Ngày 08-06-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chúa Ba Ngôi A. 11.6..2017
Lm Francis Lý văn Ca
04:10 08/06/2017
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Khi có dịp quy tụ lại để cử hành một nghi thức phụng vụ nào, thì việc đầu tiên là chúng ta làm dấu thánh giá. Chẳng hạn như bắt đầu phần kinh nguyện trước thánh lễ hôm nay. Dấu thánh giá là biểu tượng cho mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng kính hôm nay.
Đây là một mầu nhiệm, nếu tìm hiểu theo trí loài người, chúng ta không bao giờ có thể hiểu được. Nhưng theo đức tin, do Giáo Hội là Mẹ Thánh truyền dạy, chúng ta vui mừng đón nhận mầu nhiệm cao cả với niềm tin và cùng với Giáo Hội mừng kính và tuyên xưng mầu nhiệm thánh theo chu kỳ phụng vụ hằng năm.
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu muốn có sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải tập sống thánh thiện, biến đổi cá nhân, hay gia đình thành những tòa nhà tình thương cho sự ngự trị của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ Mừng Kính Ba Ngôi Thiên Chúa hôm nay bằng bài ca nhập lễ sau đây:

Trước Bài I:
Tổ phụ Môisen được diện kiến Thiên Chúa Giavê trên núi Sinai để lãnh lệnh truyền 10 giới răn. Đây là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Qua giới răn, Thiên Chúa muốn con người sống theo ý Ngài.

Trước Bài II:
Thánh Phaolô chào thăm các Kitô hữu, lời chào nầy, linh mục thường dùng để chào cộng đoàn Dân Chúa mỗi khi bắt đầu thánh lễ. Giáo Hội mong muốn đời sống của người tín hẫu luôn trao ban cho nhau tình thương và sự thăm viếng lẫn nhau.

Trước Bài Tin Mừng:
Câu chuyện giữa Chúa Kitô và ông Nicôđêmô làm sáng tỏ mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Qua việc làm cụ thể là ban tặng Con của Ngài như một hy tế giao hòa giữa Thiên Chúa và con người.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Lời di trối cuối cùng của Đức Kitô cho các tông đồ là sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội cho đến ngày tận thế. Tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi trần thế, chúng ta dám xin Ngài những ơn cần thiết sau đây:
1. Xin ban cho Đức Thánh Cha Phanxicô, các phẩm trật trong Giáo Hội Công Giáo; với ơn thánh Chúa ban, các Ngài luôn trung thành trong sứ mệnh rao truyền cho thế gian chân lý vĩnh cửu Một Chúa Ba Ngôi, mà chúng ta mừng kính hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Chúa ban cho cộng đoàn xứ đạo của chúng ta ơn hiệp nhất, yêu thương như Ba Ngôi Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Thần là Một. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa ban cho những anh chị em đang được chuẩn bị để lãnh nhận bí tích Thêm Sức… được thấm nhuần chân lý mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin đốt lên trong chúng ta ngọn lửa yêu mến, để những ai gặp gỡ chúng ta trên đường đời, đều cảm thấy như gặp gỡ chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin Chúa ban cho ơn yên nghỉ cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời mà chúng ta nhớ trong những thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa Cha hằng hữu, Cha đã sai Con Yêu Dấu của Cha đến trần gian, để cứu chuộc nhân loại. Đồng thời, Cha cũng sai Chúa Thánh Thần đến để kiện toàn và gìn giữ Hội Thánh. Xin Cha giúp các con cái của Cha nơi gian trần luôn sống trong bình an và hiệp nhất với nhau. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Căn tính Đức Kitô
Lm Vũđình Tường
05:25 08/06/2017
Đức Kitô tự mặc khải cho nhân loại biết Ngài là Con Thiên Chúa. Bởi là Con Thiên Chúa nên Thiên Chúa là Cha Ngài. Có sự liên hệ hết sức mật thiết, bền chặt đến độ không gì có thể tháo gỡ giữa tình Cha Con. Chính nhờ sự mật thiết này mà Kitô hữu khám phá, tìm tòi, học hỏi biết được khá nhiều về bí ẩn của một Thiên Chúa Ba Ngôi. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và Thiên Chúa đó có Ba Ngôi riêng biệt, cùng bản tính nhưng không cùng bản thể. Ba Ngôi khác bản thể bởi có Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Ba Ngôi cùng bản tính bởi Ba Ngôi suy nghĩ như nhau, cảm nhận như nhau và chia sẻ một tình yêu duy nhất. Chính Đức Kitô xác nhận sự liên kết mật thiết trong lời nói và trong hành động

Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy Gn 5,19

Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy Gn 14,7 Ai Thấy Thầy là thấy Chúa Cha c.9 Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy c.11


Chúa Con yêu mến Chúa Cha hết tâm tình và đặt niềm tin tuyệt đối vào Chúa Cha, đồng thời trao phó mạng sống mình trong tay Chúa Cha. Chúa Con vâng lời Chúa Cha xuống thế gian vác thập giá chuộc tội cho thiên hạ. Chúa Con không phải chỉ chuộc tội một phần nhân loại mà cứu chuộc toàn thể nhân loại làm của lễ Dâng Chúa Cha. Vì thế mọi hành động bác ái yêu thương, dù nhỏ mọn của các Kitô hữu thực hiện đều được Thiên Chúa tác động biến thành hiệu quả tuyệt vời.

Đức Kitô xuống trần gian mặc lấy thân phận con người như chúng ta chỉ trừ tội lỗi. Qua Đức Kitô mặc khải chúng ta biết Chúa Cha yêu mến nhân loại như chính Đức Kitô yêu mến nhân loại. Chúa Cha yêu mến nhân loại đến nỗi sai con một là Đức Kitô xuống trần gian.

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi dã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời Gn 3,16

Đức Kitô yêu mến nhân loại đến nỗi ban cho nhân loại chính Thánh Thần Ngài. Chính món quà thượng hảo hạng Thánh Thần Đức Kitô trao ban mà nhân loại biết Ngôi Ba Thiên Chúa là Thánh Thần. Ngôi Ba Thiên Chúa cùng đồng hành với các Kitô hữu mọi ngày cho đến tận thế như lời Đức Kitô phán hứa.

Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy Gn 15,26

Đức Kitô chính là Đường là Sự Thật và là Sự Sống Gn 14,6 và con đường đó, sự thật và sự sống đó được Thánh Thần Chúa thánh hoá làm cho trở nên thánh thiện và tinh tuyền cho những ai bước đi trên con đường đó, lắng nghe và giữ sự thật sẽ được sống muôn đời. Ngoài ra những ai bước đi trên con đường đó còn được liên kết với Ba Ngôi Thiên Chúa, không phải do sức riêng mình mà do chính Đức Kitô liên kết họ với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta Gn.17,21

Lậy Cha, Con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha đã ban cho con, cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con. C.24


Nhận biết Đức Kitô và tin vào Ngài sẽ học biết về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần và mối liên hệ giữa Ba Ngôi Thiên Chúa cùng ơn cứu độ Chúa ban cho toàn nhân loại.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trọn bài diễn văn của Phó Tổng Thống Pence, trong đó ông suy nghĩ về nền dưỡng dục Công Giáo trước đây của ông
Vũ Văn An
22:05 08/06/2017
Như đã loan tin, ngày 6 tháng 6 vừa qua, tại Buổi Cầu Nguyện Công Giáo Toàn Quốc lúc Ăn Sáng, Phó Tổng Thống Mike Pence đã đọc một bài diễn văn, chủ yếu nói tới chính sách thân tôn giáo, nhất là Kitô Giáo của chính phủ Trump. Nhân dịp này, ông không quên nói tới nền dưỡng dục Công Giáo ông đã nhận được từ gia đình: “Tôi không những được rửa tội trong Giáo Hội (Công Giáo), mà tôi còn được thêm sức, và hôm nay, tôi đứng trước qúy vị với tên Michael Richard Christopher Pence. Dù hành trình đức tin riêng đã đưa tôi và gia đình tôi đi theo hướng khác, tôi muốn tất cả qúy vị biết cho rằng tôi trân quí nền dưỡng dục Công Giáo của tôi xiết bao và tôi trân quí Giáo Hội (Công Giáo)”.

Với bóng ma “impeachment” đang mờ mờ xuất hiện ở chân trời đối với Tổng Thống Trump, dù tạp chí Công Giáo America cho việc này “khó” xẩy ra, người ngồi vào ghế Tổng Thống Hoa Kỳ để thay thế Ông Trump dĩ nhiên là Mike Pence. Thiển nghĩ cũng nên đi sâu hơn một chút vào tâm tư của người số 2 trong nền chính trị Hoa Kỳ hiện nay. Vì thế, chúng tôi xin thoát dịch trọn bài diễn văn của Phó Tổng Thống Pence, dựa vào thông cáo báo chí của Phủ Phó Tổng Thống Hoa Kỳ, ngày 6 tháng Sáu năm 2017.

Sau lời mở đầu để chào kính những người hiện diện, chuyển lời thăm hỏi của Tổng Thống Trump, và chia buồn với gia đình các nạn nhân của khủng bố ở London và Melbourne và nói với họ rằng “Họ có lời cầu nguyện của chúng ta. Họ có quyết tâm không gì lay chuyển của chúng ta. Như Tổng Thống nói 2 đêm trước đây, cuộc đổ máu này phải chấm dứt và nó sẽ chấm dứt”, Phó Tổng Thống Pence vào đề:

Được hiện diện với qúi vị hôm nay là một việc có ý nghĩa sâu sắc đối với tôi. Tôi thực sự được vinh dự tham gia Buổi Cầu Nguyện Công Giáo Toàn Quốc lúc Ăn Sáng năm nay. Mẹ tôi chắc hẳn rất hãnh diện (cười và vỗ tay).

Từ năm 2004, Buổi Cầu Nguyện Công Giáo Toàn Quốc lúc Ăn Sáng đã hội tụ các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội, các nhà lãnh đạo trong sinh hoạt công cộng, các nhà lãnh đạo khắp hoàn cầu để sống thực lời kêu gọi “Tân Phúc Âm Hóa” của Thánh Gioan Phaolô II, và để thắp lên ngọn lửa đức tin vốn đem an ủi phấn khích cho người chán nản và thắp sáng thế giới bằng ánh sáng của nó. Nói một cách trung thực, điều này cho tôi cảm giác như trở về nhà vậy (vỗ tay).

Dưỡng dục Công Giáo

Tôi là con trai của hai người Công Giáo Hoa Kỳ sùng đạo, và là cháu trai và người mang tên của một di dân Ái Nhĩ Lan và người vợ tuyệt vời của ngài. Và tôi vừa học được từ Cha Jenkins của (Đaị Học) Notre Dame, nơi tôi đã có dịp may được nói chuyện, như Carl (Anderson, hiệp sĩ tối cao của Hội HS Colombus) mới thưa với quí vị, rằng dù tiều sử chính thức nói tôi được dưỡng dục trong một gia đình Công Giáo lớn, nhưng thực ra chỉ là một gia đình cỡ trung, tôi đã lớn lên trong một gia đình chỉ có sáu đứa con (cười).

Thánh ca và phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo là các bài hát quen thuộc thuở thiếu thời của tôi. Thánh Kinh dạy “hãy đào luyện một đứa trẻ theo cách nó nên trở thành, để khi đã có tuổi, nó sẽ không đi trệch ra ngoài”.

Tôi muốn thưa cùng quí vị lúc còn là một cậu bé lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở Miền Nam Indiana, đức tin Công Giáo của tôi đã tràn đổ cả một nền tảng vĩnh cửu cho đời tôi. Tôi đã dành 8 năm trời làm việc cực nhọc tại một trường Công Giáo (cười). Tên Dì Rachel vẫn còn làm tôi lạnh xương sống (cười). Nói thật, tôi là người lãnh nhận ơn phúc của nền giáo dục Công Giáo phi thường, sau đó đi học ở trung học công cộng. Nhưng nền tảng kia tiếp tục phục vụ tôi và hướng dẫn tôi hàng ngày.

Tôi là một trong 4 người con trai và 2 người con gái. Nhưng là một trong bốn người con trai rất thuận lợi cho Cha Gleason, vì ngài có thể gọi bố tôi lúc cần kíp để có cả một đội các cậu giúp lễ (cười). Chúng tôi đã quên đếm số lần bị lùa ra khỏi giường sáng sớm Chúa Nhật, vì có những lần bị hủy bỏ. Nhưng đây là việc rất đặc biệt.

Tôi không những được rửa tội trong Giáo Hội (Công Giáo), mà tôi còn được thêm sức, và hôm nay, tôi đứng trước qúy vị với tên Michael Richard Christopher Pence (vỗ tay).

Dù hành trình đức tin riêng đã đưa tôi và gia đình tôi đi theo hướng khác, tôi muốn tất cả qúy vị biết cho rằng tôi trân quí nền dưỡng dục Công Giáo của tôi xiết bao và tôi trân quí Giáo Hội (Công Giáo). Thực vậy, cuối tuần rồi, tôi vừa tham dự Thánh Lễ với mẹ tôi khi chúng tôi ở Chicago với gia đình.

Tôi thực sự lớn lên với chỗ ngồi ở hàng ghế đầu đối với đức tin Công Giáo và mọi ý nghĩa nó mang tới cho các gia đình và cộng đồng. Nó giúp tôi biết đánh giá cao các đóng góp phong phú của Giáo Hội cho cơ cấu sinh hoạt Hoa Kỳ.

Sự thật là Đạo Công Giáo đã được đan kết sâu xa vào cơ cấu này. Nó mang lại cho Hoa Kỳ một sinh lực và một sinh khí vốn gợi hứng cho tất cả những ai nhìn ra nó, cho tới tận ngày nay.

Ngay ở giờ phút khai sinh ra đất nước chúng ta, Giáo Hội Công Giáo đã có mặt ở đấy rồi. Người cuối cùng ký Tuyên Ngôn Độc Lập qua đời chính là một người Công Giáo duy nhất, Charles Carroll of Carrollton, Maryland.

Người anh em họ của ông, tên John, là giám mục và tổng giám mục đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc.

Điều khởi đầu chỉ như một giọt nước đã trở nên như một hồng thủy trong lịch sử Hoa Kỳ, khi hàng đợt di dân Công Giáo, như ông nội tôi, từ những nơi như Ái Nhĩ Lan, Ý, Đức, và quả thực, từ khắp thế giới, thay nhau cập bến Hoa Kỳ, bị lôi cuốn tới đây bởi các hứa hẹn tự do, cơ may, thịnh vượng; và nhất là, tự do thực hành đức tin của họ vốn là sinh quyền của mọi người dân Hoa Kỳ.

Và nay, các sách lịch sử của chúng ta đầy các tên những người con nam nữ của Giáo Hội Công Giáo. Và như Thánh Kinh đã nói, chúng ta nhận ra họ nhờ các thành quả của họ. Ở đây, ở giữa chúng ta hôm nay có một số quí vị nam nữ lỗi lạc trong sinh hoạt công cộng, trong công vụ, trở thành biểu tượng của đóng góp này. Và tôi vinh dự được thưa chuyện với toàn thể qúi vị.

