Ngày 23-07-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
My Seven-Minute-Homily, July 28th 2013
Father Great Rice
21:39 23/07/2013
My Seven-Minute-Homily, July 28th 2013

Seventeenth Sunday in Ordinary Time, Year C

The Book of Genesis 18.20-32; Letter of St. Paul to the Colossians 2.12-14 and the Gospel of St. Luke 11.1-13

The first reading, from the Book of Genesis, is filled with humor. Abraham presses the Lord to be merciful. It also teaches us so much about our God. This is a God who loves us passionately. This is a God who is always willing to be spoken to. This is a God who wants to forgive us over and over and over. This God wants to overlook our transgressions the minute we turn to Him.

The second reading, from the Letter to the Colossians repeats this same lesson. St. Paul teaches that the mercy of God is already a reality in the life of the baptized. Jesus is the one truly good man and through one man alone salvation has been given to the whole world. We are invited to be part of that one man.

In today’s Gospel, Jesus gives us great advice. First, he teaches us to keep it simple and meaningful. Never worry about what to say; just say what is in your heart. The Lord’s Prayer is probably the simplest prayer there is, with very few words. But when prayed sincerely from the heart, it is all that is needed. Worship the Father; ask for your real daily needs, including forgiveness; forgive all with whom you hold resentments; and ask God not to test your faith right now because you might fail!

Second, Jesus teaches us to trust that our Father hears and answers each and every prayer. There are no exceptions! Remember that Abraham in the First Reading, the Book of Genesis was bold enough to ask God to save an entire town, even if there were only a small handful of virtuous people to be found there. Our Father always responds in the most lovable and just manner possible. Perhaps we might think our request went unanswered. We need to see with the eyes of faith that our Father cares, hears, and answers.

God is not just the fearful Creator and Master of the universe, distant and unapproachable. He is our loving Father, eager to give good things to his children. To make this point, Jesus gives some examples from human parenting: "What father among you would hand his son a snake when he asks for a fish? Or hand him a scorpion when he asks for an egg?" We believe that we indeed have a loving, caring Father in heaven! And so we have the courage to pray the Our Father at the very beginning of the Communion Rite at each Mass. Every time, pray it with meaning, from your heart!

When can we pray? It is possible to offer fervent prayer even while walking in public…or seated in your shop…while buying and selling…or even while cooking. The important thing is: DO IT! BELIEVE the words in today’s Responsorial Psalm ‘On the day I called, O Lord, you answered me!’

Many of us as Christians have lost three precious understand¬ings. First, Christians have lost the sense of the importance of formal prayer at regular times. The life of the early Church shows us that regular formal prayer is essential to preserve our sense of God.

Second, many of us as Christians have often lost the sense that when we pray as Christians it is not my prayer and your prayer, but our prayer in Jesus. When we prayer simultaneously we are praying as one body and I pray at this time to join my prayer with that of the body, with the whole Church.

Third, to be a Christian is to be a disciple, a disciple is one who learns over time and takes on the prac¬tices, the discipline, of the master. The master prayed regu¬larly, as we hear about Jesus in today's gospel so must we.

My suggestion is to pray Our Father at least three times a day: Morning, Noon and Evening. This is the basis of a renewal schedule for each one of us. You really don’t need a single meeting or handbook to get it started. You can do it right away and right today.

Another suggestion: When we pray for daily bread, we might do examination of conscience: We have an abundant food. We have many materials. How do we use them? Do we really know the value of food, the necessity of materials that we have in hands? I know you are not rich and nobody accepts that they have enough money or they have enough what they need. However we are often spoiled by food and many times other things. For example, we cook too much food and all left over go to the garbage. We enjoy eating food too much. We don’t know that many deceases come from the food we eat. We waste materials too. For example we just need a little bit of water to wash our hands but we use a lot for nothing. We often turn all the lights on even just only one light is enough.

These things are very small and I don’t use them to judge you or to teach you how to save money. But if we waste food and materials we have, we waste the grace of God and we forget many poor people in the world. If we really understand the prayer for daily bread we should not do that anymore. We think that food or all materials come from our work so that we can use them for whatever we want. No, all of them come from the loving care of God for all of us. So when we pray Our Father, we should pray for daily bread for our brothers and sisters and we should pray for the way we use our daily bread. We should use them to live, to serve God and to help others. Amen.

Father Great Rice

 
Kinh Lậy Cha và những yếu tố của lời cầu nguyện
LM. Đan Vinh
21:44 23/07/2013
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN C

St 18,20-32 ; Cl 2,12-14 ; Lc 11,1-13

KINH LẠY CHA VÀ NHỮNG YẾU TỐ CỦA LỜI CẦU NGUYỆN

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 11,1-13

(1) Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông”. (2) Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói”. “Lạy Cha, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến. (3) Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy. (4) Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con. Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”. (5) Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, (6) vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả. (7) Mà người kia từ trong nhà lại đáp: “Xin anh đừng quấy rầy tôi: Cửa đã đóng rồi. Các cháu lại ngủ cùng giường với tôi. Tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được”. (8) Thầy nói cho anh biết: Dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh cần, vì thể diện”. (9) Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (10) Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (11) Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? (12) Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bò cạp ? (13) Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời. Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người ?”

2. Ý CHÍNH:

Theo đề nghị của môn đệ, Đức Giê-su đã dạy các ông Kinh Lạy Cha và 3 lời khuyên về sự cầu nguyện như sau: Một là lời cầu nguyện phải vừa tâm tình lại vừa ngắn gọn phong phú. Hai là phải kiên trì cầu xin. Ba là phải vững tâm và phó thác cho Chúa quan phòng định liệu.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2a: + Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia: Thánh Mat-thêu đặt Kinh Lạy Cha trong khung cảnh Bài giảng trên núi” (x. Mt 6,5-15). Còn ở đây thánh Lu-ca không nói về thời gian và nơi chốn của Kinh Lạy Cha, mà chỉ cho thấy có liên quan giữa gương cầu nguyện của Đức Giê-su với việc Người dạy môn đệ cầu nguyện.

- C 2b-4: + Lạy Cha: Lời xưng hô mở đầu đơn giản hơn trong Tin mừng Mát-thêu. Khi gọi Thiên Chúa là Cha, Đức Giê-su muốn dạy môn đệ khẩn cầu với Thiên Chúa như với một người Cha rất gần gũi thân thương. + Xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển: Xin cho Danh Cha được nhìn nhận là thánh, vì Cha là Đấng Thánh. Đây là lời ước nguyện cho hết mọi người được nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa. + Triều đại Cha mau đến: Triều đại ám chỉ Hội thánh trần thế hữu hình. Ở đây xin cho Hội thánh được lan truyền khắp nơi, cho Vương quốc của Thiên Chúa được mọi người đón nhận.- Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy: Xin Chúa ban thực phẩm cần dùng hằng ngày. Của ăn nuôi thể xác là cơm ăn áo mặc và của nuôi linh hồn là Lời Chúa, Mình Thánh Chúa và Thánh Ý Chúa (x Ga 6,34). + Xin tha tội cho chúng con: Lu-ca đổi chữ “lỗi” trong Mát-thêu (x. Mt 6,12) thành chữ “tội”. Hai từ “tội, lỗi” tiếng Hy lạp còn có nghĩa là “nợ”. Tội là trở ngại lớn nhất cho Triều đại của Thiên Chúa cũng như cho sự chia sẻ yêu thương, nên cần phải xin Cha tha tội. + Vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con: Tha thứ cho người mắc lỗi với mình là điều kiện để xứng đáng được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho mình (x Lc 23,34; Mt 6,14; Mc 11,25). + Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ: Cám dỗ nguy hiểm nhất của ma quỷ là xúi người ta chối bỏ đức tin. Do đó Đức Giê-su kêu gọi “Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40).

- C 5-8: + Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn.”..: Đức Giê-su dùng dụ ngôn về người bạn quấy rầy để dạy môn đệ phải kiên nhẫn nài xin và đừng bao giờ ngã lòng khi xin mà chưa nhận được. Kiên trì xin đi xin lại là điều kiện để lời cầu của ta được Thiên Chúa chấp nhận. Thiên Chúa sẽ không ban ơn để khỏi bị quấy rầy giống như người chủ nhà trong bài dụ ngôn. Khi không ban ngay điều ta xin là Người để ta có dịp tỏ ra kiên nhẫn tin tưởng cậy trông và phó thác hơn vào Người. + Vì thể diện: Câu chuyện dụ ngôn xoay quanh ba nhân vật như sau: Nhân dịp có một anh bạn A lỡ đường ghé lại trọ tại nhà của bạn mình là B. Anh B liền chạy sang nhà anh C cũng là bạn để xin vay ba cái bánh về nhà đãi khách. Anh C khi ấy đã vào giường ngủ rồi và rất ngại phải ra khỏi giường lấy bánh cho bạn mình. Nhưng vì anh B cứ kêu nài mãi nên cuối cùng anh C đành phải ra khỏi giường thỏa mãn tất cả những gì anh B cần, với lý do: dù không phải do tình thân hữu thúc đẩy thì cũng vì sợ sẽ bị mất thể diện, sợ bị mang tiếng là ích kỷ vì đã từ chối giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn. Từ đó Đức Giê-su muốn các môn đệ nhớ đến Thiên Chúa là Cha. Người sẽ ban điều tốt lành và cần thiết là ơn thánh hóa của Thánh Thần, cho những kẻ thành khẩn và kiên trì cầu xin Người.

- C 9-13: + Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho...: Lời cầu nguyện là điều kiện cần để được Chúa nhậm lời: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho ai xin, ban đức tin cho những ai đi tìm, và sẵn sàng rộng mở Nước Trời cho những ai kiên trì gõ cửa nhà Người. + Ai trong anh em là một người cha mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó?: Đức Giê-su cho biết Thiên Chúa sẽ chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta, vì Người là Cha nhân hậu và hay thương xót hơn các người cha thế gian bội phần. + Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời: Đức Giê-su so sánh giữa tình thương có giới hạn của các bậc cha mẹ thế gian vốn gian ác, với tình thương vô biên của Thiên Chúa là Cha thánh thiện và đầy từ tâm. + Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người: Ơn Thiên Chúa ban cho những kẻ kêu xin Người là “Thánh Thần”, tương đương với “những của tốt lành” trong Mát-thêu (Mt 7,11). Chính “Thánh Thần làm cho ta nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên “Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8,15).

4. CÂU HỎI: 1) Dựa theo lời Đức Giê-su dạy trong kinh Lạy Cha, bạn hãy cho biết: Cầu nguyện là gì ? Phải cầu nguyện với ai và cầu khi nào ? Nên cầu xin những gì ? 2) Có được cầu xin ơn với Đức Mẹ và các thánh không ? 3)Trong thực tế có nhiều người không có đức tin chẳng cần cầu xin mà thi cử vẫn đậu, buôn bán vẫn thành công, uống thuốc vẫn khỏi bệnh, gieo trồng đúng thời vụ vẫn bội thu... Đang khi nhiều tín hữu siêng năng cầu khấn mà vẫn không đạt được kết quả như ý. Như vậy phải chăng chẳng có Chúa Mẹ nào hết và cầu nguyện chỉ là một sự mê tín và là điều vô ích ?

I. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9).

2. CÂU CHUYỆN:

Có một bác sĩ gốc công giáo, nhưng đã bỏ không cầu nguyện và không đến nhà thờ dự lễ từ năm lên 10. Một hôm bệnh viện của ông ta tiếp nhận một cô bé 8 tuổi mắc bệnh đau ruột thừa cần phải được mổ cấp thời. Trước khi đưa em lên bàn mổ, viên bác sĩ căn dặn em rằng: “Này em, bệnh em cần phải mổ. Bây giờ em sẽ phải uống một liều thuốc mê để thiếp ngủ trong lúc tôi giải phẫu cho em”. Em bé này từ nhỏ đã được bà mẹ có lòng đạo đức huấn luyện thói quen cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi nghe bác sĩ nói sắp phải đi ngủ, em liền xin bác sĩ cho phép và quì gối đọc kinh rồi cuối cùng kết thúc bằng lời cầu nguyện như sau: “Xin Chúa chúc lành cho chú bác sĩ và xin Chúa cho con được mau khỏi bệnh”. Vị bác sĩ giải phẫu cho em thuật lại rằng: chiều hôm đó ông đã cầu nguyện thật sốt sắng, một việc làm mà sau ba mươi năm trời lãng quên, đến nay ông mới bắt đầu làm lại.

3. SUY NIỆM:

1) Cầu nguyện là gì ? :

Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa, như tổ phụ A-bra-ham trong bài đọc một hôm nay, hoặc như Đức Giê-su đã dành lúc sáng sớm tinh sương hoặc đêm khuya thanh vắng để đàm đạo với Chúa Cha, Đấng đã sai Người. Cả đời sống của Đức Giê-su là một lời cầu nguyện liên lỉ. Khi làm bất cứ việc gì, hay trước khi quyết định điều gì quan trọng, Đức Giê-su đều cầu nguyện để tìm biết ý Chúa Cha và thi hành. Khi đựoc môn đệ yêu cầu, Đức Giê-su đã dạy các ông cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha hàm chứa những tâm tình như sau:

2) Nội dung lời cầu Chúa dạy trong kinh Lạy Cha:

- Qua lời thưa: “Lạy Cha”, Đức Giê-su dạy môn đệ phải thưa chuyện trực tiếp với Thiên Chúa như đứa con hiếu thảo tâm sự với người cha thân yêu của mình.

- Nội dung lời cầu nguyện Chúa dạy bao gồm bốn tâm tình chính yếu: Một là Chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa qua câu: ”xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến“ ( Lc 11,2 ). Hai là tâm tình Ăn năn sám hối vì những tội ta đã xúc phạm đến Chúa trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót qua câu: ”Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con“ ( Lc 11, 4). Ba là cảm tạ hồng ân Chúa đã thương ban, và bốn là xin các ơn lành hồn xác qua câu: ”Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy“ ( Lc 11,3), và “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ“ (Lc 11,4).

3) Cần câu nguyện voi lòng cậy trông phó thác:

Sau khi dạy môn đệ kinh Lạy Cha, Đức Giê-su còn khuyên họ phải kiên nhẫn cầu nguyện với lòng cậy trông và hòan tòan tín thác vào tình thưong của Thiên Chúa.

- Kiên nhẫn nài xin: như dụ ngôn hai người bạn mà người này giữa lúc đêm khuya tìm đến nhà người kia yêu cầu được giúp đỡ. Lúc đầu bị chủ nhà từ chối với lý do cả nhà đã ngủ. Nhưng cuối cùng chủ nhà cũng phải trỗi dậy lấy bánh cho người kia để tránh khỏi bị quấy rầy.

- Tín thác vào Chúa: Có những điều chúng ta cầu xin mà xem ra đã không được Chúa đáp ứng. Thực ra Chúa chưa ban là do chúng ta còn thiếu sụu kiên trì và thành tâm. Hoặc Chúa không ban không phải vì không muốn, nhưng có thể Ngài thấy điều đó không có lợi cho ta. Bù lại, Ngài sẽ ban những ơn khác đem lại hạnh phúc đời đời cho ta như lời Đức Giê-su dạy ở cuối bài: ” Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó?... Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” ( Lc 11,11.13).

4) Áp dụng thực hành:

-Phải làm mọi việc với hết khả năng của mình : Thiên Chúa là Cha chung của mọi người lành kẻ dữ (x Mt 5,45b). Ngài muốn mọi người cộng tác bằng việc tuân theo các quy luật tự nhiên do Ngài sáng tạo là các quy luật tự nhiên như: Phải học hành chăm chỉ mới mong thi đậu, phải uống thuốc đúng liều lượng theo toa bác sĩ mới hy vọng được khỏi bệnh, phải gieo trồng đúng thời vụ và đúng theo kỹ thuật mới hy vọng một mùa gặt bội thu... Trừ ra trong vài trường hợp vì ích lợi thiêng liêng mới được Ngài can thiệp làm phép lạ mà thôi. Do đó chúng ta không được ỷ nại vào tình thương và quyền năng của Chúa để lười biếng làm việc, và chỉ biết xin Chúa ban ơn theo ý riêng mình.

-Phải vừa cầu nguyện vừa vâng theo ý Chúa: Chúng ta vừa phải làm việc vừa phải cầu nguyện, và phó thác kết quả thành bại cho Chúa, noi gưong Đức Giê-su trước giờ chịu khổ nạn đã cầu xin Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Trong kinh Lạy Cha, Đức Giê-su cũng dạy môn đệ cầu nguyện theo ý Chúa Cha: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chúng ta cần vâng theo ý Chúa vì chỉ Ngài mới biết điều nào tốt nhất cho ta. Nhiều khi chúng ta xin được trúng số mà không biết tiền bạc đó là rắn độc làm hại linh hồn mình sau này. Nhiều khi chúng ta cầu xin Chúa ban ơn lành mà trái lại chúng ta lại gặp tòan tai ương họan nạn… Nhưng thực ra các tai ương đó chính là thuốc đắng chữa lành thói hư: “thuốc đắng dã tật”. Đó cũng là phương cách Chúa dùng để dạy dỗ chúng ta bỏ đương tội ác để theo con đường thánh thiện đẹp lòng Chúa.

-Phải mở lòng đón nhận Thánh Thần: Cần phải có đức tin chúng ta mới hiểu rằng: khi thành tâm cầu nguyện là ta đã được Chúa nhận lời rồi. Nhưng Chúa thường ban ơn khác với điều ta nghĩ. Phải sau một thời gian, chúng ta mới có thể nhận ra các biến cố kia đều là hồng ân Thánh Thần, được Chúa thương ban để đem lại hạnh phúc đời đời cho chúng ta.

4. THẢO LUẬN: 1) Gặp một người đau khổ, bạn nên khuyên giải họ dưới lăng kính đức tin như thế nào ? 2) Bạn nên phản ứng thế nào khi cầu xin những điều chính đáng mà lâu ngày vẫn chưa được Chúa ban cho như ý ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con xin thú thật là con ít cầu nguyện. Con chưa cảm nghiệm được giá trị của lời cầu nguyện và thường tỏ ra ngần ngại mỗi khi phải đến nhà thờ dự lễ đọc kinh.

- LẠY CHÚA. Xin cho con biết noi gương Chúa: luôn sống hiếu thảo với Chúa Cha, năng dành thời gian thưa chuyện với Cha, lắng nghe lời Cha trong Sách Thánh và sẵn sàng vâng theo thánh ý Cha, tránh lợi dụng lòng khoan dung của Cha. Xin cho con luôn sẵn sàng cộng tác cho Nước Cha mau đến. Con xin phó thác cậy trông vào lòng nhân hậu của Cha luôn ban ơn lành hồn xác cho con, nhất là ban Thánh Thần để giúp con đón nhận được hồng ân cứu độ và được hạnh phúc đời đời trong Nước Cha.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH
 
Powerpoint Chúa Nhật 17 Quanh Năm năm C - 17th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
22:00 23/07/2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nơi cư trú của ĐTC trong tuần lễ ở tại Rio de Janeiro
Lê Đình Thông
09:11 23/07/2013
BÁO CHÍ PHÁP NÓI VỀ TUẦN LỄ CỦA Đức Thánh Cha PHANXICÔ TẠI RIO

Giới truyền thông quốc tế tường thuật chuyến thánh du đầu tiên của Đức Phanxicô dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Các bài báo tập trung nói về diễn tiến JMJ : giới trẻ Brazil nô nức chào đón đấng kế vị thánh Phêrô. Còn báo chí Pháp lại nói đến một căn phòng nhỏ ở Rio, nơi Đức Phanxicô sẽ trú ngụ trong suốt một tuần lễ.

Trên tường căn phòng treo thánh giá gỗ, ghế phủ vải trắng cạnh chiếc bàn nhỏ, chiếc giường đơn. Đức Phanxicô bằng lòng với căn phòng nhỏ 45 mét vuông nằm trong Trung tâm Sumaré của tổng giáo phận Rio de Janeiro.

Tòa nhà trong khu phố Rio Comprido có độ cao 700 mét bằng đá trắng, cửa chớp màu xanh da trời còn đớn tiếp khoảng 40 vị khách, trong số có 10 vị Hồng Y. Đức Gioan-Phaolô II từng trú ngụ tại đây trong cả hai chuyến viếng thăm Brazil vào năm 1980 và 1997. Căn phòng của Đức Phanxicô được sửa soạn thật là đơn giản.

Ngài dùng bữa trong phòng ăn chung. Thực đơn gồm có mì sợi, bánh fromage, bánh ngọt và trái cây. Ngoài ra còn có món feijoada của Brazil nấu bằng đậu đen và cơm. Ngài dùng rượu Salton Talento 2007 chế biến từ nho trồng trên núi Gaucha ở miền nam Brazil. Trong hai ngày 25 và 26/07, Đức Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ trong nhà nguyện của trung tâm, có bức tượng Đức Mẹ nhỏ.

Sœur Terezinha Fernandes cho nhật báo Folha biết Đức Phanxicô muốn căn phòng ngài ở giống như các căn phòng khác. Tòa nhà này được xây cất năm 1950, không sử dụng điện thoại di động được. Chỉ có khu vườn là được tân trang, mang ý nghĩa linh đạo của thánh Ignace de Loyola, đấng sáng lập dòng Tên. Từ mái hiên nhà thấy được toàn cảnh vịnh Guanabara tuyệt đẹp.

Lê Đình Thông
 
Lời cầu cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ từ Sydney, Australia
VietCatholic Network
08:45 23/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


 
Ngân, Kim, Ngọc Khánh… trong Đại Gia Đình Arnold Janssen, SVD
Vũ Tá, SVD
12:19 23/07/2013
Ngân, Kim, Ngọc Khánh… trong Đại Gia Đình Arnold Janssen, SVD

Muôn nơi khắp chốn tụ về

Dâng lời tạ Chúa tràn trề hân hoan


Techny, Illinois 20.07.2013.- Sáng Thứ Bảy (20.07.2013) lúc 10 giờ 30, các Xơ, Thầy, Cha thuộc Đại Gia Đình của thánh Arnold Janssen, SVD, (Arnoldus family) tuôn về Nguyện Đường Chúa Thánh Thần tại Techny để cùng nhau cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa, mừng Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh… trong đời tận hiến là nữ tu, sư huynh, và linh mục, giám mục.

Xem Hình

Cũng cần nhắc lại đây: Thánh Arnold Janssen (1837-1909), người Đức, đã sáng lập ba Dòng: Dòng Ngôi Lời (SVD) năm 1875; Dòng Nữ Tì Chúa Thánh Thần (SSpS) năm 1889, cũng còn gọi là “Blue Sisters” vì các Xơ mặc áo màu xanh dương; và Dòng Nữ Tì Chúa Thánh Thần, Chiêm Niệm (SSpSAp) năm 1896, cũng còn gọi là “Pink Sisters” vì các Xơ mặc áo màu hồng. Các Xơ Chiêm Niệm thay phiên nhau chầu Thánh Thể 24 giờ mỗi ngày, cầu nguyện cho hai Dòng kia trong hoạt động truyền giáo mang Ngôi Lời đến cho muôn dân. Các Xơ Chiêm Niệm ở St. Louis đã được nhiều người biết đến khi Đức Cố Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm St. Louis vào cuối tháng 1 năm 1999, với lời cầu nguyện chân thành của các Xơ. Bình thường, St. Louis vào tháng giêng là thời băng tuyết, giá lạnh, nhưng với lời cầu nguyện của các Xơ, Chúa cho hai ngày nắng đẹp, nhiệt độ lên cao, tuyết băng tan chảy, mọi người hân hoan chào đón tiếp rước Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Trở lại Thánh Lễ Tạ Ơn tại Techny, đây là dịp hằng năm mừng chung kỷ niệm ngày khấn và ngày chịu chức của các Xơ, Thầy, và Linh mục, Giám mục trong ba Dòng cùng một Cha Thánh Arnold Janssen sáng lập. Thánh Lễ Tạ Ơn do cha Charles Smith, SVD chủ tế. Cha Charles là anh em sinh đôi với cha Chester Smith, thuộc dân Mỹ da màu Phi Châu, cả hai cha mừng Ngân Khánh Linh mục. Giảng thuyết trong Thánh Lễ là cha Michael Manning, SVD. Cha Michael mừng Kim Khánh Linh mục; cha là người phụ trách chương trình truyền hình hằng tuần WordNet Productions (www.wordnet.tv) trên đài TBN và TCC thuộc Nam California. Trong bài giảng, cha Michael đưa mọi người về những kỷ niệm trong quá khứ, diễn tiến ơn gọi, và ý nghĩa ba lời khấn: khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời.

Sau bài giảng, các Xơ, Thầy, Cha mừng Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh… sắp hàng gần cung thánh, quay mặt đối diện cộng đoàn, cùng nhau lặp lại lời khấn. Tiếp đến, Cha Giám Tỉnh Thomas Ascheman, SVD và Xơ Giám Tỉnh Margaret Hansen, SSpS choàng Thánh Giá vào cổ mỗi người mừng Lễ, như dấu hiệu nhắc nhở từng người cần phải gắn bó mật thiết với Chúa Kitô chịu đóng đinh, Đấng ban ơn cứu rỗi, trong đời tận hiến của mình, để rồi cùng loan báo cho người khác (1 Cor 1:23).

Con số các Xơ Nữ Tì Chúa Thánh Thần mừng kỷ niệm Khấn Dòng được liệt kê như sau: 2 Xơ mừng 75 năm, 1 Xơ mừng 70 năm, 5 Xơ mừng 65 năm, 3 Xơ mừng 60 năm, và 1 Xơ mừng 25 năm. Con số các Xơ Nữ Tì Chúa Thánh Thần Chiêm Niệm mừng kỷ niệm Khấn Dòng được liệt kê như sau: 1 Xơ mừng 60 năm và 1 Xơ mừng 25 năm. Đương nhiên, hai Xơ Chiêm Niệm chỉ ở trong bốn bức tường của tu viện, không thể có mặt tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn, chỉ chung lòng hiệp ý mà thôi. Thời gian các Xơ cả hai Dòng nữ mừng kỷ niệm Khấn Dòng năm nay tổng cộng là 835 năm.

