Ngày 12-07-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười Hai Chi Tộc
Lm Vũdình Tường
02:11 12/07/2018
Kinh Thánh ghi lại lịch sử của mười hai con cháu ông Jacob trở thành Mười Hai Chi Tộc Israel, dân riêng Chúa. Mười hai chi tộc bắt đầu từ một đại gia đình. Chính tên Jacob cũng do Chúa đặt cho. Tên của 12 chi tộc đó là: Reuben, Simeon, Judah, Issachar, Zebulun, Benjamin, Dan, Naphtali, Gad, Asher, Ephraim và Manasseh. Sáng Thế Ký 9.

Khi Jacob định cư đất Aicập cũng là lúc lịch sử Israel được thành lập. Trên núi thánh Sinai Thiên Chúa ban cho họ lề luật và đó là lề luật của cả một dân tộc ghi lại trong sách Torah. Lề luật bị coi thường, việc thờ phượng lơ là, xa dời Thiên Chúa, đời sống đồi trụy trở thành nô lệ thói hư tật xấu bản thân sau đó là nô lệ cho Pharaoh. Thiên Chúa sai Môisen đến cứu họ và dân này lưu đầy bốn mươi năm trong sa mạc trước khi đến miền đất hứa. Tại đây mỗi chi tộc chiếm một vùng đất do chi tộc trưởng lãnh đạo và tất cả dưới quyền lãnh đạo chung của Saul và thầy cả thượng phẩm Eli. Nội chiến xảy ra và các bô lão ủng hộ David và David trở thành vua. Sau khi David chết Solomon thay cha lãnh đạo. Sau khi Solomon chết, Nam Bắc phân tranh chia đất nước làm hai. Lãnh thổ phía Bắc nhận là Israel; lãnh thổ phía Nam thành Judah.

Thời Tân Ước Đức Kitô cũng chọn mười hai tông đồ tạo dựng nước Thiên Chúa nơi trần gian. Chính Đức Kitô đã chọn họ và đặt tên cho một số các môn đệ, huấn luyện và sai họ đi rao giảng Tin Mừng và sau đó là Tin Mừng Phục Sinh. Ai tin và nhận phép thanh tẩy: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, người đó trở thành dân riêng của Thiên Chúa, trở thành anh chị em trong Đức Kitô và trở thành Dân Tư Tế, thừa hưởng gia nghiệp Đức Kitô trao ban, là kẻ thừa tự trong đại gia đình Chúa. Là kẻ thừa tự, hưởng gia nghiệp Chúa bởi chính Đức Kitô sống lại từ cõi chết, ban sự sống trường sinh cho những ai tin theo, sống tinh thần mến Chúa, yêu tha nhân. Trong nước Đức Kitô chỉ có một lề luật đó là luật yêu thương bởi chính Đức Kitô xác định: Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con yêu thương nhau.Gn 15,12

Đức Kitô thiết lập Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Ngài trao quyền điều hành cho thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng tiên khởi và những kẻ kế tiếp điều hành Giáo Hội trần thế theo tinh thần của Đức Kitô, Ngài là đầu và các Kitô hữu là thành phần của thân thể Kitô. Giáo hội trần thế nhận sức mạnh và sự khôn ngoan của Thánh Thần Chúa, lắng nghe và thực thi lời hướng dẫn của Thánh Thần. Dân Israel chịu lưu đầy bốn mươi năm trong sa mạc truớc khi tiến vào miền đất hứa. Dân Đức Kitô không phải lưu đầy mà là những người lữ hành suốt cuộc sống trần gian. Trở thành người lữ hành để họ tìm kiếm người khác cùng đồng hành với họ rao giảng Tin Mừng Đức Kitô Phục Sinh. Trước khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết họ rao giảng kêu gọi mọi người thống hối để đón nhận nước Thiên Chúa đang đến. Sau khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết họ rao giảng Tin Mừng Phục Sinh, họ là sứ giả của Tin Mừng Phục Sinh, là anh chị em sống trong đại gia đình Chúa. Người lãnh đạo dân Chúa mang tinh thần của Đức Kitô, tinh thần đó là "đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ" Mat 20,28. Chính Đức Kitô xác nhận điều đó và thực thi trong cuộc sống rao giảng của Ngài. Phục vụ trong tinh thần khiêm tốn, yêu thương và tha thứ. Khiêm tốn, yêu thương, phục vụ là yếu tố căn bản chọn người lãnh đạo dân Chúa. Khi người lãnh đạo thực sự mang tinh thần trên của Đức Kitô thì việc tranh giành quyền lực sẽ không còn bởi họ được kêu gọi để phục vụ, để nhận ra khuôn mặt Đức Kitô nơi người họ phục vụ và nhận biết sự sống là lành thánh vì do Chúa ban.

TiengChuong.org

Twelve heads

Biblical tradition tells the twelve tribes of Israel who were descendants of Jacob, the name was given by God. The names of the twelve tribes are: Reuben, Simeon, Judah, Issachar, Zebulun, Benjamin, Dan, Naphtali, Gad, Asher, Ephraim and Manasseh Gn 9. They are the descendants of one family, when Jacob entered Egypt his family formed the Israelites. They received the Torah from God at Mount Sinai and it became their law. After 40 years of wandering in the desert before entering the land of Canaan they came under the leadership of Moses. They conquered the land and each tribe was given a territory to govern and Saul ruled over all the tribes and Eli as their priest. Civil war broke out because some tribes followed Saul, some preferred David. Finally David received support from all the elders and became their king. Solomon took the throne after the death of his father. Soon after Solomon's death, the twelve tribes were divided to be Northern kingdom and were called Israel while Southern kingdoms were led by the tribe of Judah.

In the New Testament Jesus chose twelve apostles to form the new people. Those who follow the way of Christ and are Baptised are the new chosen race, the royal priesthood. They become brothers and sisters in Christ. They have one leader, Jesus, and have God as their Father. While on earth they belong to the Church established by Jesus and Jesus himself had appointed Peter as their head and his successors. The whole Church body is guided by the Spirit of the Risen Lord and when our pilgrimage has ended we will enter God's kingdom. We are heirs in God's kingdom because our leader, Jesus Christ who rose from the dead has gained it for us. The Israelites wandered 40 years in the desert before entering the Promised Land; the royal priesthood of Christ will spend a whole life time doing pilgrimage on earth. While on earth we are called to be the ambassadors for Jesus, spreading the Good News of the Risen Christ for everyone we meet on the road. And whoever accepts the message and is baptised in the Name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit will be a member of God's family.

The Israelites had the Torah as their way of life; the royal priesthood have one single rule Jesus gave them and that is the rule of love as their way of life. All the baptised persons must learn from Jesus to live a life of love and service - Love one another as I have loved you. By this sign people know that you are my disciples: love one another. Jn 15,12

The way of Jesus is the way of love and humble service. Leaders learn to serve because Jesus told us that he comes to serve not to be served Mt 20,28. Love and humble service are the keys characteristic of our leadership. Humble service would help to eliminate the leadership tension. Recognizing the sacred and God's love in other person changes the way of leadership and that is what God calls us to live a life of seeing Christ in others.
 
Chân Dung Người Được Sai Đi
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:40 12/07/2018
Chân Dung Người Được Sai Đi

Chúa Nhật XV TN B

Ai là những người được sai đi?

Hằng năm cứ vào dịp hè về, các Chủng viện, các Hội Dòng tại Việt Nam thường có những tổ chức cắt cử người thụ huấn đi thực tập mục vụ, truyền giáo, với các văn thư sứ vụ hay còn gọi là “bài sai”. Hình như tâm trạng chung là vừa hí hững khi được dịp khẳng định mình và vừa hồi hộp không biết mình sẽ đi đâu và làm việc gì. Cần khẳng định rằng không phải chỉ có các linh mục, chủng sinh, thỉnh sinh, tập sinh hay tu sĩ nam nữ mới là những người được sai đi.

Những người được sai đi phải là những người được Thiên Chúa chọn gọi. Ngôn sứ Amốt đã trả lời với tư tế Amatgia cách tượng hình rằng: “Chính Đức Chúa đã bắt lấy tôi khi tôi đi theo sau đàn vật…”(Am 7, 15). Thánh sử Maccô ghi rõ “Khi ấy Chúa Giêsu gọi Nhóm Mười Hai và bắt đầu sai đi từng hai người một…”(Mc 6,7). Có thể nói rằng bất cứ ai là Kitô hữu cũng đều được sai đi, đặc biệt khi đã lãnh nhận hồng ân Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức để sống đời Kitô hữu cách trưởng thành, nghĩa là với sự ý thức, tự giác và tinh thần trách nhiệm. Một người dân quê, chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung như Amốt cũng được sai đi. Tất thảy là vì “Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã chọn chúng ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người” (Ep 1, 4).

Được sai đi để làm những gì?

Chúng ta có thể liệt kê một vài công việc của người được sai đi như sau: Trước hết là nhân danh Chúa truyền đạt ý định của Chúa cho tha nhân. Đây chính sứ vụ làm ngôn sứ mà Cựu ước thường gọi là đi tuyên sấm hay đi nói tiên tri và Tân ước thường gọi là đi rao giảng Tin Mừng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Công việc của người được sai đi còn là xua trừ ma quỷ, chữa lành bệnh tật, nghĩa là thi ân giáng phúc cả phần hồn lẫn phần xác cho nhân trần.

Một định luật dường như là tất yếu: Không ai có thể trao ban những gì mình không có. Để thực thi những điều, những việc vượt lẽ thường tình, thì những người được sai đi phải có khả năng cách nào đó cũng như phương tiện nào đó. Nhìn vào danh sách của Nhóm Mười Hai thì người ta có quyền nghi ngại về khả năng tự bản thân các ngài. Hơn nữa, khi các ngài được sai đi thì như với hai bàn tay trắng. Không tiền bạc, không lương thực, không bao bị, trên thân chỉ mỗi một manh áo, dưới chân chỉ có đôi dép và chiếc gậy trên tay, thế thì các ngài dựa vào đâu để chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ, rao giảng tin mừng và kêu gọi người ta ăn năn sám hối? Câu trả lời là đây: Chúa Giêsu ban cho các ngài quyền trên các thần ô uế (6,7).

Một nguồn lực để thực thi sứ mạng tông đồ: Có quyền trên các thần ô uế.

Có quyền trên một ai đó là ta thực sự làm chủ trên họ, ra lệnh cho họ và họ phải tuân theo. Thử hỏi các thần ô uế là những ai? Nếu cho rằng đó là thần dữ, là ma quỷ thì ít ai dám phản đối. Thế nhưng, người mà thần ô uế đành tuân lệnh thì phải Đấng Thánh của Thiên Chúa (x.Mc 1,23-24). Thần ô uế xét như là thế lực bên ngoài thì chính là ma quỷ. Chúng ta tin nhận Chúa Giêsu đã ban quyền cho các Tông đồ cách nào đó trên thế lực này. Xưa lẫn nay, cũng có nhiều đấng được thông ban ơn trừ quỷ. Tuy nhiên số các vị này rất ít. Thế thì những người khác không có ơn này thì không được sai đi để thi hành sứ vụ tông đồ ư? Dễ dàng trả lời là không phải như thế. Thử hỏi có mấy ai dám to gan cho rằng mình đủ khả năng đương đầu với ma quỷ? Trước kẻ thù bên ngoài như “sư tử gầm thét”, thì chúng ta không dám coi thường (x.1 P 5,8), nhưng chúng ta rất có thể xao lãng kẻ nội thù.

Vậy cần phải xem xét thêm một thứ thế lực ô uế bên trong con người chúng ta. Chúa Giêsu đã minh nhiên khẳng định những cái bên trong phát xuất ra làm cho người ta ra ô uế đó là “tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng” (Mc 7,21). Có quyền trên các thần ô uế thì cũng có nghĩa là làm chủ các khuynh hướng xấu, các ý định xấu, các việc làm xấu xa ở trên. Một điều chắc chắn rằng để được sai đi và có khả năng thực thi sứ mạng, thì người đựơc sai phải làm chủ một cách nào đó những cái bên trong vốn có thể làm chúng ta ra ô uế.

