Ngày 14-07-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trời Sanh Tánh
Lm Vũđình Tường
00:15 14/07/2022
Đức Kitô đến thành Bêtania, hai chị em Martha và Mary đón tiếp Đức Kitô cách nồng hậu. Cách đón tiếp khách nói lên tấm lòng của chủ nhà. Cả hai đều quí mến Đức Kitô, cả hai đều làm hết sức mình cho Đức Kitô cảm thấy ấm cúng, thoải mái. Cô chị lo nấu nướng, cô em ngồi dưới chân Đức Kitô lắng nghe Ngài giảng dậy. Mỗi cô diễn tả tâm tình mình một cách. Vì thế ta thường nghe nói: cha mẹ sanh người, trời sanh tánh. Tánh nết mỗi người mỗi khác.

Hai chị em rất hân hạnh được đón tiếp vị khách quí. Cả hai công việc phục vụ và lắng nghe đều đòi hỏi kinh nghiệm. Cả hai việc đều là cách giao tế xã hội trong cuộc sống thường nhật. Công việc này đôi khi tạo nên căng thẳng, lo lắng, bối rối. Căng thẳng, bối rối về thời gian, lo lắng không làm vừa lòng những gì mình muốn thực hiện. Đây chính là kinh nghiệm của Martha. Cô muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho Đức Kitô nhưng dường như điều đó không xảy ra như lòng ước mong. Cô đến cầu cứu Đức Kitô.

'Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để í tới sao? Xin Thầy bảo em giúp con một chút. Đức Kitô đáp: Martha, con lo lắng nhiều chuyện quá. Chỉ có một chuyện cần mà thôi. Mary đã chọn phần tốt hơn và không bị ai lấy mất' Lc 10,41-42.

Không có chi sai lầm khi kêu cầu Chúa giúp. Thực ra, kêu cầu Chúa giúp là việc đáng khuyến khích, việc làm tốt lành. Kêu cầu Chúa giúp thể hiện niềm tin, lòng mến và tâm tình tạ ơn. Đây chính là lời cầu nguyện. Thánh Giacôbe (2,17) còn dậy, người ta không thể nhìn thấy đức tin, nhưng người ta có thể nhìn thấy việc làm tốt lành của đức tin. Đây là cách diễn tả lòng yêu mến Chúa cách rõ ràng nhất. Tin mà không thực hành đức ái, làm việc tốt lành là tin thụ động.
Vấn đề của Martha không phải ở việc kêu cầu Đức Kitô giúp mà chính là cô bận rộn với quá nhiều công việc. Việc kêu cầu Đức Kitô chứng tỏ hai chị em rất gần gũi, tin tưởng Đức Kitô. Cô cũng tin chắc Đức Kitô sẽ đáp lại lời cô yêu cầu. Đức Kitô nhắc cô mỗi công việc có giá trị khác nhau. Đừng chọn theo số lượng nhưng chọn theo phẩm chất, chất lượng. Quan trọng nhất là chọn việc làm mang lại phẩm chất không hư nát và phẩm chất đó không ai lấy đi được.

Ngày nay xã hội đánh giá thành công, thất bại dựa vào yếu tố làm hài lòng mong đợi đa số. Cố gắng làm hài lòng người khác làm giảm phẩm chất cuộc sống mình, bởi không ai có thể làm hài lòng mọi người. Buồn phiền, lo lắng sợ sệt là điều không thể tránh. Có những buồn phiền, lo lắng phải lẽ, nhưng hầu hết buồn phiền về những việc nhỏ, ít quan trọng, không cần phải quan tâm quá đáng. Martha lo lắng quá nhiều chuyện đến nỗi không phân biệt rõ đâu là chính, đâu là phụ. Cô quên mất Đức Kitô thăm hai chị em không phải vì thực phẩm thân xác mà chính là thực phẩm tâm linh. Đức Kitô đến mang sự sống cho tâm hồn, bình an cho con tim, và làm giầu í nghĩa cuộc sống. Mary đã chọn điều không ai có để cho, cũng như không ai có thể lấy. Điều này quan trọng hơn gấp bội những gì Martha làm để đón tiếp Đức Kitô.

Chúng ta xin ơn khôn ngoan. Chọn lắng nghe Lời Chúa, để có bình an tâm hồn.

TiengChuong.org

Personality

When Jesus came to Bethany, both Martha and her sister Mary welcomed him into their home. The way in which the sisters showed hospitality to Jesus revealed their hearts toward him. Both the sisters loved Jesus, and they wanted to make him feel at home and comfortable. Martha was active in doing the serving; while Mary was sitting under his feet and actively listening to him. Each sister had shown her own personality; this implies that parents give birth to our physical body, but they have no control of personality of their children.

Both the sisters showed that Jesus' visit was greatly appreciated. Both kinds of work, serving and listening, require skills to do it well. And both kinds of work are parts of our daily living. These activities sometimes cause stress and pressure to us, due to time constraint or high expectations. Stress and pressure happen when things are out of control, and that was what Martha had experienced. She wanted to do the best for Jesus but things didn't go as well as she had planted. She came to Jesus asking for support, saying,

'Lord, do you not care that my sister is leaving me to do the serving all by myself? Please tell her to help me'. But the Lord answered: 'Martha, Martha, he said 'you worry and fret about so many things, and yet few are needed, indeed only one. It is Mary who has chosen the better part; it is not to be taken from her'. Lk 10,41-42.

There is nothing wrong with asking for God's help. It actually is a noble thing to do. Our thanksgiving prayer includes giving thanks, loving and trusting God for God's love and care. Prayer is the way in which we express our faith and trust in God. St James (2,17) said that faith is invisible but actions of faith make faith visible to the world. By doing something good for others in the name of Jesus, we make God's love visible to others.
Martha's problem was not about asking for help from Jesus, but rather was about taking on herself much more than she could handle, and that caused her anxiety and stress. Her request for help from Jesus implies her closeness to Jesus. She was certain that Jesus had no trouble solving the situation. In responding to her request, Jesus told her that not all works were equal in value- Do not focus on its quantity, but rather on its quality. It is better choosing work that has everlasting value, and no human can take it away from.

Modern society often measures our achievement by how well we satisfy others' expectations. When we try to satisfy them we lose the quality of life, because we live for them more than for ourselves. Expectations are often endless. We know that worrying causes more harm than good, and yet we can't stop worrying. It is worth to worry about the important things, not trivial ones. Martha worried about many things and overlooked what Jesus had to offer. He came not simply for a meal, but to offer the sisters something which was vitally important. He offered spiritual nourishment for their souls: inner peace and the purpose of their lives. Jesus said Mary had chosen the important thing. She chose Jesus, the author of life. She chose the hospitality of God. She believed what Jesus had to offer would worth much more than what her sister could offer him. We pray for the wisdom: by choosing God, we lack nothing.
 
Chỉ có một điều
Lm. Thái Nguyên
01:10 14/07/2022



CHỈ CÓ MỘT ĐIỀU CẦN
Chúa Nhật 16 Thường Niên năm C : Lc 10, 38-42

Suy niệm

Trong một thế giới thực dụng coi trọng hiệu quả, thì Giáo Hội ngày càng có rất nhiều Mácta và rất ít Maria. Muốn đạt tới những thành quả mục vụ, bao giờ chúng ta đặt nặng chương trình hành động, chẳng mấy ai đưa ra chương trình cầu nguyện. Thế nhưng chỉ trong cầu nguyện, chúng ta mới tìm thấy sức mạnh và tính cách chân chính để hoạt động. Mọi hoạt động sẽ mất phương hướng và lệch lạc khi chúng ta thiếu lắng nghe tiếng Chúa. Khi được hỏi về bí quyết của đời sống mình, thì Mẹ Têrêsa trả lời ngay: “Bí quyết của tôi rất đơn giản là cầu nguyện”. Nhà bác học Ampère đã đóng góp nhiều cho nền văn minh nhân loại, người ta đánh giá ông là con người vĩ đại, nhưng ông đã khẳng định: “Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện”.

Các vị thánh đều nổi bật đời sống cầu nguyện, nhưng không vì thế mà coi nhẹ đời sống phục vụ. Đức Hồng Y Fx. Nguyễn văn Thuận nói, “Nếu muốn biết công việc tông đồ của ai, ta hãy xem người ấy cầu nguyện thế nào? Thực tế cho thấy, một người càng sống đời cầu nguyện lại càng nảy sinh ước muốn hoạt động tông đồ, và một người hăng say hoạt động tông đồ bao giờ cũng phát sinh nhu cầu muốn rút lui vào nơi yên tĩnh để cầu nguyện. Cầu nguyện là linh hồn của hoạt động, và hoạt động là kết quả của cầu nguyện. Khuôn vàng thước ngọc của đời sống chúng ta là: "Cầu nguyện và hoạt động". Vì thế, vấn đề không phải là chọn một trong hai mẫu người Maria hay Mácta, hoặc chọn một trong hai cách hiện diện, mà là chọn Chúa trong mọi sự. Một Hội Thánh quân bình khi có cả hai mẫu người là Mácta và Maria.

Phúc Âm cho ta thấy cả hai chị em đều chân tình đón rước Chúa vào nhà, nhưng Mácta vồn vả và tất bật hơn, vì muốn tiếp đãi Thầy bằng một bữa ăn thịnh soạn. Còn Maria lại có vẻ vô tư và bình thản, ngồi dưới chân Chúa mà nghe Lời Ngài. Mácta cảm thấy bức xúc và thốt lên: “Em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao?” Mácta không chấp nhận Maria ngồi đó nghe lời Thầy, chị muốn lôi cô em xuống bếp để phục vụ theo kiểu của mình và theo ý của mình.

Đức Giêsu thấy cần phải giải tỏa cho Mácta khỏi nỗi bồn chồn quá mức, nhất là giải phóng chị khỏi cái tôi hẹp hòi, cái nhìn chủ quan, tính cách độc đoán, nên Ngài lên tiếng:“Mácta ơi! Con lo lắng và lăng xăng nhiều chuyện quá!...”. Mácta cứ tưởng phải làm thật nhiều, chứng tỏ mình thật hay, thành quả phải thất tốt, thì bản thân mình mới thật quan trọng. Thế nhưng Đức Giêsu cho chị biết:“Chỉ có một chuyện cần thiết thôi, và Maria đã chọn phần tốt nhất...”.

Cũng như Mácta, ai cũng muốn phục vụ Chúa, nhưng dần dần, điều chi phối mình không phải là Chúa, mà là thành công và nổi nang của bản thân. Cũng như Mácta, chúng ta huy động người khác để phục vụ cho dự tính của riêng mình. Khi thấy người khác không nhận ra sự quan trọng của việc mình làm, không thấy được thành quả mình thực hiện, là ta dễ mất bình tĩnh và không còn tế nhị. Có khi chúng ta bắt Chúa đứng về phe mình để thấy người khác không đáng gì. Có khi ta coi Chúa như bình phong để biểu diễn tài nghệ và uy thế của mình.
Chúng ta phục vụ và người khác cũng đang phục vụ. Sự phục vụ trong vai trò của mình không được làm hư hại hay hạ thấp sự phục vụ của người khác. Giá trị của phục vụ không nằm trong công việc lớn nhỏ, trong vị trí hay chức vụ, nhưng nằm trong tâm tình, ý hướng và cách thái của người phục vụ. Sự phục vụ chân chính bao giờ cũng đòi hỏi một sự tế nhị, nhường bước để tạo được hoà khí, bình đẳng và bổ túc cho nhau trong mọi công việc. Phục vụ mà gây ra bất an hay bất ổn là dấu hiệu của sự bất chính và là mầm mống của sự phân rẽ.
Nếu không tỉnh thức đủ, sợ rằng phục vụ sẽ trở thành cách thức củng cố cái TÔI. Tuy nhiên trước sau gì thì chiếc mặt nạ cũng sẽ rơi xuống trước sự thách đố của một hành vi phục vụ chân chính, là đòi hỏi tinh thần từ bỏ. Làm thế nào để ta phục vụ mà không thấy mình phục vụ. Làm thế nào để ta thật sự biết ngắm nhìn Chúa mà không ngắm nghía sự quảng đại của mình. Làm thế nào trong mọi sự, ta biết chọn phần tốt nhất như Maria để có thể đi vào trái tim của Chúa.

Cần có giờ chìm sâu trong cầu nguyện mỗi ngày để có thể sống thân tình với Đức Kitô là chính Đấng phục vụ. Nơi Ngài sự phục vụ của ta được thanh luyện nên trong sáng, được thánh hoá nên cao cả, hầu góp phần với Chúa đem lại niềm vui ơn cứu độ cho mọi người.

Cầu nguyện

Lạy Chúa!
Ý nghĩa cuộc đời con là chính Chúa,
giá trị và cùng đích đời con cũng là Ngài.
Cuộc sống con sẽ đi về đâu,
nếu đời con vắng Chúa?
Bao việc con làm có nghĩa gì đâu,
nếu lòng con xa Chúa?
Bao điều con đạt được có giá trị gì đâu,
nếu tâm con thiếu Chúa?
Bao thứ con hiểu biết có ích chi đâu,
nếu trí con nằm ngoài Chúa?
Bao danh giá và địa vị có là gì đâu,
nếu bản thân con không gặp Chúa?
Tất cả chỉ là trống rỗng,
nếu Chúa không ở trong con.
Mọi cái chỉ là hư vô,
nếu con không ở trong Chúa.
Trong Chúa mọi sự trở thành có,
ngoài Chúa mọi thứ trở thành không.
Với Chúa đời con đầy hy vọng,
không Chúa chẳng có gì để mong.
Xin cho con mỗi ngày kề bên Chúa,
được sống với Chúa, được nhìn ngắm Chúa,
được lắng nghe Chúa, được gặp gỡ Chúa,
để từ đó biết hành động theo ý Chúa.
Xin cho con biết chọn phần tốt nhất,
là sống với Chúa bằng tất cả tình thân,
nêu cao một tình mến giữa gian trần,
trong hy sinh và dấn thân phục vụ. Amen.
 
Ngày 15/07: Sống Đạo – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
03:14 14/07/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, vào ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. Người Pha-ri-sêu thấy vậy, mới nói với Đức Giê-su: “Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát!” Người đáp: “Các ông chưa đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ đói bụng? Ông vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi. Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật sa-bát mà không mắc tội đó sao? Tôi nói cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa. Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội. Quả thế, Con Người làm chủ ngày sa-bát.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 14/07/2022
Chương 3:

ĐỨC ÁI


“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi”

(Mc 12, 30-31)


Đức Ái (1)



1. Ở nơi chỗ đầy hận thù, con phải gieo xuống hạt yêu thương.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:31 14/07/2022
11. ÔNG LÀ KHỈ THẬT.

Hà Thượng Chi cùng Nhan Diên Chi lúc nhỏ là bạn bè rất thân, hai người đều loắt choắt nhỏ con, thường đùa giỡn gọi nhau là khỉ.

