội là Đền Thờ trong đó có Chúa Thánh Thần ở, Người là Đấng linh hoạt, hướng dẫn và đỡ nâng Giáo Hội. Nếu chúng ta tự hỏi chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa ở đâu? Chúng ta có thể bước vào sự hiệp thông với Người qua Chúa Kitô ở đâu? Chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng của Chúa Thánh Thần soi sáng cuộc sống chúng ta ở đâu? Câu trả lời là: trong dân của Thiên Chúa, giữa chúng ta, chúng ta là Giáo Hội. Giữa chúng ta, trong dân của Thiên Chúa và Giáo Hội, trong đó chúng ta gặp Chúa Thánh Thần, chúng ta gặp Thiên Chúa Cha.

Đền thờ xưa kia đã do tay con người làm ra: người ta muốn cho Thiên Chúa ”một ngôi nhà” để có một dấu chỉ hữu hình sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người. Với sự Nhập Thể của Con Thiên Chúa, lời tiên tri ngôn sứ Nathan nói với Vua Đavít (x. 2 Sm 7,1-19) được thành toàn: không phải nhà vua, không phải chúng ta ”cho Thiên Chúa một ngôi nhà”, nhưng chính Thiên Chúa ”xây nhà của Người” để đến ở giữa chúng ta, như thánh Gioan viết trong phần dẫn nhập Phúc âm (x. Ga 1,14). Chúa Kitô là Đền Thờ sống động của Thiên Chúa Cha, và chính Chúa Kitô xây ”ngôi nhà tinh thần của Người”, là Giáo Hội, được làm không phải bằng các viên đá vật chất, mà bằng các ”viên đá sống động” là chúng ta. Thánh Tông Đồ Phaolô nói với các tín hữu Êphêxô rằng: anh em ”đã được xây trên nền tảng của các tông đồ và các ngôn sứ, có cùng ”đá tảng góc tường là chính Chúa Kitô Giêsu. Trong Người toàn công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. Trong Người, cả anh em nữa cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí (Ep 2,20-22). Điều này thật là đẹp! Chúng ta là các viên đá sống động trong ngôi nhà của Thiên Chúa, hiệp nhất một cách sâu đậm với Chúa Kitô là dá tảng nâng đỡ và cũng là sự nâng đỡ giữa chúng ta với nhau, phải không? Và điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa chúng ta là Đền Thờ, là Giáo Hội, nhưng chúng ta là Giáo Hội sống động, chúng ta là Đền Thờ sống động, và trong chúng ta khi chúng ta hiệp nhất cùng nhau, thì có Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta lớn lên như là Giáo Hội. Chúng ta không cô đơn, chúng ta là dân của Thiên Chúa và Đức Thánh Cha chỉ mọi người hiện diện và nói: đây là Giáo Hội, dân của Thiên Chúa.

Rồi Đức Thánh Cha nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần như sau:

Và Chúa Thánh Thần với các ơn của Người chỉ định sự khác biệt: điều này quan trọng. Thế Chúa Thánh Thần làm gì giữa chúng ta? Người chỉ định sự khác biệt, sự khác biệt là sự phong phú trong Giáo Hội và hiệp nhất tất cả và mọi người, để xây nên một ngôi đền tinh thần, trong đó chúng ta không dâng lên các lễ tế vật chất, mà dâng lên chính chúng ta, cuộc sống của chúng ta (x. 1 Pr 2,4-5). Giáo Hội không phải là một giao thoa của các sự vật và các lợi lộc, mà là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, Đền Thờ trong đó Thiên Chúa hoạt động, Đền Thờ trong đó với ơn bí tích Rửa Tội, mỗi một người trong chúng ta là viên đá sống động. Điều này nói với chúng ta rằng không có ai là vô ích trong Giáo Hội cả. Nếu có người tình cờ nói tới ai đó rằng: ”Thôi về nhà đi, bạn là một người vô ích”. Điều này không thật đâu! Không có ai vô ích trong Giáo Hội cả: Tất cả chúng ta đều cần thiết để xây dựng Đền Thờ này. Không có ai là phụ thuộc cả! ”Ô tôi là người quan trọng nhất trong Giáo Hội!” Không. Tất cả chúng ta đều bằng nhau trước mắt Thiên Chúa, tất cả, tất cả. Nhưng mà một ai đó trong anh chị em có thể nói: ”Nhưng mà xin Đức Thánh Cha nghe đây, Đức Thánh Cha đâu có ngàng hàng với chúng con được!” Có chứ, tôi cũng như mọi người trong anh chị em thôi, chúng ta tất cả đều bằng nhau, chúng ta tất cả là anh em với nhau! Không có ai là vô danh cả. Tất cả chủng ta làm thành và xây dựng Giáo Hội. Điều này cũng mời gọi chúng ta suy tư về sự kiện nếu thiếu viên đá cuộc sống kitô của chúng ta, thì thiếu một cái gì đó cho vẻ đẹp của Giáo Hội.

Và vài người cũng có thể nói: ”A, tôi với Giáo Hội à không, tôi không ăn nhập gì tới Giáo Hội cả!” Nhưng mà thiếu viên đá đời bạn trong ngôi Đền Thờ xinh đẹp này! Không ai có thể bỏ đi được, phải không? Tất cả chúng ta đều phải đem đến cho Giáo Hội cuộc sống, con tim, tình yêu tư tưởng công việc làm... Tất cả cùng nhau!

Kết luận bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nêu lên câu hỏi sau đây:

Chúng ta sống sự kiện là Giáo Hội của chúng ta như thế nào? Chúng ta có là các viên đá sống động hay chúng ta là các viên đá mỏi mệt, chán nản, thờ ơ? Mà anh chị em có thấy một kitô hữu mệt mỏi, chán nản, thờ ơ là điều xấu xa không? Một kitô hữu như thế thất là xấu. Không được như vậy! Kitô hữu phải sinh động tươi vui là tín hữu kitô! Phải sống vẻ đẹp là thành phần dân của Thiên Chúa, là Giáo Hội. Vậy chúng ta có rộng mở cho hoạt động của Chúa Thánh Thần để là thành phần tích cực trong các cộng đoàn của chúng ta hay không, hay chúng ta khép kín trong chính mình và nói: ”Tôi có biết bao nhiêu điều phải làm, đó không phải là nhiệm vụ của tôi làm điều này điều nọ?” Đừng khép kín trong chính mình.

Xin Chúa ban cho chúng ta ơn của Người, sức mạnh của Người để chúng ta có thể hiệp nhất một cách sâu xa với Chúa Kitô, là đá góc, là cột trụ, là đá đỡ nâng cuộc sống chúng ta và toàn cuộc sống của Giáo Hội. Chúng ta hãy cầu nguyện để được linh hoạt bởi Thần Khí của Người. Chúng ta luôn là các viên đá sống động của Giáo Hội.

Sau khi chào nhiều phái đoàn tín hữu và chúc họ có những ngày hành hương Roma tươi vui và được nhiều ơn ích, Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Đức Thánh Cha cũng đã để ra gần một giờ đồng hồ để chào một số Hồng Y Giám Mục tham dự buổi tiếp kiến cũng như tín hữu đứng hai bên khán đài, các cặp vợ chồng mới cưới và đặc biệt là các người tàn tật ngồi trên xe lăn. Hôm qua có nhiều em bé khi được Đức Thánh Cha hôn, cứ ôm chặt và không muốn rời cổ ngài nữa. Tín hữu tặng Đức Thánh Cha đủ thứ. Các em bé thì tặng hình chúng vẽ, cầu thủ các đội banh thì tặng Đức Thánh Cha áo của họ. Nhiều người đem các ảnh tượng, kể cả chén thánh để xin Đức Thánh Cha làm phép. Ngài dừng lại lắng nghe và nói chuyện lâu với một số người và không bao giờ tỏ ra vội vã. Đây là điểm đã thu hút tín hữu rất mạnh.
 
Đức Giáo Hoàng thành lập ủy ban cải cách Ngân hàng Vatican
Đặng Tự Do
15:26 26/06/2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn hài hòa tốt hơn Ngân hàng Vatican với sứ mệnh của Giáo Hội hoàn vũ. Để đạt được mục tiêu này, Đức Giáo Hoàng đã thành lập một ủy ban năm người. Nhiệm vụ của nhóm là phân tích các hoạt động của Ngân hàng Vatican và đề nghị cải cách.

Ủy ban này được điều hành bởi Đức Hồng Y Raffaele Farina người Ý. Các thành viên khác bao gồm Đức Hồng Y người Pháp Jean-Louis Tauran, là một trong năm vị Hồng Y trong ban điều hành của Ngân hàng; giáo sư Mary Ann Glendon, cựu đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, người cũng là chủ tịch của Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội; thẩm phán giáo luật Juan Ignacio Arrieta người Tây Ban Nha, là người phụ trách phối hợp các hoạt động của ủy ban; và Đức Ông Peter Wells, người Mỹ, thuộc phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, sẽ đóng vai trò thư ký.

Đức Giáo Hoàng đã cho phép ủy ban được truy cập vào tất cả các hồ sơ có liên quan đến Ngân hàng Vatican. Ủy ban sẽ tường trình kết quả lên Đức Giáo Hoàng càng sớm càng tốt.

Ngân hàng Vatican, thường được gọi là Viện Giáo Vụ, hoặc IOR, gồm 112 nhân viên và 19,000 tài khoản ngân hàng quản lý số tiền lên đến khoảng 6 tỷ euro.
 
Ngày bi thảm cho Hôn Nhân ở HK.
Trần Mạnh Trác
16:09 26/06/2013
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ngày 26 tháng 6 đã phán quyết với tỷ lệ 5-4 một phần quan trọng của Bộ Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (DOMA: Defense of Marriage Act) là vi hiến, chính phủ liên bang phải công nhận những "hôn nhân đồng tính" cuả các tiểu bang.

Tư pháp Anthony Kennedy, viết cho đa số như sau: Bộ Luật Bảo Vệ Hôn Nhân "vi phạm thủ tục cơ bản và nguyên tắc được bảo vệ công bình".

Tòa án nói rằng phần 3 của DOMA, định nghĩa hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, vi phạm sự bảo đảm bình đẳng của Hiến pháp Hoa Kỳ.

"Hiệu lực thực tế của bộ luật này là áp đặt một bất lợi, một tình trạng phân biệt đối xử, và do đó, một sự kỳ thị trên tất cả những ai tham gia vào những cuộc hôn nhân đồng tính được hợp pháp hoá bởi quyền lực không thể tranh cãi cuả các Tiểu Bang HK".

Tư Pháp Antonin Scalia, đại diện cho thiểu số bất đồng, đã bác bỏ giả định của phe đa số là bộ luật có mục đích "chê bai", "làm tổn thương", "xuống cấp", "hạ thấp" và "làm nhục" cá nhân đồng tính.

Thay vào đó, ông giải thích, DOMA "chỉ làm một việc là hệ thống hóa một khía cạnh của hôn nhân mà xã hội của chúng ta chưa từng bao giờ đặt câu hỏi trong hầu hết lịch sử của nó - Thực ra, hầu như tất cả các xã hội trong tất cả lịch sử nhân loại cũng đã không bao giờ đặt câu hỏi như thế"

"Nếu một xã hội muốn có thay đổi thì đó là một điều," ông nói, "nhưng lại là một điều khác khi mà một tòa án dùng pháp luật để áp dụng thay đổi" bằng cách tuyên bố những người chống đối (hôn nhân đồng tính) là "kẻ thù của nhân loại."

Những người phản đối "hôn nhân đồng tính" đã lên tiếng lo ngại về quyền tự do tôn giáo nếu hôn nhân được định nghĩa lại.

ở các tiểu bang công nhận "hôn nhân đồng tính," các cơ sở bác ái xã hội cuả Công Giáo đã bị buộc phải đóng cửa vì chỉ đặt con nuôi cho một gia đình có một người mẹ và một người cha. Các cơ quan phi lợi nhuận và chủ doanh nghiệp tư nhân cũng đã phải đối mặt với nhiều áp lực và các vụ kiện buộc họ phải công nhận hôn nhân đồng tính, đi ngược với với niềm tin tôn giáo của họ.