Người Công Giáo Hoa Kỳ đã xây dựng nên mọi điều đáng kể trên xứ sở này: xây dựng các gia đình, xây dựng các doanh nghiệp, lập các bệnh viện, thừa tác người nghèo, trở thành các nhà lãnh đạo sinh hoạt công, lập ra các định chế giáo dục cao đẳng hạng nhất thế giới, và muôn vàn các đóng góp khác cho Hoa Kỳ.

Và có lẽ điều quan trọng hơn cả là người Công Giáo đã mặc đồng phục của Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu trong mọi cuộc tranh chấp của lịch sử Hoa Kỳ từ ngày lập quốc (vỗ tay).

Và người Công Giáo Hoa Kỳ và gia đình họ tiếp tục tham gia các lực lượng vũ trang của chúng ta ngay trong chính lúc này. Ngay lúc này đây, ở những nơi xa xôi trên thế giới, các người nam nữ từng lớn lên trong các gia đình Công Giáo đang mang đồng phục và phuc vụ đất nước chúng ta, và chúng ta tôn vinh họ.

Chúng ta cũng tôn vinh những người đã phục vụ. Và xin tất cả những ai có mặt ở đây hôm nay đã từng mặc đồng phục của Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, xin tất cả những người nam nữ ấy vui lòng đứng lên và cho phép chúng tôi cám ơn qúi vị về việc phuc vụ của qúi vị và về việc qúy vị đã sử dụng hữu hiệu đức tin của qúi vị để bảo vệ nền tự do của chúng ta (vỗ tay).

Cám ơn qúi vị về sự phục vụ của qúi vị.

Đạo Công Giáo đã đóng một dấu ấn không thể tẩy xóa lên tinh thần Hoa Kỳ. Đức tin của qúy vị đã rời được núi non và Giáo Hội Công Giáo cùng với hàng triệu tín hữu giáo dân của nó đã và đang là một sức mạnh của sự thiện trong các cộng đồng lớn nhỏ khắp lãnh thổ của chúng ta, khắp trong lịch sử của chúng ta.

Đồng minh Công Giáo

Với mọi người Công Giáo Hoa Kỳ vĩ đại đang tụ họp nơi đây, xin cho phép tôi bảo đảm với qúy vị vào buổi sáng nay, buổi sáng tươi đẹp và sớm sủa trong buổi cầu nguyện lúc ăn sáng này, người Công Giáo Hoa Kỳ có một đồng minh là Tổng Thống Donald Trump (vỗ tay).

Tổng Thống Trump tranh đấu cho tự do tôn giáo của mọi người Hoa Kỳ và quyền của người có đức tin của chúng ta được sống thực các xác tín của qúi vị ở nơi công cộng.

Tổng Thống Trump đứng cùng phía với những người đang chịu bách hại vì đức tin của họ trên khắp thế giới, bất kể đó là xứ sở được họ gọi là quê hương hay tín điều được họ tuyên xưng.

Và Tổng Thống Donald Trump đứng cùng phía với những người dễ bị thương tổn hơn cả: người có tuổi, người tàn tật và người chưa sinh ra đời (vỗ tay).

Đầu tiên, tôi có thể bảo đảm với qúi vị đương kim Tổng Thống tin rằng không một người Hoa Kỳ nào phải vi phạm lương tâm họ mới tham gia trọn vẹn vào đời sống Hoa Kỳ (vỗ tay). Và không phải ông chỉ nói thế, ông còn hành động để bảo vệ những người nam nữ có đức tin ở nơi công cộng nữa.

Mới tháng trước, Các Tiểu Muội Người Nghèo có mặt tại Bạch Ốc và hôm đó, tôi có vinh dự lớn được đứng bên cạnh khi Tổng Thống Trump ký lệnh hành pháp phục hồi tự do tôn giáo ở nơi công cộng. Tôi không thể nào tự hào hơn (vỗ tay).

Rất được cảm hứng bởi hành động của Tổng Thống, nhưng tôi còn được cảm hứng hơn nữa bởi các Tiểu Muội Người Nghèo. Họ đã có lập trường lớn phò đức tin và tự do, và họ đã thắng thế. Chúng ta có nên dành cho các Tiểu Muội Người Nghèo một tràng pháo tay dài về lập trường của họ nhân danh đức tin của chúng ta không? (vỗ tay).

Lên tiếng tại Rose Garden, Tổng Thống Trump tuyên bố bằng chính lời lẽ của ông rằng “chính phủ liên bang sẽ không bao giờ, không bao giờ phạt vạ bất cứ người nào vì các niềm tin tôn giáo được che chở của họ” và Ông ra lệnh cho Bộ Tư Pháp “khai triển các qui luật mới” để che chở người Hoa Kỳ có đức tin ở nơi công cộng.

Và tôi có thể đoan hứa với qúi vị: Tổng Thống Trump sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo đảm rằng mọi người Hoa Kỳ được tự do tuân theo các mệnh lệnh của lương tâm họ và góp tiếng nói và các giá trị của họ vào cấu trúc sinh hoạt quốc gia Hoa Kỳ (vỗ tay).

Và đương kim Tổng Thống tranh đấu cho tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ và trên khắp thế giới. Tháng vừa qua, Tổng Thống Trump đã du hành qua Trung Đông và Âu Châu, nơi tôi biết Ông được vinh dự và xúc động sâu xa có cơ hội được yết kiến Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Tổng Thống và Đức Giáo Hoàng đã có một cuộc thảo luận lâu giờ và đầy đủ ý nghĩa về các vấn đề đang đặt ra cho thế giới chúng ta, về việc quốc gia chúng ta và Giáo Hội có thể làm việc với nhau ra sao để giải quyết chúng, nhất là việc bách hại người có đức tin trên khắp thế giới.

Tại Saudi Arabia, chỉ một vài ngày trước khi lên diễn đàn thế giới, Tổng Thống Trump đã lên án bằng chính các lời lẽ của ông “việc sát hại các người Hồi Giáo vô tội, việc đàn áp phụ nữ, việc bách hại người Do Thái” và ông lên án “việc sát hại các Kitô hữu” khắp thế giới Ả Rập (vỗ tay).

Đây là một Tổng Thống biết rõ chủ nghĩa khủng bố là một đe dọa sinh tồn đối với những người có đức tin tại các nước khắp thế giới. Các nhóm khủng bố tìm cách tiêu trừ mọi tôn giáo không phải của họ hay không phải là dịch bản của chính họ, và tín hữu thuộc nhiều bối cảnh phải chịu khốn khổ dưới tay họ. Và chúng ta nhìn nhận tất cả các mất mát và đau khổ này.

Nhưng dường như những tên thực hành khủng bố nuôi dưỡng lòng hận thù đặc biệt đối với các tín hữu của Chúa Kitô, và không ai như thế hơn những kẻ man rợ có tên là ISIS.

Cái chế độ dã man đó để lộ một tính rừng rú chưa từng thấy ở Trung Đông từ thời Trung Cổ, và tôi tin rằng ISIS phạm tội chẳng kém gì diệt chủng (vỗ tay).

Ở Ai Cập, chúng ta vừa thấy các Kitô hũu Coptic bị tử đạo trên đường họ tới một đan viện, bom nổ tung trong các nhà thờ giữa lúc đang cử hành Chúa Nhật Lễ Lá, một ngày của hy vọng biến thành một ngày của đau đớn và đau khổ.

Ở Iraq, chúng ta thấy các nhà thờ cổ xưa bị bình địa, các linh mục và đan sĩ bị chém đầu, và truyền thống Kitô Giáo đã hai thiên niên kỷ qua ở Mosul gần như bị xóa sạch.

Ở Syria, chúng ta thấy các cộng đồng Kitô Giáo bị đốt trụi, phụ nữ và trẻ em bị bán cho các hình thức nô lệ kinh khủng nhất. Kitô Giáo đang chịu đựng những cơn đe dọa chưa từng thấy ngay tại mảnh đất nó vốn được sinh ra và một cuộc di cư chưa từng thấy từ thời Môisen.

Chỉ mấy tuần trước đây, tôi được đặc ân gặp gỡ các nhà lãnh đạo can trường của Giáo Hội Công Giáo Syria, Giáo Hội Chính Thống Syria, Giáo Hội Công Giáo Canđê. Tôi nghe các ngài kể lại hết câu truyện này tới câu truyện nọ về những kinh hoàng mà giáo dân của các ngài phải chịu hàng ngày. Nhưng tôi cũng nghe được cả quyết tâm của các ngài nữa. Tôi nghe một vị giám mục nói tới việc trở lại giáo xứ quê hương của ngài ở Mosul và cử hành Chúa Nhật Phục Sinh. Ngài nói, không có mái che nhà thờ. Các bức tường đều đã đổ sập. Nhưng các bài thánh ca quen thuộc đã được cất lên. Hẳn phải là một buổi cầu nguyện vinh thắng.

Nhưng quả là nát lòng khi nghĩ tới việc dân số Kitô Giáo riêng ở Syria mà thôi đã từ 1 triệu 250 ngàn người tụt xuống chỉ còn 500 ngàn người trong vòng 6 năm qua. Bất kể ở Mosul, ở Iraq, hay ở Syria, các tín hữu của Chúa Kitô đã giảm tới 80 phần trăm trong một thập niên rưỡi vừa qua. Điều này phải chấm dứt. Nó sẽ chấm dứt (vỗ tay).

Thưa Ông Carl Anderson và các Hiệp Sĩ Columbus, xin cho phép tôi nói lời cám ơn các bạn về việc làm phi thường của các bạn trong việc săn sóc các người bị bách hại. Và với Mẹ Olga, xin cho tôi được đích thân cám ơn mẹ đã lên tiếng nhân danh các nạn nhân bị bách hại ở quê hương của mẹ và ở khắp Trung Đông.

Và hãy để tôi hứa với tất cả qúi vị: chính phủ này nghe qúi vị. Tổng Thống này đứng về phía qúi vị.

Chính phủ của chúng tôi hoàn toàn cam kết sẽ đem trợ giúp và an ủi tới các tín hữu ở lãnh thỏ cổ xưa này. Và dưới thời Tổng Thống Donald Trump, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lên án việc bách hại bất cứ tín ngưỡng nào, ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ thời gian nào. Chúng tôi sẽ đối chất với nó bằng mọi sức mạnh của mình (vỗ tay).

Che chở và cổ vũ tự do tôn giáo là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính phủ này. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Quốc Hội để đứng cùng chiến tuyến một cách không khoan nhượng với các người có đức tin bị bách hại khắp thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục đứng cùng các đồng minh của chúng tôi trong cuộc chiến đấu chống bọn khủng bố theo các điều kiện của chúng tôi, ngay trên phần đất của chúng cho tới khi chúng tôi xóa sạch ung thư khủng bố khỏi mặt Trái Đất (vỗ tay).

Và sau cùng, xin cho tôi được nói từ tận đáy lòng tôi rằng thật là một đặc ân hết sức lớn lao đối với đời tôi được phục vụ trong tư cách Phó Tổng Thống cho Tổng Thống Donald Trump, nhưng tôi còn hãnh diện hơn nữa khi được là Phó Tổng Thống cho một vị Tổng Thống biết tranh đấu không khoan nhượng cho tính thánh thiêng của sự sống con người (vỗ tay).
Kể từ ngày đầu tiên của chính phủ này, Tổng Thống Donald Trump đã giữ lời hứa tranh đấu cho sự sống, và sự sống đang thắng thế tại Hoa Kỳ một lần nữa.

Một trong các hành động đầu tiên của ông tại Quốc Hội là Tổng Thống Trump đã phục hồi Chính Sách Mexico City nhằm ngăn chặn việc người chịu thuế tài trợ cho các tổ chức thực hiện hay cổ vũ các vụ phá thai ở ngoại quốc (vỗ tay).

Và tôi hãnh diện nói rằng Tổng Thống vừa mở rộng chính sách trên để bao gồm gần 9 tỷ dollars tiền ngoại viện.

Hồi tháng Giêng, Tổng Thống của chúng ta đích thân phái tôi tới nói chuyện tại Cuộc Diễn Hành Phò Sự Sống hàng năm, tôi đoán đây là lần đầu tiên, một ai đó trong chức vụ này đã làm vậy (vỗ tay).

Và tôi xin kể lại cho qúi vị câu truyện trên. Hôm đó, tôi tới Cuộc Diễn Hành phò sự sống, và tôi nói Tổng Thống phái tôi tới. Một ai đó có thể cho rằng tôi phịa chuyện. Nhưng thực sự câu truyện xẩy ra thế này. Đầu tuần, chúng tôi đã nói về lịch trình cho cả tuần lễ. Và Tổng Thống được thông báo là Thủ Tướng May từ Anh, đồng minh qúi mến của chúng ta, sẽ viếng thăm. Và thế là Tổng Thống thậm chí ngưng lại để làm một cú điện thoại cũng không thể làm được, đây vốn là truyền thống của nhiều Tổng Thống kể từ ngày ấy năm 1973.

Lúc ấy, tôi đang đứng trong Phòng Bầu Dục, nên Tổng Thống nói, à, này, tôi không thể gọi được. Tôi bèn bẽn lẽn nói, được, tôi có thể giúp gì được không.

Tổng Thống bảo: thực không? Giúp cách nào?

Tôi thưa: dạ, họ cũng mời cả tôi nữa (cười).

Tổng Thống ngẩng đầu lên và hỏi: họ mời ông nói chuyện à?

Tôi thưa: thưa ngài, đúng vậy.

Tổng Thống hỏi: trước đây, ông đã làm việc này chưa?

Và tôi thưa: gia đình tôi luôn đi Diễn Hành Phò Sự Sống khi tôi còn ở trong Quốc Hội. Tôi đã nói (ở đấy), tôi sẵn sàng giúp (cười).

Thế là Tổng Thống, không do dự, chỉ ngón tay vào tôi và bảo: Ông đi. Ông đi và ông nói với họ chúng ta đứng về phía họ (vỗ tay).

Tổng Thống Donald Trump đứng về phía các người nam nữ tranh đấu cho tính thánh thiêng của sự sống con người ở Hoa Kỳ, và ông sẽ luôn luôn làm thế (vỗ tay).

Ông thực sự còn làm nhiều hành động hơn tôi vừa nhắc. Tổng Thống thực sự đã ban quyền cho các tiểu bang ngưng việc liên bang tài trợ cho các tổ chức cung cấp phá thai và tôi xin khiêm tốn nói rằng theo chỉ thị của Tổng Thống tôi được hân hạnh bỏ lá phiếu quyết thắng (tie-breaking) tại Thượng Viện để các tiểu bang chấm dứt việc tài trợ cho (đại công ty phá thai) Planned Parenthood (vỗ tay).

Và Tổng Thống Trump đang bổ nhiệm các nhà bảo thủ mạnh mẽ vào các tòa án liên bang ở mọi cấp, những người nam nữ sẵn sàng bảo vệ các quyền tự do Chúa ban, vốn được trân trọng ghi trong Hiến Pháp của chúng ta, và việc này bao gồm vị chánh án mới nhất cho Tối Cao Pháp Viện, một con người thuộc khuôn mẫu của cố Chánh Án Vĩ Đại Antonin Scalia -- tức Chánh Án Neil Gorsuch (vỗ tay).