Có một lần cả hai cùng đi du ngoạn ở Tây Hồ thái tử, Nhan Diên Chí hỏi thăm người đi đường:

- “Hai người chúng tôi ai giống khỉ?”

Người đi đường chỉ Hà Thượng Chi, nói:

- “Ông ấy rất giống !”

Diên Chí nghe được rất là phấn khởi, nhưng người đi đường lại nói:

- “Ông ấy giống khỉ, nhưng ông đúng là khỉ thật”.

(Nam Sứ)

Suy tư 11:

Bạn bè dù có thân nhau mấy chăng nữa, nếu không được xây dựng trên nền tảng đức ái thì cũng chỉ là tình cảm tạm bợ, lung lay, khi có cơ hội là “chơi nhau” và sụp đổ tan tành.

Cái đáng ghét nhất trong tình cảm bạn bè chính là sự đố kỵ, ghen tương, bởi vì chính chúng nó là chướng ngại làm cho tình cảm bạn bè thêm lụn bại khô cằn. Đức Chúa Giê-su đã khóc thương La-gia-rô, đây không phải là tình bạn chân chính sao, bởi vì Ngài đã cảm nghiệm được tình cảm bạn bè chân thành ấy, nên đã không ngần ngại tuyên bố: “Không có tình yêu thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”, và Ngài cũng đã xác nhận Ngài chính là một người bạn tốt của chúng ta, và chúng ta chính là những người bạn thân của Ngài: “Anh em là bạn hữu của Thầy...”. Một tình bạn không ích kỷ, không vụ lợi, không đố kỵ, không ghen tương thì chỉ có nơi Đức Chúa Giê-su mà thôi, Ngài là Đấng tạo dựng đất trời để rồi vì yêu mà trở thành bạn hữu của con người.

Trên cõi đời này có nhiều “loại” bạn: bạn nhậu, bạn ăn, bạn đời, bạn tình, bạn tri kỉ, bạn sơ giao, bạn buôn bán, bạn mánh mung, bạn học.v.v...tất cả loại bạn này đều “sống” theo thời, hết thời thì “chết”; hết thời mánh mung thì hết bạn, hết thời đi học thì trở thành xa lạ, hết thời buôn bán thì cô đơn, hết thời ăn nhậu thì coi như chưa hề quen biết...

Tại sao vậy? Thưa, tại vì họ không nhìn thấy Đức Chúa Giê-su trong người bạn của mình, hay nói cách khác, họ không coi người bạn của mình là hiện thân của Đức Chúa Giê-su, Đấng đã hóa thân làm người và trở nên bạn hữu của họ. Sách Huấn Ca đã nói về tình bạn như sau:

“Người bạn trung thành là phương thuốc xoa dịu cuộc đời, những ai kính sợ Đức Chúa sẽ gặp được người như vậy. Người kính sợ Đức Chúa thì điều khiển được tình bạn của mình, vì bản thân mình thế nào, thì cận thân mình cũng thế”.

Bản thân chúng ta sống hiền lành, khiêm tốn, vui vẻ, yêu thương... Thì chắc chắn bạn bè thân hữu chúng ta cũng sẽ là những người biết sống hiền lành, khiêm tốn, vui vẻ và yêu thương như vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mắt của lòng thương xót
Lm. Minh Anh
20:38 14/07/2022

MẮT CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
“Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế!”.

“Chúng ta sẽ làm gì trên thiên đàng? Ngả người nằm dài trên đó?”. James Packer nói, “Không đâu! Chúng ta sẽ thờ phượng, làm việc, suy nghĩ; tận hưởng hoạt động, vẻ đẹp của con người và Thiên Chúa. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ thấy và yêu mến Giêsu, Đấng Cứu Rỗi, là Thầy và là Bạn! Vậy mà, thật tuyệt vời, chúng ta có thể tận hưởng thiên đàng ngay bây giờ, khi yêu mến Giêsu, nên như Giêsu; nhìn mọi sự, mọi người như Ngài, với ‘mắt của lòng thương xót!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Nhìn mọi sự, mọi người như Ngài, với ‘mắt của lòng thương xót!’”, đó là một trong những chủ đề của Lời Chúa hôm nay. Khi trích dẫn Hôsê, “Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế!”, Chúa Giêsu tiết lộ, Thiên Chúa muốn chúng ta nhìn mọi sự như Ngài, với ‘mắt của lòng thương xót!’.

Một trong những câu hỏi quan trọng mà thỉnh thoảng chúng ta tự hỏi là, “Chúa muốn gì?”. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm được điều Chúa muốn, nhưng chúng ta luôn tìm biết Chúa muốn gì! Trước sự việc các môn đệ bứt lúa mà ăn cho đỡ đói trong ngày Sabbat, người biệt phái cho đó là phạm luật; với Chúa Giêsu thì không, Ngài lên tiếng bênh vực! Cùng một sự việc, họ nhìn dưới thấu kính của lề luật; Chúa Giêsu nhìn dưới ‘mắt của lòng thương xót’. Bởi lẽ, thương xót luôn làm phấn khích, khiến chúng ta nghĩ đến người khác hơn nghĩ đến bản thân; nó nâng chúng ta lên, lấp đầy với những năng lượng mới; nó thúc đẩy chúng ta thờ phượng, yêu mến, khiến chúng ta tràn đầy hy vọng. Nó cũng không đặt ra một gánh nặng nào; đúng hơn, lòng thương xót và lề luật cùng nhau trẻ hoá chúng ta và làm cho chúng ta nên tươi mới!

Chúa Giêsu muốn các biệt phái hiểu rằng, điều mà Thiên Chúa muốn trên hết là chúng ta sẵn sàng nâng đỡ sự hèn yếu của tha nhân; trong trường hợp này, là cơn đói của những người anh em, cho dù hôm đó là ngày Sabbat. Chúng ta thường bị cám dỗ đánh giá người khác một cách không công bằng và không cần thiết, khi không chấp nhận sự yếu hèn của người anh em; đang khi những yếu đuối là thuộc tính gắn trết với bản thân mỗi người. Vậy nếu nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa, thì chúng ta là ai mà lại từ chối xót thương anh chị em mình?

“Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế!”. Ngỏ lời với Israel, Hôsê bóc trần một nền phụng tự trống rỗng và tạp nhạp; niềm tin tôn giáo của họ quá hời hợt, không sâu sắc. Đây là lý do tại sao vị ngôn sứ nhấn mạnh, “Ta muốn lòng nhân từ”; nghĩa là Thiên Chúa muốn mỗi người nhận ra tội lỗi mình, sửa chữa đường lối và trung thành với giao ước. Đó cũng là những gì Êdêkia tỏ bày trước nhan Chúa qua bài đọc Isaia hôm nay; và Chúa đã đoái nhìn vua với ‘mắt của lòng thương xót’, “Ta đã nghe lời ngươi, và Ta đã lau sạch nước mắt của ngươi!”. Mặc lấy tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, vua đã thưa lên, “Lạy Chúa, chính Ngài đã cứu con khỏi hố diệt vong!”.

Anh Chị em,

“Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế!”. Thước đo hành vi của chúng ta trong mắt Thiên Chúa không phải là việc tuân thủ thật kỹ luật Ngài, kỹ đến độ bất chấp bác ái, nhưng là mức độ yêu thương chúng ta dành cho anh chị em mình. Luật là vì con người; chứ không ngược lại! Đó là lý do tại sao một hành động yêu thương luôn vượt mọi luật lệ! Nếu trong mắt Chúa Giêsu, ‘mắt của lòng thương xót’, các môn đệ vô tội, thì họ vô tội! Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại cách cư xử của mình. Chủ nghĩa ‘vị luật’ và nhỏ nhen có thể dễ dàng lây nhiễm vào đời sống Kitô giáo, khiến chúng ta đo lường mọi người, kể cả bản thân, bằng việc tuân thủ hoặc không tuân thủ những gì thực sự ít liên quan đến bản chất đức tin. Có một luật rất khắt khe mà chúng ta được kêu gọi tham dự đó là luật của tình yêu. Nó ban phép mà không có ngoại lệ; nhưng thực hành của nó chỉ có thể và luôn mang lại lợi ích đến cả ‘người nhận lẫn người cho!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin dạy con nhìn mọi sự với ‘mắt của lòng thương xót’ như Chúa; nhờ đó, con có thể luôn nhân ái với anh chị em con như Chúa hằng nhân ái với con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các cuộc tấn công thánh chiến cướp đi sinh mạng của hàng chục người ở Tây Phi Burkina Faso
Đặng Tự Do
05:09 14/07/2022


Ít nhất 22 người chết trong vụ tấn công ngày 3/7, thêm vào số 12 người một ngày trước đó.

Kể từ năm 2010, Burkina Faso đã bị tàn phá bởi những kẻ khủng bố Hồi giáo. Các nhóm liên kết với Nhà nước Hồi giáo và al-Qaeda đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và khoảng 2 triệu người phải di tản.

Cuối tuần qua, thêm 34 người thiệt mạng trong hai cuộc tấn công riêng biệt của các phần tử thánh chiến. Các cuộc tấn công diễn ra ở phía bắc và tây bắc của quốc gia Tây Phi. Ít nhất 22 người chết và nhiều người bị thương trong một cuộc tấn công ngày 3 tháng 7 vào thị trấn Bourasso, ở phía tây bắc của Burkina Faso.

Vụ tấn công khác diễn ra trước đó một ngày tại vùng Namissiguima, thuộc tỉnh Yatenga, miền bắc đất nước, khiến 12 người thiệt mạng. Số người chết ở đó bao gồm các thành viên tình nguyện của dân quân tự vệ của các ngôi làng do chính phủ thành lập để cố gắng đối mặt với các cuộc tấn công của các nhóm thánh chiến có liên hệ với al-Qaeda hoặc ISIS.

Theo lời khai của một người sống sót sau vụ tấn công ở Bourasso, “các chiến binh thánh chiến ban đầu bắn chỉ thiên khi họ vào trong làng khoảng 5 giờ sáng Chúa Nhật, ngày 3 tháng 7 và bỏ đi. Nhưng sau đó, chúng quay lại bắn vào người dân một cách ngẫu nhiên.

Theo hãng thông tấn Đức DW, quân đội Burkina Faso đã lật đổ tổng thống được bầu cử dân chủ của Burkina Faso, Roch Marc Christian Kabore, vào tháng Giêng, cáo buộc ông không làm đủ để ngăn chặn bạo lực phiến quân ngày càng gia tăng.

Mặc dù một chính phủ mới đã được thành lập vào tháng Ba này, nhưng bạo lực vẫn tiếp tục gia tăng.

Vào tháng 4, một nữ tu người Mỹ đã bị bắt cóc từ một tu viện ở Burkina Faso, nơi cô đang phục vụ với tư cách là một nhà truyền giáo. Sơ Suellen Tennyson, một nữ tu 83 tuổi từ dòng các Nữ tu Mến Thánh Giá đã bị bắt cóc trong đêm từ mùng 4 rạng sáng mùng 5 tháng Tư.

Trong hai tuần cuối tháng Ba, có tới 40 thành viên quân đội đã bị các nhóm thánh chiến giết hại. Một vụ đánh bom xe hơi vào thứ Sáu, ngày 8 tháng 4, khiến 16 nhân viên an ninh thiệt mạng, theo một báo cáo trên tờ Washington Post.
Source:Aleteia
 
Linh mục Công Giáo cho 50 người trú ẩn bên trong nhà thờ trong vụ nổ súng ở Công viên Highland
Đặng Tự Do
05:10 14/07/2022


Cha Hernan Cuevas là một trong những người đầu tiên nghe thấy tiếng súng nổ, và ngài đã hành động ngay lập tức.

Một linh mục Công Giáo đang được chú ý vì những hành động anh hùng của ngài trong vụ nổ súng vào ngày 4 tháng 7 trong cuộc diễn hành ở Công viên Highland. Cha Hernan Cuevas của Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội đã che chở những người tham dự cuộc diễn hành kinh hãi sau khi tiếng súng làm gián đoạn cuộc diễn hành Illinois đang diễn ra.

Theo dòng thời gian được tường trình trên New York Post, tay súng đã tìm thấy một vị trí trên đỉnh của một tòa nhà trên tuyến đường diễn hành. Người đàn ông, được xác định là Robert “Bobby” Crimo III, đã nổ súng vào đám đông khoảng 10 phút sau khi cuộc diễn hành bắt đầu. Crimo đã bắn tổng cộng 83 phát đạn, giết chết bảy người, với 46 người khác bị thương do trúng đạn hoặc bị thương khi họ bỏ chạy.

Vào buổi sáng của cuộc diễn hành, Cha Cuevas đang tham dự rất hào hứng cuộc diễn hành của giáo xứ ngài. Ngài giải thích với CBS rằng ngài đang quay video về những chuẩn bị của giáo xứ thì nghe thấy âm thanh của những tiếng súng đầu tiên. Vị linh mục quay sang giáo dân của mình và ngay lập tức nói với họ: “Chạy đi! Chạy! Chạy!”

Ngài nói rằng một nhóm khoảng 50 người, một số giáo dân và một số người lạ, đã đổ xô vào nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội nơi Cha Cuevas đã che chở họ trong ngôi thánh đường. Vị linh mục lấy chuỗi hạt Mân Côi ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. Ngài nói với CBS News, “Tôi biết cuộc sống của chúng tôi nằm trong tay của Chúa.”

Trong số những người tràn vào nhà thờ trong lúc lộn xộn có hai đứa trẻ nhỏ đã bị chia cắt khỏi cha mẹ của chúng. Cha Cuevas lưu ý rằng những đứa trẻ dính máu trên quần áo của chúng vì cha chúng đã bị bắn. Ngài nói về những đứa trẻ:

“Điều đầu tiên là chăm sóc vết máu trên áo của họ, và loại bỏ loại chấn thương của bất cứ điều gì đang xảy ra với họ. Bạn có thể biết bằng cách nhìn vào mắt họ, họ hầu như bị thất thần.”

Cha Cuevas đã chăm sóc bọn trẻ trong ba giờ đồng hồ trong khi chúng trốn tránh vụ nổ súng. Cuối cùng, một người phụ nữ hoang mang bước vào nhà thờ tìm kiếm hai đứa trẻ thất lạc của mình.

“Chúng tôi biết rằng cô ấy là mẹ của những đứa trẻ mà chúng tôi đã giữ ở đây, họ ôm nhau khóc. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện để chúng tôi không phải trải qua điều này một lần nữa. “

Theo dòng thời gian, Crimo được xác định là người dính líu đến vụ nổ súng vào lúc 1 giờ chiều và bị bắt mà không xảy ra sự việc đáng tiếc nào, vào lúc 7 giờ 40 tối. Chàng trai 21 tuổi đứng trước thẩm phán Quận Lake vào thứ Tư, ngày 6 tháng 7, khi anh ta bị buộc tội bảy tội danh giết người cấp độ một. Phiên điều trần tiếp theo của Crimo dự kiến vào ngày 28 tháng 7.
Source:Aleteia
 
Nhật ký trừ tà số 168: Mê cung của ma quỷ
Đặng Tự Do
05:11 14/07/2022


Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #168: The Devil's Maze”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 168: Mê cung của ma quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cô “K” ngày càng trở nên chán nản. Cô ấy xuống tinh thần và có dấu hiệu muốn tự tử. Gia đình cô đã can thiệp một cách khôn ngoan để giữ an toàn cho cô. Nhưng cô vẫn tiếp tục chìm vào bóng tối vô vọng.

