Ngày 29-07-2009
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phim sắp quay về một nữ tu anh hùng đã cứu thoát 109 nữ sinh ở châu Phi
Phụng Nghi
17:03 29/07/2009
Hollywood, Calif., (CNA)- Một cuốn phim sắp quay để miêu tả câu truyện sống thực về những nữ sinh ở Uganda bị Đạo binh Kháng chiến của Chúa (Lord’s Reisistance Army) bắt cóc tại một trường Công giáo năm 1996 và nỗ lực giải cứu gần hoàn toàn thành công của một vị nữ tu anh hùng, là giáo sư dạy các nữ sinh này.

Cuốn phim có tựa đề "Girl Soldier" (Binh sĩ Gái) là một câu truyện hư cấu dựa trên cuốn sách "Stolen Angels" (Những Thiên thần bị bắt cóc) xuất bản năm 2007 của tác giả Kathy Cook người Ottawa (Canada). Vai chính trong cuốn phim là Nữ tu Caroline, tên thật là Rachele Fassera sinh trưởng tại nước Ý, sẽ do nữ minh tinh Uma Thurman thủ diễn.
Nữ diễn viên Uma Thurman


Năm 1996 loạn quân có vũ trang trong Đạo binh Kháng chiến của Chúa đã bắt cóc 139 thiều nữ đang theo học trường St. Mary's College ở Aboke (châu Phi) để biến họ thành quân nhân và nô lệ tình dục. Theo tin tường thuật trên báo Ottawa Herald, sơ Caroline đã truy tầm bọn loạn quân đến tận sào huyệt của chúng và tranh đấu đễ giải cứu các nữ sinh này. Bà đã thành công trong việc giải thoát được 109 em.

Sau đó bà quyết tâm lập thành sứ vụ của mình là giải cứu thanh thiếu niên bị bắt ở châu Phi, với sự trợ giúp của các phụ huynh, chính quyền, Liên hiệp quốc và Đức giáo hoàng.

Bạo lực gây ra do Đạo binh Kháng chiến của Chúa vẫn còn tiếp diễn cho đến nay. Năm 2008, vào những tuần sau lễ Giáng sinh, quân đội trong Đạo binh này đã tàn sát 900 người tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Chúng đánh phá và hủy hoại toàn bộ những làng mạc, tàn sát toàn bộ các gia đình.

Bọn lãnh đạo Đạo binh Kháng chiến của Chúa đang bi Tòa án Tội ác Quốc tế truy tầm vì những tội ác chống nhân loại.

Cuốn phim "Girl Soldier" sẽ khởi quay vào đầu năm tới tại Nam Phi với một ngân sách dưới 20 triệu mỹ kim. Theo báo Variety, phim sẽ do hãng Caspian Pictures sản xuất. Hãng này được Brian Bullock và Will Raee thành lập nhằm sản xuất những cuốn phim đề cao ý thức xã hội, có thành quả về thương mại và chuyển đạt lời kêu gọi rộng rãi nơi quần chúng.

Phim sẽ do Will Raee đạo diễn, ông đã từng sản xuất nhiều show CSI (Crime Scene Investigation) và Criss Angel: Mindfreak trên các đài truyền hình.

Raee cho báo Ottawa Citizen hay là nữ diễn viên Thurman đã “rất mực bất mãn” khi đọc câu truyện về những tội ác đối với các thiếu nữ.

“Cô ấy rất cảm động, nắm cổ tay tôi mà nói: “Ông Will ơi! Đây là một cuốn phim phải quay. Tôi ủng hộ ông hết mình, với cả mọi phương tiện, và tôi thực sự muốn giúp ông thực hiện phim này.” Cô ấy rất say sưa đối với cuốn phim.”

Ông nói là Thurman đã cảm động khi đọc câu chuyện về nữ tu Caroline.

“Uma là một bà mẹ và tôi chưa thấy bậc cha mẹ nào đậm tình yêu thuơng hơn cô. Cô yêu thương các con và đối với cô, chỉ tưởng tượng chuyện những đứa bé này phải trải qua cảnh ngộ như thế cũng thật sự là điều khiếp đảm.”

Thurman đã lên tiếng về tình cảnh những trẻ em bị lạm dụng, bị khai thác, cô nói trong một bản tường thuật đã công bố trước đây: “Tôi không tài nào hiểu được tại sao ngày nay, vào thời đại này, việc khai thác bắt thiếu nhi làm lính gần như bị giới truyền thông Tây phương làm ngơ và không kiểm tra tới.”

Theo báo Ottawa Citizen, Raee có ý định đưa vào trong phim một số binh sĩ trẻ em thật để tạo mầu sắc hiện thực. Công tác chuẩn bị trước khi sản xuất và quay phim ước định sẽ mất 5 tháng.
 
Top Stories
Vietnamese Police Maul 2 Priests
Zenit
00:50 29/07/2009
500,000 Protest Anti-Catholic Violence

HANOI, Vietnam, JULY 28, 2009 (Zenit.org).- Catholics organized protests in several Vietnamese cities after two priests and other laypeople were savagely beaten by police and thugs.

AsiaNews reported today that Father Paul Nguyen Dinh Phu and Father Peter Nguyen The Binh are in critical condition after the attacks.

The former has broken ribs and head injuries, and the latter was beaten into a coma and then thrown from a 2nd floor window.

The Diocese of Vinh released a statement condemning the police violence against the priests and other Catholics over the past week.

On July 20, hundreds of Catholics were attacked at the church of Tam Toa, where they had gathered to erect a cross and altar.

The 120-year-old church, damaged after an American bombing in 1968, was seized in 1996 by the government to create a "U.S. war crimes memorial."

The people were too poor to rebuild their church immediately, but they still regard it as the seat of their parish and come together there for ceremonies.

After repeated requests for the return of the land, Bishop Paul-Marie Cao Dinh Thuyen of Vinh celebrated a Feb. 2 Mass at the parish, which was attended by 14 priests and thousands of faithful.

Last week, when the faithful gathered again to bring a cross and an altar, police launched tear gas bombs at them, and then began to beat them with sticks and stun guns.

Many were injured, and others were carried away in police vans.

Prayer and appeal

A protest was planned for Sunday, joining people in different cities to denounce this violence and request the return of imprisoned Catholics.

Some 500,000 people, along with 170 priests and 420 religious, joined in the peaceful march, praying the rosary through the streets of cities in the Nghe An, Ha Tinh and Quang Binh regions.

Father Dinh Phu Nguyen was on his way to the Tam Toa parish that morning, to celebrate Mass along with five other priests before the demonstration, when he was attacked.

He had been trying to intervene to protect three women being beaten by a group of men.

He said that the gang recognized him as a priest and turned to beat him "with brutality" instead, while some 30 uniformed policemen watched.

A group of laypeople came to save him and take him to the hospital.

The diocese issued a public complaint to People's Committee of Quang Binh province, and asked Father Nguyen The Binh, the pastor of a nearby parish, to visit the hospitalized priest, along with the vice governor, Tran Cong Thuat.

However, the gang who beat the first priest was surrounding the hospital, armed with clubs.

Thuat fled, and the thugs attacked the abandoned pastor, beating him unconscious and then throwing him from an upper level of the building.

Protests against this violence have arisen in many cities. Monday evening in Ho Chi Minh City, over 2,000 Catholics attended a prayer vigil to appeal to the Vietnamese government to stop this persecution.

Last Friday, the Vinh Diocese publicized a statement calling for the government to "stop immediately the distortion of truth, the defamation of religion, and the instigation of hatred between Catholics and non-Catholics."

(Source: http://www.zenit.org/article-26577?l=english)
 
Catholics fleeing out of Dong Hoi in mass to save their own lives
J.B. An Dang
06:06 29/07/2009
Facing the wake of overt persecutions, Catholics start fleeing out of Dong Hoi city for their safety.

Police and pro-government thugs in the city of Dong Hoi, located at around 500 km (310 mi) South of Hanoi, are at war with Catholics. Numerous Catholics’ homes have reportedly been raided and a few people have been arrested. In a particular case, “Mr. Nguyen Cong Ly whose house often used by parishioners of Tam Toa for worshipping services was arrested on Tuesday,” said Fr. Vo Thanh Tam, chief secretary of the College of Priests of Vinh Diocese. Local witnesses said that during the police search at Ly’ home, a gang of thugs, surrounding his house, yelled out anti-Catholic slogans suggesting his death.

Protesting in Huong Phuong
On the streets, police and gangs of thugs have stopped anyone who dares wearing any Catholic religious symbol to beat them savagely.

Fr. Anthony Pham Dinh Phung, chief secretary of Bishop's Office of the diocese of Vinh, on Tuesday issued a statement asking the local authorities of Quang Binh to be self-constraint and behave within the boundary of the laws.

Tam Toa is the only church within Dong Hoi, a coastal city in Central Vietnam with an area of 155.54 km² (60 square miles) and a population of 103,000. Local authority has not been so shy about making known of their desire to transform Dong Hoi into a "No Catholic zone" just like in Son La and several other towns in the Central Highland of Vietnam when the existence of Catholics have been denied - even thousands of them actually living in the area. Vietnam government has kept bragging about its well established policy on freedom for religion in the world forum, yet on the other hand keeps banning Catholic pastoral cares in numerous areas of the country.

Immediately following the Tam Toa incident, hundreds of Catholic families reportedly have left Dong Hoi to take refuge in Ha Tinh and Nghe An, both provinces belong to diocese of Vinh.

Despite that the situation in Dong Hoi which has been spinning out of control, the government has shown no effort to restore order or taken any actions against police brutality on the unarmed victims. To make the matter worst, state media keep urging severe punishments against Tam Toa's Catholics by publishing articles full of the distortion of truth, the defamation of religion, and the instigation of hatred between Catholics and non-Catholics. It's noteworthy that all more than 600 current media outlets in Vietnam are state owned in comparison with none from the Catholic Church or any other religion, so the Vietnamese public has to rely on independent news sources on the internet. They, however, can only get limited access to such news sources due to heavy firewall systems.

Deeply troubled by what's happening in Dong Hoi, protests in the diocese of Vinh continue to take place with parades and meetings drawing ten-thousands of Catholics. Candlelight vigils have erupted almost simultaneously throughout dioceses in Vietnam especially in Hanoi and Ho Chi Minh City. This has been a tremendous source of encouragement to the lonely diocese in their moment of despair and suffering. Like Thai Ha, the Catholics of Vinh are crying out to the world for prayers and voice of support, especially from those who themselves have been suffering under dictatorial regimes where lives and dignity of the ordinary, law abiding citizens mean nothing when they become in conflict with the interest of the regime.
 
Death threats against believers in Dong Hoi, as the police arrest a Catholic
Asia-News
13:27 29/07/2009
The Catholic arrested used his home for religious gatherings. The government of Quang Binh wants to eliminate Catholics from its territory.

Protesting in Huong Phuong
Hanoi (AsiaNews) - A Catholic from Dong Hoi was arrested yesterday by police and groups of thugs – in the service of law enforcement - shouted death threats against the faithful. The city of Dong Hoi is located about 500 km south of Hanoi and the Local Government (found in Quang Binh) has declared there are "no Catholics" in the area, even if there are at least three thousand faithful.

Fr. Vo Thanh Tam, secretary of the College of Priests of Vinh Diocese (to which Dong Hoi belongs) confirmed that several Catholics were arrested a few days ago and that yesterday “Mr. Nguyen Cong Ly was arrested. His house is frequently used by the faithful for liturgical services”. In fact there are no churches in the area, the only one being Tam Toa, which is in ruins and which the government wants to use as a "memorial" to the war against the United States. Other sources say that the area is being used to build a tourist village (see AsiaNews 21/07/09 - Beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa).

According to witnesses, the police and groups of thugs are roaming the streets and attacking those who visibly wear Catholic religious symbols.

In recent weeks a group of faithful tried to repair the ruins of Tam Toa, but were stopped by police, brutally beaten and arrested. To demand their release impressive demonstrations were held by Catholics in the diocese of Vinh, in Saigon (Ho Chi Minh City), in Hanoi and other cities.

Immediately after the episode in Tam Toa, hundreds of Catholic families fled Dong Hoi to find refuge in Ha Tinh and Nghe An (also in the diocese of Vinh).

Meanwhile more than 600 state media began a campaign of disinformation against the Catholics of Tam Toa, demanding they be charged and inciting hatred toward Catholics.
 
Minacce di morte ai cattolici di Dong Hoi mentre la polizia arresta un fedele
Asia-News
13:29 29/07/2009
Il cattolico arrestato usava la sua casa per raduni religiosi. Il governo di Quang Binh vuole eliminare i cattolici dal suo territorio.

Protestare in Huong Phuong
Hanoi (AsiaNews) – Un cattolico di Dong Hoi è stato arrestato ieri dalla polizia mentre gruppi di teppisti – alle dipendenze delle forze dell’ordine – gridavano minacce di morte contro i fedeli. La città di Dong Hoi si trova a circa 500 km a sud di Hanoi e secondo i fedeli il governo locale (che si trova a Quang Binh) ha dichiarato la zona “senza cattolici”, anche se ci vivono almeno tremila fedeli.

P. Vo Thanh Tam, segretario del collegio presbiterale della diocesi di Vinh (a cui appartiene Dong Hoi) ha confermato che diversi cattolici sono stati arrestati nei giorni scorsi e che ieri “il sig. Nguyen Cong Ly è stato arrestato. La sua casa è spesso usata dai fedeli per servizi liturgici”. Nella zona infatti non vi sono chiese e l’unica è quella di Tam Toa, in rovine, che il governo vuole usare come “memoriale” della guerra contro gli Usa. Altre fonti dicono che la zona sta per essere usata per costruire un villaggio turistico (v. AsiaNews 21/07/09 - Percosse e arresti per sacerdoti e fedeli nella storica chiesa di Tam Toa).

Secondo testimoni, la polizia e gruppi di teppisti girano per le strade e picchiano coloro che hanno simboli religiosi cattolici.

Nelle scorse settimane un gruppo di fedeli ha cercato di riparare le rovine di Tam Toa, ma sono stati fermati dalla polizia, picchiati in modo selvaggio e arrestati. Per chiedere la loro liberazione nella diocesi di Vinh, a Saigon (Ho Chi Minh City), ad Hanoi e in altre città sono avvenute imponenti manifestazioni di cattolici.

Subito dopo l’incidente di Tam Toa, centinaia di famiglie di fedeli sono fuggiti da Dong Hoi, per trovare rifugio a Ha Tinh e Nghe An (anch’esse nella diocesi di Vinh).

Intanto gli oltre 600 media statali hanno cominciato una campagna di disinformazione contro i cattolici di Tam Toa, chiedendo la loro condanna e aizzando all’odio verso i cattolici.
 
神父被警察殴打至神智不清,越南天主教徒举行抗议活动
Asia-News
13:31 29/07/2009
在胡志明和河内,上千名天主教徒举行了抗议游行和静坐示威祈祷活动。一名司铎遭到毒打后,从医院的二楼被扔下去。另一名司铎则在30名警察的无动于衷目光中,遭到殴打。荣市教区公开谴责了该暴力行为。

河河内 (亚洲新闻)-两名司铎,遭到了以号称制止7月26日在荣市(位于河内市南部300公里)举行的示威活动为由的越南警察及其青年团伙的毒打,目前生命垂危。示威活动旨在号召当局为针对心铁教区教会团体的暴力行为作成公正的裁决(参阅亚洲新闻2009年7月21日新闻报道“司铎和教友在历史悠久的圣堂遭到殴打、逮捕”)。司铎们的遭遇引发了越南各个城市的新一轮的示威活动。

昨晚,荣市教区办公室发布正式通告,谴责警察致使其青年团伙殴打两名神职人员的暴力行为。保禄神父Paul Nguyen Dinh phu和伯多禄神父Peter Nguyen The Binh目前生命垂危,现住进了位于洞海(Dong Hoi)的医院。前者肋骨多处骨折,头部多处受伤,而后者在被殴打至昏迷状态后,又被从医院二层扔下楼。

教区公告还指责警察及其特派青年团伙不断袭击所有佩带着天主教标志的人们。一名名为Nguyen Thi Yen的妇女和她九岁的孩子在一次袭击事件中遭到了毒打。

7月26日清晨,教区神父前往心铁(Tam Toa)教区,准备同其他五位神职人员共祭弥撒圣事。途中却遭到了一群便衣警察的袭击。圣道礼仪本准备以和平游行的方式开始,以抗议警察殴打修建心铁教区圣堂教徒的暴力行为。七名教徒在暴力事件中被捕。

共有170名司铎,420宗教人士和50万荣市教区及邻近19个教区的天主教徒参与了此次圣道礼仪。在他们前往心铁的途中,三名来自Dong Yen村的妇女遭到一群人的殴打。保禄 (Paul Nguyen)神父上前试图阻止他们,但是“我连说话的机会都没有,”他说,“这群人一看见我是个神父,转身就开始欧打我。附近至少有30名警察,对他们的行为却无动于衷。”

保禄神父的肋骨多处骨折,脸部和头部也多处受伤。一些教徒救了他,并把他送到了医院。而毒打他的团伙却手持棍棒和凶器,包围了医院大楼。

荣市教区办公室立即向广平省(Quang Bihn)人民委员会发出公开谴责,并派邻近的Ha Loi教区伯多禄神父(Peter Nguyen),在Tran Cong Thuat副省长陪同下,前往探视保禄神父。一到达医院,Thuat却遛跑了,留下伯多禄神父独自面对一群手持凶器的暴徒。暴徒们把他殴打至神智不清后,又将其从医院二楼扔下去。

两名神父和其他洞海教区教徒遭到袭击的事件引发了新一轮的抗议活动。昨夜,在胡志明市,两千多名天主教徒在赎世主会修院举行了静坐祈祷活动,要求越南政府立即停止对教会的迫害行为。

几乎在同时,泰河赎世主会在其他地区组织的静坐祈祷活动聚集了上千名教徒。夜晚,在艺安(Nghe An),河静(Ha Tinh)和广平(Quang Binh) 省,上千名天主教徒走上街头,举行和平示威游行活动,他们一边前行,一边颂念玫瑰经,同时要求政府释放一周前在心铁逮捕的七名教徒。

荣市教区神父大学秘书Vo Thanh Tam神父谴责了警察的暴力行为,但是对荣市警察允许教徒举行和平游行的行为给予了肯定。
 
Priest asks Vietnam authorities to release arrested Catholics
Asia-News
17:20 29/07/2009
Priest asks Vietnam authorities to release arrested Catholics

Hanoi - A Vietnamese Catholic priest Wednesday called on the government to release seven parishioners arrested at a protest rally over a former church now used as a war memorial.

'The government has asked Catholics to calm down over this case. We will not calm down until they release the seven people they arrested,' said Father Pham Dinh Phung of the Vinh Diocese in the province of Quang Binh.

The protestors were arrested July 21 after a group of several hundred parishioners tried to erect a cross and other religious structures at Tam Toa church, in the town of Dong Hoi.

The remains of the church, largely destroyed by US bombers during the Vietnam War, were rededicated as a war memorial in 1997.

Hoang Cong Tu, deputy head of Vietnam's national Investigation Security Agency, told the German Press Agency dpa that the protestors had no permission to erect the structures, and would be prosecuted for 'causing public disorder.'

Catholic sources said they had repeatedly applied for permission, and been refused.

On Monday, two priests who tried to lead another group of protestors to the site were severely beaten by police, requiring hospitalization, they added. Police denied the beatings took place, the official Vietnam News said Wednesday.

The dispute is one of a series of conflicts over former Catholic Church property expropriated by Vietnam's Communist government.

Vietnam has South-East Asia's second-largest Catholic community after the Philippines, with at least 6 million followers.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Buổi gặp gỡ giữa Phái đoàn Đại Diện giáo phận Phát Diệm với Đức Tân Giám Mục mới được bổ nhiệm
Vinh Sơn
03:47 29/07/2009
XUÂN LỘC - Thứ hai, ngày 27-7-2009 phái đoàn của Tòa Giám Mục Phát Diệm, gồm một số các Linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, giáo dân và một số các Linh mục gốc Phát Diệm tại Miền nam, do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, nguyên Giám quản Giáo Phận Phát Diệm dẫn đầu, đã vào Xuân Lộc chào mừng Đức Tân Giám Mục Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng hiện đang ở Đại chủng viện Xuân Lộc.

Hồi 18h15, phái đoàn tới Giáo Phận Xuân Lộc. Trước tiên, đoàn đã đến chào và có lời cám ơn Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Xuân Lộc đã thương ban tặng người con ưu tú cho Phát Diệm. Cha phó đại diện Giuse Trần Ngọc Văn đại diện đoàn có lời chào và cám ơn Đức Cha Xuân Lộc. Tiếp đến, đoàn tới chào và chúc mừng Đức Tân Phụ Tá Giáo Phận Xuân Lộc Tôma Vũ Đình Hiệu.

Sau đó đoàn tiến về Đại Chủng Viện để chính thức gặp gỡ và chào mừng Đức Tân Giám Mục Giáo Phận Phát Diệm. Tại sân Đại Chủng Viện, Đức Tân Giám Mục đã ra đón đoàn và tiếp đoàn tại Nhà khách của Đại Chủng Viện Xuân Lộc. Trong cuộc gặp gỡ và chào mừng Đức Tân Giám mục, Đức cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh giới thiệu đoàn, ngài nhắc lại thư bổ nhiệm của Đức Thánh Cha và ngài bàn giao mọi công việc lại cho Đức Tân Giám Mục: Trao bản đồ Giáo phận Phát Diệm, con dấu của Giáo Phận, trao cuốn tự thuật về các Linh mục và các Thầy phó tế cho Đức Tân Giám mục. Sau đó, Đức Cha Giám quản và phái đoàn Phát Diệm tặng quà cho Đức Tân Giám Muc gồm: mũ, nhẫn, gậy và Thánh giá. Ngoài ra, các Cha gốc Phát Diệm tại Miền Nam cũng trao quà và có lời chúc mừng, cám ơn Đức Tân Giám Mục.

Để Đức Tân Giám Mục hiểu được phần nào về hiện trạng của Giáo Phận, Cha Đại diện Giuse Phạm Ngọc Khuê thay mặt các Cha trong Giáo Phận chính thức có lời chúc mừng Đức cha và ngài đã trình bày cho Đức Cha về mọi công việc, mọi hoạt động của Giáo Phận. Cuối cùng ngài thay lời cho các Cha trong Giáo Phận bày tỏ lòng biết ơn, hứa vâng phục và luôn cộng tác với Đức Cha trong trách nhiệm mới.

Cuối cùng, Đức Tân Giám Mục Phát Diệm có đôi lời củng phái đoàn. Ngài xúc động trước những tình cảm của con cái Phát Diệm. Ngài kêu gọi mọi người cùng cộng tác với ngài xây dựng Giáo Phận hầu phát triển về mọi phương diện, theo hướng đi phù hợp với khẩu hiệu: “Hiệp thông và phục vụ", mà ngài đã chọn cho sứ vụ của mình.

Giáo phận Phát Diệm tràn đầy niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng dưới sự hướng dẫn của Tân Giám Mục Giuse, một con người được tiếng là có tài, có đức và khôn ngoan.

 
Khai Mạc Tọa Đàm Khoa học về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam
LM Nguyễn Thái Hợp
04:45 29/07/2009
Khai Mạc Tọa Đàm Khoa học về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam

(bài của Linh mục TS. Nguyễn Thái Hợp, Chủ nhiệm CLB Ph. Nguyễn Văn Bình)

Ngày xưa, khi nói đến lãnh thổ Việt Nam, người ta thường chỉ nghĩ đến phần lục địa, chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, bắc giáp Trung Quốc, tây giáp Lào và Campuchia. Tuy nhiên, theo quan niệm hiện đại, lãnh thổ Việt Nam không chỉ bao gồm vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và sông ngòi, mà còn bao gồm bao gồm tất cả vùng biển, hải đảo và vùng trời. Như vậy, Đất Nước Việt Nam thân yêu không chỉ chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, mà còn trải rộng từ Tây Trường Sơn tới Đông Trường Sa.

LM Nguyễn thái Hợp
Chúng ta biết rằng bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260km, chạy dài từ biên giới Trung Quốc tới Vịnh Thái Lan. Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia có nhiều đảo và quần đảo: ước tính khoảng 2.773 hòn đảo lớn nhỏ. Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, thì quê hương chúng ta không chỉ thu hẹp ở 329.314, 5 km2, mà sẽ trải dài ra Biển Đông và vùng lãnh hải bao la. Quốc gia Việt Nam, vì vậy, đã được nhân ba, nhân tư không những về lãnh thổ, mà cả về tiềm năng, sức sống và định hướng tương lai. Ranh giới của nước ta sẽ mở rộng gấp nhiều lần và tiếp giáp với lãnh hải của 8 quốc gia hay vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, Campuchia, Thái Lan và Singapore.

Biển Đông là biển lớn nhất trong 6 biển lớn của thế giới với diện tích khoảng 3.447.000 km2. Trong Biển Đông bao la đó, lãnh hải của Việt Nam chiếm khoảng 1.000.000km2. Rất tiếc, như nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận định một cách sâu sắc, “suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn”.

Dòng dã nhiều thế kỷ, dân tộc Việt đã gian nan tiến về phương Nam tìm đất sống và “mở rộng hy vọng cho tương lai”, nhưng vẫn chưa hay rất ít khi nhìn ra biển cả mênh mông. Hệ quả tất nhiên là chúng ta chỉ mới mở đất đai, mà chưa mở rộng tầm nhìn ra biển khơi. Chính vì vậy, mặc dù có tới hơn 3260 km bờ biển và 1000000 km2 lãnh hải, nhưng người Việt thường vẫn chỉ luẩn quẩn chung quanh hồ, ao, sông ngòi. Cùng lắm cũng mới chỉ mon men ven biển. Chưa có tư duy biển, chưa có tầm nhìn mở rộng và dũng lực vươn mình ra Đại Dương. Vì vậy, chưa xuất hiện những thương thuyền và đội hàng hải lớn như đáng lẽ ra phải có.

Nhưng lịch sử đã sang trang. Đất nước chúng ta đã gia nhập WTO, chính thức bước ra biển lớn và hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại. Ở thời hiện đại, Biển Đông vừa là tài nguyên lớn lao, vừa trở thành cửa ngõ, bàn đạp để vươn ra Đại Dương. Thật vậy, Biển Đông đang là con đường huyết mạch nối liền các quốc gia Tây Á và Nam Á với các nước Đông và Bắc Á, cũng như với thế giới. Vị trí chiến lược này đóng vai trò đặc biệt trong tiềm năng và định hướng phát triển tương lai của của Việt Nam.

Chính do vai trò quan trọng đó, mà Biển Đông đang nổi sóng và nằm trong tầm ngắm của tất cả các nước trong khu vực. Việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang là một điểm nóng âm ỉ và có thể bùng phát trong tương lai. Một số nước đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tranh chấp chủ quyền này từ khoảng nửa thế kỷ nay.

Trên nguyên tắc, Việt Nam là một quốc gia trải rộng nhiều nhất ra Biển Đông và theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 cũng là quốc gia có vùng lãnh hải rộng lớn nhất. Tuy nhiên, một số người nghĩ rằng so với các nước khác Việt Nam hình như là một quốc gia hiện nay ít nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh hải của mình.

Tháng 3 vừa qua, Hội thảo quốc gia đầu tiên về chủ quyền ở Biển Đông được tổ chức tại Hà Nội. Một số tham luận đặt vấn đề rõ rệt và minh mạch. Nhưng rất tiếc Hội nghị đã quá thu hẹp vào một số chuyên viên và hầu như không có sự tham gia của xã hội dân sự. Người ta vẫn băn khoăn tự hỏi bao giờ xã hội dân sự mới được tham gia suy nghĩ về vấn đề quan trọng này?

Trong cuộc gặp gỡ với Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ngày 9 tháng 4 năm 2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ghi nhận những đóng góp tích cực và kiến nghị thẳng thắn và sôi nổi về những vấn đề liên quan đến đất nước. Ông khẳng định: “Đảng, Nhà nước đánh giá rất cao vai trò của các nhà khoa học. Đây không phải là vấn đề mang tính lý luận, mà đây là nhận thức, là quan điểm. Sự đóng góp của các nhà khoa học, trí thức rất to lớn, hiệu quả trong công cuộc kháng chiến cứu quốc trước đây, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Không ai có thể phủ nhận những đóng góp, công lao to lớn này”. Ông yêu cầu các nhà khoa học tham mưu cho Nhà nước trong những gì trực tiếp liên quan đến khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… Và ông kết luận: “Những gì Đảng và Nhà nước không nói được thì các đ/c thuộc các tổ chức phi chính phủ phải nói…”.

Trong tinh thần và ý hướng đóng góp đó, CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình cùng với NXB Tri Thức tổ chức Tọa đàm Khoa học về “Biển Đông & Hải đảo Việt Nam”. Cuộc Tọa đàm khoa học này mong muốn vừa thể hiện mối quan tâm lớn của dư luận xã hội và của tất cả người Việt Nam trong cũng như ngoài nước, vừa góp phần cung cấp một số chứng cứ lịch sử và khoa học. Kết luận rõ rệt mà Tọa Đàm đã đạt tới: Những bản đồ cổ cũng như những luận chứng lịch sử từ thời Chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn chứng minh rõ rệt chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa; yêu sách của Trung Quốc về “Đường Lưỡi Bò” trên Biển Đông là hoàn toàn không có cơ lịch sử và trái với Luật Biển Quốc tế hiện nay.

Tọa đàm hân hạnh có sự đóng góp tham luận và tham gia thảo luận của các thành viên CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình, NXB Tri Thức, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu. Ban Tổ chức và các diễn giả ý thức rõ rệt giới hạn và đặc điểm của một Tọa đàm Khoa học. Do đó, chúng tôi chỉ nhấn mạnh và đào sâu những đóng góp về lãnh vực học thuật. Xin đừng chờ đợi hay yêu cầu một Tọa đàm Khoa học những gì vượt khỏi tính đặc thù và giới hạn của nó.

Nhìn lại kinh nghiệm xương máu của cha ông chúng ta trải qua bao ngàn năm lịch sử, chúng tôi ý thức rõ rệt những khó khăn và tế nhị trong tương quan ngoại giao của một nước nhỏ đối với nước lớn. Tọa đàm không hề chủ trương lợi dụng tính nhạy cảm của đề tài để gây nên những căng thẳng không những vô ích, mà có thể bị lợi dụng để gây tác hại cho dân tộc. Trái lại, chúng tôi ước mong rằng Tọa Đàm khiêm tốn này có thể đóng góp thêm một số luận chứng phục vụ công tác ngoại giao đó.

Cuối cùng, chúng tôi hy vọng rằng “Biển Đông & Hải đảo Việt Nam” sẽ là một cơ hội tốt để đoàn kết tất cả người Việt trong cũng như ngoài nước, vì tiền đồ Dân tộc. Không nói chắc chắn tất cả quý vị cũng đã rõ, trong việc tổ chức và thực hiện Tọa Đàm này chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy chúng tôi xin quý vị thứ lỗi cho Ban Tổ chức mọi thiếu sót về nội dung cũng như hình thức của Tọa Đàm này.

Rất may, Ban Tổ chức cũng nhận được rất nhiều khích lệ, cảm thông, đồng hành và cộng tác từ nhiều phía, đặc biệt của các diễn giả. Chính nhờ vậy mới có cuộc Tọa Đàm hôm nay. Cho dù Tọa Đàm này còn quá nhiều bất cập, nhưng tổ chức được một Tọa Đàm Khoa học về “Biển Đông & Hải Đảo Việt Nam” trong bối cảnh hiện tại có thể coi là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa, vì tình yêu đối với dân tộc Việt.

Trong niềm vui được gặp gỡ, thảo luận và hàn huyên chung quanh “Biển Đông & Hải Đảo Việt Nam”, tôi xin hân hạnh thay mặt Ban Tổ chức tuyên bố Khai Mạc Tọa Đàm.

Chân thành cảm tạ Quý Vị và Quý Bạn.
 
Từ Trường Sơn Đông tới Song Tử Tây
LM Thiện Cẩm, OP
04:51 29/07/2009
TỪ TRƯỜNG SƠN ĐÔNG TỚI SONG TỬ TÂY

(Bài tuyết trình của Lm. Thiện Cẩm, OP)

Tôi mới chỉ đi được mấy Km trên đường Hồ Chí Minh, khi từ Đà Nẵng về Kon Tum, thậm chí cũng không biết nơi đó thuộc Trường Sơn Đông hay Trường Sơn Tây, mà chỉ nghĩ đó là Trường Sơn Đông, vì năm bên phía Tây của dãy Trương Sơn. Tuy nhiên điều đó không quan trọng, vì dù sao tôi cũng đã từng đặt chân ở Trường Sơn Tây, cho nên khi đi từ Càng Cát Lai ra quần đảo Trường Sa, đặc biệt là lúc đặt chân lên đảo Song Tử Tây, tôi mới ý thức được rằng mình thật hãnh diện vì đã cảm nghiệm được một cách sống động hiện hữu của đất trời và biển cả Việt Nam: thật bao la xinh đẹp và đáng yêu !

Thật vậy, từ trước tới nay, tôi đã có dịp đặt chân lên nhiều bờ biển Việt Nam, từ Hạ Long qua Thuận An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, tới Đại Lãnh, Nha Trang, Khánh Hoà, rồi Phan Rang, Mũi Né, Vũng Tầu… cho tới tận Mũi Cà Mau, nhưng từ những bờ biển đó, tôi vẫn chưa có được một cái nhìn về chiều rộng mênh mông, bát ngát của biển trời Việt Nam. Phải đi ba ngày hai đêm, qua vùng biển, đôi khi không thấy một bóng chim bay hay cá lượn, hoặc một con tầu nào ở đàng xa, mà chỉ có mặt biển mênh mông bát ngát hầu như vô tận, ta mới có cảm tưởng rằng tổ quốc ta không chỉ là sông núi, mà còn là biển cả vô biên. Và khi đặt hân lên hòn đảo nhỏ bé xanh tươi có tên gọi là Song Tử Tây, ta mới ý thức được rằng: Trường Sơn Đông và Song Tử Tây của quần đảo Trường Sa nay, cũng chỉ là một giang sơn, một tổ quốc Việt Nam.

Như tôi đã viết trong bài “Trường Sa trong trái tim ta”, đăng trên Tuần báo CG&DT: “Nhận thức đầu tiên của tôi từ lúc bước chân lên tàu HQ 957, rời bến cảng Cát Lái lúc 8 giờ ngày 8-4-2009, chạy theo hướng Vũng Tàu, và tiến thẳng ra biển khới, đó là: bầu trời và biển khơi mênh mông hầu như vô tận, mà từ trước tới nay tôi vẫn nghĩ là của chung thiên hạ, nhất là xưa kia, người ta vẫn gọi là Mer de Chine: Biển Trung Quốc ! chứ không phải là Biển Việt Nam, hay ít ra là Biển Đông hay Thái Bình Dương ! Nhưng bây giờ thì đã rõ, đây là Trời Việt Nam, đây là Biển Việt Nam, bởi vì vùng biển trời mênh mông này sẽ nối dài tới tận Trường Sa, quần đảo mà chúng tôi đang đi tới. “

Tôi đã kể lại chi tiết cuộc viếng thăm Trường Sa, trong bài báo nói trên, ở đây chỉ xin ghi lại những cảm tưởng vẫn còn lắng sâu trong tâm trí.

Trước hết, nên nhớ rằng huyện đảo Trướng Sa là một quần đảo gồm nhiều đảo lớn nhỏ, mà hiện nay phần lớn năm dưới quyền kiểm soát của Việt Nam, còn những đảo khác do Phi-Luật-Tân, Đài Loan, Trung Quốc…kiểm soát. Gọi là đảo, nhưng phần lớn chỉ là những bãi đá ngầm. Trong số những đảo có đất, chúng ta làm chủ được Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, và Trường Sa lớn, nơi đặt trụ sở của huyện đảo. Trên những đảo lớn như Song Tử Tây, Sơn Ca và Trường Sa lớn, nhà cửa được xây kiên cố, khang trang, toàn đảo được che phủ bởi những hàng cây xanh tươi, đặc biệt là những cây Phong Ba, chịu được khô cằn và sóng gió, ngoài ra còn có những cây bàng với những tán lá dầy và rộng, chỉ cần ba cây là có thể tạo ra được một không gian bóng mát rộng rãi. Đặc biệt là ở Sinh Tồn Đông, có loại bàng trái cây vuông, trông lạ mắt. Ông Chủ tịch UBND Thành phố đã lấy một cây về để trồng ở khu tưởng niệm các Vua Hùng tại Thành phố.

Những đảo nhỏ chỉ là những bãi đá ngầm, nổi lên khi thủy triều xuống, chìm xuống khi thủy triều lên. Bộ đội Hải quân ta xây những lô cốt kiên cố làm nơi đóng quân. Trước kia chỉ là những cái chòi được dựng lên, bây giờ là những “nhà lô cốt” vững chắc, đẹp đẽ. Điều thú vị nhất là đâu đâu cũng có những “vườn” rau, giàn bí, hay giàn mướp, tuy nhỏnhững vẫn có trái. Tại những đảo có đất, thì anh em bộ đội dựng những rào chắn bằng vật liệu như lá dừa, để chắn sóng biển, bảo vệ cho rau. Còn ở những nhà lô cốt thì “vườn” rau chỉ là những khay gỗ được đặt ở những vị trí đặc biệt tranh bão gió. Nhưng tôi tự hỏi, ở những “nhà lô cốt” này, mỗi khi hái rau, thì anh em chiến sĩ mỗi người chia nhau được mấy cọng rau muống !

Tôi cũng nghe mấy em bé, con cái những gia đình định cư trên đảo Song Tử Tây và Trường Sa lớn, phàn nàn về chuyện quanh năm suốt tháng chỉ được ăn đồ hộp.

Chính vì thế, trong chuyến đi này, chuẩn Đô đốc Lê Văn Dạo đã ra chỉ thị phải tăng cường những loại thực phẩm như trứng và sữa cho trẻ con.

Nhưng vấn đề thức ăn vật chất không quan trọng bằng thức ăn tinh thần. Các chiến sĩ và bà con ở đảo thiếu những phương tiện giải trí, thiếu cả một khung cảnh sống bình thường trên đất liền ! Không một bóng xe đạp, nói gì đến ô tô hay Honda, cũng không chợ búa, và ở đây người ta không biết cả đến đồng tiền ! Không bóng người người cảnh sá, cũng chằng có người bán hàng rong, hay em bé đánh giầy… Đêm ngày yên tĩnh, không tiếng còi ô tô xe máy. Nhiều nơi không có lấy một con chim sẻ đậu dưới mái hiên hay, nhặt nhạnh trước sân nhà…

Tại những “nhà lô cốt” không gian thật eo hẹp. Các chiến sĩ của ta chỉ có mấy mét vuông để ở, ngoài ra có thể leo lên những tầng trên, chạy xuống những tấng dưới, hay xuống tận những mô đá trên mặt nước biển. Không một bãi cát, hay bóng cây. Ở đây không nghe thấy tiếng cười hay tiếng khóc của trẻ thơ, cũng chẳng thấy bóng dáng một người phụ nữ ! Thảo nào các chiến sĩ trẻ hải quân ở đây chỉ dần được nghe tiếng phụ nữ là đã đủ vui sướng rồi. Có những em bộ đội tuổi mới chỉ mười tám đôi mươi, tuy xa nhà chưa bao lâu, mới tám tháng, một năm hơn kém, chưa thể nào quêu được hình dáng của mẹ, của chị, của em gái, chứ chưa nói tới bạn gái hay người yêu.

Thế giới ở đây có lẽ thích hợp cho các thầy ẩn tu hơn là cho thanh niên, cho dù là bộ đội.

Cô đơn, buồn tẻ, nhưng người chiến sĩ hải quân ở đây không phải là những thanh niên yếu đuối mơ mộng. Họ vẫn là những chiến sĩ, ngày ngày, có thể nói là từng giờ từng phút, luôn luôn phải cảnh giác trước đầu sóng ngọn gió, không chỉ theo nghĩa đen, nghĩa là gió trời và sóng biển, mà là những đe doạ có thật, từ những con tầu, những máy bay lạ có thể xâm phạm bầu trời và lãnh hải Việt Nam. Họ phải đếm từng chiấc máy bay xuất hiện, những con tầu đi qua, cố gắng đọc những ký hiệu để biết nó thuộc quốc gia nào. Đã không thiếu những lần tầu lạ, hay có khi là tầu của một nước “đồng chí nhưng không phải đồng minh”, tìm cách đi vào hải phận của đảo ta, cùng với những tầu đánh cá cùng quốc tịch, khiến chiến sĩ và ngư dân của ta phải tiến ra ngăn cản. Có những chiến sĩ kể lại rằng anh đã phải nghiến răng kìm hãm mình để không bòp cò súng ! Lại có cả những người mò tới những mỏm đá dưới chân “nhà lô cốt” để gọi là bắt ốc, nhưng đuổi không đi, mà phải dọa bằng vũ lực…

Đất nước ta đã được hoà bình, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, từ những biên giới phía Bắc cho tới mũi Cà Mau, được yên ổn làm ăn sinh sống. Nhưng ở ngoài khơi xa xôi này, miền cực Đông của Tổ quốc, nơi mà mặt trời từ dưới biển mọc lên soi sáng cho bầu trời Việt Nam, lúc nào cũng có những chiến sĩ canh thức để canh giữ vùng biển trời của đất nước ta. Các chiến sĩ ấy vẫn không ngừng ngày đêm phải sẵn sàng chiến đấu, rất xa đất liền, xa đồng bào, không có hậu phương gần để tiếp cứu, hỗ trợ !