Thưa các bạn, sự sống đang thắng thế tại Hoa Kỳ. Sự sống đang thắng thế nhờ các tiến bộ vững chắc của khoa học; các tiến bộ này mỗi ngày mỗi tiếp tục soi sáng hơn nữa việc sự sống bắt đầu khi nào.

Sự sống đang thắng thế nhờ lòng quảng đại của hàng triệu gia đình nhận con nuôi; các gia đình này mở rộng trái tim và căn nhà của họ đón nhận các trẻ em cần đến.

Sự sống đang thắng thế nhờ lòng cảm thương của những người chăm sóc và thiện nguyện tại các trung tâm khủng hoảng thai nghén và các tổ chức đặt căn bản trên đức tin, như Dự Án Rachel; dự án này đem hy vọng và chữa lành lại cho các phụ nữ tại các thành phố và thị trấn khắp Hoa Kỳ.

Và sự sống đang thắng thế ở Hoa Kỳ vì tất cả qúi vị, từ Quốc Hội, từ Bạch Ốc, từ các viện tiểu bang khắp lãnh thổ này, đã đứng về phía những người tranh đấu cho tính thánh thiêng của sự sống con người.

Tôi tin rằng chúng ta đã bước tới giờ phút chủ chốt trong đời sống quốc gia, và đúng ra, đời sống thế giới. Cộng Đồng Công Giáo tại Hoa Kỳ đã tạo ra một khác biệt thật to lớn trong đời sống của quốc gia này.

Khẩn khoản yêu cầu...

Và lúc này đây, tôi khẩn khoản xin qúi vị tiếp tục đứng lên, nói lớn, tiếp tục là tiếng nói cho người không có tiếng nói mà Giáo Hội vốn là trong suốt lịch sử của nó, tiếp tục là tay chân của Đấng Cứu Thế của chúng ta, vươn tay yêu thương và cảm thương ra, ôm lấy phẩm giá mọi người thuộc mọi bối cảnh và mọi trải nghiệm.

Tôi khẩn khỏan xin qúi vị tiếp tục làm chính những việc mà chúng ta cử hành ở đây sáng nay và tranh đấu cho sự thay đổi mà quốc gia này đang hết sức cần đến, một thay đổi quay về với một Hoa Kỳ an toàn hơn, một Hoa Kỳ thịnh vượng hơn, một Hoa Kỳ đứng cao trên thế giới một lần nữa vì các giá trị và các lý tưởng của chúng ta, cùng đứng với các đồng minh của chúng ta và cùng chống lại các kẻ thù của chúng ta.

Nhưng tôi xin qúi vị làm một điều nữa, một điều mà tôi biết các người nam nữ có đức tin Công Giáo ở xứ sở này làm hết sức tốt đẹp, và điều đó là tôi xin qúi vị nhớ cúi đầu, qùy gối và cầu nguyện. Ở thời điểm đầy thách thức này, tôi khuyến khích qúi vị dành thì giờ mỗi ngày để cầu nguyện.

Và tôi không dám nói quá nhiều về việc phải cầu nguyện cho một nghị trình đặc thù nào đó. Mặc dù tôi sẽ nói với qúi vị rằng những lời dịu ngọt nhất mà Tổng Thống cũng như tôi từng được nghe là lúc người ta vươn tay ra, bắt tay người khác trong một biến cố nào đó, rồi nói “Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn”. Chúng ta nghe câu này luôn. Các người nam nữ có đức tin Công Giáo ở xứ sở này và có bất cứ đức tin nào ở xứ sở này đều là những con người của cầu nguyện.

Tôi khuyến khích qúi vị tăng gấp đôi các cố gắng của qúi vị một lần nữa, nhưng đừng cầu nguyện nhiều cho một chính nghĩa nào đó mà cầu nguyện nhiều cho đất nước. Tôi luôn bị lôi cuốn đối với điều Abraham Lincoln nói khi được hỏi rằng ông có nghĩ Thiên Chúa đứng về phía Quân Liên Bang trong cuộc Nội Chiến vĩ đại không. Abraham Lincoln trả lời: “tôi quan tâm nhiều tới việc liệu chúng ta có đứng về phía Thiên Chúa hay không hơn là tới việc liệu Thiên Chúa có đứng về phía chúng ta hay không” (vỗ tay).

Thành thử, qúi vị hãy cầu nguyện cho Hoa Kỳ. Qúi vị hãy cầu nguyện cho đất nước này vì Hoa Kỳ là điều hệ trọng.

Và khi cầu nguyện, qúi vị hãy cầu nguyện với lòng tin tưởng. Vì tôi thực sự tin rằng trong thời chia rẽ này, thời người ta quá tập chú vào những gì chúng ta bất đồng với nhau, dường như ta rất cần sự hàn gắn đến độ các lời lẽ xưa vốn được ghi khắc hàng thiên niên kỷ qua, được người Công Giáo Hoa Kỳ và mọi Kitô hữu Hoa Kỳ cũng như mọi bằng hữu Do Thái Giáo của chúng ta giữ chặt lấy suốt hàng ngàn năm nay, nay vẫn còn đúng y hệt như những ngày chúng được nói ra: rằng nếu Dân của Người, những người được danh Người kêu gọi, biết khiêm nhường và cầu nguyện, Người sẽ làm điều Người luôn luôn làm suốt lịch sử lâu dài và nhiều chuyện của Giáo Hội và quốc gia này. Như Cựu Ước cho hay, từ trời, Người sẽ nghe và chữa lành lãnh thổ này, quốc gia này, bất khả phân chia, với tự do và công lý cho mọi người, dưới quyền Thiên Chúa.

Cám ơn qúi vị rất nhiều đã cho tôi vinh dự được có mặt ở đây hôm nay với qúi vị (vỗ tay). Cám ơn qúi vị về tất cả những gì Giáo Hội Công Giáo đem đến cho Hoa Kỳ. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho qúi vị và xin Người chúc phúc cho Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu (vỗ tay).
 
Top Stories
Vietnam: Les remarques « sincères et franches » des évêques vietnamiens sur la loi relative aux croyances et à la religion
Eglises d'Asie
08:14 08/06/2017
Dans le cadre de l’élaboration de la « loi sur les croyances et la religion », les responsables religieux au Vietnam avaient été sollicités pour faire part de leurs remarques et la Conférence épiscopale n'avait pas manqué de commenter les projets de loi communiqués. Mais depuis l'adoption de cette loi le 18 novembre dernier, la Conférence ne s’était pas exprimée à son sujet : c’est désormais chose faite. A l’occasion de la première session plénière de l’Assemblée nationale pour l’année 2017 (1), la Conférence épiscopale du Vietnam a adressé ses remarques, « sincères et franches », aux parlementaires, réunis à Hanoi du 22 mai au 21 juin.

Le 22 avril 2015, à la surprise générale, le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses avait fait parvenir un projet de « loi sur les croyances et la religion » aux communautés religieuses du pays, un projet que la Conférence épiscopale avait alors vivement critiqué, dénonçant un recul par rapport à l’Ordonnance sur les croyances et la religion de 2004. Quelques mois plus tard, en août 2016, le Comité permanent de la Conférence épiscopale avait commenté un nouveau projet de loi et avait fait parvenir « un certain nombre de remarques et de contributions » au Comité de l’Assemblée nationale pour la culture et l’éducation de la jeunesse. Analysant les articles les uns après les autres, le Comité vérifiait la pertinence et les conséquences de leur contenu sur la vie concrète des religions.

Dans le présent courrier, publié le 1er juin 2017, la Conférence épiscopale fait état de dispositions « nouvelles et positives », puis elle indique ses préoccupations et partage quelques « éléments de réflexion » avec les membres de l’Assemblée nationale quant à la vision de la religion adoptée par les autorités civiles. L’intervention de la Conférence était particulièrement attendue dans la mesure où les critiques à l’égard de cette loi se sont multipliées au sein de la communauté internationale ces derniers mois.

La possibilité d’organiser des activités dans le domaine de l’éducation et de la santé ?

Rapidement, la Conférence énumère les dispositions « nouvelles et positives » que contient la loi. Ont ainsi vu le jour des articles relatifs aux besoins religieux des personnes en détention (article 6), des besoins des étrangers (articles 8 et 47), et, surtout, relatifs à la reconnaissance du statut de « personnes morales non commerciales » aux organisations religieuses (article 30). Ce dernier point avait, en particulier, retenu l’attention de la Conférence épiscopale : en août 2016, celle-ci avait rappelé que « auparavant, les termes ‘personne morale’ [avaient] été utilisés dans des sens différents pour la reconnaissance des organisations religieuses » et proposait d’indiquer « clairement » la qualité de « personne morale non commerciale conformément aux dispositions 91/2015/QH13 du Code civil ». Cette mesure pourrait prendre une importance certaine dans un pays où les conflits fonciers entre autorités civiles et organisations religieuses sont nombreux.

La Conférence prend ensuite le temps de dénoncer un recul par rapport aux projets de loi communiqués, en matière d’organisation d’activités par les organisations religieuses dans le domaine de l’éducation et de la santé. Ce sujet est particulièrement sensible dans la mesure où il s’agit d’une revendication constante de l’Eglise catholique et d’autres religions depuis l’unification du pays en 1975. En août 2016, la Conférence épiscopale interprétait le projet de loi comme « une autorisation » accordée aux organisations religieuses d’agir dans les domaines de la santé et de l’éducation, « à tous les niveaux, écoles maternelles, primaires et secondaires, universitaires » (article 54 du projet de loi du 8 aout 2016). L’épiscopat vietnamien s’inquiète désormais du flou qui entoure ces dispositions dans la version adoptée par le Parlement, l’article 55 étant formulé en termes particulièrement vagues et généraux ; il dispose que « les organisations religieuses peuvent participer aux activités éducatives, de formation, de santé, d’assistance sociale, caritatives et humanitaires, selon les dispositions de la loi en vigueur ».

La liberté religieuse, « un privilège qui nécessite l’autorisation » des autorités civiles

Le maintien du mécanisme de « la demande et de l’octroi » (‘xin-cho’), malgré un changement de terminologie, constitue un autre motif de déception pour la Conférence épiscopale. En vertu de ce dispositif, les organisations religieuses sont tenues de solliciter l’autorisation des autorités civiles pour organiser leurs activités, telles que, par exemple, l’ordination des prêtres. En 2016, le diocèse de Bac Ninh rappelait que « cette pratique, en réalité, [avait] provoqué, au cours des années écoulées, de très nombreuses difficultés et entraves aux activités religieuses ».

Pour la Conférence épiscopale, le maintien de ce mécanisme indique que « la liberté religieuse n’est pas vraiment considérée comme un droit de l’homme mais comme un privilège qui nécessite l’autorisation [des autorités civiles] ».

Une invitation à adopter « une vision plus positive des religions et des organisations religieuses »

Dès lors, la Conférence dénonce non seulement l’immixtion des autorités civiles dans la vie quotidienne des organisations religieuses mais aussi une vision des organisations religieuses comme « des forces antagonistes », ce qui a pour conséquences de multiplier les entraves à la liberté de religion (au nom de « l’ordre social », « la souveraineté nationale », « la défense et la sécurité nationales »), à sous-estimer le rôle joué par ces organisations (notamment dans les secteurs caritatif, médical, éducatif, etc.) et, au final, à présenter « le catholicisme avec des préjugés négatifs ». S’adressant directement aux parlementaires, la Conférence invite les responsables politiques et civils à adopter « une vision plus positive des religions et des organisations religieuses », en leur rappelant la distinction entre la nation et « les régimes politiques qui changent avec le temps ».

L’entrée en vigueur de la loi sur les croyances et la religion est prévue le 1er janvier 2018 mais les décrets d’application de cette loi n’ont pas encore été publiés. Dans ce pays de plus de 93 millions d’habitants dont 7 % sont catholiques, l’Eglise entend participer à l’élaboration des règles qui seront applicables à ses activités et à ses membres. (eda/rg)

(1) Au Vietnam, des sessions parlementaires plénières, réunissant l’ensemble des parlementaires, sont organisées deux fois par an, en novembre, et en mai, pendant un mois.
(Source: Eglises d'Asie, le 8 juin 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Diễn văn về chủ đề Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức Chủ đề: “Laudato Si, Hãy Ngợi Khen Chúa
Lm Stephanô Bùi Thượng Lưu
17:47 08/06/2017
Diễn văn về chủ đề Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức Chủ đề: “Laudato Si, Hãy Ngợi Khen Chúa“

Thân ái mến chào Đại Hội,
Chào mừng các em thiếu nhi và các bạn trẻ,
Chào mừng tất cả quý ông bà anh chị em đến từ 11 cộng đoàn CGVN tại Đức cũng như quý khách đến từ các nước khác.
Thay mặt cho các linh mục trong tuyên úy đoàn xin mến lời chào tới tất cả quý nam nữ tu sĩ, quý linh mục đang hiện diện…

Thuyết trình về Thông điệp "Laudato sí - Chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta"

Hình ảnh đại hội

Kính thưa ĐH,

Lễ CTT là lễ sinh nhật của Hội Thánh.

Ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khởi đầu của Hội Thánh, nói đúng hơn đó là ngày “Sinh Nhật” của Hội Thánh, ngày các môn đệ Chúa Kitô không còn “đóng kín cửa vì sợ người Do Thái” (Ga 20:19), nhưng bắt đầu mở toang cửa, mạnh dạn bước ra ngoài rao giảng TIN MỪNG PHỤC SINH cho dân ngoại (Cv 2:14…) và kết quả đã có nhiều người sám hối tin nhận Chúa và xin lãnh nhận Phép Rửa để gia nhập Hội Thánh Chúa (Cv 2:41). Chính Chúa Thánh Thần, Thánh Thần của Chân Lý và Sự Sống, Đấng Phù Trợ mà Chúa Phục Sinh hứa ban, đã biến cải các Tông đồ nhát sợ và dốt nát trở nên những người can đảm, thông thạo Thánh Kinh và ghi nhớ mọi điều Chúa Giêsu đã giảng dạy.

Kể từ ngày đó, nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động và hướng dẫn, bước chân truyền giáo của các môn đệ Chúa Kitô đến mọi hang cùng ngõ hẻm, dù gian lao thử thách, vẫn tiếp tục phát triển qua dòng lịch sử cho đến ngày nay, và Hội Thánh được mở rộng đến moi dân, mọi nước (Lc 24:47) để đem Tin Mừng tình thương và ơn cứu rỗi đến cho mọi người, để tất cả những “ai tin thì sẽ được cứu rỗi...” (Mc 16:15…).

