Ngày 21-07-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhiêu Khê
Lm Vũđình Tường
00:54 21/07/2022
Khi cầu nguyện chúng ta dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn, đồng thời cởi mở tấm lòng, tâm sự cùng Chúa. Đôi khi tấm lòng đó là mớ bòng bong rối bời, bao gồm lo lắng, buồn phiền, lo sợ, pha trộn với đau thương, đen tối, thất vọng, ê chề, chan chứa niềm đau của chính mình hoặc của người thân thương. Chúng ta dâng lên Chúa mối bận tâm đó, bởi chúng ta tự nhận mình yếu đuối, không đủ khả năng giúp mình và cần đến ơn Chúa trợ giúp. Chúng ta định thời gian cầu nguyện, nơi chốn và ngay cả cách cầu nguyện. Tuy nhiên kết quả cầu nguyện, nằm ngoài tầm tay ta; điều này hoàn toàn thuộc về Chúa và do Chúa quyết định. Cầu nguyện thường rập khuân theo thói quen, có nghĩa là lập đi, lập lại cùng phong cách, lời cầu. Cuộc sống tâm linh và cuộc sống thường ngày giống nhau ở điểm lập đi, lập lại. Mỗi ngày chúng ta thức dậy đúng giờ, làm cùng một công việc cần làm cho bản thân trước khi bắt đầu một ngày mới. Khi cầu nguyện, chúng ta bắt đầu bằng tâm tình tạ ơn, sau đó chúng ta cởi mở tấm lòng, tâm sự cùng Chúa điều chúng ta cần, bởi chúng rất gần, liên quan đến cuộc sống.

Kinh Lậy Cha, Đức Kitô dậy xin cho lương thực hàng ngày bởi chúng ta cần thực phẩm mỗi ngày. Chúng ta xin Chúa thứ tha tội lỗi bởi con người vừa bất toàn, vừa yếu đuối lại hay chiều theo thân xác. Học từ Thiên Chúa chúng ta cũng cần bỏ qua lỗi lầm thiếu sót của anh em. Đây không phải là một lựa chọn mà là điều phải làm bởi chính chúng ta được Chúa yêu thương, tha thứ. Chúng ta cần thể hiện điều đó với tha nhân. Chúng ta cũng cầu nguyện cho í Chúa được thể hiện để mọi người được sống an vui, hạnh phúc. Í tha nhân thường thay đổi, trong khi í Chúa không bao giờ thay đổi, trước sau như một. Đức Kitô dùng hình ảnh cha mẹ trần thế dù bất toàn còn biết cho con cái điều tốt đẹp. Chúa Cha sẽ ban cho những ai kêu cầu Danh Ngài điều trọn lành, thiện hảo, bởi Ngài là Đấng Thánh. Ngay cả Danh Ngài cũng Chí Thánh vì thế mọi sự đến từ Ngài đều tuyệt vời.

Đức Kitô kể chuyện ba người bạn để nói lên lòng nhân ái Chúa. Người bạn đi đường xa đến nhà anh bạn vào lúc đêm khuya. Chủ nhà không có chi đãi bạn đường xa, anh đến nhà người bạn cùng xóm hỏi mượn của ăn vào giữa đêm khuya. Người bạn đó chính là anh và tôi. Chúng ta được mời gọi dâng lời cầu lên Thiên Chúa bất cứ khi nào chúng ta nhớ đến Chúa, chập tối, giữa đêm hay hoàng hôn. Bất cứ khi nào chúng ta thấy nhu cầu cần cầu nguyện, chúng ta có thể dâng lời cầu xin. Bạn bị thức giấc, lo sợ, phiền muộn giữa đêm, bạn dâng lời cầu xin. Chúa không phiền trách. Đức Kitô còn dậy:

Ai xin sẽ được, tìm sẽ thấy và gõ sẽ mở cho Lc 11,9.

Đây không phải là kinh nghiệm của Kitô hữu bởi ai cũng có kinh nghiệm xin hoài, xin mãi vẫn không nhận được điều mình xin. Điều chắc chắn, rõ ràng là những gì đến từ Chúa đều trọn lành, tốt đẹp, bởi Ngài là Đấng Thánh. Có thể Chúa không ban đúng điều chúng ta xin nhưng ban cho điều khác tốt lành cho ta hơn. Có thể Chúa ban cho sức mạnh nội tâm để vững tin vào Chúa. Có thể Chúa ban ơn khôn ngoan để giải quyết vấn đề. Có thể Chúa ban cho ơn can đảm để chấp nhận sự thật trong đời. Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết nhận ra món quà Chúa trao ban.

Chú trọng quá nhiều đến thành quả của cầu nguyện là đặt sai trọng tâm trong cầu nguyện. Trọng tâm của cầu nguyện không phải là nhìn đến kết quả của cầu xin. Trọng tâm của cầu nguyện là liên kết cuộc sống ta với Thiên Chúa; nhận biết Thiên Chúa cùng đồng hành với ta trong mọi hoàn cảnh, tình huống của cuộc sống. Đức Kitô cho biết Chúa Cha biết ta cần những gì ngay cả trước khi chúng ta xin.

Khi cảm thấy điều ta xin bị từ chối, hãy đọc lại dụ ngôn người kia tổ chức tiệc cưới cho con. Ông gởi thiệp mời đến các thân hữu. Mọi người đều viện lí do từ chối. Người thì cần đi xem ruộng định mua, kẻ khác coi nhà bán, kẻ khác nữa đi mua súc vật Lc 14:16-19. Dụ ngôn đặt vấn đề ai từ chối ai? có bao giờ bạn từ chối lời Đức Kitô mời gọi: Hãy theo ta.

Đức kitô không thiếu kinh nghiệm bị người ta loại bỏ, từ chối, trách móc, nhục mạ. Đức Kitô có lần nói, 'Ta đứng gõ cửa. Ai ra mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy, và sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta'. K H 3:20.
Cuối bài giảng Đức Kitô cho biết,

'Cha trên trời ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người' Lk 11,13

Có Thánh Thần Chúa là có tất cả bởi Thánh Thần sẽ đáp lại lời ta tâm sự.

TiengChuong.org

Complexity

When we pray, we place before God our personal concerns, and this puts us in a vulnerable situation, because we are conscious of our own weakness and inability to help ourselves. In prayer, we can take control of the time, location and what we would like to pray for, but the outcome of our prayer is entirely in God's hands. Prayer takes the form of a mantra which means we repeat the same prayer again and again, and that is the rhythm of life. Life is very much a repetition. Each day we wake up at the same time, doing the same routine things, and yet each day is a new day. We begin a prayer with a vote of thanks, and then we open our heart to God. What we pray for is real and close to our heart, and that is what we need daily. The Lord's Prayer teaches us to pray for our daily needs. We need bread daily, and pray for daily bread. We often make mistakes and need forgiveness. We learn from God to forgive others as they too make mistakes. We pray for God's will be done on earth, so that everyone will enjoy real peace, because God's will is holy and unchanged. Jesus encourages us to pray to God as our Father. He used the image of imperfect parents who would love to give good things for their own children. Our God, the Most Holy Father, would not harm us, but always gives the best things for those who call upon him. Jesus told us that even God's Name is holy, which implies that everything which comes from God must be good and holy, because God is full of goodness and grace.

Jesus used the story of three friends who called on each other for help to talk about the boundless of God's hospitality. The traveller friend arrived late at his friend's house. The host had nothing to offer. He went to his neighbour friend at mid-night asking for help. That friend is you and me who believe, that there is no time limit to prayer whenever we remember it. It is either at evening or mid-night or daybreak. Whenever we have the urge to pray, then do it. We all have experienced to pray to God at midnight when something disturbed our sleep.

Jesus told us to ask and it will be given. Knock and it will be opened and search and we will find. Lk 11,9. What we have experienced is that we have asked, and searched and knocked but not always received what we asked for. When we pray we live in hope and trust, that God will listen to our prayers. If we always received what we had asked for then we would not need to have any hope. It is not us, but God who is in control the outcome of our prayers. God decides what is best for us. God may not give what we have asked for, but give something else, such as strength to overcome the problem, or wisdom to make a wise decision, or peace of mind or a calm heart. Prayer is not primarily getting what we ask for, but rather having a personal relationships with God. Unanswered prayer reminds us to read the parable of the invited guests who made excuses (Lk 14: 16-19). There was a man who invited guests to come to his own son's wedding. All the guests found excuses not to come to the wedding. Being rejected is something God has had more experience than all of us.

'If one of you hears me calling and opens the door. I will come in to share his meal, side by side with him', Rev 3,20.

Jesus told us, 'The heavenly Father give the Holy Spirit to those who ask him'. v.13. God's Spirit answers all our prayers.
 
22/07: Tôi đã gặp người tôi yêu dấu – Mừng kính Thánh Nữ Maria Mađalêna –Thầy Vũ Viết Hướng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
04:53 21/07/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”

Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su. Đức Giê-su nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Đức Giê-su gọi bà: “Ma-ri-a!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri: “Ráp-bu-ni!” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). Đức Giê-su bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.

Đó là lời Chúa
 
Hãy xin sẽ được
Lm. Thái Nguyên
05:08 21/07/2022



HÃY XIN SẼ ĐƯỢC
Chúa nhật 17 Thường Niên, năm C : Lc 11, 1-13

Suy niệm

Khi thấy Đức Giêsu cầu nguyện, các môn đệ cũng xin Thầy dạy cho biết cách cầu nguyện. Ngài đã dạy các ông kinh Lạy Cha, là lời kinh tuyệt vời, vì đó chính tâm tình sống ngập tràn tình yêu mến của Ngài đối với Chúa Cha. Theo thánh Luca, phần đầu của lời nguyện là cầu cho danh thánh Cha vinh hiển và Triều Đại Cha mau đến, nghĩa là cho mọi người được nhận biết quyền năng và tình thương của Thiên Chúa. Thật ra, Thiên Chúa là Đấng sung mãn và đầy tràn vinh quang, không ai thêm bớt gì được nơi Người; Người là sự sống vô biên và là nguồn mạch mọi ơn lành, nên khi con người được nhận biết, thì đó là diễm phúc cho cuộc đời họ. Hơn nữa, khát vọng sâu thẳm của con người chính là Thiên Chúa, Đấng là khởi nguyên và là cùng đích của mọi loài mọi vật. Tiếp theo là xin cho lương thực hằng ngày; xin ơn tha thứ và biết thứ tha, nhất là xin đừng bị sa chước cám dỗ.

Trong lời kinh này, điều lạ lùng và hết sức ngạc nhiên là Đức Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha: “Ba ơi!”. Tiếng gọi đó làm rúng động trái tim loài người chúng ta trước tình thương bao la của Thiên Chúa. Tiếng “Cha” ở đây không chỉ là nguồn cội phát sinh nhưng còn là vòng tay nâng đỡ, là mái ấm chở che, là động lực thúc đẩy, là lý tưởng mời gọi. Từ ngữ “Cha” gợi lên cả một trời yêu thương vừa thân thiết vừa thâm sâu và mầu nhiệm. Khi mạc khải cho biết Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu đã đưa ra một hình ảnh về Thiên Chúa hoàn toàn khác với hình ảnh các vị thần của các tôn giáo khác. Không những Ngài cho ta thấy Thiên Chúa Cha yêu thương ta vô cùng, mà còn muốn ta đi vào tình nghĩa rất riêng tư và thân thiết với Cha.

Qua Kinh Lạy Cha, chúng ta còn khám phá ra mọi người đều là anh em có cùng một Thiên Chúa là Cha: “Lạy Cha chúng con” chứ không Lạy Cha của con. Vì là anh em với nhau trong một gia đình của Thiên Chúa, nên mọi người phải sống tình liên đới và có trách nhiệm với nhau trên mọi phương diện, cả trong lời cầu nguyện. Từ nền tảng này, câu “Tứ hải giai huynh đệ” mới có một ý nghĩa thiêng liêng cao vượt, chứ không chỉ là một liên hệ bề ngoài mang tính xã hội. Tổ phụ Abraham đã thực hiện tình liên đới đó khi tha thiết cầu xin cho thành Sôđôma khỏi bị phạt vì tội lỗi của họ quá nặng nề. Ông đã mặc cả với Chúa rằng, nếu trong thành có 50 người công chính thì xin Chúa tha cho cả thành. Chúa đồng ý, nhưng rồi ông phải hạ xuống dần dần còn 10 người. Rất tiếc là Abraham đã dừng lại ở con số đó, không dám tiến xa hơn vào lòng thương xót của Thiên Chúa (x. St 18, 20-32).

Sau kinh Lạy Cha, Đức Giêsu khuyến khích chúng ta hãy xin, hãy tìm và hãy gõ cửa. Ngài mời gọi ta hãy hành động tích cực chứ không thụ động ngồi chờ. Nhưng có khi vì tự phụ mà ta không xin nên không được; có khi vì ta lười biếng mà không tìm nên ta không gặp; có khi vì ta nhút nhát không gõ cửa nên không được mở cho.

Qua dụ ngôn người bạn bị quấy rầy, Đức Giêsu còn dạy phải kiên trì khi cầu xin, để tăng thêm ước muốn của ta, và cũng là để tăng thêm giá trị ơn Chúa ban. Nếu ta không nhận được điều mình xin, không phải là Chúa không ban, nhưng có thể điều cầu xin ấy không có lợi mà còn có hại cho tâm hồn ta, hoặc Ngài muốn dành cho ta một ơn lớn lao hơn. Trong sự khôn ngoan vô cùng của Thiên Chúa là Cha từ ái, Ngài biết phải ban ơn gì và ban như thế nào để làm triển nở cuộc đời ta.