Chúng ta có thể không biết, hay đã quên đi trận chiến đẫm máu xảy ra ngày 4 tháng 3 năm 1988, khi hải quân Trung Quốc đã tấn công đảo Gạc Ma của ta, đánh chìm tàu HQ 604 của ta, khiến 64 chiến sĩ hải quân ta phải hy sinh, và mãi tới năm nay, sau 21 năm trời, nhờ sự cộng tác của các ngư dân, Hải quân ta mới trục vớt được con tàu xấu số và một số hài cốt của các anh hùng nằm sâu dưới đáy biển, nhưng mới chỉ nhận dạng được một số chiến sĩ mà thôi, nhờ kỹ thuật AND.

Kể từ ngày 14 tháng 3 năm 1988 ấy, ngày nay, mỗi khi có phái đoàn đi thăm Trường Sa, thường có tổ chức một lễ truy điệu ngoài khơi đảo Pôlin, để tưởng niệm 64 chiến sĩ trận vong. Phái đoàn của Thành phố Hồ chí Minh ra thăm đảo lần này cũng đã tổ chức long trọng buổi lễ cầu siêu như vậy. Và tôi được vinh dự cùng với các vị lãnh đạo phái đoàn, thả vòng hoa đầu tiên xuống biển để tưởng nhớ các liệt sĩ.

Trong buổi lễ truy điệu rất trang nghiêm cảm động, chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo, Phó`Tư lênh Quân chủng Hải Quân, đã đọc một bài diễn văn thật hùng hồn cảm xúc, khiến nhiều người không cầm được mắt. Cả đời tôi, đây là lần đầu tiên được dự một lễ truy điệu như thế này, mà lại là một lễ được cử hành giữa biển khơi mênh mông dưới bầu trời vô biên của Việt Nam. Thật là một kỷ niệm tuyệt vời, khó quên !

Điểm đến cuối cùng của chúng tôi là đảo Trường Sa lớn, thủ phủ của quần đảo Trường sa, có diện tích lớn nhất, và cũng là nơi duy nhất có bến cảng và một đường bay nhỏ. Đây cũng là đảo đầu tiên được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời và sức gió, do trường Đãi học Bach Khoa Thành phố Hồ chí Minh chế tạo và lắp đặt, tặng cho các chiến sĩ và đồng bào trên đảo. Các đảo khác cũng sẽ lần lần được lắp đặt hệ thống chiếu sáng như vậy.

Trong cuộc hành trình thăm quần đảo Trường Sa, mỗi lẫn tới đảo nào, chúng cũng cố gắng lên bờ thăm các chiến sĩ, nếu không phải tất cả đoàn, thi ít ra là đoàn văn công. Chúng tôi lên để gặp gỡ, tặng quà, giao lưu văn nghệ, thăm nơi an chốn ở, nghe báo cáo về sinh hoạt hàng ngày của các chiến sĩ. Riêng tại đảo Song Tử Tây, đảo đầu tiên mà chúng tôi đặt chân lên bờ, chúng tôi đã ở lại một đêm và một ngày, tiếp xúc với bộ đội và đồng bào. Còn ở đảo Trường Sa lớn, chúng tôi chỉ ở đến 21 giớ đếm thì về tầu, lý do là vì ở đây có bến tầu, không cần đến ca nô làm phương tiện trung chuyển vào bờ như ở những đảo khác.

Trên đây là một vài kỷ niệm và suy tư về cuộc hành trình, mà tôi được may mắn tham dự cùng với phái đoàn của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ chí Minh, đi thăm và kiểm tra quần đảo Trường Sa, từ ngày 4 đến 15 thàng 4 năm 2009.

Đây là một chuyến đi lịch sử đối với phần đông chúng tôi, một chuyến đi mà như nhiều người đã nói: dù có tiền cũng không dễ đàng thực hiện được, nhất là đối với cá nhân tôi, một linh mục già 76 tuổi.

Chuyến đi này đã đã mở rộng tầm mắt và cả trái tim tôi, khiến tôi cảm nhận được mạnh mẽ và cụ thể vùng trời biển bao la hùng vĩ của đất nước. Không hiểu tại sao, tôi tự nhiên liên tưởng tới Trường Sơn, và nghĩ rằng: đất nước ta trải rộng từ Trường Sơn Đông tới Song Tử Tây, từ Trường Sơn Tây tới Sinh Tồn Đông, nói tóm lại, đất nườc ta không chỉ dừng lại ở bờ biển Thái Bình dương, tại những bờ biển đẹp như Nha Trang, Cam Ranh hay Vũng Tàu… mà còn trải rộng ra xa tới Trường Sa, tới điểm xa nhất cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 500 hải lý, đó là Song Tử Tây. Ở tận địa điểm xa xôi này, ngày đêm vẫn có những người Việt Nam làm ăn sinh sống và canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc mình. Ở đây không chỉ có những người lính can trường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, mà còn có những gia đình thường dân tới đây lập nghiệp. Chúng tôi đã gặp gỡ nhừng cặp vợ chồng trẻ với những đứa con thơ của họ. Và như đã nói nơi đây sắp có hai em bé sắp sửa chào đời, để trở thành những công dân Việt Nam sinh ra trên đảo, còn những em lớn thì đã biết ngày ngày cắp sách đến trường, nơi chỉ có một cô giáo dạy tất cả mọi môn. Nhưng sau này, các em sẽ được đưa vào đất liền để tiếp tục học lên những lớp cao hơn.

Ở đây, dân và quân đang biến những vùng đất khô cằn sỏi đá này thành những rừng cây xanh tươi, với những luống rau và đàn gà đàn vịt chạy tung tăng, và cả những con heo ủn ỉn đòi ăn trong chuồng. Nếu không nhìn thấy dòng nước xanh bao bọc chung quanh, người lữ hành vượt biển có cảm tưởng như mình vẫn ở đâu đây trên đất liền.

Tôi lên tàu chỉ với con tim nhỏ bé của mình, chẳng có gì tặng cho các chiến sĩ Truờng Sa, ngoài những món quà mà Đoàn công tác mang tới. Nhưng khi ra về, tôi cảm thấy trái tim mình lớn lên và nặng trĩu tình cảm thân thương, tình cảm của những người lính đảo, của người dân, và nhất là của những em bé thơ ngây. Tình cảm ấy cho dù không lớn lao và mênh mông như trời biển, nhưng vẫn đủ để tạo ra một nhịp cầu liên kết Trường Sa với đất liền.

Trường Sa là những hòn đảo nhỏ bé, không thể có những địa danh như Chi Lăng, Bạch Đằng, Điện Biên, Khe Sanh, hay Ngã Ba Đồng Lộc vv… nhưng nơi đây xương các chiến sĩ đã kết lại với san hô và đá chìm, làm thành nền tảng cho những cột mốc, đánh dấu chủ quyền của Việt Nam dưới bầu trời và vùng biển này của Biển Đông. Và máu của các chiến sĩ đã hoà vào nước biển để ướp cho tình quân dân được mặn mà thắm thiết, và vững bền mãi mãi.

Những địa danh lịch sử thì đã mãi mãi được ghi tên trong sách vở của cả thế giới. Tất cả đã trở thành quá khứ. Nhưng Trường Sa vẫn ngày ngày phải đối diện với đầu sóng ngọn gió, không chỉ theo nghĩa của những hiện tượng thiên nhiên, mà còn theo nghĩa là những đe doạ luôn luôn có thật, đến từ những lực lượng thù nghịch.

Con tàu HQ 957 đưa chúng tôi trở về Thành Phố, trên mặt nước trong xanh phẳng lặng, Những con cá heo lại xuất hiện bên hông tàu, nhảy múa tiễn biệt chúng tôi. Và thật tuyệt vời khi chúng tôi đi tới vùng mỏ Rạng Đông, nơi có những giàn khoan sáng rực như một thành phố trên biển, hiện ra trước mắt chúng tôi, với cả hàng mấy chục thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam vây quanh chúng tôi.

Tổ quốc chúng ta là đây, là trời này, đất này, là những giếng dầu, tàu đánh cá, và những hải đảo như Côn Đảo, Phú Quốc, Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Tuần Châu, Phú Qúy, vv… và nhất là Trường Sa vẫn ngày đêm phải thức trắng trong những đêm dài cô quạnh, để canh giữ vùng biển và bầu trời của Việt Nam.

Trong tâm trí của tôi, từ nay hình ảnh Trường Sa, và Hoàng Sa nữa, tuy tôi chưa được nhìn thấy, thật là những mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc. Hoàng Sa và Trường Sa là nơi mọc trời mọc, Hoàng Liên Sơn hay Trường Sơn là nơi mặt trời lặn. Hoàng Liên Sơn hay Trường Sơn là nơi tổ tiên ta đi săn bắn, hái trái cây rừng và nhặt củi để về thổi nấu, Hoàng Sa và Trường Sa là nơi cha ông ta từ bao đời chèo thuyền ra bắt cá. Quê hương ta không chỉ là sông núi, mà còn là biển cả nữa.

19-07-2009
 
Đường Lưỡi Bò'' trên Biển Đông và Luật quốc tế
Ls Hoàng Việt
05:25 29/07/2009
“ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ LUẬT QUỐC TẾ
(Hoàng Việt, Đại học Luật TP. HCM)

I. Đặt vấn đề

Cuộc tranh chấp biển Đông vẫn đang là một “nguy cơ” gây bất ổn trong khu vực. Tranh chấp biển Đông đã trở thành một trong những cuộc tranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới. Sự phức tạp của tranh chấp biển Đông đến từ các yêu sách phức tạp về chủ quyền của nhiều quốc gia đối với các khu vực chồng lấn, vả lại, nó không chỉ đơn thuần là tranh chấp về mặt luật pháp quốc tế về biên giới biển, lãnh thổ trên biển mà hơn thế nữa nó còn được đan xen với những lợi ích về địa – chính trị, về kiểm soát con đường vận tải biển chiến lược, và về khai thác các nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là dầu mỏ.

Cuộc va chạm mới đây giữa một chiếc tàu nghiên cứu hải dương của Mỹ với 5 tàu chiến Trung Quốc, sau đó là cuộc khẩu chiến trên các báo của hai bên, phía Mỹ giải thích vùng biển này là biển quốc tế, tàu Mỹ có quyền thực hiện các nghiên cứu biển trong vùng đó, còn Trung Quốc khẳng định đây là vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Rồi việc Trung Quốc đã gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối Báo cáo về thềm lục địa của Việt Nam cùng Malaysia, cũng như Báo cáo của riêng Việt Nam. Rồi việc Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 16/5/2009 bằng cách tăng cường lực lượng tàu ngư chính xuống biển Đông, đề xuất của Hải quân Trung Quốc phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, tới tuyên bố của CNOOC ngày 16/6/2009 sẽ tiến hành khoan sâu thăm dò khai thác trong Biển Đông trong năm 2009. Vấn đề này lại làm nóng lên yêu sách của Trung Quốc về các đảo, đá và vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” gây nhiều tranh cãi.

Thực tế cho thấy tranh chấp các đảo trong biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất trong khu vực do Trung Quốc yêu sách gần 80% biển Đông là vùng nước lịch sử của họ sẽ có tác động rất lớn đến việc phân định các đường biên giới biển của khu vực này trong tương lai, và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền lợi trên biển của Việt Nam. Do đó, nhu cầu nghiên cứu vấn đề này là một vấn đề cần thiết.

II. Các yêu sách về “đường lưỡi bò”

Yêu sách về “đường lưỡi bò” được đưa ra một cách không chính thức từ hai chính quyền: một là Cộng Hòa Trung Hoa, sau thất bại năm 1949 phải chạy ra Đài Loan (từ thời điểm này gọi là chính quyền Đài Loan), và từ chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 tới nay (gọi tắt là chính quyền Trung Quốc).

1. Yêu sách về đường lưỡi bò của Cộng Hòa Trung Hoa

((Nguồn:http://www.southchinasea.org/maps/Taiwan%27s%20Nine-dash%20Line%20Map%20of%20the%20South%20China%20Sea.jpg)
Theo một số học giả cả ở Trung Quốc và ở Đài Loan [1] thì năm 1935, để đối phó với yêu sách của Pháp đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng hòa Trung hoa đã cho xuất bản một bản đồ chính thức đầu tiên là Zhongguo Nanhai gedao yu tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), bản đồ này chưa thể hiện “đường lưỡi bò”. Tháng 2 năm 1947, Bộ nội vụ đã tiếp tục cho xuất bản Bảng tài liệu tra cứu tên cũ của các đảo biển ở biển Đông, trong đó liệt kê 159 đảo, đá. Sau đó, tháng 1 năm 1948, Bộ Nội Vụ nước Cộng Hòa Trung Hoa chính thức công bố một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), tháng 2 năm 1948 bản đồ này được xuất bản chính thức, trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà Trung Hoa gọi là đường hình chữ “U”, một số học giả gọi nó là “đường lưỡi bò” bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống biển Đông [2], đường này được thể hiện trên bản đồ lúc này là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn. Trong bản đồ đó đường chữ “U” hay “đường lưỡi bò” này được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung quốc gọi là Trung Sa).

“Đường lưỡi bò” này xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, chạy xuống phía Nam tương tự như hình dáng của bờ biển Đông và Đông Nam Việt Nam tới cực Nam của bãi đá san hô Scaborough Shoal (Tăng Mẫu) và sau đó quay ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Malaysia và Palawan của Philippines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác [3].

Năm 1988, sau cuộc đụng độ giữa hải quân của Trung Quốc và Việt Nam, một nhóm học giả của Đài Loan đã được tập trung lại để nghiên cứu về vấn đề “vùng nước lịch sử” và bản chất pháp lý của “đường lưỡi bò”.

Một học giả của Đài Loan là Tống Yến Huy (Yann Huei Song) sau khi tổng kết các quan điểm của các học giả Đài Loan trong nhóm nghiên cứu cho biết có hai nhóm ý kiến về vấn đề này [4]: Một nhóm cho rằng vùng nước được bao bọc trong “đường lưỡi bò” được coi như là “vùng nước lịch sử” của Cộng Hòa Trung Hoa. Lập luận này được chứng tỏ bởi hai lý do, thứ nhất, khi bản đồ được xuất bản vào năm 1948, không có sự phản đối cũng như không có phản ứng nào được đưa ra, thứ hai, việc yêu sách các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử đã không vi phạm Điều 4(1) của UNCLOS (Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982). Nhóm thứ hai thì chống lại quan điểm này, họ cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng Hòa Trung Hoa khó có thể biện minh được: đó là “đường lưỡi bò” được vạch ra một cách tùy tiện, không thể định vị đường này trên biển vì thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm về vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, khó có thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Đài Loan.

Tuy nhiên, cuối cùng Ủy ban nghiên cứu về vấn đề này của Đài Loan đã chấp thuận với quan điểm của nhóm đầu tiên.

2 Yêu sách về đường lưỡi bò của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

Trung quốc đưa ra những yêu sách về “đường lưỡi bò” dựa theo quan điểm của bản đồ xuất hiện đường lưỡi bò đầu tiên của Cộng Hòa Trung Hoa năm 1948.

Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, quốc gia này sau đó thay thế Cộng Hòa Trung Hoa trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như trên bản đồ trước đó gồm 11 đoạn.

Tuy nhiên, đến năm 1953, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả Chính phủ Cộng Hòa Trung Hoa lẫn Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò” đó cả.

Năm 2003, Li Jin Ming và Li De Xia của trường đại học Hạ Môn (Trung Quốc) đã công bố một bài viết đăng trên tạp chí Ocean Development & International Law, tiếp tục trình bày và làm rõ về lập luận đối với “đường lưỡi bò” này. Hai học giả này đã tổng kết một số quan điểm của các học giả Trung Quốc, trong đó hầu hết là khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và các vùng nước xung quanh các đảo đó nằm trong “đường lưỡi bò”. Các học giả Trung Quốc này được hai học giả trích dẫn như Cao Chí Quốc (Gao Zhiguo), Viện trưởng Viện chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng đường này yêu sách sở hữu các đảo nằm bên trong hơn là một đường biên giới biển. Ông ta nhận xét:. Mặc dù “Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ các cột nước của vùng biển Đông”, nhưng “tất cả các đảo và vùng nước kế cận trong đường biên giới này phải thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc” [5].

Zou Keyuan cho rằng yêu sách của Trung Quốc không nên xem như yêu sách vùng nước lịch sử theo nghĩa truyền thống mà giống như một dạng yêu sách các quyền chủ quyền và quyền tài phán lịch sử chứ không phải là yêu sách chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Nói cách khác, đây là sự nguỵ biện liên hệ đường lưỡi bò với các khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển hiện đại.

Tháng 7 năm 1996, nhà xuất bản Thông tin kinh tế Hồng Kông cho xuất bản cuốn “The petropolitics of the Nansa islands – China’s indisputable legal case” của Phan Thạch Anh (Pan Shi Ying) [6], theo lời của ông ta thì “chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thông qua việc ấn bản các bản đồ này muốn gửi ba thông điệp tới cộng đồng quốc tế:

1. Khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử.

2. Phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch ra theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa và đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý.

3. Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc “chưa dứt điểm” để lại những khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai.

Nói cách khác vùng nước do con đường này bao bọc là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Con đường này chỉ là hình thức, còn danh nghĩa lịch sử của Trung Quốc trên vùng biển này mới là nội dung.

Như vậy, lập luận về chủ quyền đối với các đảo, đá, bãi nằm trong “đường lưỡi bò” cũng như bản chất pháp lý của “đường lưỡi bò” của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đều bắt nguồn từ bản đồ đầu tiên thể hiện đường này của Cộng Hòa Trung Hoa trước đó, tuy nhiên quan điểm của họ về tính chất pháp lý của “đường lưỡi bò” này như thế nào lại có nhiều quan điểm khác biệt.

III. Phân tích các yêu sách về “đường lưỡi bò”theo luật quốc tế

Nguồn: http://www.southchinasea.org/9-dotted%20map/map_small.gif
1. Yêu sách của Cộng hòa Trung Hoa

Khái niệm “vịnh lịch sử” hay “vùng nước lịch sử” mà ở đó một quốc gia thực hiện quyền lực thuộc chủ quyền của mình đã được luật pháp quốc tế chấp nhận trong một số hoàn cảnh hạn chế. Điều 10 (6) của UNCLOS thừa nhận sự tồn tại của một vùng nước như vậy, và một số các vịnh biển mà không đáp ứng được các tiêu chuẩn chính thức của một “vịnh” theo Điều 10 đã được trao cho quy chế này theo thời gian. Tuy vậy, các cường quốc trên biển, đặc biệt là Mỹ, đã nỗ lực giữ cho khái niệm này không được chấp nhận rộng rãi nhằm duy trì sự tự do hàng hải.

Khái niệm về yêu sách lịch sử được chấp nhận vào năm 1951 bởi Tòa án quốc tế (ICJ) khi phán xét về yêu sách của Na uy về vùng nước nằm tiếp liền bờ biển của nước này. Những yêu sách về chủ quyền lịch sử cũng được chấp nhận trong những hoàn cảnh thích hợp tại Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải. Gần đây, trong vụ án Vịnh Fonseca, Tòa án quốc tế đã chấp nhận vịnh Fonseca là một vịnh lịch sử và vùng nước của nó là vùng nước lịch sử.

Năm 1962, Ủy ban pháp luật quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu với tựa đề: “Quy chế pháp lý của vùng nước lịch sử, bao gồm cả vịnh lịch sử”, trong nghiên cứu này đã có những câu trả lời cho câu hỏi những tiêu chuẩn nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp của một yêu sách chủ quyền lịch sử.

Theo đó thì một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ theo tập quán quốc tế và các phán quyết của tòa án phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện sau: 1) Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách; 2) Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3) Quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này [7].

Bất cứ chính quyền nào yêu sách vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” là vùng nước lịch sử thì quy chế pháp lý đối với vùng nước này như thế nào, nếu các vùng nước này được yêu sách như vùng nội thủy thì các chính quyền yêu sách đó phải chứng minh được là họ đã thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với các vùng nước bao bọc trong “đường lưỡi bò” qua một thời gian tương đối giống như đã thực thi chủ quyền đối với các vùng nội thủy khác. Nếu các vùng nước này được yêu sách như lãnh hải thì quốc gia yêu sách phải chỉ ra được rằng họ đã thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với các vùng nước bị bao bọc này trong một thời gian dài như họ đã thực thi chủ quyền đối với các vùng lãnh hải khác. Cũng tương tự như vậy nếu họ muốn yêu sách các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử.

Đối với yêu sách như các vùng nội thủy

Theo chế độ pháp lý của các vùng nội thủy, một quốc gia ven biển thực thi chủ quyền đầy đủ đối với vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, tàu nước ngoài không có quyền đi qua không gây hại trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển, trừ khi được sự đồng ý của quốc gia đó.

Vậy vùng nước bị bao bọc bởi “đường lưỡi bò”có thể được coi là vùng nội thủy không? Câu trả lời đến ngay từ một học giả Đài Loan là không [8], bởi những lý do sau đây: thứ nhất, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa chưa bao giờ yêu sách vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” như là vùng nội thủy. Thứ hai, tàu nước ngoài, trong đó có cả tàu chiến vẫn thực hiện quyền đi lại trên vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” này từ khi “đường lưỡi bò” này xuất hiện trên bản đồ do Cộng Hòa Trung Hoa xuất bản năm 1948, và chính quyền Cộng Hòa Trung Hoa đã không có một hành động nào ngăn cản các tàu nước ngoài qua lại vùng này.

Đối với yêu sách như “lãnh hải”.

Theo quy định tại Điều 3 Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS) thì: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”. Mọi quốc gia có quyền thực thi chủ quyền đối với vùng lãnh hải của mình. Tàu thuyền nước ngoài chỉ được hưởng quyền đi qua không gây hại cho trong vùng lãnh hải của các quốc gia ven biển, trừ khi có các điều khoản, điều ước chuyên môn khác. Đối với vùng trời phía trên lãnh hải, các máy bay nước ngoài được quyền bay qua không gây hại.

Vậy thì câu hỏi tiếp theo là các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” có thể được coi là lãnh hải của Trung Quốc không? Câu trả lời của Yann Huei Song cũng là không. Máy bay nước ngoài đã bay qua vùng trời phía trên của vùng nước này từ năm 1948 khi bản đồ được xuất bản. Như đã trình bày ở trên, máy bay của nước ngoài không được phép bay qua không gây hại trên vùng trời phía trên của lãnh hải quốc gia ven biển.

Đối với yêu sách như các vùng nước quần đảo.

Khái niệm về các vùng nước quần đảo là một khái niệm mới trong luật biển quốc tế, được đưa ra trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về Luật biển lần III (UNCLOS III), theo đó, các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở thẳng của quần đảo là vùng nước quần đảo, nó không phải là nội thủy, cũng không phải là lãnh hải. Một quốc gia quần đảo có quyền thực thi chủ quyền đối với vùng nước quần đảo của mình. Chủ quyền quốc gia “được mở rộng đến vùng trời phía trên của vùng nước quần đảo cũng như đến đáy của vùng nước đó và lòng đất tương ứng và đến các nguồn tài nguyên ở đó”. Tàu nước ngoài được quyền đi qua không gây hại tại vùng nước quần đảo, tàu biển và máy bay nước ngoài được quyền có đường hàng hải, đường hàng không đi qua vùng nước quần đảo.

Do chế độ pháp lý của “các vùng nước quần đảo” được phát triển trong giai đoạn hội nghị lần thứ III của UNCLOS (từ năm 1973 – 1982) và bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” xuất bản lần đầu năm 1948, nên khó có thể chứng minh được vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” đó có được quy chế pháp lý của các vùng nước quần đảo, Cộng Hòa Trung Hoa đã không thực thi chủ quyền và quyền tài phán của mình đối toàn bộ các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” này, tàu và máy bay nước ngoài vẫn tiếp tục được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng nước nằm trong đường này, thay cho quyền đi qua không gây hại và quyền được qua lại các tuyến hàng hải và hàng không đã được ấn định của vùng nước quần đảo. Vì thế, có thể kết luận là toàn bộ các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” không thể được xem là các vùng nước quần đảo của Cộng hòa Trung Hoa.

2. Yêu sách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ đường chữ U, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành ao hồ của Trung Quốc.

Theo các tiêu chí để thỏa mãn một vùng nước được coi là vùng nước lịch sử, thì Trung Quốc cũng phải chứng minh được họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong đường lưỡi bò này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Điều này thật không đơn giản, bởi vì: Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam” . Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc công ty Đông ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ [9]. Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, công hàm ngày 29/9/1932 của Phái đoàn ngoại giao Trung Hoa Dân quốc tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo “Amphitrite” (Lưỡi Liềm) và “Croissant” (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) “tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam” .

- Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn ả Rập, ấn Độ, Malay, Việt, và vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là “ao hồ Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.

Đường lưỡi bò không phải là con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn, năm 1953, Trung Quốc đã phải bỏ đi hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ vì quá vô lý. Tính chất không liên tục của con đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích là để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát [10]. “Đường lưỡi bò” không thể hiện được đặc tính đó, thêm nữa, vị trí của nó lại không được xác định tọa độ rõ ràng, vì thế khó mà biểu thị là một đường biên giới được.

Vấn đề thứ hai theo Yann Huei Song thì mặc dù “đường lưỡi bò” đã xuất hiện trên các bản đồ xuất bản ở Trung Hoa lục địa từ năm 1949, nhưng chưa bao giờ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa yêu sách chính thức các vùng nước nằm trong đường này như các vùng nước lịch sử. Đại diện của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã không tuyên bố như vậy trong Hội nghị Công ước Luật biển lần III [11]. Theo luật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính công khai ý chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử, ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội được biết những gì đang diễn ra.

Như vậy, kể cả Cộng Hòa Trung Hoa lẫn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đều chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách về vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” đó.

Đặc biệt, Điều 1 Tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nhấn mạnh rằng:

“Chiều rộng lãnh hải nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả” [12].

Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thủy của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của các nhà chức trách Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là không phù hợp với yêu sách lịch sử được phân định bởi “đường lưỡi bò” [13].

Tuyên bố về đường cơ sở của Trung Quốc ngày 15/5/1996 càng làm cho sự mập mờ này của họ tăng lên bởi họ yêu sách một đường cơ sở nối cả Hoàng Sa nhưng lại không đề cập gì đến Trường Sa.

Hơn nữa, tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, các quốc gia tham gia đã khước từ đề nghị trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [14], và thực tế tranh chấp về chủ quyền trên Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines và Trung Quốc cho thấy không thể nói là “đường lưỡi bò” được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

KẾT LUẬN

Yêu sách về “đường lưỡi bò” bắt đầu từ một bản đồ của Cộng Hòa Trung Hoa xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948. Sau này, cả Đài Loan và Bắc Kinh đều đã dựa vào bản đồ đó để biện minh cho yêu sách về vùng biển này trên biển Đông.

Bản chất thực sự của yêu sách này vẫn đang bị bao phủ bởi sự bí ẩn, cả Trung Quốc và Đài Loan đều mập mờ với các tuyên bố không rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc thực tế đang yêu sách tất cả các vùng nước và tài nguyên nằm trong vùng biển này.

Những phân tích về yêu sách này theo luật pháp quốc tế cho thấy vì cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục cho nên “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không đưa ra những yêu sách lịch sử của mình với các tọa độ rõ ràng, và giữ im lặng về bản chất của đường lưỡi bò và chế độ pháp lý của vùng biển được bao bọc bởi đường đó” [15]. Ngay cả các học giả Trung Quốc cũng không nhất trí được với nhau về chế độ pháp lý của vùng biển bị bao bọc bởi đường lưỡi bò này [16].

Các học giả Trung Quốc đã nỗ lực tìm mọi luận cứ biện minh cho yêu sách này của họ, còn các học giả nước ngoài thì đưa lại những ý kiến khách quan hơn. Nhóm Mark J Valencia cho rằng: “ một yêu sách của Trung Quốc coi biển Nam Trung Hoa là một vùng nước lịch sử không thể đứng vững được dưới góc độ pháp luật quốc tế hiện đại” [17].

Xa hơn nữa, Hamzah cho rằng: “ Một số nước yêu sách toàn bộ biển Nam Trung Hoa như là của riêng họ dựa trên cơ sở lịch sử. Các yêu sách như vậy chẳng có gì là lạ và chẳng đáng đề cập đến… Yêu sách đơn phương đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa của một quốc gia sẽ chẳng có gì chú ý đến.. Dù suy diễn như thế nào chăng nữa cũng không thể coi biển Nam Trung Hoa như là vùng nội thủy hoặc hồ lịch sử để làm cơ sở khẳng định yêu sách. Vì vậy, khu vực yêu sách này là phù phiếm, không có căn cứ và không hợp lý…Tôi cố gắng thuyết phục tất cả các quốc gia bác bỏ các yêu sách đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa (hay đòi hỏi một khu vực có liên quan) vì không có cơ sở nào trong luật cũng như trong lịch sử” [18].

Dựa trên pháp luật quốc tế hiện đại, chúng ta có thể kết luận về yêu sách về “đường lưỡi bò”này của Trung quốc “không có cơ sở yêu sách nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó [19] ”, “yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử và quyền đối với hầu hết biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và lòng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể coi là một vấn đề pháp luật nghiêm chỉnh” [20].

Chú thích:
[1] Xem Li Jin Ming và Li De Xia, The Dotted Line on the Chinese Map
of the South China Sea: A Note, Ocean Development & International Law, 34:287–295, 2003, p 289; Yann Huei Song, china's "historic waters"in the south china sea:an analysis from taiwan, American Asian Review Vol. 12, N.. 4, Winter, 1994 (pp. 83-101)
[2] Chi Kin Lo, China’s policy towards territorial disputes, p 43.
[3] Yann Huei Song, đã dẫn, xem chú thích 1
[4] Yann Huei Song, đã dẫn
[5] Xem Li Jin Ming và Li De Xia, đã dẫn
[6] Xem Pan Shiying: The petropolotics of the Nansha islands – China’s indisputable legal case (Chính trị dầu mỏ của các đảo Nam Sa – lập luận pháp lý không thể tranh cãi của Trung Quốc), Economic Information & Agency, July 1996)
[7] Mark Valencia, Sharing the resources of the South China sea, Martinus Nijhoff publisher, 1997, p 26
[8] Yann Huei Song, đã dẫn, xem chú thích 1
[9] Peter de Goyer and Jacob de Keyzer: An Embassy from the East – India company united Provinces to the Grand Tartar Cham Emperor of China…, thư viện Menzies, Australia, v. Ige. Rare b DS 708.N64
[9] G.M.C Valero: Spratly archipelago: is the question of sovereignty still relevant?, IILS, University of the Philippines, Law Center, Diliman, Quezon city, 1993.
[10] Tuyển tập các phán quyết, sắc lệnh của Tòa án công lý quốc tế (ICJ), 1962, vụ đền Preáh Viheár,Tài liệu dịch của Ban Biên giới chính phủ, tr. 34
[11] Yann huei Song, đã dẫn
[12] Daniel J. Dzurek, The Spratly Islands Dispute:Who's On First? International Boundaries Research Unit, Volume 2 Number 1, p. 14
[13] Daniel J. Dzurek, đã dẫn, p. 15
[14] Monique Chemillier- Gendreau, Sovereignty over Paracel and Spratly Islands, Kluwer Law International, 2000, 208, p. 41
[15] Yann Huei Song, đã dẫn
[16] Daniel Dzurek, đã dẫn, p. 13
[17] Mark J. Valencia, John M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the resouces of the South China Sea, University of Hawaii’s Press, 1997, 278, p. 28
[18] Yann Huei Song, đã dẫn
[19] Yann Huei Song, đã dẫn
[20] Brice M. Claget, Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chínhh và Thanh Long trong biển Đông, nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996, tr. 99
 
Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên Vùng Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa
Đinh Kim Phúc
05:45 29/07/2009
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VIỆT NAM TRÊN VÙNG BIỂN ĐÔNG
VÀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA-TRƯỜNG SA

(Bài trình bầy của Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc)

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc. Biên giới của mỗi quốc gia là biểu hiện của nền độc lập dân tộc bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia đó. Quốc gia bao hàm trong nó 3 vấn đề lớn: dân tộc, chủ quyền và lãnh thổ. Biên giới luôn luôn gắn liền với lãnh thổ nên luật pháp và tập quán quốc tế thừa nhận tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia. Biên giới được định nghĩa theo khía cạnh chủ quyền là “cái khung” của chủ quyền. Do đó, việc bảo vệ biên giới cũng chính là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chống lại mọi hình thức ngoại xâm.

Trước khi bị các nước ngoài xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ( tức đầu thế kỷ XX trở về thế kỷ XVII), theo pháp lý quốc tế theo kiểu Phương Tây lúc bây giờ, sự xác lập chủ quyền Việt Nam một cách thật sự, liên tục, hòa bình là cơ sở pháp lý quốc tế đương thời. Đến khi chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm, vào thời điểm 1909, pháp lý quốc tế có giá trị phổ biến là Tuyên bố của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne năm 1888.

Sau đó Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Luật Biển 1982 cũng là cơ sở pháp lý quốc tế mà các thành viên ký kết bao gồm các nước đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei đều phải tôn trọng.

Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền 75% diện tích ở biển Đông trong nhiều thập niên trước đây cũng như Trung Quốc đã có một loạt hành vi gây hấn có tính toán đối với Việt Nam, thực hiện bằng vũ lực kết hợp với mưu mẹo và theo một quá trình kéo dài nhiều thập niên. Cuối năm 2007, khi đơn phương quyết định đặt hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc hệ thống hành chính của mình, Trung Quốc đã đi xa hơn cuộc tranh chấp trên biển vì đã có hành động xâm lăng Việt Nam. Vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa không còn là một vụ lấn chiếm hải đảo riêng lẻ nữa mà là một hành động xâm chiếm vùng biển, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bất chấp hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Tính tự phát của những hành động phản đối Trung Quốc của thanh niên, sinh viên VN vào cuối năm 2007 đã đặt chính phủ ta vào một tình huống khó xử. Những cuộc biểu tình đã làm giảm cơ hội ứng biến của nhà nước ta trong quan hệ với Trung Quốc. Sự thật là đàm phán cần có những thỏa hiệp. Những cuộc biểu tình sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chiến lược cân bằng mà Việt Nam đang theo đuổi trong mối quan hệ với các cường quốc trên thế giới.

Chính vì vậy, khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì liên quan đến biên giới và lãnh thổ chúng ta phải biết kết hợp các hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp đối với từng vụ việc phát sinh trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, giữ gìn quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Mục đích của bài nghiên cứu này không nằm ngoài những nguyên tắc trên.

I. TRUNG QUỐC

Trên trang web của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 17/3/2009 với bài: “Cội nguồn của vấn đề Biển Nam và lập trường nguyên tắc của Trung Quốc” đã viết: “Trên vấn đề Biển Nam, Trung Quốc xưa nay đều có chủ quyền không thể tranh cãi, đồng thời chủ trương giải quyết sự tranh chấp quốc tế qua đàm phán hòa bình.

Trung Quốc là nước phát hiện và đặt tên sớm nhất cho quần đảo Nam Sa [quần đảo Trường Sa-chú thích của tác giả], đồng thời cũng là nước thực thi chủ quyền sớm nhất và bền vững nhất đối với quần đảo Nam Sa. Việc này đã được chứng minh bằng lịch sử và căn cứ pháp lý đầy đủ, nhận được sự công nhận lâu dài của cộng đồng quốc tế. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng phần lớn khu vực của Trung Quốc, trong đó kể cả quần đảo Nam Sa. “Tuyên bố Cai-rô” và “Thông cáo Potsdam” cùng các văn kiện quốc tế khác đã quy định rõ việc trao trả lại lãnh thổ cho Trung Quốc từng bị Nhật cướp đoạt năm xưa, dĩ nhiên trong đó kể cả quần đảo Nam Sa. Tháng 12 năm 1956, Chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ đã chỉ định quan chức cấp cao tiếp quản quần đảo Nam Sa, đồng thời đã tổ chức lễ bàn giao trên đảo, cắm mốc kỷ niệm và cử quân đội đến đóng tại quần đảo Nam Sa. Năm 1952, Chính phủ Nhật Bản chính thức bày tỏ “từ bỏ tất cả mọi quyền lợi, danh nghĩa và yêu sách về quyền lợi đối với Đài Loan, các hòn đảo Bành Hồ và quần đảo Nam Sa”, từ đó quần đảo Nam Sa đã chính thức trở về với Trung Quốc.

Trong quãng thời gian khá dài sau chiến tranh, hoàn toàn không tồn tại cái gọi là vấn đề Biển Nam. Về các khu vực xung quanh Biển Nam cũng chưa có bất cứ một nước nào đưa ra ý kiến bất đồng đối với việc Trung Quốc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa và các vùng biển xung quanh quần đảo này. Trước năm 1975, Việt Nam đã rõ ràng công nhận Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Nam Sa. Trước thập niên 70 thế kỷ 20, các nước Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a v.v không có bất cứ văn bản pháp luật và bài phát biểu của nhà lãnh đạo nào nói đến phạm vi lãnh thổ nước họ bao gồm quần đảo Nam Sa. Nghị quyết của Chính phủ nhiều nước và cộng đồng quốc tế cũng công nhận quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Thí dụ như, Hội nghị hàng không khu vực Thái Bình Dương thuộc tổ chức hàng không dân dụng quốc tế triệu tập tại Ma-ni-la vào năm 1955 đã thông qua nghị quyết số 24, yêu cầu nhà đương cục Đài Loan Trung Quốc tăng cường việc quan trắc khí tượng trên quần đảo Nam Sa, tại hội nghị không có bất cứ một đại biểu nào đưa ra ý kiến bất đồng hoặc ý kiến bảo lưu về việc này. Bản đồ do nhiều nước xuất bản cũng ghi rõ quần đảo Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Trong đó có “Tập bản đồ mới Thế giới” do Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Ohira Masayoshi đề nghị xuất bản vào năm 1962, bản đồ thế giới do Việt Nam lần lượt xuất bản vào năm 1960 và năm 1972 v.v. Từ thế kỷ 20 đến nay, bách khoa toàn thư có thẩm quyền của rất nhiều nước như “Bách khoa toàn thư Liên Xô” xuất bản năm 1973 và “Niên giám Thế giới” do Hãng Kyoto Nhật xuất bản năm 1979 đều thừa nhận quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”…

Sự thật lịch sử như thế nào? Có đúng như những gì Trung Quốc công bố hay không?

Ở đây, chúng tôi muốn trao đổi với người bạn láng giềng 2 vấn đề:

A. “Trung Quốc là nước phát hiện và đặt tên sớm nhất cho quần đảo Nam Sa [quần đảo Trường Sa], đồng thời cũng là nước thực thi chủ quyền sớm nhất và bền vững nhất đối với quần đảo Nam Sa. Việc này đã được chứng minh bằng lịch sử và căn cứ pháp lý đầy đủ, nhận được sự công nhận lâu dài của cộng đồng quốc tế” được hiểu như thế nào?

Đầu tiên về tên gọi chỉ khu vực Biển Đông ở Đông Nam Á giữa các nước lại không thống nhất.Việt Nam gọi là Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải (南海) và tên gọi quốc tế lại là Biển Nam Trung Hoa (South China sea).Những cách gọi này dễ gây ra ngộ nhận về vấn đề chủ quyền quốc gia ở biển Đông.

Chính vì vậy để góp phần tìm hiểu những vấn đề trên biển Đông cũng như những vấn đề liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu bằng việc khảo sát tên gọi khu vực biển này trên các tài liệu mà chúng tôi có được.

Qua khảo sát, tổng cộng 20.713 bản đồ, trong đó:

- 11.900 bản đồ có liên quan đến Trung Quốc.
- 7.640 bản đồ có liên quan đến Việt Nam.
- 738 bản đồ có liên quan đến khu vực Đông Nam Á.
- 117 bản đồ có liên quan đến biển Đông.
- 318 bản đồ có liên quan đến cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941 - 1945).

Chúng tôi thấy rằng, bản đồ sớm nhất có chú thích vùng biển Đông của khu vực Đông Nam Á là bản đồ miêu tả khu vực đảo Hải Nam của Trung Quốc vào đời nhà Đường (618-907) của Đại học California được ghi là biển Giao Chỉ (Chiao-chih Ocean).