Hậu quả cuả phán quyết về hôn nhân này sẽ có những tác động sâu rộng, vì luật DOMA có ảnh hưởng đến hơn 1.000 luật của liên bang và cả một khối to lớn cuả các quy định liên bang khác.

Cùng ngày, Tòa án tối cao cũng bác bỏ đơn kháng cáo bảo vệ cuộc Trưng Cầu Dân Ý số 8 cuả California (California’s Proposition 8)

Nhắc lại sau khi một tòa án California phán quyết rằng "hôn nhân đồng tính" phải được công nhận trong tiểu bang, những người bảo vệ hôn nhân đã phát động một chiến dịch sửa đổi hiến pháp để công nhận hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ.

Trưng Cầu Dân Ý số 8 đã được phê duyệt bởi cử tri nhưng nhanh chóng bị thách thức tại tòa án. Một tòa cấp dưới đã phán quyết rằng các đề xuất là không hợp hiến, và trường hợp được kháng cáo lên toà trên.

Tòa án tối cao đã bác bỏ kháng cáo dựa trên cơ sở kỹ thuật chứ không phải là trên cơ sở giá trị, có nghĩa là phán quyết của tòa cấp dưới bãi bỏ Trưng Cầu Dân Ý số 8 vẫn có hiệu lực. Nói cách khác vấn đề 'hôn nhân đồng tính' sẽ được đấu lại tại California.

Theo phán quyết này, các tiểu bang có thể chọn định nghĩa hôn nhân cho phù hợp với mình. Về các tiểu bang hợp pháp hóa "hôn nhân đồng tính" thì chính phủ liên bang phải công nhận giá thú cuả họ. Hiện nay, chỉ có 12 tiểu bang và District of Columbia công nhận "hôn nhân đồng tính".

Hội Đồng Giám Mục HK, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, và Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, Chủ tịch Tiểu ban khuyến khích và bảo vệ hôn nhân, đã nhanh chóng ra một tuyên bố về phán quyết cuả Tối Cao Pháp Viện là một “Ngày bi thảm cho Hôn Nhân và cuả Quốc Gia"
 
Lời tuyên bố như sau.

"Hôm nay là một ngày bi thảm cho hôn nhân và cuả đất nước chúng ta. Tòa án Tối cao đã thực hiện một sự bất công sâu sắc cho người dân Mỹ bằng cách bác bỏ một phần của bộ luật Bảo Vệ Hôn Nhân cuả Liên Bang. Tòa án đã làm sai. Chính phủ liên bang phải tôn trọng sự thật rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, ngay cả khi các tiểu bang không làm như vậy. Việc bảo tồn tự do và công lý đòi hỏi tất cả các luật lệ, dù là cuả liên bang hay tiểu bang, phải tôn trọng sự thật, kể cả sự thật về hôn nhân. Cũng là bất hạnh khi mà Tòa án đã không nắm lấy cơ hội để bảo vệ cuộc Trưng Cầu Dân Ý số 8 cuả California mà thay vào đó quyết định không đưa ra phán quyết nào về vấn đề này. Lợi ích chung của tất cả mọi người, đặc biệt là cuả các con em cuả chúng ta, phụ thuộc vào một xã hội có sự cương quyết để duy trì sự thật về hôn nhân. Bây giờ là thời gian để nỗ lực hơn nữa trong việc làm chứng cho sự thật này. Những quyết định này là một phần của một cuộc tranh luận chung có những hậu quả nghiêm trọng. Tương lai của hôn nhân và hạnh phúc của xã hội chúng ta đang bị treo trên một sợi dây đu.

"Hôn nhân là định chế duy nhất, kết hợp một người nam và một người nữ trong cuộc sống, cung cấp một nền tảng vững chắc là Có Cha Có Mẹ cho mọi đứa trẻ sinh ra từ sự kết hợp của họ.

"Nền Văn hóa của chúng ta đã quá lâu khinh thường những gì đã được xác nhận qua bản chất cuả con người, kinh nghiệm, sự hợp lẽ, và qua sự thiết kế khôn ngoan của Thiên Chúa: đó là sự khác biệt giữa một người nam và một người nữ là quan trọng, và sự khác biệt giữa một người mẹ và một người cha cũng là quan trọng. Trong khi văn hóa thất bại nhiều trong việc tăng cường hôn nhân, nhưng điều này không phải là lý do để từ bỏ hôn nhân. Bây giờ phải là thời gian để củng cố hôn nhân thêm lên, không phải là lúc để tái định nghiã nó.

"Khi Chúa Giêsu dạy về ý nghĩa của hôn nhân - là suốt đời, là sự kết hợp một vợ một chồng – Chuá đã nhắc lại rằng sự sáng tạo ra con người của Thiên Chúa ngay từ "thuở ban đầu" là có nam có nữ (x. Mt 19). Khi đương đầu với phong tục và pháp luật của thời đó, Chúa Giêsu đã dạy một chân lý phổ biến mà mọi người có thể hiểu được. Sự thật của hôn nhân sẽ tồn tại, và chúng tôi sẽ tiếp tục mạnh dạn tuyên bố với sự tự tin và với lòng từ thiện.

"Bây giờ thì Tòa án tối cao đã ban hành quyết định rồi, với một quyết tâm mới chúng tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo và tất cả mọi người dân của đất nước tốt đẹp này hãy đứng lên để chung nhau kiên định việc thúc đẩy và bảo vệ ý nghĩa độc đáo của hôn nhân: một người nam, một người nữ, cho sự sống. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho việc xét lại quyết định của Tòa án và những hậu quả được giải thích rõ ràng thêm."
 
Top Stories
Cambodge: « Pour être rouges, les Khmers rouges n’en étaient pas moins khmers »
Eglises d'Asie
08:18 26/06/2013
« Pour être rouges, les Khmers rouges n’en étaient pas moins khmers »
par le P. François Ponchaud, MEP

De nombreux livres se sont attachés à décrire et décrypter le phénomène Khmers rouges et le génocide du peuple cambodgien. Dans les pages ci-dessous, le P. François Ponchaud, membre de la Société des Missions Etrangères de Paris, livre son analyse, fruit d’une présence de plus de quarante ans auprès du peuple cambodgien. Tirées de son dernier ouvrage, L’impertinent du Cambodge (Paris, Magellan & Cie), un livre d’entretiens paru en février 2013, ces pages donnent à voir les racines historiques, culturelles et religieuses du pouvoir khmer rouge. Avec la prudence qui s’impose en la matière et la distance que permettent une connaissance approfondie de l’âme khmère et l’appartenance à une culture étrangère à la culture cambodgienne, le P. Ponchaud donne ici des clefs de lecture qui, pour être centrée sur la compréhension d’une période clef de l’histoire du Cambodge, n’en demeurent pas moins pertinentes pour appréhender le Cambodge d’aujourd’hui.

Dane Cuypers : Beaucoup d’encre a coulé pour essayer de répondre à cette question : comment un peuple aussi aimable que le peuple cambodgien, baigné par le bouddhisme, a-t-il pu engendrer la monstruosité khmère rouge ? Et, puisqu’il faut bien attraper cette question vertigineuse par un biais, pourquoi n’y a-t-il pas eu de tentatives de rébellion ? Vous avez réfléchi, écrit sur la « mentalité khmère », que pouvez-vous en dire ?

P. François Ponchaud : Aucune raison n’est pleinement satisfaisante, cependant toutes les explications constituent autant de rais de lumière pour appréhender une réalité complexe. Il faut être très humble. Je paraphraserai volontiers Edmond Michelet qui, au début de ses cours, disait que « dans ce que je vais dire, il y a peut-être quelque chose de vrai ». Dans les propos qui suivent, peut-être y-a-t-il quelque chose de vrai.

En vidant les villes et les gros villages, les Khmers rouges ont atomisé la population qui a perdu tous ses liens sociaux, ses repères humains et spirituels. Pour se révolter, un peuple a besoin d’un minimum de cohésion sociale et de liberté. Il faut également une idéologie qui le fédère autour d’un chef. Ce n’était pas le cas au Cambodge de la République khmère de Lon Nol. Chez les hommes au pouvoir, la seule idéologie était alors de se faire de l’argent par tous les moyens, et pour le peuple, celle de survivre. Pour se révolter, il faut des armes, or les Khmers rouges ont eu soin de les ramasser. Leur système d’espionnage ne permettait la formation d’aucun groupe d’opposition de quelque importance que ce fût. Il y a eu de nombreuses révoltes individuelles, ou locales (la plus connue est celle de Chikreng, dans la province de Siem Reap), mais que peut-on faire seul ou en petits groupes, à mains nues, contre des hommes en armes qui n’hésitent pas à tuer et à faire régner la terreur de tous les instants ?

La philosophie du pouvoir répandue chez les Cambodgiens ne les pousse d’ailleurs pas à la révolte. On respecte généralement celui qui détient le pouvoir, d’un respect mêlé de crainte (korup kaot khlach). Celui qui a le pouvoir est tout-puissant. Dans l’excellent livre de Philip Short, Pol Pot, anatomie d’un cauchemar (1), j’ai relevé les attitudes communes entre Sihanouk, Pol Pot et Hun Sen : tous trois sont « maîtres de la vie et de la mort » de leur peuple, ils sont infaillibles, celles et ceux qui s’opposent à eux doivent disparaître. La politique cambodgienne de ces dernières décennies a souvent procédé par élimination physique… L’idéologie du dirigeant, théoriquement au service du peuple, est très occidentale. Le Protectorat français, en supprimant le mandarinat des petits chefs locaux, a supprimé du coup les intermédiaires entre le peuple et son chef. Ce mandarinat agissait un peu comme l’élément d’un écosystème social qui s’autorégulait. En outre, au Cambodge, le pouvoir n’est pas au lettré, mais au beau parleur. Sihanouk, Pol Pot et Hun Sen en sont de bons exemples. A la limite, le contenu importe moins que la forme, qui doit être « harmonieuse ». Pol Pot subjuguait aussi les foules par son verbe enchanteur.

Cette idée-là est couramment admise ?

Il est admis chez les Khmers, et chez bien d’autres peuples, sans parler des pays totalitaires, que celui qui a le pouvoir suprême a toujours raison : il n’y a que lui qui pense, qui sait ce qui est bon pour le peuple : Il Duce a sempre raggione, Le Duce a toujours raison, disait-on de Mussolini, de Ceausescu, de Hitler et d’autres dictateurs. Du temps de Sihanouk, personne n’avait l’audace de remettre en cause ouvertement son pouvoir. Il fallait être courageux comme les Khmers rouges pour oser le saluer sans se courber. Le gouvernement actuel, formé entièrement d’anciens Khmers rouges, n’admet, lui non plus, aucune critique. En juillet 2012, un responsable d’une petite communauté chrétienne, pourtant très conscient des problèmes politiques de son pays, me disait qu’il était normal de voter pour le gouvernement, puisque c’est lui qui dirigeait le pays… La démocratie ne se décrète pas, elle est le fruit d’une longue et souvent douloureuse évolution des mentalités.

Cette révérence à l’égard du pouvoir expliquerait donc en partie la non-remise en cause du régime khmer rouge ?

Je ne pense pas qu’on puisse dire cela. Le peuple n’avait ni matériellement ni intellectuellement la possibilité de s’opposer à l’Angkar révolutionnaire, qui avait des « yeux d’ananas », c’est-à-dire une multitude d’yeux, à l’image de ce fruit : grâce à ses troupes d’espions (chhlops), elle voyait tout et savait tout. La peur savamment organisée tétanisait toutes les velléités de révolte. Personne ne pouvait faire confiance à qui que ce soit, chacun se méfiait de son semblable. Et en maniant l’arme de la faim, l’Angkar désarmait toute volonté de révolte.

Je repose ma question : comment un peuple si doux a-t-il pu engendrer une telle barbarie ?

La révolution cambodgienne s’est inspirée du marxisme, comme les révolutions russe, chinoise et vietnamienne, qui elles aussi ont causé des millions de morts dont on parle peu. Mais les révolutionnaires du Kampuchéa démocratique ont digéré, adapté l’idéologie marxiste-léniniste selon leur culture khmère. Autrefois, les habitants du Founan (IIIème-VIème siècle) ont également modifié et adapté le bouddhisme venant d’Inde à leur propre culture. Cela s’est d’ailleurs produit dans tous les pays où le bouddhisme et le marxisme sont arrivés.

