Ngày 20-07-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thư gởi con trai
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:10 20/07/2009

THƯ GỞI CON TRAI



Con của ba,

Ba viết thư này cho con, ở tại ba điểm căn bản này:

1- Cuộc sống phúc họa vô thường, ai cũng không biết mình sống được bao năm, có một vài chuyện nói sớm vẫn là tốt hơn.

2- Ba là ba của con, ba không nói với con thì không ai nói với con cả.

3- Những điều viết trong lá thư này, là những kinh nghiệm mà ba đã nhiều lần thất bại đau đớn, có thể giúp sự trưởng thành của con bớt đi những đoạn đường gian lao.


Dưới đây, là những việc mà con phải nhớ lấy trong cuộc sống:

1. Đối với người không tốt với con, con không nên quá để bụng, trong cuộc đời của con không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ ba và mẹ của con. Còn như những người đối xử tốt với con, thì ngoài việc con phải trân trọng và cám ơn, thì cũng nên phòng bị chút xíu, bởi vì mỗi người làm một việc đều có một nguyên nhân, họ tốt với con thì chưa chắc là bởi vì mến con, xin con suy nghĩ kỷ càng mà không nên nhanh chóng coi họ là bạn bè thật.

2. Không có ai là người không thể thay thế, không có gì là cần thiết đầy đủ. Nhìn rõ điểm này thì dù sau này người ở bên con không cần con nữa, có lẽ -khi mất đi tất cả điều mình yêu nhất trên thế gian thì cũng nên hiểu rõ- đây hoàn toàn không phải là chuyện gì to tát.

3. Cuộc sống thì ngắn ngủi tạm bợ, hôm nay con vẫn còn lãng phí cuộc sống, thì ngày mai sẽ phát giác cuộc sống đã lìa khỏi con. Do đó, càng sớm trân trọng cuộc sống, thì con hưởng thụ cuộc sống ngày càng nhiều, mong đợi trường thọ chi bằng sớm hưởng thụ thì hơn.

4. Trên thế giới hoàn toàn không có chuyện yêu nhất, ái tình chỉ là một loại cảm giác cần thiết nhất thời, mà loại cảm giác này tuyệt đối sẽ tùy ngày và hoàn cảnh của tâm hồn mà thay đổi. Nếu cái gọi là yêu thương nhất của con rời bỏ con, thì con hãy nhẫn nại và đợi chờ, để thời gian từ từ rửa sạch, để tâm hồn con từ từ trầm lắng, thì cái khổ của con sẽ từ từ biến nhạt đi. Không nên ước vọng quá lắm cái đẹp của ái tình, không nên thổi phòng quá đáng cái buồn của thất tình.

5. Mặc dù, có rất nhiều người thành tựu đã qua sự giáo dục, nhưng hoàn toàn không đều nhau, nếu học hành chăm chỉ, thì nhất định có thể thành công, con học được tri thức thì con có đủ vủ khí. Con người ta có thể tay trắng làm nên sự nghiệp, nhưng không thể tay không tấc sắc, nhớ kỷ đấy !

6. Ba không thể yêu cầu con chăm sóc ba ở kiếp sau, cũng vậy, ba cũng không thể nuôi dưỡng con ở kiếp sau, khi con lớn lên có thể độc lập thì trách nhiệm của ba đã hoàn toàn kết thúc. Sau này, nếu con muốn ngồi xe bus hay xe Benz, ăn cá hay ăn mì thì tự con lo lấy.

7. Con có thể yêu cầu mình giữ chữ tín, nhưng con không thể yêu cầu người khác giữ chữ tín; con có thể yêu cầu mình đối xử tốt với người khác, nhưng con không thể yêu cầu người khác đối xử tốt với con. Con đối đãi người ta như thế nào, thì đó không thể là điều tiêu biểu để người khác cũng đối xử với con như thế, nếu không nhìn thấu điểm này, thì con chỉ phí những buồn bực không cần thiết.

8. Ba mua vé số hơn hai mươi năm trời vẫn cứ là tay trắng tay, ngay cả lô chót mà cũng không trúng, điều này chứng tỏ con người muốn phát đạt thì vẫn phải nổ lực làm việc mới có thể, trên thế giới hoàn toàn không có chuyện ăn cơm trưa miễn phí.

9. Người thân chỉ có duyên phận một lần, bất luận ở đời này ba và con ở với nhau bao lâu, thì cũng xin con trân quý thời gian mình chung sống, kiếp sau, bất luận yêu hay không yêu thì cũng sẽ không tái ngộ.

Ba của con.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

dịch từ tiếng Hoa.

---------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 16 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
00:51 20/07/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 16 thường niên

Mt 12,38-42

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể

Chúa là Đấng quyền năng. Chúa tiếp tục thực hiện biết bao kỳ công trên vũ trụ và tạo vật. Chúa tiếp tục sáng tạo cho thế giới này đẹp xinh thêm. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Chúng con xin chúc tụng và ngợi khen Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết nhận ra ân ban của Chúa vẫn dành cho chúng con để dâng lời tạ ơn Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con cảm tạ Chúa vì những ơn lành Chúa thương ban xuống trên cuộc đời chúng con. Chúng con xin tán dương quyền năng của Chúa vẫn gìn giữ chở che cuộc đời chúng con. Phép lạ Chúa vẫn tiếp diễn trong từng phút giây cuộc đời chúng con. Sự sống, sức khỏe của chúng con được Chúa tạo dựng, dưỡng nuôi là một ân ban mà Chúa đã dành cho chúng con. Cha mẹ, bạn bè là những người Chúa gửi đến để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chúng con. Tất cả là hồng ân, là quà tặng, là phép lạ mà Chúa đã thực hiện vì lòng yêu thương chúng con. Chúng xin tri ân và ngợi khen Chúa.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đức tin đủ để nhận ra tình thương cao vời của Chúa. Xin cho chúng con lòng trông vậy vững vàng để dầu đứng trước gian nguy chúng con luôn phó thác nơi Chúa. Xin ban cho chúng con lòng mến sắt son để chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 16 thường niên

Mt 12,46-50

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Qua bí tích Thánh Thể, Chúa liên kết chúng con nên một trong Chúa. Sự sống của Chúa được lưu chảy trong chúng con, và thẩm thấu vào cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con luôn được hợp nhất với Chúa qua Thánh Thể và nhất là qua đời sống lắng nghe và thực thi Lời Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời có quá nhiều tiếng gọi mời. Có tiếng gọi mời chúng con vào con đường xấu. Có tiếng gọi mời chúng con xa lìa Chúa. Có tiếng gọi mời thôi thúc chúng con sống theo lời Chúa. Có tiếng mời gọi chúng con quay trở về với Chúa tình yêu. Nhưng Chúa ơi, với bản tính yếu đuối và lười biếng, chúng con dễ để lòng mình buông theo tính xác thịt để rời xa tình Chúa, để làm ngơ trước tiếng gọi mời của Chúa. Xin tha thứ cho chúng con. Xin ban thêm ơn trợ giúp để chúng con can đảm nói không với tội lỗi và quyết tâm sửa đổi lỗi lầm. Xin Chúa nhận chúng con vào gia đình của Chúa để chúng con luôn được Chúa yêu mến, dạy dỗ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên một thành viên của gia đình Chúa, để sự hiện diện của chúng con luôn mang lại an vui, hạnh phúc cho những ai chúng con gặp gỡ trong cuộc sống hằng ngày. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 16 thường niên

Mt 13,1-9

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là Đấng rất giầu lòng quảng đại bao dung. Chúa luôn thi thố tình thương Chúa cho nhân loại chúng con. Chúa luôn gieo điều tốt, điều có lợi cho chúng con. Chúa vốc từng vốc hạt ân sủng xuống cho nhân gian. Chúa mong muốn chúng con được tắm gội trong hồng ân của Chúa.

Nhưng Chúa ơi, nhiều người chúng con đã không biết đón nhận ân sủng của Chúa. Chúng con để cho gai góc là những thói hư tật xấu, những đam mê thấp hèn làm mất vẻ đẹp trong sáng của tâm hồn chúng con. Chúng con còn quấn quanh mình biết bao sợi dây xiềng xích bởi đam mê mù quáng, bởi lười biếng và ươn hèn. Xin tha thứ vì những lần chúng con chai lỳ trong tội lỗi. Xin Chúa tiếp tục tắm gội ân sủng Chúa trong tâm hồn chúng con. Xin Lời Chúa gieo trong cuộc đời chúng con được đơm bông kết trái qua đời sống trong sạch, bác ái và vị tha.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn kiên nhẫn trong việc gieo vãi ơn thánh và Lời Chúa, xin giúp chúng con luôn kiên nhẫn trong việc trau dồi Lời Chúa và đem ra thực hành trong đời sống thường ngày của chúng con.Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 16 thường niên

Mt 13,10-17

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Thánh Thể Chúa là nguồn sức mạnh nâng đỡ tâm hồn chúng con. Qua bí tích Thánh Thể chúng con được sống bằng sức sống của Chúa. Chúa đến viếng thăm linh hồn chúng con. Chúa ở lại để chia sẻ buồn vui trong kiếp người chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết sống xứng đáng với ơn trời cao cả mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã chúc phúc cho những ai nghe và thực hành lời Chúa. Chúa còn nhận những ai lắng nghe và thực hành lời Chúa vào gia đình của Chúa. Ước gì chúng con được vào số những người được Chúa chúc phúc. Ước gì chúng con luôn là thành viên của gia đình Chúa để được Chúa yêu thương, chăm sóc và ủi an. Xin giúp chúng con luôn mặc lấy tâm tình đơn sơ ngoan hiền để dễ dàng đón nhận lời giáo huấn của Chúa. Xin dạy bảo chúng con những lời cao quý để chúng con luôn đi trong đường ngay nẻo chính.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được lắng nghe tiếng Chúa trong từng biến cố vui buồn của cuộc đời. Xin giúp chúng con biết phó thác đời mình trong sự quan phòng của Chúa. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 16 thường niên

Mt 13,18-23

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã gieo cuộc đời Chúa xuống trần gian. Chúa đã làm nở hoa yêu thương, hoa hy sinh, hoa dâng hiến phục vụ cho trần gian. Xin cho chúng con mỗi lần rước Chúa, cũng được tình yêu Chúa nâng đỡ để tiếp tục gieo yêu thương vào cho nhân thế.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn mong muốn chúng con trở thành người tốt, người có ích cho tha nhân. Chúa muốn chúng con phải sống một tình yêu vô vị lợi cho tha nhân. Chúa luôn gieo những tư tưởng thanh cao, những ý hướng thánh thiện vào tâm hồn chúng con. Chúa muốn chúng con luôn tỏa lan hương thơm bác ái và vị tha đến cho mọi người.

Nhưng Chúa ơi, tâm hồn chúng con cứ rối bời và đầy mâu thuẫn. Việc lành chúng con muốn làm nhưng lại chần chờ, so đo, thiếu cố gắng để thực thi. Việc xấu chúng con không muốn xẩy ra, nhưng chúng con thiếu tự chủ, thiếu nỗ lực chống trả, khiến nhiều lần chúng con rơi vào cám dỗ tội lỗi. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin thêm ơn trợ giúp để chúng con biết vượt thắng những cám dỗ, những ước muốn tầm thường.

Lạy Chúa, xin tưới gội ơn thánh Chúa tràn đầy tâm hồn chúng con, để chúng con mãi mãi là thuở đất mầu mỡ cho lời Chúa được đơm bông kết trái. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 16 thường niên

Mt 13,24-30

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc được kết hợp nên một trong Chúa. Dù rằng chúng con còn thiếu sót, tội lỗi. Dù rằng chúng con còn ngổn ngang trăm chiều những đam mê trần thế. Chúa vẫn yêu thương chúng con. Chúa vẫn kiên nhẫn. Chúa vẫn chờ đợi chúng con trở về trong tình thương quan phòng của Chúa. Xin Chúa hãy uốn lòng chúng con nên giống trái tim nhân từ đầy yêu thương của Chúa.

Lạy Chúa, chúng con luôn mong muốn xã hội được hoàn hảo, được tốt lành. Chúng con muốn không còn người xấu bên cạnh chúng con. Chúng con muốn không còn ai khổ đau bởi bất công, hận thù. Chúng con muốn mọi người chỉ biết gieo yêu thương, niềm vui và hạnh phúc cho nhau. Nhưng Chúa ơi, chúng con thật xấu hổ khi chính chúng con lại gieo tai họa cho tha nhân. Khi chính chúng con gieo hận thù, bất công cho anh em. Chúng con trở thành nỗi bất hạnh cho gia đình vì đời sống lười biếng, thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm của chúng con. Xin tha thứ cho chúng con. Xin Chúa giúp chúng con sửa đổi và hoàn thiện mình mỗi ngày nên tốt hơn.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin ban cho chúng con một tâm hồn ngay thẳng, một trái tim yêu thương, một tấm lòng quảng đại để chúng con biết gieo tình người đầy yêu thương, bác ái và cảm thông đến cho mọi người. Amen
 
Chúa nuôi sống dân
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:53 20/07/2009
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN, năm B

Ga 6, 1 – 15

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta không khỏi ngạc nhiên, vui mừng và thán phục Chúa bởi vì Ngài đã làm nhiều phép lạ ngoài sức tưởng tượng của con người.Phép lạ Chúa làm cho bánh và cá hóa thành nhiều để nuôi nhiều ngàn người ăn mà đọan Tin mừng của thánh Gioan tường thuật ngày hôm nay minh chứng cho nhân loại thấy quyền năng tuyệt vời của Chúa. Tại sao Chúa lại làm phép lạ ? Và phép lạ hôm nay nói gì với chúng ta, với nhân loại ?