Bằng việc khảo sát 20.713 bản đồ nói trên, chúng tôi thấy rằng bản đồ liên quan đến Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam sớm nhất là bản đồ được xuất bản từ năm 1575 cho đến bản đồ được xuất bản trước năm 1814, khu vực biển Đông không được một tác giả nào ghi chú cả.

Tên gọi Biển Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa trong các bản đồ thời kỳ chiến tranh Thái Bình Dương đã được sử dụng không nhất quán trong Bộ Tư lệnh quân đội Đồng minh ở Đông Nam Á.

Trong tất cả các bản đồ của Trung Quốc công bố, chúng tôi thấy rằng Trung Quốc đã thống nhất sử dụng tên gọi Nam Hải để ghi chú khu vực biển Đông.

Như vậy, cho đến nay chúng ta thấy rằng để gọi tên khu vực biển Đông ở Đông Nam Á có nhiều cách gọi khác nhau:
- Việt Nam gọi là Biển Đông.
- Trung Quốc gọi là Nam Hải.
- Các tổ chức quốc tế gọi là South China Sea.

Như chúng ta đã biết bờ biển của Việt Nam dài khoảng 3.260 cây số từ biên giới Việt-Trung cho tới vịnh Thái Lan. Phía Đông Việt Nam là biển nên đã có danh xưng thông thường là Biển Đông, lưu hành rộng rãi trong dân gian; một chứng cớ trong nhiều chứng cớ khác là đã được chuyển ngữ ra tiếng Pháp là L'Océan Oriental trong cuốn du ký của tác giả người Pháp năm 1736.(1)

Tên nôm na Biển Đông chứa đầy tình tự dân tộc đã được luôn luôn nhắc nhở tới nhất là qua ca dao, phong dao và tục ngữ nước nhà.

Xem đó, danh xưng Biển Đông đã ăn sâu vào bên trong ý thức của dân tộc Việt Nam và được người dân Việt Nam quen dùng để chỉ phần lãnh hải Việt Nam dọc theo duyên hải ở phía Đông Việt Nam. Tuy nhiên có một điều khiến một số người thắc mắc là biển ở phía Đông Việt Nam đó cũng đã được Trung Quốc đặt cho danh xưng là Nam Hải mà Âu-Mỹ đặt cho những danh xưng Mer de Chine Méridionale hay South China Sea. Để giải các nghi vấn này, thiết tưởng không gì bằng ta thử tra một số từ điển có uy tín của Trung Quốc cũng như của các nước khác xem họ ghi chép gì về vùng biển này.

Theo từ điển Từ Hải, “Nam Hải là tên biển, ở về phía Nam Phúc Kiến và Quảng Đông, phía Tây hải hiệp Đài Loan, phía Đông Việt Nam thuộc Pháp. Về phía Nam biển đó có bán đảo Malaysia, Bà-La-Châu (tức đảo Bornéo) thuộc địa Anh, Phi Liệt ( thay vì Luật) Tân thuộc địa Mỹ, cho nên hải quyền (tức chủ quyền trên mặt biển) là chung cho cả các nước Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật”.(2)

Từ điển Từ Nguyên định nghĩa Nam Hải đại khái như từ điển Từ Hải và đặt vị trí Nam Hải ở phía Nam Phúc Kiến, nhưng có thêm một chi tiết là phân giới giữa hải hiệp Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) và Vịnh Bắc Bộ (Du Quỳnh Châu hải hiệp nhi Tây vi Đông Kinh loan chí Khâm huyện chi Minh Giang Khẩu dữ An Nam phân giới. (3)

Cũng trong Từ Nguyên, nhưng là Từ Nguyên Cải Biên Bản in năm 1951 và tái bản năm 1984, Nam Hải đã được định nghĩa với mấy chi tiết mới như sau: Nam Hải: tên biển, xưa lại có tên là Chướng Hải; người ngoại quốc gọi là Nam Trung Quốc Hải, vị trí ở phía Nam Phúc Kiến và Quảng Đông, phía Tây Đài Loan và Phi Luật Tân, phía đông bán đảo Trung Nam [tức Việt Nam] và bán đảo Malaysia, phía Bắc Ba-La-Châu (Bornéo) và đảo Tô-Môn-Đáp-Lạp [Sumatra]. Có điều là thời xưa, biển nước ta [tức Trung Quốc] mệnh danh là Nam Hải, có thời đã bao quát cả Ấn Độ Dương nữa; vậy chẳng nên giới hạn diện tích Nam Hải ở phạm vi như chép ở trên. (4)

Trong định nghĩa vừa trích dẫn, có mấy điều đáng chú ý như sau:

- Nam Hải xưa lại có tên là Chướng Hải. Danh xưng Chướng Hải dùng để chỉ biển ở cách huyện Hải Phong 50 dặm về phía Nam, mà huyện Hải Phong thuộc tỉnh Quảng Đông. Vậy vị trí của Nam Hải là ở về phía Nam hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông như cũng đã thấy ghi như vậy ở các tài liệu trên.

- Có một điểm mới mẻ so với [các bộ từ điển] Từ Hải và Từ Nguyên Hợp Đính Bản là [từ điển] Từ Nguyên Cải Biên Bản đã ghi sự kiện ngoại nhân mệnh danh Nam Hải là Nam Trung Quốc Hải.

- Không rõ căn-cứ vào sử-liệu nào, Từ-Nguyên Cải Biên Bản đã ghi thêm có thời Nam-Hải đã bao quát cả Ấn Độ Dương.

Vì vậy, nhận xét chung về ba tài liệu trích dẫn bên trên, ta có thể ghi nhận mấy sự kiện sau: Cả ba tài liệu đều đặt vị trí Nam Hải ở phía Nam hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông. Tài liệu thứ nhất [từ-điển] Từ-Hải [in năm 1948] ám chỉ Nam Hải trải dài đến tận bán đảo Malaysia và chủ trương Trung Quốc cũng có quyền ở Nam Hải như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật.

- Tài liệu thứ hai, Từ Nguyên [in năm 1949] chỉ ghi phân giới giữa hải hiệp Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) và Vịnh Bắc bộ của Việt Nam lúc đó thuộc Pháp.

- Tài liệu cuối, tức Từ Nguyên Cải Biên Bản [in năm 1951 và 1984] đã lợi dụng danh xưng Mer de Chine [Méridionale] của Pháp và danh xưng South China Sea của Anh, Mỹ để ám chỉ Nam Hải có một diện tích kéo dài về phương Nam xa đến tận Ấn Độ Dương, có thời quá cả Ấn Độ Dương ! Khi Từ Nguyên Cải Biên Bản ghi ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải (người ngoại quốc xưng Nam Trung Quốc Hải hay Biển Nam Trung Hoa), chắc chắn là các soạn giả đã lợi dụng các danh xưng Pháp Mer de Chine (Méridionale) và danh xưng Mỹ, Anh South China Sea. Cả ba danh xưng này có một điểm chung là thiếu minh xác khiến có thể hiểu là biển của Trung Quốc ở về phía Nam.

Sự thật là cả ba danh xưng đó chỉ có thể nghĩa là biển của Hoa Nam, của Nam phần Trung Quốc, như cuốn Tối tân thực dụng Hán Anh Từ điển đã ghi bằng Anh ngữ là the Southern Sea stretching from the Taiwan Straits to Kwangtung. Nói cho thật đúng, Nam Hải ở chữ Hán xưa, cũng có nghĩa là những nơi xa ở phương Nam, nhưng nghĩa này không hề có liên hệ gì với danh xưng Nam Hải (nghĩa số 2 ở trên) của biển Trung Hoa mang tên đó.

Theo ý kiến chúng tôi, giới hạn Nam Hải của Trung Quốc xưa, chỉ đến ngang đảo Hải Nam là cùng như chính danh xưng đảo Hải Nam chỉ rõ như vậy.

Một bằng chứng có giá trị khác nữa là định nghĩa sau đây của danh xưng Nam Hải trong cuốn Tối tân thực dụng Hán Anh Từ điển, do các học giả Trung Hoa biên soạn, ấn hành ở Hong Kong năm 1971, như sau: “Nam Hải: (1) name of a county in Kwangtung Province. (2) the Southern Sea, stretching from the Taiwan Straits to Kwangtung. (3) in old China, a term of faraway places in the South”.(5)

Ngoài cuốn từ điển của Liang Shi Chiu còn bộ từ điển vĩ đại Hán Hòa của T. Morohashi nhan đề Dai Kan Wa Jiten -- Đại Hán Hòa Từ Điển -- Showa [niên hiệu Chiêu Hòa] năm 32 tức năm 1957, gồm 12 cuốn và một cuốn sách dẫn; cũng thấy ghi ở cuốn II, trang 566, cột 2: Nam Hải là Minami Shina Kai [hay: Nam Chi Na Hải, the South China Sea] và cuốn Longman Dictionary of English Language and Culture (London 1992, tr. 209, cột 2) thấy ghi chép như sau: Nam Hải: Minami Shina Kai (Nam Chi Na Hải - The South China Sea. China Sea: a part of the Pacific Ocean, off the Coast of China.

Kế đến, biển Đông hay Đông Hải là một bán nội hải (semi enclosed sea) nằm về phía Đông của Việt Nam.

Biển Đông được nhân dân Việt Nam gọi theo thói quen như một danh từ riêng.
Cũng có người cho rằng gọi là Nam Hải với ý nghĩ “biển của người (Việt) Nam”. Còn tên gọi biển Nam Trung Hoa gợi ý cho những nhà hàng hải hiểu rằng vị trí nước Trung Quốc nằm ở phiá Bắc của “Biển Đông” này.

Các nhà hàng hải phương Tây muốn cho tiện nên gọi nó là biển Nam Hoa (South China Sea-ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc hải).

Theo quy định của Ủy ban quốc tế về biển, tên của các biển rìa thường dựa vào địa danh của lục địa lớn nhất gần nhất hoặc mang tên của một nhà khoa học phát hiện ra chúng. Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa nên có tên gọi theo cách thứ nhất.(6)

Tuy nhiên, những biển có tên lục địa nguyên không có nghĩa thuộc quyền sở hữu của quốc gia nó mang tên, như một số người ngộ nhận, mà mọi chủ quyền về biển Đông đều tuân theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, song trên các bản đồ quốc tế đều phải ghi đúng như tên gọi quy định.

Về vấn đề theo quy định của Ủy ban quốc tế về biển, chúng ta thấy có mấy nội dung cần phải trao đổi:

Một là: biển rìa ở khu vực Đông Nam Á là biển Đông chưa bao giờ được người Trung Quốc phát hiện ra.

Mà ngược lại, nước Việt Nam chúng ta là một quốc gia ven bờ biển Đông, nên ngay từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng biển để phục vụ cho cuộc sống sinh cơ lập nghiệp và bảo vệ tổ quốc, đồng thời giao lưu kinh tế văn hóa với nước ngoài. Nghề biển là một nghề truyền thống của dân tộc ta đã đi vào truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Tục xâm mình mỗi khi xuống biển và thủy chiến là sở trường của Việt Nam từ xưa đến nay.

Biển Đông cũng đã đi vào ca dao tục ngữ và còn truyền miệng cho đến ngày nay. Trên trống đồng Đông Sơn, biểu tượng của nền văn hóa biển vẫn còn đó. Trống đồng Đông Sơn cũng đã có mặt ở hầu hết các nước trong khu vực.

Nói như Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo “Tát cạn nước biển Đông cũng không rửa sạch tanh hôi” và trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi soạn năm 1435, vua Lê Thái Tông đã chép: “Hải, Đông Hải dã” có nghĩa là “Biển tức biển Đông vậy”.
Do đó chúng ta phải đấu tranh làm cho thế giới và khu vực thấy rõ việc đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông của Trung Quốc là vô lý.

Hai là: biển rìa thường dựa vào địa danh của lục địa lớn nhất, gần nhất.

Với nội dung này, trong tình hình hiện nay dễ gây ra ngộ nhận vì tên quốc tế của biển Đông là South China Sea làm cho mọi người lầm tưởng khu vực biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc vì vào năm 1983 Trung Quốc cho vẽ lại bản đồ lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mở rộng khu vực, bao gồm bờ biển Philippines, Tây giáp bờ biển Malaysia mà họ gọi đó là “miền Đông hải” của Trung Quốc. Chúng ta phải làm cho dư luận quốc tế thấy rõ biển Nam Trung Hoa theo quy định quốc tế là không đồng nghĩa với cái gọi là “miền Đông Hải” của Trung Quốc.

Ba là: quy định của Ủy ban quốc tế về biển của Liên Hiệp Quốc như trên không có nghĩa là các biển rìa không thể không có tên khác.

Đối với biển Đông, có tên là biển Trung Hoa hoặc biển Nam Trung Hoa là do hiểu biết chưa đầy đủ về lịch sử vùng biển này của các nhà hàng hải phương Tây lúc họ đi qua và gọi tên, dẫn đến sau này người ta quen sử dụng chứ không hề có ý nghĩa là vùng biển của Trung Quốc.

Đối với một số biển rìa khác, người ta cũng không nhất định phải đặt theo địa danh lục địa lớn nhất, gần nhất như trường hợp biển Nhật Bản theo cách gọi của người Nhật hay biển Đông hoặc biển Korea theo cách gọi của Hàn Quốc mà quốc tế đã bước đầu công nhận.

Ở đây chúng ta phải nhắc lại trường hợp của Philippines, bờ biển phía Tây của quần đảo này không lấy tên là South China Sea mà được Philippines đặt tên là biển Luzón (Luzón Sea) vì Philippines phản đối việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Quan điểm và lập trường của Philippines trong trường hợp này cho đến nay đã được quốc tế thừa nhận.

Bốn là: đấu tranh để đổi lại tên gọi “biển Nam Trung Hoa” là một vấn đề cần thiết vì tương lai đấu tranh cho chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chứ không chỉ là đổi tên cho phù hợp với vị trí địa lý hay cách gọi của người Việt Nam.

Một thực tế mà chúng ta thấy rõ là nếu chúng ta quan niệm theo quy định quốc tế về tên gọi biển mà chúng ta yên tâm rằng tên gọi “biển Nam Trung Hoa” không hề ảnh hưởng đến chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như hiện nay thì thật là tai hại và mơ hồ về âm mưu và thủ đoạn lâu dài của Trung Quốc về cái gọi là “miền Đông Hải”.

Tại sao trong nước ta gọi là biển Đông, còn các văn bản quốc tế và bản đồ tiếng nước ngoài thì gọi là biển Nam Trung Hoa. Chúng ta có thể giải thích rằng đó là tên quốc tế đã quen gọi và đã được thống nhất cách gọi trên các bản đồ quốc tế, chúng ta không thể sửa được. Vậy thì tại sao người Hàn Quốc họ làm được?

Do đó vấn đề đặt ra là một mặt chúng ta phải vận động để cộng đồng quốc tế hiểu rằng biển Nam Trung Hoa là tên gọi chứ không phải là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Mặt khác, trong những điều kiện có thể làm được chúng ta nên tiến hành đấu tranh về mặt luật pháp quốc tế ngay từ bây giờ để có thể đổi tên biển Nam Trung Hoa thành một tên gọi khác hợp lý hơn trong các quan hệ quốc tế.

Từ việc khảo sát và nghiên cứu vấn đề sử dụng thuật ngữ biển Đông và biển Nam Trung Hoa, chúng tôi thấy rằng căn cứ vào các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa và quan hệ quốc tế của Việt Nam và của các nước Đông Nam Á hiện nay, tên gọi biển Đông (tên gọi của Việt Nam) và tên gọi biển Nam Trung Hoa (South China Sea – tên gọi quốc tế) có thể được thay đổi theo ba phương án sau đây:

1. Thống nhất tên gọi quốc tế của biển Đông là biển Việt nam (Vietnam Sea) trên các văn bản, văn kiện và bản đồ quốc tế hiện nay bởi lý do sau đây: căn cứ vào Luật Biển quốc tế năm 1892, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam chiếm gần 1.000.000km2/ 3.500.000km2 của biển Đông.

2. Thay đổi tên gọi quốc tế của biển Đông hiện nay là South China Sea thành tên gọi chính thức biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea)

3. Thống nhất tên gọi quốc tế của biển Đông là biển Đông (East Sea).

Phương án thứ nhất giống như trường hợp hiện nay của Hàn quốc đang đấu tranh kêu gọi các tổ chức quốc tế thay thuật ngữ “biển Nhật Bản” thành “biển Đông” hoặc “biển Korea” thuộc chủ quyền của Hàn quốc. Sau năm năm đấu tranh, hiện nay Hàn quốc đã thu được những kết quả đáng kể, ví dụ như: website của Tổng thống Pháp Jacque Chirac đã thay thuật ngữ “biển Nhật Bản” (mer du Japon) thành thuật ngữ “biển Đông” (mer d’Orient). Nhà xuất bản sách giáo khoa BJU Press nổi tiếng và Tạp chí Địa lý quốc gia của Hoa Kỳ cũng đã thống nhất gọi biển Nhật Bản thành biển Đông hoặc Korea Sea.

Phương án thứ ba nếu gọi là biển Đông (East Sea) thì sẽ ngộ nhận với tên gọi “biển Đông Trung Hoa” thuộc Trung Quốc hoặc biển Đông của Hàn Quốc.

Phương án thứ hai là phù hợp đối với nguyện vọng và quyền lợi của tất cả các nước Đông Nam Á khi mà tất cả các nước Đông Nam Á đã trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và để tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc trong cái gọi là “miền Đông Hải” của Trung Quốc.

Trong ba phương án trên, chúng tôi thấy rằng phương án thứ hai là khả thi và có khả năng thuyết phục các nước ASEAN thống nhất với phương án này.

Mặt khác, nghiên cứu các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX chúng tôi thấy rằng cương vực của Trung Quốc được thể hiện cũng chỉ tới đảo Hải Nam mà thôi.

B. “Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng phần lớn khu vực của Trung Quốc, trong đó kể cả quần đảo Nam Sa. “Tuyên bố Cai-rô” và “Thông cáo Potsdam” cùng các văn kiện quốc tế khác đã quy định rõ việc trao trả lại lãnh thổ cho Trung Quốc từng bị Nhật cướp đoạt năm xưa, dĩ nhiên trong đó kể cả quần đảo Nam Sa. Tháng 12 năm 1956, Chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ đã chỉ định quan chức cấp cao tiếp quản quần đảo Nam Sa, đồng thời đã tổ chức lễ bàn giao trên đảo, cắm mốc kỷ niệm và cử quân đội đến đóng tại quần đảo Nam Sa. Năm 1952, Chính phủ Nhật Bản chính thức bày tỏ “từ bỏ tất cả mọi quyền lợi, danh nghĩa và yêu sách về quyền lợi đối với Đài Loan, các hòn đảo Bành Hồ và quần đảo Nam Sa”, từ đó quần đảo Nam Sa đã chính thức trở về với Trung Quốc”.

Có thể khẳng định ngay những luận cứ và luận chứng trên của Trung Quốc là không chính xác.


Như chúng ta đã biết, năm 1945 Nhật Bản đã bị các nước Ðồng minh đánh bại trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương nên phải đầu hàng. Một trong những việc nước này phải làm khi đầu hàng là từ bỏ các đất đai ở ngoại quốc mà Nhật Bản đã chiếm được trong thời kỳ toàn thịnh của chế độ quân phiệt, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lần đầu tiên Trung Quốc chính thức lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo này là khi trong một cuộc họp báo ở Manila ngày 17.5.1949 Tổng thống Philippines Quirino đã tuyên bố là vì quần đảo Trường Sa ở kế cận quần đảo Philippines nên nó phải thuộc về Philippines. Hai ngày sau, ngày 19 tháng 5, Bắc Kinh đã có phản ứng. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố như sau:

“Lời tuyên truyền vô lý của Chính phủ Philippines đối với lãnh thổ của Trung Quốc rõ ràng là sản phẩm chỉ thị của Chính phủ Hoa kỳ. Bọn khiêu khích Philippines và những kẻ Hoa Kỳ ủng hộ chúng phải bỏ ngay mưu đồ mạo hiểm đó đi, nếu không thì hành động này có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không bao giờ để cho bất cứ một ngoại bang nào xâm lược quần đảo Nam Sa hay bất cứ đất đai nào khác thuộc về Trung Quốc”. ( 7)

Tuy nhiên Trung Quốc chỉ nói chứ không đưa ra được một bằng chứng nào, dù là lịch sử hay pháp lý, cho thấy Trường Sa thuộc quyền Trung Quốc làm chủ.

Đầu tháng 9 năm 1951, theo lời mời của Chính phủ Hoa kỳ, 51 quốc gia trước kia đã từng tham gia hay có liên hệ tới cuộc chiến chống xâm lược Nhật Bản từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham dự Hội nghị Hòa bình nhóm họp ở thành phố San Francisco (Hoa kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh và tái lập bang giao với Nhật Bản. Ðiểm đáng chú ý là cả Trung Quốc và Đài Loan đều không được mời tham dự hội nghị. Trong hội nghị, vấn đề chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do hai nước Anh và Hoa Kỳ đề nghị ngày 12.7.1951. Ngày 8.9.1951, ngoại trừ Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc, các nước tham dự hội nghị đã ký hòa ước với Nhật Bản.(8)

Vì thấy mình bị Hoa Kỳ gạt ra ngoài hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay từ cuối năm 1950 đã có phản ứng. Một mặt họ ra một số tuyên bố chính thức, mặt khác họ cho đăng các bài báo để lên án việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị và để trình bày quan điểm của Trung Quốc về một số vấn đề cần phải được thảo luận, trong đó có vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 4.12.1950 Chu Ân Lai, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao, trong bản tuyên bố đầu tiên của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đã nêu ra căn bản chính để ký một hòa ước với Nhật Bản:

“Bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng đã được các quốc gia trong Ủy hội Viễn đông thỏa thuận và thông qua ngày 19.6.1947 các văn kiện quốc tế mà Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết là căn bản chính cho một hòa ước liên hợp với Nhật Bản”. (9)

Chu Ân Lai còn nói thêm:

“Nhân dân Trung Quốc rất ước muốn sớm có một hòa ước liên hợp với Nhật Bản cùng với các quốc gia đồng minh khác trong thời kỳ Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên căn bản của hòa ước phải hoàn toàn thích hợp với bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng được qui định trong các văn kiện này”. (10)

Tuy bản tuyên bố trên của Trung Quốc không đề cập đến vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ đề cập tới các vấn đề khác, nhưng vì nó đã nêu ra quan điểm chính yếu của Trung Quốc nên chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ nó cùng với bản tuyên bố ngày 15.8.1951 là tuyên bố chính thức của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tìm hiểu giá trị các luận cứ của Trung Quốc.

Thực vậy, khi nghiên cứu dự thảo hòa ước San Francisco của Anh- Mỹ gửi cho các quốc gia được mời tham dự hội nghị, Chính phủ Trung Quốc thấy điều 2 của bản dự thảo này không qui định là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản từ bỏ phải được trao cho quốc gia nào. Vì thế ngày 15.8.1951, sau khi đề cập tới quan điểm của Trung Quốc về từng vấn đề một được nêu trong bản dự thảo.(11) Châu Ân Lai đã tuyên bố:

“... Dự thảo Hiệp ước qui định là Nhật Bản sẽ từ bỏ mọi quyền đối với đảo Nam Uy (đảo Spratly-Trường Sa) và quần đảo Tây Sa (quần đảo Paracel-Hoàng Sa), nhưng lại cố ý không đề cập tới vấn đề tái lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Thực ra, cũng như các quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa và đảo Nam uy lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc. Dù các đảo này đã có lúc bị Nhật Bản chiếm đóng trong một thời gian trong trận chiến tranh xâm lăng do đế quốc Nhật Bản gây ra, sau khi Nhật Bản đầu hàng Chính phủ Trung Hoa đã thu hồi những đảo này.

"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do đó tuyên bố: dù Dự thảo Hiệp ước Anh-Mỹ có chứa đựng các điều khoản về vấn đề này hay không và dù các điều khoản này có được soạn thảo như thế nào, chủ quyền bất khả xâm phạm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên đảo Nam Uy và quần đảo Tây Sa sẽ không vì thế mà bị ảnh hưởng”.
(12)

Chu Ân Lai sau đó kết luận vấn đề này bằng cách phủ nhận giá trị bất cứ một thỏa ước nào ký với Nhật Bản mà không có sự tham dự của Trung Quốc:

“Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký hòa ước với Nhật Bản dù nội dung và kết quả một hiệp ước như vậy có như thế nào, Chính phủ Nhân dân Trung ương cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp, và vì vậy sẽ vô hiệu”. (13)

Tuy rằng lời kết luận này nhằm toàn thể hòa ước với Nhật Bản, nó cũng bao trùm luôn cả vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong bản tuyên bố này chúng ta nhận thấy có những điểm đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, tuy tuyên bố là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc, Chu Ân Lai lại không nêu ra một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này.

Sự không dẫn chứng của Chu Ân Lai đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải chăng vì Trung Quốc biết không có một căn cứ nào vững vàng, về pháp lý cũng như về lịch sử, để chứng minh chủ quyền này nên Trung Quốc phải bỏ không viện dẫn chứng cớ.

Thứ hai, bản tuyên bố này, cũng như các bản tuyên bố khác sau này của Trung Quốc, và cả của Ðài Loan, đã đề cập tới việc Chính phủ Trung Hoa thu hồi Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8 năm 1945.

Chúng ta biết rằng năm 1938, trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã chiếm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nói là để khai thác thương mại nhưng thực ra chính là để lập căn cứ chiến lược làm bàn đạp tấn công vùng Ðông Nam Á. Theo R. Serene thì “Năm 1938 Nhật Bản mượn cớ khai thác thương mại đã chiếm đảo Phú Lâm để bành trướng sự kiểm soát tới các đảo Cam Tuyền và Linh Côn…”. (14) Rồi đến ngày 31.3.1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra một thông cáo loan tin là ngày hôm trước( 30.3.1939).

Nhật Bản đã quyết định đặt quần đảo Trường Sa duới quyền kiểm soát của Nhật Bản vì lý do tại đây đã thiếu một chính quyền hành chính địa phương nên đã làm thiệt hại đến quyền lợi của Nhật Bản.(15) Trong suốt thời gian của Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã đóng quân trên hai quần đảo này cho tới khi đầu hàng quân đội Ðồng minh.

Vào cuối năm 1943, trong lúc chiến tranh đang ở mức độ ác liệt nhất thì các nhà lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa Dân Quốc đã bí mật gặp nhau tại Cairo, thủ đô nước Ai Cập, từ 23 đến 27 tháng 11 năm 1943(16) để thảo luận các chiến lược tiêu diệt phe Trục (Ðức- Ý- Nhật). Ngày 26-11-1943, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã ký một bản tuyên cáo chung (thường được gọi là Tuyên cáo Cairo) trong đó có một đoạn như sau:

“Ðối tượng của các nước này (tức là của ba nước Ðồng minh) là phải tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả các đảo ở Thái Bình dương mà nước này đã cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ khi có Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 và tất cả các lãnh thổ Nhật Bản đã cướp của người Trung Hoa, như là Mãn châu, Ðài Loan và Bành Hồ, phải được hoàn trả Trung Hoa Dân Quốc. Nhật Bản cũng sẽ phải bị trục xuất khỏi các lãnh thổ khác đã chiếm được bằng võ lực và lòng tham”. (17)

Ðọc đoạn trích dẫn trên chúng ta thấy Tuyên cáo Cairo có hai qui định quan trọng. Thứ nhất, chỉ có các đất Mãn châu, Ðài Loan và Bành Hồ được hoàn trả cho Trung Quốc thôi. Thứ hai, còn các lãnh thổ khác mà Nhật Bản chiếm được thì bản tuyên cáo này chỉ qui định việc trục xuất Nhật Bản, chứ không hề nói tới việc hoàn trả chúng cho Trung Quốc. Chỉ có điều đáng tiếc, và đó cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tranh chấp về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau này, là Tuyên cáo Cairo đã không nói các lãnh thổ khác ấy phải được hoàn trả cho nước nào.

Quyết định của Tam cường tại Hội nghị Cairo được tái xác nhận trong một hội nghị thượng đỉnh Tam cường khác nhóm tại Potsdam từ 17.7 đến 2.8.1945 để ấn định các điều kiện cho Nhật Bản đầu hàng. Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Anh(18) và Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc đã ra một tuyên ngôn (thường gọi là Tuyên ngôn Potsdam) ngày 26.7.1945 trong đó có ghi là “Các điều khoản của bản Tuyên cáo Cairo sẽ được thi hành”. (19)

Tại hội nghị Potsdam này các nhà lãnh đạo Tam cường đã quyết định chia Ðông Dương làm hai khu vực để cho tiện việc giải giới quân đội Nhật Bản đóng tại đây. Vĩ tuyến thứ 16 được chọn làm ranh giới: việc giải giới ở khu vực Bắc vĩ tuyến ủy thác cho quân đội Trung Hoa (quân Tưởng Giới Thạch) và ở khu vực phía Nam do liên quân Anh-Ấn đảm nhận.(20) Vì quần đảo Hoàng Sa nằm ở giữa hai vĩ tuyến thứ 15 và 17 nên việc giải giới quân đội Nhật trú đóng ở đây thuộc thẩm quyền của quân Tưởng. Trái lại, việc giải giới ở quần đảo Trường Sa phải do liên quân Anh-Ấn đảm nhận do lẽ quần đảo này nằm giữa hai vĩ tuyến thứ 8 và 12.

Nhật Bản khi đầu hàng đã chịu điều kiện qui định trong bản Tuyên cáo Cairo và ghi nhận trong Văn kiện đầu hàng ngày 2.9.1945.(21) Ðồng thời, khi ra lệnh cho quân đội Nhật Bản ở nước ngoài đầu hàng và nộp vũ khí cho quân đội Ðồng minh, Nhật hoàng Hirohito đã ban hành Tổng Mệnh lệnh số 1, trong đó điều I khoản (a) qui định là:

“Các tư lệnh Nhật Bản và tất cả lục, hải quân cùng các lực lượng phụ thuộc ở trên đất Trung Hoa (ngoại trừ Mãn châu), Ðài Loan và Ðông Pháp ở 16 độ bắc vĩ tuyến đầu hàng Ðại Nguyên soái Tưởng Giới Thạch”. (22)

Bản Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam hoàn toàn không đề cập tới vấn đề hoàn trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Nhật Bản đã xâm lược vào đầu Chiến tranh thế giới thứ 2. Sự thiếu sót này có phải là do các nhà lãnh đạo đồng minh sơ ý hay quên không? Lẽ dĩ nhiên là không. Trái lại, chúng ta phải giải thích là các nhà lãnh đạo Tam cường đã không quan niệm hai quần đảo này là phần lãnh thổ của Trung Quốc. Ðiểm đặc biệt đáng chú ý hơn nữa là chính Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Ðại Nguyên soái Tưởng Giới Thạch, đã tham dự cả hai hội nghị và đã ký vào cả Tuyên cáo Cairo lẫn Tuyên ngôn Potsdam, chứ không phải một người đại diện nào khác để nói là có thể đã không thi hành đúng chỉ thị của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Nếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực sự thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì không có lý gì họ Tưởng chỉ đòi hoàn trả có Mãn châu, Ðài Loan và Bành Hồ thôi mà lại không đòi luôn Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn nữa, trong bản văn của Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam chúng ta cũng không thấy từ “vân vân”để có thể nói là vấn đề đã được bao hàm trong hai văn kiện này.

Mười hai năm sau khi tham dự Hội nghị Cairo và ký bản Tuyên cáo, ngày 8.2.1955 Tưởng Giới Thạch vẫn còn nhắc lại là:

“Trong thông cáo công bố vào lúc bế mạc hội nghị, chúng tôi đã tuyên bố là tất cả các lãnh thổ do Nhật Bản ‘cướp’ của Trung Hoa, kể cả Ðông Tam Tỉnh, Ðài Loan và Bành Hồ phải được hoàn trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc. Lời tuyên bố này đã được bản Tuyên ngôn Potsdam công nhận và Nhật Bản chấp nhận khi nước này đầu hàng”. (23)

Một lần nữa, ông hoàn toàn không nói gì đến việc phải hoàn trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Vào lúc ông nói lời trên ông không phải là không biết có sự tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo này mà cả chính phủ của ông lẫn chính phủ của Mao Trạch Đông đang đòi.

Như chúng ta được biết, cả Tuyên cáo Cairo lẫn Tuyên ngôn Potsdam chỉ cho phép Trung Hoa Dân Quốc giải giới quân đội Nhật Bản ở quần đảo Hoàng Sa thôi, chứ không hề cho phép Trung Hoa Dân Quốc thu hồi quần đảo này cùng là giải giới quân đội Nhật Bản ở quần đảo Trường Sa hay thu hồi quần đảo đó. Vì thế việc chiếm đóng và thu hồi hai quần đảo này của Trung Hoa Dân Quốc là bất hợp pháp và vi phạm trầm trọng luật quốc tế vì đi trái với quyết định của Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam.

Vì các lý do vừa kể trên, chúng ta phải nhìn nhận rằng lời tuyên bố ngày 15.8.1951 của Chu Ân Lai đã mâu thuẫn với lời tuyên bố ngày 4.12.1950 cũng của họ Chu. Một bên Trung Quốc đòi các quốc gia phải tuân theo hai văn kiện quốc tế này và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng, trong đó việc chia đôi Ðông Dương để giải giới quân đội Nhật Bản đóng tại đây cũng là một chính sách căn bản, một bên lại cho việc tiếp thu hai quần đảo không hề được qui định trong hai văn kiện quốc tế là một hành vi hợp pháp.

Thực vậy, điều 2 của Hòa ước San Francisco sau khi đã nói về việc Nhật từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ nào không phải là lãnh thổ chính của Nhật Bản mà nước này đã chiếm được từ khi có Chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến khi chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ 2 đã qui định thêm trong đoạn (f) như sau:

“Nhật Bản khước từ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa”.

Các qui định trong điều 2 như vậy đã theo đúng với quyết định của Hội nghị Cairo năm 1943 được diễn tả trong bản Tuyên cáo Cairo mà Trung Quốc vẫn luôn đòi phải được coi là căn bản chính cho một hòa ước ký với Nhật Bản đã nói ở bên trên. Nói cách khác, chính Trung Quốc đã coi quyết định của các đại cường là hợp lý, hợp tình và hợp pháp.

Về quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề giá trị của hai văn kiện quốc tế quan trọng này, chúng ta đã thấy (a) khi cuộc tranh luận tại Liên Hiệp Quốc về địa vị của đảo Ðài Loan đang tiến hành, ngày 24.8.1950 Trung Quốc đã gửi một bức công điện cho tổ chức quốc tế này trong đó có đề cập tới Tuyên cáo Cairo và Tuyên ngôn Potsdam mà các quốc gia ký kết phải tôn trọng và tuân hành(24) (b) hoặc như qua lời tuyên bố ngày 4.12.1950 của Chu Ân Lai nói trên, (c) cũng như trong lời tuyên bố ngày 15.8.1951 của Chu Ân Lai như sau:

“Dù xét về thủ tục mà hòa ước được chuẩn bị hay về nội dung, ta thấy Dự thảo Hòa ước Anh-Mỹ trắng trợn vi phạm các thỏa ước quốc tế quan trọng, mà Anh-Mỹ đều là phe kết ước, như là. .. bản Tuyên cáo Cairo,. .. bản Tuyên ngôn Potsdam. ..

Vi phạm sự thỏa thuận theo bản Tuyên cáo Cairo và bản Tuyên ngôn Potsdam, Dự thảo Hòa ước chỉ qui định là Nhật Bản sẽ khước từ các quyền đối với Ðài Loan và Bành Hồ”
. (25)

Hòa ước San Francisco là một văn kiện quốc tế nhằm thi hành những quyết định của Hội nghị Cairo 1943, nó cũng phải có hiệu lực như bản Tuyên cáo Cairo.

Hơn một tháng sau khi lên tiếng ngày 15.8.1951 về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói trên, khi bình luận về việc ký Hòa ước San Francisco, trong một thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18.9.1951, Chu Ân Lai không hề nói gì về vấn đề hai quần đảo này cả mà chỉ lập lại lập trường cũ, phủ nhận giá trị và hiệu lực của hòa ước vì đã được ký kết mà không có sự tham dự của Trung Quốc.(26)

Sự im lặng này càng khó hiểu hơn nữa khi chắc chắn là Trung Quốc phải biết rằng Hội nghị San Francisco đã bác bỏ đề nghị của phái đoàn Liên Xô đòi trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc và về phản ứng của phái đoàn Quốc gia Việt Nam.(27)

Thực vậy, ngày 5.9.1951, trong phiên họp khoáng đại hội nghị thứ 2 của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô Andrei A. Gromyko sau khi chỉ trích tính cách bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo hòa ước của Anh-Mỹ để ký với Nhật Bản đã đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Ðiểm 6 đề nghị trao trả hai quần đảo này cho Trung Quốc. Nhưng hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này với với 48 phiếu chống.

Hai ngày sau, 7.9.1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đã lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao như sau:

“Et comme il faut franchement profiter de toutes occasion pour étouffer les germes de discorde, nous afirmons nos droits sur les iles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet-Nam”.(28)

(tạm dịch là: “Cần nói thật rằng phải lợi dụng tất cả mọi trường hợp để chặn đứng những mầm móng xung đột, chúng tôi xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã luôn luôn từ xưa thuộc lãnh thổ Việt Nam”)

Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco long trọng ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn, không có một phái đoàn nào phản đối.

Sự im lặng lại càng trở nên khó hiểu hơn nữa khi trong bản tuyên bố ngày 5.5.1952(29) về hòa ước mà Trung Hoa Dân Quốc đã ký với Nhật Bản ngày 28.4.1952, Chu Ân Lai không nói gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dù hai quần đảo này đã được đề cập tới trong điều 2 của hòa ước như sau:

“Ðiều 2. Hai bên nhìn nhận là theo điều 2 Hòa ước với Nhật Bản ký ngày 8 tháng chín năm 1951 tại San Francisco ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đã khước từ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi liên quan đến Ðài Loan (Formosa) và Bành Hồ (the Pescadores), cũng như quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” . (30)

Theo điều khoản này, Nhật Bản chỉ nhắc lại việc khước từ chứ không nói rõ là Nhật Bản hoàn trả hai quần đào này cho Trung Hoa Dân Quốc(31). Chính vì vậy trên trang mạng Japan Focus ngày 21/03/2009 đăng nghiên cứu của Kimie Hara cho rằng các vụ tranh chấp trên Thái Bình Dương từ Đông Bắc xuống Đông Nam Á, gồm cả vùng Trường Sa, là di sản của Hiệp ước San Francisco năm 1951.Bài viết nói các cường quốc sau Thế Chiến 2 đã không ghi rõ chi tiết chủ quyền nhiều đảo và quần đảo qua việc đặt tuyến phân ranh giới Acheson Line. Sau đó, tác động của việc hoạch định lằn ranh bao vây nước Trung Hoa cộng sản và Bắc Triều Tiên lại tạo thêm sự phức tạp cho vấn đề.Tác giả cho rằng nay, để giải quyết các vấn đề, mọi bên đều cần có sự nhượng bộ và giải pháp đa phương, gồm cả Nhật Bản, nước thua trận trong Thế Chiến thứ 2.

TIỂU KẾT:

Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, mới đây nhất, ngày ngày 26/6/2009, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc bắt giữ một số tàu cá và ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói:

“Các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết, ngày 21/6/2009, lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt ba tàu cá gồm 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, khi đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 22/6/2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên.

Ngày 25/6, hai tàu cá gồm 25 ngư dân đã về đến Việt Nam an toàn. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và tàu cá còn lại, không có hành động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Tất cả các vấn đề trên là quá rõ ràng, những luận cứ và luận chứng mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra trong vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam chỉ có thể lừa được một số người chứ không thể phủ nhận được các văn kiện của Bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và sự thật lịch sử.

II. ĐÀI LOAN HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CHỦ QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM

1. Quần đảo Hoàng Sa ở vào khoảng giữa vĩ tuyến 16° – 17° và kinh tuyến 111° – 113° đông, cách Huế khoảng 490 km và Yulin (Du Lâm), hải cảng phía Nam của đảo Hải Nam khoảng 350 km.

Toàn thể quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 15.000 km², gồm trên 30 đảo nhỏ và những hòn đá nhô khỏi mặt nước, chia ra làm hai nhóm chính: Nhóm Đông (Amphitrite) mà đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody Island), dài không quá 4 km, rộng khoảng 2-3 km; và Nhóm Tây (Crescent) mà đảo lớn nhất mang tên Hoàng Sa (Pattle Island), diện tích khoảng 0,3 km². Đảo Phú Lâm cách đảo Hoàng Sa khoảng 87 km.

Quần đảo Trường Sa ở vào khoảng 6o50’ đến 12° vĩ Bắc và từ 111°20’ kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 km, cách Philippines khoảng 300 km và cách Trung Quốc khoảng 1.500 km.