Cô K nhắn tin cho tôi và mô tả tâm trạng của mình, “Con đã bị nhốt trong một mê cung. Mọi người bị mắc kẹt ở đó. Con đã bị mắc kẹt. Con chưa bao giờ cảm thấy tối tăm, đơn độc và buồn bã như thế này”. Đó là một mê cung không có lối ra. Cô ấy nói thêm, “Lối thoát duy nhất dẫn con đi lòng vòng, rồi trở lại đúng vị trí cũ mà con đã ở.” Cô ấy không thể thoát ra. Cô ấy không thể ăn và khóc liên tục. “Nó lạnh lẽo, tối tăm và đáng sợ,” cô ấy nói.

K có một thị kiến tâm linh về nhiều người khác bị mắc kẹt trong mê cung của chính họ. “Con đã nhìn thấy và nghe thấy những linh hồn đang khóc. Tất cả chúng ta đều đang ở trong mê cung của chính mình. Một mê cung rất lớn.” Cô nói thêm rằng mọi người hoàn toàn cách ly với nhau. “Con nghe thấy những tiếng la hét và những tiếng khóc” từ tất cả những người khác. “Và cho dù con có la hét đến đâu đi chăng nữa thì không ai có thể nghe thấy con.”

Một ngày sau cuộc trò chuyện của chúng tôi, cá nhân tôi bắt đầu cảm thấy chán nản. Điều này thật lạ lùng đối với tôi. Nó kéo dài trong vài giờ. Cuối cùng, một tia sáng lóe lên trong đầu tôi, “Ah hah, đây có thể là thứ gì đó từ K. Có lẽ một số con quỷ của cô ấy hiện đang tấn công tôi.” Vì vậy, trong vài phút tôi đã cầu nguyện, “Nhân danh Chúa Giêsu, tôi ra lệnh cho những con quỷ trầm cảm rời đi!” Tôi đã nói đi nói lại. Sau đó, tôi lấy lại được bình tĩnh và tôi trở lại bình thường. Tôi đã cầu nguyện rằng đây sẽ là một cơ duyên cho K và giúp cô ấy thoát khỏi bóng tối.

Ngày hôm sau, tôi liên lạc với K và hỏi cô ấy, “Con có khỏe không?” Cô ấy nói rằng cô ấy đã ra khỏi mê cung và cảm thấy yêu đời. Khuôn mặt của cô ấy trông trẻ trung và đôi mắt sáng. Chúng tôi đã cử hành thánh lễ mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội rất sốt sắng. Sau đó, cô cảm ơn gia đình và nhóm trừ tà, và đặc biệt là Đức Mẹ đã “cứu mạng” cô ấy.

Trong khi các triệu chứng của cô ấy rất điển hình của một người nào đó đang bị trầm cảm nặng, thực tế là nó đã thay đổi đáng kể trước những lời cầu nguyện cho thấy nó có nguồn gốc tâm linh, ít nhất một phần nào đó. Bản thân cô cũng rõ ràng rằng mê cung là một trong những mánh khóe của Satan để dụ các linh hồn rơi vào trạng thái vô vọng và tự sát. Chúng tôi cảm ơn Đức Trinh Nữ vì một ân sủng đặc biệt đã giải cứu cô ấy.

Cô K hỏi tôi, “Cha phải kể cho mọi người nghe về mê cung. Họ bị mắc kẹt ở đó. Đó là lý do con suýt tự tử”. Và vì thế tôi viết bài này.
Source:Catholic Exorcism
 
Đức Tổng Giám Mục Kansas: Các cuộc tấn công các nhà thờ Công Giáo không phải là tính cách của người Mỹ
Đặng Tự Do
17:24 14/07/2022


Đức Tổng Giám Mục của Thành phố Kansas ở Kansas đã lên án vụ tấn công gần đây nhằm vào một nhà thờ Công Giáo địa phương trước cuộc bỏ phiếu của tiểu bang về một sửa đổi phò sinh.

“Cuộc tấn công này và những cuộc tấn công khác nhắm vào các nhà thờ Công Giáo ở Kansas và trên khắp đất nước không chỉ thô tục mà cũng chẳng phản ánh tính cách người Mỹ,” Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann cho biết trong một tuyên bố ngày 10 tháng 7.

Cuối tuần qua, các tòa nhà của giáo xứ và tượng Đức Mẹ tại Nhà thờ Thăng Thiên ở Công viên Overland đã bị “xịt sơn màu đỏ” làm dơ bẩn nặng nề mặt tiền ngôi thánh đường trong một “hành động công khai thù hận và vô nhân”, tổng giáo phận cho biết.

“Ý định rõ ràng là nhằm đe dọa và khủng bố niềm tin ủng hộ sự sống của Giáo hội và lập trường ủng hộ tu chính án Value Them Both, nghĩa là Đánh Giá Cao cả mẹ lẫn con,” Đức Cha Naumann nhận xét.

Vào ngày 2 tháng 8, người dân Kansans sẽ bỏ phiếu về một tu chính án ủng hộ cuộc sống, được gọi là tu chính án “Value Them Both”. Nếu được thông qua, nó sẽ cho phép các nhà lập pháp tiểu bang thông qua những luật mới nhằm điều chỉnh việc phá thai. Hiện tại, các nhà lập pháp nói chung bị cấm không được hạn chế việc phá thai sau khi Tòa án Tối cao Kansas ra phán quyết vào năm 2019 rằng hiến pháp của tiểu bang bảo vệ việc phá thai.

Tổng giáo phận nhận thấy một “mô hình trộm cắp, phá hoại và đe dọa ngày càng gia tăng nhắm vào các thành viên của các Nhà thờ Công Giáo và những người ủng hộ khác của bản tu chính án “Value Them Both”.

Đức Tổng Giám Mục Naumann nhấn mạnh rằng cuộc tấn công mới nhất này không ngăn cản sứ mệnh ủng hộ sự sống của Giáo hội - hoặc sự ủng hộ của Giáo Hội đối với tu chính án vì sự sống.

Ngài nói: “Tu chính án Value Them Both sẽ bảo đảm sự bảo vệ khỏi một ngành công nghiệp phá thai vô giới hạn đang cố gắng thao túng cuộc bầu cử này để nó có thể trở thành mồi ngon hơn nữa cho những phụ nữ phải đối mặt với việc mang thai ngoài ý muốn hoặc mang thai đầy thử thách. Giáo Hội Công Giáo vẫn vững vàng trong việc hỗ trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh và các thành viên của chúng tôi luôn tận tâm với sứ mệnh của mình hơn bao giờ hết”.

Theo tờ báo của tổng giáo phận, The Leaven, vụ tấn công xảy ra vào khoảng 1 giờ sáng ngày Chúa Nhật, 10 tháng Bảy.

“Các cửa ra vào ngôi thánh đường và tòa nhà của trường học giáo xứ đã bị phun sơn với những thông điệp thù hận, và một bức tượng của Đức Maria cũng bị xịt sơn”. The Leaven đã chia sẻ những bức ảnh cho thấy dòng chữ “SỰ LỰA CHỌN CỦA TÔI” được phun sơn khắp một tòa nhà bằng chữ lớn màu đỏ.

Tờ báo nói thêm: “Đối với những người hỏi thăm sự việc, xin trả lời rằng cửa trường học đã bị phá hoại với những từ ngữ, mà chúng tôi sẽ không nhắc lại ở đây.”

The Leaven cũng chia sẻ một bức ảnh về bức tượng Đức Mẹ bị phun sơn, bức ảnh được tường trình lấy được từ một giáo dân. Nó cho thấy lớp sơn đỏ chảy như máu từ trái tim bức tượng đến chân tượng.

Theo tổng giáo phận, các nhà chức trách đã được thông báo.

Theo Mackenzie Haddix, phó giám đốc truyền thông của tu chính án Value Them Both, những người ủng hộ tu chính án phò sinh này đã bị tấn công trước đây. Liên minh được dẫn đầu bởi Kansans for Life, Kansas Catholic Conference và Kansas Family Voice.

Haddix nói với CNA: “Các cuộc tấn công vào Nhà thờ Thăng thiên ở Công viên Overland là rất đau lòng và không thể lý giải được. Đây không phải là lần đầu tiên hoạt động phá hoại diễn ra tại các nhà thờ bày tỏ sự ủng hộ đối với Tu chính án Value Them Both.”

Haddix kêu gọi các nhóm ủng hộ phá thai phản đối việc sửa đổi, chẳng hạn như đảng Tự do Hiến pháp ở Kansas, hãy lên án “những hành động thù hận diễn ra tại nhà thờ Thăng Thiên cũng như tình trạng phá hoại và trộm cắp diễn ra trên khắp Kansas”.
Source:Catholic News Agency
 
Dẫn nhập cuốn "Đạo đức thần học về sự sống. Thánh kinh, Thánh truyền, Các Thách thức thực tế"
Vũ Văn An
20:29 14/07/2022
Hôm qua, chúng tôi đã cho phổ biến cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Giáo Hoàng Hàn lâm viện Sự Sống, vị san định các ý kiến đóng góp trong cuộc hội thảo năm 2021 tại Vatican về sự sống thành cuốn Đạo đức thần học về sự sống. Kinh thánh, truyền thống, những thách thức thực tế. Trước khi đăng tải phản ứng của một số báo chí Công Giáo, chúng tôi cho đăng nguyên văn Lời Dẫn Nhập cho cuốn sách của chính Đức Tổng Giám Mục Paglia, được Hàn lâm viện phổ biến bằng tiếng Anh, dù cuốn sách chỉ mới có ấn bản tiếng Ý:



Dẫn nhập

Tôi rất vui mừng và hân hạnh được giới thiệu cuốn sách này trình bày diễn biến cuộc Tập huấn do Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống (PAV) xúc tiến, trong đó một nhóm quốc tế gồm các nhà thần học và chuyên gia từ các ngành nhân văn khác nhau đã được mời tham dự. Mục đích đằng sau nó là để phục vụ Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống và Giáo hội bằng cách thảo luận về các chủ đề rất được quan tâm trong cộng đồng giáo hội, liên quan đến các khía cạnh thậm chí đang gây tranh cãi của nền đạo đức thần học về sự sống. Đây là một diễn trình tương tự như các cuộc tranh luận thời trung cổ hay các cuộc tranh luận quaestiones disputatae (các câu hỏi tranh luận]: một khi một chủ để được nêu ra, cuộc tranh luận được tiến hành bởi các nhà thần học. Đó là một công việc không thể thiếu để đào sâu đức tin, để đức tin được hiểu và truyền tải.

Suy tư thần học và thực hành mục vụ gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ của các nhà thần học và các học giả có đức tin trong các lĩnh vực khác không bị giới hạn trong một thao tác chính thức vô bổ, nhưng có một liên kết không thể tách rời với kinh nghiệm và thực hành mục vụ của Giáo hội. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong Tông Hiến Veritatis Gaudium: “Một trong những đóng góp chính của Công Đồng Vatican II là tìm kiếm một cách chính xác để vượt qua sự phân ly giữa thần học và mục vụ, giữa đức tin và sự sống này. Tôi dám nói rằng Công đồng đã cách mạng hóa ở một mức độ nào đó tư thế của thần học - cách làm và cách nghĩ của tín hữu”. Do đó, không có sự tách biệt giữa thần học và chăm sóc mục vụ, giữa lý thuyết và thực hành. Điều này bổ sung cho điều kia. Vì lý do này, cuộc họp là một phần của diễn trình do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng để có một “Thượng hội đồng thực sự của Giáo hội hoàn vũ”. Vì vậy, cuộc hội thảo này đã thu nhận lời mời gọi parrhesia [dạn dĩ], đặc trưng cho mọi thượng hội đồng: parrhesia cũng kích thích và tăng sức cho các nhà thần học, các nhà học thuật và học giả.

Cuộc tập huấn “nhỏ” mà chúng tôi tổ chức nhằm đáp ứng mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài tuyên bố, cũng trong Veritatis Gaudium, rằng “mạng lưới các trường đại học và phân khoa giáo hội trên toàn thế giới được kêu gọi cung cấp sự đóng góp quyết định của men, muối và ánh sáng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô và Truyền thống sống động của Giáo hội, vốn luôn mở ra cho những hoàn cảnh và ý tưởng mới ”(VG 3).

Mong muốn sâu sắc của tôi vốn là thúc đẩy không khí nghiên cứu, đối thoại và thảo luận giữa những người tham gia. Một lần nữa tôi xin nhắc đến Veritatis Gaudium khi, trong một số đoạn văn rất đẹp, nó nói về một “cuộc đối thoại trên phạm vi rộng lớn” (VG 4b) như là tiêu chuẩn hướng dẫn cho các nghiên cứu đổi mới về Giáo hội. Trích lời Đức Bênêđíctô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “sự thật, trên thực tế, là logos [lời] vốn tạo nên dia-logos [lời giữa hai người = đối thoại], và do đó thông đạt và hiệp thông” (VG 4b). Dưới góc độ này, ngài kêu gọi các nhà thần học thiết lập một cuộc đối thoại không những chỉ “với các Kitô hữu thuộc các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội khác” (VG 4b), mà còn “với những người có xác tín tôn giáo hoặc nhân bản khác, bằng cách duy trì liên lạc với các học giả thuộc các khoa khác, bất kể họ có phải là tín hữu hay không”(VG, 4b). Với tinh thần đối thoại này, cuộc hội thảo của chúng tôi nhằm đóng góp vào cuộc đối thoại trí thức hai mặt.

Thứ nhất, chúng tôi muốn cổ vũ cuộc đối thoại giữa các dạng kiến thức khác nhau, nghĩa là điều được Veritatis Gaudium gọi là “các cách tiếp cận liên ngành và xuyên ngành được thực hiện với sự khôn ngoan và óc sáng tạo dưới ánh sáng của Mạc khải” (VG, 4c). Các báo cáo và thảo luận nhằm phát huy đối thoại giữa các nhà triết học, nhà thần học và học giả các khoa học nhân văn, mà không quên “nguyên tắc trí thức quan yếu của tính thống nhất trong khác biệt của nhận thức và lòng tôn trọng các phát biểu đa dạng, tương quan qua lại và hội tụ của nó” (VG, 4c).