Cầu xin không phải để cho được điều mình mong ước, mà còn để đạt tới những gì Chúa ước mong. Cầu xin chủ yếu là để nối kết thân tình với Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự trong ta, Đấng đang kết dệt nên cuộc đời ta và đưa ta vào chương trình tình yêu cứu độ của Ngài. Hiểu như thế để ta ra khỏi những bận tâm chật hẹp của bản thân, để thấy những nhu cầu lớn lao của tha nhân và Giáo hội. Cũng đừng quên rằng, ơn cao cả nhất mà Cha muốn ban cho ta là Chúa Thánh Thần. Có Thánh Thần là có niềm vui, có sức mạnh, có ánh sáng và sự sống mới. Đó là sự sống của Đức Kitô đang hình thành nơi mỗi người chúng ta cho tới khi đạt tới tầm mức viên mãn trong Thiên Chúa.
Cần lắng sâu trong cầu nguyện, ta mới biết điều mình phải xin, vì những điều ta xin còn mang nhiều cặn bẩn. Lắm khi ta xin rắn mà không hay. Cũng có khi ta tưởng Chúa cho chúng ta bọ cạp. Chỉ với con mắt đức tin, ta mới biết Chúa đã nhận lời mình rồi, nhưng theo một kiểu khác với kiểu ta muốn. Với tình yêu mến, thì mọi biến cố trong đời đều là quà tặng yêu thương của Chúa dành cho ta.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giê-su!
thách đố lớn của đời Ki-tô hữu,
chính là sự thinh lặng của Thiên Chúa,
vì con kêu cầu mà chẳng thấy đâu,
khi gặp khổ đau tinh thần thân xác,
khi thấy người lành gặp bao điều ác,
kẻ vô tội lại bị những hàm oan,
bao người phải than van và nổi loạn,
có thật chăng một Thiên Chúa toàn năng?
Chính Chúa cũng quằn quại trên thập giá,
cảm thấy sự thinh lặng của Chúa Cha,
trước sự gian tà mà không đáp trả,
xem như muốn bỏ cả người Con yêu.
Nhưng Ngài vẫn phó thác trong tay Cha,
biết Cha không hành động như người ta,
Cha không đưa Con xuống khỏi thập giá,
nhưng đã đưa Con ra khỏi nấm mồ,
đó mới là quyền năng Cha thi thố,
để nhờ Con muôn người được cứu độ.
Hôm nay Chúa dạy con cứ việc xin,
và hãy tin chắc rằng Chúa sẽ cho,
không hẳn thỏa mãn điều con cần có,
nhưng lớn lao hơn những gì con nghĩ,
người cha trần thế không cho điều xấu,
huống chi Thiên Chúa là Cha nhân hậu.
Xin cho con cứ tin tưởng thật nhiều,
nhưng hãy để cho Thiên Chúa định liệu,
vì Người biết những gì là tốt nhất,
Người còn ban cho con cả Thánh Thần,
là Đấng thánh hóa suối nguồn hồng ân. Amen.
 
Cầu Nguyện Hay Cầu Xin?
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:45 21/07/2022
Cầu Nguyện Hay Cầu Xin?

(Chúa Nhật XVII TN C)

Một thực tế trong đời Kitô hữu đó là hễ cầu nguyện thì không thể không cầu xin. Có lẽ vì cuộc sống con người lắm gian truân và đầy dẫy những bất an, gian khổ, bên cạnh đó khát vọng cũng như nhu cầu của con người thì dường như vô tận. Cầu xin là một cách thế cầu nguyện mang tính hiện sinh, dẫu cho theo cái nhìn tu đức truyền thống thì việc cầu xin xem ra không bằng việc tạ ơn, ngợi khen hay chúc tụng Thiên Chúa.

Lần kia một môn đệ nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông.” Và Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho thánh danh Cha vinh hiển…; xin tha tội cho chúng con…” (x.Lc 11,1-4). Tin Mừng Matthêu cũng tương thuật việc Chúa Giêsu dạy cầu nguyện với “Kinh Lạy Cha” bằng những lời cầu xin (x.Mt 6,9-13). Qua những lời cầu xin chúng ta nhận ra một vài tâm tình vừa chính đáng vừa phải đạo và cũng vừa rất “dễ thương” như sau:

1.Tâm tình tin tưởng, cậy trông vào tình yêu và quyền năng của Đấng chúng ta cầu xin: Đã cất lời cầu xin với ai thì dĩ nhiên ít nhiều đã có sự tin tưởng và cậy trông vào người ấy. Xin với ai điều gì thì giả thiết đã tin tưởng người ấy có khả năng thực hiện điều chúng ta xin. Dưới một góc độ nào đó, lời cầu xin cũng là một lời tuyên xưng đức tin.

2.Tâm tình thống hối, ăn năn: Nếu điều cầu xin là ơn tha thứ thì người cầu xin không chỉ bày tỏ lòng tin vào sự khoan dung của người mình xin mà còn bày tỏ sự ăn năn thống hối về lỗi lầm mình đã phạm. Theo cái nhìn này thì lời cầu xin cũng là lời xưng thú tội lỗi.

3.Tâm tình khiêm hạ nhìn nhận sự hạn chế, bất toàn và cả bất lực của mình: “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ…”(x.Lc 11,3-4; Mt 6,11.13). Nội hàm những lời cầu xin trên đây quả là một lời thú nhận sự bất toàn, bất lực của người xin. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp. Nếu Chúa không nâng đỡ thì chúng ta không thể đứng vững trước mãnh lực của thần dữ, như “sư tử luôn rảo quanh chúng ta để rình chờ cắn xé, phân thây”(x.1P5,8).

4.Tâm tình thảo hiếu: “Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”(x.Mt 6,9-10; Lc 11,1). Một người con biết nghĩ đến Danh, Vương quyền, Ý, Lời của Cha là một người con sống đạo thảo hiếu đúng phận.

5. Sự liên đới, tương thân tương ái trong nghĩa tình huynh đệ: Chúng ta nhận ra sự thật này qua hai từ “chúng con” của lời kinh “Lạy Cha”. Hơn nữa, khi đã tuyên xưng, nhìn nhận Thiên Chúa là Cha thì một cách nào đó đã nhìn nhận tha nhân là anh chị em của mình. Sự tương thân tương ái được biểu hiện cách rõ nét và thiết thực bằng sự liên đới.

Câu chuyện Abraham cò kè bớt một thêm hai để xin Thiên Chúa tha thứ cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh hoạ. Lòng hiếu thảo luôn sánh đôi với nghĩa tình huynh đệ. Một người sống có tình với mẹ cha thì hẳn có lòng với anh chị em. Ngược lại khi đã biết sống có tình với huynh đệ thì luôn làm đẹp lòng mẹ cha. Các đấng bậc sinh thành vốn nhận tình nghĩa huynh đệ của đàn con như là một trong những cách thế đẹp nhất mà đàn con bày tỏ lòng thảo hiếu với mình. Chúng ta nhận ra sự thật này khi cha ông chúng ta đã gắn kết hai mối tình ấy bằng hạn từ ghép “tình hiếu đễ”.

Mối tình của Abraham dành cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra một cách nào đó còn bị giới hạn. Dù rằng đã dùng hết cách để có kè bớt dần con số người công chính để xin Thiên Chúa thứ tha cho họ nhưng Abraham đã không vượt qua con số “mười”. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù tình thân của Abraham đối với Thiên Chúa thật đậm đà nhưng vẫn còn bị hạn chế cách nào đó. Chắc hẳn Abraham luôn mong ước được thấy ngày của Con Người, ngày mà chân lý được tỏ bày cách hoàn hảo nơi Đức Giêsu Kitô (x.Ga 8,56). Giả như ông chứng kiến ngày ấy thì ông đã bớt dần xuống chỉ còn một người công chính. Quả vậy, “cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng đã được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18).

Tuy nhiên, có thể nói rằng cầu xin không phải là để Thiên Chúa biết các nhu cầu của chúng ta, vì chính Người đã biết rõ những gì chúng ta cần trước khi chúng ta cất lời khẩn xin (x.Mt 6,8). Đã là người Cha trên các người cha và là nguồn gốc của mọi tình phụ tử, Thiên Chúa sẵn sàng ban mọi sự tốt lành cho chúng ta. Như thế cần phải khẳng định rằng nội hàm những lời cầu xin là để giúp chúng ta nhận biết những gì chúng ta cần, và để chúng ta sẵn sàng đón nhận cũng như sẵn sàng thực thi.

“Xin cho danh Cha cả sáng”. Chúng ta không xin thì trời xanh vẫn phản ánh vinh quang của Người. Chúng ta xin là để biết cách cộng tác với ơn Chúa làm cho Thánh danh Người tỏ rạng nơi cuộc đời con người chúng ta. “Xin Cha tha nợ cho chúng con”. Chúng ta chưa xin thì Đức Kitô đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Cầu xin là để biết cách thế đón nhận hồng ân tha thứ Chúa đã tặng ban. Một trong những cách thế để đón nhận hồng ân thứ tha của Thiên Chúa đó là quảng đại tha thứ cho tha nhân (x.Mt 6,14-15).

Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để tiếp xúc, gặp gỡ Thiên Chúa. Tiếp xúc, gặp gỡ Chúa để biết Chúa, yêu mến Chúa và để thực hiện thánh ý của Người. Như thế, cầu nguyện, cầu xin không phải là để bắt Thiên Chúa thực hiện điều chúng ta muốn, nhưng là để bắt chính mình thực thi điều Thiên Chúa muốn. Vấn đề đặt ra đó là cần phải biết cầu xin những gì đẹp ý Chúa. Một trong những điều đẹp ý Chúa nhất đó là tôi và mọi người cùng được hưởng ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc ngay hôm nay và ngày sau.

Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 21/07/2022

8. Thiên Chúa xử phạt người ở trên trần gian, đó là bằng cớ yêu thương con người.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:06 21/07/2022
45. NỘI TẠNG KIỆN CÁO

Tim là quân chủ khí quản của thân thể con người, Tuân tử gọi là “thiên quân”. Phàm là lục phủ ngũ tạng, tất cả đều do nó quản lý.

Một hôm, tì đến cáo trạng, nói:

- “Tôi là người quản lý nguyên khí của con người, không ngờ gần đây gan dựa vào thế lực của nó gia tăng quấy nhiễu tôi, tôi cũng không muốn so đo với nó, chỉ là gia tăng tu dưỡng bên trong, phòng vệ bên ngoài mà thôi. Ai ngờ gan lại nổi giận với tì, đây rõ ràng là can khí, nhưng người trên thế gian thì cứ cho là tì khí, khi can khí phát tác thì người ta nói: “Người nọ tì khí không tốt”. Tôi chịu nỗi oan không rửa sạch, danh dự cũng bại hoại, cho nên khẩn cầu ngài rửa sạch nổi oan uổng giùm tôi với”.

Tim nghe xong thì truyền kêu gan lại để xử, gan biện luận:

- “Tôi dùng tận khí lực phát ra nộ khí, nhưng nó ăn cắp hết thành quả của tôi, ngồi hưởng danh dự, tôi không so đo với nó thì thôi, sao nó lại còn đi tố cáo tôi nữa?”

(Yết hậu ngữ)

Suy tư 45:

Nếu tì có bệnh thì đi chữa, gan có bệnh thì uống thuốc, ruột già ruột non có bệnh thì điều trị, chứ con người chưa chết ngay, nhưng nếu tim ngừng đập thì con người trở thành thiên cổ tức thì, cho nên nói tim là quân chủ của lục phủ ngũ tạng thì cũng đúng vậy.

Đức tin là “quân chủ” của người Ki-tô hữu, làm các việc đạo đức khác như lần chuỗi Lòng Thương Xót, chuỗi Mân Côi, làm việc đền tạ trái tim Đức Mẹ, tham gia các đoàn thể công giáo tiến hành, đi tham dự thánh lễ, hoặc lãnh nhận các bí tích mà không có đức tin, thì cũng bằng như không, coi như có xác mà không có quả tim vậy, thân xác hoạt động nhưng đời sống thiêng liêng không hoạt động và triển nở được.

Do đó, người Ki-tô hữu cần phải cầu xin Chúa gia tăng đức tin cho mình mỗi ngày, bằng không thì những cám dỗ của thế gian và ma quỷ sẽ bóp nghẹt đức tin –là quả tim- của đời sống thiêng liêng, lúc đó thì sống cũng như phần hồn đã chết rồi vậy.

Đức tin giúp người Ki-tô hữu nhìn thấy Chúa trong mọi hoàn cảnh, đức tin giúp người Ki-tô hữu biết nhìn thấy ý Chúa qua cuộc sống đời thường, và đức tin làm người Ki-tô hữu sống yêu thương và biết phục vụ tha nhân hơn.

Cám ơn Chúa đã ban đức tin cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa ban phúc lộc dồi dào
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:48 21/07/2022
Qua Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su dùng dụ ngôn người bạn vay bánh giữa đêm khuya cũng như chuyện người cha sẵn sàng cho con cái mình những gì tốt nhất để khẳng định với chúng ta rằng nếu chúng ta liên lỉ nài xin thì chắc chắn sẽ được Thiên Chúa nhận lời. Ngài dạy: “Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho…”

Thiên Chúa là Cha nhân lành, luôn yêu thương chăm sóc nuôi dưỡng đoàn con trên dương thế. Không có ơn Chúa ban, con người không thể tồn tại. Ngài ban cho ta vô vàn ân huệ mà lắm khi chúng ta không ngờ tới.

- Có nhiều ân huệ Chúa ban trước khi ta cầu xin, đó là Ngài cho ta được sinh ra làm người, được ân cần chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ ngay từ ấu thơ… Ngoài ra, từng hơi ta thở, từng hớp nước ta uống, từng tia nắng soi đường và sưởi ấm cho ta… đều là ân huệ Chúa rộng ban cho ta được sống trên đời.

- Còn rất nhiều ân huệ khác Chúa ban qua tay những người chung quanh: Chúa cho ta cơm ăn, áo mặc, đồ dùng… qua trung gian cha mẹ; Chúa giáo dục ta nên người nhờ thầy cô; Chúa cứu chữa ta khỏi bệnh nhờ các y bác sĩ…

Tuy nhiên, có những lúc chúng ta cầu xin mà dường như Chúa chẳng nhận lời, rồi đâm ra thất vọng, oán trách Chúa. Nên hiểu rằng : Trong những trường hợp đó, vì muốn đào tạo ta nên người trưởng thành, Chúa “không cho cá mà lại cho cần câu.”

Người cha khôn ngoan không tự mình đi câu cá, đem về nấu nướng, dọn sẵn lên bàn cho con ăn, bởi vì nếu ngày nào ông cũng làm như thế thì đứa con sẽ cậy dựa vào cha mẹ mà không tự lo cho mình, sẽ trở thành lười biếng và suốt đời chỉ muốn người khác ban phát mọi thứ cho mình.

Nhưng thay vì trao cá cho con ăn từng bữa, ông sẽ trao cho nó một chiếc cần câu. Nhờ sử dụng phương tiện nầy, người con có thể kiếm được rất nhiều cá mà không phải ngửa tay xin.

Tương tự như thế, Thiên Chúa là Cha khôn ngoan. Ngài không ban hết mọi thứ ta xin, vì nếu làm như thế, Ngài sẽ làm hỏng đời ta. Khi đó, không ai còn muốn học tập, lao động, sản xuất nữa... vì đã có Chúa lo cả rồi.

Trái lại, thay vì cho cá, Ngài trao cho ta những “chiếc cần câu”, nghĩa là ban cho ta đôi tay để lao động, ban cho ta trí tuệ để tìm tòi, phát minh và sáng chế, ban đủ thứ phương tiện để ta hoạt động hằng ngày…

Nhờ vận dụng những thứ “cần câu” nầy, trí tuệ chúng ta được mở mang, thân xác được khoẻ mạnh, con người được phát triển vẹn toàn.