Mừng lễ vọng Chúa Thánh Thần là chúng ta mừng cuộc sáng tạo đầy yêu thương của Thiên Chúa : mỗi người chúng ta đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Nhờ đó, chúng ta nhận biết Đấng Tạo Thành trời đất. Và với lòng biết ơn vô bờ bến, chúng ta mở rộng vòng tay đón nhận món quà thánh thiêng và quý giá của Thiên Chúa cho toàn thể chúng sinh: đó là mẹ trái đất và vũ trụ bao la xinh đẹp …

Thánh Kinh mạc khải cho chúng ta biết, thế giới không tự mình hiện hữu; nhưng đến từ Thánh Thần, Lời có sức sáng tạo của Thiên Chúa. Ngay từ khi "Đất trời trống không mông quạnh, và tối tăm trên mặt uông mang, và Thần Khí là là trên mặt nước" (xem St 1, 2),Thánh Thần Chúa bay lượn trên mặt nước trong cảnh hỗn mang và vũ trụ đã được khai sinh.

Chính vì vậy, trời đất phản chiếu sự khôn ngoan của Thiên Chúa : “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự việc tay Ngài làm” (Tv 19,2). Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI đã diễn tả thật tuyệt vời như sau: “Sự khôn ngoan này hé mở cho chúng ta thấy được điều gì đó về Thánh Thần sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhìn tạo vật như là hồng ân được trao ban cho chúng ta, không phải để bị hủy diệt, nhưng để trở thành ngôi vườn của Thiên Chúa” (Trích bài giáo lý về Chúa Thánh Thần).

Chúa Thánh Thần là Ðấng Sáng Tạo, đến trợ giúp chúng ta với bẩy hồng ân cao quý. Ngài đã buớc vào trong lịch sử của thế giới trong công trình tạo dựng, vào lịch sử của Hội Thánh ngày lễ hiện xuống. Trong tình thương quan phòng của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần đến gặp nhân loại chúng ta qua mỗi tạo vật. Vì Ngài là Tình Yêu, là sự hiệp nhất, Chúa Thánh Thần trao ban cho chúng ta sự sống và sự tự do của con cái Thiên Chúa. Tất cả mọi tạo vật đều khao khát Chúa Thánh Thần. Thánh tông đồ Phaolo nói rằng thụ tạo “nóng lòng hướng tới” sự giải thoát và “rên siết” như nỗi đau đớn sinh con (x. Rm 8,20-22). “Năng lực có khả năng di chuyển thế giới không chỉ là một sức mạnh vô danh và mù quáng, mà là hoạt động của Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng “bay là là trên mặt nước” (St 1,2) lúc khởi đầu việc tạo dựng” (Đức Biển Đức XVI, bài giảng, 31-5-2009). Chúng ta cùng tha thiết khẩn nguyện trong những ngày Đại Hôi 2017 này: “Xin hãy đến, Lạy Chúa Thánh Thần, Ðấng sáng tạo...”

Đại hội CGVN tại Đức lần thứ 41 năm nay có chủ đề „Laudato Si“ Hãy Ngợi Khen Chúa“

-Đây là chủ đề thời sự nóng bỏng trên thế giới, tại Quê Hương Việt Nam từ mấy năm qua với thảm họa ô nhiễm biển miền Trung, tại nước Đức chúng ta đang sinh sống và ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người chúng ta…

Nóng bỏng nhất là biến cố TT. Donald Trump của Hoa Kỳ đã tuyên bố rút chân ra khỏi hiệp định Paris về khí hậu tại vườn hồng tòa bạch ốc vào chiều tối thứ sáu đầu tháng sáu hôm qua. Dưới thời Tổng Thống Barack Obama, Hoa Kỳ đồng ý cùng với 198 quốc gia khác, từ nay đến năm 2025, giảm khí thải từ 26% đến 28% so với mức khí thải của năm 2005, tức vào khoảng 1.6 tỉ tấn.

Các khoa học gia nói rằng, trái đất gần như chắc chắn sẽ bị nguy hiểm vì sẽ nóng sớm hơn, do quyết định của tổng thống, bởi vì Hoa Kỳ là quốc gia xả khí thải nhiều làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Các tính toán cho thấy, rút khỏi Hiệp Ước Paris sẽ làm bầu không khí có thêm khoảng 3 tỉ tấn carbon dioxide mỗi năm – đủ để làm tan các tảng băng nhanh hơn, làm nước biển dâng lên cao hơn, và làm cho thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Vì Hoa Kỳ là quốc gia thải chất carbon dioxide nhiều thứ nhì thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Liên hiệp truyền thông CGVN hải ngoại qua bản tin trong Vietcatholic tựa đề „Phản ứng Công Giáo đối với việc Tổng Thống Trump rút chân ra khỏi hiệp định Paris về khí hậu“ của ký giả Vũ Văn An đã tóm lược như sau:

Mới tuần trước, Tổng Thống Trump thưa với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng ông sẽ đọc thông điệp Laudato Si’ về môi trường và thay đổi khí hậu của ngài. Nhưng căn cứ vào các biến cố ngày 1 tháng Sáu hôm qua, rõ ràng một là ông chưa đọc thông điệp này, hai là ông không đồng ý với những gì Đức Phanxicô viết trong đó.

Quả thế, ngày 1 tháng 6, tại Vườn Hồng, Ông Trump đã tuyên bố rằng Hiệp Chúng Quốc sẽ rút chân ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris, một hiệp định mà hầu như mọi quốc gia trên quả địa cầu này đều đã tham gia để giảm thiểu các hậu quả của việc thay đổi khí hậu. Như thế, Hoa Kỳ cùng với Syria và Nicaraguay là ba nước duy nhất không cam kết đối với các giới hạn tự nguyện ghi trong hiệp định.

Khắp Hoa Kỳ và thế giới, các nhà lãnh đạo Công Giáo nhanh chóng lên tiếng tỏ ý lo ngại. Sau đây, theo tạp chí America, là một số lo ngại này:

Các giám mục Hoa Kỳ

Đức Cha Oscar Cant của Las Cruces, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra một tuyên bố như sau: “Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cùng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và toàn thể Giáo Hội Công Giáo, vốn nhất quán đề cao hiệp định Paris như bộ máy quốc tế quan trọng để cổ vũ việc quản lý môi trường và khuyến khích giảm thiểu việc thay đổi khí hậu. Quyết định của Tổng Thống không tôn trọng sự cam kết của Hiệp Chúng Quốc đối với hiệp định Paris là điều gây bối rối sâu xa.

“Thánh Kinh khẳng định giá trị của việc săn sóc tạo thế và săn sóc lẫn nhau trong tình liên đới. Hiệp định Paris là một thỏa thuận quốc tế nhằm cổ vũ các giá trị này. Quyết định của Tổng Thống Trump sẽ có hại cho nhân dân Hiệp Chúng Quốc và thế giới, nhất là những người nghèo nhất, những cộng đồng dễ bị thương tổn hơn cả. Các tác động của việc thay đổi khí hậu đã được cảm nghiệm qua việc dâng cao mực nước biển, những vụ tan băng đá, nhiều cơn bão tăng tốc, và nhiều vụ hạn hán thường xuyên hơn.Tôi chỉ có thể hy vọng rằng: Tổng Thống sẽ đề xuất các phương cách cụ thể nhằm giải quyết việc thay đổi khí hậu hoàn cầu và cổ vũ việc quản lý môi trường”.

Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học và Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học Xã Hội

Sáng ngày 1 tháng Sáu, nhật báo Ý la Repubblica cho đăng cuộc phỏng vấn Đức Cha Marcelo Sánchez Sorondo thuộc Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học. Ngài gọi hành động của Tổng Thống Trump là một “thảm họa” và là một “cái vả vào mặt” Vatican. Trả lời một câu hỏi về mối liên hệ của Giáo Hội với khoa học, Đức Cha Sorondo nhận định rằng chủ trương coi thế giới không thể nào tiếp tục sống được nếu không dựa vào cácbon và dầu hỏa cũng “giống như nói rằng trái đất không tròn vậy”. Ngài cũng cho rằng việc rút chân ra này là kết quả của việc dựa vào các sắc lệnh tổng thống để chống lại việc thay đổi khí hậu.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người đã đồng ý tham gia Thoả thuận Paris, đã ngay lập tức chỉ trích quyết định của ông Trump:

"Ngay cả khi không có sự đóng góp của Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo, ngay cả khi chính quyền này đi cùng một vài nước khác khước từ tương lai, tôi tin rằng các quốc gia, các thành phố, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ đứng lên và làm thậm chí còn nhiều hơn nữa để dẫn dắt, và để bảo vệ hành tinh mà chúng ta có cho các thế hệ tương lai," ông nói trong một tuyên bố.

“Đây là một hành động điên rồ của tổng thổng này,” ông Jerry Brown, thống đốc California, nói, và phản kháng mạnh mẽ quyết định này, cho rằng đây là “hành động sai lầm của một người có chức vụ cao nhất quốc gia.”

Chủ tịch Câu lạc bộ Sierra nói trong một thông cáo gửi cho VOA qua email: "Donald Trump đã mắc sai lầm lịch sử mà cháu chắt của chúng ta sẽ nhìn lại với nỗi kinh ngạc về chuyện làm sao mà một nhà lãnh đạo thế giới có thể xa rời thực tế và đạo đức như vậy,"

-Như vậy quyết định chọn chủ đề „Laudato Si“ Hãy Ngợi Khen Chúa cho ĐH 41 là một đề tài thật sự nóng bỏng, khẩn thiết vì liên quan đến mỗi người chúng ta, liên quan đến tính mạng của hơn 90 triệu dân tộc Việt Nam, liên quan đến toàn thế giới, nhất là cho thế hệ con cháu chúng ta…

Vài hàng về ý nghĩa chính yếu của Thông điệp Laudato Si:

Ngày 13.03.2013, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergolio, sau khi đắc cử Giáo hoàng, đã nhận tên Thánh Phanxicô thành Assissi. Thánh nhân là tác giả ‘Kinh Hòa bình’ và ‘Bài ca Vạn vật’ để ca ngợi các công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Do đó, ngày 29.09.1979, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố Thánh nhân là Bổn mạng các nhà môi sinh học. Quan niệm sống Thánh Phanxicô là sống với, sống chung chan hòa giữa con người và mọi tạo vật. Tiếp nối công trình Thánh Phanxicô, Đức đương kim Giáo hoàng đã viết và gởi cho tín hữu Công Giáo và mọi người thiện chí khắp nơi Thông điệp ‘Laudato Sí’.

Ngày 18.06.2015, Thông điệp ‘Laudato sí’ (Hãy ngợi khen Thiên Chúa) về bảo vệ thiên nhiên được Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành. Thông điệp lấy tên từ lời cầu của thánh Phanxicô. ‘Laudato sí, mí Signore’ (Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhở mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’.

Đức Thánh Cha đã đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và để mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?’. ‘Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản này, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những giải đáp quan trọng’.

‘Laudato sí, mí Signore’ (Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa). ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc chúng ta trái đất là căn nhà chung của mình, ‘cũng như người chị chúng ta, chúng ta chia sẻ cuộc sống với chị ấy, và như người mẹ tươi đẹp đón nhận chúng ta trong vòng tay mẹ’ (1). Do ‘chúng ta là đất’ (x. St 2,7), nên thân thể chúng ta được cấu thành nhờ những thành tố của trái đất, không khí là yếu tố mang lại cho chúng ta hơi thở và nước từ trái đất làm cho chúng ta được sống và được bổ dưỡng’ (2).

Trong thời đại chúng ta, trái đất bị ngược đãi và cướp phá đang kêu than và những tiếng than trách đó đang hiệp với những tiếng rên xiết của những người bị bỏ rơi trên thế giới này. Đức Thánh Cha Phanxicô mời chúng mình hãy lắng nghe họ, tất cả và từng người, cá nhân hay tập thể (gia đình, quốc gia và cộng đồng quốc tế) hãy ‘hoán cải về môi sinh’, theo đề nghị của Thánh Gioan Phaolô II, tức ‘đổi hướng’, đón nhận vẻ đẹp và trách nhiệm dấn thân để ‘săn sóc căn nhà chung’.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô tha thiết xin chúng ta: " 'Ngôi nhà chung' của chúng ta đang đổ nát, và gây tổn thương đến tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo nhất trong chúng ta".Do đó, tôi kêu gọi mọi người hãy có tinh thần trách nhiệm, dựa trên nhiệm vụ mà Thiên Chúa đã trao cho loài người khi tạo dựng vũ trụ, đó là: ‘cầy cấy và gìn giữ khu vườn’ mà loài người được đặt vào (x. St 2:15). Tôi mời gọi tất cả mọi người đón nhận tài liệu này với trái tim rộng mở, một tài liệu nằm trong hệ thống học thuyết xã hội của Giáo Hội."

Sám hối về môi sinh

Thói dửng dưng và ích kỷ lan rộng làm cho vấn đề môi trường thêm trầm trọng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành những lời phê phán mạnh mẽ nhất cho những người giàu không quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, và nhất là ảnh hưởng của nó đối với người nghèo

Ích kỷ cũng dẫn đến sự bốc hơi các khái niệm về công ích. Trong thế giới của Laudato Si’ không có chỗ cho thói ích kỷ hay dửng dưng. Chúng ta không thể chăm sóc thiên nhiên “nếu cõi lòng chúng ta thiếu sự nhân hậu, lòng thương xót và quan tâm đến người đồng loại của chúng ta” (số 91).

Trong Laudato Si’ (LS), tại số 217, nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI “Các sa mạc bên ngoài ngày càng nhiều, vì những sa mạc bên trong đã quá bao la”, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: “Cuộc khủng hoảng sinh thái, vì thế, đòi hỏi sự hoán cải nội tâm sâu sắc”, qua đó, người tín hữu làm cho “hoa trái của cuộc gặp gỡ giữa họ với Đức Giêsu Kitô trở nên chứng tá trong mối tương quan của họ với thế giới xung quanh”.

Quả thực, “đây không phải là một tùy chọn hay một khía cạnh thứ yếu của kinh nghiệm Kitô giáo của chúng ta” (LS số 217), mà là một thực tại quan trọng trong đời sống Kitô hữu.

Hơn ai hết, chúng ta phải là những tông đồ của ơn hoán cải.

Một cuộc hoán cải cá nhân và cộng đồng

Là một cuộc hoán cải đúng nghĩa, hoán cải sinh thái đương nhiên và trước hết phải là cuộc hoán cải của mỗi cá nhân, trong đó, “chúng ta xét lại đời sống và nhận chân những gì chúng ta gây thiệt hại đến công trình tạo dựng của Thiên Chúa ngang qua những hoạt động của chúng ta và cả những hành động cần làm mà chúng ta bỏ qua” (LS số 218).

Trong LS số 220, Đức Thánh Cha nhắc đến bốn thái độ căn bản trong cuộc hoán cải sinh thái:

• Biết ơn: “Trước hết là lòng biết ơn và sự cho không, nhận biết rằng thế giới là quà tặng yêu thương của Thiên Chúa, và chúng ta được mời gọi âm thầm noi theo lòng quảng đại của Ngài trong sự hy sinh tự hiến và trong những việc lành phúc đức.”

