Ngày 07-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:51 07/07/2015
TUYÊN VƯƠNG BẮN CUNG
N2T

Châu Tuyên vương rất thích bắn cung, thích nghe người khác nói về sức mạnh của mình vượt qua người khác là có thể sử dụng loại cung rắn chắc. Thật ra cái cung mà ông ta đang sử dụng, chỉ cần dùng một phần ba sức mạnh là có thể kéo ra.
Một hôm, ông ta đem cái cung của mình giao cho tả hữu thị vệ truyền nhau xem, thị vệ chỉ kéo cung ra một nửa bèn giả vờ kéo không nổi, bèn cùng nhau lớn tiếng khen ngợi:
- “Đúng là cái cung cứng rắn hiếm có, nặng ít nhất cũng là chín thạch ( Một thạch bằng 10 đấu (hoặc thùng), khoảng 100 lít.), nếu không phải thần lực của đại vương thì ai có thể kéo ra được cái cung này chứ ?”
Tuyên vương dương dương đắc ý, cho đến khi chết thì cũng cứ cho rằng cái cung của mình cứng rắn nặng đến chín thạch.
(Doãn văn tự )

Suy tư:
Ở đời ai cũng thích được người ta khen mình, từ nhà vua cho đến người dân ngu khu đen ai cũng muốn được khen, có người dùng phương pháp khen để khích lệ người khác; có người khi nghe ai khen mình hay giỏi thì quên mất tiêu mình là ai, chỉ biết được khen là thoả mãn lắm rồi.
Đức Chúa Giê-su rất ít khi khen ai, trong Phúc Âm, hình như Ngài chỉ khen có năm lần mà thôi, cũng có nghĩa là toàn bộ cuộc đời của Ngài, Ngài chỉ có khen năm lần trong năm trường hợp khác nhau, mà trường hợp nào cũng đáng cho chúng ta bắt chước khi muốn khen người khác:
- Ngài khen ông Gio-an tẩy giả: “Tôi nói thật với anh em, trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọn hơn ông Gio-an Tẩy giả” ( Mt 11, 11)
- Ngài khen ông Phê-rô khi ông tuyên xưng ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô: “Này anh Si-mon con ông Gio-an: anh thật là người có phúc…” ( Mt ( 16, 17)
- Ngài khen cô Ma-ri-a: “Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.” ( Lc 11,4)
- Ngài khen những người nghe và giữ lời Ngài : “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” ( Lc 11, 28)
- Ngài khen người đàn bà góa nghèo bỏ tiền vào hòm dâng cúng: “Thầy bảo thật anh em, bà góa nghèo này bỏ vào thùng nhiều hơn hết…”( Mc 12, 43; Lc 21, 3)
Ngài không khen ông Gio-an Tẩy giả học giỏi thông minh xuất chúng, nhưng khen ông vì ông được diễm phúc thấy được những điều mà các tiên tri muốn thấy cũng không được; ngài không khen ông Phê-rô là người nhanh nhẹn, mau miệng, nhưng vì ông đã được Thần Khí soi sáng tuyên xưng Ngài là Đức Ki-tô; Ngài cũng không khen cô Ma-ri-a là mỹ mữ đẹp tuyệt vời, nhưng khen cô vì cô chọn cho mình phần tốt nhất; Ngài không khen những người nói giảng thao thao bất tuyệt, mà chỉ khen ngợi những ai nghe và biết thực hành Lời Chúa; và Ngài cũng chẳng khen những người giàu có của cải tích trữ đầy kho để rồi ăn chơi xả láng, mà Ngài chỉ khen người đàn bà góa nghèo nhưng lòng hảo tâm thì giàu có hơn người.
Đúng là những lời khen có giá trị ngàn đời vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:53 07/07/2015
N2T

25. Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ hiền của những kẻ mồ côi. (Thánh Bonaventura)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa sai các Tông đồ đi giảng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:01 07/07/2015
Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 6, 7-13

CHÚA SAI CÁC TÔNG ĐỒ ĐI GIẢNG

Một trong những điều kỳ diệu nhất Chúa Giêsu đã làm là thiết lập Nhóm Mười Hai. Ngài qui tụ họ từ nhiều giới trong xã hội Do Thái lúc đó. Nhóm Mười Hai được Chúa kêu mời: họ là những ngư phủ, thu thuế, lao động. Chúa dạy dỗ họ, uốn nắn họ, cho họ sống thân mật gần gũi với Chúa. Ngài đã làm phép lạ trước mặt họ, cho họ tham gia vào những công việc mà Chúa làm hằng ngày. Chúa tin tưởng họ. Sau khi ở với Ngài một thời gian ( Mc 3, 14 ). Chúa sai các ngài đi thực tập rao giảng, làm việc truyền giáo, làm việc tông đồ…

Chúa sai các môn đệ lên đường, Ngài trang bị cho các ông những quyền năng: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ ( Mc 6, 7 ). Rồi Chúa Giêsu chỉ thị cho các ông :” không được mang gì đi đường, trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo “ ( Mc 6, 8-9 ). Sở dĩ Chúa dặn và truyền cho các ông như thế để các ông hoàn toàn siêu thoát và luôn tin tưởng, phó thác vào sự quan phòng của Chúa, cậy trông vào lòng tốt của con người. Các ông ra đi không có một chút bảo đảm nào ! Các môn đệ đi khắp nơi, rao giảng khắp chốn, không đóng đô, đóng trụ ở một nơi nào dù những nơi đó các ông gặp nhiều thuận tiện và thành công bởi vì các ông nhớ lại lời Chúa : ” Không Thầy các con không thể làm gì được “ hoặc “ Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh để Thầy còn rao giảng ở đó nữa “ ( Mc 1, 38 ). Các môn đệ phải luôn có tư thế sẵn sàng:” đến và đi “. Nơi nào cần thì đến, xong rồi đi…Đó là tính cơ động của người môn đệ, người tông đồ của Chúa.

Điều các môn đệ phải làm là rao giảng về Nước Thiên Chúa đang đến và giới thiệu Đức Kitô. Nhưng đồng thời các ngài cũng kêu gọi con người sám hối, hoán cải như Chúa Giêsu khi bắt đầu sứ mạng công khai đã công bố: ”Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Các tông đồ phải mạnh dạn nói lên sự thật, không được bóp méo sự thật và những đòi buộc của Phúc Âm. Họ luôn sẵn sàng dù được đón nhận hay bị khước từ. Thành công không tự phụ, tự mãn và thất bại cũng không cay đắng vì: ” Phaolô trồng, Apollo tưới và Chúa mới cho mọc lên “ ( 1 Co 3, 6 ). Do đó, các tông đồ đã hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó cho họ. Bởi vì, khi về trời Chúa vẫn luôn tin tưởng vào Nhóm Mười Hai và một số ít người phụ nữ đạo đức đã từng đi theo Chúa và các tông đồ. Hôm nay, Chúa tiếp tục trao cho mọi người chúng ta sứ mạng rao giảng Tin Mừng giữa lòng đời. Chúng ta tiếp tục phải nói lên những đòi hỏi của Tin Mừng và không được làm vơi nhẹ những điều Chúa đòi buộc. Chúng ta không được mị dân, vuốt ve dân mà bóp méo Tin Mừng. Phúc Âm luôn luôn phải được rao giảng lúc thuận cũng như lúc nghịch như lời thánh Phaolô viết :” Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng “ ( 1 Co 9, 16 ).

Chúa vẫn trao cho chúng ta những hành trang như đã trang bị cho các tông đồ : quyền rao giảng, quyền chữa bệnh và quyền xua trừ ma quỷ. Chúng ta vẫn công bố Tin Mừng về Nước Trời khi chúng ta sống lời Chúa, sống đạo gương mẫu và làm chứng cho Chúa. Chúng ta vẫn xua trừ ma quỷ khi chúng ta đẩy xa chúng ta những thói hư, tật xấu, những điều tiêu cực ra khỏi con người chúng ta.Chúng ta vẫn chữa lành bệnh hoạn tật nguyền khi chúng ta biết nâng đỡ kẻ cô thân yếu thế và thăm viếng những người bệnh hoạn.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con hiểu được sứ mạng rao giảng của mỗi người chúng con. Xin giúp chúng con luôn biết công bố Nước Trời, giới thiệu Đức Kitô dù lúc thuận hay lúc nghịch. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa sai ai đi rao giảng ?
2.Tại sao Chúa lại tin tưởng Nhóm Mười Hai ?
3.Chúa trang bị cho các tông đồ những gì khi đi rao giảng ?
4.Chúa cấm các tông đồ những gì khi họ được sai đi rao giảng ?
 
Hãy rao giảng bằng đời sống chứng nhân luôn tín thác vào Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
23:28 07/07/2015
Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN (B)
Amốt 7: 12-15; T.vịnh 84: 9-14; Êphêsô 1: 3-14; Máccô 6: 7-13

HÃY RAO GIẢNG BẰNG ĐỜI SỐNG CHỨNG NHÂN LUÔN TÍN THÁC VÀO CHÚA

Tôi mở bài suy ngẫm này để chia sẽ với quý vị giảng thuyết. Nhưng nếu bạn không phải là người giảng thuyết thì đủ̀ng nghĩ là không liên quan đến. Một giáo sủ giảng thuyết tiếng tăm là cha Fred Craddock đề nghị trong sách cha viết về cách giảng là nên bắt đầu bài giảng với với lời giải thích mang tính giản đơn của bài đọc. Cha khuyên nên tránh xa những lời bình luận, và đọc bài sách như giáo dân nghe. Đến đây chúng ta nghĩ đến câu hỏi, những thắc mắc, những nhầm lẫn, những cảm giác và bao nhiêu ý niệm gây nên bởi bài đọc "giản đơn". Lần đọc đầu tiên giúp có khái niệm mới mẻ về bài sách, và giúp người giảng thuyết nghe bài sách như giáo dân nghe một cách chính xác không có gì che đậy. Tôi sẽ dùng lời khuyên của cha Craddock về bài sách của tiên tri Amos.

Trước tiên,bài sách đánh động trí tôi như là một bài kỳ lạ . Đó là điều gì? Vì sao thầy tư tế Amasya không chịu nổi Amos? Nếu thầy giảng nói về bài sách này hay không, tôi chắc rằng giáo dân sẽ nghe và biết điều gì xãy ra. Như thế tôi có bi quan quá hay không? Tôi công nhận tôi cũng không biết nhiều về bài sách đó.

Lúc đó là thế kỷ thứ 8 trước công nguyên. Amasya là thầy cả tư tế trong triều vua. Bấy giờ là lúc hoà bình thịnh vượng cho dân Israel, và những người giàu có cảm thầy rất an toàn. Và cũng là lúc dân chúng suy đồi, quên lời Giao ước. Thầy tư tế Amasya chỉ nói với triều đình những gì họ muốn nghe, và biết bao người khác đã bỏ qua Thiên Chúa, dựa vào quyền uy của chính quyền để giữ sự an toàn. Amos là một người chăn chiên và châm quả sung. Ỏ Trung Đông trái sung là cho người nghèo. Phải châm trái lúc còn nhỏ để mủ chảy ra cho trái mau lớn và chín ngọt. (Đây, một người châm trái sung lại là ngôn sứ).

Amos không phải là thành phần trong triều vua, ông ta cũng không phải là ngôn sứ nhà nghề. Amos xưng mình là kẻ chiếm giải Sư tử Giuda. Bài sách hôm nay nói về thị kiến của Amos. Việc ông ta gặp thầy tư tế Amasya cắt ngang các thị kiến. Amasya bảo Amos chạy thoát thân ra khỏi thành phố. Amos cự lại, nói với Amasya là ông ta không muốn làm ngôn sứ. Nhưng Đức Chúa đã chọn ông không giống bất cứ một điều gì như trước kia. Amos cũng không phải là tiên tri hay môn đệ của tiên tri. Sứ mạng ông ta phải được chấp nhận. Sứ mạng đó không phải bởi quan quyền trong chính quyền hay bởi triều vua. Bây giờ chúng ta hiểu vì sao bài sách này được chọn đi với bài phúc âm hôm nay. Sứ mạng là điều chính. Thiên Chúa chọ người đưa sứ mạng đến dân Ngài.

Tôi viết bài này nhân lúc tôi sử soạn hành lý lên đường đi giảng tĩnh tâm ỏ̉ một xứ đạo. Bài phúc âm làm tôi suy nghĩ trong lúc tôi nhìn nhủ̃ng hành lý tôi muốn đem theo. Nghe bài phúc âm bảo là tôi không nên lo về tiền bạc, thủ́c ăn, vậy tôi có lo nhiều quá hay không? Tôi sẽ làm sao ra phi trủỏ̀ng, và ai sẽ trả tiền vé máy bay cho tôi? Tôi biết bây giỏ̀ không nhủ ngày xủa và tôi đang nhìn vào máy vi tính để nhắc tôi biết là sụ̉ vật thay đổi quá nhanh chóng. Nhủng tôi không muốn bỏ qua bài sách một cách dễ dàng cho đó là một bài sách thuộc thỏ̀i xủa. Mà tôi cũng không muốn nói là bài sách chỉ áp dụng cho một số ít vị giảng thuyết. Chúng ta đi giảng nhiều cách, và mỗi ngủ̀ỏ̀i đủọ̉c phép "trủ̀ tà" của thời đại mình.

Chúa Giêsu bảo chúng ta nên sống đơn giản, chú trọng đến sự quan trọng của sứ mạng, và ra đi làm điều gì về sứ mạng đó. Vậy thì đã bao lần chúng ta bỏ qua lời kinh nguyện quan trọng vì chúng ta nghĩ chúng ta cần đọc sách về cầu nguyện, hay dự một buổi họp về cầu nguyện và học cách làm sao cầu nguyện phải không? Chúng ta cảm thấy chúng ta không đủ sức nói với người khác về cầu nguyện. Vậy thì về những câu chuyện chúng ta tránh nói như: về sức khoẻ, tôn giáo, vũ khí quân đội v.v… vì chúng ta nghĩ là chúng ta không biết đủ các chi tiêt hay sao? Nếu đó là những điều làm chúng ta thinh lặng thì chúng ta có thể bớt xem truyền hình, bớt chơi game trên vi tính và để nhiều thì giờ học hỏi hơn. Chúng ta cần biết là chúng ta được sai đi rao giảng, được quyền trừ quỷ, và được phép chửa bệnh.