Toàn thể quần đảo Trường Sa có diện tích khoảng 160.000 km², gồm trên 100 đảo và những hòn đá nhô lên mặt biển, trong đó có khoảng 26 đảo hoặc đá chính.

Người dân Việt Nam đã phát hiện ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đời. Những tài liệu lịch sử để lại đã chứng minh quan hệ chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo này ít ra là từ thời Chúa Nguyễn, vào thế kỷ thứ XVII.

Cho đến ngày bị Pháp đô hộ, các triều đại kế tiếp trị vì nước Việt Nam đã thực sự nắm chủ quyền trên hai quần đảo này mà không có nước nào cạnh tranh và coi các hải đảo này hoàn toàn thuộc lãnh thổ của nước ta.

Mãi đến đầu thế kỷ XX, năm 1909, trước sự đe doạ của chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản, Trung Hoa mới bắt đầu chú ý tới quần đảo Hoàng Sa và sau này, trong những năm 1928, 1932, biểu hiện ý đồ tranh giành chủ quyền với chính quyền bảo hộ Pháp - chỉ biểu hiện ý đồ chứ không có hành động chiếm hữu thực sự.

Cũng cần nhấn mạnh là lúc bấy giờ cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất, đòi hỏi của Trung Quốc chỉ nhằm vào quần đảo Hoàng Sa chứ không đả động đến quần đảo Trường Sa.

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách là quốc gia kế thừa, Pháp không hề khước từ chủ quyền trên hai quần đảo, tiếp tục khẳng định quan hệ chủ quyền và phản đối những yêu sách của Trung Quốc.

Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã chiếm các hải đảo trên dãy Hoàng Sa và Trường Sa để làm căn cứ quân sự.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, lợi dụng danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản, năm 1947, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm (thuộc Nhóm Đông của quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba, tên tiếng Hoa là Thái Bình) của quần đảo Trường Sa, trong khi đó, quân đội Pháp đóng ở đảo Hoàng Sa (thuộc Nhóm Tây của quần đảo Hoàng Sa) và một số đảo khác của quần đảo Trường Sa.

Chính phủ Bảo Đại chính thức cho quân đội thay thế Pháp ở quần đảo Hoàng Sa năm 1950 và chính quyền Ngô Đình Diệm ở quần đảo Trường Sa năm 1956.

Sau khi chiến thắng ở đại lục, quân đội Trung Quốc thay thế quân đội Quốc Dân đảng Trung Hoa ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) năm 1956, trong khi đó Đài Loan vẫn tiếp tục thường xuyên có mặt ở đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa).

Năm 1974, quân đội Trung Quốc đã sử dụng vũ lực, loại quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi quần đảo Hoàng Sa, và năm 1988, đổ bộ lên một số hòn đảo của quần đảo Trường Sa.

2. Theo báo chí Đài Loan ngày 14/06/2009, lực lượng tuần duyên nước này rất có thể sẽ tăng cường hiện diện tại khu vực đảo Ba Bình đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và Việt Nam. Nguyên nhân đưa ra là vì số lượng tàu đánh cá nước ngoài ở trong vùng biển nói trên đã gia tăng đáng kể.

Theo từ điển bách khoa, đảo Ba Bình nằm ở tọa độ 10, 23 độ vĩ bắc, 114, 22 độ kinh đông, là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; đảo có chu vi 2,8 km, diện tích 43,2 ha và có một vòng đá san hô bao quanh. Chiều dài đảo là 1.470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m; trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm; trên đảo có một giếng nước và có nhiều công sự.

Theo học giả Vương Hồng Sển, tên của nó có thể bắt nguồn từ việc một vị quan cai trị người Pháp phải đặt mật hiệu cho hòn đảo này nhưng còn chưa nghĩ ra. Sau đó ông đặt tên cho nó theo hai người hầu ở trong nhà ông là Chị Tư và Chị Ba. Vì người Pháp không đọc âm "h" nên thành Itu Aba, đó là lý do tại sao đảo Ba Bình có tên quốc tế là Itu Aba.
Đài Loan hiện có một căn cứ trên đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất trên quần đảo Trường Sa, Tuần duyên Đài Loan hiện có ba chiếc tàu tuần tra cùng với khoảng 100 người lính đồn trú tại đấy. Chính quyền Đài Bắc trong thời gian qua cũng đã củng cố đáng kể cơ sở của họ trên đảo này bằng cách cho xây một phi đạo, dùng vào việc tiếp viện hậu cần hay trợ giúp nhân đạo.
Theo ghi nhận của chính quyền Đài Bắc, tính đến cuối tháng 5/2009, đã có hơn 500 tàu nước ngoài hiện diện trong vùng biển bao quanh đảo Ba Bình, đại đa số là tàu Trung Quốc. nhưng cũng có tàu của Philippines và Việt Nam. Đây là một số lượng cao hơn gấp đôi số tàu ngoại quốc thống kê được trong toàn năm 2008.
Trả lời câu hỏi của báo chí trước sự kiện ngày càng có nhiều tàu đánh cá của các nước khác trong vùng biển Ba Bình, phát ngôn viên tuần duyên Đài Loan xác định là họ đang tính đến việc phái thêm nhiều tàu tuần tra đến khu vực.
Về phần mình, bộ ngoại giao Đài Loan một lần nữa lên tiếng khẳng định chủ quyền của họ trên đảo Ba Bình và quần đảo Hoàng Sa, hai khu vực đang tranh chấp với Việt Nam và Trung Quốc, cùng với dải Trung Sa (Macclesfield Bank) và đảo Đông Sa (Pratas), tranh chấp với Trung Quốc.
Lời khẳng định này được đưa ra đúng một hôm sau khi chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu, thân Bắc Kinh, bị đảng Dân Tiến đối lập tố cáo là không bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và để yên cho Trung Quốc rầm rộ đưa tàu xâm nhập hải phận của mình.
Đài Loan hoàn toàn không có chủ quyền đối với đảo Ba Bình của Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rằng, tháng 10/1946, trong khi quân đội Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra, thì 4 chiến hạm cùng các binh sỹ thuộc hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc xuất phát từ cảng Ngô Tùng đổ bộ lên Hoàng Sa. Ngày 29/11/1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên của quân Tưởng Giới Thạch tới đảo Hoàng Sa; tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa.

Đài Loan luôn tuyên bố chủ quyền của mình trên vùng đất này nhưng chỉ là những lời tuyên bố vô căn cứ.

Chúng ta biết rằng, sau khi hội nghị San Francisco, 1951 bế mạc, cả Trung Quốc lẫn Ðài Loan không có dịp nào để lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho tới năm 1956 khi Philippines lên tiếng đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

Trong hai năm 1949 và 1950, Tomas Cloma, chủ một đội ngư thuyền và thương thuyền và giám đốc một trường hàng hải đã khám phá thấy một nhóm đảo lớn nhỏ ở cách đảo Palawan của Philippines khoảng 400 dặm về phía Tây. Ông hy vọng lập một nhà máy nước đá và một nhà máy đóng đồ hộp ở trên một hòn đảo lớn nhất ở đây, cũng như là khai thác phân chim trong những hòn đảo kế cận.

Tuy nhiên, mãi đến đầu năm 1956 Cloma mới lại tiếp tục khám phá những hòn đảo này trong một chuyến du hành 38 ngày. Ngày 15.3.1956, chiếc tàu PMI IV vẫn được dùng để huấn luyện các sinh viên trường hàng hải của Cloma do thuyền trưởng Filemon Cloma, em trai Tomas Cloma, điều khiển đã lên đường ra các hòn đảo này chiếm đóng. 40 thủy thủ trên tàu, tất cả đều có quốc tịch Philippines, đã dựng quốc kỳ Philippines trên một hòn đảo và chính thức tuyên bố chiếm hữu đảo này theo tục lệ quốc tế. Tại mỗi hòn đảo họ tới chiếm đóng, họ đều niêm yết cáo thị chiếm hữu. Họ đặt tên những hòn đảo ở đây, tất cả có 53 đảo và cù lao với diện tích tổng cộng 64.976 dặm vuông, là “Freedomland” hay Ðất Tự do.

Ngày 15.5.1956 Cloma chính thức thông báo cho Phó Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Philippines Carlos P. Garcia hay là một số công dân Phi đã quan sát, trắc lượng và chiếm hữu “một lãnh thổ ở Nam hải, bên ngoài hải phận Philippines và không thuộc thẩm quyền quản hạt của nước nào” . Cloma cũng nói thêm là lãnh thổ này đã được Cloma và các đồng sự tuyên bố chiếm hữu.

Mặt khác, Cloma đã gửi “cáo thị” về việc chiếm hữu này tới báo chí trong và ngoài nước, yêu cầu đăng tải theo thủ tục luật quốc tế. Cáo thị nhấn mạnh là sự tuyên bố này căn cứ vào quyền khám phá và chiếm hữu công khai.

Sáu ngày sau, ngày 21.5.1956, Cloma gửi một bức thư thứ nhì cho Bộ Ngoại giao Philippines để thông báo cho Chính phủ Philippines hay là lãnh thổ mà ông tuyên bố chiếm hữu được đặt tên là “Freedomland”. Kèm theo thư là danh sách các đảo và cù lao.

Trong thư Cloma còn nói thêm là:

“Kính xin lưu ý là sự tuyên bố này do ‘các công dân Philippines’ làm chứ không phải là ‘nhân danh Chính phủ Philippines’ bởi vì chúng tôi không được phép làm như vậy. Tuy nhiên việc này sẽ có hậu quả là lãnh thổ trở thành một phần của Philippines. Vì lý do đó chúng tôi hy vọng và thỉnh cầu Chính phủ Philippines ủng hộ cùng là bảo vệ sự tuyên bố của chúng tôi và xin cũng đừng đưa một tuyên bố nào khác ra Liên Hiệp Quốc để tránh khỏi khuyến khích, xúi giục sự phản đối của các nước khác”.

Sau đó Cloma chính thức tuyên bố thành lập một chính quyền riêng biệt cho quần đảo Freedomland và gửi một bản tuyên cáo về việc thành lập chính quyền này cho Ngoại trưởng Philippines ngày 6.7.1956. Bản tuyên bố còn yêu cầu Philippines cho quần đảo hưởng qui chế bảo hộ.

Trong một buổi họp báo tại Manila ngày 19.5.1956, Phó Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Philippines, ông Carlos P. Garcia tuyên bố là một nhóm đảo ở Nam hải, kể cả đảo Ba Bình và đảo Trường Sa, đúng lý ra phải thuộc về Philippines vì chúng kế cận nước này.

Các sự kiện và lời tuyên bố này đã đưa đến những phản ứng mãnh liệt mà đặc biệt là Trung Quốc và Đài Loan.

Ngày 29.5.1956 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra một tuyên bố về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo, nội dung như sau:

“Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa long trọng tuyên bố: sự xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa của bất cứ quốc gia nào, vì bất cứ lý do nào, và bằng bất cứ phương tiện nào, cũng tuyệt đối không thể dung thứ được”.

Về phía Ðài Loan, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, qua đại sứ ở Manila, đã phản kháng mạnh mẽ với Chính phủ Philippines và viện vào cớ là quần đảo này thuộc về Trung Quốc từ thế kỷ thứ 15 [Chúng tôi không biết luận cứ của Ðài Loan ra sao và căn cứ vào đâu Ðài Loan cho là chủ quyền đó có từ thế kỷ thứ 15].

Song song với việc phản kháng tại Manila, phát ngôn viên Ðài Loan còn loan tin Ðài Loan phái một lực lượng đặc nhiệm tới quần đảo Trường Sa “có thể và chắc chắn sẽ xảy ra” và quả thực một hạm đội Ðài Loan đã được phái tới nơi trong một thời gian ngắn để ngăn chặn mọi việc không hay xảy ra.

Nhận được tin này, Ngoại trưởng Philippines vội vàng chỉ thị cho Ðại sứ Philippines tại Ðài Bắc là Narciso Ramos báo cho Chính phủ Ðài Loan “không nên quá e ngại về diễn biến của tình hình”.

Trong khi đó ở đảo Ba Bình, hải quân Ðài Loan đã bốc dỡ những cột mốc đánh dấu mà họ dựng lên trên đảo trong chuyến đi thứ nhất và đã dựng một dấu hiệu của Trung Hoa Dân Quốc trên cột mốc cũ của Nhật Bản và cũng vẽ dấu hiệu Trung Hoa trên tường một căn nhà đổ nát trước kia thuộc trại lính Nhật Bản.

Mười lăm năm lại trôi qua khi không có dịp nào để Ðài Loan lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho tới năm 1971.

Trong một buổi họp báo tại điện Malacanang ngày 10.7.1971, trước buổi khai mạc hội nghị cấp cao lần thứ 6 của Hiệp hội các quốc gia châu Á và Thái Bình dương tại Manila, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos tố cáo quân đội Ðài Loan, lúc đó đang chiếm đóng ở đảo Ba Bình (Ligaw theo tên Philippines), đã đặt những ổ trọng pháo để tăng cường sự phòng thủ đảo này và trong một vài trường hợp đã bắn cảnh cáo vào những phi cơ và tàu của Philippines đi trinh sát trong vùng. Ông cũng nói thêm là Hội đồng An ninh quốc gia Philippines trong phiên họp ngày hôm đó đã đồng thanh cho rằng vì những diễn biến nhanh chóng xảy ra trong vùng và vì đảo này ở kế cận lãnh thổ Philippines nên việc một nước ngoài chiếm đóng ở đây là một mối đe dọa trầm trọng cho nền an ninh của Philippines. Ngoài ra, ông còn nhắc lại quan điểm của Philippines là quần đảo Trường Sa đang ở trong chế độ giám hộ trên thực tế của các quốc gia đồng minh theo Hòa ước với Nhật Bản ký tại San Francisco ngày 8.9.1951. Trong hòa ước này Nhật Bản khước từ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo này. Vẫn theo lời Marcos, vì quần đảo Trường Sa ở dưới chế độ giám hộ, không nước nào có quyền mang quân đội vào bất cứ hòn đảo nào trong nhóm quần đảo này nều không có phép và sự thỏa thuận của các quốc gia đồng minh. Sau hết, ông loan báo thêm là vì Ðài Loan thiết lập một đồn binh tại đảo Ba Bình không có phép và sự thỏa thuận của các quốc gia đồng minh nên Philippines đã yêu cầu Chính phủ Ðài Loan rút quân đội khỏi nơi này.

Lời tuyên bố của Marcos đã gây ra phản ứng tại nhiều quốc gia. Vài ngày sau khi có lời tuyên bố này, các Chính phủ Anh và Hà Lan loan báo hai nước khước từ quyền giám hộ trên quần đảo Trường Sa.

Chính quyền Sài Gòn, qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Trần Văn Lắm ngày 13.7.1971, tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa mà các dữ kiện lịch sử và pháp lý chứng tỏ là thuộc về Việt Nam, ít nhất là từ thế kỷ thứ 18. Ông cũng nhắc lại lời tuyên bố của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần văn Hữu tại hội nghị San Francisco ngày 7.9.1951.

Về phần Ðài Loan, Ngoại trưởng Chu Thư đã tuyên bố rằng quần đảo Nam Sa từ thời xa xưa vẫn thuộc về Trung Hoa và quân đội Ðài Loan đã chiếm đóng quần đảo này hơn 20 năm qua. Sau đó ông đã hội đàm với Ngoại trưởng Philippines Carlos Romulo, nhưng nội dung không được tiết lộ.

Ðáng tiếc là ngoại trưởng Chu Thư đã không đưa ra một chi tiết hay một thí dụ nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này “từ thời xa xưa” và cũng không cho biết là “thời xa xưa” ấy là từ bao giờ. Chúng tôi xin nhấn mạnh ở đây để nói thêm là Ðài Loan đã cho leo thang thời gian chủ quyền. Trong lần phản ứng năm 1956, Ðài Loan nói là Trung Quốc có chủ quyền trên hai quần đảo này từ thế kỷ thứ 15, nay lại đổi thành từ thời xa xưa. Hơn nữa, họ lại cố tình che dấu tính cách bất hợp pháp của việc Quốc quân Ðài Loan chiếm đóng ở đây.

Sau khi Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 1/1974, Ðài Loan không những đã phụ họa với Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà lại còn phái thêm quân đến chiếm đóng vài hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để sẵn sàng chống lại khi cần.

Chính phủ của Tưởng Giới Thạch đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa.

- Tuyên bố thứ nhất là của Bộ Ngoại giao Ðài Loan vào ngày 7.2.1974, nội dung như sau:

“Gần đây Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Spratly). Ðối với lời tuyên bố này, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã cực lực phản kháng với Chính phủ Việt Nam và tái khẳng định lập trường là quần đảo này là phần lãnh thổ cố hữu của Trung Hoa Dân Quốc và không ai có thể nghi ngờ chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc đối với quần đảo này”.

“Quần đảo này đã bị Nhật Bản chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và được hoàn trả cho Trung Hoa Dân Quốc sau chiến tranh, vào tháng 12 năm 1946, Chính phủ Trung Hoa đã phái một hải đội tới thu hồi khỏi tay Nhật Bản. Từ đó trú quân thường trực Trung Hoa đã tới đóng ở đó. Hơn nữa, ngày 1.12.1947, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã loan báo cùng thế giới tên tiêu chuẩn của các đảo, cù lao, ám tiêu…

“Những đảo này, tạo thành phần hoàn chỉnh lãnh thổ Trung Hoa, là một sự thực bất khả tranh nghị. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vì vậy cương quyết tái khẳng định chủ quyền của Trung Hoa trên quần đảo Nam Sa. Lập trường này không thể bị bất cứ nước nào thay đổi bằng bất cứ biện pháp nào”.


Chúng ta thấy điều tuyên bố này không có gì mới lạ. Nó chỉ là nhắc lại những lời tuyên bố của Trung Quốc từ trước tới nay. Cũng giống trường hợp các tuyên bố của Trung Quốc, nó thiếu sót các chứng liệu để chứng tỏ rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bất khả tranh nghị. Sự thiếu sót này làm cho luận cứ của Ðài Loan, cũng như của Trung Quốc, không có giá trị về thực tế cũng như về pháp lý.

- Tuyên bố của Tưởng Kinh Quốc ngày 24.2.1974

Mười bảy ngày sau khi Bộ Ngoại giao Ðài Loan ra bản tuyên bố nói trên, Tưởng Kinh Quốc, con trai của Tưởng Giới Thạch và lúc bấy giờ đang giữ chức Viện trưởng Hành chính viện tức Thủ tướng Chính phủ Ðài Loan, trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Roy Rowan của tạp chí Time ngày 24.2.1974 tại Ðài Bắc cũng đã đề cập tới vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa như sau:

“Hỏi: Xin Thủ tướng cho rõ quan điểm của ngài về vụ tranh chấp đối với hai nhóm quần đảo Paracel và Spratly. Liệu quý quốc có phòng vệ đội trú quân đóng ở quần đảo Spratly của quý quốc khi bị tấn công không?

Ðáp: Chúng ta cần phải duyệt lại lịch sử các quần đảo này. Cách đây nhiều năm, Chính phủ chúng tôi đã duy trì lực lượng tại quần đảo Paracel. Lực lượng này chỉ là một phần của hệ thống phòng thủ đảo Hải Nam. Việc chúng tôi rút các lực lượng đó đi không có nghĩa là chúng tôi từ bỏ chủ quyền của chúng tôi trên quần đảo Paracel. Việc này chẳng qua cũng giống như việc chúng tôi từ bỏ chủ quyền của chúng tôi trên đảo Hải Nam. Quần đảo Spratly được hoàn trả cho Trung Hoa Dân Quốc đồng thời với việc thu hồi Ðài Loan khỏi tay Nhật Bản. Từ nhiều năm rồi binh sĩ của chúng tôi đã trú đóng ở trên hòn đảo chính của nhóm Spratly. Chúng tôi cuơng quyết làm những gì có thể được để phòng vệ quần đảo này. Tôi thấy cần phải nói rõ là quân đội của chúng tôi có bổn phận phòng vệ lãnh thổ ủy thác cho họ.

Hỏi: Liệu có thể có việc Trung Quốc tấn công nhóm Spratly không?

Ðáp: Vì cộng sản có thể tính toán lầm nên chúng tôi không thể gạt bỏ việc đó được”.

Có 4 điểm đáng chú ý trong các câu trả lời của Tưởng Kinh Quốc:

Thứ nhất, Tưởng Kinh Quốc làm như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đương nhiên thuộc về Trung Quốc rồi nên không đưa ra một bằng chứng nào để chứng minh chủ quyền thuộc về Trung Quốc. Cũng vì thế tuy ông ta nói là “Chúng ta cần phải duyệt lại lịch sử các quần đảo này”, nhưng nói xong bỏ đấy, ông ta không đề cập tới lịch sử đó mà chỉ nói về sự từ bỏ chủ quyền trên Hoàng Sa và việc thu hồi cùng bảo vệ Trường Sa. Do đó, những ai muốn tìm hiểu xem vì lý do nào Ðài Loan nhận có chủ quyền trên hai quần đảo này không còn cách nào biết được.

Thứ hai, việc Trung Hoa Dân Quốc duy trì lực lượng tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Tưởng Kinh Quốc nói ở đây chính là một phần của hệ thống phòng thủ đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Thứ ba, cũng vì lý do này, theo ông ta, việc Ðài Loan từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc cũng giống việc từ bỏ chủ quyền đối với đảo Hải Nam. Nó không có nghĩa là Ðài Loan từ bỏ chủ quyền trên quần đảo này. Nói cách khác, Tưởng Kinh Quốc ngụ ý là dù cho quần đảo Hoàng Sa có rơi vào tay Trung Quốc thì nó vẫn còn thuộc chủ quyền của Trung Quốc, chứ không phải là của nước khác.

Thứ tư, ông ta cũng đề cập tới việc quần đảo Trường Sa hoàn trả cho Trung Hoa Dân Quốc và phòng thủ Trưòng Sa, không có thêm chi tiết gì mới lạ. Có lẽ ông không biết, hay biết mà lờ không nói đến tính cách bất hợp pháp của cái mà ông ta gọi là “hoàn trả” này.

Sau 1975 cho đến nay, Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và liên tục xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự như đường băng, pháo đài, nhà ở …

Trước đó, Đài Loan đã bố trí lực lượng Hải quân và Thủy quân lục chiến trên đảo này. Nhưng năm 1999, vì lý do khó khăn về hậu cần cho nên các lực lượng này phải rút quân và bàn giao lại cho lực lượng phòng thủ bờ biển. Một số năm gần đây, Bộ quốc phòng Đài Loan lo ngại trước sự ra tăng của Hải quân Trung Quốc ở khu vực này và đã nhiều lần đề cập tới việc đưa Hải quân trở lại đảo Ba Bình.

Tháng 11/2007, Đài Loan đã khởi công xây dựng lại đường băng trên đảo Ba Bình, xây dựng “bia kỷ niệm công trình” và tiến hành các hoạt động viếng thăm cao cấp tới đảo này. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản ứng về việc này.

Theo ông Shih Yi-che, phát ngôn viên thuộc lực lượng phòng thủ bờ biển Đài Loan cho biết, hiện nay Đài Loan đang có 3 tàu tuần tra ở khu vực Trường Sa và sẽ tiếp tục điều thêm các tàu khác tới khu vực này, vì ông cho rằng hiện nay khu vực này đang gia tăng sự hoạt động của các tàu cá nước ngoài.

Bên cạnh đó Đài Loan liên tục tuyên bố chủ quyền thông qua ngoại giao, ngày 08/5/2009 Bộ Ngoại giao Đài Loan đã lên tiếng tiếp tục khẳng định chủ quyền của họ đối với nhiều nhóm đảo trên Biển Đông sau khi Việt Nam và Malaysia gửi đơn lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (CLCS) yêu cầu mở rộng đường danh giới phía ngoài thềm lục địa.

Động thái tăng cường lực lượng phòng thủ bờ biển của Đài Loan tới đảo Ba Bình là vi phạm tới chủ quyền của Việt Nam; lý do điều động tăng cường lực lượng chống sự gia tăng của các tàu cá nước ngoài chỉ là vỏ bọc cho những hành động nhằm tiếp tục khẳng định chủ quyền bất hợp pháp của Đài Loan đối với đảo Ba Bình.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, vị trí địa lý và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.

III. PHILIPPINES HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CHỦ QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM

Theo bản tin AFP ngày 29/2/2008, Philippines đang nâng cấp những cơ sở quân sự trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đại tướng Pedrito Cadungog Tư lệnh Không quân Philippines nói rằng bãi đáp phi cơ ở đảo Kalayaan, là hòn đảo lớn nhất trong những hòn đảo hiện được quân đội Philippines chiếm đóng, sẽ được làm dài ra và sửa sang lại để bảo đảm cho bay vận tải loại C-130 có thể tiếp tục hạ cánh ở đó. Ông cũng nói thêm là những khu gia binh dành cho binh lính cũng sẽ được tân trang, nâng cấp.

Theo Cadungog, hiện tại, quân đội Philippines vốn được trang bị nghèo nàn không thể bảo vệ được những gì mà Philippines cho là của mình. Tuy nhiên, những sự nâng cấp trên đảo Trường Sa này không nên xem như là một sự tăng cường dần lực lượng quân sự.

Ngày 14/3/2008, tác giả Raul Pangalangan trên Nhật báo Philippines Inquirer đã bình luận: “Quyền của chúng ta đối với các đảo của mình có xuất phát điểm từ Hiệp ước Hòa bình 1898 giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ: ‘Tây Ban Nha nhượng cho Hoa Kỳ quần đảo được biết như là các hòn Đảo của Philippines, và bao gồm những đảo nằm trong phạm vi đường ranh giới dưới đây: ….’ Điều này có ý nghĩa đặc biệt, vì Trường Sa nằm trong những đường ranh giới được phân chia đó thuộc phạm vi quy định của hiệp ước đó. (Hoa Kỳ đã trả cho Tây Ban Nha tổng cộng 20 triệu dola). Nó có thể không phải là một thỏa thuận mua bán bất động sản nguyên nghĩa, trừ phi là chúng ta, những dân bản xứ có nước da ngăm ngăm, chỉ ngẫu nhiên nằm trong cái thỏa thuận cả gói – và khởi sự gây chiến tranh một cách đầy kiêu hãnh”.

Nguyên văn tiếng Anh:
[Our title over our islands derives from the 1898 Treaty of Peace between Spain and the United States: “Spain cedes to the United States the archipelago known as the Philippine Islands, and comprehending the islands lying within the following line: ….”Significantly, the Spratlys lie within those lines demarcated within the treaty limits. (The United States paid Spain the sum of $20 million. It could’t been a neat real estate deal, except that we, the dark-skinned natives, were only accidentally part of the package—and proudly waged war.]

Còn theo bản tin của hãng thông tấn AP đánh đi từ Manila ngày 24/3/2008, Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Đại tướng Hermogenes Esperon cho biết ông đã bị bà Arroyo khiển trách khi ông báo cáo là chuẩn bị đến thăm dãy đảo Kalayaan (Trường Sa). Theo lời tướng Hermogenes Esperon, bà Arroyo, Tổng thống Philippines nói rằng bà rất muốn đến thăm các đảo này trong tương lai gần.

Nhưng theo tờ The Philippine Star ngày 26/3/2008, trích lời Chưởng lý Eduardo Ermita nói bà Arroyo “không tới”quần đảo mà Philippines gọi là Kalayaan Island Group (KIG) tuy tái khẳng định chủ quyền của Philippines với quần đảo này.

Theo ông Ermita cho biết, vào tháng 12 năm 2007, tổng thống Philippines đã cấp 50 triệu peso cho Ủy ban về Hàng hải và Hải dương học (CMOA) để nghiên cứu tổng hợp dữ liệu chuyển cho LHQ khẳng định chủ quyền của Philippines trước ngày 13/5/2009.

Vậy là tiếp theo động thái của Trung Quốc vào tháng 12 năm 2007, nay lại đến Philippines tiếp tục đặt lại chủ quyền của mình trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là Philippines thật sự có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa hay không? Nhìn nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế như thế nào?

Nhìn trở lại lịch sử, một số chi tiết cần được nhắc lại như sau:

Ngày 17 tháng 5 năm 1949, Tổng thống Philippines là Quirino tuyên bố: “Quần đảo Trường Sa nên thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines” và thừa nhận các trạm khí tượng do Pháp xây dựng ở quần đảo Hoàng Sa (trạm Phú Lâm 48859, trạm Hoàng Sa 48860) và ở quần đảo Trường Sa (trạm Ba Bình 489189).

Năm 1951, Philippines bắt đầu chuẩn bị dư luận để nhảy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa. Chính phủ Philippines đã tán thành lời tuyên bố của ông Zi Tomas Cloma, một công dân Phi cho rằng ông ta đã khám phá ra quần đảo Trường Sa và tuyên bố thành lập một “xứ tự do” bao gồm tất cả quần đảo này.

Ngày 15/3/1956, Philippines cho tàu chở một số sinh viên do thuyền trưởng Filemon Cloma chỉ huy đến cắm cờ Philippines tại một số đảo ở Trường Sa.

Ngày 19/5/1956, trong một cuộc họp báo tại Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Carlos P.Garcia tuyên bố nhóm đảo phía Đông của Trường Sa trong đó có đảo Ba Bình và đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines.

Từ năm 1971 đến 1973, lợi dụng cơ hội Việt Nam đang tập trung vào nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, Philippines đã cho quân chiếm trái phép 5 đảo ở phía Bắc và phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa là: Vĩnh Viễn, Bình Nguyên, Loại Ta, Thị Tứ và Song Tử Đông mà họ gọi là: Lawak, Patag, Kota, Pagasa và Parola.

Ngày 10 tháng 7 năm 1971, trong một cuộc họp báo tại Manila, Tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos đã tố cáo quân đội Đài Loan xâm chiếm đảo Ba Bình và nổ súng vào tàu của Philippines đến gần đảo, đồng thời đòi Đài Loan rút quân khỏi đảo Ba Bình.

Ngày 5 tháng 2 năm 1974, Philippines phản đối Việt Nam Cộng hòa đưa quân ra 5 đảo thuộc Trường Sa. Qua đại sứ của mình tại Manila, Chính quyền Sài Gòn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

Từ năm 1977 đến năm 1978, Philippines cho quân chiếm đóng trái phép thêm hai đảo nữa là Đảo Dừa (Bến Lạc) và Cồn San Hô Lan Can mà họ gọi là Likas và Panata, nâng tổng số đảo họ chiếm lên 7 đảo. Philippines ra sức củng cố vị trí của mình tại 7 hòn đảo này bằng cách chở đất ra để trồng dừa, cạp thêm đảo để làm đường băng cho máy bay chiến đấu, tổ chức đánh cá, xây dựng kho ướp lạnh, tổ chức thăm dò khai thác dầu khí tại Bãi Cỏ Rong nằm ở phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa.

Tháng 9 năm 1977, trong chuyến viếng thăm Philippines, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã đồng ý với Tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos rằng hai bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp và bất đồng bằng thương lượng hòa bình.

Ngày 11 tháng 6 năm 1978, Tổng thống Philippines ký sắc lệnh số 1596 coi toàn bộ quần đảo Trường Sa gồm 60 đảo, bãi đá ngầm (trừ đảo Trường Sa) là thuộc lãnh thổ Philippines và đặt tên hành chính là Kalayaan nằm trong tỉnh Palawan.

Với sắc lệnh này, Philippines đã hủy bỏ đường biên giới phía Tây của Philippines đã được xác định rõ ràng trong Hiệp ước Paris năm 1898. Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ việc Philippines sát nhập hầu hết quần đảo Trường Sa vào lãnh thổ Philippines.

Tháng 7 năm 1980, quân đội Philippines mở cuộc hành quân Polaris-I chiếm đóng thêm một đảo ở phía Nam là đảo Công Đo (Commodore Reef) mà họ gọi là đảo Rizal nằm cách hòn đảo gần nhất mà họ chiếm đóng trái phép trước đây 150 hải lý. Ngày 26 tháng 7 và 11 tháng 8 năm 1980, Chính phủ Việt Nam gửi công hàm phản đối hành động nói trên của Philippines.

Tháng 4 năm 1982, Thủ tướng Philippines là Virata và một số quan chức cao cấp ra các đảo mà họ chiếm đóng và tuyên bố: “Do những hành động vừa qua, chúng ta có thể tiến một cách hòa bình tới vùng lãnh hải rộng lớn chung quanh Philippines để xác định những tài nguyên thiên nhiên có thể có ở đáy biển, nhằm phục vụ cuộc phát triển đất nước của chúng ta”.

Ngày 21 tháng 5 năm 1984, Hiệp ước phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và Philippines không coi quần đảo Kalayaan [Trường Sa] là bộ phận lãnh thổ Philippines.

Ngày 10 tháng 11 năm 1987, Ngoại trưởng Philippines là Manglapus đã phát biểu trong một cuộc họp báo là Bộ Ngoại giao Philippines đang chuẩn bị một dự luật về vạch các đường biên giới của Philippines trong đó có thể bao gồm cả quần đảo Trường Sa. Cuối tháng 11 năm 1987, dự luật quy định hệ thống đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của Philippines được đưa ra thảo luận tại Thượng Nghị viện. Theo dự luật này, hệ thống đường cơ sở đi qua tất cả hòn đảo thuộc phạm vi quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa). Với dự luật này, Philippines định lợi dụng quy chế quốc gia quần đảo trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 để củng cố cái gọi là “cơ sở pháp lý” mà họ đã đặt ra bất chấp thực tế lịch sử và pháp luật quốc tế. Tuy nhiên Quốc hội Philippines đã không thông qua dự luật này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không thống nhất đường lối đối ngoại.

Ngày 17 tháng 9 năm 1993, bà Ramos Shahani, Phó Chủ tịch Thượng Nghị viện đề nghị một dự luật thay đổi sắc lệnh của Tổng thống Marcos năm 1979.

Việc tác giả tác giả Raul Pangalangan nhắc lại Hiệp ước Hòa bình được ký giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ tại Paris ngày 10/12/1898 thì sự thật như thế nào?

Điều 3 của Hiệp ước này ghi rõ:
Nguyên văn tiếng Anh:
[Article III.
Spain cedes to the United States the archipelago known as the Philippine Islands, and comprehending the islands lying within the following line:

A line running from west to east along or near the twentieth parallel of north latitude, and through the middle of the navigable channel of Bachi, from the one hundred and eighteenth (118th) to the one hundred and twenty-seventh (127th) degree meridian of longitude east of Greenwich, thence along the one hundred and twenty seventh (127th) degree meridian of longitude east of Greenwich to the parallel of four degrees and forty five minutes (4 [degree symbol] 45']) north latitude, thence along the parallel of four degrees and forty five minutes (4 [degree symbol] 45') north latitude to its intersection with the meridian of longitude one hundred and nineteen degrees and thirty five minutes (119 [degree symbol] 35') east of Greenwich, thence along the meridian of longitude one hundred and nineteen degrees and thirty five minutes (119 [degree symbol] 35') east of Greenwich to the parallel of latitude seven degrees and forty minutes (7 [degree symbol] 40') north, thence along the parallel of latitude of seven degrees and forty minutes (7 [degree symbol] 40') north to its intersection with the one hundred and sixteenth (116th) degree meridian of longitude east of Greenwich, thence by a direct line to the intersection of the tenth (10th) degree parallel of north latitude with the one hundred and eighteenth (118th) degree meridian of longitude east of Greenwich, and thence along the one hundred and eighteenth (118th) degree meridian of longitude east of Greenwich to the point of beginning.The United States will pay to Spain the sum of twenty million dollars ($20,000,000) within three months after the exchange of the ratifications of the present treaty.] (32)

Tạm dịch:
“Tây Ban Nha nhượng lại cho Hoa Kỳ quần đảo được cho là thuộc Philippines, bao gồm các đảo nằm trong các tuyến sau:

Đường chạy từ Tây sang Đông dọc theo hoặc gần vĩ tuyến 20 vĩ độ Bắc, xuyên qua eo Bachi mà tàu bè đi lại được, từ kinh tuyến thứ 118 đến 127 kinh độ Đông Greenwich, từ đó chạy dọc theo kinh tuyến 127 thuộc kinh độ Đông Greenwich đến vĩ tuyến 4o45’ thuộc vĩ độ Bắc và từ vĩ tuyến 4o45’ thuộc vĩ độ Bắc đến phần giao nhau với kinh tuyến 119o35’ phía Đông Greenwich và từ đây kéo đến vĩ tuyến 7o40’ thuộc vĩ độ Bắc, từ tọa độ này kéo dài đến chỗ giao nhau với kinh độ 116 thuộc kinh độ Đông, và chạy thẳng đến chỗ giao nhau giữa vĩ tuyến 10 thuộc vĩ độ Bắc với kinh tuyến 118 thuộc kinh độ Đông Greenwich rồi trở về khởi điểm. Hoa Kỳ sẽ trả cho Tây Ban Nha số tiền là 20 triệu US.D trong thời hạn 3 tháng sau khi trao đổi sự phê chuẩn của hiệp ước hiện hành.”

Hiệp ước Paris, 1898 quy định Philippines nằm ở các tọa độ như đã kể trên, còn quần đảo Trường Sa của Việt Nam nằm vào khoảng 6o50’ đến 12o vĩ độ Bắc và từ 111o20 đến 117o20 kinh độ Đông. Như vậy cho chúng ta thấy rằng Philippines vốn là một quốc gia không có chủ quyền gì tại quần đảo Trường Sa vì Hiệp định Paris năm 1898 được ký kết giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ đã xác định rõ: Lãnh thổ Philippines không bao gồm một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa. Philippines có ý đồ từng bước tranh chiếm quần đảo Trường Sa để mở rộng lãnh thổ của họ về phía Tây và làm cơ sở cho yêu sách của họ trong việc phân chia ranh giới các vùng biển và thềm lục địa với Việt Nam trong biển Đông.
Qua những sự kiện trên đây, chúng ta thấy rõ lập luận của Philippines là không nhất quán:
- Năm 1949, Tổng thống Philippines cho rằng quần đảo Trường Sa nên thuộc về Philippines vì về phương diện địa lý, quần đảo này kề cận với Philippines.
- Năm 1956, Philippines lại lập luận rằng hầu hết các đảo, đá, cồn, bãi trong quần đảo Trường Sa là vô chủ, chỉ có 7 đảo là thược quyền giám hộ của quân Đồng minh.
- Năm 1979, sắc lệnh của Tổng thống Philippines lại giải thích là quần đảo Trường Sa nằm trên thềm lục địa của Philippines.
- Năm 2008 Philippines lại viện dẫn Hiệp ước Hòa bình Paris năm1898 một cách lặp lờ.

TIỂU KẾT:

Philippines không có một chứng cứ lịch sử hay cơ sở pháp lý nào để đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và hành động xâm chiếm 8 hòn đảo là xâm phạm trái phép đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

IV. MALAYSIA HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CHỦ QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM

Ngày 5 tháng 3 năm 2009, thông tin phát đi nói Thủ tướng Malaysia Badawi đã đi thăm Đá Hoa Lau thuộc quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này cùng vùng biển phụ cận.
Phản ứng trước thông tin này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết:
"Lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các tranh chấp đối với hai quần đảo này, Việt Nam cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không nên có hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực”.
Trước đó, ngày 14 tháng 8 năm 2008 Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng phản ứng tương tự khi hay tin Phó thủ tướng Malaysia đã đi thăm đảo Đá Hoa Lau. Điểm lại quá khứ, việc Malaysia tiếp tục thăm một số đảo trong quần đảo Trường Sa là không có gì mới.

Tháng 11 năm 2007, các quan chức cấp cao của Malaysia lần đầu tiên trong lịch sử đã cùng 65 nhà báo đi ra quần đảo Trường Sa.Ý nghĩa của việc làm trên là muốn tuyên bố với cộng đồng thế giới về việc Malaysia có chủ quyền đối với khu vực này và khẳng định thêm sự thật về những hòn đảo mà Malaysia đang chiếm giữ.

Nhìn lại quá trình tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Malaysia là quốc gia bộc lộ ý đồ nhảy vào cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa muộn hơn các nước khác(33).

Ngày 3 tháng 2 năm 1971, Đại sứ Malaysia tại Sài Gòn gửi một công hàm cho Chính quyền Sài Gòn nói một cách dè dặt rằng họ có chủ quyền đối với vùng phía Nam quần đảo Trường Sa mà họ gọi là nước Cộng hòa Morac Songhrati Meads nằm trong Liên bang Malaysia. Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Sài Gòn gửi công hàm bác bỏ quan điểm đó, khẳng định quần đảo Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam thì Malaysia im lặng không tỏ thái độ gì.

Tháng 10 năm 1977, trong chuyến đi thăm Malaysia Thủ tướng Phạm văn Đồng đã đồng ý với Thủ tướng Malaysia Hussein On rằng hai bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp và bất đồng bằng biện pháp hòa bình.