Phần các Thầy và các Cha mừng kỷ niệm Khấn Dòng được liệt kê như sau: 1 Thầy mừng 80 năm; Thầy này tên Gerald (Cyril) Schroeder vừa mừng sinh nhật 100 vào tháng 1 vửa qua. 2 Cha mừng 70 năm, 3 Cha mừng 65 năm, 7 Cha mừng 60 năm, 5 Cha và 2 Thầy mừng 50 năm, 1 Cha mừng 40 năm, và 5 Cha mừng 25 năm. Trong số mừng 25 năm Khấn Dòng có Cha Giuse Đặng Xuân Oánh, hiện đang phục vụ tại Giáo xứ St. Pius, Beaumont, Texas. Vì hoàn cảnh, cha Oánh không thể hiện diện, nhưng chung lòng hiệp ý tạ ơn Chúa. Thời gian các Thầy và Cha mừng kỷ niệm Khấn Dòng tính chung là 1,375 năm.

Các Cha mừng kỷ niệm ngày chịu chức gồm: 3 Cha mừng 60 năm, 7 Cha mừng 50 năm, 7 Cha mừng 40 năm, 6 Cha mừng 25 năm. Trong số mừng 25 năm, có Cha Giuse Vũ Đảo, hiện phục vụ tại Bay St. Louis, Mississippi, và vì bận công tác Cha không có mặt nhưng vẫn hiệp ý chung lòng dâng lời cảm tạ Chúa trong 25 năm Linh mục. Thời gian các Cha mừng kỷ niệm thụ phong Linh mục tổng cộng là 960 năm.

Dịp này, Dòng Ngôi Lời cũng cảm tạ Chúa cùng với hai Đức Cha mừng Ngân Khánh Giám Mục: Đức Cha Curtis Guillory, SVD Giám mục Địa phận Beaumont, Texas và Đức Cha Leonard Olivier, SVD Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Washington, DC đã nghỉ hưu. Tưởng cũng nên nhắc lại đây, Dòng Ngôi Lời tại Hoa Kỳ còn có Đức Cha Terry Steib, SVD Giám mục Địa phận Memphis, Tennessee và Đức Cha Dominic Carmon, SVD Giám mục Phụ tá Địa phận New Orleans đã về hưu.

Bên ngoài, trời nóng bức của mùa hè, nhưng bên trong Nguyện Đường Chúa Thánh Thần, tâm tình của các Xơ, Thầy và Cha, hay nói đúng hơn là tâm tình của anh chị em cùng Đại Gia Đình của Cha Thánh Arnold đã làm mát dịu lòng người để sẵn sàng và luôn luôn dâng lên Chúa khúc hát tạ ơn, tạ ơn Chúa đến muôn đời.

Trong tâm tình Thánh Lễ Tạ Ơn của ba Dòng do Cha Thánh Arnold sáng lập, thực sự lời thánh vịnh 133:1 đã diễn tả cho mọi người tham dự thấy:

Kìa xem anh chị em sống chung một nhà,

Bao là vui thú, bao là đềm êm.

Vũ Tá, SVD

Xin xem hình ảnh qua link này:

https://plus.google.com/photos/116838513094609938692/albums/5903846444187520097?authkey=CPeM2uG_l_ScSQ
 
Video WYD 2013 - Ngày thứ nhất trong chuyến tông du Brazil của ĐTC Phanxicô
VietCatholic Network
12:52 23/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Diễn Văn của Đức Phanicô trong nghi lễ chào mừng tại Dinh Guanabara

Kính thưa Bà Tổng Thống

Kính thưa qúy vị hữu trách, anh chị em và bằng hữu thân mến!


Trong sự quan phòng đầy yêu thương của Người, Thiên Chúa muốn cuộc công du quốc tế đầu tiên trong triều giáo hoàng của tôi sẽ dẫn tôi trở lại Châu Mỹ La Tinh thân thương của tôi, nhất là trở lại Ba Tây, một đất nước rất tự hào về mối liên kết với Tông Tòa và các cảm tình đức tin và bằng hữu sâu sắc luôn giữ cho mối liên kết này hợp nhất một cách đặc biệt với Người Kế Vị của Phêrô. Tôi rất biết ơn đối với lòng nhân hậu thần linh này.

Tôi từng học được điều này: muốn lui tới với người Ba Tây, người ta cần phải đi qua tâm hồn họ; thành thử xin cho tôi được gõ nhẹ vào cánh cửa này. Tôi mạn phép được bước vào và sống tuần lễ này với qúy vị. Tôi không có bạc cũng không có vàng, nhưng tôi mang theo mình đồ qúy giá nhất tôi từng nhận được: Chúa Giêsu Kitô! Tôi tới đây nhân danh Người, để nuôi dưỡng ngọn lửa yêu thương huynh đệ vốn bừng cháy trong mọi trái tim; và tôi mong lời chào của tôi tới tai từng người và mọi người: bình an của Chúa Kitô ở cùng qúy vị!

Tôi nhiệt liệt chào mừng Tổng Thống và qúy thành viên trong chính phủ của bà. Tôi cám ơn bà về lời chào mừng nồng hậu và những lời bà dùng diễn tả niềm vui của mọi người dân Ba Tây khi thấy tôi hiện diện trên đất nước họ. Tôi cũng chào mừng thống đốc tiểu bang, người đã tiếp chúng tôi tại dinh thống đốc, và thị trưởng Rio de Janeiro cũng như các thành viên của Ngoại Giao Đoàn bên cạnh chính phủ Ba Tây, các nhà hữu trách khác đang hiện diện và tất cả những ai từng làm việc vất vả để biến cuộc thăm viếng của tôi thành một thực tại.

Tôi muốn âu yếm chào mừng các giám mục anh em của tôi, những vị lãnh trách nhiệm nghiên trọng hướng dẫn đoàn chiên của Thiên Chúa tại xứ sở mông mênh này, cũng như các Giáo Hội thân yêu của các ngài. Với cuộc thăm viếng này, tôi mong theo đuổi sứ mệnh mục tử của riêng Giám Mục Rôma là củng cố anh chị em tôi trong đức tin vào Chúa Kitô, khuyến khích họ chứng tỏ được các lý do hy vọng từng phát sinh từ Người, và gợi hứng để họ đem đến cho mọi người những kho tàng bất tận của tình yêu Người.

Như qúy vị đã biết, lý do chính cho cuộc viếng thăm Ba Tây của tôi vượt quá các biên giới của nó. Tôi tới đây thực sự vì Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Tôi hiện diện ở đây để gặp gỡ người trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, được cánh tay rộng mở của Chúa Kitô Cứu Thế lôi cuốn. Họ muốn tìm nơi trú ẩn trong vòng ôm của Người, gần gũi trái tim Người, một lần nữa được nghe lời kêu gọi rõ ràng và mạnh mẽ của Người: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ”.

Những người trẻ này đến từ mọi châu lục, họ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, họ mang theo họ nhiều nền văn hóa khác nhau, ấy thế nhưng họ cũng tìm thấy nơi Chúa Kitô câu trả lời cho các khát vọng cao cả nhất của họ, được duy trì chung, và họ thoả được cơn khát sự thật tinh tuyền và tình yêu chân chính vốn nối kết họ với nhau, bất kể các dị biệt.

Chúa Kitô đề xuất cho họ một không gian, giúp họ biết rằng không có sức mạnh nào mạnh hơn sức mạnh thoát ra từ trái tim người trẻ khi trái tim ấy được chinh phục bởi cảm nghiệm bằng hữu với Người. Chúa Kitô tin tưởng nơi người trẻ và ủy thác cho họ chính tương lai sứ mệnh của Người: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ”. Hãy ra đi quá bên kia các biên giới khả hữu đối với con người và tạo ra một thế giới của những người anh em và chị em! Và người trẻ cũng tin tưởng nơi Chúa Kitô: vì Người, họ không sợ nguy đến sự sống duy nhất của họ, vì họ biết rằng họ sẽ không thất vọng.

Khi bắt đầu cuộc viếng thăm Ba Tây của tôi, tôi biết rõ rằng nói với người trẻ cũng là nói với gia đình họ, với các cộng đồng địa phương và cả nước của họ, với các xã hội mà họ xuất thân, và với những người nam nữ mà thế hệ mới này phần lớn dựa vào.

Đây là điều các cha mẹ thường nói, “con cái chúng tôi là con ngươi trong mắt chúng tôi”. Cách nói này trong túi khôn Ba Tây thật đẹp đẽ biết bao, vì nó áp dụng vào người trẻ một hình ảnh rút ra từ con mắt, vốn là cửa sổ nhờ đó ánh sáng tràn vào mắt ta, ban cho ta phép mầu được nhìn thấy! Điều gì sẽ xẩy đến với ta nếu ta không chịu chăm sóc con mắt của ta? Làm thế nào ta bước về phía trước được? Tôi hy vọng trong tuần lễ này, mỗi người chúng ta sẽ tự hỏi mình câu hỏi đầy kích thích suy tư này.

Người trẻ là cửa sổ nhờ đó tương lai bước vào thế giới, do đó, trình bày với ta nhiều thách thức lớn lao. Thế hệ chúng ta sẽ chứng tỏ mình có khả năng thể hiện được viễn ảnh hứa hẹn tìm thấy nơi từng người trẻ khi ta biết cách đem lại cho họ một không gian; biết cách tạo ra các điều kiện vật chất và tâm linh giúp họ phát triển trọn vẹn; biết cách mang lại cho họ một nền tảng vững chắc để xây dựng đời họ; biết đảm bảo sự an toàn của họ và nền giáo dục để họ trở nên bất cứ điều gì họ có khả năng; biết chuyển giao cho họ di sản một thế giới xứng đáng với sự sống con người; và biết làm sống dậy trong họ tiềm năng cao cả nhất của họ là xây dựng chính số phận của họ, chia sẻ trách nhiệm đối với tương lại mọi người.

Để kết luận, tôi xin mọi người chứng tỏ sự quan tâm đối với nhau và nếu có thể sự thiện cảm cần thiết để thiết lập cuộc đối thoại huynh đệ. Vòng tay Giáo Hoàng đang giang rộng để ôm trọn lấy Ba Tây trong mọi phức thể và phong phú về văn hóa và tôn giáo của nó. Từ Vịnh Amazon tới các thảo nguyên, từ các vùng khô cạn tới Pantanal, từ làng quê tới các thành thị lớn, không ai bị loại ra ngoài tình âu yếm của Giáo Hoàng cả. Trong hai ngày nữa, nếu Thiên Chúa muốn, tôi sẽ tưởng nhớ tới toàn thể anh chị em trước Đức Mẹ Aparecida, khẩn cầu sự che chở mẫu thân của ngài trên các mái ấm và gia đình anh chị em. Giờ đây, tôi ban cho tất cả anh chị em phép lành của tôi. Xin cám ơn anh chị em vì sự tiếp đón nồng hậu!
 
Đền Thánh Đức Bà Aparecida .
Pt Huỳnh Mai Trác
15:31 23/07/2013
Đền Thánh Đức Bà Aparecida là Trung Tâm Hành Hương chính của người Brasil và của các tín hữu của Châu Mỹ La Tinh. Mỗi năm có khỏan 7 triệu người hành hương đến cầu nguyện và thăm viếng.

Lịch sử kể lại rằng: Vào năm 1717, một nhóm người đánh cá, thường thả lưới trên dòng sông Paraibạ Một ngày kia họ kéo lưới và vớt được môt bức tượng không có đầu Họ liền thả lưới thêm một lần nữa và lần này họ vớt được môt cái đầu và dường như là của bức tượng Đức Mẹ đen được đúc bằng khuôn làm bằng đật sét.

Bức tượng cao khỏang 40 centimẹt. Theo như lòng tin của dân chúng, và được Giáo Hội chấp thuận, khi đem đầu ráp với thân thể, thì bức tựợng trở nên rất nặng và không thể di chuyển đươc.

Và dân chúng đã làm tại chổ một đền thánh và mỗi thế kỷ lại phải nới rộng thêm.

Bức tượng Đức Trinh Nữ có những nét rất đặc biệt; đôi môi bị xẻ ra như đang mĩm cười, còn cằm thì lẹm vào, và trên đầu có tô điểm mấy nhành hoa và đội một vương niệm có gắn ba hạt ngọc trại.



Những chi tiết được các nhà chuyên môn thẩm định và giao cho tu sĩ dòng Benêdictin là Augustinô de Jesus và niên đại của bức tượng được ấn định là được làm vào thế kỷ XVII.



Đức Bà Aparecida là đấng bảo trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Đền Thánh Aparecida là nơi hành hương của các công nhận Họ thường tụ họp nơi đây vào ngày 7 tháng 9, ngày lễ Quốc Khánh.

“ Hởi Đức Bà rất yêu dấu, Đức Bà Aparecida, luôn thương yêu chúng con và dìu dắt chúng con hằng ngày. Bà là người Mẹ tuyệt vời, chúng con yêu mến Mẹ hết lòng, xin Me ban cho chúng con ân huệ là giúp đỡ và đồng hành cùng chúng con cho đến giờ lâm tử của chúng con. ”
 
ĐTC nói với báo chí trên không
Vũ Văn An
19:17 23/07/2013
Trên chuyến bay đưa ngài qua Rio chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với các nhà báo tháp tùng. Sau đây là nội dung cuộc nói chuyện được giới thiệu bởi Giám Đốc Báo Chí, Linh Mục Federico Lombardi:

Linh Mục Lombardi: Kính thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng con xin chào mừng Đức Thánh Cha giữa cộng đồng các nhà báo và nhân viên của các cơ sở truyền thông đang cùng bay. Chúng con rất cảm động được tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến du hành liên lục địa và quốc tế của ngài sau khi được theo chân ngài tới Lampedusa với nhiều xúc động lớn lao! Ngoài ra, đây là chuyến du hành đầu tiên trên chính lục địa của ngài, ở chốn “tận cùng thế giới”. Đây là cuộc du hành với giới trẻ. Do đó hết sức đáng lưu ý. Như Đức Thánh Cha thấy, chúng con đã chiếm hết số ghế dành cho các nhà báo trên chuyến bay này. Chúng con có hơn 70 người, và nhóm này được thành lập với tiêu chuẩn khá rộng rãi, nghĩa là, có đại diện các đài truyền hình, bất kể là phóng viên, hay nhiếp ảnh viên, có đại diện báo viết, các hãng thông tấn, các đài truyền thanh, các nhà điều hành liên mạng. Bởi thế, trên thực tế mọi phương tiện truyền thông đều có đại diện một cách chuyên nghiệp. Và cũng có đại diện văn hóa và nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trên chuyến bay này, chúng con có một nhóm đông đại diện Ý, rồi dĩ nhiên, có cả những người Ba Tây đến từ Ba Tây để cùng bay với chúng con: có 10 người Ba Tây đến đây cho chuyến bay này. Rồi có mười người từ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, chín từ Pháp, sáu từ Tây Ban Nha; rồi có người Anh, người Mễ Tây Cơ, người Đức; cũng có đại diện từ Nhật Bản, Á Căn Đình, lẽ dĩ nhiên, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Nga. Do đó, đây quả là một cộng đoàn rất đa dạng. Nhiều người có mặt hôm nay từng đi theo các cuộc du hành của Đức Giáo Hoàng ra ngoại quốc, thành thử đây không phải là kinh nhgiệm đầu tiên của họ, thực vậy, nhiều người đã du hành rất nhiều, họ biết những chuyến đi này nhiều hơn Đức Thánh Cha. Nhưng đối với những người khác, đây là lần đầu tiên, vì, thí dụ, các nhà báo Ba Tây du hành chuyến đi đặc biệt này chẳng hạn. Nên chúng con nghĩ đến việc chào mừng Đức Thánh Cha trong nhóm này, với tiếng nói của một người trong chúng con, hay đúng hơn, một người trong chúng con được chọn, con tin không có vấn đề gì đặc biệt xẩy ra, vì chắc chắn cô là người đã thực hiện nhiều chuyến đi ngoại quốc với Đức Thánh Cha: và đang cạnh tranh với tiến sĩ Gasbarri về con số các chuyến đi đã thực hiện. Ngoài ra, cô còn là một người, một phụ nữ nữa; bởi thế để cô nói thật là một việc đúng. Giờ đây con xin nhường chỗ ngay lập tức cho Valentina Alazraki, từng là phóng viên của Televisa trong nhiều năm, luôn luôn tươi trẻ, như Đức Thánh Cha thấy và ngoài ra còn là người chúng con rất vui được thấy với chúng con, vì ít tuần lễ trước đây, cô bị gẫy xương chân và chúng con rất sợ cô không thể tới được. Nhưng may, cô đã được chữa kịp thời, bó bột đã được tháo gỡ cách nay hai, ba ngày và cô có mặt hôm nay trên chuyến bay này. Cho nên, cô là người diễn dịch lên Đức Thánh Cha các cảm tình của cộng đoàn bay này.

Cô Valentina Alazrki sau đó đã dùng tiếng Tây Ban Nha, đại diện các nhà báo, chào mừng Đức Thánh Cha. Trong mấy lời vắn vỏi, Cô cũng đã có dịp “bông đùa” nhắc lại lời Đức Thánh Cha nói với bạn bè và cộng sự viên trước đây rằng các nhà báo không phải là các ông bà thánh đáng tôn kính, trái lại ở giữa họ như ở giữa bầy sư tử. Nhưng thực ra các nhà báo không dữ dằn như thế, bằng chứng cụ thể: họ rất vui được tháp tùng Đức Thánh Cha, trong tình đồng hành! Cô đại diện mọi người kính tặng Đức Phanxicô “ một món quà rất nhỏ, một mẫu ảnh Trinh Nữ hành hương rất nhỏ, để đồng hành với Đức Thánh Cha trong chuyến hành hương này và nhiều chuyến hành hương sắp tới. Tình cờ, đây là mẫu ảnh Trinh Nữ Guadalupe, nhưng không phải vì Ngài là Nữ Vương Mễ Tây Cơ, mà vì Ngài là Quan Thầy Mỹ Châu, nên không Đức Trinh Nữ nào ghét mẫu ảnh này cả, không phải Trinh Nữ Á Căn Đình, hay Trinh Nữ Aparecida hay bất cứ Trinh Nữ nào khác. Con kính tặng Đức Thánh Cha mẫu ảnh này với tình âu yếm sâu đậm nhân danh tất cả chúng con với hy vọng rằng Đức Mẹ sẽ che chở Đức Thánh Cha trong chuyến đi này và trong nhiều chuyến đi sắp tới”.

Linh Mục Lombardi: và giờ đây, tôi xin nhường chỗ cho Đức Thánh Cha, dĩ nhiên, để ít nhất ngài cho chúng ta ít lời giới thiệu về chuyến đi này.

Đức Phanxicô: Xin chào. Xin chào tất cả qúy bạn. Tôi từng nghe những điều lạ tai như “các ông đâu phải các thánh tôi tôn kính”, “tôi như ở giữa bày sư tử...” nhưng đâu có dữ dằn như thế, á à? Xin cám ơn qúy bạn. Quả tình tôi sẽ không cho phỏng vấn, nhưng tại sao, tôi không biết, tôi chỉ không thể cho, vậy thôi. Đối với tôi, cần phải cố gắng mới làm được thế, nhưng tôi biết ơn về sự đồng hành này. Chuyến đi đầu tiên này thực sự là để gặp gỡi người trẻ, nhưng gặp họ một cách không biệt lập khỏi cuộc sống họ. Thực vậy, tôi muốn gặp họ ngay trong cấu trúc xã hội của họ, ngay trong xã hội. Vì khi cô lập giới trẻ, ta bất công đối với họ: ta tước mất nơi họ thuộc về. Người trẻ có một nơi thuộc về, họ thuộc về gia đình, về quê hương, về văn hóa, về đức tin. Họ có một nơi thuộc về và ta đừng nên cô lập họ! Nhưng trên hết, ta đừng nên cô lập họ khỏi xã hội! Thực vậy, họ là tương lai của một dân tộc: điều này đúng! Nhưng không phải chỉ có thế: họ là tương lai vì họ có sức mạnh, họ trẻ trung, họ sẽ tiến lên phía trước. Nhưng cũng còn cực kia của sự sống nữa, tức người già, họ cũng là tương lai của một dân tộc. Dân tộc có tương lai khi nó tiến bước với hai cực: với người trẻ, với sức mạnh, vì họ dẫn nó tiến lên; và với người già vì các ngài là những người cho ta túi khôn sống. Tôi thường nghĩ: ta đang xử bất công với người già, ta để các ngài qua một bên như thể các ngài không còn gì để cho ta; các ngài có túi khôn, túi khôn sống, túi khôn lịch sử, túi khôn quê hương, túi khôn gia đình. Va ta cần túi khôn ấy xiết bao! Chính vì thế tôi nói tôi đang đi gặp gỡ người trẻ, nhưng trong cấu trúc xã hội của họ, chủ yếu có những người già. Quả thực, cuộc khủng hoảng hoàn cầu không đem lại lợi ích nào cho người trẻ. Tuần trước tôi đọc được phần trăm những người trẻ không có việc làm. Qúy bạn hãy nghĩ tới sự kiện: ta liều mình tạo ra một thế hệ không có việc làm, mà từ việc làm mới có phẩm giá mưu sinh của một con người. Hiện nay, người trẻ đang gặp khủng hoảng. Ta xem ra như đã quen với nền văn hóa ưa vứt bỏ này: nó thường hay làm thế đối với người già xiết bao! Và nay nó cũng đang làm thế với rất nhiều người trẻ không kiếm được việc làm, nền văn hóa vứt bỏ cũng đang đến với họ. Ta cần cắt bỏ cái thói quen vứt bỏ này đi! Không, ta phải có một nền văn hóa bao gồm (inclusion), một nền văn hóa gặp gỡ, cố gắng đem mọi người vào trong xã hội. Tôi rất cám ơn qúy bạn, qúy bạn thân yêu, “các vị thánh không được tôn kính” và “những con sư tử không dữ dằn đến thế” Nhưng xin cám ơn qúy bạn rất nhiều, cám ơn qúy bạn nhiều lắm. Và tôi muốn được chào hỏi từng qúy bạn một. Cám ơn qúy bạn.

Linh Mục Lombardi: Thưa Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn ngài nhiều lắm vì lời giới thiệu nói lên thật nhiều này. Và giờ đây, mọi người sẽ tới chào kính Đức Thánh Cha: họ tới theo lối này, nhờ thế họ có thể tới và từng người có thể gặp Đức Thánh Cha, và tự giới thiệu; mỗi người nên nói mình thuộc tựa lớn nào, đài truyền hình nào, tờ báo nào. Để Đức Thánh Cha gặp và chào thăm...

Đức Phanxicô: chúng ta có mười giờ đồng hồ...

Các nhà báo lần lượt tới gặp Đức Thánh Cha.

Linh mục Lombardi: Các bạn đã thực sự xong tất cả chưa? Đã? Rất tốt. Chúng con thực sự cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô tận đáy lòng vì con tin rằng đối với tất cả chúng con, đây là một giờ phút không thể nào quên được và con tin rằng đây là lời giới thiệu rất hay về chuyến đi này. Con tin rằng Đức Thánh Cha đã chiếm được tâm hồn “những con sư tử” này để trong chuyến đi này họ sẽ là các cộng sự viên của Đức Thánh Cha, nghĩa là, hiểu được sứ điệp của Đức Thánh Cha để loan truyền nó cách hiệu quả. Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn Đức Thánh Cha.

Đức Phanxicô: Tôi thực tình cám ơn qúy bạn và xin qúy bạn giúp đỡ tôi và cộng tác với tôi trong chuyến đi này vì điều thiện,vì điều thiện, điều thiện của xã hội: điều thiện của người trẻ, và điều thiện của người già; tất cả và cả hai cùng một lúc, đừng quên điều đó! Và tôi sẽ mãi mãi như tiên tri Đanien, buồn chút đỉnh, vì tôi thấy mấy con sư tử này không dữ dằn đến thế! Cám ơn qúy bạn nhiều. Cám ơn qúy bạn nhiều lắm. Tôi ôm hôn tất cả qúy bạn! Cám ơn qúy bạn.
 
Ngày Giới Trẻ Thế Giới chính thức khai mạc, cờ VN tung bay giữa rừng cờ thế giới.
Trần Mạnh Trác
22:28 23/07/2013
Ngày Giới Trẽ Thế giới chính thức khai mạc vào tối hôm nay ngày 23 tháng 7 với một buổi lễ trọng thể tại bãi biển Copacabana của Rio.

Trước sự hiện diện cuả hằng trăm giám mục và khoảng 300 ngàn thanh niên thiếu nữ từ khắp nơi qui tụ về đây, cây Thập Giá Giới Trẻ và bức linh ảnh Đức Mẹ đã được rước lên một khán đài vĩ đại mới được dựng lên trên bãi biển, trong một khung cảnh ca nhạc và ánh sáng muôn màu.

Cuộc rước hai biểu hiệu cuả giới trẻ đã đi qua một rừng cờ cuả các quốc gia trên thế giới, trong đó có sự hiện diện cuả lá cờ vàng Việt Nam, đi đồng hành với bức linh ảnh một đoạn đường dài.

Đức Tổng Giám Mục Orani Tempesta của Rio de Janeiro, chủ sự buổi lễ, đã chào đón khách hành hương và thúc giục họ truyền bá niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Chúa Kitô cho toàn thế giới.

"Hãy đi vào thành phố, làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, cam kết với thế giới mới", Đức Tổng Giám Mục Tempesta lên tiệng hô hào trong bài giảng.