Les Khmers rouges, pour être « rouges », n’en sont pas moins « Khmers ». Ils ont assaisonné leur révolution de culture khmère. Je sais que ces propos pourront choquer et blesser mes amis khmers, mais ma seule intention est de chercher à comprendre, non de juger. On peut d’ailleurs réfléchir de la même façon au sujet des monstruosités perpétrées en Occident ! Il est indéniable, par exemple, que la Révolution française, dans son désir d’unité jacobine et son intransigeance sanguinaire, était bien française. Les autres pays européens ont coloré leur propre révolution à leurs couleurs nationales. Le nazisme montre certaines connivences avec l’antisémitisme des chrétiens au cours des âges, et avec la culture allemande, spécialement avec la culture prussienne. Il est indéniable également que le marxisme plonge ses racines dans les valeurs sociales que les chrétiens n’ont pas pratiquées, si bien qu’on a pu le traiter d’« hérésie chrétienne » (2).

Chercher des connivences entre la révolution khmère rouge et la culture khmère ne me paraît donc ni scandaleux ni déplacé. Cependant, mon propos n’est pas d’établir une relation de cause à effet. Il n’est pas non plus d’affirmer que les Khmers ne pouvaient qu’inventer une révolution de ce type. C’est simplement une tentative de la replacer dans son contexte culturel, religieux et historique pour essayer de comprendre ce qui nous paraît incompréhensible, à nous Occidentaux. La révolution khmère rouge n’est pas un bloc erratique perdu dans une uniformité culturelle prétendue universelle.

Les révolutionnaires cambodgiens ont reçu une formation au marxisme-léninisme en France à partir de 1946, mais celle-ci fut superficielle. La plupart d’entre eux n’ont même pas lu Le Capital de Karl Marx. Ils réclamaient avant tout l’indépendance de leur pays. À partir de 1966, ils ont reçu l’influence du marxisme revu par Mao Tsé Toung, qui lançait sa révolution culturelle : Pol Pot, alors à Pékin, a vu comment le Grand Timonier s’y prenait pour éradiquer les racines bourgeoises qui renaissaient sans cesse de leurs cendres comme dans toute société communiste. On peut retrouver certaines influences chinoises dans cette révolution khmère rouge : la volonté de privilégier une révolution rurale (et non industrielle comme en Russie) ; l’encerclement des villes par les campagnes; l’analyse des classes sociales de la société cambodgienne répartie en « paysans d’en haut, du milieu et d’en bas ». Le vocabulaire rappelle celui de la révolution chinoise : comme Mao, les Khmers rouges parlent de « grand bond en avant » (moha-lôt-phloas), bien qu’ils ne développent pas leur industrie. Certaines actions politiques khmères rouges ressemblent étrangement à des campagnes idéologiques chinoises. Ainsi, la politique de Pol Pot menée à partir de 1977 a beaucoup de traits communs avec la Campagne des cent fleurs lancée par Mao en 1966, qui encourageait le peuple à critiquer les abus de la révolution avant de réprimer ceux qui s’étaient exprimés. Au Cambodge, à partir de 1977, les cadres du sud-ouest ont remplacé progressivement celles et ceux de toutes les autres régions et invité la population à émettre des griefs contre les anciens cadres : comme en Chine, les Khmers rouges ont ensuite sévi contre ceux qui avaient trop parlé. Enfin, la sonorité générale des chants, l’art khmer rouge ou les images de propagande, rappellent immédiatement la révolution chinoise. Mao Tsé Toung a félicité Pol Pot pour avoir vidé les villes, ce que lui-même n’avait pas osé. Les intellectuels français, anciens condisciples des responsables khmers rouges, les soutenaient dans leur combat et les adulaient, renforçant leur conviction d’être dans le vrai.

Cette idéologie marxiste, revue à la chinoise, reste la grande responsable du drame khmer. Cependant, les Chinois, après la mort de Mao en 1976, avouaient ne plus comprendre le comportement des Khmers rouges. Ils les soutenaient par intérêt stratégique plus qu’idéologique, pour contrecarrer l’hégémonisme soviétique présent au Vietnam. Il faut donc chercher plus avant.

Les révolutionnaires, comme toute la jeunesse du royaume du Cambodge du prince Sihanouk, ont été profondément marqués par les œuvres de Jean-Jacques Rousseau étudiées au collège : l’homme est né bon mais la société le corrompt. Ainsi donc, il convient de changer la société pour que l’homme devienne bon. Pol Pot était également un grand admirateur de la Révolution française. Dans leur naïveté utopique, les Khmers rouges pensaient que les enfants, ou même les jeunes paysans, n’étaient pas viciés par les idées réactionnaires comme leurs parents, ni imprégnés par la corruption culturelle et morale des villes. Ils étaient donc capables de tout inventer : médecine, technique, etc. Un pilote d’hélicoptère qui transportait les membres de l’Angkar Leu, c’est-à-dire le comité central du régime, me disait qu’il avait fui, car on lui avait demandé de former des jeunes paysans ignares comme pilotes. Prévoyant l’échec, il eut peur d’être exécuté, et s’est réfugié en Thaïlande en 1976, avec son hélicoptère.

Dans cette même logique utopique, les dirigeants du pays ont confié un grand nombre de responsabilités secondaires, notamment celles de cadres-chefs de villages, des marginaux de l’ancienne société : des alcooliques, des ignorants, à des personnes auparavant méprisées. Les dirigeants semblent avoir été dépassés par ces petits cadres locaux qui se sont vengés de leurs frustrations sur les gens instruits et cultivés des villes. Ils ont souvent outrepassé les directives données, aussi bien pour les quantités de riz à fournir à l’Angkar que pour le nombre des exécutions. Dans le film de Bruno Carette et Seta, Khmers rouges amers (2007), Khieu Samphân, président du Présidium de l’Etat, avoue que l’échec de leur régime est dû en partie à la hâte d’avoir mis en place ce régime sans avoir préalablement assuré de formation des cadres. Les cadres du sud-ouest, du Nirdey, étaient mieux formés, et il semblerait que, jusqu’en 1977, ils ont moins tué que les autres.

Les Khmers citadins restent des ruraux. Les Khmers rouges ont donc réagi en paysans devant l’idéologie marxiste. Les révolutions soviétique, chinoise et vietnamienne sont orientées vers l’avenir, « le grand soir », « le grand bond en avant », idéal à atteindre, en avant. La révolution cambodgienne, au contraire, regarde le passé comme l’idéal à retrouver, réflexe de paysans qui, dans tous les pays, se méfient de l’avenir… « Le peuple ancien », celui des campagnes, ou « libéré » avant le 17 avril, est pur, meilleur que « le peuple nouveau ». L’idéal est de reconstruire le Cambodge mythique d’avant la période angkorienne. Tout ce qui est nouveau n’a pas de valeur. Dans cette perspective, on peut tenter de comprendre la destruction des villes modernes, avec tout le gâchis matériel, culturel et humain qu’elle représente, l’abandon de l’argent pour revenir au troc ancestral, le mépris de l’ameublement moderne, le retour à la pharmacopée traditionnelle (sauf pour l’armée !), aux armes traditionnelles (selon la radio). L’habit noir des soldats khmers rouges est l’habit habituel des paysans, encore actuellement. Les soldats marchaient en file indienne à la suite de leur chef, au mépris des règles élémentaires de prudence appliquées dans toutes les armées du monde, comme les paysans cambodgiens qui vont repiquer ou moissonner la rizière le font toujours.

Dans une perspective historico-marxiste, les villes n’étaient d’ailleurs que des créations du colonialisme et du capitalisme des « compradores », selon les termes de la radio. Ces chancres étrangers des villes exploitaient les produits cultivés avec la sueur des paysans. Comme me disait un petit cadre khmer rouge le 18 avril 1975 : « La ville est mauvaise, car en ville il y a de l’argent, donc de la corruption. Les gens des villes ne cultivent pas le riz qu’ils mangent. En retournant à la campagne, en défrichant la forêt, en labourant, en repiquant le riz, en moissonnant, ils connaîtront la vraie valeur des choses. Le Khmer doit savoir qu’il naît du grain de riz. » Contrairement à toutes les raisons avancées par les dirigeants khmers rouges y compris pour justifier la déportation des villes (sécurité, manque de nourriture, complot, bombardements américains, vengeance, etc.), les raisons de cette déportation me semblent avant tout être d’ordre idéologique : en allant vivre comme les habitants des forêts et des rizières, qui sont les seuls « Khmers purs », les citadins devaient redevenir de vrais Khmers. Jadis, à Paris, Saloth Sâr, alias Pol Pot, n’avait-il pas signé un article intitulé « le Khmer d’origine » (Khmer daeum) ?…

Comme je l’ai dit plus haut, de 1962 à 1968, les révolutionnaires khmers pourchassés par Sihanouk se sont réfugiés chez les montagnards de la province de Ratanakiri, du côté d’Andong Méas. Ils ont pu y constater, comme en laboratoire, un exemple concret de la théorie de Jean-Jacques Rousseau : ces tribus vivaient encore sur un mode social et économique très archaïque, pratiquaient un communisme ancestral, vivaient de cueillette et de chasse et observaient une morale très stricte. Ieng Sary dira plus tard : « Au contact des montagnards, nous avons dû revoir tout ce que nous avions appris à Paris. » (3)

Durant cette période, les révolutionnaires khmers étaient, par ailleurs, coupés des mouvements communistes internationaux, tant chinois que vietnamien. Ceux-ci s’opposaient à ce que les Khmers fassent leur propre révolution, afin de garder le Cambodge comme base arrière dans leur combat contre l’impérialisme américain au Vietnam. C’est donc seuls que les Khmers rouges, déconnectés des réalités, ont élaboré leur utopie révolutionnaire en vase clos. « Nous ne copions personne, nous n’avons pas de modèle », dira l’apprenti-sorcier Pol Pot à Nicolas Victorovich venu l’interviewer en 1978 (4). Or, à part quelques-uns (le nom de l’un d’entre eux, peut-être l’idéologue du Parti, n’a jamais été cité), la plupart des responsables khmers rouges n’étaient pas des génies ! On peut qualifier la révolution khmère rouge de « révolution des idiots ». Malraux aurait dit : « Le Cambodge, c’est la Chine gouvernée par des c…»

Si l’on jette un regard sur l’Histoire, on peut trouver certaines similitudes avec la période khmère rouge. Vers le VIIème siècle, le Chenla, situé au nord du Cambodge actuel, vassal du Founan, situé, lui, au sud de la péninsule indochinoise, conquiert son suzerain. En 1964, l’ethnologue Solange Thierry semble décrire le régime khmer rouge en parlant du Chenla : « A l’aspect cosmopolite, côtier (du Founan), s’oppose maintenant l’aspect fermé, terrien. A la richesse née du trafic, la pauvreté d’un pays sans autres contacts avec ses voisins que quelques pillages, expéditions guerrières, incursions… Il se forme ici une civilisation qui se veut autochtone, qui du moins prend racine dans un fond purement khmer… » (5). Pour le regretté Charles Meyer, ancien conseiller du prince Sihanouk pendant dix-huit ans, il semblait évident que les Khmers rouges reprenaient l’héritage du Chenla, tant géographiquement que culturellement, alors que le régime de Lon Nol reprenait celui du Founan. Cet illuminé de Lon Nol parlait d’ailleurs, pendant la guerre civile, de guerre de religion contre les impies (thmel èt sassna), « les Cams », dont on n’a jamais bien compris qui ils étaient…

Il ne faut pas oublier non plus que les Khmers étaient jadis de valeureux guerriers et qu’une certaine violence de la culture khmère peut provenir de ce lointain héritage. Par exemple, le 29 mars 1970, comme je l’ai déjà rapporté, des centaines de milliers de paysans de l’est du Mékong ont déferlé sur Kompong Cham, arborant l’effigie du prince Sihanouk pour réclamer son retour au pouvoir. Le gouvernement de Lon Nol a envoyé deux députés de la province pour tenter de calmer les manifestants. A cinq kilomètres de la ville, ces députés ont rencontré la foule en colère. L’un d’entre eux a-t-il mis la main dans sa veste pour y prendre une arme ? Quoi qu’il en soit, les manifestants ont coupé la tête des deux députés, leur ont ouvert le ventre et arraché le foie. J’ai vu le foie des députés passer devant ma maison et les émeutiers l’ont mangé en brochettes au marché. Ce n’étaient pas encore des Khmers rouges, mais des descendants de ces guerriers qui, jadis, mangeaient le foie de leurs ennemis pour s’en approprier le courage. Durant la guerre civile, de 1970 à 1975, les soldats des deux camps s’adonnaient à cette pratique. Quelques soldats républicains portaient en pendentif un fœtus humain séché, kon krâ, pour se protéger. Parfois ce fœtus était prélevé sur des femmes vivantes (6).