Đó đây có thể thiếu người được sai đi, nhưng ở Việt Nam hiện nay thì có thể nói vẫn chưa thiếu nếu không muốn nói là còn thừa. Với những người được sai đi thì Thiên Chúa không bao giờ dè sẻn ân ban. Thế nhưng, những người được sai đi có thực thi được sứ mạng hay thực hiện sứ mạng cách tốt, xấu ra sao, thì vẫn còn tùy ở việc họ có làm chủ được các thần ô uế bên trong, nghĩa là làm chủ những xung lực xấu ở bên trong, khả dĩ có thể làm cho họ ra ô uế như thế nào.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Huấn luyện viên đội túc cầu quốc gia Croatia và cỗ tràng hạt
Vũ Văn An
01:52 12/07/2018
Zagreb, Croatia, Jul 11, 2018 / 02:34 pm (CNA).- Chúa Nhật này, đội túc cầu Croatia sẽ đấu với đội Pháp trong trận chung kết giải World Cup năm 2018, sau khi loại hàng loạt các đội lừng danh trong giải này.

Sau đây là một lý do khiến nhiều người Công Giáo khắp thế giới hò reo ủng hộ đất nước nhỏ bé vùng Trung Âu này: Croatia là quốc gia Công Giáo nhiệt thành, và huấn luyện viên đội túc cầu quốc gia của họ, Zlatko Dalic, là một người có đức tin thành thật.



Gần đây, Dalic nói rằng thành công hiện nay của ông là do đức tin của ông vào Thiên Chúa và ông luôn mang theo mình cỗ tràng hạt để lần trong những lúc khó khăn.

Dalic nói về đức tin của ông trên đài phát thanh Công Giáo Croatia lúc bắt đầu World Cup: “Mọi điều tôi có ở trong đời và trong nghề nghiệp của tôi đều do đức tin của tôi mà có, và tôi biết ơn Chúa của tôi”.

Croatia được vào trận chung kết sau khi đánh bại Anh với tỷ số 2-1 trong một trận đấu kéo dài hơn 120 phút vào ngày 11 tháng Bẩy qua.

Dalic nói rằng “tôi có thể rất hạnh phúc với đời mình, không có đức tin mạnh mẽ và sự động viên ấy, rất khó mà đạt được như thế”.

Ông nói thêm: “khi người ta mất hết hy vọng, thì họ phải lệ thuộc vào Thiên Chúa hay thương xót và vào đức tin của ta thôi”.

Theo chiều hướng ấy, Dalic giải thích rằng “tôi luôn mang theo mình một cỗ tràng hạt” và “khi tôi cảm thấy mình sắp trải qua cơn khó khăn, tôi bèn thò tay vào túi, bám lấy cỗ tràng hạt và rồi mọi sự dễ dàng hơn”.

Về các chờ mong của người Croatia đối với sự thành công của việc họ được chọn ở Giải Túc Cầu Thế Giới năm 2018 tại Nga, ông cho rằng “tôi biết dân chúng của chúng tôi chờ mong điều gì, biết bao người yêu túc cầu Croatia và đội của chúng tôi”.

Ông nhấn mạnh “tìm thấy điều thiện trong cuộc sống luôn đem lại thoả mãn, hạnh phúc, thành công. Người ta phải luôn trung thực với chính mình và người khác”.

Trước trận đấu ngày 11 tháng Bẩy, Dalic nói về đội banh “cô bé lọ lem” của mình rằng: “chúng tôi không sợ ai, cả Anh cũng vậy”.

Dalic năm này 51 tuổi, có vợ, hai con. Thời trẻ, ông chơi cho các đội túc cầu Croatia, như các đội Hajduk Split, Inter Zapresic và Varteks Varazdin.

Năm 2000, ông không làm cầu thủ nữa và bắt đầu nghề huấn luyện viên túc cầu co các đội túc cầu Croatia. Năm 2010, ông qua Saudi Arabia để hướng dẫn các đội Al-Faisaly Harmah rồi Al-Hilal. Một năm sau, ông qua United Arab Emirates để làm huấn luyện viên cho câu lạc bộ Al-Ain.

Tháng Mười năm 2017 ông được cử làm huấn luyện viên trưởng cho đội túc cầu quốc gia Croatia.
 
Các Tổng Giám Mục Công Giáo nói luật về phép giải tội ở Úc làm cho trẻ em “kém an toàn hơn”
Giuse Thẩm Nguyễn
15:45 12/07/2018


Các vị lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo Úc đã chỉ trích luật mới tại lãnh thổ thủ đô Úc, gọi tắt là ACT, một luật đòi buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín tòa giải tội để báo cáo lạm dụng tình dục, là làm cho trẻ em “kém an toàn hơn.”

Các linh mục ở Canberra sẽ phải báo cáo những cáo buộc, tội phạm hay tin là có phạm tội liên quan đến trẻ em cho thanh tra luật ACT trong vòng 30 ngày kể từ ngày 31 tháng Ba, 2019, dù rằng những thông tin ấy được xưng thú trong tòa giải tội.

Luật này được thông qua quốc hội ACT tháng trước, dù rằng điều khoản về phép giải tội đã phải hoãn lại chín tháng để chính quyền và các giáo sĩ có thể xác định cách nào để thi hành luật.

Theo luật của Giáo Hội thì linh mục sẽ bị rút phép thông công nếu phạm luật ấn tín tòa giải tội.

Người vận động cho chiến dịch chống lạm dụng trẻ em là Damian De Marco nói với hãng truyền thông Farifax rằng “Nếu họ thực sự quan tâm thì thà bị rút phép thông công còn hơn là để cho một đứa trẻ bị cưỡng hiếp.”

Tuy nhiên các Giám Mục Công Giáo Úc đã viết cho Thủ Hiến ACT là Andrew Barr với “những quan ngại nghiêm trọng” về những luật này, rằng bắt buộc báo cáo từ tòa giải tội “sẽ không có ảnh hưởng gì đối với sự an toàn của trẻ em và sẽ thực sự làm cho trẻ em kém an toàn hơn.”

Trong lá thư được ký bởi Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Melboure và Tổng giám mục Anthony Fisher của Sydney viết rằng, “Lý do thứ nhất là thủ phạm của tội ác này rất ít khi tìm đến tòa giải tội và nếu bắt buộc phải báo cáo những gì xưng thú thì họ chẳng bao giờ xưng thú. Sẽ không có ảnh hưởng gì cho sự an toàn của trẻ em.”

“Lý do thứ hai là bất cứ thủ phạm nào có ý định xưng thú thì chắc chắn là sẽ làm điều đó một cách nặc danh để không thể báo cáo được. Lại một lần nữa chứng tỏ trẻ em sẽ không được an toàn hơn.

“Lý do thứ ba là niềm tin vào sự bảo mật tuyệt đối của tòa giải tội một khi bị giảm sút thì cơ hội mà một nạn nhân được nhắc đến trong tòa giải tội với một linh mục cũng sẽ bị giảm thiểu nghiêm trọng; cơ hội mà một linh mục giải tội có thể gây ấn tượng với nạn nhận cần phải thông báo cho người lớn có trách nhiệm ngoài tòa giải tội và để được an toàn sẽ mất đi. Như thế thì trẻ em sẽ bị kém an toàn hơn.”

Các tổng giám mục nói rằng người tính hữu sẽ “không tin tưởng” nếu biết các linh mục sẽ tiết lộ những gì họ xưng thú cho cảnh sát hay tòa án.

Các ngài viết rằng “cảnh tượng bắt giam và xét xử các linh mục vì hành động theo niềm tin của họ sẽ chia rẽ trầm trọng trong xã hội.”

“Các nền văn hóa và chính trị như ở Úc công nhận sự biệt lập rõ ràng giữa Giáo Hội và chính quyền;

“Trong khi cả hai đều cần thiết gặp nhau ở những quan điểm khác, ngay cả cộng tác với nhau, nhưng hai lãnh vực này dành cho nhau những sân chơi rộng lớn vào những thời điểm khác nhau.

“Đòi hỏi các linh mục vi phạm ấn tín tòa giải tội sẽ vượt quá giới hạn của chính quyền vào lãnh vực thánh thiêng.

“Tự do lương tâm, suy tưởng, ngôn luận, hội họp, niềm tin và thực hành tôn giáo là những quyền căn bản của con người.

“Bắt một linh mục vi phạm ấn tín của tòa giải tội sẽ chẳng khác nào bắt ngài hành động chống lại giáo lý cơ bản niềm tin của mình.

Trong thư trả lời, ông Barr nói rằng Ủy Ban Hoàng gia trong việc đáp ứng nạn Lạm Dụng Tình Dục Trẻ em đã nhận được những bằng chứng cho thấy một số linh mục tội phạm đã xưng thú việc lạm dụng của họ trong tòa giải tội và đã yên tâm là bí tích giúp một phần nào qua biến cố lạm dụng và bao che của nó.

“Đối với những người này phép giải tội cho họ một nơi để nhận ra tội lỗi hay sai phạm của họ và một không gian để cảm thấy dễ chịu sau khi phạm tội.

“Lạm dụng trẻ em thật dễ sợ và chính quyền chắc chắn tiến hành giữ an toàn cho các em, dù bất cứ các em ở đâu.”

Barr đưa ra sự ưng thuận của Tòa Thánh với yêu cầu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xin được miễn trừ sự bí mật đặc biệt để tiết lộ lạm dụng tình dục trẻ em và mong Hội Đồng Giám Mục Úc cũng tìm kiếm sự sửa đổi tương tự.

Tuy nhiên hội đồng đã nói trước đây là ấn tính của tòa giải tội không được coi là “mâu thuẫn” với việc duy trì sự an toàn cho trẻ em.

Chủ tịch hội đồng là Tổng Giám Mục Coleridge đã tuyên bố rằng “Giáo Hội muốn những biện phạp nhằm bảo đảm môi trường an toàn hơn cho trẻ em. Không có bằng chứng nào cho thấy hợp thức hóa việc loại bỏ ấn tín của phép giải tội sẽ giúp được cho vấn đề này”

Cuộc tranh luận xảy ra sau khi Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide tuần trước tuyên bố sẽ kháng cáo việc kết án ngài về tội dấu kín vụ lạm dục tình dục trẻ em ở vùng Hunter gần Newcastle.


Source: Catholic Herald Catholic archbishops say confessional laws make childen 'less safe'
 
Căng thẳng giữa Tòa Thượng Phụ Constantinope và Mạc Tư Khoa
Đặng Tự Do
17:35 12/07/2018
Căng thẳng giữa Tòa Thượng Phụ Constantinope và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã dâng lên rất cao sau khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công khai bày tỏ sự ủng hộ của ngài đối với triển vọng Giáo hội Chính thống Ukraine độc lập hoàn toàn với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Theo một sáng kiến do tổng thống đề nghị và đã được Quốc Hội phê duyệt hôm thứ Năm 19 tháng Tư, Tổng thống Petro Poroshenko đề nghị hiệp nhất các Giáo Hội Chính Thống tại Ukraine thành một Giáo Hội duy nhất tách khỏi Mạc Tư Khoa. Đây là một động thái mà Tổng thống Petro Poroshenko nói sẽ khiến Nga khó khăn hơn trong việc can thiệp vào các vấn đề của người Ukraine.

Các nhà lãnh đạo thân phương Tây của Ukraine đã từng bước tìm cách di chuyển nước cộng hòa Xô Viết cũ này ra khỏi quỹ đạo của Nga, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình năm 2014 và xúi dục một cuộc nổi loạn ở miền đông Ukraine.

Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho đến nay, nhóm này là nhóm Chính Thống Giáo duy nhất tại Ukraine được thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận.

Trong thông cáo báo chí của Tòa Thượng Phụ Đại Kết vào ngày 11 tháng 7, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô cho biết:

“Liên quan đến những quyền tinh thần và giáo luật của Tòa Thượng Phụ Đại Kết trên lãnh thổ Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết nhắc nhở hội thánh rằng:

Xin chúng ta đừng quên là Tòa Constantinople không bao giờ nhượng lãnh thổ Ukraine cho bất cứ ai qua của một Đạo luật của Giáo hội, nhưng chỉ cấp cho Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa quyền phong chức hoặc thuyên chuyển Tổng Giám Mục Thủ đô Kiev với điều kiện là vị Tổng Giám Mục này nên được bầu bởi Đại hội Giáo Sĩ và Giáo Dân và tuân phục quyền bính của Đức Thượng Phụ Đại Kết.”