MỘT PHÉP LẠ NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG CỦA CON NGƯỜI: Khi theo Chúa, có người thường chỉ trích, phê phán, đạo công giáo chỉ lo thiên Đàng, chỉ chú ý tới đây sau mà quên đi cái hiện tại. Không phải thế, nếu nghĩ như thế quả thực người ấy chưa hiểu gì về đạo công giáo, chưa hiểu gì về Đức Giêsu Kitô.Đọc Phúc Âm có lẽ người ta sẽ có cái nhìn khác, sẽ có đánh giá đúng hơn, công bằng hơn. Chúa không chỉ dạy con người ta chỉ biết đời sau mà ngược lại khi đi rao giảng, Chúa nói về nước Trời, về đời sau nhưng Ngài không quên cái thực tế đang diễn ra trước mắt, xung quanh và ở ngay bên Ngài. Chúa loan báo nước Thiên Chúa, nhưng Ngài chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền.Chúa quan tâm tới thân xác con người. Chúa đem lại ơn an bình và ơn cứu độ cho thân xác và tâm hồn của con người.Chúa đã nhập thể làm người, nên Ngài đã cảm nghiệm được thế nào là đói, thế nào là khát, thế nào là lạnh, thế nào là mệt mỏi.Đoàn lũ đông đảo dân chúng kiên trì đi theo Ngài sau nhiều ngày nghe Ngài rao giảng, lòng họ, tâm hồn họ phấn khởi, vui tươi, nhưng bụng họ thì đang đói. Chúa đã hiểu thấu cái đói khi Ngài ở trong sa mạc lúc Ngài ăn chay, cầu nguyện. Do đó, Chúa muốn đãi dân chúng hôm đó một bữa tiệc đơn sơ, bất ngờ nhưng ngon miệng và đầy đủ. Chúa gợi ý cho các môn đệ: ” Ta mua đâu được bánh cho những người này “ ( Ga 6, 5 ).Chúa đặt các môn đệ vào nỗi bận tâm của họ. Ngài cần sự cộng tác của các môn đệ và con người.Chúa cần Anrê giới thiệu với Ngài một em bé. Chính em bé trai dâng tặng Chúa bữa ăn trưa của em. Chúa cần các môn đệ ổn địng, sắp xếp chỗ ngồi cho dân trên bãi cỏ xanh. Nhờ Anrê, nhờ em bé với năm chiếc bành và hai con cá. Nhờ các môn đệ cộng tác.Phép lạ lớn lao, lạ lùng đã được thực hiện.Phép lạ này đã nằm ngoài sức dự tưởng của con người.Phép lạ hôm nay nói lên tình thương vô biên và sự quan tâm hoàn toàn con người của Chúa đối với con người, đối với tha nhân.

THẾ GIỚI MUÔN THỜI LUÔN CẦN ĐƯỢC CHIA SẺ: Trên thế giới có người nghèo người giầu, có nước nghèo nước giầu.Thế giới cần được chia sẻ cho nhau để mọi người đỡ đau khổ, đỡ đói nghèo. Thiên Chúa đã dựng nên một trái đất tươi xinh, nhưng nghèo đói vẫn luôn có đó vì đó là thế giới con người. Thế giới con người chưa phải là hoàn thiện vì thế giới này chưa phải là thiên đàng. Chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa có thể làm no thỏa hơn 5.000 người ăn.Con người sẽ đẹp hơn và tốt hơn nếu họ biết chia sẻ, cảm thông và yêu thương nhau. Phép lạ sẽ xẩy ra, sẽ được thực hiện, nếu những người con Chúa biết chia sẻ cho nhau. Đừng bắt Chúa, đừng đòi hỏi Ngài phải làm phép lạ, nhưng trước hết, các Kitô hữu hãy biết cảm thông, chia sẻ cho nhau vì chính họ đã lãnh nhận Tin Mừng của Chúa là Tin Mừng của yêu thương và chia sẻ.Phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá hóa nên nhiều dạy con người và nhân loại phải biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ cho nhau.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Ở đâu cũng vậy, ở nước nào và ở thế giới muôn thời luôn cần đến những con người giầu lòng yêu thương, nhân đạo.Thế giới luôn cần những con người thiện nguyện dám hy sinh sống chết cho tha nhân. Thế giới luôn cần những bàn tay nhân ái, luôn cần những con tim mở rộng để chia sẻ và yêu thương. Những Phanxicô khó khăn, những Gandhi, những Albert Schweitzer, những Têrêsa Calcutta vv…quả đang là những tấm gương sáng chói để hướng dẫn và soi đường cho nhiều người ra đi phục vụ muôn người khốn khổ bất hạnh.

Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết sống yêu thương, chia sẻ góp phần nhỏ bé của chúng con vào công việc phục vụ anh em nghèo khó sống gần kề chúng con. Amen.
 
Hành tinh mặt Trăng
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:13 20/07/2009
Hành tinh mặt Trăng

Đêm ngày 20. rạng sáng ngày 21.Tháng Bảy 1969 phi hành gia Neil Amstrong, Hoa Kỳ, từ phi thuyền con thoi Appolo 11. đặt bước chân thám hiểm của con người đầu tiên xuống mặt Trăng, một hành tinh ở xa cách mặt đất 384.000 km, cùng nhỏ chỉ bằng một phần tư ( ¼) trái đất và nhẹ hơn trái đất 81 lần.

Đây là một biến cố lớn không chỉ có ý nghĩa về bước nhảy vọt của tầm mức tiến bộ kỹ thuật khoa học thám hiểm bay vượt qua không gian từ hành tinh trái đất tới tận hành tinh mặt Trăng. Nhưng còn nói lên trí khôn con người được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, ban cho những khả năng tiềm tàng phát minh khám ra con đường đời sống mới khác.

Mặt Trăng với suy luận của khoa học ngày nay là một hành tinh còn tiềm tàng ẩn chứa nhiều nguyên liệu mới lạ có thể giúp ích nhiều cho đời sống con người trên trái đất và còn cần phải thảm hiểm khám phá. Nhưng theo thần học cùng khía cạnh thiên nhiên trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa, hành tinh này mang một ý nghĩa sâu xa hơn.

Đâu là ý nghĩa của hành tinh mặt Trăng nhìn theo khía cạnh tu đức thần học?

1. Mặt Trăng trong công trình vũ trụ

Vào những ngày quang đãng không mây che khuất ban đêm, với con mắt thường chúng ta nhìn thấy mặt Trăng chiếu ánh sáng trong mát tới khắp nơi ở địa cầu trái đất.

Ngày xưa nhân loại còn lấy mặt Trăng làm tiêu chuẩn mốc tính đặt tên cho ngày tháng năm trong năm với 13 tháng. Nhưng dần dần như bây giờ, thời gian được tính phân chia theo quy trình của mặt Trời với 12 tháng.

Ngay từ thuở ban đầu khi tạo dựng vũ trụ trời đất, Thiên Chúa đã tạo dựng mặt Trăng, vầng sáng nhỏ hơn mặt Trời, là hành tinh vận chuyển trên bầu trời soi sáng mốc thời gian vào ban đêm tối. ( St 1, 16).

Mặt Trăng đối chiếu với mặt Trời, tự mình không là vật thể có ánh sáng chiếu tỏa ra, nhưng ánh sáng mặt Trăng nhận từ mặt Trời và phản chiếu lại vào ban đêm.

Hành tinh mặt Trăng thay đổi hình dáng tròn đầy, rồi một nửa vòng tròn và rồi biến dần thành khuyết hình lưỡi liềm ngay trong thời gian một tháng theo cách tinh phân chia của chúng ta. Đang khi đó, hành tinh mặt Trời lúc nào cũng có hình dạng tròn đầy như nhau.

Vua Thánh David trong Thánh Vịnh (104,19), khi nhìn vòm trời, đã thốt lên: „Chúa đặt vầng trăng để đo thời tiết, dạy mặt Trời biết lặn đúng thời gian.“

Sách Huấn Ca (43,6) đã cho rằng mặt Trăng là mốc trụ dấu hiệu chỉ thời gian:

„Cả vầng trăng cũng luôn đúng hẹn,

làm dấu hiệu muôn đời chỉ rõ thời gian.“

Mặt Trăng còn được ca ngợi là:

„ Trước mặt Ta, ngai báu Người bền vững tựa thái dương

muôn đời kiên cố như vầng nguyệt

đứng giữa trời cao làm nhân chứng trung thành." ( Tv 89,38)


2. Mặt Trăng trong đời sống con người

Ánh sáng mặt Trăng ban đêm dịu mát không nóng gắt chói như ánh sáng mặt Trời, nên mặt Trăng theo tiếng Latinh “luna” thuộc về thể loại mạo tự giống cái, nữ tính; đang khi đó mặt Trời „ sol“ được kể vào thể loại mạo tự giống đực, nam tính.

Trong những ngôn ngữ phân biệt mạo tự giống tính như tiếng Pháp „ la lune“, tiếng Ý „ la luna“, tiếng Tây ban Nha „ la luna“ - chỉ trừ tiếng Đức „ der Mond“ có mạo tự thể loại giống đực, nam tính, mặt Trăng có mạo tự thể loại giống cái.

Đang khi trong những ngôn ngữ đó mặt Trời – le soleil, in sole, el sol – cũng chỉ trừ tiếng Đức die Sonne có giống cái nữ tính, có thể lọai mạo tự giống đực, nam tính.

Dựa vào đặc tính như thế, có thể nói mặt Trăng là hình ảnh nói về sự lệ thuộc cùng nữ tính, về sự biến chuyển thay đổi tuần hoàn và sự phát triển.

Sự biến chuyển thay đổi tuần hoàn về hình dạng của mặt Trăng từ khuyết hình lưõi liềm biến thành nửa vòng tròn và tròn đầy; rồi lại từ tròn đầy chuyển sang trở lại nửa vòng tròn và rồi sang thành hình khuyết lưỡi liềm, nói lên hình ảnh sự tan biến chóng qua và sự quay trở lại.

3. Mặt Trăng trong đời sống đức tin

Có lẽ cũng vì ý nghĩa dấu hiệu đó của mặt Trăng, nên người Hy lạp đã tôn thờ mặt Trăng là nữ thần Artemis; người Roma gọi mặt Trăng là thần Lucina, là quan thầy của phù hộ cho mọi loài sinh sản, và cũng là Nữ thần của đời sống đồng trinh.

Hai khía cạnh đạo đức thần học này, trong Kinh Thánh và trong tập tục đời sống đức tin của Gíao Hội, tìm thấy nơi Đức Mẹ Maria, là người sinh ra Chúa Giêsu con Thiên Chúa.

„Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.“ ( Kh 12,1).

Ánh sáng mặt Trăng do đặc tính lệ thuộc nhận và phản chiếu ánh sáng của mặt Trời, nên mặt Trăng cũng là hình ảnh chỉ về Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian.

Chúa Giêsu là mặt Trời công chính đã thiết lập nên Giáo Hội ở trần gian. Giáo Hội có sứ mạng tiếp tục loan truyền chiếu tỏa ánh sáng giáo lý tình yêu của Chúa Giêsu rộng rãi đến cho trần gian. Sức sống cùng Giáo lý của Giáo Hội có được là do nguồn sức sống và giáo lý của Chúa Giêsu truyền sang cho.

Không biết có phải là phóng đại qúa đáng hay không, khi nói rằng:

Như mặt Trăng phản chiếu lại ánh sáng mặt Trời, tình yêu của hai vợ chồng trong đời sống hôn nhân cũng phản chiếu lại tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên đời sống của họ, tạo cơ hội dẫn đưa họ gặp gỡ nhau cùng muốn sống gắn bó với nhau suốt đời. Và trong suốt đời sống của hai vợ chồng, sự sống mới được phát triển nảy sinh ra là những người con họ đón nhận. Yêu nhau, nhưng cha mẹ không phải là người tạo nặn đúc làm nên con mình.Họ chỉ là người đón nhận sự sống, thân xác của con mình thôi. Chính sự sống của họ cũng không do họ tạo thành làm ra, mà được Trời cao ban cho.

Như mặt Trăng tiếp nhận cùng phản chiếu lại ánh sáng mặt Trời, các Linh mục của Chúa trong Giáo Hội cũng là người đón nhận ánh sáng đức tin của Chúa và có nhiệm vụ mang ánh sáng đó qua ngôn từ tiếng nói cùng đời sống làm chứng cho Chúa giữa lòng đời sống trong xã hội. Linh mục không rao giảng ánh sáng của chính mình. Vì chính ông cũng không có ánh sáng riêng. Ánh sáng ông có là ánh sáng được Trời cao ban cho.

******************

Solar và Lunar, mặt Trời và mặt Trăng, hai hành tinh khác biệt nhau, hai vật thể đối chiếu nhau, hai hình ảnh nói về sức mạnh và sự yếu mềm, nam tính và nữ tính, giống đực và giống cái, sự gì là vững chắc luôn như vậy và sự gì là hay thay đổi biến chuyển. Hai đặc tính khác biệt của hai hành tinh đó không làm giảm gía trị của nhau, nhưng bổ túc lẫn cho nhau, như trật tự trong khái niệm về chức vụ và bổn phận phục vụ.

Trong mỗi con người cũng có hai mặt Solar và Lunar, sức mạnh nóng gắt muốn phô trương cai trị và sự dịu dàng mềm dẻo, yếu điểm giới hạn cùng hay thay đổi bất thuờng; nam tính và nữ tính.

Hai mặt khác biệt đó cùng bổ túc tạo nên nếp sống cá biệt của người.

40 năm con người đặt chân lên mặt Trăng 1969- 21.07.2009
 
Chúa nuôi đàn con
LM. An Phong Trần Đức Phương
16:21 20/07/2009
CHÚA NUÔI ĐOÀN CON

(CHÚA NHẬT XVI I THƯỜNG NIÊN, NĂM B)

“Hãy nhận biết rằng Chúa là Thiên Chúa chúng ta,

Chúa dựng nên chúng ta, và chúng ta thuộc về Chúa.

Chúng ta là dân của Chúa, là chiên trong đoàn chiên của Chúa…” (Thánh Vịnh 100)


Chúa phán:

“Các ngươi là chiên của Ta, là chiên trên đồng cỏ của Ta,

Và Ta là Chúa của các ngươi… (Êgiêkiên 34:31)


Chúa là người Cha luôn săn sóc đoàn chiên của Chúa qua các giai đoạn của lịch sử ơn Cứu độ. Khi Dân Chúa thóat khỏi ách nô lệ của người Ai Cập, và phải vượt qua sa mạc khô cằn để tiến về Đất Hứa, Thiên Chúa đã làm “phép lạ Manna” để nuôi sống dân Chúa trong suốt 40 năm trường.

Hôm nay, trong Bài Đọc I (Sách Các Vua 4: 42-44), Tiên Tri Êlisê cũng được Chúa ban ơn để làm phép lạ phân phát 20 chiếc bánh lúa mạch cho cả trăm người ăn mà vẫn còn dư, dù môn đệ đã nói với Tiên Tri “chỉ có mấy tấm bánh như vậy, làm sao đủ cho cả trăm người ăn!”

Trong Bài Phúc Âm (Gioan 6: 1-15), khi Chúa Giêsu thấy dân chúng theo Chúa vào trong nơi sa mạc thanh vắng để nghe giảng dạy, và Chúa không muốn để họ ra về bụng đói, nên đã làm phép lạ hóa “năm chiếc bánh và hai con cá” cho cả một đám rất đông ăn, nguyên đàn ông đã tới 5 ngàn người. Dân chúng đã ăn no nê, mà còn dư 12 thúng bánh đầy. Đây là một phép lạ rất quan trọng đã được cả bốn vị Thánh Sử thuật lại (Mathêu 14: 13-21; Matcô 6: 35-44; Luca 9: 12-17; Gioan 6: 5-13). Chỉ có một vài chi tiết nhỏ khác nhau, còn tất cả bốn Thánh Sử đều thuật lại giống nhau về các điểm chính như: năm chiếc bánh và hai con cá; số người ăn, nguyên đàn ông đã tới 5 ngàn người; số bánh dư là 12 thúng đầy. Đặc biệt chúng ta thấy cả bốn Thánh Sử đều ghi lại việc Chúa Giêsu “cầm lấy bánh và cá, ngước mắt lên trời, dâng lời cảm tạ, rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ để phân phát cho dân chúng…” Cử chỉ này làm cho chúng ta nhớ đến bữa ăn “Tình thương” khi Chúa Giêsu lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta trong cuộc hành trình đức tin qua sa mạc của đời sống, tiến về quê hương Nước Trời.