Chúa không cho cá nhưng lại cho chiếc cần câu

Ý tưởng này đã được một tác giả diễn tả cách chí lý như sau:

“Tôi xin sức mạnh...

Và Ngài đã cho tôi gặp khó khăn để trui rèn tôi nên mạnh mẽ.

Tôi xin khôn ngoan...

Và Ngài cho tôi những vấn đề - tựa như những bài toán khó - để giải quyết, nhờ đó tôi trở thành người khôn ngoan.

Tôi xin tiền của...

Và Ngài cho tôi khối óc và bắp thịt để làm việc, nhờ đó tôi trở nên giàu có. (…)

Thế là, tuy không trực tiếp lãnh nhận những gì tôi xin...

Nhưng tôi có được tất cả những thứ tôi cần” (Khuyết danh).

Lạy Chúa Giê-su,

Nhờ tình thương và muôn vàn ân sủng Chúa, chúng con mới được sống đến ngày hôm nay. Xin cho chúng con biết đền đáp tình thương Chúa bằng cách sử dụng ân huệ Chúa ban để phụng sự Chúa và phục vụ mọi người. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hai linh mục Công Giáo Nigeria bị bắt cóc. Một vị được tìm thấy đã chết, một vị khác trốn thoát
Đặng Tự Do
04:59 21/07/2022


Một linh mục Công Giáo Nigeria bị bắt cóc vào tuần trước đã được tìm thấy bị sát hại hôm thứ Ba trong khi một linh mục khác đã cố gắng trốn thoát khỏi những kẻ bắt giữ ngài ở bang Kaduna, miền bắc địa phương, giáo phận địa phương cho biết.

Các cha John Mark Cheitnum và Donatus Cleophas đã bị bắt tại thị trấn Lere khi tham dự một buổi lễ của giáo xứ tại Nhà thờ Công Giáo Chúa Kitô Vua, Yadin Garu vào thứ Sáu tuần trước.

Hôm thứ Ba, thi thể của Cha Cheitnum đã được tìm thấy, giáo phận Kafanchan cho biết trong một tuyên bố, nói thêm rằng ngài “bị giết một cách dã man vào cùng ngày bị bắt cóc.” Lễ an táng của ngài đã được cử hành hôm thứ Năm 21 tháng 7.

Hiện chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc.

Khoảng một chục linh mục đã bị bắt cóc trong năm nay trên khắp Nigeria bởi các tay súng đòi tiền chuộc. Lực lượng an ninh Nigeria, những người được hy vọng chiến đấu với lực lượng Hồi giáo nổi dậy ở phía đông bắc, thường không ngăn chặn được các cuộc tấn công.

Tưởng cũng nên nhắc lại, ít nhất 7 linh mục Công Giáo đã bị bắt cóc ở Nigeria trong tháng 7, theo dữ liệu do tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, một tổ chức phi lợi nhuận của Công Giáo, tổng hợp.

Vụ bắt cóc mới nhất nâng tổng số lên tới 20 linh mục Nigeria bị bắt cóc kể từ đầu năm 2022 đến nay. Ba trong số các linh mục đã thiệt mạng.

Chuyên gia an ninh David Otto, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và An ninh Phi Châu, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, nói với CNA rằng sự đồng thuận của các chuyên gia an ninh trong nhóm của ông là Giáo Hội Công Giáo đang bị tấn công vì họ đã trả tiền chuộc cao do bọn cướp yêu cầu, có thể lên tới 200.000 USD hoặc hơn. Càng trả tiền chuộc cao, càng kích thích bọn cướp.

Đức Cha Jude Arogundade của Ondo, phía tây nam Nigeria, nơi các tay súng vẫn chưa bị bắt đã giết chết ít nhất 40 người tham dự Thánh lễ Hiện xuống ở Owo, tin rằng Giáo Hội Công Giáo ở Nigeria vừa là mối đe dọa vừa là mục tiêu chiến lược cho những người chăn gia súc theo đạo Hồi cực đoan Fulani và các nhóm khủng bố Hồi giáo sử dụng bạo lực để gây bất ổn ở Nigeria.

Đặc biệt, bang Kaduna của Nigeria đã được tổ chức nhân quyền Christian Solidarity Worldwide có trụ sở tại Vương quốc Anh miêu tả là “tâm chấn của nạn bắt cóc và bạo lực bởi các tác nhân phi nhà nước” ở Nigeria. Một báo cáo năm 2022 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ trích dẫn sáu cuộc tấn công nhằm vào các nhà thờ ở Bang Kaduna vào năm 2021.

Các linh mục Công Giáo trong tổng giáo phận Kaduna đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối bạo lực chống lại các tín hữu Kitô ở Nigeria trong đám tang của một linh mục bị giết vào cuối tháng Sáu.

Hiệp hội Linh mục Công Giáo Giáo phận Nigeria đã kêu gọi các linh mục tuân thủ một tuần cầu nguyện, ăn chay, chầu Thánh Thể và đọc kinh Mân Côi để giúp các ngài bền đỗ trong thánh chức bất chấp tình hình an ninh nguy hiểm.

“ Bổn phận của chúng ta là đặt lên trước bàn thờ Thiên Chúa lòng biết ơn, sự quan tâm, lo lắng và những lời cầu xin của các tín hữu và của chúng ta. Chúng ta là những người ủng hộ cuộc sống và hòa bình,” tuyên bố của hiệp hội các linh mục cho biết.

“Chúng ta được kêu gọi và gửi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo, trả tự do cho những người bị giam cầm, giải phóng những người bị áp bức, chữa lành trái tim tan vỡ, băng bó những vết thương và những thứ tương tự. Chúng ta đã thực hiện lời kêu gọi này và chúng ta sẽ tiếp tục.”
Source:Reuters
 
Trước chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, các giám mục Canada bắt đầu trả tiền cho các cộng đồng bản địa
Đặng Tự Do
05:00 21/07/2022


Trong bối cảnh chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Canada sẽ diễn ra trong vài ngày nữa, các giám mục địa phương đã thông báo rằng một quỹ đặc biệt để hỗ trợ các nỗ lực hàn gắn và hòa giải với các cộng đồng bản địa đã bắt đầu chấp nhận các đề xuất.

Trong tuyên bố hôm thứ Hai, Đức Cha William McGrattan, phó chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada, gọi tắt là CCCB, cho biết “Chúng tôi chân thành hy vọng rằng việc quản lý và giám sát Quỹ Hòa giải Bản địa bởi tất cả các giám đốc Bản địa thành công và có uy tín cao”, những người đã đồng ý phục vụ trong hội đồng quản trị của quỹ sẽ giúp nó “thúc đẩy sự hàn gắn một cách có ý nghĩa giữa Giáo Hội Công Giáo và các dân tộc bản địa.”

Ngài cho biết Quỹ Hòa giải Bản địa được thành lập vào năm 2022 để hỗ trợ và thúc đẩy các sáng kiến hàn gắn và hòa giải với các cộng đồng Bản địa theo cam kết của các giám mục Canada vào năm ngoái.

Vào tháng 9 năm 2021, CCCB đã công bố cam kết tài chính trị giá 30 triệu đô la trong 5 năm tới để hỗ trợ các dự án nhằm hàn gắn và hòa giải do vai trò lịch sử của Giáo Hội Công Giáo trong các trường học dành cho người bản địa.

Là một sáng kiến do chính phủ phát động và tài trợ, hệ thống trường học dân cư ở Canada trong hơn một thế kỷ đã cố gắng hòa nhập các cộng đồng bản địa vào xã hội Canada bằng cách cưỡng bức loại bỏ trẻ em khỏi gia đình và gửi chúng đến các trường học dành cho người bản địa.

Nhiều trường học được điều hành bởi các đơn vị truyền giáo Công Giáo và các Giáo Hội Kitô khác. Tổng cộng, khoảng 150.000 trẻ em từ các nhóm thiểu số như dân tộc thứ nhất, Métis và Inuit buộc phải theo học tại các trường dân cư do chính phủ tài trợ và do Công Giáo, Anh giáo hoặc các Giáo Hội khác điều hành từ những năm 1870 đến 1996, khi trường dân cư cuối cùng bị đóng cửa.

Những người sống sót tại các trường dân cư nói rằng đó là “cuộc diệt chủng văn hóa” để lại những vết sẹo sâu sắc cho thế hệ.

Quỹ Hòa giải Bản địa chấp nhận đóng góp từ 73 giáo phận Công Giáo trên khắp Canada với mục đích hoàn thành mục tiêu 30 triệu đô la của CCCB.

Theo một thông cáo ngày 18 tháng 7 từ CCCB, quỹ cho đến nay đã thu được 4,6 triệu đô la và đã bắt đầu chấp nhận các đề xuất cho các dự án hàn gắn và hòa giải. Đề xuất đầu tiên đã được thông qua vào ngày 15 tháng 7.

Các giám mục cho biết tất cả các dự án được đưa ra sẽ được đánh giá tại địa phương với sự tham vấn của các cộng đồng First Nations, Métis và Inuit.

Theo các giám mục, các đề xuất dự án từ các ủy ban hòa giải giáo phận và khu vực đang được trình lên quỹ “như một phần của nỗ lực hỗ trợ và khuyến khích sự hợp tác địa phương giữa các thực thể Công Giáo và các đối tác bản địa.”

Các ngài cho biết, mỗi đơn xin tài trợ trước tiên phải được nộp cho các ủy ban hòa giải của giáo phận và khu vực, và khi vượt qua giai đoạn đầu tiên này, nó sẽ được các thành viên của Hội đồng Quản trị cho Quỹ Hòa giải Bản địa đánh giá.

Các thành viên của các cộng đồng First Nations, Métis và Inuit đã đến Rôma từ ngày 28 tháng 3 - ngày 1 tháng 4 để gặp riêng và tập thể với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Phanxicô đã đưa ra lời xin lỗi ban đầu về vai trò của Giáo Hội trong hệ thống trường học dành cho người bản địa.

Nhiều người mong đợi rằng Đức Giáo Hoàng sẽ xin lỗi một lần nữa trong chuyến thăm Canada từ ngày 24 đến 30 tháng 7, điều này sẽ thực hiện Điểm hành động số 58 của Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Canada, trong đó kêu gọi Đức Giáo Hoàng xin lỗi những người sống sót cũng như gia đình và cộng đồng của họ ở Canada.
Source:Crux
 
Vị tân Hồng Y trẻ nhất của Giáo hội đã là một nhà trừ quỷ trong hơn 20 năm
Vũ Văn An
19:04 21/07/2022

Francisco Veneto của Aleteia, ngày 21/07/22, tường thuật câu truyện lý thú về vị giám mục truyền giáo vừa được Đức Phanxicô nâng lên hàng Hồng Y cho một đất nước chỉ có 1,500 người Công Giáo.



Ngoài việc lập kỷ lục về tuổi tác, vị giám mục trẻ tuổi này còn là một nhà trừ tà trong hơn 20 năm!

Vị tân Hồng Y trẻ nhất của Giáo hội cũng là một nhà trừ quỷ: Giám mục Giorgio Marengo, 47 tuổi, người Ý, làm giám mục truyền giáo ở Mông Cổ xa xôi, sẽ chính thức trở thành “Hồng Y trẻ nhất” kể từ ngày 27 tháng 8.

Trong mật nghị dự kiến vào ngày đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao cho ngài chiếc mũ zucchetto màu đỏ nổi tiếng tượng trưng cho lòng can đảm và sẵn sàng chịu tử đạo vì Chúa Kitô nếu cần thiết.

Một nhà truyền giáo trẻ ở những vùng đất xa xôi

Ngoài tuổi đời còn trẻ của ngài - hầu hết các Hồng Y đều trên 60 tuổi - một “sự thật thú vị” khác xung quanh vị giám mục trẻ đã thu hút sự chú ý của người Công Giáo: đất nước mà ngài thực thi sứ mệnh của mình, Mông Cổ, có ít hơn 1,500 người Công Giáo.

Lịch sử Mông Cổ được đặc trưng bởi sự cô lập lớn đối với ảnh hưởng của phương Tây. Trong số dân tự nhận có tôn giáo, một phần lớn thuộc các truyền thống bản địa địa phương, đặc biệt là đạo Shaman: họ có hơn 10,000 tín đồ, nhiều gấp sáu lần số người Công Giáo. Hơn nữa, trong thế kỷ 20, Mông Cổ phải chịu sự đàn áp dưới chế độ độc tài cộng sản, vốn chính thức cấm việc thờ phượng tôn giáo.

Vị tân Hồng Y, thuộc tu hội Thừa sai Consolata, nói về việc được bổ nhiệm làm Hồng Y: “Đối với tôi, sống ơn gọi mới này có nghĩa là tiếp tục trên con đường nhỏ bé, khiêm nhường và đối thoại.”

Còn trẻ, nhưng có kinh nghiệm lâu năm trong thừa tác vụ trừ tà

Giờ đây, một thông tin khác về Giám mục Marengo đang gây tò mò nơi người Công Giáo: vị giám mục trẻ tuổi này đã là nhà trừ quỷ hơn 20 năm. Và không chỉ vậy: ngài còn là một điểm tham chiếu trong số các linh mục được ủy quyền thực hiện thừa tác vụ trừ tà.

Giám mục Marengo là một trong những người giảng dạy tại lớp XVI của Khóa học về Trừ tà và Cầu nguyện Giải thoát, được tổ chức hàng năm tại Giáo hoàng Học viện Regina Apostolorum ở Rôma. Trước đây ngài đã tham gia cùng một khóa học này trong tư cách học viên.

Vị giám mục và vị Hồng Y tương lai đã nói về “Vai trò của giám mục trong chức vụ trừ quỷ,” bất chấp ở các nền văn hóa phương Tây hay ở các xứ truyền giáo. Thực thế, ngài nói trong bài giảng của ngài rằng những người không phải là Kitô giáo thường đến gặp ngài để xin ngài giải cứu họ “khỏi hành động của ma quỷ”, điều này cho thấy họ nhận ra quyền năng của các thừa tác viên của Chúa Kitô chống lại hành động của điều ác.

Theo Giám mục Marengo, ma quỷ là “kẻ chia rẽ chuyên ngăn cản mối liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô,” trong khi Giáo hội thúc đẩy mối liên hệ với Chúa Kitô qua việc loan báo Tin Mừng và hành động bí tích.

Mê tín như một chướng ngại cho đức tin

Theo vị giám mục truyền giáo, những người chuẩn bị chịu phép rửa ở Mông Cổ phải chịu những trở ngại đặc biệt cho thấy hành động của kẻ ác, điều này khiến họ chuyển hướng theo những thực hành của tổ tiên không phù hợp với Mạc khải của Chúa Kitô. Giám mục Marengo nhắc lại rằng kể từ những ngày đầu của Giáo hội, sự phản kháng này đã phổ biến: các linh mục Công Giáo cần lặp lại “hoạt động của các Tông đồ của Chúa Giêsu”, vốn “bao gồm việc xua đuổi ma quỷ và chữa lành bệnh tật.”