Je me souviens avoir lu l’épisode du foie dans le roman Jaraï et avoir pensé que c’était, en partie au moins, le fruit de l’imaginaire de l’auteur, Loup Durand (7).

Je ne rapporte pas cet événement pour dénigrer les Khmers, mais pour tenter d’expliquer la violence khmère rouge qui me semble s’inscrire dans toute une tradition guerrière. Il n’est pas rare qu’une maman menace son enfant de le « frapper à mort » (vay ngoap). Si une parole déplaît, on parle assez rapidement de mort : « Si tu dis cela, tu n’as qu’à me tuer ! », car les paroles tuent autant que les actes. Les élèves du secondaire sont initiés au fameux roman de Tum Téav où, à la fin de l’histoire, le roi fait passer une herse de fer tirée par des éléphants sur les têtes d’un gouverneur félon et de toute sa parenté enterrée vivante.

Ce n’est pas non plus la première fois dans leur histoire que les Khmers sont déportés hors des villes : en 1352, l’armée siamoise déporte la population d’Angkor, qui était alors l’une des plus grandes villes du monde, comptant sans doute près d’un million d’habitants. Depuis la chute d’Angkor et la montée en puissance de l’Annam, les armées siamoise et annamite se sont battues sur les terres cambodgiennes, et ont poussé les Khmers à vivre dans les forêts, un peu comme du temps des Khmers rouges. Plus récemment, en 1782, les rebelles annamites « Tai Son » ont déporté, quant à eux, la population de la capitale Oudong et de ses environs. Durant la période somptueuse d’Angkor, l’économie était basée sur le troc, comme le sera celle des Khmers rouges (8).

Reprenons les facteurs qui ont pu faciliter l’arrivée des Khmers rouges au pouvoir et leur permettre de durer trois ans, huit mois et vingt jours. Vous évoquez, dans votre propos sur la mentalité khmère, une tendance à la démesure. Quel rapport ?

C’est en effet une tendance qui s’exprime à travers un nationalisme exacerbé, porté à son paroxysme par les Khmers rouges. Ils voulaient être les meilleurs révolutionnaires du monde : ils ont libéré leur pays avant que les Vietnamiens ne libèrent le leur. La révolution khmère se vante d’être allée plus vite et plus loin que toutes les autres révolutions. « Si notre peuple a été capable d’édifier Angkor, nous pouvons tout réaliser », déclarait Pol Pot en 1977, slogan souvent repris à la radio. En 1978, ils pensaient pouvoir être victorieux des Vietnamiens qui avaient une armée extrêmement plus nombreuse que la leur, et qui avaient battu les Chinois, les Français et les Américains. Cette tendance nationaliste, avivée par une histoire douloureuse, pousse à la mégalomanie : depuis la chute d’Angkor, le pays a toujours été soumis à d’autres nations, au Siam, à l’Annam, à la France, qui leur dictaient ce qu’ils devaient penser et faire. Pour une fois, grâce à cette révolution, ils étaient enfin maîtres chez eux !

On peut noter, dans le même sens, une autre tendance de la culture khmère, voisine de l’hybris des Grecs. Elle se manifeste dans la multitude et la grandeur des monuments de l’époque angkorienne (IXème-XIIIème siècle). On admire les temples d’Angkor, mais Ieng Sary lui-même rappelait le nombre de morts que de tels travaux avait dû coûter. Par bien des aspects, ces travaux de construction étaient comparables à ceux des Khmers rouges. Récemment, en 2011, le Premier ministre Hun Sen avait pour projet de construire dans la presqu’île de Chroy Changvar la plus haute tour du monde, « pour montrer au monde ce dont les Khmers sont capables », disait le représentant des Cambodgiens de l’étranger qui finançaient le projet. On nage volontiers dans le rêve et l’utopie.

Il convient également de se rappeler que la société khmère est de type clanique. Le roi, ou l’Angkar qui l’a remplacé, sont au sommet de la pyramide de la grande famille khmère. Le prince Sihanouk pouvait paraître très paternaliste aux yeux des Européens en se faisant appeler « Monseigneur Papa » (Samdech Euv), ou « Père de la Nation », « Père du sport », Père de tout, en somme. Il appelle ses sujets (mot spécial réastr), ses « enfants-petits-enfants » (kaun, kaun chauv). Même actuellement, les personnes que j’ai formées dans le domaine religieux s’appellent elles-mêmes mes « enfants-petits-enfants ». Dans cette perspective, il n’a pas été outre-mesure surprenant d’entendre l’Angkar nommer son régime l’« époque papa-maman », les « coopératives papa-maman ». Donc, en tant que « papa-maman » du peuple, l’Angkar s’arrogeait le droit de marier ses enfants. Pratique scandaleuse aux yeux des Européens du XXème siècle pour qui, dans le mariage, l’amour est la valeur suprême. Elle n’apparaît cependant pas scandaleuse aux Khmers pour qui la valeur suprême du mariage est la transmission de la vie. Ce sont les parents qui organisent les mariages, « arrangent l’affaire », comme on dit en khmer, c’est-à-dire la continuité de la famille. Les enfants donnent généralement leur consentement, car il est évident que les parents veulent le bien de leurs enfants. L’Angkar prétendait, elle aussi, vouloir le bien de ses enfants. Si la plupart des couples se sont brisés après la chute du régime, je connais néanmoins plusieurs unions organisées par l’Angkar qui perdurent encore aujourd’hui. « J’étais doux, elle était douce, alors nous nous sommes aimés », m’a dit un Cambodgien, bon père de famille vivant à Torcy, près du Creusot. C’est surtout le côté coercitif propre à ce type de régime qui a rendu ces mariages absolument odieux. L’aspect austère et collectif des cérémonies de mariage, sans festivités et sans la famille, a choqué la plupart des Cambodgiens, car cela allait à l’encontre de leur culture.

Je vous ai entendu dire que, aussi choquant que cela puisse paraître, le bouddhisme aurait rendu possible Pol Pot. Quelle est donc votre analyse (9) ?

Il convient d’être extrêmement prudent en maniant les soubassements religieux et de se rappeler que le bouddhisme, le judaïsme, le christianisme et l’islam ont contribué à humaniser les sociétés, même si actuellement on a tendance à dire que toutes les religions monothéistes ont été porteuses de guerre.

Par exemple, pour les religions juive et chrétienne, au premier chapitre de la Bible, Elohim donne uniquement une nourriture végétarienne aux humains, ses représentants sur terre. Au chapitre cinq de la Genèse, on voit la violence déferler sur le monde : Lamek, chef de clan, se vante ou menace de tuer soixante-dix hommes pour la mort d’un membre de son clan. C’est en voyant la méchanceté des humains, qui a causé le déluge, qu’Elohim les autorise à tuer les animaux, comme pour leur permettre de défouler leur violence native. Puis Moïse décrète : « Tu ne tueras pas. » Il demande de proportionner le dédommagement au préjudice subi : « Œil pour œil, dent pour dent », pas plus. C’est déjà un progrès énorme ! Arrive Jésus qui enjoint de ne pas répondre au méchant : c’est le summum, l’idéal que l’humanité devrait viser.

Quant au Bienheureux, son premier commandement est : « Tu ne tueras pas », même les animaux, nos frères et sœurs en animalité ; avec toutes les nuances subtiles que recouvre l’action de tuer. Son enseignement est celui de la bienveillance et de la paix universelle, il devrait supprimer toute forme de violence. Pour cela, l’homme doit changer son cœur en méditant sur la vacuité de toutes choses.

Cependant, force est de constater que les religions ont en partie échoué dans cette entreprise de conversion profonde. Trop souvent, elles ont été récupérées par le pouvoir politique, peu soucieux des principes religieux, ou ont elles-mêmes récupéré le pouvoir politique pour s’imposer. Le christianisme, religion d’amour, pratiquée par les Allemands et les Français, n’a pas empêché plusieurs guerres, dont celle de 14-18, qui n’ont rien à envier en cruauté et en nombre de morts au régime de Pol Pot ! Philip Short évoque les tortures des Algériens par de bons soldats catholiques français. Une autre aberration est un certain islamisme d’aujourd’hui qui prétend tuer au nom de Dieu, ou le « Got Mit Uns » des nazis… « Dieu est mort à Auschwitz » (10), a pu écrire Yves Burdelot. « Bouddha est mort au Cambodge », pourrait-on dire en le paraphrasant…

La religion des Khmers se compose de plusieurs strates qui se sont superposées au cours des âges, interpénétrées les unes les autres, pour former un tout harmonieux. La première strate est le culte des forces de la nature, avec des Néak Ta, « personnes anciennes », les fondateurs de villages, qui sont les véritables maîtres de « l’eau et de la terre », les génies fonciers qui accordent récoltes et protection. En déplaçant la population, les Khmers rouges supprimaient ces appuis spirituels qui assuraient l’unité et la sécurité des villages. La société était atomisée.

La seconde strate est celle du brahmanisme, ou hindouisme, présent dans toute l’architecture khmère, et qui sous-tend l’idéologie du pouvoir royal, dispensateur de la pluie et des biens agricoles. L’Angkar a pris la place des divinités, nouveaux démiurges créateurs d’un pays nouveau. Plusieurs faits s’inscrivent dans la logique de cette religion brahmanique sous-jacente : on raconte que les Khmers rouges ont coulé des femmes enceintes dans le béton des fondations du barrage de Kamping Puoy, près de Battambang. D’après Charles Meyer, Sihanouk, lui aussi, sacrifiait un ou deux prisonniers avant chaque voyage en avion.

La troisième, le bouddhisme, est arrivée sans doute sous la forme du bouddhisme des Anciens, des Théravadim, dès le début de l’ère chrétienne. Il ne sera vraiment adopté dans l’ensemble du pays qu’à la fin du XIIIème siècle. Presque tous les responsables du Kampuchéa démocratique affirment avoir fait un séjour plus ou moins long à la pagode.

Avant leur victoire, dans leur propagande, les révolutionnaires utilisaient certains slogans, ou même des concepts, inspirés du bouddhisme, qu’ils adaptaient à leur idéologie. Par exemple, ils parlaient de la « roue de la Révolution », avatar de la « roue de la Loi », l’enseignement du Bouddha, qui doit écraser l’ignorance jusqu’au bout du monde. « Si tu mets ta main dans la roue de la Révolution, la Révolution te coupera la main. Si tu y mets le pied, elle te coupera le pied ! » Le slogan khmer rouge maintes fois répété « Aide-toi toi-même » (Khlouon opatham khlouon), est la réplique révolutionnaire de la devise de base du bouddhisme : « Chaque être est son propre refuge » (Khluon ti peung khlouon). « Que vous soyez roi ou homme du peuple, chacun doit vivre selon son karma », disait la propagande, il n’y a pas de privilèges inaliénables, mais une égalité foncière devant la vie. Les Khmers rouges emploient le même mot « détachement » (léak bang) que les bouddhistes pour désigner le détachement des passions, de l’ambition, de la domination et de l’ignorance. Dans L’Utopie meurtrière (11), premier témoignage de réfugié, Pin Yathay estime que les Khmers rouges voulaient instaurer une société de type monacal, dans laquelle tous les instincts de possession, y compris sexuels, étaient abolis (rum-ngoap).

Plus profondément, et j’implore à nouveau la metta-karuna, la miséricorde-compassion des lecteurs khmers, les données philosophiques du bouddhisme peuvent présenter des connivences avec certaines pratiques khmères rouges, ou même les avoir inconsciemment dirigées.