Trong tinh thần Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cùng dâng lời cảm ta Chúa là Cha Nhân Lành đã dựng nên chúng ta, đã dựng nên loài vật và muôn loài cây cối, thảo mộc để nuôi sống phần xác chúng ta. Không những thế, Chúa Giêsu còn hiến dâng chính mình trong Bí Tích Thánh Thể để luôn hiện diện thật sự giữa chúng ta và nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta bằng chính Mình và Máu Thánh Chúa. Chúng ta cũng cầu xin cho chúng ta luôn biết sống hiệp nhất với nhau trong Tình yêu Chúa như Thánh Phaolô đã căn dặn chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay (Êphêsô 4: 1-6): “Anh em hãy lo gìn giữ sự hiệp nhất tinh thần, lấy sự bình an hòa thuận làm giây ràng buộc…Vì chỉ có một Đức Tin, một Phép Rửa, chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người…”

Bí Tích Thánh Thể là dấu chỉ của sự hiệp nhất, và chỉ sống trong sự hiệp nhất yêu thương, tha thứ, chúng ta mới xứng đáng làm con Chúa là Cha chúng ta, và mới xứng đáng rước lấy Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Chúa Nhật tuần tới (Chúa Nhật XVIII Thường Niên, Năm B), các Bài Đọc Sách Thánh sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn về Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa để chúng ta ý thức hơn và thêm lòng sùng kính Chúa Giêsu ngự thật trong Hình Bánh và Hình Rượu, và cùng tiếp tục cầu nguyện xin ơn thánh hóa cho mỗi người chúng ta, đặc biệt cho các Linh Mục trong “Năm Linh Mục” này.
 
Lễ kính thánh Mađalênna
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
16:33 20/07/2009
Lễ Thánh Mađalêna

Có thể nói rằng ngang qua cuộc đời của thánh nữ Maria Mađalêna, chúng ta được chiêm ngắm lòng từ bi nhân hậu của một Đức Giêsu một cách rõ nét nhất. Thật vậy, lòng từ bi nhân hậu ấy đã biến Maria Mađalêna từ một tội nhân thành một thiện nhân, và hơn thế nữa từ một thiện nhân thành một thánh nhân.

- Trước khi gặp Chúa Giêsu, Mađalêna là tội nhân. Một tội nhân thứ thiệt, một tội nhân công khai bị mọi người khinh miệt. Tâm hồn của Mađalêna tràn ngập cỏ lùng. Có thể nói cỏ lùng phủ kín hết mọi ngóc ngách cuộc đời, tưởng chừng như không bao giờ diệt được, và cũng chẳng có thứ thuốc nào đủ mạnh để diệt được. Kinh thánh đã dùng hình ảnh “bị 7 quỷ ám” để diễn tả tình trạng và cuộc đời của ngài (Một quỷ cũng đủ chết rồi, đàng này 7 quỷ). Tên của ngài đã bị ghi vào sổ đen của các Luật sĩ và Biệt phái, và bản án bất di bất dịch: hạng người ô uế, tội lỗi cũng đã được luật Môisê viết sẵn. Môi trường sống của ngài chỉ còn là khoảng nhỏ nằm bên ngoài lề xã hội. Ngài không còn cơ hội nào để có thể gột rửa được vết nhơ của tội luỵ. Chỉ có phép lạ mới giúp ngài tẩy trắng được quá khứ ô nhơ của bụi trần. Thế nhưng, phép lạ đã thực sự xảy ra. Phép lạ xảy ra từ chính cuộc gặp gỡ với một con người có tên là Giêsu.

- Khi gặp Chúa Giêsu, ngài đã trở thành một thiện nhân. Gặp được Chúa Giêsu, ngài đã mau mắn giã từ quá khứ, khép lại những trang đời đen tối, và sẵn sàng để làm lại cuộc đời. Việc đầu tiên đó là tin tưởng gieo vòng tay từ ái của Chúa. Và, từ đây lòng thương xót của Chúa Giêsu đã sáng lên trên cuộc đời của ngài. Gặp được Đức Giêsu là gặp được hiện thân của lòng từ bi thương xót. Rõ ràng Chúa Giêsu đã không dọi đèn pha vào quá khứ của ngài và lật lại từng trang lý lịch đen của ngài. Chúa Giêsu cũng không đọc lại bản án mà luật Môisê đã viết. Chúa chỉ biết chạnh lòng thương xót và xót thương. Chúa chỉ nói lời tha thứ và thứ tha. Cỏ lùng vực là tội lỗi đã được lòng thương xót Chúa Giêsu tẩy trừ. Tâm hồn của ngài giờ đây đã trở nên như trang giấy trắng mở ra, để cho Chúa Giêsu viết lên đó một câu chuyện đổi đời tuyệt đẹp. Mùa đông âm u sầu muộn tưởng chừng như vô tận đã nhường chổ cho mùa xuân rạng rỡ ngát hương.

- Sau khi được gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, ngài đã trở thành một thánh nhân. Dù tội của ngài lớn; song lòng sám hối ăn năn của ngài còn lớn hơn. Lỗi của ngài nhiều, nhưng tình yêu ngài dành cho Chúa Giêsu còn nhiều hơn. Và chính vì yêu nhiều, nên ngài đã được Chúa thứ tha nhiều. Chúa Giêsu đã xác nhận điều này trước mặt những người biệt phái: “Bà đã được tha nhiều bì bà đã yêu nhiều”. Không những là được tha nhiều, tha hết, mà tình yêu ấy còn biến Ngài thành một môn đệ đặc biệt của Chúa Giêsu, người sẽ trọn đời gắn bó với Thầy của mình, gắn bó đến độ sẵn sàng đi theo Thầy trên mọi nẻo đường, kể cả đường Thánh giá thương đau. Và cũng vì tình yêu gắn bó ấy mà Ngài đã trở thành người đầu tiên được vinh phúc thấy Chúa Giêsu sống lại hiện ra, và cũng là người đầu tiên vinh dự được Chúa trao sứ mạng đem Tin mừng phục sinh. Chính ở chi tiết này mà Phụng vụ Đông phương gọi ngài với danh hiệu là Tông đồ của các Tông đồ.

Thế đối với Giáo hội Công giáo thì sao ? Với GHCG, ngài chẳng những là một vị thánh, mà còn là một vị thánh lớn. Bằng chứng là Phụng của Giáo hội đã dành cho Ngài một vị trí đặc biệt. Mặc dù được mừng ở bậc lễ nhớ, nhưng có bài đọc riêng, lời nguyện riêng. Và Giờ Kinh Phụng Vụ đọc trong ngày lễ của Ngài cũng có các điệp ca, lời Chúa và Thánh ca Tin mừng riêng và trang trọng.

Cuộc đời của thánh nữ Maria Mađalêna là thế, còn cuộc đời chúng ta thì sao ? Chúng ta cũng là tội nhân như ngài, nhưng chúng ta có để cho tình yêu Chúa biến chúng ta thành thiện nhân và xa hơn là thành thánh nhân như ngài hay không ? Thiên Chúa dành cho chúng ta cơ hội để thực hiện điều đó cũng ngang bằng với cơ hội mà Chúa dành cho thánh nữ Mađalêna. Vậy thì điều còn lại là tuỳ thuộc vào việc: chúng ta tận dụng cơ hội để nên thánh như thế nào ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên ngôn Hiệp Thông Chủ Nghĩa của Đức Bênêđíctô
Vũ Văn An
07:37 20/07/2009
Một số các nhà bình luận “bố đời” Công Giáo có cái nhìn hơi độc đáo đối với thông điệp “Đức Ái Trong Sự Thật” của Đức Bênêđíctô XVI. Như Angelo Matera, chủ bút Godspy.com chẳng hạn, đã đặt tựa đề cho bài bình luận của ông như trên. Tựa đề tiếng Anh của bài báo là “Benedict’s ‘Communio-ist Manifesto’”, nghe na ná như tuyên ngôn cộng sản chủ nghĩa của Đức Bênêđíctô!

Matera trích dẫn nhận định của chủ bút tờ First Things, Joseph Bottum, chỉ trích nhận định của Đức Bênêđíctô XVI cho rằng nhiệm vụ thực hành đức ái trong mọi phạm vi của đời sống công cũng có giá trị như nhiệm vụ thực hành đức ái bản thân. Theo Đức Bênêđíctô XVI, “mọi Kitô hữu đều được kêu gọi thực hành đức ái này, một cách tương xứng với ơn gọi của mình và theo mức độ mình có thể gây được ảnh hưởng trong xã hội dân sự (polis). Đó là con đường định chế, mà ta cũng có thể gọi là con đường chính trị, của đức ái, không kém tối hảo và hữu hiệu hơn loại đức ái ta đối xử trực tiếp với người lân cận” (số 7). Theo Bottum, soạn thảo và ban hành một đạo luật giúp đỡ các nạn nhân bệnh AIDS không thể nào so sánh được với một nữ tu hiến cả đời mình đổ bình tiểu cho các nạn nhân bệnh AIDS!

Theo Matera, thực ra nhận định của Đức Bênêđíctô XVI là một khai triển hoàn toàn hợp luận lý từ nguyên tắc chủ yếu vốn nằm ở tâm điểm thông điệp mới của ngài: triệt để dấn thân vào việc thể hiện đức ái “chính trị” ngõ hầu phục vụ ích chung. Thoạt đầu ai cũng bỡ ngỡ: một vị giáo hoàng vốn được nhiều người coi là ít “chính trị” hơn vị tiền nhiệm, lại đã có thể đưa ra một nhận định khá có tính chính trị đến thế. Nhưng nếu chịu đọc các trước tác của vị giáo hoàng này, người ta sẽ không còn phải ngạc nhiên nhiều, vì các hệ luận xã hội hết sức bao trùm từ nền thần học cấp tiến của ngài đã tìm thấy ngay trong các trước tác ban đầu trong đó có Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo (Introduction to Christianity), viết từ năm 1968.

Và mặc dù thông điệp của Đức Bênêđíctô XVI hoàn toàn thuộc cùng một giòng truyền thống với các thông điệp xã hội có trước, ta vẫn thấy có những điểm hết sức mới mẻ, như chính ngài đã minh xác. Thí dụ việc ngài nhấn mạnh tới các ý niệm rút từ trường phái thần học Hiệp Thông (Communio) và ảnh hưởng do các sáng kiến kinh tế của nền thần học ấy gây hứng, như dự án “Kinh Tế Hiệp Thông” (Economy of Communion) của Phong Trào Focolare và dự án “Công Ty Lao Động” (Company of Works) của Phong Trào Hiệp Thông và Giải Phóng (Communion and Liberation).

Trường phái Hiệp Thông là một phong trào thần học “mũi thứ ba” do tổng giám mục Karol Wojtyla (sau này là Đức Gioan Phaolô II) và linh mục Joseph Ratzinger (nay là Đức Bênêđíctô XVI) gợi hứng từ thời Công Đồng Vatican II. Không bảo thủ mà cũng không cấp tiến, thần học Hiệp Thông tìm cách tinh lọc chủ trương hướng ra thế giới của Giáo Hội bằng cách tìm về với Kitô giáo căn để của các Giáo Phụ, từ Thánh Thôma Aquinô trở lui tới tận những thế kỷ đầu tiên của Giáo Phụ.

Không giống các nhà duy truyền thống tại công đồng, các thần học gia Hiệp Thông không muốn nhét thế giới vào khuôn khổ các cơ cấu hiện tại của Giáo Hội, một khuynh hướng tai hại được một số người gọi là “chủ nghĩa tích nhập” (integralism). Thay vào đó, họ muốn đem Phúc Âm vào thế giới và qua đó, biến đổi thế giới theo hình ảnh tình yêu tự cho đi của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Điều quan trọng cần hiểu là các hệ luận xã hội của nền thần học Hiệp Thông không thể bị rút gọn vào vấn đề chính sách mà thôi, bất luận đó là chính sách cấp tiến hay bảo thủ, mặc dù, trái với một số bản tường trình, thông điệp có đưa ra một số khuyến cáo cụ thể nhằm cải tổ hệ thống tài chánh đang bị tê liệt. Chính điều đó đã làm nhiều người Công Giáo không hiểu đầy đủ về thông điệp mới này, nhất là những người tự cho mình là người của “công bằng xã hội” hay của “thị trường tự do”, hay ngay của cả “phò sự sống” nữa.

Cái nhìn của thông điệp về một “phát triển nhân bản toàn diện” đặt căn bản trên việc mở trọn cửa đón nhận Thiên Chúa, một cái nhìn không kém táo bạo như quan niệm duy thế tục có tính ảo tưởng (utopian) của các thế kỷ gần đây khi họ kêu gọi phải lấy đức ái biến đổi mọi khía cạnh của đời sống. Nhưng khác biệt căn bản là ở chỗ này: Giáo Hội đưa ra quan điểm của mình không dựa vào ý thức hệ sai lầm chủ trương khước từ Thiên Chúa mà dựa vào chủ nghĩa hiện thực của niềm hy vọng Kitô Giáo, một chủ nghĩa luôn nhìn nhận sự lệ thuộc của con người vào Thiên Chúa.

Cái nhìn về đời sống xã hội của Đức Ái Trong Sự Thật không được gợi hứng từ các ý niệm duy tập thể của chủ nghĩa Cộng Sản hay của chủ nghĩa xã hội ít áp chế hơn; nhưng nó được “chủ nghĩa hiệp thông” gợi hứng. Chủ nghĩa này đã điều hướng cuộc sống chung của các Kitô hữu tiên khởi. Họ đã sống trong tinh thần phụ thuộc lẫn nhau trong tương quan với Thiên Chúa như con cái Người, theo gương của Ba ngôi Thiên Chúa.