Thứ hai, cuộc gặp gỡ của chúng tôi theo đuổi cuộc đối thoại giữa các quan điểm và mô hình thần học khác nhau, để sự phong phú của thần học, trong tư cách là intellectus fidei [sự hiểu biết đức tin], tỏa sáng trong tất cả vẻ đẹp của nó. Ngày nay, người ta cảm thấy sâu sắc rằng cần phải cổ vũ, bảo vệ và đưa vào thực hành việc phục vụ của thần học, điều hết sức cần thiết cho Giáo hội và cho đời sống của tất cả các tín hữu. Tuy nhiên, lời mời gọi đối thoại giữa các “mô hình lý thuyết” này không phải là một thao tác đơn thuần trong chủ nghĩa chiết trung thần học, đặt cạnh nhau các quan điểm đa dạng. Ngược lại, mặc dù đúng là có nhiều cách để nói về sự thật của Mạc khải - và lịch sử thần học làm chứng hùng hồn cho điều này -, thì cũng đúng là “bản văn căn bản” trên đó chúng tôi đã làm việc chuyển dịch trong một khung suy nghĩ chính xác.

Trên thực tế, về mặt thần học, bản văn căn bản du nhập một sự thay đổi mô hình vừa mang tính mô tả vừa mang tính khái niệm, khi nó tuân theo một khuôn mẫu vừa có tính lập luận vừa có tính tường thuật, vừa có tính lý thuyết vừa có tính khôn ngoan, vừa có tính hiện tượng học vừa có tính diễn giải. Điều này cho phép nó vừa có tính tiếp nhận vừa có tính phê phán các lĩnh vực khác nhau của nhận thức nhân bản, cung cấp một danh sách chào đón không những cho triết học và các phương pháp của nó, mà còn cho các khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên. Bằng cách chọn một phương pháp luận cụ thể, chúng tôi không có cao vọng phong thánh cho một hệ thống hoặc mô hình lý thuyết, như thể nó là một hệ thống duy nhất và là mô hình cuối cùng (xem Veritatis Splendor 29), mà đúng hơn, chúng tôi cam kết tôn kính nhiệm vụ phát sinh từ biến cố Mạc khải của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại. Do đó, trong khi nhận thức được “tính tương đối” của bất cứ mô hình lý thuyết nào trước sự thật của Mạc khải Thiên Chúa trong câu chuyện riêng của Chúa Giêsu, bản văn đã thực hiện một sự thay đổi căn bản, có thể nói, chuyển từ hình cầu sang hình đa diện. Chấp nhận lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Veritatis Gaudium, chúng tôi đã cố gắng thực hiện “một sự thay đổi mô hình triệt để” (VG 3).

Bản văn căn bản là kết quả của những nỗ lực chung bởi một nhóm các nhà thần học do Giáo hoàng Hàn lâm viện tập hợp lại, những người đã soạn thảo một bản văn sâu rộng với một mục lục toàn diện và các lập luận tinh vi. Bản văn căn bản, với cấu trúc có hệ thống, tập chú vào ý nghĩa thống nhất của viễn kiến Kitô giáo về sự sống. Các luận điểm, đoạn văn và tuyên bố riêng lẻ được đề cập riêng biệt trong các phiên họp nên được hiểu như một tổng thể, để cổ vũ một diễn trình có trật tự và không phân tán. Bằng cách này, người ta có thể nắm được sợi chỉ hồng kèm theo các phát triển của nền nhân thần học lấy cảm hứng từ đức tin Kitô giáo và các hệ luận của chiều kích luân lý luôn được biện minh bởi nó. Vì vậy, đây không phải là một cuốn sách cầm tay gồm các công thức hoặc danh mục các trường hợp có thể được lấy khỏi bối cảnh của lập luận tổng thể. Đúng hơn, nó là một trình bày căn bản về viễn kiến Kitô giáo về cuộc sống, được minh họa trong các khía cạnh hiện sinh của nó vốn hết sức có liên quan đến bản chất kịch tính của thân phận con người và được giải quyết dưới góc độ nhân học phù hợp với trung gian văn hóa của đức tin trong thế giới ngày nay.

Bản văn được soạn thảo vào dịp kỷ niệm 25 năm thông điệp Evangelium Vitae, với một ý hướng chính xác. Sức sống của thông điệp đó và di sản quý giá của nó, để được tôn vinh một cách trọn vẹn, đòi hỏi chúng ta không nên tự giới hạn vào việc bình luận về nó, mà đúng hơn phải giải đoán ý nghĩa của nó trong khuôn khổ huấn quyền Kitô giáo, vốn mang giáo huấn của mình vào cuộc sống của Giáo Hội ngày nay. Do ơn gọi, suy tư thần học buộc phải thực hiện nhiệm vụ diễn giải. Nhiệm vụ này luôn được thực hiện trong tương quan với Lời hằng sống của Thiên Chúa, vốn là quy tắc ràng buộc tối hậu của nó, và với những câu hỏi mới đặt ra bởi thân phận của chủ thể con người, vốn là người đối thoại đã được chỉ định của sự khôn ngoan của nó. Bằng cách này, Truyền thống đức tin đã được phát sinh, nó phát triển và sống động: “Dòng sông sống động trong đó các cội nguồn luôn hiện hữu”, như Đức Bênêđíctô từng nói (2).

Thẩm quyền giảng dạy của Giáo hội, Thánh Truyền và Lời Chúa được liên kết chặt chẽ với nhau: “Chúng được nối kết và liên kết với nhau đến nỗi không điều nào có thể đứng vững nếu không có những điều kia, và tất cả cùng nhau và mỗi điều theo cách riêng của chúng dưới tác động của một Chúa Thánh Thần góp phần hữu hiệu vào việc cứu rỗi các linh hồn”(Dei Verbum 10). Theo quan điểm đức tin Công Giáo, cần phải hết sức lưu ý đến việc bảo vệ mối liên hệ phẩm trật thích đáng của các điều kiện khả hữu và thi hành việc truyền tải đức tin: “Cơ quan giảng dạy sống động của Giáo hội, mà thẩm quyền được thực thi nhân danh của Chúa Giêsu Kitô [...] không ở trên lời của Thiên Chúa, nhưng phục vụ nó, chỉ dạy những gì đã được truyền lại, lắng nghe nó một cách thành kính, bảo vệ nó một cách cẩn thận và giải thích nó một cách trung thành phù hợp sự ủy nhiệm của Thiên Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, nó rút tỉa từ kho lẫm đức tin này mọi điều được nó trình bầy để tin như được Thiên Chúa mạc khải” (Dei Verbum 2).

Với sự khiêm tốn và quyết tâm, với giá trị của đối thoại diễn ra trong cuộc tập huấn, chúng tôi nghĩ rằng thật đáng giá khi cung hiến diễn biến của nó cho cuộc thảo luận thần học trong Giáo hội và cho tất cả những người nam và nữ đang tìm kiếm sự thật, vì biết rằng cộng đồng Giáo hội và cộng đồng nhân loại được liên kết với nhau không thể phân cách, bởi vì chính đức tin buộc các tín hữu “đưa ra lý do cho niềm hy vọng có nơi anh em” (xem 1Pr 3: 15) và điều này được cung hiến cho tất cả mọi người.

Khi giới thiệu cuốn sách, tôi muốn nhấn mạnh rằng bản văn này quan trọng ra sao không những chỉ đối với những gì nó nói, một điều hiển nhiên, mà còn đối với cách nó nói điều đó (bản văn của Thư Thánh Phêrô được đề cập ở trên cho biết thêm, “Hãy trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng ” 1Pr 3: 16). Bản văn của chúng tôi không phải là một lời tuyên chiến với các nền văn hóa nhân bản của thời đại chúng ta; nó không nhằm lên án mà không kêu gọi những ý kiến bất đồng thần học; nó không đòi thay thế huấn quyền có thẩm quyền vốn được kêu gọi thừa nhận đức tin chân chính; nó không tham chiếu một cách trừu tượng tính tuyệt đối siêu hình của sự thật về Thiên Chúa và con người phi lịch sử, một điều lấy hết ý nghĩa của đức khôn ngoan vốn hiện thân trong sự mặc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu; nó không phù hợp với cao vọng muốn giản lược kinh nghiệm đạo đức vào việc thực thi các hành vi pháp lý, vì vậy nó không phù hợp với hệ tư tưởng thế tục hiện đại của chủ nghĩa thực chứng pháp luật.

Cấu trúc của cuốn sách này tuân theo khuôn khổ của cuộc tập huấn nghiên cứu kéo dài ba ngày. Các chủ đề được đề cập tuân theo tinh thần thông tri một số văn kiện có tính lên chương trình cho triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vì lý do này, ngày đầu tiên bắt đầu bằng việc xem xét Tông huấn Evangelii Gaudium và Tông hiến Veritatis Gaudium, dành riêng cho việc đổi mới các nghiên cứu thần học và giáo hội học (Ch. I). Theo viễn ảnh này, Sách Thánh là trung tâm (Ch. II), trong mối liên hệ không thể tách rời của nó với “Thánh Truyền” và huấn quyền sống động của Giáo hội (Dei Verbum 10) (Ch. IV), với niềm xác tín rằng Sách Thánh là trái tim và linh hồn của thần học mạc khải và nhân học đức tin. (3)

Thật vậy, Kinh Thánh mạc khải một Thiên Chúa, Đấng bày tỏ chính Người cho nhân loại, thiết lập mỗi chúng ta thành người đối thoại và người nghe lời và hành động cứu rỗi của Người ngay từ ban đầu. Vì lý do này, việc nghe Lời Chúa trong lịch sử đi đôi với việc giải thích thời hiện tại (Ch. III), học cách nhận ra “các dấu chỉ thời đại”, được giải thích “dưới ánh sáng Tin Mừng” (Gaudium et Spes 4). Hồng phúc của Thiên Chúa, nằm tại nguồn gốc, tìm thấy sự ứng nghiệm trọn vẹn trong câu chuyện của Chúa Giêsu: con người của Người là eschaton [cánh chung], là biến cố dứt khoát không giúp chúng ta thoát khỏi các bi kịch của lịch sử, nhưng giúp chúng ta kinh qua chúng mà không mất hy vọng và niềm vui trong cuộc sống. Những gì được đề cập ở cuối cuốn sách (Ch. XII) dự ứng sự khai triển các chủ đề riêng rẽ.

Trong chân trời thần học này, được Lời Chúa giáo huấn sâu sắc, bản văn trên đó chúng tôi từng làm việc lập luận ủng hộ một cách tiếp cận đạo đức thực sự có khả năng hiểu được tính tối thượng của mạc khải Kitô học và tính triệt để của vấn đề nhân học (Chương VI-XI), cùng với nhu cầu làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lương tâm, chuẩn mực và sự biện phân ở đỉnh cao của tính phổ quát nhân bản và bản chất chuyên biệt của Kitô hữu (Chương V). Theo nghĩa này, có thể coi đây là một sự đào sâu thần học đúng đắn về đạo đức học sự sống trong đường hướng hiểu đức tin của Giáo hội về phương diện mục vụ mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn truyền đạt qua các cử chỉ, lời nói và bài viết của ngài.

Để kết luận, cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh tính độc đáo trong tư cách văn học của bản văn căn bản. Chúng ta có thể nói rằng nó độc nhất vô nhị thuộc loại này xét về thái độ đề xuất của nó. Thực thế, một mặt nó có những đặc điểm chuyên biệt và đặc thù của một bản văn thần học, mặt khác nó được dự tính như một nguồn định hướng và thảo luận. Do đó, bản văn được viết bởi một nhóm nghiên cứu được Giáo hoàng Hàn lâm viện cổ vũ, mặc dù nó không có thẩm quyền và “đặc điểm thần học” của một văn kiện huấn quyền giáo hội, nó tiếp nhận viễn ảnh “phục vụ huấn quyền”.

Theo cách hiểu này, các cuộc thảo luận trong sách cung cấp hỗ trợ về lập luận cho huấn quyền giáo hội, chứ không đòi thay thế thẩm quyền của nó. Đồng thời, cuốn sách này nhằm mục đích kích thích, chứ không phải là một tác phẩm thuần túy học thuật, để tìm kiếm sự hội tụ mục vụ của cam kết thần học, mặc dù không muốn hạn chế bằng bất cứ cách nào sự đối đầu ý kiến chính đáng. Chính trên tinh thần đó, việc trao đổi ý kiến đã diễn ra trong cuộc hội thảo. Mục đích của chúng tôi không phải là tập chú vào văn bản, để sửa đổi hoặc bổ sung nó. Thay vào đó, mục tiêu của chúng tôi là đề cập đến các vấn đề mà bản văn đã nêu ra, trong bầu không khí lắng nghe và đối thoại lẫn nhau, như những người tham gia đã thực sự trải nghiệm.

Tôi muốn ngỏ những lời sau cùng của tôi tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nồng nhiệt nhất cám ơn ngài với tinh thần vâng lời hiếu thảo. Ngài đã được thông tri ngay từ đầu về sáng kiến này và việc công bố các diễn biến, và ngài đã khuyến khích chúng tôi mở cuộc tranh luận học thuật, dưới trách nhiệm trực tiếp của Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự Sống.

Thành Vatican, 19 tháng Hai, 2022

Vincenzo Paglia

Chủ tịch Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự Sống


Kỳ tới: Các nhận định của báo chí
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Niềm Vui Hành Hương
Phan Hoàng Phú Qúy
08:59 14/07/2022
Niềm Vui Hành Hương

Hơn 2 năm qua, vì dịch bịnh Virus Covid-19 nên hầu hết các hoạt động tôn giáo đều bị hạn chế, để tránh lây lan cũng như thi hành nghiêm chỉnh những hướng dẫn của chính phủ trong các vấn đề phòng chống dịch bịnh.

Năm nay nhờ Ơn Trên, dịch bịnh đã nhiều phần thuyên giảm do lời cầu nguyện của mọi người, cũng như do sự phát minh của các nhà khoa học đã sáng chế ra các phương thuốc chích ngừa hữu hiệu, cho nên các lệnh phong tỏa phòng chống dịch bịnh được bãi bỏ, nhờ đó mà các hoạt động kinh tế, tôn giáo, xã hội được trở lại bình thường.

Một trong những công việc mà tôi thích nhất hàng năm đó là đi hành hương.

Xem Hình

Có nhiều cuộc hành hương được tổ chức với những chủ đề khác nhau như hành hương Kinh Thành Rôma thủ đô Giáo Hội Công Giáo, Hành Hương Fatima Bồ Đào Nha nơi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn chiên, Hành Hương Đức Mẹ Lộ Đức tại Pháp, Hành Hương Thánh Địa tại Giêrusalem nơi Chúa Giêsu bị bắt và bị đóng đinh, trong nội địa Hoa Kỳ thì có Đại Hội Thánh mẫu Missouri, Đại Hội Đức Mẹ La Vang Las Vegas, Đại Hội Thánh Mẫu California, Đại Hội Hành Hương Hành Trình Tìm Tự Do tại Portland, Oregon.