Tuy nhiên, không chỉ Mông Cổ, nơi có sự thách thức của những trò mê tín cố hữu: đối với Giám mục Marengo, sự ngoại giáo hóa mới của các xã hội trên toàn thế giới là một dấu hiệu cho thấy hành động của ma quỷ đối với các linh hồn khiến họ lạc hướng khỏi Sự thật.

Giám mục Marengo nói: “Lý do để lên án những mê tín dị đoan luôn giống nhau và cũng áp dụng cho chúng ta ngày nay: những thực hành này giả thiết chúng ta thiếu đức tin, và chúng ta nhờ cậy đến chúng để thoát khỏi sự bất trắc”.

Ngược lại, Chúa Kitô “hoàn toàn tin cậy nơi Đức Chúa Cha” và “theo cùng một cách, sự khiêm nhường của những người tin vào Chúa Kitô giả thiết sự tin cậy hoàn toàn nơi Người.”

Năm biện pháp để chiến đấu với ma quỷ

Đức Hồng Y tương lai Marengo đã nêu bật 5 biện pháp để chiến đấu với ma quỷ:

1. “Con đường chính là cầu nguyện. Và trong lãnh vực này, việc tôn thờ Thánh Thể và các hình thức khác nhau của lòng sùng kính Đức Mẹ nổi bật ”. Ngài yêu cầu đặc biệt chú ý đến các lời cầu nguyện phụng vụ với các bản văn nhắc đến việc chữa lành, luôn tôn trọng các quy tắc phụng vụ thích đáng. Và, liên quan đến Mông Cổ, ngài làm chứng: “Mọi sự đang thay đổi sau khi việc tôn thờ Thánh Thể lan rộng”.

2. "Dạy giáo lý đầy đủ về hành động của ma quỷ và cách đối đầu với hắn."

3. “Cơ hội để chia sẻ nơi các vấn đề về ma qủy học có thể nảy sinh trong cuộc đối thoại.”

4. “Cử hành lễ trừ tà khi cần thiết,” luôn tôn trọng các quy tắc của Giáo hội.

5. "Đào tạo các linh mục và tu sĩ liên quan đến sức khỏe tâm thần và cuộc chiến chống lại ma quỷ."



Mầu nhiệm tình yêu chiến thắng mầu nhiệm sự ác

Còn nhớ, theo Aleteia, trong đại hội trừ tà năm 2017 tại Manila, Đức Hồng Y Tagle nói với đại hội những người trừ tà rằng: mầu nhiệm tình yêu chiến thắng mầu nhiệm sự ác.

Đức Hồng Y nói rằng sự ác là một mầu nhiệm, tội lỗi là phi luận lý và phi lý thế mà chúng ta lại không chống lại nó.

Nhưng tình yêu cũng là một mầu nhiệm - Thiên Chúa vẫn thành tín dù biết rằng nhân loại sẽ không trung thành. Và mầu nhiệm tình yêu chiến thắng mầu nhiệm sự ác.

Đức Hồng Y Tagle khẳng định rằng bất chấp cái ác, cuộc sống con người vẫn tươi đẹp.

Luận lý học có thể ra lệnh chúng ta phải loại bỏ tội nhân để làm cho thế giới tươi đẹp, nhưng “thế giới thực sự tươi đẹp bởi vì Thiên Chúa đáp ứng điều đó. Thiên Chúa mạnh hơn sự ác. Đó là bí quyết của vẻ đẹp thế giới. "

Đức Hồng Y Tagle đã suy gẫm về lịch sử lâu dài của sự ác và loài người, và làm thế nào Satan đã có thể giành được sự hợp tác của con người ngay từ đầu.

Đức Hồng Y nói: “Chúng ta bị mê hoặc bởi mầu nhiệm sự ác”. Và “điều này phi luận lý. Điều này phi lý. Nhưng tội lỗi, sự ác, không hợp lý”. Con người không hiểu những lựa chọn của chính mình và do đó sự ác là một mầu nhiệm.

Nhưng mầu nhiệm lớn hơn là mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa. Lịch sử lâu dài của sự hợp tác của con người với sự ác được đáp lại bằng sự đáp trả liên tục của Thiên Chúa. “Người ta sẽ hướng về Người trong tuyệt vọng, Thiên Chúa sẽ đáp ứng, con người sẽ lại bỏ rơi Người, Thiên Chúa sẽ bị tổn thương,” nhưng sẽ ở lại với dân Người, dân mà Người không thể từ bỏ.

“Đây cũng là mầu nhiệm xót thương và cảm thương bất tận của Thiên Chúa. Mầu nhiệm tình yêu này chiến thắng sự ác. Và không có cách nào khác để chiến thắng sự ác ngoài tình yêu Thiên Chúa."
 
Tòa Thánh: Con đường Đồng nghị Đức không được tạo ra những phương thức mới đối với tín lý và luân lý’
Vũ Văn An
22:32 21/07/2022

Theo Cindy Wooden thuộc Catholic News Service, trong bản tin ngày 21 tháng 7 năm 2022, một tuyên bố của Tòa Thánh nói rằng “Xem ra cần phải minh xác rằng ‘Con đường Đồng nghị' ở Đức không có quyền bắt buộc các giám mục và các tín hữu thừa nhận các cách quản trị mới và các phương thức mới đối với tín lý và luân lý.”



Được văn phòng báo chí Tòa Thánh công bố bằng tiếng Đức và tiếng Ý vào ngày 21 tháng 7, tuyên bố trên cho biết Giáo Hội Công Giáo ở Đức không thể “khởi xướng các cơ cấu hoặc tín lý chính thức mới trong các giáo phận trước khi có sự hiểu biết nhất trí ở bình diện giáo hội hoàn vũ.”

Tuyên bố cho rằng làm như vậy, "sẽ gây ra một vết thương cho sự hiệp thông trong giáo hội và một mối đe dọa cho sự hiệp nhất của giáo hội."

Phiên họp toàn thể lần thứ tư của Con đường Đồng nghị dự kiến sẽ họp vào ngày 8 đến 10 tháng 9 tại Frankfurt với kế hoạch tranh luận về một loạt các bản văn sửa đổi và bỏ phiếu về việc chúng có thể được thông qua như các nghị quyết của Con đường Đồng nghị.

Phiên họp toàn thể bao gồm các thành viên của hội đồng giám mục Đức, 69 đại diện của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, và các đại diện khác của các thừa tác vụ tâm linh và các văn phòng giáo hội, những người trẻ và các cá nhân. Tổng cộng, Phiên họp toàn thể sẽ bao gồm 230 người.

Tại cuộc họp vào đầu tháng 2, Phiên họp toàn thể đã thông qua các nghị quyết kêu gọi giáo dân có vai trò và tiếng nói lớn hơn trong việc ra quyết định cho Giáo Hội và sự tham dự của giáo dân trong các đoàn kinh sĩ của nhà thờ chính tòa, là đoàn vốn có tiếng nói trong việc đề xuất tên các ứng cử viên được đệ trình lên Đức Giáo Hoàng để có thể được cử nhiệm làm giám mục.

Phiên họp toàn thể cũng đã thực hiện việc cân nhắc ban đầu các đề nghị nhằm khuyến khích việc nới lỏng luật bắt buộc độc thân đối với hầu hết các linh mục theo nghi lễ Latinh và ủng hộ việc phong chức phó tế cho phụ nữ. Việc chúc phúc cho những cuộc kết hợp đồng tính cũng đã được thảo luận rộng rãi, nhưng chưa được Phiên họp toàn thể chính thức thông qua.

Quyền hành của Phiên họp toàn thể trong việc đưa ra các quyết định cho Giáo Hội Công Giáo ở Đức đã được thảo luận rộng rãi và nhiều lần. Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, trong một lá thư hồi tháng 4 trả lời các giám mục từ các quốc gia khác chỉ trích tiến trình của Đức, nhấn mạnh rằng tất cả các nghị quyết kêu gọi cải cách chỉ có thể được thi hành ở bình diện giáo hội phổ quát sẽ được đệ trình lên Tiến trình thượng hội đồng toàn thế giới do Đức Giáo Hoàng Phanxicô khởi động để chuẩn bị cho Thượng hội đồng Giám mục năm 2023 về tính đồng nghị.

Trong một bức thư năm 2019 gửi những người Công Giáo Đức - một bức thư cũng được trích dẫn trong tuyên bố mới - Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng tính đồng nghị là một quá trình phải được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần với sự kiên nhẫn chứ không phải “tìm kiếm những kết quả tức thời tạo ra các hậu quả nhanh chóng và tức thì." Ngài nói: Biến đổi “đòi phải có sự hoán cải mục vụ”.

Đức Giáo Hoàng nói, “Thưa các anh chị em, chúng ta hãy quan tâm đến nhau và lưu ý đến sự cám dỗ của cha đẻ sự dối trá và chia rẽ, bậc thầy phân rẽ, kẻ, bằng cách thúc đẩy chúng ta tìm kiếm một lợi ích biểu kiến hoặc một phản ứng đối với một tình huống nhất định, trên thực tế kết cục ở chỗ phân tán cơ thể dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa”.

Tuyên bố vào tháng 7 của Tòa Thánh nhắc nhở người Công Giáo Đức về những lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với họ vào năm 2019 rằng giáo hội địa phương và giáo hội hoàn vũ sống và triển nở với nhau.

Ngài nói, nếu các giáo hội địa phương tách biệt khỏi toàn thể, “họ sẽ trở nên suy nhược, thối rữa và chết. Do đó, cần phải giữ cho sự hiệp thông với toàn thể cơ thể Giáo hội luôn sống động và hữu hiệu.”

Tuyên bố của Tòa Thánh cho hay, “người ta hy vọng rằng các đề xuất từ Con đường của các giáo hội đặc thù ở Đức sẽ nhập vào con đường đồng nghị đang được thực hiện bởi giáo hội hoàn vũ để làm phong phú lẫn nhau và làm chứng cho sự hiệp nhất nhờ đó thân thể của Giáo hội bày tỏ lòng trung thành của nó đối với Chúa Kitô. "

Nguyên văn Tuyên bố ngày 21.07.2022 của Tòa Thánh

Để bảo vệ quyền tự do của dân Chúa và thi hành thừa tác vụ giám mục, xem ra cần phải minh xác rằng “Con đường Đồng nghị” ở Đức không có quyền bắt buộc các giám mục và tín hữu thừa nhận những cách thức quản trị mới và các phương thức mới đối với tín lý và luân lý.

Trước khi đạt được sự hiểu biết nhất trí ở bình diện Giáo hội hoàn vũ, sẽ không được phép khởi xướng các cơ cấu hoặc tín lý chính thức mới trong các giáo phận, một điều sẽ gây ra vết thương cho sự hiệp thông trong Giáo hội và là mối đe dọa đối với sự hiệp nhất của Giáo hội. Như Đức Thánh Cha đã nhắc lại trong Thư gửi Dân Lữ hành của Thiên Chúa tại Đức: “Giáo hội hoàn vũ sống trong và nhờ các Giáo hội đặc thù, cũng như các Giáo hội đặc thù sống và nở rộ trong và từ Giáo hội hoàn vũ. Nếu bị tách khỏi toàn bộ cơ thể của Giáo hội, chúng sẽ yếu đi, thối rữa và chết. Do đó, cần phải luôn luôn bảo đảm để sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội được sống động và hữu hiệu ”[1]. Do đó, người ta hy vọng rằng những đề xuất của Con đường các Giáo hội Đặc thù ở Đức sẽ hội tụ với con đường đồng nghị đang được Giáo hội hoàn vũ bước theo, để làm phong phú lẫn nhau và làm chứng cho sự hiệp nhất nhờ thế thân thể Giáo hội biểu lộ lòng trung thành của mình với Chúa Kitô.

_______________

[1] FRANCIS, Thư gửi Dân Lữ hành của Thiên Chúa ở Đức, 9.
 
VietCatholic TV
85 triệu USD của Nga nổ tung. Bà Zelenskiy gây xúc động mạnh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Mỹ đưa thêm HIMARS
VietCatholic Media
03:49 21/07/2022


1. Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã bị bắn rơi ở khu vực Novaya Kakhovka

Một chiếc máy bay đang bốc cháy của Nga đã lao xuống từ bầu trời và phát nổ trên một cánh đồng sau khi được cho là bị trúng hỏa tiễn của Ukraine.

Quân đội Ukraine cho biết chiếc máy bay đã bị bắn rơi gần thành phố Novaya Kakhovka nằm ở khu vực phía nam Kherson. Trong một video trên Telegram quân đội Ukraine cho biết một máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đang bốc cháy lao xuống và phát nổ trên cánh đồng gần thành phố Novaya Kakhovka, Ukraine.

Trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng một chiếc máy bay chiến đấu Su-35 của Nga có giá là 40 triệu Mỹ Kim. Tuy nhiên, tờ Newsweek, trích dẫn các nguồn tin Quốc Phòng ở Nga cho rằng nó lên đến 85 triệu Mỹ Kim.

Vật thể lớn, có vẻ là một chiếc máy bay chiến đấu bị phá hủy, sau đó chạm đất trên cánh đồng và phát nổ thành một quả cầu lửa khổng lồ.

Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 trong cái mà Điện Cẩm Linh gọi là “cuộc hành quân đặc biệt”. Thứ Tư 20 tháng 7, đánh dấu ngày thứ 147 của cuộc xâm lược.

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 20 tháng 7, Nga đã mất khoảng 38.750 nhân viên, 1.700 xe tăng, 3.905 phương tiện chiến đấu bọc thép, 856 đơn vị pháo binh, 250 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 113 hệ thống phòng không, 221 máy bay chiến đấu., 188 máy bay trực thăng, 703 máy bay không người lái, 167 hỏa tiễn hành trình, 15 tàu chiến, 2.775 phương tiện cơ giới và tàu chở nhiên liệu, cùng 70 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Bài phát biểu đơn sơ và chân thành của Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska gây xúc động tại Quốc Hội Hoa Kỳ

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đã yêu cầu Hoa Kỳ gửi các hệ thống phòng không đến đất nước của bà trong một bài phát biểu trước các nhà lập pháp tại Quốc hội Hoa Kỳ vào hôm thứ Tư tại Washington, DC. CNN ghi nhận bài phát biểu đơn sơ và chân thành của bà đã gây xúc động mạnh tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

“Thật không may là chiến tranh vẫn chưa kết thúc, khủng bố vẫn tiếp tục và tôi kêu gọi tất cả các bạn, thay mặt cho những người đã thiệt mạng, thay cho những người bị mất tay và chân, thay mặt cho những người vẫn còn sống và khỏe mạnh, và những người chờ gia đình trở về từ mặt trận. Tôi đang yêu cầu một thứ mà tôi không bao giờ muốn xin, tôi đang yêu cầu vũ khí,” cô nói với các nhà lập pháp.