Trong thời kỳ cộng sản, Mạc Tư Khoa đã tìm cách tách Chính Thống Giáo Ba Lan và Lithuania khỏi Tòa Thượng Phụ Constatinope. Cho nên, hiện nay có những đồn thổi cho rằng Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô không có quyền tái phán nào đối với Chính Thống Giáo Ba Lan, và Lithuania vì các Giáo Hội này đã tách ra khỏi Tòa Thượng Phụ Constatinople để trực thuộc vào Tòa Kiev và tối hậu là thuộc về Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tuyên bố của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết:

“Lắng nghe những gì được đề cập về vấn đề liên quan đến quyền bính của Giáo Hội Mẹ đối với Giáo Hội Ba Lan theo đó đã có sự tách biệt từ Tòa của chúng tôi về Tòa Kiev của hai Giáo Hội Chính Thống Lithuania và Ba Lan, và sự sáp nhập sau đó vào Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Chúng tôi khẳng định điều đó không hề xảy ra theo các quy định giáo luật, và cũng không hề có sự tách biệt với chúng tôi của Tòa Kiev.”
Source: The Ecumenical Patriarchate - Ecumenical Patriarch Bartholomew: “As the Mother Church, it is reasonable to desire the restoration of unity for the divided ecclesiastical body in Ukraine”
 
Giám Mục Fellay không được tái cử, khả năng Huynh Đoàn Thánh Piô X hòa giải với Vatican mịt mờ hơn bao giờ
Đặng Tự Do
18:09 12/07/2018
Trong một diễn biến gây ngạc nhiên cho nhiều người, trong phiên khoáng đại được tổ chức tại Ecône, Thụy Sĩ, Giám Mục Bernard Fellay, 60 tuổi, Bề Trên Tổng Quyền Huynh Đoàn Thánh Piô X, đã không được tái cử.

Linh mục Davide Pagliarani, 47 tuổi, người Ý, đã được bầu với một đa số áp đảo hơn 2/3 số phiếu để làm Tân Bề Trên Tổng Quyền Huynh Đoàn Thánh Piô X thay thế cho Đức Cha Bernard Fellay trong một nhiệm kỳ 12 năm.

Cha Pagliarani đã từng làm việc mục vụ tại Rimini, Italia, trước khi đi truyền giáo tại Singapore, rồi lại quay về Italia trong cương vị bề trên toàn quốc Italia. Từ năm 2012, ngài là giám đốc chủng viện Notre-Dame Co-Redemptive tại La Reja, Á Căn Đình.

Cha Pagliarani là người được chính Đức Cha Bernard Fellay truyền chức linh mục, nhưng có một lập trường đối kháng với ngài trong việc hòa giải với Tòa Thánh.

Đức Cha Fellay là người chủ trương đạt đến một giải pháp giáo luật về tình trạng của Huynh Đoàn. Ngài ca ngợi thái độ cởi mở của Đức Phanxicô đối với Huynh Đoàn và đề cao tầm quan trọng của việc kết thúc sự chia rẽ với Vatican.

Cha Pagliarani tiêu biểu cho khuynh hướng chờ đợi cho đến khi tình hình bên trong Giáo Hội là “hoàn toàn thỏa đáng” dưới con mắt của Huynh Đoàn Thánh Piô X.

Việc cha Pagliarani thắng cử với một tỷ số áp đảo như thế cho thấy khả năng Huynh Đoàn Thánh Piô X hòa giải với Vatican mịt mờ hơn bao giờ.

Source: Le Figaro - Lefebvristes: Mgr Fellay est évincé, l'abbé Davide Pagliarani devient supérieur général
 
Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới tại Dublin: 500,000 vé tham dự thánh lễ bế mạc đã được giữ chỗ hết
Vũ Văn An
18:30 12/07/2018
Theo tin Zenit ngày 12 tháng Bẩy, Ban Tổ Chức Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018 ở Ái Nhĩ Lan hôm 8 tháng Bẩy đã thông báo: trọn 500,000 vé tham dự Thánh Lễ bế mạc tại Công Viên Phoenix ở Dublin, Ái Nhĩ Lan, vào ngày 26 tháng Tám này, đã được giữ chỗ hết.



Các vé miễn phí trên đã sẵn sàng để giữ chỗ vào ngày 25 tháng Sáu vừa qua. Nội trong 24 giờ đầu tiên, đã có 285,000 người đặt giữ chỗ. Và trong 24 giờ sau đó, con số đã tăng lên tới 400,000. Yêu cầu cao muốn có vé từ ngày đó lên tới vài ngàn mỗi ngày với các vé cuối cùng đã được giữ chỗ vào hôm nay, chỉ chưa đầy 2 tuần lễ từ ngày phát hành.

Dublin, Ái Nhĩ Lan, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn để tổ chức Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần thứ Chín từ ngày 21 tới ngày 26 tháng Tám năm 2018, với chủ đề “Tin Mừng Gia Đình: Niềm Vui cho Thế Giới”. Được tổ chức 3 năm một lần, biến cố quốc tế này nhằm đem các gia đình khắp thế giới lại với nhau để cử hành, cầu nguyện và suy niệm về tầm quan trọng có tính trung tâm của hôn nhân và gia đình như là những “viên đá góc” của đời sống ta, xã hội và Giáo Hội ta.

Nhận định về số vé đã được giữ chỗ hết cho tới nay, Cha Timothy Bartlett, Tổng Thư Ký Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018, nói rằng những người trong ban tổ chức Cuộc Gặp Gỡ này không ngạc nhiên trước mức độ thu hút cao đến thế.

Ngài nói: “Dù tôi khá thận trọng lúc đầu, và dù tôi hơi ngạc nhiên trước việc mọi phần của biến cố đã được giữ chỗ trước nó cả 6 tuần lễ, tôi vẫn không ngạc nhiên bởi mức độ thu hút cao này. Vì gia đình là điều quan trọng đối với mọi người trong chúng ta. Người ta lại thích các điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang nói tới gia đình và Giáo Hội”.

Cha Bartlett ngỏ lời yêu cầu những người tham dự, nhất là tham dự Thánh Lễ bế mạc, nên lên kế hoạch cho mình càng sớm càng hay. “Chúng tôi đang làm việc với Gardai và các nhà cầm quyền khác để làm cho Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới 2018 trở thành một biến cố vui tươi, chào đón và thoải mái. Nhưng điều chủ yếu là mọi người nên nghĩ thấu đáo về việc làm cách nào đến tham dự và ra về từ Thánh Lễ, phải mang theo những gì liên quan đến chỗ ngồi, quần áo, và thực phẩm. Có khá nhiều phương tiện tại công viên, như nước, quán ăn và nhà vệ sinh. Cũng có rất nhiều âm nhạc, ca hát và nhiều sinh hoạt khác trước và sau khi Đức Giáo Hoàng ở đó. Tuy nhiên các gia đình và các cá nhân nên cố gắng đến theo nhóm nếu có thể. Họ nên cố gắng đáp xe đò và các phương tiện giao thông công cộng để giảm tác động đối với môi trường và tạo áp lực lưu thông. Các nhóm giáo xứ và các nhóm khác nên cùng đến với nhau và đừng quên giúp đỡ những người đang trên đường hay cần giúp đỡ về thể lý để tới được địa điểm hành lễ. Nay là lúc bắt đầu lên kế hoạch. Nay là lúc đến với nhau như gia đình của các gia đình để giúp nhau chuẩn bị và thưởng thức biến cố tuyệt vời có tính lịch sử này, mà chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cùng chúng ta cử hành”.



Cha Barlett kết luận: “Các giới hạn đối với việc tham dự là do các cơ quan có thẩm quyền về y tế và an toàn đặt định, một điều hết sức quan trọng đối với mọi người chúng ta. Trong khi tôi biết nhiều người sẽ ngã lòng vì không kiếm được vé tham dự, nhưng chúng tôi sẽ lo liệu phát tuyến trực tiếp các biến cố này cho những ai không có vé tham dự. Nhiều giáo xứ và giáo phận cũng đang sắp xếp các cuộc tụ tập để những ai không đích thân tham dự được cũng có thể cảm thấy mình được tham dự phần nào vào Thánh Lễ và các biến cố khác của Đức Giáo Hoàng".

Sau đây là một số con số thống kê chủ yếu về việc giữ chỗ:

• 116 quốc gia có đại diện trong việc giữ chỗ tham dự Thánh Lễ bế mạc tại Công Viên Phoenix.
• Các khách ngoại quốc đã đăng ký tham dự Thánh Lễ bế mạc hiện quá 15,000 người.
• Gần 46 phần trăm những người dự định tham dự Thánh Lễ bế mạc lấy địa chỉ ở Dublin.
• Số giữ chỗ còn lại rải rác khắp nước.
• Quá nửa những người đăng ký tham dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Royal Dublin Society là cha mẹ có con dưới 18 tuổi. Người ta mong khuôn mẫu này cũng sẽ tương tự như trong Thánh Lễ bế mạc ở Công Viên Phoenix.



Các yếu tố chủ chốt của chương trình:

• Thứ nhất, một lễ Khai Mạc Toàn Quốc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới sẽ diễn ra cùng một lúc tại 26 giáo phận Ái Nhĩ Lan vào Thứ Ba, 21 tháng Tám;

• Thứ hai, từ 22 tới 24 tháng Tám, Đại Hội Mục Vụ 3 ngày sẽ diễn ra tại Royal Dublin Society, Dublin, và sẽ bao gồm một chương trình vui tươi và đầy suy niệm gồm các buổi tĩnh huấn, nói chuyện và thảo luận quanh chủ đề “Tin Mừng Gia Đình: Niềm Vui cho Thế Giới”. Đại Hội cũng sẽ đưa ra một chương trình tham gia cho giới trẻ gồm các sinh hoạt đức tin và vui chơi cho trẻ em;

• Thứ ba, Lễ Hội Các Gia Đình sẽ được tổ chức vào Thứ Bẩy 25 tháng Tám tại Công Viên Croke ở Dublin. Lễ Hội này sẽ bao gồm một buổi hòa nhạc văn hóa với một bầu khí cầu nguyện và vui tươi, trong đó, các câu truyện bản thân về đức tin sẽ được các gia đình chia sẻ với sự đại diện của mỗi châu lục. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hiện diện trong biến cố này; và
• Thứ tư, Thánh Lễ bế mạc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới 2018 sẽ diễn ra tại Công Viên Phoenix, Dublin chiều Chúa Nhật 26 tháng Tám, lúc 3 giờ chiều.
• Ngoài ra, Đức Phanxicô sẽ thăm Knock Shrine sáng Chúa Nhật 26 tháng Tám để cầu nguyện cho các gia đình và Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới 2018. Ngài sẽ tới đó lúc 9 giờ 45 sáng, trước nhất viếng Nhà Nguyện hiện ra sau đó đọc kinh Truyền Tin và ban huấn từ tại quảng trường trước Đền Thánh.
 
Đức Hồng Y Francis Arinze nói về vị linh mục ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc sống của ngài
Đặng Tự Do
18:51 12/07/2018
Đức Hồng Y Francis Arinze đã được chịu phép rửa và được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo ngày lễ Các Thánh 1 tháng 11 năm 1941, đúng vào sinh nhật lần thứ chín của ngài. Ngài là một đứa trẻ háo hức muốn gia nhập Kitô giáo từ một tôn giáo truyền thống châu Phi, không phải vì mong muốn của người lớn hay những người khác xung quanh ngài, mà là ước nguyện của riêng ngài và bởi ân sủng của Thiên Chúa.

Người đón nhận ngài vào Giáo Hội Công Giáo là Chân Phước Cyprian Tansi. Tại thời điểm đó cha Cyprian là một linh mục giáo xứ mà tấm gương thánh thiện vĩ đại của ngài để lại một ấn tượng sâu đậm cho cậu bé Francis Arinze là người đã phải chịu đựng nhiều trong cuộc đời. Cha Cyprian đã giúp cho Arinze nhận biết và yêu mến Chúa hiện diện trong Thánh Thể.

“Ngài là linh mục đầu tiên tôi được tiếp xúc trong đời”. Đức Hồng Y Arinze, năm nay 85 tuổi nhớ lại. “Ngài ban cho tôi các bí tích đầu tiên - phép rửa, sau đó là xưng tội và rước lễ lần đầu. Ngài chuẩn bị cho tôi chịu phép thêm sức và tôi đã là chú giúp lễ trong các thánh lễ của ngài vào năm 1945.”