• Hiệp thông với toàn thể tạo thành: “Sự hoán cải này cũng bao hàm một nhận thức trìu mến về sự liên kết của chúng ta với toàn thể thụ tạo, cùng dự phần trong sự hiệp thông hoàn vũ tuyệt vời. Là tín hữu, chúng ta không nhìn thế giới từ bên ngoài mà từ bên trong, ý thức về các mối dây Chúa Cha đã liên kết chúng ta với tất cả mọi hữu thể.”

• Phát triển khả năng bản thân: Đó là “việc phát triển cá nhân và những khả năng Thiên Chúa ban tặng”. “Chúng ta đừng hiểu sự ưu việt của chúng ta là một lý do để vinh vang cá nhân hay thống trị một cách vô trách nhiệm, nhưng đó là một trách nhiệm nghiêm túc xuất phát từ niềm tin của chúng ta.”

• Góp phần giải quyết các vấn đề sinh thái: “Sự hoán cải sinh thái có thể thúc đẩy chúng ta sáng tạo và nhiệt thành hơn trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới và trong việc hiến dâng chính bản thân chúng ta lên Thiên Chúa “như một của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Người” (Rm 12,1).”

Như mọi cuộc hoán cải, cuộc hoán cải sinh thái gồm ba bước:

• nhận biết những sai lỗi,
• sám hối chân thành,
• và khao khát thay đổi.

Điều đáng nói: Đức Thánh Cha đề nghị hoán cải không chỉ về những hành động tàn phá môi trường. Ngài nói đến một cuộc hoán cải toàn diện: về những sai lầm, những tội lỗi, những thiếu sót và cả những thất bại của chúng ta trong việc chăm sóc ngôi nhà chung (LS số 218). (trích bài „Việt Nam cần lắm một cuộc hoán cải sinh thái“của Ngọc Hùynh)

Sau khi học hiểu thông điệp Laudato sí này, việc xét mình, - phương thế mà Giáo Hội luôn cổ võ để định hướng cuộc sống của mình dưới ánh sáng tương quan với Chúa, - phải bao gồm một chiều kích mới: không những cứu xét xem ta đã sống tình hiệp thông với Thiên Chúa, với tha nhân và với bản thân như thế nào, nhưng còn với toàn thể các loài thụ tạo và thiên nhiên nữa.

Đó cũng là cuộc hoán cải mà Đức Mẹ Fatima đã nhắc cho con cái loài người từ 100 năm qua.

Kính thưa Đại Hội

Trong những ngày ĐH quý giá này, không những chúng ta có dịp để tay bắt mặt mừng gặp gỡ nhau…Là tín hữu của gia đình Hội Thánh, chúng ta là chi thể của Chúa phục sinh, chúng ta hãy sống gắn bó với Chúa, sống tình huynh đệ và tung vãi niềm tin yêu cho mọi người đặc biệt trong những ngày đại hội này và trong cuộc sống thương ngày, để mọi người nhìn ra bộ mặt đầy yêu thương của Chúa đang hiện diện giữa thế gian.

Chúng ta có dịp may được học hỏi thông điệp quý giá và thiết thực này qua Cha Thomas Nguyễn Đình Anh Nhuệ để hiểu biết vấn đề có liên quan đến vận mạng thế giới, vận mạng của gia đình chúng ta, của Quê hương dấu yêu, của thế hệ tương lai con cháu chúng ta.

và cha Phalo Dũng sẽ giúp các bạn trẻ học hiểu và yêu mến công trình tạo dựng thiêng liêng của Cha trên trời.

Nguyện chúc tất cả một ĐH tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần

Ước gì Mười hai hoa trái của Chúa Thánh Thần tỏa hương thơm và sinh quả ngọt trong cuộc đời mỗi người : đó là bác ái - hoan lạc - bình an - kiên nhẫn - quảng đại - nhân từ - từ tâm - khoan dung - trung tín - khiêm nhu - tiết độ - khiết tịnh.

Chúa Thánh Thần là cánh buồm đẩy chúng ta tiến tới. Ngài là Đấng ban cho chúng ta khả năng có tràn đầy niềm hy vọng, giúp chúng ta không bao giờ chán nản ngã lòng, và trở thành những người gieo vãi niềm hy vọng và sự ủi an trong trái tim con người và trong toàn vũ trụ. (ĐTC Phanxicô).

Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
(Đại diện tuyên uý đoàn CGVN tại Đức)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng vô thần - Quốc hội vô tâm -Viết luật vô nghiã
Phạm Trần
08:19 08/06/2017
ĐẢNG VÔ THẦN-QUỐC HỘI VÔ TÂM-VIẾT LUẬT VÔ NGHĨA

Đảng Cộng sản Việt Nam vô thần chống người hữu thần không là chuyện lạ ở Việt Nam, nhưng Quốc hội là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 69 Hiến pháp 2013) mà làm Luật vô nghĩa để khống chế tôn giáo theo lệnh đảng thì có bù nhìn nào hơn ?

Cũng cái Quốc hội “đảng cử dân bầu” này đã viết rõ trong Điều 24, Hiến Pháp năm 2013:

1. “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”

Thế mà trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG --02/2016/QH14), ban hành ngày 18/11/2016, các Đại biểu của dân đã dành cho nhà nước nhiều quyền kiểm soát để bóp ngẹt hoạt động của các Tôn giáo. Những Đại biểu này cũng đã tiếp tay cho nhà nước cướp đi nhiều quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo cơ bản của người dân.

Càng xấu hổ hơn, trong tổng số 491 Đại biểu tại chức, sau khi có 5 người bị cách chức, tự ý rút lui hay qua đời, vẫn còn tới tới 472 người của đảng Cộng sản vô thần và 19 người khác ngoài đảng nhưng là cảm tình viên được chọn cho nhiệm kỳ 2016-2021.

Những Đại biểu gọi là “Chức sắc Tôn giáo” được đảng cho bầu vào Quốc hội để trang trí cho tính đại diện các tầng lớp nhân dân đã không dám chống lại chủ trương kiểm soát các Tôn giáo của nhà nước.

Họ gồm:

1. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đặng Minh Châu, sinh ngày 27 tháng 12 năm 1956), Đơn vị bầu cử Số 10: Gồm các huyện: Sóc Sơn và Mê Linh, Hà Nội

2. Linh mục Nguyễn Văn Riễn (Nguyễn Văn Riễn, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1955), Đơn vị bầu cử Số 3: Gồm thị xã Bến Cát và các huyện: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên

3. Ni sư Thích Nữ Tín Liên (Nguyễn Thị Yến), sinh 10/02/1951, Đơn vị bầu cử Số 8: Gồm quận 12 và quận Gò Vấp, TPHCM

4. Hòa thượng Thích Chơn Thiện (Nguyễn Hội), sinh 01/12/1942, mất 8 tháng 11 năm 2016, Đơn vị bầu cử Số 2: Gồm thành phố Huế và thị xã Hương Thuỷ, Huế

5. Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết), sinh 15/6/1962, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Đơn vị bầu cử Số 2: Gồm thành phố Uông Bí và các thị xã: Đông Triều, Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

6. Trần Văn Huynh (Huệ Tín, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ), sinh 10/01/1952, Trưởng ban Thường trực Hội thánh Cao Đài Bạch Y, Đơn vị bầu cử Số 2: Gồm các huyện: An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

Bốn đại biểu Phật giáo đều thuộc Giáo Hội Phật giáo Việt Nam quốc doanh được Nhà nước bảo trợ. Tu sỹ Trần Văn Huynh thuộc một hệ phái Cao Đài thân đảng. Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Văn Riễn, theo Bách khoa tòan thư mở, sinh năm 1955 là người Công Giáo duy nhất trúng cử vào Quốc hội khóa XIV và cũng là Ủy viên Ủy ban Đoàn kết Công Giáo Việt Nam, tổ chức những người Công Giáo theo đảng. Ông hiện là linh mục chánh xứ kiêm hạt trưởng Hạt Phước Thành, Giáo phận Phú Cường.

Như vậy, sự có mặt của 6 “chức sắc tôn giáo này” không có nghĩa gì trong Quốc hội khoá XIV.

PHỦ NHẬN

Vì vậy, trong Kháng thư đề ngày 20/10/2016 Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công Giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo) và Tin Lành) có mục đích tranh đấu cho Tự do Tôn giáo và Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”.

Kháng thư viết:”Chế độ cai trị hiện thời tại Việt Nam là chế độ cộng sản với hai tính chất nổi bật: vô thần và toàn trị. Vô thần cộng sản là vô thần tranh đấu, quyết tâm xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Tôn giáo trên xã hội khi hoàn toàn bất lực xóa bỏ sự hiện hữu của Tôn giáo trong quốc gia. Toàn trị là kiểm soát, lũng đoạn để công cụ hóa mọi cá nhân và tập thể, mọi tổ chức và định chế, mọi thế lực và ảnh hưởng, mà đặc biệt là thế lực tôn giáo và ảnh hưởng tâm linh, để đảng cộng sản muôn năm lãnh đạo và nhà nước cộng sản muôn năm cai trị.”

Do đó, Hội đồng kết luận:”Mọi luật lệ xuất phát từ chế độ độc tài toàn trị cộng sản đều không ngoài mục đích kiểm soát, lũng đoạn và công cụ hóa nói trên. Nên cho dù có đưa ra cho toàn thể nhân dân, mọi giai tầng xã hội đóng góp ý kiến cho có vẻ dân chủ, rốt cuộc đảng và nhà cầm quyền cộng sản vẫn biên soạn các luật lệ (từ cao xuống thấp) hoàn toàn theo ý muốn độc đoán của họ và hoàn toàn nhằm mục đích tối hậu của họ: củng cố chế độ độc tài đảng trị. Hiến pháp 2013 là ví dụ rõ nhất. Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng không nằm ngoài ý đồ thâm độc này.”

Bằng chứng này được Hội đồng vạch ra:” Mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm quyền CSVN từ xưa tới nay về Tôn giáo, kể từ Sắc lệnh Tôn giáo năm 1955, Nghị quyết 297 năm 1997, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 tới Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sắp ban hành, tất cả đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành chánh -kết hợp với bạo lực vũ khí- để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần (các quyền tự do) và tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) của các Giáo Hội, để sách nhiễu, bắt bớ, cầm tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm (mãi cho tới hôm nay), nhằm làm cho các Thực thể Tinh thần vô cùng cần thiết và cực kỳ hữu ích cho xã hội này bị tê liệt hoạt động, bị cản trở sứ mạng, thậm chí bị biến đổi bản chất. Hậu quả là xã hội Việt Nam ngày càng tràn ngập bạo hành và gian dối, ngày càng suy đồi về văn hóa và đạo đức, kéo theo suy đồi các lãnh vực khác nữa.”

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Đến ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đại diện cho trên 7 triệu người Công Giáo đã lên tiếng chỉ trích Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới, sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Theo Hội đồng GMVN thì Luật mới đã “có những bước lùi” so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến.

Hội đồng GMVN viết:”Theo Dự thảo 5 ngày 17-08-2016, các tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 53), và “được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội (Điều 54). Nhưng trong Luật Tín ngường, Tôn giáo, vấn đề này được gói gọn trong điều 55 với những từ ngữ tổng quát và mơ hồ:”Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã ội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan.” Tham gia thế nào ? Tham gia mức nào ? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không ? Như vậy, nếu so sánh với các bàn Dự thảo 4 và Dự thảo 5, thì Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có những bước lùi.”

KIỀM CHẾ ĐỂ KIỂM SOÁT

Hội đồng GMVN còn vạch ra rằng:”Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho. Bộ Luật này không dùng từ “xin phép” và “cho phép”, thay vào đó là các từ “đăng ký, thông báo, đề nghị”. Việc thay đổi từ ngữ như trên tạo cảm giác có sự cởi mở hơn, nhưng vì các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo với chính quyền và chính quyền có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận, nên rốt cuộc vẫn là cơ chế xin-cho. Cơ chế này cho thấy tự do ín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo.”

Thật vậy, nếu ai có thời giờ đọc hết 68 Điều trong 9 Chương của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG) của nhà nước CSVN sẽ tìm ra vô số những hàng rào cản ẩn hiện trong ngôn ngữ của Bộ Công an và Ban Tuyên giáo với mục đích duy nhất là kiểm soát nghiêm ngặt người theo đạo, các chức sắc lãnh đạo, tài sản của các tôn giáo và những hoạt động thuộc lĩnh vực linh thiêng.

Ngoài những quy định trong Luật TNTG như việc gì cũng phải đăng ký, thông báo để được các cấp chính quyền cứu xét, các tổ chức tôn giáo và người theo đạo còn phải tuân theo những quy định của nhiều Luật khác của nhà nước.

Những nhóm chữ ràng buộc mơ hồ như : “theo quy định của pháp luật; theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; theo quy định của pháp luật có liên quan v.v...” đang nhảy múa loạn lên trong tòan bộ Luật.

Nhà nước còn thọc tay vào tất cả mọi việc của Tôn giáo chỉ để kiểm soát chặt chẽ. Tỷ dụ như Khoản 5, Điều 66 quy định các cấp lãnh đạo trách nhiệm của tôn giáo phải :”Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Rồi Điều 12 còn viết về “đăng ký” như sau :

1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.

2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng…”

CẤM ĐỂ DIỆT

Bấy nhiêu chưa đủ, Luật TNTG còn có những ngăn cấm rất mơ hồ cho phép nhà nước tòan quyền “tự biên tự diễn” để đàn áp các Tôn giáo. Quốc hội đã ghi trong Điều 5 những cấm đóan này như sau:

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Luật không giải thích rành mạch các khỏan (a,b, c và d) nên nhà nước sẽ tha hồ và tùy tiện để vẽ rắn thêm chân , vẽ rồng thêm cánh và tung ra mưu chước gài bẫy người phải thi hành Luật. Bởi vì trong chế độ nhà nước độc tài và tòan trị Cộng sản Việt Nam, chả có việc gì hay hành động nào mà tránh khỏi bị mấy anh công an chụp cho chiếc mũ “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường”, hay “an ninh trật tự”, “chống phá nhà nước”, “phản động” v.v…. Bằng chứng đã có mấy chục nhà đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền đang bị ngồi tù như Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga v.v…

Đó là lý do tại sao Hội đồng GMVN đã chỉ trích:” Cùng với những nhận định trên, chúng tôi muốn nêu lên một vài suy nghĩ. Ẩn sâu bên trong những bất cập đã trình bày là cách nhìn của chính quyền về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Chính quyền nhìn các tổ chức tôn giáo thuần túy trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng.”

Các Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo viết tiếp:”Do cách nhìn như thế, trong Luật Tín ngưỡng, Tốn giáo có những điệp khúc được lập đi lập lại nhiều lần, như “theo quy định của Pháp luật”, “chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo”, hoặc những khái niệm mơ hồ trừu tượng như “xâm phạm quốc phòng, an ninh”, “xâm phạm chủ quyền quốc gia”; “xâm phạm trật ự an toàn xã hội, môi trường”. Những điệp khúc và những từ ngữ mơ hồ trên rất dễ bị lạm dụng để quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính quyền không hài lòng.”