Như chính Đức Bênêđíctô XVI viết trong phần kết luận tông thư Đức Ái Trong Sự Thật, khi ngài kêu gọi ta hành động triệt để và thực tiễn:

“… con người không thể tự mình tạo ra tiến bộ cho mình được, vì tự sức họ, con người không thể thiết lập được một nền nhân bản chân chính. Chỉ khi nào ý thức được ơn gọi của mình, trong tư cách cá nhân cũng như trong tư cách cộng đồng, để trở nên thành phần trong gia đình Thiên Chúa, như con cái của Người, ta mới có khả năng sản sinh được một cái nhìn mới mẻ và tập trung được một năng lực mới để phục vụ một nền nhân bản thực sự toàn diện. Như thế, phục vụ lớn nhất dành cho phát triển chính là một nền nhân bản Kitô Giáo biết khơi động đức ái và nhận chân lý làm đuốc soi đường, chấp nhận cả hai thứ ấy như hồng ân lâu dài của Chúa. Mở lòng ra với Thiên Chúa sẽ giúp ta mở lòng ra với anh chị em mình và hướng tới việc hiểu sự sống như một trách vụ hân hoan cần phải hoàn tất trong tinh thần liên đới. Mặt khác, việc khước từ Thiên Chúa có tính ý thức hệ và chủ nghĩa duy vật đầy dửng dưng, quên khuấy cả Đấng Tạo Hóa và liều mình cũng quên khuấy cả các giá trị nhân bản, sẽ tạo nên nhiều trở ngại lớn cho việc phát triển ngày nay. Chủ nghĩa nhân bản nào loại bỏ Thiên Chúa đều là chủ nghĩa nhân bản phi nhân. Chỉ chủ nghĩa nhân bản nào biết mở cửa đón nhận Tuyệt Đối Thể mới có thể dẫn ta vào cuộc cổ xúy và xây dựng các hình thức sinh hoạt xã hội và dân sự, tức các cơ cấu, các định chế, nền văn hóa và triết lý sống, mà không khiến ta sa lầy vào những thời thượng hiện nay. Biết rõ tình yêu muôn đời của Thiên Chúa, ta sẽ được nâng đỡ khi dấn thân vào các công tác nặng nhọc nhưng đầy kích thích nhằm phục vụ công lý và phát triển các dân tộc, bất kể thành công hay thất bại, miễn sao không ngừng đeo đuổi được một trật tự công chính cho sự việc nhân bản. Tình yêu Thiên Chúa mời gọi ta bước quá điều hữu hạn và mau qua; nó giúp ta can đảm tiếp tục tìm kiếm và làm việc cho phúc lợi của mọi người, dù điều ấy không thể đạt được ngay tức khắc, mà nếu có đạt được chăng nữa, với sự cộng tác của các thẩm quyền chính trị và những người hiện đang làm việc trong lãnh vực kinh tế, thì nó cũng luôn kém điều chúng ta mong đạt tới. Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để chiến đấu và chịu đau thương vì lòng mộ mến ích chung, vì Người là Tất Cả của chúng ta, là niềm hy vọng vĩ đại của chúng ta” (Số 78).
 
Top Stories
VIETNAM: Un entretien avec Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, évêque de Thanh Hoa et vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam
Eglises d'Asie
13:26 20/07/2009
NDLR: Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, évêque de Thanh Hoa, vice-président de la Conférence des évêques catholiques du Vietnam, a accordé une interview à notre revue en novembre dernier (voir EDA 495). De retour de Rome où les évêques du Vietnam ont effectué leur visite ad limina à la fin du mois de juin 2009, il s’est arrêté quelques jours à Paris. Mgr Linh a bien voulu donner une suite à l’entretien du mois de novembre dernier. Ses propos concernent aussi bien son propre diocèse que l’Eglise du Vietnam.

Mgr Linh est né en 1949 dans la paroisse de Ba Lang, du diocèse de Thanh Hoa, dont il est aujourd’hui l’évêque. Il est très jeune lors de l’exode général de 1954, au cours duquel sa famille rejoint le diocèse Nha Trang au Sud-Vietnam. C’est là qu’il entamera et poursuivra sa formation au sacerdoce, une formation qui s’achève en en 1978. Mais, à cause des circonstances politiques, il lui faudra attendre l’année 1992 pour être ordonné prêtre. Il est ensuite envoyé en France où il obtient un doctorat de philosophie à l’Institut catholique de Paris. Peu de temps après son retour au Vietnam, il est nommé et consacré évêque de son diocèse d’origine.

Eglises d’Asie : Dans l’interview que vous avez bien voulu nous accorder l’année passée, vous nous aviez présenté un tableau peu optimiste de la situation économique sur le territoire de votre diocèse. Vous aviez en particulier insisté sur les difficultés rencontrées par les agriculteurs, difficultés aggravées par les multiples intempéries qui sévissent en cette région du Vietnam. Depuis cette date, la situation a-t-elle évolué ?

Mgr Joseph Nguyên Chi Linh: Par rapport à l’an passé, la situation économique dans la province de Thanh Hoa n’a finalement que très peu changé. La majorité de la population continue de vivre de la culture du riz en rizières inondées, une culture qui ne leur procure que de très maigres revenus. De plus, avec la croissance démographique, la superficie des terres cultivables s’avère chaque jour plus insuffisante pour le nombre de travailleurs disponibles. C’est la raison pour laquelle de plus en plus de jeunes, à la recherche d’un emploi, abandonnent les campagnes pour les villes, en particulier celles du Sud. En réalité, ce n’est pas là une situation propre à notre province. Toutes les régions agricoles du Vietnam sont touchées par le même phénomène. Il faudra sans doute attendre longtemps avant que ce mouvement de migration s’interrompe. Actuellement, on parle beaucoup de la zone industrielle située au sud de Thanh Hoa. Elle semble extrêmement prometteuse. Nous espérons que ces promesses deviendront des réalités et, ainsi, que la population de la province trouvera des emplois sur son propre sol.

Vous aviez également évoqué les divers projets mis en œuvre dans votre diocèse, concernant la formation sacerdotale dès avant l’entrée au grand séminaire, l’implantation de communautés religieuses, la création et le renforcement de mouvements pour l’animation des laïcs, etc. Ces projets aboutissent-ils ? Y en a-t-il de nouveaux ?

Votre question concerne en réalité trois domaines: la formation dans les séminaires, la mise en place de communautés religieuses et les activités des associations apostoliques des laïcs dans le diocèse. Je traiterai successivement et sommairement de ces trois problèmes.

Tout d’abord, la formation sacerdotale: vous savez sans doute qu’après les nombreuses décennies pendant lesquelles les séminaires sont restés fermés, les effectifs du personnel enseignant et accompagnateur s’étaient progressivement épuisés et la formation des candidats au sacerdoce rencontrait de très nombreuses difficultés. Il était impossible de remédier à ces déficiences en quelques jours. Pour notre diocèse, la façon la plus opportune d’y parvenir consiste d’abord à prendre conscience de l’importance de cette formation et, ensuite, à réaliser cette œuvre avec persévérance et méthode, étape par étape. Chaque année enrichit notre expérience en ce domaine. Chaque année, de nouveaux éléments viennent participer à ce travail de formation, ce qui nous permet, aujourd’hui, de regarder l’avenir avec un certain optimisme.

Pour ce qui concerne la création de communautés religieuses, nous rencontrons deux sortes de difficultés. La première est la suivante: à l’heure actuelle, le climat religieux, moins tendu qu’autrefois, permet aux congrégations de donner une certaine ampleur à leurs activités. Mais, si « la moisson est abondante, les ouvriers sont peu nombreux ». Chaque fois que je vais frapper à la porte d’une congrégation religieuse pour demander de l’aide, les responsables me répondent qu’ils manquent de personnel. La seconde difficulté vient de l’absence des établissements prêts à accueillir ces communautés religieuses. Les congrégations n’ont pas les ressources financières suffisantes pour créer des établissements nouveaux. Si l’on veut qu’elles viennent travailler dans le diocèse, il faut préparer pour elles des constructions, ce qui m’a été impossible jusqu’à présent.

Pour ce qui est de la formation des responsables laïcs dans les paroisses, une attention toute particulière lui a été donnée. Les activités pastorales seront inefficaces si les membres des conseils paroissiaux et des conseils pastoraux n’ont pas une conscience claire de leur mission et du rôle qu’ils doivent jouer dans la communauté ecclésiale. Parallèlement, nous nous préoccupons de l’éducation à la foi de la jeunesse. Chaque été, nous organisons des sessions de formation pour 1 000 à 1 500 catéchistes. Sans cette attention portée à la jeunesse, le diocèse ne pourra progresser dans l’avenir. Pour parler de projets récents, il nous faut mentionner la réforme de la méthode de travail de nos commissions diocésaines. Je viens de nommer une série de nouveaux responsables de commissions. Ceux-ci vont se regrouper pour former un « conseil pastoral », qui aura pour mission de se concerter pour tracer ensemble les orientations pastorales du diocèse.

Dans deux mois, l’Eglise du Vietnam va entamer une année sainte, commémorant, avec le 50e anniversaire de l’établissement de la hiérarchie catholique, le 350e anniversaire de la création des deux premiers vicariats apostoliques du Tonkin et de la Cochinchine. Le diocèse de Thanh Hoa possède des sites datant de la première évangélisation du Vietnam, antérieurs à la période commémorée. Pourriez-vous les évoquer pour nous ? Comment va-t-on préparer la grande assemblée qui doit constituer le sommet de l’année sainte 2010 ?

Effectivement, comme vous l’avez dit, le diocèse de Thanh Hoa abrite un lieu d’une grande importance dans l’histoire religieuse du Vietnam. Il s’agit de Cua Bang, endroit où aborda le premier missionnaire venu au Tonkin. Le 12 mars 1627, conformément à l’ordre de ses supérieurs, le P. Alexandre de Rhodes (P. Dac Lô en vietnamien) avait quitté Macao pour se rendre au Tonkin et y annoncer l’Evangile. En chemin, le bateau fut pris par une tempête qui le déporta vers le sud de Thanh Hoa. Le 19 mars 1627, le jour de la fête de saint Joseph, la tempête s’apaisa et le P. de Rhodes put aborder à l’embouchure d’un fleuve, le port de Cua Bang. (aujourd’hui, ce lieu est situé sur la paroisse de Ba Làng). En souvenir de la protection mystérieuse de saint Joseph, le P. de Rhodes appela cet endroit, le port Saint-Joseph. Le premier missionnaire du Tonkin baptisa de nombreuses personnes en ce lieu et remonta le fleuve Bang pour continuer son œuvre missionnaire au Tonkin.

Cette histoire sera très certainement commentée de nombreuses fois dans le diocèse au cours de l’année sainte 2010, qui commémore aussi les 50 ans d’établissement de la hiérarchie locale au Vietnam. Les trois thèmes choisis par le comité d’organisation pour servir de fil rouge à cette année sainte, à savoir le mystère, la communion et la mission, seront adaptés d’une façon concrète à la situation de notre diocèse. Ainsi le thème du mystère pourra être illustré par le fait que l’Eglise du Vietnam au Nord a débuté, d’une façon inattendue, à Cua Bang. Depuis Avignon, patrie du premier missionnaire, le Nord-Vietnam s’est trouvé relié au Centre-Vietnam et placé en communion avec l’Eglise universelle. A partir de Thanh Hoa, l’Eglise s’est étendue, au rythme des pas du missionnaire et est devenue la mission de référence pour les nombreuses générations qui ont suivi. Telles seront les orientations principales qui guideront les diverses célébrations et sessions d’études de la communauté du peuple de Dieu dans le diocèse de Thanh Hoa. Ces thèmes orienteront également la préparation des contributions et des interventions de notre diocèse durant la grande assemblée du peuple de Dieu, qui constituera le sommet de l’année sainte 2010.

Ce retour aux sources que va effectuer l’Eglise du Vietnam en 2010 est une occasion de s’interroger sur le présent. On peut se demander où en est l’élan missionnaire qui, sous l’impulsion de l’Esprit Saint, a donné naissance à l’une des Eglises les plus dynamiques de l’Asie. Il existe aujourd’hui de nombreux signes de ce dynamisme. Pourtant, les statistiques montrent que la croissance de la population catholique correspond assez exactement au taux de croissance démographique de la population en général. C’est un fait qui intrigue les observateurs. Y aurait-il des réponses à cette anomalie, pour votre diocèse, pour l’ensemble du pays ?

Pour répondre à cette question, il est nécessaire de faire la distinction entre deux concepts proches l’un de l’autre, mais pourtant différents: le dynamisme et la croissance. Le mot dynamisme sert à désigner une qualité, un trait saillant de l’Eglise catholique du Vietnam, à savoir une participation très importante et active aux activités liturgiques et pastorales. Lorsqu’on parle de croissance, on évoque le nombre, le développement démographique. Comme vous l’avez fait remarquer, selon les statisticiens, le taux de croissance démographique de la population catholique n’est pas plus élevé que celui de la population du Vietnam tout entière. Ce phénomène est relativement facile à comprendre. Dans leur histoire récente, à cause de la situation difficile où ils ont été placés, les catholiques vietnamiens n’ont bénéficié que du droit de « garder la religion » et non pas de celui de la « propager ». Les catholiques n’ont pas eu le droit d’utiliser certains moyens pour faire connaître leur religion, comme, par exemple, ils pouvaient le faire avant 1975, avec les écoles, les activités caritatives, etc. La population catholique se développe peu rapidement par manque de conditions favorables à l’évangélisation.

Excellence, bien que vous soyez originaire du diocèse dont vous êtes le responsable religieux actuel, vous avez reçu votre formation humaine et religieuse dans le Sud, plus précisément dans le diocèse de Nha Trang. Lors de l’unification du Nord et du Sud en 1975, des différences assez importantes distinguaient les catholiques, prêtres et laïcs, du Nord et du Sud. En vous reportant à votre expérience dans le diocèse de Thanh Hoa, pourriez-vous nous dire si ces différences se sont estompées aujourd’hui ?

Le contexte historique est extrêmement différent dans les deux parties du Vietnam, le Nord et le Sud. En conséquence, les chrétiens des deux régions se distinguent les uns des autres par certaines caractéristiques. Moi-même, je suis né à Thanh Hoa, mais j’ai été formé dans le Sud. De fait, sans doute, sous certains aspects, je suis différent des chrétiens du Nord et plus précisément de Thanh Hoa. Immédiatement après 1975, on a pu remarquer un certain nombre de points négatifs distinguant les catholiques des deux parties du Vietnam. Mais cette situation a très rapidement changé car, par bonheur, les catholiques vietnamiens ont voulu former une Eglise en communion. En ce qui me concerne, je ne me suis jamais senti étranger dans mon ministère à Thanh Hoa. Par ailleurs je pense que les différences constituent une richesse et que la disparité est une occasion de se soutenir et de s’entraider les uns les autres. Les meilleurs côtés de l’Eglise du Nord peuvent servir à l’instruction des chrétiens du Sud. Et l’inverse est également vrai. Mais, de plus en plus, les deux régions ressentent le besoin de s’harmoniser dans un esprit de communion ecclésiale. Ainsi, les différences ont tendance à s’estomper de plus en plus. De nombreux enseignants du Sud sont venus dispenser leur enseignement au Nord, compensant ainsi les désavantages causés par plusieurs dizaines d’années de fermeture de l’Eglise au Nord. Par contre, de très nombreux catholiques du Nord sont venus s’agréger aux communautés religieuses du Sud, apportant ainsi de nouvelles vocations religieuses dans cette région où elles diminuent légèrement. En un mot, le Nord et le Sud composent une même famille. C’est en tout cas le but visé par les deux parties de l’Eglise du Vietnam et c’est aussi ma propre conviction.