Ngày 21 tháng 12 năm 1979, Malaysia cho xuất bản một bản đồ vẽ ranh giới lãnh hải của Malaysia lấn vào vùng biển phía Nam của quần đảo Trường Sa, trong đó có các đảo An Bang, Thuyền Chài do quân đội nhân dân Việt Nam đang đóng giữ và đảo Công Đo do Philippines đang chiếm giữ trái phép. Khu vực này rộng khoảng 4,4km2.

Ngày 29 tháng 4 năm 1980, Bộ Ngoai giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia phản đối việc làm này và ngày 8 tháng 5 năm 1980, nhân chuyến thăm và hội đàm với Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định đảo An Bang là của Việt Nam.

Năm 1982, Malaysia cho dựng cột mốc, dựng cột cờ trên đảo Hoa Lau (Swallow Reef) mà họ gọi là Terumbu Layang Layang. Tháng 6 năm 1982, đích thân Tổng Tham mưu trưởng quân đội Malaysia là tướng Ta Sri Mohamed Chazali chỉ huy, tổ chức một cuộc hành quân chiếm đóng đảo Hoa Lau ở phía Đông Nam đảo An Bang 60 hải lý, nhằm giành chủ quyền trên một vùng biển rộng 150 hải lý vuông tính từ đảo Hoa Lau trở về vùng biển Malaysia và có một chổ đứng chân để tranh chấp một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tướng Ta Sri Mohamed Chazali tuyên bố “bảo đảm chắc chắn rằng các vùng ngoài biển của chúng ta được an toàn”. Malaysia đã cho công binh đào một con kênh qua bãi san hô vào sát đảo dài 1.800 mét, rộng 300 mét cho tàu thuyền vào trú đậu an toàn, xây dựng thành một điểm tựa cho các hành động lấn chiếm tiếp theo. Năm 1984, Bộ Ngoai giao Việt Nam phản đối Malaysia chiếm đóng trái phép đảo Hoa Lau trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tháng 12 năm 1986, Malaysia lại tổ chức một cuộc hành quân ra chiếm đóng trái phép Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef) và Đá Kiệu Ngựa (Ardasier Reef) mà họ gọi là Terumbu Mantanani và Terumbu Ubi ở phía Bắc Đá Hoa Lau. Việt Nam đã phản đối hành động này của Malaysia.

Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh địa lý và chính trị của nước ta sau năm 1975, trước sự phát triển của luật pháp quốc tế về biển, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải giải quyết một loạt vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng:

- Giữa Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một đường biên giới có giá trị pháp lý quốc tế do các nhà nước có thẩm quyền ký kết, tạo ra cơ sở vững chắc để xây dựng một đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa ba dân tộc.

- Việt Nam cần xác định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa với Indonesia, Thailand, Malaysia; vì theo các quy định của Luật biển quốc tế năm 1982 thì vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của nước ta và các nước đó chồng lên nhau.

- Việt Nam cần giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển với Philippines, Malaysia vì hai nước này có yêu sách về chủ quyền đối với một phần hoặc đại bộ phận quần đảo Trường Sa.

Theo đó, chủ trương của Đảng và nhà nuớc Việt Nam trong việc giải quyết mọi tranh chấp về biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng trong đó có Liên bang Malaysia bằng thương lượng hòa bình.

Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng chồng lấn vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 2.800km2. Vùng này hình thành bởi đường ranh giới thềrn lục địa do chính quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa do Malaysia công bố năm 1979. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do chính quyền Sài Gòn có tính đến đảo Hòn Khoai cách đất liền 6,5 hải lý còn Malaysia đã bỏ qua đảo Hòn Khoai.

Để giải quyết vấn đề này, qua Bản ghi nhớ ngày 5 tháng 6 năm 1992 quy định phạm vi “vùng xác định”. Hai bên cử đại diện của mình để tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác trong “vùng xác định”( Phía Việt Nam cử PETROVIETNAM, Malaysia cử PETRONAS). Ngày 29/7/1997, tấn dầu đầu tiên đã được khai thác tại mỏ Bunga Kekwa, đánh dấu thành công lớn cho cả đôi bên trong quản lí, hợp tác khai thác nguồn lợi cũng như đóng góp kinh nghiệm quý báu để giải quyết các tranh chấp khác. Việc hợp tác giữa hai ngành dầu khí hiện nay đang tiến triển bình thường.

Trong thời gian qua hai nước đã tăng cường hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng, nhất là phòng chống tội phạm và tuần tra trên biển. Đầu năm 2009 Việt Nam và Malaysia đã ký bản ghi nhớ xây dựng báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý. Cả hai nước hy vọng sẽ giải quyết những vụ vi phạm về đánh bắt cá thi thoảng xảy ra giữa ngư dân hai nước trên tinh thần hữu nghị và hợp tác.
Ngoài ra vùng khai thác chung giữa Thailand và Malaysia rộng 7.250 km2 có 800 km2 liên quan đến Việt Nam. Ba nước đã thỏa thuận sẽ cùng nhau giải quyết khu vực này trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.

Trở lại vấn đề tranh chấp chủ quyền của Malaysia trên quần đảo Trường Sa.

Hiện nay Malaysia đang chiếm giữ 5 đảo, đưa ra yêu cầu chủ quyền với 12 đảo và bãi ngầm khác trong quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Hoa Lau ( tiếng Mã Lai gọi là Layang Layang) là đảo lớn nhất. Cách làm công khai của Malaysia là muốn thể hiện với nhân dân Malaysia rằng quân đội có khả năng bảo vệ những hòn đảo này và ý nghĩa sâu xa là để cho cộng đồng quốc tế chú ý đến việc Malaysia có chủ quyền đối với những đảo trên quần đảo Trường Sa. Các nhà lãnh đạo Malaysia đã từng đi thăm đảo gồm có Mahathir Mohamad, Abdullah Badawi, Najib Tun Razak, các vị bộ trưởng nội các, các tư lệnh hải quân... Mục đích đi thăm đảo của các quan chức Malaysia giống nhau, đó là muốn tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng Malaysia có chủ quyền và có quyết tâm bảo vệ những lãnh thổ này.

Vì sao có hiện tượng này?

Trước nhất vào ngày 24/1/2009 Malaysia vừa tiếp nhận một trong hai tàu ngầm được đặt hàng vào năm 2002 do tập đoàn DCNS của Pháp liên doanh với Navantia của Tây Ban Nha thiết kế và được đóng ở Cherbourg (tỉnh Manche, thuộc vùng hành chính Basse-Normandie của Pháp) và hoàn thành vào tháng 10/2007 (trị giá 3,4 tỷ RM).

Chiếc tàu ngầm đầu tiên được mang tên KD Tunku Abdul Rahman (tên Thủ tướng đầu tiên của Malaysia). Sau 90 ngày chạy thử nghiệm với 420 giờ tại vịnh nước sâu Biscay và được bàn giao cho Malaysia tại cảng hải quân của Pháp ở Toulon với lực lượng tiếp nhận gồm 142 sĩ quan, chiến sĩ Malaysia đã được đào tạo 4 năm tại căn cứ hải quân DCN ở Brest, Pháp.

Đây là tàu ngầm thuộc dòng Scorpène được trang bị thiết bị phát hiện tàu ngầm, định vị vệ tinh, có khả năng hoạt động dưới 350 mét nước sâu và hoạt động liên tục 40 ngày, thích họp cho hoạt động tại eo biển Malacca và khu vực biển Đông. Về vũ khí được trang bị tên lửa hải đối đất, đối không, ngư lôi 6 ống phóng cùng một lúc và có khả năng tấn công tàu và tàu ngầm của đối phương từ độ sâu 200 mét.

Một chiếc tàu ngầm thú hai của Malaysia, sẽ mang tên vị Thủ tướng thứ hai Tun Abdul Razak dự kiến cũng sẽ được giao nhận ở cảng Cartagena của Tây Ban Nha vào tháng 10/2009.

Hai chiếc tàu ngầm tấn công được đặt hàng từ năm 2002 trong chính sách hiện đại hóa toàn diện do phó thủ tướng và cũng là bộ trưởng quốc phòng thời bấy giờ Najib Razak đề ra (nguyên là là bộ trưởng tài chính và được đề cử lên làm thủ tướng sau khi Thủ tướng Abdullah Badawi từ chức vào đầu tháng 4/2009-Ông Najib Razak cũng là con trai của vị thủ tướng thứ nhì của Malaysia).

Thứ nhì, chúng ta thấy rằng kể từ năm 1989, khi Malaysia từ bỏ phương thức đấu tranh vũ trang, quan hệ Malaysia và Trung Quốc dần dần tốt lên, cộng thêm việc Trung Quốc tăng cường mức độ cải cách mở cửa, từ bỏ việc xuất khẩu tư tưởng cách mạng khiến Malaysia không còn coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn, thậm chí có quan điểm chung trong một số vấn đề quốc tế, như thúc đẩy đa cực hóa và phát triển hợp tác khu vực....

Trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc (nước tuyên bố có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và 75% diện tích trên biển Đông) phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, chỉ muốn đối thoại song phương giải quyết tranh chấp. Nhìn vào toàn bộ khu vực Đông Nam Á, không có quốc gia nào có khả năng đơn độc đối kháng với Trung Quốc; vì vậy các nước trong khu vực có khuynh hướng lấy khuôn khổ ASEAN hoặc cơ chế đa phương để cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp. Do muốn bảo vệ hình tượng quốc tế và không muốn phá vỡ “sân sau” phải cố gắng nhiều năm mới có được sự phát triển hợp tác tốt đẹp, ngày 4.11.2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết tuyên ngôn về “Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông” khiến tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa tạm thời dịu đi. Nhưng trong thời gian gần đây lại xuất hiện dấu hiệu tranh chấp tăng lên do các bên liên quan đã tỏ thái độ cứng rắng trong vấn đề chủ quyền.

Hành động ráo riết khẳng định chủ quyền của các láng giềng trong ASEAN đã đặt Việt Nam vào thế khó xử. Nếu lên tiếng phản đối mạnh mẽ dự định thông qua luật về Trường Sa của Philippines (House Bill 3216)(34) hoặc các kế hoạch của Malaysia, Việt Nam sẽ tự đặt mình vào thế một mình đối chọi với nhiều nước, không lôi kéo được các láng giềng ASEAN đối chọi với Trung Quốc. Nhưng nếu làm ngơ cho các “bạn” ASEAN lấn tới thì lập trường về chủ quyền bấy lâu nay của Việt Nam e rằng phải thay đổi.

Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi, nếu không tìm giải pháp thoát ra, sẽ kéo dài ít nhất cho đến khi nào chủ quyền của các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được giải quyết. Không nước nào có thể khai thác tài nguyên ở thềm lục địa Trường Sa nếu chủ quyền các đảo tại đây chưa được xác định và được nhìn nhận bởi các bên. Vấn đề “cộng đồng khai thác” đã được nêu ra, nhưng sẽ khó thực hiện. Vả lại, nếu thực hiện thì phía thiệt thòi vẫn là Việt Nam. Việc tranh chấp có thể kéo dài thêm nhiều thập niên, vẫn giữ “nguyên trạng”, nếu các bên tranh chấp vẫn tôn trọng Qui tắc ứng xử biển Đông đã được các nước ASEAN ký với Trung Quốc năm 2002. Nhưng việc kéo dài thời gian lại có lợi cho Trung Quốc. Với thời gian, chỉ cần một, hai thập niên nữa, sự lớn mạnh của Trung Quốc không những chỉ dễ dàng thâu tóm biển Đông mà còn đặt được ảnh hưởng của mình đến các nước trong khu vực.

Vì thế phải có một giải pháp. Việt Nam phải làm thế nào có lợi cho Việt Nam trong việc giải quyết chủ quyền các đảo và hải phận biển Đông?

Theo các chuyên gia về luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế ở ĐNA, các yếu tố xét ra có lợi cho Việt Nam, đó là:

1. Việt Nam luôn luôn tôn trọng các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển” năm 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea -UNCLOS), “Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông” năm 2002.
2. Vận động quốc tế ủng hộ lập trường về biển của Việt Nam tại biển Đông.
3. Trước mắt là khai thác vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam đã được quốc tế công nhận (hay không phản đối).
4. Về dài hạn là củng cố quốc phòng, liên minh chiến lược với bạn bè quốc tế có cùng chung quyền lợi để bảo đảm an ninh khu vực ở Đông Nam Á..
5. Tiến đến việc đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ra tòa án quốc tế (International Court of Justice).

KẾT LUẬN:

Ngày 8/5/2009, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc ngày 7/5/2009, phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc công hàm phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết:

“Ngày 7/5/2009, Chính phủ Việt Nam đã trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc Báo cáo quốc gia xác định Ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Trước đó, ngày 6/5/2009, Việt Nam và Ma-lai-xi-a cũng đã phối hợp trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc Báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. Việc trình các báo cáo này là việc làm bình thường của quốc gia thành viên nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có sơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.

Một lần nữa, chúng tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”.

CHÚ THÍCH:
(1) Le Royaume du Tonkin - Ce Royaume est situé entre La Chine, l’Océan Oriental, la Cochinchine et le Pegu. Langlet Du Freynoy (l’Abbé Nicolas, 1674-1755). Méthode pour étudier la Géographie; tr. 115, T. IV, 1736.
(2) Từ Hải Hợp Đính Bản, bản in lại năm 37 Trung Hoa Dân Quốc tức năm 1948, Tập Tý, trang 218.
(3) Từ Nguyên, bản in năm 38 Trung Hoa Dân Quốc, tức năm 1949, Tý Tập, trang 234
(4) Từ Nguyên Cải Biên Bản, Hong Kong, 1984, Tập Tý, trang 94.
(5) A New Practical Chinese English Dictionary - Editor in Chief: Liang Shi Chiu; Editors: Chu Liang Chen, David Shao, Jeffreg C. Tung, Chung Lu Shen - The Far East Book Co LDT, Hong Kong, 1971, tr. 121, cột 2.
(6) Xem website Đảng Cộng sản Việt Nam, phần Biển đảo Việt Nam.
(7) Ðề cập tới trong bài “Notes on the Nanwei and Sisha Islands” đăng trong People’s China, Bắc Kinh, tập IV, số 5, phụ trương ngày 1.9.1951, tr. 7.
(8) Toàn văn bản Hòa ước San Francisco đăng trong: (a) United Nations Treaty Series, tập 136, tr. 46 và tiếp theo, và (b) American Foreign Policy, 1950 1955: Basic Documents do bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xuất bản năm 1957, ấn bản số 5446, tr. 425 439.
(9) “Chou En lai’s Statement on the Peace Treaty with Japan” đăng trong People’s China, tập II, số 12, phụ trương ngày 16.12.1950, tr. 17
(10) Chou En lai’s Statement, tr. 19.
(11) Bản Anh ngữ nhan đề “Foreign Minsiter Chou En lai’s Statement on the U.S. British Draft Peace Treaty with Japan” đăng trong (a) People’s China, tập IV, số 5, phụ trương ngày 1.9.1951, tr. 36; hay (b) bản tin Tân Hoa xã số 777, Bắc Kinh ngày 16.8.1951, tr. 75 78.)
(12) Foreign Minister, tr. 4.
(13) Foreign Minister, tr. 6.
(14) R. Serene, Petite Histoire des Paracels, đăng trong Sud Est Asiatique, Bruxelles, số 19, th. 1/1951, tr. 38.
(15) Xem: (a) B.B., “Les Iles Spratlys” đăng trong L’Asie Francaise, Paris, tập 39, số 269, th. 4/1939, tr. 123; (b) Charles Rousseau, “Chine, France, Japon, Philippines et Vietnam Différend Concernant l’Appartenance des Iles Spratlys et Paracels” đăng trong Revue Generalle De Drroit International Public, Paris, năm thứ 76, tập 76, số 3, th. 7 9/1972, tr. 828.
(16) Chi tiết về hội nghị này và hội nghị Tehran được in trong tập The Foreign Relations Of The United States Diplomatic Papers: The Conferences at Cairo and Tehran, 1943, (viết tắt: FRUS Cairo Tehran), Government Printing Office, Washington, D.C., 1961.
(17) Frus Cairo Tehran, tr. 448 449.
(18) Mới đầu là Winston Churchill, sau là Clement Attlee khi Đảng Bảo thủ Anh thất cử.
(19) Documents on American Foreign Relations, do Raymond Dennett và Robert K. Turner biên tập và Prince University Press xuất bản năm 1948, tập VIII: 1.7.1945 31.12.1946.
(20) Jean R. Sainteny, Histoire D’Une Paix Manquée: Indochine 1945 1947, Amiot Dumont, Paris, 1953, tr. 50.
(21) Xem United States Statutes at Large, trong Executive Agreement Series, số 493, tập 59, phần II, Government Printing Office, Washington, D.C., 1945, tr. 1734 1735.
(22) Herbert Feis thuật lại trong sách Japan Subdued: The AtomicBomb and The end of the war in the Pacific, Princeton University Press, Princeton, New Jersey, 1961, tr. 139.
(23) Xem bài “Review of International Situation” đăng trong President Chiang Kai Shek’s selected speeches and messages in 1955, do China Publishing Co. Xuất bản tại Ðài Bắc năm 1956, tr. 22. Ðông Tam tỉnh nói ở đây là danh xưng người Trung Hoa vẫn dùng để gọi Mãn châu.
(24) Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đối ngoại quan hệ văn kiện tập, Bắc Kinh, tập I, tr. 134.
(25) Đối ngoại, tập II, tr. 30 và 36.
(26) Nhân dân nhật báo, Bắc Kinh, ng. 8.2.1955, tr. 4.
(27) Toàn bản văn nhan đề “Foreign Minister Chou En lai’s Statement on San Francisco Peace Treaty” đăng trong People’s China, tập IV, số 7, ngày 1.10.1951, tr. 39.
(28) Từ 2.6.1948 đến 26.10.1955 phần đất do Chính quyền Sài Gòn quản lý.
(29) Tài liệu của Ban Biên giới chính phủ.
(30) Toàn bản văn đăng trong People’s China, tập V, số 10, ng. 16.5.1952, tr. 4.
(31) Toàn bản văn hòa ước giữa Trung Hoa Dân quốc và Nhật Bản đăng trong Treaties and Agreement, between the Republic of China and other powers, do Chen Yin ching biên soạn, Sino American Publishing Service xuất bản tại Washington, D.C., 1957, tr. 454 456.
(32) A Treaty of Peace Between the United States and Spain, U.S. Congress, 55th Cong., 3d sess., Senate Doc. No. 62, Part 1 (Washington: Government Printing Office, 1899), 5-11.
(33) Người Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Alfonso de Albuquerque đã đến chinh phục Malacca đầu tiên và đặt ách thực dân suốt 130 năm (từ năm 1511). Liền sau đó, người Hà Lan thế chân thống trị mảnh đất này 154 năm. Từ năm 1824 cho đến khi Malaysia giành quyền độc lập (năm 1957) đây là thuộc địa của Anh, đấy là chưa kể 3 năm chiếm đóng của Nhật Bản trong cuộc chiến thanh thế giới lần thứ 2.
(34) Tờ Nhân Dân Nhật Báo và Bản tin tham khảo đặc biệt của Tân Hoa Xã (Trung Quốc) ngày 17.3.2008 dẫn nguồn tin từ Manila cho biết một quan chức cấp cao Philippines vào ngày 15.3.2008 đã xác nhận rằng Hạ viện Philippines dự định thông qua một dự luật nhằm “kéo dài bản đồ nước này ra tới quần đảo Nam Sa ở biển Nam Trung Hoa”. Tổng thống Gloria Arroyo đã coi việc này là một ưu tiên và phía Philippines dự định thông qua dự luật này vào trước tháng 5.2009, thời hạn mà Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc yêu cầu phải đưa ra tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải.
Tin nêu rõ dự luật mang số hiệu House Bill 3216 này sẽ sửa đổi “Pháp lệnh nước Cộng hòa số 3046 của Philippines, để mở rộng đường cơ sở quần đảo Philippin ra đến quần đảo Nam Sa”(Trường Sa). Dự luật này đã trải qua vòng xem xét thứ hai tại Hạ viện vào tháng 12.2007, và dự định vượt qua vòng xem xét thứ ba và là vòng cuối cùng vào giữa tháng 3.2008. Song, phía Trung Quốc đã có hành động ngăn cản việc này, bằng cách gửi một “Thư lập trường” tới Bộ Ngoại giao Philippines “nêu lại lập trường về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa”. Một quan chức Bộ Ngoại giao Philippines nói: “Đây có thể coi như một sự kháng nghị nhẹ nhàng”, nhưng ông ta nói thêm rằng Bắc Kinh chưa từng gây sức ép đối với Manila để đòi Hạ viện Philippines rút bỏ dự luật trên”.
Vào cuối Tháng Một và đầu Tháng Hai năm nay, Thượng viện và Hạ viện Philippines đã thông qua hai dự luật khác nhau, mỗi dự luật chọn một đường cơ sở khác nhau. Ngày 9/2/2009, trong một buổi họp lưỡng viện để giải quyết vấn đề này, Philippines đã chọn một trong hai đường cơ sở này để làm đường cơ sở mới.
Dự luật Thượng viện SB 2699
Ngày 28/1/2009, Thượng viện Philippines thông qua dự luật SB 2699 về đường cơ sở mới với số phiếu áp đảo 15-0. Theo SB 2699, đường cơ sở của Philippines sẽ không bao quanh Scarborough Shoal, hiện đang là đối tượng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, và không bao quanh các đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ủy ban Ngoại giao và Ủy ban Vụ Biển và Đại Dương Philippines (Commission on Maritime and Ocean Affairs) ủng hộ dự luật này.
Dự luật Hạ viện HB 3216
Sau đó, ngày 2/2/2009, Hạ viện Philippines thông qua dự luật HB 3216, quy định một đường cơ sở khác, với số phiếu áp đảo 171-3.
Theo dự luật HB 3216, đường cơ sở của Philippines sẽ bao quanh phần lớn quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Scarborough Shoal.
Ngày 10/3/2009, Tổng thống Gloria Arroyo đã ký ban hành luật xác định đường cơ sở trên biển Đông. Đạo luật này khẳng định chủ quyền của Manila trên hơn 7100 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Phillipines, cũng như một số đảo tại quần đảo Trường Sa và Scarborough Shoal, một chuỗi đảo nhỏ khác ở vùng biển Đông.
Ngoài việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, chủ trương của dự luật này vi phạm lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam, Malaysia và Brunei và đe dọa quyền lợi trên Biển Đông của tất cả các nước trên thế giới.
Ngày 12/3/2009, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hành động của các bên liên quan ở khu vực này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý”. “Việt Nam phản đối việc làm trên và đề nghị Philippines có thái độ kiềm chế, không tiến hành những hành động tương tự, tránh làm ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trong khu vực và quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Philippines”.
 
Lễ giỗ Cha GB. Nguyễn văn Đồng tại An Thới Đông
Anmai, C.Ss.R.
21:33 29/07/2009
CẦN GIỜ - Thấm thoắt mà đã một năm ! Nhà Dòng, gia đình linh tông huyết tộc lại quy tụ bên nhau để dâng Thánh Lễ giỗ đầu cho Anh Hai Đồng: Cha G.B. Nguyễn Văn Đồng.

Anh tu muộn, lớn tuổi hơn anh em khác một chút nên anh em đã dành cho anh một tên gọi rất thân thương: Anh Hai. Tên tuổi mà anh em “gán” cho anh, anh đã sống, đã hoàn thành sứ mạng một người “anh hai” một cách xuất sắc. Anh đã lấy hết tấm lòng của một người anh có thể được để lo cho những thế hệ tương lai tiếp bước anh trên con đường ơn gọi.

27 tháng 7, giỗ đầu của anh nhưng ngày hôm nay: 29 tháng 7 - ngày họp cộng đoàn Cần Giờ (nơi anh đã nhiều năm gắn bó trên bước đường sứ vụ), cộng đoàn Cần Giờ đã quy tụ lại cùng với bà con giáo dân trong giáo điểm truyền giáo An Thới Đông cùng dâng lễ giỗ cầu nguyện cho anh. Ý tưởng “hợp tình, hợp lý” ấy được gợi lên bởi Cha đặc trách Phanxicô Assisi Hoàng Minh Đức, người anh em cùng Dòng hiện phục vụ nơi giáo điểm mà anh Hai Đồng đã từng phục vụ.

Chẳng hiểu cái thuở “sinh thời” anh Hai sống làm sao nhưng khi anh Hai đã khuất thì nhiều và nhiều người rất quý mến anh, đặc biệt bà có bà con giáo điểm truyền giáo An Thới Đông - nơi mà anh Hai đã tận tuỵ gắn bó.

Chính vì lẽ ấy, Thánh Lễ giỗ hôm nay, ngoài sự hiện diện của Cha Bề Trên, các cha trong cộng đoàn còn có nhiều giáo dân quy tụ về dù là ngày thường ít người đi lễ và giờ thường là giờ mà người ta lo toan công việc. Vì tình cảm, vì tình thân mà những trở ngại về không gian và thời gian đã không thể nào cản bước được lòng người.

Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, Cha đặc trách giáo điểm An Thới Đông, linh mục Hoàng Minh Đức đã gợi lại hình ảnh thân thương của Cha G.B. Nguyễn Văn Đồng và mời gọi cộng đoàn cùng hiệp ý tạ ơn Chúa và cầu nguyện nhiều cho anh trong Thánh Lễ giỗ của Cha Đồng hôm nay.

Trong bài chia sẻ, Cha giảng cũng đã gợi lại hình ảnh thân thương của Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Đồng:

“Vì hoàn cảnh, vì giới hạn tuổi tác nhưng tất cả những giới hạn, những hoàn cảnh bên ngoài ấy đã không ngăn được cuộc đời dâng hiến của Cha G.B. Đồng. Sau khi lãnh sứ vụ linh mục, theo lời gọi của Bề Trên, Cha G.B. đã khăn gói lên đường ra Nha Trang để cùng cộng tác với cộng đoàn Nha Trang hoàn thành công trình xây dựng của cộng đoàn. Ở Nha Trang, Cha G.B. Đồng luôn sống tâm tình nhỏ bé, khiêm hạ như ngày nào một thời Cha đã sống thời đệ tử. Với tâm tình khiêm hạ, nhỏ bé, Cha Đồng đã góp cái nhỏ bé, cái khiêm hạ trong những ngày tháng ở cộng đoàn.

Sau khi công trình hoàn tất, với bài sai mới về vùng truyền giáo Cần Giờ, Cha G.B. Đồng cũng đã mau mắn để hiện diện với bà con giáo dân Giáo điểm Cần Giờ. Sau một thời gian phục vụ ở Cần Giờ, vì nhu cầu mục vụ, Cha G.B. Đồng cũng đã mau mắn chuyển về với giáo điểm truyền giáo An Thới Đông (cũng thuộc huyện Cần Giờ). Ở giáo điểm nhỏ bé này, ngoài công việc truyền giáo, Cha G.B. Đồng cũng đã cố gắng hết sức mình để lo cho các em khuyết tật, các em nhà mở ở trường Khuyết Tật Thanh Tâm do các Cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Nhờ sự cố gắng, nhiệt thành của Cha G.B. mà những người nghèo ở vùng truyền giáo nghèo này có thêm cái ăn, cái mặt. Cũng nhờ sự nhiệt tình và cố gắng ấy, các em trường Khuyết Tật Thanh Tâm cũng đã được tươm tất hơn.

Bước chân của Cha G.B. Đồng không dừng lại ở An Thới Đông - Cần Giờ mà lại bước thêm bước nữa xuống tận Lấp Vò - Đồng Tháp. Về Lấp Vò, Cha Đồng cũng đâu ở yên được với những người nghèo miền Tây sông nước.

Mỗi khi có dịp về Nhà Dòng, lại thấy hình ảnh của một linh mục dễ thương, nước da ngăm ngăm, tay chân gân guốc “đèo” những gì có được bởi những tấm lòng thơm thảo về chia sẻ cho người nghèo. Với chiếc xe “cọc cạch”, Cha Đồng đã cố gắng hết sức có thể để chở “một chút gì đó” cho bà con giáo dân nghèo vùng Tháp Mười.

Đôi chân miệt mài của Cha Đồng ấy bỗng dừng lại với căn bệnh ung thư quái ác !

Sức khoẻ cạn dần và cạn dần do căn bệnh thế nhưng hôm nào khá một chút thì Cha Đồng lại về với bà con giáo dân nghèo Lấp Vò. Bỗng đến một hôm, Chúa đã để cho bước chân ấy dừng lại. Những ngày tháng cuối đời Cha Đồng đã vật vã trong căn bệnh ung thư. ..

Sự ra đi của Cha Đồng đã để lại biết bao nhiêu niềm thương và nỗi nhớ cho Nhà Dòng, cho bà con linh tông huyết tộc. ..

Cha giảng còn chia sẻ thêm: Dưới cái nhìn của con người thì căn bệnh, sự ra đi của Cha G.B. Đồng thật đau đớn nhưng trong lòng tin đó là hồng ân vì Chúa đã cho Đồng một thời gian để chuẩn bị. Cha Đồng đã ra đi với “chiếc đèn có dầu đầy bình” trong những tháng ngày đau bệnh. Và như thế, “cô dâu” Đồng sẽ được chú rể dẫn vào dự tiệc cưới muôn đời”.

Tất cả là hồng ân ! Sự quy tụ, sự hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay cũng là hồng ân. Ngày hôm nay, mọi người thân thương quy tụ lại để tưởng nhớ, cầu nguyện cũng như nhìn lại bước đường truyền giáo của anh Hai để mọi người cùng đi theo.

Thánh Lễ kết thúc trong bầu khí trang nghiêm và sắng. Cộng đoàn dân Chúa đã dành ít phút lắng đọng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho anh Hai.

Nhiều người thân quen, bạn hữu khóc thương anh Hai Đồng, điều đó là điều dĩ nhiên của tình cảm con người. Thế nhưng, thiết tưởng là không chỉ phải dừng lại ở chuyện khóc thương mà phải sống, phải hành động, phải đi theo con đường mà anh Hai Đồng đã đi. Hơn nữa, phải tiếp tục hành trình truyền giáo, công việc truyền giáo mà anh đang còn ấp ủ, đang còn nguyện ước.

Anh Hai ơi ! Anh đã “đi xa” nhưng em tin anh vẫn gần gũi với chúng em - đàn em thân thương của anh - gần gũi với Nhà Dòng, gần gũi với gia đình linh tông, huyết tộc. Anh ở gần Chúa xin anh cầu bầu cho chúng em, là những người đang còn ở lại trong cõi tạm này, biết dùng thời gian, sức khoẻ mà Chúa trao ban để làm lợi những nén vàng, nén bạc mà Chúa trao phó.

An Thới Đông, 29-07-2009
 
Giáo xứ Thanh Đức giáo phận Nha Trang hành hương La Vang
Paul Maria
21:49 29/07/2009
GIÁO XỨ THANH ĐỨC GP ĐÀ NẴNG HÀNH HƯƠNG LAVANG

ĐÀ NẴNG - Hơn 10 năm qua,Thanh Đức liên tục tổ chức Hành hương về Thánh Địa La Vang cho toàn Giáo xứ để hợp lòng tán tụng, tri ân và cảm tạ Thiên Chúa và Thánh Mẫu Maria bởi bao ơn lành Người đổ xuống trên con cái Người.

Năm nay đặc biệt hơn vì là năm Mừng 55 năm thành lập Giáo xứ, Năm Linh Mục của Hội Thánh và sắp bước đến Năm Thánh của toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Xem hình ảnh

Chương trình được tổ chức trong 2 ngày 26 & 27/7/2009 với chủ đề: " Này là Mẹ con " ( Ga.19,27 ).

Đoàn hành hương do cha Quản xứ Bônaventura Mai Thái và BTV Hội Đồng Giáo Xứ dẫn đầu và hơn 400 giáo dân tham dự.

Chúa nhật 26/7/2009, ngày Hành hương thứ nhất:

Chương trình hành hương được bắt đầu lúc 14h30 ngày 26/7/2009 bằng giờ ngắm Đàng Thánh Giá quanh Linh đài Mẹ La vang với ý nguyện: " Cầu cho các Linh Mục trung thành với Thánh chức đã lãnh nhận ".

Không khí trở nên trang nghiêm, sốt sắng và cảm động khi người hướng dẫn kêu gọi cộng đoàn: ". .. Chúng ta cùng nhau đi lại Chặng Đàng Thánh Giá để cầu nguyện cho các Linh mục được ơn trung thành trong Thánh chức của mình. Xin cho các Ngài biết lấy Chúa làm mẫu gương sống động của đời mình, để sống những gì Chúa đã sống, nói những gì Chúa đã nói và làm những gì Chúa đã làm. Xin cho những đau khổ mà các Ngài chịu hôm nay là sự hiệp thông với bước đường Thập giá năm xưa, và hạnh phúc các Ngài nếm trải chính là niềm hoan lạc Phục sinh mà Chúa đã hứa ban..."

Lúc19h00 là cuộc Rước kiệu Đức Mẹ La Vang khởi đi từ nhà Hành hương.Đông đảo Giáo dân có mặt tại Linh địa ( con số lên đến 600 người ) với ánh nến trên tay, miệng hát vang những ca khúc tôn vinh Mẹ là Nữ Vương An Bình.

Sau đó, Thánh lễ Tạ ơn và cầu bình an cho Giáo Hội VN, cách riêng cho Giáo xứ Thanh Đức ( Quê nhà & Hải ngoại ) được cử hành trang trọng tại Linh đài.

Chấm dứt ngày Hành hương thứ nhất là giờ " Tâm Tình Với Mẹ ". Đây là những phút giây cảm động nhất, " tâm tình " nhất của đoàn con cái với Mẹ nhân hiền. Dưới bầu trời đêm yên ắng thanh bình, Mẹ con cùng nhau tâm sự, bảo ban. .. như không muốn dứt bởi sau bao ngày tháng cách xa nay được trùng phùng.

Thứ Hai 27/7/2009, ngày Hành hương thứ hai:

Sau một đêm hầu như không ai ngủ bởi từng nhóm, từng nhóm thay nhau cầu nguyện liên lĩ với Mẹ suốt đêm tại Linh đài. Sáng nay, cộng đoàn Hành hương bước vào ngày thứ hai của chương trình bằng Thánh lễ về Mẹ lúc 07h00 với ý nguyện: " Đức Bà phù hộ các Giáo hữu ". Muôn tấm lòng liên kết cùng nhau vì " Chỉ có một Thiên Chúa, một niềm tin và một phép Rửa, để chúng ta nên một trong Đức Kitô ", cùng chung một ý nguyện xin Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu ban bình an và sức mạnh của lòng Tin Cậy Mến cho toàn Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt cho các Giáo hữu đang gặp thử thách, bách hại và đau khổ...

Kết thúc 02 ngày Hành hương là giờ chầu Thánh Thể trong nguyện đường La Vang lúc 09h30 sáng nay. Chủ đề: " Thánh Thể: Trái tim của mọi Linh mục " đã được Cha Chủ sự chia sẻ qua đoạn Tin Mừng Matthêu 9, 35-38. Có đoạn Ngài nói: ". .. Để là con người phải có một trái tim, một tấm lòng. Để là con ngưòi linh mục phải có một tấm lòng, trái tim của Giêsu: đó là Thánh Thể, để chạnh lòng thương: chạnh lòng thương những người lầm than vất vưởng, chạnh lòng thương những ai khốn nạn bần cùng, chạnh lòng thương bầy chiên không người chăn dắt...Xin cho tất cả chúng ta, những người đã nhận lãnh bí tích Rửa Tội được trở nên những Linh mục với trái tim là Thánh Thể Chúa Kitô hầu chiển đấu và chiến thắng thế gian u muội tăm tối hôm nay... "

Một cuộc Hành hương thật ý nghĩa không chỉ bởi được trở về bên Mẹ sau bao tháng ngày xa cách. Nhưng trên hết và trước hết đó là được gặp chính Thánh Mẫu của Thiên Chúa để " đứa con trong bụng ( bà Êlisabét ) nhảy mừng lên, và bà được đầy Thánh Thần của Thiên Chúa ".

Muôn vàn tạ ơn Chúa và Mẹ Thánh Người. Hẹn gặp lại Hành hương La Vang 2010.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Máu và Nước Mắt đã đổ ra tại Ba Lan và nay đang chảy lan ra tại Việt Nam
Sơn Nghị
00:20 29/07/2009
"…nhưng tôi hướng nhìn lên Thiên Chúa, mắt đầm đìa giọt lệ". (Gióp 16:20)

Kinh nghiệm dân chúng Ba Lan bất mãn vì sự hà hiếp của Đảng Cộng Sản đã tới tột cùng...

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2005 nhiều vị nguyên thủ quốc gia và nhiều phái đoàn nước ngoài đã đến thành phố Gdansk, cái nôi của Công Đoàn Đoàn Kết để vinh danh cuộc cách mạng không đổ máu của Ba Lan cách nay 25 năm. Ông Lech Walesa, người hùng của Công Đoàn-Đoàn Kết nói rằng: với sự hổ trợ của Tòa Thánh và Hoa kỳ, Công Đoàn Đoàn Kết đã không cần nổ một tiếng súng nào, dành lại được độc lập, thoát khỏi sự kiềm chế của khối cộng sản Sôviết.

Năm 1980, Công Đoàn Đoàn Kết được thành lập và từ đó phát triển không ngừng kể cả mặt tổ chức và hậu thuẫn của đồng bào cả nước Balan. Nói như thế không có nghĩa là tiến trình trưởng thành của Công Đoàn Đoàn Kết dễ dàng mà trái lại Công đoàn đã phải đối đầu với chính quyền cộng sản gồm đủ các lực lượng công an, mật vụ. Họ đã dùng mọi thủ đoạn đe dọa, bắt cóc, trấn áp, và thủ tiêu để làm thui chột ý chí của Công đoàn. Nhưng không, trong 9 năm (1980 – 1989), tuy Công đoàn phải chịu đựng nhiều bất công, những thiệt hại về vật chất và nhất là về sinh mạng nhưng họ không bao giờ chùn bước. Hai chữ Đoàn kết thật sự nói lên ý chí sắt đá của mọi đoàn viên, bao gồm những công nhân đã đành mà còn cả những trí thức khoa bảng, kể cả những linh mục. Họ đã nhất tề đứng dậy, nắm lấy tay nhau và tiến lên đòi hỏi cho được Công Lý & Công Bình.

Cuối cùng, sự lớn mạnh của Công đoàn Đoàn kết đã dẫn đến sự sụp đổ chế độ cộng sản tại Balan và từ đó lây lan ra khắp Đông Âu. Khi tìm hiểu về nguyên nhân của sự sụp đổ của chế độ đảng trị, rất nhiều lập luận đã được chứng minh nhưng đa số học giả đã đồng ý cái chết của hai linh mục là giọt nước cuối cùng đổ tràn ly nhẫn nhục tranh đấu của Công đoàn Đoàn kết. Đó là cha Popieluszko và cha Niedzielak.

Sự tranh đấu trong ôn hòa, bất bạo động của Công Đoàn Đoàn Kết đã trở nên căng thẳng hơn khi xác linh mục Jerzy Popieluszko được tìm thấy tại hồ chứa nước Vistula vào ngày 30 tháng 10, 1984. Trước đó, vào ngày 13 tháng 10 chính quyền cộng sản đã dàn xếp một vụ tai nạn lưu thông để thủ tiêu ngài. May mắn ngài thoát chết. Kế hoạch bắt cóc và thủ tiêu liền được thi hành ngay sau đó vào ngày 19 tháng 10 và mãi đến ngày 30 cùng tháng người ta mới tìm thấy thân xác bầm dập của ngài. Hơn 250 nghìn người tham dự tang lễ của cha, trong đó có cả ông Lech Walesa. Tòng phạm và chủ mưu bị truy tố trước tòa và bị kêu án, nhưng ai cũng biết những sự quỷ quyệt của bọn cộng sản, bày trò truy tố để xoa dịu lòng người căm phẫn, còn chuyện mấy tên công an, mật vụ đó có ngồi tù hay không thì là chuyện khác. Cái chết của cha Popieluszko tuy có gây căm phẫn trong mọi giới của xã hội Balan lúc đó nhưng đảng cộng sản vẫn duy trì bàn tay sắt cho mãi đến năm 1989.

Ngày 21 tháng Giêng 1989, người ta tìm thấy thi thể của linh mục Stefan Niedzielak, 74 tuổi, tại nhà xứ của ngài. Ngài chết trong đau đớn, bị gãy cổ. Làn sóng phẫn nộ của dân chúng Balan càng tăng khi một linh mục bạn cho biết cha Niedzielak đã bị hăm dọa đe giết những tháng trước đó. Một trong những thư có nói cha sẽ bị giết chết như linh mục Popieluszko vào năm 1984 trước đây.