PHONG PHẨM PHẢI TRÌNH

Liên quan đến công việc nội bộ phong phẩm, bổ nhiệm (không có yếu tố nước ngoài) của các Tôn giáo, nhà nước cũng muốn chĩa mũi vào dậy khôn để xoi mói như đã quy định trong Điều 32 :”

1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo.

2. Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Những đề phòng trong khỏan 2 có dư thừa không, hay nhà nước nghĩ các Tôn giáo sẽ nhắm mắt thăng chức bừa cho cả những người không đủ phẩm hạnh, hay phạm pháp ?

Nếu bấy lâu nay nhà nước biết đề phòng như thế trong công tác bổ nhiệm cán bộ thì làm gì còn có những kẻ tham nhũng tầy trời mà chạy được ra nước ngoài sống thảnh thơi như trường hợp Trịnh Xuân Thanh ?

Tỷ dụ này cho thấy đảng và nhà nước CSVN chỉ biết bắt nạt những người dân hiền lành mà không dám đụng đến lỗ chân lông bọn người phá hoại và làm tay sai cho ngọai bang.

Bằng chứng Luật TNTG đã buộc các Tôn giáo phải “thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc”, như quy định trong Khỏan 1, Điều 33 :

“Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về người được phong phẩm hoặc suy cử làm hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành; phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài; giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam và các phẩm vị tương đương của tổ chức tôn giáo khác chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.”

Riêng Giáo Hội Công Giáo thì việc phong phẩm và thuyên chuyển các chức danh Giám mục trở lên có liên quan đến Tòa thánh Vatican. Do đó, Luật TNTG cũng đặt ra Điều 51 riêng, bao gồm cả việc phong chức cho người nước ngoài ở Việt Nam được viết nguyên văn như sau:

1. “Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

b) Tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho công dân Việt Nam ở Việt Nam.

2. Người được đề nghị phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đề nghị phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được đào tạo tôn giáo tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam;

b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam.

3. Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận trước của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

4. Công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài khi về Việt Nam làm chức sắc, chức việc thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều này.”

SAO THÙ DAI THẾ ?

Nêu ra một số điều luật TNTG ngặt nghèo để thấy rõ hơn sự sợ hãi chân lý và sự thật của những người Cộng sản Việt Nam vô thần. Đã có thời họ gọi Tôn giáo, nhất là đạo Công Giáo, là thuốc phiện. Nhưng chính Tôn giáo đã đóng góp rất nhiều cho sự tồn tại và trưởng thành của đất nước và con người Việt Nam.

Trong dân số trên 90 triệu con người mà chỉ có 4.5 triệu đảng viên Cộng sản vô đạo thì số người không biết Trời, Phật là ai sẽ làm được trò trống gì so với sức mạnh tinh thần và lòng tin vào tín ngưỡng, tôn giáo của 85.5 triệu người còn lại ? Vì vậy, thật dễ hiểu tại sao đảng CSVN đã sợ hãi Tôn giáo vì lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh chế độ chỉ nhất thời nhưng dân và đức tin Tôn giáo của họ tồn tại muôn đời.

Vì vậy, ta hãy nghe Hội đồng GMVN nói tiếp trong Nhận định gửi Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Đại biểu Quốc hội:”Cũng vậy, chính quyền đã tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của và nhân lực để theo dõi, dò xét, kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo, đồng thời sử dụng các tổ chức tôn giáo như công cụ của chế độ. Trong khi đó, những hoạt động của các tôn giáo trong lĩnh vực từ thiện, y tế và giáo dục không được đánh giá đúng mức, thậm chí bị ngăn cản.

Ngoài ra, tại một số cơ sở đào tạo cán bộ và sinh viên, Đạo Công Giáo được trình bày với những thành kiến thù nghịch, tạo nên nhận định sai lầm và hình ảnh biến dạng về Giáo Hội Công Giáo nơi thế hệ trẻ.

Cách nhìn và cách hành xử như vậy có nguy cơ làm mất bản sắc đích thực của các tôn giáo, gây chia rẽ trong nội bộ các tôn giáo cũng như giữa các tín đồ và người ngoài tôn giáo, vốn là những hành vi bị Luật này nghiêm cấm (Điều 5). Thiết nghĩ Quốc hội cần có một tầm nhìn tích cực hơn về các tôn giáo và các tổ chức tôn giáo.”

Còn nhớ ngày 09/05/2014, Hội đồng Gíam mục Việt Nam đã ra Tuyên bố về tình hình Biển Đông, sau khi Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương (HD)-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở miền Trung, và liên tục tấn công các tầu đánh cá Việt Nam ở Biển Đông.

Các Giám mục đã kêu gọi người Công Giáo Việt Nam hãy “xám hối”, tiết giảm chi tiêu và ăn uống để cầu nguyện cho Quê hương và dành tiền giúp các gia đình nạn nhân của tầu Trung Quốc và các chiến sỹ cảnh sát bị tầu Trung Quốc tấn công trong khi bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Hành động của Hội đồng GMVN khi ấy không được nhà nước CSVN quan tâm lắm, nhưng không có bất cứ tổ chức tôn giáo nào của nhà nước, kể cả Giáo Hội Phật giáo Việt Nam dám làm việc tốt như Giáo Hội Công Giáo.

Vậy mà, người theo đạo Công Giáo và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam luôn luôn bị nhà nước canh chừng và tìm cách hãm hại thì liệu Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có giúp nhà nước vô thần dành lại được lòng tin của những người hữu thần ? -/-

Phạm Trần

(06/017)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bản góp ý nhân đọc cuốn Lịch Sử Giáo Phận Vinh
Nguyễn Đức Cung
16:58 08/06/2017
BẢN GÓP Ý NHÂN ĐỌC CUỐN “LỊCH SỬ GIÁO PHẬN VINH” DO ÔNG VƯƠNG ĐÌNH CHỮ CHỦ BIÊN

Giáo Phận Vinh xuất hiện trong lòng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như là một giáo phận lớn về con số giáo sĩ, giáo dân và về bề dày lịch sử nên một cuốn sách mới xuất bản gần đây (2015) - nối tiếp các công trình biên khảo cùng một chủ đề xuất hiện từ trước - do ông Vương Đình Chữ chủ biên, tác phẩm “Lịch sử Giáo Phận Vinh”, Tập I – Công Giáo Nghệ -Tĩnh-Bình Thời Các Thừa Sai Nước Ngoài, có Lời Giới Thiệu của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Lời Bạt của Giáo Sư Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương, cũng phản ảnh tầm vóc lớn lao đó. Việc biên soạn lịch sử của các tôn giáo ở Việt Nam trước đây phần nhiều đều do cá nhân hay một số chức sắc tôn giáo đảm trách, nhưng với tác phẩm “Lịch sử Giáo phận Vinh” được biên soạn do một tập thể gồm linh mục và giáo dân, điều này chứng tỏ tinh thần làm việc của Giáo Phận Vinh có tổ chức, có hướng dẫn. Sức mạnh đức tin của Giáo Phận Vinh chẳng những được biểu lộ qua số lượng giáo dân hơn nửa triệu người trong 21 giáo hạt mà còn tỏ ra sức sống mãnh liệt với việc nhiều tác giả trước đây cũng như hiện tại đã bỏ ra biết bao tâm sức để nghiên cứu, tìm tòi, sưu khảo các sử liệu, tư liệu, sách báo để hình thành nên nhiều tác phẩm viết về lịch sử dân Chúa khi hạt giống Tin Mừng đầu tiên được gieo vãi ngày 19-3-1627 trên vùng đất thánh thiêng này. Tôi chắc rằng, các giáo phận khác, cụ thể như Giáo Phận Huế với một số công trình như của Lm Stanilas Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Hội, GS Lê Ngọc Bích v.v… cũng đã có những công trình nghiên cứu riêng thể hiện mối quan tâm của các giáo dân đối với quá trình lịch sử của đạo Chúa trên vùng đất mình sinh ra hoặc lớn lên, như giáo phận Huế chẳng hạn. Tôi muốn nói lên niềm cảm phục đối với những công trình như thế với lòng ước mong trong tương lai, chúng ta sẽ có dịp được đọc những công trình biên khảo giá trị về lịch sử Giáo Hội Việt Nam tương tự như công trình của Giáo Phận Vinh mà chúng tôi có hôm nay.

Cầm trong tay một tác phẩm đồ sộ với 656 trang khổ lớn in rất sáng sủa, trình bày trang nhã, mỹ thuật với cách trích dẫn và cước chú các tư liệu theo đúng phương pháp sử học, chúng tôi nghĩ rằng ông Vương Đình Chữ, chủ biên tác phẩm cùng những vị cộng sự viên chắc chắn phải để nhiều tâm sức trong việc biên tập cuốn “Lịch sử Giáo Phận Vinh”, thận trọng trong việc sử dụng các tài liệu nhất là có nhiều công lao trong việc trình bày một cái nhìn mới qua một đề tài trước đây đã có nhiều tác giả viết tới. Cách nhìn mới đó đã được vạch ra rõ ràng trong bài tựa của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp như là một bản cẩm nang tối cần thiết khi ngài muốn cuốn sách này phải được viết theo một số tiêu chí đó là “đầy đủ”, “hiện đại”, “theo yêu cầu khắt khe của nghề viết sử”, “trong vòng xoáy của lịch sử”, “trên con đường hội nhập” tuy “dài thăm thẳm” nhưng cũng phải đi tới đích.

I.- Thiên Chúa GIÁO ĐẾN ĐẠI VIỆT, BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ XÃ HỘI.

Trong phần mở đầu của Lời Giới Thiệu, ĐGM Nguyễn Thái Hợp đã có viết rằng: “Đạo Công Giáo đến Việt Nam giữa lúc người dân Việt đang triền miên sống trong những cuộc nội chiến tàn khốc: đất nước bị chia đôi, lòng người ly tán, hiềm khích, đố kỵ, tàn sát lẫn nhau giữa Nam và Bắc triều. Trong bối cảnh ly loạn đó, các thừa sai luôn bị nhìn với những cặp mắt canh chừng, hiềm khích, đố kỵ và cũng thường bị “chụp mũ” làm tay sai cho đối phương, nội thù cũng như ngoại xâm! Đàng khác, các bên xung đột đều lợi dụng các nhà truyền giáo để giữ liên lạc với tàu buôn Tây phương hầu mua khí giới sát thương và trao đổi hàng hóa, nhưng cũng dễ dàng trục xuất họ vì lý do chính trị.” (trang 13). Từ những dòng kế tiếp bắt đầu “Ở Đàng Trong… cho đến hết câu “…và tình đồng đạo.” chúng tôi thấy ĐGM Nguyễn Thái Hợp đã tóm lược đậm nét khung cảnh bi thảm của đất nước để nói lên tình trạng đen tối của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong đó dĩ nhiên có số phận của Giáo phận Vinh do Ngài coi sóc hiện nay. Thực trạng của đất nước khi đạo Công Giáo du nhập vào VN có bi thảm đến độ như vậy hay không xét về nhân tâm cũng như về cuộc sống, thiết tưởng đó là những vấn đề cần phải đào sâu tìm hiểu.

11.- Đạo Công Giáo và thời điểm xuất hiện trong lịch sử Việt Nam.

Vào thế kỷ XIX, Leopold von Ranke (1795-1886), một sử gia lừng danh nhất trong số những sử gia lớn của thế giới, đã để lại một gia tài kếch xù gồm 51 tác phẩm biên khảo về lịch sử, rất nổi tiếng khi nói rằng sử gia phải viết lịch sử y như nó đã từng xảy ra (historians should tell thing as it was). Ý kiến của ông đã được lặp đi lặp lại, biện luận và trong thời gian dài được xem như là một trong những tiêu chuẩn của phương pháp sử học. Kiến thức của ông về lịch sử rất đỗi uyên bác về nhiều lãnh vực trong phạm trù tri thức và kinh nghiệm của nhân loại (Xem Paul Weiss, History: Written and Lived, Southern Illinois University Press, 1962, pages 7-9).

Đặt lại thời điểm du nhập của đạo Công Giáo vào Việt Nam trong chính khung thời gian của nó cũng là đáp ứng một đòi hỏi của bộ môn phương pháp sử học.

Về thời điểm xuất hiện đạo Công Giáo tại Đại-Việt, Linh mục Nguyễn Phương (1921-1993) trong bài viết Cha Đắc-Lộ với sự thành lập Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam, đăng trên tạp chí Đại Học, cơ quan nghiên cứu Viện Đại Học Huế, số 1, tháng 2-1961 cho biết: “ Theo các tài liệu lịch sử hiện thời có thể thu thập được, thì đạo Công Giáo xuất hiện ở đất Việt vào quảng đầu thế kỷ XVI. “Theo sách Dã-lục thì tháng 3 năm Nguyên-hòa thứ nhất (1533) đời Lê Trang-Tôn, có người Tây-Dương tên là I-nê-Xu lén lút đến xã Ninh-cường, xã Quần-Anh, huyện Nam-Châu, và xã Trà-Lũ huyện Giao-thủy, ngấm ngầm truyền bá tả đạo Gia-Tô.” Thế là, ít ra, từ đó, đạo Công-giáo đã được biết ở Nam-Định.

Thực sự, việc đó không có gì khó hiểu, vì đầu thế kỷ XVI, các tàu buôn Bồ đã đi lại ở Ấn-độ-Dương và Nam-Hải. Người Bồ chiếm thành Goa năm 1510, Mã-Lai 1511, và năm đó, họ gửi một phái bộ sang Thái-Lan. Năm 1514, họ đến Canton, và không lâu sau họ đã biết bờ bể Đại-Việt, như các ông Fernado Perez năm 1516 và Duarte Cuelho năm 1524. Năm 1535, ông Antonio de Faria đã vào Vũng Đà-nẵng và đã chú ý đến cảnh trí của Hải-phố (Hội-An). Vậy, trước đó, chắc cũng đã có tàu Bồ vào Vịnh Bắc-Việt, và đang khi các thương gia mua bán cùng dò tình thế, thì có thể Linh-mục Tuyên-úy của tàu đã tiếp xúc với dân địa phương cùng giảng cho họ về Thiên-Chúa-giáo, tức là đạo Gia-tô. Mà đó phải là một biến-cố có tiếng dội, vì người ta đã nhớ lấy và ghi lại trong dã-sử.

Một sử liệu nữa nói đến Thiên-Chúa-giáo ở Việt Nam vào thế kỷ XVI, đó là bản gia-lục họ Đỗ ở Thanh-Hóa. Bản đó cho biết rằng ông Đỗ-Công-Biều, vào niên hiệu Chính-trị, làm Lại-bộ thuyên khảo thanh lại ti viên ngoại lang, tước Lương-khê-nam, có hai con trai “tòng Hòa-lan đạo”. Hiệu Chính-trị là hiệu thứ hai của Lê-Anh-Tôn, sau hiệu Thiên-hựu và ăn từ 1558 đến 1571. Bấy giờ là thời họ Trịnh đánh với họ Mạc, nên phải liên lạc nhiều với thương gia ngoại quốc để mua khí giới. Theo công trình nghiên cứu của các sử gia Poncet và Cadière – mà bấy giờ người ta gọi là đạo Hòa-lan – trong một dịp đi sứ ở Áo môn.”