Có lẽ chúng ta nên sống đơn giản, chứng tỏ điều chúng ta ao ước là chỉ Thiên Chúa mà thôi, và chỉ có lề luật Thiên Chúa quản trị trên trái đất hơn là các quyền khác trên chúng ta. Có thể lối sống đơn giản là dấu chỉ "quyền uy trên quỷ dữ", vì chúng ta đều biết rõ là lối sống đơn giản, cách tiêu xài, cách giải trí và cách tiêu thụ nhờ vào các nước khác dùng nhân công rẻ và không giúp tái tạo lại con người và các nguyên vật thiên nhiên của họ. Một báo cáo của chính phủ cho biết người Hoa Kỳ phung phí 25% của thực phẩm tươi họ mua. Vậy môn đệ Chúa Giêsu sẽ làm gì trước những phung phí đó? Và chúng ta dùng sự đơn giản để sống một lôi sống khác hay không? Bài giảng chúng ta qua lời nói và lối sống có lẽ phải rõ ràng hơn. Phải nói rõ chúng ta là ai và đời sống chúng ta chú trọng về ai. Nếu chúng ta thật lòng với Chúa Kitô và Tin Mừng thì chúng ta cần làm chứng về Đấng chúng ta tin tưởng qua sự thay đổi lối sống của chúng ta. Giảm bớt "xử dụng quá mức" sẽ chứng tỏ sứ mạng mà chúng ta được sai đi rao giảng.

Chúng ta nhớ câu chuyên người Samaritanô tốt lành trong phúc âm thánh Luca. Câu chuyện đó nhắc đến nguy hiểm trong thế gian là nơi Chúa Giêsu sai các môn đệ Ngài ra đi. Thế gian nguy hiểm cho người đi đường. Vì sao lại bỏ nơi an toàn trong gia đình và làng xóm để ra đi trong thế gian nguy hiểm? Phần đông ít người ra đi như thế. Họ có đủ mọi sự trong gia đình. Dù vậy Chúa Giếsu gởi các môn đệ Ngài ra đi. Ngài gởi đi từng hai người một. Họ sẽ cần giúp đỡ che chở nhau. Có người nghĩ là nếu hai người đi với nhau thì sẽ không chỉ giảng về Chúa Giêsu, hay về sứ mạng của Ngài. Hai người giảng sẽ cân bằng hơn. Chúa Giêsu nghĩ là các môn đệ Ngài sẽ được đón nhận theo truyền thống đón khách cúa văn hoá Trung đông. Chúa Giêsu nghĩ là một khi họ được đón vào nơi nào thi sứ mạng họ đem đến sẽ làm cho họ được đón nhận niềm nở chứ không phải vì vật dụng hay tiền bạc họ mang theo.

Vì sao Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ nhiều như thế? Cha Robert Warznak S.S. nhớ lại một phong tục Do thái, là khi người ta bước vào sân đền thờ, người ta phải dừng lại bỏ cây gậy và cởi giày ra và cả thắt lưng tiền rồi mới bước vào đền thờ là nơi thánh thiện có sự hiện diện của Thiên Chúa. Các điều gì lo lắng hằng ngày sẽ phải để ra một bên. Bây giờ nếu các môn đệ Chúa Giêsu để "các lo lắng ra một bên" thì có ý nghĩa gì? Sứ mạng của Chúa Giêsu và phép chửa lành sẽ là điều quan trọng nhất và các lo lắng đều không đáng kể. Vậy môn đệ trên đường đi giảng mang theo hành lý ít hơn có thể đứng trước Đấng Thánh, mặc dù còn trên đường đi hay ở trong hội đường hay không? Vậy các nhà họ bước vào, và các gia đình đón nhận họ có như hội đường là nơi có Đấng Thánh ngụ hay không? Vậy Chúa Giêsu có thể nhắc các môn đệ là khi nào gặp trường hợp khó (như nơi nào không đón nhận họ), các ông sẽ dựa vào Thiên Chúa hơn là dựa vào các lo lắng hay không?

Vì các môn đệ xức dầu cho người bệnh và chữa lành họ, thì Chúa Nhật hôm nay có nên giảng về bí tích xức dầu cho người bệnh hay không? Chắc bạn không muốn để riêng bài Kinh Thánh ra và giảng nhiều về tín lý, rồi phần thứ hai của bài giảng sẽ nói về bí tích là dấu chỉ Chúa Giêsu tiếp tục chữa lành trong cộng đoàn. Điều đó thể giúp chỉ rõ sự quan trọng của bài sách đọc hôm nay về đời sống của Giáo Hội.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


15th SUNDAY IN ORDINARY (B)
Amos 7: 12-15; Psalm 85: 9-14; Ephesians 1: 3-14; Mark 6: 7-13

I open this reflection sharing some thoughts with other preachers. But, if you are not a preacher, please don’t feel left out – you are welcome to listen in. Fred Craddock, the great homiletician, suggests in his book PREACHING, that preachers begin interpreting the text with a first, or "naive" reading (cf. Quotable below). He encourages us to stay away from commentaries and hear the text the way the congregation will. At this opening stage of preparation we tend to the questions, ambiguities, confusions, feelings and other reactions stirred by this first "naive" hearing. This initial hearing allows a fresh approach to the text and also helps the preacher hear the text as the congregation will – raw and unfiltered. I will take Craddock’s suggestion for my first hearing of today’s Amos reading.

The text first strikes me as odd: what on earth is the fuss about in this reading? Why is Amaziah so upset with Amos? Whether we preach on this reading or not, I am sure people in the pews will hear it and not have a clue about what’s going on. Am I being too pessimistic? Well, I admit, I didn't know much about it myself on my first reading.

We are in the 8th century before the Christian era and Amaziah is the priest in the courts of the king. It is a time of peace and prosperity for Israel and the rich feel quite secure. It is also a time of decadence, the people are ignoring the covenant. Amaziah is telling the court just what it wants to hear and, with so many others, has given up on God, relying on the powers of the government for security. Amos is a shepherd and dresser of sycamores. Sycamores in the middle East bear a simple fruit which, in order to be edible, require a dressing of the tree. Someone who knows how to nip buds was needed to get better fruit. (How's that for an image of a prophet!)

The fruit was also the food of the poor. So, Amos is not a member of the court, nor is he a prophet from the organized religion. He is rough hewn and says he is the champion of the Lion of Judah (1:2). Amos has been having his prophetic visions and the text today, the encounter between him and Amaziah, is a break in these visions. Amaziah wants Amos out of town. Amos protests that he did not choose to be a prophet, but that God chose him. Nor does he have anything to do with other prophets. His message should be received for its own worth and not that of any official, or from one in public office. We can see why this reading was chosen to go with the gospel of the day – the message is what counts – and God chooses the messengers who will carry it to the people.

I write these reflections on a day I am packing to go out on the road to preach a parish retreat. The gospel reading makes me squirm as I look at what I am packing! When I hear in the text that I shouldn't worry about money and food, am I being excessive? How will I get to the airport and who will pay for my ticket? I know the times have changed; I sit staring at this computer screen as a reminder of how fast things are changing! But I don't want to dismiss this reading too easily as belonging to another time, nor do I want to say it applies only to those few who still go out preaching. We all go out preaching in many ways and to each is given "authority over unclean spirits" of our day.

Jesus tells us to simplify our lives, focus on the importance of his message and go out and do something that speaks of his message. How many times do we put off serious prayer because we think we need to read one more book on prayer, or go to one more workshop on meditation to learn how to do it? We certainly don’t feel expertise enough to talk to anyone else about prayer. How about the conversations we avoid in areas of welfare, religion, military armaments, etc., because we claim that we don't know all the facts? If that is what keeps us silent, then we could all use less t.v. and computer game-time and more study time. What we need to realize right now is that we have been sent out to preach, have been given power over evil and the power to heal.

Maybe we all should make attempts to simplify our lives, show that our real desire is for God alone and for God's rule over the earth and less for the rule of other powers over us. Maybe a simpler way of living will be one sign of "authority over unclean spirits," since we are well aware that our ways of living, spending, recreating and consuming are at the price of other nations' cheap, dehumanized labor and their natural resources. A government report says we Americans waste 25% of the fresh foods we buy. What would a disciple of Jesus do in the face of so much waste and excess as we "strip down" to proclaim his other way of living? Our preaching through words and living may need to be less ambivalent, more clearly a statement about who we are and who is the focus of our lives. If we are truly committed to Christ and the Good News, then we need to give witness to him by a change in our patterns of living. A cutting out of "excess baggage" will speak more clearly the message we are sent to preach.

We remember the Good Samaritan story in Luke. It suggests something about the world into which Jesus was sending these disciples. It was a dangerous place for travelers. Why leave the safe environs of family and village to venture out in the "big bad world"? Most people didn't; they had what they wanted at home. Yet, Jesus sends his disciples out. Maybe that's why he orders them to travel in pairs; they would need each other for support and protection. Someone suggested that two should go so that not just one perspective of Jesus, or his message, be preached. Two going together would provide a balance in the witnessing. Jesus expected his disciples to be greeted with the typical hospitality of the Middle-East. Once they were welcomed into a place, he presumed that the message the disciples carried and not the contents of their traveling bags, or their coins, would make them welcome.

Why is Jesus asking so much of his disciples? Robert Waznak, S.S. recalls a Jewish custom. As a person entered the temple courts, they would have to stop first, remove staff, shoes and money belt and, only then, enter. They were entering a sacred presence and things of everyday concern were to be put aside. Now if Jesus' disciples were to remove the same "ordinary things," what could that mean? His message and the healings it would bring, would be of prime concern to his disciples; everything else being secondary. Would a disciple, on the way to preach and carrying less, be in the presence of the Holy One, even while still on the road – as if in the Temple? Would the houses they entered and the families who received them, be like the Temple itself, a special place where God dwelt? Would Jesus be reminding his disciples that when things got difficult ("any place that does not welcome you", suggests difficult moments) they should rely on God and not what they brought along?

Since the disciples "anointed with oil many who were sick and cured them, " would this be a Sunday to preach about the Sacrament of the Sick? You would not want to put aside the scriptural context and overload the preaching with doctrinal content, but a move in the second half of the homily towards the sacrament as a sign of Jesus' continued healing presence in the community, might help show the relevance of this reading to our church life (Cf. book suggestion below).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tường trình nhanh ngày tông du thứ hai của Đức Phanxicô tại Mỹ Châu La Tinh
Vũ Van An
14:55 07/07/2015
8:05 giờ sáng: Nhiều giờ trước khi Đức Phanxicô tới thành phố cảng Guayaquil, hàng ngàn người đã chờ đợi tại Samanes Park nơi ngài sẽ cử hành Thánh Lễ với sự tham dự ước lượng của 1 triệu người.

Guillermina Aveiga Davila, một kế toán viên về hưu 90 tuổi, cho hay cụ tới đây lúc nửa đêm. Cụ đến từ Chone, cách bắc Guayaquil chừng 104 dặm (167 kilô mét), được tháp tùng bởi 5 thành viên của gia đình. Cụ bảo: “đây là lần đầu tiên tôi được thấy một vị giáo hoàng”.

Vicente Huilcatoma Montes, 47 tuổi, một tài xế xe buýt của một trường học, nói rằng anh đã tới đây lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật để nắm chắc là có chỗ tốt gần khán đài. Anh cho biết anh cuốc bộ 25 dặm (40 Kilô mét) với một đoàn người từ phía nam Guayaquil tới công viên.

Anh nói “tôi mệt, đói và không ngủ nhưng tôi cảm thấy xúc động và hân hoan trong lòng”.

9:15 giờ sáng: Nếu thiên nhiên "tới thăm" Đức Giáo Hoàng trong lúc ngài cử hành Thánh Lễ tại thành phố cảng Guayaquil của Ecuador, thì một phòng tắm đặc biệt đã được dựng lên cho ngài.

Tọa lạc phía sau nhà rạp tại Công Viên Samanes, nhà cầm quyền đã xây một phòng tắm lớn bao gồm một nhà vệ sinh rộng, một vòi sen, chiếc gương lớn, một tấm thảm kiểu Á Châu và một bức ảnh Chúa Giêsu.

Teresa Arboleda, một nhân vật truyền hình nổi tiếng tại Ecuador, đã làm một vòng thăm phòng tắm này. Cô cho hay phòng tắm có tường mầu trắng và ánh sáng chiếu từ trên xuống đem lại cho nó một cảm giác tươi sáng.

Hơn một triệu người được ước lượng sẽ tham dự Thánh Lễ tại Công Viên.

9:56 giờ sáng: Đức GH Phanxicô đã đặt chân lên Guayaquil, nơi ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại công viên, dự trù sẽ có hơn một triệu người tham dự.

Trong khi lưu lại thành phố này, ngài cũng dự định sẽ gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên của ngài.

10:03 giờ sáng: Một nhóm các cậu giúp lễ chụp hình “tự sướng” với Đức GH Phanxicô lúc ngài tới Guayaquil. Các em đứng đợi Đức Giáo Hoàng ở sân bay và tiến gần lại ngài khi ngài vừa bước xuống máy bay.

Đức Phanxicô cũng được đón tiếp bởi Thị Trưởng Jaime Nebot, người đã trao cho ngài chìa khóa thành phố bằng vàng và bạc, cẩn ngọc trai.

10:43 giờ sáng: Một người tự xưng “Chẳng Phải Là Ai” chẳng bao lâu sẽ chia sẻ ánh sáng sân khấu với một trong những người nổi tiếng nhất thế giới.

Đã 30 năm nay, Cha Francisco Cortes không trò chuyện gì với Đức GH Phanxicô, người lúc ấy vẫn chỉ là Cha Jorge Mario Bergoglio.

Cha Cortes, quen được gọi là Padre Paquito, hẳn đã gây ấn tượng lớn nơi Cha Bergoglio, người hồi ấy được trao nhiệm vụ trông coi Dòng Tên tại Á Căn Đình, là Dòng chung của cả hai Cha.

Cha Cortes, năm nay 91 tuổi, người Tây Ban Nha, sẽ được gặp riêng Đức Giáo Hoàng 5 phút vào thứ Hai hôm nay. Các ngài sẽ gặp nhau trong một căn phòng nhỏ được trang trí hoa lá và các tranh ảnh đạo sau khi Đức Phanxicô cử hành Thánh Lễ ngoài trời tại Guayaquil.

Cha Cortes nói với A.P. rằng “Tôi không biết tại sao ngài tổ chức cuộc gặp gỡ. Chúng tôi đến thư từ với nhau cũng không có. Tôi thực sự chỉ là Ông Chẳng Phải Là Ai” thôi.

11:05 giờ sáng: Đức GH Phanxicô đã tới Đền Lòng Chúa Thương Xót tại Guayaquil. Lúc tới nơi, cánh tay vươn xa của một em nhỏ xuýt nữa chọc vào mắt Đức Phanxicô. Đức Giáo Hoàng mỉm cười tiếp tục bước đi.

Sau đó, ngài dành ít phút cầu nguyện tại đền thánh dưới bức ảnh lớn của Chúa Giêsu. Đức Giáo Hoàng nói với đám đông: ngài sẽ cầu nguyện cho họ. Ngài dỡn: “Và tôi sẽ không bắt anh chị em trả một đồng xu. Tôi chỉ xin anh chị em cầu nguyện cho tôi thôi. Anh chị em có hứa thế không?”