"Hãy lây lan đến tất cả mọi người niềm vui và sự bình an của Chúa Kitô, và như những người lính canh buổi sáng, hãy làm việc cho sự đổi mới của thế giới trong ánh sáng hướng dẫn của Thiên Chúa."

Nhân danh là người đứng đầu của Giáo Hội trong thành phố chủ nhà, Đức Tổng Giám Mục Tempesta chào đón những người hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới rằng "thành phố kỳ diệu này trở nên đẹp hơn với sự hiện diện của quí bạn."

























 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 17/7 - 24/7/2013
Vietcatholic Network
08:46 23/07/2013
'>Video: Tin Giáo Hội Việt Nam 17/7 - 24/7/2013
1. Bài phát biểu của ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình HĐGMVN
Đức Cha Hợp nói: "Cần có một sự thay đổi triệt để, vì vận mệnh của đất nước".
Là những giám mục coi sóc giáo dân, và là người Việt Nam, thì "sứ vụ của chúng tôi" là đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Sự phát triển phải thông qua việc "thay đổi não trạng", hủy bỏ vai trò trung tâm của "hệ tư tưởng Marxist" và đồng lòng "trở về với nền văn hóa truyền thống".
Đây là những lời phát biểu mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhấn mạnh, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AsiaNews.
Đức Cha Hợp hiện là Giám Mục chính tòa Giáo phận Vinh, ngài là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch sửa đổi hiến pháp, nhằm chuyển hướng kết thúc chế độ độc tài, đảng trị của đảng cộng sản Việt Nam.
Đức Cha hiện là Chủ tịch Ủy Ban Giám Mục về Công Lý và Hòa Bình, Ngài khẳng định rằng, sự thống nhất ý chí, là điều liên kết hàng giáo sĩ Việt Nam với phong trào của các nhà trí thức đang đòi sự thay đổi. Bởi vì "đó là trách nhiệm của tất cả những ai đang nghĩ về vận mệnh của dân tộc”. Ngài cho rằng, mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua "một nền giáo dục hướng đến giới trẻ, cách riêng là giới sinh viên", họ được coi là "nhà kiến tạo" của sự phát triển đích thực, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, mà còn liên quan đến "xã hội, chính trị và tôn giáo".
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp năm nay 68 tuổi, là một tu sĩ Dòng Đa Minh.
Năm 2010, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Vinh.
Ngài cho biết, Việt Nam đang trong một hoàn cảnh “lịch sử khó khăn", đặc trưng bởi "vấn đề liên quan với Trung Quốc" và việc độc lập trong quá khứ, cùng các cuộc xung đột ở Biển Đông. Từ thập niên 80, nó đã tạo thành "một mối đe dọa" cho sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia, đã có những tiến bộ quan trọng "trong lĩnh vực kinh tế". Nhưng lĩnh vực "xã hội, chính trị và tôn giáo" thì không được như thế.
Đức Cha Hợp nói thêm, "Hiện nay, sự thay đổi này, đang xuất hiện rõ nét những hạn chế. Và đó là lý do tại sao cần có một sự thay đổi triệt để, vì vận mệnh của đất nước". Ngài cho biết, tất cả các vị giám mục đã "đồng thuận về quan điểm này."
Giáo Phận Vinh là một lãnh thổ đặc biệt nằm ở miền bắc Việt Nam, nơi đặc trưng xẩy ra các cuộc xung đột giữa giáo dân với chính quyền, và thường dẫn đến việc chính quyền mở các cuộc đàn áp, bắt giữ, xét xử và kết án tù lương dân vô tội. Số lượng tín hữu ở đây đang phát triển: hơn 500.000 người Công Giáo, trong tổng số 6 triệu dân, trong lãnh thổ của giáo phận, với 179 giáo xứ, .
Đức Cha Hợp nói: "Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn về tài sản và tự do tôn giáo, nhưng đức tin thì kiên vững. Chúng tôi cũng có rất nhiều ơn gọi, để mọi người trẻ của chúng tôi, hôm nay không chỉ có mặt ở Vinh mà còn trong các giáo phận khác nhau và trong nhiều cộng đoàn trên khắp đất nước".
Đối tượng của công cuộc phúc âm hóa "có cả ánh sáng và bóng tối", bởi vì thật sự "người Công Giáo vững mạnh" nhưng vẫn còn những sự hạn chế dai dẳng, do đó "chúng tôi không thể rao giảng Lời Chúa một cách dễ dàng như ở các quốc gia khác". Các cuộc xung đột giữa người Công Giáo và người cộng sản "là rất kiên quyết" Những vụ xung đột vẫn tiếp diễn, việc đối thoại đã không được kiên trì mà đáng ra nó phải giải quyết sớm".
Việc Giáo Hội Việt Nam thiếu thốn phương tiện truyền thông, hiệu quả. Chúng tôi không có đài truyền hình, đài phát thanh hay báo chí. Nhưng "sự xuất hiện của internet đã mang lại những sự thay đổi, cho nên mỗi giáo phận và mỗi cộng đoàn đã có trang web riêng của mình".
Vì vậy, hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc ưu tiên thực hiện "đào tạo nhân sự" cho những người "có năng lực" chứ không phải chỉ "đủ điều kiện" giống như trong quá khứ. "Cả hai việc này liên quan đến công cuộc phúc âm hóa và sự phát triển xã hội. Chúng tôi muốn thể hiện cho giới trẻ, sinh viên - một cái nhìn về tương lai, để làm việc, để đóng góp cách cụ thể và hiệu quả vào sự phát triển của xã hội trong đất nước Việt Nam".
Hiện nay, Đức Cha Hợp đang chuẩn bị cho chuyến đi Nam Mỹ, nơi mà Ngài đã từng giảng dạy trong nhiều năm trước đây. Ngài sẽ tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (World Youth Day), được cử hành tại Rio de Janeiro, Brazil vào cuối tháng Bảy.
Đức Cha Hợp cho biết sẽ có một phái đoàn nhỏ từ Việt Nam, "không lớn” vì Việt Nam cảm nhận được sự khủng hoảng kinh tế đang bắt đầu. Nhưng đây sẽ là một cơ hội, để Ngài được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô cùng các bạn trẻ, từ khắp nơi trên thế giới, và Ngài cũng sẽ gặp lại những người bạn cũ ở Brazil và Peru".
2. TIN GP HÀ NỘI
Caritas GP Hà Nội và Xe Lăn Mỹ: Trao tặng xe lăn cho những người khuyết tật
Trong hai ngày, phái đoàn American Wheelchair Misson cùng với Sơ Maria Hoàng Thiên Thu - Phụ trách Ban Khuyết Tật Caritas Việt Nam, Cha Giuse Đào Bá Thuyết đặc trách người Khuyết Tật Caritas Hà Nội, phối hợp cùng quý Cha xứ và Caritas các giáo xứ: Yên Kiện, Tân Hội, Hà Hồi, Cẩm Sơn, An Khoái.... đã trao tặng 30 chiếc xe lăn, do các nhà tài trợ của tổ chức American Wheelchair Mission cho Caritas Việt Nam phân phối.
Trước khi lên đường tới các giáo xứ, đoàn đã có dịp gặp gỡ với Đức Cha phụ tá Laurenso Chu Văn Minh và Cha Bruno Phạm Bá Quế - Giám đốc Caritas Hà Nội. Các Ngài đã thay lời những người nghèo và khuyết tật cám ơn tấm lòng hảo tâm của phái đoàn đã dành cho họ.
Trong trường hợp những người ở qúa xa giáo xứ hoặc không thể tới được, phái đoàn đã đến tận nhà, thăm hỏi và tặng quà. Với sự nhiệt tình và tình cảm quý mến dành cho người khuyết tật, dù vất vả hoặc phải đi bộ rất xa, phái đoàn vẫn vui vẻ đến tận nơi.
Những người khuyết tật đều rất sung sướng khi nhận được món quà là chiếc xe lăn, coi như là một đôi chân mới của họ. Khi các tặng phẩm đã được phân phát xong, phái đoàn đã chào tạm biệt và ra về.
3. TIN GP VINH
Thánh lễ làm phép nhà thờ và cung hiến bàn thờ giáo họ Bến Đá, giáo xứ Vạn Thành
Giáo dân giáo họ Bến Đá, thuộc giáo xứ Vạn Thành đã hân hoan chào đón sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đến chủ tế thánh lễ khánh thành nhà thờ và cung hiến bàn thờ, trước niềm vui, ngập tràn hạnh phúc của gần 150 giáo dân ở vùng núi, miền tây Hà Tĩnh.
Cùng đồng tế thánh lễ có Cha quản hạt Cẩm Xuyên, quý Cha trong và ngoài giáo hạt.
Giáo họ Bến Đá tọa lạc về hướng đông của hồ Kẻ Gỗ, và cách khoảng gần 1 cây số. Bến Đá thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo sử sách ghi lại, năm 1930, có 7 gia đình giáo dân Công Giáo thuộc giáo họ Kẻ Dừa, huyện Hương Khê đã băng sông, vượt núi đến đây làm ăn sinh sống, rải rác dọc theo bờ sông Ngàn Mọ, tạo nên bởi dòng suối Kẻ Gỗ phát nguồn từ Rào Môn, Rào Lác.
Họ đã hình thành nên một họ đạo, để tụ tập cầu nguyện, hiệp thông với nhau, rồi tự đặt tên là họ đạo Cầm Tòa, nhưng chưa chính thức được thành lập.
Năm 1956, Hai mươi sáu năm sau, linh mục Giuse Nguyễn Hà Thanh về quản xứ Kẻ Đông, kiêm luôn giáo xứ Vạn Thành, đã đổi tên là giáo họ Bến Đá, vì cả làng làm nghề chài lưới theo thánh Phêrô, nên đã được Bề trên giáo phận chấp thuận.
Thời kỳ ban đầu, nhà thờ được lợp bằng tranh đơn sơ với những vật dụng sẵn có nơi núi rừng Kẻ Gỗ. Trải qua năm tháng, ngôi nhà thờ mái tranh, vách nứa đã xuống cấp trầm trọng. Nhưng vì hoàn cảnh nghèo khổ và giáo dân lại ít, nên không có điều kiện để xây dựng lại cho kiên cố.
Mãi đến năm 2003, khi Cha Giuse Nguyễn Xuân Hóa, cho đổ móng xây dựng nhà thờ mới. Nhưng vì tuổi già sức yếu, bề trên giáo phận đã cho Ngài nghỉ hưu, nên công trình tạm ngừng.
Năm 2004, cha Antôn Trần Đình Văn được bổ nhiệm về quản xứ Vạn Thành.
Năm 2006 cha Thành cho tiếp tục công trình đợt hai, đến năm 2009 công trình chưa hoàn tất, thì Cha Antôn được bề trên giáo phận đổi đi nhận nhiệm sở mới. Công trình xây cất bị đình hoãn. Giáo dân lại phải chờ đợi, Đến năm 2010 Cha Phêrô Hoàng Quốc Phong được bổ nhiệm về làm quản xứ Vạn Thành, với sức trẻ và lòng nhiệt thành, Ngài đã cho tái kiến thiết các công trình còn lại.
Hôm nay đây, ngôi thánh đường đã trở nên khang trang đẹp đẽ và được khánh thành vào ngày 12 tháng 07 năm 2013. Trở thành ngày lịch sử của giáo họ đạo.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Cha Phaolô Maria đã nói lên tầm quan trọng của nhà thờ. Vì nhà thờ là nhà của Thiên Chúa, nhưng cũng là nhà của chúng ta, mỗi khi chúng ta đến kinh nguyện và dâng lễ ở đây. Ngài mời gọi các tín hữu hãy xây dựng ngôi thánh đường trong tâm hồn thật nguy nga lộng lẫy, thánh đường bởi lòng sốt mến, kính tôn.
Thánh lễ kết thúc trong bầu khí linh thiêng, vui tươi và phấn khởi.
4. TIN GP QUI NHƠN
Lễ kính thánh Anrê Kim Thông, Bổn Mạng các Hội Đồng Mục Vụ của giáo phận, và cử hành Năm Đức Tin
Sáng ngày 15/07/2013 tại nhà thờ giáo xứ Gò thị, cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận đã hân hoan mừng lễ kính thánh Anrê Nguyễn Kim Thông trùm cả, bổn mạng của thành viên các Ban Chấp Hành trong giáo phận. Thánh lễ hôm nay cũng được lồng trong khuôn khổ của ngày cử hành Năm Đức Tin, dành cho các chức việc, những người phục vụ nhà Chúa.
Trước thánh lễ, giáo xứ đã tổ chức chương trình diễn nguyện với nội dung ngắn gọn và súc tích, trong tâm tình, “uống nước nhớ nguồn”.
Mở đầu bằng những vũ khúc ngợi ca của các em thanh thiếu niên. Cao điểm của chương trình là diễn lại cuộc đời chứng nhân anh hùng tử đạo, của ông trùm Anrê Kim Thông.
Đúng 9 giờ, thánh lễ bắt đầu do cha Tổng đại diện Phêrô Hoàng Kim chủ sự. Cùng đồng tế có cha hạt trưởng Bình Định, quý cha trong giáo phận và đông đảo các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân tham dự. Đặc biệt trong thánh lễ có sự hiện diện của hơn 200 thành viên các HĐMV trong giáo phận, đang tham dự khóa thường huấn tại chủng viện Quy Nhơn.
Mở đầu thánh lễ, cha Tổng Đại Diện mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa, qua thánh lễ mừng kính vị thánh của quê hương Gò Thị, như là người cha ông đã đi trước, trong hành trình làm chứng đức tin.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Giuse Võ Tá Hoàng đã tả lại cuộc đời của thánh Anrê Kim Thông, đã hiên ngang bước chân theo Thầy Giêsu chí thánh.
Thánh lễ kết thúc trong tâm tình hân hoan và tạ ơn Thiên Chúa.
5. TIN GP PHAN THIẾT
Giáo xứ Kim Ngọc: Mở lớp dạy Anh Văn mùa hè năm 2013
Sáng 15.7.2013, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy, chánh xứ Mũi Né đã đến nhà thờ Kim ngọc dâng thánh lễ bằng tiếng Anh, cùng các em thiếu nhi trong giáo xứ. Chương trình học tiếng Anh mùa hè, do quý thầy và các sinh viên khoa Anh ngữ, trường Đại học Đà Lạt đảm trách.
Có 200 em thiếu nhi từ lớp 2 đến lớp 9 theo học, các lớp được phân chia theo bài trắc nghiệm từ đầu khóa. Buổi sáng, các lớp rộn ràng học và tập đọc tiếng Anh. Buổi chiều tập hát và tập đối đáp thánh lễ bằng Anh ngữ.
Hơn 45 ngày học tập và rèn luyện, các em đã tiến bộ rất nhiều. Các thầy cô sinh viên, có phương pháp dạy học như “chơi mà học”, múa hát nhảy rất vui nhộn, giúp các em mạnh dạn nói tiếng Anh.
Bầu không khí mùa hè thật vui vẻ, các bậc phụ huynh rất hài lòng. Các em thiếu nhi quyến luyến ở Nhà thờ suốt cả tuần, cùng nhau vui chơi học tập.
Cha Duy rất vui, khi chủ tế thánh lễ tạ ơn, ngài giảng bằng tiếng Anh, với những câu ngắn, gọn, dễ hiểu. Đa số các em đã hiểu gần hết và còn dịch cho các bạn nghe nữa.
Cuối lễ, ngài trao những phần quà cho các em học giỏi, chăm chỉ. Sau đó tất cả cùng chụp chung tấm hình lưu niệm.
Một kỷ niệm vui là lần đầu tiên tham dự thánh lễ bằng tiếng Anh. Ai cũng cười tươi như hoa.
Sau lễ, các thầy / cô cùng các em lên xe buýt đi ra Biển Đồi Dương cắm trại vui chơi.
Cha xứ Giuse Nguyễn Hữu An rất quan tâm đến thiếu nhi, không chỉ các lớp giáo lý mà còn có các lớp ngoài nhà trường nữa. Thánh Lễ Thiếu Nhi, Chiều Chúa Nhật, Cha xứ đã phát thưởng cho các em học sinh đạt loại khá, giỏi và đậu tú tài. Quý hội đồng giáo xứ và quý thầy/cô trong xứ cùng phát thưởng cho các em.
Thay mặt các em thiếu nhi, đã lên cám ơn Cha Giuse, Cha Phêrô và quý Thầy Cô giáo.
Lớp Anh ngữ mùa hè đem lại thật nhiều bổ ích cho các em thiếu nhi nơi đây.
6. TIN GP ĐÀLẠT
Giáo xứ Tân Thanh, giáo hạt Bảo Lộc - Thi giáo lý căn bản, mùa Hè 2013
Theo truyền thống, hàng năm cứ vào dịp hè. Giáo xứ Tân Thanh, tổ chức thi Giáo Lý Kinh Bổn, cho các em thiếu nhi của các giáo họ, trong giáo xứ.
Chúa Nhật ngày 14/07/2013, Cha quản xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng khai mạc kỳ thi, với sự hiện diện của hai cha phó: Giuse Lê Minh Long và Phêrô Mai Vinh Sơn, Thầy xứ, Hội Đồng Giáo Xứ cùng các giáo dân đến tham dự, khích lệ tinh thần cho thiếu nhi giáo xứ.
Tất cả các em trong các giáo họ, từ 7 đến 14 tuổi, đều tham dự trong đội thi của giáo họ.
Nhóm nhỏ từ 7-10 tuổi và nhóm lớn từ 11-14 tuổi.
Bài thi của các em là những đề tài: Kinh tối, kinh sáng, kinh ngày thường, ngày Chúa Nhật, ngắm lần hạt Mân côi, kinh cầu Trái Tim Chúa Giêsu.
Năm nay là năm Đức Tin, nên các em học thêm kinh năm đức tin.
Mỗi nhóm đã được học kinh tại giáo họ, dưới sự hướng dẫn của Ban Chấp Hành giáo họ.
Cuộc thi thật hào hứng, với những phần thưởng là bánh, kẹo.
Phần thưởng, tuy chỉ là vật chất, nhưng đã giúp cho các em, hăng hái học hỏi giáo lý, và củng cố đức tin thêm vững mạnh.
7. Caritas Singgapore và TGP Sàigòn, Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vào lúc 6g40 sáng ngày 06/07/2013, Caritas TGP Sài Gòn phối hợp với nhân viên Y tế Công Giáo TGP và bệnh viện Công Giáo Mt. Alvernia (Singapore) đến khám sức khỏe và phát thuốc, cho hơn 150 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, từ 40 tuổi trở lên, tại giáo xứ Long Đại và các giáo xứ lân cận.
Vượt một đoạn đường dài, từ SG đến xã Long Thạnh Mỹ, đoàn đã phải vất vả đi qua những đoạn đường ổ gà, ổ voi rất xấu, nhưng mọi người đều vui vẻ, hân hoan.
Bác sĩ Phan Dũng đã thuyết trình cho các nhân viên, về kế hoạch hoạt động của đoàn trong ngày, tại xã Long Đại, để tất cả mọi người đều biết rõ và nhanh chóng thực hiện công việc của mình, khi tới giáo xứ.
Đúng 8g15, đoàn đã đến giáo xứ Long Đại, quê hương của thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.
Trọng tâm của đoàn hôm nay, là hướng dẫn sức khỏe cho cộng đồng qua đề tài BỆNH TIM MẠCH và CÁCH BẢO VỆ SỨC KHỎE. Sau đó phái đoàn đã khám sức khỏe, xét nghiệm: mỡ, máu, tiểu đường và đo huyết áp cho dân chúng.
Trước khi các bác sĩ đến, tại địa điểm tiếp nhận, đã có nhiều bệnh nhân chờ đợi, mọi người được các thành viên Caritas, các hội đoàn trong giáo xứ giúp làm thủ tục ghi tên khám bệnh.
Anh chị em Caritas cũng như đoàn Y tế Công Giáo và các bác sĩ bệnh viện Mt. Alvernia (Singapore) rất tận tình phục vụ: người thì ghi danh, người thì đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, người thì hướng dẫn bệnh nhân theo từng bước và khám bệnh phát thuốc.
Cha Micae Nguyễn Tiến Thành, quản xứ Long Đại đã thay mặt cho các bệnh nhân cảm ơn đoàn, đã quan tâm đến dân nghèo vùng đèo heo, heo hút này.
Chia tay giáo xứ Long Đại, phái đoàn ra về trong một ngày đầy nắng đẹp.
8. Thánh lễ Tiên Khấn của các Sơ Dòng Thánh Phaolô thành Chartres Sài Gòn
Lúc 9 giờ, sáng ngày 14/07/2013 Thánh lễ tiên khấn của 16 tập sinh Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, tỉnh Dòng Sài Gòn.
Bắt đầu Thánh Lễ, đoàn rước gồm Thánh giá nến cao, 16 chị tập sinh với nến cháy sáng lung linh trên tay. Đức Cha Phao lô Bùi Văn Đọc chủ tế và 22 linh mục đồng tế tiến vào nguyện đường.
Thánh lễ đã được cử hành với một cộng đoàn đông đảo tham dự, trong đó có cha mẹ và thân nhân của các tân khấn sinh.
Sau phần Phụng vụ Lời Chúa, nghi thức tuyên khấn bắt đầu, với phần xướng danh từng khấn sinh.
ĐGM chủ tế ban huấn từ về ơn gọi tận hiến và chia sẻ lời Chúa.
Kết thúc bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh: Hoa trái cơ bản của Chúa Thánh Thần và là niềm Tin-Cậy-Mến, nhưng cao trọng hơn cả, vẫn là Đức Mến.
Tất cả mọi lời khấn của các chị, dù là khấn khiết tịnh, vâng phục hay khó nghèo, đều phát xuất từ tình yêu.
Mọi sự khởi đầu từ tình yêu và kết thúc trong tình yêu”.
Tiếp theo, ĐGM thẩm vấn các tập sinh, về sự tự nguyện theo chân Chúa Giêsu, sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục trong Hội Dòng Thánh Phaolô thành Chartres.
Sau lời nguyện giáo dân, các tập sinh đọc lời tuyên khấn, dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa trong Hội Dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Sơ Bề trên Giám Tỉnh - đại diện cho Hội Dòng - đã nhận lời khấn của các khấn sinh.
Trong phần cuối cùng của nghi thức, Sơ Bề trên Giám tỉnh đã trao cho mỗi tân khấn sinh một cây Thánh Giá, để các tân khấn sinh ý thức được sứ mạng của mình, phục vụ Chúa Kitô nơi trần gian qua tha nhân.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Cuối Thánh lễ, Sơ Bề Trên Giám Tỉnh đã cám ơn và xin mọi người tiếp tục nâng đỡ, cầu nguyện cho các tân khấn sinh.
Một đại diện phụ huynh của các Tân Khấn Sinh đã lên nói lời tâm tình, tri ơn đối với Giáo Hội, Đức Giám Mục, quí tu sĩ nam nữ và Nhà Dòng.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g15. Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ, quý phụ huynh và thân nhân của các tân khấn sinh, đã cùng chia sẻ niềm vui với Tỉnh Dòng, bằng bữa cơm thân mật, tại hội trường của tu viện.
9. Trại Hè “Vững Một Niềm Tin”, giáo xứ Tân Hưng, giáo hạt Xóm Mới, TGP Sàigòn
Hưởng ứng Ngày Giới trẻ Thế giới Thế lần thứ 28, được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro Ri ô - Đờ- Za Nây Rô), Ba Tây cuối tháng 7, 2013.
Ban Mục vụ giới trẻ giáo xứ Tân Hưng, hạt Xóm Mới đã tổ chức trại hè với chủ đề: “Vững một niềm tin”.
Hội trại đã thu hút được hơn 100 bạn trẻ trong giáo xứ tham dự.
Phát biểu khai mạc, lúc 08g00, Cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Văn Thiềm đã tâm tình cùng các bạn trẻ: “Hiện nay, thanh niên dễ bị sa ngã, sống bon chen, chỉ nghĩ đến bản thân mình”. Cha hy vọng các bạn trẻ của giáo xứ sẽ là những nhân tố tích cực, trở thành những người con ngoan trong gia đình, sống có ích cho Giáo Hội và xã hội. Qua trại hè này, cha xứ mong rằng, các bạn trẻ sẽ hòa đồng với nhau, thắt chặt tình bạn trong cùng giáo xứ”.
Sau đó, dưới sự hướng dẫn của Cha Tôma Aquinô Hoàng Trọng Hiếu thuộc Dòng Đa Minh, cùng Ban sinh hoạt.
8 đội trẻ đã tham gia các trò chơi sinh hoạt, được thể hiện qua Hành trình theo Kinh Tin Kính.
Các đội phải vượt qua 4 trạm tiềm ẩn, để tìm đến đích của cuộc chơi.
Sau giờ cơm trưa và nghỉ ngơi, lúc 13g00, các đội đã bước vào trò chơi vận động, thi đua cắm hoa… thật sôi nổi và hào hứng.
Đến 16g30, các bạn trẻ đã tập trung đông đủ tại nghĩa trang giáo xứ, tham dự Thánh lễ Chúa Nhật 15 Thường Niên do Cha Tôma Aquinô chủ tế.
Lúc 19g30, cha chánh xứ đã châm lửa khai mạc đêm lửa trại. Các bạn trẻ đã hóa trang và tích cực tham gia các trò chơi sinh hoạt ban đêm, cùng đắm mình theo các điệu múa dân gian, tạo nên bầu khí thân thiện, gần gũi với nhau và với thiên nhiên quanh ánh lửa hồng, để kết thúc một ngày trại đầy ý nghĩa vào lúc 21g30.
10. TGP SÀIGÒN: Khai mạc Tuần lễ học hỏi Giáo lý năm 2013
Bài hát “Gieo mầm tin yêu”, đã được các tham dự viên hát vang, hòa theo cử điệu của nhóm Múa giáo xứ Tân Hương, hạt Tân Sơn Nhì, đã tạo nên bầu không khí hào hứng, sôi nổi cho hơn 500 giáo lý viên (GLV) đến tham dự buổi khai mạc Tuần lễ Giáo lý 2013 tại hội trường GB Phạm Minh Mẫn, thuộc Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn, lúc 18g15 ngày 15/7/2013.
Sau phần giới thiệu danh sách giảng viên và học viên của tám khóa học. Cha Giuse Nguyễn Văn Khiêm - phụ trách Giáo lý giáo hạt Xóm Chiếu - đã công bố Tin Mừng theo Thánh Gioan (Ga 15,1-14) và chia sẻ bài Phúc Ấm.
Kế đến Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Đặc trách Giáo lý TGP - cũng ngỏ lời cám ơn các giảng viên đã hy sinh, cộng tác với Ban tổ chức tham gia hướng dẫn các khóa giảng. Ngài cũng cám ơn các tham dự viên, vì chính các học viên mới là nhân tố chính để hình thành các khóa học, tạo nên sự thành công cho Tuần lễ Giáo lý.
Trong bầu khí thật lắng đọng, nhờ những lời nguyện và bài ca diễn nguyện “Lạy Chúa con tin” do các GLV Gx. Thị Nghè thực hiện, Cha Phêrô đã long trọng tuyên bố khai mạc Tuần lễ Giáo lý năm 2013.
Cùng lúc, nữ tu Thecla Trần Thị Giồng, chuyên viên về Tư vấn Tâm lý đã gióng lên hồi trống khai mạc.
Sau những hồi trống dồn dập, hùng tráng do đội trống Gx. Tam Hải biểu diễn, các giảng viên và học viên đã vào các lớp học, bắt đầu cho buổi học đầu tiên, trong Tuần lễ Giáo lý.
11. Thông Báo của Ủy Ban Giới Trẻ HĐGMVN
Phái đoàn Việt Nam sẽ đi tham dự Đại Hội Giới trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro, Brazil
Trong tình hiệp thông với Đức Thánh Cha và các bạn trẻ đến từ bốn phương, đại diện giới trẻ Việt Nam sẽ có mặt trong ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 28, được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, từ ngày 23 đến 28 tháng 7 năm 2013.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến gặp gỡ các bạn trẻ trong dịp này.
Ngài sẽ chủ sự giờ canh thức cầu nguyện đêm thứ bảy 27-07 và thánh lễ sáng 28-07. Với chủ đề “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”.
Các bạn trẻ được mời gọi học hỏi và suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, đồng thời cũng là sứ mạng của người trẻ trong xã hội hôm nay.
Rio De Janeiro là thành phố lớn thứ hai của nước Brazil, đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp đón các tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới.
Phái đoàn Việt Nam gồm 3 giám mục: Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên và 24 thành viên, trong đó có 14 linh mục và 10 giáo dân.
Hiện nay phái đoàn đang hoàn tất những thủ tục để xin visa nhập cảnh và sẽ lên đường vào ngày Chúa Nhật 21-07-2013.
Xin quí ông bà và anh chị em hãy cầu nguyện cho sự thành công của ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và cho phái đoàn Việt Nam, sẽ đem những nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam vào thế giới, cho ngày họp mặt giới trẻ này.
GM Giuse Vũ Văn Thiên
Chủ tịch UB Giới Trẻ HĐGMVN
 