Máu của hai linh mục đổ xuống cùng với nước mắt của hàng triệu giáo dân thương tiếc các ngài. Chính máu của hai linh mục tử đạo và nước mắt của giáo dân kiên cường đã đổ ra trên đất Mẹ Balan, nuôi dưỡng Công Đoàn Đoàn Kết mở đầu cho những cuộc xuống đường, áp lực chính quyền cộng sản tổ chức một cuộc bầu cử vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Và dĩ nhiên, khi được tự do bỏ phiếu, người dân sẵn sàng chà đạp lá phiếu cộng sản dưới chân và Công Đoàn Đoàn Kết đã thắng vẻ vang, mở ra một trang sử mới cho đất nước Balan.

Những đè nén và áp bức của CSVN tại Vinh đang tạo thành cuồng phong phẫn nộ:

Chuyện 20 năm sau – ngày 27 tháng 7 năm 2009 – máu và nước mắt một lần nữa lại đổ ra trên mảnh đất khốn khổ Việt nam: vùng đất Tam Tòa, tỉnh Quảng bình thuộc Giáo phận Vinh. Nước mắt đã nhỏ xuống từ ngày 20 tháng 7 khi một số giáo dân dựng một cái lều cao 3.5m, dài 9m, rộng 6m trên nền nhà tiêu điều của nhà thờ Tam Tòa để tiện việc dâng lễ. Cả mấy trăm công an và bọn côn đồ xông đến đánh đập dã man viện lẽ nhà thờ Tam Tòa (chỉ còn trơ lại tháp chuông) là chứng tích tội ác đế quốc Mỹ trong thời chiến tranh nên thuộc về chính quyền. Đây là một lối lý luận ngang ngược, cùng một luận điệu như chuyện Tòa Khâm sứ ở Thái hà xảy ra đúng 10 tháng trước (20/9/2008).

Nhà nước cộng sản tự cho mình có quyền tối thượng nên biết bao vụ chiếm đất trái phép của các giáo hội, và của đám dân đen gần đây đã xảy ra nhan nhản trên khắp ba miền. Với quyền tối thượng quái gở này, đám công an còn ngang nhiên bắt 19 giáo dân và đem đi mất tích, mặc dù một số giáo dân đó đã bị đánh trọng thương cần được điều trị ngay. Sau khi nhận được thư phản đối kịch liệt của Tòa Giám mục Vinh, chính quyền cộng sản đã nhượng bộ thả về chỉ còn giữ lại 7 giáo dân nhưng cũng không một ai biết họ đang bị giam ở đâu, vết thương đã được điều trị chưa?

Tuy giáo dân toàn giáo phận Vinh căm phẫn trước hành động bỉ ổi của công an tỉnh Quảnh bình nhưng họ vẫn nghe theo lời mời gọi của Tòa Giám mục Vinh ôn hòa tập hợp về các Hạt để cầu nguyện cho Tam Tòa. Ngày Chủ nhật 26/7, chừng 200.000 giáo dân trong tổng số 500.000 giáo dân của giáo phận Vinh đã đã tụ họp về 18 Giáo Hạt trong giáo phận Vinh để dâng lễ cầu nguyện nhưng giáo dân và linh mục Tam Tòa –lại một lần nữa – họ lại là nạn nhân của bọn công an tỉnh Quảng bình. Chị Nguyễn thị Yên, phó ban Ca đoàn nhà thờ Tam Tòa; anh Giuse Nguyễn Văn Thống, Trưởng ban đại diện của Sinh Viên Công giáo Địa Phận Vinh Tại Hà Nội bị bắt đem đi mất tích. Chỉ có hơn 500 giáo dân và 7 linh mục trong hạt Đồng Troóc trên đường về dự lễ tại Tam Tòa, nhưng chính quyền cộng sản đã huy động hơn 2000 công an và côn đồ với gậy gộc, roi điện chận đường hành hung không cho họ đến dâng lễ. Nhưng cao điểm của cuộc trấn áp này là máu của hai linh mục Phaolô Nguyễn Đình Phú và linh mục Phêrô Ngô Thế Bính đã đổ bể ra.

Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú tuy mặc thường phục nhưng ngài đã bị bọn côn đồ đánh trọng thương vào sáng ngày Chủ nhật với những lời lẽ hạ cấp. Vào buổi chiều cùng ngày, Cha Phêrô Ngô Thế Bính đến chính quyền Quảng bình để giải quyết chuyện cha Phú bị đánh cũng bị bọn côn đồ hành hung dã man. Bọn côn đồ chừng 100 đứa bao vây và rượt đánh ngài. Cùng đường, cha Bính phải chạy lên các tầng lầu để tránh. Rồi cha bị té từ lầu hai xuống lầu dưới, và kết quả là cha bị gãy tay, mặt bị khâu vì thương tích.

Biến cố hai linh mục công giáo bị đánh trọng thương cũng gần như cái chết của hai linh mục Balan, mở đầu cho một cuộc tranh đấu dữ dội. Mới tháng 6/2009 vừa qua, các vị nguyên thủ của các quốc gia Đông Âu lại đổ về thành phố Gdansk để kỷ niệm 20 năm ngày Balan chuyển đổi sang thể chế dân chủ. Nhờ Balan có cuộc dân cử thắng vẻ vang mà từ đó các nước láng giềng lần lượt đứng dậy xóa bỏ sự cai trị độc ác của đảng cộng sản thuộc khối Đông Âu. Ông Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ, dưới thời Tổng Thống Carter, đã so sánh Công Đoàn-Đoàn Kết với những cuộc cách mạng vĩ đại của nhân loại. Cũng giống như cách mạng tư sản ở Pháp, cách mạng chống lại người Anh ở Mỹ, và cách mạng bất bạo động của ông Gandhi tại Ấn Độ; Công Đoàn-Đoàn Kết là khởi đầu của đợt sóng thần chính trị, đã cuốn trôi đi khối Sôviết, rồi đến chính Liên Sô, và cuối cùng là cái hệ tư tưởng kỳ quái của họ. Như thế, máu của hai cha Popieluszko và cha Niedzielak đã đổ ra không vô ích. Hai ngài chết đi nhưng thật sự đã châm ngòi cho một cuộc cách mạng vĩ đại của công bằng, của bác ái và đầy tình người.

Không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai cha Phú và Bính có mệnh hệ nào. Hiện tại, theo lời cha Tổng quản TGM Vinh, linh mục Võ thanh Tâm, tất cả giáo dân giáo phận Vinh định tâm nếu tình hình không cải thiện thì họ sẵn sàng bắt đầu cuộc hành hương ra Tam Tòa để lên tiếng bảo vệ công lý và nhà Chúa. Nếu thật sự mọi người ùn ùn kéo nhau đến Tam Tòa thì chắc chắn công an tỉnh Quảng bình tìm mọi cách để ngăn chặn làn sóng người này. Đoán trước được rằng dẫu dù công an sẽ cầu cứu trung ương Nhà nước gửi xe tăng, súng ống, và mọi chiến cụ khác hầu đàn áp và tiêu diệt giáo dân... Thế nhưng chắc chắn những đe dọa này không làm nản lòng được ý chí phấn đấu cho công lý và cho nền tự do tôn giáo chân chính của giáo dân đã từng bao nhiêu năm qua phải sống kiếp như những nô lệ cho CSVN.

Một cuộc hành hương đến Tam Tòa của giáo dân Vinh sẽ được trang bị bằng chuỗi tràng hạt và lời cầu nguyện sốt sắng. Với hành trang là lòng hăng say vì Giáo hội và lòng mến Quê hương, họ sẽ sẵn sàng hy sinh chính mạng sống của họ để đòi hỏi công lý và sự thật toàn xã hội Việt Nam đang bị những người CSVN đã mất hết lương tri chỉ biết tới làm giầu ngay cả bán đất bán biển cho ngoại lai.

Chính cha Võ thanh Tâm đã than, “Dân nó uất ức quá cho nên nó sẽ đánh nhau. Khi đã đánh nhau rồi thì bất chấp, sẵn gì đánh nấy. Đánh thì nhất định tổn thương giáo dân, mà giáo dân khẳng định là không có đường nào lên Thiên Đàng nhanh cho bằng tử đạo. Nó khẳng định thế thì tôi thấy ghê lắm, tôi sợ lắm.”

Nếu trong Cựu ước, Đức Giavê đã hứa với dân riêng của Ngài rằng, “Hỡi các dân tộc, hãy reo hò mừng dân Chúa, vì Người bắt đền nợ máu các tôi tớ của Người, báo oán các đối thủ của Người…” (Đệ nhị luật 32:42-43) thì Đức Giêsu lại dạy lấy tình thương xóa bỏ hận thù. Nhưng với sự căm phẫn ngụt trời của giáo dân Vinh về tình trạng lạm dụng quyền lực của chính quyền cộng sản, liên tiếp vi phạm trầm trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân thì chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều hơn nữa để Chúa Thánh Linh soi sáng cho những giáo dân sẵn sàng liều mình tử đạo này biết tự chế.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo nhận định sẽ không có chuyện tôn giáo có thể góp phần dẫn tới sự thay đổi chế độ như ở Đông Âu. Ông đã phán một cách trịch thượng rằng: ''Chắc là lịch sử sẽ không lặp lại. Việt Nam có đường lối đối ngoại giao rất cụ thể và tính chất độc lập. Chắc lịch sử sẽ không lặp lại như thế.”

Đúng vậy, với bản chất hiếu hòa của người Việt nam chân chính, và với tinh thần Phúc âm, “mang yêu thương vào nơi oán thù”, ước mong là sẽ không có một cuộc tử đạo “lấy máu đào xóa chế độ” đâu.

Nhưng nào ai có thể biết trước là lịch sử. .. sẽ không bao giờ trở lại?!
 
Tam Tòa: vết tích đế quốc Mỹ hay chứng tích dã man bất nhân của chế độ CSVN thiên niên kỷ 21?
Đỗ Hữu Nghiêm
00:36 29/07/2009
Thấy nhà thờ Tam Tòa đổ nát, thay vì nhớ đến vết tích tàn ác của đế quốc Mỹ, thì nay Tam Tòa không cón là dấu tích của một đế quốc Mỹ, nhưng là dấu tích ô nhục tàn ác gian dối bất nhân của Cộng Sản Việt Nam trước nhân dân trong nước và toàn thế giới văn minh.

Tam Tòa 20/7/2009 là khát vọng hòa bình, sự thật và công lý của nhân dân Tam Tòa, Giáo Phận Vinh, toàn quốc, toàn giáo hội đối đầu với Công an chính quyền Việt Nam đội lốt dân lưu manh du côn, đàn áp giáo dân Công giáo dã man không nương tay, vô lương tâm, bất nhân.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã diễn lại những thói đàn áp bất nhân, lợi dụng sức trai, bàn tay trong sạch của giới trẻ Việt Nam vào những hành động nhơ nhuốc. Đám người đó y hệt bài học Vệ Binh Đỏ Trung Quốc, khát máu được Đảng CS xúi dục di tìm đán áp, đánh đập, mạ lị những dân oan.

Thay vào kỷ niệm nhà thờ Tam Tòa đổ nát như vết tích chiến tranh tàn ác của đế quốc ngoại xâm, thì Tam Tòa nay là kỷ niệm đẫm máu đáng phỉ nhổ của chế độ Cộng sản Việt Nam tàn ác gấp ngàn lần chủ nghĩa đế quốc phát xít.
Mức tàn ác lớn lao hơn, vì chính là Đảng và chế độ Cộng Sản Việt Nam, nhân danh giành độc lập, giải phóng dân tộc, giải phòng giai cấp, lại chà đạp lên tất cả nhân dân mà mình cần bảo vệ theo tính khoan dung truyền thống của đất nước Việt Nam

Nào đâu còn những lời:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn


Ôi Tổ Quốc Việt Nam, Ôi Mẹ Việt Nam,

Nhân dân Tam Tòa trong cảnh điêu linh vô vàn.
Hết chống ngoại xâm, anh em trong nhà đá nhau.
Bao giờ đất nước nhà tan, toàn dân oan ức
Chế độ bất nhân mới thỏa lòng đấu tranh

Hai mươi tháng bảy năm tư
Đất nước phân ly
Bàn tay vấy đỏ lại muốn tái hiện
Hai mươi thàng bày hai chín.

Ôi thân phận nhược tiểu
Ôi độc lập. giải phóng sau ba mươi tháng tư bảy lăm
Tam Tòa, chẳng thấy đế quốc xưa đâu,
Chỉ thấy bàn tay toàn trị bất nhân vô lường.


Oakland, 28.7.2009
 
Nền Hoà bình và Công lý thực sự cho Việt Nam
Thiên Phong
06:01 29/07/2009
Hoà bình là ước mong của những người lương thiện. Nhưng để có hoà bình thực sự không phải là chuyện đơn giản. Công Đồng Vatican II cho rằng hoà bình không hẳn là vắng bóng chiến tranh. Trong bối cảnh Việt Nam hôm nay, để có hoà bình không thể im tiếng trước những nhũng nhiễu và bất công đang xảy ra khắp cùng ngõ hẻm của xã hội. Mọi thành phần dân chúng cần phải can đảm bằng nhiều hình thức đấu tranh chống lại những đàn áp, bất công, bóc lột, chà đạp nhân phẩm và vi phạm nhân quyền thì mới mong có một nền hoà bình thực sự cho Việt Nam.

Cuộc chiến nào cũng mang lại nhiều mất mát, đau thương cho con người. Trong cuộc chiến đức tin, cái mất mát thuộc về phe thế lực đen tối, bởi đức tin dù nhỏ bé như hạt cải nhưng khi nó lớn lên thì lại trở thành vững mạnh. Những cái khó khăn, gian khổ, bắt bớ hay đàn áp đối với người có đức tin thì những thứ đó chỉ làm cho đức tin của họ thêm vững mạnh, kiên cường và bất khuất. Lịch sử chứng minh điều đó rất rõ qua các gương chứng nhân anh hùng tử vì đạo.

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, bất công, giả dối, hận thù và ác hiểm cũng sẽ mang lại nhiều mất mát và đau thương. Nhưng chắc chắn phần thắng sẽ thuộc về những ai có trái tim yêu thương, đức tin vững mạnh, tâm hồn yêu sự thật và sự sống, và lòng kiên cường tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa.

Người dân Việt Nam đã trải qua nhiều mất mát đau thương do nhiều cuộc chiến tranh. Bao nhiêu xương máu đã đổ ra để bảo vệ đất nước và bảo vệ đức tin, nhưng đến thời hôm nay, thời được xem là thời bình thì người dân lại phải rơi vào vòng lao lý: bất công, tham nhũng, giả dối, đàn áp, sách nhiễu. Hơn bao giờ hết, hôm nay người dân Việt lại phải đứng lên để đấu tranh cho nền hoà bình, công lý, sự thật và yêu thương ngay trên quê hương của mình. Cuộc đấu tranh này phải được thực hiện trong yêu thương, công lý và sự thật thì mới mong giành phần thắng. Một số nhà cầm quyền cứ bô bô xưng mình là người yêu đất nước, nhưng lại tiếp tay cho những tội ác tày trời: tham nhũng, vũ lực, cựa quyền, cố chấp, đàn áp…

Ai có thể tham ô? - Người dân nghèo ư?
Ai có thể dùng quyền lực để trấn áp những người dám nói lên tiếng nói của lòng mình? - Người thấp cổ bé miệng ư?
Ai có thể cậy vào cái ghế của mình để tác oái tác quái? - Phải chăng là bà già ông lão hay người tàn tật?...

Mỗi người có thể tìm thấy câu trả lời cho chính mình!

Nhiều nhà thờ mất đất, nhiều trường học bị chiếm dụng trái phép, nhiều dòng tu mất nhà cửa…! Ai đã hiên ngang làm chuyện đó? Mọi người đều rõ!

Khắp cùng đất nước, đi đâu cũng thấy băng rôn, khẩu hiệu: “Vì một nước Việt Nam giàu và mạnh”, “vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh”, “phố văn hoá”…

Bao giờ xã hội Việt Nam mới công bằng thực sự khi đất đai của dân nghèo bị tịch thu một cách bất công?
Bao giờ Việt Nam mới có tự do tông giáo khi đất đai của các cơ sở tôn giáo vẫn còn bị trưng dụng hoặc chiếm đoạt một cách trắng trợn?
Bao giờ đất nước Việt Nam mới văn minh khi đi đâu cũng thấy rác rưởi, hôi hám, đào bới lung tung trên đường phố?
Bao giờ đời sống của người Việt mới có văn hoá khi người ta đối xử với nhau cách tàn nhẫn, bất nhân?...


Đức Phaolô VI đã nói đại ý rằng chỉ thực sự có hoà bình khi công lý được tôn trọng. Đất nước Việt Nam chỉ thực sự được hoà bình khi nhà nước thực thi công bình đối với mọi thành phần xã hội. Công lý là nguyên tắc quan trọng trong việc thiết lập hoà bình.

Hy vọng rằng nhà nước Việt Nam sẽ sớm nắm bắt được nguyên tắc quan trọng này trong việc điều hành và xây dựng đất nước.
 
Thông tin chi tiết về vụ công an huyện Nghĩa Đàn bắt giam và tra đánh tàn nhẫn một thanh niên giáo xứ Cồn Cả
PV Cồn Cả
07:46 29/07/2009
NGHĨA ĐÀN - Sau khi ông Nguyễn Văn Đề gửi đơn khiếu nại, đồng thời Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Cồn Cả gửi đơn đề nghị thả người và trả tài sản tới các cơ quan chức năng huyện Nghĩa Đàn. Chiều ngày 22 tháng 07 năm 2009 CA huyện Nghĩa Đàn(trưởng, phó CA huyện và ban an ninh) có buổi gặp gỡ với Cha quản xứ tại nhà phòng xứ Cồn Cả. Sáng ngày hôm sau Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ và một số giáo dân cùng gia đình tới UBND huyện làm việc theo giấy mời. Hai buổi gặp gỡ này có cùng một nội dung: CA thông báo về những vấn đề liên quan đến anh Hiệp mà CA điều tra và thu thập.

Ở văn phòng Giáo xứ Cồn Cả, sau khi CA thông báo thì Cha xứ có ý kiến như đã nói với CA tối ngày 19 tháng 07 là thả tự do cho anh Nguyễn Quang Hiệp và trả tài sản cho ông Nguyễn Quang Đề và Cha xứ còn nói thêm: Những gì CA lập biên bản hay những gì anh Nguyễn Quang Hiệp viết tại trại giam huyện thì tôi không tin.

Tại UBND huyện, HĐMV và ông Nguyễn Quang Đề đã nhắc lại những điểm có trong đơn khiếu nại và bản đề nghị. Nhiều vấn đề CA trả lời quanh co như vấn đề liên quan đến chuyện công an đánh anh Nguyễn Quang Hào. Hội Đồng Giáo xứ và gia đình không bằng lòng với buổi làm việc này. Thế mà, biên bản buổi làm việc được ghi lại hoàn toàn khác với nội dung làm việc. Trong văn bản có ghi lại: CA nói thế này, CA nói thế kia, HĐGX thống nhất như nội dung buổi làm việc…Còn những thắc mắc liên quan đến việc CA đánh anh Hào hoặc những hành động láo xược của anh Đức CA thì biên bản không hề ghi vào. Cuối biên bản còn ghi: Biên bản này đã được đọc lại cho những người và thành phần có tên trong biên bản nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận dưới đây. Trong khi đó, rút kinh nghiệm từ những vụ ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ nên không hề có ai trong HĐGX và gia đình ký vào biên bản.

Sau buổi làm việc, CA huyện Nghĩa Đàn đã thả anh Hiệp về với gia đình vào lúc 8h tối ngày 24 tháng 07 năm 2009. Còn chiếc xe ôtô được trả lại ngày sau (25/07) nhưng gia đình phản đối về việc phạt hành chính 500 000đ. Cuối cùng, CA đã trả xe cho gia đình vô điều kiện vào ngày 27 tháng 07 năm 2009.

Còn về phía anh Nguyễn Quang Hiệp, trước khi về gia đình, “thủ trưởng” có gặp riêng để dặn dò nhiều điều, trong đó có hỏi Hiệp mấy câu thế này:

- Bây giờ về gặp Cha xứ, cháu nói thế nào?

Anh Hiệp trả lời:

- Đối với Cha xứ, có thế nào cháu phải nói đúng như vậy.

Thủ trưởng hỏi tiếp:

- Nếu Cha xứ dạy làm những điều sai thì cháu có nghe không ?

Anh Hiệp trả lời;

- Cha xứ thì không bao giờ dạy điều sai cả.

Hai câu trả lời khôn ngoan của anh Hiệp làm tôi nhớ tới lời Chúa Giêsu: khi bị điệu đến các quan quyền thì các con không lo phải nói gì…

Về với gia đình anh Nguyễn Quang Hiệp vừa mừng, vừa sợ vì hơn một tuần ở cơ quan công an anh Hiệp bị đánh đập và bắt viết nhiều biên bản ngoài ý muốn. Tôi xin gửi tới quí vị bức thư của anh Nguyễn Quang Hiệp viết cho linh mục quản xứ sau đây:

Kính thưa Cha,

Con xin phép được trình bày lại các sự việc xảy ra trong thời gian con bị tạm giam:

Lúc đầu họ đưa con đến lúc đó con đang bị còng về phía sau. Họ đưa con vào phòng thì có một người đưa chân phải lên đá một phát vào hông phải làm con ngã xuống. Sau đó họ đưa con đi phòng khác lấy cung. Trong quá trình lấy cung thì có hai người thay nhau đánh con, đánh vào đầu và mặt túi bụi rồi có một người tên gọi là Tuấn Anh nắm tóc con rồi tát vào mặt và đập đầu con vào tường khoảng 10 lần liên tục. Sau đó có một người đấm vào hông con hai cái hiện đang đau. Trong lúc đánh con thì tên Tuấn Anh là người đánh con nhiều nhất và chúng vừa đánh vừa nói “Mày có giám trả thù bố mày không?” Sau đó tên lấy cung nói với con: mày nói không khéo tý nữa tao bắt nằm xuống cho nó dậm mày. Rồi nó quay sang nói với tên đánh con: cứ để cho nó nói rồi tý nữa tao cho mày đánh thoải mái.

Lấy cung xong rồi thì hai người vào đánh tiếp, đặc biệt là vào hai mắt và đầu làm cho con hoa cả mắt. Rồi bọn họ nói: ký vào đây. Ký xong rồi nó đánh con tiếp: Một cái vào mắt làm mắt con thâm và sưng. Rồi một cái vào mũi làm chảy máu mũi ra. Sau đó thì nó đưa vào phòng giam. Trên đường đi, tên Tuấn Anh là người đi theo con và đánh tiếp cho đến khi vào phòng giam. Vào phòng giam thì nó xích chân con một đêm và một buổi sáng ngày hôm sau, sau đó nó mở xích và đưa lên lấy cung tiếp. Nói đúng sự thật thì nó cố tình viết khác đi. Ví dụ câu anh Đức CA nói: “Thằng kia, lại đây…” thì nó sửa lại là “anh cho tôi kiểm tra giấy tờ xe”.

Sau đó thì nó bắt ký vào và hầu như ngày nào nó cũng gọi ra, cứ một lần ra thì viết một lần nhưng do nhiều quá nên con cũng không nhớ nỗi là mấy tờ cả. Ngày hôm sau Hồ Phi Hải gọi con lên và nói bây giờ mày viết một cái giấy bảo cha và bố mày làm giấy bảo lãnh cho mày về rồi sau toà gọi rồi về xử. Và đặc biệt là cứ một lần nó bắt viết các giấy gì thì bảo là viết trong sức khoẻ bình thường và không bị đánh đập chi cả. Nhưng toàn bộ nội dung trên là hoàn toàn nó đọc cho con viết cả. VÀ vài ngày sau khi Cha và bố lên thăm con, thì nó lại kêu con lên bảo viết về cho Đức Cha cũng với nội dung làm giấy bảo lãnh cho con. Rồi nó đọc cho con viết là ở đây con sức khoẻ bình thường và được đối xử tử tế không bị đánh đập.

Và sau đó nhiều lần gọi con lên rồi bảo con gọi điện thoại về bảo bố làm giấy bảo lãnh, nó bật loa ngoài lên. Sau đó, nó đưa luật cho con đọc bảo sai phải sửa, rồi nó để anh đề xuất cho viện kiểm soát phạt án treo. Và hai lần bảo con khai báo thành khẩn rồi bảo lãnh ra làm ăn có chuyện bên giao thông thì gọi cho chú “Thủ trưởng”, chú giải quyết cho.

Rồi hai lần bảo con ra gặp bố và ban hành giáo làm giấy bảo lãnh cho mà về.

Cuối cùng đưa hai ông Đồng Lào (nơi xảy ra vụ việc) là ông Thịnh và ông Thu đến đối chứng lời khai, rồi quay phim, ghi âm, rồi bảo con ký cho nó quay phim. Và trước khi thả con về nó nói: ổn hay không là do em, nói cho khéo và nó bắt con viết giấy cam đoan, nó đọc cho con viết.


(bức thư này được đánh máy lại nguyên văn không sửa chữa)

Sự thật là như thế !

Đối với anh Nguyễn Quang Hiệp CA bảo gia đình quản lý tại địa phương khi nào CA gọi phải có mặt. Còn những người đánh đập anh Hào, Hiệp và thái độ của anh Đức không hề nghe CA nói tới. Chắc chắn vụ việc chưa kết thúc tại đây…
 
Vụ Tam Toà theo truyền thông trong nước
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
10:49 29/07/2009
Hôm thứ Hai 27-7, văn Phòng Thư Ký Toà Giám Mục Giáo Phận Vinh phổ biến Thông Cáo số 3 gồm 11 điểm, kể cả điểm lưu ý rằng một số báo đài của nhà nước và của tỉnh Quảng Bình đưa tin không trung thực về vụ Tam Toà, việc đất đai cùng các vấn đề liên quan.

Đánh đập, bắt giữ...

Nhưng theo báo điện tử Hà Nội Mới số ra cũng hôm Thứ Hai, thì – nguyên văn - “Toà giám mục Vinh đã triệu tập Hội đồng tư vấn linh mục họp khẩn cấp, ra thông báo gởi toàn thể các giáo xứ và trên trang web của giáo phận và Hội đồng giám mục VN với những nội dung xuyên tạc”. Thanh Quang tìm hiểu về khía cạnh tương phản này, và được Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng, Chánh Văn Phòng Thư Ký - Toà Giám Mục Giáo Phận Vinh, cho biết:

LM Phạm Đình Phùng: Họ nói xuyên tạc, nhưng mà với chúng tôi thì chúng tôi làm đúng sự thật, tất cả là sự thật. Công an đánh đập giáo dân, bắt giữ trái phép, chiếm đoạt tài sản trái phép, thì điều đó chúng tôi lên tiếng. Chẳng những tôi mà cả Hội Đồng Linh Mục và cả Giáo Phận Vinh lên tiếng để phản đối vấn đề đó.

Sự thực là như thế, còn họ nói xuyên tạc hay không thì đó là một số báo chí của nhà nước, bởi vậy mà hôm nay chúng tôi cũng tuyên bố một số báo chí - báo đài của nhà nước nói về vấn đề Tam Toà là không đúng với sự thật như vậy, đất đai cũng như các vụ việc.

Còn từ Toà Giám Mục Xã Đoài thì đó là tiếng nói chính thức những vụ việc liên quan xảy ra. Chúng tôi khẳng định đó là sự thật mà Toà Giám Mục nói cho giáo dân, cho chính quyền, cũng cho mọi người muốn biết thông tin về Tam Toà.

Thanh Quang : Thưa Linh Mục, đọan mở đầu của bài báo vừa nói, tựa đề “Lại thêm một màn kịch vụng”, cho biết “...lại có một số giáo dân quá khích mượn cớ đòi đất xây dựng nhà thờ, hủy họai khu "Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông nhà thờ Tam Toà”. Linh Mục nhận xét như thế nào về lời cáo buộc như vậy ?

LM Phạm Đình Phùng: Chúng tôi không cố ý huỷ hoại, chúng tôi đang muốn cố giữ lại tài sản, nhất là giáo dân Tam Toà, giữ lại di sản Thánh riêng của cha ông.

Việc làm đó là việc làm đúng của một người giáo dân đôi với niềm tin của họ cũng như quyền lợi của họ. Chúng tôi khẳng định như vậy.

“Màn kịch vụng”?

Thanh Quang : Thưa Linh Mục, vẫn theo bài báo thì, “Hành động ngang ngược này diễn ra đúng dịp kỷ niệm 62 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ đã gây sự bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân Quảng Bình nói riêng và dự luận cả nước nói chung”.

Phản ứng của người dân Quảng Bình và cả nước có đúng là phẫn nộ trước hành đồng mà tờ báo gọi là "ngang ngược"của giáo dân Tam Toà hay không?

LM Phạm Đình Phùng: Không có như vậy. Chỉ có tại thành phố Đồng Hới - Tam Toà, sự việc xảy ra ở đó, còn trên địa bàn hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An chúng tôi thì không có vấn đề gì.

Bà con lương dân cũng như các thành phần khác đều vui vẻ với nhau. Mà cái sự việc đó và chúng tôi cũng xoay quanh ở chỗ là công an Quảng Bình đánh đập, bắt giữ người trái phép, chúng tôi không nói gì xa hơn vấn đề đó cả, cho dù sự việc đó xảy ra lúc nào.

Sáng ngày 20 tháng 7 giáo dân tới chỉ làm một cái lán tạm rất là đơn giản trên nền nhà thờ của cha ông họ để lại cả ba bốn trăm năm rồi, thì cái việc nó đơn giản như vậy.

Còn sự việc thổi phồng lên để đánh đập người rồi bắt giam trái phép, chiếm giữ tài sản, chiếm đoạt thánh giá thì những việc làm đó quá rõ ràng cho tới ngày hôm nay vẫn còn như thế.

Thanh Quang : Bài báo vừa nói, tức bài báo có tựa đề “Lại thêm một màn kịch vụng” cũng cáo giác rằng "vụ gây rối trật tự công cộng quy mô lớn này cho thấy đã có sự lợi dụng giáo dân để gây áp lực với chính quyền vào những mục đích không trong sáng". Linh Mục nhận xét như thế nào về cáo giác này?

LM Phạm Đình Phùng: Lời cáo giác đó hoàn toàn xuyên tạc và trái sự thật. Chúng tôi là những người Công Giáo, chúng tôi yêu chuộng hoà bình.

Chúng tôi là những người công Giáo, chúng tôi muốn xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn. Còn họ cố ý dùng những lời đó để mà xuyên tạc sự thật, để mà xúi giục thì họ phải chịu trách nhiệm về những lời sai trái của họ.

Thanh Quang : Xin cảm ơn Linh Mục Antôn Phạm Đình Phùng rất nhiều.

LM Phạm Đình Phùng: Xin cảm ơn quý vị.
 
Phái đoàn linh mục DCCT Hà Nội và giáo xứ Thái Hà thăm Giáo phận Vinh
Trung Nghĩa
14:45 29/07/2009
(GPVO) - Vào lúc 10h30 sáng nay, 29/7/2009, trong niềm hiệp thông sâu xa với những biến cố đặc biệt của giáo phận Vinh, cách riêng là anh chị em giáo dân giáo xứ Tam Toà, phái đoàn linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và giáo xứ Thái Hà (giáo phận Hà Nội) do linh mục Giuse Nguyễn Văn Thật, Phó Bề trên Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, Phó chánh xứ Thái Hà dẫn đầu đã đến thăm Toà Giám mục Xã Đoài. Thay mặt Đức Giám mục giáo phận hiện đang bận công tác, linh mục Tổng đại diện Fx. Võ Thanh Tâm đã thân mật tiếp đoàn.

Tại buổi tiếp, linh mục Giuse Nguyễn Văn Thật, thay mặt phái đoàn đã nói lên sự đồng cảm sâu sắc trước nỗi đau và sự mất mát mà giáo phận Vinh, đặc biệt là anh chị em giáo dân Tam Toà đang trải qua lúc này. Đoàn cho biết, trong những ngày qua, với tinh thần liên đới cao độ, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và giáo xứ Thái Hà đã thực hiện rất nhiều những nghĩa cử thiết thực như cử hành các thánh lễ hiệp thông, các buổi thắp nến cầu nguyện… Ngay sau khi sự kiện ngày 20/7/2009 diễn ra, trang mạng Dòng Chúa Cứu Thế đã liên tục cập nhật, đăng tải nhiều bài viết liên quan đến Tam Toà, cung cấp những thông tin cần thiết và góp phần định hướng công luận.

Đoàn cũng bày tỏ mong muốn rằng vụ việc ở Tam Toà sẽ được giải quyết tốt đẹp; sự thật và công lý sớm được thực thi; Thánh Giá được trao lại cho người Công giáo; các giáo dân hiện đang bị bắt giữ được trả tự do vô điều kiện… Dù bất luận điều gì xảy ra, Dòng Chúa Cúu Thế, giáo xứ Thái Hà sẽ luôn cầu nguyện và đồng hành với cộng đồng dân Chúa Giáo phận Vinh.

Nhân dịp này, qua linh mục Tổng đại diện, đoàn cũng đã trao những phần quà ý nghĩa thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Dòng Chúa Cứu Thế và giáo xứ Thái Hà đến những anh chị em giáo dân Tam Toà.

Thay mặt Bề trên giáo phận, linh mục Tổng đại diện Fx. Võ Thanh Tâm đã chân thành cảm ơn sự quan tâm và tinh thần hiệp thông đặc biệt của Dòng Chúa Cứu Thế, bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà đến hiện tình của giáo phận Vinh. Ngài bày tỏ niềm xúc động trước tấm lòng luôn hướng về Tam Toà, hướng về giáo phận Vinh của quý cha và cộng đồng dân Chúa khắp nơi, nhất là trong giai đoạn khó khăn này.

Ngài cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được những chia sẻ chân thành, những lời cầu nguyện và nghĩa cử hiệp thông của Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Thái Hà và những tấm lòng thiện chí.

Rời Toà Giám mục, đoàn đã đến thăm cha Phêrô Ngô Thế Bính, Quản xứ Hà Lời (một trong hai linh mục bị đánh trọng thương sáng 27/7/2009) hiện đang được điều trị tại Phòng khám Đa khoa Xã Đoài.
 
Tình trạng của hai Linh mục Quảng Bình bị đánh và hiện giờ ra sao
Tin tổng hợp
16:55 29/07/2009
VINH - Như VietCatholic đã loan tin về nguyên nhân LM Ngô Thế Bính bị đánh vì vào ngày 28.7 ngài vào Quảng Bình đi thăm một linh mục khác là LM Nguyễn đỉnh Phú bị đánh ngày hôm trước. Nhiều người nghe tin này rất bàng hoàng và không biết bọn côn đồ đã đánh Cha Bính bị thương ra sao?

Đang khi đó Báo chí Nhà nước và công an đã rêu rao là: báo chí nước ngoài thêu dệt sự thật, thổi phồng dư luận, chứ sự việc không có gì!

Do vậy, hôm qua ngày 28.7 năm 2009, Cha Phêrô Trần Đình Lai và một số giáo dân đã trực tiếp vào thăm Cha Bính và có chụp một số hình về ngài. Hiện giờ Cha Bính đang được các một số nhân viên y tế chăm sóc tại Trung tâm y tế Xã Đoài phòng số 210. Cha Lai cho biết: "Cha Bính bị đánh gãy 2 răng, bị đánh vào đầu rất mạnh, mắt của Ngài bị đánh bầm tím. Ngài phải khâu trên trán và dưới môi".

Tòa Giám mục Xã Đoài cho biết: Cha Phêrô Ngô Thế Bính - quản xứ Hà Lời - khi nghe tin Cha Phú và nhóm giáo dân bị đánh đã điện thoại yêu cầu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tới trạm xá để cha Bính có thể vào thăm Cha Phú. Phó chủ tịch UBND Quảng Bình tới và dẫn Cha Bính tới thăm Cha Phú.

Phó chủ tịch bàn với Cha Phú ra khỏi trạm xá và ông đi khỏi đó. Sau đó một lớp côn đồ đang vây quanh trạm xá xông vào đánh 2 giáo dân đang trực cha Phú và đánh Cha Bính.

LM Võ Thanh Tâm, Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh đã cho biết như sau: "Cha Ngô Thế Bính, một linh mục rất trẻ là người Quảng Bình, hai người cùng mấy giáo dân khác đi tới thăm Cha Phú đang năm cấp cứu gần bên nhà thờ Tam Toà. Đến trưa rồi khi ông phó chủ tịch tỉnh Thuật bỏ đi rồi, còn cha Bính ở lại đó thì bọn côn đồ nó hô lên 'Đập chết thằng cha đạo đó bây.'

Thế là bọn nó vây đập Cha Bính. Cha Bính bị đau, hoảng phải chạy lên tầng hai, bị bọn nó quất một gậy lên đầu, nếu mà không tránh được cái đó là vỡ đầu rồi, thế là ngài nhảy từ tầng hai xuống tầng một - cũng thấp thôi mà ngài chống tay nên bị gãy xương tay và bọn nó đánh ngài gẫy mất hai cái răng, mặt bị khâu 5 mũi.

Họ định đưa cha Bính đi Bệnh Viện Thừa Thiên, nhưng rồi sợ đi Bệnh Viện Thừa Thiên thì bị nó tiêm chết luôn nên bây giờ xin về Bệnh Viện Xã Đoài".



Trường hợp Cha Nguyễn đỉnh Phú bị đánh:

Cha Võ Thanh Tâm kể như sau: Một phái đoàn phát xuất từ hạt Kỳ Anh, là giáo hạt cuối của tỉnh Hà Tĩnh. Các cha trong hạt Kỳ Anh gồm có 4 linh mục là Cha Phêrô Nguyễn Thái Tự là Quản Hạt, Cha Phêrô Phạm Văn Đồng là Quản Xứ Ký Hoà, cha Phaolô Nguyễn Đình Phú là Quản Xứ Dũ Lộc, cha Antôn Nguyễn Quang Tuấn là Quản Xứ Đồng Nghiệp.

Các cha này dẫn hơn một trăm giáo dân, đại biểu cho 4 xứ, vào Tam Toà, cách hạt Kỳ Anh chừng một trăm cây số. Vào Tam Toà để cầu nguyện xin Thiên Chúa ban bình an. Đến Tam Toà, họ bước lên nền nhà thờ cũ Tam Tòa để cầu nguyện thì một số công an mặc đồ công an với lại dân mặc áo thường không cho bước lên nền nhà thờ cầu nguyện.

Xẩy ra giằng co, thế là chúng đánh 3 người phụ nữ. Cha Phú định can thiệp thì chúng dùng gậy bằng gỗ đánh cha Phú bị trọng thương. Giáo dân phải cứu ngài và đưa vào một bệnh xá gần đó.

Những người hung dữ này có đến vài trăm cây gậy, mà nó đánh và nó chửi, nó hô 'đánh chết ba cái thằng cha đạo đi', 'thấy thằng cha đạo nào là đánh trước'.

Ðáng nói là cả hai linh mục đã bị đám đông đánh dã man trước sự chứng kiến của công an, nhưng lực lượng công an không can thiệp."
 
Giáo dân Đồng Hới tạm lánh sang vùng khác để tránh bị truy bức
RFI /Trọng Nghiã
17:32 29/07/2009
Giáo dân Đồng Hới tạm lánh sang vùng khác để tránh bị truy bức

Hãng tin Công giáo Asianews báo động: giáo dân tại Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình phải tạm lánh sang các giáo xứ lân cận để tránh các hành động truy bức của chính quyền sở tại. Các giáo dân chạy qua các vùng lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh.

Trong bản tin đánh đi từ Hà Nội đề ngày hôm nay 29/07/2009, hãng thông tấn Công giáo Asianews, trụ sở tại Ý đã tỏ ý rất lo ngại cho các giáo đân ở Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình.

Theo Asianesw, linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện giáo phận Vinh trực thuộc Đồng Hới, đã cho biết là trong một vài ngày qua, chính quyền đã cho bắt gìữ nhiều giáo dân. Đặc biệt là vào hôm qua, 28/07, công an đã bắt đi một giáo dân mà nhà thường xuyên được sử dụng làm nơi hành lễ.

Ngoài các vụ bắt giữ nói trên, theo Asianews, một số người địa phương cho biết là công an cùng nhiều nhóm thường dân phụ trợ đã đi đi lại lại trên các đường phố để tìm đánh tất cả những ai mang biểu tượng của đạo Công giáo. Họ còn thốt ra những lời đe dọa tính mạng giáo dân.

Trong tình hình bất an đó, theo Asianews, hàng trăm gia đình giáo dân Công Giáo ở Đồng Hới đã phải bỏ nhà chạy qua các vùng lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh để lánh nạn.

Xin nhắc lại là mới đây, bạo động đã nổ ra khi một nhóm giáo dân đến nền nhà thờ Tam Toà để dựng tạm một nơi thờ phụng vì trong khu vực không có nhà thờ. Theo chính quyền địa phương thì xô xát đã xẩy ra khi một nhóm cư dân trong vùng không đồng ý với hành động nói trên đã đến nơi ngăn cản. Còn theo các hãng tin công giáo thì chính công an đã xông vào đánh đập và bắt bớ giáo dân.