Tài liệu ngoại quốc cho biết rằng phái bộ bốn giáo-sĩ dòng Phanxicô đến Đại-Việt đầu tiên là vào năm 1583. Người lãnh đạo gọi là Diego Oropesa. Năm sau đó, có phái bộ của giáo sĩ Bartholorme Ruiz đến và được Mạc-mậu Hiệp trọng đãi. Kế đó là các giáo-sĩ Alfonso de Corta, Gonsalves da Sao vào giảng đạo ở Thanh-Hóa, ở An-Trường, năm 1588-1589. Các giáo-sĩ nầy lưu lại ở Thanh một thời gian và công việc xem ra có một vài kết quả. Pedro Ordunez de Cevallos, trong tập ký sự của ông, có kể chuyện một công chức nhà Lê đã theo Thiên-Chúa-giáo vào thời nầy và đã lập một dòng tu ở An-Trường năm 1591. Sử-gia Poncet đã đến tận nơi khảo sát di tích, và cho rằng Mai-Hoa Công-chúa là một nhân vật lịch-sử chứ không phải là một chuyện bịa.” (trang 71-72).

Tư liệu của Dã-lục ở trên được trích ra từ phần chua (tức chú thích) của Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục gọi tắt là Cương Mục, bản in chúng tôi có là tập II, Viện Sử Học, do nhà xb Giáo Dục, 1998, trang 301). Dã lục cũng như dã sử là sách của tư gia ở dân gian ghi chép, khác với sách của sử quan, nên gọi tên như thế. Tài liệu ngoại quốc mà sử gia linh mục Nguyễn Phương nói ở đây có lẽ là cuốn Essai sur les Origins du Christianisme au Tonkin et dans les autres pays annamites của Romanet du Caillaud, xuất bản ở Paris năm 1915, trang 34 và Bulletin Des Amis Du Vieux Hué (B.A.V.H) Juillet-Décembre 1931, trang 280.

Cũng Cương Mục, ở mục lời chua có hai đoạn nói về Lỵ (hay Lợi) Mã Đậu, 利 玛 窦 tức Matteo Ricci, một là của Nhất thống chí nhà Thanh chép năm Vạn lịch thứ 9 (1581) có Lỵ Mã Đậu mới vượt biển đến vụng Hương Sơn thuộc Quảng Châu; đến năm thứ 29 (1601) Lỵ Mã Đậu vào Yên Kinh, đồ đệ của ông ta theo đến rất đông, đều tôn sùng đạo Thiên Chúa, họ rất có tài về việc chế tạo và sáng tác; một là của sách Kiên biểu bí lục của Chử học Giá nhà Thanh chép: cuối năm Gia-Tĩnh (1522-1566) triều Minh, Mã Đậu học tập người đồng bạn đi tàu vượt biển du lịch các nước gồm 6 năm, đến nước An Nam rồi vào địa giới Quảng Đông. (Sách đã dẫn, trang 301). Sách của Chử học Giá thuộc loại bí lục (cũng như Gia Tô Tây Dương bí lục một thời được in và phát hành ở VN trước đây nhằm góp sức tấn công đạo Công Giáo) nên cũng khó mà kiểm chứng được những chuyện thực hư, vì nếu Lỵ Mã Đậu có tới An Nam thì chắc cũng có hoạt động truyền giáo ở đây, nhưng điều này chỉ là ước đoán. Tác phẩm Christians in China A.D. 600 to 2000 của Linh mục Jean-Pierre Charbonnier, do Les Indes Savantes ở Paris xuất bản năm 2000, cơ sở Ignatius tại San Francisco in lại năm 2007 nói nhiều đến các hoạt động của Matteo Ricci nhưng không thấy đề cập việc ngài có đến nước An Nam.

Sử gia Lê Thành Khôi trong tác phẩm Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, có viết: “ Tiếp theo sau các thương gia là các linh mục người châu Âu. Người đầu tiên được nói đến trong sách sử Việt Nam là một người nào đó có tên là Inêkhu, vào năm Lê Trung hưng (1533), có lẽ đã vào giảng đạo tại tỉnh Sơn Nam (Nam Định.- Cương Mục, q. XXXIII, trang 6b). Châu Á lúc này nằm ở nửa thế giới phía đông của kinh tuyến Acores được giáo hoàng Alexandre VI đặt dưới quyền bảo trợ của Lisbon vào năm 1493. Quyền bảo trợ này bao gồm cả phần đời lẫn phần đạo, và Bồ Đào Nha khư khư ôm lấy các đặc ân vật chất lẫn tinh thần được gói ghém trong quyền bảo hộ của họ. Mọi thừa sai sang truyền giáo tại vùng châu Á phải xuống tàu tại Lisbon. Các tàu này sẽ đi qua Goa, thủ đô của miền Đông Ấn, đuợc đặt dưới quyền kiểm soát của một vị phó vương và của Tòa án dị giáo. Tới đất truyền giáo, các thừa sai, theo nguyên tắc, chỉ được phép hoạt động dưới quyền của một bề trên người Bồ Đào Nha. Chính vào đầu thế kỷ XVII, các cuộc truyền giáo đầu tiên được thiết lập tại Đại Việt và do các thừa sai dòng Tên bị trục xuất khỏi Nhật Bản theo lệnh cấm đạo của Tokugawa.” (Nhà xb Nhã Nam/Thế Giới, 2014, trang 335).

Trong cuốn La République du Việt-Nam et les Ngô-Đình (do L’Harmattan tại Paris xuất bản năm 2013), các tác giả Ngô-Đình Quỳnh, Ngô-Đình Lệ Quyên (+2012), Jacqueline Willemetz có viết rằng “vào thế kỷ 14 gia đình Ngô-Đình sẽ là một trong các gia đình đầu tiên trở lại đạo Công Giáo sau khi nhận được sự dạy dỗ và suy tư về đạo từ một trong những thừa sai dòng Phan-Sinh, cha Odorico, sinh quán tỉnh Pordenone nước Ý. Được gửi đi làm thừa sai vào khoảng năm 1320, ngài đã tới Việt Nam sau khi đi khắp phương Đông từ Ấn độ tới Trung Hoa.” (Au 14ème siècle, la famille Ngô-Đình sera l’une des premières familles à se convertir au catholicisme après avoir recu et médité l’enseignement d’un père missionnaire franciscain. Il s’agit du Père Odorico, natif de Pordenone en Italie. Envoyé comme missionnaire aux alentours de 1320, il parvint au Vietnam après avoir parcouru l’Orient, de l’Inde jusqu’à là Chine.” (trang 11). Trong lời cước chú ở trang 12, cuốn sách này cho biết cha Odorico sinh tại Pordenone nước Ý vào khoảng 1286, có thể rút gọn câu chuyện về những cuộc hành trình của ngài khi ngài đến Ấn độ là vào khoảng 1321 và ngài đến Viễn Đông trong vòng ba năm trong thời gian đầu năm 1323 cho đến cuối năm 1328, thời điểm ngài trở lại nước Ý. Ngài mất tại tu viện các cha Phan Sinh ở Udine, thủ phủ của Frioul ngày 14 tháng giêng 1331, sau đó ngài được phong á thánh.

Linh mục Nguyễn Hồng qua sách Lịch sử truyền giáo ở Việt-Nam, cho biết “Theo nhiều nhà chép sử truyền giáo miền Đông-Á thì vào thế kỷ XIV, cha Odorico de Perdenone trong cuộc vượt biển từ Âu-châu sang Á-châu có đỗ lại ở tỉnh Bình-Định lúc đó còn là đất của người Chiêm Thành, đời vua Chế-A-Nan (1318-1343). Trước Cha, vào thế kỷ XI I I, Marco Polo trên con đường từ Vân-Nam xuống Chiêm Thành cũng qua đất Việt.” (Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt-Nam, quyển I, nhà xb. Hiện Tại, 1959, trang 17).

Trong cuốn sách Christians in China trích dẫn ở trên, Linh mục Jean-Pierre Charbonnier có đề cập đến linh mục Odorico, nguyên bản viết Odoric da Pordenone mà trong danh mục cuối sách có ghi tên Trung Hoa là Hòa Đức Lý 和 德 理,cho biết linh mục Odorico rời Ý khoảng 1314 và đến Trung Hoa năm 1323. Ngài tới Quảng châu rồi lên Bắc kinh, ở đó làm phụ tá cho Tổng Giám Mục Montecorvino trong ba năm.

Việc đạo Công Giáo truyền vào Việt Nam, theo tư liệu của hậu duệ dòng họ Ngô Đình, cho biết dòng họ này theo đạo từ thế kỷ XIV cũng có thể là một sự kiện cần tìm hiểu thêm khi nhân vật chính là linh mục Odoric là người đã có mặt tại Trung Hoa khá sớm, và được giới nghiên cứu sử học thế giới để cập đến trong nhiều sách sử. Trong cuốn sách nầy, các hậu duệ dòng họ Ngô-Đình có nhắc tới Ngô Quyền nhưng không khẳng định nguồn gốc Ngô Đình là xuất phát từ vị vua anh hùng này có thể họ chưa đủ bằng chứng, hoặc họ để việc làm đó cho các sử gia như từng làm trước đây hoặc sau này. Trong bài dẫn nhập, họ cho biết đã quyết định mở thư khố gia đình để viết thành cuốn sách trên, và với việc tiết lộ dòng họ Ngô-Đình đã gia nhập đạo Công Giáo từ thế kỷ XIV, chúng tôi nghĩ rằng nhóm hậu duệ đó có đủ tư liệu để khẳng định vấn đề này.

“Lịch sử Giáo phận Vinh”, bắt đầu chương II ở trang 39 cũng có một tiết ngắn nói về “Dấu vết ban đầu của Công Giáo ở Việt Nam” đề cập đến các hoạt động của các thừa sai Phan Sinh và Đa Minh với những tư liệu trích dẫn rất đầy đủ, ban chủ biên cho biết công cuộc truyền giáo đích thực và chính quy ở Việt Nam chỉ thật sự bắt đầu với các thừa sai Dòng Tên vào đầu thế kỷ XVII. Điều này có lẽ cũng lý giải được phần nào lời giới thiệu của ĐGM Nguyễn Thái Hợp, tuy nhiên nếu tiết đó được đưa vào phần mở đầu thì sẽ giải tỏa được thắc mắc về thời điểm xuất hiện của đạo Công Giáo ở Việt Nam.

12.- Vài nét khái quát về xã hội Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Về “những cuộc nội chiến tàn khốc” mà ĐGM Nguyễn Thái Hợp muốn nêu ra ở Lời Giới Thiệu cần hiểu là các cuộc chiến tranh giữa triều đại nhà Mạc (1527- 1592) với nhà Lê Trung Hưng (1533-1788), và cuộc chiến giữa hai họ Trịnh-Nguyễn (1627-1672). Sử gia Trần Trọng Kim đã dùng các chữ Bắc triều, Nam triều để chỉ các cuộc chiến tranh giữa họ Mạc và vua Lê chúa Trịnh mà “tỉnh Thanh-Hóa làm biên thùy cho hai tiểu quốc” (Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, quyển I, bản in lần thứ hai, 1965, trang 28). Nếu là “Nam và Bắc triều” như trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim tức là chỉ lãnh thổ triều Mạc và họ Lê-Trịnh từ 1533 đến 1599 thì sự đất nước chia đôi không thấy trên thực địa qua một chiến tuyến rõ ràng nào cả, còn nếu bốn chữ đó là để chỉ cuộc phân tranh không có kẻ thắng người bại trong 45 năm giữa hai họ Trịnh Nguyễn thì nên dùng danh từ Đàng Trong và Đàng Ngoài vì sự phân chia đất đai giữa hai thế lực nhìn thấy rất rõ ràng qua ranh giới của một con sông là sông Gianh. Dù vậy trên mọi công văn, giấy tờ, sổ sách, sắc dụ quân lệnh khi các chúa Nguyễn cai trị và mở mang Đàng Trong, họ vẫn dùng danh nghĩa nhà Lê tức là dùng niên hiệu nhà Lê; và như thế đất nước tuy chia mà không chia. Chúng tôi mạo muội nghĩ rằng những cụm từ “đất nước chia đôi”, “lòng người ly tán”, “hiềm khích, đố kỵ, “tàn sát lẫn nhau” xem ra phản ảnh đúng tâm thức của cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) hơn là thực tế của cuộc tranh đoạt vương quyền giữa thời Lê-Mạc hay thời Trịnh Nguyễn, bởi vì như linh mục Christoforo Borri, một giáo sĩ người Ý, đầu thế kỷ XVII, đã nhận xét về tâm tình người dân Việt như sau: “ Họ rất hòa hợp, ăn ý với nhau, đối xử với nhau một lòng ngay thẳng, thật thà như họ đều là anh em sinh ra và lớn lên trong cùng một nhà vậy, cho dù họ chưa từng thấy nhau, biết đến nhau bao giờ.” (Christoforo Borri, Relation de la nouvelle mission au royaume de la Cochinchine, Revue Indochinoise, 4-1909).

Một thương nhân Pháp, Pierre Poivre, giữa thế kỷ XVIII ghi nhận rằng: “ Dân cả hai miền đều nói chung một ngôn ngữ, theo cùng một phong tục và quý mến nhau.” (Description de la Cochinchine, Revue de l’Extrême-Orient, t. III (1884), tr. 84).

Dĩ nhiên hễ nói đến chiến tranh thì tất nhiên cũng có chết chóc, mất mùa, đói kém vì lực lượng nông dân được huy động cung ứng cho chiến trường dù thuộc phe phái nào, bởi vậy một sử gia ngoại quốc, bà Li Tana đã có những ghi nhận như sau:

“Vào năm 1594: Bấy giờ các huyện ở Hải Dương nhân dân mất mùa to, đói kém đến ăn thịt lẫn nhau, chết đói đến một phần ba” (Toàn Thư, quyển 3, trg. 902). Đây có lẽ là thời thảm họa dài nhất trong lịch sử Việt Nam với một cuộc nội chiến dữ dội kéo dài mấy thập niên, với 14 năm mất mùa trong vòng 49 năm… Ngoài số người chết vì nạn đói và dịch, cuộc chiến tranh giữa nhà Lê và nhà Mạc cũng đã gây nên những tổn thất nặng nề về nhân mạng. Có trên 40 cuộc đụng độ lớn vào các năm 1539 đến 1600 và vùng đất từ Thăng Long đến Thanh Hóa thường là nơi diễn ra các cuộc đụng độ này.” (Li Tana, Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam Thế kỷ 17 và 18, Nhà xb. Trẻ, 1999, trang 37, bản dịch Nguyễn Nghị). Trương Hữu Quýnh, trong cuốn Chế Độ Ruộng Đất Ở Việt Nam, Nhà xb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1983, tập 2, trang 16) ước lượng có đến “hàng chục vạn trai tráng đã chết” trong thời kỳ này.