Chương trình học sinh Trung học CG Fujen tình nguyện phục vụ Mùa Hè tại Việt Nam
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
09:42 23/07/2013
Từ ngày 8 đến ngày 21 tháng Bảy vừa qua, tôi đã dẫn dắt một phái đoàn gồm 32 học sinh và 2 giáo viên thuộc trường Phổ Thông Trung Học Công Giáo Fujen, Đài Loan về tại giáo xứ Trang Nứa và Trung Tâm Trẻ Mồ Côi Khuyết Tật Dòng Bác Ái (ngụ giáo họ Tân Hương giáo xứ Bố Sơn) để thực hiện chương trình học sinh tình nguyện phục vụ mùa hè (Summer Volunteer Service).

Xem hình ảnh

Đây là năm thức ba với tư cách là giáo viên trường Fujen tôi tiến hành kế hoạch "học sinh tình nguyện phục vụ mùa hè" này. Hai năm trước tôi đã dẫn đoàn về ở Nha Trang, năm nay tôi đưa các em về trên chính quê hương Trang Nứa của mình để làm công tác tình nguyện, và năm nay tôi vẫn kiên trì với mục đích là dẫn dắt học sinh qua nước ngoài để mở mang tầm nhìn quốc tế cho họ, tiếp đến là để tạo điều kiện cho họ học hỏi và giao lưu thêm với nền văn hóa, tôn giáo và xã hội của chúng ta. Một mục đích không kém quan trọng nữa là để các em có dịp sống chung trong các gia đình của những người miền quê Việt Nam và cảm nghiệm được cuộc sống đơn sơ của họ (home stay). Ngoài ra tôi cũng sắp xếp nhiều chương trình từ thiện khác nhau để các em học biết cách quan tâm đến những người nghèo, những người bất hạnh mà các em ít gặp thấy ở chính đất nước của mình...

Để đạt được những mục đích này chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị, và thông thường từ khoảng 10 tháng trước khi đến Việt Nam, chúng ta đã bắt đầu liên lạc, xếp đạt chương trình và bắt đầu kêu gọi học sinh tham gia. Nhờ có được sự chuẩn bị kỹ càng, và nhờ có sự hỗ trợ của cha quản xứ, Hội Đồng Mục Vụ và các đoàn thể của giáo xứ Trang Nứa cũng như nhờ có sự tiếp sức của các nữ tu Dòng Bác Ái mà đoàn đã đạt được những thành quả hết sức tốt đẹp. Cụ thể là trong những ngày này học sinh Đài Loan đã có dịp giao lưu với khoảng gần 500 giới trẻ thuộc Hội Con Đức Mẹ và Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ.

Chương trình giao lưu gồm có chia sẻ về đất nước, con người và văn hóa cho nhau, nhất là các em học sinh xứ Đài đã đưa ra các ý tưởng về bảo vệ môi trường cho giới trẻ chúng ta. Khi thấy người Việt chúng ta không ý thức được vấn đề về tầm quan trọng của việc thu gom khác, xử lý rác thải, mà cứ ném rác bừa bãi ra ngoài đường gây ô nhiệm lớn cho môi trường sống chúng ta, đoàn học sinh đến từ Đài Loan đã giành một buổi chiều để kết hợp với hàng trăm bạn trẻ rải đều khắp các giáo họ để đi nhặt rác, quyét dọn đường sá, nhằm tạo một môi trường sạch đẹp cho thôn làng. Ngoài vấn đề giao lưu ra, đoàn sinh viên tình nguyện Đài Loan cũng dành một số món quà để cùng với các bạn Thiếu Nhi Thánh Thể và Hội Con Đức Mẹ giáo xứ đi thăm người già, người bệnh tật. Khi thấy cảnh người già sống trong cảnh khổ cực như thế, nhiều học sinh đã xúc động, rưng rưng giọt lệ, họ đã không ngần ngại ôm lấy người già, hôn họ và động viên họ bằng những cử chỉ đầy tình thương. Ngoài ra đoàn học sinh tình nguyện sau đó đã chuyển đến làm việc tại Trung Tâm Trẻ Mồ và Khuyết Tật Dòng Bác Ái tại giáo họ Tân Hương xứ Bố Sơn. Trong suốt ba ngày làm việc các em đã hướng dẫn các cháu vẽ tranh, ca hát nhảy múa, sinh hoạt tập thể... nhằm tạo không khí vui tươi và đầm ấm cho các cháu mồ côi và khuyết tật.

Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ có các em học sinh của Đài Loan thu hoạch được nhiều thành quả, mà ngay cả các em học sinh quê hương Trang Nứa cũng được dịp tiếp xúc với người nước ngoài để học được nhiều điều tốt của họ. Và qua lần gặp gỡ và giao lưu các bạn trả của chúng ta cũng đã biết ý thức được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ nước ngoài, việc bảo vệ môi trường cũng như biết quan tâm đến những người già, những bệnh tật đang sống chung quanh chúng ta.

Sang Việt Nam lần này với con số rất đông nhưng lượng người Công Giáo chỉ có 6 em. Riêng các em ngoài Công Giáo, trong những ngày ở Việt Nam ngày nào cũng đến nhà thờ tham dự thánh lễ, chứng kiến lòng đạo đức sốt sắng của giáo dân nên họ cũng muốn gia nhập đạo. Đây là một cơ hội truyền giáo tốt nhất, sau khi trở về Đài Loan, chúng tôi sẽ tiếp tục mời gọi các em đến học đạo, giúp các em dần dần hiểu thấu giáo lý Công Giáo, để họ sẵn sàng đón nhận phép rửa tội và gia nhập vào Đạo Thánh chúng ta.
 
Sinh viên và Chủng sinh Thuận Nghĩa mừng lễ
Anna Nguyễn
10:05 23/07/2013
Hội Chủng sinh - tu sĩ - sinh viên (CS-TS-SV) Giáo xứ Thuận Nghĩa chọn Thánh Maria Goretti làm bổn mạng, mừng ngày 6 tháng 7 hằng năm. Nhưng, để thuận lợi cho việc qui tụ mọi thành phần nên thánh lễ mừng thánh bổn mạng năm nay được chuyển dời tới ngày 22 tháng 07.

Xem hình ảnh

Trước đó một ngày, hội CS-TS-SV có trận giao lưu bóng đá với giới trẻ trong giáo xứ. Trận đấu thật vui vẻ và hấp dẫn, Hội CS-TS-SV thắng giới trẻ 2 - 0.

Chiều trước thánh lễ, Cha quản xứ tĩnh tâm và giải tội cho anh chị em CS-TS-SV. Với hơn 100 người trẻ tham dự, dưới sự linh hướng của ngôi ba Thiên Chúa qua sự hướng dẫn của cha quản xứ, giờ tĩnh tâm của CS-TS-SV xứ Thuận Nghĩa thực sự có những giây phút lắng đọng. Những giây phút đó là cơ hội quý giá để các bạn sinh viên nhìn lại, suy tư về cuộc sống, về bạn thân, về gia đình và về những thách thức, lôi kéo giữa dòng đời nổi trôi. Những phút giây lắng đọng đó là cơ hội không thể thiếu để quý CS-TS-SV n nhìn lại con đường mình đã đi, đang đi và sẽ đi.

Chọn thánh Maria Goretti làm bổn mạng, các bạn cần học hỏi tấm gương tha thứ và sống khiết tịnh như thánh trinh nữ. Đó là lời nhắn nhủ và cũng là mời gọi các bạn trẻ chọn cho mình một con đường, một lối sống giữa cuộc đời xô bồ, trôi chảy.

Sau giờ tĩnh tâm, hội CS-TS-SV xứ Thuận Nghĩa hân hoan tham dự thánh lễ mừng kính thánh trinh nữ Goretti là người bạn nhỏ, là mẫu gương trinh khiết và hay tha thứ. Thánh lễ được cử hành tại đền thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa, có đông đảo bà con trong giáo xứ tham dự.

Giảng trong thánh lễ, cha quản xứ nêu lên một số điểm chính trong cuộc đời của Thánh nữ, nhất là cái chết anh dũng chống lại sự dữ để gìn giữ đức khiết tịnh của thánh nhân để như một lần nữa khẳng định rằng: đã có một con người, một bạn trẻ sống cuộc đời gương mẫu như thế. Và đó là tấm gương sống động mời gọi mọi người trẻ đi lại con đường mà thánh nhân đã đi.

Thánh lễ kết thúc, những hạt mưa cũng đang nặng dần đã xóa đi sự nóng nực của mùa hè, mang lại không khí tươi mát và thoải mái. Phải chăng đây cũng là dấu hiệu, là lời khẳng định rằng: sự tươi trẻ thoải mái sẽ đầy ắp tâm hồn các bạn khi các bạn mạnh mẽ và dám lội ngược dòng giữa những cám dỗ của cuộc đời nổi trôi.

Sau thánh lễ, Cha xứ và mọi thành viên trong hội Hội CS-TS-SV quây quần bên đền Thánh tử đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa để ghi hình lưu niệm. Sau đó, mọi người còn qui tụ tại giáo xứ để tiếp tục lên chương trình cho mùa hè và những ngày sắp tới.
 
Xuân Lộc- Ngày gặp gỡ giáo viên- sinh viên của Giáo phận
Nt. Têrêxa NL, O.P
10:07 23/07/2013
Lần đầu tiên, Giáo phận Xuân Lộc đã tổ chức được ngày gặp gỡ giáo viên, sinh viên của Giáo phận vào ngày hôm qua, Chúa Nhật 21/07/2013. Sở dĩ có được ngày hội ngộ, học hỏi, giao lưu đặc biệt này là nhờ sự quan tâm của hai Đức Cha Giáo phận, Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận, và Đức Cha Phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, thông qua sự tổ chức của cha Giuse Đỗ Đức Trí, Đặc trách Giáo dục Kitô giáo của Giáo phận, và sự cộng tác của quí cha đặc trách Giáo dục các giáo hạt, các cha xứ.

Dù là lần đầu tiên ngày gặp gỡ này được tổ chức, nhưng đã thu hút được rất nhiều quí thầy cô giáo, các sinh viên tham dự. Theo báo cáo của văn phòng tiếp nhận, số lượng quí thầy cô, sinh viên tham dự ngày này đã gần đến 300 người, và nếu như thời tiết buổi sáng không quá âm u, có lẽ con số còn tăng hơn nữa.

Xem hình ảnh

Trong sự hiệp thông với Giáo Hội, chủ đề ngày gặp gỡ được triển khai từ Năm Đức Tin “ TIN VÀ LÀM CHỨNG VỀ ĐỨC GIÊSU KITÔ TRONG NHÀ TRƯỜNG”. Từ chủ đề chính, chương trình được thiết kế các chi tiết, hoạt động xoay quanh trục chính nhằm đưa đến những nội dung, hoạt động mang tính xuyên suốt, và đúng trọng tâm.

Tiếp đón. Tập trung khởi động với các vũ điệu kết nối tình thân, tạo ấn tượng qua bài hát và điệu múa có nội dung sống đức tin đã tạo được hưng phấn cho quí thầy cô, sinh viên. Để làm được điều này, phải chân nhận một sự khéo léo, linh hoạt, ngộ nghĩnh, của quí thầy Đại Chủng viện Thánh Giuse, người nắm giữ và chạy chương trình trong suốt ngày sinh hoạt này, đã là những chất xúc tác, khơi gợi tinh thần trẻ nơi người tham dự, làm cho bầu khí trở nên rất sôi động, hào hứng, báo hiệu một ngày làm việc sẽ gặt được nhiều hoa trái.



Trong phần khai mạc, thầy MC ( người dẫn chương trình) đã giới thiệu mục đích, nội dung của ngày gặp gỡ bằng những ý tưởng rất sâu sắc và xúc tích, đưa quí thầy cô, sinh viên đi vào được điểm cốt lõi của các hoạt động sẽ diễn ra. Lời tuyên bố khai mạc của cha Đặc trách Giuse cũng như lời nguyện thánh hóa ngày gặp gỡ do cha Giuse cử hành cùng với sự hiệp thông của mọi người tham dự đã làm tâm hồn từng người tin rằng Thiên Chúa đang đồng hành với mình, và với mọi người. Phần nhạc cảnh với nội dung hợp với chủ đề ( đất nước Việt Nam dấu yêu- hạt giống đức tin của cha ông- giòng máu tử đạo minh chứng đức - đức tin được truyền qua muôn thế hệ- và ra khơi cùng Mẹ La Vang để làm chứng cho đức tin) do quí nữ tu Hội dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm trình diễn đã gây ấn tượng, làm thành một điểm nhấn giúp cho chương trình được thêm phong phú.

Sau phần khai mạc là phần nói chuyện, chia sẻ đề tài đức tin theo hai nhóm: giáo viên và sinh viên; thầy Thể phụ trách chia sẻ với quí thầy cô, và sr. Têrêxa Ngọc Lễ, O.P phụ trách khối các bạn sinh viên. Tiếp nối các ý tưởng được quí giảng viên chia sẻ, là phần thảo luận của quí thầy cô và sinh viên với các câu hỏi do ban tổ chức và quí giảng viên gợi ý. Mọi người đã rất tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến, ghi chép, và đúc kết khá tốt. Sau thảo luận, là phần trình bày các ý kiến đã được đúc kết theo tổ. Đây là một cơ hội để không chỉ quí thầy cô nghe các đúc kết của nhóm quí thầy cô khác, nhưng còn nghe được các ý kiến của các em sinh viên, và ngược lại. Khi các nhóm đã trình bày phần đúc kết, cha Đặc trách Giuse đã thâu tóm lại các vấn đề đã đưa ra, đồng thời lưu ý một vài điểm cần làm sáng rõ trong ý tưởng của các nhóm. Và phần đúc kết được khép lại với nhân chứng sống đức tin trong công tác, trong nhà trường của thầy cô, của người sinh viên.

Bữa trưa đầy tình thân, không chỉ có những món ngon giúp ích cho thể chất, nhưng còn có cả những thức ăn tinh thần về tình yêu thương, sự hiệp thông, bác ái. Văn nghệ giao lưu rất vui, đa dạng đã tạo nên những tiếng cười, niềm vui, đưa nghệ thuật âm nhạc vào trong cuộc sống cho niềm vui được lớn lên.

14g00. Thánh Lễ cầu cho Năm học mới được cha Giuse chủ sự cùng với quí tu sĩ nam nữ, quí thầy cô, các bạn sinh viên đã được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng trong tâm tình tin yêu và tạ ơn Thiên Chúa của mỗi người. Trong bài giảng, cha Đặc trách đã nhấn đến việc mỗi giáo viên, sinh viên phải trở nên giống Chúa Giêsu trong cuộc sống của mình, đặc biệt là trong nhà trường. Có như vậy, mọi hoạt động của người giáo viên hay sinh viên sẽ có một điểm qui chiếu rõ ràng, căn bản nơi Đức Giêsu Kitô, và từ đó, mọi người sẽ sống đức tin và làm chứng cho đức tin của mình. Thánh lễ và Bí tích Thánh Thể mà từng người nhận lãnh đã là nguồn thiêng, sức mạnh để quí thầy cô và người sinh viên để sống và làm chứng cho đức tin của mình.

Ngày gặp gỡ kết thúc với nghi thức chia tay và lên đường. Khác hẳn với thời khắc buổi sáng mới vào, buổi chiều, mọi sự đã khác. Từng khuôn mặt, kể cả những giáo viên lớn tuổi, đã không còn e dè, khoảng cách nhưng trở nên rất hăng say, nhiệt tình tạo sức trẻ cho bầu khí. Dù đã bắt tay, chia tay….nhưng chẳng ai muốn về. Sự ngần ngừ, luyến tiếc lộ rõ trên quí thầy cô và các bạn sinh viên. Họ cứ mãi đứng lại, không nỡ rời xa vòng tròn thân ái.

Ngày gặp gỡ giáo viên- sinh viên lần đầu tiên của Giáo phận Xuân Lộc đã kết thúc cách tốt đẹp, ngoài dự kiến ban tổ chức.

Xin tri ân Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương và tạo nhiều điều kiện để có được ngày hồng phúc này.

Xin cảm tạ Đức Cha Đa Minh, Đức Cha Giuse, Đức Ông Vinh Sơn, cha Giuse, Đặc trách Giáo dục của Giáo phận, quí cha Đặc trách Giáo dục các giáo hạt, quí cha xứ, quí soeur trong ban Giáo dục, quí thầy – quí dự tu Đại Chủng viện Thánh Giuse, Ban Hành Giáo, các đoàn thể Giáo xứ Thái Hòa đã lo lắng và phục vụ cho việc tổ chức được tốt đẹp trong tình yêu, niềm vui, và hy vọng Giáo phận. Hy vọng vào một ngày mai, Giáo phận Xuân Lộc có thêm được rất nhiều chứng nhân đức tin trong nhà trường.
 
Câu Lạc Bộ Cựu Sinh viên Công giáo hiệp thông với ngày Đại hội Giới trẻ Thế giới
Hương Huế
10:08 23/07/2013
Ngày Giới Trẻ Thế Giới “Rio-2013” (WYD-RIO, World Youth Day IN RIO), toàn thể Giáo Hội cùng nhau hướng về ngày lễ trọng đại này. Đây là dịp để hàng triệu các bạn trẻ Ki-tô giáo từ khắp nơi trên thế giới quy tụ với nhau, cùng nhau chia sẻ Đức Tin Kitô giáo, và cùng quây quần bên “vị đại diện của Chúa Ki-tô trên trần gian” để bày tỏ chứng tá về tình hiệp nhất và yêu thương giữa những người tin yêu Thiên Chúa. Cùng hiệp thông với sự kiện trọng đại này, đã có nhiều nhóm các ban trẻ ở Việt Nam cùng tổ chức các hoạt động để cầu nguyện và chia sẻ tâm tình của những người trẻ trên khắp thế giới.

Xem hình ảnh

Tại Hà Nội, các thành viên thuộc Câu Lạc Bộ Cựu sinh viên Công giáo đã cùng nhau tổ chức chuyến hành hương, để cầu nguyện và chia sẻ tình hiệp thông với các bạn trẻ khắp thế giới đang tề tựu tại Rio de Janeiro - Brazil. Đây là dịp để các bạn trẻ cùng nhau suy ngẫm, và cảm nhận những ơn ích thiêng liêng mà Chúa đã ban cho chính mỗi bản thân các bạn.

Chương trình diễn ra từ ngaỳ 19 đến 23 tháng 7, thành viên đoàn là những bạn trẻ, những bạn cựu sinh viên Công Giáo. Mặc dù với công việc, cuộc sống bộn bề, nhưng với lòng yêu mến Giáo hội, với tâm tình hiệp thông cùng các bạn trẻ trong ngày Đại lễ, các bạn vẫn hi sinh và sẵn sàng lên đường để cùng chung chia niềm vui và hiệp nhất với nhau trong niềm tin thiêng liêng.

Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng Ban cố vấn của Câu Lạc Bộ cho biết: “Chương trình được tổ chức dựa trên những tinh thần và sự thao thức của nhiều bạn trẻ Công giáo về ngày hội ngộ. Dù không thể trực tiếp hiện diện trong Đại lễ, nhưng với một hoạt động nhỏ này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một lời cầu nguyện để hòa vào những tâm tình của những người trẻ trên toàn thế giới”.

Mang trên mình chiếc áo của Đại hội Giới trẻ Thế Giới, các bạn ra đi trong tình hiệp thông với vị Chủ chăn của Giáo hội. Từ khởi sư, diễn tiến và kết thúc, các bạn luôn sống và suy niệm với thông điệp chung của ngày Đại hội: “Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”, để mời gọi và thúc đẩy mọi Ki-tô hữu đặc biệt là các bạn trẻ dấn thân loan báo Tin mừng. Và với sứ mạng ấy, với niềm tin và sự hiệp thông thiêng liêng ấy, các bạn sẽ thực hiện một chuyến đi đầy ý nghĩa và ẩn chứa những giá trị lớn lao ngang qua những lời cầu nguyện hay những nghĩa cử cao đẹp hướng về ngày Đại hội.

Khởi hành từ Hà Nội, đoàn sẽ tới thăm viếng Đức Mẹ La Vang, để chiêm ngưỡng và đón nhận những ơn lành của Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ. Cùng với đó. Các bạn cũng tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt tập thể, để xua đi những lo toan của cuộc sống, và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa cùng với nhau.

Đoàn cũng sẽ đi thăm một số địa danh du lịch tại Đà Nẵng, Huế, cùng nhau trải nghiệm bầu khí mới lạ nơi đây, thăm thú những thắng cảnh nổi tiếng. Cùng với đó, các bạn sẽ cùng nhau viếng thăm Đức Mẹ Trà Kiệu, một địa danh Thánh Thiêng được nhiều người biết tới.

Điều kiện, hoàn cảnh đã không cho phép các bạn trẻ đến được với Đại hội, các bạn cũng không được trực tiếp hòa mình vào những nghĩa cử thiêng liêng nơi Đại hội, và cũng không được trực tiếp nghe những giáo huấn của vị chủ chăn Giáo Hội. Nhưng với việc cùng nhau quy tụ, cùng hiệp nhất với nhau trong tinh thần yêu thương, và trong một ý niệm về những thông điệp mà ngày Đại hội giới trẻ thế giới hướng tới, các bạn vẫn tin tưởng vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa.

Những chương trình hoạt động, những Thánh Lễ, những giờ cầu nguyện được nối kết với nhau trong toàn bộ chương trình, như một ngày hội nhỏ của Câu Lạc Bộ Cựu Sinh viên Công giáo hiệp nhất với Đại hội. Nghĩa cử cao đẹp này góp phần làm cho đời sống Kitô hữu của các bạn trở nên ý nghĩa hơn, niềm tin của các bạn ngày mộ tăng thêm, và các bạn sẽ là những chứng tá của Chúa giữa cuộc sống của các bạn.
 
Khóa Ca trưởng cấp II tại Giáo phận Phát Diệm
Maria Thủy Tiên
10:13 23/07/2013
PHÁT DIỆM - Sau khi khai giảng khóa Ca trưởng cấp II, đợt I tại Giáo phận Thái Bình, Ban giảng huấn đã chia thành 2 nhóm. Một nhóm ở lại Giáo phận Thái Bình và nhóm khác sang Giáo phận Phát Diệm để hoàn thành chương trình lớp Ca Trưởng cấp II, đợt 2 từ ngày 17 đến 22/07/2013.