Sau khi viếng đền thánh, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ ngoài trời tại Công Viên Semanes với hơn một triệu người.

12:06 giờ trưa: Hàng trăm ngàn tín hữu hoan hô Đức GH Phanxicô khi ngài tới Công Viên Semanes. Ngài dự định cử hành Thánh Lễ tại thành phố này, thành phố lớn nhất của cả nước với 2.35 triệu dân cư.

Đứng trong giáo hoàng xa, Đức Phanxicô vẫy tay chào đám đông. Người ta vẫn khăn tay và cờ Tòa Thánh.

Thành phố cảng này nổi tiếng là nóng và ẩm thấp, lúc trưa, nhiệt độ có thể lên tới 86 độ Fahrenheit (30 độ bách phân).

1:05 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đang tập chú vào bài giảng của ngài nói về gia đình. Ngài đưa ra điển hình mẹ và các con, cho rằng bà yêu mọi đứa con bằng nhau. Ngài nói: “Gia đình cũng là một Giáo Hội nhỏ, một Giáo Hội tại gia. Cùng với sự sống, nó chuyên chở tình âu yếm và lòng từ bi của Thiên Chúa”.

Hàng trăm ngàn người lắng nghe Đức Giáo Hoàng dù đứng dưới nắng gắt. Họ phải dùng khăn tay lau mồ hôi khỏi trán.

1:30 giờ chiều: Cờ của hơn chục quốc gia đang được vẫy trong không khí tại Thánh Lễ của Đức GH tại Guayaquil. Những lá cờ này là của các quốc gia sau đây: Ecuador, Mễ Tây Cơ, Peru, Hoa Kỳ, Á Căn Đình, Colombia, Ba Tây, Chile và Puerto Rico.

Norma Peralta, từ nước láng giềng Peru, nói rằng “tôi không muốn để lỡ cơ hội được thấy Đức Phanxicô. Tôi phải mất khoảng 10 giờ lái xe để tới đây. Rẻ hơn là đi Vatican”.

2:45 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đã tới một trường trung học do Dòng Tên điều khiển tại Guayaquil để dùng bữa trưa với một nhóm tu sĩ cùng Dòng.

Hai người trẻ tặng hoa và nhiều kỷ vật cho ngài khi ngài vừa tới Colegio Javier. Đổi lại, họ nhận được từ ngài một vòng ôm hôn.

Người ta cũng thấy ngài ôm hôn một người đàn ông cao niên. Trong khi lưu lại trường, Đức Phanxicô dự tính gặp Cha Francisco Cortes, vị hiệu trưởng 91 tuổi được âu yếm gọi là "Padre Paquito".

Khi Đức Phanxicô còn là Cha Jorge Mario Bergoglio ở quê hương Á Căn Đình, ngài thường gửi các chủng sinh của ngài qua học tại Colegio Javier ở Guayaquil, ủy thác họ cho Cha Cortes.

Cha Cortes cho biết lần chót ngài nói chuyện với Cha Bergoglio là 30 năm trước, ngài không thể tin là Đức Giáo Hoàng còn nhớ tới ngài.

4:30 giờ chiều: Cuộc gặp gỡ Cha Cortes là buổi gặp gỡ riêng tư duy nhất Đức Phanxicô dự tính có tại Ecuador.

Khi Đức Phanxicô tới, Cha Cortes tặng ngài một bó hoa và hai vị ôm nhau.

5:05 giờ chiều: Đức GH Phanxicô có dịp được thưởng thức món hải sản của vùng duyên hải Ecuador khi ngài gặp mặt các linh mục cùng Dòng tại thành phố duyên hải Guayaquil.

Các món khai vị gồm món tôm nấu kiểu “ceviche” và canh gà. Rồi món ăn chính là cá vược biển (sea bass) nướng vỉ. Món tráng miệng là trái cây nhiệt đới và bánh ngọt do các phụ nữ tại trung học của Dòng Tên ở Portoviejo, cách bắc Guayaquil 136 cây số, làm.

Cha Pedro Barriga, 89 tuổi, lãnh đạo trường Dòng Tên tại Guayaquil, cho biết bữa ăn kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ, rất xuềnh xoàng, Đức Giáo Hoàng đi khắp các chỗ ngồi và bắt tay từng người.

5:20 giờ chiều: Đức Giáo Hoàng kết thúc 7 tiếng đồng hồ tại Guayaquil và đang bay trở lại Thủ Đô Quito.

6:15 giờ tối: Cơn mưa như trút và bão đá đã làm ướt sũng hàng chục ngàn người xếp hàng ở phía ngoài một công viên ở Quito nơi Đức Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ vào hôm thứ Ba.

Người ta túm lấy bất cứ cái gì có thể che thân được. Họ xé các tấm biển quảng cáo bằng nhựa khỏi các hàng rào sắt vây quanh công viên, vốn là phi trường quốc tế Quito cách nay 2 năm.

Nhiều người bất cần.

Dù áo sống sũng nước và run rẩy trong cái giá lạnh của độ cao 9,000 feet tại Quito, Angelica Naranjo vẫn cho biết: “Đây không phải là một hy sinh. Mà là một biểu dương đức tin”.

Giống nhiều người khác, cô có một túi đeo vai, một túi xách tay và đồ ăn để khỏi đói. Cô nói thêm “Chúa còn đau khổ hơn chúng tôi với cơn mưa này”.

Khi mưa vừa tạnh, các viên chức đã mở cửa công viên sớm để dân chúng có thể đi vào. Trưởng an ninh của Quito, Juan Zapata, cho biết các viên chức sẽ phân phối chăn từ kho của cơ quan phòng vệ dân sự.

7.00 giờ tối: Đức Giáo Hoáng Phanxicô đã về lại Thủ Đô Ecuador và ngài đang thăm xã giao Tổng Thống Rafael Correa tại Dinh Carondelet.

Món quà ngài tặng Tổng Thống có tính bản thân: bản sao một bức ảnh quan trọng Đức Mẹ Bồng Chúa Hài Đồng.

Bức ảnh ghép nguyên thủy của người Byzantine có từ thế kỷ 13 và đặt tại vương cung thánh đường Rôma nơi, vào ngày 22 tháng Tám năm 1541, Thánh Inhaxiô Loyola và các bạn đồng tu đã khấn các lời khấn dòng. Dòng của họ trở thành Dòng Tên, Dòng mà Đức Phanxicô vốn thuộc về và là Dòng đóng một vai trò nền tảng trong lịch sử và việc phát triển của Mỹ Châu La Tinh.

Các chuyên viên về ảnh ghép của Vatican đã làm một bản sao bức ảnh bằng cách sử dụng cùng một loại hợp chất keo hồ đã được dùng nhiều thế kỷ trước để gắn các tấm ghép lên bên trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

9:05 giờ tối: Tổng Thống Euador dành cho Đức GH Phanxicô một bất ngờ sau khi hai vị gặp nhau tại Dinh Carondolet vào tối thứ Hai.

Sau một ngày dài dưới nắng duyên hải, và sau cuộc gặp gỡ kéo dài 50 phút, vị giáo hoàng 78 tuổi, khi ra về, đã thấy một hàng dài, đang chờ nghinh đón ngài.

Tổng Thống Rafael Correa dành 15 phút để giới thiệu với Đức Giáo Hoàng rất nhiều vị vọng: trọn bộ nội các Ecuador, các phó bộ trưởng, các tướng lãnh quân đội và nhiều viên chức khác.

Sau đó, Đức Phanxicô đã cuốc bộ 50 mét để tới Nhà Thờ Chính Tòa Quito. Vào bên trong, ngài đặt một bó bạch hồng dưới chân tượng Nữ Trinh Maria, một cỗ tràng hạt vào tay Mẹ và im lặng cầu nguyện trong giây lát.

Sau đó, ngài ra bên ngoài nói chuyện với đám đông, nhiều người đứng đợi hàng giờ để được thấy ngài và chịu đựng cơn mưa lớn. Nhưng thay vì đọc bài ndiễn văn ngắn đã soạn sẵn, ngài chỉ vắn tắt chúc lành cho “nhân dân Ecuador cao quí”.

10.00 giờ đêm: Đức GH Phanxicô sử dụng chiếc gậy mộc mạc trong suốt chuyến tông du 9 ngày tại Mỹ Châu La Tinh.

Phát ngôn viên của ngài cho biết chiếc gậy là bản sao một chiếc gậy bằng gỗ do các tù nhân một nhà tù Ý làm tặng Đức Phanxicô, nhưng sau đó bị mất hay bị hư hỏng.

Năm ngoái, khi đi thăm Đất Thánh, ngài nhận được một bản sao cây gậy làm bằng gỗ ôliu và ngài đã dùng cây gậy này hôm thứ Hai, tại Thánh Lễ ngoài trời ở Guayaquil.

Phát ngôn viên Vatican, Cha Federico Lombardi, nói rằng có lẽ nó sẽ trở thành “gậy du hành” trong các dịp tông du ngoại quốc.
 
Đức Phanxicô cử hành Thánh Lễ Phúc Âm Hoá tại Thủ Đô Ecuador
Vũ Van An
17:40 07/07/2015
Theo tin ghi nhanh của A.P., lúc 8:27 giờ sáng, Đức GH Phanxicô đã bắt đầu ngày thứ ba cuộc viếng thăm Mỹ Châu La Tinh của ngài bằng cách gặp gỡ các giam mục nước này tại Thủ Đô Quito trước khi cử hành Thánh Lễ tại Bicentennial Park, trước đây vốn là phi trường cũ của Thành Phố.

Buổi chiều, ngài sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Ecuador trước khi nói chuyện với các nhóm xã hội dân sự.

Rồi vào buổi tối, ngài sẽ viếng riêng Nhà Thờ Dòng Tên, mà ở địa phương được gọi là Iglesia de la Compania. Nhà thờ này là một trong những nhà thờ cổ nhất và nổi tiếng nhất của Ecuador. Nó có chứa bức tranh Nữ Trinh Maria mà người ta nói đã chẩy nước mắt vào năm 1906.

Lúc 9:35 giờ sáng, A.P. ghi nhanh rằng đám đông ướt sũng mà các viên chức ước chừng khoảng nửa triệu đang chờ Đức Phanxicô tại Công Viên Bicentennial. Ngài sẽ tới cử hành Thánh Lễ công cộng thứ hai trong chuyến tông du Nam Mỹ của ngài.

Giám đốc điều hành công việc của Thành Phố, Cristian Rivera, nói rằng hơn 300,000 tín hữu đã qua đêm tại công viên và ướt sũng vì những trận mưa như thác. Ông cho biết: các nhân viên y tế đã chữa chạy cho hơn 20 người vì bị hạ nhiệt và đã phân phối mền cho công chúng.

Ông nói rằng: hai xe vận tải hút nước đã làm việc để loại bỏ các vũng nước tại các khu trong công viên không bị lụt.

Abel Gualoto, một người bán hải sản 59 tuổi, vừa xoa hai bàn tay vừa nói rằng ông không để ý đến khó chịu. “Niềm vui được thấy Đức Giáo Hoàng đem lại cho chúng tôi sự ấm áp cần thiết”.

Ghi nhanh lúc 10:40 giờ sáng, A.P. cho biết Đức GH Phanxicô chuẩn bị nói chuyện với các tín hưu tham dự Thánh Lễ.

Trước đó, khi bước vào khu vực, Đức Phanxicô đã dừng giáo hoàng xa lại ít phút để ôm một phụ nữ cao niên ngồi trên xe lăn. Rồi ngài chúc lành cho cụ và tiếp tục đi.

Đám đông lớn gần khán đài đã xô ngã rào cản trong giây lát. Nhân viên an ninh đã can thiệp và đẩy đám đông về chỗ cũ.

Theo Đài Phát Thanh Vatican, trong bài giảng nhân “Thánh Lễ Cầu Cho Việc Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc”, Đức Thánh Cha đã nói về chủ đề hợp nhất và độc lập, ngài muốn kết hợp hai chủ đề này với nhau “dưới thách thức phúc âm hóa tươi đẹp”. Ngài nói thêm: “chúng ta phúc âm hóa không bằng những lời nói lớn lao hay các quan niệm phức tạp, nhưng bằng ‘niềm vui Tin Mừng’”. Sau đây là nguyên văn lời ngài:

Lời Thiên Chúa mời gọi ta sống hợp nhất để thế gian tin.

Tôi nghĩ về những lời âm thầm của Chúa Giêsu nói trong bữa Tiệc Ly đúng hơn như là lời hô, tiếng gào nổi lên từ Thánh Lễ mà chúng ta đang cử hành tại Bicentennial Park này. Đệ nhị bách chu niên mà công viên này tưởng niệm là đệ nhị bách chu niên tiếng gào của Mỹ Châu La Tinh đòi độc lập. Nó là tiếng gào đã nổi lên từ ý thức thiếu tự do, bị bóc lột và cưỡng đoạt, bị “lệ thuộc những ý thích nhất thời của các quyền lực đương thịnh” (Niềm Vui Tin Mừng, 213).

Tôi muốn thấy hai tiếng gào đó hợp lại với nhau, dưới thách thức phúc âm hóa đầy tươi đẹp. Chúng ta phúc âm hóa không bằng các lời lẽ đao to búa lớn hay những quan niệm phức tạp, mà bằng “niềm vui Tin Mừng”, là niềm vui “tràn ngập cõi lòng và đời sống của tất cả những ai biết gặp gỡ Chúa Giêsu. Vì những người biết chấp nhận ơn cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, trống vắng và cô đơn nội tâm” (Đã dẫn, 1). Chúng ta, những người đang tụ họp ở đây, cùng bàn với Chúa Giêsu, chính chúng ta cũng là một tiếng gào, một lời hô phát sinh từ xác tín rằng sự hiện diện của Người dẫn chúng ta tới hợp nhất, “hướng tới chân trời tươi đẹp và mời gọi người khác dự bàn tiệc mỹ vị” (Đã dẫn, 15).