Cũng theo công trình nghiên cứu của Li Tana, “Vào thế kỷ 17, trong suốt năm mươi năm chiến tranh Trịnh-Nguyễn, cuộc di dân từ phía bắc vẫn tiếp tục, như công trình nghiên cứu mới đây của nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá, cho thấy rõ. Theo tác giả, gia phả của sáu mươi ba dòng họ ở phía bắc Quảng Nam ghi là tổ tiên của họ đã tới đây trong thời chiến tranh Trịnh-Nguyễn.” (Li Tana, Sách đã dẫn, tr. 38).

Ở một chỗ khác, cũng trong Lời Giới Thiệu (trang 14), ĐGM Nguyễn Thái Hợp có viết: “Tuy nhiên, đứng trên bình diện lịch sử, người ta không thể không đau xót khi thấy Tin mừng đã đến Việt Nam vào đúng giai đoạn bi thảm nhất: bên trong cuộc nội chiến dai dẳng đang đẩy dân tộc vào cảnh nồi da xáo thịt; còn bên ngoài các thế lực thực dân đang lăm le thôn tính mảnh đất hình chữ S này. Đất nước khánh kiệt và điêu linh, nhân tâm ly tán, lòng người đố kị, thù hận, đối kháng nhau. Riêng nhà cầm quyền không những chẳng mấy thiện cảm với “tôn giáo ngoại lai”, mà còn coi sự hiện diện của các thừa sai ngoại quốc với đám tín đồ đông đảo người Việt như một đe dọa cho quyền bính chính trị của mình.”

“Cuộc nội chiến” nói ở đây cũng gợi thêm thắc mắc. Nếu là năm 1627 tức thời điểm khai diễn trận chiến đầu tiên giữa Đàng Ngoài với Đàng Trong thì lúc đó Tin Mừng đã có mặt ở Nam hà được 12 năm. Năm 1627 cũng là năm cha Đắc-lộ truyền đạo ở Thanh-Hóa lúc Trịnh Tráng chuẩn bị quân lực đi đánh Đàng Trong. Cha rất thành công trong việc giảng đạo, cuối năm 1627 có 1200 người theo Công Giáo. Năm 1628 số đó thêm 2.000, năm sau thêm 3.500. Tin Mừng như vậy được phát triển trên vùng đất khá thuận lợi dù đang có cuộc chiến với Đàng Trong, nếu không có các thế lực phá hoại như các phi nữ và các quan nội giám của phủ Chúa.

Đoạn văn “ bên ngoài các thế lực thực dân đang lăm le thôn tính mảnh đất hình chữ S này” đặt vào thời điểm đạo Công Giáo truyền vào Việt Nam thượng bán thế kỷ 17 thì thật quá sớm và thật sự chỉ đúng với hơn hai thế kỷ sau khi chiến thuyền Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858.

Những điều mô tả về xã hội như “đất nước khánh kiệt và điêu linh, nhân tâm ly tán, lòng người đố kỵ, hận thù, đối kháng nhau” nói ở trên có lẽ đúng với Đàng Ngoài hơn là với Đàng Trong bởi vì năm kỷ tị (1629) khi Trịnh Tráng nói đến việc tái xâm Đàng Trong, Nguyễn Danh Thế là một vị tướng đã từng dẫn 5.000 quân vào đánh họ Nguyễn năm 1627, đã can chúa với những lời rất chính xác về tình hình hai bên, thẳng thắn nhận định rằng “nay miền nam hòa mục, nước giàu binh mạnh, mà ta liên niên đói kém, quân nhu không đủ...”

Đàng Ngoài gặp nạn đói trầm trọng vào năm 1681 và tiếp đó là ba năm mất mùa tại Thanh Hóa. Nạn đói cũng diễn ra liên tục trong các năm 1712, 1713, 1721 tại một số nơi ở miền bắc.

Dưới thời chúa Trịnh Tùng, phủ liêu sống rất xa hoa trong khi dân chúng bị nạn tham nhũng, cường quyền bóc lột trấn áp thậm tệ khiến cho rất nhiều tờ khải được dâng lên chúa đề nghị các chính sách nhằm đánh dẹp miền nam, cải tiến chế độ như tờ khải của Thị lang bộ Hộ Diễn gia hầu Lê Bật Tứ tháng 10 năm 1610, rồi năm nhâm tí (1612) một nhóm khác gồm nhóm Nguyễn Duy Thì và nhóm Phạm Trân nói về sự mâu thuẫn trong phương cách trị dân của đấng cầm quyền và kẻ thừa hành có nhiều điều ghi nhận như sau: “Nay thánh thượng để ý đến dân, chính sách nào đem ra cũng cốt nuôi dân, mệnh lệnh nào ban xuống cũng cấm hại dân, lòng yêu dân của thánh thượng thật không khác gì độ lượng của trời đất cha mẹ. Hận một nỗi người thừa hành chưa biết thể theo đức ý của cấp trên, chỉ lo ăn ở hà khắc bạo ngược, đua nhau xa xỉ, coi một huyện thì làm khổ một huyện, coi một xã thì làm khổ một xã, phàm những cách sách nhiễu, không cách nào họ không làm, khiến dân trong nước con trai có người không áo, con gái có người không váy, các cuộc hát xướng không còn, các lễ cưới xin không đủ, các việc như sống phải nuôi, chết phải đưa, không trông cậy được vào đâu, ăn uống tiêu dùng hằng ngày đều thiếu, dân mọn nghèo nàn cho chí sâu bọ cỏ cây, đều không sống được một cách thích thỏa…” (Nguyễn Phương, Việt Nam Thời Bành Trướng: Trịnh Nguyễn, bản thảo chưa in, trang 136).

Năm 1618, một tờ biểu khác của nhóm Lê Bật Tứ, Lưu Đình Chất cũng được dâng lên chúa Trịnh nêu lên sáu việc : 1.- xin sửa chữa để cầu mệnh trời, 2.-ngăn quyền hào để nuôi sức dân, 3.- cấm phiền hà để dân có thể sống, 4.- cấm xa xỉ để dân phong túc, 5.- dẹp trộm cướp để dân được yên ổn, 6.- sửa quân chính để bảo hộ dân sinh.

Cũng năm 1618, các triều thần lấy danh nghĩa tập thể dâng lên hai bài liền, một bài cho chúa và một bài cho vua đại khái cũng cho rằng chính quyền thối nát vô cùng và rằng người dân gian khổ hết chỗ nói, rằng yêu cầu tu đức, sửa đổi chính lệnh, đặc biệt có những chỗ đáng ghi như sự trách móc của triều thần: “… việc thu thuế đã có bộ Hộ, mà lại sai người ra dân thu tranh, việc kiện cáo đã có nha môn xét hỏi, lại giản hoặc nghe người vu cáo bắt người lấy của, việc quân đã có phủ ty vệ sở, lại gián hoặc sai người bắt lấy quân dịch nặng nề…kỷ cương pháp độ đã có phép cũ để lại, như tướng chỉ coi quân, không được coi dân, mà nay bọn cai quản lại chuyên coi dân, chuyên lấy của, chuyên giết người, lại tuyển riêng lấy thêm binh, một nhà đến 6, 7 người, thu nặng thuế công, một thửa ruộng đến 3, 4 lớp tô, bọn cai tổng, cai xã thì bắt hỏi việc kiện về hộ hôn điền thổ, đường thủy, đường bộ thì đặt riêng nha môn tuần ty, tuần sát…(Nguyễn Phương, bản thảo chưa in, trang 141).

Cả một thực trạng đau khổ, đói rách, bất ổn, nhân tâm ly tán, tham nhũng chồng chất của xã hội Đàng Ngoài rõ ràng phơi bày ra trước mắt.

Nếu nói rằng Tin Mừng đến Việt Nam thì thời điểm chính xác là năm 1615 khi các giáo sĩ Francisco Buzomi và Diego Carvalho từ Áo-môn đến Nam-hà. Lúc này chưa xảy ra chiến tranh giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài. Dưới sự cai trị của chúa Nguyễn Hoàng, Đàng Trong dần dần trở nên hưng thịnh. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết về Chúa Tiên Nguyễn Hoàng như sau: “ Hoàng vỗ trị mấy chục năm, chính lệnh khoan hòa, thường ban ân huệ, dùng phép công bằng, chấn chỉnh, khuyên răn tướng sĩ bản bộ. Cấm chỉ, trừ bỏ bọn hung ác, dân hai trấn đều cảm mến nhân đức, thay đổi phong tục, chợ búa không nói thách, dân chúng không làm giặc, cổng ngoài không đóng, thuyền buôn nước ngoài đều tới buôn bán trao đổi phải giá, quân lệnh nghiêm cẩn, người người gắng sức. Do vậy, họ Mạc không dám dòm ngó, trong cõi được an cư lạc nghiệp.” ( Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Tập 3, Nhà xb. Khoa Học Xã Hội, 1998, trang 147).

Xã hội Đàng Trong được tổ chức chu đáo theo chính sách “dạy dân luyện lính” của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng nhằm lôi cuốn người di dân từ Đàng Ngoài, như nhẹ thuế khóa, nhiều ưu đãi trong phân phối đất đai, tổ chức thi cử để tuyển lựa nhân tài v.v… nên từ trước khi có chiến tranh (1627) cho đến về sau vẫn có rất nhiều gia đình từ các vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh trốn vào Đàng Trong. Đất có lành chim mới đậu, sử gia Li Tana cho biết “Thuận Hóa, dĩ nhiên, trở thành nơi trú ẩn của dân tỵ nạn từ phía bắc. Tiền Biên ghi nhận có hai làn sóng tỵ nạn đổ về Thuận Hóa vào các năm 1559 và 1608.” (Li Tana, Sách đã dẫn, tr. 38.) Cụ thể là việc Đào Duy Từ người tỉnh Thanh Hóa, bất mãn với Đàng Ngoài mà bỏ vào Đàng Trong, tìm kế tiến thân và đã được trọng dụng.

Dĩ nhiên sự hình thành của một Đàng Trong khởi đi từ năm 1558 khi Chúa Nguyễn Hoàng được Trịnh Kiểm cử vào Trấn thủ đất Thuận Quảng mà như sử gia Li Tana nói: “Trịnh Kiểm chỉ có ý tống khứ một địch thủ. Nhưng ông đã đi sai nước cờ. Và thay vì tống khứ, ông lại đã cho không Nguyễn Hoàng một vương quốc. Và một chuỗi các sự kiện diễn ra đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung.” (Li Tana, Sđd, trang 15).

Linh mục Léopold Cadière, trong cuốn “Le mur de Đồng-Hới” đã từng nói lên sự khác biệt trong quan điểm chiến tranh giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài qua lời của tướng Nguyễn Hữu Dật khi trả lời cho Trịnh Căn: “Trước mắt chúng ta là người ngoại quốc.” Theo cha Cadière, quân đội Đàng Trong chiến đấu vì nền độc lập của họ trong khi quân đội Đàng Ngoài chiến đấu vì tham vọng của vua chúa ngoài ấy. (La flame du patriotism excitait leur ardeur: “Ceux que nous avons devant nous sont l’étranger,” disait fièrement Hữu Dật ern 1672. Ils luttaient pour leur independence. Les Tonkinois, au contraire, bien que détestant cordialement les gens du Sud, combattaient surtout pour satisfaire l’ambition de leur souverain. Le Mur de Đồng-Hới, etude sur l'établissement des Nguyễn en Cochinchine, page 235).

Dựa trên thực tế lịch sử, chúng tôi cho rằng thực trạng xã hội của Đàng Ngoài và Đàng Trong phản ảnh hai khuôn mặt khác nhau khi đạo Công Giáo được truyền vào trên đất nước chúng ta. Đàng Trong là một vương quốc mới đón chào rất nhiều các tầng lớp lưu dân bỏ vùng đất cũ là miền bắc để xuôi nam lập nghiệp trong tinh thần hội nhập với những thể chế được xây dựng tương đối tự do, với nhiều ưu đãi như nói ở trên về đất đai, thuế khóa, chế độ thi cử, giao lưu hướng ngoại. Mức sống của dân chúng Đàng Trong so với Đàng Ngoài cao hơn, giàu có hơn như sự miêu tả của Lm Christoforo Borri trong cuốn Xứ Đàng Trong Năm 1621 của ông qua những trang nói về y phục các giới trong xã hội, chế độ ẩm thực, cơ chế quân sự, y khoa, vệ sinh v.v… Người Đàng Trong “để cho mọi người tự do sống theo đạo của mình… phục giáo thuyết của người nước ngoài và dễ dàng chuộng đạo giáo của người nước ngoài hơn đạo giáo của mình…” (trang 53).

Mô tả về con người Đàng Trong, năm 1618, nhân chuyến ghé thăm Đà Nẵng, Lm Christoforo Borri có những lời như sau: “… Họ (người Đàng Trong) có thân hình vừa phải, nghĩa là không nhỏ như người Nhật, không lớn như người Hoa; họ lại vạm vỡ và rắn chắc hơn cả hai giống người ấy, đồng thời họ hơn hẳn người Hoa cả về trí tuệ lẫn can trường…Và, do bản tính, người Đàng Trong dễ thương và lịch thiệp hơn trong sự tiếp xúc với người Âu Tây, dẫu họ có tự đánh giá cao về mình. Hô nghĩ rằng nếu nổi giận thì là hạ thấp mình. Trong khi tất cả các nước khác ở phương Đông xem người Âu Tây như những kẻ phàm tục, ghê tởm họ, và mỗi khi lần đầu chúng ta vào xứ sở nào để tiếp xúc thì những người ấy vội vàng lánh xa ta. Còn ở Đàng Trong, hoàn toàn ngược lại, họ lũ lượt đến chen vai thích cánh với ta, họ hỏi ta cả ngàn chuyện, mời ta về nhà dùng cơm. Nói tóm lại là họ vận dụng đủ mọi thứ bặt thiệp, thân mật và tao nhã.”

(Bài Les Européens qui ont vu le vieux Hué : Cristoforo Borri. Trong tạp chí BAVH, 1931, tháng 7-12, tr. 308. Dẫn lại theo Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, Nhà xb. Trẻ, 1999, tr. 64).

Sau chiến tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn, nhân dân hai bên bờ sông Gianh vẫn qua lại giao thương, sinh sống với nhau như giới nghiên cứu sử học đã từng thừa nhận. (Xin tham khảo thêm Linh mục Léopold Cadière, Géographie historique du Quang-Binh, Le mur de Dong-Hoi; Nguyễn Tú, Những nét đẹp về văn hóa Quảng Bình (4 tập ), Quảng Bình Nhân Vật Chí; Phan Huy Lê, trong bộ Tìm Về Cội Nguồn. – ) (Còn tiếp).

Nguyễn Đức Cung

Philadelphia June 08-2017
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chỗ Ở
Nguyễn Trung Tây, Lm. SVD
18:26 08/06/2017
CHỖ Ở
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở;
nếu không, Thầy đã nói với các con rồi,
vì Thầy đi dọn chỗ cho các con.
Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con,
thì Thầy lại đến và đem các con về với Thầy,
để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó.
(Gioan 14:2-3).