Xem hình ảnh

Đến khai giảng khóa học gồm có Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Phát Diệm, Cha Giuse Phan Văn Toàn, Phó Ban Thánh Nhạc và Cha Phêrô Mai Văn Vọng, Giám đốc Trung Tâm Hành Hương Phát Diệm.

Về phía Ban giảng huấn gồm có Nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến và phu nhân cùng Soeur Anna Lê Thị Huyền, Soeur Maria Fiat Hồng Trang, Ca trưởng Lê Đình Hùng, Ca trưởng Viên Bích Hòa.

Mặc dù bận rộn với mùa gieo trồng, cấy hái...nhưng các học viên đã hy sinh công việc đồng án, ruộng vườn của mình để đến tham dự lớp học với hơn 100 học viên là những ca trưởng, ca viên đến từ các giáo xứ và một lực lượng nòng cốt trong khóa học này là các Soeur thuộc Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, các ứng sinh và chủng sinh.

Đây là kỳ học thứ tư và cũng là kỳ học cuối cùng, các học viên sẽ hoàn tất các bài học còn lại theo chương trình của Ban giảng huấn và sẽ thi mãn khóa, nhận chứng chỉ Ca trưởng cấp II.

Trong lời khai mạc, bằng hình ảnh thực tiễn pha chút khôi hài, Đức Cha chia sẻ ở ngoài đời người ta thường bán sản phẩm cho người tiêu dùng và có thêm mục chăm sóc khách hàng. Với những lời nói mộc mạc đó, Đức Cha ước mong quý thầy cô trong Ban giảng huấn sau khi kết thúc khóa huấn luyện Ca trưởng tại Giáo phận Phát Diệm sẽ còn trở lại "chăm sóc" những "khách hàng", là những ca trưởng, ca viên đã được đào tạo qua các khóa huấn luyện. Đức Cha cũng nhắc lại ý tưởng đó là Ngài nhận thấy chưa có nhóm nào đặc biệt như Ban giảng huấn này, vừa hy sinh thời giờ, sức khỏe, công ăn việc làm, thu xếp, bỏ hết mọi công việc từ Mỹ, Sài Gòn, Huế... để đi dạy các lớp Ca Trưởng ở các giáo phận. Không những thế, đến dạy ở các giáo phận còn tài trợ kinh phí cho khóa học nữa.

Sau giờ khai mạc các học viên bắt đầu ngay với chương trình học còn lại của khóa Ca trưởng cấp II và ôn tập những phần học cần thiết cho kỳ thi mãn khóa.

Đến ngày 20/07/2013, sau khi hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn kết thúc khóa Ca trưởng cấp II, đợt I tại Giáo phận Thái Bình và dùng cơm trưa chung với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ cùng với quý Cha, đông đảo các học viên tại Hội trường Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, quý thầy cô trong Ban giảng huấn gồm Giáo sư Phạm Đức Huyến, nhạc sĩ Văn Duy Tùng, nhạc sĩ Đinh Thiện Bản, Soeur Elizabeth TrầnThị Mến, Soeur Yến Linh, Soeur Huỳnh Thị Chín, Ca trưởng Đào Tuyết Thanh Vân cùng nhau vội vã lên đường về Phát Diệm để phụ giúp, chuẩn bị nội dung ôn luyện cho các học viên thi mãn khóa Ca trưởng cấp II.

Trong những ngày này, tiếng hát râm ran, bè trầm hòa bè cao trong màn xanh lá dày....khiến cho không khí Tòa giám mục vốn yên lặng, vắng tiếng, nay trở nên vui tươi, sống động hẳn lên. Dưới mỗi gốc cây, dọc các hành lang hay ở căn phòng đều văng vẳng lên những nốt nhạc Đô, Si, La, Sol, Fa... hay những cánh tay uyển chuyển theo những bài thực tập đánh nhịp, tạo nên khung cảnh thật xôn xao hòa lẫn với niềm náo nức, xen lẫn phần nào sự lo lắng, hồi hộp của các học viên.

Sau một ngày nỗ lực ôn tập kiến thức về lý thuyết, xướng âm, các bài thực tập đánh nhịp theo từng nhóm, từng cá nhân cùng với sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô phụ giáo, các học viên đã trải qua một ngày thi lý thú và vui tươi, đạt được kết quả như lòng mong muốn, thể hiện một tinh thần tự tin, can đảm.

Đỉnh cao của ngày mãn khóa Ca trưởng là Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu nguyện cho Cố Nhạc sĩ Hải Linh cùng các Nhạc sĩ Công Giáo đã qua đời vào lúc 17g30, được Đức Cha Giuse chủ tế tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm, cùng đồng tế có Cha Giuse Nguyễn Văn Yêm, Trưởng Ban Thánh Nhạc của giáo phận Phát Diệm, Cha Giuse Phan Văn Toàn, Phó Ban Thánh Nhạc, Cha Tôma Aquinô Nguyễn Bá Khuê- quản xứ Giáo xứ Chính Tòa Phát Diệm, Cha Gioan Baotixita Lê Văn Hào- phó xứ Chính Tòa, Cha Phêrô Mai Văn Vọng, Cha Giuse Phạm Đức Dũng. Thánh lễ tạ ơn hôm nay đúng vào ngày lễ Chúa Nhật XVI Thường Niên nên rất đông đảo giáo dân và các bạn trẻ cùng hiệp dâng Thánh Lễ với khóa học tạo nên một bầu không khí thánh thiêng, sốt sắng qua lời ca tiếng hát dâng lên tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Thánh Lễ tạ ơn được cử hành một cách long trọng, được diễn tả qua các nghi thức, qua các bài phụng ca, có nhiều cụ ông cụ bà sung sướng được nghe lại, được hát lại bộ lễ De Angelis của một thời xa xưa mình còn là ca viên, ca đoàn trong những ngày rất ban sơ của Giáo Hội Việt Nam, cũng có nhiều giáo dân cảm thấy Thánh Lễ tạ ơn hôm nay thật sốt sắng và lạ lẫm vì lần đầu tiên họ được dâng Thánh Lễ có hát tiếng Latinh.

Trước khi nhận phép lành, Đức Cha cùng với thầy Giuse Phạm Đức Huyến đã trao chứng chỉ mãn khóa Ca trưởng cấp II cho một số học viên đại diện. Tiếp đến, Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc, đại diện các học viên đã dâng lời cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý Soeur, quý thầy cô trong Ban giảng huấn cũng như quý ân nhân đã hỗ trợ kinh phí cho khóa học Ca trưởng này. Và để bày tỏ tấm lòng biết ơn, đại diện các học viên đã dâng lên Đức Cha Giáo phận và thầy Giuse Phạm Đức Huyến những bó hoa tươi thắm.

Nhờ sự miệt mài luyện tâp của các học viên cũng như sự tận tình giảng dạy của Ban giảng huấn đã giúp cho khóa Ca trưởng cấp II tại Phát Diệm gặt hái được nhiều điều tốt đẹp, để lại trong lòng các học viên cũng như quý thầy cô những hình ảnh, những kỷ niệm khó quên.

Phát Diệm là Giáo phận thứ 3 ở Việt Nam sau tổng giáo phận Hà Nội, giáo phận Hải Phòng kết thúc khóa huấn luyện Ca trưởng qua 4 kỳ học được tổ chức vào mỗi tháng 7 hàng năm.
 
Phái Đoàn Hành Hương Niềm Tin Úc Châu 2013 tại Fatima, Bồ Đào Nha
Jos. Vĩnh SA
15:21 23/07/2013
Phái đoàn rời Úc Châu ngày 23/6/2013 đã thăm viếng qua các quốc gia Trung Đông: Arab Saudi, Jordan, Do Thái, các quốc gia Đông Âu: Tiệp Khắc, Ba Lan, các quốc gia Âu Châu: Áo, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và hiện nay phái đoàn đang thăm viếng linh địa Mẹ Fatima, Bồ Đào Nha.
Ngày 24/7 phái đoàn sẽ lên đường sang Brazil tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXVIII tại Rio De Janeiro.
Phái đoàn do Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm TGP Brisbane làm trưởng đoàn
Lm. Giuse Trần Đình Trọng TGP Canberra linh hướng
Ngày 20/7/2013, Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng phó giám đốc Vietcatholic Network, chủ nhiệm nguyệt san Dân Chúa Úc Châu cũng bay từ Melbourne sang Fatima nhập chung với phái đoàn và cùng tháp tùng đi Brazil
Phái đoàn còn có các Nữ tu Maria Vũ Mỹ Nga RSM Dòng Đức Mẹ Từ Bi Brisbane phụ tá, đặc trách nữ giới, cùng với Nữ tu Cecilia Nguyễn Thanh Thủy MND từ Africa sang Portugal, nhập theo đoàn đi WYD, Brazil

Phái đoàn hành hương đến thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 20/7/2013 và trực chỉ đến Fatima.

XEM HÌNH

Phái đoàn lưu lại Fatima từ ngày 20 đến 24/7, kính viếng Mẹ Fatima hàng ngày và đến thăm các dấu tích lịch sử nơi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn chiên, đến thăm dòng tu của chị Lucia và nơi nhà ở, quê hương của chị Lucia, Jacinta và Phanxicô, đến xem khu vườn có giếng nước, nơi Đức Mẹ đã hiện ra chỉ cho khi 3 trẻ chăn chiên, khi đang đi chăn chiên, tìm nguồn nước uống. Phái đoàn đã suy gẫm chặng đàng Thánh Giá nơi cánh đồng chăn chiên.

Tại Fatima, mỗi tối đọc kinh cầu nguyện, lần hạt và rước, phái đoàn đều được Ban Mục Vụ linh địa Fatima dành cho một chục kinh hương hồng bằng tiếng Việt và cử hành thánh lễ lúc 8 giờ 30 sáng tại nhà nguyện ngay trên gốc cây Sồi năm xưa bằng tiếng Việt cho phái đoàn và những khách hành hương khắp nơi đến Fatima kính viếng.

Ngày 23/7 phái đoàn đếm thăm thành phố Santarem cách Fatima 70 cây số, kính viếng và dâng lễ tại nhà thờ nơi có phép lạ Mình Thánh Chúa, thăm viếng một số di tích lịch sử và biển Santarem của xứ Bồ Đào Nha

Trước khi từ giã Fatima, phái đoàn có 1 tối sinh hoạt văn nghệ bỏ túi, tất cả mọi người đều phải tham gia trình diễn văn nghệ, vui chưa từng thấy.

Sáng ngày 24/7 sau thánh lễ sáng, phái đoàn từ giã Mẹ Fatima, chụp hình lưu niệm tại quảng trường Fatima và sau đó lên đường trở về Lisbon, làm chuyến du lịch thăm viếng các đền đài, cung điện và các dinh thự cổ kính, nhà thờ chính tòa và đền thánh Antôn tại thủ đô Lisbon.
Đến 3 giờ chiều, phái đoàn đáp chuyến bay Portugee Airlines đi Brazil (Ba Tây), qua 10 tiếng đồng hồ lơ lửng trên không. Máy bay đáp xuống phi trường quốc tế Rio De Janeiro vào lúc 21 giờ 30 khuya, ngày 24/7/2013
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Danh sách Linh Mục Việt Nam đã ghi tên tham dự Đại Hội Emmaus V
LM Peter Võ Sơn
14:24 23/07/2013
Danh Sách Linh Mục Việt Nam Tham Dự Đại Hội Emmaus V

Miền Đông Bắc Hoa Kỳ
(Connecticut , Maine , Massachusetts , New Jersey , New Hampshire , New York , Rhode Island , Vermont )

Miền Trung Đông Hoa Kỳ
( Delaware , Maryland , Pennsylvania , Virginia , W. Virginia , DC)
1. Msgr Trịnh Minh Trí Philadelphia , Pennsylvania

Miền Đông Nam Hoa Kỳ
( Alabama , Arkansas , Florida , Georgia , Louisiana , Mississippi , N. Carolia, S. Carolina , Tennessee )
2. Rev. Nguyễn Thanh Liêm Atlanta , Georgia

Miền Nam Hoa Kỳ
( New Mexico , Oklahoma , Texas )
3. Rev Nguyễn Khắc Hy San Antonio , Taxes (Thuyết Trình Viên)

Miền Trung Hoa Kỳ
( Illinois , Indiana , Iowa , Kentucky , Ohio , Kansas , Kentucky , Michigan , Minnesota ,
Missouri, Nebraska , N. Dakota, S. Dakota, Wisconsin , Wyoming )


4. Rev Peter Đỗ Quang Louisville , Kentucky
5. Rev Joseph Kim Sỹ Lansing, Missouri
6. Rev Anthony Ngô Chính Louisville , Kentucky

Miền Tây Bắc Hoa Kỳ
( Alaska , Idaho , Montana , Oregon , Utah , Washington )
7. Rev. Nguyễn Đ. Khánh Seattle , Washington State
8. Rev Lê Quang Hiền Spoken, Washington State (Thuyết Trình Viên)

Miền Tây Hoa Kỳ
(N. California, Colorado , Nevada )
9. Rev. Nguyễn Xuân Hương Sacramento , California
10. Rev Peter Võ Sơn Oakland , California

Miền Tây Nam Hoa Kỳ
( Arizona , S. California, Guam , Hawaii )
11. Bishop Mai Thanh Lương Orange , California (Thuyết Trình Viên)
12. Bishop Kevin Vann Orange , California (Thuyết Trình Viên)
13. Rev Mai Khải Hoàn Orange , California
14. Rev Chu Vinh Quang Orange , California
15. Rev Thái Quốc Bảo Orange , California
16. Rev Joseph Nguyễn Thái Orange , California
17. Rev. Tạ Anh Kiệt Orange , California
18. Rev. Đặng Chín Orange , California
19. Rev. Trịnh Minh Thái Orange , California
20. Rev. Trần Cao Thượng Orange , California
21. Rev Đinh Ngọc Quế Los Angeles , California
22. Rev. Christopher Phạm Tuấn Los Angeles , California
23. Rev. Nguyễn Thanh Sơn Orange , California (Thuyết Trình Viên)
24. Rev. Nguyễn Quang Trực Los Angeles , California (Thuyết Trình Viên)
25. Rev. Trần Công Nghị, Los Angles, California

Canada
25. Bishop Nguyễn Mạnh Hiếu Toronto , Canada (Thuyết Trình Viên)

....
Để chuẩn bị cho Đại Hội Emmaus V được chu đáo, xin Quý Đức Ông và Quý Cha vui lòng điền Đơn Ghi Danh và gởi về Ban Tổ Chức càng sớm càng tốt. Chân thành cảm tạ!
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phụng Vụ Lời Chúa cho thiếu nhi được thực hiện ra sao?
Nguyễn Trọng Đa
21:48 23/07/2013
Giải đáp phụng vụ: Phụng Vụ Lời Chúa cho thiếu nhi được thực hiện ra sao?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Với phiên bản thứ ba của Sách Lễ Rôma, liệu có còn tiếp tục một "chức năng" của Phụng Vụ Lời Chúa cho thiếu nhi không? Liệu có các chữ đỏ chính xác cho việc thực hiện trong Thánh Lễ Chúa Nhật dành cho thiếu nhi không? Nếu có, ai là người chủ sự? Liệu một linh mục hay thầy phó tế cần đọc bài Tin Mừng và giảng lễ không? Hoặc liệu đây là một cơ hội cho thiếu nhi được dùng bút chì và hình ảnh câu chuyện Kinh Thánh để tô màu trong 15 phút hoặc lâu hơn không? - R. V., Glendale Heights, Illinois, Mỹ.


Đáp: Phiên bản mới của Sách Lễ Rôma không xóa bỏ bất kỳ Chỉ thị đặc biệt nào đã được ban hành trong thời gian trước đó. Do đó các qui định ban hành trong Chỉ thị về Thánh Lễ thiếu nhi vẫn còn hiệu lực.

Liên quan đến Phụng Vụ Lời Chúa cho thiếu nhi trong khuôn khổ một giáo xứ, các qui định của Chỉ thị năm 1973 vẫn còn hiệu lực. Xin đọc:

"16. Ở nhiều nơi, Thánh Lễ giáo xứ được cử hành, đặc biệt là vào ngày Chúa Nhật và ngày lễ, và rất nhiều thiếu nhi tham dự thánh lễ chung với người lớn. Trong những dịp như vậy, chứng tá của các tín hữu trưởng thành có thể có một ảnh hưởng lớn trên các thiếu nhi. Ngược lại, người lớn có thể hưởng lợi ích thiêng liêng từ cảm nghiệm phần của thiếu nhi đóng góp trong cộng đồng Kitô hữu. Tinh thần Kitô giáo của gia đình được củng cố nhiều khi thiếu nhi tham gia vào các thánh lễ này, cùng với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình ....

"17. Tuy nhiên, trong Thánh Lễ của loại hình này, điều cần thiết là có sự quan tâm lớn để cho thiếu nhi hiện diện không cảm thấy bị bỏ rơi, vì các em không có khả năng tham gia hoặc hiểu những gì đang diễn ra và những gì được công bố trong thánh lễ. Một vài điều nên thực hiện để quan tâm sự hiện diện của họ: ví dụ, bằng cách nói trực tiếp với họ trong lời giới thiệu (như khi bắt đầu và kết thúc Thánh Lễ) và tại một số điểm trong bài giảng.

"Hơn nữa, đôi khi nếu nơi chốn và bản chất của cộng đồng cho phép, thật là thích hợp để cử hành phụng vụ Lời Chúa, trong đó có bài giảng, cho thiếu nhi trong một phòng riêng biệt, nhưng không quá xa. Sau đó, trước khi bắt đầu phụng vụ Thánh Thể, các em được hướng dẫn trở về lại nơi mà người lớn trong khi đó đã cử hành phụng vụ Lời Chúa riêng cho họ".

Khi một phụng vụ Lời Chúa được cử hành riêng biệt như thế, bài giảng nên luôn được thực hiện bởi một linh mục khác hoặc thầy phó tế khác. Tuy nhiên, số 24 của Chỉ thị cho phép một số trường hợp ngoại lệ cho quy tắc chung này: "[...] Với sự đồng ý của cha xứ hoặc cha quản đốc nhà thờ, một người lớn có thể nói chuyện với thiếu nhi sau bài Tin Mừng, đặc biệt là nếu linh mục cảm thấy khó khăn trong sự thích nghi với tâm lý của thiếu nhi [...]".

Liên quan đến nội dung của phụng vụ Lời Chúa, Chỉ thị giải thích:

"41. Vì các bài đọc lấy từ Kinh Thánh 'tạo nên phần chính yếu của phụng vụ Lời Chúa", ngay cả trong Thánh Lễ cử hành cho thiếu nhi, phần bài đọc Kinh Thánh không bao giờ được bỏ qua.

"42. Về số lượng các bài đọc vào ngày Chúa Nhật và ngày lễ, mọi người cần tuân theo các sắc lệnh của Hội đồng Giám mục. Nếu ba hoặc thậm chí hai bài đọc được qui định cho ngày Chúa Nhật hoặc các ngày trong tuần có thể được thiếu nhi hiểu một cách khó khăn, thì được phép đọc hai hoặc một bài, nhưng bài Tin Mừng không bao giờ được phép bỏ qua.

"43. Nếu tất cả các bài đọc được chỉ định là dường như không phù hợp với khả năng hiểu của thiếu nhi, thì được phép chọn các bài đọc hoặc một bài đọc, hoặc từ Sách Bài Đọc của Sách Lễ Rôma, hoặc trực tiếp từ Kinh Thánh, nhưng cần chú ý đến tính cách của mùa phụng vụ. Hơn nữa, chúng tôi đề nghị rằng Hội đồng Giám mục địa phương nên soạn sách bài đọc cho Thánh lễ thiếu nhi.

"Do khả năng hạn chế của thiếu nhi, nếu cần thiết bỏ qua câu này hoặc câu khác trong bài đọc Kinh Thánh, nên thực hiện một cách thận trọng để làm sao cho “ý nghĩa của bản văn hoặc ý hướng bản văn, cũng như văn phong của Kinh Thánh không bị bóp méo".

"44. Trong sự lựa chọn các bài đọc, tiêu chuẩn phải theo là nhắm đến chất lượng hơn là số lượng của các bài đọc Kinh Thánh. Do đó, một bài đọc ngắn không phải là luôn phù hợp cho thiếu nhi hơn một bài đọc dài. Tất cả đều phụ thuộc vào lợi ích thiêng liêng mà bài đọc có thể mang lại cho thiếu nhi.

"45. Trong bản văn Kinh Thánh, “Thiên Chúa đang nói với người dân của Ngài... và Chúa Kitô đang hiện diện với các tín hữu qua lời của Ngài". Do đó, cần tránh các quảng diễn Kinh Thánh. Mặt khác, chúng tôi khuyến khích việc sử dụng các bản dịch Kinh Thánh đã có sẵn cho việc dạy giáo lý thiếu nhi, và đã được chấp nhận bởi giáo quyền địa phương.

"46. Các câu Thánh Vịnh, được chọn cẩn thận phù hợp với sự hiểu biết của thiếu nhi, hoặc bài hát theo hình thức hát thánh vịnh hoặc Alleluia với một câu đơn giản, nên được hát giữa các bài đọc. Các em nên luôn có phần trong việc hát này, nhưng đôi khi một sự thinh lặng suy niệm có thể thay thế cho việc ca hát.

"Nếu chỉ đọc một bài đọc, có thể hát sau bài giảng.

"47. Tất cả các yếu tố, nhằm giúp giải thích các bài đọc, cần được xem xét kỹ để cho thiếu nhi có thể biến các bài đọc Kinh Thánh thành của riêng mình, và có thể đi đến chỗ yêu thích ngày càng nhiều hơn giá trị của Lời Chúa.

"Trong số các yếu tố ấy, có lời dẫn giới thiệu đi trước các bài đọc, và chính sự giải thích bối cảnh hoặc sự giới thiệu văn bản, sẽ giúp thiếu nhi lắng nghe tốt hơn và có hiệu quả hơn. Việc giải nghĩa và giải thích các bài đọc từ Thánh Kinh trong Thánh Lễ kính một vị thánh trong ngày, nên bao gồm tóm tắt hạnh của vị thánh ấy, không chỉ trong bài giảng, mà còn trước các bài đọc trong hình thức giới thiệu.

"Khi bản văn của các bài đọc là thích hợp cho điều trên, thật là ích lợi để cho thiếu nhi đọc bản văn với việc phân vai giữa các em với nhau, giống như bài đọc cuộc Thương Khó của Chúa trong Tuần Thánh vậy.

"48. Bài giảng giải thích Lời Chúa cần được làm nổi bật hơn trong các Thánh Lễ có thiếu nhi. Đôi khi bài giảng dành cho thiếu nhi nên trở thành một cuộc đối thoại với các em, trừ khi tốt nhất các em cần im lặng lắng nghe.

"49. Nếu việc tuyên xưng đức tin diễn ra vào cuối phụng vụ Lời Chúa, Kinh Tin Kính nên được sử dụng với thiếu nhi, đặc biệt bởi vì nó là một phần của sự giáo dục giáo lý cho các em".

Trong các số khác, tài liệu này đưa ra các khuyến cáo thiết thực khác, chẳng hạn như "Có thể là rất hữu ích khi đưa ra vài công tác cho thiếu nhi. Chẳng hạn, bảo các em mang hoa tới nhà thờ, hoặc phụ trách hát bài này hay bài nọ trong Thánh lễ (số 18)".

Tương tự như vậy, trong tình hình mà thiếu nhi không được tách riêng ra khỏi người lớn: "Nếu số lượng thiếu nhi là đông, thì đôi khi nên soạn kế hoạch Thánh Lễ để cho nó thích hợp hơn nữa với nhu cầu của thiếu nhi. Trong trường hợp này, bài giảng được trực tiếp nói với thiếu nhi, nhưng trong một cách mà người lớn cũng có thể hưởng lợi từ bài giảng ấy (số 19)". (Zenit.org 23-7-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Đạo Công giáo với tư duy người Việt
Phạm Huy Thông
08:51 23/07/2013
ĐẠO Công Giáo VỚI TƯ DUY NGƯỜI VIỆT

Đạo Công Giáo ra đời ở Trung Đông nhưng phát triển mạnh ở châu Âu nên khi nó du nhập vào nước ta nó cũng mang theo dấu ấn của văn minh, văn hóa của châu lục này đến Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu nói về đóng góp của đạo Công Giáo với văn hóa Việt cũng như tác động trở lại của văn hóa Việt với tôn giáo này. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới sự ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công Giáo với tư duy của người Việt.

1- Đóng góp của đạo Công Giáo với tư duy người Việt

Do sự chọn lựa của các thương gia khi qua phương Đông muốn có những giáo sĩ vừa giúp lo liệu phần hồn khi phải lênh đênh trên biển cả sóng gió nhiều ngày lại có thể giúp phiên dịch, giao thương, dự đoán thời tiết…nên nhiều giáo sĩ khi đến Việt Nam truyền giáo là những nhà khoa học hoặc có nhiều tri thức khoa học. Họ từng được đào tạo bài bản ở các trường đạo, đời danh tiếng ở châu Âu. Bởi vậy, khi đến nước ta, họ cũng mang theo phương pháp tư duy logic, khoa học và truyền bá nó lúc truyền giáo. Chúng ta có thể nhận khá rõ vấn đề này khi đọc lại những bài giáo lý đầu tiên mà các giáo sĩ dạy dỗ các tân tòng. Trong cuốn “ Phép giảng tám ngày” của Alexandre de Rhodes, một cuốn sách được ấn hành rất sớm từ năm 1651 ở Roma bằng chữ quốc ngữ. Để giới thiệu một tôn giáo mới xa lạ với người Việt, các nhà truyền giáo phải kết hợp phương pháp sư phạm, tình cảm và lý trí, niềm tin và khoa học. Các khái niệm của đạo Công Giáo rất mới mẻ nhưng được dẫn dắt rất rạch ròi, dễ hiểu với trình độ dân trí bấy giờ. Nhằm nói với dân chúng không phải thờ trời mà thờ Đức Chúa Trời, các nhà truyền giáo tách bạch:

“Nhà thì khác, chủ nhà thì khác. Trời thì khác, Chúa Trời thì khác Như thế nhà là vật chẳng biết điều gì. Trời cũng vậy, những xác không chẳng biết đí gì, chẳng thông lẽ gì sốt. Vì vậy chẳng nên thờ trời. Lạy Đức Chúa Trời, thờ Đức Chúa Trời thì mới phải”(1).