“Lạy Cha, xin cho chúng nên một… để thế gian tin”. Đó là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu khi Người ngước mắt lên trời. Lời cầu xin này phát sinh trong bối cảnh truyền giáo: “Như Cha đã sai con vào thế gian, con cũng sai chúng đi vào thế gian”. Lúc đó, Chúa đang cảm nghiệm ngay trong thân xác Người những điều tệ hại nhất của thế gian, một thế gian mà tuy vậy, Người vẫn yêu tha thiết. Biết rất rõ những mưu mô của nó, những giả trá của nó và những phản bội của nó, Người vẫn không quay lưng, Người cũng không than vãn. Chúng ta cũng thế, hàng ngày, chúng ta cũng gặp một thế giới tan nát bởi chiến tranh và bạo lực. Điều dễ dãi là nghĩ rằng chia rẽ và hận thù chỉ liên quan tới cuộc đấu tranh giữa các nước hay các nhóm trong xã hội. Đúng hơn, chúng là biểu hiện của “chủ nghĩa duy cá nhân rất phổ biến” đang chia rẽ chúng ta và khiến chúng ta kình chống nhau (xem Niềm Vui Tin Mừng, 99), của di sản tội lỗi đang lấp ló trong lòng con người, một điều đang gây ra biết bao đau khổ trong xã hội và khắp cùng tạo thế. Nhưng chính thế giới đảo điên này mới là thế giới Chúa Giêsu sai chúng ta đi. Ta không được đáp ứng bằng thái độ hờ hững hay than vãn rằng ta không đủ tài nguyên để thực hiện công việc, hay tại các vấn nạn quá lớn. Thay vào đó, ta phải đáp ứng bằng cách tiếp nhận lời hô của Chúa Giêsu và chấp nhận ơn thánh và thách đố trở thành những người xây dựng hợp nhất.

Không hề thiếu xác tín hay sức mạnh trong tiếng gào đòi tự do nổi lên hơn 200 năm nay. Nhưng lịch sử cho ta hay nó đã tấn tới ngay khi các dị biệt cá nhân được để qua một bên, cùng với lòng thèm muốn quyền lực và việc thiếu khả năng biết đánh giá cao các phong trào giải phóng khác, tuy có khác biệt nhưng không vì thế mà chống đối.

Phúc âm hóa có thể là một con đường để hợp nhất các hy vọng, các quan tâm, các lý tưởng và ngay cả các viễn kiến ảo tưởng của ta nữa. Tôi từng nói rằng “trong thế giới chúng ta, nhất là tại một số quốc gia, những hình thức khác nhau của chiến tranh và tranh chấp đang tái xuất hiện, thế nhưng các Kitô hữu phải kiên định trong ý hướng tôn trọng người khác, chữa lành các vết thương, xây dựng các cây cầu, củng cố các mối liên hệ và “chịu đựng các gánh nặng của nhau” (Niềm Vui Tin Mừng, 67). Ước nguyện hợp nhất bao hàm niềm vui hân hoan và an ủi trong việc phúc âm hóa, niềm xác tín rằng chúng ta có cả một kho tàng để chung chia, một kho tàng càng chung chia lại càng lớn hơn, và trở thành càng ngày càng nhậy cảm hơn đối với các nhu cầu người khác (xem đã dẫn, 9). Do đó, cần phải làm việc để đạt được tính bao hàm ở mọi bình diện, để tránh các hình thức vị kỷ, để xây dựng thông đạt và đối thoại, để khuyến khích hợp tác. Chúng ta phải hiến trái tim mình cho các người đồng hành với chúng ta suốt dọc hành trình, không hoài nghi hay bất tín. “Tin tưởng người khác là một nghệ thuật, và hòa bình là một nghệ thuật” (đã dẫn, 244). Sự hợp nhất của chúng ta khó có thể toả sáng nếu tính thế gian tâm linh khiến chúng ta tranh chấp nhau để đi tìm quyền lực, danh ntiếng, khoái lạc hay an toàn kinh tế một cách vô ích.

Sự hợp nhất như thế đã là một hành vi truyền giáo rồi, “để thế gian tin”. Phúc âm hóa không hệ ở việc cải đạo, nhưng ở chỗ, bằng chứng tá của ta, ta lôi cuốn được những người đang ở phía xa, nhờ khiêm cung xích lại gần những người đang cảm thấy xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội, những người đang sợ sệt hay dửng dưng, và nói với họ: “Với lòng kính trọng và yêu thương lớn lao, Chúa cũng đang mời gọi các bạn làm thành phần của dân Người” (Niềm Vui Tin Mừng, 113).

Sứ mệnh của Giáo Hội như một bí tích Cứu Rỗi cũng liên quan tới căn tính của Giáo Hội như một dân lữ hành được mời gọi ôm trọn mọi dân tộc trên thế giới. Sự hiệp thông giữa chúng ta càng nồng đượm, sứ mệnh của chúng ta càng trở nên hữu hiệu hơn” (xem Đức Gioan Phaolô II, Pastores Gregis, 22). Trở thành một Giáo Hội truyền giáo không ngừng đòi hỏi phải cổ vũ hiệp thông, vì truyền giáo không chỉ liên quan tới các khu ngoại vi mà thôi… Chúng ta cũng cần là những nhà truyền giáo ngay bên trong Giáo Hội nữa, chứng tỏ rằng Giáo Hội là “bà mẹ vươn tay ra, là tổ ấm chào đón, là trường không ngừng dạy hiệp thông truyền giáo” (Aparecida Document, 370).

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu có thể được thể hiện vì Người đã thánh hiến chúng ta. “Vì chúng, Con đã thánh hiến Con để chúng cũng được thánh hiến trong sự thật”. Đời sống tâm linh của người rao giảng Tin Mừng phát sinh từ sự thật sâu sắc đó, một sự thật không được lẫn lộn với một ít thao tác tôn giáo nhằm an ủi. Chúa Giêsu thánh hiến chúng ta để chúng ta đích thân gặp gỡ Người. Và cuộc gặp gỡ này, ngược lại, sẽ dẫn chúng ta đi gặp gỡ người khác, can dự vào thế giới chúng ta và khai triển lòng say mê phúc âm hóa (xem Niềm Vui Tin Mừng, 78).

Sự thân mật với Thiên Chúa, tự nó vốn không thể hiểu được, đã được mặc khải bằng những hình ảnh nói với chúng ta về hiệp thông, thông đạt, hiến mình và yêu thương. Vì lý do này, sự hợp nhất mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta tiến tới không phải là sự độc dạng, mà đúng hơn là “sự hòa hợp nhiều mặt và có tính mời gọi” (Niềm Vui Tin Mừng,117). Sự phong phú trong các dị biệt của ta, sự đa dạng của chúng ta, một sự đa dạng trở thành hợp nhất mỗi khi chúng ta tưởng niệm Thứ Năm Tuần Thánh, làm chúng ta đề phòng mọi mưu mô toàn trị, ý thức hệ hay phe phái. Sự hợp nhất này cũng không phải là một điều ta muốn lên khuôn thế nào, muốn đặt điều kiện ra sao, quyết định ai có thể thuộc về ai không thể thuộc về mặc ý. Chúa Giêsu cầu nguyện để tất cả chúng ta đều trở nên thành phần của một đại gia đình trong đó, Thiên Chúa là Cha của chúng ta và tất cả chúng ta là anh chị em. Điều này không có nghĩa phải có cùng nếm trải, cùng quan tâm, cùng tài năng như nhau. Chúng ta là anh chị em bởi Thiên Chúa dựng nên ta vì yêu thương và định cho ta làm con cái nam nữ của Ngưòi, hoàn toàn do sáng kiến của Người (xem Eph 1:5). Chúng ta là anh chị em bởi “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Người xuống tâm hồn ta mà kêu ‘Abba, Cha ơi!’” (Gl 4:6). Chúng ta là anh chị em, bởi, nhờ được máu Chúa Giêsu Kitô công chính hóa (xem Rm 5:9), chúng ta đã qua sự chết bước vào sự sống và được trở nên “những kẻ đồng thừa hưởng” lời hứa (xem Gl 3:26-29); Rm 8:17). Đó là ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã làm nên khả hữu cho ta, và được Giáo Hội công bố với niềm vui: được là thành phần “cái chúng ta” của Thiên Chúa.

Tiếng gào của chúng ta, tại địa điểm này vốn được nối kết với tiếng gào nguyên thủy đòi tự do cho đất nước này, đã vang vọng lời Thánh Phaolô: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9:16). Đây là tiếng gào không kém khẩn thiết và thúc bách như tiếng gào đòi độc lập. Nó cũng xúc động trong tính nhiệt tình của nó. Ước mong mỗi người trong anh chị em là chứng nhân của sự hiệp thông huynh đệ sẽ toả sáng khắp cùng thế giới.

Sẽ đẹp đẽ xiết bao nếu mọi người biết ngưỡng phục cách ta chăm sóc lẫn nhau, cách ta khuyến khích và giúp đỡ lẫn nhau. Hiến mình sẽ tạo ra mối liên hệ liên ngã; ta không hiến “sự vật” mà hiến chính mình mình. Trong bất cứ hành vi cho đi nào, ta cũng hiến mình ta. “Hiến mình” nghĩa là để mọi sức mạnh của tình yêu ấy tức Thánh Thần của Thiên Chúa, bén rễ trong đời ta, mở rộng lòng ta cho sức mạnh sáng tạo của Người. Khi ta hiến mình, ta khám phá ra căn tính đích thực của ta là con cái Thiên Chúa theo hình ảnh Chúa Cha và là những người ban sự sống, giống như Ngưòi; ta khám phá ra rằng ta là anh chị em của Chúa Giêsu, Đấng ta là các chứng nhân. Phúc âm hóa có nghĩa như thế; đây là cuộc cách mạng mới, vì đức tin của chúng ta luôn có tính cách mạng, đây là tiếng kêu gào sâu thẳm và lâu dài nhất của chúng ta.
 
Top Stories
Pope Francis: Evangelize with the Gospel of Joy
Vatican Radio
14:29 07/07/2015
2015-07-07 Vatican - In his homily during the “Mass for the Evangelization of Peoples,” celebrated in Quito’s Parque Bicentenario (Bicentennial Park), Pope Francis focused on the theme of unity and independence. The Holy Father spoke of Jesus’ cry for unity at the Last Supper, and Latin America’s cry for independence which is commemorated in the Park where the Liturgy took place. “I would like to see these two cries joined together,” he said, “under the beautiful challenge of evangelization.” He continued, "We evangelize not with grand words, or complicated concepts, but with 'the joy of the Gospel'."

The full text of Pope Francis’ prepared homily for the Mass for the Evangelization of Peoples can be found below:

Mass for the Evangelization of Peoples

Quito, Parque Bicentenario
Tuesday, 7 July 2015

The word of God calls us to live in unity, that the world may believe.

I think of those hushed words of Jesus during the Last Supper as more of a shout, a cry rising up from this Mass which we are celebrating in Bicentennial Park. The bicentennial which this Park commemorates was that of Latin America’s cry for independence. It was a cry which arose from being conscious of a lack of freedom, of exploitation and despoliation, of being “subject to the passing whims of the powers that be” (Evangelii Gaudium, 213).

I would like to see these two cries joined together, under the beautiful challenge of evangelization. We evangelize not with grand words, or complicated concepts, but with “the joy of the Gospel”, which “fills the hearts and lives of all who encounter Jesus. For those who ac­cept his offer of salvation are set free from sin, sorrow, inner emptiness and loneliness” (ibid., 1). We who are gathered here at table with Jesus are ourselves a cry, a shout born of the conviction that his presence leads us to unity, “pointing to a horizon of beauty and inviting others to a delicious banquet” (ibid., 15).

“Father, may they be one... so that the world may believe”. This was Jesus’ prayer as he raised his eyes to heaven. This petition arose in a context of mission: “As you sent me into the world, so I have sent them into the world”. At that moment, the Lord was experiencing in his own flesh the worst of this world, a world he nonetheless loved dearly. Knowing full well its intrigues, its falsity and its betrayals, he did not turn away, he did not complain. We too encounter daily a world torn apart by wars and violence. It would be facile to think that division and hatred only concern struggles between countries or groups in society. Rather, they are a manifestation of that “widespread individualism” which divides us and sets us against one another (cf. Evangelii Gaudium, 99), that legacy of sin lurking in the heart of human beings, which causes so much suffering in society and all of creation. But is it precisely this troubled world into which Jesus sends us. We must not respond with nonchalance, or complain we do not have the resources to do the job, or that the problems are too big. Instead, we must respond by taking up the cry of Jesus and accepting the grace and challenge of being builders of unity.

There was no shortage of conviction or strength in that cry for freedom which arose a little more than two hundred years ago. But history tells us that it only made headway once personal differences were set aside, together with the desire for power and the inability to appreciate other movements of liberation which were different yet not thereby opposed.

Evangelization can be a way to unite our hopes, concerns, ideals and even utopian visions. We believe this and we make it our cry. I have already said that, “in our world, especially in some countries, different forms of war and conflict are re-emerging, yet we Christians remain steadfast in our intention to respect others, to heal wounds, to build bridges, to strengthen relationships and to ‘bear one an­other’s burdens’ (Evangelii Gaudium, 67). The desire for unity involves the delightful and comforting joy of evangelizing, the conviction that we have an immense treasure to share, one which grows stronger from being shared, and becomes ever more sensitive to the needs of others (cf. ibid., 9). Hence the need to work for inclusivity at every level, to avoid forms of selfishness, to build communication and dialogue, to encourage collaboration. We need to give our hearts to our companions along the way, without suspicion or distrust. “Trusting others is an art, and peace is an art” (ibid., 244). Our unity can hardly shine forth if spiritual worldliness makes us feud among ourselves in a futile quest for power, prestige, pleasure or economic security.

Such unity is already an act of mission, “that the world may believe”. Evangelization does not consist in proselytizing, but in attracting by our witness those who are far off, in humbly drawing near to those who feel distant from God and the Church, those who are fearful or indifferent, and saying to them: “The Lord, with great respect and love, is also calling you to be a part of his people” (Evangelii Gaudium, 113).

The Church’s mission as sacrament of salvation also has to do with her identity as a pilgrim people called to embrace all the nations of the earth. The more intense the communion between us, the more effective our mission becomes (cf. John Paul II, Pastores Gregis, 22). Becoming a missionary Church requires constantly fostering communion, since mission does not have to do with outreach alone… We also need to be missionaries within the Church, showing that she is “a mother who reaches out, a welcoming home, a constant school of missionary communion” (Aparecida Document, 370).

Jesus’ prayer can be realized because he has consecrated us. “For their sake I consecrate myself, that they also may be consecrated in truth”. The spiritual life of an evangelizer is born of this profound truth, which should not be confused with a few comforting religious exercises. Jesus consecrates us so that we can encounter him personally. And this encounter leads us in turn to encounter others, to become involved with our world and to develop a passion for evangelization (cf. Evangelii Gaudium, 78).