“Vũ khí sẽ không được sử dụng để gây chiến trên đất của người khác mà để bảo vệ ngôi nhà của người dân và quyền được tỉnh dậy còn sống trong ngôi nhà đó. Tôi đang yêu cầu các hệ thống phòng không để hỏa tiễn không giết chết trẻ em trong xe đẩy của chúng.”

Đệ nhất phu nhân Ukraine nói tiếp rằng bà cũng như nhiều bà mẹ Ukraine khao khát cảm giác bình thường và mong muốn họ có thể mang đến cho con cái họ hy vọng trong tương lai.

“Liệu con trai tôi có thể trở lại trường học vào mùa thu này hay không, tôi không biết, giống như hàng triệu bà mẹ ở Ukraine. Liệu con gái tôi có thể vào đại học vào đầu năm học và trải nghiệm cuộc sống sinh viên bình thường không? Tôi không thể trả lời,” cô nói.

“Chúng tôi sẽ có câu trả lời nếu chúng tôi có hệ thống phòng không,” Zelenska nói thêm.

Zelenska cũng cảm ơn Hoa Kỳ vì tất cả các khoản viện trợ mà nước này đã gửi cho Ukraine.

“Người dân Mỹ và các gia đình Mỹ, Quốc hội và Tổng thống Biden đã làm rất nhiều để giúp chúng tôi đứng lên chống lại quân Nga và bảo vệ hàng triệu người Ukraine. Chúng tôi rất biết ơn - thực sự biết ơn - rằng Hoa Kỳ đã sát cánh cùng chúng tôi trong cuộc chiến này vì những giá trị chung của cuộc sống con người và nền độc lập của chúng tôi.”

“Trong khi Nga giết người, Mỹ cứu và các bạn nên biết về điều đó, chúng tôi cảm ơn các bạn vì điều đó,” Zelenska nói thêm.

Đệ nhất phu nhân Ukraine đã gặp riêng đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba. Theo Tòa Bạch Ốc, các đệ nhất phu nhân đã được chuẩn bị để “thảo luận về việc Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Ukraine và người dân Ukraine khi họ bảo vệ nền dân chủ của mình và đối phó với những tác động đáng kể về con người trong cuộc chiến của Nga, điều sẽ được cảm nhận trong nhiều năm sẽ đến. “

3. Bản tin tình báo của Bộ Quốc Phòng Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết:

Nga tiếp tục đạt được lợi ích tối thiểu trong cuộc tấn công Donbas, trong khi các lực lượng Ukraine đang giữ vững chiến tuyến.

Vào ngày 19 tháng 7 năm 2022, chính quyền ở Kherson do Nga chiếm đóng đã báo cáo rằng Cầu Antonovskiy bắc qua sông Dnepr đã bị quân đội Ukraine đánh sập. Các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy thiệt hại rõ ràng trên mặt đường của cây cầu.

Nhiều khả năng cây cầu vẫn còn sử dụng được - nhưng nó là một lỗ hổng quan trọng đối với Lực lượng Nga. Đây là một trong hai điểm băng qua sông Dnepr bằng đường bộ duy nhất mà Nga có thể tăng viện hoặc rút lực lượng của mình trên lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng ở phía tây con sông.

Khu vực này bao gồm thành phố Kherson, có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và biểu tượng đối với Nga. Vùng hạ lưu của Dnepr có một rào cản tự nhiên, với đường nước thường rộng khoảng 1000m. Việc kiểm soát các đường giao thông đến Dnieper có khả năng trở thành yếu tố then chốt ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc giao tranh trong khu vực.

4. Tướng hàng đầu của Mỹ nói: Khu vực Donbas ở Ukraine vẫn chưa bị “mất” vào tay các lực lượng Nga

Hôm thứ Tư, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley cho biết trong cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài rằng khu vực Donbas ở Ukraine vẫn chưa bị “mất” vào tay các lực lượng Nga

“Điểm mấu chốt là chi phí rất cao, lợi nhuận thu được rất thấp, trong cuộc chiến tiêu hao đang diễn ra ở vùng Luhansk, Donbas,” Milley nói. “Để trả lời câu hỏi của các bạn về việc 'Donbas có bị mất không?' Không, nó vẫn chưa bị mất. Người Ukraine đang bắt người Nga phải trả giá cho mỗi inch lãnh thổ mà họ giành được.”

Sự thay đổi về lãnh thổ giữa lực lượng Ukraine và lực lượng Nga ở khu vực Donbas “được tính bằng hàng trăm mét theo nghĩa đen. Một số ngày người Nga có thể tiến được một hoặc hai km nhưng không nhiều hơn thế,” Tướng Milley nói thêm.

Ông nói với các phóng viên sau chiến dịch kéo dài 90 ngày mà Nga thực hiện nhằm tập trung vào việc chinh phục khu vực Donbas, các lực lượng Nga đã giành được “rất rất ít”. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng cuộc chiến rất khốc liệt.

“Nó rất dữ dội, rất nhiều bạo lực - hàng chục nghìn phát đạn pháo mỗi 24 giờ, rất nhiều thương vong cho cả hai bên, rất nhiều làng mạc bị tàn phá”, ông nói.

5. Mỹ sẽ gửi thêm 4 hệ thống hỏa tiễn pháo cơ động cao tới Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Mỹ sẽ gửi thêm 4 hệ thống hỏa tiễn pháo cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, tới Ukraine trong gói hỗ trợ an ninh tiếp theo.

“Cuối tuần này, chúng tôi sẽ triển khai gói vũ khí, đạn dược và thiết bị tiếp theo cho Ukraine theo yêu cầu của tổng thống. Đây sẽ là lần rút thiết bị thứ 16 của chúng tôi khỏi kho dự trữ của Bộ Quốc Phòng kể từ tháng 8 năm 2021. Nó sẽ bao gồm thêm bốn HIMARS, hệ thống hỏa tiễn tiên tiến, mà người Ukraine đã sử dụng rất hiệu quả và đã tạo ra sự khác biệt trên chiến trường,” Austin nói trong buổi khai mạc trong cuộc họp thứ tư của Nhóm liên lạc Ukraine được tổ chức vào hôm thứ Tư.

Gói hỗ trợ an ninh tiếp theo cũng sẽ bao gồm “nhiều loạt đạn MLRS và đạn pháo hơn”

Ông cho biết Nhóm liên lạc Ukraine - bao gồm hơn 40 quốc gia tham gia - đã gửi hỗ trợ an ninh cho Ukraine kể từ cuộc họp trực tiếp của họ vào tháng trước tại Brussels, Bỉ, vào ngày 15 tháng 6, nói rằng Mỹ đã “cam kết hơn 2,6 đô la tỷ đô la hỗ trợ an ninh cho Ukraine.”

Ông nói thêm: “Hơn 30 quốc gia hiện đã gửi hỗ trợ quân sự gây chết người cho Ukraine trong giờ khủng hoảng và chúng tôi tiếp tục đạt được những bước tiến quan trọng.

6. Zelenska phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ “một vinh dự” cho đất nước, tổng thống Ukraine nói

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết bài phát biểu của vợ ông hôm thứ Tư trước Quốc hội Hoa Kỳ là một vinh dự cho Ukraine.

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đệ nhất phu nhân có bài phát biểu như vậy trước Quốc hội, và đó chắc chắn là một vinh dự cho Ukraine, cho tất cả người dân của chúng ta,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm với người dân Ukraine.

“Bài phát biểu thực tế và chân thành nhất có thể - thực sự thay mặt cho tất cả các gia đình của chúng ta. Olena đã nói về các nạn nhân của khủng bố Nga và về cơ hội thực sự để những người bạn Mỹ của chúng ta giúp chúng ta ngăn chặn khủng bố này. Đây có thể là chiến thắng chung của chúng ta - của hai quốc gia Ukraine và Mỹ “.

Zelenskiy kết luận bằng cách nói rằng ông hy vọng bài phát biểu sẽ chú ý đến kết quả, đề cập đến các yêu cầu mà ông và đệ nhất phu nhân đưa ra đối với Hoa Kỳ và NATO để cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không.

“Cần phải có tốc độ và quy mô bảo vệ hoàn toàn khác. Nhưng rất tiếc, mọi thứ không phụ thuộc vào chúng ta, mà vào các quyết định chính trị có thể được thực hiện ở các thủ đô quan trọng. Và đó là lý do tại sao chủ đề phòng không này trở thành chủ đạo ngày hôm nay trong bài phát biểu của đệ nhất phu nhân Ukraine tại Quốc hội Hoa Kỳ.”

“Tôi hy vọng rằng câu trả lời cho các yêu cầu của chúng tôi sẽ sớm được đưa ra. Khủng bố Nga phải thua cuộc, “ông nói thêm.

Zelenskiy tiếp tục đề cập đến cuộc khủng hoảng hiện nay trên thị trường năng lượng Âu Châu, nói rằng để giảm gánh nặng cho các gia đình Âu Châu, Ukraine phải có khả năng đánh bại Nga.

“Nga đang thử nghiệm ở Ukraine mọi thứ có thể được sử dụng để chống lại các nước Âu Châu khác. Họ bắt đầu bằng các cuộc chiến tranh khí đốt và kết thúc bằng một cuộc xâm lược quy mô toàn diện, khủng bố hỏa tiễn và đốt cháy các thành phố của Ukraine. Và để điều này không xảy ra với bất kỳ ai khác, chúng ta phải bảo đảm một chiến thắng chung hữu hình trước Nga ở Ukraine.”

7. Jill Biden gặp gỡ đệ nhất phu nhân Ukraine tại Tòa Bạch Ốc

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đã có mặt tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba để gặp riêng đệ nhất phu nhân Jill Biden và tham gia một cuộc họp song phương lớn hơn với các quan chức Mỹ.

Bà Zelenska đã được chào đón tại Tòa Bạch Ốc bởi Tổng thống Joe Biden và phu nhân Jill Biden. Tổng thống trao một bó hoa lớn cho Zelenska khi cô bước xuống xe và hai đệ nhất phu nhân ôm nhau.

Theo Tòa Bạch Ốc, các đệ nhất phu nhân “đã thảo luận về việc Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Ukraine và người dân Ukraine khi họ bảo vệ nền dân chủ của mình và đối phó với những tác động đáng kể về con người trong cuộc chiến của Nga, là điều sẽ được cảm nhận trong nhiều năm tới.”

Zelenska trước tiên đã tham dự một cuộc họp riêng với Biden, sau đó là một cuộc gặp song phương mở rộng với Đệ Nhị Phu Quân Douglas Emhoff, tức là chồng của Bà phó tổng thống Kamala Harris, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield, Phó Quản trị viên Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Isobel Coleman, Thứ trưởng Ngoại giao cho Các vấn đề chính trị Victoria Nuland và một vị Tướng cũng là một bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ là Tướng Vivek Murthy.

Trong cuộc gặp song phương, Tòa Bạch Ốc cho biết, các đệ nhất phu nhân sẽ nói về những cách “Hoa Kỳ có thể tiếp tục giảm bớt đau khổ thông qua hỗ trợ và viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine, và sự cần thiết phải quy trách nhiệm cho những người gây ra các tội ác chiến tranh và các hành động tàn bạo khác.”

Bà Zelenska có mặt ở Washington trong tuần này để nêu bật tổn thất nhân mạng trong cuộc chiến đang diễn ra tại Ukraine để chống lại cuộc xâm lược của Nga. Bà đã gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Quản trị viên USAID Samantha Power vào hôm thứ Hai, và bà đã phát biểu trước các thành viên Quốc hội tại Capitol Hill vào sáng thứ Tư.

Bà Biden và Zelenska gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 5, khi Bà Biden thực hiện một chuyến đi âm thầm tới Ukraine. Các đệ nhất phu nhân đã liên lạc với nhau trước cuộc gặp của họ, đó là lần đầu tiên Zelenska ra khỏi nơi ẩn náu kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng Hai. Trong cuộc họp kín kéo dài một giờ của họ, Zelenska đã chia sẻ với Biden mối quan tâm của cô đối với sức khỏe tinh thần của trẻ em Ukraine.

8. Câu chuyện cậu bé 16 tuổi người Ukraine bị quân Nga bắt giam gây xúc động mạnh

Một cậu bé 16 tuổi người Ukraine đã mô tả cách cậu bị lính Nga bắt làm con tin trong 90 ngày và phải nghe các tù nhân khác rên la đau đớn khi bị tra tấn trong phòng giam gần đó.

Vladislav Buryak bị tách khỏi gia đình vào ngày 8 tháng 4 tại một trạm kiểm soát trong khi cố gắng chạy trốn khỏi thành phố Melitopol, đã được trả tự do sau cuộc thương lượng kéo dài nhiều tháng giữa cha anh, Oleg - một quan chức địa phương của Ukraine - và những người lính Nga. Họ muốn trao đổi Vladislav lấy một viên chức trong quân đội Nga.

Lời kể sống động của Vladislav về thời gian bị giam cầm là một mô tả về các cuộc thẩm vấn bạo lực liên quan đến việc đánh đập dã man, đồng thời xác nhận các báo cáo khác về việc các lực lượng ly khai thân Nga và chính binh lính Nga đã ngược đãi những người bị giam giữ ra sao.

Vladislav Buryak là một trong số khoảng 500 trường hợp bị bắt làm con tin dân sự đã được Trung tâm Tự do Dân sự ở Ukraine thu thập thông tin. Tổ chức này nói rằng con số 500 đó có thể chỉ là phần nổi của một tảng băng.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian, Vladislav đã mô tả về thử thách kéo dài của mình và cách cậu bé bị bắt giữ và bị lôi ra khỏi một đoàn xe.

“Chúng tôi rời Melitopol đến Zaporizhzhia lúc 9 giờ sáng. Khoảng 11 giờ chúng tôi bị chặn lại ở trạm kiểm soát, nơi các binh sĩ Nga bắt đầu kiểm tra tài liệu.”

“Họ hỏi tôi có quay phim trạm kiểm soát không và yêu cầu tôi đưa điện thoại cho họ. Sau đó, họ tìm thấy một đoạn video từ một kênh Telegram của Ukraine có các binh sĩ Nga trong đó nói về việc họ không muốn chiến đấu.”

“Điều đó khiến họ tức giận, và một người lính với một khẩu súng máy đã chĩa vào tôi và nói rằng tôi cần đi theo anh ta và đưa tôi đến căn lều nơi họ đang 'thanh lọc' những người đang rời đi. Đó là khi họ phát hiện ra tôi là con của một quan chức địa phương và có giá trị như một con tin”.