(Source: Eglises d'Asie, 20 juillet 2009)
 
Catholics beaten by police, hundreds wounded, dozens arrested
J.B. An Dang
16:17 20/07/2009
Tensions between Catholics and Vietnamese government have boiled over again after Catholics in a central province of Vietnam were beaten brutally by police. Among them hundreds were wounded and dozens were arrested.

At around 9 am Monday morning July 20, 2009, hundreds of Catholics in the diocese of Vinh were attacked cruelly by police as they were erecting a cross and setting up an altar on the ground of the church collapsed during the Vietnam War.

"The police, who far out-numbering parishioners of Tam Toa and neighboring parishes, had fired teargas canisters at the crowd before kicking and beating them brutally with stun guns, and batons. Numerous of priests and lay people were wounded," reported Fr. Le Thanh Hong, pastor of Tam Toa parish, where the incident occurred.

"A few were forced to sit on the ground, where they were repeatedly assaulted by a group of gang youth employed by police, while dozens were thrown into police trucks," Fr. Le continued. "At the moment their whereabouts remain unknown," he added.

On Feb 2, 2009, despite threats from the government, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen and 14 priests of the diocese of Vinh (334 km South of Hanoi), concelebrated Mass at the church of Tam Toa which has been seized by the government since 1997. Thousands of Catholics attended the Mass to support the brave decision of the diocese to reclaim the church, one of many properties seized at the liberty of the Communist government since they came to power.

The church of Tam Toa, built in Portuguese architecture with a typical large bell, inaugurated in 1887, was known to be one of the most beautiful churches in Vietnam. Unfortunately in 1968, it became the casualty of US Air Force's bombing in which most of its parts were destroyed except the entrance and the bell tower which still stands firm today.

Long after the U.S. bombardment ended, parishioners in this congregation were so impoverished that they could not rebuild their church. However, mass had still been celebrated on the ground of the bombed church on a regular basis until March 1996 when the People's Committee of Quang Binh province confiscated the church stating that it was chosen a "site of War Memorial" and "must be preserved and protected for future generations to remember American War Crimes."

The archdiocese of Hue immediately protested the decree but in no vain. In May 2006, the parish was transferred to Vinh diocese. Bishop Paul Maria Cao has since then repeatedly asked for the requisition of the church. All of his petitions have gone into deaf ears.

Recently, tensions between the Church and the government have boiled over after rumors on plans to convert the church into a tourist resort.

For Vietnamese Catholics, Tam Toa Church is a historic landmark. One can trace its origins back to 1631 in early years of the Catholic Church in Vietnam. The parish had grown up quickly during the 17th century and become the largest parish in the region called Sao Bun with up to 1200 members. There had once been an orphanage and a school being operated by the Sisters of Cross Lovers.

In 1886, a group of cultured men, who were highly anti-Westerners, calling themselves "Van Than", attacked the parish of Tam Toa killing 52 parishioners for what it considered retaliation against the French presence in Vietnam. Many Christians, who survived the massacre by fleeing to take shelter in Dong Hoi, erected Tam Toa church was a year later to fulfill the spiritual needs for a growing number of faithful.

Tam Toa today is home parish to more than a thousand parishioners, many of whom are eager to renovate their church and to involve more people with religious activities as the way to foster their faith. But this effort has been stalled indefinitely by the government's interference with the usage of Tam Toa church. Their shepherd, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen understood that and he had come to show them his support. The final decision is in God's hand, for now the only thing they can start with is prayers with the hope that people from all over Vietnam and the international community will hear their plea for help and join in to save their lives and their church from being destroyed by the seemingly unyielding current government.
 
LAOS: Décès de Mgr Jean Sommeng Vorachak, vicaire apostolique de Savannakhet
Eglises d'Asie
16:55 20/07/2009
Le 14 juillet dernier, Mgr Jean Sommeng Vorachak, vicaire apostolique de Savannakhet au Laos, est décédé à l’âge de 76 ans à l’hôpital Saint-Louis de Bangkok, en Thaïlande, d’un cancer de la moelle osseuse. Il y avait été admis une semaine plus tôt dans un état grave, malgré un traitement reçu à Udon Thani, dans le nord-est de la Thaïlande.

Mgr Sommeng Vorachak est né en 1933 à Ban Sian Vangtha, près de Thakhek, à environ une centaine de kilomètres de Savannakhet. Il est l’un des neuf enfants d’une famille de paysans catholiques. Après son passage au petit séminaire au Laos, il poursuit ses études en France où il est ordonné prêtre en 1963, avant d’être envoyé à Rome afin de parachever sa formation (1). En 1965, revenu au Laos, il exerce sa charge dans la région de Khammouane, l’une des deux circonscriptions apostoliques du vicariat de Savannakhet. En 1973, il est nommé recteur du petit séminaire de Thakhek, puis devient pro-vicaire de Savannakhet en 1975, alors que la persécution communiste va s’abattre sur le pays et plonger l’Eglise du Laos dans l’obscurité pendant plus de vingt ans.

En 1997, Sommeng Vorachak est nommé vicaire apostolique de Savannakhet, l’un des quatre vicariats du pays (2). Lors d’une interview accordée à Asia Focus en 1998, à l’occasion de son installation comme vicaire apostolique de Savannakhet, le prélat avait évoqué ses projets missionnaires, parmi lesquels figurait en première ligne l’unité de la communauté catholique au Laos, selon la consigne évangélique ut unum sint: « Je souhaiterais que les quatre vicariats mettent en place un projet pastoral commun. C’est ce que j’ai d’ailleurs proposé aux autres évêques (...). Nous devons faire l’unité entre les évêques, les prêtres et les religieux (...). La compétition entre les religieux fait rage, tandis que la collaboration est inexistante. Mon souci premier est de (...) chercher les moyens de rassembler les fidèles dans l’amour et l’unité. » (3)

Mgr Sommeng Vorachak a été inhumé samedi 18 juillet en la cathédrale Saint-Louis de Thakhek, où, quelques mois plus tôt, en présence de plus de 2 000 catholiques, il avait ordonné un jeune prêtre d’origine laotienne (4). Une ordination dont il avait souligné l’espérance qu’elle faisait naître au sein d’une communauté où les vocations sont encore insuffisantes. L’Eglise catholique est toujours étroitement surveillée et la première ordination sacerdotale dans le pays n’a été autorisée qu’en 2006.

Selon les sources ecclésiastiques locales, les catholiques au Laos seraient à l’heure actuelle au nombre de 43 000, soit environ 1 % de la population, laquelle est très grande majorité bouddhiste. Le vicariat de Savannakhet, quant à lui, compte neuf prêtres et 98 religieux pour environ 13 000 catholiques disséminés au milieu de quelque trois millions de bouddhistes.

(1) Ucanews, 15 juillet 2009.
(2) Le territoire de l’Eglise catholique au Laos est subdivisé en quatre vicariats apostoliques: Paksé, Savannakhet, Ventiane, Luang Prabang.
(3) Ucanews, 23 mars 1998.
(4) Voir EDA 500

(Source: Eglises d'Asie, 20 juillet 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các Nữ tu Dòng Trinh Vương đi thăm “Đảo Tiên”
Hai Tôm Cần Giờ
16:22 20/07/2009
CẦN GIỜ - Đồng hành với người nghèo vùng biển mặn Cần Giờ, sáng nay các sơ Dòng Trinh Vương “khăn gói” lên đường thăm “đảo tiên”.

Xem hình ảnh

Sau Thánh Lễ, điểm tâm và đặc biệt sau tràng chuỗi Mân Côi, các sơ đã lên đường. Thật đơn trong bộ áo truyền thống màu xám. Dễ thương hơn là chục đôi dép nhựa màu đen cùng hãng, cùng số, cùng đợt sản xuất và cùng … một người bán ! Với tất cả những gì đơn sơ nhất các sơ Dòng Trinh Vương sẽ dễ “tiếp cận” với những con người nghèo khó tất bạt ở cái vùng biển mặn nghèo này.

Đường vào “đảo tiên” khác hẳn với những con đường vào vùng nghèo khác ở xã An Thới Đông huyện Cần Giờ này. Vừa đi vừa dừng lại để khựi sình bùn ra khỏi dép. Có những đoạn phải cầm dép trên tay để mà đi. Vui nhất là những đoạn phải qua cầu khỉ. Cứ sơ này vịn thành cầu cho sơ kia qua, nếu không khéo thì rơi xuống rạch như chơi chứ không phải là chuyện đùa.

Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác ập vào mắt các sơ, chỉ có hai sơ “đặc trách” khu “đảo tiên” này mới hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đây. Gọi là “đảo tiên” vì lẽ nếu nhìn cho kỹ thì những người sống trong đảo này sống như tiên thật. Các sơ vào thăm vào giờ mà người ta phải làm việc để tìm kế sinh nhai, ấy vậy mà phần đông cư dân “đảo tiên” vẫn “bình chân như vại”. Hỏi ra thì họ nói hôm nay không thích làm: nghỉ ! Thoạt tiên, ai nghe cũng ngạc nhiên nhưng lối nghĩ và lối sống ở đây là vậy.

Đa phần cư dân ở đây đi làm đất mướn nghĩa là đi làm ao tôm cho những người nuôi tôm, ngoài ra chỉ có một cái nghề duy nhất là đi “xịt” nghĩa là mang cái bình ac-qui ra bờ ruộng, bờ rạch quanh nhà mình để “xịt” tôm “xịt” cá. Họ đi “xịt” bữa nào nhiều ăn nhiều bữa nào ít ăn ít. Nhiều người đàn ông trong khu đảo này dù “xịt” được ít hay nhiều gì họ cũng không quên mua cho mình bịch rượu đế. Sau khi “xịt” về giao phần tôm cá có được cho vợ con thế là cứ “ôm” bịch rượu uống cho xong thì nghỉ, mai đi làm tiếp.

Điều ấn tượng cho các sơ nữa là ở chỗ phụ nữ trong “đảo tiên” này không bận tâm gì lắm cho chuyện sinh nhai vì tất cả nhà có bao nhiêu miệng ăn đi chăng nữa thì cũng đổ trên đầu đấng lang quân. Họ thì cứ ngày ngày quanh quẩn trong nhà chứ không hề bận tâm chuyện kiếm sống dù gia đình thiếu trước hụt sau.

“Đảo tiên” cách biệt với vùng xã. Xã đã nghèo, “đảo tiên” lại nghèo hơn. Vùng đất sát cạnh Sài Thành đô hội ấy vậy mà điện mới được cung cấp vài năm trở lại đây. Hiện tại, con đường đi vào “đảo tiên” quả là con đường “chẳng mấy ai đi”. Chỉ có những ai có lòng mới có thể vào đến tận “đảo” được vì đất ở “đảo” này cứ mến người làm sao đó.

Cuộc sống ở “đảo tiên” này nó làm sao đó. Chỉ một vòng “đảo” qua “đảo tiên” nhưng hình ảnh cái “đảo” hoang sơ sát nách thành thị này đã làm quý sơ chạnh lòng.

Tạm biệt “đảo tiên” nhưng lòng các sơ cứ “dính” làm sao với “ốc đảo ấy”. Hình ảnh của cư dân nghèo và nhất là những đứa trẻ nghèo bơ vơ nó cứ làm sao ấy trong tâm khảm các sơ. Họ không chỉ nghèo về vật chất mà tinh thần còn là khoảng trống thật lớn trong cuộc đời. Rồi đây tương lai của “đảo tiên” sẽ đi về đâu nếu như đời sống ở đây cứ như vậy mãi ???
 
Đường dẫn tới “Đường”
Anthony Hoàng và Văn Sỹ
16:31 20/07/2009
NGHỆ AN - Trong những năm gần đây, những từ ngữ “rút ruột công trình”, “rút lòng đường”… chúng ta đã nghe quá nhiều, nghe đến phát tức! Thế nhưng, gần đây, cũng có một nơi làm một con đường và cũng được người ta nhắc đến nhiều. Nhưng nhắc đến để ca ngợi, để lấy làm vui sướng. Bởi con đường đó được xây dựng bằng tình người, bằng sự hy sinh quảng đại của nhiều người. Và con đường đó không đơn thuần chỉ để đi, mà qua con đường đó, dường như đã có những người thấy sự ló dạng của “Đường” - Đích Điểm mà họ muốn tới.

Trở lại với giáo xứ Yên Lý trong những ngày này, tôi lấy làm ngạc nhiên thích thú, khi con đường chạy ngay qua trước cổng giáo xứ nơi đây vừa được làm xong. Mùa hè trước, khi có vài lần qua đây, tôi đã phát ngán với con đường nơi này. Ngày nắng thì nó bụi mịt mù, ngày mưa thì lầy lội, bẩn thỉu. Nếu không để ý thì đang ngồi trên chiếc xe môtô bạn có thể bị hất tung bởi những ổ gà, ổ trâu...! Tôi đã từng phải bực bội nói trong lòng “Yên Lý mà đường chẳng yên chút nào!” Thế nhưng hôm nay, con đường đó đã được làm bằng bê tông trơn tru, vững chắc. Chẳng ngại nắng mà cũng không hại mưa.

Hỏi do đâu có được con đường này, tôi mới biết đó là sự quan tâm của linh mục quản xứ Yên Lý, cha Phêrô Trần Đình Lai, và sự hy sinh của nhiều bà con tín hữu Công giáo nơi đây.

Khi cha Lai mới về nhận nhiệm sở nơi đây hơn hai năm trước, ngài thấy biết bao nhiêu nhu cầu của cộng đoàn nơi vùng đất xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An này. Điều cha lo lắng trước nhất là ngôi nhà thờ đã quá cũ, chật hẹp, xuống cấp đến độ không còn an toàn cho các tín hữu đến đây vào những ngày mưa bão. Dù linh mục mới “ra lò”, chưa có “đồng vốn” nào, nhưng Cha tin tưởng vào lòng quảng đại của những người con Chúa đó đây, nên Cha đã gõ cửa khắp nơi, và chẳng bao lâu thì ngôi thánh đường theo kiểu hội nhập văn hóa Á Đông được khởi sự. Lúc này, ngôi nhà thờ đó tuy chưa xong, nhưng người ta cũng có thể thấy được ngày khánh thành trong một tương lai gần.

Lẽ ra phải tập trung cho công trình nhà Chúa trước đã. Nhưng mỗi lần mưa nắng, bước ra đầu ngõ, thấy các em thiếu nhi, các ông già bà lão phải bịt mũi chống bụi hay phải xắn quần vén áo đi đến nhà thờ để đọc kinh, dự lễ; thấy dân chúng qua lại trơn trượt… cha chạnh lòng. May mắn đã có một vài lần ra nước ngoài, cha Phêrô không dám mơ ước, và như Cha nói có ước mơ cũng chẳng được, là đừng chờ mong đường sá nơi đây được như nước ngoài! Cũng là thân phận một con người, mà sao con người Việt Nam có vẻ bị xúc phạm quá. Biết bao người ăn uống không đủ, học hành không đến nơi đến chốn, sống trong cảnh âm u mù mịt, cát bụi bùn lầy… Mang hoài bảo thật nhiều, nhưng cha nghĩ, muốn cộng tác vào việc nâng cao con người, cải thiện xã hội, thì trước hết mình phải bắt đầu từ việc giáo dục; và để cho thêm sự hấp dẫn các bạn trẻ đến với giáo xứ, phải cố gắng tô sửa con đường, để những lúc rảnh rỗi, chúng không ngại đến nhà xứ để mình hướng dẫn, dạy dỗ chúng. Từ ý tưởng đó, Cha đã kêu gọi bà con trong giáo xứ và đi gõ cửa đó đây. Và quả thực, sự tin tưởng vào tấm lòng quảng đại của dân chúng nơi Cha không sai lầm. Nhiều người hưởng ứng giúp đỡ cho Cha thực hiện ý định tốt đẹp đó.