Intimacy with God, in itself incomprehensible, is revealed by images which speak to us of communion, communication, self-giving and love. For that reason, the unity to which Jesus calls us is not uniformity, but rather a “multifaceted and inviting harmony” (Evangelii Gaudium, 117). The wealth of our differences, our diversity which becomes unity whenever we commemorate Holy Thursday, makes us wary of all totalitarian, ideological or sectarian schemes. Nor is this unity something we can fashion as we will, setting conditions, choosing who can belong and who cannot. Jesus prays that we will all become part of a great family in which God is our Father and all of us are brothers and sisters. This is not about having the same tastes, the same concerns, the same gifts. We are brothers and sisters because God created us out of love and destined us, purely of his own initiative, to be his sons and daughters (cf. Eph 1:5). We are brothers and sisters because “God has sent the Spirit of his Son into our hearts, crying “Abba! Father!” (Gal 4:6). We are brothers and sisters because, justified by the blood of Christ Jesus (cf. Rom 5:9), we have passed from death to life and been made “coheirs” of the promise (cf. Gal 3:26-29; Rom 8:17). That is the salvation which God makes possible for us, and which the Church proclaims with joy: to be part of the divine “we”.

Our cry, in this place linked to the original cry for freedom in this country, echoes that of Saint Paul: “Woe to me if I do not preach the Gospel!” (1 Cor 9:16). It is a cry every bit as urgent and pressing as was the cry for independence. It is similarly thrilling in its ardor. May each of you be a witness to a fraternal communion which shines forth in our world!

How beautiful it would be if all could admire how much we care for one another, how we encourage and help each other. Giving of ourselves establishes an interpersonal relationship; we do not give “things” but our very selves. In any act of giving, we give ourselves. “Giving of oneself” means letting all the power of that love which is God’s Holy Spirit take root in our lives, opening our hearts to his creative power. When we give of ourselves, we discover our true identity as children of God in the image of the Father and, like him, givers of life; we discover that we are brothers and sisters of Jesus, to whom we bear witness. This is what it means to evangelize; this is the new revolution – for our faith is always revolutionary –, this is our deepest and most enduring cry.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện “Khép lại qúa khứ, làm cầu nối”.
Bảo Giang
15:35 07/07/2015
Chuyện “Khép lại qúa khứ, làm cầu nối”.

Viết nhân chuyến “Quy mã” của Nguyễn phú Trọng.

Hôm rồi, trong lúc tôi viết bài Luật…. bá đạo, bạn tôi đến đưa cho một tập gọi là… tài liệu, trong số có “Chỉ thị số 45 ¬¬- CT/TW” với lời dẫn của trang báo “Ngày 19/5/2015, Bộ Chính Trị (BCT) ra Chỉ thị số 45 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài”. Lướt qua, chỉ thị gồm có 10 điểm, trong đó là những ngôn từ như bò nhai lại từ mấy chục năm qua không một thay đổi. Bên cạnh chuyện bò nhai lại là một lối nhìn, đánh gía khá ấu trĩ và kém cỏi của những “đỉnh cao” đã không biết mình từ đâu mà ra, cũng không biết gì về người tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại. Nhưng giống mặt thớt, vẽ ra những hoa dạng trong ngôn ngữ để múa rối như: “Khép lại qúa khứ, tin cậy lẫn nhau, định kiến, cầu nối…”

Lẽ ra, tôi không viết gì về cái vụ 35, 36 kiểu này, nhưng qua câu chuyện, bạn tôi buột miệng: “Đúng là ngôn từ của bọn chăn trâu BCT”! Này bạn, đừng nói thế, ở đồng quê, chúng tôi tuy ít chữ nghĩa, nhưng có một văn hóa rất thật thà, đôn hậu. “Rõ khổ, tôi không ám chỉ những người nông phu như ông, chỉ muốn nói đến cái kiểu cỡi lưng trâu và cái tầm nhìn của loại ngôn ngữ ấy thôi”. Có thế chứ!

Nhắc đến chuyện ngôn từ “cỡi lưng trâu”, tôi nhớ lại câu chuyện của lũ trẻ trên cánh đồng xưa. Khi ấy, một Bọn Chăn Trâu, đứa ngồi trên lưng trâu, đứa đi dưới đất, gân cổ qua lại (cãi lộn) không dứt. Nếu chỉ nhìn qua lớp quần áo, không nhìn từng khuôn mặt của chúng sẽ không thấy được cuộc đổi đời đã xảy ra giữa những đứa trẻ này. Bởi vì đứa lúc trước ngồi trên lưng trâu, nay đi dưới đất. Đứa vớt rong rêu, mò sò bắt cáy, nay ngất ngưởng cười nói trên lưng trâu. Sau cuộc đổi ngôi này, câu chuyện của “Bọn Chăn Trâu” bùng lên, càng lúc càng tăng. Có lúc tưởng chừng như tan trời vở đất đến nơi. Đứa thì khuỳnh tay với những nắm đấm đưa ra trước mặt. Đứa nhăn mặt cau mày, hàm răng sún vì ăn khế chua nên nghiến kêu ken két. Lại có đứa làm ra kẻ cả, cầm cái roi tre chỉ vào từng đứa lên giọng. Đứa nhổ toẹt bãi nước bọt xuống đất làm như chả coi cái roi của thằng kia ra gì!

Thật ra cuộc chiến bằng mồm của Bọn Chăn Trâu đã có từ lâu. Có khác chăng là sau cuộc đổi chỗ ngồi, nó mang màu sắc khác xưa. Lúc trước câu chuyện thường không đi ra ngoài lũy tre xanh. Nó gần gũi với cánh đồng, ở đó có những tiếng sáo diều, có tiếng trẻ nô đùa. Ở đó có những củ khoai nướng, có tiếng cười nói vang vang trên lưng những con trâu no tròn, khoẻ mạnh. Ngày nay chuyện về con trâu, cánh đồng không phải là đã hết. Trái lại vẫn đầy ắp trong nỗi thương cảm cho những con trâu kéo cày trơ xương từ sáng đến tối. Rồi tiếng oán giận những đứa mới được ngồi trên lưng trâu chỉ biết dùng những cái roi như đòn thù trên mình nó, thay vì cho nó ăn no, cho nó xuống sông đầm mình và tắm rửa mỗi chiều. Đến khi nhìn quanh, lại thấy từng đoàn người đi về lặng lẽ như bóng ma giữa ban ngày. Cảnh êm ả, vi vu theo tiếng sáo diều buông, niềm vui, tiếng cười như đã tắt hẳn ở làng thôn.

Cảnh khô cằn không nụ cười này không cho lũ trẻ niềm vui. Tệ hơn, còn là sự bi thảm bắt nguồn từ hai chữ “hiện thực” do các nhà “cách mạng” Việt cộng mang về làng. Lúc đầu, người dân ngơ ngác chẳng hiểu nghĩa hiện thực chủ nghĩa là cái gì, chỉ thấy nhà nước thực hiện toàn chuyện quái đản. Dần dần, người dân hiểu ra rằng, hiện thực là thực hiện cuộc đấu tố máu đổ loang đồng. Thực hiện cuộc giết chết tình nghĩa đồng bào. Nhiều người ở trong làng khi không bị lôi ra đấu. Người đấu là Việt Minh và trẻ con chưa biết mặc quần đã biết vác cờ sao Phúc Kiến đi làm cách mạng, chạy từ đầu làng đến cuối xóm kêu gào đấu tố. Đấu gian, đấu láo trước những nỗi lo âu, sợ hãi của chính cha mẹ chúng. Rồi theo hiện thực chủ nghĩa, sau cuộc đấu láo, đấu gian là một số người có ít tài sản trong làng bị lôi ra chém. Tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh chém đầu người Việt Nam còn tàn bạo hơn là người ta chém một con thú dữ. Có người bị chôn sống và cán bộ “ hiện thực” thực hiện bản án tử bằng phương cách cho trâu kéo cày qua đầu người ngay trước những đôi mắt dại. Từ đó, dù không muốn, Bọn Chăn Trâu buộc phải thích ứng với những câu chuyện thuộc xã hội chủ nghĩa!

Kể thì dài dòng như thế, thực tế, những đứa trẻ trong làng tôi nhờ chủ nghĩa hiện thực đã tự động bước vào cuộc đấu võ mồm. Đấu từ đó đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Tệ hơn, nó lan qua hết mọi đề tài. Chuyện trong làng, trong xóm, chuyện nhà nước, chuyện nhà bếp! Chuyện đàn ông, chuyện đàn bà. Chuyện người lớn, chuyện trẻ con. Chuyện Mỹ, chuyện Ngụy, chuyện cắt mạng! Không có một chuyện gì mà chúng không nói tới. Kết qủa, sau một ngày chăn trâu, gân cổ qua lại trên cánh đồng, đứa nào về nhà nấy với chén cơm canh sang, lạt khác nhau, rồi đi vào giấc ngủ riêng. Trong giấc ngủ riêng ấy, đứa thì mơ ước được trở lại cuộc sống làm người nhân bản khi xưa và nó được đi chăn trâu cũng là mãn nguyện. Đứa thì lại ao ước cứ mãi được cầm cái roi tre mà ngồi trên lưng trâu, dù có phải chết với vũng nước bùn dơ bẩn dưới chân trâu vẫn thỏa lòng. Đứa lại cầu chữ bình yên, mặc mẹ chúng, miễn là mình có được chén cơm qua ngày là hạnh phúc. Chúng cầu, ước như thế, đến ông Trời cũng chịu thua, chẳng biết nhận lời ước của đứa nào mà chiều!

- Con trâu này là của ông chánh.

- Con này của bà Phụ.

- Con mày cỡi là của ông Tác.

- Chúng mày nói ngu bỏ mẹ, trâu bò là của hợp tác xã, không phải là của thằng nào hết.

- Ngu nốt, trâu bò là của nhà nước quản lý.

- Quản lý à? Cướp của người ta lại bảo là quản lý. Có quản lý cả đống… cứt không?

- Tuốt… tuốt tuồn tuột, chẳng trừ cái gi!

Có lẽ bắt nguồn từ cái nhìn trên lưng trâu, mà tập đoàn gọi là lãnh đạo của CS không hề biết mình từ đâu ra. Cũng không hề biết đối tác như thế nào, cứ nói cứ viết cho lấy được mặt chữ. Nào là: “ phối hợp chặt chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú…”, (điểm3), Họ viết mà không có một chút hiểu biết sơ đẳng về luật pháp. Thật tội nghiệp! Có lẽ bạn tôi nói đúng, trong cái xã hội ấy, thành phần “ trí phú ” của dân tộc đã bị “đào tận gốc, trôc tận rễ” hết rồi, nay chỉ còn lại những đỉnh cao đỏ, ngồi trên lưng trâu, ăn nói theo kiểu cỡi lưng trâu, nên mới có khả năng viết được những dòng chữ “ thượng thừa” như thế!

Thử hỏi xem, có một người Việt Nam nào đi tỵ nạn cộng sản tại các quốc gia tự do mà lại cần đến sự hỗ trợ của Việt cộng để có “địa vị pháp lý vững chắc” ở nơi họ được định cư hay không? Chẳng lẽ, cả cái BCT ấy không biết là, ngay khi họ được nhận vào định cư tại quốc gia nào đó, họ đã được ban cấp một vị trí pháp lý vững chắc và đầy đủ như người sinh trưởng tại địa phương đó chăng? Cũng chẳng biết sự kiện pháp lý này được thể hiện vĩnh viễn và bình dẳng khi họ nhập tịch và mang quốc tịch nơi họ đang sinh sống như Mỹ, Úc, Canada, Đức hay sao? Rồi tìm đâu ra một người đi tỵ nạn cộng sản, sau khi tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ, Úc, Đức, Canada… mà lại ngu ngốc xin lại quốc tịch Việt Nam thời Việt cộng cướp chính quyền, để nhận lấy cái Hộ Chiếu Việt cộng, rồi tự rước lấy cái nhục nhã vào người? Thế mà cái BCT ấy viết: “sớm cấp lại quốc tịch cho những người có đủ điều kiện”( điểm 4). Ai là người có đủ điều kiện? Những kẻ tội phạm (CS) không hội dủ điều kiện để nhập tịch nơi họ muốn đến định cư chăng?

Ấy là chưa kể đến cái loạn ngôn của NĐ nào là: “ tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến và tham gia vào các sự kiện chính trị-xã hội lớn của đất nước (d.4). sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài “(d.5.) mới là kinh hoàng. Kế đến là: “nghiên cứu thí điểm công nhận các chi hội người Việt Nam(ám chỉ các tổ chức cộng đồng của người Việt hải ngoại) ở nước ngoài là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, (d.8). Qủa thật, chả còn thiếu một thứ ngôn từ trâu cỡi nào mà họ không xử dụng để phô diễn cho người đọc hiểu cái tài của kẻ “ cỡi lưng trâu” giống Bọn Chăn Trâu trên cánh đồng xưa. Bỗng một đứa lớn tuổi trong bọn lớn tiếng:

- Tao đã bảo tụi mày là “khép lại qúa khứ”, không nói chuyện cũ nữa.

- Mày xuống khỏi lưng trâu, trả con trâu cho ông Chánh rồi hãy nói như thế.

- Tới phiên tao cỡi mày lại bảo tao xuống à? Xuống thế … ấy nào được!

- Vậy thì mày câm mồm đi. Bố mày đi đấu tố, làm đảng ăn cướp của người ta giữa ban ngày, đã không đền trả, lại bảo người ta phải “khép lại qúa khứ”, phải tin cậy bọn ăn cướp à?

- Mồm mày còn to, thối hơn mồm của mấy thằng phản động. Tao đi ăn cướp bao giờ. Lúc ấy tao là thiếu nhi quàng khăn đỏ, đi vác cờ sao với con D. nhưng…. quên chưa mặc quần thôi.

- Bây giờ mày có quần rồi à?

- Nhìn đây!

Nó dạng chân ra, cả lũ ôm bụng cười. Chuyện cũ lại về, qúa khứ của hơn 50 năm trước là đấu tố, là việc Việt cộng lừa người dân miền bắc vào cuộc chiến đẫm máu với ngưòi miên nam để bảo vệ biên giới cho Trung cộng như lời Lê Duẩn, viên TBT của Việt cộng lúc bấy giờ đã công bố là ” Chúng ta đánh Mỹ đánh miền nam là đánh cho Trung Quốc, Liên xô và xã hội chủ nghĩa”. Rõ là một bọn tay sai cho Tàu, một bọn cõng rắn cắn gà nhà, đưa quân Tàu vào chiếm lấy quê hương của người Việt Nam mà lại tưởng là làm cách mạng. Chúng nào biết, ngay từ năm 1955 Tổng Thống Ngô đình Diệm đã nói rõ cho dân Việt Nam nghe là: :“Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia chúng ta và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời của chúng ta, tự do của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta và cuộc đời, tự do, và hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc chiến đấu này. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung Cộng. Hơn nữa sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình.” ( Tổng Thống Ngô Đình Diệm phát biểu nhân dịp khánh thành đập Đồng Cam ở Tuy Hòa vào ngày 17 tháng Chín, 1955)

Vậy mà còn nói, “khép lại qúa khứ”. Khép lại qúa khứ có nghĩa là gì? Là đồng ý với những tội ác của Việt cộng? Là nhất trí với những công hàm bán nưóc của chúng, là chấp thuận một cách ngu xuẩn phương cách bán nước hại dân của chúng ư? Là đồng ý nghĩ với sự kiện, kẻ sát nhân, tội ác chưa đền trả mà lại nghênh ngang coi thường công lý bằng câu nói: “ khép lại qúa khứ” là xong ư? Hay nó mang ý nghĩa khép lại trang gian trá, lừa phỉnh cũ để mở ra một trang gian trá lừa đảo mới?