Vladislav cho biết cậu bé đã được đưa đến một địa điểm được sử dụng làm nhà tù ở Vasylivka, nơi cậu bị giam giữ hơn 40 ngày trong một phòng giam trước khi bị chuyển đến một khách sạn trong tháng cuối cùng bị giam cầm.

“Họ yêu cầu tôi rửa sàn căn phòng mà họ dùng để thẩm vấn, lau dọn phòng của các sĩ quan và vứt rác. Phòng giam nơi tôi bị giam cách nơi họ thực hiện các cuộc thẩm vấn vài mét. Tôi có thể nghe thấy tiếng mọi người la hét, và khi dọn dẹp phòng, tôi có thể thấy những vết máu. Bởi vì tôi có thể di chuyển xung quanh khi tôi đang dọn dẹp xà lim, đôi khi tôi có cơ hội nhìn thấy những gì đã xảy ra với mọi người và đôi khi họ có thể nói chuyện với tôi trong một phút hoặc lâu hơn khi các lính canh không theo dõi.”

Vladislav mô tả căn phòng nơi các cuộc thẩm vấn diễn ra: “Có một chiếc bàn kim loại và hai chiếc ghế. Một cái dành cho người bị thẩm vấn và cái kia dành cho người ghi chép.

“Có những vết máu và những miếng băng ướt đẫm. Tôi cũng có thể nghe thấy câu hỏi, ít nhất ba lần một tuần. 'Mày có vũ khí không? Còn ai có vũ khí nữa không? ' Họ la hét và những người bị tra tấn hét lên rất to vì đau đớn.

“Mọi người bị đánh đập và tra tấn bằng roi đòn và cả bằng điện giật. Nếu ai đó không nói điều gì đó, sự tra tấn sẽ tiếp tục, đôi khi trong vài giờ”.

“Tôi nhìn thấy mọi người sau đó, và khuôn mặt của họ bầm tím. Tôi thực sự sợ rằng họ cũng sẽ đánh tôi, vì vậy tôi cố gắng giữ mình vô cảm. Không ai nói với tôi tại sao họ lại giữ tôi nhưng tôi đoán rằng đó là để trao đổi tù binh”.

Trong khi Vladislav bị giam giữ, cha anh đang đàm phán với người Nga để cố gắng bảo đảm việc thả con trai mình.

“Họ gọi cho tôi lần đầu tiên một ngày sau khi Vladislav bị bắt vào ngày 9 tháng 4,” Ông Oleg nói. “Tôi được cho biết: ‘Tụi tao đã có trong tay thằng con trai của mày. Tụi tao cần nó để trao đổi người’. Rõ ràng họ bắt con tôi làm con tin. Nhưng tôi cũng hiểu rằng con tôi có giá trị đối với họ và vì vậy họ có thể sẽ không làm hại cháu.

“Tôi không thể tranh luận với họ và nói: nó chỉ là một đứa trẻ thôi mà! Họ đáp ‘Không có chỗ cho cuộc tranh luận’. Vào ngày 4 tháng 7, họ đã nói rõ rằng con tôi có thể được thả nếu một người của họ được thả. Trong tất cả 90 ngày, tôi chỉ nói chuyện được với Vladislav sáu lần, và thậm chí sau đó chúng tôi biết rằng người Nga đang lắng nghe mỗi khi chúng tôi nói chuyện với nhau”.

Câu chuyện của gia đình Buryak xác nhận các báo cáo khác về tra tấn, bao gồm báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Âu Châu, gọi tắt là OSCE, cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy về tội ác chống lại loài người của lực lượng Nga trong cuộc xâm lược Ukraine, bao gồm các dấu hiệu tra tấn và đối xử tệ bạc trên xác chết của những thường dân bị giết cho thấy sự coi thường các nguyên tắc hướng dẫn việc áp dụng luật nhân đạo quốc tế.”

Báo cáo cho biết thêm: “Một số vi phạm nghiêm trọng nhất bao gồm giết hại có chủ đích thường dân, bao gồm các nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền, hoặc thị trưởng địa phương; giam giữ trái pháp luật, bắt cóc và trục xuất quy mô lớn thường dân Ukraine sang Nga; các hình thức ngược đãi khác nhau, bao gồm cả tra tấn, dành cho dân thường và tù nhân chiến tranh bị giam giữ; việc không tôn trọng các bảo đảm xét xử công bằng; và việc áp dụng hình phạt tử hình”.

Báo cáo cũng ghi lại việc phát hiện ra “một loạt các phòng tra tấn được ngăn cách bởi các bức tường bê tông” tại một trại hè ở Bucha, ngoại ô Kyiv, bao gồm cả một căn phòng được cho là dùng để hành quyết, với các lỗ đạn trên tường. Trong một căn phòng khác, nơi các chuyên gia cho biết có bằng chứng tra tấn 5 người đàn ông chết được tìm thấy ‘đầy những vết bỏng, những vết bầm tím và những vết rách trên da thịt”.
 
Biến cố đau thương xảy ra cho hai linh mục Nigeria. Chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Canada
VietCatholic Media
04:58 21/07/2022


1. Hai linh mục Công Giáo Nigeria bị bắt cóc. Một vị được tìm thấy đã chết, một vị khác trốn thoát

Một linh mục Công Giáo Nigeria bị bắt cóc vào tuần trước đã được tìm thấy bị sát hại hôm thứ Ba trong khi một linh mục khác đã cố gắng trốn thoát khỏi những kẻ bắt giữ ngài ở bang Kaduna, miền bắc địa phương, giáo phận địa phương cho biết.

Các cha John Mark Cheitnum và Donatus Cleophas đã bị bắt tại thị trấn Lere khi tham dự một buổi lễ của giáo xứ tại Nhà thờ Công Giáo Chúa Kitô Vua, Yadin Garu vào thứ Sáu tuần trước.

Hôm thứ Ba, thi thể của Cha Cheitnum đã được tìm thấy, giáo phận Kafanchan cho biết trong một tuyên bố, nói thêm rằng ngài “bị giết một cách dã man vào cùng ngày bị bắt cóc.” Lễ an táng của ngài đã được cử hành hôm thứ Năm 21 tháng 7.

Hiện chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc.

Khoảng một chục linh mục đã bị bắt cóc trong năm nay trên khắp Nigeria bởi các tay súng đòi tiền chuộc. Lực lượng an ninh Nigeria, những người được hy vọng chiến đấu với lực lượng Hồi giáo nổi dậy ở phía đông bắc, thường không ngăn chặn được các cuộc tấn công.

Tưởng cũng nên nhắc lại, ít nhất 7 linh mục Công Giáo đã bị bắt cóc ở Nigeria trong tháng 7, theo dữ liệu do tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, một tổ chức phi lợi nhuận của Công Giáo, tổng hợp.

Vụ bắt cóc mới nhất nâng tổng số lên tới 20 linh mục Nigeria bị bắt cóc kể từ đầu năm 2022 đến nay. Ba trong số các linh mục đã thiệt mạng.

Chuyên gia an ninh David Otto, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và An ninh Phi Châu, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, nói với CNA rằng sự đồng thuận của các chuyên gia an ninh trong nhóm của ông là Giáo Hội Công Giáo đang bị tấn công vì họ đã trả tiền chuộc cao do bọn cướp yêu cầu, có thể lên tới 200.000 USD hoặc hơn. Càng trả tiền chuộc cao, càng kích thích bọn cướp.

Đức Cha Jude Arogundade của Ondo, phía tây nam Nigeria, nơi các tay súng vẫn chưa bị bắt đã giết chết ít nhất 40 người tham dự Thánh lễ Hiện xuống ở Owo, tin rằng Giáo Hội Công Giáo ở Nigeria vừa là mối đe dọa vừa là mục tiêu chiến lược cho những người chăn gia súc theo đạo Hồi cực đoan Fulani và các nhóm khủng bố Hồi giáo sử dụng bạo lực để gây bất ổn ở Nigeria.

Đặc biệt, bang Kaduna của Nigeria đã được tổ chức nhân quyền Christian Solidarity Worldwide có trụ sở tại Vương quốc Anh miêu tả là “tâm chấn của nạn bắt cóc và bạo lực bởi các tác nhân phi nhà nước” ở Nigeria. Một báo cáo năm 2022 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ trích dẫn sáu cuộc tấn công nhằm vào các nhà thờ ở Bang Kaduna vào năm 2021.

Các linh mục Công Giáo trong tổng giáo phận Kaduna đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối bạo lực chống lại các tín hữu Kitô ở Nigeria trong đám tang của một linh mục bị giết vào cuối tháng Sáu.

Hiệp hội Linh mục Công Giáo Giáo phận Nigeria đã kêu gọi các linh mục tuân thủ một tuần cầu nguyện, ăn chay, chầu Thánh Thể và đọc kinh Mân Côi để giúp các ngài bền đỗ trong thánh chức bất chấp tình hình an ninh nguy hiểm.

“ Bổn phận của chúng ta là đặt lên trước bàn thờ Thiên Chúa lòng biết ơn, sự quan tâm, lo lắng và những lời cầu xin của các tín hữu và của chúng ta. Chúng ta là những người ủng hộ cuộc sống và hòa bình,” tuyên bố của hiệp hội các linh mục cho biết.

“Chúng ta được kêu gọi và gửi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo, trả tự do cho những người bị giam cầm, giải phóng những người bị áp bức, chữa lành trái tim tan vỡ, băng bó những vết thương và những thứ tương tự. Chúng ta đã thực hiện lời kêu gọi này và chúng ta sẽ tiếp tục.”
Source:Reuters

2. Cảnh giác đáng sợ: Nhiễm coronavirus có thể dẫn đến tiểu đường loại hai

Theo một nghiên cứu lớn của Vương quốc Anh, những người nhiễm Covid-19 có nguy cơ cao bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường và tim mạch trong nhiều tuần sau khi nhiễm trùng.

Nguy cơ mắc các vấn đề về tim và tuần hoàn, chẳng hạn như nhịp tim không đều và cục máu đông trên phổi, ở bệnh nhân Covid cao hơn gần sáu lần so với những người không bị nhiễm ở cùng độ tuổi và giới tính, và cao hơn 80% đối với bệnh tiểu đường, trong vài tháng sau khi nhiễm bệnh.

Các nhà khoa học đã tổng hợp hồ sơ sức khỏe từ hơn 400.000 bệnh nhân Covid ở Anh và 400.000 những người không bị nhiễm coronavirus. Các hồ sơ đã được kiểm tra các chẩn đoán tim mạch hoặc tiểu đường mới nhất trong tối đa 12 tháng. Nhiều bệnh nhân được theo dõi cho đến tháng Giêng vừa qua.

Theo phân tích, bảy tuần sau khi xét nghiệm Covid dương tính, tình trạng tim mạch có thể trở lại bình thường nhưng đối với bệnh tiểu đường, cần phải mất gần sáu tháng lượng đường mới trở lại mức ban đầu.

Tiến sĩ Emma Rezel-Potts, một nhà dịch tễ học tại Đại học King's College London, cho biết: “Điều này thực sự đòi hỏi các bác sĩ phải nhận thức được nguy cơ gia tăng tiềm ẩn cho bệnh nhân của họ, và đặc biệt là cách họ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn vài tháng ban đầu sau khi bị coronavirus thông qua một chế độ ăn uống được cải thiện và tập thể dục.”

Trong khi Covid có thể gây ra tổn thương trực tiếp cho các cơ quan và hệ tuần hoàn, Rezel-Potts nhấn mạnh rằng nhiều yếu tố khác có thể giải thích kết quả nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu tin rằng các bác sĩ nên cảnh giác với bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch khi bệnh nhân mắc Covid, đồng thời nhắc nhở các bệnh nhân của họ rằng thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thêm. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Plos Medicine.

Tiến sĩ Faye Riley tại Diabetes UK cho biết có nhiều bằng chứng cho thấy Covid có thể gây ra các trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới ở một số người, với nghiên cứu mới nhất làm sáng tỏ nguy cơ có thể xảy ra cấp tính và lâu dài.

Nói tóm lại, có 2 điều cần phải nhớ nếu chẳng may ta nhiễm coronavirus.

Thứ nhất, sau khi nhiễm coronavirus, lượng đường có thể tăng lên, và nhịp tim có thể lộn xộn. Những triệu chứng ấy có thể chỉ là cấp tính. Khoảng bẩy tuần sau, nhịp tim có thể bình thường trở lại; và vài tháng sau lượng đường có thể bình thường trở lại.

Thứ hai, cũng có khả năng là tình trạng này suy thoái thành bệnh tiểu đường loại hai. Cần phải đo lượng đường, ăn kiêng và tập thể dục sau khi đã nhiễm coronavirus.
Source:The Guardian

3. Trước chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, các giám mục Canada bắt đầu trả tiền cho các cộng đồng bản địa

Trong bối cảnh chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Canada sẽ diễn ra trong vài ngày nữa, các giám mục địa phương đã thông báo rằng một quỹ đặc biệt để hỗ trợ các nỗ lực hàn gắn và hòa giải với các cộng đồng bản địa đã bắt đầu chấp nhận các đề xuất.

Trong tuyên bố hôm thứ Hai, Đức Cha William McGrattan, phó chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada, gọi tắt là CCCB, cho biết “Chúng tôi chân thành hy vọng rằng việc quản lý và giám sát Quỹ Hòa giải Bản địa bởi tất cả các giám đốc Bản địa thành công và có uy tín cao”, những người đã đồng ý phục vụ trong hội đồng quản trị của quỹ sẽ giúp nó “thúc đẩy sự hàn gắn một cách có ý nghĩa giữa Giáo Hội Công Giáo và các dân tộc bản địa.”

Ngài cho biết Quỹ Hòa giải Bản địa được thành lập vào năm 2022 để hỗ trợ và thúc đẩy các sáng kiến hàn gắn và hòa giải với các cộng đồng Bản địa theo cam kết của các giám mục Canada vào năm ngoái.

Vào tháng 9 năm 2021, CCCB đã công bố cam kết tài chính trị giá 30 triệu đô la trong 5 năm tới để hỗ trợ các dự án nhằm hàn gắn và hòa giải do vai trò lịch sử của Giáo Hội Công Giáo trong các trường học dành cho người bản địa.

Là một sáng kiến do chính phủ phát động và tài trợ, hệ thống trường học dân cư ở Canada trong hơn một thế kỷ đã cố gắng hòa nhập các cộng đồng bản địa vào xã hội Canada bằng cách cưỡng bức loại bỏ trẻ em khỏi gia đình và gửi chúng đến các trường học dành cho người bản địa.

Nhiều trường học được điều hành bởi các đơn vị truyền giáo Công Giáo và các Giáo Hội Kitô khác. Tổng cộng, khoảng 150.000 trẻ em từ các nhóm thiểu số như dân tộc thứ nhất, Métis và Inuit buộc phải theo học tại các trường dân cư do chính phủ tài trợ và do Công Giáo, Anh giáo hoặc các Giáo Hội khác điều hành từ những năm 1870 đến 1996, khi trường dân cư cuối cùng bị đóng cửa.