Pour un bouddhiste, la notion de « personne » n’existe pas à proprement parler comme sujet autonome d’actions. Tous, nous ne sommes que des êtres de souffrance, impermanents et sans sujet (anatta, khmiem prathien). Nous sommes formés d’agrégats qui se sont unis temporairement pour constituer l’être que nous sommes. Cet être se charge d’énergies positives ou négatives en fonction de nos bonnes ou mauvaises actions. Cet enchaînement des bonnes et mauvaises actions constitue le karma. Tous les êtres animés naissent et meurent, montent ou descendent dans la vaste roue du Samsara, pour former un autre être de souffrance, impermanent et sans sujet. Cette idée affleure même dans la langue khmère parlée contemporaine. Elle utilise des appellatifs qui précisent le mot générique. Par exemple, on dit « animal trois têtes » pour dire « trois animaux ». Ainsi, pour dire poliment qu’il y a cinq personnes honorables présentes ici, le Khmer dit : « Il y a humains cinq apparences. » Nous ne sommes donc bien que « des apparences ». Dans ces conditions, l’amour, comme attachement, est mauvais, la vie n’est qu’une période de purification douloureuse, origine et fruit du karma. Bouddha, le Bienheureux, a connu cinq cent six vies successives, jusqu’à l’extinction définitive de son karma !

Cette absence de notion de personne selon la conception occidentale a pu faire le lit du matérialisme historique de l’idéologie communiste. L’Angkar se sentait le droit d’utiliser la population selon son bon vouloir, comme autant d’« instruments dociles » entre ses mains, ainsi que disait la radio. Dans cette logique, s’inscrivent les deux slogans terribles déjà cités : « A garder en vie nul profit, à faire disparaître nulle perte », ou encore : « Mieux vaut condamner par erreur que libérer par erreur. » Les révolutionnaires demandaient à des enfants de dénoncer ou de tuer leur père, leur disant qu’ils ne tuaient pas un père, un frère, un homme, mais un « ennemi », un être non personnel. Les épouses ne devaient pas pleurer leur mari assassiné, car c’était un « ennemi », une non-personne, sans relation humaine permanente… Même aujourd’hui, à l’occasion d’un décès ou d’une crémation, l’achar, c’est-à-dire le maître de cérémonie, console une veuve ou une mère éplorée en leur disant : « Ne pleurez pas ! Votre mari ou votre enfant était un être sans sujet. Ses énergies se sont restructurées avec d’autres pour former un nouvel être… » On pourrait citer dans ce sens plusieurs fabliaux utilisés pour la formation de la jeunesse qui racontent comment des individus transmigrent dans des existences différentes… C’est une conception déroutante pour nos esprits occidentaux, mais une réalité cambodgienne. Certes, tout cela n’est pas raisonné ni conscient, mais peut donner un commencement d’explication.

« Celui qui fait le bien (bonn) obtient le bonheur (bonn, en cette vie ou dans une autre), celui qui fait le mal (bap) obtient le malheur (bap). » Les révolutionnaires, comme tout bon marxiste, ont détruit la religion bouddhique en l’accusant d’être l’opium du peuple qui justifiait les inégalités sociales. Dans les années 2000, Sam Rainsy, opposant au gouvernement actuel, et que l’on ne peut taxer de « marxisme », écrivait des propos similaires dans une lettre adressée aux ouvriers à l’occasion du Nouvel An khmer, le 13 avril. Il leur demandait d’abandonner leur croyance au karma, afin de pouvoir lutter pour la justice.

Dans cette logique implacable du karma, celui qui commet une faute – politique entre autres – n’a aucun moyen d’échapper à ses conséquences fâcheuses. En effet, il n’est pas une personne, il n’est pas en relation avec un Dieu personnel, il n’y a donc pas de pardon possible. Les axiomes bouddhistes sont formels : « Personne ne peut ôter la faute (bap) d’autrui », « Les bonnes et les mauvaises actions (bonn et bap) suivent l’homme comme son ombre », il n’y a aucun moyen de libération, sinon celui de la mort. De surcroît, comme l’Angkar sait tout, c’est elle qui fixe le bien et le mal.

Ainsi, contrairement à l’idéologie révolutionnaire chinoise ou vietnamienne, il n’y a aucune possibilité de changer et de réintégrer le groupe, ou d’être rééduqué. On note très peu de centres de rééducation au Kampuchéa démocratique, les monti santésok, « établissements de sécurité », étaient généralement des centres de tortures et d’exécution. Seule la mort peut éradiquer ce mauvais karma, comme le répétait la radio khmère rouge : « Ne t’avise pas à courber un sralaw (une variété de sapin), ne t’avise pas à éduquer une femme de mauvaise vie. »

Jusqu’en 1977, il me semble (pardon encore pour les parents des victimes) que les révolutionnaires tuaient les personnes supposées opposantes au régime en pensant agir pour le bien de la nation. Kaè Pauk, adjoint du « boucher » Ta Mok, que l’on crédite de plusieurs dizaines de milliers d’assassinats, déclarait quelques mois avant sa mort avoir agi pour le bien du pays en tuant tant de gens ! On peut juger cette pensée blasphématoire, mais peut-être avait-il l’audace de penser avoir agi pour le bien des condamnés, puisqu’il leur permettait de se réincarner pour une vie révolutionnairement meilleure…

Certes, les Khmers rouges ne pensaient pas cela d’une façon explicite, mais cette idée pouvait être enfouie dans le subconscient collectif, selon la doctrine universellement répandue de l’enchaînement des actions et de leurs fruits (kam-phal). Il n’est pas sans intérêt de remarquer que, jusqu’en 1977, les petits cadres ne tuaient généralement pas en public, pour terroriser la population, mais en secret, dans la forêt, dans des endroits silencieux en dehors des villages, dans « la forêt des esprits », prey khmaoch comme on dit en cambodgien, lieu de la réincarnation. Parfois, les cadavres étaient entassés dans des grottes (Phnom Sampeuou, Batheay, Phnom Pros-Phnom Srey, etc.), qui représentent symboliquement l’appareil génital féminin, source de la vie. La mort n’est-elle pas libération d’une vie de souffrances avant d’en continuer une autre, peut-être meilleure ? Il pourrait être intéressant que les ethnologues ou les anthropologues se penchent sur ces questions…

A partir de 1977, en revanche, les révolutionnaires ont torturé et tué selon une autre logique : celle de l’espionite aiguë, liée à la guerre avec le Vietnam et au règne de la dictature absolue. L’Angkar n’a alors eu de cesse de rechercher tous ceux qui avaient « le corps cambodgien et la tête vietnamienne ». Il me semble qu’à partir de cette date ait été prise la décision de faire disparaître toute la population « libérée » le 17 avril, comme s’ils étaient autant d’agents du Vietnam, du KGB et de la CIA. C’étaient « des ennemis qui creusent leur galerie à l’intérieur », « des espions déguisés en cadres ». Les révolutionnaires khmers étaient alors persuadés que seuls des soldats à l’idéologie pure pourraient vaincre les soldats vietnamiens, un peu comme autrefois le grand roi Jayavarman VII plaçait la protection de son pays davantage dans les forces spirituelles que dans ses armées.

Je me suis documenté sur l’histoire douloureuse et insensée de notre jeunesse en Algérie. J’ai trouvé un ancêtre de Pol Pot sous les traits d’Amirouche, le célèbre commandant de katiba qui avait donné tant de fil à retordre à l’armée française. Le Deuxième Bureau français l’avait persuadé que certains de ses officiers avaient monté un complot contre lui. Il fera torturer odieusement et exécuter les meilleurs d’entre eux, comme le fera Pol Pot vingt ans plus tard.

Dans une mentalité clanique, les enfants continuent la vie des parents d’une certaine manière, et, si ces derniers risquent de devenir des ennemis potentiels, il faut les supprimer. « Pour éradiquer une mauvaise herbe, il faut en arracher la racine. » C’est ainsi que les Khmers rouges faisaient souvent disparaître les enfants des cadres du régime précédent, ou les agents subalternes des cadres arrêtés et torturés à Tuol Sleng.

(1) Paris, Denoël, 2007.
(2) Jean-Claude Guillebaud, Une autre vie est possible, Paris, L’Iconoclaste, 2012.
(3) Livre noir. Faits et preuves d’actes d’agression et d’annexion du Vietnam contre le Kampuchéa, par le ministère des Affaires étrangères, Paris, Centenaire, 1979.
(4) Kampuchéa démocratique, Nicolas Victorovich, télévision yougoslave, 1978.
(5) Les Khmers, Solange Thierry, Paris, Le Seuil, 1964, p. 56.
(6) Voir sur ce sujet : Le Saut du varan, François Bizot, Paris, Flammarion, 2006.
(7) Paris, Denoël, 1980.
(8) Jardins et rizières du Cambodge : les enjeux du développement agricole, Didier Pillot, Paris, Gret-Karthala, 2008, p. 83.
(9) Patrick Deville, dans Kampuchéa, roman, Paris, Le Seuil (2011), consacre un chapitre à François Ponchaud et écrit : « Ponchaud est l’un des seuls capables de distinguer dans l’idéologie des Khmers rouges la collusion d’une pensée occidentale que je connais, celle de Rousseau et de Marx, et d’une pensée bouddhiste que j’ignore. »
(10) Devenir Humain, Yves Burdelot, Paris, éd. du Cerf, 2002.
(11) Paris, Robert Laffont, 1979.

Note : Les pages ci-dessus sont tirées du livre L’impertinent du Cambodge, de François Ponchaud, entretiens avec Diane Cuypers (pages 82 à 99, du chapitre intitulé ‘Le mal-mystère’).

(Source: Eglises d'Asie, 26 juin 2013)
 
Interview du nouvel évêque auxiliaire de Vinh : atouts et difficultés d’une des plus importants diocèses du Vietnam
Eglises d'Asie
08:20 26/06/2013
Eglises d'Asie, 26 juin 2013 – Le pape François a récemment nommé deux évêques au Vietnam. L’un d’eux est Pierre Nguyên Van Viên, 48 ans, nouvel évêque auxiliaire de Vinh, diocèse du Centre-Vietnam riche d’environ un demi-million de catholiques. Dans une interview accordée à Radio Free Asia (RFA) (2), le futur évêque (qui n’a pas encore été consacré) dresse le portrait d’un diocèse qu’il connaît bien pour en avoir été jusqu’ici le vicaire général. Il en souligne les atouts mais aussi les points faibles sans jamais le séparer le contexte plus général, à savoir l’Eglise locale et universelle et la société particulière du pays. Il envisage aussi les moyens qui permettraient de dépasser certaines limites assignées aujourd’hui aux activités ecclésiales. L’interview est traduite du vietnamien par la rédaction d’Eglises d’Asie.

Mgr Pierre Nguyên Van Viên : Je vois un premier atout dans le fait que la terre de ce diocèse est tout imprégnée de la sueur et des larmes des missionnaires et spécialement du sang versé par les martyrs lors des diverses époques de persécution. C’est grâce à cela que les catholiques du diocèse de Vinh ont toujours eu conscience de leur rôle particulier dans l’Eglise.

Le deuxième point fort est celui-ci : près de 100 % des catholiques du diocèse pratiquent leur foi dans la prière, dans l’étude de la parole de Dieu, dans la participation aux divers sacrements, surtout l’eucharistie, et dans les différentes formes d’activités où les catholiques sont engagés sur le plan personnel comme sur le plan communautaire.

Je vois un troisième aout du diocèse dans une caractéristique que beaucoup considère comme une faille. La plupart des catholiques du diocèse sont des gens pauvres. Habituellement, les pauvres font davantage confiance au Seigneur que les autres parce qu’ils ont davantage besoin d’aide pour conduire leur vie.

Le quatrième atout du diocèse de Vinh, c’est l’abondance des vocations au célibat consacré, que ce soit dans la vie sacerdotale, religieuse ou encore dans les instituts séculiers. Il y a des paroisses qui comptent non pas des dizaines, mais des centaines de personnes gardant le célibat. Pour le concours d’entrée au grand séminaire de Vinh Thanh (séminaire commun de Vinh et de Thanh Hoa) qui aura lieu le 1er et le 2 août prochain, le nombre de candidats déjà inscrits est de plusieurs centaines, alors que les capacités de l’établissement ne lui permettent d’en accueillir que quelques dizaines.