- Mày mặc quần gì lại để lòi “ bác “ ra thế hở?

- Quần cách mạng mày ạ!

- Chắc là nó vớ được cái “ quần” qúa khổ của con gái bà Chánh, lại bảo là cách mạng!

- Hoan hô “cách mạng” nhá! Mày biết người ta là ai không?

- Thì là cái bọn đĩ điếm, ôm chân đế quốc chứ là ai?

- Mày nói láo ngang lão thủ tướng Đồng rồi đấy. Nhưng mày có muốn đi Mỹ tỵ nạn không?

- Đi ăn mày à?

- Phải đi ăn mày bằng máy bay mày ạ. Tao cũng muốn đi ăn mày, nhưng phải như thế nào mới được đi chứ? Mày cỡi lưng trâu của giai cấp bóc lột cũ, có lẽ đủ tiêu chuẩn đấy!

- Chúng mày chỉ mãi thành kiến với nhà nuớc!

- Thành kiến à? Sự thật trước mặt, mày không dám nhận lại bảo là thành kiến à?

- Thế họ là ai, là bố tao à?

- Còn hơn cả bố mày ấy.

Họ là đồng bào Việt Nam, là con cháu của Trưng Triệu, là hậu duệ của những quân vương Ngô Quyền, Trần hưng Đạo, Bình định Vương, Quang Trung… Họ là những người đã phải bỏ nước ra đi khi làn sóng đỏ của cộng sản Nga Tàu được tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh dẫn đường xuôi nam. Trước làn sóng đỏ cuồng bạo, họ đã theo gương người xưa, ra đi để bảo vệ lấy nguyên khí của giống nói, chờ một thời cơ thuận tiện quật khởi cứu quê hương giải phóng đồng bào ra khỏi ách nô lệ cộng sản bạo tàn. Khát vọng ấy đến nay tuy chưa trọn, nhưng tập thể những người Việt Nam ở hải ngoại đã làm tốt hình ảnh con người và đất nước Việt Nam trên trường quôc tế.

Khởi đi từ những cánh thuyền nhỏ bé lên đênh giữa biển khơi, họ đã làm cho thế giới rúng động, bàng hoàng về lòng dũng cảm của những con người. Thà chết trên biển khơi để đổi lấy chữ Tự Do, hơn là ở lại trong cảnh ngục tù của cộng sản. Họ ra đi mang theo một sứ mệnh lớn. Báo cho thế giới biết rằng, hình ảnh của họ hôm nay, cũng chính là hình ảnh của các quốc gia trên thế giới trong ngày mai, một khi cộng sản tràn đến. Chiến tranh với tất cả những đổ vỡ tang thương, chết chóc, vẫn chưa phải là sự tồi tệ cuối. Vì sự tồi tệ cuối cùng nếu có, chính là khi cộng sản đến. Sứ điệp này đã được truyền đi, thế giơi đón nhận người Việt Nam không phải chỉ vì lòng nhân đạo, nhưng là đón nhận những qủa cảm, những phi thường và tiếp nhận sứ mệnh mà họ truyền đi bằng chính mạng sống của họ trên biển khơi. Kết qủa, dù bản thân họ không trực tiếp đóng góp vào cuộc sụp đổ chế đệ cộng sản ở Liên Sô và tại các quốc gia Đông Âu, nhưng chính hình ảnh của họ đã là một trong những tiền đề tạo nên cuộc lật đổ lịch sử này.

Rồi bốn mươi năm sau, con cháu của những Thuyền Nhân ấy đã vươn lên trên đỉnh cao của xã hội nơi họ đang sống, làm rạng danh cho hai chữ Việt Nam. Màu Cờ Vàng của Việt Nam Tự Do không ngừng tung bay trên khắp bầu trời thế giơi, như để vinh danh cho những con người mang dòng máu khí phách ấy. Trong số ấy phải kể đển những người như bà Dương Nguyệt Ánh, ông tướng Lương xuân Việt, ông Nguyễn bá Hùng… và những tài năng, trí dũng, đức độ, nhân nghĩa, không phải chỉ làm rạng danh hai chữ Việt Nam. Nhưng còn là khả năng đưa dân tộc đi theo bước đi của Cụ Ngô đem lại Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và sự Thịnh Vượng cho đất nước. Đó là những người mà từ Hồ chí Minh cho đến tập đoàn lãnh đạo nhà nước CS hôm nay đều không đáng để đem ra so sánh với. Bởi thành phần này là những ung nhọt, là những kẻ bán nước hại dân. Làm cho cả nước thống khổ điêu linh. Làm cho từ bắc chí nam không chỗ nào mà không có dấu chân Tàu!

- Mày bảo đảng ta đi làm cách mạng lại không đáng để so sánh với kẻ ôm chân đế quốc à? Mày đi bộ dưới đất lại hơn tao cỡi lưng trâu hay sao?

- Đúng như thế. Vì họ là những người tốt. vì tao biết mở tai ra mà nghe điều nhân nghĩa, mở mắt ra mà nhìn sự thật, mở miệng ra mà nói lẽ phải! Còn tụi mày, chỉ thay nhau đôi mắt láo liêng, cái mồm láo khoét, cái tay ngứa nghề… chộp, vồ!

- Mày dám chửi cả nhà nước, cả bác, cả đảng à? Công an nó còng cổ mày bây giờ đấy.

- Tụi nó đã bắt và giết nhiều người tốt quen rồi. Khỏi cần mày doạ.

- Tụi mày chỉ giỏi vạch lá tìm sâu, đảng ta không thể trách ông Đồng bán nước, ăn nói bậy bạ láo lếu được, vì ông ta là thủ tướng của đảng. Nhưng nay đảng đã hối lỗi và đã nâng họ lên hàng cái “ cầu nối” rồi, mày còn muốn gì nữa?

- Tao chưa đi học đã biết đảng mày đểu không ai bằng. Đảng mày không bằng người ta, không biết người ta thế nào mà dám bảo họ là tay sai, làm “cầu nối” cho những đôi dép râu thối của mày lê lên đó à!

- Mày không biết cái vinh dự của cái cầu là… là nối hai bên bờ sông lại với nhau cho người qua lại thì câm mồm đi.

- Mày làm tay sai cho bọn Tàu quen rồi. Mày thấy vinh dự khi làm cầu nối cho Tàu sang chiếm nước ta. Mày tưởng họ cũng giống bọn mày à?

- Tao vả vỡ mồm mày bây giờ. Chuyện gì mày cũng nói xấu, nghi ngờ lòng tốt của nhà nước thay vì “tin cậy lẫn nhau”. Mày không mở mắt ra mà xem, nay lãnh đạo ta đã được mời đi tuyên huấn khắp nơi trên thế giới, “mình phải như thế nào người ta mới mời chứ”!

- Hay lắm, mồm mày giống cái loa rỉ, nói chó nó cũng không ngủi được. Đi xin ăn mà lại bảo là đi tuyên huấn! Mà đúng rồi, mình phải như thế nào mới đi bằng cửa hậu chứ?

- Láo, mày không đọc báo, nghe đài, biết mẹ gì. Ngày nay đồng bào ta ở hải ngoại đã quy thuận nhà nước rồi. Đã có từng hàng hàng lớp lớp về thăm và phục vụ quê hương. Chỉ có vài kẻ xấu mới chống nhà nước ta thôi!

- Giời ạ, bọn thằng Vĩnh, con cháu bà Chánh sang nhà mày không phải là nó quy thuận bố mày đâu. Nó sang xem bố con mày đã đem bao nhiêu tài sản của bà Chánh đi bán rồi đấy. Người Việt ở hải ngoại về nước cũng có ý như thế! Họ yêu nước, về thăm, nhưng chẳng có một ngướỉ nào yêu cái chủ nghĩa khốn nạn của bọn mày. Để xem, sau chuyến đi này, ông nhà nước của mày có xin được một ít vé đi tỵ nạn luôn hay không thì biết.

- Mày nói vớ vẩn, việc gì đảng ta phải xin tỵ nạn ở nhà cái thằng đế quốc Mỹ như thằng ngụy chứ? Chỉ có….

- Chỉ chống Mỹ cứu nước thôi à?

- Giỏi lắm, mày vảnh tai lên mà nghe. Đảng của mày thì chẳng có ai tin cậy mà bàn với họp. Kỳ này sang Mỹ mục đích chính là xin Mỹ cho tỵ nạn đấy. Trong cái cặp của ông ấy có một danh sách dài toàn đồng chí nhớn, trình cho ông Mỹ. Thứ nhất, xin ông Mỹ ban cho cả nhóm được quy chế tỵ nạn ở Mỹ hay ở các nước phương tây. Kế đến, xin thằng đế quốc Mỹ đừng đóng đông lạnh tài sản của họ vồ được. Mày hiểu chửa.

- Láo, láo vừa thôi, đảng ta quang vinh muôn năm, sợ chó gì thằng đế quốc Mỹ, chỉ sợ….

- Hề… hề… chỉ sợ Tầu thôi, không dám xin sang Tàu tỵ nạn phải không? Vậy là đúng rồi, kỳ này bí thư đảng ta đi xin quy chế tỵ nạn trước cho các đồng chi lãnh đạo ấy mà. Mày ngồi dính trên lưng trâu khéo mà chậm chân đấy!

Trời chiều đã ngả về tây, chuyện cũ chưa khép lại đã bước sang chuyện mới. Bọn trẻ gườm nhau, dẫn trâu trở lại con đường về làng. Vừa tới đường, mấy đứa khoanh tay, nhanh miệng:

- Cháu chào ông ạ. Chào cụ ạ!

- Không dám, chào các cậu.

Có nhiều đôi mắt khác nhau nhìn dăm ba đứa trẻ lễ giáo. Có người nở nụ cười hy vọng cho ngày mai, kẻ khác nhíu mày vẻ khó chịu. Trong khi đó, dăm ba đứa ngồi trên lưng trâu to mồm hỏi:

- Ê, chúng mày chào cả con cháu bọn cường hào ác bá và con bọn Ngụy à?

Bảo Giang.





 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tại sao một phần Mình Thánh được đặt vào Chén thánh?
Nguyễn Trọng Đa
10:02 07/07/2015
Giải đáp phụng vụ: Tại sao một phần Mình Thánh được đặt vào Chén thánh?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tại sao một mảnh bẻ ra của Mình Thánh được đặt vào Chén Thánh khi đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa"? Liệu việc Đức Thánh Cha trước kia quen bẻ Mình Thánh thành nhiều mảnh nhỏ, và gửi các mảnh này đến các nhà thờ chính của ngài như một dấu hiệu của sự hiệp nhất, là đúng không? Hiện Đức Thánh Cha không làm điều đó nữa.

Trong thời Trung cổ, chúng ta cảm thấy cần phải kết hiệp Thân Mình Chúa Kitô với Máu Thánh của Ngài trước khi rước lễ, do một sự hiểu theo nghĩa đen hơn về sự tách rời Thân Mình và Máu của Chúa với việc truyền phép riêng biệt. Chúng ta tin rằng Chúa Kitô là hoàn toàn hiện diện dưới hai hình bánh và rượu đã truyền phép. Vì vậy, tại sao bây giờ chúng ta vẫn còn đặt một mảnh của Mình Thánh vào trong Chén Thánh? - C. F., Chicago, Mỹ.

Đáp: Tập tục Đức Thánh Cha gửi một số mảnh Mình Thánh, mà Ngài đã truyền phép, đến các nhà thờ khác là rất cổ xưa (một số Giám mục khác cũng đã làm như vậy). Có bằng chứng của việc này trong các tác phẩm của thánh Irênê (130-202) và trong các thế kỷ sau đó. Mình Thánh không luôn được gửi đến mọi nhà thờ, và dần dần tập tục này được giới hạn trong các ngày lễ lớn, và cuối cùng đã biến mất. Không có bằng chứng của việc này sau thế kỷ IX nữa.

Sau đó có một tập tục khác là một phần của Mình Thánh trong thánh lễ, do Đức Thánh Cha cử hành, được đặt vào Chén Thánh, để biểu tượng tính liên tục của hy lễ. Tập tục này là tương đối ngắn trong thế kỷ VIII, và không hề lan rộng ra khỏi Rôma.

Sự thực hành hiện nay dường như là sự tồn tại của một tập tục thế kỷ VIII, đó là Đức Thánh Cha đặt một phần Mình Thánh, mà Ngài đã truyền phép, vào trong Chén Thánh, kèm theo lời nguyện vẫn còn dùng hiện nay: “Xin cho việc hòa Mình và Máu Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con mà chúng con sắp lãnh nhận đem lại cho chúng con sự sống muôn đời” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám mục Việt Nam).

Hình thức hiện nay của nghi thức xuất hiện để ngăn chặn sự hợp nhất của nghi lễ Rôma với tập tục Đức, vốn đã xảy ra dưới triều đại của Hoàng đế Charlemagne (khoảng năm 747-814), do thánh Biển Đức thành Aniane (747-821) thực hiện, mặc dù nó không hoàn toàn được thiết lập cho đến khoảng một thế kỷ sau đó.

Theo chuyên viên phụng vụ nổi tiếng J. A. Jungmann, tính biểu tượng đàng sau sự thực hành thời Trung cổ là: "sự hòa trộn diễn tả Thân Mình Chúa Kitô sống lại đi trước lời chúc bình an “Pax Domini”; vì thật sự Chúa chúng ta đã sống lại từ cõi chết, và chỉ sau đó, Chúa mới đem lại hòa bình cho trời và đất".

Giáo sư Jungmann cũng nêu ra rằng sự kết nối này với cái chết trên Thập giá dẫn đến tập tục làm dấu kép (ba lần) trên Chén Thánh với các mảnh Mình Thánh, trong khi đọc lời: "bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, vốn vẫn là một phần của hình thức ngoại thường, và nó có sự tương đồng trong một số nghi lễ phụng vụ phương Đông, dựa trên các ý nghĩa biểu tượng giống nhau.

Ý nghĩa biểu tượng này là hơi khác với điều mà độc giả trên gán cho thời Trung Cổ. Đa số nhà thần học Trung cổ cũng chủ trương rằng Chúa Kitô phục sinh đã hiện diện đầy đủ trong cả hai hình, và được hiểu hoàn toàn rằng sự hòa trộn hai hình Bánh và Rượu trước lời chúc bình an tượng trưng cho Chúa Kitô phục sinh, mà không có bất kỳ hiệu quả bí tích nào.