Trong tất cả các Thánh Địa hành hương nêu trên, có thể nói là tôi đã đi qua một lần, và nơi nào cũng để lại trong tôi những dấu ấn sâu đậm về cảnh, về người, về văn hóa, về kiến trúc, về ơn lành, về diễm phúc, và nhất là về Hồng Ân Bao La của Thiên Chúa qua những kỳ công mà Chúa đã tạo dựng nên.

Năm nay cũng có nhiều nơi tổ chức hành hương, nhưng tôi chọn đi Hành Hương tại Portland tiểu bang Oregon, bởi vì nơi đây là chặng đường đầu tiên tôi định cư và có một thời gian dài sinh sống cũng như lập nghiệp, cho nên tôi có nhiều người thân, gia đình, bạn bè quen thuộc cần thăm viếng và gặp gỡ.

Thời tiết ôn hòa, ấm áp và có thêm ngày thứ Hai được nghỉ lễ Độc Lập Hoa Kỳ nên có rất nhiều người thập phương về tham dự Đại Hội Hành Hương.

Chương Trình trong 3 ngày Đại Hội gồm có: Gỉải tội, Hội Thảo, Dâng Hoa Kính Đức Mẹ, Rước Kiệu Mình Thánh Chúa, Cung Nghinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Thánh Lễ Đại Trào do Đức Tổng Giám Mục Portland Alexander King Sample chủ tế và thuyết giảng.

Đặc biệt năm nay Đại Hội Hành Hương được tổ chức ngay tại khuôn viên giáo xứ, một cơ sở vừa được mua lại của Hội Thánh Tin Lành thuộc giáo phái New Hope tọa lạc tại 11731 S.E. Stevens Rd. thuộc thành phố Happy Valley bang Oregon.

Khu đất rộng chừng 11 Acres, và diện tích các cơ sỡ được xữ dụng khoảng chừng 130.000 square feet, với Thánh Đường vừa rộng lớn, vừa nguy nga, với sức chứa trên 2200 người, nơi đây cũng có nhiều phòng ốc để tổ chức Trường Giáo Lý và Việt Ngữ với trình độ từ Mẫu Giáo đến lớp 12 và hiện nay sỉ số học sinh lên đến trên 1200 em, bên cạnh đó còn có một bãi đậu xe thênh thang có thể đậu được trên một ngàn chiếc(1000).

Khu Shopping Center hay còn gọi là Clackamas Mall và các khách sạn cũng rất gần với địa điễm hành hương, nếu không có xe thì cũng có thể đi bộ chỉ mất từ 5 đến 10 phút thôi, rất là tiện lợi cho những khách thập phương muốn về Portland Oregon hành hương.

Trong Ba ngày Đại Hội, tôi hân hạnh gặp lại quý cha, quý soeurs, quý bạn bè thân quen, và theo luật tự nhiên của tạo hóa, có người già đi vì tuổi tác, có người khôn lớn trưởng thành, chửng chạc, nhưng điều tôi ngạc nhiên khi thấy một anh bạn lâu năm đi đâu cũng gặp, từ công tác xã hội, lạc quyên, thiện nguyện đến biểu tình đấu tranh đòi tự do cho tôn giáo, cho hòa bình công lý, cho dân chủ, cho nhân quyền, anh ấy thật sự không già mà còn trẻ đẹp hơn xưa, hỏi xin bí quyết để phổ biến cho bà con học hỏi noi theo, anh bắt tay niềm nỡ chia sẽ: “Thật ra chẳng có bí cấp, bí quyết gì cả, chỉ nên sống vui sống khoẻ, lạc quan, yêu người yêu đời và phục vụ hết mình là trẻ trung khỏe mạnh thế thôi”.

Ngoài những ơn ích nhận lãnh từ các buổi hội thảo, các giờ chầu, các thánh lễ, chúng ta còn có cơ hội hàn huyên tâm sự, thưởng thức chương trình văn nghệ thật phong phú và đặc sắc với nhiều tài năng của giáo dân trong giáo xứ đóng góp giúp vui, đồng thời cũng khám phá những món ăn độc đáo mà quý bà quý cô trỗ tài nấu nướng để dáp ứng cho nhu cầu ẫm thực trong những ngày ĐHHH. Món khoái khẩu của tôi vẫn là bắp nướng phết lên một chút bơ hành nữa, chu choa ui, vừa ngon, vừa ngọt vừa thơm nứt cái Mũi.

Sau Hành Hương, nếu khách thập phương có thời gian ở lại thì có thể đi ngắm cảnh thiên nhiên, vì Oregon có nhiều thắng cảnh rất đẹp, rất nổi tiếng như Vườn Hồng, Vườn Hoa Nhật Bản, Thác Nước, Hồ nuôi cá, về phần tâm linh thì có Núi Đức Mẹ Sầu Bi, Dòng Biển Đức, muốn trượt tuyết thì có Mt. Hood, muốn thám hiểm thì có Núi Thánh Helens (Mt. Saint Helens). Muốn vui thêm nữa thì đi hái Blueberry hoặc Cherry vì mùa này là mùa thu hoạch, đây cũng là cơ hội để cả gia đình đi du ngoạn vùng ngoại ô thành phố, hít thở khí trời trong lành, ăn thỏa thích những trái hái từ trên cây, và nhất là tha hồ tạo dáng chụp hình kỷ niệm.

Dịp hảnh hương này tôi cũng đi hái Cherry, vì là ngày nghĩ lễ nên bà con phe ta đi rất đông, các lối đi vào trong nông trại đều thấy toàn xe với người, tiếng nói chuyện, tiếng cười đùa, tiếng kêu nhau nghe rộn rã, tưởng chừng như đang ở trong một nông trại nào đó tại quê nhà.

Nhìn núi đồi thiên nhiên, hàng trăm mẫu đất màu mỡ được chủ nhân trống lên những cây Cherry xanh tươi hoa lá cành, với những chùm trái chín vàng đỏ ngọt nặng triũ, nhìn rất bắt mắt thèm thuồng, tôi giơ tay hái 1 trái, chà chà vào vạt áo cho sạch bụi rồi đưa lên miệng cắn 1 miếng, ui ngon quá, vừa chua, vừa ngọt nếu có thêm chút muối ớt nữa thì thật là tuyệt cú mèo.

Đang say mê ngắm cảnh và chụp mấy tấm hình làm kỷ niệm, thì gặp một cô cũng hái cherry, cô xin chụp ké vài tấm, hỏi ra mới biết cô cũng là giáo dân Công Giáo, lại là ca viên của Ca Đoàn La Vang nữa, một ca đoàn nỗi tiếng hát hay, múa giỏi(dâng hoa), từ những năm 1988 khi tham dự Thánh lễ Phong Thánh cho 117 Vị Anh Hùng Tử Đạo Viêt Nam tại Giáo Triều Rô Ma. Chụp xong tôi xin cho biết quý danh và số điện thoại để liên lạc gởi hình, cô trả lời 2 Đô.

Sau những ngày Hành Hương tôi trở về nhà, việc đầu tiên là chuyển những hình ảnh từ Camera qua máy Vi Tính và chọn lựa những hình ảnh sống động bắt mắt nhất để trình bày cho mọi người cùng thưởng lãm.

Tờ Vietcatholic.net online là tờ báo Công Giáo mà tôi từng cộng tác đóng góp bài vỡ về những sinh hoạt tôn giáo của các xứ đạo từ năm 2000 đến nay, thời cha cố Gioan Trần Công Nghi còn làm Giám Đốc Cơ Quan Truyên Thông Vietcatholic, cha cũng là Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á và là cha phó của Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang tại Portland. Ngài cũng là một trong những vị tổ chức Đại Hội Hành Hương Phong Thánh Kính 117 Vị Anh Hùng Tự Đạo Việt Nam tại Công Trường Thánh Phê Rô.

Tin tức và hình ảnh về những ngày Đại Hội Hành Hương đăng tải trên phương tiện truyền thông của vietcatholic.net được nhiều người theo dõi và phổ biến, BCH/GXLV cũng liên lạc xin hình để làm tài liệu.

Cô em gái ở Portland gọi điện thoại hỏi đã biết gì chưa? Biết gì vậy? tôi hỏi lại.

Ui trời ơi, kỳ ni người ta đi hành hương, người ta lời chán, vừa được ơn vừa được Cha Chánh Xứ khen, và được tặng cho danh hiệu NAG nữa, lời quá luôn.

Riêng về những tấm hình của cô 2 Đô thì cũng li kỳ lâm ly lắm. số là sau khi soạn xong hình và chuyển SDT như cô cho thì không thấy trả lời, tôi có hỏi thăm một số bạn bè trong ca đoàn xem thử có ai biết 2 Đô không? người trả lời chỉ biết 50 đô, kẻ thì bảo biết 100 đô thôi, thế là tôi phải đi nhờ đến Bác Gu Gồ, Bác ấy tuy đã già nhưng vẫn còn hữu dụng, chậm chậm một tí rồi Bác cũng tìm ra, hóa ra 2 Đô là Hải Đỗ, thời buổi kinh tế khó khăn, lạm pháp tăng chóng mặt, thời giờ quý hơn vàng, vậy mà còn chơi chữ, báo hại tôi mất biết bao thời gian để chỉ đi tìm 2 đô! Tôi liền chuyển hết các hình hành hương, hình dâng hoa, hình cherry cho cái nick có tên Hải Đỗ, với hy vọng là đúng người, đúng chổ.

Hơn một tuần lễ mới thấy tin nhắn lại, Dạ đúng rồi, đúng là 2 Đô rồi, tại vì gia đình đi biển chơi, và ngoài biển không có sóng nên không thể trả lời được, Biển thì luôn luôn có sóng, không sóng to thì sóng nhỏ, không có sóng thì đây là lần đầu tiên được nghe. Ai hiểu sao thì hiểu.

Chuyện vui hành hương đến đây xin được tạm ngừng, hẹn gặp lại quý vị trong những công chuyện kế tiếp.

Xin Chúa và Me Maria chúc lành và đồng hành với mỗi người chúng ta. Amen.

Phan Hoàng Phú Quý
 
VietCatholic TV
Nga bỏ chạy ở Kudiivka và Zelene sau các vụ nổ lớn. Zelenskiy tự tin khuyên Putin hãy can đảm chấp nhận thất bại
VietCatholic Media
03:19 14/07/2022


1. Quân Nga bỏ chạy khỏi Kudiivka và Zelene sau một loạt các vụ nổ kinh hoàng

Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 14 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Lữ đoàn pháo binh biệt lập số 40 đã pháo kích dữ dội vào khu vực Zelene trong lãnh thổ của vùng Kharkiv nơi quân Nga từ biên giới đang tập trung lực lượng. Lửa sáng rực bầu trời với những tiếng nổ kinh hồn khi nhà kho chứa đạn dược của quân Nga bốc cháy.

Lữ đoàn cho biết: “Một cử chỉ thiện chí mới được dành cho những chiếc xe tải, một nhà kho chứa đạn dược và hệ thống pháo Nona-K của Nga từ những người lính của Lữ đoàn Pháo binh Biệt kích 40 cùng với Cục Tình báo của sở chỉ huy tập đoàn quân Kharkiv, nhóm trinh sát đường không.”

Trong khi đó, Lữ đoàn tác chiến số 3 của Vệ binh Quốc gia Ukraine là lực lượng của Ukraine đang tấn công quân Nga tại Kudiivka cho biết các đơn vị Nga tại đây đang chờ quân tiếp viện từ Zelene cũng đã rút lui về phía biên giới Nga sau khi biết các đơn vị tại Zelene đã bỏ chạy.

Zenger News đã liên hệ với Lữ đoàn Pháo binh để có thêm bình luận, cũng như Bộ Quốc phòng Nga, nhưng chưa nhận được hồi âm vào thời điểm viết bài.

Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 trong cái mà Điện Cẩm Linh gọi là “cuộc hành quân đặc biệt”. Thứ Tư 13 tháng 7 đánh dấu 140 ngày của cuộc xâm lược.

Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo rằng từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 13 tháng 7, Nga đã mất khoảng 37.570 nhân viên, 1.649 xe tăng, 3.832 phương tiện chiến đấu bọc thép, 839 đơn vị pháo binh, 247 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 109 hệ thống phòng không, 217 máy bay chiến đấu., 188 máy bay trực thăng, 678 máy bay không người lái, 155 hỏa tiễn hành trình, 15 tàu chiến, 2.704 phương tiện cơ giới và tàu chở nhiên liệu, cùng 67 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Lực lượng vũ trang Ukraine tấn công các điểm kiểm soát, sân đáp trực thăng ở Nova Kakhovka

Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 14 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết quân đội Ukraine đã đánh trúng hai đài kiểm soát của quân Nga và một bãi đáp trực thăng ở Nova Kakhovka.

“Vào buổi sáng và buổi chiều, một cặp Ka-52 đã ba lần xuất kích vào các vị trí của chúng ta trong vùng Kherson. Không có thương vong hay thiệt hại đáng kể nào được ghi nhận,” Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam báo cáo.

Đáp lại quân Ukraine đã bắn trọng pháo vào khu vực Nova Kakhovka. Mười ba binh sĩ Nga được ghi nhận là bị loại khỏi vòng chiến. Sáu xe thiết giáp và một số xe vận tải của Nga đã bị phá hủy trong cuộc tấn công của các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Lực lượng vũ trang Ukraine ở phía nam.

3. Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu gửi thêm hàng tỷ USD viện trợ cho Ukraine

Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ hôm thứ Ba thông báo họ sẽ gửi thêm 1,7 tỷ đô la viện trợ kinh tế cho Ukraine để giúp tiếp tục tài trợ cho “các dịch vụ thiết yếu” của đất nước.

Động thái này diễn ra sau một thông báo của các bộ trưởng ngoại giao Âu Châu vào cuối ngày thứ Hai phê duyệt 1 tỷ euro, phần đầu tiên của gói giải cứu 9 tỷ euro đã được thỏa thuận vào tháng 5.

Giống như tiền của Âu Châu, khoản thanh toán của Hoa Kỳ cũng là một phần của một gói lớn hơn, 7,5 tỷ đô la viện trợ được Joe Biden ký hồi tháng 5. Như thế, tính chung Ukraine sẽ nhận được gần 2,5 tỷ bảng Anh số tiền được chấp thuận viện trợ từ cả hai bên bờ của Đại Tây Dương chỉ trong 24 giờ qua.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết số tiền này nhằm giúp đỡ trực tiếp những người bị thiệt hại sau cuộc xâm lược Ukraine ngày 24 tháng 2 của Nga:

Khoản đóng góp hỗ trợ kinh tế mới nhất này cho Ukraine là một phần trong cam kết của Tổng thống Biden nhằm hỗ trợ chính phủ Ukraine vì nước này bảo vệ nền dân chủ của Ukraine trước cuộc chiến vô cớ và phi lý của Nga.

Khoản viện trợ này sẽ giúp chính phủ dân chủ Ukraine cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân Ukraine.