Về nhà thờ Tam toà bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh, chính quyền chủ trương xếp nơi này vào diện ''di tích chiến tranh''. Ngược lại, giáo dân tại chỗ lại muốn có nơi hành lễ
 
Linh mục và Hội đồng Mục vụ hạt Cửa Lò thăm nạn nhân tại bệnh viện
PV Cửa Lò
21:01 29/07/2009
XÃ ĐOÀI - Hôm nay Cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính Đặc trách giáo lý hạt Cửa Lò và đại diện Ban giáo lý hạt Cửa Lò cùng Hội đồng mục vụ các giáo xứ trong hạt lên thăm Cha Ngô Thế Bính và anh Trường giáo dân xứ Đông Yên là nạn nhân bị bọn "côn đồ" đánh bị thương nặng đang nằm điều trị tại bệnh viện.

Cha Tính và anh em đại diện giáo dân đã không cầm lòng được khi thấy Cha Ngô thế Bình tay cha bị gẫy, môi mồm bị sứt và 2 răng bị rụng, trán bị toạc. Tình trạng sức khoẻ của Cha đang tiến triển khá hơn, nhưng đầu vẫn còn bị đau nhức và mệt mỏi.

Anh Trường là giáo dân xứ Đông Yên bị đánh trọng thương, mắt trái bị bọn "nó" dùng mũi nhọn dày đá móc thẳng vào đe doạ bị hỏng, mắt phải sưng thâm đen, đến hôm nay đã mấy ngày vẩn thâm tím.

Con gái thứ 2 của anh đang chăm sóc bố tại bệnh viện. Qúi linh mục và đại diện Hội đồng mục vụ giáo xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò, tới thăm động viên và an ủi anh. Con gái anh thấy bố bị đâm vào mắt và chịu đau đớn như vậy, có thể bị mù mắt ai cũng thương tâm.

Mọi người đều cầu nguyện cho Cha Bính và Anh Trường được mau bình phục. Cầu xin cho Nhà nước và công an, cả bọn "côn đồ" được sám hối và và mở mắt ra thấy được sự thật để biết quay đầu về với lương tâm và nhân tính con người, hầu cứu nguy dân tộc và đất nước khỏi cảnh nồi da xéo thịt!

 
GX Nghi Lộc giáo phận Vinh hiệp thông trong ánh nến nguyện cầu với giáo dân Tam Tòa
Thiên Khải Đường
21:12 29/07/2009
VINH, Nghi Lộc, 29.07.2009 - Biến cố Tam Toà ập đến như một cơn gió mạnh. Nó đã gây đau thương cho những người tin Chúa, đã làm đổ máu và nước mắt của bao chiên lành. Nhưng cũng tại mảnh đất hoang tàn vì chiến tranh ấy đã bùng lên một ngọn lửa vĩnh cửu của tình yêu Chúa. Chúng ta gọi đó là Ngọn lửa Đức tin được gửi đến từ Trời cao. Khắp Bắc Trung Nam, từ Hà Nội đến Sài Gòn, ngọn lửa thắp lên từ những con tim Việt Nam biết yêu thương nồng nàn, biết đấu tranh cho Sự thật và Công lý ở đời.

Xem hình ảnh
Đêm 28.07.2009, tại Giáo xứ Nghi Lộc đã có một thánh lễ cầu nguyện cho Sự thật, Công lý và cách riêng là cho những anh chị em Tam Toà đang bị Công an Quảng Bình đánh đập, bắt giữ.

Nghi Lộc là một xứ đạo thuộc hạt Đông Tháp, GP Vinh, hiện có gần 2500 tín hữu. Cõ lẽ cũng nên nói đôi điều về lịch sử của vùng đất này. Nửa cuối thế kỉ XIX là thời kì dầu sôi lửa bỏng, đau thương khủng khiếp bậc nhất cho những người Công giáo Việt Nam. Tưởng có lúc phải lụi tàn, không hi vọng sống còn vì những cuộc bách hại liên miên, đầy tính dã man tàn bạo do vua quan nhà Nguyễn và giới sĩ phu Văn Thân lúc bấy giờ chủ trương. Khắp các thôn làng thuộc Thanh - Nghệ - Tĩnh, cuộc bách hại lại thêm phần dữ dội. Những giáo dân từ mọi nẻo đã chạy về một vùng đất với tên gọi đơn sơ là “Làng Nghi” và sau này là giáo xứ Nghi Lộc để lánh nạn, tìm chốn nương thân.

Theo các tài liệu còn lưu giữ được và theo lời các bậc cao niên trong làng kể lại, những năm dưới thời vua Tự Đức là thời kì đau thương nhất của giáo xứ này. Năm Tự Đức thứ 27 (1874), một cuộc thiêu sát kinh hoàng do các sĩ phu Văn Thân đã nổ ra tại đây. Một họ đạo với số giáo dân chưa quá 200 người lúc bấy giờ đã có đến 77 người con ngã xuống vì Đức tin.

Rồi những đau thương qua đi. Cho dẫu ánh bình minh đã rạng thì con người làng Nghi vẫn không thể quên nỗi đau năm nào. Máu của cha ông đổ xuống để cây Lời Chúa đơm hoa kết trái. Và hôm nay, chứng kiến nỗi đau của những anh chị em Tam Toà đang phải hứng chịu, nỗi đau mà ngày xưa cha ông Nghi Lộc từng trải qua vì niềm tin Chúa, giáo dân nơi đây cùng với chủ chăn của mình đã dâng thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho những người anh em Tam Toà, dù xa mặt mà không cách lòng.

Thánh lễ được cử hành trọng thể với sự chủ tế của cha JB. Đinh Công Đoàn, chính xứ Kẻ Dừa, cùng cha quê hương Jos. Nguyễn Văn Hiệu và cha quản xứ Jos. Nguyễn Đình Linh. Hội Phụ huynh, hội Phụ nữ giáo xứ cùng đội trống và đông đảo giáo dân kết thành đoàn rước kiệu Đức Mẹ thật trang nghiêm và sốt mến. Xuyên suốt thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện sau lễ là một tinh thần hiệp thông sâu xa và một sự đồng cảm sâu sắc dành cho anh chị em Tam Toà.

Những hình ảnh bi hùng của Tam Toà hoà cùng lời hát Đây bài ca ngàn trùng như lời kinh đêm xin dâng về toà Chúa cao sang.

Ánh nến trên tay con rạng ngời
Tin vào Công lý ở trên đời
Con hướng lòng con về với Chúa
Nguyện Chúa thương tình, Chúa con ơi...
 
Giới trẻ giáo xứ Kẻ Gai giáo phận Vinh thắp nến hiệp thông cùng giáo xứ Tam Tòa
Kẻ Gai
21:27 29/07/2009
KẺ GAI, VINH - Hằng năm cứ đến ngày 31-07, với sự hiện diện của cha quản xứ và quí cha quê hương, giới trẻ học sinh – sinh viên giáo xứ Kẻ Gai lại hân hoan mừng lễ Thánh Inhaxiô Lôiôla bổn mạng, trong bầu khí thanh bình, thánh thiêng của làng quê Công Giáo Viêt Nam. Nhưng năm nay, trước sự bất công, bạo lực đầy thú tính của những tên côn đồ được nhà cầm quyền Quảng Bình bảo kê đã xé nát khung trời thanh bình ấy, gây một cú sốc nặng nề về tâm lý không chỉ cho giới trẻ học sinh và sinh viên Quảng Bình mà còn cho toàn thể giới trẻ cả nước, trong đó có giới trẻ học sinh và sinh viên Kẻ Gai.

Trước tình hình cấp bách đáng lo ngại đó, Giới trẻ học sinh và sinh viên Kẻ Gai đã mừng lễ quan thầy sớm hơn, vào tối 28-07, với mong muốn gửi đến mọi người có lương tri trên toàn thế giới một thông điệp: "Hãy lên tiếng cứu lấy tuổi thơ Việt Nam, nhất là ở Tam Tòa, Quảng Bình, khỏi những bóng đen của hận thù, ghen ghét, đố kỵ. Hãy đòi nhà cầm quyền trả lại cho trẻ thơ quyền được sống trong khung trời thanh bình, yêu thương".

Xin hãy cùng giới trẻ học sinh và sinh viên Kẻ Gai thắp lên ngọn nến yêu thương trước Chúa Giêsu Thánh Thể để cầu cho giới trẻ giáo xứ Tam Tòa và giáo dân giáo xứ Tam Tòa sớm thoát khỏi cuộc bách hại tàn khốc của nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình hèn nhát và yếu kém. Vì chỉ có những người yếu kém và hèn nhát mới dùng vũ lực với đồng loại.

 
Đánh! Đánh nữa! Đánh mãi!
Văn Quảng
22:00 29/07/2009
ĐÁNH! ĐÁNH NỮA! ĐÁNH MÃI!

(Về chị Nguyễn Thị Yên, ca đoàn Tam Tòa [1]
và Tổng Hội Sinh Viên TGP Hà Nội [2]


Chị tôi, Nguyễn Thị Yên
tiếng hát từ trái tim
tại sao chúng đánh chị?
chúng sợ cả tiếng chim!

bạn tôi, sinh viên Thống
những người của ngày mai
tại sao chúng cũng đánh?
chúng thù cả tương lai!

đánh cha Phú, cha Bính
những người gieo Tin Mừng
chúng, sứ giả tin buồn
hoảng hốt chống Sự Thật

đánh! đánh nữa! đánh mãi!
chúng thuộc bài Tố Hữu
đánh cho gục Quê Hương
đánh dọn đường Bắc Thuộc?

máu lại loang thềm xưa…
hỡi chính quyền côn đồ, cứ thử xem!! ! [3]

[1] http://www.vietcatholic.net/News/Html/69491.htm
[2] http://dcctvn.net/news.php?id=4540
[3] Thơ Hoàng Quang, “Chúng là côn đồ”: http://phonglan.multiply.com/journal/item/339
 
Ý kiến bạn đọc: Tam Toà, Niềm tin rạng non sông
Bảo Giang
22:29 29/07/2009
Hôm nay, khi nhìn hình ảnh đoàn người như biển người, như thác lũ đổ về quảng trường Thuận Nghĩa để tham dự thánh lễ vào ngày 26-7-2009 với chủ đẻ: "Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ” đăng tràn ngập trên các trang điện báo hải ngoại và quốc nội, và ngay trên cổng của toà Giám Mục Xã Đoài, tôi tin rằng, không một người nào không bàng hoàng mà hỏi nhau rằng:

- Tam Tòa ở mô?
- Người ở đâu ra mà nhiều đến như thế?
- Niềm tin nào đã đưa biển người từ muôn ngả đường về đây theo hàng lối để nốí kết lại thành tường đồng vách thép, khiến không một thế lực nào có thể ngăn cản được?

Khi câu hỏi chưa được giải đáp thoả đáng, bạn đọc của VietCatholic.net, còn dịp dựng tóc gáy lên vì bản văn trả lời của Văn Phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài gởi UBND Quảng Bình như sau: “Đang khi Thánh Giá- Biểu tượng của niềm tin chúng tôi còn bị công an Quảng Bình xúc phạm và khi giáo dân của chúng tôi còn bị giam giữ bất công thì chúng tôi chưa thể tới làm việc với UBND tỉnh được”. Người viết thư trả lời là ai thế? Có uống mật gấu hay không mà dám trả lời nhà nước CSVN như thế nhỉ?

Thật ra, chẳng phải chỉ có bạn đọc là giật mình kinh ngạc về sự kiện Tam Tòa làm chấn động dư luận thế giới đâu, mà cả phía nhà cầm quyền, tuy có súng đạn, đầu gấu trong tay nhưng vẩn không tránh khỏi cái kinh ngạc tột cùng này. Bởi vì câu chuyện về Tam Tòa còn mới mẻ lắm. Mới chỉ một tuần trước đây, bạn không biết, mà tôi cũng không biết. Ngay cả những người sống và chết với Tam Tòa, cả những người trong guồng máy của nhà cầm quyền, hay những người gốc ở Tam Tòa, nhưng đã phải xa nơi yêu dấu ấy sau ngày 20-7-1954 vì cái bản án chia đôi đất nước do Hồ chí Minh và Pháp tạo ra, đều không ai dự đoán được là Tam Tòa sẽ trở thành địa điểm thứ ba, như cái tên tiền định là Tam Tòa, vững Niềm Tin đi đòi Công Lý, đòi Tự Do Tôn Giáo, sau sự kiện Tòa Khâm Sứ và Thái Hà tại Hà Nội. Nhưng thực tế, Tam Toà vào ngày 20-7-2009 đã vươn lên tháp đỉnh của Niềm Tin và sức mạnh. Hơn thế, Tam Tòa, có thể sẽ còn là một địa danh khả dĩ chôn vùi thế lực của Gian Ác, Dối Trá và bạo quyền!

Nhưng trước hết, Tam Tòa ở mô?

Tam Tòa là một họ đạo nằm trên bờ sông Nhật Lệ, thuộc tỉnh Quảng Bình, trước kia thuộc Tổng Giáo Phận Huế, nhưng đến ngày 15 tháng 5- 2006, Toà Tổng Giám Mục Huế chuyển giao Giáo hạt Quảng Bình cho Giáo Phận Vinh, từ đó Tam Tòa thuộc Giáo Phận Vinh. Đức Giám Mục cai quản Gíao phận Vinh bổ nhiệm LM Lê thanh Hồng về quản sứ Sen Bằng kiêm xứ Tam Tòa. Tưởng cũng nên nhắc lại, đa số giáo dân của Tam Tòa đã di cư vào nam sau ngày 20-7-1954. Số còn lại cũng tản mát và dĩ nhiên dưới ngọn roi của chiến tranh, người ở lại đã phải nhận nhiều đau thương. Và cho đến nay, 34 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, người dân Tam Toà vẫn chưa có điều kiện để tài lập lại ngôi thánh đường đã bị tàn phá bởi chiến tranh, nay chỉ còn trơ lại một cái tháp chuông với sân nền đổ nát.

Rồi theo những bản tin đã được loan tải, ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà cùng nhau dựng một láng trại trong sân nhà thờ củ chiều dài 9 mét chiều ngang 6 mét, để có nơi che mưa nắng khi linh mục đến cử hành nghi thức phụng vụ. Công việc tưởng chừng chính đáng và hết sức bình thường, bỗng nhiên trở thành cơn cuồng phong lôi cuốn cả nước, cả hải ngoại về Tam Toà, khi nhà cầm quyền địa phương huy động một lực lượng công an hùng hậu đến đập phá, triệt hạ láng trại vừa mới dựng và đánh đập giáo dân một cách dã man. Chưa hết, sau khi bị đánh đập một số giáo dân còn bị bắt giam một cách trái phép. Sau sự kiện này, Tam Tòa bỗng trở thành một địa điểm duy nhất trên toàn cõi Việt Nam có hai ngày đại nạn trùng lập vào ngày 20-tháng bảy. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, phần đất của họ bị giao cho cộng sản, người dân Tam Toà đã phải bỏ của chạy lấy ngươi, cuốn gói vào nam tìm Tự Do. Và nay lại ngày 20 tháng 7- 2007, họ nhận đòn thù từ nhà nước Việt cộng vì lý do Tôn Giáo!

Còn người ở đâu mà nhiều thế à?

Vậy đã ăn thua gì. Lúc gần đây đồng bào ta đã không còn ngạc nhiên khi thấy những hàng hàng lớp lớp những người có Niềm Tin trong tim mà tiến lên chứng nhân cho sự bất khuất và đòi hỏi công lý. Thế nên, khi có lời kêu gọi đi tìm Chân Lý, đi đòi lại Tự Do thì sẽ có muôn vạn
Hàng hàng lớn lớp tiến lên hy sinh vì tình yêu. Trường hợp Thuận Nghĩa hôm nay chỉ là khởi đầu thôi.. Chỉ có những con mắt đảng, con mắt của gian trá là bàng hoàng kinh sợ vì không hiểu tại sao. Những người dân trong tay không một tắc sắt này, kể cả đàn bà trẻ con nữa, lại có thể hiên ngang, không thách đố mà làm cho toàn bộ hàng ngũ của nhà cầm quyền CSVN phải rúng động!

Và còn hơn thế nữa, tôi dám cá rằng, những kẻ cầm lá thư trả lời của Tòa Giám Mục Xã Đoài trên tay đều bỡ ngỡ nhìn nhau và nói không thành tiếng, rồi cũng không thể hiểu được tại sao chúng lại nhận được lá thư trả lời đanh thép như thế. Mà có phải là đanh thép không đâu, còn có cả những điều khoản kết tội như kết tội bọn trộm cướp nữa cơ chú! Thật là rụng rời tay chân!

Kế đến, rất ngạc nhiên khi biết người viết thư đó là một Linh Mục, Ngài chỉ biết theo tiếng gọi để viết lên sự thật và làm chứng cho sự thật thôi. Nếu các đồng chí biết nghe sự thật thì có việc gì phải la hoảng. Các đồng chí hãy nhớ cho kỹ nhá, chỉ có tội ác mới chống lại sự thật, chống lại Công Lý mà thôi! Phải thế không nào?

Như thế, câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất cho sự kiện có từng hàng hàng lớp lớp tiến lên và triệu triệu người đi và viết cho sự thật là vì từ trong lòng họ đã có niềm tin tuyệt đối vào Đấng: "Ta là Đưòng là Chân Lý và là sự Sống”(X.Ga.4). Một khi họ đi tìm Chân Lý, làm chứng cho Chân Lý thì chính là lúc họ đi tìm Sự Sống. Sự sống trong lẽ thật mới là cuộc sống đáng sống. Người đi tìm sự sống trong Công Lý thì lại sợ cái chết ư? Nếu cái chết đã không làm họ khiếp sợ, há họ lại lo sợ bạo lực và gian dối của tà quyền hay sao?

Họ không sợ hãi, bởi vì lịch sử đã chứng mình rằng: Niềm tin của ngưòi Công Giáo đặt để vào Đấng là Sự Thật, là là Công Lý và là Sự Sống mà biểu tượng là Cây Thánh Gía là vĩnh viễn trường cửu. Không một kẻ nào, một thế lực nào có thể trấn áp, lay chuyển được. Nếu chỉ tính riêng ở Việt Nam thôi, sự kiện này đã đưọc chứng minh qua các triều Minh Mạng Thiệu Trị, Tự Đức. Nay CSVN dám chà đạp Niềm Tin của họ là Đường là Chân Lý, là Cây Thánh Giá thì con đường diệt vong của chúng đã gần kề.

Bởi lẽ, lịch sử cũng cho thấy rằng, Tần thủy Hoàng, bạo ngược hơn đời, mà con cháu y truyền lại không qúa ba đời. Một Tào Tháo gian hùng, đời con Tào Phi chưa chết, cơ nhiệp đã tận. Riêng Hồ chí Minh xem ra về phần độc ác bạo ngược giết người không thua Tần Thủy Hoàng. Phần gian trá còn hơn cả Tào Tháo, đẻ con ra không dám nhận, bản thân xin làm nô lệ cho ngoại thù thì sẽ truyền được mấy đời đây? Liệu có còn tồn tại được hết tuổi đời con của ông ta hay không?

Câu trả lời đã có sẵn ở đây. Suốt từ ngày 3-2-1930 cho đến nay, còn kế ác độc nào trong mưu toan tiêu diệt niềm tin của Tôn Giáo, đặc biệt là Công Giáo mà Hồ chí Minh và tập đoàn CSVN chưa đem ra thi hành?

Ngay sau ngày chia đôi nước Việt, đồng bào Công giáo di cư vào Nam tìm tự do khá nhiều, Hồ chí Minh nhân cơ hội ấy, ngầm kết án người công giáo theo giặc, nên các cơ sở, đất đai, tài sản của Giáo Hội, dù còn người ở lại trông coi hay tiếp tục việc thờ tự đều bị chúng chiếm đoạt và nhiều nhà thờ khác bị biến thành nhà kho của hợp tàc xã. Việc phụng vụ, tuy không chính thức ra thông báo cấm cản, nhưng cứ đến giớ phụng vụ thì chúng tổ chức phát thanh họp hành phá rối (điều này chúng cũng áp dụng tại một số nơi ở Miền Nam sau 30-4-1975). Kế đến, ngăn cấm các Linh Mục đến những xứ đạo không còn Linh Mục để cử hành phụng vụ. Việc học sinh dự tu thì coi như chấm hết. Nếu có người giáo dân đạo hạnh nào được chịu chức Linh Mục thì y như rằng họ đã tốt nghiệp từ đại học…. chui!

Riêng các nhà thờ ở các tỉnh lẻ hay miền quê thì nhân cơ hội chiến tranh, nhà nước biến nhà thờ, chùa chiền, nơi tôn nghiêm thành những pháo đài chống máy bay. Kết qủa, nếu nhà thờ bị đánh bom tan hoang thì thầy tớ Việt cộng mừng rỡ vì cơ hội tuyên truyền, kể tội ác của đế quốc Mỹ. Tam Tòa cũng là một trong những diện điển hình như thế. Riêng các nhà thờ vùng Cao Bắc Lạng, sau chiến tranh chống Mỹ lại được cải biến thành pháo đài chống Trung Quốc xâm lược vào năm 1979. Nhờ chiến tranhh ấy, Việt cộng và Trung cộng đã phá nát cho bằng hết những nơi cần phải bảo vệ.

Chỉ có điều không giống ai theo kiểu xã hội chủ nghĩa Việt cộng là: Sau khi để cho Trung cộng phá xập rất nhiều nhà thờ, trường học ở phương bắc và giết hại hàng chục ngàn dân, quân Việt Nam. Nhà nước CSVN lại không một nửa lời lên án. Đã thế còn thành lập có đến 40 nghĩa trang thờ liệt sĩ Trung cộng trên đất nước Việt. Rồi đến năm 1999-2000, lại cúng luôn những phần đất béo như Bản Giốc, Nam Quan cho Trung cộng. Qủa thật, đây là một kỳ tích mà những Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống, Mạc đăng Dung nổi tiếng trong nghề cõng rắn cắn gà nhà cũng phải qùy bái phục công trạng bán nước củaHồ chí Minh và Đảng CSVN. Chói lọi…. đại chói lọi! Riêng những người đem thân đi chống Trung Quốc năm nào thì ngậm hờn không có lấy một nơi dung thân. May mà nhà nước chưa cho lập bia mộ tập thể với bảng đề: Mồ chôn những tên phản động chống Trung Quốc vĩ đại! May! Thật là may cho những người đã chết… nhầm trong cuộc chiến ấy!

Tuy nhiên, với muôn vàn mưu ma, chước qủy như thế, Hồ chí Minh và Đảng CSVN cũng không thể nào làm suy giảm được niềm tin của ngươi Công Giáo đặt nơi biểu tượng Thánh Gía. Nói cách khác, càng trong nguy khó, niềm tin ấy càng tăng cao, vững bền và không bao giờ chúng có thể làm cho người công Giáo đi theo đường gỉa dối, gian trá được. Trái lại, khốn cho kẻ giơ chân đạp mũi nhọn. Bởi vì, con đường vô đạo ấy không dẫn chúng đến cuộc tồn sinh. Riêng Niềm Tin của người Công Giáo thì mãi mãi còn đây. Sẽ mãi mãi chiếu sáng mọi con đường, dù là con đường còn nằm trong bóng tối của sự gian trá và đàn áp.

Khi biết không thể thắng nổi niềm tin của người Công Giáo, tại sao CSVN còn ức chế giáo dân Tam Tòa?

Sự thật là: Nhà cầm quyền CSVN đã không thể nào khoả lấp được tội trạng bán đất, dâng biển của Việt Nam từ Hoàng Sa, Trường Sa, đến Bản Giốc, Nam Quan, Tục Lãm và nay là Tây Nguyên, cho Trung cộng. Nhưng chúng cũng không dám thừa nhận tội ác này. Việc không dám thừa nhận, hay ngưng ngay tội buôn dân bán nước lại, đã dồn đám thái thú bước vào chân tường. Con đường giải quyết áp lực theo hướng xã hội chủ nghĩa là bạo lực. Đó là lý do của vụ việc Tam Tòa nổ ra. Lẽ dĩ nhiên, tuy dù nhà nước Việt cộng không muốn gây thêm những xung đột vói các tôn giáo để chế độ sớm cáo chung. Nhưng, vì tình thế, không còn đường lựa chọn, đành phải mở ra những điểm nóng để giải tỏa bớt áp lực của dư luận.

Từ lý luận thực tế này và với một guồng máy công an trị, nhà nước CSVN vẫn chủ quan là vẫn có thể điều hành được bạo quyền và cũng sẽ giải tỏa được áp lực từ nhân dân. Nên khi vụ Hoàng Sa, Trường Sa trở nên sôi động, làm choáng váng dư luận, CSVN đã mở ra trận Toà Khâm Sứ, rồi Thái Hà, để thu hút chú tâm của mọi ngươì vào điểm nóng mà quên đi vụ Hòang Sa, Trường sa. Bản cũ soạn lại, nay đến vụ quặng mỏ Bauxite Tây nguyên, và nhiều vụ "tàu lạ" đuổi bắt ngư dân Việt Nam trong vùng biển Việt Nam, càng lúc áp lực càng đè nặng xuống trên đầu những kẻ bán nước hại dân. Khắp nơi biến động đã sẵn sàng nổ tung. Nay nhà thờ này tổ chức cầu nguyện cho Tây Nguyên, mai đến nơi khác hội thảo. Con vật đến lúc gần chết sẽ thêm hung hăng dữ tợn hơn. Cũng thế, nhà nước toan tính mở mặt trận "Làng Mai" ở Di Linh làm điểm nóng. Kết qủa, cờ chưa đánh đã tan, không thu hút được sự chú ý của nhiều người. Bước vào đường cùng, Tam Tòa như một cái tên tiền định là địa điểm thứ ba, là lựa chọn đánh cuộc cho giải pháp giải tỏa áp lực nhất thời từ vụ Bauxite Tây Nguyên.

Cái kế đánh bùn sang ao của nhà nước này chưa biết đúng sai, nhưng địa điểm chúng lựa chọn thì hoàn toàn sai trái. Sai từ cơ bản đến tính toán. Bởi lẽ, họ không thể đoán ra được sức phản ứng của người Công Giáo nói chung và giáo xứ Tam Tòa nói riêng. Đã thế, họ không bao giờ ngờ rằng sẽ nhận được những lá thư trả lời như một bản án của Toà Giám Mục Vinh. Sự khiêm nhường trong lá thư không phải không có, nhưng chắc chắn rằng bạo lực không thể làm cho ngòi bút đi tìm sự thật ấy bẻ cong được. Đã đứng trước cuộc dầu sôi lửa bỏng, những trách nhiệm trong guồng máy CSVN còn cho bọn đầu gấu, công an chìm giả xã hội đen để đánh đập các linh mục và giáo dân nữa thì chúng phải nhận lấy tất cả mọi hậu qủa khốc liệt nhất. Chúng phải nhớ rằng, sức mạnh không thể tựa trên bạo lực, vô luật pháp. Hơn thế, qua mọi thời đại, chưa bao giờ máu của người Công Giáo đã đổ ra trong vô ích.

Thay cho lời kết, kính thưa qúy anh chị em trong giáo xứ Tam Toà, Xã Đoài, Thuận Nghĩa, Hướng Phương, Cầu Rầm, Cửa Lò, v.v..., cách riêng những anh chị em đã bị cộng sản hành hung và bị giam giữ vì Chân Lý. Chúng tôi vô cùng kính phục niềm tin vững mạnh và lòng quả cảm của qúy anh chị đã biểu lộ vì đưc tin vì Công Lý. Niềm tin của qúy anh chị em hôm nay không những chỉ đi làm chứng cho Sự Thật, nhưng còn là đi xây dựng một tương lai mà Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền phải được tôn trọng và thể hiện. Từng mỗi bước chân nhỏ bé của anh chị em hôm nay sẽ là những bước vị đại trong vận mệnh của dân tộc ngày mai. Bởi vì từ những bước chân này, Công Lý, Sự Thật sẽ triển nở và thành sức mạnh đạp dổ sợ hãi, tiêu diệt cường quyền và gian dối…

Chúng tôi cũng vô cùng kính phục sự trang nghiêm, tề chỉnh của tất cả mọi người khi đến tham dự những giờ cầu nguyện. Sự trang nghiêm này biểu lộ tâm tình của những người trong lề luật đi tìm Công Lý. Nhưng lại sẵn sàng mạnh mẽ đáp trả những kẻ không có phận sự như bọn đầu gấu, giã hoặc là thành phần bất hảo của xã hội đến phá rối trật tự trong những giờ kinh. Ở đâu thì cũng thế, luật lệ thưởng bảo vệ đời sống yên lành cho ngưoì dân, chứ không bảo vệ cho những thành phần bất hảo đến phá rối này. Nếu luật của nhà nước không có điều khoản quy định ngược lại, hãy đòi buộc nhà hữu trách phải đưa chúng ra trước tòa án.

Được như thế, Tam tòa không còn là nhỏ bé cô đơn bên bờ sông Nhật Lệ, nhưng Tam Tòa đã vươn vai lớn dậy giữa giang sơn. Và còn hơn thế, Tam Tòa đã và đang làm khởi sắc nghĩa vụ cao cả của một người dân trong đất nước muốn có Độc Lập, khát vọng Công Lý và xây dựng Nhân Quyền cho mình và cho toàn dân. Tam Tòa đã không chỉ thắp lên ngọn lửa yêu quê hương trong Nìềm Tin, nhưng còn chiếu sáng Niền Tin đến mọi con đường và đến mọi nơi mọi chốn. Để từ Bắc xuyên Nam, từ đồng bằng lên đến miền rừng sâu núi thẳm, mọi người, mọi nhà, mọi giáo đường, mọi chùa chiền Phật giáo, mọi thánh thất Cao Đài, Hòa Hảo cũng như toàn thể đồng bào ta ở khắp năm châu sẽ cùng nhau chờ một giờ lịch sử của quê hương. Tất cả cùng đồng thanh, đồng hành cất cao tiến hát vì Công Lý. Tất cả cùng khua chiêng, cùng đánh trống, cùng gõ mõ để truyền rao ngày hội của dân tộc đã đến. Tất cả cùng đứng, chung nhau Niềm Tin, tạo sức mạnh để lên giải trừ cường quyền gian dối, buôn dân dán nưóc, để đem lại Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và đời sống ấm no an bình cho Vệt Nam…
 
Im Lặng
lykhách
22:36 29/07/2009
IM LẶNG!

Có những im lặng đến từ con tim nhân ái
Chứa khổ đau người để đơm trái từ tâm
Như nụ hoa khuya lặng lẽ âm thầm
Trong khắc khoải nở dâng ngày mai sớm

Có những im lặng để nuôi tình thêm lớn
Giữa nộ cuồng của thế giới âm thanh
Rồi một mai im lặng hóa thân thành
Một điệp khúc trữ tình cho nhân loại

***
Có những im lặng để nghe Thượng Đế thầm thì:
“Bình an. Và nghĩa sống là cho đi
Yêu thương anh em là điều cần thiết
Sống chết vì anh em. ĐỪNG SỢ! Sẽ phải nói gì!”

Đừng sợ kẻ chỉ có thể bắt bớ, giam cầm, hay chém giết xác thân thôi
Mà hãy sợ Đấng có toàn quyền trên LINH HỒN và THÂN XÁC mỗi con người
"
Ngươi nếu đang đong bằng đấu nào với đồng loại
Thì chính là điều sẽ được xét xử cho ngươi.”


***
Có những im lặng như Phi-la-tô sợ hãi
Rửa tay! giữa tàn bạo con người
Mặc cho máu của con người vô tội
Đổ thay giùm cho quyền thế trên ngai!


Có những im lặng như loài đà điểu
Vùi đầu xuống cát, chân run không chạy
Để khỏi phải thấy, khỏi phải tự hiểu
Vì sao? chỉ biết cách trốn này?!

Có những im lặng ngầm thỏa hiệp cùng dối trá
Mong được an thân hay được chút vinh hoa
Người ta tưởng im lặng như loài đất đá
Không! đất đá khi lên tiếng sẽ vỡ ra!


Có những im lặng nằm chờ thời
Nhắm mắt trước đau khổ con người
Càng trí thức thì càng đáng tội
Càng uy quyền càng hèn nhát trên ngôi!

Có những im lặng như lòng đường phố xá
Đêm về khuya xe cộ chẳng còn qua
Nằm thương giùm đôi hàng cây lá
Quên mất chính mình chở bao nỗi gần xa!

Có những im lặng tràn con tim phẩn uất
Trong thương đau chẳng nói nên lời
Bằng hữu, gia đình, anh em, đất nước…
Tất cả hình như đang bỏ rơi!

Có những im lặng như con thú cùng đường
Bị đuổi dồn giữa bầy lũ bất lương
Nỗi sợ sệt đã hóa thành sức mạnh
Phút tàn hơi cào cấu đến thê lương!

Có những ánh mắt, có những nụ cười im lặng
Có những con tim khô cạn đến bất nhân
Có những lặng câm mà khi đứng thật gần
Ta mới hiểu giữa gian trần tại sao chỉ con người mới đáng sợ!

Vì duy nhất chỉ con người mới có
Dùng bạo tàn ác thỏa, chẳng phải vì đói no
Có những thú phải giết vì nuôi chính nó
Nhưng cũng có loài chim tự rỉa thịt mình để cho

Sự dữ sinh ra bởi tại lòng người
Kiêu ngạo, gian tham, thủ đoạn, giả dối
Và nó được nuôi dai dẳng bằng im lặng bóng tối
Của an thân, ích kỷ, câm nín với khổ đau đồng loại!


Im lặng cũng có những nhân danh
Tự phủ lên mình hào quang của im lặng nhân lành
Ôi bác ái, mi làm sao mà đến được
Giữa những nhân danh đánh mất tiếng công bình?
 
Thông Báo
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tổ chức hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa
Linh-mục Nguyễn uy Sỹ
15:02 29/07/2009

Thông báo khẩn


Của Cộng đồng công-giáo giáo phận Orange và Tập thể chiến-sĩ VNCH/ trung tâm tây-nam.

Trân trọng kính mời:
- Hội đồng liên-tôn và quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
- Quý hội đoàn quân và dân-sự
- Quý đảng-phái chính trị và phong trào đấu tranh
- Quý cơ quan truyền thông và báo chí
- và quý đồng hương

Đến tham-dự đêm thắp nến cầu nguyện cho giáo-dân Tam-Tòa địa phận Vinh đang bị đàn áp bởi bạo quyền cộng-sản
và cầu nguyện cho sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải vào lúc 7 pm ngày thứ bảy 1 tháng 8 năm 2009 tại:
Trung-tâm công-giáo 1538 N Century Blvd Santa Ana Ca 92703

California ngày thứ hai 28/7/20

Linh-mục Nguyễn uy Sỹ
Giám-đốc trung-tâm công-giáo
Nguyễn văn Liêm
Chủ tịch Cộng đồng công giáo, giáo phận Orange
714 891 0201

Trần trọng An-Sơn
Trung tâm trưởng trung-tâm tây nam
Tập thể chiến-sĩ VNCH/HN
714 980 3594
 
Văn Hóa
Martha và Maria: Chúa khó tánh!
Nguyễn Trung Tây, SVD
01:37 29/07/2009

Martha và Maria: Chúa khó tánh!

Ở đâu lương thực linh hồn?, Ảnh NTTây

Ông Tư Dì Tư là một cặp vợ chồng định cư tại Little Saigon từ sau những ngày năm 75. Dì Tư tham gia Hội Legio ở giáo xứ Việt Nam. Ông Tư hồi xưa học trường Tây, răng bịt vàng, tóc chải láng o vuốt ngược, người trong thôn gọi cậu Tư Cường, con trai độc nhất của điền chủ Bạc Liêu, người của mấy tổng gọi là ông Chủ Hào...

Dì Tư giọng thì thào nho nhỏ tuồng như sợ hàng xóm nghe lén,

— Tui biết nói cái này thiệt tình là không phải, nhưng tui thấy nhiều khi Chúa cũng khó tánh quá!

Ông Tư dừng ngang chung trà ngay cửa miệng, đôi mắt trợn tròn, ánh mặt chòng chọc nhìn thẳng vào ngay mặt vợ,

— Bà lóng rầy có thấy nóng sốt hay cảm cúm chi trong người hay không vậy?

Dì Tư cự nự,

— Ông ăn nói nghe lãng xẹt à. Người ta đang mạnh sân sẩn, tự nhiên ông mở miệng mời gọi thầy lang ghé vào nhà à…

— Thì không đau yếu mà sao tự dưng lại buông lời nói năng gì mà nghe kỳ cục như vậy? Mà bà nói Chúa khó tánh là khó ở chỗ nào?

Dì Tư buông liền một hơi,

— Thì tui nhớ đâu ở cái đoạn mà bà Martha than thở sao Chúa không để cho cô Maria vô bếp phụ bả một tay đó. Nghe bả càm ràm như vậy, Chúa mới mở miệng rầy bả một câu, “Martha, Martha, con lo lắng nhiều chuyện quá. Maria đã chọn phần tốt nhất” (Luca 10:41-42). Mà ta nói cái phần tốt nhất lại là cái phần mà cô Maria cứ ngồi miết ở dưới chân Chúa, còn việc cơm nước trong nhà là cô ấy đổ hết lên đầu của cái cô chị (Luke 10:39). Thiệt tình…

Dì Tư chép miệng,

— Cái này là tui nói thật bụng đó nghen. Ai nói gì thì nói, tui vẫn khoái cái bà Martha hơn. Đàn bà con gái là phải như vậy. Khách khứa tới nhà là mình phải te te chạy ra rót nước, tay dâng cau mời trầu. Rồi đàn bà con gái là mình phải lẹ làng chạy xuống bếp, giết gà nấu cơm bầy lên mâm đồng mời khách. Như vậy mới là đàn bà con gái chứ…

Dì Tư dừng lại,

— Nhưng thiệt tình tui không hiểu tại sao Chúa lại cất tiếng khen cái cô em oang oang à. Còn cái cô Martha, Chúa đã không khen thì thôi, nhưng lại còn nói mấy câu làm người ta buồn. Ai thì không biết, chứ Chúa mà nói với tui như vậy là tui rầu thúi ruột luôn! Mình thì cứ lục đục loay hoay trong bếp chiên xào nấu nướng cho Chúa có miếng ăn ngon, mà Chúa lại không hiểu cho cái tâm thành của lòng mình. Hỏi sao mà cô Martha lại không buồn?

Dì Tư dừng lại nhìn ông Tư. Ông Tư nhíu mày nhìn vợ,

— Bà ơi, cái này người ta nói là học không thông, ôm gối bông cũng thấy nặng, cho nên Chúa nói gà mà mình nghe ra vịt là như vậy. Cái ông Luca ta nói ổng viết quyển Phúc Âm thứ Ba là có hơi khác với ông Máccô và ông Mátthêu…

Dì Tư nóng nẩy,

— Khác là khác như thế nào? Ông muốn nói cái chi thì cứ nói huệch toẹt ra đi. Nhằm ngay cái người chậm lụt rùa bò như tui mà ông cứ rề rà tuồng như người đứng gác chim cu núp núp ở trong bụi rậm không bằng…

Ông Tư chép miệng,

— Thì bà cũng phải cho tui nói có đầu có đuôi, như vậy bà mới hiểu tuồng hiểu tích chứ. Ta nói cái điều mà ông Luca muốn trình bày ở trong câu truyện của bà Martha là Chúa Giêsu chính là Lời Chúa là Tin Mừng...

Dì Tư đưa tay cản lại cấp kỳ,

— Ông nói chiện lạ! Chứ bộ mấy ông kia hổng có nói Chúa Giêsu là Lời Chúa là Tin Mừng hay sao?

— Không! Không! Bà nói đúng lắm. Bốn ông thánh sử là cả bốn ông, ông nào cũng nói Chúa Giêsu là Lời Chúa là Tin Mừng. Nhưng mỗi người có một cách nói khác nhau. Ta nói đối với ông Máccô, Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai chịu nhiều đau khổ. Còn đối với ông Mátthêu, Chúa Giêsu là Con Vua Đavít. Với ông Gioan, thì Chúa Giêsu là Lời, là Ngôi Lời xua tan đêm đen bóng tối. Nhưng riêng cái ông Luca này thì đặc biệt nhất. Đối với ổng, Chúa Giêsu không những là Lời Chúa, mà còn là số một. Tất cả những cái còn lại đều là thứ yếu, không có chi phải đáng bận tâm hết…

Dì Tư dừng nhai trầu thuốc, bĩu môi,

— Ông nói khơi khơi như vậy ai mà nói chẳng được...

Ông Tư cầm quyển Kinh Thánh đưa cho vợ,

— Bà không tin lời tui hén. Thì đây, nếu bà không tin tui thì bà đọc đoạn này đi. Đó, đó, đoạn Máccô 3:31-35 đó, rồi đây là đoạn Mátthêu 12:46-50, và luôn cả đoạn Luca 8:19-21 nữa đây nè. Cả ba đoạn này đều kể chuyện Đức Mẹ với mấy người anh em của Chúa đi kiếm Chúa đó, bà còn nhớ hay không?