Tuy nhiên, sự giải thích này dường như không là ý nghĩa ban đầu của nghi thức, và thường được gán cho Đức Giám Mục Amalar giáo phận Metz (780-850), người đã nổi tiếng với các giải thích ẩn dụ của ngài về phụng vụ.

Mặc dù là phổ biến, sự giải thích này, và chính nghi thức, là không phải không có vấn đề. Trong quá trình cải cách Sách Lễ sau Công đồng chung Trentô, đã có nhiều phản đối chống lại sự giải thích ấy, trong chừng mực nó có thể được giải thích theo nghĩa rằng Mình Thánh và Máu Thánh của Chúa chúng ta sẽ được kết hợp với nhau chỉ sau khi được hòa trộn với nhau, chứ chưa kết hợp khi truyền phép hai hình. Điều này có thể hỗ trợ các lập luận của những người chủ trương rằng việc rước lễ một hình là không đủ.

Một số đề xuất đã được thực hiện để thay đổi công thức kinh nguyện, để mang nghi thức trở lại với ý nghĩa ban đầu của nó, vốn được liên kết chặt chẽ hơn với việc chuẩn bị rước lễ, hơn là với với nghi thức chúc bình an. Giáo sư Jungmann, sau khi xem xét các bằng chứng lịch sử, đã kết luận: "Do đó, chúng ta được biện minh về tư tưởng rằng cả hai hình đại diện cho một Bí Tích, và chứa đựng một Chúa Kitô như ý nghĩa ban đầu của nghi thức Rôma về sự hòa trộn".

Tuy nhiên, sức mạnh của truyền thống chiếm ưu thế, và nghi thức vẫn không thay đổi trong Thánh lễ Trentô. Trước Công đồng chung Vatican II, Giáo sư Jungmann đã nhận xét về nghi thức này: "Hiếm bất cứ nơi nào khác có tính minh bạch của thủ tục phụng vụ, được chịu đựng quá nhiều bởi sự co lại và sự nén lại, như ở đây, trong nghi thức bẻ bành và hòa trộn hai hình, mặc dù các yếu tố của truyền thống cổ xưa đã được bảo tồn một cách trung thực".

Trong hình thức thông thường của nghi lễ Rôma, một số thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa có thể giúp chúng ta mang ý nghĩa của nghi thức trở lại với sự giải thích ban đầu của nó.

Trước hết, sự hòa trộn có thể được mọi người nhìn thấy, chứ không chỉ các người ở bàn thờ.

Thứ đến và quan trọng hơn, nghi thức hòa trộn đã được dời từ trước lời chúc bình an đến sau lời chúc bình an, và như thế trở về với vị trí trước hoặc trong lời đọc “Lạy Chiên Thiên Chúa”, vốn theo bằng chứng lịch sử là vị trí ban đầu của nó. Theo cách thức này, ý nghĩa ban đầu của việc nối kết sự hòa trộn với việc rước lễ là trở nên rõ ràng hơn.

Đây có lẽ là lý do cho sự thay đổi của nghi thức sau Công đồng chung Vatican II. Và điều này, cũng như trọng lượng của gần 2.000 năm thực hành, là lý do tại sao chúng ta vẫn tiếp tục làm như vậy. (Zenit.org 7-7-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Tọa đàm khoa học nhân 100 năm ngày sinh của linh mục, triết gia Lương Kim Định
Phạm Huy Thông
09:44 07/07/2015
Tọa đàm khoa học nhân 100 năm ngày sinh của linh mục, triết gia Lương Kim Định (1915-2015)

Ngày 6-7-2015, tại Viện SENA Hà Nội, Trung tâm văn hóa Minh Triết đã tổ chức cuộc Tọa đàm nhân 100 năm ngày sinh của cố linh mục, triết gia Lương Kim Định (15-6-1915/15-6-2015) (ảnh bên). Đến dự có hơn 100 người trong đó có nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như GS Trần Văn Đoàn (Đài Loan), GS Tô Duy Hợp, Bùi Thanh Quất, Trương Sĩ Hùng, TS Nguyễn Xuân Diện, TS Đinh Hoàng Thắng, TS. Phạm Huy Thông, ông Nguyễn Trung, tướng Lê Mã Lương (ảnh giữa)…Sau bài nghiên cứu có tính chất khai mạc “Lương Kim Định, một gương mặt sĩ phu lớn thế kỷ XX” của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai- Giám đốc Trung tâm Minh Triết, GS.TS Trần Văn Đoàn đã trình bày những năm tháng làm việc với cố triết gia từ 1985 đến 1996 đặc biệt nêu những giá trị tư tưởng của ông nhất là tư tưởng: “Làm thế nào để người Việt mình ngóc đầu dậy” (ảnh dưới).

Theo GS Đoàn, người Việt mình có nhiều người tài giỏi nhưng khi trình bày tư tưởng lại rất tự ti nên luôn phải dựa vào ý kiến người khác từ Khổng, Mạnh sau này là các lãnh tụ khác mà không tự tin vào ý kiến của mình. Lương Kim Định là người đầu tiên đưa ra ý kiến: tôi nói thế này. Ông đặt câu hỏi: người nước ngoài nói về người Việt có đúng không? Phần lớn là chưa chính xác vì không ai hiểu ta bằng ta. Ông cũng khẳng định Việt Nam có minh triết tức đã có triết học mà ông gọi là Triết Việt. Trong số 45 tác phẩm, gần 8000 trang in của mình, ông cũng xác nhận, người Việt có Việt Nho, có Việt đạo. Ông cũng rạch ròi đánh giá cao Nguyên Nho tức Nho giáo nguyên thủy đời Nghiêu, Thuấn, còn từ Hán Nho do họ phải thỏa hiệp với Đạo gíao, Lão giáo nên nó bị tha hóa trở nên bảo thủ và càng về sau càng bảo thủ. Bằng chứng rõ nhất là nó coi nó là chân lý, là lời thánh, không thể phê phán, phản biện. GS Đoàn cho hay, linh mục Lương Kim Định hiền lành, chân tu và tha thiết với dân tộc nên mong ước lập một Hàn lâm viện Việt Nam để phát triển văn hóa Việt. Ông cũng đề xuất chương trình hỗ trợ người Việt di tản trong việc dạy tiếng, dạy nghề. Ông cả tin nên cũng bị lừa gạt trong vụ mua đất xây Hàn lâm viện và bị sốc nặng. Ông có để lại di chúc cho vài người trong đó có GS Đoàn về việc phổ biến di sản của mình. Vì vậy, nếu tới đây Nhà xuất bản Tri thức của GS Chu Hảo muốn in bộ sách của Lương Kim Định, GS Đoàn rất hoan nghênh và miễn phí bản quyền. Thế giới ngày nay công nhận có trường phái triết học Lương Kim Định chính là triết Việt chứng tỏ giá trị tư tưởng của cố triết gia.

Nhà nghiên cứu văn hóa Hà Văn Thùy nói rằng, ông nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã lâu và năm 2000 cũng công bố một vài nhận xét gây sốc với giới nghiên cứu: “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng Trung Hoa và chữ Việt cũng là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa” nhưng có người mách, Lương Kim Định đã nói trước đó nửa thế kỷ rồi. Thế là ông tìm đọc và ngạc nhiên đến sửng sốt. Sao nước Việt có người tài thế. Việt Nam đã nhiều lần bị xâm chiếm và cũng nhiều lần đứng lên giải phóng đất nước, mặc dù chưa bao giờ giải phóng hoàn toàn. Song riêng về văn hóa thì chưa bao giờ giải phóng được. Nhưng Lương Kim Định là người đầu tiên giải phóng về văn hóa dân tộc, khẳng định văn hóa Việt độc lập chứ không lệ thuộc phương Bắc. Nước Việt có văn minh đi trước nhân loại 40-50.000 năm thể hiện rất rõ trên trống đồng.

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến nói rằng, Lê Lợi là anh hùng giải phóng dân tộc chống giặc Minh với âm mưu Hán hóa nước ta. Nhưng ông cũng là tội đồ khi du nhập Tống Nho vào và coi đó là khuôn vàng thước ngọc cho mọi quan hệ trong xã hội, gây hệ lụy tiêu cực cho chúng ta đến tận bây giờ. Sau này cũng có người mắc công tội như thế. Ông sẽ viết cuốn tiểu thuyết về vấn đề này. Ông đánh giá cao ý chí tự cường dân tộc của triết gia Lương Kim Định.

Một cựu chiến binh – ông Hồng Quang (Nguyễn Đức Dục), năm nay đã 88 tuổi nhưng còn quắc thước. Ông đặt năm hương và chùm vải thiều trước ảnh của cố triết gia và vái người thày của mình mặc dù không được học nhưng theo tư tưởng của Lương Kim Định, ông đã hoàn thành 4 tác phẩm nghiên cứu về văn hóa Việt. Nhạc sĩ Lê Thanh Bảo 90 tuổi, coi cuộc tọa đàm này là để phục hồi nguyên khí quốc gia.

Nhà nghiên cứu Ngô Sỹ Thuyết lại cho Lương Kim Định là bậc “thánh nhân” vì những lời cảnh báo của ông vẫn đúng và thời sự đến hôm nay: “Đạo mất trước, nước mất sau”. Đạo ở đây theo triết gia là “đạo Việt” là cái đạo tổ tiên gắn với đạo lý làm người. Chúng ta có thời tả khuynh cũng muốn loại trừ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội rồi cũng muốn biến “tôn giáo của nó, thành tôn giáo của ta” nên đã làm cho một số tôn giáo không còn đúng nghĩa nữa. Đạo mất và nguy cơ mất nước đã hiện rõ.

Ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và trưởng ban cố vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rằng, ông 80 tuổi rồi nhưng đến đây thấy mù chữ vì không biết gì về triết gia Lương Kim Định. Ông đề nghị Trung tâm nên tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, đào sâu tư tưởng của triết gia. Chỉ có 6 chữ “đạo mất trước, nước mất sau” của Lương Kim Định đã là chân lý của thời đại rồi.

Kết luận cuộc Tọa đàm, ông Nguyễn Khắc Mai cảm ơn các diễn giả, cử tọa và mong muốn sẽ được ủng hộ để tổ chức nhiều buổi tọa đàm tiếp theo.



Phạm Huy Thông
 
Cám ơn hai Giáo Hoàng
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
15:37 07/07/2015
CẢM ƠN HAI Đức Giáo Hoàng

Nhân dịp Hội Thánh sắp mừng lễ thánh Bênêđictô, vị thánh mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chọn làm tông hiệu của mình, chúng ta cùng cảm nhận công ơn của ngài và vị kế nhiệm ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô.

Không như nhiều thế kỷ trước, lần đầu tiên, ở đầu thế kỷ XXI này, Hội Thánh Công Giáo cùng lúc hiện hữu hai Đức Giáo Hoàng, nhưng tất cả mọi sự đều bình an.

Vài năm qua, từ khi Hội Thánh có thêm Đức Giáo Hoàng mới, Đức Phanxicô, ai cũng cảm nhận trong cả Hội Thánh một bầu khí yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, sung sướng.

I. GIÁO HOÀNG PHANXICÔ.

Chưa từng có thời nào, Hội Thánh cùng lúc hiện diện hai vị Giáo hoàng mà khắp nơi yên bình, vui tươi như thế. Chỉ có hai vị Giáo hoàng cùng hiện diện trong một triều đại của Đức Phanxicô – người mới bắt đầu trở thành Giáo hoàng của Hội Thánh Công Giáo từ 19 giờ ngày 13.3.2013 – mới trở nên thời điểm lịch sử của niềm hạnh phúc mà cả Hội Thánh đang tận hưởng.

…Quay về thời điểm của hơn hai năm trước, trong chính những giây phút đầu tiên còn lắm ngỡ ngàng trong bộ y phục màu trắng truyền thống của một vị Giáo hoàng, Đức tân Giáo hoàng đã mời gọi mọi người hãy hiệp cùng với mình nhớ đến và cầu nguyện cho Đức cựu Giáo hoàng vừa rời ngai tòa thánh Phêrô chỉ mới vỏn vẹn mười ba ngày.

Đức Phanxicô đã cầu nguyện cho Đức Bênêđictô. Đức Phanxicô đã công khai mời gọi mọi người hiệp với lời cầu nguyện của mình để hướng về Đức Bênêđictô. Đức Phanxicô đã dùng những lời kinh đơn giản nhất, bình dân nhất để mọi người có thể đọc dễ dàng mà kêu xin Chúa gìn giữ Đức Bênêđictô.

Vài ngày sau đó, cũng trong thời gian mới mẽ, còn đầy ngỡ ngàng của một tân Giáo hoàng, Đức Phanxicô đã nói chuyện bằng điện thoại để chào Đức Bênêđictô.

Năm ngày sau khi ngồi vào tòa Phêrô, ngày 18.3.2013, ngày áp lễ thánh Giuse, bổn mạng của Đức Bênêđictô, một lần nữa, đức tân Giáo hoàng Phanxicô lại trao đổi qua điện thoại để mừng bổn mạng Đức Bênêđictô.

Chưa hết, trong khi cả Hội Thánh nói riêng, cả thế giới nói chung, đang theo dõi từng bước chân, từng động thái, từng biểu hiện của vị Mục Tử mới của Hội Thánh, thì ngày 23.3.2013, năm ngày sau cuộc nói chuyện lần thứ hai qua điện thoại với Đức Bênêđictô, và mười ngày sau khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Phanxicô đã làm cho cả Hội Thánh kính phục, cả thế giới ca ngợi: Ngài đã đến Castel Gondolfo, nơi Đức Tiền Nhiệm của mình đang tạm lưu trú để chào và thăm hỏi.

Đức Tiền Nhiệm Bênêđictô XVI đã thân hành ra tận sân bay của biệt thự Castel Gondolfo để đón Đức Tân Nhiệm Phanxicô. Tại đây đã diễn ra một sự chào đón lịch sử chưa từng có: hai vị Giáo hoàng đã ôm nhau vui mừng!

Hai vị Giáo hoàng đã cùng quỳ trên một chiếc ghế để cầu nguyện trong nhà nguyện của biệt thự. Hai vị đã chuyện trò tại thư viện của biệt thự kéo dài đến 45 phút. Trong ngày hồng phúc lịch sử này, Đức cựu Giáo hoàng đã khoản đãi Đức tân Giáo hoàng bữa trưa thật nồng ấm, chan chứa yêu thương.