“Ngài là hiện thân những gì bạn muốn thấy nơi một linh mục giáo xứ - nhiệt thành, và chân thật. Khi ngài cử hành Thánh lễ, bạn cảm nhận được sự tin tưởng của ngài vào những gì ngài đang cử hành, vì vậy cuộc sống của ngài rất lôi cuốn. Người ta không ngạc nhiên khi thấy bất cứ nơi nào ngài làm việc mục vụ thì ở đó đều có nhiều chủng sinh và phụ nữ gia nhập đời sống thánh hiến”.

Trong số những người ấy có Arinze. Ngài bước vào chủng viện All Hallows của Tổng giáo phận Onitsha ở tuổi 15 và là một sinh viên xuất sắc. Năm 1955, Arinze sang Rôma, nơi ngài theo học tại Đại Học Giáo Hoàng Urbanô và được phong chức vào năm 1958.

Ngài đã tham dự đám tang của Chân Phước Cyprian ở Anh năm 1964, và đã tích cực thúc đẩy tiến trình phong Chân Phước cho ngài.

Một năm sau cái chết của cha Cyprian, Arinze trở thành giám mục trẻ tuổi nhất trên thế giới. Ở tuổi 32, ngài được tấn phong Giám Mục Phó Onitsha. Hai năm sau, ngài đã trở thành tổng giám mục, và là người gốc Phi Châu đầu tiên lãnh đạo tổng giáo phận, và vào năm 1979 ngài trở thành Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào năm 1985 và năm 2002, ngài được bổ nhiệm tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.

Thời gian lãnh đạo Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích là một ơn lành cho Giáo Hội với việc công bố Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia (Bí Tích Thánh Thể Trong Mối Tương Quan Với Giáo Hội) của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2003; và Tông Huấn Sacramentum Caritatis (Bí tích Tình Yêu) của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2007 trong đó đề cao Thánh Thể như nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội..
Source: Catholic Herald Cardinal Arinze: If Protestants want to receive Communion, they should become Catholic
 
Đức Hồng Y Arinze bày tỏ sự buồn phiền trước việc các Giám Mục Đức muốn cho người Tin Lành rước lễ
Đặng Tự Do
19:15 12/07/2018
Ngày 27 tháng Sáu, Đức Tổng Giám Mục Hans-Josef Becker của Paderborn nói với Hội Đồng Linh Mục của tổng giáo phận rằng ngài chấp thuận cho những người phối ngẫu Tin Lành “trong từng trường hợp một” được rước lễ sau một giai đoạn phân định.

Tuy Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng điều này không tạo ra một sự cho phép “đại trà”, tuyên bố của ngài đã gây ra một phản ứng mạnh trên thế giới.

Vài ngày sau, hôm 5 tháng 7, Đức Cha Franz Jung, Giám Mục giáo phận Würzburg có lẽ còn “tiến xa hơn” khi cho phép “đại trà” tất cả những người Tin Lành kết hôn với người Công Giáo được Rước Mình Thánh Chúa trong các thánh lễ mừng hôn phối diễn ra tại nhà thờ chính tòa của ngài.

Bình luận về những diễn biến này, trên Catholic News Service, Đức Hồng Y bày tỏ sự buồn phiền của ngài và nói rằng “Thánh Thể không phải là vật sở hữu của chúng ta”. Ngài cũng nói thêm rằng “Những người Tin Lành nào muốn rước Mình Thánh Chúa thì nên trở thành người Công Giáo.”

Trong thời gian lãnh đạo Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích (1/10/2002 – 9/12/2008), dưới 2 triều Giáo Hoàng, Đức Hồng Y đã giúp vào việcsoạn thảo Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia (Bí Tích Thánh Thể Trong Mối Tương Quan Với Giáo Hội) của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2003; và Tông Huấn Sacramentum Caritatis (Bí tích Tình Yêu) của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2007 trong đó đề cao Thánh Thể như nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội.

Theo Đức Hồng Y, Thánh Thể được dành riêng cho người Công Giáo trong trạng thái có ơn nghĩa với Chúa và không phải là một thứ gì đó có thể được chia sẻ giữa bạn bè như bia hay bánh ngọt, một cựu cố vấn cao cấp của hai triều giáo hoàng đã nói như trên.

Ngay cả người Công Giáo khi mắc tội trọng cũng không thể rước Mình Thánh Chúa. Thánh Phaolô nói trong thư Thứ Nhất gởi giáo đòan Côrintô: “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.” (1 Cr 11:28-29).

Đức Hồng Y Francis Arinze cho biết bất kỳ động thái nào nhằm cho phép tiếp cận đại trà với Thánh Thể như cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ hay cho những người phối ngẫu của người Công Giáo được rước lễ là những thách thức “nghiêm trọng” đối với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về Thánh Thể.

Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service, ngài phản đối việc cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ trong những hoàn cảnh nhất định.

Đức Hồng Y Arinze nói thêm rằng: “Nếu một người ly hôn rồi tái hôn trong khi mối hôn nhân đầu tiên chưa bị tiêu hôn thì có vấn đề ở đây”. Chúa Giêsu dạy rằng kết hiệp mới này của họ cấu thành tội ngoại tình.

“Không phải chúng ta là những người đã giảng dạy điều đó”. Vị Hồng Y, 85 tuổi, đã phục vụ với tư cách là Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nhấn mạnh rằng “Chính Chúa Kitô đã nói điều đó.”

“Chúng ta không thể cho rằng mình có lòng thương xót hơn Chúa Kitô. Nếu bất kỳ ai trong chúng ta nói rằng người ấy được sự cho phép của Chúa Kitô để thay đổi một trong những điểm chính mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta trong Tin Mừng, chúng tôi muốn thấy giấy phép đó và cả chữ ký nữa.”

“Đó là điều không thể. Ngay cả khi tất cả các giám mục trên thế giới này đồng ý đi chăng nữa, cũng không thể thay đổi được. Điều này khá nghiêm trọng, bởi vì nó chạm vào đức tin về Thánh Thể, Hơn nữa kết hiệp hôn nhân đã thành sự là bất khả phân ly và không có quyền lực con người nào có thể giải trừ.”

Trong phỏng vấn tại tu viện Buckfast, một tu viện dòng Biển Đức đang kỷ niệm 1000 năm, Đức Hồng Y Arinze cũng nói rằng việc chia sẻ Thánh Thể dành cho người phối ngẫu Tin Lành không phải là vấn đề hiếu khách.

Ngài nói rằng trong khi mong muốn những điều tốt lành cho các Kitô hữu không Công Giáo, ngài cũng mong họ hiểu rằng “Thánh Thể không phải là sở hữu riêng của chúng tôi mà chúng tôi có thể chia sẻ với bạn bè của mình.”

“Tách trà, chai bia là những thứ chúng tôi có thể chia sẻ được với bạn bè” Đức Hồng Y Arinze nói.

“Không phải đơn thuần là chuyện hiếu khách hay không. Sau thánh lễ, bạn có thể đến nhà ăn và uống một tách trà, thậm chí là một ly bia và một chút bánh ngọt. Như thế là được. Nhưng thánh lễ không giống như vậy,”.

“Điều rất quan trọng là chúng ta phải nhìn vào giáo lý. Cử hành Thánh Thể không phải là một dịch vụ đại kết. Nó không phải là một cuộc tập hợp của những người tin vào Chúa Kitô, nhưng là việc kính nhớ những mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã chết cho chúng ta trên thập tự giá và bảo các tông đồ hãy 'làm điều này để nhớ đến Thầy.'“

“Cử hành Thánh Thể là sự cử hành của cộng đồng đức tin - những người tin vào Chúa Kitô, họ đang giao tiếp trong đức tin, và trong các bí tích, và trong sự hiệp thông giáo hội… hiệp nhất với mục tử của họ, giám mục của họ và Đức Giáo Hoàng. Đó là cộng đồng tưởng niệm Thánh Thể. Bất cứ ai không phải là thành viên của cộng đồng đó đều không phù hợp chút nào”.

Đức Hồng Y nói thêm nếu người Tin Lành muốn nhận được Thánh Thể trong các nhà thờ Công Giáo thì họ nên trở thành người Công Giáo.

“Hãy đến, bạn sẽ được nhận vào Giáo Hội, và sau đó bạn có thể nhận Mình Thánh Chúa bảy lần một tuần. Nếu không thì thôi vậy” Đức Hồng Y Arinze nói..
Source: Catholic Herald Cardinal Arinze: If Protestants want to receive Communion, they should become Catholic
 
Chung quanh chuyện đòi hỏi Linh mục tại Úc châu phải tiết lộ Ấn tòa Giải tội
Thanh Quảng sdb
19:52 12/07/2018
Chung quanh chuyện đòi hỏi Linh mục tại Úc châu phải tiết lộ Ấn tòa Giải tội

Melbourne Úc Châu ngày 12/7/2018 trước việc Ủy ban Hoàng gia đòi hỏi các linh mục giải tội phải tố giác hối nhân xưng thú tội ấu dâm thì nhiều linh mục tại Úc bày tỏ họ 'sẵn sàng đi tù' chứ không tiết lộ ấn tòa giải tội.
Đạo luật mới này đã được một vài tiểu bang hay liên bang chấp nhận nhưng yêu cầu của Ủy ban Hoàng gia đòi buộc các Giám mục Úc phải chỉ thị cho các linh mục khi giải tội phải tố giác hối nhân nào phạm vào tội ấu dâm hay phạm tội lạm dụng tính dục trẻ vi thành niên.
Đức Tổng Giám Mục Tony Fisher của Tổng Giáo phận Sydney cho hay: Các linh mục nào vị phạm ấn tòa giải tội sẽ bị treo chén! Các linh mục phải nhớ rằng mình là những người chuyển nhượng lòng thương xót của Chúa.
Còn tại tiển bang Victoria Giáo phận Melbourne cho biết cần thêm thời gian để học hỏi và nghiên cứu đề nghị của Ủy ban Hoàng gia trước đạo luật yêu cầu các linh mục phải báo cáo các trường hợp hối nhân xưng thú tội lạm dụng tình dục trẻ em.
Chánh án Victoria Martin Pakula ngày 11/7 phát biểu rằng chính phủ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng 24 đề nghị trong số 317 khuyến nghị được Ủy ban Hoàng gia đề ra hầu tránh những hiểm họa về Lạm dụng tình dục trẻ em.
Theo tờ “The Guardian” cho hay thì Chánh án Pakula tiết lộ chính phủ tiểu bang đã chấp nhận 128 đề xuất và 165 nguyên tắc khác nhau của Ủy ban Hoàng gia.

Chánh án ấy cũng phát biểu với đài ABC rằng đề nghị yêu cầu phải tố giác hối nhân xưng tội ấu dâm hay lạm dụng tình dục trẻ em "cần một chuẩn mực phải được Chính phủ liên bang thông qua."
Lãnh thổ Thủ đô Canberra Úc, Tiểu bang Nam Úc và Tasmania đã thông qua đạo luật này khiến cho các linh mục ngồi tòa mà không báo cáo hối nhân xưng tội về lạm dụng tình dục trẻ em là phạm pháp!

Tại tiểu bang Nam Úc, kể từ ngày 1/10 năm nay, các linh mục không báo cáo hối nhân phạm tôi lạm dụng tình dục trẻ em sẽ phải đối diện với án phạt 10,000 đô Úc.
Còn tại tiểu bang Victoria cũng như New South Wales thì còng đang trong gian đọan tìm hiểu, nghiên cứu và thương lượng trước 336 đề nghị của Ủy ban Hoàng gia.
Giáo Hội Công Giáo Úc đã kịch liệt phản đối việc áp dụng luật đòi buộc các linh mục giải tội phải tố giác hối nhân vi phạm tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và nhiều linh mục đã bày tỏ rằng thà họ bị ngồi tù hơn là vi phạm tới ấn tòa Giải tội.
Theo Giáo Luật thì “Ấn tòa Giải tội là bất khả xâm phạm; do đó linh mục không được tiết lộ ấn tòa này dưới bất cứ hình thức nào hay bất kỳ lý do nào!” Linh mục nào cố tình vi phạm ấn tòa này sẽ tự động bị treo chén tức khắc!”
Giáo lý Giáo Hội Công Giáo cũng dạy rằng “các linh mục giải tội sẽ bị phạt nặng nếu tiết lộ ấn tòa giải tội mà hối nhân đã xưng thú với ngài,” đây là một hành vi “tế nhị và một trọng trách cao cả của linh mục, đòi buộc ngài phải hoàn toàn giữ kín!”
 