Các nhà truyền giáo cũng thông qua các bài giảng giáo lý để phổ biến tri thức khoa học đến dân chúng. Chẳng hạn để giải thích cho giáo dân không nên gọi đạo Công Giáo là đạo Phalang ( Pháp) với lý lẽ khá thuyết phục:

“Chớ có nói đạo này là đạo Phalang vì đạo Đức Chúa Trời là sáng và trước lớn hơn mặt trời… Nói thí dụ, mặt trời soi đến nước nào, thì làm ngay sáng nước ấy dù mà nước khác chưa thấy mặt trời mọc lên hãy còn chịu tối đêm. Song le, chẳng có ai gọi mặt trời là mặt trời nước ấy dù đã chịu mặt trời soi sáng nó trước” (2).

Suy luận là một phương pháp của tư duy logic ở trình độ trừu tượng có lẽ xa lạ với dân trí của nước ta lúc bấy giờ nhưng lại thấy phổ biến trong các bài giảng của các nhà truyền giáo. Ví dụ kiểu suy luận tam đoạn luận:

Trong Đại minh có lời rằng: “ thiên phù địa tải”, nghĩa là trời che, đất chở. Vậy thì trời là nhà, đất là nền. Hễ là nhà nào thì có kẻ làm nên mới nên, cũng là có chủ nhà mà chớ. Vì vậy thì có trời, cũng có thật Chúa Trời làm nên trời thì mới có. Đền đài, nhà cửa ắt có thợ khéo làm cho nên. Người nào mới đẻ ra, thì thật có cha mẹ sinh đẻ mà chớ. Huống lọ là trời đất thật có Chúa Trời trước làm cho nên, sau thì mới nên, mới có” (3).

Như vậy tiền đề 1 của suy luận trên là: Có nhà cửa là do có thợ làm nên. Tiền đề thứ 2 là: Có trời đất và kết luận suy ra là: có người làm ra tức Đức Chúa Trời.

Rất nhiều tri thức khoa học, văn minh kỹ thuật phương Tây được truyền bá vào Việt Nam thông qua các nhà truyền giáo. Alexandre de Rhodes từng giảng cho chúa Trịnh (Trịnh Tráng) nghe về nhật thực, nguyệt thực, về hình học Euclide. Năm 1626, giáo sĩ Baldinotti ( người Ý) cũng được vời đến phủ chúa: “Chúa sai một hoạn quan trong phủ đến tìm tôi để tôi giảng cho chúa biết cuộc vận hành các tinh tú, vì chúa biết tôi giỏi về toán học…rồi chúa hỏi tôi về những vấn đề toán học liên quan đến trái địa cầu”(4). Các giáo sĩ cũng đưa vào nước ta cách chữa bệnh theo lối Tây y, dệt vải khổ rộng, kỹ thuật in bằng con chữ rời đúc nổi chứ không phải lối khắc bản gỗ truyền thống của ta… Rõ ràng, đạo Công Giáo thông qua các giáo sĩ đến từ ngoại quốc đã trở thành chiếc cầu nối chuyển tải, giao lưu văn hóa, văn minh phương Tây vào Việt Nam. GS Phan Huy Lê đã nhận xét:

Trong hàng ngũ giáo sĩ có những người chỉ hoạt động vì đức tin và họ cũng góp phần truyền bá một số thành tựu văn minh phương Tây vào Việt Nam. Nhà toán học và thiên văn học Jean Baptisle Sanna ( Ý), Sebatien Pices ( Bồ), Francoi de Lima ( Bồ), Joseph Neugebeaur ( Đức), nhà y học Jean Sibert (Tiệp), Chales Salemenski ( Hung), Jean Koffler (Tiệp), Jean de Loureiro ( Bồ)… là những giáo sĩ đã có thời gian giúp chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Alexandre de Rhodes cùng các giáo sĩ Francesco de Pina, Christoforo Borri, Gaspar de Amaral, Antoine de Barbosa…đã đưa hệ thống chữ cái latinh vào Việt Nam, góp phần sáng tạo ra chữ quốc ngữ, latinh hóa chữ Việt” (5).

Một số khái niệm của đạo Công Giáo vốn rất khó hiểu, khó diễn đạt và vẫn được coi là “màu nhiệm” như khái niệm “một Chúa Ba ngôi”. Nếu không có tư duy triết học khó có thể trình bày được. Các nhà truyền giáo đã dùng hình ảnh một người đàn ông vừa là chồng, vừa là bố của các con, vừa là ông của các cháu: ba tư cách vẫn là một người. Hoặc có tính khoa học hơn khi so sánh ba trạng thái của nước: lỏng, rắn, hơi nhưng bản chất vẫn là nước. Đặc biệt, các giáo sĩ đã đưa tư duy làm kinh tế vào để bày cho người Việt:

Hãy lấy tiền đặt nợ mà tậu ruộng cũng nên. Mùa nào rẻ thóc, rẻ hàng hãy mua, mùa nào mắc sẽ bán cũng nên.

Hoặc chẳng hay buôn bán, thì hãy hợp cùng người buôn. Mình sẽ ra tiền mà nó sẽ ra công; hoặc được lãi thì chia cùng nhau, hoặc lỗ vốn thì mình sẽ chịu thiệt vốn mình, nó sẽ chịu thiệt công nó cũng nên.

Hoặc là mua lãi cách này: hãy cho người nào thật thà 10 quan hay 100 quan mặc lòng, mà vốn ấy trao cho người ấy mặc người ấy cầm trọn đời, cùng đời con cái, đời cháu chắt người ấy cũng mặc lòng; mà 1 năm nó sẽ trả như 10 quan hay 2 quan 5, hay là 3 quan lãi: một trăm là 25, là 30, chốc ấy cũng nên.

Song le mình chẳng được đòi vốn bao giờ, một ăn lãi mà thôi. Còn nó muốn chuộc, đừng trả lãi ấy nữa mà trả vốn bao giờ cho mình, mặc nó.

Buông vốn ra cho người ta mà mua lãi cách ấy mới là được, đã có lề luật thánh Ighêrêxa dạy vậy
” (6).

Người Việt mình vốn trọng sĩ, trọng nông coi thường buôn bán, xếp thương gia vào hạng cuối: sĩ, nông, công, thương và gọi người buôn bán là “bọn con buôn” thì tư duy cho vay lấy lãi, rẻ mua bán đắt trên thật là mới mẻ với người Việt từ thế kỷ XVII.

Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng sâu nặng quan niệm của Nho giáo phong kiến, vì vậy tư tưởng trong nam khinh nữ, đa thê khá phổ biến trong xã hội gây ra bao cảnh oan trái cho đời sống phụ nữ khiến thi sĩ Hồ Xuân Hương phải thốt lên: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Đạo Công Giáo du nhập vào đem theo một giáo luật mới văn minh và tiến bộ. Đó là hôn nhân một vợ, một chồng. Điều này đã được phổ cập trong hương ước nhiều làng Công Giáo. Ví dụ hương ước làng Vĩnh Trị, điều 103 viết: “Làng toàn tòng Công Giáo chỉ được phép nhất phu, nhất phụ thôi. Vậy ai còn vợ cả mà lấy vợ hai thì làng không ăn ngôi với nữa để khỏi làm gương xấu cho kẻ khác”(7).

Đạo Công Giáo cũng phê phán tục lệ mê tín như kiêng ngày xấu, đặt tên con xấu, chọn đất chôn táng, đốt vàng mã khi giỗ chạp ở nước ta…Đắc Lộ viết : “ Vì thế chúng tôi đã công khai công kích dị đoan và chế diễu những tập quán kỳ dị này rằng, họ dám gửi cho cha mẹ những áo giấy mà những kẻ nghièo hèn nhất cũng không thèm mặc” (8).

Một trong những ảnh hưởng của đạo Công Giáo với tư duy người Việt chính là chữ quốc ngữ. Ngôn ngữ là hình thức của tư duy. Nhờ chữ quốc ngữ, người Việt có thể biết đọc, biết viết dễ hơn nhiều so với học chữ Nho, chữ Nôm. Do đó các chí sĩ Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam đã coi việc học chữ quốc ngữ là một trong sáu kế để mở mang dân trí. Họ kêu gọi:

Gần đây mục sự người Bồ Đào Nha chế ra chữ quốc ngữ, lấy 20 chữ cái châu Âu phối hợp với 6 âm và 11 vần, đánh vần theo lối hòa thanh mà đặt ra tiếng ta rất là giản dị nhanh chóng. Phàm người trong nước, đi học nên lấy chữ quốc ngữ để ghi việc đời xưa, chép việc đời nay và thư từ thì có thể chuốt lời và đạt ý. Đó thật là bước đầu trong việc mở mang dân trí vậy” (9).

Nhà văn Kim Lân cũng khẳng định: “ Tôi rất biết ơn Alexandrede Rhodes. Hội nhà văn cần dựng tượng ông ấy. Cái chữ nó ghê gớm lắm. Không có ông ấy thì tôi, bà Anh Thơ, ông Nguyên Hồng…không thể trở thành nhà văn được” (10).

Chính chữ quốc ngữ có cùng hệ với chữ latinh nên là một yếu tố thuận lợi để người Việt dễ dàng hội nhập quốc tế, tiếp nhận thông tin, khoa học nước ngoài khi họ học ngoại ngữ hay cài phần mềm trên máy tính phiên bản tiếng Việt.

Cũng chính nhờ tư duy khoáng đạt của đạo Công Giáo mà nhiều người Công Giáo ở nước ta như linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874), sĩ phu Đinh Văn Điền (không rõ năm sinh, mất, sống dưới thời vua Tự Đức), đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ (1830- 1871) đã thoát khỏi quan niệm hủ nho để đưa ra những cải cách táo bạo nhằm chấn hưng đất nước, đủ sức đánh đuổi thực dân Pháp. Rất nhiều kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ được coi là “tư duy đi trước thời đại” mà ngày nay đọc lại vẫn làm kinh ngạc nhiều người. Ông đưa ra nhiều quan niệm triết học duy vật. Bàn về mối quan hệ giữa chuyện cơm áo với lễ nghĩa, ông viết:

Bởi vì có đủ cơm ăn, áo mặc rồi mới nói đến chuyện vinh hay nhục mà muôn việc ở đời là sự nuôi nấng. Nếu không có đủ nuôi sống, bản thân không còn được bảo tồn thì nói gì đến chuyện khác ngoài bản thân…Nếu bị cái nghèo đói thúc bách để kiếm sống cũng không xong còn đâu mà bàn lễ nghĩa” (11).

Ông cũng cho rằng thế giới là vô cùng vô tận nhưng con người cũng có khả năng nhận thức thế giới. Ông đưa ra khái niệm “ độ” khi chuyển hóa mặt đối lập và đặc biệt dám nhận định ngay từ giữa thế kỷ XIX rằng: “Ánh sáng cũng là vật chất trong vũ trụ” (12). Đây là tư duy mới mẻ không chỉ với người Việt mà ngay cả với vật lý hiện đại lúc bấy giờ.

Một số văn nghệ sĩ người Công Giáo lại đóng góp sắc thái riêng vào nền văn học nghệ thuật nước nhà. Còn nhiều nhà khoa học người Công Giáo lại đem đến một phương pháp nghiên cứu thiên về thực chứng và duy lý như L. Cadiere, Kim Định, Bùi Đức Sinh, Trương Bá Cần…

Tóm lại, đạo Công Giáo khi truyền bá vào Việt Nam đã có nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển tư duy người Việt. Dĩ nhiên, chẳng có sự tác động nào đơn phương xảy ra một chiều. Phép biện chứng là phổ biến nên cũng thể hiện trong trường hợp này. Tư duy của người Việt cũng ảnh hưởng trở lại đạo Công Giáo.

2- Tư duy người Việt tác động làm biến đổi đạo Công Giáo từ một tôn giáo xa lạ thành tôn giáo gần gũi với người Việt

Là một tôn giáo độc thần, lại bị tiêm nhiễm quan niệm cái gì của Tây phương cũng là văn minh. Nên buổi đầu truyền giáo, các giáo sĩ ngoại quốc thường muốn khai hóa bản địa theo lối sống phương Tây. Các tân tòng phải bỏ tên cúng cơm cha mẹ đặt cho để nhận một tên Tây như Catarina, Anna, Phanxicô, Gioan… đến nỗi có một chứng nhân tử đạo đã được tôn phong lên bậc chân phước năm 2000 và đặt làm quan thày các giáo lý viên ở Việt Nam cũng không rõ tên họ là gì đành phải ghép quê quán làm tên. Đó là chân phước Anrê Phú Yên. Người ta cũng yêu cầu các tân tòng phải cắt tóc ngắn, thay đổi trang phục khác với truyền thống. Đây là những yêu cầu kỳ lạ, khiến ngay một số giáo sĩ có tinh thần tiến bộ cũng phản đối. Alexandre de Rhodes viết:

Trong thành và miền lân cận, có nhiều lương dân đang theo học để theo đạo. Nhưng tôi không thể giấu hai điều làm chúng tôi không hài lòng khi qua khu vực này. Theo tôi, đó là việc làm cho người lương dân không muốn vào đạo ta. Tôi cũng thấy khó xử. Người ta tỏ ra rất tôn trọng và mơn trớn lương dân, thế nhưng khi đã rửa tội cho họ rồi thì người ta không còn thèm nhìn tới họ nữa. Hơn nữa, khi người ta trở lại, người ta bắt họ phải cởi y phục xứ sở, y phục của tất cả những người lương dân. Không thể tưởng tượng được, lương dân rất bất bình. Tôi không hiểu tại sao, người ta lại đòi cái điều mà Chúa chúng ta không đòi hỏi. Đó là điều làm cho họ tránh xa phép Rửa và thiên đàng. Đối với tôi, tôi biết rằng, ở Trung Quốc, tôi đã cực lực phản đối những kẻ bắt giáo dân tân tòng phải cắt tóc, họ có thói để tóc dài như tóc đàn bà - nếu không họ không được tự do đi lại trong xứ. Tôi đã bảo những kẻ ấy rằng: Phúc âm bắt họ gạt bỏ sai lầm khỏi tâm trí chứ không phải mớ tóc trên đầu” (13).

Các giáo sĩ cũng phê phán việc thờ cúng tổ tiên vì coi đó là “ mê tín và rối đạo”. Thư chung của giám mục đại phận Đông ngày 7-6-1939 đưa ra 36 quy định cấm liên quan đến thờ kính tổ tiên: “ 1-Đức thánh Pha Pha thấy mọi sự vô đạo quen làm với mà thờ kẻ chết là sự dối trá hết…6- Cấm lạy là cùng cắt tóc tang…33- Bổn đạo bắt chước kẻ ngoại đạo mà dẫy mả, cải táng chỗ nọ, chỗ kia để được gặp may, gặp sự lành thì là sự rối” (14).

Thế nhưng, những thất bại khi truyền giáo cùng với sự phản kháng của văn hóa Việt, các nhà truyền giáo buộc phải thay đổi não trạng. Các giáo sĩ cũng lấy tên Việt đặt cho mình như Alexandre de Rhodes gọi là Đắc Lộ, Pigneau de Behain gọi là Bá Đa Lộc, giám mục Gendraeu gọi là Đông…Các tên thánh, hội đoàn Công Giáo du nhập vào Việt Nam như Vincente, Benedicto, Sulpicien cũng được gọi tên thuần Việt là Vinhsơn, Biển Đức, Xuân Bích…

Vấn đề thờ cúng tổ tiên là một thách đố của Giáo Hội Công Giáo ở châu Á chứ không riêng gì Việt Nam. Cuộc tranh cãi được gọi tên là “ vấn đề nghi lễ Trung Hoa” giữa hai phái cấp tiến và bảo thủ kéo dài từ thế kỷ XVII qua thế kỷ XVIII, trải qua 10 đời giáo hoàng và gây tổn thất rất nặng nề cho Giáo Hội vì sự chống đối của chính quyền và nhân dân bản xứ với tôn giáo này. Một số nhà truyền giáo khi đến Việt Nam đã nhận ra quan niệm của người xứ này là “ nhập gia tùy tục”. Chính giám mục Bá Đa Lộc đã thừa nhận:

Tất cả những gì người ta nói về cách thức vái lạy người chết sự thờ cúng ngẫu tượng (culte d’idolatrie) mà người ta gán cho sự vái lạy đó là sự lố bịch, không thể chấp nhận được với những ai từng sống ở xứ này…Chúng ta đã câu nệ quá nhiều. Cần loại bỏ sự mê tín, nhưng nếu ai đó đi quá xa thì sẽ lạc đường và sẽ tạo ra chướng ngại vật cho sự truyền giáo” (15).

Sau Huấn dụ Plane compertum est của Vatican cho phép người Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên được thờ cúng tổ tiên bằng hương hoa ngày 8-12-1939 thì ở Việt Nam, ngày 14-6-1965, các giám mục cũng ra thông cáo cho phép giáo dân được thờ cúng tổ tiên. Thông cáo viết:

Nhiều hành vi cử chỉ xưa ở Việt Nam, có tính cách tôn giáo nhưng nay vì sự tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình tập quán đã thay đổi nhiều nên nay chỉ còn là những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính với tổ tiên và các anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ và thái độ, nghi lễ có tính thế tục, lịch sự và xã giao đó, Giáo Hội chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn khuyến khích cho nó được diễn tả bằng các cử chỉ riêng biệt cho mỗi nước, mỗi xứ”.

Vì là tôn giáo độc thần nên đạo Công Giáo coi các tôn giáo khác đều là đạo dối, mê tín, lầm lạc. Các nhà truyền giáo khi đến Việt Nam cũng mang não trạng như thế. Đắc Lộ viết: “Song le Đại minh vốn có phân ra làm ba đàng cả. Đàng thứ nhất là kẻ về đàng hay chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng thờ quỷ mà làm việc dối gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là kẻ thờ Bụt gọi là đạo Bụt. Sự đàng sau này là bởi nước Indian mà ra” (16). Do đó, đạo Công Giáo cũng quy định cấm đoán giáo dân không được kính thờ các thần thánh của tôn giáo khác, thậm chí không được bén mảng đến đình, chùa: “1- Những đối tượng không được thờ kính như ma quỷ, những đấng sáng lập các tôn giáo khác như Đức Khổng Tử, Đức Phật, ông bà ông vải. 2- Những nơi cấm đến là đền, chùa, những đình làng có thờ thần,; không được cho mượn các đồ thờ” (17).

Nhưng người Việt Nam lại có quan niệm đa thần “ bên cha cũng cúng, bên mẹ cũng vái”, “tam giáo đồng nguyên”, “tam giáo đồng quy” thì Giáo Hội Công Giáo cũng dần dần thay đổi, đặc biệt sau sự đổi mới của Công đồng Vaticano II ( 1962-1965), đến ngày20-10-1964, các giám mục Việt Nam đã ra thông cáo: “công nhận một cách kính cẩn những giá trị tinh thần và luân lý của các tôn giáo khác”. Đến Thư chung năm 2001, Hội đồng giám mục Việt Nam còn đi xa hơn:

“ Trên đất nước ta, đa số đồng bào là người có tín ngưỡng và tôn giáo, cần có sự đối thoại để hiểu biết, tôn trọng và yêu thương và cùng nhau thăng tiến cuộc sống của mọi người…Tôn giáo phải là nền tảng cho người ta xích lại gần nhau. Ngoài ra, sự gặp gỡ thân tình giữa các vị lãnh đạo tôn giáo các cấp sẽ tác động trên tín đồ, cổ vũ sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác với nhau trong việc phục vụ hạnh phúc đồng bào”.

Đến Thư chung 2003, Giáo Hội Công Giáo gọi các tôn giáo khác là “tôn giáo bạn”. Người ta thấy các linh mục, giám mục đến chúc mừng Phật đản của Phật giáo hay ngày sinh Đức Thái Tôn của Cao Đài, ngày Noel của Tin Lành. Người dân các tôn giáo cùng sống chung trong các “làng xôi đỗ”, cùng chung tay xây nhà thờ, nhà chùa hay đình miếu.

Văn hóa của Việt Nam cũng làm thay đổi nhiều sinh hoạt phụng vụ, lễ nghi, hội họa, âm nhạc, kiến trúc của Công Giáo. Trước đây, Giáo Hội lên án việc thờ cúng tổ tiên thì bây giờ Giáo Hội đã dùng nghi thức dâng hương trước bàn thờ, di ảnh người quá cố. Một số nơi còn cho phép tính hữu được ghi lời cầu nguyện đọc và đốt đi trước bàn thờ, tượng ảnh. Buổi đầu, sách vở, thánh ca, ngôn ngữ trong phụng vụ là tiếng Latinh, bây giờ là tiếng Việt và cả tiếng các dân tộc thiểu số như Cơ Ho, Ba Na, Xtiêng. Kiến trúc nhà thờ trước đây phổ cập là kiểu gothic, roman, bây giờ có nhiều nhà thờ mang đậm bản sắc văn hóa Việt như nhà thờ Phát Diệm ( Ninh Bình), nhà thờ Pleichuet ( Gia Lai), nhà thờ Lạng Sơn…Tranh ảnh Công Giáo ngày trước chủ yếu là từ phương Tây đưa vào mang phong cách của thời Phục Hưng. Bây giờ có nhiều tranh, tượng đạo mang phong cách Việt như tranh sơn mài Giáng sinh của Nguyễn Gia Trí, Đức Mẹ Việt Nam của Nam Phong, Madalena dưới chân Thập giá của Lê Văn Đệ…Về thánh nhạc cũng thế, trong nhà thờ bây giờ cùng với các bài hát bằng tiếng latinh còn có nhiều thánh ca bằng các làn điệu dân ca do các nhạc sĩ Công Giáo người Việt sáng tác và cũng nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.

Văn hóa, lối sống của người Việt đã biến đổi đạo Công Giáo từ phương Tây xa lạ thành đạo Công Giáo Việt Nam chứ không phải đạo Công Giáo ở Việt Nam. Nó vẫn mang căn tính Công Giáo nhưng lại đậm bản sắc Việt. Đây cũng có thể là bài học tốt cho nước ta trong việc hội nhập quốc tế hiện nay.