Ông Tư dừng lại,

— Bây giờ bà đọc ba đoạn này đi, rồi bà nói cho tui nghe, bà thấy ba đoạn Phúc Âm này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?

Dì Tư cầm quyển Kinh Thánh lên, tay móc cặp kiếng lão trong túi áo đeo vào, tay lật ra từng trang, miệng đọc lẩm nhẩm… Năm phút sau, dì Tư dừng lại buông gọn một câu,

— Tui thấy cả ba đoạn Phúc Âm này đều giống y như nhau, có gì khác đâu.

Ông Tư buông lời chắc nịch,

— Bà có dám chắc với tui là cả ba đoạn Phúc Âm đều giống y như nhau hay không?

Dì Tư lại cúi xuống, mắt nhìn vào những trang Kinh Thánh một lần nữa, miệng lại đọc lẩm nhẩm,

— Ừa, thì tui cũng chỉ thấy có một điều hơi là lạ mà thôi…

— Điều gì lạ đâu? Bà nói đi…

— Thì ta nói trong khi Chúa trong Phúc Âm Máccô và của ông Mátthêu thì nói, “Ai mà làm theo ý Chúa, ý Cha trên trời, thì người đó là mẹ ta và anh em ta” (Mk 3:35, Matt 12:50), nhưng Chúa trong Phúc Âm Luca thì lại nói khác?

— Bà nói khác là khác như thế nào?

Dì Tư đeo lại cặp kiếng lão, mắt chăm chú dõi nhìn những hàng chữ trong chương thứ 8 Tin Mừng Luca,

— Lạ kỳ hén, ông Luca thì lại viết, “Mẹ ta và anh em ta là những người lắng nghe Lời Chúa” (Luca 8:21).

— Đó, bà đã thấy chưa?

— Ông nói thấy là thấy cái chi?

— Thì đoạn Kinh Thánh Luca bà vừa mới đọc có giống như đoạn Kinh Thánh kể chuyện hai chị em bà Martha và Maria đón Chúa vào nhà hay không?

Dì Tư dè dặt,

— Ông muốn nói đối với ông Luca, “Lời Chúa mới là chuyện quan trọng. Những cái còn lại đều là thứ yếu”?

— Thì chứ còn gì nữa. Cho nên ta nói câu chuyện chị em của bà Martha là một câu chuyện phải hiểu theo nghĩa bóng, chứ không thể hiểu theo nghĩa đen cho đặng.

— Nghĩa đen với nghĩa bóng là cái gì? Ông nói cao xa quá, làm sao tui hiểu cho thấu! Có phải ông muốn nói là chuyện bà Martha nấu nướng với bà Maria nghe Lời Chúa không phải là câu chuyện có thật...

— Nè, nè! Cái này là bà nói chứ không phải tui nói đó nghen. Ý của tui là qua câu chuyện bà Martha và bà Maria, ông Luca muốn đề cao vai trò tối ưu của Lời Chúa trong đời sống đức tin. Cho nên nếu chỉ phân tích câu chuyện này theo nghĩa đen, bà đã hiểu lầm Chúa Giêsu và luôn cả cái điều mà ông Luca muốn nhắn gửi tới độc giả Kinh Thánh rồi. Bởi hiểu lầm như vậy, hèn chi bà than thở là Chúa khó tánh Nếu Chúa thiệt tình mà khó tánh, thì hai vợ chồng nhà mình là mệt cầm canh rồi đó nghen.

Dì Tư hờn mát,

— Ông nói chiện! Thì ai chẳng biết là hồi đó ông được ba má cho đi học nội trú trường đạo mà lại trường tây trên Sài Gòn, cho nên ông mới thấu hiểu Lời Chúa tường tận thấu đáo. Tui là phận nhà nghèo, hồi xưa không được đi học, cho nên ta nói bây giờ mà ông cha xứ chịu khó mở lớp Kinh Thánh là tui xách tập vở te te đi ngay, mà tui là tui ngồi ngay cái bàn đầu cho coi.

Ông Tư hưỡn đãi,

— Bà nói như vậy mà không sợ lọt tới tai cha xứ, ổng nghe được, ông ấy lại buồn. Cái này ta nói là tai nghe sao, tui nhắc lại nguyên tuồng làm vậy mà thôi. Tui nhớ có lần ông cha xứ than phiền là đã mấy lần ổng cất công mời mấy ông cha giáo về xứ mở lớp Thần Học Kinh Thánh cho người trong xứ. Nhưng lần nào cũng vậy, chẳng ai chịu ghi danh đi học hết. Hoặc ghi danh rồi, thì tới ngày học lại bỏ không tới lớp, làm cho ổng quê gần chết với mấy ông cha khách à...

www.nguyentrungtay.com
 
Muôn vẻ nước non...
lykhách
21:15 29/07/2009
Xanh xanh màu lá chuối non
Từ buổi ai đi chuối chẳng chịu trổ buồng
Chắc người đi mang buồn giùm cho chuối
Nên lá xanh vô tư, còn quả thì nín luôn!

Đỏ đỏ màu xưa mùa Hè phượng sân trường
Từ khi cờ đỏ đến, phượng chết đứng giữa đường
Màu Bô-xít nay mai mới thấm đỏ
Cao nguyên sau này biết đâu nghe Tầu hát…cải lương!

Hồng hồng má môi ai không cần phấn son thời xưa ấy
Dung nhan bây giờ đã mấy chục mùa thay
Thời gương lược của đời con gái
Qua quá mau em chưa vui kịp một ngày!

Tim tím như màu thơ “Hai Sắc Hoa Ti-Gôn”
Hay “Đồi Tím Hoa Sim” của Hữu Loan
Cả “Chiều Tím” của Đinh Hùng, Đan Thọ
Đang đổi sang màu tím ngắt của núi sông!

Vàng vàng màu “Áo Lụa Hà Đông”
Giờ đổi sang mốt áo xa quần, quần xa áo, chính giữa trống không
Chả biết Nguyên-Sa có nghe giữa Sài-Gòn chợt quá…mát
Và Ngô-Thụy-Miên biết có.. ưa không? kiểu áo mới vô cùng!

Ôi thôi quê hương bây giờ đổi đủ màu
Như tắc kè biến hóa ảo rất mau
Đến tận thôn làng cũng thi hoa hậu
Có đại gia, có tư bản đỏ làm ông bầu!

Xanh thẳm, thẳm xanh chuỗi Trường Sơn
Đứng mấy ngàn năm giờ mới thấm buồn
Nghe biển xanh trùng dương bạc đầu con sóng gọi
Như Mẹ Âu-Cơ nhờ gió chuyển lời hờn trách Lạc-Long-Quân:

“Ai biểu! chia năm mươi, năm mươi
Rồng-Tiên ở cạnh mãi cũng hợp nhau thôi!
Để sót mấy đứa sống lâu trong núi
Chúng về thị thành tưởng anh em là…đười ươi!”

Trắng trắng giữ giùm anh màu trắng
Cứ mãi đời bình dị nghe em
Ở quê nghèo có hoa sen, hoa súng
Nở trắng ao chiều đẹp thoang thoảng ngày đêm!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cùng Nhau Tung Cánh
Đặng Đức Cương
08:19 29/07/2009

CÙNG NHAU TUNG CÁNH



Ảnh của Đặng Đức Cương

Hạ về ôi cánh diều thơ

Còn bay cao mãi ước mơ vào đời.

(Trích thơ của Cao Nguyên)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Immensity - Incommunicable Attribute
Nguyễn Trọng Đa
01:19 29/07/2009
Immensity
Bao la, mênh mông, vô biên. Là tính chất của hữu thể không thể đo đạc được, hoặc do bản tính của một hữu thể là thiêng liêng, chẳng hạn thiên thần hay linh hồn con người; hoặc bởi vì một đấng là siêu phàm và do yếu tính là vượt quá mọi chiều kích không gian. Từ ngữ này được Công đồng Lateran IV chọn để trả lời với lạc giáo Albi, vì lạc giáo này lập lại khái niệm của thuyết nhị nguyên về các thần chiếm cứ (và được vây quanh bởi) vùng trần gian và vùng các tinh tú. Trong lời đầu của Kinh Tin kính thế kỷ thứ nhất chúng ta đọc: “Trước hết chúng tôi tin có một Thiên Chúa duy nhất...Chúa bao gồm mọi sự, trong khi chỉ mình Chúa không bị bao gồm bởi gì cả” (Pastor Hermae, I, 1). (Từ nguyên Latinh immensus, không thể đo được, bao la.)
Immersion
Dìm, nhận chìm, nhúng. Là phương pháp Rửa tội bằng cách nhúng hay dìm ứng viên dưới nước, trong khi người Rửa tội đọc “Ta rửa con, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.” Đây là một trong ba hình thức hợp lệ của việc Rửa tội, và là phương pháp thường dùng thời Giáo hội sơ khai. Phương pháp này vẫn thường dùng trong Giáo hội Đông phương và trong một số Hội thánh Tin Lành, nhất là phái Baptist. Giáo hội Công giáo trong lễ điển Latinh đã lại giới thiệu phương pháp này như một sự chọn lựa được phép làm, kể từ sau Công đông chung Vatican II.
Immodest Looks
Dáng vẻ khiếm nhả, bất lịch sự, vô liêm sỉ. Là cái nhìn ý thức vào một người, một hình ảnh hay một cảnh khêu gợi ham muốn nhục dục, mà người nhìn không có quyền luân lý để thực hiện hay không cần thực hiện. Bởi vì ham muốn nhục dục là thánh thiêng, mà chỉ có người kết hôn với nhau mới có quyền hưởng, nên sự cố ý nhìn cái gì đó để bị kích thích tính dục là một tội trọng. (Mt 5:28).
Immolation
Sát tế, hiến tế. Là sự tiêu diệt thật sự hoặc tương đương một vật cụ thể, như là một hành vi làm hy lễ. Khi sự tiêu diệt được thực hiện thật sự, vật được hòan tòan thay đổi, như khi một con vật bị giết hay rượu được đổ xuống. Còn khi sự tiêu diệt không được thực hiện nhưng chỉ là tương đương, điều này được gọi là mầu nhiệm hoặc tượng trưng, như xảy ra trong Hy tế Thánh lễ, trong đó sự truyền phép riêng biệt bánh và rượu tượng trưng cho sự phân ly của Mình Chúa và Máu Chúa trên đồi Canvê. Chúa Kitô không thật sự chết trong Thánh lễ, nhưng Chúa biểu lộ việc Chúa muốn chết một cách tượng trưng bởi sự truyền phép kép. (Từ nguyên Latinh immolatio, hy tế.)
Immoral
Vô luân, đồi bại. Là từ tương đương với phóng túng, dâm lọan, hoặc phóng đãng, hoặc hành động trái với các qui định đã chính thức hóa về cách cư xử.
Immoralism
Thuyết phi đạo đức. Không chỉ là dửng dưng luân lý, nhưng như trong thuyết của Nietzsche, là chống lại một cách tích cực các nguyên tắc luân lý truyền thống của Kitô giáo.
Immortality
Bất tử, bất hủ, bất diệt. Là sự không phải chết hoặc không phải phân hủy và tan rã. Chỉ có Chúa có sự bất tử tuyệt đối mà thôi, vì Chúa không có thân xác và sự thiêng liêng của Chúa là đời đời bởi yếu tính. Chúa không thể không hiện hữu; Chúa luôn hiện hữu và phải hiện hữu. Sự bất tử tự nhiên chỉ có nơi các hữu thể thiêng liêng, tức là thiên thần và linh hồn con người, đó là các hữu thể được tạo thành và hiện hữu, nhưng vì là đơn giản bởi bản tính và không có thân xác, họ sẽ không chết, mặc dầu nói một cách tuyệt đối, họ có thể bị hư vô hóa bởi một hành động của Chúa. Sự bất tử nhưng không là một ơn đặc biệt, được Chúa ban lúc nguyên thủy cho tổ tiên lòai người, và được Chúa Kitô tái lập như một lời hứa sau ngày tận thế. Điều này có nghĩa là khỏi sự chết thể xác và khỏi sự phân ly giữa hồn và xác.
Immovable Mover
Nguyên động tác nhân bất biến. Thiên Chúa là nguyên nhân tối hậu của mọi động tác hay sự đổi thay trong vũ trụ, và Chúa vẫn là bất biến. Từ ngữ được sử dụng bởi Aristotle và sau đó bởi thánh Tôma Aquinas, có nghĩa là một động cơ bất biến, trong đó động cơ có nghĩa là đấng làm thay đổi, và bất biến là không thay đổi.
Immunity
Miễn trừ, đặc miễn, miễn dịch. Là sự miễn khỏi điều gì đó, vốn có thể là miễn khỏi một sự cần thiết đến trước, hoặc việc một người được miễn khỏi tham gia thực hiện các quyền tự nhiên hay quyền được trao. Từ ngữ thường được dùng để mô tả sự miễn dịch cho giáo sĩ và tu sĩ khỏi các nghĩa vụ dân sự (chẳng hạn quân dịch), vốn được xem là không tương hợp với bậc sống của họ. Trong luân lý, đặc miễn được áp dụng cho điều kiện của một số người, nhờ đó họ có thể chống lại các áp lực cho sự tòng phục một nền văn hoá thế tục hay một môi trường thế tục.
Immuration
Sự cấm cửa, sự cấm phòng, chôn kín. Là việc mộ tu sĩ đóng tượng trưng một cửa của phòng ở nội vi, một cách tự nguyện, khi tu sĩ này tham dự nghi thức phụng vụ qua một lỗ mở ở tường nhà nguyện. Trong một số trường hợp khá hiếm, thực phẩm, đèn và không khí được tiếp nhận qua một cửa sổ của ẩn viện, vốn được xây sát bên nhà nguyện. Từ ngữ trên cũng qui chiếu đến một phương pháp chôn cất, khi thi hài được đưa vào một căn phòng và bít kín phòng bằng xi măng, chẳng hạn nơi nào đất không thể dùng cho chôn cất được. Các xác ướp được lấy ra từ các nơi này được trưng bày, và được một số nhà luận chiến thiếu thận trọng nói một cách sai lầm rằng đó là “các nữ tu bị xây bít lại” hoặc “nạn nhân của tòa Thẩm tra”.
Immutability In Creatures
Sự bất biến trong tạo vật. Là sự không thể thay đổi được, vừa có nghĩa là không thay đổi vừa là không thể thay đổi hay không bị thay đổi. Sự bất biến trọn hảo chỉ có nơi Chúa mà thôi. Các thụ tạo dự phần ít hay nhiều vào sự bất biến của Chúa, khi họ là hòan hảo hơn trong hiện hữu của mình, giống như linh hồn so với thể xác; hoặc khi họ tiến trên đường trọn lành, như lúc tâm trí có được niềm tin lớn hơn hay ý chí có sức mạnh lớn hơn.
Immutability Of God
Tính bất biến của Chúa. Là sự bất biến tuyệt đối. Điều gì hay thay đổi là đổi từ điều kiện này sang điều kiện khác. Do kết quả của bản tính hữu hạn, mọi tại vật đều thay đổi. Chúa là bất biến bởi vì Chúa là vô hạn. Tính thay đổi hàm chứa tiềm năng, thành phần cấu tạo, và sự bất tòan, do đó không thể hòa giải được với Chúa là thực tại tinh tuyền, là Hữu thể tuyệt đối đơn thuần và tuyệt đối hoàn hảo. Khi Chúa hành động ngoài chính Chúa, như khi sáng tạo thế giới, Chúa không tạo ra một công hiệu mới trong chính Chúa, nhưng đi vào thực hiện ý định muôn đời của ý Chúa. Quyết định sáng tạo thế giới là đời đời và và bất biến cũng như Yếu tính của Chúa là bất biến; chỉ có hiệu quả của quyết định ấy, tức là thế giới tạo thành, là có thể thay đổi và không vĩnh viễn. (Từ nguyên Latinh immutabilis, có thể thay đổi; không thay đổi.)
Impanation
Nhập bính, thuyết lưỡng thể đồng tại. Một thuyết lạc giáo hoặc thuyết về sự hiện diện Thánh Thể, do một số nhà Cải cách Tin lành truyền dạy. Thuyết này cho rằng các lời truyền phép không thay đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô. Bản chất bánh và rượu vẫn còn, và có sự hiện diện nào đó không thể định nghĩa được của Chúa Kitô. Thuyết này lúc đầu do Osiander (1498-1552), một đồ đệ của Luther, chủ trương, và là một trong nhiều nỗ lực của các nhà Cải cách để giữ lại một sự “hiện diện thực sự” nào đó của Chúa Kitô trong phép Thánh Thể, trong khi chối bỏ sự biến thể. (Từ nguyên Latinh in-, trong + panis, bánh.)
Impassibility
Không thể đau khổ, bất khả thụ nạn. Phẩm tính của một thể xác vinh hóa, thóat khỏi bất cứ nỗi khổ thể lý nào, chẳng hạn đau buồn, bệnh tật, chấn thương hay sự chết. Nó có thể được định nghĩa như là không thể đau khổ và không thể chết (Kh 21:4). Lý do vốn có của sự bất khả thụ nạn là sự phục tùng hòan tòan của thể xác và tình cảm cho linh hồn. (Từ nguyên Latinh in-, không + passibilis, có thể đau khổ; không thể đau khổ.)
Impassibility, Original
Bất khả thụ nạn nguyên thủy. Là việc ông Adam và bà Eve được miễn sự đau khổ trước khi hai ông bà sa ngã. Ơn này được định nghĩa như là khả năng miễn khỏi đau khổ. Nó liên kết với sự bất tử thể xác.
Impeccability Of Christ
Tính không thể phạm tội của Chúa Kitô. Là việc Chúa Kitô tuyệt đối không thể phạm bất cứ tội nào. Việc Chúa Kitô được khỏi tội tổ tông đã được Công đồng Florence tuyên bố (Denzinger 1347), khỏi tội cá nhân được Công đồng Chalcedon tuyên bố (Denzinger 301), và Công đồng Constantinople II lên án thuyết cho rằng Chúa Kitô chỉ hòan toàn không phạm tội sau khi Ngài sống lại (Denzinger 434). (Từ nguyên Latinh im-, không + peccare, phạm tội: impeccabilitas, miễn mọi nguy cơ phạm tội.)
Impedient Impediment
Ngăn trở cản hôn. Là một ngăn trở ảnh hưởng đến một người hay hai người muốn kết hôn với nhau, và làm cho hôn nhân ấy là bất hợp pháp, trừ phi họ nhận được sự miễn chuẩn từ phía Giáo hội. Lúc ấy nếu họ kết hôn, hôn nhân mới thành sự. Còn gọi là ngăn trở tiêu hôn.
Impediment
Ngăn trở. Là bất cứ trở ngại nào cho sự tiến bộ hoặc họat động, và trong trật tự luân lý là bất cứ cái gì cản trở một người sống đời trọn lành, vốn được Chúa dành cho mình. Các ngăn trở này có thể là các quyến luyến thất thường, mặc dầu không là tội lỗi, với một thụ tạo nào đang đứng trên đường hòan tòan quy phục với ý Chúa. Trong thần học và giáo luật, một ngăn trở là bất cứ chướng ngại nào đối với tính hiệu lực hoặc tính hợp pháp của một hành động hoặc các hiệu quả của nó. (Từ nguyên Latinh impedimentum, một cản trở, chướng ngại; từ chữ impedire, vướng chân.)
Impending Death
Cái chết sắp đến, cái chết cận kề. Là sự chắc chắn của cái chết gần kề do bệnh nặng hoặc bị trọng thương. Trách nhiệm luân lý khi biết cái chết gần kề là có bổn phận chuẩn bị phần linh hồn để vào Nước Trời. Về phần bác sĩ, bác sĩ bị buộc về đức ái là phải thông báo cho người bệnh và thân nhân người ấy về cái chết sắp đến, để người này có thể thu xếp mọi chuyện đời và chuyện linh hồn mình. Bổn phận này không buộc bác sĩ không đưa ra lời cảnh báo mà không phiền phức nhiều. Liên quan các trẻ sơ sinh, bác sĩ nên lưu ý cho em bé được rửa tội nếu em đang trong cơn nguy tử, trừ phi người ta tiên liệu rằng hành vi này có thể thiệt hại nặng nề cho bác sĩ hay cho Giáo hội.
Impenetrability
Tính bất khả xâm nhập, tính không xuyên qua được, tính chắn. Tính chất của một vật thể mở rộng, vốn làm cho vật thể khác không thể xâm nhập vào nó, để cả hai chiếm cùng một không gian trong cùng một thời gian.
Impenitence, Final
Bất hối khi lâm tử, chết dữ, chết không làm hòa với Chúa. Là khi chết mà không làm hòa với Chúa, hoặc do mất đức tin, hoặc do thất vọng, hoặc do từ chối tình thương của Chúa một cách phạm thượng.
Imperfect Contrition
Úy hối, ăn năn tội chẳng trọn, thống hối bất tòan. Là sự sầu buồn vì tội, được linh hoạt bởi một nguyên nhân siêu nhiên, vốn thấp kém hơn tình yêu vẹn toàn của Chúa. Một số nguyên nhân cho úy hối là sợ hình phạt hỏa ngục, sợ mất phúc thiên đàng, sợ Chúa trừng phạt ở đời này do tội mình phạm, sợ Chúa phán xét; ý thức sự bất tuân Chúa hoặc vô ơn với Chúa; nghĩ là mình mất công đức hay ơn thánh hóa. Còn gọi là sự ăn năn, úy hối là đủ cho sự tha tội trong bí tích Xá giải. Nó cũng đủ cho việc lãnh nhận hợp lệ và hữu hiệu bí tích Rửa tội cho người đến tuổi khôn. Nếu một người không thể đi xưng tội được, úy hối tha được các tội trọng nhờ bí tích Xức dầu Bệnh nhân.
Imperfection, Negative
Bất tòan thụ động, thiếu sót, khiếm khuyết. Là thiếu sự hoàn hảo lớn trong một hành vi con người, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng không được mong muốn một cách ý thức bởi người ấy. Do đó, việc bố thí cho người nghèo là một hành vi luân lý tốt. Việc bố thí cho người nghèo một số tiền nhiều hơn người khác cho thường là một sự trọn hảo lớn hơn; như thế tiền bố thí tự nó được xem là bất toàn thụ động. Các bất toàn thụ động là không có tội bởi vì chúng là không cố ý làm.
Imperfection, Positive
Bất tòan chủ động. Là thiếu sự hoàn hảo lớn trong một hành vi con người, vốn được thông báo rõ ràng và được chọn một cách tự do. Bất tòan chủ động xảy ra nếu người ta loại trừ một hành động tốt hơn một hành động khác, từ quan điểm của nội dung và ý nghĩa, hoặc thích hợp cách rõ ràng hơn với người thực hiện hành vi. Điều này có thể dựa trên một sự phân tích hành vi cách trực tiếp, hoặc dựa trên linh hứng của Chúa Thánh Thần. Nó hàm chứa sự chọn lựa giữa làm hay bỏ điều gì đó, hoặc giữa sự chấp nhận điểu gì tốt và từ chối điều gì tốt hơn. Sự từ chối này không thể do một nguyên nhân hợp lý. Nó chỉ có thể là một trong nhiều hình thức của tính ích kỷ, và do đó làm cho các bất toàn chủ động trở thành tội nhẹ. Một số thần học gia lý luận rằng, theo lý thuyết, các bất toàn chủ động có thể không là sai lầm về luân lý. Tuy nhiên trong thực hành, giáo lý thông thường cho rằng có ít nhất một nguyên nhân ích kỷ, và là có tội, khi một điều kém tốt hơn lại được chọn thay vì một điều tốt lớn hơn, vốn cũng có thể thực hiện vào lúc ấy.
Imperium
Hành vi chỉ huy, quyền tuyệt đối. Nói chính xác hơn, đây là quyền của chính quyền trong bất cứ xã hội nào để làm luật ràng buộc các thành phần của xã hội ấy trong lương tâm. Nó khởi đầu như một hành vi lý luận nơi người lãnh đạo đang tìm ích lợi chung, rồi quyết định biện pháp cần thiết nào để đạt tới ích lợi ấy, và cuối cùng ra lệnh rằng các biện pháp này cần được thực hiện mang lại hiệu quả. (Từ nguyên Latinh imperium, thủ lĩnh, quyền hoàng gia; đế quốc, vương quốc; chỉ huy.)
Impetration
Khẩn nguyện, khẩn đắc, cầu xin. Là một trong các hoa trái của cầu nguyện và việc lành, nhất là một trong bốn mục đích của Hiến lễ Tạ ơn. Sự khẩn nguyện với chuẩn bị tốt và hoàn thành các điều kiện qui định sẽ nhận được từ Chúa những gì mình cầu xin, miễn là có ích thiêng liêng cho chúng ta. Đó là lời cầu xin được bảo đảm. (Từ nguyên Latinh impetratio, hành vi sở hữu bằng lời xin hoặc sự khẩn nài.)
Imposition Of Hands
Nghi thức đặt tay, sự đặt tay. Là sự đặt tay lên một người hay vật để chuyển thông một ân huệ, quyền hành, bổn phận hoặc chúc phúc. Các tổ phụ trong Cựu Ước dùng việc đặt tay để chúc lành cho con cái, tấn phong các thượng tế, và trong việc hy tế. Trong Tân Ước người ta thấy rằng Chúa Kitô đặt tay khi làm phép lạ, và các thánh Tông đồ đặt tay khi ban các Bí tích, nhất là khi truyền chức Linh mục. Hiện nay phụng vụ Công giáo dùng việc đặt tay khi rửa rội công khai, phép thêm sức, xức dầu bệnh nhân và truyền chức thánh; trong các nghi thức và làm phép khác, chẳng hạn trừ quỷ, và trước khi truyền phép linh mục đặt tay trên bánh và rượu.
Impotence
Bất lực, bệnh liệt dương. Là sự không có khả năng giao hợp. Bất lực, cũng như vô sinh, cản trở hành vi truyền giống, nghĩa là sự giao hợp vợ chồng. Sự bất lực, nếu xảy ra trước hôn nhân và lâu dài, dù là lỗi của người nam hay người nữ, dù là người kia biết hay không, dù là tuyệt đối hay tương đối, sẽ vô hiệu hóa hôn nhân theo luật tự nhiên. Sự bất lực tuyệt đối cản trở việc giao hợp với mọi người, trong khi sự bất lực tương đối chỉ cản trở việc giao hợp với một người hay một số người.
Imprecatory Psalms
Thánh vịnh trị ác. Là các thánh vịnh trong đó tác gỉa thánh vịnh đưa ra lời nguyền rủa với kẻ thù của Chúa và của dân Chúa, như khi David cầu nguyện: “Ước chi chẳng còn ai tình nghĩa gì với nó, chẳng người nào thương lũ con nó mồ côi, dòng dõi nó bị tru di tam tộc, sau một đời, tên tuổi bị xoá nhoà!” (Tv 109:12-13). Những lời trị ác này nên được xem như là cách diễn tả mãnh liệt trong lối nói của người Đông phương, và được viết ra theo thần hứng. Chúng không chỉ là lời của tác giả nhân linh để xin Chúa trừng phạt kẻ làm sự dữ, mà còn trong từ ngữ sứ ngôn, chúng tiên báo ý định của Chúa, nghĩa là việc Chúa sẽ làm đối với nhưng kẻ kháng cự ý Chúa. (Từ nguyên Latinh in- + precari, cầu xin: imprecor, kêu xin, khẩn cầu.)
Imprimatur
Imprimatur, cho phép in, chuẩn ấn. Từ ngữ Latinh có nghĩa là “cho phép in”, tức là sự chấp thuận của một giám mục đối với việc in một tác phẩm công giáo. Các tác giả cần phải xin imprimatur, hoặc từ vị Giám mục nơi họ cư trú, hoặc nơi tác phẩm sẽ được in, hoặc nơi đã in tác phẩm. Nói chung chữ imprimatur, cùng với danh tính của Giám mục và ngày ngài chấp thuận, phải được in ở trang đầu sách. Theo một sắc lệnh của Thánh bộ Giáo lý Đức tin (1975), “Các Mục tử của Giáo hội có bổn phận và có quyền cảnh giác để cho đức tin và luân lý của tín hữu không bị tác hại bởi các tác phẩm; và do đó các ngài phải yêu cầu rằng việc xuất bản các sách liên quan đến đức tin và luân lý phải đệ trình để được Giáo hội xem xét và chấp thuận, và các ngài cũng phải lên án các sách và tác phẩm công kích đức tin và luân lý.” (Từ nguyên Latinh imprimere, in ấn, in dấu.)
Imprimi Potest
Imprimi Potest, có thể in được. Là sự cho phép của bề trên đối với một tu sĩ của mình, để tu sĩ này có thể in sách vở về đề tài tôn giáo. Việc này hàm ý có sự chấp thuận của bề trên về cuốn sách, và mở đường cho việc giám mục cấp phép imprimatur (cho phép in).
Imprudence
Khinh suất, bất cẩn, không thận trọng, không dè dặt, không ngoan. Là các tội trái với đức khôn ngoan thận trọng, hoặc do khiếm khuyết hoặc do thái quá. Các tội do khiếm khuyết là: liều lĩnh, tức là hành động trước khi xem xét cẩn thận; sự khinh xuất, vốn không xem xét các hoàn cảnh cần thiết trước khi hành động; và sự chểnh mảng, vốn không cho tâm trí đủ giờ suy nghĩ chín chắn. Các tội do sự thái quá là: không thận trọng về thể xác, vốn nôn nóng tìm phương tiện để làm vui lòng mình mà không tìm phương tiện như Chúa đòi hỏi; tính tinh ranh, vốn tìm các phương tiện láu cá để đạt mục đích của mình; và sự lo lắng không thích hợp về tương lai đời tạm này, với kết quả là lơ là trong việc tìm đời sống vĩnh cửu và nhu cầu của linh hồn. (Từ nguyên Latinh improvidentia, muốn thấy trước; imprudentia, thiếu thấy trước trong trật tự thực tiễn.)
Impulse
Xung năng, xung động, sự thúc đẩy. Là bất cứ sự thúc giục bất ngờ và vô lý nào cho hành động, thường do một cảm xúc tạo ra. Các nung năng là tự nhiên khi có thể được giải thích qua các tư tưởng hoặc tình cảm đến trước đó. Các xung năng là siêu nhiên khi chúng hướng về sự lành mà không rõ nguyên nhân, nhất là khi chiều hướng nổi lên trong bối cảnh cầu nguyện hoặc qui phục thánh ý Chúa. Chúng cũng có thể là ngoại nhiên và có ma quỷ xúi giục, như khi chúng thúc bách một người với cường độ thật lớn để làm một sự gì xúc phạm, chẳng hạn nói phạm thượng. (Từ nguyên Latinh impellere, thúc bách, kích thích, thuyết phục, từ chữ im-, về + pellere, lái, hướng.)
Impure Desires
Ước muốn dơ bẩn, ước muốn ô uế, ước muốn dâm ô. Là các xung năng hướng về tình dục mà một người sẽ không đầu hàng cách chủ tâm, mặc dầu hành động bề ngoài không được thực hiện. Do đó sự ngoại tình, gian dâm và các thác loạn tình dục khác, khi được ước muốn cách trọn vẹn, đã là tội trọng do dù đó là cảm nghiệm trong tư tưởng.
Impure Thoughts
Tư tưởng dâm ô. Là các tư tưởng gợi dục mà một người có thể không ấp ủ cách chủ tâm, bởi vì chúng dẫn đến ước muốn tội lỗi để phạm tội ngoại tình, gian dâm, thủ dâm hoặc đồng tính luyến ái.
Impurity
Sự dơ bẩn, sự ô uế, tội nhục dục. Là từ ngữ chung dành cho các tội nhục dục, dù là bề trong hay bề ngòai. Các tội bề trong của nhục dục là tư tưởng hay thèm muốn chưa thể hiện ra bề ngoài. Chúng có thể mang nhiều hình thức, nghĩa là tìm khoái lạc trong hình ảnh tưởng tượng, vui nhớ lại các gian dâm tội lỗi đã hưởng, mơ ước khoái lạc nhục dục không được phép. Ngoài các điều này, các tội nhục dục là tội bề ngoài.
Imputability
Quy tội, sự có thể quy trách, khả quy trách. Là trách nhiệm luân lý đối với hành động của con người. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về các hành vi cố ý của mình. Đó là các hành vi được thực hiện với sự hiểu biết đầy đủ về điều đang làm và với sự đồng ý của ý chí. Để đánh gía sự quy trách cho một hành động đặc biệt, người ta phải xem xét mức độ chủ tâm có liên quan vào đó. Nếu sự hiểu biết của người ấy vào bản chất của hành động hoặc sự đồng ý của người ấy là giảm bớt, sự quy trách cho người ấy cũng giảm bớt. Thần học luân lý công giáo nhìn nhận sáu ngăn trở cho sự quy trách đầy đủ, đó là: vô tri, sợ hãi, đam mê, thói quen, bạo lực và rối loạn tâm thần. (Từ nguyên Latinh in-, trong + putare, xem xét: imputare, gán cho, quy cho.)
Imputation
Quy gán, qui trách. Là sự khen ngợi gán cho, hay thường dùng hơn, là sự quy gán cho một người để xem liệu người ấy chịu trách nhiệm thật sự hay không. Trong thần học Cải cách, đó là thuyết nói rằng tội lỗi là không quy gán cho những người được tiền định để cứu độ, do sự thánh thiện của Chúa Kitô. Từ ngữ này đôi khi được áp dụng cho Chúa Kitô trong hướng ngược lại. Chúa tự cho phép mình được xem như người tội lỗi mặc dầu Chúa là vô tội, và sự quy gán hạ mình như thế đáng để cứu chuộc loài người.
Imputed Justice
Công chính qui thuộc. Là một thuyết Cải cách cho rằng Thiên Chúa ngưng quy gán cho người tội lỗi về các tội lỗi của người ấy, bởi vì công nghiệp của Chúa là quy gán cho người được công chính hóa. Thuyết này bị Công đồng Trent lên án, khi công đồng tuyên bố rằng, qua sự công chính hóa, người có tội không còn được xem là người có tội (do công nghiệp quy gán của Chúa Kitô), nhưng đã trở nên con cái Chúa, có ơn thánh hóa và có quyền thừa hưởng Nước Trời.
Inalienable Rights
Quyền không chuyển nhượng được. Là quyền không thể từ chối về luân lý. Các quyền này không thể bị lấy đi hoặc cho đi một cách hợp pháp, bởi vì chúng là cần thiết để đạt tới vận mạng của mình, hoặc chu toàn một bổn phận luân lý. Một thí dụ cho các quyền này là quyền sống.
In Articulo Mortis
In Articulo Mortis, trong giờ lâm tử, khi lâm chung, giây phút lâm chung. Là vào thời khắc trước khi chết. Cụm từ này áp dụng đặc biệt cho một trạng thái có ý nghĩa trong đó một người còn có sự nhận thức rõ ràng, để thực hiện điều gì đó, chẳng hạn nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi, hoặc ăn năn sám hối đột xuất, khi mình sắp đi vào cõi đời đời.
Incardination
Nhập tịch. Là sự gia nhập theo giáo luật của một giáo sĩ vảo một giáo phận, với quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng dưới quyền một đấng bản quyền địa phương. Trước kia việc nhập tịch này khởi đầu, khi một chủng sinh giáo phận nhận phép Cắt tóc. Từ Công đồng chung Vatican II, với việc hủy bỏ các chức nhỏ và chức Phụ phó tế, dưới thời Đức Giáo hoàng Phaolô VI, sự nhập tịch giáo phận được tính khi một chủng sinh được truyền chức Phó tế.
Incarnation
Sự nhập thể. Là sự kết hiệp của thiên tính Con Thiên Chúa với bản tính loài người trong con người Chúa Giêsu Kitô. Con Thiên Chúa lấy thịt, thể xác, linh hồn như chúng ta, và sống giữa chúng ta như một người như chúng ta để cứu chuộc chúng ta. Bản tính Thiên Chúa của Con Chúa kết hiệp một cách bản thể với bản tính con người chúng ta. Trước kia lễ Truyền Tin được gọi là lễ Nhập thể. Trong các Giáo hội Đông phương, mầu nhiệm này được kính nhớ bằng một lễ đặc biệt vào ngày 25-12. (Từ nguyên Latinh incarnatio; từ chữ in-, trong + caro, xác thịt: incarnare, nhập thể.)
Incarnational
Nhập thể, nhập thế. Giống như Chúa Kitô, là Thiên Chúa làm người, nhập thể là sự thích nghi của thiên tính với nhân tính, của sự bất diệt với đời tạm này, trong giáo huấn và giảng dạy của Tin Mừng. Luôn luôn không thỏa hiệp với chân lý mặc khải, đây là sự sẵn sàng của Giáo hội để điều chỉnh sứ điệp của mình với nền văn hóa của các dân tộc, như Chúa Kitô đã nhập thể không chỉ trong bản tính con người mà Ngài đã chọn với tư cách là Thiên Chúa, nhưng còn trong xã hội và thời đại Ngài đã sống nữa. (Từ nguyên Latinh incarnare, nhập thể; chữ Latinh in- + caro, xác thịt.)
Incense
Hương trầm. Là nhựa thơm hoặc trầm thơm dưới dạng bột, tỏa ra khói thơm khi được đốt lên. Khi được làm phép, nó là á bí tích tượng trưng. Việc đốt hương diễn tả sự nhiệt tình hoặc sự hăng hái; hương thơm diễn tả nhân đức; khói bay lên diễn tả lời cầu nguyện của con người bay lên tới Chúa. Hương trầm được dùng trong Thánh lễ, để xông sách Tin Mừng, bàn thờ, người dự lễ, các thừa tác viên và bánh cùng rượu; trước khi truyền phép; khi chầu Phép Lành; trong khi rước kiệu; và trong nghi thức làm phép xác. Khi sắp được sử dụng, hương trầm được chứa trong tàu đựng bằng kim loại, có dáng cái chén, và được đốt trong bình hương hoặc lư hương. Năm hạt hương trầm lớn được gắn vào Cây Nến Phục Sinh trong lễ Vọng Phục Sinh để tượng trưng Năm Vết Thương của Đấng Cứu Thế Phục Sinh. Ở một số quốc gia, hương trầm được đặt trong một bình hương cố định để cháy từ từ trước Mình Thánh Chúa, khi Mình Thánh được đặt để chầu hoặc khi Mình Thánh ở trong Nhà tạm. (Từ nguyên Latinh incensum, trầm hương; nghĩa đen là vật đốt cháy; từ chữ incendere, đốt lên.)
Incense Boat
Tàu hương. Là một bình thánh, có hình thuôn, chứa hương trầm và hương trầm được múc qua bình hương bằng một cái muỗng.
Incentive
Sự khích lệ, sự khuyến khích, sự động viên. Là cái gì hoặc điều gì kích thích người ta hành động. Nó là khác với động cơ, vốn là ở trong tâm trí như một nguyên nhân mục đích để làm điều gì hoặc kiềm chế không làm điều gì. Trong khi đó sự khích lệ là nằm trong ý chí hoặc tình cảm, chẳng hạn tình thương, sự căm ghét hoặc thiên hướng, và do đó thúc đẩy (hoặc mời gọi) người ta hành động. Hiện sủng như sự cảm hứng có thể được mô tả như một sự khích lệ siêu nhiên.
Incest
Lọan luân. Là sự giao hợp giữa hai người có quan hệ họ máu hoặc dây hôn phối, và bị Giáo hội cấm kết hôn. Đây là tội, vừa trái với đức trong sạch, vừa trái với đức hiếu thảo hoặc kính trọng với người có liên hệ gần gũi với ta. Ngoài ra, giữa cha mẹ và con cái, hoặc giữa anh chị em, còn có thêm tội chống lại tự nhiên. (Từ nguyên Latinh in-, không + castus, trong sạch: incestus, loạn luân, dâm ô.)
In Commendam
In Commendam, sự ủy thác. Là có được các lợi lộc từ một bổng lộc Giáo hội một cách tạm thời, trong thời trống ngôi của đấng bản quyền. Rốt cuộc từ ngữ này qui chiếu đến các bổng lộc mà Giám mục hay chức sắc khác hưởng bên ngòai giáo phận, hoặc qui chiếu đến việc giáo dân nào đó có thể hưởng lợi nhuận từ các bổng lộc ấy mà không có thẩm quyền thiêng liêng, hoặc trong thực tế không bao giờ nhìn xem hoặc đi thăm bổng lộc ấy. Nhiều luật Giáo hội đã tìm cách hạn chế thói tục này, do các lạm dụng đã xảy ra, từ thời Giáo hội sơ khai đến thế kỷ thứ tám.
Incommunicable Attribute
Ưu phẩm bất khả thông, ưu phẩm không thể truyền đạt. Là tính tòan hảo của Chúa, chỉ có Chúa sở hữu mà thôi, cũng như tính vô biên, tính toàn tri hoặc tính diện diện khắp mọi nơi (toàn tại) của Chúa.