Những người sống sót tại các trường dân cư nói rằng đó là “cuộc diệt chủng văn hóa” để lại những vết sẹo sâu sắc cho thế hệ.

Quỹ Hòa giải Bản địa chấp nhận đóng góp từ 73 giáo phận Công Giáo trên khắp Canada với mục đích hoàn thành mục tiêu 30 triệu đô la của CCCB.

Theo một thông cáo ngày 18 tháng 7 từ CCCB, quỹ cho đến nay đã thu được 4,6 triệu đô la và đã bắt đầu chấp nhận các đề xuất cho các dự án hàn gắn và hòa giải. Đề xuất đầu tiên đã được thông qua vào ngày 15 tháng 7.

Các giám mục cho biết tất cả các dự án được đưa ra sẽ được đánh giá tại địa phương với sự tham vấn của các cộng đồng First Nations, Métis và Inuit.

Theo các giám mục, các đề xuất dự án từ các ủy ban hòa giải giáo phận và khu vực đang được trình lên quỹ “như một phần của nỗ lực hỗ trợ và khuyến khích sự hợp tác địa phương giữa các thực thể Công Giáo và các đối tác bản địa.”

Các ngài cho biết, mỗi đơn xin tài trợ trước tiên phải được nộp cho các ủy ban hòa giải của giáo phận và khu vực, và khi vượt qua giai đoạn đầu tiên này, nó sẽ được các thành viên của Hội đồng Quản trị cho Quỹ Hòa giải Bản địa đánh giá.

Các thành viên của các cộng đồng First Nations, Métis và Inuit đã đến Rôma từ ngày 28 tháng 3 - ngày 1 tháng 4 để gặp riêng và tập thể với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Phanxicô đã đưa ra lời xin lỗi ban đầu về vai trò của Giáo Hội trong hệ thống trường học dành cho người bản địa.

Nhiều người mong đợi rằng Đức Giáo Hoàng sẽ xin lỗi một lần nữa trong chuyến thăm Canada từ ngày 24 đến 30 tháng 7, điều này sẽ thực hiện Điểm hành động số 58 của Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Canada, trong đó kêu gọi Đức Giáo Hoàng xin lỗi những người sống sót cũng như gia đình và cộng đồng của họ ở Canada.
Source:Crux
 
Newsweeks: Rộ lên tin thay thế Putin. Ai sẽ lên thay? Ngoại trưởng Nga nổi giận vì hỏa tiễn tầm xa
VietCatholic Media
15:47 21/07/2022


1. Ai lãnh đạo nước Nga nếu Putin qua đời? Các câu hỏi rộ lên sau khi Putin xuất hiện ở Tehran

Tờ Newsweek cho rằng các câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Putin và ai sẽ thay thế ông ta lại rộ lên sau khi các ký giả thấy Putin xuất hiện ở Tehran, ho sù sụ và run lẩy bẩy. Bài viết của Newsweek có nhan đề “Who Leads Russia If Putin Dies? Health Rumors Spark Succession Questions” nghĩa là “Ai lãnh đạo nước Nga nếu Putin qua đời? Các tin đồn về sức khoẻ làm rộ lên câu hỏi về kế vị.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một đoạn video quay cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ ra loạng choạng và cánh tay phải cứng đơ khi đến Iran hôm thứ Ba đã làm dấy lên một loạt suy đoán khác rằng ông ấy có sức khỏe không tốt.

Những tin đồn như vậy, dù chưa được chứng thực, đã bám theo Putin trong những tháng gần đây, khiến một số người đặt câu hỏi liệu Nga đã có kế hoạch cho người có thể kế nhiệm hay chưa.

Các quốc gia thường có kế hoạch dự phòng nếu nhà lãnh đạo của họ đột nhiên không thể thực hiện các nhiệm vụ cần thiết, và Nga cũng thế thôi. Yuri Zhukov, phó giáo sư tại Đại học Michigan, nói với Newsweek rằng nếu Putin từ chức, qua đời hoặc bị cách chức, Hiến pháp Nga quy định rằng thủ tướng sẽ đảm nhận các nhiệm vụ của một tổng thống lầm thời.

Zhukov nói: “Trên thực tế, đó chính là cách Putin lên nắm quyền vào năm 1999, sau khi cựu Tổng thống Boris Yeltsin từ chức vào đêm giao thừa”.

Thủ tướng hiện tại của Nga là Mikhail Mishustin. Chuyên gia chính trị Nga và giáo sư Brian Taylor của Đại học Syracuse nói với Newsweek rằng “trong trường hợp Mishustin lên thay, ông ta sẽ là con đường ít bị phản đối nhất nếu Putin đột ngột mãn nhiệm; và sẽ rất khó để phối hợp với bất kỳ ai khác”.

Taylor nhấn mạnh rằng không biết giới tinh hoa Nga ủng hộ ai. Ngay cả khi Mishustin đảm nhận vị trí tổng thống trong trường hợp khẩn cấp, anh ta có thể không phải là một lựa chọn lâu dài.

Trong một câu chuyện hồi tháng 4 cho tờ Foreign Affairs, Taylor đã viết chi tiết về quyền lực mà giới tinh hoa dân sự của Nga nắm giữ trong việc đưa ra quyết định về quyền lãnh đạo của Điện Cẩm Linh. Ông nói rằng trong khi Nga có bầu cử, kết quả bỏ phiếu ngày càng trở nên “hết sức đáng ngờ dưới thời Putin”, và ông ta “thuần hóa các thể chế chính thức của đất nước và biến mình thành trung tâm của mọi thứ”.

“Do đó, trong trường hợp Putin chết hoặc rời nhiệm sở bất ngờ, các liên minh giữa giới tinh hoa ít nhất cũng quan trọng như các quy tắc chính thức trong việc xác định ai là người kế nhiệm ông ấy”.

Đã có những tuyên bố rằng một số giới tinh hoa ở Nga đã chán ghét Putin và có thể thúc đẩy ông từ chức trong tương lai gần. Meduza, một trang web tin tức độc lập bằng tiếng Nga và tiếng Anh có trụ sở tại Latvia, đã viết vào tháng 5 rằng mặc dù cuộc chiến đã được nhiều người trong công chúng Nga ủng hộ, nhưng nhiều tầng lớp tinh hoa muốn nó sớm kết thúc, đặc biệt là khi họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt kinh tế. Cũng chính giới tinh hoa này bị cáo buộc đổ lỗi cho Putin về tình trạng khó khăn của họ.

“Không phải là họ muốn lật đổ Putin ngay bây giờ hay họ đang hình thành một âm mưu, nhưng có một sự hiểu biết, hoặc mong muốn, rằng ông ấy có thể sẽ không quản lý nhà nước trong tương lai gần”, một trong những nguồn tin của Meduza mô tả gần với tình hình được báo cáo.

Tờ Washington Post tuần trước viết rằng Nikolai Patrushev, thư ký Hội đồng An ninh Nga, nắm giữ ảnh hưởng lớn trong Điện Cẩm Linh và cuối cùng có thể trám vào vị trí của Putin. Zhukov đồng ý rằng Patrushev có thể là người có khả năng kế nhiệm, cũng như Dmitry Medvedev, người từng giữ chức tổng thống một thời gian ngắn khi Putin nghỉ giữa nhiệm kỳ.

Zhukov nói: “Điện Cẩm Linh có nhiều tòa tháp, có nghĩa là có nhiều gia tộc đối địch đang tranh giành quyền lực. Đứng đầu thang bậc ảnh hưởng là một nhóm tinh hoa từ các cơ quan an ninh, tiếng Nga gọi là nhóm siloviki, như Patrushev, và những người khác xuất thân từ KGB hay FSB, như Sergey Naryshkin và Igor Sechin. Ngoài ra còn có một nhóm các cộng sự cũ của Putin từ St.Petersburg, như Medvedev và Dmitry Kozak, những người thường xuất thân từ nền tảng pháp luật.”

“Nhỏ nhất và ít ảnh hưởng nhất là một nhóm các nhà kinh tế tự do, như Aleksander Kudrin. Bên ngoài Điện Cẩm Linh và đang nhìn vào là các nhà tài phiệt, như Oleg Deripaska và Roman Abramovich. Các thị tộc này không phải là tách biệt hoàn toàn và có một số chồng chéo giữa họ. Mặc dù siloviki có ảnh hưởng lớn nhất ở thời điểm hiện tại, nhưng đây không phải là điều bảo đảm rằng người kế nhiệm sẽ là một người trong số họ”.

Tuy nhiên, bất kể ai cuối cùng sẽ thay thế Putin, sự cạnh tranh giữa giới tinh hoa “sẽ khiến bất kỳ người kế nhiệm nào cũng gặp khó khăn trong việc củng cố quyền lực”, Zhukov nói.

Putin không lạ gì với các báo cáo về tình trạng sức khỏe suy yếu của ông ta, nhưng những tuyên bố này đã trở thành tâm điểm chú ý mới kể từ cuộc xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai. Nhiều phóng viên và người dùng mạng xã hội đã thảo luận về việc Tổng thống Nga tỏ ra run rẩy hoặc căng thẳng trong các video khác như một bằng chứng cho thấy ông có thể mắc bệnh Parkinson, nhưng một số chuyên gia y tế đã phản bác những lời bàn tán như vậy.

Một báo cáo điều tra lớn hơn của Proekt Media vào tháng 4 cho biết Putin đã đi cùng với các bác sĩ - bao gồm cả một bác sĩ phẫu thuật ung thư tuyến giáp - trong các chuyến đi từ năm 2016 đến năm 2019. Báo cáo của Proekt cũng cho biết Putin có thể đã trải qua một cuộc phẫu thuật vài năm trước, nhưng báo cáo này không nêu rõ liệu Putin đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác hay không.

Michael Kimmage, một giáo sư lịch sử tại Đại học Công Giáo và là cựu thành viên của nhân viên hoạch định chính sách nhân sự tại Bộ Ngoại giao, nói với Newsweek trong một email rằng ông “hoài nghi về bất cứ điều gì bạn nghe được về sức khỏe của Putin” do thiếu bằng chứng chắc chắn. Các quan chức Điện Cẩm Linh cũng đã công khai phủ nhận ông Putin có bệnh tật gì và cho rằng thể trạng của ông ấy là rất xuất sắc.

Tuy nhiên, Kimmage nói thêm rằng “Tôi phải dự đoán rằng nhà lãnh đạo tiếp theo sẽ đến từ các cơ quan tình báo và từ những người cứng rắn đã thắng trận chiến chính sách trong vài năm qua.”

Kimmage cũng cảm thấy Putin sẽ có ý kiến trong quyết định như thế, nếu ông ấy có thể.

“Tôi chắc rằng Putin muốn chuẩn bị cho những người kế vị. Ông ta muốn mọi thứ tiếp tục diễn ra và có thể muốn nghỉ hưu nhưng chắc chắn biết rằng ông ta không thể về vườn”, Kimmage nói.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.

2. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov nói về hội nghị Rammstein-4: Các cam kết mới liên quan đến đất liền, biển và bầu trời

Trong cuộc họp Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine Rammstein lần thứ tư, một bước nữa đã được thực hiện để củng cố quốc phòng Ukraine. Những cam kết mới của các đối tác liên quan đến đất liền, vùng biển và bầu trời đã trở thành tín hiệu tích cực của cuộc họp.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã cho biết như trên chiều thứ Tư 20 tháng 7.

“Cuộc họp Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine lần thứ tư đã diễn ra. Nền tảng hỗ trợ Ukraine, được gọi là định dạng Rammstein, được thành lập nhờ sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và hiện đã hợp nhất 50 quốc gia từ tất cả các châu lục, ngoại trừ Nam Cực,” Reznikov nói.

Cùng với Phó Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine Yevhen Moisiuk và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Chính của Bộ Quốc phòng Ukraine Vadym Skibitskyi, Reznikov đã thông báo cho các đối tác về tình hình chiến trường và nhu cầu cấp thiết của lực lượng phòng vệ Ukraine.

“Như đã thống nhất với các đồng nghiệp của mình, chúng tôi giữ bí mật về sự chia sẻ chi tiết liên quan đến các gói viện trợ hiện có và mới, bao gồm việc cung cấp vũ khí, đạn dược, đào tạo binh lính của chúng ta và nhiều hơn nữa. Đầu tiên, họ sẽ được cảm nhận bởi quân Nga trên chiến trường. Một tín hiệu tích cực của cuộc họp là những cam kết mới của các đối tác, liên quan đến đất liền, vùng biển và bầu trời”, ông Reznikov nói.

Một gói viện trợ khác từ Hoa Kỳ sẽ bao gồm bốn Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao M142, gọi tắt là HIMARS, vốn đang ảnh hưởng mạnh đến tình hình trên chiến trường.

Trong bài phát biểu của mình, Reznikov nhấn mạnh ba ưu tiên của Ukraine.

“Thứ nhất, tăng cường đường lối theo định hướng sứ mệnh. Chúng tôi yêu cầu các đồng nghiệp tập trung nỗ lực vào việc tăng cường khả năng của Lực lượng vũ trang Ukraine để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Một trong số đó là mở khóa các cảng của chúng tôi và bảo đảm an ninh ở phần phía tây của Hắc Hải. Mọi người có thể thấy những kết quả đầu tiên qua việc giải phóng Đảo Rắn. Công việc này vẫn tiếp tục. Không loại trừ những 'cử chỉ thiện chí' mới từ những kẻ xâm lược. Thứ hai, đã đến lúc cần phải hệ thống hóa việc bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị của nước ngoài mà Ukraine tiếp nhận. Đây là một nhiệm vụ quy mô lớn, vì chúng ta đang nói đến hàng trăm đơn vị thiết bị. Chúng tôi cần sự phối hợp của nhiều quốc gia về luật pháp, tài chính và tổ chức, cũng như ở cấp độ cơ sở sản xuất. Thứ ba, chúng tôi đang tăng cường nỗ lực để bảo đảm tính minh bạch trong việc hạch toán và sử dụng viện trợ quân sự quốc tế. Đặc biệt, việc giới thiệu chương trình LOGFAS của NATO sẽ được đẩy nhanh.”

Theo Reznikov, trong cuộc họp định dạng Rammstein lần thứ tư, các đối tác đã nhắc lại rằng không có sự 'mệt mỏi' nào từ cuộc chiến ở Ukraine và sẽ không có. Người ta hiểu rằng không phải Ukraine đang bị đe dọa mà là an ninh của toàn Âu Châu. Nhìn chung, những người tham gia cuộc họp bày tỏ sự sẵn sàng hỗ trợ Ukraine cho đến khi giành được chiến thắng.