Chú thích:
1,2,3, 16- A. Rhodes: Phép giảng tám ngày, Đại kết ấn hành 1998, tr.15-16; tr.25; tr.11-12; tr.104-105
4,6,14- Phạm Huy Thông: Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công Giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2012, tr.32; tr.87-88; tr.141
7- Hương ước làng Vĩnh Trị, Nghĩa Hưng, Nam Định (1942), Viện Thông tin KHXH, ký hiệu số Hư 2031
8- A. Rhodes: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Đại kết 1994, tr.57
9- Văn tuyển văn học Việt Nam 1858-1930, Nxb Giáo dục 1989, tr.180
10- Trả lời phỏng vấn báo Thanh niên ngày 26-1-2002, tr.5
11, 12- Trương Bá Cần: Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, Nxb Tp HCM 1988, tr.191; tr.419
13- A. Rhodes: Hành trình truyền giáo, Đại kết 1994, tr.16
15, 17- Vấn đề thờ cúng tổ tiên, Kỷ yếu hội thảo khoa học ở Huế năm 1999, Lưu hành nội bộ, tr.75; tr.8
 
Ca vè Cụ Sáu : Hiếu Tự Ca
Cụ Sáu Trần Lục
08:49 23/07/2013
CA VÈ CỤ SÁU: HIẾU TỰ CA

1 Mấy lời hiếu tự nói qua
Để cho ai nấy trẻ già nhớ ơn.
Làm người sống ở thế gian,
Ai không đội đức cao san (sơn) nặng dày.
5 Nói sao cho hết cho rồi;
Biết bao khí huyết tài bồi cho ta:
Phần hồn thì Chúa sinh ra,
Xác này Chúa phó mẹ cha sinh thành.
Phụ tinh mẫu huyết đúc hình
10 Cho ta toàn vẹn mà sinh làm người.
Nói mà rơi hai hàng giọt lệ,
Lấy lưỡi nào mà kể cho xong.
Nặng nề chín tháng cưu mang,
Mặt thì tái mét võ vàng xanh xao.
15 Nằm trong như cắt như bào,
Bởi chưng khí huyết đúc vào thân ta.
Thể hình ngày tháng nhẩn nha
Đúc dần từng thí cho ta thân này.
Tha hồ nặng nhọc đắng cay,
20 Trèo non vượt bể sao hay sánh bì.
Kiêng ăn kiêng ngủ e dè,
Mười ngày chín tháng những e sợ hoài.
Giàu ra cơm thuốc dưỡng thai,
Của ngon cơm trắng cá tươi bù chì.
25 Gian nguy bớt sợ gian nguy,
Bớt phần lo sợ những khi hiểm nghèo.
Khốn thay những cha mẹ nghèo
Kể sao cho xiết lắm chiều đắng cay!
Nhiều khi nhịn đói thâu ngày,
30 Cơm đà không có chân tay rã rời.
Phải chăng mẹ đói mà thôi,
Âu là dễ chịu lần hồi cũng xong.
Khốn thay con đói trong lòng
Rộn ràng giãy đạp bên hông rộn ràng.
35 Mỏi mê rũ liệt bàng hoàng
Nặng nề khó nhọc mẹ mang nặng nề.
Rét như cắt đi làm thuê,
Lấy ai than lửa thuốc the đỡ đần.
Đau con lòng mẹ như dần,
40 Kiêng khem nào biết đến thân là gì.
Trong lòng bào háo đôi khi,
Thèm thuồng một chút của gì muốn ăn.
Trăm tội tại sự khó khăn,
Đến điều ăn ổi ăn chanh đỡ thèm.
45 Mang con trong bụng không yên,
Bệnh sinh mẹ chịu lắm phen hiểm nghèo.
Nặng nề gánh vác leo trèo,
Kiêng thì mình đói hiểm nghèo đến con.
Xanh xao xương nát thịt mòn
50 Rồi ra chín tháng chỉ còn xác ve.
Mười ngày vong vóng trông nghe,
Những lo những sợ những e nỗi mình.
Tiêu hao khí huyết đã đành
Đến điều sống chết liều mình đắng cay.
55 Đủ kỳ hoa nở trốc tay,
Mẹ nhìn thấy mặt con đây mới mừng.
Lòng thương cân mấy cho bằng,
Giữ dè như trứng như vàng trốc tay.
Thương sao thương đã như say
60 Biết bao khó nhọc đắng cay tưởng gì.
Ướt mẹ dịch, ráo mẹ xê,
Mập mờ không nhắp đêm khuya canh tàn.
Nghe con khóc mẹ bàng hoàng,
Khi con ngủ, mẹ mới yên giấc hoè.
65 Lúc tháng hè, liền chân đưa võng,
Tiết đông ken, than nóng chẳng rời.
Kiêng khem chẳng một khí giời,
Kiêng sài kiêng đẹn kiêng người lạ hơi.
Tả tơi năm khúc tả tơi,
70 Công ơn cha mẹ đất trời sánh ngang.
Giàu ra cơm cháo thuốc thang
Khó thì đói khát mới càng xót xa.
Của ăn cho sữa sinh ra
Trong nhà không có biết là làm sao.
75 Mẹ đói con bú như cào,
Như xắn như móc như đào ruột ra.
Không sữa con khóc oa oa
Lòng mẹ như vặn đôi ra hai hàng.
Con khóc lòng mẹ bàng hoàng,
80 Mắt rơi nước mắt tìm đàng nuôi con.
Mướn thuê công sức bới bòn
Cữ chưa đủ cữ còn non cũng liều.
Nặng tình hai chữ thương yêu,
Miễn là đủ sữa bấy nhiêu cam lòng.
85 Nâng niu dìu dắt đèo bồng,
Năm canh khắc khoải chóc mòng năm canh.
Con chơi cha mẹ mới đành,
Con đau cha mẹ tan tành khúc nhôi.
Khi con biết lẫy biết ngồi,
90 Con ăn con ngủ con chơi con bò.
Lòng mừng mừng lại thêm lo,
Mừng vì con khoẻ Chúa cho yên lành.
Thương yêu khuôn đúc thiên thành,
Còn lo còn sợ giật mình mai sau.
95 Dù hoa nở đã chắc đâu
Biết rằng như ý sở cầu hay chăng.
Mẹ cha một sợ một mừng,
Cân thăng bằng, nhắc thăng bằng cả đôi.
Trên thương con đã đến hồi,
100 Tập đi tập chững đứng ngồi nhởn nhơ.
Lúc chân nhắc, lúc tay giơ,
Cho con còn dại ngẩn ngơ học đòi.
Dạy đi dạy đứng dạy ngồi,
Dạy ăn dạy nói mở môi tập rèn.
105 Con bập bẹ nói chưa nên,
Dạy con từng tiếng cho quen rõ ràng.
Con lững chững chạy xênh xang,
Lòng cha mẹ sợ nhỡ nhàng nước nôi.
Lòng không nguôi với con giờ phút,
110 Giờ mọi giờ, chăm chút với con.
Cứng giò con chạy lon xon
Chạy chơi nắng gió trẻ con bạn bè.
Nhớ con cha mẹ gọi về
Vảnh hai tai cối đố hề có nghe.
115 Đòi cơm đòi bánh lè nhè,
Của ngon nhịn miệng để dè cho con.
Khi con bảy tám đã khôn,
Thường thường sự khó đổ dồn mẹ cha.
Giật mình vì con lên hoa
120 Biết bao khó nhọc thối tha đêm ngày.
Tay nâng thịt thối trốc tay
Tốn bao công của thuốc thày quản chi.
Trông mong từng cữ từng kỳ,
Nghe dần từng thí từng thi nghe dần.
125 Động hơi con chẳng yên thân,
Lòng cha mẹ nát như dần vì con.
Lòng thương khắc khoải héo hon,
Gia tài mất hết vì con cũng đành.
Miễn là con được yên lành,
130 Cha mẹ thoả tình, công của thấm đâu.
Ấy là những cha mẹ giàu,
Mà còn lận đận lo âu dường này.
Thương thay nhà khó thương thay!
Nuôi con lên đậu đắng cay muôn phần.
135 Con kêu mình chẳng yên thân,
Một đồng chẳng có mà cân thuốc gì.
Nhà nghèo bệnh lại gian nguy,
Đã nhung lại quế sâm quy mới hầu.
Tay không biết mó vào đâu,
140 Cha phải đâm đầu lĩnh trước công non.
Thương thay lòng mẹ ôm con,
Cực ơi là cực núi non nào bằng!
Con đau lòng mẹ bàng hoàng,
Con kêu ruột bố lại càng rối hơn.
145 Kể sao cho hết nguồn cơn
Nhà nghèo cha mẹ nuôi con lúc này.
Thiếu gì khổ sở đắng cay,
Đống phân ôm trốc hai tay mà ngồi.
Cơm ăn chẳng có thì thôi,
150 Thuốc men chẳng có ngậm ngùi với con.
Mẹ ngồi hai suối chảy tuôn,
Mắt cha cuồn cuộn như nguồn rừng xanh.
Đói no chịu vậy cũng đành,
Sao cho con khoẻ con lành thì hơn.
155 Thấy con bớt sự gian nan,
Thì lòng cha mẹ đã quên các điều.
Thấy con bệnh hoạn hiểm nghèo
Thì lòng cha mẹ như thêu tấm sầu,
Bể trời rộng lớn cao sâu,
160 Bỏ cân mà nhắc chưa hầu có ngang.
Vô hình là tấm lòng thương,
Ai cân ai nhắc ai lường được chưa?
Lựa dần ngày tháng thoi đưa,
Thường khi bé nhỏ ngây thơ đã đành.
165 Chín mười tuổi đã trưởng thành,
Lo toan nghề nghiệp tập tành cho con.
Con trai mà có trí khôn,
Nuôi thầy dạy dỗ cho con biết đường.
Con ngu cũng phải lo lường
170 Lo cho con biết những đường phòng thân.
Con gái càng phải chu chuân,
Nữ công nữ tắc ân cần mai sau.
Ấy là những cha mẹ giàu
Còn cha mẹ khó lo âu dường nào.
175 Lo làm sao tính làm sao,
Tính mà không vào tính vẩn tính vơ.
Thẹn lòng thấy con người ta
Học hành chữ nghĩa văn hoa vuối đời.
Con mình đói rách tả tơi
180 Cũng là kiếp người, cũng mẹ cũng cha.
Thiết tha rất mực thiết tha,
Con là khúc ruột rút ra rành rành.
Ở nhà nhịn đói không đành,
Phải cho đi ở ruột mình cắt đôi.
185 Chan chan đâu có xa xôi,
Nhà nghèo cha mẹ gấp đôi nhọc nhằn.
Đã thương mà lại tủi thân,
Tủi vì cũng kiếp phong trần như ta.
Con người bằng bảy bằng ba
190 Con mình chẳng một hoá ra tủi hoài.
Đã hay rằng phận rằng tài,
Nhưng lòng vốn những ngậm ngùi với con.
Lòng này cân với núi non,
Bên nặng bên nhẹ hãy còn lướt cân.
195 Chớ rằng mình có mình trần,
Gia tài cha mẹ khó khăn cho gì.
Làm người ở phải có suy,
Giàu có sánh thì hai giá khác xa.
Tuổi còn chừng độ mười ba,
200 Mười lăm mười tám cùng là đôi mươi .
Lại lo con đãng tính chơi,
Bầu bạn vuối người hư mất nết na.
Mẹ thì dạy dỗ nhẩn nha
Các việc trong nhà cách ở nết ăn.
205 Cha thì tối sớm băn khoăn,
Lo sao cho được thành thân sau này.
Ân cần các việc bề ngoài,
Dạy con cho biết làm người hẳn hoi.
Mẹ cha lo mãi chẳng rồi,
210 Lo dần từng thí từng hồi chưa xong.
Gái kia vừa độ đào hồng,
Đem lòng kén chọn sàng đông bạn cùng.
Trai khôn đến tuổi thành đồng,
Tìm nơi cháu giống con rồng định thân.
215 Biết bao khó nhọc phong trần,
Thương con nào tưởng đến thân là gì.
Của đưa đi, miệng cười ha hả.
Dâu rước về là thỏa mẹ cha.
Nam hữu thất, nữ hữu gia,
220 Ấy là chính bụng mẹ cha chóc mòng.
Gái chậm chồng, mẹ cha khắc khoải,
Sợi chỉ hồng se mãi buộc chân,
Muốn cho vẹn tiếng nữ thân,
Muốn cho con được ấm thân sau này.
225 Muốn cho mai liễu đông tây,
Muốn cho thành lũ thành bầy hợp hoan.
Thương con da nát thịt mòn,
Không hề có kể vuối con thiệt thòi.
Thương con, ngồi trông mong từng lúc,
230 Con khôn thời nở khúc ruột gan.
Con mà dại vuối thế gian,
Cha mẹ bàng hoàng bất rất năm canh.
Lòng thương khuôn đúc thiên thành,
Trông thấy con mình không bằng con ai.
235 Vụng ăn vụng ở kém tài
Thì lòng cha mẹ tả tơi muôn phần.
Làm con phải liệu lấy thân,
Biết lòng cha mẹ ân cần vì ta
Làm cho nở mặt mẹ cha
240 Thỏa lòng người, mới phải là đạo con.
Lòng thương đến nỗi héo hon,
Ví mà trông thấy đàn con vô tình:
Gái trai dâu rể bất bình
Thì lòng cha mẹ như hình giáo xiên.
245 Làm con phải nhớ đừng quên
Cũng cùng khúc ruột dưới trên mẹ mình.
Anh em mẫu huyết phụ tình,
Cũng là một máu nhà mình chớ ai.
Nỡ nào muốn rẽ làm hai
250 Để lòng cha mẹ quan hoài không yên.
Làm người có hiếu mới nên,
Hiếu cùng nội ngoại tổ tiên ông bà.
Nhất là thảo kính mẹ cha,
Anh em hiệp hoà hiếu đễ thảnh thơi.
255 Sắt cầm giây tiếu giây dài
Gẩy nghe từng khúc người ngoài ngóng trông.
Làm cho cha mẹ thỏa lòng,
Đói no đành phận bõ công sinh thành.
Thương con quên cả mất mình,
260 Thấy con đói rách ruột hình giáo thâu.
Đã hay phận định khó giàu,
Lòng thương luống những lo âu khôn đành.
Thấy con mẹ khá no lành
Thì lòng cha mẹ thoả thênh khúc sầu.
265 Thương con từ cuối đến đầu,
Lại còn thương cháu lo âu tơi bời.
Thương con thương một mà thôi,
Thương cháu gấp mười thương vẩn thương vơ.
Tài bồi cho các thất gia,
270 Lo cửa lo nhà bố mẹ vừa xong.
Phút đâu đàn cháu long đong,
Sức lại gắng sức ra công bù chì.
Chợ trần kẻ lại người đi,
Âm dương khép mở nhiều khi bất thường.
275 Cháu đứng đường, mồ côi cháu khóc,
Ông vuối bà lăn lóc thương ôi.
Thương con đã chán chưa rồi,
Quay ra thương cháu mồ côi đau lòng.
Trai goá vợ, gái goá chồng,
280 Thế gian đứt nối sợi hồng lại se.
Còn thương kẻ ở người về
Vàng còn xanh rụng nhiều khi ngậm ngùi.
Nhưng mà phép đũa có đôi,
Hòm kia có nắp phép nồi có vung.
285 Lại lo trai vợ gái chồng,
Cheo đi cưới lại của công tiếc gì.
Cười khúc khích, khóc hi hi,
Khóc vì một nỗi voi đi lối còn.
Cũng khi giọt ngọc chảy tuôn,
290 Bởi vì chẳng còn hương khói vắng tanh.
Đau lòng quả hãy còn xanh,
Bỗng đâu gió đánh tan tành rụng ngay.
Phòng thân gậy chống trốc tay,
Phút đâu tâng hẩng rơi ngay mất rồi.
295 Thương lay thương lứt đứng ngồi,
Tấm thương như xé tơi bời chưa xong.
Dựng nên cơ nghiệp còn mong,
Cho con yên phận thì mình mới yên.
Giàu thì trì thổ điền viên,
300 Cửa nhà đồ đạc bạc tiền quân phân.
Khốn thay cha mẹ khó khăn,
Thấy con thêm tủi bằn hăn trăm chiều.
Khó nghèo cũng tấm thương yêu,
Chớ gì có của ít nhiều cho con.
305 Lòng thương hắt hẻo gầy mòn
Tủi mình đã vậy tủi con bẽ bàng.
Ứa hai hàng, châu rơi đứt nối,
Nghẹn giọng mình không nói mà thương.
Làm con ta phải suy lường,
310 Hứng lòng cha mẹ mà thương mới là.
Công người đã sinh ra ta,
Mồ hôi nước mắt bằng ba nhà giàu.
Đức người ta đội trên đầu,
Ở cho có hiếu thì sau thiếu gì.
315 Thiên cao mà lại thính ti,
Công đức báo trì là công đức to.
Lòng thương cha mẹ còn lo,
Đã hay có của để cho con rồi.
Khó khăn đành phận ngậm ngùi,
320 Giàu còn lo sợ bồi hồi không yên.
Thế gian thường khổ vì tiền,
Kẻ khen người ghét thế gian thường tình.
Khốn thay lại sợ con mình,
Đứa thì hoang túng đứa sinh bạc cờ.
325 Đứa ngu lại sợ mắc lừa,
Của nào đã chắc thì chưa chắc gì.
Đến điều lạy cho của đi,
Mà còn sinh sự gian nguy khó lòng.
Chắt chiu cha mẹ uổng công,
330 Hắt ngay xuống bể xuống sông một hồi.
Cũng có người, cha già mất sớm,
Mẹ dưỡng nuôi bú mớm một mình.
Biết bao khó nhọc công trình,
Giang sơn gánh cả một mình hai vai.
335 Dạy nuôi kìa gái nọ trai
Cũng nên tấm dẫn cả hai vuông tròn.
Biết bao cay đắng héo hon,
Biết bao tủi nhục vì cơn cớ này
Gia đình một gánh trốc tay
340 Nào ai là kẻ đổi thay đỡ đần.
Nhà giàu có, còn tủi thân
Phương chi nhà khó bóc trần hai tay
Nắng mưa mình chịu tầy tầy
Đội giời làm mướn thâu ngày nuôi con
345 Đêm thanh giọt ngọc chảy tuôn
Một mình vò võ thương con nhớ chồng
Người đời cũng đội trời chung
Sao mình riêng phận long đong một mình.
Nhời thề rằng tử rằng sinh
350 Bây giờ lại trút một mình đắng cay
U ơ trai gái một bầy
Nào ai là thày dạy bảo dạy khôn
Lòng thương như chết chưa chôn
Mồ côi trông thấy đàn con âu sầu.
355 Nói thì đau, chẳng nói càng đau
Mẹ con nghi ngút cháo rau dập dìu.
Con đói rách, mẹ nâng niu,
Một mình xe pháo chắt chiu một mình.
Biết mình rằng con đã sinh,
360 Đói no con cậy vào mình chớ ai.
Quản bao bể rộng sông dài,
Miễn con khỏi đói thì thôi tưởng gì.
Khốn thay gặp lúc gian nguy,
Con đau con bệnh mẹ đi không đành.
365 Mẹ một mình ôm con ngồi đấy,
Thuốc vuối cơm biết lấy vào đâu.
Ấp ôm một bể thảm sầu,
Con kêu khóc mẹ, mẹ đau như dần.
Tủi thân lắm nỗi tủi thân,
370 Khóc mà liệu dần cơm thuốc cho con.
Trên thương ba bảy vuông tròn,
Cũng nai sức rộng vuối con mọi bề.
Hữu gia hữu thất chỉnh tề,
Gái trai học tập các nghề lập thân.
375 Biết bao bể ái sông ân,
Cân nào nhắc được cho cân chăng là.
Đã sinh ra kiếp đàn bà,
Gặp cơ hội ấy mới là gian truân.
Bây giờ trai gái thành thân,
380 Có suy chăng nhẽ về ân ái này?
Trời cao bể rộng đất dày,
Cả ba sánh lại chưa tầy cả ba.
Đến khi cha mẹ đã già,
Bao nhiêu sức lực xương da gầy mòn.
385 Quét vun đổ dốc cho con,
Cha mẹ chỉ còn xác tựa xác ve.
Đấu thường đong lại đong đi,
Một bấc một chì nhẹ nhõm như lông.
Trừng trừng hai mắt ngóng trông,
390 Để cho trai gái đền công sinh thành.
Lót xác mình là của cha mẹ,
Phải lo lường san xẻ đền công.
Tính lần ghi lấy làm lòng,
Hẳn không cha mẹ thì không có mình.
395 Mười ngày chín tháng chưa sinh,
Ai mang nặng nhọc, mẹ mình chứ ai.
Đến khi ra khỏi bào thai,
Không cha không mẹ nào ai giữ dè.
Bây giờ khôn lớn đề huề,
400 Vợ con ríu rít giở nghề vong ân.
Mẹ già cha yếu nhọc nhằn,
Một ngày đã được mấy lần đỡ nâng.
Ba năm tay bế tay bưng,
Công cao nghĩa cả mấy từng núi non.
405 Bây giờ định tỉnh thần hôn
Đem lòng thương vợ thương con quên rồi.
Khi biết lẫy, khi biết ngồi,
Mẹ cha xem xóc từng hồi vuối ta.
Khi chập chững bước dò la,
410 Ấy ai gìn giữ cho ta yên hàn.
Nào khi khóc nào khi hờn,
Lại khi éo náu cùng cơn lè nhè.
Người ngoài ai dỗ không nghe,
Đòi sao cho được mẹ cha dỗ mình.
415 Đêm đông than lửa năm canh,
Đèn chong suốt sáng cho mình chơi đêm.
Đến khi biết đói biết thèm,
Lỡ ra mẹ vắng phải đem bú nhờ.
Lạ hơi giẫy giọn khóc la,
420 Mẹ về, tay níu tay co mới mừng.
Nào khi chập chững lâng lâng,
Nhắp chân từng bước tay nâng đỡ đần.
Mẹ cha lỡ bước quá chân,
Tấc lòng khắc khoải tần ngần nhớ con.
425 Bây giờ già yếu gầy mòn,
Trông con chẳng thấy mặt con đứa nào.
Vắng tiếng hỏi, vắng tiếng chào,
Khác nào ngọn đuốc tiêu hao cháy tàn.
Thương con chẳng nỡ thở than,
430 E con mang tiếng, thế gian chê cười.
Lòng thương cha mẹ không rời,
Cớ sao nỡ chặt đứt đôi lòng người.
Sớm thăm tối hỏi chớ ngơi,
Lòng mình buộc với lòng người khăng khăng.
435 Đấu mình đong sao cho bằng,
Đấu người khi trước đã đong cho mình.
Miễn là ăn ở hết tình,
Báo đức sinh thành phải đạo làm con.
Nhớ khi trứng nước hãy còn,
440 Ba năm chín tháng xương mòn thịt tan.
Biết bao khó nhọc gian nan,
Công lao dưỡng dục lo toan cho mình.
Bây giờ chớ chút làm thinh,
Tán hết xương mình chưa đủ đền ơn.
445 Phải đem chữ hiếu mà chôn
Vào lòng cho chặt trí khôn chớ rời.
Chân tay đi đứng thảnh thơi,
Miệng ăn giọng nói điệu chơi tiếng cười.
Nói từ chân tóc kẽ tai,
450 Mặt hàm mũi miệng nào ai cho mình.
Thật là cha mẹ sinh thành,
Đủ đầu đủ đốt cho mình chớ ai.
Công sinh đã chẳng quản nài,
Lại còn lo lắng tài bồi cho ta.
455 Thế gian nhời ví thật thà,
Rằng con như bóc mẹ cha lột mình.
Hoá ra không phải của mình,
Là của cha mẹ đã sinh rõ ràng.
Ai suy nhời ấy cho tường,
460 Cũng nên một sách một chương dạy mình.
Rằng công cha mẹ sinh thành,
Thì ta lại lấy xác mình đền công.
Sinh thành như bể mênh mông,
Nói dài dài quá ít không đủ nhời.
465 Kể từ con mắt con ngươi,
Bởi đâu mình có, bởi người chứ ai.
Trông ta, trông từ trong thai
Trông cho đến biết gái trai mới đành.
Trông cho đến lúc sinh thành,
470 Các điều đau đớn thấy mình liền quên.
Trông cho con được bằng an,
Cả đời con mắt như liền vuối con.
Khi còn ngây thơ trứng nước,
Trông làm sao cho được yên lành,
475 Khi con đến tuổi trưởng thành,
Lại trông con được nổi danh vuối đời.
Thấy con đau khóc thì rơi,
Hai hàng thánh thót tả tơi hai hàng.
Thấy con khó đói bàng hoàng,
480 Thấy con ngu dại lại càng thiết tha.
Bây giờ cha mẹ đã già,
Trông con báo bổ mới là đạo con.
Trông coi miếng ngọt miếng ngon,
Để người bổ sức gầy mòn vì ta.
485 Trông coi nét mặt nước da,
Thấy chừng người yếu thuốc the cho người.
Trông coi chốn nằm chốn ngồi,
Hễ mà rếch rác lau chùi sửa sang.
Nghiêm đông coi lửa coi than,
490 Tháng hạ coi quạt người yên giấc hoè.
Lắng mà nghe trông nom từng tí,
Buổi thần hôn xe ý mà coi,
Bởi chưng cha mẹ nhiều người
Thấy con lại nể nín ngồi làm thinh.
495 Mắt người đẻ ra mắt mình,
Cho nên càng phải hết tình trông coi.
Họa là tỉnh chút đền bồi,
Công non công bể công trời thí chăng.
Chớ điều mắt vược mắt lăng
500 Chớ điều trừng trộ nghiến răng chau mày.
Mẹ cha giọt vắn giọt dài,
Mắt mình bạc phếch mắt người hổ ngươi .
Bây giờ nói đến hai tai,
Phải nghe chữ hiếu mà cài vào đây.
505 Lắng nghe kể lại từng ngày,
Ta còn bé nhỏ tai người đinh ninh.
Lắng nghe từ lúc sơ sinh,
Nghe lắng con mình cất khóc oa oa.
Ba năm nghe ngóng dần dà,
510 Hễ khi ta khóc mẹ cha giật mình.
Năm canh trông suốt chực rình,
Nghe con ọ oẹ thương tình dậy ngay.
Nghe đêm chưa chán lại ngày,
Mẹ cha săn sóc đổi thay từng hồi.
515 E con nói chẳng nên nhời,
Bệnh thì chỉ khóc mà thôi, biết gì.
Nghe từng hơi thở mà đi,
Không nghe thì sợ nhiều khi nhỡ nhàng.
Nghe con khi uống thuốc thang,
520 Cha mẹ lại càng lắng mãi không ngơi.
Khi nghe con ngủ con chơi,
Nghe đủ mọi nhời con khóc con reo.
Nghe con bập bẹ nói theo,
Lắng nghe từng điều, mọi lúc cùng nghe.