Các Giám Mục Venezuela nói: người Công Giáo phải dám phản kháng chế độ
Đặng Tự Do
20:04 12/07/2018
Hội nghị thường niên của các giám mục Venezuela đã được tổ chức từ 7 đến 11 tháng 7 trong bối cảnh hàng trăm người Venezuela đã bị giết chết trong các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình ôn hòa và các lực lượng an ninh của bọn cầm quyền. Bên cạnh đó, mỗi tháng còn có ít nhất 50,000 người bỏ chạy khỏi đất nước tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đức Tổng Giám Mục José Luis Azuaje của tổng giáo phận Maracaibo, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Venezuela nói: “với các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày, người dân đã cho thấy sự bất mãn lớn lao trước các chính sách tùy cơ ứng biến của nhà cầm quyền. Đó là những chính sách thiếu tính hợp lý và thiếu chuyên môn của người ra quyết định.”

Ngài nói tiếp: “Những cuộc biểu tình này cho thấy sự thất bại của một mô hình mà người dân đã mạnh mẽ lên án trong nhiều năm. Càng bưng bít và đàn áp, sự phản kháng sẽ không dịu đi, nhưng nó trở nên mạnh mẽ hơn và đích điểm cuối cùng của nó là một sự giải phóng toàn bộ.”

Một yếu tố cơ bản để đất nước vượt qua khủng hoảng, là sự tái thiết guồng máy lãnh đạo xã hội, ngay cả ở cấp cơ sở. Điều này, theo Đức Tổng Giám Mục, sẽ không diễn ra “tức thời”, nhưng đó là một nỗ lực của tập thể chiến thắng những trận đánh nhỏ cho đến khi “chúng ta đánh bại được cái ác đã tạo ra một xã hội nghèo nàn.”

Đức Tổng Giám Mục Azuaje nhấn mạnh rằng các công dân có một vũ khí trong tay là “sự phản kháng dân chủ”, mà các Kitô hữu được mời gọi sử dụng vũ khí này với thiện chí.

Ngài cũng lưu ý rằng tình trạng nghèo khổ của đất nước đã huy động “tinh thần phục vụ” của Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn nữa. Chúng ta phải cung cấp “thực phẩm, giáo dục và sức khỏe”, đôi khi phải đóng vai trò “thay thế” cho nhà cầm quyền trong việc thực thi các nhiệm vụ lẽ ra họ phải làm.

Đức Cha Azuaje đã nhân dịp này cám ơn Caritas thế giới và các cơ quan cứu trợ bác ái của Hội Đồng Giám Mục các quốc gia láng giềng. Các giám mục từ Á Căn Đình, Bolivia, Brazil, Chí Lợi, Colombia, Ecuador, Paraguay và Peru đã có một kế hoạch hành động phối hợp để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người Venezuela, đặc biệt là việc hội nhập những người di cư Venezuela vào các cộng đồng địa phương.

“Chúng tôi đang phải sống với rất ít hy vọng trong một tình huống không lành mạnh đang cố nhận chìm chúng tôi,” ngài nói.

“Nhưng tình yêu luôn luôn chiến thắng, đó là tình yêu bị đóng đinh vào thập tự giá. Hệ tư tưởng và hệ thống chính trị khốn nạn này đang tiếp tục đóng đinh người dân vào thập giá. Nhưng khi phải đối mặt với điều này, chúng tôi vẫn nhớ rằng tình yêu luôn luôn chiến thắng và Đấng Chịu Đóng Đinh đã chiến thắng nó.”.
Source: Crux Venezuelan bishops condemn ‘perverse ideology, system of government’
 
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lên án nhà cầm quyền Nicaragua dùng du đãng tấn công các Giám Mục
Đặng Tự Do
23:30 12/07/2018
Trong tuyên bố được đưa ra hôm 11 tháng 7, ông António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã lên án nhà cầm quyền Nigeria sử dụng du đãng tấn công các Giám Mục.

Báo cáo của các phương tiện truyền thông trong khu vực cho biết các giám mục và nhiều linh mục Nicaragua đã bị các nhóm vũ trang tấn công vào ngày 9 tháng 7 trong khi cuộc biểu tình ở quốc gia Trung Mỹ này vẫn đang tiếp tục.

Trong tuyên bố, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự công nhận vai trò hòa giải quan trọng của Hội Đồng Giám Mục Nicaragua.

Ông kêu gọi tất cả các bên tôn trọng vai trò của các trung gian hòa giải, để tránh sử dụng bạo lực và cam kết tham gia vào cuộc đối thoại quốc gia để giảm thiểu bạo lực và tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện tại.

Vào đầu tháng 7, ông Zeid Ra'ad Al Hussein, Cao ủy trưởng Liên hợp quốc về Nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi nhà chức trách Nicaragua “thực hiện các bước thực tế” để ngăn chặn tình trạng giết người tràn lan tại quốc gia này.

Tại các nước độc tài, Việt Nam, là một thí dụ điển hình, nhà cầm quyền thường sử dụng bọn du đãng để tấn công những người biểu tình ôn hòa khi họ bày tỏ sự bất đồng trước các chính sách phản dân hại nước của bọn cầm quyền.
Source: UN News - Nicaragua: Guterres deplores loss of life, attacks against Catholic Church
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tạ ơn – Mừng Kim Khánh Chủng viện Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuột
Vũ Đình Bình
09:46 12/07/2018
Sáng hôm nay, vào lúc 10 giờ 15 ngày 12.7.2017, tại Nhà nguyện Tòa Giám mục Ban Mê Thuột, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã chủ sự Thánh lễ Tạ Ơn, mừng 50 năm ngày thành lập Chủng viện Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh. Đồng tế với ngài có Cha Tổng Đại Diện, Cha Chưởng Ấn, Cha Quản Lý, Cha giám đốc TTMV, Quý Cha ban giám đốc Chủng viện, Quý Cha giáo, Quý Cha Quản hạt, Quý Cha Quản xứ, Phó xứ trong Giáo phận; Và Quý Cha xuất thân từ Chủng viện Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh, đặc biệt trong số đó có Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương - Giám mục chính tòa Giáo phận Kamloops, Canada).

Xem Hình

Cùng hiện diện hiệp dâng Thánh lễ với Quý Thầy đại chủng sinh, Ứng sinh đang tu học tại Chủng viện, có Quý tu sĩ nam nữ, Quý khách và Gia đình Cựu chủng sinh Lê Bảo Tịnh.

Chủng viện Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuột được thiết lập ngay sau khi thành lập Giáo phận năm 1967. Ngày 25/03/1968, Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai, Giám mục tiên khởi Giáo phận, đã ra Văn thư thiết lập Chủng viện và trao bài sai bổ nhiệm Cha Augustinô Nguyễn Văn Tra làm Giám đốc.

Ngày 08/09/1968, Chủng viện Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh khai giảng khóa đầu tiên với lớp Vô Nhiễm gồm 60 chủng sinh. Từ 1968 – 1975, Chủng viện tuyển sinh được bảy lớp: Vô Nhiễm (1968), Giuse (1969), Truyền Tin (1970), Phanxicô (1971), Têrêxa (1972), Don Bosco (1973) và Savio (1974).

Biến cố năm 1975 tưởng chừng đã làm gián đoạn công cuộc đào tạo này của Giáo phận. Nhưng trong thời gian khó khăn nhất, Giáo phận Ban Mê Thuột vẫn âm thầm đào tạo các ứng sinh, gửi tu học tại Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang. Ngày 26/02/2007, Chủng viện Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuột khai giảng lại khóa đầu tiên sau 32 năm (1975 – 2007) và tiếp tục tuyển sinh hàng năm.

Mừng 50 năm thành lập Chủng viện qua bao thăng trầm, nhưng tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, mọi thành phần dân Chúa Giáo phận Ban Mê Thuột đều chung một tâm tình tạ ơn. Xin tạ ơn Chúa, xin tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha giáo, Quý ân nhân... và cũng không quên cầu nguyện cho Chủng viện, cho mỗi người trong ngày hồng phúc này.

Sau Bài Tin Mừng, Đức Cha Giuse Nguyễn Thế Phương chia sẻ niềm vui được về đồng tế trong Thánh lễ tạ ơn Kim Khánh Chủng viện Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh… Ngài kêu gọi các thành viên Gia đình Lê Bảo Tịnh thể hiện lòng yêu mến Chúa qua việc yêu mến Thánh Thể và yêu mến Lời Chúa. Ngài nói thêm: “Cánh đồng truyền giáo quá bao la, mà bàn tay ta thì nhỏ bé, xin Chúa cho chúng ta biết cùng nắm tay nhau và tin tưởng lên đường để dám quảng đại cho đi những gì chúng ta nhận lãnh qua vườn ươm Lê Bảo Tịnh”. (Mời nghe BÀI GIẢNG)

Sau Thánh lễ, Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý tu sĩ, Quý khách và Gia đình Cựu chủng sinh cùng tham dự tiệc mừng, chia sẻ niềm vui 50 năm thăng trầm (1968-2018) nhưng tràn đầy hồng phúc.

Nguyện xin cho Chủng viện tiếp tục bước đi theo ánh sáng của Chúa Thánh Thần và sự bầu cử của Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh, quan thầy. Cầu nguyện cho những ai đã góp công vào việc nuôi dưỡng và đào luyện Ơn Gọi Linh Mục.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngày Hiệp Thông Với Việt Nam: Biểu Tình Chống Dự Luật Đặc Khu và Đòi Nhân Quyền Cho Việt Nam
Trầm Hương Thơ
17:32 12/07/2018
Một Ngày Hiệp Thông Với Việt Nam Và Năm Châu Biểu Tình Chống Dự Luật Đặc Khu; Luật An Ninh Mạng Đòi Nhân Quyền Cho Việt Nam

Theo tinh thần dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến này luôn tranh đấu cho một nền Tự do độc lập thật sự cho Dân tộc và Quê hương đất nước là Tổ Quốc của Việt Nam chúng ta. Tiếng thét gào của cả Dân Tộc Việt Nam chúng ta đang vùng vẫy trong bể khổ nơi quê nhà do giặc cộng gây ra vang ra mãi bốn phương trời.

Xem Hình

Theo lời mời gọi của Liên Hội Người Việt Tị Nạn cộng sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLBĐ) như những tiếng chuông gióng lên báo động đến tất cả đồng bào năm Châu. Hãy đoàn kết hướng về quê Mẹ, đang quằn quại đau thương dưới ách tà quyền độc tài, đảng trị hơn 70 năm qua ở miền bắc và hơn 43 năm dài trên toàn đất nước Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam đang lộ rõ dần chân tướng là tay sai đắc lực của đảng cộng sản tàu cộng. Lộ rõ bản chất ngày càng tàn ác với đồng báo dân tộc mình, càng ngày càng cúi đầu trước hiểm họa đem dâng đất đai và biển đảo cho giặc tàu cộng là quan thầy của chúng. Điển hình đảng cộng sản Việt cộng đang dùng chiêu bài 3 "đặc khu" để dâng từng phần lãnh thổ và lãnh hải cho quan thầy phương bắc là giặc tàu. Đây là một chiêu bài mị dân để dâng đất cho giặc, đảng cộng sản Việt cộng đã mị dân biết bao nhiêu năm qua rồi, nay dân tộc đã qúa rõ.

Đảng cộng sản Việt cộng đã làm cái tội tầy đình lớn nhất trong các trọng tội mà lời của vị vua anh minh Trần Nhân Tông đã truyền lại: “Nếu các ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”

Bởi thế nên hôm nay người Việt Nam chúng tôi từ khắp nơi trên nước Đức và một số hội đoàn từ các nước Châu Âu như Bỉ, Pháp, Ý, Đan Mạch v.v... tiến về thủ đô của Nước Đức biều tình tố cáo tội ác tày trời của đảng cộng sản Việt cộng.