3. Lãnh đạo Ngũ Giác Đài: Cuộc họp Rammstein lần thứ tư rất hiệu quả về các sáng kiến mới

Cuộc họp Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine được gọi là Rammstein lần thứ tư đã diễn ra rất hiệu quả, vì nhiều quốc gia đã đưa ra những thông báo mới nhằm tăng cường khả năng của Quân đội Ukraine.

Tuyên bố liên quan được Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đưa ra trong một cuộc họp báo.

“Chúng tôi hiểu sự cấp thiết. Chúng tôi đang nỗ lực để duy trì và tăng cường động lực quyên góp. Điều đó bao gồm nhiều thông báo mới được đưa ra vào sáng nay,” Austin nói.

Theo lời của ông, các bộ trưởng và bộ trưởng quốc phòng từ khoảng 50 quốc gia đã tham gia cuộc họp hôm nay.

“Chúng tôi đang thấy các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới tiếp tục trang bị các hệ thống và đạn dược cực kỳ cần thiết. Đó thực sự là một nỗ lực đầy cảm hứng”

Theo ông Austin, một số đồng minh và đối tác đang huấn luyện lực lượng của Ukraine; một số đang tân trang thiết bị của Ukraine; và một số đang cung cấp phụ tùng thay thế và các nguồn lực chiến đấu khác.

“Tôi tin tưởng rằng những nỗ lực này sẽ tiếp tục phát triển,” Austin nhấn mạnh.

Austin cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov, người đã thông báo tóm tắt cho những người tham gia cuộc họp về tình hình trên chiến trường và những nhu cầu cấp thiết của Quân đội Ukraine.

4. Ngoại trưởng Nga: các cuộc đàm phán hòa bình 'không có ý nghĩa gì'

Nga đã bác bỏ ý định nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine, và cáo buộc rằng nước này không coi trọng “sự chú ý nghiêm túc từ những người nghiêm túc”.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cho biết cuộc thào luận trước đó chứng tỏ Ukraine không có “mong muốn thảo luận bất cứ điều gì một cách nghiêm túc”.

Hai nước đã cố gắng tổ chức các cuộc đàm phán cách đây vài tháng nhưng họ đã phải tạm dừng vào tháng 4

Lavrov nói tiếp: “Đơn giản là họ sẽ không bao giờ có thể nói rõ bất cứ điều gì đáng để những người nghiêm túc chú ý.”

“Các cuộc đàm phán hòa bình không có ý nghĩa gì trong tình hình hiện tại.”

Ông nói thêm rằng Mạc Tư Khoa muốn chiếm đóng vĩnh viễn những vùng rộng lớn ở miền nam Ukraine trong một tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy Điện Cẩm Linh đang chuẩn bị khởi động một vòng sáp nhập mới.

Ngoại trưởng Nga cũng cáo buộc rằng phương Tây đang cố gắng “làm trầm trọng thêm” cuộc chiến ở Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí tầm xa.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Deutsche Welle của Đức, Sergei Lavrov nói: “Khi phương Tây đang cố gắng làm trầm trọng thêm tình hình với một ác tâm bất lực, họ đang bơm cho Ukraine vũ khí tầm xa”.

Ông nói thêm: “Điều đó có nghĩa là các mục tiêu địa lý sẽ mở rộng hơn nữa so với dòng hiện tại.”

5. Lithuania sẽ cung cấp cho Ukraine hỗ trợ quân sự bổ sung..

Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania thông báo hôm thứ Tư rằng “Lithuania sẽ sớm cung cấp cho Ukraine những hỗ trợ quân sự bổ sung dưới dạng các thiết giáp M13 và M577 rất cần thiết, cũng như đạn dược để huấn luyện quân dự bị”

Nước này cũng đề xuất tổ chức một đợt huấn luyện quân sự trên diện rộng cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine.

“Ukraine cũng đã xác định các yêu cầu quan trọng đối với việc huấn luyện quân sự và quân đội Lithuania hiện đã sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đó”
 
ĐTGM Lviv cảnh giác ĐGH đừng thăm Nga trước. Nữ tu can đảm quở mắng hai nữ diễn viên đang đồi bại
VietCatholic Media
17:47 21/07/2022

1. Video một nữ tu can đảm tách hai nữ diễn viên đang hôn nhau và quở trách “Đó là trò ma quỷ!” lan truyền nhanh trên mạng xã hội

Mạng ChurchPOP cho biết một nữ tu người Ý đã quở trách và tách rời hai nữ diễn viên Serena de Ferrari và Kysha Wilson đang hôn nhau trong bộ phim truyền hình “Mare Fuori”. Vụ việc diễn ra tại khu Tây Ban Nha ở Napoli, bên Ý.

Một nữ tu, mặc toàn đồ trắng, bước vào hiện trường quay phim và tách hai nữ diễn viên khi họ đang hôn nhau.”Giêsu, Maria, Giuse, Lạy Chúa tôi!” nữ tu nói. “Đó là trò ma quỷ! Đó là trò ma quỷ! “

Cả hai nữ diễn viên đều cười nhạo và chế giễu sơ ấy.

Tính đến thời điểm này, video đã nhận được hơn 23.000 lượt thích, gần 3.000 lượt retweet và gần một triệu lượt xem trên Twitter.
Source:Church POP

2. Tổng Giám Mục Lviv cảnh báo nếu Đức Giáo Hoàng đến thăm Mạc Tư Khoa trước Kyiv, biên giới Ukraine sẽ đóng lại đối với ngài

Ký giả Inés San Martín, phóng viên thường trú của tờ Crux tại Rôma, có bài tường trình nhan đề “Ukraine bishop says it would be ‘disaster’ if Pope visits Mạc Tư Khoa before Kyiv” nghĩa là “Giám Mục Ukraine nói sẽ là ‘thảm họa’ nếu Đức Giáo Hoàng thăm Mạc Tư Khoa trước khi đến Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đức Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Latinh cảnh giác rằng: Nó không chỉ là một “thảm họa” nếu Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Nga trước khi đến Ukraine, như Đức Giáo Hoàng đã nói rằng ngài muốn làm như thế, nhưng nếu điều đó xảy ra, biên giới Ukraine thực sự có thể sẽ đóng lại đối với Đức Giáo Hoàng.

“Không chỉ các tín hữu Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, mà cả chúng tôi cũng không đồng tình với mọi cử chỉ của Đức Thánh Cha đối với nước Nga; nhưng có lẽ chúng tôi chưa hiểu rõ về ý định và chính sách của ngài”, Đức Tổng Giám Mục Mieczysław Mokrzycki, người đứng đầu cộng đồng 1,5 triệu người Công Giáo theo nghi thức Latinh ở Ukraine, nói.

“Chúng ta hãy hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng có ý định tốt và với cách hành động của ngài, Đức Thánh Cha sẽ sớm mang lại hòa bình cho Ukraine,” Đức Tổng Giám Mục Mokrzycki nói.

Ngay cả trước cuộc xâm lược Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh vào ngày 24 tháng 2, Đức Phanxicô đã nói về một chuyến đi có thể tới “đất nước Ukraine tử vì đạo”. Tuy nhiên, gần đây, ngài đã bày tỏ mong muốn được đến Mạc Tư Khoa trước để hỗ trợ quá trình đối thoại.

Phát biểu với tờ tuần báo Die Tagespost của Đức, Đức Tổng Giám Mục Mokrzycki nói rằng “Các tín hữu của chúng tôi nói rằng trước tiên người ta phải hướng về nạn nhân, với người đau khổ, và sau đó mới đến kẻ đã gây ra nó”.

Vị Tổng Giám Mục cũng nói rằng mặc dù người dân Ukraine rất biết ơn Đức Giáo Hoàng “vì đã gần gũi với người dân ngay từ đầu với những lời cầu nguyện và nhiều lời kêu gọi của ngài”, họ không quên rằng cho đến nay, Đức Phanxicô chưa bao giờ nói rõ ràng rằng Nga đang gây ra một cuộc xâm lược Ukraine.

Đức Cha Mokrzycki nói rằng các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và những người Ukraine khác đang bối rối trước những gì họ cho là thái độ không rõ ràng của Đức Giáo Hoàng và những hành động của ngài nhằm giữ cho cánh cửa đối thoại với Nga rộng mở.

Tháng 3 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, rằng ngài đã yêu cầu đến Mạc Tư Khoa để gặp Putin, yêu cầu ông ta ngừng chiến tranh ở Ukraine, nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.

Tuy nhiên, phát biểu với Reuters trong tháng này, Đức Phanxicô tiết lộ rằng trước đây Điện Cẩm Linh đã đóng cửa khả năng này khi Tòa Thánh lần đầu tiên đề xuất nó cách đây vài tháng, nhưng bây giờ có thể có điều gì đó đã thay đổi.

“Tôi muốn đến Ukraine và tôi muốn đến Mạc Tư Khoa trước,” ngài nói. “Chúng tôi đã trao đổi thông điệp về điều đó, bởi vì tôi nghĩ rằng nếu Tổng thống Nga cho tôi một cửa sổ nhỏ để phục vụ cho mục tiêu hòa bình” thì rất đáng để thử.

“Bây giờ có thể, sau khi trở về từ Canada, có thể tôi sẽ đến Ukraine,” ngài nói. “Điều đầu tiên là đến Nga để cố gắng giúp đỡ bằng một cách nào đó, nhưng tôi muốn đến cả hai thủ đô”.

Đức Phanxicô sẽ ở Canada từ ngày 24 đến ngày 29 tháng Bảy.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican, cho biết chuyến đi của Đức Phanxicô đến Ukraine có thể sắp xảy ra, không loại trừ một bước đột phá vào tháng Chín.

“Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn sẽ đến Ukraine,” ngài nói và nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng “rất tin tưởng” rằng một chuyến thăm như vậy có thể mang lại kết quả tích cực.

Ngoài Canada, chuyến đi duy nhất của Giáo hoàng trong lịch trình chính thức là Kazakhstan, từ ngày 14 đến 15 tháng 9. Đức Giáo Hoàng sẽ tham gia vào một cuộc họp liên tôn giáo. Mặc dù Vatican chưa chính thức công bố, nhưng Đức Phanxicô nói với đài Televisa của Mễ Tây Cơ rằng ngài hy vọng sẽ gặp Thượng phụ Kirill của Chính thống giáo Nga trong chuyến thăm này.

Dù chống đối việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Mạc Tư Khoa, Đức Tổng Giám Mục Mokrzycki nói rằng Đức Giáo Hoàng được chào đón ở Ukraine, và các giám mục địa phương - theo nghi thức Công Giáo Latinh và Đông phương - đã mời ngài đến thăm trong vài năm nay.

“Với sự khởi đầu của chiến tranh, lời mời này càng trở nên nồng nhiệt hơn, bởi vì chúng tôi tin rằng Phêrô ở thời đại của chúng ta có một món quà và phước lành đặc biệt mà ngài đã nhận được từ Chúa,” chủ tịch của các giám mục Công Giáo Rôma Ukraine, cho biết trong một tuyên bố được đăng trên trang web của tổng giáo phận Lviv vào cuối tuần.

Đức Tổng Giám Mục Mokrzycki nói: “Nếu ngài đến Ukraine, nếu ngài bước vào vùng đất đẫm máu của những người tử vì đạo này và chúc lành cho nó, Chúa sẽ ban cho chúng ta ân sủng và làm nên một điều kỳ diệu, và hòa bình sẽ đến với quê hương của chúng ta. Chúng tôi rất vui vì Đức Thánh Cha đã bày tỏ ý muốn đến Ukraine.”

Đại Sứ Andrii Yurash, nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine tại Vatican, nói rằng chính phủ của ông hiện đang làm việc để biến dấu hiệu ủng hộ của Đức Giáo Hoàng thành hiện thực, điều này sẽ được nhiều người đánh giá cao.

Vị Đại Sứ gần đây đã nói với Crux, “Tôi có nhiều nghi ngờ rằng điều này sẽ xảy ra vào tháng Tám. Có thể là tháng 9… tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào ý Chúa”.

“Đó không chỉ là một cử chỉ chính thức, mà đó là một cử chỉ hỗ trợ thực sự,” ông nói. “Đó là một cử chỉ hiểu biết thực sự.”
Source:Crux

3. Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp phản đối lễ rửa tội cho hai trẻ có cha mẹ nuôi là những người đồng giới nổi tiếng

Chính Thống Giáo Hy Lạp cho biết họ sẽ gửi một lá thư phản đối đến vị tổng giám mục đứng đầu Chính Thống Giáo Hoa Kỳ sau khi ông rửa tội cho các con của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Peter Dundas và người bạn đời của ông, là Evangelo Bousis, cũng là một người đàn ông.

Đức Tổng Giám Mục Elpidophoros của Mỹ đã chủ trì buổi lễ ngày 9 tháng 7 gần Athens khi đang ở Hy Lạp trong chuyến thăm với tư cách cá nhân. Dundas và Bousis có một con trai và một con gái được sinh ra nhờ mang thai hộ.

Dundas, người đã thiết kế trang phục thảm đỏ và trang phục biểu diễn cho các nghệ sĩ hàng đầu bao gồm Beyoncé, Ciara và Mary J. Blige, đã đồng ý để các con của mình được rửa tội theo Chính Thống Giáo, là tôn giáo của người bạn đời anh ta. Bousis là người gốc Hy Lạp.

Thánh Công Đồng Giáo hội Chính thống Hy Lạp cho biết họ sẽ gửi thư khiếu nại đến lãnh đạo giáo hội Hoa Kỳ cũng như lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống trên thế giới, là Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, có trụ sở ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp không công nhận kết hợp đồng giới. Hy Lạp cho phép các cặp đồng tính ký kết các thỏa thuận chung sống hợp pháp nhưng không công nhận cái gọi là hôn nhân đồng giới.

Tổng Giám Mục Elpidophoros chưa chính thức trả lời các cáo buộc của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Hy Lạp. Tuy nhiên, trước đó ngài nói: “Mỗi người, bất kể họ là ai, hoặc họ đã làm gì - tốt hơn hay xấu - đều xứng đáng với tình yêu của Chúa. Và nếu họ xứng đáng với tình yêu của Chúa, thì họ cũng xứng đáng với tình yêu của chúng ta. Giáo hội sẽ không bao giờ từ chối bất cứ ai dựa trên tư cách cá nhân của họ.”

Khiếu nại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Hy Lạp được đưa ra để đáp lại một lá thư từ Giám mục Antonios của Glyfada. Trong thư vị Giám Mục nói: “Tổng Giám mục Hoa Kỳ đã hành động đơn phương, theo sáng kiến của riêng ông ấy và theo cách không đúng đắn, với sự hiểu biết đầy đủ rằng những đứa trẻ này của Chúa sẽ không thuộc về gia đình tôn giáo của chúng tôi”.
Source:AP