525 Nghe con bệnh nạn gian nguy,
Thôi thì cha mẹ kể chi đến mình.
Nghe con được sự yên lành
Ruột gan cha mẹ như hình chùm hoa.
Nghe con đói rách xót xa,
530 Nghe con no ấm mẹ cha lòng mừng.
Nghe con ngu tối ngập ngừng,
Nghe con sáng dạ sáng lòng mới vui.
Nghe con lỡ bước xa khơi,
Hai mắt sụt sùi đứng cửa trông ra.
535 Nghe con huynh đệ bất hoà,
Nghe con không được thất gia yên lành.
Không nghe thì bụng không đành,
Nghe ra trong bụng buồn tanh tà buồn.
Nghe con ít ỏi trí khôn,
540 Phần xác phần hồn không biết lo toan.
Tai nghe hai mắt ứa giàn,
Ra như hai suối chứa chan mạch sầu.
Nghe con phải sự lo âu,
Tai bay vạ gió ở đâu tuốn vào.
545 Bụng như cào, tai nghe mắt khóc,
Đêm năm canh trằn trọc vì con.
Nghe mà lòng bụng héo hon,
Là khi nghe biết rằng con bạc tình.
Nhời khôn cha mẹ thì khinh,
550 Những nhời dạy vợ thì binh rầm rầm.
Hãy vấn tâm: khi còn bé nhỏ,
Nghe nhời ai dạy dỗ hôm mai?
Khóc thì cha mẹ rỉ tai,
Ru mình cho nín nào ai bây giờ.
555 Nỡ nào bác mặt làm ngơ
Nhời cha mẹ bảo hững hờ làm thinh.
Khi xưa tiếng lạ mình khinh,
Tiếng cha mẹ mình cuồn cuộn theo đuôi.
Bây giờ lấy được vợ rồi,
560 Lắng tai nghe tiếng vợ xui phụ tình.
Vì sự bênh lấy nhời vợ nói,
Hoá sinh điều ánh ỏi xôn xao,
Làm cho cha mẹ tiêu hao,
Vì con ở bạc như dao đâm lòng.
565 Mẹ cha dạy bảo tai chong,
Như hai tai cối mà không nghe gì.
Lạ thay bấc nặng hơn chì
Là điều trái ngược bởi vì đắm yêu.
Làm trai ở cho biết điều,
570 Thường tình yêu vợ là yêu thật thà,
Bắt nó vâng lời mẹ cha,
Mình ăn ở trước để hoà làm gương.
Hay đâu mình lại mở đường,
Cho nên nó càng lủng bủng tại ai.
575 Mẹ cha thở vắn than dài,
Nghĩ rằng duyên đẹp phận hài cho con,
Rước về định tỉnh thần hôn,
Nào ngờ đến nỗi giang sơn tan tành.
Nghĩ lòng buồn lại buồn tanh
580 Ai ngờ chì nhẹ thênh thênh dường này!
Sinh nuôi sánh vuối cao dày,
Bây giờ eo óc tiếng đầy tiếng vơi.
Bưng tai giả điếc làm đui,
Bưng tai không được vuối nhời ong ve.
585 Làm trai nghe cho biết nghe,
Cho rằng vợ phải cũng đe mới vừa.
Nhớ rằng mình lúc ngây thơ,
Nghe ai hơn tiếng mẹ cha gọi mình.
Đền bồi cho xứng công trình,
590 Mẹ cha nghe lắng về mình bấy nay.
Tai này hỏi thử tai ai,
Có phải mình cài vào đấy được chăng.
Đã biết rằng là tai cha mẹ
Thì phải dùng trả nợ người sinh.
595 Làm người mà ở bạc tình,
Đội giời đạp đất như hình giống muông.
So đo dùng thứ thước vuông,
Nhắm trông từng thí hoạ vuông chăng là.
Bây giờ ta lại dần dà,
600 Nói hai lỗ mũi mẹ cha sinh thành.
Mẹ cha chịu mùi hôi tanh,
Từ ngày sinh đẻ ra mình biết bao.
Nhất là lúc đậu thủy bào,
Thối tha còn thứ thối nào thối hơn.
605 Nhiều khi cha mẹ ngồi ăn,
Mình đà đại tiểu ra khăn áo người.
Vì thương không ngửi thấy mùi,
Thối tha hôi hám mũi người như không.
Khi mình sài chốc rọt ung,
610 Máu me nhớp nhúa người không tởm gì.
Khi mình mũi dãi trít tri,
Mình còn ngây dại biết gì là đâu.
Ai chùi ai tắm giặt lau,
Cho mình sạch sẽ mà hầu quên ơn.
615 Cớ sao chẳng xét nguồn cơn,
Vì đâu cha mẹ phải hôn hít mình.
Người ngoài ai thấy cũng kinh,
Lấy làm tởm lợm như hình nhớp nhơ.
Hỏi rằng mình đã có ưa
620 Được hơi người khác hay chưa lọ người?
Hít hôn cha mẹ không ngơi,
Bởi vì hơi người san sẻ cho ta.
Hơi nhà vả lại máu nhà,
Rõ ràng là mũi mẹ cha sinh thành.
625 Hơi người cũng là hơi mình,
Cớ sao mà tởm mà kinh hơi nhà.
Người đời hễ đến tuổi già,
Thời sinh lười lẫm khề khà tanh hôi.
Làm con phải giữ phải coi,
630 Đổi quần thay áo cho người liên liên.
Chốn ăn chốn ở cần quyền,
Lau chùi quét tước đừng quên bao giờ.
Nuôi tuổi già một ngày thanh thả,
Trước tam công đổi chả ai nghe.
635 Nếm phân chẳng chút rụt rè,
Đã không mè hè lại lấy làm vui.
Nhớ khi ta mũi sụt sùi,
Cùng khi nhớp nhúa ai chùi cho ta.
Bây giờ đôi chút thối tha,
640 Hay đờm cha mẹ khạc ra ít nhiều,
Hai mắt chau, lấy làm tởm gớm,
Tát bể này hết thấm vào đâu.
Cũng khi lại tị nạnh nhau,
Đứa thì lắc đầu đứa giổ vặt theo.
645 Yêu mình ai chẳng là yêu,
Hãy suy một điều mình có bởi đâu?
Mình về sau, muốn con có hiếu,
Thì bây giờ làm kiểu làm gương.
Bắc cầu cho tốt dịp dàng,
650 Để cho con cứ một đàng theo sau.
Không xa đâu, kiến bò miệng chén,
Quanh quẩn đây nó đến bấy giờ.
Công bằng chân tóc kẽ tơ
Mình đà đong trả mẹ cha đấu nào,
655 Sau này con cái đong vào
Cũng một đấu ấy tơ hào chẳng sai.
Bây giờ nói đến miệng môi,
Nói không muốn nói mà thôi không đành.
Môi ta cha mẹ sinh thành,
660 Ra như bóc lấy môi mình cho ta.
Môi mẹ cha môi son lạt phếch,
Ai là người biện bạch cho ta?
Bởi chưng khí huyết mẹ cha,
Sẻ san mà đúc thân ta đây này.
665 Vả trong chín tháng mười ngày,
Nặng nề khó nhọc đắng cay e dè.
Đồ ăn bùi ngọt của gì,
Ăn sinh khí huyết mình thì phải e.
Lại còn nhà khó gian nguy,
670 Nào có của gì ăn trấu ăn than.
Có của mà chẳng dám ăn,
Hay là ăn trấu ăn than ích gì.
Môi nào mà chẳng lạt đi,
Kẻ làm con cái phải ghi vào lòng.
675 Biết bao là sức là công,
Ta mới lọt lòng cất tiếng oa oa.
Mẹ cha liên miệng với ta,
Thôi thì chẳng được ngơi ra lúc nào.
Ru ta tiếng thấp tiếng cao,
680 Hôn ta cũng chẳng lúc nào là không.
Ba năm ríu rít đèo bồng
Lúc dỗ ta lặng lúc không lại cười
Lúc ta chơi, mẹ cha ha hả
Lúc ta đau, mếu cả và hai
685 Lúc thở dài, thấy ta chưa khỏi
Cũng nhiều khi đến nỗi khóc thầm
Nỉ non mỏi miệng ba năm
Rồi ra thôi lại kỳ cầm dạy nuôi.
Của ngon khi đã bén mùi
690 Mẹ cha nhịn ngọt sẻ bùi tiếc chi.
Mớm dần khi một thí thi
Nhiều khi dỗ chán chăng thì mới ăn
Lại khi con bệnh gian nan
Dỗ con uống thuốc như van rầy rà
695 Lớn khôn ngày một dần dà
Trong vòng lên bốn cùng là lên năm.
Tay táy máy chân lăm chăm
Lửa đang trong bếp cũng đâm ngay vào
Nhiều khi bò cả xuống ao
700 Cha mẹ thét gào vảnh tai cối lên.
Chân tay chẳng lúc nào yên
Nhiều khi cha mẹ kêu lên giật mình
Dao dùi sắc nhọn chẳng kinh
U ơ nào biết hại mình là chi
705 Cha mẹ giật lấy cất đi
Thì lại níu ghì giữ lấy mà chơi.
Nhiều khi thí dỗ hết hơi
Tay mới chịu rời mắt vẫn trông theo
Nhất là những chốn cheo leo
710 Tay níu chân trèo ngã lại khóc dai
Tại mình nào phải tại ai
Mẹ cha đánh đất cho rồi mới yên
Nhiều khi chọc vách bẻ phên
Đánh chắt, đánh chuồn, chơi đất nặn chim.
715 Mẹ đi tìm gọi về lại khóc
Cha hết hơi khoăng khoắc mới về
Trời mùa hè chang chang dãi nắng
Mẹ cha kêu cũng chẳng quay đầu
Nhiều khi lại đánh lẫn nhau
720 Rồi thì ôm đầu chạy về làm thơ
Ra như cha mẹ chực chờ
Khô hầu ráo giọng mọi giờ với con
Lúc nỉ non làm thơ làm nũng
Lúc vui chơi lủng bủng dể ngươi
725 Đến khi nói đã nên nhời
Mẹ cha dạy dỗ hết hơi tập rèn
Dạy cho quen gọi cha gọi mẹ
Gọi anh gọi chị gọi ông gọi bà
Dạy dần dà cách ăn cách nói
730 Cách kêu cách gọi cách đứng cách ngồi
Mẹ cha mỏi miệng mỏi môi
Dạy việc đạo đời hiếu nghĩa cho con
Việc phần hồn trước dạy làm dấu
Kêu Giêsu Thánh mẫu Quan thầy
735 Kinh hằng ngày sự cần phải học
Mẹ dạy con trằn trọc hôm mai
Việc bề ngoài liệu chừng tùy tuổi
Cha dạy con hết nỗi dại khôn
Việc phần hồn xưng tội đầu hết
740 Dạy làm sao con biết dọn mình
Thật chí tình là lòng cha mẹ
Móc mọi điều cặn kẽ dạy con
Bây giờ con đã cả khôn
Thế nào là hiếu, con chôn vào lòng
745 Để hầu trả nghĩa đền công
Mẹ cha dạy dỗ hết lòng thương con.
Già nua hơi sức chẳng còn
Xác người rũ liệt gầy mòn vì ai
Dạy ta người đã hết hơi
750 Miệng người đã sái không ngơi lúc nào
Lúc thì nói nhỏ thì thào
Lúc thì thủ thỉ thấp cao mọi giờ.
Dỗ ta dỗ lúc ngây thơ
Dạy ta thì dạy mọi giờ chung thân
755 Nợ này là nợ đồng lần
Liệu mà trả lại cho cân thăng bằng.
Chớ điều nặng nhẹ tri trăng
Chớ điều lủng bủng vùng vằng cãi đôi
Chớ điều nói một đối mười
760 Biết rằng người dỗ mà thôi vuối mình
Phải xét tình so đo cho phải
Chớ nửa nhời đối cãi tri trô
Bấy lâu người đã dạy cho
Biết nhân biết nghĩa biết lo biết lường.
765 Chớ nào người đã dạy đường
Ở ăn bạc bẽo mà giương cổ cò
Cho ăn no, tìm đàng mổ mắt
Sánh nhời này rất thật chẳng sai
Miệng người dạy dỗ hôm mai
770 Cớ sao lại chẹn họng người phải chưa
Mình ngày xưa khóc to khóc nhỏ
Người chỉ ru với dỗ mà thôi
Bây giờ sao lại đối nhời
Đâm hông chọc tức cho người tủi thân
775 Đã biết ơn, liệu mà trả lại
Phải trình thưa mềm mại mới hay
Miệng người dạy dỗ từ ngày
Mình còn bập bẹ đến nay chưa rồi
Sao mà mình lại cướp nhời
780 Như bưng miệng người chẳng được nói ra
Chớ thì người dạy từ xưa
Chữ hiếu chữ nghĩa bây giờ ở đâu?
Phải dùng chữ hiếu làm đầu
Để mà đội đức cao sâu nặng dày
785 Đấu đong đầy đấu, người đong trước
Hẳn lòng người cũng ước đấu sau.
Công nuôi cũng lắm thảm sầu
Phải suy cho chín trước sau mà đền
Biết mấy phen mẹ cha nhịn miệng
790 Vì sợ con khóc tiếng thảm sầu
Mình ăn cơm người ăn rau
Chớ vừa nói đến mà đau sụt sùi
Thường tình ai chẳng ngậm ngùi
Mình ăn nỡ để người ngồi nhịn tong
795 Ví dù mình hãy tay không
Âu cũng nguôi lòng bớt sự bằn hăn
Người tủi thân vì mình cũng khá
Vợ cùng con ha hả ăn chơi
Nào là miếng ngọt miếng bùi
800 Mắt trông lòng lại ngậm ngùi tủi thân
Lúc khăn khăn nuôi con vất vả
Rầy già nua con chả đoái hoài
Xương da che bọc bề ngoài
Nghĩ mà thấm thía với đời tủi thân.
805 Vợ con ăn cha mẹ ăn
Ít là trả lại đồng cân cho bằng
Làm con chớ chớ đừng đừng
Tay mình là mấy mà bưng mắt trời
Người đời cho phải người đời
810 Nếu không chữ hiếu thì thôi còn gì.
Chớ điều tần tiện, cò kè
Già nua thèm nhạt của gì muốn ăn
Dù khó khăn cũng phải tìm kiếm
Chớ hơi tăm hỉ tiếng bằn hăn
815 Đền cơm đền bánh mình ăn
Lúc cha mẹ đói cực thân nuôi mình
Phải hết tình dưỡng nuôi cha mẹ
Để đền ơn san sẻ ngọt bùi.
Chớ coi người như là con ở
820 Nuôi thì nuôi chăng chớ gọi là
Ra công nâng giấc mẹ cha
Người yếu người già, già yếu tại đâu?
Cũng đừng điều chánh tị nhau
Những rằng nuôi chóng nuôi lâu thiệt thòi
825 Mười con người nuôi cả mười
Nhường cơm xẻ áo chẳng hơi phàn nàn
Bây giờ nay tính mai bàn
Chia nhau nuôi tháng lại toan nuôi ngày
Người đắng cay chẳng còn muốn sống
830 Những mơ màng chết chóng cho rồi
Mình già tuổi yếu chỉ ngồi
Trông con làm vậy thì thôi trông gì
Lại đến khi mẹ cha bệnh yếu
Phải hết lòng lo liệu thuốc the
835 Lắng mà nghe bệnh người giây phút
Chớ hững hờ mảy chút thờ ơ
Chớ điều chợp mắt bỏ qua
Gặp chăng hay chớ như là người dưng
Mắt người sưng, miệng người mếu
840 Nghĩ lúc mình túng thiếu nuôi con
Mồ hôi nước mắt bới bòn
Đã cơm lại thuốc cho con yên lành
Bây giờ con cái nuôi mình
Tị nhau hơn thiệt như hình báo cô
845 Ăn ngon và nuốt làm sao được
Cầm bát cơm chan nước mắt đầy
Rốt hèn như đứa ăn mày
Cho ăn làm vầy nó ngảnh mặt đi.
Hãy xem khi người nào tình nghĩa
850 Đến chơi nhà ta kể một nhời
Vô tình chạm đến ý người
Cơm bưng chắc hẳn ta mời không ăn.
Vì là miếng thực cực thân
Ai người ở trần cũng vậy mà thôi
855 Phương chi con cái đôi hồi
Cha mẹ nào ngồi mà chẳng cực thân.
Con có thân một mừng một sợ
Mừng vì người tràng thọ khang ninh
Nuôi người đền công nuôi mình
860 Cây cao bóng cả rập rình cháu con
Song mà lại sợ đến cơn
Phi thường nhất đán cao sơn đùng đùng.
Cây muốn lặng gió đánh rung
Châu rơi bốn bể đứng trông ngậm ngùi
865 Nghĩ ra thì sự đã rồi
Ôm lòng mà khóc cả đời bằng không
Gì bằng chín chữ in lòng
Nhằm từng chữ một, đến công chần chần
Bây giờ ta lại nói dần
870 Các điều báo hiếu về chân tay này
Chân chân ai, tay tay ai?
Chẳng phải của người sinh đẻ ra ru?
Đã rằng của người sinh ra
Dùng mà báo bổ mới là đạo con
875 Khi ta còn ngây thơ bé nhỏ
Tay mẹ cha có bỏ rời ru
Bế mà ngồi chu chu chăm chắm
Ta ngủ thì không dám động thân
Sẽ máy dần liệu chừng đưa võng
880 Mạnh ra thì sợ động đến con
Chân tay da nát thịt mòn
Chỉ vì một nỗi bế con đêm ngày.
Bế đi cho chán bế ngồi
Đứng mà còn khóc thì thôi bế nằm
885 Trốc tay một chốc ba năm
Lúc mẹ bế nằm lại gối đầu tay.
Ba năm mấy lúc bế lên
Ba năm đặt xuống mấy phen nhọc nhằn
Mẹ cha chân đã mỏi chân
890 Một đêm chỗi dậy mấy lần lửa than
Nằm chưa yên đã dậy xong xóc
Dậy đốt đèn lại sắc thuốc the
Nhiều lần nhơ nhớp trít tri
Mẹ cha lại phải thay đi đổi vào
895 Khốn nhà nghèo lấy chi thay đổi
Lòng mẹ cha đến nỗi giầm già
Vui lòng chân dịch tay xê
Tấm thương che lấp hắt đi các mùi.
Mẹ cha như đứa tôi đòi
900 Đêm ngày hầu hạ đứng ngồi không yên.
Hơi con động khóc tiếng lên
Mẹ đà chạy đến chực bên đỡ đần
Võng đưa chân đã mỏi chân
Bế tay nào biết mấy lần mỏi tay.
905 Chằng chằng như buộc cả ngày
Bệnh đau con khóc rời tay lúc nào.
Bế ra cho chán bế vào
Một ngày khó nhọc mấy tao rong đàng
Trên tay như ngọc như vàng
910 Không hề mấy chút thị thường vuối con
Khi con non bế bồng nhọc mệt
Biết mấy phen mỏi mệt cánh tay
Khi con ngủ dậy hằng ngày
Mẹ đà nắn bóp chân tay con liền
915 Đã ra như tính tự nhiên
Mẹ nào cũng chẳng có quên điều này
Lại đến ngày con đi chập chững
Tay mẹ cha cũng chẳng có rời
Khi thì dắt lúc thì vời
920 Khi nâng khi giấc chẳng ngơi lúc nào.
Chân con bước thấp bước cao
Chân mẹ bước vào rồi lại xách ra
Khi chân nhắp lúc tay giơ
Con lâng châng ngã tay đưa con cầm.
925 Biết bao sơn hải cao thâm
Rồi ra thôi lại kỳ cầm ngược xuôi
Cứng giò chơi những mảng chơi
Lộn vòng cha mẹ mọi nơi đi tìm
Khi bắt chim lại khi cù khẳng
930 Nhọc mẹ cha mỏi cẳng mỏi chân
Thường khi ta lại lần khân
Đánh lả cha mẹ giậm chân đùng đùng
Lòng thương cha mẹ vô cùng
Chẳng hề chấp chiếm những cung cách này
935 Mẹ cha rời rã chân tay
Bế nâng đã chán đã say nhọc nhằn
Khốn thay lại nỗi khó khăn
Bới bòn tìm kiếm của ăn đem về
Con ăn no mình mỏi mê
940 Con đau xuôi ngược thuốc the quản gì
Nhà nghèo bố mẹ làm thuê
Con thì đói khóc rề rề theo sau
Vợ chồng hai mắt trông nhau
Bế con không biết gửi đâu nhà nào.
945 Bố đi ra thì mẹ chạy vào
Thương con luẩn quẩn làm sao lúc này
Làm thuê đằng đẵng thâu ngày
Lấy công bát gạo giúm tay đem về
Chân tay cha mẹ tê mê
950 Để cho no bụng hả hê tươi cười
Việc người vốn ăn cơm người
Miệng ăn lòng vẫn ngậm ngùi thương con
Giặt dìu đôi chút của ngon
Bọc khăn dành để cho con mới đành.
955 Nuôi con đến lúc trưởng thành
Chân tay cha mẹ tan tành thịt da
Mỏi mê một ngày một già
Lo toan định liệu thất gia hết tình
Ra như rán lấy mỡ mình
960 Để cho con cái làm tình mẹ cha
Chân tay chỉ còn giúm da
Trông coi như mẩu chân gà phơi khô
Thể hình như xác cá rô
Gầy gò hết thịt còn giồ xương ra
965 Bây giờ cha mẹ đã già
Chân tay rời rã chực ta đỡ đần.
Làm con ta phải nhắc cân
Chằng trung bình cũng gần gần chớ xa
Hãy trông vào chân tay ta
970 Đây là cha mẹ san ra rành rành
San ra mà cũng chưa đành
Muốn như trút cả phần mình cho con.
Biết bao tay mỏi chân chồn
Ngược xuôi bòn bớt nuôi con bấy chầy
975 Bây giờ già yếu ngồi đây
Chân đi chẳng được mà tay rụng rời.
Đứng lên chẳng được lại ngồi
Hai tay chống nạnh sụt sùi nhỏ sa
Con là cái gậy mẹ cha
980 Phòng khi đến lúc tuổi già nương thân.
Làm con phải ở có nhân
Tay nâng tay đỡ ân cần hôm mai
Chân tay cha mẹ bài xoài
Nhắc đưa chẳng được vì ai vì mình
985 Phải thương tình mẹ cha vất vả
Biết mấy phen sấp ngửa ngược xuôi
Đứng lăm chăm chẳng kịp ngồi
Nhiều khi lật đật rụng rời chân tay
Thuốc con, đi chạy tìm thầy
990 Cơm no thì đã hai tay bới bòn
Bây giờ sức lực gầy mòn
Chân tay rũ liệt chỉ còn nắm xương
Làm con nghĩ lại mà thương
Nâng lên đặt xuống dựa nương đỡ người
995 Vả chăng đừng có cậy ai
Mình cậy người ngoài là việc hiếu thuê
Một niềm kính thảo dãi dề
Cháo cơm nâng giấc thuốc the bù chì
Tỉnh tinh đền lại những khi
1000 Mẹ cha sấp ngửa chẳng kỳ nắng mưa
Áo quần người đổi thay ra
Chính mình giặt lấy mới là đạo con.
Khi ta còn ngây thơ bé nhỏ
Sự nhớp nhơ cha mẹ cậy ai
1005 Bây giờ ta cậy người ngoài
Làm cho cha mẹ ngậm ngùi vuối ta
Rằng ngày xưa biết bao khai thối
Ai đỡ cho, chỉ mũi mình thôi
Bây giờ con cái lại giừa
1010 Cho người ngoài ngửi tanh hôi vì mình
Dù mà cha mẹ làm thinh
Nhưng rõ thật tình áy náy không yên.
Tính tự nhiên người nào cũng vậy
Sự nhớp mình ai thấy hổ ngươi
1015 Làm người cho phải đạo người
Nhắm vào chữ hiếu mà thôi rõ ràng
Cho nên phải giữ kỹ càng
Khác nào như thể giữ vàng trốc tay
Thuốc the cơm cháo đổi thay
1020 Những việc thế này đừng cậy nương ai
Muốn cho yên ủi lòng người
Lại phải tươi cười chớ chút ủ ê
Khoẻ cơm cháo bệnh thuốc the
Mắt trông miệng nếm tay nghe tay làm.
1025 Lòng mình cam, người cũng cam
Nuôi tằm ai chẳng là tham ruột tằm
Cúi đầu đội đức cao thâm
Bắt chước con tằm rút ruột đền công.
Làm cho cha mẹ thỏa lòng
1030 Cả đời khắc khoải chỉ trong lúc này
Chớ điều khó mặt chau mày
Để lòng cha mẹ đắng cay vuối mình
Vì con chẳng có lòng thành
Tiếng thăm tiếng hỏi vắng tanh hững hờ.
1035 Ơ hờ như mẫu đá gà
Gặp chăng hay chớ gọi là cho qua
Bước vào chưa bước, bước ra
Làm cho đỏ mắt mẹ cha trông mình.
Thường tình ai chẳng thường tình
1040 Mẹ cha mong mỏi con mình làm vui
Nỡ nào ở bạc như vôi
Để lòng cha mẹ đứng ngồi không yên
Thương con cha mẹ tự nhiên
Mọi giờ mọi phút không quên bao giờ
1045 Nhất là đến lúc tuổi già
Thấy con thấy cháu vào ra dập dìu
Đói no quên hết mọi điều
Yếu đau đành chịu bấy nhiêu cam lòng
Làm con ta chớ cướp công
1050 Cướp sức, cướp lòng, người phải phủi tay.
Ngậm ngùi mà lại đắng cay
Vì con ăn cướp trốc tay công mình
Làm con chớ ở vô tình
Làm cho cha mẹ như hình mồ côi
1055 Công sinh công dạy công nuôi
Con ăn cướp rồi cha mẹ ngồi trơ.
Mếu thầm, ứa nước mắt ra
Nghĩ suy nông nỗi xót xa tần ngần
Hễ già vốn hay tủi thân
1060 Nhất là về nỗi bất nhân con mình
Nhớ đến tình nuôi con đàn đống
Lúc già nua vong vóng mồ côi
Đánh ngực kêu tiếng than ôi
Ruột tôi con vặn đứt đôi ra rồi.
1065 Sụt sùi khóc đứng khóc ngồi
Nghĩ mình lại tủi vuối người bầy vai
Cũng công sinh đẻ như ai
Cùng là một kiếp làm người như nhau
Con người có hiếu trước sau
1070 Con mình bạc phếch hoá đau lòng mình
Làm con chớ ở bạc tình
Cướp công cha mẹ sinh thành sao nên
Oan gia báo lại nhãn tiền
Công bằng đối đáp tự nhiên rành rành
1075 Đấu con mình nó chăm đong lại
Vốn đã đành lại lãi gấp đôi
Án khép rồi chữ vàng rờ rỡ
Kẻ làm con mà ở bất nhân
Kíp chầy báo lại chần chần
1080 Tri thù chẳng sót muốn phần chẳng sai.
Hãy lắng tai nghe lời Chúa hứa
Ai hết lòng thảo hiếu mẹ cha
Sẽ ban phần thưởng này là
Sống lâu dưới thế để mà trả công.
1085 Về sau phúc trọng muôn phần
Chúa còn trả lại vô cùng hẹp chi
Mấy lời hiếu tự phải ghi
Chôn lòng mà giữ chớ khi nào rời.
Amen

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Đa Đầu Làng
Nguyễn Hùng
21:16 23/07/2013
CÂY ĐA ĐẦU LÀNG
Ảnh của Nguyễn Hùng
Huyên náo, lớp lớp qua đi
Trầm mặc, sót lại nơi này.
(Pleiksor NTH)