Đây là cuộc hội họp có một không hai chưa từng có trong lịch sử hơn 2.000 năm của Hội Thánh Công Giáo: Giáo hoàng đương nhiệm gặp gỡ Giáo hoàng tiền nhiệm, một người tự nguyện từ chức Giáo hoàng, nhưng không bị sống trong cảnh giam tù. Và một người vừa lên ngôi giáo hoàng đã yêu thương, quý mến vị tiền nhiệm của mình.

II. NHẮC LẠI KHOẢNH KHẮC LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỶ XIII.

Khác hẳn hoàn cảnh của thời cuối thế kỷ thứ XIII: Ngày 4.4.1292, Ðức Giáo hoàng Nicôla IV từ trần. Nhưng trong hai năm và ba tháng, Hội Thánh không thể tìm ra người kế vị ngài.

Sau cùng, nghe biết sự thánh thiện của một linh mục ẩn sĩ dòng Biển Đức, Cha Phêrô del Morrone hay Pietro del Angelery. Và dù cha đã tám mươi bốn tuổi, Hồng Y đoàn đã chọn cha làm giáo hoàng ngày 5.7.1294. Cha Phêrô del Morrone đau khổ nhiều, khi nghe tin ấy, nhưng vì vâng lời, cha phải chấp nhận và chọn tông hiệu là Celestine V.

Quyết định này đã đưa đến nhiều thảm họa cho Hội Thánh, vì Ðức Celestine V không thích hợp với vai trò giáo hoàng trong bất cứ khía cạnh nào, ngoại trừ sự thánh thiện. Ngài quá khiêm tốn và đơn sơ nên bị nhiều người lợi dụng. Ngài trở thành con cờ chính trị của Vua Charles II nước Naples.

Không bao lâu sau khi Đức Celestine V lãnh đạo Hội Thánh, nhiều vấn đề phức tạp đã xảy ra. Ngài tỏ ra bất lực trong vai trò lãnh đạo tối cao của Hội Thánh hữu hình. Sau cùng, ngày 13.12.1294, ngài quyết định từ chức sau năm tháng và chín ngày trên ngôi giáo hoàng.

Trong ngày từ chức, Đức Celestine V đã thực hiện một cử chỉ khiêm tốn hết sức, đó là quỳ gối tạ tội trước Hồng Y Ðoàn vì đã không chu toàn nhiệm vụ cai quản Hội Thánh.

Tưởng được yên thân để sống đời ẩn dật của một ẩn sĩ như trước, nhưng hậu quả của các quyết định trong thời gian Đức Celestine V làm giáo hoàng, một mặt đã để lại nhiều nghi vấn nơi Ðức Boniface VIII, vị tân giáo hoàng kế nhiệm, mặt khác, sợ người ta lợi dụng Đức cựu Giáo hoàng đơn sơ hiền lành, để tạo ra một cuộc chia ly rong Hội Thánh, hoặc người ta có thể dựa vào Đức Celestine V để chống lại mình, tháng 6.1295, Ðức Boniface VIII đã giam Đức Celestine V trong thành Fumone.

Trong cảnh tù tội, Đức Celestine V bị sỉ nhục và chịu gian khổ, nhưng không hề than thở một lời. Trái lại, ngài gửi thư cho Ðức Boniface, cho biết ngài rất hài lòng khi được giam cầm và không còn muốn gì hơn. Ngài thường nói: “Tôi không mong muốn gì hơn ở thế gian này ngoài căn phòng nhỏ hẹp; và họ đã cho tôi toại nguyện”.

Trong thời gian tù đầy, ngài hát thánh vịnh đêm ngày. Một ngày trong tháng năm 1296, ngài báo trước với lính canh là ngài sẽ chết vào cuối tuần. Đúngvậy, sau khi kết thúc bài thánh vịnh trong giờ kinh sáng ngày thứ bảy 19.5.1296, Đức Celestine V qua đời như đã tiên báo. Khoảng hơn mười tháng tù đầy, Đức Thánh Cha Celestine V không bao giờ giảm bớt lối sống khắc khổ, không bao giờ ngưng kết hợp với Chúa Kitô.

Sau khi qua đời, Đức Thánh Cha Celestine V đã làm nhiều phép lạ. Ngài được Ðức Clêmentê V phong thánh năm 1313.

III. ĐỨC TIỀN NHIỆM BÊNÊĐICTÔ XVI.

Còn Đức Bênêđictô XVI, cựu Giáo hoàng, tự mình rút lui khỏi ngai tòa thánh Phêrô đã vài năm, trong ngày cuối của triều đại mình, ngày thứ năm 28.5.2013, tại phòng Clementine, trong khi chào từ biệt các Hồng Y (những người cộng tác với ngài tại giáo triều và nhiều vị khác trên thế giới vừa về đến Rôma nhằm chuẩn bị vào Mật nghị bầu giáo hoàng) để ẩn mình hoàn toàn, đã cất lên lời hứa cảm động: “Trong số quý anh em sẽ có một vị giáo hoàng mới, tôi hứa sẽ tôn kính và vâng phục vô điều kiện vị tân giáo hoàng”.

Rồi trong âm thầm sau những ngày từ nhiệm, Đức Bênêđictô XVI đã cầu nguyện thật nhiều cho Hội Thánh, cho Mật nghị Hồng Y, cho việc bầu cử và tuyển chọn Đức tân Giáo hoàng, và cho chính Đức tân Giáo hoàng.

Cầu nguyện cho cả Hội Thánh là điều mà Đức Bênêđictô đã nhắm đến và đã thông báo trong ngày tuyên bố từ nhiệm: “Tôi cũng muốn tận tụy phục vụ Hội Thánh của Thiên Chúa trong tương lai thông qua một cuộc sống tận hiến cho việc chuyên tâm cầu nguyện” (diễn từ ngày 11.2.2013).

Và: “Tôi sẽ vẫn còn nơi con tim tôi, nơi tình yêu của tôi, nơi lời cầu nguyện của tôi, nơi những suy tư của tôi, và với tất cả sức mạnh nội tâm của mình, lòng yêu thích hoạt động vì thiện ích chung của Giáo Hội và nhân loại” (diễn từ cuối cùng ngày 28.3.2013).

Đức cựu Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã để lại cho chúng ta bài học khiêm nhường sâu sắc: Bởi chính vì lòng yêu mến Chúa, và đức khiêm nhường lớn lao, ngài đã tự truất chức, để trở thành một Giáo hoàng về hưu không còn chút quyền lực nào.

Đức cựu Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã tự tước bỏ danh dự Giáo hoàng của chính mình, để từ nay rút lui vào hậu trường của Hội Thánh, một sự rút lui hoàn toàn, không còn một chút ảnh hưởng hay tiếng nói, giảng dạy hay phán quyết nào trên toàn cõi Hội Thánh.

Thật ra, việc Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm, dù không lấy gì làm lạ ở độ tuổi của ngài, vì cách đây hơn 10 năm, Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng qua đời (tháng 4.2005) suýt soát ở độ tuổi 85 sau một thời gian lâm bệnh.

Kế vị từ ngày đó cho đến khi nghỉ ngơi, Đức Bênêđictô XVI đang càng ngày càng già yếu hơn. Cũng như vị tiền nhiệm, ngài đang dần khép lại triều đại Giáo hoàng của mình.

Nhưng Đức Bênêđictô vẫn có thể tại vị đến lúc ngài qua đời, vì ngài có quyền ấy, và vì không một ai có quyền buộc ngài phải về hưu. Nhưng cuối cùng, vì lòng yêu mến Hội Thánh, đã khiến ngài đặt Hội Thánh lên trên cá nhân mình, ngài đã tự nguyện ra đi khỏi sứ vụ Mục Tử tối cao nơi trần thế.

Ở tuổi 78, sau nhiều lần xin từ chức khỏi chức vụ Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, vẫn được Hồng Y đoàn tín nhiệm trao quyền cai quản Hội Thánh, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, mà nay là Đức cựu Giáo hoàng Bênêđictô XVI, nhận lãnh trọng trách của đấng kế vị thánh Phêrô, và đã chu toàn trọng trách một cách tuyệt vời.

Trong suốt thời gian ấy, chưa một lần nào công việc của ngài bị gián đoạn do sức khỏe, hay phải nhập viện.

Trong trách vụ Giáo hoàng, Đức Bênêđictô đã làm việc mỗi ngày cách tài tình với nhịp độ làm việc dày đặc các công tác tại giáo triều. Ngài bất chấp tuổi cao sức yếu, miễn làm sao hoàn thành tối đa mọi công tác để xây dựng Hội Thánh Chúa.

Như vị tiền nhiệm của mình, Đức Thánh Cha Bênêđictô XV đã dành nhiều cuộc gặp gỡ quan trọng với nhiều nhân vật nổi tiếng, nhiều nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia hoặc của thế giới và nhiều nhà lãnh đạo các tôn giáo ở nhiều châu lục.

Ngài liên tục có những bài giáo lý thâm sâu dành cho khách hành hương hàng tuần và không ngần ngại dành cho họ những buổi triều yết, những gặp gỡ đầy tình yêu mến.

Trong triều đại của mình, dù già yếu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã thực hiện 24 chuyến tông du đến sáu lục địa và ba lần chủ trì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (Đức năm 2005, Úc năm 2008, Tây Ban Nha năm 2011).

Trong các thông điệp của mình, nhất là trong cuốn “Chúa Giêsu thành Nazareth”, Đức Bênêđictô XVI liên tục đòi con người hãy trở về với Chúa Kitô, hãy liên kết tình yêu của Chúa Kitô với việc thưc hành bác ái.

Ngài cũng đòi con người, qua cuộc sống, qua mọi hoạt động trên trần thế, hãy chỉ sống theo tinh thần Tin Mừng, và thực tâm tận hiến cho Chúa Kitô.

Hoạt động của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, dù chỉ ngắn ngũi trong chưa đầy 8 năm, nhưng chắc chắn, chúng ta không thể kể hết được. Bởi đó là hoạt động của một con người luôn luôn hăng say, luôn luôn hướng tới, và không dừng lại ở bất cứ giây đồng hồ nào.

Ngài là vị mục tử hiền lành, khác hẳn những gì mà người ta tiên đoán khi ngài mới lên ngôi Giáo hoàng năm 2005. Lúc đó, người ta khéo tưởng tượng, Hội Thánh với Đức Bênêđictô sẽ là một Hội Thánh cứng rắn, vì bản thân Đức Giáo Hoàng là con người sắt thép, cứng nhắt.

Nhưng không, bởi khi Đức Thánh Cha Bênêđictô tuyên bố từ nhiệm, cả thế giới phải lần lượt rơi vào nhiều trạng thái, từ chưng hửng, tiếc nuối, đến chân thành nhìn nhận ngài là vị mục tử hiền lành, khiêm tốn, khôn ngoan, khéo léo, dễ mến…

Từ nay, tinh thần Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ không bao giờ mai một trong lòng người: Đó chính là tinh thần hy sinh chính mình để danh Chúa, để Hội Thánh của Chúa không bị thiệt thòi.

Đó cũng chính là tinh thần triều mến, ấp ủ Hội Thánh, bởi ý thức đó là công trình của Thiên Chúa mà mình chỉ được phép phát huy và bảo tồn…

III. BIẾT ƠN HAI Đức Thánh Cha.

Trước hết, chúng ta cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn yêu thương, quan tâm đến vườn nho là Hội Thánh của Chúa, nên qua mọi thời, Chúa vẫn không ngừng gởi đến trong vườn nho này những vị mục tử luôn hăng say vì Tin Mừng của Chúa Kitô, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển cơ đồ của Chúa Kitô, cũng như sự nghiệp cứu rỗi, và đưa nhân loại về một mối duy nhất cánh chung mà Chúa Kitô hằng mong ước và đòi hỏi…

Chúng ta cảm tạ Chúa, vì từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau của nhân loại và của Dân Chúa mà những vị mục tử nhân danh quyền của thánh Phêrô, thể hiện đường lối lãnh đạo tài tình, khôn ngoan, dẫn đưa Dân Chúa luôn luôn theo đường lối thánh ý Chúa, và đạt hiệu quả thánh thiện tốt đẹp…

Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho Hội Thánh vị mục tử như lòng Chúa ước mong và Dân Chúa trông chờ.

Chúng ta cảm tạ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vì những công trình lớn lao ngài làm cho Hội Thánh khi còn lãnh đạo Hội Thánh, cũng như khi ẩn mình để đêm ngày cầu nguyện cho Hội Thánh.

Chúng ta cảm ơn tấm gương sống thánh thiện mà Đức Bênêđictô nêu cao, để mỗi người chúng ta nhìn vào đó mà luôn sống vì Chúa, vì Hội Thánh, vì mọi con người như chính bản thân ngài.

Đức Bênêđictô XVI là gợi hứng cho nhiều người thích sống lối sống khiêm nhường, ẩn khuất qua việc ngài tự rút lui khỏi tòa Phêrô.

Đức Bênêđictô XVI còn là kiểm mẫu về lòng yêu thương Hội Thánh. Chính vì lòng yêu thương này, ngài sợ gây nên những thiệt thòi cho Hội Thánh, khi ngài là vị lãnh đạo tối cao của Hội Thánh, đang dần đuối sức.

Chúng ta không quên bày tỏ lòng biết ơn đức đương kim giáo hoàng Phanxicô. Ngài là vì giáo hoàng giản dị, thích sống gần gũi với mọi người, chọn người nghèo làm bạn…

Ngài dám nghĩ đến, và đã thực sự bắt đầu tìm cách đổi mới Hội Thánh, và thay đổi giáo triều.

Chúng ta biết ơn Đức Phanxicô vì, với tài lãnh đạo của một vị giáo hoàng mục vụ, ngài đã thổi vào Hội Thánh một hơi thở mới, một làn gió mới rất riêng, rất đậm nét Jorge Mario Bergoglio – Phanxicô.

Ngài không ngại khó, ngại khổ để ra đi đến những nơi được coi là “điểm nóng”, điểm “nhạy cảm” để mang lại lợi ích cho Hội Thánh của Chúa.

Biết ơn Đức Phanxicô vì, nếp sống, lối suy tư, nếp nghĩ, nếp làm, cách giao tiếp, cách thể hiện bản thân…, tất cả đều toát lên sự thánh thiện, sự yêu thương và thiết tha với cuộc đời, và linh hồn con người.

Xin cám ơn hai Đức Giáo Hoàng. Cám ơn vì tất cả những gì các ngài đã sống, đã làm, đã để lại và tỏa rạng.

Xin cám ơn lòng yêu mến Chúa thật thâm sâu mà các ngài luôn thể hiện, để mọi tín hữu, mọi con người đều có thể đón nhận thành bài học cho mình về lòng yêu mến Chúa.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Châu Chấu
Richard Drysdale
21:51 07/07/2015
CHÂU CHẤU
Ảnh của Richard Drysdale
Đừng nên ham phú phụ hèn,
Đừng như châu chấu thấy đèn nhảy vô.
(Ca dao)