Quant aux difficultés, la première d’entre elles concerne l’éducation des enfants dans un esprit chrétien. Elle est difficile car les enfants ne sont autorisés à étudier le catéchisme qu’à l’intérieur des églises et des paroisses et pendant un laps de temps très réduit. Ils ne peuvent le faire à l’intérieur de leurs écoles.

La participation des catholiques à la vie du diocèse et surtout à celle de la société civile est extrêmement limitée. Ainsi, les catholiques du diocèse de Vinh, formé de trois provinces administratives (Nghê An, Nghê Tinh et Quang Binh), constituent environ 10 % de la population totale. Or, il est extrêmement rare de les trouver aux postes de commandement de la société civile.

Une troisième difficulté réside dans le fait que les catholiques souffrent d’une extrême pénurie des moyens de communication sociale alors que leur besoin d’information est très grand.

Une quatrième difficulté est constituée par les besoins engendrés par le développement de nos paroisses et de leurs annexes. La superficie des terrains dont elles disposent pour s’agrandir est très limitée.

RFA : Comment sortir des difficultés énumérées ci-dessus ? Quels sont les moyens envisagés ?

Actuellement, peu de ces difficultés ont été surmontées. Mais en me plaçant du point de vue de la foi et de la réflexion, je ferais trois remarques. En premier lieu, il est évident que les fidèles du diocèse de Vinh, à cause de leur foi au Christ et à sa mission, découvrent avec confiance l’action de la Providence divine en chaque événement de leur vie. Ensuite, chacun pour son propre compte s’efforce de développer ses possibilités de lire les signes des temps et de fournir sa contribution personnelle en réponse à ces signes selon l’enseignement de Jésus. Ils sont aussi convaincus que ni le péché ni la haine, ni la souffrance ni échec, ni même la mort ne sont les derniers mots dans la perspective de l’éternité. Selon la foi chrétienne, le bonheur, l’amour, la concorde et la paix sont les véritables « derniers mots ». Tout ce que je viens de dire a une signification très profonde mais est très difficile à réaliser. (…)

L’Eglise est un corps composé de membres. L’Eglise au Vietnam est liée à l’Eglise universelle. Quelles sont donc les liens de réciprocité existant entre le diocèse de Vinh et les autres diocèses au Vietnam et ailleurs. En quoi ces liens aident-ils au développement du diocèse ?

Je suis très heureux de votre question car elle correspond à un thème qui m’habite et que je ne cesse d’approfondir. Du point de vue de l’ecclésiologie, les diocèses ne jouissent pas de l’indépendance. Ce ne sont pas non plus des réalités reliées ensemble comme dans les syndicats ou les autres organisations sociales. Au contraire, chaque diocèse est une Eglise locale avec toutes les caractéristiques de l’Eglise fondée par Jésus-Christ. En utilisant le vocabulaire de saint Ignace d’Antioche au début du deuxième siècle, on peut dire : « Là où est le Christ Jésus, là est l’Eglise catholique. » Ou encore, avec les mots du cardinal Henri de Lubac, l’un des inspirateurs du concile Vatican II : « L’eucharistie fait l’Eglise et l’Eglise fait l’eucharistie. »

Si l’on donne ce sens au mot ‘diocèse’, il me semble que les diocèses de l’Eglise au Vietnam remplissent correctement leur rôle. Mais une question reste posée : « Ont-ils rempli pleinement ce rôle ? » Je pense qu’il faut répondre : « Pas encore ! » Dans le domaine de la foi, les différents diocèses sont certes étroitement unis entre eux. Mais, dans celui de l’expression de la foi, il est encore rare que les diocèses fassent entendre une voix commune sur les problèmes de la société civile. Je pense que l’Eglise au Vietnam, pour faire connaître correctement et entièrement sa vie authentique et sa mission, a besoin que la voix commune de ses diocèses se prononce plus fréquemment sur les problèmes de société. L’Eglise catholique ne peut pas vivre en marge de la société ; elle est le levain, le sel, la lumière qui, progressivement, la rendra meilleure pour que tous vivent en conformité avec les droits et la dignité de la personne humaine.

Je constate que la plus grande difficulté rencontrée par chaque diocèse est l’extrême limitation des moyens de communication et d’information. L’Eglise au Vietnam ne dispose d’aucun programme radio. Elle ne contrôle aucun journal et aucune véritable maison d’édition. Nous vivons à une époque où l’information se développe puissamment. Pourtant, la majeure partie des catholiques vietnamiens n’en bénéficient pas comme il serait normal qu’ils en bénéficient. Ils ont conscience que les membres du peuple de Dieu sont limités dans leur expression et que leur activité au service de l’annonce de la parole de Dieu rencontre de nombreuses difficultés.

(Source: Eglises d'Asie, 26 juin 2013)
 
Theme for New Assembly of Synod in 2015 Studied
VIS
10:39 26/06/2013
Vatican City, 25 June 2013 (VIS) – The General Secretariat of the Synod of Bishops, having concluded the institutional proceedings of the 13th Ordinary General Assembly dedicated to the theme “The New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith”, which took place in October of 2012, has begun preparing for the 14th Ordinary General Assembly scheduled for 2015, according to a communique issued today by that secretariat.

The fourth meeting of the 13th Ordinary Council was part of the process of choosing the theme for that Assembly. On 13-14 June of this year, its agenda was to discuss the proposals for a theme that were submitted by the Synods of Bishops of the Eastern Catholic Churches “sui iuris”, the episcopal conferences, the dicasteries of the Roman Curia, the Union of Superiors General, and institutional organizations consulted in cooperation with the synod's activity.

The discussions began with an address by the secretary general of the Synod of Bishops, Archbishop Nikola Eterovic, who referenced the Year of Faith currently in progress during which historical events have taken place, such as the Benedict XVI's renunciation of the Petrine ministry and the subsequent election of the new Bishop of Rome, Pope Francis.

Participating in the work of the fourth meeting of the 13th Ordinary Council were: Cardinal Wilfrid Fox Napier, O.F.M., archbishop of Durban, South Africa; Cardinal Peter Kodwo Appiah Turkson, president of the Pontifical Council for Justice and Peace; Cardinal George Pell, archbishop of Sydney, Australia; Cardinal Peter Erdo, archbishop of Esztergom-Budapest, Hungary, and president of the Hungarian Catholic Bishops' Conference and the Council of European Episcopal Conferences (CCEE); Cardinal Oswald Gracias, archbishop of Bombay, India and secretary general of the Federation of Asian Bishops' Conferences (FABC); Cardinal Odilo Pedro Scherer, archbishop of Sao Paulo, Brazil; Cardinal Donald William Wuerl, archbishop of Washington, DC, USA; Cardinal Luis Antonio G. Tagle, archbishop of Manila, Philippines; His Beatitude Sviatoslav Shevchuk, major archbishop of Kyiv-Halyc, Ukraine; Archbishop Bruno Forte of Chieti-Vasto, Italy; Bishop Santiago Jaime Silva Retamales, auxiliary of Valparaiso, Chile, and secretary general of the Latin American Episcopal Council (CELAM).

Pope Francis received the participants in an audience on 13 June. Their meeting then continued in two language groups, English and Italian, during which the members were able to examine the criteria and rationale for the choice the the next Assembly's theme with the goal of deciding a few options to be presented to the Holy Father for the final choice. At the same time, the date of the Council's fifth meeting was set for 7-8 October of this year. Work concluded with a prayer, entrusting the synod's future activity to the intercession of the Blessed Virgin Mary, Mother of the Church.
 
Pope sets up Pontifical Commission to study IOR reform
VIS
10:41 26/06/2013
2013-06-26- Pope Francis has established a Pontifical Commission charged with drawing up an “exhaustive” report into the juridical standing and activities of the Vatican’s financial institution, the Institute for Religious Works, more commonly known as the IOR.

The Commission is composed of 5 people. These include two US natives, Harvard Law Professor Mary Ann Glendon and Monsignor Peter Bryan Wells, of the Vatican Secretariat of State.

Presenting the Secretariat of State communique to journalists Wednesday, Holy See press office Director, Fr. Federico Lombardi S.J. stated that the Commission is tasked with carrying out inquiries and presenting the Holy Father with a report of their findings “in view of possible reform".

Fr. Lombardi noted that the Commission of 5 people is not permanent. It will present the report to the Pope and then be dissolved. He also added that no deadline has been set.

The new Pontifical Commission, which will begin its work in the coming days, is not involved in running the Institution. Its main aim will be to study it to help Pope Francis ensure the IOR’s activities are in harmony with the Churches’ mission.

Below please find a Vatican Radio translation of the Comuniquè issued by the Secretariat of State:

Chirograph of the Holy Father Francis for the institution of a Pontifical Commission of Referral for the Institute of Religious Works.

The Holy Father has established a Pontifical Commission to the Institute for the Works of Religion with a Letter of June 24 . As you can see from the text of Chirograph published today, the opportunity to establish a Contact the Commission arose from the desire of the Holy Father to learn more about the juridical position and activities of the Institute to enable better harmonization of said Institute with the mission of the Universal Church and the Apostolic See, in the more general context of reforms that should be carried out by the institutions that aid the Apostolic See.The Commission aims to collect information on the Institute and present the results to the Holy Father.

As specified in the Chirograph, during the course of the Commission’s work, the Institute willcontinue to operate according to the 1990 Chirograph that established it, except as otherwise provided by the Holy Father.

The purposes and powers of the Commission are described in more detail in the aforementioned Chirograph same.

The members of the Commission are:
Cardinal Raffaele Farina, President
Cardinal Jean-Louis Pierre Tauran, Member
Bishop Juan Ignacio Arrieta Ochoa de Chinchetru, Coordinator
Monsignor Peter Bryan Wells, Secretary
Professor Mary Ann Glendon, Member

The Commission will begin its work in the coming days.The Holy Father augurs a happy and productive collaboration between the Commission and

the Institute.Following is the Holy Father Francis' complete Chirograph by which he establishes a Pontifical Referring Commission for the Institute for the Works of Religion (IOR).

“With his Chirograph of 1 March 1990, Blessed John Paul II established the Institute for the Works of Religion as a public juridical entity, giving the Institute a new configuration while maintaining its name and purpose. With the same perspective, taking into account that he wished to better adapt the Institute's structures and activities to the needs of the times; following the invitation of Our Predecessor Benedict XVI to allow the Gospel principles to permeate even the activities of an economic and financial nature; having heard the opinion of various Cardinals and other brothers in the Episcopate as well as other collaborators; and in light of the need to introduce reforms in the Institutions that give aid to the Apostolic See; We have decided to establish a Referring Commission for the Institute for the Works of Religion that will gather accurate information on the Institute's legal position and various activities, in order to allow, if necessary, a better harmonization of the same with the universal mission of the Apostolic See. The Commission is to carry out its proper duties in accordance with this Chirograph and Our working arrangements.1) The Commission shall consist of a minimum of five Members, among which is a President who is its legal representative, a Coordinator who has the ordinary powers of delegation and acts on behalf of the Commission in collecting documents, data, and the necessary information, as well as a Secretary who assists the members and keeps the acts.

2) The Commission is endowed with the powers and faculties appropriate to performing its official institutional duties within the limits established by this Chirograph and the norms of the juridical system. The Commission is to collect the documents, data, and information necessary to the performance of its official institutional duties. Workplace confidentiality and other restrictions established by the juridical system shall not inhibit or limit the Commission's access to documents, data, or information, except as subject to the norms that protect the autonomy and independence of the Authorities that are engaged in the supervision and regulation of the Institute, which shall remain in force.3) The Commission shall have the human and material resources appropriate to its institutional functions. If needed, it shall make use of contractors and consultants.

4) The governance of the Institute shall continue to operate in accordance with the Chirograph that established it, unless We provide for otherwise.5) The Commission shall rely upon the willing cooperation of the Bodies of the Institute along with its entire staff. In addition, the Superiors, Members, and Officials of the Dicasteries of the Roman Curia and the other agencies related to it as well as the Vatican City State shall likewise cooperate with the Commission.

6) The Commission shall keep Us informed of its proper activities in the course of its work.7) The Commission will deliver to Us the results of its work, as well as its entire archive, in a timely manner upon the conclusion of its tasks.