Theo tuyên bố của Bộ Ngân Khố, số tiền sẽ dành cho các hoạt động quan trọng ở Ukraine, chẳng hạn như trả lương cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Yellen hiện đang ở Tokyo, nơi cô gặp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Ba để thảo luận về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Theo AFP, Zbynek Stanjura, Bộ trưởng Tài chính Cộng hòa Tiệp, nước giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Âu Châu, cho biết tiền của Âu Châu sẽ có ngay lập tức, khi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu tranh luận về thời gian biểu cho việc phát hành phần còn lại của gói đã được phê duyệt. Ông nói:

Điều này sẽ cung cấp cho Ukraine các khoản tiền cần thiết để trang trải các nhu cầu cấp thiết và bảo đảm hoạt động của các cơ sở hạ tầng quan trọng.

4. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng Nga 'không đủ can đảm' thừa nhận thất bại

Volodymyr Zelenskiy nói rằng Nga “không có can đảm” để thừa nhận thất bại ở Ukraine, và cảnh báo lực lượng quân sự đang chiếm đóng rằng họ không an toàn “ở bất kỳ nơi nào trên đất của chúng tôi”.

Tổng thống Ukraine đã đưa ra những nhận xét trên trong một bài phát biểu trên video gởi quốc dân đồng bào sau khi có tin vị tướng thứ 12 của quân đội Nga đã thiệt mạng vì hỏa lực HIMARS.

Ukraine cho biết họ đã tấn công HIMARS vào một sở chỉ huy di động ở Tavriis, thuộc vùng Kherson. Quân Ukraine đã tràn ngập căn cứ này, trước khi công bố cái chết của Thiếu tướng Artem Nasbulin, Tư Lệnh Quân Đoàn 22 của Nga.

Zelenskiy cũng chế nhạo việc quân đội Nga phụ thuộc rõ ràng vào các vũ khí cũ kỹ và các chiến thuật thời Liên Xô, đồng thời khẳng định sự đoàn kết của người dân đất nước ông, kết hợp với sức mạnh của các lực lượng vũ trang Ukraine, có nghĩa là kết quả của cuộc chiến là “chắc chắn”.

Trong một bài phát biểu diều hâu trước các nhà lãnh đạo quốc hội, Putin nói rằng bất kỳ triển vọng nào cho các cuộc đàm phán hòa bình sẽ ngày càng mờ nhạt khi xung đột kéo dài. Ông ta cũng ngạo nghễ tuyên bố rằng: “Mọi người nên biết rằng, nhìn chung, chúng ta vẫn chưa bắt đầu bất cứ điều gì một cách nghiêm túc. Đồng thời, chúng ta không bác bỏ các cuộc đàm phán hòa bình. Nhưng những người từ chối những cuộc đàm phán nên biết rằng càng đi xa, họ càng khó thương lượng với chúng ta.”

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhận xét rằng trái với các tuyên bố huênh hoang của Putin cho rằng quân đội Nga 'thậm chí còn chưa bắt đầu các nỗ lực nghiêm túc ở Ukraine’, Nga đã cạn kiệt vũ khí và phải tung ra các vũ khí và thiết bị được sản xuất từ những năm 1950.

Quân xâm lược Nga đã cảm nhận rất rõ thế nào là pháo binh hiện đại, và họ sẽ không có một hậu phương an toàn ở bất cứ đâu trên đất của chúng ta.

Họ cảm thấy rằng hoạt động của các lực lượng trinh sát của chúng ta để bảo vệ quê hương mạnh mẽ hơn nhiều so với bất kỳ 'hoạt động đặc biệt' nào của họ. Những người lính Nga, và chúng ta biết điều này qua các cuộc trò chuyện giữa họ. Họ thực sự sợ các lực lượng vũ trang của chúng ta.

Cái gọi là quân đội thứ hai của thế giới sợ người Ukraine và chỉ có thể làm được điều gì đó dựa trên kho vũ khí cũ của Liên Xô.

Họ không còn sức mạnh chiến lược, bản lĩnh, hoặc sự hiểu biết về những gì họ đang làm ở đây trên đất của chúng ta. Họ thậm chí không có đủ can đảm để thừa nhận thất bại và rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.

Ông nói, Ukraine sẽ “có thể tự bảo vệ, tự tái thiết và thực hiện tất cả các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình”:

Khi hàng triệu người làm việc chân thành cho việc này, mỗi người ở cấp độ riêng của họ, kết quả sẽ là chắc chắn.

Tổng thống cũng tiết lộ rằng ông đã gặp phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak tại Kyiv, và thảo luận về hợp tác quốc phòng.

Ông nói: “Điều quan trọng không chỉ là những gì chúng tôi đã trao đổi với nhau, mà còn là cách chúng tôi nói chuyện với nhau. Với niềm tin tuyệt đối vào tương lai Ukraine, vào tương lai Ukraine - Âu Châu “.

Zelenskiy nói thêm:

Một con đường thực sự khó khăn đang ở phía trước. Thật không may, không thể làm khác được khi bạn đang bảo vệ ngôi nhà của mình khỏi một cuộc tấn công khủng bố. Nhưng cũng rõ ràng rằng những gì phía trước là thành công của nhà nước chúng ta.

5. Quảng trường tự do Ukraine

Một quảng trường ở Krakow của Ba Lan đã trở thành địa điểm mới nhất gần đại sứ quán được đổi tên. Một phần của Quảng trường Biskupi đã được khánh thành ngày hôm nay với tên gọi “Quảng trường của Ukraine Tự do” trong một buổi lễ có sự tham dự của các thành viên cộng đồng người Ukraine hải ngoại tại Ba Lan. Quảng trường nằm cạnh lãnh sự quán Nga tại thành phố Krakow.

Trong bản tóm tắt hoạt động hàng ngày của mình, không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng tổng số lính đánh thuê đang hoạt động ở Ukraine không phải là 20.000 mà Kyiv tuyên bố, mà chỉ có khoảng 2.700. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cũng tuyên bố rằng trong ba tuần qua:

166 chiến binh Ba Lan đã bị loại khỏi vòng chiến. Trong số các đại diện của Georgia, 50 “binh lính vì tiền” đã bị tiêu diệt, Vương quốc Anh mất thêm 23 lính đánh thuê khác bị giết ở Ukraine. Ngoài ra, 21 quân nhân Rumani và 15 quân nhân Canada đã bị giết trong ba tuần.

6. Ngoại trưởng Áo lên án Putin sử dụng nạn đói làm công cụ chiến tranh

Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng nạn đói như một công cụ chiến tranh bằng cách ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Bộ trưởng Liên bang Áo về các vấn đề Âu Châu và quốc tế Alexander Schallenberg đã đưa ra lập trường trên sau cuộc họp giữa các ngoại trưởng của 5 quốc gia Trung Âu, được gọi là C5, tại Budapest, Hung Gia Lợi, hôm thứ Tư, 13/7.

“Bộ trưởng Alexander Schallenberg đã chỉ trích chính sách của Putin là đang tiến hành một cuộc chiến với sự giễu cợt đáng kinh ngạc, sử dụng nạn đói như một vũ khí.” Ông Schallenberg cho biết cần phải tập trung vào việc đưa ngũ cốc ra khỏi Ukraine trong bối cảnh nạn đói đang đến gần.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Áo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ sự thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu, đặc biệt, trong các phản ứng đối với cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga. Khi được một nhà báo Hung Gia Lợi hỏi liệu các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có kéo dài cuộc chiến ở Ukraine hay không, ngoại trưởng Áo đã trả lời dứt khoát “không”. Theo Alexander Schallenberg, đơn giản là không có giải pháp thay thế nào khác và việc vi phạm luật pháp quốc tế là không thể chấp nhận được. Đồng thời, quan chức này cho rằng các lệnh trừng phạt sẽ làm suy yếu Nga chứ không phải nền kinh tế Âu Châu.

Các chủ đề chính của cuộc họp của các ngoại trưởng C5 bao gồm Áo, Cộng hòa Tiệp, Hung Gia Lợi, Slovakia và Slovenia là cuộc chiến ở Ukraine, các lệnh trừng phạt của Nga, di cư và sự thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu.
 
Nhà trừ tà cảnh báo về mê cung của ma quỷ. Linh mục che chở 50 người trong vụ xả súng kinh hoàng
VietCatholic Media
05:07 14/07/2022


1. Các cuộc tấn công thánh chiến cướp đi sinh mạng của hàng chục người ở Tây Phi Burkina Faso

Ít nhất 22 người chết trong vụ tấn công ngày 3/7, thêm vào số 12 người một ngày trước đó.

Kể từ năm 2010, Burkina Faso đã bị tàn phá bởi những kẻ khủng bố Hồi giáo. Các nhóm liên kết với Nhà nước Hồi giáo và al-Qaeda đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và khoảng 2 triệu người phải di tản.

Cuối tuần qua, thêm 34 người thiệt mạng trong hai cuộc tấn công riêng biệt của các phần tử thánh chiến. Các cuộc tấn công diễn ra ở phía bắc và tây bắc của quốc gia Tây Phi. Ít nhất 22 người chết và nhiều người bị thương trong một cuộc tấn công ngày 3 tháng 7 vào thị trấn Bourasso, ở phía tây bắc của Burkina Faso.

Vụ tấn công khác diễn ra trước đó một ngày tại vùng Namissiguima, thuộc tỉnh Yatenga, miền bắc đất nước, khiến 12 người thiệt mạng. Số người chết ở đó bao gồm các thành viên tình nguyện của dân quân tự vệ của các ngôi làng do chính phủ thành lập để cố gắng đối mặt với các cuộc tấn công của các nhóm thánh chiến có liên hệ với al-Qaeda hoặc ISIS.

Theo lời khai của một người sống sót sau vụ tấn công ở Bourasso, “các chiến binh thánh chiến ban đầu bắn chỉ thiên khi họ vào trong làng khoảng 5 giờ sáng Chúa Nhật, ngày 3 tháng 7 và bỏ đi. Nhưng sau đó, chúng quay lại bắn vào người dân một cách ngẫu nhiên.

Theo hãng thông tấn Đức DW, quân đội Burkina Faso đã lật đổ tổng thống được bầu cử dân chủ của Burkina Faso, Roch Marc Christian Kabore, vào tháng Giêng, cáo buộc ông không làm đủ để ngăn chặn bạo lực phiến quân ngày càng gia tăng.

Mặc dù một chính phủ mới đã được thành lập vào tháng Ba này, nhưng bạo lực vẫn tiếp tục gia tăng.

Vào tháng 4, một nữ tu người Mỹ đã bị bắt cóc từ một tu viện ở Burkina Faso, nơi cô đang phục vụ với tư cách là một nhà truyền giáo. Sơ Suellen Tennyson, một nữ tu 83 tuổi từ dòng các Nữ tu Mến Thánh Giá đã bị bắt cóc trong đêm từ mùng 4 rạng sáng mùng 5 tháng Tư.

Trong hai tuần cuối tháng Ba, có tới 40 thành viên quân đội đã bị các nhóm thánh chiến giết hại. Một vụ đánh bom xe hơi vào thứ Sáu, ngày 8 tháng 4, khiến 16 nhân viên an ninh thiệt mạng, theo một báo cáo trên tờ Washington Post.
Source:Aleteia

2. Linh mục Công Giáo cho 50 người trú ẩn bên trong nhà thờ trong vụ nổ súng ở Công viên Highland

Cha Hernan Cuevas là một trong những người đầu tiên nghe thấy tiếng súng nổ, và ngài đã hành động ngay lập tức.

Một linh mục Công Giáo đang được chú ý vì những hành động anh hùng của ngài trong vụ nổ súng vào ngày 4 tháng 7 trong cuộc diễn hành ở Công viên Highland. Cha Hernan Cuevas của Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội đã che chở những người tham dự cuộc diễn hành kinh hãi sau khi tiếng súng làm gián đoạn cuộc diễn hành Illinois đang diễn ra.

Theo dòng thời gian được tường trình trên New York Post, tay súng đã tìm thấy một vị trí trên đỉnh của một tòa nhà trên tuyến đường diễn hành. Người đàn ông, được xác định là Robert “Bobby” Crimo III, đã nổ súng vào đám đông khoảng 10 phút sau khi cuộc diễn hành bắt đầu. Crimo đã bắn tổng cộng 83 phát đạn, giết chết bảy người, với 46 người khác bị thương do trúng đạn hoặc bị thương khi họ bỏ chạy.

Vào buổi sáng của cuộc diễn hành, Cha Cuevas đang tham dự rất hào hứng cuộc diễn hành của giáo xứ ngài. Ngài giải thích với CBS rằng ngài đang quay video về những chuẩn bị của giáo xứ thì nghe thấy âm thanh của những tiếng súng đầu tiên. Vị linh mục quay sang giáo dân của mình và ngay lập tức nói với họ: “Chạy đi! Chạy! Chạy!”

Ngài nói rằng một nhóm khoảng 50 người, một số giáo dân và một số người lạ, đã đổ xô vào nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội nơi Cha Cuevas đã che chở họ trong ngôi thánh đường. Vị linh mục lấy chuỗi hạt Mân Côi ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. Ngài nói với CBS News, “Tôi biết cuộc sống của chúng tôi nằm trong tay của Chúa.”

Trong số những người tràn vào nhà thờ trong lúc lộn xộn có hai đứa trẻ nhỏ đã bị chia cắt khỏi cha mẹ của chúng. Cha Cuevas lưu ý rằng những đứa trẻ dính máu trên quần áo của chúng vì cha chúng đã bị bắn. Ngài nói về những đứa trẻ:

“Điều đầu tiên là chăm sóc vết máu trên áo của họ, và loại bỏ loại chấn thương của bất cứ điều gì đang xảy ra với họ. Bạn có thể biết bằng cách nhìn vào mắt họ, họ hầu như bị thất thần.”

Cha Cuevas đã chăm sóc bọn trẻ trong ba giờ đồng hồ trong khi chúng trốn tránh vụ nổ súng. Cuối cùng, một người phụ nữ hoang mang bước vào nhà thờ tìm kiếm hai đứa trẻ thất lạc của mình.

“Chúng tôi biết rằng cô ấy là mẹ của những đứa trẻ mà chúng tôi đã giữ ở đây, họ ôm nhau khóc. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện để chúng tôi không phải trải qua điều này một lần nữa. “

Theo dòng thời gian, Crimo được xác định là người dính líu đến vụ nổ súng vào lúc 1 giờ chiều và bị bắt mà không xảy ra sự việc đáng tiếc nào, vào lúc 7 giờ 40 tối. Chàng trai 21 tuổi đứng trước thẩm phán Quận Lake vào thứ Tư, ngày 6 tháng 7, khi anh ta bị buộc tội bảy tội danh giết người cấp độ một. Phiên điều trần tiếp theo của Crimo dự kiến vào ngày 28 tháng 7.
Source:Aleteia

3. Nhật ký trừ tà số 168: Mê cung của ma quỷ

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #168: The Devil's Maze”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 168: Mê cung của ma quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cô “K” ngày càng trở nên chán nản. Cô ấy xuống tinh thần và có dấu hiệu muốn tự tử. Gia đình cô đã can thiệp một cách khôn ngoan để giữ an toàn cho cô. Nhưng cô vẫn tiếp tục chìm vào bóng tối vô vọng.

Cô K nhắn tin cho tôi và mô tả tâm trạng của mình, “Con đã bị nhốt trong một mê cung. Mọi người bị mắc kẹt ở đó. Con đã bị mắc kẹt. Con chưa bao giờ cảm thấy tối tăm, đơn độc và buồn bã như thế này”. Đó là một mê cung không có lối ra. Cô ấy nói thêm, “Lối thoát duy nhất dẫn con đi lòng vòng, rồi trở lại đúng vị trí cũ mà con đã ở.” Cô ấy không thể thoát ra. Cô ấy không thể ăn và khóc liên tục. “Nó lạnh lẽo, tối tăm và đáng sợ,” cô ấy nói.

K có một thị kiến tâm linh về nhiều người khác bị mắc kẹt trong mê cung của chính họ. “Con đã nhìn thấy và nghe thấy những linh hồn đang khóc. Tất cả chúng ta đều đang ở trong mê cung của chính mình. Một mê cung rất lớn.” Cô nói thêm rằng mọi người hoàn toàn cách ly với nhau. “Con nghe thấy những tiếng la hét và những tiếng khóc” từ tất cả những người khác. “Và cho dù con có la hét đến đâu đi chăng nữa thì không ai có thể nghe thấy con.”

Một ngày sau cuộc trò chuyện của chúng tôi, cá nhân tôi bắt đầu cảm thấy chán nản. Điều này thật lạ lùng đối với tôi. Nó kéo dài trong vài giờ. Cuối cùng, một tia sáng lóe lên trong đầu tôi, “Ah hah, đây có thể là thứ gì đó từ K. Có lẽ một số con quỷ của cô ấy hiện đang tấn công tôi.” Vì vậy, trong vài phút tôi đã cầu nguyện, “Nhân danh Chúa Giêsu, tôi ra lệnh cho những con quỷ trầm cảm rời đi!” Tôi đã nói đi nói lại. Sau đó, tôi lấy lại được bình tĩnh và tôi trở lại bình thường. Tôi đã cầu nguyện rằng đây sẽ là một cơ duyên cho K và giúp cô ấy thoát khỏi bóng tối.

Ngày hôm sau, tôi liên lạc với K và hỏi cô ấy, “Con có khỏe không?” Cô ấy nói rằng cô ấy đã ra khỏi mê cung và cảm thấy yêu đời. Khuôn mặt của cô ấy trông trẻ trung và đôi mắt sáng. Chúng tôi đã cử hành thánh lễ mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội rất sốt sắng. Sau đó, cô cảm ơn gia đình và nhóm trừ tà, và đặc biệt là Đức Mẹ đã “cứu mạng” cô ấy.

Trong khi các triệu chứng của cô ấy rất điển hình của một người nào đó đang bị trầm cảm nặng, thực tế là nó đã thay đổi đáng kể trước những lời cầu nguyện cho thấy nó có nguồn gốc tâm linh, ít nhất một phần nào đó. Bản thân cô cũng rõ ràng rằng mê cung là một trong những mánh khóe của Satan để dụ các linh hồn rơi vào trạng thái vô vọng và tự sát. Chúng tôi cảm ơn Đức Trinh Nữ vì một ân sủng đặc biệt đã giải cứu cô ấy.

Cô K hỏi tôi, “Cha phải kể cho mọi người nghe về mê cung. Họ bị mắc kẹt ở đó. Đó là lý do con suýt tự tử”. Và vì thế tôi viết bài này.
Source:Catholic Exorcism
 
TQLC thắng lớn ở Kherson. Phi công Nga quá sợ khi ném bom Đảo Rắn. Đức giao khí tài lớn cho Ukraine
VietCatholic Media
16:15 14/07/2022


1. Thủy quân lục chiến Ukraine tấn công sở chỉ huy, làm nổ tung kho đạn của Nga bằng hệ thống hỏa tiễn Stugna-P, 3 xe tăng Nga bốc cháy

Trong bản báo cáo hôm thứ Năm 14 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Lữ đoàn thủy quân lục chiến biệt lập số 36, được đặt theo tên Chuẩn đô đốc Mykhailo Bilynskyi, đã sử dụng hệ thống Hỏa tiễn dẫn đường chống tăng “Stugna-P” để phá hủy các sở chỉ huy và kho đạn của Nga ở khu vực Kherson, miền nam Ukraine.

Lữ đoàn thủy quân lục chiến 36 cho biết: “Tại ngay hậu cứ của quân Nga, lần lượt các kho quân dụng đang bốc cháy.”

“Tiểu đoàn Mykolaiv thuộc Lữ đoàn thủy quân lục chiến biệt lập số 36, được ghi nhận là lực lượng đang dẫn đầu trong chiến dịch giải thể đối phương trên các cánh đồng của vùng Kherson. Và 'Stugna-P' của Ukraine giúp họ làm được điều này - một hệ thống đã chứng minh tính hiệu quả của nó dưới bàn tay khéo léo của Thủy Quân Lục Chiến chúng tôi.”

Lữ đoàn nói thêm: “Chúng tôi đang tự tin tiến tới Chiến thắng của Ukraine trong cuộc chiến chống lại những kẻ xâm lược Nga.”

Theo Newsweek, Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ, gọi tắt là TDF, thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết hôm thứ Tư cho biết các cuộc tấn công của các lực lượng Ukraine đã tiêu diệt 3 xe tăng T-72, một trạm radar và các thiết bị khác của Nga. Trong một đoạn video được TDF chia sẻ trên Twitter, binh lính Nga được nhìn thấy đang hối hả bỏ chạy trên các xe nhà binh trong khi khói cuồn cuộn bốc lên từ các đám cháy, xen kẽ với những tiếng nổ long trời.

Tờ Newsweek nhận định rằng mặc dù Nga gần đây đã giành được quyền kiểm soát thành phố Severodonetsk và vùng Luhansk trong cuộc chiến kéo dài nhiều tháng, các cuộc tấn công của Ukraine trong những ngày gần đây được cho là đã tiêu diệt gần như mọi phó chỉ huy trong một sư đoàn của Nga, giết chết một tướng Nga bằng hỏa tiễn do Mỹ cung cấp và tiêu diệt một nhóm trinh sát Nga ở vùng Donetsk. Cũng có những dấu hiệu cho thấy Nga đang phải đối mặt với tổn thất hàng chục nghìn quân.

TDF cho biết hôm thứ Tư rằng ngoài các xe tăng và trạm radar bị phá hủy, 23 người Nga đã được “phi Quốc Xã hóa”. Đó là cách nói người Ukraine dùng để chế nhạo Putin; và có nghĩa là 23 binh sĩ Nga ấy đã thiệt mạng. TDF cho biết bên cạnh đó còn có 50 người khác bị thương. TDF cũng đã tiêu diệt 3 pháo tự hành của Nga, một thiết giáp, một xe chiến đấu bộ binh và một xe tải KAMAZ.

2. Nga đã thực hiện một nỗ lực khác để ném bom Đảo Rắn trong đêm nhưng bất thành

Thông tin cập nhật từ Bộ chỉ huy tác chiến phía nam của Ukraine hôm 13/7 cho biết hai máy bay chiến đấu của Nga đã cố gắng tấn công hòn đảo chiến lược trên Hắc Hải nhưng không thành công.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Một cặp máy bay chiến đấu Su-27 đã cố gắng ném bom Đảo Rắn. Tuy nhiên, các quả bom rơi xuống biển vì phi công ném vội vàng trước khi bỏ chạy vì sợ phòng không Ukraine bắn hạ.”

3. Một người Mỹ thứ ba bị bắt tại Ukraine và bị giam chung với Andy Huỳnh Ngọc Tài

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Jen Psaki cho biết Hoa Kỳ hết sức quan tâm đến trường hợp bị giam giữ của một người Mỹ thứ ba là anh Suedi Murekezi.

Theo bạn bè và gia đình của anh ta và một nhóm tình nguyện tư nhân chuyên giải cứu công dân Mỹ, một công dân Mỹ thứ ba đang bị bắt giữ bởi những người ly khai thân Nga ở Ukraine.

Suedi Murekezi, 35 tuổi, bị bắt hồi tháng trước tại Kherson, một thành phố cảng do Nga chiếm đóng ở miền nam Ukraine, nơi anh ta đã sống hơn hai năm.

“Tất cả chúng tôi đều vô cùng lo lắng cho sức khỏe của anh ấy. Anh ấy rõ ràng đang gặp nguy hiểm.”

Sau một tháng không nhận được tin tức từ anh mình, Sele Murekezi, em trai của Suedi nhận được cuộc gọi từ anh trai mình vào rạng sáng ngày 7 tháng 7, trong đó anh cho biết mình đang bị giam cầm tại Donetsk, thành phố lớn nhất của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng do Nga hậu thuẫn.

Murekezi cũng cho biết anh ta ở cùng tù với Alexander Drueke và Andy Huỳnh Ngọc Tài, hai chiến binh Mỹ bị Nga bắt hồi tháng trước.

Không giống như trường hợp của Drueke và Andy Huỳnh, bạn bè và gia đình của Murekezi nói rằng anh ta không tham gia bất kỳ cuộc giao tranh nào ở Ukraine và chuyển đến Ukraine sống với người yêu khoảng 4 năm trước, định cư ở Kherson vào năm 2020.

Qua điện thoại, Murekezi nói với anh trai mình rằng anh ta đã bị buộc tội sai vì tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine, một cáo buộc mà anh và hai người bạn thân ở Kherson đã phủ nhận.

Sele Murekezi nói: “Họ đang sử dụng anh ta như một con tốt cho các mục đích tuyên truyền của họ.”

4. Binh sĩ Ukraine loại bỏ hai hỏa tiễn MLRS Uragan của đối phương ở miền nam Ukraine

Các binh sĩ thuộc Lữ đoàn cơ giới hóa biệt lập thuộc Chiến dịch Mùa đông số 28 đã phá hủy hai hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Uragan của đối phương ở miền nam Ukraine.

“Quân Nga đã pháo kích vào Mykolaiv và khu vực chung quanh bằng nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng Uragan như vậy. Từ bây giờ, sẽ có ít pháo kích hơn.”

Theo báo cáo của Ukrinform, quân trú phòng Ukraine đã sử dụng trọng pháo M777 để tiêu diệt một xe chiến đấu bộ binh của Nga ở khu vực Kherson.

5. Lực lượng Ukraine tiêu diệt xe tăng, xe chiến đấu bộ binh của Nga ở khu vực Kharkiv

Các chiến binh của đơn vị Azov đã tiêu diệt xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của đối phương và loại khỏi vòng chiến gần 40 binh sĩ Nga tại làng Varvarivka, huyện Vovchansk, vùng Kharkiv, gần biên giới với Nga.

Anatolii Sydorenko, chỉ huy của biệt đội hoạt động đặc biệt Azov Kharkiv, cho biết điều này trong một bài đăng trên Telegram

Sydorenko cũng công bố một đoạn video về hoạt động, lưu ý rằng thiết bị của đối phương đã bị phá hủy bởi hỏa lực pháo binh chính xác cao.

Cộng đồng Vovchansk trong vùng Kharkiv đã bị quân Nga chiếm được trong những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược toàn diện

6. Vladimir Putin được gọi là 'Người cai trị' nước Nga theo đề xuất mới

Đảng phò Điện Cẩm Linh đang đưa ra một dự luật gọi Vladimir Putin là “người cai trị” của Nga chứ không phải là “tổng thống” của Nga, nhằm loại bỏ một từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài.

Đảng Dân chủ Tự do theo chủ nghĩa dân tộc, gọi tắt là LDPR, đã đề xuất một dự luật thay thế thuật ngữ “President” hay “tổng thống” bằng “Pravitel”, có nghĩa là “người cai trị”, bởi vì thuật ngữ “tổng thống” vẫn chưa “bén rễ hoàn toàn” ở Nga, hãng tin nhà nước RIA Novosti báo cáo.

Đảng LDPR nói rằng việc sử dụng thuật ngữ “tổng thống” đã “luôn làm chúng tôi xấu hổ.” Đảng đã lập luận trong đề xuất của mình rằng thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 18 ở Hoa Kỳ, và “rất lâu sau đó, nó mới bắt đầu lan rộng ra khắp thế giới.”

“Ở đất nước chúng ta, theo tiêu chuẩn lịch sử, đây chỉ là một từ mới, và cho đến khi nó bắt rễ hoàn toàn, bạn có thể thay thế nó một cách an toàn. Ví dụ, với cụm từ “nguyên thủ quốc gia” hoặc từ “người cai trị”. LDPR cho biết cả hai đều dễ hiểu hơn đối với tai Nga.

Đề xuất này được đưa ra hơn 4 tháng sau khi Putin ra lệnh xâm lược Ukraine, phát động một cuộc chiến khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Vladimir Zhirinovsky, lãnh đạo lâu năm của LDPR đã qua đời hồi tháng 4, đã nhiều lần đề xuất gọi tổng thống là “Người thống trị tối cao” để tạo khoảng cách với các chức danh bắt nguồn từ ngoại ngữ.

Vào năm 2020, Duma Quốc gia, tức hạ viện Nga, đã bác bỏ đề xuất từ LDPR đề nghị đổi tên vị nguyên thủ quốc gia thành “người cai trị tối cao.”

Điện Cẩm Linh vào thời điểm đó cho biết ông Putin không có quan điểm gì về đề xuất này.

“Có... một số đề xuất rất kỳ lạ trong số những đề xuất được đưa ra. Ví dụ, họ LDPR đề xuất đổi tên vị nguyên thủ quốc gia thành 'Lãnh đạo tối cao', Pavel Krasheninnikov, đồng chủ tịch một ủy ban của chính phủ xem xét các thay đổi hiến pháp, nói với tờ báo Rossiiskaya Gazeta vào tháng Giêng năm 2020.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên vào thời điểm đó: “Hiện tại tất cả những điều này đang ở giai đoạn thảo luận. “Tổng thống Putin không có quan điểm về điều này.”

Vào năm 2020, LDPR cũng đề xuất chính thức công nhận địa vị của Nga là “cường quốc chiến thắng” trong Thế chiến thứ hai và công nhận Chính Thống Giáo là quốc giáo của Nga.

Đề xuất mới nhất của đảng này được đưa ra trong bối cảnh có báo cáo rằng ở Crimea, nơi Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, một từ điển đã được chuẩn bị để thay thế các từ mượn từ tiếng Anh.

Vladimir Konstantinov, người đứng đầu quốc hội khu vực, nói với kênh truyền hình Crimea 24 vào tháng trước rằng các quan chức đã “chuẩn bị những cuốn từ điển rất đẹp với một khiếu hài hước nhất định.”

Ông nói: “Chúng chứa các biến thể của những từ mượn trong tiếng Nga, và nói thêm rằng” sự thống trị của các từ nước ngoài là nguy hiểm cho văn hóa và ngôn ngữ của chúng ta”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.

7. Chính phủ Đức đã công bố danh sách đầy đủ các hệ thống vũ khí

Chính phủ Đức đã công bố danh sách đầy đủ các hệ thống vũ khí, thiết bị, hỗ trợ quân sự sát thương và phi sát thương khác được giao cho Ukraine, vì nước này đang chống lại sự xâm lược có vũ trang của Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrech cho biết như sau:

Năm 2022, Đức đã tăng quỹ xây dựng năng lực an ninh lên 2 tỷ Euro. Các khoản tiền bổ sung này chủ yếu dành riêng cho Ukraine cũng như đóng góp của Đức cho Tổ chức Hòa bình Âu Châu.

Theo báo cáo, hỗ trợ quân sự gây chết người và không gây chết người cho Ukraine bao gồm:

3.000 vũ khí chống tăng Panzerfaust 3 với 900 thiết bị bắn; 14.900 quả mìn chống tăng; 500 hệ thống phòng không di động STINGER; 2.700 hệ thống phòng không di động STRELA;7 xe pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 bao gồm điều chỉnh, huấn luyện và phụ tùng; 21,8 triệu viên đạn cho vũ khí hỏa lực; 50 hỏa tiễn chống boongke; 100 súng máy MG 3 với 500 nòng dự phòng và khóa nòng; 100.000 quả lựu đạn; 5.300 quả mìn;100.000 m dây nổ và 100.000 kíp nổ; 10.500 viên đạn pháo 155 ly; 10 khẩu súng chống máy bay không người lái; 14 cảm biến chống máy bay không người lái và thiết bị gây nhiễu; 100 thiết bị phun tự động; 28.000 mũ bảo hiểm chiến đấu; 280 phương tiện vận tải; 100 lều; 12 máy phát điện; 125 ống nhòm; 1.200 giường bệnh; 18 gói vật liệu y tế, 60 đèn phẫu thuật; quần áo bảo hộ, khẩu trang phẫu thuật; 10.000 túi ngủ; 600 kính bảo hộ; 1 hệ thống tần số vô tuyến; 3.000 máy điện thoại; 1 bệnh viện dã chiến hợp tác với Estonia; 353 kính nhìn đêm; 4 thiết bị chống máy bay không người lái điện tử; phụ tùng MiG-29

Việc giao vũ khí và thiết bị theo kế hoạch bao gồm thiết giáp M113, pháo phòng không tự hành GEPARD, hệ thống radar phòng không COBRA, bệ phóng nhiều hỏa tiễn MARS và các hệ thống khác.

8. Triều Tiên công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, thường được gọi ở phương Tây là Triều Tiên hay Bắc Hàn, đã chính thức công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Luhansk, các lãnh thổ thân Nga bị chiếm đóng ở phía đông của Ukraine.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trở thành quốc gia thứ ba công nhận họ là chính quyền hợp pháp, sau Nga và Syria.

Trước diễn biến này Ukraine tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, như đã cắt đứt quan hệ với Syria.
 
Cẩn thận: Tin giả liên quan đến Đức Bênêđíctô XVI. Nhận định của em trai cố Thủ tướng Shinzo Abe
VietCatholic Media
17:21 14/07/2022


1. Tin giả trên Twitter gây náo động với báo cáo sai sự thật rằng Đức Bênêđíctô XVI qua đời

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã cảnh báo rằng Đức Bênêđíctô vẫn còn sống và mạnh khoẻ. Cảnh báo trên được đưa ra sau khi một số cơ quan truyền thông Công Giáo loan tin từ trần của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, trích dẫn một một tài khoản Twitter được cho là của Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.

Theo CNA, tài khoản Twitter sử dụng tên của Đức Cha Georg Bätzing, là mạo danh, và đã đăng một bài báo sai sự thật rằng Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI đã qua đời.

Tài khoản @BischofBatzing sau đó đã bị xóa. Trước khi biến mất, cũng tài khoản này đã khẳng định rằng báo cáo nó đưa ra trước đó là sai sự thật về sự ra đi của vị giáo hoàng đã nghỉ hưu 95 tuổi. Ngài vẫn còn sống. Đồng thời, tài khoản này cũng ngạo nghễ khẳng định rằng đây là tác phẩm của kẻ chơi khăm khét tiếng trên Twitter người Ý Tommasso De Benedetti.

De Benedetti nói với tờ The Guardian vào năm 2012 rằng “Twitter hoạt động hiệu quả đối với những trường hợp tử vong.”

Trò chơi khăm này đã khiến một số cơ quan Công Giáo bị lừa vì quá nhanh nhẩu, và là một minh chứng hùng hồn cho luận điểm của De Benedetti.
Source:Catholic News Agency

2. Em trai của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thề tiếp tục sứ mạng của Cố Thủ Tướng Abe

Nobuo Kishi, em trai của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đã ca ngợi “nhà lãnh đạo không thể thay thế” của đất nước hôm thứ Ba trong tuyên bố công khai đầu tiên của mình kể từ vụ ám sát gây sốc vào tuần trước.

Nobuo Kishi là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Cựu Thủ Tướng Abe, 67 tuổi, đã bị bắn hạ bằng một khẩu súng ngắn tự chế ở thành phố Nara vào sáng thứ Sáu (giờ địa phương) khi đang vận động cho một cuộc bầu cử bán phần thượng viện.

Thủ tướng có ảnh hưởng nhất của Nhật Bản thời hậu chiến được tuyên bố qua đời chưa đầy sáu giờ sau đó.

“Tôi đã mất anh trai của mình. Đồng thời, Nhật Bản đã mất đi một nhà lãnh đạo không thể thay thế”, Kishi, 63 tuổi, cho biết trong một tuyên bố, và tố cáo vụ giết người là một hành động khủng bố.

“Anh tôi yêu mến Nhật Bản và đánh cược mạng sống của mình vào chính trị để bảo vệ đất nước này,” Kishi, người phục vụ năm thứ ba với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết. “Những người trong chúng tôi bị bỏ lại đều hiểu. Cảm ơn anh vì sự phục vụ của anh. Hãy yên nghỉ”.

Nobuo Kishi cũng đề cập đến các ước muốn của Cố Thủ Tướng Abe trong việc khôi phục quân đội Nhật Bản nhằm đương đầu với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của Tập Cận Bình.

Abe, người lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do, gọi tắt là LDP, đang cầm quyền, là nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của Nhật Bản khi ông từ chức vì lý do sức khỏe vào tháng 9 năm 2020. Ông được kế vị bởi Yoshihide Suga và sau đó là lãnh đạo hiện tại Fumio Kishida, nhưng Ông Abe tiếp tục đứng đầu phe lớn nhất của LDP cho đến khi cái chết của anh ấy.

Những lời vinh danh ông đã được đưa ra từ các nhà lãnh đạo thế giới trong những ngày sau khi ông bị giết, là một biến cố gây sốc cho một đất nước không quen với bạo lực súng đạn.

Tổng thống Joe Biden đã gửi lời chia buồn cá nhân tới Kishida và đến thăm Đại sứ quán Nhật Bản vào thứ Sáu tuần trước, trước khi ra lệnh treo cờ rũ tại Tòa Bạch Ốc và tất cả các cơ sở công cộng trên khắp nước Mỹ cho đến hôm Chúa Nhật.

Biden nói Abe, “là một đầy tớ đáng tự hào của người dân Nhật Bản và là một người bạn trung thành của Hoa Kỳ.”

Tại Tokyo hôm thứ Ba, những người đưa tang đã tập trung tại Đền Zojo-ji, nơi gia đình Abe đã tổ chức nghi thức riêng vào ngày hôm trước, với sự tham dự của các quan chức đương nhiệm cũng như các vị đã nghỉ và các chức sắc nước ngoài, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Đại sứ Hoa Kỳ Rahm Emanuel.

Một chiếc xe tang và đoàn xe chở thi thể của nhà lãnh đạo bị giết đã đến thăm dinh thủ tướng, được gọi là Kantei, quốc hội Nhật Bản, được gọi là Diet, và trụ sở của LDP.

Ngoại trưởng Antony Blinken, người đã đến thăm Bali và Bangkok, đã dừng đột xuất ở thủ đô Nhật Bản vào hôm thứ Hai để gặp các quan chức bao gồm cả Thủ tướng Kishida.

Abe là một “người có tầm nhìn với khả năng hiện thực hóa tầm nhìn đó,” Blinken nói.

Abe là một người ủng hộ trung thành của liên minh Mỹ-Nhật và có công trong việc thành lập Tứ Cường, nhóm bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.

Trong nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai, ông cũng được biết đến là người vun đắp mối quan hệ cá nhân với cựu Tổng thống Donald Trump, chia sẻ quan điểm của Hoa Kỳ về Trung Quốc.

LDP cầm quyền và đối tác liên minh của nó, Komeito, đã vượt qua cuộc bầu cử thượng viện của Nhật Bản vào Chúa Nhật với chiến thắng áp đảo giành được đa số 2/3, đủ để có khả năng tiến hành sửa đổi Điều 9 hiến pháp sau chiến tranh của đất nước – là một trong số những ước vọng lâu nay của Abe.

Hôm thứ Hai, chính phủ Nhật Bản đã vinh danh Abe với Huân chương Hoa cúc, khiến ông trở thành thủ tướng thứ tư của đất nước sau chiến tranh nhận được giải thưởng cao nhất của Nhật Bản về sự phục vụ.
Source:Newsweek

3. Tổng giám mục Kansas: Các cuộc tấn công các nhà thờ Công Giáo không phải là tính cách của 'người Mỹ'

Đức Tổng Giám Mục của Thành phố Kansas ở Kansas đã lên án vụ tấn công gần đây nhằm vào một nhà thờ Công Giáo địa phương trước cuộc bỏ phiếu của tiểu bang về một sửa đổi phò sinh.

“Cuộc tấn công này và những cuộc tấn công khác nhắm vào các nhà thờ Công Giáo ở Kansas và trên khắp đất nước không chỉ thô tục mà cũng chẳng phản ánh tính cách người Mỹ,” Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann cho biết trong một tuyên bố ngày 10 tháng 7.

Cuối tuần qua, các tòa nhà của giáo xứ và tượng Đức Mẹ tại Nhà thờ Thăng Thiên ở Công viên Overland đã bị “xịt sơn màu đỏ” làm dơ bẩn nặng nề mặt tiền ngôi thánh đường trong một “hành động công khai thù hận và vô nhân”, tổng giáo phận cho biết.

“Ý định rõ ràng là nhằm đe dọa và khủng bố niềm tin ủng hộ sự sống của Giáo hội và lập trường ủng hộ tu chính án Value Them Both, nghĩa là Đánh Giá Cao cả mẹ lẫn con,” Đức Cha Naumann nhận xét.

Vào ngày 2 tháng 8, người dân Kansans sẽ bỏ phiếu về một tu chính án ủng hộ cuộc sống, được gọi là tu chính án “Value Them Both”. Nếu được thông qua, nó sẽ cho phép các nhà lập pháp tiểu bang thông qua những luật mới nhằm điều chỉnh việc phá thai. Hiện tại, các nhà lập pháp nói chung bị cấm không được hạn chế việc phá thai sau khi Tòa án Tối cao Kansas ra phán quyết vào năm 2019 rằng hiến pháp của tiểu bang bảo vệ việc phá thai.

Tổng giáo phận nhận thấy một “mô hình trộm cắp, phá hoại và đe dọa ngày càng gia tăng nhắm vào các thành viên của các Nhà thờ Công Giáo và những người ủng hộ khác của bản tu chính án “Value Them Both”.

Đức Tổng Giám Mục Naumann nhấn mạnh rằng cuộc tấn công mới nhất này không ngăn cản sứ mệnh ủng hộ sự sống của Giáo hội - hoặc sự ủng hộ của Giáo Hội đối với tu chính án vì sự sống.

Ngài nói: “Tu chính án Value Them Both sẽ bảo đảm sự bảo vệ khỏi một ngành công nghiệp phá thai vô giới hạn đang cố gắng thao túng cuộc bầu cử này để nó có thể trở thành mồi ngon hơn nữa cho những phụ nữ phải đối mặt với việc mang thai ngoài ý muốn hoặc mang thai đầy thử thách. Giáo Hội Công Giáo vẫn vững vàng trong việc hỗ trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh và các thành viên của chúng tôi luôn tận tâm với sứ mệnh của mình hơn bao giờ hết”.

Theo tờ báo của tổng giáo phận, The Leaven, vụ tấn công xảy ra vào khoảng 1 giờ sáng ngày Chúa Nhật, 10 tháng Bảy.

“Các cửa ra vào ngôi thánh đường và tòa nhà của trường học giáo xứ đã bị phun sơn với những thông điệp thù hận, và một bức tượng của Đức Maria cũng bị xịt sơn”. The Leaven đã chia sẻ những bức ảnh cho thấy dòng chữ “SỰ LỰA CHỌN CỦA TÔI” được phun sơn khắp một tòa nhà bằng chữ lớn màu đỏ.

Tờ báo nói thêm: “Đối với những người hỏi thăm sự việc, xin trả lời rằng cửa trường học đã bị phá hoại với những từ ngữ, mà chúng tôi sẽ không nhắc lại ở đây.”

The Leaven cũng chia sẻ một bức ảnh về bức tượng Đức Mẹ bị phun sơn, bức ảnh được tường trình lấy được từ một giáo dân. Nó cho thấy lớp sơn đỏ chảy như máu từ trái tim bức tượng đến chân tượng.

Theo tổng giáo phận, các nhà chức trách đã được thông báo.

Theo Mackenzie Haddix, phó giám đốc truyền thông của tu chính án Value Them Both, những người ủng hộ tu chính án phò sinh này đã bị tấn công trước đây. Liên minh được dẫn đầu bởi Kansans for Life, Kansas Catholic Conference và Kansas Family Voice.

Haddix nói với CNA: “Các cuộc tấn công vào Nhà thờ Thăng thiên ở Công viên Overland là rất đau lòng và không thể lý giải được. Đây không phải là lần đầu tiên hoạt động phá hoại diễn ra tại các nhà thờ bày tỏ sự ủng hộ đối với Tu chính án Value Them Both.”

Haddix kêu gọi các nhóm ủng hộ phá thai phản đối việc sửa đổi, chẳng hạn như đảng Tự do Hiến pháp ở Kansas, hãy lên án “những hành động thù hận diễn ra tại nhà thờ Thăng Thiên cũng như tình trạng phá hoại và trộm cắp diễn ra trên khắp Kansas”.
Source:Catholic News Agency