Con đường trước nhà thờ Yên Lý, thực ra không dài, không to rộng, không đáng làm ầm ĩ. Nhưng điều đáng nói ở đây là tâm huyết của người đứng ra làm con đường đó và sự hy sinh của dân chúng nơi đây. Đường chỉ dài 1.000 mét, bề rộng 1,6 mét, với độ dày bê tông là 0,1mét. Dĩ nhiên là bên dưới được lót đá đất, đầm nén cẩn thận. Làm xong con đường mới thấy sự vui sướng hằn lên trên nét mặt của bất cứ ai đi trên con đường này so với trước đó mà họ đã có dịp đi qua nơi đây. Con đường này lại không chỉ trải dài trong xứ đạo, mà còn nối sang xóm lương dân. Do đó, nhiều bà con ngoài Công giáo đã rất ngợi khen cha Lai và bà con giáo hữu đã có sự quảng đại, hỷ xả. Họ nói: “Đó đây báo đài đưa tin, những con đường được trích từ ngân quỹ của nhà nước, từ đồng thuế của nhân dân, thì những tay đấu thầu lại rút ruột, moi móc lòng đường để ăn. Còn ở đây, cụ Lai và bà con lại nhịn ăn để lấp cho đầy lòng đường!” Và đã có người suy nghĩ lý do nào lại có sự khác nhau đó? Trong khi họ chưa tìm ra được câu trả lời một cách rõ ràng, thì họ đã bị cuốn hút vào công việc tốt đẹp đó, để rồi nhiều người trong họ cũng đã góp công góp của cùng làm. Nhờ thế mà chỉ trong 15 ngày con đường đã được hoàn thành.

Cha Phêrô Lai đã làm đường để người tín hữu, các bạn trẻ dễ đến với nhà thờ, đến với Chúa. Cha Lai đã làm đường để bà con lương dân cùng đi. Và như đã nói, nhiều người lương dân đã đặt những câu hỏi truy tầm nguyên do sau cùng của việc làm đó.

Chúa Giêsu đã có lần nói: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 6,14). Người Đông phương ta nói “Đạo” là “Đường”. Chúa Giêsu chính là Đạo, là Con Đường để người ta đi trên đó hầu đạt được sự sống đời đời, đạt được hạnh phúc viên mãn, đạt được niềm vui sướng thực sự. Hy vọng, con đường mà cha Lai, bà con nơi đây và các ân nhân của họ đã làm sẽ giúp cho cộng đoàn giáo xứ Yên Lý đến với Chúa nhiều hơn, các bạn trẻ sẽ chăm chỉ đến nhà xứ hơn để được Vị mục tử của họ hướng dẫn, dạy dỗ, ngõ hầu họ được lớn lên trong niềm tin, được nâng cao trong phẩm giá con người. Và như đã nói, hy vọng những bà con lương dân, từ con đường này sẽ tìm gặp được “Con Đường” đích thực qua sự trăn trở với những câu hỏi mà họ truy tìm nguyên nhân cho những động lực nơi cha Phêrô và các tín hữu nơi đây khi làm con đường đó, cũng như nhiều việc tốt lành khác lâu nay. Chúng tôi cũng cầu mong cho cha Phêrô gặp thêm những tấm lòng quảng đại, để ngài tiếp tục làm đẹp những con đường khác trong thôn xóm, như tâm sự của Cha, hầu qua đó “Con Đường” mà cha đang yêu mến, đang bước đi càng được sáng tỏ hơn cho mọi người dân nơi đây, nhất là bà con ngoài Công giáo.
 
Lễ mừng Kim khánh Linh mục Đức ông JB Lê Xuân Hoa - thi sĩ Xuân Ly Băng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
16:53 20/07/2009
PHAN THIẾT - Hôm nay 20.7.2009, Linh mục đoàn Giáo phận Phan thiết tổ chức lễ Tạ ơn, mừng Kim Khánh Linh Mục Đức Ông JB Tổng Đại Diện.

Xem hình ảnh

Đồng tế thánh lễ có ĐGM Phan thiết, ĐGM Nha trang, Đức Đan viện phụ Châu thủy, Lm Tổng đại diện Giáo phận Sài gòn, Lm Tổng đại diện Giáo phận Xuân lộc và khoảng 100 linh mục trong và ngoài giáo phận. Đông đảo các tu sĩ chủng sinh, linh tông huyết tộc, đại diện các giáo xứ Vinh Hưng, Vinh Thủy, Thanh Xuân, HĐMV các Giáo xứ cùng chung lời tạ ơn Chúa.

Cùng với Đức Ông JB, cộng đoàn phụng vụ cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương gìn giữ và nâng đỡ Ngài trong suốt hành trình 82 năm cuộc đời và 50 năm Linh mục. Nửa thế kỷ hạnh phúc đong đầy ý nghĩa của đời Linh mục.

Khởi đầu thánh lễ, Cha FX Đinh Tiên Đường, nghĩa tử, đọc tiểu sử của Đức Ông JB.

Đức Ông JB sinh ngày 23-4-1926 (Bính Dần) tại Giáo Họ Hiệu Lân, Giáo xứ Xuân Phong, Giáo Phận Vinh (Phù Trung, Cao Xá, Diễn Châu (nay là xã Diễn Thành ) Nghệ An.

- 1938 Học tại Trường Tập – Xuân Phong Diễn Châu.
- 1943 Học tại Chủng Viện Xã Đoài huyện Nghi Lộc Nghệ An.
- 1949 Hịêu Trưởng Trường Sao Mai Đồng Tháp.
- 1953 Học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích, Hà Nội.
- 1954 Học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích Vĩnh Long.
- 1955 Học tại Đại Chủng Viện Vinh Sài Gòn.
- 1956 Học tại học viện Lê Bảo Tịnh Gia Định
- 1957- 1958, chịu các chức nhỏ và Phụ Phó Tế tại Sài Gòn.
- 19-7-1959, thụ phong linh mục tại Gia Định.
- 1959- 1963, Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Chân Phước Tự Thủ Đức-Gia Định.
- 1963- 1964, Quản xứ Vinh Hưng Phan Thiết.
- 1964- 1965, Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.
- 1965- 1972, Quản xứ Vinh Thuỷ Phan Thiết.
- 2-7-1972 đến 7-2-2006, Chánh xứ Thanh Xuân Hàm Tân, kiêm Quản hạt Hàm Tân từ 1972- 1999.
- 1986 đến nay, Tổng Đại Diện Giáo Phận Phan Thiết.
- 25-1-1998, được ĐTC Gioan Phaolô II phong tặng Giám Chức Danh Dự và ngày 23-4-1998 nhận sắc phong từ ĐGM Giáo Phận trong Thánh Lễ Tạ Ơn trọng thể tại Thánh Đường Giáo Xứ Thanh Xuân với Đức Viện Phụ, đông đảo các linh mục trong và ngoài giáo phận.
- Với bút hiệu Xuân Ly Băng, Ngài đã sáng tác nhiều tác phẩm đạo - đời và được nhiều người ngưỡng mộ.
- Ngày 7-2-2006, Đức Ông JB được thuyên chuyển về TGM Phan Thiết và làm việc bên cạnh Đức Cha Phaolô và Đức Cha Nicolas trong chức vị Tổng Đại Diện Giáo Phận Phan Thiết.

Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám mục Nha trang giảng lễ. Ngài suy niệm Tin mừng (Lc 1, 20-56), câu chuyện Đức Maria viếng thăm Bà Êlizabet.

Bà Êlizabeth khen ngợi Đức Maria: “Em đựơc chúc phúc hơn mọi người phụ nữ. Bởi đâu tôi đựơc thân mẫu Chúa đến viếng thăm. Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trung bụng đã nhảy lên vui sướng”. Nghe lời ngợi khen của người chị họ, Đức Maria đưa lời tán tụng ấy hướng về Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi”. Ơn Chúa ban không chỉ riêng cho Đức Mẹ mà liên quan tới mọi người “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người… Lòng thương xót của Chúa dành cho Tổ phụ Abraham và cho con cháu đến muôn đời”.

Trong chuyến đi Ad Limina vừa qua, các Thánh bộ đã ngợi khen Giáo hội Việt nam, các Giám Mục Việt Nam đã hướng lời ca tụng ấy về Thiên Chúa với lòng cảm tạ.

Bài Magnificat là Thánh ca Tin mừng, là một bài thơ. Đức Mẹ đã chúc tụng Thiên Chúa bằng thi ca theo truyền thống Do thái.

Đức Ông JB Lê Xuân Hoa là thi sĩ Xuân Ly Băng. Nhà thơ nổi tiếng trong đạo ngoài đời, trong nước và ngoài nước. Ngài đã sáng tác 12 tập thơ đạo đời. Dùng thi phú để hát ca tán tụng Thiên Chúa. Ngài nhìn thấy Thiên Chúa trong mọi sự và tâm hồn thi sĩ đã tác tạo nên những vần thơ ngợi khen cảm tạ. Là linh mục quản xứ, Đức Ông chăm lo mục vụ xứ đạo vuông tròn; là Tổng đại diện, Ngài cộng tác với Giám mục để cai quản Giáo phận; là thi sĩ, Ngài ca tụng Thiên Chúa với cả hồn thơ trữ tình dạt dào lòng yêu mến Chúa.

Trong cuộc gặp gỡ Bộ Giáo Sĩ ngày 23 tháng 6 vừa rồi, Đức Hồng y Bộ trưởng Claudio Hummes đã khen ngợi Giáo hội Việt nam. Đức Hồng Y cho biết Giáo Hội Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách nhưng vẫn có nhiều ơn gọi linh mục, đó là do ơn Chúa. Ngài nhấn mạnh 3 điều cần thiết cho các linh mục: (1) tinh thần thừa sai giúp các linh mục dâng mình cho Chúa và tận tụy phục vụ chương trình cứu độ; (2) thường huấn với nội dung thần học, tu đức hay mục vụ, giúp các linh mục luôn thích ứng với hoàn cảnh mới; (3) linh đạo giúp các linh mục luôn khởi đầu mọi sự với Đức Kitô và tiến bước theo Đức Kitô. Theo ngài, trong Năm Linh mục này, mỗi giáo phận nên có một chương trình cụ thể nhằm các mục tiêu trên. Trong phần trao đổi, một vài Đức cha nêu lên tình trạng có nơi thiếu linh mục trong khi nơi khác các linh mục lại thiếu việc làm. Có Đức cha cho biết các dòng tu ở Việt Nam hiện đã gửi khá nhiều linh mục và tu sĩ đi truyền giáo ở nước ngoài. Đức cha phụ trách linh mục và chủng sinh của Hội đồng Giám mục cho biết Bản Qui chế đào tạo linh mục (Ratio) sắp hoàn tất sẽ giúp việc đào tạo trong các chủng viện vừa hoàn thiện hơn vừa thống nhất hơn. Đức Hồng y Bộ trưởng đã ân cần chia sẻ những suy nghĩ của ngài về những câu hỏi được đặt ra. Và để kết luận, ngài cho rằng các linh mục tận tụy với sứ mạng sẽ tìm được sự hăng say trong thiên chức.

Trải qua nhiều gian truân, GHVN vẫn luôn có nhiều ơn gọi linh mục. Nhiều linh mục Việt nam đang phục vụ và rao truyền tin mừng khắp nơi trên thế giới.

Linh mục luôn là linh hồn của Giáo xứ. Giáo hội Việt nam đầy sức sống, cần vun trồng và phát triển ơn gọi Linh mục. Cứ xem quả thì biết cây. Thấy sức sống của Giáo Hội Việt Nam thì biết Hội đồng Giám mục thế nào. Khi bão, có những cây bị gẫy, có những cây bị uốn cong, có những cây thêm vững mạnh. Giáo Hội Việt Nam đã trải qua mùa đông, nay đã sang mùa xuân. Thấy sức sống của Giáo phận để biết Giám mục. Thấy sự phát triển của Giáo xứ để biết Linh mục. Bộ Giáo Sĩ đề nghị, mỗi Giáo phận nên kể về ba vị linh mục đã qua đời, như là gương mẫu, chân dung Linh mục Việt Nam.

Cuối thánh lễ, cha Stêphanô Lê Công Mỹ, thu ký HĐLM, đọc lời cám ơn.

Trọng kính Đức Ông Tổng Đại Diện.

Hôm nay, các thành phần dân Chúa có mặt ở đây, đã cùng với hai Đức Cha, Đức Ông, dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục của Đức Ông. Cộng đồng Dân Chúa cũng xin hân hoan chúc mừng Đức Ông trong dịp Kim Khánh linh mục này. Qua 50 năm trong vai trò mục tử của Chúa Kitô, Đức Ông đã nhận được biết bao hồng ân Thiên Chúa, đồng thời Đức Ông cũng đã hiến dâng cho Chúa và đoàn chiên Chúa nhiều hy sinh lao nhọc cùng với những thử thách cam go. Ngoài các công tác mục vụ ở các giáo xứ mà Đức Ông coi sóc, Đức Ông còn bỏ công biên soạn giáo lý diễn thơ và diễn dịch Lời Chúa qua các áng thơ văn, làm cho giới trẻ dễ dàng ghi nhớ giáo lý và Lời Chúa để đem ra thực hành. Với chức vụ Tổng Đại Diện của Đức Giám Mục trong nhiều năm qua, Đức Ông đã giúp đỡ hai Đức Cha trong công việc của Giáo Phận nhà. Nay trong tuổi già, dù không còn coi sóc giáo xứ nữa, Đức Ông vẫn tích cực giúp Đức Cha Phaolô trong nhiều công việc. Giáo Phận ghi nhận công ơn của Đức Ông. Xin Thiên Chúa tiếp tục chúc lành và gìn giữ Đức Ông, để Đức Ông trải qua tuổi già bình an hạnh phúc, tiếp tục dâng hiến phần còn lại của đời mình cho Chúa và cho Hội Thánh. Xin trân trọng kính chào Đức Ông.