8) The Commission's activities shall take effect from the date of this present Chirograph.9) The dissolution of the Commission will be announced.Given at the Vatican on 24 June 2013, in the first year of my Pontificate.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng 45 năm Linh Mục của Đức Ông Jerome Nguyễn Ngọc Hàm tại Chicago
Paul Qúy
09:45 26/06/2013
“Hồng ân Thiên Chúa bao la … biết lấy chi báo đền” là những lời tâm huyết của Đức Ông Đức Ông Jerome Nguyễn Ngọc Hàm chia sẻ với mọi người trước khi dâng thánh lễ tạ ơn 45 năm hồng ân Linh Mục. Đức Ông nói: “Vì tôi bất xứng trước mặt Chúa nên tôi đã mời quý ông bà và anh chị em đến đây hôm nay để giúp tôi dâng lời cảm tạ hồng ân bao la của Chúa – Ngài đã làm nơi tôi những việc trọng đại … ”

Thánh lễ tạ ơn được cử hành ngày 16 tháng 6 năm 2013 vừa qua tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Giáo xứ St. Henry, Tổng Giáo phận Chicago. Có 12 Linh Mục triều và dòng đã đến đồng tế và cầu nguyện cho Đức Ông cùng với quý tu sĩ nam nữ, Ca đoàn Cecilia, và trên 300 giáo dân sốt sắng tham dự.

Trong phần chia sẻ sau bài Phúc Âm, Đức Ông đã cám ơn quý đồng hương và quý khách đã đến chung vui và cầu nguyện cho ngài. Đức Ông đã hân hoan chia sẻ niềm vui 45 năm hồng ân Linh Mục. Ngài nói: “Xin cộng đoàn đồng hành với tôi và cùng dâng lên Chúa những lời nguyện sốt mến nhất trong thánh lễ nầy để cảm tạ Chúa về hồng ân được gọi và được chọn. Tạ ơn Chúa vì được tham gia vào sứ vụ loan báo Tin Mừng cho người Việt và người Mỹ tại Hoa Kỳ. Tạ ơn vì Chúa đã thể hiện sức mạnh của Ngài trong sự yếu đuối, giới hạn, và bất toàn của tôi.”

Sau thánh lễ, Ban Tổ Chức đã mời mọi người tham dự dạ tiệc tri ân do các con đỡ đầu tinh thần của Đức Ông đứng ra tổ chức với sự hợp tác tích cực của Hội đồng Mục vụ và giáo dân Cộng Đoàn Công Giáo Mân Côi Chicago. Thay mặt cộng đoàn, Linh Mục Quản xứ Đaminh Hà Văn Vịnh đã lên diễn đàn chúc mừng Đức Ông và cám ơn Ngài đã hy sinh, tận tụy chăm lo cho các cộng đoàn giáo xứ và các hoạt động đoàn thể trong suốt chặng đường 45 năm mục vụ. Ông Vũ Công Thuần, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã tiếp lời chia sẻ: “Đức Ông đã giáo huấn đoàn chiên bằng chính cuộc sống và trái tim của ngài. Giáo dân Việt Mỹ quý mến Đức Ông vì nụ cười phục vụ của Cha. ..” -- của một mục tử hòa ái và nhân hậu giống như hình ảnh của một đóa hoa mà Ông Chủ tịch Cộng đoàn đã dâng tặng Đức Ông.

Trong phần đáp từ, Đức Ông chia sẻ: “Chúng tôi rất xúc động được quý đồng hương đến đông đủ trong thánh lễ ghi dấu ấn quan trọng nhất cuộc đời. Tôi hân hoan được hiện diện giữa mọi người thân thương để xin dâng lời Tạ ơn Chúa vì những trải nghiệm trong đời Linh Mục -- từ chuyện lành thánh cho tới cả những lúc yếu đuối. .. Xin quý ông bà và anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho tôi … vì phải tươi như hoa trong mọi biến cố vui buồn của đời Linh Mục.”

Cuộc đời Linh Mục là những nhịp cầu tiếp kết tình yêu Thiên Chúa đến với mọi người lương giáo. Linh Mục được chọn để sống tình yêu -- tình yêu với Chúa và tình yêu với tha nhân: Một tình yêu đón nhận và một tình yêu trao ban. Trong sứ vụ Linh Mục 45 năm hồng ân, Đức Ông đã khiêm hạ đón nhận tình yêu Chúa và trao ban cho giáo dân của Ngài, trong đó có chúng con. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho Đức Ông hôm nay, ngày mai, và mãi mãi về sau.
 
Ngày cầu nguyện cho Việt Nam tại Đan viện St. Ottilien, Đức quốc
Nguyễn Hoài An
09:45 26/06/2013
Ngày cầu nguyện cho Việt Nam tại Đan viện St. Ottilien, Đức quốc

Trời đã vào hè, nhưng thời tiết năm nay khác thường, mưa nhiều, gió lạnh, vài nơi bị ngập lụt. Hôm nay, sau cơn mưa buổi sáng, bầu trời trở nên ấm áp, có nắng đẹp, người Việt Nam, Công Giáo và các tôn giáo khác, nhiều nơi trong nước Đức lại trở về Đan viện St.Ottilien để tham dự Thánh lễ , ngày cầu nguyện cho quê hương vn vào lúc 15 giờ thứ bảy, ngày 22/6/2013

Đặc biệt lần này, có sự hiện diện của nữ ký giả Trâm Oanh, thành viên của Tổ chức quốc tế “Phóng Viên Không Biên Giới“ trụ sở tại Đức quốc, và một số cơ quan truyền thông đại chúng tại Đức Quốc và Hoa Kỳ.

Theo thường lệ, Nhà Thờ Đan viện St. Ottilien, có nhiều người Công Giáo Đức đến dự Thánh lễ và những giờ kinh phụng vụ với các thầy và các linh mục trong Đan viện; Nhưng ngày hôm đó, một sự ngạc nhiên cho người bản xứ, là có nhiều người Việt Nam và nhiều cờ, đặc biệt nhất là cờ vàng ba sọc đỏ.

Ca Đoàn người Đức, Moorenweis hát Thánh lễ hôm đó, với sự điều khiển của ca trưởng Norbert Steinhard. Bài ca nhập lễ "Mach Dich auf"vang lên, Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước, cùng các Linh Mục đồng tế tiến vào Cung Thánh.

Người Việt và người Đức cùng tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam, nhưng người Đức khá đông, hơn một nửa . Đặc biệt dịp này, Cha viện phó Claudius Bals OSB của đan viện ST. Ottilien chủ tế Thánh lễ, cùng đồng tế có các Linh mục: Pater Romain Botta, người Phi châu ở Toga, hiện là thư ký của Đan Viện St. Ottilien, Linh mục Michael Elsner von Tessin, giáo phận Hamburg.

Mở đầu, Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà nồng nhiệt chào mừng quý Linh mục, và tất cả mọi người, tiếp đến Cha Viện Phó Claudius Bals OSB ngỏ lời với những người tham dự Thánh lễ, và làm dấu Thánh giá, mọi người cùng hướng lòng lên, sốt sắng, cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam trong một tâm tình hiệp thông với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các vị nhân sĩ trí thức và đồng bào trong nước đã mạnh dạn kiến nghị, đòi hỏi góp ý sửa đổi hiến pháp.

Trong phần phụng vụ Lời Chúa của Thánh lễ, Linh mục Ausgustinô Phạm Sơn Hà, không những chỉ chia sẻ Lời Chúa cho người VN, nhưng còn cho cả người Đức:

„Kính thưa qúy ông bà, anh chị em,

Hôm nay, chúng ta tụ họp về đây, để cầu nguyện cho quê hương VN , và dâng lên Thiên Chúa những niềm vui, những nỗi lo lắng, những thành công và những thất bại của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày .

Để Kỷ niệm 50 năm thành lập công đồng Vatikan 2, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã khai mạc năm Đức Tin và năm nay cũng là kỷ niệm 25 năm , Đức cố giáo hoàng Johannes Paul II đã phong hiển thánh cho 117 vị Thánh tử đạo VN.

Ðức tin là khởi điểm cuộc sống đời đời. Ðức tin cho ta nếm trước niềm vui được hưởng nhan Thiên Chúa, là mục đích đời ta. Ðức tin có thể bị lung lây, thử thách bởi sự bất toàn của thế giới, xã hội loài người. Chúng ta phải noi theo các gương mẫu của đức tin như Ông Abraham và Ðức Mẹ Maria, là Đấng đã hiệp thông với cuộc khổ nạn và sự chết Chúa Giêsu, cùng bao nhiêu nhân chứng đức tin khác, đặc biệt là các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Máu các Ngài đã đổ ra, thấm vào Quê Hương, làm trổ sinh thêm nhiều người tin theo Chúa.

Kính thưa quý ông bà anh chị em,

Cầu nguyện là hơi thở, là nhu cầu tâm linh cần thiết cho cuộc sống con người.

Chỉ có cầu nguyện mới làm vơi đi sự oán giận, đau khổ, con người được cao thượng hơn và có thể sống thương yêu, giúp đỡ đùm bọc nhau. Cầu nguyện làm tăng thêm sức mạnh tinh thần, để chúng ta dám lên tiếng cho công lý và bênh vực lẽ phải.

Chúng ta là người VN, hôm nay về đây cùng dâng Thánh lễ, hiệp thông với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các vị nhân sĩ trí thức và đồng bào trong nước đã mạnh dạn kiến nghị, đòi hỏi góp ý sửa đổi hiến pháp.

Thật sự trên quê hương yêu dấu, sự công lý , công bằng chưa được thực hiện; nhân phẩm còn bị chà đạp, người Ki tô hữu, và những người các tôn giáo khác còn bị bách hại, bị tù đày, như: Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Mục Sư Nguyễn Công Chính, 17 thanh niên Công Giáo và Tin Lành, Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, Hai bạn trẻ Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, và còn nhiều tù nhân lương tâm khác; ngoài ra, còn biết bao nhiêu việc đàn áp khác nữa vẫn còn xảy ra như, cướp đất đai của Giáo Hội và dân oan...

Vậy thì, đất nước của chúng ta hôm nay, muốn được phát triển, trước hết phải phát triển con người, và phải được phát triển toàn diện. Con người phải luôn luôn được tôn trọng; vì con người là chủ thể của xã hội.

Kính thưa qúy ông bà, anh chị em

Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11:1). Nếu chúng ta “không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Dt 11:6). Sau cùng đức tin phải đi đôi với việc làm nghĩa là phải “hoạt động qua đức ái” (Gal 5:6) vì: “đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (Gb 2:17)

Chúa đã ban cho chúng ta có hai bàn tay, và đôi bàn chân, chúng ta biết dẫn dắt và giúp đỡ những anh em khác trong lúc cô đơn, túng thiếu, bệnh tật, Chúa cho chúng ta có miệng lưỡi, chúng ta phải ca ngợi danh Ngài .Chúng ta không thể ngồi yên, không yên lặng được nữa, phải cầu nguyện, và hành động! và biết can đảm nói lên tiếng nói sự thật, lẽ phải, bênh vực cho những người anh em đang bị tù đày, và đau khổ. Đức Giáo Hoàng Phan xi cô cũng đã nhắc nhở: „Chúng ta cần phải can đảm, để biến Đức tin của chúng ta thành hành động“ . Amen

Rrước lễ xong, giáo dân VN hát bài kinh hoà bình trong bầu khí vui tươi, đầy lạc quan, tin tưởng. Và một sự ngỡ ngàng lúc gần kết thúc Thánh lễ, một nữ giáo dân đã trao tặng cha viện Phó Đan viện St.Ottilien, một chiếc khăn quàng cổ mầu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tất cả mọi người vỗ tay vang dội. Tất cả mọi người cùng hát vang lên bài "Großer Gott, wir loben dich" Chúa là Đấng Cao Cả, chúng con ngợi ca danh Ngài...để kết thúc Thánh lễ.

Linh mục Ausgustinô Phạm Sơn Hà chân thành cám ơn, và kính mời tất cả quý ông bà anh chị em có mặt tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho Quê hương Việt nam đến sân của nhà tĩnh tâm đan viện để hàn huyên, ăn tối, và ca hát .