Từ 5 giờ sáng tôi và gia đình đã phải dậy để sửa soạn 6h00 lên đường vượt 500 cây số để đến Berlin để đến trước hang ổ việt cộng mà chúng có mỹ danh là "tòa đại sứ" để căng những biểu ngữ tố cáo tội ác của chúng đã làm với đồng bào trong bao năm qua. Nhất là những đồng bào không phải diện tị nạn như chúng tôi, họ kể chúng tàn ác và làm tiền bóc lột trong tất cả mọi thứ khi đến gia hạn giấy tờ v.v... Cái mà chúng nổi tiếng nhất ở Đức là vụ việc bắt cóc một cán bộ tị nạn của chúng là Trịnh Xuân Thanh đưa vào dấu trong hang ổ (mafia) mang vỏ bọc là đại sứ quán việt cộng này.

Nơi đây hôm nay hàng mấy trăm người đã đến căng rất nhiều biểu ngữ viết tội của đảng cộng sản bằng nhiều ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Ý Việt Nam.

"Vì Độc Lập phản đối đặc khu

Vì Tự Do phản đối an ninh mạng"

Hô vang cả một vùng trời mà chẳng thấy một tên việt cộng nào dám ló đầu ra khỏi hang ổ của chúng.

Những bài tố tội của chúng của vị Đại Diện LHNVTNcs. là Bs. Mỹ Lâm vạch tràn sự thật và lên án những trò bịp bợm mà đảng cộng sản Việt cộng đã và đang làm trên quê hương chúng ta.

Những bài phát biểu của Luật sư Nguyễn Văn Đài người mà mới bị việt cộng dùng luật rừng bắt giam trái phép và xử án bỏ túi 15 năm tù giam và 5 năm quản chể tổng cộng là 20 năm, nhưng nay chúng đã phải xuống nước với chính phủ để dàn xếp trục xuất sang Đức để chuộc một phần cái tội bắt cóc người.

Nhà văn Võ Thị Hảo cũng có bài phát biểu phân tích về dự luật 3 cái đặc khu toàn là bất lợi cho Việt Nam, không chỉ những đặc khu mà tất cả những cái gì việt cộng bắt tay với tàu cộng thì chỉ có thua thiệt để chúng đè đầu cưỡi cổ mà thôi v.v...

Linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà đại diện Linh mục và người Công Giáo ở Berlin cũng có bài phát biểu ngắn gọn.

Từ ngày đảng cộng sản cai trị Việt Nam đã mất đi Tự Do Tôn Giáo, Tự do nhân quyền bây giờ lại còn cướp luôn cái tự do thông tin mạng nữa thì chúng ta cần phải lên tiếng để chống lại cái luật đó nhất là dự luật cho thuê đất dài hạn nữa. Chúng ta cùng nhau hát bài Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô với tinh thần dấn thân và vị tha của người Kitô giáo luôn mong muốn một cuộc sống an lành và xây dựng những điều tốt đẹp cho đất nước cho dân tộc và cho và thế giới.

Cô Ls. Lê thị Công Nhân cũng có bài phát biểu qua mạng viễn thông. Cô nói bản thân cô không chống luật đặc khu nhưng cô chống cho tàu thuê đất, bởi vì từ ngày đảng cộng sản cầm quyền tới giờ họ chưa từng làm được cái gì gọi là tốt đẹp cho đất nước và dân tộc này cả mà chỉ bắt bớ, tù đày, bắt dân làm nô lệ, và họ đã kềm hãm cả dân tộc này trong hơn nửa thế kỷ qua, họ bắt tay với tàu cộng để bóp chết cả quê hương đất nước Việt Nam nên không bao giờ mình có thể để yên cho họ muốn làm gì thì làm.

Địa điểm biểu tình kế đến rất đặc biệt mà tôi nghĩ rằng ít có nới nào được như vậy, đó là trước tòa nhà Quốc Hội của CHLB. Đức. Đây là một địa điểm quan trọng và lại thoải mái hơn những lần trước nơi cổng thành Brandenburger Tor. Vì là một sân rộng lớn nên số người có đông bao nhiêu cũng chứa được.

Mà phải công nhận lần này rất là đông hơn tất cả những lần trước đây nhiều. Có nhiều gia đình quen tôi chưa thấy bao giờ đi biểu tình nhưng hôm nay đã có mặt cả gia đình tại đây cả 5 người trong gia đình đều mang theo biểu ngữ, làm cho tôi cũng giật cả mình, tưởng mình nhìn nhầm người, mãi khi đến tận nới nói chuyện thì không thể nhầm được nữa rồi, đây là một dấu hiệu đã thay đổi cái nhìn quan trọng về đất nước chúng ta. Vì "Đất Nước còn, còn tất cả, Đất Nước mất, mất tất cả"

Rất nhiều những biểu ngữ lớn nhỏ với đủ thứ màu sắc và ý tưởng ghi những câu biểu ngữ trên đó.

Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh thành viên BCH. điều hành chương trình. Khởi đầu với nghi thức chào Quốc Kỳ Đức-Việt, hàng mấy trăm lá Hoàng Kỳ tung bay phất phới trước tòa nhà Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức và bài Quốc Ca tự do vang lên một sự linh thiêng và trang trọng.

Lời chào mừng của ông Nguyễn Văn Rị đến tất cả cách cộng đoàn, hội đoàn đảng phái cùng tất cả tham dự viên. Bài phát biểu của bà chủ tịch Hoàng Mỹ Lâm, đồng thời lồng trong đó cả những lời lẽ đấu tranh và tố cáo những việc làm sai trái của đảng cầm quyền việt cộng, cả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh v.v... Rất nhiều người phát biểu như Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, các đảng phái, các hội đoàn bằng nhiều ngôn ngữ như Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch v.v...

Cuối cùng theo sự điều hợp của ông Phó Chủ Tịch Nội Vụ nguyễn Văn Rị tuần hành xung quang sân cỏ của tòa nhà Quốc Hội. Những bài ca tranh đấu, những câu khẩu hiểu đả đảo cộng sản Việt cộng hèn với giặc ác với dân. Đả đảo dự luật đặc khu, không cho tàu cộng thuê đất dù chỉ một ngày. Đả đảo luật an ninh mạng. v.v... Bầu trời hôm nay rất đẹp và hài hòa cũng muốn như hòa nhịp cùng đoàn biểu tình tuần hành. Nắng đẹp trời trong với những làn gió đẩy đưa làm cho cả rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay rất đẹp, những lời phát biểu bằng nhiều thứ tiếng cũng làm cho khách nơi đây hiểu được thật sự hơn nhiều.

Sau cùng rất nhiều người chụp hình chung riêng đủ thứ, đủ kiểu với những người thân quen với đủ thứ tiếng làm cho người sở tại và du lịch hiểu rõ ràng hơn về sự tàn ác của việt cộng. Sau đó một số còn lưu luyến lại nơi đây để tấm sự và chụp hình ảnh trước khi di chuyển về nhà xứ Thánh Gia Thất nơi Lm. Antôn Đỗ Ngọc Hà quản xứ, để dùng cơm chiều.

Khai mạc chương trình luôn với nghi thức không thể thiếu của những người Việt Nam tị nạn cộng sản đó là chào Hoàng Kỳ và hai bài Quốc Ca Đức và Việt Nam tự dọ lại vang lên trang nghiêm và một phút mặc niệm tưởng nhớ đến bao nhiêu anh hùng liệt nữ đã hy sinh để giữ gìn quê cha đất tổ, vậy mà ngày nay chúng ta đang đau lòng xót xa nhìn từng mảng giang sơn gấm vóc đã và đang bị đảng cộng sản Việt cộng bán lần cho giặc tàu mang mị danh là đặc khu.

Kế tiếp là những lời nguyện cầu với nghi thức thắp nến cầu nguyện cho Quê hương, cùng với lời kinh hòa bình được cất cao lên. Lời kinh nói lên cái đạo lý làm người để xây dựng hòa bình cho nhân loại và cho chính bản thân mình. Lời kinh hòa bình là lời cầu nguyện thật tuyệt vời! trong mọi hoàn cảnh.

Chị Nguyễn Thị Lai một giáo dân ở Nha Trang cũng truyền thông qua mạng để dâng lên những lời nguyện cầu hiệp thông với mọi người trong buổi thắp nên cầu nguyện cho Quê Hương và tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Sau đó Chị Mỹ Lâm được mời lên để đọc bài diễn văn bằng Đức Ngữ chào mừng quan khách, những nhà báo Đức, và Việt, những chia sẽ và mạnh mẽ lên án nhà tà quyền cộng sản đang tìm cách bóp nghẹt thông tin và báo chí tự do. Họ đang toa rập với tàu cộng để cai trị dân Việt Nam chúng ta bằng thủ đoạn "Đặc Khu Kinh Tế" v.v...

Cha Mystério Nguyễn Văn Đức cựu bề trên đan viện Thiên An có đôi lời chia sẻ với mọi người về vấn đề nhân quyền và điển hình là Tu Viện Thiên An đã và đang bị đàn áp cướp bóc đánh đập các tu sỹ như thế nào thì đa số ai cũng biết rồi. Bản thân cha cũng đã bị đầu độc và đang phải chữa bệnh tại Châu âu trong thời gian vừa qua và cho đến nay cũng đang điều trị.

Đôi lời chia sẻ của luật sư Nguyễn Văn Đài người mới được Nước Đức cứu mang sang đây cùng với vợ và cô Lê Thu Hà tới hôm nay là được đúng một tháng. Ông đã chia sẻ những cái khó khăn trong nước cho những người đang tranh đấu ra sao. Tại sao ông đang ở bên đây lúc bức tường ô nhục củả cộng sản xây lên bị đổ xuống, thay vì có cơ hội ở lại đây xin tị nạn ông lại nhất quyết trở về Việt Nam để học luật và tìm đường tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam ta đến đồ phải ngồi tù nhiều năm và bao nhiêu trận đòn chí tử.

Cô Lê Thu Hà cũng được BTC. mời lên chia sẻ cuộc sống trong tù việt cộng như thế nào.

Sau đó dành thời gia chia sẻ trả lời những câu hỏi của tham dự viên thắc mắc về mọi vấn đề. Bao nhiêu câu hỏi hấp dẫn đặt ra đều được hai người trả lời khá rõ ràng và sôi nổi. Nhất là hiện tình đất nước hiện nay.

Xen kẻ những lúc nghỉ bằng những bài ca đấu tranh và những bản đơn ca đầy cảm xúc và hấp dẫn. Chương trình chấm dứt vào lúc 21h00 để thu dọn và trả lại phòng hội cho Giáo Xứ Thánh Gia.

Ban tổ chức đã cảm ơn Lm. Antôn Đỗ Ngọc Hà đã luôn hết lòng ủng hộ và luôn sẵn sàng cho mượn phồng hội để tổ chức. Cảm ơn Lm. Mystério Nguyễn Văn Đức cựu bề trên đan viện Thiên An Huế. Cảm ơn tới tất cả các ban nghành, các Hội Đoàn Đạo và đời. Cảm ơn những Đảng phái chính trị.

Cảm ơn những phóng viên truyền tin và tất cả những tham dự viên đến từ khắp Âu Châu này như Ý, Áo Đan Mạch, VQ. Bỉ Đức v.v...

Tôi cũng phụ dọn dẹp đôi chút và gia đình lái xe về khách sạn nghỉ đếm vị chương trình ngày hôm nay khởi hành từ rất sớm nên khá mệt mỏi. Tuy thế lòng cũng cảm thấy vui vì hôm nay có dông người tham dự từ kháp mọi nơi về thủ đô Berlin này. Một ngày tràn đầy ý nghĩa cho cuộc sống.

Hôm sau chúng tôi còn ở lại để tham quan thủ Đô Berlin nên về trể và qúa nhiều công việc nên hôm nay mới viết bài tường thuật này để cùng chia sẻ với qúy Độc giả một phần nào của ngày biểu tình đầy ý nghĩa này.

Trầm Hương Thơ

07. 07.2017
 
Cờ vàng rợp trời Úc châu đồng thanh: Đả đảo Việt Cộng bán nước
Hanh Quang
18:09 12/07/2018
Canberra, 7/07/2018 -- Úc Châu đang vào mùa đông và tháng Bảy là tháng lạnh nhất. Canberra có khí hậu khắc nghiệt hơn các tiểu bang khác trên nước Úc. Nóng thì nóng khô khó chịu, còn lạnh thì lạnh buốt người, nhất là khi có gió. Dầy vậy hàng 4 hay 5 ngàn người đã về đây biểu tình: Đả đảo Việt Cộng bán nước.