Cha JB Lê Đình Phương, DCCT, cháu của Đức Ông thay mặt gia đình huyết tộc dâng lời cảm tạ tri ân. Lời cảm tạ những hồng ân lớn lao Thiên Chúa đã ban cho Đức Ông trong suốt cuộc đời linh mục. Lời tri ân Giáo phận Phan thiết đã yêu thương nâng đỡ và đồng hành cùng Đức Ông trong suốt hành trình nửa thế kỷ làm linh mục. xin mọi người thêm lời cầu nguyện cho Ngài.

Trong lời đáp từ, Đức Ông JB dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. Ngài nhắc đến lời Thánh Phaolô nói với môn đệ Timôthê như là tất cả tâm tình cả cuộc đời mình “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính” 92 tim 4,-8). Bước qua tuổi 82, cuộc đời nhuốm màu hoàng hôn, như lá vàng trên cây chờ ngày rụng xuống. Lá rụng về cội. Nhưng chúng ta rụng về với Thiên Chúa Hằng Sống.

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, đề cao mẫu mực của Đức Ông như là con người cầu nguyện và là chứng nhân lịch sử. Các thế hệ linh mục hướng về Ngài, một mẫu gương sống nội tâm sâu xa. Ngài cầu nguyện liên lỉ trước Thánh Thể. Cầu nguyện để làm thơ. Cầu nguyện nuôi dưỡng đời tâm linh của Ngài. Gặp ai, Đức Ông cũng xin cầu nguyện và nhắc nhớ hãy cầu nguyện. Cầu nguyện qua chuỗi Mân Côi, Ngài yêu mến Đức Mẹ và năng lần hạt trong mỗi ngày sống. Hiệp cùng với Đức Ông JB trong ngày Hồng ân, chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mỗi chúng ta dù sống trong ơn gọi bổn phận nào, cũng nổ lực chu toàn bổn phận ơn gọi Kitô hữu, trở nên những dấu chỉ của Chúa trong phục vụ, bác ái, hiệp nhất, yêu thương nơi cuộc sống đức tin và cuộc đời hôm nay.

Với Giáo phận, Đức Ông JB trở nên như một đại thụ, toả bóng nhân đức cho bao thế hệ linh mục.

Đức Ông đã bước qua tuổi “Bát thập như đại phúc”. Kính chúc Đức Ông sống đến tuổi “cửu thập như nhân tiên”.
 
Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt tại Portland kỉ niệm 30 năm phục vụ tại Hải ngoại
Phan Hoàng Phú Quý
22:28 20/07/2009
PORTLAND, Oregon - Thứ Bảy ngày 18-7-2009 vào lúc 10 giờ sáng, Hội dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt Miền Portland Oregon đã tổ chức thánh lễ Tạ Ơn kỷ niệm 30 năm phục vụ tại Hải Ngoại,và mừng Kim Khánh Khấn Dòng của Nữ tu Maria Nguyễn Thị Thanh Miền, mừng Ngân Khánh Khấn Dòng của Nữ tu Thérêsa Nguyễn Thị Thuỷ, tại Thánh Đường Đức Mẹ La Vang thuộc Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á.

Xin xem hình

Chương trình được bắt đầu bằng lời chào mừng của nử tu Maria Nguyễn Thị Bích Liễu gởi đến Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, đồng thời trình chiếu tổng quát về những sinh hoạt của Hội Dòng trong suốt 30 năm qua tại Hải Ngoại, trong số đó chúng tôi xin ghi nhận những điễm chính như sau:

- Phục vụ trong các giáo xứ cộng giáo Việt Nam, chuyên lo dạy giáo lý va Việt ngữ cho các em học sinh với trình độ từ mẫu giáo đến lớp 12

- Dạy giáo lý Tân tòng, giúp đỡ và thăm viếng những người già, người đau yếu bệnh tật, tại tư gia hay tại các trung tâm dưỡng lão

- Tổ chức các trung tâm giữ trẻ để các phụ huynh người Việt có cơ hội đưa con em đến học hỏi thêm về phong tục tập quán và văn hóa của người Viêt Nam, nhất là biết nói lưu loát tiếng Việt.

Sau phần giới thiệu các sinh hoạt, mọi người được mời gọi đứng lên để cùng cất cao lời ca tụng: 30 Năm Hồng Ân, đồng thời chào đón vị Chủ tế cùng quý linh mục đồng tế tiến về cung thánh

Ba mươi năm Hồng ân, chúng con cảm tạ Chúa
Ba mươi năm Hồng ân, Chúa giữ gìn nâng đỡ chúng con
Ba mươi năm Hồng ân, vinh quang là Thánh Giá
Xin tôn vinh ngợi khen, chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa
Xin Chúa ban cho chúng con luôn trung thành
Sống mãi tinh thần con đã khấn nguyện theo Ngài

Dòng Mến Thánh Giá ghi sâu mầu nhiệm con Chúa
Đấng chết đóng đinh, vì yêu chuộc tội trần gian
Xin giúp con vác Thánh Giá con trong đời
Kiếp sống lữ hành đau buồn thất vọng
Phải qua Thánh gía, vinh quang sẽ được soi chiếu
Vác Thánh Giá con cùng lên đồi Golgotha
.

Trong huấn từ gởi quý nữ tu nhân ngày lễ Kỷ niệm 30 năm phục vụ tại hải ngoai, Đức Tổng giám mục Portland Jonh,G. Vlazny đã đề cao giá trị ơn gọi, vì Ơn gọi là một Hồng Ân, một món quà đặc biệt từ Thiên Chúa,Thiên Chúa kêu mời thì nhiều nhưng tuyển chọn thì ít, Cảm tạ Chúa đã kêu gọi, và cám ơn quý Sơ đã đáp trả tiếng gọi của Chúa, để tiếp tục sứ mạng truyền giáo và phục vụ tha nhân, với 30 năm phục vụ, quý sơ đã đóng góp biết bao hữu ích cho cuộc đời.

Trong Thánh Lễ này quý sơ cũng đã long trọng nhắc lại những lời khấn giữ Ba Lời Khuyên Phúc Âm: Khó Nghèo, Khiết Tịnh và Vâng Phục.

Sơ Bề Trên Maria Nguyễn Thị Trinh cũng ngỏ lời tri ân lên Đức Tổng Giám Mục, Quý linh mục Chánh Xứ, quý linh mục phụ tá, quý tu sĩ nam nữ và toan thể cộng đoàn dân Chúa đã tận tình nâng đỡ, cầu nguyện cho Hội Dòng trong suốt 30 năm qua, nhất là tạo cơ hội cho quý sơ có nơi phục vụ, từ bước đầu 1979 chỉ có 2 sơ, ngày nay ơn gọi tăng lên 29 sơ phục vụ tại 3 điạ điễm chính, đó là Portland Oregon, Sacramento California và Virginia

Ông Phạm Hoàng Ân chủ tịch HĐGX La Vang cũng đã ngỏ lời tri ân và tặng quà đến quý sơ về những đóng góp lớn lao mà quý sơ đã và đang phục vụ cho giáo xứ, nhất là trong lãnh vực giáo dục, bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam nơi xứ người.

Sau thánh lể, mọi người được mời ở lại dùng cơm trưa để chung vui với quý sơ, đồng thời thưởng thức một chương trình văn nghệ thật đặc sắc

và phong phú với các vũ điệu dân tộc, trình diễn thời trang chiếc áo dòng qua các thời đại, tâm tình và xúc động qua hoạt cảnh cùng vác Thành Giá với Chúa lên Đồi Canvê, ly kỳ, hào hứng và sôi động qua các màn ảo thuật nhanh tay lẹ mắt, với sự phụ hoạ của ban nhac MTG do quý sơ phụ trách.

Xin Chúc mừng va chung vui với quý Sơ trong ngày kỷ niêm này, nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa và Mẹ La Vang luôn chúc lành và

Ban nhiều hồng ân xuống cho quý sơ, quý hội dòng trên con đường dấn thân phục vụ Quê Hương và Giáo Hội.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hàng trăm công an đánh đập dã man giáo dân Tam Tòa
Lạc Việt CTV dcctvn.net
15:05 20/07/2009
Hôm nay 20/7/2009, CA Quảng Bình đàn áp dã man giáo dân đang hiện diện ở nhà thờ giáo xứ Tam Toà, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, thuộc Giáo phận Vinh.

Nhà thờ Tam Toà nằm gần bờ biển Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới, bị tan nát thời chiến tranh Việt Nam 1954-1975.

Sau 1975, chính quyền Đồng Hới biến khuôn viên nhà thờ thành công viên và nhà thờ chỉ còn lại trơ trọi ngọn tháp với 4 bức tường rêu phong, đổ nát.

Từ thời chiến tranh, sinh hoạt tôn giáo của cộng đoàn giáo dân Tam Tòa bị cấm cách và đình chỉ trong nhiều thập niên. Năm 2008 sinh hoạt đạo nghĩa ở đây được phục hồi một cách công khai, chính thức và ĐGM Giáo phận Vinh đã bổ nhiệm cha Lê Thanh Hồng làm Chính xứ.

Từ năm 2008 đến nay, cha xứ và giáo dân cử hành thánh lễ trên nền nhà thờ đổ giữa Miền Trung khắc nghiệt của gió Lào và gió biển, của mưa nguồn và bão biển.

Từ sáng sớm ngày 20/7/2009, nhằm tạo điền kiện tốt hơn cho giáo dân già trẻ tham dự thánh lễ, cha xứ và giáo dân đã dựng rạp trong khuôn viên nhà thờ Tam Toà và lập một cây thánh giá định vị trí làm bàn thờ dâng lễ.

Khoảng 8 h 30 sáng nay 20/7/2009, trong lúc mọi người đang hiền hoà tiến hành công việc, thì hàng trăm cảnh sát đủ loại và rất nhiều “quần chúng nhân dân tự phát…. tiền” đã kéo đến tấn công cha xứ và giáo dân.

Bạo lực được sử dụng để tấn công linh mục, giáo dân là theo mô tả của các chứng nhân là lựu đạn cay, dùi cui điện và bằng các thanh gỗ, thanh sắt. Mức độ CA sử dụng bạo lực mạnh mẽ và gây hậu quả nghiêm trọng hơn vụ Thái Hà nhiều lần.

Số người bị CA đánh bị thương rất nhiều. Hàng chục người đã bị bắt và tống lên xe chở đi, trong đó có những người đã bị đánh hộc máu và ngất xỉu. Hiện tại không biết CA giam giữ những người này ở địa điểm nào.

Có một số linh mục và nhiều giáo dân của các giáo xứ lân cận Tam Toà đến hiệp thông chia sẻ công việc. Số giáo dân của các giáo xứ khác bị đánh và bị bắt trong khi giúp Tam Toà còn đông hơn chính người Tam Toà.

Các linh mục và giáo dân trong hạt đang lên danh sách các nạn nhân bị bắt. Hiện đã xác nhận được danh tính của 6 giáo dân giáo xứ Tam Toà. Các giáo xứ khác cũng đang lập danh sách người mất tích trong vụ Tam Toà, vì sợ rằng CA bắt rồi thủ tiêu, hoặc đánh chết rồi phi tang đâu đó.

Cha Lê Thanh Hồng, Chính xứ Tam Toà, chứng nhân và nạn nhân của vụ trấn áp đang trên đường ra TGM Vinh để tường trình sự kiện và xin hướng dẫn từ Toà Giám Mục.

Đức Giám Mục giáo phận Phêrô Cao Đình Thuyên hiện vẫn chưa về tới Toà Giám Mục Vinh, vì ngài đã đi viếng mộ các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô ở Rôma từ tháng 6.

Tưởng cũng nên biết: ĐGM Giáo phận Vinh là người đã từng nói ở Thái Hà: “Việc của Vinh cũng là việc của Thái Hà, việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh”.

Không biết khi chính các con chiên của mình bị cướp bóc, tấn công và đàn áp dã man, thì Đức Giám Mục Vinh sẽ có những biện pháp gì để bảo vệ và cứu chữa đoàn chiên của mình?

Giáo dân giáo phận Vinh hiện đang rất kiên nhẫn trong đau đớn và bức xúc vì vụ chính quyền bắt giữ oan khuất 2 giáo dân của giáo xứ Cồn Cả. Nay vụ Tam Toà chắc chắn sẽ là giọt nước tràn ly, khiến giáo dân toàn giáo phận đoàn kết đứng lên tìm CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT, thực thi bổn phận BÁC ÁI với anh chị em mình.
 
Vài nét về Tam Tòa nơi hàng trăm công an đánh đập dã man giáo dân
Tân Lập
15:08 20/07/2009
SỰ THẬT LỊCH SỬ (*)

Giáo xứ Tam Tòa ( có nhà thờ tọa lạc tại đường Nguyễn Du, thành phố Đồng Hới hiện nay) được thành lập khoảng năm 1631 với tên gọi xứ đạo Đông Hải, còn gọi là Họ Lũy.

Năm 1774 (có tài liệu ghi là năm 1798), sau khi lực lượng Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong và san bằng lũy Thầy, nhà thờ này được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Khoảng năm 1886, Sáo Bùn có khoảng 200 nóc nhà với khoảng 1200 giáo hữu. Ở đây có Viện Dục Anh để giúp nuôi trẻ em nghèo và có tu viện dòng Mến Thánh Giá phục vụ từ thiện và giáo dục.

Năm 1886, Quân Văn Thân đột kích giáo xứ Sáo Bùn, giết chết 52 giáo dân, đốt phá nhà thờ Sáo Bùn, nên số giáo dân chạy về Đông Hới lánh nạn. Sau khi được sự cho phép của chính quyền bảo hộ và các cơ quan hữu trách, Cha sở lúc này là cố Claude Bonin và giáo dân Tam Tòa chuyển nhà thờ về ở rẻo đất bên bờ sông Nhật Lệ sát cửa thành thuộc đất làng Mỹ Lệ và đổi tên thành giáo xứ Tam Tòa, cho đến hôm nay. Năm 1850, khi giáo phận Huế được thành lập, Tam Tòa thuộc sự quản lý của Giáo phận Huế.

Nhà thờ Tam Tòa lần đầu tiên được xây dựng năm 1887, do linh mục Clause Bonin (cố Ninh). Đến năm 1940, linh mục René Morineau (cố Trung) tái thiết lại khang trang và hoàn chỉnh hơn.

Năm 1954, sau hiệp định Genève, hầu hết giáo dân Tam Tòa, cùng với rất nhiều dân cư ở đây và giáo dân các xứ thuộc hạt Nam Quảng Bình di cư vào Đà Nẵng sinh sống; thành lập giáo xứ Tam Toà ở Đà Nẵng. Từ đó, số giáo dân còn lại ở đây được coi sóc bởi 2 linh mục Trần Quang Nghiêm và Lương Minh Thể. Đến năm 1962, cha Thể qua đời, và năm 1964, chiến tranh lại bùng phát, cha Nghiêm rời Tam Tòa cho đến nay không có linh mục coi sóc.