Vào lúc 20giờ, mọi người lại quay quần xung quanh kiệu Mẹ . Những ngọn nến trong tay được thắp sáng ; Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà và Linh mục Michael Elsner von Tessin, cùng làm dấu Thánh giá, hướng dẫn nguyện kinh. Những tiếng hát, lời ca trìu mến, nhịp nhàng vang vọng lên thánh thót: “ Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ....Maria mẹ dịu dàng xin nghe con cầu khấn, cho nhân dân việt nam được mau thoát ách quỷ thần, và nhóm hành hương người Đức “ Santiago”.dâng Mẹ bài hát "Mutter Gottes, wir rufen zu dir” Đoàn kiệu với ánh nến lung linh tiến về phía nhà nguyện của Đan viện St. Ottilien một cách khoan thai, chậm rãi, nghiêm trang và cùng hợp một ý, một lòng cầu nguyện, dâng Quê Hương Việt Nam cho Đức Mẹ.

Trước khi kết thúc rước kiệu Mẹ, Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà và Linh mục Michael Elsner von Tessin nguyện xin Thiên Chúa và khẩn cầu Mẹ Maria chúc lành cho mọi người hịên diện và cho Quê Hương VN sớm có tự do và con người luôn luôn được tôn trọng.

Ngoài kia, nắng đã nhạt màu, mọi người chia tay ra về, nhưng lòng vẫn còn quyến luyến bên Mẹ, thì thầm khấn nguyện: Ôi, Ma-ri a, Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cứu giúp chúng con khi này và mãi mãi!

Nguyễn Hoài An.
 
Giới trẻ Kim Ngọc cầu nguyện Taizé với chủ đề ''Trở Về Cùng Thánh Tâm''
Phong Linh
08:32 26/06/2013
GIỚI TRẺ KIM NGỌC CẦU NGUYỆN TAIZÉ VỚI CHỦ ĐỀ: “TRỞ VỀ CÙNG THÁNH TÂM”

Tối 25 – 06, vào lúc 19h30 – tại thánh đường nhà thờ Kim Ngọc đã diễn ra buổi cầu nguyện Taizé tháng 6 giành cho Giới Trẻ với chủ đề: “Trở Về Cùng Thánh Tâm”. Chương trình quy tụ các bạn trẻ đến từ các nhóm Thanh Niên Nhiệt Thành Phan Thiết, nhóm trẻ Đà Lạt, lớp Giáo Lý Hôn Phối và nhiều bạn trẻ trong Giáo Xứ tham dự, ngoài ra còn có sự góp mặt ưu ái của cha quản xứ, quý thầy, quý dì cộng đoàn Kim Ngọc,…. Đây có thể nói là một “sân chơi” bổ ích cho giới trẻ trong đời sống đạo đức, hy vọng sẽ được duy trì và nhân rộng đến nhiều giáo xứ.

Xem hình

Chương trình lần này tổ chức khá ngắn gọn về mặt thời gian để phù hợp hơn với tâm lý của người trẻ, nhưng lại chú trọng đến việc thinh lặng giúp các bạn có môi trường thuận tiện để gặp gỡ Chúa, chương trình đạt tới sự cao trào chính khi kết thúc phần lắng nghe Lời Chúa. Mỗi bạn tự suy niệm, soi bóng cuộc đời mình vào Lời Chúa để từ đó mỗi bạn lại bước thêm một nấc thang kinh nghiệm về sự gặp gỡ thiêng liêng với Ngài.

“Trong tâm tư sâu lắng con nhìn Chúa, Chúa nhìn con, tuy đôi bên chưa nói nhưng đã hiểu nhau thật nhiều. Cũng chẳng cần trình thưa phân tỏ nhưng đã rõ, chưa thổ lộ tâm tình con hiểu Chúa, Chúa đã hiểu con.” (Khuyết Danh)

“Trở Về Cùng Thánh Tâm” vẫn luôn là một lời thúc giục của Chúa đến mỗi người, năng chạy đến lòng thương xót của Ngài để rồi biết đón nhận Chúa như người cha nhân lành trong cuộc đời mình.

Chương trình đã nhận được nhiều phản hồi khá tích cực từ phía các bạn trẻ tham dự, đây quả là một sự khích lệ lớn cho BĐH Giới Trẻ Kim Ngọc trong công tác phục vụ người trẻ. Cầu chúc các bạn luôn giữ được lòng hăng say nhiệt thành trong công tác này, đầy cam go và thử thách.

Phong Linh
 
Thông Báo
Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý -Đồng Nai thông báo đón nhận tu sinh
Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý
07:42 26/06/2013
Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý
Vĩnh Thanh – Nhơn Trạch - Đồng Nai.

THÔNG BÁO ĐÓN NHẬN TU SINH.
Phước Lý ngày 26 tháng 06 năm 2013

Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý là một dòng chuyên sống đời đan tu chiêm niệm, thuộc Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, trân trọng thông báo đến quý cha và quý anh chị em, đặc biệt các bạn trẻ gần xa.
Điều kiện để gia nhập:
- Thanh niên Công Giáo18 tuổi trở lên.
- Tốt nghiệp phổ thông trung học, hoặc cao hơn.
- Có nhân cách trưởng thành, phán đoán tốt, khả năng học hành và cộng tác.
- Có ý ngay lành theo đuổi ơn gọi tận hiến.

Đan Viện sẽ đón nhận ứng sinh bắt đầu từ ngày 10/6 đến 15/08 năm 2013.

Hồ sơ gồm có (phần hồ sơ này sẽ bổ sung sau khi ứng sinh đã đến tìm hiểu tại Đan Viện và quyết định gia nhập):

1/ Thư giới thiệu của cha sở.
2/ Chứng chỉ Rửa tội và Thêm sức.
3/ Bằng tốt nghiệp phổ thông (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp).
4/ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của xã / phường.
5/ Bản sao Chứng minh nhân dân, có công chứng.
6/ 3 tấm ảnh 4 x 6

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Tập sư: 0902727513
Phó tập sư: 0909737388

Phụ tá tập sư: 01679582880
ĐT Nhà Dòng: Đt: 061.3.519081

Emai: dvphuocly@yahoo.com
 
Văn Hóa
Theo Thầy
Ngô Xuân Tịnh
07:53 26/06/2013
THEO THẦY
Lc 9,51-62

Tới ngày sắp rước về trời
Chúa càng cương quyết gót dời Gia-liêm
Người sai sứ giả trước tiên
Lên đường chuẩn bị trạm tiền Người đi
Vào làng người Sa-ma-ri
Gia-liêm hướng tới đi qua làng nầy
Nhưng mà dân chúng ở đây
Ai ai cũng giữ lòng đầy giá băng
Đón chào Chúa chẳng bằng lòng
Và hai môn đệ mắt trông nhãn tiền
Cõi lòng nộ khí xung thiên
Đến gần bên Chúa thưa liền một khi
Thầy muốn chúng con thực thi
Lửa trời sai xuống thiêu đi rồi đời
Nhưng Người quở mắng và rồi
Thầy trò lại phải di dời làng kia

Đang khi đường cái đi qua
Có người gặp Chúa miệng đà kêu lên
Thầy đi đâu con theo liền
Chúa đưa cặp mắt dịu hiền ngó qua
Tôi đây không cửa không nhà
Con chim có tổ chồn đà có hang
Còn tôi chọn sống lang thang
Đầu không chiếc gối dịu dàng để kê
Theo tôi vạn sự chẳng nề
Nước Trời tuyệt hảo say mê kiếm tìm
Điều gì khác Cha sẽ thêm

Một người Chúa gọi êm đềm: theo tôi
Người kia lễ phép trả lời
Xin chôn cha mẹ để rồi đi theo
Nhưng Người chỉ dạy một điều
Xin anh hãy cứ làm theo thế nầy
Chết chôn kẻ chết anh đây
Rao truyền Nước Chúa ra tay mà làm

Người khác xin Chúa một lần
Giã từ cha mẹ ân cần ra đi
Nhưng mà Chúa nói tức thì
Cầm cày rồi lại quay về phía sau
Không phù hợp Nước Trời đâu

Đó là tất cả nhu cầu ưu tiên
Tông đồ thực hiện vững bền
Nước Trời kho báu vượt trên thế trần
Chúa ơi Thần Khí trao ban
Tông đồ của Chúa sẵn sàng vượt qua
Con người dòn mỏng xót xa
Thi hành tiếng Chúa thiết tha gọi mời
Tin Mừng rao giảng khắp nơi
Hồng ân cứu độ rạng ngời muôn dân

Đẹp thay bước chân thiên thần
Rảo qua khắp chốn ân cần truyền rao
Hồng ân cứu rỗi dồi dào
Bàn ty đẹp quá ban trao phúc lành
Từ trời tuôn xuống nhân sinh
Muôn dân quy tụ trở thành một dân
Dưới quyền lãnh đạo yêu thương
Của Giê-su, Đấng quyền năng muôn đời
Vinh quang Thiên Chúa Ba Ngôi
Muôn loài chúc tụng đời đời thiên thu

Ngô xuân Tịnh
 
Hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô
Ngô Xuân Tịnh
07:52 26/06/2013
HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ

1. XAO XÁC TIẾNG GÀ

Gà xao xác gáy đầu tiên
Phê-rô thổn thức nhớ liền vừa đây
Ánh mắt thương cảm của Thầy
Khi vừa bị hỏi chối bay thế nầy:
"Không biết người ấy là ai"
Thêm vào thề thốt người ngoài dễ tin
Miệng mồm ăn nói quàng xiên
Cặp mắt sợ hãi láo liên chối Thầy
Ba lần Thầy báo trước đây
Lệ tuôn nức nở lòng đầy ăn năn
Con tim yếu đuối ngập tràn
Bão táp thống hối vô vàn khổ đau
Tin vào tình Chúa dạt dào
Thứ tha tội lỗi phạm vào tình yêu
Mang thân yếu đuối bọt bèo
Lại càng tin tưởng suối triều hồng ân
Bao nhiêu thách đố gian nan
Tình yêu Người gửi muôn ngàn đỡ nâng
Dù cho hỏa ngục nổi khùng
Ngôi nhà Giáo Hội vẫn không hề gì
Phê-rô thánh cả một khi
Được Chúa tuyển chọn trở nên đá tường
Lập nên Giáo Hội kiên cường
Hồng ân cứu rỗi miên trường truyền ban

2. CHÚA GỌI SAO- LÊ

Trên đường Đa-mát giữa trưa
Nắng như đổ lửa lưa thưa bóng người
Cây tròn bóng, đứng im hơi
Không còn ngọn gió ngỏ lời cùng cây
Nhưng Sao-lê vẫn hăng say
Ra roi cho ngựa sải bay đường dài
Gia-liêm đô thị được sai
Bắt loài "tà đạo" về ngay gia hình
Nhưng rồi bỗng chốc thình lình
Một luồng ánh sáng khiếp kinh từ trời
Sao-lê chụp xuống tức thời
Sao-lê và ngựa ngã rơi xuống đường
Phát ra tiếng nói oai phong:
"Sao-lê sao lại nỡ lòng bắt ta"
"Tôi đâu biết Người đâu mà"
Giê-su người đó chính là tên ta
Ngươi đang truy bắt gần xa
Nhưng mà hãy cứ theo ta dạy lời
Vào thành cho kịp tới nơi
Có người sẽ bảo cho ngươi làm gì
Người theo chẳng kịp nghĩ suy
Sững sờ dừng lại chẳng gì mắt trông
Sao-lê mệt mỏi trong lòng
Từ từ đứng dậy mắt không thấy gì
Để cho người khác dắt đi
Đa-mát ông chẳng ăn chi ba ngày
Khanania thị kiến điều nầy:
"Gặp Sao-lê để tỏ bày lời Ta"
Vâng lời Thiên Chúa đi ra
Ông liền gặp được Sao-lê mù lòa
Đặt tay lên, mắt sáng ra
Dâng lời chúc tụng bao la Chúa Trời
Sao-lê được chọn để rồi
Danh Chúa làm chứng mọi người chung quanh
Vua Chúa cho đến thường dân
Íchđiên và cả ngoại nhân khắp vùng
Thật là ơn gọi lạ lùng
Sao-lê được rửa để cùng đồng môn
Truyền rao sứ điệp tin mừng
Hồng ân cứu độ đến cùng khắp nơi

Ngô xuân Tịnh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sa Cơ
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:20 26/06/2013
SA CƠ
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn!
(Trích thơ của Nguyễn Du)