Hình ảnh biểu tình - Photo QuangLe

Sáng thứ Bảy (7-7-7-2018), thủ đô Canberra nằm trong hai tuần lạnh nhất trong năm và đúng theo dự báo thời tiết, ngày hôm mưa có, nắng có, mây có, gió có, nên lạnh tê người, thế nhưng 2 chiếc xe buýt từ Adelaide (cách Canberra 1200 cây số); 8 chiếc xe buýt từ Melbourne (cách Canberra 700 cây số), Queeensland cách Canberra 1900 cây số, 14 chiếc xe buýt từ Sydney (cách Canberra 300 cây số), Wollongong cách Canberra 300 cây số, đây chưa tính xe riêng hay xe buýt nhỏ.

Hơn 4 hay 5 ngàn đồng bào, đủ mọi tầng lớp, già có, trẻ có, em bé có, chống gậy đi có, đi xe lăn có cùng kéo về trước Tòa Đại sứ Việt Cộng ở Canberra để lên án bọn cộng sản phản quốc dân đất cho Tàu cộng, đồng hương đông tới không có chổ chen chân và chiếm cả cái đồi đối diện Tòa Đại Sứ Trung Cộng. Có thể nói là cuộc biểu tình lớn sau cuộc biểu tình chống VTV4 của Việt Cộng chiếu trên đài SBS. Nhiều đồng bào phải đi thâu đêm, đi suốt 48 tiếng đồng và mọi người kéo về đây mang theo 2 khẩu hiệu, đó là "Đả đảo Việt Cộng bán nước" và "Đả đảo Trung Cộng Xâm lược" hay "Down with the Vietnamese Communists" và "China gets out of Vietnam".

Ngày hôm nay trên toàn thế giới kể cả Việt Nam, cùng đồng loạt biểu tình theo lời kêu gọi của ông Chủ tịch CĐNVTD liên bang Úc Châu, Nguyễn Văn Bon, và được khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng.

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu kêu gọi đồng bào tiếp tục ủng hộ đồng bào quốc nội để lật đổ Việt Cộng hòng đánh đuổi giặc Tàu ra khỏi nước giành lại giang sơn gấm vóc của cha ông ta và giành lại quyền làm người mà đã Việt Cộng bị tước đoạt bấy lâu nay.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Về bên Mẹ La Vang
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
09:37 12/07/2018
VỀ BÊN MẸ LA VANG

Chia sẻ mừng Năm Thánh – bài 6

Xin chào mọi người, xin chào các bạn trẻ,

Bảy năm rồi, kể từ ngày phát thưởng cho các thiếu niên và nhi đồng đạt giải Lm Đặng Đức Tuấn lần thứ hai (2011), nay tôi mới có dịp về với Mẹ La Vang, một thân một mình, thảnh thơi với Mẹ, không phải lo cho đoàn hành hương hay một bạn đồng hành nào cả. La Vang đã hoàn toàn khác, không mất vẻ hồn nhiên của một miền thôn dã nhưng đã ngăn nắp thứ tự, tiện dụng cho đoàn hành hương mà rất mỹ thuật trang trọng. Ngôi đại thánh đường còn đang ngổn ngang công việc cần sự đóng góp của tín hữu khắp nơi, dù vậy, đã nổi rõ nét vương cung. Nhìn toàn cảnh, La Vang ngày nay đã xứng danh là Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc của Giáo hội Việt Nam (Mời xem hình ở cuối bài).

CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH

Năm 1955, mấy chục gia đình của làng quê Hà Tĩnh kéo nhau vào Nam, dừng chân tại Quảng Trị mấy tuần. Những người lớn đã lội bộ mười mấy cây số đến La Vang cầu nguyện, bọn nít nhỏ chúng tôi không được đi. Tháng 9-1990, cha Giuse Lê Viết Phục, DCCT (1928-2017) ,dẫn tôi về thăm quê hương miền Bắc. Chúng tôi dừng chân ngủ lại ở nhà xứ Trí Bưu, sáng ngày 09-9, hai cha con đạp xe đi La Vang. Tôi được đến La Vang lần đầu. La Vang còn hoang sơ sau thời chinh chiến. Tôi đã quỳ xuống cầu nguyện cho văn học Công Giáo nước nhà. Hai mươi tám năm rồi nhìn lại, đã luôn có Mẹ đồng hành. Hôm nay về đây một mình mà không thấy lẻ loi, gặp ai cũng thân thương gần gũi.

Mẹ đã đồng hành không phải chỉ với người con linh mục bé nhỏ của Mẹ mà đã chia vui sẻ buồn với đoàn con của Mẹ trên quê hương này suốt dòng lịch sử. Năm 1798 là niên biểu được ghi nhớ cho sự kiện Mẹ đến ủi an những tín hữu trốn lánh cơn bách hại thời vua Cảnh Thịnh là con của vua Quang Trung. Theo nhận định của một thừa sai dòng Phanxicô, thoạt đầu vị vua này không bách hại các tín hữu, trái lại còn có vẻ ưu đãi họ… Tuy nhiên tình hình đã trở nên tồi tệ khi, vào cuối năm 1797, vua Cảnh Thịnh bắt được bức thư của Nguyễn vương gửi Đức Cha Labartette khiến nhà vua nghi ngờ người Công Giáo tiếp tay cho đối phương của ông… Cộng thêm một số lý do tương tự và sự dèm pha của một cận thần, ngày đêm to nhỏ bên tai, cuối cùng, vua đã ban chiếu chỉ cấm đạo vào tháng 8 năm 1798.

TỪ LA VANG ĐẾN KÊU TO

Ngày ngày, họ tụ tập dưới một cây đa cổ thụ để cầu nguyện. Địa danh La Vang là một từ cổ đã có hằng ngàn năm trước, lúc ấy không ai rõ ý nghĩa. Thế nhưng người giáo dân Kitô Quảng Trị vốn sẵn tính lạc quan, dù nghèo khổ hay đau thương vẫn tìm ra lý do để cười vui.

Sau 1975, cha mẹ tôi đem gia đình về Ninh Thuận, ở giáo xứ Song Mỹ, liền bên xã Quảng Sơn, gồm toàn bà con từ Quảng Trị vào, đem theo cả những tên gọi từ ngoài “miềng” vào: Thạch Hãn, Đông Hà, Triệu Phong, Hạnh Trí, và có cả tên La Vang, tại đó có ngôi nhà thờ khá đẹp.

Vào những năm 1980, có lần tôi ghé thăm linh mục nhà thơ Sao Vườn Dầu (Giuse Ngô Mạnh Điệp) thì nhóm “thầy chú” đang rộn ràng công việc phục vụ tại nhà xứ. Mấy cậu nhỏ than chuyện này khó, chuyện kia khó. Anh chủng sinh lớn tuổi nhất, nay đã là ông nội, ông ngoại rồi, cười lớn:

- Bay yếu đức tin! Đây là La Vang! Có chuyện chi khó thì cứ la vang lên, kêu to lên, là Đức Mẹ phải nghe!

Hầu như ai trong họ cũng đều có cái “triết lý chơi chữ” rất đáng nể phục, dùng những cách diễn giải rất dân dã nhưng cũng không kém nghiêm túc để vui vẻ ứng phó với những tình huống khó khăn của cuộc sống. Những bạn đọc quen biết người Quảng Trị nhiều có thể cũng có chung một ghi nhận với tôi. Hôm nay ngồi lại giữa La Vang này, tôi hình dung thấy những người bạn, những người anh em Quảng Trị thân thiết ấy giữa đám dân nghèo bị truy đuổi tới đây thời Cảnh Thịnh. Với giọng nói, nét mặt và nụ cười đặc trưng rất đùa mà rất thật của bà con Quảng Trị, họ đã diễn nôm La Vang thành “kêu to lên” giữa núi rừng, thành “lá vằng” được Đức Mẹ ban ơn dùng làm thuốc chữa bệnh. Đúng là cái nét tiêu biểu của sự thánh thiện mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật trong tông huấn Tiếng Gọi Nên Thánh: Khả năng biết đùa, khả năng hài hước (Tgnt, số 122-128).

PHÁT HIỆN MỚI NÊN BIẾT VỀ LA VANG

Sử liệu hiện nay cho biết địa danh La Vang đã có từ xa xưa, ít là từ đầu thế kỷ XII. Hai bi ký Chăm đánh số C101 ở Mỹ Sơn và C17 ở Đané Ninh Thuận (cùng một nội dung), ghi lại chiến thắng của vua Jaya Harivarman I năm 1150, đã nêu rõ địa danh Lavang, gần Đông Hà (Dalvâ). Linh mục Gioan Võ Đình Đệ ở Tòa Giám mục Qui Nhơn có cho tôi xem nội dung bi ký được dịch và trích đăng trong quyển “Dân tộc Chăm lược sử” của hai tác giả người Chăm: Dorohiêm và Dohamide (giáo sư Nghiêm Thẩm đề tựa), tác giả xuất bản năm 1965 (nhà in Lê Văn Phước, 72 Phát Diệm, Sài Gòn), trang 59-60. Xem thêm: Lm Gioan Võ Đình Đệ: Có một địa anh La Vang trong vương quốc Champa xưa https://dongten.net/2014/08/01/co-mot-dia-danh-lavang-trong-vuong-quoc-cham-pa-xua/38868/.

Ngày nay, ngoài địa danh La Vang (thuộc thôn Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), ta còn có thể liệt kê một chuỗi dài những địa danh bắt đầu bằng chữ La. Lần theo Tập Bản Đồ Giao Thông Đường Bộ Việt Nam (Nxb Bản Đồ, Hà Nội, 2006, trang 101), sơ khởi, ta có thể liệt kê từ Bắc vào Nam:

La Pan Tần (Lào Cai), La Tiến, La Ngoại, La Mát (Hưng Yên), La Vân (Thái Bình), La Cầu (Tiên Lãng, Hải Dương/HD), La Khê (Ninh Giang, HD), La Xá (HD), La Hán (Hòa Bình), La Khê (Hà Đông, Hà Nội),La Sơn (Thanh Hóa), La Nham (Nghệ An), La Trọng, La Hà (Ba Đồn, Quảng Bình), La Lay, La Ngà (gần Cửa Tùng, Quảng Trị), La Hồ (Nam Đông, Thừa Thiên-Huế ), La Khê Trẹm (Thừa Thiên-Huế ), Ngũ La, gồm: La Nang, La Huân, La Thọ, La Châu và La Bông (Quảng Nam), La Du (Quảng Nam), La Hà (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi/QNg), La Vân (Đức Phổ, QNg), La Tinh (Phù Mỹ, Bình Định/BĐ), La Vuông (Hoài Nhơn, BĐ), La Đang (Hoài Ân, BĐ), La Hậu (An Lão, BĐ), La Hai, La Hiêng (Đồng Xuân, Phú Yên), La Ngoi, La Krai (Gia Lai), La Hiềo (Đắc Lắc), La Ba (Lâm Đồng), La Chữ (Ninh Phước, Ninh Thuận/NT), La Gan (Liên Hương, NT), La Gi (Hàm Tân, Bình Thuận/BT), La Bá (BT), La Dạ (Hàm Thuận Bắc, BT), La Ngâu (Tánh Linh, BT), La Gan (Tuy Phong, BT), La Ngà (Đồng Nai), …

LA VANG NGÀN DẶM VIỆT NAM

Với tiền tố “La”, địa danh La Vang gắn liền với rất nhiều sông, suối, núi, đồi hầu như khắp mọi miền đất nước. Chưa biết rồi các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra chữ La trong chuỗi địa danh ấy có nghĩa là “sông”, là “ suối”, là “cây” hay là gì đó… thế nhưng với cách chú giải lạc quan hài hước của những người xưa đầy đức tin, ta có thể hướng về Thiên Chúa và cầu nguyện ở khắp nơi thật lớn tiếng, để về sau trong từ điển chữ “La” còn có nghĩa là cầu nguyện lớn tiếng trong cảnh khốn cùng. Chẳng riêng tại La Vang này ta mới có thể cầu nguyện, bất cứ nơi nào, dù địa danh có khởi đầu bằng chữ “La” hay không, ta cẫn có thể nguyện cầu tha thiết.

Khắp nơi cùng hiệp lời cầu nguyện để kinh nghiệm tiền nhân từ nơi hẻo lánh này trở thành kinh nghiệm chung của toàn dân tộc, khắp hải đảo, núi rừng, thôn quê, thành thị. Ngày nay người tín hữu Công Giáo khắp nơi vẫn cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót vào lúc 3 giờ chiều. Có lẽ đó cũng là lúc ta có thể rủ nhau cầu nguyện để kinh nghiệm La Vang từ xã Hải Phú này trở thành kinh nghiệm chung của mọi người.

Thế nhưng tôi đang ở giữa linh địa của Mẹ. Quanh tôi mọi người đều nguyện thầm, nói khẽ, tôi nghĩ mình không nên la vang kẻo làm phiền người khác. Bất giác, tôi đã hát lên với Mẹ câu hát thật ngắn. Xin gửi tặng bạn đọc để ai muốn hát với Mẹ thì hát, ở đâu cũng hát được, lúc nào cũng hát được.

Tôi ước mong một ngày thật gần đây, tại La Vang này, các mục tử trong Giáo hội sẽ chính thức dâng nước Việt Nam cho Trái tim Đức Mẹ. Trong lúc chờ đợi xin mỗi chúng ta hãy dâng bản thân và dâng cả quê hương dân tộc cho Đức Mẹ: “Lạy Mẹ Maria, toàn thân con thuộc về Mẹ và tất cả của con là của Mẹ! Lạy Mẹ Maria, toàn thân con thuộc về Mẹ và nước Việt của con là của Mẹ!”

La Vang 02.07.2018
 
Văn Hóa
Bước đi mới tôn vinh Chữ Quốc Ngữ
Hoàng Hưng
10:04 12/07/2018
Nhà báo Lưu Trọng Văn và tôi, Hoàng Hưng, vừa làm xong một việc có ý nghĩa ở Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha, coi như mở đầu cuộc tôn vinh Chữ Quốc Ngữ (CQN) mà một nhóm người yêu tiếng Việt khởi xướng từ tháng 3 năm nay (2018).

Ông Nguyễn Đăng Hưng, nguyên GS Đại học Liege Bỉ, nhiều năm về Việt Nam giúp đào tạo cao học, là người có sáng kiến tôn vinh Cha Alexandre de Rhodes (nguyên cớ trực tiếp là do GS bất bình với “đề án chữ Việt mới” của một vị đã từng gây ồn ào truyền thông hồi đầu năm). Sáng kiến này được ông đưa lên Facebook cá nhân và đưa ra trong buổi họp mặt các nhà văn thân hữu của mạng Văn Việt cuối tháng 3/2018.

Động thái đầu tiên của GS Nguyễn Đăng Hưng là tìm đến ngôi mộ người có công lớn trong công cuộc tạo ra Chữ Quốc Ngữ là Giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes người Pháp, ở Isfahan, Iran. Ông đã kiên trì vận động để được chính quyền sở tại cho phép, và thuê làm bia “Tri ân Cha Alexandre de Rhodes, người có công lớn trong việc tạo tác Chữ Quốc Ngữ” bằng 4 thứ tiếng (Việt, Pháp, Anh, Iran). Bia sẽ được Giáo sư cùng một số chiến hữu từ Việt Nam và nước ngoài sang Isfahan dựng vào dịp 358 năm ngày mất của cụ Rhodes (5/11/1660).

GS Nguyễn Đăng Hưng dâng hoa tại mộ Cha A. de Rhodes ở Isfahan, Iran

Cùng lúc, Giáo sư kết nối với các nhà nghiên cứu và trí thức ở Huế, Quảng Nam… kiểm lại những chứng tích của buổi khai sinh Chữ Quốc Ngữ ở vùng này, quan trọng nhất là 3 ngôi mộ của các Giáo sĩ Dòng Tên ở Thanh Chiêm, một trong số đó rất có thể là mộ của Giáo sĩ Francisco de Pina, đã được giới nghiên cứu khẳng định là người mở đầu công cuộc hình thành CQN từ đầu thế kỷ 17.

Một dự án lập Khu Tưởng niệm F. de Pina đã nhanh chóng ra đời với sự hưởng ứng của một số cựu lãnh đạo địa phương và trung ương, sự đóng góp tài vật (đất đai, tiền bạc) của doanh nhân và người dân. Nhóm khởi xướng “Tôn vinh CQN” gồm các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà giáo… đã hình thành như thế.

Câu chuyện trở nên càng hấp dẫn, khi bà Thuỷ Tiên Nguyễn, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam- Bồ Đào Nha cho biết, sắp có cuộc Hội thảo về quan hệ Bồ Đào Nha – Việt Nam tại Hội Địa lý Lisbon (Sociedade Geografia de Lisboa) vào đầu tháng 7.

Lập tức 2 thành viên “Nhóm Tôn vinh CQN” chúng tôi đăng ký sang Lisbon dự Hội thảo

Nhà thơ Hoàng Hưng, TS Đào Hằng và nhà báo Lưu Trọng Văn tại Thư viện Ajuda, nơi lưu giữ văn bản nghiên cứu CQN đầu tiên của F. de Pina

Chiều 5/7, tại trụ sở Hội Địa lý Lisbon, đã diễn ra cuộc “Hội thảo Quốc tế về Quan hệ Bồ-Việt xưa và nay” do Hội Địa lý Lisbon và Hội Hữu nghị Việt-Bồ đồng tổ chức.

Ông Chủ tịch Hội Địa lý Lisbon khai mạc Hội thảo Quan hệ Bồ-Việt xưa và nay

Bốn báo cáo về vai trò của các giáo sĩ Bồ và việc hình thành CQN của GS Nguyễn Đăng Hưng, nhà báo Lưu Trọng Văn, nhà giáo Lê Nam Trung Hiếu, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà giáo Thuỷ Tiên Nguyễn đã gây hứng khởi lớn cho cử toạ là các nhân sĩ trí thức Bồ mong muốn quốc gia này nối lại mối quan hệ vốn có từ lâu đời với xứ sở mà cha ông họ từng có giao tình, cũng như một số doanh nhân đang muốn tìm hiểu một địa chỉ làm ăn mới đầy triển vọng.

Hôm trước hội thảo, các thành viên của nhóm Tôn vinh CQN từ Việt Nam xa xôi cũng có cơ duyên được thăm thánh tích của Đức Chân Phước Andre Phú Yên, một học trò thân tín của A. de Rhodes, thờ tại Giáo đường cổ kính St Roque của Dòng Tên Bồ Đào Nha và thăm Thư viện Biblioteca da Ajuda, đọc tận mắt bản chép lại công trình đầu tiên về CQN của Cụ Pina (đầu TK 17) trong cuốn sách cổ từ TK 18: “Manuductio ad Linguam Tunckinensem” (Sổ tay về Tiếng Tonkin).

Thông tin về Hội thảo lan truyền rất nhanh về Việt Nam, lập tức chúng tôi nhận được những hứa hẹn góp sức cho những việc làm sắp tới của nhóm Tôn Vinh CQN.

Cũng từ Việt Nam, đã có thông tin về kế hoạch khai mạc một Viện (Institute) thuộc trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức Việt Nam cũng như quốc tế. Viện có mục tiêu tôn vinh những người có công xây dựng, phát triển CQN, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và con cháu người Việt trên khắp thế giới… Việc làm trước mắt của tổ chức này sẽ là xây dựng khu Tưởng niệm Cụ Pina ở Quảng Nam và hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày Vua Khải Định ra Đạo dụ bãi bỏ Khoa cử, coi như thừa nhận CQN là chữ viết chính thức của quốc gia (1919).

Đây có thể coi là bước đi mới của công cuộc tôn vinh CQN đã diễn ra từ sau Đổi Mới.

Lần đầu tiên là vụ phục hồi danh dự và công lao Alexandre de Rhodes vào năm 1993. Báo Lao Động khởi ra việc này với các bài viết của Minh Hiền, Hoàng Hưng, bác bỏ sự buộc tội bất công kéo dài mấy mươi năm đối với Giáo sĩ (những phát biểu của ông đã bị diễn giải theo định kiến chính trị tiêu cực).

Khi đó theo yêu cầu của báo Lao Động, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, đã có bài viết quan trọng xác nhận công lao của Giáo sĩ. Ban Bí thư Đảng Cộng sản còn đề nghị báo Lao Động sưu tầm và cung cấp cho Ban tất cả tư liệu đã có về A. de Rhodes (trong việc này, chúng tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các đồng nghiệp ở báo Công Giáo & Dân tộc). Từ đó đưa tới Hội thảo Khoa học Lịch sử về A. de Rhodes và sau đó, tên đường, bia tưởng niệm Giáo sĩ đã được phục dựng.

Bước thứ hai là việc Quỹ Phan Châu Trinh đưa những người đặt nền móng cho tiếng Việt hiện đại với CQN như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh vào danh mục các danh nhân Văn hoá được Quỹ tôn vinh hằng năm.

Nhiều người hy vọng rằng, ở bước đi mới hôm nay, đông đảo người dân Việt Nam sẽ có cơ hội biết đến và tri ân công lao của những người đặt những viên gạch đầu tiên của Lâu đài CQN – các Giáo sĩ Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral, António Barbosa, và đặc biệt Francisco de Pina.

Người ta cũng chờ đợi những động thái tích cực rõ ràng từ các cơ quan hữu trách chính thức, dẫn đến việc tôn vinh Cụ Pina một cách xứng đáng, đúng với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.

Hoàng Hưng

Nguồn: www.Boxitvn.net
 
Hãy vững niềm tin
Đinh Văn Tiến Hùng
17:07 12/07/2018

“Chúa dựng nên con, không cần có con; nhưng để cứu độ con, Chúa cần sự cộng tác của con.”
( Lời Thánh Augustin }


‘Ngàn năm con vẫn kiên trì,
Yêu người yêu Chúa ngại gì nước non,
Dù cho sông cạn đá mòn,
Tình con sau trước vẫn còn thiết tha.’ (*)

-Cuộc đời giá buốt sương mù,
Bụi trần bao phủ ngục tù xác thân,
Trải bao dâu bể gian truân,
Mong thuyền êm sóng bến gần bình yên.
Đời người sao lắm ưu phiền,
Mải mê vội vã bon chen đất trời,
Thành công thật quá hiếm hoi,
Thất bại tìm đến suốt đời gian nan.

-Nhưng đừng thất vọng phàn nàn,
Tin yêu mạnh mẽ vững vàng đứng lên,
Tin yêu sẽ thấy bình yên,
Nhìn bao cuộc sống êm đềm quanh ta,
Bạn bè thân quyến gần xa,
Vợ chồng con cái chan hòa yêu thương,
Mẹ cha dìu dắt tựa nương,
Dưỡng nuôi con lớn dọn đường tương lai.
Bao nhà khoa học nhân tài,
Phát minh hỗ trợ tương lai giúp đời;
Bao người danh vọng một thời,
Bỏ bao tiền của cứu người khổ đau.
Tháng năm đâu được dài lâu,
Trăm năm dù lẻ sao cầu trường sinh ?

-Hãy tin chính Chúa vì mình,
Từ trời đem xuống an bình thế nhân,
Dù ta lầm lỗi bao lần,
Chúa luôn che chở ân cần thứ tha.
Chúa không thất vọng vì ta,
Lòng Ngài mở rộng chan hòa tình yêu,
Thế sao ta lại buồn phiền,
Chúa trên Thập giá quá nhiều khổ đau,
Tình Chúa cao cả ân sâu,
Cúi đầu cảm tạ nguyện cầu dâng lên,
Tin vào tình Chúa vững bền,
Hãy đừng thất vọng mà quên ơn Ngài.
Đời ta dù lắm chông gai,
Thuyền đời dâu bể một mai an bình,
Nếu ta luôn biết nhủ mình,
Vững tin vào Chúa bình minh cuộc đời.

-‘Kinh cầu nhẹ gõ cửa hồn,
Trần gian dục vọng bồn chồn tâm linh,
Bao nhiêu thệ ước ân tình,
Chúa thương xin để an bình tin yêu.’ (*)

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Trích Thánh Vịnh Phụng Vụ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Sứ Trắng
Thérésa Nguyễn
20:54 12/07/2018
BÔNG SỨ TRẮNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Yêu hoa màu sứ trắng
Thơm nhẹ giấc đêm nồng
Xuyến xao lời thương nhớ
Hoa sứ đẹp trong lòng.
(Trích thơ của liennguyen)