Năm 1968, nhà thờ Tam Tòa bị máy bay Mỹ oanh kích, đổ nát và duy trì như vậy cho đến ngày nay. Mặc dầu số giáo dân còn lại quá ít ỏi, không đủ khả năng tái thiết, nhưng Tổng giáo phận Huế cũng như bà con Tam Tòa vẫn luôn ước mong tái thiết nhà thờ mà Cha Ông họ đã dày công xây dựng.

Ngày 26/3/1997, UBND tỉnh Quảng Bình tự động ra quyết định đưa nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích lịch sử, là một di chứng tội ác chiến tranh, không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tổng giáo phận Huế và bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa.

Đến ngày 15/5/2006, Tổng giáo phận Huế chuyển giáo hạt Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Tam Tòa. Ngay sau đó, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh bổ nhiệm linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng về quản xứ Làng Sen, kiêm xứ Tam Tòa, có hơn 1000 giáo dân sinh sống tại địa bàn thành phố Đồng Hới, quanh nhà thờ Tam Toà.

Hiện nhà thờ cũ đổ nát, mọi sinh hoạt tôn giáo đang phải nhờ nhà của một giáo dân tại đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ Tam Tòa khoảng 100m về phía Tây Bắc.

Vì thế, giáo phận Vinh đang làm thủ tục lấy lại đất này, xây dựng nhà thờ Tam Tòa, đảm bảo quyền lợi thực tế chính đáng của công dân. Đây là điều hoàn toàn có căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Trước hết, chúng ta phải khẳng định việc Giáo phận Vinh tái thiết giáo xứ Tam Tòa là cần thiết và hợp pháp, đáp ứng nhu cầu thực tế của công dân, không cần phải xin cấp phép lại. Theo nội dung trên, giáo xứ Tam Tòa được thành lập và hoạt động hợp pháp từ rất sớm, năm 1631. Ngay cả khi vì hoàn cảnh lịch sử, giáo dân phải di cư đi nơi khác, nhà thờ bị chiến tranh tàn phá, số còn lại không đủ điều kiện tái thiết, Tam Tòa vẫn luôn luôn là một giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Huế, nay thuộc giáo phận Vinh.

Theo hiến pháp Việt Nam: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào" (Điều 70). Điều đó được cụ thể hóa tại điều 5 pháp lệnh tôn giáo 2005 "Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của Pháp luật". Điều này hiện nay đã được chính quyền tỉnh Quảng Bình, thành phố Đồng Hới tạo điều kiện thuận lợi cho bà con giáo dân sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng của một giáo dân, chờ xây dựng lại nhà thờ mới. Đặc biệt, ngày 13/2/2008,và gần nhất là ngày 2/2/2009, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuân lợi cho Đức giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cha tổng đại diện Phanxico Xavier Võ Thanh Tâm và đông đảo các linh mục cùng với hàng ngàn giáo dân tổ chức thánh lễ cầu bằng yên đầu năm mới trên nền nhà thờ Tam Tòa này.

Thứ hai, việc Giáo phận Vinh yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình trả lại khuôn viên nhà thờ Tam Tòa, để xây dựng lại, phục vụ nhu cầu của đông đảo giáo dân ở đây là điều chính đáng, đúng pháp luật. Tại sao?

Bộ giáo luật 1983 quy định: Tòa giám mục, đứng đầu là Giám mục giáo phận, là người trực tiếp đứng chủ, quản lý, sử dụng mọi tài sản của Giáo hội tại địa phương (Điều 1279). Theo đó, đất và nhà thờ Tam Tòa là tài sản của Giáo hội Công Giáo Việt Nam, do tòa tổng giám mục Huế trực tiếp đứng chủ, quản lý và sử dụng, trước sau không thay đổi.

Địa bàn quản lý của tổng giáo phận Huế trước và sau hiệp định Senève (1954) vẫn bao gồm cả hạt Nam Quảng Bình. Trong đó, nhà thờ Tam Tòa cũng thuộc sự quản lý đó cả trên lý thuyết và thực tiễn. Việc giáo dân Tam Tòa, vì hoàn cảnh lịch sử phải di cư đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhà thờ bị chiến tranh tàn phá nặng nề, số còn lại không có khả năng tái thiết để đưa vào sinh hoạt, hoàn toàn không làm thay đổi chủ sở hữu nhà thờ và đất đó, là tòa tổng giám mục Huế. Điều này cũng giống như một người cha có một thửa đất rộng. Ông ta xây nhiều ngôi nhà, giao cho các con của mình quản lý, sử dụng. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, một trong số người con đó phải chuyển chỗ ở, ngôi nhà của người cha để trống. Cho dù thời gian có làm cho nó hư hỏng, xuống cấp, mặc cho người cha có sửa chữa hay không thì quyền sở hữu nhà đất đó vẫn thuộc về người Cha đó, không ai có quyền xâm phạm, pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Điều 70 hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ ràng rằng: "Những nơi thờ tự của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm". Điều đó đã được quy định chi tiết và cụ thể hơn tại Pháp lệnh tôn giáo năm 2005: "Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưởng tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm mọi việc xâm phạm tài sản đó" (Điều 26). Và "Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường..." (Điều 27). Nội dung này cũng đã được quy định rất chi tiết tại các Điều 220 Bộ luật dân sự và điều 9 Luật đất đai 2003.

Chính vì thế, năm 1996, UBND tỉnh Quảng Bình tự tiện chia cắt đất và đưa khuôn viên nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích tội ác chiến tranh mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tòa tổng giám mục Huế là vi phạm nghiêm trọng các quy tắc trên của pháp luật, đi ngược lại lịch sử.

Trên thực tế thì đất nhà thờ Tam Toà có từ năm 1886, cho đến năm 1997 bị UBND tỉnh Quảng bình chiếm dụng trái phép thì diện tích đất này chưa bao giờ thuộc diện bị cải tạo theo luật cải cách ruộng đất và thông tư số 73/TTg ngày 7/7/1962, cũng không hề có quyết định trưng dụng, trưng thu hay trưng mua nào hết. Do đó nó không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng khuôn viên đất và nhà thờ Tam Tòa là tài sản thuộc Giáo hội công giáo Việt Nam do tổng giáo phận Huế (nay đã chuyển giao cho giáo phận Vinh) trực tiếp quản lý và sử dụng. Việc UBND tỉnh Quảng Bình đang quản lý khuôn viên này theo danh mục đất có di tích lịch sử là điều bất hợp pháp, cần áp dụng Điều 98 Luật đất đai 2003 để xử lý chuyển mục đích sử dụng, trả lại cho Giáo hội Công Giáo Việt Nam, trực tiếp là giáo phận Vinh.

Giáo phận Vinh và bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa có quyền đòi lại toàn bộ đất và tài sản trên đất theo hiện trạng ban đầu. Điều 256 Luật đất đai 2003 quy định: "Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó...".

Chúng tôi hy vọng rằng trong tinh thần đổi mới, khép lại quá khứ để hướng đến tương lai, UBND tỉnh Quảng Bình cũng như các cơ quan ban ngành liên quan, sớm trao trả khuôn viên nhà thờ Tam Tòa cho giáo phận Vinh, đảm bảo pháp chế và quyền lợi hợp pháp của công dân, phù hợp chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước.

Chú thích:(*) Số liệu này chúng tôi thu thập từ các bài "Kỷ niệm 120 năm giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới và Giáo hạt Nam Quảng Bình" của tác giả Dương Kim Sơn. Và Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại (1075-1975), tập I, Nhật Lệ 2006.
 
Công An Đồng Hới - Quảng Bình đánh đập và bắt đi 19 giáo dân Giáo xứ Tam Tòa, GP Vinh
CTV Thái Hà
17:10 20/07/2009
VINH - Giáo xứ Tam Tòa là một Giáo xứ lâu đời, Nhà thờ Tam Tòa đứng bên bờ biển Nhật Lệ, có khuôn viên thoáng mát, rộng rãi và các cơ sở mục vụ. Nơi đây, nhiều văn sỹ, trí thức và nhiều người nổi tiếng đã sinh ra và được chịu phép rửa tội như nhà thơ Hàn Mặc Tử…

Xem hình ảnh

Qua những năm chiến tranh, năm 1968 nhà thờ bị đánh sập, chỉ còn phần tháp chuông trơ trọi.

Người dân Quảng Bình và Giáo dân đã tin rằng sau chiến tranh chấm dứt, đất nước sẽ được xây dựng lại “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn’ “hơn mười ngày này” như lời Hồ Chí Minh vẫn thường hứa hẹn mà họ đã bỏ xương máu, công sức ra để hi sinh, phấn đấu.

Nhưng thực tế thì không phải vậy. Sau ngày chấm dứt chiến tranh, chính quyền Quảng Bình ngang nhiên chiếm đoạt khu đất toàn bộ khuôn viên nhà thờ và các cơ sở mục vụ nhằm mục đích triệt hạ Công giáo nơi đây với lý do “làm khu di tích tội ác Đế quốc Mỹ”. Toàn bộ khuôn viên xung quanh nhà thờ đã bị chiếm đoạt làm các công trình khác nhau.

Sau một thời gian đề nghị trả lại đất đai của Giáo xứ Tam Tòa không được nhà nước chấp nhận. Cả một Giáo xứ giữa Thành phố Đồng Hới đã không còn một chỗ nào sinh hoạt tôn giáo (Lưu ý là Thành phố Đồng Hới hiện nay là vùng trắng, không có một Nhà thờ nào sau khi Nhà thờ Tam Tòa bị triệt hạ).

Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã nhiều lần có đơn, có các buổi làm việc để yêu cầu chính quyền trả lại cho Gíao dân để có nơi tiến hành phụng tự, bởi không thể ngang nhiên chiếm đất của nhà thờ để làm một việc là ghi lại mối hận thù không phù hợp với đường lối “đem yêu thương vào nơi oán thù” của người Công giáo.

Khi có đơn từ Giáo phận, chính quyền Quảng Bình đã giở chiêu bài kéo dài thời gian để thực hiện sách lược “để lâu, cứt trâu hóa bùn”. Vì vậy họ vẫn hứa hẹn lần này đến lần khác bằng đủ mọi lý do.

Không có nơi thờ tự, giáo dân đã phải họp nhau thờ phượng tại gia đình một giáo dân và đã bị chính quyền ngăn cản bất chấp mọi luật lệ.

Không còn cách nào khác, các giáo dân và linh mục quản xứ phải dân lễ ngoài bãi cỏ, ngoài đường. Có lẽ không có một thành phố nào trong cả nước có những buổi lễ được cử hành như ở nơi đây, một thành phố đông đúc người qua lại. Đây cũng là những buổi hành lễ hiếm có, đạt kỷ lục trên thế giới về nơi thờ tự ở một đất nước luôn rêu rao về tự do tôn giáo. Họ dâng lễ trong vòng vây của cảnh sát các loại canh giữ.

Giữa nắng rát Quảng Bình, bà con giáo dân, linh mục đã phải phơi dầm giữa trời đất bao năm nay.

Mới đây, trước nhu cầu bức xúc về nơi thờ tự, giáo dân đã cùng nhau tiến hành làm một chiếc lán để che mưa nắng khi phụng vụ.

Ngày 20/7/2009, giáo dân đã tiến hành dựng ngôi lán tạm trên nền đất cũ của nhà thờ. Việc xựng nhà bằng khung thép, lợp mái xong thì bất ngờ hàng loạt công an được huy động đến với số lượng áp đảo so với khoảng 1000 giáo dân Tam Tòa và các giáo xứ lân cận. Các giáo dân đã bị Công an TP Đồng Hới đàn áp trắng trợn và dã man bằng dùi cui, gậy gộc, lựu đạn hơi cay, xe bắt tù…

Họ dùng xe kéo đổ sập ngôi lán mà giáo dân đã dựng lên để cướp tất cả mang đi khỏi khu vực nhà thờ mà không có bất cứ thông báo nào. Họ đã ngang nhiên thể hiện quyền lực của súng đạn trước giáo dân hiền lành.

Trước cảnh cướp bóc trắng trợn diễn ra, bà con giáo dân đã anh dũng bảo vệ tài sản của mình bằng cách giữ lại những tài sản đó, công an đã dùng dùi cui và công cụ hỗ trợ đánh thẳng vào mặt giáo dân không thương tiếc và lôi xềnh xệch những người đó ra xe, những người khóc than, kêu gào cũng bị đánh đập và điệu lên xe khủng bố. Thậm chí, ngay cả sau khi lên xe, họ vẫn bị đánh đập tiếp.

Khi Thánh Giá bị hạ xuống có một em bé đã nhào đến ôm lấy cây Thánh Giá và em đã bị đánh đập dã man nhất, bị thương nặng, hiện không thể liên lạc được với em và những nạn nhân đang bị bắt.

Đến trưa 20/7/2009, Công an TP Đồng Hới, Quảng Bình đã bắt đi 19 người, hiện các thân nhân chưa được tiếp xúc với các nạn nhân, các nạn nhân bị đánh đập dã man trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em vẫn chưa biết có được điều trị hay không.

Tất cả khung nhà, máy móc và những dụng cụ thi công đã bị cướp đoạt mang đi. Tất cả giáo dân mang máy ảnh, máy quay phim… ghi lại hình ảnh đã bị trấn áp và cướp đoạt toàn bộ.

Việc dùng vũ lực trấn áp một cách bất chấp luật pháp của nhà cầm quyền Quảng Bình với giáo dân Tam Tòa, là một cú đánh nhằm thách thức giáo dân và giáo quyền Giáo phận Vinh vốn nổi tiếng mạnh mẽ và can đảm. Họ đã lợi dụng số giáo dân Tam Tòa sau mấy chục năm không có nơi thờ tự nên đã thưa vắng mà ra tay. Họ đã dùng đòn này nhằm thăm dò giáo dân và giáo quyền ở đây để chuẩn bị cho những vụ việc khác đang nổi cộm trong Giáo phận như vụ ở Giáo xứ Cồn Cả, mấy hôm nay giáo dân đang tập trung đến trụ sở UBND xã đòi thả người và trả tài sản, cũng như những vụ việc đã xảy ra tại Lập Thạch, tại Yên Lý thời gian qua.

Và họ đã thực hiện một đợt diễn tập cho việc sử dụng bạo lực, một tiểu Thiên An môn tại Việt Nam nhằm thử sức giáo dân và giáo quyền ở Địa phận này.

Tuy nhiên, đó là một tính toán sai lầm của nhà cầm quyền.

Họ không biết rằng, với hơn nửa triệu Giáo dân Giáo phận Vinh mạnh mẽ thông công và hiệp nhất, họ phải trả giá trước hành động dã man này. Những hành động trấn áp dã man giáo dân, là những mồi lửa khêu lên sự căm hận đối với nhà cầm quyền Cộng sản mấychục năm nay đã thi thố trên giáo phận này nói riêng và đất nước này nói chung.

Tam Tòa ngày 20/7/2009
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Rình Mồi
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
06:39 20/07/2009

RÌNH MỒI



Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.

Cò vàng ẩn bụi lá xanh

Cò đang chờ cá, như anh chờ nàng!

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền